thuốc điều trị các bệnh ngoài [email protected]

37
Thuốc điều trị các bệnh ngoài da

Upload: mon0964014736

Post on 12-Aug-2015

80 views

Category:

Healthcare


0 download

TRANSCRIPT

Thuốc điều trị các bệnh ngoài da

NHÓM 4-K7A

• Vũ Thị Thắm.

• Trần Thị Sâm.

• Phạm Thị Soi.

• Phạm Thị Phương Thảo.

• Phí Văn Thắng.

MỤC TIÊU:

• ĐẠI CƯƠNG.

• PHÂN LOẠI THUỐC TÁC DỤNG.

• MỘT SỐ THUỐC.

• ĐẠI CƯƠNG:

MỘT SỐ BỆNH NGOÀI DA THƯỜNG GẶP:

• – Bệnh vảy nến :• Là một bệnh rất thường

gặp tuy lành tính không ảnh hưởng đến sức khỏe nhưng ảnh hưởng đến thẩm mỹ tâm lý và có thể để lại hậu quả về sau. Bệnh này nguyên nhân là do sự rối loạn nội tiết tạo nên một màng ngăn bám chặt trên da làm xuất hiện từng vảy trắng trên da có cảm giác đau rát, khó chịu

•  – Bệnh nấm da:• Là một hay gặp chiếm tỷ

lệ khoảng 27% dân số, nguyên nhân bệnh này do một sộ sợi nấm ký sinh trên da, các loại nấm này phát triển thuận lợi ở môi trường nóng ẩm, có nhiều chất dinh dưỡng và thường gây bệnh trên bề mặt da đặc biệt ở những nơi có chất sừng như da, lông, tóc, móng.

• – Bệnh bạch biến :• Là một bệnh hay gặp ở

mọi lứa tuổi và có tính chất di truyền. Bệnh này làm cho các tế bào sinh sắc tố ở da bị phá hủy, vùng da bị mất sắc tố trở thành màu trắng, có khi có những đốm nâu xen kẽ, các đốm trắng hoặc nâu này thường gặp ở lưng bàn tay, cổ tay, cẳng tay, mặt, cổ, lưng, vùng sinh dục .

• NGOÀI RA CÓ MỘT SỐ BỆNH NGOÀI DA THƯỜNG GẶP KHÁC NHƯ:

• Bệnh zona.

• Bệnh Eczema ( dân gian thường gọi là chàm tổ đỉa).

• Bệnh lang ben.

• Bệnh hắc lào.

• Bệnh ghẻ.

• Bệnh bỏng da do tiếp xúc với côn trùng.

-Thuốc chữa bệnh ngoài da là thuốc bôi

ngoài da để chữa các bệnh thông thường

như: viêm da, ghẻ, nấm da, eczema,…

Cơ chế tác dụng của thuốc bôi ngoài da :

• Làm tăng cường hay hạn chế, thậm chí cản trở sự bốc hơi nước qua da

• Ảnh hưởng tới tuần hoàn da, gây giãn mạch hoặc co mạch.

• Tuỳ theo dạng thuốc và tá dược, thuốc sẽ ngấm vào da nhiều hay ít, nông hay sâu.

Phân loại thuốc

Thuốc chống

viêm:

Kem mỡ chứa

corticoid

Thuốc chống nấm:

dung dịch ASA, cồn BSI

Amphotericin B

Nystatin

Thuốc trị ghẻ:

Diethyl phtalat

Mỡ lưu huỳnh

Ngoài ra, các kháng sinh: clindamycin,

Azithromycin, cloramphenicol

• MỘT SỐ THUỐC TÁC DỤNG:

•xanh methylene

Dược động học:• +Xanh methylen được

hấp thu qua đường tiêu hóa, thải trừ qua nước tiểu và mật. Khoảng 75% liều uống được thải trừ qua nước tiểu hầu hết là không màu. Khi tiếp xúc với không khí, nước tiểu sẽ chuyển sang màu xanh lá cây hoặc xanh da trời.

Chỉ định:

• Xanh methylen có tác dụng sát khuẩn nhẹ và nhuộm màu các mô .

• Thuốc có liên kết không hồi phục với acid nucleic của virus và phá vỡ phân tử virut khi tiếp xúc với ánh sáng. Vì thế, thuốc còn được dùng tại chỗ để điều trị nhiễm virut ngoài da như herpes simplex; Điều trị chốc lở, viêm da mủ; Sát khuẩn đường niệu sinh dục và làm thuốc nhuộm các mô trong một số thao tác chẩn đoán (nhuộm vi khuẩn…).

-Chống chỉ định:

• +Không dùng xanh methylen cho người suy thận, phụ nữ mang thai và đang cho con bú,mẫn cảm với các thành phần của thuốc.

-Người bệnh thiếu hụt glucose - 6 phosphat dehydrogenase vì có thể gây tan máu cấp cho những người bệnh này. Dùng kéo dài có thể dẫn đến thiếu máu do tăng phá hủy hồng cầu. Thuốc gây tan máu đặc biệt ở trẻ nhỏ và người bệnh thiếu glucose-6 phosphat ehydrogenase

-Tác dụng không mong muốn: • Thường gặp:  thiếu máu, tan máu.

• Ngoài ra, người bệnh có thể thấy buồn nôn, nôn, đau bụng; chóng mặt, đau đầu, sốt; hạ huyết áp, đau vùng trước tim; kích ứng bàng quang; da có màu xanh

Liều dùng:

• Thoa 1-2 lần/ngày cho đến khi vết thương khô.

•Thuốc mỡ benzosali

• Chỉ định:• - Các bệnh nấm da, nấm kẽ, lang ben,

nấm tóc.

• - Viêm da tiết bã nhờn, vẩy nến ở mình hoặc da đầu, vảy da đầu và các trường hợp bệnh da tróc vẩy khác.

• - Chứng tăng sừng khu trú ở gan bàn tay và gan bàn chân

Chống chỉ định:

• Người mẫn cảm với các thành phần của thuốc.

Tác dụng không mong muốn:

Mề đay,khó thở.

Sưng mặt,môi,lưỡi,họng.

Liều dùng - cách dùng:

• Liều Bôi một lớp thuốc mỡ mỏng vào vùng da bị bệnh, ngày bôi 1- 2 lần. Có thể dùng phối hợp với ASA hoặc BSI.

•Griseofulvin

Tác dụng :

• Griseofulvin là kháng sinh chống nấm lấy từ Penicillium griseofulvum hoặc từ các Penicillium khác. Tác dụng chống nấm của griseofulvin trước hết là do phá vỡ cấu trúc thoi gián phân tế bào, nên làm ngừng pha giữa của phân bào. Một cơ chế tác dụng khác cũng được đề cập đến là griseofulvin tạo ra DNA khiếm khuyết không có khả năng sao chép.

-Chỉ định:

• Griseofulvin được dùng để điều trị các bệnh nấm da, tóc và móng, bao gồm nấm da thân, nấm da chân, nấm da đùi, nấm râu, nấm da đầu và nấm móng do các loài Trichophyton, Microsporum hoặc Epidermophyton nhạy cảm gây ra. Không nên dùng thuốc này để điều trị nhiễm nấm nhẹ hoặc thông thường đáp ứng với các thuốc chống nấm bôi tại chỗ.

Chống chỉ định:

• Người bệnh bị rối loạn chuyển hóa porphyrin, suy tế bào gan và những người có tiền sử mẫn cảm với thuốc.

Tác dụng phụ:• Nhức đầu (khoảng 50% người bệnh).

• Biếng ăn, hơi buồn nôn.

• Nổi mày đay, phát ban do mẫn cảm với ánh sáng, ban đỏ đa dạng, ban dạng mụn nước hoặc dạng sởi.

Liều lượng và cách dùng:

• Bôi 2-4 lần/ngày trong 1-6 tuần tùy theo bệnh trạng.

•KẾT LUẬN:

MỘT SỐ LƯU Ý KHI SỬ DỤNG THUỐC• Chỉ dùng thuốc khi đã chẩn đoán đúng

bệnh.• Chọn dạng thuốc thích hợp cho từng

bệnh nhân để thuốc có tác dụng tối đa.• Nếu là bệnh toàn thân, cần kết hợp với

thuốc dùng trong.• Làm sạch da trước khi bôi thuốc, nên cọ

xát mạnh để thuốc ngấm nhanh.• Không nên bôi 1 thứ thuốc trong thời

gian dài.