các kiểu phân phối thuốc trong bệnh viện

20
1 BÁO CÁO THỰC TẬP DƯỢC LÂM SÀNG KHOA DƯỢC TRƯỜNG ĐH Y DƯỢC HUẾ Tổ 3 – Nhóm 1 – Lớp D4A: 1. Lê Thị Giang 2. Tôn Nữ Linh Giang 3. Hồ Thị Hạ 4. Ngô Đăng Trường Hải 5. Trần Ngọc Hải

Upload: ha-vo-thi

Post on 08-Jan-2017

1.157 views

Category:

Health & Medicine


18 download

TRANSCRIPT

1

BÁO CÁO

THỰC TẬP

DƯỢC LÂM SÀNG

KHOA DƯỢC

TRƯỜNG ĐH Y DƯỢC HUẾ

Tổ 3 – Nhóm 1 – Lớp D4A:

1. Lê Thị Giang2. Tôn Nữ Linh Giang

3. Hồ Thị Hạ4. Ngô Đăng Trường Hải

5. Trần Ngọc Hải

MỤC LỤCA - ĐẠI CƯƠNG

B – CÁC KIỂU PHÂN PHỐI THUỐC TRONG BỆNH VIỆN

I. Phân phối cho bệnh nhân ngoại trú

II. Phân phối cho bệnh nhân nội trú

C – THỰC TRẠNG PHÂN PHỐI TẠI BỆNH VIỆN VIỆT NAM

TÀI LIỆU THAM KHẢO

2

4

4

6

11

3

15

A - ĐẠI CƯƠNGMột bệnh viện được thành lập để mang đến các dịch vụ chẩn đoán, chữa bệnh cho người bệnh. Thuốc

là một phần không thể thiếu trong việc chăm sóc sức khỏe bệnh nhân. Sử dụng thuốc hợp lý trong bệnh viện là trách nhiệm chung của các bác sĩ, điều dưỡng, dược sĩ, nhà quản lý, nhân viên hỗ trợ, và cả người bệnh. Hội đồng thuốc và điều trị có trách nhiệm phê duyệt những chính sách, thủ tục và thực hành giám sát để thúc đẩy việc sử dụng thuốc an toàn và hiệu quả. Khoa dược có trách nhiệm trong việc kiểm soát sự phân phối thuốc và hướng dẫn sử dụng thuốc an toàn. Đây là một công việc khó khăn bởi thuốc được kê đơn bởi bác sĩ, quản lý bởi y tá, và lưu trữ tại nhiều nơi trong bệnh viện. Trong bất kỳ bệnh viện nào, việc xây dựng một hệ thống phân phối thuốc là cần thiết để cung cấp thuốc theo quy định đối với từng bệnh nhân nội hay ngoại trú.

Trách nhiệm của các nhân viên bệnh viện Dược sĩ bệnh viện là các chuyên gia về thuốc, họ chính là người đưa ra lời khuyên cho việc kê đơn, quản lý, giám sát, cũng như là các nhà quản lý cung ứng thuốc, đảm bảo thuốc phải trải qua đầy đủ các thủ tục, lưu trữ, phân phối, kiểm soát kiểm kê và đảm bảo chất lượng.

Hệ thống phân phối thuốc bao gồm tất cả các các quá trình xảy ra giữa việc kê đơn của một thuốc và quản lý thuốc đó tới tay bệnh nhân.

1. Định nghĩa Hệ thống phân phối thuốc bệnh viện là hệ thống cung cấp thuốc trong bệnh viện phục vụ cho việc điều

trị bệnh nhân nội và ngoại trú.

Trong một số mô hình tổ chức, dược sĩ được coi như là nguồn cung cấp thông tin về thuốc cũng như việc quản lý điều trị thuốc chuyên khoa. Thuốc có thể được phân phối với số lượng lớn cho cả quá trình điều trị hoặc theo đơn vị liều dùng.

2. Phân loại Gồm 2 kiểu:

- Phân phối thuốc cho bệnh nhân nội trú- Phân phối thuốc cho bệnh nhân ngoại trú

3. Mục đích - Đảm bảo rằng mỗi liều thuốc dùng cho mỗi bệnh nhân là chính xác, đúng với chỉ định của bác sĩ kê

đơn. - Nhằm tránh sai sót thuốc xảy ra.

Khi lỗi xảy ra, hệ thống sẽ tạo thuận lợi cho việc phát hiện sớm, nhờ đó được khắc phục sớm và ngăn chặn sự tái diễn các lỗi trên và để giảm thiểu bất kỳ tác dụng phụ trên bệnh nhân.

- Tạo điều kiện cho việc phân bổ hợp lý và sử dụng các nguồn lực sẵn có.

3

B – CÁC KIỂU PHÂN PHỐI THUỐC TRONG BỆNH VIỆN

I – PHÂN PHỐI CHO BỆNH NHÂN NGOẠI TRÚ1. Định nghĩa Bệnh nhân ngoại trú là bệnh nhân không được nhận vào bệnh viện.

Phân phối thuốc cho bệnh nhân ngoại trú là một chức năng cơ bản của Khoa Dược thuộc bất kỳ bệnh viện nào.

2. Phân loại Phân phối thuốc cho bệnh nhân ngoại trú chia làm 3 loại:

- Chăm sóc ban đầu: Đây là loại điều trị chính. Bao gồm tất cả các dịch vụ cần thiết để duy trì sức khỏe hàng ngày cho người.

- Chăm sóc thứ cấp: Các loại chăm sóc cao hơn so với chăm sóc ban đầu- Cấp cứu: Chăm sóc các bệnh nhân nguy hiểm tính mạng hoặc tai nạn.

3. Ưu, nhược điểm a) Ưu điểm

- Điều trị ban đầu ngay lập tức- Thuốc có thể được kê như 1 phần của thử nghiệm lâm sàng

b) Nhược điểm- Thuốc kê đơn có thể bị giới hạn do dịch vụ bệnh viện

4. Vị trí điểm phân phối thuốc ngoại trú Không có quy tắc đặc biệt nào đối với vị trí điểm phân phối thuốc ngoại trú trong bệnh viện.

Đối với vị trí này, có thể áp dụng các quy tắc sau:

- Nên thành lập 1 khoa phân phối thuốc cho bệnh nhân ngoại trú riêng biệt- Nên được đặt ở tầng trệt của tòa nhà.- Các khu vực phân phối thuốc này cần được cung cấp và sắp xếp các chỗ ngồi thích hợp

cho bệnh nhân.- Các phòng cấp phát thuốc nhận cần được cung cấp thuốc từ kho chính hàng tuần nhưng

trường hợp khẩn cấp có thể nhập thuốc được bất cứ lúc nào.5. Việc bố trí, sắp xếp khu vực phân phối thuốc ngoại trú (OPD) Việc bố trí, sắp xếp của đơn vị này rất quan trọng bởi vì nó đem lại ấn tượng tốt hay xấu về bệnh

viện, phụ thuộc vào những dịch vụ mà bệnh nhân nhận được.Nên có tối thiểu 2 cửa sổ, 1 cho việc nhận đơn và 1 cho việc phân phát thuốc.Khi đơn được xử lý thì bệnh nhân cần phải chờ đợi, do đó cần sắp xếp khu vực/ phòng chờ. Phòng

chờ phải sạch sẽ, rộng rãi với đủ số ghế ngồi; nên cung cấp thêm các ấn phẩm liên quan đến thuốc và dược học.

Nên để thời gian chờ là thấp nhất để tránh hiện tượng quá tải. Nên dán thêm các tấm poster, thông qua đó bệnh nhân có thể biết thêm về kế hoạch hóa gia đình hay các quy tắc vệ sinh chung.

Do đó, nên thiết kế sao cho phòng chờ là một nơi tốt để giáo dục, nâng cao hiểu biết cho bệnh nhân về những vấn đề liên quan đến sức khỏe và vệ sinh.

Có thể tham khảo thiết kế sau:

4

6. Thủ tục phân phát thuốc Bất kỳ bệnh nhân ngoại trú nào khi tới bệnh viện đều phải trải qua các bước:

- Làm thủ tục đăng ký- Khám, nhận đơn- Thanh toán

Sau đó, đưa đơn tới điểm cấp phát thuốc cho bệnh nhân ngoại trú.

Sau khi nhận đơn từ bệnh nhân, dược sĩ sẽ:

- Kiểm tra đơn- Lấy thuốc và điền các thông tin như họ tên bệnh nhân, số đăng ký, tuổi và hướng dẫn sử

dụng thuốc.- Trả đơn lại kèm theo thuốc cho bệnh nhân

Biểu đồ phân phát thuốc ngoại trú:

5

II – PHÂN PHỐI CHO BỆNH NHÂN NỘI TRÚ- Định nghĩa

Bệnh nhân nội trú là bệnh nhân đang nằm viện và điều trị trong viện cho đến khi được phép xuất viện.

- Mục đích - Cung cấp thuốc cho tất cả bệnh nhân nội trú trong bệnh viện trong vòng 24 giờ mỗi ngày- Xem xét và quản lý việc phân phối thuốc ở tất cả các khu điều trị

- Vị trí - Nên đặt ở vị trí sao cho có thể đưa thuốc dễ dàng tới tất cả các khoa, phòng điều trị; và

tránh nơi ồn ào- Phân loại Trong thực hành bệnh viện chung, có 4 hệ thống được sử dụng trong việc phân phối thuốc từ Khoa dược tới các Khoa, phòng, bao gồm:

- Hệ thống cung cấp theo từng đơn thuốc cá nhân- Hệ thống cung cấp theo tầng- Kết hợp 2 loại trên- Phân phối theo đơn vị liều dùng

- Các kiểu phân phối thuốc cho bệnh nhân nội trú a) Hệ thống cấp thuốc theo từng đơn thuốc cá nhân

Thường sử dụng ở các bệnh viện nhỏ và bệnh viện tư do giảm được nhu cầu nhân côngBác sĩ kê đơn cho các bệnh nhân có khả năng trả phí cho thuốc của họ.Ưu điểm:

- Tất cả các đơn thuốc được xem xét bởi dược sĩ- Có sự phối hợp giữa dược sĩ với bác sĩ, y tá và bệnh nhân- Cung cấp sự quản lý rõ ràng đối với hàng tồn kho

Nhược điểm:

- Tốn kém, do bệnh nhân phải mua thuốc theo giá bán lẻ- Mất thời gian để nhận thuốc

b) Hệ thống cấp thuốc theo tầng: Thường sử dụng trong các bệnh viên côngTheo hệ thống này, các thuốc được cấp cho bệnh nhân thông qua các trạm điều dưỡng và cửa hàng thuốc của bệnh viện.Có 2 loại thuốc:- Thuốc có phí: Thuốc có sẵn ở trạm điều dưỡng và sẽ tính phí vào tài khoản của bênh

nhân sau khi dùng thuốc đó.Việc lựa chọn các thuốc thuộc nhóm này phụ thuộc vào quyết định của Khoa dược và Hội đồng điều trị.Danh sách các loại thuốc có thể khác nhau giữa các bệnh viện. Và trong cùng 1 bệnh viện, danh sách này cũng thay đổi theo thời gian dựa trên các khuyến nghị của Khoa dược và Hội đồng điều trị.Ví dụ: Thuốc chống dị ứng: Natri hydrocortisone succinate Kháng sinh: Penicillin G

6

Thuốc tiêm: mannitol, dextrose 50%, 20%- Thuốc không có phí: là các thuốc rẻ hơn và thông dụng. Phí của các thuốc này tính

kèm vào phí phòng bệnh trên 1 ngày, chứ không tính thẳng vào tài khoản của bệnh nhân.Việc lựa chọn thuốc cho nhóm này phụ thuộc: số lượng thuốc sử dụng, tần số sử dụng thuốc, giá của thuốc, những ảnh hưởng tới ngân sách bệnh viện và sự hoàn trả của đối tượng chi trả thứ 3 (bảo hiểm). Danh sách thuốc sẽ được lập dựa trên việc xem xét nhu cầu của các nhân viên và loại bệnh nhân. Danh sách thuốc khác nhau giữa các bệnh viện.Có 2 phương pháp phân phối: + Thông qua giỏ thuốc Y tá điền một mẫu đơn yêu cầu giao thuốc tại tầng của họ, khi có một gian rỗng, cô y tá đặt nó trong giỏ thuốc. Khi giỏ được hoàn thành, nó cung cấp thuốc cho từng tầng thông qua dịch vụ tin nhắn.

+ Thông qua phân phối di động: điều dưỡng/ y tá sử dụng các xe đẩy thuốc (thường cao 60 inch, rộng 48 inch và sâu 25 inch, có gắn lốp dưới).

Ưu điểm:

- Phân phối dễ dàng và nhanh chóng các thuốc được yêu cầu- Loại bỏ việc trả lại thuốc cho Khoa Dược

7

- Giảm nhân lực trong Khoa Dược- Giảm việc ghi chép lại thuốc cho Khoa Dược

Nhược điểm:

- Làm gia tăng các sai sót y học (tương tác thuốc, phản ứng bất lợi của thuốc) do đơn không được xem xét lại bởi dược sỹ

- Làm tăng khả năng mất cắp, đặc biệt với hàng tồn kho- Làm tăng lượng hàng tồn kho ở các cửa hàng thuốc- Tăng rủi ro nếu lưu trữ không đúng cách- Làm tăng thời gian điều dưỡng dành cho hoạt động thuốc- Làm giảm các chăm sóc từ điều dưỡng

Việc ghi nhãn và kiểm tra:

Không có nhãn cụ thể cho các thuốc sử dụng tại bệnh phòng, mà chỉ ghi tên phòng và đôi khi là tên bệnh nhân (trong trường hợp cụ thể)

Vì số lượng thuốc cung cấp cho các trạm điều dưỡng lớn do đó đòi hỏi dược sĩ phải có trách nhiệm kiểm tra thường xuyên để cung cấp đầy đủ.

c) Phối hợp giữa Hệ thống cấp thuốc theo từng đơn thuốc cá nhân và Hệ thống cấp thuốc theo tầng:

Ở hệ thống này, thì thuốc sẽ được cấp theo từng tầng với các thuốc sử dụng thường xuyên; còn với các loại thuốc khác thì sẽ được phân phối theo từng cá nhân khi được yêu cầu

Do đó kết hợp được ưu điểm của 2 hệ thống.

d) Phân phối theo từng đơn vị liều dùng Đơn vị liều dùng có thể định nghĩa là những loại thuốc được sắp xếp, đóng gói, xử lý, quản lý và là bội số của các liều đơn và chứa 1 số lượng thuốc định trước đủ cho 1 liều thường xuyên.

Hệ thống này bao gồm:

- Hệ thống phân phối thuốc trung ươngTất cả các thuốc được bán ở Khoa dược trung tâm và được cấp phát khi có yêu cầu từ bệnh nhân. Hệ thống này có thể sử dụng hiệu quả nhờ việc sử dụng các xe phân phối y tế đến tận tay bệnh nhân và cho việc đưa bản sao chép từ đơn gốc của bác sĩ đến Khoa Dược.

Xe phân phối y tế:

8

- Hệ thống phân phối thuốc phân cấp

Hệ thống này bao gồm các phòng dược phân cấp ở từng tầng của bệnh viện. Trung tâm này như những cửa hàng, phòng pha chế và đóng gói, nơi cung cấp thuốc cho các phòng dược phân cấp là Khoa dược chính của hệ thống. Các xe phân phối y tế được sử dụng để phân phối thuốc.Những bệnh viên bao gồm nhiều khoa ở các tòa nhà riêng biệt thường sử dụng hệ thống phân phối này.Các phòng này sẽ nhận thuốc được cung cấp từ Khoa dược chínhƯu điểm của hệ thống phân phối thuốc phân cấp:

- Làm thỏa mãn tất cả các nhu cầu hiện tại của bệnh nhân- Dược sĩ luôn có mặt để tư vấn cho bệnh nhân cũng như y tá cho các mục đích lâm sàng thay

vì chỉ như 1 người phân phát thuốc- Dược sĩ còn có thể có mặt ở các trạm điều dưỡng nhằm

+ Phân phối các đơn vị liều thuốc và các sản phẩm tiêm truyền+ Duy trì thuốc cho bệnh nhân+ Tìm hiểu lịch sử dùng thuốc của bệnh nhân+ Giám sát các tương tác thuốc và ngộ độc thuốc ở bệnh nhân

Đối với những bệnh viện lớn, các nhà thuốc phân cấp là nơi cho phép dược sĩ tiếp cận tốt hơn với khu vực chăm sóc bệnh nhân, tạo điều kiện cho tương tác giữa dược sĩ và người bệnh

Thủ tục:

Sau khi được tiếp nhận, thông tin bệnh nhân sẽ được điền vào bệnh án. Bản sao chép các y lệnh kê đơn thuốc sẽ được gửi tới dược sĩ, đồng thời đơn này cũng sẽ được ghi vào bệnh án. Dược sĩ sẽ kiểm tra đơn: dị ứng thuốc, tương tác thuốc, liều dùng và sau đó hội chẩn với bác sĩ.

Các xe y tế sẽ mang các liều thuốc cần phân phát đã được kiểm tra bởi dược sỹ trước khi được phát ra. Điều dưỡng, y tá sẽ cấp phát thuốc và ghi vào sổ điều trị. Các xe phân phối này sẽ được kiểm tra lại sau khi quay lại phòng/khoa dược.Dược sỹ phải tham khảo, hỏi ý kiến bác sĩ và điều dưỡng trong toàn bộ quá trình điều trị.

Ưu điểm:- Bệnh nhân chỉ phải trả tiền những thuốc điều trị cho họ- Giảm thiểu các sai sót y học nhờ việc dược sĩ kiểm tra lại các đơn thuốc sao chép từ đơn gốc

của bác sĩ- Tránh được sự lãng phí, mất mát thuốc

9

- Đòi hỏi ít không gian hơn so với Hệ thống cấp thuốc theo tầng- Do việc chuẩn bị thuốc được thực hiện ở khoa dược nên các y tá có thêm thời gian để chăm

sóc bệnh nhân- Bệnh nhân nhận được sự chăm sóc của điều dưỡng 24h 1 ngày- Giảm được sự rườm rà trong thủ tục và các giấy tờ- Nâng cao hiệu suất làm việc của nhân viên y tế

Phân phối theo đơn vị liều dùng là tối ưu nhất cho việc chăm sóc sức khỏe bệnh nhân

Nhược điểm:

- Giá cao.- Cần nhiều thời gian và không chắc chắn.- Chiếm nhiều không gian để lưu trữ.- Dễ gặp vấn đề trong việc vào sổ và kiểm soát.

Biểu đồ phân phối thuốc chung cho bệnh nhân nội trú

10

C - THỰC TRẠNG PHÂN PHỐI THUỐC TẠI BỆNH VIỆN VIỆT NAM

Khoa Dược có trách nhiệm mua thuốc vào, tồn trữ và phân phối thuốc trong toàn thể bệnh viện.

1 Khoa dược bao gồm:

- Quản lý bao gồm trưởng khoa dược và đôi khi có thêm các phó khoa, là những người chịu trách nhiệm việc mua vào, phân phối, kiểm soát tất cả các dược phẩm được dùng trong cơ sở và quản lý các nhân viên trong khoa dược

- Dược sĩ chuyên môn: Những dược sĩ này là những dược sĩ có chuyên môn cao, người sẽ thực hiện việc mua vào, phân phối, kiểm soát thuốc và giám sát các nhân viên trong các hoạt động này. Ở một số cơ sở, dược sĩ sẽ cung cấp các dịch vụ về tư vấn lâm sàng và thông tin thuốc.

- Nhân viên hỗ trợ thường bao gồm các kỹ thuật viên dược, nhân viên văn phòng, và người giao nhận.

Những bệnh viện nhỏ có thể chỉ có khoảng 3 hay 4 nhân viên tại khoa dược, tuy nhiên, khoa dược tại những bệnh viện lớn có thể có hơn 100 nhân viên.

Cơ sở cho một hệ thống thuốc tốt là một danh mục được cập nhật hàng ngày về các chính sách và thủ tục.

Một khoa dược lớn có thể có các phòng chức năng hoặc có một vị trí tách biệt với bệnh viện. Cơ quan hành chính:

- Kho chẵn - Tủ thuốc gây nghiện và tủ thuốc nguy hiểm - Khu vực bào chế và đóng gói - Khu vực pha hỗn hợp dung dịch dùng tĩnh mạch - Khu cấp phát bệnh nhân ngoại trú và nội trú - Trung tâm nguồn thông tin thuốc - Khu vực sau giờ hành chính - Kho thuốc cấp cứu

Ví dụ:

Quy trình cấp phát thuốc tại bệnh viện Hữu Nghị.

11

Nguồn: Hoàng Thị Minh Hiền, Hoạt động cung ứng thuốc tại bệnh viện Hữu Nghị, 2012.

Cấp phát thuốc cho bệnh nhân nội trú đôi khi được thực hiện bởi các nhà thuốc thứ cấp trong bệnh viện. Ở những bệnh viện lớn hơn, nhà thuốc thứ cấp rất hữu ích vì cho phép thời gian quay vòng ngắn hơn cho từng đơn thuốc, đặc biệt là trong hệ thống phân phối theo phân liều. Nhà thuốc thứ cấp cũng tạo điều kiện tương tác giữa dược sĩ với các nhân viên y tế, điều dưỡng và bệnh nhân, vì thế sẽ cải thiện khả năng chăm sóc sức khỏe cho bệnh nhân. Nhà thuốc thứ cấp cũng sẽ giảm nhu cầu của các kho lưu trữ. Tuy nhiên, mỗi nhà thuốc phân cấp yêu cầu có kho cho một lượng thuốc lưu trữ tối thiểu. Một hệ thống phân cấp đa khoa sẽ có lượng thuốc lưu trữ lớn hơn so với hệ thống chỉ có một nhà thuốc chính. Lượng lưu trữ tăng và chi phí cho nguồn nhân lực bổ sung thêm tại các nhà thuốc phân cấp sẽ được bù đắp bởi sự cắt giảm các chi phí cung cấp dược phẩm và cải thiện vấn đề chăm sóc sức khỏe người bệnh. Dù có hay không các nhà thuốc phân cấp để phục vụ nhu cầu của bệnh nhân nội trú, nhà thuốc bệnh viện vẫn phục vụ cho bệnh nhân nội trú và bệnh nhân ngoại trú.

Ví dụ mô hình cấp phát thuốc ở Bệnh viện 22-12 – Nha Trang, Khánh Hòa

- Cấp phát thuốc cho Khoa lâm sàng, cận lâm sàng:+ Điều dưỡng viên tổng hợp thuốc từ bệnh án vào sở tổng hợp thuốc hàng ngày, sau đó tổng hợp thuốc dùng của cả Khoa và phiếu lĩnh thuốc và được phê duyệt bởi trưởng khoa/ người được trưởng khoa ủy quyền; ngày nghỉ bác sỹ trực có thể kí thay (riêng thuốc gây nghiện, hướng tâm thần, phóng xạ phải có phiếu lĩnh thuốc riêng)+ Khoa dược duyệt thuốc trước khi cấp phát (Trưởng Khoa/ Dược sỹ được ủy quyền – trong giờ hành chính, Dược sỹ trực – giờ hành chính)+ Khoa dược đảm bảo việc cấp phát thuốc đầy đủ

12

- Thuốc BHYT: Cấp phát theo đơn cho bệnh nhân nội và ngoại trú có thẻ BHYT- Thuốc tại nhà thuốc bệnh viện: Bán thuốc theo đơn và không theo đơn cho bệnh nhân ngoại

trú.Quy trình:

- Ngoại viện, chuyển viện: Cung cấp từ Túi cấp cứu – chuyển viện, tủ thuốc ngoại viện; trường hợp vượt quá thì được tổng hợp vào phiếu lĩnh thuốcKiểm soát thuốc: + Duyệt đơn thuốc, báo lại sai sót cho bác sĩ, phối hợp với bác sĩ để hiệu chỉnh liều và thay thế thuốc nếu không phù hợp.+ Kiểm tra – đối chiếu khi cấp phát thuốc+ Vào thẻ kho theo dõi thuốc hàng ngày

13

+ Cấp phát theo nguyên tắc: thuốc nhập trước xuất trước, hạn dùng ngắn hơn xuất trước+ Vào sổ theo dõi xuất, nhập hoặc thẻ kho

Như vậy, tại các Bệnh viện ở Việt Nam tồn tại 2 kiểu phân phối thuốc là: Phân phối cho bệnh nhân ngoại trú và bệnh nhân nội trú

Trong đó, với kiểu Phân phối thuốc cho bệnh nhân nội trú, đã ứng dụng kiểu phân phát thuốc theo từng tầng, do nhân lực khoa dược còn hạn chế.

=> Việt Nam nên phát triển hệ thống Phân phát theo từng đơn vị liều trong tương lai để đảm bảo phục vụ tốt nhất cho việc chăm sóc sức khỏe của bệnh nhân

14

TÀI LIỆU THAM KHẢO1. Hospital And Clinical Pharmacy - Mr. A. V. Yadav2. Hoạt động cung ứng thuốc tại bệnh viện Hữu Nghị - Hoàng Thị Minh Hiền3. Chính sách và quy trình nhập và cấp phát thuốc tại Khoa Dược BV 22 -12, link:

http://vkhospital.com.vn/4. Quản trị dược bệnh viện và những điều cần biết link http://rx.lineup.vn/5. Unit dose system – Ph. Abdulkarem Alsunaidi 6. Drug distribution system – Janet Harding

7. Hospital Pharmacy Standards of Practice ( Health Professions Act – BYLAWS)

8. Hospital Pharmacy Management (WHO)

15