khẢo sÁt vai trÒ dƯỢc sĨ thÔng tin thuỐc tẠi bỆnh viỆn quẬn 4

78
BGIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HC NGUYN TẤT THÀNH HUỲNH PHÚC DIỄM HOÀNG KHẢO SÁT VAI TRÒ DƯỢC SĨ THÔNG TIN THUỐC TI BNH VIN QUN 4 KHÓA LUẬN TT NGHIỆP DƯỢC SĨ ĐẠI HC TPHCM 2018

Upload: others

Post on 16-Oct-2021

2 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGUYỄN TẤT THÀNH

HUỲNH PHÚC DIỄM HOÀNG

KHẢO SÁT VAI TRÒ DƯỢC SĨ THÔNG TIN THUỐC

TẠI BỆNH VIỆN QUẬN 4

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP DƯỢC SĨ ĐẠI HỌC

TPHCM – 2018

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGUYỄN TẤT THÀNH

HUỲNH PHÚC DIỄM HOÀNG

KHẢO SÁT VAI TRÒ DƯỢC SĨ THÔNG TIN THUỐC

TẠI BỆNH VIỆN QUẬN 4

Chuyên ngành: Quản lý và cung ứng thuốc

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP DƯỢC SĨ ĐẠI HỌC

Hướng dẫn khoa học: ThS. Dương Hớn Minh

TPHCM - 2018

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi dưới sự hướng dẫn khoa

học của ThS. Dương Hớn Minh. Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực

và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác.

Các trích dẫn, đánh giá, số liệu và nhận xét của tác giả, cơ quan, tổ chức khác đều có

trích dẫn và chú thích nguồn gốc.

Nếu không đúng như nêu trên, tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm.

Chữ ký SV

SV. HUỲNH PHÚC DIỄM HOÀNG

LỜI CẢM ƠN

Luận văn được hoàn thành tại Trường Đại học Nguyễn Tất Thành. Trong quá trình

làm khóa luận tốt nghiệp tôi đã nhận được rất nhiều sự giúp đỡ để hoàn tất luận văn.

Trước tiên tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành thầy Dương Hớn Minh đã tận tình hướng

dẫn, truyền đạt kiến thức, kinh nghiệm cho tôi trong suốt quá trình thực hiện luận văn

tốt nghiệp này.

Tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến Ban lãnh đạo cũng như các cán bộ y tế, công nhân

viên tại bệnh viện quận 4 đã tạo điều kiện thuận lợi giúp tôi thu thập số liệu.

Xin gửi lời cảm ơn đến quý thầy cô khoa Dược, Trường Đại học Nguyễn Tất Thành,

những người đã truyền đạt kiến thức quý báu cho tôi suốt trong thời gian học tập vừa

qua.

Sau cùng xin gửi lời cảm ơn đến gia đình và bạn bè đã luôn động viên, giúp đỡ tôi

trong quá trình làm luận văn. Đồng thời xin giửi lời cám ơn đến các anh/chị đáp viên

đã nhiệt tình tham gia trả lời câu hỏi khảo sát giúp tôi hoàn thành luận văn tốt nghiệp

này.

Một lần nữa, xin chân thành cảm ơn!

TP. HCM, ngày 31 tháng 10 năm 2018

Sinh viên

HUỲNH PHÚC DIỄM HOÀNG

i

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN

LỜI CẢM ƠN

MỤC LỤC ................................................................................................................... i

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT................................................................................. iii

DANH MỤC HÌNH ẢNH ........................................................................................ iv

DANH MỤC BẢNG ................................................................................................... v

TÓM TẮT KHÓA LUẬN

ĐẶT VẤN ĐỀ ............................................................................................................. 1

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ..................................................................... 3

1.1 TỔNG QUAN VỀ THÔNG TIN THUỐC ....................................................... 3

1.1.1 Khái niệm thông tin thuốc .......................................................................... 3

1.1.2 Vai trò của thông tin thuốc ......................................................................... 3

1.1.3 Phân loại thông tin thuốc ........................................................................... 4

1.1.4 Yêu cầu của thông tin thuốc ....................................................................... 5

1.1.5 Quy trình thông tin thuốc ........................................................................... 8

1.2 HOẠT ĐỘNG VỀ THÔNG TIN THUỐC TRÊN THẾ GIỚI VÀ TẠI VIỆT

NAM...................................................................................................................... 11

1.2.1 Hoạt động thông tin thuốc trên thế giới ................................................... 11

1.2.2 Hoạt động thông tin thuốc tại Việt Nam .................................................. 12

1.2.3 Đơn vị thông tin thuốc tại bệnh viện ........................................................ 14

1.3 HOẠT ĐỘNG CỦA DƯỢC SĨ LÂM SÀNG TRONG CÔNG TÁC THÔNG

TIN THUỐC ......................................................................................................... 17

1.3.1 Điều kiện của dược sĩ lâm sàng ............................................................... 17

1.3.2 Dược sĩ trong hoạt động thông tin thuốc ................................................. 17

1.4 MỘT SỐ NÉT VỀ HOẠT ĐỘNG DƯỢC LÂM SÀNG TẠI KHOA DƯỢC

BỆNH VIỆN ......................................................................................................... 18

CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........................ 21

2.1 ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU ........................................................................ 21

2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................................................... 21

2.2.1 Ước tính cỡ mẫu ....................................................................................... 21

ii

2.2.2 Lấy mẫu ngẫu nhiên ................................................................................. 22

2.2.3 Phương pháp điều tra phỏng vấn ............................................................. 24

2.2.4 Phương pháp xử lý số liệu ........................................................................ 24

2.3 CHỈ TIÊU NGHIÊN CỨU .............................................................................. 25

2.3.1 Nhu cầu thông tin thuốc của bệnh nhân ngoại trú ................................... 25

2.3.2 Nhu cầu thông tin thuốc của cán bộ y tế .................................................. 26

CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN .............................................................. 27

3.1 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ............................................................................. 27

3.1.1 Nhu cầu thông tin thuốc của bệnh nhân ngoại trú ................................... 27

3.1.2 Nhu cầu thông tin thuốc của cán bộ y tế .................................................. 38

3.2 BÀN LUẬN .................................................................................................... 49

3.2.1 Nhu cầu thông tin thuốc của bệnh nhân ngoại trú ................................... 49

3.2.2 Nhu cầu thông tin thuốc cán bộ y tế ......................................................... 52

CHƯƠNG 4: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ................................................................ 54

4.1 KẾT LUẬN ..................................................................................................... 54

4.1.1 Nhu cầu thông tin thuốc của bệnh nhân ngoại trú ................................... 54

4.1.2 Nhu cầu thông tin thuốc của cán bộ y tế .................................................. 54

4.1.3 Đánh giá về công tác thông tin thuốc của bệnh nhân và cán bộ y tế ....... 55

4.2 ĐỀ NGHỊ ........................................................................................................ 55

TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC 1 ............................................................................................................ PL1

PHỤ LỤC 2 ............................................................................................................ PL2

PHỤ LỤC 3 ............................................................................................................ PL3

iii

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

Số thứ tự Kí hiệu Tiếng Anh Tiếng Việt

1 ADR Adverse Drug Reactions Phản ứng không mong muốn

2 App Application Ứng dụng

3 CBYT Cán bộ y tế

4 TTT Thông tin thuốc

iv

DANH MỤC HÌNH ẢNH

Hình 1.1: Cơ cấu khoa Dược bệnh viện quận 4 ........................................................ 19

Hình 3.1: Nhu cầu thông tin thuốc bệnh nhân .......................................................... 29

Hình 3.2: Lý do bệnh nhân không có nhu cầu thông tin thuốc ................................. 30

Hình 3.3: Nội dung thông tin thuốc theo mức độ cần thiết của bệnh nhân............... 34

Hình 3.4: Các hình thức tư vấn thông tin thuốc bệnh nhân mong muốn .................. 35

Hình 3.5: Khoảng thời gian bệnh nhân mong muốn được tư vấn ............................. 35

Hình 3.6: Bệnh nhân thắc mắc về thuốc sau khi rời bệnh viện ................................. 36

Hình 3.7: Phương pháp tìm kiếm thông tin thuốc sau khi rời bệnh viện .................. 37

Hình 3.8: Cán bộ cung cấp thông tin thuốc cho bệnh nhân ...................................... 37

Hình 3.9: Đánh giá mức độ hài lòng của bệnh nhân về công tác thông tin thuốc .... 38

Hình 3.10: Mức độ cần thiết thông tin thuốc đối với cán bộ y tế ............................. 39

Hình 3.11: Mục đích tra cứu thông tin thuốc ............................................................ 39

Hình 3.12: Thời gian cần cập nhật thông tin thuốc ................................................... 40

Hình 3.13: Thời gian cán bộ y tế mong muốn nhận được phản hồi.......................... 41

Hình 3.14: Hình thức trao đổi thông tin thuốc cán bộ y tế đang sử dụng ................. 42

Hình 3.15: Hình thức CBYT mong muốn nhận phản hồi thông tin thuốc ................ 43

Hình 3.16: Nội dung thông tin thuốc theo mức độ quan trọng của CBYT ............... 45

Hình 3.17: Khó khăn gặp phải khi tra cứu thông tin thuốc ....................................... 46

Hình 3.18: Nhu cầu nhận được thông tin thuốc từ đơn vị thông tin thuốc ............... 46

Hình 3.19: Đánh giá của CBYT về công tác TTT của khoa Dược bệnh viện .......... 47

Hình 3.20: Tần suất CBYT tư vấn TTT cho bệnh nhân ........................................... 48

Hình 3.21: Thời gian tư vấn TTT theo CBYT là hợp lý ........................................... 48

Hình 3.22: Thời gian thực tế CBYT tư vấn cho bệnh nhân ...................................... 49

v

DANH MỤC BẢNG

Bảng 1.1: Bảng câu hỏi thu thập thông tin cơ bản ...................................................... 9

Bảng 3.1: Đặc điểm của nhóm bệnh nhân nghiên cứu .............................................. 27

Bảng 3.2: Đặc điểm bệnh nhân có nhu cầu thông tin thuốc ..................................... 30

Bảng 3.3: Bảng giá trị Chi bình phương ................................................................... 32

Bảng 3.4: Mức độ cần thiết về nội dung thông tin thuốc của bệnh nhân .................. 33

Bảng 3.5: Mức độ quan trọng về nội dung thông tin thuốc của cán bộ y tế ............. 43

TÓM TẮT KHÓA LUẬN

Khóa luận tốt nghiệp dược sĩ đại học - Năm học 2017 – 2018

KHẢO SÁT VAI TRÒ DƯỢC SĨ THÔNG TIN THUỐC TẠI BỆNH VIỆN QUẬN 4

Tên tác giả: Huỳnh Phúc Diễm Hoàng

Hướng dẫn khoa học: ThS. Dương Hớn Minh

Mở đầu: Ngày nay, sự phức tạp trong kết hợp đa dạng thuốc, phác đồ điều trị với sự lớn

mạnh internet, TTT phát triển về số lượng lẫn chiều sâu trong khi nhu cầu TTT với mỗi đối

tượng là khác nhau.

Đối tượng: Bệnh nhân ngoại trú và cán bộ y tế tại bệnh viện quận 4. Phương pháp nghiên

cứu: Ước tính cỡ mẫu, lấy mẫu ngẫu nhiên, điều tra phỏng vấn, thống kê mô tả.

Kết quả: 67,6% bệnh nhân có nhu cầu tư vấn TTT về tác dụng, ADR… và muốn hỏi đáp trực

tiếp (75,8%) từ 5-10 phút (43,2%). Đa số được cung cấp TTT từ bác sĩ (78,6%) và không thắc

mắc khi rời bệnh viện (70,4%). Giới tính và độ tuổi có liên quan đến nhu cầu TTT bệnh nhân.

100% CBYT thấy TTT cần thiết vì mục đích công việc (37,2%) và muốn biết chống chỉ định,

chỉ định… Thời gian CBYT cập nhật TTT là mỗi tuần (34,4%) và muốn nhận trả lời trong 1

ngày (37,8%) bằng trao đổi trực tiếp (35,6%) thông qua đơn vị TTT (94,3%). Khó khăn

thường gặp là mất nhiều thời gian (47,2%). CBYT thường xuyên tư vấn TTT (54,9%) cho

bệnh nhân đến hết câu hỏi (52,1%).

Bệnh nhân thấy hài lòng (61,9%) và CBYT đánh giá tốt (53,5%) về công tác TTT bệnh viện.

Kết luận: Đa số bệnh nhân có nhu cầu tư vấn TTT về tác dụng, ADR… và muốn hỏi đáp trực

tiếp trong 5-10 phút. Đa số không thắc mắc khi rời bệnh viện và được cung cấp TTT bởi bác

sĩ. Giới tính và độ tuổi có liên quan đến nhu cầu TTT bệnh nhân.

Tất cả CBYT đều nhận thấy TTT cần thiết vì mục đích công việc và muốn biết chống chỉ

định, chỉ định… Thời gian CBYT cập nhật TTT là mỗi tuần và muốn nhận trả lời trong 1

ngày bằng trao đổi trực tiếp. Khó khăn thường gặp là mất nhiều thời gian. CBYT thường

xuyên tư vấn TTT cho bệnh nhân đến hết câu hỏi.

Bệnh nhân đa số thấy hài lòng và CBYT đánh giá tốt về công tác TTT bệnh viện.

Từ khóa: nhu cầu thông tin thuốc, dược sĩ, bệnh nhân ngoại trú, cán bộ y tế bệnh viện quận 4

Final assay for the degree of BS Pharm - Academic year: 2017-2018

A SURVEY OF PHARMACIST’S ROLE IN PROVIDING DRUG INFORMATION

IN 4TH DISTRICT HOSPITAL

Huỳnh Phúc Diễm Hoàng

Supervisor: Dương Hớn Minh, MS

Introduction: Today, the complexity of combining multiple drugs, treatment regimen with

the growth of the internet, drugs information develop in both quantity and depth. Drugs

information’s demand for each subject is different.

Materials and methods: Materials: Outpatients and medical staff in 4th district hospital.

Methods: Sample size estimation, random sampling, interview, descriptive statistics method.

Results: 67,6% outpatients need be consulted about prescription, ADR... and want to ask

directly (75,8%) in 5-10 minutes (43,2%). 70,4% of them don’t have any question when

leaving the hospital and they are provided drugs informations by the doctor (78,6%). Gender

and age are related to the outpatient’s drugs information demand. 100% medical staff find

drugs information necessary for their expertise work (37,2%). They want to know

contraindications, indications... Time that staff want to receive a reply in 1 day (37,8%) by

direct exchange (35,6%) through the hospital’s drugs information unit (94,3%). The common

difficulty is taking a lot of time (47,2%). 52,1% medical staff regularly consult patients to the

end of the question. 61,9% patients are satisfied with the 4th hospital’s drugs information

consultation. 53,5% medical staff appreciate the 4th distrist hospital's drugs information unit.

Conclusion: Most outpatients need be consulted about prescription, ADR ... and want to ask

directly in 5-10 minutes. Most don’t have any question when leaving the hospital and they are

provided drugs informations by the doctor. Gender and age are related to the outpatient’s

drugs information demand. All of medical staff find drugs information necessary for their

expertise work. They want to know contraindications, indications ... Time that staff want to

receive a reply in 1 day by direct exchange. The common difficulty is taking a lot of time.

Most medical staff regularly consult patients to the end of the question. The majority of

outpatients are satisfied with the 4th hospital’s drugs information consultation. The majority of

medical staff appreciate the 4th distrist hospital's drugs information unit.

Keyword: drugs information demand, pharmacist, outpatient, medical staff, the 4th district

hospital.

1

ĐẶT VẤN ĐỀ

Sức khỏe là vàng, là tài sản quý báu hàng đầu của mỗi con người. Trẻ em cần sức

khỏe để phát triển thể chất và trí não, người lớn cần sức khỏe để học tập và lao động,

người già cần sức khỏe để vui vầy bên con cháu. Để cải thiện sức khỏe cho cộng

đồng, thuốc là một sản phẩm vô cùng cần thiết, giúp phòng, chẩn đoán và điều trị

bệnh. Sự phát triển nhanh chóng trong lĩnh vực sản xuất thuốc những năm qua làm

cho thị trường thuốc vừa phong phú về số lượng dược phẩm với sự ra đời của nhiều

dạng dược chất, vừa đa dạng về các dạng bào chế với sự ra đời nhiều dạng bào chế

mới khác hẳn các dạng kinh điển đã gây không ít lúng túng cho thầy thuốc kê đơn

[2]. Do đó, thông tin thuốc (TTT) cần được cung cấp nhanh chóng, rõ ràng, chính

xác nhằm đảm bảo sử dụng thuốc hợp lý, an toàn và đạt kết quả điều trị tốt nhất.

Xu hướng kết hợp đa dạng thuốc và phác đồ điều trị phức tạp ngày càng phổ biến,

làm tăng nguy cơ xảy ra phản ứng bất lợi, tương tác thuốc, sự không tuân thủ điều

trị ở bệnh nhân, tăng chi phí điều trị, do dó việc sử dụng hợp lý khó khăn hơn.

Cùng với đó, sự lớn mạnh và phổ biến của công nghệ internet, TTT đang phát triển

về cả số lượng lẫn chiều sâu. Bệnh nhân dễ dàng tiếp cận được TTT và ngày càng

chủ động trong điều trị. Nhiều nguồn dữ liệu TTT khác nhau ra đời phục vụ công

tác tra cứu thực hành lâm sàng cùng với trình độ chuyên môn ngày càng cao của cán

bộ y tế, khiến việc đánh giá kịp thời, chính xác những thông tin này là một trong

những nhiệm vụ cấp thiết của dược sĩ lâm sàng.

Nhu cầu TTT đối với mỗi đối tượng là khác nhau. Cán bộ y tế cần được cung cấp

các nội dung mang tính chuyên sâu về thuốc như chỉ định, chống chỉ định, phản ứng

bất lợi, liều dùng, tương tác… để lựa chọn ra quyết định y tế hợp lý. Khác với cán

bộ y tế, TTT bệnh nhân cần ngắn gọn, dễ hiểu với các thông tin đơn giản như hướng

dẫn sử dụng thuốc, kỹ năng tự theo dõi trong điều trị… nhằm giúp bệnh nhân sử

dụng thuốc an toàn, hiệu quả. Do đó nghiên cứu nhu cầu thực tế của từng nhóm đối

tượng nhằm xây dựng và cải thiện công tác TTT tại bệnh viện là hết sức cần thiết.

2

Tại Việt Nam, công tác TTT còn sơ khai và đối mặt nhiều khó khăn. Tại bệnh viện

chủ yếu diễn ra hoạt động cấp phát thuốc, hoạt động tư vấn TTT còn đơn giản và

hạn chế. Bên cạnh đó, hoạt động thông tin thuốc thường được lồng ghép với dược

lâm sàng, chưa được chuyên biệt hóa nên gây ra áp lực, quá tải cho dược sĩ phụ

trách.

Bệnh viện quận 4 chính thức hoạt động vào năm 2007, bệnh viện được nâng từ bệnh

viện Hạng III thành bệnh viện Hạng II vào tháng 4 năm 2014. Bệnh viện đang từng

bước nâng cao công tác khám chữa bệnh, phục vụ người dân trên địa bàn và các

vùng lân cận. Bệnh viện xem công tác TTT là một trong những nhiệm vụ quan

trọng của khoa Dược bệnh viện hiện nay.

Chính vì lý do đó, khóa luận “Khảo sát vai trò dược sĩ TTT tại bệnh viện quận 4”

được thực hiện, nhằm góp phần cải thiện công tác TTT cũng như dược lâm sàng tại

bệnh viện. Đề tài được thực hiện với 3 mục tiêu sau:

Mục tiêu 1: Khảo sát nhu cầu và mức độ ưu tiên về nội dung TTT của bệnh

nhân ngoại trú đến khám tại bệnh viện quận 4.

Mục tiêu 2: Khảo sát mức độ ưu tiên về nội dung TTT, nhu cầu của cán bộ y

tế trong đáp ứng TTT tại bệnh viện quận 4.

Mục tiêu 3: Đánh giá sơ bộ công tác TTT từ bệnh nhân và cán bộ y tế đối với

khoa Dược bệnh viện quận 4.

3

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.1 TỔNG QUAN VỀ THÔNG TIN THUỐC

1.1.1 Khái niệm thông tin thuốc

“Thông tin thuốc” được định nghĩa là “việc thu thập và/hoặc cung cấp các thông tin

có liên quan đến thuốc như chỉ định, chống chỉ định, liều dùng, cách dùng, phản

ứng có hại của thuốc, phòng ngừa khi dùng cho những nhóm người đặc biệt (trẻ em,

phụ nữ có thai, phụ nữ cho con bú, người cao tuổi và các đối tượng khác) của đơn vị,

cá nhân có trách nhiệm TTT nhằm đáp ứng yêu cầu thông tin của các đơn vị, cá

nhân đang trực tiếp hành nghề y, dược hoặc của người sử dụng thuốc” [5].

“Thông tin thuốc” có thể hiểu một cách đơn giản là các thông tin gắn liền với thuốc,

các thông tin này được mô tả dưới dạng in trong các tài liệu tham khảo hay còn gọi

là các nguồn thông tin. Tuy nhiên, để hiểu rõ khái niệm về “Thông tin thuốc”,

thường phải đặt thuật ngữ này vào trong các ngữ cảnh cụ thể, đi kèm với các thuật

ngữ khác như [2]:

Chuyên gia/dược sĩ/người cung cấp: đề cập vai trò cá nhân làm công tác TTT

Trung tâm/dịch vụ/thực hành: chú trọng địa điểm diễn ra hoạt động TTT

Chức năng/kỹ năng: liên quan năng lực TTT

Với thực tế vô cùng đa dạng và phức tạp của các thuốc điều trị cũng như các tài liệu

liên quan đến thuốc, thuật ngữ “Thông tin thuốc” thường được gắn liền với các khái

niệm “Trung tâm thông tin thuốc” và “Chuyên gia thông tin thuốc”, có nghĩa là nói

tới TTT là nói đến vai trò chuyên môn hóa của người dược sĩ cũng như nói đến một

hệ thống thông tin hoạt động với các chức trách chuyên biệt [2].

1.1.2 Vai trò của thông tin thuốc

Việc tiếp cận với những thông tin chính xác, cập nhật, khách quan, phù hợp với

từng đối tượng là cần thiết để phục vụ cho việc kê đơn, phân phát và sử dụng thuốc

hợp lí. Dù cho hệ thống y tế có thể cung cấp thuốc chất lượng tốt như thế nào, nếu

những thuốc đó không được sử dụng chính xác, chúng sẽ không có hiệu quả, thậm

chí có thể để lại tác dụng xấu. Mặc dù tiếp cận với TTT tốt không đảm bảo chắc

4

chắn rằng việc sử dụng thuốc sẽ tốt, nhưng đó là yêu cầu cơ bản cho việc ra quyết

định hợp lí liên quan tới thuốc [11].

1.1.3 Phân loại thông tin thuốc [2]

1.1.3.1 Phân loại theo nguồn thông tin

Nguồn thông tin được chia thành ba loại: nguồn thông tin thứ nhất, nguồn thông tin

thứ hai và nguồn thông tin thứ ba. Việc phân loại này dựa vào nguồn gốc, thành

phần và chức năng của thông tin.

Nguồn thông tin thứ nhất: Các bài báo, công trình gốc đăng tải đầy đủ trên

tạp chí hoặc đưa lên mạng internet, các báo cáo chuyên môn, khóa luận tốt nghiệp

của sinh viên, sổ tay phòng thí nghiệm… Các thông tin này thường do tác giả công

bố kết quả nghiên cứu của mình mà không có sự can thiệp, đánh giá của bên thứ

hai. Khi sử dụng nguồn thông tin thứ nhất, người sử dụng thông tin có thể xác định

được phương pháp, kết quả nghiên cứu, kết luận cụ thể mà tác giả đạt được. Hiện

nay nguồn thông tin thứ nhất đang phát triển rất mạnh mẽ.

Nguồn thông tin thứ hai: Bao gồm hệ thống mục lục các thông tin hoặc các

bài tóm tắt của cá thông tin thuộc nguồn thông tin thứ nhất, được sắp xếp theo các

chủ đề nhất định. Nguồn thông tin thứ hai giúp người sử dụng thông tin tìm hiểu

một vấn đề cụ thể, tiếp cận vấn đề toàn diện hơn bằng các danh mục thông tin liên

quan, tóm tắt các thông tin cùng chủ đề. Hiện nay, đã có nguồn thông tin thứ hai lưu

trữ trong CD-ROM hoặc đưa lên mạng internet.

Nguồn thông tin thứ ba: Các thông tin được xây dựng bằng cách tổng hợp

các thông tin từ hai nguồn thông tin trên. Tác giả của nguồn thông tin thứ ba thường

là các chuyên gia về thuốc trong một lĩnh vực nào đó; từ các kiến thức chuyên sâu

trong lĩnh vực đó, họ sẽ phân tích, tổng hợp các thông tin liên quan để đưa ra thông

tin mang tính khái quát về một vấn đề. Các thông tin thuộc nguồn cấp ba thường

được công bố dưới dạng sách giáo khoa, bản hướng dẫn điều trị chuẩn,…

1.1.3.2 Phân loại theo đối tượng được thông tin

Thông tin cho cán bộ y tế:

5

Cho cá nhân: Thầy thuốc kê đơn; y tá điều dưỡng; dược sĩ (bệnh viện,

cửa hàng).

Cho một tổ chức: Hội đồng thuốc và điều trị; Bảo hiểm y tế…

Thông tin cho người sử dụng:

Bệnh nhân, người dùng thuốc

Nhân dân, người tiêu dùng thuốc

1.1.3.3 Phân loại theo nội dung chuyên biệt của thông tin:

Các thông tin liên quan tới đặc tính và cách sử dụng của thuốc:

Dạng bào chế và sinh khả dụng của thuốc

Dược lực học

Dược động học

Đánh giá sử dụng, lựa chọn thuốc

Hướng dẫn sử dụng thuốc (chế độ liều, phác đồ điều trị, lưu ý khi

dùng…)

ADR, độc tính của thuốc

Tác dụng gây quái thai, đột biến

Sử dụng thuốc cho các đối tượng đặc biệt

Độ ổn định, tính tương kị của thuốc

Tương tác thuốc

Các thông tin về luật, chính sách y tế, số đăng kí…

Thông tin về giá cả

1.1.4 Yêu cầu của thông tin thuốc

1.1.4.1 Yêu cầu chung [2]

Một TTT phải có đầy đủ những yêu cầu sau:

Khách quan

Chính xác

Trung thực

Mang tính khoa học

6

Rõ ràng và dứt khoát

1.1.4.2 Yêu cầu về nội dung:

Nội dung TTT được xây dựng căn cứ theo những tài liệu [8]:

Dược thư Quốc gia Việt Nam. Dược thư Quốc gia Việt Nam là tài liệu

chính thức về hướng dẫn sử dụng thuốc hợp lý, an toàn, hiệu quả.

Tờ hướng dẫn sử dụng thuốc đã được Bộ Y tế phê duyệt

Tài liệu, hướng dẫn chuyên môn có liên quan đến thuốc do Bộ Y tế

ban hành hoặc công nhận.

Tài liệu TTT chỉ được cung cấp các thông tin về thuốc, không đưa những thông tin

không liên quan đến thuốc.

Nội dung TTT phải phù hợp với đối tượng được thông tin

Thông tin cho người hành nghề khám bệnh, chữa bệnh bao gồm tên

thuốc, thành phần, nồng độ, hàm lượng, dạng bào chế, chỉ định, chống chỉ định, liều

dùng, cách dùng, sử dụng thuốc trên các đối tượng đặc biệt, các thông tin liên quan

đến cảnh báo và an toàn thuốc và các thông tin cần thiết khác;

Thông tin cho người sử dụng thuốc bao gồm tên thuốc, công dụng, chỉ

định, chống chỉ định, liều dùng, cách dùng và những vấn đề cần lưu ý trong quá

trình sử dụng thuốc;

Thông tin cho cơ quan quản lý nhà nước về dược bao gồm thông tin

cập nhật về chất lượng, an toàn, hiệu quả của thuốc.

Trên đây mởi chỉ là nhữ thông tin tương đối “tĩnh” về thuốc. Hiện nay để đảm bảo

yêu cầu sử dụng thuốc hợp lý, các nhân viên y tế còn có nhu cầu được cung cấp các

thông tin mang tính “động” – đó là những thông tin biến đổi theo thời gian như

thông tin đánh giá hiệu quả và độ an toàn của các thuốc mới (dựa vào các kết quả

nghiên cứu về thuốc được tiến hành bởi rất nhiều các nhóm nghiên cứu tại khắp nơi

trên thế giới), thông tin so sánh giữa các thuốc hoặc nhóm thuốc khác nhau trong

điều trị về mọi phương diện hiệu quả, độ an toàn, tính kinh tế…thông tin cập nhật

về các phác đồ điều trị và các hướng dẫn điều trị chuẩn… [2]

7

1.1.4.3 Yêu cầu về hình thức thông tin thuốc

Tài liệu thông tin để giới thiệu thuốc cho cán bộ y tế phải có dòng chữ "Tài liệu

thông tin cho cán bộ y tế” ở trên đầu tất cả các trang. Đối với những tài liệu gồm

nhiều trang phải đánh số trang, ở trang đầu phải ghi rõ phần thông tin chi tiết về sản

phẩm xem ở trang nào (ghi số trang cụ thể) và in rõ:

(a) Số Giấy tiếp nhận hồ sơ đăng ký tài liệu thông tin thuốc của Cục Quản lý dược -

Bộ Y tế XXXX/XX/QLD-TT, ngày ... tháng ... năm ...,

(b) ngày ... tháng ... năm ... in tài liệu.

Phần tài liệu chứng minh và phần trích dẫn để minh hoạ cho nội dung thông tin phải

trung thực, cập nhật và ghi rõ tên tài liệu, tên tác giả, thời gian xuất bản tài liệu. Các

thông tin mới phát minh, phát hiện qua nghiên cứu khoa học hoặc qua theo dõi sản

phẩm trên thị trường phải được cung cấp theo hình thức cập nhật thông tin khoa học

kèm theo tài liệu chứng minh. Phần thông tin mới phải ghi dòng chữ: “Phần thông

tin này chỉ dùng để tham khảo” [5].

1.1.4.4 Yêu cầu về trách nhiệm cung cấp thông tin thuốc

Những tổ chức, đơn vị, cá nhân có quyền và nghĩa vụ cung cấp TTT bao gồm [8]:

Cơ sở kinh doanh dược, văn phòng đại diện của thương nhân nước ngoài

hoạt động trong lĩnh vực dược tại Việt Nam, cơ sở đăng ký thuốc có trách nhiệm

cập nhật TTT của cơ sở đang lưu hành trên thị trường cho cơ quan quản lý nhà nước

về dược và cung cấp TTT phù hợp cho người hành nghề khám bệnh, chữa bệnh và

người sử dụng thuốc.

Người của cơ sở kinh doanh dược giới thiệu thuốc cho người hành nghề

khám bệnh, chữa bệnh theo quy định.

Người hành nghề khám bệnh, chữa bệnh có trách nhiệm cung cấp TTT có

liên quan cho người sử dụng thuốc trong quá trình khám bệnh, chữa bệnh.

Cơ quan quản lý nhà nước về dược trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của

mình có trách nhiệm công bố thông tin về chất lượng, an toàn, hiệu quả của thuốc.

8

1.1.5 Quy trình thông tin thuốc

Đã có nhiều nghiên cứu về kỹ năng TTT được tiến hành nhằm thiết lập một quy

trình TTT có hiệu quả. Từ năm 1975, mô hình quy trình câu hỏi TTT đầu tiên đã

được xây dựng bởi Watanabe và cộng sự [14]. Mô hình này đã được chỉnh sửa và

phát triển thêm, điển hình là mô hình của Host và Kirkwood đưa ra năm 1987 [12]

và đến nay vẫn được áp dụng rộng rãi. Tùy theo từng điều kiện cụ thể, quy trình này

có thể thay đổi để vận dụng phù hợp và có thể sử dụng trong nhiều tình huống khác

nhau.

Bước 1: Xác định đặc điểm của người yêu cầu thông tin

Với các đối tượng yêu cầu thông tin khác nhau thì nội dung thông tin trả lời sẽ khác

nhau. Thông tin cho cán bộ y tế phải mang tính khoa học, chuyên sâu trong khi

thông tin cho người sử dụng thường phải ngắn gọn, đơn giản và dễ hiểu. Bao gồm:

Tên, tuổi, địa chỉ, điện thoại, email, số fax… để có thể liên lạc một

cách thuận tiện nhất.

Nghề nghiệp, trình độ chuyên môn, các kiến thức sẵn có về vấn đề

yêu cầu được thông tin.

Bước 2: Thu thập các thông tin cơ bản từ người yêu cầu thông tin

Thực chất, các thông tin cơ bản có liên quan đến các thông tin để trả lời chính xác

câu hỏi “Tại sao khách hàng lại yêu cầu tìm kiếm TTT này?”. Tuy nhiên nếu đặt câu

hỏi trực tiếp như vậy thì đa số khách hàng sẽ không trả lời được theo mong muốn

của người tìm tin. Vì vậy khi tiếp xúc với người yêu cầu thông tin, nhiệm vụ của

người làm công tác TTT không chỉ đơn thuần ghi nhận câu hỏi ban đầu của họ mà

còn phải khai thác một số thông tin liên quan.

Năm 1990, trung tâm TTT thuộc Đại học Y và Bệnh viện Virginia đưa ra bảng các

câu hỏi thu thập thông tin cơ bản sau [12]:

9

Bảng 1.1: Bảng câu hỏi thu thập thông tin cơ bản

TT Nội dung câu hỏi

1 Tên của người yêu cầu thông tin

2 Địa chỉ và/hoặc điện thoại liên lạc

3 Cơ quan hoặc địa chỉ nơi hành nghề (nếu người hỏi là nhân viên y tế)

4 Một số thông tin tham khảo như: học vị, nghề nghiệp, chức vụ,…

5 Các nguồn TTT mà họ đã tham khảo

6 Câu hỏi TTT sẽ dùng cho bệnh nhân hay dùng cho nhân viên y tế

7 Chẩn đoán bệnh, kết quả xét nghiệm, các thuốc đang điều trị đồng thời

8 Tính cấp thiết của câu hỏi (thời hạn phải trả lời)

Tùy theo yêu cầu trong hoàn cảnh cụ thể, người làm công tác tư vấn TTT phải đưa

ra các câu hỏi chuyên biệt để nhận được các thông tin cần thiết.

Bước 3: Xác định và phân loại yêu cầu cơ bản

Từ khi hình thành hệ thống trung tâm TTT, đã có nhiều nghiên cứu được tiến hành

nhằm đánh giá hiệu quả của hoạt động thông tin. Hiện nay TTT là một hình thức

dịch vụ, nên một trong những tiêu chí đánh giá cơ bản là thông tin trả lời có đáp

ứng được yêu cầu của khách hàng hay không?

Một nghiên cứu được tiến hành tại trung tâm TTT của bệnh viện trực thuộc Đại học

Y Virginia trong khoảng thời gian 06 tháng, 85% yêu cầu cơ bản của người hỏi

khác với câu hỏi ban đầu của họ [12]. Vì vậy, một kỹ năng quan trọng trong quy

trình TTT là phải kết hợp câu hỏi ban đầu với các thông tin được khai thác trong hai

bước trên để tìm ra câu hỏi cuối cùng.

Sau khi đã xác định được yêu cầu cơ bản của khách hàng, việc tiếp theo là phân loại

yêu cầu này.

Bước 4: Tìm kiếm thông tin

10

Căn cứ vào nội dung chuyên biệt của thông tin cần tìm kiếm, người làm công tác

TTT sẽ lựa chọn nguồn thông tin thích hợp để tìm ra các thông tin đáp ứng yêu cầu.

Có thể bắt đầu từ nguồn thông tin thứ hai để tìm ra các tài liệu có liên quan và tùy

theo yêu cầu cụ thể để tiếp tục lựa chọn thông tin từ các nguồn tài liệu này. Tuy vậy,

việc tìm tin sẽ được rút ngắn rất nhiều nhờ vào kinh nghiệm của người làm công tác

thông tin; lúc này nguồn tài liệu thứ ba thường được sử dụng [2].

Sau khi các nguồn thông tin đã được lựa chọn, chúng sẽ được xếp theo độ quan

trọng dựa trên khả năng chúng có chứa thông tin cần tìm hay không. Nếu không xếp

theo độ quan trọng, các nguồn thông tin có thể được đánh giá theo khả năng dễ tiếp

cận hay dễ sử dụng thay vì hiệu quả [12].

Bước 5: Đánh giá, phân tích, tổng hợp thông tin

Trước khi cung cấp thông tin cho khách hàng, người làm công tác TTT phải đánh

giá được chất lượng thông tin vừa tìm được trong bước 4.

Kỹ năng đánh giá thông tin là một kỹ năng rất khó, đòi hỏi phải có kiến thức chuyên

sâu về nhiều lĩnh vực trong y dược học. Với sự bùng nổ thông tin như hiện nay,

cùng một vấn đề có thể có rất nhiều thông tin có liên quan, các thông tin này có thể

giống nhưng cũng có thể khác, thậm chí trái ngược nhau. Chính vì vậy các thông tin

tìm kiếm được bắt buộc phải qua phân tích đánh giá, sau đó mới tổng hợp thành ý

kiến trả lời đưa đến khách hàng.

Bước 6: Trả lời thông tin

Tuỳ theo yêu cầu của khách hàng mà thông tin có thể được trả lời dưới nhiều hình

thức: trả lời miệng, trả lời qua điện thoại, qua thư/ thư điện tử, phiếu trả lời thông

tin…có gửi kèm tài liệu tham khảo dưới dạng đường link, bản tóm tắt hoặc bản đầy

đủ nếu được yêu cầu và còn tùy theo yêu cầu khách hàng để chọn hình thức thích

hợp [12].

Bước 7: Lưu trữ, thu thập thông tin phản hồi

11

Việc thu thập thông tin phản hồi là để đánh giá xem câu trả lời đã hợp lí, chính xác

và đầy đủ hay chưa sau khi trao đổi, đặc biệt trong trường hợp câu hỏi liên quan đến

bệnh nhân cụ thể. Khi có những dữ liệu mới hoặc có thay đổi trong những tình

huống hoặc hoàn cảnh quyết định tới câu trả lời TTT, cần có quá trình tiếp tục liên

lạc với khách hàng để trao đổi tiếp; làm như vậy sẽ giúp người trả lời trong việc

tăng kiến thức và hiểu biết cũng như người bệnh mạn tính và cả người quản lí [12].

1.2 HOẠT ĐỘNG VỀ THÔNG TIN THUỐC TRÊN THẾ GIỚI VÀ TẠI VIỆT

NAM

1.2.1 Hoạt động thông tin thuốc trên thế giới

1.2.1.1 Hoạt động thông tin thuốc tại các nước phát triển [2]

Năm 1962, trung tâm TTT đầu tiên được thành lập tại Trung tâm y tế Kentucky -

Mỹ, do một bộ phận tách ra khỏi khoa Dược chuyên làm nhiệm vụ cung cấp TTT.

Sau đó, mô hình này được lan rộng và hoàn thiện dần không chỉ ở Mỹ mà còn ở các

nước có nền y tế phát triển khác. Sang thập kỷ 70, tại nhiều nước đã hình thành hệ

thống các trung tâm TTT từ trung ương đến địa phương. Tại Anh, trung tâm TTT

đầu tiên được thành lập năm 1969 tại bệnh viện London và bệnh viện đa khoa Leeds,

đến cuối thập kỷ 70, các trung tâm TTT đã được hình thành ở hầu hết bệnh viện đa

khoa địa phương.

1.2.1.2 Hoạt động thông tin thuốc tại các nước đang phát triển

Tại các nước đang phát triển, hoạt động TTT bắt đầu muộn hơn. Hoạt động TTT

mặc dù đã có những bước tiến nhưng còn chậm chạp và gặp nhiều khó khăn. Các cơ

sở hạ tầng, vốn có sẵn tại các nước phát triển như dịch vụ bưu điện và viễn thông,

còn thiếu thốn, khiến cho việc tiến hành các dự án tại các nước đang phát triển khó

khăn hơn nhiều. Bên cạnh đó, còn những vấn đề về các mặt khác như: kinh tế, văn

hóa, chính trị… [13]

Ví dụ tại châu Phi, có những khó khăn sau:

12

Kinh tế: Sự thiếu thốn các nguồn lực như vốn, cơ sở hạ tầng, truyền thông,

khoa học kỹ thuật làm hạn chế công tác thu thập TTT của cơ quan y tế và hành

pháp.

Nhân lực: Chính phủ không đủ ngân sách để chi cho việc thuê một người

chuyên trách công tác TTT hoặc thuê các tổ chức, cơ quan bên ngoài làm. Các công

chức thường phải đảm nhận nhiệm vụ này song song với nhiệm vụ chính của họ,

dẫn tới quá tải và trì hoãn công việc.

Hệ thống y tế: Hệ thống TTT cũng cần có những dấu hiệu, chỉ số cơ bản.

Tuy nhiên sự yếu kém dịch vụ y tế là nguyên nhân khiến các nguồn thông chủ yếu

không được ghi nhận lại, ví dụ số bệnh nhân tử vong liên quan đến thuốc cũng như

tình trạng nghiện rượu, nghiện thuốc. Hơn thế nữa, do thiếu tài chính và nhân lực,

các nghiên cứu được thực hiện trong viện và trường cũng rất hạn chế.

Trình độ: Số lượng người được đào tạo về những lĩnh vực chuyên sâu như

dịch tễ thuốc là có hạn do cơ hội học lên cao ở châu Phi hạn chế. Vì vậy, số liệu

hiện có sẽ thiếu độ tin cậy và thiếu chất lượng.

Tầm quan trọng: Các quốc gia châu Phi phải đối mặt với những tình trạng

cấp bách như nạn đói, đại dịch HIV/AIDS; các hoạt động trước mắt như đảm bảo

nước sạch, vaccine…là quan trọng và cấp thiết hơn.

Liên lạc, giao tiếp: Tình trạng bất đồng ngôn ngữ cũng như văn hóa làm cản

trở việc thu thập thông tin và xây dựng hệ thống TTT.

Chính trị: Bất ổn chính trị kéo dài và xung đột liên miên khiến cho khả năng

thực hiện hoạt động TTT trở nên bị hạn chế; các cá nhân thực hiện công tác này có

thể không đủ năng lực hoặc không công tác được lâu dài.

Những vấn đề trong việc thiết lập hệ thống TTT tại châu Phi không chỉ có riêng tại

đây mà còn là những vấn đề chung với các nước đang phát triển [13].

1.2.2 Hoạt động thông tin thuốc tại Việt Nam

Những năm trước đây, Việt Nam rất thiếu TTT, thiếu từ nguồn thông tin đến một hệ

thống tổ chức về thông tin, thiếu một cơ chế thu thập và cung ứng thông tin… Ngày

13

nay, cùng với sự phát triển của tin học, sự mở cửa thị trường nói chung và thị

trường thuốc nói riêng đã làm cho tình hình TTT tiến bộ nhanh chóng.

Hoạt động liên quan đến cảnh giác Dược và giám sát tính an toàn thuốc đã được

triển khai tại Việt Nam từ năm 1994 trong khuôn khổ dự án SIDA “Hỗ trợ hệ thống

quản lý Dược” do Chính phủ Thụy Điển tài trợ. Năm 1999, Việt Nam đã trở thành

thành viên chính thức của Trung tâm giám sát thuốc toàn cầu Uppsala của tổ chức Y

tế thế giới (Trung tâm WHO-UMC) [2].

Năm 2003, Bộ Y tế ban hành công văn 10766/YT-ĐTr về việc hướng dẫn tổ chức,

chức năng nhiệm vụ và hoạt động của đơn vị thông tin thuốc trong bệnh viện [3].

Công văn số 3483/YT-ĐTr của Bộ Y tế ngày 19/5/2004 hướng dẫn các BV trên

toàn quốc phải thành lập đơn vị thông tin thuốc trong bệnh viện [4]. Thông tư số

13/2009/TT-BYT nêu rõ nhiệm vụ cung cấp TTT nhằm đảm bảo sử dụng thuốc an

toàn, hợp lý trong phạm vi bệnh viện của đơn vị thông tin thuốc [5]. Công việc này

sau đó đã được xác định là một trong những nhiệm vụ chuyên môn của dược sĩ lâm

sàng, quy định tại Thông tư số 31/2012/TT-BYT về hướng dẫn hoạt động dược lâm

sàng trong bệnh viện [7].

Ngày 9/6/2009, Trung tâm Quốc gia về Thông tin thuốc và Theo dõi phản ứng có

hại của thuốc đã được thành lập. Đây là đơn vị đầu ngành về TTT và cảnh giác

dược ở tuyến trung ương, có chức năng giúp Bộ y tế xây dựng và cung cấp cơ sở dữ

liệu thông tin về thuốc bao gồm cả thông tin về cảnh giác dược, đào tạo, nghiên cứu

khoa học, chỉ đạo tuyến, hợp tác quốc tế, tư vấn dịch vụ về TTT và cảnh giác dược

[4].

Bộ Y tế, Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Y tế ngành và các cơ

sở khám bệnh, chữa bệnh có trách nhiệm tổ chức TTT và theo dõi phản ứng có hại

của thuốc; kịp thời thông báo tới các đối tượng kê đơn và sử dụng thuốc nhằm đảm

bảo sử dụng thuốc hợp lý, an toàn và hiệu quả. Trung tâm Quốc gia về thông tin

thuốc và theo dõi phản ứng có hại của thuốc có trách nhiệm giúp Bộ Y tế trong việc

14

thu thập, tổng hợp, phân tích, báo cáo và cung cấp các thông tin có liên quan đến

thuốc, các phản ứng có hại của thuốc [5].

1.2.3 Đơn vị thông tin thuốc tại bệnh viện

1.2.3.1 Vị trí

Đơn vị thông tin thuốc trong bệnh viện thường trực thuộc khoa Dược, hoạt động

dưới sự giám sát của Hội đồng thuốc và điều trị và Ban giám đốc bệnh viện nhằm tư

vấn, cung cấp TTT cho Hội đồng thuốc và điều trị, cán bộ y tế trong khoa Dược,

các khoa lâm sàng và cận lâm sàng. Giám đốc bệnh viện có trách nhiệm quản lý,

chỉ đạo hoạt động TTT trong bệnh viện. Trách nhiệm này được thực hiện thông qua

đơn vị thông tin thuốc của bệnh viện [4]

1.2.3.2 Nhiệm vụ

Đơn vị thông tin thuốc trong bệnh viện có những nhiệm vụ sau:

Cung cấp TTT cho Hội đồng thuốc và điều trị, cán bộ y tế, bệnh nhân trong

bệnh viện

Xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu về TTT của bênh viện

Xây dựng kế hoạch và triển khai tuyên truyền TTT trong bệnh viện

Hỗ trợ công tác dược lâm sàng trong giám sát sử dụng thuốc

Thu thập, tiếp nhận, tổng hợp thông tin liên quan thuốc

Cung cấp TTT nhằm đảm bảo sử dụng thuốc an toàn, hợp lý trong phạm vi

bệnh viện. Cung cấp các thông tin phản hồi đã được xử lý tới bệnh viện tuyến dưới

(đối với bệnh viện khu vực và tuyến tỉnh)

Thu thập, tổng hợp, báo cáo phản ứng có hại của thuốc tới Hội đồng thuốc và

điều trị của bệnh viện, Trung tâm Quốc gia/Trung tâm khu vực về TTT và theo dõi

phản ứng có hại của thuốc

Các vấn đề khác có liên quan đến TTT.

Đào tạo và nghiên cứu khoa học

1.2.3.3 Tổ chức hoạt động

Cơ sở vật chất:

15

Trang thiết bị: phải có hệ thống máy vi tính, nối mạng internet, máy in, máy

fax, điện thoại;

Bàn, ghế làm việc, tủ sách, tài liệu, sách, báo, tạp chí, phần mềm tra cứu TTT

khoa học: phải có tối thiểu các tài liệu, sách, báo, tạp chí, phần mềm tra cứu

TTT thuộc danh mục ưu tiên [7]

Người làm công tác TTT: Thông thường, dược sĩ là người làm công tác TTT, tuy

nhiên cũng có thể là bác sĩ tùy tình hình thực tế. Người làm TTT phải có những yếu

tố sau:

Nhiệt tình, ham hiểu biết, có trách nhiệm

Biết ngoại ngữ, tối thiểu là tiếng Anh

Được đào tạo về nghiệp vụ thông tin

Có kiến thức dược lý, dược lâm sàng

Có kiến thức sử dụng thuốc trên lâm sàng.

Nguồn tài liệu: nguồn tài liệu bao gồm:

Tài liệu gốc: Dược điển, Dược thư, tập san Dược học; tài liệu từ

WHO; tài liệu từ Cục quản lý Dược; hướng dẫn điều trị của Bộ Y tế;…

Tài liệu tham khảo: sách, báo, tạp chí (trong và ngoài nước); Kinh

nghiệm sử dụng do Hội đồng thuốc của bệnh viện xây dựng; kinh nghiệm sử dụng

của các đơn vị khác được đúc kết và thừa nhận; các tài liệu cập nhật về các nghiên

cứu mới; thông tin phản hổi từ thầy thuốc và người bệnh trong quá trình điều trị.

1.2.3.4 Nội dung hoạt động thông tin thuốc

Công tác TTT và tư vấn về sử dụng thuốc của khoa Dược bệnh viện bao gồm [6]:

Tổ chức đơn vị thông tin thuốc để phổ biến, theo dõi, tuyên truyền sử dụng

thuốc an toàn, hợp lý và hiệu quả.

Thông tin về thuốc: tên thuốc, hoạt chất, liều dùng, liều độc, quá liều; hiệu

chỉnh liều cho các đối tượng người bệnh đặc biệt; chỉ định, chống chỉ định, tác dụng

không mong muốn của thuốc, tương tác thuốc, tương hợp, tương kỵ của thuốc; lựa

16

chọn thuốc trong điều trị; sử dụng thuốc cho phụ nữ có thai/cho con bú, các lưu ý

khi sử dụng thuốc.

Thông báo kịp thời những thông tin về thuốc mới: tên thuốc, thành phần, tác

dụng dược lý, tác dụng không mong muốn, chỉ định, chống chỉ định, liều dùng đến

các khoa lâm sàng.

Tư vấn cho Hội đồng thuốc và điều trị trong việc lựa chọn thuốc đưa vào

danh mục thuốc dùng trong bệnh viện, trong việc xây dựng tiêu chí lựa chọn thuốc

trong đấu thầu.

Tư vấn về sử dụng thuốc cho bác sĩ kê đơn lựa chọn thuốc trong điều trị.

Hướng dẫn về sử dụng thuốc cho điều dưỡng, người bệnh nhằm tăng cường

sử dụng thuốc an toàn, hợp lý; hướng dẫn cách dùng, đường dùng, khoảng cách

dùng, thời điểm dùng thuốc; hướng dẫn, theo dõi, giám sát điều trị.

Tham gia phổ biến, cập nhật các kiến thức chuyên môn liên quan đến thuốc

và sử dụng thuốc cho cán bộ y tế.

Tham gia công tác cảnh giác dược; theo dõi, tập hợp các báo cáo về tác dụng

không mong muốn của thuốc trong đơn vị và báo cáo về Trung tâm Quốc gia về

Thông tin thuốc và theo dõi phản ứng có hại của thuốc. Đề xuất biện pháp giải

quyết và kiến nghị về sử dụng thuốc hợp lý, an toàn.

Tham gia nghiên cứu khoa học về sử dụng thuốc, về thử nghiệm thuốc trên

lâm sàng, đánh giá hiệu quả kinh tế y tế trong bệnh viện.

Tham gia chỉ đạo tuyến trước đối với bệnh viện tuyến trung ương và tuyến

tỉnh.

17

1.3 HOẠT ĐỘNG CỦA DƯỢC SĨ LÂM SÀNG TRONG CÔNG TÁC THÔNG

TIN THUỐC

1.3.1 Điều kiện của dược sĩ lâm sàng [7]

Dược sĩ chuyên trách làm công tác dược lâm sàng là dược sĩ đại học và phải đáp

ứng một trong ba điều kiện sau:

Được đào tạo liên tục và có chứng chỉ thực hành dược lâm sàng.

Được đào tạo đại học chuyên ngành định hướng dược lâm sàng.

Được đào tạo sau đại học chuyên ngành dược lý - dược lâm sàng.

Dược sĩ lâm sàng phải được đào tạo và cập nhật thường xuyên các hướng dẫn điều

trị của Việt Nam, của thế giới, tài liệu về y dược có liên quan, các vấn đề khoa học,

công nghệ phục vụ hoạt động thực hành dược lâm sàng;

Dược sĩ lâm sàng phải được tham dự các hội thảo khoa học, lớp học chuyên đề để

tiếp cận với dược lâm sàng trong nước, khu vực và trên thế giới.

1.3.2 Dược sĩ trong hoạt động thông tin thuốc

Dược lâm sàng là hoạt động thực hành thuộc lĩnh vực khoa học sức khỏe, trong đó

người dược sĩ thực hiện vai trò tư vấn về thuốc cho thầy thuốc, giúp tối ưu hóa phác

đồ điều trị; đồng thời thực hiện vai trò cung cấp thông tin, tư vấn, hướng dẫn sử

dụng thuốc an toàn, hợp lý, hiệu quả cho cán bộ y tế và cho người bệnh [12]

Để trở thành một người cung cấp TTT hiệu quả, người dược sĩ phải có khả năng

diễn đạt tốt cả qua nói chuyện cũng như qua sử dụng văn bản, đồng thời phải có khả

năng [10]:

Dự đoán và đánh giá đúng nhu cầu TTT của bệnh nhân cũng như cán bộ y tế

Thu thập đầy đủ thông tin ban đầu

Sử dụng cách tiếp cận có hệ thống để đáp ứng nhu cầu TTT, bằng cách tìm

kiếm, thu thập và đánh giá văn bản (ví dụ như đánh giá thiết kế nghiên cứu, thống

kê, sai số, hạn chế, khả năng ứng dụng) một cách có hiệu quả.

18

Tổng hợp, truyền đạt, lưu trữ và ứng dụng thông tin có được vào tình huống

chăm sóc bệnh nhân cụ thể.

Tùy theo môi trường hành nghề cũng như nhu cầu của khách hàng mà các hoạt

động TTT khác nhau được tiến hành. Các dược sĩ cần có các kỹ năng cần thiết để

thực hiện các hoạt động TTT sau [10]:

Cung cấp TTT cho người bệnh cũng như cán bộ y tế

Thiết lập nên cũng như duy trì lưu hành các tài liệu thông tin, cả ở dạng in

lẫn dạng số, cho bệnh nhân và nhân viên y tế về các chủ đề như: tối ưu hóa sử dụng

thuốc, sức khỏe chung hoặc các câu hỏi lâm sàng chọn lọc.

Giáo dục các nhân viên y tế về các chính sách và quy trình sử dụng thuốc an

toàn và hiệu quả, bao gồm việc xây dựng nguồn lực để thực hiện TTT. Đảm trách,

hoặc tham gia, công tác giáo dục liên tục cho các nhân viên y tế. Giám sát và giảng

dạy cho các học viên.

Tham gia các đề tài nghiên cứu về tăng chất lượng và các đề tài phân tích về

giá thành thuốc.

Tham gia đóng góp bài báo cho lĩnh vực y sinh học và đóng góp ý kiến về

công trình của các tác giả khác.

1.4 MỘT SỐ NÉT VỀ HOẠT ĐỘNG DƯỢC LÂM SÀNG TẠI KHOA DƯỢC

BỆNH VIỆN

Khoa Dược là khoa chuyên môn chịu sự lãnh đạo trực tiếp của Giám đốc bệnh viện.

Khoa Dược có chức năng quản lý và tham mưu cho Giám đốc bệnh viện về toàn bộ

công tác dược trong bệnh viện nhằm đảm bảo cung cấp đầy đủ, kịp thời thuốc có

chất lượng và tư vấn, giám sát việc thực hiện sử dụng thuốc an toàn, hợp lý.

19

Khoa Dược của bệnh viện quận 4 gồm có 20 người. Nhân lực đảm trách công tác

TTT gồm 4 người, đều là dược sĩ kiêm nhiệm thêm công tác dược lâm sàng.

Hình 1.1: Cơ cấu khoa Dược bệnh viện quận 4

Hoạt động TTT của dược sĩ TTT tại bệnh viện quận 4:

Đối với cán bộ y tế:

Cập nhật liên tục cho cán bộ y tế.

Cung cấp kịp thời, nhanh chóng TTT mới cập nhật cho các khoa lâm

sàng thông qua mail trưởng khoa.

Viết bảng tin TTT gửi về các khoa.

Phối hợp công ty dược tổ chức các hội nghị TTT dành cho các cán bộ

y tế.

Đối với bệnh nhân:

Có dược sĩ túc trực tại bàn tư vấn hướng dẫn sử dụng thuốc nhằm giải

đáp thắc mắc và tư vấn thuốc cho bệnh nhân.

Trưởng khoa

Phó trưởng khoa

Kho

Kho chẵn Kho lẻ nội trú

Kho lẻ ngoại trú

Nghiệp vụ dược

Thống kê dược

Dược lâm sàng

Nhà thuốc bệnh viện

20

Về trang thiết bị và cơ sở vật chất, các dược sĩ được trang bị sách, báo, tài liệu

chuyên ngành và máy tính nối mạng internet để hoàn thành nhiệm vụ của mình. Bên

cạnh đó, các dược sĩ làm công tác TTT còn cập nhật thông tin từ Trung tâm Quốc

gia về thông tin thuốc và theo dõi phản ứng có hại của thuốc cũng như các công ty

dược.

Tuy nhiên, hoạt động TTT ở bệnh viện quận 4 còn gặp một số hạn chế như sau:

Nhân lực cho hoạt động TTT không tập trung, còn phân tán do phải kiêm

nhiệm nhiệm vụ dược lâm sàng tại khoa phòng.

Nhận thức của cán bộ y tế và bệnh nhân về hoạt động TTT còn hạn chế.

21

CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1 ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU

Để khảo sát nhu cầu TTT của bệnh nhân và cán bộ y tế tại bệnh viện quận 4, tôi tiến

hành trên hai nhóm đối tượng sau:

Bệnh nhân: Bệnh nhân ngoại trú đã khám xong và đã lấy thuốc tại khu vực

quầy thuốc của bệnh viện quận 4 trong thời gian nghiên cứu. Thời gian từ

ngày 15/07/2018 đến ngày 15/08/2018

Cán bộ, nhân viên y tế: Các bác sĩ, kỹ thuật viên, điều dưỡng, hộ lý đang làm

việc tại các khoa Cấp cứu – Hồi sức tích cực – Chống độc, Nội, Ngoại, Sản, Nhi, Y

học cổ truyền, Dinh dưỡng tiết chế, Liên chuyên khoa Mắt – Tai mũi họng – Răng

hàm mặt, Kiểm soát nhiễm khuẩn, Chẩn đoán hình ảnh, Xét nghiệm của bệnh viện

quận 4 trong thời gian nghiên cứu. Thời gian từ ngày 16/08/2018 đến ngày

01/09/2018

2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.2.1 Ước tính cỡ mẫu

2.2.1.1 Bệnh nhân: Dân số không xác định

Thời gian khảo sát 30 ngày. Từ 15/07/2018 đến 15/08/2018.

Độ tin cậy = 95% => α = 0,05 => z = 1,96

Sai số (d): d = 5-10% (chọn 5%) = 0,05

Tỉ lệ điều tra (p): p = 0, 5

Cỡ mẫu [1]: 𝑛 = 𝑧2𝑝(1−𝑝)

𝑑2 =1,962∗0,25

0,052 = 384

Vậy cỡ mẫu khảo sát là 384 bệnh nhân.

Tuy nhiên trong quá trình thực hiện khóa luận, vì lý do lỗi sai số trong vài mẫu khảo

sát nên chỉ thu thập được số liệu từ 380 bệnh nhân.

22

2.2.1.2 Cán bộ y tế: Dân số xác định

Bệnh viện có 300 cán bộ y tế (Y- Bác sĩ, dược sĩ, điều dưỡng, kỹ thuật viên, hộ

sinh )

Thời gian khảo sát 15 ngày. Từ 16/08/2018 đến 01/09/2018

N = 300

Độ tin cậy = 95% => α = 0,05 => z = 1,96

Sai số (d): d = 5-10% (chọn 6%) = 0,06

Tỉ lệ điều tra (p): p = 0, 5

Cỡ mẫu [1]: 𝑛 = 𝑁𝑧2𝑝(1−𝑝)

𝑑2(𝑁−1)+𝑧2𝑝(1−𝑝) =

300∗1,962∗0,25

0,062∗(300−1)+1,962∗0,25= 142

Vậy khảo sát 142 cán bộ y tế.

2.2.2 Lấy mẫu ngẫu nhiên [1]

Quá trình điều tra chọn mẫu thường gồm 6 bước sau:

- Xác định tổng thể chung.

- Xác định khung chọn mẫu hay danh sách chọn mẫu.

- Lựa chọn phương pháp chọn mẫu: phương pháp chọn mẫu xác suất hay phi xác

suất.

- Xác định quy mô mẫu: thường dựa vào yêu cầu về độ chính xác, khung chọn mẫu

đã có sẵn chưa, phương pháp thu nhập dữ liệu, chi phí phép. Đối với mẫu xác suất:

thường có công thức để ước tính cỡ mẫu; đối với mẫu phi xác suất: thường dựa vào

kinh nghiệm và sự am hiểu về vấn đề nghiên cứu để chọn cỡ mẫu.

- Xác định chi phí để nhận diện được đơn vị mẫu trong thực tế: đối với mẫu xác

suất phải xác định rõ cách thức để chọn từng đơn vị trong tổng thể chung vào mẫu

sao cho đảm bảo mọi đơn vị đều có khả năng được chọn như nhau.

23

- Kiểm tra quá trình chọn mẫu: thường kiểm tra đơn vị trong mẫu có đúng đối tượng

nghiên cứu không, kiểm tra sự cộng tác của người trả lời, kiểm tra tỷ lệ hoàn tất,…

Chi tiết hơn về phương pháp chọn mẫu, có 2 phương pháp chọn mẫu cơ bản [1]:

2.2.2.1 Phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên (chọn mẫu xác suất)

Là phương pháp mà khả năng được chọn vào tổng thể mẫu của tất cả các đơn vị

tổng thể đều như nhau. Đây là phương pháp tốt nhất để ta có thể chọn được ra một

mẫu có khả năng đại biểu cho tổng thể. Vì có thể tính được sai số do chọn mẫu, nhờ

đó ta có thể áp dụng được các phương pháp ước lượng thống kê, kiểm định giả

thuyết thống kê trong xử lý dữ liệu để suy rộng kết quả trên mẫu cho tổng thể chung.

Tuy nhiên, khó áp dụng phương pháp này khi không xác định được danh sách cụ

thể cho tổng thể chung, tốn kém nhiều thời gian, nhân lực, chi phí cho việc thu thập

dữ liệu khi đối tượng phân tán trên nhiều địa bàn cách xa nhau.

Các phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên:

- Chọn mẫu ngẫu nhiên đơn giản (simple random sampling).

- Chọn mẫu ngẫu nhiên hệ thống (systematic sampling).

- Chọn mẫu cả khối (cluster sampling).

- Chọn mẫu phân tầng (straitified random sampling).

- Chọn mẫu nhiều giai đoạn (multi-stage sampling).

2.2.2.2 Phương pháp chọn mẫu phi ngẫu nhiên (chọn mẫu phi xác suất)

Là phương pháp chọn mẫu mà các đơn vị trong tổng thể chung không có khả năng

ngang nhau để được chọn vào mẫu nghiên cứu. Việc chọn mẫu phi ngẫu nhiên hoàn

toàn phụ thuộc vào kinh nghiệm và sự hiểu biết về tổng thể nghiên cứu nên kết quả

điều tra thường mang tính chủ quan của người nghiên cứu. Mặt khác, ta không thể

tính được sai số do chọn mẫu, do đó không thể thể áp dụng phương pháp ước lượng

thống kê để suy rộng kết quả trên mẫu cho tổng thể chung [1].

24

Các phương pháp chọn mẫu phi ngẫu nhiên:

- Chọn mẫu thuận tiện (convenience sampling): lấy mẫu dựa trên sự thuận lợi hay

dựa trên tính dể tiếp cận của đối tượng, ở những nơi mà nhân viên điều tra có nhiều

khả năng gặp được đối tượng. Lấy mẫu thuận tiện thường được dùng trong nghiên

cứu khám phá để xác định ý nghĩa thực tiễn của vấn đề nghiên cứu, hoặc để kiểm

tra trước bảng câu hỏi nhằm hoàn chỉnh bảng, hoặc khi muốn ước lượng sơ bô vấn

đề đang quan tâm mà không muốn mất nhiều thời gian và chi phí.

- Chọn mẫu phán đoán (judgement sampling): là phương pháp mà phỏng vấn viên là

người tự đưa ra phán đoán về đối tượng cần chọn vào mẫu. Như vậy, tính đại diện

của mẫu phụ thuộc nhiều vào kinh nghiệm và sự hiểu biết của người tổ chức việc

điều tra và cả người đi thu thập dữ liệu.

- Chọn mẫu định ngạch (quota sampling): trước tiên, tiến hành phân nhóm tổng thể

theo một tiêu chuẩn được quan tâm, cũng giống như chọn mẫu ngẫu nhiên phân

tầng, tuy nhiên sau đó lại dùng phương pháp chọn mẫu thuận tiện hay mẫu phán

đoán để chọn các đơn vị trong từng nhóm để tiến hành điều tra. Sự phân bố số đơn

vị cần điều tra cho từng nhóm được chia hoàn toàn theo kinh nghiệm chủ quan của

người nghiên cứu [1].

2.2.3 Phương pháp điều tra phỏng vấn

Nghiên cứu mô tả, dựa vào 2 bộ câu hỏi cho hai nhóm đối tượng nghiên cứu khác

nhau, tôi tiến hành khảo sát và ghi lại câu trả lời vào phiếu điều tra. Sau đó, tập hợp

và phân tích số liệu để đưa ra các kết quả về nhu cầu TTT của bệnh nhân và cán bộ

y tế tại bệnh viện quận 4.

2.2.4 Phương pháp xử lý số liệu

Sử dụng phần mềm Exel 2016, SPSS 20 và các lý thuyết phương pháp thống kê mô

tả kiểm định Chi bình phương để phân tích các mối quan hệ liên quan với mức ý

nghĩa α = 0,05.

Phương pháp thống kê mô tả kiểm định Chi bình phương [9]:

25

Bước 1: Đặt giả thiết thống kê: Ho : Hai biến độc lập với nhau

H1 : Hai biến có liên hệ với nhau

Bước 2: Tính toán đại lượng X2

Công thức tính toán đại lượng X2 [9]:

(𝑂𝑖𝑗 − 𝐸𝑖𝑗)2

𝐸𝑖𝑗

Trong đó: X2 : Đại lượng Chi bình phương dùng để kiểm định

Oij: Đại lượng cho số trường hợp được quan sát trong 1 ô cụ thể của bảng

chéo (tần số quan sát)

Eij: Đại diện cho số trường hợp mà bạn mong đợi gặp trong những ô của

bảng chéo đó nếu không có mối liên hệ giữa 2 biến trong bảng

c: Số cột của bảng

r: Số hàng của bảng

Eij được tính theo công thức sau: 𝐸𝑖𝑗 =𝑅𝐼𝑥𝐶𝑗

𝑛 [9]

Ri: tổng số quan sát của hàng thứ i

Cj: tổng số quan sát của cột thứ j

Bước 3: Tìm giá trị tới hạn X2 α

Bước 4: Tiêu chuẩn quyết định là so sánh giá trị tới hạn và giá trị X2

Bác bỏ giả thuyết Ho nếu: X2 > X2 α

Chấp nhận giả thuyết Ho nếu: X2 ≤ X2 α

2.3 CHỈ TIÊU NGHIÊN CỨU

2.3.1 Nhu cầu thông tin thuốc của bệnh nhân ngoại trú

Đặc điểm bệnh nhân:

Tuổi

26

Nghề nghiệp

Giới tính

Bệnh

Đối tượng (bệnh nhân/ người thân, khám bảo hiểm/ khám dịch vụ)

Nhu cầu TTT:

Mong muốn nhận được tư vấn sau khi kê đơn

Mức độ cần thiết các nội dung TTT muốn được cung cấp

Hình thức tư vấn mong muốn nhận được

Thời gian tư vấn mong muốn nhận được

Mối quan hệ giữa đặc điểm bệnh nhân với nhu cầu TTT

Đánh giá sơ bộ của bệnh nhân về công tác TTT tại bệnh viện

Thắc mắc về thuốc của bệnh nhân sau khi mua hoặc cấp phát thuốc

Phương pháp tìm kiếm thông tin giải đáp các thắc mắc về thuốc

Mức độ hài lòng của bệnh nhân về công tác cung cấp thông tin tại

bệnh viện

2.3.2 Nhu cầu thông tin thuốc của cán bộ y tế

Đánh giá mức độ cần thiết của TTT

Mục đích của tra cứu TTT

Thời gian cần cập nhật TTT, thời gian cần nhận được phản hồi

Hình thức trao đổi TTT đang sử dụng và mong muốn nhận được

Mức độ quan trọng của các nội dung TTT

Khó khăn gặp phải khi tra cứu TTT

Thời gian tư vấn TTT cho bệnh nhân thực tế và mong muốn

Nhu cầu nhận được TTT từ đơn vị thông tin thuốc

Đánh giá của cán bộ y tế về công tác TTT của khoa Dược bệnh viện.

27

CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN

3.1 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.1.1 Nhu cầu thông tin thuốc của bệnh nhân ngoại trú

3.1.1.1 Đặc điểm bệnh nhân

Bảng 3.1: Đặc điểm của nhóm bệnh nhân nghiên cứu

Thông số nghiên cứu Số bệnh nhân

Số lượng Phần trăm (%)

Tuổi

Dưới 18 tuổi 42 11,1

Từ 18 đến dưới 40 tuổi 201 52,9

Từ 40 đến dưới 60 tuổi 116 30,5

Từ 60 tuổi trở lên 21 5,5

Giới

tính

Nam 124 32,6

Nữ 256 67,4

Học vấn

Dưới 12/12 140 36,8

12/12 195 51,3

Trung cấp 14 3,7

Cao đẳng, Đại học 31 8,2

Nghề

nghiệp

Hưu trí 27 7,1

Trí thức 56 14,7

Học sinh – Sinh viên 104 27,4

Lao động chân tay 193 50,8

Nơi ở

Quận 4 259 68,2

Quận 7 78 20,5

Quận khác 43 11,3

Bệnh

Dị ứng – Miễn dịch 10 2,38

Hô hấp 113 26,9

Tim mạch 58 13,81

Tiêu hóa 58 13,81

28

Sinh dục – Tiết niệu 14 3,33

Nội tiết 34 8,1

Máu và cơ quan tạo máu 7 1,67

Nhiễm khuẩn 15 3,58

Thần kinh 25 5,95

Cơ – Xương – Khớp 50 11,9

Thai sản – Phụ khoa 11 2,62

Răng – Hàm – Mặt 16 3,81

Da liễu 9 2,14

Số bệnh

1 bệnh 350 92,1

2 bệnh 22 5,8

3 bệnh trở lên 8 2,1

Hình

thức

khám

Bảo hiểm y tế 288 75,8

Dịch vụ 92 24,2

Nhận xét:

Trong 380 bệnh nhân được phỏng vấn phần lớn bệnh nhân ở độ tuổi từ 18

đến dưới 40 tuổi (52,9%), kế tiếp là độ tuổi từ 40 đến dưới 60 tuổi (30,5%)

và dưới 18 tuổi (11,1%), thấp nhất là trên 60 tuổi (5,5%).

Tỷ lệ nữ đến khám gấp 2,07 lần nam (67,4% nữ so với 32,6% nam).

Phần lớn bệnh nhân làm công việc lao động chân tay (50,8%), học sinh –

sinh viên cũng chiếm tỷ lệ không nhỏ (27,4%), tiếp đến là trí thức (14,7%),

thấp nhất là hưu trí (7,1%).

Về trình độ học vấn, chiếm tỷ lệ cao nhất là tốt nghiệp trung học phổ thông

12/12 (51,3%), kế tiếp là trình độ dưới 12/12 (36,8%), Đại học – Cao đẳng

(8,2%), thấp nhất là trình độ trung cấp (3,7%).

Đa số bệnh nhân sống ở quận 4 (68,2%) và ở quận 7 (20,5%), các quận khác

chiếm tỷ lệ rất ít (11,3%).

29

Tỷ lệ bệnh nhân đến khám nhiều nhất thuộc nhóm bệnh hô hấp (26,9%), gấp

đôi nhóm thứ 2 là các bệnh thuộc hệ tim mạch, tiêu hóa, cơ – xương – khớp

(với tỷ lệ tương ứng là 13,81%; 13,81% và 11,9%). Nhóm bệnh có ít bệnh

nhân đến khám hơn thuộc về các hệ cơ quan còn lại. Hầu như bệnh nhân đến

khám vì một bệnh (chiếm 92,63%), chỉ có 5,79% đến khám vì 2 bệnh và

1,58% đến khám vì 3 bệnh.

3.1.1.2 Nhu cầu thông tin thuốc bệnh nhân

Nhận xét: Trong tổng số 380 bệnh nhân được khảo sát, có 257 bệnh nhân có nhu

cầu TTT chiếm 67,6% và 123 bệnh nhân không có nhu cầu TTT chiếm 32,4%.

67.6%

32.4%

Không

Hình 3.1: Nhu cầu thông tin thuốc bệnh nhân

30

Hình 3.2: Lý do bệnh nhân không có nhu cầu thông tin thuốc

Nhận xét: Trong 123 bệnh nhân không có nhu cầu TTT có 75 bệnh nhân (61,0%)

cho rằng bác sĩ đã hướng dẫn đầy đủ, 22 bệnh nhân không có thời gian (17,9%,), 19

bệnh nhân do uống thuốc quen thuộc lâu năm (15,4%), 4 bệnh nhân chỉ cần tham

khảo internet (3,3% ) và 3 bệnh nhân có lý do khác (2,4%).

3.1.1.3 Đặc điểm bệnh nhân có nhu cầu thông tin thuốc

Bảng 3.2: Đặc điểm bệnh nhân có nhu cầu thông tin thuốc

Thông số nghiên cứu Số bệnh nhân

Số lượng Phần trăm (%)

Tuổi

Dưới 18 tuổi 21 8,2

Từ 18 đến dưới 40 tuổi 148 57,6

Từ 40 đến dưới 60 tuổi 73 28,4

Từ 60 tuổi trở lên 15 5,8

Giới tính Nam 69 26,8

Nữ 188 73,2

Học vấn Dưới 12/12 94 36,6

12/12 131 51,0

61

15.4

3.3

17.9

2.4

0

10

20

30

40

50

60

70

Bác sĩ hướng

dẫn

Uống thuốc

quen thuộc

Tham khảo

internet

Không thời

gian

Khác

Tỉ

lệ p

hần

tră

m

Lý do bệnh nhân không cần tư vấn TTT

31

Trung cấp 9 3,5

Cao đẳng, Đại học 23 8,9

Nghề

nghiệp

Hưu trí 21 8,2

Trí thức 47 18,3

Học sinh – Sinh viên 79 30,7

Lao động chân tay 110 42,8

Nơi ở

Quận 4 176 68,5

Quận 7 51 19,8

Quận khác 30 11,7

Bệnh

Dị ứng – Miễn dịch 3 1,05

Hô hấp 85 29,82

Tim mạch 44 15,44

Tiêu hóa 40 14,04

Sinh dục – Tiết niệu 11 3,86

Nội tiết 8 2,81

Máu và cơ quan tạo máu 3 1,05

Nhiễm khuẩn 10 3,51

Thần kinh 15 5,25

Cơ – Xương – Khớp 40 14,04

Thai sản – Phụ khoa 8 2,81

Răng – Hàm – Mặt 12 4,21

Da liễu 6 2,11

Số bệnh

1 bệnh 236 91,8

2 bệnh 16 6,2

3 bệnh trở lên 5 1,9

Hình

thức

khám

Bảo hiểm y tế 197 76,7

Dịch vụ 60 23,3

32

Nhận xét: Trong 257 bệnh nhân có nhu cầu TTT:

Độ tuổi từ thanh niên và trung niên có nhu cầu TTT nhiều hơn: Từ 18 đến

dưới 40 tuổi là 57,6% so với 52,9% tỉ lệ chung.

Nữ có nhu cầu TTT nhiều hơn nam 73,2% so với 67,4% tỉ lệ chung.

Bệnh nhân lao động trí óc như học sinh – sinh viên, trí thức và hưu trí có nhu

cầu TTT nhiều hơn bệnh nhân làm công việc lao động chân tay. Tỉ lệ học

sinh – sinh viên có nhu cầu TTT là 30,7% so với 27,4% tỉ lệ chung, trí thức

là 18,3% so với 14,7% tỉ lệ chung, hưu trí chiếm tỉ lệ 8,2% so với 7,1% tỉ lệ

chung.

Về trình độ học vấn, chiếm tỷ lệ cao nhất là tốt nghiệp trung học phổ thông

12/12 (51%), kế tiếp là trình độ dưới 12/12 (36,6%), Đại học – Cao đẳng

(8,9%) cao hơn tỉ lệ chung 8,7%, thấp nhất là trình độ trung cấp (3,5%).

Tỷ lệ bệnh nhân đến khám nhiều nhất thuộc nhóm bệnh hô hấp (29,82%),

gấp 1,93 lần so với nhóm thứ 2 là các bệnh thuộc hệ tiêu hóa (15,04%), kế

đến là tim mạch và cơ – xương – khớp (đều 14,04%). Nhóm bệnh có ít bệnh

nhân đến khám hơn thuộc về các hệ cơ quan còn lại với tỉ lệ phần lớn dưới

5%.

Bệnh nhân có từ 2 bệnh trở lên có nhu cầu tư vấn TTT nhiều hơn: 8,1% so

với 7,37% tỉ lệ chung.

3.1.1.4 Mối quan hệ giữa đặc điểm bệnh nhân và nhu cầu thông tin thuốc

Bảng 3.3: Bảng giá trị Chi bình phương

Yếu tố Giá trị X2 Giá trị X2 α Giá trị p value

Giới tính 12,986 0,001514 0,002

Tuổi 10,579 0,014234 0,014

Giới tính: Giá trị X2 = 0,002 > X2 α = 0,001514 nên bác bỏ H0 [9], nghĩa là

giữa giới tính và nhu cầu thông thuốc có mối quan hệ với nhau.

Tuổi: Giá trị X2 =0,014 > X2 α = 0,014234 nên bác bỏ H0 [9], nghĩa là giữa

tuổi và nhu cầu thông thuốc có mối quan hệ với nhau.

33

3.1.1.5 Nội dung thông tin thuốc theo nhu cầu bệnh nhân

Bảng 3.4: Mức độ cần thiết về nội dung thông tin thuốc của bệnh nhân

Nội dung thông tin thuốc Phần trăm (%) Trung

bình

Độ lệch

chuẩn A (1) B (2) C (3) D (4)

1. Tác dụng 29,2 62,6 4,7 3,5 1,82 0,672

2. Tác dụng không mong

muốn 27,6 55,3 10,9 6,2 1,95 0,799

3. Tình trạng cơ thể có

dùng thuốc được không 24,1 52,5 11,3 12,1 2,12 0,907

4. Liều dùng, thời gian

dùng 21,8 60,7 10,1 7,4 2,03 0,788

5. Cách dùng các dạng

thuốc đặc biệt 12,8 37,7 7,8 41,7 2,77 1,13

6. Lưu ý trong ăn uống,

sinh hoạt 16 70,8 6,2 7 2,04 0,709

7. Tương tác thuốc 17,9 61,5 6,2 14,4 2,18 0,888

8. Cách quan sát, xử trí

triệu chứng khác lạ khi

dùng thuốc

15,6 66,1 13,6 4,7 2,07 0,689

9. Cách bảo quản 11,3 47,1 33,4 8,2 2,38 0,796

10 Giá tiền 9,7 37,8 38,9 13,6 2,56 0,841

11. Thông tin về thuốc bảo

hiểm 9,0 41,7 35,8 13,6 2,54 0,839

Chú thích: A (1): Rất cần thiết – B (2): Cần thiết – C (3): Bình thường – D (4):

Không cần thiết.

34

Hình 3.3: Nội dung thông tin thuốc theo mức độ cần thiết của bệnh nhân

Nhận xét: Theo thang chia điểm, mức độ cần thiết được chia thành 4 mức điểm: Rất

cần thiết = 1, Cần thiết = 2, Bình thường =3, Không cần thiết = 4, điểm số càng nhỏ

thì mức độ cần thiết càng cao. Ta có mức độ cần thiết TTT của bệnh nhân như sau:

Tác dụng > Tác dụng không mong > Liều dùng > Lưu ý trong sinh hoạt > Cách

quan sát, xử trí triệu chứng khác lạ khi dùng thuốc > Tình trạng cơ thể có dùng

thuốc được không > Tương tác thuốc > Cách bảo quản > Thông tin về bảo hiểm >

Giá tiền > Cách dùng các dạng thuốc đặc biệt.

3.1.1.6 Phương pháp và thời gian bệnh nhân mong muốn được tư vấn tại bệnh viện

2.77

2.56

2.54

2.38

2.18

2.12

2.07

2.04

2.03

1.95

1.82

0 0.5 1 1.5 2 2.5 3 3.5

5. Cách dùng các dạng thuốc đặc biệt

10. Giá tiền

11. Thông tin về thuốc bảo hiểm

9. Cách bảo quản

7. Tương tác thuốc

3. Tình trạng cơ thể có dùng thuốc không

8.Cách quan sát, xử lý triệu chứng khác lạ

6. Lưu ý trong ăn uống. sinh hoạt

4. Liều dùng. thời gian dùng

2. Tác dụng không mong muốn

1. Tác dụng

Thang chia điểm theo mức độ cần thiết

Nộ

i d

un

g t

ng t

in t

hu

ốc

35

Hình 3.4: Các hình thức tư vấn thông tin thuốc bệnh nhân mong muốn

Nhận xét: Bệnh nhân mong nhận được tư vấn TTT bằng cách hỏi trực tiếp tại bàn tư

vấn sử dụng thuốc (49,6%) hoặc hỏi đáp trực tiếp tại quầy mua/cấp/phát thuốc

(25,2%). Các hình thức tư vấn khác ít được bệnh nhân lựa chọn: tư vấn qua

email/facebook/zalo (6,3%), tư vấn qua điện thoại (5,1%), phiếu tư vấn (2,3%).

Hình 3.5: Khoảng thời gian bệnh nhân mong muốn được tư vấn

2.3% 5.1% 6.3%10.5%

26.2%

49.6%

0.0%

10.0%

20.0%

30.0%

40.0%

50.0%

60.0%

Sử dụng

phiếu tư vấn

Tư vấn qua

điện thoại

Tư vấn qua

email/

facebook/

zalo

Khác Hỏi đáp trực

tiếp tại quầy

mua/ cấp/

phát thuốc

Hỏi đáp trực

tiếp tại bàn tư

vấn hướng

dẫn sử dụng

thuốc

Tỉ

lệ p

hần

tră

m

Các hình thức tư vấn

26.1

43.2

6.2

1.9

22.6

0

5

10

15

20

25

30

35

40

45

50

Dưới 5 phút Từ 5 đến dưới

10 phút

Từ 10 đến dưới

15 phút

Từ 15 đến dưới

20 phút

Không giới

hạn thời gian

Tỉ

lệ p

hần

tră

m

Thời gian

36

Nhận xét: Phần lớn bệnh nhận mong muốn được tư vấn từ 5 – 10 phút (43,2%),

hoặc dưới 5 phút (26,1%). Không giới hạn thời gian được 22,6% bệnh nhân lựa

chọn. Khoảng thời gian dài hơn được ít bệnh nhân lựa chọn: Từ 10 đến dưới 15

phút (6,2%), từ 15 đến dưới 20 phút (1,9%)

3.1.1.7 Bệnh nhân thắc mắc về thuốc sau khi rời bệnh viện

Hình 3.6: Bệnh nhân thắc mắc về thuốc sau khi rời bệnh viện

Nhận xét: Đa số bệnh nhân sau khi rời bệnh viện không còn thắc mắc về TTT: 181

bệnh nhân chiếm 70,4%, chỉ có 76 bệnh nhân chiếm 29,6% sau khi rời bệnh viện

còn thắc mắc về thuốc.

29.6%

70.4%

Có Không

37

Hình 3.7: Phương pháp tìm kiếm thông tin thuốc sau khi rời bệnh viện

Nhận xét: Trong 76 bệnh nhân có thắc mắc sau khi rời bệnh viện, có 33,9% bệnh

nhân tìm kiếm thông tin trên internet, 21% bệnh nhân quay lại bệnh viện hỏi cán bộ

y tế, 19,3% bệnh nhân ra nhà thuốc bên ngoài hỏi và có 12,1% bệnh nhân xem tờ

hướng dẫn sử dụng hoặc hỏi người thân.

3.1.1.8 Đánh giá sơ bộ của bệnh nhân về công tác thông tin thuốc

Hình 3.8: Cán bộ cung cấp thông tin thuốc cho bệnh nhân

2119.3

12.1 12.1

33.9

1.6

0

5

10

15

20

25

30

35

40

Quay lại

bệnh viện

hỏi CBYT

Ra nhà thuốc

quen thuộc

hoặc gần nhà

hỏi dược sĩ

Xem tờ

hướng dẫn

sử dụng

Hỏi người

thân

Dùng

internet tìm

kiếm

Phương pháp

khác

Tỉ

lệ p

hần

răm

Phương pháp tìm kiếm thông tin thuốc

78.6

20.6

0.80 0.0

10.0

20.0

30.0

40.0

50.0

60.0

70.0

80.0

90.0

Bác sĩ kê đơn Dược sĩ Điều dưỡng

Tỉ

lệ p

hần

tră

m

Cán bộ cung cấp thông tin thuốc

38

Nhận xét: 202 bệnh nhân được bác sĩ kê đơn cung cấp TTT chiếm 78,6%, 53 bệnh

nhân chiếm 20,65% được dược sĩ cung cấp TTT, chỉ có 0,8% bệnh nhân (2 bệnh

nhân) được điều dưỡng cung cấp TTT.

Hình 3.9: Đánh giá mức độ hài lòng của bệnh nhân về công tác thông tin thuốc

Nhận xét: Công tác TTT nhận được sự hài lòng của bệnh nhân khá cao: 159 bệnh

nhân hài lòng chiếm 61,9% và 57 bệnh nhân rất hài lòng chiếm 14,8%. 38 bệnh

nhân chiếm 22,1% cho rằng bình thường và chỉ có 1,2% bệnh nhân cảm thấy không

hài lòng (3 bệnh nhân).

3.1.2 Nhu cầu thông tin thuốc của cán bộ y tế

3.1.2.1 Đánh giá mức độ cần thiết của thông tin thuốc

Trong thời gia khảo sát từ 16/08/2018 đến 01/09/2018, tôi tiến hành khảo sát theo mẫu

phiếu khảo sát (phụ lục 2) đối với 142 cán bộ y tế tại Bệnh viện Quận 4 thuộc 11 khoa

(phụ lục 3) gồm có 45 y – bác sĩ, 68 điều dưỡng, 12 kỹ thuật viên và 17 hộ lý.

14.8

61.9

22.2

1.20.0

10.0

20.0

30.0

40.0

50.0

60.0

70.0

Rất hài lòng Hài lòng Bình thường Không hài lòng

Tỉ

lệ p

hần

tră

m

Mức độ hài lòng

39

Hình 3.10: Mức độ cần thiết thông tin thuốc đối với cán bộ y tế

Nhận xét: Trong số 142 cán bộ y tế được khảo sát, 100% đều chọn rất cần thiết và

cần thiết dùng đến TTT trong công việc, không có cán bộ y tế nào cho rằng TTT

không cần thiết.

3.1.2.2 Mục đích của tra cứu thông tin thuốc

Hình 3.11: Mục đích tra cứu thông tin thuốc

35

51

10 1210

17

25

0 0 0 00

10

20

30

40

50

60

Y, Bác sĩ Điều dưỡng Kỹ thuật viên Hộ lý

Số

ợn

g c

a1n

bộ

y t

ế

Chức vụ

Rất cần thiết Có cần thiết Không cần thiết

25.1

7.6

30.1

37.2

0

5

10

15

20

25

30

35

40

Làm tài liệu tham

khảo

Vận dụng trong

nghiên cứu

Bổ sung kiến thức

chuyên môn

Ứng dụng trong

công việc

Tỉ

lệ p

hần

tră

m

Mục đích

40

Nhận xét: Các cán bộ y tế sử dụng TTT nhằm cho mục đích ứng dụng trong công

việc là nhiều nhất (37,2%), tiếp theo là mục đích bổ sung kiến thức chuyên môn

(30,1%) và làm tài liệu tham khảo (25,1%). Mục đích vận dụng trong công việc ít

được sử dụng nhất (7,6%)

3.1.2.3 Thời gian cần cập nhật và phản hồi thông tin thuốc

Hình 3.12: Thời gian cần cập nhật thông tin thuốc

Nhận xét: 34,4% cán bộ y tế cập nhật TTT vào mỗi tuần, 29,3% cán bộ y tế cập

nhật TTT khi có ca lâm sàng đặc biệt, 19,7% cán bộ y tế cập nhật TTT vào mỗi

ngày, 10,8% cán bộ y tế cập nhật TTT vào mỗi tháng. Trong 5,8% tần suất khác,

các cán bộ y tế cập nhật TTT khi có thông tin liên quan đến thuốc mới, khi khoa

Dược có cập nhật TTT định kỳ hoặc khi bác sĩ ra y lệnh đặc biệt.

19.7

34.4

10.8

29.3

5.8

0

5

10

15

20

25

30

35

40

Mỗi ngày Mỗi tuần Mỗi tháng Khi gặp ca lâm

sàng đặc biệt

Khác

Tỉ

lệ p

hần

tră

m

Tần suất cập nhật thông tin thuốc

41

Hình 3.13: Thời gian cán bộ y tế mong muốn nhận được phản hồi

Nhận xét: 37,8% cán bộ y tế mong muốn nhận được phản hồi TTT ngay lập tức;

36,5% cán bộ y tế mong muốn khoa Dược tùy theo tính cấp thiết của tình huống

lâm sàng mà cân nhắc thời gian trả lời sớm nhất; lần lượt 21,6% và 4,1% cán bộ y tế

mong muốn nhận được phản hồi trong 1 ngày và 1 tuần. Không cán bộ nào mong

muốn nhận được phản hồi sau 1 tháng.

37.8

21.6

4.1

36.5

0

5

10

15

20

25

30

35

40

Ngay lập tức 1 ngày 1 tuần Tùy theo tính cấp

thiết tình huống lâm

sàng

Tỉ

lệ p

hần

tră

m

Thời gian phản hồi

42

3.1.2.4 Hình thức trao đổi thông tin thuốc đang sử dụng và mong muốn nhận được

Hình 3.14: Hình thức trao đổi thông tin thuốc cán bộ y tế đang sử dụng

Chú thích:

1: Trao đổi với đồng nghiệp

2: Sách/ Báo/ Tạp chí chuyên ngành

3: Tài liệu phát tay/ Tờ hướng dẫn sử dụng

4: App

5: Website trong nước và website Chính phủ, Bộ Y tế Việt Nam

6: Website nước ngoài

7: Bảng tin khoa Dược

8: Trình dược viên hoặc công ty dược

Nhận xét: Hình thức trao đổi TTT cán bộ y tế sử dụng nhiều nhất là trao đổi với

đồng nghiệp (24,6%) với tỉ lệ gấp 1,5 lần các phương pháp khác, ít sử dụng nhất là

tham khảo website nước ngoài (5,6%)

24.6

1514.1

10.2

13.6

5.67.3

9.6

0

5

10

15

20

25

30

1 2 3 4 5 6 7 8

Tỉ

lệ p

hần

tră

m

Hình thức tra cứu thông tin thuốc

43

Hình 3.15: Hình thức CBYT mong muốn nhận phản hồi thông tin thuốc

Nhận xét: Hình thức cán bộ y tế mong muốn nhận TTT là trao đổi trực tiếp

(35,6%); cao gấp 2,54 lần hình thức qua giao ban (14,0%) và gấp 8,9 lần hình thức

ít mong muốn nhất là qua điện thoại (4,0%).

3.1.2.5 Mức độ quan trọng của các nội dung thông tin thuốc

Bảng 3.5: Mức độ quan trọng về nội dung thông tin thuốc của cán bộ y tế

Nội dung thông tin thuốc Mức độ quan trọng Trung

bình

Độ lệch

chuẩn A (1) B (2) C (3) D (4)

1. Biệt dược mới, hoạt chất

mới 2,8 91,6 5,6 0 2,03 0,290

2. Chỉ định 57,8 40,8 1,4 0 1,44 0,525

3. Chống chỉ định 62 35,9 2,1 0 1,40 0,533

35.6%

10.4%

14.0%

4.0%

7.7%

9.9% 9.9%8.5%

0.0%

5.0%

10.0%

15.0%

20.0%

25.0%

30.0%

35.0%

40.0%

Trao đổi

trực tiếp

Qua bảng

tin

Qua giao

banQua điện

thoại

Qua phần

mềm

Qua

mạng

trực

tuyến

Qua hội

thảo khoa

học

Qua đào

tạo ngắn

hạn

Tỉ

lệ p

hần

tră

m

Hình thức nhận phản hồi thông tin thuốc

44

4. So sánh, đánh giá giữa các

thuốc hoặc nhóm thuốc về

hiệu quả, tính an toàn… để

sử dụng và lựa chọn thuốc

38 57,8 4,2 0 1,66 0,557

5. Liều dùng thông thường 52,8 45,8 1,4 0 1,49 0,529

6. Liều dùng khi hiệu chỉnh

liều bệnh nhân suy gan, suy

thận

52,1 45,8 2,1 0 1,50 0,543

7. Đường dùng, cách dùng 52,8 44,4 2,8 0 1,50 0,555

8. Phản ứng bất lợi của

thuốc 48,6 47,2 4,2 0 1,56 0,578

9. Tương tác và tương kỵ

(thuốc-thuốc, thuốc-thức ăn,

nước )

42,3 53,5 4,2 0 1,62 0,568

10. Dạng bào chế và sinh

khả dụng 26,8 59,8 13,4 0 1,87 0,621

11. Dược lực học 26,7 59,9 13,4 0 1,87 0,621

12. Dược động học: phân bố,

hấp thu, chuyển hóa, thải trừ 33,1 53,5 13,4 0 1,80 0,655

13. Thông tin đánh giá hiệu

quả và độ an toàn thuốc mới 48,6 44,4 7 0 1,58 0,622

14. Phác đồ và hướng dẫn

điều trị 54,9 41,6 3,5 0 1,49 0,568

15. Thông tin về giá thuốc,

thuốc chi trả bảo hiểm

33,8 43,7 20,4 2,1 1,91 0,789

Chú thích: A (1): Rất quan trọng – B (2): Quan trọng – C (3): Có hay không cũng

được – D (4): Không quan trọng.

45

Hình 3.16: Nội dung thông tin thuốc theo mức độ quan trọng của CBYT

Nhận xét: Theo thang chia điểm, mức độ quan trọng được chia thành 4 mức điểm:

Rất quan trọng = 1, Quan trọng = 2, Có hay không cũng được = 3, Không quan

trọng = 4, điểm số càng nhỏ thì mức độ quan trọng càng cao. Ta có mức độ quan

trọng như sau:

Chống chỉ định > Chỉ định > Liều dùng thông thường > Phác đồ và hướng dẫn điều

trị > Liều dùng bệnh nhân suy gan = Đường dùng, cách dùng > Phản ứng bất lợi >

Tương kỵ và tương tác > So sánh các nhóm thuốc > Thông tin đánh giá hiệu quả >

Dược lực học = Dạng bào chế > Thông tin về giá thuốc.

2.03

1.91

1.87

1.87

1.80

1.66

1.62

1.58

1.56

1.50

1.50

1.49

1.49

1.44

1.40

0.00 0.50 1.00 1.50 2.00 2.50

1. Biệt dược. hoạt chất mới

15. Giá thuốc. bảo hiểm y tế

10. Dạng bào chế và sinh khả dụng

11. Dược lực học

12. Dược động học

4. So sánh giữa các thuốc. nhóm thuốc

9. Tương tác và tương kỵ

13. Đánh giá hiệu quả. độ an toàn thuốc …

8. Phản ứng bất lợi của thuốc

6. Liều dùng bệnh nhân suy gan. suy thận

7. Đường dùng. cách dùng

5. Liều dùng thông thường

14. Phác đồ. hướng dẫn điều trị

2. Chỉ định

3. Chống chỉ định

Thang chia điểm theo mức độ quan trọng

Nội

du

ng t

ng t

in t

hu

ốc

46

3.1.2.6 Khó khăn gặp phải khi tra cứu thông tin thuốc

Hình 3.17: Khó khăn gặp phải khi tra cứu thông tin thuốc

Nhận xét: Phần lớn CBYT gặp nhiều khó khăn. Có đến 67 CBYT cho rằng mất

nhiều thời gian chiếm 47,2%, tiếp đó 58 CBYT nghi ngờ độ chính xác thông tin

chiếm 40,8%, 37 CBYT gặp rào cản ngôn ngữ (26,1%), 23 CBYT gặp khó khăn về

kỹ năng tìm kiếm (16,2%), chỉ có 17 CBYT chiếm 12% không có khó khăn.

Đây là câu hỏi có nhiều đáp án nên tổng cộng có 202 lựa chọn chiếm 142,3%.

3.1.2.7 Nhu cầu nhận được thông tin thuốc từ đơn vị thông tin thuốc

Hình 3.18: Nhu cầu nhận được thông tin thuốc từ đơn vị thông tin thuốc

47.2

26.1

40.8

16.212

0

5

10

15

20

25

30

35

40

45

50

Mất nhiều thời

gian

Rào cản ngôn

ngữ

Nghi ngờ độ

chính xác

Kỹ năng tìm

kiếm

Không có khó

khăn

Tỉ

lệ p

hần

tră

m

Khó khăn khi tra cứu thông tin thuốc

94.3%

5.7%

Có Không

47

Nhận xét: Hầu hết CBYT đều có nhu cầu nhận được TTT từ đơn vị thông tin thuốc:

134 cán bộ y tế chiếm 94,4%, chỉ có 5,6% CBYT không có nhu cầu TTT (8 cán bộ

y tế).

3.1.2.8 Đánh giá của cán bộ y tế về công tác thông tin thuốc của khoa Dược bệnh

viện

Hình 3.19: Đánh giá của CBYT về công tác TTT của khoa Dược bệnh viện

Nhận xét: Phần lớn CBYT gồm 76 người đánh giá về công tác TTT của khoa Dược

bệnh viện tốt (53,5%), đánh giá rất tốt có 24% CBYT gồm 34 người, đánh giá bình

thường có 21,1% gồm 30 người. Chỉ có 1,4% đánh giá yếu kém (2 người).

24

53.5

21.1

1.4

0.0

10.0

20.0

30.0

40.0

50.0

60.0

Rất tốt Tốt Bình thường Chưa tốt, cần cải

thiện

Tỉ

lệ p

hần

tră

m

Mức độ đánh giá

48

3.1.2.9 Thời gian tư vấn thông tin thuốc cho bệnh nhân thực tế và mong muốn

Hình 3.20: Tần suất CBYT tư vấn TTT cho bệnh nhân

Nhận xét: Có 78 CBYT chiếm 54,9% thường xuyên tư vấn TTT cho bệnh nhân, lần

lượt 33,8% (48 CBYT) và 10,6% (15 CBYT) CBYT thỉnh thoảng và luôn luôn tư

vấn TTT cho bệnh nhân, có 0,7% (1 CBYT) không bao giờ tư vấn TTT cho bệnh

nhân.

Hình 3.21: Thời gian tư vấn TTT theo CBYT là hợp lý

10.6

54.9

33.8

0.70.0

10.0

20.0

30.0

40.0

50.0

60.0

Luôn luôn Thường xuyên Thỉnh thoảng Không bao giờ

Tỉ

lệ p

[hần

tră

m

43.0

51.4

4.90.70

0.00

10.00

20.00

30.00

40.00

50.00

60.00

Dưới 5 phút 5-10 phút 11-20 phút Trên 20 phút

Tỉ

lệ p

hần

tră

m

Thời gian tư vấn hợp lý

49

Hình 3.22: Thời gian thực tế CBYT tư vấn cho bệnh nhân

Nhận xét: Theo các cán bộ y tế:

Thời gian hợp lý tư vấn TTT cho bệnh nhân là 5 – 10 phút (51,4%), dưới 5

phút (43,0%), từ 11 đến 20 phút (4,9%), trên 20 phút (0,7%).

Thời gian thực tế CBYT tư vấn cho bệnh nhân đến khi hết câu hỏi (52,1%),

dưới 5 phút (31,7%), 5 – 10 phút (14,1%), từ 11 – 20 phút (2,1%).

3.2 BÀN LUẬN

3.2.1 Nhu cầu thông tin thuốc của bệnh nhân ngoại trú

3.2.1.1 Đặc điểm bệnh nhân

Khảo sát bảng 3.1 cho thấy bệnh nhân đến thăm khám tại bệnh viện quận 4 chủ yếu

sinh sống tại quận 4 (68,2%) và quận 7 (20,5%), các quận khác chiếm tỷ lệ rất ít.

Điều này phù hợp khi thành lập bệnh viện quận 4: khám chữa bệnh và chăm sóc sức

khỏe cho người dân ngay tại địa phương và khu vực lân cận. Do đó gợi ý cho việc

dựa vào đặc trưng địa phương xây dựng mô hình bệnh tật phù hợp để thăm khám

đạt hiệu quả cao nhất.

Đặc điểm độ tuổi bệnh nhân chủ yếu là thanh niên (52,9%) và trung niên (30,5%),

thiếu niên cũng chiếm phần không nhỏ (11,1%), người già khá ít (5,5%). Bên cạnh

52.1

31.7

14.1

2.1

0

10

20

30

40

50

60

Đến khi hết câu

hỏi

Dưới 5 phút 5 - 10 phút 11 - 20 phút

Tỉ

lệ p

hần

tră

m

Thời gian thực tế CBYT tư vấn bệnh nhân

50

đó lượng bệnh nhân nữ nhiều gấp 2 lần nam (67,2% với 32,6%) , lao động chân tay

chiếm phần lớn (50,8%), học vấn tốt nghiệp phổ thông và dưới 12/12 nhiều (51,3%

và 36,8%) nên cần xây dựng mô hình tư vấn TTT phù hợp với tâm sinh lý lứa tuổi

trung – thanh niên, phụ nữ và truyền đạt dễ hiểu, đơn giản.

Đa số bệnh nhân đều chỉ có 1 bệnh (92,63%), tuy nhiên vẫn còn 7,37% bệnh nhân

mang 2 bệnh lên. Phần lớn các bệnh nhân này đều thuộc nhóm bệnh nhân trung niên

và người già với tình trạng đa bệnh lý ở hệ tim mạch, nội tiết, cơ – xương - khớp,

cần chú ý vào nhóm đối tượng vì tình trạng bệnh lý phức tạp và sử dụng nhiều

thuốc trong nhiều năm. Nhóm cơ quan bị bệnh hàng đầu trong các bệnh nhân khảo

sát là hô hấp (26,9%), tiếp đó là tim mạch, tiêu hóa, cơ – xương – khớp. Điều này

phù hợp với nhóm đối tượng độ tuổi bệnh nhân trung – thanh niên trong điều kiện

thời tiết tháng 7, 8 có mưa và nắng thất thường.

3.2.1.2 Đặc điểm bệnh nhân có nhu cầu thông tin thuốc

Đa số bệnh nhân đến khám bệnh ngoại trú đều có nhu cầu được tư vấn thông thuốc

(67,6%). Trong 32,4% còn lại không có nhu cầu TTT thì có đến 61% trả lời là do

nghe theo chỉ dẫn bác sĩ hoặc bác sĩ đã tư vấn rõ ràng nên không nhờ dược sĩ. Điều

này chứng tỏ các cán bộ y tế tại bệnh viện quận 4 đã hoàn thành tốt công việc thăm

khám và tư vấn về bệnh cho bệnh nhân, tuy nhiên cũng cần nhìn nhận và nâng cao

vai trò của dược sĩ bên cạnh bác sĩ. Có 17,9% bệnh nhân không có thời gian, vì vậy

cần đơn giản hóa thủ tục khám chữa bệnh, rút ngắn thời gian chờ để bệnh nhân có

thể được tư vấn nhanh chóng, đồng thời các nội dung tư vấn cần đơn giản, dễ hiểu,

tinh gọn, tạo thuận lợi cho bệnh nhân. Có 5% bệnh nhân do uống thuốc quen thuộc

nên không muốn được tư vấn. Cần lưu ý đối tượng này vì chiếm đa số là bệnh nhân

trung niên – cao tuổi, mắc bệnh lý mạn tính nhiều năm, việc sử dụng thuốc theo thói

quen, không rõ ràng TTT hoặc tự xem mình là thầy thuốc sẽ gây bất lợi trong quá

trình điều trị bệnh. Phần ít bệnh nhân chọn tin tưởng internet hơn là nghe tư vấn từ

người có chuyên môn có thể gây hại cho chính sức khỏe vì nhiều thông tin trên

mạng internet trôi nổi, không qua kiểm chứng.

51

Về các nội dung TTT bệnh nhân muốn được cung cấp theo mức độ cần thiết, TTT

cung cấp gồm cho bệnh nhân theo thứ tự gồm có: Tác dụng > Tác dụng không

mong muốn > Liều dùng > Lưu ý trong sinh hoạt > Cách quan sát, xử trí triệu

chứng khác lạ khi dùng thuốc > Tình trạng cơ thể có dùng thuốc được không >

Tương tác thuốc > Cách bảo quản > Thông tin về bảo hiểm > Giá tiền > Cách dùng

các dạng thuốc đặc biệt. Các thông tin về cách bảo quản, thanh toán bảo hiểm giá

tiền, cách dùng các loại thuốc đặc biệt có mức độ cần thiết thấp nhất, dược sĩ lâm

sàng cân nhắc xem có phù hợp cung cấp cho bệnh nhân không.

Về hình thức bệnh nhân mong muốn nhận TTT, bệnh nhân mong muốn hỏi đáp trực

tiếp tại bàn tư vấn hướng dẫn sử dụng thuốc (49,6%) và hỏi đáp trực tiếp tại quầy

mua thuốc (25,2%). Hiện tại bệnh viện đã triển khai công tác tư vấn cho bệnh nhân

tại bàn tư vấn, tuy nhiên vẫn chưa được bệnh nhân biết đến nhiều và nhân sự TTT

mỏng nên bệnh nhân ngại đông. Cần bổ sung thêm dược sĩ TTT và phổ biến bàn tư

vấn đến bệnh nhân được biết, được tư vấn.

Về thời gian tư vấn, phần lớn bệnh nhân mong muốn tư vấn từ 5 – 10 phút (43,2%)

hoặc dưới 5 phút (26,1%), nhằm tiết kiệm thời gian và không phiền đến người chờ

phía sau. Không giới hạn thời gian (22,6%) lựa chọn của những bệnh nhân muốn

hỏi đáp đến khi hết thắc mắc.

3.2.1.3 Đánh giá của bệnh nhân về công tác thông tin thuốc bệnh viện quận 4

Về cán bộ y tế tư vấn TTT cho bệnh nhân, 78,6% được bác sĩ kê đơn tư vấn, chỉ có

20,6% bệnh nhân được dược sĩ tư vấn. Vì thế, dược sĩ cần cố gắng hơn nữa phát

huy vai trò của mình.

Về thắc mắc TTT sau khi rời bệnh viện, đa số bệnh nhân chiếm 70.4% không có

thắc mắc chứng tỏ các bác sĩ và dược sĩ đã hoàn thành khá tốt nhiệm vụ của mình.

Trong số 76 bệnh nhân còn thắc mắc có 33,9% tìm kiếm thông tin trên mạng

internet (tuy nhiên cần cẩn trọng độ chính xác của thông tin), lựa chọn quay lại bệnh

viện hoặc ra nhà thuốc quen thuộc 21% và 19,3%), lựa chọn hỏi người thân thông

thường vì người nhà bệnh nhân là nhân viên y tế: bác sĩ, dược sĩ, điều dưỡng…

52

Về bệnh nhân đánh giá công tác TTT tại bệnh viện quận 4, có đến 76,7% bệnh nhân

rất hài lòng và hài lòng, có 22,1% đánh giá bình thường và 1,2% không hài lòng

(khoảng 3 bệnh nhân). Bệnh viện cần tiếp tục cải thiện hơn nữa.

3.2.2 Nhu cầu thông tin thuốc cán bộ y tế

3.2.2.1 Nhu cầu thông tin thuốc cán bộ y tế

100% cán bộ y tế đều cho rằng TTT rất cần thiết hoặc có cần thiết cho công việc

của mình. Cán bộ y tế sử dụng TTT nhẳm mục đích bổ sung kiến thức chuyên môn

(30,1%), ứng dụng trong công việc (37,2%) nhiều nhất và phần lớn cán bộ y tế sử

dụng TTT cho nhiều mục đích.

Cán bộ y tế cập nhật TTT nhiều nhất vào mỗi tuần (34,4%), khi gặp ca lâm sàng đặc

biệt (29,3%), mỗi ngày (19,8%) hoặc khi có TTT mới, khi có hội nghị định kỳ.

TTT cán bộ y tế cần mang tính chuyên sâu, hỗ trợ đắc lực trong công tác lâm sàng.

Cán bộ y tế mong muốn nhận được các thông tin theo thứ tự mức độ quan trọng như

sau: Chống chỉ định > Chỉ định > Liều dùng thông thường > Phác đồ và hướng dẫn

điều trị > Liều dùng bệnh nhân suy gan = Đường dùng, cách dùng > Phản ứng bất

lợi > Tương kỵ và tương tác > So sánh các nhóm thuốc > Thông tin đánh giá hiệu

quả > Dược lực học = Dạng bào chế > Thông tin về giá thuốc.

Về hình thức cập nhật kiến thức TTT cán bộ y tế thường dùng là trao đổi với đồng

nghiệp (24,6%) vì thuận tiện và nhanh. Ít dùng nhất là website nước ngoài (5,6%).

3.2.2.2 Thực hành tra cứu thông tin thuốc của cán bộ y tế

Khó khăn các cán bộ y tế gặp phải nhiều nhất khi tra cứu TTT là mất nhiều thời

gian (47,2%) và nghi ngờ độ chính xác thông tin (40,8%). Vì vậy dược sĩ TTT cần

vận dụng kiến thức chuyên môn của mình nhanh chóng cập nhật thông tin mới cho

cán bộ y tế.

Đa số cán bộ y tế đều mong muốn nhận được câu trả lời từ 1 cơ quan TTT riêng biệt

(94,3%) nhằm đảm bảo tính chính xác, cập nhật.

53

Thời gian mong muốn nhận được giải đáp là ngay lập tức (37,8%) hoặc tùy theo

tình huống lâm sàng (36,5%). Rất ít cán bộ y tế mong nhận giải đáp sau 1 tuần

(4,1%). Vì vậy cán bộ TTT cần cố gắng cung cấp TTT nhanh chóng và theo sự nhận

định về tình huống lâm sàng.

Hình thức mong muốn nhận được phản hồi là trao đổi trực tiếp 35,6% vì có thể dễ

dàng hỏi các thắc mắc và đánh giá thông tin ứng dụng cho công việc. Các hình thức

còn lại đều khá ít cán bộ lựa chọn và thấp nhất là qua điện thoại (1,4%).

3.2.2.3 Công việc tư vấn thông tin thuốc của cán bộ y tế

Tần suất tư vấn TTT của cán bộ y tế là khác nhau ở mỗi khoa, tuy nhiên các cán bộ

y tế luôn cố gắng làm tốt công tác tư vấn cho bệnh nhân. 54,9% cán bộ thường

xuyên và 10,6% luôn luôn tư vấn cho bệnh nhân. 33,8% thỉnh thoảng tư vấn và

0,77% không bao giờ (đây 1 số kỹ thuật viên khoa chẩn đoán hình ảnh và xét

nghiệm không tiếp xúc với thuốc và công việc không yêu cầu).

Theo các cán bộ y tế thì thời gian tư vấn hợp lý cho bệnh nhân là 5 -10 phút

(51,4%) hoặc dưới 5 phút (43%) vì thời gian có hạn và số bệnh nhân mỗi ngày rất

nhiều. Tuy nhiên có đến 52,1% cán bộ y tế vẫn tư vấn cho đến hết câu hỏi bệnh

nhân và 31,7% thực tế tư vấn từ 5 đến 10 phút như mong muốn.

3.2.2.4 Cán bộ y tế đánh giá về công tác thông tin thuốc khoa Dược

Đa số cán bộ y tế đánh giá cao hoạt động TTT của khoa Dược (53,5% hài lòng và

24% rất hài lòng). Tuy nhiên vẫn còn 21,1% cho rằng bình thường và 1,4% cho

rằng chưa tốt, cần cải thiện.

54

CHƯƠNG 4: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ

4.1 KẾT LUẬN

Tôi thực hiện khảo sát tại bệnh viện quận 4 từ ngày 15/07/2018 đến ngày

01/09/2018 và thực hiện khảo sát trên 380 bệnh nhân ngoại trú và 142 cán bộ y tế.

Kết quả thu được như sau:

4.1.1 Nhu cầu thông tin thuốc của bệnh nhân ngoại trú

Đa số bệnh nhân có nhu cầu tư vấn TTT (62,6%).

Bệnh nhân mong muốn nhận được các thông tin về tác dụng thuốc, tác dụng không

mong muốn, liều dùng, tình trạng cơ thể có sử dụng được thuốc không, liều dùng,

lưu ý sinh hoạt, tương tác, cách quan sát và xử trí triệu chứng khác lạ

Bệnh nhân mong muốn hỏi đáp trực tiếp tại bàn tư vấn (49,6%) hoặc quầy mua/

cấp/phát (26,2%) trong thời gian 5-10 phút (43,2%) hoặc dưới 5 phút (26,1%).

Đa số bệnh nhân không có thắc mắc khi rời bệnh viện (70,4%)

Bác sĩ kê đơn là người cung cấp TTT cho đa số bệnh nhân (78,6%).

Giới tính và độ tuổi có liên quan đến nhu cầu TTT của bệnh nhân.

4.1.2 Nhu cầu thông tin thuốc của cán bộ y tế

100% cán bộ y tế cho rằng TTT cần thiết hoặc rất cần thiết.

Cán bộ y tế đa số đều thấy TTT cần thiết vì mục đích công việc (37,2%), chuyên

môn (30,1%), trong tham khảo (25,1%) và nghiên cứu (7,6%).

Thời gian cán bộ y tế thường cập nhật TTT là mỗi tuần (34,4%) và khi gặp ca lâm

sàng đặc biệt (29,3%). Thời gian muốn nhận câu trả lời là 1 ngày (37,8%) hoặc tùy

tình huống lâm sàng (36,5%).

Hình thức cán bộ y tế thường sử dụng là trao đổi với đồng nghiệp (24,6%) và cũng

mong muốn nhận được câu trả lời bằng trao đổi trực tiếp (35,6%).

55

TTT cán bộ y tế cần được cung cấp là chống chỉ định, chỉ định, đường dùng và cách

dùng, liều dùng bình thường, liều dùng bệnh nhân suy gan thận, phản ứng bất lợi

của thuốc, tương tác và tương kỵ, dạng bào chế và sinh khả dụng, dược lực học,

dược động học, thông tin đánh giá độ an toàn, phác đồ và thông tin giá thuốc, chi trả

bảo hiểm.

Khó khăn thường gặp phải là mất nhiều thời gian (47,2%) và nghi ngờ độ chính xác

thông tin (40,8%).

Về công tác tư vấn bệnh nhân của cán bộ y tế: cán bộ y tế luôn luôn và thường

xuyên tư vấn TTT cho bệnh nhân (65,5%). Thời gian mong muốn tư vấn là từ 5 đến

10 phút (51,4%) hoặc dưới 5 phút (43%). Thực tế cán bộ y tế tư vấn đến hết câu hỏi

bệnh nhân (52,1%) và dưới 5 phút (31,7%)

4.1.3 Đánh giá về công tác thông tin thuốc của bệnh nhân và cán bộ y tế

Bệnh nhân đa số thấy hài lòng (61,9%) và rất hài lòng (14,8%) về công tác TTT của

cán bộ y tế tại bệnh viện.

Cán bộ y tế đa số đánh giá tốt (53,5%) và rất tốt (24%) về công tác TTT của khoa

Dược bệnh viện.

4.2 ĐỀ NGHỊ

Từ kết quả của nghiên cứu, tôi xin đưa ra một số đề xuất sau:

Xây dựng mô hình tư vấn phù hợp cho bệnh nhân trung – thanh niên điều trị

ngoại trú tại bệnh viện quận 4.

Mở rộng khảo sát dành cho bệnh nhân nội trú và bệnh nhân ngoại trú trong

lứa tuổi người già.

Khoa Dược cần bổ sung nhân lực cho việc triển khai hướng dẫn sử dụng

thuốc cho bệnh nhân.

Khoa Dược cần kịp thời cập nhật, nhanh chóng nắm bắt TTT mới triển khai

cho các khoa khác dưới dạng các nội dung ngắn gọn, đơn giản, dễ hiểu.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tiếng Việt

1. Bộ môn Công nghệ Thông tin Dược Trường Đại học Y dược TP Hồ Chí Minh

(2016), Công nghệ thông tin ứng dụng trong ngành dược, Tp. Hồ Chí Minh, 107-

117.

2. Bộ môn Dược lâm sàng Trường Đại học Dược Hà Nội (2011), Dược lâm sàng,

Nhà xuất bản Y học, Hà Nội, 120-129.

3. Bộ Y tế (2003), Công văn số 10766/YT-Đtr về việc hướng dẫn tổ chức, hoạt

động của đơn vị thông tin thuốc trong bệnh viện.

4. Bộ Y tế (2009), Quyết định số 991/QĐ-BYT về việc thành lập Trung tâm Quốc

gia về Thông tin thuốc và theo dõi phản ứng có hại của thuốc.

5. Bộ Y tế (2009), Thông tư số 13/2009/TT-BYT hướng dẫn hoạt động thông tin,

quảng cáo thuốc.

6. Bộ Y tế (2012), Thông tư 22/2011/TT-BYT về quy định tổ chức và hoạt động của

khoa Dược bệnh viện.

7. Bộ Y tế (2012), Thông tư 31/2012/TT-BYT hướng dẫn hoạt động dược lâm sàng

trong bệnh viện.

8. Quốc hội (2016), Luật Dược số 105/2016/QH13, 55-56.

9. Hoàng Trọng, Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2008), Phân tích dữ liệu nghiên cứu với

SPSS, Nhà xuất bản Hồng Đức, Tp. Hồ Chí Minh, 116 – 123.

Tiếng Anh

10. American Society of Health-System Pharmacists (2015), “ASHP Guidelines on

the Pharmacist’s Role in Providing Drug Information”, American Journal of

Health-System Pharmacy, 72 (7), 573-577.

11. Embrey M (2012), MDS-3: Managing Access to Medicines and Health

Technologies, Management Sciences for Health, Inc.

12. Kier K.L, Malone P.M, Stevanovich J.E (2006), Drug Information: A Guide for

Pharmacists, 3rd edition, The McGraw-Hill Companies, Inc.

13. Warner-Smith M (2003), “The challenge of developing drug information

systems in Africa”, Bulletin on Narcotics, 55(1-2), 95-98.

14. Watanabe AS, McCart G, Shimomura S, Kayser S (1975), “Systematic

approach to drug information requests”, Am J Hosp Pharm, 32(12), 1282- 1285

PL1

PHỤ LỤC 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGUYỄN TẤT THÀNH BỆNH VIỆN QUẬN 4

KHOA DƯỢC

PHIẾU KHẢO SÁT NHU CẦU THÔNG TIN THUỐC

BỆNH NHÂN NGOẠI TRÚ

Thông tin thuốc (TTT) là các thông tin gắn liền với thuốc, giúp bệnh nhân hiểu rõ

lợi ích và tác hại thuốc, đảm bảo bệnh nhân thực hiện sử dụng thuốc hợp lý, an

toàn, hiệu quả.

Nhằm mục đích nghiên cứu và góp phần cải thiện công tác tư vấn TTT cho bệnh

nhân, trân trọng đề nghị quý Cô/Bác/Anh/Chị dành chút thời gian thực hiện bảng

khảo sát. Ý kiến của quý Cô/Bác/Anh/Chị là vô cùng cần thiết và quan trọng đối với

nghiên cứu. Mọi thông tin sẽ được bảo mật và chỉ để nghiên cứu, không dùng cho

mục đích nào khác.

Nếu Cô/Bác/Anh/Chị có các câu hỏi về nghiên cứu này, xin liên hệ: Sinh viên

Huỳnh Phúc Diễm Hoàng qua email: [email protected] hoặc số điện

thoại: 01212597079. Xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ.

I. PHẦN THÔNG TIN CƠ BẢN

1. Họ và tên:

2. Tuổi: Giới tính:

3. Nghề nghiệp: Học vấn:

4. Nơi ở hiện tại:

5. Số điện thoại hoặc địa chỉ email (nếu có):

6. Đối tượng:

Bệnh nhân Người thân bệnh nhân

Hình thức khám

Khám bảo hiểm y tế Khám dịch vụ

7. Địa điểm khảo sát:

Đang chờ khám bệnh

PL1

Đang chờ mua/ lấy thuốc

Đã mua/ lấy thuốc

II. NỘI DUNG KHẢO SÁT

1. Cô/Bác/Anh/Chị hoặc người thân được chẩn đoán bệnh gì?

……………………………………………………………………………….

2. Đây là lần thứ mấy Cô/Bác/Anh/Chị đến khám và điều trị tại Bệnh viện

Quận 4?

Lần đầu tiên Lần thứ hai

Khác: ...............................................................................................................

3. Cô/Bác/Anh/Chị mua thuốc hoặc được nhận cấp/ phát ở đâu?

Khoa Dược bệnh viện

Nhà thuốc bệnh viện

Nhà thuốc tư nhân hoặc chuỗi nhà thuốc bên ngoài bệnh viện

4. Cô/Bác/Anh/Chị có muốn được dược sĩ tư vấn thêm sau khi bác sĩ kê

đơn không?

Có Không

Nếu KHÔNG, xin vui lòng cho biết lý do tại sao?

………………………………………………………………………………

5. Cô/Bác/Anh/Chị vui lòng đánh dấu X vào ý kiến cho là đúng nhất:

Rất cần thiết Cần thiết Bình thường Không cần thiết

A B C D

Cô/Bác/Anh/Chị xin cho biết về mức độ cần thiết của các nội dung TTT muốn

được cung cấp:

Nội dung TTT Mức độ cần thiết

A B C D

1. Tác dụng của thuốc

2. Tác dụng không mong muốn của thuốc

PL1

3. Tình trạng cơ thể có thể dùng thuốc được không? (ví dụ có

thai, bị các bệnh lý liên quan như suy gan-thận, viêm tiết niệu...)

4. Liều dùng, thời gian dùng thuốc

5. Cách dùng các dạng thuốc đặc biệt (bình xịt hen suyễn, bút

tiêm isulin…..)

6. Lưu ý đặc biệt trong điều chỉnh ăn uống, sinh hoạt hằng ngày

7. Tương tác với thuốc khác

8. Cách quan sát, theo dõi, xử trí triệu chứng khác lạ khi dùng

thuốc

9. Cách bảo quản thuốc

10. Giá tiền

11. Thuốc có được thanh toán bảo hiểm

12. Khác:……………...…………………………………………

6. Cô/Bác/Anh/Chị muốn được tư vấn TTT theo hình thức nào?

Hỏi đáp trực tiếp tại quầy mua/cấp/phát thuốc

Hỏi đáp trực tiếp tại bàn tư vấn hướng dẫn sử dụng thuốc

Sử dụng phiếu tư vấn

Tư vấn qua điện thoại

Tư vấn qua email/ facebook/ zalo

Hình thức khác (xin vui lòng ghi rõ):………………………………………..

7. Cô/Bác/Anh/Chị mong muốn thời gian tư vấn TTT tại bệnh viện là bao

lâu ?

Dưới 5 phút Từ 5 đến dưới 10 phút

Từ 10 đến dưới 15 phút Từ 15 đến dưới 20 phút

PL1

Trên 20 phút Không giới hạn thời gian

8. Cô/Bác/Anh/Chị có thắc mắc về thuốc sau khi rời bệnh viện không ?

Có Không

Nếu CÓ, Cô/Bác/Anh/Chị tìm kiếm thông tin ở đâu ?

Quay lại bệnh viện hỏi trực tiếp bác sĩ/ dược sĩ/ điều dưỡng

Ra nhà thuốc quen thuộc hoặc gần nhà hỏi dược sĩ bán thuốc

Xem tờ hướng dẫn sử dụng (nếu có)

Hỏi người thân

Dùng internet tìm kiếm

Phương pháp khác (ghi rõ):……………………………………………

9. Cán bộ y tế nào tại bệnh viện là người cung cấp TTT cho Cô/Bác/

Anh/Chị?

Bác sĩ kê đơn Dược sĩ Điều dưỡng

Khác (xin vui lòng ghi rõ): .................................................................................

10. Cô/Bác/Anh/Chị đánh giá thế nào về việc cung cấp TTT của cán bộ y tế

tại bệnh viện?

Rất hài lòng

Hài lòng

Bình thường

Không hài lòng

Rất không hài lòng

HẾT

PL2

PHỤ LỤC 2

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGUYỄN TẤT THÀNH BỆNH VIỆN QUẬN 4

KHOA DƯỢC

PHIẾU KHẢO SÁT NHU CẦU THÔNG TIN THUỐC CÁN BỘ Y TẾ

Thông tin thuốc (TTT) cung cấp cho cán bộ y tế các nội dung mang tính chuyên sâu

về thuốc, có ý nghĩa quan trọng trong việc hướng dẫn lựa chọn, sử dụng thuốc hợp

lý, an toàn, hiệu quả.

Nhằm mục đích nghiên cứu và góp phần nâng cao công tác dược lâm sàng tại bệnh

viện, trân trọng đề nghị quý Anh/Chị dành chút thời gian thực hiện bảng khảo sát. Ý

kiến của quý Anh/Chị là vô cùng hữu ích và quan trọng đối với nghiên cứu. Mọi

thông tin sẽ được bảo mật và chỉ để nghiên cứu, không dùng cho mục đích nào

khác.

Nếu Anh/Chị có các câu hỏi về nghiên cứu này, xin liên hệ: Sinh viên Huỳnh Phúc

Diễm Hoàng qua email: [email protected] hoặc số điện thoại:

01212597079. Xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ.

I. PHẦN THÔNG TIN CƠ BẢN

Họ và tên: Tuổi:

Chức vụ: Khoa/Phòng/Ban:

II. NỘI DUNG KHẢO SÁT

1. Theo Anh/Chị TTT có cần thiết trong công việc của mình không?

Rất cần thiết Có cần thiết Không cần thiết

2. Anh/Chị sử dụng TTT nhằm mục đích gì?

Làm tài liệu tham khảo

Vận dụng trong nghiên cứu

Bổ sung kiến thức chuyên môn

Ứng dụng trong công việc

3. Trung bình bao lâu Anh/Chị có thắc mắc hoặc cần cập nhật TTT trong

điều trị?

PL2

Mỗi ngày Mỗi tuần

Mỗi tháng Khi gặp ca lâm sàng đặc biệt

Khác (vui lòng ghi rõ):…………………………………………………………

4. Anh/Chị cập nhật kiến thức về TTT chủ yếu qua những hình thức tra

cứu nào?

Trao đổi với đồng nghiệp

Sách/ Báo/ Tạp chí chuyên ngành

Tài liệu phát tay/ Tờ hướng dẫn sử dụng

App (ví dụ: Medscape App, MIMS App):……………………………………

Website trong nước và website Chính phủ, Bộ Y tế Việt Nam

Website nước ngoài:……………………………………………………………

Bảng tin khoa Dược

Trình dược viên hoặc công ty dược

Khác (vui lòng ghi rõ):……………………………………………………………

5. Anh/Chị vui lòng đánh dấu X vào ý kiến cho là đúng nhất

Rất quan trọng Quan trọng Có hay không cũng được Không quan trọng

A B C D

Nội dung TTT nào là quan trọng đối với Anh/Chị?

Nội dung TTT Mức độ

A B C D

1. Biệt dược mới, hoạt chất mới

2. Chỉ định

3. Chống chỉ định

4. So sánh, đánh giá giữa các thuốc hoặc nhóm thuốc về hiệu

quả, tính an toàn… để sử dụng và lựa chọn thuốc

PL2

5. Liều dùng, trong đó

_ Liều dùng thông thường

_ Hiệu chỉnh liều bệnh nhân suy gan, suy thận

6. Đường dùng, cách dùng

7. Phản ứng bất lợi của thuốc

8. Tương tác và tương kỵ (thuốc-thuốc, thuốc-thức ăn, nước )

9. Dạng bào chế và sinh khả dụng

10. Dược lực học

11. Dược động học: phân bố, hấp thu, chuyển hóa, thải trừ

12. Thông tin đánh giá hiệu quả và độ an toàn thuốc mới

13. Phác đồ và hướng dẫn điều trị

14. Thông tin về giá thuốc, thuốc chi trả bảo hiểm

15. Khác:……………………………………………………

6. Những khó khăn Anh/Chị gặp phải trong tra cứu TTT?

Mất nhiều thời gian

Rào cản ngôn ngữ

Nghi ngờ độ chính xác của thông tin

Kỹ năng tìm kiếm

Không có khó khăn

Khó khăn khác (vui lòng ghi rõ):………………………………………………

7. Khi có thắc mắc về TTT Anh/Chị có mong muốn nhận được câu trả lời

từ cơ quan chuyên môn riêng biệt: Đơn vị TTT bệnh viện?

Có Không

8. Thời gian Anh/Chị mong muốn nhận được phản hồi về thắc mắc?

Ngay lập tức 1 ngày

1 tuần 1 tháng

Tùy theo tính cấp thiết của tình huống lâm sàng

9. Anh/Chị muốn nhận được TTT theo hình thức nào sau đây?

PL2

Trao đổi trực tiếp Qua bảng tin

Qua giao ban Qua điện thoại

Qua phần mềm Qua mạng trực tuyến

Qua hội thảo khoa học Qua đào tạo ngắn hạn

Hình thức khác:...................................................................................................

10. Anh/Chị đánh giá như thế nào về công tác cung cấp TTT từ Khoa Dược

bệnh viện?

Rất tốt Chưa tốt, cần cải thiện

Tốt Vô cùng yếu kém

Bình thường

11. Anh/ Chị có tư vấn về TTT cho bệnh nhân không?

Luôn luôn Thường xuyên Thỉnh thoảng Không bao giờ

12. Theo Anh/Chị, thời gian tư vấn cho bệnh nhân trong bao lâu thì hợp lý?

Dưới 5 phút

Từ 5 đến dưới 10 phút

Từ 10 đến dưới 20 phút

Trên 20 phút

13. Thực tế Anh/Chị thường tư vấn TTT cho bệnh nhân trong bao lâu?

Đến khi hết câu hỏi của bệnh nhân

Dưới 5 phút

Từ 5 đến dưới 10 phút

Từ 10 đến dưới 20 phút

Trên 20 phút

HẾT

PL3

PHỤ LỤC 3

Danh sách thống kê các cán bộ y tế bệnh viện quận 4 đã tham gia phỏng vấn

STT Khoa Y – Bác sĩ Điều dưỡng Kỹ thuật viên Hộ lý

1 Liên chuyên khoa 9 5 0 0

2 Kiểm soát nhiễm khuẩn 2 3 0 0

3 Nội 7 7 0 0

4 Y học cổ truyền 4 1 1 4

5 Xét nghiệm 3 4 5 0

6 Nhi 3 6 0 0

7 Ngoại 4 8 0 2

8 Sản 3 5 0 10

9 Chẩn đoán hình ảnh 5 5 6 1

10 Cấp cứu – Chống độc –

Hồi sức tích cực 4 23 0 0

11 Dinh dưỡng 1 1 0 0

PHIẾU XÁC NHẬN SỬA CHỮA

Nội dung khóa luận đã được chỉnh sửa theo góp ý của Hội đồng.

GVHD Sinh viên

Chủ tịch Hội đồng GV phản biện