thuật ngữ công nghệ sinh học

23
Thuật ngữ công nghệ sinh học Written by Hoang Thanh Tung Quan điểm - Quan điểm công việc CÁC THUẬT NGỮ Sinh học phân tử Alen: một trong nhiều dạng khác nhau của một gen, chiếm một locus xác định trên nhiễm sắc thể Anticodon: là một trình tự gồm 3 base của phân tử RNA bổ cứu mã trên phân tử mRNA. [5] Amino axít: là một hợp chất hoá học có chứ ít nhất 1 nhóm amin và 1 nhóm axits hữu cơ, nó là các đơn vị cấu thành của protein Bản đồ giới hạn: là trình tự các vị trí nhận biết của tất cả các enzym giới hạn trên một phân tử DNA. Bắt cặp bổ xung: Sự kết hợp giữa hai mạch đơn DNA có trình tự bổ sung tạo một mạch kép. Biến nạp: là sự thu nhận những đặc điểm di truyền mới ở vi khuẩn nhờ việc chuyển vào vi khuẩn các phân tử DNA. Biến tính của DNA và RNA: là sự chuyển từ dạng mạch kép sang dạng mạch đơn. Tác nhân gây nên sự biến tính thường là nhiệt. Bộ gen: là toàn bộ các thành phần DNA nhân của tất cả các gen của một tế bào hay của một cơ thể đơn bào. Bp: cặp bazo, là liên kết A-T hoặc C-G trên một phân tử DNA mạch kép và là đơn vị đo chiều daid của một phân tử

Upload: zzzic

Post on 25-Jul-2015

79 views

Category:

Documents


1 download

TRANSCRIPT

Page 1: Thuật ngữ công nghệ sinh học

Thuật ngữ công nghệ sinh học

Written by Hoang Thanh Tung   

Quan điểm - Quan điểm công việc

CÁC THUẬT NGỮ

Sinh học phân tử

Alen: một trong nhiều dạng khác nhau của một gen, chiếm một locus xác định trên nhiễm sắc thể

Anticodon: là một trình tự gồm 3 base của phân tử RNA bổ cứu mã trên phân tử mRNA. [5]

Amino axít: là một hợp chất hoá học có chứ ít nhất 1 nhóm amin và 1 nhóm axits hữu cơ, nó là các đơn vị cấu thành của protein Bản đồ giới hạn: là trình tự các vị trí nhận biết của tất cả các enzym giới hạn trên một phân tử DNA.

Bắt cặp bổ xung: Sự kết hợp giữa hai mạch đơn DNA có trình tự bổ sung tạo một mạch kép.

Biến nạp: là sự thu nhận những đặc điểm di truyền mới ở vi khuẩn nhờ việc chuyển vào vi khuẩn các phân tử DNA.

Biến tính của DNA và RNA: là sự chuyển từ dạng mạch kép sang dạng mạch đơn. Tác nhân gây nên sự biến tính thường là nhiệt.

Bộ gen: là toàn bộ các thành phần DNA nhân của tất cả các gen của một tế bào hay của một cơ thể đơn bào.   

Bp: cặp bazo, là liên kết A-T hoặc C-G trên một phân tử DNA mạch kép và là đơn vị đo chiều daid của một phân tử DNA.

Các hợp chất photphat cao năng (ATP): được cấu tạo từ adenin, đường riboza (5C) và ba nhóm phosphat. Là phân tử chứa năng lượng hoá học chính của mọi tế bào. Các nhóm phosphat cuối của ATP có mang các liên kết mà khi bị thuỷ giải sẽ giải phóng một năng lượng tự do lớn.

Cảm ứng: liên quan tới khả năng tổng hợp một số enzym ở vi khuẩn chỉ khi có mặt cơ chất của các enzym này trong môi trường. Khi áp dụng cho khái niệm điều hoà biểu hiện gen, từ này có nghĩa là sự khơi mào quá trình phiên mã do tương tác giữa một chất cảm ứng với protein điều hoà.

Cáp (mũ chụp-cape): nhóm 7-methyl guanin gắn vào bazơ đầu tiên của mọi mRNA

Page 2: Thuật ngữ công nghệ sinh học

thông qua một liên kết 5’-5’ triphotphat.

cDNA (complementtary DNA): là các phân tử DNA được tổng hợp bởi enzym phiên mãn ngược (transciptase) trên RNA, trình tự bazơ nitơ trong DNA bổ cứu với trình tự bazơ nitơ trong RNA. [5]

centiMorgan (cM) là đơn vị của di truyền học phân tử tương đương với một triệu cặp bazơ trong một phân tử DNA.  [5]

Chuyển gen:  là phương pháp đưa các gen lạ, đoạn insert, đoạn DNA ngoại lai vào vectơ tách dòng để tạo tạo vectơ tái tổ hợp rồi đưa vectơ tái tổ hợp vào tế bào chủ (cơ thể vật chủ)

CIS (trình tự): trình tự trên một phân tử DNA có tác động (điều hoà) đến các trình tự khác trên cùng phân tử DNA đó, các trình tự CIS không mã hoá cho protein.

Cistron: đơn vị di truyền, tương đương với gen.

Clone gen: là quá trình nhân bản từ đoạn cắt DNA (sau khi đã bị phân cắt bởi các các enzym giới hạn) sắp xếp lại các đoạn cắt đã nhân bản trong hệ thống lưu trữ goi là thư viện mẫu đã nhân dòng.

Codon: bộ ba nucleotit mã hoá cho một amino axít hay cho một “dấu hiệu” bắt đầu hay chấm dứt dịch mã.

Công nghệ DNA tái tổ hợp: là tập hợp các kỹ thuật để tạo nên DNA tái tổ hợp.

Cosensus (trình tự): trình tự lý tưởng trong đó mỗi nucleotit tương ứng với nucleotit thường gặp nhất khi so sánh nhiều trình tự cùng loại.

Dị nhiễm sắc chất: gồm các vùng của bộ gen thường xuyên ở trạng thái cô đặc và không biểu hiện về mặt di truyền. Trạng thái này có thể vĩnh viễn hay tạm thời.

Dịch mã: là sự tổng hợp protein từ khuôn RNA thông tin.

DNA: là axít deoxyribonucleic - một hợp chất hữu cơ của gen [5], nó có nguồn gốc khác nhau thông qua vi thao tác của con người. Quá trình này có thể xảy ra trong tế bào sống (qua sự trao đổi chéo trong phân bào giảm nhiễm) hay trong ống nghiệm nhờ các enzym cắt và nối DNA.

DNA polymerase: enzym tổng hợp nên mạch DNA mới từ một mạch khuôn, có thể tham gia vào quá trình sao chép hay sửa sai.

DNA tái tổ hợp (rDNA): là các đoạn DNA được tạo lại bằng cách chắp các đoạn

DNA vệ tinh: là những trình tự lặp lại bao gồm những đơn vị ngắn giống hoặc tương tự nhau.

Dnase: enzym phân huỷ liên kết của phân tử DNA.

Page 3: Thuật ngữ công nghệ sinh học

Dòng (clone): là tập hợp các tế bào hoặc phân tử giống hệt nhau cùng bắt nguồn từ một tế bào hay phân tử ban đầu.

Đồng nhiễm sắc chất: bao gồm những phần của bộ gen nằm trong nhân ở giai đoạn nghỉ kông kể phần dị nhiễm sắc chất.

Endonuclease: là enzym phân cắt liên kết bên trong một mạch nucleic axit, chúng có thể mang tính đặc hiệu đối với một phân tử RNA, một phân tử DNA mạch đơn hay mạch kép.

Enhancer (trình tự): một trình tự dạng CÍ có khả năng đẩy mạnh việc sử dụng một số promoter ở eucaryote, có thể hoạt động theo cả hai hướng ở bất kỳ vị trí nào so với promoter.

Enzym giới hạn: là các enzym nhận biết một trình tự DNA ngắn chuyên biệt và cắt mạch kép DNA.

ES (tế bào): tế bào phôi chưa biệt hoá, đa thế ở chuột, có thể được nuôi cấy trong một thời gian dài mà vẫn giữ được tính đa thế (nghĩa là khả năng biệt hoá theo chiều hướng khác nhau)

Ex vivo: dùng để chỉ các thí nghiệm thực hiện trên tế bào nuôi cấy, các tế bào này sau đó sẽ được đua vào một cơ thể sống.

Exon: một phần của một gen gián đoạn (gen tồn tại ở eucaryote), có mặt trong một phân tử RNA trưởng thành.

Exonuclease: enzym cắt rời từng nucleotit một từ đầu cuối của một mạch polynucleotit, chúng có thể đặc hiệu cho đầu 5’ hay đầu 3’ của phân tử DNA hay RNA.

Gen tiền ung thư: là các gen được tìm thấy trong bộ gen eucaryote, là thành phần tương ứng của các gen ung thư tìm thấy trong các retrovirus.                 

Gen ung thư: là các gen mã hoá cho những sản phẩm có khả năng biến tế bào eucaryote thành tế bào ung thư.                                                              

Gen: là một đoạn DNA cung cấp thông tin hoá học cho việc tổng hợp protein trong tế bào, tập hợp các gen và xen vào các trình tự DNA hợp thành 1 nhiễm sắc thể.

Ghép nối: là sự loại bỏ các ỉnton và nối liền các exon ở RNA trong quá trình trưởng thành sau phiên mã.

Giải trình tự gen: là các kỹ thuật để xác định trình tự xắp xếp các nucleotid trên DNA.

Giao nạp: là hiện tượng truyền vaatj chất di truyền từ vi khuẩn thể cho (D) sang vi khuẩn thể nhận (R) thông qua ống giao nạp.

Page 4: Thuật ngữ công nghệ sinh học

Histon: là các protein kết hợp chặt chẽ với DNA tạo thành các nucléôme, có cấu trúc được bảo tồn cao trong quá trình tiến hoá ở eucaryote.

Hồi tính: là sự tái bắt cặp của hai mạch đơn DNA bổ sung của một phân tử DNA mạch kép.

Hybridoma: là dòng tế bào được hình thành từ sự phối hợp một tế bào ung thư và một bạch cầu lympho, hybridoma có khả năng sản sinh các kháng thể một cách vĩnh viễn.

In vi tro: là các qúa trình xảy ra trong dịch chiết tế bào không chứa nguyên vẹn hay trong môi trường nhân tạo.

In vivo: là các hiện tượng xảy ra trong tế bào nguyên vẹn hay trong cơ thể sống

Intron:  là một đoạn DNA được phiên mã nhưng bị loại bỏ trong quá trình trưởng thành của RNA, không có mặt ở phân tử RNA trưởng thành.

IS: là trình tự gắn xen có kích thước nhỏ ở vi khuẩn, tương đương với transposon, chỉ mang gen cần cho sự gắn xen của chính nó.

Insulin: là hocmoon tuyến tuỵ bao gồm 51 axít amin, 2 chuỗi nối với nhau. Insulin làm thuận lợi cho việc chuyển glucoza vào máu. Insulin cũng có thể được sản xuất bằng vi khuẩn biến đổi gen. [5]

Lai phân tử: là các quá trình trong đó hai mạch axít nucleotic bổ sung (A-T, G-X) bắt cặp hình thành nên một mạch kép. Là một kỹ thuật hữu hiệu để phát hiện mottj trình tự nuxcleotide chuyên biệt.

Lai tại chỗ: là quá trình bắt cặp giữa mẫu dò (là một trình tự DNA hay RNA mạch đơn) với DNA của tế bào được cố định trên lam kính.

Ligase: là enzym nối liền hai phân tử nucleic axít trong một quá trình tiêu hao năng lượng, ví dụ DNA lig

Mã di truyền: là các trình tự bazơ nitơ trong phân tử DNA chuyên hoá cho một trình tự của một anino acid trong một tế bào

Mã di truyền: là sự tương ứng giữa các bộ ba nucleotide trên DNA (hay RNA) và các amino axit trên protein.

Mẫu dò: là một đoạn RNA hay DNA chuyên biệt được đánh dấu bằng đồng vị phóng xạ hay bằng hoá chất, dùng để định vị một trình tự nucleic acid nhất định thông qua kĩ thuật lai phân tử.

Mồi: là một trình tự DNA hay RNA ngắn, bắt cặp với một mạch khuôn DNA và có mang một đầu 3’OH tự do giúp DNA polymeraza bắt đầu tổng hợp mạch mới.

Monocistron: mỗi mRNA monocistron chỉ mã hoá cho một protein.

Page 5: Thuật ngữ công nghệ sinh học

Monomer: phân tử đơn vị nhỏ, có thể liên kết với các phân tử đơn vị trí giống nó để hình thành những phân tử lớn hơn (polymer)

Ngân hàng gen: nơi mà chứa các tế bào của cơ thể để sau này có thể tiến hành phân tích di truyền.

Nhân tố bắt đầu: viết tắt là IF ở procaryote, eIF ở eucaryote, là các protein kết hợp với tiểu đơn vị của ribosome vào giai đoạn khởi động của quá trình dịch mã tổng hợp protein.

Nhân tố kéo dài: viết tắt là EF ở procaryote, eEF ở eucaryote, là các protein kết hợp với các ribosome theo chu kì và có vai trò trong quá trình tổng hợp sợi polypeptit.    

Nhiễm sắc chất : là phức hợp DNA và protein trong nhân ở giai đoạn nghỉ của của quá trình phân bào, trong giai đoạn này không thể phân biệt từng nhiễm sắc thể riêng lẻ. Tên gọi này bắt nguồn từ phản ứng với các màu nhuộm đặc trưng cho DNA của phức hợp.

Nhiễm sắc thể (Chromosome ): đơn vị của một bộ gen, có mang nhiều gen. Mỗi nhiễm sắc thể là một phân tử DNA mạch kép dài kết hợp với các phân tử protein chuyên biệt, chỉ được nhìn thấy rõ ở giai đoạn phân chia của tế bào.

Nhiễm sắc tử: là các bản sao của nhiễm sắc thể, hình thành từ sự sao chép. Từ này thường dùng để chỉ các cấu trúc này vào trước lúc chúng tách rời nhau trong quá trình phân chia tế bào.

Nucleosome: là tiểu đơn vị cấu trúc của nhiễm sắc chất; bao gồm một đoạn DNA có kích thước 200 bp và một tập hợp 8 protein histon.

Nucleotid: là đơn vị cấu thành của axít nucleic.

Operator: là một đoạn DNA gắn trên nhiễm sắc thể của vi khuẩn, nơi gắn các protein điều hoà, có chức năng kiểm soát sự phiên mã của các gen kế cận.

Operon: là một đơn vị biểu hiện và điều hoà gen ở vi khuẩn, bao gồm các gen cấu trúc nằm cạnh nhau và các nhân tố điều hoà, các gen cấu trúc này cùng chịu những tác động điều hoà như nhau.

Phage: viết tắt của bacteriophage (trực khuẩn thể), là các virus xâm nhiễm vi khuẩn.

Phiên mã ngược: là sự tổng hợp DNA từ khuôn RNA nhờ enzym phiên mã ngược.

Phiên mã: là quá trình tổng hợp RNA từ khuôn DNA.

Plasmid: là một DNA dạng vòng, nằm ngoài nhiễm sắc thể và có khả năng tự sao chép độc lập.

Page 6: Thuật ngữ công nghệ sinh học

Polycistron: mỗi mRNA polycỉton bao gồm nhiều vùng mã hoá, tương ứng với nhiều gen.

Primer: mồi.

Procaryote: sinh vật không có cấu trúc nhân.

Promoter: là một trình tự trên phân tử DNA, nơi RNA polymerase gắn vào để khởi động phiên mã.

Protein điều hoà: là protein phản ứng với vị trí điều hoà trên phân tử DNA và kích thích sự biểu hiện gen [5]

Purin: là một trong hai nhóm hợp chất dạng vòng có chứa nitơ, tìm thấy ở nucleic axit: adenin và guanin là các purin.

Pyrimidin: là một trong hai nhóm hợp chất dạng vòng có chứa nitơ, tìm thấy ở nucleic axít; các pyrimidin bao gồm cytosin, thymin và uracil.

RE: viết tắt của từ enzym giới hạn.

Retrovirus:  là virus có bộ gen là RNA, sinh sôi thông qua dạng DNA mạch kép.

RNA polymerase: là enzym tổng hợp RNA từ mạch khuôn DNA.

Rnase: là enzym thuỷ phân RNA.

Sinh vật chuyển gen: là các sinh vật được hình thành từ sự chuyển những trình tự DNA mới vào dòng tế bào mầm thông qua trứng thụ tinh.

Sự biến tính Protein là sự chuyển từ cấu hình hoạt động thành dạng bất hoạt động.

Tách dòng gen: Là dùng các kỹ thuật để tách 1 gen hoặc 1 đoạn DNA cần phân thiết gắn chúng vào vectow thích hợp rồi chuyển chúng vào tế bào chủ. Làm cho tế bào chủ nhân lên vô số bản copy của gen đó.

Tải nạp: là sự chuyển vật liệu di truyền từ tế bào nọ sang tế bào kia nhờ một virus.

Tái tổ hợp: là quá trình trong đó nhiễm sắc thể hay phân tử DNA đứt ra rồi các phần đứt được nối lại theo một tổ hợp mới. Quá trình này có thể xảy ra trong tế bào sống (qua sự chao đổi chéo trong phân bào giảm nhiễm) hay trong ống nghiệm nhờ các enzym cắt và nối DNA.

Thư viện gen: là tập hợp tất cả các đoạn DNA được tạo dòng đại diện cho toàn bộ gen.

Trao đổi chéo: là sự trao đổi vật chất giữa các nhiễm sắc thể xảy ra trong quá trình phân bào giảm nhiễm, là tác nhân của sự tái tổ hợp di truyền.

Vật lý Kỹ thuật Y sinh (Biomedical Engineering) là một lĩnh vực công nghệ liên ngành ứng dụng các nguyên lý và phương pháp kỹ thuật (vật lý, cơ khí, điện tử, hóa

Page 7: Thuật ngữ công nghệ sinh học

học, công nghệ thông tin) trong lĩnh vực y sinh học, đặc biệt trong y khoa. Trong xu hướng phát triển hiện nay, lĩnh vực này không còn hiểu theo nghĩa hẹp là chỉ có thiết bị phục vụ chẩn đoán và điều trị, mà còn bao gồm các lĩnh vực về vật liệu sinh học, trí tuệ nhân tạo trong ứng dụng y sinh, quy trình kỹ thuật hỗ trợ chẩn đoán điều trị …

Vectơ tách dòng gen: là những phân tử DNA có kích thước nhỏ có khả năng cho phép gắn xen các đoạn DNA ngoại lai, có khả năng tái bản độc lập và không phụ thuộc vào tế bào chủ.

Vectơ: là các plasmit hay phage dùng để “chuyên trở” một đoạn DNA lạ gắn vào đó với mục đích tạo ra một lượng bản sao lớn hay một sản phẩm protein từ đoạn DNA này trong kỹ thuật tạo dòng.

Các phương pháp và kỹ thuật sinh học phân tử

Kỹ thuật AFLP (Amplified Flagment Length Polymorphism DNA) là phương pháp đa hình chiều dài các đoạn DNA được khuyếch đại chọn lọc. Nguyên tắc của phương pháp này giống phương pháp RFLP chỉ có 1 điểm khác biệt duy nhất đó là phương pháp này không cần tiến hành lai phân tử do đó thực hiên nhanh hơn.

Kỹ thuật RAPD (Random Amplified Polymorphism DNA) Đa hình các đoạn DNA được khuyếch đại ngẫu nhiên.

Kỹ thuật RFLP (Restriction Flagment Polymorphism DNA) là phương pháp đa hình chiều dài các đoạn DNA cắt ngẫu nhiên bởi các enzym giới hạn. Là kỹ thuật tạo nên các đoạn cắt khác nhau phân biệt được bằng điện di đồ, các đoạn cắt còn được gọi là các “dấu vân tay” đặc trưng cho từng phân tử DNA. 

Kỹ thuật SSR (Simple Sequence Repeats) là kỹ thuật khuyếch đại các đoạn lặp lại đơn giản, còn gọi là phương pháp vi vệ tinh hay tiểu vệ tinh

Lai tại chỗ: laf phương pháp lai phân tử ngay trong tế bào, không cần tách chiết axaít nucleic. Các mẫu dò thường được đánh dấu bằng huỳnh quang. Tuỳ từng loại tế bào và mô có thể thực hiện các phương pháp lai tai chỗ khác nhau.

Northern blot: là kỹ thuật chuyển và cố định RNA từ gel agarosa lên màng lai, nghĩa rộng boa gồm luôn cả công đoạn lai RNA cố định trên màng lai với mẫu dò.

PCR:  là phương pháp khuyếch đại số lượng bản sao của một trình tự DNA đích một cách không hạn chế trong một khoảng thời gian nhắn.

Phóng xạ tự ghi: là kỹ thuật phát hiện các phân tử có đánh dấu phóng xạ thông qua hiệu ứng tạo ảnh của các phân tử này trên một phim chụp ảnh.

Southern blot: kỹ thuật chuyển và cố định DNA đã biến tính từ gel agarose lên màng lai, thường dùng để chỉ cả công đoạn lai DNA này với mẫu dò.

Page 8: Thuật ngữ công nghệ sinh học

Công nghệ Enzym-Protein

Apoenzym: là thành phần protein có trong phức hợp enzym và các cofactor, khi loại bỏ các cofactor thì enzym đó bị mất hoạt tính xúc tác.  [4]

Chất hoạt hoá: là các chất làm tăng hoạt độ xúc tác của enzym bằng cách phá vỡ một số liên kết trong phân tử tiền enzym hoặc các chất có tác dụng phục hồi những nhóm chức trong trung tâm hoạt động của enzym. [5]

Chất kìm hãm (Chất ức chế): là các chất làm giảm hoạt độ của enzym nhưng không bị chuyển hoá bởi enzym [5]

Chất kìm hãm cạnh tranh: là những chất kìm hãm không thuận nghịch enzym, có cấu trúc tương tự với cấu trúc của cơ chất, do đó có khả năng kết hợp vào trung tâm hoạt động của enzym chiếm chỗ kết hợp của cơ chất. [5]

Chất kìm hãm không cạnh tranh: là các chất có khả năng kết hợp với enzym ở chỗ khác với trung tâm hoạt động làm thay đổi cấu trúc không gian của phân tử enzym theo hướng không có lợi cho hoạt động xúc tác của nó do đó làm giảm vận tốc phản ứng xúc tác. [5] 

Coenzym: là các chất hữu cơ liên kết với enzym, cần thiết cho hoạt động xúc tác của enzym và có thể tồn tại độc lập khi bị tách khỏi enzym. [5]

Enzym cố định: là các enzym được định vị trí vật lý vào một vài vùng xác định trên chất mang mà vẫn giữ được hoạt tính và có thể sử dụng lặp đi lặp lại nhiều lần.

Enzym đơn giản: là các  enzym một cấu tử [5]

Enzym ngoại bào: là các enzym được tiết ra ngoài tế bào để thực hiện xuc tác cho các phản ứng hóa học bên ngoài môi trường.

Enzym nội bào: là các enzym có trong tế bào vi sinh vật và thực hiện xúc tác cho các phản ứng hóa học trong tế bào.

Enzym phức tạp: là các enzym hai cấu tử, được cấu tạo từ hai thành phần: thành phần protein có tên gọi là “feron” hoặc “apoenzym” và thành phần không phải protein gọi là nhóm ngoại “agon”. Nếu nhóm  ngoại  tách  ra khỏi  phâần  apoenzym mà  vẫn  có  thể  tồn  tại  độc  lập  thì  những  agon đó có  tên gọi  là  coenzym.[5]

Enzym: là chất xúc tác sinh học, có bản chất protein, hoà tan trong nước và trong dung dịch muối loãng. Enzym có phân tử lượng lớn từ 20.000 – 1.000.000 dalton.

Lên men 2 pha: là quá trình lên men gồm 2 pha:

Miền xúc tác: là các nhóm chức có khả năng kết hợp đặc hiệu enzym-cơ chất để tạo thành phức hợp enzym cơ chất. [5]

Page 9: Thuật ngữ công nghệ sinh học

Pha thứ nhất: là pha sinh trưởng, các tế bào vi sinh vật còn non, đang phát triển.

Pha thứ hai: là pha tích tụ các sản phẩm trao đổi chất, các tế bào vi sinh vật trưởng thành, sinh khối phát triển chậm hoặc ngừng phát triển.

Tâm xúc tác: là các nhóm chức tham gia trực tiếp vào hoạt động xúc tác của enzym. [5]

Trung tâm hoạt động của enzym: là phần rất nhỏ của phân tử enzym tham gia kết hợp đặc hiệu với cơ chất. [5]

Công nghệ Vi sinh

BOD: là lượng oxi cần thiết để vi khuẩn phân huỷ các chất hữu cơ ở điều kiện hiếu khí.

COD: là lượng oxi cần thiết để ôxi hoá hết các hợp chất hữu cơ trong nước thành CO2 và H2O.

DO: là lượng ôxi hoà tan.

Đường phân: là chuỗi các phản ứng enzym phân giải kị khí glucoza thành hai phân tử axít pyruvic, tổng hợp hai phân tử ATP ở mức cơ chất và hai coenzym khử NADH bằng phản ứng liên kết. [7]

Hô hấp oxi hoá: là quá trình trong đó chất nhận điện tử cuối cùng là ôxy phân tử.

Lạp thể: là nhóm bào quan đặc trưng của tế bào thực vật bao gồm: lục nạp, vô sắc nạp, sắc lạp. [7] 

Lên men chìm: dùng môi trường dinh dưỡng lỏng (hay còn gọi là môi trường dịch thể), chủng vi sinh vật được gieo cấy vào môi trươừng phân tán khắp mọi điểm và chung quanh bề mặt tế bào được tiếp xúc với môi trường dinh dưỡng. [5]

Lên men cổ điển: là quá trình kị khí tuỳ tiện của sự thu năng lượng, trong đó hyđrô tách ra được chuyển đến các cất nhận hyđro là các hợp chất hữu cơ

Lizoxom: là bào quan có dạng túi có chứa một phức hệ đậm đặc các enzym thuỷ phân của tế bào. Được hình thành từ bộ máy Golgi và mạng lưới nội chất có hạt.

Phân bón vi sinh: là loại phân chứa một hoặc nhiều chủng vi sinh vật có ích đã được tuyển chọn mà hoạt động của chúng tạo ra trong đất trồng các chất dinh dưỡng hay các chất có hoạt tính kích thích sinh trưởng cung cấp cho đất và cây trồng tạo điều kiện nâng cao năng suất và chất lượng nông sản bồi dưỡng đất trồng.

Phức hệ Golgi: là hệ thống túi màng dẹt (màng kép) xếp chồng lên nhau song song theo hình vòng cung có chức năng tập trung, bao gói và phân phối các phân tử đã được tổng hợp ra trong tế bào chất. [7]

Phương pháp nuôi cấy bề mặt: giống vi sinh vật hiếu khí sau khi gieo cáy sẽ phát

Page 10: Thuật ngữ công nghệ sinh học

triển trên bề mặt và lan dần xuống phía dưới theo các kẽ hở giữa các cấu tử thành phần môi trường. [5]

Protein đơn bào: là các vi sinh vật đã chết giàu protein và đã được sấy khô.

Riboxom: là bào quan nhỏ không có màng giới hạn. là nơi để tổng hợp protein trong mọi tế bào [7]

Sản phẩm trao đổi chất bậc 1: là những chất cấu trúc tế bào như axit amin, nucleotide, lipit, vitamin, … Sinh tổng hợp thừa các chất trao đổi bậc 1 là do rối loạn trao đổi chất của tế bào vi sinh vật hoặc có sự thay đổi trong quá trình điều hoà quá trình này. [5]

Sản phẩm trao đổi chất bậc 2: là những hợp chất có trọng lượng phân tử thấp, không gặp ở mọi cơ thể. Chúng chỉ có ở một số nhóm vi sinh vật nhất định. Chúng không có chức năng chung trong trao đổi chất của tế bào nhưng có thể có ý nghĩa với sự sinh trưởng của các cở thể sản sinh ra chúng. [5]

Sinh khối: là những tế bòa vi sinh vật kể cả sinh khối tảo, đã sấy khô và chết, giàu protein, vitamin nhóm B và chất khoáng. Nguồn sinh khối này được gọi protêin đơn bào. [7]

Sinh sản hữu tính: hai giao tử từ cơ thể bố mẹ (tinh trùng và trứng) kết hợp với nhau tạo thành hợp tử (trứng đã thụ tinh) và tạo thành cá thể con. [7]

Sinh sản vô tính: là sự nhân đôi một các thể thành hai cá thể mới. [7]

Sự dị hoá: là sự phân giải các chất phức tạp thành các chất đơn giản. Quá trình này kèm theo sự giải phóng năng lượng. [7]

Sự đồng hoá: là quá trình hoá học mà trong đó các chất đơn giản kết hợp với nhau tạo thành các chất phức tạp. Quá trình này thu năng lượng. [7]

Thanh trùng:

Tiệt trùng:

Ty thể: được bao bọc bởi lớp màng kép, màng ngoài nhẵn và được tạo thành từ mạng lưới nội chất (không hạt) của tế bào chủ, có chức năng giải phóng và chuyển hoá năng lượng thành dạng năng lượng sinh học có ích và thường được gọi là “trạm năng lượng” của tế bào. [7]

Vi khuẩn Gram âm: có vách tế bào phức tạp hơn, mỏng hơn và không giữ màu Gram. Vi khuẩn thường mẫn cảm với các loại thuốc kháng sinh khác nhau phụ thuộc vào cấu trúc vách tế bào. [7]

Vi khuẩn Gram dương: có vách tế bào đơn, giữ màu Gram trong tế bào (màu đỏ tía) [7]

Page 11: Thuật ngữ công nghệ sinh học

Vi thể (microbody): là túi có màng đơn làm giới hạn, có chứa các enzym đặc hiệu, nó giống với lizoxom nhưng được hình thành ở từ lưới nội chất trơn. [7]

Công nghệ sinh học tế bào thực vật

Auxin (IAA): là chất hocmon điều tiết sự ra rễ của cây, gây hiện tượng ưu thế ngọn, kiểm tra sự hình thành và sinh trưởng của quả, tác nhân chống rụng, kích thích sự giãn thành tế bào, tăng cường sự vận động chất nguyên sinh.

Cấy chuyển: là việc chuyển các mẫu cấy sang bình nuôi mới có chứa môi trường tươi kèm theo viẹec pha loãng nồng độ hoặc tách nhỏ mẫu để nhân lên về mặt số lượng.

Cây đơn bội: là cây có số nhiễm sắc thể bằng một phần hai số nhiễm sắc thể của cơ thể mẹ ban đầu.

Chồi bất định và rễ bất định: là những chồi và rễ được hình thành từ những vùng mô soma (tế bào dinh dưỡng) khác nhau chứ không phải hình thành từ hợp tử.

Chu trình quan hoá:

Dòng vô tính: là tập hợp các tế bào hoặc tập hợp các cây mà chúng ta nhận được do nhân vô tính từ một tế bào hoặc từ một cây ban đầu.

Gibberelin (GA): là chất hocmon điều tiết sự ra hoa của cây dài ngày, điều khiển sự phân hoá giới tính, tăng cường giới tính đực, kích thích giãn tế bào theo chiều dọc, điều khiển sự ngủ nghỉ, kích thích sự nảy mầm, kiểm tra sự hình thành quả cũng như tăng cường kích thích quả.

Hiện tượng quang chu kỳ: là hiện tượng độ dài chiếu sáng tới hạn trong ngày có ảnh hưởng đến sự sinh trưởng phát triển của cây có thể ức chế quá trình này, kích thích quá trình khác và phụ thuộc vào loại thực vật khac nhau được gọi là hiện tượng quang chu kỳ.

Hiện tượng quang chu kỳ: là số thời gian cần thiết có quang chu kỳ. không cần liên tục mà chỉ cần một số thời gian nhất định.     

Hiện tượng quang gián đoạn: là hiện tượng chiếu sáng ngắt đêm dài thành 2 đêm ngắn sẽ xoá bỏ phản ứng ra hoa của cây ngày ngắn.

Hô hấp:

Mẫu cấy: là các tế bào mô hoặc phần cơ thể thực vật vừa được tách ra để đưa vào nuôi cấy invitro.

Mô phân sinh:

Mô sẹo (callus): là tập hợp của những tế bào thực vật không phân hoá, có khả năng phân chia liên tục. được hình thành trực tiếp từ mẫu cây và có thể tái sinh thành cơ

Page 12: Thuật ngữ công nghệ sinh học

quan hoặc cơ thể nguyên vẹn của thực vật.

Mô:

Nghỉ bắt buộc: là hiện tượng cây ngừng sinh trưởng do điều kiện ngoại cảnh bất thuận.

Nghỉ sâu: là hiện tượng cây ngừng sinh trưởng do các yếu tố nội tại gây nên mặc dù điều kiện ngoại cảnh hết sức thuận lợi.

Nuôi cấy mô tế bào thực vật: là khái niệm chung chỉ lĩnh vực nghiên cứu nguyên liệu thực vật hoàn toàn sạch vi sinh vật trên môi trường nuôi cấy nhân tạo và trong điều kiện vô trùng.

Nuôi cấy thực vật invitro: là phương pháp nuôi trồng cơ thể thực vật trong môi trường thí nghiệm theo các phương pháp truyền thống khác nhau.

Phản ứng quang hoá: là phản ứng trong đó các nguyên tử hoặc các phân tử bị kích thích dưới ảnh hưởng của ánh sáng tham gia. [7]

Phản ứng sáng: là các chuỗi phản ứng sinh tổng hợp ATP bằng cơ chế hoá thẩm thấu nhờ điện tử thu được qua sử dụng ánh sáng Mặt trời. [7]

Phản ứng tối: là chuỗi các phản ứng có enzym xúc tác sử dụng ATP mới vừa tạo ra để tân tạo nên các hợp chất hữu cơ từ khí cacbonic của khí quyển. [7]

Phát triển: là sự biến đổi về chất xảy ra liên tục bên trong tế bào, cơ quan dẫn đến sự thay đổi về hình thái, chức năng của cơ quan, bộ phận cây. [vở]  

Phytohocmon: là nhóm chất hữu cơ có bản chất goá học rất khác nhau được tổng hợ tại những bộ phận, cơ quan nhất định của cây với lượng rất nhỏ, sau đó được vận chuyển tới các bộ phận khác để điều hoà các quá trình sinh trưởng và phát triển của cây đảm bảo mối quan hệ hài hoà trong toàn cây hoàn tất chu kỳ sinh trưởng và phát triển của mình. [vở]  

Quang hợp: là quá trình các tế bào cây xanh hấp thụ và biến đổi năng lượng ánh sáng mặt trời thành ATP và NADPH2 để tổng hợp nên các phân tử hữu cơ từ khí cacbonic, nước và giải phóng oxi phân tử vào khí quyển. [7]

Quang năng:

Sinh trưởng: là sự tạo mới các yếu tố cấu trúc không thuận nghịch giúp cho cây, cơ quan tăng về thể tích, khối lượng và chất lượng. [vở]  

Sự già hoá của thực vật: là quá trình diễn ra liên tục và làm cho cây chết ở tuổi tối đa.

Sự phân hoá các cơ   quan: là quá trình hình thành nên các cơ quan thực vật riêng biệt có thể trực tiếp từ mẫu cấy hoặc bắt đầu từ các mô sẹo.

Page 13: Thuật ngữ công nghệ sinh học

Sự phân hóa phôi: là quá trình hình thành nên các phôi trực tiếp từ các tế bào soma của mẫu cấy hay các mô sẹo. Thông qua các giai đoạn phát triển phôi tương tự như phôi hợp tử.

Sự ra hoa của thực vật: là quá trình thực hiện chương trình di truyền nhằm biến đổi thực vật từ trạng thái sinh trưởng phát triển dinh dưỡng sang giai đoạn sinh trưởng phát triển sinh sản.

Tính toàn năng của t ế bào: Mỗi một tế bào bất kỳ của sinh vật đa bào đều có khả năng tiềm tàng để phát triển thành một cơ thể hoàn chỉnh.

Xitokinin: là một nhóm phytohocmon kích thích sự phân chia tế bào, kích thích sự nảy chồi và xoá bỏ cơ chế ngủ nghỉ.

Công nghệ sinh học trong y dược

Bổ thể: là một hệ thống nhiều thành phần, bản chất protein, được hoạt hóa theo một trình tự nhất định và bị cắt ra thành 2 thành phần, mỗi thành phần có tác dụng riêng. [8]

Interferon: là một họ protein được sản xuất ra bởi nhiều loại tế bào, có hoạt tính chống một cách không đặc hiệu các virus nhiễm ở tế bào cùng loài.

Miễn dịch dịch thể: có vai trò bảo vệ thông qua những kháng thể hòa tan trong mọi dịch sinh học của cơ thể. [8] 

Miễn dịch chủ động: là trạng thái miễn dịch của cơ thể do bộ máy miễn dịch của bản thân cơ thể đó sinh ra khi được kháng nguyên kích thích. [8]

Miễn dịch chủ động tự nhiên: khi cơ  thể tiếp xúc với kháng nguyên một cách vô tình. [8]

Miễn dịch chủ động thu được: khi kháng nguyên được chủ động đưa vào cơ thể. [8]

Miễn dịch thụ động: là trạng thái miễn dịch của cơ thể nhờ các kháng thể chuyển từ ngoài vào, không phải do cơ thể tự sản xuất được. [8]

Miễn dịch thụ động tự nhiên: khi kháng thể được chuyền một cách tự nhiên từ cơ thể này sang cơ thể khác. [8]

Miễn dịch thụ động thu được: khi kháng thể chủ động đưa vào. [8]

Miễn dịch qua trung gian tế bào: xảy ra khi có sự kết hợp đặc hiệu kháng nguyên với các thụ thể bề mặt của các lympho bào T sẽ kích thích tế bào tiết ra những hoạt chất có tên chung là lymphokin. Những hợp chất này có vai trò quan trọng trong tương tác và điều hòa miễn dịch cũng như trong viêm đặc hiệu. [8]                    

Chất kháng sinh: là các chất hoá học xác định, không có bản chất enzym, có nguồn gốc sinh học với các đặc tính ở nồng độ thấp (hoặc rất ít) có khả năng ức chế mạnh

Page 14: Thuật ngữ công nghệ sinh học

mẽ hoặc tiêu diệt được các vi sinh vật gây bệnh mà vẫn đảm bảo an toàn cho người hay động vật được điều trị.

Kháng nguyên: là các chất lạ từ bên ngoài mà có khả năng kích thích hệ thống miễn dịch của cơ thể vật bị nhiễm sinh ra các kháng thể tương ứng.

Kháng thể: là các phân tử protein miễn dịch được sản xuất bởi các Lympho bào B của hệ thống miễn dịch mà có khả năng kết hợp với các phân tử kháng nguyên một cách đặc hiệu.

Thụ thể: là các protein màng một phần nằm trong màng tế bào, có khả năng gắn một ligand ở mặt ngoài của màng kết quả là gây ra một biến đổi hoạt động trong tế bào chất.

Vacxin: là các chất tạo ra cho cở thể sống một đáp ứng chủ động của hệ thống miễn dịch nhằm tạo ra kháng thể dịch thể hay tế bào chống lại những nhóm quyết định kháng nguyên của yếu tố có khả năng gây bệnh. [8]

Vacxin chết: là các loại vacxin được tạo ra theo nguyên tắc làm chết các yếu tố gây bệnh (virus hoặc vi khuẩn) mà vẫn còn giữ được tính mẫn cảm và tính kháng nguyên [8]

Vacxin sống giảm độc: là loại vacxin được làm từ những chủng virus hay vi khuẩn không có hay không còn độc lực nhưng vẫn còn sống nghĩa là vẫn còn khả năng sinh trưởng trong cơ thể vật chủ. [8]

Vacxin dưới đơn vị: là những kháng nguyên tương đối tinh khiết phân lập từ virus hay vi khuẩn sinh bệnh. [8].

Kháng thể đơn dòng: là những kháng thể chỉ có một nhóm quyết định kháng nguyên và được tạo ra từ các tế bào lai. Nó có tính đặc hiệu rất cao nên được dùng trong chẩn đoán bệnh.

Huyết thanh: là các loại huyết thanh được lấy từ máu động vật thí nghệm mà có chứa các kháng thể đặc hiệu nào đó. [8] 

 

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tài liệu tiếng việt

1. Hồ Huỳnh Thùy Dương. Sinh học phân tử. Nhà xuất bản Giáo dục, 2005{2}

2. Khuất Hữu Thanh. Cơ sở di truyền phân tử và kỹ thuật Gen. Nhà xuất bản khoa học và kỹ thuật Hà nội, 2003.

3. Kỷ yếu các công trình nghiên cứu công nghệ sinh học Toàn Quốc năm 2003 đến 2006. Nhà xuất bản Khoa học kỹ thuật, 2006.

Page 15: Thuật ngữ công nghệ sinh học

4. Kỷ yếu các công trình nghiên cứu công nghệ sinh học Toàn Quốc năm 1999 đến 2003. Nhà xuất bản Khoa học kỹ thuật, 2003.

5. Nguyễn Văn Kình. Gen trị liệu phương pháp chữa bệnh bằng gen. Nhà xuất bản Y học, 2005. {1}

6. Nguyễn Văn Cách. Công nghệ lên men các chất kháng sinh. Nhà xuất bản khoa học và kỹ thuật Hà nội, 2004.

7. Phạm hữu Dục. Báo cáo công nghệ sinh học 1999-2003. Bộ khoa học và công nghệ.

8. Báo nhân dân ra ngày 29 tháng 9 năm 2005      

II. Tài liệu tiếng anh

9. George Acquaal. Understanding Biotechnology. Upper Sađle River, New Jersey07458,2004. {3}

10.Anthony Meager. Gene Therapy Technologies, Application and Regulations. John Wiley and Son Ltd. Chichester, New York.1999.

11. Alcamo,E. DNA technology. The awesome skill. Academic Press, 2000.

12. Holland,S., K.Lebacqz and L.Zoloth. The human embryonic stem cell debate: science, ethics and puplic policy. Boston,MA: MIT press, 2001.

II. Website tham khảo

13.  http://www.odofin.com/english/iindex.html

14.  http:// www. ehrweb.aaas.org/ehr/books/glossary.html15. Biotech and health:http://www.bio.org/aboutbio/guide 1. html16. Gene therapy: http://www.ornl.gov/hgmis/medicine/genetherapy.html 17. Biotech in medicine: http://www.jic.bbsrc.ac.uk/exhibitions/bio-future/medbiotech.html 18. Medical genetics information for physicians: http://www.genetests.org/ 19. Pharma: http://www.pharming.com 20. Medicine:   http://www.discover.com/medicine/