thiẾt kẾ lƯỚi khỐng chẾ tỌa ĐỘ phỤc vỤ Đo vẼ bẢn ĐỒ … · chương 5 :...

118
ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA KHOA KỸ THUẬT XÂY DỰNG BỘ MÔN ĐỊA TIN HỌC LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP THIẾT KẾ LƯỚI KHỐNG CHẾ TỌA ĐỘ PHỤC VỤ ĐO VẼ BẢN ĐỒ ĐỊA CHÍNH TỈ LỆ 1:500; 1:1000 VÀ 1:2000 KHU VỰC HUYỆN MỸ TÚ-TỈNH SÓC TRĂNG GVHD : TS. LƯƠNG BẢO BÌNH SVTH : DƯƠNG THÀNH THẢO MSSV : 81103243

Upload: others

Post on 30-Aug-2019

3 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA

KHOA KỸ THUẬT XÂY DỰNG

BỘ MÔN ĐỊA TIN HỌC

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

THIẾT KẾ LƯỚI KHỐNG CHẾ TỌA ĐỘ

PHỤC VỤ ĐO VẼ BẢN ĐỒ ĐỊA CHÍNH

TỈ LỆ 1:500; 1:1000 VÀ 1:2000

KHU VỰC HUYỆN MỸ TÚ-TỈNH SÓC TRĂNG

 

GVHD   : TS. LƯƠNG BẢO BÌNH                                             

SVTH    : DƯƠNG THÀNH THẢO 

MSSV   : 81103243 

 

                                                                

 

 

 

 

 

 

TP. HỒ CHÍ MINH 12/2015 

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO 

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA 

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 

CỘNG HÒA XàHỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM 

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc 

  

KHOA       : KỸ THUẬT XÂY DỰNG    HỌ TÊN:  DƯƠNG THÀNH THẢO 

BỘ MÔN  : ĐỊA TIN HỌC        MSSV   :  81103243 

NGÀNH   : TRẮC ĐỊA        LỚP     : XD11TD 

         

1. Tên đề tài luận văn: 

THIẾT KẾ LƯỚI KHỐNG CHẾ TỌA ĐỘ PHỤC VỤ ĐO VẼ BẢN ĐỒ ĐỊA CHÍNH

TỶ LỆ 1:500; 1:1000 VÀ 1:2000 KHU VỰC HUYỆN MỸ TÚ – TỈNH SÓC TRĂNG

2. Nhiệm vụ: 

- Thu thập tài liệu, số liệu đo, bản đồ địa hình. 

- Thiết kế và đánh giá độ chính xác lưới hạng III (2 phương án). 

- Thiết kế và đánh giá độ chính xác lưới Địa Chính ( 2 phương án). 

- Viết chương trình ước tính độ chính xác lưới. 

- Lập kế hoạch thi công. 

- Ước tính giá thành thi công. 

3. Ngày giao nhiệm vụ luận văn    : 31/08/2015 

4. Ngày hoàn thành luận văn     : 11/12/2015 

5. Họ và tên người hướng dẫn    : TS. Lương Bảo Bình

Nội dung và yêu cầu của luận văn tốt nghiệp đã thông qua bộ môn. 

 

Ngày __ tháng __ năm ____ Ngày __ tháng __ năm ____ 

CHỦ NHIỆM BỘ MÔN GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN CHÍNH

(Ký và ghi rõ họ tên) (Ký và ghi rõ họ tên) 

 

 

 

   

PGS - TS. NGUYỄN NGỌC LÂU  TS. Lương Bảo Bình 

PHẦN DÀNH CHO KHOA VÀ BỘ MÔN

Người duyệt (chấm sơ bộ)  : __________________________________________________ 

Đơn vị       : __________________________________________________ 

Ngày bảo vệ      : __________________________________________________ 

Điểm tổng kết     : __________________________________________________ 

Nơi lưu trữ luận văn    : __________________________________________________ 

LỜI CẢM ƠN

       -----oOo----- 

Để có được thành quả như ngày hôm nay, đó là một quá trình phấn đấu học hỏi và 

trau dồi kiến thức không ngừng của bản thân tôi. Bên cạnh sự thành công đó, tôi không 

bao giờ quên được công ơn to lớn mà các thầy cô đã dạy dỗ. Tôi xin gửi tới các thầy cô 

trong bộ môn Địa Tin Học nói riêng và các thầy cô trong trường Đại học Bách Khoa nói 

chung một lời cảm ơn chân thành và sâu sắc nhất. 

Tiếp theo tôi xin cám ơn thầy Lương Bảo Bình đã hướng dẫn và tận tình giúp đỡ tôi 

trong suốt quá trình để tôi có thể hoàn thành luận văn này. 

Lời tiếp theo tôi xin cám ơn gia đình, bạn bè, đã giúp đỡ tạo mọi điều kiện và cho tôi 

những lời động viên, góp ý chân thành. 

Mặc dù Luận văn đã hoàn thành với tất cả sự cố gắng, nổ lực của bản than, nhưng 

với thời gian hạn chế và phần kiến thức còn nhiều hạn hẹp nên nội dung Luận Văn chắc 

chắn khó tránh khỏi nhứng khuyết điểm. Em rất mong nhận được sự chỉ bảo, góp ý của 

Quý thầy cô để em được củng cố  lại  kiến  thức và  rút  ra được những kinh nghiệm thiết 

thực và hoàn thiện hơn. 

Một lần nữa tôi xin chân thành cám ơn ! 

 

Tp. Hồ Chí Minh, ngày 11 tháng 12 năm 2015 

 Sinh viên 

 

  

 Dương Thành Thảo 

 

 

 

 

NHẬN XÉT CỦA CÁN BỘ HƯỚNG DẪN

…………………………………………………………………………………………... 

…………………………………………………………………………………………... 

…………………………………………………………………………………………... 

…………………………………………………………………………………………... 

…………………………………………………………………………………………... 

…………………………………………………………………………………………... 

…………………………………………………………………………………………... 

…………………………………………………………………………………………... 

…………………………………………………………………………………………... 

…………………………………………………………………………………………... 

…………………………………………………………………………………………... 

…………………………………………………………………………………………... 

…………………………………………………………………………………………... 

…………………………………………………………………………………………... 

…………………………………………………………………………………………... 

…………………………………………………………………………………………... 

…………………………………………………………………………………………... 

…………………………………………………………………………………………... 

…………………………………………………………………………………………... 

…………………………………………………………………………………………... 

…………………………………………………………………………………………... 

…………………………………………………………………………………………... 

…………………………………………………………………………………………... 

…………………………………………………………………………………………... 

…………………………………………………………………………………………... 

…………………………………………………………………………………………... 

 

CÁN BỘ HƯỚNG DẪN

(Ký tên) 

TS. LƯƠNG BẢO BÌNH 

 

 

 

 

NHẬN XÉT CỦA CÁN BỘ PHẢN BIỆN

…………………………………………………………………………………………... 

…………………………………………………………………………………………... 

…………………………………………………………………………………………... 

…………………………………………………………………………………………... 

…………………………………………………………………………………………... 

…………………………………………………………………………………………... 

…………………………………………………………………………………………... 

…………………………………………………………………………………………... 

…………………………………………………………………………………………... 

…………………………………………………………………………………………... 

…………………………………………………………………………………………... 

…………………………………………………………………………………………... 

…………………………………………………………………………………………... 

…………………………………………………………………………………………... 

…………………………………………………………………………………………... 

…………………………………………………………………………………………... 

…………………………………………………………………………………………... 

…………………………………………………………………………………………... 

…………………………………………………………………………………………... 

…………………………………………………………………………………………... 

…………………………………………………………………………………………... 

…………………………………………………………………………………………... 

…………………………………………………………………………………………... 

…………………………………………………………………………………………... 

…………………………………………………………………………………………... 

…………………………………………………………………………………………... 

…………………………………………………………………………………………... 

CÁN BỘ PHẢN BIỆN

                                                                                               (Ký tên) 

 

   

TÓM TẮT LUẬN VĂN . 

-----oOo----- 

Để phục vụ cho công tác quản lí đất đai UBND Tỉnh Sóc Trăng đã tiến hành xây 

dựng hệ thống hồ sơ Địa Chính và cơ sở dữ liệu quản lý đất đai cho toàn tỉnh. 

Luận văn này sẽ đề cập về việc thiết kế lưới khống chế tọa độ thuộc huyện Mỹ Tú. 

Trong  đó  xã  Long  Hưng,  xã  Hưng  Phú,  xã  Mỹ  Hương,  xã  Mỹ  Tú,  xã  Mỹ  Phước,  xã 

Thuận Hưng, xã Mỹ Thuận, xã Phú Mỹ và Thị trấn Huỳnh Hữu Nghĩa là các đơn vị hành 

chính  nằm trong khu vực thiết kế. 

Nội dung của luận văn được tóm tắt qua các chương sau : 

         Chương 1 :  Tổng quan về thiết kế lưới. 

         Chương 2 :  Khái quát tình hình khu đo  

         Chương 3 :  Cơ sở toán học phục vụ thiết kế lưới. 

         Chương 4 :   Thiết kế và ước tính độ chính xác lưới tọa độ  hạng III.  

         Chương 5 :  Thiết kế và ước tính độ chính xác lưới địa chính.  

         Chương 6  Thiết kế đường đo cao hạng IV 

         Chương 7 :   Dự toán giá thành và chọn phương án thi công. 

         Chương 8 :  Lập kế hoạch và tổ chức thi công lưới.  

         Chương 9 :     Kết luận chung về lưới thiết kế . 

 

 

 

MỤC LỤC

CHƯƠNG 1 MỤC ĐÍCH VÀ NHIỆM VỤ CỦA THIẾT KẾ LƯỚI ........................... 1

1.1 MỤC ĐÍCH: ........................................................................................................ 1

1.2 YÊU CẦU: .......................................................................................................... 1

1.3 NHIỆM VỤ: ........................................................................................................ 1

1.4 TƯ LIỆU TRẮC ĐỊA PHỤC VỤ THIẾT KẾ LƯỚI: .......................................... 2

CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH ĐẶC ĐIỂM KHU ĐO ......................... 3

2.1 ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN – KINH TẾ XàHỘI .................................................... 3

2.1.1 Điều kiện tự nhiên ......................................................................................... 3

2.1.1.1 Vị trí địa lý ............................................................................................. 3

2.1.1.2 Địa hình .................................................................................................. 4

2.1.1.3 Khí hậu ................................................................................................... 4

2.1.1.4 Địa chất .................................................................................................. 4

2.1.1.5 Thủy văn ................................................................................................ 4

2.1.2 Điều kiện kinh tế xã hội ................................................................................ 5

2.1.2.1 Tình hình dân cư..................................................................................... 5

2.1.2.2 Tình hình kinh tế .................................................................................... 5

2.2 CHỌN CẤP ĐỘ KHÓ KHĂN ............................................................................. 6

CHƯƠNG 3 CƠ SỞ TOÁN HỌC PHỤC VỤ THIẾT KẾ LƯỚI ................................ 7

3.1 HỆ QUY CHIẾU ................................................................................................. 7

3.2 NGUYÊN TẮC THIẾT KẾ LƯỚI ...................................................................... 8

3.3 TỶ LỆ ĐO VẼ BẢN ĐỒ ..................................................................................... 9

CHƯƠNG 4 THIẾT KẾ VÀ ĐÁNH GIÁ ĐỘ CHÍNH XÁC LƯỚI HẠNG III ......... 11

4.1 NGUYÊN TẮC THIẾT KẾ LƯỚI .................................................................... 11

4.1.1 Nguyên tắc chung ....................................................................................... 11

4.1.2 Mật độ điểm hạng III................................................................................... 13

4.1.3 Phương pháp chọn điểm .............................................................................. 14

4.1.4 Nguyên tắc đánh số hiệu điểm hạng III ....................................................... 14

4.1.5 Thiết bị đo và độ chính xác của thiết bị đo .................................................. 15

4.2 ƯỚC TÍNH ĐỘ CHÍNH XÁC ĐO ĐẠC ........................................................... 16

4.2.1 Quy trình ước tính ....................................................................................... 17

4.2.2 Thuật toán ước tính độ chính xác lưới ......................................................... 17

4.2.3 Các bước thực hiện ..................................................................................... 19

4.3 THIẾT KẾ LƯỚI .............................................................................................. 20

4.3.1 Phương án 1 ( lưới hạng III phục vụ thành lập lưới ĐC đo toàn đạc ) .......... 21

4.3.2 Phương án 2 ( lưới hạng III phục vụ thành lập lưới ĐC đo GNSS ) ............. 22

4.4 ĐÁNH GIÁ ĐỘ CHÍNH XÁC LƯỚI ................................................................ 23

4.4.1 Sử dụng phần mềm DPSurvey ước tính độ chính xác lưới hạng III ............. 23

4.4.2 Sử dụng ngôn ngữ Matlab ước tính độ chính xác lưới hạng III .................... 25

4.4.3 So sánh kết quả giữa hai chương trình ......................................................... 32

CHƯƠNG 5 THIẾT KẾ VÀ ĐÁNH GIÁ ĐỘ CHÍNH XÁC LƯỚI ĐỊA CHÍNH ..... 37

5.1 NGUYÊN TẮC THIẾT KẾ LƯỚI ĐỊA CHÍNH ............................................... 42

5.1.1 Nguyên tắc chung. ...................................................................................... 42

5.1.2 Mật độ điểm khống chế tọa độ phẳng. ......................................................... 43

5.1.3 Đánh số hiệu điểm khống chê...................................................................... 44

5.2 THIẾT KẾ LƯỚI ĐỊA CHÍNH THEO PHƯƠNG PHÁP GÓC – CẠNH .......... 44

5.2.1 Yêu cầu kỹ thuật thiết kế lưới. ..................................................................... 44

5.2.2 Chọn thiết bị đo lưới đường chuyền. ........................................................... 45

5.2.3 Thiết kế lưới đường chuyền......................................................................... 45

5.2.4 Đánh giá độ chính xác cho các điểm và các cạnh đo nối phương vị. ............ 46

5.2.5 Thuật toán đánh giá độ chính xác lưới thiết kế. ........................................... 48

5.2.6 Sử dụng phần mềm DPSurvey đánh giá độ chính xác của lưới. ................... 49

5.2.7 Sử dụng ngôn ngữ Matlab đánh giá độ chính xác lưới địa chính. ................. 50

5.2.8 So sánh kết quả giữa 2 chương trình và nhận xét ......................................... 52

5.3 THIẾT KẾ LƯỚI ĐỊA CHÍNH ĐO BẰNG CÔNG NGHỆ GNSS .................... 53

5.3.1 Yêu cầu kỹ thuật thiết kế lưới địa chính đo bằng công nghệ GNSS ............. 53

5.3.2 Chọn thiết bị đo........................................................................................... 54

5.3.3 Thiết kế lưới................................................................................................ 54

5.3.4 Đánh giá độ chính xác bằng DPSurvey ....................................................... 56

5.3.5 Đánh giá độ chính xác bằng Matlab ............................................................ 56

5.3.6 So sánh kết quả 2 chương trình và nhận xét ................................................. 57

CHƯƠNG 6 THIẾT KẾ ĐƯỜNG ĐO THỦY CHUẨN HẠNG IV .......................... 59

6.1 Quy định kỹ thuật chung về lưới độ cao quốc gia .............................................. 59

6.2 Thiết kế đường đo cao ....................................................................................... 60

6.3 Thuật toán đánh giá độ chính xác ....................................................................... 62

6.4 Đánh giá độ chính xác bằng phần mềm DPSurvey ............................................. 63

6.5 Đánh giá độ chính xác bằng chương trình Matlab .............................................. 65

6.6 So sánh kết quả giữa hai chương trình và nhận xét. ............................................ 67

CHƯƠNG 7 LẬP DỰ TOÁN KINH PHÍ VÀ LỰA CHỌN PHƯƠNG ÁN .............. 69

7.1 Cơ sở lập dự toán ............................................................................................... 69

7.2 Phân loại và xác định cấp độ khó khăn .............................................................. 69

7.2.1 Lưới tọa độ hạng III: ................................................................................... 69

7.2.2 Lưới địa chính ............................................................................................. 70

7.2.3 Lưới độ cao hạng IV ................................................................................... 70

7.3 Định biên – định mức kinh tế ............................................................................. 71

7.3.1 Lưới hạng III ............................................................................................... 71

7.3.2 Lưới Địa Chính ........................................................................................... 73

7.3.3 Lưới độ cao hạng IV ................................................................................... 74

7.4 Phương pháp tính toán ....................................................................................... 77

7.4.1 Đơn giá sản phẩm ....................................................................................... 77

7.4.2 Chi phí khác ................................................................................................ 80

7.5 Kết quả dự toán giá thành .................................................................................. 83

7.5.1 Đơn giá 1 mốc ............................................................................................. 83

7.5.2 Dự toán giá thành lưới tọa độ ...................................................................... 86

7.5.3 Dự toán giá thành lưới độ cao ..................................................................... 87

7.5.4 Tổng hợp dự toán giá thành lưới tọa độ và lưới độ cao ................................ 88

7.6 Lựa chọn phương án thi công............................................................................. 89

CHƯƠNG 8 LẬP KẾ HOẠCH VÀ TỔ CHỨC THI CÔNG LƯỚI........................... 90

8.1 Ước tính khối lượng công việc và thời gian thi công .......................................... 90

8.2 Lập lịch đo GNSS .............................................................................................. 96

8.2.1 Lưới hạng III ............................................................................................... 97

8.2.2 Lưới Địa Chính ........................................................................................... 97

8.3 Tổ chức thi công ................................................................................................ 97

8.3.1 Tổ chức triển khai ....................................................................................... 97

8.3.2 Công tác chuẩn bị........................................................................................ 98

8.3.3 Công tác an toàn lao động ........................................................................... 98

8.3.4 Công tác đo đạc – tính toán ......................................................................... 99

8.3.5 Công tác kiểm tra nghiệm thu – báo cáo sản phẩm ...................................... 99

CHƯƠNG 9 KẾT LUẬN CHUNG VỀ LƯỚI THIẾT KẾ ...................................... 100

9.1 Đề tài và nhiệm vụ đã hoàn thành .................................................................... 100

9.1.1 Đề tài luận văn .......................................................................................... 100

9.1.2 Nhiệm vụ hoàn thành ................................................................................ 100

9.2 Kết luận về yếu tố kinh tế - kỹ thuật ................................................................ 100

9.2.1 Yếu tố kinh tế ............................................................................................ 100

9.2.2 Yếu tố kỹ thuật .......................................................................................... 100

9.3 Kết luận và bài học kinh nghiệm. ..................................................................... 101

9.4 Tài liệu tham khảo ........................................................................................... 102

 

   

MỤC LỤC BẢNG: 

Bảng 1.1 Số liệu điểm Hạng II ............................................................................... 2

Bảng 2.1 Tham số Elipsoid của hệ tọa độ VN2000. ............................................... 7

Bảng 4.1 Chỉ tiêu kỹ thuật thiết kế lưới hạng III .................................................. 12

Bảng 4.2 Bảng quy định khi đo GNSS. ................................................................ 12

Bảng 4.3 Yêu cầu độ chính xác lưới hạng III ....................................................... 13

Bảng 4.4 Bảng tọa độ điểm hạng II ...................................................................... 20

Bảng 4.5 So sánh kết quả ước tính phương án 1 với sai số giới hạn. .................... 24

Bảng 4.6 So sánh kết quả ước tính phương án 2 với sai số giới hạn. .................... 24

Bảng 4.7 So sánh sai số vị trí điểm giữa 2 chương trình. ...................................... 32

Bảng 4.8 So sánh sai số chiều dài cạnh, phương vị và tương hổ ........................... 33

Bảng 5.1 Tiêu chí đánh giá chất lượng lưới địa chính. ......................................... 42

Bảng 5.2 Các yếu tố của lưới đường chuyền. ....................................................... 44

Bảng 5.3 So sánh kết quả ước tính với sai số giới hạn: ........................................ 49

Bảng 5.4 Sai số vị trí điểm. .................................................................................. 52

Bảng 5.5 Sai số chiều dài, phương vị và tương hổ của cạnh: ................................ 53

Bảng 5.6 Tiêu chí đánh giá lưới Địa Chính đo bằng công nghệ GNSS. ................ 53

Bảng 5.7 So sánh kết quả ước tính vơi sai số giới hạn ......................................... 56

Bảng 5.8 Sai số vị trí điểm:.................................................................................. 57

Bảng 5.9 Sai số trung phương chiều dài và phương vị: ........................................ 58

Bảng 6.1 Chiều dài tối đa đường độ cao theo cấp hạng. ....................................... 59

Bảng 6.2 Quy định giới hạn sai số khép đường,khép vòng độ cao theo cấp hạng . 60

Bảng 6.3 Sai số trung phương độ cao phương án 1 .............................................. 67

Bảng 6.4 Sai số trung phương chênh cao phương án 1 ......................................... 67

Bảng 6.5 Sai số trung phương độ cao phương án 2 .............................................. 68

Bảng 6.6 Sai số trung phương chênh cao phương án 2 ......................................... 68

Bảng 7.1 Định biên lưới hạng III ......................................................................... 72

Bảng 7.2 Định mức lưới hạng III ......................................................................... 72

Bảng 7.3 Danh mục công việc ............................................................................. 73

Bảng 7.4 Đinh biên và định mức ......................................................................... 74

Bảng 7.5 Đinh biên lưới đo cao ........................................................................... 75

Bảng 7.6 Định mức lưới độ cao hạng IV.............................................................. 75

Bảng 7.7 Định mức lưới độ cao hạng IV.............................................................. 75

Bảng 7.8 Định mức lưới độ cao hạng IV.............................................................. 76

Bảng 7.9 Định mức lưới độ cao hạng IV.............................................................. 76

Bảng 7.10 Định mức lưới độ cao hạng IV.............................................................. 76

Bảng 7.11 Định mức lưới độ cao hạng IV.............................................................. 76

Bảng 7.12 Giá thành cho 1 điểm hạng III mới. ...................................................... 83

Bảng 7.13 Giá thành cho 1 điểm địa chính GNSS. ................................................. 84

Bảng 7.14 Giá thành cho 1 điểm địa chính đường chuyền toàn đạc........................ 85

Bảng 7.15 Tổng giá thành phương án 1 Đo Toàn Đạc. .......................................... 86

Bảng 7.16 Tổng giá thành phương án 2 đo GNSS.................................................. 86

Bảng 7.17 Tổng giá thành phương án dẫn độ cao hạng IV phương án toàn đac. .... 87

Bảng 7.18 Tổng giá thành phương án dẫn độ cao hạng IV phương án GNSS......... 88

Bảng 7.19 Bảng tổng hợp dự toán: ........................................................................ 88

Bảng 8.1 Ước tính khối lượng công viêc ............................................................. 90

Bảng 8.2 Ước tính thời gian thực hiện công việc. ................................................ 92

 

MỤC LỤC HÌNH ẢNH:

Hình 2.1 Bản đồ hành chính huyện Mỹ Tú – tỉnh Sóc Trăng ................................. 3

Hình 4.1 Máy thu Trimble 4000SSI .................................................................... 16

Hình 4.2 Đồ hình lưới hạng III phục vụ công tác đo toàn đạc. ............................. 21

Hình 4.3 Đồ hình lưới hạng III phục vụ công tác đo bằng công nghệ GNSS. ...... 22

Hình 4.4 Dữ liệu cần cho việc ước tính bằng công nghệ GNSS ........................... 29

Hình 4.5 Giao diện chương trình chính khi chạy chương trình ............................ 30

Hình 4.6 Giao diện chương trình chạy xong. ....................................................... 30

Hình 4.7 Sơ đồ lưới phương án 1 vẽ bằng ngôn ngữ Matlab. ............................... 31

Hình 4.8 Sơ đồ lưới phương án 2 vẽ bằng ngôn ngữ Matlab. ............................... 32

Hình 4.9 Định dạng file nhập chương trình Matlab. ............................................ 37

Hình 4.10 Giao diện nhập tham số khi chạy chương trình ..................................... 38

Hình 4.11 Giao diện chương trình chạy xong ........................................................ 38

Hình 4.12 Đồ hình lưới vẽ bằng Matlab. ............................................................... 39

Hình 5.1 Máy toàn đạc điện tử Topcon GPT-3102 .............................................. 45

Hình 5.2 Sơ đồ lưới địa chính đo bằng đường chuyền. ........................................ 46

Hình 5.3 Đồ hình các điểm phương vị và các cạnh đo nối phương vị. ................. 47

Hình 5.4 Dữ liệu các giá trị của file nhập vào chương trình. ................................ 50

Hình 5.5 Giao diện khi chạy chương trình CT_UT.m .......................................... 51

Hình 5.6 Giao diện khi chương trình đã chạy xong.............................................. 51

Hình 5.7 Đồ hình lưới địa chính vẽ bằng ngôn ngữ Matlab. ................................ 52

Hình 5.8 Đồ hình lưới Địa Chính đo bằng phương pháp GNSS. .......................... 55

Hình 5.9 Đồ hình lưới địa chính GNSS vẽ bằng ngôn ngữ Matlab. ..................... 57

Hình 6.1 Sơ đồ đường đo cao hạng IV phương án 1. ........................................... 61

Hình 6.2 Sơ đồ đường đo cao hạng IV phương án 2 ............................................ 62

Hình 6.3 Định dạng dữ liệu file nhập vào chương trình. ...................................... 65

Hình 6.4 Giao diện chính trướcchạy chương trình Matlab. .................................. 66

Hình 6.5 Giao diện chương trình sau khi chạy xong. ........................................... 66

Hình 8.1 Sơ đồ Gantt thể hiện kế hoạch tổ chức thi công. ................................... 94

Hình 8.2 Đồ thị số nhân công cho từng tháng. ..................................................... 95

Chương 1: Mục đích và nhiệm vụ của thiết kế lưới    

1

CHƯƠNG 1 MỤC ĐÍCH VÀ NHIỆM VỤ CỦA THIẾT KẾ LƯỚI

Chương này sẽ giới thiệu về mục đích và nhiệm vụ của công tác thiết kế lưới cũng 

như là những yêu cầu và nguyên tắc cần thiết cho việc thiết kế. Thông qua đó để có thể 

chuẩn bị tốt nhất về mặt số liệu và tài liệu cần thiết cho việc thiết kế, biết được trình tự 

các công việc được thực hiện. 

1.1 MỤC ĐÍCH:

Việc thiết kế kỹ thuật lưới tọa độ nhằm đạt được các yêu cầu về kỹ thuật, đảm bảo 

tính thống nhất cho toàn bộ mạng lưới, đồng thời là cơ sở để phục vụ cho công tác: 

Đo vẽ thành lập bản đồ địa chính tỷ lệ 1/500, 1/1000 và 1/2000 khu vực huyện 

Mỹ Tú – tỉnh Sóc Trăng. 

Thiết kế mạng lưới tối ưu nhất mang lại giá trị kinh tế cho địa phương, giúp cho 

công tác đo đạc mạng lưới cấp thấp thuận tiện khi thi công. 

1.2 YÊU CẦU:

Khi thiết kế phải đảm bảo các nguyên tắc thiết kế về mặt kỹ thuật lẫn kinh tế. 

Phương án kỹ thuật phải tương đối hoàn chỉnh, chứa đầy đủ nội dung, phương pháp, 

tiến độ, dự toán.... và các yêu cầu để đảm bảo cho việc thi công đúng tiến độ đạt hiệu quả.  

Trước quá trình thiết kế phải tiến hành thu thập tư liệu,  tài liệu, thông tin tình hình 

kinh tế, xã hội  khu đo. Trong đó có việc lựa chọn lựa tỷ lệ bản đồ nền làm cơ sở cho việc 

thiết kế phải phù hợp. 

Trong quá trình thiết kế phải xem xét trước phương án thi công lưới, đồ hình lưới, 

phương pháp đo, tính mật độ điểm... để đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật cho công tác xây 

dựng lưới đo vẽ bản đồ Địa Chính các loại tỷ lệ thuận lợi, đảm bảo độ chính xác và phải 

tuân theo quy phạm và quy định hiện hành của Bộ Tài nguyên và Môi trường. 

Thiết kế xong ta tiến hành đánh giá độ chính xác của lưới thiết kế đến khi phù hợp 

các tiêu chuẩn kỹ thuật thì dừng và chọn làm phương án thi công. 

1.3 NHIỆM VỤ:

Thu thập các tài liệu trắc địa về khu đo: Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, điều kiện 

kinh tế – xã hội, các mảnh Bản đồ nền Địa hình tỷ lệ 1/25.000,  tọa độ các điểm hạng II 

nhà nước, các điểm độ cao hạng III nhà nước. 

Chương 1: Mục đích và nhiệm vụ của thiết kế lưới    

2

Thiết kế và ước tính độ chính xác lưới thiết kế, lập dự toán kinh phí xây dựng lưới, 

tổ chức lập tiến độ thi công, nhận xét và kết luận. 

1.4 TƯ LIỆU TRẮC ĐỊA PHỤC VỤ THIẾT KẾ LƯỚI:

Tài liệu về các mảnh bản đồ là huyện Mỹ Tú gồm 5 mảnh bản đồ tỷ lệ 1/25000 và 

tọa độ 8 điểm hạng II vẫn đang được bảo quản và sử dụng được trong hệ tọa độ VN2000 

lưới chiếu UTM múi chiếu 60 kinh tuyến trung ương 1050, được cho theo Bảng 1.1. 

Bảng 1.1 Số liệu điểm Hạng II

Số 

TT 

Số hiệu 

điểm 

Tọa độ (m)  Độ cao 

(m) Mảnh Bản Đồ  Tên bản đồ 

x  y 

1  II-73  1062662.000  565171.726  0.8  C-48-55-D-d  Sóc Trăng 

2  II-74  1052875.242  573720.981  1.0  C-48-56-C-d  Long Thạnh 

3  II-75  1057240.009  590165.355  1.8  C-48-56-D-c  Phước An 

4  92304  1051167.476  599376.430    C-48-56-D-d  Sóc Trăng 

5  92303  1051276.600  605771.708    C-48-56-D-d  Sóc Trăng 

6  II-76  1062652.786  607210.697  28.2  C-48-56-D-d  Sóc Trăng 

7  92305  1070718.260  576960.806    C-48-56-C-b  Phương An 1 

8  92306  1077563.437  586876.320    C-48-56-D-a  Huỳnh Hữu Nghĩa 

 

Chương 2: Tổng quan về tình hình đặc điểm khu đo   

3

CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH ĐẶC ĐIỂM KHU ĐO

Chương này sẽ giới thiệu tổng quan về tình hình kinh tế xã hội, đặc điểm địa chất, 

địa hình của khu thiết kế lưới. Qua đó lựa chọn cấp độ khó khăn phục vụ cho công đoạn 

dự toán giá thành. 

2.1 ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN – KINH TẾ XÃ HỘI

2.1.1 Điều kiện tự nhiên

2.1.1.1 Vị trí địa lý

Tài  liệu  tham  khảo  từ  Website  “CỔNG  THÔNG  TIN  ĐIỆN  TỬ  TỈNH  SÓC 

TRĂNG”: https://www.soctrang.gov.vn/wps/portal/ 

 

Hình 2.1 Bản đồ hành chính huyện Mỹ Tú – tỉnh Sóc Trăng

Mỹ Tú là một  trong 11 huyện,  thành phố của  tỉnh Sóc Trăng, cách  thành phố Sóc 

Trăng 18km về phía Tây, có tổng diện tích tự nhiên là 36.810 ha, bao gồm 08 xã và 01 thị 

Chương 2: Tổng quan về tình hình đặc điểm khu đo   

4

trấn là xã Long Hưng, xã Hưng Phú, xã Mỹ Hương, xã Mỹ Tú, xã Mỹ Phước, xã Thuận 

Hưng, xã Mỹ Thuận, xã Phú Mỹ và thị trấn Huỳnh Hữu Nghĩa. 

Huyện Mỹ Tú nằm ở phía Tây tỉnh Sóc Trăng, có vị trí địa lý từ 9052’ đến 9078’ vĩ 

Bắc, 105074’ đến 1060 kinh Đông. 

Phía  Đông  giáp  với  thành  phố  Sóc  Trăng,  huyện  Châu  Thành,  huyện  Mỹ  Xuyên. 

Phía Tây giáp với huyện Long Mỹ-tỉnh Hậu Giang, huyện Ngã Năm và huyện Thạnh Trị. 

Phía Nam giáp với huyện Thạnh Trị, huyện Ngã Năm, huyện Mỹ Xuyên. Phía Bắc giáp 

với huyện Long Mỹ - Hậu Giang và huyện Châu Thành.  

2.1.1.2 Địa hình

Địa hình trong huyện Mỹ Tú thấp và tương đối bằng phẳng, có dạng lòng chảo, cao 

ở phía sông Hậu và biển Đông thấp dần vào trong, vùng thấp nhất là phía Tây và Tây Bắc, 

với Độ cao cốt đất tuyệt đối từ 0,4 - 1,5 mét, độ dốc thay đổi khoảng 45 cm/km chiều dài.  

2.1.1.3 Khí hậu

Do  nằm  trong  khu  vực  đồng  bằng  sông  Cửu  Long  nên  khí  hậu  của  huyện  mang 

những nét đặc trưng của khí hậu đồng bằng châu thổ, chịu ảnh hưởng khí hậu nhiệt đới 

gió  mùa,  hàng  năm  có  2  mùa  mưa  nắng  rõ  rệt.  gió  mùa  Tây  Nam  được  hình  thành  từ 

tháng 5 đến tháng 10; gió mùa Đông Bắc được hình thành từ tháng 11 đến tháng 4 năm 

sau. Tốc độ gió trung bình/năm là 3,9m/s, trung bình tháng lớn nhất là 4,9 m/s, trung bình 

tháng nhỏ nhất là 3,1 m/s. 

2.1.1.4 Địa chất

Các loại đất chính trong huyện: 

Đất phù sa: Đất được hình thành do quá trình lắng đọng phù sa sông. 

Đất glây: Đất cũng được hình thành do quá trình lắng đọng phù sa sông nhưng 

phân bố ở địa tằng thấp, khó thoát nước. Đất có thành phần cơ giới nặng, tỷ lệ 

sét vật lý cao, chặt, bí. 

Đất nhân tác. 

2.1.1.5 Thủy văn

Mỹ Tú có hệ thống kinh rạch chịu ảnh hưởng của chế độ thủy triều ngày lên xuống 2 

lần, mực triều dao động trung bình từ 0,4m đến 1m. Thủy triều vùng biển gắn liền với các 

Chương 2: Tổng quan về tình hình đặc điểm khu đo   

5

hoạt động sản xuất, sinh hoạt của cư dân địa phương, đồng thời còn mang lại nhiều điều 

kỳ thú cho du khách khi đến tham quan, du lịch và tìm hiểu hệ sinh thái rừng tự nhiên. 

2.1.2 Điều kiện kinh tế xã hội

Tham khảo từ Wensite của Huyện Mỹ Tú – tỉnh Sóc Trăng : 

http://www.mytu.soctrang.gov.vn/wps/portal/ 

2.1.2.1 Tình hình dân cư

Sau Nghị định 02/NĐ-CP ngày 24 tháng 10 năm 2008 của Chính phủ Việt Nam về 

việc thành lập huyện Châu Thành từ một phần huyện Mỹ Tú, huyện còn lại 36.815,56 ha 

diện  tích  tự  nhiên  và  111.647  nhân  khẩu,  chủ  yếu  là  dân  tộc  kinh  chiếm  75,54%,  Hoa 

chiếm 1,59%, Khmer chiếm 22,87%, có 09 đơn vị hành chính  trực  thuộc, bao gồm:  thị 

trấn Huỳnh Hữu Nghĩa và các xã Mỹ Tú, Mỹ Hương, Mỹ Phước, Mỹ Thuận, Hưng Phú, 

Long Hưng, Phú Mỹ, Thuận Hưng, gồm 83 ấp. Trong đó có 05 xã khu vực III (Phú Mỹ, 

Thuận Hưng, Mỹ Thuận, Mỹ Phước, Mỹ Tú) và 30 ấp đặc biệt khó khăn. Huyện lỵ là thị 

trấn Huỳnh Hữu Nghĩa nằm cách thành phố Sóc Trăng 20 km về hướng tây. 

2.1.2.2 Tình hình kinh tế

Số người trong độ tuổi lao động năm 2009 là 105.330 người  (chiếm 66,9% so với 

dân số toàn huyện). Cơ cấu lao động làm việc trong các ngành kinh tế - xã hội đã có sự 

chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng lao động làm việc trong các ngành công nghiệp – 

xây dựng và dịch vụ; đồng thời, giảm tỷ trọng lao động trong ngành nông nghiệp và thủy 

sản. 

Tuy nhiên, kinh tế của huyện Mỹ Tú chủ yếu là nông nghiệp nên số lượng lao động 

trong ngành nông nghiệp và thủy sản chiếm tỷ lệ cao, sự chuyển dịch lao động từ khu vực 

nông nghiệp sang khu vực phi nông nghiệp còn chậm. Dự báo  trong những năm tới,  số 

người bước vào độ tuổi lao động của huyện sẽ tiếp tục tăng, nhưng chất lượng nguồn lao 

động còn thấp, tỷ lệ lao động qua đào tạo trên địa bàn huyện đến năm 2009 mới đạt 17 – 

18% (kể cả đào tạo nghề ngắn hạn). Do đó, cần coi trọng công tác tuyển chọn đưa đi đào 

tạo, nâng cao chất  lượng nguồn nhân lực. Cung cấp nguồn lao động cho các Trung tâm 

kinh  tế  trong và ngoài  tỉnh; đồng  thời, đáp ứng yêu cầu xuất khẩu  lao động có  trình độ 

chuyên môn kỹ thuật. 

Chương 2: Tổng quan về tình hình đặc điểm khu đo   

6

2.2 CHỌN CẤP ĐỘ KHÓ KHĂN

Thông qua đặc điểm tự nhiên – kinh  tế xã hội có  thể  rút  ra  thuận  lợi và khó khăn 

nhất  định  của  huyện  để  đưa  ra  cấp  độ  khó  khăn  dựa  trên  Thông  Tư  số  20/2012/TT-

BTNMT. 

Thuận lợi: 

Với  độ  cao  biến  thiên  từ  0.3  –  1.5m  thì  địa  hình  khu  đo  tương  đối  bằng 

phẳng. 

Hệ  thống  đường  giao  thông  trong  khu  đo  khá  nhiều,  có  đường  nhựa  nên 

thuận tiện cho việc bố trí mốc và di chuyển giữa các mốc. 

Nguồn  lao  động  phổ  thông  nhiều  nên  thuận  lợi  cho  việc  thuê  mướn  nhân 

công. 

Thực phủ chiếm đa số là trồng lúa nước nên thuận lợi để đo ngắm. 

Khó khăn: 

Khu  đo  có  nhiều  diện  tích  đất  nông  nghiệp  nên  sẽ  có  vài  điểm  địa  chính 

được đặt trên tuyến đường đất nhỏ, cần gia cố mốc để bảo quản. 

Lượng mưa trung bình lớn có thể gây sạt lở đất, khó khăn cho việc bảo quản 

mốc. 

Khi đo ngắm  tại  khu  trồng cây  ăn quả  cần  chọn điểm hợp  lý để đảm bảo 

thông hướng. 

Chọn loại khó khăn: 

Căn cứ vào văn bản pháp  lý Thông Tư số 20/2012/TT-BTNMT, ban hành 

định  mức  kinh  tế  -  kỹ  thuật  đo  đạc  bản  đồ. Chọn  cấp  độ  khó  khăn  2  cho 

công tác xây dựng lưới hạng III và  lưới đo thủy chuẩn hạng IV. 

Căn cứ vào Thông Tư số 50/2013/TT-BTNMT, ban hành Định mức kinh tế 

- kỹ thuật đo đạc địa chính, đăng ký đất đai, tài sản gắn liền với đất, lập hồ 

sơ địa chính, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở 

và tài sản khác gắn liền với đất. Chọn cấp độ khó khăn 2 cho công tác xây 

dựng lưới Địa Chính. 

Chương 3: Cơ sở toán học   

7

CHƯƠNG 3 CƠ SỞ TOÁN HỌC PHỤC VỤ THIẾT KẾ LƯỚI

Chương này trình bày lý thuyết tổng quan về trắc địa, cách xác định hệ quy chiếu để 

chuyển các điểm trên mặt cầu lên mặt phẳng. Xác định kinh tuyến khu đo và hệ số giảm 

bậc trong hệ thống lưới. Dựa vào tình hình kinh tế xã hội khu đo chọn tỷ lệ đo vẽ thích 

hợp cho từng khu đo vẽ. 

3.1 HỆ QUY CHIẾU

Xác định hệ quy chiếu tức là xác định gốc tọa độ và hệ trục cơ sở tọa độ để dựa vào 

đó có thể biểu diễn được tất cả các điểm trong không gian. Một hệ quy chiếu được gọi là 

phù hợp với phạm vi lãnh thổ đang xét nếu đạt được 3 tiêu chuẩn sau: 

Có độ lệch nhỏ nhất theo một nghĩa toán học nào đó giữa mô hình toán học và 

không gian vật lý của thế giới thực. 

Thuận tiện sử dụng trong thực tiễn có lưu ý tới các tập quán hình thành từ lịch 

sử . 

Dễ dàng tính toán chuyển đổi với các hệ quy chiếu đang sử dụng mà đặc biệt là 

hệ quy chiếu toàn cầu hiện hành.   

Căn cứ vào quyết định số 83/2000/QD-TTg  ngày 12/07/2000 của Thủ tướng  Chính 

phủ về việc áp dụng Hệ quy chiếu và Hệ tọa độ quốc gia VN-2000. 

Hệ tọa độ VN2000 sử dụng Ellipsoid toàn cầu WGS84 với các thông số cơ sở 

sau: Bảng 2.1 

Bảng 2.1 Tham số Elipsoid của hệ tọa độ VN2000.

Bán trục dài  a  6378137 

Độ lệch tâm thứ nhất  e2  0.00669437999013 

Độ dẹt  α (f )  1/298.257223563 

Vận tốc góc quay quanh trục  ω  7292115*10-11 rad/s 

Hằng số trọng trường trái đất  GM  3986005*108 m3s-2 

 

Chương 3: Cơ sở toán học   

8

Vị trí Ellipsoid quy chiếu quốc gia: Ellipsoid WGS-84 toàn cầu được xác định 

vị trí (định vị) phù hợp với lãnh thổ Việt Nam trên cơ sở sử dụng điểm GNSS 

cạnh dài có độ cao thủy chuẩn phân bố đều trên toàn lãnh thổ. 

Điểm gốc tọa độ quốc gia: Điểm N00 đặt tại viện nghiên cứu Địa chính thuộc 

Tổng cục Địa chính, đường Hoàng Quốc Việt, Hà Nội. 

Hệ  quy  chiếu  VN2000  sử  dụng  phép  chiếu  UTM  (  Universal  Transverse 

Mercator ) 

Lưới chiếu bản đồ được quy định như sau: Sử dụng phép chiếu UTM cải tiến hình 

trụ ngang đồng góc với múi chiếu phù hợp có hệ số điều chỉnh tỷ lệ biến dạng chiều dài 

k= 0.9999  để thể hiện hệ thống bản đồ Địa Chính các loại tỷ lệ; kinh tuyến trục được quy 

định cho từng tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. 

Theo  THÔNG  TƯ  25/2014TT-BTNMT:  Sử  dụng  hệ  độ  cao  là  Hòn  Dấu  –  Hải 

Phòng được áp dụng bắt buộc để xác định độ cao các mốc  trong việc thành lập lưới bằng 

công nghệ GNSS. 

Để đảm bảo thống nhất trong công tác quản lí và giảm đi hệ số biến dạng của mỗi 

địa phương, theo THÔNG TƯ 25/2014TT-BTNMT: Quy định kinh tuyến cho từng tỉnh, 

thành phố. 

Như  vậy:  với  tư  liệu  bản  đồ  sẵn  có  là  bản  đồ  thiết  kế  ở  tỷ  lệ  1:25000  nằm  trong  hệ 

VN2000 múi chiếu 60  kinh tuyến trung ương 1050 ta phải chuyển về múi chiếu 30 kinh 

tuyến trung ương 105030’  theo đúng quy phạm. 

3.2 NGUYÊN TẮC THIẾT KẾ LƯỚI

Lưới khống chế trắc địa: là một hệ thống các điểm được xác định tọa độ (x,y) và độ 

cao (H) với một độ chính xác cần thiết, các điểm này được đánh dấu trên mặt đất bằng 

tiêu và mốc. 

Lưới khống chế trắc địa thường được xây dựng theo nguyên tắc: Từ toàn thể đến cục 

bộ, từ độ chính xác cao đến độ chính xác thấp, đủ mật độ điểm phủ trùm toàn khu đo, bảo 

đảm độ chính xác. Theo nguyên tắc này thì lưới khống chế tọa độ được phát triển thành 

nhiều giai đoạn, mỗi giai đoạn tương ứng với một cấp hạng lưới có chỉ tiêu kỹ thuật và 

yêu cầu độ chính xác khác nhau. 

Chương 3: Cơ sở toán học   

9

3.3 TỶ LỆ ĐO VẼ BẢN ĐỒ

Căn cứ vào THÔNG TƯ 25/2014/TT-BTNMT: Quy định về bản đồ địa chính. Tỷ lệ 

cơ bản đo vẽ bản đồ địa chính được xác định trên cơ sở loại đất và mật độ thửa đất trung 

bình trên 1 hecta (ha). Mật độ thửa đất trung bình trên 1 ha gọi tắt là Mt, được xác định 

bằng số lượng thửa đất chia cho tổng diện tích (ha) của các thửa đất. 

Tỷ lệ 1:200 được áp dụng đối với đất thuộc nội thị của đô thị loại đặc biệt có 

Mt  ≥ 60 

Tỷ lệ 1:500 được áp dụng đối với khu vực có Mt ≥ 25 thuộc đất đô thị, đất khu 

đô thị, đât khu dân cư nông thôn có dạng đô thị; Mt ≥ 30 thuộc đất dân cư còn 

lại. 

Tỷ lệ 1:1000 được áp dụng đối với các trường hợp sau: 

Khu vực có Mt  ≥ 10 thuộc đất khu dân cư. 

Khu vực có Mt  ≥ 20 thuộc đất nông nghiệp có dạng thửa hẹp, kéo dài; đất 

nông nghiệp  trong phường,  thị  trấn, xã  thuộc  các huyện  tiếp giáp quận và 

các xã thuộc thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh. 

Khu vực đất nông nghiệp tập trung có Mt  ≥ 40 . 

Tỷ lệ 1:2000 được áp dụng đối với các trường hợp sau: 

Khu vực có Mt  ≥ 5 thuộc khu vực đất nông nghiệp.  

Khu vực có Mt  ≤ 10 thuộc khu dân cư. 

Tỷ lệ 1:5000 được áp dụng đối với các trường hợp sau: 

Khu vực có Mt  ≤ 1 thuộc khu vực đất sản xuất nông nghiệp, đất nuôi trồng 

thủy sản, đất làm muối, đất nông nghiệp khác.  

Khu vực có Mt  ≥ 0,2 thuộc khu vực đất lâm nghiệp. 

Tỷ lệ 1:10000 được áp dụng đối với các trường hợp sau: 

Đất lâm nghiệp có Mt < 0,2. 

Đất chưa sử dụng, đất mặt nước có diện tích lớn trong trường hợp cần thiết 

đo vẽ để khép kín phạm vi địa giới hành chính. 

Chương 3: Cơ sở toán học   

10

Kết luận: Khu vực thiết kế là huyện Mỹ Tú gồm 1 thị trấn và 8 xã, thị trấn Huỳnh Hữu 

Nghĩa thuộc khu dân cư thưa thớt xen lẫn đât nông nghiệp trong thị trấn nên tỷ lệ đo vẽ 

cho thị trấn là 1:1000, tất cả xã chủ yếu là đất nông  nghiệp nên khi chọn tỷ lệ đo vẽ cho 

tất cả các xã của huyện Mỹ Tú là 1:2000. Tỷ lệ thiết kế cho toàn bộ khu vực huyện Mỹ Tú 

– tỉnh Sóc Trăng là 1:1000 và 1:2000. 

Chương 4: Đánh giá độ chính xác lưới hạng III   

11

CHƯƠNG 4 THIẾT KẾ VÀ ĐÁNH GIÁ ĐỘ CHÍNH XÁC LƯỚI HẠNG III

Chương này sẽ trình bày về Hệ thống dẫn đường bằng vệ tinh toàn cầu GNSS, tiêu 

biểu là hệ thống định vị vệ tinh GNSS của Mỹ. Các chỉ tiêu về kĩ thuật trong thiết kế lưới 

hạng III. Thiết kế và đánh giá độ chính xác hai phương án lưới hạng III, đồng thời cũng 

so sánh kết quả ước tính độ chính xác giữa chương trình do Sinh Viên tự viết bằng ngôn 

ngữ lập trình MATLAB và chương trình ước tính độ chính xác lưới GNSS rất tin cậy là 

phần mềm DPSurvey. 

Mục đích của việc thiết kế lưới hạng III là để phát triển xuống lưới địa chính và từ 

lưới địa chính phát triển xuống lưới kinh vĩ. Lưới tọa độ địa chính có thể được đo bằng 2 

phương pháp khác nhau là đo bằng phương pháp đường chuyền (phương án 1) hoặc đo 

bằng công nghệ GNSS (phương án 2) từ đó có thể dựa vào yêu cầu kỹ thuật của lưới địa 

chính thiết kế lưới hạng III nhằm dễ dàng thiết kế lưới địa chính. 

4.1 NGUYÊN TẮC THIẾT KẾ LƯỚI

4.1.1 Nguyên tắc chung

Lưới  tọa độ đo bằng công nghệ GNSS  có  thể bố  trí  dưới dạng  lưới  tam  giác dày  

đặc, chuỗi tam giác, lưới đa giác. 

Khi xây dựng lưới hạng III cần tuân thủ một số nguyên tắc: 

Đảm bảo mật độ điểm hạng III cần thiết để làm cơ sở phát triển lưới Địa Chính. 

Lưới thiết kế phải được đo nối với ít nhất 8 điểm tọa độ quốc gia có độ chính 

xác từ hạng II trở lên trong đó có 4 điểm bố trí tại các góc và ít nhất 1 điểm bố 

trí tai trung tâm của lưới đồng thời đo nối tất cả các điểm tọa độ cấp 0 và tọa độ 

hạng II khác có trong phạm vi xây dựng lưới . 

Lưới  hạng  III  được  đo  bằng  công  nghệ  GNSS  định  vị  tương  đối  tĩnh,  do  đó 

không  cần  thông  hướng  giữa  các  trạm  đo,  tuy  nhiên  cũng  nên  bố  trí  vài  cặp 

cạnh thông hướng để thuận tiện cho việc đo nối với các điểm Địa Chính. 

Nên  đặt  mốc  ở  nơi  có  nền  đất  ổn  định  để  bảo  quản  lâu  dài,  gần  đường  giao 

thông để dễ thi công và đo đạc. 

Khi xử lý số liệu cần tính chuyển kết quả về hệ tọa độ địa phương hiện hành. 

Chỉ tiêu kỹ thuật theo Bảng 4.1: 

Chương 4: Đánh giá độ chính xác lưới hạng III   

12

Bảng 4.1 Chỉ tiêu kỹ thuật thiết kế lưới hạng III

TT  Chỉ tiêu kỹ thuật  Hạng III 

1  Khoảng cách trung bình giữa 2 điểm 

- Đồng bằng 

- Miền núi 

 

2km – 4km 

5km – 7km 

2  Khoảng cách tối đa giữa 2 điểm: 

- Đồng bằng 

- Miền núi 

 

7km 

15km 

3  Khoảng cách tối thiểu giữa 2 điểm: 

- Đồng bằng 

- Miền núi 

 

1,5km 

4km 

4  Số hướng đo nối tối thiểu tại 1 điểm  3 

5  Số cạnh độc lập tối thiểu tại 1 điểm  2 

6  Số điểm khống chế tọa độ tối thiểu  8 

7  Khoảng  cách  tối  đa  từ  một  điểm  bất  kỳ  trong  lưới  đến  điểm 

khống chế tọa độ cấp cao gần nhất 50km 

8  Số điểm khống chế độ cao tối thiểu  5 

9  Khoảng cách tối đa từ mọt điểm bất kỳ trong lưới đến các điểm 

khống chế độ cao gần nhât 75km 

 

Các quy định khi đo bằng công nghệ GNSS theo Bảng 4.2: 

Bảng 4.2 Bảng quy định khi đo GNSS.

Yêu cầu kỹ thuật Hạng III 

S ≤ 15km  S > 15km 

Loại máy thu  1 tần  2 tần 

Thời  gian  đo  đồng  thời 

tối thiểu 2 giờ  2 giờ 

Số vệ tinh khẻo tối thiểu  5  5 

Chương 4: Đánh giá độ chính xác lưới hạng III   

13

Giá  trị  PDOP  lớn  nhất 

cho phép 4.0  4.0 

Độ  suy  giảm  hình  học 

vệ tinh lớn nhất GDOP 7.0  7.0 

Góc ngưỡng cao  100 – 150  100 – 150 

Giãn cách thu tín hiệu  15 giây  15 giây 

 

Yêu cầu độ chính xác theo Bảng 4.3: 

Bảng 4.3 Yêu cầu độ chính xác lưới hạng III

Yêu cầu kỹ thuật Hạng III

Sai số vị trí điểm lớn nhất  7 cm 

Sai số độ cao trắc địa lớn nhất  10 cm 

Sai số trung phương tương đối cạnh lớn nhất  1/100.000 

Sai số phương vị lớn nhất  2.0” 

 

4.1.2 Mật độ điểm hạng III

Căn cứ quy định về quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về xây dựng lưới tọa độ về mật độ 

lưới hạng III: 

Đối với khu vực đồng bằng mật độ khoảng 5km2 -15km2 có 1 điểm hạng III và 

khoảng cách trung bình giữa các điểm trong lưới tọa độ hạng III là 2km – 4km. 

Đối với khu vực miền núi mật độ khoảng 25km2 – 50km2 có 1 điểm hạng III và 

khoảng cách trung bình giữa các điểm trong lưới tọa độ hạng III là 5km – 7km. 

Khu  đo  bản  đồ  huyện  Mỹ  Tú  thuộc  khu  vực  đồng  bằng  và  có  diện  tích  khoảng 

386,1km2 nên mật độ điểm  hạng III là 5km2 - 15km2 có 1 điểm. Mật độ điểm cần đủ cho 

khu đo: 

Số điểm hạng III tối đa: 

N =�

����=  

���.�

�≅  77 điểm. 

Số điểm hạng III tối thiểu: 

Chương 4: Đánh giá độ chính xác lưới hạng III   

14

N =�

���� =

���.�

��≅  25 điểm. 

Như vậy: Trong khu đo có 8 điểm hạng II nên số điểm thiết kế mới là từ 17 đến 69 điểm. 

4.1.3 Phương pháp chọn điểm

Vị trí chọn điểm phải là những vị trí có khả năng tồn tại ở thực địa lâu dài, có nền 

đất vững chắc, ổn định, có những vị trí quang đãng và cách xa các công trình kiến trúc 

lớn, có vị  trí  thuận  lợi cho việc đo ngắm, có khả năng phát  triển cho các  lưới cấp  thấp 

hơn,  nằm  ngoài  lộ  giới  các  đường  giao  thông  đã  được  quy  hoạch.  Đối  với  trường  hợp 

đường giao thông chưa có quy hoạch hoặc khu vực có đường sắt chạy qua thì điểm được 

chọn phải ở vị trí cách mép đường giao thông hoặc cách mép đường sắt ít nhất 50m. 

Vị trí được chọn phải có góc mở lên bầu trời lớn hơn 1500, trong trường hợp đặc biệt 

ở các khu vực đô thị thì vị trí điểm được chọn cũng phải có góc mở lớn hơn 1200 và chỉ 

được phép che khuất về 1 phía. 

Điểm được chọn phải ở xa các trạm thu pháp sóng tối thiểu 500m; xa các trạm biến 

thế, đường dây cao thế, trạm cao áp ít nhất 50m. 

Hạn chế chọn điểm tại các vị trí gần mái nhà kim loại, cây cối ẩm, các nhà cao tầng 

và hàng rào dây thép gai. 

Không được phép chọn điểm ở các vị trí dưới khe, suối, dưới tán cây. 

4.1.4 Nguyên tắc đánh số hiệu điểm hạng III

Số hiệu điểm hạng III gồm 6 chữ số: ABCDEF 

A: ký hiệu danh pháp số hiệu mảnh bản đồ địa hình tỷ lệ 1:1.000.000  

F-48  0 

E-48  2 

D-48  4 

C-48  6 

D-49  8 

BC: Số thứ tự mảnh 1:100000 của bản đồ địa hình. 

D: Quy định cho điểm hạng III là số 4. 

Chương 4: Đánh giá độ chính xác lưới hạng III   

15

EF: Số thứ tự điểm thiết kế. 

Khu  đo  nằm  trong  mảnh  bản  đồ  có  số  hiệu  là  C-48-56-B-d,  do  đó  các  điểm 

hạng III thiết kế được đánh số như sau: 656401, 656402,... 

4.1.5 Thiết bị đo và độ chính xác của thiết bị đo

Lưới tọa độ hạng III được đo bằng công nghệ GNSS, sử dụng máy thu tín hiệu từ hệ 

thống định vị GNSS, GLONASS, GALILEO. 

Có thể sử dụng máy thu một tần số trở lên hay hai tần số tùy theo độ dài cạnh lưới. 

Độ chính xác máy thu được được sử dụng trong đo lưới tọa độ hạng III được quy 

định như sau: 

     

6   10

:

:

:

:

S a b D

S mm

a mm

b ppm

D km

  

Vì trong đồ hình lưới thiết kế có một số đường đáy có độ dài lớn hơn 15km nên khi 

chọn thi chọn thiết bị cho phù hợp với công tác trắc địa này thì phải chọn máy thu 2 tần 

số. 

Máy thu được chọn trong luận văn thiết kế này là Trimble 4000SSI (Hình 4.3),  là 

máy 2 tần số của hãng Trimble với hệ số a=5mm và b=1ppm, vì khi đo đường đáy có độ 

dài  15km  thì  sai  số  chiều  dài  cạnh  là  2cm  nhỏ  hơn  sai  số  giới  hạn  nên  máy  Trimble 

4000SSI có thể chọn để thi công, và có thể chọn máy thu 2 tần số của các hãng khác với 

hệ số tương đương máy thu được chọn trong luận văn. 

   

Chương 4: Đánh giá độ chính xác lưới hạng III   

16

 

Hình 4.1 Máy thu Trimble 4000SSI

4.2 ƯỚC TÍNH ĐỘ CHÍNH XÁC ĐO ĐẠC

Một trong các nhiệm vụ trong thiết kế lưới là ước tính độ chính xác đo đạc, để chọn 

ra phương pháp đo và thiết bị đo thích hợp, nghĩa là chi phí cho nhân công, vật tư thiết bị 

tối ưu. 

Độ chính xác có thể được quy định trong nhiệm vụ kỹ thuật khi thiết kế công trình, 

trong quy chuẩn xây dựng hoặc phương pháp tính toán. 

Độ chính xác đo biến dạng cần được hiểu theo hai cách: 

Độ chính xác của trị biến dạng cần xác định. 

Độ chính xác của trị đo đạc trực tiếp như góc, cạnh, chênh cao. 

Độ chính xác gốc có  thể nhận được bằng cách giải quyết giải quyết hai nhiệm vụ 

thực tế: đưa ra tình huống sự cố khi giá trị biến dạng đạt giá trị tới hạn và mô tả quá trình 

biến dạng. 

Ước tính chỉ tính toán cho các chu kỳ đo đầu, sau khi có số liệu cụ thể sẽ được chính 

xác hóa chu kỳ đo và độ chính xác đo. 

Chương 4: Đánh giá độ chính xác lưới hạng III   

17

4.2.1 Quy trình ước tính

Bất cứ yếu tố nào của lưới như tọa độ điểm, chiều dài cạnh cần xác định, góc định 

hướng cần xác định  trong  lưới  tọa độ hay cao độ điểm cần xác định  trong  lưới độ cao, 

muốn ước tính độ chính xác của chúng thì phải lập hàm trị đo F – là hàm tham số, các 

hàm này ở dạng phi tuyến thì phải đưa về dạng tuyến tính. 

Khi bình sai  tham số, nếu ký hiệu: F= 0

f

t

là ma  trận cột, N-1  là ma  trận nghịch 

đảo hệ số phương trình chuẩn thì trọng số đảo hàm cần đánh giá:  

11. .T

F

F N FP

 

Với N = ATPA ; trong đó A, P là ma trận hệ số phương trình 

cải chính và trọng số trị đó. 

Nghĩa  là  tìm được  trọng  số đảo  của hàm  trị  bình  sai  thì  sai  số  trung phương hàm 

được xác định: 

1.F

F

mP

 

Với  µ  là  sai  số  trung  phương  đơn  vị  trọng  số,  trong  trường 

hợp gần đúng và đối với những đồ hình lưới đơn giản có thể 

dặt cơ sở lý luận để đưa ra các công thức giải tích. 

4.2.2 Thuật toán ước tính độ chính xác lưới

Phương pháp chặt chẽ sử dụng  thuật  toán bình sai  tham số  lưới  tự do đánh giá độ 

chính xác lưới tọa độ mặt bằng bằng công nghệ GNSS: 

Lập hệ phương trình hiệu chỉnh:  AX+ L = 0        (4.1) 

Phương trình số cải chính cạnh đo: 

ijS ij i ij i ij i ij i SijV c x d y c x d y l     (4.2) 

Phương trình số hiệu chỉnh góc định hướng:

ij ijij i ij i ij j ij jV a x b y a x b y l      (4.3) 

Chương 4: Đánh giá độ chính xác lưới hạng III   

18

Với: 

2

2

2 2

sin" "

( )

cos" "

( )

cos

sin

arctan

( ) ( )

, :  dai va phuong vi cua canh ij

ij

ij ij

ij

ij ij

ij ij

ij

ij ij

ij

ij ij

ij

ij

ij ij

ij

j i doij

j i

doSij j i j i ij

ij ij

ya

S S

xb

S S

yc

S

xd

S

y yl

x x

l x x y y S

S chieu

  

Lập ma trận trọng số P, với: ij

ij

2

21;  PS

S

mP

m

         (4.4) 

Tính ma trận hệ số phương trình chuẩn:  TN A PA         (4.5) 

Tính ma trận trọng số đảo:  1 1( )TQ N A PA          (4.6) 

Tính sai số trung phương vị trí điểm: 

2 2

xi xx

yi yy

p xi yi

m m Q

m m Q

M m m

       (4.7) 

Tính sai số  trung phương chiều dài cạnh và sai số phương vị => Lập hàm số 

cạnh và phương vị tương ứng 

Tính SSTP của hàm số:   

ij

1

1

ij

S

S

ij i ij i ij j ij j

S ij i ij i ij i ij i

TF

F

TF S S

F

F a x b y a x b y

F c x d y c x d y

m m m F QFP

m m m F QFP

     (4.8) 

Tính sai số trung phương vị trí tương hổ: 2

2ij .

"s

mM m s

     (4.9) 

Chương 4: Đánh giá độ chính xác lưới hạng III   

19

So sánh các sai số với chỉ tiêu từng cấp hạng. Nếu nhỏ hơn thì lưới đạt yêu cầu. 

4.2.3 Các bước thực hiện

Bước 1: Từ các file dữ liệu bản đồ lấy tọa độ (x,y) của 4 góc khung và tọa độ các 

điểm hạng II. Các điểm này có tọa độ trong hệ VN2000 múi 60.  

Bước  2:  Dùng  chương  trình  thương  mại  DPSurvey  chuyển  tọa  độ  các  điểm  (lấy 

được từ Bước 1) sang múi 30. 

Bước 3: Đăng kí tọa độ lên chương trình ArcGis Desktop 9.3 của hãng ESRI . Với 

các tham số điều chỉnh chuyển về hệ VN-2000 múi 30 như sau: 

Elipsoid  WGS84  định  vị  lại  theo  quyết  định  số  83/2000/QD-TTg  ngày 

12/07/2000 của Thủ tướng Chính phủ về việc áp dụng Hệ quy chiếu và Hệ tọa 

độ quốc gia VN-2000. 

Phép chiếu UTM 

Kinh tuyến trung ương 105030’00” 

Múi chiếu 30  

Hệ số tỷ lệ chiếu k= 0.9999 

Sử dụng phép chiếu UTM múi 48 North có sẵn trong Arcgis 9.3  

 

Thay đổi Kinh tuyến trung ương thành 105.5 ( đơn vị độ thập phân ), hệ số tỷ lệ 

chiếu 0.9999. Kết quả sẽ cho ta hệ VN2000, múi chiếu 30. 

Chương 4: Đánh giá độ chính xác lưới hạng III   

20

 

Bước 4: Thiết kế các điểm hạng III, ta thu được tọa độ bản đồ (x,y) của các điểm 

đang ở múi 30, kinh tuyến trung ương 105030’00” 

Bước  5:  Trút  và  xử  lý  số  liệu  tọa  độ  điểm  hạng  III  thiết  kế  trong  chương  trình 

Arcgis. 

Bước 6: Đưa vào phần mền DPSurvey đánh giá độ chính xác lưới đã thiết kế. 

Bước 7: Đánh giá độ chính xác các điểm thiết kế. 

Bước 8: So sánh với chỉ tiêu kĩ thuật. 

4.3 THIẾT KẾ LƯỚI

Tư liệu gốc gồm 8 điểm hạng II, trong đó có 1 điểm là II-75 nằm trong khu vực thiết 

kế lưới và 7 điểm còn lại nằm ngoài khu vực thiết kế như Bảng 4.4

Bảng 4.4 Bảng tọa độ điểm hạng II

Số thứ 

tự 

Số hiệu 

điểm 

Tọa độ trong múi 60  Tọa độ trong múi 30 Mảnh Bản Đồ 

x(m)  y(m)  x(m)  y(m) 

1  II-73  1062662.000  565171.726  1062980.926  565191.285  C-48-55-D-d 

2  II-74  1052875.242  573720.981  1053191.231  573743.106  C-48-56-C-d 

3  II-75  1057240.009  590165.355  1057557.308  590192.415  C-D8-56-D-c 

4  92304  1051167.476  599376.430  1051482.952  599406.255  C-D8-56-D-d 

5  92303  1051276.600  605771.708  1051592.109  605803.452  C-D8-56-D-d 

6  II-76  1062652.786  607210.697  1062971.709  607242.873  C-D8-56-D-d 

Chương 4: Đánh giá độ chính xác lưới hạng III   

21

7  92301  1070718.260  576960.806  1071039.604  576983.903  C-48-56-C-b 

8  92302  1077563.437  586876.320  1077886.835  586902.393  C-D8-56-D-a 

4.3.1 Phương án 1 ( lưới hạng III phục vụ thành lập lưới ĐC đo toàn đạc )

Trên khu đo đã có 8 điểm hạng II. 

Tổng số điểm thiết kế: 46 điểm. 

Số điểm hạng III thiết kế mới: 46 điểm. 

Tổng số cạnh đáy đo: 86 cạnh. 

Tọa độ các điểm thiết kế: PHỤ LỤC I.1.1 

Đồ hình lưới hạng III phương án 1: Hình 4.4

Tất cả điểm thiết kế mới đều được đặt trên đường giao thông, nền đất cưng, khu dân 

cư và trên các bờ đê nên rất thuận tiện cho việc xây dựng và bảo quản. 

Từng điểm hạng III được thiết kế thông hướng với nhau rất thuận lợi cho việc thiết 

kế lưới Địa Chính đo toàn đạc. 

 

Hình 4.2 Đồ hình lưới hạng III phục vụ công tác đo toàn đạc.

Chương 4: Đánh giá độ chính xác lưới hạng III   

22

4.3.2 Phương án 2 ( lưới hạng III phục vụ thành lập lưới ĐC đo GNSS )

Trên khu đo đã có 8 điểm hạng II. 

Tổng số điểm thiết kế: 44  điểm. 

Số điểm thiết kế mới: 44 điểm. 

Tổng số cạnh đáy đo: 86 cạnh. 

Tọa độ điểm thiết kê: PHỤ LỤC I.2.1 

Đồ hình lưới III phương án 2: Hình 4.5

Tất cả điểm thiết kế mới đều được đặt trên đường giao thông, nền đất cưng, khu dân 

cư và trên các bờ đê nên rất thuận tiện cho việc xây dựng và bảo quản. 

Các  điểm  hạng  III  phục  vụ  thành  lập  lưới  địa  chính  đo  GNSS  đều  đặt  nơi  thông 

thoáng, góc cao vệ tinh rộng dễ dàng thu được tín hiệu vệ tinh mà không gặp phải chướng 

ngại vật. 

 

Hình 4.3 Đồ hình lưới hạng III phục vụ công tác đo bằng công nghệ

GNSS.

Chương 4: Đánh giá độ chính xác lưới hạng III   

23

4.4 ĐÁNH GIÁ ĐỘ CHÍNH XÁC LƯỚI

Dựa  trên  cơ  sở  lý  thuyết  thuật  toán  đánh  giá  độ  chính  xác  lưới  được  trình  bày 

chương 3 để đánh giá lưới thiết kế thì phần mềm thương mại DPSurvey phù hợp với thuật 

toán trên và sinh viên sử ngôn ngữ lập trình Matlab viết 1 chương trình chính CT_UT.m

nhằm so sánh với độ chính xác ước tính của phần mềm. 

DPSurvey là phần mềm xử lý số liệu trắc địa - bản đồ (ước tính, bình sai, đánh giá 

độ ổn định mốc  lún, mốc chuyển dịch ngang công  trình, chuyển đổi các hệ  tọa độ,  tính 

toán xử lý số liệu đo vẽ chi tiết, các tiện ích thành lập bản đồ, tạo mô hình số địa hình từ 

đó tự động vẽ đường đồng mức, vẽ và thiết kế mặt cắt, tính khối lượng đào đắp…). Đây là 

phần mềm chuyên dụng để tự động hoá công tác xử lý số liệu Trắc địa-bản đồ trên máy 

tính. 

DPSurvey quản lý đồng thời hai màn hình giao diện: dạng text và dạng đồ hoạ, cho 

phép hiển  thị đồng  thời kết quả  tính  toán và sơ đồ, đồ hình  lưới. Quản  lý cùng một  lúc 

nhiều cửa sổ (Multiple Document Interface). Với các thao tác: tạo mới, sao chép, cắt, dán, 

xoá, các kiểu thu phóng, xuất nhập một số tệp đồ họa của AutoCad (*.DWG), (*.DXF). 

Cho phép vẽ và chỉnh sửa các đối tượng đồ hoạ. 

Chương trình phần mềm DPSurvey thuộc sở hữu trí tuệ của tác giả Nguyễn Kim Lai 

do  Cục  Bản  quyền,  Bộ  VHTT  nước  Cộng  hoà  xã  hội  chủ  nghĩa  Việt  Nam  cấp  Số: 

1282/2007/QTG ngày 18/6/2007. Phần mềm được pháp luật Việt Nam bảo hộ. 

Matlab (MATrixLABoratory_ Mathworks ) là ngôn ngữ ma trận cao cấp dùng cho 

tính  toán kỹ  thuật với kiểu dữ  liệu cơ bản  là ma  trận, cấu  trúc đơn giản, giao diện  thân 

thiện, có sẵn rất nhiều công cụ tính toán và đi kèm với các toolbox.  

Để  so  sánh  và  kiểm  tra độ  tin  cậy  module  ước  tính  lưới  mặt bằng phụ  thuộc  của 

phần mền DPSurvey chương trình “CT_UT.m” được viết trên ngôn ngữ matlab. Chương 

trình này được Chương 3,  chương  trình  “CT_UT.m”  gồm 1  chương  trình  chính  và  12 

chương trình con.  

4.4.1 Sử dụng phần mềm DPSurvey ước tính độ chính xác lưới hạng III

Dựa trên cơ sở lý thuyết được trình bày mục 4.1 và mục 4.2 để sử dụng phần mềm 

DPSurvey ước tính độ chính xác lưới hạng III cần những tham số như: 

Chương 4: Đánh giá độ chính xác lưới hạng III   

24

Nhập sai số đo góc: 0’’ 

Sai số đo cạnh ( sai số của thiết bị đo ): a=5mm; b=1ppm  

Sai số đo phương vị: 1’’ 

Dữ liệu đầu vào: 

Điểm gốc: Tên và tọa độ (x,y) điểm gốc. 

Điểm mới: Tên và tọa độ (x,y) điểm thiết kế. 

Phương vị đo: Các cạnh cần ước tính độ chính xác. 

Cạnh đo: Các cạnh cần ước tính độ chính xác. 

Kết quả ước tính độ chính xác phương án 1 được trình bày: PHỤ LỤC I.1.2 

Kết quả ước tính độ chính xác phương án 2 được trình bày: PHỤ LỤC I.2.2 

File dữ liệu sử dụng DPSurvey: 

File dữ liệu nhập cho phương án 1: DP_GNSS_III_PA1.txt 

File dữ liệu nhập cho phương án 2: DP_GNSS_III_PA2.txt 

Kết quả ước tính độ chính xác phương án 1: KQ_DP_GNSS_III_PA1.docx 

Kết quả ước tính độ chính xác phương án 2: KQ_DP_GNSS_III_PA2.docx 

Thống kê độ chính xác phương án 1: Bảng 4.5 

Bảng 4.5 So sánh kết quả ước tính phương án 1 với sai số giới hạn.

  Tên  DPSurvey Sai số giới 

hạn Ghi chú 

Sai số vị trí điểm yếu nhât  656419  0.0149  0.07 Thỏa điều 

kiện Sai số trung phương tương đối 

chiều dài 656423-656424  1/353300  1/100000 

Thỏa điều kiện 

Sai số trung phương phương vị  656423-656424  0.78”  2.0” Thỏa điều 

kiện  

Thống kê độ chính xác phương án 2: Bảng 4.6 

Bảng 4.6 So sánh kết quả ước tính phương án 2 với sai số giới hạn.

  Tên  DPSurvey Sai số giới 

hạn Ghi chú 

Sai số vị trí điểm yếu nhât  656414  0.0148  0.07 Thỏa điều 

kiện 

Chương 4: Đánh giá độ chính xác lưới hạng III   

25

Sai số trung phương tương đối chiều dài 

656433-656437 

1/327300  1/100000 Thỏa điều 

kiện Sai số trung phương phương 

vị 656433-656437 

0.84”  2.0” Thỏa điều 

kiện  

4.4.2 Sử dụng ngôn ngữ Matlab ước tính độ chính xác lưới hạng III

Dựa trên cơ sở lý thuyết và thuật toán dùng phương pháp bình sai tham số để đánh 

giá độ chính xác của lưới sinh viên viết chương trình trên ngôn ngữ Matlab, mục đích là 

đánh giá độ chính xác của lưới đã thiết kế và đông thời kiểm tra tính chính xác của phần 

mêm DPSurvey. Ngoài ra chương trình còn có thể đánh giá lưới được đo theo công nghệ 

đo  toàn  đạc  sẽ  được  thực  hiện  trong  Chương  5.  Chương  trình  gồm  có  tổng  cộng  13 

chương trình, gồm 1 chương trình chính và 12 chương trình con. 

   

Chương 4: Đánh giá độ chính xác lưới hạng III   

26

Sơ đồ khối chương trình chính:  

 

 

 

 

 

 

     

     

   

                       

 

   

Tính  sai  số  trung 

phương phương vị 

Tính  sai  số  tương 

Vẽ  đồ  hình 

Xuất kết quả 

END 

Tính  sai  số  trung 

phương cạnh 

Đọc file đo bằng phương 

pháp toàn đạc 

Tính S, alp 

Số hiệu chỉnh cạnh 

Số hiệu chỉnh góc 

Số hiệu chỉnh phương vị 

 

 

Tính S, alp 

Số hiệu chỉnh cạnh 

Số hiệu chỉnh phương vị 

 

Lập ma trận A, P 

Lập ma trận A, P 

Tính ma trận N 

Tính ma trận Q 

Tính  sai  số  trung  phương 

mặt bằng 

NHẬP  TÊN  FILE 

CẦN ƯỚC TÍNH 

STAR

NHẬP K 

k=0 hoặc k=1 

Nhập  các  tham 

số: mB, a, b, ma 

Nhập các tham 

số: a, b, ma 

Đọc file đo bằng GNSS 

K=1 

K=0 

Chương 4: Đánh giá độ chính xác lưới hạng III   

27

Các chương trình con được sử dụng trong chương trình chính là: 

Chương trình con: rad2dms.m 

Tham số nhập: rad 

Tham số xuất: dms 

Mục đích chuyển góc từ đơn vị radian sang độ phút giây 

Chương trình con: doc.m 

Tham số nhập: file dữ liệu đầu vào. 

Tham số xuất: tên điểm gốc, tọa độ X gốc, tọa độ Y gốc, tên điểm thiết kế, 

tọa độ X thiết kế, tọa độ Y thiết kế, điểm đầu cạnh, điểm cuối cạnh,  I J K 

thứ tự của góc đo, tổng số điểm gốc, tổng số điểm thiết kế, tổng số cạnh đo, 

tổng số góc đo. 

Mục đích đọc dữ  liệu  file  tọa độ ước  tính  lưới đo bằng phương pháp  toàn 

đạc. 

Chương trình con: docGNSS.m 

Tham số nhập: file dữ liệu đầu vào. 

Tham số xuất: tên điểm gốc, tọa độ X gốc, tọa độ Y gốc, tên điểm thiết kế, 

tọa độ X thiết kế, tọa độ Y thiết kế, điểm đầu cạnh, điểm cuối cạnh, tổng số 

điểm gốc, tổng số điểm thiết kế, tổng số cạnh. 

Mục đích đọc dữ liệu file tọa độ ước tính lưới đo bằng phương  pháp GNSS. 

Chương trình con: ghiketqua.m 

Tham số nhập: tên file cần ghi kết quả. 

Tham số xuất: 

Mục đích ghi kết quả thư mục. 

Chương trình con: sstp.m

Tham số nhập: ma trận số hiệu chỉnh cạnh, ma trận số hiệu chỉnh phương vị, 

ma trận trọng số đảo, tổng số cạnh, sai số đo phương vị. 

Tham số xuất: sai số cạnh đo, sai số phương vị. 

Mục đích tính sai số trung phương của hàm số. 

Chương 4: Đánh giá độ chính xác lưới hạng III   

28

Chương trình con: tach.m 

Tham số nhập: ma trận trọng số đảo. 

Tham số xuất: trọng số đảo tọa độ X của điểm,  trọng số đảo tọa độ Y của 

điểm. 

Mục đích tách trọng số đảo tọa độ tính sai số vị trí điểm. 

Chương trình con: timdiem.m 

Tham số nhập: tên điểm cần tìm, ký hiệu điểm cần tìm (A,B), tên điểm gốc, 

tọa độ X gốc, tọa độ Y gốc, tên điểm thiết kế,  tọa độ X thiết kê, tọa độ Y 

thiết kế, tổng số điểm thiết kế, tổng số điểm gốc. 

Tham số xuất: tọa độ X điểm cần tìm, tọa độ Y điểm cần tìm, ký hiệu cho 

điểm gốc hoặc điểm thiết kế. 

Mục đích tìm tọa độ cho điểm và ký hiệu nhận biết điểm gốc hoặc là điểm 

thiết kế. 

Chương trình con: tinhcanh.m

Tham số nhập: điểm đầu cạnh, điểm cuối cạnh, tên điểm gốc, tọa độ X gốc, 

tọa độ Y gốc, tên điểm thiết kế, tọa độ X thiết kế, tọa độ Y thiết kế, ký hiệu 

điểm thiết kế (A, B), tổng số điểm gốc, tổng số điểm thiết kế, tổng số cạnh. 

Tham số xuất: chiều dài cạnh, ma trận số hiệu chỉnh cạnh, ma trận số hiệu 

chỉnh phương vị, số cạnh bị loại (vì không ước tính cho cạnh có điểm đầu và 

điểm cuối đều là điểm gốc). 

Mục đích tính chiều dài cạnh và tính các thành phần trong ma trận A. 

Chương trình con: uoctinhgoc.m 

Tham số nhập: I J K thứ tự của góc, tên điểm gốc, tọa độ X gốc, tọa độ Y 

gốc, tên điểm thiết kế, tọa độ X thiết kế, tọa độ Y thiết kế, ký hiệu điểm thiết 

kế (A, B), tổng số điểm gốc, tổng số điểm thiết kế, tổng số góc đo. 

Tham số xuất: ma trận số hiệu chỉnh góc. 

Mục đích tính thành phần số hiệu chỉnh góc trong ma trận A. 

Chương trình con: veluoi.m 

Chương 4: Đánh giá độ chính xác lưới hạng III   

29

Tham số nhập: tên file cần vẽ lưới. 

Tham số xuất: 

Mục đích vẽ lưới đường chuyền đo toàn đạc. 

Chương trình con: veluoiGNSS.m 

Tham số nhập: tên file cần vẽ lưới. 

Tham số xuất: 

Mục đích vẽ lưới đo bằng công nghệ GNSS. 

File nhập chương trình. 

 

Hình 4.4 Dữ liệu cần cho việc ước tính bằng công nghệ GNSS

Chương 4: Đánh giá độ chính xác lưới hạng III   

30

Chạy chương trình Matlab cần nhập các tham số yêu cầu: 

 

Hình 4.5 Giao diện chương trình chính khi chạy chương trình

Dựa trên quy phạm, thuật toán đánh giá của lưới cũng như là thiết bị đo đã chọn có 

tất cả các tham do chương trình yêu cầu, và đây cũng chính là các tham số nhập vào phần 

mềm DPSurvey. Sau khi nhập đầy đủ tham số yêu cầu thì chương trình tự động chạy và 

cho ra kết quả. 

 

Hình 4.6 Giao diện chương trình chạy xong.

Chương 4: Đánh giá độ chính xác lưới hạng III   

31

Kết quả ước tính độ chính xác phương án 1 được trình bày phần: PHỤ LỤC I.1.3

Kết quả ước tính độ chính xác phương án 2 được trình bày phần: PHỤ LỤC I.2.3

File dữ liệu chạy ngôn ngữ Matlab: 

File dữ liệu nhập phương án 1: GNSS_III_PA1.txt 

File dữ liệu nhập phương án 2: GNSS_III_PA2.txt 

File kết quả ước tính phương án 1: KQ_GNSS_III_PA1.txt 

File kết quả ước tính phương án 2: KQ_GNSS_III_PA2.txt 

Sơ đồ lưới phương án 1: luoi1.jpg 

 

Hình 4.7 Sơ đồ lưới phương án 1 vẽ bằng ngôn ngữ Matlab.

   

Chương 4: Đánh giá độ chính xác lưới hạng III   

32

Sơ đồ lưới phương án 2: luoi2.jpg 

 

Hình 4.8 Sơ đồ lưới phương án 2 vẽ bằng ngôn ngữ Matlab.

4.4.3 So sánh kết quả giữa hai chương trình

Sai số vị trí điểm: 

Bảng 4.7 So sánh sai số vị trí điểm giữa 2 chương trình.

Điểm DPSurvey Matlab So sánh

mN mE mP mN mE mP |δmN| |δmE| |δmP|

656401  7  9  11  6.883  8.932  11.277  0.117  0.068  0.277 

656402  10  10  14  10.352  10.037  14.419  0.352  0.037  0.419 

656403  7  9  11  7.103  8.657  11.198  0.103  0.343  0.198 

656404  10  10  14  10.074  10.020  14.208  0.074  0.02  0.208 

………………………………………………………………………………………. 

 

   

Chương 4: Đánh giá độ chính xác lưới hạng III   

33

Sai số chiều dài cạnh và sai số tương hổ: 

Bảng 4.8 So sánh sai số chiều dài cạnh, phương vị và tương hổ

Điểm DPSurvey Matlab So sánh

Đầu Cuối ms ma mTH ms ma mTH |δms| |δma| |δmTH|

II-073  656409  9  0.21  14  9.165  0.21  14.136  0.165  0  0.136 

II-073  656420  9  0.18  12  8.529  0.18  12.085  0.471  0  0.085 

II-073  656422  9  0.15  12  9.130  0.153  12.054  0.13  0.003  0.054 

II-074  656422  8  0.32  12  7.753  0.317  12.054  0.247  0.003  0.054 

II-074  656429  7  0.41  12  6.966  0.412  11.650  0.034  0.002  0.35 

………………………………………………………………………………… 

 

Kết luận:  

So  sánh  với  các  chỉ  tiêu  thiết  kế  lưới  hạng  III  trong  Thông  Tư  06/2009/TT-

BTNMT về các sai số trên đều trong giới hạn cho phép. Vậy phương án 1 và phương án 2 

của lưới hạng III đều đạt độ chính xác theo yêu cầu và có thể phát triển xuống lưới Địa 

Chính. 

So sánh kết quả ước tính độ chính xác lưới hạng III từ 2 chương trình cho ra kết quả 

đương nhau, có thể kết luận module ước tính lưới mặt bằng phụ của phần mềm DPSurvey 

cho ra kết quả chính xác. 

Chương 4: Đánh giá độ chính xác lưới hạng III   

34

4.5 Các chương trình đánh giá độ chính theo công nghệ GNSS.

Để  đánh  giá  độ  chính  xác  cho  mạng  lưới  GPS  ngoài  phần  mềm  thương  mại 

DPSurvey như luận văn đã trình bày trên còn có thể sử phần mềm GPSest.exe của Thầy 

Nguyễn Ngọc Lâu viết hỗ trợ việc ước tính độ chính xác cho lưới GPS. 

Thuật  toán  của  chương  trình  GPSest.exe  trong  giáo  trình  GPS  của  thầy  Nguyễn 

Ngọc Lâu, chương trình này được viết bằng ngôn ngữ C. Nó đọc dữ liệu từ một file nhập 

dạng văn bản có tên mặc địch là “GPSdata.txt” và xuất kết quả ra một file văn bản khác 

có tên là “GPSout.txt” nằm trong cùng thư mục với file nhâp. 

File nhập được tạo ra từ một quá trình thiết kế lưới tự động hay có thể tạo ra dùng 

các phần mềm soạn thảo văn bản thông thường như Notepad hay Wordpad. 

 

Chương 4: Đánh giá độ chính xác lưới hạng III   

35

Một thông tin đòi hỏi phải cung cấp từ bàn phím là kinh tuyến trung ương. Các tọa 

độ trắc địa được chuyển sang tọa độ vuông góc 3 chiều khi giả sử độ cao spheroid của các 

điểm này bằng 0. 

Để đánh giá độ chính xác GPS, chương trình đòi hỏi người sử dụng phải nhập vào 

hai tham số a và b là sai số đo cạnh đáy có thể tra theo trong sổ tay hướng dẫn của máy 

thu GPS theo kiểu đo và trị đo. File kết quả “GPSout.txt” có dạng sau: 

 

 

 

Phần mềm DPSurvey và chương trình GPSest.exe sử dụng hai thuật toán hoàn toàn 

khác nhau nên khi ước tính độ chính xác cho 1 lưới GPS xác định thì sẽ không cho ra kết 

quả giống nhau, vì không  thể so sánh được kết quả của 2 chương  trình sinh viên đã sử 

Chương 4: Đánh giá độ chính xác lưới hạng III   

36

dụng  ngôn  ngữ  lập  trình  Matlab  viết  chương  trình  “chinh.m”  theo  thuật  toán 

“GPSest.exe”. 

Chương trình “chinh.m” viết trên ngôn ngữ Matlab gồm 1 chương trình chính và 

18 chương trình con. 

Sơ đồ khối chương trình chính: 

 

 

Đọc  dữ  liệu  từ  file 

nhập GPS_data.txt 

STAR

 

Mở file GPS_ketqua.txt 

Tính chuyển sang tọa độ trắc địa 

Tính  chuyển  sang  tọa  độ 

không gian 3 chiều X,Y,Z 

Lập ma trận A 

Lập ma trận P 

Lập ma trận QXYZ 

Tính  sai  số  trung  phương  vị  trí 

điểm i trong không gian (MPi) 

Lập ma trận QNEU Tính sai số trung phương 

mặt bằng mP 

END

Vẽ đồ hình lưới 

Tính sai số trung 

phương cạnh 

Tính sai số trung phương 

tương hỗ 

Tính sai số trung phương 

phương vị 

Xuất kết quả 

Chương 5: Thiết kế và đánh giá độ chính xác lưới Địa Chính   

37

Định dạng file dữ liệu nhập vào chương trình: 

 

Hình 4.9 Định dạng file nhập chương trình Matlab.

Giao  diện  chương  trình  Matlab  “chinh.m”  ,  các  tham  số  nhập  vào  chương  trình 

cũng chính là tham số nhập vào module ước tính độ chính xác của phần mềm DPSurvey: 

Tên file số liệu: được soạn sẵn 

Tham số a, b tham khảo sổ tay hướng dẫn của máy thu GPS. 

Sai số đo phương vị. 

Kinh tuyến trung ương khu vực thiết kế. 

Hệ số chiếu: 0.9999 cho múi 30 hoặc 0.9996 cho múi 60. 

Nhập tên file ghi kết quả. 

Chương 5: Thiết kế và đánh giá độ chính xác lưới Địa Chính   

38

 

Hình 4.10 Giao diện nhập tham số khi chạy chương trình

 

Hình 4.11 Giao diện chương trình chạy xong

Chương 5: Thiết kế và đánh giá độ chính xác lưới Địa Chính   

39

 

Hình 4.12 Đồ hình lưới vẽ bằng Matlab.

So sánh 1 lưới nhỏ giữa chương trình GPSest.exe và chương trinh “chinh.m” trên 

Matlab với cùng tham số nhập a = 5mm và b = 1ppm, kinh tuyến trung ương là 105030’, 

hệ số chiếu  là 0.9999 cho múi 30  và cùng  tọa độ x, y  thiết kế nhưng với  tọa độ y  trong 

GPSest.exe trừ 500km.  

Bảng 4.9 Sai số tọa độ mặt bằng.

GPSest.exe Matlab

Điểm  B(0 ‘ “)  L(0 ‘ “)  Mx(m)  My(m)  Mp(m)  B(0 ‘ “)  L(0 ‘ “)  Mx(mm)  My(mm)  Mp(mm) 

DCCS-1  10.4825  105.4912  0.0064  0.008  0.0102  10.4825  105.4912  7.1592  8.8558  11.3877 

DCCS-2  10.514  105.5051  0.0055  0.0081  0.0098  10.514  105.5051  6.0618  8.9855  10.8391 

DCCS-3  10.5156  105.5726  0.0057  0.0055  0.008  10.5156  105.5726  6.1691  6.285  8.8067 

DCCS-4  10.4542  105.5303  0.0065  0.007  0.0095  10.4542  105.5303  7.292  7.8277  10.698 

 

 

 

 

Chương 5: Thiết kế và đánh giá độ chính xác lưới Địa Chính   

40

Bảng 4.10 Độ lệch giữa 2 chương trình

Điểm |dB| |dL| |dmx|(mm) |dmy|(mm) |dmp|(mm) DCCS-1  0  0  0.7592  0.8558  1.1877 DCCS-2  0  0  0.5618  0.8855  1.0391 DCCS-3  0  0  0.4691  0.785  0.8067 DCCS-4  0  0  0.792  0.8277  1.198 

 

Bảng 4.11 Sai số cạnh và sai số phương vị GPSest.exe

cạnh  S(m)  alp  ms(m)  ma(sec) 1  2  75174  86.18593  0  0 1  3  54088.68  123.6901  0  0 1  4  29157.68  120.9638  0.007  0 1  5  29413.82  107.8189  0.008  0 1  6  40897.24  101.9969  0.005  0 1  7  37739.7  122.0054  0.007  0 2  3  46102.33  220.6013  0  0 2  4  53857.03  248.1986  0.008  0 2  5  49045.7  253.4127  0.008  0 2  6  37517.08  248.9077  0.006  0 2  7  49744.3  239.8265  0.007  0 3  4  25002.5  306.8699  0.007  0.1 3  5  27021.21  321.009  0.006  0.1 3  6  22075.95  346.9081  0.006  0.1 3  7  16402.86  307.5686  0.007  0.1 4  5  6708.875  26.56505  0.005  0.1 4  6  16349.42  66.57131  0.007  0.1 4  7  8603.186  125.5377  0.006  0.1 5  6  12011.61  87.61406  0.007  0 5  7  11705.87  160.0169  0.006  0.1 6  7  14010.33  214.8245  0.006  0.1 

 

   

Chương 5: Thiết kế và đánh giá độ chính xác lưới Địa Chính   

41

Bảng 4.12 Sai số cạnh và sai số phương vị Matlab.

Cạnh 

S  Alp  ms  ms/S  ma  mTH Đầu   cuối 

II-001  DCCS-1  29157.675  120.575  8.631  1/3378097  0.053  8.6314 

II-001  DCCS-2  29413.824  107.4908  8.875  1/3314110  0.044  8.8753 

DCCS-1  DCCS-2  6708.875  26.3354  5.625  1/1192690  0.139  5.625 

II-002  DCCS-2  49045.704  -106.3514  8.668  1/5658250  0.027  8.668 

II-002  DCCS-3  37517.083  -111.0532  6.183  1/6067797  0.034  6.183 

DCCS-2  DCCS-3  12011.613  87.3651  8.075  1/1487540  0.039  8.0748 

DCCS-4  II-003  16402.86  127.3407  7.813  1/2099413  0.092  7.8131 

DCCS-3  II-003  22075.948  166.5429  6.233  1/3542041  0.058  6.2326 

DCCS-3  DCCS-4  14010.327  -145.1032  6.673  1/2099521  0.101  6.6731 

DCCS-1  DCCS-4  8603.186  125.3216  6.761  1/1272467  0.143  6.761  

Bảng 4.13 So sanh sai số cạnh và phương vị giữa 2 chương trình.

cạnh ms(mm)  ma(") Đầu   cuối 

II-001  DCCS-1  1.631  0.053 II-001  DCCS-2  0.875  0.044 DCCS-1  DCCS-2  0.625  0.039 II-002  DCCS-2  0.668  0.027 II-002  DCCS-3  0.183  0.034 DCCS-2  DCCS-3  1.075  0.039 DCCS-4  II-003  0.813  0.008 DCCS-3  II-003  0.233  0.042 DCCS-3  DCCS-4  0.673  0.001 DCCS-1  DCCS-4  0.761  0.043 

 

Kết luận: so sánh kết quả giữa 2 chương ta thấy sai số giữa hai chương trình có sai 

số rất là nhỏ có thể chấp nhận được. Nhưng chương trình GPSest.exe không tính được với 

số lượng điểm lớn hơn 50 điểm nên không thể sử dụng để ước tính độ chính xác của lưới 

thiết kế trong luận văn. Chương trình “chinh.m” có thể ước tính độ chính xác với số lượng 

điểm lớn hơn 50 điểm và tính sai số tương hổ cho từng cạnh được thiết kế. 

Các chương trình con được trình bày trong phụ lục. 

 

Chương 5: Thiết kế và đánh giá độ chính xác lưới Địa Chính   

42

CHƯƠNG 5 THIẾT KẾ VÀ ĐÁNH GIÁ ĐỘ CHÍNH XÁC LƯỚI ĐỊA

CHÍNH

Chương này trình bày về thiết kế lưới Địa Chính theo hai phương án là đo GNSS và 

đo lưới đường chuyền. Việc đánh giá độ chính xác lưới Địa Chính đo GNSS và lưới địa 

chính  góc  cạnh  sẽ  dùng  chương  trình  CT_UT.m  được  viết  bằng  ngôn  ngữ  lập  trình 

Matlab do Sinh viên tự viết đã được trình bày trong chương 4, đồng thời cũng so sánh kết 

quả với chương trình DPSurvey. 

5.1 NGUYÊN TẮC THIẾT KẾ LƯỚI ĐỊA CHÍNH

5.1.1 Nguyên tắc chung.

Lưới Địa Chính được xây dựng trên cơ sở lưới tọa độ và độ cao Quốc gia để tăng 

dày mật độ điểm khống chế, làm cơ sở phát triển lưới khống chế đo vẽ và đo vẽ chi tiết. 

Khi thiết kế lưới phải đảm bảo các điểm được phân bố đều trên khu đo, trong đó ưu 

tiên tăng dày cho khu vực bị che khuất nhiều, địa hình phức tạp. 

Lưới Địa Chính phải được đo nối tọa độ với ít nhất 3 điểm khống chế tọa độ có độ 

chính xác tương đương điểm tọa độ Quốc gia hạng III trở lên. 

Điểm tọa độ Địa Chính phải được chọn ở các vị trí có nền đất vững chắc, ổn định, 

quang đãng tồn tại lâu dài trên thực địa; thuận lợi cho việc đo ngắm và phát triển lưới cấp 

thấp. 

Chỉ tiêu kỹ thuật cơ bản của lưới Địa Chính được quy định như sau: Bảng 5.1 

Bảng 5.1 Tiêu chí đánh giá chất lượng lưới địa chính.

STT  Tiêu chí đánh giá chất lượng lưới Địa Chính Chỉ tiêu 

kỹ thuật 

1  Trị tuyệt đối của sai số trung phương vị trí điểm sau bình sai  ≤ 5cm 

2  Sai số trung phương tương đối cạnh sau bình sai  ≤ 1:50.000 

3 Trị tuyệt đối sai số trung phương tuyệt đối cạnh dưới 400m sau 

bình sai ≤ 1,2 cm 

4 Trị tuyệt đối sai số trung phương phương vị cạnh sau bình sai: 

Đối với cạnh lớn hơn hoặc bằng 400m 

 

≤ 5” 

Chương 5: Thiết kế và đánh giá độ chính xác lưới Địa Chính   

43

Đối với cạnh nhỏ hơn 400m  ≤ 10” 

Trị tuyệt đối sai số trung phương độ cao sau bình sai: 

Vùng đồng bằng 

Vùng núi 

 

≤ 10 cm 

≤ 12 cm 

 

5.1.2 Mật độ điểm khống chế tọa độ phẳng.

Căn cứ theo thông tư 55/2013/TT-BTNMT về quy định thành lập bản đồ Địa Chính 

thì mật độ điểm Địa Chính được quy định như sau: 

Bản đồ tỷ lệ 1:5000; 1:10.000: Trung bình 5 Km2 có một điểm khống chế tọa 

độ phẳng có độ chính xác tương đương điểm Địa Chính trở lên. 

Bản đồ tỷ lệ 1:500; 1:1000; 1:2000: Trung bình từ 1 đến 1,5 Km2 có một điểm 

khống chế tọa độ phẳng có độ chính xác tương đương điểm Địa Chính trở lên. 

Bản đồ tỷ lệ 1:200: Trung bình 0,3 Km2 có một điểm khống chế tọa độ phẳng 

có độ chính xác tương đương điểm Địa Chính trở lên. 

Trường hợp khu vực đo vẽ có dạng hình tuyến thì bình quân 1,5 Km chiều dài được 

bố trí 1 điểm tọa độ phẳng có độ chính xác tương đương điểm Địa Chính trở lên. 

Khu đo bản đồ huyện Mỹ Tú có diện tích khoảng 386.1 Km2. Mặt khác bản đồ được 

đo vẽ ở tỷ lệ 1:500 đến 1:2000 nên mật độ điểm Địa Chính là 1 - 1,5km2 có 1 điểm. Mật 

độ điểm cần đủ cho khu đo: 

Số điểm địa chính tối đa: 

386.1386

max 1

FN

P  điểm 

Số điểm địa chính tối thiểu: 

386.1257 

max 1.5

FN

P điểm 

Như vậy:  trong khu đo cần  ít nhất 257 điểm địa chính và nhiều nhất  là 386 điểm chưa 

tính điểm hạng III và điểm hạng II có trong lưới. 

Chương 5: Thiết kế và đánh giá độ chính xác lưới Địa Chính   

44

5.1.3 Đánh số hiệu điểm khống chê.

Số hiệu điểm Địa Chính được đánh liên tục theo tên khu đo từ 01 đến hết của khu 

vực cần xây dựng lưới theo nguyên tắc từ trên xuống dưới, từ trái qua phải. Trong phạm 

vi một khu đo, các điểm Địa Chính không được trùng tên nhau. Trong phạm vi một tỉnh, 

các khu đo không được trùng tên nhau. 

Các điểm Địa Chính trong khu đo huyện Mỹ Tú được đánh số hiệu điểm như sau: Tên 

viết tắt của huyện là MT & số thứ tự điểm  trong lưới. 

Ví dụ:  Tên điểm Địa Chính trong khu đo huyện  Mỹ Tú là: MT-01, MT-02…  

 

5.2 THIẾT KẾ LƯỚI ĐỊA CHÍNH THEO PHƯƠNG PHÁP GÓC – CẠNH

5.2.1 Yêu cầu kỹ thuật thiết kế lưới.

Lưới Địa Chính thiết kế theo phương pháp đường chuyền đồ hình chủ yếu dưới dạng 

đường chuyền đơn hoặc lưới có một điểm nút. Ưu tiên bố trí ở dạng duỗi thẳng, hệ số gẫy 

khúc của đường chuyền không quá 1,8. Cạnh đường chuyền không cắt chéo nhau. Độ dài 

cạnh đường chuyền liền kề không chênh nhau quá 1,5 lần, cá biệt không quá 2 lần. Chỉ 

tiêu kỹ thuật theo: Bảng 5.2 

Bảng 5.2 Các yếu tố của lưới đường chuyền.

STT  Các yếu tố của lưới đường chuyền  Chỉ tiêu kỹ thuật 

1  Góc ngoặt đường chuyền  ≥ 300 

2  Số cạnh trong đường chuyền  ≤ 15 

Chiều dài đường chuyền: 

Nối 2 điểm cấp cao 

Từ điểm khởi tính đến điểm nút hoặc giữa hai điểm nút 

Chu vi vòng khép 

 

≤ 8 km 

≤ 5 km 

 

≤ 20km 

Chiều dài cạnh đường chuyền 

Cạnh dài nhất 

Cạnh ngắn nhất 

 

≤ 1.400 m 

≥ 200 m 

Chương 5: Thiết kế và đánh giá độ chính xác lưới Địa Chính   

45

Chiều dài trung bình một cạnh  500m – 700m 

5  Trị tuyệt đối sai số trung phương đo góc  ≤ 5” 

Trị tuyệt đối sai số giới hạn khép góc đường chuyền hoặc 

vòng khép (n: là số góc trong đường chuyền hoặc vòng 

khép) 

≤ 5”√� (mm) 

7  Sai số khép giới hạn tương đối fs/[s]  ≤  1: 25.000 

5.2.2 Chọn thiết bị đo lưới đường chuyền.

Căn cứ theo thông tư 25TT-BTNMT cạnh đường chuyền được đo bằng máy có trị 

tuyệt đối sai số  trung phương đo dài  lý  thuyết  theo  lý  lịch của máy đo không vượt quá 

10mm + Dmm. 

Vì vậy thiết bị có thể lựa chọn cho công tác đo lưới đường chuyền là: Máy toàn đạc 

điện tử Topcon GPT-3102 (Hình 5.1 )với sai số đo cạnh ms = 2mm + 2D  mm (D đơn vị 

km) và sai số trung phương đo góc là  2”.  

 

Hình 5.1 Máy toàn đạc điện tử Topcon GPT-3102  

5.2.3 Thiết kế lưới đường chuyền.

Dựa trên lưới hạng III phướng án 1 nhằm mục đích từ lưới hạng III phát triển xuống 

lưới Địa Chính bằng phương pháp đường chuyền được thiết kế như: Hình 5.2.

Chương 5: Thiết kế và đánh giá độ chính xác lưới Địa Chính   

46

Lưới địa chính thiết kế gồm: số điểm hạng II trong lưới là 1 điểm, số điểm hạng III 

trong lưới là 46 điểm, số điểm địa chính thiết kế mới là 274 điểm với mật độ 1.41 km2 

/điểm, và 68 tuyến đường chuyền đơn. 

Tọa độ 274 điểm địa chính thiết kế mới: PHỤ LỤC II.1.1 

Tổng hợp 68 tuyến đường chuyền đơn: PHỤ LỤC II.1.2 

 

Hình 5.2 Sơ đồ lưới địa chính đo bằng đường chuyền.  

5.2.4 Đánh giá độ chính xác cho các điểm và các cạnh đo nối phương vị.

Để đánh giá độ chính xác cho các điểm và các cạnh đo nối phương vị thì điểm và 

các cạnh đo nối phương vị phải được đo bằng công nghệ GNSS như: Hình 5.3 

Lưới địa chính đo nối phương vị bao gồm:  

47 cạnh thông hướng. 

74 cạnh không thông hướng. 

47 điểm đo nối phương vị. 

Chương 5: Thiết kế và đánh giá độ chính xác lưới Địa Chính   

47

46 điểm hạng III 

1 điểm hạng II 

 

Hình 5.3 Đồ hình các điểm phương vị và các cạnh đo nối phương vị. Đánh giá độ chính xác bằng phần mềm DPSurvey: 

Dữ liệu nhập: DP_PHUONGVI.txt 

Kết quả ước tính: KQ_DP_PHUONGVI.txt

Đánh giá độ chính xác bằng ngôn ngữ lập trình Matlab: 

Dữ liệu nhập: PHUONGVI.txt 

Kết quả ước tính: KQ_PHUONGVI.txt 

Sơ đô lưới: phuongvi.jpg 

  Sai số ước tính  Sai số giới hạn  Kết luận Sai số vị trí điểm  0.81(cm)  5(cm)  Thỏa điều kiện 

Sai số trung phương chiều dài cạnh 

1/119800  1/50000  Thỏa điều kiện 

Sai số trung phương phương vị cạnh 

1.90”  5”  Thỏa điểu kiện 

 

Chương 5: Thiết kế và đánh giá độ chính xác lưới Địa Chính   

48

5.2.5 Thuật toán đánh giá độ chính xác lưới thiết kế.

Để đánh giá được độ chính xác của lưới tọa độ có nhiều phương pháp nhưng trong luận 

văn này sử dụng phương pháp chặt chẽ để đánh giá độ chính xác lưới (ứng dụng phương 

pháp bính sai tham số). Thuật toán của phương pháp bình sai tham số như sau: 

Lập hệ phương trình hiệu chỉnh:  AX+ L = 0        (5.1) 

Phương trình số cải chính cạnh đo: 

ijS ij i ij i ij i ij i SijV c x d y c x d y l     (5.2) 

Phương trình số hiệu chỉnh góc định hướng:

ij ijij i ij i ij j ij jV a x b y a x b y l      (5.3) 

Phương trình số hiệu chỉnh góc đo:            (5.4) 

ij ik ij ij ij ij( ) ( ) ;i ik i ik i j j ik k ik k iV V V a a x b b y a x b y a x b y l  

Với: 

2 2

2 2

ij

sin cos" "; " "

( ) ( )

sin cos" "; " "

( ) ( )

cos ; sin

arctan

( )

ij

ij ij ij ij

ij ij

ij ij ij ij

ik ik ik ikik ik

ik ik ik ik

ij ij

ij ij ij ij

ij ij

j i doij

j i

i ik

y xa b

S S S S

y xa b

S S S S

y xc d

S S

y yl

x x

l

2 2( ) ( )

, :  dai va phuong vi cua canh ij

, :  dai canh do va goc do tai i.

doi

doSij j i j i ij

ij ij

do doij i

l x x y y S

S chieu

S chieu

  

Lập ma trận trọng số P, với: ij

ij

2

21;  PS

S

mP

m

         (5.5) 

Tính ma trận hệ số phương trình chuẩn:  TN A PA         (5.6) 

Tính ma trận trọng số đảo:  1 1( )TQ N A PA          (5.7) 

Chương 5: Thiết kế và đánh giá độ chính xác lưới Địa Chính   

49

Tính sai số trung phương vị trí điểm: 

2 2

xi xx

yi yy

p xi yi

m m Q

m m Q

M m m

       (5.8) 

Tính sai số  trung phương chiều dài cạnh và sai số phương vị => Lập hàm số 

cạnh và phương vị tương ứng 

Tính SSTP của hàm số:   

ij

1

1

ij

S

S

ij i ij i ij j ij j

S ij i ij i ij i ij i

TF

F

TF S S

F

F a x b y a x b y

F c x d y c x d y

m m m F QFP

m m m F QFP

     (5.9) 

Tính sai số trung phương vị trí tương hổ: 2

2ij .

"s

mM m s

     (5.10) 

So sánh các sai số với chỉ tiêu từng cấp hạng. Nếu nhỏ hơn thì lưới đạt yêu cầu. 

5.2.6 Sử dụng phần mềm DPSurvey đánh giá độ chính xác của lưới.

Dựa trên yêu cầu kỹ thuật thiết kế lưới địa chính và thiết bị đã chọn thì các tham số 

cần nhập vào module ước tính lưới mặt bằng phụ thuộc của phần mềm DPSurvey là: 

Nhập sai số đo góc: mβ = 5” 

Nhập sai số đo cạnh: a = 2mm; b = 2ppm. 

Sai số phương vị: ma = 2” 

Điểm gốc: Tên và tọa độ (x,y) điểm gốc. 

Điểm mới: Tên và tọa độ (x,y) điểm thiết kế. 

Góc đo: Các góc sẽ đo. 

Cạnh đo: Các cạnh sẽ đo. 

Kết quả đánh giá độ chính xác của lưới địa chính được trình bày: PHỤ LỤC II.1.3

Dữ liệu chạy phần mềm DPSurvey: 

File dữ liệu nhập: DP_DIACHINH_PA1.txt 

File kết quả ước tính: KQ_DP_DIACHINH_PA1.docx 

Thống kê kết quả ước tính: Bảng 5.3 

Bảng 5.3 So sánh kết quả ước tính với sai số giới hạn:

Chương 5: Thiết kế và đánh giá độ chính xác lưới Địa Chính   

50

  Sai số ước tính  Sai số giới hạn  Kết luận Sai số vị trí điểm  4.16(cm)  5(cm)  Thỏa điều kiện 

Sai số trung phương chiều dài cạnh 

1/62000  1/50000  Thỏa điều kiện 

Sai số trung phương phương vị cạnh 

4.82”  5”  Thỏa điểu kiện 

Nhận xét: Dựa vào bảng so sánh kết quả ước tính với sai số giới hạn có thể kết luận 

phương án 1 thiết kế lưới theo phương pháp đường chuyền đạt yêu cầu về độ chính xác 

quy phạm. 

5.2.7 Sử dụng ngôn ngữ Matlab đánh giá độ chính xác lưới địa chính.

Như đã giới thiệu chương trình “CT_UT.m” được viết trên ngôn ngữ Matlab theo 

phương pháp bình sai tham số nhằm phục vụ cho ước tính độ chính xác của lưới tọa độ 

mặt bằng phụ thuộc và kiểm tra độ chính xác module ước tính lưới mặt bằng phụ thuộc 

của phần mềm DPSurvey. Các  tham số và dữ  liệu nhập vào phần mềm DPSurvey cũng 

chính là các tham số và dữ liệu nhập vào chương trình “CT_UT.m” viết trên Matlab. 

Dữ liệu nhập vào chương trình: 

 

Hình 5.4 Dữ liệu các giá trị của file nhập vào chương trình.

Chương 5: Thiết kế và đánh giá độ chính xác lưới Địa Chính   

51

 

Hình 5.5 Giao diện khi chạy chương trình CT_UT.m

 

Hình 5.6 Giao diện khi chương trình đã chạy xong.

Chương 5: Thiết kế và đánh giá độ chính xác lưới Địa Chính   

52

Kết quả đánh giá độ chính xác của lưới địa chính được trình bày: PHỤ LỤC II.1.3

Dữ liệu chạy ngôn ngữ Matlab: 

File dữ liệu nhập: DIACHINH_PA1.txt 

Kết quả ước tính độ chính xác: KQ_DIACHINH_PA1.txt 

Đồ hình lưới địa chính: diachinhpa1.jpg 

 

Hình 5.7 Đồ hình lưới địa chính vẽ bằng ngôn ngữ Matlab.  

5.2.8 So sánh kết quả giữa 2 chương trình và nhận xét

Sai số vị trí điểm: Bảng 5.4 

Bảng 5.4 Sai số vị trí điểm.

Tên điểm DPSurvey(mm) Matlab(mm) Độ lệch(mm)

mN mE mP mN mE mP dmN dmE dmP

MT-001  11  3  11  11  3  11  0  0  0 

MT-002  16  6  17  16  6  17  0  0  0 

MT-003  13  9  16  13  9  16  0  0  0 

MT-004  16  7  17  16  7  17  0  0  0 

MT-005  6  10  12  6  10  12  0  0  0 

…………………………………………………………………………………………….

Chương 5: Thiết kế và đánh giá độ chính xác lưới Địa Chính   

53

Sai số chiều dài, phương vị và tương hổ của cạnh: Bảng 5.5 

Bảng 5.5 Sai số chiều dài, phương vị và tương hổ của cạnh:

Tên điểm DPSurvey(mm) Matlab(mm) Độ lệch(mm)

Đầu Cuối ms ma mTH ms ma mTH dms dma dmTH

656405 MT-025 3  4.03  11  3  4.03  11  0 0 0

MT-025 MT-021 3  3.7  9  3  3.7  9  0 0 0

MT-021 MT-017 3  3.16  10  3  3.16  10  0 0 0

…………………………………………………………………………………………………………………………………………

 

Nhận xét: Với thuật toán đánh giá độ chính xác của lưới tọa độ ứng dụng phương pháp 

bình sai tham số được sinh viên viết trên ngôn ngữ Matlab và kết quả đánh giá độ chính 

xác đem so sánh với kết quả đánh giá của phần mềm thương mại DPSurvey thì kết quả 

hoàn toàn giống nhau. 

5.3 THIẾT KẾ LƯỚI ĐỊA CHÍNH ĐO BẰNG CÔNG NGHỆ GNSS

5.3.1 Yêu cầu kỹ thuật thiết kế lưới địa chính đo bằng công nghệ GNSS

Khi  thành  lập  lưới Địa Chính bằng công nghệ GNSS thì phải đảm bảo có các cặp 

điểm thông hướng. Vị trí chọn điểm phải quang đãng, các điểm phải có góc mở lên bầu 

trời lớn hơn 1200; ở xa các trạm thu phát sóng tối thiểu 500m; xa các trạm biến thế, đường 

dây điện cao thế, trạm điện cao áp tối thiểu 50m. 

Chỉ  tiêu kỹ  thuật cơ bản của  lưới Địa Chính khi  thành  lập bằng công nghệ GNSS 

được quy định như: Bảng 5.7

Bảng 5.6 Tiêu chí đánh giá lưới Địa Chính đo bằng công nghệ GNSS.

STT Tiêu chí đánh giá chất lượng lưới Địa Chính đo bằng công nghệ GNSS

Chỉ tiêu kỹ thuật

1  Phương pháp đo  Đo tĩnh 

2  Sử dụng máy thu có giá trị tuyệt đối của sai số đo cạnh  ≤ 10mm + 2.Dmm 

Chương 5: Thiết kế và đánh giá độ chính xác lưới Địa Chính   

54

(D: tính bằng km) 

3  Số vệ tinh khỏe liên tục  ≥ 4 

4  PDOP lớn nhất  ≤ 4 

5  Góc ngưỡng cao cài đặt trong máy thu  ≥ 150 

6  Thời gian đo ngắm đồng thời  ≥ 60 phút 

-Trị tuyệt đối sai số khép hình giới hạn tương đối khi xử lý sơ bộ cạnh (fs /[S]) + Khi [S] < 5 Km -Trị tuyệt đối sai số khép độ cao dH 

≤ 1:100.000 

≤ 5cm 

≤ 30�[�]�� (mm)

8 Khoảng cách tối đa từ một điểm bất kỳ trong lưới đến điểm cấp cao gần nhất 

≤ 10 km 

9  Số hướng đo nối tại 1 điểm  ≥ 3 

10  Số cạnh độc lập tại 1 điểm  ≥ 2 

 

5.3.2 Chọn thiết bị đo

Thiết bị đo phù hợp với công  tác  thiết  kế  lưới địa chính  theo công nghệ GNSS là 

loại máy thu 1 tần số hoặc 2 tần số, có độ chính xác chiều dài đường đáy  ms=a + b*S 

(mm). 

Trong đó:  ms: là sai số trung phương chiều dài cạnh đáy. 

         a (mm) , b (ppm): là hằng số của máy. 

        S (Km): chiều dài cạnh đáy . 

Máy  thu được chọn  trong  luận văn  thiết  kế này  là Trimble 4000SSI  (Hình 4.4),  là 

máy 2 tần số của hãng Trimble với hệ số a=5mm và b=1ppm, và có thể chọn máy thu 2 

tần số của các hãng khác với hệ số tương đương máy thu được chọn trong luận văn. 

5.3.3 Thiết kế lưới

Dựa trên lưới hạng III phướng án 2 nhằm mục đích từ lưới hạng III phát triển xuống 

lưới Địa Chính bằng công nghệ GNSS được thiết kế như: Hình 5.8 

Lưới địa chính thiết kế gồm: số điểm hạng II trong lưới là 1 điểm, số điểm hạng III 

trong  lưới  là  44  điểm,  số  điểm  địa  chính  thiết  kế  mới  là  247  điểm  với  mật  độ  1.56 

Chương 5: Thiết kế và đánh giá độ chính xác lưới Địa Chính   

55

km2/điểm, tổng số cạnh là 454 cạnh bao gồm 146 cạnh thông hướng và 308 cạnh không 

thông hướng. 

Tọa độ 247 điểm thiết kế mới được trình bày trong: PHỤ LỤC II.2.1 

 

Hình 5.8 Đồ hình lưới Địa Chính đo bằng phương pháp GNSS.  

Chương 5: Thiết kế và đánh giá độ chính xác lưới Địa Chính   

56

5.3.4 Đánh giá độ chính xác bằng DPSurvey

Lưới địa chính đo bằng công nghệ GNSS sử dụng thuật toán và trình tự đánh giá độ 

chính xác hoàn toàn giống với lưới hạng III được trình bày chương 4, nhưng vì lưới địa 

chính có yêu cầu kỹ thuật riêng nên tham số nhập vào module ước tính lưới mặt bằng phụ 

thuộc của phần mềm DPSurvey sẽ khác với lưới hạng III như: 

Sai số đo cạnh a: 5mm 

Sai số đo cạnh b: 1ppm 

Sai số phương vị ma: 2” 

Kết quả đánh giá độ chính xác của lưới được trình bày phần: PHỤ LỤC II.2.2

File dữ liệu nhập vào: DP_DIACHINH_PA2.txt 

Kết quả ước tính: KQ_DP_DIACHINH_PA2.doc

Thống kê kết quả ước tính độ chính xác và so sánh với giới hạn sai số: 

Bảng 5.7 So sánh kết quả ước tính vơi sai số giới hạn

  Sai số ước tính  Sai số giới hạn  Kết luận 

Sai số vị trí điểm  1.23(cm)  5(cm)  Thỏa điều kiện 

Sai số trung phương chiều dài cạnh 

1/95400  1/50000  Thỏa điều kiện 

Sai số trung phương phương vị cạnh 

1.84”  5”  Thỏa điểu kiện 

Nhận xét:  Dựa  vào  bảng  so  sánh  kết  quả  ước  tính  với  sai  số  giới  hạn  có  thể  kết  luận 

phương  án  2  thiết  kế  lưới  đo  bằng  công  nghệ  GNSS  đạt  yêu  cầu  về  độ  chính  xác  quy 

phạm. 

5.3.5 Đánh giá độ chính xác bằng Matlab

Lưới địa chính đo bằng công nghệ GNSS sử dụng thuật toán và trình tự đánh giá độ 

chính xác hoàn toàn giống với lưới hạng III được trình bày chương 4, nhưng vì lưới địa 

chính có yêu cầu kỹ thuật riêng nên tham số nhập vào chương trình “CT_UT.m” sẽ khác 

với lưới hạng III như: 

Sai số đo cạnh a: 5mm 

Chương 5: Thiết kế và đánh giá độ chính xác lưới Địa Chính   

57

Sai số đo cạnh b: 1ppm 

Sai số phương vị ma: 2” 

Kết quả đánh giá độ chính xác lưới địa chính được trình bày: PHỤ LỤC II.2.3

File dữ liệu nhập: DIACHINH_PA2.txt 

File kết quả: KQ_DIACHINH_PA2.txt 

Đồ hình lưới thiết kế: diachinhpa2.jpg 

 

Hình 5.9 Đồ hình lưới địa chính GNSS vẽ bằng ngôn ngữ Matlab.

5.3.6 So sánh kết quả 2 chương trình và nhận xét

Sai số vị trí điểm: Bảng 5.8

Bảng 5.8 Sai số vị trí điểm:

Tên điểm

DPSurvey(mm) Matlab(mm) Độ lệch(mm)

mN mE mP mN mE mP dmN dmE Dmp

MT-001 7  5  9  7  5  9  0 0 0

MT-002 5  5  7  5  5  7  0 0 0

MT-003 5  5  7  5  5  7  0 0 0

MT-004 7  4  8  7  4  8  0 0 0

……………………………………………………………………………………………………………………………………

Chương 5: Thiết kế và đánh giá độ chính xác lưới Địa Chính   

58

Sai số trung phương chiều dài cạnh, phương vị và tương hổ: Bảng 5.9

Bảng 5.9 Sai số trung phương chiều dài và phương vị:

Tên Điểm DPSurvey(mm) Matlab(mm) Độ lệch(mm)

Đầu Cuối ms ma mTH ms ma mTH dms dma dmTH

MT-071 MT-058 5  1.17  8  5  1.17  8  0 0 0

MT-071 656417 5  0.86  8  5  0.86  8  0 0 0

MT-058 MT-065 5  0.98  9  5  0.98  9  0 0 0

MT-083 MT-079 5  1.46  9  5  1.46  9  0 0 0

 

Nhận xét: Với thuật toán đánh giá độ chính xác của lưới tọa độ ứng dụng phương 

pháp bình sai tham số được sinh viên viết trên ngôn ngữ Matlab và kết quả đánh giá độ 

chính xác đem so sánh với kết quả đánh giá của phần mềm thương mại DPSurvey thì kết 

quả hoàn toàn giống nhau. 

 

KẾT LUẬN: Hai phương án thiết kế lưới địa chính đo theo công nghệ GNSS và 

đo theo phương pháp góc - cạnh đều thỏa mãn điều kiện sai số của lưới địa chính, nhưng 

so sánh hai phương án với nhau thì độ chính xác của phương án đo theo công nghệ GNSS 

có độ chính xác cao hơn. Hai chương trình ước tính độ chính xác lưới tọa độ mặt bằng là 

DPSurvey  và  ngôn  ngữ  lập  trình  Matlab  cho  kết  quả  sai  số  giống  nhau  đối  với  cả  hai 

phương pháp đo bằng công nghệ GNSS và đo bằng phương pháp góc – cạnh. 

Chương 6: Thiết kế đường đo thủy chuẩn hạng IV   

59

CHƯƠNG 6 THIẾT KẾ ĐƯỜNG ĐO THỦY CHUẨN HẠNG IV

6.1 Quy định kỹ thuật chung về lưới độ cao quốc gia

Lưới độ cao quốc gia là lưới khống chế về độ cao thống nhất trong toàn quốc, được 

đo theo phương pháp đo cao hình học, là cơ sở để xác định độ cao phục vụ cho nhu cầu 

phát triển kinh tế xã hội, quốc phòng và nghiên cứu khoa học ở Việt Nam. 

Lưới độ cao quốc gia được xây dựng theo trình tự từ hạng I, II đến III, IV. 

Lưới độ cao hạng I, II quốc gia là cơ sở để phát triển và khống chế các lưới độ cao 

hạng III, IV. Lưới độ cao hạng III, IV trực tiếp phục vụ cho các mục đích khác nhau. 

Lưới độ cao quốc gia  lấy mực nước biển  trung bình quan  trắc nhiều năm tại  trạm 

nghiệm triều Hòn Dấu (Đồ Sơn, Hải Phòng) làm mực chuẩn “0” về độ cao. Độ cao trong 

lưới độ cao quốc gia được tính theo hệ thống độ cao chuẩn. 

Lưới độ cao hạng III, IV được phát triển từ các mốc hạng I, II và được thiết kế thành 

các  đường  đơn,  hoặc  thành  đường  vòng  khép  kín.  Trường  hợp  địa  hình  thật  khó  khăn 

đường độ cao hạng III, IV được thiết kế thành đường treo (không khép với hạng cao). 

Chiều dài đường đo độ cao các hạng (km) không được dài hơn quy định tại Bảng 6.1 

Bảng 6.1 Chiều dài tối đa đường độ cao theo cấp hạng.

Cấp hạng  Đường (km) 

Vùng Đồng bằng  Trung du, núi 

IV  IV Giữa điểm tựa với điểm tựa Giữa điểm tựa với điểm nút Giữa điểm nút với điểm nút 

16-20 9-15 6-10 

100 75 50 

 

Đường độ cao hạng IV chỉ đo một chiều bằng một hàng mia. Đối với đường hạng IV 

treo, cần phải đo ngắm theo một trong các phương pháp dưới đây: 

Đo đi và đo về. 

Đo theo một chiều bằng hai hàng mia. 

Sai số khép đường hoặc khép vòng của mỗi cấp hạng không được lớn hơn quy định 

tại Bảng 6.2 dưới đây (đơn vị tính là mm). 

 

 

Chương 6: Thiết kế đường đo thủy chuẩn hạng IV   

60

Bảng 6.2 Quy định giới hạn sai số khép đường,khép vòng độ cao theo cấp hạng

Vùng Cấp hạng  Ghi chú 

IV   Địa hình bằng phẳng (Trung bình dưới 15 trạm /1 km) Địa hình đồi núi (Trung bình trên 15 trạm/1 km) 

±20√�  

±25√� 

 L tính bằng km 

 

6.2 Thiết kế đường đo cao

Nội dung bản thiết kế kỹ thuật gồm hai phần chính: 

Phần thiết kế kỹ thuật 

Phần dự toán giá thành. 

Trên cơ sở mạng lưới độ cao hạng I, II và các đường độ cao hạng III, IV đã có tiến 

hành thiết kế các đường hạng III,  IV. Điểm đầu và cuối các đường độ cao phải nối vào 

các điểm độ cao cũ (gọi  là điểm tựa) hạng cao hơn hoặc cùng hạng. Các đường độ cao 

hạng III, IV phải tạo thành các vòng khép và tựa vào các điểm hạng I, II. Trong quá trình 

khảo sát phải thu thập đầy đủ các tài liệu về điều kiện tự nhiên xã hội về địa bàn thi công 

(nhiệt độ, số ngày nắng, mưa, thời gian của các mùa mưa, mùa khô,  tình hình gió mùa, 

tình hình chất đất, mực nước ngầm, tình hình vật liệu xây dưng, phương tiện giao thông, 

trật tự trị an, y tế, v.v…) để quyết định phương án thi công có lợi nhất. 

Trong luận văn này không thiết kế thêm mốc độ cao, cũng không xây dựng mới các 

mốc mà chỉ  thiết  kế các đường đo dẫn độ cao hạng  IV vào các mốc  tọa độ hạng  III đã 

thiết kế trong 2 phương án thiết kế lưới tọa độ hạng III nhà nước ở Chương IV. 

Các đường đo được thiết kế là đường đo tiện lợi nhất về giao thông , và tiết kiệm về 

chiều dài đường đo nhất, tiết kiệm được chi phí. 

 

 

 

 

 

 

Chương 6: Thiết kế đường đo thủy chuẩn hạng IV   

61

Tổng chiều dài đường đo của phương án 1 (Hình 6.1) là: 243.033 km

 

Hình 6.1 Sơ đồ đường đo cao hạng IV phương án 1.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Chương 6: Thiết kế đường đo thủy chuẩn hạng IV   

62

Tổng chiều dài đường đo của phương án 2(Hình 6.2) là: 257.824 km 

 

Hình 6.2 Sơ đồ đường đo cao hạng IV phương án 2

6.3 Thuật toán đánh giá độ chính xác

Khi bình sai tham số lưới độ cao, thông thường tham số được chọn là độ cao các 

điểm cần xác định. 

Các trị đo trong lưới là các chênh cao đo. 

Giả sử có chênh cao h’ij giữa mốc i và j, nghĩa là trị bình sai h’

ij = Hj – Hi (6.1), từ 

đây suy ra: 

0 0 'ij ijh j i j iV H H H H h               (6.2) 

Với  0 0 'ij   j iH H h l  phương trình số hiệu chỉnh có dạng:   

ijh j i hV H H l                    (6.3) 

Nếu điểm j hoặc i là điểm gốc thì phương trình số hiệu chỉnh lần lượt có dạng: 

Chương 6: Thiết kế đường đo thủy chuẩn hạng IV   

63

       ij

ij

h i h

h j h

V H l

V H l

           (6.4) 

Khi ước tính độ chính xác thì chưa có thành phần  hl  . 

Ứng dụng phương pháp số bình phương nhỏ nhất để giải hệ phương trình. 

- Lập ma trận hệ số A, ma trận hệ số A bao gồm các thành phần -1, 0, +1 phụ thuộc vào hướng dẫn độ cao. 

- Lập ma trận trọng số P, với:  i

i

cP

L            (6.5) 

- Tính ma trận hệ số PT chuẩn:  TN A PA           (6.6) 

- Tính ma trận trọng số đảo:  11 TQ N A PA          (6.7) 

- Các thành phần trên đường chéo chính là trọng số đảo của độ cao các điểm. 

- Sai số trung phương độ cao của điểm thứ i:  i iimH Q      (6.8) 

- Hàm trọng số đảo của trị đo: 1

* * T

F

F Q FP

         (6.9) 

- Sai số trung phương chênh cao của điểm thứ i:  

       1

* * * Th

F

mF F Q FP

     (6.10) 

6.4 Đánh giá độ chính xác bằng phần mềm DPSurvey

Sử dụng module chương trình ước tính độ cao phụ thuộc để ước tính những đường 

đo cao thiết kế với các tham số nhập sau: 

Tính trọng số theo chiều dài tuyến (km) 

Sai số trung phương trên 1 trạm máy mo= 10 mm 

Dữ liệu nhập vào: 

Nhập độ cao gốc: Tên điểm. 

Nhập chênh cao đo: Điểm sau (i) , Điểm trước (j) , S (km). 

Kết quả đánh giá độ chính xác đường đo cao hạng IV được trình bày trong phụ lục. 

Phương án 1: PHỤ LỤC III.1.1 

Phương án 2: PHỤ LỤC III.2.1 

Dữ liệu chạy phần mềm DPSurvey:  

File dữ liệu nhập phương án 1: DP_THUYCHUAN_PA1.txt 

Chương 6: Thiết kế đường đo thủy chuẩn hạng IV   

64

File dữ liệu nhập phương án 2: DP_THUYCHUAN_PA2.txt 

Kết quả ước tính phương án 1: KQ_DP_THUYCHUAN_PA2.txt 

Kết quả ước tính phương án 2: KQ_DP_THUYCHUAN_PA2.txt 

Thống kê kết quả ước tính phương án 1: 

- Sai sè trung ph¬ng träng sè ®¬n vÞ mo = ± 10.00 mm/Km

- SSTP ®é cao ®iÓm yÕu nhÊt: mH(656417) = 25.34(mm).

- SSTP chªnh cao yÕu nhÊt: m(656440 - II(CT-

ST)5) = 21.82 (mm). 

Theo QCVN 11: 2008/BTNMT về quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về xây dựng lưới 

độ cao quy định giới hạn sai số khép đường, khép vòn độ cao theo cấp hạng IV là  20 L , 

vì chênh cao 656440-  II(CT-ST)5   yếu nhất nên sai số giới hạn  là ± 56.31 > 25.34 nên 

phương án này thỏa mãn điều kiện. 

 

Thống kê kết quả ước tính phương án 2: 

- Sai sè trung ph¬ng träng sè ®¬n vÞ mo = ± 10.00 mm/Km

- SSTP ®é cao ®iÓm yÕu nhÊt: mH(656403) = 23.79(mm).

- SSTP chªnh cao yÕu nhÊt: m(II(ST-PL)1 -

656403) = 23.79 (mm). 

Theo QCVN 11: 2008/BTNMT về quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về xây dựng lưới 

độ  cao  quy  định  giới  hạn  sai  số  khép  đường,  khép  vòng  độ  cao  theo  cấp  hạng  IV  là 

20 L , vì chênh cao II(ST-PL)1-656403 yếu nhất nên sai số giới hạn là 62.89 > 23.79 

nên phương án này thỏa mãn điều kiện. 

 

Chương 6: Thiết kế đường đo thủy chuẩn hạng IV   

65

6.5 Đánh giá độ chính xác bằng chương trình Matlab

Chương  trình UT_thuychuan.m  là chương trình đánh giá độ chính xác các điểm 

đo chênh cao và các đường đo chênh cao theo phương pháp chặt chẽ của thuật toán bình 

sai  tham  số,  do  sinh  viên  tự  viết  bằng  ngôn  ngữ  lập  trình  Matlab  gồm  1  chương  trình 

chính UT_thuychuan.m và 1 chương trình con đọc file dữ liệu doc.m . 

  Định dạng dữ liệu nhập vào chương trình: Hình 6.3

 

Hình 6.3 Định dạng dữ liệu file nhập vào chương trình.

  Giao diện chính của chương trình: Hình 6.4

Chương 6: Thiết kế đường đo thủy chuẩn hạng IV   

66

Hình 6.4 Giao diện chính trướcchạy chương trình Matlab.

Các tham số nhập vào chương trình: 

Tên file cần ước tính được soạn sẵn cho 2 phương án. 

Sai số trung phương ước tính trọng số đơn vị mo: 10” 

Nhập tên file kết quả muốn lưu. 

 

Hình 6.5 Giao diện chương trình sau khi chạy xong.

Chương 6: Thiết kế đường đo thủy chuẩn hạng IV   

67

Kết quả đánh giá độ chính xác đường đo chênh cao cho hai phương án được trình 

bày trong phụ lục: 

Phương án 1: PHỤ LỤC III.1.2 

Phương án 2: PHỤ LỤC III.2.2 

   Dữ liệu chạy phần mềm DPSurvey:  

File dữ liệu nhập phương án 1: THUYCHUAN_PA1.txt 

File dữ liệu nhập phương án 2: THUYCHUAN_PA2.txt

Kết quả ước tính phương án 1: KQ_THUYCHUAN_PA2.txt 

Kết quả ước tính phương án 2: KQ_THUYCHUAN_PA2.txt

 

6.6 So sánh kết quả giữa hai chương trình và nhận xét.

Phương án 1: 

Bảng 6.3 Sai số trung phương độ cao phương án 1

Tên điểm SSTP(mm) 

Chênh lệch DPSurvey  Matlab 

656401  20  20  0 

656402  20.5  20.5  0 

656403  19.3  19.3  0 

656404  19.1  19.1  0 

656405  12.7  12.7  0 

………………………………………………………………………………………….. 

Bảng 6.4 Sai số trung phương chênh cao phương án 1

Điểm sau  Điểm trước mhi 

Chênh lệch DPSurvey  Matlab 

II(ST-PL)3  656409  17.6  17.6  0 

656409  656410  17.5  17.5  0 

656410  656411  16.7  16.7  0 

656411  II(ST-PL)2  17.9  17.9  0 

II(ST-PL)3  656420  18.1  18.1  0 

656420  656422  17.5  17.5  0 

……………………………………………………………………………………….. 

Chương 6: Thiết kế đường đo thủy chuẩn hạng IV   

68

Phương án 2: 

Bảng 6.5 Sai số trung phương độ cao phương án 2

Tên điểm SSTP(mm) 

Chênh lệch DPSurvey  Matlab 

656401  20.5  20.5  0 

656402  18.8  18.8  0 

656403  23.8  23.8  0 

656404  13.0  13.0  0 

656405  21.2  21.2  0 

………………………………………………………………………………………….. 

 

Bảng 6.6 Sai số trung phương chênh cao phương án 2

Điểm sau  Điểm trước mhi 

Chênh lệch DPSurvey  Matlab 

II(ST-PL)3  656424  20.6  20.6  0 

656424  656427  14.7  14.7  0 

656427  656433  17.2  17.2  0 

656433  II(CT-ST)4  18.0  18.0  0 

II(ST-PL)3  656435  21.6  21.6  0 

656435  656442  17.0  17.0  0 

………………………………………………………………………………………….. 

 

Nhận xét: với thuật toán đánh giá độ chính xác của lưới cao độ ứng dụng phương 

pháp bình sai tham số được sinh viên viết trên ngôn ngữ Matlab và kết quả đánh giá độ 

chính xác đem so sánh với kết quả đánh giá của phần mềm thương mại DPSurvey thì kết 

quả hoàn toàn giống nhau. 

KẾT LUẬN:  

Hai phương án thiết kế đường đo cao hạng IV trên các điểm hạng III của hai 

phương án đo bằng GNSS đều thỏa mãn điều kiện sai số đo chênh cao hạng IV. 

Hai chương  trình ước  tính độ chính xác chênh cao  là DPSurvey và ngôn ngữ 

lập trình Matlab cho kết quả sai số giống nhau đối với cả hai phương án thiết kế 

đường đo cao hạng IV. 

Chương 7: Lập dự toán kinh phí và lựa chọn phương án.   

69

CHƯƠNG 7 LẬP DỰ TOÁN KINH PHÍ VÀ LỰA CHỌN PHƯƠNG ÁN

Chương này  sẽ  trình bày  về  cách  lập dự  toán kinh phí đo đạc  cho hai  phương án 

thiết kế và lựa chọn phương án tối ưu về kinh tế để thi công. 

7.1 Cơ sở lập dự toán

Dự toán giá thành xây dựng lưới hạng III và Địa chính dựa vào các văn bản sau đây: 

Thông  tư  liên  tịch số 04/2007/TTLT-BTNMT-BTC ngày 27/02/2007 của  liên 

Bộ Tài nguyên và Môi trường và Bộ Tài chính hướng dẫn lập dự toán kinh phí 

đo đạc bản đồ và quản lý đất đai. 

Thông  tư:  20/2012/TT-BTNMT  ngày  19  tháng  12  năm  2012  Ban  hành  định 

mức kinh tế - kỹ thuật đo đạc và bản đồ. 

Thông  tư:  50/2013/TT-BTNMT  ngày  27  tháng  12  năm  2013  Ban  hành  định 

mức kinh tế-kỹ thuật đo đạc địa chính, đăng ký đất đai, tài sản gắn liền với đất, 

lập hồ sơ địa chính, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà 

ở và tài sản khác 

Thông tư Số: 66/2013/NĐ-CP quy định mức lương cơ sở đối với cán bộ, công 

chức, viên chức và lực lượng vũ trang quy định mức lương Từ ngày 01 tháng 7 

năm 2013 mức lương cơ sở là 1.150.000 đồng/tháng. 

Nghị  định  số:  204/2004/NĐ-CP  ngày  14  tháng  12  năm  2004  về  chế  độ  tiền 

lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang. 

7.2 Phân loại và xác định cấp độ khó khăn

7.2.1 Lưới tọa độ hạng III:

Loại 1: Khu vực đồng bằng,  ít cây, khu vực đồi  trọc,  thấp ( dưới 50m), vùng  trung du. 

Giao thông thuận tiện, ô tô đến cách điểm dưới 1km. 

Loại 2: Khu vực đồng bằng nhiều cây, khu vực đồi thưa cây vùng trung du. Giao thông 

tương đối thuận tiện, ô tô đến cách điểm từ 1km đến 3km. 

Loại 3: Vùng  đồi núi  cao  từ 50  m đến 200  m,  vùng đồng  lầy,  vùng đồng bằng dân  cư 

đông, nhiều kênh rạch. Giao thông không thuận tiện, ô tô đến cách điểm từ trên 3km đến 

5km. 

Chương 7: Lập dự toán kinh phí và lựa chọn phương án.   

70

Loại 4: Vùng núi cao từ 200 m đến 800 m, vùng thuỷ triều, sình lầy, đầm lầy, thụt sâu. 

Giao thông khó khăn, ô tô đến cách điểm từ trên 5km đến 8km. 

Loại 5: Vùng hải đảo, biên giới và núi cao trên 800 m. Giao thông rất khó khăn, ô tô đến 

cách điểm từ trên 8km. 

Kết luận: Dựa vào tổng quan tình hình đặc điểm khu đo về điều kiện tự nhiên-kinh 

tế xã hội và những thuận lợi khó khăn nhất định đã trình bày CHƯƠNG 2 thì huyện Mỹ 

Tú tỉnh Sóc Trăng ta xác định cấp khó khăn loại 2 cho công tác xây dựng lưới tọa độ hạng 

III. 

 

7.2.2 Lưới địa chính

Loại  1: Khu  vực đồng  bằng,  ít  cây,  khu  vực đồi  trọc,  thấp,  vùng  trung du. Giao  thông 

thuận tiện. 

Loại 2: Khu vực đồng bằng nhiều cây, khu vực đồi thưa cây vùng trung du. Giao thông 

tương đối thuận tiện. 

Loại 3: Vùng đồi núi cao từ 50m đến 200m, vùng đồng lầy, vùng đồng bằng dân cư đông, 

nhiều kênh rạch. Giao thông không thuận tiện. 

Loại 4: Vùng núi  cao  từ 200m đến 800m,  vùng  thuỷ  triều,  sình  lầy,  đầm  lầy,  thụt  sâu, 

vùng thành phố lớn, đông dân cư, phải đo đêm, nhiều ngõ, hẻm cụt. Giao thông khó khăn. 

Loại 5: Vùng hải đảo, biên giới và núi cao trên 800 m. Giao thông rất khó khăn. 

Kết luận: Dựa vào tổng quan tình hình đặc điểm khu đo về điều kiện tự nhiên-kinh 

tế xã hội và những thuận lợi khó khăn nhất định đã trình bày CHƯƠNG 2 thì huyện Mỹ 

Tú tỉnh Sóc Trăng ta xác định cấp khó khăn loại 2 cho công tác xây dựng lưới địa chính. 

 

7.2.3 Lưới độ cao hạng IV

Tuyến thủy chuẩn. 

Loại 1: tuyến thủy chuẩn nằm dọc các đường giao thông thuận tiện vùng đồng 

bằng. 

Loại 2: tuyến thủy chuẩn nằm dọc các đường giao thông không thuận tiện vùng 

đồng bằng, vùng trung du, miền núi thấp. 

Chương 7: Lập dự toán kinh phí và lựa chọn phương án.   

71

Loại 3: tuyến thủy chuẩn nằm dọc các đường giao thông khó khăn, vùng núi, 

vùng hẻo lánh, vùng đầm lầy. 

Đo nối độ cao 

Loại 1: tuyến đo qua vùng đồng bằng, thông thoáng, giao thông thuận tiện. 

Loại 2: tuyến đo qua đô thị loại III, VI, khu công nghiệp, vùng trung du, đường 

đất lớn và rải mặt ở vùng núi, vùng bãi cát và các tuyến đo trung bình không 

quá 15 trạm đo/1 km. 

Loại 3: tuyến đo theo đường mòn vùng núi, cần phát cây thông đường đi, tuyến 

đo qua đô thị loại I, II và các tuyến đo trung bình (16-25) trạm/1 km. 

Loại 4: tuyến đo vùng đầm lầy, hải đảo, đường mòn vùng núi cao, cần phát cây 

thong đường đi và các tuyến đo trung bình trên 25 trạm/1 km. 

Đo nối độ cao qua sông 

Loại 1: giao thông thuận tiện. Bố trí bãi đo thuận lợi và dễ dàng. 

Loại 2: giao thông khó khăn. Bố trí bãi đo không thuận lợi. 

Kết luận: huyện Mỹ Tú  tỉnh Sóc Trăng  là khu vực đồng bằng,  ít cây,  giao  thông 

thuận tiện, ô tô đến cách điểm từ 1km đến 3 km. Dựa vào các qui định trên sinh viên lựa 

chọn cấp khó khăn loại 2 để Lập dự toán. 

7.3 Định biên – định mức kinh tế

7.3.1 Lưới hạng III

Nội dung công việc theo (20/2012/TT-BTNMT) 

Chọn điểm: chuẩn bị mọi mặt phục vụ công việc; xác định chính xác vị trí điểm 

ở thực địa, thông hướng; liên hệ xin phép đặt mốc; kiểm tra; di chuyển. Phục vụ 

KTNT. 

Chôn mốc, xây  tường vây: chuẩn bị; đổ và chôn mốc; xây  tường vây; vẽ ghi 

chú điểm; kiểm tra; di chuyển; phục vụ KTNT, bàn giao mốc; di chuyển. 

Tiếp điểm: chuẩn bị; tìm điểm; kiểm tra; chỉnh lý ghi chú điểm; thông hướng; 

phục vụ KTNT; di chuyển. 

Chương 7: Lập dự toán kinh phí và lựa chọn phương án.   

72

Xây tường vây điểm cũ: chuẩn bị; đào hố, làm cốp pha; đổ bê tông; đóng khắc 

chữ;  tháo  dỡ  cốp  pha,  bảo  dưỡng,  kiểm  tra;  phục  vụ  KTNT,  bàn  giao;  di 

chuyển. 

Đo ngắm: kiểm nghiệm thiết bị; chuẩn bị; liên hệ với các nhóm đo; đo ngắm; 

liên hệ với các nhóm liên quan,  trút số  liệu sang đĩa;  tính  toán, kiểm tra khái 

lược; phục vụ KTNT; di chuyển. 

Tính  toán  bình  sai:  chuẩn  bị;  trút  số  liệu  vào  máy  tính;  tính  toán  bình  sai; 

chuyển hệ tọa độ Quốc gia; phục vụ KTNT, giao nộp sản phẩm. 

Định biên và định mức: Bảng 7.1 và Bảng 7.2

Bảng 7.1 Định biên lưới hạng III

STT Danh mục công việc LX3 KTV4 KTV6 KTV10 KS2 KS3 Nhóm 1 Chọn điểm hạng III  1 

 2  2 

   5 

2 Chôn mốc, xây tường 

vây 1  2 

 1 

   4 

3 Tiếp điểm  1  1  1  1    

4 4 Đo ngắm GNSS  1 

 2 

 1  1  5 

5 Tính toán        

1  1  2  

Bảng 7.2 Định mức lưới hạng III

Stt  Công việc  Khó khăn 2 

1  Chọn điểm 2,07

2,00

2  Chon mốc, xây tường vây 3,53

15,0

3  Xây tường vây điểm cũ 2,35

10,50 

4  Tiếp điểm (có tường vây) 1,61

2,00 

5  Đo ngắm 1,58

1,85 

6  Tính toán bình sai  0,65  

Mức tính toán bình sai cho một điểm khi số lượng điểm của lưới tọa độ khác nhau 

áp dụng hệ số mức quy đinh trong: Bảng 7.3

Chương 7: Lập dự toán kinh phí và lựa chọn phương án.   

73

Bảng 7.3 Danh mục công việc

TT Danh mục công việc Hệ số

  Tính toán tọa độ đo GNSS   

a  Tính toán tọa độ đo GNSS trên 4h   

1  Khi đo ngắm trên 4h đến 24h  1,20 

2  Khi đo ngắm trên 24h  1,50 

b Tính  toán  tọa  độ  GNSS  theo  số  lượng điểm 

 

1  Dưới 20 điểm  1,20 

2  Từ 20 đến 100 điểm  1,10 

3  Trên 100 đến 300 điểm  1,00 

4  Trên 300 đến 500 điểm  0,90 

5  Trên 500 đến 1000 điểm  0,80 

6  Trên 1000 đến 2000 điểm  0,70 

7  Trên 2000 điểm  0,60 

 

7.3.2 Lưới Địa Chính

Nội dung công việc: 

Chọn điểm, chôn mốc: Chuẩn bị, xác định vị  trí điểm ở  thực địa,  liên hệ xin 

phép đất đặt mốc, thông hướng, đổ mốc, chôn mốc, vẽ ghi chú điểm, kiểm tra, 

phục vụ KTNT, giao nộp, bàn giao mốc cho địa phương, di chuyển. 

Tiếp điểm: Chuẩn bị,  tìm điểm ở thực địa, kiểm tra, chỉnh lý ghi chú điểm và 

thông hướng, di chuyển. 

Đo ngắm: 

Đo  theo  phương  pháp  đường  chuyền:  Chuẩn  bị,  kiểm  nghiệm  thiết  bị,  đo 

ngắm (đo góc nằm ngang, góc đứng và đo cạnh) phục vụ KTNT, di chuyển. 

Đo bằng công nghệ GNSS: Chuẩn bị, kiểm nghiệm thiết bị, liên hệ với các 

nhóm đo, đo ngắm, liên hệ với các nhóm liên quan để trút số liệu sang máy 

tính hoặc thiết bị lưu trữ, tính toán, kiểm tra khái lược, phục vụ KTNT, di 

chuyển. 

Chương 7: Lập dự toán kinh phí và lựa chọn phương án.   

74

Tính toán bình sai: Chuẩn bị, kiểm tra số đo, tính toán bình sai, biên tập thành 

quả, phục vụ KTNT. 

Định biên và định mức: Bảng 7.4 

Bảng 7.4 Đinh biên và định mức

TT  Nội dung công việc  Khó khăn  Định biên  Định mức 

1 Chọn điểm, đổ và chôn mốc bê 

tông 2  Nhóm 4 (3KTV6 + 1LX3) 

1,94 3,24 

2 Chọn điểm, căm mốc bằng cọc 

gỗ 2  Nhóm 4 (3KTV6 + 1LX3) 

0,66 0,66 

3  Xây tường vây  2 Nhóm 4 (2KTV4 + 1KTV6 + 1LX3) 

1,35 6,30 

4  Tiếp điểm có tường vây  2  Nhóm 4 (3KTV6 + 1LX3) 0,34 0,36 

5 Đo ngắm theo phương pháp 

đường chuyền 2 

Nhóm 5(3KTV4 + 2KTV6) 

0,62 0,68 

6 Đo ngắm theo công nghệ 

GNSS 2 

Nhóm 5(2KTV6 + 1KS2 + 1KS3 + 1LX3) 

0,81 0,63 

7  Tính toán khi đo GNSS  1-5  Nhóm 2(1KS2+1KS3)  0,80 8  Tính toán khi đo đường chuyền  1-5  Nhóm 2(KS2 + 1KS3)  0,72 

9 Phục vụ KTNT khi đo đường 

chuyền 1-5  Nhóm 5 (3KTV4+2KTV6)  0,18 

10  Phục vụ KTNT đi đo GNSS  1-5 Nhóm 5 (2KTV6+1KS2 

+1KS3 +1LX3) 0,18 

Ghi chú: 

Mức cho công việc tiếp điểm không có tường vây được tính 1.25 mức số 4. 

Trường hợp đo độ cao lượng giác mức đo ngắm tính bằng 0.10 mức số 5, mức 

tính toán là 0,05 công nhóm (1KS2,1KS3) cho 1 điểm. 

Trường hợp chọn điểm, chôn mốc địa chính  trên hè phố (có xây hố, nắp đậy) 

mức tính toán được tính bằng 1.20 mức số 1 tại bảng trên. 

 

7.3.3 Lưới độ cao hạng IV

Định biên lưới độ cao hạng IV: Bảng 7.5

 

 

 

Chương 7: Lập dự toán kinh phí và lựa chọn phương án.   

75

Bảng 7.5 Đinh biên lưới đo cao

Stt  Công việc  LX3  KTV4  KTV6  KTV10  KS7  KS8  NHÓM 

1 Chọn điểm và tìm 

điểm độ cao 1    1    1    3 

2 Đổ mốc, chôn 

mốc 1  2  1  2      6 

3  Gắn mốc  1  2  1        4 

TT  Công việc  KS1  KS2  Nhóm 6  Tính toán bình sai lưới độ cao       6.1  Hạng I,II,III    2  2 6.2  Hạng IV  2    2 6.3  Thủy chuẩn kỹ thuật  2    2 

 

Định mức lưới độ cao hạng IV: 

Chọn điểm và tìm điểm độ cao(công nhóm/điểm) với cấp khó khăn 2 cho lưới 

hạng IV: Bảng 7.6 

Bảng 7.6 Định mức lưới độ cao hạng IV

TT  Công việc  Khó khăn  Hạng   Công nhóm/điểm 1  Chọn điểm độ cao 

2  IV 2,27 2,00 

2  Tìm điểm độ cao(có tường vây) 2  IV 

3,48 2.50 

Ghi chú: mức tìm điểm độ cao không có tường vây tính bằng 1,35 mức tìm 

điểm độ cao(có tường vây) trong bảng trên. 

Đổ mốc, chôn mốc và gắn mốc độ cao, xây tường vây: Bảng 7.7 

Bảng 7.7 Định mức lưới độ cao hạng IV

Công việc  Khó khăn  Loại mốc Công 

nhóm/điểm 

Đổ mốc, chôn mốc và gắn mốc  2  Mốc thường 5,43 

10,00 

Xây tường vây  2  Mốc thường 3.20 

15,00 

Ghi chú: khi phải chống lún cho mốc chôn, mức trong bảng được tính thêm 

3 công lao động phổ thông. 

Chương 7: Lập dự toán kinh phí và lựa chọn phương án.   

76

Đo nối độ cao: Bảng 7.8 

Bảng 7.8 Định mức lưới độ cao hạng IV

Công việc  Khó khăn  Hạng  Công nhóm/km 

Đô nối độ  cao bằng 

máy quang cơ 2  IV 

0,32 

0,62 

Đo nối độ cao qua sông: Bảng 7.9 

Bảng 7.9 Định mức lưới độ cao hạng IV

TT  Công việc  Khó khăn  Hạng I  Hạng II  Hạng III  Hạng IV 

Đo nối độ cao qua sông bằng máy quang cơ 

1  Sông  rộng  từ 

401 đến 1000m 

2  21,51 

28,00 

19,18 

25,00 

15,74 

23,00 

14,14 

20,00 

Ghi chú: mức đo nối độ cao qua sông bằng máy điện tử tính bằng 0,85 mức 

đo nối độ cao qua sông bằng máy quang cơ trong bảng trên. 

Tính toán bình sai lưới độ cao công nhóm/điểm: Bảng 7.10 

Bảng 7.10 Định mức lưới độ cao hạng IV

Công việc  Hạng I  Hạng II  Hạng III  Hạng IV  Kỹ thuật 

Tính  toán  bình  sai  lưới  từ 

101 đến 300 điểm 

0,42  0,38  0,31  0,23  0,16 

    Ghi chú: mức tính toán bình sai cho đo độ cao bằng máy thủy chuẩn điện tử 

tính bằng 0,70 mức trong Bảng trên. 

Hệ số điều chỉnh mức  tính  toán bình sai  lưới độ cao  theo số  lượng điểm quy 

định trong: Bảng 7.11 

Bảng 7.11 Định mức lưới độ cao hạng IV

TT  Lưới độ cao (điểm)  Hệ số 

1  Dưới 20  0,50 

2  Từ 20 đến 100  0,80 

3  Từ 101 đến 300  1,00 

4  Từ 301 đến 301  1,10 

5  Từ 501 đến 1000  1,20 

6  Trên 1000  1,35 

 

Chương 7: Lập dự toán kinh phí và lựa chọn phương án.   

77

7.4 Phương pháp tính toán

Dựa  vào  “Thông  tư  04/2007TTLT-BTNMT-BTC  do  liên  Bộ  Tài  nguyên  và  Môi 

trường – Bộ Tài chính ban hành ngày 27 tháng 02 năm 2007 về việc Hướng dẫn lập dự 

toán kinh phí đo dạc và bản đồ và quản lý đất đai, chúng ta lập dự toán giá thành thi công 

như sau: 

7.4.1 Đơn giá sản phẩm

A. Phân loại công việc:

Nhóm I: Gồm đo đạc thiên văn, trọng lực, toạ độ, độ cao các cấp hạng, đo lưới 

địa chính cơ sở, thành lập bản đồ địa hình, bản đồ địa chính cơ sở, các loại bản 

đồ chuyên đề. 

Nhóm II: Gồm đo đạc bản đồ địa chính, đo vẽ bản đồ địa chính từ bản đồ địa 

chính cơ sở, đo chỉnh lý biến động. 

Nhóm III: Gồm các công việc về quản lý đất đai. 

    + Ngoại nghiệp: Gồm toàn bộ các công việc đo đạc bản đồ; quản lý đất 

đai thực hiện ở ngoài trời. 

    + Nội nghiệp: Gồm toàn bộ các công việc đo đạc bản đồ, quản lý đất đai 

thực hiện trong nhà. 

Công việc thiết kế lưới hạng III thuộc Nhóm I, thiết kế lưới Địa Chính thuộc nhóm II. 

B. Đơn giá sản phẩm: Bao gồm các khoản mục chi phí trực tiếp và khoản 

mục chi phí chung: 

Đơn giá sản phẩm       =     Chi phí trực tiếp (1)       +         Chi phí chung (2) 

1. Chi phí trực tiếp:

Bao gồm các khoản mục cấu thành nên giá trị sản phẩm (chi phí vật liệu, chi phí 

công cụ - dụng cụ, chi phí nhân công, chi phí khấu hao máy móc - thiết bị và chi phí năng 

lượng), cách tính như sau: 

Chi phí         Chi phí           CP công            Chi phí             Chi phí               Chi phí   

 trực        =    vật liệu   +    cụ, dụng     +      nhân       +      khấu         +            năng   

tiếp                 (a)               cụ (b)                công (c)            hao (d)             lượng (e) 

a. Chi phí vật liệu:

Là giá trị vật liệu chính, vật liệu phụ, nhiên liệu dùng trực tiếp trong quá trình sản 

xuất sản phẩm; cách tính cụ thể như sau: 

   Chi phí vật    =      ∑ (Số lượng từng loại vật              x                Đơn giá từng  

Chương 7: Lập dự toán kinh phí và lựa chọn phương án.   

78

           liệu                        liệu theo định mức                                      loại vật liệu) 

Số lượng vật liệu được xác định trên cơ sở định mức sử dụng vật liệu do Bộ Tài 

nguyên và Môi trường ban hành. 

Đơn giá vật liệu (đã bao gồm thuế giá trị gia tăng) đối với công trình thuộc nhóm I, 

lấy theo giá bình quân các khu vực thi công trong năm và được Bộ Tài nguyên và 

Môi  trường  thẩm  định;  đối  với  công  trình  thuộc  nhóm  II,  III  lấy  theo  giá  địa 

phương có xác nhận của  Sở Tài chính. 

 

b. Chi phí công cụ, dụng cụ:

Là giá trị công cụ, dụng cụ được phân bổ trong quá trình sản xuất sản phẩm; cách 

tính cụ thể như sau: 

Chi phí công cụ,   =    Số ca sử dụng công cụ      x          Đơn giá sử dụng công cụ  

    dụng cụ                   dụng cụ theo định mức                dụng cụ phân bổ cho 1 ca 

Trong đó:   

Đơn giá sử dụng công                                        Đơn giá công cụ dụng cụ   

cụ, dụng cụ phân bổ        =         

  Niên hạn sử dụng công cụ, dụng cụ      x    26 ca   

                                                        theo định mức (tháng) 

 

Đơn giá công cụ, dụng cụ như cách tính xác định giá vật liệu. 

Số ca sử dụng và niên hạn sử dụng công cụ, dụng cụ  theo định mức của Bộ Tài 

nguyên và Môi trường. 

 

c. Chi phí nhân công:

Gồm chi phí  lao động kỹ thuật  và  chi phí lao động phổ thông  (nếu  có)  tham  gia 

trong quá trình sản xuất sản phẩm. 

Chi phí lao động kỹ thuật được tính theo công thức: 

Chi phí lao động     =    Số công lao động kỹ thuật     x     Đơn giá ngày công   

      kỹ thuật                           theo định mức                       lao động kỹ thuật 

 

Đơn giá ngày công lao động kỹ thuật gồm tiền lương cơ bản, lương phụ, phụ cấp 

lương, các khoản đóng góp và các chế độ khác cho người  lao động  theo quy định hiện 

hành. 

 

Đơn giá ngày công             Tiền lương 1 tháng theo cấp bậc kỹ      Các khoản phụ cấp     

 lao động kỹ thuật    =         thuật quy định trong định mức        + 1 tháng theo chế độ  

                                                                          26 ngày 

Chương 7: Lập dự toán kinh phí và lựa chọn phương án.   

79

 

Luận văn sử dụng mức lương cơ sở được áp dụng  từ ngày 01/07/2013  theo nghị 

định 66/2013/TT-CP là 1.150.000 đồng/tháng. 

Các khoản phụ cấp đối với người làm công  tác đo đạc lập bản đồ và quản lý đất 

đai gồm: 

Loại phụ cấp  Mức 

1.Phụ cấp lao động Nhóm  I: mức 0.6  lương  tối  thiểu Nhóm  II,  III: mức 0.4 lương tối thiểu 

2.Phụ  cấp  độc  hại  nguy hiểm 

Mức 0.3 áp dụng cho điều kiện lao động loại V theo danh  mục  nghề,  công  việc  đặc  biệt  nặng  nhọc,  độc hại, nguy hiểm 

3.Phụ cấp trách nhiệm Mức 0.2 lương tối thiểu cho tổ trưởng tổ bình quân 5 người 

4.Phụ cấp khu vực Nhóm  I,II:  tính  bình  quân  trong  địa  bàn  thi  công. Nhóm III áp dụng theo địa bàn thi công cụ thể 

5.Phụ cấp đặc biệt Nhóm  I,II:  tính  bình  quân  trong  địa  bàn  thi  công. Nhóm III áp dụng theo địa bàn thi công cụ thể 

6.Lương phụ  Mức 11% lương cấp bậc kỹ thuật 

7.Các khoản đóng góp  Mức 19% lương cấp bậc kỹ thuật 

Chi phí lao động phổ thông được tính theo công thức: 

Chi phí lao động   =   Số công lao động phổ     x       Đơn giá ngày công  

       phổ thông                 thông theo định mức             lao động phổ thông 

Khu đo thuộc huyện Kế Sách tỉnh Sóc Trăng, do đó chọn công lao động phổ thông 

là 150.000 đồng/ngày. 

d. Chi phí khấu hao máy móc thiết bị:

Là hao phí về máy móc thiết bị sử dụng trong quá trình thực hiện công tác đo đạc 

bản đồ và quản lý đất đai; được xác định trên cơ sở danh mục máy, số ca sử dụng máy 

theo định mức kinh tế - kỹ thuật do Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành và mức khấu 

hao một ca máy; cách tính cụ thể như sau: 

Chi phí khấu hao      =    Số ca máy theo      x          Mức khấu hao một   

                                           định mức                                  ca máy 

Trong đó:   

Mức khấu hao          =                                    Nguyên giá   

một ca máy                  Số ca máy sử dụng một năm     x      Số năm sử dụng 

Chương 7: Lập dự toán kinh phí và lựa chọn phương án.   

80

 

Số ca máy sử dụng một năm: Máy ngoại nghiệp là 250 ca (riêng thiết bị đo biển là 

200 ca); máy nội nghiệp là 500 ca. 

e. Chi phí năng lượng:

Là chi phí sử dụng năng lượng dùng cho máy móc thiết bị vận hành trong thời gian 

tham gia sản xuất sản phẩm, được tính theo công thức: 

Chi phí năng lượng    =    Năng lượng tiêu hao      x                  Đơn giá   

                        theo định mức                       do Nhà nước quy định 

 

2. Chi phí chung:

Là chi phí có tính chất chung của đơn vị trực tiếp thực hiện như: chi phí tiền lương 

và các khoản có tính chất lương (bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn) cho 

bộ máy quản lý; chi phí điện, nước, điện thoại, xăng xe, công tác phí, văn phòng phẩm, 

công cụ, dụng cụ cho bộ máy quản lý; chi phí sửa chữa thiết bị, công cụ, dụng cụ đối với 

đơn vị sự nghiệp (hoặc chi phí khấu hao tài sản cố định phục vụ bộ máy quản lý đối với 

doanh nghiệp); chi hội nghị triển khai, tổng kết công tác, chi phí chuyển quân, chi phí làm 

nhà  tạm  (hoặc  thuê nhà    trọ)  cho  lực  lượng  thi  công,  chi phí nghiệm  thu,  bàn giao  sản 

phẩm của đơn vị sản xuất và các chi phí khác mang  tính chất quản  lý có  liên quan đến 

việc sản phẩm. Chi phí này được xác định theo lỷ lệ % tính trên chi phí trực tiếp, quy định 

cho từng nhóm công việc cụ thể như sau: 

Nhóm  Ngoại nghiệp  Nội nghiệp 

Nhóm 1  28%  22% 

Nhóm 2  25%  20% 

Nhóm 3  20%  15% 

 

7.4.2 Chi phí khác

Chi phí khảo sát, thiết kế lập dự toán: Gồm các chi phí khảo sát, thu thập, phân 

tích  tư  liệu,  lựa chọn giải pháp kỹ  thuật,  thiết  kế công  trình, chi phí xây dựng và  thẩm 

định, phê duyệt thiết kế kỹ thuật, dự toán. Chi phí này được tính theo tỷ lệ % trên chi phí 

trực tiếp; mức cụ thể như sau:

Loại công việc 

Chi phí trực tiếp (tỷ đồng) 

1  2  3  4  5  10  15  20  30  40  50 

Ngoại nghiệp  tỷ lệ phần trăm tính trên chi phí trực tiếp 

Nhóm I  5  4.38  4.17  4.06  4  2.75  2.08  1.75  1.42  1.16  1 

Chương 7: Lập dự toán kinh phí và lựa chọn phương án.   

81

Nhóm II  4  3.5  3.33  3.25  3.2  2.2  1.67  1.4  1.13  0.93  0.8 

Nhóm III  3  2.63  2.5  2.44  2.4  1.65  1.25  1.05  0.85  0.69  0.6 

Nội nghiệp  tỷ lệ phần trăm tính trên chi phí trực tiếp 

Nhóm I,II,III  2  1.75  1.67  1.63  1.6  1.1  0.83  0.7  0.57  0.46  0.4 

Đối với những công trình có tổng chi phí trực tiếp lớn hơn 50 tỷ đồng, thì cứ 1 tỷ 

đồng tăng thêm được bổ xung 0,003 của phần tăng thêm. 

Đối với những công trình có tổng chi phí trực tiếp nằm trong các khoảng trên thì 

được tính theo phương pháp nội suy. 

1. Chi phí kiểm tra, nghiệm thu:

Gồm toàn bộ chi phí để quản lý, giám sát quá trình thi công công trình, chi phí 

tổ chức nghiệm thu khối lượng, chất lượng sản phẩm hoàn thành theo quy chế của 

Bộ Tài nguyên và Môi trường và chi phí thẩm định khối lượng, chất lượng, giá trị 

công trình. 

Được tính trên chi phí trực tiếp và chi phí theo tỷ lệ như sau: 

Nhóm  Ngoại nghiệp  Nội nghiệp 

Nhóm I  3%  2% 

Nhóm II  4%  3% 

Nhóm III  5%  4% 

 

2. Chi phí bồi thường thiệt hại (nếu có):

Là chi phí đền bù cây cối thông hướng khi đo hoặc trưng dụng đất khi xây 

dựng mốc và tường vây. Chi phí này được xác định trên cơ sở khối lượng cây cối, 

diện tích đất và đơn giá đền bù hiện hành của địa phương. 

3. Chi phí thuê tàu, thuyền:

Các  công  trình  đo  đạc  trên  biển,  đảo  được  tính  chi  phí  thuê  tàu,  thuyền. 

Thời gian thuê tàu, thuyền căn cứ vào thời gian thi công ngoài đảo, biển. Đơn giá 

thuê tàu, thuyền theo giá địa phương có xác nhận của cơ quan tài chính hoặc của 

chính quyền sở tại. Căn cứ vào báo cáo khảo sát khi lập thiết kế kỹ thuật, đơn vị 

tính dự toán phần chi phí này cùng với việc lập thiết kế kỹ thuật và dự toán công 

trình. 

4. Chi phí ăn định lượng:

Đối với các dự án  thi công ngoài biển, đảo được dự toán phần chi phí ăn 

định lượng theo chế độ hiện hành. 

5. Thu nhập chịu thuế tính trước:

Chương 7: Lập dự toán kinh phí và lựa chọn phương án.   

82

Dự toán công trình đo đạc bản đồ và quản lý đất đai, ngoài các khoản mục 

chi phí nêu  trên  còn được  tính  thu nhập chịu  thuế  tính  trước  bằng 5,5%  trên dự 

toán chi phí trong đơn giá để các đơn vị thực hiện nghĩa vụ với Nhà nước theo chế 

độ hiện hành. 

 

Đơn giá SP (1 điểm)  A=A1+A2 

Chi phí trực tiếp  A1=a+b+c+d    

Chi phí vật liệu     a 

Chi  phí  công  cụ,  dụng 

cụ    b 

Chi phí nhân công    c=

c1+c2 

LĐKT       1 

LĐPT       2 

Chi phí khấu hao     d 

Chi phí chung  A2=i1% x A1 

Chi phí trong đơn giá  B=Số điểm x A 

Chi phí khác  C=C1+ C2 +C3 

Chi  phí  khảo  sát,  thiết  kế, 

lập dự toán C1=i2%x Số điểm thiết kế 

Chi  phí  kiểm  tra,  nghiệm 

thu C2=i3%xSố điểm thiết kế 

Thu  nhập  chịu  thuế  tính 

trước C3=5.5% x B 

Tổng dự toán trước thuế  D=B+C 

VAT (10%)  E=10%xD 

Tổng dự toán  F=D+E 

Chương 7: Lập dự toán kinh phí và lựa chọn phương án.   

83

7.5 Kết quả dự toán giá thành

7.5.1 Đơn giá 1 mốc

Lưới tọa độ hạng III 

Bảng 7.12 Giá thành cho 1 điểm hạng III mới.

GIÁ THÀNH CHO 01 ĐIỂM HẠNG III MỚI

STT Công việc LĐKT LĐPT Tổng các chi phí

Chi phí trực tiếp

Chi phí Chung

Đơn giá sản phẩm

1  Chọn điểm HẠNG III  2,248,429  300,000  317,980  2,866,410  802,595  3,669,004 

2 Chôn mốc xây tường vây điểm 

mới 2,610,026  2,250,000  1,040,140  5,900,166  1,652,046  7,552,212 

3  Tiếp điểm (có tường vây)  1,305,771  300,000  498,207  2,103,978  589,114  2,693,092 

4  Đo ngắm GPS  1,560,524  277,500  570,387  2,408,411  674,355  3,082,766 

5  Tính toán, Bình sai  350,949  -  28,598  379,547  83,500  463,048 

Tổng

8,075,699 3,127,500 2,455,313 13,658,512 3,801,611 17,460,123

 

   

Chương 7: Lập dự toán kinh phí và lựa chọn phương án.   

84

Lưới địa chính 

Bảng 7.13 Giá thành cho 1 điểm địa chính GNSS.

GIÁ THÀNH CHO 1 ĐIỂM ĐỊA CHÍNH GPS

STT Công việc LĐKT

( b ) LĐPT ( b )

Tổng các chi phí (a + b +

d)

Chi phí trực tiếp

(1)=(a+b+c+d)

Chi phí chung

(2)

Chi phí sản phẩm (1 + 2)

1 Chọn điểm. đổ và chôn mốc bê

tông 1,527,077  486,000  310,778  2,323,855  650,679.51  2,974,535 

2  Chọn điểm. cắm mốc bằng cọc gỗ 519,521  99,000  52,986  671,507  188,021.95  859,529 

3  Xây tường vây 998,168  945,000  546,802  2,489,971  697,191.85  3,187,163 

4  Tiếp điểm có tường vây 267,632  54,000  197,397  519,029  145,328.09  664,357 

5  Đo ngắm theo công nghệ GPS 800,016  94,500  284,101  1,178,616  330,012.54  1,508,629 

6  Tính toán khi đo GPS 280,759  -  46,421  327,180  71,979.58  399,159 

7  Phục vụ KTNT khi đo GPS 177,781  -  177,781  355,562  99,557.50  455,120 

Tổng:  

4,570,955 1,678,500 1,616,265 7,865,721 2,182,771 10,048,492

 

 

Chương 7: Lập dự toán kinh phí và lựa chọn phương án.   

85

 Bảng 7.14 Giá thành cho 1 điểm địa chính đường chuyền toàn đạc.

GIÁ THÀNH CHO 1 ĐIỂM ĐỊA CHÍNH ĐƯỜNG CHUYỀN TOÀN ĐẠC

STT Công việc LĐKT

( b ) LĐPT ( b )

Tổng các chi phí

(a + b + d)

Chi phí trực tiếp

(1)=(a+b+c+d)

Chi phí chung

(2)

Chi phí sản phẩm (1 + 2)

1 Chọn điểm. đổ và chôn mốc bê tông

       1,527,077       

486,000  310,778       2,323,855  

    650,679.51    

            2,974,535  

2 Chọn điểm. cắm mốc bằng cọc gỗ

          519,521         

99,000  52,986          671,507  

    188,021.95    

               859,529  

3  Xây tường vây           998,168       

945,000  546,802       2,489,971  

    697,191.85    

            3,187,163  

4 Tiếp điểm có tường vây

          267,632         

54,000  197,397          519,029  

    145,328.09    

               664,357  

5 Đo ngắm theo phương pháp đường chuyền

          586,443       

102,000  107,130          795,572  

    222,760.27    

            1,018,333  

6 Tính toán khi đo đường chuyền

          280,759    -   109,988          390,747        85,964.34    

               476,711  

7 Phục vụ KTNT khi đo đường chuyền

          170,258    -   170,258          340,515        95,344.25    

               435,859  

Tổng:    4,349,859 1,686,000 1,495,338 7,531,197 2,085,290 9,616,487

   

Chương 7: Lập dự toán kinh phí và lựa chọn phương án.   

86

7.5.2 Dự toán giá thành lưới tọa độ

Bảng 7.15 Tổng giá thành phương án 1 Đo Toàn Đạc.

TỔNG GIÁ THÀNH PHƯƠNG ÁN 1 ĐO TOÀN ĐẠC

STT Công việc Số

lượng điểm

Chi phí sản phẩm

Chi phí đơn giá sản phẩm

Thu nhập chịu thuế

trước 5,5%

Tổng Chi phí khác

Thuế VAT(10%)

Chi phí sau thuế

1 Thành lập lưới HẠNG III mới 

46  17,460,123  803,165,640  44,174,110 45,251,609 

     84,841,725   933,258,974 

2 Khôi phục lưới HẠNG III cũ 

0  15,192,921  0  0 0 

                     -    0 

3 Địa chính Nối phương vị (GPS) 

47  10,048,492  472,279,111  25,975,351 26,591,522 

     49,887,063   548,757,696 

4 Địa chính đo đường chuyền toàn đạc 

227 9,616,487  2,182,942,529  120,061,839 120,648,705 

  230,359,123   2,533,950,357 

Tổng 320 52,318,022 3,458,387,280 190,211,300 192,491,836 365,087,912 4,015,967,027

 

Bảng 7.16 Tổng giá thành phương án 2 đo GNSS

TỔNG GIÁ THÀNH PHƯƠNG ÁN 2 ĐO GPS

STT Công việc Số lượng

điểm Chi phí

sản phẩm Chi phí đơn giá

sản phẩm Thu nhập chịu

thuế trước 5,5% Tổng Chi phí khác

Thuế VAT(10%)

Chi phí sau thuế

1 Thành lập lưới HẠNG III mới  44

17,460,123  768,245,395  42,253,497  43,330,996      81,157,639   892,734,029 

2 Khôi phục lưới HẠNG III cũ 

0 15,192,921                        -                             -                        -   

                     -     0 

3  Địa chính đo GPS 247

10,048,492  2,481,977,458  136,508,760  137,124,931   261,910,239   2,881,012,628 

Tổng 291 42,701,535 3,250,222,853 178,762,257 180,455,926 343,067,878 3,773,746,657

 

Chương 7: Lập dự toán kinh phí và lựa chọn phương án.   

87

 

7.5.3 Dự toán giá thành lưới độ cao

Bảng 7.17 Tổng giá thành phương án dẫn độ cao hạng IV phương án toàn đac.

TỔNG GIÁ THÀNH PHƯƠNG ÁN DẪN ĐỘ CAO HẠNG IV LÊN MỐC TỌA ĐỘ HẠNG III PHƯƠNG ÁN TOÀN ĐẠC

STT Công việc Khối lượng

Chi phí sản phẩm

Chi phí đơn giá sản

phẩm

Thu nhập chịu thuế

trước 5,5%

Tổng Chi phí khác

Thuế VAT(10%)

Chi phí sau thuế

1 Tìm điểm độ cao có tường vây (điểm)  5

4,173,786  20,868,930  1,043,447 260,862 

       2,191,238   23,321,030 

2 Đo nối độ cao bằng máy quang cơ (Km) 

243.03

1,089,042  264,673,025  13,233,651 68,065 

    27,790,668   292,531,758 

3 Đo nối độ cao qua sông bằng máy quang cơ (Lần đo)  3

32,149,843  96,449,529  4,822,476 2,009,365 

    10,127,201   108,586,095 

4 Tính toán bình sai lưới độ cao (Điểm)  46

718,616  33,056,352  1,652,818 22,457 

       3,470,917   36,549,726 

Tổng 38,131,287 415,047,837 20,752,392 2,360,749 43,580,023 460,988,608

   

Chương 7: Lập dự toán kinh phí và lựa chọn phương án.   

88

Bảng 7.18 Tổng giá thành phương án dẫn độ cao hạng IV phương án GNSS

TỔNG GIÁ THÀNH PHƯƠNG ÁN DẪN ĐỘ CAO HẠNG IV LÊN MỐC TỌA ĐỘ HẠNG III PHƯƠNG ÁN GPS

STT Công việc Số lượng

điểm Chi phí

sản phẩm

Chi phí đơn giá sản

phẩm

Thu nhập chịu thuế

trước 5,5%

Tổng Chi phí khác

Thuế VAT(10%)

Chi phí sau thuế

1 Tìm điểm độ cao có tường vây (điểm)  5

4,173,786  20,868,930  1,043,447 260,862 

       2,191,238   23,321,030 

2 Đo nối độ cao bằng máy quang cơ (Km) 

257.82 1,089,042  280,781,038  14,039,052 68,065 

    29,482,009   310,331,112 

3 Đo nối độ cao qua sông bằng máy quang cơ (Lần đo)  3

32,149,843  96,449,529  4,822,476 2,009,365 

    10,127,201   108,586,095 

4 Tính toán bình sai lưới độ cao (Điểm)  44

718,616  31,619,119  1,580,956 22,457 

       3,320,008   34,961,584 

Tổng 38,131,287 429,718,617 21,485,931 2,360,749 45,120,455 477,199,821

 

7.5.4 Tổng hợp dự toán giá thành lưới tọa độ và lưới độ cao

Bảng 7.19 Bảng tổng hợp dự toán:

STT Lưới tọa độ Lưới độ cao Tổng chi phí

Phương án 1 4,015,967,027  460,988,608  4,476,955,636 

Phương án 2 3,773,746,657  477,199,821  4,250,946,478 

Chênh lệch giữa 2 phương án 242,220,370  -16,211,212  226,009,158 

Chương 7: Lập dự toán kinh phí và lựa chọn phương án.   

89

7.6 Lựa chọn phương án thi công

Các tiêu chí chọn phương án: 

Phương án được chọn phải đảm bảo các chỉ tiêu về yêu cầu kỹ thuật. 

Phương án được chọn có kinh phí thi công thấp và hợp lý. 

Phương án được chọn phải phù hợp với tình hình khu đo và có thể thi công một 

cách dễ dàng nhất 

So sánh giữa 2 phương án chúng ta thấy được rằng: 

Tuy về số  lượng điểm thì phương án 1  (292 điểm) có số  lượng điểm lớn hơn 

phương án 2 (264 điểm) là 28 điểm. Phương án 1 mặc dù với mật độ điểm dày 

đặc sẽ thuận tiện cho việc phát triển lưới cấp bậc thấp hơn sau này nhưng với 

mật độ điểm phân bố phủ đều trên diện tích khu đo của phương án 2 cũng có 

thể phát triển lưới cấp bậc thấp một cách thuận lợi. 

Về độ chính xác và mật độ của 2 phương án đều thỏa các tiêu chí về yêu cầu kỹ 

thuật  (mật  độ  điểm,  chiều  dài  cạnh,  sai  số  vị  trí  điểm,  sai  số  trung  phương 

phương vị...). Nhưng phương án 2 có độ chính xác về mặt chỉ tiêu kỹ thuật tốt 

hơn phương án 1 

Về mặt kinh phí thì phương án 1 cũng có kinh phí thi công lớn hơn phương án 

2 (khoảng chênh lệch là 305,368,574 VNĐ). (Ba trăm lẻ năm triệu, ba trăm sáu 

mươi tám ngàn, năm trăm bảy mươi bốn đồng.) 

KẾT LUẬN:

Thông qua dự toán giá thành tổng hợp của 2 phương án cho thấy Phương án 1 

có giá thành cao hơn đáng kể so với Phương án 2. 

Đồng thời hiện nay công nghệ GNSS phát triển như vũ bão, Các loại máy thu 

ra đời cạnh tranh nhau về giá thành và độ chính xác. 

Có thể thấy Phương án 2 là phương án tối ưu hơn phương án 1, vì vậy Trong 

Luận Văn sẽ chọn Phương án 2 là Phương án Khả thi. 

Chương 8: Lập kế hoạch và tổ chức thi công lưới.   

90

CHƯƠNG 8 LẬP KẾ HOẠCH VÀ TỔ CHỨC THI CÔNG LƯỚI

8.1 Ước tính khối lượng công việc và thời gian thi công

Căn cứ vào định biên, định mức, theo cấp khó khăn 2 được quy định trong 2 định 

mức kinh tế - kỹ thuật đo đạc bản đồ để ước tính khối lượng công việc và chọn số lượng 

nhân công, thời gian, cần thiết thích hợp cho việc thi công lưới tọa độ hạng III, lưới Địa 

Chính đo bằng công nghệ GNSS và lưới dẫn thủy chuẩn hạng IV theo Bảng 8.1 

Ngày bắt  đầu  là 11/01/2016 đến ngày  kết  thúc  là 18/08/2016  theo Bảng 8.2,  tổng 

thời gian thực hiện là 180ngày. Trong đó mỗi tuần làm việc 6 ngày, nghĩ ngày chủ nhật, 

nghĩ Tết Nguyên Đán từ ngày 06/02/2016 đến ngày 14/02/2016, nghĩ giỗ tổ Hùng Vương 

ngày 16/04/2016, nghĩ lễ ngày 30/4/2016và ngày 1/5/2016, một ngày làm việc 8giờ, sáng 

từ 7giờ đến 11giờ, chiều từ 13giờ đến 17giờ. 

Bảng 8.1 Ước tính khối lượng công viêc

Công việc Khối lượng

Định mức (công/điểm)

Tổng số công

LĐKT

Số tổ

Định biên

Tổng số nhân công

Số ngày

(1) (2) (3) 4=(2)*(3) 5 6 (7)=(5)*(6) (8)=(4)/(5)

LƯỚI TỌA ĐỘ HẠNG III

CẤP KHÓ KHĂN 2

Chọn điểm  44  2.070  91  6  5  30  16 Chôn mốc, xây tường vây 

44  3.530  155  6  4  24  26 

Tiếp điểm  44  1.610  71  6  4  24  12 

Đo ngắm GNSS 

52  1.580  82  6  5  30  14 

Tính toán  52  0.650  34  1  2  2  34 

LƯỚI THỦY CHUẨN HẠNG IV

CẤP KHÓ KHĂN 2

Tìm điểm độ cao có tường 

5  3.48  17  6  3  18  3 

Chương 8: Lập kế hoạch và tổ chức thi công lưới.   

91

vây 

Đo nối độ cao bằng máy quang cơ (km) 

257.82  0.32  83  6  8  48  14 

Đo nối độ cao qua sông bằng máy quang cơ 

3  9.48  28  6  8  48  5 

Tính toán bình sai lưới độ cao 

44  0.184  8  1  2  2  9 

LƯỚI ĐỊA CHÍNH ĐO THEO CÔNG NGHỆ GNSS

CẤP KHÓ KHĂN 2

chọn điểm, đổ và chôn mốc bê tông 

247  1.94  479  10  4  40  48 

Xây tường vây 

247  1.35  333  10  4  40  34 

Tiếp điểm có tường vây 

247  0.34  84  8  4  32  11 

Đo ngắm theo công nghệ GNSS 

292  0.81  237  6  5  30  40 

Tính toán khi đo GNSS 

292  0.8  234  8  2  16  30 

Phục vụ KTNT khi đo GNSS 

292  0.18  53  6  5  30  9 

Trong đó các cột được tính như sau: 

Công  nhóm                 = Số điểm thiết kế  x  Định mức 

Tổng số công nhân      = Số nhóm             x   Định biên 

Số ngày thi công          = Công nhóm  /   Số nhóm 

 

 

 

Chương 8: Lập kế hoạch và tổ chức thi công lưới.   

92

Bảng 8.2 Ước tính thời gian thực hiện công việc.

Công việc Khối lượng 

Số tổ 

Tổng số 

nhân công 

Số ngày 

Ngày bắt đầu   Ngày kết thúc 

LƯỚI TỌA ĐỘ HẠNG III 

CẤP KHÓ KHĂN 2 

Chọn điểm  44  6  30  16  Mon 1/11/16  Fri 1/29/16 

Chôn mốc, xây tường vây  44  6  24  26  Tue 1/19/16  Fri 2/19/16 

Tiếp điểm  44  6  24  12  Mon 2/8/16  Mon 2/22/16 

Đo ngắm GNSS  52  6  30  14  Tue 2/23/16  Thu 3/10/16 

Tính Toán  52  1  2  34  Fri 3/11/16  Wed 4/20/16 

LƯỚI THỦY CHUẨN HẠNG IV 

CẤP KHÓ KHĂN 2 

Tìm điểm độ cao có tường vây 

5  6  17  3  Thu 4/21/16  Mon 4/25/16 

Đo nối độ cao bằng máy quang cơ (km) 

257.82  6  83  14  Tue 4/26/16  Thu 5/12/16 

Đo nối độ cao qua sông bằng máy quang cơ 

3  6  28  5  Fri 5/13/16  Thu 5/19/16 

Tính toán bình sai lưới độ cao 

44  1  8  9  Fri 5/20/16  Tue 5/31/16 

LƯỚI ĐỊA CHÍNH ĐO THEO CÔNG NGHỆ GNSS 

CẤP KHÓ KHĂN 2 

Chọn điểm, đổ và chôn mốc bê tông 

247  10  40  48  Tue 2/23/16  Tue 4/19/16 

Xây tường vây  247  10  40  34  Wed 3/23/16  Mon 5/2/16 

Tiếp điểm có tường vây  247  8  32  11  Tue 5/3/16  Mon 5/16/16 

Đo ngắm theo công nghệ GNSS 

292  6  30  40  Tue 5/17/16  Sat 7/2/16 

Chương 8: Lập kế hoạch và tổ chức thi công lưới.   

93

Tính toán khi đo GNSS  292  8  16  30  Mon 7/4/16  Mon 8/8/16 Phục vụ KTNT khi đo GNSS 

292  6  30  9  Tue 8/9/16  Thu 8/18/16 

Chương 8: Lập kế hoạch và tổ chức thi công lưới.   

94

Kế hoạch tổ chức thi công được biểu thị theo sơ đồ Grant và đồ thi nhân công theo Hình 8.1 và Hình 8.2. 

 

 

Hình 8.1 Sơ đồ Gantt thể hiện kế hoạch tổ chức thi công.

 

Chương 8: Lập kế hoạch và tổ chức thi công lưới.   

95

 

Hình 8.2 Đồ thị số nhân công cho từng tháng.

Nhận xét: Dựa trên sơ đồ Gantt và đồ thị nhân công với số lượng nhân công tối đa là 80 nhân công thì công việc tính toán 

bình sai  lưới tọa độ hạng III, đo nối độ cao bằng máy quang cơ, chọn điểm chôn mốc và xây bê tông cho lưới địa chính 

trong khoảng thời gian tháng 3, tháng 4, tháng 5 sẽ thiếu hụt nhân công phục vụ cho công tác, còn tất cả công việc còn lại 

trong các khoảng thời gian là đủ số lượng nhân công thực hiện cho công việc. 

Chương 9: Kết luận chung về lưới thiết kế.   

96

8.2 Lập lịch đo GNSS

Mục đích của việc lập lịch đo để đảm bảo được yêu cầu về kỹ thuật nhằm tránh đi 

các nguồn sai số, tăng cường độ chính xác cho trị đo, ngoài ra còn tính hiệu quả về mặt 

kinh tế vạch ra được thời gian khối lượng cần thi công, từ đó có kế hoạch sử dụng nguồn 

lực và số lượng máy thu hợp lí .Số lượng máy thu đã có là ít hơn số lượng các điểm của 

lưới.Vì vậy  ta  cần phải  tổ  chức nhiều  ca đo.  Với hai máy  thu,  một  ca đo  chỉ  cung cấp 

được một đường đáy, với 5 máy thu một ca đo có thể đo đến 4 đuờng đáy độc lập. Vì vậy 

việc lập lịch này phải phụ thuộc vào số lượng máy thu hiện có, thời gian của mỗi ca đo, 

thời gian di chuyển, cài đặt máy giữa hai ca đo và thời gian đo tốt nhất trong ngày. 

Sử dụng Sử dụng module Occupation Planning của phần mềm Pinnacle để lập lịch 

đo GNSS.  

Trong luận văn này, Sinh Viên sử dụng bản lịch tuần 849 có tên là 

almanac.yuma.week0849.589824.txt được tải từ website dưới đây:  

http://celestrak.com/GNSS/almanac/Yuma/2015/almanac.yuma.week0849.589824.txt 

Lịch đo phải là mới nhất có thể, với quy định trong yêu cầu kỹ thuật đo thì lưới Địa 

Chính phải sử dụng bản lịch, không quá 01 tháng trước khi đo. Vì vậy để đảm bảo được 

yêu cầu thì cần phải lập lịch đo gần với ngày đo .Trong trường hợp này vì điều kiện chưa 

có bản  lịch gần nhất sinh viên xin được sử dụng bản  lịch  trên để  lập  tiến độ mang  tính 

tham khảo. 

Điểm đại diện khu đo là điểm nằm giữa khu đo có  

Kinh độ: 105040’00”. 

Vĩ độ: 9040’00”. 

Ngày đo dự kiến: là thời điểm được chọn phù hợp với thời tiết khu vực thuộc mùa 

khô: 

Lưới tọa độ hạng III:   11/01/2016 – 20/04/2016 

Lưới dẫn thủy chuẩn:   21/04/2016 – 31/05/2016 

Lưới Địa Chính:    23/02/2016 – 18/8/2016 

Múi giờ UTC + 7, thời gian lập lịch đo từ 7h00 đến 19h00. 

 

Chương 9: Kết luận chung về lưới thiết kế.   

97

8.2.1 Lưới hạng III

Ngày đo dự kiến cho lưới tọa độ hạng III bắt đầu từ: 11/1/2016 

Số lượng đường đáy đo:  86 đường đáy. 

Số lượng máy thu: 6 máy. 

Thời gian của một ca đo là 2 giờ cho một đường đáy. 

Lựa chọn thời điểm đo: 

Ca 1: Từ 9h giờ 00 phút đến 11 giờ 00 phút. 

Ca 3: Từ 14 giờ 30 phút đến 16 giờ 30phút. 

Lịch đo lưới tọa độ hạng III: PHỤ LỤC IV.1 

8.2.2 Lưới Địa Chính

Ngày đo dự kiến cho lưới địa chính bắt đầu từ: 23/02/2016 

Số lượng đường đáy đo: 454 đường đáy. 

Số lượng máy thu: 6 máy. 

Thời gian của một ca đo: 60 phút cho một đường đáy. 

Lựa chọn thời điểm đo: 

Ca 1: Từ 7h giờ 30 phút đến 8h giờ 30 phút. 

Ca 2: Từ 9 giờ đến 10 giờ phút. 

Ca 3: Từ 14 giờ đến 15 giờ. 

Lịch đo lưới Địa Chính: PHỤ LỤC IV.2 

8.3 Tổ chức thi công

8.3.1 Tổ chức triển khai

Tổ chức triển khai trong các tổ: phổ biến thiết kế kỹ thuật, hướng dẫn thi công, các 

quy trình đo, các tài liệu liên quan đến khu đo để người lao động nắm. Kiểm tra trình độ 

của người lao động, phổ biến các kỹ thuật đo, phương pháp đo theo nội dung từng công 

việc được  giao  trước khi  tham  gia. Bầu  chọn  tổ  trưởng  trong các  tổ để  tiến hành phân 

công lao động, báo cáo tiến độ hợp lí. 

Tổ  chức  triển  khai  tại  địa  phương:  tuyên  truyền  thông  báo  mục  đích  ý  nghĩa  của 

công  tác đo đạc, phối hợp với UBND xã, từng  ấp, về mục đích, yêu cầu, nội dung của 

công  tác đo đạc xây dựng  lưới. Tiến hành họp dân để  thông báo đến  toàn  thể nhân dân 

Chương 9: Kết luận chung về lưới thiết kế.   

98

trong khu vực đo biết bảo vệ và giúp đỡ  trong công  tác đo đạc. Đề nghị các cấp chính 

quyền, các ban ngành đoàn thể hỗ trợ tổ thi công về các vấn đề an ninh, tạm trú, nơi ăn ở  

trong quá trình thi công. 

8.3.2 Công tác chuẩn bị

Chọn điểm  là  công  việc quan  trọng để xác  định  vị  trí  điểm ngoài  thực địa. Điểm 

chọn ở vị trí dễ bảo quản lâu dài sau khi chôn mốc. Từ điểm chọn ta có tầm nhìn rộng rãi, 

bao quát để phát triển xuống lưới cấp thấp. Khi chọn điểm xong nếu chưa chôn được mốc 

ngay  thì phải  làm dấu bằng cọc gỗ,  rồi  lấp đất xung quanh, đồng  thời  trên cọc gỗ phải 

quét sơn để đánh dấu, ghi tên điểm, cấp hạng. Đối với các điểm đã thiết kế rồi mà ra thực 

địa khó có thể thực hiện thông hướng được thì báo cáo lại bằng văn bản để xử lý. 

Mốc trắc địa là kết quả của thi công ngoại nghiệp vì vậy mốc phải được xây dựng 

trên nền đất ổn định, có tường vây bảo quản. Các điểm tọa độ hạng III, Địa Chính phải 

chôn mốc bằng bê tông, ở giữa có gắn mốc bằng sứ được bảo vệ bằng nắp đậy. Chôn mốc 

phải đảm bảo hố mốc bằng phẳng, không lún, chắc, nền đất yếu phải đóng cọc chống lún. 

Ở những khu vực không ổn định, khu vực có nền đất yếu không thể chôn mốc bê tông thì 

được phép cắm mốc Địa Chính bằng cọc gỗ. Phải  thông báo việc chôn mốc và có biên 

bản thỏa thuận sử dụng đất để chôn mốc, xây tường vây bảo vệ mốc địa chính với người 

dân , với địa phương nếu sử dụng đất công. 

Nhưng thiết bị dụng cụ đo phải phù hợp với từng tiến độ công việc chuẩn bị đầy đủ . 

Máy  thu  tín hiệu GNSS trước khi đưa vào sử dụng  thi công phải được kiểm định  từ cơ 

quan có  thẩm quyền có văn bản xác nhận. Các  thiết  bị  như nguồn điện  chân  máy phải 

chắc chắn, bộ phận dọi  tâm quang học phải được kiểm tra sai số không được vượt quá 

1mm. Kiểm tra hoạt động từ các phím chức năng, tất cả phải hoạt động bình thường. Tiến 

hành đo thử việc thu tín hiệu từ vệ tinh của máy thu. Các dụng cụ đo các yếu tố khí tượng 

phải được kiểm định. Trang bị thêm bộ đàm cho các tổ đầy đủ để dễ dàng thông tin tiến 

độ làm việc. 

8.3.3 Công tác an toàn lao động

Đối với người lao động phải đảm bảo trang bị đầy đủ đồ bảo hộ lao động như: giầy 

bảo hộ lao động, áo phao, mũ bảo hộ lao động, áo phòng hộ phát quang. Cần trang bị hộp 

Chương 9: Kết luận chung về lưới thiết kế.   

99

y tế dự phòng để sơ cứu người lao động khi gặp nạn. Đồng thời cũng tìm hiểu rõ các địa 

chỉ cần thiết như: trạm y tế gần nhất khu đo, chợ phục vụ sinh hoạt và mua dụng cụ lao 

động nếu thiếu. Khu đo có nhiều kênh, rạch nên cần chú ý khi di chuyển qua sông. 

Đối với thiết bị máy móc nơi để máy móc dụng cụ phải an toàn, thoáng mát, cao ráo. 

Khi di chuyển phải bỏ máy vào thùng máy để tránh va đập hay rơi vỡ. Máy và các dụng 

cụ  kỹ  thuật  sử  dụng  trong  thi  công  phải  được  lau  chùi  thường  xuyên.  Sau  mỗi  đợt  đo 

ngắm phải đem máy về bảo dưỡng định kỳ. Khi sử dụng máy phải tuân thủ tuyệt đối theo 

quy trình hướng dẫn sử dụng, nhất là đối với thiết bị, máy móc điện tử có giá trị cao. 

8.3.4 Công tác đo đạc – tính toán

Việc đo đạc phải tuân thủ theo các yêu cầu kỹ thuật đo từng loại lưới đã quy định 

trong phần trên. Công tác tính toán bình sai Sử dụng phần mềm được Bộ Tài Nguyên Môi 

Trường cho phép sử dụng để xử lý các cạnh và bình sai lưới. 

8.3.5 Công tác kiểm tra nghiệm thu – báo cáo sản phẩm

Công  tác kiểm tra nghiệm thu sản phẩm phải được  tiến hành kịp  thời và chặt chẽ. 

Các  tổ phải  thường xuyên kiểm tra  thành quả của mình. Việc kiểm tra nghiệm thu phải 

tiến hành đồng thời và có hệ thống trong các công đoạn sản xuất. 

Sau khi hoàn thành phải giao nộp các tài liệu sau: 

Sổ đo GNSS. 

Sơ đồ đo GNSS. 

Tài liệu kiểm nghiệm máy và dụng cụ đo. 

Ghi chú điểm, giấy bàn giao mốc, giấy bồi thường. 

Biên bản kiểm tra nghiệm thu từng giai đoạn. 

Đĩa CD ghi các kết quả tính toán . 

Các tài liệu liên quan khác. 

 

 

Chương 9: Kết luận chung về lưới thiết kế.   

100

CHƯƠNG 9 KẾT LUẬN CHUNG VỀ LƯỚI THIẾT KẾ

9.1 Đề tài và nhiệm vụ đã hoàn thành

9.1.1 Đề tài luận văn

Thiết kế lưới khống chế tọa độ phục vụ đo vẽ bản đồ Địa Chính tỷ lệ 1:500; 1:1000 

và 1:2000 huyện Mỹ Tú tỉnh Sóc Trăng. 

9.1.2 Nhiệm vụ hoàn thành

Thu thập tư liệu trắc địa, điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội khu đo.  

Thiết kế lưới khống chế tọa độ hạng III theo 2 phương án. 

Thiết kế đường đo thủy chuẩn đi qua các điểm hạng III. 

Thiết kế lưới Địa Chính theo 2 phương án. 

Đánh giá độ chính xác tất cả các lưới thiết kế bằng phần mềm DPSurvey. 

Viết chương trình bằng ngôn ngữ Matlab ước tính độ chính xác lưới khống chế tọa 

độ, đường đo thủy chuẩn và so sánh với kết quả ước tính bằng chương trình DPSurvey. 

Lập dự toán giá thành cho các phương án, chọn phương án thi công. 

Lập tiến độ thi công cho phương án được chọn. 

9.2 Kết luận về yếu tố kinh tế - kỹ thuật

9.2.1 Yếu tố kinh tế

STT Lưới tọa độ Lưới độ cao Tổng chi phí

Phương án 1 4,015,967,027  460,988,608  4,476,955,636 

Phương án 2 3,773,746,657  477,199,821  4,250,946,478 

Chênh lệch giữa 2 phương án 242,220,370  -16,211,212  226,009,158 

Thông qua dự toán giá thành tổng hợp của 2 phương án cho thấy phương án 1 có 

giá thành cao hơn đáng kể so với phương án 2. Đồng thời hiện nay công nghệ GNSS phát 

triển như vũ bão, các loại máy thu ra đời cạnh tranh nhau về giá thành và độ chính xác. 

Có  thể  thấy phương án 2  là phương án  tối ưu về  mặt kinh  tế hơn  phương án 1,  vì  vậy 

trong Luận Văn sẽ chọn phương án 2 là phương án khả thi. 

9.2.2 Yếu tố kỹ thuật

Hệ  thống  lưới  khống  chế  tọa  độ  được  thiết  kế  với  mật  độ  phủ  đều  khu  đo.  Cả  2 

phương án đều thỏa mãn các yêu cầu kỹ thuật, về mật độ điểm, về độ chính xác. 

Chương 9: Kết luận chung về lưới thiết kế.   

101

Quá trình đánh giá độ chính xác các cấp hạng lưới thiết kế dựa trên các công thức 

đánh giá chính xác mà sinh viên được cung cấp trong quá trình học. Công cụ hổ trợ tính 

toán là excel, ngôn ngữ lập trình Matlab, DPSurvey. 

Kết quả  còn được  so  sánh  với ngôn ngữ Matlab do  sinh viên  viết  về đánh  giá độ 

chính xác  lưới  tọa độ  mặt bằng bằng hai phương pháp  và  lưới đo  thủy chuẩn hạng  IV 

nhận thấy kết quả tương đồng. 

9.3 Kết luận và bài học kinh nghiệm.

Huyện Mỹ Tú tỉnh Sóc Trăng là vùng đồng bằng, địa hình tương đối thông thoáng 

nên khả năng thông hướng giữa các điểm khống chế tương đối thuận lợi. 

Nhưng trong quá trình thiết kế chúng ta thấy được việc bố trí các điểm địa chính 

bằng  phương  pháp  góc  cạnh  thỏa  mãn  tính  thông  hướng  khó  hơn  bố  trí  các  điểm  Địa 

Chính đo bằng công nghệ GNSS. 

Qua đó chúng ta thấy được với khoa học công nghệ phát triển hệ thống dẫn đường 

bằng định  vị  vệ  tinh được nhiều Quốc  gia phóng  lên  quỹ đạo, nên  việc  thu  tín hiệu  từ 

nhiều tín hiệu và giải mã được nhiều hơn một hệ thống vệ tinh. Nên giúp cải thiện tốt hơn 

về chất lượng tín hiệu vệ tinh, nâng cao độ chính xác của lưới. 

Công nghệ thông tin phát triển như vũ bão tạo nên cuộc cách mạng công nghệ giúp 

cho việc thiết kế, đánh giá độ chính xác của lưới được thuận tiện và nhanh hơn, xử lý bình 

sai đơn giản hơn. 

Qua luận văn này đã giúp em củng cố và áp dụng lại kiến thức đã được học cũng 

như cập nhật thêm được nhiều kiến thức thực tế mới. Tuy vậy trong quá trình thực hiện 

luận văn, với  kiến  thức  còn hạn chế  và kinh nghiệm  thực  tế  trong công  tác  thiết  cà  thi 

công lưới khống chế vẫn còn nhiều điểm thiếu sót và chưa sát với thực tế khu đo. 

Công việc thiết kế và tính toán trong luận văn vẫn còn nhiều thiếu sót. Kính mong 

quý Thầy cô sữa chữa và chỉnh lý cho em để em có thêm kinh nghiệm, nâng cao kỹ nâng 

chuyên môn để có thể áp dụng cho công tác sau này. 

Em xin chân thành cảm ơn tất cả các Quý Thầy Cô đã giúp em thực hiện tôt bài luận văn 

này. 

 

Chương 9: Kết luận chung về lưới thiết kế.   

102

9.4 Tài liệu tham khảo

[1 ] Quyết định số 83/2000/QĐ-TTg, sử dụng Hệ Quy Chiếu và Hệ Tọa Độ Việt Nam, 

Thủ Tướng Chính Phủ, ngày 12 tháng 7 năm 2000 

[2 ] Thông  tư  số 25/2014/TT-BTNMT của Bộ Tài Nguyên Môi Trường quy định  về 

thành lập Bản Đồ Địa Chính, ngày 15 tháng 5 năm 2014. 

[3 ] Thông  tư  liên  tịch số 04/2007/TTLT-BTNMT-BTC, hướng dẫn  lập dự  toán kinh 

phí đo đạc bản đồ và quản lý đất đai, ngày 27 tháng 2 năm 2007 

[4 ] Thông tư 50/2013/TT-BTNMT, ban hành Định mức kinh tế - kỹ thuật đo đạc địa 

chính, đăng ký đất đai,  tài  sản gắn  liền với đất,  lập hồ sơ địa chính, cấp giấy chứng 

nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất, ngày 27 

tháng 12 năm 2013. 

[5 ] Nghị  định  số  66/2013/NĐ-CP,  quy  định  mức  lương  cơ  sở  đối  với  cán  bộ,  công 

chức, viên chức và lực lượng vũ trang, ngày 27 tháng 6 năm 2013. 

[6 ] Thông tư số 23/2009/TT-BTNMT, quy định về Định mức kinh tế - kỹ thuật kiểm 

tra nghiệm thu sản phẩm đo đạc bản đồ, ngày 16 tháng 11 năm 2009. 

[7 ] Công văn số 3673/BTNMT-KHTC, về việc chuyển xếp lương khi tính chi phí nhân 

công trong sản phẩm đo đạc bản đồ, ngày 15 tháng 9 năm 2005. 

[8 ] Công  văn  số  3827/BTNMT-KHTC,  về  việc  hướng  dẫn  thực  hiện  chế  độ  lương 

phụ, phụ cấp lương trong đơn giá sản phẩm đo đạc bản đồ, ngày 29 tháng 9 năm 2005. 

[9 ] Thông tư số 973 của Tổng cục Địa Chính ban hành về việc hướng dẫn sử dụng hệ 

VN2000 quy định  kinh  tuyến  trung ương cho  từng  tỉnh,  thành phố  trực  thuộc  trung 

ương, ngày 20 tháng 6 năm 2001. 

[10 ] Thông tư số 20/2012/TT-BTNMT, ban hành về định mức kinh tế - kỹ thuật đo đạc 

và bản đồ, ngày 19 tháng 12 năm 2012. 

[11 ] Thông tư số 06/2009/TT-BTNMT, quy định về quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về xây 

dựng lưới tọa độ, ngày 06/2009/TT-BTNMT 18 tháng 6 năm 2009. 

[12 ] QCVN 11:2008/BTNMT, quy định về quy chuẩn kỹ  thuật quốc gia về xây dựng 

lưới độ cao, ngày 18 tháng 12 năm 2008. 

Chương 9: Kết luận chung về lưới thiết kế.   

103

[13 ] Giáo trình Địa hình của Thầy Lê Hoàng Sơn – Bộ môn Địa Tin Học – Khoa Kỹ 

Thuật Xây Dựng – Trường Đại Học Bách Khoa TP HCM. 

[14 ] Giáo trình Lưới trắc địa của Thầy Lê Trung Chơn – Bộ môn Địa Tin Học – Khoa 

Kỹ Thuật Xây Dựng – Trường Đại Học Bách Khoa TP HCM. 

[15 ] Giáo trình Trắc địa cao cấp 1 và giáo trình Định vị vệ tinh GPS của Thầy PGS.TS 

Nguyễn  Ngọc  Lâu  –  Trưởng  bộ  môn  Địa  Tin  Học  –  Khoa  Kỹ  Thuật  Xây  Dựng  – 

Trường Đại Học Bách Khoa TP HCM.