lỰa chỌn cÁc thiẾt bỊ ĐiỆn trong lƯỚi cung cẤp ĐiỆn · lỰa chỌn cÁc...

32
LA CHN CÁC THIT BĐIỆN TRONG LƯỚI CUNG CẤP ĐIỆN Hthống điện bao gm các thiết bđiện được chp ni vi nhau theo mt nguyên tc cht chto nên một cơ cấu đồng b, hoàn chnh. Mi thiết bđiện cần được la chn đúng để thc hin tt chức năng trong sơ đồ cấp điện và góp phn làm cho hthng cung cấp điện vận hành đảm bo các chtiêu kthut, kinh tế và an toàn. I. LA CHN MÁY BIN ÁP Trong sơ đồ cấp điện, máy biến áp có vai trò rt quan trng, làm nhim vbiến đổi điện áp và truyn ti công sut. Người ta chế to máy biến áp rất đa dạng, nhi u kiu cách, kích c, nhiu chng loi. Người thiết kế cần căn cứ vào đặc điểm của đối tượng dùng điện (khách hàng) để la chn hp lý máy biến áp. Thường ký hiu máy biến áp như sau: Kiu máy – Công sut – U1/U2 VD 1: 4JB 5444 – 3LA – 250 – 24/0,4 là máy biến áp phân phi do siemens chế to, kiu 4JB 5444 – 3LA, công suất 250 (kVA), điện áp U1= 24(KV), U2= 0.4 (KV). TM – 5600 – 35/10 là máy biến áp hai cun dây, du, công suất 5600 (kVA), điện áp U1= 35(kV), do liên xô (cũ) chế to. Cũng có khi ký hiệu đơn giản hơn: Kiu – công suất/điện áp cao VD 2: 8CB8 – 400/35 là biến áp phân phi, khô, công suất 400(kVA) điện áp 35/0,4 (KV) do ChongQing chế to. La chn máy biến áp bao gm la chn slượng, công sut, chng loi, kiu cách và các tính năng khác của máy biến áp. Slượng biến áp đặt trong mt trm phthuộc vào độ tin cy cung cấp điện cho phti trạm đó. - Vi phti quan trọng không được phép mất điện, phải đặt hai biến áp - Vi các xí nghip hàng tiêu dùng, khách sn, siêu th(hloại 2) thường đặt mt máy biến áp cng vi máy phát dphòng. - Vi các hánh sáng sinh họat thường chđặt mt trm máy. Công sut máy biến áp được la chn theo các công thc sau:

Upload: habao

Post on 02-Nov-2018

230 views

Category:

Documents


1 download

TRANSCRIPT

LỰA CHỌN CÁC THIẾT BỊ ĐIỆN TRONG LƯỚI CUNG CẤP ĐIỆN

Hệ thống điện bao gồm các thiết bị điện được chắp nối với nhau theo một nguyên tắc chặt chẽ tạo nên một cơ cấu đồng bộ, hoàn chỉnh. Mỗi thiết bị điện cần được lựa chọn đúng để thực hiện tốt chức năng trong sơ đồ cấp điện và góp phần làm cho hệ thống cung cấp điện vận hành đảm bảo các chỉ tiêu kỹ thuật, kinh tế và an toàn.

I. LỰA CHỌN MÁY BIẾN ÁP

Trong sơ đồ cấp điện, máy biến áp có vai trò rất quan trọng, làm nhiệm vụ biến đổi điện áp và truyền tải công suất.

Người ta chế tạo máy biến áp rất đa dạng, nhiều kiểu cách, kích cỡ, nhiều chủng loại. Người thiết kế cần căn cứ vào đặc điểm của đối tượng dùng điện (khách hàng) để lựa chọn hợp lý máy biến áp.

Thường ký hiệu máy biến áp như sau: Kiểu máy – Công suất – U1/U2

VD 1: 4JB 5444 – 3LA – 250 – 24/0,4 là máy biến áp phân phối do siemens chế tạo, kiểu 4JB 5444 – 3LA, công suất 250 (kVA), điện áp U1= 24(KV), U2= 0.4 (KV).

TM – 5600 – 35/10 là máy biến áp hai cuộn dây, dầu, công suất 5600 (kVA), điện áp U1= 35(kV), do liên xô (cũ) chế tạo.

Cũng có khi ký hiệu đơn giản hơn: Kiểu – công suất/điện áp cao

VD 2: 8CB8 – 400/35 là biến áp phân phối, khô, công suất 400(kVA) điện áp 35/0,4 (KV) do ChongQing chế tạo.

Lựa chọn máy biến áp bao gồm lựa chọn số lượng, công suất, chủng loại, kiểu cách và các tính năng khác của máy biến áp.

Số lượng biến áp đặt trong một trạm phụ thuộc vào độ tin cậy cung cấp điện cho phụ tải trạm đó.

- Với phụ tải quan trọng không được phép mất điện, phải đặt hai biến áp

- Với các xí nghiệp hàng tiêu dùng, khách sạn, siêu thị (hộ loại 2) thường đặt một máy biến áp cộng với máy phát dự phòng.

- Với các hộ ánh sáng sinh họat thường chỉ đặt một trạm máy.

Công suất máy biến áp được lựa chọn theo các công thức sau:

Duong Trung Kien
Highlight
Duong Trung Kien
Highlight
Duong Trung Kien
Highlight
Duong Trung Kien
Highlight

với trạm một máy dmB ttS S (1)

với trạm hai máy /1.4dmB ttS S (2)

Trong đó: SdmB - công suất định mức của máy biến áp, nhà chế tạo cho.

Stt - công suất tính toán, nghĩa là công suất lớn nhất của phụ tải

1,4 - là hệ số quá tải Kqt.

Cần lưu ý rằng hệ số quá tải phụ thuộc vào thời gian quá tải. Lấy Kqt =1,4 là ứng với điều kiện thời gian như sau: quá tải không quá 5 ngày 5 đêm, mỗi ngày không quá 6 giờ. Nếu không thoả mãn điều kiện thời gian trên phải tra đồ thị tìm Kqt trong sổ tay cung cấp điện hoặc không cho quá tải.

Hai công thức (1) và (2) chỉ dùng để chọn máy biến áp chế tạo trong nước hoặc với máy biến áp ngoại nhập đã nhiệt đới hoá.

Khi sử dụng máy ngoại nhập chưa nhiệt đới hoá cần phải đưa vào công thức hệ số hiệu chỉnh nhiệt độ Khc kể đến sự chênh lệch nhiệt độ giữa môi trường chế tạo với môi trường sử dụng máy.

1 21100

hcK (3)

Trong đó: 1 - Nhiệt độ môi trường sử dụng ( C )

2 - Nhiệt độ môi trường chế tạo ( C )

VD 3: Nếu dùng máy biến áp Nga ở Việt Nam thì:

24 51 0.81100

hcK

Với 24 - Nhiệt độ ( C ) trung bình ở Hà Nội

5 - Nhiệt độ ( C ) trung bình ở Mátcơva

Khi đó, công thức (1) và (2) có dạng

/dmB tt hcS S k (4)

/1.4dmB tt hcS S k (5)

Duong Trung Kien
Highlight
Duong Trung Kien
Highlight
Duong Trung Kien
Highlight
Duong Trung Kien
Highlight
Duong Trung Kien
Highlight
Duong Trung Kien
Highlight
Duong Trung Kien
Highlight
Duong Trung Kien
Highlight
Duong Trung Kien
Highlight

Cũng cần lưu ý là máy biến áp rất ít xảy ra sự cố, nếu như khảo sát thống kê được trong hộ loại một có một số phần trăm nào đó hộ loại 3 có thể cắt điện khi cần thiết với thời gian kể trên thì khi một biến áp sự cố, biến áp còn lại chỉ cần cung cấp cho hộ loại 1. Kết quả là sẽ lựa chọn được cỡ máy nhỏ hơn, hợp lý hơn. Công thức chọn công suất cho trạm 2 máy là:

1 /1.4dmBS S (6)

VD 4: Yêu cầu chọn máy biến áp cho khu chung cư có phụ tải điện tính toán Stt= 300 (kVA), điện áp 22 (kV).

Giải

Vì cấp điện cho khu chung cư, trạm đặt một máy sử dụng công thức (1)

300

dmB tt

dmB

S SS kVA

Chọn máy 315(kVA) do ABB chế tạo: 315 – 22/0,4

Trường hợp này nếu dùng máy Nga, theo công thức (4), /dmB tt hcS S k ,

1 2 24 51 1 0.81100 100

hcK

Với 24 - Nhiệt độ ( C ) trung bình ở Hà Nội

5 - Nhiệt độ ( C ) trung bình ở Mátcơva

300 / 0.81 370 dmBS kVA

Chọn máy BAPP do Nga chế tạo: TM-400-22/0,4.

VD 5: Yêu cầu chọn máy biến áp cho trạm biến áp nhà máy luyện kim có phụ tải Stt = 1200 (kVA) trong hai trường hợp: không biết hệ số % phụ tải loại 3 và biết phụ tải loại 3 là 20%.

Giải

Trạm cấp điện cho nhà máy luyện kim phải đặt hai máy biến áp.

Khi không biết số phụ tải loại ba của nhà máy, khi sự cố 1 máy biến áp, máy còn lại phải cấp đủ công suất 1200 (kVA).

Duong Trung Kien
Highlight
Duong Trung Kien
Highlight
Duong Trung Kien
Highlight
Duong Trung Kien
Highlight
Duong Trung Kien
Highlight
Duong Trung Kien
Highlight
Duong Trung Kien
Highlight

Áp dụng công thức (2)

1200 /1.4 857 dmBS kVA

Chọn dùng 2 máy biến áp do CTTBĐ Đông Anh chế tạo, công suất 1000 (kVA)

2 1000 22 / 0.4

Trường hợp khảo sát thống kê được trong nhà máy có 20% phụ tải loại 3 (VD nhà kho, nhà hành chính, phân xưởng sửa chữa…)

Áp dụng công thức (6)

180%.1200/1.4 685

1.4 dmBS S kVA

Chọn dùng 2 máy biến áp do CTTBĐ Đông Anh chế tạo có công suất 750 (kVA)

2 750 11/ 0.4

So sánh hai phương án chọn máy:

Phương án chọn 2 máy 1000 kVA có lợi là khi một máy sự cố không phải cắt điện hộ loại 3 nhưng có hại là vốn đầu tư lớn, hệ số tải nhỏ

1200 0.62 2000

ttt

dmB

SKS

Phương án chọn 2 máy 750 (kVA) có lợi là vốn đầu tư nhỏ, hệ số tải cao

1200 0.82 1500

ttt

dmB

SKS

Tuy nhiên, khi sự cố một máy, máy còn lại cho phép tải 1,4 sẽ phải cắt một lượng tải loại 3 là:

1200 - 1,4. 750 = 150 (kVA)

Số % tải phải cắt

Nghĩa là không cần cắt hết 20% phụ tải loại 3.

II. LỰA CHỌN MÁY CẮT ĐIỆN.

Máy cắt điện, kí hiệu MC, là thiết bị đóng cắt mạch điện cao(trên 1000 V). Ngoài nhiệm vụ đóng, cắt điện phụ tải phục vụ cho công tác vận hành, máy cắt còn có chức năng cắt dòng điện ngắn mạch để bảo vệ các phần tử của hệ thống cung cấp điện.

Máy cắt cũng được chế tạo nhiều chủng loại, nhiều kiểu cách, mẫu mã. Có máy cắt ít dầu, máy cắt nhiều dầu, máy cắt không khí, máy cắt chân không, máy cắt khí SF6.

Máy cắt hợp bộ (MCHB) là loại máy cắt chế tạo thành tủ, trong đó đặt sẵn máy cắt và 2 dao cách li, loại này dùng rất tiện lợi cho các trạm biến áp hoặc trạm phân phối kiểu trong nhà.

Máy cắt phụ tải (MCPT) bao gồm dao cắt phụ tải dùng kết hợp với cầu chì, trong đó dao cắt phụ tải dùng để đóng cắt dòng phụ tải còn cầu chì (CDPT-CC) để cắt dòng ngắn mạch. Máy cắt phụ tải rẻ tiền hơn nhưng làm việc không chắc chắn, tin cậy bằng máy cắt.

Máy cắt điện được chọn và kiểm tra theo các điều kiện ghi trong bảng 1;2

Bảng 1. các điều kiện chọn và kiểm tra máy cắt.

Các điều kiện chọn và kiểm tra

Điều kiện

Điện áp định mức (kV)

dmMC dmLDU U

Dòng điện định mức (A)

dmMC cbI I

Dòng cắt định mức (kA)

"Cdm NI I

Công suất cắt định mức (MVA)

"Cdm NS S

Dòng điện ổn định động (kA)

odd xkI i

Dòng điện ổn định nhịêt (kA)

qd

odnhnhdm

tI I

t

Bảng 2. điều kiện chọn và kiểm tra máy cắt phụ tải

Các điều kiện chọn và kiểm tra Điều kiện

Điện áp định mức (kV)

dmMC dmLDU U

Dòng điện định mức (A) dmMC cbI I

Dòng điện ổn định động (kA)

odd xkI i

Dòng ổn định nhịêt (kA) qd

odnhnhdm

tI I

t

Dòng điện định mức của cầu chì (A)

dmcc cbI I

Dòng cắt định mức của cầu chì (kA)

"cdmI I

Công suất cắt định mức của cầu chì(MVA)

"CdmS S

Trong 2 bảng trên:

Udmld - điện áp định mức của lưới điện (kV)

Icb - dòng điện cưỡng bức, nghĩa là dòng điện làm việc lớn nhất đi qua máy cắt, xác định theo sơ đồ cụ thể.

I , I” - dòng ngắn mạch vô công và siêu quá độ, trong tính toán ngắn mạch lưới cung cấp điện coi ngắn mạch là xa nguồn các trị số này bằng nhau và bằng dòng ngắn mạch chu kì.

ixk - dòng điện ngắn mạch xung kích,là trị số tức thời lớn nhất của dòng ngắn mạch:

1.8 2xk Ni I (7)

S’’ - công suất ngắn mạch

" 3 " tbS U I (8)

tnhdm - thời gian ổn định nhiệt định mức, nhà chế tạo cho tương ứng với Inhdm (hoặc Iodnh)

tqd - thời gian quy đổi, xác định bằng cách tính toán và cha đồ thị. Trong tính toán thực tế lưới cung trung áp, người ta cho phép lấy tqd bằng thời gian tồn tại ngắn mạch, nghĩa là bằng thời gian cắt ngắn mạch

Vậy: ccdm nhdm

nhdm

tI I It

(9)

Các thiết bị điện có Idm > 1000 (A) không cần kiểm tra ổn định nhiệt.

VD 6: Trạm phân phối trung tâm 22 (KV) của 1 nhà máy cỡ lớn có sơ đồ cho trên hình 1.Yêu cầu lựa chọn các máy cắt phù hợp. Biết công suất tính toán của nhà máy là 8000 (kVA). Nhà máy được cấp điện từ trạm biến áp trung gian 110/22 (kV) cách 3 km bằng đường dây tải điện trên không ĐDK – 2 AC – 95, máy cắt đầu nguồn loại 8BJ50 của SIMENS có Icdm = 25 (kA).

Hình 1. Trạm phân phối trung tâm 22 (kV) của nhà máy dùng sơ đồ 1HTTG phân đoạn bằng MCLL.

Đ/S: Chọn 19 tủ máy cắt 8DC11 cho trạm PPTT của nhà máy.

VD 7: Trạm áp phân phối 1000(kVA)-22/0,4(kV) cấp điện cho khách sạn dùng máy cắt phụ tải (DCPT-CC) 22 (kV). Biết dòng ngắn mạch sau cầu chì trung áp I”= 8 (kA), yêu cầu lựa chọn máy cắt phụ tải cho TBAPP.

Giải

Dòng cưỡng bức qua máy cắt chính là dòng định mức của biến áp với giả thiết không cho biến áp quá tải (nếu cho biến áp quá tải thi: Iqt = 1,25IdmB (trạm 1 máy), Iqt = 1,4 IdmB (trạm 2 máy)

1000 26,27( )22 3

cb dmBI I A

Chọn dùng dao cắt phụ tải của ABB kết hợp với bộ cầu chì ống của Siemens có các thông số kỹ thuật ghi trong bảng.

Bảng 3. thông số kỹ thuật của dao cắt phụ tải do ABB chế tạo

Loại dao cắt phụ tải

Udm(kV) Idm(A) INmax(kA) IN3s(kA)

NPS 24 B1/A1 24 400 40 10 Bảng 4. thông số kỹ thuật của cầu chì ống do siemens chế tạo

Loại cầu chì ống

Udm(kV) Idm(A) INmax(kA) IN3s(kA)

3GD1 406-4B 24 32 31.5 27 Căn cứ dòng ngắn mạch đã cho, lập bảng kiểm tra bộ DCTT-CC

Bảng 5. bảng kiểm tra DCTT-CC đã chọn

Các đại lượng chọn và kiểm tra

Kết quả

Điện áp định mức (kV)

24 22 dmCDPT CC dmLDU U

Dòng điện định mức (A)

400 16.27 dmCDPT cbI I

Dòng điện ổn định động (kA)

40 2.1,8.8 20,3 odd xkI i

Dòng ổn định nhịêt (kA)

0,810 83 qd

odnhnhdm

tI I

t

Dòng điện định mức của cầu chì (A)

22 26,27 dmcc cbI I

Dòng cắt định mức của cầu chì (kA)

40 " 8 cdmI I

Công suất cắt định mức của cầu chì(MVA)

3.24.40 " 3.8.23 CdmS S

III. LỰA CHỌN CẦU CHÌ, DAO CÁCH LY

Cầu chì là phân tử ‘ yếu’ nhất trong hệ thống cung cấp điện do người thiết kế tạo ra nhằm cắt đứt mạch điện khi có dòng điện lớn quá trị số cho phép đi qua. Vì thế chức năng của cầu chì là bảo vệ quá tải và ngắn mạch. Cần lưu ý là dây chì chế tạo rất khó đồng nhất tiết diện và khó khử hết tạp chất nên làm việc không được tin cậy lắm, không cắt dòng thật chính xác, vì thế chức năng chủ yếu là bảo vệ ngắn mạch, cầu chì làm dự phòng bảo vệ quá tải cho aptomat hoặc khởi động từ.

Dao cách ly (còn gọi là cầu dao)có nhiệm vụ chủ yếu là cách ly phần có điện và phần không có điện tạo khoảng cách an toàn trông thấy phục vụ cho công tác sử chữa, kiểm tra, bảo dưỡng.Sở dĩ không cho dao cách ly đóng cắt mạch khi mang tải vì không có bộ phận dập hồ quang.Tuy nhiên, có thể cho phép dao cách ly đóng, cắt không tải biến áp khi công suất máy không lớn (thường nhỏ hơn 1000kVA)

Cầu chì dao cách ly được chế tao với mọi cấp điện áp. Trong lưới cung cấp điện, cầu chì có thể dùng riêng rẻ, nhưng thường dùng kết hợp với dao cách ly hoặc dao cắt phụ tải.Dao cách ly cũng có thể dùng riêng rẻ,nhưng thường dùng kết hợp với máy cắt và cầu chì.

Lựa chọn dao cách ly, cầu chì cao áp

Trong lưới điện cao áp, cầu chì thường dùng ở các vị trí sau:

- Bảo vệ máy biến điện áp

- Kết hợp với dao cắt phụ tải thành bộ máy cắt phụ tải trung áp để bảo vệ các đường dây.

- Đặt phía cao áp (6, 10, 22, 35 Kv) các trạm biến áp phân phối để bảo vệ ngắn mạch cho máy biến áp.

Cầu chì được cấu tạo nhiều loại, nhiều kiểu, ở điện áp trung phổ biến nhất là cầu chì ống. Cũng nhắc lại là ở điện áp trung người ta còn thường dùng cầu chì tự rơi (CCTR) thay cho bộ cầu dao - cầu chì (CD-CC)

Trong lưới điện cung cấp trung và cao áp, dao cách ly ít dùng riêng rẻ thường dùng kết hợp.

- Kết hợp với máy cắt trong tủ máy cắt hoặc bộ MC-DCL

- Kết hợp với cầu chì trung áp đặt tại các trạm biến áp phân phối.

Cầu chì và cầu dao cách li trung, cao áp được chọn và kiểm tra theo các điều kiện ghi trong bảng 3 và 4.

Bảng 6. các điều kiện chọn và kiểm tra dao cách ly

Các điều kiện chọn và kiểm tra

Điều kiện

Điện áp định mức (kV)

dmDCL dmLDU U

Dòng điện định mức (A)

dmDCL cbI I

Dòng điện ổn định nhịêt (kA)

qdodnh

nhdm

tI I

t

Bảng 7. các điều kiện chọn và kiểm tra cầu chì

Các điều kiện chọn và kiểm tra Điều kiện

Điện áp định mức (kV)

dmCC dmLDU U

Dòng điện định mức (A)

dmCC cbI I

Dòng cắt định mức (kA) "dmCCI I Công suất cắt định mức của cầu chì (MVA)

"cdmS S

VD 8: Trạm biến áp của một xã nông nghiệp đặt 1 máy biến áp 320 (kVA) điện áp 10/0.4 (kV). Biết rằng trạm được cấp điện từ TBATG 35/10 (kV) của huyện cách 3 km bằng ĐDK – 10, dây AC – 35. Máy cắt đầu đường dây là của Liên Xô (cũ) đã mất catalog. Yêu cầu tính toán 2 phương án:

1. Chọn cầu chì tự rơi 10 (kV) cho trạm

2. Chọn ĐDL – CC 10 (kV) cho trạm

3. Lựa chọn cầu dao, cầu chì hạ áp

Ở lưới hạ áp thường gọi dao cách li là cầu dao. Người ta chế tạo cầu dao 1 pha, 2 pha, 3 pha, với số cực khác nhau: 1 cực, 2 cực, 3 cực, 4 cực. Về khả năng đóng cắt, cầu dao được chế tạo gồm hai loại:

- Cầu dao (thường, không tải) chỉ làm nhiệm vụ cách li đóng cắt không tải hoặc dòng nhỏ.

- Cầu dao phụ tải làm nhiệm vụ cách li và đóng cắt dòng phụ tải.

Cầu chì hạ áp cũng được chế tạo gồm 3 loại.

- Cầu chì thông thường (không làm nhiệm vụ cách li, cắt tải)

- Cầu chì cách li có một đầu cố định, một đầu mở ra được như dao cách li làm nhiệm vụ cách li như cầu dao.

- Cầu chì cắt tải là cầu chì cách ly có thể đóng cắt dòng phụ tải như cầu dao phụ tải.

Người ta cũng chế tạo bộ cầu dao - cầu chì theo 2 loại:

- Bộ cầu dao - cầu chì thông thường

- Bộ cầu dao phụ tải - cầu chì

Bảng 8. chỉ ra kí hiệu, sơ đồ và chức năng của từng loại cầu dao, cầu chì hạ áp.

Cầu chì hạ áp được đặc trưng bởi 2 đại lượng:

Idc - dòng định mức của dây chảy cầu chì, A

Ivỏ - dòng định mức của vỏ cầu chì (bao gồm cả đế và nắp).

Khi lựa chọn cầu chì hạ áp phải lựa chọn cả Idc và Ivỏ. Thường chọn Ivỏ lớn hơn Idc vài cấp để khi dây chảy đứt quá tải, ngắn mạch hoặc khi cần tăng tải ta chỉ cần thay dây chảy chứ không cần thay vỏ. Kí hiệu dầy đủ cầu chì hạ áp cho trên hình 4

Bảng 9. các loại cầu dao, cầu chì hạ áp

Hình 4. Ký hiệu đầy đủ cầu chì hạ áp và các ví dụ

Cũng cần lưu ý là:

Khi nói cầu chì 100 (A) phải hiểu cầu chì có vỏ Ivỏ = 100 (A)

Khi nói bộ cầu dao - cầu chì 100 (A) phải hiu là

ICD = IvỏCC = 100 (A)

Trong lưới hạ áp cầu chì và cầu dao thường được đặt khá xa nguồn (TBAPP) vì thế dòng ngắn mạch qua chúng đủ nhỏ, nên không cần kiểm tra các đại lượng liên quan đến dòng ngắn mạch.

Lựa chọn cầu dao hạ áp

Cầu dao hạ áp được chọn theo 2 điều kiện:

dmCD dmLDU U (10)

dmCD ttI I (11)

Trong đó:

UdmCĐ - Điện áp định mức cuả cầu dao, thường chế tạo 220 (V), 230 (V), 250 (V), 380 (V), 400 (V), 440 (V), 500 (V), 690 (V).

UdmLĐ - Điện áp định mức của lưới điện hạ áp, có trị số 220(V) (điện áp pha), hoặc 380 (V) (điện áp dây).

Ngoài ra còn phải chú ý đến số pha, số cực, khả năng cắt tải, trong nhà, ngoài trời.v.v...

Lựa chọn cầu chì hạ áp

a) Trong lưới điện thắp sáng, sinh hoạt

Cầu chì được chọn theo 2 điều kiện

dmCC dmLDU U (12)

dc ttI I (13)

Trong đó:

UdmCC - điện áp định mức của cầu chì, chế tạo các cỡ điện áp như với cầu dao

Idc - dòng định mức của dây chảy, (A), nhà chế tạo cho

Itt - dòng điện tính toán, là dòng lâu dài lớn nhất chạy qua dây chảy cầu chì, (A).

- Với phụ tải một pha (VD các thiết bị điện gia dụng)

cos dm

tt dmpdm

PI IU

(14)

Trong đó: Updm - điện áp pha định mức, bằng 220(V)

cos - hệ số công suất

với đèn sợi đốt, bàn là, bếp điện, bình nóng lạnh, cos 1

với quạt, tủ lạnh, điều hoà, đèn tuýp,

với căn hộ gia đình, cos 0.85

với lớp học dùng quạt + đèn sợi đốt, cos 0.9

với lớp học dùng quạt + đèn tuýp, cos 0.8

-Với phụ tải 3 pha:

3 cos tt

ttdm

PIU

(15)

Trong đó: Udm - điện áp dây định mức, bằng 380 (V)

cos - lấy theo phụ tải

b) Trong lưới điện công nghiệp

Phụ tải chủ yếu của lưới công nghiệp là các máy móc công cụ, các động cơ. Sơ đồ cấp điện cho các động cơ giới thiệu trên hình 5.7. Khởi động từ (KĐT) làm nhiệm vụ đóng mở và bảo vệ quá tải cho động cơ. Cầu chì chỉ làm nhiệm vụ bảo vệ ngắn mạch cho động cơ và dây dẫn.

- Cầu chì bảo vệ 1 động cơ

Cầu chì bảo vệ 1 động cơ chọn theo 2 điều kiện:

dc tt t dmDI I K I (16)

mm mm dmDdc

I K II

(17)

Trong đó: Kt - hệ số tải của động cơ,nếu không biết lấy Kt = 1 ;

IdmĐ – dòng định mức của động cơ tính theo công thức:

3 cos dmD

dmDdm dm

PIU

(18)

Trong đó: Udm = 380 (V) là điện áp định mức 3 pha hạ áp

cos dm - hệ số công suất định mức của động cơ, nhà chế tạo cho, thườngcos 0.8dm ;

- hiệu suất của động cơ, nếu không biết lấy bằng 1 ;

Kmm - hệ số mở máy của động cơ, nhà chế tạo cho, thường Kmm = 5,6,7.

- hệ số lấy như sau:

với động cơ mở máy nhẹ (hoặc không tải) như máy bơm, máy cắt gọt kim loại = 2,5

với động cơ mở máy nặng (có tải) như cần cẩu, cầu trục, máy nâng = 1,6

Hình 8. Cầu chì bảo vệ 1 động cơ (CC2,CC3),bảo vệ 2 động cơ (CC1) và cả nhóm động cơ (CCT)

- Cầu chì bảo vệ 2, 3 động cơ

Trong thực tế, cụm 2, 3 động cơ nhỏ hoặc 1 động cơ lớn cùng 1, 2 động cơ nhỏ ở gần có thể được cấp điện chung 1 đường dây và được bảo vệ chung bằng 1 cầu chì (như Đ1, Đ2 trên hình 8)

Trường hợp này cầu chì được chọn theo 2 điều kiện sau:

n

dc ti dmiI K I (19)

max

n

mm ti dmi

dc

I K II

(20)

lấy theo tính chất của động cơ mở máy

- Cầu chì tổng bảo vệ nhóm động cơ

Cầu chì tổng được chọn theo 3 điều kiện

dc ttI I (21)

mmdc

II

(22)

Điều kiện (21); (22) là điều kiện chọn lọc, nghĩa là CCT chỉ chảy khi có ngắn mạch trên thanh cái tủ điện, còn khi xảy ra ngắn mạch tại động cơ nào hoặc dây dẫn nào thì chỉ cầu chì nhánh đó chảy, đảm bảo cho cả nhóm không mất điện. Muốn vậy, người ta quy ước phải chọn Idc của cầu chì tổng lớn hơn ít nhất là hai cấp so với Idc của cầu chì nhánh lớn nhất.

Trong các công thức (21) và (22), dòng điện tính toán của nhóm có thể xác định theo 2 cách:

Nếu biết Kt thì xác định theo (19)

Nếu không biết Kt thì xác định theo phụ tải tính toán theo công suất trung bình và hệ số cực đại

Khi Itt xác định theo (19) điều kiện 2 tính theo (20)

Khi Itt xác định theo phụ tải tính toán theo công suất trung bình và hệ số cực đại điều kiện 2 tính theo biểu thức

max mm tt sd dm

dc

I I K II

(23)

Trong đó: Ksd. Idm - Ứng với động cơ có Immmax

VD 9: Yêu cầu lựa chọn cầu chì bảo vệ bóng đèn sợi đốt 100 (V)

Đ/S: Idc = 2 (A), Ivỏ = 5 (A)

Ví vụ 10:Yêu cầu chọn các bộ CC-CD cho tủ điện của nhà giảng đường 2 tầng, mỗi tầng có 6 lớp học

Đ/S:

Kết quả lựa chọn các bộ CC-CD cho nhà giảng đường như hình 6

Hình 6. Tủ điện nhà giảng đường và các bộ CC-CD đã chọn

VD 11: Yêu cầu chọn 3 cầu chì nhánh và bộ CC-CD tổng cho tủ điện cấp điện cho 4 động cơ có các thông số kỹ thuật cho trong bảng sau

Động cơ Pdm(kW) Cos Kmm Kt Máy mài 10 0.8 5 0.8 0.9 Cầu trục 8 0.8 7 0.8 0.9 Máy phay 10 0.8 5 0.8 0.9 Máy khoan

4.5 0.8 7 0.8 0.9

Giải

Lựa chọn cầu chì cho máy mài (1): 310.10 21,125

3 cos 3.380.0,8.0,9 dmD

dmDdm dm

PI AU

0,8.21,125 16,9 dc tt t dmDI I K I A

5.21,125 42,252,5

mm mm dmDdc

I K II A

Chọn cầu chì hạ áp Idc = 50(A), Ivỏ = 100(A)

Lựa chọn cầu chì cho cầu trục (2)

38.10 16,93 cos 3.380.0,8.0,9

dmDdmD

dm dm

PI AU

0,8.16,9 13,52 dc tt t dmDI I K I A

7.16,9 73,91,6

mm mm dmDdc

I K II A

Chọn cầu chì hạ áp có Idc = 80(A), Ivỏ = 100(A)

Lựa chọn cầu chì cho máy phay và máy khoan (3):

Cầu chì bảo vệ 2 động cơ n

dc ti dmiI K I

Điều kiện 1: 3 32

1

10.10 4,5.100,8 0,8 24.53.380.0,8.0,9 3.380.0,8.0,9

dc ti dmii

I K I A

Điều kiện 2:

2

max1 5.21,125 24,5 52,05

2,5

mm ti dmii

dc

I K II A

Chọn cầu chì hạ áp có Idc = 50 (A), Ivỏ = 100(A)

Lựa chọn cầu chì tổng:

Điều kiện 1:3 3 3 34

1

10.10 8.10 10.10 4,5.100,8 54,873.380.0,8.0,9 3.380.0,8.0,9 3.380.0,8.0,9 3.380.0,8.0,9

dc ti dmiI K I A

Điều kiện 2:

4

21 7.16,9 0,8.54,87 101,37

1,6

mmD ti dmi

dc

I K II A

Theo kết quả tính toán trên, lẽ ra có thể chọn Idc = 100(A)

Nhưng theo điều kiện chọn lọc, ta chọn bộ cầu dao- cầu chì có Idc = 150(A), ICD = ICCT = 200(A)

Kết quả lựa chọn cầu chì ghi trên hình 9

Hình 9

IV. LỰA CHỌN APTOMAT

Aptomat là thiết bị đóng cắt hạ áp có chức năng bảo vệ quá tải và ngắn mạch.

Do có ưu điểm hơn hẳn cầu chì là khả năng làm việc chắc chắn, tin cậy, an toàn, đóng cắt đồng thời 3 pha và khả năng tự động hoá cao trên aptomat mặc dù có giá trị đắt hơn vẫn ngày càng được dùng rộng rãi trong lưới điện hạ áp công nghiệp, dịch vụ cũng như lưới điện sinh hoạt.

Aptomat được chế tạo với điện áp khác nhau: 400 (A), 440 (A), 500 (A), 600 (A), 690 (A).

Người ta cũng chế tạo các loại aptomat 1 pha, 2 pha, 3 pha với số cực khác nhau: 1 cực, 2 cực, 3 cực, 4 cực.Ký hiệu của aptomat cho ở bảng dưới đây

Ngoài aptomat thông thường, người ta còn chế tạo loại chống rò điện. Aptomat chống rò tự động cắt mạch điện nếu dòng rò có trị số 30mA, 100mA hoặc 300mA tuỳ loại.

Aptomat được chọn theo 3 điều kiện

dmA dmLDU U (24)

dmA ttI I (25)

cdmA NI I (26)

VD 12: Yêu cầu chọn aptomat tổng cho căn hộ gia đình có công suất đặt 6 (kW).

VD 13: Trạm biến áp phân phối 250 (kVA), điện áp 10/0,4 (KV) cấp điện cho hai dãy phố, mỗi dây có công suất tính toán 100 (KV). Yêu cầu lựa chọn các aptomat đặt trong tủ phân phối của trạm.

V. LỰA CHỌN THANH GÓP

Thanh góp còn lại la thanh cái hoặc thanh dẫn. Thanh góp được dùng trong các tủ động lực, tủ phân phối hạ áp, trong các tủ máy cắt, các trạm phân phối nhà máy, ngoài trời.Với các tủ điện cao áp và trạm phân phối trong nhà dùng thanh góp cứng với trạm phân phối ngoài trời thường dùng thanhgóp mềm.

Người ta chế tạo thanh góp nhiều kiểu dáng, chủng loại. Có thanh góp bằng đồng và bằng nhôm. Thanh góp nhôm thường chỉ dùng với dòng điện nhỏ, thanh góp đồng thường dùng cho mọi trị số dòng điện.

Về hình dáng, thanh góp phổ biến nhất có hình chữ nhật, khi đóng điện lớn có thể ghép 2, 3 thanh trong một pha, cũng có thể dùng thanh góp trong, hình máng, hình vành khuyên.

Trong lưới cung cấp điện, phía trung áp thường dùng các tủ hợp bộ, trong đó đã đặt sẵn thanh góp và nhà chế tạo đã cho khả năng chịu các dòng ổn định động, ổn định nhiệt. Các tủ phân phối các tủ động lực cần phải tính toán, thiết kế, lắp đặt cho phù hợp với từng đối tượng sử dụng. Thanh cái đặt trong các tủ phân phối của TBAPP, tủ phân phối của khu dân cư, phân xưởng hoặc trong các tủ động lực phân xưởng, tủ nhà cao tầng thường có dòng không lớn lắm, chỉ cần dùng thanh góp chữ nhật.

Thanh góp trong lưới cung cấp điện được chọn theo dòng phát nóng và kiểm tra theo điều kiện ổn định động, ổn định nhiệt ngắn mạch.

Bảng 10. các điều kiện chọn và kiểm tra thanh góp

Các đại lượng chọn và kiểm tra Điều kiện

Dòng điện phát nóng lâu dài cho phép (A)

1 2 cp cpK K I I

Khả năng ổn định động(kG/m2)

cp tt

Khả năng ổn định nhiệt (mm2)

qdF I t

Trong đó:

K1 = 1 Với thanh góp đặt đứng

K1 = 0,95 Với thanh góp đặt ngang

K2 - hệ số hiệu chỉnh theo nhiêt độ môi trường (tra sổ tay)

cp - ứng suất cho phép của vật liệu làm thanh góp, với thanh góp nhôm cp =700 kG/cm2

tt – ứng suất tính toán xuất hiện trong thanh góp do tác động của lực điện động dòng ngắn mạch

2/ttM kG cmW

(27)

M – mômen uốn tính toán

2/ ttF lM kG cmW

(28)

Ftt - lực tính toán do tác động của dòng ngắn mạch

21,68.10tt xklF i kGa

l - khoảng cách giữa các sứ của 1 pha, cm;

a - khoảng cách giưa các pha, cm;

W - mômen chống uốn của thanh góp, tính theo công thức tương ứng với từng kiểu dáng, cho từng bảng.

Bảng 11. mômen chống uốn của các loại thanh góp

Thanh chữ nhật Thanh chữ nhật rỗng (c)

Thanh tròn (d)

Thanh tròn rỗng (e) Đặt đứng (a) Đặt ngang

(b) 2

6

bhW 2

6

bhW 3 3

1

6

h hW

3

32

DW 3 3

32

D d

W

Vídụ 14: Yêu cầu lựa chọn thanh góp đặt trong tủ phân phối hạ áp của trạm biến áp 315 (kVA) – 10/0,4 (kV)

VI. LỰA CHỌN DÂY DẪN VÀ CÁP.

Giới thiệu chung về các phương pháp và phạm vi áp dụng:

Có 3 phương pháp lựa chọn tiết diện dây dẫn và cáp:

Chọn tiết diện theo mật độ kinh tế của dòng điện Jkt’

Jkt (A/mm2) là số ampe lớn nhất trên 1 mm2 tiết diện kinh tế. Tiết diện chọn theo phương pháp này sẽ có lợi về kinh tế.

Phương pháp chọn tiết diện dây theo Jkt áp dụng với lưới điện có điện áp 110( )U kV , bởi vì trên lưới này không có thiết bị sử dụng điện trực tiếp đấu vào,

vấn đề điện áp không cấp bách, nghĩa là yêu cầu không thật chặt chẽ.

Lưới trung áp đô thị và xí nghiệp nói chung khoảng cách tải điện ngắn, thời gian sử dụng công suất lớn cũng được chọn theo Jkt’

Chọn tiết diện theo điện áp cho phép cpU

Phương pháp lựa chọn tiết diện này lấy chỉ tiểu chất lượng điện làm điều kiện tiên quyết. Chính vì thế nó được áp dụng để lựa chọn tiết diện dây cho lưới điện nông thôn, thường đường dây tải điện khá dài, chỉ tiêu điện áp rất rễ bị vi phạm.

Chọn đường dây dẫn theo dòng phát nóng lâu dài cho phép Jcp

Phương pháp này tận dụng hết khả năng tải của dây dẫn và cáp, áp dụng cho lưới hạ áp đô thi, công nghiệp và sinh hoạt.

Bảng 12. phạm vi áp dụng các phương pháp lựa chọn tiết diện dây dẫn và cáp

Lưới điện ktJ cpU cpJ Cao áp Mọi đối tượng - - Trung áp Đô thi, công

nghịêp Nông thôn

-

Hạ áp - Nông

thôn Đô thị,công nghiệp

Tiết diện dù chọn theo phương pháp nào cũng phải thoã mãn các điều kiện kỹ thuật sau đây:

bt btcpU U (30)

sc sccpU U (31)

sc cpI I (32)

Trong đó:

btU , scU - là tổn thất điện áp lúc đường dây làm việc bình thường và khi đường dây bị sự cố nặng nề nhất (đứt 1 đường dây trong lộ kép, đứt đường dây trong mạch kín)

btcpU , sccpU - Trị số U cho phép lúc bình thường và sự cố.

Với U 110(kV) ; 10% btcp dmU U

20% sccp dmU U

Với U 35(kV) ; 5% btcp dmU U

10% sccp dmU U

Isc, Icp - dòng đện sự cố lớn nhất qua dây dẫn và dòng điện phát nóng lâu dài cho phép.

Ngoài ra, tiết diện dây dẫn đường dây trên không phải thoả mãn các điều kiện về độ bền cơ học và tổn thất vầng quang.

Riêng với cáp ở mọi cấp điện áp phải thoả mãn điều kiện ổn định nhiệt dòng ngắn mạch.

qdF I t (33)

Trong đó:

- hệ số, với nhôm =11, với đồng =6

tqd - thời gian quy đổi, với ngắn mạch trung, hạ áp cho phép lấy

tqđ = tc = (0,5: 1)

Lựa chọn tiết diện theo Jkt.

Trình tự lựa chọn tiết diện theo phương pháp này như sau:

Căn cứ vào loại dây định dùng (dây dẫn hoặc cáp) và vật liệu làm dây (nhôm hoặc đồng) và chỉ số Tmax tra bảng tri số Jkt.

Bảng 13 trị số Jkt (A/mm2) theo tmax và loại dây.

Loại dây Tmax (h) < 3000 3000 - 5000 > 5000

Dây đồng 2,5 2,1 1,8

Dây A, AC 1,3 1 1 Cáp đồng 3,5 3,1 2,7

Cáp nhôm 1,6 1,4 1,2

Nếu đường dây cấp điện cho nhiều phụ tải có Tmax khác nhau thì xác định trị số trung bình của Tmax theo biểu thức:

max maxmax

i i i i

tbi i

S T PTT

S P (34)

Trong đó:

Si, Pi là phụ tải điện, phụ tải tính toán của hộ tiêu thụ.

Xác định trị số dòng điện lớn nhất chạy trên các đoạn dây:

3 3 cos ij ij

ijdm dm

S PI

n U n U (35)

Với n - số lộ đường dây(lộ đơn n = 1, lộ kép n = 2)

Xác định tiết diện kinh tế từng đoạn.

ijktij

kt

IF

J (36)

Căn cứ vào trị số Fktij tính được, tra sổ tay tìm tiết diện tiêu chuẩn gần nhất bé hơn.

Kiểm tra tiết diện đã chọn theo các điều kiện kĩ thuật từ (30) đến (33).

Nếu có 1 điều kiện không thoả mãn, phải nâng tiết diện lên 1 cấp và thử lại.

VD 15: Yêu cầu lựa chọn dây dẫn cho đường dây 10 (kV) cấp điện cho 2 xí nghiệp hình 9. các số liệu phụ tải trong bảng.

Phụ tải S (kVA)

Cos Tmax (h)

Xí nghiệp 1

2000 0,8 5200

Xí nghiệp 2

1000 0,7 4000

Hình 9. đường dây 10 (kV) cấp điện cho 2 xí nghiệp

Đ/S: Vậy chọn dây dẫn cho toàn bộ đường dây như sau:

Đoạn A1: 2AC-95

Đoạn 12 : AC-50

Chọn tiết diện dây dẫn theo Ucp

Xuất phát từ nhận xét: Khi tiết diện dây dẫn thay đổi thì điện trở thay đổi theo còn điện kháng thì ít thay đổi, tra sổ tay thấy xo (/ km) có giá trị xo = 0,33 0,45 bất kể cỡ dây dẫn và khoảng cách giữa các pha. Vì thế có thể cho 1 trị số xo ban đầu nằm trong khoảng giá trị trên thì sai số phạm phải là không lớn.

Tổn thất điện áp được xác định theo biểu thức đã biết:

' "

dm dm dm

PR QX PR QXU U UU U U

Khi cho giá trị xo, tính được:

0" dm dm

QX QlU xU U

Từ đây xác định được ' " cpU U U

Mặt khác

' dm dm

PR PplUU FU

Suy ra: '

dm

PplFU U

Vậy trình tự xác định tiết diện dây theo phương pháp này như sau:

Cho một trị số xo lân cận 0,4 (/ km), trường hợp tổng quát đường dây n tải, tính được

0" ij ijdm

xU Q LU

(37)

Xác định thành phần U’

' " cpU U U (38)

Xác định tiết diện tính toán theo Ucp:

'

dm

PF PlU U

(39)

Chọn tiết diện tiêu chuẩn gần nhất lớn hơn.

Kiểm tra lại tiết diện đã chọn theo các tiêu chuẩn kỹ thuật (30), (31), (32).

Trong các công thức trên:

Q (kVAr), P (kW), l (km), U’ (V), Udm (kV)

VD 16: ĐDK-10 (kV) cấp điẹn cho hai phụ tải nông thôn từ điểm A trên đường trục 10 (kV) của huyện. Cho biết tổn thất điện áp cho phép từ điểm rẽ A về phụ tải 2 là 3% Udm (H10). Yêu cầu xác định tiết diện dây dẫn cho đường dây A12.

Hình 10. Đường dây cấp điện cho 2 phụ tải

Đáp án: Chọn dây AC- 50.

Chọn tiết diện theo Icp

Công thức xác định tiết diện theo Icp rất đơn giản

K1K2Icp Itt (40)

Trong đó:

K1 - Hệ số hiệu chỉnh nhiệt độ kể đến sự chênh lệch nhiệt độ môi trường chế tạo và môi trường đặt dây, tra sổ tay ;

K2 - Hệ số hiệu chỉnh nhiệt độ, kể đến số lượng cáp đặt chung một rãnh, tra sổ tay

Icp - Dòng phát nóng cho phép, nhà chế tạo cho ứng với từng loại dây, từng tiết diện dây, tra sổ tay ;

Itt - Dòng điện làm việc lớn nhất (dài hạn) qua dây.

Tiết diện dây sau khi chọn theo (40) phải thử lại mọi điều kiện kỹ thuật, ngoài ra còn phải kiểm tra điều kiện kết hợp với các thiết bị bảo vệ.

Nếu bảo vệ bằng cầu chì:

1 2 dccp

IK K I

= 3 với mạch động lực (cấp điện cho các máy)

=8,0 với mạch sinh hoạt.

Nếu bảo vệ bằng aptomat

1 21,25

1,5 dmA

cpIK K I

Với 1,25 IdmA là dòng khởi động nhiệt (Ikd.nh ) của aptomat, trong đó 1,25 là hệ số cắt quá tải của aptomat.

VD 17: Yêu cầu lựa chọn dây dẫn cấp điện cho động cơ máy mài có số liệu kỹ thuật cho theo bảng dưới đây, biết rằng dây dẫn đi chung 1 rãnh với 5 dây khác, nhiệt độ môi trường +30C,dây được bảo vệ bằng cầu chì có Idc = 50 (A)

Động cơ Pdm (kW)

Cos Kmm

Máy mài 10 0,8 5 0,9

VD 18: Yêu cầu lựa chọn đường dây trục hạ áp cho 1 căn hộ gia đình có công suất đặt Pd = 6 (kW), biết rằng căn hộ được bảo vệ bằng cầu chì tổng Idc = 30 (A)

Đáp án: chọn dây M (24)

VD 19: Yêu cầu lựa chọn cáp tổng hạ áp dẫn điện từ máy biến áp 250 (kVA) = 10/0,4 (kV) sang tủ phân phối của trạm dài 10 m (H.12), biết máy biến áp không cho phép quá tải, nhiệt độ T = +20C.

Vậy chọn cáp tổng PVC (3150 + 1.95)

Đáp án: PVC (3150 + 1.95)

CHỌN CÔNG SUẤT MÁY BIẾN ÁP CẤP ĐIỆN CHO PHÂN XƯỞNG

I. Khái quát chung

Trạm biến áp là một phần tử rất quan trọng trong hệ thống cung cấp điện, nó có nhiệm vụ biến đổi điện năng từ cấp điện áp này sang cấp điện áp khác.

Theo nhiệm vụ trạm biến áp có 2 loại chính:

Trạm biến áp trung gian ( trạm biến áp chính): tiếp nhận điện năng từ lưới 35kv 220kv để cung cấp cho các lưới phân phối 6kv 22kv.

Trạm biến áp phân xưởng: nhận điện năng từ mạng phân phối 6kv 22kv (đôi khi cả mạng 35kv) cấp nguồn cho lưới hạ áp với cấp điện áp 220V/127V, 380V/220V.

Kết cấu của trạm biến áp phụ thuộc vào loại trạm, vị trí, công dụng,... của chúng.

Các trạm biến áp thường được xây dựng với 2 dạng chính:

1. Trạm biến áp ngoài trời: có các thiết bị phân phối phía cao áp được đặt ở ngoài trời còn có các thiết bị phân phối phía thứ cấp được đặt trong tủ điện hoặc được đặt trong nhà.

2. Trạm biến áp trong nhà: tất cả các thiết bị điện đều đặt trong nhà. II. Chọn vị trí, số lượng và công suất của trạm biến áp:

1, Vị trí đặt trạm:

Nhìn chung vị trí trạm biến áp cần thỏa mãn các yêu cầu sau:

Gần trung tâm phụ tải, thuận tiện cho nguồn cung cấp điện đưa đến. Thuận tiện cho vận hành, quản lí. Tiết kiệm chi phí đầu tư vận hành.... Tuy nhiên vị trí được lựa chọn cuối cùng còn phụ thuộc vào các điều kiện khác như: đảm bảo không gian không gây cản trở tới các công việc khác, tính mỹ quan....

Chọn cấp điện áp: do phân xưởng được cấp điện áp từ đường dây 22kV và phụ tải của phân xưởng chỉ sử dụng điện áp 220V và 380V. Cho nên ta sẽ lắp đặt trạm biến áp giảm áp 22/0,4kV để đưa điện vào cung cấp cho phụ tải của phân xưởng

2, Số lượng, dung lượng máy biến áp trong trạm:

Tiến hành các bước như sau:

Xác định tổng công suất tính toán của toàn phân xưởng: Sttpx Chọn số lượng máy biến áp đặt trong trạm; tùy thuộc vào loại phụ tải mà chọn số

lượng máy biến áp cho phù hợp. Xác định công suất máy biến áp: SđmBA. Công suất định mức máy biến áp được chọn theo điều kiện quá tải lúc bình thường và

kiểm tra điều kiện quá tải lúc sự cố.

Chọn theo điều kiện quá tải lúc bình thường: SđmBA = 3.

ttpxSn m

m3: là hệ số quá tải lúc bình thường, xác định theo quy tắc quá tải 3%:

m3 = (1+0.3*(1-Kđk))

Kđk : là hệ số điền kín phụ tải, xác định từ đồ thị phụ tải ngày:

Kđk = 1

max24

n

i ii

S t

S

Kiểm tra điều kiện quá tải lúc (n2): SđmBA = 1, 4 ( 1)

ttpxSn

MÁY BIẾN ÁP 3 PHA- 250 KVA

Thông số kỹ thuật

Tổn hao không tải P0 (W) 700

Dòng điện hao tổn không tải I0 (%) 2

Tổn hao ngắn mạch ở 750C Pk (W) 3250

Điện áp ngắn mạch Uk (%) 4

Kích thước máy

L (mm) 1030

W (mm) 914

H (mm) 1470

A (mm) 550

Trọng Lượng

Dầu (kg) 273

Ruột máy (kg) 663

Tổng (kg) 1200

Bài số 1. Tính toán số vòng cuộn dây sơ cấp và thứ cấp

Máy biến áp giảm áp một pha lý tưởng điện áp 2400 ­ 120V, máy được nối vào lưới điện có điện áp 2.4kV, từ thông hình sin trong lõi thép lúc này là = 0.1125sin188.5t Wb. Xác định số vòng của dây quấn sơ cấp và thứ cấp.

Giải

Tần số của nguồn điện 188,5 302 2

f Hz

Số vòng dây sơ cấp 11

2400 1604, 44 4, 44 30 0,1125

UN vgf

Tỉ số biến đổi điện áp: 1

2

2400 20120

UaU

Số vòng dây cuộn thứ cấp 12

160 820

NN vga

Bài 2 tính toán kích thước lõi thép MBA

Một máy biến áp một pha có công suất Sđm = 2000kVA, U1đm = 4800V, U2đm = 600V, f = 60Hz, và chiều dài trung bình của mạch từ là 3.15m. Khi nối dây quấn sơ cấp vào lưới điện có điện áp 4800V thì dòng điện từ hoá bằng 2.5% dòng định mức sơ cấp, cường độ từ trường là 370.5AV/m và từ cảm cực đại 1.55T. Xác định:

a) Dòng điện từ hóa để sinh ra từ thông trong lõi thép. b) Số vòng của mỗi dây quấn c) Từ thông trong lõi thép d) Tiết diện ngang của lõi thép

Giải

Dòng điện sơ cấp 3

12000 10 416,667

4800dm

dm

SI AU

Dòng điện từ hóa 10,025 0,025 416,667 10, 417M dmI I A

Tỉ Số biến đổi điện áp 1

2

4800 8600

dm

dm

UaU

Sức từ động cuộn sơ cấp 370,5 3,15 1167,075F H l Av

Số vòng dây cuộn sơ cấp 11176,075 112

10, 41M

FN vgI

Số vòng dây cuộn thứ cấp 1 112 148a

NN vga

Từ thông cực đại 1max

1

4800 0,161Wb4, 44 4, 44 60 112

dmUf N

Tiết diện lõi thép 20,161 1037,91,55

S cmB

Bài 3 Tính toán điện áp tại thứ cấp

VD: Xét MBA một pha lý tưởng (không bị sụt áp, không tổn hao, dòng điện không tải bằng không). Cuộn dây sơ cấp có 400 vòng, cuộn dây thứ cấp có 800 vòng. Tiết diện lõi

thép là 40cm2. Nếu cuộn dây sơ cấp được đấu vào nguồn 600V, 60Hz, hãy tính

a. Từ cảm cực đại trong lõi?

b. Điện áp thứ cấp?

Giải

Từ thông cực đại trong lõi thép 1max

1

600 0,00563Wb4, 44 4, 44 60 400

dmUf N

Từ cảm cực đại trong lõi thép maxmax 4

0,00563 1,40740 10

B TS

Tỉ số biến đổi điện áp 1

2

400 0,5800

dm

dm

UaU

Điện áp thứ cấp 12

600 12000,5

UU Va

Bài 4 Tính toán dòng định mức ở sơ cấp và thứ cấp

VD: Cho một MBA một pha lý tưởng (không bị sụt áp, không tổn hao, dòng điện không tải bằng không) 20kVA, 1200V/120V.

a. Tính dòng định mức sơ cấp và thứ cấp?

b. Nếu máy cấp cho tải 12kW có hệ số công suất bằng 0,8; tính dòng sơ và thứ cấp

Giải

a, Dòng điện định mức phía sơ cấp: 3

120 10 16,6671200

dm

dm

SI AU

Tỉ số biến đổi điện áp 1

2

1200 10120

dm

dm

UaU

Dòng điện định mức phía thứ cấp: 2 1 16,667 10 166,67dm dmI a I A

b, Dòng thứ cấp khi có tải: 22

12000 125cos 120 0,8dm

PI AU

Dòng sơ cấp khi có tải: 21

125 12,510

IIa