thiết kế và dùng hệ thống bài tập theo hướng tiếp cận pisa trong dạy học...

126
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC TRẦN THỊ NGUYỆT MINH THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG HỆ THỐNG BÀI TẬP THEO HƢỚNG TIẾP CẬN PISA TRONG DẠY HỌC PHẦN HÓA HỌC VÔ CƠ LỚP 9 LUẬN VĂN THẠC SĨ SƢ PHẠM HOÁ HỌC CHUYÊN NGÀNH: Lý luận và phƣơng pháp dạy học (Bộ môn Hoá học) Mã số: 60.14.10 Người hướng dẫn khoa học : PGS.TS. Trần Trung Ninh HÀ NỘI - 2012

Upload: day-kem-quy-nhon

Post on 23-Jul-2016

255 views

Category:

Documents


20 download

DESCRIPTION

LINK DOCS.GOOGLE: https://drive.google.com/file/d/0B7w57xpxgaT0UWRHRkFFdnJ0OUE/view?usp=sharing LINK MEDIAFIRE: https://www.mediafire.com/?be8ie7ckcq4ff66 LINK BOX: https://app.box.com/s/8vha8kxv3wni89cknb5ux3buifwsr26m

TRANSCRIPT

Page 1: Thiết kế và dùng hệ thống bài tập theo hướng tiếp cận Pisa trong dạy học phần hóa học vô cơ lớp 9

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƢỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC

TRẦN THỊ NGUYỆT MINH

THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG HỆ THỐNG BÀI TẬP THEO HƢỚNG

TIẾP CẬN PISA TRONG DẠY HỌC PHẦN HÓA HỌC VÔ CƠ LỚP 9

LUẬN VĂN THẠC SĨ SƢ PHẠM HOÁ HỌC

CHUYÊN NGÀNH: Lý luận và phƣơng pháp dạy học

(Bộ môn Hoá học)

Mã số: 60.14.10

Người hướng dẫn khoa học : PGS.TS. Trần Trung Ninh

HÀ NỘI - 2012

Page 2: Thiết kế và dùng hệ thống bài tập theo hướng tiếp cận Pisa trong dạy học phần hóa học vô cơ lớp 9

MỤC LỤC

Trang

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN

DANH MỤC CÁC BẢNG

DANH MỤC CÁC HÌNH

MỞ ĐẦU 1

CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC THIẾT KẾ VÀ

SỬ DỤNG HỆ THỐNG BÀI TẬP THEO HƢỚNG TIẾP CẬN PISA TRONG

DẠY HỌC PHẦN HÓA HỌC VÔ CƠ LỚP 9 7

1.1. Đổi mới phương pháp dạy học 7

1.1.1. Đổi mới phương pháp dạy học trên thế giới 7

1.1.2. Đổi mới phương pháp dạy học ở Việt Nam 8

1.2. Một số xu hƣớng đổi mới phƣơng pháp dạy học ở trƣờng phổ

thông hiện nay 8

1.3. Cơ sở lý luận của việc sử dụng bài tập trong dạy học Hóa học ở trường

THCS 10

1.3.1.Ý nghĩa của việc sử dụng bài tập hóa học trong dạy học Hóa học ở trường

THCS 10

1.3.2. Phân loại các dạng bài tập dùng trong dạy học môn Hóa học ở trường

THCS: 12

1.4. Cơ sở lý luận về việc xây dựng bài tập hóa học mới trong dạy học Hóa học ở

trường THCS 15

1.4.1. Ý nghĩa của việc xây dựng các bài tập hóa học mới 15

1.4.2. Một số định hướng trong việc xây dựng bài tập hóa học mới 15

1.5. Tìm hiểu về chương trình đánh giá HS quốc tế PISA 16

Page 3: Thiết kế và dùng hệ thống bài tập theo hướng tiếp cận Pisa trong dạy học phần hóa học vô cơ lớp 9

1.5.1. Đặc điểm của PISA 16

1.5.2. Mục tiêu đánh giá 18

1.5.3. Nội dung đánh giá 20

1.5.4. Cách đánh giá trong bài tập PISA 21

1.5.5. Đối tượng đánh giá 22

1.5.6. Những quốc gia đã tham gia PISA và kết quả đạt được 22

1.6. Thực trạng việc sử dụng bài tập trong dạy học môn Hóa học lớp 9 ở một số

trường THCS tại Hải Phòng 24

CHƢƠNG 2: THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG HỆ THỐNG BÀI TẬP THEO HƢỚNG

TIẾP CẬN PISA TRONG DẠY HỌC HÓA HỌC VÔ CƠ LỚP 9 28

2.1. Phân tích chương trình hóa học 9 28

2.1.1. Mục tiêu cơ bản của chương trình hóa học lớp 9 28

2.1.2.Cấu trúc nội dung chương trình (trích dẫn từ [20]) 29

2.2. Thiết kế hệ thống bài tập theo hướng tiếp cận PISA trong dạy học phần hóa

học vô cơ lớp 9 33

2.2.1. Cơ sở và nguyên tắc 33

2.3. Hệ thống bài tập hóa học vô cơ lớp 9 theo hướng tiếp cận PISA 36

CHƢƠNG I: CÁC LOẠI HỢP CHẤT VÔ CƠ 36

CHƢƠNG II: : KIM LOẠI 58

CHƢƠNG III: PHI KIM 68

2.4. Sử dụng hệ thống bài tập theo hướng tiếp cận PISA trong dạy học hóa học vô

cơ lớp 9 80

2.4.1. Sử dụng khi dạy bài mới 80

2.4.2. Sử dụng khi luyện tập, ôn tập 81

2.4.3. Sử dụng khi tự học ở nhà 82

2.4.4. Sử dụng khi kiểm tra, đánh giá 83

Page 4: Thiết kế và dùng hệ thống bài tập theo hướng tiếp cận Pisa trong dạy học phần hóa học vô cơ lớp 9

CHƢƠNG 3: THỰC NGHIỆM SƢ PHẠM 85

3.1. Mục đích, nhiệm vụ thực nghiệm 85

3.2. Thời gian, đối tƣợng thực nghiệm 85

3.3. Quá trình tiến hành thực nghiệm 86

3.4. Kết quả thực nghiệm và xử lý kết quả thực nghiệm 87

3.4.1. Kết quả kiểm tra trước thực nghiệm 87

3.4.2. Kết quả kiểm tra sau thực nghiệm 88

3.4.3. Xử lí kết quả 92

3.4.4. Phân tích kết quả thực nghiệm sư phạm 94

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 97

TÀI LIỆU THAM KHẢO 99

PHỤ LỤC 102

Page 5: Thiết kế và dùng hệ thống bài tập theo hướng tiếp cận Pisa trong dạy học phần hóa học vô cơ lớp 9

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN

ĐC Đối chứng

ĐG Đánh giá

GV Giáo viên

HS Học sinh

PPDH Phƣơng pháp dạy học

KT Kiểm tra

LĐC Lớp đối chứng

LTN Lớp thực nghiệm

PISA Programme for International Student Assessment

SGK Sách giáo khoa

THCS Trung học cơ sở

TN Thực nghiệm

TNKQ Trắc nghiệm khách quan

Page 6: Thiết kế và dùng hệ thống bài tập theo hướng tiếp cận Pisa trong dạy học phần hóa học vô cơ lớp 9

,

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 1.1. Nội dung đánh giá của PISA qua các kì

Bảng 1.2. Các nƣớc đứng đầu về Khoa học từ 2000 - 2006

Bảng 1.3. Các nƣớc đứng đầu về Đọc hiểu từ 2000 - 2006

Bảng 1.4. Các nƣớc đứng đầu về Toán từ 2000-2006

Bảng 1.5. Kết quả PISA năm 2009 của một số nƣớc đứng đầu

Bảng 1.6. Tình trạng GV sử dụng bài tập trong các giờ dạy học

Bảng 1.7. Mức độ sử dụng các dạng bài tập hóa học sử dụng trong dạy học

Bảng 2.1. Nội dung chƣơng trình Hóa học 9

Bảng 2.2. Phân phối chƣơng trình Hóa học 9

Bảng 3.1. Thống kê số HS tham gia thực nghiệm đề tài

Bảng 3.2. Phân phối tần suất số HS theo điểm bài kiểm tra trƣớc thực nghiệm

Bảng 3.3. Số lƣợng HS đạt từng loại điểm của trƣờng THCS An Lƣ

Bảng 3.4. Tần suất (%) HS đạt điểm từng loại của trƣờng THCS An Lƣ

Bảng 3.5. Tỉ lệ % HS đạt điểm xi trở xuống của trƣờng THCS An Lƣ

Bảng 3.6. Số lƣợng HS đạt từng loại điểm của trƣờng THCS Hoa Động

Bảng 3.7. Tần suất (%) HS đạt điểm từng loại của trƣờng THCS Hoa Động

Bảng 3.8. Tỉ lệ % HS đạt điểm xi trở xuống của trƣờng THCS Hoa Động

Bảng 3.9. Bảng tổng hợp phân loại kết quả 2 bài kiểm tra của HS trƣờng THCS An

Lƣ và THCS Hoa Động

Bảng 3.10. Tổng hợp các tham số đặc trƣng

Bảng 3.11. Tổng hợp kết quả thăm dò ý kiến GV sau thực nghiệm

Bảng 3.12. Tổng hợp kết quả thăm dò ý kiến HS sau thực nghiệm

Page 7: Thiết kế và dùng hệ thống bài tập theo hướng tiếp cận Pisa trong dạy học phần hóa học vô cơ lớp 9

,

DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình 3.1. Đƣờng luỹ tích điểm kiểm tra - Lần 1 - trƣờng THCS An Lƣ

Hình 3.2. Đƣờng luỹ tích điểm kiểm tra - Lần 2 - trƣờng THCS An Lƣ

Hình 3.3. Đƣờng luỹ tích điểm kiểm tra - Lần 1 - trƣờng THCS Hoa Động

Hình 3.4. Đƣờng luỹ tích điểm kiểm tra - Lần 2 - trƣờng THCS Hoa Động

Hình 3.5. Đồ thị cột biểu diễn kết quả 2 bài kiểm tra của HS trƣờng THCS An Lƣ

và THCS Hoa Động

Page 8: Thiết kế và dùng hệ thống bài tập theo hướng tiếp cận Pisa trong dạy học phần hóa học vô cơ lớp 9

,

1

MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài.

Đổi mới giáo dục là một trong những vấn đề mang tính thời sự, đƣợc mọi

tầng lớp xã hội hiện nay rất quan tâm. Chính vì vậy, trong những năm gần đây, giáo

dục Việt Nam đang tập trung đổi mới, hƣớng tới một nền giáo dục tiến bộ, hiện đại,

hòa nhập với xu hƣớng của các quốc gia khác trong khu vực và trên thế giới.

Ở trƣờng THCS, môn Hóa học dù đƣợc đƣa vào giảng dạy muộn nhất trong

hệ thống các môn khoa học nhƣng có vai trò rất quan trọng trong cuộc sống của

chúng ta. Các kiến thức hoá học không chỉ cung cấp những tri thức hóa học phổ

thông, cơ bản mà còn cho ngƣời học thấy đƣợc mối liên hệ qua lại giữa công nghệ

hoá học, môi trƣờng và con ngƣời.... Chính vì vậy, để góp phần thực hiện mục tiêu

“Hoạt động giáo dục phải thực hiện theo nguyên lý học đi đôi với hành, giáo dục

kết hợp với lao động sản xuất, lý luận gắn liền với thực tiễn, giáo dục nhà trường

kết hợp với giáo dục gia đình và giáo dục xã hội” và để tạo dựng niềm đam mê học

tập, giúp hóa học gần hơn với thực tiễn thì việc sử dụng bài tập môn Hóa học trong

dạy học ở trƣờng THCS có vai trò rất quan trọng. Tuy nhiên, các bài tập môn Hóa

học đã và đang sử dụng hiện nay ở trƣờng THCS phần nào còn mang tính hàn lâm,

nghèo nàn về nội dung hóa học, chƣa thực sự đáp ứng đƣợc nhiệm vụ, sứ mệnh to

lớn của môn hoá học trong nhà trƣờng THCS. Hầu hết HS học xong cấp học THCS

chƣa thực sự biết vận dụng kiến thức hóa học vào thực tế, chƣa thấy đƣợc vai trò

của hóa học trong đời sống. Và cũng một phần vì đó, các em chƣa có nhiều niềm

đam mê, say sƣa trong học tập, đặc biệt là với môn Hóa học.

Giáo dục Việt Nam trong năm 2012 có một dấu ấn quan trọng khi lần đầu

tiên nƣớc ta có khoảng 5.100 HS ở độ tuổi 15 của 162 trƣờng thuộc 59 tỉnh, thành

phố, cùng với hơn 70 quốc gia khác trên thế giới tham gia vào cuộc khảo sát chính

thức của PISA 2012 - (viết tắt của cụm từ tiếng Anh “Programme for International

Student Assessment”, đƣợc dịch là “Chương trình đánh giá HS quốc tế” do tổ chức

Hợp tác và phát triển kinh tế (“Organization for Economic Co-operation and

Development”, thƣờng đƣợc viết tắt là OECD) khởi xƣớng và triển khai) từ ngày 12

đến ngày 14 tháng 4 năm 2012. Cho tới nay, PISA là cuộc khảo sát giáo dục duy

nhất trên thế giới có tính chu kì (3 năm 1 lần) để đánh giá kiến thức và kỹ năng của

Page 9: Thiết kế và dùng hệ thống bài tập theo hướng tiếp cận Pisa trong dạy học phần hóa học vô cơ lớp 9

,

2

HS ở độ tuổi 15 - độ tuổi kết thúc giáo dục bắt buộc ở hầu hết các quốc gia. PISA

nổi bật nhờ quy mô toàn cầu và tính chu kỳ. Mục tiêu của chƣơng trình PISA nhằm

kiểm tra xem, khi đến độ tuổi kết thúc phần giáo dục bắt buộc, HS đã đƣợc chuẩn bị

để đáp ứng các thách thức của cuộc sống sau này ở mức độ nào. Nội dung đánh giá

của PISA hoàn toàn đƣợc xác định dựa trên các kiến thức, kỹ năng cần thiết cho

cuộc sống tƣơng lai, không dựa vào nội dung các chƣơng trình giáo dục quốc gia.

Thay vì kiểm tra sự thuộc bài theo các chƣơng trình giáo dục cụ thể, PISA xem xét

khả năng của HS ứng dụng các kiến thức và kỹ năng trong lĩnh vực chuyên môn cơ

bản, khả năng phân tích, lý giải và truyền đạt một cách có hiệu quả khi họ xem xét,

diễn giải và giải quyết các vấn đề. Theo nhận định của nhiều chuyên gia, PISA

đƣợc đánh giá là cuộc khảo sát tin cậy về năng lực của HS.

Là ngƣời trực tiếp giảng dạy bộ môn Hóa học ở trƣờng THCS, tôi nhận thấy,

việc sử dụng hệ thống bài tập theo hƣớng tiếp cận PISA trong dạy học môn Hóa học

ở trƣờng THCS là rất quan trọng, mang tính thiết thực cao. Tuy nhiên, thực tế hiện

nay, các bài tập hóa học ở trƣờng THCS đƣợc xây dựng theo hƣớng này gần nhƣ rất

ít. Với những lý do trên, tôi nghiên cứu đề tài: “Thiết kế và sử dụng hệ thống bài

tập theo hƣớng tiếp cận PISA trong dạy học phần hóa học vô cơ lớp 9”.

2. Lịch sử nghiên cứu

Hiện nay đã có rất nhiều công trình nghiên cứu, sách, giáo trình, tài liệu, bài viết…

liên quan đến việc việc sử dụng bài tập trong dạy học nói chung và môn Hóa học

nói riêng và các tài liệu nghiên cứu liên quan đến PISA nhƣ:

- TS. Cao Cự Giác (209), Thiết kế và sử dụng bài tập thực nghiệm trong dạy và học

hóa học. Nxb Giáo dục Việt Nam.

- PGS.TS Nguyễn Xuân Trƣờng (2009), Sử dụng bài tập trong dạy học Hóa học ở

trường phổ thông. Nxb ĐH Sƣ Phạm Hà nội.

- Luận văn thạc sĩ: “Tiếp cận đánh giá PISA bằng phương pháp giải quyết vấn đề

qua dạy học các bài toán thực tiễn phần khối đa diện và khối tròn xoay (hình học

không gian lớp 12 – Ban cơ bản” của Tăng Hồng Dƣơng – lớp Cao học lý luận và

phƣơng pháp dạy học môn Toán K5 – Trƣờng đại học Giáo dục, đại học Quốc gia

Hà Nội.

- Luận văn thạc sĩ: “Dạy học phát triển năng lực cho HS trung học phổ thông với

Page 10: Thiết kế và dùng hệ thống bài tập theo hướng tiếp cận Pisa trong dạy học phần hóa học vô cơ lớp 9

,

3

các bài toán tiếp cận chương trình HS quốc tế (PISA)” của Nguyễn Quốc Trịnh –

lớp Cao học lý luận và phƣơng pháp dạy học môn Toán K5 – Trƣờng đại học Giáo

dục, đại học Quốc gia Hà Nội.

- “Chương trình đánh giá HS quốc tế (PISA) (Mục đích, tiến trình thực hiện, các kết

quả chính” của Nguyễn Thị Phƣơng Hoa trên Tạp chí Khoa học Đại học Quốc gia

Hà Nội số 25/2000.

- “Góp phần tìm hiểu về chương trình đánh giá HS quốc tế (PISA)” của Nguyễn

Ngọc Sơn trên Tập san Giáo dục - Đào tạo số 3/2010

- “Chương trình đánh giá HS quốc tế PISA” của Đỗ Tiến Đạt trên Kỷ yếu Hội thảo

Quốc gia về giáo dục Toán học phổ thông năm 2011.

- Khai thác tiêu chuẩn của PISA nhằm rèn luyện khả năng toán học hóa (“Rèn luyện

HS trung học phổ thông khả năng toán học hóa theo tiêu chuẩn của PISA” của

Nguyễn Sơn Hà trên Tạp chí Khoa học Đại học Sƣ phạm Hà Nội số 4/2010…

Tuy nhiên, chƣa có đề tài nào nghiên cứu về việc thiết kế và sử dụng các bài

tập hóa học theo hƣớng tiếp cận PISA trong dạy học phần hóa học vô cơ lớp 9.

3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

3.1. Mục đích nghiên cứu

Thiết kế và sử dụng hệ thống bài tập theo hƣớng tiếp cận PISA trong dạy học phần

hóa học vô cơ lớp 9 nhằm làm cho việc dạy học hóa học gắn với thực tiễn cuộc

sống hơn, HS có hứng thú, say mê học tập môn Hóa học, từ đó nâng cao hiệu quả

dạy học Hóa học ở trƣờng THCS.

3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu

3.2.1. Nghiên cứu các vấn đề lý luận của đề tài

- Nghiên cứu cơ sở lý luận liên quan đến đổi mới phƣơng pháp dạy học

- Nghiên cứu lý luận về bài tập hóa học trong dạy học hóa học

3.2.2. Tìm hiểu về chương trình đánh giá HS quốc tế (PISA)

3.2.3. Tiến hành điều tra - quan sát, khảo sát, lấy ý kiến … của GV, HS về hệ thống

các bài tập hóa học đã và đang sử dụng

Tại trƣờng:

THCS Hoa Động – huyện Thủy Nguyên, thành phố Hải Phòng

Trƣờng THCS An Lƣ – huyện Thủy Nguyên, thành phố Hải Phòng

Page 11: Thiết kế và dùng hệ thống bài tập theo hướng tiếp cận Pisa trong dạy học phần hóa học vô cơ lớp 9

,

4

3.2.5. Thiết kế hệ thống bài tập hóa học vô cơ lớp 9 theo hướng tiếp cận PISA.

3.2.6. Đề xuất cách sử dụng hệ thống bài tập hóa học vô cơ lớp 9 theo hướng tiếp

cận PISA trong dạy học hóa học ở trường THCS.

3.2.7. Tiến hành thực nghiệm sư phạm

Để bƣớc đầu kiểm nghiệm tính khoa học của hệ thống bài tập và tính khả thi, hiệu

quả của những cách sử dụng đề xuất trong luận văn.

- Nghiên cứu và đánh giá việc sử dụng hệ thống bài tập hóa học vô cơ lớp 9 theo

hƣớng tiếp cận PISA trong dạy học hóa học ở trƣờng THCS.

- Hoàn thiện hệ thống bài tập hóa học vô cơ lớp 9 theo hƣớng tiếp cận PISA trong

dạy học hóa học ở trƣờng THCS.

3.2.8. Đề xuất một số hướng sử dụng hệ thống bài tập tiếp cận PISA trong dạy học

phần hóa học vô cơ lớp 9

Nhằm làm cho việc dạy học hóa học gắn với thực tiễn cuộc sống hơn, HS có hứng

thú, say mê học tập môn Hóa học.., từ đó nâng cao hiệu quả dạy học môn Hóa học ở

trƣờng THCS.

4. Phạm vi nghiên cứu

4.1. Nội dung:

Thiết kế và sử dụng hệ thống bài tập hóa học vô cơ lớp 9 theo hƣớng tiếp cận PISA

4.2. Thời gian:

Từ tháng 5 năm 2012 đến tháng 10 năm 2012

5. Mẫu khảo sát

- Khối lớp 9 trƣờng THCS An Lƣ, huyện Thủy Nguyên, thành phố Hải Phòng.

- Khối lớp 9 trƣờng THCS Hoa Động, huyện Thủy Nguyên, thành phố Hải Phòng.

6. Khách thể và đối tƣợng nghiên cứu

6. 1. Khách thể nghiên cứu

Quá trình dạy học hóa học ở trƣờng phổ thông Việt Nam.

6. 2. Đối tượng nghiên cứu

- Quá trình sử dụng bài tập hóa học trong dạy và học môn Hóa học vô cơ lớp 9 đã

và đang tiến hành ở trƣờng THCS.

- Thiết kế đề xuất cách sử dụng hệ thống bài tập theo hƣớng tiếp cận PISA trong

dạy học phần hóa học vô cơ lớp 9

Page 12: Thiết kế và dùng hệ thống bài tập theo hướng tiếp cận Pisa trong dạy học phần hóa học vô cơ lớp 9

,

5

7. Giả thuyết khoa học

Nếu thiết kế và sử dụng một hệ thống bài tập theo hƣớng tiếp cận PISA trong dạy

học phần hóa học vô cơ lớp 9 thì sẽ làm cho việc dạy học hóa học gắn với thực tiễn

cuộc sống hơn, HS có hứng thú, say mê học tập môn Hóa học, từ đó nâng cao hiệu

quả dạy học môn Hóa học ở trƣờng THCS.

8. Phƣơng pháp nghiên cứu

8.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận

8.1.1. Nghiên cứu về cơ sở lí luận về đổi mới PPDH Hóa học.

8.1.2. Nghiên cứu tài liệu lý luận dạy học có liên quan đến việc sử dụng bài tập

trong dạy học Hóa học ở trường THCS

8.1.3. Nghiên cứu tài liệu lý luận dạy học có liên quan đến việc thiết kế bài tập mới

trong dạy học Hóa học ở trường THCS

8.1.4. Nghiên cứu các tài liệu về chương trình đánh giá HS quốc tế PISA

8.1.5. Nghiên cứu nội dung, cấu trúc, chương trình hóa học lớp 9

8.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn:

8.2.1. Phương pháp quan sát: tiến hành quan sát các hoạt động dạy và học có sử

dụng bài bập hóa học tại trường THCS nhằm phát hiện vấn đề nghiên cứu

8.2.2. Phương pháp đàm thoại: trao đổi với GV và HS để tìm hiểu ý kiến, quan

niệm, thái độ ... của họ về việc sử dụng bài tập hóa học trong dạy và học ở trường

THCS, cũng như những thuận lợi và khó khăn mà GV và HS đã gặp phải.

8.2.3. Phương pháp điều tra: điều tra thực trạng việc sử dụng bài tập của GV và

HS trong quá trình dạy và học môn Hoá học lớp 9

8.2.4. Phương pháp lấy ý kiến chuyên gia: tham khảo ý kiến của các chuyên gia,

các giảng viên và GV có nhiều kinh nghiệm về việc sử dụng bài tập trong giảng dạy

hóa học trước kia và hiện nay.

8.2.5. Phương pháp thực nghiệm: Dựa vào giả thuyết khoa học đã đặt ra, tiến hành

thực nghiệm ở một số trường THCS để xem xét hiệu quả và tính khả thi của hệ

thống bài tập theo cách tiếp cận của PISA trong dạy học hóa học lớp 9 đã được xây

dựng.

8.3. Phương pháp xử lý thống kê toán học: Dùng để phân tích và xử lí các số liệu

thu được qua điều tra và thực nghiệm.

Page 13: Thiết kế và dùng hệ thống bài tập theo hướng tiếp cận Pisa trong dạy học phần hóa học vô cơ lớp 9

,

6

9. Đóng góp mới của đề tài

- Thiết kế hệ thống bài tập hóa học vô cơ lớp 9 theo hƣớng tiếp cận PISA.

- Đề xuất cách sử dụng hệ thống bài tập hóa học vô cơ lớp 9 theo hƣớng tiếp cận

PISA trong dạy học hóa học lớp 9 để làm cho việc dạy học hóa học gắn với thực

tiễn cuộc sống hơn, HS có hứng thú, say mê học tập, từ đó nâng cao hiệu quả dạy

học môn Hóa học ở trƣờng THCS.

10. Cấu trúc của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, khuyến nghị, tài liệu tham khảo, luận văn đƣợc trình

bày trong 3 chƣơng:

Chƣơng 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn của việc thiết kế và sử dụng hệ thống bài tập

theo hƣớng tiếp cận PISA trong dạy học phần hóa học vô cơ lớp 9

Chƣơng 2: Thiết kế và đề xuất cách sử dụng hệ thống bài tập theo hƣớng tiếp cận

PISA trong dạy học phần hóa học vô cơ lớp 9.

Chƣơng 3: Thực nghiệm sƣ phạm.

Page 14: Thiết kế và dùng hệ thống bài tập theo hướng tiếp cận Pisa trong dạy học phần hóa học vô cơ lớp 9

,

7

CHƢƠNG 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG

HỆ THỐNG BÀI TẬP THEO HƢỚNG TIẾP CẬN PISA TRONG DẠY HỌC

PHẦN HÓA HỌC VÔ CƠ LỚP 9

1.1. Đổi mới phƣơng pháp dạy học

1.1.1. Đổi mới phương pháp dạy học trên thế giới

Vấn đề PPDH và đổi mới PPDH đƣợc các nhà giáo dục trên thế giới quan

tâm và đề cập rất nhiều trong các bài báo, hội thảo khoa học… Đáng chú ý nhất

khuyến nghị của UNESCO về phát triển giáo dục vào các năm 1971; 1980; 1990

đều nhất trí rằng phải thƣờng xuyên “phát triển các phƣơng pháp giáo dục mới,

thích hợp hơn có thể đánh giá đúng mức khả năng học tập tích cực của HS và cũng

để thay thế các hệ thống đánh giá cũ, đặt căn bản trên trí nhớ về các kiến thức, kỹ

năng… ”. Từ đó cho thấy, đổi mới PPDH là một nhu cầu cấp bách của thời đại ngày

nay. Cùng với sự phát triển của khoa học – công nghệ, nhân loại đang bƣớc vào thế

kỉ của văn minh tri thức với những thành tựu rực rỡ của khoa học kĩ thuật trong đó

có khoa học Hóa học. Nền văn minh đó đòi hỏi con ngƣời cần phải có tri thức, sự

nhạy bén và năng lực sáng tạo để nắm bắt và giải quyết các vấn đề mới nảy sinh.

Trƣớc yêu cầu của xã hội, giáo dục đƣợc xem là chiếc đòn bẩy, là “công cụ

chủ yếu tạo ra sự phát triển”, thúc đẩy khoa học kĩ thuật và sản xuất tiến lên, góp

phần cải thiện đời sống. Giáo dục chính là chiếc chìa khóa mở vào cánh cửa tƣơng

lai”, một xã hội đƣợc xây dựng trên nền tảng tri thức, giáo dục đƣợc coi là quốc

sách hàng đầu của nhiều quốc gia trên thế giới. Khẩu hiệu “hãy cứu lấy nền kinh tế

bằng giáo dục” đã đƣợc nhiều quốc gia nêu cao, bối cảnh đó đòi hỏi ngành giáo dục

phải đổi mới cả về nội dung và phƣơng pháp giảng dạy.

Trên thế giới hiện nay, việc đổi mới PPDH đang đƣợc tiến hành theo một số

phƣơng hƣớng nhƣ tích cực hoá quá trình dạy học; cá thể hoá việc dạy học; dạy học lấy

HS làm trung tâm; dạy học theo định hƣớng phát triển năng lực ngƣời học; …

Việc tích hợp kiến thức chuyên ngành vào phƣơng pháp tƣ duy có thể đƣợc

thấy rõ trong năm mục tiêu học tập then chốt đƣợc nêu ra bởi UNESCO, giúp làm

rõ các mục tiêu dạy học của phát triển bền vững (ESD). Năm mục tiêu đó là: (1)

Page 15: Thiết kế và dùng hệ thống bài tập theo hướng tiếp cận Pisa trong dạy học phần hóa học vô cơ lớp 9

,

8

học để biết, trong đó nhấn mạnh tầm quan trọng của những kiến thức hàm chứa nội

dung ý nghĩa và chính xác; (2) học để làm, tập trung vào tầm quan trọng của việc

ứng dụng, sự xác đáng, và những kỹ năng; (3) học để sống cùng nhau, trong đó

thừa nhận tầm quan trọng của động lực xã hội tích cực; (4) học cách tồn tại, tập

trung vào tầm quan trọng của trách nhiệm, phát triển cá nhân, siêu nhận thức; (5)

học cách thay đổi bản thân và xã hội, tập trung vào sự thay đổi nhận thức nhƣ là

phƣơng tiện cam kết quan trọng. Học không chỉ bó hẹp trong phạm vi một quốc gia

hay một trƣờng học nào.

1.1.2. Đổi mới phương pháp dạy học ở Việt Nam

Hơn 20 năm qua, Đảng ta đã nêu ra một loạt quan điểm về GD, phù hợp với

yêu cầu và đƣờng lối đổi mới kinh tế - xã hội của đất nƣớc, Đại hội VII khẳng định

“GD-ĐT, cùng với khoa học và công nghệ, là quốc sách hàng đầu”. Sau đó đã xác

định sứ mạng của GD là “nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dƣỡng nhân tài”.

Về đầu tƣ, Đảng ta coi đầu tƣ cho GD là một trong những hƣớng chính của đầu tƣ

phát triển, tạo điều kiện để GD đi trƣớc và phục vụ đắc lực sự phát triển kinh tế, xã

hội. Nhƣng nhìn lại, những quan điểm đúng đắn đó mới dừng ở nhận thức ban đầu,

chƣa đƣợc cụ thể hóa và quán triệt đầy đủ trong hành động. Vì vậy, Giaó dục chƣa

thực sự chuyển biến. Tình trạng yếu kém, lạc hậu về Giaó dục đang là nỗi bức xúc

của cả xã hội và là nguyên nhân sâu xa dẫn đến sự yếu kém, lạc hậu trong phát triển

kinh tế, xã hội nói chung.Đến nay, Đại hội XI đã đặt vấn đề: đổi mới căn bản, toàn

diện nền GD. Qua đó có thể nói, Đảng đã thấy rõ và chỉ ra sự cấp bách và bức xúc

của vấn đề này.

1.2. Một số xu hƣớng đổi mới phƣơng pháp dạy học ở trƣờng phổ thông hiện

nay

Đổi mới PPDH đƣợc xem là một khâu rất quan trọng trong việc đổi mới giáo

dục. Bởi lẽ, PPDH có hợp lý thì hiệu quả của việc dạy học mới cao, phƣơng pháp có

phù hợp thì mới có thể phát huy đƣợc khả năng tƣ duy, sáng tạo của ngƣời học.

Chính vì vậy, vấn đề đổi mới PPDH đã đƣợc đặt ra đối với tất cả các cấp học trong

hệ thống giáo dục phổ thông. Đặc biệt, khi chúng ta đang chuẩn bị tích cực cho lộ

trình đổi mới căn bản, toàn diện GD Việt Nam trong những năm tới theo tinh thần

Page 16: Thiết kế và dùng hệ thống bài tập theo hướng tiếp cận Pisa trong dạy học phần hóa học vô cơ lớp 9

,

9

Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI thì vấn đề đổi mới PPDH đã trở

thành một yêu cầu cấp thiết.

Định hƣớng chung về đổi mới PPDH đã đƣợc thể chế hóa trong Luật giáo dục 2005,

điều 28.2: “Phƣơng pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác,

chủ động, sáng tạo của HS; phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học; bồi

dƣỡng phƣơng pháp tự học, khả năng làm việc theo nhóm; rèn luyện kỹ năng vận

dụng kiến thức vào thực tiễn; tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú

học tập cho HS.”

Có thể nói, cốt lõi của đổi mới PPDH ở trƣờng THCS là hướng tới giúp HS học tập

tích cực, chủ động, sáng tạo, từ bỏ thói quen học tập thụ động, ghi nhớ máy móc.

Cụ thể là:

1.2.1. Đổi mới mục tiêu

Từ yêu cầu của xã hội hiện đại, mục tiêu giáo dục cũng cần đƣợc thay đổi để

đào tạo những con ngƣời thích ứng với xã hội phát triển, với bản thân ngƣời học.

Trong mục tiêu giáo dục của các cấp bậc học đã có điểm mới là tập trung hơn nữa

vào việc hình thành năng lực cho HS đó là: năng lực nhận thức, năng lực hành động

(năng lực giải quyết vấn đề), năng lực thích ứng với điều kiện xã hội.

1.2.2. Đổi mới hoạt động của GV

Với yêu cầu đổi mới PPDH theo hƣớng tích cực hoá hoạt động học tập của

HS thì hoạt động giảng dạy của GV cũng có sự đổi mới. Không chỉ cải tiến các

PPDH truyền thống, GV cần có sự kết hợp đa dạng các phƣơng pháp dạy học và kĩ thuật

dạy học để phát huy tính tích cực, sáng tạo của HS, nhƣ: vận dụng dạy học giải quyết vấn

đề, dạy học theo tình huống, dạy học định hướng hành động, phương pháp dạy học đặc

thù bộ môn, kĩ thuật bể cá, kĩ thuật XYZ, kĩ thuật khăn trải bàn.... Đồng thời, GV cũng cần

tăng cƣờng sử dụng phƣơng tiện dạy học và công nghệ thông tin trong dạy học

1.2.3. Đổi mới hoạt động học tập của HS

Hoạt động học tập của HS đƣợc chú trọng, tăng cƣờng trong giờ học và

mang tính chủ động. Dƣới sự hƣớng dẫn của GV, HS cần tích cực tham gia vào quá

trình khám phá tìm tòi để thu nhận kiến thức một cách chủ động tích cực nhƣ: phát

hiện vấn đề cần nghiên cứu hoặc nắm bắt vấn đề học tập do GV nêu ra, thực hiện các

hoạt động cá nhân hoặc hợp tác theo nhóm nhỏ để tìm tòi, giải quyết các vấn đề đặt

Page 17: Thiết kế và dùng hệ thống bài tập theo hướng tiếp cận Pisa trong dạy học phần hóa học vô cơ lớp 9

,

10

ra, vận dụng kiến thức, kĩ năng đã biết để giải thích, tìm hiểu một số hiện tƣợng hoá

học xảy ra trong thực tế đời sống....

1.2.4. Đổi mới các hình thức tổ chức dạy học và sử dụng phương tiện dạy học.

Hình thức tổ chức dạy học, địa điểm học của HS không chỉ diễn ra trên lớp

mà còn đƣợc thực hiện ở phòng bộ môn, phòng học đa phƣơng tiện, ở ngoài trƣờng

học… HS không chỉ thu nhận thông tin qua sách giáo khoa mà còn qua sách tham

khảo, các phƣơng tiện thông tin, phƣơng tiện kĩ thuật (băng, đĩa, mạng internet) và

tham gia các hoạt động chia xẻ thông tin thu đƣợc. Các phƣơng tiện dạy học đƣợc

đa dạng hoá, không chỉ là phấn, bảng, sách vở...Các thí nghiệm hoá học, phƣơng

tiện dạy học đƣợc sử dụng chủ yếu nhƣ là nguồn kiến thức để HS tìm tòi, phát hiện,

thu nhận kiến thức và cả phƣơng pháp nhận thức.

1.2.5. Đổi mới việc kiểm tra - đánh giá

Đổi mới phƣơng pháp dạy học đòi hỏi phải tiến hành một cách đồng bộ đổi

mới từ nội dung chƣơng trình sách giáo khoa, phƣơng pháp dạy học cho đến kiểm

tra - đánh giá kết quả học tập. Kiểm tra - đánh giá có vai trò rất to lớn đối với việc

nâng cao chất lƣợng đào tạo. Kết quả của kiểm tra - đánh giá là cơ sở để điều chỉnh

hoạt động dạy, hoạt động học và quản lý giáo dục.

Cùng với xu hƣớng chung của sự đổi mới phƣơng pháp dạy học, kiểm tra -

đánh giá trong dạy học cũng đã có những đổi mới quan trọng, đáng kể cả về nội

dung và hình thức.

Trong kiểm tra - đánh giá, không chỉ đánh giá đến kết quả học tập mà còn chú

trọng đến việc đánh giá theo cả quá trình học tập của HS.

Đánh giá thành tích học tập đang dần hƣớng đến quan điểm đánh giá sự phát

triển năng lực, không chỉ giới hạn vào khả năng tái hiện tri thức mà cần chú trọng

vào năng lực vận dụng tri thức trong việc giải quyết các nhiệm vụ phức hợp, năng

lực phát hiện và giải quyết vấn đề của thực tiễn...Đánh giá năng lực đƣợc thể hiện rõ

qua các kỳ thi PISA.

1.3. Cơ sở lý luận của việc sử dụng bài tập trong dạy học Hóa học ở trƣờng

THCS

1.3.1.Ý nghĩa của việc sử dụng bài tập hóa học trong dạy học Hóa học ở trường

THCS

Page 18: Thiết kế và dùng hệ thống bài tập theo hướng tiếp cận Pisa trong dạy học phần hóa học vô cơ lớp 9

,

11

Việc sử dụng bài tập trong dạy học là một trong những biện pháp kiểm tra -

đánh giá quan trọng, thiết thực, rất có giá trị, đã và đang đƣợc sử dụng không chỉ

đối với môn Hóa học mà còn đối với cả các môn học khác ở trƣờng phổ thông.

Bài tập hóa học có vai trò rất quan trọng trong việc thực hiện mục tiêu đào

tạo chung và mục tiêu riêng của môn Hóa học. Bài tập hóa học vừa là mục đích, vừa

là nội dung, lại vừa là phƣơng pháp dạy học hiệu nghiệm.

Bài tập hóa học có những ý nghĩa, tác dụng to lớn về nhiều mặt.

1.3.1.1. Ý nghĩa trí dục

+ Làm chính xác hóa các khái niệm hóa học. Củng cố, đào sâu và mở rộng kiến

thức một cách sinh động, phong phú, hấp dẫn. Chỉ khi vận dụng đƣợc kiến thức vào

việc giải bài tập HS mới nắm đƣợc kiến thức một cách sâu sắc.

+ Rèn luyện cho HS khả năng vận dụng đƣợc các kiến thức đã học, hiến những kiến

thực tiếp thu đƣợc qua các bài giảng của thầy thành kiến thức của chính mình. Khi

vận dụng đƣợc kiến thức nào đó, kiến thức đó sẽ đƣợc nhớ lâu.

+ Ôn tập, củng cố và hệ thống hóa kiến thức một cách tích cực nhất

+ Rèn luyện các kĩ năng hóa học nhƣ cân bằng phƣơng trình phản ứng, tính toán

theo CTHH và PTHH… nếu là bài tập thực nghiệm sẽ rèn các kĩ năng thực hành,

góp phần vào việc giáo dục kĩ thuật tổng hợp cho HS.

+ Rèn luyện khả năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn đời sống, lao động sản xuất,

bảo vệ môi trƣờng.

+ Rèn luyện kĩ năng sử dụng ngôn ngữ hóa học và các thao tác tƣ duy.

1.3.1.2.Ý nghĩa phát triển:

Phát triển ở HS các năng lực tƣ duy logic, biện chứng, khái quát, độc lập,

thông minh, sáng tạo, rèn trí thông minh cho HS. Một bài tập có nhiều cách giải có

cách giải thông thƣờng theo các bƣớc quen thuộc nhƣng cũng có cách giải độc đáo,

thông minh, ngắn gọn mà lại chính xác. Đƣa ra một bài tập rồi yêu cầu HS giải bằng

nhiều cách, tìm những cách giải ngắn nhất hay nhất là một cách rèn luyện trí thông

minh cho các em.

1.3.1.3. Ý nghĩa giáo dục:

Rèn luyện đức tính chính xác, kiên nhẫn, trung thực và lòng say mê khoa học

hóa học.

Page 19: Thiết kế và dùng hệ thống bài tập theo hướng tiếp cận Pisa trong dạy học phần hóa học vô cơ lớp 9

,

12

Bài tập thực nghiệm còn có tác dụng rèn luyện văn hóa lao động: lao động có

tổ chức, có kế hoạch, gọn gàng, ngăn nắp, sạch sẽ nơi làm việc.

Thông qua việc vận dụng bài tập hóa học vào việc giải quyết một số vấn đề

của thực tế nhƣ: môi trƣờng, nƣớc sạch ... các em sẽ có ý thức trách nhiệm hơn với

xã hội, cộng đồng

1.3.2. Phân loại các dạng bài tập dùng trong dạy học môn Hóa học ở trường

THCS:

Bài tập hóa học dùng trong dạy học môn Hóa học ở trƣờng THCS có thể

phân chia thành nhiều loại phụ thuộc vào nội dung, hình thức, kiến thức, mục đích,

yêu cầu kiểm tra - đánh giá ....

1.3.2.1. Bài tập trắc nghiệm khách quan (câu hỏi trắc nghiệm)

TNKQ là phƣơng pháp KT-ĐG kết quả học tập của HS bằng hệ thống câu

hỏi TNKQ gọi là "khách quan" vì hệ thống cho điểm hoàn toàn khách quan không

phụ thuộc vào ngƣời chấm. Khi làm bài HS chỉ lựa chọn đáp án đúng trong số các

phƣơng án đã cho. Thời gian dành cho mỗi câu chỉ từ 1- 2 phút.

* Các dạng câu hỏi TNKQ:

Câu hỏi TNKQ có 4 dạng chính đƣợc trình bày trong sơ đồ sau:

Câu TNKQ

Câu điền khuyết Câu ghép đôi Câu đúng sai Câu nhiều lựa chọn

Dạng 1 : Câu hỏi trắc nghiệm điền khuyết hay có câu trả lời ngắn.

Phần câu dẫn : Là những câu hay phƣơng trình hoá học còn bỏ trống.

Phần trả lời : Là những từ, những cụm từ, công thức hoá học… phải lựa chọn điền

vào chỗ trống cho thích hợp

* Ƣu điểm: HS không có cơ hội đoán mò mà phải nhớ ra, nghĩ ra, tự tìm ra câu trả

lời. Loại này dễ soạn hơn câu hỏi nhiều lựa chọn.

* Nhƣợc điểm: Khi soạn loại câu này thƣờng dễ mắc sai lầm là ngƣời soạn thƣờng

trích nguyên văn các câu từ SGK. Ngoài ra loại câu hỏi này thƣờng chỉ giới hạn vào

chi tiết vụn vặt chấm bài mất nhiều thời gian và thiếu khách quan hơn những dạng

câu hỏi TNKQ khác.

Page 20: Thiết kế và dùng hệ thống bài tập theo hướng tiếp cận Pisa trong dạy học phần hóa học vô cơ lớp 9

,

13

Dạng 2 : Câu trắc nghiệm “ghép đôi.”

Phần câu dẫn : ở cột I gồm một phần của câu (Câu chƣa hoàn chỉnh) hay một yêu cầu.

Phần trả lời : ở cột II gồm phần còn lại của câu hoặc một đáp số mà ta phải chọn để

ghép với cột I cho phù hợp.

* Ƣu điểm: Câu hỏi ghép đôi dễ viết, dễ dùng loại này thích hợp với HS cấp THCS.

Có thể dùng loại câu hỏi này để đo các mức trí năng khác nhau. Nó đặc biệt hữu

hiệu trong việc đánh giá khả năng nhận biết các hệ thức hay lập các mối tƣơng quan.

* Nhƣợc điểm: Loại câu hỏi trắc nghiệm ghép đôi không thích hợp cho việc thẩm

định các khả năng nhƣ sắp đặt và vận dụng các kiến thức, để soạn loại câu hỏi này

để đo mức trí nâng cao đòi hỏi nhiều công phu. Hơn nữa tốn nhiều thời gian đọc nội

dung mỗi cột trƣớc khi ghép đôi của HS.

Dạng 3: Câu trắc nghiệm "đúng, sai"

Phần câu dẫn : Là một câu có nội dung cần phải xác định đúng hay sai

Phần trả lời : Gồm chữ Đ và S, phải khoanh tròn khi xác định

* Ƣu điểm: trắc nghiệm đúng sai là loại câu đơn giản dùng để trắc nghiệm kiến

thức về những sự kiện, vì vậy soạn loại câu hỏi này tƣơng đối dễ dàng, ít phạm lỗi,

mang tính khách quan khi chấm.

* Nhƣợc điểm: HS có thể đoán mò vì vậy độ tin cậy thấp, dễ tạo điều kiện cho HS

học thuộc lòng hơn là hiểu, ít phù hợp với đối tƣợng HS giỏi.

Dạng 4 : Câu trắc nghiệm có nhiều câu để lựa chọn

Câu trắc nghiệm có nhiều câu trả lời để lựa chọn (hay câu hỏi nhiều lựa chọn) là

loại câu đƣợc dùng nhiều nhất và có hiệu quả nhất. Một câu hỏi nhiều câu trả lời

(câu dẫn) đòi hỏi HS tìm ra câu trả lời đúng nhất trong nhiều khả năng trả lời có

sẵn, các khả năng, các phƣơng án trả lời khác nhau nhƣng đều có vẻ hợp lý (hay còn

gọi là các câu nhiễu). Gồm hai phần

Phần câu dẫn : Là một câu hỏi hoặc một câu chƣa hoàn thành. Câu dẫn phải đặt

đƣợc câu hỏi, đƣa ra yêu cầu với HS hoặc đặt ra vấn đề cho HS giải quyết.

Phần các khả năng, lựa chọn : Gồm 4 đến 5 phƣơng án trả lời , phải chọn phƣơng án

đúng (hay đúng nhất, đầy đủ nhất). Khi soạn nên sắp xếp các lựa chọn theo một

cách có nghĩa (theo kích thƣớc, thời gian, số thứ tự ,chữ cái...vv..)

* Ƣu điểm:

Page 21: Thiết kế và dùng hệ thống bài tập theo hướng tiếp cận Pisa trong dạy học phần hóa học vô cơ lớp 9

,

14

-GV có thể dùng loại câu hỏi này để KT-ĐG những mục tiêu dạy học khác nhau.

Chẳng hạn nhƣ: Xác định mối tƣơng quan nhân quả, nhận biết các điều sai lầm,

ghép các kết quả hay các điều quan sát đƣợc với nhau...

-Dạng nhiều lựa chọn có độ tin cậy cao hơn, khả năng đoán mò hay may rủi ít hơn

so với các loại câu hỏi TNKQ khác khi số phƣơng án lựa chọn tăng lên, HS buộc

phải xét đoán, phân biệt kỹ trƣớc khi trả lời câu hỏi.

- Tính giá trị tốt hơn với bài trắc nghiệm có nhiều câu trả lời để chọn có thể đo đƣợc

các khả năng nhớ, áp dụng các nguyên lý, định luật… rất có hiệu quả.

- Thật sự khách quan khi chấm bài. Điểm số bài TNKQ không phụ thuộc vào chữ

viết, khả năng diễn đạt của HS hoặc chủ quan của ngƣời chấm.

* Nhƣợc điểm:

- Loại câu này khó soạn và phải tìm cho đƣợc câu trả lời đúng nhất, còn những câu

còn lại gọi là câu nhiễu thì cũng có vẻ hợp lý. Ngoài ra phải soạn câu hỏi sao cho có

thể đo đƣợc các mức trí nâng cao hơn mức biết, nhớ, hiểu.

- Không thoả mãn với những HS có óc sáng tạo, tƣ duy tốt có thể tìm ra những câu

trả lời hay hơn đáp án.

- Các câu hỏi nhiều lựa chọn có thể không đo đƣợc khả năng phán đoán tinh vi và

khả năng giải quyết vấn đề khéo kéo, sáng tạo một cách hiệu nghiệm bằng loại câu

TNTL soạn kỹ.

- Tốn kém giấy mực để in và mất nhiều thời gian để HS đọc nội dung câu hỏi.

1.3.2.2. Bài tập trắc nghiệm tự luận (câu hỏi tự luận)

Trắc nghiệm tự luận là phƣơng pháp đánh giá kết quả học tập bằng việc sử

dụng công cụ đo lƣờng là các câu hỏi, khi làm bài HS phải viết câu trả lời, phải lý

giải, lập luận chứng minh bằng ngôn ngữ của mình.

Bài TNTL trong một chừng mực nào đó đƣợc chấm điểm một cách chủ quan, điểm

bởi những ngƣời chấm khác nhau có thể không thống nhất. Một bài tự luận thƣờng

có ít câu hỏi vì phải mất nhiều thời gian để viết câu trả lời.

b. Các dạng câu hỏi TNTL.

- Câu hỏi tự luận có sự trả lời mở rộng: loại câu này có phạm vi tƣơng đối rộng và

khái quát HS đƣợc tự do diễn đạt tƣ tƣởng và kiến thức trong câu trả lời nên có thể

phát huy óc sáng tạo và suy luận.

Page 22: Thiết kế và dùng hệ thống bài tập theo hướng tiếp cận Pisa trong dạy học phần hóa học vô cơ lớp 9

,

15

- Câu tự luận với sự trả lời có giới hạn. Loại này thƣờng có nhiều câu hỏi với nội

dung tƣơng đối hẹp. Mỗi câu trả lời là một đoạn ngắn

- Có 3 loại câu trả lời có giới hạn.

+ Loại câu điền thêm và trả lời đơn giản. Đó là một nhận định viết dƣới dạng mệnh

đề không đầy đủ hay một câu hỏi đƣợc đặt ra mà HS phải trả lời bằng một câu hay

một từ (trong TNKQ đƣợc gọi là câu điền khuyết).

+ Loại câu từ trả lời đoạn ngắn trong đó HS có thể trả lời bằng hai hoặc 3 câu trong

giới hạn của GV.

+ Giải bài toán có liên quan tới trị số có tính toán số học để ra một kết quả cụ thể

đúng theo yêu cầu của đề bài.

1.4. Cơ sở lý luận về việc xây dựng bài tập hóa học mới trong dạy học Hóa học

ở trƣờng THCS

1.4.1. Ý nghĩa của việc xây dựng các bài tập hóa học mới

Trong quá trình dạy học, bài tập hóa học đã và đang phát huy những vai trò

quan trọng của mình. Tuy nhiên, các bài tập hóa học sử dụng trong nhà trƣờng phổ

thông hiện nay còn nặng về kiến thức toán học, nghèo nàn về kiến thức hóa học.

Hầu hết các bài tập hóa học hiện nay mới chỉ chủ yếu đánh giá HS về kiến thức lý

thuyết hoá học, chƣa đánh giá nhiều về kĩ năng cơ bản môn hoá học nhƣ: kĩ năng học tập

tích cực bộ môn Hóa học, kĩ năng thực hành hóa học, kĩ năng vận dụng kiến thức hóa

học vào thực tế ....., Đồng thời, bài tập hóa học hiện nay chƣa chú trọng đến việc

phát huy khả năng tƣ duy sáng tạo, lập kế hoạch, giải quyết vấn đề trong học tập

hoá học và thực tiễn đời sống, chƣa chú trọng đến việc phát triển năng lực tƣ duy

hóa học, năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề của HS.

Chính vì vậy, việc xây dựng nên những bài tập hóa học mới phù hợp với

định hƣớng đổi mới của môn Hóa học nói riêng và định hƣớng đổi mới giáo dục nói

chung là rất quan trọng và có ý nghĩa thiết thực.

1.4.2. Một số định hướng trong việc xây dựng bài tập hóa học mới

- Bài tập hóa học phải đa dạng, phải có nội dung hóa học thiết thực trên cơ sở của

định hƣớng xây dựng chƣơng trình hóa học phổ thông

- Nội dung bài tập phải ngắn gọn, súc tích, không quá nặng về tính toán mà cần chú

Page 23: Thiết kế và dùng hệ thống bài tập theo hướng tiếp cận Pisa trong dạy học phần hóa học vô cơ lớp 9

,

16

ý tập trung vào rèn luyện và phát triển các năng lực nhận thức, tƣ duy hóa học và

hành động cho HS.

- Bài tập hóa học cần chú ý đến việc mở rộng kiến thức hóa học và các ứng dụng

của hóa học trong thực tiễn. Thông qua các dạng bài tập này làm cho HS thấy đƣợc

việc học hóa học thực sự có ý nghĩa, những kiến thức hóa học rất gần gũi thiết thực

với cuộc sống. Đồng thời, các bài tập hóa học cần khai thác các nội dung về vai trò

của hóa học với các vấn đề kinh tế, xã hội môi trƣờng và các hiện tƣợng tự nhiên,

kích thích đƣợc sự đam mê, hứng thú học tập của HS đối với môn Hóa học.

- Bài tập hóa học định lƣợng đƣợc xây dựng trên quan điểm không phức tạp hóa bởi

các thuật toán, mà cần chú trọng đến nội dung hóa học và các phép tính đƣợc sử

dụng nhiều trong tính toán hóa học.

- Đa dạng hóa các hình thức câu hỏi, bài tập, nhƣ: sử dụng bảng biểu, sơ đồ, văn

bản, hình ảnh, câu hỏi trắc nghệm khách quan, câu hỏi tự luận ngắn, câu hỏi mở .....

Nhƣ vậy, xu hƣớng phát triển của bài tập hóa học hiện nay hƣớng đến rèn

luyện khả năng vận dụng kiến thức, phát triển khả năng tƣ duy hóa học cho HS ở

các mặt: lí thuyết, thực hành và ứng dụng. Những bài tập có tính chất học thuộc

trong các bài tập lí thuyết sẽ giảm dần mà đƣợc thay bằng các bài tập đòi hỏi sự tƣ

duy, tìm tòi.

1.5. Tìm hiểu về chƣơng trình đánh giá HS quốc tế PISA

(Trình bày dựa theo [8], [14], [15], [17], [19], [30] và [31])

1.5.1. Đặc điểm của PISA

- Quy mô của PISA là rất lớn và có tính toàn cầu. Ngoài các nƣớc thuộc khối

OECD, còn có nhiều quốc gia là đối tác của các nƣớc thuộc khối OECD tham gia -

trong đó có Việt Nam, tham gia vào PISA năm 2012 (trong 3 ngày 12, 13 và 14

tháng 4 năm 2012, tại 162 trƣờng thuộc 59 tỉnh, thành phố với khoảng 5.100 HS ở

tuổi 15)

- PISA đƣợc thực hiện đều đặn theo chu kỳ ba năm một lần tạo điều kiện cho các

quốc gia có thể theo dõi sự tiến bộ của nền giáo dục đối với việc phấn đấu đạt đƣợc

các mục tiêu giáo dục cơ bản. Cứ sau một năm kể từ ngày điều tra, vào lúc 10 giờ

sáng - giờ Paris, kết quả điều tra sẽ đƣợc công bố trên toàn thế giới.

Page 24: Thiết kế và dùng hệ thống bài tập theo hướng tiếp cận Pisa trong dạy học phần hóa học vô cơ lớp 9

,

17

- Cho đến nay, PISA là khảo sát giáo dục duy nhất đánh giá về năng lực phổ thông

của HS độ tuổi 15 - độ tuổi kết thúc giáo dục bắt buộc ở hầu hết các quốc gia. PISA

là một trong những nỗ lực đầu tiên xây dựng một hệ thống đánh giá mang theo triết

lý giáo dục, đƣờng hƣớng và phƣơng pháp giảng dạy đáp ứng những nhu cầu của

thời đại.

- PISA thu nhập và cung cấp cho các quốc gia các dữ liệu có thể so sánh đƣợc trên

bình diện quốc tế cũng nhƣ xu hƣớng của dữ liệu quốc gia về năng lực đọc hiểu,

năng lực Toán học và khoa học của HS độ tuổi 15, từ đó giúp chính phủ các nƣớc

tham gia PISA rút ra những bài học về chính sách đối với giáo dục phổ thông.

- PISA chú trọng xem xét và đánh giá một số vấn đề sau:

+ Chính sách công: “Nhà trƣờng của chúng ta đã chuẩn bị đầy đủ cho những ngƣời

trẻ tuổi trƣớc những thách thức của cuộc sống trƣởng thành chƣa ?”, “Phải chăng

một số loại hình học tập và giảng dạy của những nơi này hiệu quả hơn những nơi

khác ?”…

+ Hiểu biết phổ thông: Thay vì kiểm tra sự thuộc bài theo các chƣơng trình giáo dục

cụ thể, PISA xem xét khả năng của HS ứng dụng các kiến thức và kĩ năng trong các

lĩnh vực chuyên môn và khả năng phân tích, lý giải, truyền đạt một cách có hiệu quả

khi họ xem xét, diễn giải và giải quyết các vấn đề.

+ Học suốt đời: HS không thể học tất cả mọi thứ cần biết trong nhà trƣờng. Để trở

thành những ngƣời học suốt đời có hiệu quả, HS không những phải có kiến thức và

kỹ năng mà còn có cả ý thức về lý do và cách học. PISA không những khảo sát kỹ

năng của HS về học hiểu, toán và khoa học mà còn đòi hỏi HS cả về động cơ, niềm

tin về bản thân cũng nhƣ các chiến lƣợc học tập.

- Bài tập của PISA: Các câu hỏi của PISA đều là các câu hỏi dựa trên các tình

huống của đời sống thực và không chỉ giới hạn bởi cuộc sống thƣờng ngày của các

em trong nhà trƣờng, và nhiều tình huống đƣợc lựa chọn không phải chỉ để HS thực

hiện các thao tác về tƣ duy, mà còn để HS ý thức về các vấn đề xã hội (nhƣ là sự

nóng lên của trái đất, phân biệt giàu nghèo, v.v). Dạng thức của câu hỏi phong phú,

không chỉ bao gồm các câu hỏi lựa chọn đáp án mà còn yêu cầu HS tự xây dựng

nên đáp án của mình. Chất liệu đƣợc sử dụng để xây dựng các câu hỏi này cũng đa

Page 25: Thiết kế và dùng hệ thống bài tập theo hướng tiếp cận Pisa trong dạy học phần hóa học vô cơ lớp 9

,

18

dạng, ví dụ nhƣ: bài tập đọc hiểu của PISA có thể xây dựng trên bảng biểu đồ, tranh

ảnh quảng cáo, văn bản, bài báo....

1.5.2. Mục tiêu đánh giá

- PISA tập trung vào đánh giá 3 mảng năng lực chính: Năng lực toán học phổ thông

(Mathematical literacy); Năng lực đọc hiểu phổ thông (Reading literacy); Năng lực

khoa học phổ thông (Science literacy) - Đó là những kiến thức và kỹ năng tối cần

thiết cho một HS bƣớc vào cuộc sống trƣởng thành. Và đó cũng là những kỹ năng

và kiến thức nền tảng không thể thiếu cho quá trình học tập suốt đời của mỗi ngƣời.

1.5.2.1. Năng lực toán học phổ thông:

Là năng lực của một cá nhân để nhận biết và hiểu về vai trò của toán học

trong thế giới, biết dựa vào toán học để đƣa ra những suy đoán có nền tảng vững

chắc vừa đáp ứng đƣợc các nhu cầu của đời sống cá nhân, vừa nhƣ một công dân

biết suy luận, có mối quan tâm và có tính xây dựng. Đó chính là năng lực phân tích,

lập luận và truyền đạt ý tƣởng (trao đổi thông tin) một cách hiệu quả thông qua việc

đặt ra, hình thành và giải quyết vấn đề toán học trong các tình huống và hoàn cảnh

khác nhau.

* Các câu hỏi ở 3 nhóm (cấp độ):

+ Nhóm 1: Tái hiện (lặp lại).

+ Nhóm 2: Kết nối và tích hợp.

+ Nhóm 3: Tƣ duy toán học; khái quát hóa và nắm đƣợc những tri thức toán học ẩn

dấu bên trong các tình huống và các sự kiện.

1.5.2.2. Năng lực đọc hiểu phổ thông:

Là năng lực hiểu, sử dụng và phản hồi lại ý kiến của một cá nhân sau khi đọc

một văn bản. Khái niệm học và đặc biệt là học suốt đời đòi hỏi phải mở rộng cách

hiểu về việc biết đọc. Biết đọc không chỉ còn là yêu cầu của suốt thời kì tuổi thơ

trong nhà trƣờng phổ thông, thay vào đó nó còn trở thành một nhân tố quan trọng

trong việc xây dựng, mở rộng những kiến thức cá nhân, kĩ năng và chiến lƣợc của

mỗi cá nhân trong suốt cuộc đời khi họ tham gia vào các tình huống khác nhau cũng

nhƣ trong mối quan hệ với ngƣời xung quanh.

* Các câu hỏi được đánh giá ở 3 nhóm/cấp độ:

+ Thu thập thông tin.

Page 26: Thiết kế và dùng hệ thống bài tập theo hướng tiếp cận Pisa trong dạy học phần hóa học vô cơ lớp 9

,

19

+ Phân tích, lí giải văn bản.

+ Phản hồi và đánh giá.

1.5.2.3. Năng lực khoa học phổ thông:

Là năng lực của một cá nhân biết sử dụng kiến thức khoa học để xác định

các câu hỏi và rút ra kết luận dựa trên chứng cứ để hiểu và đƣa ra quyết định về thế

giới tự nhiên thông qua hoạt động của con ngƣời thực hiện việc thay đổi thế giới tự

nhiên. Cụ thể là:

- Có kiến thức khoa học và sử dụng kiến thức để xác định các câu hỏi, chiếm lĩnh

kiến thức mới, giải thích hiện tƣợng khoa học và rút ra kết luận trên cơ sở chứng cứ

về các vấn đề liên quan đến khoa học

- Hiểu những đặc tính của khoa học nhƣ một dạng tri thức của loài ngƣời và một

hoạt động tìm tòi khám phá của con ngƣời

- Nhận thức đƣợc vai trò của khoa học và công nghệ đối với việc hình thành môi

trƣờng văn hóa, tinh thần, vật chất

- Sẵn sàng tham gia nhƣ một công dân tích cực, vận dụng hiểu biết khoa học vào

giải quyết các vấn đề liên quan tới khoa học.

* Các câu hỏi ở 3 cấp độ/nhóm sau:

+ Nhận biết các vấn đề khoa học: HS nhận biết các vấn đề mà có thể đƣợc khám

phá một cách khoa học, nhận ra những nét đặc trƣng chủ yếu của việc nghiên cứu

khoa học

+ Giải thích hiện tƣợng một cách khoa học: HS có thể áp dụng kiến thức khoa học

vào tình huống đã cho, mô tả, giải thích hiện tƣợng một cách khoa học và dự đoán

sự thay đổi

+ Sử dụng các chứng cứ khoa học, lí giải các chứng cứ để rút ra kết luận.

* Kỹ năng giải quyết vấn đề (Đƣợc đƣa vào PISA từ năm 2003) đƣợc thiết kế thành

một đề riêng, các quốc gia có quyền lựa chọn đăng ký tham gia.

* Mỗi kỳ đánh giá sẽ có một lĩnh vực kiến thức đƣợc lựa chọn để đánh giá sâu hơn.

Năm 2012, trọng tâm đánh giá là năng lực Toán học.

Bảng 1.1. Nội dung đánh giá của PISA qua các kì

Năm

2000 Năm 2003

Năm

2006

Năm

2009

Năm

2012 Năm 2015

Page 27: Thiết kế và dùng hệ thống bài tập theo hướng tiếp cận Pisa trong dạy học phần hóa học vô cơ lớp 9

,

20

Đọc

hiểu

Toán

học

Khoa

học

Đọc hiểu

Toán học

Khoa học

Giải quyết

vấn đề

Đọc hiểu

Toán học

Khoa

học

Đọc

hiểu

Toán

học

Khoa

học

Đọc hiểu

Toán học

Khoa học

Giải quyết vấn đề

Bài thi trên máy tính

Bài thi đánh giá

năng lực tài chính

Đọc hiểu

Toán học

Khoa học

Ghi chú: Phần gạch chân, in đậm là nội dung trọng tâm của mỗi kì đánh giá.

1.5.3. Nội dung đánh giá

Nội dung đánh giá của PISA hoàn toàn đƣợc xác định dựa trên các kiến thức,

kỹ năng cần thiết cho cuộc sống tƣơng lai, không dựa vào nội dung các chƣơng

trình giáo dục quốc gia. Đây chính là điều mà PISA gọi là “năng lực phổ thông” (về

làm toán, về khoa học, về đọc hiểu) - những năng lực cần thiết chuẩn bị cho cuộc

sống trong một xã hội hiện đại.

Ví dụ một số ngữ cảnh trong đánh giá Khoa học của PISA:

Con ngƣời

Sức khỏe (duy trì sức khỏe, tai nạn, dinh dƣỡng, v.v…).

Tài nguyên (việc tiêu thụ năng lƣợng và các tài nguyên).

Môi trƣờng (thái độ thân thiện với môi trƣờng, sử dụng và loại bỏ các loại vật

liệu, v.v…).

Rủi ro (do thiên nhiên hay do con ngƣời, v.v…).

Các lĩnh vực khác (hứng thú với các giải thích về hiện tƣợng tự nhiên trong

khoa học, các sở thích, hoạt động, thể thao, âm nhạc dựa trên khoa học…).

Xã hội

Sức khỏe (kiểm soát bệnh tật, sức khỏe cộng đồng, chọn lọc thức ăn, vận động

xã hội v.v…).

Tài nguyên (duy trì dân số, chất lƣợng cuộc sống, an toàn, sản xuất và phân

phối lƣơng thực, cung cấp năng lƣợng v.v….)

Môi trƣờng (phân bố dân số, xử lý rác thải, tác động của môi trƣờng, thời tiết

địa phƣơng, v.v….).

Page 28: Thiết kế và dùng hệ thống bài tập theo hướng tiếp cận Pisa trong dạy học phần hóa học vô cơ lớp 9

,

21

Rủi ro (những thay đổi bất thƣờng [động đất, thời tiết khắc nghiệt], các thay

đổi chậm rãi và lâu dài [sự xói mòn khu vực bờ biển, trầm tích], đánh giá rủi

ro).

Các lĩnh vực khác (các vật liệu mới, các thiết bị và quy trình, biến đổi gen,

công nghệ vũ khí, vận tải).

Toàn cầu

Sức khỏe (bệnh dịch, sự lây lan của bệnh truyền nhiễm v.v….).

Tài nguyên (tài nguyên phục hồi đƣợc và không có khả năng phục hồi, các hệ

sinh thái, tăng trƣởng dân số, v.v….. ).

Môi trƣờng (đa dạng sinh học, khả năng duy trì của hệ sinh thái, kiểm soát ô

nhiễm, việc sinh ra và mất đi của đất, v.v…..).

Rủi ro (thay đổi khí hậu, tác động của chiến tranh hiện đại, v.v….).

Các lĩnh vực khác (sự tuyệt chủng của các loài, thám hiểm không gian, nguồn

gốc và cấu trúc của vũ trụ).

1.5.4. Cách đánh giá trong bài tập PISA

1.5.4.1 Các kiểu câu hỏi được sử dụng

• Câu hỏi trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn kiểu đơn giản

• Câu hỏi Đúng/ Sai phức hợp

• Câu hỏi mở đòi hỏi trả lời ngắn

• Câu hỏi mở đòi hỏi trả lời dài

• Câu hỏi đóng đòi hỏi trả lời

• Câu hỏi yêu cầu vẽ đồ thị, biểu đồ

• Câu hỏi yêu cầu HS dùng lập luận để thể hiện việc đồng tình hay bác bỏ một

nhận định

• Câu hỏi liên quan đến việc HS phải đọc và trích rút thông tin từ biểu đồ, sơ

đồ, hình vẽ để trả lời câu hỏi

1.5.4.2. Các mức trả lời

• Mức tối đa

• Mức chƣa tối đa

Page 29: Thiết kế và dùng hệ thống bài tập theo hướng tiếp cận Pisa trong dạy học phần hóa học vô cơ lớp 9

,

22

• Không đạt

- Sử dụng các mức này thay cho khái niệm “Đúng” hay “không đúng”.

- Một số câu hỏi không có câu trả lời “đúng”. Hay nói đúng hơn, các câu trả lời

đƣợc đánh giá dựa vào mức độ HS hiểu văn bản hoặc chủ đề trong câu hỏi.

- “Mức tối đa” không nhất thiết chỉ là những câu trả lời hoàn hảo hoặc đúng hoàn

toàn.

- “Không đạt” không có nghĩa là hoàn toàn không đúng.

1.5.5. Đối tượng đánh giá

HS trong độ tuổi 15 (được định nghĩa chính xác là từ 15 tuổi 3 tháng đến 16 tuổi 2

tháng) đang theo học ở chƣơng trình phổ thông và giáo dục thƣờng xuyên.

1.5.6. Những quốc gia đã tham gia PISA và kết quả đạt được

Bảng 1.2, 1.3, 1.4 là kết quả của các nƣớc đứng đầu về ba môn: Khoa học, Đọc

hiểu, Toán qua các kì đánh giá của PISA từ 2000 - 2006.

Bảng 1.2. Các nước đứng đầu về Khoa học từ 2000 - 2006

Thứ tự 2000 2003 2006

1 Hàn Quốc 552 Phần Lan, Nhật Bản 548 Phần Lan 563

2 Nhật Bản 550 Hồng Kông* 539 Hồng Kông* 542

3 Phần Lan 538 Hàn Quốc 538 Canađa 534

4 Anh 532 Öc, Liechtenstein,

Ma Cao 525

Đài Loan * 532

5 Canađa 529 Hà Lan 524 Estonia*, Nhật 531

*Những quốc gia tham gia lần đầu

Bảng 1.3. Các nước đứng đầu về Đọc hiểu từ 2000 - 2006

Thứ tự 2000 2003 2006

1 Phần Lan 546 Phần Lan 543 Hàn Quốc 556

2 Canađa 534 Hàn Quốc 534 Phần Lan 547

3 New Zealand 529 Canađa 528 Hồng Kông 536

4 Öc 528 Öc, Liechtenstein 528 Canađa 527

5 Ai len 527 New Zealand 522 New Zealand 521

Bảng 1.4. Các nước đứng đầu về Toán từ 2000 - 2006

Page 30: Thiết kế và dùng hệ thống bài tập theo hướng tiếp cận Pisa trong dạy học phần hóa học vô cơ lớp 9

,

23

Thứ tự 2000 2003 2006

1 Nhật 557 Hồng Kông* 550 Đài Loan 549

2 Hàn Quốc 547 Phần Lan 544 Phần Lan 548

3 New Zealand

537

Hàn Quốc 542 Hồng Kông, Hàn Quốc 547

4 Phần Lan 536 Hà Lan 538 Hà Lan 531

5 Öc, Canađa 533 Liechtenstein 536 Thụy Sĩ 530

*Những quốc gia tham gia lần đầu

* Kết quả PISA năm 2009:

Chƣơng trình PISA 2009, đã có 63 nƣớc tham gia chủ yếu là các nƣớc phát triển.

Đây là kết quả của 1 số nƣớc đứng đầu trong bảng xếp hạng:

Bảng 1.5. Kết quả PISA năm 2009 của một số nước đứng đầu

Tổng

thể

Đọc hiểu

Toán

học

Khoa

học

Truy

cập

và lấy

thông

tin

Tích

hợp và

giải

thích

Phản

ánh

đánh

giá

Văn

bản

liên tục

Văn

bản

không

liên

tục

Qua 4 kì khảo sát của PISA, Phần Lan là nƣớc có kết quả cao nhất thế giới

(nếu tính tổng kết quả ở cả ba lĩnh vực khoa học, toán học và đọc hiểu)

* Tác động của PISA đến giáo dục các nước

Page 31: Thiết kế và dùng hệ thống bài tập theo hướng tiếp cận Pisa trong dạy học phần hóa học vô cơ lớp 9

,

24

Đối với hầu hết các nƣớc trên thế giới, kết quả điều tra PISA lần đầu tiên sau khi

đƣợc công bố là một sự “cảnh tỉnh thô bạo” về thực trạng nền giáo dục của các

nƣớc OECD và các nƣớc tham gia PISA. Trƣớc PISA, chƣa từng có cuộc điều tra

nào so sánh trình độ HS giữa các nƣớc. Thực tế là các nƣớc, đặc biệt là các cƣờng

quốc lớn nhƣ Đức, Anh, Pháp, Mỹ đều “tự hào” và cho rằng nền giáo dục của mình

là ƣu việt nhất, là cái nôi sản sinh ra những thiên tài, triết gia và các nhà bác học.

Đặc biệt, nền giáo dục Đức - từng đƣợc xem là niềm tự hào của châu Âu, nơi sản

sinh ra một số vĩ nhân của nhiều thời đại, nhƣng kết quả yếu kém sau hai lần điều

tra (đứng dƣới mức trung bình của OECD) đã khiến toàn xã hội đứng trƣớc tình

trạng “tự vấn”. Nhận thức đƣợc thực trạng hệ thống giáo dục đã “lỗi thời”, nƣớc

Đức đã “mổ xẻ” những điểm yếu trong hệ thống giáo dục của mình và đƣa ra những

sửa đổi căn bản hệ thống giáo dục quốc gia của mình. Nƣớc Đức là một trƣờng hợp

điển hình cho sự tác động tích cực của chƣơng trình PISA đối với sự cải tổ, nâng

cao chất lƣợng giáo dục.

1.6. Thực trạng việc sử dụng bài tập trong dạy học môn Hóa học lớp 9 ở một số

trƣờng THCS tại Hải Phòng

Để có cái nhìn khách quan về thực trạng sử dụng bài tập hóa học ở trƣờng

THCS, chúng tôi đã tiến hành điều tra một số GV và HS ở các trƣờng THCS trên

địa bàn huyện Thủy Nguyên - thành phố Hải Phòng trong năm học 20011 - 2012

1.6.1. Mục đích điều tra

Tìm hiểu và đánh giá đúng thực trạng việc sử dụng bài tập hóa học hiện nay

của một số trƣờng THCS thuộc địa bàn huyện Thủy Nguyên, thành phố Hải Phòng

và coi đó là căn cứ để xác định phƣơng hƣớng trong nhiệm vụ phát triển tiếp theo

của đề tài.

Điều tra để có cơ sở phân tích hiệu quả của quá trình dạy và học của GV và

HS trƣờng THCS, từ đó đƣa ra giải pháp giảng dạy và học tập nhằm nâng cao chất

lƣợng dạy và học hóa học ở nhà trƣờng.

Lấy đƣợc ý kiến quan niệm của GV và HS về việc sử dụng bài tập hóa học

trong giảng dạy và học tập ở trƣờng THCS.

1.6.2. Nội dung điều tra

Điều tra về tình hình sử dụng bài tập hóa học hiện nay ở trƣờng THCS.

Page 32: Thiết kế và dùng hệ thống bài tập theo hướng tiếp cận Pisa trong dạy học phần hóa học vô cơ lớp 9

,

25

Điều tra về các dạng bài tập hóa học hiện nay đang sử dụng trong dạy và

học hóa học hiện nay ở trƣờng THCS.

Điều tra về việc xây dựng các bài tập hóa học mới trong dạy học hóa học

hiện nay ở trƣờng THCS.

Đánh giá của GV và cán bộ quản lí về năng lực nhận thức của các em HS

khi sử dụng bài tập hóa học hiện nay ở trƣờng THCS.

1.6.3. Đối tượng điều tra

Các GV trực tiếp giảng dạy bộ môn Hóa học ở một số trƣờng THCS

thuộc địa bàn huyện Thủy Nguyên - thành phố Hải Phòng.

Các HS tham gia học các lớp thực nghiệm của đề tài.

Một số cán bộ quản lí của các trƣờng, sở giáo dục và đào tạo và các ban

ngành có liên quan.

1.6.4. Phương pháp điều tra

Gặp gỡ trực tiếp, trao đổi, toạ đàm và phỏng vấn các GV, các cán bộ

quản lí và HS tham gia thực nghiệm.

Dự giờ, nghiên cứu giáo án của GV.

Gửi và thu phiếu điều tra cho GV và cán bộ quản lí.

1.6.5. Kết quả điều tra

Trong thời gian từ tháng 8 đến tháng 10 năm 2012, chúng tôi đã:

- Dự giờ 4 tiết của các GV hóa học ở trƣờng THCS An Lƣ, THCS Hoa Động -

huyện Thủy Nguyên, thành phố Hải Phòng.

- Gửi phiếu điều tra đến 18 GV hóa học thuộc các trƣờng THCS An Lƣ, Hoa Động,

Thủy Đƣờng, Núi Đèo huyện Thủy Nguyên, thành phố Hải Phòng (xem phụ lục 1)

- Trao đổi và xin ý kiến của một số cán bộ quản lí của các trƣờng và phòng Giáo

dục và Đào tạo.

Kết quả điều tra đƣợc tổng hợp bằng các bảng sau:

Bảng 1.6. Tình trạng GV sử dụng bài tập trong các giờ dạy học

Các giờ có sử dụng

bài tập hóa học

Số GV sử dụng (%)

Thường

xuyên

Thỉnh

thoảng

Không sử

dụng

Page 33: Thiết kế và dùng hệ thống bài tập theo hướng tiếp cận Pisa trong dạy học phần hóa học vô cơ lớp 9

,

26

Dạy lý thuyết 33,34 44,44 22,22

Ôn tập, luyện tập 100 0 0

Thực hành, thí nghiệm 0 16,67 83,33

Kiểm tra, đánh giá 100 0 0

Bảng 1.7. Mức độ sử dụng các dạng bài tập hóa học sử dụng trong dạy học

Các dạng bài tập

Số GV sử dụng (%)

Thường

xuyên

Thỉnh

thoảng

Không

sử dụng

1. Mô tả, giải thích hiện tƣợng thực tế trong đời

sống bằng kiến thức hóa học 11,11 55,55 33,34

2. Trình bày ý kiến của cá nhân về vấn đề liên

quan đến kiến thức hóa học 0 16,67 83,33

3. Hoạt động nhóm báo cáo về 1 vấn đề liên

quan đến hóa học 0 33,33 66,67

4. Đọc hiểu văn bản, nghiên cứu sơ đồ, bảng

biểu... có liên quan đến kiến thức hóa học 0 22,22 77,78

5. Giải bài tập hóa học có liên quan đến vấn đề

thực tế 0 27,77 72,23

Từ các kết quả điều tra trên, có thể cho phép kết luận:

- Hầu hết sự đánh giá của GV chỉ dựa vào điểm số của các bài kiểm tra. Nội dung

của các bài kiểm tra lại theo một khuôn mẫu chung chung, lặp lại nhƣ: bài tập viết

phƣơng trình, bài tập nhận biết chất, bài tập tính toán. Nội dung các bài tập ít sáng

tạo, nên dễ tạo lối mòn trong suy nghĩ hoặc nhiều khi lại quá phức tạp trong so với

trình độ của các em, làm cho môn Hóa học trở nên khó, ít hứng thú với HS.

- Đặc biệt, các bài tập mà hầu hết các GV hiện nay sử dụng mang tính hàn lâm, chỉ

chú trọng đến đánh giá kiến thức lý thuyết hóa học. Những dạng bài tập liên quan

đến những vấn đề thực tế của cá nhân và cộng đồng, những dạng bài tập phát huy

năng lực, tƣ duy khoa học của HS.... gần nhƣ chƣa đƣợc GV sử dụng trong kiểm tra

- đánh giá HS.

Page 34: Thiết kế và dùng hệ thống bài tập theo hướng tiếp cận Pisa trong dạy học phần hóa học vô cơ lớp 9

,

27

- Chƣa khai thác triệt để các ứng dụng của hóa học trong thực tế và các vấn đề thực

tiễn có liên quan đến kiến thức hóa học vào nội dung bài tập nên tính thực tiễn của

môn học chƣa cao.

- Chủ yếu GV sử dụng các nguồn bài tập có sẵn trong SGK và sách tham khảo mà

chƣa có phƣơng pháp để thiết kế và xây dựng một cách đa dạng các loại bài tập, nên

nội dung bài tập còn nghèo nàn, nhàm chán, chƣa tạo hứng thú học tập cho HS.

Page 35: Thiết kế và dùng hệ thống bài tập theo hướng tiếp cận Pisa trong dạy học phần hóa học vô cơ lớp 9

,

28

CHƢƠNG 2

THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG HỆ THỐNG BÀI TẬP THEO HƢỚNG TIẾP CẬN

PISA TRONG DẠY HỌC HÓA HỌC VÔ CƠ LỚP 9

2.1. Phân tích chƣơng trình hóa học 9

2.1.1. Mục tiêu cơ bản của chương trình hóa học lớp 9

Môn Hóa học ở trƣờng THCS có vai trò quan trọng trong việc thực hiện mục

tiêu đào tạo của nhà trƣờng THCS. Môn Hóa học cung cấp cho HS một hệ thống

kiến thức phổ thông, cơ bản và thiết thực đầu tiên về hóa học, hình thành ở các em

một số kĩ năng phổ thông, cơ bản và thói quen làm việc khoa học, góp phần hình

thành và phát triển năng lực nhận thức, năng lực hành động, chuẩn bị cho HS học

lên và đi vào cuộc sống lao động.

Chƣơng trình môn Hóa học ở trƣờng THCS phải giúp cho HS đạt các mục tiêu

cụ thể sau đây:

2.1.1.1. Về kiến thức

HS có đƣợc một hệ thống kiến thức phổ thông, cơ bản ban đầu về hóa học bao

gồm:

- Hệ thống khái niệm hóa học cơ bản, học thuyết, định luật hóa học; nguyên tử,

phân tử, đơn chất, hợp chất, định luật bảo toàn khối lƣợng, mol, hóa trị, công thức

và phƣơng trình hóa học, dung dịch và nồng độ dung dịch.

- Một số chất vô cơ và hữu cơ quan trọng, gần gũi với đời sống và sản xuất: oxi,

không khí, hiđro, nƣớc, kim loại, phi kim, oxit, axit, bazơ, muối, hidrocacbon, hợp

chất hữu cơ có oxi, polime.

HS có đƣợc một số kiến thức cơ bản, kĩ thuật tổng hợp về nguyên liệu, sản

phẩm, quá trình hóa học, thiết bị sản xuất hóa chất và môi trƣờng.

2.1.1.2. Về kĩ năng

HS có đƣợc một số kĩ năng phổ thông, cơ bản và thói quen làm việc khoa học đó

là:

- Kĩ năng cơ bản tối thiểu làm việc với các chất, dụng cụ hóa học quan sát, mô tả

hiện tƣợng và tiến hành một số thí nghiệm hỗn hợp đơn giản trong môn học.

- Biết cách làm việc khoa học, biết cách hoạt động để chiếm lĩnh kiến thực.

Page 36: Thiết kế và dùng hệ thống bài tập theo hướng tiếp cận Pisa trong dạy học phần hóa học vô cơ lớp 9

,

29

- Biết thu thập phân loại, tra cứu và sử dụng thông tin tƣ liệu

- Biết phân tích, tổng hợp, so sánh, khái quát hóa, có thói quen học tập và tự học.

- Có kĩ năng giải bài tập hóa học và tính toán.

- Biết vận dụng kiến thức để góp phần giải quyết một số vấn đề đơn giản của cuộc

sống thực tiễn có liên quan đến hóa học.

2.1.1.3.Về thái độ và tình cảm

HS có đƣợc những tình cảm tích cực nhƣ:

- Có lòng ham thích học tập bộ môn Hóa học, có niềm tin về sự tồn tại vè sự biến

đổi của vật chất, về khả năng nhận thức của con ngƣời, hóa học đã và đang góp

phần nâng cao chất lƣợng cuộc sống.

- Có ý thức tuyên truyền và vận dụng tiến bộ của khoa học nói chung và hóa học nói

riêng vào đời sống sản xuất ở gia đình và địa phƣơng.

- Có những phẩm chất, thái độ cần thiết của ngƣời lao động nhƣ cẩn thận, kiên trì,

trung thực, tỉ mỉ, chính xác, trung thực.

- Có ý thức trách nhiệm với bản thân gia đình và xã hội để có thể hòa hợp với môi

trƣờng thiên nhiên và cộng đồng.

2.1.2 Cấu trúc nội dung chương trình (trích dẫn từ [20])

Từ năm học 2009 - 2010, để thống nhất trên phạm vi toàn quốc về kế hoạch

dạy học và nội dung dạy học môn Hóa học cho trƣờng THCS, Bộ giáo dục và Đào

tạo đã ban hành tài liệu phân phối chƣơng trình THCS. Nội dung của tài liệu trình

bày về hƣớng dẫn sử dụng khung phân phối chƣơng trình cấp THCS và những vấn

đề cụ thể của môn Hóa học.

Hƣớng dẫn sử dụng khung phân phối chƣơng trình cấp THCS trình bày về

các vấn đề sau đây :

- Khung phân phối chƣơng trình

- Phân phối chƣơng trình dạy học tự chọn

- Thực hiện các hoạt động giáo dục

- Đổi mới phƣơng pháp dạy học và kiểm tra, đánh giá

- Thực hiện các nội dung giáo dục địa phƣơng

Những vấn đề cụ thể của môn Hóa học hƣớng dẫn về :

- Thực hiện nội dung dạy học

Page 37: Thiết kế và dùng hệ thống bài tập theo hướng tiếp cận Pisa trong dạy học phần hóa học vô cơ lớp 9

,

30

- Thực hành, thí nghiệm

- Kiểm tra đánh giá

Trong phạm vi giới hạn của đề tài tôi xin trình bày nội dung và phân phối

chƣơng trình Hóa học 9:

Bảng 2.1. Nội dung chương trình Hóa học 9

Nội dung

Số tiết

thuyết

Luyện

tập

Thực

hành

Ôn

tập

Kiểm

tra

Chƣơng 1. Các loại hợp chất vô cơ 13 2 2

Chƣơng 2. Kim loại 7 1 1

Chƣơng 3. Phi kim. Sơ lƣợc bảng tuần

hoàn các nguyên tố hoá học

9 1 1

Chƣơng 4. Hiđrocacbon. Nhiên liệu 8 1 1

Chƣơng 5. Dẫn xuất của hiđrocacbon. 10 1 2

Ôn tập đầu năm, học kì I và cuối năm 4

Kiểm tra 6

Tổng số : 70 tiết 47 6 7 4 6

Bảng 2.2. Phân phối chương trình Hóa học 9

Tuần Tiết TÊN BÀI

1 1 Ôn tập đầu năm

2

Chƣơng I: Các loại hợp chất vô cơ

Tính chất hoá học của oxit. Khái quát về sự phân loại oxit.

2 3 Một số oxit quan trọng

4 Một số oxit quan trọng (tiếp)

3 5 Tính chất hoá học của axit

6 Một số axit quan trọng

(Phần A: Axit clohidric HCl - Không dạy . GV hướng dẫn HS tự đọc

lại tính chất chung của axit, trang 12, 13)

Page 38: Thiết kế và dùng hệ thống bài tập theo hướng tiếp cận Pisa trong dạy học phần hóa học vô cơ lớp 9

,

31

4 7 Một số axit quan trọng (tiếp) (Bài tập 4/ 19: không yêu cầu HS làm)

8 Luyện tập: Tính chất hoá học của oxit và axit

5 9 Thực hành: Tính chất hoá học của oxit và axit

10 Kiểm tra một tiết

6 11 Tính chất hoá học của bazơ

12 Một số bazơ quan trọng

7 13 Một số bazơ quan trọng (tiếp)

(Hình vẽ thang pH - Không dạy vì sgk in không đúng màu thực tế)

(Bài tập 2/ 30: Không yêu cầu HS làm)

14 Tính chất hoá học của muối (Bài tập 6/ 33: Không yêu cầu HS làm)

8 15 Một số muối quan trọng (Mục II: Muối Kali nitrat KNO3 không dạy)

16 Phân bón hoá học (Mục I: Những nhu cầu của cây trồng - Không

dạy vì đã dạy ở môn Sinh học)

9 17 Mối quan hệ giữa các loại hợp chất vô cơ

18 Luỵện tập chƣơng I: Các loại hợp chất vô cơ

10 19 Thực hành: Tính chất hoá học của bazơ và muối

20 Kiểm tra một tiết

11

21

Chƣơng II: Kim loại

Tính chất vật lý của kim loại

(Thí nghiệm tính dẫn điện - Không dạy vì đã dạy ở môn Vật lý)

(Thí nghiệm tính dẫn nhiệt - Không dạy vì đã dạy ở môn Vật Lý)

22 Tính chất hoá học của kim loại (Bài tập 7/ 51:Không yêu cầu HS

làm)

12 23 Dãy hoạt động hoá học của kim loại

24 Nhôm (Hình 2.14 không dạy)

13 25 Sắt

26 Hợp kim sắt: Gang, thép (Không dạy về các lò sản xuất gang, thép)

14 27 Sự ăn mòn kim loại và bảo vệ kim loại không bị ăn mòn

28 Luyện tập chƣơng 2: Kim loại (Bài tập 6/ 69: Không yêu cầu HS

làm)

Page 39: Thiết kế và dùng hệ thống bài tập theo hướng tiếp cận Pisa trong dạy học phần hóa học vô cơ lớp 9

,

32

15 29 Thực hành: Tính chất hoá học của nhôm và sắt (Lấy điểm 45,)

30

Chƣơng III: Phi kim.

Sơ lƣợc về bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học

Tính chất của phi kim

16 31 Clo

32 Clo (tiếp)

17 33 Cacbon

34 Các oxit của cacbon

18 35 Ôn tập học kì I

36 Kiểm tra học kì I

HỌC KÌ II

19 37 Axit cacbonic và muối cacbonat

38 Silic. Công nghiệp Silicat

(Mục IIIb: Các công đoạn chính - Không dạy các phương trình hóa

học)

20 39 Sơ lƣợc về bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học

(Các nội dung liên quan đến lớp electron - Không dạy)

40 Sơ lƣợc về bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học (tiếp)

(Bài tập 2/ 101: Không yêu cầu HS làm)

21 41 Luyện tập chƣơng III

42 Thực hành:

Tính chất hoá học của phi kim và hợp chất của chúng

22

43

Chƣơng IV: Hiđrocacbon. Nhiên liệu

Khái niệm về hợp chất hữu cơ và hoá học hữu cơ

44 Cấu tạo phân tử hợp chất hữu cơ

23 45 Metan

46 Etilen

24 47 Axetilen

48 Kiểm tra một tiết

25 49 Benzen

Page 40: Thiết kế và dùng hệ thống bài tập theo hướng tiếp cận Pisa trong dạy học phần hóa học vô cơ lớp 9

,

33

50 Dầu mỏ, khí thiên nhiên

26 51 Nhiên liệu

52 Luyện tập chƣơng IV: Hiđrocacbon - Nhiên liệu

27 53 Thực hành: Tính chất hoá học của hiđrocacbon

54

Chƣơng V: Dẫn xuất của hiđrocacbon. Polime

Rƣợu etylic

28 55 Axit axetic

56 Chất béo

29 57 Mối liên hệ giữa etylen, rƣợu etylic và axit axetic

58 Luyện tập

30 59 Thực hành: Tính chất của rƣợu và axit

60 Kiểm tra 45 phút

31 61 Glucozơ (Bài Glucozơ và bài Saccarozơ: Dạy gộp hai bài như bài

52 và không hạn chế số tiết)

62 Saccarozơ

32 63 Tinh bột và xenlulozơ

64 Thực hành: Tính chất của gluxit (Lấy điểm hệ số I)

33 65 Protein

66 Polime

34 67 Polime (tiếp) (Ứng dụng của Polime - Không dạy, GV hướng dẫn

HS tự đọc thêm)

68 Ôn tập cuối năm

35 69 Ôn tập cuối năm (tiếp)

70 Kiểm tra học kì II

2.2. Thiết kế hệ thống bài tập theo hƣớng tiếp cận PISA trong dạy học phần

hóa học vô cơ lớp 9

2.2.1. Cơ sở và nguyên tắc

2.2.1.1. Cơ sở

Page 41: Thiết kế và dùng hệ thống bài tập theo hướng tiếp cận Pisa trong dạy học phần hóa học vô cơ lớp 9

,

34

Có hai cơ sở quan trọng để thiết kế bài tập hóa học vô cơ lớp 9 theo hƣớng

tiếp cận PISA:

* Cơ sở lý thuyết

- Các nội dung kiến thức lý thuyết hóa học vô cơ lớp 9, bao gồm:

+ Tính chất vật lý và tính chất hóa học cơ bản của kim loại, phi kim và các

loại hợp chất vô cơ: Oxit axit, oxit bazơ, axit, bazơ, muối

+ Tính chất vật lý và tính chất hóa học cơ bản, ứng dụng chủ yếu, nguyên tắc

sản xuất chính....của một số đơn chất, hợp chất vô cơ điển hình nhƣ: Al, Fe, C, Si,

Cl, CaO, SO2, H2SO4, Ca(OH)2 ....

- Mục tiêu đánh giá của PISA

* Cơ sở thực nghiệm

- Các vấn đề trong thực tiễn đời sống của cá nhân HS, của cộng đồng, của xã hội...

liên quan đến kiến thức hóa học vô cơ lớp 9

- Một số năng lực cơ bản, phổ thông (như: năng lực tư duy khoa học, năng lực toán

học, đọc hiểu, kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn... để phát hiện và giải quyết

các vấn đề) cần thiết cho cuộc sống tƣơng lai của HS cần đƣợc rèn luyện và phát

huy.

Nhƣ vậy, để thiết kế bài tập hóa học theo hƣớng tiếp cận PISA có thể xuất phát từ:

- Những kiến thức và kĩ năng cần kiểm tra.

- Những tình huống, vấn đề thực tế trong đời sống có liên quan đến kiến thức

hóa học

- Một số bài tập mẫu của PISA

- Một số bài tập hóa học cơ bản có sẵn.

2.2.1.2. Nguyên tắc [11, tr. 37-38]

Dựa vào các cơ sở và những điểm xuất phát trên, có thể xây dựng đƣợc một

bài tập hóa học có tính chất cơ bản, điển hình (gọi là bài tập gốc). Ta có thể biến đổi

nội dung bài tập gốc thành nhiều bài tập khác nhau theo 6 cách sau đây:

1. Nghịch đảo giữa điều kiện và yêu cầu

2. Thay đổi điều kiện

3. Thay đổi yêu cầu

4. Thay đổi cả điều kiện và yêu cầu

Page 42: Thiết kế và dùng hệ thống bài tập theo hướng tiếp cận Pisa trong dạy học phần hóa học vô cơ lớp 9

,

35

5. Tổ hợp nhiều bài tập

6. Chuyển bài tập dạng tự luận sang các dạng trắc nghiệm khách quan và

ngƣợc lại.

Các nguyên tắc trên là cơ sở để phân hoá bài tập theo từng mục đích dạy học

khác nhau, làm cho số lƣợng và chất lƣợng các bài tập hóa học đƣợc tăng lên.

2.2.2. Quy trình thiết kế hệ thống bài tập theo hướng tiếp cận PISA

2.2.2.1. Lựa chọn đơn vị kiến thức

Với những định hƣớng đổi mới trong kiểm tra đánh giá môn Hóa học ở

trƣờng THCS và phát huy những điểm tích cực của PISA, khi xây dựng hệ thống

bài tập hóa học lớp 9 hƣớng cách tiếp cận PISA, cần lựa chọn những đơn vị kiến

thức không chỉ có ý nghĩa về mặt hóa học mà còn gắn liền với thực tiễn, với đời

sống của cá nhân và cộng đồng (như: mưa axit, ăn mòn kim loại, ô nhiễm môi

trường không khí...), phát huy đƣợc năng lực khoa học, năng lực phát hiện và giải

quyết vấn đề ... của HS nhƣng không quá khó, quá trừu tƣợng, làm mất đi bản chất

hóa học.

2.2.2.2. Xác định mục tiêu giáo dục của đơn vị kiến thức

Đơn vị kiến thức lựa chọn khi thiết kế bài tập theo hƣớng tiếp cận PISA cần

thực hiện đƣợc mục tiêu giáo dục (về kiến thức, kĩ năng, thái độ - tình cảm) của

môn Hóa học nói riêng và mục tiêu giáo dục ở trƣờng THCS nói chung.

2.2.2.3. Thiết kế hệ thống bài tập theo mục tiêu

Từ các bài tập hóa học và các bài tập của PISA đã có, cũng nhƣ các ý tƣởng,

nội dung kiến thức hóa học, thiết kế hệ thống bài tập hóa học theo các hƣớng nhƣ:

Xây dựng các bài tập tương tự các bài tập đã có

Khi một bài tập có nhiều tác dụng đối với HS, ta có thể dựa vào bài tập đó để tạo ra

những bài tập khác tƣơng tự theo các cách nhƣ:

- Giữ nguyên hiện tƣợng và chất tham gia phản ứng, chỉ thay đổi lƣợng chất

- Giữ nguyên hiện tƣợng và thay đổi chất tham gia phản ứng.

- Thay đổi các hiện tƣợng phản ứng và chất phản ứng, chỉ giữ lại những dạng

phƣơng trình hóa học cơ bản. ,

- Từ một bài toán ban đầu, ta có thể đảo cách hỏi giá trị của các đại lƣợng đã cho

nhƣ: khối lƣợng, số mol, thể tích, nồng độ ...

Page 43: Thiết kế và dùng hệ thống bài tập theo hướng tiếp cận Pisa trong dạy học phần hóa học vô cơ lớp 9

,

36

- Thay các số liệu bằng chữ để tính tổng tổng quát

- Chọn những chi tiết hay ở các bài tập để phối hợp lại thành bài mới.

Xây dựng bài tập hoàn toàn mới

Thông thƣờng, có hai cách xây dựng bài tập mới là:

- Dựa vào tính chất hóa học và các quy luật tƣơng tác giữa các chất để đặt ra bài tập

mới

- Lấy những ý tƣởng, nội dung, những tình huống hay và quan trọng ở nhiều bài,

thay đổi nội dung, cách hỏi, số liệu ....để phối hợp lại thành bài mới.

2.2.2.4. Kiểm tra thử

Thử nghiệm áp dụng bài tập hóa học đã thiết kế trên đối tƣợng HS thực

nghiệm để kiểm tra hệ thống bài tập đã thiết kế về tính chính xác, khoa học, thực tế

của kiến thức hóa học, toán học cũng nhƣ độ khó, tính ƣu việt, .....cũng nhƣ tính khả

thi, khả năng áp dụng của bài tập.

2.2.2.5. Chỉnh sửa

Thay đổi, chỉnh sửa nội dung, số liệu, tình huống ... trong bài tập sau khi đã

cho kiểm tra thử sao cho hệ thống bài tập có tính chính xác, khoa học về mặt kiến

thức, kĩ năng, có giá trị về mặt thực tế, và phù hợp với đối tƣợng HS, với mục tiêu

kiểm tra - đánh giá, mục tiêu giáo dục của môn Hóa học ở trƣờng THCS.

2.2.2.6. Hoàn thiện hệ thống bài tập

Sắp xếp, hoàn thiện hệ thống bài tập một cách khoa học.

2.3. Hệ thống bài tập hóa học vô cơ lớp 9 theo hướng tiếp cận PISA

CHƢƠNG I: CÁC LOẠI HỢP CHẤT VÔ CƠ

Bài tập 1: Mƣa axit

Hãy đọc đoạn văn bản trích dẫn sau:

Mƣa axit đƣợc phát hiện ra đầu tiên năm 1952 nhƣng đến những năm 1960

thì các nhà khoa học mới bắt đầu quan sát và nghiên cứu về hiện tƣợng này. Thuật

ngữ “mƣa axit” đƣợc đặt ra bởi Robert Angus Smith vào năm 1972. Trong thành

phần các chất đốt tự nhiên nhƣ than đá và dầu mỏ có chứa một lƣợng lớn lƣu huỳnh,

còn trong không khí lại chứa nhiều nitơ. Quá trình đốt sản sinh ra các khí độc hại

Page 44: Thiết kế và dùng hệ thống bài tập theo hướng tiếp cận Pisa trong dạy học phần hóa học vô cơ lớp 9

,

37

nhƣ - lƣu huỳnh đioxit (SO2) và nitơ đioxit (NO2). Các khí này hòa tan với hơi nƣớc

trong không khí tạo thành các axit sunfuric (H2SO4) và axit nitric (HNO3). Khi trời

mƣa, các hạt axit này tan lẫn vào nƣớc mƣa, làm độ pH của nƣớc mƣa giảm. Nếu

nƣớc mƣa có độ pH dƣới 5,6 đƣợc gọi là mƣa axit. Do có độ chua khá lớn, nƣớc

mƣa có thể hoà tan đƣợc một số bụi kim loại và oxit kim loại có trong không khí

nhƣ oxit chì,... làm cho nƣớc mƣa trở nên độc hơn nữa đối với cây cối, vật nuôi và

con ngƣời. Trong đề tài “Đánh giá hiện trạng mƣa axit ở Việt Nam” của Viện Khoa

học Khí tƣợng Thủy văn và Môi trƣờng, ở các thành phố công nghiệp lớn nhƣ Hà

Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng, TP .HCM, … lƣợng mƣa axít luôn cao hơn gấp 2 tới 3

lần so với các khu vực có giá trị sinh thái cao nhƣ Cúc Phƣơng, Nha Trang, Cà

Mau...

Câu 1: Theo em, hiện tượng mưa axit trong văn bản này đề cập đến những loại

đơn chất, hợp chất nào?

Đáp án:

- Mức đầy đủ:

Nêu đƣợc từ 8 đến 11 các đơn chất, hợp chất hóa học: Lƣu huỳnh, nitơ, lƣu huỳnh

đioxit (SO2), nitơ đioxit (NO2), nƣớc, không khí, axit sunfuric (H2SO4), axit nitric

(HNO3, kim loại chì, oxit kim loại, oxit chì

- Mức chưa đầy đủ:

Chỉ nêu đƣợc từ 5 đến 8 đơn chất, hợp chất hóa học

- Không đạt:

Page 45: Thiết kế và dùng hệ thống bài tập theo hướng tiếp cận Pisa trong dạy học phần hóa học vô cơ lớp 9

,

38

Nêu dƣới 5 đơn chất, hợp chất hóa học hoặc nêu không đúng, hoặc không trả lời

Câu 2: Có nhiều giải pháp được cho là góp phần ngăn ngừa hiện tượng mưa

axit. Khoanh tròn “Có” hoặc “Không” ứng với mỗi trường hợp

Giải pháp này có góp phần ngăn ngừa hiện tƣợng mƣa axit hay

không?

Có hoặc

không?

1. Cần tuân thủ nghiêm ngặt các quy định về phát thải nhằm hạn chế

tối đa phát tán SOx và NOx vào khí quyển. Có/ Không

2. Lắp đặt các thiết bị khử và hấp phụ SOx và NOx. Có/ Không

3. Không cho phép các nhà máy có lƣợng khí thải SOx, NOx ra ngoài

môi trƣờng đƣợc hoạt động Có/ Không

4. Nâng cao chất lƣợng nhiên liệu hóa thạch bằng cách loại bỏ triệt

để lƣu huỳnh và nitơ có trong dầu mỏ và than đá trƣớc khi sử dụng. Có/ Không

5. Các nhà máy phải xây dựng ống khói thật cao để các khí SOx,

NOx phát tán đƣợc nhanh. Có/ Không

(Chú thích: - SOx thì có thể là SO2 hay SO3.

- NOx thì có thể là N2O ; NO ; NO2 ; N2O5)

- Mức đầy đủ:

Trả lời đúng tất cả các câu theo thứ tự: Có, Có, Không, Có, Không

- Mức chưa đầy đủ:

Trả lời đúng 2 hoặc 3, 4 ý

- Không đạt:

Chỉ trả lời đúng 1 ý hoặc không trả đúng ý nào, hoặc không trả lời

Câu 3: Một điều nghịch lý là chính các biện pháp chống ô nhiễm, áp dụng ở khu

vực xung quanh những cơ sở sản xuất điện, lại góp phần gieo rắc mƣa axit trên diện

rộng. Do các nhà máy buộc phải xây ống khói thật cao nhằm tránh ô nhiễm cho môi

trƣờng địa phƣơng, các hóa chất gây mƣa axit đã lan tỏa đi xa hàng trăm, thậm chí

hàng nghìn km khỏi nguồn.

Có bạn cho rằng, nếu vậy không nên xây các ống khói cao ở các nhà máy vì tốn

kém và góp phần reo rắc mưa axit trên diện rộng. Ý kiến của em thì sao?

Đáp án:

- Mức đầy đủ:

Page 46: Thiết kế và dùng hệ thống bài tập theo hướng tiếp cận Pisa trong dạy học phần hóa học vô cơ lớp 9

,

39

Vẫn cần có các ống khói thải khí thải ở các nhà máy. Tuy nhiên, cần cải tiến các

ống khói ở các nhà máy, xử lý tối ƣu các khí thải trƣớc khi thải ra ngoài môi trƣờng.

- Mức chưa đầy đủ:

Chỉ nêu đƣợc việc cần phải xây dựng các ống khói thải khí ở các nhà máy nhƣng

chƣa nói đến việc xử lý các khí thải trƣớc khi thải ra ngoài môi trƣờng.

- Không đạt:

Nếu đồng ý với ý kiến của bạn hoặc không đƣa ra câu trả lời

Bài tập 2: Tƣợng Caryatid (dựa theo[30])

Hình vẽ dƣới đây là những bức tƣợng Caryatid (tƣợng hình phụ nữ thay cho

cột) đƣợc xây dựng ở Acropolis tại Athen hơn 2500 năm trƣớc. Các bức tƣợng này

đƣợc tạc từ một loại đá gọi là đá cẩm thạch. Đá cẩm thạch đƣợc tạo thành từ Canxi

cacbonat. Năm 1980, những bức tƣợng nguyên bản đã đƣợc chuyển vào trong bảo

tàng Acropolis và đƣợc thay thế bởi những bản sao đúng nhƣ thật. Những bức

tƣợng nguyên bản đã bị ăn mòn bởi mƣa axit.

Em hãy đề xuất cách tiến hành thí nghiệm để tìm hiểu tác động của mƣa axit

lên đá cẩm thạch? (Cho biết giấm ăn có thành phần chính là axit axetic CH3COOH

và nước mưa có cùng nồng độ axit)

Page 47: Thiết kế và dùng hệ thống bài tập theo hướng tiếp cận Pisa trong dạy học phần hóa học vô cơ lớp 9

,

40

Đáp án:

- Mức đầy đủ:

Đề xuất và giải thích đƣợc ít nhất 2 mục đích của cách tiến hành thí nghiệm:

Đặt các mảnh đá cẩm thạch nhƣ nhau về khối lƣợng vào cốc 1 đựng giấm ăn, cốc 2

đựng nƣớc cất (nƣớc nguyên chất) qua một đêm. Khi đá cẩm thạch đƣợc cho vào

trong giấm ăn, có những bọt khí đƣợc tạo ra. So sánh khối lƣợng của mảnh đá cẩm

thạch đƣợc xác định trƣớc và sau thí nghiệm.

Mục đích:

- Để so sánh với thí nghiệm giữa giấm ăn và đá cẩm thạch và vì thế cho thấy axit

(giấm ăn) là cần thiết cho phản ứng.

- Để đảm bảo rằng nước mưa phải có tính axit như mưa axit thì mới gây ra phản

ứng hóa học được.

- Để xem liệu rằng còn có những lý do nào khác gây ra những lỗ trên các miếng đá

cẩm thạch hay không.

- Bởi vì thí nghiệm này cho thấy rằng các miếng đá cẩm thạch không phải phản ứng

với bất kỳ chất lỏng nào do nước là trung tính.

- Mức chưa đầy đủ:

Đƣa ra đƣợc cách tiến hành thí nghiệm nhƣng chƣa giải thích đƣợc hoặc mới chỉ

đƣa ra 1 mục đích của việc tiến hành thí nghiệm đó

- Không đạt:

Đề xuất thí nghiệm không đúng hoặc không đề xuất thí nghiệm

Bài tập 3: Những bức tƣợng đá

Những bức tƣợng bằng đá, hay đền thờ TaMaHan ở Ấn Độ bị phá huỷ một

phần là một trong những vấn đề rất đƣợc quan tâm của các nhà khảo cổ, hay lịch sử

học... Theo em, lý do nào đƣợc quan tâm đến nhiều nhất?

A. Không khí. B. Nhiệt độ

C. Bão D. Mƣa axit.

Đáp án:

- Mức đầy đủ:

Page 48: Thiết kế và dùng hệ thống bài tập theo hướng tiếp cận Pisa trong dạy học phần hóa học vô cơ lớp 9

,

41

Chọn đáp án D và giải thích: Mƣa axit tác dụng với canxi cacbonat là thành phần

chính của những bức tƣợng này

- Mức chưa đầy đủ:

+ Chọn đáp án D nhƣng không có lời giải thích

+ Hoặc: Đƣa ra đáp án A có kèm theo lời giải thích: nếu không khí bị ô nhiễm càng

nặng nề thì sự phá hủy càng nhanh

- Không đạt:

+ Chọn đáp án D nhƣng lời giải thích hoàn toàn sai, không đúng bản chất vấn đề,

hoặc: đƣa ra đáp án khác hoặc không trả lời

Bài tập 4: Thạch nhũ

Một nhóm HS đi thăm quan du lịch vịnh Hạ Long. Các bạn thực sự ngạc nhiên khi

đƣợc nhìn thấy những hang động nơi đây.

Bức ảnh dƣới đây là một trong những hang động mà các bạn đã đến.

Bạn Hồng tự hỏi: Hang động này rất đẹp nhƣng không biết những thạch nhũ này

đƣợc hình thành nhƣ thế nào nhỉ?

Em hãy đưa ra lời giải đáp giúp bạn Hồng nhé.

Đáp án:

- Mức đầy đủ:

Giải thích rõ sự tạo thành thạch nhũ gồm 2 quá trình:

Page 49: Thiết kế và dùng hệ thống bài tập theo hướng tiếp cận Pisa trong dạy học phần hóa học vô cơ lớp 9

,

42

+ Phá hủy đá vôi CaCO3 do tác dụng của nƣớc mƣa có hòa tan CO2 tạo ra muối

Ca(HCO3)2 tan: CaCO3 + CO2 + H2O → Ca(HCO3)2

+ Sự phân hủy Ca(HCO3)2 theo các kẽ nứt chảy xuống các vòm hang và bị phân

hủy tạo thành thạch nhũ:

Ca(HCO3)2 → CaCO3 ↓ + CO2 + H2O

- Mức chưa đầy đủ:

Chỉ đƣa ra đƣợc sự phân hủy Ca(HCO3)2 theo các kẽ nứt chảy xuống các vòm hang

và bị phân hủy tạo thành thạch nhũ:

Ca(HCO3)2 → CaCO3 ↓ + CO2 + H2O

- Không đạt:

Không đƣa ra lời giải thích hoặc lời giải thích không đúng bản chất vấn đề.

Bài tập 5: Điều chế SO2

Hãy lựa chọn hoá chất và các dụng cụ cần thiết để điều chế khí SO2 tinh khiết.

Vẽ sơ đồ thí nghiệm điều chế khí SO2 tinh khiết đó.

Đáp án:

- Mức đầy đủ:

Đƣa ra đầy đủ hóa chất, dụng cụ và vẽ đúng sơ đồ và có giải thích lý do lựa chọn

hóa chất và cách sắp xếp vị trí các dụng cụ, hóa chất

Có thể đƣa ra hóa chất, dụng cụ, sơ đồ và cách giải thích nhƣ sau:

Hoá chất: Cu với H2SO4 đặc, hoặc dung dịch Na2SO3 với dung dịch H2SO4,

CuSO4 khan, bông tẩm NaOH đặc

Dụng cụ: Bình cầu đáy tròn có nhánh, giá thí nghiệm, 2 bình tam giác, ống

dẫn khí, đèn cồn.

Giải thích: + PTHH: Cu + H2SO4 đ ot CuSO4 + SO2 + H2O

Hoặc: Na2SO3 + H2SO4 ot NaHSO4 + SO2 + H2O

+ Bình cầu đáy tròn: Để hóa chất tập trung vào đáy ống nghiệm, vị trí đun trên ngọn

lửa đèn cồn

+ Bình đựng CuSO4 khan: để hấp thụ hơi nƣớc

+ Bông tẩm xút NaOH: hấp thụ axit còn dƣ

Page 50: Thiết kế và dùng hệ thống bài tập theo hướng tiếp cận Pisa trong dạy học phần hóa học vô cơ lớp 9

,

43

Sơ đồ:

- Mức chưa đầy đủ:

+ Vẽ đƣợc sơ đồ thí nghiệm nhƣng chƣa giải thích cách lựa chọn hóa chất và cách

thiết kế vị trí dụng cụ, hóa chất

+ Hoặc: Chỉ nêu đƣợc dụng cụ, hóa chất và trình bày ý tƣởng sắp xếp dụng cụ, hóa

chất nhƣng chƣa vẽ đƣợc sơ đồ thí nghiệm

- Không đạt:

+ Không vẽ đúng sơ đồ

+ Có vẽ sơ đồ nhƣng hóa chất, dụng cụ không hợp lý

+ Không đƣa ra phƣơng án lựa chọn hóa chất, dụng cụ, sơ đồ thí nghiệm

Bài tập 6: Khí SO2 trong không khí

Khí SO2 do nhà máy thải ra là nguyên nhân quan trọng nhất gây ô nhiễm

không khí. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) quy định: Nếu lƣợng SO2 vƣợt quá 3.10-5

mol/m3 thì coi nhƣ không khí bị ô nhiễm SO2 .Tiến hành phân tích 50 lít không khí

ở một thành phố thấy 0,012 mg SO2 thì không khí đó có bị ô nhiễm SO2 hay không?

Đáp án:

- Mức đầy đủ:

Kết luận đúng dựa trên tính toán nhƣ sau:

Đổi: 50 lít = 50.10-3

m3

. Số mol SO2 = 30,012.1

4

0

4

0,187.10-6

(mol).

Page 51: Thiết kế và dùng hệ thống bài tập theo hướng tiếp cận Pisa trong dạy học phần hóa học vô cơ lớp 9

,

44

Trong 50.10-3

m3 có 0,187.10

-6 mol SO2

=> 1 m3

có x mol SO2

=> x = 3,75.10-6

mol/ m3 < 30.10

-6 mol/m

3 => Không khí không bị ô nhiễm

- Mức chưa đầy đủ:

+ Khẳng định không khí không bị ô nhiễm nhƣng chƣa tính toán chứng minh đƣợc

+ Hoặc tính toán đúng nhƣng kết luận sai: không khí có bị ô nhiễm

+ Hiểu đúng bản chất vấn đề, các bƣớc tính toán đúng nhƣng kĩ năng tính toán sai

(có thể do viết sai)

- Không đạt:

+ Kết luận không khí không bị ô nhiễm nhƣng tính toán sai bản chất vấn đề

+ Tính toán sai và kết luận không khí bị ô nhiễm hoặc không làm bài

Bài tập 7: Phân bón hóa học

Trên các bao bì phân bón NPK thƣờng kí hiệu bằng chữ số nhƣ: 20.10.10

hoặc 15.11.12 v.v... Kí hiệu này cho ta biết tỉ lệ khối lƣợng các thành phần của N,

P2O5, K2O trong mẫu phân đƣợc đóng gói. Hình bên là một mẫu bao bì phân bón

hiện đang bán trên thị trƣờng:

Bạn An nhìn mẫu bão bì trên và cho rằng:

- Đây là loại phân bón kép

Page 52: Thiết kế và dùng hệ thống bài tập theo hướng tiếp cận Pisa trong dạy học phần hóa học vô cơ lớp 9

,

45

- Trong loại phân bón này, hàm lƣợng của nguyên tố P cao nhất, sau đó đến nguyên

tố N, thấp nhất là nguyên tố K.

Bạn Hoa nhìn mẫu bao bì trên và nói rằng:

Bạn cũng đồng ý với ý kiến của bạn An: đây là loại phân bón kép. Nhƣng theo bạn,

trong loại phân bón trên, hàm lƣợng của nguyên tố N cao nhất, rồi đến nguyên tố P,

thấp nhất là K.

Em có nhận xét gì về ý kiến của hai bạn?

Đáp án:

- Mức đầy đủ:

Khẳng định cả hai bạn cho rằng đây là phân bón kép là đúng, vì loại phân bón này

chứa cả 3 nguyên tố dinh dƣỡng: N, P, K và tính toán khẳng định kết luận của bạn

Hoa là đúng:

+ Hàm lƣợng của nguyên tố N là 6%

Tỉ lệ của P trong P2O5 là: 31 2

0,44141

x

Hàm lƣợng của nguyên tố P là: % P = 0,44 x 8% = 3.52 %

+ Tỉ lệ của K trong K2O là: 39 2

0,8394

x

Hàm lƣợng của nguyên tố K này là: %K = 0,83 x 4% = 3,32%

Vậy, hàm lƣợng nguyên tố N trong loại phân bón này cao nhất, rồi đến P, thấp nhất

là nguyên tố K

- Mức chưa đầy đủ:

+ Chỉ nêu đƣợc: Cả hai bạn cho rằng đây là phân bón kép là đúng, vì loại phân bón

này chứa cả 3 nguyên tố dinh dƣỡng: N, P, K

+ Chỉ tính toán để chỉ ra đƣợc hàm lƣợng nguyên tố N trong loại phân bón này cao

nhất, rồi đến P, thấp nhất là nguyên tố K nhƣng chƣa khẳng định kết luận của bạn

Hoa đúng

+ Tính toán đúng nhƣng kết luận sai

+ Đƣa ra ý kiến đúng nhƣng chƣa tính toán và giải thích

- Không đạt:

Tính toán, giải thích sai bản chất vấn đề hoặc không đƣa ra ý kiến, không tính toán

và giải thích

Page 53: Thiết kế và dùng hệ thống bài tập theo hướng tiếp cận Pisa trong dạy học phần hóa học vô cơ lớp 9

,

46

Bài tập 8: Phân bón kép

Ba nguyên tố cơ bản là chất dinh dƣỡng cho thực vật, đó là: Nitơ (N);

Photpho (P); Kali (K).

Hợp chất của nitơ làm tăng trƣởng lá cây và tinh bột trong ngũ cốc.

Hợp chất của photpho kích thích bộ rễ phát triển và hoa quả chín sớm.

Hợp chất của kali tăng cƣờng sức chịu đựng cho thực vật.

Dƣới đây là hàm lƣợng của N, P, K có trong 3 mẫu phân bón kép NPK:

MẪU PHÂN BÓN % N % P % K

1 10 10 20

2 6 15 15

3 14 6 20

Dùng số liệu của bảng, hãy:

a) Vẽ biểu đồ biểu thị chất dinh dƣỡng có trong loại phân bón 3

b) Vẽ biểu đồ so sánh hàm lƣợng của nitơ có trong 3 loại phân bón

c) Giới thiệu mẫu phân bón cho ngô, khoai để có hàm lƣợng nitơ bằng hàm lƣợng

photpho và có hàm lƣợng kali cao.

Đáp án:

- Mức đầy đủ:

+ Vẽ đúng biểu đồ 1 và 2:

Biểu đồ 1:

Biểu đồ 2:

Page 54: Thiết kế và dùng hệ thống bài tập theo hướng tiếp cận Pisa trong dạy học phần hóa học vô cơ lớp 9

,

47

+ Xác định đƣợc: mẫu phân bón số 1 cho ngô, khoai để có hàm lƣợng nitơ bằng

hàm lƣợng photpho và có hàm lƣợng kali cao

- Mức chưa đầy đủ:

Vẽ đƣợc 1 hoặc 2 biểu đồ và xác định đƣợc mẫu phân bón số 1 cho ngô, khoai để có

hàm lƣợng nitơ bằng hàm lƣợng photpho và có hàm lƣợng kali cao

- Không đạt:

Chỉ xác định đƣợc mẫu phân bón số 1 cho ngô, khoai để có hàm lƣợng nitơ bằng

hàm lƣợng photpho và có hàm lƣợng kali cao hoặc không có câu trả lời

Bài tập 9: Bón phân đạm cho rau

(dựa theo [22, tr.39])

Một ngƣời làm vƣờn đã dùng 300 gam (NH4)2SO4 để bón rau.

Hãy tính khối lƣợng của nguyên tố dinh dƣỡng mà ngƣời làm vƣờn đã bón cho

ruộng rau?

Đáp án:

- Mức đầy đủ: Đƣa ra cách tính toán đúng, ví dụ có thể tính nhƣ sau:

(NH4)2SO4 → 2 N

132 gam 28 gam

300 gam x gam => x = (300.28)/132 ≈63,64 gam

Page 55: Thiết kế và dùng hệ thống bài tập theo hướng tiếp cận Pisa trong dạy học phần hóa học vô cơ lớp 9

,

48

- Mức chưa đầy đủ: Cách tính toán đúng bản chất vấn đề nhƣng quá trình tính toán

có thể bị sai (do viết nhầm số, các phép tính sai kết quả ...)

- Không đạt: Không tính toán hoặc tính sai bản chất vấn đề, hiểu sai đề bài

Bài tập 10: Bón vôi và phân đạm

Khử đất chua bằng vôi và bón phân đạm cho cây đúng cách là cách nào sau đây?

A. Cách nào cũng đƣợc

B. Bón đạm cùng một lúc với vôi

C. Bón vôi khử chua trƣớc rồi vài ngày sau mới bón đạm

D. Bón phân đạm trƣớc rồi vài ngày sau mới bón vôi khử chua.

- Mức đầy đủ: đáp án B

- Không đạt: đáp án khác hoặc không đƣa ra đáp án

Bài tập 11: Thuốc nổ đen

Thuốc nổ đen đƣợc ngƣời Trung Quốc và Việt Nam sử dụng từ nhiều thế kỉ

trƣớc khi ngƣời Châu Âu biết đến thuốc nổ. Thuốc nổ đen là một trong những loại

thuốc nổ đƣợc biết đến sớm và đƣợc sử dụng nhiều. Công thức kinh nghiệm của

thuốc nổ đen là: “nhứt đồng thán, bán đồng sinh, lục đồng diêm”. Công thức này

đƣợc hiểu là: thuốc nổ đen là hỗn hợp nghiền mịn, trộn đều của diêm tiêu KNO3,

than gỗ C và lƣu huỳnh S theo tỷ lệ khối lƣợng:

Page 56: Thiết kế và dùng hệ thống bài tập theo hướng tiếp cận Pisa trong dạy học phần hóa học vô cơ lớp 9

,

49

Để sản xuất 250 gam thuốc nổ đen, theo em, cần bao nhiêu gam khối lượng mỗi

chất?

Đáp án:

- Mức đầy đủ: Tính đúng khối lƣợng của các chất:

Khối lƣợng của KNO3 = 250 . 75% = 187,5 gam

Khối lƣợng của S = 250 . 12% = 30 gam

Khối lƣợng của C = 250 . 13% = 32,5 gam

- Mức chưa đầy đủ:

+ Tính đúng khối lƣợng của 2 trong 3 chất trên

+ Nêu cách tính toán 3 chất trên là đúng nhƣng có sai sót trong quá trình tính

- Không đạt:

+ Chỉ tính đúng khối lƣợng của 1 chất

+ đƣa ra kết quả tính có thể đúng nhƣng cách tính không đúng bản chất

+ Không tính toán và đƣa ra kết quả

Bài tập 12: Muối Natriclorua

Ở bên hông một bao thực phẩm có ghi: " Không có hóa chất nhân tạo". Ở

một bên khác, trong các thành phần đƣợc liệt kê, có "muối biển" là natri clorua có

rất nhiều trong nƣớc biển. Natri clorua cũng có thể điều chế nhân tạo bàng cách pha

trộn hai hóa chất độc hại là Natri hidroxit và axit clohidric. Theo em, phát biểu nào

dưới đây là đúng?

A. Có hai loại natri clorua, một loại nhân tạo và một loại có trong tự nhiên

B. Muối biển luôn luôn là dạng natri clorua tinh khiết hơn natri clorua nhân tạo

C. Natri clorua nhân tạo là chất nguy hiểm vì đƣợc tạo bởi các hóa chất độc, trong

khi sử dụng muối biển hoàn toàn an toàn.

D. Không có khác biệt hóa học nào giữa natri clorua tinh khiết từ nguồn tự nhiên

hoặc nhân tạo.

Đáp án:

- Mức đầy đủ: Chọn đáp án D và giải thích: Natri clorua tinh khiết từ nguồn tự

nhiên hoặc nhân tạo thì đều là 1 chất có công thức hóa học là NaCl

Page 57: Thiết kế và dùng hệ thống bài tập theo hướng tiếp cận Pisa trong dạy học phần hóa học vô cơ lớp 9

,

50

- Mức chưa đầy đủ:

+ Chọn đáp án D nhƣng không đƣa ra lời giải thích

+ Giải thích đúng nhƣng không chọn đáp án D

- Không đạt:

+ Chọn đáp án D nhƣng giải thích không đúng

+ Lựa chọn đáp án khác D

+ Không giải thích, không đƣa ra đáp án trả lời.

Bài tập 13: Tốc độ phản ứng giữa kẽm và dung dịch axit sunfuric

(dựa theo [22, tr.19])

Bảng dƣới đây cho biết kết quả của 6 thí nghiệm xảy ra giữa kẽm và dung

dịch axit sunfuric loãng. Trong mỗi thí nghiệm, ngƣời ta dùng 0,4 gam kẽm tác

dụng với thể tích bằng nhau của axit, nhƣng có nồng độ khác nhau.

Thí nghiệm Nồng độ axit Nhiệt độ (oC) Kẽm ở dạng

Thời gian phản ứng

xong (s)

1 2M 25 Lá 190

2 4M 25 Bột 85

3 4M 35 Lá 62

4 4M 50 Bột 15

5 4M 35 Bột 45

6 6M 50 Bột 11

Những thí nghiệm nào chứng tỏ rằng:

a) Phản ứng xảy ra nhanh hơn khi tăng nhiệt độ?

b) Phản ứng xảy ra nhanh hơn khi tăng diện tích tiếp xúc?

c) Phản ứng xảy ra nhanh hơn khi tăng nồng độ axit?

Đáp án:

- Mức đầy đủ:

Xác định đúng các thí nghiệm:

a) Thí nghiệm 2, 4, và 5

b) Thí nghiệm 3 và 5

Page 58: Thiết kế và dùng hệ thống bài tập theo hướng tiếp cận Pisa trong dạy học phần hóa học vô cơ lớp 9

,

51

c) Thí nghiệm 4 và 6

- Mức chưa đầy đủ:

Chỉ xác định đúng thí nghiệm cho 2 trong 3 phần a, b, hoặc c

- Không đạt:

+ Không đƣa ra hoặc chỉ đƣa ra 1 thí nghiệm đúng trong 3 phần a, b, hoặc c

+ Không đƣa ra phƣơng án lựa chọn nào cả

Bài tập 14: Pha loãng axit sunfuric

Trong các quyên sach hoa hoc thƣờng ghi câu sau đê canh báo bạn đọc : “

Trong bât ki tinh huông nao cung không đươc đô nươc vao axit sunf uric đâm đăc ,

mà chỉ được đổ từ từ axit sunfuric đặc vào nước”.

Theo em, vì sao lại có lời cảnh báo như vây ?

Đáp án:

- Mức đầy đủ:

Giải thích rõ ràng, đúng bản chất 1 trong 2 vấn đề sau:

+ Khi axit sunfuric gă p nƣơc thi lâp tƣc se co quá trình hiđrat hóa xảy ra, đông thơi

sẽ tỏa ra một nhiệt lƣợng lớn . Axit sunfuric đăc giông nhƣ dâu va năng hơn trong

nƣơc. Nêu ban cho nƣơc vao axit, nƣơc se hòa tan và nôi trên bê măt axit . Nhiệt tỏa

ra, làm dung dịch axit sôi mãnh liệt và bắn tung tóe mang theo các giọt axit gây

nguy hiêm.

+ Khi cho axit sunfuric vao nƣơc thi: axit sunfuric đăc năng hơn nƣơc, nêu cho tƣ tƣ

axit vao nƣơc , nó sẽ chìm xuống đáy nƣớc , sau đo đƣợc khuấy đều trong toàn bộ

dung dich. Nhƣ vây, nhiêt lƣơng sinh ra đƣơc phân bô đêu trong dung dich, nhiêt đô

sẽ tăng từ từ không làm cho nƣớc sôi lên một cách quá nhanh .

- Mức chưa đầy đủ:

Hiểu đúng vấn đề nhƣng giải thích diễn đạt chƣa rõ ý

- Không đạt:

Giải thích không đúng bản chất vấn đề hoặc không giải thích.

Bài tập 15: Thu khí HCl

Page 59: Thiết kế và dùng hệ thống bài tập theo hướng tiếp cận Pisa trong dạy học phần hóa học vô cơ lớp 9

,

52

Trong các hình vẽ sau, xác định hình vẽ đúng nhất mô tả cách thu khí HCl

trong phòng thí nghiệm.

- Mức chưa đầy đủ: Nêu đƣợc hình 2 là hình vẽ đúng nhƣng chƣa giải thích đƣợc

cách lựa chọn. Hoặc: Giải thích đúng nhƣng không lựa chọn hình 2

- Không đạt:

+ Chọn hình 2 nhƣng giải thích sai bản chất vấn đề.

+ Giải thích và lựa chọn sai hoặc không giải thích, lựa chọn.

Bài tập 16: Tính chất vật lý của SO2

Tiến hành một thí nghiệm nhƣ hình vẽ:

Bình cầu chứa khí SO2 có cắm ống dẫn khí vào các cốc đựng nƣớc có nhỏ

thêm vài giọt quỳ tím. Khi mở khoá K hiện tƣợng quan sát đƣợc là:

A. Nƣớc không màu phun vào trong bình cầu

Page 60: Thiết kế và dùng hệ thống bài tập theo hướng tiếp cận Pisa trong dạy học phần hóa học vô cơ lớp 9

,

53

B. Nƣớc có màu hồng phun mạnh vào bình cầu

C. Nƣớc có màu xanh phun mạnh vào bình cầu

D. Không có hiện tƣợng gì xảy ra

Đáp án:

- Mức đầy đủ:

Chọn phƣơng án B và giải thích: Khí SO2 là khí tan nhiều trong nƣớc, tạo thành

dung dịch H2SO3 làm quỳ tím chuyển màu hồng, nên nƣớc có màu hồng phun mạnh

vào bình cầu.

- Mức chưa đầy đủ:

Chọn phƣơng án B nhƣng không giải thích hoặc giải thích đúng nhƣng không lựa

chọn phƣơng án B

- Không đạt:

Chọn phƣơng án B nhƣng giải thích sai bản chất vấn đề hoặc không lựa chọn, giải

thích phƣơng án nào cả.

Bài tập 17: Bình cứu hỏa

(Dựa theo [22, tr. 91])

Bình chữa cháy (bình cứu hỏa) phun bọt dạng axit - kiềm có cấu tạo nhƣ sau:

- Ống thủy tinh hở miệng đựng dung dịch axit sunfuric

Page 61: Thiết kế và dùng hệ thống bài tập theo hướng tiếp cận Pisa trong dạy học phần hóa học vô cơ lớp 9

,

54

- Bình đựng dung dịch Natri hiđrocacbonat có nồng độ cao

Bình thƣờng, bình chữa cháy đƣợc để thẳng đứng, không đƣợc để nằm. Khi chữa

cháy, phải dốc ngƣợc bình lên.

1. Vì sao bình chữa cháy khi bảo quản phải để thẳng đứng nhƣng khi chữa cháy lại

phải dốc ngƣợc bình lên?

2. Tính thể tích khí CO2 (đktc) tạo thành để dập tắt đám cháy nếu trong bình chữa

cháy có dung dịch chứa 490 gam H2SO4 tác dụng hết với dung dịch NaHCO3.

Đáp án:

- Mức đầy đủ:

Giải thích và tính toán đúng

1. Khi chữa cháy, phải dốc ngƣợc bình để xảy ra phản ứng hóa học sau:

2 NaHCO3 + H2SO4 → Na2SO4 + 2 CO2 + 2 H2O

Khí CO2 sinh ra nặng hơn không khí và không tác dụng với Oxi nên nó có tác dụng

ngăn không cho vật cháy tiếp xúc với không khí để dập tắt đám cháy.

2. số mol CO2 = 2. số mol H2SO4 = 2. 490/98 = 10 (mol)

Thể tích CO2 ở đktc = 10 . 22,4 = 224 (lít)

- Mức chưa đầy đủ: Chỉ làm đúng 1 trong 2 phần hoặc hiểu đúng bản chất cách

giải thích và các quá trình tính toán nhƣng bị sai do nhầm lẫn tính toán, do cách

diễn đạt, viết nhầm lẫn số ...

- Không đạt: Giải thích, tính toán không đúng bản chất vấn đề hoặc không làm bài

Bài tập 18: Bột nở

Bạn Quyên muốn tự làm 1 chiếc bánh mì để tặng mẹ nhân ngày sinh nhật.

Trong cuốn sách dạy làm bánh, bạn đọc thấy phần hƣớng dẫn chuẩn bị nguyên liệu

làm bánh nhƣ sau:

Nguyên liệu:

- 1 muỗng canh dầu thực vật hoặc bơ

- 2 muỗng canh bột mì làm bánh

- 1 thìa bột nở

- Muối, đường

- 2 quả trứng

Page 62: Thiết kế và dùng hệ thống bài tập theo hướng tiếp cận Pisa trong dạy học phần hóa học vô cơ lớp 9

,

55

Bạn Quyên thắc mắc: không biết bột nở có công thức hóa học là gì? Tại sao khi làm

bánh mì lại cần có bột nở? Em hãy giải thích giúp bạn Quyên nhé.

Đáp án:

- Mức đầy đủ:

Giải thích và viết phƣơng trình hóa học đúng:

+ Bột nở có công thức hóa học là: (NH4)2CO3

+ Bột nở đƣợc dùng trong làm bánh vì khi trộn thêm vào bột mì, lúc nƣớng bánh

(NH4)2CO3 phân huỷ thành các chất khí và hơi nên làm cho bánh xốp và nở.

(NH4)2CO3 ot 2NH3 + CO2 + H2O

- Mức chưa đầy đủ:

Chỉ giải thích đúng hoặc viết phƣơng trình hóa học đúng

- Không đạt:

Giải thích và viết phƣơng trình hóa học sai bản chất vấn đề

Bài tập 19: Thí nghiệm nung nóng đồng (II) cacbonat

(Dựa theo [23])

5 bạn HS An, Hồng, Lan, Hải, Long cùng tiến hành 1 thí nghiệm nhƣ sau:

Mỗi bạn chuẩn bị 1 ống nghiệm sạch chứa 24,8 gam muối đồng (II) cacbonat

CuCO3. Các bạn đều biết rằng: khi đung nóng, muối này bị phân hủy dần theo

phƣơng trình phản ứng: CuCO3 ot CuO + CO2 (k)

Các bạn tiến hành nung nóng các ống nghiệm của mình, rồi để nguội, sau đó cân

chất rắn còn lại trong ống nghiệm. Mỗi bạn lặp lại các thí nghiệm này 3 lần nữa để

CuCO3 phân hủy hết. Các kết quả thí nghiệm của các bạn đƣợc ghi lại trong bảng

sau:

ỐNG NGHỆM Khối lƣợng chất rắn sau mỗi lần nung (gam)

Lần thứ 1 Lần thứ 2 Lần thứ 3 Lần thứ 4

Bạn An 17,2 17 16 16

Bạn Hồng 19,6 19 17 16

Bạn Lan 32 19,4 18,2 17

Bạn Hải 16 16 16 16

Page 63: Thiết kế và dùng hệ thống bài tập theo hướng tiếp cận Pisa trong dạy học phần hóa học vô cơ lớp 9

,

56

Bạn Long 24,8 24,8 24,8 24,8

Câu 1: Hãy dùng kết quả ở bảng trên để trả lời những câu hỏi sau:

1. Ống nghiệm nào đã bị bỏ quên, không đun nóng?

2. Ống nghiệm nào có kết quả cuối cùng dự đoán là sai? Vì sao?

3. Vì sao khối lƣợng chất rắn trong ống nghiệm A là không đổi sau lần nung thứ 3

và thứ 4?

4. Ống nghiệm nào mà toàn lƣợng đồng (II) cacbonat đã bị phân hủy sau lần nung

thứ nhất?

Đáp án:

- Mức đầy đủ: Trả lời đúng

1. Ống nghiệm của bạn Long (khối lƣợng CuCO3 không thay đổi)

2. Ống nghiệm của bạn Lan, vì khác kết quả của những bạn khác

3. Sau lần nung thứ 3, toàn bộ lƣợng CuCO3 đã bị phân hủy hết thành CuO

4. Ống nghiệm của bạn Hải

- Mức chưa đầy đủ: Trả lời đúng 2 hoặc 3 ý trên

- Không đạt: Không có hoặc chỉ có 1 ý trả lời đúng; hoặc không đƣa ra câu trả lời

Câu 2: Hãy tính toán để chứng minh kết quả thí nghiệm của những ống nghiệm nào

là đúng.

Đáp án:

- Mức đầy đủ: Tính toán và kết luận đúng:

Theo phƣơng trình hóa học:

124 gam CuCO3 sau khi bị phân hủy sinh ra 80 gam CuO

Vậy 24,8 gam CuCO3 sau khi bị phân hủy sinh ra:

80 24,816( )

124CuO

xm g CuO

Thí nghiệm đƣợc tiến hành trong các ống nghiệm của các bạn An, Hồng, Hải là

đúng.

- Mức chưa đầy đủ: Tính toán đúng nhƣng kết luận chƣa đúng

- Không đạt: Tính toán và đƣa ra kết luận không đúng.

Page 64: Thiết kế và dùng hệ thống bài tập theo hướng tiếp cận Pisa trong dạy học phần hóa học vô cơ lớp 9

,

57

Bài tập 20: Thuốc muối - NaHCO3

Khi X trong vị dạ dày có nồng độ nhỏ hơn 0.00001 M thì mắc bệnh khó tiêu.

Khi nồng độ lớn hơn 0.001 M thì mắc bệnh ợ chua. Trong một số thuốc chữa đau dạ

dày có thuốc muối NaHCO3. X là :

A. NaCl B. HCl. C. CO2. D. NaOH.

Đáp án:

- Mức đầy đủ:

Chọn đáp án B vì: HCl + NaHCO3 → NaCl + CO2 + H2O

- Mức chưa đầy đủ:

Chọn đáp án B nhƣng không đƣa ra phƣơng trình hóa học giải thích.

- Không đạt:

Chọn đáp án B nhƣng giải thích không đúng bản chất vấn đề hoặc chọn đáp án khác

hoặc không đƣa ra phƣơng án lựa chọn

Bài tập 21: Không gian xanh

Trích dẫn từ tài liệu [9, tr. 28-30]

Ngƣời ta yêu cầu một ngƣời làm vƣờn tìm cách tốt nhất để giữ cho cỏ trong công

viên đƣợc xanh và tƣơi tốt.

Ngƣời làm vƣờn phát hiện ra rằng: Phân bón hóa học chứa nitơ làm cho cỏ xanh và

tƣơi tốt. Anh ta cũng phát hiện rằng: amoni sunfat, ure và kali nitrat là ba loại phân

hóa học có chứa nitơ. Ngƣời làm vƣờn đã sử dụng các thông tin này để thiết kế và

thực hiện thí nghiệm sau:

- Trong công viên, một bãi cỏ có kích thƣớc mỗi chiều 4 mét, đƣợc chia thành 16 ô,

mỗi ô có diện tích một mét vuông.

- Trên tất cả các ô đều trồng cùng một loại cỏ

- Áp dụng ba cách chăm sóc với các loại phân bón hóa học khác nhau, theo sơ đồ

dƣới đây. Lƣợng phân bón đƣợc dùng sao cho lƣợng nitơ là nhƣ nhau trong mỗi

trƣờng hợp:

1

Không chăm sóc

2

+

Kali nitrat

3

+

Amoni sunfat

4

+

Ure

Page 65: Thiết kế và dùng hệ thống bài tập theo hướng tiếp cận Pisa trong dạy học phần hóa học vô cơ lớp 9

,

58

5

+

Ure

6

+

Không chăm sóc

7

+

Kali nitrat

8

+

Amoni sunfat

9

+

Amoni sunfat

10

+

Ure

11

+

Không chăm sóc

12

+

Kali nitrat

13

+

Kali nitrat

14

+

Amoni sunfat

15

+

Ure

16

+

Không chăm sóc

1. Thí nghiệm này muốn tìm hiểu vấn đề nào sau đây một cách khoa học ?

A. Loại phân hóa học nào có chi phí rẻ nhất để làm cho cỏ tốt hơn ?

B. Lƣợng phân hóa học nào cần dùng để làm cho cỏ tốt hơn?

C. Lƣợng nitơ cần dùng để làm cho cỏ tốt hơn?

D. Loại phân hóa học nào làm cho cỏ tốt hơn?

2. Tại sao mỗi cách chăm sóc được lặp lại ở các vị trí khác nhau trong sơ đồ?

CHƢƠNG II: KIM LOẠI

Bài tâp 22: Tấm lợp kim loại

Tấm kim loại làm mái nhà có thể đƣợc làm từ nhôm hoặc từ tôn (sắt tráng

kẽm). Cả hai đều khó bị gỉ sét. Tuy nhiên, nếu dùng cả hai loại tấm lợp trên cùng

một mái nhà thì nhôm sẽ bỉ gỉ nhanh chóng tại nơi các kim loại tiếp xúc với nhau.

Điều này là do các phản ứng của nhôm, sắt, nƣớc mƣa, không khí và các hóa chất

trong bụi.

Nhôm

Nhôm thƣờng bị

gỉ sắt tại đây

Tôn (sắt tráng kẽm)

Page 66: Thiết kế và dùng hệ thống bài tập theo hướng tiếp cận Pisa trong dạy học phần hóa học vô cơ lớp 9

,

59

Cách nào dưới đây là tốt nhất để ngăn mái nhà không bị gỉ?

A. Chỉ dùng một tấm lợp để làm mái nhà

B. Xiết chặt chỗ nối các tấm để không khí, bụi và nƣớc không thể xâm nhập

C. Xây nhà với mái thật dốc để nƣớc mƣa trôi nhanh chóng

D. Giữ mái nhà sạch, không có bụi nơi nối các tấm lợp kim loại

Đáp án:

- Mức đầy đủ:

Lựa chọn đáp án A

- Không đạt:

Lựa chọn các đáp án khác hoặc không có đáp án

Bài tập 23: Sự ăn mòn kim loại

Sự ăn mòn kim loại (nhƣ là thép,...) có thể gây hao tổn rất nhiều, đặc biệt khi

thép đƣợc dùng nhƣ là vật liệu kiến tạo chịu lực chủ yếu cho cầu cống, nhà cao

tầng, xe hơi. Sự hiểu biết hoá học của quá trình ăn mòn là rất quan trọng để kiểm

soát quá trình này.

Ngƣời ta tiến hành khảo sát sự ăn mòn hóa học của một số kim loại dƣới tác

dụng của khí Oxi và thu đƣợc kết quả nhƣ sơ đồ sau:

Câu 1: Em có nhận xét gì về khả năng bị ăn mòn hóa học của các nhóm kim loại

trên?

Page 67: Thiết kế và dùng hệ thống bài tập theo hướng tiếp cận Pisa trong dạy học phần hóa học vô cơ lớp 9

,

60

Đáp án:

- Mức đầy đủ:

Đƣa ra nhận xét đúng về khả năng bị ăn mòn hóa học của 4 nhóm kim loại trên:

(1): Tốc độ ăn mòn hoá học không đổi; chiều dầy lớp gỉ tăng tuyến tính theo thời

gian.

(2): Quá trình ăn mòn xảy ra chậm hơn.

(3), (4): Quá trình ôxy hoá xảy ra rất nhanh nhƣng tạo nên lớp ôxyt rất bền vững;

tốc độ ôxy hoá hầu nhƣ không tăng theo thời gian

- Mức chưa đầy đủ:

Đƣa ra 2 hoặc 3 nhận xét đúng của 2 hoặc 3 quá trình.

- Mức không đạt: Không đƣa ra hoặc chỉ đƣa ra nhận nhận xét đúng của 1 quá

trình; hoặc không đƣa ra nhận xét nào cả.

Câu 2: Nếu cửa sổ nhà em được làm từ kim loại sắt, em hãy đề xuất một số biện

pháp để làm giảm sự ăn mòn cửa sổ đó?

Đáp án:

- Mức đầy đủ:

Nêu đƣợc tối thiểu 2 biện pháp đúng nhƣ: dùng sơn chống gỉ, lau chùi...

- Mức chưa đầy đủ:

Chỉ nêu đƣợc 1 biện pháp đúng

- Không đạt:

Không nêu biện pháp nào hoặc nêu biện pháp không đúng

Bài tập 24: Bóng đèn sợi đốt

(Trích dẫn từ [32])

Chiếc bóng đèn sợi đốt, đèn sợi đốt hay gọi ngắn gọn hơn là bóng đèn tròn

là một loại bóng đèn dùng để chiếu sáng, dây tóc là bộ phận chính để phát ra ánh

sáng, thông qua vỏ thủy tinh trong suốt. Các dây tóc - bộ phận phát sáng chính của

đèn đƣợc bảo vệ bên ngoài bằng một lớp thủy tinh trong suốt hoặc mờ đã đƣợc rút

hết không khí và bơm vào các khí trơ. Kích cỡ bóng phải đủ lớn để không bị hơi

nóng của nhiệt tỏa ra làm nổ. Hầu hết bóng đèn đều đƣợc lắp vào trong đui đèn,

dòng điện sẽ đi qua đui đèn, qua đuôi đèn kim loại, vào đến dây tóc làm nó nóng lên

Page 68: Thiết kế và dùng hệ thống bài tập theo hướng tiếp cận Pisa trong dạy học phần hóa học vô cơ lớp 9

,

61

và đến mức phát ra ánh sáng. Đèn sợi đốt thƣờng ít đƣợc dùng hơn vì công suất quá

lớn (thƣờng là 60W), hiệu suất phát quang rất thấp (chỉ khoảng 5% điện năng đƣợc

biến thành quang năng, phần còn lại tỏa nhiệt nên bóng đèn khi sờ vào có cảm giác

nóng và có thể bị bỏng).

Vì sao Vonfram (W) thường được lựa chọn để chế tạo dây tóc bóng đèn?

A. Vonfram là kim loại rất dẻo

B. Vonfram có khả năng dẫn điện rất tốt

C. Vonfram là kim loại nhẹ

D. Vonfram có nhiệt độ nóng chảy cao.

Đáp án:

- Mức đầy đủ: Chọn đáp án D

- Mức chưa đầy đủ: Chọn đáp án B.

- Không đạt: Chọn đáp án A hoặc C; hoặc không có đáp án lựa chọn.

Bài tập 25: Tôn kim loại

(dựa theo [33])

Đoạn thông tin sau:

1. Ngày nay, quy mô sản xuất kim loại trên thế giới đã lên đến hàng triệu tấn,

chiếm vị trí thứ ba trong số các kim loại màu. Gần một nửa sản lƣợng kẽm trên

thế giới đƣợc dùng vào việc bảo vệ thép trƣớc một kẻ thù hung ác nhất - đó là

sự han gỉ mà hàng năm nuốt mất hàng chục triệu tấn sắt thép.

Page 69: Thiết kế và dùng hệ thống bài tập theo hướng tiếp cận Pisa trong dạy học phần hóa học vô cơ lớp 9

,

62

5. Xô và chậu tráng kẽm, mái nhà và ống thoát nƣớc tráng kẽm thì dùng đƣợc

nhiều năm. Trong khi đó, nếu một tấm tôn không tráng kẽm thì chỉ cần qua một

trận mƣa nhỏ là đã có thể bị hoen gỉ. Kẽm bảo vệ sắt một cách chắc chắn, giữ

cho sắt không bị ăn mòn, bởi vì chính nó ..... lại không đủ sức chống lại sự ăn

mòn.

10. Kẽm có tính hoạt động hóa học mạnh hơn sắt, nên khi xuất hiện nguy cơ bị oxi

hóa làm cho kim loại bị ăn mòn thì kẽm liền đƣa mình ra để chống đỡ: nó hy

sinh thân mình để cứu sắt khỏi sự hủy diệt. Không phải ngẫu nhiên mà đôi khi

ngƣời ta gọi phƣơng pháp bảo vệ nhƣ vậy là phƣơng pháp “thí mạng”. Nếu tính

đến việc dùng kẽm để giữ cho thép không bị ăn mòn sẽ rẻ hơn rất nhiều so với

dùng các thứ kim loại khác còn nhờ công nghệ mạ kẽm khá đơn giản. "

Hiện nay trên thị trường có nhiều loại tôn như: Tôn lạnh, tôn màu, tôn giả

ngói.... Tuy nhiên, chúng đều được làm từ sắt.

Theo em, một vài lý do để giải thích tại sao hiện nay những tấm tôn này lại đƣợc

dùng khá phổ biến trên thị trƣờng đƣợc thể hiện rõ nhất ở đoạn thông tin nào? Vì

sao?

A. Từ đầu dòng 1 đến hết dòng 4

B. Từ đầu dòng 5 đến hết dòng 9

C. Từ đầu dòng 10 đến hết.

Đáp án:

- Mức đầy đủ:

Page 70: Thiết kế và dùng hệ thống bài tập theo hướng tiếp cận Pisa trong dạy học phần hóa học vô cơ lớp 9

,

63

Chọn đáp án C và giải thích: do kẽm có tính hoạt động hóa học mạnh hơn sắt và

việc dùng kẽm để giữ cho thép không bị ăn mòn sẽ rẻ hơn rất nhiều so với dùng các

thứ kim loại khác

- Mức chưa đầy đủ:

Chọn đáp án C và chỉ giải thích đƣợc nhiều nhất một trong hai lý do trên

- Không đạt:

+ Chọn đáp án C nhƣng không giải thích hoặc giải thích không đúng vấn đề

+ Chọn đáp án A hoặc B, hoặc không chọn đáp án nào cả.

Bài tập 26: Thí nghiệm kim loại tác dụng với dung dịch muối

(dựa theo [22, tr 20-21])

Nhằm xác định vị trí của những kim loại X, Y, Z, T trong dãy hoạt động hóa

học, ngƣời ta thực hiện phản ứng của kim loại với dung dịch muối của kim loại

khác, kết quả thu đƣợc nhƣ sau:

- Thí nghiệm 1: Kim loại X đẩy đƣợc kim loại Z ra khỏi dung dịch muối

- Thí nghiệm 2: Kim loại Y đẩy đƣợc kim loại Z ra khỏi dung dịch muối

- Thí nghiệm 3: Kim loại X đẩy đƣợc kim loại Y ra khỏi dung dịch muối

- Thí nghiệm 4: Kim loại Z đẩy đƣợc kim loại T ra khỏi dung dịch muối

Mức độ hoạt động hóa học của các kim loại theo chiều tăng dần là:

A. T, Y, Z B. Y, X, T, Z

C. X, Y, Z, T D. T, Z Y, X

Đáp án:

- Mức đầy đủ:

Lựa chọn phƣơng án D và có giải thích:

Thí nghiệm 1 => Kim loại X mạnh hơn kim loại Z

Thí nghiệm 2 => Kim loại Y mạnh hơn kim loại Z

Thí nghiệm 3 => Kim loại X mạnh hơn kim loại Y

Thí nghiệm 4 => Kim loại Z mạnh hơn kim loại T

- Mức chưa đầy dủ: Lựa chọn phƣơng án D nhƣng không giải thích hoặc giải thích

đúng nhƣng phƣơng án lựa chọn không đúng

Page 71: Thiết kế và dùng hệ thống bài tập theo hướng tiếp cận Pisa trong dạy học phần hóa học vô cơ lớp 9

,

64

- Không đạt: Lựa chọn phƣơng án D nhƣng cách giải thích không đúng hoặc không

giải thích, lựa chọn phƣơng án nào cả

Bài tập 27: Loại bỏ sắt khỏi nƣớc ngầm

Nhà máy nƣớc thƣờng khai thác và xử lý nƣớc ngầm để cung cấp nƣớc sạch

cho thành phố. Trong nƣớc ngầm thƣờng có chứa sắt dƣới dạng hiđroxit sắt (II) tan

trong nƣớc, có ảnh hƣởng không tốt tới sức khỏe con ngƣời.

Sắt trong nƣớc ngầm dƣới dạng hiđroxit sắt (II) sẽ bị oxi hóa thành các hiđroxit sắt

(III) không tan và đƣợc tách ra khỏi nƣớc. Sau đó, nƣớc đƣợc khử trùng và dẫn đến

các nơi sử dụng.

Hãy đƣa ra một vài giải pháp để loại bỏ hợp chất sắt trong nƣớc ngầm?

Đáp án:

- Mức đầy đủ:

Đƣa ra ít nhất 2 giải pháp đúng, nhƣ:

Bơm nƣớc ngầm cho chảy qua các giàn mƣa

Sục khí Oxi vào bể chƣa nƣớc ngầm.

- Mức chưa đầy đủ:

Đƣa ra 1 giải pháp đúng

- Không đạt:

Không đƣa ra giải pháp nào cả hoặc giải pháp đƣa ra không đúng

Bài tập 28: Phèn chua

Đọc một đoạn thông tin sau:

Page 72: Thiết kế và dùng hệ thống bài tập theo hướng tiếp cận Pisa trong dạy học phần hóa học vô cơ lớp 9

,

65

Hãy nêu một câu hỏi liên quan đến phèn chua mà đoạn thông tin trên gợi ra và

có thể là đối tượng của một nghiên cứu khoa học

Đáp án:

- Mức đầy đủ:

Đƣa ra ít nhất 2 câu hỏi đúng vấn đề. Có thể đƣa ra câu hỏi nhƣ:

Tại sao phèn chua lại có thể làm trong nƣớc?

Phèn chua đƣợc điều chế nhƣ thế nào?

- Mức chưa đầy đủ:

Đƣa ra 1 câu hỏi đúng vấn đề

- Không đạt:

Câu hỏi đƣa ra không đúng vấn đề hoặc không đề xuất câu hỏi

Bài tập 29: Kim loại Natri

Trong giờ thực hành thí nghiệm hóa, bạn Long cắt một miếng Natri để làm

thí nghiệm. Khi mới cắt, miếng Natri có bề mặt sáng trắng của kim loại. Sau khi để

trong không khí một lát, bạn Long không hiểu sao bề mặt miếng Natri không còn

sáng nữa mà bị xám lại. Nguyên nhân chủ yếu vì sao?

Đáp án:

Page 73: Thiết kế và dùng hệ thống bài tập theo hướng tiếp cận Pisa trong dạy học phần hóa học vô cơ lớp 9

,

66

- Mức đầy đủ:

Do Na bị oxi hóa bởi oxi trong không khí theo phƣơng trình hóa học sau:

4 Na + O2 → 2 Na2O

- Mức chưa đầy đủ:

Chỉ giải thích nhƣng không viết phƣơng trình hóa học

- Không đạt:

Không giải thích và viết phƣơng trình hóa học hoặc giải thích, viết phƣơng trình

hóa học không đúng.

Bài tập 30: Nhôm

Đây là bài báo cáo: "Tìm hiểu về chất liệu nhôm" của nhóm bạn Hoa.

Tìm hiểu về chất liệu nhôm

Nhôm là kim loại có thành phần nhiều nhất, chiếm 1/12 trong vỏ Trái Đất.

Tuy nhiên, ta không tìm thấy nhôm tinh khiết trong tự nhiên, chỉ có thể tìm thấy

nhôm kết hợp với oxi và những nguyên tố khác. Quặng Boxit là nguồn nhôm chủ

yếu.

Nhôm nhẹ nhất trong các kim loại, nó chỉ nặng bằng 1/3 trọng lƣợng sắt,

thép, đồng và đồng thau có cùng thể tích. Nhôm là sự kết hợp đặc biệt giữa trọng

lƣợng nhẹ và độ bền cao. Nhôm có độ dẫn nhiệt cao thích hợp cho những nơi cần

trao đổi nhiệt nhƣ bộ phận làm mát của tủ lạnh và các thành phần của động cơ.

Nhôm là kim loại rẻ có tính dẫn điện cao đƣợc dùng dẫn điện. Nhôm không có từ

tính nên đƣợc dùng cho các thiết bị có điện áp cao nhƣ tấm chắn thiết bị điện. Nhôm

dễ định hình và tạo thành hình dạng khác. Nhôm có độ bền và độ dẻo có thể đƣợc

uốn lại nếu nhƣ bị móp méo. Nhôm đánh bóng có độ phản chiếu cao. Do độ phản

chiếu cao (trên 80%) nên nhôm đƣợc dùng làm chụp đèn. Nó còn đƣợc dùng làm

tấm che nắng, chắn sóng radio, tia tử ngoại. Nhôm không cháy thậm chí ở nhiệt độ

cao cũng không sinh ra khí độc. Nhôm đƣợc dùng cho mục đích đông lạnh. Độ bền

của nhôm tăng khi ở nhiệt độ lạnh vì vậy đƣợc dùng bên ngoài không gian cũng nhƣ

cho máy bay, xây dựng ở nơi có vĩ độ cao. Nhôm đƣợc tái sinh với chi phí phù hợp

mà không làm mất đặc tính, vì vậy, phù hợp với sản phẩm bảo vệ môi trƣờng.

Page 74: Thiết kế và dùng hệ thống bài tập theo hướng tiếp cận Pisa trong dạy học phần hóa học vô cơ lớp 9

,

67

Trong số các kim loại, nhôm vƣợt trội về thuộc tính cũng nhƣ hình thức và

nhờ vào kỹ thuật sản xuất làm cho nhôm có giá cả cạnh tranh.

Theo em, nhóm bạn Hoa muốn cung cấp cho em những kiến thức gì về nhôm?

Đáp án:

- Mức đầy đủ:

Nêu đƣợc ít nhất 3 vấn đề, ví dụ nhƣ:

Hàm lƣợng của nhôm trong vỏ Trái đất

Những tính chất vật lý quan trọng của nhôm

Nguyên liệu sản xuất nhôm

Ứng dụng chủ yếu của nhôm trong đời sống và công nghiệp

- Mức chưa đầy đủ:

Nêu đƣợc 2 vấn đề

- Không đạt:

Nêu vấn đề không đúng

Không nêu; hoặc chỉ nêu đƣợc 1 vấn đề

Bài tập 31: Hợp kim nhôm

Hợp kim nhôm đƣợc xác định bằng một số gồm bốn chữ số. Hợp kim 6xxx

là hợp kim định hình phổ biến có khoảng 99% nhôm và một lƣợng nhỏ Magie, Silic

Một loại hợp kim nhôm có các thông số nhƣ trên.

Em hãy cho biết lượng Mg có thể có trong 0,2 tấn loại nhôm trên?

Đáp án:

- Mức đầy đủ: Tính toán và đƣa ra đáp án đúng:

Page 75: Thiết kế và dùng hệ thống bài tập theo hướng tiếp cận Pisa trong dạy học phần hóa học vô cơ lớp 9

,

68

Khối lƣợng tối thiểu của Mg = 0,2 x 0,45% = 9.10-4

(tấn)

Khối lƣợng tối đa của Mg = 0,2 x 0,9% = 18.10-3

(tấn)

- Mức chưa đầy đủ: Chỉ tính toán và đƣa ra đáp án đúng 1 trong 2 ý trên hoặc cách

tính toán đúng bản chất vấn đề nhƣng nhầm lẫn về số liệu

- Không đạt: Không tính toán hoặc đƣa ra kết quả tính sai cả 2 ý trên.

Bài tập 32: Tính dẫn điện của kim loại

Kim loại đồng có độ dẫn điện tốt hơn nhôm, nhƣng trong thực tế, nhôm đƣợc sử

dụng làm dây dẫn điện nhiều hơn đồng, vì sao?

- Mức đầy đủ:

Giải thích: vì nhôm (d = 2,7 g/cm3) nhẹ hơn đồng (d = 8,89 g/cm

3). Mặt khác giá

thành của nhôm rẻ hơn đồng.

- Mức chưa đầy đủ:

Đƣa ra câu giải thích chƣa đầy đủ, nhƣ giá thành của nhôm rẻ hơn của đồng.

- Không đạt:

Giải thích không đúng bản chất vấn đề hoặc không giải thích

CHƢƠNG III: PHI KIM

Bài tập 33: Hiệu ứng nhà kính

(dựa theo [29])

Hãy đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi.

Các sinh vật sống cần năng lƣợng để tồn tại. Năng lƣợng giúp duy trì sự sống

trên Trái Đất đến từ Mặt trời. Mặt Trời bức xạ năng lƣợng vào không gian vì nó rất

nóng, và chỉ một phần nhỏ năng lƣợng này đến đƣợc Trái Đất.

Hầu hết năng lƣợng bức xạ từ Mặt Trời đi qua bầu khí quyển của Trái Đất. Trái

Đất hấp thụ một phần năng lƣợng đó và một phần bị phản xạ ngƣợc lại từ bề mặt

Trái Đất. Một phần năng lƣợng phản xạ ngƣợc lại này đƣợc bầu khí quyển hấp thụ.

Kết quả của hiện tƣợng này là nhiệt độ trung bình trên bề mặt Trái Đất cao hơn

so với khi không có bầu khí quyển. Bầu khí quyển của Trái Đất có hiệu ứng tƣơng

tự nhƣ nhà kính, vì thế xuất hiện thuật ngữ hiệu ứng nhà kính.

Page 76: Thiết kế và dùng hệ thống bài tập theo hướng tiếp cận Pisa trong dạy học phần hóa học vô cơ lớp 9

,

69

Hiệu ứng nhà kính ngày càng trở nên rõ rệt hơn vào thế kỷ 20.

Hãy nghiên cứu hai đồ thị sau và cho biết:

Theo em, sự gia tăng nhiệt độ trung bình của bầu khí quyển Trái Đất có liên

quan đến gia tăng của lượng khí thải Cacbonđioxit không?

Điều nào trong đồ thị đã làm cho em có kết luận trên?

Đáp án:

- Mức đầy đủ:

- Khẳng định sự gia tăng nhiệt độ trung bình của bầu khí quyển Trái Đất có liên

quan đến sự gia tăng lƣợng khí thải cacbon đioxit

- Chỉ ra đƣợc ít nhất 4 vấn đề trong đồ thị đề cập tới sự gia tăng của cả nhiệt độ

(trung bình) và khí thải cacbon đioxit, nhƣ:

Khi lượng khí thải tăng lên, nhiệt độ cũng tăng lên.

Cả hai đồ thị cùng tăng lên.

Năm

Khí thải cacbon đioxit (Ngàn triệu tấn một năm)

20

10

1860 1870 1880 1890 1900 1910 1920 1930 1940 1950 1960 1970 1980 1990

Nhiệt độ trung bình của bầu khí quyển Trái

đất (C)

năm

1860 1870 1880 1890 1900 1910 1920 1930 1940 1950 1960 1970 1980 1990

15.4

15.0

14.6

Page 77: Thiết kế và dùng hệ thống bài tập theo hướng tiếp cận Pisa trong dạy học phần hóa học vô cơ lớp 9

,

70

Vì từ năm 1910,cả hai đồ thị đều bắt đầu tăng lên.

Nhiệt độ tăng lên khi thải ra cacbon đioxit .

Thông tin trên đồ thị tăng lên đồng thời.

Tất cả cùng tăng lên.

Càng có nhiều khí thải cacbon đioxit, thì nhiệt độ càng tăng lên.

- Mức chưa đầy đủ:

Khẳng định sự gia tăng nhiệt độ trung bình của bầu khí quyển Trái Đất có liên quan

đến sự gia tăng lƣợng khí thải cacbon đioxit và chỉ nêu đƣợc ít nhất 2 vấn đề trong

đồ thị đề cập

- Không đạt:

Không nêu hoặc chỉ nêu đƣợc 1 vấn đề trong đồ thị đề cập.

Khẳng định không đúng.

Bài tập 34: Thải loại các chất độc hại

Sự gia tăng tiêu thụ nhiên liệu hoá thạch của loài ngƣời đang làm cho nồng độ

khí CO2 của khí quyển tăng, điều đó góp phần làm nhiệt độ trái đất tăng lên. Xã hội

ngày nay rất quan tâm đến sự loại thải một cách an toàn các chất thải hoá học độc

hại. Một phƣơng pháp đã đƣợc thử nghiệm là đốt cháy ở nhiệt độ cao các hợp chất

độc hại trên biển trong các tàu chuyên dùng để thiêu rác. Một cách lí tƣởng thì sản

phẩm cháy phải không chứa hoặc chứa rất ít khí độc, đƣợc phân tán trên một khu

vực thoáng rộng để gây hại ít nhất cho môi trƣờng. Các hiđrocacbon thơm đa vòng

(HTĐV) gây quan ngại về phƣơng diện chất độc học vì chúng là những chất gây

ung thƣ. Một trong những hợp chất HTĐV đƣợc khảo cứu kĩ lƣỡng nhất là 3,4-

benzpyren có công thức phân tử là C20H12.

Có bao nhiêu phân tử CO2 được phóng thích vào khí quyển khi đốt cháy

hoàn toàn 5,00 kg 3,4 - benzpyren theo phương trình phản ứng?

C20H12 + 23 O2 ot 20 CO2 + 6 H2O

Đáp án:

- Mức đầy đủ:

Tính toán và đƣa ra đáp án đúng

Số mol C20H12 = 5.103/ 252 ≈19,84 (mol)

Page 78: Thiết kế và dùng hệ thống bài tập theo hướng tiếp cận Pisa trong dạy học phần hóa học vô cơ lớp 9

,

71

Số mol CO2 ≈ 19,84 . 20 = 396,825 (mol)

Số phân tử CO2 ≈ 396,825 . 6.1023

≈ 2,38.1020

(phân tử)

- Mức chưa đầy đủ:

Chỉ tính đúng đến số mol CO2 hoặc cách tính toán đúng nhƣng sai số liệu do kĩ

năng, nhẫm lẫn, viết sai số ....

- Không đạt: Chƣa tính hoặc tính không đúng

Bài tập 35: Tập luyện thể thao

Chúng ta đều biết, khi luyện tập thể lực với cƣờng độ cao thì cơ bắp nhanh

chóng bị nhức mỏi. Nguyên nhân chính đƣợc cho là do sự thiếu hụt oxi và sự tạo

thành axit lactic (C3H6O3) từ nguồn cung cấp năng lƣợng là glucozơ (C6H12O6) theo

phƣơng trình:

C6H12O6 + 2ADP + 3H3PO4 2 C3H6O3 + 2ATP

Chính sự tích tụ axit lactic làm cho cơ bắp nhức mỏi. Khi lại có đủ oxi, hiển

nhiên axit lactic bị oxi hoá thành CO2 và nƣớc, sự nhức mỏi sẽ giảm bớt.

C3H6O3 + 3O2 ot 3CO2 + 3H2O

Câu 1: Vì sao khi tập thể dục em phải thở gấp hơn so với khi cơ thể đang nghỉ

ngơi?

Đáp án:

- Mức đầy đủ:

Giải thích đƣợc:

Khi tập thể dục, cơ thể cần nhiều oxi hơn và tạo ra nhiều cacbonđioxit

Việc thở nhanh hơn cho phép oxi đi vào máu nhiều hơn và cacbonđioxit

đƣợc thải ra nhiều hơn

- Mức chưa đầy đủ:

Chỉ giải thích đƣợc 1 trong 2 ý trên

- Không đạt:

Không đƣa ra lời giải thích hoặc giải thích không đúng

Câu 2: Hãy chỉ ra rằng, không phải bất cứ quá trình thải loại CO2 nào cũng là có

hại?

Đáp án:

Page 79: Thiết kế và dùng hệ thống bài tập theo hướng tiếp cận Pisa trong dạy học phần hóa học vô cơ lớp 9

,

72

- Mức đầy đủ:

Lấy ít nhất 1 ví dụ nhƣ: Sự thải loại CO2 của axit lactic sẽ làm giảm bớt sự nhức

mỏi cơ khi vận động.

- Không đạt:

Không đƣa ra ví dụ minh họa hoặc ví dụ đƣa ra không đúng

Câu 3: Khối lượng nào dưới đây của cacbonđioxit thu được từ 10 gam glucozơ

theo các chuyển hóa trên?

A. 7,328 gam B. 14,667 gam C. 15,00 gam D. 29, 32 gam

Đáp án:

- Mức đầy đủ:

Tính toán đúng và lựa chọn đáp án B

C6H12O6 → 2 C3H6O3 → 6 CO2

180 gam 6.44 = 264 gam

10 gam mCO2 = (10.264)/180 ≈14,667 (gam)

- Mức chưa đầy đủ:

+ Tính đúng nhƣng lựa chọn phƣơng án sai hoặc tính sai do nhầm lẫn

+ Có thể tính đúng khối lƣợng axit lactic nhƣng chƣa tính đƣợc khối lƣợng CO2

- Không đạt:

Tính toán sai bản chất vấn đề hoặc không tính toán, lựa chọn

Bài tập 36: Rƣợu vang

Etanol - C2H5OH, là thành phần rƣợu có trong bia, rƣợu uống và rƣợu vang.

Cơ thể ngƣời chuyển etanol thành cacbon dioxit và nƣớc theo phƣơng trình hoá học

sau: C2H5OH + 3O2 2CO2 + 3H2O

Lƣợng etanol có thể hấp thụ tối đa mỗi ngày bởi một ngƣời mạnh khoẻ, bình

thƣờng mà không gây ngộ độc không đƣợc quá 50 gam.

Etanol - C2H5OH, là thành phần rƣợu có trong bia, rƣợu uống và rƣợu vang. Cơ thể

ngƣời chuyển etanol thành cacbon dioxit và nƣớc theo phƣơng trình hoá học sau:

C2H5OH + 3O2 2CO2 + 3H2O

Nếu khí không phải đo ở điều kiện tiêu chuẩn (00C, 1 at) thì đƣợc tính theo công

thức khác, một trong các công thức có thể áp dụng là:

Page 80: Thiết kế và dùng hệ thống bài tập theo hướng tiếp cận Pisa trong dạy học phần hóa học vô cơ lớp 9

,

73

.

.khi

PVn

RT

Nếu giả thiết rằng, lượng khí Cacbon dioxit thu được (ở 200C, 1 at) là do Etanol

chuyển thành có thể tích là 60 lít, vậy người đó có nguy cơ bị ngộ độc không?

Đáp án:

- Mức đầy đủ: Tính toán và kết luận đúng:

2

. 1.602,5( )

. 0,08205.(20 273)CO

PVn mol

RT

=> n C2H5OH = 2,5 / 2 = 1,25 (mol)

=> Khối lƣợng C2H5OH = 1,25 . 46 = 57,5 (gam) > 50 gam

=> Ngƣời đó có nguy cơ bị ngộ độc

- Mức chưa đầy đủ:

Tính toán đúng nhƣng chƣa đƣa ra kết luận hoặc kết luận sai

- Không đạt:

Không tính toán

Bài tập 37: Biến đổi khí hậu

Hãy đọc văn bản sau:

P: áp suất (at); V: thể tích (lít); R ≈ 0,08205;

T (oK) = t

oC + 273

Page 81: Thiết kế và dùng hệ thống bài tập theo hướng tiếp cận Pisa trong dạy học phần hóa học vô cơ lớp 9

,

74

Hãy nêu một câu hỏi liên quan đến khí cacbon đioxit mà bài báo gợi ra và có thể

là đối tượng của một nghiên cứu khoa học

Đáp án:

- Mức đầy đủ:

Đƣa ra ít nhất 2 câu hỏi. Có thể đƣa ra câu hỏi nhƣ:

+ Nguyên nhân nào dẫn đến tình trạng gia tăng lƣợng khí thải cacbon đioxit?

+ Giải pháp nào đƣa ra là hợp lý với điều kiện sống xung quanh em nhằm góp phần

hạn chế tình trạng gia tăng khí thải cacbon đioxit?

- Mức chưa đầy đủ:

Chỉ đƣa ra đƣợc 1 câu hỏi đúng

- Không đạt: Không hoặc đƣa ra câu hỏi không đúng vấn đề

Bài tập 38: Thiết kế thí nghiệm điều chế khí clo

Bạn Hùng định thiết kế thí nghiệm điều chế khí clo trong phòng thí nghiệm theo sơ

đồ hình vẽ dƣới đây.

Page 82: Thiết kế và dùng hệ thống bài tập theo hướng tiếp cận Pisa trong dạy học phần hóa học vô cơ lớp 9

,

75

Hãy cho nhận xét của em về cách thiết kế thí nghiệm của bạn Hùng?

Đáp án:

- Mức đầy đủ:

Giải thích và chỉ rõ 2 ý:

Hình vẽ bên mô tả cách điều chế và thu trực tiếp khí clo bằng phƣơng pháp

đẩy không khí, nên bình thu khí không đậy nút kín để không khí trong bình bị đẩy

ra ngoài. => sai ở nút B

Sai ở ống dẫn khí cần để gần sát đáy

- Mức chưa đầy đủ:

Giải thích và nêu đƣợc 1 trong 2 ý

- Không đạt:

Giải thích và chỉ chỗ sai không đúng hoặc không nhận xét

Bài tập 39: Khí nào đã đƣợc dùng làm vũ khí?

Đó là xế chiều ngày 24 - 4 - 1915 (thế chiến thứ nhất 1914 - 1918) giữa 2

ngôi làng có tên là Steenstraat và Poel Kappelle (nƣớc Bỉ) xuất hiện một đám khói

xuất phát từ phòng tuyến của quân Đức bay là là cách mặt đất 1 mét theo chiều gió

tiến dần đến phòng tuyến quân Pháp. Đó là 150 tấn khí đƣợc chứa trong 5830 thùng

Page 83: Thiết kế và dùng hệ thống bài tập theo hướng tiếp cận Pisa trong dạy học phần hóa học vô cơ lớp 9

,

76

điều áp vừa đƣợc các binh sĩ của trung đoàn quân tiên phong 35 và 36 Đức thả vào

không khí. Mƣời lăm phút sau, bộ binh Đức đƣợc trang bị đặc biệt bám theo đám

khói đó tấn công thẳng vào cứ điểm Pháp. Sự tác động của khí độc thật vô cùng ghê

gớm. Hàng trăm binh sĩ Pháp hỗn loạn chạy ngƣợc về phía sau tìm không khí để

thở. Khi quân Đức tới nới họ trông thấy nhiều xác chết với gƣơng mặt xanh nhợt

nằm la liệt bên những ngƣời hấp hối, cơ thể co giật dữ dội, miệng ứa ra một chất

dịch màu vàng nhạt. Kết quả là tuyến phòng thủ của quân Pháp bị phá vỡ và khí đó

đã giết chết 3000 ngƣời và làm 7000 ngƣời bị thƣơng.

Theo em, khí nào đã gây nên thất bại thảm hại đó của quân Pháp?

Đáp án:

- Mức đầy đủ:

Giải thích và chỉ rõ đó là khí clo. Khí clo có màu vàng, nặng gấp 2,5 lần không khí

và tan đƣợc trong nƣớc. Khí clo là khí độc.

- Mức chưa đầy đủ:

Xác định đúng khí clo nhƣng chƣa giải thích

- Không đạt:

Xác định đúng khí clo nhƣng giải thích không đúng hoặc không xác định khí, không

giải thích.

Bài tập 40: Thu khí clo

Trong các hình vẽ mô tả cách thu khí clo sau đây, hình vẽ nào đúng?

Đáp án:

Page 84: Thiết kế và dùng hệ thống bài tập theo hướng tiếp cận Pisa trong dạy học phần hóa học vô cơ lớp 9

,

77

- Mức đầy đủ:

Giải thích và kết luận đúng:

Dựa trên tính chất vật lí và hoá học của khí clo là:

Nặng hơn không khí và không tác dụng với không khí

Tác dụng với H2O

=> Phƣơng pháp thu khí clo trong phòng thí nghiệm là phƣơng pháp đẩy không khí,

đƣợc mô tả bằng hình 1

- Mức chưa đầy đủ:

Giải thích đúng nhƣng chƣa kết luận hoặc kết luận sai

- Không đạt:

Giải thích không đúng hoặc không giải thích

Bài tập 41: Hóa chất dùng xử lý nƣớc sau lũ

Mƣa lớn, kéo dài, nƣớc ngập tràn, cuốn trôi tất cả mọi thứ ô uế có trên mặt

đất là một trong những nguyên nhân là do nguồn nƣớc bị ô nhiễm nghiêm trọng. Vì

thế, khử trùng nƣớc ăn uống và sinh hoạt là việc làm cấp bách sau mỗi đợt lũ lụt

xảy ra.

Việc sử dụng hóa chất đƣợc thực tế chứng minh là tiện và lợi hơn rất nhiều.

Một số hóa chất khử trùng (nhƣ clo, iốt) có thể tồn tại trong nƣớc một thời gian sau

khi tiếp xúc. Lƣợng hóa chất thừa rất cần thiết vì nó có thể hạn chế sự phát triển của

Page 85: Thiết kế và dùng hệ thống bài tập theo hướng tiếp cận Pisa trong dạy học phần hóa học vô cơ lớp 9

,

78

vi khuẩn tới mức tối thiểu, cũng nhƣ ảnh hƣởng của tái nhiễm. Đó là một trong

những lý do vì sao clo đƣợc coi là hóa chất khử trùng nƣớc uống thông dụng nhất.

Loại hóa chất đang đƣợc sử dụng rộng rãi nhất ở Việt Nam hiện nay là

cloramin B và cloramin T. Đây là những hóa chất mà Bộ Y tế cấp cho các địa

phƣơng để xử lý nƣớc cho nhân dân trong và sau bão lụt. Cloramin B hoặc cloramin

T đƣợc sử dụng dƣới hai dạng: viên 0,25g và bột. Hàm lƣợng clo hoạt tính của loại

bột thông thƣờng là 25%, mỗi viên có thể dùng cho 25 lít nƣớc. Lƣợng hóa chất khử

trùng này phải đƣợc hòa tan đều trong nƣớc và để sau 30 phút là có thể dùng đƣợc

nƣớc. Nƣớc này vẫn phải đun mới uống đƣợc.

Để khử trùng 300 lít nước:

- Nếu khử trùng bằng bột cloramin B thì cần bao nhiêu gam hoặc bao nhiêu viên

cloramin B 25% ?

- Nếu dùng thìa canh để đong bột hóa chất, mỗi thìa canh đầy tƣơng đƣơng 10g, thì

cần khoảng bao nhiêu thì canh bột cloramin B?

Đáp án:

- Mức đầy đủ:

Tính toán và trả lời đúng:

25 lít nƣớc thì cần 0,25 gam cloramin B hoặc 1 viên

300 lít (300.0,25)/ 25 = 3 gam hoặc 300/ 25 = 12 viên

1 thìa canh tƣơng đƣơng đƣơng 10 gam

=> 3 gam tƣơng đƣơng với khoảng 1/3 thìa canh

- Mức chưa đầy đủ:

Chỉ tính đƣợc khối lƣợng bằng gam của cloramin B nhƣng chƣa đổi sang số viên

hoặc thìa canh.

- Không đạt:

Tính toán sai hoặc không tính toán để đƣa ra đáp án.

Page 86: Thiết kế và dùng hệ thống bài tập theo hướng tiếp cận Pisa trong dạy học phần hóa học vô cơ lớp 9

,

79

Bài tập 42: Mặt nạ phòng độc

Ngƣời ta đã sử dụng rất nhiều loại chất độc hóa học. Ngoài khí clo, ngƣời ta còn

dùng khí độc gây tổn tại thần kinh nhƣ sarin, soman (C7H1602PF), có chất độc làm

bỏng da, có chất độc gây ngạt (nhƣ phosgen v.v...

Để đổỉ phó với các loại vũ khí hóa học, các nhà khoa học đã phải tiến hành

nghiên cứu trong một thời gian dài. Rõ ràng là việc tìm một số chất để tiêu trừ một

số chất độc nào đó chƣa đủ. Cần phải tìm đƣợc một loại biện pháp chung có thể đối

phó (chí ít với phần lớn) với chất độc. Phần lớn các chất độc trong điều kiện nhiệt

độ thƣờng ở dạng chất lỏng hoặc chất rắn có nhiệt độ sôi khá cao. Trong khi đó, oxy

cần cho quá trình hô hấp lại có nhiệt độ sôi rất thấp (- 183°C). Các nhà hóa học đã

tìm đƣợc 1 cách, đó là sử dụng than hoạt tính. Than hoạt tính đƣợc chế tạo bằng

cách dùng các vật liệu chứa nhiều cacbon nhƣ gỗ hoặc tốt hơn là vỏ hạt hồ đào, vỏ

dừa đem đốt ở nhiệt độ cao trong điều kiện thiếu không khí để biến thành than gỗ.

Sau đó cho than gỗ xử lý bằng hơi nƣớc quá nhiệt để loại bỏ lớp dầu trong các lỗ

trong than gỗ, làm cho các lỗ trong than gỗ trở thành các lỗ trống liên thông với

nhau và diện tích bề mặt của than gỗ sẽ trở nên rất lớn. Than gỗ qua quá trình xử lý

nhƣ trên sẽ trở thành than hoạt tính.

Giải thích về việc sử dụng than hoạt tính để chế tạo mặt nạ phòng độc?

Đáp án:

Page 87: Thiết kế và dùng hệ thống bài tập theo hướng tiếp cận Pisa trong dạy học phần hóa học vô cơ lớp 9

,

80

- Mức đầy đủ:

Giải thích than hoạt tính có tính hấp phụ, giữ lại trên bề mặt nó các chất độc ở dạng

hơi hoặc khí trong không khí.

- Không đạt:

Giải thích không đúng hoặc không giải thích

2.4. Sử dụng hệ thống bài tập theo hƣớng tiếp cận PISA trong dạy học hóa học

vô cơ lớp 9

Với đặc thù các bài tập hóa học theo hƣớng tiếp cận PISA đều là các bài tập

dựa trên các tình huống của đời sống thực và không chỉ giới hạn bởi cuộc sống

thƣờng ngày của các em trong nhà trƣờng, và nhiều tình huống đƣợc lựa chọn

không phải chỉ để HS thực hiện các thao tác về tƣ duy, mà còn để HS ý thức về các

vấn đề xã hội (nhƣ là sự nóng lên của trái đất, nƣớc sinh hoạt sau lũ, v.v). Dạng

thức của câu hỏi phong phú, không chỉ bao gồm các câu hỏi lựa chọn đáp án mà còn

yêu cầu HS tự xây dựng nên đáp án của mình. Chất liệu đƣợc sử dụng để xây dựng

các câu hỏi này cũng đa dạng, ví dụ nhƣ: bài tập đọc hiểu có thể xây dựng trên bảng

biểu đồ, tranh ảnh quảng cáo, văn bản, bài báo..... Chính vì vậy, việc sử dụng bài

tập hóa học theo hƣớng tiếp cận PISA trong dạy học sẽ làm tăng hứng thú học tập,

khơi dậy ở các em niềm đam mê, say sƣa với học tập nói chung và môn Hóa học nói

riêng, đồng thời, góp phần làm cho hóa học gần hơn với thực tiễn.

2.4.1. Sử dụng khi dạy bài mới

Tiết học nghiên cứu tài liệu mới là tiết học trong đó HS tiếp thu đƣợc cái mà

họ chƣa biết từ trƣớc hoặc biết một cách không rõ ràng, chính xác. Ở những tiết học

này, HS tiếp thu nội dung kiến thức mới về khái niệm, định luật, tính chất lí hoá của

các chất, … hoặc có một cách hiểu mới về kiến thức đã học, hoặc thấy rõ phạm vi

giới hạn áp dụng kiến thức đã biết.

Nói chung, bài tập hóa học theo hƣớng tiếp cận PISA đƣợc sử dụng trong tiết

học nghiên cứu tài liệu mới là những bài tập khá đơn giản, cơ bản, thƣờng dùng để

củng cố, khắc sâu kiến thức và tạo niềm tin cho HS vào những gì đã học. Các bài

tập này sẽ phát huy hiệu quả tốt khi GV sử dụng cùng với các phƣơng pháp dạy học

và kĩ thuật dạy học khác nữa nhƣ: vấn đáp, đàm thoại, hoạt động nhóm...

Page 88: Thiết kế và dùng hệ thống bài tập theo hướng tiếp cận Pisa trong dạy học phần hóa học vô cơ lớp 9

,

81

Đối với tiết nghiên cứu tài liệu mới, kiến thức mới đƣợc hình thành sẽ chƣa

vững chắc nếu không đƣợc GV cũng cố ngay. Việc cũng cố các kiến thức vừa học

trong bài bằng cách yêu cầu HS nhắc đi nhắc lại nhiều lần một khái niệm, một tính

chất, một phƣơng pháp điều chế, … thƣờng không đem lại hiệu quả cao trong dạy

học và tạo sự nhàm chán đối với HS khá, giỏi. Qua việc trao đổi kinh nghiệm với

nhiều GV dạy giỏi và của bản thân, chúng tôi thấy việc củng cố các kiến thức vừa

học trong bài bằng bài tập thƣờng đem lại hiệu quả rất cao. Nội dung bài tập nhằm

vào các tình huống HS dễ mắc sai lầm, muốn khắc sâu, mở rộng hoặc nâng cao một

kiến thức, một kĩ năng nào đó, … Bài tập cũng cố có thể đƣa ra ngay sau một khái

niệm, một định luật, một tính chất hoặc có thể để cuối bài dạy.

Ví dụ: Khi dạy Bài 2: Một số oxit quan trọng - B. Lƣu huỳnh đioxit (Phụ lục 6)

Để khắc sâu kiến thức về tính chất vật lý của lƣu huỳnh đioxit là chất khí nặng

hơn không khí, ta có thể sử dụng: Bài tập 16: Tính chất vật lý của SO2

Để nhấn mạnh kiến thức: SO2 là chất gây ô nhiễm không khí, ta có thể sử dụng:

Bài tập 6: Khí SO2 trong không khí

Để củng cố, khắc sâu kiến thức và kĩ năng về cách điều chế và thu khí SO2

trong phòng thí nghiệm, ta có thể sử dụng: Bài tập 5: Điều chế SO2

2.4.2. Sử dụng khi luyện tập, ôn tập

Hầu hết các bài tập hóa học theo hƣớng tiếp cận PISA đều đƣợc sử dụng

trong tiết ôn tập, luyện tập. Các bài tập sử dụng trong giờ này phần lớn đều có tính

chất tổng hợp, nâng cao nhằm cũng cố, phát triển các kiến thức và kĩ năng đã học.

Ở những tiết dạy này, GV tuyệt đối không dạy lại kiến thức lí thuyết mà chỉ tái hiện

lại kiến thức cho HS. Biện pháp hiệu quả nhất là GV sử dụng bài tập giao cho HS

và yêu cầu các em giải quyết những bài tập đó. Trong quá trình giải bài tập, các em

sẽ tự tái hiện lại kiến thức đã học hoặc các em sẽ tự ôn lại kiến thức bị quên. Để làm

tốt điều này, GV cần kết hợp với phƣơng pháp dạy học theo dự án. Tức là, GV phải

có kế hoạch cho từng chƣơng, từng kì mà chuẩn bị hệ thống bài tập tƣơng ứng phù

hợp với từng đối tƣợng HS. Hệ thống bài tập này có thể cho HS làm ngay tại lớp

theo hình thức hoạt động nhóm hay cá nhân.

Ví dụ: Khi dạy bài 13: Luyện tập chƣơng I - Các loại hợp chất vô cơ (Phụ

lục 7)

Page 89: Thiết kế và dùng hệ thống bài tập theo hướng tiếp cận Pisa trong dạy học phần hóa học vô cơ lớp 9

,

82

+ Để củng cố về tính chất hóa học của muối (nhiệt phân hủy của muối), GV có thể

cho HS thực hiện bài tập sau tại lớp: Bài tập 18: Bột nở

+ Để rèn luyện kĩ năng tính toán hóa học và tăng tính thực tiễn của hóa học, GV có

thể cho HS thực hiện bài tập sau tại lớp: Bài tập 17: Bình cứu hỏa

+ Để củng cố, khắc sâu kiến thức về những loại phân bón hóa học thƣờng dùng, GV

có thể cho HS thực hiện bài tập sau tại lớp: Bài tập 7: Phân bón hóa học

2.4.3. Sử dụng khi tự học ở nhà

Với những nội dung kiến thức mang tính thực tiễn, liên quan đến đời sống

nhƣ: vấn đề về môi trƣờng..., hoặc những nội dung kiến thức, kĩ năng đòi hỏi cần có

thời gian nghiên cứu dài hơn, GV có thể yêu cầu HS nghiên cứu, thực hiện bài tập

trƣớc ở nhà theo nhóm hoặc cá nhân, sau đó báo cáo tại lớp trong giờ ôn tập, luyện

tập. Với thời lƣợng 1 tiết học 45 phút, mà việc rèn kĩ năng làm bài tập tính toán cho

HS thƣờng mất nhiều thời gian, để khắc phục vấn đề này, GV có thể cho các em

làm bài tập cá nhân ở nhà, sau đó, GV có thể chấm, chữa bài tại lớp cho một vài bạn

tại lớp để các bạn khác rút kinh nghiệm. Nhƣ vậy, các em có thời gian nghiên cứu,

thảo luận nhóm và thực hiện bài tập tốt hơn.

Ví dụ: Khi dạy bài 13: Luyện tập chƣơng I - Các loại hợp chất vô cơ (Phụ lục 7)

+ Để củng cố, khắc sâu kiến thức về tính chất hóa học của axit (axit tác dụng với

muối), cũng nhƣ có giáo dục cho HS vai trò của hóa học đối với thực tiễn, GV có

thể cho HS thực hiện theo nhóm (bàn) bài tập sau ở nhà và báo cáo tại lớp: Bài tập

2: Tƣợng Caryatid

+ Để rèn kĩ năng tính toán hóa học cho HS, GV có thể yêu cầu cá nhân các em làm

bài tập sau ở nhà sau đó báo cáo tại lớp: Bài tập 19: Thí nghiệm nung nóng đồng

(II) cacbonat

Không những thế, việc giao bài tập hóa học theo hƣớng tiếp cận PISA làm ở

nhà theo nhóm hoặc cá nhân còn có ý nghĩa quan trọng trong việc khuyến khích HS

nghiên cứu, tìm tòi kiến thức mới, tự khám phá kiến thức, tiếp cận với công tác

khoa học...

Ví dụ: Khi dạy bài 13: Luyện tập chƣơng I - Các loại hợp chất vô cơ (Phụ lục

7): Các em HS chƣa đƣợc biết công thức hóa học của bột nở. Các em mới chỉ đƣợc

học tính chất hóa học của muối: Muối bị nhiệt phân hủy, nhƣng GV giao về nhà bài

Page 90: Thiết kế và dùng hệ thống bài tập theo hướng tiếp cận Pisa trong dạy học phần hóa học vô cơ lớp 9

,

83

tập 2 (Bài tập 18: Bột nở) sẽ kích thích HS tìm hiểu công thức hóa học của bột nở

và tìm hiểu nguyên nhân tại sao lại cần có nó trong khi làm bánh. Dƣới sự hƣớng

dẫn của GV, các em có thể tự tìm hiểu qua các kênh thông tin khác nhƣ: internet, ti

vi, đọc sách tham khảo...Từ đó, các em tiến dần hơn đến việc nghiên cứu kiến thức,

tự học thêm các kiến thức mới dƣới sự hƣớng dẫn của GV.

2.4.4. Sử dụng khi kiểm tra, đánh giá

Bài tập hóa học theo hƣớng tiếp cận PISA không chỉ đƣợc sử dụng trong tiết

nghiên cứu tài liệu mới, GV có thể sử dụng bài tập này để kiểm tra, đánh giá kiến

thức, kĩ năng của HS. Cùng với xu hƣớng chung của đổi mới giáo dục, kiểm tra -

đánh giá không chỉ đánh giá đến kết quả học tập mà dần hƣớng đến quan điểm đánh

giá sự phát triển năng lực, không chỉ giới hạn vào khả năng tái hiện tri thức mà cần

chú trọng vào năng lực vận dụng tri thức trong việc giải quyết các nhiệm vụ phức

hợp, năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề của thực tiễn...Chính vì vậy, việc sử

dụng bài tập hóa học theo hƣớng tiếp cận PISA khi kiểm tra, đánh giá đã góp phần

vào việc thực hiện mục tiêu này.

Cụ thể:

+ Trong các bài tập trắc nghiệm lựa chọn 1 đáp án đúng, hay lựa chọn câu đúng,

sai: các em cần có sự giải thích cho sự lựa chọn đáp án của mình chứ không chỉ lựa

chọn đáp án đơn thuần. Điều này tránh đƣợc sự lựa chọn đáp án dựa trên sự may

rủi, ngẫu nhiên mà bài tập trắc nghiệm hiện nay đang sử dụng.

+ Trong các bài tập dạng đọc hiểu văn bản hay biểu đồ...: GV cần quan tâm nhiều

đến năng lực học hiểu, diễn đạt của HS

+ Đối với dạng bài tập trình bày một vấn đề - bài tập có câu hỏi mở: GV cần có sự

động viên, khích lệ tinh thần các em HS, giúp các em tự tin, biết cách diễn đạt, trình

bày trƣớc tập thể, thể hiện quan điểm của mình.

Khi sử dụng bài tập hóa học theo hƣớng tiếp cận PISA để kiểm tra, đánh giá,

GV cần chú ý nhƣ sau: Các bài tập hóa học theo hƣớng tiếp cận PISA thƣờng đƣợc

đánh giá theo 3 mức độ: Mức đầy đủ, mức chƣa đầy đủ và không đạt. GV có thể sử

dụng 3 mức độ này để đánh giá kết quả bài làm của HS. Hoặc, để thuận tiện cho

cách đánh giá cho điểm nhƣ hiện nay ở các trƣờng THCS đang áp dụng, GV có thể

Page 91: Thiết kế và dùng hệ thống bài tập theo hướng tiếp cận Pisa trong dạy học phần hóa học vô cơ lớp 9

,

84

chấm điểm theo 3 mức độ tƣơng ứng, phụ thuộc vào từng đơn vị kiến thức, từng

dạng bài tập và mục đích của việc kiểm tra, đánh giá, ví dụ nhƣ:

+ Mức đầy đủ: tƣơng ứng với 1,0 điểm hoặc 0,5 điểm

+ Mức chƣa đầy đủ: tƣơng ứng với 0,5 điểm hoặc 0,25 điểm

+ Không đạt: tƣơng ứng với 0,0 điểm.

Bài tập hóa học theo hƣớng tiếp cận PISA để kiểm tra, đánh giá đƣợc minh họa với

đề kiểm tra Hóa 9 thời gian 45 phút - phụ lục [4], [5].

Page 92: Thiết kế và dùng hệ thống bài tập theo hướng tiếp cận Pisa trong dạy học phần hóa học vô cơ lớp 9

,

85

CHƢƠNG 3

THỰC NGHIỆM SƢ PHẠM

3.1. Mục đích, nhiệm vụ thực nghiệm

3.1.1. Mục đích thực nghiệm sư phạm

- Khẳng định hƣớng đi đúng đắn và cần thiết của đề tài trên cơ sở lý luận và thực

tiễn.

- Nghiên cứu hiệu quả của quá trình dạy học thông qua hệ thống bài tập theo hƣớng

tiếp cận PISA trong dạy học phần hóa học vô cơ lớp 9

- Đối chiếu kết quả của lớp thực nghiệm với kết quả của lớp đối chứng. Từ đó xử lí,

phân tích kết quả để đánh giá chất lƣợng nội dung và khả năng áp dụng hệ thống bài

tập theo hƣớng tiếp cận PISA do chúng tôi đề xuất trong dạy học hóa học vô cơ lớp

9 ở trƣờng THCS.

3.1.2. Nhiệm vụ thực nghiệm sư phạm

Để đạt đƣợc những mục đích trên, thực nghiệm sƣ phạm triển khai những

nội dung sau:

- Biên soạn tài liệu thực nghiệm theo nội dung của luận văn.

- Lựa chọn nội dung và địa bàn thực nghiệm sƣ phạm.

- Tiến hành TNSP dạy học các giáo án có sử dụng hệ thống bài tập theo hƣớng tiếp

cận PISA trong dạy học phần hóa học vô cơ lớp 9

- Kiểm tra đánh giá, phân tích và xử lý kết quả TNSP

+ Dùng hệ thống các bài tập đã xây dựng ở chƣơng II để kiểm tra đánh giá khả năng

vận dụng các bài tập, đồng thời đánh giá chất lƣợng của các bài tập đã xây dựng.

+ Chấm điểm kiểm tra, thu thập số liệu, phân tích kết quả TNSP theo phƣơng pháp

thống kê toán học để từ đó phân tích, đánh giá chất lƣợng và tính khả thi của hệ

thống bài tập đã xây dựng.

+ Điều tra ý kiến của GV, HS về tình hình sử dụng hệ thống bài tập theo hƣớng tiếp

cận PISA trong dạy học phần hóa học vô cơ lớp 9

3.2. Thời gian, đối tƣợng thực nghiệm

3.2.1. Thời gian thực nghiệm

Page 93: Thiết kế và dùng hệ thống bài tập theo hướng tiếp cận Pisa trong dạy học phần hóa học vô cơ lớp 9

,

86

Tháng 9 và tháng 10 năm 2012

3.2.2. Đối tượng thực nghiệm

HS lớp 9

3.3. Quá trình tiến hành thực nghiệm

3.3.1. Lựa chọn đối tượng thực nghiệm

a) Trường thực nghiệm:

- Trƣờng THCS An Lƣ, huyện Thủy Nguyên, thành phố Hải Phòng.

- Trƣờng THCS Hoa Động, huyện Thủy Nguyên, thành phố Hải Phòng.

Các trƣờng đƣợc lựa chọn đều có cơ sở trang thiết bị vật chất khá tốt, đều có

phòng thí nghiệm với đội ngũ GV có trình độ chuyên môn vững vàng, rất tâm huyết

với nghề. Nhà trƣờng luôn tạo mọi sự giúp đỡ chúng tôi trong quá trình tiến hành

thực nghiệm.

b) Lớp thực nghiệm: Đƣợc sự đồng ý của lãnh đạo nhà trƣờng, tổ chuyên môn và

các GV giảng dạy, chúng tôi đã chọn thực nghiệm ở các lớp có sự tƣơng đƣơng

nhau về ý thức, điều kiện học tập và kết quả học tập các môn của năm học trƣớc:

Bảng 3.1. Thống kê số HS tham gia thực nghiệm đề tài

Trƣờng

Lớp thực nghiệm Lớp đối chứng

Lớp Sỹ số Nam Nữ Lớp Sỹ số Nam Nữ

Hoa Động 9A1 32 18 14 9A2 30 16 14

An Lƣ 9A2 40 23 17 9A4 40 24 16

3.3.2. Kiểm tra mẫu trước thực nghiệm

Trƣớc khi tiến hành thực nghiệm, tôi sử dụng kết quả bài kiểm tra học kì II

môn Hóa học 8 - năm học 2011 - 2012 của các em (đây là đề kiểm tra do phòng

Giáo dục huyện Thủy Nguyên ra đề chung cho các trƣờng trong toàn huyện). Kết

quả bài kiểm tra này đƣơc xem là yếu tố đầu vào để khẳng định cách chọn mẫu thực

nghiệm và sự tƣơng đƣơng của LTN và LĐC

3.3.3. Lựa chọn GV thực nghiệm

Dạy thực nghiệm đề tài gồm 2 GV:

Page 94: Thiết kế và dùng hệ thống bài tập theo hướng tiếp cận Pisa trong dạy học phần hóa học vô cơ lớp 9

,

87

1. Cô giáo Trần Thị Duyên: Trƣờng THCS Hoa Động - huyện Thủy Nguyên - thành

phố Hải Phòng (GV giỏi cấp thành phố).

2. Cô giáo Nguyễn Thị Thu Hƣơng: Trƣờng THCS An Lƣ - huyện Thủy Nguyên -

thành phố Hải Phòng (GV giỏi cấp huyện).

3.3.4. Tiến hành thực nghiệm

Tổ chức biên soạn 2 giáo án các bài dạy dựa trên hệ thống các dạng bài tập

theo hƣớng tiếp cận PISA của luận văn (phụ lục 6,7). Đồng thời, tôi trao đổi các ý

kiến với GV dạy thực nghiệm về ý đồ sƣ phạm của các đợt thực nghiệm để có sự

thống nhất về nội dung và phƣơng pháp giảng dạy. Sau khi đã dạy các bài thực

nghiệm ở lớp đối chứng, chúng tôi tiến hành kiểm tra đồng thời lớp đối chứng và

lớp thực nghiệm để xác định hiệu quả tính khả thi của phƣơng án thực nghiệm. Việc

kiểm tra đánh giá đƣợc tiến hành 2 lần (phụ lục 4,5).

3.3.5. Thực hiện chương trình thực nghiệm

Do nội dung của đề tài là nghiên cứu về bài tập nên tôi chủ yếu chọn thực

nghiệm ở các tiết sau:

- Tiết 4 - Bài 2: Một số oxit quan trọng (tiếp)

- Tiết 18 - Bài 13: Luyện tập chƣơng 1: Các loại hợp chất vô cơ

Ở lớp đối chứng, GV dạy theo phƣơng pháp thông thƣờng cùng với hệ thống

bài tập có sẵn trong SGK và sách bài tập hiện hành. Ở các lớp thực nghiệm, GV dạy

theo giáo án đƣợc thiết kế có sử dụng bài tập theo hƣớng tiếp cận PISA. Các tiết

dạy theo đúng tiến độ quy định chƣơng trình của Bộ đã ban hành.

3.4. Kết quả thực nghiệm và xử lý kết quả thực nghiệm

3.4.1. Kết quả kiểm tra trước thực nghiệm

Trƣớc khi tiến hành TNSP, tôi tiến hành kiểm tra cả 2 nhóm HS (LTN và

LĐC). Kết quả đƣợc trình bày ở các bảng số liệu sau:

Bảng 3.2. Phân phối tần suất số HS theo điểm bài kiểm tra trước thực nghiệm

Lớp Số HS đạt điểm Giá trị trung

bình Số HS 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10

TN 62 0 0 0 0 5 12 17 16 9 2 1 6.354

ĐC 60 0 0 0 0 7 12 20 14 6 1 0 6.032

Page 95: Thiết kế và dùng hệ thống bài tập theo hướng tiếp cận Pisa trong dạy học phần hóa học vô cơ lớp 9

,

88

Điểm trung bình của hai nhóm TN và ĐC có sự khác nhau. Vì vậy, tôi sử dụng

phƣơng pháp kiểm chứng t-test độc lập để kiểm định giả thiết “sự khác biệt về điểm

kiểm tra của 2 nhóm HS” là không có nghĩa. Với kết quả p = 0,19 > 0,05, nghĩa là

sự khác nhau trung bình cộng của 2 nhóm HS không có ý nghĩa về mặt thống kê.

Nói cách khác, 2 nhóm HS đƣợc chọn (LTN và LĐC) là tương đương nhau về khả

năng học tập

3.4.2. Kết quả kiểm tra sau thực nghiệm

Kết quả kiểm tra sau thực nghiệm của 2 bài kiểm tra lần 1 và lần 2 đƣợc trình

bày theo từng trƣờng và tƣơng ứng với các đƣờng luỹ tích của các bài đó lần lƣợt

nhƣ sau:

Bảng 3.3. Số lượng HS đạt từng loại điểm của trường THCS An Lư

Lần Lớp Sĩ số Số HS đạt từng loại điểm xi

0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10

1 TN 40 0 0 0 0 1 4 7 10 13 3 2

ĐC 40 0 0 0 1 3 8 13 8 4 2 1

2 TN 40 0 0 0 0 1 5 8 9 10 4 3

ĐC 40 0 0 0 0 5 6 13 8 5 3 0

Bảng 3.4. Tần suất (%) HS đạt điểm từng loại của trường THCS An Lư

Lần Lớp Sĩ

số

% HS đạt từng loại điểm xi

0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10

1 TN 40 0 0 0 0 2.5 10 17.5 25 32.5 7.5 5

ĐC 40 0 0 0 2.5 7.5 20 32.5 20 10 5 2.5

2 TN 40 0 0 0 0 2.5 12.5 20 22.5 25 10 7.5

ĐC 40 0 0 0 0 12.5 15 32.5 20 12.5 7.5 0

Bảng 3.5. Tỉ lệ % HS đạt điểm xi trở xuống của trường THCS An Lư

Page 96: Thiết kế và dùng hệ thống bài tập theo hướng tiếp cận Pisa trong dạy học phần hóa học vô cơ lớp 9

,

89

Lần Lớp Sĩ

số

% HS đạt điểm xi trở xuống

0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10

1 TN 40 0 0 0 0 2.5 12.5 30 55 87.5 95 100

ĐC 40 0 0 0 2.5 10 30 62.5 82.5 92.5 97.5 100

2 TN 40 0 0 0 0 2.5 15 35 57.5 82.5 92.5 100

ĐC 40 0 0 0 0 12.5 27.5 60 80 92.5 100 100

Hình 3.1. Đường luỹ tích điểm kiểm tra - Lần 1 - trường THCS An Lư

Page 97: Thiết kế và dùng hệ thống bài tập theo hướng tiếp cận Pisa trong dạy học phần hóa học vô cơ lớp 9

,

90

Hình 3.2. Đường luỹ tích điểm kiểm tra - Lần 2 - trường THCS An

Bảng 3.6. Số lượng HS đạt từng loại điểm của trường THCS Hoa Động

Lần Lớp Sĩ

số

Số HS đạt từng loại điểm xi

0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10

1 TN 32 0 0 0 0 0 4 6 9 11 2 2

ĐC 30 0 0 0 1 2 10 9 3 5 1 1

2 TN 32 0 0 0 0 0 6 3 9 9 5 2

ĐC 30 0 0 0 0 4 4 11 8 4 1 0

Bảng 3.7. Tần suất (%) HS đạt điểm từng loại của trường THCS Hoa Động

Lần Lớp Sĩ

số

% HS đạt từng loại điểm xi

0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10

1 TN 32 0 0 0 0 0 12.5 18.8 28.1 34.4 6.25 6.3

ĐC 30 0 0 0 3.3 6.7 33.3 30 10 16.7 3.3 3.3

2

TN 32 0 0 0 0 0 18.8 9.4 28.1 28.1 15.6 6.3

ĐC 30 0 0 0 0 13.3 13.3 36.7 26.7 13.3 3.3 0

Bảng 3.8. Tỉ lệ % HS đạt điểm xi trở xuống của trường THCS Hoa Động

Page 98: Thiết kế và dùng hệ thống bài tập theo hướng tiếp cận Pisa trong dạy học phần hóa học vô cơ lớp 9

,

91

Lần Lớp Sĩ

số

% HS đạt điểm xi trở xuống

0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10

1 TN 32 0 0 0 0 3.1 9.4 18.8 53.1 87.5 93.8 100

ĐC 30 0 0 0 3.3 20 40 60 80 93.3 96.7 100

2 TN 32 0 0 0 0 0 9.4 18.8 56.3 84.4 93.8 100

ĐC 30 0 0 0 0 16.7 26.7 60 83.4 96.7 100 100

Hình 3.3. Đường luỹ tích điểm kiểm tra - Lần 1 - trường THCS Hoa Động

Hình 3.4. Đường luỹ tích điểm kiểm tra - Lần 2 - trường THCS Hoa Động

Page 99: Thiết kế và dùng hệ thống bài tập theo hướng tiếp cận Pisa trong dạy học phần hóa học vô cơ lớp 9

,

92

Bảng 3.9. Bảng tổng hợp phân loại kết quả 2 bài kiểm tra

của HS trường THCS An Lư và THCS Hoa Động

Phân loại kết quả học tập của HS (%)

Yếu kém

(0 - 4 điểm)

Trung bình

(5, 6 điểm)

Khá

(7, 8 điểm)

Giỏi

(9, 10 điểm)

TN ĐC TN ĐC TN ĐC TN ĐC

0.68 5.48 14.73 18.34 7.4 20.41 9.93 3.03

Hình 3.5. Đồ thị cột biểu diễn kết quả 2 bài kiểm tra

của HS trường THCS An Lư và THCS Hoa Động

3.4.3. Xử lí kết quả

Mục đích: Thu gọn bảng số liệu thành các tham số đặc trƣng cụ thể để so sánh chất

lƣợng của 2 phƣơng pháp và mức độ tin cậy của các giá trị thu đƣợc.

a. Mốt (Mode): là giá trị có tần suất xuất hiện nhiều nhất trong một tập hợp điểm số.

b. Trung vị (Median): là điểm nằm ở vị trí giữa trong tập hợp điểm số xếp theo thứ

tự.

c. Giá trị trung bình: là giá trị trung bình cộng của các điểm số, đặc trƣng cho sự

tập trung số liệu

X

k

i

ii xnn 1

.1

Trong đó: n – số HS thực nghiệm, ni – số HS đạt điểm xi.

d. Phương sai S2 và độ lệch chuẩn S : Là các tham số đo mức độ phân tán của các

Page 100: Thiết kế và dùng hệ thống bài tập theo hướng tiếp cận Pisa trong dạy học phần hóa học vô cơ lớp 9

,

93

số liệu quanh giá trị trung bình cộng:

+ Phƣơng sai:

10 2

2

i i

i 1

1S n x x

n 1

n: là số HS của mỗi nhóm thực nghiệm.

+ Độ lệch chuẩn: 2SS

Giá trị S càng nhỏ chứng tỏ số liệu càng ít bị phân tán.

e. Hệ số biến thiên V: Chỉ mức độ phân tán

%100.X

SV

+ Nếu V trong khoảng 0 – 10%: Độ dao động nhỏ.

+ Nếu V trong khoảng 10 – 30%: Độ dao động trung bình.

+ Nếu V trong khoảng 30 – 100%: Độ dao động lớn.

Với độ dao động nhỏ hoặc trung bình thì kết quả thu đƣợc đáng tin cậy,

ngƣợc lại với độ dao động lớn thì kết quả thu đƣợc không đáng tin cậy.

Muốn so sánh chất lƣợng của các tập thể HS khi đã tính đƣợc giá trị trung bình

cộng thì sẽ có 2 trƣờng hợp:

- Nếu giá trị trung bình cộng bằng nhau thì trƣờng hợp nào có độ lệch chuẩn S nhỏ

hơn sẽ có chất lƣợng tốt hơn.

- Nếu giá trị trung bình cộng khác nhau thì trƣờng hợp nào có hệ số biến thiên V

nhỏ hơn thì chất lƣợng đều hơn, còn giá trị X lớn hơn thì trình độ tốt hơn

f. Phép kiểm chứng t-test độc lập: Xác định xem chênh lệch giữa giá trị trung bình

của hai nhóm khác nhau có khả năng xảy ra ngẫu nhiên hay không.

- Trong phép kiểm chứng t-test độc lập, chúng ta tính giá trị p, trong đó: p là xác

suất xảy ra ngẫu nhiên.

- Nếu giá trị p ≤ 0,05 => Chênh lệch giá trị trung bình của 2 nhóm có ý nghĩa

- Nếu giá trị p >0,05 => Chênh lệch giá trị trung bình của 2 nhóm không có ý nghĩa

g. Mức độ ảnh hưởng (SMD):

- Cho biết chênh lệch điểm trung bình do tác động mang lại có tính thực tiễn hoặc

có ý nghĩa hay không (ảnh hƣởng của tác động lớn hay nhỏ)

- SMD = [GTTB (nhóm TN) – GTTB (nhóm ĐC)] / độ lệch chuẩn nhóm ĐC

- So sánh giá trị mức độ ảnh hƣởng với bảng tiêu chí Cohen:

Page 101: Thiết kế và dùng hệ thống bài tập theo hướng tiếp cận Pisa trong dạy học phần hóa học vô cơ lớp 9

,

94

Giá trị mức độ

ảnh hƣởng > 1,00 0,50 - 0,79 0,80 - 1,00 0,20 - 0,49 < 0,20

Ảnh hƣởng Rất lớn Lớn Trung bình Nhỏ Không

đáng kể

Từ các giá trị trên ta có bảng các chỉ số thống kê nhƣ sau:

Bảng 3.10. Tổng hợp các tham số đặc trưng

Trƣờng THCS An Lƣ THCS Hoa Động

Đối tƣợng TN ĐC TN ĐC

Mốt Lần 1 8 6 8 6

Lần 2 8 6 8 6

Trung vị Lần 1 7 6 7 6

Lần 2 7 6 7 6

X

Lần 1 7.18 ± 0,22 6,23 ± 0,25 7.03 ± 0,24 6.13 ± 0,26

Lần 2 7.25 ± 0,25 6,38 ± 6,22 7.16 ± 0,28 6.08 ± 0,27

S Lần 1 1.38 1.48 1.35 1.5

Lần 2 1.51 1.41 1.51 1.33

S2

Lần 1 1.89 2.18 1.83 2.23

Lần 2 2.28 1.99 2.3 1.7

V Lần 1 19.23 23.78 18.78 24.14

Lần 2 21.12 22.47 20.74 23.35

t-test độc

lập (p)

Lần 1 0.0039 0.0086

Lần 2 0.0091 0.0051

SMD Lần 1 0.6436 0.6606

Lần 2 0.6188 0.7874

3.4.4. Phân tích kết quả thực nghiệm sư phạm

3.4.4.1. Phân tích kết quả về mặt định tính

Bảng 3.10 và 3.11 tổng hợp kết quả thăm dò ý kiến của tất cả HS và GV tham

gia thực nghiệm dựa theo Phiếu thăm dò ý kiến (phụ lục 2,3).

Page 102: Thiết kế và dùng hệ thống bài tập theo hướng tiếp cận Pisa trong dạy học phần hóa học vô cơ lớp 9

,

95

Các hàng trong bảng là viết gọn câu hỏi, các cột trong bảng là viết gọn các

câu trả lời với quy ƣớc nhƣ sau:

Mức độ: Rất: tƣơng ứng với ý trả lời 1

Mức độ: Có: tƣơng ứng với y trả lời 2

Mức độ: Tƣơng đối: tƣơng ứng với ý trả lời 3

Mức độ: Không: tƣơng ứng với ý trả lời 4

Bảng 3.11. Tổng hợp kết quả thăm dò ý kiến HS sau thực nghiệm

Mức độ

Câu hỏi Rất Có Tương đối Không

Hiểu 30,52% 42,07% 27,41% 0%

Thích 45,02% 34,64% 20,34% 0%

Muốn 43,16% 39,97% 16,87% 0%

Bảng 3.12. Tổng hợp kết quả thăm dò ý kiến GV sau thực nghiệm

Mức độ

Câu hỏi Rất nhiều Nhiều Ít Không

Thiết thực 64% 25,7% 10,3% 0%

Kiến thức 17,21% 62,41% 20,38% 0%

Năng lực 70,59% 29,41% 0% 0%

Hứng thú 15,8% 71,24% 12,96% 0%

Kết quả thể hiện ở bảng 3.10 cho thấy: số HS đƣợc hỏi cho ý kiến thích và

muốn học các tiết học, làm các bài tập hóa học theo hƣớng tiếp cận PISA chiếm tỉ lệ

cao nhất mặc dù mức độ HS hiểu bài tập chƣa phải là chiếm tỉ lệ cao nhất.

- Qua trao đổi với HS, GV và quan sát các tiết học, tôi thấy trong các giờ học tại lớp

và việc tìm hiểu các vấn đề cần nghiên cứu ở nhà của LTN, HS rất sôi nổi, hứng thú

tham gia vào các hoạt động học tập nhanh hơn so với HS ở LĐC.

- Qua trao đổi với GV và kết quả thể hiện ở bảng 3.11 cho thấy các GV tham gia

dạy thực nghiệm đều cho rằng việc dạy học có sử dụng bài tập hóa học theo hƣớng

tiếp cận PISA rất thiết thực, không chỉ có tác dụng phát triển năng lực nhận thức, tƣ

duy mà còn tăng khả năng sáng tạo, hứng thú học tập cho HS

Page 103: Thiết kế và dùng hệ thống bài tập theo hướng tiếp cận Pisa trong dạy học phần hóa học vô cơ lớp 9

,

96

3.4.4.2. Phân tích kết quả về mặt định lượng

Từ các bảng và hình phân tích số liệu thu thập đƣợc, tôi có nhận xét:

Tỉ lệ các bài kiểm tra đạt khá, giỏi của LTN cao hơn LĐC.

Mode của LTN cao hơn LĐC, điều đó chứng tỏ HS LTN nhiều điểm cao hơn

LĐC.

Giá trị trung bình của LTN cao hơn LĐC chứng tỏ mặt bằng điểm chung của

LTN cao hơn LĐC.

Độ lệch chuẩn điểm kiểm tra của các LTN nhỏ hơn các LĐC chứng tỏ ở các

LTN, các số liệu tập trung quanh giá trị trung bình cộng tốt hơn, chất lƣợng bộ số

liệu tốt hơn. Điều này cho phép nhận xét rằng chất lƣợng bài kiểm tra của các LTN

không những cao hơn mà còn đồng đều hơn và bền vững hơn các LĐC

Kiểm tra bằng t-test độc lập cho thấy kết quả giá trị p < 0,05 tức là sự khác biệt

giữa LTN và LĐC là có ý nghĩa, suy ra LTN nắm vững và vận dụng kiến thức, kĩ

năng tốt hơn LĐC.

Mức độ ảnh hƣởng đều nằm trong mức độ lớn.

Đƣờng luỹ tích của LTN luôn luôn ở bên phải và phía dƣới đƣờng luỹ tích của

LĐC, điều đó cho thấy chất lượng học tập của LTN tốt hơn.

Hệ số biến thiên V của LTN nhỏ hơn của LĐC, nghĩa là chất lượng LTN đều

hơn LĐC.

Page 104: Thiết kế và dùng hệ thống bài tập theo hướng tiếp cận Pisa trong dạy học phần hóa học vô cơ lớp 9

,

97

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ

1. Kết luận

Đối chiếu với mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu, công trình đã hoàn thành đầy

đủ những nhiệm vụ đã đề ra:

1. Nghiên cứu, làm sáng tỏ cơ sở lí luận và thực tiễn của đề tài:

- Nghiên cứu cơ sở lý luận liên quan đến đổi mới phƣơng pháp dạy học

- Nghiên cứu lý luận về bài tập hóa học trong dạy học hóa học

- Tìm hiểu về chƣơng trình đánh giá HS quốc tế (PISA)

- Tiến hành điều tra - quan sát, khảo sát, lấy ý kiến … của GV, HS của một số

trƣờng THCS trên địa bàn thành phố Hải Phòng về hệ thống các bài tập hóa học đã

và đang sử dụng

2. Trình bày cơ sở và một số định hướng cơ bản trong việc thiết kế bài tập hóa

học vô cơ lớp 9 theo hướng tiếp cận PISA.

- Trình bày cơ sở và một số định hƣớng cơ bản trong việc thiết kế bài tập hóa học

vô cơ lớp 9 theo hƣớng tiếp cận PISA.

- Minh hoạ qua 42 bài tập hóa học vô cơ lớp 9 theo hƣớng tiếp cận PISA theo 3 chủ

đề ứng với 3 chƣơng của chƣơng trình hóa học 9 THCS:

Chƣơng 1 - Các loại hợp chất vô cơ: 21 bài tập

Chƣơng 2 - Kim loại: 11 bài tập

Chƣơng 3 - Phi kim: 10 bài tập

3. Nghiên cứu việc sử dụng bài tập hóa học vô cơ lớp 9 theo hướng tiếp cận PISA

Đề xuất 4 hƣớng sử dụng hệ thống bài tập hóa học vô cơ lớp 9 theo hƣớng tiếp cận

PISA trong dạy học hóa học ở trƣờng THCS:

Sử dụng khi dạy bài mới

Sử dụng khi luyện tập, ôn tập

Sử dụng khi kiểm tra, đánh giá

Sử dụng khi tự học ở nhà

4. Tiến hành TNSP để kiểm chứng tính hiệu quả và tính khả thi của đề tài:

Trong năm học 2012 - 2013, đã tiến hành TNSP tại các trƣờng:

- Trƣờng THCS An Lƣ, huyện Thủy Nguyên, thành phố Hải Phòng.

Page 105: Thiết kế và dùng hệ thống bài tập theo hướng tiếp cận Pisa trong dạy học phần hóa học vô cơ lớp 9

,

98

- Trƣờng THCS Hoa Động, huyện Thủy Nguyên, thành phố Hải Phòng.

Điểm trung bình của LTN cao hơn LĐC, kiểm tra bằng t-test độc lập cho thấy

kết quả giá trị p < 0,05 tức là sự khác biệt giữa hai lớp là có ý nghĩa, suy ra LTN

nắm vững và vận dụng kiến thức, kĩ năng tốt hơn LĐC.

5. Kết quả thực nghiệm sư phạm sau khi xử lý thống kê cho thấy:

Hệ thống bài tập theo hƣớng tiếp cận PISA có tác dụng giúp HS nắm vững

kiến thức, phát triển tƣ duy và rèn luyện một số kĩ năng nhƣ đọc hiểu văn bản, sơ

đồ, hoạt động hợp tác nhóm....

Hệ thống bài tập này góp phần làm cho việc dạy học môn Hóa học gắn với

thực tiễn cuộc sống hơn, HS có hứng thú, say mê học tập, nâng cao hiệu quả dạy

học môn Hóa học ở trƣờng THCS.

Đã đƣợc GV giảng dạy môn hoá học và các em HS ở các trƣờng thực

nghiệm hƣởng ứng tích cực. Kết quả thực nghiệm đã chứng tỏ sự đúng đắn của giả

thuyết khoa học và tính hiệu quả, khả thi của đề tài.

2. Khuyến nghị

Để phát huy đƣợc tính đa dạng và những tác dụng tích cực của hệ thống bài

tập hóa học vô cơ lớp 9 theo hƣớng tiếp cận PISA vào việc dạy và học môn Hóa

học ở trƣờng THCS có hiệu quả hơn, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho GV và

HS khi sử dụng hệ thống bài tập này, chúng tôi xin có một số khuyến nghị và đề

xuất nhƣ sau:

1. Tăng cƣờng bài tập hóa học có nội dung thực tế và những bài tập rèn luyện

các kỹ năng cần thiết cho cuộc sống nhƣ kĩ năng đọc hiểu văn bản, đồ thị, biểu đồ....

2. Từng bƣớc thay đổi nội dung và hình thức kiểm tra và đánh giá của môn

Hóa học ở bậc THCS nhƣ: không chỉ đánh giá về kiến thức mà còn đánh giá về

năng lực, sử dụng câu hỏi dạng mở.... Có những tài liệu tham khảo chính thức về

PISA giúp GV và HS biết, hiểu và có thể khai thác sử dụng PISA vào việc dạy và

học môn Hóa học

3. Có định hƣớng bồi dƣỡng nâng cao nhận thức về vai trò của hóa học trong

thực tế và khả năng vận dụng kiến thức hóa học vào thực tế đời sống ...cho GV và

sinh viên sƣ phạm ngành hóa học.

Page 106: Thiết kế và dùng hệ thống bài tập theo hướng tiếp cận Pisa trong dạy học phần hóa học vô cơ lớp 9

,

99

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Ngô Ngọc An (2005), Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm hóa học 9, Nxb Giáo dục,

Hà Nội.

2. Ngô Ngọc An (2010), Hóa học nâng cao trung học cơ sở, bồi dưỡng HS khá

giỏi lớp 9, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

3. Phạm Ngọc Ân, Trƣơng Duy Quyền (2010), Tuyển chọn đề thi học sinh giỏi

trung học cơ sở môn Hóa học, Nxb Đại học Sƣ Phạm, Hà Nội.

4. Bộ Giáo dục và Đào tạo – Dự án Việt Bỉ (2010), Nghiên cứu khoa học sư

phạm ứng dụng. Nxb ĐHSP, Hà Nội.

5. Nguyễn Cƣơng (1999), Phương pháp dạy học và thí nghiệm hoá học, Nxb

Giáo dục, Hà Nội.

6. Trần Quốc Đắc, Trần Trung Ninh (2010), Hướng dẫn thí nghiệm và bài tập

thực nghiệm hóa học 9, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

7. Dƣơng Văn Đảm (2009), Hóa học trên cánh đồng, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

8. Đỗ Tiến Đạt (2011), “Chương trình đánh giá HS quốc tế PISA”, Kỷ yếu Hội

thảo Quốc gia về giáo dục Toán học phổ thông.

9. Đề thi số 9, Chương trình Đánh giá học sinh quốc tế của OECD 2012

10. Lê Hoàng Dũng, Phạm Trƣơng, Huỳnh Văn Út (2010), Đề kiểm tra kiến

thức hóa học 9, Nxb Giáo dục Việt Nam.

11. Cao Cự Giác (2009), Thiết kế và sử dụng bài tập thực nghiệm trong dạy và

học hóa học. Nxb Giáo dục Việt Nam.

12. Cao Cự Giác, Nguyễn Xuân Trƣờng (2005), “Các xu hƣớng đổi mới phƣơng

pháp dạy học hoá học ở trƣờng phổ thông hiện nay”, Tạp chí Giáo dục, (128), tr.34-

36.

13. Cao Cự Giác (2005), Sách thiết kế bài giảng hóa học 9, tập 1, 2. Nxb Giáo

dục, Hà Nội.

14. Lê Thị Mỹ Hà (2011), "Chƣơng trình đánh giá quốc tế PISA tại Việt Nam -

Cơ hội và thách thức". Tạp chí Khoa học Giáo dục (64) tr. 17 - 21

Page 107: Thiết kế và dùng hệ thống bài tập theo hướng tiếp cận Pisa trong dạy học phần hóa học vô cơ lớp 9

,

100

15. Lê Thị Mỹ Hà (2011), "Chƣơng trình đánh giá quốc tế PISA tại Việt Nam ".

Tạp chí Thông tin Khoa học xã hội (346) tr. 28 - 36

16. Phạm Đình Hiến Phạm Tuấn Hùng, (2006), Câu hỏi và bài tập kiểm tra hóa

học 9, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

17. Nguyễn Thị Phƣơng Hoa (2010), “Chƣơng trình đánh giá HS quốc tế (PISA)

(Mục đích, tiến trình thực hiện, các kết quả chính)”, Tạp chí Khoa học Đại học

Quốc gia Hà Nội (25)

18. Trần Trung Ninh, Nguyễn Thị Kim Thành (2010), Bài tập bồi dưỡng hóa

học 9, NXB Giáo dục, Hà Nội.

19. Nguyễn Ngọc Sơn (2010) “Góp phần tìm hiểu về chƣơng trình đánh giá HS

quốc tế (PISA)”, Tập san Giáo dục - Đào tạo (3)

20. Sở Giáo dục và đào tạo Hải Phòng (2011), Tài liệu phân phối chương trình

THCS môn Hóa học.

21. Nguyễn Thị Sửu (Chủ biên), Lê Văn Năm (2009), Phương pháp dạy học hóa

học - Học phần đổi mới phương pháp dạy học hóa học 2, Nxb Khoa học và kỹ

thuật, Hà Nội.

22. Lê Xuân Trọng (Chủ biên), Ngô Ngọc An, Ngô Văn Vụ (2009), Hóa học 9,

NxbGD, Hà Nội.

23. Lê Xuân Trọng Chủ biên, Cao Thị Thặng, Ngô văn Vụ, (2011), SGV hóa

học 9, NXB giáo dục, Hà Nội.

24. Lê Xuân Trọng, Cao Thị Thặng, Ngô văn Vụ (2011), Sách bài tập hóa học

lớp 9, NXB giáo dục, Hà Nội.

25. Nguyễn Xuân Trƣờng (2009) Sử dụng bài tập trong dạy học Hóa học ở

trường phổ thông. Nxb ĐH Sƣ Phạm Hà Nội.

26. Nguyễn Xuân Trƣờng (1997), Bài tập hoá học ở trường phổ thông. Nxb

ĐHQG Hà Nội.

27. Nguyễn Xuân Trƣờng (2005), Phương pháp dạy học hoá học ở trường phổ

thông, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

28. Vũ Anh Tuấn, Phạm Tuấn Hùng (2002), Bồi dưỡng Hóa học Trung học cơ

sở, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

Page 108: Thiết kế và dùng hệ thống bài tập theo hướng tiếp cận Pisa trong dạy học phần hóa học vô cơ lớp 9

,

101

29. Nguyễn Anh Tuấn (2008), Kiểm tra đánh giá thƣờng xuyên và định kì môn

Hóa học lớp 9, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

30. http://www.vnmath.com/2011/07/tai-lieu-luyen-thi-chuong-trinh-anh-gia.html

31. http://www.doko.vn/luan-van/Khai-thac-nhung-tu-tuong-bai-toan-cua-PISA-

vao-day-hoc-mon-Toan-bac-Trung-hoc-theo-huong-tang-cuong-lien-he-toan-hoc-

voi-thuc-tien-235263

32. http://vi.wikipedia.org/wiki/%C4%90%C3%A8n_s%E1%BB%A3i_%C4%91

%E1%BB%91t

33. http://tusach.thuvienkhoahoc.com/wiki/kể_chuyện_về_kim_loại/Zn

Page 109: Thiết kế và dùng hệ thống bài tập theo hướng tiếp cận Pisa trong dạy học phần hóa học vô cơ lớp 9

,

102

PHỤ LỤC 1

PHIẾU XIN Ý KIẾN GIÁO VIÊN TRƢỜNG THCS (trước thực nghiệm)

Để cung cấp thông tin về việc sử dụng bài tập trong quá trình dạy học hóa

học ở trƣờng THCS, xin Quý Thầy/Cô cho biết ý kiến bằng cách đánh dấu () vào

ô trống hoặc điền vào các dòng để trống.

I. Thông tin cá nhân

1. Họ và tên GV………………...........…,……………………………………..

2. Điện thoại……………………………,……………………………………..

3. Số năm giảng dạy:…………………..………………………………………

4. Trình độ đào tạo: Cử nhân cao đẳng □ Cử nhân □ Thạc sĩ □

II. Các ý kiến của Quý Thầy/Cô

1. Mức độ thầy (cô) đã sử dụng các bài tập hóa học trong các kiểu giờ dạy học:

a) Dạy lí thuyết:

Thƣờng xuyên Thỉnh thoảng Không sử dụng

b) Ôn tập, luyện tập:

Thƣờng xuyên Thỉnh thoảng Không sử dụng

c) Thực hành, thí nghiệm:

Thƣờng xuyên Thỉnh thoảng Không sử dụng

d) Kiểm tra, đánh giá:

Thƣờng xuyên Thỉnh thoảng Không sử dụng

2. Mức độ thầy (cô) sử dụng các dạng bài tập hóa học trong dạy học:

a) Mô tả, giải thích hiện tƣợng thực tế trong đời sống bằng kiến thức hóa học:

Thƣờng xuyên Thỉnh thoảng Không sử dụng

b) Trình bày ý kiến của cá nhân về vấn đề liên quan đến kiến thức hóa học:

Thƣờng xuyên Thỉnh thoảng Không sử dụng

c) Hoạt động nhóm báo cáo về 1 vấn đề liên quan đến hóa học:

Thƣờng xuyên Thỉnh thoảng Không sử dụng

d) Đọc hiểu văn bản, nghiên cứu sơ đồ, bảng biểu... có liên quan đến kiến thức hóa

học:

Page 110: Thiết kế và dùng hệ thống bài tập theo hướng tiếp cận Pisa trong dạy học phần hóa học vô cơ lớp 9

,

103

Thƣờng xuyên Thỉnh thoảng Không sử dụng

e) Giải bài tập hóa học có liên quan đến vấn đề thực tế:

Thƣờng xuyên Thỉnh thoảng Không sử dụng

3. Một số ý kiến khác của thầy (cô) về bài tập hóa học:---------------------------------

-----------------------------------------------------------------------------------------------------

Xin trân trọng cám ơn Qúy Thầy/Cô!

Page 111: Thiết kế và dùng hệ thống bài tập theo hướng tiếp cận Pisa trong dạy học phần hóa học vô cơ lớp 9

,

104

PHỤ LỤC 2

PHIẾU XIN Ý KIẾN GIÁO VIÊN TRƢỜNG THCS (sau thực nghiệm)

Để đánh giá về việc sử dụng bài tập theo hƣớng tiếp cận PISA trong quá

trình dạy học hóa học ở trƣờng THCS, xin Quý Thầy/ Cô cho biết ý kiến bằng cách

đánh dấu () vào ô trống hoặc điền vào các dòng để trống.

I. Thông tin cá nhân

1. Họ và tên GV………………...........…,……………………………………..

2. Điện thoại……………………………,……………………………………..

3. Số năm giảng dạy:…………………..………………………………………

4. Trình độ đào tạo: □ Cử nhân cao đẳng □ Cử nhân □ Thạc sĩ

II. Các ý kiến của Quý Thầy/Cô

1. Theo thầy (cô), sử dụng bài tập hóa học theo hướng tiếp cận PISA trong dạy

học có tính thiết thực không?

Rất nhiều Nhiều Ít Không

2. Theo thầy (cô), sử dụng bài tập hóa học theo hướng tiếp cận PISA trong dạy

học sẽ có hiệu quả đối với HS về:

a. Kiến thức:

Rất nhiều Nhiều Ít Không

b. Năng lực (toán học, đọc hiểu, khoa học phổ thông..):

Rất nhiều Nhiều Ít Không

c. Hứng thú học tập:

Rất nhiều Nhiều Ít Không

2. Một số ý kiến khác của thầy (cô) về bài tập hóa học theo hướng tiếp cận

PISA:---------------------------------------------------------------------------------------------

-----------------------------------------------------------------------------------------------------

-----------------------------------------------------------------------------------------------------

-----------------------------------------------------------------------------------------------------

------------------------------------------------------------------------------------------------

Xin trân trọng cám ơn Qúy Thầy/Cô!

Page 112: Thiết kế và dùng hệ thống bài tập theo hướng tiếp cận Pisa trong dạy học phần hóa học vô cơ lớp 9

,

105

PHỤ LỤC 3

PHIẾU LẤY Ý KIẾN HỌC SINH (sau thực nghiệm)

Để đánh giá về việc sử dụng bài tập theo hƣớng tiếp cận PISA trong quá

trình dạy học hóa học ở trƣờng THCS, các em hãy cho biết ý kiến bằng cách

khoanh tròn vào chữ cái đứng trƣớc câu trả lời em cho là đúng nhất hoặc điền vào

các dòng để trống.

I. Thông tin cá nhân

Họ và tên học sinh: .................................................................................................

Lớp:...............................Trƣờng: ........................................................................

II. Các ý kiến học sinh

Câu hỏi 1: Em có hiểu nội dung những bài tập hóa học theo hướng tiếp cận

PISA đã được đưa ra trong tiết học không?

A. Rất hiểu B. Hiểu C. Tƣơng đối hiểu D. Không hiểu

Câu hỏi 2: Em có thích nội dung những bài tập hóa học theo hướng tiếp cận

PISA đã được đưa ra trong tiết học không?

A. Rất thích B.Thích C. Tƣơng đối thích D. Không thích

Câu hỏi 3: Em có muốn tiếp tục được học những tiết học có bài tập hóa học theo

hướng tiếp cận PISA không?

A. Rất muốn B. Muốn C. Tƣơng đối muốn D. Không muốn

Xin chân thành cám ơn các em!

Page 113: Thiết kế và dùng hệ thống bài tập theo hướng tiếp cận Pisa trong dạy học phần hóa học vô cơ lớp 9

,

106

PHỤC LỤC 4

ĐỀ KIỂM TRA SAU THỰC NGHIỆM - LẦN 1

(Thời gian: 45 phút)

Phần I: Trắc nghiệm khách quan. (2 điểm)

Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng

Câu 1: Dung dịch Ba(OH)2 làm dung dịch phenolphtalein không màu chuyển thành

màu:

A. Đỏ B. Xanh

C. Tím D. Vàng

Câu 2: Biết CuO có màu đen, dung dịch CuSO4 có màu xanh. Hiện tƣợng nào sau

đây dùng để biết phản ứng CuO với H2SO4 đã xảy ra?

A. Dung dịch sủi bọt

B. Màu xanh của dung dịch phai dần

C. Chất rắn (màu đen) tan dần, dung dịch có màu xanh

D. Tỏa nhiệt mạnh

Câu 3: Cho phản ứng: 3 2( )otFe OH A H O . Công thức hóa học của A là:

A. FeO B. Fe3O4

C. FexOy D. Fe2O3

Câu 4: Dung dịch Na2CO3 tác dụng với hóa chất nào để giải phóng khí?

A. Mg(NO3)2 B. BaCl2

C. dd HCl D. K2SO4

Phần II: Tự luận (8 điểm)

Câu 1 (2 điểm): Hoàn thành các phương trình phản ứng sau:

1. Mg + AgNO3 ..................................

2. Na2CO3 + HCl .................................

3. Al(OH)3 ot .................................

4. BaCl2 + Na2CO3 ..................................

Câu 2 (2 điểm)

Page 114: Thiết kế và dùng hệ thống bài tập theo hướng tiếp cận Pisa trong dạy học phần hóa học vô cơ lớp 9

,

107

Ba nguyên tố cơ bản là chất dinh dƣỡng cho thực vật, đó là: Nitơ (N);

Photpho (P); Kali (K).

Hợp chất của nitơ làm tăng trƣởng lá cây và tinh bột trong ngũ cốc.

Hợp chất của photpho kích thích bộ rễ phát triển và hoa quả chín sớm.

Hợp chất của kali tăng cƣờng sức chịu đựng cho thực vật.

Dƣới đây là hàm lƣợng của N, P, K có trong 3 mẫu phân bón kép NPK:

MẪU PHÂN BÓN % N % P % K

1 10 10 20

2 6 15 15

3 14 6 20

Dùng số liệu của bảng, hãy:

a) Vẽ biểu đồ biểu thị chất dinh dƣỡng có trong loại phân bón 3

b) Giới thiệu mẫu phân bón cho ngô, khoai để có hàm lƣợng nitơ bằng hàm lƣợng

photpho và có hàm lƣợng kali cao.

Câu 3 (4 điểm)

Bình chữa cháy (bình cứu hỏa) phun bọt dạng axit -

kiềm có cấu tạo nhƣ sau:

- Ống thủy tinh hở miệng đựng dung dịch axit sunfuric

- Bình đựng dung dịch Natri hiđrocacbonat có nồng độ

cao

Bình thƣờng, bình chữa cháy đƣợc để thẳng đứng,

không đƣợc để nằm. Khi chữa cháy, phải dốc ngƣợc bình lên.

1. Vì sao bình chữa cháy khi bảo quản phải để thẳng đứng nhƣng khi chữa cháy lại

phải dốc ngƣợc bình lên?

2. Tính thể tích khí CO2 (đktc) tạo thành để dập tắt đám cháy nếu trong bình chữa

cháy có dung dịch chứa 490 gam H2SO4 tác dụng hết với dung dịch NaHCO3.

Page 115: Thiết kế và dùng hệ thống bài tập theo hướng tiếp cận Pisa trong dạy học phần hóa học vô cơ lớp 9

,

108

PHỤC LỤC 5

ĐỀ KIỂM TRA SAU THỰC NGHIỆM - LẦN 2

(Thời gian: 45 phút)

Phần I: Trắc nghiệm khách quan. (2 điểm)

Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng

Câu 1: Để nhận biết hai chất rắn màu trắng sau: CaO và MgO, ta dùng:

A. dd HCl B. Quỳ tím

C. H2 D. H2O

Câu 2: Khử đất chua bằng vôi và bón phân đạm cho cây đúng cách là cách nào sau

đây?

A. Cách nào cũng đƣợc

B. Bón đạm cùng một lúc với vôi

C. Bón vôi khử chua trƣớc rồi vài ngày sau mới bón đạm

D. Bón phân đạm trƣớc rồi vài ngày sau mới bón vôi khử chua.

Câu 3: Trong 100 ml dung dịch HCl có 0,05 mol HCl.

Nồng độ mol của dung dịch HCl là:

A. 5M B. 0,5M

C. 0,05M D. 0,2M

Câu 4: Những bức tƣợng bằng đá, hay đền thờTaMaHan ở Ấn Độ bị phá huỷ một

phần là do:

A. Không khí. B. Nhiệt độ tăng

C. Bão D. Mƣa axit.

Phần II: Tự luận (8 điểm)

Câu 1 (2 điểm): Hoàn thành sơ đồ chuyển hóa sau:

(1) (2) (3) (4)

3 2 4 2 3 2SO H SO SO BaSO SO

Câu 2 (3 điểm): Một nhóm HS đi thăm quan du lịch vịnh Hạ Long. Các bạn thực sự

ngạc nhiên khi đƣợc nhìn thấy những hang động nơi đây.

Bức ảnh dƣới đây là một trong những hang động mà các bạn đã đến.

Page 116: Thiết kế và dùng hệ thống bài tập theo hướng tiếp cận Pisa trong dạy học phần hóa học vô cơ lớp 9

,

109

Bạn Hồng tự hỏi: Hang động này rất đẹp nhƣng không biết những thạch nhũ này

đƣợc hình thành nhƣ thế nào nhỉ?

Em hãy đưa ra lời giải đáp giúp bạn Hồng nhé.

Câu 3 (3 điểm): Một ngƣời làm vƣờn đã dùng 300 gam (NH4)2SO4 để bón rau.

a) Nguyên tố dinh dƣỡng nào có trong loại phân bón này?

b) Tính thành phần phần trăm của nguyên tố dinh dƣỡng trong phân bón?

c) Tính khối lƣợng của nguyên tố dinh dƣỡng bón cho ruộng rau?

Page 117: Thiết kế và dùng hệ thống bài tập theo hướng tiếp cận Pisa trong dạy học phần hóa học vô cơ lớp 9

,

110

PHỤ LỤC 6

Giáo án bài dạy:

Tiết 4 - Bài 2: MỘT SỐ OXIT QUAN TRỌNG (tiếp)

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức:

- HS biết:

+ Tính chất, ứng dụng, điều chế canxi oxit và lƣu huỳnh đioxit.

+ Một số ứng dụng quan trọng của lƣu huỳnh đioxit.

+ Biết cách điều chế lƣu huỳnh đioxit trong phòng thí nghiệm và trong công

nghiệp.

- HS hiểu: ‎Dựa vào tính chất hóa học của SO2 hiểu SO2 là một oxit axit.

- HS vận dụng: Viết các phƣơng trình phản ứng thể hiện các tính chất hóa học của

SO2.

2. Kĩ năng:

- Rèn luyện kỹ năng viết phƣơng trình phản ứng, kĩ năng làm các bài tập tính toán

theo phƣơng trình hoá học và kĩ năng thực hành thí nghiệm cho HS

3.Thái độ:

Giáo dục cho HS có ý thức cẩn thận trong thí nghiệm có SO2 vì tính độc của nó.

Bảo vệ môi trƣờng không khí nói riêng và môi trƣờng sống nói chung, khắc phục ở

những nơi có khí SO2.

II. CHUẨN BỊ:

1. GV :

- Dụng cụ: ống nghiệm, đèn cồn, cốc, ống dẫn, kẹp gỗ, giá ống nghiệm

- Hóa chất: Cu, dung dịch H2SO4đ, giấy quì tím , dung dịch Ca(OH)2,

2. HS :

- Ôn lại tính chất hóa học của oxit axit.

- Nhóm 1: Báo cáo tìm hiểu về ứng dụng của SO2

- Nhóm 2: Báo cáo tìm hiểu về: sản xuất SO2 trong công nghiệp

III. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY

Page 118: Thiết kế và dùng hệ thống bài tập theo hướng tiếp cận Pisa trong dạy học phần hóa học vô cơ lớp 9

,

111

1. Kiểm tra bài cũ

HS 1: Vẽ sơ đồ tƣ duy thể hiện những kiến thức mà em biết về Canxi oxit?

HS 2: CaO có thể tác dụng với các chất nào sau đây ?

A. H2O, CO2, HCl,H2SO4 B. CO2, HCl, NaOH, H2O

C. H2O, HCl, Na2SO4, CO2; D. CO2, HCl, NaCl, H2O

HS 3: Trình bày tính chất hóa học của oxit axit? Viết PTHH minh họa?

2. Bài mới

Mở bài: Trong thực tế ở một số vùng thường xuất hiện mưa axit gây nhiều thiệt hại

cho đời sống, sản xuất và nguyên nhân chủ yếu là do sự ô nhiễm không khí với thủ

phạm chính là khí SO2. Vậy khí SO2 là oxit có tính chất như thế nào, ứng dụng và

tác hại có nó ra sao chúng ta cùng học tiếp bài số 2.

Hoạt động của thầy và trò Nội dung cần đạt

Hoạt động 1: Tìm hiểu tính chất vật lý của lưu huỳnh đioxit (SO2)

H. Nghiên cứu thông tin SGK và bằng

những hiểu biết của em, hãy cho biết:

SO2 có những tính chất vật lý nào?

HS: Trình bày tính chất vật lý của SO2

GV. Nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến

thức

B. Lƣu huỳnh đioxit

- CTHH: SO2.

- PTK: 64

I. SO2 có tính chất nào?

1. Tính chất vật lý:

(SGK/ 10)

Hoạt động 2: Tìm hiểu tính chất hóa học của lưu huỳnh đioxit (SO2)

H. SO2 thuộc loại oxit gì?

HS. Là oxit axit.

2. Tính chất hóa học:

Page 119: Thiết kế và dùng hệ thống bài tập theo hướng tiếp cận Pisa trong dạy học phần hóa học vô cơ lớp 9

,

112

H. SO2 là oxit axit thì nó sẽ có những

tính chất hoá học nào?

HS. Nêu các tính chất ở phần kiểm tra

bài cũ.

GV. Chúng ta sẽ đi lần lƣợt xét các tính

chất của SO2 để xem dự đoán trên có

đúng không.

GV. Làm thí nghiệm điều chế SO2 từ Cu

và H2SO4đ, sau đó dẫn khí SO2 qua cánh

hoa, giấy quì tím ẩm.

H. Hiện tƣợng gì có đƣợc khi dẫn SO2

qua cánh hoa, giấy quì tím ẩm?

HS. Cánh hoa mất màu, giấy quì tím ẩm

thành màu đỏ.

H. Hãy giải thích tại sao SO2 lại làm giấy

quì tím ẩm sang màu đỏ?

HS. SO2 tác dụng với nƣớc thành axit.

GV. Yêu cầu HS viết phƣơng trình

Ở những vùng công nghiệp có nhiều khí

SO2 thƣờng có hiện tƣợng gì làm phá

hoại cây cối và môi trƣờng? Giải thích?

HS: Có hiện tƣợng mƣa axit do SO2 kết

hợp với H2O trong nƣớc mƣa tạo ra axit

H2SO3 gây phá hoại môi trƣờng.

GV. Làm thí nghiệm sục SO2 vào nƣớc

vôi trong.

H. Hiện tƣợng xảy ra?

HS. Nƣớc vôi trong bị vẩn đục

GV. Yêu cầu HS viết PTHH minh họa

+ Dấu hiệu ở thí nghiệm này cũng là

một trong nhiều cách nhận biết SO2.

a. Làm đổi màu giấy quỳ tím ẩm.

SO2 + H2O H2SO3

b. Tác dung với dung dịch kiềm

SO2 + Ca(OH)2 CaSO3 + H2O

SO2 + 2 NaOH Na2SO3 + H2O

c. Tác dụng với oxit bazơ

SO2+ Na2O Na2SO3

Page 120: Thiết kế và dùng hệ thống bài tập theo hướng tiếp cận Pisa trong dạy học phần hóa học vô cơ lớp 9

,

113

GV: Tƣơng tự nhƣ một số oxit axit khác,

SO2 cũng tác dụng với 1 số oxit bazơ

nhƣ: Na2O; K2O, CaO, BaO tạo thành

muối sunfit tƣơng ứng.

H. Qua các tính chất vừa xét và các kiến

thức đã học, em có kết luận gì về loại

chất SO2?

HS. SO2 là một oxit axit.

SO2 + CaO CaSO3

Kết luận: SO2 là một oxit axit.

Hoạt động 3: Tìm hiểu ứng dụng của SO2 .

GV. Yêu cầu nhóm 1 trình bày bài báo

cáo tìm hiểu về ứng dụng của SO2

GV: Các nhóm khác nhận xét bài trình

bày và bổ sung ý kiến

GV. Nhận xét, bổ sung, kết luận về một

số ứng dụng chính của SO2.

II. Ứng dụng của SO2 (SGK)

Hoạt động 4: Tìm hiểu cách điều chế SO2 .

GV: yêu cầu nhóm 2 trình bày bài báo

cáo về sản xuất SO2 trong công nghiệp

GV giới thiệu thêm cho HS PTHH điều

chế SO2 bằng cách đốt quặng pirit sắt:

4 FeS2 + 11 O2 ot 2 Fe2O3 + 8 SO2

GV: Hƣớng dẫn HS cách điều chế SO2

III. Điều chế SO2

1. Trong công nghiệp

Đi từ S có sẵn trong các mỏ S.

S + O2 ot SO2

2. Trong phòng thí nghiệm

+ Kim loại phản ứng với H2SO4 đặc

nóng.

Cu + 2 H2SO4đ ot CuSO4 + 2 H2O

Page 121: Thiết kế và dùng hệ thống bài tập theo hướng tiếp cận Pisa trong dạy học phần hóa học vô cơ lớp 9

,

114

trong phòng thí nghiệm

GV: Tại sao ngƣời ta không điều chế

SO2 trong phòng thí nghiệm bằng cách

đốt S trong không khí?

H: Giải thích:

+ Không thu đƣợc SO2 tinh khiết mà là

hỗn hợp khí SO2, N2, O2 ....

+ Việc thu khí SO2 bằng phƣơng pháp

này là phức tạp

+ SO2

+ Muối sunfit phản ứng với dung dịch

axit.

Na2SO3 + 2 HCl NaCl + H2O +

SO2

3. Củng cố:

Bài 1 (Bài tập 16): Tính chất vật lý của SO2

Bài 2 (Bài tập 6): Khí SO2 trong không khí

Bài tập 3: Viết các phƣơng trình hóa học hoàn thành sơ đồ chuyển hóa sau:

S SO2 BaSO3 BaO BaSO4

4. Hƣớng dẫn về nhà:

- Vẽ sơ đồ tƣ duy thể hiện tính chất SO2 là oxit axit và viết PTHH để minh họa

- Làm bài tập: 1,2,3,4,5,6 - SGK

- Ôn lại định nghĩa axit, cách phân loại và gọi tên axit.

Bài tập 5: Điều chế SO2 - có thể thực hiện cá nhân hoặc theo nhóm nhỏ (2 bạn/

nhóm)

Page 122: Thiết kế và dùng hệ thống bài tập theo hướng tiếp cận Pisa trong dạy học phần hóa học vô cơ lớp 9

,

115

PHỤ LỤC 7

Giáo án bài dạy:

Tiết 18 - Bài 13: LUYỆN TẬP CHƢƠNG 1: CÁC LOẠI HỢP CHẤT VÔ CƠ

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

- HS biết đƣợc sự phân loại các hợp chất vô cơ

- HS nhớ lại và hệ thống hoá những tính chất hoá học của mỗi loại hợp chất. Viết

đƣợc PTPƢ minh hoạ cho mỗi tính chất.

2. Kĩ năng

- HS biết giải các bài tập có liên quan đến những tính chất hoá học của các loại

hợp chất vô cơ, hoặc giải thích đƣợc những hiện tƣợng hoá học đơn giản xảy ra

trong đờ sống, sản xuất

3. Thái độ

- Có thái độ chịu khó tìm tòi say nghiên cứu về các loại chất vô cơ xung quanh.

II. CHUẨN BỊ

1. GV :

Chuẩn bị trƣớc bảng phụ viết sẵn:

- Sơ đồ về sự phân loại các hợp chất vô cơ (sơ đồ câm)

- Sơ đồ về tính chất hoá học của các loại hợp chất vô cơ

- Phiếu học tập.

CÁC HỢP CHẤT VÔ CƠ

Axit Muối Bazơ Oxit

OXIT

AXIT

OXIT

BAZƠ

AXIT

CÓ OXI

KHÔNG

CÓ OXI

TAN KHÔNG

TAN

TRUNG

HÕA

AXIT

Page 123: Thiết kế và dùng hệ thống bài tập theo hướng tiếp cận Pisa trong dạy học phần hóa học vô cơ lớp 9

,

116

2. HS :

- Các kiến thức đã học về các loại hợp chất vô cơ đã học

- Bài tập 1 (Bài tập 2: Tƣợng Caryatid)

- Bài tập 2 (Bài tập 18: Bột nở)

III. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY

1. Kiểm tra bài cũ

Kiểm tra sự chuẩn bị bài ở nhà của HS.

2. Bài mới

Mở bài: Tiết học ngày hôm nay chúng ta cùng ôn tập, củng cố lại các kiến thức đã

học trong chương I

Hoạt động của thầy và trò Nội dung cần đạt

Hoạt động 1: Tìm hiểu sự phân loại các hợp chất vô cơ

GV: Treo sơ đồ phân loại các chất vô cơ

(viết sẵn bảng phụ)

HS: Tìm hiểu bảng sơ đồ phân loại

H. Hợp chất vô cơ đƣợc phân thành mấy

loại ? Đó là những loại nào?

HS. Đƣợc phân thành 4 loại. Là oxit

Axit, Bazơ, Muối.

H. Mỗi loại hợp chất vô cơ lại đƣợc phân

loại thế nào?

HS: Hoàn thiện vào sơ đồ.

GV: Em hãy lấy ví dụ minh hoạ cho mỗi

loại hợp chất vô cơ nói trên (lấy những ví

dụ khác với SGK)

I. Phân loại các hợp chất vô cơ

Hoạt động 2: Tìm hiểu tính chất hóa học của các hợp chất vô cơ qua sơ đồ

Page 124: Thiết kế và dùng hệ thống bài tập theo hướng tiếp cận Pisa trong dạy học phần hóa học vô cơ lớp 9

,

117

GV: Giới thiệu: Các loại hợp chất vô cơ có

thể chuyển hoá lẫn nhau đƣợc thể hiện ở sơ

đồ sau (sơ đồ này các em đã đƣợc tìm hiểu

kĩ ở tiết 17)

GV. Cho các nhóm hoàn thành sơ đồ

H. Ngoài các tính chất đã thể hiện trong sơ

đồ, muối còn có những tính chất nào?

HS. Muối tác dụng với muối, muối bị nhiệt

phân,muối tác dụng với kim loại.

HS. Lấy các ví dụ cho ba tính chất. Hoàn

thành các phƣơng trình vào vở mà mỗi HS

đã chọn.

II.Tính chất hoá học các hợp chất

vô cơ

Hoạt động 3: Vận dụng sơ đồ để làm bài tập

GV: Yêu cầu HS báo cáo bài tập 1: Tƣợng

Caryatid (Bài tập 2: Tƣợng Caryatid) đã

giao về nhà làm theo nhóm.

HS: Các nhóm báo cáo, nhóm khác bổ

sung

GV: Nhận xét ý thức học tập, kết quả bài

tập của các nhóm.

III. Bài tập

Bài tập 1: Tƣợng Caryatid

- Đá vôi: CaCO3

- Mƣa axit: Gây ra hiện tƣợng trong

tự nhiên, nhƣ ăn mòn đá vôi ...

Muối

oxitaxit

axit Bazơ

oxitbazơ

9

2 1

4

3

5

6

7 8

Page 125: Thiết kế và dùng hệ thống bài tập theo hướng tiếp cận Pisa trong dạy học phần hóa học vô cơ lớp 9

,

118

H: Em đã vận dụng tính chất hóa học nào

đã học để làm bài tập này?

HS: Tính chất hóa học của muối: Tác dụng

với axit.

H: Những kiến thức em rút ra đƣợc qua bài

tập này?

GV: Yêu cầu HS báo cáo bài tập 1: Tƣợng

Caryatid (Bài tập 2: Tƣợng Caryatid) đã

giao về nhà làm theo nhóm.

HS: Các nhóm báo cáo, nhóm khác bổ

sung

GV: Nhận xét ý thức học tập, kết quả bài

tập của các nhóm.

H: Em đã vận dụng tính chất hóa học nào

đã học để làm bài tập này?

HS: Tính chất hóa học của muối: Bị nhiệt

phân hủy

H: Những kiến thức em rút ra đƣợc qua bài

tập này?

GV: Yêu cầu HS làm bài tập 3 (Bài tập 7:

Phân bón hóa học)

H: Theo em, khi làm bài tập này cần sử

dụng những đơn vị kiến thức nào mà em đã

học?

GV: Yêu cầu HS nêu các bƣớc chính để

làm bài tập

H. Trả lời, HS khác bổ sung

GV: Hƣớng dẫn HS làm bài tập

GV: Nêu lại các bƣớc chính để giải bài tập

Bài tập 2: Bột nở

+ Bột nở có công thức hóa học là:

(NH4)2CO3

(NH4)2CO3

ot2NH3+ CO2 +

H2O

Bài tập 3: Phân bón hóa học

+ Hàm lƣợng của nguyên tố N là 6%

Tỉ lệ của P trong P2O5 là:

31 2

0,44141

x

Hàm lƣợng của nguyên tố P là: % P

= 0,44 x 8% = 3.52 %

+ Tỉ lệ của K trong K2O là:

39 20,83

94

x

Hàm lƣợng của nguyên tố K này là:

Page 126: Thiết kế và dùng hệ thống bài tập theo hướng tiếp cận Pisa trong dạy học phần hóa học vô cơ lớp 9

,

119

HS: Lên bảng làm bài

GV: Nhận xét ý thức học tập, kết quả bài

tập của các nhóm.

%K = 0,83 x 4% = 3,32%

3. Củng cố - luyện tập

Trong bài học

4. Hƣớng dẫn về nhà

- Làm bài tập: 2, 3 SGK/ 43

- Vẽ sơ đồ tƣ duy hệ thống lại các kiến thức chính đã học trong chƣơng I: Các loại

hợp chất vô cơ

- Làm bài tập 19: Thí nghiệm nung nóng đồng (II) cacbonat