tích cực thực hiện lộ trình thay thế xăng sinh học...

8
Sáng 20/7, tại thành phố Đà Lạt, Ban Tổ chức Trung ương phối hợp với Đài Truyền hình Việt Nam đã tổ chức khai mạc khóa tập huấn nghiệp vụ công tác tổ chức xây dựng Đảng cho các phóng viên, biên tập viên thuộc các đơn vị của Đài Truyền hình Việt Nam và các đài truyền hình khu vực miền Trung và Tây Nguyên. Tham dự lễ khai mạc có các đồng chí: Trần Bình Minh - UVTW Đảng, Tổng Giám đốc Đài Truyền hình Việt Nam; Phan Văn Hùng - Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc; Ngô Minh Tuấn - Tổng Biên tập Tạp chí Xây dựng Đảng. Về phía tỉnh Lâm Đồng, có đồng chí Trần Đức Quận - Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh, Phát biểu tại lễ khai mạc, Giám đốc Đài Truyền hình Việt Nam khẳng định: “Xây dựng Đảng là vấn đề then chốt, quan trọng được chú trọng hàng đầu tại Đài Truyền hình Việt Nam cũng như các đài địa phương. Đặc biệt, sau khi Trung ương tổ chức Giải báo chí Búa liềm vàng về xây dựng Đảng, nhiệm vụ này lại càng quan trọng hơn. Bởi vậy việc tổ chức các khóa tập huấn về công tác xây dựng Đảng là rất cần thiết. Dịp này, khóa học được tổ chức tại khu vực Tây Nguyên với sự hỗ trợ của Ủy ban Dân tộc sẽ là cơ hội để các cơ quan báo chí trao đổi kinh nghiệm tuyên truyền hiệu quả về công tác dân tộc...”... Đồng có bước phát triển tốt và hoạt động khá nhộn nhịp, thể hiện ở tốc độ tăng trưởng nhanh so với định hướng hoạt động năm 2017 của toàn ngành, góp phần hỗ trợ doanh nghiệp, khách hàng cá nhân mở rộng sản xuất và đóng góp tích cực phát triển kinh tế - xã hội của địa phương Lâm Đồng. XEM TIẾP TRANG 8 TÒA SOẠN - BẠN ĐỌC Nỗi bất hạnh của gia đình có nhiều người mắc bệnh ung thư TRANG 7 Hai quý đầu năm 2017, các chi nhánh ngân hàng và quỹ tín dụng nhân dân trên địa bàn Lâm ĐẠ RSAL: Nỗ lực thu hẹp chênh lệch giàu nghèo BÁO LÂM ĐỒNG PHÁT HÀNH THỨ HAI, THỨ BA, THỨ TƯ, THỨ SÁU VÀ CUỐI TUẦN www.baolamdong.vn - www.dalatonline.vn, ĐƯỜNG DÂY NÓNG: 3811383 - 01645477577 Tòa soạn: 38 QUANG TRUNG - ĐÀ LẠT Điện thoại: 3822472 - 3822473 Fax: 3827608 E-mail: [email protected] CƠ QUAN CỦA ĐẢNG BỘ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM TỈNH LÂM ĐỒNG - TIẾNG NÓI CỦA ĐẢNG BỘ, CHÍNH QUYỀN, NHÂN DÂN LÂM ĐỒNG SỐ 4836 - THỨ SÁU NGÀY 21/7/2017 NHỚ LỜI BÁC DẠY VĂN HÓA - XÃ HỘI Dân vận dưới góc nhìn bảo hiểm y tế TRANG 5 TRANG 6 TRANG 7 Tại các cây xăng của Công ty PV OIL, xăng E5 đã thay thế hoàn toàn xăng khoáng A92. Ảnh: D.Thương Cuộc thi tạo nên đợt sinh hoạt chính trị sâu rộng TRANG 4 Đối thoại để giải quyết khó khăn, vướng mắc cho doanh nghiệp TRANG 3 Tích cực thực hiện lộ trình thay thế xăng sinh học E5 Đảng ta là một Đảng cầm quyền. Mỗi đảng viên và cán bộ phải thật sự thấm nhuần đạo đức cách mạng, thật sự cần kiệm liêm chính, chí công vô tư. Phải giữ gìn Đảng ta thật trong sạch, phải xứng đáng là người lãnh đạo, là người đầy tớ thật trung thành của nhân dân. DI CHÚC, 1969, T.12, TR. 498. Khai mạc khóa tập huấn nghiệp vụ công tác tổ chức xây dựng Đảng Festival Hoa Đà Lạt lần thứ VII sẽ diễn ra từ ngày 23-27/12/2017 Chủ tịch UBND tỉnh vừa ký ban hành kế hoạch tổ chức Festival Hoa Đà Lạt lần thứ VII, theo đó, Festival hoa lần này sẽ được tổ chức trong 5 ngày (từ 23/12/2017 đến 27/12/2017), chủ đề xuyên suốt là “Hoa Đà Lạt - kết tinh kỳ diệu từ đất lành”. Không gian lễ hội chủ yếu là tại thành phố Đà Lạt, một số chương trình chính cũng được tổ chức tại Bảo Lộc và một số địa phương khác. Ngoài 15 chương trình chính, UBND tỉnh còn khuyến khích các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân trong và ngoài tỉnh đăng ký tham gia các chương trình hưởng ứng liên quan đến chủ đề quảng bá rau, hoa, trà, lụa tơ tằm và các hoạt động văn hóa - văn nghệ, du lịch… UBND tỉnh cho biết, lễ hội lần này sẽ thực hiện xã hội hóa cả về nội dung, hình thức tổ chức. Riêng kinh phí tổ chức lễ hội tỉnh giao chỉ tiêu phải vận động xã hội hóa với tỷ lệ đạt từ 60% trở lên. NGUYỄN NGHĨA

Upload: others

Post on 30-Aug-2019

0 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: Tích cực thực hiện lộ trình thay thế xăng sinh học E5baolamdong.vn/upload/others/201707/24960_BLD_ngay_21.7.2017.pdf · tổ chức thực hiện, việc học tập

Sáng 20/7, tại thành phố Đà Lạt, Ban Tổ chức Trung ương phối hợp với Đài Truyền hình Việt Nam đã tổ chức khai mạc khóa tập huấn nghiệp vụ công tác tổ chức xây dựng Đảng cho các phóng viên, biên tập viên thuộc các đơn vị của Đài Truyền hình Việt Nam và các đài truyền hình khu vực miền Trung và Tây Nguyên.

Tham dự lễ khai mạc có các đồng chí: Trần Bình Minh - UVTW Đảng, Tổng Giám đốc Đài Truyền hình Việt Nam; Phan Văn Hùng -

Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc; Ngô Minh Tuấn - Tổng Biên tập Tạp chí Xây dựng Đảng. Về phía tỉnh Lâm Đồng, có đồng chí Trần Đức Quận - Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh,

Phát biểu tại lễ khai mạc, Giám đốc Đài Truyền hình Việt Nam khẳng định: “Xây dựng Đảng là vấn đề then chốt, quan trọng được chú trọng hàng đầu tại Đài Truyền hình Việt Nam cũng như các đài địa phương. Đặc biệt,

sau khi Trung ương tổ chức Giải báo chí Búa liềm vàng về xây dựng Đảng, nhiệm vụ này lại càng quan trọng hơn. Bởi vậy việc tổ chức các khóa tập huấn về công tác xây dựng Đảng là rất cần thiết. Dịp này, khóa học được tổ chức tại khu vực Tây Nguyên với sự hỗ trợ của Ủy ban Dân tộc sẽ là cơ hội để các cơ quan báo chí trao đổi kinh nghiệm tuyên truyền hiệu quả về công tác dân tộc...”...

Đồng có bước phát triển tốt và hoạt động khá nhộn nhịp, thể hiện ở tốc độ tăng trưởng nhanh so với định hướng hoạt động năm 2017 của toàn ngành, góp phần hỗ trợ doanh nghiệp, khách hàng cá nhân mở rộng sản xuất và đóng góp tích cực phát triển kinh tế - xã hội của địa phương Lâm Đồng.

XEM TIẾP TRANG 8

TÒA SOẠN - BẠN ĐỌCNỗi bất hạnh của gia đình có nhiều người mắc bệnh

ung thưTRANG 7

Hai quý đầu năm 2017, các chi nhánh ngân hàng và quỹ tín dụng nhân dân trên địa bàn Lâm

ĐẠ RSAL: Nỗ lực thu hẹp chênh lệch giàu nghèo

BÁO LÂM ĐỒNG PHÁT HÀNH THỨ HAI, THỨ BA, THỨ TƯ, THỨ SÁU VÀ CUỐI TUẦN www.baolamdong.vn - www.dalatonline.vn, ĐƯỜNG DÂY NÓNG: 3811383 - 01645477577

Tòa soạn: 38 QUANG TRUNG - ĐÀ LẠTĐiện thoại: 3822472 - 3822473 Fax: 3827608E-mail: [email protected]

CƠ QUAN CỦA ĐẢNG BỘ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM TỈNH LÂM ĐỒNG - TIẾNG NÓI CỦA ĐẢNG BỘ, CHÍNH QUYỀN, NHÂN DÂN LÂM ĐỒNGSỐ 4836 - THỨ SÁU NGÀY 21/7/2017

NHỚ LỜI BÁC DẠY

VĂN HÓA - XÃ HỘIDân vận dưới góc nhìn

bảo hiểm y tếTRANG 5

TRANG 6

TRANG 7

Tại các cây xăng của Công ty PV OIL, xăng E5 đã thay thế hoàn toàn xăng khoáng A92. Ảnh: D.Thương

Cuộc thi tạo nên đợt sinh hoạt chính trị sâu rộng

TRANG 4

Đối thoại để giải quyết khó khăn, vướng mắc cho doanh nghiệp

TRANG 3

Tích cực thực hiện lộ trình thay thế xăng sinh học E5

Đảng ta là một Đảng cầm quyền. Mỗi đảng viên và cán bộ phải thật sự thấm nhuần đạo đức cách mạng, thật sự cần kiệm liêm chính, chí công vô tư. Phải giữ gìn Đảng ta thật trong sạch, phải xứng đáng là người lãnh đạo, là người đầy tớ thật trung thành của nhân dân.

DI CHÚC, 1969, T.12, TR. 498.

Khai mạc khóa tập huấn nghiệp vụ công tác tổ chức xây dựng Đảng

Festival Hoa Đà Lạt lần thứ VII sẽ diễn ra từ ngày 23-27/12/2017

Chủ tịch UBND tỉnh vừa ký ban hành kế hoạch tổ chức Festival Hoa Đà Lạt lần thứ VII, theo đó, Festival hoa lần này sẽ được tổ chức trong 5 ngày (từ 23/12/2017 đến 27/12/2017), chủ đề xuyên suốt là “Hoa Đà Lạt - kết tinh kỳ diệu từ đất lành”. Không gian lễ hội chủ yếu là tại thành phố Đà Lạt, một số chương trình chính cũng được tổ chức tại Bảo Lộc và một số địa phương khác.

Ngoài 15 chương trình chính, UBND tỉnh còn khuyến khích các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân trong và ngoài tỉnh đăng ký tham gia các chương trình hưởng ứng liên quan đến chủ đề quảng bá rau, hoa, trà, lụa tơ tằm và các hoạt động văn hóa - văn nghệ, du lịch…

UBND tỉnh cho biết, lễ hội lần này sẽ thực hiện xã hội hóa cả về nội dung, hình thức tổ chức. Riêng kinh phí tổ chức lễ hội tỉnh giao chỉ tiêu phải vận động xã hội hóa với tỷ lệ đạt từ 60% trở lên.

NGUYỄN NGHĨA

Page 2: Tích cực thực hiện lộ trình thay thế xăng sinh học E5baolamdong.vn/upload/others/201707/24960_BLD_ngay_21.7.2017.pdf · tổ chức thực hiện, việc học tập

2 THỨ SÁU 21 - 7 - 2017 THỜI SỰ - CHÍNH TRỊ

Ông Hà Văn Duyên - Trưởng Ban Tuyên giáo Huyện ủy Di Linh cho biết, sự thành công trong

thực hiện Chỉ thị 06, Chỉ thị 03 của Bộ Chính trị đã cho phép BTVHU Di Linh đúc rút được nhiều kinh nghiệm quý trong việc tổ chức chức thực hiện Chỉ thị 05 về “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”. Theo đó, ngoài việc ban hành Kế hoạch thực hiện Chỉ thị 05, gắn với thực hiện Nghị quyết TW4 (Khóa XII) “Tăng cường công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng; ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng, chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ”, BTVHU Di Linh chỉ đạo Ban Tuyên giáo Huyện ủy tổ chức học tập, quán triệt sâu sắc mục đích, ý nghĩa, nội dung của Chỉ thị 05 đến toàn thể cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, đoàn viên, hội viên trong toàn huyện. Kết quả, đến nay, toàn huyện đã tổ chức được 21 lớp học tập, quán triệt cho gần 3.500 lượt cán bộ, đảng viên, chiến sỹ, công

chức, viên chức, đoàn viên, hội viên tham gia học tập. Qua đó, đã góp phần nâng cao nhận thức của cán bộ, đảng viên, công chức, đoàn viên, hội viên về sự cần thiết phải học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh.

Cùng với đó, BTVHU Di Linh còn chỉ đạo các TCCS đảng, các ngành chức năng, các cấp chính quyền tổ chức tuyên truyền sâu rộng chỉ thị này trong đời sống chính trị, xã hội tại địa phương, dưới các hình thức: Lồng ghép trong các buổi chào cờ đầu tuần, đầu tháng, trong các buổi sinh hoạt chi bộ, hội họp của các cơ quan, đơn vị, địa phương, xây dựng các cụm pa nô, áp phích, tổ chức các đợt tuyên truyền lưu động, xây dựng các chuyên mục, chuyên đề trên hệ thống Đài TT-TH huyện, trên cổng thông tin điện tử của huyện…

Đến nay, không chỉ có cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, đoàn viên, hội viên, mà cả quần chúng nhân dân trên địa bàn huyện Di Linh đều có ý thức, trách nhiệm trong việc “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo

đức, phong cách Hồ Chí Minh”. Đặc biệt, trong tổ chức thực hiện,

các TCCS đảng, cơ quan, đơn vị, địa phương ở Di Linh đã tuân thủ đúng chỉ đạo của BTVHU về việc gắn thực hiện Chỉ thị 05 với việc thực hiện Nghị quyết TW4 (khóa XII) theo phương châm: Trên trước, dưới sau, trong trước, ngoài sau. Theo đó, cán bộ chủ chốt, lãnh đạo cấp ủy, chính quyền địa phương, các cơ quan, đơn vị phải làm gương cho cán bộ, đảng viên cấp dưới trong tự phê bình, phê bình, kiểm điểm, trong thực hiện chuẩn mực đạo đức, lối sống và tác phong gần dân, gắn bó, có trách nhiệm với nhân dân, chống các biểu hiện xa hoa, lãng phí, vô cảm trước những khó khăn, bức xúc của nhân dân.

Qua sự gắn kết thực hiện giữa Chỉ thị 05 với Nghị quyết TW4, tại Di Linh đã xây dựng được phong trào: “4 biết”, “4 giữ gìn”, “4 không” và “4 chống”

Ghi nhận tại xã nghèo Đưng K’Nớ, trong 15 năm thực hiện Nghị quyết lần thứ bảy

của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa IX) về công tác tôn giáo, đồng chí Liêng Hót Ha Mal - Phó Bí thư Đảng ủy xã cho biết: “Hoạt động của các tôn giáo trên địa bàn ổn định, tuân thủ đúng quy định của pháp luật. Bà con giáo dân tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, chính quyền các cấp, từ đó khắc phục mọi khó khăn phát triển sản xuất cũng như hưởng ứng các phong trào thi đua yêu nước có hiệu quả. Đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân nói chung và bà con có đạo nói riêng được nâng cao”.

Theo phân tích của Phó Bí thư Đảng ủy xã, trước hết nhu cầu tín ngưỡng, tôn giáo chân chính của nhân dân được đáp ứng ngày càng tốt hơn. Toàn xã hiện có 3 cơ sở thờ tự; trong đó, có 1 nhà thờ giáo họ, 1 chi hội và 1 điểm nhóm Tin lành. Tại Đưng K’Nớ hiện có 1 linh mục, 1 mục sư, 22 chức việc. Các lễ hội, nghi lễ lớn của các tôn giáo được tổ chức trang trọng thu hút đông đảo tín đồ, quần chúng nhân dân tham gia. Ông Kơ Să Ha Chùng, thừa tác viên trong giáo họ ở Đưng K’Nớ nói: “Nhờ thực hiện tốt chính sách tôn giáo nên khối đại đoàn kết toàn dân tộc trên địa bàn được củng cố.

DI LINH

Lan tỏa lớn trong học tập và làm theo BácPhát huy kết quả đạt được trong việc thực hiện Chỉ thị 06 và Chỉ thị 03 của Bộ Chính trị về “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, Ban Thường vụ Huyện ủy (BTVHU) Di Linh chỉ đạo các TCCS đảng, các cơ quan, đơn vị, địa phương tiếp tục tổ chức thực hiện Chỉ thị 05-CT/TW của Bộ Chính trị về “Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”. Qua hơn một năm tổ chức thực hiện, việc học tập và làm theo Bác đã đạt được những kết quả tốt, có sức lan tỏa lớn, tạo sự chuyển biến tích cực trong đời sống chính trị, xã hội tại địa phương.

Hiệu quả trong công tác tôn giáo ở Đưng K’NớĐưng K’Nớ là xã nghèo của huyện Lạc Dương với trên 91% dân số là tín đồ đạo Công giáo và Tin lành. 15 năm qua, nhờ thực hiện có hiệu quả Nghị quyết của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa IX) về công tác tôn giáo, nên tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội tại Đưng K’Nớ được giữ vững. Đó cũng là động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn xã.

Với phương châm sống “tốt đời đẹp đạo”, bà con trong xã đã không ngừng phát huy sức mạnh đại đoàn kết để thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ kinh tế, xã hội. Đời sống vật chất, tinh thần của bà con giáo dân trong xã hiện được nâng lên rõ rệt”.

Theo báo cáo của UBND xã Đưng K’Nớ, tốc độ tăng trưởng của địa phương hiện nay đạt ở mức khá. Năm 2016, tổng thu ngân sách địa phương gần 6 tỷ đồng, đạt 127,9% so với dự toán được giao. Bắt tay vào xây dựng nông thôn mới từ muôn vàn khó khăn, nhưng đến cuối

năm 2016, Đưng K’Nớ đã đạt 10 tiêu chí…; thu nhập bình quân đầu người 20 triệu đồng/người/năm (đạt 100% nghị quyết); 100% các hộ gia đình được sử dụng điện lưới quốc gia; 70% đường giao thông nông thôn được cứng hóa; y tế và giáo dục được quan tâm đầy đủ; tỷ lệ hộ nghèo hiện còn 37,58%.

Cũng theo ông Kơ Să Ha Chùng “Sự phát triển đó đã tạo thêm động lực để thu hút các chức sắc, chức việc, người có uy tín trong cộng đồng tham gia thực hiện các nhiệm vụ của địa phương”. Trong tổng số

70 đảng viên của xã có tới 45 đảng viên là người có đạo. Trong số đó, có 10 đồng chí tham gia cấp ủy, 17/20 thành viên HĐND xã, 7 đồng chí tham gia MTTQ và các đoàn thể là tín đồ Công giáo... “Đây là lực lượng đóng vai trò quan trọng trong việc tập hợp cũng như vận động quần chúng nhân dân. Đồng thời, đóng góp quan trọng trong phát triển của địa phương” - Phó Bí thư Đảng ủy xã Liêng Hót Ha Mal khẳng định.

15 năm là một chặng đường dài, trên chặng đường ấy, những nhiệm vụ như tuyên truyền, phổ biến nội

Nhờ thực hiện tốt chính sách tôn giáo, phát huy sức mạnh đại đoàn kết nên đời sống của bà con giáo dân được nâng lên rõ rệt. Ảnh: N.N

tế, xã hội, góp phần thúc đẩy sự phát triển của địa phương.

Đó chính là cơ sở của sự lan tỏa sâu rộng trong thực hiện Chỉ thị 05 về “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”. Nói về vấn đề này, ông Hà Văn Duyên nhấn mạnh: Sự lan tỏa trong thực hiện Chỉ thị 05 thể hiện ở chỗ: Ở đâu, bất cứ trong môi trường nào, bối cảnh nào, nếu có cán bộ, đảng viên nào có biểu hiện vi phạm về 4 biết, 4 giữ gìn, 4 không, 4 chống, chỉ cần người đứng đầu, hoặc ai đó nhắc khẽ là tự khắc cán bộ, đảng viên đó phải tự điều chỉnh bản thân mình. Thậm chí, trong các cuộc họp dân, các buổi chào cờ buổi sáng, hoặc tiếp xúc cử tri… khi người dân góp ý cho cán bộ, đảng viên về sự thiếu chuẩn mực trong thực hiện 4 biết, 4 giữ gìn, 4 không, 4 chống là cán bộ, đảng viên phải nghiêm khắc rút kinh nghiệm, khắc phục sửa chữa.

“Qua hơn một năm thực hiện Chỉ thị 05 của Bộ Chính trị, tại huyện Di Linh đã xuất hiện nhiều tấm gương điển hình tiêu biểu, xuất sắc trong “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”. Kết quả bước đầu này là cơ sở để huyện Di Linh thực hiện Chỉ thị 05 đạt kết quả tốt hơn, bền vững hơn trong thời gian tới” - Trưởng Ban Tuyên giáo Huyện ủy Di Linh khẳng định.

HOÀNG VƯƠNG MỸ

dung nghị quyết, nâng cao nhận thức của cán bộ và nhân dân về vai trò và sức mạnh đại đoàn kết dân tộc là nhiệm vụ thường xuyên được tiến hành.

Nhưng cách làm hiệu quả nhất để thực hiện tốt công tác tôn giáo của Đưng K’Nớ là thực hiện phương châm “gần dân, hiểu dân, trọng dân và có trách nhiệm với dân”.

Đó là cách làm hiệu quả để chính quyền địa phương nắm bắt sâu sát tình hình tín ngưỡng, tôn giáo trên địa bàn để “bắt mạch” kịp thời những dấu hiệu biến động dù là nhỏ nhất. Đồng thời, nhận ra những lỗ hổng trong hoạt động của đội ngũ cán bộ làm công tác tôn giáo để kịp thời chấn chỉnh, tuyệt đối không để tồn tại những mâu thuẫn vướng mắc trong nhân dân.

Trong bối cảnh hiện nay, vẫn tiềm ẩn những vấn đề phức tạp liên quan tới tôn giáo ở một số địa phương. Trước tình hình đó, lãnh đạo xã Đưng K’Nớ xác định, trong thời gian tới, tôn giáo trên điạ bàn sẽ tiếp tục phát triển cả về cơ cấu tổ chức và số lượng tín đồ. Để tiếp tục duy trì và phát triển sự ổn định của tình hình tôn giáo, nhiều biện pháp đồng bộ được xã tiếp tục thực hiện. Trong đó, phương châm “gần dân, hiểu dân, trọng dân và có trách nhiệm với dân” tiếp tục được đẩy mạnh nhằm giải quyết hiệu quả các vấn đề mới nảy sinh, tránh các tiêu cực đi theo để đảm bảo ổn định trên địa bàn.

NGỌC NGÀ

Qua sự gắn kết thực hiện giữa Chỉ thị 05 với Nghị quyết TW4, tại huyện Di Linh đã xây dựng được các phong trào như: “4 biết” (Biết chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; Biết tình hình của địa phương; Biết tham mưu hiệu quả, chất lượng; Biết tận tình phục vụ nhân dân); “4 giữ gìn” (Giữ gìn phẩm chất đạo đức, lối sống; Giữ gìn sự đoàn kết; Giữ gìn bí mật của Đảng; Giữ gìn vệ sinh môi trường); “4 không” (Không hút thuốc lá nơi công sở; Không uống rượu bia trước và trong giờ làm việc; Không vi phạm Luật ATGT; Không tham nhũng, lãng phí); “4 chống” (Chống suy thoái tư tưởng, chính trị, đạo đức, lối sống; Chống bè phái cục bộ; Chống quan liêu, cửa quyền, xa rời quần chúng nhân dân; Chống âm mưu phá hoại của các thế lực thù địch cách mạng). Các phong trào này được các cấp, các ngành, các cán bộ, đảng viên trong huyện hưởng ứng mạnh mẽ, tạo nên sự chuyển biến tích cực trên mọi mặt của đời sống chính trị, kinh

Page 3: Tích cực thực hiện lộ trình thay thế xăng sinh học E5baolamdong.vn/upload/others/201707/24960_BLD_ngay_21.7.2017.pdf · tổ chức thực hiện, việc học tập

3 THỨ SÁU 21 - 7 - 2017KINH TẾ

“Sức khỏe của nền kinh tế được nhận biết qua những chỉ tiêu kinh tế cơ bản, và việc thực hiện các chỉ tiêu kinh tế này có

mức tăng thêm ra sao sẽ đánh giá mức độ phát triển kinh tế tại địa phương. Theo báo cáo của UBND tỉnh về tình hình thực hiện kế hoạch kinh tế - xã hội 6 tháng đầu năm 2017, các chỉ tiêu chủ yếu đều tăng cao hơn so với cùng kỳ.

Một trong những chỉ tiêu tổng hợp quan trọng đó là mức tăng trưởng GRDP - tổng sản phẩm trên địa bàn - có giá trị tăng thêm 8,5% so với cùng kỳ năm trước theo giá so sánh năm 2010, trong khi nghị quyết của tỉnh đặt ra cho cả năm 2017 là bằng hoặc hơn 8%.

Để đạt được giá trị tăng thêm này, các khu vực kinh tế của Lâm Đồng đều có mức tăng trưởng khá và đáng chú ý nhất là khu vực dịch vụ có mức tăng cao nhất. Cụ thể, khu vực nông - lâm - thủy sản tăng 5,4%, khu vực công nghiệp - xây dựng tăng 8,7% và khu vực dịch vụ tăng 10,2%.

Cũng cần biết thêm rằng, trong cơ cấu nền kinh tế Lâm Đồng, khu vực nông - lâm - thủy sản chiếm tỷ trọng trong GRDP của tỉnh cao nhất. Và mặc dù những tháng đầu năm do thời tiết thay đổi, mưa trái mùa đã tạo điều kiện cho dịch bệnh bùng phát, lây lan, gây thiệt hại trên một số cây trồng chủ yếu của tỉnh như lúa, rau các loại, hoa, cà phê, chè, điều, sầu riêng, măng cụt… Trong đó, chỉ tính riêng cây điều đã bị thiệt hại

Những điểm sáng trong phát triển kinh tếKết luận của Hội nghị Tỉnh ủy lần thứ 8, khóa X do Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Xuân Tiến ký ban hành nhận định: “Kinh tế tiếp tục phát triển, hầu hết các chỉ tiêu đều tăng so với cùng kỳ”. Điều đó cho thấy, nhiệm vụ phát triển kinh tế trên địa bàn tỉnh 6 tháng đầu năm 2017 đã tạo ra những điểm sáng đáng ghi nhận và là tiền đề hoàn thành kế hoạch năm 2017 đúng như chỉ tiêu nghị quyết đặt ra.

26.250 ha với mức độ thiệt hại nặng hơn 70% trên diện tích cây điều lên tới 25.100 ha. Tuy nhiên, yếu tố dịch bệnh ảnh hưởng rộng lớn lên diện tích hàng chục ngàn ha cây trồng, hoa màu dẫn tới thiệt hại không nhỏ về năng suất, chất lượng nông sản, nhưng ngành nông nghiệp vẫn đảm bảo có sự tăng trưởng khá, gần bằng chỉ tiêu nghị quyết của tỉnh. Nhìn nhận vấn đề này chỉ có thể lý giải rằng ngành nông nghiệp Lâm Đồng đang hướng tới sự phát triển ổn định, bền vững dù đặt trong điều kiện có dịch bệnh do tác động từ thời tiết thay đổi như những tháng vừa qua.

Một tín hiệu khả quan khác đến từ nguồn

vốn huy động phục vụ đầu tư phát triển, đó là tổng mức đầu tư toàn xã hội trên địa bàn Lâm Đồng đạt 8.887 tỷ đồng, tăng 13% so với cùng kỳ năm 2016. Đây là mức đầu tư tăng cao nhất so với vài năm trở lại đây. Bởi cùng một thời điểm thực hiện trong 6 tháng đầu năm nhưng năm 2015 chỉ tăng 6,3% và năm 2016 tăng 5,3%, còn năm nay tăng gấp đôi hai năm trước lên đến 13% mà nguyên nhân chủ yếu một phần do tỉnh đã ráo riết cải cách thủ tục hành chính, tạo lập môi trường đầu tư thông thoáng; hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp bước đầu đem lại hiệu quả. Đi cùng với đầu tư sản xuất kinh doanh, xây dựng hạ tầng, xuất khẩu cũng

tăng cao. Theo đó, tổng kim ngạch xuất khẩu từ đầu năm đến nay đạt 278,2 triệu USD, đạt 50,6% kế hoạch và tăng 36,4% so với cùng kỳ. Cùng đó, khách du lịch tiếp tục tăng trưởng trên hai con số với mức gia tăng 13,4% so với cùng kỳ, tương đương lượng khách tới tham quan, nghỉ dưỡng đạt gần 3 triệu lượt. Trong đó đáng chú ý khách quốc tế tăng 44,3%. Do đó kéo theo mức tăng trưởng từ khu vực dịch vụ với tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ đạt gần 19.200 tỷ đồng. Và riêng doanh thu xã hội từ dịch vụ du lịch ước đạt 5.317 tỷ đồng, tăng 13,4% so với cùng kỳ 2016.

Theo đánh giá của Tỉnh ủy, nhìn chung trong 6 tháng đầu năm 2017, kinh tế tiếp tục phát triển, hầu hết các chỉ tiêu đều tăng so với cùng kỳ, đặc biệt là chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế, thu ngân sách, kim ngạch xuất khẩu đạt và vượt chỉ tiêu kế hoạch. Nông nghiệp tiếp tục phát triển, nhiều mô hình nông nghiệp công nghệ cao được nhân rộng, việc liên kết trong sản xuất nông nghiệp được đẩy mạnh. Lĩnh vực công nghiệp - xây dựng và dịch vụ có mức tăng trưởng khá; thu hút đầu tư có khởi sắc, số doanh nghiệp thành lập mới tăng hơn so với cùng kỳ. Nhưng mặc dù kinh tế có nhiều chuyển biến tích cực và đạt được các kết quả nêu trên, song Tỉnh ủy cũng nhận ra vẫn còn nhiều khó khăn, chưa có sự đột phá mạnh, nhất là các yếu tố như giá cả một số các mặt hàng nông sản, sản phẩm chăn nuôi không ổn định, dịch bệnh trên cây trồng hay khả năng cạnh tranh của các sản phẩm chưa cao… Qua đó, Tỉnh ủy yêu cầu các sở, ngành và địa phương tiếp tục giữ vững tốc độ tăng trưởng của các ngành, lĩnh vực với quyết tâm cao nhất nhằm thực hiện thắng lợi Nghị quyết số 08 của Tỉnh ủy về phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng - an ninh, xây dựng hệ thống chính trị năm 2017, phấn đấu vượt các chỉ tiêu, nhiệm vụ đề ra.

XUÂN TRUNG

Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Xuân Tiến trao đổi với người trồng rau tại Đơn Dương. Ảnh V.Báu

Các chi nhánh ngân hàng và QTDND đã thực hiện tốt công tác huy động vốn, đạt 58% chỉ tiêu định hướng tăng trưởng

huy động năm 2017 (10,4%/18%). Công tác cho vay đảm bảo đáp ứng nhu cầu vay vốn của khách hàng phục vụ sản xuất, kinh doanh, nhất là lĩnh vực phát triển nông nghiệp nông thôn, thể hiện ở dư nợ cho vay tăng trưởng nhanh, đạt 63% chỉ tiêu định hướng tăng trưởng tín dụng năm 2017 (11,4%/18%). Việc tập trung tăng trưởng dư nợ cho vay trung dài hạn đã góp phần đẩy mạnh vốn đầu tư phát triển của địa phương. Tỷ lệ nợ xấu 0,64% ở ngưỡng có thể kiểm soát, số lượng các đơn vị có tỷ lệ nợ xấu trên 2% giảm so với năm trước; công tác thanh toán, kho quỹ trên địa bàn đảm bảo an toàn trong hoạt động…

Tuy nhiên, nợ xấu trong 6 tháng đầu năm tăng 54 tỷ đồng (+16,67%) so với đầu năm tiềm ẩn nhiều rủi ro cần khắc phục; còn có 2 đơn vị có tỷ lệ nợ xấu cao trên 2% trong tổng dư nợ. Kết quả triển khai một số chương trình tín dụng chưa đạt như kỳ vọng. Dư nợ cho vay tái canh cà phê giảm, do lãi suất cho vay tái canh cà phê sau thời gian ân hạn cao hơn 2% so với lãi suất cho vay ngắn hạn, nên người dân đã trả nợ khoản vay tái canh cây cà phê sau khi hết thời gian ân hạn và vay lại ngắn hạn với mục đích chăm sóc cà phê.

Đối thoại để giải quyết khó khăn, vướng mắc cho doanh nghiệpHai quý đầu năm 2017, các chi nhánh ngân hàng và quỹ tín dụng nhân dân (QTDND) trên địa bàn Lâm Đồng có bước phát triển tốt và hoạt động khá nhộn nhịp, thể hiện ở tốc độ tăng trưởng nhanh so với định hướng hoạt động năm 2017 của toàn ngành, góp phần hỗ trợ doanh nghiệp, khách hàng cá nhân mở rộng sản xuất và đóng góp tích cực phát triển kinh tế - xã hội của địa phương Lâm Đồng.

Dư nợ cho vay nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao (NNCNC) và nông nghiệp sạch tăng trưởng chậm, do việc cấp giấy chứng nhận cho doanh nghiệp NNCNC chưa nhiều; chưa có tiêu chuẩn, định mức kỹ thuật và giá trị tương ứng với các cấp hạng nhà kính làm cơ sở tính toán giá trị tài sản thế chấp để xác định mức cho vay; đồng thời, chính sách này mới triển khai từ tháng 4 năm 2017 nên doanh số cho vay và dư nợ còn thấp.

Ông Trần Văn Anh - Giám đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Chi nhánh tỉnh Lâm Đồng xác định nhiệm vụ hoạt động 6 tháng cuối năm 2017 của hệ thống các tổ chức tín dụng (TCTD)

trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng là tiếp tục thực hiện chính sách tiền tệ và đảm bảo hoạt động ngân hàng an toàn, đẩy mạnh cơ cấu lại hệ thống các TCTD và xử lý nợ xấu, tăng cường đảm bảo an ninh, an toàn trong thanh toán điện tử và thanh toán thẻ; tập trung thực hiện tốt các quy định về cho vay của TCTD đối với khách hàng, về cho vay khuyến khích sản xuất NNCNC và nông nghiệp sạch, tiếp tục đẩy mạnh cho vay các chương trình phục vụ phát triển nông nghiệp nông thôn, doanh nghiệp nhỏ và vừa…

Song song đó, các chi nhánh ngân hàng và QTDND tìm giải pháp tăng huy động để mở rộng tín dụng có hiệu quả; phấn đấu giảm lãi

suất cho vay - nhất là các lĩnh vực ưu tiên; tập trung thực hiện xử lý nợ xấu và đề án tái cơ cấu tổ chức tín dụng 2016-2020…

Phát biểu tại Hội nghị Sơ kết 6 tháng đầu năm 2017 của ngành Ngân hàng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng Nguyễn Văn Yên, nhận định: Hệ thống các TCTD Lâm Đồng đã đạt được thành quả ở nhiều lĩnh vực, có nhiều sáng tạo trong hoạt động kết nối ngân hàng - doanh nghiệp, phối hợp hoạt động hiệu quả với các tổ chức chính trị xã hội và tích cực thực hiện các chính sách an sinh xã hội... Tuy nhiên, hệ thống các TCTD Lâm Đồng cần tiếp tục triển khai các giải pháp điều hành của Chính phủ; thực hiện tín dụng mở rộng đi cùng với an toàn kho quỹ… Hỗ trợ và giải quyết khó khăn cho doanh nghiệp bằng cách đối thoại. Đặc biệt, cùng ngành Nông nghiệp và Tài nguyên - Môi trường tìm cách tháo gỡ những vướng mắc trong thủ tục cho vay NNCNC, cụ thể là người dân có nhu cầu vay tiền để làm nhà kính, nhưng quy định phải dùng nhà kính để thế chấp vay tiền.

Ngành Ngân hàng Lâm Đồng cũng đang phối hợp với NHNN đề nghị Bộ Nông nghiệp & PTNT ban hành định mức tái canh cà phê phù hợp với suất đầu tư thực tế và điều chỉnh giảm mức lãi suất cho vay tái canh cà phê hiện tại. Đồng thời, kiến nghị UBND tỉnh Lâm Đồng chỉ đạo UBND các cấp, các sở, ngành có liên quan hỗ trợ ngành Ngân hàng trong việc triển khai thi hành Nghị quyết về thí điểm xử lý nợ xấu của các TCTD; công bố định mức kinh tế kỹ thuật về cây trồng, vật nuôi để xác định đơn vị sản xuất NNCNC, nông nghiệp sạch làm cơ sở để các TCTD thẩm định cho vay. LÊ HOA

Vướng trong thủ tục cho vay NNCNC và nông nghiệp sạch là xác định giá trị và cấp hạng nhà kính.Ảnh: Văn Việt

Page 4: Tích cực thực hiện lộ trình thay thế xăng sinh học E5baolamdong.vn/upload/others/201707/24960_BLD_ngay_21.7.2017.pdf · tổ chức thực hiện, việc học tập

4 THỨ SÁU 21 - 7 - 2017

CHÀO MỪNG ĐẠI HỘI ĐẠI BIỂU HỘI CỰU CHIẾN BINH TỈNH LÂM ĐỒNG LẦN THỨ VI, NHIỆM KỲ 2017 - 2022

VĂN HÓA - XÃ HỘI

Để phong phú, đa dạng các hình thức tuyên truyền, đưa các chủ trương, chính sách và các nghị quyết, chỉ thị của Đảng và Nhà nước vào

cuộc sống, trong những năm vừa qua, Thành ủy Bảo Lộc đã tổ chức các cuộc thi viết và hội thi đạt được kết quả rất khả quan. Và cách đây 8 tháng, sau khi có Kế hoạch số 32 - KH/ BTGTU, ngày 1/11/2016, của Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Lâm Đồng về tổ chức Cuộc thi viết “Tìm hiểu Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng và Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Lâm Đồng lần thứ X”, Thành ủy Bảo Lộc xác định đây là một đợt sinh hoạt chính trị hết sức quan trọng và có ý nghĩa thiết thực, nhằm tuyên truyền sâu rộng Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng và Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Lâm Đồng lần thứ X đến với toàn thể cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân trong toàn thành phố. Ban Thường vụ Thành ủy đã ban hành kế hoạch, thành lập Ban tổ chức Cuộc thi và giao cho Ban Tuyên giáo Thành ủy trực tiếp tham mưu cho Ban Thường vụ Thành ủy chỉ đạo, hướng dẫn các tổ chức cơ sở đảng (TCCSĐ) và các cơ quan, đơn vị triển khai Cuộc thi viết đảm bảo theo yêu cầu, kế hoạch và thể lệ Cuộc thi.

Cuộc thi viết tìm hiểu Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng và Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Lâm Đồng lần thứ X bắt đầu triển khai từ cuối tháng 11 năm 2016. Ngay sau khi phát động và triển khai, đông đảo cán bộ, đảng viên, chiến sĩ, hội viên, đoàn viên, học sinh và các tầng lớp nhân dân đã nhiệt tình tham gia hưởng ứng. Toàn thành phố đã có hàng ngàn bài viết dự thi; trong đó, có 1 cụ 95 tuổi (ở phường Lộc Sơn, là người cao tuổi nhất) tham gia dự thi. Sau khi chọn lọc sơ khảo, các TCCSĐ đã gửi về Ban tổ chức Cuộc thi thành phố 525 bài dự thi và Thành Đoàn cũng đã gửi 1.564 bài dự thi.

Theo ông Nguyễn Mạnh Cường, Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Trưởng Ban Tuyên giáo Thành ủy: “Nội dung các bài thi viết thể hiện sâu sắc tình cảm, trách nhiệm của một công dân, một cán bộ, đảng viên. Trong đó, một số tác giả đã có những ý tưởng hay, hiến kế những giải pháp tốt để đóng góp cho sự

nghiệp xây dựng thành phố phát triển giàu đẹp. Một số tác giả đã thể hiện nội dung thi bằng hình thức viết tay trên giấy khổ A4, trình bày đẹp, có hình ảnh minh họa và đóng thành tập sách rất công phu. Đảng bộ phường Lộc Sơn, Đảng bộ phường Lộc Tiến, Chi bộ Trường Trung học phổ thông Bảo Lộc, Chi bộ Trung tâm Giáo dục thường xuyên... là những đơn vị tổ chức, hưởng ứng tích cực Cuộc thi và mỗi đơn vị có 120 bài viết tham gia dự thi”.

Với tinh thần trách nhiệm, nghiêm túc và công tâm, Ban Giám khảo và Ban Tổ chức Cuộc thi đã chấm và lựa chọn trao 10 giải thưởng cá nhân, gồm 1 giải nhất, 2 giải nhì, 3 giải ba và 6 giải khuyến khích. Giải nhất cá nhân thuộc về ông Bùi Văn Hoàn (Đảng bộ Quân sự thành phố). Đảng bộ phường Lộc Sơn, Đảng bộ phường Lộc Tiến, Chi bộ Trường THPT Bảo Lộc và Chi bộ Trung tâm Giáo dục thường xuyên là 4 tập thể được Ban tổ chức trao giải đơn vị xuất sắc nhất, tích cực hưởng ứng tham gia Cuộc thi. Trong số 30 bài viết gửi tham gia Cuộc thi cấp tỉnh, 2 bài thi của ông Bùi Văn Hoàn (Đảng bộ Quân sự thành phố) và ông Trần Hợp Châu (Đảng bộ

phường I) được giải khuyến khích. “Thông qua Cuộc thi tìm hiểu Nghị quyết

Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng và Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Lâm Đồng lần thứ X đã giúp cho đội ngũ cán bộ, đảng viên và nhân dân hiểu sâu hơn về nội dung các nghị quyết của Đảng; từ đó, nâng cao ý thức, tinh thần trách nhiệm của mình trong quá trình triển khai thực hiện nhiệm vụ, nhằm đưa nghị quyết đại hội Đảng các cấp vào cuộc sống. Trong cuộc thi này, nhiều TCCSĐ hưởng ứng rất tích cực, tạo nên đợt sinh hoạt chính trị ở cơ sở. Tuy nhiên, Thành ủy cũng đã lưu ý nhắc nhở một số TCCSĐ triển khai chưa nghiêm túc, số lượng bài dự thi ít, chất lượng chưa cao, nội dung còn sơ sài, sao chép lẫn nhau... Không chỉ Cuộc thi tìm hiểu Nghị quyết đại hội Đảng mà Cuộc thi tìm hiểu lịch sử Quan hệ đặc biệt Việt Nam - Lào vừa mới triển khai phát động, Thành ủy xem đây là một trong những nội dung, tiêu chí để đánh giá, kiểm điểm, phân loại TCCSĐ và đảng viên vào cuối năm” - Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Bảo Lộc Dương Kim Viên cho biết.

XUÂN LONG

Cuộc thi tạo nên đợt sinh hoạt chính trị sâu rộngÔng Dương Kim Viên, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Bảo Lộc khẳng định: “Cuộc thi viết tìm hiểu Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng và Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Lâm Đồng lần thứ X đã tạo nên đợt sinh hoạt chính trị sâu rộng trong toàn thể cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân trong thành phố. Qua đó, Cuộc thi đã góp phần tuyên truyền, phổ biến, đưa nghị quyết của Đảng vào cuộc sống...”.

Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Bảo Lộc Dương Kim Viêntrao giải nhất cho ông Bùi Văn Hoàn (Đảng bộ Quân sự thành phố). Ảnh: X.Long

Đó là một trong những nhiệm vụ được đưa ra tại Hội nghị Ban chấp hành LĐLĐ tỉnh lần thứ 10 được tổ chức vào ngày 20/7, nhằm đánh giá kết quả hoạt động công đoàn 6 tháng đầu năm, bàn phương hướng 6 tháng cuối năm 2017. Đồng chí Hoàng Liên - Phó Ban Dân vận Tỉnh ủy đã tham dự hội nghị.

Từ đầu năm đến nay, phong trào CNVCLĐ và hoạt động công đoàn tỉnh tiếp tục có những chuyển biến tích cực về nhận thức và tổ chức thực hiện với nhiều hoạt động thiết thực, hiệu quả vì việc làm, thu nhập, đời sống của CNVCLĐ. Trong đó, nổi bật là các hoạt động trong “Tháng công nhân” năm 2017 với nhiều nội dung thiết thực, hướng về cơ sở, được đông đảo CNVCLĐ trong toàn tỉnh hưởng ứng. Các LĐLĐ huyện, thành phố, các công đoàn ngành tích cực thực hiện hệ thống chỉ tiêu được giao; chức năng đại diện bảo vệ

đoàn viên, NLĐ tiếp tục thực hiện có hiệu quả. Trong 6 tháng đầu năm, các cấp công đoàn

trong tỉnh đã tổ chức được hàng trăm buổi tư vấn cho người lao động về các nội dung liên quan đến pháp luật lao động; BHXH, BHYT, BHTN...; phát triển 1.423 đoàn viên; thành lập 14 CĐCS khối DN ngoài nhà nước; phần lớn doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp FDI tổ chức hội nghị người lao động đúng định kỳ và phát huy được dân chủ trong doanh nghiệp; hầu hết các doanh nghiệp có CĐCS đã tổ chức bữa ăn giữa ca cho người lao động… Thực hiện chương trình “Tết sum vầy” năm 2017, LĐLĐ tỉnh và các cấp công đoàn đã tổ chức trao gần 1.000 suất quà cho CNLĐ với tổng trị giá gần 600 triệu đồng và nhiều hoạt động thiết thực khác.

Bên cạnh những kết quả đã đạt được, vẫn còn một số hạn chế như: Công tác phát triển

đoàn viên, thành lập CĐCS vẫn còn đơn vị chưa thực sự quan tâm; công tác tuyên truyền, học tập, quán triệt Nghị quyết của Đảng, pháp luật của Nhà nước chưa triển khai đều khắp ở khu vực công đoàn ngoài nhà nước...

6 tháng cuối năm, LĐLĐ tỉnh đề ra một số nhiệm vụ cụ thể như: Tiếp tục thực hiện chương trình “Nâng cao chất lượng thương lượng ký kết Thỏa ước lao động tập thể”; quan tâm thực hiện chất lượng bữa ăn giữa ca của người lao động. Ngoài ra, các cấp công đoàn tiếp tục đẩy mạnh phát triển đoàn viên, thành lập CĐCS...

Dịp này, LĐLĐ tỉnh đã trao tặng 39 kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp công đoàn” của Tổng LĐLĐ Việt Nam cho 39 cá nhân; khen thưởng tập thể, cá nhân làm tốt công tác phát triển đoàn viên.

THY VŨ

Đẩy mạnh phát triển đoàn viên, thành lập công đoàn cơ sở

LÂM HÀ:Tỷ lệ người dân tham gia BHYT vượt kế hoạch 4,2%

Theo thống kê từ UBND huyện Lâm Hà, tính đến ngày 30/6/2017, tổng số người dân tham gia BHYT của toàn huyện là 115.278 người, chiếm 82% dân số của huyện, vượt kế hoạch 4,2%. Trong đó, có 10 xã có tỷ lệ người dân tham gia BHYT đạt trên 80%, có 6 xã có tỷ lệ người dân tham gia BHYT đạt dưới 80% (xã Nam Hà đạt 76%; Đông Thanh 75%; Gia Lâm 74%; Tân Hà 73%; Nam Ban 68%; Hoài Đức 68%).

Ngoài ra, huyện Lâm Hà cũng thường xuyên kiểm tra, đôn đốc duy trì 16/16 xã của huyện đã đạt Bộ tiêu chí Quốc gia về Y tế; tổ chức kiểm tra việc thực hiện lồng ghép các tiêu chí về vệ sinh môi trường, sử dụng nước hợp vệ sinh trong Bộ tiêu chí Quốc gia về Y tế. Kết quả tỷ lệ hộ dân được sử dụng nước hợp vệ sinh đạt trên 92%.

VIỆT QUỲNH

Bế mạc Trại Sáng tácvăn học các dân tộc thiểu số Việt Nam tại Đà Lạt

Sau một tuần diễn ra tại Đà Lạt, ngày 19/7, Trại Sáng tác văn học trẻ do Hội Văn học nghệ thuật các dân tộc thiểu số Việt Nam đã bế mạc. Tham dự trại viết, 12 văn nghệ sĩ trẻ tuổi đời chưa đến 35 đến từ các tỉnh miền núi phía Bắc đã thể hiện sức sáng tạo của mình cho ra đời 32 tác phẩm gồm 20 bài thơ, 8 truyện ngắn, 1 bút ký, 1 tản văn và 1 lý luận phê bình văn học. Các tác phẩm mang phong cách của người viết trẻ khá rõ nét với cách nhìn mới, bút pháp mới; ý tứ độc đáo, hình ảnh mới lạ mang dấu ấn cá nhân. Hầu hết các tác phẩm thơ, bút ký đều lấy đề tài sáng tác về những giá trị văn hóa phi vật thể, địa danh, đất và người Đà Lạt; truyện ngắn tái hiện những số phận con người gắn với cuộc sống miền núi với đa dạng các góc độ tiếp cận và bút pháp thể hiện.

Bên cạnh việc sáng tác, tại trại viết nhiều hoạt động đã diễn ra như giao lưu thơ nhạc, tọa đàm trao đổi nghiệp vụ...

THÁI AN

Kỷ niệm 70 năm Ngày Thương binh, liệt sĩ 27/7 (1947 - 2017), Hội LHTN Việt Nam tỉnh đã phối hợp cùng Hội Thầy thuốc trẻ, Hội Doanh nhân trẻ tỉnh tổ chức Hành trình “Theo bước chân những người anh hùng” tại 2 xã Hòa Bắc và Hòa Nam, huyện Di Linh với sự tham dự của đoàn viên, thanh niên các đơn vị trực thuộc ở Đà Lạt.

Tại đây, hành trình đã trao 200 suất quà cho thương, bệnh binh, thân nhân liệt sĩ, trao 2 “Tủ sách thiếu nhi” cho 2 Đoàn xã Hòa Bắc và Hòa Nam dưới sự tài trợ sách của Nhà Xuất bản Kim Đồng. Ngoài ra, Công ty Xổ số kiến thiết Lâm Đồng cũng hỗ trợ kinh phí 30 triệu đồng xây “Nhà nhân ái” cho gia đình em Ninh Thị Hiền (Thôn 10, Hòa Nam). Trong hành trình, đội ngũ y, bác sĩ trẻ đã khám bệnh, phát thuốc miễn phí, tư vấn sức khỏe cho hơn 500 đồng bào các dân tộc nghèo, thương bệnh binh, gia đình liệt sĩ, gia đình có công với cách mạng. Q.UYỂN

Hành trình “Theo bước chânnhững người anh hùng”

Page 5: Tích cực thực hiện lộ trình thay thế xăng sinh học E5baolamdong.vn/upload/others/201707/24960_BLD_ngay_21.7.2017.pdf · tổ chức thực hiện, việc học tập

5 THỨ SÁU 21 - 7 - 2017

CHÀO MỪNG ĐẠI HỘI ĐẠI BIỂU HỘI CỰU CHIẾN BINH TỈNH LÂM ĐỒNG LẦN THỨ VI, NHIỆM KỲ 2017 - 2022

VĂN HÓA - XÃ HỘI

T rao đổi với chúng tôi, UVBTV, Trưởng Ban Dân vận Thành ủy Đà Lạt, Đào Văn Nguyên cho biết: Thực hiện Nghị quyết số 25 của

BCHTW Đảng khóa XI và chương trình hành động của Tỉnh ủy về “Tăng cường và đổi mới sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác dân vận trong tình hình mới”, Ban Dân vận Thành ủy Đà Lạt đã chủ động định hướng công tác dân vận trong khối chính quyền. Chính quyền là nơi trực tiếp gặp gỡ nhân dân, giải quyết những tâm tư, nguyện vọng, chính sách cho người dân. Chương trình “Dân vận tập trung” được Thành ủy huy động lực lượng tổng hợp, tập trung quyết liệt ở mọi hoạt động như xây dựng nông thôn mới đô thị văn minh, xây dựng văn hóa du lịch, xây dựng phong cách người Đà Lạt “hiền hòa, thanh lịch, mến khách”, xây dựng mô hình xã hội hóa lắp đặt camera an ninh trong thành phố... trong đó, nổi bật và tạo chuyển biến tích cực trong 6 tháng đầu năm 2017 là thông qua chương trình Ký kết phối hợp giữa Ban Dân vận Thành ủy với Trung tâm Y tế thành phố, giữa Ban Dân vận Thành ủy với Phòng Y tế Đà Lạt. Ban Dân vận đã ký kết với Bảo hiểm Xã hội Đà Lạt về nội dung tuyên truyền về mục đích, ý nghĩa và tác dụng của bảo hiểm y tế trong tình hình mới. Nhờ đó, đã làm thay đổi đáng kể nhận thức của người dân trong thành phố, đặc biệt là đối tượng công nhân, nông dân, người lao động, góp phần tạo “đột phá” trong 6 tháng đầu năm, đạt 83% tỷ lệ người dân tham gia BHYT, trong khi 6 tháng năm 2016 chỉ đạt 75%.

“Năm nay do có sự biến động trong thu phí, giá viện phí tăng. Theo lộ trình tiến tới tính

đúng, tính đủ chi phí dịch vụ y tế của Bộ Y tế, nhiều dịch vụ sẽ tăng giá bắt đầu từ ngày 1/6/2017. Những người không có bảo hiểm y tế - khoảng 20% dân số hiện nay - sẽ càng gặp khó khăn trong thanh toán chi phí cho các dịch vụ chăm sóc sức khỏe, điều trị khi ốm đau. Bởi vậy, hơn lúc nào hết, việc giải thích cho người dân hiểu để tham gia bảo hiểm y tế có ý nghĩa lớn trong bảo đảm sức khỏe toàn dân cũng như an sinh xã hội” - ông Nguyên chia sẻ thêm.

Có thể thấy, với việc đổi mới và đa dạng các hình thức tuyên truyền, bước đầu đã tạo điều kiện và giúp các ngành, các địa phương, chủ sử dụng lao động và các tầng lớp nhân dân hiểu rõ hơn mục đích, ý nghĩa và tính nhân văn của chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế trong hệ thống chính sách an sinh xã hội hiện nay.

Kết quả công tác tuyên truyền cũng đã góp phần làm thay đổi và nâng cao nhận thức về quyền và trách nhiệm của cấp ủy, chính quyền, hội đoàn thể các cấp và mọi người dân trong việc thực thi, chấp hành các quy định của Luật BHXH, Luật BHYT, để thực hiện tốt mục tiêu “BHXH cho mọi người lao động” và “Lộ trình tiến tới BHYT toàn dân” vào năm 2020.

Một điều đáng ghi nhận là Bảo hiểm Xã hội thành phố cũng đã phối hợp chặt chẽ với

hệ thống y tế xã, phường để đội ngũ cán bộ trực tiếp đến nhà dân tuyên truyền về việc tham gia mua bảo hiểm y tế. Mua bảo hiểm là nhằm bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cho tất cả các thành viên trong hộ gia đình, việc làm ý nghĩa này cũng là phù hợp với mục tiêu chăm sóc, bảo vệ sức khỏe toàn dân mà Đảng và Nhà nước ta đang hướng tới. Người dân khi tham gia BHYT sẽ được hưởng lợi từ chính sách BHYT, nhất là trong điều kiện hiện nay, tình hình dịch bệnh, ô nhiễm diễn biến hết sức phức tạp, mức độ bệnh tật, rủi ro dễ gặp phải trong cuộc sống hằng ngày.

Sức khỏe là vấn đề rất nhiều rủi ro, không ai có thể biết trước nay bệnh, mai đau. Có những người không tham gia, khi bị bệnh trở thành gánh nặng với gia đình bởi chi phí y tế quá lớn mà không có BHYT chi trả. Nhất là những gia đình thu nhập ở mức trung bình (không phải hộ cận nghèo, hộ nghèo) nên việc tham gia BHYT theo hộ gia đình là tự trang bị “phao cứu sinh” vì theo đánh giá của cơ quan chức năng, hiện nay Quỹ BHYT đã chi trả phần lớn kinh phí trong quá trình điều trị cho những người bệnh có thẻ BHYT.

Trực tiếp tuyên truyền theo nhóm đối tượng là nội dung được Ban Dân vận, BHXH thành phố Đà Lạt chọn để triển khai. Trước hết là tuyên truyền cho nhân dân tại 16 phường, xã, chú trọng đối tượng là công nhân, người lao động, cùng với Liên đoàn Lao động thành phố đẩy mạnh tuyên truyền để anh chị em người lao động hiểu được giá trị, tác dụng to lớn của bảo hiểm y tế. Bên cạnh đó, phối hợp cùng Hội Nông dân thành phố tuyên truyền trong hội viên, người nông dân biết về chủ trương này và thấy được ý

Dân vận dưới góc nhìn bảo hiểm y tếVới chỉ tiêu 83% người dân tham gia bảo hiểm y tế và đã vượt kế hoạch đề ra trong 6 tháng đầu năm 2017. Đây là chuyển biến tích cực nhờ công tác “dân vận khéo”.

nghĩa, tầm quan trọng của việc mua và sử dụng thẻ bảo hiểm y tế.

Hiện nay, Ban Dân vận Thành ủy Đà Lạt đang tiếp tục phối hợp với Thành Đoàn Đà Lạt tuyên truyền, vận động học sinh, sinh viên trong các cơ sở Đoàn trường học, hệ thống Đoàn các trường đại học, cao đẳng, trung cấp nghề...; treo băng rôn, khẩu hiệu dọc theo các con đường của thành phố, sát trụ sở UBND phường, xã để nhân dân dễ nhìn, dễ đọc, dễ hiểu; phát tờ rơi tuyên truyền do cơ quan Bảo hiểm xã hội, Bộ Y tế cấp phát... và đã nhận được sự tham gia hưởng ứng nhiệt tình của các đoàn thể chính trị. Từ đó, thúc đẩy, làm thay đổi nhận thức của người dân,

Chị Nguyễn Thị Thơm, đường Triệu Việt Vương, Phường 4, Đà Lạt cho biết: Tôi không may mắc bệnh thận rất nặng, hàng tuần, hàng tháng đều phải chạy thận trên Bệnh viện Đa khoa Lâm Đồng, nếu không có bảo hiểm y tế chi trả chắc tôi không kéo dài và duy trì được tình trạng sức khỏe như hiện nay. Hàng ngày sau khi chạy thận về chị vẫn đủ sức khỏe để đi bán trái cây, nuôi con cái ăn học.

Bảo hiểm y tế là một chính sách xã hội mang ý nghĩa nhân đạo, có tính chia sẻ cộng đồng được Đảng, Nhà nước hết sức coi trọng. Vì vậy, Ban Dân vận Thành ủy Đà Lạt cùng với các cơ quan liên quan đã phối hợp tuyên truyền giúp cho người dân tự nguyện mua BHYT và mang lại rất nhiều lợi ích thiết thực, nhất là đối với những gia đình có thu nhập trung bình thấp, khi chẳng may bị đau ốm, bệnh tật. Trong khi theo lộ trình, Chính phủ sẽ chuyển sang đầu tư trực tiếp cho người dân thông qua giải pháp hỗ trợ tham gia BHYT thay vì đầu tư ngân sách vào các bệnh viện. Do vậy, để bảo đảm quyền lợi về tài chính trong chăm sóc sức khỏe, việc người dân tham gia BHYT càng trở nên cần thiết.

NGUYỆT THU

Dẫn đầu Lâm ĐồngVới 48 trường học thuộc Phòng Giáo dục

huyện quản lý, khoảng 20 nghìn học sinh các cấp học, đến nay Đơn Dương đã có 34 trường đạt chuẩn quốc gia và là huyện dẫn đầu Lâm Đồng về tỷ lệ trường đạt chuẩn quốc gia trong toàn tỉnh hiện nay.

Một trong những thuận lợi để trường học ở đây có tiến độ xây dựng trường chuẩn quốc gia nhanh như thế chính là sự quan tâm, đầu tư rất lớn của huyện trong việc đầu tư nguồn lực xây dựng cơ sở vật chất cho hệ thống trường lớp các cấp học trên địa bàn. Đồng thời ngành Giáo dục huyện cũng nỗ lực không nhỏ trong việc nâng chất lượng dạy và học trong tất cả các cấp học.

Trong 34 trường đạt chuẩn trên tính đến thời điểm này, bậc học mầm non có 9 trong tổng số 15 trường; bậc tiểu học có 20/21 trường và bậc trung học cơ sở (THCS) có 5/12 trường.

Chỉ tính trong năm học 2016-2017 vừa qua, Đơn Dương vừa có thêm 4 trường đạt chuẩn quốc gia, gồm Mẫu giáo Măng Non tại thị trấn D’ran; Mẫu giáo Tu Tra, Tiểu học R’Lơm (Tu Tra) và THCS Lạc Lâm, trong đó THCS Lạc Lâm về cơ bản hầu như được xây mới lại trong vài năm gần đây với trường lớp cực kỳ khang trang.

Chỉ tính riêng trong năm 2016 vừa qua, hệ thống trường lớp tại huyện đã được đầu

tư khoảng 20 tỷ đồng cho việc cải tạo, xây dựng mới; thêm 4 tỷ đồng cho thiết bị. Trong 6 tháng đầu năm 2017, hàng loạt các trường học trên địa bàn tiếp tục được cải thiện bộ mặt như Tiểu học Trần Quốc Toản; Tiểu học Quảng Lập; THCS Thạnh Mỹ, THCS Châu Sơn, THCS Quảng Lập… Tổng kinh phí cho đợt sửa chữa, xây dựng mới này theo Phòng Giáo dục huyện cho biết, trên 27 tỷ

đồng, cộng thêm 14 tỷ đồng cho trang thiết bị đi kèm.

Cũng nói thêm rằng Đơn Dương cũng đang làm tốt việc vận động nguồn lực từ xã hội cho xây dựng trường học. Chẳng hạn THCS Lạc Xuân hiện nay đang xây dựng lại một khu 12 phòng học mới, cả sửa sang, làm sân lại tổng cộng khoảng 5,5 tỷ đồng, trong đó vốn tài trợ của Ngân hàng Viettin Bank 1 tỷ đồng, Thủy

ĐƠN DƯƠNGNâng mức cho các trường học đã đạt chuẩn quốc giaVới 70% trường học trên địa bàn đã đạt chuẩn quốc gia, Đơn Dương cho biết đang có kế hoạch nâng mức chuẩn cho một số trường đã đạt chuẩn lâu nay.

điện Hàm Thuận - Đa Mi tài trợ 300 triệu đồng. Dự kiến ngôi trường này sẽ hoàn tất trong cuối hè này để chào đón học sinh năm học mới đang đến và đến tháng 11 năm nay sẽ đạt chuẩn quốc gia.

“Chỉ tiêu của ngành Giáo dục huyện trong năm học 2017-2018 sắp đến sẽ có thêm 1 trường nữa đạt chuẩn quốc gia, đó là THCS Lạc Xuân, còn lại chúng tôi sẽ tập trung nâng chuẩn cho một số trường đã đạt chuẩn quốc gia trên địa bàn lâu nay” - ông Nguyễn Văn Kháng - Trưởng phòng Giáo dục Đơn Dương cho biết.

Nâng chuẩn mức độ 2 Một trong những điểm mạnh của Giáo dục

Đơn Dương những năm gần đây chính là việc đẩy mạnh công tác kiểm định giáo dục trong hệ thống trường học. Theo ông Kháng, đã có khoảng 30% số trường trên địa bàn Đơn Dương đạt chuẩn kiểm định giáo dục, trong đó nhiều trường đạt chuẩn kiểm định mức độ 3 như THCS Lạc Nghiệp, Mẫu giáo Măng Non, Tiểu học Nghĩa lập, Tiểu học Thạnh Mỹ…

Trong năm học 2017-2018 này, bên cạnh việc tiếp tục đẩy mạnh kiểm định giáo dục trong hệ thống trường học, Đơn Dương theo ông Kháng, sẽ tập trung đầu tư nâng chuẩn quốc gia lên mức độ 2 cho một số trường tiểu học trên địa bàn đã đạt chuẩn quốc gia lâu nay như Tiểu học Nghĩa Lập, Tiểu học Trần Quốc Toản, Tiểu học Quảng Lập, Tiểu học Tu Tra, Tiểu học Lạc Lâm...

XEM TIẾP TRANG 8

Trong giờ học tại Tiểu học Quảng Lập - Đơn Dương. Ảnh: V.Trọng

Page 6: Tích cực thực hiện lộ trình thay thế xăng sinh học E5baolamdong.vn/upload/others/201707/24960_BLD_ngay_21.7.2017.pdf · tổ chức thực hiện, việc học tập

6 THỨ SÁU 21 - 7 - 2017 ĐỜI SỐNG - PHÁP LUẬT

Theo thống kê của Sở Công thương Lâm Đồng, trên địa bàn toàn tỉnh hiện có 170 doanh nghiệp kinh doanh

xăng dầu với 250 cửa hàng cung cấp xăng dầu. Trong đó, có 13 doanh nghiệp đã triển khai thực hiện kinh doanh xăng E5 gồm 21 cửa hàng, mới đạt tỷ lệ 8,4%. Số cửa hàng có xăng E5 nằm rải rác khắp các huyện, thành phố và thường tập trung tại các điểm trung tâm giao thông. Hầu hết các cửa hàng vẫn bán song song loại xăng khoáng Ron 92 (A92) bên cạnh xăng E5. Thực tế, hầu hết người tiêu dùng thường đổ xăng Ron 92 tại cây xăng mà chưa quan tâm tới việc chọn lựa giữa xăng sinh học và xăng khoáng. Vì vậy, mức tiêu thụ xăng sinh học E5 thời gian qua khá thấp, chỉ bằng 2-3% so với xăng khoáng Ron 92.

Ông Nguyễn Thành Tiến - Trưởng phòng Kỹ thuật - an toàn môi trường, Sở Công thương cho biết: Nhằm nâng cao nhận thức của các đơn vị kinh doanh và người tiêu dùng về mục đích, lợi ích của việc sử dụng năng lượng sinh học nói chung, xăng E5 nói riêng, Sở Công thương đã lên kế hoạch triển khai thực hiện lộ trình phân phối xăng sinh học E5, E10 đến tất cả người dân và các đơn vị, cá nhân kinh doanh xăng dầu trên địa bàn tỉnh mở rộng tiêu dùng năng lượng sinh học, từng bước thay thế dần nhiên liệu truyền thống, góp phần bảo vệ an ninh năng lượng và bảo vệ môi trường. Lộ trình phân phối xăng sinh học E5 trên địa bàn tỉnh đã được chia theo 2 mốc: từ ngày 1/12/2015 xăng được sản xuất, phối chế, kinh doanh để sử dụng cho phương tiện cơ giới đường bộ tiêu thụ trên địa bàn toàn tỉnh là xăng sinh học E5, còn xăng sinh học E10 trên địa bàn tỉnh từ ngày 1/12/2017.

Hiện tại, xăng E5 Ron 92 đang có giá bán 16.220 đồng/lít, rẻ hơn xăng khoáng Mogas 92 từ 300 -500 đ/lít. Các doanh nghiệp đầu mối xăng dầu như Công ty Xăng dầu Lâm

Tích cực thực hiện lộ trình thay thế xăng sinh học E5Để thực hiện thành công Đề án 177, Quyết định 53 về việc thay thế xăng khoáng bằng xăng sinh học, ngày 6/6/2017, Thủ tướng Chính phủ đã có Thông báo 255 chỉ đạo từ ngày 1/1/2018 trên địa bàn cả nước, xăng khoáng RON 92 sẽ được thay thế hoàn toàn bằng xăng E5. Và Lâm Đồng cũng đang tích cực đẩy mạnh thực hiện để theo đúng lộ trình của cả nước.

Đồng đã có các chính sách hỗ trợ cho đại lý như tuyên truyền quảng bá về xăng sinh học E5, hỗ trợ chi phí vệ sinh bồn bể, cung cấp sổ tay hướng dẫn kỹ thuật cho các cửa hàng. Tuy nhiên thực tế, thói quen của người tiêu dùng vẫn chưa nhiều thay đổi, tỉ lệ sử dụng xăng E5 còn quá ít.

Để đảm bảo thực hiện việc thay thế xăng khoáng bằng xăng sinh học E5 theo đúng lộ trình, vừa qua, Sở Công thương đã ban hành công văn gửi tổng đại lý, đại lý và các cửa hàng kinh doanh xăng dầu trên địa bàn tỉnh thông báo sẽ không xem xét cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh bán lẻ xăng dầu đối với cửa hàng không bán xăng E5 trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng.

Tại các cây xăng của Công ty PV OIL ở Lâm Đồng đã hoàn toàn thay thế xăng E5 thay xăng khoáng Ron 92 khiến lượng xăng E5 tiêu thụ cao hơn và là một trong những hoạt động cụ thể để người dân quen và dần chấp nhận thay thế xăng Ron 92, chuyển sang sử dụng xăng sinh học E5 trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng trong thời gian vừa qua. Đây chính là một cách làm cần nhân rộng.

Ông Huỳnh Ngọc Hải - Giám đốc Sở Công thương Lâm Đồng cũng cho hay: Việc người tiêu dùng vẫn chưa thay đổi thói quen sử dụng xăng sinh học là tình hình chung trên cả nước chứ không chỉ riêng Lâm Đồng. Do đó, để thực hiện quyết liệt và tích cực thì đầu

tiên là việc xăng E5 phải có mặt ở tất cả các trạm bán xăng dầu để người tiêu dùng thấy, sau đó sử dụng và thay thế dần. Để đẩy mạnh triển khai kinh doanh xăng E5 theo đúng lộ trình, thì các bộ cũng cần có chính sách về giá, thuế, phí, chi phí kinh doanh xăng E5; bảo đảm khuyến khích doanh nghiệp bán xăng E10, E5, nhất là trong thời gian triển khai kinh doanh. Trong thời gian tới, tỉnh Lâm Đồng sẽ tích cực tuyên truyền, khuyến khích người dân dùng xăng sinh học với các lợi ích của nó với môi trường. Còn về phía các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu, sở sẽ có nhiều hơn nữa các chương trình tập huấn, vận động doanh nghiệp, có nhiều chính sách về hỗ trợ chi phí vệ sinh bồn bể, hướng dẫn kỹ thuật, tuyên truyền quảng bá về xăng sinh học để chuyển dần xăng E5 thay thế cho xăng khoáng. Phải thay đổi từ thói quen kinh doanh sau đó đến thói quen tiêu dùng.

Biến đổi khí hậu ngày càng hiện hữu rõ nét, những kịch bản tiêu cực của nó có thể diễn ra nhanh hơn dự báo và Việt Nam là một trong những quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề nhất. Việc sử dụng nhiên liệu sinh học thay thế nhiên liệu hóa thạch là một trong những yếu tố quan trọng góp phần làm giảm lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính, bảo vệ môi trường nên cần thiết thực hiện đúng lộ trình thay thế xăng khoáng bằng xăng sinh học theo quy định.

DIỄM THƯƠNG

E5 là xăng phối trộn 95% xăng khoáng thông thường (A92) với 5% NLSH ethanol (cồn E100 hay cồn 99,95%). E100 được sản xuất bằng ngô, mía, sắn, rơm rạ và cây hữu cơ. Để kiểm soát chất lượng xăng E5, khâu đầu tiên cần tiến hành chặt chẽ là nguyên liệu. E100 cũng như A92 trước khi nhập kho đều phải qua các công ty giám định độc lập kiểm tra. Xăng E5 được pha chế tại các trạm phân bổ theo khu vực kinh doanh, trước khi đưa ra thị trường được quản lý sát sao trong các giai đoạn, nhằm bảo đảm chất lượng đạt chuẩn chung của thế giới. Không có vấn đề gì về kỹ thuật đối với động cơ vừa sử dụng xăng E5 vừa sử dụng xăng truyền thống. Dù có nhiều ưu điểm hơn xăng A92, E5 vẫn rẻ hơn vì Nhà nước đang hỗ trợ người tiêu dùng và các công ty đầu mối kinh doanh xăng dầu.

UBND huyện Di Linh cho biết, UBND tỉnh Lâm Đồng mới đây đã ban hành Quyết định số 1552/QĐ - UBND phê duyệt thiết kế và dự toán xây dựng đập dâng Đạ R’Sal, xã Sơn Điền, huyện Di Linh.

Đập dâng Đạ R’Sal là một công trình nông nghiệp và phát triển nông thôn cấp 4, UBND tỉnh Lâm Đồng giao cho Trung tâm Quản lý và Khai thác công trình công cộng huyện Di Linh làm chủ đầu tư. Công ty Cổ phần Tư vấn đầu tư và xây dựng Kim Nguyên Vũ là đơn vị tư vấn thiết kế bản vẽ và lập dự toán công trình. Được biết, tổng kinh phí đầu tư công trình này gần 21 tỷ đồng.

XL

21 tỷ đồng xây dựng đập dâng Đạ R’Sal

Lãi suất huy động và cho vay tăng nhẹ

Hiện nay, lãi suất tiền gửi VNĐ không kỳ hạn và kỳ hạn dưới 1 tháng từ 0,2%/năm đến 0,5%/năm; lãi suất tiền gửi có kỳ hạn từ 1 tháng đến dưới 6 tháng từ 4,8%/năm đến 5,4%/năm; lãi suất tiền gửi có kỳ hạn từ 6 tháng trở lên đến dưới 12 tháng từ 5,3%/năm đến 5,7%/năm; lãi suất tiền gửi có kỳ hạn từ 12 tháng trở lên là 6,5%/năm đến 7,4%/năm. Trong 6 tháng qua, lãi suất huy động có sự biến động 3 lần, xu hướng điều chỉnh giảm trong tháng 1, tăng trong tháng 4, 5. So với đầu năm, lãi suất huy động tăng từ 0,2-0,4%/năm đối với lãi suất huy động tiền gửi từ 6 tháng trở lên.

Tại các chi nhánh NHTM, lãi suất cho vay ngắn hạn từ 7%/năm đến 10%/năm; lãi suất cho vay trung và dài hạn từ 10%/năm đến 11%/năm; lãi suất cho vay ngắn hạn 5 nhóm lĩnh vực ưu tiên được các ngân hàng áp dụng từ 5%-7%/năm. Trong 6 tháng đầu năm, lãi suất cho vay biến động tăng 1 lần trong tháng 4. So với đầu năm, lãi suất cho vay tăng nhẹ 0,5%/năm, chủ yếu tăng ở lãi suất cho vay trung dài hạn, cao nhất nâng từ 10,5% lên 11%.

PHẠM LÊ

Ngày 20/7, Sở VH-TT&DL Lâm Đồng đã tổ chức trao Giấy chứng nhận đủ điều kiện tổ chức và kinh doanh du lịch thể thao mạo hiểm (DLTTMH) cho 10 đơn vị là: Công ty TNHH Thử thách Việt, Công ty TNHH Tắc Kè Xinh, Công ty TNHH Kỳ nghỉ Cao Nguyên, Công ty TNHH Mạo hiểm PTA, Công ty TNHH Thể thao Cao Nguyên, Công ty TNHH Du Ngoạn Đà Lạt, Công ty Cổ phần Du lịch Lâm Đồng, Chi nhánh Công ty Cổ phần Mạo hiểm Việt tại Đà Lạt, Công ty TNHH Chuyển động Việt và Công ty Cổ phần Sài Gòn Madagui.

Trước đó, 11 đơn vị đăng ký thẩm định, gồm 9 doanh nghiệp kinh doanh lữ hành và 2 doanh nghiệp kinh doanh du lịch, tại 6 địa điểm tổ chức hoạt động DLTTMH là hồ Tuyền Lâm, thác Datanla, Thung lũng Vàng (Đà Lạt); KDL Rừng Madagui (Đạ Huoai); thác Đasar (Lạc Dương) và sông Đạ Đờn (Lâm Hà).

Về cơ bản, các doanh nghiệp đã đáp ứng đầy đủ các nội dung theo quy định tại Quyết định 1804/QĐ-UBND ngày 15/8/2016 của UBND tỉnh Lâm Đồng, về Hồ sơ thủ tục

pháp lý; Trang thiết bị sử dụng cho hoạt động DLTTMH; Quy trình bảo quản trang thiết bị; Nguồn nhân lực đã qua đào tạo về nghiệp vụ hướng dẫn viên DLTTMH; Trang thiết bị thông tin liên lạc, phương án cứu hộ cứu nạn; Các quy định về y tế, an toàn vệ sinh lao động; Quy trình tổ chức chương trình DLTTMH. Trên cơ sở đó, Sở VHTT&DL đã xác nhận cho 10 doanh nghiệp đủ điều kiện tổ chức và khai thác kinh doanh các loại hình DLTTMH đặc trưng của Lâm Đồng là đu dây vượt thác, chèo thuyền vượt ghềnh thác, chèo thuyền kayak, leo núi, đi bộ trong rừng…

Bà Nguyễn Thị Nguyên - Giám đốc Sở VH-TT&DL Lâm Đồng yêu cầu, các đơn vị sau khi được cấp giấy xác nhận, trong quá trình hoạt động kinh doanh, cần nghiêm túc thực hiện các quy định của ngành và chấp hành các quy định của pháp luật có liên quan; thường xuyên thông tin về Sở tình hình hoạt động tổ chức và khai thác kinh doanh DLTTMH của doanh nghiệp; đảm bảo an toàn tuyệt đối cho du khách khi tham gia chương trình DLTTMH do đơn vị tổ chức; phối hợp cung cấp thông tin

Trao giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động du lịch thể thao mạo hiểm cho 10 đơn vị

về những trường hợp kinh doanh DLTTMH trái phép để Sở kịp thời xử lý. Bà Nguyên cũng đề nghị các doanh nghiệp lưu ý đến tính chuyên nghiệp về nghiệp vụ, công tác tổ chức, nguồn nhân lực, trang thiết bị, thông tin các vấn đề liên quan đến các cơ quan quản lý nhà

nước… để xây dựng và giữ gìn uy tín, thương hiệu và hình ảnh của doanh nghiệp; cũng như giữ gìn cảnh quan môi trường, tuân thủ pháp luật, đảm bảo an ninh - an toàn tuyệt đối cho du khách và hướng dẫn viên…

NHẬT QUÂN

Trao chứng nhận cho 10 đơn vị được xác định đủ điều kiện tổ chức và kinh doanh du lịch thể thao mạo hiểm.

Page 7: Tích cực thực hiện lộ trình thay thế xăng sinh học E5baolamdong.vn/upload/others/201707/24960_BLD_ngay_21.7.2017.pdf · tổ chức thực hiện, việc học tập

7 THỨ SÁU 21 - 7 - 2017TÒA SOẠN - BẠN ĐỌC

Chênh lệch giàu nghèo từ 3 - 4 lầnGặp anh NDuy K’Rơng (thôn Pang Pế

Nâm) bên căn nhà đang tiến hành đổ đất nền để hoàn thiện trong thời gian tới, anh vui mừng cho biết đây là mơ ước bấy lâu của hai vợ chồng cùng cô con gái nhỏ. Căn nhà này anh được Nhà nước cho vay 30 triệu đồng, gia đình vay mượn thêm 25 triệu đồng nữa để hoàn thành. Hai vợ chồng hàng ngày phải đi làm thuê cuốc mướn nên đối với anh, mong ước lớn nhất hiện tại là có một con bò để làm vốn liếng, từ đó hy vọng có thể từng bước cải thiện đời sống.

Cách đó không xa là gia đình ông Y Hùng (người M’Nông) ở trong căn nhà dựng tạm bằng vách gỗ xen lẫn vài tấm tôn cũ là nơi sinh hoạt của 2 vợ chồng và 5 đứa con. Gia đình anh thuộc diện hộ nghèo đã hơn 10 năm nay, nhưng chỉ với 5 sào rẫy cà phê, cái nghèo, cái đói vẫn dai dẳng đeo bám vợ chồng này.

Ông Trần Quang Vinh, Trưởng ban Mặt trận thôn cho biết, hiện Pang Pế Nâm có tổng số 257 hộ thì còn tới 105 hộ nghèo, đa phần vẫn là người DTTS bản địa. So với các năm trước thì đời sống của bà con đã cải thiện, nhưng với việc thiếu đất sản xuất, áp dụng khoa học kỹ thuật còn nhiều hạn chế đã vậy lại còn khó khăn về vốn nên việc đầu tư thâm canh, nâng cao hiệu quả kinh tế cây trồng trên cùng đơn vị diện tích không được như mong muốn. “Ông Vinh cho hay: Muốn thay đổi thói quen và suy nghĩ, cải thiện đời sống của bà con thì cần phải “cầm tay chỉ việc”, để người dân nhìn thấy tận mắt lợi ích từ

ĐẠ RSAL: Nỗ lực thu hẹp chênh lệch giàu nghèoXã Đạ Rsal (huyện Đam Rông) đang đẩy mạnh triển khai lồng ghép những chương trình hỗ trợ phát triển kinh tế để thu hẹp khoảng cách giàu nghèo, trình độ phát triển sản xuất giữa vùng đồng bào với khu vực phát triển khác trong xã.

những mô hình chuyển đổi này thì mới đem lại hiệu quả”.

Theo thống kê của UBND xã, có sự chênh lệch rất lớn giữa 4 thôn trung tâm và 3 thôn đồng bào DTTS, từ đó tạo nên sự phân hóa giàu nghèo khá rõ rệt. Nếu thu nhập bình quân ở các thôn còn khó khăn chỉ vào khoảng 14 - 15 triệu đồng/năm, thì ở các thôn trung tâm mức thu nhập bình quân cao gấp 3 - 4 lần.

Cùng với đó, tỉ lệ hộ nghèo vẫn còn khá cao, 24,4% (507 hộ nghèo); riêng 3 thôn Pang Pế Nâm, Pang Pế Dơng, Phi Jut chiếm trên 60% số hộ nghèo của toàn xã.

Chính vì vậy, hiện thu nhập bình quân đầu người của Đạ Rsal là khoảng 28 triệu đồng/năm, còn cách khá xa so với tiêu chí thu nhập trong xây dựng nông thôn mới và đây cũng là 2 tiêu chí xã đang nỗ lực để hoàn thành mục tiêu về đích NTM vào cuối năm.

Tập trung mọi nguồn lựcTừ thực tế của địa phương có sự phân hóa

và chênh lệch thu nhập giữa khu vực trung tâm xã với các thôn vùng sâu, những năm gần đây, công tác phát triển kinh tế vùng đồng bào DTTS được chính quyền địa phương quan tâm,

Các mô hình trồng cây ăn quả đang được khuyến khích thực hiện để phù hợp với tình hình thực tế của địa phương. Ảnh: H.Thắm

tập trung vào phát triển các mô hình kinh tế.Ông Phùng Văn Thế, Phó Chủ tịch UBND

xã cho biết, thực hiện mục tiêu nỗ lực giảm nghèo từ đầu năm đến nay, các nguồn vốn từ chương trình 30a, NTM, các dự án bò và dê, vay vốn từ ngân hàng chính sách… đều tập trung ở 3 thôn nghèo.

Xã tiến hành chỉ đạo các đoàn thể xây dựng mô hình phát triển kinh tế - xã hội, hoàn thiện các mô hình đã gây dựng trước đó, giúp đỡ hội viên nghèo, chú trọng các mô hình giúp nhau trong sản xuất. Mục tiêu là nâng cao nhận thức của người dân để tích cực tham gia phát triển kinh tế hộ gia đình góp phần ổn định cuộc sống.

Đồng thời, cắt cử cán bộ xã theo sát để hướng dẫn bà con từ thủ tục vay vốn cho đến việc chọn lựa con giống… để đảm bảo nguồn vốn được sử dụng đúng mục đích, đạt hiệu quả. Hiện 14 mô hình nuôi bò và dê của các hộ DTTS đã bước đầu đem lại hiệu quả.

Bên cạnh việc tập trung phát triển kinh tế nông, lâm nghiệp theo hướng hàng hóa, gắn với việc chế biến, bảo quản sau thu hoạch, xã cũng khuyến khích phát triển ngành nghề tiểu thủ công nghiệp nhằm khai thác tối đa tiềm năng của địa phương.

“Xã đã tập trung các nguồn lực, thực hiện nhiều chính sách, ban hành nghị quyết chuyên đề để nâng cao mức thu nhập và đời sống của vùng DTTS nhằm thay đổi phương thức sản xuất để thu hẹp khoảng cách giàu nghèo, trình độ phát triển giữa các thôn. Với những gì đã làm được, chắc chắn xã sẽ hoàn thành mục tiêu thoát nghèo, ổn định đời sống cho người dân, hoàn thành các tiêu chí còn lại trong xây dựng NTM”, ông Thế tự tin đánh giá. HỒNG THẮM

Nỗi bất hạnh của gia đình có nhiều người mắc bệnh ung thưVợ bị ung thư đại tràng, trong số 8 người con thì có đến 3 người cùng mắc căn bệnh này và 2 người bị bệnh vảy nến đã nhiều năm nay, hiện gia đình ông Lê Minh Đằng (56 tuổi), ngụ tại thôn Thanh Bình 1, xã Bình Thạnh, huyện Đức Trọng đang lâm vào tình cảnh bế tắc đến cùng cực.

Về thôn Thanh Bình 1, hỏi về gia cảnh của ông Đằng, không ai không thở dài thương xót. Ông

Đằng có vợ là Đỗ Thị Nữ (54 tuổi) mắc bệnh ung thư đại tràng đã nhiều năm nay, hiện vẫn đang nằm Bệnh viện Ung bướu TP Hồ Chí Minh điều trị không biết bao giờ mới được xuất viện. Không những vậy, sự bất hạnh dường như vẫn chưa buông tha gia đình ông khi 4 trong số 8 người con của ông Đằng đều mang trong mình những căn bệnh hiểm nghèo, khó chữa trị.

Hôm chúng tôi tới thăm nhà ông, trong căn nhà cấp 4 tuềnh toàng, chẳng có gì giá trị ngoài bộ bàn ghế gỗ đã cũ, chiếc võng xếp để người con gái thứ hai bệnh tật nằm và bàn thờ người con trai thứ ba vừa chết vì ung thư đại tràng. Tại đây, chúng tôi gặp hai người con của ông Đằng là Lê Minh Nhật (sinh năm 1982) và Lê Thị Đức Hạnh (sinh năm 1984) đang điều trị bệnh tại nhà. Anh Nhật chia sẻ: “Bản thân tôi mắc bệnh vảy nến từ năm 20 tuổi, đi chạy chữa nhiều nơi nhưng không khỏi, mà ngược lại, bệnh ngày càng nặng thêm. Không biết có phải vì do tiêm thuốc nhiều nên tay tôi ngày càng teo dần lại. Dù là con cả nhưng do sức khỏe yếu nên tôi không làm được gì nhiều”.

Còn chị Đức Hạnh, là người con thứ hai của ông Đằng cũng bất hạnh không kém, dù đã lấy chồng ở tận Đồng Nai nhưng rồi chị cũng phải dắt díu con gái nhỏ về lại nhà bố mẹ đẻ khi người chồng bất ngờ qua đời. Bản thân chị thì mắc bệnh vảy nến và ung

thư đại tràng từ nhiều năm nay. Chị cho biết, sau khi đại tràng đã được mổ, cắt, giờ lại bị biến chứng, di căn ra nhiều bộ phận khác. Ngày ngày, chị Hạnh mệt mỏi nằm trên chiếc võng đã cũ đặt ở góc nhà, người chị như không còn chút sức sống nào.

Chị Hạnh bùi ngùi bộc bạch, lúc này đây, với bệnh tật của mình, của gia đình mình, chị chỉ hy vọng vào sự may rủi của phận người. “Không hiểu số phận trớ trêu sao mà những người trong gia đình tôi cứ lần lượt gặp bệnh tật như vậy, mới tháng trước người em kế của tôi cũng mới qua đời vì mắc căn bệnh này. Nhà tôi vốn đã nghèo nay càng thêm khốn khó”- chị khó nhọc nói.

Được biết, cách đây 2 năm, cậu con trai thứ tư của ông Đằng (sinh năm 1987) cũng

phát hiện mắc phải căn bệnh ung thư đại tràng quái ác này. Hiện, cả nhà ông Đằng, chỉ có duy nhất mình ông là người mạnh khỏe nhất. Ông chia sẻ trong tiếng thở dài nghèn nghẹn: “Tài sản gia đình tôi hiện còn mảnh đất trồng cà phê trên đồi nhưng sổ đỏ cũng đã cầm cố để vay ngân hàng 200 triệu đồng, lấy tiền hóa trị, tiền mổ, tiền thuốc cho người vợ. Giờ trong nhà chẳng còn đồng nào, muốn bán rẫy cũng không được. Ngoài việc phải lo chữa trị cho vợ, cho con, tôi còn phải nuôi các con khi mà đứa nhỏ nhất sang năm mới vào lớp 5, rồi cháu gái (con của chị Đức Hạnh-PV) cũng mới lên lớp 1. Cả nhà tôi đã khóc hết nước mắt, nếu tình trạng này kéo dài, không có tiền chữa chạy, vợ và các con tôi chỉ còn nước chờ chết!”.

Nói về hoàn cảnh của gia đình ông Lê Minh Đằng, ông Đoàn Thế Định - Chủ tịch UBMTTQVN xã Bình Thạnh cho biết: “Chúng tôi cũng đã nắm được hoàn cảnh khó khăn của gia đình anh Đằng, dự kiến từ nay đến cuối tháng, UBMTTQ xã sẽ trích từ nguồn Quỹ vì người nghèo của xã một số tiền để hỗ trợ cho gia đình anh”.

Hiện, gia cảnh của ông Lê Minh Đằng đang rất mong được sự chung tay giúp đỡ của những tấm lòng hảo tâm. Mọi sự giúp đỡ xin chuyển về địa chỉ: Ông Lê Minh Đằng, số nhà 351, thôn Thanh Bình 1, xã Bình Thạnh, huyện Đức Trọng hoặc Báo Lâm Đồng, 38 Quang Trung, TP Đà Lạt, Lâm Đồng.

T.VŨ

ĐƠN DƯƠNG: Trên 65% hộ dân nuôi bò sữa liên kết tiêu thụ thức ăn cho bò với Vinamilk

UBND huyện Đơn Dương cho biết, đã có 526 hộ trong tổng số 800 hộ dân nuôi

bò sữa trên địa bàn huyện liên kết tiêu thụ nguyên liệu thức ăn cho bò với Công ty Cổ phần sữa Việt Nam (Vinamilk) đang đóng

chân trên địa bàn huyện.Hiện người dân trên địa bàn huyện nuôi

8.025 con bò sữa trong tổng số 11.323 con trên địa bàn, số còn lại là đàn bò sữa trong các công ty. Đến nay, trên 40% số bò hiện

có được khai thác sữa, tổng sản lượng toàn huyện đạt trên 80 tấn/ngày; 98% lượng sữa này Công ty Vinamilk, Công ty Cổ

phần sữa Đà Lạt (Dalat Milk) và Công ty Friesland Capina Việt Nam (Dutch Lady)

thu mua. VT

Di Linh mở lớp học nghề đan, móc len cho chị em phụ nữ

Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội huyện Di Linh phối hợp với HTX Tiểu thủ công nghiệp Hữu Hòa vừa tổ chức lớp học nghề đan, móc len cho 35 chị em phụ

nữ ở thị trấn Di Linh.Thời gian học nghề dự kiến trong 3

tháng, từ nay đến trung tuần tháng 10 năm 2017. Trong thời gian này, các học viên sẽ được hướng dẫn lý thuyết và thực hành kỹ

thuật đan, móc len, từ khâu đầu đến khi thành thạo tạo ra được các loại sản phẩm.

Sau khi học xong, ngoài việc cấp Giấy chứng nhận cho học viên, HTX Tiểu thủ

công nghiệp Hữu Hòa sẽ cung cấp nguyên liệu để chị em phụ nữ tận dụng thời gian

lúc nông nhàn đan, móc các loại sản phẩm len và tổ chức tiêu thụ sản phẩm. XL

Chị Đức Hạnh - con gái ông Đằng, đang mệt mỏi chống chọi với căn bệnh ung thư từng ngày.

Ảnh: Thy Vũ

Page 8: Tích cực thực hiện lộ trình thay thế xăng sinh học E5baolamdong.vn/upload/others/201707/24960_BLD_ngay_21.7.2017.pdf · tổ chức thực hiện, việc học tập

8 THỨ SÁU 21 - 7 - 2017

QUỐC TẾ

KHOA HỌC

TIN BUỒNVăn phòng HĐND tỉnh Lâm Đồng trân trọng báo tin Mẹ vợ đồng chí K’Mák, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy - Phó Chủ tịch HĐND tỉnh

Lâm Đồng, là bà Ka Să KaLan, sinh năm 1949 (Kỷ Sửu) tại PonRơm -Killpladn’hoollha - xã N’ Thôn Hạ - Đức Trọng - Lâm Đồng.

Đã qua đời hồi 17 giờ 30 phút ngày 19/7/2017 (nhằm ngày 26/6 âm lịch) tại 135 thôn Đoàn Kết - xã N’ Thôn Hạ - Đức Trọng - Lâm Đồng.

- Lễ nhập quan vào lúc 9h00 ngày 20/7/2017 (nhằm ngày 27/6 âm lịch);- Lễ viếng bắt đầu từ lúc 10h00 ngày 20/7/2017 (nhằm ngày 27/6 âm lịch) tại 135

Thôn Đoàn Kết - xã N’ Thôn Hạ - Đức Trọng - Lâm Đồng.- Lễ di quan vào lúc 8h00 thứ Bảy, ngày 22/7/2017 (nhằm ngày 29/6 âm lịch);

tại Nghĩa trang PonRơm - N’ Thôn Hạ - Đức Trọng - Lâm Đồng.Văn phòng HĐND tỉnh Lâm Đồng trân trọng kính báo!

GIAÙ2.500ñª TOÅNG BIEÂN TAÄP: NGUYEÃN VAÊN HÖÔNG ª GIAÁY PHEÙP XUAÁT BAÛN SOÁ 16/GP - BTTTT NGAØY 4/1/2012 (BOÄ TTTT)

ª SAÉP CHÖÕ ÑIEÄN TÖÛ TAÏI BAÙO LAÂM ÑOÀNG ª IN TAÏI XÍ NGHIEÄP BAÛN ÑOÀ ÑAØ LAÏT

THÔNG BÁO(Về việc mất hồ sơ, tài liệu)

Công ty TNHH Bảo hiểm Nhân thọ Chubb Việt Nam thông báo mất hồ sơ, tài liệu thuộc quyền sở hữu của công ty như sau:

1. Hồ sơ yêu cầu bảo hiểm số: 160016459215005.2. Biên nhận thu phí bảo hiểm số:Quý vị tìm được hoặc đang lưu giữ hay sử dụng, xin vui lòng hoàn trả hoặc liên lạc

với chúng tôi qua đường dây nóng số: (08) 3 827 8123 hoặc gửi thư theo địa chỉ:Công ty TNHH Bảo hiểm Nhân thọ Chubb Việt NamLầu 21, Tòa nhà Sunwah,115 Nguyễn Huệ, Quận 1, TP. HCMKể từ ngày ra thông báo, các hồ sơ, tài liệu nêu trên sẽ không còn giá trị sử dụng.

Xin cảm ơn!

Khai mạc khóa tập huấn... TIẾP TRANG 1

...Thay mặt lãnh đạo địa phương, đồng chí Trần Đức Quận đã thông tin nhanh tới các đại biểu tình hình kinh tế - xã hội của địa phương cũng như hoạt động của các tổ chức cơ sở đảng trên địa bàn. Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy nhấn mạnh: “Đây cũng là vấn đề mà Ban Thường vụ Tỉnh ủy Lâm Đồng quan tâm, đặt ra trong việc phát huy sức mạnh của đội ngũ chiến sỹ trên mặt trận văn hóa tư tưởng, đặc biệt trong nhiệm vụ xây dựng Đảng. Đồng chí Trần Đức Quận cho rằng, khóa tập huấn này là một nội dung thiết thực nhằm nâng

cao trình độ, kỹ năng nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ, phóng viên, biên tập viên để tạo ra các tác phẩm báo chí hiệu quả trong vấn đề xây dựng Đảng, có tác động sâu sắc tới quần chúng”.

Khóa tập huấn đề cập đến hai chuyên đề chính bao gồm: Tổng quan về Đảng và công tác xây dựng Đảng, định hướng nội dung trọng tâm tuyên truyền về công tác xây dựng Đảng. Bên cạnh đó, các nội dung liên quan tới công tác tuyên truyền về vấn đề dân tộc cũng được tổ chức trong khóa học này. N. NGÀ

Trung Quốc tăng nắm giữ 10 tỷ USD trái phiếu Mỹ trong tháng 5Bộ Tài chính Mỹ ngày 18/7 công bố số liệu

thống kê cho biết trong tháng 5/2017, Trung Quốc tăng nắm giữ 10 tỷ USD trái phiếu Chính phủ Mỹ, nâng quy mô nắm giữ lên đến 1.102,2 tỷ USD.

Đây là tháng thứ 4 liên tiếp Trung Quốc tăng lượng nắm giữ trái phiếu Chính phủ Mỹ.

Cũng theo số liệu thống kê của Bộ Tài chính Mỹ, trong cùng tháng 5 vừa qua, Nhật Bản đã tăng nắm giữ 4,4 tỷ USD trái phiếu Chính phủ Mỹ, nâng quy mô nắm giữ lên đến 1110,3 tỷ USD, vẫn tiếp tục là nước đang nắm giữ nhiều trái phiếu Mỹ nhất.

Tính đến cuối tháng 5, các chủ nợ chính nước ngoài tổng cộng nắm giữ khoảng 6.123,6 tỷ USD trái phiếu Chính phủ Mỹ, cao hơn so với 6073,700 tỷ USD của tháng 4.

Cũng trong ngày 18/7, Ngân hàng trung ương Trung Quốc (PBoC) công bố số liệu cho thấy nước này đã phát hành 3.700 tỷ Nhân dân tệ

(547 tỷ USD) trái phiếu trong tháng 6/2017, tăng đáng kể so với mức 2.900 tỷ NDT trong tháng 5.

Số liệu của PBoC cho thấy giá trị trái phiếu phát hành trên thị trường liên ngân hàng của Trung Quốc đạt 3.500 tỷ Nhân dân tệ trong tháng 6/2017, cũng cao hơn mức 2.700 tỷ NDT ghi nhận trong tháng 5.

Tính tới cuối tháng 6/2017, lượng trái phiếu lưu hành trên thị trường Trung Quốc đạt 68.200 tỷ Nhân dân tệ, trong đó có 11.900 tỷ Nhân dân tệ trái phiếu chính phủ, 12.400 tỷ Nhân dân tệ trái phiếu chính quyền địa phương và 16.000 tỷ Nhân dân tệ trái phiếu của các công ty tài chính.

Trung Quốc hiện sở hữu thị trường trái phiếu lớn thứ ba thế giới - đang tăng trưởng mạnh và mở rộng ra toàn cầu. Trong năm 2016, Trung Quốc phát hành tổng cộng 36.100 tỷ Nhân dân tệ trái phiếu các loại, tăng 54,2% so với năm 2015. TTXVN

Tướng Thái Lan bị tình nghi cầm đầu mạng lưới buôn ngườiSau khoảng một năm rưỡi xét xử với hơn

100 bị cáo, trong đó có một quan chức quân đội cấp cao, ngày 19/7, tòa án hình sự ở thủ đô Bangkok của Thái Lan đã kết thúc phiên xét xử đường dây buôn người có quy mô lớn bị phát hiện vào năm 2015.

Tham gia đường dây buôn người có rất nhiều lãnh đạo quân đội, cảnh sát và chính trị gia, nổi bật là Tướng Manas Kongpan bị tình nghi là nhân vật chủ chốt trong mạng lưới.

Tổng cộng có 103 bị cáo phải đối mặt với tội danh buôn người, đòi tiền chuộc và giết người với hình phạt có thể lên đến án tử hình.

Tuy nhiên, tòa án chưa công bố mức án phạt cụ thể đối với từng bị cáo.

Chính quyền quân sự Thái Lan coi đây là vụ án điển hình nhằm chống lại nạn buôn người.

Quy mô của mạng lưới buôn người chỉ được đưa ra ánh sáng vào tháng 5/2015 sau khi hàng loạt hố chôn người được phát hiện tại các khu lán trại trung chuyển người nhập cư trong rừng sâu ở Thái Lan.

Chiến dịch truy quét của chính quyền Bangkok đã khiến các nhóm buôn người tan rã và bỏ trốn.

Hàng chục nghìn người nhập cư từ Bangladesh và Myanmar bị bỏ rơi ngoài khơi dẫn đến cuộc khủng hoảng nhân đạo tại khu vực Đông Nam Á.

TTXVN

NIGER: LHQ cứu hơn 20 người bị bỏ rơi nhiều ngày tại sa mạcTheo phóng viên TTXVN tại Algiers, Tổ

chức Di trú Quốc tế (OIM) ngày 18/7 cho biết một nhóm cứu hộ của tổ chức này đã cứu sống 23 người di cư Tây Phi bị bỏ rơi nhiều ngày tại khu vực sa mạc phía Bắc Niger, trong đó có 1 bé gái 7 tuổi.

Một nhân viên của OIM cho biết tổng số lượng người di cư là 23 người trong đó có 1 bé gái và 2 phụ nữ. Đội cứu hộ đã tìm kiếm họ tại khu vực sa mạc cách Agadez 300 km, thành phố lớn nhất ở miền Bắc Niger, còn được gọi là “cổng Sahara” - là trung tâm vận chuyển, đưa những người có nhu cầu vào châu Âu thông qua nước láng giềng Libya.

Những người được cứu trong đó có người Gambia và Senegal kể lại họ đã bị lái xe bỏ rơi trước khi đi bộ vào khu vực sa mạc trong hơn 2 ngày.

Kể từ đầu năm 2017, cơ quan chức năng Niger thường xuyên phát hiện và giải cứu người di cư mắc kẹt trong sa mạc.

Hàng trăm người di cư từ Tây Phi đã thiệt mạng, hoặc mất tích, hoặc được giải cứu trong tình trạng nguy kịch trên sa mạc Sahara. Khu vực sa mạc Téréné của Niger còn được gọi “nghĩa trang đến bầu trời mở” cho những người di cư châu Phi tìm đường tới châu Âu thông qua Libya. TTXVN

Lãnh đạo Google làm việc với Bkav về việc chuẩn bị ra mắt Bphone 2Thông tấn xã Việt Nam đưa tin, ngày 18/7,

ông Mahesh Bhalerao, Giám đốc phụ trách Android và Google Play của Google khu vực Nam Á và Đông Nam Á đã có buổi làm việc với ông Nguyễn Tử Quảng, Giám đốc điều hành của Bkav về việc ra mắt Bphone thế hệ tiếp theo (tạm gọi là Bphone 2).

Không tiết lộ nội dung cụ thể, nhưng đại diện truyền thông của Bkav xác nhận thông tin trên và cho biết Bphone 2 vẫn sử dụng hệ điều hành BOS do đơn vị này phát triển, song được tùy biến trên nền Android phiên bản mới nhất.

BOS cũng là hệ điều hành được dùng cho Bphone phiên bản đầu tiên ra mắt hồi năm 2015, tích hợp nhiều ứng dụng và tính năng dành riêng cho smartphone này như trình bảo vệ smartphone Bkav Mobile Security, trình

duyệt Bchrome, từ điển eDict, trình quản lí thư điện tử Bmail, trình dọn rác Bkav Cleaner…

Trước đó, Bkav xác nhận sẽ ra mắt Bphone 2 vào đầu tháng Tám trong một sự kiện được tổ chức tại Hà Nội.

Gần đây, những thông tin về Bphone 2 được rò rỉ như hình ảnh chiếc điện thoại với mặt kính đen tuyền trong clip quảng cáo, bảng mạch PCB in mạ vàng chụp tại nhà máy ở khu công nghiệp Bắc Ninh, khung máy mỏng, bóng loáng làm từ nhôm nguyên khối… đã thu hút được sự quan tâm khá lớn của dư luận.

Khác với sản phẩm đầu tiên vốn chỉ được bán qua kênh online của Bkav, Bphone 2 đã được hãng hợp tác với nhà bán lẻ lớn nhất Việt Nam là Thegioididong để đưa sản phẩm ra thị trường. TTXVN

Nâng mức cho các trường học... TIẾP TRANG 5

... Để thực hiện được đều này, Phòng Giáo dục huyện khẳng định sẽ tiếp tục làm tốt công tác tham mưu với huyện cho mục tiêu tăng cường xây dựng cơ sở vật chất trường học, tăng cường trang thiết bị dạy học, nâng cấp, xây mới phòng học mới, đầu tư sân chơi, bãi tập, nhà đa năng cho các trường còn thiếu.

Phòng cũng sẽ phối hợp tốt với các xã, thị trấn trên địa bàn trong việc duy trì sĩ số, chống bỏ học, đôn đốc học sinh đến lớp, đặc biệt là học sinh vùng sâu, vùng khó khăn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số của huyện.

Trong chuyên môn ông Kháng cho biết sẽ ưu tiên việc đánh giá chất lượng giáo dục để đề ra các giải pháp phù hợp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện trên địa bàn; tiếp tục triển khai việc đổi mới phương pháp dạy và học gắn với đổi mới hình thức, phương pháp thi, kiểm tra và đánh giá kết quả giáo dục theo hướng đánh giá năng lực người học. Cùng đó, bên cạnh tổ chức tốt các hoạt động phong trào, các cuộc thi dành cho học sinh, huyện sẽ phát động sâu rộng cuộc thi khoa học kỹ thuật dành cho học sinh trung học với yêu cầu tất cả các trường THCS đều

phải tham gia cuộc thi này.Trong xây dựng đội ngũ nhà giáo và cán bộ

quản lý giáo dục, bên cạnh việc đánh giá theo chuẩn đã ban hành gắn với thực hiện đổi mới nội dung, phương pháp dạy học, Phòng cho biết trong năm học mới sẽ tổ chức nghiêm túc các kỳ thi dành cho giáo viên như thi giáo viên giỏi cấp huyện, giáo viên tài năng, nghiệp vụ sư phạm trẻ đồng thời tổ chức bồi dưỡng, đào tạo lại giáo viên phổ thông nhằm đáp ứng tốt việc triển khai chương trình sách giáo khoa mới trong năm 2018.

Phòng Giáo dục, theo ông Kháng, cũng yêu cầu các trường học trên địa bàn sử dụng và quản lý hiệu quả cơ sở trường lớp đã được đầu tư; thực hiện lồng ghép các nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ sở vật chất gắn với việc xây dựng trường chuẩn quốc gia, góp phần thực hiện mục tiêu xây dựng nông thôn mới của huyện. Các trường cũng được yêu cầu rà soát mua sắm bổ sung sách, thiết bị dạy học, sử dụng có hiệu quả sách và các đồ dùng, thiết bị hiện có và mua mới, đồng thời phát động phong trào tự làm đồ dùng dạy học tại trường.

VIẾT TRỌNG