sống Đức tin hứng nhân · chứng nhân bản tin hàng tuần • giáo xứ các thánh...

6
C hứng N hân Bản Tin Hàng Tuần • Giáo Xứ Các Thánh Tử Đạo Việt Nam 12500 Patterson Avenue, Richmond, VA 23239 • Phone: 804-784-5450 • Fax: 804-784-9822 Giờ Lễ Ngày thường: 8:00 am • Cuối Tuần: Thứ Bảy: 8:00 pm, Chúa Nhật: 8:00 am, 10:30 am Chánh Xứ: Lm Nguyễn Nghiêu, OP www.chungnhan.org • [email protected] 19/4/2020 • Số 480 Chúa Nhật Thứ 2 Phục Sinh - Năm A Sống Đức Tin Giáo Dục Đức Tin Chứng Nhân Đức Tin Lời Nguyện: Lạy Chúa Giêsu đôi khi chúng con cũng rơi vào tình trạng hoài nghi, và bị lôi cuốn vào thuyết tương đối hóa mọi sự. Xin củng cố đức tin cho chúng con, và cho chúng con xác tín rằng Chúa là Sự Sống Lại và là Sự Sống. Amen. L ịch P hụng V Mùa Phục Sinh: Năm mươi ngày, từ Chúa Nhật Lễ Phục Sinh đến Chúa Nhật Lễ Đức Chúa Thánh Thần Hiện Xuống, được cử hành trong niềm hân hoan phấn khởi, như một ngày lễ duy nhất; hơn thế, như một Đại Chúa Nhật. Đặc biệt, trong những ngày này, hát Al-lê-lui-a (AC 22) . Thứ Hai, ngày 20 tháng 4 Bài đọc: Cv 4,23-31; Ga 3,1-8. Thứ Ba, ngày 21 tháng 4 Bài đọc: Cv 4,32-37; Ga 3,7b-15. Thứ Tư, ngày 22 tháng 4 Bài đọc: Cv 5,17-26; Ga 3,16-21. Thứ Năm, ngày 23 tháng 4 Bài đọc: Cv 5,27-33; Ga 3,31-36. Thứ Sáu, ngày 24 tháng 4 Bài đọc: Cv 5,34-42; Ga 6,1-15. Thứ Bảy, ngày 25 tháng 4 Thánh Mác-Cô, Tác Giả Sách Tin Mừng. Lễ Kính. Bài đọc: 1Pr 5,5b-14; Mc 16,15-20. Chúa Nhật thứ 3 Phục Sinh, Năm A Ngày 26 tháng 4 Bài đọc: Cv 2,14.22b-33; 1Pr 1,17-21; Lc 24,13-35. Thu nhập GX 1/ Cám ơn Trong thời đại dịch Covid- 19, chúng ta trải qua nhiều khó khăn về phương diện sinh hoạt cuộc sống, cử hành phụng vụ cũng như tài chính. Tuy nhiên giữa biết bao trắc trở đó, hơn một tháng vừa qua kể từ ngày Đức Giám mục ban hành thư tạm ngưng cử hành Phụng vụ tại Nhà Thờ ( 16/3/2020) . Về phương tiện tài chính, tuy không được như trước đây khi có các Thánh Lễ cuối tuần, nhưng Giáo xứ vẫn nhận được sự đóng góp của một số anh chị em. Trong lúc mọi người đều có những khó khăn riêng của gia đình, nhưng lòng quảng đại đối với Giáo xứ thật đáng trân trọng. Một chút đóng góp trong lúc khó khăn này đã nói lên lòng quý mến của anh chị em đối với Nhà Chúa, nơi chúng ta quy tụ cử hành Phụng vụ để đón nhận ơn thánh của Thiên Chúa. Cám ơn anh chị em thật nhiều. 2/ Ước mong Chẳng ai biết khi nào đại dịch chấm dứt và khi nào Đức Giám Mục cho phép Giáo xứ quy tụ cử hành Phụng vụ. Nhưng chúng ta biết chắc chắn một điều: Anh chị em luôn sẵn sàng đóng góp khi Giáo xứ cần, vì trải qua dòng thời gian, cơ sở của Giáo xứ luôn phát triển và chương trình sửa chữa cho phù hợp và thuận Rồi Người bảo ông Tô-ma : “Đặt ngón tay vào đây, và hãy nhìn xem tay Thầy. Đưa tay ra mà đặt vào cạnh sườn Thầy. Đừng cứng lòng nữa, nhưng hãy tin.” (Ga 20:27)

Upload: others

Post on 22-Jun-2020

0 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: Sống Đức Tin hứng Nhân · Chứng Nhân Bản Tin Hàng Tuần • Giáo Xứ Các Thánh Tử Đạo Việt Nam 12500 Patterson Avenue, Richmond, VA 23239 • Phone: 804-784-5450

Chứng NhânBản Tin Hàng Tuần • Giáo Xứ Các Thánh Tử Đạo Việt Nam12500 Patterson Avenue, Richmond, VA 23239 • Phone: 804-784-5450 • Fax: 804-784-9822

Giờ Lễ • Ngày thường: 8:00 am • Cuối Tuần: Thứ Bảy: 8:00 pm, Chúa Nhật: 8:00 am, 10:30 amChánh Xứ: Lm Nguyễn Nghiêu, OP • www.chungnhan.org • vietmar [email protected] 19/4/2020 • Số 480

Chúa Nhật Thứ 2 Phục Sinh - Năm A

“ Sống Đức T in •-G iáo Dục Đức T in •-Chứng Nhân Đức T in ”

Lời Nguyện: Lạy Chúa Giêsu đôi khi chúng con cũng rơi vào tình trạng hoài nghi, và bị lôi cuốn vào thuyết tương đối hóa mọi sự. Xin củng cố đức tin cho chúng con, và cho chúng con xác tín rằng Chúa là Sự Sống Lại và là Sự Sống. Amen.

Lịch Phụng Vụ Mùa Phục Sinh: Năm mươi ngày, từ Chúa Nhật Lễ Phục Sinh đến Chúa Nhật Lễ Đức Chúa Thánh Thần Hiện Xuống, được cử hành trong niềm hân hoan phấn khởi, như một ngày lễ duy nhất; hơn thế, như một Đại Chúa Nhật. Đặc biệt, trong những ngày này, hát Al-lê-lui-a (AC 22).

• Thứ Hai, ngày 20 tháng 4Bài đọc: Cv 4,23-31; Ga 3,1-8.

• Thứ Ba, ngày 21 tháng 4Bài đọc: Cv 4,32-37; Ga 3,7b-15.

• Thứ Tư, ngày 22 tháng 4

Bài đọc: Cv 5,17-26; Ga 3,16-21.

• Thứ Năm, ngày 23 tháng 4Bài đọc: Cv 5,27-33; Ga 3,31-36.

• Thứ Sáu, ngày 24 tháng 4Bài đọc: Cv 5,34-42; Ga 6,1-15.

• Thứ Bảy, ngày 25 tháng 4Thánh Mác-Cô, Tác Giả Sách Tin Mừng. Lễ Kính.Bài đọc: 1Pr 5,5b-14; Mc 16,15-20.

• Chúa Nhật thứ 3 Phục Sinh, Năm ANgày 26 tháng 4Bài đọc: Cv 2,14.22b-33; 1Pr 1,17-21; Lc 24,13-35.

Thu nhập GX1/ Cám ơnTrong thời đại dịch Covid-19, chúng ta trải qua nhiều khó khăn về phương diện sinh hoạt cuộc sống, cử hành phụng vụ cũng như tài chính. Tuy nhiên giữa biết bao trắc trở đó, hơn

một tháng vừa qua kể từ ngày Đức Giám mục ban hành thư tạm ngưng cử hành Phụng vụ tại Nhà Thờ (16/3/2020). Về phương tiện tài chính, tuy không được như trước đây khi có các Thánh Lễ cuối tuần, nhưng Giáo xứ vẫn nhận được sự đóng góp của một số anh chị em. Trong lúc mọi người đều có những khó khăn riêng của gia đình, nhưng lòng quảng đại đối với Giáo xứ thật đáng trân trọng. Một chút đóng góp trong lúc khó khăn này đã nói lên lòng quý mến của anh chị em đối với Nhà Chúa, nơi chúng ta quy tụ cử hành Phụng vụ để đón nhận ơn thánh của Thiên Chúa. Cám ơn anh chị em thật nhiều.

2/ Ước mongChẳng ai biết khi nào đại dịch chấm dứt và khi nào Đức Giám Mục cho phép Giáo xứ quy tụ cử hành Phụng vụ. Nhưng chúng ta biết chắc chắn một điều: Anh chị em luôn sẵn sàng đóng góp khi Giáo xứ cần, vì trải qua dòng thời gian, cơ sở của Giáo xứ luôn phát triển và chương trình sửa chữa cho phù hợp và thuận

Rồi Người bảo ông Tô-ma : “Đặt ngón tay vào đây, và hãy nhìn xem tay Thầy. Đưa tay ra mà đặt vào cạnh sườn Thầy. Đừng cứng lòng nữa, nhưng hãy tin.” (Ga 20:27)

Page 2: Sống Đức Tin hứng Nhân · Chứng Nhân Bản Tin Hàng Tuần • Giáo Xứ Các Thánh Tử Đạo Việt Nam 12500 Patterson Avenue, Richmond, VA 23239 • Phone: 804-784-5450

Giáo Xứ CáC Thánh Tử Đạo ViệT nam

tiện với sinh hoạt và Phụng vụ, chúng ta đều hoàn thành tốt đẹp. Chính vì thế, trong thời gian này, chúng ta nhớ đến nhau trong tâm tình yêu thương hiệp nhất, nhớ đến các linh hồn để xin lễ và cũng nhớ đến giáo xứ khi đến cầu nguyện hoặc thăm viếng Nhà Thờ. Phong bì dâng cúng xin bỏ vào thùng bên cạnh bàn để Bản Tin Chứng Nhân.

Trong đại dịch Covid-19 này thầm ước mong các gia đình:

Đường xa không quản một lầnĐến thăm Nhà Chúa chung phần góp tayTrong thời đại dịch Co-vid nàyLòng luôn mở rộng trao ngay ngại gì.

hoặc có thể gửi qua đường bưu điện:

Văn phòng Giáo xứ Các Thánh Tử Đạo Việt Nam

12486 Patterson Ave. Richmond, VA 23238

Thông báo

1/ Thời đại dịch Covid-19: Cầu nguyện và Rước Lễ Thiêng LiêngSau Thánh Lễ Chúa Nhật trực tuyến, Từ 12:00pm - 2:00pm, các gia đình sắp xếp đến cầu nguyện cùng Chúa Giêsu Thánh Thể tại Nhà Thờ. Đức Giáo Hoàng Phanxicô tại nhà nguyện thánh Mát–ta khuyên các tín hữu nên cầm trong tay: Kinh Thánh và Chuỗi Mân Côi. Đó là phương thế để giúp chúng ta cầu nguyện. Trong lúc này, khi Giáo xứ không thể quy tụ, thì đây là cơ hội, để mỗi người và các gia đình đến với Thiên Chúa và Đức Mẹ cầu nguyện thật nhiều.

Bên cạnh đó, khi đến Nhà Thờ, chúng ta còn nâng tâm hồn lên với Chúa Giêsu nơi Nhà Tạm qua việc “Rước lễ thiêng liêng”. Đó là cách thế để tỏ lộ với Chúa những khao khát, và để kết hiệp với Ngài. Có lần Thánh Têrêsa Hài Đồng Giêsu viết: “Con không thể rước lễ thường xuyên như con muốn; nhưng Chúa ơi, Ngài không phải là Đấng toàn năng sao? Xin hãy ở trong con, như trong Nhà Tạm, đừng bao giờ rời xa của lễ hiến tế nhỏ bé của Ngài.” Chẳng lẽ khi van nài như thế, Thiên Chúa lại không ngự vào tâm hồn chúng ta sao?

2/ Giáo xứ cử hành Chúa Nhật II Phục SinhThánh lễ trực tuyến vào lúc 10:00am

(1) Đường nối kết trực tuyến: https://www.youtube.com/watch?v=gFqseg4MeCA)

(2) Facebook: facebook.com/groups/CVMRVA/

(3) Lời Chúa tiếng Anh (English) trường Vinh Sơn Liêm: https://www.youtube.com/watch?v=JVt01s1LkEE

Quý phụ huynh giúp các em nghe Lời Chúa trước khi tham dự Thánh Lễ.

(4) Từ 12:00pm - 2:00pm: Các gia đình đến Nhà Thờ cầu nguyện và Rước Lễ Thiêng Liêng

3/ An táng cụ Maria Madalena Nguyễn Thị Hưởng (Bà Chức)Vì đại dịch Covid-19, chương trình an táng và tiễn đưa cụ bà Maria Madalêna Nguyễn Thị Hưởng (Bà Chức) đã được gia đình sắp xếp vào lúc 11:00am, Thứ Tư, ngày 15/4/2020. Sau đó linh cửu được an nghỉ tại Nghĩa Trang Mount Calvary. Trong sự hiệp thông, chúng ta dâng Thánh Lễ, cầu nguyện cho cụ ông và tang quyến. Nhất là cho Linh hồn Maria Madalêna sớm hưởng Thiên Đàng cùng Các Thánh. Một vài hình ảnh ngày an táng đã được gia đình gửi đến Cộng Đoàn ngày 16/4/2020 qua kết nối sau đây:

https://chungnhan.org/news/an-tang-cu-ba-maria-madalena-nguyen-thi-huong-ba-chuc

Suy nghĩ Về đại dịch coVid-19

Ủy ban Phụng Tự giải thích về rước Mình Thánh Chúa trong hoàn cảnh hiện nayTrong thời gian đại dịch hiện nay, Giáo hội tại Việt Nam và rất nhiều nơi trên thế giới phải tạm dừng các cử hành cộng đồng và hạn chế tập trung. Ở hoàn cảnh này, các tín hữu phải tham dự trực tuyến các cử hành phụng vụ và không thể rước Mình Thánh Chúa như khi tham dự Thánh lễ chung cùng cộng đoàn như trước đây. Với những câu hỏi và ưu tư về cử hành và nhận lãnh Bí tích Thánh Thể trong hoàn cảnh hiện nay, Ủy ban Phụng tự trực thuộc Hội đồng Giám mục Việt Nam giải thích như sau:

1. Thực hành “rước lễ thiêng liêng” là gì?Rước lễ thiêng liêng là một thực hành đạo đức của người Kitô hữu đã có từ lâu đời (thế kỷ XII) và trải qua hàng thế kỷ cho đến nay, trong đó, theo mô tả của thánh Tôma Aquinô, họ “ước ao cháy bỏng lãnh nhận Chúa Giêsu trong Bí tích Thánh Thể và trìu mến ôm lấy Người” vào lúc và trong hoàn cảnh không thể hiệp thông Thánh Thể cách Bí tích được (rước lễ/ hiệp lễ Bí tích). Rước lễ thiêng liêng còn được gọi là rước lễ nội tâm, rước lễ trong lòng, rước lễ thần bí hay rước lễ vô hình vì không có dấu chỉ nào rõ rệt và hữu hình (có thể nhìn thấy) như trong hiệp lễ Bí tích.

Thực hành rước lễ thiêng liêng được sử dụng chủ yếu trong hai trường hợp: [i] Chuẩn bị cho việc tiến đến bàn thánh mà lãnh nhận Thánh Thể trong tương lai (Trent, Sess. 13, c. 8); [ii] Không thể rước lễ Bí tích được do những ngăn

trở về thể lý (già yếu, đau bệnh), luân lý (tội trọng, mắc vạ tuyệt thông, mắc một hình phạt giáo luật, không giữ chay Thánh Thể) hay hoàn cảnh (chiến tranh, dịch bệnh, bị bách hại).

Không những cho phép các tín hữu rước lễ thiêng liêng khi tham dự Thánh lễ trực tuyến, mà Hội Thánh còn mong muốn cho các tín hữu có lòng ao ước rước lễ thiêng liêng, bất cứ lúc nào trong ngày khi không thể rước lễ thực thụ, với những lời cầu nguyện riêng của mình hay với các lời kinh truyền thống trong Hội Thánh, dẫu rằng hình thức này không thể sánh ví được với hành động đón nhận chính Chúa Giêsu Thánh Thể vào tâm hồn mình cũng như ít toàn hảo theo cách Bí tích hơn là rước lễ Bí tích.

Đối với các Bí tích nói chung và Bí tích Thánh Thể nói riêng, tín hữu nào đã chuẩn bị tâm tình xứng đáng, thì tuy không lãnh Bí tích thực sự họ vẫn nhận được những công hiệu của Bí tích đó do lòng ước ao muốn lãnh nhận và sẽ nhận lãnh khi có cơ hội (Summa Theologica III, q.80, a.11,c.). Đó là lý do ngay từ thời cổ đại, Giáo hội đã công nhận những người tử đạo dù chưa được Rửa tội nhưng cũng đã trở thành Kitô hữu rồi. Mặc dù thân xác họ chưa lãnh nhận nước Rửa tội, nhưng họ đã lãnh Bí tích Rửa tội bằng niềm khao khát. Ngoài ra, mỗi khi thực hiện hành vi rước lễ thiêng liêng, tín hữu sẽ nhận được ơn xá từng phần (x. Enchiridion Indulgentiarum (1999), “Concessiones” 8, §2, 1°). Đối với nhiều vị thánh, các ngài không thỏa mãn ngay cả khi đã lãnh nhận Thánh Thể mỗi ngày trong Thánh lễ. Vì thế, việc rước lễ thiêng liêng trở thành một phần thiết yếu trong cuộc sống của họ vì giúp lôi kéo họ thường xuyên đến gần sát với Chúa hơn.

Liên quan đến thực hành này, xin nhắc lại ở đây lời của thánh Giáo hoàng Gioan Phaolô II trong Thông điệp Ecclesia de Eucharistia (17/04/2003): Bí tích Thánh Thể được xem như chóp đỉnh của tất cả các Bí tích, vì Bí tích Thánh Thể luôn thể hiện một cách hoàn hảo nhất sự hiệp thông với Thiên Chúa Cha, nhờ sự đồng hình dạng với Chúa Con duy nhất bởi tác động của Chúa Thánh Thần. Với một niềm tin sâu sắc, một trong những tác giả thời danh của truyền thống Byzantin, đã diễn tả chân lý này khi bàn đến Bí tích Thánh Thể: “Như thế mầu nhiệm này thật hoàn hảo, khác với mọi nghi thức khác, và nó dẫn thẳng đến chóp đỉnh của mọi ơn ích, vì đó cũng là cứu cánh tuyệt đỉnh của mọi cố gắng con người. Bởi vì chúng ta gặp chính Thiên Chúa trong mầu nhiệm ấy, và chính Thiên Chúa kết hợp với chúng ta bằng một mối liên kết hoàn hảo nhất.”. Chính vì thế mà vun trồng trong các tâm hồn niềm ao ước Bí tích Thánh Thể triền miên là điều rất thích hợp. Cũng chính vì thế đã khai sinh một cách

Page 3: Sống Đức Tin hứng Nhân · Chứng Nhân Bản Tin Hàng Tuần • Giáo Xứ Các Thánh Tử Đạo Việt Nam 12500 Patterson Avenue, Richmond, VA 23239 • Phone: 804-784-5450

chứng nhân Số 480

thức “rước lễ thiêng liêng”, được phổ biến tốt đẹp từ nhiều thế kỷ trong Giáo Hội và rất được các bậc thầy thánh thiện về đời sống thiêng liêng khuyến khích. Thánh Têrêsa Giêsu đã viết: “Khi bạn không thể rước lễ trong Thánh lễ được thì bạn hãy rước lễ thiêng liêng vậy, vì đó là một cách thức mang lại nhiều lợi ích [...]; bằng cách đó bạn ghi khắc trong lòng tình yêu sâu xa với Chúa chúng ta” (số 34).

2. Khi hiện diện trong nhà nguyện có lưu giữ Mình Thánh Chúa, có được rước Mình Thánh đang lưu giữ nơi Nhà tạm lúc tham dự Thánh lễ trực tuyến không?Không được. Lý do là vì có sự khác biệt rõ rệt về cả giá trị lẫn thực tại giữa hành vi tham dự Thánh lễ thực sự và tham dự Thánh lễ trực tuyến:

[1] Tham dự Thánh lễ trực tuyến chỉ là phương thế để kết hợp với Chúa Kitô, là sự thông hiệp Thánh lễ cách thiêng liêng qua phương tiện truyền thông [truyền thanh và truyền hình] vốn được khuyến khích cho những trường hợp vì một lý do nào đó (già yếu, đau bệnh) hay trong một hoàn cảnh nào đó (chiến tranh, dịch bệnh, bị bách hại) mà không thể hiện diện cách thể lý tại nơi cử hành Thánh lễ (nhà thờ/ nhà nguyện), tức là tín hữu không thể đến nhà thờ/ nhà nguyện để tham dự vào cử hành Thánh Thể cùng với cộng đoàn Giáo hội sống động ở đó (GLCG, số 1322). Đây là lý do mà ĐGH Bênêđictô XVI viết rằng: “Về giá trị của việc tham dự Thánh lễ bằng phương tiện truyền thông, những người nghe truyền thanh hay xem truyền hình nên biết rằng, theo những hoàn cảnh bình thường, họ không chu toàn luật buộc tham dự Thánh lễ. Những hình ảnh sống động có thể cho thấy đúng sự kiện, nhưng không thật sự tái diễn sự kiện ấy. Trong khi việc những người cao tuổi và bệnh nhân tham dự Thánh lễ qua truyền thanh và truyền hình là một điều rất đáng khen, không thể nói như vậy đối với những người nghĩ rằng các phương tiện truyền thông miễn cho họ khỏi đến nhà thờ và thông phần với cộng đoàn Thánh Thể giữa lòng Hội Thánh sống động” (Tông huấn Sacramentum Caritatis, số 57). Trả lời cho một câu hỏi tương tự như vấn nạn trên, cha Edward MacNamara cho rằng: “Trong tình trạng cách ly như hiện nay, tham dự Thánh lễ trực tuyến là rất tốt […]. Đó là một thời khắc cùng với vị chủ tế cầu nguyện, suy niệm Lời Chúa, và thực hiện một hành động dâng hiến thiêng liêng và rước lễ thiêng liêng với hy tế Thánh Thể. Tuy nhiên, như thế không phải là tham gia Thánh lễ thật sự, vốn đòi buộc phải có sự hiện diện hữu thể, và như vậy, không phải là thực hành phụng vụ đúng đắn khi cho rước lễ trong một Thánh lễ trực tuyến” (Edward MacNamara, “Distribution of Communion During a TV Mass”, từ Zenit.org [07/04/2020]).

[2] Tham dự Thánh lễ trực tuyến là một thực hành đạo đức chứ không phải là cử hành phụng vụ. Một việc đạo đức thì không bao giờ gắn với hiệp thông Thánh Thể cách Bí tích. Trong khi đó, Giáo hội cho phép và khuyến khích các tín hữu rước Chúa Kitô “hiện diện cách đích thực, chân thực, và theo bản thể trong Bí tích Thánh Thể” khi tham dự thực sự vào cử hành phụng vụ Thánh lễ như một sự tham dự Thánh lễ cách toàn hảo hơn vào Hy tế Thánh Thể để họ có thể tiếp nhận một cách dồi dào hơn hoa trái của Hy lễ Cực Thánh” (x. Mediator Dei, 118; Indulgentiarum Doctrina, 18-19; Hiến chế Phụng Vụ Thánh, 55; GL 918; Qui chế tổng quát Sách Lễ Rôma, Lời mở đầu, số 13). Còn bên ngoài phụng vụ Thánh lễ, trong những hoàn cảnh đặc biệt, tín hữu có thể rước lễ Bí tích trong 2 trường hợp cử hành phụng vụ sau: [i] Cử hành phụng vụ Lời Chúa và cho rước lễ; và [ii] Nghi thức thăm viếng và đưa Mình Thánh bệnh nhân (x. GL 918; Nghi thức Hiệp lễ và Tôn thờ Thánh Thể ngoài Thánh lễ, 16-50; Nghi thức Xức dầu Bệnh nhân và việc Săn sóc họ theo Mục vụ, 46-47).

Như vậy, thánh Tôma Aquinô giải thích (St. Thomas Aquinas, Summa theologica III, Q. 80, a.), nếu như trong Hội Thánh có hai cách rước lễ là rước lễ thực thụ (in re) và rước lễ thiêng liêng [bằng lòng ước ao] (in voto), thì ứng với việc tham dự vào Hy tế Thánh Thể, tín hữu sẽ lãnh nhận Mình [và Máu Thánh] trong chính Thánh lễ họ tham dự nhằm làm nổi bật sự liên kết giữa việc rước lễ với Hy lễ; còn ứng với việc tham dự Thánh lễ trực tuyến, tức thông hiệp Thánh lễ cách thiêng liêng, thì tín hữu chỉ rước lễ thiêng liêng mà thôi, cho dù trong nhà nguyện có lưu giữ Mình Thánh. Do đó, như cha Edward McNamara đã giải thích, rước lễ trong một Thánh lễ trực tuyến không phải là thực hành phụng vụ đúng đắn.

Nếu muốn rước lễ Bí tích thì có thể thực hiện ngay sau khi Thánh lễ [trực tuyến] kết thúc, hoặc vào một thời điểm thích hợp khác, và luôn tuân theo các nghi lễ đã được Giáo hội phê chuẩn liên quan đến thực hành cho rước lễ ngoài Thánh lễ. Giáo hội có hai hình thức tương tự nhưng khác nhau của nghi lễ này: “Nghi lễ cho bệnh nhân rước lễ”, và “Nghi lễ cho rước lễ ngoài Thánh lễ với việc cử hành Lời Chúa”. Trong bối cảnh của một cộng đoàn tu sĩ có Mình Thánh được lưu giữ trong nhà nguyện, nghi lễ thứ hai phải được sử dụng (x. Edward MacNamara).

3. Thừa tác viên có thể đến từng nhà để cho các tín hữu rước Mình Thánh không?Việc thừa tác viên của Hội Thánh đến từng nhà để cho rước lễ thuộc về thực hành trao Mình Thánh ngoài Thánh lễ. Thực hành này được quy định như sau:

[1] Bộ Giáo Luật (1983):

“Hết sức khuyến khích các tín hữu rước lễ trong chính Thánh Lễ. Tuy nhiên, nếu có người xin với lý do chính đáng, thì có thể cho rước lễ ngoài Thánh Lễ, miễn là giữ các nghi thức phụng vụ”. ( Số 918); “(1) Các Kitô hữu lâm cơn nguy tử, dù vì bất cứ lý do nào, cần được bổ dưỡng bằng việc rước lễ như của ăn đàng; (2) Cho dù ngày ấy họ đã rước lễ rồi, cũng rất nên cho họ rước lễ lần nữa nếu mạng sống của họ bị lâm nguy; (3) Bao lâu cơn nguy tử kéo dài, nên cho họ rước lễ nhiều lần, vào những ngày khác nhau” (Số 921); “Không được khoan giãn việc đem của ăn đàng cho bệnh nhân. Các chủ chăn phải cẩn thận canh chừng để các bệnh nhân được bổ dưỡng khi còn tỉnh trí” (Số 922).

[2] Huấn Thị Rước Lễ và Tôn Thờ Thánh Thể ngoài Thánh Lễ (1973):

Các tín hữu được rước lễ trong Thánh Lễ đang được cử hành, “tuy nhiên, các linh mục không được từ chối cho một tín hữu rước lễ, khi người này vì một lý do hợp pháp xin được rước lễ ngoài Thánh lễ” (số 14); “Có thể cho rước lễ vào bất cứ giờ hay ngày nào. […] Tuy nhiên: a) vào thứ Năm thánh, chỉ có thể cho rước lễ trong Thánh lễ; có thể cho người bệnh rước lễ vào bất cứ giờ nào trong ngày này; b) vào thứ Sáu thánh, chỉ có thể cho rước lễ trong cử hành tưởng niệm cuộc thương khó của Chúa, có thể cho người bệnh mà không thể tham dự vào cử hành phụng vụ được rước lễ vào bất cứ giờ nào trong ngày này; c) vào ngày thứ Bảy Tuần Thánh chỉ đưa Của Ăn đàng cho người hấp hối” (số 16).

[3] Nghi Thức Xức Dầu Bệnh Nhân và việc Săn Sóc Họ theo Mục Vụ (1972):

“Các vị coi sóc linh hồn phải lo sao cho những người đau yếu và những người già lão, mặc dầu không đau yếu nặng và không đến nỗi nguy tử, được năng rước lễ, hơn nữa được rước lễ hàng ngày khi có thể được, nhất là trong mùa Phục sinh; việc trao Mình Thánh Chúa có thể thực hiện vào bất cứ lúc nào. […] Những người giúp đỡ bệnh nhân và người già cả cũng có thể rước lễ cùng với người mà họ chăm sóc trong cùng một nghi lễ phụng vụ.” (số 46)

Từ những tài liệu đã được trích dẫn, chúng ta nhận ra rằng, theo ý muốn của Hội Thánh, việc trao Mình Thánh Chúa bên ngoài Thánh lễ đòi hỏi phải có lý do chính đáng/ lý do hợp pháp và đòi hỏi này phải được tuân giữ một cách nghiêm ngặt. Lý do chính đáng để cho/ được rước lễ bên ngoài Thánh lễ, các chuyên viên Giáo Luật giải thích: đó là những người không thể tham dự cử hành Thánh Thể do đau bệnh, già yếu hoặc do không có linh mục cử hành Hy lễ Tạ ơn (x. John B. Beal, et al.(eds.),

Page 4: Sống Đức Tin hứng Nhân · Chứng Nhân Bản Tin Hàng Tuần • Giáo Xứ Các Thánh Tử Đạo Việt Nam 12500 Patterson Avenue, Richmond, VA 23239 • Phone: 804-784-5450

New Commentary on the Code of Canon Law (2000), 1112-13).

Như thế, đối với những người đau bệnh, già yếu, hay đang trong cơn nguy tử, thừa tác viên của Hội Thánh đến từng nhà/ bệnh viện để cho họ rước lễ ngoài Thánh lễ là thực hành bình thường. Nhưng đối với những người mạnh khỏe, Hội Thánh khuyên bảo một cách mạnh mẽ (maxime commendatur) rằng các tín hữu hãy rước lễ trong chính Thánh lễ. Họ chỉ có thể rước lễ ngoài Thánh lễ trong hai trường hợp: [i] khi làm công việc chăm sóc bệnh nhân/ người già yếu và tham dự vào nghi thức trao Mình Thánh Chúa cho những người này; [ii] khi không có linh mục đến dâng lễ, chẳng hạn tại những vùng xa xôi hẻo lánh và đặc biệt vào ngày Chúa nhật, họ quy tụ thành cộng đoàn phụng vụ tại một nơi xứng hợp (nhà thờ/ nhà nguyện) để cùng nhau “Cử hành phụng vụ Lời Chúa và cho rước lễ” dưới sự chủ tọa của một thừa tác viên hợp pháp do thánh chức hay do được Bản quyền cho phép.

Vì thế, hoàn cảnh đại dịch (Covid-19) hiện nay không phù hợp cho việc đi đến từng nhà để cho các tín hữu rước Mình Thánh Chúa. Cụ thể, trong hoàn cảnh này:

1. Về kỷ luật Hội Thánh: Việc các linh mục hoặc thừa tác viên rước Mình Thánh Chúa đi từ nhà này sang nhà khác để trao cho tất cả các tín hữu (cả người đau bệnh và già yếu lẫn những người khỏe mạnh nhưng ngăn trở vì cấm cách do nguy cơ lây nhiễm) không phù hợp “ngôn ngữ phụng vụ” đối với nhu cầu mục vụ bệnh nhân, không xứng hợp với hoàn cảnh đòi buộc để “Cử hành phụng vụ Lời Chúa và cho rước lễ”, cũng không đáp ứng lý do chính đáng vì thiếu linh mục cử hành Hy lễ Tạ ơn. Thực hành này có vẻ mang lại tiện ích cho nhu cầu tạm thời nhưng có nguy cơ đánh mất tính thánh thiêng nền tảng của cử hành bí tích.

2. Về yếu tố xã hội: Việc các linh mục hoặc thừa tác viên đi đến từng nhà và đi nhiều nhà có thể cản trở qui định cách ly xã hội để phòng tránh lây nhiễm cộng đồng. Thực hành này có vẻ đáp ứng giãn cách xã hội khi không tập trung đông người nhưng có nguy cơ lây nhiễm cộng đồng, gây hoang mang đối với những cộng đồng dân cư chung quanh.

3. Về nguyên tắc luân lý: Việc các linh mục hoặc thừa tác viên đi đến từng nhà và đi nhiều nhà trong giai đoạn tạm dừng các cử hành cộng đồng/ tập trung tại giáo xứ vì nguy cơ lây nhiễm không đáp ứng nguyên tắc “ad impossi-bilia nemo tenetur” (nghĩa là không ai bị bó buộc làm điều bất khả). Sáng kiến tổ chức cho các tín hữu rước Mình Thánh Chúa tại nhà có thể dẫn đến tình trạng lây nhiễm cho chính thừa tác viên. Hơn nữa, xét về đức ái, thực hành này có thể không phải là chọn lựa tốt hơn so với việc khích lệ các tín hữu tham dự Thánh

lễ trực tuyến và rước lễ thiêng liêng vì chúng ta biết rằng tín hữu nào đã chuẩn bị tâm tình xứng đáng, thì tuy không lãnh Bí tích thực sự (in re) họ vẫn nhận được những công hiệu của Bí tích đó do lòng ước ao muốn lãnh nhận (in voto). Khao khát Chúa Kitô cũng chính là hiệp thông với Ngài

Nguồn: Văn phòng HĐGMVN

học hỏi Kinh Thánh

Chủ Nhật III Phục Sinh, Năm ALk 24:13-35

Người giải thích cho hai ông những gì liên quan đến Người trong tất cả Sách Thánh.

1/ Lòng trí các anh thật là chậm tin vào lời các ngôn sứ: Khi phải đương đầu với những biến cố đau buồn trong cuộc sống, nhiều người đã không còn nhận ra Thiên Chúa và sự quan phòng của Ngài. Thái độ này dễ đưa con người đến chỗ thất vọng và không nhận ra Thiên Chúa, dù Ngài có hiện ra và đồng hành với họ. Hai môn đệ của Chúa Giêsu rời Jerusalem để về Emmaus là một ví dụ sống động của thái độ này. Họ buồn và rời Jerusalem vì bao nhiêu hy vọng của họ đặt nơi Chúa Giêsu giờ đã tan thành mây khói. Họ tưởng Chúa Giêsu là Đấng Thiên Sai uy quyền, Ngài sẽ dùng quyền năng để đánh đuổi đế quốc Rôma và giải phóng dân tộc Do-thái khỏi ngoại bang; nhưng nay Ngài đã chết rồi. Vài tia hy vọng mong manh của việc Chúa sống lại không đủ để trợ giúp niềm tin bị thử thách của họ. Điều này chứng minh cho chúng ta thấy chúng ta cần có những giây phút cầu nguyện và thinh lặng để suy niệm và để nối kết những biến cố xảy ra trong cuộc đời. Chỉ có sự soi sáng của Thiên Chúa mới có thể giúp chúng ta nhận ra những lý do của sự việc xảy ra, và giúp chúng ta vững tin nơi quyền năng của Ngài.

2/ “Mời ông ở lại với chúng tôi, vì trời đã xế chiều, và ngày sắp tàn.” Hai môn đệ nhận ra sự tăm tối của tâm hồn và mời Ngài ở lại. Chính lời mời gọi này đã giúp cho hai ông nhận ra Đức Kitô và thêm tin tưởng nơi Ngài. Ba điều quan trọng chúng ta cần học là:

(1) Đức tin được kiên cố qua việc học hỏi Lời Chúa để nhìn ra kế hoạch cứu độ trong các biến cố xảy ra hàng ngày và các biến cố đặc biệt. Bấy giờ Đức Giêsu nói với hai ông rằng: “Các anh chẳng hiểu gì cả! Lòng trí các anh thật là chậm tin vào lời các ngôn sứ! Nào Đấng Kitô lại chẳng phải chịu khổ hình như thế, rồi mới vào trong vinh quang của Người sao? Rồi bắt đầu từ ông Moses và tất cả các ngôn sứ, Người giải thích cho hai ông những gì liên quan đến Người trong tất cả Sách Thánh. Khi gần tới làng họ muốn đến, Đức Giêsu làm như còn phải đi xa hơn nữa. Họ nài ép Người rằng: “Mời ông ở lại với chúng tôi, vì trời đã xế chiều, và

ngày sắp tàn.”

Bấy giờ Người mới vào và ở lại với họ.

(2) Tham dự Lễ Bẻ Bánh giúp tăng tình yêu của con người vào Thiên Chúa: “Khi đồng bàn với họ, Người cầm lấy bánh, dâng lời chúc tụng, và bẻ ra trao cho họ. Mắt họ liền mở ra và họ nhận ra Người, nhưng Người lại biến mất. Họ mới bảo nhau: “Dọc đường, khi Người nói chuyện và giải thích Kinh Thánh cho chúng ta, lòng chúng ta đã chẳng bừng cháy lên sao?”

(3) Đức tin cần được sự nâng đỡ của cộng đoàn: “Ngay lúc ấy, họ đứng dậy, quay trở lại Jerusalem, gặp Nhóm Mười Một và các bạn hữu đang tụ họp tại đó. Những người này bảo hai ông: “Chúa trỗi dậy thật rồi, và đã hiện ra với ông Simon.” Còn hai ông thì thuật lại những gì đã xảy ra dọc đường và việc mình đã nhận ra Chúa thế nào khi Người bẻ bánh.” Người nào có khuynh hướng xé lẻ để tự giải quyết lấy thường dễ rơi vào cạm bẫy của ma quỉ, Judah Iscariot là một trường hợp điển hình.

Áp Dụng Trong Cuộc Sống:- Chúng ta phải học Cựu Ước để hiểu rõ Tân

Ước, và phải học Tân Ước để hiểu rõ Cựu Ước. Cả hai chỉ là hai phần khác nhau của một kế hoạch cứu độ của Thiên Chúa.

- Tham dự Thánh Lễ cách trọn vẹn, vừa lắng nghe Lời Chúa vừa lãnh nhận Mình Thánh Chúa, thắp lên trong chúng ta ngọn lửa tình yêu cho Thiên Chúa, giữ vững niềm hy vọng, và nhiệt thành làm chứng cho Ngài.

3rd Sunday of EasterGospel Luke 24:13-35

“They had recognised him at the breaking of bread.”

IllustrationChildren love to be told stories. They like to hear good ones over and over again until they can tell when a tired adult misses out even just a little bit. Through stories they come to understand patterns of human behaviour; what is right, what is wrong, what should be done, what should be avoided. The stories may be fantasy, but how often they are “true”.

Sophisticated adult minds, on the other hand, often dismiss stories as something for chil-dren. If they cannot be proved scientifically, or if they defy reason or logic, then, of course, we may think they are just “stories”, they cannot be “true”.

Gospel TeachingAnd this is where we find the two disciples on the road to Emmaus today. They are disap-pointed and afraid. They have witnessed the public humiliation and execution of their friend

Page 5: Sống Đức Tin hứng Nhân · Chứng Nhân Bản Tin Hàng Tuần • Giáo Xứ Các Thánh Tử Đạo Việt Nam 12500 Patterson Avenue, Richmond, VA 23239 • Phone: 804-784-5450

and leader, Jesus of Nazareth. Their hopes have been crushed and they are returning home to safety and to pick up the pieces of their lives. They have heard stories that Je-sus is alive, but they don’t believe them. They are unable to put all the pieces of the puzzle together until the stranger on the road to Em-maus helps to put their story into the context of the whole story of Israel. They should have expected that the Christ would suffer and so enter into his glory. However, their doubts are not resolved until the stranger blesses and breaks the bread as he shares a meal with them. Then their eyes are opened and they recognise the Lord, only to find that he has disappeared from their sight. Now they have faith, they no longer need to see him. They know that he continues to be present with them as they return to Jerusalem to share the good news.

ApplicationSo many people in the world today think of the Bible as merely a book of stories for children. They say stories of our origins cannot be true as they do not correspond with modern scien-tific knowledge. Creation of the world in seven days? Nonsense. Human generation from a single couple, Adam and Eve? Rubbish. The stories of the people of Israel journeying from slavery in Egypt to freedom in the promised land? Historically unverifiable. Miracles? Im-possible. The people of our generation have very largely lost the wisdom and ability of our ancestors to discern the truth of our purpose as human beings as this is revealed through the texts of sacred scripture. We think we are too sophisticated for all that.

However, we are people of faith in the midst of such an unbelieving society. We constantly hear things that deny and even ridicule what we hold most dear: our values, our moral standards, the fundamental building blocks from which, we believe, a human society can be built. We can identify fully with the dis-appointment and fear of those disciples on the road to Emmaus. If our Lord is truly risen from the dead, where is he when we need him most?

Right here, Sunday by Sunday, as the scrip-tures are proclaimed and explained in the community of faith, our hearts begin to burn again. Our hopes are raised. We join with other disciples of Jesus in continuous prayer with Mary, the mother of Jesus. We long for the outpouring of the Holy Spirit. We try to do what Jesus commanded us to do: to love one anoth-er as he has loved us; to keep his word so that he and the Father will come to us and make their home with us; we gather to break bread and here, in the Eucharist, Jesus, our risen

Lord, shows himself to us. We do not see him, but we believe. He says to us, “Peace be with you.” He opens our eyes to see his wounds in the wounds of our brothers and sisters all around the world, and he sends us, “As the Father sent me, so am I sending you. Receive the Holy Spirit.” We are empowered to be a be-lieving people in an unbelieving world. We are witnesses to the reality of the resurrection of Jesus, that he lives today and the power of his love is transforming our world. This is no mere story for children. It is the promise of eternal life. But it is only those who have a childlike attitude who will be capable of understanding and be able to enter the kingdom of God.

Ý Lễ

Thánh Lễ 10:00 am• LH Gioan Baotixita Bùi Viết Khoa Lễ giỗ (Gia

đình)• LH Maria Madalena Nguyễn Thị Hưởng (Bà

Chức) vừa mới qua đời (Gia đình• LH Anna Phạm Thị Vinh và Các Đẳng Linh Hồn

(Hoan)• Xin bình an, Tạ ơn, như ý và cầu cho các linh

hồn (Gđ Thúy Vũ)• Các linh hồn (Một người xin)• Xin bình an cho đại gia đình (ÔB Khanh)• LH cụ Anna Đỗ Thị Hoạt (Gđ Vũ Văn Huy)• Các linh hồn và các linh hồn thai nhi (Đoàn

LMTT)• LH Vinh Sơn và Phêrô (Một người xin)• Cầu xin Lòng Thương Xót Chúa (C. Bạch Hường)• Xin ơn như ý (Một người xin)• Tạ ơn và cầu cho các Đẳng linh hồn (Một người

xin)• Cầu cho các LH mới qua đời vì dịch bệnh (ÔB

Vũ Thành)• LH Cecilia (ÔB Vũ Thành)• LH Phêrô Trương Phú Thịnh mới qua đời (Thịnh)• LH Anna Ngô Thị An (Gđ Nhơn Đỗ)• LH Anna Ngô Thị Khuy (Gđ Nhơn Đỗ)• LH Ông Cố Gioan Baotixita và Bà Cố Maria• Tạ ơn và cầu cho các linh hồn mới qua đời vì

dịch bệnh và nơi luyện ngục (Một người xin)• LH Augustinô và Giuse (ÔB Vũ Thành)

Đức Giáo Hoàng danh dự Bênêđíctô thứ 16 kỷ niệm sinh nhật lần thứ 93 trong lặng lẽ Đức Giáo Hoàng danh dự Bênêđíctô thứ 16 đã mừng sinh nhật thứ 93 của ngài hôm 16 tháng Tư trong lặng lẽ. Vì tình trạng dịch bệnh kinh hoàng, Đức Bênêđíctô 16 đã không tiếp khách trong những ngày này.

“Tạ ơn Chúa, tất cả chúng tôi trong Tu viện Mẹ Giáo Hội đều khoẻ mạnh,” Đức Tổng Giám Mục Georg Ganswein, thư ký riêng của Đức

Bênêđíctô, nói với tờ Avvenire của Hội Đồng Giám Mục Ý.

Vị Giáo hoàng nghỉ hưu, Đức Tổng Giám Mục và một nhóm các nữ tu sống trong tu viện cũ trong Vườn Vatican.

Thông thường trong ngày sinh nhật của ngài, Đức Bênêđíctô được người anh trai là Đức Ông Georg Ratzinger đến thăm. Tuy nhiên, trong điều kiện cách ly hiện nay, Đức Ông, năm nay đã 96 tuổi vào tháng Giêng vừa qua, không thể đến thăm được. Hai vị chỉ nói chuyện với nhau qua điện thoại. Đức Tổng Giám Mục Ganswein cho Vatican News biết như trên, và nói thêm rằng những vị thường đến thăm Đức Giáo Hoàng danh dự trong những năm qua đã gọi điện thoại chúc mừng sinh nhật ngài.

Đức Tổng Giám Mục Ganswein nói tờ Avvenire hôm 16 tháng Tư rằng bất kể tình trạng bị cách ly, ngày sinh nhật của Đức Bênêđíctô vẫn có mầu sắc “lễ hội hơn ngày thường” trong tu viện. Đức Bênêđíctô vẫn nghe được tiếng hát của những bài hát dân gian miền Bavaria qua các phương tiện truyền thông kỹ thuật số.

Ngày sinh nhật của Đức Bênêđíctô bắt đầu, như thường lệ, với Thánh lễ trong nhà nguyện tu viện.

Đức Tổng Giám Mục cho biết Đức Bênêđíctô cầu nguyện mỗi ngày cho những bệnh nhân nhiễm coronavirus, các nhân viên y tế, và những ai đang phải đau khổ vì trận dịch kinh hoàng này.

“Ngài đặc biệt xúc động khi biết tin nhiều linh mục, bác sĩ và y tá đã chết trong khi chăm sóc cho những người nhiễm coronavirus, đặc biệt là ở miền bắc Ý.”

Đức Tổng Giám Mục cũng cho biết thêm là Đức Giáo Hoàng nghỉ hưu nhận được một món quà đặc biệt, là một bản sao trước khi xuất bản của cuốn sách “Benedikt XVI: Ein Leben”, nghĩa là “Cuộc đời Đức Bênêđíctô 16”, với gần 1,200 trang tiểu sử được viết bởi Peter Seewald, người đã cộng tác với vị Giáo Hoàng nghỉ hưu trong nhiều tác phẩm trước đây. Cuốn sách sẽ được phát hành bằng tiếng Đức vào tháng Năm tới đây.

Đức Tổng Giám Mục nói: “Ông Seewald muốn đích thân mang cuốn sách đến tặng cho Đức Giáo Hoàng danh dự nhưng, thật không may, trận đại dịch này khiến ông không thực hiện được điều đó.”

Đức Bênêđíctô sinh ngày 16 tháng 4 năm 1927, tại thị trấn Marktl am Inn thuộc miền Bavaria và được thụ phong linh mục vào năm 1951. Trước khi được bầu làm Giáo Hoàng vào năm 2005, kế nhiệm Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II, ngài đã phục vụ 24 năm trong tư cách tổng trưởng Bộ Giáo lý Đức tin, cụ thể là từ năm 1982 đến 2005.

Đức Bênêđíctô đã làm choáng váng thế giới vào năm 2013 khi ngài tuyên bố thoái vị, trở thành vị giáo hoàng đầu tiên trong gần 600 năm từ chức.

Page 6: Sống Đức Tin hứng Nhân · Chứng Nhân Bản Tin Hàng Tuần • Giáo Xứ Các Thánh Tử Đạo Việt Nam 12500 Patterson Avenue, Richmond, VA 23239 • Phone: 804-784-5450