sỐ 5924 ngÀy 21/9/2021 tòa soạn: 38 quang trung - ĐÀ lẠt …

8
TÒA SOẠN - BẠN ĐỌC Tăng cường chấn chỉnh việc lấn chiếm hành lang công trình thủy lợi TRANG 7 NHỚ LỜI BÁC DẠY “Mỗi người sẽ tùy theo sức mình tham gia vào công cuộc xây dựng nước nhà” “THƯ GỬI BỘ ĐỘI, CÁN BỘ VÀ GIA ĐÌNH CÁN BỘ MIỀN NAM RA BẮC”, BÁO NHÂN DÂN ĐĂNG SỐ 229, TỪ NGÀY 21-22/9/1954 TRANG 2 BÁO LÂM ĐỒNG PHÁT HÀNH THỨ HAI, THỨ BA, THỨ TƯ, THỨ SÁU VÀ CUỐI TUẦN www.baolamdong.vn - www.dalatonline.vn, ĐƯỜNG DÂY NÓNG: 3811383. VĂN PHÒNG TẠI BẢO LỘC: 17 Nguyễn Công Trứ - P. II - Bảo Lộc; ĐIỆN THOẠI: 3720550 - FAX: 3720560. CƠ QUAN CỦA ĐẢNG BỘ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM TỈNH LÂM ĐỒNG - TIẾNG NÓI CỦA ĐẢNG BỘ, CHÍNH QUYỀN, NHÂN DÂN LÂM ĐỒNG SỐ 5924 - THỨ BA NGÀY 21/9/2021 ° Tòa soạn: 38 QUANG TRUNG - ĐÀ LẠT ° Điện thoại: 02633822472 ° Fax: 02633827608 ° E-mail: [email protected] TRANG 3 Triển khai các mục tiêu, nhiệm vụ năm 2021 trong bối cảnh còn nhiều khó khăn, thách thức và tình hình dịch bệnh COVID-19 diễn biến phức tạp, huyện Đạ Tẻh xác định tiếp tục thực hiện hiệu quả “mục tiêu kép”, vừa phòng, chống dịch bệnh, vừa phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo đời sống Nhân dân trong trạng thái bình thường mới. TRANG 5 THỰC HIỆN THẮNG LỢI NGHỊ QUYẾT ĐẠI HỘI XI ĐẢNG BỘ TỈNH VĂN HÓA - XÃ HỘI Công đoàn cơ sở Ban Tổ chức Tỉnh ủy với nhiều hoạt động, phong trào thiết thực TRANG 4 Đạ Tẻh: Nỗ lực thực hiện “mục tiêu kép” Tuổi trẻ Đơn Dương tiếp sức trong vùng dịch Chỉ thị của Chủ tịch UBND tỉnh về tổ chức năm học 2021 - 2022 B ắt đầu từ ngày 20/9/2021, buổi học đầu tiên năm học 2021 - 2022 chính thức tại các cơ sở giáo dục trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng. Thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp tổ chức dạy học an toàn, bảo đảm chương trình và mục tiêu chất lượng giáo dục, đào tạo ứng phó với đại dịch COVID-19, Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng Trần Văn Hiệp đã ký, ban hành Chỉ thị số 11/CT-UBND. Chất lượng và hiệu quả giáo dục Với phương châm “tạm dừng đến trường, không dừng học”, Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu Sở Giáo dục và Đào tạo (GDĐT); các sở, ban, ngành, đoàn thể liên quan; UBND các huyện, thành phố; các cơ sở giáo dục, đào tạo trên địa bàn tỉnh tổ chức triển khai thực hiện tốt các nhiệm vụ trọng tâm năm học 2021 - 2022 bao gồm: Tập trung quán triệt, tổ chức triển khai thực hiện nghiêm túc các nội dung tại văn bản của Thủ tướng, Văn phòng Chính phủ, của Bộ trưởng Bộ GDĐT. Thực hiện linh hoạt, phù hợp và đảm bảo Kế hoạch thời gian năm học 2021 - 2022; tạo điều kiện thuận lợi cho học sinh, sinh viên học tập, vừa đảm bảo sức khỏe và đáp ứng yêu cầu phòng, chống dịch COVID-19. Tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền, quán triệt, thực hiện nghiêm túc các nội dung của Tỉnh ủy, UBND tỉnh thực hiện Kết luận 51 của Ban Bí thư Trung ương Đảng “Về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế” và các chỉ thị, nghị quyết của Trung ương, của Tỉnh ủy. Triển khai thực hiện nghiêm túc Chương trình hành động của Tỉnh ủy, UBND tỉnh thực hiện Nghị quyết số 50/NQ-CP ngày 20/5/2021 của Chính phủ. Đẩy mạnh các hoạt động đổi mới phương pháp dạy và học, ứng dụng công nghệ thông tin,... XEM TIẾP TRANG 2 Phụ nữ Lâm Đồng làm theo lời Bác 5 năm qua, thực hiện Chỉ thị 05 của Bộ Chính trị về “Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”, các cấp Hội Phụ nữ tỉnh Lâm Đồng đã triển khai nhiều hoạt động, cách làm hay, mô hình sáng tạo. Qua đó, lan tỏa sâu rộng trong mọi tầng lớp phụ nữ về lối sống đẹp, việc làm ý nghĩa. TRANG 5 Người phụ nữ có tấm lòng nhân hậu “Dòng chảy” nông sản về vùng tâm dịch Tập đoàn Phương Trang - FUTA Group phối hợp với UBND tỉnh Lâm Đồng chở 2.000 tấn nông sản ủng hộ bà con TP Hồ Chí Minh. TRANG 6

Upload: others

Post on 16-Oct-2021

1 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: SỐ 5924 NGÀY 21/9/2021 Tòa soạn: 38 QUANG TRUNG - ĐÀ LẠT …

TÒA SOẠN - BẠN ĐỌCTăng cường chấn chỉnh việc lấn chiếm hành lang

công trình thủy lợiTRANG 7

NHỚ LỜI BÁC DẠY“Mỗi người sẽ tùy theo

sức mình tham gia vào công cuộc xây dựng

nước nhà”“THƯ GỬI BỘ ĐỘI, CÁN BỘ VÀ

GIA ĐÌNH CÁN BỘ MIỀN NAM RA BẮC”, BÁO NHÂN DÂN ĐĂNG SỐ 229,

TỪ NGÀY 21-22/9/1954

TRANG 2

BÁO LÂM ĐỒNG PHÁT HÀNH THỨ HAI, THỨ BA, THỨ TƯ, THỨ SÁU VÀ CUỐI TUẦN www.baolamdong.vn - www.dalatonline.vn, ĐƯỜNG DÂY NÓNG: 3811383. VĂN PHÒNG TẠI BẢO LỘC: 17 Nguyễn Công Trứ - P. II - Bảo Lộc; ĐIỆN THOẠI: 3720550 - FAX: 3720560.

CƠ QUAN CỦA ĐẢNG BỘ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM TỈNH LÂM ĐỒNG - TIẾNG NÓI CỦA ĐẢNG BỘ, CHÍNH QUYỀN, NHÂN DÂN LÂM ĐỒNG

SỐ 5924 - THỨ BA NGÀY 21/9/2021 ° Tòa soạn: 38 QUANG TRUNG - ĐÀ LẠT ° Điện thoại: 02633822472 ° Fax: 02633827608 ° E-mail: [email protected]

TRANG 3

Triển khai các mục tiêu, nhiệm vụ năm 2021 trong bối cảnh còn nhiều khó khăn,

thách thức và tình hình dịch bệnh COVID-19 diễn biến phức tạp, huyện Đạ Tẻh xác định tiếp tục thực hiện hiệu quả “mục tiêu kép”, vừa phòng, chống dịch bệnh, vừa phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo đời sống Nhân dân trong trạng thái bình thường mới.

TRANG 5

THỰC HIỆN THẮNG LỢI NGHỊ QUYẾT ĐẠI HỘI XI ĐẢNG BỘ TỈNH

VĂN HÓA - XÃ HỘICông đoàn cơ sở

Ban Tổ chức Tỉnh ủy với nhiều hoạt động, phong trào thiết thực

TRANG 4

Đạ Tẻh: Nỗ lực thực hiện “mục tiêu kép” Tuổi trẻ Đơn Dương tiếp sức trong vùng dịch

Chỉ thị của Chủ tịch UBND tỉnh về tổ chức năm học 2021 - 2022Bắt đầu từ ngày 20/9/2021, buổi học đầu

tiên năm học 2021 - 2022 chính thức tại các cơ sở giáo dục trên địa bàn tỉnh Lâm

Đồng. Thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp tổ chức dạy học an toàn, bảo đảm chương trình và mục tiêu chất lượng giáo dục, đào tạo ứng phó với đại dịch COVID-19, Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng Trần Văn Hiệp đã ký, ban hành Chỉ thị số 11/CT-UBND.

Chất lượng và hiệu quả giáo dụcVới phương châm “tạm dừng đến trường, không

dừng học”, Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu Sở Giáo

dục và Đào tạo (GDĐT); các sở, ban, ngành, đoàn thể liên quan; UBND các huyện, thành phố; các cơ sở giáo dục, đào tạo trên địa bàn tỉnh tổ chức triển khai thực hiện tốt các nhiệm vụ trọng tâm năm học 2021 - 2022 bao gồm: Tập trung quán triệt, tổ chức triển khai thực hiện nghiêm túc các nội dung tại văn bản của Thủ tướng, Văn phòng Chính phủ, của Bộ trưởng Bộ GDĐT. Thực hiện linh hoạt, phù hợp và đảm bảo Kế hoạch thời gian năm học 2021 - 2022; tạo điều kiện thuận lợi cho học sinh, sinh viên học tập, vừa đảm bảo sức khỏe và đáp ứng yêu cầu phòng, chống dịch COVID-19.

Tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền, quán triệt, thực

hiện nghiêm túc các nội dung của Tỉnh ủy, UBND tỉnh thực hiện Kết luận 51 của Ban Bí thư Trung ương Đảng “Về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế” và các chỉ thị, nghị quyết của Trung ương, của Tỉnh ủy. Triển khai thực hiện nghiêm túc Chương trình hành động của Tỉnh ủy, UBND tỉnh thực hiện Nghị quyết số 50/NQ-CP ngày 20/5/2021 của Chính phủ. Đẩy mạnh các hoạt động đổi mới phương pháp dạy và học, ứng dụng công nghệ thông tin,...

XEM TIẾP TRANG 2

Phụ nữ Lâm Đồng làm theo lời Bác5 năm qua, thực hiện Chỉ thị 05 của Bộ Chính trị về “Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”, các cấp Hội Phụ nữ tỉnh Lâm Đồng đã triển khai nhiều hoạt động, cách làm hay, mô hình sáng tạo. Qua đó, lan tỏa sâu rộng trong mọi tầng lớp phụ nữ về lối sống đẹp, việc làm ý nghĩa.

TRANG 5

Người phụ nữ có tấm lòng nhân hậu

“Dòng chảy” nông sản về vùng tâm dịchTập đoàn Phương Trang - FUTA Group phối hợp với UBND tỉnh Lâm Đồng chở 2.000 tấn nông sản ủng hộ bà con TP Hồ Chí Minh. TRANG 6

Page 2: SỐ 5924 NGÀY 21/9/2021 Tòa soạn: 38 QUANG TRUNG - ĐÀ LẠT …

2 THỨ BA 21 - 9 - 2021 THỜI SỰ - CHÍNH TRỊ

5 năm qua, thực hiện Chỉ thị 05 của Bộ Chính trị về “Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”, các cấp Hội Phụ nữ tỉnh Lâm Đồng đã triển khai nhiều hoạt động, cách làm hay, mô hình sáng tạo. Qua đó, lan tỏa sâu rộng trong mọi tầng lớp phụ nữ về lối sống đẹp, việc làm ý nghĩa.

Chị Phạm Thị Ánh Tuyết - Chủ tịch Hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN) tỉnh Lâm Đồng cho biết: Qua 5 năm thực hiện Chỉ thị số 05, các

hoạt động học tập và làm theo tấm gương đạo đức của Bác được các cấp hội quan tâm chỉ đạo thực hiện, thu hút đông đảo cán bộ, hội viên phụ nữ tham gia hưởng ứng. Ban Thường vụ Hội LHPN tỉnh đã cụ thể hóa nội dung chủ đề từng năm, hướng dẫn Hội LHPN các huyện, thành phố căn cứ kế hoạch của Hội cấp trên và cấp ủy địa phương để xây dựng kế hoạch phù hợp với tình hình thực tế của địa phương, đơn vị. Trong đó, chú trọng việc xây dựng và duy trì các mô hình mới làm theo Bác cũng như đẩy mạnh phong trào thi đua, nêu gương người tốt, việc tốt gắn với rèn luyện các phẩm chất của người phụ nữ trong việc thực hiện Cuộc vận động Phụ nữ Lâm Đồng “Tự trọng rèn đức - Tự tin luyện tài - Trung hậu đảm đang - Xây dựng gia đình hạnh phúc”, xây dựng hình ảnh người cán bộ Hội có tinh thần trách nhiệm, có năng lực công tác, sâu sát thực tiễn phong trào, hoạt động hướng về cơ sở.

Các nội dung đột pháCác cấp Hội đã có nhiều nội dung đột phá

trong triển khai thực hiện Chỉ thị 05. Điển hình như phong trào thi đua làm theo Bác thực hành tiết kiệm giúp phụ nữ nghèo phát triển kinh tế, các cấp hội đã “Làm theo Bác thực hành tiết kiệm, giúp nhau giảm nghèo bền vững”. Đã có gần 40 ngàn hội viên, phụ nữ tham gia với số tiền hơn 3,9 tỷ đồng, hơn 47 ngàn cây, con giống, gần 80 ngàn ngày

công, hơn 9 tấn lúa, gạo, 41 chỉ vàng... giúp cho hơn 19 ngàn chị có hoàn cảnh khó khăn trong tỉnh. Thực hiện Cuộc vận động xây dựng Mái ấm tình thương cho hội viên phụ nữ nghèo, từ năm 2016 - 2020, các cấp Hội trong tỉnh đã vận động hỗ trợ xây dựng mới và sửa chữa 203 căn với tổng trị giá trên 5,8 tỷ đồng; trao học bổng Lê Thị Pha cho 2.617 học sinh nghèo học giỏi trị giá hơn 1,4 tỷ đồng. Bên cạnh đó, trích từ nguồn Quỹ nghĩa tình cán bộ Hội đã tặng hơn 100 triệu đồng cho cán bộ Hội và con của cán bộ Hội có hoàn cảnh khó khăn, hoạn nạn. Từ những hoạt động trên, 5 năm qua đã có hàng ngàn phụ nữ nghèo được giúp thoát nghèo, trong đó có nhiều phụ nữ dân tộc thiểu số.

Thông qua Chương trình Đồng hành cùng phụ nữ biên cương, phụ nữ vùng sâu, Hội Phụ nữ tỉnh và Hội Phụ nữ các huyện, thành phố đã hỗ trợ 14 mái ấm tình thương, 32 công trình vệ sinh, 1 bộ máy vi tính, 3 chiếc xe đạp, 100 suất học bổng cho hội viên phụ nữ xã Thuận An (huyện Đắk Mil, tỉnh Đắc Nông), xã Đạ Quyn (huyện Đức Trọng), thị trấn Đạ Tẻh (huyện Đạ Tẻh) và xã Gia Bắc (huyện Bảo Lâm).

Phát huy tinh thần tương thân tương ái, kịp

thời hỗ trợ, giúp đỡ chị em có hoàn cảnh khó khăn, các đối tượng bị ảnh hưởng bởi thiên tai, dịch bệnh, Hội Phụ nữ các cấp đã tuyên truyền, vận động, huy động các nguồn lực hướng về đồng bào miền Trung bị bão lũ. Trong đại dịch COVID-19, các cấp Hội cùng chung tay, đồng lòng ủng hộ, góp sức hỗ trợ cho người dân, công nhân các địa phương vùng dịch hàng trăm tấn nông sản, các mặt hàng nhu yếu phẩm… giúp cho người dân vượt qua khó khăn do dịch bệnh.

Với Cuộc vận động Phụ nữ Lâm Đồng “Tự trọng rèn đức - Tự tin luyện tài - Trung hậu đảm đang - Xây dựng gia đình hạnh phúc”, Ban Thường vụ Hội LHPN tỉnh đã cụ thể hóa từng tiêu chí của cuộc vận động, chỉ đạo các cấp Hội xây dựng những mô hình, câu lạc bộ để giữ gìn phẩm chất đạo đức truyền thống của phụ nữ Lâm Đồng nói riêng, phụ nữ Việt Nam nói chung. Các cấp Hội phát động, tổ chức các cuộc thi như “Vì một mái ấm bình yên”, “Nét đẹp Phụ nữ Lâm Đồng”, “Phụ nữ tích cực học tập, lao động sáng tạo, xây dựng gia đình 5 không, 3 sạch góp phần xây dựng nông thôn mới”... nhằm nâng cao nhận thức của cán bộ, hội viên phụ nữ trong việc rèn

Phụ nữ Lâm Đồng làm theo lời Bác

Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Lâm Đồng trao tặng mái ấm tình thương cho hội viên phụ nữ khó khăn.

luyện phẩm chất đạo đức của người phụ nữ trong giai đoạn công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước.

Những việc làm cụ thể Trong quá trình triển khai thực hiện Chỉ

thị 05, các cấp Hội Phụ nữ trong toàn tỉnh đã lồng ghép với các phong trào thi đua, cuộc vận động của Hội. 100% cán bộ phụ nữ đăng ký thực hiện học và làm theo Bác bằng những việc làm cụ thể, thiết thực. Trong đó, một trong những nhiệm vụ trọng tâm được các cấp Hội chú trọng nhằm góp phần tạo sự chuyển biến trong học tập, làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh là tổ chức sắp xếp công việc một cách khoa học, hạn chế tối đa công tác hành chính và dành nhiều thời gian hướng về cơ sở để nắm bắt tình hình tâm tư, nguyện vọng. Từ đó, có biện pháp kịp thời giải quyết vướng mắc, đáp ứng quyền lợi chính đáng cho cán bộ, hội viên phụ nữ.

Với phương châm “Mỗi cơ sở một hoạt động, mỗi hội viên một việc làm”, các cấp Hội duy trì, nhân rộng những mô hình có hiệu quả như “Heo đất tiết kiệm”, “Hũ gạo tiết kiệm”, “Ống tre tiết kiệm”, “Tổ tiết kiệm, hùn vốn”, mô hình “5 giúp 1”, “10 giúp 1”, “Tổ phụ nữ giúp hội viên nghèo”, “Phụ nữ giúp nhau phát triển kinh tế, tạo việc làm tăng thu nhập”, “Kết nối yêu thương”, “Tiết kiệm làm theo Bác”, “Phụ nữ tiết kiệm giúp nhau giảm nghèo”… Đã có 273 mô hình vận động phụ nữ rèn luyện phẩm chất đạo đức “Tự tin - Tự trọng - Trung hậu - Đảm đang” gắn với “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” với gần 1.700 thành viên.

Qua 5 năm triển khai thực hiện Chỉ thị 05, các cấp Hội Phụ nữ Lâm Đồng đã phát hiện, biểu dương, khen thưởng hơn 1.500 tập thể, hơn 2.700 cá nhân điển hình tiên tiến trên các lĩnh vực kinh tế - xã hội, những mô hình hiệu quả, cách làm hay trong triển khai thực hiện phong trào phụ nữ và công tác Hội. Trong đó, có 3 tập thể và 4 cá nhân được các ngành biểu dương khen thưởng có thành tích xuất sắc trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh.

TUẤN HƯƠNG

... kiểm tra, đánh giá, kiểm định chất lượng giáo dục và hoạt động tự đánh giá tại các cơ sở giáo dục. Tiếp tục hoàn thiện phương thức dạy học trực tuyến, dạy học qua truyền hình và đào tạo từ xa… Quan tâm sâu sát, cụ thể đến điều kiện triển khai thực hiện chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông mới theo lộ trình, đặc biệt lớp 1, lớp 2 và lớp 6…

Tạo điều kiện tối đa để người học đến trườngTập trung rà soát, điều chỉnh, bổ

sung, thực hiện quy hoạch, sắp xếp lại mạng lưới trường, lớp phù hợp, sát thực tiễn, đảm bảo tinh thần “ở đâu có học sinh, ở đó có giáo viên” nhưng phải sắp xếp khoa học, hợp lý, tiết kiệm, hiệu quả, khắc phục tình trạng quá tải học sinh tại các khu vực trung tâm. Sử dụng, sắp xếp đội ngũ giáo viên, nhân viên hợp lý, bổ nhiệm cán bộ quản lý giáo dục đúng quy định. Bố trí số học sinh/lớp phù hợp; tạo điều kiện thuận lợi cho học sinh vùng khó

khăn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số được đến trường; không để học sinh vì hoàn cảnh khó khăn mà không được đến trường. Đẩy mạnh xã hội hóa và huy động các nguồn lực xã hội cho giáo dục. Tổ chức tuyển dụng giáo viên theo đúng quy định và phân cấp quản lý…

An toàn tuyệt đối phòng, chống dịch COVID-19Tổ chức rà soát và tiêm vắc xin

phòng COVID-19 cho tất cả giáo viên, người lao động trong cơ sở giáo dục theo chỉ đạo của Tỉnh ủy, UBND tỉnh; quán triệt, thông tin, truyền thông trong toàn ngành và

phụ huynh học sinh để hiểu và nâng cao tinh thần chống dịch, cùng thực hiện nghiêm các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19. Hướng dẫn các gia đình việc phối hợp với nhà trường chăm sóc, giáo dục trẻ em, học sinh, sinh viên bảo đảm an toàn, hiệu quả trong học trực tuyến. Tăng cường an ninh, an toàn trường học, không để xảy ra tình trạng bạo hành trẻ; bảo đảm an toàn thực phẩm…

Triển khai quyết liệt các giải pháp nâng cao năng lực lãnh đạo, tăng cường hiệu quả quản lý nhà nước, đẩy mạnh các hoạt động giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm cho các đơn vị; tăng cường thanh tra, kiểm tra, siết chặt kỷ luật, kỷ cương, nâng cao vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm. Đẩy mạnh chuyển đổi số và thực hiện tốt cải cách hành chính và truyền thông… Thực hiện miễn học phí học kỳ I năm học 2021 - 2022 cho các cấp học, bậc học…

Đồng bộ phối hợp để thực hiện hiệu quả

Chỉ thị của UBND tỉnh cũng giao Sở GDĐT chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành, đoàn thể, địa phương, cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức thực hiện; kịp thời đề xuất, kiến nghị những vấn đề vướng mắc… Sở Thông tin và Truyền thông chủ trì và phối hợp triển khai Chương trình “Sóng và máy tính cho em”; đảm bảo hạ tầng viễn thông; miễn, giảm cước viễn thông cho trường học và học sinh... Sở Tài chính khẩn trương đề xuất phương án miễn học phí.

Các sở, ban, ngành, đoàn thể căn cứ chức năng, nhiệm vụ để phối hợp, hỗ trợ và tạo điều kiện để Sở GDĐT thực hiện Chỉ thị. Các UBND huyện, thành phố chủ trì, phối hợp với Sở GDĐT, Sở Y tế và sở, ban, ngành liên quan chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện theo cấp quản lý về giáo dục, đào tạo. “Đặc biệt, phải đảm bảo tuyệt đối an toàn về phòng, chống dịch bệnh COVID-19 nếu học trực tiếp” - Chỉ thị 11 nêu rõ…

MINH ĐẠO

Chỉ thị của Chủ tịch UBND tỉnh... TIẾP TRANG 1

Chào cờ đầu tuần tuần học đầu tiên năm học 2021 - 2022 tại Trường THCS Đạ Kho, huyện Đạ Tẻh, sáng 20/9/2021.

Page 3: SỐ 5924 NGÀY 21/9/2021 Tòa soạn: 38 QUANG TRUNG - ĐÀ LẠT …

3 THỨ BA 21 - 9 - 2021KINH TẾ

Chủ động phòng, chống dịch hiệu quảVới tinh thần “chống dịch như

chống giặc”, Ban Chỉ đạo (BCĐ) phòng, chống dịch bệnh COVID-19, UBND huyện Đạ Tẻh đã chủ động nắm bắt tình hình, kịp thời triển khai các văn bản chỉ đạo liên quan; đồng thời, đẩy mạnh tuyên truyền nâng cao nhận thức phòng, chống dịch cho người dân gắn với công tác giám sát, phòng chống dịch trên địa bàn.

Để thực hiện hiệu quả, UBND, BCĐ các xã, thị trấn tích cực chỉ đạo thôn, tổ dân phố, các lực lượng chức năng, đặc biệt là tổ COVID-19 cộng đồng phối hợp lực lượng công an cơ sở tăng cường bám sát địa bàn, hàng ngày lập danh sách các nhóm đối tượng có nguy cơ, những người đi về từ khu vực, địa phương có bệnh nhân, ổ dịch… để sẵn sàng truy vết khi cần thiết.

Theo đó, UBND huyện Đạ Tẻh đã thành lập 10 trạm y tế lưu động tại địa bàn các xã, thị trấn theo hướng dẫn của Bộ Y tế, hình thành 54 tổ lấy mẫu xét nghiệm COVID-19, 13 tổ truy vết phòng, chống dịch để tiến hành điều tra, xác minh, truy vết các trường hợp đi, đến từ vùng dịch về địa phương, người tiếp xúc gần với người nghi nhiễm và người nhiễm COVID-19 khi có yêu cầu. Bên cạnh đó, thành lập 1 đội xe gồm 7 xe vận chuyển F0 về khu cách ly điều trị và vận chuyển F0 chuyển tuyến trên, 1 đội xe gồm 7 xe vận chuyển bệnh nhân đi điều trị tại các bệnh viện.

Đến thời điểm hiện tại, UBND huyện Đạ Tẻh và các xã, thị trấn

ĐẠ TẺH: Nỗ lực thực hiện “mục tiêu kép”

đang duy trì 2 chốt kiểm soát phòng, chống dịch bệnh COVID-19 trên toàn địa bàn huyện. Đồng thời, các xã, thị trấn đã thành lập 62 chốt và 18 Tổ nhân dân tự quản “Bảo vệ vùng xanh” tại các thôn, tổ dân phố.

Đối với việc thu dung điều trị F0, UBND huyện chỉ đạo cơ quan chuyên môn xây dựng phương án điều trị 2 tầng, gồm thu dung và điều trị F0 không có triệu chứng tại Ký túc xá Trường Phổ thông DTNT THCS-THPT liên huyện phía Nam (khu biệt lập) với công suất 86 giường và thu dung điều trị F0 có triệu chứng nhẹ, có bệnh lý nền tại

Trường Mầm non Sơn Ca (cũ) với công suất 50 giường. Đặc biệt là có khu vực dành cho số F0 được xét nghiệm âm tính nhưng chưa xuất viện. Hoàn thành và đưa vào vận hành phòng PCR tại Trung tâm Y tế Đạ Tẻh, tiến hành tiêm vắc xin phòng, chống COVID -19 trên diện rộng địa phương.

Đối với cách ly F1, tiếp nhận người về từ vùng dịch, huyện tiến hành bổ sung khu cách ly tập trung cho F1 và các trường hợp về từ vùng dịch với tổng công suất 350 giường và rà soát, trưng dụng các nhà nghỉ làm cơ sở lưu trú có thu phí với tổng

công suất 64 phòng, 109 giường. Trước diễn biến phức tạp của dịch

bệnh COVID-19, đặc biệt, ngay sau khi trên địa bàn huyện Đạ Tẻh ghi nhận ca nhiễm với SARS-CoV-2 đầu tiên, toàn bộ hệ thống chính trị của huyện đã vào cuộc quyết liệt với tinh thần “chống dịch như chống giặc”; xây dựng kế hoạch, kịch bản ứng phó với mọi tình huống dịch bệnh có thể xảy ra và chỉ đạo các ngành chức năng phối hợp với UBND các xã, thị trấn tiếp tục quản lý, điều tra, nắm chắc tình hình biến động dân cư, nhất là người dân đi từ vùng có dịch trở về; tăng cường chỉ đạo, kiểm tra và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm các quy định về phòng, chống dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm.

Song hành phát triển kinh tế Quyết tâm thực hiện “mục tiêu

kép”, vừa tập trung cao độ cho công tác phòng, chống dịch, vừa nỗ lực phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt trước tình hình mới của Đạ Tẻh khi trở lại là “vùng xanh”, UBND huyện tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động, nhất là việc đề ra các giải pháp phù hợp, linh hoạt, huy động mọi nguồn lực, phát huy các lợi thế của huyện để phát triển kinh tế - xã hội nhanh, bền vững, phấn đấu hoàn thành thắng lợi

các mục tiêu, chỉ tiêu đề ra trong năm. Đơn cử, trong 9 tháng đầu năm,

tổng sản lượng lương thực quy thóc là 25.774 tấn, đạt 75,4%. Tổng diện tích trồng trọt là 23.705,6 ha, đạt 96,1%. Về thương mại, dịch vụ, tổng mức doanh thu bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ 9 tháng đầu năm ước đạt 2.041,5 tỷ, đạt 70,04% KH, tăng 18,74% so với cùng kỳ năm 2020. Toàn huyện hiện có 21 hợp tác xã (HTX) với 17 HTX nông nghiệp, 2 HTX vận tải, 1 HTX tiểu thủ công nghiệp, 1 HTX chợ. Tổng vốn điều lệ 4.488 triệu đồng với 416 thành viên. Về tổ hợp tác, hiện toàn huyện có 40 tổ hợp tác sản xuất nông nghiệp.

Đáng ghi nhận là trong bối cảnh khó khăn, tình hình sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp và cơ sở sản xuất vẫn được duy trì ở mức ổn định, góp phần giải quyết việc làm tại địa phương, tạo nguồn thu cho ngân sách nhà nước. Trong 9 tháng, tổng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn toàn huyện đạt 50,685 tỷ đồng; đạt 103% KH; chi ngân sách Nhà nước đạt 316,68 tỷ đồng; đạt 73,6% KH năm.

Theo ông Nguyễn Hoàng Minh, Phó Chủ tịch UBND huyện Đạ Tẻh: “Để tạo dấu ấn nổi bật cho thấy thành công bước đầu trong nỗ lực thực hiện “mục tiêu kép”; UBND huyện Đạ Tẻh đã xây dựng 2 kịch bản phát triển kinh tế - xã hội năm 2021 trong trường hợp dịch kéo dài nhằm chủ động ứng phó, tháo gỡ các khó khăn, tạo thêm động lực để huyện Đạ Tẻh hoàn thành các nhiệm vụ được giao năm 2021”.

THÂN THU HIỀN

Triển khai các mục tiêu, nhiệm vụ năm 2021 trong bối cảnh còn nhiều khó khăn, thách thức và tình hình dịch bệnh COVID-19 diễn biến phức tạp, huyện Đạ Tẻh xác định tiếp tục thực hiện hiệu quả “mục tiêu kép”, vừa phòng, chống dịch bệnh, vừa phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo đời sống Nhân dân trong trạng thái bình thường mới.

Tại chốt Thôn 9, xã Đạ Kho, UBND huyện tiếp tục duy trì hoạt động của chốt, nhằm kiểm soát chặt chẽ phương tiện, con người khi ra, vào địa bàn.

Bà Nguyễn Thị Hồng Anh - Chủ tịch Hội Nông dân huyện Lâm Hà cho

biết, do ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19, tình hình sản xuất của người nông dân trên địa bàn gặp rất nhiều khó khăn. Trong đó, việc lưu thông hàng hóa ngừng trệ, lượng tiêu thụ một số mặt hàng nông sản giảm, đầu ra không ổn định, giá cả bấp bênh gây nên tâm lý hoang mang cho người nông dân...

Trước thực trạng đó, Hội Nông dân huyện Lâm Hà đã chỉ đạo các cơ sở Hội trên địa bàn thường xuyên sâu sát, nắm bắt tâm tư, nguyện vọng cũng như động viên, định hướng kịp thời cho các hộ gia đình hội viên nông dân. Đặc biệt là, Hội Nông dân huyện Lâm Hà đã tuyên truyền, vận động hội viên nông dân trên địa bàn chú trọng chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi để có đầu ra ổn định trong tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp. Hội Nông dân địa phương cũng khuyến khích người dân cần tìm hiểu, nghiên cứu kỹ thị trường, liên kết tạo đầu ra và

LÂM HÀ: Vận động nông dân ổn định sản xuất trong dịch bệnh

áp dụng các loại cây trồng, vật nuôi phù hợp, thiết yếu, dễ bảo quản, vận chuyển, tiêu thụ trong đại dịch; đồng thời, khuyến cáo người dân không nên ồ ạt chuyển đổi một số cây trồng quen thuộc để chuyển sang một số giống cây trồng mới chưa được kiểm chứng tại địa phương. Theo khảo sát của Hội Nông dân Lâm Hà, do ảnh hưởng dịch bệnh nên một số hộ dân sản xuất cây ăn trái trên địa bàn như xoài, sầu riêng, bơ… rơi vào tình trạng giá cả xuống thấp, không có đầu ra. Một số hộ trồng rau màu khó vận chuyển, bảo quản nông sản và trồng hoa cũng ứ đọng hàng không xuất bán được. Còn các hộ trồng củ, quả dễ bảo quản, vận chuyển, để được lâu như bầu, bí, su su, củ cải, cà rốt, ớt sừng… vẫn bán được giá. Từ đó, Hội Nông dân Lâm Hà đề nghị hội viên nông dân tìm hiểu tình hình thực tế để sản xuất phù hợp trong đại dịch; đồng thời tăng cường liên kết để tiêu thụ nông sản ổn định.

Trên địa bàn huyện Lâm Hà hiện nay, nhiều hộ dân đã nhạy bén, nắm

bắt tình hình dịch bệnh và điều chỉnh sản xuất phù hợp. Gia đình hội viên nông dân Đinh Thị Thu Thùy ở xã Tân Hà có gần 1,4 ha đất sản xuất nông nghiệp hiện đang tập trung tái canh cà phê và sản xuất nhiều loại cây trồng trên diện tích đất sản xuất như ớt, su su, bắp sú… Với các mặt hàng nông sản hiện tại, gia đình chị Thùy chủ yếu cung cấp cho các đầu mối bán tại địa phương nên đầu ra vẫn ổn định. Còn gia đình nhà nông Nguyễn Tài Nghĩa ở xã Hoài Đức, đang trồng dâu nuôi tằm và canh tác một số loại cây trồng khác như cà chua, xà lách và rau màu khác. Tuy nhiên, do cà chua và rau màu

không có đầu ra nên gia đình tập trung vào cây dâu con tằm và cho thu nhập ổn định.

Với phương châm “Đồng hành với nông dân vượt qua đại dịch”, bên cạnh tuyên truyền, vận động nông dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, sản xuất chăn nuôi phù hợp điều kiện dịch bệnh, Hội Nông dân huyện Lâm Hà cũng đã khảo sát, hỗ trợ tiêu thụ nông sản cho nông dân trên địa bàn. Bên cạnh đó, Hội còn rà soát những nông hộ khó khăn để hỗ trợ cho vay nguồn Quỹ Hỗ trợ nông dân. Hội đã triển khai, xoay vòng, hướng dẫn lập dự án, thẩm định và cho vay từ Quỹ

hỗ trợ nông dân cho 40 hộ với số tiền 500 triệu đồng. Từ đó, để các gia đình hội viên có thêm kinh phí đầu tư phát triển sản xuất, giảm bớt những khó khăn trước tình hình diễn biến dịch COVID-19 còn nhiều phức tạp. Bên cạnh đó, Hội Nông dân Lâm Hà cũng kêu gọi các doanh nghiệp, nhà đầu tư và các tập thể, cá nhân đồng hành, liên kết, hỗ trợ để nhà nông trên địa bàn ổn định sản xuất vượt qua đại dịch...

“Dịch bệnh COVID-19 kéo dài đã ảnh hưởng không nhỏ đến tình hình sản xuất, đời sống của nông dân địa phương. Tuy nhiên, trên địa bàn Lâm Hà vẫn có nhiều hộ gia đình hội viên nông dân nhanh nhạy, kịp thời nắm bắt tình hình dịch bệnh, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, điều chỉnh sản xuất phù hợp nên vẫn có thu nhập ổn định. Thời gian tới, Hội Nông dân huyện sẽ tiếp tục phối hợp đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động để hội viên nông dân nắm bắt chính xác diễn biến dịch bệnh, yên tâm, tin tưởng thực hiện tốt các chủ trương, quyết sách của Trung ương và tỉnh về phòng, chống dịch bệnh COVID-19; đồng thời, ổn định sản xuất, nâng cao thu nhập và chung tay hỗ trợ phòng, chống dịch trên địa bàn”, Chủ tịch Hội Nông dân huyện Lâm Hà Nguyễn Thị Hồng Anh cho biết thêm.

DUY DANH

Nhiều nhà nông tại huyện Lâm Hà đã điều chỉnh sản xuất phù hợp và có thu nhập ổn định trong đại dịch.

Tình hình dịch bệnh COVID-19 diễn biến phức tạp đã ảnh hưởng đến tư tưởng cũng như tình hình sản xuất của người nông dân trên địa bàn Lâm Hà. Chính vì vậy, Hội Nông dân huyện Lâm Hà đã phối hợp với mặt trận và các đoàn thể tại địa phương đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động để nông dân không quá lo lắng, hoang mang và ổn định sản xuất.

Page 4: SỐ 5924 NGÀY 21/9/2021 Tòa soạn: 38 QUANG TRUNG - ĐÀ LẠT …

THỨ BA 21 - 9 - 20214 VĂN HÓA - XÃ HỘI

Với nhiều hoạt động phong trào do công đoàn cơ sở phát động hằng năm, nhiều năm nay Ban Tổ chức Tỉnh ủy Lâm Đồng luôn là một trong những đơn vị dẫn đầu các phong trào trong Khối thi đua các cơ quan Đảng của tỉnh.

Là cơ quan chuyên môn, nghiệp vụ về công tác tổ chức cán bộ, đảng viên, bảo vệ chính trị nội bộ,

tổ chức bộ máy, biên chế của hệ thống chính trị trong tỉnh, Ban Tổ chức Tỉnh ủy còn là cơ quan thường trực về công tác thi đua, khen thưởng, tuyển dụng, nâng ngạch, xếp lương, chính sách, chăm sóc bảo vệ sức khỏe đối với cán bộ, công chức, viên chức (CBCCVC) của Tỉnh ủy theo phân cấp. Ban cũng là cơ quan tham mưu, giúp việc Tỉnh ủy, trực tiếp là Ban Thường vụ và Thường trực Tỉnh ủy trong công tác tổ chức xây dựng Đảng của tỉnh hiện nay.

Trong nhiều năm nay, Ban Tổ chức Tỉnh ủy Lâm Đồng luôn là một trong những đơn vị đi đầu trong nhiều hoạt động của Khối thi đua các cơ quan Đảng của tỉnh. Cụ thể, như trong năm 2020, Ban đã tích cực tham gia hoạt động về nguồn của Khối phát động; trong đó, CBCC của Ban cùng đóng góp kính phí để mua, trao tặng 5 ti vi cho 5 thôn của vùng dân tộc thiểu số tại xã Gia Bắc (Di Linh).

Toàn thể CBCCVC của Ban trong năm 2020 cũng tích cực tham gia các đợt ra quân trồng cây xanh đô thị theo chương trình trồng cây phân tán của tỉnh và thành phố Đà Lạt phát động; nhiều thành viên trong cơ quan tham gia hiến máu nhân đạo; tham gia đóng góp ủng hộ đồng bào miền Trung bị lũ lụt; tích cực tham gia hội thao của Khối thi đua các cơ quan Đảng tổ chức với nhiều tiết mục nấu ăn, văn nghệ.

Trong những tháng đầu năm nay, Ban đã tổ chức cho toàn thể CBCCVC đăng ký thi đua cùng hình thức khen thưởng cho năm 2021. Bên cạnh tăng cường công tác chuyên môn; CBCCVC Ban đã tích cực tham gia đóng góp quỹ hỗ trợ CBCCVC - người lao động có

hoàn cảnh khó khăn trong Khối; tham gia ra quân trồng cây hưởng ứng Chương trình trồng 1 tỷ cây xanh “Vì một Việt Nam xanh” nhân kỷ niệm 131 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh; tham gia hiến máu tình nguyện trong Cuộc vận động “Ngày hội hiến máu tình nguyện” của tỉnh; tham gia ủng hộ Quỹ phòng, chống dịch COVID-19 do Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam phát động với trên 4,4 triệu đồng.

Đặc biệt, Công đoàn cơ sở của Ban đến nay đã phát huy rất tốt vai trò của mình trong mọi hoạt động. Hằng năm, Ban Chấp hành Công đoàn cơ sở Ban Tổ chức Tỉnh ủy chủ động phối hợp với lãnh đạo cơ quan tổ chức hội nghị CBCCVC, đồng thời lên lịch triển khai kịp thời các nội dung của hội nghị trong năm, vận động đoàn viên trong cơ quan thực hiện tốt công tác chuyên môn lẫn các hoạt động xã hội.

Trong hoạt động xã hội, Công đoàn đã vận động đoàn viên cơ quan tham gia các phong trào thể thao, văn hóa, văn nghệ do công đoàn cấp trên phát động. Trong năm 2020, khi tham gia các phong trào thi đua kỷ niệm 90 năm Ngày thành lập ngành Tổ chức xây dựng Đảng toàn tỉnh, Công đoàn của Ban đã tham gia hầu hết các nội dung; giành giải Nhì kéo co, giải Nhì cờ tướng, giải Ba đôi nam nữ môn cầu lông, giải Ba đơn nam môn bóng bàn.

Trong hoạt động, Ban Chấp hành Công đoàn của Ban cũng chủ động tham mưu Chi ủy Chi bộ, thủ trưởng cơ quan thăm hỏi, động viên chia sẻ cho nhiều trường hợp người thân trong gia đình đoàn viên khi gặp hoạn nạn, bệnh tật, hiếu hỷ, chia tay các đoàn viên chuyển công tác; tổ chức tặng quà cho các cháu là con em đoàn viên nhân ngày Quốc tế thiếu nhi, Tết Trung thu.

Để tạo không khí vui tươi, đoàn kết trong môi trường làm việc, Công đoàn cơ sở đã phối hợp với Chi bộ cơ quan tổ chức và tặng quà sinh nhật cho đoàn viên; duy trì quỹ giúp đỡ cho công đoàn viên mượn lúc gặp khó khăn đột xuất; quỹ này đến nay đã có gần 33 triệu đồng.

Cho đến nay, theo lãnh đạo Ban Tổ chức Tỉnh ủy, cơ quan luôn giữ gìn đoàn kết nội bộ; thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ sở, các quy định, quy chế của ngành và nội quy, quy chế làm việc của cơ quan; thực hành tiết kiệm, bảo vệ của công, chống tham ô, lãng phí, chống tham nhũng và phòng, chống các tệ nạn xã hội, tuân thủ và chấp hành Luật Giao thông đường bộ; cán bộ, công chức cơ quan không uống rượu, bia trong giờ làm việc theo quy định của Tỉnh ủy; trang phục gọn gàng, lịch sự; cơ quan xanh, sạch, đẹp, an toàn; nêu cao tinh thần trách nhiệm, không ngừng học tập, rèn luyện để nâng cao trình độ về mọi mặt, sáng kiến, sáng tạo trong công việc, hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao.

Năm 2020, Ban chỉ đạo phong trào Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa thành phố Đà Lạt đã công nhận cơ quan Ban Tổ chức Tỉnh ủy đạt chuẩn cơ quan văn hóa giai đoạn 2019-2020 và ghi nhận giữ vững danh hiệu văn hóa năm 2020; công nhận đơn vị giữ vững danh hiệu Cơ quan văn hóa 5 năm liền từ năm 2016-2020.

Riêng với Công đoàn cơ sở Ban Tổ chức Tỉnh ủy, trong năm 2020 đã được Công đoàn Viên chức khen thưởng vì có thành tích xuất sắc trong phong trào CBCCVC Lâm Đồng và hoạt động Công đoàn năm 2020; còn cơ quan Ban Tổ chức Tỉnh ủy cũng được Khối thi đua các cơ quan Đảng bình chọn là đơn vị dẫn đầu Khối thi đua các cơ quan Đảng năm 2020.

Trong những tháng cuối năm nay, bên cạnh việc yêu cầu đoàn viên cơ quan hoàn thành tốt các nhiệm vụ trọng tâm trong công tác chuyên môn, Công đoàn cơ sở Ban Tổ chức Tỉnh ủy cũng sẽ vận động mọi người tham gia các hoạt động trong Khối thi đua các cơ quan Đảng tỉnh; tham gia các hoạt động hỗ trợ đời sống vật chất, tinh thần cho cán bộ, công chức, viên chức trong Khối gặp hoàn cảnh khó khăn cũng như đóng góp để hỗ trợ 50 triệu đồng nhằm xây dựng 1 nhà tình thương cho hộ nghèo hay hộ đồng bào dân tộc thiểu số tại xã đặc biệt khó khăn của tỉnh, nhằm hưởng ứng Ngày vì người nghèo 17/10 năm nay.

GIA KHÁNH

Công đoàn cơ sở Ban Tổ chức Tỉnh ủy

Các đoàn viên Công đoàn cơ sở Ban Tổ chức Tỉnh ủy tham gia ra quân trồng cây xanh đầu năm nay.

UBND thành phố Đà Lạt đã có công văn gửi đến các cơ quan chuyên môn, Công an thành phố Đà Lạt, Công ty Cổ phần Dịch vụ đô thị Đà Lạt cùng UBND các phường, xã trên địa bàn yêu cầu tăng cường sử dụng Ứng dụng Đà Lạt trực tuyến để tiếp nhận và xử lý phản ánh của người dân, xử lý dứt điểm các phản ánh trễ hạn.

Từ đầu năm 2021 đến cuối tháng 8 vừa qua, Đà Lạt đã tiếp nhận tổng

cộng 1.788 phản ánh của người dân thông qua Ứng dụng Đà Lạt trực tuyến. Sau khi tiếp nhận các cơ quan, đơn vị, UBND các phường, xã đã kiểm tra, xử lý 1.603 phản ánh, đạt trên 89,6%; còn 185 phản ánh quá hạn chưa xử lý.

UBND thành phố Đà Lạt yêu cầu Chủ tịch UBND các phường, xã quán triệt đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức thuộc quyền và công an xã, phường thực hiện

nghiêm quy chế tiếp nhận, xử lý phản ánh của người dân qua Ứng dụng Đà Lạt trực tuyến; phối hợp xử lý dứt điểm những phản ánh còn trễ hạn trên địa bàn.

Thành phố cũng yêu cầu Công ty Cổ phần Dịch vụ Đô thị Đà Lạt thực hiện nghiêm việc tiếp nhận và xử lý phản ánh của người dân qua ứng dụng này; yêu cầu thủ trưởng các cơ quan chuyên môn được phân công phụ trách lĩnh vực

chủ động theo dõi, đôn đốc UBND các phường, xã, công an phường, xã và Công ty Cổ phần Dịch vụ Đô thị Đà Lạt thực hiện tiếp nhận, xử lý, báo cáo kết quả xử lý đúng thời gian, đúng trình tự qui định tại Quy chế tiếp nhận, xử lý phản ánh của người dân qua Ứng dụng Đà Lạt trực tuyến, thực hiện việc phúc tra kết quả xử lý phản ánh để báo cáo cho thành phố.

VIẾT TRỌNG

Tăng cường sử dụng Ứng dụng Đà Lạt trực tuyến để tiếp nhận phản ánh của người dân

Lực lượng quân độitham gia phổ biến,tuyên truyền pháp luật

Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh đã được UBND tỉnh giao nhiệm vụ chủ trì, phối hợp với các cơ quan, tổ chức và chính quyền địa phương triển khai Đề án “Phát huy vai trò lực lượng quân đội tham gia công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, vận động Nhân dân chấp hành pháp luật tại cơ sở giai đoạn năm 2021-2027”.

Mục tiêu của Đề án nâng cao nhận thức, ý thức chấp hành pháp luật cho 80% cán bộ, Nhân dân trên toàn tỉnh, trong đó chiếm 60% địa bàn trọng yếu, vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số...

Đặc biệt, 100% báo cáo viên, tuyên truyền viên pháp luật tại các đơn vị quân đội được bồi dưỡng thường xuyên lý luận chính trị, tập huấn nghiệp vụ, kiến thức pháp luật, đáp ứng yêu cầu phổ biến, tuyên truyền pháp luật cho Nhân dân ở cơ sở...

Những mô hình điểm của lực lượng quân đội tham gia phổ biến, giáo dục pháp luật trong giai đoạn 2021-2027 nói trên sẽ được sơ kết, tổng kết, đánh giá nhân rộng trên địa bàn. MẠC KHẢI

Đề xuất khen thưởng91 doanh nhân, doanh nghiệptrong Ngày Doanh nhânViệt Nam

Theo Trung tâm Xúc tiến Đầu tư và Thương mại Lâm Đồng, Ngày Doanh nhân 13/10/2021, toàn tỉnh có 13 đơn vị đề xuất khen thưởng 45 doanh nhân và 46 doanh nghiệp tiêu biểu trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, thực hiện tốt các nghĩa vụ thuế, môi trường, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế...

Đặc biệt, các doanh nghiệp phải ứng dụng công nghệ mới vào sản xuất, sáng kiến tạo ra sản phẩm mới, đạt lợi nhuận cho doanh nghiệp và tăng thu nhập cho người lao động. Đồng thời, có giải pháp duy trì sản xuất, đóng góp vào công tác phòng, chống dịch COVID-19 trên địa bàn.

Được biết, đơn vị Hội Liên hiệp Phụ nữ, Hiệp hội Doanh nghiệp và Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề xuất khen thưởng nhiều nhất với lần lượt 17, 16 và 10 doanh nhân, doanh nghiệp, Hội Doanh nhân trẻ tỉnh đề xuất khen thưởng 8 doanh nhân, doanh nghiệp; 9 đơn vị còn lại đề xuất khen thưởng mỗi đơn vị từ 2-6 doanh nhân, doanh nghiệp. VŨ VĂN

50 triệu đồng học bổnghỗ trợ học sinh khó khăndo ảnh hưởng dịch bệnh

Tổ chức Quỹ Dariu vừa gửi Văn bản số TDF/21/054 đến Sở Giáo dục và Đào tạo với nội dung hỗ trợ 50 triệu đồng học bổng cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh COVID-19 với tổng số 100 phần học bổng, trị giá 500.000 đồng/1 học sinh. Sở Giáo dục và Đào tạo Lâm Đồng đã phúc đáp sẽ tiếp nhận và phân bổ cho học sinh có học lực khá, giỏi; gia đình có hoàn cảnh khó khăn trong tình hình dịch bệnh COVID-19. Theo đó, Sở Giáo dục và Đào tạo sẽ lập danh sách và ký nhận của các em học sinh tại các đơn vị sau khi đã nhận học bổng do Tổ chức Quỹ Dariu hỗ trợ, đồng thời có trách nhiệm gửi các chứng từ theo yêu cầu của tổ chức này. M.ĐẠO

với nhiều hoạt động phong trào thiết thực

Page 5: SỐ 5924 NGÀY 21/9/2021 Tòa soạn: 38 QUANG TRUNG - ĐÀ LẠT …

THỨ BA 21 - 9 - 2021 5 VĂN HÓA - XÃ HỘI

Áo xanh ra đồng -Đồng lòng chống dịchĐây là chương trình nằm trong

chiến dịch Hoa phượng đỏ năm nay của Đoàn Thanh niên huyện Đơn Dương, nhằm hỗ trợ người dân thu gom nông sản, trao tặng đến các điểm cách ly tập trung và khu vực phong tỏa, gửi lên những chuyến xe yêu thương để đưa về nhiều tỉnh, thành đang khó khăn hơn vì dịch bệnh.

Hằng ngày, ĐVTN tại các xã, thị trấn bắt đầu công việc lúc 8 giờ sáng. Ở những vườn rau, củ, quả được bà con nông dân ủng hộ cho vùng dịch, lực lượng ĐVTN tiến hành cắt rau, thu gom vào túi ni-lon lớn, vận chuyển từng chuyến xe nhỏ đến đường lớn, cho lên xe tải chở về các điểm tập kết. Cứ thế, công việc diễn ra đều đặn và kết thúc vào lúc 16 giờ mỗi ngày.

Hơn 4 tháng miệt mài thu hoạch, gói ghém từng cây cải, quả cà,... với bao giọt mồ hôi rơi xuống trên những mảnh vườn, Huyện đoàn Đơn Dương và các Đoàn cơ sở đã vận động được hơn 300 tấn nông sản cho chương trình “Chuyến xe yêu thương” do các đoàn thể chính trị - xã hội tỉnh phát động.

Tại xã Lạc Lâm, chị Huỳnh Hương Giang - Bí thư Đoàn xã chia sẻ, mặc dù vẫn ngổn ngang với nỗi lo chống dịch, nhưng mỗi ĐVTN tại địa phương đều nhiệt tình tham gia công việc thu gom nông sản, với mong muốn phần nào chia sẻ sự thiếu thốn với người dân vùng dịch.

Với tinh thần đó, Đoàn Thanh niên huyện Đơn Dương được Tỉnh

Tuổi trẻ Đơn Dương tiếp sức trong vùng dịch

Đoàn Lâm Đồng và các đoàn thể chính trị, xã hội đánh giá cao những đóng góp cho chương trình Chuyến xe yêu thương thời gian qua, và hiện vẫn đang được tiếp tục. Anh Nguyễn Hoàng Sơn - Bí thư Huyện đoàn Đơn Dương khẳng định: “Ở những ngày cao điểm nhất của chiến dịch Hoa phượng đỏ 2021, tinh thần tình nguyện vì cuộc sống cộng đồng của các chiến sỹ áo xanh được lan tỏa hơn bao giờ hết. Tinh thần đó càng được phát huy rõ nét trong những thời điểm khó khăn nhất, khi một vài địa phương trong huyện phải thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 15 và 16”.

Chiến dịch tình nguyện hè đặc biệt Bí thư Huyện đoàn Nguyễn

Hoàng Sơn cho biết: Đợt dịch thứ 4, do biến chủng Delta mới xuất hiện ở nhiều địa phương trong đó có Đơn Dương, nhiều cán bộ Đoàn, tập thể Ban Chấp hành Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh huyện Đơn Dương phải tiếp tục nỗ lực, vượt qua khó khăn, nguy hiểm để trực tiếp tham gia vào công tác phòng, chống dịch. Nhiều phần việc với hình thức đa dạng, phong phú đã được triển khai kịp thời, hiệu quả.

Luôn nêu cao trách nhiệm và tinh thần “Đâu cần thanh niên có, việc gì khó có thanh niên”, ngay khi huyện

Đơn Dương có ca nhiễm với SARS-COV-2 đầu tiên, Ban Thường vụ Huyện đoàn Đơn Dương đã bắt đầu kích hoạt 10 đội hình thanh niên tình nguyện tại 10 xã/thị trấn với khoảng 250 ĐVTN. Đội hình có nhiệm vụ hỗ trợ Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch COVID - 19 tại địa phương tham gia các hoạt động tuyên truyền, hỗ trợ các chốt kiểm soát, hỗ trợ khai báo y tế các điểm chợ truyền thống nhằm kiểm soát tình hình dịch bệnh. Đồng thời, Huyện đoàn thành lập đội hình thanh niên phản ứng nhanh gồm 30 thành viên là lực lượng thanh niên nòng cốt tại địa phương.

Thường xuyên trực tiếp tham gia hỗ trợ lực lượng chức năng tại chốt D’Ran, tiếp xúc với nhiều tài xế đường dài, Nguyễn Bảo Luân - Bí thư Đoàn xã Quảng Lập chia sẻ: “Khẩu trang, kính chống giọt bắn, chai nước sát khuẩn là những gì theo chân những thanh niên tình nguyện suốt nhiều tháng nay. Chúng tôi luôn tự ý thức phải đảm bảo an toàn cho chính bản thân và những người xung quanh khi thực hiện nhiệm vụ”.

Trong đợt bùng phát dịch bệnh COVID-19 lần thứ 4, ĐVTN thị trấn Thạnh Mỹ đã triển khai mô hình “Đi chợ giúp dân” trong 2 đợt giãn cách theo Chỉ thị 16. Nhờ có những

“shipper áo xanh” mà bà con vẫn có thực phẩm đều đặn, không bị thiếu thốn trong những ngày giãn cách.

Qua các đợt dịch, Huyện đoàn Đơn Dương đã hỗ trợ 50.000 khẩu trang, 250 lít nước sát khuẩn, 1.000 kính chắn giọt bắn gửi đến các lực lượng tuyến đầu chống dịch, các điểm chợ truyền thống, trao 20 suất quà cho các thanh niên gặp khó khăn do dịch bệnh.

“Trong cuộc chiến không có tiếng súng, công tác tuyên truyền luôn được đặt lên hàng đầu. Cùng với cả nước, thanh niên Đơn Dương phát huy tinh thần: Mỗi người dân là một chiến sĩ; mỗi ngôi nhà, thôn bản, xóm, làng, khu phố là một pháo đài chống dịch” - anh Nguyễn Hoàng Sơn khẳng định. Chính vì vậy, Đoàn Thanh niên các xã, thị trấn của huyện đã và đang triển khai sâu rộng công tác tuyên truyền phòng dịch đến người dân, đặc biệt là quy định 5K của Bộ Y tế.

10/10 xã, thị trấn triển khai đội thanh niên tình nguyện đến từng hộ hỗ trợ cài phần mềm khai báo y tế, phát khẩu trang, nước sát khuẩn, kính chống giọt bắn tại các điểm chợ truyền thống, phát trên 2.000 tờ rơi tuyên truyền, giúp bà con Nhân dân hiểu đúng và đủ về tình hình dịch bệnh tại địa phương. Đồng thời, thường xuyên đăng tải các thông tin chính thống trên fanpage của Huyện đoàn về công tác phòng, chống dịch tại địa phương, phản bác lại các luận điệu sai trái, thông tin giả mạo trên phương tiện thông tin đại chúng.

VIỆT QUỲNH

Là địa phương liên tục ghi nhận những diễn biến phức tạp của dịch COVID-19, lực lượng đoàn viên, thanh niên (ĐVTN) huyện Đơn Dương càng phát huy tinh thần xung kích, vượt qua nhiều khó khăn để triển khai các hoạt động hỗ trợ tuyến đầu, đồng hành cùng cộng đồng ứng phó với dịch bệnh.

ĐVTN huyện Đơn Dương thu gom nông sản cho những chuyến xe yêu thươnggởi về đồng bào vùng dịch.

Người phụ nữ đó là chị Nguyễn Thị Nguyên, chủ vựa rau Bình Nguyên, thôn Tân Lập, xã Lạc Lâm, huyện Đơn Dương. 58 tuổi đời, có 17 năm làm công tác thiện nguyện, chị luôn coi công việc này là niềm vui, là lẽ sống nhằm chia sẻ yêu thương đến những mảnh đời khó khăn.

Anh chị quê ở Sóc Sơn, Hà Nội, gia cảnh rất khó khăn. Năm 1998, anh chị quyết

định vào định cư tại quê hương thứ hai - huyện Đơn Dương, tỉnh Lâm Đồng. Cuộc sống khởi đầu nơi đất mới thật vất vả, anh chị phải đi làm thuê, cuốc mướn để làm kế sinh nhai. Quá trình đó, anh chị đã từng bước tích lũy vốn liếng, sau đó chị chuyển sang buôn bán nhỏ và đến năm 2001 thì thành lập vựa rau, lúc đầu còn nhỏ và dần dần mở rộng ra như ngày hôm nay. Nhờ sớm hôm tần tảo, gia đình đã có của ăn, của để, anh chị có điều kiện nuôi 2 con gái ăn học trưởng thành.

Chính vì xuất thân từ nghèo khó, chị đã thấu hiểu được nỗi khó khăn, vất vả của những con người lúc gặp sa cơ, hoạn nạn. Làm việc thiện, đó cũng là mong muốn để chị chia sẻ nhằm làm vơi bớt sự cơ cực cho

những mảnh đời khốn khó. Và kể từ năm 2004, chị đã bắt đầu công việc nhiều ý nghĩa này.

Do phải thường xuyên có mặt trên đồng ruộng cũng như ở vựa rau để quán xuyến công việc, nên chị không trực tiếp đến với những địa chỉ khó khăn mà ủng hộ thông qua các kênh phân phối chi tin tưởng như chùa Giác Hải (thị trấn Thạnh Mỹ), qua các linh mục ở TP Biên Hòa (Đồng Nai). Chị cũng thường xuyên gửi tấm lòng thơm thảo ủng hộ các địa chỉ bảo trợ xã hội như Trại phong (Di Linh), Trại trẻ mồ côi Tâm Đức (Đức Trọng)... Đặc biệt, trong đợt bùng phát dịch bệnh COVID-19 lần thứ

tư này, chị đã ủng hộ Nhân dân TP Hồ Chí Minh và các tỉnh phía Nam khoảng 113 tấn rau, củ, quả các loại.

Gặp chị tại nhà riêng, cũng là vựa rau của gia đình, chị Nguyên đang cùng mọi người trong nhóm thiện nguyện của mình gồm 8 chị em phụ nữ trong thôn Tân Lập phân loại, làm sạch, đóng gói nông sản để gửi đi ủng hộ đồng bào vùng dịch phía Nam. Nhìn tác phong nhanh nhẹn, giọng nói khỏe khoắn, người tiếp xúc cảm thấy nghị lực rất lớn toát ra từ người phụ nữ này.

Chị Nguyên tâm sự: “Từ hoàn cảnh ngày xưa của gia đình nên tôi rất hiểu hoàn cảnh của người khác trong

lúc này. Công việc thiện nguyện của tôi đã làm được 16-17 năm nay. Vừa qua, dịch COVID ở TP Hồ Chí Minh và các tỉnh phía Nam bùng phát, thấy nhiều cảnh đời khốn khó nên tôi rất xúc động, chính vì thế tôi cùng với chị em ở đây đã cố gắng hết sức có thể để giúp đỡ mọi người. Tôi nghĩ rằng mình vất vả nhưng cũng có điều kiện để làm ăn và mình được may mắn hơn thì chia sẻ bớt cho cộng đồng. Tôi nguyện sẽ làm từ thiện đến hết cuộc đời này”.

Ngoài làm việc thiện, chị cũng tham gia tích cực vào các phong trào phụ nữ tại địa phương. Nhất là chị đã tạo công ăn việc làm ổn định cho 15 chị em phụ nữ trong thôn, tài trợ cho một số hoạt động của Hội Phụ nữ xã.

Chị Nguyễn Thị Hồng Tú - Chi hội trưởng Chi hội phụ nữ thôn Tân Lập, xã Lạc Lâm cho biết: “Bên cạnh việc tích cực làm việc thiện, chị Nguyên đã tạo việc làm cho rất nhiều chị em phụ nữ trong thôn và thường xuyên giúp đỡ những gia đình khó khăn. Ngoài ra, chị rất nhiệt tình trong công tác hội phụ nữ, thường xuyên tham gia các phong trào, các cuộc vận động do Hội phát động”.

Hàng năm, trong các dịp lễ, tết chị đều phối hợp với Ban Mặt trận thôn để tặng quà cho những gia đình nghèo trong thôn, riêng dịp Tết Nguyên đán chị tặng nhà nghèo 500 ngàn đồng, nhà cận nghèo thì 300

Người phụ nữ có tấm lòng nhân hậungàn đồng. Và nhất là khi thôn Tân Lập thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ để phòng, chống dịch COVID-19, chị đã chủ động gửi nhu yếu phẩm giúp cho những gia đình bị cách ly, ủng hộ cho lực lượng chức năng ở chốt kiểm soát dịch gần nhà.

Ông Phan Thanh Huyền - Phó Bí thư Chi bộ, Trưởng ban Công tác Mặt trận thôn Tân Lập cho biết: “Trong đợt dịch COVID này, chị Nguyên rất hăng hái ủng hộ cho các đồng bào ở xa về rau, củ, quả và nhiều nhu yếu phẩm khác. Ở thôn, xóm đây thì chị cũng hỗ trợ, giúp đỡ cho các gia đình khó khăn như người nghèo, người cận nghèo. Chị không chờ đợi chúng tôi kêu gọi mà đã chủ động đến tận các đoàn thể như Phụ nữ, Mặt trận gợi ý để ủng hộ cho các gia đình. Đây là tấm gương sáng trong phong trào xây dựng nông thôn mới ở địa phương”.

Chia tay chúng tôi, mong muốn lớn nhất của chị là mình còn khỏe mạnh để có thể làm được nhiều việc hơn, cống hiến được nhiều hơn nữa. Và chị cũng tin rằng những việc làm nhỏ bé của mình sẽ được lan tỏa trong xã hội và mong muốn ngày càng có nhiều người tham gia công tác thiện nguyện để giúp đỡ những cuộc đời kém may mắn, làm cho xã hội ngày càng tốt đẹp hơn.

ĐÀM TRUNG

Chị Nguyễn Thị Nguyên cùng các thành viên trong nhóm thiện nguyệnphân loại, đóng gói cà chua gửi về vùng dịch.

Page 6: SỐ 5924 NGÀY 21/9/2021 Tòa soạn: 38 QUANG TRUNG - ĐÀ LẠT …

6 THỨ BA 21 - 9 - 2021 ĐỜI SỐNG - PHÁP LUẬT

“Dòng chảy” nông sản về vùng tâm dịch

Chương trình vẫn đang tiếp tục triển khai gói hỗ trợ 5.000 tấn nông sản giúp đỡ Nhân dân vùng dịch TP Hồ Chí Minh và tới giờ đã vượt kế

hoạch đề ra. Tại kế hoạch này, Lâm Đồng đặt ra mục tiêu từ ngày 28/8 - 15/9 thu gom, vận chuyển tới Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh 5.000 tấn rau, củ, quả. Để thực hiện hiệu quả, UBND tỉnh đã phân công nhiệm vụ cụ thể cho các cơ quan, đơn vị và UBND các huyện Đơn Dương, Đức Trọng, Lạc Dương, Lâm Hà, TP Đà Lạt triển khai kế hoạch trên.

Theo ghi nhận, do ảnh hưởng mưa bão hơn 1 tuần qua, giá nông sản Đà Lạt thu mua tại vườn đã tăng gấp 3 lần so với vài tháng trước, như xà lách Mỹ lên 50.000 đồng/kg; xà lách lô lô từ 40.000 - 45.000 đồng/kg; tần ô (cải cúc) và bó xôi từ 25.000 - 35.000 đồng/kg; cải thảo, bắp sú từ 5.500 - 7.000 đồng/kg; các loại rau mùi như hành, ngò, rau thơm khoảng 50.000 đồng/kg; sú tím 25.000 đồng/kg; cải dưa 18.000 đồng/kg... Đầy khó khăn trong công tác thu mua nông sản từ nhà vườn nhưng các loại rau, củ, quả Lâm Đồng đang ủng hộ TP Hồ Chí Minh vẫn đảm bảo về chất lượng và chủng loại.

Ông Nguyễn Văn Châu, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh cho biết, qua 18 ngày triển khai, các đơn vị, địa phương đã thu gom, tổ chức được 185 chuyến xe với tổng số 3.931 tấn rau, củ, quả hỗ trợ TP Hồ Chí Minh, bình quân mỗi ngày trên 218 tấn. Trong số đó, 188 tấn nông sản được các tổ chức, cá nhân hỗ trợ; hơn 3.700 tấn do tổ chức, cá nhân bán với giá ưu đãi, chỉ từ 5.000 - 6.000 đồng/kg. Hàng ngàn lượt công chức, viên chức, đoàn viên, thanh niên đã tham gia thu hoạch, đóng gói, bốc xếp, 8 đơn vị vận tải hỗ trợ vận chuyển nông sản.

Các sản phẩm nông sản gửi tới Nhân dân vùng đang bị ảnh hưởng của dịch bệnh chủ yếu là rau, củ, quả để được dài ngày như bắp cải (trên 1.000 tấn), cải thảo (hơn 500 tấn), củ cải (gần 400 tấn), cà tím (228 tấn), cải dưa (320 tấn), su su (163 tấn)… Một số đơn vị thực hiện đạt hiệu quả cao như TP Đà Lạt thu gom được 976 tấn, huyện Đơn Dương 1.020 tấn, huyện Đức Trọng 915 tấn, huyện Lạc Dương và Lâm Hà cùng được 504 tấn.

Tỉnh Lâm Đồng đã chi 24,152 tỷ đồng để thực hiện kế hoạch này. Trong đó, chi phí mua nông sản gần 20 tỷ đồng, còn lại là chi phí vận chuyển, nhãn dán. Ngoài ra, nguồn nông sản được các tổ chức, cá nhân ủng hộ trị giá trên 1,66 tỷ đồng.

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh thông tin, sau khi các cơ quan, đơn vị trên địa bàn tỉnh thu gom, vận chuyển được gần 4.000 tấn nông sản hỗ trợ Nhân dân TP Hồ Chí Minh, Tập đoàn Phương Trang - FUTA Group tiếp tục hỗ trợ, đồng hành cùng chính quyền tỉnh triển khai kế hoạch này.

Tập đoàn này huy động nguồn lực thu mua nông sản, cải biên hàng chục xe khách, xe buýt để vận chuyển nông sản với mục tiêu hỗ trợ 2.000 tấn rau, củ, quả, tiếp sức cho đợt cao điểm phòng, chống dịch COVID-19 tại Thành phố Hồ chí Minh. Như vậy, tính từ ngày 28/8 tới nay, Lâm Đồng đã vận chuyển gửi tặng TP Hồ Chí Minh hơn 5.500 tấn, và sẽ đạt kế hoạch 6.000 tấn trong những ngày tới.

Ngoài gói hỗ trợ 6.000 tấn nêu trên, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết từ những ngày đại dịch bùng phát lần thứ 4, đã có khoảng 15.000 tấn nông sản các loại được các tổ chức, cá nhân, đơn vị, nhà hảo tâm và Nhân dân tỉnh Lâm Đồng quyên góp ủng hộ người dân TP Hồ Chí Minh và các tỉnh, thành phía Nam đang chịu ảnh hưởng nặng nề của dịch bệnh.

Cho dù dịch bệnh COVID-19 tại địa phương vẫn còn diễn biến rất phức tạp, song với tinh thần tương thân, tương ái “một miếng khi đói bằng một gói khi no”, các cấp chính quyền, sở, ngành, đơn vị, doanh nghiệp cùng người dân Lâm Đồng vẫn tích cực quyên góp, giúp đỡ người dân TP Hồ Chí Minh và các tỉnh phía Nam trong cơn hoạn nạn bằng cả tinh thần lẫn vật chất. Những chuyến xe chở nông sản mang theo cả tình yêu thương và sự sẻ chia vẫn tiếp tục tiếp nối với hy vọng cùng với cả nước, đại dịch COVID-19 sẽ sớm bị đẩy lùi.

C.PHONG

Tính từ đầu đại dịch COVID-19 lần thứ 4 tới nay, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lâm Đồng ước tính hơn 20.000 tấn nông sản được các tổ chức, đơn vị, sở, ngành, địa phương, doanh nghiệp, người dân trên địa bàn tỉnh gửi tặng TP Hồ Chí Minh và các tỉnh áp dụng Chỉ thị 16.

Đoàn viên, thanh niên huyện Đức Trọng thu hoạch và sơ chế ngay tại vườn trước khi vận chuyển tập kết để gửi tặng các địa phương vùng tâm dịch.

LẠC DƯƠNG: Quan tâm công tác quản lý, bảo vệ rừng

Theo báo cáo của UBND huyện Lạc Dương, thời gian qua, công tác quản lý, bảo vệ rừng của huyện được quan tâm chỉ đạo thực hiện quyết liệt, số vụ phát hiện được đối tượng vi phạm đạt 91%. Qua đó, huyện đã xử lý 100% số vụ vi phạm về quản lý, bảo vệ rừng được phát hiện và tổ chức giải tỏa cây trồng, vật kiến trúc trên diện tích đất lâm nghiệp bị lấn chiếm để trồng rừng, trồng cây xanh phục hồi rừng. Hưởng ứng kế hoạch trồng 50 triệu cây xanh giai đoạn 2021 - 2025 trên địa bàn tỉnh, huyện đã vận động tổ chức, cá nhân trên địa bàn tham gia và đã trồng được hơn 241 ngàn cây xanh (đạt 65,8% kế hoạch) năm 2021.

Thực hiện chỉ đạo của Tỉnh ủy, UBND tỉnh; huyện cũng đã thành lập tổ công tác rà soát tình trạng xây dựng công trình, nhà kính, nhà lưới trên đất lâm nghiệp để vận động tháo dỡ, giải tỏa. Thời gian tới, huyện sẽ cương quyết xử lý, giải tỏa, thu hồi diện tích rừng bị phá, đất lâm nghiệp bị lấn chiếm để trồng lại rừng; xử lý, giải tỏa triệt để công trình, nhà kính, nhà lưới trên đất quy hoạch lâm nghiệp theo chỉ đạo của tỉnh. NGUYÊN THI

CÁT TIÊN: Tăng cường xử lý các vi phạm trên không gian mạng

Theo Công an huyện Cát Tiên, thời gian qua, một số đối tượng công dân có hộ khẩu thường trú tại địa phương đã sử dụng tài khoản Facebook cá nhân tham gia đăng tải, bình luận với từ ngữ vu khống, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của cán bộ, chính quyền huyện Cát Tiên trong công tác phòng, chống dịch bệnh COVID-19. Hành vi trên đã vi phạm Điểm a Khoản 1 Điều 101, Nghị định 15/2020/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông, tần số vô tuyến điện, công nghệ thông tin và giao dịch điện tử. Trước thực trạng trên, lực lượng an ninh mạng Công an huyện Cát Tiên đã viết giấy mời lên giáo dục, răn đe, lập hồ sơ xử lý 10 vụ với 10 đối tượng và trực tiếp răn đe trên các trang mạng xã hội đối với nhiều đối tượng khác về hành vi vi phạm các quy định về sử dụng mạng xã hội. HOÀNG SA

Qua kiểm tra của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lâm Đồng trong 7 tháng đầu năm 2021, toàn tỉnh Lâm Đồng xảy ra 343 vụ lấn chiếm đất lâm nghiệp trái phép với tổng diện tích hơn 65 ha.

Cụ thể, số vụ lấn chiếm tương ứng với

diện tích đất lâm nghiệp trên từng địa bàn 8 huyện như: Lạc Dương (204 vụ, hơn 35,3 ha); Lâm Hà (32 vụ, gần 11,9 ha); Di Linh (23 vụ, gần 1 ha); Bảo Lâm (15 vụ, hơn 2,2 ha); Đức Trọng (12 vụ, hơn 1,7 ha); Đạ Huoai (10 vụ, hơn 6,8 ha); Đam Rông (10 vụ, gần 3 ha); Đơn Dương (6 vụ, hơn 0,4

ha); thành phố Đà Lạt (29 vụ, hơn 2,7 ha) và Bảo Lộc (2 vụ, 775 m2).

Kết quả các cơ quan chức năng đã tiến hành giải tỏa hơn 51,6 ha cây trồng trái phép trên đất lâm nghiệp, đồng thời trồng rừng trên toàn bộ diện tích này.

MẠC KHẢI

Phòng Quản lý đô thị thành phố Đà Lạt vừa được giao chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức kiểm tra, xác định khối lượng rác thải xử lý tại Công ty TNHH Môi trường Năng Lượng Xanh để làm cơ sở thanh quyết toán trong tháng 9/2021.

Trước đó, Công ty TNHH Môi trường Năng

Lượng Xanh đã thống kê tổng khối lượng rác thải trên địa bàn đã xử lý tại Nhà máy xử lý chất thải rắn thành phố Đà Lạt từ ngày 1/8/2021 đến ngày 31/8/2021 với hơn 8.161,5 tấn. Đồng thời cũng có văn bản đề nghị UBND thành phố Đà Lạt xác nhận và tiến hành thanh, quyết toán với tổng kinh phí tương ứng với

tổng khối lượng rác thải đã xử lý vừa nêu.Được biết, vào ngày 29/1/2021, UBND

thành phố Đà Lạt đã ký hợp đồng với Công ty TNHH Môi trường Năng Lượng Xanh về việc cung cấp dịch vụ xử lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn trong năm 2021.

VĂN VIỆT

Kiểm tra khối lượng rác thải xử lý tại Đà Lạt

Thông tin từ UBND huyện Đạ Tẻh, 9 tháng đầu năm nay đã phát hiện được 18 vụ vi phạm Luật Lâm nghiệp, giảm 2 vụ, tương đương giảm 10% so với cùng kỳ. Cụ thể, phá rừng trái pháp luật có 4 vụ, khai thác rừng trái pháp luật 2 vụ, vận chuyển lâm sản trái phép 6 vụ, vi phạm về hồ sơ quản lý lâm

sản trong vận chuyển mua bán lâm sản 1 vụ; tàng trữ, mua bán, chế biến lâm sản trái phép 4 vụ và vi phạm quy định về bảo vệ động vật rừng 1 vụ…

Theo đó, diện tích rừng bị thiệt hại 2,291 ha, tăng 0,391 ha; khối lượng lâm sản thiệt hại 8,595 m3, giảm 7,707 m3 so với cùng

kỳ và không có vụ việc vi phạm nổi cộm. Huyện đã tổ chức giải tỏa 20,93 ha cây trồng trên đất rừng, đất lâm nghiệp bị lấn chiếm trái phép từ những năm trước để bàn giao cho chủ rừng theo dõi, quản lý, trồng khôi phục rừng.

THÂN HIỀN

ĐẠ TẺH: Phát hiện 18 vụ vi phạm Luật Lâm nghiệp

Lấn chiếm trái phép hơn 65 ha đất lâm nghiệp

UBND huyện Lạc Dương cho biết, địa phương đang sử dụng hiệu quả thư viện trường học do Hàn Quốc tài trợ xây dựng trên địa bàn.

Đó là thư viện của Trường Tiểu học Đưng K’Nớ thuộc xã Đưng K’Nớ nằm trong vùng sâu của huyện. Tại đây, tổ chức World Share của Hàn Quốc trong năm 2020 vừa qua đã tài trợ để trường học này xây dựng một thư viện mới trong trường với tổng nguồn vốn trên 483,7 triệu đồng, trong đó phía Hàn Quốc hỗ trợ 380 triệu đồng, vốn đối ứng của huyện 103,7 triệu đồng. Cùng đó, tổ chức World Share cũng hỗ trợ trang thiết bị trên 140 triệu đồng cho thư viện.

Việc đưa thư viện này vào hoạt động đã góp phần phục vụ tốt việc dạy và học của giáo viên và học sinh của trường, đáp ứng tiêu chí về chuẩn quốc gia của trường theo quy định hiện nay. VIẾT TRỌNG

LẠC DƯƠNG: Sử dụng hiệu quả thư viện trường học do Hàn Quốc tài trợ xây dựng

Page 7: SỐ 5924 NGÀY 21/9/2021 Tòa soạn: 38 QUANG TRUNG - ĐÀ LẠT …

7 THỨ BA 21 - 9 - 2021TÒA SOẠN - BẠN ĐỌC

XEM TIẾP TRANG 8

Hiệu quả từ các chuỗi liên kết sản xuấtThực tế cho thấy, những năm qua,

các mô hình liên kết sản xuất của các hợp tác xã (HTX), tổ hợp tác và nông dân trên địa bàn huyện Đam Rông ngày càng tăng về số lượng và hoạt động hiệu quả hơn. Từ việc tổ chức liên kết sản xuất nông nghiệp theo chuỗi giá trị đã giúp mang lại hiệu quả kinh tế cho nhiều mô hình sản xuất, quy mô được mở rộng, ổn định thu nhập cho nông dân. Bên cạnh các mô hình liên kết hiệu quả, tạo được thương hiệu sản phẩm và mở rộng thị trường trong và ngoài nước như chuối Laba Đạ K’Nàng, cá tầm ở xã Rô Men và cây ăn quả tại xã Đạ R’sal thì vài năm trở lại đây, nghề trồng dâu, nuôi tằm cũng được các HTX và nông dân tại Đam Rông phát triển, hình thành nên các chuỗi liên kết sản xuất.

HTX Dâu tằm Rô Men là một trong 3 HTX dâu tằm trên địa bàn huyện đang hoạt động hiệu quả nhờ vào liên kết. Được thành lập từ năm 2019, HTX Dâu tằm Rô Men liên kết sản xuất với 28 hộ nông dân trồng dâu, nuôi tằm, tổng diện tích hơn 13 ha.

Hướng đến mục tiêu mở rộng

ĐAM RÔNG: Mở rộng các chuỗi liên kết sản xuất

sản xuất và đảm bảo đầu ra, ổn định giá cả cho nông dân, HTX đã chủ động liên kết sản xuất với Công ty Tơ tằm Ngọc Hùng tại thị trấn Nam Ban, Lâm Hà. Anh Phạm Văn Cương - Chủ tịch Hội đồng quản trị HTX Dâu tằm Ro Men cho biết: Tham gia vào chuỗi liên kết sản xuất, mọi người đều có lợi. Trước đây, bà con phải lo lắng tìm đầu ra sản phẩm và giá thành thì nay khi tham gia liên kết những vấn đề này đều được giải quyết. Khi đảm bảo các tiêu chí về chất lượng kén và thống nhất giá cả, sản lượng thu mua, HTX sẽ ký hợp đồng liên kết sản xuất với doanh nghiệp, công ty sẽ đứng ra thu mua, bao tiêu sản phẩm. Ngoài ra, các thành viên còn được hỗ trợ vật tư nông nghiệp, dâu tằm, con giống, nhất là đối với các hộ là đồng bào dân tộc thiểu số. Về phía HTX, để giữ vững liên kết, chất lượng tơ và sản lượng kén được HTX đặc biệt quan tâm. Các thành viên được hướng dẫn kỹ thuật trồng dâu, nuôi tằm và nhập nguồn con giống có chất lượng, nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng.

Theo anh Cương, trung bình 1 tháng, công ty thu mua của HTX khoảng hơn 2 tấn kén, tùy theo số

lượng có bao nhiêu công ty sẽ thu bấy nhiêu. Hoạt động kinh doanh ổn định giúp mang lại doanh thu cho HTX khoảng hơn 3 tỷ đồng/năm. “Để mở rộng quy mô sản xuất, ngoài chủ động tìm kiếm thị trường, đẩy mạnh liên kết, đầu tư thêm máy móc sản xuất, HTX định hướng xây dựng chuỗi sản xuất từ khâu con giống, trồng dâu, nuôi tằm đến xử lý kén và chủ động đầu ra, giúp nâng cao giá trị sản phẩm và tạo thêm việc làm cho nông dân”, ông Cương chia sẻ.

Để chuỗi liên kết sản xuất được bền vữngThời gian qua, huyện Đam Rông

cũng khuyến khích phát triển kinh tế mô hình hợp tác xã, từng bước hình thành các chuỗi liên kết giá trị trong sản xuất nông nghiệp, trên cơ sở gắn kết chặt chẽ giữa sản xuất nông nghiệp với chế biến, tiêu thụ.

Ông Nguyễn Văn Chính - Trưởng phòng Nông nghiệp huyện Đam Rông cho biết: Thông qua các chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất, nông dân mạnh dạn chuyển đổi cây trồng, áp dụng khoa học - kỹ thuật và liên kết sản xuất. Theo thống kê, đến thời điểm hiện tại, huyện Đam Rông có 10 chuỗi liên kết sản xuất gồm: 3 chuỗi dâu tằm ở 3 xã Đạ R’sal, Rô Men và Phi Liêng; 2 chuỗi liên kết sản xuất rau tại xã Đạ K’Nàng, xã Phi Liêng; 1 chuỗi liên kết sản xuất hạt macca tại xã Phi Liêng; 1 chuỗi cá tầm tại xã Rô Men và chuỗi liên kết sản xuất sầu riêng, cây ăn trái tại Đạ R’sal...

Theo ông Chính, khi tham gia vào chuỗi liên kết, nông dân được tiêu thụ sản phẩm với giá cả ổn định, an toàn, ít rủi ro, mở rộng quy mô sản xuất. Việc phát triển sản xuất nông nghiệp theo chuỗi giá trị còn góp phần quan trọng trong

việc giải bài toán về chất lượng nông sản, nâng cao giá trị gia tăng và phát triển nông nghiệp một cách bền vững trước những biến động của thị trường.

Đặc biệt, trong thời điểm dịch bệnh, các tổ hợp tác, HTX và nông dân liên kết sản xuất ổn định hơn, có đầu ra và giá cả bình ổn, không bị ảnh hưởng nhiều. Hơn nữa, việc phát triển các chuỗi liên kết sản xuất cũng góp phần giúp địa phương hoàn thành các tiêu chí xây dựng huyện nông thôn mới về thu nhập và tổ chức sản xuất.

Tuy nhiên, Phòng Nông nghiệp huyện cũng nhận định, trên thực tế, các chuỗi liên kết sản xuất trên địa bàn huyện Đam Rông chỉ mới dừng lại ở quy mô vừa và nhỏ; một số chuỗi liên kết vẫn chưa thực sự bền vững. Do đó, để chuỗi liên kết không bị đứt gãy, nông dân cần có chiến lược lâu dài, chú trọng xây dựng, nâng cao giá trị sản phẩm, nắm bắt sản xuất theo yêu cầu của thị trường và mở rộng thị trường. Ngoài ra, bên cạnh thực hiện các chính sách hỗ trợ nông dân phát triển sản xuất, huyện cũng thường xuyên tổ chức các khóa tập huấn nhằm nâng cao năng lực quản lý, điều hành, tổ chức sản xuất cho các doanh nghiệp, HTX và nông dân. “Địa phương cũng định hướng các tổ hợp tác, HTX sản xuất theo hướng nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ. Từ đó, giúp xây dựng thương hiệu sản phẩm và quảng bá thương hiệu nông sản Đam Rông”, ông Chính cho biết thêm.

NHẬT QUỲNH

Xây dựng, mở rộng các chuỗi liên kết sản xuất là một trong những hướng đi mà huyện Đam Rông tập trung hướng đến nhằm thực hiện chủ trương tái cơ cấu ngành nông nghiệp. Việc xây dựng, hình thành và mở rộng các chuỗi liên kết sản xuất không chỉ giúp phát triển nền nông nghiệp bền vững, nâng cao chất lượng và giá trị sản phẩm, mà còn góp phần đảm bảo tiêu thụ sản phẩm với giá ổn định cho nông dân.

Dù ảnh hưởng bởi dịch bệnh COVID-19, việc đôn đốc kiểm tra, xử lý các trường hợp lấn chiếm hành lang công trình thủy lợi vẫn được các cơ quan chức năng thực hiện nghiêm ngặt.

Theo số liệu thống kê từ Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, trên địa bàn

tỉnh hiện có 430 công trình thủy lợi, trong đó có 220 hồ chứa, 87 công trình dâng nước, 19 trạm bơm, 92 đập tạm và 12 kênh tiêu, cùng với khoảng 1.200 km kênh mương. Các công trình thủy lợi trên địa bàn hiện đã được phân cấp quản lý khai thác theo Quyết định về Quy định phân cấp quản lý, khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi trên địa bàn tỉnh số 19 ngày 18/5/2021 của UBND tỉnh. Kết quả rà soát đánh giá của cơ quan chức năng cho thấy, phần lớn các hồ, đập được xây dựng khá lâu và thiếu đồng bộ trong đầu tư. Bởi vậy, sau thời gian dài sử dụng, nhiều công trình đã bị hư hỏng, xuống cấp, tiềm ẩn nguy cơ xảy ra sự cố. Ngoài 10 công trình hồ chứa đang được thi công sửa chữa, nâng cấp, hiện toàn tỉnh đang còn 58 công trình hồ chứa nước bị hư hỏng, xuống cấp, có nguy cơ cao

Tăng cường chấn chỉnh việc lấn chiếm hành lang công trình thủy lợi

gây mất an toàn công trình (9 hồ chứa đã được bố trí nguồn vốn để sửa chữa, nâng cấp; 49 công trình vẫn chưa được bố trí nguồn kinh phí sửa chữa). Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lâm Đồng đã đề nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, UBND tỉnh xem xét hỗ trợ 636,3 tỷ đồng để nâng cấp, sửa chữa 49 công trình; đồng thời, bố trí kinh phí để tiếp tục triển khai Đề án nâng cao năng lực quản lý an toàn đập, hồ chứa thủy lợi trên địa bàn tỉnh đến năm 2025 theo Quyết định số 2243 ngày 1/11/2018 của UBND tỉnh.

Cũng theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lâm Đồng, từ năm 2019 đến nay, cơ quan chức năng đã phát hiện 707 trường hợp vi phạm hành lang bảo vệ công trình thủy lợi và xử lý 141 trường hợp. Đối với 566 trường hợp còn lại do việc quản lý hồ sơ thu hồi, đền bù giải tỏa đất ở cấp huyện bị thất lạc, ranh giới nhiều công trình thủy lợi với diện tích đất của người dân vẫn chưa được cắm mốc, xác định cụ thể; ngoài ra, nhiều công trình thủy lợi được người dân hiến đất xây dựng từ lâu, song chưa điều chỉnh trong giấy chứng nhận quyền

sử dụng đất nên khó xử lý.Để đảm bảo an toàn hồ đập thủy

lợi trong mùa mưa lũ 2021, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Lâm Đồng đã chỉ đạo Chi cục Thủy lợi, Trung tâm Quản lý Đầu tư và Khai thác thủy lợi phối hợp với các địa phương rà soát, đánh giá hiện trạng 430 công trình thủy lợi trước mùa mưa lũ.

Ông Nguyễn Hà Lộc, Chi cục trưởng Chi cục Thủy lợi Lâm Đồng cho biết, “Riêng năm 2021, kế hoạch thanh tra, kiểm tra các đơn vị quản lý, khai thác công trình thủy lợi đã được xây dựng ngay từ đầu năm. Hiện đơn vị đã tổ chức 5 cuộc kiểm tra chuyên ngành tại Trung tâm Quản lý và Khai thác công trình công cộng các huyện Di Linh, Lâm Hà và Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn các huyện Cát Tiên, Đạ Tẻh, Đơn Dương. Chi cục cũng đã tham mưu, đôn đốc các địa phương, đơn vị kiểm tra, xử lý lấn chiếm hành lang bảo vệ các công trình thủy lợi. Năm 2021, liên quan đến các vi phạm trong phạm vi bảo vệ hồ Tuyền Lâm, Chi cục Thủy lợi Lâm Đồng đã tham mưu xử lý đối với hoạt động của Công ty TNHH Một thành viên Cá tầm Việt Nam tại khu vực tràn phụ hồ Tuyền Lâm; các vó bè, nhà nổi

trên mặt hồ Tuyền Lâm… Đồng thời tiếp tục xử lý, cưỡng chế một hộ dân ra khỏi khu vực tràn hồ Tuyền Lâm”.

Hiện nay, do diễn biến phức tạp của dịch bệnh COVID-19 nên công tác thanh, kiểm tra các đơn vị quản lý, khai thác công trình thủy lợi bị ảnh hưởng. Do vậy, Chi cục Thủy lợi Lâm Đồng đã phân công người phụ trách và bám sát các đơn vị quản lý, khai thác công trình thủy lợi để nắm thông tin, giải quyết các khó khăn, vướng mắc và đôn đốc các đơn vị triển khai thực hiện theo quy định của pháp luật. Tuy nhiên, vấn đề đặt ra hiện nay là các vi phạm trong hành lang bảo vệ công trình thủy lợi ở địa phương chưa được xử lý triệt để, đặc biệt là các vụ vi phạm tại hồ Tuyền Lâm. Hơn nữa, do số lượng vi phạm nhiều và diễn ra trong thời gian dài nên cần thu thập, củng cố hồ sơ kỹ lưỡng để xử lý. Hiện tại, Chi cục Thủy lợi Lâm Đồng ưu tiên xử lý các vụ vi phạm có thể ảnh hưởng đến an toàn công trình.

Trong năm 2021, đơn vị tăng cường thực hiện công tác thanh tra, kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về quản lý an toàn các hồ chứa thủy lợi trên địa bàn tỉnh...

Những vấn đề sai phạm ở khu vực hồ Tuyền Lâm đang được tiến hành xử lý.

Nuôi tằm tại HTX Dâu tằm Rô Men.

Page 8: SỐ 5924 NGÀY 21/9/2021 Tòa soạn: 38 QUANG TRUNG - ĐÀ LẠT …

THỨ BA 21 - 9 - 20218

GIÁ 2.500ñ

ª TOÅNG BIEÂN TAÄP: HOÀ THÒ LAN ª PHOÙ TOÅNG BIEÂN TAÄP: PHAÏM SÔN DUÕNG ª GIAÁY PHEÙP XUAÁT BAÛN SOÁ 16/GP - BTTTT NGAØY 4/1/2012 (BOÄ TTTT) ª SAÉP CHÖÕ ÑIEÄN TÖÛ TAÏI BAÙO LAÂM ÑOÀNG ª IN TAÏI XÍ NGHIEÄP BAÛN ÑOÀ ÑAØ LAÏT

THÔNG BÁO CỦA CHI NHÁNH VP ĐKĐĐ HUYỆN BẢO LÂM“V/v Giải quyết hồ sơ đăng ký nhận QSD đất của ông Vũ Cường

sử dụng đất tại xã Lộc Đức”Chi nhánh Văn phòng Đăng ký đất đai huyện Bảo Lâm tiếp nhận và giải

quyết hồ sơ đăng ký nhận QSD đất của ông Vũ Cường sử dụng đất tại xã Lộc Đức, huyện Bảo Lâm. Với các thông tin cụ thể như sau:

- Giấy chứng nhận QSD đất số hiệu: R 236247, số vào sổ cấp GCN: 02368, ngày 26/10/2000 do UBND huyện Bảo Lâm cấp.

+ Thửa đất số 251, diện tích 4.068 m2.+ Mục đích sử dụng đất: Đất trồng cây lâu năm (CLN).+ Thời hạn sử dụng đất: 10/2043.+ Tờ bản đồ số 12 (cũ) xã Lộc Đức.Ngày 22/12/2001; hộ ông Nguyễn Văn Tịnh sang nhượng quyền sử

dụng đất cho ông Vũ Cường bằng giấy viết tay chưa lập thủ tục sang tên theo quy định; đồng thời giao GCN số R 236247 cho ông Vũ Cường quản lý và sử dụng. Hiện nay hộ ông Nguyễn Văn Tịnh đã đi khỏi địa phương không rõ địa chỉ chỗ ở hiện nay.

Vậy Chi nhánh Văn phòng Đăng ký đất đai huyện Bảo Lâm thông báo:Ông Nguyễn Văn Tịnh ở đâu đề nghị ông (bà) liên hệ với Chi nhánh

Văn phòng Đăng ký đất đai huyện Bảo Lâm để được hướng dẫn giải quyết hồ sơ theo luật định.

Trong thời gian 30 ngày kể từ ngày đăng thông báo này trên các phương tiện truyền thông, nếu các tổ chức, cá nhân có khiếu nại, khiếu kiện liên quan đến thửa đất nêu trên thì đề nghị gửi phúc đáp bằng văn bản về Chi nhánh Văn phòng Đăng ký đất đai huyện Bảo Lâm để được giải quyết. Sau thời gian 30 ngày, nếu đơn vị không nhận được các khiếu nại, khiếu kiện nào, thì Chi nhánh Văn phòng Đăng ký đất đai huyện Bảo Lâm sẽ lập thủ tục đăng ký nhận QSD đất cho ông Vũ Cường tại thửa đất nêu trên theo quy định.

Theo Hạt Kiểm lâm huyện Cát Tiên, hiện trên địa bàn huyện đang có 15 hộ gia đình được cấp phép giấy chứng nhận đăng ký gây nuôi động vật hoang dã với tổng số lượng là 947 cá thể/11 loài. Các loài động vật gây nuôi gồm nhím, kỳ đà vân, dúi, cầy vòi hương, rắn ráo trâu, Rắn ri voi, rắn hổ mang, rùa đất lớn,

rùa răng và hươu sao. Qua kiểm tra không phát hiện trại nuôi nào vi phạm các quy định về gây nuôi động vật hoang dã.

Bên cạnh đó, trên địa bàn huyện có 21 cơ sở chế biến, sản xuất đồ mộc gia dụng đang hoạt động; trong đó, có 18 cơ sở là hộ gia đình cá thể và 3 công ty TNHH. Nguồn gốc lâm sản

của các công ty, các hộ gia đình đưa vào chế biến, kinh doanh chủ yếu là gỗ rừng trồng, gỗ nhập khẩu và gỗ có nguồn gốc hợp pháp của các huyện, tỉnh lân cận khác. Trên địa bàn huyện không có tình trạng lấn chiếm, tái lấn chiếm đất lâm nghiệp nên không giải tỏa trồng rừng lại sau giải tỏa.

HOÀNG SA

Cát Tiên: Tăng cường kiểm tra hoạt động khai thác và vận chuyển, buôn bán lâm sản

Thông tin từ Sở Công thương, có 7 tỉnh, thành trên cả nước đã có văn bản đề nghị kết nối, tiêu thụ sản phẩm với tỉnh Lâm Đồng. Sở Công thương đã đề nghị các doanh nghiệp phân phối lớn, các chợ đầu mối quan tâm, trao đổi thông tin về nhu cầu hàng hóa với các địa phương bạn để

kết nối, tiêu thụ sản phẩm. Theo đó, tỉnh Bình Thuận đề xuất

cung cấp mặt hàng khoai môn, củ sắn; tỉnh Hà Giang có cam các loại; tỉnh Vĩnh Long cần tiêu thụ khoai lang tím; Gia Lai cần bán rau ngót; Nghệ An có chanh, nấm sò và hải sản các loại; Lai Châu cần tiêu thụ chè,

trái cây, cá tầm và nhiều loại nông sản; tỉnh Quảng Ngãi cần tiêu thụ tôm thẻ chân trắng. Kết nối, tiêu thụ sản phẩm trong đại dịch vừa giúp các địa phương tiêu thụ được sản phẩm; đồng thời, giúp người tiêu dùng Lâm Đồng được sử dụng hàng hóa với chất lượng và giá cả đảm bảo. D.Q

Kết nối tiêu thụ nông sản với 7 tỉnh, thành

Thống kê từ năm 2018 đến nay, trên toàn địa bàn sản xuất nông nghiệp Đà Lạt đã tổ chức thu gom hơn 20.080 kg bao bì thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) sau sử dụng. Sau đó tập kết trong 243 bể chứa và 80 m2 kho lưu chứa trước khi vận chuyển về nơi xử lý theo đúng quy định.

Cụ thể, khối lượng thu gom bao bì thuốc BVTV hàng năm vẫn tăng lên như: Năm 2018 (4.255 kg), năm 2019 (4.362 kg), 2020 (6.632 kg), 7 tháng đầu năm 2021 (4.831 kg).

Riêng khu vực sản xuất nông nghiệp đầu nguồn hồ Đan Kia thuộc địa bàn Phường 7, Đà Lạt với 140 ha sản xuất hoa trong nhà kính và 80 ha rau sản xuất ngoài trời, hàng năm thu gom, xử lý lần lượt 650 kg và 200 kg bao bì thuốc BVTV sau sử dụng. Ngoài ra, khối lượng phế phẩm nông nghiệp thải ra hàng năm ở đây khoảng 5.700 tấn, trong đó phần lớn đã được nông dân chế biến thành phân hữu cơ bón trở lại cho rau, hoa...

MẠC KHẢI

Thu gom hơn 20.080 kg bao bì thuốc BVTV

Theo UBND huyện Đức Trọng, từ năm 2016 đến nay, huyện này đã triển khai hơn 5,2 tỷ đồng các chương trình, dự án hỗ trợ phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế, nhân rộng mô hình giảm nghèo và chuyển đổi ngành nghề cho 527 hộ ở 6 thôn đặc biệt khó khăn thuộc 2

xã Tà Năng và Đa Quyn gồm: Cha Rang Hao, Klong Bong, Tân Hạ, Tơm Rang, Chơ Rung, Toa Cát.

Trong đó, đã mở 2 lớp đào tạo nghề cho 50 học viên, giải quyết việc làm tại địa phương cho 100 lao động, xuất khẩu 3 lao động...

Đặc biệt, huyện Đức Trọng còn giao

khoán quản lý, bảo vệ 15.000 ha rừng cho 861 hộ nghèo, cận nghèo của 4/6 thôn đặc biệt khó khăn, đã chi trả hơn 5 tỷ đồng. Riêng tiền điện hỗ trợ hơn 72,3 triệu đồng cho 123 hộ nghèo...

Đến nay 100% người dân ở 6 thôn đặc biệt khó khăn nêu trên đều được cấp thẻ bảo hiểm y tế... VŨ VĂN

Hỗ trợ sản xuất cho 6 thôn đặc biệt khó khăn

UBND thành phố Đà Lạt mới đây đã chỉ đạo Ban Quản lý Dự án đầu tư xây dựng Đà Lạt tập trung đẩy nhanh tiến độ lập hồ sơ mở rộng đường Khởi Nghĩa Bắc Sơn, Phường 10 và tổ chức khảo sát hiện trường, lập hồ sơ đầu tư nâng cấp và đề xuất nguồn vốn đầu tư nhằm cải tạo cầu Trần Quý Cáp đảm bảo kết nối hạ tầng kỹ thuật đồng bộ với công trình mở rộng nút giao Phan Chu Trinh, đường Trần Quý Cáp hiện nay. Đồng thời, cân nhắc, tính

toán và nghiên cứu phương án ngầm hóa hạ tầng kỹ thuật điện, viễn thông trên toàn tuyến sao cho phù hợp, khả thi và đồng bộ.

UBND thành phố cũng yêu cầu Ban Quản lý dự án lập hồ sơ mở rộng góc giao thông đường Lê Đại Hành hướng vào đường Trần Phú (về phía Trường THPT Chuyên Thăng Long) nhằm đảm bảo an toàn tầm nhìn giao thông, giảm nguy cơ xảy ra tai nạn giao thông tại khu vực...

NGUYỄN NGHĨA

Thêm các đoạn, tuyến đường đầu tư hạ tầngtrên địa bàn thành phố Đà Lạt

... Tiến hành xử lý vi phạm hành chính đối với các trường hợp không thực hiện quy định của pháp luật về quản lý an toàn hồ, đập. Xử lý vi phạm hành lang bảo vệ công trình thủy lợi đối với các công trình đã được xác lập ranh giới đất. Đồng thời, kiểm tra việc chấp hành các quy định của Nhà nước về quản lý khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi; công tác duy tu, sửa chữa thường xuyên; công tác sử dụng kinh phí hỗ trợ giá sản phẩm, dịch vụ công ích

thủy lợi; công tác phòng, chống thiên tai tại Ban Quản lý Dự án Đầu tư xây dựng và Công trình công cộng huyện Đạ Huoai.

Trong những tháng cuối năm 2021, Chi cục Thủy lợi Lâm Đồng sẽ tổ chức kiểm tra đột xuất các tổ chức, cá nhân có dấu hiệu vi phạm trong lĩnh vực phòng, chống thiên tai; khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi... để có những biện pháp xử lý kip thời, nhằm đảm bảo an toàn các hồ, đập thủy lợi trên địa bàn toàn tỉnh. NGỌC NGÀ

Huyện Lâm Hà vừa đưa ra giá gói thầu gần 250 triệu đồng quan trắc môi trường và đánh giá diễn biến chất lượng nước sông Cam Ly trên địa bàn.

Theo đó, với hình thức chỉ định thầu rút gọn trong tháng 9/2021, huyện Lâm Hà tổ chức lựa chọn nhà thầu ký hợp đồng trọn gói trong thời

gian 120 ngày thực hiện lấy mẫu môi trường không khí xung quanh, nước dưới đất, nước thải sau xử lý của một số đơn vị sản xuất và nước mặt trên dòng sông Đa Dâng và Cam Ly chảy qua địa bàn huyện này.

Cụ thể, số lượng mẫu môi trường phân tích gồm: 20 mẫu nước mặt,

12 mẫu nước thải, 12 mẫu không khí, 7 mẫu nước dưới đất. Qua đó, đánh giá hiện trạng chất lượng các thành phần môi trường, nhận diện các nguồn gây tác động và đề xuất giải pháp quản lý, ngăn chặn nguy cơ ô nhiễm, suy thoái môi trường.

MẠC KHẢI

Tăng cường chấn chỉnh... TIẾP TRANG 7

Lâm Hà quan trắc môi trường nước sông Cam Ly

Sở Khoa học và Công nghệ vừa nghiệm thu đề tài nghiên cứu “Khảo nghiệm một số giống cây ăn quả ôn đới đặc sản (đào, mận) có nguồn gốc nhập nội tại Đà Lạt, Lạc Dương” do nhóm các nhà khoa học Viện Bảo vệ thực vật (Bộ Nông nghiệp - Phát triển nông thôn) thực hiện và TS. Lại Tiến Dũng làm chủ nhiệm.

Cây đào, mận đã được trồng tại Đà Lạt từ những năm 1898 cuối thế kỷ 19 ở Trại Hầm (Phường 10), Trạm Hành và rải rác trong thành phố Đà Lạt, huyện Lạc Dương. Trước năm 1975, các giống đào và mận của Đà Lạt chủ yếu có nguồn gốc từ Ai Lao, Vạn Tượng, Vân Nam (Trung Quốc). Khoảng năm 1995, một số nông dân đã di thực giống mận Tam Hoa từ miền Bắc vào trồng thử nghiệm thành công

tại Đà Lạt và phát triển tự phát cho đến nay.

Sau 4 năm nghiên cứu khảo nghiệm, nhóm các nhà khoa học đã tiến hành xây dựng được 3 mô hình trình diễn tại Đà Lạt và Lạc Dương gồm: mô hình ghép cải tạo các giống đào, mận; mô hình vườn ươm quy mô nông hộ; mô hình trồng mới các giống đào, mận tuyển chọn. Trong đó, đã cung cấp 1.000 cây giống xuất vườn phục vụ mở rộng diện tích. Tại các mô hình, các cây giống đào, mận đều sinh trưởng và phát triển tốt, chất lượng trái cây được bà con nông dân đánh giá cao.

Quá trình khảo nghiệm đã tổ chức 2 lớp đào tạo, tập huấn kỹ thuật cho 100 lượt cán bộ kỹ thuật và bà con nông dân về kỹ thuật, trồng và chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh hại, ghép cải

tạo các giống đào, mận tuyển chọn tại xã Đạ Sar (Lạc Dương). Tổ chức nhiều buổi hội thảo đầu bờ tại xã Trạm Hành (Đà Lạt) về giống, kỹ thuật canh tác, phương pháp và kỹ thuật ghép cải tạo nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế, chất lượng, mẫu mã sản phẩm đối với giống đào, mận được tuyển chọn; xây dựng 2 quy trình kỹ thuật canh tác giống đào, mận tại thành phố Đà Lạt và huyện Lạc Dương.

Kết quả nghiên cứu đã phục tráng lại giống mận, đào vốn thích ứng và bám rễ từ lâu đời tại Đà Lạt, từ đó ứng dụng nhân rộng canh tác tạo nên những vườn đào, mận và các loại cây ăn quả ôn đới sum suê trĩu cành để phục vụ du khách khi đến với Đà Lạt - Lâm Đồng.

QUỲNH UYỂN

Khảo nghiệm để nhân rộng một số giống cây ăn quả ôn đới đặc sảntại Đà Lạt, Lạc Dương

UBND huyện Cát Tiên vừa ký quyết định phê duyệt đầu tư xây dựng công trình nâng cấp kênh tưới Trảng 14, thị trấn Cát Tiên với tổng kinh phí xây dựng 2 tỷ đồng. Công trình nhằm phục vụ nông nghiệp và phát triển nông

thôn với quy mô công trình cấp IV, do Phòng Nông nghiệp huyện làm chủ đầu tư, chịu trách nhiệm tư vấn khảo sát, lập báo cáo kinh tế - kỹ thuật toàn diện đối với nội dung thiết kế, trình thẩm định UBND huyện phê duyệt. Công trình sau

khi hoàn thành sẽ cung cấp nước tưới vào mùa khô cho diện tích khoảng 90 ha đất sản xuất nông nghiệp của người dân thuộc Tổ dân phố 14, thị trấn Cát Tiên, trong đó 65 ha lúa và 25 ha hoa màu.

THANH SA

Cát Tiên: Đầu tư 2 tỷ đồng nâng cấp kênh tưới Trảng 14, thị trấn Cát Tiên