cƠ quan cỦa ĐẢng bỘ ĐẢng cỘng sẢn viỆt nam tỈnh...

12
Tòa soạn: 38 QUANG TRUNG - ĐÀ LẠT ª ĐT: 3822472 - 3822473 ª Fax: 3827608 E-mail: [email protected] ª www.baolamdong.vn - www.dalatonline.vn SỐ 321 - 4697 THỨ BẢY, NGÀY 7/1/2017 CƠ QUAN CỦA ĐẢNG BỘ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM TỈNH LÂM ĐỒNG - TIẾNG NÓI CỦA ĐẢNG BỘ, CHÍNH QUYỀN, NHÂN DÂN LÂM ĐỒNG CUỐI TUẦN Mang kỷ niệm đời lính vào trong thơ, kịch Vấn đề cuối tuần N ăm 2016, phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” (TDĐKXDĐSVH) trong tỉnh Lâm Đồng đã đạt nhiều kết quả tích cực. Qua đó, góp phần nâng cao đời sống văn hóa, tinh thần cho nhân dân và cổ vũ, khích lệ các phong trào thi đua yêu nước, nhất là thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới. Tuy nhiên, phong trào “TDĐKXDĐSVH” vẫn còn một số hạn chế: Ban chỉ đạo phong trào các huyện, thành phố được kiện toàn nhưng chưa hoạt động thường xuyên, một số thành viên chưa tích cực chủ động phối hợp triển khai theo Quy chế hoạt động. Việc đăng ký, kiểm tra bình xét công nhận và khen thưởng các danh hiệu văn hóa chưa theo đúng quy định. Công tác triển khai xây dựng xã đạt chuẩn văn hóa nông thôn mới, phường, thị trấn đạt chuẩn văn minh đô thị chưa được quan tâm thường xuyên. Kinh phí dành cho hoạt động phong trào “TDĐKXDĐSVH” của các huyện chưa đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ đề ra. Hệ thống thiết chế văn hóa cấp xã, thôn được đầu tư xây dựng song chưa có kế hoạch, chương trình hoạt động cụ thể dẫn đến chưa phát huy hết công năng sử dụng… Khắc phục tình trạng trên, UBND tỉnh có Văn bản số 07/UBND-VX2 (ngày 3/1/2017) về việc đẩy mạnh, nâng cao chất lượng phong trào “TDĐKXDĐSVH” trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng. Theo đó, UBND tỉnh yêu cầu các huyện và thành phố cần thực hiện tốt các nội dung: Tiếp tục tổ chức học tập, quán triệt nội dung Nghị quyết Hội nghị lần thứ 9 của BCHTW (khóa XI) về “Xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước”, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ X (nhiệm kỳ 2015-2020),... Xây dựng đời sống văn hóa là xây dựng tiến bộ, văn minh, giữ vững kỷ cương xã hội TRANG 8 Du lịch Lâm Đồng cần đa dạng sản phẩm 1 TUẦN CON SỐ Trong giai đoạn 2016-2017, mỗi huyện, thành phố tổ chức rà soát, xây dựng mô hình điểm 1 Câu lạc bộ Liên thế hệ tự giúp nhau tại cộng đồng với quy mô từ 40-50 thành viên. Nguồn: UBND tỉnh TRANG 6 XEM TIẾP TRANG 2 Đam Rông nỗ lực nâng cao chất lượng tăng trưởng 3 Bài ca chiến thắng. Tranh minh họa: Hoàng Khai Truyện ngắn: NGUYỄN ĐÌNH THĂNG Người giấu mặt 5 Bùa Rêu 7 Du lịch mạo hiểm ở Đà Lạt ngày càng thu hút du khách. Ảnh: L.Hoa

Upload: others

Post on 19-Oct-2019

2 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Tòa soạn: 38 QUANG TRUNG - ĐÀ LẠT ª ĐT: 3822472 - 3822473 ª Fax: 3827608 E-mail: [email protected] ª www.baolamdong.vn - www.dalatonline.vn

SỐ 321 - 4697 THỨ BẢY, NGÀY 7/1/2017CƠ QUAN CỦA ĐẢNG BỘ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM TỈNH LÂM ĐỒNG - TIẾNG NÓI CỦA ĐẢNG BỘ, CHÍNH QUYỀN, NHÂN DÂN LÂM ĐỒNG

CUỐI TUẦN

Mang kỷ niệm đời lính vào trong thơ, kịch

Vấn đề cuối tuần

Năm 2016, phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” (TDĐKXDĐSVH) trong tỉnh Lâm Đồng

đã đạt nhiều kết quả tích cực. Qua đó, góp phần nâng cao đời sống văn hóa, tinh thần cho nhân dân và cổ vũ, khích lệ các phong trào thi đua yêu nước, nhất là thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới.

Tuy nhiên, phong trào “TDĐKXDĐSVH” vẫn còn một số hạn chế: Ban chỉ đạo phong trào các huyện, thành phố được kiện toàn nhưng chưa hoạt động thường xuyên, một số thành viên chưa tích cực chủ động phối hợp triển khai theo Quy chế hoạt động. Việc đăng ký, kiểm tra bình xét công nhận và khen thưởng các danh hiệu văn hóa chưa theo đúng quy định. Công tác triển khai xây dựng xã đạt chuẩn văn hóa nông thôn mới, phường, thị trấn đạt chuẩn văn minh đô thị chưa

được quan tâm thường xuyên. Kinh phí dành cho hoạt động phong trào “TDĐKXDĐSVH” của các huyện chưa đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ đề ra. Hệ thống thiết chế văn hóa cấp xã, thôn được đầu tư xây dựng song chưa có kế hoạch, chương trình hoạt động cụ thể dẫn đến chưa phát huy hết công năng sử dụng…

Khắc phục tình trạng trên, UBND tỉnh có Văn bản số 07/UBND-VX2 (ngày 3/1/2017) về việc đẩy mạnh, nâng cao chất lượng phong trào “TDĐKXDĐSVH” trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng. Theo đó, UBND tỉnh yêu cầu các huyện và thành phố cần thực hiện tốt các nội dung: Tiếp tục tổ chức học tập, quán triệt nội dung Nghị quyết Hội nghị lần thứ 9 của BCHTW (khóa XI) về “Xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước”, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ X (nhiệm kỳ 2015-2020),...

Xây dựng đời sống văn hóa là xây dựng tiến bộ, văn minh, giữ vững kỷ cương xã hội

TRANG 8

Du lịch Lâm Đồng cần đa dạng sản phẩm

1 TUẦN CON SỐ

Trong giai đoạn 2016-2017, mỗi huyện, thành phố tổ chức rà soát, xây dựng mô hình điểm 1 Câu lạc bộ Liên thế hệ tự giúp nhau tại cộng đồng với quy mô từ 40-50 thành viên.

Nguồn: UBND tỉnh

TRANG 6

XEM TIẾP TRANG 2

Đam Rông nỗ lực nâng cao chất lượng tăng trưởng

3

Bài ca chiến thắng. Tranh minh họa: Hoàng Khai

Truyện ngắn: NGUYỄN ĐÌNH THĂNG

Người giấu mặt 5

Bùa Rêu7

Du lịch mạo hiểm ở Đà Lạt ngày càng thu hút du khách. Ảnh: L.Hoa

2 THỨ BẢY 7 - 1 - 2017 CUỐI TUẦN TIN TỨC - SỰ KIỆN

Sáng 4/1, tại Hà Nội, đã diễn ra hội nghị trực tuyến tổng kết ngành Khoa học và Công nghệ (KHCN) năm 2016 và triển khai nhiệm vụ năm 2017, với sự chủ trì của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc. Tham dự còn có lãnh đạo các bộ, ngành Trung ương, các viện nghiên cứu, các trường đại học… Đầu cầu địa phương diễn ra tại 63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Tại đầu cầu Lâm Đồng, đồng chí Trần Ngọc Liêm - Phó Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì hội nghị.

Trong năm 2016, ngành KHCN đã tập trung vào các nhiệm vụ, giải pháp để đưa KHCN trở thành yếu tố trọng yếu nâng cao năng suất, chất lượng và sức cạnh tranh của nền kinh tế; tập trung cải cách thủ tục hành chính, triển khai chính phủ điện tử, hỗ trợ, phát

triển doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia…

Hoạt động KHCN đã đạt được những kết quả nổi bật, thể hiện trong các nhiệm vụ: Công tác xây dựng cơ chế, chính sách, hoàn thiện hệ thống pháp luật để phù hợp với cam kết quốc tế và triển khai định hướng đổi mới trong lĩnh vực KHCN; tập trung tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, thúc đẩy phát triển doanh nghiệp, thúc đẩy doanh nghiệp đổi mới công nghệ, ứng dụng kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ…

Tại hội nghị, các bộ, ngành Trung ương và các địa phương đã phát biểu ý kiến về việc triển khai, ứng dụng KHCN trong hoạt động của đơn vị

cũng như đề xuất các giải pháp phát triển KHCN trong thời gian tới.

Đối với Lâm Đồng, ngành KHCN đã triển khai thực hiện nhiều hoạt động trong năm 2016. Đặc biệt là hoạt động nghiên cứu, ứng dụng chuyển giao KHCN được đẩy mạnh và ngày càng bám sát vào thực tiễn phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Công tác quản lý nhà nước về KHCN trên địa bàn tỉnh được tăng cường đi vào chiều sâu; việc thanh tra, kiểm tra tiêu chuẩn đo lường chất lượng được phối hợp chặt chẽ, có tác dụng ngăn chặn gian lận trong thương mại. Cùng với đó, công tác quản lý KHCN cấp huyện với số lượng đề tài ngày càng tăng, chất lượng đề xuất được nâng cao mang tính đặc thù của từng địa phương…

TUẤN HƯƠNG

Khoa học và công nghệ phục vụ phát triển kinh tế - xã hội

100% cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp thực hiện cải cách tài chính côngSở Nội vụ Lâm Đồng cho biết, đến

nay, 100% cơ quan hành chính nhà nước và đơn vị sự nghiệp trong tỉnh đều đã áp dụng cơ chế tự chủ trong cải cách tài chính công.

Cụ thể, với cơ quan hành chính nhà nước, toàn tỉnh có 384 cơ quan (trong đó cấp tỉnh 40, cấp huyện 197 và cấp xã 147) đều đã thực hiện

tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng biên chế và kinh phí quản lý hành chính.

Với đơn vị sự nghiệp công lập, toàn tỉnh có 751 đơn vị, đến nay, tất cả đều thực hiện cơ chế tự chủ. Việc áp dụng cơ chế tự chủ đã tạo điều kiện cho các đơn vị sự nghiệp sắp xếp bộ máy theo hướng tinh gọn, sử dụng hiệu

quả hơn kinh phí được giao.Hiện nhiều cơ quan, đơn vị đang

tiếp tục hoàn thiện quy chế chi tiêu nội bộ nhằm quản lý, sử dụng hiệu quả kinh phí quản lý hành chính, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, tăng quỹ phúc lợi, tăng thu nhập cho cán bộ, công chức, viên chức.

V.TRỌNG

Di Linh tập trung đầu tư phát triển vùng DTTS Trong năm 2016, huyện Di Linh đã

đầu tư để phát triển vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) gần 17 tỷ đồng. Nguồn kinh phí này được đầu tư từ các chương trình, dự án: 135; hỗ trợ sản xuất, nước sinh hoạt; hỗ trợ trực tiếp và trợ giá giống cây trồng, vật nuôi; cho vay phát triển sản xuất theo QĐ 54 của Chính phủ; hỗ trợ học sinh, sinh viên (HSSV).

Từ Chương trình 135, trong vùng DTTS được phân bổ kinh phí hơn 6,6 tỷ đồng để xây dựng 16 công trình cơ sở hạ

tầng xã, thôn đặc biệt khó khăn (gần 5 tỷ đồng); hỗ trợ phát triển sản xuất (1,37 tỷ đồng) và duy tu, bảo dưỡng 15 hạng mục, công trình (260 triệu đồng). Từ chính sách hỗ trợ sản xuất và nước sinh hoạt, đồng bào DTTS nghèo ở các xã, thôn đặc biệt khó khăn được hỗ trợ hơn 1,1 tỷ đồng (hỗ trợ mua sắm nông cụ 865 triệu đồng và hỗ trợ nước sinh hoạt 260 triệu đồng); trợ giá 470 triệu đồng để mua giống cà phê, bơ và mắc ca; hỗ trợ 720 triệu đồng để mua phân bón,

giống vật nuôi. Toàn huyện có 1.124 hộ được hỗ trợ trực tiếp 373 triệu đồng và 937 HSSV được hỗ trợ trên 2 tỷ đồng. Ngoài ra, thực hiện Dự án bố trí dân cư, huyện Di Linh triển khai 11 hạng mục với kinh phí đầu tư 5 tỷ đồng…

Nhờ vậy, đến cuối năm 2016, các chương trình và dự án nói trên đã góp phần giảm 3,63% hộ nghèo trong vùng DTTS (so với năm 2015) và hiện còn 14,43% (theo tiêu chí mới).

X.LONG

Bảo Lộc còn tồn đọng nhiều án dân sự phải thi hành

Trong năm 2016, Chi cục Thi hành án dân sự thành phố Bảo Lộc đã thụ lý mới 1.336 việc, tăng

295 việc so với năm 2015. Cộng với số việc còn tồn đọng từ những năm trước chuyển sang, án

dân sự phải giải quyết thi hành trong năm 2016 lên tới 2.388 việc, tăng 358 việc so với năm 2015.

Trong số 2.388 việc, án có điều kiện thi hành là 1.928 việc, chiếm 80,73%; án chưa có điều kiện thi hành là 460 việc, chiếm 19,27%. Chi cục Thi

hành án dân sự thành phố đã có nhiều cố gắng tập trung thi hành án và giải quyết án tồn đọng. Nhờ

vậy, trong năm 2016, Chi cục đã thi hành xong 1.424 việc, đạt 74% (so với án có điều kiện thi

hành), tăng 446 việc so với năm 2015. Trong số những việc đã thi hành, Chi cục đã phối hợp với

các ngành tổ chức cưỡng chế 25 việc.Theo Chi cục Thi hành án dân sự thành phố

Bảo Lộc, án tồn đọng ngày càng nhiều là do số lượng án lớn, năm sau đều cao hơn năm trước, nhưng biên chế cán bộ không tăng. Bình quân trong năm, mỗi chấp hành viên phải giải quyết từ 250 đến 300 việc. Tình trạng chây ỳ, chống

đối người thi hành án diễn ra khá phổ biến. Tài sản sau khi kê biên, còn có nhiều trường hợp rất khó bán. Thể chế thi hành án dân sự còn một số

vướng mắc, bất cập chậm được điều chỉnh… Hiện tại, thành phố Bảo Lộc còn tồn đọng 964

việc phải thi hành chuyển sang năm 2017. XL

Ngăn chặn lấn chiếm Quảng trường Lâm Viên để buôn bán cây, hoa ngày tết

Theo Ban Quản lý Dự án Quảng trường Lâm Viên, Đà Lạt, nhiều năm qua, tình trạng lấn chiếm

các khu vực Quảng trường Lâm Viên để kinh doanh cây, hoa vào những ngày cận tết diễn ra sôi

động và phức tạp, ảnh hưởng chung đến an ninh trật tự và mỹ quan đô thị.

Cụ thể, nhiều người kinh doanh đã tự ý lấy nguồn nước trong hồ phun nước nghệ thuật để

tưới giữ tươi sản phẩm cây, hoa trong thời gian chờ bán; đồng thời, lấn chiếm mặt bằng, dựng lều

bạt trú chân đốt lửa nấu ăn, sinh hoạt xả rác, gây hư hại đáng kể trên diện tích khuôn viên cây xanh

và hoa, nhất là những cây chuỗi ngọc vàng bao quanh các bồn cỏ công viên của Quảng trường.

Để đảm bảo không gian tập trung vui chơi, giải trí của cư dân địa phương và khách du lịch,

UBND thành phố Đà Lạt vừa chỉ đạo các cơ quan, đơn vị trực thuộc có các biện pháp phối hợp, ngăn chặn kịp thời tình trạng tái diễn lấn

chiếm Quảng trường Lâm Viên để buôn bán cây, hoa trong những ngày cận Tết Nguyên đán 2017.

VŨ VĂN

ĐỨC TRỌNG: 123 vụ vi phạm Luật Quản lý và bảo vệ rừng

Trong năm 2016, các ngành chức năng của huyện Đức Trọng đã kiểm tra, xử lý 123/123 vụ vi phạm Luật Bảo vệ và phát triển rừng. Trong đó, khai thác rừng trái phép là 34 vụ, gây thiệt hại 117,885 m3 gỗ các loại; phá rừng trái pháp luật 4 vụ, gây thiệt hại 12.232 m3; vận chuyển

lâm sản trái pháp luật 35 vụ, gây thiệt hại 19,024 m3; mua, bán, cất giữ, chế biến lâm sản trái với quy định của nhà nước 47 vụ, gây thiệt

hại 134,251 m3 và vi phạm thủ tục hành chính 3 vụ. Qua đó, đã thu nộp ngân sách nhà nước hơn

1,3 tỷ đồng.Nhờ làm tốt công tác phòng cháy chữa cháy

rừng, nên trong năm 2016, trên địa bàn huyện không có vụ cháy rừng nào xảy ra. Huyện Đức Trọng cũng đã tiến hành trồng được 200,12 ha

rừng; trong đó, trồng rừng tập trung theo phê duyệt của tỉnh đạt 107,12 ha (đạt 100% kế hoạch tỉnh giao); huy động các nguồn vốn tổ chức trồng thêm được 83 ha và trồng rừng phân tán trên diện

tích đất lâm nghiệp trồng cây nông nghiệp lâu năm được 974,3 ha.

T.VŨ

... Nghị quyết đại hội Đảng các cấp nhằm nâng cao hơn nữa nhận thức và trách nhiệm của toàn xã hội về chủ trương, mục đích, ý nghĩa, nội dung của phong trào. Gắn phong trào với việc “Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”, Chương trình xây dựng nông thôn mới và phong trào “Thi đua yêu nước”; xem đây là nội dung quan trọng để xây dựng nếp sống văn hóa, tiến bộ, văn minh, giữ vững kỷ cương xã hội. Phát huy vai trò tự quản của cộng đổng, phấn đấu giữ vững và nâng cao

chất lượng các danh hiệu văn hóa sau khi được công nhận. Thực hiện nghiêm túc, công khai việc kiểm tra, bình xét, công nhận và khen thưởng theo quy định. Đẩy mạnh công tác quy hoạch quỹ đất và bố trí nguồn kinh phí hợp lý dành cho đầu tư xây dựng thiết chế văn hóa, luyện tập thể thao để đáp ứng nhu cầu hội họp, giao lưu sinh hoạt văn hóa, luyện tập thể thao của người dân. Từ đó, xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh, đẩy lùi các tệ nạn xã hội, tạo chuyển biến tích cực về thực hiện nếp sống văn minh, thực hành tiết kiệm

trong việc cưới, việc tang và lễ hội. Bố trí kinh phí hoạt động hợp lý và hướng dẫn quản lý, sử dụng đảm bảo công tác khen thưởng, hoạt động của Ban chỉ đạo các cấp.

Một việc quan trọng nữa là phải thường xuyên có kế hoạch kiểm tra, giám sát thực hiện tại cơ sở nhằm kịp thời chấn chỉnh và hướng dẫn các địa phương nâng cao chất lượng phong trào; định kỳ sơ kết, tổng kết và báo cáo kết quả thực hiện, khó khăn, vướng mắc về Ban chỉ đạo tỉnh theo quy định.

LAN HỒ

Xây dựng đời sống văn hóa... TIẾP TRANG 1

ĐÀ LẠT: Nhiều cơ sở kinh doanh karaoke vi phạm qui định phòng cháy chữa cháyCác cuộc kiểm tra của ngành chức

năng gần đây cho biết, nhiều cơ sở kinh doanh karaoke trên địa bàn Đà Lạt vi phạm qui định về an toàn phòng cháy chữa cháy.

Cụ thể, qua kiểm tra 101 cơ sở kinh doanh karaoke hiện nay trên địa bàn Đà Lạt và Lạc Dương (Đà Lạt có 98 cơ sở, Lạc Dương có 3 cơ sở), ngành chức năng đã phát hiện 269 lỗi vi phạm, trong đó 39 cơ sở có lối thoát nạn không đảm bảo an toàn, 29 cơ sở sử dụng biển quảng cáo sai quy định,

77 cơ sở không trang bị bình chữa cháy đúng qui định; 27 cơ sở sử dụng tường và vách ngăn bằng vật liệu dễ cháy không an toàn.

Ngoài ra, còn nhiều cơ sở chưa thực tập phương án phòng cháy chữa cháy, không thực hiện mua bảo hiểm cháy nổ bắt buộc, chưa tự tổ chức kiểm tra an toàn phòng cháy chữa cháy.

Các ngành chức năng trong đợt kiểm tra này đã lập biên bản vi phạm hành chính và xử phạt 6 trường hợp vi phạm với số tiền phạt 19,5 triệu đồng.

Một đợt phúc tra sau đó cho thấy nhiều cơ sở kinh doanh karaoke trên vẫn chưa khắc phục vi phạm theo khuyến cáo của ngành chức năng.

UBND thành phố Đà Lạt đã yêu cầu các ngành chức năng trên địa bàn có văn bản yêu cầu các chủ cơ sở kinh doanh chưa đảm bảo công tác phòng cháy chữa cháy phải tạm đình chỉ hoạt động cho đến khi khắc phục xong, trong trường hợp không chấp hành thành phố sẽ có biện pháp xử lý theo qui định. VT

3 THỨ BẢY 7 - 1 - 2017CUỐI TUẦNKINH TẾ - XÃ HỘI

XUÂN TRUNG

Theo báo cáo của UBND huyện Đam Rông tại kỳ họp cuối năm của HĐND

huyện, các chỉ tiêu kinh tế đều có mức tăng trưởng ở cả ba khu vực nông nghiệp, dịch vụ, công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp, góp phần đạt mức tăng trưởng đặt ra trong năm 2016. Qua đó, tổng giá trị sản xuất của toàn huyện đạt hơn 1.666 tỷ đồng, bằng 107% kế hoạch và tăng 11,22% so với cùng kỳ. Cụ thể, lĩnh vực nông lâm thủy sản tăng 7,35%; công nghiệp và xây dựng tăng 14,36%; dịch vụ tăng 16,64%. Bên cạnh đó, tổng mức đầu tư xã hội đạt hơn 541,4 tỷ đồng và tuy tăng 15% so với cùng kỳ, nhưng chỉ bằng 74,85% kế hoạch. Đặc biệt, thu ngân sách nhà nước đạt gần 42,9 tỷ đồng, bằng 102% kế hoạch pháp lệnh về thu ngân sách nhà nước.

Đặt trong điều kiện của huyện nghèo còn khó khăn về vốn đầu tư, trong khi thời tiết diễn biến phức tạp ảnh hưởng không nhỏ đến sản xuất và đời sống người dân thì với mức tăng trưởng nêu trên phần nào phản ánh sự nỗ lực, cố gắng của chính quyền các cấp và người dân trong huyện. Nổi bật nhất là lĩnh vực nông nghiệp, mặc dù toàn huyện có tới 400 ha cà phê, 140 ha lúa và các cây trồng khác giảm năng suất do thiếu nước tưới; nhưng

Đam Rông nỗ lực nâng cao chất lượng tăng trưởngĐánh giá của UBND huyện Đam Rông: “Trong năm 2016, tốc tộ tăng trưởng của huyện đạt khá, cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng định hướng”. Tuy nhiên, vẫn còn những hạn chế đó là sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp đạt thấp so với kế hoạch, tình trạng phá rừng, khai thác lâm sản trái phép tăng cả số vụ và mức độ vi phạm.

giá trị mang lại trong lĩnh vực trồng trọt là 700,4 tỷ đồng, đạt 99,8% kế hoạch và tăng 7% so với năm 2015. Bên cạnh đó, với giá trị của ngành chăn nuôi gần 76 tỷ đồng, đạt 113,4% kế hoạch và tăng 10,1% so với cùng kỳ và cùng với mức tăng 7% - tương đương gần 88 tỷ đồng giá trị sản xuất lâm nghiệp đã đóng góp trên 50% tổng giá trị sản xuất mà các khu vực kinh tế mang lại.

Sự phát triển của ngành nông nghiệp của huyện không chỉ đóng

Đam Rông trở thành “điểm nóng” của tình trạng phá rừng, tăng cả về số vụ và mức độ vi phạm. Với 128 vụ được phát hiện, xử lý trong năm 2016, tăng 17 vụ so với năm trước gây thiệt hại hơn 449 m3 gỗ các loại và đã có tới 21 vụ bị xử lý hình sự.

Bên cạnh những kết quả kinh tế nêu trên, huyện Đam Rông đã rút ra một số mặt hạn chế đó là chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi còn chậm; đầu tư hỗ trợ sản xuất nông nghiệp còn dàn trải, chưa có trọng tâm, trọng điểm; tiến độ thi công, giải ngân một số công trình xây dựng mới còn chậm… ảnh hưởng đến kế hoạch sản xuất công nghiệp và xây dựng trên địa bàn. Từ bài học được rút ra, huyện đã đặt mục tiêu phát triển kinh tế trên địa bàn trong năm 2017 với quyết tâm hoàn thành các chỉ tiêu mà Nghị quyết Huyện ủy và HĐND huyện giao. Qua đó, tiếp tục duy trì và nâng cao chất lượng tăng trưởng kinh tế; tập trung thực hiện các chương trình trọng tâm, công trình trọng điểm; đồng thời huy động, thu hút nguồn lực đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế, xã hội. Các chỉ tiêu kinh tế cụ thể được huyện xác định, phấn đấu đạt tổng giá trị sản xuất theo giá so sánh năm 2010 đạt gần 1.899 tỷ đồng; trong đó, nông lâm thủy sản chiếm gần 969,6 tỷ đồng; công nghiệp - xây dựng đạt hơn 309,4 tỷ đồng và thương mại dịch vụ đạt gần 620 tỷ đồng. Để thực hiện kế hoạch đề ra trong năm 2017, tổng đầu tư toàn xã hội trên địa bàn huyện là 750 tỷ đồng.

Giải ngân vốn xây dựng cơ bản đạt trên 97% kế hoạchTrong năm 2016, tổng vốn đầu tư xây dựng cơ bản trên địa bàn huyện Đam Rông được giao gần 167,8 tỷ đồng. Qua đó, đầu tư xây dựng 106 công trình, dự án bao gồm 28 công trình chuyển tiếp, 70 công trình xây mới và 8 công trình duy tu, nâng cấp. Đến nay, kết quả thực hiện giải ngân đạt 163 tỷ đồng, bằng 91,15% kế hoạch và hầu hết các công trình trọng điểm, công trình phục vụ sản xuất, dân sinh cơ bản hoàn thành đúng tiến độ.

góp lớn vào mức tăng trưởng kinh tế chung của huyện, đạt mức tăng khá mà còn thể hiện cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng định hướng.

Tuy nhiên, vẫn còn tồn tại, hạn chế lớn bởi sản xuất công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp của huyện đạt thấp so với kế hoạch. Mặc khác,

Một góc thị trấn Bằng Lăng - Đam Rông. Ảnh: X. Trung

DIỆP QUỲNH

Du khách đi trên đường tỉnh lộ 723 nối liền Đà Lạt - Nha

Trang, tới thôn Đạ Đum 2, xã Đạ Sar, ngay trên con dốc nhỏ được người dân địa phương gọi bằng cái tên lãng mạn: dốc Đường Tình có thể vào tham quan tại Kiến Huy Farm. Một trang trại rộng mênh mông với diện tích hàng chục ha đất, trồng đủ thức cây đặc sản của Đà Lạt như dưa pepino, ớt sừng khổng lồ, cam canh ngọt lịm, cam navel, cà chua beef, cà chua socola… Và đặc biệt, nguồn nước tưới tắm cho những loài cây trái Đà Lạt không phải nước giếng ngầm, nước mặt mà là nguồn suối lạnh trong vắt từ núi cao nguyên.

Trang trại Kiến Huy trồng rau, trái Đà Lạt theo tiêu chuẩn Việt GAP. Phân bón cũng sử dụng chủ yếu là phân hữu cơ và trồng khá nhiều loại cây đối kháng với côn trùng gây hại. Bởi vậy, rau trái của trang trại an toàn và có thể được hái ăn ngay tại vườn, nhất là dưa pepino và ớt sừng khủng.

Anh Nguyễn Phương, quản lý trang trại cho hay, mục tiêu của

Kiến Huy Farm: Trồng rau đặc sản Đà Lạt từ nguồn suối lạnh

trang trại là trồng những giống rau, giống hoa đặc sản Đà Lạt, giá trị kinh tế cao và riêng Đà Lạt mới có. Vì vậy, trang trại luôn tiếp cận những giống rau, trái mới, trồng theo đúng khuyến cáo của các nhà sản xuất giống.

Làm nông nghiệp đồng thời Kiến

Huy hướng tới làm du lịch nhà vườn. Hiện trang trại Kiến Huy luôn mở cửa chào đón du khách tới tham quan miễn phí. Du khách có thể tới hái dâu tây, ăn thử trái dưa pepino, nếm một góc ớt sừng, cà chua…, cảm nhận sức sống bừng bừng của rau trái Đà Lạt. Bởi vậy,

nhiều khách du lịch đã tới Kiến Huy tham quan hái trái. Nhiều khách “nhí” rất yêu thích khu vui chơi khá đặc biệt này.

Kiến Huy hướng tới mô hình làm nông nghiệp theo hướng quy mô lớn, đạt tiêu chuẩn an toàn, cung cấp cho thị trường những rau,

trái Đà Lạt ngon, sạch. Và bởi vậy, câu slogan của trang trại mà công nhân ghi nhớ chính là “Rau củ quả an toàn”. Ông chủ Kiến Huy Farm chia sẻ, mong muốn của anh là tạo lập một mô hình nông nghiệp công nghệ cao kết hợp du lịch nhà vườn theo hướng sinh thái.

Công nhân Kiến Huy Farm đang tỉa hoa cho dưa pepino. Khách du lịch thăm và hái dưa tại vườn.

4 THỨ BẢY 7 - 1 - 2017 CUỐI TUẦN KINH TẾ - XÃ HỘI

Người giấu mặt Truyện ngắn: NGUYỄN ĐÌNH THĂNG

Căn cứ quân sự Trung đoàn “Qủy đen” của giặc nằm trên một quả đồi, án ngữ con đường huyết mạch từ cao nguyên

xuống đồng bằng với tham vọng ngăn cản mọi hoạt động của Quân giải phóng. Chúng dồn dân vào ấp chiến lược, tổ chức một vành đai an toàn có đội “Bảo an” dưới sự chỉ huy của cố vấn Mỹ khét tiếng tàn bạo, dã man. Những ấp dân cư của đồng bào công giáo các tỉnh Nam Định, Ninh Bình, Hà Nam và một số nơi khác ở miền Bắc, di cư vào Nam năm 1954 lập thành “Khu liên kết”. Tuyên truyền và huấn luyện những tên ấp trưởng trở thành một lực lượng chống “Cộng” điên cuồng. Xây dựng nhà thờ để đồng bào đến lễ cầu Chúa, đồng thời trà trộn những điệp viên khoác áo “thầy tu” theo dõi những người Cộng sản nằm vùng. Giặc đã từng tuyên bố “Con chuột của Cộng sản chui qua cũng không lọt”!

Đường quốc lộ dài ngoằn ngoèo như một con rắn khổng lồ nằm vắt vẻo giữa núi rừng. Bên đường là nghĩa địa, những ngôi mộ nhấp nhô phơi dưới nắng mưa. Ban đêm là thủ đô của “Những linh hồn chết”.

Lê Phúc, trung đội trưởng Đội đặc nhiệm nhận nhiệm vụ trinh sát cứ điểm của giặc, lập kế hoạch tiêu diệt. Anh dẫn đồng đội đến gần, bất ngờ bị phục kích. Tiếng súng nổ, đạn bắn ra như mưa. Những viên đạn xuyên vào màn đêm như tia lửa găm vào gốc cây, vách đá. Phúc bị thương. Sơn bò đến băng bó cho Phúc. Anh nói: “Đồng chí đã bị thương, tôi đưa về đơn vị!”, rồi cõng Phúc trên lưng. Đạn của địch vẫn bắn ra liên tiếp, dữ dội. Cảm thấy không an toàn, Phúc nói: “Nếu đồng chí dìu tôi về căn cứ, giặc đuổi theo, chết cả lũ. Cậu về ngay đơn vị báo cáo, mình tôi ở lại cầm chân địch”. Sơn nói: “Nguy hiểm lắm Phúc ạ!”. Phúc nói: “Đây là mệnh lệnh không bàn cãi nữa, thôi đi ngay kẻo muộn”.

Trời gần sáng, chân đau tê dại nằm trong vùng bị địch kiểm soát sẽ rơi vào tay giặc. Còn một bên chân Phúc gắng đến một quả đồi ẩn náu. Đã hai đêm nằm trong hang đói và rét. Vết thương ở chân nhiễm trùng tấy sốt. Mùi tanh tưởi của hang đá, mùi phân của những con dơi, mùi khăm khẳm của vết thương bốc lên tởm lợm.

Cơn mưa rừng ào ào ập tới, toàn thân ướt

Theo dòng sự kiện

* 90 đầu sách nhận giải thưởng Sách Việt Nam 2016

47 Sách Hay và 43 Sách Đẹp là những đầu sách được nhận giải thưởng Sách Việt Nam (VN) 2016 do Hội Xuất bản VN vừa tổ chức.

Những tác phẩm được giải Vàng năm nay đã phải trải qua 4 vòng tuyển chọn ở nhà xuất bản, vòng sơ khảo, vòng chung khảo, vòng phản biện và đã được Hội đồng giải thưởng và bạn đọc yêu thích, đánh giá cao.

Có thể kể đến cuốn “Dược thư quốc gia Việt Nam” chứa đựng lượng kiến thức phong phú về y dược, có tính thực tiễn cao. Dược thư còn đưa ra các phác đồ điều trị chuẩn, phù hợp với mô hình bệnh tật ở Việt Nam, xứng đáng là cuốn cẩm nang đầu tay về sử dụng thuốc cho cán bộ y tế. Bộ sách

Những cuốn sách hay đầu nămCùng với nhiều hoạt động văn hóa chào năm mới, các đầu sách hay đã và đang được chuẩn bị để giới thiệu đến độc giả nhằm khởi động cho dòng chảy văn hóa đọc trong năm 2017 này…

LAM PHƯƠNG - THỊ MON

Buôn Go nằm ngay trung tâm huyện Cát Tiên, với 100% là đồng bào DTTS sinh sống. Người Mạ nơi đây sống chủ

yếu bằng nghề làm nương rẫy nhưng họ luôn duy trì các ngành nghề truyền thống, như ủ rượu cần, rèn và dệt thổ cẩm. Hầu hết người phụ nữ ở Buôn Go ai ai đều biết đan, dệt thổ cẩm vừa phục vụ sinh hoạt cho gia đình và cung cấp cho thị trường.

Ý thức được tầm quan trọng nghề dệt truyền thống của ông bà xưa, nên các phụ nữ Buôn Go luôn bảo ban, truyền dạy cho các thế hệ trẻ giữ được cái nghề của ông bà tổ tiên. Ban đầu truyền dạy cho vài người, sau đó dần dà truyền lại cho nhiều chị em cùng nhau học nghề. Đến nay, đa số các chị em trong buôn ai cũng biết dệt các sản phẩm thổ cẩm từ đơn giản cho đến phức tạp. Người mới học nghề thì chỉ dệt những tấm thổ cẩm trơn, còn những ai có tay nghề cao thì dệt những tấm có hoa văn sặc sỡ, đòi hỏi phải dày công cùng với đôi tay khéo léo, sự tỉ mỉ và có độ chuẩn xác cao trong từng sợi chỉ.

Nghệ nhân Điểu Thị Móc cho biết: “Tôi gắn bó với nghề dệt thổ cẩm cũng đã hơn 15 năm nay rồi. Công việc này chủ yếu làm vào thời gian rảnh rỗi hoặc vào buổi chiều đi làm về. Tùy theo từng sản phẩm và thời gian dệt khác nhau nhưng thấp nhất tôi cũng kiếm được 90 ngàn đồng/sản phẩm. Nghề dệt thổ cẩm vừa tạo thêm công ăn, việc làm, giúp tăng thu nhập cho gia đình, nhưng cái chính là mình duy trì và lưu giữ được nghề truyền thống”.

Thời gian qua, chị em Buôn Go vui mừng vì được HTX dệt thổ cẩm Cát Tiên đặt hàng các sản phẩm thổ cẩm. Tùy theo từng sản phẩm (được chia làm 3 loại) và kỹ thuật dệt mà giá cả khác nhau. Dệt trơn 60 ngàn đồng/tấm, dệt xen kẽ 90 ngàn đồng/tấm, dệt có trang trí hoa văn 130 ngàn đồng/tấm và thường những sản

Gắn bó với nghề truyền thống

Với mong muốn lưu giữ, bảo tồn bản sắc văn hóa truyền thống; những năm qua, một số thôn, buôn vùng đồng bào DTTS ở các huyện phía nam của tỉnh, như: Buôn Go (Cát Tiên), xã Lộc Tân (Bảo Lâm), thôn Đạ Nghịt (Lộc Châu, TP Bảo Lộc)… vẫn duy trì nghề dệt truyền thống, góp phần bảo tồn văn hóa truyền thống của dân tộc. Trong đó, Buôn Go là một ví dụ điển hình.

phẩm này được chị em dệt (vào thời gian rảnh rỗi) từ 1 - 3 ngày là hoàn thành.

Nghề dệt thổ cẩm ở Buôn Go đã có sức lan tỏa và thu hút nhiều thế hệ trẻ, nhất là các cháu học sinh tham gia học nghề. Sau các buổi học, ngày nghỉ, đặc biệt là kỳ nghỉ hè, các cháu lại có dịp ngồi bên khung cửi để được các bà, các mẹ, các chị… hướng dẫn những đường nét cơ bản từ việc xâu chỉ, kéo sợi đến dệt ra những tấm thổ cẩm đơn giản nhất.

Em Điểu Thị Xôn (17 tuổi) do đang đi học xa và không thường xuyên ở nhà, nên vào kỳ nghỉ hè là thời gian tốt nhất để em dệt nên những sản phẩm thổ cẩm truyền thống, từng bước nâng cao tay nghề và dệt nên những sản phẩm có độ phức tạp hơn, như từ cách phối màu, bày trí hình học và trang trí các loại hoa văn… “Em học dệt thổ cẩm là từ mẹ, từ các chị, các bà trong buôn. Vì em đang đi học, nên em thường dệt thổ cẩm những lúc em được nghỉ hè. Chỉ cần có thời gian rảnh là em sẽ dệt để vừa học dệt, nâng cao tay nghề vừa kiếm được ít tiền phụ bố mẹ” - em Điểu Thị Xôn nói.

Với tâm huyết lưu giữ, bảo tồn nghề dệt thổ cẩm truyền thống, những năm qua, phụ nữ Buôn Go không chỉ chú trọng tạo ra những sản phẩm đẹp mắt, bền, đáp ứng được nhu cầu thị hiếu của du khách mà luôn thôi thúc họ truyền lại cái nghề cho con cháu mình. Hiện nay, điều đáng mừng là những thiếu nữ ở trong buôn rất nhiệt tình học nghề, được truyền dạy và biết dệt thổ cẩm với hy vọng họ là những người sẽ tiếp bước trong việc duy trì, lưu giữ và bảo tồn văn hóa truyền thống của dân tộc.

Nghệ nhân Điểu Thị Giêng, người đã có thâm niên ở làng nghề dệt thổ cẩm Buôn Go cho biết: “Chúng tôi giờ tuổi cũng đã cao và mắt không còn tinh nữa, nhưng thấy con cháu có tâm huyết học nghề truyền thống, chúng tôi mừng lắm. Bằng kinh nghiệm nhiều năm trong nghề, chúng tôi sẽ cố truyền thụ cho thế hệ trẻ, góp phần giữ gìn và bảo tồn nghề dệt mang bản sắc văn hóa truyền thống”.

Phụ nữ Buôn Go dệt thổ cẩm những lúc rảnh rỗi.

sũng. Lạnh. Phúc run cầm cập. Những con muỗi rừng vo ve hút máu. Nhớ gia đình, nhớ đồng đội. Bỗng... hình như có tiếng người? Tiếng rì rầm to nhỏ mỗi lúc mỗi gần. Đang cơn sốt, anh nép vào vách đá lắng nghe. Tiếng hú gọi nhau, tiếng hú đáp lại. Một vệt sáng quét lên ngọn cây, hai vệt sáng liếm qua cửa hang, quét xuống mặt đất. Phúc cảnh giác cầm chốt lựu đạn “Kiên quyết không để rơi vào tay giặc”. Tiếng rì rầm xa dần xa dần rồi mất hẳn. Phúc thở phào “Có lẽ họ đi săn thú!”.

Bạch Liên, một cô gái còn rất trẻ lên rừng chăm sóc cà phê. Mọi lần cô đi với má, nhưng lần này má ở nhà bận việc. Má nói: “Út tới một mình. Má mắc việc chút xíu”. Cô chăm bón vườn cà phê bạt ngàn hoa trắng.

Chiều. Nắng đã lui dần về đỉnh núi. Bạch Liên chuẩn bị đi về. Phúc quyết định bò ra gặp Út. Nhìn thấy một người “gớm ghiếc” nơi rừng núi hoang vu, cô hoảng sợ kêu toáng lên: “Cứu tôi với, cứu tôi với” rồi tính bỏ chạy. Phúc bình tĩnh nói: “Đừng sợ, xin cô đừng sợ”! “Ông là ai”? “Tôi là quân giải phóng, bị thương, cô đừng sợ”. Nghe thấy hai tiếng “giải phóng, bị thương” liên tưởng đến lời của má giải thích “Những thanh niên ở miền Bắc vào Nam đánh Mỹ, ông Quốc gia gọi là Việt cộng, còn mình gọi là Quân giải phóng”, Bạch Liên không nỡ bỏ đi. Thấy người con gái có thể tin cậy, anh nói: “Cô có gì ăn được không, cho tôi xin miếng nước”. Nước!... Có gì ăn được không? Những câu nói của thanh niên giọng Bắc dễ thương làm cô ái ngại, nhưng lấy đâu những thứ đó bây giờ? Cô đến gần Phúc bảo: “Ông nằm ở đây nguy hiểm lắm, mật thám nó thấy chỉ có mà tiêu”. Phúc hỏi: “Cô có cách nào giúp tôi không?”. Đứng lặng, suy tính một lát sau, cô căn dặn: “Ông cứ nằm ở đây, đừng đi đâu nữa... tôi về sẽ bàn với má!”.

* * *Phúc đã kiệt sức nằm trên vạt cỏ cạnh một

nấm mồ. Chân đau, xung quanh yên tĩnh. Màn đêm trùm kín một khoảng mênh mông hoang vu đến rợn người. Đêm đã khuya. Đàn đom đóm lập lòe bay lượn. Tiếng chim lợn kêu éc éc, thỉnh thoảng có những vệt lân tinh bay vụt lên vật vờ như ma trơi. Bạch Liên có cảm giác ớn lạnh. Cô ngồi bên cạnh Phúc bón từng miếng bánh: “Ông gắng ăn

Vũ Hạnh tuyển tập bao gồm những tác phẩm tiêu biểu của nhà văn và những bài báo viết về tác giả, tác phẩm của ông. Tác phẩm “Diễn xướng nghi lễ - Di sản văn hóa đặc sắc của dân tộc Mường” viết về nghi lễ, diễn xướng của dân tộc Mường. Đây là công trình có thể ví là bách khoa toàn thư về văn hóa cổ truyền của người Mường dựa trên 7.000 trang di cảo của nhà nghiên cứu văn hóa Mường Hòa Bình để lại.

Trong những cuốn sách được nhận giải Vàng năm nay có bộ sách văn học thiếu nhi của nhà văn Vũ Hùng (12 cuốn) viết về muông thú, núi rừng và thiên nhiên tươi đẹp.

Giải thưởng Sách Việt Nam do Hội Xuất bản Việt Nam thực hiện từ năm 2005, đã trở thành sự kiện quan trọng của toàn ngành Xuất bản.

* Đường Sách 2017 có chủ đề “Thành phố mang tên Bác - Khát vọng ngời sáng” tại thành phố Hồ Chí Minh

UBND TP Hồ Chí Minh đã ban hành kế hoạch tổ chức “Lễ hội Đường Sách Tết

5 THỨ BẢY 7 - 1 - 2017CUỐI TUẦNVĂN HÓA - NGHỆ THUẬT

Người giấu mặt

Chiếc xe từ từ đi qua vọng gác.Ngôi biệt thự xây khép kín biệt lập, có

vườn hoa cây cảnh, hàng liễu rũ xuống hồ nước nhỏ. Đưa xe vào ga-ra, viên Thiếu tá chỉ tay vào trong phòng: “Mời dô”. Căn phòng lộng lẫy. Chùm đèn pha lê tỏa sáng mờ dịu. Bộ sa lông bọc vải nhung, giữa kê một chiếc bàn tròn làm bằng đá hoa cương. Trên tường treo bức tranh cảnh rừng thông Đà Lạt. Viên Thiếu tá xòe bàn tay “Mời”. Bạch Liên ngồi bên Phúc.

- Ông ở đơn vị nào?- E13, f3, CT5.- Quân lực Việt Nam Cộng hòa không có

phiên hiệu này.- Tôi là quân Giải phóng.Viên Thiếu tá giấu một nụ cười khó hiểu.- Ông là Việt cộng?- Tôi là quân Giải phóng!- Ủa!... quân Giải phóng mà bận đồ rằn ri?Phúc trả lời: - Thưa ông, sắc màu áo lính

không thể hiện lý tưởng con người! - Ông nói lý tưởng là lý tưởng nào?- Ông là lính Quốc gia mang lý tưởng

quốc gia, tôi là quân Giải phóng mang lý

tưởng giải phóng!- Ông nói hay lắm. Nhưng ông đang ở

trong tay tôi. Hai người mang hai lý tưởng khác nhau, hai trận tuyến khác nhau. Một mất, một còn. Ông nghĩ sao? Muốn sống hay muốn chết?

- Thưa ông, không ai muốn chết, nhưng nếu phải chết, chết cho vinh quang.

- Như vậy ông vẫn còn muốn sống?- Nếu được sống thêm một ngày mà có

ích thì nên sống lắm chứ ông! Viên Thiếu tá cười nhạt. Hắn cầm một viên

đạn súng lục tung lên tung xuống trong lòng bàn tay: - Chỉ một viên kẹo đồng bé nhỏ này bắn vào đầu ông để xem những lời nói ngông cuồng, rỗng tuếch nó thế nào? Ông nghĩ sao?

- Thưa ông. Rủi ro trong chiến tranh, sống chết là lẽ thường tình, người cách mạng đâu có sợ. Cô gái này đưa tôi đến gặp một bác sỹ chữa vết thương cho tôi, chứ không nói đưa đến gặp ngài Thiếu tá Quân lực Việt Nam Cộng hòa!

- Hà hà... Cháu tôi làm đúng. Tôi là bác sỹ sẽ chữa vết thương cho ông. Lương tâm của người thầy thuốc chân chính không ai giết

bệnh nhân của mình. Đó là việc thứ nhất. Nhưng thưa ông, tôi là sĩ quan Quân lực Việt Nam Cộng hòa phải làm tròn bổn phận của người lính đối với quốc gia. Có nghĩa là chữa vết thương cho ông xong, hoặc bắn bỏ, hoặc nộp cho Mỹ. Tất nhiên sẽ được thưởng một bông mai trên ve áo. Ăn cây táo phải rào cây táo chứ ông? Như vậy tôi đã làm tròn cả hai bổn phận!

Bạch Liên tái mặt hoảng sợ nói: - Cậu à... đừng cãi nhau nữa. Cậu hãy chữa vết thương cho ổng, đừng bắn ổng, đừng nộp cho Mỹ cậu ơi! Cậu mà làm thế má và con sẽ từ mặt cậu!

Tiếng chuông điện thoại kêu leng keng. Thiếu tá chạy vào phòng cầm ống nghe. Bên kia đầu dây “Tôi, đại tá Smít”. “Xin chào ngài cố vấn”. “Cảm phiền ngài Bác sỹ Thiếu tá, mời đến ngay bệnh viện được không? Quân ăn hại đánh đấm gì mà bị thương nhiều đến thế?”. Viên Thiếu tá trả lời: “Thưa ngài cố vấn chờ cho ít phút”. Nói xong ông ta gọi Út vào phòng căn dặn: - Cậu phải đi ngay. Đưa ổng dô phòng bệnh thay bộ đồ, lấy lọ thuốc này rửa vết thương, cho ăn tô cháo, cho uống bốn viên thuốc này sau khi ăn. Nhớ... Có điện thoại không nhấc máy, chuông ngoài cửa không mở. Đợi cậu về...

Thiếu tá lấy xe đi, treo tấm biển ở ngoài cửa Bác sỹ Thiếu tá Nguyện đi vắng.

Bạch Liên chăm sóc Phúc như một người thân, tận tình như một người hộ lí cần mẫn. Vết thương ở chân làm gãy xương, nhiễm trùng nặng. Cô cởi tấm băng thấm máu đã khô. Phúc đau không kêu một lời. Đêm đã khuya Phúc nằm nghỉ nhưng vẫn suy nghĩ miên man.

Viên Thiếu tá về, tắt bớt những ngọn đèn không cần thiết vội vàng chạy lên lầu thay bộ quần áo nhà binh, mặc bộ đồ blouse trắng. Út hớn hở: - Cậu đã về!

- Ông Giải phóng sao rồi?- Thưa cậu ông đang nằm nghỉ .- Cho uống thuốc chưa?- Rồi ạ!Ông Thiếu tá đi sang phòng bên gặp Phúc.- Chào, ông vẫn thức?- Cảm ơn, ông đã về! Viên Thiếu tá nhìn đồng hồ nói: - Thời

gian không còn nhiều, ông cho thăm bệnh chứ?...

Những cuốn sách hay đầu năm

Đường Sách 2017 sẽ chia làm 3 chủ đề, được trang trí để phù hợp với tính chất lễ hội trong ngày Tết.

Chủ đề 1 “Tự hào thành phố mang tên Bác” sẽ giới thiệu 2 chuyên đề: Chuyên đề 1 “TP Hồ Chí Minh - 40 năm hành trình phát triển”; Chuyên đề 2 “Chủ tịch Hồ Chí Minh

- tấm gương để học tập suốt đời”. Chủ đề 2 “TP Hồ Chí Minh - Có chất

lượng sống tốt, văn minh, hiện đại, nghĩa tình” sẽ gồm 3 chuyên đề: Chuyên đề 1 “TP Hồ Chí Minh - Có chất lượng sống tốt”; Chuyên đề 2 “TP Hồ Chí Minh - Nghĩa tình”; Chuyên đề 3 “TP Hồ Chí Minh - Văn minh, hiện đại”.

Chủ đề 3 “Khát vọng tỏa sáng” sẽ gồm 3 chuyên đề: Chuyên đề 1 “Hướng đến đô thị thông minh”; Chuyên đề 2 “Doanh nhân và Câu chuyện khởi nghiệp”; Chuyên đề 3 “Ươm mầm tương lai”.

* Cuốn hồi ký “Chúng tôi đã sống như thế” của nhạc sĩ Phạm Tuyên và đêm nhạc về ông - “Nhớ và quên” sẽ được tổ chức vào tối 14/1/2017, tại Trung tâm Hội nghị quốc gia (Phạm Hùng, Hà Nội).

Hai sự kiện này mở ra trang sử về cuộc đời nghệ thuật của Phạm Tuyên, giúp người yêu nhạc thêm hiểu về người nhạc sĩ tài năng này.

700 tác phẩm, đó là gia tài âm nhạc đồ sộ của nhạc sĩ Phạm Tuyên. Phạm Tuyên là người viết nhanh, viết hay, viết nhiều, giới

chuyên môn ví ông như “người chép sử bằng nhạc”. Ở tuổi 88, ông nghĩ đơn giản là đã “ghi” lại mọi điều bằng âm nhạc, nhưng có nhiều điều nhạc sĩ vẫn quên, sẽ không ai biết những điều đó nếu như vợ ông - PGS.TS Nguyễn Ánh Tuyết không tỉ mỉ ghi lại và biên tập thành cuốn hồi ký “Chúng tôi đã sống như thế” trước khi bà ra đi.

Ngoài cuốn hồi ký, lại là một người phụ nữ nữa trong cuộc đời ông - người con gái út Phạm Hồng Tuyến lặng lẽ cùng bạn bè thực hiện một đêm nhạc kỷ niệm sinh nhật lần thứ 88 của nhạc sĩ Phạm Tuyên mang tên “Nhớ và quên”. “Nhớ và quên” nhận được sự ủng hộ và góp sức của nhiều người làm nghệ thuật. Có đạo diễn Phạm Hoàng Nam, nhạc sĩ Lưu Hà An, nhà báo Lại Văn Sâm; có sự tham gia của các giọng ca nổi tiếng như NSND Trung Kiên, NSND Trần Hiếu, NSND Thanh Hoa, NSƯT Đăng Dương, NSƯT Việt Hoàn, NSƯT Thanh Lam... và dàn hợp xướng thiếu nhi cùng hai ca sĩ “nhí” Nhật Minh, Jayden Trịnh.

TS tổng hợp (theo baovanhoa.com.vn và hanoimoi.com.vn)

Đinh Dậu - năm 2017”.Theo đó, Đường Sách 2017 có chủ đề

“Thành phố mang tên Bác - Khát vọng ngời sáng” sẽ diễn ra từ ngày 25/1/2017 đến ngày 31/1/2017 (từ 28 tháng Chạp âm lịch đến mùng 4 Tết), tại trục đường Mạc Thị Bưởi - Nguyễn Huệ - Ngô Đức Kế.

một chút nghe!”. Phúc ăn ngon lành! Út ngóng về phía chân trời xa. Nơi ấy có vầng sáng hắt lên bầu trời, đó là thành phố. Có người cậu, em ruột của má làm bác sỹ hẹn về đây giúp đỡ. Ông Giải phóng đau nằm rên rỉ, cô lại gần động viên: “Gắng lên, ông gắng lên một chút”! Thời gian nặng nề trôi, Út nóng ruột thốt lên: “Sao lâu thế cậu ơi?!”.

Xa xa có tiếng ô-tô, cô mừng quýnh. Tiếng động cơ mỗi lúc mỗi gần. Ánh sáng quét vào nghĩa địa, liếm qua rồi lao vút đi thẳng... Bỗng có một vệt sáng từ từ ngoặt trái. Cô theo dõi. Chiếc xe đã đỗ. Đèn pha tắt. Đầu xe chỉ để hai ngọn đèn vàng. Cánh cửa mở. Một bà mẹ bước ra, bà quan sát xung quanh cất tiếng gọi “Út... Út”! Có tiếng đáp: “Dạ dạ con đây”. Sung sướng đến lạ lùng, cô chạy lại kéo ông Giải phóng ngồi dậy. Phúc bị bất ngờ kêu “Ôi ối... đau quá!”. Cô hối hận nói nhẹ nhàng: “Ồ... tôi quên, ông đang bị thương mà, tôi xin lỗi”, nói xong cô dìu Phúc đi, hai người quện vào nhau từng bước tiến đến chiếc xe đợi sẵn. Đèn trong xe bật sáng. Phúc trông thấy một tên Thiếu tá Việt Nam Cộng hòa ngồi trong xe, tay cầm lái. Nhìn bộ mặt lạnh lùng, lì lợm anh khững lại.

Bạch Liên thấy Phúc ngần ngại cô nói: “Lẹ lên ông Giải phóng lẹ lên”. Vừa nói vừa đẩy Phúc vào trong xe. Cánh cửa đóng phập. Nhanh quá, nguy hiểm rồi, đối phó làm sao? Chẳng lẽ cô gái này lại lừa ta? Mắc bẫy!”. Ranh giới giữa lòng trung thực, tử tế với sự dối trá, lừa lọc còn lẫn lộn chưa được rạch ròi! Viên Thiếu tá nhìn thẳng vào mặt Phúc không nói một lời. Hắn cầm vô lăng, nổ máy. Thấy Phúc ngồi không vững, hắn thò đầu ra ngoài nói như ra lệnh: “Út”! “Dạ”. “Dô trỏng, ngồi đỡ ổng”. Cô bối rối cất tiếng gọi “Má, má!”. Bà mẹ đáp: “Con cứ dô”. Bạch Liên chui vào trong xe ngồi cạnh Phúc đỡ anh như một người thân.

Mưa đêm. Con đường nhựa loang loáng như gương. Chiếc xe lao vun vút chạy vào những vũng nước bắn lên tung tóe. Đến một căn cứ quân sự xe dừng lại. Một toán cảnh binh đội mũ sắt, tay bồng súng đòi kiểm soát. Viên Thiếu tá đưa cho chúng một tờ giấy, tên cảnh binh giơ tay chào. Một tên khác ngó vào trong xe. Viên Thiếu tá đưa cho hắn một gói thuốc lá Phi-líp kèm theo mấy tờ tiền đô-la, hắn nói: “Hê lô, hê lô”. XEM TIẾP TRANG 11

Minh họa: H.Toàn

Bộ sách Văn học thiếu nhi của nhà văn Vũ Hùng đoạt giải vàng sách hay.Nguồn: vov.vn

6 THỨ BẢY 7 - 1 - 2017 CUỐI TUẦN VĂN HÓA - NGHỆ THUẬT

VIỆT QUỲNH

Âm nhạc là duyên,là nợÔng đã nói như vậy, khi bảo

rằng “Âm nhạc với mình là người yêu, người tình. Lỡ yêu say đắm rồi nên không bao giờ bỏ được”.

Với ông, mỗi sự kiện đưa đời ông đến gần hơn với âm nhạc đều là một dấu ấn khó quên. Sinh năm 1954 tại tỉnh Hưng Yên, cậu bé Vũ Văn Đương từ nhỏ đã có niềm yêu thích đặc biệt với tiếng đàn bầu và sớm bộc lộ năng khiếu văn chương khi năm nào cũng được đi thi học sinh giỏi môn Văn. Vậy là sau mỗi buổi học, thay vì cùng bạn bè trang lứa đá bóng, đá cầu, Vũ Văn Đương lại ở nhà, mày mò cách đánh đàn và tự tập luyện. Những lúc đóng cửa trong nhà, tự tập đánh những giai điệu rời rạc ban đầu, cậu bé nhỏ tuổi lúc đó không hề nghĩ sẽ có một ngày, mình có đủ tự tin, và đủ vinh dự mang tiếng đàn biểu diễn trên sân khấu để nhiều người cùng nghe.

Năm tròn 20 tuổi, chàng thanh niên Vũ Văn Đương lên đường nhập ngũ, cây đàn bầu được bỏ lại ở góc nhà. Vào mùa thu năm 1974, Sư đoàn QK5 mở chiến dịch giải phóng Nông Sơn, Tiên Phước và hàng loạt cứ điểm dọc con sông Thu Bồn, Vũ Văn Đương được điều về đơn vị trinh sát C21, E38, F2 và được cử lên chốt trực đài quan sát. Một hôm chuẩn bị đến ngày giỗ của mẹ, lòng ông đau đáu nỗi nhớ mẹ, nhớ quê, chỉ biết viết thơ cho nguôi nỗi da diết trong lòng:

“Trông hướng Bắc cố nhớ ra hình mẹ

Không nhớ rõ rồi, Đương nhỉ?Chỉ thấy rừng cây bên lánLán đã mờ đi

Ca khúc “Điệu ru mặt trời” của nhạc sĩ Đình Nghĩ, phỏng thơ Hồ Minh vừa đoạt giải B - Giải thưởng Hội Nhạc sĩ Việt Nam 2016 đã đánh dấu 11 năm liên tiếp ông đoạt được giải thưởng này. Bài hát viết về loài hoa dã quỳ quen thuộc - một loài hoa dại nở khắp núi rừng Tây Nguyên, đặc biệt là Đà Lạt - Lâm Đồng như những vạt nắng ấm áp báo hiệu mùa mưa chấm dứt, mùa khô bắt đầu. Nói đến hoa dại là nói đến phận người, yêu hoa nên trong từng giai điệu lời ca như cuộn lên và trào dâng tình yêu ấy.

Từ bài thơ “Ru mộng dã quỳ” khá dài của nhà thơ Hồ Minh, nhạc sĩ Đình Nghĩ đã chọn lọc những câu “đắt” nhất, sắp xếp cú pháp, từ ngữ cho phù hợp với một ca khúc, dễ hát, dễ nhớ, dễ thuộc.

Bài hát ngợi ca loài hoa rừng, con người trên cao nguyên nắng gió nên giai điệu dựa trên âm hưởng dân ca của đồng bào các dân tộc bản địa Nam Tây Nguyên (Mạ, K’Ho). Đan xen vào từng đoạn, từng nhịp là tiết tấu mới làm cho phù hợp với yêu cầu thẩm mỹ của giới trẻ đương đại, nhằm phát triển âm nhạc dân gian kết hợp hài hòa giữa dân tộc và hiện đại.

Ca khúc có ba đoạn; đoạn đầu giới thiệu một loài hoa vàng rực rỡ trên khắp các dòng sông, con suối, thung lũng, triển đồi với giai điệu mượt mà, êm đềm như cơn gió lang thang trên cao nguyên “Đôi bờ lũng sâu, hoang dại mùa vàng, trải thảm đồi cao, điệu ru nghìn đời, điệu ru nghìn đời”. Đoạn hai, giai âm dâng lên trong

ca từ tha thiết trong tình yêu thiên nhiên, khung cảnh núi rừng tươi đẹp “Ô nhấp nhô nhấp nhô, nhấp nhô lưng trời/ Men rừng tình say /Kìa trong veo trong veo, cheo reo dòng suối / Kìa mông mênh mênh mông, chạm đỉnh cầu vồng”. Đoạn ba, chuyển điệu hoàn toàn, sự khát khao cháy bỏng, giai điệu như sóng, như gió cuộn thành cao trào “Hươ… ở phía xa nhau/ mùa xưa còn không / Hươ… vòng tay lập đông / người về không/ Rực ta một đời/ điệu ru mặt trời”…

Cả ca khúc không có một ca từ nào gọi tên “dã quỳ” nhưng lời ca, giai điệu hòa vào nhau đã làm lên một loài hoa rực rỡ mùa vàng. Nhiều năm sống ở Đà Lạt, nhiều mùa dã quỳ trôi qua, dội vào nhà thơ Hồ Minh là một màu vàng rực

nắng, lay động khắp núi đồi mỗi khi mùa về. Sự “gặp gỡ” giao cảm giữa nhạc sĩ Đình Nghĩ và nhà thơ Hồ Minh đã tác tạo nên ca khúc, để rồi khi lời hát được cất lên nhạc đã chắp cánh cho thơ.

Ngay sau khi ra đời, vào năm 2014 tại Liên hoan âm nhạc miền Trung - Tây Nguyên và Đông Nam bộ, tác phẩm đã đoạt giải A, và tại Liên hoan ca múa nhạc chuyên nghiệp toàn quốc do Bộ VH-TT-DL tổ chức được trao tặng HCB cho tác phẩm này. Đồng thời còn đoạt giải B Giải thưởng Hội Nhạc sĩ Việt Nam, ghi nhận những đóng góp cao của nhạc sĩ Đình Nghĩ đối với nền âm nhạc nước nhà; đồng thời ghi thêm vào “thành tích” 11 năm liên tiếp ông giành được giải thưởng này. QUỲNH UYỂN

Mang kỷ niệm đời lính vào trong thơ, kịchÁnh mắt rạng ngời, giọng nói hồ hởi,… Chiều đã tắt nắng, nhưng những câu chuyện của người cựu chiến binh Vũ Văn Đương (phường 8, TP Đà Lạt) vẫn được nối dài, những câu chuyện thú vị của cuộc đời ông giữa không gian của tiếng đàn ghi-ta, đàn bầu thánh thót. Với niềm say mê đối với âm nhạc - ông đã lựa chọn gắn bó với nó từ những tháng năm gian khổ trên mặt trận cho đến tận bây giờ.

người đam mê và nặng lòng với âm nhạc truyền thống của dân tộc. Hơn 15 năm hoạt động, từ những ngày đầu ông tự bỏ tiền ra để trang trải chi phí biểu diễn, đến những tháng ngày biểu diễn liên tục từ điểm du lịch này đến điểm du lịch khác, điều khiến ông Đương hạnh phúc nhất là “May mà không làm gì có lỗi với cây đàn bầu. Nếu bỏ quên nó trong một xó nào đó để chạy theo cuộc sống, chắc tôi sẽ day dứt cả một đời”.

Chiến tranh đã kết thúc, nhưng những câu chuyện của đời lính vẫn luôn “sống” trong lòng người cựu chiến binh này, với những kỷ niệm không thể nào quên về những người đồng đội, đồng chí. Những da diết đó, ông gom hết vào những vở kịch tự mình sáng tác. Mỗi vở kịch đều dựa trên một câu chuyện có thật trong những tháng năm chiến đấu của ông. Nếu như “Chú ấy là ân nhân” là câu chuyện về một kỷ niệm của chính bản thân ông trong một đợt càn quét của địch tại cầu Bà Rén (Quảng Nam), thì “Bài ca đã thành kỷ niệm” lại là câu chuyện của 2 người đồng đội của ông, là người yêu của nhau, cùng hi sinh vì bị trúng đạn khi đang cùng nhau biểu diễn trên sân khấu tiểu đoàn 5. Những vở kịch cảm động này đã được Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Lâm Đồng mang đi biểu diễn và dự thi và đoạt giải cao tại các liên hoan. Mới đây nhất, câu chuyện về lá thư của người đồng đội nhờ ông gửi cho bạn gái trước lúc hi sinh, cũng được đưa vào bài hát “Kỷ vật thiêng liêng”, tha thiết và day dứt...

Gian nhà nhỏ giữa phường 8 của ông, giờ đây lúc nào cũng thánh thót tiếng đàn bầu, và khắp nơi treo nhạc cụ, treo những bức ảnh biểu diễn một thời. Một tuần 3 buổi, ông lại đến nhà văn hóa phường, tập hát, tập kịch cho các cô chú trong CLB dân ca Nghệ Tĩnh ở đây. Những buổi tập đó, lúc nào cũng rộn rã tiếng cười xen trong tiếng nhạc.

Chỉ thấy bên con những người đồng chí

Đi xa quê sống chết cùng nhau”Không ngờ rằng, bài thơ hôm ấy

lại lọt vào tai của trợ lý tuyên huấn trung đoàn. Vậy là ông được điều về làm báo tường cho Trung đoàn. Tại đây, một dịp tình cờ mà tài năng đánh đàn bầu của ông được các anh em đồng chí phát hiện, vậy là đời lính của ông gắn với cây đàn bầu từ đó.

“Tham gia vào đội tuyên văn, nhìn những nhạc cụ mà các anh tự sáng tạo, làm ra mới biết bộ đội mình yêu văn nghệ biết nhường nào. Mới biết các anh khéo léo, thông minh, sáng tạo. Chả thế mà một chương trình hội diễn cấp sư đoàn mà các anh xây dựng chương trình có đủ các thể loại: Ca múa, nhạc kịch, tự sáng tác cả chèo, ca cảnh,... Càng khâm phục các anh bao nhiêu lại càng thương vì sự thiếu thốn phương tiện hoạt động, các anh em lại càng cố gắng bấy nhiêu.”- ông đã luôn nhớ về một thời tuổi trẻ đẹp đẽ của mình gắn

với những hình ảnh thân thương như vậy.

Lần đầu tiên ông biểu diễn bài “Vì miền Nam” trên sân khấu lớn, trước hàng trăm người trong trung đoàn (bài này lúc đó đang rất nổi tiếng, do nghệ sĩ Mạnh Thắng độc tấu đàn bầu trên đài phát thanh), thì cái tên “Mạnh Đương” gắn với ông từ đó.

Mỗi sáng tác là mộtkỷ niệm của đồng độiHòa bình lập lại, ông lập gia

đình, rồi tham gia công tác ở nhiều đơn vị. Ngỡ như những tất bật, lo toan của cơm áo gạo tiền sẽ chôn vùi niềm say mê với âm nhạc một thời của người lính. Vậy nhưng, ông vẫn nặng lòng như thể mất đi một phần quan trọng của cuộc đời. Vậy là năm 1994, ông quyết định bỏ hết những công việc, lo toan, bộn bề để lập nên ban nhạc dân tộc Xuân Hương, quy tụ những con người có tài mà ông yêu mến. Tiếng đàn tranh, đàn sáo, đàn bầu lại có dịp vang lên bởi những con

NHẠC SĨ ĐÌNH NGHĨ:

“Điệu ru mặt trời” tiếp tục đoạt giải

Với người cựu chiến binh Vũ Văn Đương, âm nhạc đã trở thành duyên nợ.Ảnh: V.Quỳnh

Tùy bút:NGUYỄN VĨNH NGUYÊN

Tôi đã nhiều lần lang thang qua những con ngõ hẻm trung tâm Đà Lạt và hình dung đến những núi đồi

vào cái thời mà đô thị chưa hình thành. Tôi hình dung đến hình thái tự nhiên sơ khai ấy và thử nhắm mắt tưởng tượng mình đang ở đó, mường tượng ra cả cái cách mà người ta tính toán làm sao khi dựng nhà, lập phố mà vẫn để lại hình thể quyến rũ đặc thù của địa hình.

Nương theo địa hình đồi - đó là cách mà giới kiến trúc sư thường nói chú thích sau các bản quy hoạch hay lý giải về một mô hình xây dựng ở các thành phố cao nguyên. Nghĩa là, cái được tạo tác bởi con người (văn minh) sẽ phải tôn trọng thứ ngôn ngữ có trước của giới tự nhiên. Triết lý đó tạo nên sự hài hòa của một khung cảnh sống. Đà Lạt có được hiền hậu trong quá khứ, hình thành nên giá trị căn bản, chắc chắn cũng khởi từ cái điểm mốc triết lý đó.

Nhưng, tuân thủ những điều quan thiết ấy, cũng chính là dựng nên một mô hình sống, mà từ mô hình ấy kiến tạo ra một phần thói quen sinh hoạt, tâm tính cộng đồng. Có bao giờ sự chậm rãi của con người ở đây cũng được hình thành từ những con dốc, hẻm dốc “ná thở” này chăng?

Tôi muốn nói tới những con hẻm đi lên đồi xuống dốc ở khu dân cư trung tâm - khu vực được hình thành từ khoảng thập niên 1940-1950 và trở nên sầm uất từ vào đầu 1960 với trùng trùng nhà phố theo cách “tính toán” của người Việt, tách rời khỏi mảng di sản kinh điển kiểu Pháp theo hướng rẻ quạt trước đó.

Có lúc tôi đã chẳng thể hình dung nổi, làm sao, bằng cách nào những người dân sống trên những ngọn đồi, trong các con hẻm quanh co trải đá theo bậc cấp có thể có một đời sống sinh hoạt bình thường, khi mà xe cộ không thể vào được, việc đi lại di chuyển không được thuận lợi, bằng phẳng. Và tôi đi làm cái việc của kẻ rỗi hơi, đó là khảo lại xem các con

Bùa Rêu

hẻm lát đá theo dạng bậc cấp - cái đường dẫn nối những khu nhà đồi với các trục lộ kia - có quy luật hay nguyên tắc gì để đảm bảo cho chuyện giao thông thuận tiện để con người sống trong các du dân cư này có thể duy trì một cuộc sống bình thường.

Trước hết, thoạt nhìn, đây là những đường hẻm đặc biệt, bởi ngoài chức năng lưu thông, bên dưới còn hình thành những hệ thống mạng lưới tiêu thoát nước. Các ống nước lớn từ những tòa nhà xổ nối xuống lòng đất dọc hai bên những con hẻm là hình ảnh quen thuộc. Một vài mùa trong năm, khi độ ẩm và lượng mưa cao,

Hồ sơ - Tư liệu

NGUYỄN HUY KHUYẾN

Lăng của hoàng đế Minh Mạng được trồng rất nhiều các loại cây ăn quả và cây

thân gỗ, trước đây vào những năm 1955, trong quá trình trông coi quản lý lăng Minh Mạng, chính quyền Quốc gia Việt Nam, Ủy ban Nguyễn Phước tộc đã có một hồ sơ về việc quản lý, khai thác, chăm sóc cây cối quang cảnh của lăng Minh Mạng. Bộ hồ sơ này thuộc Tòa đại biểu chính phủ tại Trung Việt, số ký hiệu 3198.

Từ những năm 1955, hệ thống các lăng tẩm đã thuộc quyền quản lý của chính quyền Quốc gia Việt Nam. Vì vậy, nếu như có việc gì liên quan đến di tích lăng tẩm đều phải trình báo xin phép mới được can thiệp vào, ngay cả Ủy ban dòng họ Nguyễn Phước cũng chỉ được

can thiệp khi có sự đồng ý. Từ đó, sản sinh ra hồ sơ tài liệu lưu trữ liên quan đến vấn đề khuôn viên của lăng Minh Mạng. Thiết nghĩ đây là bộ hồ sơ có nhiều điểm quan trọng trong việc bảo quản di tích văn hóa trước đây của chính quyền cũ, do đó chúng tôi xin được giới thiệu bộ hồ sơ này.

Theo Công văn số 1293 ĐC/GD ngày 28/9/1955, của Giám đốc Nha địa chánh Trung Việt gửi Đại biểu chánh phủ tại Trung Việt về việc xác định vùng cấm địa của lăng Minh Mạng, công văn ghi rõ, địa chánh xưa không đo đạc vùng núi, do đó mà trong bản đồ làng La Khê, thuộc Hương Trà không có ghi lăng Minh Mạng và vùng cấm địa. Theo luật nhà vua, mỗi cấp bậc đều có một quân xích nhất định để cắm mốc giới, nhưng đối với vua thì có khi cấm địa là cả một hòn núi.

7 THỨ BẢY 7 - 1 - 2017CUỐI TUẦN

PHẠM QUỐC CA

Má Đơn Dương(Kính tặng các Mẹ Việt Nam Anh hùnghuyện Đơn Dương)

Đã nở bên đườnghoa báo nắng

Đông chớm vềLành lạnh heo may.Mười năm má

về miền mây trắngĐể lại vườn hoa cải bướm bay.

Con lại về ngồi bậc thềm xưaNơi má nhận

thằng con nuôi miền BắcBa và anh con

khói hương lẩn khuấtMá nhớ thương

bạc trắng mái đầu.

Con đột ấp ghé nhàMá nấu bát canh rauSắp vội cho con

bồng cà chua vừa chín Súng nổ bìa rừng,

hỏa châu tìm kiếm Thầm vái con đi

chân cứng, đá mềm...

Má đã về cùngcõi Phật linh thiêng

Có thấy tưng bừngquê hương đổi mới?

Nơi heo hútthành văn minh, hiện đại

Quanh bàn tràchuyện công nghệ cao.

Phố xá, buôn làngđiện sáng như sao

Cả huyện mìnhlà “Nông thôn mới”

Đời có hậunhư má từng mong đợi

Khói hương nhòa Con thương má Đơn Dương!

2016

VĂN HÓA - NGHỆ THUẬT

Bùa Rêu

hẻm lát đá theo dạng bậc cấp - cái đường dẫn nối những khu nhà đồi với các trục lộ kia - có quy luật hay nguyên tắc gì để đảm bảo cho chuyện giao thông thuận tiện để con người sống trong các du dân cư này có thể duy trì một cuộc sống bình thường.

Trước hết, thoạt nhìn, đây là những đường hẻm đặc biệt, bởi ngoài chức năng lưu thông, bên dưới còn hình thành những hệ thống mạng lưới tiêu thoát nước. Các ống nước lớn từ những tòa nhà xổ nối xuống lòng đất dọc hai bên những con hẻm là hình ảnh quen thuộc. Một vài mùa trong năm, khi độ ẩm và lượng mưa cao,

chúng được giấu bởi rêu, dương xỉ và một số loại cây cảnh, cây bờ rào mà người dân ưa trồng để kiến tạo mảng xanh.

Những con hẻm bậc cấp này bao giờ cũng có những quãng nghỉ ngắn, được tính toán một cách ngẫu hứng, không đâu như đâu. Nhưng có lẽ những người tạo ra nó tính toán lượng theo sức của mình, đi bao nhiêu bậc thì cần phải dừng nghỉ ngơi là vừa đủ hay xuống bao nhiêu bậc thì cần sự thăng bằng để bàn chân không thốn mỏi. Ví dụ, có thể thấy ngay bậc cấp trước nhà thờ Tin Lành được chia theo tỉ lệ những

quãng nghỉ ngắn dần: 23 bậc - nghỉ - 13 bậc - nghỉ - 7 bậc, trong khi đó, hẻm 61 A đường Nguyễn Văn Trỗi (Hàm Nghi cũ) thì lại chia: 12 bậc - nghỉ - 32 bậc. Khoảng nghỉ thường có độ rộng 1,5 đến 2 mét, đủ để người ta xoay người ngoái lại con đường sau lưng hay nhìn lên khoảng dốc trước mặt. Có những con dốc nổi tiếng trong khu dân cư trung tâm, như Dốc Nhà Làng lại có cách chia khoảng nghỉ ngẫu hứng bởi có lẽ bản thân đây không phải là con dốc đứng, mà ngoằn ngoèo trườn qua các dãy nhà chật chội. Cách chia quãng ở Dốc Nhà Làng tính từ trên đổ xuống, như sau: 16 bậc - nghỉ - 5 bậc - nghỉ - 7 bậc - nghỉ - 10 bậc - nghỉ - 6 bậc - nghỉ - 3 bậc - nghỉ. Con hẻm này có một cái dốc ngoặt với cách chia bậc 4 bậc - nghỉ - 3 bậc - nghỉ - 5 bậc. Nếu không có những khoảng nghỉ, khách lạ đi ngược con hẻm này dễ có cảm giác bị choáng ngợp bởi trước mặt là một rừng nhà ống áp đảo. May quá, ở những quãng nghỉ ngoài màu xanh của rêu, thì cũng có mấy bụi Trạng nguyên, mấy giàn Thiên lý hay những giàn Lan có hoa bốn mùa, cũng đỡ nhọc. Có hôm mưa phùn, những bậc đường rêu ẩm thoáng qua một dáng áo dài ôm cặp che dù đẹp như thiên thần. Cũng có lúc là vành nón sụp che một ánh nhìn kham khổ, để khi dáng còng với gánh hàng rong lướt qua, lời rao quen cất lên khiến khoảng trời trên đầu thăm thẳm sâu như lòng giếng mát trong chợt xao động. Tiếng rao trong ngõ hẻm bao giờ cũng đánh thức một vùng ký ức thiêng liêng nào đó.

Có những con hẻm dốc chia nửa, một bên là bậc đá, rộng chừng hai mét cho người đi bộ và phần còn lại, chừng một mét rưỡi, là dốc lài, để xe máy có thể chạy. Hẻm 45 Phan Đình Phùng đặc thù với hình thái này. Con hẻm này như một chữ Y được viết một cách hoa mỹ, đi qua những dãy nhà mộc mạc, tưởng là bí rị bởi mấy tàng cây um tùm, nhưng thật ra có hai lối rẽ: một trổ ra 42 Phan Đình Phùng, một nối lên 37 Trương Công Định. Hướng lên 37 Trương Công

Định là mặt trung tâm, nhà cao cửa rộng, vách rêu xanh rì bốn mùa. Đi vào hẻm như thể đi vào một đoạn mê cung của thời gian, nghe mùi ẩm, mùi rêu xâm chiếm từng ngụm thở.

Biết bao cuộc đời đã đi qua những lòng hẻm, trong ngày nắng ráo, trong ngày mưa lạnh hay đêm gió thổi thâm u. Hẻm sâu, dốc ngược, bậc rêu lặng lẽ qua tháng năm nhưng mang trong nó những đường biểu thị âm thanh của bản predule(1) phố. Nơi năm xưa có cậu bé Đà Lạt(2) mải mê theo tiếng dế đêm mà miên man đi lạc từ những con hẻm trên đường Hàm Nghi về khu chợ Mới và phát hiện ra một vũ trường, bị mê hoặc bởi một thế giới lung linh âm nhạc. Về sau, cậu bé ấy trở thành người nhạc sĩ viết nên những tình khúc đắm đuối và đầy lãng tử.

Cũng những bậc rêu quanh khu Hòa Bình, những ngày đầu thập niên 1960, có lữ khách ôm cuốn từ điển Triết học đi lang thang như mộng du, để hàng nửa thế kỷ sau, giấc mộng du trên mặt đất vẫn chưa thể kết thúc dù thân xác đã trôi dạt nhiều nơi mà tâm trí vẫn không chịu bay khỏi thành phố mà ông gọi là chốn “tưởng niệm dưới mặt đất”. Ông đứng giữa trời Âu, Mỹ mà gào thét: “Hãy để tất cả thế giới bị tiêu diệt và chỉ xin chừa lại Đà Lạt”(3).

Những bậc rêu đi vào cuộc đời biết bao con người lam lũ, với biết bao lần ngó trời thở dốc, nhưng cũng là điểm kết nối những cuộc gặp gỡ dưới thấp với trên cao trong cái âm vực rộng của bản nhạc phố. Tôi đã ước chi mình gặp một bóng hình, có một cuộc tình tình cờ khi đếm những bậc rêu ấy. Và cuộc tình mà tôi có được đó chính là với chiếc bóng của chính mình. Khi rời những con hẻm rêu dốc đứng, những bậc đường đá chẻ, tôi thấy chiếc bóng mình mệt nhoài lê đuổi theo sau.

Một chiếc bóng khi lên cao, xuống thấp ngơ ngác thế nào đó mà đã vướng phải thứ bùa rêu!

(1) Một khúc nhạc dạo.(2) Nhạc sĩ Lê Uyên Phương.(3) Nhà văn Phạm Công Thiện.

Bậc thang phủ rêu ở Đà Lạt.Ảnh: Nguyễn Hàng Tình

can thiệp khi có sự đồng ý. Từ đó, sản sinh ra hồ sơ tài liệu lưu trữ liên quan đến vấn đề khuôn viên của lăng Minh Mạng. Thiết nghĩ đây là bộ hồ sơ có nhiều điểm quan trọng trong việc bảo quản di tích văn hóa trước đây của chính quyền cũ, do đó chúng tôi xin được giới thiệu bộ hồ sơ này.

Theo Công văn số 1293 ĐC/GD ngày 28/9/1955, của Giám đốc Nha địa chánh Trung Việt gửi Đại biểu chánh phủ tại Trung Việt về việc xác định vùng cấm địa của lăng Minh Mạng, công văn ghi rõ, địa chánh xưa không đo đạc vùng núi, do đó mà trong bản đồ làng La Khê, thuộc Hương Trà không có ghi lăng Minh Mạng và vùng cấm địa. Theo luật nhà vua, mỗi cấp bậc đều có một quân xích nhất định để cắm mốc giới, nhưng đối với vua thì có khi cấm địa là cả một hòn núi.

Trong công văn của Chủ tịch Ủy ban quản trị Nguyễn Phước tộc gửi ông Giám đốc Nha Thủy Lâm Trung Việt báo cáo về việc lăng Minh Mạng có một số cây khô cần phát dọn cho mỹ quan. Ủy ban đã giao cho ông Phạm Giám đấu chỉnh lý cây cối trong lăng. Nay đã chỉnh lý xong, số cây củi trong khi chỉnh lý giao cho ông Phạm Giám mang về.

Tại một văn bản khác ngày 13/10/1955 của Chủ tịch Ủy ban Quản trị Nguyễn Phước tộc gửi ông Đại biểu chính phủ tại Trung Việt về việc xin hạ các cây khô đổ gãy trong lăng Minh Mạng, bên cạnh đó là việc xin thu hoạch những hoa lợi trong lăng để làm kinh phí duy tu bảo dưỡng, chăm sóc lăng mộ.

Nội dung công văn ghi rõ: số cây khô tại lăng Minh Mạng gãy nằm ngổn ngang trở ngại việc dọn dẹp và dễ gây hỏa hoạn. Vì vậy, Ủy ban

chúng tôi đã cho một người thầu hạ trên 100 cây khô để làm củi và nạp 7.000 vào quỹ Nguyễn Phước tộc. Lăng vua Minh Mạng thời bấy giờ theo báo cáo của Ủy ban Nguyễn Phước tộc, là nơi mà đã thu hút được khách, nhất là du khách ngoại quốc, vì vậy, những cây khô gần các lăng, điện cần phải thu hoạch cho sạch sẽ mỹ quan, tránh gây thiệt hại khi cây cối đổ.

Công văn còn đề nghị Đại biểu cho Ủy ban Nguyễn Phước tộc được phép thu những hoa lợi trong các lăng để làm kinh phí dọn dẹp sửa chữa nhỏ các điện đài, đường sá, đắp và tu bổ các hồ sen, thu hoạch cây khô và gãy đổ.

Trong vấn đề đấu thầu hoa lợi trong lăng Minh Mạng, Chủ tịch Ủy ban quản trị Nguyễn Phước tộc cũng báo cáo với ông Ty trưởng Ty Thủy Lâm Thừa Thiên, về việc lăng Minh

Mạng có một số cây khô gồm thông, mù u, xoài, mít, nhãn, tổng cộng 114 cây. Để cho lăng được sạch sẽ và dễ kiểm soát, Ủy ban đã cho đấu giá làm củi cây và cho ông Phạm Giám đấu giá mang củi về Huế.

Tuy vậy, việc đấu giá và khai thác gỗ tại đồi thuộc lăng Minh Mạng và ở trong khuôn viên lăng hình như là có vấn đề, chính vì vậy mà toàn thể con cháu trong Nguyễn Phước tộc đã có đơn tố cáo người cho đấu thầu và người được đấu thầu là ông Phạm Giám ngang nhiên chặt nhiều cây lớn để bán lấy tiền, chứ không phải chỉ có thu hoạch các cây khô như trong các công văn khác đã đề cập.

Tuy vậy, trong công văn gửi ông Đại biểu chánh phủ Trung Việt, Hiệp lý sự vụ lâm thời phủ Tôn Nhơn lại không thừa nhận việc này, mà còn đứng ra bênh vực nhà thầu

đã thực hiện đúng như biên bản đấu giá. Ngoài ra, còn ca ngợi công lao chỉnh lý mỹ quan các khu đồi làm tăng vẻ đẹp và dọn dẹp được nhiều cây cối lá cây không tránh được hỏa hoạn cho lăng tẩm...

Cuộc tranh luận giữa các bên về việc thu hoạch cây cối hoa lợi trong lăng Minh Mạng không biết kết quả như thế nào vì hồ sơ không đủ, tuy nhiên với những công văn giấy tờ còn lưu lại đến ngày nay, chúng ta có thể thấy rằng, lăng Minh Mạng lúc đó rất nhiều cây cối cổ thụ và không ít trong đó đã bị đốn hạ.

Ngày nay có dịp tham quan lăng Minh Mạng, chúng ta vẫn thấy còn nhiều cây rất to xung quanh lăng và trong khuôn viên lăng. Có lẽ những cây cối còn sót lại ấy đã trải qua biết bao năm và đã được bảo vệ khắt khe lắm mới tồn tại được đến ngày nay.

Quản lý và chăm sóc cây trong lăng Minh Mạng

8 THỨ BẢY 7 - 1 - 2017 CUỐI TUẦN DU LỊCH

PV: Bà có thể cho biết, điểm nhấn của du lịch Lâm Đồng năm 2016?

Bà Nguyễn Thị Bích Ngọc: Năm 2016, lượng khách du lịch đến tỉnh ta tăng trưởng tốt, trong đó, khách quốc tế tăng trưởng đột biến đến 41% so với năm 2015. Kết quả này có được do hiệu quả từ hoạt động xúc tiến thu hút đầu tư, thu hút du lịch, và sản phẩm phù hợp với nhiều thị trường khách như Trung Quốc, Hàn Quốc, Nga…; Sân bay quốc tế Liên Khương cách TP Đà Lạt 30 km, được đầu tư theo tiêu chuẩn cấp 4D đủ điều kiện để phục vụ 2 triệu khách/năm từ các chuyến bay quốc tế, khai thác 6 tuyến bay nội địa đi - đến TP Hồ Chí Minh, Hà Nội, Đà Nẵng, Vinh, Huế, Hải Phòng với tần suất 27 chuyến bay/ngày...

Về mặt quản lý nhà nước, chúng ta cũng đề xuất được những chính sách quan trọng, đó là quy định tạm thời về quản lý du lịch mạo hiểm - đây là quy định chỉ có ở Lâm Đồng. Ngoài ra, đề án về ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý lưu trú được đưa vào triển khai một cách rộng rãi, giúp hoạt động kê khai, quản lý, thống kê lượng khách lưu trú qua mạng được nâng lên một bước, không làm mất thời gian đi lại của cơ sở lưu trú... Đặc

Du lịch Lâm Đồng cần đa dạng sản phẩm

biệt, ngành đã tham mưu cho Tỉnh ủy ban hành nghị quyết về phát triển du lịch là Nghị quyết 07.

Trong năm 2016, bên cạnh các loại hình du lịch truyền thống của địa phương, có 2 loại hình du lịch được phát triển hiệu quả và rất hấp dẫn du khách là du lịch nông nghiệp và du lịch mạo hiểm. Các hoạt động văn hóa nghệ thuật và thể thao (kể cả thể thao chuyên nghiệp và thể thao quần chúng) kích cầu và góp phần thúc đẩy cho hoạt động du lịch.

PV: Cơ chế đặc thù và chính sách “mở cửa bầu trời” sẽ mang lại cho du lịch Lâm Đồng những cơ hội và thách thức gì?

Bà Nguyễn Thị Bích Ngọc: Chúng ta có rất nhiều cơ hội, nhưng cũng có nhiều thách thức từ cơ chế đặc thù và chính sách “mở cửa bầu trời”, đó là:

Về cơ hội: Lâm Đồng sẽ đón được lượng khách lớn không chỉ từ 1 quốc gia mà nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ, trước mắt là châu Á, như: Nhật Bản, Thái Lan, Hàn Quốc, Trung Quốc… nhờ có sự kết nối với các cảng hàng không quốc tế lớn trong nước: TP HCM, Hà Nội, Đà Nẵng, Huế… và các chuyến bay thẳng từ nước ngoài. Từ đó, giúp tăng nguồn thu từ du lịch dịch vụ. Thông qua các nguồn khách, chúng ta quảng bá hình ảnh du lịch Đà Lạt - Lâm Đồng, tiến tới xây dựng được thương hiệu riêng cho du lịch của Đà Lạt. Cũng từ việc đón được nhiều nguồn khách quốc tế, chúng ta tiếp cận với nhiều nền văn hóa của các nước trên thế giới, từ đó, có thể phát huy giá trị văn hóa của quốc gia mình và đưa văn hóa của mình hội nhập quốc tế mà vẫn giữ bản sắc truyền thống độc đáo của địa phương.

Tuy nhiên, các thách thức cũng không phải là nhỏ: Đó là, khi lượng khách quốc tế gia tăng, đòi hỏi công tác quản lý nhà nước phải chặt chẽ, đặc biệt là sự phối kết hợp với các ngành chức năng trong việc quản lý người nước ngoài, tạo điều kiện thuận lợi cho du khách nước ngoài đến với Đà Lạt, vừa cảm thấy thoải mái nhưng vẫn đảm bảo được an ninh, an toàn và trật tự xã hội trên địa bàn.

Khách từ nhiều quốc gia thì sẽ mang theo nhiều nền văn hóa, nhiều gu ẩm thực, nhiều phong tục - tập quán… đòi hỏi các doanh nghiệp du lịch Lâm Đồng vừa phải nâng cấp cơ sở vật chất kỹ thuật, đào tạo nguồn nhân lực, đặc biệt là ngoại ngữ, vừa phải tìm hiểu kiến thức, hiểu biết về phong tục tập quán của các quốc gia để phục vụ khách một cách tốt nhất.

Ngoài ra, hiện nay, sản phẩm du lịch Đà Lạt vẫn chưa thực sự đa dạng và ấn tượng, mỗi đối tượng khách lại có những đòi hỏi khác nhau cả về chất lượng cũng như sự phong phú của các loại hình, ngành

Tổng kết năm 2016, lượng khách du lịch đến Đà Lạt - Lâm Đồng là 5,4 triệu lượt, trong đó, khách quốc tế 295 ngàn lượt, tăng 44% so với năm 2015... là kết quả của nhiều hoạt động tổng lực thúc đẩy ngành du lịch phát triển và thu hút khách. Chúng tôi có cuộc trao đổi với bà Nguyễn Thị Bích Ngọc - Phó Giám đốc Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch để bạn đọc có cái nhìn sâu hơn về hoạt động du lịch của tỉnh nhà.

du lịch kể cả cơ quan quản lý nhà nước và doanh nghiệp cần phải đầu tư, định hướng để phát huy một cách tối đa, tiềm năng, lợi thế của địa phương, hình thành nhiều sản phẩm dịch vụ du lịch phục vụ cho yêu cầu ngày càng cao của khách.

PV: Nghị quyết 07 mới về du lịch, có những nội dung khác các nghị quyết về du lịch trước đây?

Bà Nguyễn Thị Bích Ngọc: Hiện nay, ngành đã tham mưu cho UBND tỉnh ban hành kế hoạch triển khai thực hiện nghị quyết, trên cơ sở đó, cụ thể hóa các nội dung của Nghị quyết, đồng thời phân công nhiệm vụ cho từng ngành, địa phương, bằng các nội dung cụ thể. Nghị quyết 07 có các cơ chế chính sách cụ thể hơn, như các quy định về phát triển các khu du lịch quốc gia và khu du lịch trọng điểm được hưởng các cơ chế đặc thù của trung ương để thu hút đầu tư vào du lịch hiệu quả; hay cơ chế thúc đẩy phát triển những sản phẩm du lịch mới lạ, gắn kết giữa các ngành như nông nghiệp,

công nghiệp để hình thành nhiều sản phẩm du lịch đặc thù của địa phương. Trước đây, chúng ta triển khai các sản phẩm du lịch tràn lan, nay có định hướng, chẳng hạn như sắp tới tập trung về du lịch nông nghiệp và thể thao mạo hiểm.

Công tác tuyên truyền, quảng bá, xúc tiến du lịch cũng được đổi mới theo hướng xã hội hóa để phát huy vai trò chủ động của doanh nghiệp, đồng thời nâng cao hiệu quả của tuyên truyền, quảng bá. Trước đây, chúng ta quảng bá thông qua các hình thức ẩn phẩm, nay tăng cường phối hợp với các cơ quan truyền thông, các hãng thông tấn trong và ngoài nước. Kết hợp quảng cáo trên các chuyến bay quốc tế, quảng bá tại các địa phương có đường bay lớn và kết nối với đường bay của tỉnh mình. Đồng thời, đẩy mạnh cải cách hành chính về các thủ tục để khách quốc tế ra vào dễ dàng hơn và phát triển du lịch cộng đồng…

PV: Trân trọng cảm ơn bà và chúc ngành du lịch Lâm Đồng năm 2017 cất cánh mạnh mẽ!

Bà Nguyễn Thị Bích NgọcPhó Giám đốc Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch

Nhiều cơ hộicho ngành du lịch từ chủ trương“mở cửa bầu trời”. Ảnh: L.Hoa

HÀ HỮU NẾT

Đơn Dương là huyện miền núi thuộc tỉnh Lâm Đồng, diện tích tự nhiên 61.000

ha, dân số hơn 91.000 người (đồng bào dân tộc thiểu số chiếm gần 30%), cửa ngõ của Lâm Đồng - Đà Lạt với các tỉnh miền Trung, đất đai phì nhiêu, khí hậu mát mẻ, rất thuận lợi để phát triển nông nghiệp công nghệ cao và du lịch. Xin giới thiệu 8 cái nhất Tây Nguyên ở huyện Đơn Dương:

1. Huyện “Nông thôn mới” đầu tiên

Được Chính phủ công nhận là 1 trong 6 huyện của cả nước đạt chuẩn Nông thôn mới năm 2015 và là huyện đầu tiên của Lâm Đồng và Tây Nguyên đạt chuẩn “Nông thôn mới”.

2. Vùng rau lớn nhất

8 cái nhất Tây Nguyên ở Đơn Dương

LÊ HOA (thực hiện)

Diện tích trồng rau thương phẩm đạt 24.500 ha, sản lượng rau các loại đạt hơn 811.000 tấn/năm. Ở huyện này, diện tích trồng rau công nghệ cao chiếm 79,6%.

3. Trang trại hoa lớn nhất Công ty Dalat Hasfarm hiện có

trang trại hoa rộng 300 ha tại xã Tu Tra (chủ yếu trồng các loại hoa cúc trong nhà kính, phục vụ xuất

những phục vụ trong nước mà còn xuất khẩu.

7. Siêu trống Trọng NhânSinh năm 2007 tại thị trấn

Thạnh Mỹ, bé Trọng Nhân bộc lộ tài năng đánh trống từ năm lên 4 tuổi, đã đoạt Quán quân Vietnam’s Got Talent 2016 (kèm phần thưởng 500 triệu đồng). Ban nhạc Rock Mỹ - Avenged Sevenfold bày tỏ, muốn gặp Trọng Nhân khi xem Clip trên YouTube.

8. Nhà thờ Ka Đơn giải Nhì quốc tế

Nhà thờ Ka Đơn ở xã Ka Đơn, đoạt giải Nhì “Cuộc thi Kiến trúc Thánh quốc tế 2016” được công bố tại Italia. Nhà thờ Ka Đơn, lấy ý tưởng từ Linh mục Giuse Nguyễn Đức Ngọc (quản xứ giáo xứ Ka Đơn) và do vợ chồng Kiến trúc sư Vũ Thị Thu Hương, Nguyễn Tuấn Dũng thiết kế.

khẩu và nội tiêu). 4. Đàn bò sữa nhiều nhấtDo có lợi thế về đất đai phì

nhiêu, khí hậu mát mẻ và truyền thống chăn nuôi nên hiện có đàn bò sữa hơn 11.000 con, năng suất sữa đạt 6 tấn/con/chu kỳ.

5. Vườn hoa Tam giác mạch lớn nhất

Vườn Tam giác mạch (trồng bằng hạt) rộng gần 2 ha, tại xã Tu Tra (cách Đà Lạt khoảng 30 km về phía nam) nở hoa tuyệt đẹp, thu hút du khách thập phương đến thưởng lãm và ghi hình.

6. Nhà sáng chế Hồng Chương Sinh năm 1975 tại Lạc Lâm,

tuy chỉ học lớp 8/12, nhưng Nguyễn Hồng Chương được công nhận là Nhà sáng chế Việt Nam. Anh chuyên sản xuất các loại: máy gieo hạt, máy đóng đất tự động, máy rửa cà chua… không

Trang trại hoa của Công ty Dalat Hasfarm. Ảnh: HHN

9 THỨ BẢY 7 - 1 - 2017CUỐI TUẦNGIA ĐÌNH - ĐỜI SỐNG

Chuyên mục Thanh niên

HÀ NGUYỆT

Không biết chợ có từ khi nào, nhưng cứ vào khoảng 1 giờ chiều các

ngày trong tuần, phiên chợ chiều Tùng Nghĩa gần cổng Trường Trung Sơn - thị trấn Liên nghĩa, huyện Đức Trọng lại tấp nập hàng quán, kẻ bán, người mua cứ rộn ràng cả con phố người Hoa. Nơi đây là khu vực tập trung khá đông người Hoa sinh sống. Họ đến đây định cư và làm ăn từ trước năm 1954, mang theo văn hóa ẩm thực Trung Hoa rất phong phú, tinh tế. Định cư lâu dần, người Hoa coi đây là quê hương thứ hai để trọn đời gắn bó. Chị Châu Sắc Mùi, người Quảng Châu - Trung Quốc, hiện ở 33 Quang Trung, thị trấn Liên Nghĩa - chủ lò heo quay, vịt quay nổi tiếng chợ chiều cây đa Tùng Nghĩa chia sẻ: Để cho ra lò món heo quay ngon, da giòn, vị đậm đà tươi ngon mình phải đi

Phiên chợ chiềuNhững con người hồn hậu, chất phác - những món ăn đậm đà bản sắc Hoa - Việt là cảm nhận của bất cứ ai khi đến với phiên chợ chiều cây đa Tùng Nghĩa. Những người đầu bếp ngoài mục đích mưu sinh, họ còn gửi gắm vào trong ẩm thực những gì tinh túy nhất của văn hóa ẩm thực. Từ những món ăn dân dã, bình dị như bánh đúc, bánh tẻ, bánh bèo, bánh phô-mai, xôi chiên, gỏi cuốn, gỏi xoài, xắp xắp, bắp luộc đến các món ăn cao cấp hơn như heo quay, vịt quay Bắc Kinh, hủ tiếu, phở xào… đều rất ngon, làm người thưởng thức khi ra về nhớ mãi…

chợ từ rất sớm lựa thịt tươi ngon về chế biến, ướp gia vị 2 tiếng, sau đó quay trên lò than rực hồng khoảng 3 tiếng, khi đó heo vừa chín từ từ, vừa cho da giòn lâu

hơn. Đặc biệt, nước chấm heo quay ở Đức Trọng làm từ chanh muối, tương ớt, xì dầu nên tạo vị nước chấm thơm ngon rất hợp khi chấm heo quay. Còn vịt quay

Bắc Kinh đã nổi tiếng từ lâu, chỉ có cách quay vịt của người Hoa mới cho ra đúng vị món vịt quay thơm ngon da giòn, bởi vì tất cả gia vị nấm mèo được người Hoa cho hết vào bụng con vịt ướp nhiều giờ đồng hồ cho ngấm đều rồi mới đem quay, nước chấm vịt quay được pha với những gia vị từ trong chính con vịt nên có vị thơm ngọt tự nhiên của thịt vịt, có thể ăn với bánh mì hay bún đều rất hợp vị. Nét văn hóa người Hoa đã hòa quyện với văn hóa Việt, văn hóa người Tày, Thổ, Thái, Nùng, tạo nên nét bản sắc văn hóa ẩm thực rất riêng cho Đức Trọng hôm nay. Dự những bữa tiệc trong gia đình của người dân Đức Trọng hiện nay hầu như khách đều được thưởng thức món bánh hỏi heo quay, vịt quay Bắc Kinh rất đặc biệt mà chủ nhân muốn đãi bạn bè thân hữu gần xa.

Ngày nay, để phục vụ người Việt tại các vùng quanh thị trấn

Liên Nghĩa, người Hoa đã biến tấu, nêm nếm gia vị cho vừa miệng với cả người Hoa, Việt, người Thái, Tày, Thổ từ các tỉnh phía Bắc về đây định cư. Và từ đó, chợ chiều cây đa Tùng Nghĩa thành thông lệ, họp thành phiên buổi chiều, bắt đầu từ 1 giờ chiều đến khi trời gần tối khoảng 6 giờ chiều. Phiên chợ hấp dẫn bởi hàng chục món ăn quà vặt, rất thích hợp khi chiều các cháu học sinh đi học về, mọi người đi làm về nên hàng bán rất chạy, chủ yếu hàng ăn tươi sống và chế biến hết trong ngày. Nhiều năm trở lại đây, khu chợ chiều này nổi tiếng hơn và thu hút người dân Đà Lạt và cả du khách ghé thăm và thưởng thức.

Hàng trăm quầy hàng, món ăn gồm: xôi chiên, bánh phô mai, bánh ít nếp, bánh cam, bánh tiêu, bánh tai vạt, gỏi cuốn, súp cua, xắp xắp, bánh tráng trộn, bắp luộc, heo quay, vịt quay, hủ tiếu, chè nóng các loại. Đặc biệt hấp dẫn các cháu học sinh là món chè lá mơ gừng nóng hổi của cô A Mùi tự tay chế biến và nấu mỗi khi chiều đến. Hầu hết các thế hệ học sinh nhiều chục năm qua tại Tùng Nghĩa đều nhớ món chè lá mơ thơm ngon này!

Quán chè ở chợ chiều cây đa, Liên Nghĩa. Ảnh: H.Nguyệt

N.ĐỒNG

Hiện nay, có nhiều câu lạc bộ nuôi và huấn luyện chim săn mồi (còn gọi là falconry) ở Hà Nội,

Hải Phòng, Đà Nẵng, Nha Trang, TP HCM... Nơi cao nguyên phù hợp với thú chơi này hơn cả có một câu lạc bộ mang tên Club Di Linh Hawking ở thị trấn Di Linh, huyện Di Linh, Lâm Đồng. Câu lạc bộ này quy tụ khoảng 35 thành viên, thuộc nhiều lứa tuổi, nhiều nghề nghiệp khác nhau nhưng nhiều nhất vẫn là các bạn trẻ tuổi cùng một đam mê, sở thích chim... dữ.

Phải huấn luyệnít nhất nửa nămTừ lâu tôi đã bị mê hoặc bởi hình

ảnh yêng hùng của những con đại bàng sải cánh bay lượn tự do trên bầu trời thảo nguyên Mông Cổ mênh mông qua bộ phim nhiều tập về Thành Cát Tư Hãn. Tuy vậy, chỉ khi ở Di Linh xuất hiện trò chơi nuôi và huấn luyện chim săn mồi thì tôi mới được thử cái cảm giác của một falconry. Cảm giác đó có được khi tôi theo chân các thành viên Club Di Linh Hawking đưa chim đi săn tại một khu đất trống với một bên là ruộng lúa và một bên là rừng núi bao la.

“Tu... uýt”, chưa dứt hồi còi hiệu, con đại bàng đã lao như tên bắn rồi bất thình lình tung chân quặp

cứng con chuột đồng đang chạy bên dưới, sau đó nhanh chóng bay về đậu trên tay chủ. “Trông thì đơn giản vậy đó. Thế nhưng, thay đổi được tập tính hoang dã của loài chim săn mồi này là cả một vấn đề. Thường thì phải mất ít nhất nửa năm đến vài ba năm huấn luyện chim mới quen và thành thạo kỹ năng săn mồi dưới sự chỉ huy của người nuôi”, anh Nguyễn Đức Tùng, người đầu tiên đưa bộ môn falconry về đất Di Linh và là thành viên sáng lập Club Di Linh Hawking chia sẻ.

Theo anh Tùng, tại một số nước như Mông Cổ, Pakistan, Hàn Quốc..., việc nuôi và huấn luyện chim săn là một môn thể thao truyền thống và bản thân công việc đó được thừa nhận là một nghề chuyên biệt. Ai muốn tham gia huấn luyện chim săn mồi, ngoài việc đăng ký học lý thuyết tại các cơ sở đào tạo cũng như giúp việc cho người có chuyên môn còn bắt buộc phải vượt qua các kỳ thi sát hạch thì mới được cấp bằng chứng nhận huấn luyện viên. Thậm chí ở các nước Trung Đông, người ta còn mở hẳn một bệnh viện và buộc người tham gia huấn luyện phải đem những chú chim săn mồi đến khám hằng tuần. Do có lịch sử phát triển lâu đời cộng thêm những đòi hỏi nghiêm ngặt trong việc nuôi và huấn luyện nên khả năng ứng dụng của chim săn mồi vào đời sống

TRÀO LƯU MỚI TRONG GIỚI TRẺ DI LINH:

Chơi chim săn mồi

thực tiễn là rất cao. Người ta có thể dùng loài chim này cho việc “bắt” các fly cam chụp ảnh trộm tại các khu căn cứ quân sự để giữ bí mật quốc gia hoặc sử dụng vào việc đuổi những giống chim lạ ở sân bay, hay như bảo vệ đàn gia súc...

Tuy nhiên, ở Việt Nam, trào lưu nuôi và huấn luyện chơi chim săn mồi mới xuất hiện trong khoảng 10 năm trở lại đây và cũng chỉ tập trung tại một số tỉnh, thành lớn. Chim săn mồi có nhiều loại: đại bàng, ưng, cắt, cú mèo, ó, diều hâu... Club Di Linh Hawking chỉ nuôi và thuần dưỡng một số loài chim ưng thuộc dòng Ấn Độ như Besrahawk, Shika... ngoại trừ hai

con đại bàng nhập khẩu hợp pháp từ nước ngoài (có giấy tờ chứng minh nguồn gốc xuất xứ). Hai con đại bàng này, một con giá 200 triệu đồng và một con giá 70 triệu đồng.

Sẽ trả chim về với thiên nhiên“Một số người cho rằng chơi

chim là đang “cầm tù” chúng. Thực ra con đường mà Club Di Linh Hawking đang đi là nuôi, huấn luyện để qua đó bảo tồn loài chim săn mồi sẵn có ở địa phương”, anh Nguyễn Ngọc Thăng Long, thành viên Club Di Linh Hawking, tâm sự.

Theo anh Long, Club Di Linh Hawking ra đời không chỉ mang

tính chất đơn thuần là giải trí, mà tất cả anh em trong câu lạc bộ mong muốn cùng mọi người chung tay cứu hộ những con chim bị săn bắt bằng cách mua hoặc xin từ các thợ săn (chủ yếu là đồng bào dân tộc thiểu số bản địa) rồi đem về nuôi nấng chu đáo, huấn luyện thành thục các kỹ năng săn mồi, sau đó thả chúng về với môi trường tự nhiên.

Anh Trần Thanh Tuấn, một thành viên khác của Club Di Linh Hawking, nói về kinh nghiệm huấn luyện chim săn mồi: “Nếu là chim mới bẫy được, chúng ta cần tập cho chim quen dần với sự có mặt của con người. Bước tiếp theo là cho chim đậu và ăn trên găng tay. Sau đó chim được tập bài bay qua tay ăn mồi theo hiệu lệnh còi. Ngoài ra, chim còn phải trải qua giai đoạn săn mồi bằng mồi giả rồi mồi thật. Khi chim đã thành thục các kỹ năng thì thả tự do cho chim bay lượn săn mồi ngoài tự nhiên”.

“Một điều quan trọng nữa, người chơi phải cho chim tiếp xúc với nhiều môi trường, địa hình khác nhau để chim tập tính dạn dĩ. Trong quá trình tập không thể thiếu những phụ kiện đi kèm như găng tay da ba lớp, dây buộc chân, chụp móng vuốt, mồi giả, cân điện tử, thiết bị định vị, còi... Giá mỗi món đồ kể trên dao động từ vài trăm đến vài triệu đồng”, ông Nguyễn Văn Dũng, thành viên Club Di Linh Hawking nói thêm.

Ông Nguyễn Văn Dũng mong muốn: “Thông qua việc cứu hộ rồi thuần dưỡng những dòng chim săn mồi sẵn có ở địa phương Di Linh, chúng tôi hy vọng mọi người hiểu thêm về loài chim này. Trên thực tế, việc thuần dưỡng rồi trả những loài chim này về môi trường tự nhiên của Club Di Linh Hawking đang góp phần bảo tồn loài chim săn mồi ở địa phương”.

Ngoài thú vui giải trí, người chơi chim săn mồi đang thuần dưỡng rồi trả những loài chim này về môi trường tự nhiên.

Một nữ thành viên Club Di Linh Hawking trong một buổi tham giahuấn luyện chim săn mồi. Ảnh: N.Đồng

10 THỨ BẢY 7 - 1 - 2017 CUỐI TUẦN TÒA SOẠN - BẠN ĐỌC

HOÀNG YÊN

Để đưa cây cà phê trở lại đúng vị trí là một trong những cây trồng chủ lực, cây xóa đói, giảm nghèo bền vững, những năm qua, ngành

nông nghiệp huyện đã triển khai nhiều giải pháp cụ thể nhằm giúp người dân đẩy mạnh thực hiện tái canh những diện tích cà phê hiệu quả thấp, nhất là những diện tích cà phê được người dân khai thác nhiều năm.

Người dân tự xoay xở tái canhGia đình ông Vũ Văn Tâm (thôn Đạ Pin, xã

Đạ K’Nàng) có gần 3 ha cà phê, trong đó một nửa diện tích đã có tuổi thọ gần 30 năm. Do phù hợp chất đất, nguồn nước tương đối thuận lợi so với những nơi khác, nên từ lâu cây cà phê đã phát triển và là thế mạnh tại đây. Vì có mặt sớm, quá trình trồng thiếu sự chọn giống phù hợp nên hầu như cà phê ở đây hạt nhỏ, năng suất thấp đều đã đến tuổi thay thế.

Ông Tâm cho biết: UBND huyện hỗ trợ gia đình mấy trăm chồi cà phê để tái canh, qua năm thứ 2 thấy năng suất đạt, tôi đã chọn giải pháp tự tái canh vườn cà phê của mình bằng cách xuống Bảo Lộc mua giống năng suất cao 138 và Trường Sơn để tái canh. Qua nhiều năm tái canh, vườn cây già cỗi gần 3 ha của tôi đã được thay thế hoàn toàn mới. Giờ thì cà phê của gia đình tôi đạt năng suất 5 tấn/ha.

Hầu hết người trồng cà phê đều hiểu việc tái canh đối với diện tích cà phê già cỗi là việc làm tất yếu nhằm trẻ hóa vườn cà phê, tăng năng suất. Nhưng việc tiến hành chuyển đổi toàn bộ diện tích cà phê già cỗi để tái canh ít nhiều tác động đến tâm lý của người dân. Bởi lẽ, thời gian sản xuất đến khi thu hoạch khá dài, người dân lấy gì để trang trải cuộc sống, khi mà thu nhập dựa hoàn toàn

Khó khăn trong việc tái canh cà phêQua khảo sát, hiện có khá nhiều diện tích cà phê trên địa bàn huyện Đam Rông đang xuống cấp, già cỗi, giống kém chất lượng… trong khi đó, việc tái canh gặp nhiều khó khăn.

vào cây cà phê. Chính vì thế, nhiều hộ dân đã chọn hình thức tái canh từng phần, tức là lô cà phê nào già cỗi thì tái canh trước.

Gia đình ông Triết K’Kràng (thôn 1, Liêng S’rônh) có 2 ha cà phê già cỗi. Ông được Nhà nước hỗ trợ ghép chồi 0,5 ha, hiện diện tích này đang phát triển khá tốt. Gia đình ông cần thêm khoảng 150 triệu đồng để tái canh diện tích cà phê còn lại. Diện tích cà phê là nguồn thu nhập chính của gia đình, nếu phá bỏ để tái canh một lúc thì không biết trang trải cuộc sống thế nào nên ông chưa mạnh dạn vay vốn đầu tư tái canh.

Anh Hoàng Văn Long, (thôn Tân Tiến, Đạ R’Sal) than thở, gia đình có 2 ha cà phê theo giá thị trường khoảng 1,5 tỷ đồng, nhưng khi thẩm định cho vay vốn chỉ được khoảng 50 triệu đồng, nên gia đình đành chấp nhận để vườn cà phê già cỗi, thu được đến đâu hay

đến đó…Theo ông Đoàn Xuân Hải - Phó phòng

Nông nghiệp và PTNT huyện Đam Rông, để phục vụ cho việc tái canh cà phê trên địa bàn, trong điều kiện ngân sách huyện còn hạn hẹp, Nhà nước nên thực hiện lồng ghép từ nhiều dự án và hỗ trợ toàn bộ hạt giống đảm bảo chất lượng và một phần kinh phí cho huyện để tổ chức gieo ươm cây giống cung cấp cho nhân dân trên địa bàn; đồng thời, giải quyết những khó khăn, vướng mắc trong quá trình làm thủ tục vay vốn ngân hàng để chương trình được thực hiện.

Tích cực hỗ trợ nông dânTheo thống kê, toàn huyện Đam Rông

hiện có khoảng 1.300 ha cà phê có thời gian sinh trưởng trên 15 năm tuổi, chiếm khoảng 16,1% diện tích cà phê toàn huyện. Một số

diện tích sử dụng giống kém hiệu quả, canh tác không đúng quy trình, kỹ thuật… đã làm cho năng suất kém và ngày càng giảm mạnh cần được tái canh mới.

Qua tìm hiểu chúng tôi được biết, phần lớn nông dân đã sử dụng sổ đỏ để thế chấp vay vốn nên muốn vay lại vốn tái canh thì buộc phải trả lại toàn bộ số tiền đã vay. Do nguồn tài chính của các hộ dân còn hạn chế, trong khi đó chi phí cho tái canh từ 100 - 150 triệu đồng/ha, phần tín dụng ngân hàng cho vay tối đa là 80%, số còn lại người dân tự bỏ ra, thời gian tái canh dài mới có nguồn thu nhập ổn định nên việc tái canh trên diện tích rộng, số lượng lớn người dân còn đắn đo, cân nhắc.

Ông Hải cho biết thêm, thời gian tới, ngành nông nghiệp huyện sẽ tiếp tục tuyên truyền để nâng cao nhận thức cho người dân, giúp người dân tiếp cận được những quy trình tái canh đúng kỹ thuật và làm chủ trong suốt quá trình tái canh cây trồng. Bên cạnh đó, huyện đẩy mạnh thực hiện tốt chính sách hỗ trợ người dân, nhất là người đồng bào dân tộc thiểu số tái canh mới đối với diện tích cà phê bị già cỗi cũng như cải tạo lại phần diện tích cà phê kém chất lượng.

Ông Vũ Văn Tâm phá toàn bộ cà phê già cỗi của gia đình để tái canh cà phê. Ảnh: H.Y

KHÁNH PHÚC

Dễ làm trước, khó làm sauTrao đổi với chúng tôi, ông Nguyễn Quốc,

Chủ tịch UBND xã Quảng Trị cho biết: “Cách làm NTM của địa phương chúng tôi, là lấy sức dân để lo cho dân. Vì vậy, ngay từ ngày bắt tay vào xây dựng NTM, Đảng bộ, chính quyền, đoàn thể luôn họp bàn lấy ý kiến của quần chúng nhân dân để chọn cái dễ làm trước, cái khó làm sau. Chủ trương của xã là không vội vàng, nhất quyết không chạy theo thành tích, không lạm dụng vào NTM để huy động người dân đóng góp quá sức”.

Ông Nguyễn Quốc cho biết thêm, ban đầu, do nội lực địa phương còn yếu, nên Ban chỉ đạo xây dựng NTM của xã xác định đẩy mạnh việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, mùa vụ mà đặc biệt là chuyển từ trồng mía sang trồng dâu nuôi tằm. Nhưng muốn làm được điều đó, xã chủ trương cho cán bộ, đảng viên làm trước để bà con cùng học hỏi làm theo. Đến nay, xã đã thành lập được 2 tổ hợp tác trồng dâu nuôi tằm với gần 50 hộ dân tham gia.

Ông Nguyễn Văn Tư, Tổ trưởng Tổ hợp tác trồng dâu nuôi tằm số 1 (xã Quảng Trị) phấn khởi nói: “Việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, mà đặc biệt là chuyển đổi từ cây mía năng suất kém sang trồng dâu nuôi tằm là một việc làm đi đúng hướng. Hiện nay, tuy chưa phải là cây trồng chủ lực nhưng trồng

Đạt chuẩn nông thôn mới sau khi thoát nghèoSau khi thoát khỏi xã nghèo vào đầu năm 2016, xã Quảng Trị (huyện Đạ Tẻh) đã bứt phá “cán đích” nông thôn mới (NTM) vào cuối năm. Việc đạt chuẩn NTM của xã được hoàn thiện trên cơ sở “lấy sức dân để lo cho dân”.

dâu nuôi tằm bước đầu đã mang lại hiệu quả kinh tế cao giúp gia đình chúng tôi và bà con phát triển kinh tế và ý thức rất rõ về sản xuất nông nghiệp hàng hóa. Từ khi xã đưa cây dâu vào trồng đến nay mới được hơn 5 năm, nhưng đời sống người dân đã có những bước tiến vượt bậc trong phát triển kinh tế. Bà con ai cũng phấn khởi vì nhờ xây dựng NTM mà cuộc sống người dân đã thay đổi hơn trước nhiều lần”.

Song song với việc phát triển nghề trồng dâu nuôi tằm, xã Quảng Trị còn chuyển đổi từ trồng 3 vụ lúa sang trồng 2 lúa, 1 bắp và cải tạo vườn điều. Đồng thời, chăn nuôi gia súc, gia cầm với các mô hình tập trung và phát triển các mô hình chăn nuôi hộ gia đình để giúp người dân tăng

thu nhập. Nhờ vậy, đến nay, tỉ lệ hộ nghèo của xã đã giảm từ hơn 29% (năm 2011) xuống còn 5,83%; thu nhập bình quân đầu người của xã đã đạt 27 triệu đồng/người/năm.

Lấy sức dân lo cho dânĐó chính là cách làm thiết thực mà xã

Quảng Trị đã áp dụng để xây dựng NTM suốt những năm qua. Cũng chính từ cách làm này, mà ngay sau khi thoát khỏi xã nghèo vào đầu năm 2016 thì đến cuối năm Quảng Trị đã vững vàng đạt chuẩn NTM.

Khi bắt tay vào xây dựng NTM, Ban chỉ đạo của xã xác định rõ mục tiêu, nhiệm vụ, nguồn huy động các hạng mục đầu tư xây dựng là: Các công trình phúc lợi công cộng như trụ sở,

nhà văn hóa xã, trạm y tế, trường học là do ngân sách đầu tư hỗ trợ. Các nhà sinh hoạt cộng đồng, khu thể thao thôn, đường giao thông nông thôn, giao thông nội đồng, nghĩa trang… là do nhân dân làm, Nhà nước hỗ trợ vật tư đối ứng. Từ đó đã chuyển từ thế thụ động, trông chờ nguồn đầu tư của Nhà nước, sang thế chủ động, huy động nội lực kết hợp với sự hỗ trợ của Nhà nước nên đã huy động tối đa các nguồn lực để xây dựng cơ sở hạ tầng.

Nhưng để làm được điều đó, trước hết phải tuyên truyền, bàn bạc với người dân. Khi người dân đồng thuận, thì mới làm được NTM. Điều đáng mừng là, khi họp dân, xin ý kiến của dân, thì đa số người dân Quảng Trị đều đồng thuận. Nhờ vậy, đến nay, Quảng Trị đã “bê tông hóa” hơn 17 km đường giao thông nông thôn, “cứng hóa” được 5 km đường nội đồng; xây mới công sở xã, nhà văn hóa, trạm y tế, trường học, 7/7 thôn đã có nhà sinh hoạt cộng đồng…

“Trong 5 năm qua, toàn xã như một “công trường xây dựng” và đã tăng cường cơ sở hạ tầng đáng kể cho xã nhằm đảm bảo các tiêu chí về NTM. Tổng nguồn lực xây dựng NTM trong 5 năm là 120,1 tỷ đồng. Trong đó, nhân dân đóng góp khoảng 50 tỷ đồng (chiếm 41,6%), ngân sách Nhà nước là 56,6 tỷ đồng và còn lại là các nguồn vốn khác. Ngoài ra, người dân còn đóng góp hàng ngàn ngày công lao động và hiến hàng ngàn mét vuông đất để xây dựng NTM. Đến nay, xã đã hoàn thành 18/18 tiêu chí xây dựng NTM” - ông Nguyễn Quốc thông tin.

Trong 3 năm (2014-2016) triển khai kế hoạch tái canh cải tạo giống cà phê, trên địa bàn huyện đã đạt kết quả thực hiện cụ thể như sau: Năm 2014, tổng kinh phí giao 787 triệu đồng, triển khai hỗ trợ được 55,1 ha, trong đó diện tích trồng bằng cây ghép 15,6 ha/31 hộ, cây thực sinh 39,5 ha/115 hộ. Năm 2015, tổng kinh phí giao 1.392 triệu đồng, triển khai hỗ trợ được 72,64 ha, trong đó diện tích trồng bằng cây ghép 30,64 ha/112 hộ, cây thực sinh 25,43 ha/71 hộ; hỗ trợ chồi ghép 16,57 ha/47 hộ. Năm 2016, tổng kinh phí giao 322,8 triệu đồng, triển khai hỗ trợ được 54,4 ha, trong đó diện tích trồng bằng cây ghép 40 ha và hỗ trợ chồi ghép 14,4 ha cho 118 hộ.

Đường giao thông nông thôn ở Quảng Trị được “bê tông hóa”. Ảnh: K.P

11 THỨ BẢY 7 - 1 - 2017CUỐI TUẦNNHÌN RA BỐN PHƯƠNG

...- Chân đã nhiễm trùng nặng.

Phần xương đã bị gãy không khắc phục được đành phải cưa bỏ, bảo vệ phần trên. Ông đồng ý chứ?

Phúc nói: - Thưa ông, rủi ro trong chiến tranh là điều không tránh khỏi. Tôi may mắn được cô gái này đưa đến gặp ông, một bác sỹ, tôi hoàn toàn tin ở ông!

Phúc nằm trên giường bệnh như một người ngủ say. Bên chân trái đã ngắn một đoạn được băng bó cố định. Lọ nước truyền nhỏ từng giọt.

Ông bác sỹ căn dặn Bạch Liên: - Sau vài tiếng nữa ông ta sẽ tỉnh, đau. Con cho ăn tô cháo. Cho uống mấy viên thuốc này sau khi ăn. Lọ nước truyền chảy hết, con tháo kim, ông ta sẽ đi tiểu. Có chiếc pô ở cuối giường, con giúp ổng. Mọi việc đợi cậu về... À quên, nhớ những điều cậu đã căn dặn từ bữa trước.

Mấy ngày sống bên cạnh một cô gái có tấm lòng nhân ái, đồng thời sống trong vòng tay của viên sỹ quan lạnh lùng hãnh tiến làm Phúc suy nghĩ căng thẳng. Nhớ đồng đội, nhớ quê hương chân đi tập tễnh anh suy tính phải tìm lối thoát.

Một tuần lễ trôi qua. Bạch Liên và Phúc như có một sợi dây vô hình xếp đặt. Họ thân thiết bên nhau tự nhiên và tin tưởng. Tuy vậy, Phúc vẫn giữ một khoảng cách. Đôi lúc Bạch Liên quá tự nhiên làm anh ngượng. Sức khỏe đã bình phục nhưng câu nói của viên Thiếu tá: “Thực hiện bổn phận của một sỹ quan Quân lực Việt Nam Cộng hòa” vẫn còn đó!

Ngoài sân, Thiếu tá đã về.- Út.- Dạ!- Ông Giải phóng sao rồi?- Thưa cậu, đã bình phục.- Phải cho “đi”.- Đi đâu hở cậu? - Nộp cho Mỹ hoặc bắn bỏ.- Đừng... đừng cậu ơi, sao lại

làm thế? Má sẽ từ mặt! Viên sỹ quan chạy sang phòng bên.

- Ông đã khỏe chưa?- Cảm ơn! Tôi khá hơn.- Bây giờ cho tôi thực hiện bổn

phận của người sỹ quan Quân lực Việt Nam Cộng hòa chứ?

- Trước hết, tôi cám ơn cô Út, cám ơn ông, người bác sỹ đã chữa vết thương cho tôi. Còn ngài sỹ quan Cộng hòa thực hiện điều gì đó tùy ông!

Viên thiếu tá đi đi lại trong phòng, quay lưng nói với Phúc: - Có hai con đường. Một là ông trở về với chánh phủ Quốc gia, sẽ trọng thưởng. Hai, ông sẽ “nếm mùi của viên kẹo đồng, đi về với Chúa”!

- Thưa ông, cảm ơn ông là một người bác sỹ, đã không sợ nguy hiểm chữa vết thương cho tôi và khuyên tôi tìm đến con đường “được sống”! Nhưng con đường tôi đã chọn không thể thay đổi...

- Như vậy ông muốn tìm đến cái chết hay sao?

- Không ai muốn chết, nhưng chết vì Tổ quốc, vì nhân dân thì không hối hận và luyến tiếc!

- Ông sẽ từ chối về với chánh phủ Quốc gia?

- Thưa ông. Như tôi đã nói: “không thể”. Chắc ông còn nhớ lịch sử nước nhà còn ghi nhớ câu nói khẳng khái của vị tướng Trần Bình Trọng: “Ta thà làm quỷ nước Nam, còn hơn làm vương đất Bắc!”.

Viên sỹ quan cười, gật gật cái đầu tủm tỉm: - Hay!... Nhưng chỉ khuyên ông một điều… Đã “đi”, đi cho đàng hoàng. Út đâu?

- Thưa cậu con đây!Viên sĩ quan nói giọng Bắc:- Mở tủ... lấy bộ quần áo mới

thay cho hắn.Nhắc đến “bộ quần áo mới”,

Bạch Liên nhớ đến hình ảnh cố vấn Mỹ buộc xác “Việt cộng” vào một gốc cây, bắt bà con giáo dân đến xem mặt, ra lệnh phơi xác ba ngày. Bà con đấu tranh đòi mai táng ngay lập tức. Trước khi mai táng má sai Út về nhà lấy bộ quần áo mới thay cho ổng. Nghĩ đến... Út hoảng sợ, mặt tái nhợt. Viên

Thiếu tá nói: - Lấy chiếc nạng gỗ đưa ổng... xuống! Mau lẹ lên. Nói xong hắn lặng lẽ bước đến chiếc ô-tô đợi sẵn. Út buồn, dìu Phúc từng bậc cầu thang đi đến nơi ông cậu chờ.

Thành phố sau cơn mưa. Cành cây hoa lá như trút được bụi bặm của thời gian. Gió nhẹ thổi. Những cành liễu đung đưa như chìa bàn tay tiễn biệt một người sắp sửa ra đi. Chiếc xe chờ sẵn. Viên sỹ quan ngồi đợi. Út dìu Phúc vào trong xe ngồi bên cạnh. Viên sỹ quan ngoái lại, ra lệnh: “Út ở lại”. Cô lặng lẽ chui ra ngoài nét mặt buồn thiu. Hai giọt nước mắt cay xè nấc như muốn khóc. Cô hét to: - Cậu không được bắn ổng, đừng làm thế... Má con, má con... rồi nghẹn ngào không nói được nữa. Phúc nhìn Bạch Liên lưu luyến: - Mãi mãi tôi cám ơn cô. Thôi chào vĩnh biệt!

Tiếng xe nổ nhẹ êm. Họ không nói với nhau một lời. Xe đi qua con đường nhỏ, rẽ vào thành phố. Những tòa nhà nguy nga cổ kính ẩn sau màu xanh tím của hàng thông già. Phố đã lên đèn. Ánh sáng hắt xuống mặt hồ lung linh như các vì sao. Mặt hồ phẳng lặng, nhưng có biết đâu trong cái phẳng lặng yên bình ấy, dưới đáy là lớp bùn nhơ, rác rưởi thậm chí có cả những bộ xương người!

Cái gồ ghề lồi lõm của “Thế giới phẳng” được che đậy vụng về. Nó giống như bộ mặt của gã Thiếu tá khi mặc áo blouse trắng, hắn nói: “Lương tâm của người thầy thuốc không ai giết bệnh nhân của mình, tôi cứu ông”. Nhưng khi khoác trên mình bộ đồ sỹ quan hắn nói: “Sẽ nộp cho Mỹ”. Khi được thưởng mề đay, dây chiến thắng, khẩu súng lục lặc lè bên hông, hắn tuyên bố: “Sẽ bắn bỏ”. Cũng bộ mặt ấy, khi nhìn thấy một chút hào quang thì cao ngạo, tỏ ra “vĩ đại”, khi có một chút quyền lực, danh vọng thì sẵn sàng hành xử hèn hạ như một kẻ sát nhân! Cuối cùng hắn đưa ta đi đâu?

Chiếc xe ô tô leo lên đỉnh dốc, xuống đèo. Hai bên đường là những hàng cây. Hương rừng thơm phảng phất, cơn gió nhẹ thoảng qua làm dịu bớt phút giây căng thẳng của Phúc!

Con đường nhầy nhụa sương đêm. Ngược chiều Phúc gặp một đoàn xe quân sự đang đi tới. Dẫn đầu là chiếc xe bọc thép, nòng pháo dài ngoẵng, binh lính ngồi ngất ngưởng trên xe. Giàn ăng ten điện đài sáng loáng ầm ầm tiến đến mặt trận nào đó. Phúc nóng ruột!

Xe chạy được một quãng đường khá xa, viên Thiếu tá ngoái lại nhìn Phúc thấy nét mặt bình thản hắn hỏi: - Ông có lạnh không? Phúc trả lời: - Cảm ơn!

Mảnh trăng mùa đông tỏa xuống cánh rừng một thứ ánh sáng pha sương mờ ảo. Con đường tun hút chạy vào một cõi hoang vu.

Đến một cánh rừng sâu, xe dừng lại. Viên sỹ quan mở cửa bước ra ngoài. Một tiếng hú cất lên, tiếng hú đáp lại. Bóng người trong bụi cây xuất hiện. Hai người nói với nhau Phúc không hiểu. Viên sỹ quan chui vào trong xe, nổ máy.

Chiếc xe lao vào thành phố N qua những trạm kiểm soát nghiêm ngặt, dày đặc những thám báo, cảnh binh. Thành phố phồn hoa nhưng cũng đầy màu sắc lính, ngột ngạt bầu không khí chiến tranh.

Đến trước cửa một vũ trường, những ánh đèn xanh, đỏ đủ màu sắc nhấp nháy hòa cùng tiếng nhạc xập xình cuồng loạn, xe dừng lại. Viên sỹ quan nói với Phúc:

- Ông giải phóng.- Có tôi!- Một điều tôi phải nói với

ông... vì Út... Tôi không muốn giết ông. Nhưng phải nhớ: Một, không bao giờ nói ra việc này. Hai, không gặp Út và tôi nữa. Ba, kể từ giờ phút này ông không phải là “Quân giải phóng”, sẽ mang một cái tên khác. Còn lại

ông tự lo liệu. - Nói xong viên Thiếu tá đưa cho Phúc một cái ví, trong đó có một số giấy tờ và một ít tiền…

Viên sỹ quan mở cửa xe ra ngoài, bộ quân phục chỉnh tề, mắt đeo kính màu đen, nghênh ngang đứng ngoài đường. Một người đạp xe xích lô đầu đội chiếc mũ đen, quần áo cũ rách vòng đi, vòng lại.

- Ê xích lô!- Thưa ngài về đâu ạ?- Đưa ông khách về Yagout 8

sẹc 2/20Người đạp xích lô không nói

gì. Viên Thiếu tá quát: “Câm miệng hả?”.

- Thưa ngài: Không có địa chỉ này!

- Mi làm nghề này mà không biết đâu với đâu?

- Thưa ngài Thiếu tá! Cái thành phố này ngõ ngách nào mà con không biết! Đường Thành Thái chỉ có Yagout 8, hai trên mười bảy ạ! Viên Thiếu tá lẩm bẩm “Hai trên mười bảy!” (2+17=19+8 =27). Ông ta kiểm tra lại.

- Hình như chủ nhà này đã chuyển đi nơi khác?

- Dạ! Dạ! Đã chuyển về 27 đối diện với quán phở của ông Hai chín (2-9)! Viên sỹ quan thử một lần nữa. Ông ta đưa cho người đạp xích lô một tờ tiền có mệnh giá 100 đô la. Người đạp xích lô xuýt xoa: - Thưa ngài con chỉ xin “ba mươi” đô la, không có tiền thối!

- Khỏi thối. - Nói xong ông ta mở cốp xe, lấy một cái ca táp đưa cho Phúc: - Những thứ ông phải cần!.

Người đạp xích lô đỡ Phúc ngồi lên chiếc xe đợi sẵn...

Ngoài đường phố, những tốp lính viễn chinh say bia, say rượu cười hô hố. Người đạp xích lô đưa Phúc đi, miệng lẩm bẩm “Quán phở ông Hai chín, ông Hai chín! Phúc nghĩ “Có lẽ cấp trên đưa ta về với trận tuyến sống trong lòng địch!”.

Người giấu mặt... TIẾP TRANG 5

Trung tâm điều khiển các chuyến bay của Nga (SRU) ngày 30/12 cho biết các phi hành gia đang có mặt trên Trạm vũ trụ quốc tế (ISS) sẽ được đón mừng Năm mới tổng cộng 16 lần và lần đầu tiên là trên bầu trời của New Zealand.

Do Trạm ISS liên tục quay

Phi hành đoàn trên ISS sẽ được đón mừng năm mới lần thứ 16

Ai Cập thử nghiệm thành công phương pháp chữa ung thư bằng vàng

Các nhà khoa học Ai Cập đã thử nghiệm thành công phương pháp điều trị ung thư bằng vàng trên động vật, mở ra nhiều hy vọng sống cho những bệnh nhân mắc các căn bệnh ung thư nguy hiểm.

Theo phóng viên TTXVN tại Cairo, phát biểu ngày 3/1 trong lễ kỷ niệm 60 năm thành lập Trung tâm Nghiên cứu quốc gia Ai Cập, Giáo sư Mostafa al-Sayed, trưởng nhóm nghiên cứu phương pháp điều trị ung thư bằng vàng, nhấn mạnh rằng

phương pháp điều trị mới này đã cho kết quả khả quan.

Giáo sư Ahmed Abdoun, một thành viên của nhóm nghiên cứu, cho biết thêm nhóm đã xác định được hiệu quả của việc điều trị ung thư vú và da bằng các phân tử vàng trên động vật như chó và mèo, cũng như điều trị các khối u ác tính trên ngựa.

Theo giáo sư Abdoun, kết quả thử nghiệm cho thấy việc điều trị ung thư bằng các phân tử vàng không gây hại đến tính di truyền của cơ thể động vật hoặc có thể dẫn đến các dị tật về thể chất.

Các thí nghiệm được tiến hành trên 30 con chó, 9 con mèo và 2 con ngựa đang mang trong mình các khối u ác tính. Các con vật này được kiểm tra lâm sàng bằng cách xác định nhiệt độ cơ thể, kích cỡ các khối u, cũng như được tiến hành xét

nghiệm sinh thiết máu và mô khối u để xác định các giai đoạn ung thư.

Theo phương pháp đặc biệt này, các phân tử vàng (có kích cỡ 50 nonamet) được đưa vào khối u 10 phút trước khi tia laser được sử dụng để tương tác với các phân tử vàng trong khối u. Tình trạng bệnh sẽ có cải thiện tích cực trong khoảng thời gian từ 5-32 ngày.

Giáo sư Abdoun cho biết thêm kết quả điều trị số động vật nói trên đạt từ 62-87%, tùy thuộc vào từng loại khối u. Đặc biệt, phương pháp điều trị ung thư sử dụng phân tử vàng không gây tác dụng phụ đối với các chức năng của gan và thận.

Ai Cập hiện được xem là quốc gia đi tiên phong trong lĩnh vực điều trị ung thư bằng các phân tử vàng.

Theo TTXVN

quanh quỹ đạo Trái đất, với vận tốc 28.000 km/h và hoàn thành 16 vòng quay quanh Trái Đất chỉ trong một ngày, nên các phi hành gia trên ISS có lẽ là những người duy nhất có dịp đón Năm mới tới 16 lần trong một ngày.

Năm mới 2017 chính thức lần thứ 1 sẽ đến với ISS lúc 15 giờ 24 phút ngày 31/12 theo giờ Moskva (tức 19 giờ 24 phút - giờ Hà Nội) và lần đón Năm mới thứ 16 diễn ra lúc 14 giờ 35 phút ngày 1/1/2017 (tức 18 giờ 35 phút - ngày 1/1/2017 giờ Hà Nội), trên vùng trời phía Nam Thái Bình Dương.

Hiện trên ISS có 3 nhà du hành vũ trụ người Nga là Oleg Novitsky, Andrei Borisenko và Sergey Ryzhikov, 2 nhà du hành người Mỹ Robert Kimbrough và Peggy Whitson và nhà du hành người Pháp Thomas Pesquet.

Nga phóng thành công tàu vũ trụ Soyuz MS-03 chở 3 nhà du hành lên Trạm vũ trụ quốc tế (ISS) ngày 18/11 vừa qua.

12 THỨ BẢY 7 - 1 - 2017 CUỐI TUẦN

GIAÙ3.500ñ

ª TOÅNG BIEÂN TAÄP: NGUYEÃN VAÊN HÖÔNG ª GIAÁY PHEÙP XUAÁT BAÛN SOÁ 16/GP - BTTTT NGAØY 4/1/2012 (BOÄ TTTT)ª SAÉP CHÖÕ ÑIEÄN TÖÛ TAÏI BAÙO LAÂM ÑOÀNG ª IN TAÏI XÍ NGHIEÄP BAÛN ÑOÀ ÑAØ LAÏT

Xuân làng rau. Ảnh: Nguyễn Đức Trung

Thể thao

Góc ảnh đẹp

Các thành viên của CLB Xe đạp Đức Trọng - một đơn vị xã hội hóa thể thao đang hoạt động rất tốt hiện nay tại Đức Trọng. Ảnh: V. Trọng

VIẾT TRỌNG

Xã hội hóa các giải thể thao lớn của huyệnTheo Trung tâm Văn hóa Thể thao

(VHTT) Đức Trọng, tổng cộng trong năm 2016 huyện đã tổ chức 10 giải thể thao cấp huyện, các giải được rải đều trong năm. Đó là các giải cờ tướng, giải bóng đá nam 7 người, giải quần vợt, giải bóng đá nhi đồng, giải cầu lông mở rộng, giải bóng chuyền mở rộng, giải bóng bàn, giải cờ vua thiếu niên nhi đồng toàn huyện, giải bóng chuyền nữ và giải bóng chuyền giao hữu tại trại giam Đại Bình.

“Hầu hết những môn thể thao phổ thông, có nhiều người chơi trên địa bàn như bóng đá, bóng chuyền… chúng tôi đều cố gắng tổ chức giải cấp huyện định kỳ hằng năm để duy trì và phát triển phong trào. Trước các giải huyện này nhiều địa phương có phong trào thể thao mạnh như xã Tân Hội, xã Ninh Loan… cũng tổ chức giải cấp xã với các đội, các VĐV đại diện thôn tham dự” - ông Nguyễn Tuấn Anh - Phó Giám đốc Trung tâm VHTT Đức Trọng cho biết.

Trong các môn thể thao được tổ chức giải cấp huyện trên, giải bóng đá nam 7 người là một giải đấu lớn, được Đức Trọng tổ chức rất bài bản. Trước đây, với sân cỏ tự nhiên tại Trung tâm nên huyện thường tổ chức giải bóng đá 11 người sân lớn, nhưng trong 2 năm gần đây do sân cỏ nhân tạo trên địa bàn phát triển nhanh (toàn huyện hiện có khoảng 20 sân cỏ nhân tạo do tư nhân đầu tư) nên dần chuyển

Không chỉ tổ chức nhiều hoạt động định kỳ trong năm, Trung tâm Văn hóa Thể thao Đức Trọng còn chú trọng đào tạo các lớp VĐV kế cận ở nhiều bộ môn, đồng thời đưa ra kế hoạch trong 3 năm đến tất cả các xã, thị trấn trên địa bàn có thể tự tổ chức các giải thể thao trên địa bàn của mình.

Đức Trọng: Để phong trào thể thao cơ sở phát triển bền vững

sang bóng đá 7 người sân cỏ nhân tạo. Như giải năm 2016 vừa qua kéo dài từ tháng 4 đến tháng 8 với 18 đội trong huyện tham dự, bao gồm 15 đội xã, thị trấn trong huyện và 3 đội đại diện các ban, ngành của huyện, chia thành 3 bảng đá vòng tròn lượt đi, lượt về sân khách, sân nhà, mỗi tuần đá 2 buổi chiều. Sau 4 tháng thi đấu ròng rã, CLB Tuấn Hạnh đã lần lượt vượt qua các đối thủ để vào đến trận chung kết và giành chức vô địch giải này.

Với bóng chuyền, bên cạnh bóng chuyền nam trong 2 năm gần đây Đức Trọng còn phát triển rất mạnh bóng chuyền nữ. Thông qua sự phát động của Hội Liên hiệp Phụ nữ huyện, hầu hết các xã, các thôn đều có đội bóng chuyền nữ của mình, nhiều xã đã tổ chức giải cấp xã trong

đầu tháng 10 để chọn đội hình đại diện xã thi đấu tại giải huyện. Giải bóng chuyền nữ cấp huyện 2016 có 16 đội tham dự, trong đó có 15 đội xã, thị trấn, chia làm 4 bảng, các trận đấu được tổ chức tại các cụm xã để thu hút người cổ vũ, chỉ khi vào chung kết các đội mới thi đấu tại sân Trung tâm.

Một bộ môn khác, cầu lông, tuy có mặt tại Đức Trọng khá lâu nhưng gần đây đã có bước phát triển mới với lượng người chơi rất đông. Từ một giải cấp huyện đơn thuần trước đây, vài năm gần đây, Đức Trọng đã mở rộng qui mô giải đấu này, thu hút rất nhiều địa phương trong và ngoài tỉnh cùng tham dự. Giải cầu lông Đức Trọng mở rộng 2016 vừa qua kéo dài trong 3 ngày, với gần 300 VĐV tham gia, trong đó có VĐV

của 6 đơn vị đến từ các tỉnh ngoài như Đắk Lắk, Khánh Hòa, Bà Rịa Vũng Tàu, TP Hồ Chí Minh…

Để tổ chức được các giải thể thao qui mô, Đức Trọng đã làm rất tốt việc xã hội hóa, vận động sự tài trợ, hỗ trợ từ các doanh nghiệp, nhà hảo tâm trong cộng đồng để cùng góp sức làm cho giải thành công. Trong giải bóng đá 7 người, huyện vận động sự giúp sức của các sân bóng đá cỏ nhân tạo; còn giải cầu lông mở rộng huyện đã vận động được gần 50 triệu đồng từ các doanh nghiệp, các nhà tài trợ để làm giải thưởng, cúp, cờ, huy chương trao cho VĐV.

Để phong trào địa phương phát triển bền vữngBên cạnh các giải thể thao cấp

huyện, hằng năm, Trung tâm VHTT Đức Trọng còn phối hợp với nhiều đơn vị trong huyện tổ chức các hoạt động TDTT trên địa bàn. Trong năm qua, Trung tâm đã phối hợp với Huyện Đoàn tổ chức giải việt dã truyền thống 26/3; phối hợp với Liên đoàn Lao động huyện tổ chức giải bóng chuyền cho khối cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong huyện và Hội thao “Ngày hội Công đoàn”… Đồng thời, Trung tâm đã cử nhiều lượt VĐV tham gia 7 giải thể thao cấp tỉnh trong các bộ môn bóng chuyền, cầu lông, bóng bàn, bóng đá nhi đồng, võ thuật cổ truyền, Taekwondo…

Để tạo đội ngũ VĐV kế cận, những năm gần đây, Trung tâm VHTT Đức Trọng rất chú ý đến việc đào tạo đội ngũ VĐV kế cận và

hiện là một trong số ít các trung tâm VHTT cấp huyện, thành tổ chức được các lớp đào tạo năng khiếu cho lớp trẻ trong nhiều bộ môn.

Trong bộ môn bóng bàn, hiện Trung tâm đang duy trì lớp năng khiếu bóng bàn thiếu nhi tại Trung tâm với khoảng 30 em tập luyện hằng ngày, trong dịp hè lớp này có lúc lên đến 80 em; bên cạnh đó là lớp năng khiếu Aerobic thiếu nhi cũng có khoảng 30 em tập luyện tại đây.

Với môn cầu lông, do hầu hết các thành viên trong các CLB cầu lông tại huyện đều ở lứa trung cao tuổi nên Trung tâm vận động mở các lớp đào tạo năng khiếu cho lớp trẻ trong từng CLB, đặc biệt là trong dịp hè. Đi tiên phong trong đào tạo cầu lông trẻ hiện nay tại Đức Trọng là CLB Xuân Lộc.

Theo ông Phan Hoàng Thu, Giám đốc Trung tâm VHTT Đức Trọng, trong năm 2017 này, huyện sẽ tiếp tục đẩy mạnh xã hội hóa thể thao để thêm nguồn lực tổ chức nhiều hơn các giải đấu trong năm: “Chúng tôi cố gắng duy trì và phát huy các giải thể thao của huyện lâu nay, tổ chức thêm một số giải trong các bộ môn mới cho mọi người dân trong huyện cùng tham gia”.

Trung tâm VHTT huyện cũng sẽ nỗ lực mở thêm các lớp năng khiếu trong nhiều bộ khác “Để có kết quả tốt hơn khi tham gia các giải tỉnh” - ông Thu nói.

Và đặc biệt, theo ông Thu, huyện sẽ tiếp tục mở các lớp tập huấn nghiệp vụ thể thao cho cán bộ cơ sở, phấn đấu đến năm 2020 các xã, thị trấn có thể tự tổ chức được các giải thể thao phong trào mà không cần sự giúp đỡ về nghiệp vụ cũng như dụng cụ thể dục thể thao của huyện.

Đó là Câu lạc bộ (CLB) xe đạp Đức Trọng với trên 30 thành viên hoạt động theo phương thức xã hội hóa thể thao.

CLB này đã tổ chức đợt vận động từ thiện trong các thành viên để trao quà cho 80 học sinh nghèo vượt khó học giỏi trong huyện, trị giá mỗi phần quà 300 nghìn đồng và 25 chiếc xe đạp.

CLB cũng vừa trao 10 phần quà

cho các hộ gia đình nghèo tại thị trấn Liên Nghĩa đón tết, mỗi suất quà trị giá 500 nghìn đồng. Tổng cộng CLB này đã vận động gần 70 triệu đồng cho công tác từ thiện.

Hiện Đức Trọng có 2 CLB xe đạp đang hoạt động rất mạnh là CLB Đức Trọng và CLB Đồi Thông Xanh với tổng cộng khoảng 60 thành viên tham gia tập luyện hằng ngày. VIẾT TRỌNG

Câu lạc bộ xe đạp vận động 70 triệu đồng làm từ thiện

Các thành viên CLB xe đạp trong một hoạt động của huyện Đức Trọng.