tăng cường giải pháp kéo giảm thiếu nguồn kết nạp ĐẠ rÒn...

8
Sáng 24/4, tại Vườn quốc gia Bidoup - Núi Bà (VQG BĐNB), tỉnh Lâm Đồng, Hội nghị mạng lưới các Vườn thực vật (VTV) Đông Nam Á lần thứ 6 do Tổ chức bảo tồn các VTV quốc tế (BGCI) và VQG BĐNB phối hợp tổ chức với sự tham dự của ông Phạm S - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng, ông Joachim Gratzfeld - Giám đốc BGCI, bà Jean Linsky - Điều phối viên Mạng lưới các VTV Đông Nam Á (SEABG), cùng hơn 50 chuyên gia khoa học đến từ 21 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới. Phát biểu khai mạc, ông Phạm S giới thiệu khái quát về sự hình thành và phát triển vùng đất cao nguyên LangBiang nói chung, thành phố Đà Lạt nói riêng; sự ra đời và giá trị đa dạng sinh học (ĐDSH) của VQG BĐNB và Khu dự trữ sinh quyển thế giới LangBiang... “Tuy nhiên, cũng như ở các nước đang phát triển, ĐDSH của Việt Nam và Khu vực LangBiang (tỉnh Lâm Đồng) đang bị đe dọa nghiêm trọng, nhiều loài động-thực vật đã hoàn toàn tuyệt chủng ngoài tự nhiên. Một giải pháp bảo tồn hiệu quả cho các loài đặc hữu quý, hiếm được phát hiện ngoài khu bảo vệ là thành lập các VTV, vừa phục vụ nghiên cứu khoa học, giáo dục môi trường và bảo vệ các nguồn gen ĐDSH”, ông Phạm S nói. Nhận thức được vấn đề quan trọng này,... Rèn luyện tư cách người cán bộ Mặt trận ở Phường 4 XEM TIẾP TRANG 2 KINH TẾ Trại Mát sản xuất nông nghiệp theo quy trình VietGAP TRANG 3 VĂN HÓA - XÃ HỘI Nhiều người bị lừa mua hồng sâm Hàn Quốc giá “cắt cổ” TRANG 6 BÁO LÂM ĐỒNG PHÁT HÀNH THỨ HAI, THỨ BA, THỨ TƯ, THỨ SÁU VÀ CUỐI TUẦN www.baolamdong.vn - www.dalatonline.vn, ĐƯỜNG DÂY NÓNG: 3811383 - 01645477577 Tòa soạn: 38 QUANG TRUNG - ĐÀ LẠT Điện thoại: 3822472 - 3822473 Fax: 3827608 E-mail: [email protected] CƠ QUAN CỦA ĐẢNG BỘ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM TỈNH LÂM ĐỒNG - TIẾNG NÓI CỦA ĐẢNG BỘ, CHÍNH QUYỀN, NHÂN DÂN LÂM ĐỒNG SỐ 4774 - THỨ BA NGÀY 25/4/2017 NHỚ LỜI BÁC DẠY VĂN HÓA - XÃ HỘI Cán bộ Đoàn mạnh dạn làm kinh tế TRANG 5 TRANG 7 Từ ruộng sâu đến làm giàu trên đồng cạn TRANG 3 TRANG 6 Tăng cường giải pháp kéo giảm tai nạn giao thông Tất cả chúng ta phải thi hành phê bình và tự phê bình một cách liên tục và thực thà... Có thế ta mới tiến bộ... Nhưng nhận lỗi chưa đủ, phải kiên quyết sửa lỗi. (LỜI PHÁT BIỂU TRONG PHIÊN HỌP HỘI ĐỒNG CHÍNH PHỦ, 11/1950. TƯ LIỆU BẢO TÀNG HỒ CHÍ MINH) Triển khai Chỉ thị 13, ra quân vùng rừng giáp ranh Vụ tai nạn giao thông giữa hai xe khách tại huyện Di Linh làm hai người tử vong do lỗi của người điều khiển phương tiện. Ảnh: Hữu Sang Hội nghị mạng lưới các Vườn thực vật Đông Nam Á lần thứ 6 TRANG 4 ĐẠ RÒN: Thiếu nguồn kết nạp đảng viên Thực tế cho thấy, nguồn phát triển đảng viên ở các vùng nông thôn chủ yếu dựa vào lực lượng đoàn viên, thanh niên, dân quân tự vệ. Tuy nhiên, lực lượng này đang ngày càng ít đi khiến công tác phát triển đảng viên mới của nhiều chi bộ, đảng bộ gặp khó khăn, bế tắc. Và Đảng bộ xã Đạ Ròn (Đơn Dương) là một ví dụ điển hình. TRANG 2 Thực hiện Chỉ thị số 13-CT/TW ngày 12/1/2017 của Ban Bí thư về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với quản lý, bảo vệ (QLBV) và phát triển rừng”, tháng 4, đoàn liên ngành đã triển khai Kế hoạch kiểm tra, truy quét (KTTQ) khu vực rừng giáp ranh giữa 2 tỉnh Lâm Đồng và Bình Thuận. Rất cần đúc kết những kinh nghiệm và tiếp tục quan tâm từ những thông tin mà thực tiễn đặt ra.

Upload: hahanh

Post on 29-Aug-2019

215 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: Tăng cường giải pháp kéo giảm Thiếu nguồn kết nạp ĐẠ RÒN ...baolamdong.vn/upload/others/201704/24090_BLD_ngay_25.4.2017.pdfThiếu nguồn kết nạp . đảng

Sáng 24/4, tại Vườn quốc gia Bidoup - Núi Bà (VQG BĐNB), tỉnh Lâm Đồng, Hội nghị mạng lưới các Vườn thực vật (VTV) Đông Nam Á lần thứ 6 do Tổ chức bảo tồn các VTV quốc tế (BGCI) và VQG BĐNB phối hợp tổ chức với sự tham dự của ông Phạm S - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng, ông Joachim Gratzfeld - Giám đốc BGCI, bà Jean Linsky - Điều phối viên Mạng lưới các VTV Đông Nam Á (SEABG), cùng hơn 50 chuyên

gia khoa học đến từ 21 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới.

Phát biểu khai mạc, ông Phạm S giới thiệu khái quát về sự hình thành và phát triển vùng đất cao nguyên LangBiang nói chung, thành phố Đà Lạt nói riêng; sự ra đời và giá trị đa dạng sinh học (ĐDSH) của VQG BĐNB và Khu dự trữ sinh quyển thế giới LangBiang... “Tuy nhiên, cũng như ở các nước đang phát triển, ĐDSH của Việt Nam và Khu vực

LangBiang (tỉnh Lâm Đồng) đang bị đe dọa nghiêm trọng, nhiều loài động-thực vật đã hoàn toàn tuyệt chủng ngoài tự nhiên. Một giải pháp bảo tồn hiệu quả cho các loài đặc hữu quý, hiếm được phát hiện ngoài khu bảo vệ là thành lập các VTV, vừa phục vụ nghiên cứu khoa học, giáo dục môi trường và bảo vệ các nguồn gen ĐDSH”, ông Phạm S nói.

Nhận thức được vấn đề quan trọng này,...

Rèn luyện tư cách người cán bộ Mặt trận ở Phường 4

XEM TIẾP TRANG 2

KINH TẾTrại Mát sản xuất

nông nghiệp theo quy trình VietGAP

TRANG 3

VĂN HÓA - XÃ HỘINhiều người bị lừa

mua hồng sâm Hàn Quốc giá “cắt cổ”

TRANG 6

BÁO LÂM ĐỒNG PHÁT HÀNH THỨ HAI, THỨ BA, THỨ TƯ, THỨ SÁU VÀ CUỐI TUẦN www.baolamdong.vn - www.dalatonline.vn, ĐƯỜNG DÂY NÓNG: 3811383 - 01645477577

Tòa soạn: 38 QUANG TRUNG - ĐÀ LẠTĐiện thoại: 3822472 - 3822473 Fax: 3827608E-mail: [email protected]

CƠ QUAN CỦA ĐẢNG BỘ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM TỈNH LÂM ĐỒNG - TIẾNG NÓI CỦA ĐẢNG BỘ, CHÍNH QUYỀN, NHÂN DÂN LÂM ĐỒNGSỐ 4774 - THỨ BA NGÀY 25/4/2017

NHỚ LỜI BÁC DẠY

VĂN HÓA - XÃ HỘICán bộ Đoàn mạnh dạn

làm kinh tếTRANG 5

TRANG 7

Từ ruộng sâu đến làm giàu trên đồng cạn

TRANG 3

TRANG 6

Tăng cường giải pháp kéo giảm tai nạn giao thông

Tất cả chúng ta phải thi hành phê bình và tự phê bình một cách liên tục và thực thà... Có thế ta mới tiến bộ... Nhưng nhận lỗi chưa đủ, phải kiên quyết sửa lỗi.

(LỜI PHÁT BIỂU TRONG PHIÊN HỌP HỘI ĐỒNG CHÍNH PHỦ, 11/1950. TƯ LIỆU BẢO TÀNG HỒ CHÍ MINH)

Triển khai Chỉ thị 13, ra quân vùng rừng giáp ranh

Vụ tai nạn giao thông giữa hai xe khách tại huyện Di Linh làm hai người tử vong do lỗi của người điều khiển phương tiện. Ảnh: Hữu Sang

Hội nghị mạng lưới các Vườn thực vật Đông Nam Á lần thứ 6

TRANG 4

ĐẠ RÒN: Thiếu nguồn kết nạp đảng viênThực tế cho thấy, nguồn phát triển đảng viên ở các vùng nông thôn chủ yếu dựa vào lực lượng đoàn viên, thanh niên, dân quân tự vệ. Tuy nhiên, lực lượng này đang ngày càng ít đi khiến công tác phát triển đảng viên mới của nhiều chi bộ, đảng bộ gặp khó khăn, bế tắc. Và Đảng bộ xã Đạ Ròn (Đơn Dương) là một ví dụ điển hình.

TRANG 2

Thực hiện Chỉ thị số 13-CT/TW ngày 12/1/2017 của Ban Bí thư về “Tăng cường sự lãnh đạo

của Đảng đối với quản lý, bảo vệ (QLBV) và phát triển rừng”, tháng 4, đoàn liên ngành đã triển khai Kế hoạch kiểm tra, truy quét (KTTQ) khu vực rừng giáp ranh giữa 2 tỉnh Lâm Đồng và Bình Thuận. Rất cần đúc kết những kinh nghiệm và tiếp tục quan tâm từ những thông tin mà thực tiễn đặt ra.

Page 2: Tăng cường giải pháp kéo giảm Thiếu nguồn kết nạp ĐẠ RÒN ...baolamdong.vn/upload/others/201704/24090_BLD_ngay_25.4.2017.pdfThiếu nguồn kết nạp . đảng

2 THỨ BA 25 - 4 - 2017 THỜI SỰ - CHÍNH TRỊ

TIN TRONG NƯỚC

Đảng bộ xã Đạ Ròn có 155 đảng viên, sinh hoạt tại 14 chi bộ cơ sở, nhưng năm 2016, chỉ kết nạp

được 3 quần chúng ưu tú vào Đảng, đạt 30% kế hoạch và gửi 15 quần chúng ưu tú học lớp bồi dưỡng nhận thức về Đảng. Còn trong khoảng thời gian những năm 2014, 2015 chỉ kết nạp được 5, 6 đảng viên, đạt 50% đến 60% chỉ tiêu của Huyện ủy Đơn Dương giao.

Phần lớn thanh niên ở các thôn đi làm ăn xa, số ở nhà thì còn mải làm kinh tế, việc tham gia sinh hoạt các đoàn thể ít hấp dẫn với họ, do đó rất khó để chọn nguồn bồi dưỡng, kết nạp đảng viên mới. Mặt khác, khi lựa chọn quần chúng ưu tú có trình độ và năng lực là một điều hết sức khó khăn ở các thôn ở xã Đạ Ròn, đặc biệt là các thôn có đông đồng bào dân tộc thiểu số như: Suối Thông A1, Suối Thông A2.

Ông Nguyễn Chữ - Bí thư Đảng ủy xã Đạ Ròn cho biết: “Một thực tế đáng bàn ở địa phương là trong vài năm trở lại đây, việc phát triển đảng viên mới gặp rất nhiều khó khăn, thách thức, ảnh hưởng không nhỏ đến công tác xây dựng Đảng ở cơ sở. Phát triển đảng viên mới là một trong những nhiệm vụ

quan trọng đối với công tác xây dựng Đảng, góp phần trẻ hóa đội ngũ, nâng cao năng lực, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng tại địa phương. Mặc dù những năm qua, Đảng ủy và các chi bộ thôn luôn tạo điều kiện cho các thanh niên ưu tú có môi trường rèn luyện, phấn đấu vào Đảng, nhưng trên thực tế, chỉ những người có hướng công tác ở xã, thôn mới có động cơ phấn đấu, còn lại nông dân, công nhân hầu như không chủ động rèn luyện, phấn đấu trở thành đảng viên”.

Toàn xã Đạ Ròn có 8 thôn, 1.965 hộ dân, 9.018 nhân khẩu thì phần lớn số thanh niên trong độ tuổi lao động chủ yếu đi làm ăn xa, đi học hoặc ra ngoài công tác, ảnh hưởng đến việc tạo nguồn phát triển Đảng.

Nhằm tháo gỡ khó khăn trong công tác phát đảng viên, Đảng ủy xã Đạ Ròn tập trung lãnh đạo, chỉ đạo Đoàn Thanh niên, Hội Phụ nữ, Hội Nông dân, Hội Cựu chiến binh xã và các bí thư, phó bí thư chi bộ xây dựng kế hoạch, rà soát lại toàn bộ nguồn

phát triển đảng viên, phát hiện những quần chúng ưu tú có thành tích, phẩm chất đạo đức, ý chí, nguyện vọng phấn đấu, từ đó, xem xét giới thiệu cho tổ chức Đảng. Tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục chính trị, nâng cao nhận thức, tư tưởng cho đoàn viên thanh niên, củng cố và nâng cao chất lượng hoạt động của các tổ chức, đoàn thể chính trị - xã hội, tạo điều kiện tập hợp, giáo dục, lựa chọn đoàn viên, hội viên ưu tú là nguồn phát triển đảng viên mới.

Ngoài ra, Đảng ủy xã Đạ Ròn thường xuyên phân công các đồng chí đảng ủy viên phụ trách hướng dẫn các chi bộ nắm vững quy định, trình tự, các bước thủ tục trong công tác phát triển đảng viên. Chỉ đạo các chi bộ xây dựng nghị quyết, đề ra mục tiêu cụ thể trong công tác phát triển Đảng, các chi bộ quan tâm phân công đảng viên theo dõi, giúp đỡ, động viên để quần chúng ưu tú có động lực phấn đấu vào Ðảng. Năm 2017, Đảng bộ xã Đạ Ròn phấn đấu kết nạp 8 đảng viên mới, tăng 5 đảng viên so với năm 2016. Hy vọng với những nổ lực của mình, Đạ Ròn sẽ sớm thoát ra khỏi cảnh thiếu nguồn kết nạp đảng viên mới trong thời gian sớm nhất. ĐỨC TÚ

ĐẠ RÒN:

Thiếu nguồn kết nạp đảng viênThực tế cho thấy, nguồn phát triển đảng viên ở các vùng nông thôn chủ yếu dựa vào lực lượng đoàn viên, thanh niên, dân quân tự vệ. Tuy nhiên, lực lượng này đang ngày càng ít đi khiến công tác phát triển đảng viên mới của nhiều chi bộ, đảng bộ gặp khó khăn, bế tắc. Và Đảng bộ xã Đạ Ròn (Đơn Dương) là một ví dụ điển hình.

Khai giảng lớp Trung cấp LLCT-HC dành riêng cho cán bộ công chức Khối Các cơ quan tỉnh

Lớp Trung cấp Lý luận Chính trị - Hành chính K41 - Hệ không tập trung lần đầu tiên được tổ chức do Đảng ủy Khối Các

cơ quan tỉnh phối hợp với Trường Chính trị Lâm Đồng đã khai giảng vào sáng 24/4. Tham dự lớp học có 74 học viên là cán bộ,

đảng viên của các đơn vị trong Khối Các cơ quan tỉnh. Trong thời gian học, các học

viên được trang bị, bổ sung và cập nhật thêm kiến thức về chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, những quan điểm

đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước cũng như những kiến thức

về kỹ năng lãnh đạo quản lý và nghiệp vụ về công tác Đảng, chính quyền, đoàn thể.

Phát biểu tại lễ khai giảng, đồng chí Vũ Kim Sinh - TUV, Bí thư Đảng ủy Khối

Các cơ quan tỉnh nhấn mạnh: tham dự lớp học này, các học viên vẫn phải làm việc ở

đơn vị mình nên yêu cầu các học viên phải cố gắng hoàn thành tốt nhiệm vụ học tập, vừa phải đảm bảo công tác chuyên môn.

Lớp học này là môi trường tốt giúp các học viên rèn luyện về phẩm chất đạo đức để trở thành người cán bộ mẫu mực; đồng thời, là dịp để Đảng ủy Khối Các cơ quan tỉnh bồi dưỡng, rèn luyện cán bộ, đảng viên nhằm nâng cao năng lực tổ chức thực tiễn, đảm

bảo chuẩn hóa cán bộ trong toàn Đảng bộ. TUẤN HƯƠNG

Đạ Huoai tiếp tục đẩy mạnh thực hiện 6 chương trình trọng tâmThực hiện Nghị quyết Đại hội Huyện

Đảng bộ lần thứ VIII, nhiệm kỳ 2015-2020, UBND huyện Đạ Huoai xây dựng chương trình, kế hoạch thực hiện 6 chương trình trọng tâm của huyện. Trong năm 2016, việc thực hiện 6 chương trình trọng tâm của huyện Đạ Huoai đạt được những kết quả khá khả quan.

Phát huy những kết quả đạt được, từ đầu năm 2017 đến nay, UBND huyện Đạ Huoai chỉ đạo các cấp, các ngành tiếp tục đẩy mạnh thực hiện 6 chương trình trọng tâm của huyện, bao gồm: Chương trình xây dựng nông thôn mới (NTM), trong đó chú trọng việc huy động mọi nguồn lực đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, xây dựng các mô hình, các tổ hợp tác sản xuất nông nghiệp

ứng dụng công nghệ cao, đẩy mạnh sản xuất ngành nghề truyền thống, nhằm nâng cao thu nhập, xóa đói, giảm nghèo cho người dân. Kết quả, đến nay, huyện Đạ Huoai có 3 xã đạt chuẩn NTM, 5 xã đạt 9 đến 14 tiêu chí NTM.

Chương trình nâng cao thu nhập trên một đơn vị diện tích (ha), triển khai xây dựng vùng sản xuất sầu riêng ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao và đề xuất Chi cục Quản lý chất lượng nông - lâm - thủy sản tỉnh hỗ trợ 15 hộ dân áp dụng quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp VietGAP trong sản xuất sầu riêng. Đến nay, nhiều mô hình sản xuất sầu riêng ứng dụng công nghệ cao đạt giá trị sản xuất 500-800 triệu đồng/ha, cá biệt có hộ đạt 1,2 tỷ đồng/ha.

Chương trình phát triển thủy lợi, bố trí

9 tỷ đồng để thực hiện dự án sửa chữa trạm bơm Đạ Guil và nâng cấp cống dẫn Mađaguôi. Chương trình phát triển đô thị, tiếp tục điều chỉnh quy hoạch chung tại 2 thị trấn Đạ Mri và Mađaguôi. Đầu tư 14 tỷ đồng để đẩy mạnh công tác xây dựng, nâng cấp hạ tầng cơ sở, chỉnh trang đô thị… Kết quả, đến nay, thị trấn Đạm’ri đạt được 19/24 tiêu chí đô thị, thị trấn Mađaguôi đạt 22/24 tiêu chí đô thị... Ngoài ra, còn có các chương trình xây dựng, phát triển vùng nguyên liệu, đẩy mạnh đầu tư phát triển vùng nguyên liệu phục vụ các cơ sở chế biến nông sản trên địa bàn huyện và Chương trình phát triển đàn gia súc, tiếp tục triển khai thực hiện Đề án cải tạo đàn bò giai đoạn 2014-2020.

HOÀNG KIẾN GIANG

... năm 2016, UBND tỉnh Lâm Đồng đã phê duyệt bổ sung dự án thành lập VTV tại Công viên quốc gia BĐNB với sự hỗ trợ từ Quỹ các VTV Sydney, Australia. Tại Hội nghị lần thứ 6 do VQG BĐNB

đăng cai, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Phạm S cho rằng, đây là hoạt động làm tiền đề quan trọng để tạo mối quan hệ mật thiết

với BGCI nói chung và SEABG nói riêng. Được biết, BGCI hiện có mạng lưới 500

VTV thuộc trên 100 quốc gia trên toàn thế giới. Hội nghị lần thứ 6 diễn ra trong

4 ngày bao gồm nhiều nội dung quan trọng, có ý nghĩa như: chia sẻ thông tin;

kinh nghiệm bảo tồn; hỗ trợ kỹ thuật; thảo luận, tập huấn các chuyên đề; xây dựng

chiến lược hoạt động, thống nhất kế hoạch hành động trong mạng lưới SEABG... Hội nghị cũng sẽ đưa ra “Sáng kiến 2017” với các đề xuất và hành động điểm; tuyên bố

chủ nhà đăng cai Hội nghị lần thứ 7 và các đại biểu sẽ đi thực tế hiện trường tại

VQG BĐNB. Giám đốc VQG BĐNB Lê Văn Hương chia sẻ với Báo Lâm Đồng: Hội nghị là

hiện thực hóa chức năng nhiệm vụ về hợp tác quốc tế và sẽ là bước đi hội nhập

rất quan trọng vào mạng lưới VTV với các quốc gia của VQG BĐNB. Qua đây,

VQG BĐNB sẽ từng bước tìm cơ hội phối hợp hỗ trợ từ phía các nước và đồng thời

quảng bá những giá trị rất to lớn của VQG BĐNB nói riêng cũng như của tỉnh Lâm

Đồng nói chung ra bạn bè thế giới. MINH ĐẠO

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng Phạm S khai mạc hội nghị.

Hội nghị... TIẾP TRANG 1

Sáng 24/4, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã cùng Thủ tướng Chính phủ Vương quốc Campuchia Samdech Techo Hun Sen dự lễ khánh thành và đưa vào sử dụng cầu Long Bình-Chrey Thom nối liền hai tỉnh An Giang (Việt Nam) và Kandal (Campuchia).

Cầu Long Bình-Chrey Thom có chiều dài 439,6 m, với tổng mức đầu tư hơn 799,5 tỷ đồng, trong đó kinh phí thực hiện phía bờ Việt Nam là hơn 370,7 tỷ đồng; kinh phí thực hiện phía bờ Campuchia là hơn 428,8 tỷ đồng. Kinh phí xây lắp, tư vấn và dự phòng phí phía Campuchia sử dụng vốn vay ưu đãi của Chính phủ Việt Nam trị giá 18,76 triệu USD; các khoản chi phí còn lại sử dụng vốn ngân sách Campuchia.

Dự án cầu Long Bình-Chrey Thom nằm trên tuyến đường bộ ngắn nhất nối Thủ đô Phnom Pênh, Campuchia tới biên giới Việt

Nam có chiều dài khoảng 70 km.Công trình cầu Long Bình-Chrey Thom

được khởi công xây dựng ngày 14/1/2014, dưới sự chứng kiến của Thủ tướng Chính phủ Việt Nam và Thủ tướng Chính phủ Vương quốc Campuchia. Đây là dự án hợp tác giữa Chính phủ Việt Nam và Chính phủ Vương quốc Campuchia.

Phát biểu tại buổi lễ, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh lễ khánh thành cầu biên giới Long Bình-Chrey Thom đã được nhân dân hai nước mong chờ từ lâu, vì sau khi được đưa vào sử dụng, cây cầu này sẽ chấm dứt “sứ mệnh lịch sử” của những chuyến phà hiện tại và trở thành tuyến đường ngắn nhất nối Thủ đô Phnom Pênh, Campuchia tới biên giới Việt Nam.

Dự án hoàn thành đưa vào khai thác sử dụng sẽ tạo điều kiện giao lưu, thông thương cho khu vực cửa khẩu Khánh Bình,

góp phần phát triển các mặt kinh tế, văn hóa-xã hội cho nhân dân hai tỉnh An Giang (Việt Nam) và Kandal (Campuchia), hoàn chỉnh kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ các tỉnh phía Tây Nam, đồng thời có ý nghĩa to lớn trong việc tăng cường tình đoàn kết hữu nghị và giao lưu văn hóa giữa hai quốc gia.

Thủ tướng Chính phủ Vương quốc Campuchia Samdech Hun Sen ghi nhận những đóng góp hết sức thiết thực của Chính phủ và nhân dân Việt Nam trong công cuộc kháng chiến cứu nước, giải phóng nhân dân Campuchia khỏi nạn diệt chủng Pol Pot, Ieng Sary. Công trình cầu Long Bình-Chrey Thom hôm nay minh chứng cho tình hữu nghị anh em, hợp tác cùng phát triển, đặc biệt trong dịp kỷ niệm 40 năm quan hệ ngoại giao hai nước.

Theo Chinhphu.vn

Rút ngắn tuyến đường từ biên giới Việt Nam tới Thủ đô Campuchia

Page 3: Tăng cường giải pháp kéo giảm Thiếu nguồn kết nạp ĐẠ RÒN ...baolamdong.vn/upload/others/201704/24090_BLD_ngay_25.4.2017.pdfThiếu nguồn kết nạp . đảng

XEM TIẾP TRANG 8

Tăng hơn năm ngoái 25 ha nông nghiệp công nghệ caoGần cuối tháng 4/2017, ông Hoàng Bá Bình,

Chủ tịch Hội Nông dân Phường 11, Đà Lạt đưa tôi tham quan cánh đồng trồng atiso theo hướng VietGAP. Đang vào thời điểm cuối mùa thu hoạch, giá bông atiso tươi bán ra từ 30.000 đồng đến 35.000 đồng/kg, tăng hơn 20% so với cùng kỳ năm ngoái.

Ước sản lượng bình quân trên mỗi ha trồng atiso đạt chuẩn VietGAP khoảng 1,5 tấn bông tươi. Hạch toán trong một vụ mùa 9 tháng, cây atiso VietGAP ở Phường 11 (thường gọi chung là vùng Trại Mát, Đà Lạt) thu hoạch toàn bộ sản phẩm bông, lá, thân, gốc, rễ với tổng thu nhập khoảng 500 triệu đồng/ha. Trừ tất cả chi phí thì lợi nhuận thu về khoảng 350 triệu đồng/ha.

Đến nay, với tổng số 45 ha chuyên canh atiso (tăng 5 ha so với cùng kỳ năm ngoái), vùng nông nghiệp Trại Mát đã tập trung đầu tư sản xuất theo hướng VietGAP khoảng 10 ha theo hình thức Tổ Hợp tác liên kết tiêu thụ ổn định với các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh. Còn lại diện tích 35 ha sản xuất 2 giống atiso trắng dùng ăn tươi như rau xanh và atiso tím phơi khô cất trữ lâu dài bán trực tiếp cho các đầu mối thu mua ở địa phương theo giá cạnh tranh, hoặc cung cấp các nhà máy chế biến sản phẩm dược liệu trong và ngoài tỉnh Lâm Đồng.

Những sản phẩm rau chủ lực chất lượng cao được nông dân Trại Mát tiếp tục đầu tư thâm canh như: ớt ngọt, lơ xanh, các loại cà chua đen, socola, picota, xà lách, bắp sú, cải thảo, bó xôi, tần ô…

Trong đó, các loại rau xà lách, bó xôi, tần ô nhà kính mỗi năm sản xuất 8 lứa; ớt ngọt trồng 90 ngày, thu hoạch liên tục đến 12

Trại Mát sản xuất nông nghiệp theo quy trình VietGAPTích cực luân canh sản xuất các loại rau VietGAP trong nhà kính và ngoài trời, vùng nông nghiệp Trại Mát vừa chạm mức giá trị thu nhập 350 triệu đồng/ha/năm, cao hơn 120 triệu đồng/ha/năm so với giá trị thu nhập bình quân toàn thành phố Đà Lạt.

loại rau ở vùng Trại Mát tiêu thụ khá nhanh đến hệ thống siêu thị từ thành phố Hồ Chí Minh đến Nha Trang, Quy Nhơn, Đà Nẵng và ra tận Hà Nội. Kết quả trong một năm vừa qua, nông dân vùng nông nghiệp Trại Mát (Phường 11, Đà Lạt) thu về lợi nhuận bình quân 450 - 500 triệu đồng/ha rau nhà kính, cá biệt có diện tích trồng ớt ngọt đạt lãi từ 700 - 800 triệu đồng/ha.

Thêm nhiều hình thức liên kết ổn định đầu ra

Vùng nông nghiệp Trại Mát hiện có khoảng 20 vựa rau, hoa cho nông dân lựa chọn các

hình thức tiêu thụ sản phẩm thu hoạch. Bên cạnh đó, nông dân Trại Mát ngày càng mở rộng thêm các kênh tiêu thụ theo hợp đồng ổn định từng thời vụ hoặc từng năm đến hệ thống siêu thị và chợ đầu mối trong nước. “Như Tổ Hợp tác Trần Dờ với 7 thành viên sản xuất theo hợp đồng liên kết 4 ha rau VietGAP trong nhà kính từ năm 2015 đến nay, hàng ngày cung cấp cho thị trường trong nước cả tấn sản phẩm thu hoạch… Đặc biệt, 7 hộ thành viên ở đây đều đạt danh hiệu nông dân sản xuất giỏi cấp thành phố Đà Lạt”, Chủ tịch Hội Nông dân Phường 11, Đà Lạt, ông Hoàng Bá Bình dẫn chứng.

Đáng nói trong năm qua, thông qua chiếc cầu nối của mình, Hội Nông dân Phường 11, Đà Lạt đã tạo điều kiện cho nông dân tiếp cận nhiều nguồn vốn vay phát triển sản xuất, nâng cao giá trị thu nhập trên từng đơn vị diện tích đất. Điển hình như nguồn vốn Ngân hàng Chính sách xã hội đã giải ngân 6 tỷ đồng cho hơn 330 hộ nông dân vay thời hạn từ 3 - 5 năm; Quỹ Hỗ trợ nông dân vừa giải ngân 100 triệu đồng/400 triệu đồng phân bổ cho vay 15 hộ; giải quyết vay tín chấp cho 20 hộ, mỗi hộ vay 50 triệu đồng đầu tư bổ sung vật tư thiết bị sản xuất nông nghiệp công nghệ cao…

Mục tiêu từ nay đến cuối năm 2017, Phó Chủ tịch UBND Phường 11, Đà Lạt, Nguyễn Tiến Trung cho biết: “Địa phương chúng tôi tiếp tục tranh thủ các nguồn vốn vay ưu đãi để tạo điều kiện nông dân chuyển đổi mới từ 15-20 ha diện tích trồng rau, hoa ngoài trời kém hiệu quả sang trồng trong nhà kính công nghệ cao. Đồng thời triển khai các cơ chế khuyến khích thành lập mới các mô hình liên kết hợp tác sản xuất rau, hoa công nghệ cao theo hướng ngày càng nâng cao chuỗi giá trị gia tăng…”.

VĂN VIỆT

Những thửa vườn atiso sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP ở Trại Mát đạt lợi nhuận 350 triệu đồng/ha/năm. Ảnh: V.Việt

Đi kinh tế mới từ cuối những năm 80, vợ chồng bà Tạ Thị Loan và ông Lê Đức Thọ đã gặp vô vàn khó khăn khi

lập nghiệp trên vùng đất thuộc Nông trường B’Lao Srê (xã Đại Lào, TP Bảo Lộc). Ông vào trước bà một năm rồi hai người cùng nên vợ nên chồng trên vùng đất mới này. Cả hai vợ chồng đều làm công nhân nhận khoán đất của Nông trường để trồng dâu, nuôi tằm. Thế nhưng, với tập tục trồng lúa nước từ vùng quê nhà Thái Thụy (Thái Bình) nên cả hai không quen với việc trồng dâu, nuôi tằm. Năm nào, sản lượng đóng cho Nông trường đều không đủ nên càng làm càng nợ. Bà Tạ Thị Loan nhớ lại: “Ngày mới vào, Nông trường chia đất cho làm nhà, giao đất cho trồng dâu, nuôi tằm. Gần 10 năm làm việc cho nông trường, đến năm 2008, khi Nông trường giải thể thì số nợ của gia đình cũng lên đến 23 triệu đồng. Người dân quê như chúng tôi khi thấy số nợ ngày càng nhiều nên rất sợ. Vì vậy, chúng tôi trả đất lại cho Nông trường, bán đất vườn cà phê tự khai hoang trước đó để trả nợ. Lúc này, cuộc sống khó khăn càng thêm khó khăn. Hai vợ chồng, hai đứa con nhỏ chỉ trông chờ vào mấy sào cà phê. Bữa đói, bữa no. Cả nhà chủ yếu ăn cơm trắng với rau hái được quanh nhà. Bữa nào mua được ít cá khô thì về kho với lá mì để ăn. Ăn hết lá mì vẫn chưa dám ăn đến

Từ ruộng sâu đến làm giàu trên đồng cạnBà Tạ Thị Loan (thôn 10, xã Đại Lào, TP Bảo Lộc) là một hộ nông dân sản xuất giỏi của địa phương. Từ một hộ nghèo phải vay vốn của Ngân hàng Chính sách để chăn nuôi bò, đến nay, bà đã phát triển đàn bò sữa rất tốt với số lượng hơn 30 con, cho thu nhập bình quân mỗi tháng khoảng 600 triệu đồng. Gia đình bà cũng là một trong những điển hình giúp đỡ bà con lối xóm cùng phát triển kinh tế gia đình. Thế nhưng, ít ai biết được rằng để có được như ngày hôm nay, bà đã cùng chồng trải qua một giai đoạn rất vất vả, cùng cực. 

cá. Nhiều khi cùng cực muốn trở về quê nhà lại. Giờ ngẫm lại thì phải có đến một nửa số người đi kinh tế mới cùng mình đợt đó đã phải bỏ đất trở về quê”.

Đất vườn không đủ sống, ông bà lại đi làm thêm, làm mướn để có thêm thu nhập trang trải kinh tế gia đình. Nhiều năm, gia đình luôn được xếp vào diện hộ nghèo của xã. Đến năm 2009, một lần được đi tham quan mô hình chăn nuôi bò sữa của một hộ dân trong xã, bà

Loan nhen nhóm ý định cũng nuôi bò sữa. Thế nhưng, khó khăn lúc đó là về vốn để mua bò, về kỹ thuật chăm sóc bò sữa mà trước đây bà chưa từng biết. Tham khảo ý kiến nhiều người, bà quyết định mua 4 con bê để về gầy đàn. Giá trị của 4 con bê lúc này là 60 triệu đồng, bà được Ngân hàng Chính sách cho vay 10 triệu đồng theo diện hộ nghèo, số còn lại thì vay mượn bà con lối xóm. Có bò rồi nhưng lại chưa có chuồng, bà lại cầm sổ đất để vay

ngân hàng 30 triệu đồng làm chuồng. “Chăn nuôi bò sữa vào thời điểm đó chủ

yếu là do mình tự phát nên mọi thứ rất khó khăn. Không có đồng cỏ để cho bò ăn nên phải đi cắt cỏ bên ngoài. Lắm khi gặp đám cỏ bị nhiễm thuốc trừ sâu thì bò lại lăn ra đau bệnh. Không có kỹ thuật chăm sóc nên bò bệnh nặng, bệnh nhẹ gì cũng phải gọi thú y đến chữa trị. Chuồng trại lại không đầu tư bài bản, không có máy vắt sữa như bây giờ nên phải vắt tay, lượng sữa thu được vừa ít vừa gây viêm vú cho bò” - bà Loan chia sẻ khó khăn của những ngày đầu mới bắt đầu nuôi bò sữa. Lâu dần, bà được tham gia nhiều lớp tập huấn khoa học kỹ thuật nên bây giờ bà đã chở thành “chuyên gia” nuôi bò sữa. Bà có thể nhìn bò bắt bệnh, rồi tự mua thuốc chữa bệnh. Bà có thể tự đỡ đẻ cho bò, chăm sóc bò với những kỹ thuật học được để cho lượng sữa nhiều nhưng vẫn đảm bảo độ khô, độ béo và hàm lượng soma. Đến nay, nhờ chất lượng sữa cao nên luôn được công ty thu mua với giá cao “kịch trần”.

Hiện tại, gia đình bà Loan đã xây dựng hai khu chuồng trại đảm bảo vệ sinh với tổng đàn bò là 31 con; trong đó, có 11 con đang cho sữa. Bình quân mỗi ngày bà thu được hơn 2 tạ sữa bán với giá 14.000 đồng/kg. Sau khi trừ chi phí, bà còn lại khoảng 2 triệu đồng/ngày. Để đảm bảo đồng cỏ phục vụ chăn nuôi, bà đang tiếp tục trồng mới 3 sào cỏ, nâng tổng diện tích đồng cỏ của gia đình lên 1,8 ha. Bà Loan cho biết: “Đối với những người có ý định hoặc mới bắt đầu nuôi bò sữa thì cần đảm bảo các yếu tố về đồng cỏ, chuồng trại và con giống...

Bà Tạ Thị Loan băm cỏ cho đàn bò sữa ăn. Ảnh: Đông Anh

Tính đến thời điểm tháng 4/2017, cộng chung diện tích atiso theo hướng VietGAP với diện tích rau phủ màng ni lông, tưới tự động ngoài trời, hoặc luân canh cùng các loại hoa trong nhà kính, vùng nông nghiệp Trại Mát đạt tổng diện tích nông nghiệp công nghệ cao khoảng 370 ha, tăng 25 ha so với cùng kỳ.

tháng, luân canh với xà lách, sú tím, lơ xanh, cà chua, hoặc luân canh với nhiều giống hoa cắt cành khác. Nhờ sản xuất tuân thủ theo quy trình VietGAP, nên phần lớn sản lượng các

3 THỨ BA 25 - 4 - 2017KINH TẾ

Page 4: Tăng cường giải pháp kéo giảm Thiếu nguồn kết nạp ĐẠ RÒN ...baolamdong.vn/upload/others/201704/24090_BLD_ngay_25.4.2017.pdfThiếu nguồn kết nạp . đảng

4 THỨ BA 25 - 4 - 2017

ĐẠI HỘI HỘI DOANH NHÂN TRẺ TỈNH LÂM ĐỒNG LẦN THỨ V, NHIỆM KỲ 2017 - 2020

VĂN HÓA - XÃ HỘI

Bám sát diễn biến thông tin kịp thờiĐài KTTV tỉnh Lâm Đồng trực

thuộc Đài KTTV khu vực Tây Nguyên, với 27 lao động, trong đó văn phòng Đà Lạt (bộ phận làm dự báo (DB) 8 người. Ngoài ra, có 10 điểm đo mưa nhân dân trên địa bàn tỉnh được Đài đầu tư thiết bị và tập huấn chuyên môn. Là nghề đặc thù; diễn biến khí hậu ngày càng phức tạp; Tây Nguyên là địa hình miền núi bị chia cắt nên có nhiều tiểu vùng khí hậu khác nhau, vì vậy, cường độ và tính chất làm việc của đội ngũ ở Đài đòi hỏi vừa trực 24/24 giờ quanh năm, vừa áp lực rất cao về tính kịp thời và chính xác. Có vậy mới ra được những bản tin DB như: về mùa vụ (hè-thu và đông-xuân), về tháng, 10 ngày, tuần và hàng ngày. Mỗi ngày còn có bản tin cảnh báo, DB thời tiết nguy hiểm (mưa lớn diện rộng, mưa đá, lốc xoáy...).

Hàng năm, Đài còn đánh giá, tổng thể các mặt về KTTV để có những số liệu tham chiếu phục vụ kinh tế-xã hội của địa phương và khu vực. Bao gồm như: thời tiết, thủy văn (TTTV) diễn ra như thế nào so với quy luật; khu vực nào đạt lượng mưa thấp, cao và bao nhiêu; nền nhiệt độ phổ biến ra sao; bão và ATNĐ xuất hiện và ảnh hưởng thế nào... Các hiện tượng KTTV nguy hiểm như mưa lớn, mưa đá, gió mạnh, hạn hán...; tình hình TV như dòng chảy, mực nước trung bình trên các sông, suối; hạn hán, lũ lụt xảy ra như thế nào...

Đài Khí tượng thủy văn với ứng phó biến đổi khí hậu“Sáng nay (17/4), áp thấp nhiệt đới (ATNĐ) đã vượt qua khu vực miền Trung Philippin vào biển Đông. (...) Cảnh báo: Khu vực tỉnh Lâm Đồng đang chịu ảnh hưởng rìa phía Đông Nam vùng áp thấp phía tây tiếp tục mở rộng về phía Đông, kết hợp với rìa phía Tây Nam của lưỡi áp cao cận nhiệt đới trên cao. Do vậy, trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng chiều mai ngày 18/4 và chiều 19/4/2017 có mưa rào và dông, trong cơn dông cần đề phòng mưa đá, tố lốc và gió giật mạnh”. Đó là một nội dung trong những bản tin của Đài Khí tượng thủy văn (KTTV) Lâm Đồng.

Phó Giám đốc Đài KTTV Lâm Đồng Ngô Duy Thi cho biết: Trong mùa mưa lũ năm 2016, Đài đã ra tổng số 97 bản tin cảnh báo, DB các loại thiên tai nguy hiểm xảy ra trên địa bàn tỉnh. Ngoài các bản tin cảnh báo, DB các loại thiên tai nguy hiểm, Đài còn ra một số bản tin DB thời tiết đặc biệt phục vụ nhân dân trong các ngày nghỉ lễ, tết và các kỳ thi của học sinh, sinh viên. “Mùa mưa, lũ năm 2016, Đài đảm bảo chế độ trực ca, thu thập đầy đủ và kịp thời các thông tin về diễn biến TTTV, số liệu đo đạc để ra các bản tin cảnh báo, DB KTTV kịp thời, phục vụ công tác phòng chống lụt, bão, giảm nhẹ thiên tai góp phần tích cực vào việc phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh”, ông Thi nói. Đánh giá từ Phòng DB Đài KTTV khu vực Tây Nguyên về chất lượng các bản tin DB KTTV của Đài Lâm Đồng năm 2016 như sau: DB khí tượng hạn ngắn đạt 89,9%; DB khí tượng hạn vừa đạt 83,3%; DB TV hạn vừa đạt 88,6% và DB TV hạn ngắn đạt 87,6%. Mạng thông tin chuyên ngành luôn được đảm bảo thông suốt, công tác báo cáo cấp trên về tình hình TTTV nguy hiểm tại địa phương thực hiện nghiêm túc và kịp thời. Đề tài nghiên cứu khoa học: “Xây dựng bản đồ ngập lụt và hệ thống tháp cảnh báo lũ huyện Đạ Huoai, kết nối bản đồ ngập lụt và cấp báo động lũ trên sông Đồng Nai tại 03 huyện phía Nam tỉnh Lâm Đồng’’ được nghiệm thu thành công...

Luôn sẵn sàng đối diện các tình huống Đấy không chỉ là yêu cầu của

nghề nghiệp mà còn là ý thức của mỗi cán bộ, nhân viên ngành KTTV nói chung và Đài Lâm Đồng nói riêng. Vì vậy, Đài KTTV Lâm Đồng vừa phát huy những mặt ưu điểm, đồng thời nghiêm túc khắc phục những tồn tại. Đó là chưa chặt chẽ trong phối kết hợp về chuyên môn giữa Đài với các trạm KTTV; năng lực một số cán bộ viên chức, DB viên chưa đáp ứng kịp yêu cầu mới; một bộ phận cán bộ, viên chức chưa thực sự tâm huyết với nghề...

Phó Giám đốc Ngô Duy Phi cho biết về nhiệm vụ năm 2017 là: thường xuyên theo dõi sát các diễn

biến TTTV, đặc biệt là các hiện tượng TTTV nguy hiểm như bão, ATNĐ, mưa lớn, lũ lụt có thể xảy ra trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng, để có các bản tin DB, cảnh báo chính xác và kịp thời giúp cho Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn (BCH PCTT & TKCN) tỉnh, chủ động phòng tránh lụt bão, giảm nhẹ thiên tai. Giúp các cơ quan ban, ngành trong tỉnh chỉ đạo sản xuất nông-lâm nghiệp, công nghiệp, giao thông vận tải, dịch vụ du lịch và các ngành kinh tế khác. Đài đang tiếp tục thực hiện việc cải tiến, đa dạng hóa các loại bản tin KTTV nhằm tiến tới phục vụ đa ngành, theo nhu cầu của xã hội; nâng cấp thiết bị kỹ thuật để phục vụ hội thảo

trực tuyến toàn quốc; phấn đấu đạt chất lượng các loại bản tin cao hơn từ 1 đến 2%...

Ông Ngô Duy Thi cũng kiến nghị UBND tỉnh và BCH PCTT & TKCN Lâm Đồng quan tâm hơn về mặt hỗ trợ kinh phí đối với Đài trong những ngày cao điểm diễn ra khí hậu bất thường. Một vướng mắc chung là thông tin về DB, cảnh báo phát sóng trên Đài PTTH địa phương chưa được cập nhật theo thời sự vì giờ phát cố định theo khung giờ, trong lúc diễn biến KTTV lại thất thường.

Ngày 17/4, tại Hội nghị về PCTT & TKCN, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho rằng: Luật PCTT có hiệu lực từ năm 2014 nhưng đến nay vẫn chưa xây dựng xong kế hoạch PCTT cấp quốc gia. Một số bộ, ngành, địa phương chưa quan tâm đúng mức xây dựng kế hoạch, phương án PCTT, cứu hộ cứu nạn. Chưa cụ thể hóa được các tình huống, kịch bản sát với thực tế để có phương án ứng phó phù hợp. Vì vậy, Thủ tướng đề nghị phải khẩn trương hoàn thiện kế hoạch để ban hành trong năm 2017. Và để có kế hoạch PCTT cấp quốc gia tốt, theo Thủ tướng, không chỉ dựa vào chuyên gia, nguồn vốn nước ngoài mà phải biết cách huy động các chuyên gia trong nước, các bộ, ngành, địa phương cùng chung sức để xây dựng cho tốt. Phải biết kết hợp và hài hòa các nguồn lực kinh tế và chất xám ở cả trong và ngoài nước trong một kế hoạch tổng thể quốc gia PCTT. Công tác thông tin tuyên truyền chưa đến được với người dân, nhất là vùng thôn bản, vùng sâu, vùng xa nên có nhiều tai nạn thương tâm xảy ra khi mưa lũ đến.

MINH ĐẠO

Phong cách sâu sát quần chúng, thực hành dân chủ nêu gương, nêu cao trách

nhiệm gương mẫu của cán bộ, công chức, người lao động, nhất là cán bộ lãnh đạo chủ chốt trong hệ thống mặt trận và các tổ chức thành viên các cấp” luôn là chủ đề được mỗi cán bộ Mặt trận phường ý thức tự rèn giũa.

Trao đổi với phóng viên, bà Nguyễn Thị Thúy Nga, Chủ tịch UBMTTQ Phường 4, thành phố Đà Lạt cho biết: Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam Phường 4 đã ban hành hướng dẫn thực hiện các tiêu chí “Rèn luyện tư cách người cán bộ Mặt trận” trong hệ thống MTTQVN phường. Nhằm cụ thể hóa 5 nội dung chuẩn mực đạo đức, lối sống theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, phường cũng khái quát thành 6 tiêu chí cơ bản để cán bộ, công chức trong hệ thống Mặt trận Tổ quốc Phường 4 thực hiện gồm: Chủ động học tập,

rèn luyện; Chấp hành tốt đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và nhiệm vụ được giao; Phát huy truyền thống đại đoàn kết toàn dân tộc; Hết lòng phấn đấu vì lợi ích chung của Tổ quốc, của nhân dân; Tự phê bình và phê bình giúp đỡ nhau tiến bộ; Đoàn kết hữu nghị với bạn bè quốc tế.

Phường cũng đã tổ chức cho các thành viên đăng ký thực hiện các tiêu chí “Rèn luyện tư cách người cán bộ Mặt trận”, điều này có ý nghĩa rất quan trọng trong việc nâng cao chất lượng cán bộ trong hệ thống MTTQVN, là tiêu chí đánh giá kết quả thi đua hằng năm của các cá nhân và Ban Công tác mặt trận (CTMT).

Việc làm này không phải diễn ra trong một tháng hay một năm mà là cả một quá trình, trong đó kế thừa kết quả của hơn 5 năm trước, hệ thống MTTQ Phường 4 đã có nhiều thành tựu tích cực. Cụ thể, năm 2011 với chủ đề: “Suốt đời phấn đấu, cần, kiệm, liêm chính, chí công vô tư, làm người công bộc tận tụy, trung thành của nhân dân, đời tư trong sáng, cuộc sống riêng giản dị”, Mặt trận phường đã phối hợp cùng Hội LHPN, Hội CCB, Hội NCT tuyên truyền trong cán bộ chủ chốt của các Ban CTMT, chi hội PN, chi hội CCB, chi hội NCT 7 khu phố được 2 buổi với 180 lượt người tham gia. Đồng thời, Mặt trận các khu phố tổ chức quán triệt trong nhân dân lồng ghép trong cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư” được 14 buổi, có trên 800 lượt người tham gia.

Từ những nỗ lực của MTTQ, các đoàn thể chính trị, xã hội, sự quan tâm sâu sát của Thường trực Đảng

ủy phường, MTTQ thành phố Đà Lạt nên phong trào “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” ở Phường 4 ngày càng có sức lan tỏa sâu rộng, tạo nên nhiều điển hình tập thể, cá nhân tiêu biểu. Cô Nguyễn Thị Thanh Phương, Hiệu trưởng Trường Mầm non Anh Đào là đơn vị có nhiều thành thích trong lĩnh vực này cho biết: ra đời với sứ mệnh nâng cánh ước mơ cho các em lứa tuổi mầm non, với những hoạt động thiết thực trong những năm qua, Trường Mầm non Anh Đào đã giúp các cháu có một khởi đầu hoàn hảo đảm bảo mục tiêu của giáo dục mầm non. Trường vinh dự là đơn vị tiêu biểu của Phường 4 về thực hiện tốt việc “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”. Đó là giúp các cháu phát triển về thể chất, tình cảm, trí tuệ, thẩm mỹ, hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách, chuẩn bị cho trẻ vào lớp 1 một cách tự tin để khi lớn lên các em có thể đón nhận và nắm bắt các thành tựu hiện đại nhất của nền kinh tế tri thức, theo kịp sự phát triển của thời đại...

XEM TIẾP TRANG 8

Quan trắc viên Lê Thị Phương Thúy tại Trạm KTTV Đà Lạt. Ảnh: M.Đạo

Rèn luyện tư cách người cán bộ Mặt trận ở Phường 4Việc thực hiện các tiêu chí “Rèn luyện tư cách người cán bộ Mặt trận” là nội dung có ý nghĩa rất quan trọng trong việc nâng cao chất lượng cán bộ hệ thống Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) các cấp, góp phần xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh. Đây được coi là tiêu chí đánh giá kết quả thi đua hằng năm của các cá nhân và Ban Công tác mặt trận thôn, tổ dân phố ở Phường 4, Đà Lạt.

Một tiết mục văn nghệ chào mừng lễ phát động thi đua Cuộc vận động Xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh. Ảnh: N.Thu

Page 5: Tăng cường giải pháp kéo giảm Thiếu nguồn kết nạp ĐẠ RÒN ...baolamdong.vn/upload/others/201704/24090_BLD_ngay_25.4.2017.pdfThiếu nguồn kết nạp . đảng

5 THỨ BA 25 - 4 - 2017

ĐẠI HỘI HỘI DOANH NHÂN TRẺ TỈNH LÂM ĐỒNG LẦN THỨ V, NHIỆM KỲ 2017 - 2020

VĂN HÓA - XÃ HỘI

Vừa tốt nghiệp Khoa Công tác xã hội tại Trường Đại học Đà Lạt khóa 2011 - 2015, Văn Thông xin về công tác tại thị trấn Di Linh.

Anh được thị trấn tiếp nhận và phân công làm nhiệm vụ công tác Đoàn. Ban đầu, anh được tập thể giao nhiệm vụ làm Phó Bí thư Đoàn thị trấn. Sau đó, đến tháng 2/2017, anh được giao nhiệm vụ làm Bí thư Đoàn thị trấn. Tại Đại hội đại biểu Đoàn thị trấn Di Linh lần thứ 13 (nhiệm kỳ 2017 - 2022) vào cuối tháng 3 vừa qua, anh Văn Thông được bầu vào Ban chấp hành khóa mới và Ban chấp hành đã bầu anh giữ chức vụ Bí thư Đoàn thị trấn.

Tuy thời gian tham gia công tác Đoàn chưa nhiều, anh Văn Thông đã tích cực cùng với tập thể đẩy mạnh công tác Đoàn và phong trào thanh thiếu nhi của thị trấn. Nhờ vậy, Đoàn thị trấn Di Linh là một trong những tổ chức Đoàn cơ sở trong huyện được đánh giá vững mạnh. Riêng trong phong trào “Đồng hành với thanh niên lập thân, lập nghiệp”, Đoàn thị trấn đã tổ chức các phong trào thi đua học tập; hỗ trợ thanh niên nâng cao trình độ học vấn, chuyên môn nghề nghiệp và tổ chức các lớp tập huấn, chuyển giao và ứng dụng công nghệ, khoa học kỹ thuật vào sản xuất, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi và xây dựng được một số mô hình trồng trọt, chăn nuôi đem lại hiệu quả kinh tế khá cao.

Ngoài sự năng nổ, nhiệt tình với công tác Đoàn và phong trào thanh thiếu nhi, Văn Thông tâm huyết, ước mơ làm giàu và kỳ vọng là sẽ làm gương để thúc đẩy phong trào “thanh niên lập thân, lập nghiệp” ở địa phương. Từ đó, anh bàn bạc, xin ý kiến và được bố mẹ đồng ý “đỡ đầu” để thành lập một trang trại nuôi bò Úc. Trước khi bắt tay thực hiện ước mơ và ý tưởng của mình, Văn Thông tìm hiểu

Cán bộ Đoàn mạnh dạn làm kinh tế Trong số 10 thanh niên vừa được Huyện Đoàn Di Linh tuyên dương “Thanh niên tiên tiến làm theo lời Bác” năm 2017, có anh Văn Thông, Bí thư Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh thị trấn (Đoàn thị trấn) Di Linh. Lý do được tuyên dương, anh là một cán bộ Đoàn vừa tích cực trong công tác Đoàn và phong trào thanh thiếu nhi vừa mạnh dạn đầu tư mở trang trại chăn nuôi.

kỹ thông tin từ báo, đài, mạng internet và tham quan thực tế một số trang trại nuôi bò trong và ngoài huyện. Từ nhu cầu thực tế của thị trường, giá cả và hiệu quả nuôi bò của một số trang trại mà anh nắm bắt được, Văn Thông chọn hướng đi cho là nuôi bò Úc.

Anh nhanh chóng lập Dự án chăn nuôi bò Úc, rồi vay Ngân hàng 500 triệu đồng; đồng thời, được bố mẹ hỗ trợ cho mượn thêm 500 triệu đồng. Có được nguồn vốn này, anh đầu tư xây dựng chuồng trại rộng 500 m2 và triển khai thuê mướn lao động trồng 1 ha cỏ các loại; đồng thời, chuẩn bị thức ăn tinh và các nguồn thức ăn dự phòng khác. Đến tháng 5/2016, anh mua 11 con bò Úc giống; trong đó, có 10 con bò cái (để làm bò cái nền sinh sản, với giá 45 triệu đồng/ 1 con) và 1 con bò đực giống (với giá 40 triệu đồng).

Mặc dù khâu chuẩn bị khá chu đáo, nhưng “vạn sự khởi đầu nan”, anh Văn Thông thường xuyên liên hệ và nhờ Trung tâm Nông nghiệp huyện Di Linh tư vấn, hướng dẫn kỹ thuật

chăn nuôi, chăm sóc, phòng ngừa dịch bệnh và công tác thú y… Nhờ vậy, thời gian ban đầu lập nghiệp diễn ra rất thuận lợi, đàn bò phát triển tốt. Đến nay, 7 trong số 10 bò cái mẹ đã sinh sản bê con. Anh Văn Thông cho biết: Trong số bê con mới sinh sản, nếu bê cái thì để lại nuôi hoặc bán để làm giống sinh sản; còn bê đực để lại nuôi hoặc bán để nuôi bò thịt. Với kết quả bước đầu rất khả quan, anh dự kiến trong khoảng 2 năm nữa thì có thể thu hồi được toàn bộ số vốn đầu tư. Lúc đó, anh mới tính đến chuyện mở rộng dần quy mô trang trại.

Ghi nhận thành tích ban đầu và sự nỗ lực phấn đấu của Văn Thông, Đảng bộ thị trấn Di Linh đã quan tâm, phân công đảng viên giúp đỡ anh. Chỉ sau 2 năm công tác, vào tháng 3 năm 2017, Văn Thông vinh dự được kết nạp vào Đảng Cộng sản Việt Nam. Vinh dự này giúp anh có thêm nghị lực, nhanh chóng đạt được ước mơ, hoài bão của mình.

XUÂN LONG

Anh Văn Thông và trang trại bò Úc. Ảnh: X.Long

Trong 3 ngày, từ 20 đến 22/4/2017, giải Võ thuật cổ truyền trẻ Lâm Đồng năm 2017

do Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch Lâm Đồng cùng phối hợp với Liên đoàn Võ

thuật cổ truyền Lâm Đồng đã diễn ra tại thị trấn Cát Tiên, huyện Cát Tiên, Lâm Đồng.

Giải năm nay có 11 đơn vị gồm các huyện, thành trong tỉnh cử đoàn tham dự với tổng số 137 VĐV (có 39 nữ), thi đấu trong các nội dung chính gồm đối kháng (từ 15 đến 17 tuổi), quyền thuật (4 nhóm tuổi từ 6 - 17 tuổi) và đối luyện (3 hạng

mục từ 6 - 17 tuổi).Là môn võ có phong trào rất mạnh hiện nay tại Lâm Đồng với hàng nghìn môn

sinh tập luyện tại các võ đường - câu lạc bộ trong khắp cả tỉnh nên nhiều địa phương cử

các đoàn rất mạnh với số đông VĐV đến tham gia giải năm nay. Theo Ban tổ chức, chất lượng chuyên môn của giải vì vậy rất

cao, hầu như tương đối có sự đồng đều giữa các địa phương trong tỉnh.

Kết thúc giải, Ban tổ chức đã trao huy chương cho các VĐV dẫn đầu trong các nội

dung thi đấu. Với 11 huy chương giành được trong đó có 6 vàng, 3 bạc, 2 đồng, đoàn Đạ

Huoai đã xuất sắc giành giải nhất toàn đoàn; xếp thứ nhì toàn đoàn là Bảo Lộc với 8 huy

chương gồm 6 vàng, 2 đồng và xếp thứ ba toàn đoàn là Đơn Dương được 12 huy

chương gồm 3 vàng, 6 bạc, 3 đồng.VT

Đạ Huoai dẫn đầu toàn đoàn giải Võ thuật cổ truyền trẻLâm Đồng 2017

Mưa đá xuất hiện cục bộtại Đà Lạt

Sáng ngày 24/4, nhiều tảng đá lớn của trận mưa đá xảy ra vào chiều tối ngày hôm

trước tại Đà Lạt vẫn còn chưa tan hết, người dân cậy lên từng tảng.

Trước đó, chiều ngày 23/4, trên địa bàn TP Đà Lạt và huyện Lạc Dương, Đơn Dương đã xuất hiện trận mưa lớn kéo dài hàng giờ

đồng hồ. Đặc biệt, tại nhiều khu vực ở ngoại thành Đà Lạt và vùng giáp ranh với huyện

Đơn Dương, Lạc Dương, mưa lớn kèm theo đá kéo dài trong vòng 15 phút tiếp tục đổ

xuống khiến nhiều diện tích hoa màu trồng ngoài trời của nông dân bị thiệt hại nặng.

Những viên đá lớn, to bằng đốt ngón tay đổ xuống, đọng lại thành từng tảng lớn.

Đến sáng sớm ngày 24/4, những tảng băng đá này vẫn chưa kịp tan hết.

Đây là trận mưa đá lần thứ 3 kể từ đầu năm đến nay xuất hiện cục bộ trên địa bàn

TP Đà Lạt và vùng lân cận, gây thiệt hại lớn cho người nông dân.

VĂN BÁU

Như Báo Lâm Đồng đã đưa tin, Cuộc thi “Thực hiện ước mơ” lần thứ 5, năm học 2016 -2017 do Thành Đoàn TP Hồ Chí Minh, Sở Giáo dục và Đào tạo TP Hồ Chí Minh, Trung tâm Hỗ trợ học sinh (HS), sinh viên TP Hồ Chí Minh, Viện Đào tạo Quốc tế - Đại học Kinh tế TP Hồ Chí Minh tổ chức đã khép lại vòng chung kết xếp hạng vào ngày 23/4 với kết quả cả 2 HS của tỉnh Lâm Đồng đều đoạt giải: 1 quán quân và 1 giải ba, thông tin từ bà Ngô Phan Hà Châu - đại diện Ban tổ chức cho biết.

Giải quán quân đó là thí sinh (TS) Đặng Vũ Bảo, học sinh lớp 11A9, Trường THPT Bảo Lộc, Lâm Đồng, với ước mơ nghề nghiệp là Kỹ sư Sinh học (ảnh) và Giải Ba là TS Nguyễn Đoàn Thanh Vân, HS lớp 12A3, Trường THPT Lê Hồng Phong, Di Linh, Lâm Đồng, với ước mơ nghề nghiệp là Giáo viên tiếng Anh. Ngoài ra, 3 TS các tỉnh, thành phố đoạt giải nữa, gồm: Giải Nhì - TS Nguyễn Nhật Hoàng, HS lớp 12E, Trường THPT Chuyên Quang Trung, tỉnh Bình Phước, với ước mơ nghề nghiệp là Chuyên viên Marketing và TS Nguyễn Hoàng Quỳnh, HS lớp 12 Hóa, Trường THPT Chuyên Lê Quý Đôn, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, với ước mơ nghề nghiệp là Bác sĩ gây mê hồi sức; Giải Ba: TS Lê Thị Trúc Hà, HS lớp 10CV1, Trường THPT Chuyên Lê Hồng Phong, thành phố Hồ Chí Minh, với ước mơ nghề nghiệp là Người dẫn chương trình truyền hình.

Cuộc thi là sân chơi hướng nghiệp dành cho

HS THPT 30 tỉnh, thành phố từ Đà Nẵng đến Cà Mau thu hút hơn 130.000 lượt HS, nhằm giúp HS nâng cao năng lực định hướng nghề nghiệp, xác định mục tiêu và nuôi dưỡng ước mơ, rèn luyện các kỹ năng nghề nghiệp cần thiết. Tại vòng chung kết xếp loại, các TS phải thực hiện các phần thi liên quan đến hiểu biết về ngành nghề mình theo đuổi, xử lý tình huống nghề nghiệp, hùng biện, tranh biện về quan điểm nghề nghiệp…

Quán quân Đặng Vũ Bảo sẽ nhận được một

suất học bổng toàn phần chương trình cử nhân tại Đại học Western Sydney (Úc) trị giá tối thiểu 75.000 đô la Úc, chương trình huấn luyện kỹ năng “Thế hệ tiếp nối - Gennext” tại Trường Doanh nhân Đắc Nhân Tâm và 10 triệu đồng. 2 TS đoạt giải nhì và 2 TS đoạt giải ba, mỗi TS sẽ được nhận 1 suất học bổng tiếng Anh 4 tuần tại Đại học Wesstern Sydney (Úc) trị giá 200 triệu đồng, các chương trình “Thế hệ tiếp nối - Đột phá” tại Trường Doanh nhân Đắc Nhân Tâm. MINH ĐẠO

Học sinh Lâm Đồng đoạt giải quán quân Cuộc thi“Thực hiện ước mơ”

Công ty Nhôm Lâm Đồngdiễn tập ứng phó sự cố hồ đập

Sáng 24/4, Công ty TNHH MTV Nhôm Lâm Đồng phối hợp cùng Ban Chỉ huy

Phòng chống lụt bão và tìm kiếm cứu nạn huyện Bảo Lâm tổ chức diễn tập ứng phó

sự cố hồ đập tại hồ thải quặng đuôi số 6 (thuộc Tổ hợp Bô xít - Nhôm Lâm Đồng).

Những việc được tiến hành trong cuộc diễn tập gồm: Thông báo khẩn cấp, tuyên truyền

vận động, giúp đỡ các hộ dân sơ tán cùng tài sản ra khỏi vùng nguy hiểm; giúp người dân thu hoạch các loại hoa màu, cứu chữa

người bị tai nạn do sự cố…Hiện tại, Dự án Tổ hợp Bô xít - Nhôm

Lâm Đồng có 2 hồ thải quặng là hồ thải quặng đuôi số 5 và hồ thải quặng đuôi

số 6. Đây là hai công trình có vị trí quan trọng cung cấp lượng nước rửa quặng để

phục vụ cho Dự án hoạt động. KHÁNH PHÚC

Em Đặng Vũ Bảo, học sinh lớp 11A9, Trường THPT Bảo Lộc, Lâm Đồng đoạt giải quán quân. Ảnh: M.Đ

Page 6: Tăng cường giải pháp kéo giảm Thiếu nguồn kết nạp ĐẠ RÒN ...baolamdong.vn/upload/others/201704/24090_BLD_ngay_25.4.2017.pdfThiếu nguồn kết nạp . đảng

6 THỨ BA 25 - 4 - 2017

Nhiều mục đích, ý nghĩaNgày 27/3, Phó trưởng Ban Chỉ đạo về Kế

hoạch bảo vệ và Phát triển rừng (BV&PTR) tỉnh Lâm Đồng, Giám đốc Sở NN&PTNT Nguyễn Văn Sơn ban hành Kế hoạch số 504/KH-BCĐ-KL gửi đến lãnh đạo UBND và Sở NN&PTNT của 2 tỉnh cùng các đơn vị liên quan như Công an, Quân đội, UBND các huyện, kiểm lâm, chủ rừng... Vấn đề đặt ra qua KTTQ là, ngăn chặn các hành vi phá rừng, lấn chiếm đất lâm nghiệp, khai thác, vận chuyển lâm sản, săn bắt động vật hoang dã trái phép. Từng bước lập lại kỷ cương trong khu vực, hạn chế thấp nhất các hành vi xâm hại đến tài nguyên rừng tại khu vực giáp ranh. Cùng đó, kiểm tra, rà soát xác định các vị trí, tụ điểm về phá rừng, lấn chiếm đất lâm nghiệp, khai thác, vận chuyển lâm sản trái phép và săn bắt động vật hoang dã; làm cơ sở xây dựng phương án QLBVR có hiệu quả tại khu vực rừng giáp ranh.

Từ thực tiễn này, xác định lập bản đồ các địa điểm tập trung các quần thể loài động thực vật quý hiếm, có giá trị kinh tế cao để có biện pháp QLBV các loài này. Ra quân KTTQ cũng hướng đến phát huy tính phối kết hợp hiệu quả giữa 2 tỉnh Lâm Đồng và Bình Thuận, giữa lực lượng kiểm lâm với các cơ quan, đơn vị trong công tác QLBV & PTR vùng giáp ranh. Và chính trong quá trình KTTQ là dịp tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức, ý thức BVR của các tầng lớp nhân dân tại địa phương giáp rừng và đất rừng của 2 tỉnh.

Đối với đoàn trực tiếp KTTQ, nhiều bài học cũng cần được đúc kết để tiếp tục phát huy những ưu điểm và khắc phục những hạn chế tồn tại. Đó là sự phân công phối hợp chặt chẽ, đồng bộ, thống nhất như thế nào giữa lực lượng kiểm lâm với các lực lượng chức năng; công tác chỉ đạo, xử lý các tình huống, tính bí mật, bất ngờ, an toàn và hiệu quả...

Triển khai Chỉ thị 13, ra quân vùng rừng giáp ranhThực hiện Chỉ thị số 13-CT/TW ngày 12/1/2017 của Ban Bí thư về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với quản lý, bảo vệ (QLBV) và phát triển rừng”, tháng 4, đoàn liên ngành đã triển khai Kế hoạch kiểm tra, truy quét (KTTQ) khu vực rừng giáp ranh giữa 2 tỉnh Lâm Đồng và Bình Thuận. Rất cần đúc kết những kinh nghiệm và tiếp tục quan tâm từ những thông tin mà thực tiễn đặt ra.

Kết quả đợt truy quét tại rừng huyện Di Linh giáp ranh với huyện Bắc Bình mà PV Báo Lâm Đồng tham gia vào tháng 8/2016. Ảnh: Đạo Phan

Và thực tế triển khai Theo chỉ đạo, đoàn KTTQ được chia 2 tổ,

bao gồm khu vực giáp ranh giữa 2 huyện Đức Trọng và Di Linh tỉnh Lâm Đồng với 2 huyện Tuy Phong và Bắc Bình, tỉnh Bình Thuận. Cụ thể, đó là các tuyến đường xuất, vận chuyển lâm sản do các đối tượng mở trái phép tại các tiểu khu (TK) 370 Trạm MatSaRa, 371 thuộc BQL RPH Tà Năng; các điểm xảy ra phá rừng, khai thác, mua bán, vận chuyển và cất giữ lâm sản trái phép tại TK 678 Đỉnh Xanh, 721, 726 xã Tam Bố, huyện Di Linh; các tuyến đường xuất, vận chuyển lâm sản đến xã Phan Lâm, Phan Tiến, huyện Bắc Bình.

Sau 6 ngày triển khai, ông Lê Đình Việt - Đội trưởng Đội Kiểm lâm cơ động và phòng cháy chữa cháy rừng (KLCĐ&PCCCR), gọi tắt là Đội 1 - Phó Đoàn kiêm Tổ trưởng KTTQ tại địa bàn huyện Đức Trọng cho biết: Sau khi tiến hành tổ chức trinh sát, nắm địa bàn, vị trí, địa điểm, những tụ điểm tập kết, mức độ thiệt hại về rừng; rà soát, điều tra

hai lá. Vận chuyển lâm sản trái pháp luật 3 vụ: thu giữ 0,760 m3 gỗ (Thông ba lá, Cẩm và Hương), thu giữ 2 xe máy chế độ và 1 xe ô tô Huyn Dai.

Về trực tiếp KTTQ của Tổ, ông Việt cũng cho biết: Tổ tiến hành kiểm tra dọc các tuyến đường mòn, đường nhánh, khe suối, tại các TK 289, 370, 371 thuộc lâm phần do Ban QLRPH Tà Năng (ngoài các vụ vi phạm Ban QLR đã lập biên bản) nhưng không phát hiện các vụ vi phạm Luật BV&PTR mới xảy ra. BQLRPH Tà Năng đã tiến hành giải tỏa diện tích 7,2 ha cây cà phê do các hộ dân tự trồng trên đất lâm nghiệp lấn chiếm trái phép. Tuy nhiên, trong quá trình tuần tra tại các tuyến đường mòn vẫn có dấu vết mới của các xe cải tiến vận chuyển lâm sản từ khu vực giáp ranh tỉnh Bình Thuận về hướng TK 367 thuộc xã Đà Loan của huyện Đức Trọng theo tuyến đường mới phát hiện qua đợt kiểm tra (!). Đoàn cũng đã phát hiện và lập biên bản 3 vị trí tàng trữ lâm sản trái phép (vắng chủ) tại xã Đạ Quyn với khối lượng 2,78 m3 gỗ các loại (SP và Hương).

Đối với địa bàn huyện Di Linh, Phó đoàn, kiêm Tổ trưởng - Đội trưởng Đội KLCĐ & PCCCR Số 2 Đồng Văn Tuyên cho biết, qua 2 ngày KTTQ theo tuyến đường từ Trạm BVR cụm TK 678 của Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Tam Hiệp đến các TK 679, 701, 702, 725 và 726, tại TK 679 có vết xe cơ giới và được biết 3 ngày trước có xe chở không đi vào rừng và được Công ty yêu cầu quay ra. Ông Tuyên cho rằng, tình hình khai thác, vận chuyển lâm sản trái phép tại vùng giáp ranh giữa huyện Di Linh với huyện Bắc Bình “vẫn còn tiềm ẩn nguy cơ phức tạp, các đối tượng thường xuyên cắt cử người căn phục lực lượng BVR để lén lút đưa phương tiện cơ giới vào rừng”.

Sau đợt ra quân KTTQ cho thấy, thực tế đang đòi hỏi các chủ rừng (Ban QLRPH Tà Năng và Công ty TNHH MTV lâm nghiệp Tam Hiệp); các cấp ủy, chính quyền huyện và xã; các đơn vị như kiểm lâm, công an... cần tiếp tục tăng cường quyết liệt hơn trong công tác QLBVR vùng giáp ranh với tỉnh Bình Thuận. Mặt khác, tính hiệu quả luôn đặt ra trong công tác KTTQ thì tình hình ngăn chặn hành vi vi phạm Luật BV&PTR mới thực sự đạt kết quả như mong muốn.

ĐẠO PHAN

Trao đổi với chúng tôi, bà Nguyễn Thị Thanh Thủy, Hiệu trưởng Trường Mầm non Phước Cát 1 (xã Phước Cát

1, huyện Cát Tiên) cho biết: “Cách đây khoảng 1 tuần, có một nhóm gần 20 người tự xưng là tiếp thị của một công ty Nhân sâm Hàn Quốc được cấp phép hoạt động tại Việt Nam đến xin nhà trường tổ chức hội thảo quảng bá hồng sâm Hàn Quốc. Khi đó, tôi có hỏi họ cho xem các giấy tờ liên quan và giấy giới thiệu từ cơ quan chức năng địa phương thì họ không có nên tôi không cho tổ chức hội thảo. Tuy nhiên, không hiểu sao sau đó, trong trường vẫn có khoảng 10 thầy, cô giáo bỏ ra mỗi người cả chục triệu đồng để mua loại nhân sâm này. Giờ thấy cả xã đồn ầm lên, các thầy, cô giáo trong trường mới kể lại chuyện bị lừa mua hồng sâm Hàn Quốc khiến tôi không khỏi giật mình”.

Sau khi không thể tổ chức hội thảo để bán hàng, nhóm người lạ mặt này đã chia nhau

thành từng tốp 2 người tìm đến tận các gia đình để lừa bán hồng sâm. Đối tượng mà nhóm người lạ mặt hướng tới để lừa bán hồng sâm chủ yếu là người già và phụ nữ. Với những lời quảng bá về công dụng, hiệu quả trị “bách bệnh” của “nhân sâm ngàn năm” qua khả năng “thuyết trình” và tờ rơi, nhóm tiếp thị còn cho biết hiện công ty đang có chương trình khuyến mãi giảm giá để đánh vào tâm lý “nhẹ dạ cả tin” của người dân vùng nông thôn.

Ông Trương Sum (82 tuổi, ngụ tại thôn Cát Lâm 3, xã Phước Cát 1, huyện Cát Tiên), một trong nhiều nạn nhân bị lừa mua hồng sâm Hàn Quốc cho biết: “Tôi đang ngồi trong nhà, thì có 2 người phụ nữ lạ mặt vào xin nước uống. Cứ nghĩ người đi đường trong cơn khát ghé vào xin nước nên tôi đã lấy nước mời họ uống. Thế nhưng, sau khi bắt chuyện được một lúc thì 2 người này cho biết là đang đi bán nhân sâm Hàn Quốc. Họ giới thiệu loại sâm

này rất phù hợp với sức khỏe tuổi già, chống “bách bệnh”… với giá 14 triệu đồng/hộp (gồm 4 lọ). Nhưng họ nói, thấy vợ chồng tôi già cả nếu mua thì họ bớt xuống còn 7 triệu đồng. Tôi nói, vợ chồng tôi già rồi mà giá sâm lại quá cao nên không có tiền mua. Nhưng ngồi nói chuyện một lúc, không hiểu sao tôi vẫn vào nhà mở tủ lấy 5 chỉ vàng dành dụm để an dưỡng tuổi già đem hết cho họ đổi lấy 4 lọ hồng sâm. Khi 2 người phụ nữ lạ mặt này rời đi được cả tiếng đồng hồ thì tôi mới biết mình bị lừa nên đã đến trình báo với chính quyền địa phương”.

Tương tự, một nạn nhân khác sập bẫy lừa đảo mua hồng sâm là anh Nguyễn Thanh Phương (ngụ tại thôn Cát Lương, xã Phước Cát 1) cho hay: “Tôi vừa đi làm về thì được vợ khoe vừa mua một hộp (4 lọ) hồng sâm Hàn Quốc với giá rẻ được giảm từ 14 triệu đồng xuống còn 8 triệu đồng để cả gia đình bồi bổ.

Nhiều người bị lừa mua hồng sâm Hàn Quốc giá “cắt cổ”Với đủ chiêu thức giới thiệu, quảng cáo tinh vi, một nhóm người lạ mặt đã tiếp cận những người dân “nhẹ dạ cả tin” ở vùng nông thôn huyện Cát Tiên để bán hồng sâm Hàn Quốc với giá “cắt cổ”. Sau khi “tiền trao, cháo múc” và nhóm người lạ đã “cao chạy, xa bay”, nhiều người mới tỉnh ngộ biết mình đã bị lừa.

Thấy vậy, tôi đưa điện thoại ra vào mạng tra mã vạch trên hộp hồng sâm thì không thấy mới biết vợ bị lừa. Giờ đây, khi biết bị lừa mất của rất xót và bức xúc, nhưng họ bán xong đã “cao chạy xa bay” rồi thì biết đâu mà tìm”.

Ông Võ Trung Linh, Chủ tịch UBND xã Phước Cát 1 (huyện Cát Tiên) cho biết: “Hiện chúng tôi đã nhận được trình báo của nhiều người về việc bị một nhóm người lạ mặt đến lừa bán hồng sâm Hàn Quốc với giá cao. Việc nhóm người này đến Trường Mầm non Phước Cát 1 xin tổ chức hội thảo chúng tôi cũng có nghe nhà trường phản ánh lại. Theo xác minh của chúng tôi, thì hiện tại nhóm người này đã không còn ở tại địa phương nữa. Nhất định nhóm người này sẽ tiếp tục tìm đến các địa phương khác để bán nhân sâm nên mọi người cần cảnh giác. Hiện, UBND xã đã thông báo đến các trường học và các thôn trên địa bàn nếu thấy nhóm người này quay trở lại thì trình báo cho xã để có cách xử lý. Vụ việc đã được UBND xã trình báo lên Công an huyện Cát Tiên để vào cuộc phối hợp xác minh điều tra, xử lý”. HẢI ĐƯỜNG

lập danh sách các đối tượng thực hiện hành vi vi phạm, quy luật hoạt động tại các TK 370, 371 xã Đạ Quyn và mở rộng trinh sát nắm địa bàn tại TK 289 (trạm MatSaRa) xã Tà Năng, tổ đã ra quân. Kiểm tra công tác QLBVR của BQL RPH Tà Năng từ đầu năm 2017 đến nay, đơn vị này đã ký hợp đồng giao khoán QLBVR 10.316.68 ha giao cho 613 hộ và 2 đơn vị tập thể là Công an huyện Đức Trọng và Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh Lâm Đồng trên địa bàn 2 xã Tà Năng, Đạ Quyn. Từ ngày 5/1 - 5/3, đơn vị phối hợp với kiểm lâm địa bàn, Ban Lâm nghiệp xã Tà Năng và Đạ Quyn tổ chức tuần tra, kiểm tra và phát hiện 4 trường hợp vi phạm Luật BV&PTR. BQL đã chuyển toàn bộ đối tượng vi phạm, tang vật và phương tiện vi phạm để kiểm lâm địa bàn xã Tà Năng trực tiếp lập biên bản vi phạm hành chính và Hạt Kiểm lâm Đức Trọng xác minh xử lý theo thẩm quyền. Cụ thể: Khai thác rừng trái phép 1 vụ tại khoảnh 15, TK 354A thu hồi 1,223 m3 gỗ tròn Thông

ĐỜI SỐNG - PHÁP LUẬT

Page 7: Tăng cường giải pháp kéo giảm Thiếu nguồn kết nạp ĐẠ RÒN ...baolamdong.vn/upload/others/201704/24090_BLD_ngay_25.4.2017.pdfThiếu nguồn kết nạp . đảng

7 THỨ BA 25 - 4 - 2017TÒA SOẠN - BẠN ĐỌC

Theo Ban An toàn giao thông tỉnh, trong 3 tháng đầu năm 2017, toàn tỉnh xảy ra 56 vụ TNGT, làm chết 46 người, 34 người bị thương, tăng

4 vụ (tăng 7,7%), số người chết tăng 11 người (tăng 31,4%) so với cùng kỳ. Thống kê cho thấy hầu hết các vụ TNGT nghiêm trọng chủ yếu xảy ra trên trục Quốc lộ 20 từ TP Đà Lạt đi TP Hồ Chí Minh. Trong đó, số vụ tai nạn nghiêm trọng xảy ra nhiều nhất tại địa bàn TP Bảo Lộc (13 vụ, 13 người chết) tiếp sau là TP Đà Lạt (5 vụ, 5 người chết), huyện Đạ Huoai và Di Linh (4 vụ, 4 người chết). Số vụ TNGT thường rơi vào khung giờ từ 18 tới 24 giờ (chiếm 48%).

Thượng tá Trần Văn Sơn, Phó Phòng Cảnh sát giao thông (CSGT), Công an tỉnh Lâm Đồng cho hay, như mọi năm nhu cầu đi lại của người dân lại tăng cao đột biến, nhất là các ngày trước và sau Tết Nguyên đán dẫn tới tình trạng người điều khiển phương tiện có hành vi uống rượu bia, tham gia giao thông không đội mũ bảo hiểm, chở quá số người quy định... khiến số vụ TNGT, số người chết trong 3 tháng đầu năm thường cao nhất trong năm.

Số liệu thống kê từ Phòng Cảnh sát giao thông quý I/2017, lực lượng CSGT toàn tỉnh phát hiện, lập biên bản và ra quyết định xử phạt 11.987 trường hợp, tạm giữ 1.555 xe mô tô, 49 xe ô tô, chuyển Kho bạc Nhà nước thu phạt 7,3 tỷ đồng, tước 553 GPLX có thời hạn. Sở Giao thông vận tải ra quyết định xử lý 125 trường hợp vi phạm hành chính về giao thông đường bộ với số tiền phạt trên 340 triệu đồng, kiểm tra 82 xe, trong đó có 15 xe vi phạm chở hàng quá trọng tải.

Đề cập tới nguyên nhân các vụ tai nạn, Thượng tá Sơn cho rằng, hiện nay, tuyến Quốc lộ 20 dài khoảng 150 km và một số tuyến đường khác trên địa bàn tỉnh được nâng cấp rộng rãi, thông thoáng hơn nhưng số vụ tai nạn lại tăng so với cùng kỳ một số năm. Qua thực tế xử lý, điều tra các vụ tai nạn gần đây, Phòng CSGT thống kê: 100% số vụ TNGT đều do người điều khiển phương tiện gây ra. Tiếp tới là hành vi vi phạm làn đường, phần đường, vượt xe sai quy định, chuyển hướng sai quy định, uống rượu bia... “Như vậy rõ ràng không phải do đường đẹp hay xấu dẫn tới tỉ lệ TNGT tăng hay giảm mà nguyên nhân chính là ý thức người điều khiển phương tiện còn hạn chế gây nên”- Thượng tá Sơn nhận định và cho biết thêm một thực tế khác là phương tiện giao thông trên địa bàn tỉnh hiện nay tăng nhanh. Lượng xe máy lưu thông trên Quốc lộ tăng trong khi nhiều tuyến đường trên địa bàn chưa phân chia làn đường riêng biệt dành cho xe ô tô, xe mô tô dẫn tới giao thông hỗn hợp dễ gây ra tai nạn. Tại các tuyến đường dễ xảy ra tai nạn như đèo Bảo Lộc, Prenn có nhiều vị trí đường gấp khúc, che khuất tầm nhìn người điều khiển phương tiện nhưng qua tuần tra, kiểm soát Phòng CSGT tỉnh nhận thấy các biển

Tăng cường giải pháp kéo giảmtai nạn giao thông Cần xử lý nghiêm tình trạng

khai thác cát trái phéptại xã Tà Nung

Trong lúc các cơ quan báo chí truyền thông phanh phui nhiều vụ khai thác cát trái phép gây hậu quả nghiêm trọng ở các dòng sông miền Bắc, miền Trung, miền Nam và Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các cấp, các ngành phải kiên quyết xử lý các trường hợp nạo vét, hút cát trái phép, thì ngay tại xã Tà Nung, TP Đà Lạt lại có một trường hợp khai thác cát lộ thiên trái phép, gây nguy cơ sạt lở núi đồi và phá hoại đường giao thông nông thôn vẫn diễn ra, nhưng chưa bị xử lý.

Có mặt tại hiện trường vào chiều 18/4/2017, trong lúc máy múc cát đang hoạt động, khi được hỏi máy múc đào vào thân núi để làm gì, ông Phan Quang Trung, chủ đất và là người hợp đồng máy múc khai thác cát cho biết: Múc đất để khơi thông khe suối, nhằm tạo hồ chứa nước. Nhưng trong thực tế, hai đống cát và hồ rửa cát to lớn hiển hiện tại hiện trường đã phản bác lại lập luận của ông Trung.

Làm việc với chúng tôi, ông Phù Tường Lộc - Tổ trưởng Tổ 14, Thôn 4, xã Tà Nung, đang sinh sống cận kề khu vực khai thác cát lộ thiên trái phép cho biết: Việc khai thác cát trái phép của ông Phan Quang Trung diễn ra đã lâu, không những dẫn đến nguy cơ sạt lở núi đồi, làm hư hại đường giao thông liên thôn do quá trình vận chuyển cát, mà còn ảnh hưởng xấu đến việc sản xuất của người dân sống tại khu vực cuối dòng suối. Và, do quá trình rửa cát, dòng suối mang theo đất đỏ, người dân lấy nước tưới cà phê, chanh dây nên bị chết, hoặc không phát triển được. Nhân dân trong thôn đã lên tiếng phản đối nhiều lần và chính quyền địa phương cũng đã có lần xử phạt, nhưng chỉ mang tính chất “gọi là”, nên sau đó “đâu vẫn vào đó”, việc khai thác cát trái phép của ông Phan Quang Trung vẫn tiếp diễn.

Trước thực tế này, thiết nghĩ chính quyền địa phương xã Tà Nung, thậm chí UBND TP Đà Lạt cần kiên quyết xử lý, chấm dứt tình trạng khai thác cát lộ thiên trái phép tại Tổ 14, Thôn 4, xã Tà Nung, nhằm bảo vệ tài sản quốc gia và tài nguyên môi trường, cũng như hoạt động sản xuất của người dân.

HOÀNG VƯƠNG MỸ

CÁT TIÊN:600 người nghèo được khám bệnh, cấp phát thuốc miễn phí

Ngày 22/4, Đoàn y, bác sĩ Bệnh viện Thống Nhất (TP Hồ Chí Minh) đã phối hợp

với Hội Chữ thập đỏ huyện Cát Tiên và Trung tâm Y tế huyện tổ chức khám bệnh và

cấp phát thuốc miễn phí cho các đối tượng là người nghèo, người có hoàn cảnh khó

khăn trên địa bàn huyện Cát Tiên.Theo đó, đợt này, huyện Cát Tiên có 600

đối tượng là người nghèo, đối tượng chính sách và thương, bệnh binh được khám và phát thuốc miễn phí các bệnh về mắt, tai,

mũi, họng, xương khớp, tim mạch... Cùng với đó, Đoàn y, bác sĩ của Bệnh viện Thống

Nhất đã chuyển giao kỹ thuật cắt amidan cho các y, bác sĩ tại Trung tâm Y tế huyện Cát Tiên; đồng thời, hỗ trợ các kiến thức

y khoa mới trong phát hiện và điều trị các bệnh lý tim mạch, tăng huyết áp, đái tháo

đường, tăng mỡ máu và bệnh gút cho các y, bác sĩ Trung tâm Y tế huyện Cát Tiên.

Được biết, đây là hoạt động thường niên được Bệnh viện Thống Nhất duy trì thực hiện nhiều năm qua để khám bệnh, cấp phát thuốc

miễn phí cho người nghèo huyện CátTiên.KHÁNH PHÚC

Ngày 21/4, Phòng Quản lý đô thị TP Đà Lạt thông tin, trong 3 tháng đầu năm 2017, lực lượng chức năng đã xử lý 511 trường hợp vi phạm trật tự đô thị trên địa bàn toàn thành phố. Theo đó, các hành vi vi phạm trật tự mỹ quan đô thị gồm: 103 trường hợp trưng bày hàng hóa lấn chiếm vỉa hè; 139 trường hợp là lều quán tạm, dù bạt,

mái che di động, hàng rào, nhà bán kiên cố; 242 trường hợp biển quảng cáo. Số vụ còn lại đang tiếp tục xử lý là 27 trường hợp (chiếm 5,3%).

Riêng hai ngày cao điểm ra quân (ngày 18/3/2017 và 19/3/2017) Đoàn liên ngành kiểm tra thuộc 12 phường, 4 xã trên địa bàn đã xử phạt 111 trường hợp vi phạm về lều quán

tạm, dù bạt, mái che di động, hàng rào, nhà xây bán kiên cố; 195 trường hợp biển quảng cáo; 47 trường hợp trưng bày hàng hóa lấn chiếm vỉa hè.

Số tiền xử phạt vi phạm hành chính về trật tự đô thị 3 tháng đầu năm là gần 34 triệu đồng.

C.THÀNH

Xử phạt trên 500 trường hợp vi phạm trật tự đô thị

Trong 3 tháng đầu năm 2017, số vụ tai nạn và số người chết đều tăng so với cùng kỳ năm 2016. Trước thực trạng tai nạn giao thông (TNGT) diễn biến phức tạp, Ban An toàn giao thông tỉnh cùng các sở, ngành đang áp dụng nhiều giải pháp để kéo tỉ lệ số vụ tai nạn, số người chết giảm xuống mức thấp nhất trong những tháng còn lại của năm 2017.

báo, vạch sơn được kẻ cắm một số chỗ chưa phù hợp. Hay tại địa bàn huyện Di Linh, một số đoạn đường TP Bảo Lộc trên trục Quốc lộ 20, nơi mật độ lưu thông cao nhưng dải phân cách cứng bị bỏ đi đều tiềm ẩn nguy cơ TNGT cao.

Trong Hội nghị trực tuyến Sơ kết công tác đảm bảo an ninh trật tự, an toàn giao thông trên địa bàn tỉnh trong 3 tháng đầu năm 2017 và triển khai nhiệm vụ những tháng còn lại - Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng Đoàn Văn Việt đặt ra mục tiêu và yêu cầu Công an, Sở GTVT, Ban An toàn giao thông cùng các cơ quan, ban, ngành của tỉnh trong quý II/2017 phải nỗ lực giảm 10% số vụ TNGT, 10% số người chết, dưới 10% số người bị thương so với quý I.

Để thực hiện mục tiêu trên, Sở GTVT Lâm Đồng cho biết, đơn vị đang đẩy mạnh triển khai và tuyên truyền thực hiện Nghị quyết số 88/NQ-CP ngày 24 tháng 8 năm 2011 của Chính phủ về tăng cường chỉ đạo thực hiện các giải pháp trọng tâm bảo đảm trật tự an toàn giao thông; Kế hoạch số 138/KH-UBND ngày 13/1/2015 của UBND tỉnh về Kế hoạch thực

hiện Chiến lược quốc gia bảo đảm TTATGT đường bộ đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh; Các văn bản chỉ đạo của UBND tỉnh, Ban An toàn giao thông tỉnh về công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông. Trong đó, Sở GTVT, Phòng CSGT sẽ mở đợt cao điểm về xử lý vi phạm tốc độ để hưởng ứng Tuần lễ an toàn giao thông đường bộ toàn cầu (8/5-14/5/2017). Tăng cường sử dụng trang thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ và ứng dụng thông tin trong giám sát, phát hiện và xử lý vi phạm. Đồng thời, kết hợp đổi mới và nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật vê trật tự, an toàn giao thông tới mọi đối tượng, nhất là cho đồng bào dân tộc, vùng sâu, vùng xa, đồng bào nghèo bằng chương trình vận động “Toàn dân tham gia bảo đảm trật tự, an toàn giao thông”, phát động phong trào “Toàn dân thực hiện văn hóa giao thông”. Gần nhất là việc tăng cường công tác giáo dục an toàn giao thông cho học sinh, sinh viên trong dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5 năm 2017, kỳ nghỉ hè và kỳ thi Phổ thông trung học Quốc gia 2017.

C.THÀNH

Vụ tai nạn giao thông giữa hai xe khách tại huyện Di Linh làm hai người tử vongdo lỗi của người điều khiển phương tiện. Ảnh: Hữu Sang

Trước thông tin người dân cho rằng, một số vụ tai nạn giao thông gần đây đều rơi vào xe khách giường nằm (hay xe hai tầng) do mức độ an toàn loại xe này thấp hơn các loại xe khách khác, ông Võ Quang Vũ - Trưởng Phòng Quản lý vận tải - phương tiện và người lái thuộc Sở GTVT Lâm Đồng cho biết, hiện nay, hầu hết các nhà xe đều trang bị xe khách giường nằm, số lượng xe khách ghế cứng chiếm tỉ lệ nhỏ. Chính vì vậy, khi xảy ra tai nạn đối với xe khách nhiều người hay đổ lỗi cho xe khách giường nằm hay gây ra tai nạn hơn. Bên cạnh đó, thực tế về mặt cảm quan xe giường nằm cao hơn, to hơn và trọng tâm cao hơn sẽ tiềm ẩn những rủi ro nhiều hơn khi hoạt động. Nhưng nói nguy hiểm đến đâu chỉ về mặt cảm tính. Bộ GTVT cũng đã khẳng định xe khách giường nằm được kiểm định về mặt khoa học đảm bảo an toàn chạy trên đường núi cho phép, không phải là loại phương tiện hay lật hơn so với các loại xe khác. “Thực tế cũng cho thấy gần như 100% các vụ tai nạn xảy ra với xe khách giường nằm đều do lái xe chạy ẩu, vi phạm các quy định an toàn giao thông…” - ông Vũ cho hay.

Ý kiến bạn đọc

Page 8: Tăng cường giải pháp kéo giảm Thiếu nguồn kết nạp ĐẠ RÒN ...baolamdong.vn/upload/others/201704/24090_BLD_ngay_25.4.2017.pdfThiếu nguồn kết nạp . đảng

8 THỨ BA 25 - 4 - 2017

GIAÙ2.500ñ

ª TOÅNG BIEÂN TAÄP: NGUYEÃN VAÊN HÖÔNG ª GIAÁY PHEÙP XUAÁT BAÛN SOÁ 16/GP - BTTTT NGAØY 4/1/2012 (BOÄ TTTT)ª SAÉP CHÖÕ ÑIEÄN TÖÛ TAÏI BAÙO LAÂM ÑOÀNG ª IN TAÏI XÍ NGHIEÄP BAÛN ÑOÀ ÑAØ LAÏT

QUỐC TẾ

THÔNG BÁO V/V GIẢI QUYẾT HỒ SƠ ĐĂNG KÝ QSD ĐẤTChi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai huyện Di Linh thông báo.Hộ ông Phạm Văn Đức nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất theo Hợp đồng chuyển nhượng số

216/HĐ-CN ngày 1/4/2005 của UBND huyện Di Linh phê duyệt về việc nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất tại thửa 81, tờ bản đồ 32D được chỉnh lý tại trang 4 của giấy chứng nhận mang số hiệu L 086156 được UBND huyện Di Linh cấp ngày 12/2/1998 vào sổ theo dõi số 318/QSDĐ, có tên tại quyển 1 Xâm Canh trang 61, chi tiết như sau:

- Thửa đất số 81, tờ bản đồ số 32D, xã Gia Hiệp với diện tích 1.431 m2 (trong đó 400 m2 đất ở nông thôn + 1.031 m2 đất trồng cây lâu năm), thời hạn sử dụng đất lâu dài đối với đất ở và đến 15/10/2043 đối với đất trồng cây lâu năm.

- Năm 2007, hộ ông Phạm Văn Đức chuyển nhượng QSDĐ cho ông (bà) Nguyễn Văn Thành thường trú tại thôn Tân Phú 2 - xã Đinh Lạc - huyện Di Linh - tỉnh Lâm Đồng, trong quá trình chuyển nhượng hai bên chưa thực hiện việc chuyển nhượng QSDĐ theo quy định của pháp luật và hộ ông Phạm Văn Đức đã giao giấy chứng nhận QSDĐ cho ông (bà) Nguyễn Văn Thành.

Hiện nay, hộ ông Phạm Văn Đức ở đâu liên hệ với UBND xã Gia Hiệp hoặc Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai huyện Di Linh để lập thủ tục chuyển nhượng QSDĐ theo quy định của pháp luật.

Sau 30 ngày kể từ ngày thông báo này được đăng số báo đầu tiên, nếu không có tranh chấp khiếu nại, Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai huyện Di Linh sẽ chỉnh lý biến động hồ sơ địa chính, tham mưu cho Văn phòng đăng ký đất đai tỉnh Lâm Đồng trình Sở Tài nguyên & Môi trường cấp lại giấy CNQSD đất cho ông (bà) Nguyễn Văn Thành theo quy định của pháp luật, mọi thắc mắc sau này, Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai huyện Di Linh sẽ không chịu trách nhiệm giải quyết.

° Địa chỉ trụ sở: số 09 Mạc Đĩnh Chi, Phường 4, thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng.

Điện thoại: 0888 125 199 - Email: [email protected]° Người đại diện theo pháp luật của văn phòng luật sư:Họ và tên: Đỗ Vi Văn - Nam/Nữ: NamNgày sinh: 24/11/1974Chứng minh nhân dân số: 250363900Ngày cấp: 13/6/2015 - Nơi cấp: Công an tỉnh Lâm ĐồngNơi đăng ký hộ khẩu thường trú: 9/5 Quang Trung, Phường 9, thành

phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng.Thẻ luật sư số: 9043/LS - Ngày cấp: 24/7/2014Là thành viên Đoàn luật sư: tỉnh Lâm Đồng° Lĩnh vực đăng ký hoạt động:- Tham gia tố tụng theo quy định của pháp luật;- Tư vấn pháp luật;- Thực hiện các dịch vụ pháp lý khác theo quy định của pháp luật;- Đại diện ngoài tố tụng để thực hiện các công việc có liên quan

đến pháp luật.

THÔNG BÁO THÀNH LẬP VĂN PHÒNG LUẬT SƯ ĐỖ VI VĂN

Từ ruộng sâu... TIẾP TRANG 3

... Bắt buộc người nuôi bò sữa phải có đồng cỏ cho riêng mình thì mới đảm bảo được nguồn thức ăn an toàn cho bò. Chuồng trại phải được đầu tư đúng kỹ thuật, thoáng mát để tránh bệnh cho bò. Con giống cần mua nơi có uy tín, rõ nguồn gốc mới đảm bảo cho sự sinh trưởng và sản lượng sữa sau này”.

Còn theo ông Lê Đức Thọ, chồng bà Loan, đồng cỏ của gia đình chủ yếu được tưới bằng nước phân từ hầm biogas tận dụng từ phân bò nên rất tươi tốt và đảm bảo an toàn. Quy trình trồng cỏ, chăm sóc, thu hoạch sữa đều phải đảm bảo theo yêu cầu của đơn vị ký hợp đồng thu mua sữa là Công ty Vinamilk. Nhờ có hợp đồng tiêu thụ sữa được ký kết nên những khi thị trường sữa giảm sút thì nguồn tiêu thụ của gia đình vẫn được đảm bảo.

Từng trải qua thời kỳ khó khăn

nên bà thông hiểu và thường hay giúp đỡ những người có hoàn cảnh khó khăn. Đến nay, bà đã giúp cho 6 hộ gia đình mua bê thiếu, khi nào nuôi có hiệu quả thì mới trả lại tiền cho bà. Bà cũng thường xuyên giúp người mới bắt đầu nuôi bò về kỹ thuật, mà theo lời bà nói, không cần người ta hỏi, chỉ cần thấy bò gia đình đó có biểu hiện bệnh là mình nói ngay để họ chữa, hay chỉ dẫn cho họ những kỹ thuật giúp bò khỏe, cho năng suất và chất lượng sữa cao. Năm 2016, bà Loan được UBND tỉnh Lâm Đồng tặng bằng khen vì những thành tích trong phong trào thi đua yêu nước. Nói về những dự định sắp tới, bà Loan cho biết sẽ tiếp tục giữ ổn định số lượng đàn bò sữa. Bà cũng dự định “thử sức” với một số cây, con mới như: trồng mắc ca, nuôi hươu lấy nhung, nuôi yến.

ĐÔNG ANH

... Hoạt động của Chi hội phụ nữ Tổ dân phố 13 được đánh giá khá cao. Chi hội có 117 hội viên/170 hộ gia đình, tham gia nhiều phong trào, như: “Nuôi heo đất” để cho vay với lãi suất thấp; “5 giúp 1”, hàng tháng, hàng quý thăm hỏi chị em có hoàn cảnh khó khăn, bệnh hiểm nghèo…; “CLB phụ nữ tự tin, tự trọng, trung hậu, đảm đang”: sinh hoạt định kỳ gắn với các dịp lễ của phụ nữ như 8/3, 20/10 lồng ghép với các nội dung sinh hoạt chuyên đề, cùng nhau học tập, trao đổi, hòa giải, thuyết phục, gỡ rối, vận động không sinh con thứ ba…

Ở cương vị lãnh đạo, anh Phan Ngọc Toàn - hiện nay đang là Phó Bí thư Thường trực Đảng ủy Phường 4, thành phố Đà Lạt lại cho thấy một góc nhìn khác. Không chỉ nỗ lực phấn đấu hoàn

thành tốt nhiệm vụ được giao, mà ngoài giờ anh Toàn còn làm việc khuân vác để kiếm thêm thu nhập lo kinh tế gia đình. Nhiều người đặt câu hỏi “có phản cảm quá không với chức vụ đường đường là một Phó Bí thư Thường trực Đảng ủy phường, là một lãnh đạo?” Khi ấy, anh Toàn chỉ mỉm cười nói rằng “Chủ tịch Hồ Chí Minh ra đi tìm đường cứu nước cũng chỉ có hai bàn tay trắng, Bác còn làm nhiều công việc cực khổ hơn cả tôi, Bác đã dùng hai bàn tay của mình để cứu cả giang sơn đất nước, thì tại sao tôi không thể dùng đôi tay của mình để phụng dưỡng bố mẹ, nuôi các em ăn học để không là gánh nặng cho xã hội, với tôi lao động là vinh quang, thời gian là vàng bạc, tuổi trẻ là sức mạnh, là sự phấn đấu vươn lên không mệt mỏi”. N.THU

Rèn luyện tư cách... TIẾP TRANG 4

Ngoại trưởng Trung Quốc và Iran thảo luận các vấn đề Syria, Triều Tiên

Cuba bắt đầu triển khai thí điểm mạng điện thoại di động 3GNgày 23/4, Tổng Công ty Viễn

thông Cuba (Etecsa) thông báo đã bắt đầu triển khai thí điểm mạng viễn thông thế hệ thứ 3 hay 3G đầu tiên tại tỉnh miền Đông Santiago de Cuba.

Dự án thí điểm này được triển khai trước hết tại các tuyến phố trung tâm ở thủ phủ của tỉnh Santiago de Cuba từ ngày 8/4 vừa qua và dự kiến sẽ được mở rộng ra toàn tỉnh trong thời gian tới.

Tại Santiago de Cuba, thành phố lớn thứ 2 của Cuba, dịch vụ điện thoại di động được triển khai từ năm 2008 và từ năm 2010, người sử dụng điện thoại đã bắt đầu truyền tải được các dữ liệu ngoài thoại với mạng di động 2G.

Do bị Mỹ cấm vận về tài chính, kinh tế và thương mại, Cuba gặp rất nhiều khó khăn trong việc phát triển hạ tầng dịch vụ viễn thông nói chung

và Internet nói riêng và là quốc gia có tỷ lệ người sử dụng mạng toàn cầu này thấp nhất ở khu vực Mỹ Latinh mặc dù có trình độ giáo dục và dân trí cao.

Cho tới tháng 3/2017, sau khi thực hiện thí điểm thành công trong 3 tháng tại khu phố cổ ở thủ đô La Habana, Cuba đã bắt đầu từng bước thương mại hóa dịch vụ Internet tới các hộ gia đình.

TTXVN

AFGHANISTAN: Bộ trưởng Quốc phòng và Tham mưu trưởng Lục quân từ chức

Sputniknews.com đưa tin trong thông cáo ngày 24/4, Bộ Ngoại giao Trung Quốc cho biết, Ngoại trưởng nước này Vương Nghị và người đồng cấp Iran Javad Zarif đã có cuộc họp hôm 23/4 liên quan đến các cuộc khủng hoảng Syria và Triều Tiên.

Thông cáo cho biết: “Các bên đã trao đổi quan điểm về Syria, tình hình ở bán đảo Triều Tiên và các vấn đề khu vực và quốc tế mà hai bên cùng quan tâm”.

Thông cáo nói thêm ông Vương Nghị nhấn mạnh cả Bắc Kinh và Tehran cần góp phần vào nền hòa bình và phát triển của thế giới.

Căng thẳng tại bán đảo Triều Tiên đã leo thang trong tháng gần đây, trong bối cảnh Triều Tiên tiến hành các vụ phóng tên lửa đạn đạo, hành động vi phạm nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc.

Hôm 14/4, truyền thông Mỹ đưa t in Tổng thống Donald

Trump có thể ra lệnh tấn công Triều Tiên nếu Bình Nhưỡng tiếp tục một cuộc thử vũ khí hạt nhân khác.

Trong khi đó, Syria bị tàn phá sau hơn sáu năm nội chiến do cái gọi là làn sóng biểu tình Mùa Xuân Arab biến thành bạo lực.

Xung đột tại đây đã khiến hàng trăm nghìn người thiệt mạng, tàn phá khủng khiếp và khiến hàng triệu người phải rời bỏ đất nước.

TTXVN

Reuters đưa tin ngày 24/4, Tổng thống Afghanistan Ashraf Ghani đã chấp nhận đơn từ chức của Bộ trưởng Quốc phòng và Tham mưu trưởng Lục quân nước này sau khi hơn 140 binh sỹ chính phủ đã thiệt mạng trong một vụ tấn công do tổ chức phiến quân Taliban tiến hành nhằm vào một căn cứ quân sự hôm 21/4.

Trong một thông báo được

đăng tải trên mạng xã hội Twitter, Dinh Tổng thống nêu rõ: “Bộ trưởng Quốc phòng Abdullah Habibi và Tham mưu trưởng Lục quân Qadam Shah Shahim đã từ chức ngay khi quyết định này có hiệu lực”.

T h e o ô n g S h a h H u s s a i n Murtazawi, quyền phát ngôn viên của Tổng thống Ghani, nguyên nhân của việc từ chức là

do vụ tấn công của Taliban ngày 21/4 vào một căn cứ quân sự tại thành phố miền Bắc Mazar-i-Sharif.

Vụ tấn công khiến ít nhất 140 binh sỹ thiệt mạng và nhiều người khác bị thương.

Theo một số quan chức, con số thương vong thậm chí có thể cao hơn.

TTXVN