phương pháp nghiên cứu xã hội học 1

25
TRƯỜNG ĐH KHXH&NV KHOA XÃ HỘI HỌC ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT MÔN HỌC 1. Thông tin chung về môn học: - Tên môn học: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU XÃ HỘI HỌC 1 tên tiếng Việt: Phương pháp nghiên cứu Xã hội học – Phần 1 tên tiếng Anh/tiếng khác (nếu có): Sociological research Methods – Part 1 - Mã môn học: - Môn học thuộc khối kiến thức: Đại cương □ Chuyên nghiệp Bắt buộc Tự chọn □ Cơ sở ngành □ Chuyên ngành Bắt buộc Tự chọn □ Bắt buộc Tự chọn □ 2. Số tín chỉ: 04 TC (60 tiết) 3. Trình độ: Sinh viên năm thứ 2 (Học kỳ 4) 4. Phân bố thời gian: 60 tiết (1 TC = 15 tiết lý thuyết hoặc 30 tiết thực hành) - Lý thuyết: 3 TC (45 tiết) - Bài tập: 1 TC (15 tiết) 5. Điều kiện tiên quyết: - Môn học tiên quyết: . Sinh viên cần hoàn thành phần lớn các môn học thuộc khối kiến thức giáo dục đại cương. . Đã học xong môn Thống kê xã hội (trong các môn cơ sở ngành thuộc khối kiến thức giáo dục chuyên nghiệp) . Có thể học song song cùng trong một học kỳ với môn Xã hội học đại cương và Lý thuyết xã hội học hiện đại (trong số các môn bắt buộc thuộc kiến thức ngành của khối kiến thức giáo dục chuyên nghiệp) 1

Upload: trinhminh

Post on 30-Jan-2017

259 views

Category:

Documents


7 download

TRANSCRIPT

Page 1: Phương pháp nghiên cứu xã hội học 1

TRƯỜNG ĐH KHXH&NV KHOA XÃ HỘI HỌC

ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT MÔN HỌC

1. Thông tin chung về môn học: - Tên môn học: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU XÃ HỘI HỌC 1

tên tiếng Việt: Phương pháp nghiên cứu Xã hội học – Phần 1

tên tiếng Anh/tiếng khác (nếu có): Sociological research Methods – Part 1

- Mã môn học:

- Môn học thuộc khối kiến thức:Đại cương □ Chuyên nghiệp

Bắt buộc □ Tự chọn □ Cơ sở ngành □ Chuyên ngành Bắt buộc □ Tự chọn □ Bắt buộc Tự chọn □

2. Số tín chỉ: 04 TC (60 tiết)

3. Trình độ: Sinh viên năm thứ 2 (Học kỳ 4)

4. Phân bố thời gian: 60 tiết (1 TC = 15 tiết lý thuyết hoặc 30 tiết thực hành)- Lý thuyết: 3 TC (45 tiết) - Bài tập: 1 TC (15 tiết)

5. Điều kiện tiên quyết:- Môn học tiên quyết:

. Sinh viên cần hoàn thành phần lớn các môn học thuộc khối kiến thức giáo dục đại cương.

. Đã học xong môn Thống kê xã hội (trong các môn cơ sở ngành thuộc khối kiến thức giáo dục chuyên nghiệp)

. Có thể học song song cùng trong một học kỳ với môn Xã hội học đại cương và Lý thuyết xã hội học hiện đại (trong số các môn bắt buộc thuộc kiến thức ngành của khối kiến thức giáo dục chuyên nghiệp)

- Các yêu cầu khác về kiến thức, kỹ năng: . Sinh viên có học môn Phương pháp nghiên cứu khoa học (trong số các môn tự chọn

thuộc các môn cơ bản của khối kiến thức giáo dục đại cương) càng tốt.. và môn Kỹ năng về phần mềm SPSS (trong các môn cơ sở ngành thuộc khối kiến

thức giáo dục chuyên nghiệp) cũng hữu ích để có thể thực hành xử lý thông tin cho một cuộc điều tra xã hội học.

6. Mô tả vắn tắt nội dung môn học: Môn học bao gồm các nội dung về nghiên cứu xã hội và phương pháp nghiên cứu xã hội học; đặc điểm và loại hình nghiên cứu xã hội học; các giai đoạn và các bước tiến hành một cuộc điều tra xã hội học; đạo đức nghề nghiệp trong nghiên cứu xã hội học; các cách chọn

1

Page 2: Phương pháp nghiên cứu xã hội học 1

mẫu; các phương pháp nghiên cứu và các phương pháp thu thập thông tin; các kỹ năng thu thập, xử lý và phân tích thông tin định lượng và định tính; cách viết báo cáo khoa học.

7. Mục tiêu và kết quả dự kiến của môn học:- Mục tiêu:

. Môn học nhằm cung cấp cho sinh viên kiến thức và các kỹ năng cơ bản về chọn đề tài nghiên cứu, viết tổng quan tình hình nghiên cứu, xây dựng đề cương nghiên cứu, thực hành xây dựng các công cụ thu thập thông tin, xử lý và phân tích thông tin định lượng và định tính, viết báo cáo khoa học một cách cơ bản (Kỹ năng chuyên sâu hơn sẽ được học ở môn PPNCXHH – Phần 2).

. Ngoài ra, sinh viên cũng được rèn luyện thói quen và kỹ năng tự nghiên cứu; kỹ năng thuyết trình, thảo luận, phản biện; kỹ năng làm việc độc lập và làm việc nhóm; kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn nghề nghiệp và đời sống.

- Kết quả dự kiến/chuẩn đầu ra của môn học: Sau khi hoàn tất môn học, sinh viên có thể: Về kiến thức. Phân tích được các cách tiếp cận xã hội học và những phương pháp nghiên cứu tương

ứng; các giai đoạn và bước đi trong một nghiên cứu xã hội học; đạo đức trong nghiên cứu; các phương pháp trong nghiên cứu định lượng và nghiên cứu định tính;

. Giải thích được cách chọn đề tài nghiên cứu và chứng minh được vì sao cần viết tổng quan tình hình nghiên cứu; làm thế nào để xây dựng khung phân tích, giả thuyết nghiên cứu và xác định phương pháp thu thập thông tin;

. Thực hành được một cách cơ bản việc thiết kế một chương trình nghiên cứu; thu thập, xử lý và phân tích thông tin định lượng và định tính; viết báo cáo khoa học.

Về kỹ năng. Thực hiện xây dựng đề cương nghiên cứu và các công cụ thu thập thông tin cho một

đề tài cụ thể;. Vận hành có sự giám sát một số công đoạn của cuộc điều tra xã hội học và cải thiện

các cách thức thu thập thông tin khi cần.Về thái độ

. Có trách nhiệm tôn trọng đạo đức nghề nghiệp trong nghiên cứu xã hội học;

. Mong muốn được vận dụng các kỹ năng đã học để luôn đảm bảo tính xác thực và độ tin cậy của thông tin trong quá trình nghiên cứu; vận dụng các kiến thức và kỹ năng đã học vào thực tiễn nghề nghiệp và đời sống.

. Không ngừng học hỏi tất cả nội dung có liên quan đến phương pháp nghiên cứu xã hội học để nâng cao chất lượng các cuộc nghiên cứu mà bản thân tham gia.

8. Quan hệ chuẩn đầu ra, giảng dạy và đánh giá:STT Kết quả dự kiến/Chuẩn đầu ra của môn

họcCác hoạt động dạy và

họcKiểm tra, đánh giá

sinh viênVề kiến thức- Phân tích được các cách tiếp cận xã

hội học và những phương pháp nghiên

- GV thuyết trình- SV thuyết trình- SV thảo luận nhóm

- Kỹ năng trình bày- Ý kiến hỏi đáp- Bài tập tại lớp và ở

2

Page 3: Phương pháp nghiên cứu xã hội học 1

cứu tương ứng; các giai đoạn và bước đi trong một nghiên cứu xã hội học; đạo đức trong nghiên cứu; các phương pháp trong nghiên cứu định lượng và nghiên cứu định tính;

- Giải thích được cách chọn đề tài nghiên cứu và chứng minh được vì sao cần viết tổng quan tình hình nghiên cứu;

- Thực hành được một cách cơ bản việc thiết kế một chương trình nghiên cứu; thu thập, xử lý và phân tích thông tin định lượng và định tính; viết báo cáo khoa học.

- SV làm bài tập trên lớp- SV làm bài tập ở nhà

và sửa trên lớp- GV và SV thảo luận để

sửa bài tập

nhà- Kiểm tra giữa kỳ

Về kỹ năng- Thực hiện xây dựng đề cương nghiên

cứu và các công cụ thu thập thông tin cho một đề tài cụ thể;

- Vận hành có sự giám sát một số công đoạn của cuộc điều tra xã hội học và cải thiện các cách thức thu thập thông tin khi cần.

- GV thuyết trình- GV hướng dẫn thực

hành- SV thuyết trình/ thảo

luận- SV làm bài tập tại lớp- SV làm bài tập ở nhà- SV đi thực tập thu thập

thông tin trên thực tế (điều tra thử)

- SV chia sẻ thông tin rút kinh nghiệm đi thực tế

- SV sửa chữa các công cụ thu thập thông tin

- GV và SV thảo luận

- Đề cương nghiên cứu- Bảng hỏi/ tiêu chí thu

thập thông tin định tính được xây dựng và thực hiện điều tra thử (soát phiếu & chia sẻ thông tin)

- Bảng hỏi được sửa chữa

- File ghi âm và biên bản gỡ băng

- Thông tin được chia sẻ

- Kiểm tra cuối kỳ

Về thái độ- Có trách nhiệm tôn trọng đạo đức

nghề nghiệp trong nghiên cứu xã hội học;

- Mong muốn được vận dụng các kỹ năng đã học để luôn đảm bảo tính xác thực và độ tin cậy của thông tin trong quá trình nghiên cứu; vận dụng các kiến thức và kỹ năng đã học vào thực tiễn nghề nghiệp và đời sống.

- Không ngừng học hỏi tất cả nội dung có liên quan đến phương pháp nghiên cứu xã hội học để nâng cao chất lượng các cuộc nghiên cứu mà bản thân tham gia.

- GV thuyết trình- SV thảo luận nhóm- GV và SV thảo luận

- Ý kiến hỏi đáp- Thông tin được chia

sẻ khi SV đi thực tế về

STT Kết quả dự kiến/Chuẩn đầu ra của môn học

Các hoạt động dạy và học

Kiểm tra, đánh giá sinh viên

Kết quả học tập của chương trình đào tạo (dự kiến)

3

Page 4: Phương pháp nghiên cứu xã hội học 1

Kiến thức

Kỹ năng Thái độ

1 Phần 1Nắm vững cách thức thiết kế một đề cương nghiên cứu khoa hoc từ cách xác định vấn đề nghiên cứu, tổng quan tài liệu, mục tiêu và nội dung nghiên cứu

- GV thuyết trình- SV làm bài tập theo nhóm về xác định chủ đề nghiên cứu, tổng quan tài liệu và xác định mục tiêu nội dung nghiên cứu- GV hướng dẫn

- Đánh giá qua kết quả làm việc nhóm - Tích cực tham gia thảo luận

- Hiểu và nắm vững cách xác định vấn đề nghiên cứu- Nắm vững bản chất và phân biệt giữa mục đích, mục tiêu và nội dung nghiên cứu

-Tổng hợp tài liệu- Phân tích và xác định vấn đề - Làm việc nhóm

- Hợp tác-Tích cực chủ động

2 Nắm vững các loại hình nghiên cứu và vai trò của từng loại nghiên cứu cũng như bước đầu sử dụng lý thuyết vào xây dựng khung phân tích, giả thuyết nghiên cứu để từ đó xác định phương pháp thu thập thông tin phù hợp

- GV thuyết trình- SV thảo luận theo nhóm và chọn lý thuyết cho một chủ đề nghiên cứu để triển khai xây dựng khung phân tích và hình thành giả thuyết nghiên cứu - GV hướng dẫn và định hướng sinh viên chọn phương pháp nghiên cứu phù hợp

- Kết quả triển khai khung phân tích, giả thuyết nghiên cứu của nhóm- Kết quả liên kết giữa mục tiêu, lý thuyết, giả thuyết và phương pháp

- Hiểu và nắm vững vai trò của lý thuyết- Biết cách chọn lý thuyết và tập thao tác lý thuyết vào một chủ đề nghiên cứu-Liên kết được giả thuyết nghiên cứu với phương pháp nghiên cứu

- Làm việc nhóm- Thao tác khái niệm- Phân tích vấn đề

- Hợp tác, đoàn kết- Tích cực chủ động- Sáng kiến

3 Bước đầu xây dựng -SV thao tác Kết quả xây Vận - Kỹ -Sáng

4

Page 5: Phương pháp nghiên cứu xã hội học 1

một đề cương nghiên cứu khoa học

- GV hướng dẫn, điều chỉnh- SV hoàn thiện theo nhóm

dựng đề cương nhóm

dụng kiến thức đã để xây dựng một đề cương nghiên cứu

năng tổng hợp thông tin- Kỹ năng phân tích các chỉ báo khái niệm- Kỹ năng liên kết các bước của một đề cương mang tính hệ thống

tạo- Hợp tác- Tích cực

4 Phần 2- Giải thích được vì sao cần thu thập và phân tích thông tin sẵn có- Nắm được cách thu thập các loại tư liệu sẵn có, thực hành phân tích dữ liệu thống kê và phân tích thứ cấp

- GV thuyết trình

- SV thảo luận nhóm

- SV làm bài tập tại lớp

- SV làm bài tập ở nhà và sửa trên lớp

- GV và SV thảo luận để sửa bài tập

- Kỹ năng trình bày

- Ý kiến hỏi đáp- Bài tập tại lớp

và ở nhà- Kiểm tra giữa

kỳ

- Biết thu thập và phân tích thông tin sẵn có- Nắm vững việc sử dụng thông tin phân tích được vào nghiên cứu

- Kỹ năng thu thập và phân tích dữ liệu thống kê và phân tích thứ cấp - Kỹ năng vận dụng thông tin phân tích được vào nghiên cứu mà nhóm đã chọn làm đề cương nghiên cứu

Tôn trọng đạo đức trong khoa học, không gian lận, đạo văn

5 - Phân tích các loại bảng hỏi (BH) và biết chọn loại BH nào là phù hợp.- Nắm vững các nguyên tắc cơ bản và kỹ thuật xây dựng BH và diễn đạt câu

- GV thuyết trình

- GV hướng dẫn thực hành

- SV thảo luận- SV làm bài tập trên lớp

- SV làm bài

- BH được xây dựng và thực hiện điều tra thử (soát phiếu & chia sẻ thông tin)

- BH sau khi được sửa chữa

- Phân biệt được các loại BH và đặc điểm (ưu điểm và hạn chế)

- Vận hành có sự giám sát một cuộc thu thập thông tin bằng BH

- Có trách nhiệm trong thực hành - Mong muốn

5

Page 6: Phương pháp nghiên cứu xã hội học 1

hỏi; Chứng minh được nội dung của BH đã xây dựng là cần thiết; sử dụng thông thạo các thang đo và có phương pháp chọn mẫu phù hợp nhất- Thực hành được một cuộc thu thập thông tin bằng BH và biết cách cải thiện công việc một cách cơ bản

tập ở nhà - SV đi thực tập thu thập thông tin trên thực tế (điều tra thử)

- SV chia sẻ thông tin rút kinh nghiệm đi thực tế

- SV sửa chữa BH

của từng loại.- Thực hành xây dựng BH về đề tài của nhóm và hiểu sâu vì sao phải tập huấn điều tra viên, điều tra thử và hoàn chỉnh BH

(phỏng vấn) - Thực hiện việc hoàn thiện BH sau khi điều tra thử một cách cơ bản

thu thập thông tin xác thực, đáng tin cậy, ít sai sót

6 - Nắm được qui trình và kỹ thuật nghiên cứu xã hội học bằng phương pháp nghiên cứu định tính, sử dụng phỏng vấn sâu (PVS)- Thực hành được một cuộc PVS có sự chuẩn bị và đúng yêu cầu khi tiếp xúc với người trả lời- Xử lý và phân tích thông tin để đưa vào báo cáo một cách cơ bản

- GV thuyết trình

- SV thảo luận nhóm

- SV làm bài tập

- GV và SV thảo luận để sửa bài tập

- Tiêu chí thu thập thông tin định tính (PVS)

- File ghi âm và biên bản gỡ băng

- Ý kiến hỏi đáp- Thông tin

được chia sẻ khi SV đi thực tế về

- Giải thích được nguồn gốc, khái niệm, mục đích, ý nghĩa, phân loại, ứng dụng và các kỹ thuật cần thiết trong PVS.

- Nắm vững nguyên tắc và yêu cầu khi thực hiện PVS

- Vận hành có sự giám sát một cuộc PVS đúng kỹ thuật- Cải thiện cách đặt câu hỏi để phù hợp với việc thu thập thông tin sâu- Thực hiện Biên bản gỡ băng có ghi chép các nhận xét của phỏng vấn viên- Xử lý

- Có trách nhiệm trong công việc để tránh được các lỗi thường gặp vì ít kinh nghiệm- Luôn học hỏi kinh nghiệm của những phỏng vấn viên giỏi để nâng cao chất lượng thông tin thu thập

6

Page 7: Phương pháp nghiên cứu xã hội học 1

và đưa phân tích thông tin vào báo cáo một cách cơ bản

đươc

7 - Nắm được qui trình thiết kế và thực hiện một cuộc thảo luận nhóm tập trung (TLN)

- Thực hành thu thập, xử lý và phân tích thông tin để viết báo cáo một cách cơ bản

- GV thuyết trình

- SV thảo luận nhóm

- SV làm bài tập

- GV và SV thảo luận để sửa bài tập

- Tiêu chí thu thập thông tin định tính (TLN)

- File ghi âm và biên bản gỡ băng

- Ý kiến hỏi đáp- Thông tin

được chia sẻ khi SV đi thực tế về

- Giải thích được khái niệm, lợi ích, phân loại, ứng dụng, qui trình và các kỹ thuật cần thiết trong TLN

- Nắm vững nguyên tắc và yêu cầu khi thực hiện TLN

- Vận hành có sự giám sát một cuộc TLN đúng kỹ thuật và yêu cầu- Kỹ năng phối hợp và thực hiện chức trách của từng thành viên trong nhóm điều khiển- Cải thiện cách đặt câu hỏi linh hoạt để phát hiện vấn đề- Thực hiện Biên bản gỡ băng có ghi chép các nhận xét của nhóm điều khiển

- Có trách nhiệm trong công việc để tránh sai sót- Thận trọng khi giải thích kết quả- Luôn học hỏi kinh nghiệm của những người đi trước

7

Page 8: Phương pháp nghiên cứu xã hội học 1

- Xử lý và đưa thông tin phân tích được vào báo cáo một cách cơ bản

8 - Giải thích và ứng dụng thu thập thông tin bằng các phương pháp quan sát (QS) khác nhau- Thực hành viết báo cáo từ thông tin thu được do phương pháp QS đem lại một cách cơ bản

- GV thuyết trình

- SV thảo luận nhóm

- SV làm bài tập

- GV và SV thảo luận để sửa bài tập

- Tiêu chí thu thập thông tin bằng QS

- Biên bản QS- Ý kiến hỏi đáp- Thông tin

được chia sẻ khi SV đi thực tế về

- Giải thích được khái niệm, vai trò, đặc trưng, cách sử dụng, mục đích, phân loại, ứng dụng, qui trình và các kỹ thuật cần thiết trong QS

-Nắm vững yêu cầu khi xây dựng kế hoạch, chương trình và thực hiện loại QS phù hợp với nghiên cứu

- Thực hành phân tích thông tin và viết

- Vận hành có sự giám sát một cuộc QS - Thực hiện và cải thiện cách ghi nhận sự kiện- Thực hiện Phiếu QS, Biên bản QS và ghi chép các nhận xét - Kỹ năng viết báo cáo dựa trên những ghi nhận được một cách cơ bản

- Có trách nhiệm trong công việc để tránh sai sót- Thận trọng khi giải thích kết quả, luôn dựa trên những ghi nhận được

8

Page 9: Phương pháp nghiên cứu xã hội học 1

báo cáo một cách cơ bản

9. Tài liệu phục vụ môn học: - Tài liệu/giáo trình chính: Bài soạn bằng phần mềm power point của TS Nguyễn Thị Hồng Xoan- Tài liệu tham khảo/bổ sung:

Sách:1. L. Therese Baker (1998), Thực hành nghiên cứu xã hội, NXB Chính trị Quốc gia

(Sách 1)2. Nguyễn Xuân Nghĩa (2010), Phương pháp và kỹ thuật trong nghiên cứu xã hội, NXB

Phương Đông (Sách 2)3. Phạm Văn Quyết – Nguyễn Quý Thanh (2011), Phương pháp nghiên cứu xã hội học,

NXB Đại học Quốc gia Hà Nội (Sách 3)4. Nguyễn Văn Tuấn (2011), Đi vào nghiên cứu khoa học, Thời báo Kinh tế Sài Gòn,

Nxb Tổng hợp TP.HCM (Sách 4)Tạp chí:1. Xã hội học2. Nghiên cứu Gia đình & Giới

- Trang Web/CDs tham khảo:1. Website Tạp chí Xã hội học, Việt Nam http://www.ios.ac.vn/index.php?

option=com_content&task=blogcategory&id=54&Itemid=77

2. Website Bút ký xã hội học http://www.butkyxahoihoc.com

10.Tiêu chuẩn đánh giá sinh viên:

Thời điểm đánh giá Tiêu chí đánh giá/Hình thức đánh giá

Phần trăm Loại điểm

% kết quả sau

cùngThường xuyên

Giữa kỳ

- Chuyên cần - Bài tập nhóm- Kiểm tra giữa kỳ

10% 40% 50% 100%

Điểm giữa kỳ 30%

Cuối kỳ - Thi cuối kỳ 100% Điểm cuối kỳ 70%100%

(10/10)Thang điểm 10, điểm đạt tối thiểu: 5/10- Xếp loại đánh giá: Theo điểm số- Hướng dẫn hình thức, nội dung, thời lượng và tiêu chí chấm điểm:

Đánh giá thường xuyên: Kiểm tra sự có mặt, tham gia của sinh viên trong các giờ học (lý thuyết và thực hành) trên lớp và đi thực tế bên ngoài.

Bài tập nhóm

9

Page 10: Phương pháp nghiên cứu xã hội học 1

Hình thức: Báo cáo nhóm về bài tập được giao, lớp thảo luận, giảng viên góp ý để sửaNội dung: Các bài tập để thực hành phương pháp nghiên cứu xã hội họcTiêu chí đánh giá:+ Đúng yêu cầu về nội dung (phương pháp nghiên cứu xã hội học) 6 điểm+ Kỹ năng trình bày (diễn đạt, trình chiếu) 2 điểm+ Thảo luận (làm việc nhóm, trả lời câu hỏi) 2 điểm

Tổng: 10 điểmBài kiểm tra giữa kỳ

Hình thức: Bài làm nhóm về bài tập được giao, nộp văn bản cho giảng viên chấm điểmNội dung: Bài tập thực hành về phương pháp nghiên cứu xã hội họcTiêu chí đánh giá:+ Đúng yêu cầu về nội dung (phương pháp nghiên cứu xã hội học) 5 điểm+ Bố cục, nguồn tài liệu tham khảo 3 điểm+ Văn phong, hình thức trình bày 2 điểm

Tổng: 10 điểmBài thi cuối kỳ- Hình thức: Một bài làm cá nhân/ nhóm có liên quan đến một cuộc điều tra xã hội học

cụ thể- Nội dung: Đề cương nghiên cứu hoặc một báo cáo thực hành điều tra xã hội học- Tiêu chí đánh giá:

+ Đúng yêu cầu về nội dung (phương pháp nghiên cứu xã hội học) 6 điểm+ Bố cục hoặc các kỹ thuật/ nhận xét/ báo cáo của cá nhân 2 điểm+ Văn phong, hình thức trình bày 2 điểm

Tổng: 10 điểm- Hướng dẫn về rubrics chấm điểm (GV tự xây dựng tùy đặc thù môn học/ngành học)

11. Yêu cầu/Quy định đối với sinh viên 11.1. Nhiệm vụ của sinh viên

- Đi học đúng giờ quy định- Tham dự tối thiểu 80% thời gian lên lớp- Tuyệt đối không được sử dụng điện thoại di động trong giờ học- Đọc tài liệu và chuẩn bị cho mỗi buổi học trước khi vào lớp- Sử dụng phần mềm power point khi trình bày bài tập trên lớp- Đảm bảo yêu cầu về thời hạn nộp bài tập về nhà cho giảng viên

11.2. Quy định về thi cử, học vụ- Không có kiểm tra bù giữa kỳ và cuối kỳ- Nộp bài thi giữa kỳ chậm so với yêu cầu 1 tuần sẽ bị trừ 2 điểm- Nộp bài thi cuối khóa chậm so với thời hạn qui định sẽ xem như không tham dự kỳ thi- Trường hợp đạo văn, không trích dẫn nguồn sẽ bị chia đôi số điểm

10

Page 11: Phương pháp nghiên cứu xã hội học 1

- Có điểm thưởng nếu có bài tập thực hành tốt

11.3. Quy định về lịch tiếp SV ngoài giờ - Giảng viên khuyến khích sinh viên hỏi bài, nộp bài qua email- Giảng viên tiếp sinh viên vào Thứ Ba hàng tuần (Ths Trần Thị Bích Liên) và Thứ Tư

hàng tuần (TS Nguyễn Thị Hồng Xoan) tại văn phòng Khoa Xã hội học trong giờ hành chính. Sinh viên nên điện thoại trước phòng khi giảng viên bận đột xuất.

12. Nội dung chi tiết môn học: Phần I (TS Nguyễn Thị Hồng Xoan phụ trách)

1. Nghiên cứu xã hội là gì?1.1 Nghiên cứu khoa học1.1.1 Nghiên cứu là gì?1.1.2 Yêu cầu khi chơi trò chơi nghiên cứu1.1.3 Các nguyên tắc khi làm nghiên cứu1.2 Ví dụ về câu hỏi nghiên cứu và tính khả thi của đề tài1.3 Tại sao bạn lại muốn nghiên cứu1.4 Tại sao bạn lại muốn nghiên cứu2. Phương pháp nghiên cứu xã hội học là gì?2.1 Cách tiếp cận xã hội học2.1.1 Cách tiếp cận của khoa học tự nhiên2.1.2 Cách giải thích của xã hội học về xã hội2.2 Đối tượng nghiên cứu của xã hội học2.2.1 Đối tượng nghiên cứu của xã hội học2.2.2 Quan ñieåm cuûa caùc nhaø xaõ hoäi hoïc veà caùc hieän töôïng

xaõ hoäi 2.3 Các dạng nghiên cứu chung 2.3.1 Nghiên cứu phát hiện 2.3.2 Nghiên cứu mô tả 2.3.3 Nghiên cứu giải thích 2.3.4 Nghiên cứu đánh giá2.4 Các nghiên cứu xã hội học3. Nghiên cứu định lượng và nghiên cứu định tính3.1 Mô hình nghiên cứu 3.2 Phương pháp luận nghiên cứu3.2.1 Phương pháp thực chứng3.2.2 Phương pháp lý giải3.3 Phương pháp nghiên cứu định lượng3.4 Phương pháp nghiên cứu định tính3.5 So sánh phương pháp nghiên cứu định lượng và định tính3.5.1 Cơ cấu tiêu chuẩn hóa3.5.2 Tính linh hoạt trong thiết kế nghiên cứu

11

Page 12: Phương pháp nghiên cứu xã hội học 1

3.5.3 Bản chất của các dữ liệu3.5.4 Nội dung nghiên cứu3.5.5 Kiểu của phương pháp thu thập dữ liệu3.5.6 Hình thành các câu hỏi và câu trả lời3.5.7 Lựa chọn người được phỏng vấn3.5.8 Quyết định về tính phù hợp của dữ liệu3.5.9 Thời gian phân tích3.5.10 Vai trò của lý thuyết3.5.11 Các vấn đề khác nhau với dạng phân tích khác nhau3.6 Kết hợp giữa nghiên cứu định tính và định lượng3.7 Qui trình kết hợp4. Xây dựng đề cương nghiên cứu4.1 Xác định vấn đề nghiên cứu4.1.1 Phân biệt hiện tượng XH và vấn đề XH4.1.2 Vấn đề XH và vấn đề nghiên cứu4.2 Thiết kế đề cương nghiên cứu4.2.1 Đề tài nghiên cứu4.2.2 Lý do chọn đề tài4.2.3 Tổng quan tình hình nghiên cứu4.2.4 Mục tiêu nghiên cứu4.2.5 Nội dung nghiên cứu4.2.6 Lý thuyết cơ bản4.2.7 Phương pháp nghiên cứu4.2.8 Sản phẩm dự kiến4.2.9 Kế hoạch nghiên cứu4.3 Tóm tắt các phần cơ bản của một đề cương nghiên cứu5. Tổng quan vấn đề nghiên cứu5.1 Định nghĩa về tổng quan tài liệu5.2 Một số câu hỏi cần đặt ra khi tổng quan5.3 Lý do làm tổng quan5.4 Làm thế nào để viết tổng quan5.5 Các phần trong tổng quan5.5.1 Phần mở đầu 5.5.2 Phần nội dung chính của tổng quan5.5.3 Phần kết luận5.6 Câu hỏi khi đọc một tài liệu6. Lý thuyết trong nghiên cứu định lượng và định tính 6.1 Lý thuyết trong các nghiên cứu định lượng6.1.1 Kiểm chứng lý thuyết6.1.2 Mô hình lý thuyết6.1.3 Các loại lý thuyết trong XHH

- Đại lý thuyết

12

Page 13: Phương pháp nghiên cứu xã hội học 1

- Lý thuyết tầm trung 6.1.4 Giả thuyết nghiên cứu

6.2 Lý thuyết trong các nghiên cứu định tính6.2.1 Ma trận về phân tích giữa ĐL và ĐT6.2.2 Mẫu trong NCĐT6.2.3 Thiết kế một NCĐT7. Thao tác hóa các khái niệm và xây dựng các chỉ báo7.1 Thao tác khái niệm 7.1.1 Các bước trong thao tác hóa khái niệm7.1.2 Các ví dụ về thao tác khái niệm7.1.3 Khái quát hóa thực nghiệm7.2 Biến số và thang đo7.2.1 Phương pháp diễn dịch7.2.2 Biến số7.2.3 Thang đo7.2.4 Biến độc lập và biến phụ thuộc

Phần II (ThS Trần Thị Bích Liên phụ trách)1. Các giai đoạn và các bước tiến hành một cuộc nghiên cứu xã hội học1.1 Mô hình nghiên cứu khoa học1.2 Các giai đoạn nghiên cứu xã hội học thực nghiệm1.2.1. Giai đoạn chuẩn bị1.2.2. Giai đoạn tiến hành điều tra1.2.3. Giai đoạn xử lý và phân tích thông tin, viết báo cáo khoa học2. Đạo đức nghề nghiệp trong nghiên cứu xã hội2.1. Những nguyên lý cơ bản và cơ sở của đạo đức trong nghiên cứu2.2. Các nguyên tắc đạo đức nghề nghiệp2.3. Qui định của Hiệp hội Xã hội học Mỹ (1997)3. Chọn mẫu3.1. Các thuật ngữ3.2. Lý do chọn mẫu3.3. Các phương pháp chọn mẫu3.3.1. Các loại mẫu xác suất3.3.2. Các loại mẫu phi xác suất4. Phương pháp phân tích tư liệu sẵn có4.1. Khái niệm – Phân loại – Đặc điểm 4.2. Tính xác thực và độ tin cậy của thông tin4.3. Phương pháp phân tích thứ cấp 4.4. Phương pháp phân tích tư liệu thống kê sẵn có4.5. Phương pháp lịch sử và phân tích nội dung4.6. Thu thập thông tin cấp cộng đồng 5. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi5.1. Khái niệm – Phân loại – Đặc điểm

13

Page 14: Phương pháp nghiên cứu xã hội học 1

5.2. Bố cục của bảng hỏi5.3. Các dạng câu hỏi5.4. Những nguyên tắc cơ bản khi xây dựng bảng hỏi5.5. Chọn mẫu và kỹ thuật thu thập thông tin5.6. Xử lý – phân tích thông tin và viết báo cáo6. Phương pháp phỏng vấn sâu6.1. Nguồn gốc – Khái niệm – Mục đích – Ý nghĩa – Ứng dụng6.2. Các hình thức phỏng vấn6.3. Thực hiện cuộc phỏng vấn sâu6.4. Xử lý – phân tích thông tin và viết báo cáo7. Phương pháp thảo luận nhóm tập trung7.1. Khái niệm – Lợi ích – Ưu điểm và hạn chế7.2. Thiết kế cuộc nghiên cứu thảo luận nhóm tập trung7.3. Thực hiện cuộc thảo luận nhóm tập trung7.4. Xử lý – phân tích thông tin và viết báo cáo8. Phương pháp quan sát8.1. Khái niệm – Vai trò – Đặc trưng – Mục đích – Phân loại8.2. Xây dựng kế hoạch quan sát – Chương trình quan sát8.3. Thực hiện cuộc quan sát theo loại hình quan sát8.4. Xử lý – phân tích thông tin và viết báo cáo9. Viết báo cáo khoa học9.1. Xây dựng luận điểm9.2. Cấu trúc của báo cáo khoa học9.3. Cách viết phần giới thiệu9.4. Cách viết phần phương pháp9.5. Cách trình bày các phát hiện và bình luận kết quả nghiên cứu9.6. Cách viết kết luận9.7. Tài liệu tham khảo và cách trích dẫn

7. Kế hoach giảng dạy và học tập cụ thể:Buổi/Tuần

Số tiết trên lớp

Nội dung bài học Hoạt động dạy và học Hoặc Nhiệm vụ của SV

Tài liệu cần đọc thêm(ngoài tài liệu chính)

1 4 Chương 1: Nghiên cứu xã hội là gì?

- GV thuyết trình-Sinh viên thảo luận

- SV đọc Sách 1 (từ trang 13 đến trang 126), Sách 3 (từ trang 13 đến trang 67)

2 4 Chương 2: Phương pháp nghiên cứu xã hội học là gì?

- GV thuyết trình- SV thảo luận nhóm- SV làm bài tập trên lớp

và ở nhà- Sửa bài tập

- SV đọc tài liệu dịch GV đưa và bài giảng PP

3 4 Chương 3: Nghiên - GV thuyết trình - Sách 3 (từ trang 56 đến

14

Page 15: Phương pháp nghiên cứu xã hội học 1

cứu định lượng và nghiên cứu định tính

- SV thảo luận nhóm- SV làm bài tập trên lớp

và ở nhà

trang 60 và từ trang 61 đến trang 67)- SV đọc Sách 2 (từ trang

18 đến trang 28)4 4 Chương 4: Xây dựng

đề cương- GV thuyết trình- SV thảo luận và làm bài

tập nhóm

- SV đọc Sách 1 (từ trang 155 đến trang 189)- SV đọc tài liệu dịch GV

đưa và bài giảng PP5 4 Chương 5: Tổng quan

tài liệu- GV thuyết trình- SV thảo luận- SV làm bài tập trên lớp

- SV đọc Tạp chí Gia đình và Giới số 3 năm 2009 từ trang 24 đến trang 32- SV đọc tài liệu dịch GV

đưa và bài giảng PP6 4 Chương 6: Lý thuyết

trong nghiên cứu định lượng và định tính

- GV thuyết trình- SV thảo luận nhóm và

làm bài tập

- SV đọc Sách 1 (từ trang 84 đến trang 90)- SV đọc tài liệu dịch GV

đưa và bài giảng PP

7 4 Chương 7: Thao tác hóa các khái niệm và xây dựng các chỉ báo

- GV thuyết trình- SV thảo luận nhóm và

làm bài tập

- SV đọc Sách 1 (từ trang 200 đến trang 213), Sách 3 (từ trang 136 đến trang 151)- SV đọc tài liệu dịch GV

đưa và bài giảng PP8 5 Phần II

1. Các giai đoạn và các bước tiến hành một cuộc nghiên cứu xã hội học

2. Đạo đức nghề nghiệp trong nghiên cứu xã hội

3. Chọn mẫu

- GV thuyết trình- GV cho bài tập về nhà

theo nhóm (chọn mẫu)

- SV đọc Sách 1 (từ trang 189 đến trang 198) - SV đọc Sách 4 (từ trang

84 đến trang 110) - SV đọc Sách 1 (từ trang

256 đến trang 275)

9 5 4. Phương pháp phân tích tư liệu sẵn có

- Sửa bài tập- GV và SV thảo luận- GV cho bài tập về nhà

- SV đọc Sách 1 (từ trang 447 đến trang 497); Sách 3 (từ trang 325 đến trang 342); Sách 4 (từ trang 111 đến trang 130 và từ trang 176 đến trang 182)- SV đọc Tạp chí XHH số

2 (122) 2013 phần 10 về Tài liệu trích dẫn.

10 5 5. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi

- Sửa bài tập- SV thuyết trình theo

nhóm- GV cho bài tập tại lớp và

về nhà

SV đọc Sách 2 (từ trang 79 đến trang 102); Sách 3 (từ trang 152 đến trang 190)

15

Page 16: Phương pháp nghiên cứu xã hội học 1

11 5 6. Phương pháp phỏng vấn sâu

- Sửa bài tập- GV thuyết giảng- SV thực hành PVS tại

lớp

SV đọc Sách 2 (từ trang 121 đến trang 134), Sách 3 (từ trang 290 đến trang 293)

12 5 7. Phương pháp thảo luận nhóm tập trung

- Thảo luận giữa GV và SV- SV thực hành TLN tại

lớp- Cho bài tập về nhà

SV đọc Sách 3 (từ trang 297 đến trang 300)

13 5 8. Phương pháp quan sát

9. Viết báo cáo khoa học

- Sửa bài tập- GV thuyết trình- GV tổng kết và giới thiệu

PPNCXHH Phần 2

SV đọc Sách 2 (từ trang 165 đến trang 183); Sách 3 (từ trang 264 đến trang 286 và từ trang 437 đến trang 441)

TP. Hồ Chí Minh, ngày… tháng…năm ….. Trưởng Khoa Trưởng Bộ môn Người biên soạn

Trần Thị Bích Liên Giảng viên phụ trách môn học Họ và tên: Nguyễn Thị Hồng Xoan Học hàm, học vị: Tiến sĩ

Địa chỉ cơ quan: 10 – 12 Đinh Tiên Hoàng Quận 1, TPHCM

Điện thoại liên hệ: 01662233800

Email: Trang web:

Giảng viên 2Họ và tên: Trần Thị Bích Liên Học hàm, học vị: Thạc sĩ

Địa chỉ cơ quan: 10 – 12 Đinh Tiên Hoàng Quận 1, TPHCM

Điện thoại liên hệ: 0903818468

Email: [email protected]@[email protected]

Trang web:

Cách liên lạc với giảng viên: (nêu rõ hình thức liên lạc giữa sinh viên với giảng viên/trợ giảng)

16

Page 17: Phương pháp nghiên cứu xã hội học 1

Nơi tiến hành môn học: (Tên cơ sở, số phòng học)

Thời gian học: (Học kỳ, Ngày học, tiết học)

17