nhÂn ngÀy nhÀ giÁo viỆt nam (20/11) trÒ chuyỆn cuỐi...

40
Số 65 - Tháng 11/2017 TỔNG BIÊN TẬP Đỗ Hồng Công ĐT: (024) 6282 0719 PHÓ TỔNG BIÊN TẬP Mai Hải Đường ĐT: (024) 6282 0711 TRỤ SỞ 79 Trần Thái Tông - Cầu Giấy - Hà Nội Email: [email protected] www.baokiemtoannhanuoc.vn www.auditnews.vn ĐT: (024) 6282 0721 - Fax: (024) 6282 0708 TÀI KHOẢN Báo Kiểm toán 2601 0000 056239 NH Đầu tư và Phát triển Việt Nam Chi nhánh Tây Hà Nội GIẤY PHÉP HOẠT ĐỘNG BÁO CHÍ IN Số 806/GP-BTTTT ngày 14/5/2012 của Bộ Thông tin và Truyền thông IN TẠI Công ty CP In KHCN mới Giá: 15.000đ NHÂN NGÀY NHÀ GIÁO VIỆT NAM (20/11) TRÒ CHUYỆN CUỐI THÁNG VẤN ĐỀ HÔM NAY CHUYÊN ĐỀ TRAO ĐỔI QUA KẾT QUẢ KIỂM TOÁN HOẠT ĐỘNG KIỂM TOÁN QUỐC TẾ VĂN HÓA - VĂN NGHỆ

Upload: others

Post on 31-Jul-2020

1 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: NHÂN NGÀY NHÀ GIÁO VIỆT NAM (20/11) TRÒ CHUYỆN CUỐI …media.baokiemtoannhanuoc.vn/files/library/site-3/20180131... · 2018-01-31 · NH Đầu tư và Phát triển Việt

Số 65 - Tháng 11/2017

TỔNG BIÊN TẬPĐỗ Hồng Công

ĐT: (024) 6282 0719

PHÓ TỔNG BIÊN TẬPMai Hải Đường

ĐT: (024) 6282 0711

TRỤ SỞ79 Trần Thái Tông - Cầu Giấy - Hà Nội

Email: [email protected]

www.baokiemtoannhanuoc.vn

www.auditnews.vn

ĐT: (024) 6282 0721 - Fax: (024) 6282 0708

TÀI KHOẢNBáo Kiểm toán 2601 0000 056239

NH Đầu tư và Phát triển Việt Nam

Chi nhánh Tây Hà Nội

GIẤY PHÉP HOẠT ĐỘNG BÁO CHÍ INSố 806/GP-BTTTT ngày 14/5/2012

của Bộ Thông tin và Truyền thông

IN TẠICông ty CP In KHCN mới

Giá: 15.000đ

NHÂN NGÀY NHÀ GIÁO VIỆT NAM (20/11)

TRÒ CHUYỆN CUỐI THÁNG

VẤN ĐỀ HÔM NAY

CHUYÊN ĐỀ

TRAO ĐỔI

QUA KẾT QUẢ KIỂM TOÁN

HOẠT ĐỘNG KIỂM TOÁN QUỐC TẾ

VĂN HÓA - VĂN NGHỆ

Page 2: NHÂN NGÀY NHÀ GIÁO VIỆT NAM (20/11) TRÒ CHUYỆN CUỐI …media.baokiemtoannhanuoc.vn/files/library/site-3/20180131... · 2018-01-31 · NH Đầu tư và Phát triển Việt

Số 65 - Tháng 11/2017

Những năm qua, công cuộc cải cách, đổi mới nềngiáo dục nước nhà đã đạt được một số thành tựu

đáng ghi nhận, đóng góp một phần quan trọng vào sựnghiệp xây dựng đất nước giàu mạnh, hiện đại, vănminh. Tiềm năng con người được khai thác, rèn giũađể trở thành những sản phẩm có ích cho cộng đồng xãhội. Song cho đến nay, hiệu quả mà giáo dục mang lạivẫn chưa được như mong muốn, kỳ vọng của xã hội,trong khi Đề án Đổi mới giáo dục vẫn tiếp tục lần lữa,lùi hoãn bởi còn quá nhiều những hoài nghi.

Giáo dục là sự nghiệp trồng người, nhưng con ngườilà sản phẩm tổng hòa của các mối quan hệ xã hội, chủthể của đất nước, dân tộc. Bởi thế, không dễ làm nên sảnphẩm “đặc biệt” ấy bằng cách nghĩ, cách làm đơn giản.Sự bất cập, yếu kém của giáo dục Việt Nam đang nằm ởchỗ nào và do đâu? Câu hỏi ấy đã được trả lời một phầnnhưng còn sự khác biệt khá xa, thậm chí là còn đối lậpquan điểm giữa các nhà chuyên môn và nhà quản lý.Câu chuyện giáo dục vẫn nóng lên từng ngày, nhất làtrước mỗi kỳ tuyển sinh, khai giảng năm học hay triểnkhai các đề án mang tư tưởng cải cách, đổi mới…

Phải chăng Việt Nam chưa tìm ra được triết lý giáodục phù hợp với thời đại và hoàn cảnh hiện nay? Nhiềungười vẫn so sánh: giáo dục Việt Nam đang nặng nềnhư chiếc cặp học sinh phổ thông trung học. Vì trọnglượng chiếc cặp ấy, nhiều em học sinh đã không đủ sứcmang nó đến trường nếu không có sự trợ giúp củangười lớn. Chừng nào chiếc cặp ấy nhẹ nhàng hơn,giáo dục Việt Nam mới có thể cất cánh được. Chiếc cặpấy là hình ảnh tượng trưng cho lượng kiến thức khổnglồ mà hàng ngày các em phải hấp thụ. Giáo dục thiênvề “nhồi nhét” kiến thức, coi nhẹ kỹ năng thực hành,coi nhẹ phương pháp giải quyết những vấn đề của cuộcsống; đặt nặng giáo (kiến thức) và chưa làm tốt việcdục (giáo dục đạo đức). Bệnh thành tích, sính bằng cấpcòn quá nặng nề, bởi vậy, dư luận vẫn thường rộ lênthông tin kêu ca về chất lượng học hàm, học vị; chuyệnđạo văn, bằng thật kiến thức giả, bằng không đượccông nhận, bằng “ngoại” kiến thức “nội”, chạy bằngcấp để thăng quan tiến chức… Bên cạnh đó, còn khôngít chuyện bạo lực học đường, đạo đức thầy, trò. Ở mộtphương diện khác, rất nhiều người học hành tử tế, bằngcấp đàng hoàng nhưng vẫn thất nghiệp, tình trạng thừa

thầy thiếu thợ là câu chuyện được kể hằng ngày… Xã hội thời nào cũng vậy, nghề thầy thuốc và nghề

giáo luôn được xã hội tôn trọng hơn nhiều nghề, bởi hainghề này hợp lại sẽ làm nên sản phẩm con người hoànthiện: khỏe mạnh, thông minh. Hàng năm, cứ đến ngàyHiến chương Nhà giáo, chúng ta lại lần giở bức tranhgiáo dục để ngắm nhìn. Hẳn sẽ còn những ý kiến khácnhau về bức tranh này. Có những mảng màu đã tươisáng, có những mảng còn xám tối. Cả xã hội đang mongchờ công cuộc đổi mới giáo dục nước nhà theo hướnghội nhập, hiện đại, khắc phục tình trạng bảo thủ, cựcđoan để thoát khỏi sự trì trệ. Muốn đạt được cuộc cáchmạng mang tính đột phá trong giáo dục, phải tìm ra triếtlý giáo dục Việt Nam. Dù biết rằng đây là việc không dễnhưng không có nghĩa là không thể. Vấn đề nằm ở chỗ,chúng ta phải dám và biết loại bỏ những “lợi íchnhóm”, “bệnh thành tích”, “bệnh bằng cấp”, tạo môitrường cạnh tranh lành mạnh để nâng cao chất lượnggiáo dục theo hướng thực học, thực hành, nhẹ lý thuyết,lý luận kinh viện, coi trọng giáo dục kỹ năng sống, giảiquyết được những vấn đề mà cuộc sống đặt ra.

Tụt hậu về giáo dục, y tế sẽ kéo lui sự phát triểncủa dân tộc. Xã hội văn minh, tiến bộ phải lấy việcchăm sóc cho con người là mục tiêu tối thượng. Xã hộimà ở đó con người khỏe về thể chất, vui về tinh thần;môi trường sống trong sạch, không bị uy hiếp bởi ônhiễm, an ninh, bạo lực hay chiến tranh.

Chăm lo đầu tư cho giáo dục là triết lý của sự pháttriển bền vững. Triết lý giáo dục Việt Nam vẫn đượcnhắc đến nhiều lần: trồng cây mất 10 năm nhưngtrồng người phải mất hàng trăm năm. Vì thế, giáo dụclà chiến lược dài lâu, đầy khó khăn gian khổ, đòi hỏisự công phu, tỷ mẩn, kiên trì.

Thời gian không trở lại, thời cơ xuất hiện thật ngắnngủi. Trong giáo dục cũng vậy, dân tộc nào biết tiếtkiệm thời gian, biết chớp thời cơ thì sẽ trở thành dân tộchùng cường, đất nước thịnh vượng. Bác Hồ từng căndặn: để dân tộc Việt Nam có thể sánh vai với cườngquốc năm châu, phần nhiều phải nhờ vào công dạy dỗcủa thầy cô và sự cố gắng học tập của các thế hệ trẻtrong hiện tại và tương lai. Khắc ghi để làm theo lờiBác, nhất định giáo dục Việt Nam sẽ cất cánh và vươnxa lên những tầm cao mới.n

VĂN HÙNG

Page 3: NHÂN NGÀY NHÀ GIÁO VIỆT NAM (20/11) TRÒ CHUYỆN CUỐI …media.baokiemtoannhanuoc.vn/files/library/site-3/20180131... · 2018-01-31 · NH Đầu tư và Phát triển Việt

[email protected]

Thưa ông, gần đây thông tinvề các dự án đầu tư theo hìnhthức đối tác công tư đã vấpphải nhiều phản ứng từ dưluận, đặc biệt là những dự ánBOT và BT. Là một luật sưtừng tham gia tư vấn cho nhiềudự án kinh tế, ông có sự nhìnnhận như thế nào về hai hìnhthức đầu tư này?

Xét về mặt nguyên tắc, vấn đềBT đơn giản, rõ ràng hơn và cóthể kiểm soát tốt hơn BOT, bởinó chỉ là thẩm định dự án, kiểmsoát quá trình xây dựng vàchuyển giao, không như BOTcòn phải khai thác, vận hành lỗlãi. Về nguyên tắc, nếu chỉ làmmỗi quy trình BT thì rất ổn vì nósẽ giải quyết phần nào những nhucầu hạ tầng cần thiết trong lúcNSNN khó khăn. Thế nhưng,hình thức BT của nước ta phầnnhiều lại gắn với việc đổi đất lấycông trình nên dễ gây bức xúccho mọi người vì nguy cơ thấtthoát, tham nhũng còn lớn hơnBOT. Hình thức BT thường chỉđược lựa chọn khi Nhà nướckhông có nguồn nào khác; khôngcó tiền thật, không có ngân sáchthì mới đổi đất lấy công trình.Vấn đề ở đây là do luật chưa quyđịnh rõ ràng nên gây ra nhiều ýkiến khác nhau, có người bảo luật

không quy định thì không đượclàm, có người lại nói tôi vẫn làmhai quy trình BT một cách độclập. Nếu làm công trình xong màNhà nước thanh toán là chuyệnbình thường, hay vế ngược lại lànhà đầu tư xin Nhà nước giaođất, cho thuê đất, đấu giá để cóđược quyền sử dụng đất thì cũnghoàn toàn bình thường. Tuynhiên, hai vế này gắn với nhauthì lại nảy sinh nhiều câu chuyệnkhác. Tóm lại, bản chất BT làmột hình thức hay nhưng do việcthực hiện không chuẩn, khôngminh bạch nên nhiều dự án đã đingược với kỳ vọng.

Với BOT, ngoài việc lập dựán thì các phương án thiết kế,phê duyệt đều giống hệt BT, Nhànước đều phải kiểm soát. Nhưngở BOT, Nhà nước có nguy cơ sẽ

kiểm soát lỏng hơn BT vì khôngtrực tiếp chi, không tạm ứng,không trả nợ. Dự án BT thì đãxác định rõ người trả tiền chocông trình nên vấn đề giám sát sẽchặt hơn. Việc giám sát nàykhông hoàn toàn đúng như đầutư công nhưng nó cũng sẽ gầnnhư thế. BOT không những chỉquản lý xây dựng mà còn phảiquản lý vận hành, còn BT thì xâyxong phải chuyển giao ngay,thậm chí có khi phải kiểm soáttừng bước, từng quá trình, đánhgiá từng hạng mục trước khichuyển giao tổng thể, cho nên vềnguyên tắc là các cơ quan liênquan phải làm trách nhiệm hơn.

Dư luận đã lên tiếng nhiềuvề sự kém hiệu quả của các dựán BT, cá nhân ông đánh giánhư thế nào đối với những dựán BT mà ông biết?

Xét về cảm nhận, cả tôi vàbạn có thể thấy rõ là một số dựán BT có vấn đề, chất lượngcông trình không đúng như yêucầu. Điều này thể hiện từ lúcnghiệm thu, đến khi vận hànhkhai thác một thời gian thì càngbộc lộ rõ sự kém chất lượng. Chủđầu tư làm xong là xong, ít khichịu trách nhiệm đến cùng, chodù phải qua giai đoạn bảo hành.

Luật sư TRƯƠNG THANH ĐỨC - Trọng tài viên Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam, Chủ tịch hội đồng thành viên Công ty Luật Basico - trò chuyện cùng phóng viên Đặc san Kiểm toán.

Page 4: NHÂN NGÀY NHÀ GIÁO VIỆT NAM (20/11) TRÒ CHUYỆN CUỐI …media.baokiemtoannhanuoc.vn/files/library/site-3/20180131... · 2018-01-31 · NH Đầu tư và Phát triển Việt

Về chi phí giá thành, bìnhthường đầu tư công đã đội giá rấtcao, nhưng dự án BT thì chi phícòn kinh khủng hơn.

Trên thực tế, mặc dù khôngtrực tiếp nhưng hình thức BTthường gắn với câu chuyện thanhtoán bằng quỹ đất, bằng dự ánhoặc bằng thứ khác… nên nhàđầu tư dễ được hưởng lợi cả haiđầu. Đầu BT lãi một, đầu thanhtoán còn lãi gấp nhiều lần vìcách tính giá. Tất nhiên, nó cũngcó những rủi ro nhất định. Ví dụ,có những công trình chúng tacảm thấy lãi vì theo đúng khunggiá, nhưng nếu nhà đầu tư khônglàm dự án tốt thì cũng có thể lỗhoặc chỉ hòa. Vấn đề là ở cáchtính giá. Nhà đầu tư, chính quyềnđịa phương, cơ quan thanh tra,kiểm toán… có thể áp dụngnhững cách tính khác nhau. Tôikhẳng định, bất cứ một cơ quannào cũng có thể tăng giảm giágấp đôi, gấp ba theo biến độngthị trường và đều có lý. Bởi lẽ,giá thị trường là cái giá rất phổbiến, phải đấu giá rồi mới biết.Thực tế, nhiều cuộc đấu giá đấtđã biến động rất lớn sau khi bánra. Việc định giá đất đai bây giờkhó hơn nhiều so với chứngkhoán. Cả một dự án mênhmông, giá đất ở thời điểm xongdự án khác với lúc phê duyệt,càng khác với khi Nhà nước hỗtrợ làm một công trình nào đó.Từ trước đến nay, Nhà nước vẫnnói là định khung giá theo giá thịtrường để quản lý, thu thuế haygiao đất, nhưng nếu đất HàngNgang, Hàng Đào được định giá100 triệu/m2 thì thực tế lại bán500 triệu hoặc 1 tỷ đồng/m2. Bâygiờ, định giá theo cái lý 1 tỷđồng hay 100 triệu đồng cũngđều được xem là đúng.

Thời điểm thanh toán và giaođất là một vấn đề rất quan trọng.Thực tế, tôi cũng đã nghe thôngtin có những dự án được thanhtoán trước khi triển khai xâydựng. Như vậy thì rõ ràng nhàđầu tư sẽ chắc chắn được lợi, cònNhà nước lại phải chạy theo, phụthuộc vào nhà đầu tư. Ngược lại,một số địa phương lại đợi đếnlúc nhà đầu tư làm xong côngtrình mới thanh toán hoặc giaogiá trị tài sản tương đương. Điềunày cho thấy pháp luật còn sơ hởnên các công đoạn đều phụ thuộcvào quan điểm của người trựctiếp thực hiện, và việc thực hiệnchẳng có gì sai khi các quy địnhkhông cụ thể rõ ràng.

Rất nhiều người cho rằng,đấu thầu là một phương án sẽmang lại hiệu quả trong việcquản lý các dự án theo hìnhthức BT, ông có đồng ý vớinhận định này không?

Ở đây có hai cuộc đấu thầu,một cuộc là để chọn lựa nhà đầutư, một cuộc là để triển khai xâydựng. Hiện nay, cả hai mục tiêuđó gần như đều được chỉ định.Về yêu cầu để chọn nhà đầu tư,luật cũng quy định rất sơ sài, cóthể đấu thầu rộng rãi công khaihoặc chỉ định. Như vậy thìđương nhiên việc chỉ định đượccho phép rồi, chính quyền thựchiện theo cách nào cũng khôngsai. Vấn đề đấu thầu xây dựnghiện giờ cũng thường giao luôncho nhà đầu tư.

Tất nhiên, việc đấu thầu nàychỉ hợp lý khi nó được kiểm soáttốt, nếu không thì có những cuộctrên thực tế còn thua cả chỉ địnhthầu. Bởi lẽ, khi chỉ định thầu,những người có trách nhiệm cònphải nhìn trước ngó sau, còn phải

e dè, nếu chỉ đạo sai, xảy ra rủi rotham nhũng, phạm pháp thì họ sẽbị liên lụy, ít nhất là mất uy tín,lớn hơn thì có thể chịu tráchnhiệm hình sự. Nếu đấu thầuđược hợp thức hóa hồ sơ, “quânxanh quân đỏ” thì thất thoát cònkhủng khiếp hơn mà chẳng aiphải chịu trách nhiệm. Cho nêntheo nguyên lý, đấu thầu là tốt,nhưng thực tế nếu không cẩn thậnthì nó lại hợp thức hóa cho các viphạm. Đây chính là câu chuyệnrất khó cho chúng ta hiện nay.

Sẽ thế nào nếu Nhà nước ápdụng quản lý dự án BT nhưnhững dự án hoàn toàn từnguồn NSNN, thưa ông?

Áp dụng cách quản lý đó cũngcó vướng mắc vì nó sẽ trói chặtquyền chủ động cũng như khảnăng chi phí vận hành. Tuynhiên, nếu không như thế thì nềnkinh tế sẽ “chết” vì thất thoátngân sách dưới dạng này haydạng khác. Tôi cho rằng, cơ quannhà nước không nhất thiết phảinghiêng quá về một hướng màcần tìm ra giải pháp dung hòatrên nguyên tắc quản lý chặt. Nếuđể lỏng lẻo từ hệ thống pháp luậtđến cách làm thì lại xảy ra tìnhtrạng lách luật hoặc lợi dụng.

Trên thực tế, nếu quản lý cácdự án BT hay BOT giống nhưđối với các dự án từ vốn NSNNthì có thể nó sẽ triệt tiêu hìnhthức đầu tư này vì nhà đầu tưthường không quan tâm đến hiệuquả và chất lượng thực sự mà chỉquan tâm đến lợi ích. Khi lợi íchbị thắt chặt, họ sẽ không cònđộng lực.

Về nguyên tắc, Nhà nước vìkhông có tiền nên mới phải nhờnhà đầu tư có tiền và có kinhnghiệm xây dựng công trình. Khi

Số 65 - Tháng 11/2017

Page 5: NHÂN NGÀY NHÀ GIÁO VIỆT NAM (20/11) TRÒ CHUYỆN CUỐI …media.baokiemtoannhanuoc.vn/files/library/site-3/20180131... · 2018-01-31 · NH Đầu tư và Phát triển Việt

[email protected]

nhà đầu tư thấy đây là dự án cótiềm năng, hiệu quả thì họ sẽ đầutư, nhưng phải chấp nhận là cóđược, có thua. Nếu quản lý khôngtốt, tính không chuẩn thì nhà đầutư có thể thua lỗ, thậm chí là phásản vì dự án. Tuy nhiên, tìnhtrạng vừa qua cho thấy nhiều nhàđầu tư không bao giờ phải lo mấtvốn vì họ đang “tay không bắtgiặc”, vốn đi vay hoàn toàn dướisự đảm bảo của Nhà nước, họ chỉcó mỗi một rủi ro là tiến độ dự ánnhanh hay chậm.

Thưa ông, trong trường hợpnày, nguyên tắc quản lý chặtmà ông vừa yêu cầu sẽ bao gồmnhững vấn đề cụ thể nào?

Đó là không được để côngtrình đội giá, làm đúng chất lượng,giá thành đúng, chi phí hợp lý, hợplệ, đấu thầu chặt, chọn được nhàđầu tư đủ năng lực tài chính...

Ngoài ra, cần xem lại nguyên tắcđảm bảo cho nhà đầu tư. Về vấnđề thất thoát, phải nhìn thẳng mộtđiều là nhà đầu tư dù lãi rất nhiều,“ăn” rất nhiều nhưng thực tế họcũng phải rải các chi phí “bôitrơn” đến hơn 1/3 số đó. Đây mớichính là chỗ tiêu cực nhất, là lỗi hệthống, không thể đổ hết lỗi chonhà đầu tư. Trong bối cảnh đó,nhiều nhà đầu tư cũng khốn khổ,thậm chí còn “chết oan”.

Nếu quản chặt, đồng thờikhông có tiêu cực, làm đúng theonguyên lý thì hình thức BT sẽtiếp tục phát triển và có hiệu quả.Nhưng nếu chỉ quản chặt về chấtlượng mà vẫn còn tình trạng chitrong, chi ngoài, không hạn chếđược tham nhũng thì quản chặtcũng có nghĩa sẽ chấm hết hìnhthức này. Điều đó cũng lý giải tạisao nhà đầu tư nước ngoàithường không mặn mà hoặc

không dám đầu tư theo hình thứcBT trong khi họ thừa năng lực,thừa vốn. Với nhà đầu tư nướcngoài, các khoản tiêu cực kia sẽrất khó được chi ra.

Để các dự án BT hay BOTthực sự có hiệu quả, đầu tiên làphải hướng tới sự công khaiminh bạch. Nhưng tôi thấy điềuđó quá khó khi hệ thống pháp lývẫn vận hành như hiện nay. Nếuchỉ đưa ra giải pháp đấu thầu vàtăng cường kiểm tra, kiểm soát,nâng cao chất lượng một cáchchung chung thì tôi không hyvọng thay đổi được cục diện tìnhhình. Đúng ra là nó cũng có thayđổi nhưng không cải thiện đượcnhiều bởi lý do chính còn nằm ởchỗ khác. Quan trọng nhất là hệthống vận hành phải thoát đượcsự méo mó.n

Xin trân trọng cảm ơn ông!NGUYÊN SƠN (thực hiện)

Page 6: NHÂN NGÀY NHÀ GIÁO VIỆT NAM (20/11) TRÒ CHUYỆN CUỐI …media.baokiemtoannhanuoc.vn/files/library/site-3/20180131... · 2018-01-31 · NH Đầu tư và Phát triển Việt

Số 65 - Tháng 11/2017

Chuyên gia: chính sách neotỷ giá có nhiều nhược điểm

Phân tích rõ thêm về những ưuđiểm trong chính sách tỷ giá củaViệt Nam, PGS.TS. Phạm ThếAnh - Trường Đại học Kinh tếquốc dân - cho rằng: ưu điểm củaviệc neo tỷ giá tương đối cố định

là kiểm soát lạm phát, bởi thayđổi tỷ giá có thể làm lạm pháttăng. Hơn nữa, nếu nới lỏng tỷgiá, những khoản nợ nước ngoàicủa Chính phủ sẽ tăng lên, theođó sẽ làm tăng tỷ lệ nợ công/GDP,trong khi nợ công đã gần chạmtrần Quốc hội cho phép. Một lýdo nữa là thu nhập bình quân đầungười của Việt Nam được tínhtheo USD, nếu phá giá đồng ViệtNam thì mục tiêu này sẽ giảmxuống. Ngoài ra, do chính sách tỷgiá hiện nay là không tăng quá3% nên sẽ hạn chế được sự tùytiện trong việc điều hành chínhsách tỷ giá. Cuối cùng, việc neotỷ giá đồng nghĩa với việc NHNNđã công bố và cam kết về lộ trìnhthay đổi tỷ giá nên có thể giảm rủiro về tỷ giá cho DN.

Tuy nhiên, theo PGS.TS.Phạm Thế Anh, chính sách neotỷ giá này cũng có rất nhiềunhược điểm.

Thứ nhất, chính sách tỷ giácủa Việt Nam tương đối cứngnhắc, vì vậy nó không hỗ trợ chohoạt động thương mại quốc tế.Thực tế cho thấy, tốc độ tăngnăng suất của Việt Nam khôngtheo kịp tốc độ tăng của tỷ giá,do vậy nó làm giảm sức cạnhtranh của hàng hóa Việt Namtrên thị trường quốc tế. Thời gianvừa qua, xuất khẩu của Việt Namchủ yếu đến từ khu vực DN nướcngoài, trong khi khu vực này ítchịu ảnh hưởng của chính sáchtỷ giá, còn tỷ trọng xuất khẩutrong nước ngày càng suy giảm.Dù có điểm đáng mừng là việc

THÙY ANH

Từ đầu năm 2016, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã thực hiện cơ chếđiều hành tỷ giá mới. Theo giới chuyên gia, cơ chế này đã phản ánh đượcphần nào cung - cầu của thị trường nhưng về cơ bản vẫn xoay quanh vấnđề neo tỷ giá. Trên thực tế, việc neo tỷ giá cố định ở một số thời điểm đãgiúp thị trường ngoại hối ổn định, giảm hiện tượng đầu cơ và đô-la hóa,hạn chế rủi ro thanh khoản đối với nợ nước ngoài, đặc biệt là neo được kỳvọng lạm phát cũng như hạn chế được hiện tượng nhập khẩu lạm phát.Tuy nhiên, ở chiều ngược lại, cơ chế tỷ giá này lại khiến đồng Việt Namlên giá thực mạnh, làm giảm sức cạnh tranh của Việt Nam trong hoạt độngthương mại quốc tế và gây thâm hụt thương mại lớn… Các nhận định này của chuyên gia chưa nhận được sự đồng thuận của đạidiện NHNN dù cả hai bên đang cùng nỗ lực tìm kiếm một cơ chế tỷ giá cókhả năng dung hòa giữa ưu và nhược điểm của cơ chế tỷ giá hiện tại.

Bình luận về vấn đề chính sáchtỷ giá này, ông Nguyễn Đình Cung- Viện trưởng Viện nghiên cứuquản lý kinh tế trung ương (CIEM)cho rằng, việc điều hành chínhsách tiền tệ không chỉ là khoa họcmà còn là một nghệ thuật. Chínhsách tỷ giá còn có nhiều nội dungcần phải làm sáng tỏ, do vậy, cácchuyên gia và các nhà quản lý cầntiếp tục thảo luận để tìm ra giảipháp phù hợp nhất...n

Page 7: NHÂN NGÀY NHÀ GIÁO VIỆT NAM (20/11) TRÒ CHUYỆN CUỐI …media.baokiemtoannhanuoc.vn/files/library/site-3/20180131... · 2018-01-31 · NH Đầu tư và Phát triển Việt

[email protected]

xuất khẩu ròng thặng dư nhưngchúng ta cũng cần phải đặt câuhỏi rằng, nếu chính sách tỷ giálinh hoạt hơn thì liệu Việt Namcó thặng dư thương mại lớn hơnhay cũng chỉ đạt mức cân bằngnhư hiện nay?

Thứ hai, chính sách tỷ giáhiện nay không chống được lạmphát, mặc dù một trong những lýdo chính của việc duy trì tỷ giácố định là để đạt mục tiêu này.Thực tế, muốn ổn định lạm phátthì chỉ chính sách tỷ giá cố địnhlà không đủ. Bằng chứng là,trước đây dù tỷ giá chỉ xoayquanh mức 2-3% nhưng lạm phátvẫn lên tới 20-30%. Vì vậy, cóthể khẳng định rằng tỷ giá cốđịnh không chống được lạm phát.Vấn đề cốt lõi của việc chốnglạm phát trong dài hạn là phảikiểm soát được cung tiền, cụ thểlà phải dựa trên nền tảng chínhsách tài khóa lành mạnh và sựđộc lập tương đối của NHNN

trong việc thực thi chính sáchtiền tệ. Vấn đề độc lập củaNHNN được hiểu là Quốc hội vàChính phủ chỉ nên giao chỉ tiêuổn định lạm phát ở mức 3-4%,không nên giao chỉ tiêu tăngtrưởng tín dụng. Theo đó, Chínhphủ cũng không can thiệp vàoviệc điều hành chính sách tiền tệcủa NHNN mà để cơ quan này sửdụng các công cụ chính sách tiềntệ khi thực hiện mục tiêu đó.

Thứ ba, nếu chính sách tỷ giákhông linh hoạt thì những cú sốckinh tế từ bên ngoài sẽ “truyềndẫn” hoàn toàn vào nền kinh tếViệt Nam. Ví dụ, khi đồng USDtrên thế giới tăng giá một đồngthì hàng hóa nhập khẩu vào ViệtNam cũng tăng chừng đó. Nếu tỷgiá linh hoạt thì nó trở thành“đệm”, trở thành công cụ đểgiảm sốc từ bên ngoài, còn nếu tỷgiá cố định thì sẽ không thựchiện được vai trò đó. Trong bốicảnh hiện nay, các cú sốc kinh tế

từ bên ngoài ngày càng nhiều vàảnh hưởng không nhỏ đến tìnhhình trong nước, bởi thế ViệtNam càng cần phải cân nhắc vấnđề này.

Thứ tư, Chính phủ buộc phảisử dụng biện pháp can thiệp hànhchính vào chính sách tiền tệ.Trong khi Việt Nam cam kếtnhững công cụ tỷ giá cố định thìđiều kiện thị trường lại khôngcho phép. Chẳng hạn như lạmphát cao nghĩa là có sức ép đồngtiền mất giá, khi đó người dân sẽtăng nhu cầu mua ngoại tệ vàNhà nước buộc phải sử dụng cácbiện pháp can thiệp hành chính.Việc duy trì chính sách tỷ giá cốđịnh đã khiến Chính phủ phải ápdụng quá nhiều biện pháp canthiệp hành chính vào thị trườngngoại hối, ví dụ như quy định lãisuất tiền gửi USD là 0%.

Thêm một lý do cho thấy ViệtNam nên cân nhắc về chính sáchneo tỷ giá, đó là khả năng bị tấn

Page 8: NHÂN NGÀY NHÀ GIÁO VIỆT NAM (20/11) TRÒ CHUYỆN CUỐI …media.baokiemtoannhanuoc.vn/files/library/site-3/20180131... · 2018-01-31 · NH Đầu tư và Phát triển Việt

Số 65 - Tháng 11/2017

công tiền tệ. Mặc dù trong hiệntại thì nguy cơ này chưa hiện hữu,nhưng khi dần mở cửa các tàikhoản vốn thì việc áp dụng tỷ giácứng nhắc có thể sẽ khiến cho hệthống tiền tệ dễ bị tấn công.Trong bối cảnh ấy, việc neo tỷ giálà rất khó khăn, thậm chí là nhiệmvụ bất khả thi do hoạt động đầutư vào Việt Nam ngày càng lớn,trừ khi vấn đề lạm phát cũng diễnra trên thế giới và việc thu hút,giải ngân vốn đầu tư nước ngoàicủa Việt Nam gặp thuận lợi.

Từ những phân tích trên,PGS.TS. Phạm Thế Anh đã đềxuất, NHNN cần chuẩn bị lộ trìnhcho một chế độ tỷ giá mới, đó làchế độ tỷ giá “thả nổi” nhưng cóquản lý. Nói cách khác là chế độtỷ giá linh hoạt hơn, phù hợp hơnvới thị trường. Chế độ tỷ giá nàycó đặc điểm là chính sách tiền tệphải lấy mục tiêu lạm phát là ưutiên cao nhất, dựa trên hệ thốngtài khóa lành mạnh và sự độc lậptrong việc thực thi chính sách tiềntệ của NHNN. Đồng thời nó phảidựa trên thị trường ngoại hối đượchiện đại hóa, có nhiều người thamgia, có tính thanh khoản cao, coingoại tệ là một loại tài sản và phảicó nhiều sản phẩm phái sinh.

Tiếp theo, NHNN cũng phảidần từ bỏ việc công bố tỷ giátrung tâm mỗi ngày và để thịtrường quyết định việc này;NHNN chỉ nên sử dụng các côngcụ tiền tệ để can thiệp thông quathị trường mở, công cụ lãi suất vàviệc điều hành mua bán ngoại tệnhằm làm mềm những biến độngtỷ giá quá lớn.

NHNN vẫn tiếp tục thực hiệnchính sách tiền tệ thận trọng

Những nhận định nêu trên củaPGS.TS. Phạm Thế Anh vừa

nhận được sự đồng thuận vừavấp phải sự phản ứng của đạidiện NHNN.

TS. Nguyễn Tú Anh - Phó vụtrưởng Vụ Chính sách tiền tệ,NHNN - cho biết, ông chia sẻ sựđồng thuận với chuyên gia về hệquả không bền vững của việc neotỷ giá vì nó sẽ bị tản về hai cực,hoặc là cố định hoặc bị thả nổi.Tuy nhiên, ông Nguyễn Tú Anhcũng chưa ủng hộ chính sách thảnổi tỷ giá bởi chủ trương nàytiềm ẩn nhiều nguy cơ. Đại diệnNHNN nêu dẫn chứng, trong sốcác nước tuyên bố thả nổi tỷ giá,chỉ có khoảng 20% quốc gia làthả nổi thật. Còn lại, đa số cácquốc gia đều sợ vấn đề này, bởikhi thả nổi tỷ giá thì nguy cơ bịtấn công tiền tệ rất cao, khủnghoảng kinh tế châu Á năm 1997là một ví dụ điển hình.

Từ góc độ một người phảnbiện, TS. Nguyễn Tú Anh khôngđồng tình với nhận định chínhsách tỷ giá cố định không hỗ trợcho hoạt động thương mại quốctế. Theo lập luận của ông TúAnh, tỷ giá là vấn đề phức tạp,nếu đánh giá tỷ giá mà chỉ tínhtrên cán cân thương mại là chưađủ. Thực tế cho thấy, thời kỳ tỷgiá của Việt Nam được cho làquá cao cũng chính là thời kỳnước ta có tốc độ tăng trưởngxuất khẩu nhanh, chẳng hạn, năm2017 được xem là năm có tỷ giácao nhưng cũng là năm thặng dưthương mại.

TS. Nguyễn Tú Anh còn chorằng, nhận định trong những nămgần đây các nhà đầu tư nướcngoài có xu hướng ngưng đầu tưdo chính sách tỷ giá là nhận địnhkhá khiên cưỡng, bởi Việt Namđang tái cơ cấu nền kinh tế nêntốc độ tăng trưởng kinh tế tăng

chậm lại nhưng sẽ vững chắc hơn,mặc dù vốn FDI giải ngân khôngtăng song cũng không giảm, nhưvậy cũng là một sự thành công.

Theo ông Nguyễn Tú Anh,hiện NHNN không neo tỷ giávào đồng USD mà thực hiện cơchế tỷ giá trung tâm, tức là làmsao để cân đối được cung - cầungoại tệ trong nước, biến độngcủa 8 ngoại tệ trên thị trườngquốc tế và diễn biến của kinh tếvĩ mô. Cứ 5 giờ sáng hàng ngày,NHNN phải tính toán sự biếnđộng của 8 loại ngoại tệ trên thịtrường thế giới, đồng thời tínhchỉ số bình quân của thị trườngliên ngân hàng của ngày hômtrước ở trong nước rồi cân đốivới nhau, từ đó mới quyết địnhtỷ giá trung tâm. Như vậy, tỷ giátrung tâm phải cân đối được cảsự biến động bên ngoài và bêntrong, đó là cung - cầu, nếu cungquá thấp mà cầu quá nhiều thì tỷgiá tăng lên và ngược lại.

Vị đại diện NHNN cũng chobiết, NHNN đang nghiên cứuvề vấn đề tỷ giá hối đoái vớitinh thần cầu thị, nếu có cácgiải pháp mới hợp lý hơn, cơquan này sẽ xem xét để điềuchỉnh cho phù hợp. Về địnhhướng cho thời gian tới, chínhsách tiền tệ sẽ vẫn ưu tiên vấnđề đảm bảo ổn định kinh tế vĩmô, kiềm chế lạm phát và neođược lạm phát kỳ vọng ở mứckhoảng 4%, đây là yếu tố nềntảng cho tăng trưởng bền vữngtrong dài hạn. Để thực hiện mụctiêu đó, NHNN vẫn tiếp tụcthực hiện chính sách tiền tệthận trọng, giữ ổn định hợp lýcác chỉ số tiền tệ như lãi suất,tỷ giá phù hợp với các diễn biếncủa thị trường và điều kiện kinhtế vĩ mô khác.n

Page 9: NHÂN NGÀY NHÀ GIÁO VIỆT NAM (20/11) TRÒ CHUYỆN CUỐI …media.baokiemtoannhanuoc.vn/files/library/site-3/20180131... · 2018-01-31 · NH Đầu tư và Phát triển Việt

[email protected]

NĐTCL không mặn mà vớidoanh nghiệp CPH

Theo báo cáo của Ban Chỉ đạoĐổi mới và Phát triển DN, từ năm1992 đến nay, hơn 4.500 DNNNđã thực hiện CPH nhưng chấtlượng chưa cao, một số mục tiêuchưa đạt được, trong đó có mụctiêu bán cổ phần cho các nhà đầutư. Đáng chú ý, sự tham gia củacác NĐTCL ở mức thấp hơn kỳvọng. Trong số 46 tổng công tyđược phê duyệt phương án CPHgiai đoạn 2011-2016, có 14 DNđưa ra phương án CPH không báncho NĐTCL, 2 DN bán cổ phầncho NĐTCL với tỷ lệ cao hơnphương án được phê duyệt, 17DN bán hết số cổ phần cho cổđông chiến lược theo tỷ lệ đượcphê duyệt, 9 DN không bán đượccổ phần cho NĐTCL và 4 DN cònlại không bán hết số cổ phần đượcphê duyệt cho NĐTCL.

Kết quả thống kê cho thấy,tổng vốn điều lệ của 46 tổng côngty đạt 171.225 tỷ đồng, trong đóNhà nước nắm giữ 124.835 tỷđồng (chiếm 73%), phê duyệt bán

cho cổ đông chiến lược 28.369 tỷđồng (chiếm 16,57%). Tuy nhiêntrên thực tế, số cổ phần đã bán chocổ đông chiến lược chỉ đạt 12.762tỷ đồng, chưa đến một nửa con sốđược phê duyệt. Thậm chí, chỉ4/46 tổng công ty (chiếm 8,7%)bán được cho nhà đầu tư nướcngoài nhưng phần lớn là với tỷ lệcổ phần thấp (cao nhất là 20%).

Trưởng ban Cải cách và Pháttriển DN, Viện Nghiên cứu vàQuản lý Kinh tế Trung ương(CIEM) Phạm Đức Trung chobiết, hiện chỉ có 6/46 phương ánphê duyệt có tỷ lệ bán choNĐTCL trên 50% và 5/6 DN đóđã bán được hết số cổ phần cho cổđông chiến lược. Phần lớn tỷ lệbán cho NĐTCL được phê duyệtthường nhỏ, đây có thể là mộtnhân tố làm giảm sự quan tâm củacác NĐTCL nói chung vàNĐTCL nước ngoài nói riêng.

Báo cáo của Ủy ban Chứngkhoán Nhà nước cũng cho thấy,bình quân giai đoạn 2011-2015, tỷlệ tham gia của các nhà đầu tư bênngoài chỉ đạt 9,5% (so với kế

hoạch 16,7%), NĐTCL chỉ là 7,3%(so với kế hoạch 15,8%) trong khiNhà nước vẫn nắm giữ tới 81%vốn chủ sở hữu. Đơn cử năm 2015,DN thực hiện bán cổ phần lần đầura công chúng qua hình thức đấugiá (IPO) chỉ đạt khoảng 36% tổngsố cổ phần chào bán.

Năm 2017, tình cảnh “vỡtrận” trong CPH DNNN càng trởnên hiện hữu với số liệu mớicông bố từ CIEM. Theo đó, mụctiêu CPH và thoái vốn DNNNtrong năm nay là phải thu về60.000 tỷ đồng. Tuy nhiên, thựctế 9 tháng đầu năm, con số thuđược mới ở mức 12.000 tỷ đồng(trong đó CPH đạt khoảng 6.000tỷ đồng), chỉ vẻn vẹn 20% mụctiêu đề ra. Điều này thể hiện rõmột thực tế là các nhà đầu tưchưa mặn mà với CPH DNNN.

Truy tìm nguyên nhânNĐTCL hay cổ đông chiến

lược - theo CIEM - là một cá nhânhoặc một tổ chức không chỉ đơnthuần đầu tư các nguồn lực tàichính vào một DN hoặc một cơ hội

Thu hút và tìm kiếm nhà đầu tư chiến lược (NĐTCL), đặc biệt làcác NĐTCL quốc tế, luôn được xem là một giải pháp quan trọng đểquá trình cổ phần hóa (CPH) DNNN đạt được mục tiêu và hiệu quảcũng như để DN CPH nâng cao chất lượng quản trị. Tuy nhiên tạiViệt Nam, NĐTCL vẫn luôn là một ẩn số, thách thức nhiều cuộc tìmkiếm của Nhà nước và DN CPH trong thời gian qua.

XUÂN HỒNG

Page 10: NHÂN NGÀY NHÀ GIÁO VIỆT NAM (20/11) TRÒ CHUYỆN CUỐI …media.baokiemtoannhanuoc.vn/files/library/site-3/20180131... · 2018-01-31 · NH Đầu tư và Phát triển Việt

Số 65 - Tháng 11/2017

đầu tư mà còn tích cực tham giađiều hành, hỗ trợ và đóng góp cácnguồn lực khác để giúp phát triểnhoạt động kinh doanh của DN đượcnhận đầu tư.

Thực tiễn cho thấy, nếu Chínhphủ và DNNN muốn tìm kiếm cổđông chiến lược để tiếp cận tri thứcquản lý, kỹ thuật tiên tiến thì cácnhà đầu tư quốc tế lại có thể khôngmuốn chuyển giao những tài sản đócho một DN mà họ không hoàntoàn kiểm soát và có khả năng làđối thủ cạnh tranh trong cùng lĩnhvực. Chưa kể, một số quốc gia cònngần ngại bán DNNN cho nhà đầutư nước ngoài vì lý do chính trị vàan ninh kinh tế…

Theo phân tích của giới chuyêngia, mục tiêu của bất kì NĐTCLnào, dù trong ngắn hay dài hạn,vẫn là lợi nhuận cho cổ đông. Dovậy, đầu tư chiến lược vào DNNNCPH thường xảy ra nếu như DNcó triển vọng sinh lợi cao trongngắn và trung hạn. Cơ hội sinh lờitừ việc mua cổ phần nhà nướckhông còn tạo được sức hút caovới các NĐTCL do hiệu quả kinhdoanh của đại đa số DNNN cònthấp. Thực tế, đối với các tập đoànsiêu lợi nhuận thì Nhà nước vẫngiữ chủ trương kiểm soát 100%mà không cho phép các NĐTCLtham gia. “Miếng bánh” lợi nhuậnmà các NĐTCL có thể tiếp cậnhầu như chỉ rơi vào nhóm cácDNNN với lợi nhuận dưới 10%.Trong nhóm ít lợi nhuận này, cókhá nhiều DNNN thuần túy cungcấp sản phẩm công ích - vốnkhông phải đối tượng quan tâmcủa các NĐTCL.

Tình hình sử dụng vốn đángbáo động của DNNN với khả nănggây ra những rủi ro tài chính lớncũng ảnh hưởng đến vấn đề thuhút các NĐTCL. Theo đánh giá

của TS. Vũ Quang Việt - nguyênVụ trưởng Vụ Thống kê của Liênhợp quốc - đến cuối năm 2016,tổng nợ của DNNN đã lên tới 324tỷ USD, bằng 158% GDP. Tỷ lệnợ phải trả so với vốn chủ sở hữucủa các tập đoàn, tổng công ty nhànước gấp 3-10 lần. Nguồn vốn vayngân hàng và nguồn vốn chiếmdụng lẫn nhau rất cao… Điều nàycho thấy tình hình tài chính củacác tập đoàn, tổng công ty nhànước không lành mạnh, lợi nhuậnlũy kế trên tổng tài sản khôngbằng một số thành phần kinh tếkhác. Đây cũng là một trongnhững nguyên nhân khiếnNĐTCL không tích cực tham giađầu tư vào các DNNN CPH.

Ông Phạm Đức Trung cho biết,Việt Nam hiện có tới 54 ngành,lĩnh vực mà nhà đầu tư nướcngoài không được phép tham gia;khoảng 113 ngành nghề kinhdoanh có điều kiện với nhà đầu tưnước ngoài, trong đó tỷ lệ sở hữukhông quá 49%. Mặc dù việc quyđịnh giới hạn về tỷ lệ sở hữu nàyđược thiết kế với mục đích tạohàng rào bảo hộ cho các ngànhcông nghiệp non trẻ trong nước,

nhưng nó cũng làm giảm động cơđầu tư vì không đảm bảo quyềnđiều hành và quản trị kinh doanhtrong DN.

Từ góc nhìn của nhà đầu tưnước ngoài, ông Tony Foster -Luật sư điều hành FreshfieldsBruckhaus Deringer LLP cũngbày tỏ: việc giới hạn tỷ lệ sở hữuở mức thấp khiến nhà đầu tư nướcngoài không thể đóng góp nhiềucho DN. Các thương vụ IPO mànhà đầu tư nước ngoài chỉ thamgia 3% hay 10% chỉ có giá trịtrong đầu tư tài chính mà khôngcó hiệu quả về đầu tư chiến lược.Nếu Chính phủ sẵn sàng nới roomsở hữu cho cổ đông nước ngoàithì rất có thể sẽ tăng sức hấp dẫnvà giá bán cho chính DN CPH.

Theo ông Adam Sitkoff - Giámđốc điều hành Hiệp hội Thươngmại Hoa Kỳ (AmCham) - rấtnhiều nhà đầu tư nước ngoài từngquan tâm, tìm hiểu để mua cổphần các DNNN của Việt Nam,nhưng sau quá trình tìm hiểu họ đãrời bỏ. Nguyên nhân là do quátrình CPH DNNN của Việt Namcòn nhiều bất cập khiến nhà đầu tưnản chí, chẳng hạn: việc công khai

Page 11: NHÂN NGÀY NHÀ GIÁO VIỆT NAM (20/11) TRÒ CHUYỆN CUỐI …media.baokiemtoannhanuoc.vn/files/library/site-3/20180131... · 2018-01-31 · NH Đầu tư và Phát triển Việt

[email protected]

thông tin chưa tốt, quá trình địnhgiá chưa phù hợp với thông lệquốc tế khiến nhà đầu tư khó có cơsở để thẩm định sự công bằng đốivới cổ phần mà họ sẽ mua.

Báo cáo của CIEM cũng chỉ rõ,vấn đề định giá DNNN CPH làmột trong những trở ngại lớn nhấtcản trở sự tham gia của NĐTCLkhi mua cổ phần. Hiện nay, cáchthức định giá DN ở Việt Namchưa theo kịp các phương pháp vàchuẩn mực quốc tế. Việc xác địnhgiá bán cổ phần chưa tuân theo thịtrường và vấn đề thuê tư vấn nướcngoài để tiến hành định giá đangbị trở ngại bởi chi phí.

Cùng với đó, quy trình CPHgắn với cổ đông chiến lược cònphức tạp, nhiều thủ tục, nhiều lầnphê duyệt ở các cấp thẩm quyền,gây tốn kém thời gian và chi phícho nhà đầu tư. Vì không có mộtcơ quan chuyên trách hỗ trợDNNN trong các khâu, quy trìnhCPH và tìm kiếm cổ đông chiếnlược nên mỗi khi DN có khúc mắclại phải xin chủ trương chỉ đạo củacơ quan đại diện chủ sở hữu(Chính phủ, các Bộ, ngành, địaphương). Tình trạng này đã kéo dàithời gian và làm nản lòng cả cácnhà quản lý DN lẫn các đối tácchiến lược tiềm năng.

Nên linh hoạt khi chọn nhàđầu tư chiến lược

Theo Viện trưởng CIEMNguyễn Đình Cung, trong CPH nóichung và thu hút NĐTCL nói riêng,chúng ta cần tư duy thị trường, cụthể là cần theo cách nhìn của mộtnhà đầu tư hơn là cách nhìn của mộtcơ quan quản lý nhà nước.

"Quản lý nhà nước thường chorằng, giữ cái gì đó sẽ hay hơn làbán, vì bán là mất nhiều thứ, còngiữ thì không mất gì. Nhưng nhà

đầu tư lại nhìn nhận, bán khôngcó nghĩa là mất mà chuyển từ tàisản này sang tài sản kia, là cơ cấulại danh mục tài sản. Nhà đầu tưmua đống tài sản sinh lời trongtương lai chứ không phải muađống tài sản hiện có" - ông Cungnhấn mạnh.

Cục trưởng Cục Phát triển DN,Bộ Kế hoạch và Đầu tư Hồ SỹHùng cho rằng, với các DN trọngđiểm, cần có điều kiện đặc thù,không thể áp đặt thời gian theoquyết định hành chính. Bên cạnhđó, không nên để cơ quan nhà nướcra quyết định đối với vấn đề cổđông chiến lược mà người thựchiện nên là DN, tổ chức kinh doanhhoặc nhà chuyên môn.

Theo chuyên gia kinh tế Võ TríThành, việc xác định cổ đôngchiến lược phải có sự linh hoạtnhất định, bởi mỗi loại hình DNđều có tính khác biệt trong nhìnnhận của Nhà nước, của thị trườngcũng như của NĐTCL.

Cũng đưa ra giải pháp theohướng mở, chuyên gia kinh tế ĐinhTuấn Minh - Viện Nghiên cứuKinh tế và Chính sách nhấn mạnh:phải coi mỗi cuộc CPH DNNN nhưlà một vụ đầu tư, như là may mộtcái áo cho DN mà không áo nàogiống áo nào. Nhà nước chỉ nên xâydựng các trình tự, thủ tục thay vì đặtra các quy định quá cụ thể.

Báo cáo của CIEM đã kiến nghị5 giải pháp để thu hút các NĐTCLtrong CPH DNNN, đó là:

Thứ nhất, cần có các quy định,tiêu chí rõ ràng, minh bạch tronglựa chọn NĐTCL, bao gồm cảNĐTCL quốc tế.

Thứ hai, việc xác định giá trịDN và xác định giá bán cổ phầncho NĐTCL phải được nghiên cứusâu hơn và cụ thể hơn để đưa rađược những quy định tôn trọng lợi

ích của các bên dựa trên nguyêntắc đôi bên cùng có lợi.

Thứ ba, cần đảm bảo tính côngkhai, minh bạch đối với các thôngtin liên quan đến hoạt động củaDN sẽ CPH cũng như đảm bảoquyền được tiếp cận thông tin củacác nhà đầu tư, trong đó có các cổđông chiến lược.

Thứ tư, nâng cao vai trò củaNĐTCL trong quản trị DN sau CPH.

Thứ năm, tiếp tục đổi mới, cảithiện quản trị, nâng cao hiệu quảkhu vực DNNN nhằm thu hút cácNĐTCL. Bởi suy cho cùng, giảipháp căn bản và dài hạn để thu hútcác NĐTCL vẫn là nâng cao hiệuquả hoạt động và cải thiện quản trịDN cả trước và sau CPH.

Tựu trung lại, các chuyên giađồng quan điểm cho rằng, chúng taphải chấp nhận thay đổi tư duy thìmới có thể đi vào thực chất vấn đềCPH DNNN, nhất là việc thu hútcác NĐTCL. Nói như Viện trưởngCIEM, khi các DN rất khác nhauvề quy mô, ngành nghề, tiềm nănggiá trị sinh lời trong tương lai,chúng ta nên chọn cách tiếp cậnlinh hoạt theo đặc thù của từng DNthì mới mong tìm được bạn đồnghành dài hạn.n

Ông Vương Toàn, Phó tổnggiám đốc Habeco cho biết, Carls-berg - đại gia bia đến từ ĐanMạch - hiện đang là cổ đôngngoại nắm giữ hơn 17% cổ phầntại Habeco đã ngỏ ý mua lại 51%cổ phần. Mặc dù đã qua 9 phiênđàm phán nhưng hai bên chưa thểthống nhất. Vướng mắc lớn nhấthiện nay là Habeco có các thànhviên thuộc lĩnh vực: lương thực, bấtđộng sản và ngành rượu. Theoquy định, đối với các lĩnh vực này,nhà đầu tư ngoại chỉ được sở hữuở mức tối đa 49%.n

Page 12: NHÂN NGÀY NHÀ GIÁO VIỆT NAM (20/11) TRÒ CHUYỆN CUỐI …media.baokiemtoannhanuoc.vn/files/library/site-3/20180131... · 2018-01-31 · NH Đầu tư và Phát triển Việt

Số 65 - Tháng 11/2017

NGUYỄN LY

Hóa đơn điện tử (HĐĐT) đượckỳ vọng là sẽ tạo ra cú hích

lớn trong cải cách hành chínhthuế, cải thiện môi trường kinhdoanh giúp DN và lành mạnh hóanền tài chính nước nhà. Tuynhiên, nhìn một cách tổng thể, sựchuyển đổi này chưa gặt hái đượcnhiều thành công như mong đợi,bởi không ít DN vẫn ngại minhbạch, không muốn thay đổi và tìmcách trì hoãn việc triển khai. Tìnhtrạng trên đòi hỏi ngành thuế phảihành động quyết liệt hơn nữa, đặcbiệt là khi lộ trình thực hiệnHĐĐT đang đến gần.

Lợi ích rất rõ ràngTheo ước tính sơ bộ của Tổng

cục Thuế, DN sử dụng hóa đơngiấy trung bình phải bỏ ra hơn1.000 đồng/hóa đơn, và với sốlượng 2,5 tỷ hóa đơn/năm nhưhiện nay thì chi phí mỗi năm chohình thức này sẽ lên đến 2.500 tỷđồng. Trong khi đó, nếu sử dụngHĐĐT, các DN có thể tiết kiệmđược hơn 1.000 tỷ đồng/năm.

Tại buổi tọa đàm “Đưa hóađơn điện tử vào cuộc sống” doCổng Thông tin điện tử Chính phủvừa tổ chức, ông Nguyễn Đại Trí -Phó Tổng cục trưởng Tổng cụcThuế cho biết, HĐĐT được manhnha hình thành và triển khai từnhiều năm nay. Trên thực tế, sựcải cách này đã đem lại sự thuậnlợi rất lớn cho cả cơ quan thuế vàngười nộp thuế.

Về phía cơ quan thuế, cái lợi lớn

nhất mà ngành thuế có được là cơsở dữ liệu đầy đủ về toàn bộ cáchoạt động giao dịch mua bán, quảnlý thuế, công tác kiểm tra, đốichiếu, rà soát, cũng như kịp thờiphát hiện những hành vi gian lậntrong việc phát hành hóa đơn.Đồng thời, nhiều giải pháp côngnghệ sẽ được triển khai để cungcấp dịch vụ tra cứu, chia sẻ thôngtin với các cơ quan chức năng khácvề quản lý thị trường, điều trachống gian lận thương mại… Khicó cơ sở dữ liệu về thuế, ngành

thuế sẽ đủ điều kiện để thống kê,đánh giá toàn bộ các hoạt độngmua bán trên thị trường.

Đối với người nộp thuế, trướcđây quá trình lập hóa đơn chỉmang tính thủ công, đến nay cùngvới việc triển khai các phần mềmkế toán quản trị, DN hoàn toàn cóthể xuất HĐĐT của DN mình.Theo đó, toàn bộ hệ thống lưutrữ, vận chuyển, chuyển nhậnHĐĐT đều được thực hiện quakênh điện tử. Như vậy, HĐĐT tiếtkiệm rất nhiều thời gian, chi phí

Page 13: NHÂN NGÀY NHÀ GIÁO VIỆT NAM (20/11) TRÒ CHUYỆN CUỐI …media.baokiemtoannhanuoc.vn/files/library/site-3/20180131... · 2018-01-31 · NH Đầu tư và Phát triển Việt

[email protected]

cho người nộp thuế; việc sử dụng,bảo quản, lưu trữ hóa đơn cũngtốt hơn, tiện lợi hơn rất nhiều sovới hóa đơn giấy.

Đồng quan điểm nêu trên, ôngĐậu Anh Tuấn - Trưởng ban Phápchế, Phòng Thương mại và Công

nghiệp Việt Nam (VCCI) - chorằng, việc khai báo, sử dụng hóađơn giấy cần rất nhiều thủ tục hànhchính, trong khi đó, với thủ tụcđăng kí gọn nhẹ, HĐĐT sẽ giảmthiểu được quá trình này và cũngtránh rủi ro cho DN. Bên cạnh đó,HĐĐT còn giúp DN minh bạchtrong giao dịch, giảm thất thu ngânsách, giúp môi trường kinh doanhbình đẳng, giảm rủi ro về hóa đơngiả cũng như những trục trặc vềthủ tục thuế mà trước đây khôngkiểm soát được. Đó là chưa kể đến

việc tiết kiệm hàng chục tỷ đồngmỗi năm khi DN không phải inhóa đơn giấy. Với cơ quan thuế,việc áp dụng HĐĐT cũng giảmđược rất nhiều nhân lực, chi phíquản lý trong khâu cử người đi xácminh hóa đơn. Đấy chính là những

lợi ích to lớn mà HĐĐT có thểmang lại.

Tại sao doanh nghiệp vẫnlo ngại?

Theo số liệu của Tổng cụcThuế, đến hết tháng 6/2017,khoảng 2.700 DN đã sử dụngHĐĐT với 300 triệu HĐĐTđược ghi nhận. Con số này đượccác chuyên gia đánh giá là rấtkhiêm tốn so với 581.875 DNđang hoạt động hiện nay. Theoông Đậu Anh Tuấn, xu hướng ápdụng HĐĐT đang diễn ra rất

mạnh mẽ, tiên phong áp dụnghình thức này chính là nhữngcông ty, tập đoàn lớn. Số DN cònlại hoặc là chưa chuyển đổi, ngạichuyển đổi, hoặc là còn rất nhiềulo ngại, băn khoăn.

Điều đầu tiên khiến DN lo ngạilà sự phù hợp của việc áp dụngcông nghệ thông tin, nhất là trongbối cảnh DN vẫn thường xuyên gặptình trạng nghẽn mạng khi kê khaithuế điện tử. Theo điều tra củaVCCI đối với các DN tại 63 tỉnh,thành phố, một trong những hạnchế lớn nhất khi kê khai thuế điệntử là tình trạng cuối kỳ thường bịnghẽn, tạo ra khó khăn nhất định vàgây thiệt hại cho DN.

Lo ngại thứ hai là sự kết nốigiữa các cơ quan thuế, thị trường,hải quan, ngân hàng còn rời rạc.Đây là yêu cầu rất quan trọng, bởinếu hệ thống kết nối giữa các cơquan quản lý nhà nước còn phânmảnh thì DN sẽ là đối tượng thiệthại đầu tiên.

Lo ngại thứ ba là về chi phí.Đối với các DN nhỏ, doanh thuthấp, việc trả chi phí cao hằng nămcho tổ chức trung gian cung cấpdịch vụ giá trị gia tăng sẽ tạo gánhnặng lớn. Các DN mong muốn tổchức cung cấp dịch vụ liên quanđến HĐĐT sẽ áp dụng công nghệtốt nhất, nhưng không độc quyềnmà nên có sự cạnh tranh lànhmạnh để cung cấp cho DN dịch vụtốt, chi phí hợp lý và phù hợp vớitừng đối tượng sử dụng khác nhau.

Lo ngại thứ tư là về lộ trình ápdụng. Theo Dự thảo Nghị định quyđịnh về hóa đơn bán hàng hóa,cung ứng dịch vụ của Bộ Tàichính, từ ngày 01/01/2018, HĐĐTsẽ áp dụng ngay đối với các DNnguy cơ rủi ro cao, và từ 01/7/2018sẽ áp dụng với các DN còn lại.Trước yêu cầu này, nhiều DN đã

Page 14: NHÂN NGÀY NHÀ GIÁO VIỆT NAM (20/11) TRÒ CHUYỆN CUỐI …media.baokiemtoannhanuoc.vn/files/library/site-3/20180131... · 2018-01-31 · NH Đầu tư và Phát triển Việt

Số 65 - Tháng 11/2017

bày tỏ sự băn khoăn về việc có nêngiãn lộ trình để thực hiện từngbước và thận trọng.

Ngoài ra DN cũng thắc mắc,khi đã áp dụng HĐĐT thì trongtrường hợp cần thiết, việc kết nốivới hệ thống hóa đơn giấy hiện tạisẽ như thế nào. Vì vậy, cơ quanthuế cần lường trước các rủi ro cóthể phát sinh.

Ngành thuế đã sẵn sàng cácbiện pháp dự phòng để doanhnghiệp không bị ảnh hưởng

Trả lời cho những băn khoănnêu trên, ông Nguyễn Đại Trí chobiết, trong quá trình xây dựng Dựthảo Nghị định, Tổng cục Thuế đãghi nhận rất nhiều ý kiến của DN.Thực tế thời gian qua, ngành thuếcũng đã triển khai rất nhiều hoạtđộng liên quan đến việc áp dụngcông nghệ thông tin, từ đăng ký,kê khai đến hoàn thuế điện tử, vàlộ trình tiếp theo là HĐĐT. Khitriển khai, ngành thuế luôn đặt vấnđề về hạ tầng viễn thông, cơ sở vậtchất và trang thiết bị lên hàng đầu.Đối với tính thông suốt của hệthống, khác với việc kê khai nộpthuế, hoạt động HĐĐT diễn rathường xuyên hằng này, hàng giờnên không cần lo lắng về hệ thốngmạng. Chúng ta có quy định thờihạn kê khai nộp thuế trước ngày20 hằng tháng nên dường như cácDN đều đợi sát ngày đó mới làm,gây ra tình trạng nghẽn mạng.Muốn khắc phục điều này, bảnthân DN phải thay đổi về thời giankê khai nộp thuế.

Trong quá trình lập hóa đơn,DN không thể tránh khỏi sai sót,nhầm lẫn. Bởi vậy, cơ quan thuế sẽcung cấp các tính năng sửa hóađơn, hủy hóa đơn để DN dễ dàngsử dụng, tuy nhiên, việc thực hiệnphải theo đúng quy định và cơ

quan chức năng có thể kiểm tra lạiviệc sửa chữa đó. Còn về lưu trữ,bản thân DN có thể tự lưu trữ ngaytại DN, hoặc lưu trữ trên hệ thốngcủa ngành thuế với cơ sở dữ liệuchung có khả năng lưu trữ khônggiới hạn về mặt thời gian.

Về lộ trình, Tổng cục Thuế sẽcân nhắc phương án điều chỉnh thờiđiểm thực hiện chính thức để phùhợp hơn với DN, cụ thể là sẽ trìnhBộ Tài chính và Chính phủ cho lùilại đến ngày 01/7/2019.

Ông Nguyễn Đại Trí cũng chobiết thêm, việc xây dựng HĐĐTkhông đồng nghĩa với việc xóa bỏhóa đơn giấy. Đối với các DN, cáccơ quan nhà nước, ngành thuế phảinhận biết được trường hợp nàođược dùng hóa đơn giấy, trườnghợp nào không, càng không thể tùytiện làm giảm giá trị của hệ thốngchúng ta vừa xây dựng. “Cách làmcủa ngành thuế là luôn có biệnpháp dự phòng để mọi hoạt độngcủa DN không bị ảnh hưởng” - ôngTrí khẳng định.

Lạc quan về kế hoạch áp dụngHĐĐT của Tổng cục Thuế, ôngĐậu Anh Tuấn cho rằng, nhữnggiao dịch dù nhỏ, nếu được ápdụng công nghệ thông tin một

cách bài bản thì đều mang lại sựthay đổi lớn cho hoạt động kinhdoanh của DN. Ban đầu DN cầnbỏ ra một khoản đầu tư, nhưngnhững khoản tiết kiệm chi phí sẽcó lợi nhiều về sau, bởi khi mọigiao dịch đều được điện tử hóa,DN không phải đầu tư nhiều nhânlực và thời gian. Lợi ích của việcáp dụng này là điều rất quan trọng.DN cần hiểu rằng, để áp dụngthành công HĐĐT thì trách nhiệmthuộc về cả hai phía. Cơ quanquản lý nhà nước cần phát triển hạtầng, có phương án phù hợp, có hệthống pháp lý đầy đủ, còn các DNthì cần định hướng rõ ràng đối vớiviệc áp dụng công nghệ thông tin,trong đó việc sử dụng HĐĐT là xuhướng không thể đảo ngược.

Theo ông Tuấn, khi áp dụngHĐĐT, trước mắt các hộ kinhdoanh và DN nhỏ sẽ gặp khókhăn, nhưng người dân cần ủng hộđịnh hướng này của Chính phủ vàTổng cục Thuế. Tới đây, khôngchỉ riêng ngành thuế mà nhiều cơquan, Bộ, ngành khác cũng sẽ tăngcường ứng dụng công nghệ thôngtin. Như vậy, nền kinh tế số củaViệt Nam sẽ chuyển động nhanhvà mang lại nhiều lợi ích lớn.n

Vừa qua, Bộ Tài chính đã công bố Dự thảo Nghị định quy định về hóađơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ thay thế Nghị định số 51/2010/NĐ-CP ngày 14/5/2010 và Nghị định số 04/2014/NĐ-CP ngày 17/01/2015 củaChính phủ quy định về việc in, phát hành, sử dụng, quản lý hóa đơn. Theođó:

Những DN, tổ chức kinh doanh đang sử dụng HĐĐT có mã của cơ quanthuế trước ngày 01/01/2018 theo hướng dẫn của Bộ Tài chính thì sẽ tiếptục sử dụng HĐĐT có mã của cơ quan thuế từ ngày 01/01/2018;

Những DN, tổ chức kinh doanh thuộc đối tượng mua hóa đơn của cơquan thuế trước ngày 01/01/2018 sẽ thực hiện chuyển đổi để sử dụngHĐĐT của DN, hoặc HĐĐT có mã của cơ quan thuế từ ngày 01/07/2018;

Tổ chức kinh doanh có mã số thuế đang sử dụng hóa đơn giấy in từ hệthống máy tính trước ngày 01/01/2018, nhưng không sử dụng HĐĐT củaDN sẽ thực hiện chuyển đổi để sử dụng HĐĐT có mã của cơ quan thuế từngày 01/07/2018...n

Page 15: NHÂN NGÀY NHÀ GIÁO VIỆT NAM (20/11) TRÒ CHUYỆN CUỐI …media.baokiemtoannhanuoc.vn/files/library/site-3/20180131... · 2018-01-31 · NH Đầu tư và Phát triển Việt

[email protected]

HỒNG NHUNG

Chi phí dịch vụ logistics củaViệt Nam đang quá cao

Thông tin từ Cục Quản lý đăngký kinh doanh - Bộ Kế hoạch vàĐầu tư cho biết, hiện cả nước cókhoảng 3.000 công ty tham giacung cấp các loại hình dịch vụ lo-gistics, trong đó có khoảng 29 côngty logistics đa quốc gia đang hoạtđộng tại Việt Nam.

Theo Báo cáo đánh giá kết quảthực hiện logistics (LPI) đượcNgân hàng Thế giới (WB) công bốđịnh kỳ 2 năm/lần, giai đoạn 2007-2012, chỉ số LPI của Việt Nam ở vịtrí 53/155 quốc gia. Năm 2014, chỉsố này tăng lên vị trí 48/160 quốcgia, xếp hạng thứ 4 trong ASEAN,sau Singapore, Malaysia và TháiLan. Tuy nhiên đến năm 2016, chỉsố LPI của Việt Nam đã giảm 16bậc, tụt xuống vị trí 64/160 quốcgia nghiên cứu xếp hạng, dù vẫnđứng trong top 4 ASEAN. Nguyêndo của sự tụt hạng này là bởi ba chỉsố: kết cấu hạ tầng, năng lực dịchvụ logistics và khả năng kết nốithông tin đều giảm sâu.

Mặc dù được đánh giá là mộttrong những ngành dịch vụ có sựtăng trưởng đều với tốc độ pháttriển bình quân 16-20%/năm, song

Viện nghiên cứu Nomura (NhậtBản) đã chỉ ra rằng, chi phí logisticsquá cao đang cản trở sự cạnh tranhcủa chuỗi giá trị hàng hóa Việt Namso với các nước. Năm 2014, chi phídịch vụ logistics của Việt Namtương đương khoảng 21% GDP,trong khi chi phí này ở các nướcphát triển chỉ chiếm 10-14%.

Theo số liệu của WB, chi phílogistics của Việt Nam ước tínhkhoảng 25% GDP hàng năm, caohơn đáng kể so với tỷ trọng 19%của Thái Lan, 18% của TrungQuốc, 13% của Malaysia và caogần gấp 3 lần nếu so với Mỹ haySingapore.

Báo cáo “Logistics hiệu quả:Chìa khóa để Việt Nam nâng caonăng lực cạnh tranh. Định hướngphát triển các quốc gia, khu vực” doWB công bố năm 2014 cho thấy,thời điểm năm 2012, khi xuất khẩumột container 40 feet từ Việt Namđi Los Angeles (Hoa Kỳ), chi phícho logistics nội địa chiếm khoảng22,59% trên tổng chi phí logistics,trong đó chủ yếu là cước vận tảiđường bộ (7,31%) và phụ phí xếpdỡ tại cảng (5,13%). Như vậy, khihàng hóa xuất khẩu của Việt Namđược vận chuyển quốc tế bởi các

hãng tàu nước ngoài thì hơn 70%tổng chi phí logistics của Việt Namsẽ rơi vào tay các nhà cung cấp dịchvụ vận tải biển ngoại.

Đáng chú ý, theo WB, chi phíkhông chính thức chiếm tỷ trọngrất lớn, lên đến 13,4% tổng chi phílogistics nội địa, trong đó, chi phí“trà nước” để làm thủ tục khai báohải quan nhanh chóng khoảng 21USD và chi bồi dưỡng chặng vậntải nội địa khoảng 55.5 USD chomột container 40 feet.

Căn cứ vào số liệu dự báo vềlượng container xuất khẩu qua cáccảng biển Việt Nam năm 2020, WBtính toán, tổng chi phí không chínhthức mà các chủ hàng xuất khẩucủa Việt Nam phải gánh sẽ lên tới242,4 triệu USD. Chưa kể, chi phílưu kho - tồn hàng tại các cảngbiển, cảng hàng không của chủhàng cũng rất cao. Năm 2015, chiphí phát sinh do phải chờ đợi làmthủ tục tại cảng biển, sân bay là 121triệu USD, và theo dự báo, con sốnày sẽ tăng lên 182 triệu USD vàonăm 2020.

Cùng với đó, theo ngườiphát ngôn của WB - ôngMichael Peskin, Việt Nam đangphải chịu chi phí vận chuyển

Được coi là một trong ba yếu tố then chốt quyết định năng lực cạnhtranh xuất khẩu của Việt Nam, thế nhưng chi phí dịch vụ logisticsquá cao lại đang biến những ưu thế tiềm năng của ngành này trởthành rào cản trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế.

Page 16: NHÂN NGÀY NHÀ GIÁO VIỆT NAM (20/11) TRÒ CHUYỆN CUỐI …media.baokiemtoannhanuoc.vn/files/library/site-3/20180131... · 2018-01-31 · NH Đầu tư và Phát triển Việt

Số 65 - Tháng 11/2017

quá cao, chiếm 30 - 40% giáthành sản phẩm, trong khi tỷ lệnày ở các quốc gia khác chỉkhoảng 15%.

Hiệp hội Vận tải ô tô (VATA)cũng thừa nhận, trong chi phí vậntải hiện nay, chi phí xăng dầuchiếm khoảng 30-35%, phí cầuđường khoảng 10% và chi phíkhông chính thức khoảng 3-5%.Mức chi phí cụ thể tùy vào từngcông ty và cung đường vận tải.

Theo kết quả khảo sát củaHiệp hội Doanh nghiệp dịch vụlogistics Việt Nam (VLA) năm2015, có đến 77,5% công ty lo-gistics cho rằng thủ tục hải quanvẫn là thách thức lớn nhất đểgiảm chi phí, 46,2% cho rằng cơsở hạ tầng vận tải thiếu kết nốiđang là một cản trở và 36,2% chorằng chi phí không chính thứcquá cao là thách thức trong việccung cấp dịch vụ logistics chohàng hóa xuất khẩu.

Cũng trong năm 2015, mộtnghiên cứu khác của VLA về tỷtrọng chi phí logistics/giá xuất khẩuđã đưa ra những con số đáng quantâm: 33,33% DN đánh giá chi phílogistics chiếm từ 5-15% giá trị lôhàng xuất khẩu; 16,67% DN chorằng chi phí này chiếm từ 35-45%.

Ngoài ra, số liệu tính toán củaViện Nghiên cứu Quản lý Kinh tếTrung ương (CIEM) cũng nêu rathực trạng đáng quan ngại: mỗinăm DN phải bỏ ra 28,6 triệu ngàycông và 14.300 tỷ đồng chi phícho kiểm tra chuyên ngành. Hiệncó khoảng 100.000 mặt hàng phảikiểm tra chuyên ngành, trong đótỷ lệ hàng hóa phải làm thủ tụckiểm tra 2-3 lần chiếm tới 58%.

Theo WB, nguyên nhân khiếnchi phí logistics của Việt Nam chưathực sự cạnh tranh là do chi phínhiên liệu (chiếm tỷ trọng lớn nhất

trong giá thành vận tải), lệ phí cầuđường (khoản chi được cho làkhông thể dự tính được), chi phíbốc xếp tại cảng, chi phí phát sinhdo tắc nghẽn giao thông đường bộ,tắc nghẽn tại cảng biển, chi phíkhông chính thức... đều tăng cao;kèm theo đó là chi phí phát sinh domất cân bằng giữa nhập khẩu vàxuất khẩu cũng như thiếu sự kếthợp vận chuyển hàng hóa hai chiều.

Đánh giá của VLA cũng chỉ rarằng, các yếu tố góp phần làm tăngchi phí logistics bao gồm: phí cầuđường và chi phí không chính thức,thiếu ICD chứa container rỗng, sựphân mảnh của hạ tầng kho hàngvà trung tâm logistics dẫn đến sựthiếu hụt và dư thừa ở một số nơi,hạ tầng vận tải đường sắt, đườngthủy nội địa và hệ thống các cảngbiển còn thiếu đồng bộ...

Giải pháp nào để giảm chi phí?Gần đây, Trung Quốc là một

trong những quốc gia tích cực nhấttrong việc giảm chi phí logistics.Theo Bộ Giao thông vận tải TrungQuốc, quốc gia này nỗ lực hạ chiphí ngành logistics để giảm bớtgánh nặng cho các DN cũng nhưcải thiện môi trường kinh doanh.Trong 3 năm tới, Trung Quốc dựkiến giảm tỷ lệ chi phí logisticstrên giá trị hàng hóa thêm 0,5%,xuống mức 4,9%.

Để đạt được điều này, TrungQuốc sẽ thực hiện rất nhiều biệnpháp, bao gồm cắt giảm phí đườngcao tốc cũng như loại bỏ các khoảnphí “lót tay” do các sân bay, bếncảng và đường sắt đề ra.

Mới đây, Hội đồng Nhà nướcTrung Quốc cũng đã công bố kếhoạch cắt giảm chi phí kinh doanh,

Nếu không có những thay đổi tích cực và giải pháp mạnh mẽ hơn nữa,gánh nặng của các chi phí không chính thức bên cạnh các chi phí logisticssẽ ảnh hưởng rất lớn đến giá thành hàng hóa và là rào cản ảnh hưởngtrực tiếp đến chi phí chuỗi giá trị hàng hóa của Việt Nam, cũng như nănglực cạnh tranh của hàng hóa Việt Nam trên thị trường nội địa và quốc tế.

TS. Nguyễn Đình Cung - Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tếTrung ương.n

Page 17: NHÂN NGÀY NHÀ GIÁO VIỆT NAM (20/11) TRÒ CHUYỆN CUỐI …media.baokiemtoannhanuoc.vn/files/library/site-3/20180131... · 2018-01-31 · NH Đầu tư và Phát triển Việt

[email protected]

hoạch định thuế thấp hơn, tài chínhrẻ, sử dụng tài nguyên hợp lýhơn… Đây là những hành động cóảnh hưởng tích cực, giúp giảm chiphí logistics.

Trở lại Việt Nam, động thái tíchcực là ngay từ đầu năm 2017 Thủtướng Chính phủ đã phê duyệt kếhoạch hành động nâng cao nănglực cạnh tranh và phát triển dịch vụlogistics Việt Nam đến năm 2025.Theo đó, mục tiêu đến năm 2025,tỷ trọng đóng góp của ngành dịchvụ logistics vào GDP đạt 8-10%,tốc độ tăng trưởng dịch vụ đạt 15-20%, tỷ lệ thuê ngoài dịch vụ logis-tics đạt 50-60%, chi phí logisticsgiảm xuống tương đương 16-20%GDP và xếp hạng theo chỉ số nănglực quốc gia về logistics trên thếgiới đạt thứ 50 trở lên.

Để đạt mục tiêu trên, báo cáocủa WB cho rằng, nâng cao tính tincậy của chuỗi cung ứng và tăngcường hiệu quả của hoạt động lo-gistics sẽ giúp các nhà sản xuất,nhà cung cấp dịch vụ vận tải và hậucần, các cơ quan quản lý thươngmại giảm đi những thiệt hại cũngnhư giảm chi phí kinh doanh.

Theo giới chuyên gia, để giảmchi phí logistics, Việt Nam cần tiếptục thực hiện cải cách hành chính,giảm thủ tục kiểm tra chuyênngành, giảm thông quan, điềuchỉnh lại thị phần vận tải theohướng giảm vận tải đường bộ, tăngtỷ lệ vận tải bằng đường sắt vàđường thủy; đồng thời tăng cườngkết nối theo hướng liên kết vùngđể sử dụng và khai thác hiệu quảcơ sở hạ tầng logistics, tránh tìnhtrạng đầu tư phân mảnh, khôngphát huy hiệu quả. Chẳng hạn, kếtnối khu vực cảng nước sâu CáiMép - Thị Vải với vùng kinh tế TP.Hồ Chí Minh bằng đường bộ,đường sắt, đường thủy hoặc kết nối

vùng đồng bằng sông Cửu Longbằng đường thủy nội địa.

Chủ tịch VLA Lê Duy Hiệp đềnghị: ở tầm vĩ mô, cơ sở hạ tầngvận tải cần tiếp tục được cải thiệnđể xóa bỏ những nút cổ chai đốivới vận tải đường bộ cũng như đầutư nâng cấp và mở rộng hạ tầng kỹthuật phục vụ đường sắt để có thểtăng tính kết nối giữa đường sắt vớicác phương thức vận tải khác trongchuỗi vận tải đa phương thức. Bêncạnh đó, cơ quan quản lý cần tậptrung giảm những thành phần chiphí có thể tác động được, thuộcquyền ban hành chính sách như giánhiên liệu, phí cầu đường, phíBOT…; minh bạch trong vấn đềthủ tục hải quan và vận tải đườngbộ để chi phí không chính thứckhông còn là gánh nặng cho hoạtđộng logistics.

Đối với các công ty logistics,các chuyên gia khuyến nghị: cầnnâng cao năng lực chuyên môncũng như tăng cường hợp tác giữacác công ty logistics như chia sẻhàng hóa, qua đó cân đối luồnghàng vận chuyển hai chiều nhằmnỗ lực tiết kiệm chi phí logisticscho khách hàng; tận dụng và khaithác vận tải thủy nội địa nhằm giảmách tắc tại các khu vực trọng điểm;xây dựng liên minh chiến lược vớicác công ty logistics nước ngoài, từđó tạo dựng mối quan hệ cùng cólợi để có thể trực tiếp cung cấp cácdịch vụ logistics quốc tế…

Vừa qua, trong phiên thảo luậntại nghị trường Quốc hội, đại biểuNguyễn Quốc Bình đề xuất: Chínhphủ nên thay đổi quan điểm vềquản lý và phát triển logistics, thểhiện trên 2 nội dung chính:

Một là, Chính phủ cần quản lýtập trung về logistics, có thể thôngqua Ủy ban quốc gia về logisticsnhư một số quốc gia khác đã làm.

Việc giao cho một bộ chuyênngành như Bộ Giao thông vận tảitrước đây hay Bộ Công Thươnghiện nay đều gặp những hạn chế vìlogistics là một lĩnh vực liên quantrực tiếp đến nhiều lĩnh vực khác.

Hai là, cần quan niệm logisticslà bài toán vĩ mô, không phảinhiệm vụ riêng của từng địaphương. Thực tế cho thấy, vì thiếubàn tay điều hành trực tiếp ở cấp vĩmô nên các hoạt động logistics trởnên cục bộ, không hiệu quả. Một vídụ cụ thể, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàucó cảng nước sâu Cái Mép chỉ khaithác được 19% công suất vì thiếuchân hàng, trong khi cảng Cát Láicủa TP. Hồ Chí Minh dù khôngphải cảng nước sâu và nằm sâutrong nội địa nhưng lại luôn quá tải.

Thêm vào đó, cần gấp rút xácđịnh vị trí xây dựng cảng trực tuyếnquốc gia, đón tàu đi thẳng đến thịtrường quốc tế, không qua trungchuyển. Trước mắt, khi chưa cócảng này thì thông qua sự điều tiếtcủa Chính phủ, chúng ta sẽ chútrọng khai thác cụm cảng nước sâuđã xây dựng nhưng đang thừa côngsuất vì thiếu chân hàng.

Thực tế cho thấy, trước khi raquyết định đầu tư, các tập đoànkinh tế trên thế giới thường quantâm chỉ số chi phí logistics củanước sở tại. Do vậy, quốc gia nàocó chi phí logistics thấp sẽ trởthành lợi thế trong cạnh tranh thuhút đầu tư cũng như giúp DNgiảm chi phí, tăng hiệu quả sảnxuất kinh doanh. Song song vớiđó, xu thế mở cửa thị trường vàcạnh tranh gay gắt là điểm nổi bậtkhi hội nhập sâu rộng. Bởi thế,giảm chi phí và nâng cao chấtlượng dịch vụ logistics vừa làthách thức nhưng cũng vừa là cơhội để các DN logistics Việt Namnâng cao vị thế khi hội nhập.n

Page 18: NHÂN NGÀY NHÀ GIÁO VIỆT NAM (20/11) TRÒ CHUYỆN CUỐI …media.baokiemtoannhanuoc.vn/files/library/site-3/20180131... · 2018-01-31 · NH Đầu tư và Phát triển Việt

BẤT CẬP, HẠN CHẾ CỦA CÁC DỰ ÁN BT

TỪ GÓC NHÌN KIỂM TOÁN

Số 65 - Tháng 11/2017

LTS. Trong số tháng 9/2017, Đặc san Kiểm toán đã giới thiệu đếnbạn đọc Chuyên đề “Bịt lỗ hổng thất thoát từ hình thức đầu tưBT”. Để giúp bạn đọc có cái nhìn cận cảnh hơn về hình thức đầutư này, Đặc san Kiểm toán xin được tiếp tục với Chuyên đề “Bấtcập, hạn chế của các dự án BT từ góc nhìn kiểm toán”.Chuyên đề bao gồm những tham luận, ý kiến của KTV phát biểutại Hội thảo khoa học “Cơ chế đầu tư BT - Những vấn đề đặt ra vàgiải pháp hoàn thiện” do KTNN tổ chức. Hy vọng Chuyên đề sẽmang đến cho bạn đọc những thông tin khách quan và hữu ích.

Page 19: NHÂN NGÀY NHÀ GIÁO VIỆT NAM (20/11) TRÒ CHUYỆN CUỐI …media.baokiemtoannhanuoc.vn/files/library/site-3/20180131... · 2018-01-31 · NH Đầu tư và Phát triển Việt

[email protected]

Th.S. TRƯƠNG HẢI YẾN

Kiểm toán Nhà nước

Thực tế hiện nay, phương thứcđầu tư BT là một chủ trương

phù hợp với điều kiện, hoàn cảnhcủa nước ta, đóng vai trò quantrọng trong phát triển cơ sở hạ tầng,là công cụ hữu hiệu để huy độngnguồn vốn từ các nhà đầu tư trongvà ngoài nước. Tuy nhiên, kết quảkiểm toán của KTNN đối với 21 dựán đầu tư xây dựng theo hình thứchợp đồng BT đã cho thấy, cơ chế,chính sách cũng như thực tế triểnkhai các dự án này còn nhiều bấtcập và hạn chế.

Bất cập và hạn chế trongchính sách và thực tế triển khaidự án

Đề xuất, phê duyệt dự ánkhông thể hiện được sự cần thiết,cấp bách

Theo quy định của Luật Đầu tưcông và các quy định hiện hành,các dự án đầu tư mới từ nguồnNSNN đều phải là những dự án cầnthiết, thực sự cấp bách. Các dự ánđầu tư theo hình thức BT thực chấtcũng là sử dụng nguồn lực NSNN,thế nhưng hệ thống văn bản phápluật hiện nay (Nghị định số108/2009/NĐ-CP ngày 27/11/2009của Chính phủ và sau đó được thaythế bằng Nghị định số15/2015/NĐ-CP ngày 14/12/2015của Chính phủ; Quyết định số23/2015/QĐ-TTg ngày 26/6/2015của Thủ tướng Chính phủ) đềukhông quy định về sự cần thiết, cấpbách này. Trên thực tế, hầu hết các

dự án đầu tư theo hình thức BTkhông nằm trong kế hoạch đầu tưtrung hạn, không được thông quaHĐND. Do đó, nhu cầu, mục tiêuđầu tư dự án BT không rõ ràng,không thể hiện được sự cần thiết,cấp bách. Ngoài ra, một số địaphương phê duyệt các dự án BTcho các nhà đầu tư đã được giaocác dự án trước đó nhưng chưa nộptiền sử dụng đất vào NSNN.

Việc lựa chọn nhà đầu tư vàgiao đất thanh toán còn nhiều kẽhở gây thất thoát NSNN

Kết quả kiểm toán cũng chothấy, hầu hết các dự án BT đều lựachọn nhà đầu tư theo hình thức chỉđịnh thầu mà không thực hiện đấuthầu. Đây là sự lựa chọn làm giảmsự cạnh tranh và tiềm ẩn rủi ro nếunhà đầu tư được chọn không có đủnăng lực thực hiện dự án.

Theo Quyết định số23/2015/QĐ-TTg và Thông tư số183/2015/TT-BTC ngày17/11/2015..., đất thanh toán chonhà đầu tư được áp dụng hìnhthức giao đất có thu tiền sử dụngđất hoặc cho thuê đất thu tiềnthuê đất một lần đối với cả thờigian thuê. Việc giao đất đã giảiphóng mặt bằng mà không thôngqua hình thức đấu giá như vậy làchưa phù hợp quy định của LuậtĐất đai năm 2013 và là kẽ hở củaviệc "xin - cho", tạo ra thất thoátngân sách. Bên cạnh đó, vấn đềthực hiện bồi thường, giải phóng

mặt bằng để thanh toán cho nhàđầu tư cũng chưa được các vănbản hướng dẫn thực hiện, quản lýdự án BT quy định một cách rõràng, cụ thể.

Quy định về thời điểm giao đấtđể thanh toán dự án BT và thờiđiểm giao dự án BT còn bất cậpdẫn đến việc thanh toán dự án BTbằng quỹ đất không đảm bảonguyên tắc ngang giá. Theo quyđịnh, địa phương giao đất, chothuê đất để thanh toán cho nhà đầutư trước khi phê duyệt quyết toánvốn đầu tư xây dựng công trình,dự án BT hoặc giao đất, cho thuêđất để thanh toán cho nhà đầu tưđồng thời hoặc sau khi phê duyệtquyết toán vốn đầu tư xây dựngcông trình dự án BT; giá đất quyđịnh được xác định tại thời điểmgiao đất; giá trị công trình BTđược xác định (chính thức) tại thờiđiểm quyết toán công trình. Tuynhiên trên thực tế, hầu hết các dựán BT được giao đất trước khihoàn thành công trình BT với đơngiá đất tại thời điểm giao đất thấphơn nhiều so với đơn giá đất tạithời điểm bàn giao công trình.Điều này dẫn đến tình trạng thanhtoán không đảm bảo nguyên tắcngang giá, làm lợi cho nhà đầu tư,gây thiệt hại cho NSNN.

Ngoài ra, việc thanh toán trướccho nhà đầu tư (bao gồm giá trịcông trình BT và thuế giá trị giatăng - GTGT) trong khi nhà đầu tưchưa phải xuất hóa đơn GTGT (do

Page 20: NHÂN NGÀY NHÀ GIÁO VIỆT NAM (20/11) TRÒ CHUYỆN CUỐI …media.baokiemtoannhanuoc.vn/files/library/site-3/20180131... · 2018-01-31 · NH Đầu tư và Phát triển Việt

Số 65 - Tháng 11/2017

công trình chưa hoàn thành) thựcchất là thanh toán trước tiền thuếGTGT cho nhà đầu tư tại thời điểmchưa phát sinh. Đây là một điểm bấthợp lý, gây ra việc chiếm dụng vốntừ NSNN, tạo điều kiện cho DN viphạm, gian lận thuế, không kê khaithuế GTGT do tiền thuế GTGTđược đối trừ trực tiếp vào giá trị đất.

Nhiều quy định về phương ántài chính cho dự án thiếu hợp lý

Thực tế, quy định hiện hành vềvốn tham gia thực hiện dự án BTđã cho thấy hình thức đầu tư nàykhông thực sự giảm gánh nặng choNSNN. Với quy định vốn chủ sởhữu của nhà đầu tư không đượcthấp hơn 10% hoặc 15% trên tổngvốn đầu tư, có thể hiểu phần vốncòn lại sẽ là vốn của Nhà nướchoặc vốn vay do nhà đầu tư huyđộng. Thêm vào đó, phần vốn vaycủa nhà đầu tư lại được tính lãi theoQuyết định số 23/2015/QĐ-TTgngày 26/6/2015 và Thông tư số183/2015/TT-BTC ngày17/11/2015, với lãi suất tối đa huy

động bằng 1,3 lần lãi suất TPCP.Bởi vậy, thực chất gần như toàn bộdự án (khoảng 85%) là vốn củaNhà nước hoặc là vốn do Nhà nướcđi vay với mức lãi suất cao hơn lãisuất Nhà nước huy động để đầu tưthực hiện dự án.

Đến thời điểm này, Nhà nướcvẫn chưa có quy định về thời điểmphải góp đủ số vốn chủ sở hữu, dođó, nhà đầu tư không bị bắt buộcgóp đủ vốn chủ sở hữu theo tỷ lệtối thiểu tại mọi thời điểm, nhằmđảm bảo hạn chế tối đa việc sửdụng vốn vay, tiết kiệm chi phí lãivay trong thời gian xây dựng. Theokết quả kiểm toán, trước khi Nghịđịnh số 15/2015/NĐ-CP ngày14/12/2015 ban hành và ngay cảsau khi đã có Nghị định này, tìnhtrạng nhà đầu tư góp vốn chủ sởhữu không đạt theo cam kết tronghợp đồng, hoặc ký hợp đồng nhưngkhông quy định phần vốn chủ sởhữu còn diễn ra ở một số địaphương, dẫn đến một thực tế là dựán chủ yếu được thực hiện bằngvốn vay ngân hàng, vừa làm tăng

giá trị dự án BT vừa tiềm ẩn nhiềurủi ro trong quá trình thực hiện dựán. Cùng với đó, một số địaphương cũng không quy định rõràng về thời điểm thực hiện nghĩavụ với NSNN nên đã làm tăng chiphí lãi vay trong phương án tàichính, xác định không đúng chi phílãi vay hàng trăm tỷ đồng...

Về tỷ suất lợi nhuận của nhàđầu tư, hiện Nhà nước cũng chưacó văn bản quy định cụ thể. Việcxác định yếu tố này chủ yếu đượcthông qua thương thảo hợp đồngnên giữa các hợp đồng vẫn có tìnhtrạng chênh lệch lớn (cao nhất là12%, thấp nhất là 9% so với phầnvốn chủ sở hữu). Lợi nhuận nhàđầu tư trong trường hợp chỉ địnhthầu được xác định trên cơ sở thamkhảo mức lợi nhuận bình quân củacác DN hoạt động kinh doanhtrong lĩnh vực tương ứng, lợinhuận của các dự án tương tự sovới mặt bằng thị trường khu vựcdự án và lợi nhuận của các ngành,lĩnh vực khác. Tuy nhiên, việc thựchiện là rất khó do phạm vi tham

Page 21: NHÂN NGÀY NHÀ GIÁO VIỆT NAM (20/11) TRÒ CHUYỆN CUỐI …media.baokiemtoannhanuoc.vn/files/library/site-3/20180131... · 2018-01-31 · NH Đầu tư và Phát triển Việt

[email protected]

khảo rộng, cách vận dụng cácthông tin sau tham khảo chưa đượcquy định cụ thể, phù hợp theo từngdự án. Căn cứ để xác định lợinhuận nhà đầu tư còn mang tínhchất định tính, gây khó khăn chocác cơ quan có thẩm quyền trongviệc đàm phán với nhà đầu tư.Ngoài ra, các văn bản hiện naycũng chưa quy định cụ thể về chiphí biến động tỷ giá trong thời gianxây dựng thuộc trách nhiệm củanhà nước hay nhà đầu tư.

Nhiều dự án BT có tổng mứcđầu tư được lập và phê duyệt chưađảm bảo theo quy định nên làmtăng vốn cho dự án. Một số chi phítrong tổng mức đầu tư được lập caoso với thực tế và quy định, chưachú trọng cắt giảm chi phí nhữnghạng mục không cần thiết, làm tăngtổng mức đầu tư không hợp lýnhằm chiếm dụng tiền của NSNN.

Việc quản lý, thực hiện dự ánkhông bảo đảm tính khách quan

Đối với dự án BT, việc quảnlý, thực hiện dự án được giao chonhà đầu tư từ khâu thẩm định,phê duyệt dự án, thiết kế dự toán.Theo đó, nhà đầu tư tự lựa chọncác đơn vị tư vấn thiết kế, thicông, giám sát (tức là các đơn vịthầu phụ của nhà đầu tư) nênkhông đảm bảo tính khách quan.Công tác quản lý, giám sát củacác cơ quan quản lý nhà nước lạichưa được thực hiện thườngxuyên, đầy đủ theo chức năng,nhiệm vụ được giao, chính vìvậy, sai sót đã xảy ra ở tất cả cáckhâu, gây thất thoát trong quátrình thi công thực hiện dự án.Qua kiểm toán 21 dự án, KTNNđã kiến nghị xử lý tài chính trên3.815 tỷ đồng, tương đương12,54% giá trị được kiểm toán(3.815 tỷ đồng/30.425 tỷ đồng).

Kết quả kiểm toán cũng chỉ rõ,nhiều hợp đồng BT được ký kếtkhông chặt chẽ, thiếu ràng buộcchế tài khi nhà đầu tư vi phạm vềtiến độ, thời gian thực hiện dự án,chất lượng công trình… Vì thế, vớitrường hợp dự án BT đã đượcthanh toán bằng dự án giao đấtkhác trước khi hoàn thành, nhà đầutư sẽ không bị áp lực phải thực hiệndự án đúng theo tiến độ cam kết.Nhà đầu tư sẽ lợi dụng việc kéo dàitiến độ này để chậm hoàn thànhphê duyệt quyết toán dự án cũngnhư chậm nộp bổ sung nghĩa vụ tàichính vào NSNN.

Cần sửa đổi, bổ sung cơ chếchính sách đối với dự án BT

Để hoàn thiện cơ chế đầu tưtheo hình thức BT, Nhà nước cầnnghiên cứu sửa đổi, bổ sung cơ chếchính sách theo hướng:

Thứ nhất, ngoài việc đảm bảonhững điều kiện khác theo quyđịnh hiện hành, các dự án đề xuấttheo hình thức BT phải nằm trongkế hoạch đầu tư công và đượcHĐND thông qua.

Thứ hai, chỉ tổ chức đấu thầu lựachọn nhà đầu tư sau khi cơ quannhà nước có thẩm quyền phê duyệtdự án đầu tư, thực hiện lựa chọnnhà đầu tư theo đúng quy định củapháp luật, tiến hành đấu thầu để lựachọn nhà đầu tư nhằm tăng tínhcạnh tranh, chọn đúng nhà đầu tư cóđủ năng lực thực hiện dự án, trongđó các yếu tố như lợi nhuận nhà đầutư, lãi suất vay vốn, tỷ lệ vốn chủ sởhữu, chi phí xây lắp công trình dựán… đều phải được đấu thầu côngkhai, minh bạch. Bãi bỏ quy địnhcho phép nhà đầu tư đề xuất và lậpdự án đầu tư; quy định cụ thể việclập dự án đầu tư phải do cơ quannhà nước lập, thẩm định, phê duyệtvà giám sát thi công như dự án sử

dụng NSNN để tăng tính minh bạchcủa dự án.

Thứ ba, nghiên cứu sửa đổi Nghịđịnh 15/2015/NĐ-CP ngày14/02/2015 và các văn bản khác liênquan theo một trong 2 hướng sau:

Một, thay đổi hình thức thanhtoán dự án BT bằng quỹ đất đểchuyển sang thanh toán bằng tiềntheo hình thức trả chậm, trong đóquy định cụ thể các cơ chế, yếu tốtrong phương án tài chính đảm bảoquyền lợi cho nhà đầu tư và khuyếnkhích nhà đầu tư tham gia thựchiện dự án.

Hai, quy định nhà đầu tư phảithực hiện, hoàn thành dự án BTtrước khi được giao đất hoặc giaođất trước khi hoàn thành dự án BTthì tạm tính giá đất tại thời điểmgiao đất để nhà đầu tư tạm nộpNSNN tiền sử dụng đất (nếu có),trong đó chưa tính trừ tiền thuếGTGT công trình BT vào tiền sửdụng đất phải nộp; xác định nghĩavụ tài chính chính thức theo giá đấtvà giá trị dự án BT tại thời điểmbàn giao công trình BT.

Thứ tư, quy định chặt chẽ mộtsố yếu tố trong phương án tàichính, trong đó:

Quy định tỷ lệ vốn chủ sở hữucủa nhà đầu tư, chi phí lãi vay nhằmđảm bảo quyền lợi cho Nhà nướccũng như nhà đầu tư; ban hànhhướng dẫn cụ thể về thời điểm nhàđầu tư phải góp đủ số vốn tối thiểutheo cam kết của hợp đồng.

Cần có văn bản hướng dẫn cụthể về xác định tỷ suất lợi nhuậncủa nhà đầu tư, phù hợp với từngkhu vực, đặc điểm dự án.

Quy định cụ thể về chi phíbiến động tỷ giá trong thời gianxây dựng trên cơ sở ràng buộctrách nhiệm của Nhà nước, nhàđầu tư liên quan đến tiến độ thựchiện dự án.n

Page 22: NHÂN NGÀY NHÀ GIÁO VIỆT NAM (20/11) TRÒ CHUYỆN CUỐI …media.baokiemtoannhanuoc.vn/files/library/site-3/20180131... · 2018-01-31 · NH Đầu tư và Phát triển Việt

Số 65 - Tháng 11/2017

Một trong những hình thứchợp đồng khá phổ biến của

hình thức đối tác công tư (PPP) đãđược thực hiện ở Việt Nam là hợpđồng xây dựng - chuyển giao (sauđây gọi tắt là hợp đồng BT). Cácdự án BT triển khai đã góp phầnhuy động nguồn lực khoa học kỹthuật, công nghệ hiện đại, nguồnlực xã hội. Một số dự án có tínhchất cấp bách, cơ sở hạ tầng phụcvụ an sinh xã hội nhanh chóngđược thực hiện thông qua hình thứcBT như: Dự án Trạm xử lý nướcthải Hồ Tây; Dự án chống ngập TP.Hồ Chí Minh; Đề án Xây dựng cấpbách hệ thống chống lũ lụt sôngCầu… Nếu không thực hiện dự ánbằng hình thức BT, các dự án cóquy mô lớn khó có thể thực hiệnđược từ nguồn lực NSNN.

Tuy nhiên, thực tế thời gian quacũng cho thấy, nhiều dự án theohình thức này đã không phát huyhiệu quả, tạo cơ hội cho lợi íchnhóm, tham nhũng và tiêu cực, gâybức xúc trong dư luận. Một số dựán sau khi hoàn thành đã trở thànhví dụ điển hình cho sự lãng phínguồn lực của Nhà nước như Dựán Bảo tàng Hà Nội, Dự án BT xửlý nước thải Yên Sở.

Câu hỏi đặt ra là Nhà nước cóthực sự cần thiết phải áp dụng hìnhthức hợp đồng BT hay không? Tạisao lại lựa chọn hợp đồng BT thay

cho hình thức quản lý dự án nhưtruyền thống? Nhiều nhà quản lývà nhà nghiên cứu cũng đề cập: tạisao các hình thức như PPP và BTđã làm thay đổi cơ sở hạ tầng vàkêu gọi được nhiều nguồn lực chođầu tư phát triển tại nhiều quốc gianhư Malaysia, Thái Lan… nhưngkhi được triển khai tại Việt Nam lạitrở thành mảnh đất cho thamnhũng, tiêu cực và nhà đầu tư khaithác tìm kiếm lợi nhuận?

Có thể lý giải rằng, bởi vìchúng ta đã áp dụng một hìnhthức quản lý tiên tiến trong khuônkhổ các hành lang pháp lý chưađủ mạnh, còn nhiều chồng chéovà kẽ hở để các nhà đầu tư thaotúng. Hơn nữa, khi giao toànquyền thực hiện cho lĩnh vực tư,các cơ quan quản lý nhà nước đãthiếu kiểm soát. Trách nhiệm củacác cơ quan quản lý khi phê duyệtvà thẩm định không rõ ràng, cácdự án được thực hiện không thôngqua đấu thầu đã làm giảm tínhcạnh tranh, thiếu minh bạch,quyền sử dụng đất không đượcxác định chính xác và đầy đủ…Thực tế cho thấy, việc thanh toánbằng đất cũng thường chỉ chiếmmột phần không quá 50% vốn nhàđầu tư bỏ ra để thực hiện dự án,phần còn lại chủ yếu vẫn từNSNN hoặc trái phiếu chính phủ.Chúng ta có thể lựa chọn đấu giá

đất và thực hiện dự án như thôngthường để mang lại tính kinh tế vàhiệu quả cao hơn.

Nhiều kẽ hở và sai sót gâythất thoát ngân sách nhà nước

Để nâng cao trách nhiệm củacác cơ quan quản lý nhà nước vàtrả lời công luận về tính minh bạchtrong đầu tư các dự án BT, KTNNđã từng bước tham gia kiểm toáncác dự án này. Kết quả kiểm toánđã chỉ ra một số khuyết điểm, hạnchế như sau:

Một là, nhiều cơ quan nhà nướccó trách nhiệm đã không thực hiệntốt công tác lập và công bố danhmục đầu tư. Việc lựa chọn và côngbố danh mục đầu tư chưa được lấyý kiến nhân dân, chưa được hộiđồng nhân dân phê chuẩn dẫn đếnnhiều công trình sau khi đầu tưkhông thực sự hiệu quả, chủtrương đầu tư không đúng, lựachọn vị trí đầu tư không phù hợp.Bên cạnh đó, việc cho phép traođổi đất đai song song trong quátrình triển khai đầu tư dự án đã đưađến tình trạng nhiều nhà đầu tưchậm bỏ chi phí để đầu tư dự ánnhưng lại nhanh chóng triển khaiviệc sử dụng hoặc phân lô bán nềntrên số đất được giao để kiếm lời.Đây chính là kẽ hở rất lớn dẫn đếnthất thoát tài sản đất đai và nguồnlực của Nhà nước.

PGS.TS. LÊ HUY TRỌNGKiểm toán Nhà nước

Page 23: NHÂN NGÀY NHÀ GIÁO VIỆT NAM (20/11) TRÒ CHUYỆN CUỐI …media.baokiemtoannhanuoc.vn/files/library/site-3/20180131... · 2018-01-31 · NH Đầu tư và Phát triển Việt

[email protected]

Hai là, việc lập và phê duyệttổng mức đầu tư không chính xác,nhiều sai sót trong tính toán vàđiều chỉnh tăng tổng mức đầu tư,một số dự án có tình trạng tính saikhối lượng, tính tăng các khoảnmục chi phí, áp dụng sai địnhmức và đơn giá hoặc cố tình sửdụng vật liệu đặc thù; phê duyệtbiện pháp thi công không cầnthiết và gây lãng phí với mục tiêulàm tăng chi phí dự án nhằm nânggiá thành công trình. Tại Dự ánđầu tư xây dựng Bảo tàng HàNội, chất lượng dự toán chưa caonhư thiết kế, chưa phù hợp vớithiết kế cơ sở, khung tiêu chuẩncủa dự án, vận dụng không đúngđịnh mức, đơn giá, xác định saikhối lượng dự toán, tính toán quánhiều chi phí lãi vay trong quátrình đầu tư, cho phép dự án vừathi công vừa phê duyệt thiết kếkhông đúng quy định.

Ba là, quy định lựa chọn nhàđầu tư có thể được thực hiện theohình thức đấu thầu rộng rãi hoặcchỉ định thầu thực sự là kẽ hở dẫn

đến việc các cơ quan nhà nước chỉáp dụng hình thức chỉ định thầuđối với dự án BT. Giải thích củacác Bộ, ngành, hoặc UBND tại địaphương đều là do chỉ có một nhàđầu tư vượt qua vòng sơ tuyển nênáp dụng hình thức chỉ định thầu.Trong khi đó, nguyên nhân thực sựlà các chủ đầu tư không thực hiệnđúng quy trình lựa chọn nhà đầutư, ban hành nhiều quy định ngặtnghèo nhằm loại bỏ các nhà đầu tưtiềm năng ngay từ vòng sơ tuyển.

Bốn là, công tác quản lý chi phíđầu tư thực hiện các dự án cònnhiều sai sót như tính toán sai khốilượng nghiệm thu thanh toán, ápdụng sai đơn giá, tính toán bù giásai… Tại Dự án đầu tư xây dựngBảo tàng Hà Nội, KTNN đã pháthiện và kiến nghị giảm trừ hơn 18tỷ đồng trên tổng số chi phí đầu tưđược kiểm toán gần 1.665 tỷ đồng(trong đó, sai khối lượng hơn 3,4tỷ đồng; sai đơn giá hơn 3,1 tỷđồng; sai định mức hơn 2 tỷ đồng;chi phí chưa đủ điều kiện quyếttoán hơn 9,1 tỷ đồng).

Năm là, chất lượng công trìnhchưa cao, sử dụng vật liệu khôngphù hợp với điều kiện và khí hậuViệt Nam. Công trình hoàn thànhcó chi phí duy trì cao, một số dự ánkhông hoàn thành tiến độ đề ra,chậm đưa vào sử dụng gây lãngphí vốn đầu tư. Công tác thanhtoán bằng quyền sử dụng đất cònchưa rõ ràng, thanh toán cả chi phílãi vay cho nhà đầu tư, thời gianthanh toán kéo dài, nhiều nhà đầutư chậm lập báo cáo quyết toán,chất lượng thẩm định và phê duyệtbáo cáo quyết toán chưa cao… TạiDự án xử lý nước thải Yên Sở, quakiểm toán, KTNN đã kiến nghịđiều chỉnh giảm giá trị báo cáoquyết toán hoàn thành với số tiềntương đương 61,9 triệu USD.

Thời điểm thanh toán bằng đấtcũng là một yếu tố quan trọng ảnhhưởng đến giá trị tài sản trao đổi;xác định giá đất không có yếu tốthị trường. Đặc biệt, việc một sốnhà đầu tư biết trước quy hoạchhoặc điều chỉnh quy hoạch sau khiđược giao đất cũng là một căn

Page 24: NHÂN NGÀY NHÀ GIÁO VIỆT NAM (20/11) TRÒ CHUYỆN CUỐI …media.baokiemtoannhanuoc.vn/files/library/site-3/20180131... · 2018-01-31 · NH Đầu tư và Phát triển Việt

Số 65 - Tháng 11/2017

nguyên làm thất thoát nguồn lựccủa Nhà nước.

Giải pháp quản lý và thựchiện hiệu quả các dự án BT

Từ những phát hiện kiểm toán,KTNN đã chỉ ra một số giải phápnhằm nâng cao công tác quản lý vàthực hiện dự án BT.

Thứ nhất, các cơ quan quản lýnhà nước cần hoàn thiện cơ chếchính sách trong công tác quản lý dựán BT, tránh các mâu thuẫn và bấtcập trong quản lý. Cụ thể, hiệnchính sách đang có sự chồng chéotrong các văn bản về triển khai vàthực hiện hình thức đổi đất lấy hạtầng theo quy định cũ và hình thứcBT theo quy định mới so với cácquy định của Luật Đất đai, LuậtQuản lý và sử dụng tài sản công; cácquy định về thời gian thanh toángiữa các văn bản, việc công bố quyhoạch và phương thức xác định giáđất nhằm lấp đầy các kẽ hở trong cơchế chính sách. Cần lấy ý kiến nhândân, trình hội đồng nhân dân phêduyệt chủ trương đầu tư nhằm nângcao tính khả thi của dự án.

Thứ hai, kiến nghị chấn chỉnhcông tác lập, thẩm định phê duyệttổng mức đầu tư, dự toán các hạngmục thuộc dự án, hạn chế việc sửdụng định mức đơn giá không phùhợp; tránh việc sử dụng vật liệu đặcthù, hạn chế việc phê duyệt cácbiện pháp thi công gây lãng phí;loại bỏ ý tưởng nâng cao chi phícông trình bằng các quy định cụ thểnhằm nâng cao trách nhiệm đối vớicác cơ quan, thẩm định phê duyệtdự án đầu tư, tăng cường công tácđào tạo, tập huấn cho các cá nhân,tổ chức thực hiện công tác thẩm tra,thẩm định, phê duyệt dự án.

Thứ ba, đề nghị ban hành kịpthời các quy định lựa chọn nhà đầutư theo hướng đơn giản hóa thủ tục

trong khi tiến hành các bước củaquy trình lựa chọn nhà đầu tư bằnghình thức đấu thầu. Quy trình vàthủ tục cần được đơn giản hóa theohướng rút ngắn thời gian nhưngvẫn đảm bảo chất lượng công táclựa chọn nhà đầu tư. Cần sớm banhành mẫu hồ sơ mời sơ tuyển, mờithầu lựa chọn nhà đầu tư, hợp đồngnhằm thống nhất quá trình lựa chọnnhà thầu theo quy định.

Thứ tư, tăng cường quản lý chiphí đầu tư thực hiện, đặc biệt côngtác nghiệm thu, thanh toán phảiđảm bảo đúng khối lượng thựchiện, phù hợp với định mức, đơngiá theo quy định của Nhà nước;chú trọng công tác kiểm tra từ hệthống kiểm soát nội bộ của nhà đầutư, chủ đầu tư, các cơ quan chịutrách nhiệm kiểm soát chi theo quyđịnh; tăng cường giám sát tráchnhiệm của các cơ quan nhà nướctrong quá trình nghiệm thu, thanhtoán chi phí đầu tư xây dựng.

Thứ năm, nâng cao công tácgiám sát chất lượng công trình,tránh sử dụng các vật liệu đặc thùkhông phù hợp với điều kiện khíhậu Việt Nam; giao cho các cơquan có trách nhiệm giám sát tiếnđộ đầu tư dự án của nhà đầu tư; banhành các hướng dẫn công tác quyếttoán dự án BT hoàn thành, nộidung công tác thẩm tra phê duyệtvà quyết toán dự án BT để có cơ sởxác định đầy đủ chi phí đầu tư mànhà đầu tư đã thực hiện.

KTNN sẽ tăng cường kiểm toán đối với hình thức đầu tư PPP

Bên cạnh những kết quả kiểmtoán đạt được, KTNN cũng nhậnthấy một số bất cập đối với côngtác kiểm toán. Cụ thể, nhiều dự ánBT được kiểm toán hiện nay chỉmới dừng lại ở kiểm toán chi phí

đầu tư thực hiện, chưa kiểm toáncông tác thanh toán, giá trị thanhtoán thông thường bằng giá trịquyền sử dụng đất. Đây thực sự làhạn chế lớn nhất của nhiều báo cáokiểm toán hiện nay. Nguyên nhânlà, để đối phó với cơ quan thanhtra, kiểm tra, nhiều cơ quan nhànước đã ghi rõ giá trị quyền sửdụng đất là giá trị tạm tính, tạm traođổi cho nhà đầu tư.

Đối với KTNN, việc xây dựngquy trình kiểm toán dự án PPP nóichung và hợp đồng BT nói riêng sẽlàm thay đổi nhận thức và cách tiếpcận so với kiểm toán các dự án đơnthuần. Cần đề xuất kiểm toán cácdự án BT ngay từ khâu lập chủtrương đầu tư cho đến công bốdanh mục dự án, lựa chọn nhà đầutư, ký kết hợp đồng, thực hiện hợpđồng và hoàn thành quyết toán. Kếtthúc toàn bộ phương án thanh toántừ NSNN hay trái phiếu chính phủcũng như thông qua trao đổi quyềnsử dụng đất… Bên cạnh đó, KTNNcũng cần sử dụng kiểm toán hoạtđộng để đánh giá theo những tiêuchí mở, nhằm so sánh giữa cácphương án lựa chọn hình thức đấugiá đất, tạo nguồn vốn để thực hiệndự án như đầu tư thông thường haylựa chọn hình thức BT.

Trong kế hoạch kiểm toán năm2018 và các năm tiếp theo, KTNNsẽ tăng thêm nhiều cuộc kiểm toánđối với hình thức PPP nói chung vàdự án BT nói riêng nhằm mục tiêuchống thất thoát, lãng phí; nâng caotrách nhiệm giải trình của nhữngngười có trách nhiệm, tạo sự antâm và tin tưởng của xã hội, củacông chúng đối với các hoạt độngđầu tư có yếu tố tư nhân; góp phầnthúc đẩy công tác quản lý, quản trịcông, hướng tới mục tiêu minhbạch, tiết kiệm, hiệu quả, hiệu lực,an toàn và bền vững.n

Page 25: NHÂN NGÀY NHÀ GIÁO VIỆT NAM (20/11) TRÒ CHUYỆN CUỐI …media.baokiemtoannhanuoc.vn/files/library/site-3/20180131... · 2018-01-31 · NH Đầu tư và Phát triển Việt

[email protected]

Trong các năm từ 2013 - 2017,KTNN chuyên ngành IV đã

thực hiện kiểm toán 04 dự án đầutư theo hình thức xây dựng -chuyển giao (BT) trong lĩnh vựcgiao thông. Đó là: Dự án đầu tưxây dựng tuyến đường bộ mới PhủLý - Mỹ Lộc; Dự án khôi phục, cảitạo Quốc lộ 20 đoạn Km0+00 đếnKm123+105,17 trên địa phận haitỉnh Đồng Nai và tỉnh Lâm Đồng;Dự án đầu tư xây dựng hầm đườngbộ qua đèo Cả - Quốc lộ 1, tỉnhPhú Yên và tỉnh Khánh Hòa theohình thức hợp đồng BOT và BT(phần đầu tư theo hình thức hợpđồng BT); Dự án Đầu tư xây dựngcông trình tuyến đường bộ nối haitỉnh Thái Bình, Hà Nam với đườngcao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình. Cácdự án này đều được thực hiện theohình thức Nhà nước trả bằng tráiphiếu chính phủ hoặc trả, thanhtoán bằng tiền sau khi nhà đầu tưhuy động, ứng trước từ nguồn vayngân hàng thương mại trong vàngoài nước.

Nhiều sai sót hạn chế trongquá trình thực hiện dự án

Kết quả kiểm toán cho thấy, cácdự án đầu tư đều phù hợp với Chiếnlược phát triển giao thông vận tảiViệt Nam đến năm 2020 đã đượcThủ tướng Chính phủ phê duyệt.Phần lớn các dự án được hoàn thành

đúng và vượt tiến độ theo kế hoạch.Tuy nhiên, việc tính toán, xác địnhtổng mức đầu tư của các dự án cònchưa chính xác ở một số nội dung,làm tăng tổng mức đầu tư bất hợplý; thiết kế dự án một số nội dungchưa phù hợp với tiêu chuẩn, giảipháp thiết kế không phù hợp thực tế,tính sai khối lượng,...; công tác lập,thẩm định và phê duyệt dự toán còntình trạng dự toán áp dụng khôngđúng định mức, đơn giá, xác địnhkhối lượng dự toán chưa chính xác...Qua kiểm toán, giá trị sai sót của cácdự án trên lên tới hơn 118 tỷ đồng.

Trong công tác quản lý chi phíđầu tư, các dự án đều có sai sót vềkhối lượng, định mức, đơn giá…KTNN đã kiến nghị xử lý tài chínhhơn 156 tỷ đồng, trong đó thu hồinộp NSNN 964 triệu đồng, giảm

quyết toán hơn 98 tỷ đồng, xử lýkhác hơn 56,5 tỷ đồng.

Trong phương án tài chính, việcxác định tỷ suất lợi nhuận của nhàđầu tư theo hướng dẫn của Thôngtư số 166/2011/TT-BTC ngày17/11/2011, Thông tư số55/2016/TT-BTC ngày 23/3/2016của Bộ Tài chính là khó thực hiệndo phạm vi tham khảo rộng. Căncứ để xác định lợi nhuận của nhàđầu tư còn mang tính chất địnhtính, chưa rõ ràng, chưa quy địnhcụ thể. Việc xác định tỷ lệ vốn chủsở hữu tính trên tổng mức đầu tưkhông bao gồm lãi vay dẫn đến vốnchủ sở hữu thiếu so với quy định tạiNghị định 108/2009/NĐ-CP. Ngoàira, vấn đề xác định chi phí lãi vaytrong phương án tài chính đã tínhcả trên phần lợi nhuận của nhà đầu

NGUYỄN TRỌNG TUẤNKiểm toán Nhà nước

Page 26: NHÂN NGÀY NHÀ GIÁO VIỆT NAM (20/11) TRÒ CHUYỆN CUỐI …media.baokiemtoannhanuoc.vn/files/library/site-3/20180131... · 2018-01-31 · NH Đầu tư và Phát triển Việt

Số 65 - Tháng 11/2017

tư trong thời gian xây dựng là chưaphù hợp với quy định.

Trong công tác ký kết hợpđồng BT, nội dung của các hợpđồng chưa quy định ưu tiên thanhtoán cho các khoản lãi vay và vốnvay để hạn chế phát sinh số tiềnlãi vay phải trả khi nhà đầu tưnhận được tiền hoàn trả cho dự ánBT từ cơ quan nhà nước có thẩmquyền. Nhà đầu tư và cơ quannhà nước có thẩm quyền cũng đãthỏa thuận điều khoản điều chỉnhtổng mức đầu tư trong hợp đồngBT không phù hợp với các quyđịnh của Nhà nước; tỷ lệ huyđộng vốn chủ sở hữu tại thờiđiểm ký hợp đồng BT thấp hơnso với tỷ lệ quy định.

Trong quá trình thanh toán vốnđầu tư, việc thanh toán cho các dựán BT bằng tiền là không phù hợp,bởi nếu đã có tiền thanh toán vốnđầu tư thì Nhà nước có thể trực tiếpthực hiện thay vì phải dùng hìnhthức BT để làm phát sinh thêm chiphí lãi vay và lợi nhuận cho nhàđầu tư. Tiến độ thanh toán phí bảolãnh Chính phủ được thanh toán

trước thời điểm thanh toán lãi vaycũng chưa phù hợp với quy định tạiNghị định số 15/2011/NĐ-CP. Quátrình bố trí kế hoạch vốn và giảingân vốn trái phiếu chính phủ chodự án còn chậm do vướng mắc vềthủ tục chuyển đổi hình thức đầu tưcủa dự án. Các dự án cũng khôngkịp thời trả nợ gốc tiền vay khinhận được kinh phí thanh toán củacơ quan nhà nước có thẩm quyềnbố trí từ nguồn vốn NSNN; chưasử dụng hiệu quả nguồn vốn vaylàm phát sinh chi phí lãi vay.

Trên thực tế, việc thực hiệncông tác bồi thường giải phóng mặtbằng cho các dự án thường đượcgiao cho các địa phương thực hiện,tuy nhiên trong các hợp đồng BTlại chưa có thành phần cũng nhưquy định trách nhiệm của các địaphương có dự án đi qua. Đây làmột trong những khó khăn vànguyên nhân làm chậm tiến độ thựchiện công tác giải phóng mặt bằngvà tiến độ thực hiện các dự án.

Công tác kiểm tra, xác nhận tiếnđộ huy động vốn cũng chưa đượcthực hiện theo quy định, chưa đối

chiếu kiểm tra giá trị lãi vay từnglần để làm cơ sở thanh toán.

Những bất cập từ cơ chếchính sách

Thứ nhất, không có tính cạnhtranh trong đấu thầu. Dựa trênchính sách hiện hành, các dự ánđầu tư theo hình thức BT đã đượckiểm toán trên đều tiến hành lựachọn nhà đầu tư theo hình thức chỉđịnh thầu, dẫn đến các thông số đầuvào của phương án tài chính nhưlợi nhuận, lãi vay, tỷ lệ góp vốn chủsở hữu... chỉ được xác định quabước thương thảo hợp đồng màkhông có sự cạnh tranh giữa cácnhà đầu tư. Cơ chế lựa chọn nhàthầu cũng được giao toàn quyềncho các nhà đầu tư và nhà đầu tư lạitiếp tục chỉ định các nhà thầu thamgia thực hiện dự án.

Thứ hai, gia tăng nợ công. ViệcChính phủ bảo lãnh vay đối với cáckhoản vay từ các ngân hàng thươngmại nước ngoài có thể làm gia tăngnợ công, nợ quốc gia do phát sinhthêm chi phí bảo lãnh vay vốn, phíthu xếp khoản vay nước ngoài vàphí bảo hiểm khoản vay...

Thứ ba, nguồn vốn chủ sở hữukhông được quy định bằng tiền nêngây khó khăn trong việc thực hiện dựán. Theo quy định tại Điều 10 củaNghị định 15/2015/NĐ-CP ngày14/02/2015 và Điều 15 của Thông tư55/2016/TT-BTC ngày 23/3/2016,vốn chủ sở hữu mới chỉ xác định tỷlệ góp vốn chủ sở hữu, cách xác địnhvốn chủ sở hữu có khả năng thamgia vào thực hiện dự án. Như vậy,các quy định này chỉ dùng để đánhgiá năng lực của nhà đầu tư có đủđiều kiện để tham gia thực hiện dựán mà chưa có quy định cụ thểxuyên suốt trong quá trình thực hiện

(Xem tiếp trang 29)

Page 27: NHÂN NGÀY NHÀ GIÁO VIỆT NAM (20/11) TRÒ CHUYỆN CUỐI …media.baokiemtoannhanuoc.vn/files/library/site-3/20180131... · 2018-01-31 · NH Đầu tư và Phát triển Việt

[email protected]

Thời gian gần đây, đầu tư theohình thức hợp đồng Xây dựng

- Chuyển giao (gọi tắt là hợp đồngBT) đã góp phần đa dạng hóa hìnhthức đầu tư công, thu hút đượcnguồn vốn đầu tư phát triển. Tuynhiên, quá trình thực hiện hìnhthức này đã có những biến tướng,tạo dư luận không mấy tốt đẹp sovới bản chất của nó. Một trongnhững yếu tố gây nên tình trạngtiêu cực đó chính là công tác đầuthầu lựa chọn nhà đầu tư và nhàđầu tư lựa chọn nhà thầu.

Hầu hết dự án đều được chỉđịnh thầu

Theo Điều 29 Nghị định15/2015/NĐ-CP và Điều 9 Nghịđịnh số 30/2015/NĐ-CP, việc lựachọn nhà đầu tư đối với các dự ánBT được thực hiện theo hình thứcđấu thầu rộng rãi hoặc chỉ địnhthầu. Thế nhưng, theo kết luận mớiđây của Thanh tra Chính phủ,trong 15 dự án đầu tư theo hìnhthức hợp đồng BT thuộc lĩnh vựcgiao thông, môi trường trên địa bànHà Nội, chỉ có 1 dự án thực hiệnlựa chọn nhà đầu tư thông qua hìnhthức đấu thầu (có sơ tuyển). Với 14dự án còn lại, các nhà đầu tư đềuđược lựa chọn thông qua hình thứcchỉ định thầu.

Một nguyên nhân được coi làkhởi nguồn cho những bất cậptrên chính là việc lựa chọn nhàđầu tư không cạnh tranh, hầu hếtdự án được chỉ định thầu với lý

do chung là tính cấp bách, cấpthiết. Trên thực tế, cơ quan nhànước có thẩm quyền (CQN-NCTQ) đã không thực hiện đúngquy trình, quy định và không cótài liệu chứng minh, làm rõ thựctrạng, mức độ chính xác của sựcấp bách, cấp thiết khi chỉ địnhnhà đầu tư thực hiện các dự ánnày. Do vậy, việc rút ngắn thờigian trong lựa chọn nhà đầu tưphụ thuộc vào tính chất, quy môđặc điểm của từng loại dự án,cũng như khả năng thực hiện củaCQNNCTQ và bên mời thầu.Khung thời gian theo quy định tạiNghị định 30/2015/NĐ-CP gồmcác khoảng thời gian tối thiểudành cho phần chuẩn bị hồ sơ củanhà đầu tư và các khoảng thờigian tối đa cho phép dành chophần công việc của cơ quan nhànước là phù hợp.

Và hệ quả nữa, một số nhà đầutư tại thời điểm được thẩm định,đánh giá và lựa chọn để thực hiệndự án có năng lực tài chính hạnchế, yếu kém, không đảm bảo theotiến độ giải ngân cam kết. Đa sốcác dự án đều chậm tiến độ, kéodài thời gian thực hiện, phải giahạn hợp đồng, làm phát sinh chiphí đầu tư và không hoàn thànhđúng tiến độ, trong khi lý do để lựachọn hình thức chỉ định thầu lànhằm đảm bảo phục vụ các mụctiêu cấp bách, kịp thời.

Theo kết quả kiểm toán củaKTNN đối với Dự án đầu tư xây

dựng tuyến đường bộ mới Phủ Lý- Mỹ Lộc (dự án BT 21), tại thờiđiểm ký kết hợp đồng vốn chủ sởhữu của nhà đầu tư chỉ đạt 5,9%tổng mức đầu tư (155,259 tỷđồng/2.618,428 tỷ đồng), chưa đạttỷ lệ tối thiểu 10% như quy địnhbắt buộc để thực hiện dự án. Đếnthời điểm kiểm toán, Dự án đãhoàn thành trên 74% giá trị và vốnchủ sở hữu đã sử dụng đạt 7,536%trên tổng mức đầu tư theo hợpđồng BT (197,341 tỷđồng/2.618,428 tỷ đồng).

Có thể kể đến một số sai sótthường gặp phải trong công tác đấuthầu, đó là: đơn vị đại diện Nhànước không thực hiện đúng quytrình lựa chọn nhà đầu tư. Việcthẩm định, đánh giá năng lực đốivới một số nhà đầu tư không chínhxác, thiếu chặt chẽ. Một số nhà đầutư tại thời điểm được thẩm định,đánh giá và lựa chọn để thực hiệndự án còn hạn chế về tài chính,không đảm bảo năng lực, như:Công ty CP Tasco đối với Dự ánĐường Lê Đức Thọ - XuânPhương; Công ty Bitexco đối vớiDự án Đường bao quanh khu tưởngniệm danh nhân Chu Văn An…

Nhà đầu tư lựa chọn nhà thầuyếu kém về năng lực

Theo Điều 44 của Nghị định15/2015/NĐ-CP, nhà đầu tư đượctoàn quyền quyết định công táclựa chọn nhà thầu, từ khâu banhành quy chế, phê duyệt, lựa chọn

Th.S. TRẦN MINH TIẾNKiểm toán Nhà nước

Page 28: NHÂN NGÀY NHÀ GIÁO VIỆT NAM (20/11) TRÒ CHUYỆN CUỐI …media.baokiemtoannhanuoc.vn/files/library/site-3/20180131... · 2018-01-31 · NH Đầu tư và Phát triển Việt

Số 65 - Tháng 11/2017

hồ sơ mời thầu đến kết quả lựachọn nhà thầu. Hiện tại, chưa cóquy định nào quy định về thẩmquyền và trách nhiệm của cơ quannhà nước ký kết hợp đồng dự ánvới công tác lựa chọn nhà thầu củanhà đầu tư.

Các hợp đồng BT trong giaiđoạn vừa qua chủ yếu được các nhàđầu tư áp dụng hình thức chỉ địnhthầu hoặc tự thực hiện để lựa chọnnhà thầu tham gia thực hiện dự án.Kết quả kiểm toán cho thấy, các nhàđầu tư trong nước hiện nay chưa cónhiều kinh nghiệm về quản lý dự ánvà quản lý công tác đấu thầu nêncông tác lựa chọn nhà thầu tại mộtsố dự án vẫn chưa đạt chất lượngcao. Việc thông báo cung cấp thôngtin mời thầu còn chậm và chưa tuânthủ theo quy định. Vấn đề phê duyệtkế hoạch lựa chọn nhà thầu, các góithầu xây lắp một số dự án chưa phùhợp dẫn đến tình trạng lựa chọn nhàthầu thi công có năng lực yếu.

Cũng tại Dự án Đầu tư xâydựng tuyến đường bộ mới Phủ Lý- Mỹ Lộc - dự án BT 21, chủ đầutư phê duyệt hồ sơ mời thầu cóyêu cầu về doanh thu nhỏ hơnmức tối thiểu, đồng thời hồ sơ nàycũng không quy định yêu cầu vềsố năm kinh nghiệm của nhân sựchủ chốt. Cụ thể:

Về kinh nghiệm, hồ sơ mời thầuchỉ nêu: "kinh nghiệm thi công góithầu tương tự hoặc đang tham giathi công xây dựng công trình giaothông, thuỷ lợi". Trong khi theo quyđịnh, nhà thầu phải có 1 đến 3 hợpđồng xây lắp tương tự đã thực hiện.

Về năng lực tài chính, hồ sơmời thầu yêu cầu: "doanh thu trong3 năm gần đây tối thiểu là 15 tỷđồng". Đây là tiêu chí không phùhợp với công trình có giá trị góithầu 913,4 tỷ đồng. Nếu tính theohướng dẫn trong mẫu hồ sơ mờithầu do Bộ Kế hoạch và Đầu tư banhành, doanh thu trung bình trong 3

năm đối với nhà thầu tham gia dựán này tối thiểu phải là 391 tỷ đồng.Trên thực tế, doanh thu trung bìnhtrong 3 năm (2007, 2008, 2009)của nhà thầu được lựa chọn chỉ là:9,2 tỷ đồng, không đạt về năng lựctài chính.

Đối với công tác quyết toáncông trình, thẩm quyền của cơ quannhà nước mới chỉ dừng lại ở mứcthỏa thuận với đơn vị tư vấn kiểmtoán, bởi vậy việc kiểm soát giáthành trong các dự án chỉ định thầuthường rất khó khăn.

Cần đấu thầu rộng rãi và lựachọn nhà thầu có đủ năng lựctheo quy định

Thông thường, các dự án PPPđều có chia sẻ rủi ro, hợp đồng dàihạn, nhưng BT là một hình thứcPPP đặc biệt, gần như không có rủiro bởi nhà đầu tư thực hiện dự ánvà được thanh toán ngay bằng quỹđất. Cũng vì được dùng quỹ đất để

Page 29: NHÂN NGÀY NHÀ GIÁO VIỆT NAM (20/11) TRÒ CHUYỆN CUỐI …media.baokiemtoannhanuoc.vn/files/library/site-3/20180131... · 2018-01-31 · NH Đầu tư và Phát triển Việt

[email protected]

thanh toán nên các dự án BT cầnlựa chọn nhà đầu tư theo một quytrình quản lý chặt chẽ và đảm bảođấu thầu cạnh tranh, minh bạch.

Để các dự án BT thực sự manglại hiệu quả, công tác đấu thầu cầnphải thực hiện tốt các yêu cầu sau:

Một là, việc lựa chọn nhà đầu tưphải thông qua đầu thầu rộng rãi,hạn chế trường hợp chỉ định thầu.Các trường hợp chỉ định nhà thầu,chỉ định nhà đầu tư chỉ được thựchiện trong những trường hợp đặcbiệt theo quy định của Luật Đấuthầu. Khắc phục tình trạng chỉ địnhthầu, chỉ định nhà đầu tư một cáchtràn lan, nhất là đối với các côngtrình - dự án bất động sản ở các vịtrí đắc địa, gây tác động xấu đếnmôi trường kinh doanh, sự minhbạch, tính cạnh tranh.

Thực tế cho thấy, phương thứcchỉ định thầu hay đầu thầu hạn chế

đã không tạo ra mặt bằng cạnhtranh giữa các nhà đầu tư, khôngkhuyến khích nâng cao hiệu quảđầu tư, khó chọn được nhà đầu tưcó năng lực tài chính, kinh nghiệmvà có năng lực phù hợp nhất vớidự án, không phát huy được nguồnlực xã hội… Đấu thầu rộng rãichính là cách để lựa chọn được nhàđầu tư tốt, có khả năng cung cấpcông trình hạ tầng và dịch vụ côngở mức chi phí hợp lý, là điều kiệncần để đảm bảo tính công bằng,cạnh tranh, minh bạch trong việcthực hiện dự án.

Hai là, thành viên liên danh đểhình thành nhà đầu tư phải có nănglực về tài chính, kinh nghiệm, nhânsự. Cụ thể, những năng lực nàyphải đạt 80% năng lực của nhà đầutư độc lập. Hiện nay, hầu hết cácdự án đều bị chậm tiến độ so vớiyêu cầu, một phần do năng lực về

huy động vốn, bố trí vốn chủ sởhữu tham gia vào dự án của nhàđầu tư yếu kém, không đảm bảotheo tiến độ giải ngân cam kết.

Ba là, hồ sơ mời tham gia đấuthầu hay chỉ định thầu là hồ sơ đãđược phê duyệt thiết kế kỹ thuậtvà tổng dự toán, hình thức theođơn giá điều chỉnh.Việc quản lýhoạt động đầu tư của các dự ánPPP nói chung được thực hiện trênnguyên tắc quản lý đầu ra, trên cơsở kết quả đấu thầu lựa chọn nhàđầu tư. Nếu có năng lực tốt, thựchiện dự án với mức chi phí thực tếthấp hơn so với mức chi phí quyđịnh trong hợp đồng BT thì nhàđầu tư sẽ được hưởng phần chênhlệch đó; trường hợp chi phí thực tếđầu tư công trình dự án cao hơn sovới chi phí ghi trong hợp đồng thìnhà đầu tư sẽ phải chịu toàn bộphần chênh lệch này.n

dự án. Thực tế cho thấy, tại rất nhiềudự án, tỷ lệ góp vốn chủ sở hữukhông đúng theo cam kết, nguyênnhân chủ yếu là do số vốn của nhàđầu tư chủ yếu tập trung vào các tàisản như nhà xưởng, trụ sở, bất độngsản… nên rất khó để huy động vàoviệc thực hiện dự án. Bên cạnh đó,trong quá trình thực hiện dự án, nhàđầu tư có thể thực hiện thêm mộtvài dự án khác nên đã làm ảnhhưởng đến vốn chủ sở hữu góp vàothực hiện dự án BT.

Để đảm bảo được vốn chủ sởhữu đúng như cam kết trong hợpđồng dự án, cần phải có quyđịnh cụ thể hơn và chặt chẽ hơntrong giai đoạn thực hiện đầu tư,quy định rõ vốn góp vào dự ánphải bằng tiền.

Thứ tư, bất cập trong quy địnhmức lãi suất vốn vay. Theo quyđịnh tại khoản 4, Điều 17 Thông tư55/2016/TT-BTC ngày 23/3/2016và Điều 1 Thông tư 75/2017/TT-BTC, quy định mức lãi suất vốnvay là căn cứ để tính toán lãi suấtvốn vay trong đề xuất dự án, báocáo nghiên cứu khả thi và hồ sơmời thầu. Vậy trong quá trìnhthanh toán, quyết toán vốn đầu tưdự án, lãi suất vốn vay sẽ được xácđịnh như thế nào?

Thứ năm, khó kiểm soát lợinhuận của nhà đầu tư. Theo quyđịnh tại Điều 18 Thông tư55/2016/TT-BTC ngày 23/3/2016,lợi nhuận của nhà đầu tư được xácđịnh qua 02 trường hợp là đấuthầu và chỉ định thầu. Tuy nhiên,

cả 02 trường hợp đều rất khó khăncho công tác quản lý, kiểm trakiểm soát.

Thứ sáu, chưa có hướng dẫnchi tiết về nội dung hợp đồng dựán. Hợp đồng dự án là tài liệu rấtquan trọng và là khung pháp lýtrong thực hiện dự án theo hìnhthức BT. Theo quy định tại khoản4 Điều 32 Nghị định 15/2015/NĐ-CP về đầu tư theo hình thức đốitác công tư, các Bộ, ngành phảiphối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầutư để hướng dẫn chi tiết nội dunghợp đồng dự án phù hợp với yêucầu thực hiện và quản lý dự áncủa ngành. Tuy nhiên, cho đếnnay Nhà nước vẫn chưa có vănbản nào hướng dẫn cụ thể vềnhững nội dung này.n

(Tiếp theo trang 26)

Page 30: NHÂN NGÀY NHÀ GIÁO VIỆT NAM (20/11) TRÒ CHUYỆN CUỐI …media.baokiemtoannhanuoc.vn/files/library/site-3/20180131... · 2018-01-31 · NH Đầu tư và Phát triển Việt

Số 65 - Tháng 11/2017

Tại Việt Nam gần đây, các dự ánBT đang có sự tăng cường trở

lại. Theo quy định về nguồn vốnthực hiện hình thức đầu tư này, vốnchủ sở hữu của nhà đầu tư tham giatối thiểu phải là 15% đối với các dựán có tổng vốn đầu tư từ 1.500 tỷđồng trở xuống và 10% đối vớiphần chênh vượt trên 1.500 tỷđồng. Vốn huy động khác gồm vốnđầu tư của Nhà nước tham gia hoặcnguồn vốn do nhà đầu tư huy động.Vốn đầu tư của Nhà nước bao gồmvốn từ NSNN, trái phiếu chính phủ,trái phiếu chính quyền địa phương,vốn ODA, vốn vay ưu đãi của nhàtài trợ nước ngoài.

Ngân hàng thương mại tài trợhầu hết các dự án BT

Hiện nay, các ngân hàngthương mại (NHTM) đã tham giatài trợ cho hầu hết các dự án BT tạiViệt Nam. Việc tham gia tài trợ củaNHTM phụ thuộc khá nhiều vàocơ chế của hình thức dự án này.Một là cơ quan nhà nước sẽ giaođất cho nhà đầu tư để thực hiện dựán khác; hai là sẽ thanh toán bằngtiền cho nhà đầu tư xây dựng côngtrình BT. Với hai cơ chế này, sựtham gia tài trợ của NHTM đối vớidự án BT là khác nhau. Trongtrường hợp nhà đầu tư nhận mộtdự án khác để phát triển nhằm thuhồi vốn đầu tư và lợi nhuận (gọi tắtlà “dự án đối ứng”), NHTM có thể

cần tài trợ đồng thời dự án BT vàdự án đối ứng. Trường hợp nhàđầu tư được thanh toán bằng tiền,NHTM chỉ tham gia tài trợ vốnthực hiện công trình BT.

Giữa hai phương thức tài trợtrên, mức độ rủi ro đối với NHTMcũng có sự khác nhau nhất định. Ởtrường hợp nguồn trả nợ từ dự ánđối ứng, hiệu quả của dự án đốiứng ảnh hưởng nhiều đến phươngán tài trợ của ngân hàng. Còn đốivới trường hợp nguồn trả nợ từ tiềnngân sách, điểm quan trọng nhấtquyết định đến hiệu quả củaphương án tài trợ là đảm bảo dự ánđược triển khai đúng tiến độ, nguồnvốn thanh toán từ NSNN đã có kếhoạch phân bổ rõ ràng.

Tài trợ các dự án BT là một loạihình tài trợ đặc thù so với loại hìnhcho vay đối với DN thông thường,do việc tài trợ cho hợp đồng BT liênquan đến hai chủ thể của hợp đồnglà nhà đầu tư và cơ quan nhà nướccó thẩm quyền. Nhà nước cũng đãcó các quy định riêng đối với loạihợp đồng này, việc tài trợ các dự ánBT do vậy cũng có những đặc điểmriêng và những rủi ro riêng.

Nhà đầu tư và ngân hàng tài trợlà hai chủ thể không thể thiếu trongviệc triển khai các dự án BT. Sựtham gia của NHTM vào các dự ánBT có ý nghĩa tích cực kép, vừagóp phần đưa nguồn vốn của xã hộivào các công trình xã hội, vừa là

một kênh giúp Chính phủ kiểmsoát các chi phí của dự án. Tuynhiên, khi tài trợ cho dự án BT cácNHTM vẫn gặp nhiều khó khăn vềkhung pháp lý. Những khó khănvướng mắc này cần sớm được tháogỡ để NHTM có thể tham gia sâuvà có hiệu quả hơn trong việc tàitrợ các công trình theo hình thứcđối tác công tư nói chung và loạihình dự án BT nói riêng.

Hạn chế rủi ro khi ngân hàngthương mại tài trợ cho dự án BT

Để hạn chế rủi ro cho cácNHTM khi tài trợ dự án BT cũngnhư phát huy hiệu quả những ưuđiểm của hình thức đầu tư này, cácngân hàng cũng như cơ quan hoạchđịnh chính sách cần lưu ý một sốvấn đề sau:

Thứ nhất, việc tài trợ cho các dựán BT cần phải được xem xét kỹ vềmặt pháp lý. Những sai phạm gầnđây do Thanh tra Chính phủ côngbố liên quan đến ký kết hợp đồngBT của các UBND có phát sinhnhiều tại các nội dung có tính chấtpháp lý. Chẳng hạn, UBND khôngthực hiện việc xây dựng và công bốdanh mục dự án xây dựng để kêugọi đầu tư; việc lựa chọn nhà đầu tưchưa tuân thủ theo đúng quy địnhcủa pháp luật, có sự móc nối giữanhà đầu tư với chính quyền địaphương gây thất thoát cho NSNN;trong hợp đồng BT không quy định

Th.S. THÁI HỒNG LĨNHKiểm toán Nhà nước

Page 31: NHÂN NGÀY NHÀ GIÁO VIỆT NAM (20/11) TRÒ CHUYỆN CUỐI …media.baokiemtoannhanuoc.vn/files/library/site-3/20180131... · 2018-01-31 · NH Đầu tư và Phát triển Việt

[email protected]

giá trị lợi nhuận mà nhà đầu tưđược hưởng. Khi tiếp cận dự án BT,các NHTM cũng nên xác địnhnhững vướng mắc pháp lý hay phátsinh để có các biện pháp phòngngừa rủi ro hiệu quả và phù hợp.

Thứ hai, nguồn trả nợ từ các dựán BT có đảm bảo để các NHTMthu hồi gốc và lãi vay. Như phầntrên đã đề cập, dự án BT có haihình thức trả nợ bằng tiền từNSNN và bằng dự án khác.Trường hợp dự án BT dùng nguồnngân sách cấp tỉnh để trả nợ, cácNHTM tài trợ cần đề nghị cungcấp nghị quyết của HĐND cấptỉnh về việc bố trí đủ nguồn vốnthanh toán cho dự án, nêu rõ giá trịthanh toán tối thiểu cho ngân hàngvà nhà đầu tư cũng như kế hoạchphân bổ từng năm. Đối với dự ánBT dùng nguồn NSNN để trả nợ,cần phải có danh sách phân bổNSNN trong thời gian ít nhất 05năm tiếp theo. Trường hợp nguồntrả nợ cho dự án BT từ dự án đốiứng thì thường gặp nhất là một dựán bất động sản. Lúc này, năng lựcvà đặc biệt là kinh nghiệm tronglĩnh vực bất động sản của nhà đầutư có ý nghĩa quyết định đến hiệuquả của dự án BT.

Thứ ba, việc bàn giao mặt bằngcho nhà đầu tư thực hiện dự án BTvà dự án đối ứng (nếu có) cần đảmbảo theo đúng tiến độ đặt ra. Cảdự án BT và dự án đối ứng có liênquan đến đất đai, do đó NHTM tàitrợ phải lưu ý về các điều kiện phùhợp trong việc giải phóng mặtbằng.Vấn đề về chi phí và thờigian bàn giao mặt bằng để triểnkhai dự án luôn là mối quan tâmhàng đầu của các tổ chức tài trợ.Trong hợp đồng BT cần có quyđịnh, trường hợp bàn giao mặtbằng chậm mà không phải do lỗicủa nhà đầu tư thì nhà đầu tư có

thể được xem xét gia hạn thời gianthực hiện hợp đồng BT, đi cùngvới việc gia hạn này là thời giantrả nợ có thể bị kéo dài.

Tuy nhiên, với những trườnghợp chính quyền thực hiện đền bùgiải tỏa chậm trễ vì lý do kháchquan, NHTM hiện vẫn chưa có cơchế phù hợp để kéo dài thời hạntrả nợ tương ứng cho nhà đầu tưBT. Đây là một hạn chế cho cácNHTM khi tài trợ các dự án này.Để hạn chế rủi ro, các cơ quanquản lý nhà nước nên có giải pháptổng thể, mang tính chất liênngành để một mặt đẩy nhanh tiếnđộ giải phóng mặt bằng, mặt kháccó chính sách hỗ trợ về quy địnhkéo dài thời hạn trả nợ trongnhững tình huống khách quan. Cónhư vậy, hình thức BT mới pháthuy được hiệu quả và huy độngđược nhiều nguồn vốn xã hội chophát triển hạ tầng.

Thứ tư, tài sản bảo đảm trongcác dự án BT thường bao gồm thếchấp quyền phát sinh từ hợp đồngBT và/hoặc quyền sử dụng đất từcác dự án đối ứng (nếu có) sau khicác dự án này có đủ hồ sơ pháp lý.Thế nhưng, các dự án đối ứng chỉđược cấp quyền sử dụng đất saukhi dự án BT được quyết toán toànbộ hoặc trong một số trường hợplà quyết toán từng phần. Trongphạm vi của mình, NHTM có thểtự bảo vệ các quyền lợi bằng cách:một là, đề nghị cơ quan nhà nướcđã ký kết hợp đồng BT có văn bảnchấp thuận việc thế chấp quyềnphát sinh từ hợp đồng BT; hai là,yêu cầu thế chấp bổ sung tài sảnđảm bảo thuộc sở hữu của nhà đầutư trong giai đoạn đầu triển khaidự án BT.

Thứ năm, đòn bẩy tài chínhtrong các dự án BT thường cao.Theo quy định, các dự án BT có

giá trị đầu tư dưới 1.500 tỷ đồng,vốn chủ sở hữu tối thiểu 15% tổnggiá trị đầu tư. Nếu nhà đầu tư thựchiện dự án đối ứng là bất động sảnthì vốn chủ sở hữu cho các dự áncó quy mô dưới 20ha tối thiểu là20%. Vì vậy, các NHTM nên yêucầu nhà đầu tư phải bỏ vốn tự cótham gia thêm trong trường hợptổng vốn đầu tư tăng lên. Các cơquan quản lý nhà nước cũng nênquy định nâng tỷ lệ vốn tự có củanhà đầu tư gắn liền với tăng mứcsinh lời định mức cho nhà đầu tư.Có như vậy, chính quyền mới lựachọn được nhà đầu tư đủ mạnh, đủtiềm lực tham gia dự án BT, và từđó việc tài trợ của các NHTMcũng sẽ chắc chắn hơn.

Thứ sáu, theoThông tư số55/2016/TT-BTC quy định một sốnội dung về quản lý tài chính đốivới dự án đầu tư theo hình thứcđối tác công tư, lãi suất cho vaycác dự án đầu tư PPP là khá thấpso với mức lãi suất cho vay các dựán trung dài hạn tại các NHTM.Theo quy định tại Thông tư trên,quy định lãi suất vay vốn đầu tưcác dự án không được vượt quá1,3 lần mức bình quân của lãi suấttrái phiếu chính phủ có kỳ hạn 10năm phát hành qua đấu thầu trongthời gian 03 tháng trước thời điểmđàm phán hợp đồng. Với quy địnhnày, việc các NHTM áp dụng mứclãi suất cho các dự án BT có thểcó trường hợp thấp hơn lãi suấtđang cho vay đối với các dự ántrung dài hạn khác, trong khi đó,nguồn vốn cho vay trung dài hạnhiện nay là không khuyến khích.Bởi vậy, Nhà nước cần sửa đổiquy định bất hợp lý này để bảođảm hiệu quả chính đáng của chủđầu tư dự án BT cũng như giúpcho việc tài trợ của các NHTMhợp lý hơn.n

Page 32: NHÂN NGÀY NHÀ GIÁO VIỆT NAM (20/11) TRÒ CHUYỆN CUỐI …media.baokiemtoannhanuoc.vn/files/library/site-3/20180131... · 2018-01-31 · NH Đầu tư và Phát triển Việt

Số 65 - Tháng 11/2017

Th.S. NGUYỄN QUỐC TUẤN - Th.S. NGUYỄN CHÍ TUYÊNKiểm toán Nhà nước

Công tác kiểm tra, đối chiếu sốliệu báo cáo của người nộp

thuế (NNT) là một nội dung quantrọng trong cuộc kiểm toán ngânsách địa phương, phản ánh tìnhhình quản lý thu thuế của cơ quanthuế, hải quan và tình hình tuân thủnghĩa vụ kê khai, nộp thuế củaNNT. Xuất phát từ nhiều nguyênnhân chủ quan và khách quan, hoạtđộng kiểm tra, đối chiếu thuế hiệnnay vẫn chưa đạt được kết quả nhưkỳ vọng.

Còn nhiều khó khăn, bất cập Một là, chồng chéo, trùng lặp

trong hoạt động thanh tra, kiểmtra, kiểm toán. Hiện, nước ta đangcó rất nhiều cơ quan có chứcnăng thanh tra, kiểm tra. NgoàiKTNN, đối với các cấp chínhquyền có thanh tra nhà nước cáccấp, Đảng Cộng sản Việt Nam cócác ủy ban kiểm tra từ T.Ư đếnđịa phương, Quốc hội, HĐND cóchức năng giám sát... Đối với cácBộ, ngành có các thanh tra của bộngành, đối với cấp sở, ngành, địaphương cũng có thanh tra sở,ngành, địa phương...

Quá trình hoạt động của các cơquan có chức năng thanh tra, kiểmtra, đối chiếu thuế còn xảy ra tìnhtrạng chồng chéo trùng lặp giữa hệthống các cơ quan. Chưa có quyđịnh cụ thể về trình tự thủ tục, cáchthức lựa chọn đối tượng để kiểm tra

đối chiếu thuế, khi gặp trùng lặpcòn lúng túng trong xử lý.

Ngoài ra, sự chồng chéo cũngdiễn ra trong nội bộ ngành (giữaKTNN chuyên ngành và KTNNkhu vực; giữa thanh tra cấp trên vàthanh tra cấp dưới...).

Hai là, chưa có hệ thống thôngtin, dữ liệu về đối tượng được kiểmtra, đối chiếu, sự trao đổi thông tingiữa các cơ quan quản lý nhà nướcvà NNT còn hạn chế. Do đó, kiểmtoán viên gặp khó khăn trong việckhảo sát, thu thập, nghiên cứuthông tin để lập kế hoạch kiểm trađối chiếu NNT, phải phụ thuộcphần lớn vào kinh nghiệm chủquan của người lập kế hoạch.

Ba là, năng lực trình độ chuyênmôn của kiểm toán viên chưa bắtkịp với hệ thống chính sách phápluật về thuế và quản lý thuế tươngđối phức tạp ở Việt Nam. Hiện tại,KTNN cũng chưa có quy trình, đềcương kiểm tra đối chiếu thuế, mỗiKTNN khu vực, mỗi tổ kiểm toánvẫn thực hiện kiểm tra, đối chiếuthuế theo kinh nghiệm thực tiễncủa mình.

Bốn là, ý thức tuân thủ phápluật về thuế của NNT chưa cao.Luật Quản lý thuế đã được banhành, NNT thực hiện tự khai tự nộpthuế. Tuy nhiên, một bộ phậnkhông nhỏ NNT lại lợi dụng thủtục thông thoáng này để kê khaikhông đúng, không đủ doanh thu

và chi phí nhằm giảm thuế, trốnthuế và các nghĩa vụ khác vớiNSNN. Khi được thanh tra, kiểmtra, kiểm toán, NNT thường trốntránh, đối phó, không phối hợp làmviệc. Trong bối cảnh năng lực thựchiện cũng như sự phối hợp giữa cáccơ quan thanh tra, kiểm tra, kiểmtoán còn hạn chế, ý thức tuân thủpháp luật về thuế của NNT phảiđược coi trọng.

Giải pháp hoàn thiện và nângcao chất lượng

Trong bối cảnh NSNN đangtích cực tăng thu, giảm chi nhằmkhắc phục tình trạng bội chi, việcnâng cao hiệu quả, hoàn thiện côngtác kiểm tra, đối chiếu thuế trongkiểm toán ngân sách địa phương sẽrất có ý nghĩa. Đặc biệt là việc hạnchế sự chồng chéo, trùng lặp vànâng cao ý thức tự giác tuân thủpháp luật về thuế cho NNT. Sauđây là một số giải pháp nhằm hoànthiện công tác kiểm tra, đối chiếuthuế trong hoạt động kiểm toántổng hợp thu tại cơ quan thuế.

Trước hết, cần chấp hànhnghiêm các quy định pháp luật cóliên quan

KTNN các khu vực phảinghiêm túc, quán triệt, tuân thủ cácquy định của pháp luật, các quytrình, chuẩn mực, quy định, hướngdẫn của KTNN. (Đặc biệt là: tuânthủ Chỉ thị 20/CT-TTg ngày

Page 33: NHÂN NGÀY NHÀ GIÁO VIỆT NAM (20/11) TRÒ CHUYỆN CUỐI …media.baokiemtoannhanuoc.vn/files/library/site-3/20180131... · 2018-01-31 · NH Đầu tư và Phát triển Việt

[email protected]

17/5/2017 của Thủ tướng Chínhphủ về chấn chỉnh hoạt động thanhtra, kiểm tra đối với DN; Chỉ thị số1034/CT-KTNN ngày 03/7/2017của Tổng Kiểm toán Nhà nước vềviệc chấn chỉnh hoạt động kiểmtoán tránh chồng chéo, trùng lặp;Công văn số 275/KTNN-CĐ ngày18/3/2016 của Tổng Kiểm toánNhà nước về việc hướng dẫn nângcao hiệu lực công tác kiểm tra, đốichiếu số liệu báo cáo của NNT khikiểm toán tại cơ quan thuế, cơquan hải quan trong cuộc kiểmtoán ngân sách, tiền và tài sản nhànước tại các tỉnh, thành phố trựcthuộc trung ương...);

Thực hiện nguyên tắc: các cơquan Thanh tra Chính phủ; thanhtra thuộc các bộ ngành; thanh tra,kiểm tra thuộc các sở ngành, cụcthuế… căn cứ kế hoạch kiểm toán,văn bản thông báo kiểm tra, đốichiếu của KTNN để rà soát, điềuchỉnh kế hoạch thanh tra, kiểm tracó liên quan. Đối với những vụviệc phát sinh, cơ quan nào cóquyết định kiểm toán, thanh tra,

kiểm tra trước thì cơ quan đó phụtrách và cơ quan còn lại tham khảođể lựa chọn tránh trùng lặp.

Thứ hai, hoàn thiện các văn bảnpháp luật về xử lý chồng chéo tronghoạt kiểm toán, thanh tra, kiểm tra.

Sự chồng chéo giữa Thanh tranhà nước, KTNN và Bộ, ngànhkhác hiện chưa có chế tài xử lý.Trong khi hoạt động kiểm toánchịu sự điều chỉnh của Luật KTNNthì hoạt động thanh tra các cấpchịu sự điều chỉnh của Luật Thanhtra. Hiện nay, KTNN và Thanh traChính phủ đã ký quy chế phối hợpcông tác, nhưng vấn đề xử lýchồng chéo trong hoạt động thì vẫnchưa quy định chi tiết. KTNN vàThanh tra Chính phủ cần xây dựngvăn bản quy phạm pháp luật(Thông tư liên tịch...) hoặc sửa đổiquy chế phối hợp công tác trongquá trình thực hiện chức năngnhiệm vụ của mình. Quy định rõthẩm quyền xử lý chồng chéo giữaThanh tra Chính phủ và KTNN.Phân định rõ chức năng, nhiệm vụ,quyền hạn của mỗi cơ quan;

Xây dựng quy trình, đề cươngkiểm tra, đối chiếu thuế nhằmnâng cao hiệu quả kiểm tra đốichiếu thuế, đồng thời giúp cho cánbộ kiểm toán viên xử lý tìnhhuống trong trường hợp phát hiệntrùng lặp, chồng chéo.

Thứ ba, tăng cường khâukhảo sát lập kế hoạch kiểm toán,lập kế hoạch kiểm tra đối chiếu.Khi lập kế hoạch kiểm toán, kếhoạch kiểm tra đối chiếu, phảisớm lựa chọn và công khai đơnvị được kiểm toán cho các đơnvị ở trong ngành để tránh trùnglặp nội bộ. Đồng thời, khi cóquyết định, phê duyệt tờ trình thìthông báo cho đơn vị được kiểmtoán, đơn vị được kiểm tra đốichiếu cũng như các cơ quan, tổchức có liên quan biết sớm,nhằm kịp thời thực hiện, điềuchỉnh và có thông tin phản hồi.Phối hợp chặt chẽ với bộ phậnthanh tra, kiểm tra thuế của cáccục thuế, chi cục thuế để nắmbắt thông tin kịp thời trong quátrình kiểm tra, đối chiếu thuế;

Page 34: NHÂN NGÀY NHÀ GIÁO VIỆT NAM (20/11) TRÒ CHUYỆN CUỐI …media.baokiemtoannhanuoc.vn/files/library/site-3/20180131... · 2018-01-31 · NH Đầu tư và Phát triển Việt

Số 65 - Tháng 11/2017

Tăng cường phối hợp vớiHĐND, UBND cùng các cơ quancó liên quan nhằm giám sát hoạtđộng thanh tra, kiểm tra, đốichiếu thuế và công khai, minhbạch tình hình thanh tra, kiểm trađối chiếu thuế.

Thứ tư, xây dựng hoàn chỉnh bộcơ sở dữ liệu về NNT

Xây dựng cơ sở dữ liệu về NNTnhằm nâng cao hiệu quả công tácthanh, kiểm tra, đối chiếu thuế nóichung và tránh chồng chéo, trùnglặp trong công tác kiểm tra, đốichiếu NNT nói riêng;

KTNN cần phối hợp với BộTài chính, cơ quan thuế xây dựnghệ thống thông tin, dữ liệu chocông tác kiểm tra, đối chiếu thuếtrên toàn quốc. Xây dựng hệthống thông tin đầy đủ, tin cậy vàliên tục về NNT trong mộtkhoảng thời gian nhất định. Hệthống thông tin này phải đượcchuẩn hoá để cho việc thu thập,xử lý và khai thác, sử dụng thốngnhất giữa KTNN, Bộ Tài chính,Tổng cục Thuế, Tổng cục Hảiquan từ trung ương đến địaphương; phải đảm bảo cung cấpđược toàn bộ các thông tin liênquan đến các NNT, thông tin vềcác kết quả thanh tra, kiểm tra,kiểm toán qua các năm;

Về lâu dài, Chính phủ cần xâydựng hệ thống thông tin quốc giachung về các cơ quan có chức năngkiểm toán, thanh tra, kiểm tra vàDN, NNT. Hệ thống thông tin nàysẽ giúp cho các cơ quan biết đượckế hoạch, tình trạng, diễn biếntrong quá trình thanh tra, kiểm tra,kiểm toán.

Thứ năm, tăng cường bồidưỡng, tập huấn, hội thảo trao đổikinh nghiệm cho lực lượng cán bộ,kiểm toán viên làm công tác lập kếhoạch kiểm tra, đối chiếu.

Việc lựa chọn các đối tượng đểlập kế hoạch thanh tra, kiểm trakhông chỉ dựa vào mỗi dữ liệu màcòn là kết quả của việc phân tích,đánh giá các thông tin, dữ liệu củaNNT và các thông tin từ các cơquan có chức năng thanh tra, kiểmtra. Do đó, yếu tố quan trọng trongviệc lập kế hoạch thanh tra, kiểm tralà xây dựng được hệ thống các tiêuthức phân tích, đánh giá rủi ro vớisự trợ giúp của máy tính và kinhnghiệm của cán bộ lập kế hoạch;

Để có thể lựa chọn được đúngNNT đưa vào kế hoạch trong mỗicuộc kiểm toán, kiểm toán viênphải thực hiện được những yêu cầusau: tập hợp đầy đủ các thông tinliên quan đến NNT; hiểu và ápdụng các tiêu thức lựa chọn NNTkiểm tra, đối chiếu; đưa ra quyếtđịnh lựa chọn trường hợp kiểm tra,đối chiếu thuế dựa trên những hiểubiết và sự đánh giá chuyên nghiệpvề NNT. Vì vậy, việc bồi dưỡng,tập huấn, tham dự các hội thảo chiasẻ kinh nghiệm cần được tổ chứcthường xuyên để đưa ra các giảipháp tránh chồng chéo và giúpkiểm toán viên có những nghi ngờvề sự trùng lặp khi lập kế hoạchkiểm toán, kiểm tra, đối chiếu thuế,đồng thời cũng tránh được hiệntượng “bảo kê”, “chạy kế hoạch”,bảo vệ các DN “ruột”...

Thứ sáu, nâng cao nhận thứcđối với đơn vị được kiểm tra, đốichiếu, NNT.

DN và NNT cần hiểu rõ chứcnăng nhiệm vụ của các cơ quan cóchức năng thanh tra, kiểm tra,kiểm toán và các quy định củapháp luật về thuế. Khi phát hiệntình trạng thanh tra, kiểm tra chồngchéo, trùng lặp, nhiều lần trongnăm đối với đơn vị mình, NNT cầnphản hồi ngay với các cơ quanchức năng để tự bảo vệ;

Hiệu quả đối với NNT ở đâychính là giảm sự phiền hà khikiểm tra, đối chiếu thuế và chi phíkhi thực hiện nghĩa vụ thuế củaNNT. Yêu cầu này xuất phát từviệc phải giải quyết mâu thuẫngiữa đòi hỏi phải tăng cường kiểmtra, đối chiếu thuế nâng cao khảnăng phát hiện gian lận, trốn thuếvới việc phải khuyến khích pháttriển sản xuất, kinh doanh. Muốnvậy, tỷ lệ điều tiết qua thuế phảiphù hợp, các thủ tục hành chínhphải thuận tiện, đơn giản;

Khác với nhóm các thủ tụchành chính khác chủ yếu diễn ra tạicơ quan thuế, thủ tục kiểm tra, đốichiếu thuế có thể diễn ra tại trụ sởcủa NNT nên sẽ ảnh hưởng trựctiếp đến hoạt động kinh doanh bìnhthường của NNT. Do đó, việc đổimới hoạt động kiểm toán, kiểm traphải đảm bảo nguyên tắc không gâycản trở hoạt động bình thường củaNNT. Yêu cầu này đòi hỏi việc đổimới hoạt động kiểm tra đối chiếuthuế phải hướng tới khả năng tăngthời gian kiểm tra tại cơ quan thuế,giảm thời gian kiểm tra trực tiếp tạitrụ sở của NNT; đổi mới quy trìnhvà phương pháp kiểm tra, đối chiếuđể nâng cao hiệu quả kiểm tra, đốichiếu; đổi mới các thủ tục tiến hànhkiểm tra, đối chiếu thuế...

KTNN là cơ quan hoạt độngđộc lập, vì vậy các giải pháp tránhchồng chéo, trùng lặp trong côngtác kiểm tra, đối chiếu thuế khikiểm toán ngân sách địa phươngcó thể thực hiện ngay trong nội bộngành. Với các giải pháp có liênquan đến sự phối hợp các cơ quanchức năng khác, KTNN cần lậpkế hoạch thực hiện, giao cho mộtđầu mối cho đơn vị trực thuộcKTNN kiến nghị, phối hợp, tuyêntruyền với các cơ quan chức năngkhác thực hiện.n

Page 35: NHÂN NGÀY NHÀ GIÁO VIỆT NAM (20/11) TRÒ CHUYỆN CUỐI …media.baokiemtoannhanuoc.vn/files/library/site-3/20180131... · 2018-01-31 · NH Đầu tư và Phát triển Việt

[email protected]

Nỗ lực tiết kiệm chi phí đầu tư…

Theo đánh giá của KTNN, Dựán có quy mô đầu tư phù hợp vớiquy hoạch xây dựng TP. ThanhHóa được Thủ tướng Chính phủphê duyệt, đồng thời đáp ứng quyhoạch phát triển đường bộ ViệtNam đến năm 2020, định hướngđến năm 2030. Trong quá trìnhthực hiện, Chủ đầu tư đã áp dụngnhiều biện pháp để tiết kiệm chiphí cho Dự án, cụ thể: giá trị trúngthầu gói thầu xây lắp thuộc Tiểu dựán 2 đã giảm được 5% so với giátrị dự toán được phê duyệt. Việcđiều chỉnh một số giải pháp thiếtkế tại Tiểu dự án 2 đã giảm chi choNSNN hơn 230 tỷ đồng, do đoạn

Km9+620 - Km11+014 đã đượcUBND tỉnh Thanh Hóa đầu tưbằng nguồn vốn ngân sách địaphương, không tính vào mức đầutư tổng Dự án.

Công tác quản lý, sử dụngnguồn vốn đầu tư của Dự ánđược sử dụng đúng mục đích,không để nợ đọng vốn trong quátrình triển khai thực hiện. Cácyêu cầu về nghiệm thu, thanhtoán được các bên liên quan thựchiện đầy đủ theo quy định. SởGTVT Thanh Hóa, Ban QLDA,các nhà thầu thi công, tư vấngiám sát và đơn vị có liên quanđã tổ chức triển khai thực hiệnDự án theo các quy định của Nhànước về quản lý dự án đầu tư

xây dựng và hợp đồng ký kết.Khối lượng nghiệm thu thanhtoán cơ bản phù hợp với khốilượng trên hồ sơ thiết kế bản vẽthi công được duyệt và hồ sơnghiệm thu chi tiết. Các gói thầuthi công đảm bảo tiến độ cam kếttrong hợp đồng, chất lượng cáchạng mục đảm bảo theo đúngmục tiêu đề ra.

Tại thời điểm kiểm toán, Tiểudự án 1 và 2 đã được thông xe,đưa vào khai thác sử dụng, đápứng nhu cầu vận tải tăng cao, cảithiện điều kiện khai thác, giảm ùntắc và tai nạn giao thông trên Quốclộ 1A đoạn Dốc Xây - TP. ThanhHóa; Tiểu dự án 3 vẫn đang trongquá trình triển khai thực hiện.

THÙY LÊ

Dự án nâng cấp, mở rộng Quốc lộ 1A đoạn Dốc Xây - TP. Thanh Hóa (gọi tắt làDự án) do Sở GTVT Thanh Hóa làm Chủ đầu tư, bao gồm 3 tiểu dự án: Tiểudự án 1 dài 36,4 km từ Dốc Xây (thị xã Bỉm Sơn) đến nút giao thông tuyếntránh TP. Thanh Hóa với tổng mức đầu tư 2.170 tỷ đồng; Tiểu dự án 2 từ đoạncầu Ba Gian đến nút giao tuyến tránh TP. Thanh Hóa và Đại lộ Lê Lợi với tổngmức đầu tư hơn 2.403 tỷ đồng; Tiểu dự án 3 thực hiện chỉnh trang Quốc lộ 1đoạn qua TP. Thanh Hóa. Với quy mô đầu tư dự án nhóm A và có yêu cầu caovề kỹ thuật, Sở Giao thông vận tải tỉnh Thanh Hóa, Ban QLDA Giao thông IThanh Hóa, các nhà thầu thi công, tư vấn giám sát đã có những nỗ lực nhấtđịnh trong quá trình triển khai thực hiện Dự án. Tuy nhiên, qua quá trình kiểmtoán, KTNN vẫn phát hiện nhiều sai sót trong công tác thẩm định, phê duyệtthiết kế bản vẽ thi công, dự toán, lựa chọn nhà thầu… Đặc biệt, KTNN đã chỉrõ vấn đề chất lượng công trình không đảm bảo và đề nghị các đơn vị liênquan nhanh chóng tìm ra nguyên nhân để tiến hành khắc phục, sửa chữa.

Page 36: NHÂN NGÀY NHÀ GIÁO VIỆT NAM (20/11) TRÒ CHUYỆN CUỐI …media.baokiemtoannhanuoc.vn/files/library/site-3/20180131... · 2018-01-31 · NH Đầu tư và Phát triển Việt

Số 65 - Tháng 11/2017

…nhưng Dự án vẫn vướngnhiều sai phạm và chất lượngcông trình chưa đảm bảo

Thứ nhất, sai sót từ những côngđoạn đầu.

Ngay từ khâu thẩm định và phêduyệt thiết kế bản vẽ thi công choDự án, KTNN đã xác định cónhiều sai sót. Theo báo cáo kiểmtoán, tại Tiểu dự án 1, công táckhảo sát hiện trạng chưa đầy đủdẫn đến phải bổ sung khảo sát 13đường ngang (đường giao dânsinh với Quốc lộ 1A) với chi phíhơn 328 triệu đồng. Một số đoạnthiết kế đệm cát thoát nước ngangnằm dưới cao độ nền đất sẵn có,không thiết kế rãnh thoát nước nênphải điều chỉnh lại thiết kế, làmtăng giá trị 543 triệu đồng. Thiếtkế bản vẽ thi công lựa chọnphương án xử lý nền đất mặtđường nhựa cũ không phù hợp,phải thay đổi phương án thi cônglàm tăng giá trị gói thầu hơn 2,1 tỷđồng. Ngoài ra, một số sai sóttrong việc thiết kế các trang thiếtbị biến áp, chi phí máy thi công…cũng làm tăng giá trị Dự án 635triệu đồng. KTNN xác định tráchnhiệm thuộc về các đơn vị khảosát, thiết kế, tư vấn thẩm tra, BanQLDA và Sở GTVT Thanh Hóa.

Trong công tác thẩm định, phêduyệt dự toán, các đơn vị liên quantính sai khối lượng, định mức, đơngiá làm tăng giá trị dự toán cho cácgói thầu gần 3,4 tỷ đồng. Cụ thể: tạiTiểu dự án 2, thiết kế tính trùng,tính sai khối lượng cũng như chiphí nhân công, làm tăng dự toánvới tổng giá trị hơn 3,3 tỷ đồng.Bên cạnh đó, KTNN còn phát hiệnđơn vị tư vấn lập dự toán và BanQLDA đã áp dụng định mức thicông giếng cát không đúng quyđịnh với giá trị 23,6 tỷ đồng; ápdụng định mức di chuyển dầm

Super T không phù hợp với biệnpháp thi công được duyệt trong bảnvẽ thiết kế với giá trị hơn 10,2 tỷđồng (cầu Nguyệt Viên).

Do Dự án được Thủ tướngChính phủ cho phép áp dụng cơchế chỉ định thầu theo giá trị dựtoán được duyệt nên các sai sóttrong công tác lập, thẩm định, phêduyệt dự toán đã ảnh hưởng tới giátrị vốn đầu tư thực hiện. KTNN đãxác định giảm trừ thanh toán hơn1,3 tỷ đồng và xử lý khác hơn 33,5tỷ đồng. Công tác lựa chọn nhàthầu cũng bị đánh giá là chậm từ 3đến 6 tháng so với kế hoạch đấuthầu do phải chờ bố trí nguồn vốn(tại Tiểu dự án 1). Đến thời điểmkiểm toán, Tiểu dự án 1 đã đưa vàokhai thác sử dụng nhưng đơn giá,định mức cho vật liệu nền đường,vận chuyển bê tông nhựa của mộtsố gói thầu vẫn chưa được phêduyệt làm cơ sở để nghiệm thu,thanh quyết toán.

Thứ hai, còn nhiều sai phạmtrong giải phóng mặt bằng.

Theo Quyết định phê duyệt củaBộ GTVT, công tác giải phóng mặtbằng (GPMB) của Dự án được táchriêng thành tiểu dự án GPMB doUBND tỉnh Thanh Hóa triển khaithực hiện. Tỉnh Thanh Hóa đã giao

cho UBND các huyện và thành phốThanh Hóa làm chủ đầu tư theo địagiới hành chính tuyến đường đi quađịa bàn các địa phương.

Sau quá trình kiểm toán, KTNNcho biết, một số địa phương chưalập phương án tổng thể bồi thường,hỗ trợ và tái định cư theo quy định.Riêng tại huyện Hà Trung, phươngán bồi thường GPMB phê duyệtchưa đầy đủ nội dung về các thôngtin đất thu hồi, tài sản thu hồi, căncứ tính toán số tiền bồi thường; hộiđồng bồi thường, hỗ trợ và tái địnhcư thiếu đại diện của các hộ giađình bị thu hồi đất. Cũng tại địaphương này, công tác thiết kế cáchạng mục GPMB và tái định cưchưa phù hợp với thực tế, điều kiệnkhai thác, sử dụng cũng như phạmvi Dự án nên trong quá trình thựchiện phải điều chỉnh thiết kế cáchạng mục như: di chuyển đườngống cấp nước sinh hoạt, công trìnhhoàn trả vỉa hè, trồng cây xanh...Công tác lập, thẩm định, phê duyệtthiết kế, dự toán cho tiểu dự án nàycũng còn sai sót trong tính toánkhối lượng, áp dụng sai định mứcchi phí tư vấn và sai cấp địa hìnhtrong lập đơn giá khảo sát. KTNNđã kiến nghị giảm trừ chi phí đầu tưthực hiện gần 339 triệu đồng.

Page 37: NHÂN NGÀY NHÀ GIÁO VIỆT NAM (20/11) TRÒ CHUYỆN CUỐI …media.baokiemtoannhanuoc.vn/files/library/site-3/20180131... · 2018-01-31 · NH Đầu tư và Phát triển Việt

[email protected]

Ngoài ra, Ban GPMB và tái địnhcư TP. Thanh Hóa cũng chưa thựchiện thu hồi để nộp NSNN tiềnthanh lý tài sản sau bồi thườngGPMB với số tiền gần 3,5 tỷ đồng.Sự chậm trễ này đã làm phát sinh sốtiền lãi hơn 140 triệu đồng (tính theolãi suất tiền gửi không kỳ hạn). Đếnthời điểm kiểm toán, một số đơn vịchưa xác định giá trị vật tư thu hồisau khi bồi thường. KTNN xácđịnh, trách nhiệm thuộc về các đơnvị thực hiện công tác bồi thườngGPMB và tái định cư của Dự án.

Thứ ba, phổ biến tình trạngnghiệm thu sai khối lượng.

Báo cáo kiểm toán cho biết, tìnhtrạng nghiệm thu sai khối lượngtheo kết quả tính toán trên hồ sơthiết kế bản vẽ thi công và hồ sơhoàn công diễn ra phổ biến. KTNNđã kiến nghị giảm trừ gần 1,3 tỷđồng. Ngoài ra, việc quản lý địnhmức, đơn giá và giá thanh toáncũng xảy ra nhiều sai sót. Về nộidung này, KTNN đã kiến nghị xửlý tài chính hơn 84 tỷ đồng.

Thứ tư, Dự án vừa đưa vào sửdụng đã bị hằn lún.

Đoạn đường từ Dốc Xây đến nútgiao thông tuyến tránh TP. ThanhHóa (Tiểu dự án 1) được đưa vàokhai thác sử dụng cuối năm 2012nhưng đến đầu 2013 đã xảy ra hiệntượng hằn lún vệt bánh xe. Kết quảkiểm tra tại hiện trường cho thấy: cóđến 25 điểm đo đoạn Km309+500 -Km321+800 bị hằn lún với chiềusâu từ 0,6cm - 1,9cm. Chủ đầu tưđã cho cào bóc, thảm lại bê tôngnhựa lớp mặt đối với 5.712m2

đường có chiều sâu hằn lún vệtbánh xe trên 2,5cm. Còn với5.401m2 các đoạn có chiều sâu hằnlún dưới 2,5cm, đơn vị thi công đãcào bóc tạo phẳng và đang tiếp tụcxử lý nhằm đảm bảo an toàn giaothông. Theo báo cáo kết quả kiểm

định của Viện Khoa học và Côngnghệ GTVT, tình trạng đường bịxuống cấp có thể là do chiều dày vàchất lượng thi công lớp áo đườngkhông đảm bảo, lưu lượng xe tảilớn, thiết kế áo đường phân kỳ đầutư với độ đàn hồi không đáp ứngđược nhu cầu giao thông trên tuyến.Tuy nhiên, đến thời điểm kiểmtoán, Bộ GTVT và các đơn vị liênquan vẫn chưa xác định đượcnguyên nhân chính xác dẫn đến tìnhtrạng hằn lún vệt bánh xe tại Dự án.

Chậm thực hiện các kiến nghịcủa KTNN

Từ những bất cập nêu trên,KTNN đã đưa ra nhiều kiến nghịđối với Bộ GTVT, Ban QLDA, SởGTVT Thanh Hóa, Ban GPMB,UBND các huyện và TP. ThanhHóa. Tuy nhiên, theo Báo cáoKiểm tra thực hiện kiến nghị củaKTNN tại Dự án, nhiều kiến nghịchưa được các đơn vị thực hiệnhoặc thực hiện chậm, chưa chấphành đúng quy định báo cáo thựchiện kiến nghị kiểm toán.

Về tài chính, tính đến30/6/2015, KTNN kiến nghị xử lýtài chính gần 86 tỷ đồng, trong đógiảm chi đầu tư xây dựng hơn 3,8tỷ đồng và kiến nghị xử lý kháchơn 82 tỷ đồng. Tuy nhiên, tạithời điểm kiểm tra thực hiện kiếnnghị (tháng 7/2016), tổng số kiếnnghị đã thực hiện chỉ hơn 3,8 tỷđồng, đạt 4%. Nguyên nhân chậmthực hiện được KTNN xác định làdo các nhà thầu thi công chưahoàn trả tiền theo kiến nghị kiểmtoán; Ban GPMB và tái định cưTP. Thanh Hóa đang thẩm địnhtrình UBND TP. Thanh Hóa phêduyệt quyết toán công trình nênchưa thực hiện giảm thanh toán;Ban QLDA và các nhà thầu thicông đã lập hồ sơ điều chỉnh một

số hạng mục và đang chờ SởGTVT Thanh Hóa phê duyệt.Ngoài ra, một số hạng mục thuộccông trình vẫn còn đang thi côngnên các đơn vị chưa thực hiệnkiểm tra đối chiếu thanh toán theoquy định hợp đồng.

Đối với kiến nghị về vấn đềquản lý đầu tư xây dựng công trình,tại thời điểm kiểm tra, Ban QLDAGiao thông I Thanh Hóa đang thựchiện xây dựng đơn giá và xác địnhlại khối lượng đắp nền đường, cự lyvận chuyển bê tông nhựa, điềuchỉnh định mức di chuyển dầmSuper T… làm cơ sở thanh quyếttoán. Đơn vị cũng đã thực hiện cáckiến nghị về kiểm điểm, rút kinhnghiệm cho tập thể, cá nhân liênquan đến công tác khảo sát, thẩmđịnh, phê duyệt thiết kế, dự toán,sai sót trong quá trình nghiệm thu,thanh toán.

Với những kiến nghị liên quanđến công tác GPMB và tái định cưtại UBND các huyện và TP. ThanhHóa, Ban QLDA đã phối hợp vớicác đơn vị thi công để hoàn thiện,bổ sung hồ sơ một số hạng mục.Tuy nhiên, đến thời điểm kiểm tra,hồ sơ vẫn chưa được phê duyệt vàsố tiền giảm trừ thanh toán cũngchưa được thực hiện.

Hơn một năm sau khi kiểm toánDự án, KTNN đã tiến hành kiểmtra việc thực hiện kiến nghị và tiếptục yêu cầu các đơn vị liên quanchấn chỉnh công tác quản lý đầu tưxây dựng công trình, nghiêm túcthực hiện kiến nghị của KTNN, đặcbiệt là các kiến nghị liên quan đếntài chính. Cụ thể là, tiếp tục thu hồinộp NSNN hơn 16,6 triệu đồng;giảm thanh toán gần 99 triệu đồng;xử lý tài chính các nội dung liênquan đến tiểu dự án GPMB, táiđịnh cư và một số nội dung khácgần 82 tỷ đồng.n

Page 38: NHÂN NGÀY NHÀ GIÁO VIỆT NAM (20/11) TRÒ CHUYỆN CUỐI …media.baokiemtoannhanuoc.vn/files/library/site-3/20180131... · 2018-01-31 · NH Đầu tư và Phát triển Việt

Số 65 - Tháng 11/2017

Là cơ quan độc lập về tài chínhcông, các SAI có thể đóng một

vai trò quan trọng trong cuộc chiếnchống gian lận và tham nhũng.Mặc dù không chịu trách nhiệmchủ yếu trong việc ngăn ngừa,nhưng hoạt động kiểm toán có thểgiúp giảm hành vi gian lận và thamnhũng một cách đáng kể. Với vaitrò này, các SAI tiếp cận và có sựưu tiên khác nhau cho từng khíacạnh, tùy theo chức năng cụ thểcủa từng SAI. Sự khác biệt về cáchtiếp cận và phạm vi đối phó vớigian lận, tham nhũng trở nên rõràng hơn khi vai trò, trách nhiệmcũng như hệ thống kiểm toán củatừng SAI được đưa ra xem xét.

Mỗi mô hình kiểm toán cómột chức năng xử lý gian lận,tham nhũng khác nhau

Về cơ bản, cơ cấu tổ chức củacác cơ quan kiểm toán có ba dạngkhác nhau: mô hình kiểu Napoleon(Tòa thẩm kế), mô hình Westmin-ster và hệ thống Ban chuyên trách(phổ biến ở các quốc gia châu Á).

Các SAI theo hệ thốngNapoleon có thẩm quyền pháp lývà hành chính, có thể đưa ra đánhgiá về việc tuân thủ pháp luật củachính phủ cũng như đảm bảorằng các quỹ công được chi tiêutốt. Đối với những SAI theo hệthống kiểm toán này, khi có bằngchứng cho thấy gian lận hoặctham nhũng đã xảy ra, các nhómkiểm toán có thể được yêu cầucung cấp thông tin tới một đơn vịđiều tra trong SAI. Đơn vị điềutra này sẽ tiếp tục kiểm travà/hoặc điều tra những sự kiện

liên quan đến hành vi đang códấu hiệu sai phạm đó.

Các SAI theo mô hình hệ thốngkiểm toán Westminster không cóthẩm quyền pháp lý mà chỉ cótrách nhiệm kiểm toán tài chínhcông và chịu trách nhiệm giải trìnhtrước cơ quan lập pháp hoặc Quốchội. Theo mô hình này, khi tiếnhành kiểm toán tài chính, nhiệmvụ của SAI chỉ là kiểm toán báocáo tài chính, kiểm toán viên chịutrách nhiệm kiểm tra tình trạngtuân thủ luật pháp và đánh giá hệthống kiểm soát nội bộ của đơn vị.

NGỌC QUỲNH

Gian lận và tham nhũng đang trở thành vấn đề quan trọng đối với cácquốc gia trên thế giới. Cũng vì thế mà các Cơ quan kiểm toán tối cao (SAI)ngày càng được kỳ vọng nhiều hơn. Thông qua hành động phối hợp, cácSAI sẽ giữ vai trò thúc đẩy tính trung thực, minh bạch và trách nhiệm giảitrình trong việc sử dụng nguồn lực công cũng như thực thi quyền lực.

Page 39: NHÂN NGÀY NHÀ GIÁO VIỆT NAM (20/11) TRÒ CHUYỆN CUỐI …media.baokiemtoannhanuoc.vn/files/library/site-3/20180131... · 2018-01-31 · NH Đầu tư và Phát triển Việt

[email protected]

Như một phần không thể tách rờicủa các cuộc kiểm toán thôngthường (tức là kiểm toán tài chính,tuân thủ và hoạt động), các kiểmtoán viên của SAI vẫn phải duy trìsự hoài nghi nghề nghiệp và đảmbảo rằng các kỹ thuật đã được sửdụng đủ để phát hiện tất cả nhữngsai sót trọng yếu định lượng và bấtthường cũng như những trườnghợp gian lận, tham nhũng.

Mô hình hệ thống Ban chuyêntrách vốn rất phổ biến ở các quốcgia châu Á. Mô hình này giốngmô hình Westminster ở chỗ cũngcó một đơn vị bao gồm các kiểmtoán viên chuyên nghiệp và tồntại độc lập với cơ quan hànhpháp, tuy nhiên, nó vẫn dướiquyền cơ quan lập pháp. Cơ quanlập pháp sẽ bổ nhiệm Ban kiểmtoán và Ban này sẽ có tráchnhiệm đề ra kế hoạch kiểm toán.Ban cũng có thể sử dụng quyềnhạn của cơ quan lập pháp để yêucầu thông tin từ phía cơ quanhành pháp. Về mặt lý thuyết, hệthống này tương đối độc lập vớicơ quan lập pháp và do đó hạnchế được ảnh hưởng tiêu cực.

Mặc dù việc kiểm tra gian lậnvà tham nhũng được thực hiện nhưlà một phần của quá trình kiểmtoán thông thường, tuy nhiên kiểmtoán viên không đưa ra các quyếtđịnh pháp lý khi gian lận đã thựcsự xảy ra. Nói chung, kiểm toánviên có thể đặt cờ đỏ làm dấu hiệunhận biết các khu vực cần phảikiểm tra kỹ hơn để các cơ quan cóthẩm quyền điều tra thêm. Nếu cácsai sót trọng yếu, điểm yếu trongthiết kế hoặc hoạt động của hệthống kế toán và kiểm soát nội bộcho thấy sự xem xét nghiêm túc vềrủi ro hoặc khả năng gian lận, thamnhũng thì chúng sẽ được cho lànhững bất thường hoặc lạm dụng.

Khả năng phát hiện gian lận củakiểm toán viên phụ thuộc vào yếutố sau: sự khéo léo của thủ phạm,tần suất và mức độ thao tác, mứcđộ thông đồng liên quan, độ lớntương đối của từng khoản mụcthao tác, thâm niên của nhữngngười có liên quan.

Khi bằng chứng đã rõ ràng vàđã đủ để đưa ra kết luận về mộthành vi gian lận bị nghi ngờ, kiểmtoán viên có thể báo cáo về hànhvi này và giả định. Trường hợpnhóm kiểm toán có bằng chứngmạnh mẽ cho thấy gian lận hoặctham nhũng xảy ra, theo quy định,các SAI sẽ được yêu cầu truyềnđạt thông tin tới các cơ quan điềutra của chính phủ hoặc cơ quanthực thi pháp luật khác.

Việc tạo ra và thúc đẩy một môitrường phòng chống gian lận vàtham nhũng bao gồm các yếu tốchính sau: tăng cường hệ thốngquản lý tài chính; đánh giá các hệthống kiểm soát nội bộ để xác địnhvà sửa điểm yếu; tăng cường nhậnthức của công chúng đối với cácphát hiện của SAI. Vai trò của cácSAI khi đối phó với gian lận vàtham nhũng chỉ đạt hiệu quả nếuhọ có đủ tính độc lập và có một hệthống liêm chính quốc gia mạnhmẽ, được đại diện bởi ý chí chínhtrị của nhà điều hành để công khai,theo dõi và thực hiện các khuyếnnghị và kết luận của các SAI.Trong trường hợp không có điềunày, năng lực, hiệu lực và danhtiếng của các SAI bị hủy hoại.

INTOSAI, ASOSAI xác địnhvai trò chống gian lận, thamnhũng cho các SAI thành viên

Vai trò và trách nhiệm của SAItrong xử lý gian lận và tham nhũngđã được Tổ chức quốc tế các Cơquan kiểm toán tối cao (INTOSAI)

và Tổ chức các Cơ quan Kiểm toántối cao châu Á (ASOSAI) xác lậpmột cách cụ thể. INTOSAI thừanhận rằng, với tư cách là kiểm toánviên độc lập về tài chính công, cácSAI có thể đóng góp một vai tròquan trọng trong cuộc chiến chốnggian lận và tham nhũng. Sự mongđợi này được thể hiện trong cácchuẩn mực kiểm toán của INTO-SAI, với yêu cầu: “kiểm toán viênphải cảnh giác về các tình huống,kiểm soát các điểm yếu, thiếu sóttrong lưu giữ hồ sơ, sai sót trongcác giao dịch hay kết quả bấtthường, có thể là dấu hiệu gian lận,chi tiêu không hợp lý, hoạt độngkhông đúng thẩm quyền, lãng phí,không hiệu quả hoặc thiếu kiểmtra…” (ISSAI 200, Đoạn 2.2.41,Các chuẩn mực chung trong kiểmtoán nhà nước).

Tại Hướng dẫn Giải quyếtgian lận và tham nhũng năm2003, ASOSAI đã ban hành 30hướng dẫn kiểm toán cụ thể đểkiểm toán viên của SAI có thểgiải quyết các trường hợp gian lậnvà tham nhũng. Mỗi hướng dẫnđề cập đến một nguyên tắc/chuẩnmực kiểm toán theo chuẩn mựckiểm toán của INTOSAI. Hướngdẫn cũng có một chương liênquan đến hiểu biết của kiểm toánviên thuộc các SAI thành viên vềgian lận và tham nhũng. Hướngdẫn của ASOSAI dự kiến sẽ đượcsử dụng làm mô hình cho mỗiSAI thành viên để xây dựng bộhướng dẫn riêng của mình. Theođó, mỗi SAI có thể sửa đổi trongcác hướng dẫn áp dụng cho mỗiquốc gia. Với các kiểm toán viên,Hướng dẫn này sẽ có ích rất lớnkhi họ giải quyết các vụ gian lậnvà tham nhũng.n

(Nguồn: INTOSAI và World Bank)

Page 40: NHÂN NGÀY NHÀ GIÁO VIỆT NAM (20/11) TRÒ CHUYỆN CUỐI …media.baokiemtoannhanuoc.vn/files/library/site-3/20180131... · 2018-01-31 · NH Đầu tư và Phát triển Việt

.n(Sưu tầm từ internet)

Số 65 - Tháng 11/2017

Báu vậtÐể nhận thức được giá trị của một thángHãy hỏi bà mẹ vừa sinh con chưa đầy

tháng tuổi.

Ðể nhận thức được giá trị của một tuầnHãy hỏi biên tập viên của một tuần báo.

Ðể nhận thức được giá trị của một giờHãy hỏi những người yêu nhau đang

chờ cuộc hẹn.

Ðể nhận thức được giá trị của một phútHãy hỏi người vừa trễ một chuyến xe.

Ðể nhận thức được giá trị của một giâyHãy hỏi người vừa trải qua một tai nạn

trong gang tấc.

Ðể nhận thức được giá trị của một saoHãy hỏi những vận động viên vừa đoạt huy

chương vàng Olimpic.

Hãy trân trọng mỗi phút giây mà bạn cóHôm qua là lịch sửNgày mai là một bí ẩn còn đóCòn hôm nay là một món quà mà chúng ta

có được.Ðấy là lí do mà chúng ta gọi nó là "hiện tại".

Đồng cỏ tuyệt vời

Có một anh chàng chỉ quen sống ở đồng cỏ.Một hôm, có người bạn đến mời anh ta dungoạn. Hai người phi ngựa đến bên hồ nướcrộng lớn. Anh ta nhìn thấy thảm xanh mênhmông trên mặt hồ, mừng rỡ nói với bạn: "Ôi,một vùng đồng cỏ chưa hề có dấu chân ai, taphải phi ngựa đi hết thảm xanh này để rồi vềđuổi ngựa đến nuôi. Một vùng đồng cỏ thậttuyệt vời!".

Anh bạn liền cười ngăn lại:

- Đây là hồ, trên thảm xanh dưới nước sâu,chứ đâu phải là đồng cỏ. Nghe vậy, anh ta nhìnxuống chân mình thì thấy nước trong xanh, inbóng ngựa của hai người. Lúc đó anh ta mớinhận ra là hồ nước.n

Đèn đỏHai người bạn dừng ôtô ở trước đèn đỏ.

Người lái xe không nói gì, còn người bạn quaysang thở dài bảo:

- Phí bao nhiêu thời gian vì đèn đỏ! Với chừngấy thời gian, người ta có thể viết cả một cuốnsách! Bảo sao ai cũng khó chịu khi phải dừng đènđỏ.

Người lái xe vẫn không nói gì. Người bạn liềnđập vào tay:

- Có nghe tớ nói không?- Không!- Tại sao hả?- Vì tớ đang có việc của tớ.- Cậu đang làm gì? Tớ có thấy cậu đang làm

gì đâu?- Tớ đang chúc may mắn - người lái xe đáp. Mỗi

lần dừng đèn đỏ, tớ đã quen với việc nghĩ tới mộtngười thân hoặc bạn bè và chúc cho họ được maymắn. Nếu không có những lúc dừng đèn đỏ, hẳncả ngày bận rộn tớ sẽ chẳng nhớ ra đâu...n

(Sưu tầm từ internet)