chÀo mỪng cÁch mẠng thÁng tÁm trÒ chuyỆn cuỐi...

40
Số 50 - Tháng 8/2016 TỔNG BIÊN TẬP Nguyễn Thắng ĐT: (04) 62820719 PHÓ TỔNG BIÊN TẬP Đỗ Hồng Công Mai Hải Đường TRỤ SỞ 68 Trần Thái Tông - Cầu Giấy - Hà Nội Email: [email protected] ĐT: (04) 62820721 - Fax: (04) 62820708 TÀI KHOẢN Báo Kiểm toán 2601 0000 056239 NH Đầu tư và Phát triển Việt Nam Chi nhánh Tây Hà Nội GIẤY PHÉP HOẠT ĐỘNG BÁO CHÍ IN Số 806/GP-BTTTT ngày 14/5/2012 của Bộ Thông tin và Truyền thông IN TẠI Công ty CP In KHCN mới Giá: 15.000đ CHÀO MỪNG CÁCH MẠNG THÁNG TÁM VÀ QUỐC KHÁNH 2/9 TRÒ CHUYỆN CUỐI THÁNG CHUYÊN ĐỀ: DỰ ÁN BOT - VAI TRÒ VÀ TRÁCH NHIỆM CỦA KIỂM TOÁN NHÀ NƯỚC VẤN ĐỀ HÔM NAY TRAO ĐỔI QUA KẾT QUẢ KIỂM TOÁN HOẠT ĐỘNG KIỂM TOÁN QUỐC TẾ VĂN HÓA - VĂN NGHỆ

Upload: others

Post on 15-Aug-2020

1 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: CHÀO MỪNG CÁCH MẠNG THÁNG TÁM TRÒ CHUYỆN CUỐI …media.baokiemtoannhanuoc.vn/files/library/site-3/... · toàn bởi mỗi quốc gia có một ngưỡng an toàn khác

Số 50 - Tháng 8/2016

TỔNG BIÊN TẬPNguyễn Thắng

ĐT: (04) 62820719

PHÓ TỔNG BIÊN TẬPĐỗ Hồng Công

Mai Hải Đường

TRỤ SỞ68 Trần Thái Tông - Cầu Giấy - Hà Nội

Email: [email protected]

ĐT: (04) 62820721 - Fax: (04) 62820708

TÀI KHOẢNBáo Kiểm toán 2601 0000 056239

NH Đầu tư và Phát triển Việt Nam

Chi nhánh Tây Hà Nội

GIẤY PHÉP HOẠT ĐỘNG BÁO CHÍ INSố 806/GP-BTTTT ngày 14/5/2012

của Bộ Thông tin và Truyền thông

IN TẠICông ty CP In KHCN mới

Giá: 15.000đ

CHÀO MỪNG CÁCH MẠNG THÁNG TÁM VÀ QUỐC KHÁNH 2/9

TRÒ CHUYỆN CUỐI THÁNG

CHUYÊN ĐỀ: DỰ ÁN BOT - VAI TRÒ VÀ TRÁCH NHIỆMCỦA KIỂM TOÁN NHÀ NƯỚC

VẤN ĐỀ HÔM NAY

TRAO ĐỔI

QUA KẾT QUẢ KIỂM TOÁN

HOẠT ĐỘNG KIỂM TOÁN QUỐC TẾ

VĂN HÓA - VĂN NGHỆ

Page 2: CHÀO MỪNG CÁCH MẠNG THÁNG TÁM TRÒ CHUYỆN CUỐI …media.baokiemtoannhanuoc.vn/files/library/site-3/... · toàn bởi mỗi quốc gia có một ngưỡng an toàn khác

Số 50 - Tháng 8/2016

Cách mạng Tháng Tám là dấu mốc lịch sử chóilọi, là sự kiện “long trời lở đất” trong lịch sử

đấu tranh dựng nước và giữ nước của dân tộc ViệtNam. Không chỉ có vậy, sự kiện này ngay lập tứctác động to lớn, tích cực với cả khu vực và thế giới -“lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”. Hơn bảythập kỷ đã qua, càng ôn lại càng thấy tầm vóc, ýnghĩa lịch sử to lớn và ảnh hưởng sâu sắc của Cáchmạng Tháng Tám đối với cuộc sống người dân, vớiđời sống chính trị thế giới.

Nhìn lại lịch sử để thấu triệt thành công và thấtbại, đúc kết bài học phải trả bằng máu xương củanhiều thế hệ. Hiểu thấu lịch sử mới tự hào, giữ gìn,kế thừa, phát triển, mới đủ tự tin để sau chiến tranhlại “đem sức ta mà xây dựng cho ta” - đưa dân tộc đilên bằng phương pháp đổi mới tư duy và hành độngsáng tạo. Sự thật, công cuộc đổi mới toàn diện đấtnước đã đi qua nhiều thập kỷ, thành công, yếu kém,hạn chế, thậm chí sai lầm, khuyết điểm đã lộ diệnrất rõ ràng. Hội nhập với thế giới giữa bao tháchthức vô cùng lớn. Thời cơ không dễ xuất hiện, hiếmkhi xảy ra và trôi qua rất nhanh, nếu không biếtchớp lấy kịp thời thì thật khó có cơ hội để “cáchmạng” được chính mình, biến không thành có,chuyển nguy thành an.

Chưa bao giờ thế giới lại liên tiếp diễn ra nhữngvụ việc phức tạp như bây giờ. Có người bảo, lo lắngnhất là sự bất ổn về chính trị - xã hội ở nhiều nước,không chỉ Châu Âu mà cả Châu Á. Xung đột sắctộc, tôn giáo, bạo lực, nhân tai, thiên tai, tội ác…xảy ra không ít, có khi còn dồn dập. Căn nguyên củasự bất ổn “không bình thường” ấy vừa tiềm tàng,vừa bột phát luôn là thách thức vô cùng lớn đối vớikhông chỉ những nước nghèo khó, kinh tế tụt hậu,không theo kịp các nước có nền kinh tế lớn mạnh,chính trị ổn định, mà còn đang đe dọa cả với cácquốc gia hùng mạnh, đã từng được coi là đất nướccó cuộc sống thanh bình, điểm đến lý tưởng củangười dân các nước trên thế giới.

Đất nước mình đã trải qua nhiều biến cố lịch sử,lúc thăng trầm, lúc thịnh, suy. Đảng ta luôn vững taychèo lái con thuyền cách mạng vượt qua biết baoghềnh, thác. Chưa bao giờ tận thấy những khó khăn

hiện hữu, đang trở thành áp lực cực lớn đối với nhữngngười đảm đương trọng trách lãnh đạo đất nước này.Vẫn biết đã có sự lựa chọn từ người dân, từ cử tri cảnước để có được người hội đủ: đức, tài, trí, dũngtham gia hệ thống chính trị, bộ máy công quyền.Nhưng thời nào chẳng thế, bất cứ ai (kể cả lãnh đạo)đều bị tác động bởi danh lợi, vật chất; có người trụvững, có người ngả nghiêng, có người thoái hoá dầnrồi biến chất... Xã hội thời cơ chế thị trường ắt nảysinh những mảnh đất màu mỡ cho sự phát triểnnhững cái xấu. Rất nhiều phân tích, mổ xẻ nguyênnhân và đưa ra giải pháp lựa chọn đội ngũ lãnh đạođể bộ máy trong sạch, vững mạnh, vận hành trơn tru,hiệu quả. Vẫn còn biết bao điều chúng ta cùng lotoan, trăn trở: kinh tế khó khăn, nạn tham nhũng, lãngphí vẫn diễn ra phức tạp. “Lợi ích nhóm” đang côngphá thành trì của người cộng sản. Nó tàn phá thiênnhiên đất nước, huỷ hoại môi trường sống, làm rốiloạn nhịp sống bình thường của xã hội, vẩn đục bầukhông khí xã hội vốn trong lành.

Quyết tâm chính trị của người đứng đầu Đảng,Chính phủ cùng những việc làm cụ thể thời gian quađã bước đầu mang lại niềm tin có cơ sở thực tế. MộtĐảng biết tự nhận thấy khuyết điểm của mình để sửachữa và vươn lên là một Đảng mạnh. Một Chính phủliêm chính và hành động vì lợi ích nhân dân là Chínhphủ nhận được sự ủng hộ tuyệt đối của người dân.Sức mạnh của Cách mạng Tháng Tám là sự chungsức, chung lòng, đoàn kết toàn dân. Nó nhấn chìm vàlật đổ tất cả sự áp bức, xích xiềng, đánh sập thành trìchủ nghĩa thực dân. Những việc mà Đảng, Chính phủđang quyết tâm thực hiện, chỉ đạo quyết liệt cũngđược xem như cuộc cách mạng của đất nước trongquá trình đổi mới. Nó luôn kế thừa kinh nghiệm, bíquyết thành công của các cuộc cách mạng.

Ôn lại các bài học lịch sử để tự tin đi tới tương lailà quy luật tất yếu mà Đảng ta đã vận dụng. Đây đượcxem là thời điểm thích hợp để Đảng, Chính phủ vàtoàn dân tiếp tục thực hiện công cuộc đổi mới vớiquyết tâm chính trị cao hơn và cách làm sáng tạo,hiệu quả hơn. Cách mạng Tháng Tám luôn mang lạicho chúng ta niềm tin về tương lai đất nước Việt Namtrên con đường hội nhập và đi lên vững chắc.n

VĂN HÙNG

Page 3: CHÀO MỪNG CÁCH MẠNG THÁNG TÁM TRÒ CHUYỆN CUỐI …media.baokiemtoannhanuoc.vn/files/library/site-3/... · toàn bởi mỗi quốc gia có một ngưỡng an toàn khác

[email protected]

Thưa ông, thời gian gần đây,dư luận xã hội đang bày tỏ sựquan ngại đối với một số vấn đềliên quan đến các dự án BOT.Với tư cách Phó chủ nhiệm Ủyban Kinh tế của Quốc hội, ôngđánh giá như thế nào về thựctrạng các dự án BOT ở ViệtNam hiện nay?

Có thể nói, sau 4 năm triểnkhai thực hiện Nghị quyết số 13-NQ/T.Ư ngày 16/01/2012 củaBan Chấp hành Trung ương vềxây dựng kết cấu hạ tầng đồngbộ nhằm đưa nước ta cơ bản trởthành nước công nghiệp theohướng hiện đại vào năm 2020, hệthống giao thông nước ta đãđược cải thiện, trong đó phải kểđến các dự án BOT, đặc biệt cácdự án BOT thuộc lĩnh vực giaothông đường bộ đã thu đượcnhững kết quả khả quan. Chỉtrong 4 năm, chúng ta đã huyđộng được gần 200.000 tỷ đồng,chiếm hơn 40% vốn đầu tư toànxã hội trong lĩnh vực giao thông

đường bộ, giúp giảm bội chiNSNN, đồng thời cung cấp choxã hội một hạ tầng giao thôngvới chất lượng cao hơn.

Bên cạnh những mặt tíchcực thì dư luận xã hội vẫn bàytỏ sự không hài lòng đối vớinhiều dự án BOT, cụ thể có 3nhóm dư luận:

Một là, những người tham giasử dụng dịch vụ giao thông: Họmất quyền lựa chọn hình thứcdịch vụ và mất quyền “kháchhàng là thượng đế” trong mộtnền kinh tế thị trường, cho nênphản ứng của người dân rất lớn.

Hai là, các nhà nghiên cứu,các nhà khoa học và nhữngngười tư vấn về BOT: Họ thấyrằng, phương thức triển khaiBOT của chúng ta đi ngược tràolưu chung của Chính phủ. Chínhphủ Việt Nam cam kết là mộtChính phủ công khai, minh bạchtrong các hành động của mình,nhưng việc triển khai các dự ánBOT thông qua chỉ định đã làmmất đi tính công khai, minhbạch. Cùng với đó, phương thứctriển khai các dự án BOT tại ViệtNam không giống với thông lệquốc tế.

Ba là, các nhà phân tích yêucầu đánh giá hiệu quả các dự án

BOT so với các dự án huy độngtừ 100% vốn NSNN hoặc dự áncủa các nhà đầu tư tư nhân:Những người này cho rằng,phương thức thực hiện BOT nhưvừa qua đã làm tăng giá thành dựán, đồng thời làm giảm hiệu quảsử dụng vốn đầu tư công. Đấy làmột minh chứng giải thích tạisao, mặc dù chúng ta đưa rấtnhiều dự án hạ tầng vào hoạtđộng, khai thác nhưng chỉ sốICOR của Việt Nam vẫn caonhất trong khu vực, đặc biệt 5năm trở lại đây, nó không có xuhướng giảm, mà vẫn dao động ởmức 6,9% đến 7%.

Ông vừa nói, phương thứctriển khai các dự án BOT tạiViệt Nam không giống vớithông lệ quốc tế. Cụ thể của sựgiống và khác ở đây là như thếnào, thưa ông?

Về điểm giống nhau, trướchết, các dự án BOT đều đượcthực hiện trong bối cảnh tìnhtrạng NSNN hạn chế, không thểđẩy nhanh, đẩy cao tốc độ bộichi ngân sách cũng như khôngthể đưa nợ công của Chính phủvượt quá ngưỡng mà nền kinh tếcó thể chịu đựng được. (Ở đây,chúng ta không nói ngưỡng an

Trò chuyện với TS. Nguyễn Đức Kiên, Phó Chủ nhiệmỦy ban Kinh tế của Quốc hội xung quanh các vấn đề về hình thức Hợp đồng xây dựng - kinh doanh - chuyểngiao (BOT) cũng như vị trí và vai trò của Kiểm toán Nhà nước trong quá trình kiểm toán các dự án này.

Page 4: CHÀO MỪNG CÁCH MẠNG THÁNG TÁM TRÒ CHUYỆN CUỐI …media.baokiemtoannhanuoc.vn/files/library/site-3/... · toàn bởi mỗi quốc gia có một ngưỡng an toàn khác

Số 50 - Tháng 8/2016

toàn bởi mỗi quốc gia có mộtngưỡng an toàn khác nhau). Bởivậy, nó không phụ thuộc vào ýmuốn chủ quan của Chính phủ,của người dân hay doanh nghiệp,mà vấn đề là phải nhìn thẳng,bao lâu thì chúng ta trả được nợvà nợ đó có tác động như thế nàođến nền kinh tế. Đấy là điềuchúng ta quan tâm. Thứ hai, cácdự án BOT đều do các doanhnghiệp thực hiện và Nhà nướcgiữ vai trò giám sát.

Về điểm khác nhau:Thứ nhất, về vai trò của Nhà

nước trong việc xác định các dựán BOT: Theo thông lệ quốc tế,sau khi đưa ra kế hoạch, cơ quancó thẩm quyền phải xác định thứtự ưu tiên dự án, cùng với đó làNSNN và các cơ chế chính sáchcủa Nhà nước đi kèm, đồng thờiphân định rõ trách nhiệm của cơquan có thẩm quyền với trách

nhiệm của doanh nghiệp. Còn tạiViệt Nam, điều này hoàn toànngược lại.

Thứ hai, về doanh nghiệp thựchiện: Trên thế giới, khi thừa vốn,các doanh nghiệp không thể đầutư trong ngành và lĩnh vực màmình đang có thế mạnh bởi giớihạn về lợi nhuận đang có xuhướng giảm, buộc họ phải đầu tưsang ngành, lĩnh vực mới có sựđảm bảo của Nhà nước, nhằmduy trì được tỷ suất lợi nhuận trênđồng vốn. Bởi vậy, họ vay vốnngân hàng rất ít, nhưng tại ViệtNam, khoảng 90% số vốn của cácdự án BOT đều do doanh nghiệpđi vay từ các tổ chức tín dụng vàcác tổ chức tín dụng huy độngvốn từ tiền gửi của người dân. Vìthế, việc phát triển BOT tràn lansẽ quay lại chèn ép trái phiếuchính phủ, kéo theo lãi suất ngânhàng không thể hạ xuống.

Thứ ba, về vai trò của Nhànước và người dân trong côngtác hậu kiểm: Qua ví dụ về cầuViệt Trì 1, cầu Việt Trì 2 hay vấnđề thu phí trên tuyến đường PhápVân - Cầu Giẽ, chúng ta thấy vaitrò hậu kiểm của cơ quan quản lýnhà nước rất mờ nhạt.

Đối với các dự án BOT, dưluận luôn quan tâm đặc biệt tớivấn đề thu phí. Vậy, các mứcphí BOT như hiện hành đã hợplý hay chưa, thưa ông?

Thực ra, mức phí BOT nhưhiện nay không thể hiện được sựbình đẳng và công khai của mộtnền kinh tế. Bình đẳng là khingười dân, Nhà nước và doanhnghiệp BOT cùng lắng nghe ýkiến; là khi người dân khôngphải “cắn răng” vì Nhà nước chỉnghe ý kiến nhà đầu tư. Ở đây,vô hình trung, Nhà nước và

Page 5: CHÀO MỪNG CÁCH MẠNG THÁNG TÁM TRÒ CHUYỆN CUỐI …media.baokiemtoannhanuoc.vn/files/library/site-3/... · toàn bởi mỗi quốc gia có một ngưỡng an toàn khác

[email protected]

doanh nghiệp lại đứng về mộtphe. Nếu so sánh một công vậntải từ Hải Phòng đi Hà Nội vàngược lại với chi phí vận tải từcảng Hải Phòng sang Nhật rồingược trở về, thì chi phí nội địacòn cao hơn chi phí từ HảiPhòng sang Nhật. Chính điềunày đã hạn chế khả năng cạnhtranh của hàng hóa Việt Namtrên thị trường quốc tế.

Thực ra, thu phí của doanhnghiệp BOT thể hiện trong hợpđồng cam kết giữa Bộ Giaothông Vận tải (với tư cách là cơquan Nhà nước có thẩm quyền)và chủ đầu tư xây dựng dự án.Giá cao hay thấp là do thị trườngvà do cam kết của Nhà nước.Nhà nước đã cam kết với ngườidân thì Nhà nước phải thực hiện,kể cả việc Nhà nước phải bù lỗ,còn sai thì chúng ta quay lại kỷluật người ký.

Theo ông, mức phí BOT nhưthế nào thì sẽ đảm bảo hài hòalợi ích giữa Nhà nước, ngườidân và doanh nghiệp?

Tôi cho rằng, mức phí đảmbảo hài hòa lợi ích phải dựa trên2 yếu tố:

Thứ nhất, mức phí đó phảisát với tổng mức đầu tư xâydựng dự án.

Thứ hai, việc định giá thu phíphải phù hợp với diễn biến củanền kinh tế. Nếu nền kinh tế lạmphát lớn thì chúng ta có sự điềuchỉnh hàng năm, nhưng nếu lạmphát ổn định như 2 năm trở lạiđây thì mức phí không đượctăng. Không thể yêu cầu tăngthu mười mấy % như dự ánPháp Vân - Cầu Giẽ thời gianqua. Vấn đề này cũng đã cónhiều đồng chí lãnh đạo các cơquan quản lý Nhà nước đứnglên bênh vực, điều đó thể hiệnsự thiếu trách nhiệm của nhữngngười làm công tác quản lý nhànước đối với người dân. Ngườidân ủy quyền cho cơ quan quảnlý Nhà nước là để cam kết đảmbảo quyền lợi cho họ chứ khôngphải để các cơ quan này thônglưng với doanh nghiệp, quay trởlại “móc túi” người dân. Hiệnnay, các cơ quan quản lý Nhànước đang nhầm lẫn giữa quyềnlực được người dân ủy quyềnvới quyền lực thực có của mình.

Trước thực trạng này, ông cósuy nghĩ và đánh giá như thếnào về vai trò của công tácthanh tra, kiểm toán đối với cácdự án BOT?

Chúng ta phải nói rằng, hiệnnay công tác thanh tra, kiểm toánđối với các dự án BOT đang rấtyếu. Chẳng hạn, cái quan trọngnhất của dự án BOT là định mức

xây dựng cơ bản của dự án (chứkhông phải chỉ kiểm toán dựtoán), thì kiểm toán lại bỏ quavấn đề này. Kiểm toán đã bỏ quakiểm toán định mức xây dựng cơbản của Viện Kinh tế xây dựng(Bộ Xây dựng), cho nên tổngmức đầu tư các dự án BOT củaViệt Nam luôn cao chót vót. Đếnbây giờ, không ai trả lời đượccâu hỏi là tại sao làm 1 kmđường cao tốc của Việt Nam lạicao hơn 1 km đường ở Ả RậpSaudi, trong khi mặt cắt, kết cấunền đường về mặt địa chất nhiềurủi ro như nhau, thậm chí điềukiện thi công bên đó còn khắcnghiệt hơn nhưng giá thành củahọ vẫn rẻ hơn. Đấy là điều rấtnghịch lý.

Thưa ông, thực ra thì hiệnnay một số Bộ, ngành liênquan vẫn có ý kiến cho rằng,các dự án BOT không phải làđối tượng kiểm toán của Kiểmtoán Nhà nước (KTNN). Quanđiểm của ông về vấn đề nàynhư thế nào?

Trước hết phải nói rằng,chúng ta đang xây dựng một Nhànước pháp quyền. Muốn kiểmtoán hay không kiểm toán các dựán BOT thì phải căn cứ theo LuậtKiểm toán nhà nước và LuậtNgân sách nhà nước. BOT cóphải là ngân sách nhà nướckhông? Trả lời được câu hỏi này,thì chúng ta sẽ xác định đượcBOT có là đối tượng kiểm toáncủa KTNN hay không.

Tôi cho rằng, ý kiến trên lànhầm lẫn cơ bản về mặt khoahọc và hiểu biết pháp luật. Vềquản lý nhà nước, các dự ánBOT thuộc tài sản Nhà nước. Ởđây, Nhà nước kiểm soát giá vàchất lượng các dự án BOT. Các

Page 6: CHÀO MỪNG CÁCH MẠNG THÁNG TÁM TRÒ CHUYỆN CUỐI …media.baokiemtoannhanuoc.vn/files/library/site-3/... · toàn bởi mỗi quốc gia có một ngưỡng an toàn khác

Số 50 - Tháng 8/2016

dự án BOT đang nhân danh Nhànước và lấy quyền lực của Nhànước để bắt người dân trả phí vàphí đó tính vào giá trị đầu tưcông. Ở đây, người ta quên mấtmột điều, Nhà nước đứng ra bảolãnh cho doanh nghiệp BOT vaytới 90% vốn. Hơn nữa, Nhà nướcđồng ý cho tính lãi suất vay ngânhàng vào giá thành dự toán củacác dự án BOT. Nhà nước cũngđồng ý cho doanh nghiệp thu phítrên từng km và có điều chỉnhkhi tăng giá.

Bởi vậy, nếu Bộ Giao thôngVận tải và Bộ Kế hoạch Đầu tưđồng ý đưa các dự án BOT rakhỏi kế hoạch NSNN thì Nhànước đồng ý không can thiệp;còn nếu Bộ Kế hoạch Đầu tưcân đối NSNN, Bộ Giao thôngVận tải ký thời gian thu phí, BộTài chính ký mức phí nhưng lạicấm Nhà nước kiểm soát các dựán BOT thì không thể được. Rõràng, các Bộ đang nhân danhNhà nước để thực hiện triểnkhai các dự án BOT, song, khiNhà nước kiểm tra hoặc ủyquyền cho KTNN vào kiểm tra,các Bộ lại ngăn cản thì còn gì làNhà nước.

Phải khẳng định, các dự ánBOT là Nhà nước chỉ ủy quyềncho doanh nghiệp đầu tư trongmột giai đoạn, còn toàn bộ dự ánđó vẫn là tài sản của Nhà nước.Ở đây doanh nghiệp đầu tư theoyêu cầu của Nhà nước vớinhững cam kết mà Nhà nướcnhượng quyền, thì rõ ràng doanhnghiệp phải để Nhà nước thanhtra, kiểm tra việc thực hiệnnhượng quyền đó như thế nào.Trong quá trình nhượng quyền,đâu là thẩm quyền của Bộ Kếhoạch đầu tư, Bộ Giao thông vậntải, Bộ Tài chính, Bộ Xây dựng

hay KTNN, thì lúc đó phải căncứ vào Luật Kiểm toán nhànước, Luật Đầu tư công, LuậtNgân sách nhà nước và Luật Tổchức Chính phủ, rồi các Nghịđịnh để phân xử.

Ở đây, phải lưu ý một điều,tất cả các Nghị định quy địnhchức năng, nhiệm vụ của các Bộlà dưới Luật Kiểm toán nhànước. Điều gì Luật Kiểm toánnhà nước đã quy định thì hãy bỏNghị định sang một bên vì nódưới Luật. Mà đã dưới Luật lànội bộ các Bộ với nhau. Vấn đềở đây, chúng ta cứ lập lờ lấyNghị định để giải thích cho Luật.Nghị định không thể thay thếLuật. Khi đã có Luật, chúng tatra Luật trước rồi mới đến Nghịđịnh. Còn hiện nay, chúng ta bịcái “bệnh” là cứ lấy Nghị địnhmà quên mất Luật.

Được biết tới đây, Quốc hội sẽthực hiện việc giám sát các dựán BOT. Xin ông có những chiasẻ cụ thể hơn về vấn đề này?

Hiện nay, việc giám sát cácdự án BOT là do Ủy ban Thườngvụ Quốc hội thực hiện. Trongtháng 8/2016, Ủy ban Kinh tế sẽtrình dự thảo giám sát lần thứnhất lên Ủy ban Thường vụQuốc hội. Đến trước ngày16/9/2016, Ủy ban Kinh tế sẽtrình lần thứ hai. Sau khi Ủy banThường vụ Quốc hội cho ý kiến,các cơ quan thường trực sẽ hoànchỉnh Chương trình, Kế hoạch đểtrình lại Ủy ban Thường vụ Quốchội và Ủy ban Thường vụ Quốchội sẽ ra Nghị quyết.

Sau khi có Nghị quyết, Ủyban Thường vụ Quốc hội sẽ cócông văn chỉ đạo KTNN, yêucầu KTNN kiểm toán những dựán BOT nào, cung cấp số liệu ra

sao… thì lúc đó, chúng ta sẽ bàn.Tất cả những điều này sẽ nằmtrong nội dung giám sát của Ủyban Thường vụ Quốc hội đối vớicác dự án BOT và sẽ được thựchiện rất nghiêm túc.

Để đạt được kết quả tốt nhất,theo ông, Kiểm toán Nhà nướcnên tập trung vào những nộidung gì khi thực hiện kiểm toáncác dự án BOT?

Theo tôi, đối với các dự ánBOT, KTNN chỉ nên tập trungkiểm toán khâu đầu vào. Cụ thể:

Thứ nhất, KTNN tập trungkiểm toán việc ban hành văn bảnquy phạm pháp luật, định mứckinh tế dự toán của Bộ Xâydựng, việc phân giao thẩm quyềnNhà nước giữa Bộ Xây dựng vàViện Kinh tế xây dựng. KTNNphải thẩm định xem văn bản nào,Nghị định nào của Chính phủ,Luật nào quy định là tất cả cácBộ đều lấy định mức dự toán củaViện Kinh tế xây dựng làm căncứ để lập dự toán xây dựng cũngnhư tính giá thành các công trìnhtrên đất Việt Nam.

Thứ hai, KTNN nên kiểmtoán việc thực hiện chính sáchđầu tư ngay từ công tác lập kếhoạch. Phải xác định rõ, kế hoạchđược duyệt đó có căn cứ vào kếhoạch hàng năm mà Chính phủphân bổ cho Bộ Giao thông vậntải trong việc thực hiện không?Kế hoạch BOT đó có nằm trongkế hoạch đầu tư 5 năm đượcChính phủ phê duyệt không?

Thứ ba, KTNN phải kiểmtoán việc triển khai thực hiện cácdự án BOT.

Trân trọng cảm ơn nhữngchia sẻ của ông!n

XUÂN HỒNG (thực hiện)

Page 7: CHÀO MỪNG CÁCH MẠNG THÁNG TÁM TRÒ CHUYỆN CUỐI …media.baokiemtoannhanuoc.vn/files/library/site-3/... · toàn bởi mỗi quốc gia có một ngưỡng an toàn khác

[email protected]

LTS. Trong khi dư luận cả nước và ngay trên nghị trường Quốchội đang bày tỏ sự băn khoăn về tính hiệu quả cũng như tínhminh bạch của các dự án BOT thì Đặc san Kiểm toán đã nhậnđược rất nhiều bài viết của các nhà quản lý và các chuyên giakinh tế thể hiện yêu cầu: dự án BOT cần có sự kiểm toán chặtchẽ, công tâm từ cơ quan Kiểm toán Nhà nước. Với mongmuốn bạn đọc hiểu thêm những phân tích lập luận cụ thể, Đặcsan Kiểm toán đã kết hợp loạt bài viết trên thành chuyênđề:“Dự án BOT - vai trò và trách nhiệm của Kiểm toán Nhànước”. Xin trân trọng giới thiệu đến bạn đọc.

Page 8: CHÀO MỪNG CÁCH MẠNG THÁNG TÁM TRÒ CHUYỆN CUỐI …media.baokiemtoannhanuoc.vn/files/library/site-3/... · toàn bởi mỗi quốc gia có một ngưỡng an toàn khác

Số 50 - Tháng 8/2016

Chức năng của Kiểm toánNhà nước (KTNN) theo

Luật định là kiểm tra, đánh giá,xác nhận, kết luận và kiến nghịđối với việc quản lý sử dụng tàichính công, tài sản công (Điều 9Luật Kiểm toán nhà nước). Vớichức năng này, đối tượng củaKTNN là việc quản lý và sửdụng tài chính công, tài sảncông và các hoạt động có liênquan đến việc quản lý, sử dụngtài chính công, tài sản công.

Đối với Việt Nam, hoạt độngkiểm toán đã được luật hóa,KTNN lần đầu tiên đã đượchiến định trong Đạo luật cơ bảncủa Nhà nước - Hiến pháp nướcCộng hòa xã hội chủ nghĩa ViệtNam. Đó là sự khẳng định và làtuyên ngôn của Nhà nước ViệtNam về vai trò, vị thế củaKTNN trong nền kinh tế thịtrường mở cửa và hội nhập. Tuynhiên, KTNN là một định chếmới, một hoạt động mới với tưcách một hoạt động chuyênnghiệp, một công cụ kiểm tra,kiểm soát trong Nhà nước phápquyền xã hội chủ nghĩa ViệtNam, vì vậy, chắc chắc cònnhiều nội dung cần tiếp tục hoànthiện và thống nhất về nhậnthức, cách làm, như: đối tượngkiểm toán, giá trị pháp lý củabáo cáo kiểm toán, các cơ quandân cử sử dụng kết quả kiểmtoán, về phạm vi, quyền và tráchnhiệm, về mối quan hệ giữaKTNN với kiểm toán độc lập

(dịch vụ kiểm toán) và kiểmtoán nội bộ, đặc biệt là nhữngvấn đề mới được đưa vào Hiếnpháp và Luật Kiểm toán nhànước lần này là thuật ngữ tàichính công, tài sản công - đốitượng của KTNN.

Cần có sự phân định thấuđáo hơn về khái niệm tàichính công và tài sản công

Về tài chính công: TrongLuật Kiểm toán nhà nước 2015,Điều 3 giải thích từ ngữ khôngnêu định nghĩa về những thuậtngữ này mà chỉ quy định: Tàichính công bao gồm: Ngân sáchnhà nước, dự trữ quốc gia, cácquỹ tài chính nhà nước ngoàingân sách. Tài chính các cơquan nhà nước, đơn vị vũ trangnhân dân, đơn vị sự nghiệpcông lập, đơn vị cung cấp dịchvụ, hàng hóa công, tổ chứcchính trị, tổ chức chính trị - xãhội, tổ chức xã hội, tổ chức xãhội - nghề nghiệp có sử dụngkinh phí, ngân quỹ nhà nước;phần vốn nhà nước tại doanhnghiệp, các khoản nợ công.Hiểu về tài chính công như vậylà gần với cách hiểu về tài chínhnhà nước.

Thuật ngữ tài chính công mớidu nhập vào Việt Nam và đượcsử dụng trong bối cảnh công-tư,khu vực công-khu vực tư chưahoàn toàn rạch ròi và rành mạchtrong một nền kinh tế chuyểnđổi, trong một nhà nước pháp

quyền, tam quyền không phânlập. Đối tượng của KTNN làviệc quản lý, sử dụng tài chínhcông, có nghĩa là KTNN cónghĩa vụ kiểm tra đánh giá vàxác nhận tất cả tài chính côngbao gồm cả việc huy động, tậptrung, phân phối và sử dụng tàichính công, tất cả các đối tượngquản lý và sử dụng tài chínhcông. Tất nhiên, Hiến pháp vàmột số Luật của Việt Nam có đềcập tới thuật ngữ tài chính quốcgia, tài chính nhà nước. Tàichính nhà nước là nguồn lực củađất nước, của nhân dân, do nhândân đóng góp và được phân bổ,sử dụng công khai vì lợi ích củanhân dân, của đất nước. Và vìvậy, Hiến pháp 2013 cũng chếđịnh: Tài chính nhà nước thuộcsở hữu toàn dân. Cần thống nhấtvề nhận thức, hiểu rõ, chính xácvà đầy đủ về tài chính, tài chínhquốc gia, tài chính nhà nước.

Không ít quan niệm chorằng, tài chính là tiền, là quỹtiền tệ. Đó là cách hiểu đơn giảnvà trực diện. Cần hiểu đúng vàđầy đủ về bản chất tài chính.Trong cơ chế quản lý kinh tếcủa mỗi quốc gia, tài chính luônluôn là tổng hòa các mối quanhệ kinh tế, là tổng thể các nộidung và giải pháp tài chính -tiền tệ. Tài chính không chỉ cónhiệm vụ nuôi dưỡng, pháttriển, khai thác các nguồn lực,thúc đẩy, duy trì và tăng trưởngkinh tế, tăng thu nhập, mà còn

PGS.TS. ĐẶNG VĂN THANHChủ tịch Hội Kế toán và Kiểm toán Việt Nam

Page 9: CHÀO MỪNG CÁCH MẠNG THÁNG TÁM TRÒ CHUYỆN CUỐI …media.baokiemtoannhanuoc.vn/files/library/site-3/... · toàn bởi mỗi quốc gia có một ngưỡng an toàn khác

[email protected]

phải quản lý, phân phối và sửdụng có hiệu quả mọi nguồnlực, mọi tiềm năng của đấtnước. Với chức năng tập trung,phân phối, giám đốc bằng đồngtiền và tổ chức luân chuyển vốn,nguồn vốn, tài chính là tổng hòacác mối quan hệ kinh tế gắn vớiphân phối và phân phối lại tổngsản phẩm quốc dân và cácnguồn lực, nguồn vốn trong quátrình hình thành, sử dụng cácquỹ tiền tệ để thực hiện các mụctiêu và nhiệm vụ chính trị, kinhtế - xã hội đã hoạch định.

Tài chính của một quốc gialà tổng thể các quan hệ tài chínhtrong các lĩnh vực hoạt độngkhác nhau nhưng thống nhất vớinhau về bản chất, chức năng vàliên hệ hữu cơ với nhau về sựhình thành và sử dụng các quỹtiền tệ trong nền kinh tế.

Không hoàn toàn giống vớicác quốc gia khác, đặc biệt làcác Nhà nước có thể chế chínhtrị quân chủ lập hiến hay Nhànước pháp quyền, tam quyềnphân lập, Nhà nước Việt Nam làNhà nước pháp quyền, tamquyền không phân lập, nên Hệthống tài chính Việt Nam cótính thống nhất cao với 3 bộphận hợp thành, gồm: tài chínhnhà nước, tài chính doanhnghiệp và tài chính dân cư.

Về nguyên tắc và thông lệtrên thế giới, KTNN có quyềnvà trách nhiệm kiểm tra, đánhgiá mọi nguồn lực tài chính nhànước. Vấn đề chỉ là phươngthức và mức độ thực hiện kiểmtoán. Khi xây dựng Luật Kiểmtoán nhà nước, cũng có không ítý kiến cho rằng: Đối tượng kiểmtoán của KTNN quá rộng, cónên bao gồm các đơn vị và cánhân có nghĩa vụ nộp thuế, phí

cho Nhà nước không, có baogồm các phần vốn nhà nước ởcác công ty cổ phần mà ở đóNhà nước không nắm giữ cổphần chi phối, có bao gồm cáckhoản vốn, kinh phí của Nhànước ký quỹ, ký cược, đóng gópcho các tổ chức trong nước và ởnước ngoài...

Theo Điều 3 của Luật Kiểmtoán nhà nước, phạm vi, nộidung tài chính công và tài chínhnhà nước, tài chính quốc gia cósự không hoàn toàn đồng nhất.Cần hiểu một cách đầy đủ về tàichính nhà nước bao gồm toànbộ các quỹ, ngân quỹ của Nhànước, toàn bộ các hoạt động huyđộng, tập trung, phân phối, phânbổ và sử dụng các nguồn lực đó,Vì vậy, KTNN phải quan tâm vàtổ chức các hoạt động kiểm toánở bất cứ đâu có tài chính nhànước, có hoạt động quản lý vàsử dụng tài chính nhà nước, dùchỉ một đồng, bởi đó là tiền củadân, của đất nước - thuộc sở hữutoàn dân. Kiểm toán về ngânsách nhà nước, về quản lý ngânsách nhà nước phải kiểm trađánh giá cả tình hình chấp hànhnghĩa vụ thuế phí của mọi đốitượng. Kiểm toán về các khoảnđầu tư của Nhà nước thì khôngthể chỉ kiểm tra đánh giá cáckhoản tiền lớn, bỏ qua cáckhoản tiền nhỏ. Phải xem xét,đánh giá xác nhận độ tin cậy củathông tin tài chính nhà nước, sựtuân thủ và tính hiệu quả hiệulực của việc phân bổ và sử dụngtài chính nhà nước, đó là nghĩavụ, là trách nhiệm của KTNN,và là kỳ vọng mà nhân dân cũngnhư các cơ quan dân cử - đạidiện của cử tri đòi hỏi.

Về tài sản công: Khoản 11,Điều 3 Luật Kiểm toán nhà

nước quy định: Tài sản côngbao gồm; Đất đai, tài nguyênnước, tài nguyên khoáng sản,nguồn lợi vùng biển, vùng trời,tài nguyên thiên nhiên khác, tàisản nhà nước tại cơ quan nhànước, đơn vị vũ trang nhân dân,đơn vị sự nghiệp công lập, tổchức chính trị, chính trị-xã hội,xã hội, xã hội- nghề nghiệp ; tàisản công được giao cho các cácdoanh nghiệp quản lý và sửdụng, tài sản dự trữ nhà nước,tài sản thuộc kết cấu hạ tầngphục vụn lợi ích công công vàcác tài sản khác do nhà nướcđầu tư, quản lý thuộc sở hữutoàn dân do nhà nước đại diệnchủ sở hữu và thống nhất quảnlý. Liệt kê như vậy là khá đầyđủ, về cơ bản là phù hợp vớiquy định của Liên hợp quốc(UNDP) về phạm vi tài sảnquốc gia. Tất nhiên, cần hiểuđúng và rành rẽ hơn về tính chấtsở hữu toàn dân và phạm vi củamột số loại tài sản được gọi làtài sản công hay tài sản nhànước như: tài nguyên khoángsản, loại chưa khai thác hayđang khai thác, hay đang chophép khai thác...

Thuật ngữ tài sản công mớixuất hiện ở Việt Nam. Công -tư, khu vực công - khu vực tư,tài sản công - tài sản tư ở đây lànói về tính chất sở hữu, nhưnghiện nay chưa hoàn toàn rạchròi. Cần có sự phân định và hiểuthấu đáo hơn.

Sự nhầm lẫn nghiêm trọnggiữa quyền sở hữu và quảnlý sử dụng

Gần đây có những cách hiểukhông thống nhất về một số đốitượng tài sản có thuộc đối tượngcủa KTNN hay không. Điển

Page 10: CHÀO MỪNG CÁCH MẠNG THÁNG TÁM TRÒ CHUYỆN CUỐI …media.baokiemtoannhanuoc.vn/files/library/site-3/... · toàn bởi mỗi quốc gia có một ngưỡng an toàn khác

Số 50 - Tháng 8/2016

hình là hoạt động và tài sản củacác dự án BOT. Trong vấn đềnày, vẫn có ý kiến từ cơ quannhà nước cho rằng:

- Các dự án BOT không sửdụng kinh phí, ngân quỹ nhànước... mà do nhà đầu tư tự thuxếp vốn, do vậy BOT khôngphải là tài chính công.

- Công trình BOT là tài sảnthuộc kết cấu hạ tầng phục vụlợi ích công cộng nhưng khôngphải do Nhà nước đầu tư, quảnlý... Nhà đầu tư chịu tráchnhiệm thu xếp nguồn vốn đểxây dựng và được quyền sởhữu, kinh doanh, quản lý côngtrình đó trong thời gian nhấtđịnh. Do vậy, công trình BOTkhông phải là tài sản công nhưquy định tại Điều 3 của LuậtKiểm toán nhà nước.

Dựa trên lập luận đó, các cơquan này đã có kiến nghị yêucầu KTNN không tiến hànhkiểm toán các dự án BOT.

Qua tình hình trên, có thểthấy vấn đề này còn có cáchhiểu khác nhau về nội dung,phạm vi tài chính công, tài sảncông theo quy định của Hiếnpháp và các Luật, đặc biệt là sựnhận thức không đầy đủ, khôngđúng về đầu tư công, về tài sảncông, về sở hữu nhà nước, sởhữu toàn dân. Đã có sự nhầmlẫn nghiêm trọng giữa sở hữuvà quản lý sử dụng, khi chorằng công trình BOT thuộcquyền sở hữu của nhà đầu tư...

Cần thể hiện rõ quan điểm vềnhững nhận thức này:

Trước hết, phải khẳng địnhdự án đầu tư theo hình thức hợpđồng BOT là lĩnh vực, là hoạtđộng đầu tư của Nhà nước,đầu tư công. Không thể cho đâylà đầu tư của doanh nghiệp hay

của nhà đầu tư. Đây là dự ánxây dựng công trình kết cấu hạtầng trên đất đai thuộc sở hữutoàn dân, phục vụ nhân dânthuộc trách nhiệm Nhà nước.Do nguồn lực Nhà nước có hạnvà cũng để huy động năng lựccủa nền kinh tế, Nhà nước ápdụng hình thức Hợp đồng xâydựng - kinh doanh - chuyểngiao, theo đó hợp đồng được kýkết giữa cơ quan nhà nước cóthẩm quyền và nhà đầu tư đểxây dựng công trình kết cấu hạtầng. Nhà đầu tư chịu tráchnhiệm thu xếp vốn, bỏ vốn, khicông trình hoàn thành, theo thỏathuận, nhà đầu tư được quyềnkinh doanh công trình trong mộtthời hạn nhất định. Hết thời hạnkinh doanh, nhà đầu tư chuyểngiao công trình cho Nhà nước.Mặc dù dự án BOT do nhà đầutư bỏ vốn, tổ chức thi công,quản lý và kinh doanh có thờihạn, nhưng phải xây dựng trongthời hạn, đảm bảo chất lượng,tiêu chuẩn kỹ thuật và chi phítheo thỏa thuận ghi trong hợpđồng BOT. Nhà nước với tưcách là chủ đầu tư, là cơ quanquản lý cần tính toán, xem xétvà thỏa thuận các điều khoảntrong hợp đồng này, giám sát vàkiểm tra quá trình thực hiện dựán theo hợp đồng và nhà đầu tưđược Nhà nước dành cho quyềnkinh doanh công trình trong mộtthời gian nhất định để thu hồivốn đầu tư và lợi nhuận.

Thứ hai, cần khẳng địnhcông trình kết cấu hạ tầng đượchình thành từ hợp đồng BOT làtài sản công, tài sản nhà nước,thuộc sở hữu toàn dân chứkhông phải tài sản thuộc sở hữucủa nhà đầu tư. Nhà đầu tưkhông có quyền sở hữu tài sản

này. Nhà nước không trực tiếptrả hay thanh toán kinh phí chonhà đầu tư. Quyền của nhà đầutư là quản lý, kinh doanh trongmột thời gian nhất định đượcNhà nước dành cho để thu hồivốn đầu tư và lợi nhuận. Việckinh doanh phải tuân thủ luậtpháp và theo những điều kiện vềthu nhập, thời gian trên cơ sởthống nhất với các cơ quan nhànước có thẩm quyền.

Với khẳng định các dự ánBOT là hoạt động đầu tư công,tài sản hình thành từ hợp đồngBOT là tài sản công - tài sảnnhà nước thuộc sở hữu toàn dân,KTNN cần xác định rõ tráchnhiệm trong việc kiểm toán,đánh giá và xác nhận tính kinhtế, tính hiệu quả cũng như tínhtuân thủ của Nhà nước, của nhàđầu tư trong quá trình thực hiệndự án BOT, quản lý, khai thácvà kinh doanh các công trình kếtcấu hạ tầng. Theo quy định củaLuật, KTNN không chỉ kiểmtoán việc quản lý và sử dụng tàichính công, tài sản công màphải kiểm tra, đánh giá tất cảcác hoạt động liên quan đếnviệc quản lý, sử dụng tài sảncông, tài chính công. Đồngthời, thông qua kết quả kiểmtoán này, KTNN có kiến nghị vàtư vấn cho Quốc hội, Chính phủtrong việc sử dụng các hình thứcđầu tư, cơ chế quản lý đầu tưsao cho hiệu quả, kỷ cương, kỷluật, đảm bảo nền tài chính quốcgia lành mạnh, tài sản quốc giađược an toàn, sử dụng có hiệuquả, tài chính tài sản được kiểmkê, kiểm soát, minh bạch, côngkhai vì lợi ích của nhân dân, củađất nước. Đó cũng là kỳ vọnglớn nhất của nhân dân về Kiểmtoán Nhà nước.n

Page 11: CHÀO MỪNG CÁCH MẠNG THÁNG TÁM TRÒ CHUYỆN CUỐI …media.baokiemtoannhanuoc.vn/files/library/site-3/... · toàn bởi mỗi quốc gia có một ngưỡng an toàn khác

[email protected]

Công trình hình thành từ các dự án BOT chính làtài sản công

Trong khoảng 5 năm gần đây,cơ sở hạ tầng giao thông, đặc biệtlà cơ sở hạ tầng giao thông đườngbộ đã có sự phát triển vượt bậc,cải thiện mạnh mẽ môi trườngđầu tư kinh doanh của cả nước,nhất là ở những tỉnh thành cóđường bộ đi qua. Vì vậy, năng lựccạnh tranh quốc gia cũng nhưnăng lực cạnh tranh ở nhiều tỉnhthành đã được đánh giá cao hơn.Trong bối cảnh nguồn lực NSNNhạn chế và nguồn vốn ODA thuhẹp dần, chính hình thức BOT làcứu cánh khi hướng vào khai tháccác nguồn lực từ trong nước chophát triển giao thông nói riêngcũng như tăng trưởng kinh tế nóichung. Thông qua BOT, hàng loạtdoanh nghiệp, kể cả doanh nghiệpnhà nước và doanh nghiệp thuộccác thành phần kinh tế ngoài nhànước có cơ hội tham gia thực hiệncác dự án lớn, tiêu thụ một lượnglớn nguyên, nhiên vật liệu trongnước, tạo ra hàng vạn công ănviệc làm cho người lao động. Bêncạnh đó, hàng trăm nghìn tỷ vốntín dụng ngân hàng đã được đưavào nền kinh tế và chính nhữngdoanh nghiệp tham gia BOT có

điều kiện trưởng thành, tăng nănglực cạnh tranh đáp ứng yêu cầungày càng cao trong điều kiện hộinhập quốc tế.

Ưu điểm quan trọng nhất củacác dự án BOT: Mặc dù không sửdụng vốn nhà nước mà sử dụngvốn tự có và vốn vay tín dụngngân hàng nhưng quy trình quảnlý đầu tư vẫn tuân theo các quyđịnh chặt chẽ tương tự như đốivới các dự án đầu tư từ nguồnNSNN. Các khâu trong quá trìnhquản lý dự án đầu tư của dự ánBOT, từ quyết định chủ trươngđầu tư, lập dự án khả thi, triểnkhai thực hiện, lựa chọn nhà thầu,cho đến thanh quyết toán, đấuthầu, thanh kiểm tra, kiểm toán,nghiệm thu dự án hoàn thành đưavào khai thác, sử dụng đều có sựtham gia của nhiều cơ quan chứcnăng với hệ thống quy định vàthủ tục chuẩn mực.

Tuy vậy, chính ưu điểm quảnlý dự án BOT theo kiểu quản lýdự án đầu tư từ NSNN lại lànhược điểm do chưa phù hợp vớisự khác biệt cơ bản giữa dự án từNSNN với dự án BOT. Đó là,nếu đầu tư từ NSNN hay thậmchí từ nguồn có tính chất NSNNthì đều là đầu tư một chiềukhông phải hoàn trả. Về cơ bản,

người sử dụng công trình hìnhthành từ dự án thuộc NSNNđược miễn phí. Ngược lại, nguồnvốn cho dự án BOT có tính chấtphải hoàn trả toàn bộ, thậm chíphải thêm cả phần lãi/lợi nhuậnnhất định và toàn bộ nguồn hoàntrả đó là từ thu phí sử dụng côngtrình BOT đã hoàn thành. Theođó, một trong những vấn đề thenchốt nảy sinh trong quản lý dựán BOT là công trình hình thànhtừ dự án BOT có phải là tài sảncông và có cần được quản lý nhưđối với tài sản công?

Theo Khoản 16, Điều 3, LuậtĐầu tư công 2014: “Đầu tư theohình thức đối tác công tư là đầutư được thực hiện trên cơ sở hợpđồng giữa cơ quan nhà nước cóthẩm quyền và nhà đầu tư, doanhnghiệp dự án để thực hiện, quảnlý, vận hành dự án kết cấu hạtầng, cung cấp các dịch vụcông”. Khoản 4, Điều 5, LuậtĐầu tư công 2014 khẳng định:“Đầu tư của Nhà nước tham giathực hiện dự án theo hình thứcđối tác công tư” thuộc lĩnh vựcđầu tư công.

Nghị định số 15/2015/NĐ-CPcủa Chính phủ ngày 14/02/2015về đầu tư theo hình thức đối táccông tư ghi rõ: “Hợp đồng Xây

TS.VŨ ĐÌNH ÁNH - Bộ Tài chính

Theo Khoản 11, Điều 3, Luật Kiểm toán nhà nước 2015về tài sản công, quản lý dự án BOT nói chung, quản lývà sử dụng công trình hình thành từ dự án BOT nóiriêng đương nhiên là đối tượng kiểm toán của KTNN.KTNN có quyền và trách nhiệm thực hiện kiểm toán đốivới dự án BOT.

Page 12: CHÀO MỪNG CÁCH MẠNG THÁNG TÁM TRÒ CHUYỆN CUỐI …media.baokiemtoannhanuoc.vn/files/library/site-3/... · toàn bởi mỗi quốc gia có một ngưỡng an toàn khác

Số 50 - Tháng 8/2016

dựng - Kinh doanh - Chuyểngiao (sau đây gọi tắt là hợp đồngBOT) là hợp đồng được ký giữacơ quan nhà nước có thẩm quyềnvà nhà đầu tư để xây dựng côngtrình kết cấu hạ tầng; sau khihoàn thành công trình, nhà đầutư được quyền kinh doanh côngtrình trong một thời hạn nhấtđịnh; hết thời hạn, nhà đầu tưchuyển giao công trình đó cho cơquan nhà nước có thẩm quyền”(Khoản 3, Điều 3) và “Dự án xâydựng, cải tạo, vận hành, kinhdoanh, quản lý công trình kết cấuhạ tầng, cung cấp trang thiết bịhoặc dịch vụ công gồm: a) Côngtrình kết cấu hạ tầng giao thôngvận tải và các dịch vụ có liênquan;…” (Khoản 1, Điều 4).

Điều 53, Hiến pháp 2013 quyđịnh: “Đất đai, tài nguyên nước,tài nguyên khoáng sản, nguồn lợiở vùng biển, vùng trời, tàinguyên thiên nhiên khác và cáctài sản do Nhà nước đầu tư, quảnlý là tài sản công thuộc sở hữutoàn dân do Nhà nước đại diệnchủ sở hữu và thống nhất quảnlý”. Căn cứ vào đó, Điều 3 Luật

Kiểm toán Nhà nước 2015, tạiKhoản 11 làm rõ: “Tài sản côngbao gồm: đất đai; tài nguyênnước; tài nguyên khoáng sản;nguồn lợi ở vùng biển, vùng trời;tài nguyên thiên nhiên khác; tàisản nhà nước tại cơ quan nhànước, đơn vị vũ trang nhân dân,đơn vị sự nghiệp công lập, tổchức chính trị, tổ chức chính trị -xã hội, tổ chức chính trị xã hội -nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổchức xã hội - nghề nghiệp; tàisản công được giao cho cácdoanh nghiệp quản lý và sửdụng; tài sản dự trữ nhà nước; tàisản thuộc kết cấu hạ tầng phụcvụ lợi ích công cộng và các tàisản khác do Nhà nước đầu tư,quản lý thuộc sở hữu toàn dân do

Nhà nước đại diện chủ sở hữu vàthống nhất quản lý”.

Như vậy, căn cứ vào các quyđịnh của pháp luật hiện hành,công trình kết cấu hạ tầng giaothông vận tải hình thành từ dự ánBOT là tài sản thuộc kết cấu hạtầng phục vụ lợi ích công cộngkhông phải do Nhà nước trựctiếp đầu tư nhưng vẫn thuộc lĩnh

vực đầu tư công và do Nhà nướcquản lý. Công trình kết cấu hạtầng giao thông vận tải hìnhthành từ hợp đồng BOT thuộc sởhữu toàn dân do Nhà nước đạidiện chủ sở hữu và thống nhấtquản lý, nhà đầu tư chỉ được Nhànước giao quyền kinh doanhcông trình trong một thời hạnnhất định chứ không được giaoquyền sở hữu, dù là quyền sởhữu có thời hạn.

Căn cứ vào Điều 158, BộLuật Dân sự 2015: “Quyền sởhữu bao gồm quyền chiếm hữu,quyền sử dụng và quyền địnhđoạt tài sản của chủ sở hữu theoquy định của luật”, trong đó:Quyền chiếm hữu có nghĩa là“Chủ sở hữu được thực hiện mọihành vi theo ý chí của mình đểnắm giữ, chi phối tài sản củamình nhưng không được tráipháp luật, đạo đức xã hội” (Điều186); “Quyền sử dụng là quyềnkhai thác công dụng, hưởng hoalợi, lợi tức từ tài sản” (Điều189); và “Quyền định đoạt làquyền chuyển giao quyền sở hữutài sản, từ bỏ quyền sở hữu, tiêudùng hoặc tiêu hủy tài sản”(Điều 192); thì nhà đầu tư dự ánBOT chỉ có quyền sử dụng(quyền kinh doanh) chứ khôngcó quyền chiếm hữu và quyềnđịnh đoạt đối với công trình kếtcấu hạ tầng giao thông vận tảihình thành từ hợp đồng BOT.

Hơn nữa, quyền kinh doanhcủa nhà đầu tư dự án BOT chỉđược giao sau khi hoàn thànhcông trình và quyền kinh doanhđó được thực hiện thông qua thuphí đối với người sử dụng côngtrình kết cấu hạ tầng giao thôngtrong một thời gian nhất địnhtrước khi chuyển giao công trìnhđó cho cơ quan nhà nước có

Page 13: CHÀO MỪNG CÁCH MẠNG THÁNG TÁM TRÒ CHUYỆN CUỐI …media.baokiemtoannhanuoc.vn/files/library/site-3/... · toàn bởi mỗi quốc gia có một ngưỡng an toàn khác

[email protected]

thẩm quyền theo quy định tạiHợp đồng BOT. Đến lượt mình,nhà đầu tư dự án BOT cũngkhông có quyền tùy tiện thu phísử dụng công trình hình thành từhợp đồng BOT mà phải tuân thủcác quy định pháp luật về giaothông đường bộ, về thuế, phí vàlệ phí được cụ thể hóa tại Thôngtư số 159/2013/TT-BTC ngày14/11/2013 của Bộ Tài chínhhướng dẫn chế độ thu, nộp, quảnlý và sử dụng phí sử dụng đườngbộ hoàn vốn đầu tư xây dựngđường bộ.

- Điều 6, Thông tư số159/2013/TT-BTC quy địnhkhung mức thu phí theo Biểukhung mức thu phí tại Phụ lụcban hành kèm theo Thông tư nàyvới mức tối thiểu 15.000đồng/vé/lượt và tối đa 200.000đồng/vé/lượt, “định kỳ 03 nămkể từ năm 2016 trở đi, căn cứtình hình thực tế, chỉ số giá cả vàđề xuất của Bộ Giao thông vậntải, Bộ Tài chính thực hiện điềuchỉnh mức thu phí quy định tạiThông tư này bảo đảm nguyêntắc của pháp luật về phí, lệ phí”,còn “Mức thu phí cụ thể đối vớitừng dự án do Bộ Tài chính (đốivới đường quốc lộ) hoặc Hộiđồng nhân dân cấp tỉnh (đối vớiđường địa phương) quy định phùhợp với cấp đường và độ dàiđoạn đường thu phí theo dự ánđầu tư được duyệt và đề nghị củanhà đầu tư”.

- Điều 8, Thông tư số159/2013/TT-BTC về quản lý, sửdụng phí và hạch toán quy định:“Số tiền phí thu được là doanh thuhoạt động kinh doanh của đơn vị.Đơn vị thu phí có nghĩa vụ kêkhai, nộp thuế giá trị gia tăng vàthuế thu nhập doanh nghiệp, thựchiện quản lý, sử dụng và hạch

toán kết quả kinh doanh theo quyđịnh của pháp luật”.

Rõ ràng, công trình kết cấu hạtầng giao thông vận tải hìnhthành từ dự án BOT là tài sảncông phục vụ lợi ích công cộng,thuộc sở hữu toàn dân do Nhànước đại diện chủ sở hữu vàthống nhất quản lý. Nhà đầu tưchỉ được giao quyền kinh doanhthông qua thu phí sử dụng đườngbộ trong một thời gian nhất địnhtheo quy định của pháp luật vàhợp đồng BOT giữa nhà đầu tư vàcơ quan Nhà nước có thẩm quyền.

KTNN có quyền và trách nhiệm thực hiệnkiểm toán đối với dự án BOT

Vì công trình kết cấu hạ tầnggiao thông vận tải hình thành từdự án BOT là tài sản công nênchắc chắn thuộc đối tượng kiểmtoán của Kiểm toán Nhà nước.Điều 4, Luật Kiểm toán nhànước 2015 quy định: “Đối tượngkiểm toán của Kiểm toán Nhànước là việc quản lý, sử dụng tàichính công, tài sản công và cáchoạt động có liên quan đến việcquản lý, sử dụng tài chính công,tài sản công của đơn vị đượckiểm toán”. Theo Khoản 10,Điều 3, Luật Kiểm toán nhànước 2015: “Tài chính công baogồm: ngân sách nhà nước; dự trữquốc gia; các quỹ tài chính nhànước ngoài ngân sách; tài chínhcủa các cơ quan nhà nước, đơn vịvũ trang nhân dân, đơn vị sựnghiệp công lập, đơn vị cung cấpdịch vụ, hàng hóa công, tổ chứcchính trị, tổ chức chính trị - xãhội, tổ chức chính trị xã hội -nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổchức xã hội - nghề nghiệp có sửdụng kinh phí, ngân quỹ nhànước; phần vốn nhà nước tại các

doanh nghiệp; các khoản nợcông”. Theo Khoản 11, Điều 3,Luật Kiểm toán nhà nước 2015 vềtài sản công đã nêu ở trên, quản lýdự án BOT nói chung, quản lý vàsử dụng công trình hình thành từdự án BOT nói riêng đương nhiênlà đối tượng kiểm toán củaKTNN. KTNN có quyền và tráchnhiệm thực hiện kiểm toán nhànước đối với dự án BOT.

Điều 30, Luật Kiểm toán nhànước 2015 về Căn cứ để ban hànhquyết định kiểm toán khẳng định:“Tổng Kiểm toán Nhà nước banhành quyết định kiểm toán khi cómột trong các căn cứ sau đây:

1. Kế hoạch kiểm toán hàngnăm của Kiểm toán Nhà nước;

2. Yêu cầu của Quốc hội, Ủyban Thường vụ Quốc hội, Chủtịch nước, Chính phủ, Thủ tướngChính phủ;

3. Đề nghị của cơ quan, tổchức quy định tại Khoản 3, Điều10 của Luật này (Xem xét, quyếtđịnh việc kiểm toán khi có đềnghị của Hội đồng dân tộc, cácỦy ban của Quốc hội, Đoàn đạibiểu Quốc hội, Thường trực Hộiđồng nhân dân, Ủy ban nhân dântỉnh, thành phố trực thuộc trungương và cơ quan, tổ chức khôngcó trong kế hoạch kiểm toán nămcủa KTNN) và được Tổng Kiểmtoán Nhà nước chấp nhận”.

Theo đó, việc kiểm toán đốivới các dự án BOT do Bộ Giaothông Vận tải quản lý có trongkế hoạch kiểm toán năm 2016 đãđược phê duyệt của KTNN vàngay trong quá trình xây dựng kếhoạch kiểm toán 2016, KTNNcũng nhận được đề nghị tiếnhành kiểm toán đối với các dự ánBOT từ Ủy ban Tài chính - Ngânsách của Quốc hội và từ chínhBộ Giao thông vận tải..n

Page 14: CHÀO MỪNG CÁCH MẠNG THÁNG TÁM TRÒ CHUYỆN CUỐI …media.baokiemtoannhanuoc.vn/files/library/site-3/... · toàn bởi mỗi quốc gia có một ngưỡng an toàn khác

Số 50 - Tháng 8/2016

Giảm thiểu tình trạng thanhtra, kiểm tra trùng lắp để

tránh lạm dụng và giảm gánhnặng quản lý hành chính chodoanh nghiệp tham gia hoạtđộng đầu tư, cũng như xã hộihóa đầu tư cơ sở hạ tầng là cầnthiết. Song, thực tế thời gianqua cho thấy, việc tăng cườngkiểm toán, giám sát với đầy đủnăng lực, công cụ nghiệp vụ vàcông tâm để bóc tách đúng cácchi phí và các khoản thu trongcác dự án BOT giao thông nhằmngăn chặn tình trạng đội vốnđầu tư giả tạo, khai gian mứcthu và đòi tăng phí thu vô lý củanhiều dự án loại này còn cầnthiết hơn.

Tuy nhiên, trong một loạt vănbản trao đổi giữa các bộ, ngành

liên quan đến quản lý dự án BOTnửa đầu năm 2016 này, dườngnhư cả hai Bộ KH&ĐT (trongvăn bản số 1077/BKHĐT-Ttrngày 23/2/2016 gửi Bộ GTVT)và Bộ GTVT (trong văn bản số2041/BGTVT-Ttr ngày 29-2-2016 gửi KTNN) đã cùng chia sẻmột luận điểm khá lạ, gây nhiềutranh cãi, khi giải thích choKTNN rằng: “Các dự án đang làđối tượng thanh tra, kiểm toánhiện nay do nhà đầu tư đang xâydựng hoặc đã hoàn thành, đangtrong thời gian kinh doanh, chưachuyển giao cho cơ quan cóthẩm quyền quản lý, do vậy chưaphải là tài chính công, tài sảncông, là đối tượng củaKTNN”… Có thể hiểu ngắn gọnngụ ý của lập luận đó là, KTNN

không nên “đụng” vào các dự ánđã được họ “khoanh vùng” đểthanh tra riêng rồi…!?

Trong khi đó, cả thực tế vàpháp lý đều cho thấy, những trạmBOT là tài sản công, các doanhnghiệp chỉ là được Nhà nước ủyquyền để đầu tư. Hơn nữa, phíqua trạm BOT là thu theo Thôngtư 159/2013/TT-BTC ngày14/11/2013 của Bộ Tài chínhhướng dẫn chế độ thu, nộp, quảnlý và sử dụng đường bộ hoàn vốnđầu tư xây dựng đường bộ; là tàichính công, do Nhà nước quản lý,cần phải kiểm soát. Mà đã là tàisản công và tài chính công thìđương nhiên là thuộc đối tượngkiểm toán của KTNN. Nói cáchkhác, KTNN có đủ thẩm quyềntiếp cận, thực hiện kiểm toán các

TS.NGUYỄN MINH PHONG - Chuyên gia kinh tế

Những bức xúc về tình trạng phí đường bộ tăng cao gây thiệt hại chodoanh nghiệp, người dân và cả xã hội đã được khẳng định tại kiến nghịgửi Thủ tướng để chuẩn bị cho cuộc gặp của người đứng đầu Chínhphủ với các doanh nghiệp diễn ra ngày 29/4/2016… Mới đây, Kiểm toánNhà nước (KTNN) đã hoàn thành kiểm toán việc thu phí ở trạm BOT CổChiên (Trà Vinh) và kết quả cho thấy: Thay vì phải trả tiền phí khi quatrạm BOT Cổ Chiên (Trà Vinh) những 20 năm, tới đây, người dân sẽ chỉphải trả tiền phí cho 14 năm rưỡi, rút ngắn được 5 năm rưỡi. Hơn nữa,theo kết quả đợt giám sát, kiểm tra đột xuất của Tổng cục Đường bộViệt Nam kéo dài 10 ngày (từ 10-20/7/2016) về công tác thu phí tại cáctrạm thu phí đường bộ trên tuyến cao tốc Pháp Vân – Cầu Giẽ do Côngty cổ phần BOT Pháp Vân – Cầu Giẽ khai thác quản lý cho thấy, mứcthu phí bình quân qua trạm thu phí này lên tới gần 2 tỷ đồng mỗi ngày,cao hơn nhiều so với con số 1,2 tỷ đồng mà Tổng công ty Xây dựngCông trình Giao thông 1 (Cienco 1) - một trong những cổ đông củaCông ty CP BOT Pháp Vân - Cầu Giẽ, tiết lộ hồi tháng 5/2016…

Page 15: CHÀO MỪNG CÁCH MẠNG THÁNG TÁM TRÒ CHUYỆN CUỐI …media.baokiemtoannhanuoc.vn/files/library/site-3/... · toàn bởi mỗi quốc gia có một ngưỡng an toàn khác

[email protected]

dự án BOT theo kế hoạch đã báotrước và công khai theo đúngnhiệm vụ và chức năng “chuẩnchỉ” của KTNN.

Cuộc tranh luận “vào haykhông được vào” kiểm toán cácdự án BOT này đã bộc lộ mộtsự ngộ nhận: Tại sao lại coinhững dự án BOT do nhà đầutư đang xây dựng hoặc đã hoànthành, đang trong thời gian kinhdoanh, chưa chuyển giao chocơ quan có thẩm quyền quản lý,thì chưa phải là tài chính công,tài sản công? Phải chăng chúnglà tài sản riêng, thuộc sở hữu vàtoàn quyền sử dụng, vận hành,tăng giá thu phí tùy ý của doanhnghiệp hay chủ dự án xây dựngtheo phương thức BOT? Chẳnglẽ trong dự án loại đó (dù là BOThay BTO) không có phần nào làtài sản công dưới dạng tiền của,tài chính và đất đai, nền đườngcũ cũng như các dạng tài sảnkhác tham gia vào dự án đầu tưkiểu công tư hay sao?

Ở đây phải nhấn mạnh rằng,văn bản pháp lý là rõ ràng và cầnđược hiểu đúng, không để tìnhtrạng ngộ nhận, giải thích vănbản pháp lý sai lệch vì bất kỳ lýdo nào. Hơn nữa, không nênđồng nhất các hoạt động thanhtra ngành với hoạt động kiểmtoán nhà nước…

Chủ trương đẩy mạnh xã hộihóa trong lĩnh vực giao thôngvận tải, tăng đầu tư xã hội pháttriển các tuyến đường cao tốc,các con đường mới theo nhiềuhình thức, trong đó có BOT làđúng đắn, cần thiết. Dự án BOTlà động lực phát triển giao thôngvì lợi ích quốc gia và cộng đồngxã hội chung. Nhưng ý nghĩa củacác dự án BOT giao thông nàychỉ phát huy tối ưu khi bảo đảm

hài hòa lợi ích, dựa trên tínhđồng bộ, tổng thể trong quyhoạch và dự án giao thông cóchất lượng cao; không cắt khúc,băm nhỏ hệ thống đường bộ vàloại bỏ sự lựa chọn cho người vàphương tiện tham gia giao thông;nhất là không áp đặt, nhập nhằngcơ sở tính giá. Bởi vậy, KTNNcần ưu tiên việc kiểm toán vàcông khai những cơ sở tính mứcthu phí các dự án giao thôngBOT để tạo lập những cơ sởpháp lý chặt chẽ, xác đáng vàminh bạch hơn; theo đó, cầnphân biệt giữa đầu tư hoàn toànmới với đầu tư nâng cấp trên nềncốt đường cũ đã có. Đây cũng làcăn cứ quan trọng nhất (ngoàinhững thông số về mật độ và loạiphương tiện đi lại, cũng như cácmục tiêu phát triển kinh tế-xã hộikhác) để tính phí và thời gian màchủ đầu tư được phép thu sau khiđưa dự án vào khai thác, hoànvốn đã đầu tư.

Việc thiếu chuẩn chung mangtính pháp quy cao hoặc khôngcông khai thông tin, kết quả các

cơ sở tính phí, nhất là công tácthẩm định và các số liệu trongdự toán, cũng như trên thực tếtrước và sau khi dự án hoạtđộng sẽ dễ tạo kẽ hở, tùy tiệncho sự lạm dụng. Từ đó nẩysinh những nghi ngại về độchính xác hợp lý của mức phí vàthời gian thu phí, đối tượng thuphí; tiềm ẩn nguy cơ gây bất ổnvà thiệt hại cho xã hội vì độngcơ lợi ích nhóm và thiếu tráchnhiệm của cơ quan chức năng.

Đặc biệt, trong quá trình kiểmtoán và thẩm định đó, cần kịpthời “bắt lỗi” những hành vithiếu trách nhiệm hoặc thamnhũng, làm giảm sút chất lượng,hiệu quả, năng lực và hiệu lựcquản lý nhà nước trong xây dựngvà triển khai các dự án. Như vậymới có thể làm hài hòa lợi ích,an lòng dân, bảo đảm trật tự xãhội, an toàn giao thông và khôngcản trở các mục tiêu vĩ mô kháctrong quá trình xây dựng triểnkhai dự án BOT, chủ trương xãhội hóa đầu tư và các lợi íchquốc gia khác…n

Page 16: CHÀO MỪNG CÁCH MẠNG THÁNG TÁM TRÒ CHUYỆN CUỐI …media.baokiemtoannhanuoc.vn/files/library/site-3/... · toàn bởi mỗi quốc gia có một ngưỡng an toàn khác

Số 50 - Tháng 8/2016

Dự án BOT ở Việt Nam có nhiều điểm khác với các nước tiên tiến

Việt Nam là một quốc giađang phát triển nên vấn đề xâydựng cơ sở hạ tầng là một điềukiện tiên quyết để phát triển ổnđịnh. Chính vì thế, các dự ánBOT - một trong những phươngpháp phổ thông trong xây dựnghạ tầng - là lựa chọn không chỉ ởViệt Nam mà của rất nhiều nướckhác trên thế giới. Hiện nay,chúng ta có rất nhiều dự án BOT,tuy nhiên, một số dự án trong đócó chi phí thực tế để xây dựngvượt rất xa so với chi phí dựtoán, hệ quả dẫn đến nhiều vấnđề về tài chính.

Ở các nước khác hay tại ViệtNam, các dự án BOT đều đượcthực hiện thông qua hình thứcđấu thầu (tức việc lựa chọn nhàthầu chính, nhà thầu phụ). Tuynhiên, phương thức thực hiệnBOT ở Việt Nam cũng có nhữngđiểm khác:

Thứ nhất, tại nhiều nước,khởi đầu của những dự án BOTđều thông qua hình thức đấu thầurất công khai, minh bạch. TạiViệt Nam, dù đã được đấu thầunhưng nhiều trường hợp, các dựán BOT luôn được giao chonhững doanh nghiệp “tay trong”của các cơ quan ban, ngành.Chính vì thế, việc đấu thầukhông được thực hiện một cáchtrung thực và độc lập, dẫn đến

tình trạng dự án BOT đó đượcdành cho một số lợi ích nhóm.

Thứ hai, ở những nước pháttriển, các dự án BOT được đánhgiá rất chặt chẽ, bài bản ngay từphương án tiền khả thi, phươngán khả thi cho đến các phươngán tài chính… Chính vì thế, chiphí để xây dựng một dự án chỉvượt từ 5% đến 10% so với dựtoán, nhưng ở Việt Nam, con sốvượt dự toán nhiều khi lên tới50%, thậm chí gấp đôi.

Thứ ba, vấn đề kiểm tra chấtlượng là một yếu tố hết sức quantrọng đối với các dự án BOT. Ởcác nước tiên tiến, vấn đề thẩmđịnh dự án, thẩm định chi phí,chất lượng công trình… đượckiểm soát chặt chẽ. Cơ quan củaChính phủ hoặc những nhà tưvấn độc lập sẽ chịu trách nhiệmvề việc này, trong khi ở ViệtNam, qua kiểm tra cho thấy, chấtlượng nhiều công trình rất tệ, cónhững tuyến đường cao tốc chỉqua một thời gian ngắn sử dụngđã có dấu hiệu sụt, lún, nứt. Đâylà điểm chúng ta cần phải thắtchặt hơn nữa.

Nhà đầu tư không thể tùy tiện tăng mức phí

Khi xét duyệt một dự ánBOT, Chính phủ phải quy địnhcho phép mức thu phí bao nhiêuvà trong thời gian bao lâu. Điềunày có nghĩa, tất cả các loại phíđã được xác định một cách rõ

ràng ngay từ đầu, buộc các nhàđầu tư phải tuân thủ. Còn nếu đểcho nhà đầu tư thì họ sẽ lập tứcđẩy chi phí đó sang người sửdụng khi chi phí xây dựng quácao, kể cả trong thời gian dự ánđã vận hành. Bởi vậy mới xảy ratình trạng rất nhiều cơ sở hạtầng phí chồng phí, còn đườngcao tốc thì dày đặc trạm thu phí.Đây đang là vấn đề rất bất cậptại Việt Nam.

Mặt khác, hiện nhiều dự ánBOT do các nhà đầu tư vay vốntừ ngân hàng, trong khi vốn vayngân hàng thường là các nguồnvốn ngắn hạn, bởi không ngânhàng nào có vốn trường đến 5năm, 10 năm hay 15 năm. Thôngthường, các ngân hàng cho vayvốn trong thời gian từ 1 đến 3năm vì nguồn vốn huy động củahọ cũng rất ngắn hạn. Chính vìnguồn vốn ngắn hạn nên lãi suấtthường được điều chỉnh theo lãisuất thị trường của từng thời kỳvà tương đối cao so với lãi suấttrên thị trường tài chính thếgiới. Bởi vậy, khi chi phí về tàichính tăng và được điều chỉnh,nhà đầu tư sẽ đẩy chi phí đósang cho người dân gánh chịu.Bên cạnh đó, Việt Nam chưaphát triển thị trường vốn trungvà dài hạn. Đây là một bất cậplớn của thị trường tài chính ViệtNam, có tác động rất tiêu cựcđến việc tài trợ các dự án, côngtrình BOT của Chính phủ. Hiện

TS. NGUYỄN TRÍ HIẾU - Chuyên gia kinh tế

Page 17: CHÀO MỪNG CÁCH MẠNG THÁNG TÁM TRÒ CHUYỆN CUỐI …media.baokiemtoannhanuoc.vn/files/library/site-3/... · toàn bởi mỗi quốc gia có một ngưỡng an toàn khác

[email protected]

nay, Ngân hàng Nhà nước đã chỉđạo các ngân hàng thương mạihạn chế việc tài trợ các dự áncông vì nhược điểm này.

Trên thực tế, không có mộtmức phí nào được xem là chuẩnxác mà nó tùy thuộc vào côngtrình và việc sử dụng các dự ánđó như thế nào. Vấn đề quantrọng là, khi Chính phủ xét duyệtnhững dự án tiền khả thi cũngnhư những phương án khả thi thìphải xem mức phí nào phù hợpvới người dân và bắt buộc cácnhà đầu tư khi vận hành nhữngdự án đó phải tuân thủ. Còn nếuvì lí do nào đó không thể tuânthủ thì nhà đầu tư phải xin ý kiếnChính phủ để được chấp thuậntăng phí, chứ không thể tăng phímột các đơn phương và làm thiệthại đến lợi ích của dân chúng.

Chẳng hạn ở Mỹ, các nhà đầutư thường lấy theo mức phí thịtrường. Trên các tuyến đườngcao tốc có những trạm thu phí,thông thường họ lấy mức phí thịtrường làm định mức hợp lý. Dĩnhiên, mỗi dự án có đặc thùriêng, nhưng không thể để chocác nhà đầu tư tùy tiện tăng phímà không dựa trên một cơ sởnào cả.

Kiểm toán Nhà nước cần vàocuộc ngay cả khi dự án BOTchưa được chuyển giao

Trước thực trạng đáng quanngại về vấn đề BOT tại ViệtNam, thời gian qua, các cơ quanthanh tra và kiểm toán ở đây đãthể hiện sự nỗ lực trong công tácthanh tra các dự án BOT cũngnhư lắng nghe tiếng nói củangười dân khi sử dụng nhữngcông trình này. Nhiều nơi đã cónhững điều chỉnh hợp lý nhưgiảm thời gian thu phí tại một số

đường giao thông, nhưng đấy chỉlà những điều chỉnh mang tínhđối phó. Điều quan trọng là cácchủ đầu tư, các nhà thầu phảituân thủ cam kết về chi phí xâydựng, các công trình được hoànthiện và sử dụng đúng tiến độ,chi phí nằm trong tầm kiểm soátvà các lệ phí áp dụng một cáchhợp lý. Những vi phạm hợp đồnghay việc thu phí đơn phương,làm thiệt hại đến quyền lợi củangười dân, phải được các cơquan thanh tra, kiểm toán xử lýnghiêm minh và vô vị lợi, nhất làtránh sự thao túng của các nhómlợi ích, tham nhũng.

Tại nhiều quốc gia như Mỹ,công việc thanh tra, kiểm toánkhông phải lúc nào cũng donhững cơ quan thanh tra, kiểmtoán của Chính phủ (liên banghay tiểu bang) mà có thể đượcgiao phó cho những công tykiểm toán độc lập. Sự độc lậpcủa các công ty này bảo đảm tínhkhách quan của công tác thanhtra, giám sát và kiểm toán. Mộtđiều quan trọng nữa, trong giaiđoạn đấu thầu, các nhà thầu phảichứng minh năng lực tài chínhvà kinh nghiệm của họ bằngchính những dự án và công trìnhtương tự trong quá khứ. Các báocáo tài chính của nhà thầu phảiđược kiểm toán độc lập và phảiđáp ứng những chỉ tiêu tài chínhnhất định, phù hợp với gói thầu.

Tại Mỹ, các cơ quan kiểmtoán làm việc rất bài bản, chonên báo cáo kiểm toán đều trungthực và khách quan. Chính vìvậy, kết quả của những cuộckiểm toán này tại Mỹ được đánhgiá rất cao. Chính phủ Mỹ sẽ dựavào kết quả kiểm toán để có thểthẩm định được hiệu quả củanhững dự án BOT đó.

Tại Việt Nam hiện nay, mộtsố cơ quan liên quan đến vấn đềBOT đang cho rằng, các dự ánnày không thuộc đối tượng kiểmtoán của Kiểm toán Nhà nước(KTNN). Nhưng theo tôi, về mặtpháp lý, cho dù dự án BOT chưađược chuyển giao cho Nhà nướcthì KTNN cũng nên vào cuộcngay từ đầu, nghĩa là ngay từ khidự án đó được đấu thầu. Lúc này,KTNN cần vào cuộc để kiểm traquy định về đấu thầu có đượcthực thi một cách nghiêm chỉnhvà khách quan không? Chi phíxây dựng có vượt quá dự toánkhông và nếu có thì lý do tạisao? Khi vận hành, KTNN phảikiểm tra việc thu phí như thế cóhợp lý không? Đến giai đoạnchuyển giao cho Nhà nước thì dĩnhiên KTNN phải kiểm tra, kiểmsoát hiệu quả kinh tế của côngtrình đó.

Để công tác kiểm toán các dựán BOT đạt được kết quả tốt,KTNN nên tập trung vào một sốnhững nội dung sau:

Thứ nhất, cần xem xét vấnđề chi phí là một trọng tâmkiểm toán để thấy việc thựchiện các chi phí đó có hợp lýhay không?

Thứ hai, đầu vào và đầu racủa các dự án BOT là hai khâuKTNN nên quan tâm. Đầu vàolà nguồn vốn được tài trợ chodự án đó, thì nguồn vốn từ đâu?Chi phí cho nguồn vốn như thếnào? Thời gian nguồn vốn đóđược sử dụng bao lâu? Đặc biệt,nguồn vốn đó có được sử dụngđúng mục đích không? Còn đầura là vấn đề thu phí. Tôi chorằng, hai khâu này phải đượckiểm toán và kiểm toán thườngkỳ để đảm bảo quyền lợi chongười dân.n

Page 18: CHÀO MỪNG CÁCH MẠNG THÁNG TÁM TRÒ CHUYỆN CUỐI …media.baokiemtoannhanuoc.vn/files/library/site-3/... · toàn bởi mỗi quốc gia có một ngưỡng an toàn khác

Số 50 - Tháng 8/2016

TS. BÙI DANH LIÊNChủ tịch Hiệp hội Vận tải Hà Nội

Đánh giá sai mục tiêu, thiếu sự quản lý, giám sátcủa Nhà nước

Xuất phát của vốn BOTkhông phải là vốn nhà nước màlà vốn xã hội hóa, cụ thể hơn làvốn huy động từ tư nhân. Vềbản chất, các công ty vay vốnngân hàng để đầu tư dự án cũnglà vốn xã hội hóa từ người dân.Mặc dù vốn đầu tư BOT khôngphải là vốn nhà nước nhưng nólại có đặc điểm riêng biệt: việcđầu tư vào hạ tầng giao thông làđầu tư vào xã hội, sản phẩm nàycó dịch vụ bán ra, thu hồi vốnvà hoàn vốn cho nhà đầu tư cólãi, nhưng mục tiêu tối thượngcủa nó không phải là lợi nhuận.Đây là điểm khác biệt và cũnglà điểm gây nhiều tranh cãi, bởimục tiêu của Nhà nước khôngphải là lợi nhuận nhưng các nhàđầu tư BOT chỉ hướng đến việcthu lợi nhuận càng nhanh, càng

nhiều càng tốt. Chính việc đánhgiá sai mục tiêu, thiếu sự quảnlý, giám sát của Nhà nước ngaytừ đầu mà sau khi hoàn thành,các dự án BOT đã phát sinh 2vấn đề lớn:

Vấn đề thứ nhất là giá thành,cụ thể là suất đầu tư - quản lý,thẩm định, minh bạch suất đầutư, từ đó dẫn đến việc minhbạch trong mức thu phí. Hiệnnay, có những suất đầu tư saukhi làm xong thừa hàng nghìn tỷtiền vốn, cũng có loại chưa đầutư đã áp giá thu phí. Ví dụ, đoạnPháp Vân - Cầu Giẽ, hay nhưnâng cấp mở rộng đường BắcGiang… không phải đường caotốc nhưng lại thu phí như đườngcao tốc. Như vậy, suất đầu tư đókhông tương đương với tiêuchuẩn kỹ thuật đường bộ. Từ sựkhông minh bạch ngay từ đầu,không xác định đây là tài sảnNhà nước, nguồn lực của nhân

dân nên chủ đầu tư ngang nhiênđặt ra mọi mức giá để thu phí.

Vấn đề thứ hai là mức thuphí liên quan đến mật độ giaothông. Nếu mật độ giao thôngkhông đạt thì nhà đầu tư lỗ, hệlụy kéo theo ngân hàng cho vaycũng sẽ rơi vào tình trạng khókhăn, cùng với đó là không thểthu hút được các nhà đầu tưkhác tiếp tục tham gia BOT.Ngược lại, khi mật độ giaothông tăng lên thì phí phải giảmhoặc thời gian thu sẽ phải ngắnlại. Vấn đề ở đây là quy trìnhxây dựng, chỉ đạo, quản lý vềBOT thiếu tư duy khoa học.Công trình sử dụng 1-2 năm làđã tương đối ổn định, còn nếuđã đưa vào sử dụng 5 năm thìmật độ giao thông chắc chắntăng lên, nhưng trong hợp đồngký kết thì cứ 3-5 năm tăng phímột lần theo lộ trình. Điều vô lýlà khi mật độ các phương tiện

Trong nhiệm kỳ 2011-2015, chủ trương đầu tư pháttriển hạ tầng giao thông, đặc biệt là hình thức BOT đãkhiến bộ mặt giao thông nước ta được cải thiện rõ rệt.Người dân cũng như các doanh nghiệp hoạt động tronglĩnh vực giao thông vận tải (GTVT) hoàn toàn ủng hộchủ trương này của Nhà nước bởi hiệu quả các dự ánmang lại là rất lớn và phù hợp với quy luật phát triển hạtầng giao thông trên thế giới. Tuy nhiên, từ thực trạngcác dự án BOT này, chúng ta cũng nhận thấy không ítvấn đề phát sinh gây bức xúc trong dư luận, ảnhhưởng đến đời sống, kinh tế - xã hội thời gian qua.

Page 19: CHÀO MỪNG CÁCH MẠNG THÁNG TÁM TRÒ CHUYỆN CUỐI …media.baokiemtoannhanuoc.vn/files/library/site-3/... · toàn bởi mỗi quốc gia có một ngưỡng an toàn khác

[email protected]

tăng lên, đáng lẽ ra phải giảmphí hoặc giảm thời gian thu,nhưng chưa bao giờ các bênnghĩ đến việc giảm thời gian thumà chỉ nghĩ rằng lộ trình đã lậpra là phải tăng phí. Cơ quanquản lý cần phải xem xét lạisuất đầu tư, tính toán mật độphương tiện giao thông, tươngứng theo đó là tính toán lại mứcthu phí.

Đỡ vất vả hay gây thêm bức xúc?

Từ chỗ khẳng định vốn chủsở hữu là của tư nhân, ngoàiquốc doanh, nhưng sản phẩmnày thực tế phải do Nhà nướcquản lý, chúng ta cần hiểu tráchnhiệm quản lý thuộc về BộGTVT - bên ký hợp đồng và BộTài chính - bên thẩm định. Tôicho rằng, phải chỉ rõ địa chỉ

từng đơn vị, không thể cứ nóichung chung là đường đã tốthơn, người dân đi lại đỡ vất vả,bởi vì thực tế người dân đangrất bức xúc. Bộ trưởng BộGTVT từng trả lời các doanhnghiệp rằng, sẽ có hai đường đểlựa chọn, ai muốn đi nhanh thìđi đường mới và trả phí, cònkhông thì đi đường cũ. Nhưngthực tế lại không phải như vậy,một số đường cũ bị chặn lạikhông cho đi với lý do xuốngcấp, một số thì lập trạm thu phíngay trên đường cũ để thu chođường mới. Cụ thể như, nhà đầutư lập trạm thu phí trên Đường 5cũ để bù cho đường cao tốc HàNội - Hải Phòng vì các phươngtiện vẫn chọn đường cũ để đi,đây là hành động rất phản cảm.Bộ GTVT nói và làm không điđôi với nhau, gây bức xúc cho

xã hội. Ngày 27/11/2009, Chính phủ

đã ban hành Nghị định số108/2009/NĐ- CP về đầu tưtheo hình thức Hợp đồng Xâydựng - Kinh doanh - Chuyểngiao, Hợp đồng Xây dựng -Chuyển giao - Kinh doanh,Hợp đồng Xây dựng - Chuyểngiao, nhưng khi thực hiện cácđơn vị lại không tuân thủ quyđịnh và cũng không có chế tàikiểm soát đối với suất đầu tư.Bộ GTVT lẽ ra phải thực hiệnvai trò giám sát thì thực tế lạiđang làm công việc bảo vệ cácnhà đầu tư. Hàng hoạt các saiphạm diễn ra, trong khi các bênliên quan vô tình hoặc cố tìnhkhông xử lý:

Thứ nhất, Bộ GTVT tuyênbố tiêu chuẩn đặt trạm thu phí là70km, đây là quy trình đã được

Page 20: CHÀO MỪNG CÁCH MẠNG THÁNG TÁM TRÒ CHUYỆN CUỐI …media.baokiemtoannhanuoc.vn/files/library/site-3/... · toàn bởi mỗi quốc gia có một ngưỡng an toàn khác

áp dụng trên thế giới, nhưngthực tế các nhà đầu tư đã bămnát các đoạn đường để lập trạmthu phí. 110km cao tốc Hà Nội -Thái Bình có 4 trạm thu phí làví dụ điển hình cho sai phạmnày. Đầu năm nay, sau khi dưluận phản ánh gay gắt về thựctrạng trên, tôi đã đi thực tế đểkhảo sát và kết quả là: tiền xăng1.200 đồng/km, còn tiền phí1.500 đồng/km. Kết quả nêutrên cho thấy một thực tế, mứcphí quá cao đã phá vỡ cơ cấugiá thành vận tải, không cónước nào trên thế giới mà phíBOT lại cao hơn phí xăng dầu.Khi xây dựng giá thành vận tải,phí cầu đường 7%, còn phí xăngdầu là 40%, nhưng bây giờ phícầu đường đã lên đến 50-60%.Việc phá vỡ cơ cấu giá thànhvận tải như vậy đã làm tăngthêm chi phí vận tải, chi phí củangười dân và làm tăng chi phíhàng hóa xuất nhập khẩu, tácđộng đến đầu tư, mở rộng sảnxuất, từ đó gây ảnh hưởng rấtlớn đến phát triển kinh tế vĩ mô.

Vậy tại sao lại không thựchiện đúng quy trình 70km?Theo tôi, có hai lý do chính:Một là, Bộ GTVT đang chiềucác nhà đầu tư. Nhà đầu tưkhông đủ vốn để làm 70km nênphải chia thành từng đoạn nhỏvà khi đã chia ra thì ắt phải cócác trạm; Hai là, tư duy nhiệmkỳ, làm thế nào để trong mộtnhiệm kỳ phải ký được nhiềuhợp đồng BOT, có được nhiềulễ khởi công và lễ khánh thànhđể lấy thành tích.

Thứ hai, đặt các trạm khôngđúng vị trí. Cầu Bến Thủy,Thành phố Vinh được xây dựngkhông theo hình thức BOT màlà thu hồi vốn ngân sách, nhưngkhông bao lâu sau đó một đoạnđường tránh 25km ra đời theohình thức BOT. Như vậy, đánglẽ người dân lâu nay đi chỉ mất5-10 nghìn đồng tiền phí, thìbây giờ đi qua cầu Bến Thủyphải trả thêm phí 25km đườngmà mình không đi. Tiếp sau đó,đường Hà Tĩnh 40km từ cầuBến Thủy mới vòng qua núi

tránh lũ lụt được nâng cấp vàchủ đầu tư lại tiếp tục tăng phímột lần nữa gây bức xúc chongười dân. UBND tỉnh Nghệ Anđã có văn bản yêu cầu BộGTVT giải quyết vấn đề nàynhưng kết quả cuối cùng chỉ làđưa ra phương án mua vé tháng.Người dân không đi hằng ngàythì mua vé tháng làm gì và vấnđề phí chồng phí vô lý vẫn tiếpdiễn. Hay như việc chủ đầu tưđặt trạm thu phí ngay giữa thịtrấn Xuân Mai bắt người dân đilại trong thị trấn cũng phải nộpphí, trong khi phải đi từ thị trấnlên Hòa Bình mới phải đóngphí; thu phí cho đoạn cầu ThăngLong nhưng trạm lại nằm trênđường tránh Vĩnh Yên… Nhữngbất cập trên đã gây bức xúc, thukhống của người dân, không đicũng phải nộp.

Thứ ba, phí không đúng vớichất lượng, tiêu chuẩn kỹ thuậtcủa đường. Đoạn Pháp Vân -Cầu Giẽ đưa ra tiêu chuẩn làđường cao tốc 4 làn xe, mở rộngđường nhưng nhà đầu tư mớichỉ rải 1 lượt thảm, thu nhỏ dảiphân cách giữa cho rộng đườngđể thu phí theo tiêu chuẩnđường cao tốc 1.500 đồng/km.Các nước trên thế giới khi đầutư BOT sẽ có hai đường, đườngcũ không thu phí và đường mớicó thu phí. Nhưng ở nước ta,cầu Việt Trì và cầu Hạc Trì là vídụ điển hình cho bức xúc củangười dân. Cầu Việt Trì bắc quasông Hồng là cầu vĩnh cửu 100năm được thiết kế theo tiêuchuẩn thép hợp kim, lắp bu-lôngcường độ cao, nhưng mới có 25năm đã bị cho là xuống cấpkhông đảm bảo chất lượng. Kếtquả là cầu Hạc Trì ra đời theohình thức BOT. Đáng lẽ ra

CHUYÊN GIA KINH TẾ TRẦN DU LỊCH: Thời gian qua, những dự án BOT rộ lên rất nhiều tai tiếng. BOT

là xây dựng - vận hành - chuyển giao. Cái mà nhà đầu tư thu lại được

chính là thời gian vận hành dự án BOT. Vấn đề đặt ra là thực chất chi

phí xây dựng các dự án BOT có đúng không? Bởi chi phí xây dựng

các dự án BOT là cơ sở để tính thời gian cho nhà đầu tư khai thác

cũng như tính chi phí mà người dân phải trả cho phương tiện đi lại.

Tôi cho rằng, những dự án BOT, nhất là các công trình giao thông

trọng điểm cần phải được KTNN kiểm toán để tác động vào Nghị định

về sự hợp lý, hợp lệ của giá thành, làm cơ sở cho Nhà nước giám sát

cũng như tránh gây bức xúc cho người dân. Do vậy, quan điểm của

tôi là phải kiểm toán các dự án BOT.

Mặt khác, tôi cho rằng, kết quả kiểm toán của KTNN là cơ sở của

việc giám sát các dự án BOT. Bởi vì, KTNN là cơ quan công cụ của

Quốc hội, mà đã là công cụ thì Quốc hội sẽ sử dụng kết quả kiểm toán

đó cho hoạt động giám sát của mình.n

Số 50 - Tháng 8/2016

Page 21: CHÀO MỪNG CÁCH MẠNG THÁNG TÁM TRÒ CHUYỆN CUỐI …media.baokiemtoannhanuoc.vn/files/library/site-3/... · toàn bởi mỗi quốc gia có một ngưỡng an toàn khác

người dân muốn đi cầu nào thìcứ để cho họ đi, nhưng cầu ViệtTrì bị chắn lại, bắt người dân đicầu Hạc Trì để thu phí. Như vậy,người dân không có quyền đượclựa chọn cầu đường phù hợp vớinhu cầu của mình. Họ đưa ra lýdo là cầu xuống cấp không điđược, nhưng đó là lý do khôngthể chấp nhận, bất cứ ai làmcông tác chuyên môn cũng hiểurõ về chất lượng cầu như thếnào, UBND tỉnh Phú Thọ đã cókiến nghị gửi Bộ GTVT nhưngvẫn chưa được giải quyết.

Thứ tư, việc bồi thường chongười dân không rõ ràng, để xảyra khiếu kiện kéo dài, có lúcngười dân biểu tình, chắnđường, bao vây trạm thu phí.BOT gây bức xúc cho người dânvà chính quyền địa phương đãcó kiến nghị gửi Bộ GTVT đềnghị xem xét giải quyết nhưngphương thức giải quyết chỉ làcho người dân ở xung quanh cácdự án có phương tiện chính chủmua vé tháng. Như vậy nghĩa là,mức thu phí vẫn không giảm màchỉ giải quyết lấy lệ, tạm thời.

Thứ năm, các nhà đầu tưkhông đảm bảo nguồn vốn.Nghị định 108 của Chính phủ đãquy định vốn của nhà đầu tưphải đáp ứng tối thiểu 15%,nhưng thực tế Quốc lộ 51 ĐồngNai - Sài Gòn sau 4 năm thicông, chủ đầu tư không đónggóp nổi 100 tỷ đồng trong khiđã thu phí. Tức là nhà đầu tưhoàn toàn thu phí của dân đểlàm BOT. Bộ trưởng Bộ GTVTkhi trả lời chất vấn đã cho rằngkhông có quy trình yêu cầungân hàng phải có xác nhận vốncho chủ đầu tư. Vậy nên, hệ lụydo vốn chủ sở hữu gây ra là, nếumật độ giao thông giảm thì nhà

đầu tư không thu hồi được vốn,gây ảnh hưởng đến ngân hàng,ngân hàng sẽ rơi vào tình trạngnhư bong bóng bất động sản.

Hy vọng sự vào cuộc của Kiểm toán Nhà nước

Cho đến nay, các chủ đầu tưvẫn cho rằng BOT hoàn toàn làvốn tư nhân, trong khi Kiểmtoán Nhà nước (KTNN) chỉ cóquyền thực hiện kiểm toán đốivới vốn nhà nước, đầu tư công,mua sắm, xây dựng do các tổngcông ty, tập đoàn nhà nước sởhữu. Chủ đầu tư các dự án BOTvẫn chưa nhận thức được rằngcông trình theo hợp đồng BOTlà sản phẩm của xã hội, bởi saukhi quản lý, sử dụng, thu hồivốn, chủ đầu tư sẽ phải giao lạicho Nhà nước. Như vậy, các dựán này vẫn là tài sản của Nhànước, nguồn lực của nhân dân,và đã là tài sản nhà nước thìphải có sự quản lý, giám sátngay từ đầu.

Từ những khúc mắc nêu trên,tôi đề nghị:

Trước hết, với trách nhiệmkiểm tra, giám sát của mình,KTNN phải có những bước điphù hợp, cứng rắn để tiến hành

kiểm toán suất đầu tư.Hai là, kiểm toán mức phí

thu để đảm bảo phù hợp với suấtđầu tư.

Ba là, thời hạn thu phí. KTNN nên tập trung vào 3

vấn đề này, không làm quánhiều, bị dàn trải. Nếu phát hiệnra các vụ việc tiêu cực, KTNNcần có bằng chứng cụ thể, nêutên rõ ràng, không phân biệt vàné tránh. Theo tôi, từng bướcmột, KTNN phải làm rõ về BOTđể uốn nắn, chấn chỉnh theopháp luật, đồng thời khi pháthiện những vấn đề sai phạm lớn,nghiêm trọng thì phải chuyểncho thanh tra và các cơ quan cóthẩm quyền vào cuộc.

Đầu tư xây dựng hạ tầnggiao thông theo hình thức BOTlà phương thức đầu tư dài hạnvà còn tiếp tục phát triển,KTNN phải theo sát các dự ánnày. Đây là yêu cầu của ngườidân, yêu cầu của xã hội nênphải kiểm toán để làm rõ đúngsai. Với tư cách là Chủ tịchHiệp hội Vận tải Hà Nội, tôicũng sẽ có văn bản gửi Thủtướng Chính phủ, đề nghị phảiđể KTNN tiến hành kiểm toántất cả các dự án BOT.n

TS. NGUYỄN ĐỨC KIÊN - PHÓ CHỦ NHIỆM ỦY BAN KINH TẾ CỦA QUỐC HỘI

Hiện nay, tuyến đường cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ đang thu tới

1.500 đồng/km đối với xe tiêu chuẩn. Vấn đề là, tại sao doanh nghiệp

lại thu ở mức tối đa trong khi giới hạn thu chỉ từ 700 đồng? Ai đồng ý

cho họ thu mức đó? Khi thu mức đó, thời gian thu phí sẽ được tính

toán lại như thế nào? Mặc dù, căn cứ vào tình hình thực tế, cứ 3 năm

được điều chỉnh giá phí một lần nhưng đấy là hợp đồng được ký từ

năm 2011 - 2013 trong điều kiện lạm phát rất cao (12%- 16%) thì cần

điều chỉnh như vậy để đảm bảo sự linh hoạt. Còn bây giờ, lãi suất

thấp, lạm phát ổn định 2-3% thì có cần điều chỉnh không? Rõ ràng

không. Đấy là vấn đề chúng ta phải kiểm toán.n

[email protected]

Page 22: CHÀO MỪNG CÁCH MẠNG THÁNG TÁM TRÒ CHUYỆN CUỐI …media.baokiemtoannhanuoc.vn/files/library/site-3/... · toàn bởi mỗi quốc gia có một ngưỡng an toàn khác

Số 50 - Tháng 8/2016

Năng suất lao động thấp,GDP Việt Nam chỉ tươngđương GDP của quốc đảo 5 triệu dân

Kinh tế Việt Nam từng có giaiđoạn tăng trưởng nóng nhưnhững năm 2006-2009, điển hìnhlà năm 2006, tốc độ tăng trưởngđạt 11,69%, năm 2008 đạt8,64%, tuy nhiên tốc độ tăngtrưởng trong thời kỳ này khôngdựa trên năng suất lao động màdựa vào đồng vốn. Bởi vậy, mặcdù tăng trưởng nhanh nhưng chỉsố ICOR (hiệu suất sử dụng vốnđầu tư) rất thấp, để tạo ra 1 đồnglãi phải đầu tư 1-2 đồng vốn,trong khi những nước có chỉ sốICOR cao chỉ đầu tư 0,5 đồngvốn để tạo ra 1 đồng lãi. TheoBáo cáo “Việt Nam 2035: Hướngtới Thịnh vượng, Sáng tạo, Côngbằng và Dân chủ”, một trongnhững mối lo lớn nhất của ViệtNam về tăng trưởng kinh tế đó lànăng suất lao động thấp và sụtgiảm. Tăng trưởng năng suất laođộng Việt Nam có xu hướnggiảm từ cuối những năm 1990 domức tăng năng suất các nhân tố

tổng hợp suy giảm mạnh. Sự suygiảm về tăng trưởng năng suấtlao động diễn ra ở hầu hết cácngành, đặc biệt những ngành màdoanh nghiệp nhà nước giữ vaitrò chủ đạo như khai khoáng,tiện ích công cộng, xây dựng vàtài chính.

Theo đánh giá của cácchuyên gia kinh tế, tốc độ pháttriển kinh tế của Việt Nam sau30 năm kể từ khi đổi mới là mộtsự phát triển ấn tượng, GPD

năm 2015 cũng đã tăng hơn 18lần so với năm 1991. Thếnhưng, năng suất lao động củaViệt Nam lại rất yếu, mỗi nămtăng khoảng 3%, so với cácnước trong khu vực thì tụt hậurất xa. Bà Victoria Kwakwa,Phó Chủ tịch ngân hàng thế giớikhu vực Đông Á và Thái BìnhDương đánh giá, tốc độ tăngtrưởng của nền kinh tế ViệtNam phát triển rất nhanh từ sauthời kỳ đổi mới, nhưng trong 10

TUYẾT CHI

21 năm kể từ khi tham gia ASEAN, Việt Nam vẫn nằmtrong nhóm quốc gia lạc hậu nhất so với các nước cònlại của cộng đồng. Các chuyên gia Ngân hàng thế giớiđã từng nhận xét “Việt Nam là nước không chịu pháttriển”. Trong nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng nêutrên, có một nguyên nhân cơ bản được các chuyên gianhận định đó là năng suất lao động thấp.

Page 23: CHÀO MỪNG CÁCH MẠNG THÁNG TÁM TRÒ CHUYỆN CUỐI …media.baokiemtoannhanuoc.vn/files/library/site-3/... · toàn bởi mỗi quốc gia có một ngưỡng an toàn khác

[email protected]

năm trở lại đây nó đã chững lạibởi tăng trưởng chỉ phụ thuộcvào tích lũy vốn. Nếu tăngtrưởng của Việt Nam chỉ dựavào tăng vốn, nhân công giá rẻ,khai thác tài nguyên mà khôngphải dựa vào năng suất laođộng, công nghệ, quản lý, sángtạo thì Việt Nam không thể pháttriển bền vững. Đây cũng là vấnđề đang nhận được nhiều sựquan tâm của cộng đồng doanhnghiệp Việt Nam trong bối cảnhhội nhập ngày càng sâu rộng.

Nhiều năm qua, những con sốthống kê về năng suất lao độngcủa nước ta vẫn không mấy khảquan nếu so sánh với các nướctrong khu vực. Điều này càngkhó chấp nhận hơn khi Việt Namcó hơn 90 triệu dân với hơn 400trường đại học, cao đẳng; 24.000tiến sỹ; hơn 225.000 cử nhân,thạc sỹ... Theo Tổ chức Laođộng Quốc tế (ILO), năng suấtlao động của Việt Nam được xếpvào nhóm thấp nhất khu vựcChâu Á - Thái Bình Dương, thấphơn Singapore 15 lần, Nhật Bản11 lần, Hàn Quốc 10 lần,Malaysia 5 lần, Thái Lan 2,5 lần,và là 1 trong 3 nước có năng suấtlao động thấp nhất ASEAN, xấpxỉ Lào và chỉ cao hơn một chútso với Myanmar và Campuchia.Tụt hậu không còn là nguy cơmà đã trở thành thực trạng, bởinếu Việt Nam vẫn duy trì tốc độtăng trưởng năng suất lao độngnhư hiện nay thì phải đến năm2038, chúng ta mới bắt kịp năngsuất lao động của Philippines, vànăm 2069 mới bắt kịp Thái Lan.Còn nếu so với Singapore, chúngta sẽ càng thấy rõ Việt Nam đangbị bỏ lại xa so với khu vực và thếgiới như thế nào. Với 5 triệu dân,Singapore đã tạo ra khối lượng

GDP 200 tỷ USD, tương đươngGDP với Việt Nam, trong khidân số của chúng ta gấp 18 lầnso với quốc đảo này.

Đâu là nguyên nhân?Theo chuyên gia kinh tế

Phạm Chi Lan cùng nhómnghiên cứu tại Báo cáo Việt Nam2035, nguyên nhân của tình trạngnăng suất thấp và sụt giảm là dođầu tư của Nhà nước kém hiệuquả. Khu vực công chiếm 1/3GDP, có vai trò đáng kể trongcác lĩnh vực sản xuất và kiểmsoát thị trường nhưng đầu tưcông nói chung không hiệu quả.

Nguyên nhân thứ hai khôngkém phần quan trọng là năngsuất của khu vực tư nhân trongnước bị giảm sút mạnh, khiếncho khu vực này cũng kém hiệuquả như khu vực nhà nước. Lýdo ở đây là các doanh nghiệp tưnhân trong nước thường rất nhỏ,khó có thể tăng năng suất bằnghiệu quả kinh tế nhờ quy mô,chuyên môn hóa và đổi mới sángtạo - những nhân tố đảm bảotăng trưởng bền vững trong dàihạn. Cùng với đó, các doanhnghiệp nhỏ đang ngày càng trởnên thâm dụng vốn, nhưng dothiếu hiệu quả kinh tế về quy mô,nên năng suất vốn của các doanhnghiệp đó bị suy giảm mạnh.Đặc biệt, các doanh nghiệp tưnhân lớn không chỉ ít về sốlượng mà còn kém hiệu quả hơncả các doanh nghiệp nhỏ bởi họtập trung phần lớn đất đai và tàisản vốn vào các lĩnh vực tàichính, ngân hàng, bất động sản,xây dựng - những lĩnh vực cómức tăng trưởng năng suất thuộcloại thấp nhất ở Việt Nam.

Cuối cùng, việc FDI có vaitrò ngày càng lớn nhưng chưa có

sự kết nối với doanh nghiệptrong nước cũng đã gây cản trởcho tăng năng suất thông quachuyển giao công nghệ và nângcao trình độ quản lý, kéo năngsuất thấp và sụt giảm.

Thực tế cho thấy, điều quantâm nhất ở nhiều doanh nghiệp lànguồn vốn đầu tư, thị trường tiêuthụ, làm giảm tối đa chi phí cầnthiết để tăng lãi suất, ít chú trọngđến khâu tạo điều kiện để tái sảnxuất sức lao động, nhiều nhàtuyển dụng lấy tiêu chí giá cảsức lao động làm cơ sở.

Một nguyên nhân nữa thườngđược đưa ra để biện minh chocâu hỏi vì sao năng suất lao độngViệt Nam thấp là tỷ lệ lao độngchưa qua đào tạo cao. Tuy nhiên,cần thấy rằng Việt Nam là mộttrong những quốc gia có nhiềutrường đại học và nhiều tiến sỹnhất thế giới, tỷ lệ sinh viên/dânthuộc tốp cao và hiện nay chúngta đang lãng phí rất lớn nguồnlực này. Có chăng điều này chỉđúng với những doanh nghiệptrong khu vực nhà nước với lựclượng lao động được bao cấpbiên chế tạo nên sức ì. Còn đốivới doanh nghiệp FDI, năng suấtlao động không thua kém cácnước trong khu vực.

Sự lạc hậu của công cụ laođộng cũng là trở lực không nhỏvới yêu cầu tăng năng suất laođộng, công cụ lao động ở đâychính là khoa học kỹ thuật.Trong nền kinh tế tri thức thìyếu tố này đóng vai trò quyếtđịnh. Thực tế cho thấy, chúng tachưa làm chủ được nhiều côngnghệ nên phải nhập khẩu, và tấtnhiên không quốc gia nào báncho chúng ta công nghệ mớinhất của họ, đó là chưa kể nguycơ ô nhiễm môi trường, trở

Page 24: CHÀO MỪNG CÁCH MẠNG THÁNG TÁM TRÒ CHUYỆN CUỐI …media.baokiemtoannhanuoc.vn/files/library/site-3/... · toàn bởi mỗi quốc gia có một ngưỡng an toàn khác

Số 50 - Tháng 8/2016

thành bãi rác công nghệ cho cácnước phát triển.

Lao động Việt luôn đượcđánh giá là cần cù, thông minh,sáng tạo nhưng thiếu tính kỷ luậtdo môi trường làm việc chưachuyên nghiệp. Mặc dù hội nhậpđã 30 năm, hiện đang sống trongthời đại công nghiệp nhưng tácphong công nghiệp là điều mànhiều doanh nghiệp và người laođộng Việt đang thiếu.

Lấy kinh tế tư nhân làmđộng lực để tăng năng suất

Ở các nước phát triển, nôngnghiệp chỉ chiếm từ 3-5% laođộng, trong khi đó tại Việt Nam,nông nghiệp chiếm tới 46% laođộng nhưng chỉ tạo ra sản lượngGDP 14%. Muốn tăng năng suấtlao động của xã hội nói chung thìgiải pháp đầu tiên là phải mởrộng khu vực công nghiệp vàdịch vụ, phải chú ý đúng mức tớitrình độ đội ngũ lao động trí thứcvà các chủ đầu tư mà cụ thể làđộng lực từ khối các cộng đồngdoanh nghiệp, họ sẽ là ngườihoạch định và tổ chức thực hiệncác chiến lược, quy hoạch, kếhoạch, chính sách. Nghĩa là, phảitạo động lực phát triển mạnh cácloại hình doanh nghiệp tư nhân.Đây là xu hướng của thế giới đãthực hiện từ lâu. Khu vực tưnhân là nơi tạo tiềm năng độnglực kinh tế tốt và sử dụng cácnguồn lực của xã hội phục vụphát triển. Khi kinh tế tư nhânphát triển tốt sẽ tạo ra giá trị tíchcực như: tạo ra thị trường đòi hỏilao động phải có trình độ cao, ápdụng công nghệ quản trị, kể cảcông nghệ quản trị nhân sự vàquản trị kinh doanh để tạo ranăng suất phù hợp.

Thứ hai, để cạnh tranh, các

doanh nghiệp phải áp dụng khoahọc kỹ thuật, nâng cao năng suấtlao động và gia tăng các mối liênkết. Đối với các nước phát triểnnhư Nhật Bản, Hàn Quốc… họđang áp dụng mô hình công - tư.Theo đó, ngoài những lĩnh vựcan ninh - quốc phòng và dịch vụcông, các lĩnh vực khác mà tưnhân làm tốt thì Nhà nước khôngcần tham gia và ngược lại.

Thứ ba, phải có chính sáchtập trung vào mở rộng quy mô,nâng cao chất lượng hệ thốngđào tạo dạy nghề kết hợp với lýthuyết và thực hành để nhanhchóng khắc phục tình trạng phầnlớn lao động chưa qua đào tạo.Thực tế hiện nay, nhiều công tynước ngoài có thể đóng góp choviệc hỗ trợ đào tạo nghề nàybằng hình thức liên kết với cáctrường đào tạo tại Việt Nam.Thêm vào đó, nền giáo dục đạihọc của chúng ta cần phải tăngcường hỗ trợ đầu tư phát triểnnhững hoạt động nghiên cứu, ápdụng khoa học công nghệ vàocác hoạt động sản xuất.

Theo Báo cáo Việt Nam 2035,mục tiêu đặt ra cho năm 2035 làGDP bình quân đầu người đạt tốithiểu 18.000 USD, gần tươngđương với mức của Malaysianăm 2010. Con số này có thể đạt22.200 USD nếu tốc độ tăngtrưởng hàng năm trên 7%.Chuyên gia kinh tế Phạm ChiLan cho rằng, điều kiện tiênquyết để Việt Nam đạt được cácmục tiêu về thu nhập vào năm2035 là khôi phục tăng trưởngnăng suất. Phương cách để khôiphục tăng trưởng năng suất là tạomôi trường thuận lợi cho việcnâng cao năng lực cạnh tranh vànăng suất của khu vực tư nhântrong nước; cải cách toàn diện

khu vực doanh nghiệp nhà nước;tái cơ cấu ngành nông nghiệptheo định hướng thị trường,thương mại hóa và giảm mạnh sựcan thiệp của Nhà nước; tậndụng các cơ hội ngoại thương,tham gia hiệu quả các chuỗi giátrị toàn cầu.

Về lâu dài, cần ngăn ngừanhững trở ngại đối với tăngtrưởng sau khoảng một thậpniên nữa, tạo những cơ cấuvững chắc hơn về học tập và đổimới sáng tạo, tăng cường hiệuứng tích cực của sự kết tụ cáchoạt động kinh tế trong quátrình đô thị hóa và đảm bảo bềnvững về môi trường.

Cùng với đó, cần phải thúcđẩy hiện đại hóa nền kinh tế vàphát triển khu vực tư nhân thôngqua việc tái cơ cấu doanh nghiệpnhà nước, tạo sân chơi bình đẳngcho tất cả các doanh nghiệp baogồm cả công và tư, trong vàngoài nước; tăng cường nền tảngkinh tế vi mô để phát triển khuvực tư nhân; hiện đại hóa vàthương mại hóa khu vực nôngnghiệp; tận dụng cơ hội ngoạithương để tăng trưởng…

Năng suất lao động thấp lànguyên nhân của hầu hết vấn đềtrong nền kinh tế, bởi bản chấtcủa nó là chất lượng con người,hàm lượng khoa học kỹ thuậttrong sản phẩm được tạo ra. Lợithế cạnh tranh không còn đồngnghĩa với việc doanh nghiệp Việtđứng ngoài cuộc chơi trongchuỗi lợi ích toàn cầu, khi đóviệc tham gia TPP cũng khôngthể mang lại hiệu quả như mongmuốn. Chỉ khi nào nút thắt năngsuất lao động được tháo gỡ thìkinh tế Việt Nam mới tăngtrưởng bền vững và bắt kịp đượcxu thế thế giới.n

Page 25: CHÀO MỪNG CÁCH MẠNG THÁNG TÁM TRÒ CHUYỆN CUỐI …media.baokiemtoannhanuoc.vn/files/library/site-3/... · toàn bởi mỗi quốc gia có một ngưỡng an toàn khác

[email protected]

Kế toán, kiểm toán liệu có phải là niềm hy vọng cuối cùng cho hệ sinh thái toàn cầu?

Hội đồng thế giới về môi trường và phát triển(WCED) của Liên hợp quốc định nghĩa: “Phát triểnbền vững là sự phát triển đáp ứng được những yêucầu của hiện tại, nhưng không gây trở ngại cho việcđáp ứng nhu cầu của các thế hệ mai sau". Hiểu mộtcách đơn giản là, mỗi quốc gia, mỗi doanh nghiệp(DN) muốn phát triển bền vững phải gắn việc pháttriển kinh doanh với bảo vệ môi trường. Tiêu chí đểđánh giá sự phát triển bền vững của DN, của quốcgia là sự tăng trưởng kinh tế ổn định; thực hiện tốttiến bộ và công bằng xã hội; khai thác hợp lý, sửdụng tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ vànâng cao chất lượng môi trường sống. Theo đó, cónhiều cách để các quốc gia, DN hướng đến tính bềnvững như: Đưa tính bền vững vào chiến lược của tậpđoàn; Tổ chức chuỗi cung ứng hiệu quả theo tiêuchuẩn bền vững; Gắn kết cộng đồng và các bên liênquan; Khuyến khích người tiêu dùng tự nguyện sửdụng các vật liệu có thể tái sử dụng; Xếp hạng vàđánh giá các DN hoạt động trong cùng lĩnh vực; Cóchính sách về thuế và trợ giá cho các sản phẩm/côngnghệ bền vững (các phương tiện sử dụng tiết kiệm

năng lượng); Xúc tiến các chính sách và các chươngtrình thúc đẩy phát triển bền vững…

Trước những diễn biến gia tăng về vấn nạn môitrường tại nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó cóViệt Nam, Viện Kế toán Công chứng Anh và xứWales (ICAEW) đã thực hiện chuỗi hội thảo chuyênmôn gắn liền với đề tài mang tính toàn cầu này vớitên gọi: “Kế toán trong phát triển bền vững” ở khuvực Đông Nam Á và Việt Nam nhằm đưa ra nhữnggóc nhìn và gợi mở cho DN hướng đi đúng đắn khihoạch định chiến lược phát triển dài hạn.

Ông Richard Spencer, Trưởng Ban phát triểnbền vững của ICAEW toàn cầu đã dẫn ra những vídụ rất gần gũi về quy luật của sự phát triển. Đó là,con người muốn phát triển được phải dựa vào môitrường, vào các nguồn lực tự nhiên (nói cách khác,con người phụ thuộc vào tự nhiên) như không khí,đất, nước, khoáng sản, động, thực vật… ÔngRichard Spencer cho biết, năm 2010, vì lũ lụt,thành phố mía đường Bundaberg tại bang Queens-land của Australia đã phải đóng cửa cảng xuất khẩuđường hàng đầu thế giới. Hay là câu chuyện conong nếu bị chết trên diện rộng do thuốc trừ sâu thìđịa phương đó sẽ mất mùa cà phê, bởi loài cây này

THUỲ ANH

Hiện nay, biến đổi khí hậu đang diễn ra gay gắt trênphạm vi toàn cầu. Tại Việt Nam, xâm nhập mặn tạiđồng bằng sông Cửu Long và sự cố về môi trường ởcác tỉnh miền Trung đang gióng lên hồi chuông cảnhbáo về sự cần thiết và cấp bách của phát triển bềnvững trong đó có việc bảo vệ môi trường. Theo cácchuyên gia về kế toán, kiểm toán, người làm nghề kếtoán, kiểm toán phải tạo lập báo cáo tài chính trungthực, chính xác, minh bạch, rõ ràng, đồng thời phảiphân tích và chứng minh được các tác động của đơn vịđến phát triển bền vững. Đối với KTNN, việc kiểm toánmôi trường đã bắt đầu từ năm 2008; 6 tháng cuối năm2016, một trong những nhiệm vụ trọng tâm là kiểm toáncác dự án xây dựng cơ sở hạ tầng khu kinh tế gắn vớiviệc kiểm toán môi trường.

Page 26: CHÀO MỪNG CÁCH MẠNG THÁNG TÁM TRÒ CHUYỆN CUỐI …media.baokiemtoannhanuoc.vn/files/library/site-3/... · toàn bởi mỗi quốc gia có một ngưỡng an toàn khác

Số 50 - Tháng 8/2016

không được ong thụ phấn. Ông cũng dẫn chứng vềtiêu đề thú vị của một bài báo đăng trên tờ TheGuardian: “Liệu kế toán có phải là niềm hy vọngcuối cùng cho hệ sinh thái toàn cầu?” để một lầnnữa khẳng định vai trò quan trọng của các kế toánviên đối với phát triển bền vững. Theo ông, nghềnghiệp kế toán có mặt ở tất cả các lĩnh vực từ kinhdoanh đến khu vực công và ICAEW tin tưởng rằngnghề nghiệp kế toán phải đóng góp vào việc hiệnthực hoá mục tiêu toàn cầu về phát triển bền vững.Từ đó, ông Richard Spencer cho rằng, người hànhnghề kế toán có vai trò cốt lõi trong việc mô tả bứctranh hiện thực về các vấn đề đang xảy ra để từ đógiúp lãnh đạo quyết định những giải pháp đúng đắncho sự phát triển bền vững. Theo ông, người làmnghề kế toán, kiểm toán cần có các tố chất như:thông thái, cẩn trọng, trung thực để nắm bắt, báocáo, truyền tải thông tin một cách chính xác. Mộtđiều quan trọng nữa, người làm kế toán, kiểm toánphải dũng cảm công bố những thông tin không tốtcủa đơn vị được kiểm toán (như xả thải quá mứccho phép, gây ô nhiễm môi trường, ô nhiễm khôngkhí…) nếu phát hiện ra trong quá trình lập và kiểmtoán báo cáo tài chính. Ông Richard Spencer coi đó

là trách nhiệm nặng nề của người làm kế toán,kiểm toán trong tương lai.

Tại Hội thảo, PGS.TS Đặng Thái Hùng,nguyên Vụ trưởng Vụ Chế độ Kế toán và Kiểmtoán, Bộ Tài chính, đã đề cập đến một vấn đề thờisự trong lĩnh vực môi trường tại Việt Nam hiệnnay. Theo ông, điều thiết thực nhất mà mỗi tổchức quốc tế hay mỗi quốc gia, mỗi DN có thểlàm là phải dành những nguồn lực riêng và ngânsách riêng cho phát triển bền vững. Đồng quanđiểm với ông Richard Spencer, ông Hùng chorằng: Người hành nghề kế toán cũng như ngườilàm kiểm toán BCTC phải tạo lập báo cáo tàichính trung thực, chính xác, minh bạch, rõ ràng,phải phân tích và chứng minh rõ ràng các mụctiêu cụ thể và tác động của đơn vị đến phát triểnbền vững. Hiện nay, các chuẩn mực, chế độ kếtoán của Việt Nam chưa bóc tách được vấn đề nàyvà vai trò của kế toán viên trong lĩnh vực nàycũng còn ở mức độ khiêm tốn. Bởi vậy, cơ quanquản lý Nhà nước cần kịp thời nghiên cứu, xâydựng và hướng dẫn áp dụng những nội dung mớidựa trên các chuẩn mực tài chính quốc tế, hướngđến mục tiêu kế toán vì sự phát triển bền vững.

Page 27: CHÀO MỪNG CÁCH MẠNG THÁNG TÁM TRÒ CHUYỆN CUỐI …media.baokiemtoannhanuoc.vn/files/library/site-3/... · toàn bởi mỗi quốc gia có một ngưỡng an toàn khác

[email protected]

Kiểm toán môi trường - một hành độngthiết thực vì sự phát triển bền vững

Nhận thức được tầm quan trọng trong vấn đềbảo vệ môi trường và phát triển bền vững, KTNNđã bắt đầu tham gia các hoạt động kiểm toán môitrường từ năm 2008 bằng những hành động cụ thểnhư: Thành lập Nhóm công tác về kiểm toán môitrường và trở thành thành viên chính thức củaNhóm công tác kiểm toán môi trường của ASOSAI(ASOSAI WGEA); Thành lập Phòng kiểm toánmôi trường trực thuộc Vụ Hợp tác quốc tế vàotháng 10/2015. Tháng 4/2016, KTNN và Ủy banKiểm toán Indonesia đã phối hợp tổ chức khóa đàotạo về kiểm toán môi trường cho 33 cán bộ, côngchức và kiểm toán viên của KTNN.

Theo Phó Tổng Kiểm toán Nhà nước ĐoànXuân Tiên, kiểm toán môi trường là việc kiểmtoán các vấn đề, chính sách, chương trình và kinhphí liên quan đến môi trường của Chính phủ.Kiểm toán môi trường có thể được thực hiệntrong cả ba loại hình kiểm toán: kiểm toán tàichính, kiểm toán tuân thủ và kiểm toán hoạtđộng, trong đó kiểm toán hoạt động về kiểm toánmôi trường được khuyến khích ưu tiên hàng đầu.Kiểm toán tài chính các vấn đề về môi trường cóthể tập trung vào một số nội dung như kiểm tra,đánh giá các số liệu tài chính và đưa ra ý kiếnkiểm toán đối với báo cáo tài chính; các tráchnhiệm tài chính của Chính phủ. Kiểm toán tuânthủ các vấn đề về môi trường có thể tập trung vàotính tuân thủ, phù hợp các luật, các hiệp định vàcác chính sách về môi trường của các cấp chínhquyền ở cấp độ quốc gia và quốc tế. Kiểm toánhoạt động về kiểm toán môi trường có thể gồmcác nội dung đảm bảo các tiêu chí thực hiện phảnánh đúng hoạt động của đơn vị; đảm bảo việcquản lý môi trường được thực hiện trên phươngdiện hiệu quả, hiệu lực và kinh tế, trên cơ sở đósẽ phát hiện, cảnh báo và ngăn ngừa những tácđộng ảnh hưởng xấu đến môi trường, với mụctiêu phát triển các dự án, chương trình kinh tế -xã hội một cách bền vững.

KTNN Việt Nam đã thực hiện nhiều cuộckiểm toán có nội dung liên quan đến môi trường,như: Dự án trồng mới 5 triệu hecta rừng; Chươngtrình mục tiêu quốc gia Nước sạch và vệ sinh môitrường nông thôn tỉnh An Giang; Dự án thủy lợilưu vực sông Hồng giai đoạn 2; Dự án đầu tư xây

dựng công trình thoát nước nhằm cải tạo môitrường Hà Nội, Dự án xử lý nước thải, chất rắnvà bảo vệ môi trường thành phố Hội An… Bêncạnh đó, KTNN đã phối hợp rất hiệu quả vớiKTNN Nga thực hiện cuộc kiểm toán song songvề Chất lượng thủy sản Việt Nam xuất khẩu sangNga; phối hợp với KTNN Thái Lan, Lào, Cam-pu-chia thực hiện cuộc kiểm toán về Các vấn đềnước lưu vực sông Mê Công. Qua những cuộckiểm toán này, KTNN các nước đã có những pháthiện đáng chú ý, làm tiền đề cho việc đưa ra cáckết luận, kiến nghị quan trọng nhằm khắc phục vàgiải quyết các vấn đề liên quan đến việc bảo vệmôi trường.

Trong thời gian tới, kế hoạch kiểm toán hàngnăm của KTNN sẽ thực hiện các cuộc kiểm toántập trung vào việc đánh giá tính kinh tế, hiệu quảvà hiệu lực trong quản lý, sử dụng đất, khai thác vàkinh doanh tài nguyên khoáng sản, nguồn nước,các hoạt động liên quan tới an toàn vệ sinh thựcphẩm, chất thải rắn, khí thải… Bên cạnh đó, cáccuộc kiểm toán báo cáo quyết toán ngân sách cácđịa phương, các chương trình, dự án đầu tư đều cónhững nội dung liên quan đến bảo vệ môi trườngvà phát triển bền vững.

Ngay trong 6 tháng cuối năm 2016, một trongnhững nhiệm vụ trọng tâm của KTNN được TổngKiểm toán Nhà nước Hồ Đức Phớc yêu cầu toànngành tập trung thực hiện là kiểm toán các dự ánxây dựng cơ sở hạ tầng khu kinh tế gắn với việckiểm toán môi trường. Tại Kế hoạch hành độngthực hiện chiến lược phát triển KTNN đến năm2020, KTNN cũng đã xác định nhiều giải pháptăng cường hoạt động kiểm toán môi trường như:phát triển nguồn nhân lực trong đó chú trọng đàotạo kiểm toán viên chuyên sâu về môi trường;Tuyển dụng cán bộ, kiểm toán viên có chuyên mônphù hợp với yêu cầu thuộc các lĩnh vực của kiểmtoán hoạt động, kiểm toán môi trường; Đẩy mạnhviệc xây dựng quy trình và phương pháp cho kiểmtoán hoạt động, trong đó có kiểm toán môitrường… KTNN đang hoàn thiện dự thảo Chiếnlược và Lộ trình phát triển kiểm toán môi trườngcủa KTNN giai đoạn 2016-2020, biên dịch các tàiliệu hướng dẫn về kiểm toán môi trường của IN-TOSAI, ASOSAI và xây dựng chuẩn mực KTNNViệt Nam theo hướng phù hợp với bộ chuẩn mựccủa INTOSAI.n

Page 28: CHÀO MỪNG CÁCH MẠNG THÁNG TÁM TRÒ CHUYỆN CUỐI …media.baokiemtoannhanuoc.vn/files/library/site-3/... · toàn bởi mỗi quốc gia có một ngưỡng an toàn khác

Số 50 - Tháng 8/2016

Vướng từ đâu?Theo báo cáo của Bộ Nông

nghiệp và Phát triển Nông thôn(Bộ NN&PTNT), tổng số côngty NLN thuộc đối tượng sắpxếp, đổi mới theo Nghị định118/2014/NĐ-CP là 254 công tygồm 120 công ty nông nghiệp,134 công ty lâm nghiệp. Đếnngày 30/6, Bộ NN&PTNT đã tổchức thẩm định mô hình sắpxếp, đổi mới 251 công ty (117công ty nông nghiệp, 134 côngty lâm nghiệp); Thủ tướngChính phủ đã phê duyệt môhình sắp xếp, đổi mới 243 côngty (114 công ty nông nghiệp,129 công ty lâm nghiệp).

Thứ trưởng Bộ NN&PTNTHà Công Tuấn cho biết, thời gianqua, việc sắp xếp, đổi mới cáccông ty NLN gặp nhiều khó khănvì liên quan đến giải quyết đấtđai, lao động và tài sản trên đất,

nhất là đối với diện tích khoánđất, khoán rừng và vườn cây ổnđịnh. Cùng với đó, nhiều địaphương gặp khó khăn trong việclựa chọn mô hình sắp xếp, đổimới, nhất là về tiêu chí để lựachọn đối tác trong mô hình côngty TNHH hai thành viên trở lênvà đối với các công ty NLN hoạtđộng sản xuất, kinh doanh ở địabàn chiến lược, vùng biên giới,vùng sâu, vùng xa gắn với nhiệmvụ quốc phòng an ninh.

Liên quan đến giải quyết đấtđai, ông Tuấn chỉ rõ nhiềuvướng mắc:

Thứ nhất, mặc dù nhu cầukinh phí về đo đạc rà soát, cắmmốc ranh giới đất đai là trên1.000 tỷ đồng, nhưng đến nay,Chính phủ mới bố trí được 450tỷ đồng; cùng với đó, những địaphương không có nguồn thu bùđắp cho 30% kinh phí do địa

phương cấp đang gặp nhiều khókhăn. Theo quy định của Nghịđịnh 118/2014/NĐ-CP, kinh phíđo đạc, rà soát đất đai chỉ dànhcho diện tích đất được các côngty NLN giữ lại quản lý sử dụng,đối với diện tích dự kiến giao vềđịa phương thì không có kinh phíđể thực hiện.

Thứ hai, việc giao đất về địaphương gặp nhiều khó khăn: Cácdoanh nghiệp tại Tây Nguyên chủyếu là đồng bào dân tộc sinh sốngtại chỗ, trước đây một phần đất cónguồn gốc của nông trường dođồng bào góp để thành lập; đaphần đất NLN giao về đều là cácloại đất đã giao khoán, cho thuê,cho mượn, liên doanh, liên kết,hợp tác đầu tư, bị lấn chiếm, đangcó tranh chấp hoặc đã chuyểnnhượng qua nhiều chủ sử dụng;đất có tài sản trên đất phải địnhgiá tài sản đó; một số địa phương

Quá trình sắp xếp, đổi mới công ty nông, lâm nghiệp:

HỒNG NHUNG

Sau 2 năm triển khai thực hiện Nghị quyết 30/NQ-TW ngày 12/3/2014của Bộ Chính trị và Nghị định 118/2014/NĐ-CP ngày 17/12/2014 củaChính phủ về sắp xếp, đổi mới và phát triển, nâng cao hiệu quả hoạtđộng của công ty nông, lâm nghiệp (NLN), kết quả đạt được khákhiêm tốn, chủ yếu mới dừng ở việc thẩm định, xác định mô hìnhchuyển đổi trong giai đoạn tới. Bởi vậy, thời hạn “chậm nhất đến hếtquý II năm 2017, công tác sắp xếp, đổi mới công ty nông, lâm nghiệpphải hoàn thành theo phương án tổng thể, đề án đã được phê duyệt”mà Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ yêu cầu tại Hội nghị sơ kết côngtác sắp xếp, đổi mới các công ty NLN năm 2015-2016; nhiệm vụ, giảipháp đến năm 2020, sẽ là thách thức không nhỏ vì thời gian cán đíchđã rất gần nhưng khó khăn thì vẫn chồng chất.

Page 29: CHÀO MỪNG CÁCH MẠNG THÁNG TÁM TRÒ CHUYỆN CUỐI …media.baokiemtoannhanuoc.vn/files/library/site-3/... · toàn bởi mỗi quốc gia có một ngưỡng an toàn khác

[email protected]

chưa thống nhất tiếp nhận đất docông ty NLN bàn giao.

Thứ ba, việc kéo dài thời gianđo đạc, cắm mốc ranh giới và xửlý các vấn đề về tranh chấp, lấnchiếm đất đai và rà soát nhà, đấttheo Quyết định 09/QĐ-TTg ngày19/01/2007 của Thủ tướng Chínhphủ về sắp xếp lại, xử lý nhà, đấtthuộc sở hữu nhà nước đối với cácđơn vị có diện tích lớn, đã ảnhhưởng đến thời gian cổ phần hóacủa các công ty NLN.

Chia sẻ điều này, Chủ tịchTập đoàn Công nghiệp cao suViệt Nam Trần Ngọc Thuận chobiết, khó khăn nhất trong cổphần hóa của Tập đoàn chính làphần diện tích đất đang có sựtranh chấp giữa người dân vớidoanh nghiệp tập trung ở vùngTây Nguyên.

Là một trong những doanhnghiệp ngành nông nghiệp tiếnhành tái cơ cấu khá thành công,song, ông Phí Mạnh Cường,Tổng Giám đốc Tổng Công tyLâm nghiệp Việt Nam cũng thừa

nhận, hiện nay, việc triển khaithực hiện Nghị định118/2014/NĐ-CP chưa bao quátđược hết. Trong khi đó, cơ chếgiao khoán theo Chương trình135 của Chính phủ còn nhiều bấtcập, nhiều người dân ở một sốđịa phương chưa nhận thức hếthợp đồng giao khoán cũng nhưcác quy định của pháp luật, dovậy đã để xảy ra tình trạng lấnchiếm đất rừng, gây khó khăntrong tổ chức sản xuất. Thêm vàođó, quỹ đất nông nghiệp có xuhướng thu hẹp, gây khó khăntrong việc thực hiện vùngnguyên liệu tập trung.

Bên cạnh những vướng mắcvề đất đai, chi phí cổ phần hóacũng là một trong những khókhăn đáng kể. Theo lý giải củaông Tuấn, trong quá trình cổphần hóa, các công ty NLN phảikiểm kê, phân loại, xác định giátrị vườn cây, rừng trồng nên chiphí cổ phần hóa cao hơn quyđịnh tại Nghị định 59/2011/NĐ-CP ngày 18/7/2011 của Chính

phủ về việc chuyển doanhnghiệp 100% vốn nhà nướcthành công ty cổ phần và Thôngtư 196/2011/TT-BCT ngày26/12/2011 của Bộ Tài chínhhướng dẫn bán cổ phần lần đầuvà quản lý, sử dụng tiền thu từ cổphần hóa, do đó nhiều địaphương, đơn vị gặp lúng túng vềnguồn kinh phí.

Thực tế, kết quả tổng hợp tạiPhương án tổng thể và báo cáocủa các đơn vị cho thấy, tính đếnngày 25/12/2015, tổng số lỗ lũykế của các công ty NLN là gần1.100 tỷ đồng, chiếm 4% vốn chủsở hữu, trong đó số lỗ lũy kế tậptrung phần lớn tại các công tynông nghiệp, nhiều công ty lỗ lũykế trên 20 tỷ đồng và những côngty có số lỗ lũy kế vượt quá 3/4vốn chủ sở hữu đều thực hiện giảithể; trường hợp cá biệt như Tổngcông ty 15 (Bộ Quốc phòng), sốlỗ lũy kế lên tới 334 tỷ đồng.

Theo kết quả kiểm toán năm2015 của Kiểm toán Nhà nước, tỷsuất lợi nhuận sau thuế/vốn chủ

Page 30: CHÀO MỪNG CÁCH MẠNG THÁNG TÁM TRÒ CHUYỆN CUỐI …media.baokiemtoannhanuoc.vn/files/library/site-3/... · toàn bởi mỗi quốc gia có một ngưỡng an toàn khác

Số 50 - Tháng 8/2016

sở hữu năm 2014 của Tổng Côngty Lâm nghiệp là 8,6% (giảm3,48% so với năm 2013). Số liệubáo cáo của Ngân hàng Nhà nướccũng cho thấy, tính đến ngày31/3/2016, 96 công ty NLN cóphát sinh vay vốn tại các tổ chứctín dụng với dư nợ gần 6.500 tỷđồng, trong đó dư nợ cho vaytrung, dài hạn chiếm trên 66%; nợxấu khoảng 38,33 tỷ đồng, chiếm0,6% tổng dư nợ cho vay. Mặcdù, các tổ chức tín dụng đã sửdụng dự phòng để xử lý rủi ro vàhạch toán ngoại bảng đối vớikhoản dư nợ gần 340 tỷ đồng của23 công ty NLN. Tuy nhiên, việcthu nợ của các công ty này gặpnhiều khó khăn và hầu như khôngthu được bởi các công ty chỉ hoạtđộng cầm chừng, tình hình tàichính mất cân đối và không cónguồn trả nợ ngân hàng.

Từ góc độ địa phương, ôngCao Huy, Phó Chủ tịch UBNDtỉnh Đắk Nông cũng thừa nhận,hiệu quả hoạt động sản xuất kinhdoanh thấp, thua lỗ kéo dài củacác công ty NLN đã ảnh hưởngtới việc chào bán cổ phần chodoanh nghiệp. Chưa kể, các côngty này còn gặp rất nhiều khókhăn trong xử lý những tồn tạitài chính từ trước.

Ngoài ra, vướng mắc về mộtsố cơ chế, chính sách cũng là lýdo đẩy lùi tiến độ sắp xếp, đổimới các công ty NLN. Chẳnghạn, quy định của Nghị định118/2014/NĐ-CP không có hìnhthức phá sản công ty NLN. Hiệnnay, một số công ty phải giải thểdù đủ điều kiện phá sản nhưngkhông thực hiện được, khiến địaphương rất khó xử lý vì cáckhoản công nợ của những côngty này lớn, chủ sở hữu không cókhả năng giải quyết. Nếu thực

hiện giải thể thì cần có cơ chế xửlý nợ để giảm gánh nặng cho địaphương, nhất là các tỉnh nghèovẫn phải dùng ngân sách hỗ trợcủa Trung ương; Nghị định số63/2015/NĐ-CP ngày 22/7/2015và Nghị định số 108/2014/NĐ-CP ngày 20/11/2014 của Chínhphủ về chính sách tinh giản biênchế không quy định trường hợpsắp xếp lại theo hình thức duytrì, củng cố và phát triển công tyNhà nước nắm giữ 100% vốnđiều lệ. Vì vậy, viên chức quảnlý bị dôi dư trong trường hợp sựsắp xếp này không được giảiquyết chế độ theo quy định…

Cần cơ chế đặc thùMới đây, Phó Thủ tướng

Chính phủ Vương Đình Huệ đãyêu cầu: Cần tạo chuyển biếncăn bản về phương thức tổ chứcquản lý và quản trị doanhnghiệp; sản xuất NLN phải gắnvới công nghiệp chế biến và thịtrường theo chuỗi giá trị hànghóa; mục đích của việc sắp xếp,đổi mới là nâng cao năng lựcquản trị và hiệu quả kinh doanh,chứ không phải đổi mới về mặthình thức.

Để có thể đẩy nhanh quá trìnhsắp xếp, đổi mới công ty NLN,nhiều ý kiến đều cho rằng, Chínhphủ cần ban hành thêm cơ chế đặcthù cho các công ty này. Đồngthời, khẩn trương hoàn thiện cơ sởpháp lý cho sự đổi mới, sắp xếphoạt động tại các công ty NLN,nhanh chóng giải quyết nhữngvướng mắc về đất đai, có chínhsách hỗ trợ đầu tư kết cấu hạ tầngnhằm khuyến khích nhà đầu tưmạnh dạn rót vốn. Ngoài ra, để xửlý các công ty NLN yếu kém,Chính phủ cần xem xét bổ sunghình thức phá sản và hình thức sáp

nhập, hợp nhất các công ty NLNcùng chủ sở hữu.

Đại diện cho tiếng nói cáccông ty NLN, ông Phí MạnhCường đề nghị, cần nghiên cứmô hình trồng rừng tập trung, ưutiên giao đất lâu dài, có chínhsách ưu đãi đầu tư, đặc biệt làđơn giản hóa chính sách để giảmchi phí, thời gian…

Hiện, Bộ Kế hoạch và Đầu tưđang trình Thủ tướng Chính phủban hành Quyết định của Thủtướng Chính phủ về “Chính sáchđầu tư hỗ trợ kết cấu hạ tầng; thuhút và khuyến khích đầu tư; đặthàng, giao nhiệm vụ công ích đốivới các công ty nông, lâm nghiệp”trong tháng 8/2016; BộNN&PTNT trình Chính phủ banhành Nghị định thay thế Nghịđịnh 01/CP ngày 04/01/1995 củaChính phủ ban hành bản quy địnhvề việc giao khoán đất sử dụngvào mục đích sản xuất nôngnghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồngthủy sản trong các doanh nghiệpnhà nước và Nghị định135/2005/NĐ-CP ngày 8/11/2005của Chính phủ về việc giao khoánđất nông nghiệp, đất rừng sản xuấtvà đất có mặt nước nuôi trồngthủy sản trong các nông trườngquốc doanh, lâm trường quốcdoanh trong quý III/2016; BanChỉ đạo Đổi mới và Phát triểndoanh nghiệp sẽ tổ chức các Đoàncông tác kiểm tra, giám sát, đônđốc hướng dẫn các địa phươngtriển khai phương án tổng thể sắpxếp, đổi mới nhất là cổ phần hóavà chuyển công ty NLN thànhcông ty TNHH hai thành viên…

Hy vọng, sự vào cuộc củaChính phủ, cùng các Bộ, ngành,địa phương sẽ đẩy tốc độ sắpxếp, đổi mới các công ty NLNcán đích đúng hẹn..n

Page 31: CHÀO MỪNG CÁCH MẠNG THÁNG TÁM TRÒ CHUYỆN CUỐI …media.baokiemtoannhanuoc.vn/files/library/site-3/... · toàn bởi mỗi quốc gia có một ngưỡng an toàn khác

[email protected]

Theo định nghĩa kiểm toánnội bộ của IIA (Institute of

Internal Auditor- IIA): “Kiểmtoán nội bộ là hoạt động bảođảm và tư vấn mang tính độclập và khách quan, nó được thiếtlập nhằm tăng thêm giá trị vàcải thiện cho các hoạt động củatổ chức. Kiểm toán nội bộ giúpcho tổ chức hoàn thành mục tiêuthông qua việc đưa ra một cáchtiếp cận có hệ thống và kỷcương nhằm đánh giá và cảithiện tính hữu hiệu trong việcquản lý rủi ro, kiểm soát và cácquá trình quản trị”.

KTNB là bộ phận nằm trong

tổ chức, vì vậy nó sẽ rất thuậnlợi khi thực hiện chức năng củamình. KTNB thực hiện cả haichức năng cơ bản trong kiểmtoán, đó là: chức năng xác nhậnvà chức năng tư vấn. KTNBquan tâm tới sự bảo đảm, thôngqua đánh giá về các hoạt độnghay quy trình và hướng tới chứcnăng tư vấn, đưa ra các giảipháp cải thiện cho tổ chức, từđó tăng thêm giá trị và cải thiệncác hoạt động. Khái niệm cũngnhấn mạnh vai trò, tác dụng củaKTNB đối với hoạt động củađơn vị; giúp “bảo vệ giá trị chotổ chức”, giữ vai trò nhằm đảm

bảo hoạt động của tổ chức tuânthủ các quy định pháp luật quốcgia, quy định, quy tắc của tổchức; giám sát, bảo trì, nâng cấphệ thống kiểm soát nội bộ”trong vai trò đảm bảo hiệu quảkinh doanh và xây dựng các thủtục kiểm soát cần thiết. KTNBlà công cụ giúp phát hiện và cảitiến những điểm yếu của hệthống quản lý của tổ chức. Đốivới các doanh nghiệp, KTNB cóthể hỗ trợ ban giám đốc và hộiđồng quản trị có thể kiểm soáthoạt động và quản lý rủi ro tốthơn mọi khi quy mô và độ phứctạp của doanh nghiệp vượt quá

THS.NGUYỄN QUỲNH HOAKhoa Kế toán, kiểm toán - Học viện Ngân hàng

Đối với các doanh nghiệp nhà nước, các đơn vị tổ chứcsử dụng vốn ngân sách nhà nước hay các doanhnghiệp tư nhân, việc quản lý sử dụng nguồn vốn hiệuquả, đúng mục đích, tránh lãng phí là vô cùng cần thiết.Đồng thời, việc kiểm soát và quản lý thường xuyên làyếu tố không thể thiếu trong sự thành công của cácdoanh nghiệp. Trong các tổ chức quy mô siêu nhỏ, nhàquản lý có thể tự mình giám sát và kiểm soát các hoạtđộng của doanh nghiệp để từ đó có những điều chỉnhkịp thời. Nhưng trong các tổ chức có quy mô lớn hơn,nhà quản lý không thể trực tiếp quản lý và kiểm soátmọi hoạt động, bộ phận, khi đó, tổ chức cần có sự hỗtrợ, giám sát thường xuyên của đội ngũ chuyên gia đắclực. Đó là kiểm toán nội bộ (KTNB). Tuy nhiên, để KTNBphát huy được vai trò của mình, nhà quản lý cần có sựhiểu biết về vai trò của KTNB đối với tổ chức, đơn vị.Thực chất, “KTNB là cánh tay kéo dài của nhà quản trịdoanh nghiệp” trong việc giám sát và quản lý tổ chức.

Page 32: CHÀO MỪNG CÁCH MẠNG THÁNG TÁM TRÒ CHUYỆN CUỐI …media.baokiemtoannhanuoc.vn/files/library/site-3/... · toàn bởi mỗi quốc gia có một ngưỡng an toàn khác

Số 50 - Tháng 8/2016

tầm kiểm soát của họ.Tại Việt Nam, để hỗ trợ cho

việc quản lý tài chính công, tàisản công, hệ thống thanh tra,giám sát cũng tương đối pháttriển. Bộ phận thanh tra là bộphận bên ngoài tổ chức và chủyếu kiểm tra theo kế hoạch. Đểquản lý và kiểm soát tốt việc sửdụng ngân sách và hiệu quảkinh doanh của các doanhnghiệp nhà nước, năm 1997, BộTài chính đã ban hành Quyếtđịnh 832/TC/QĐ/CĐKT, tuynhiên, quy định này không cònphù hợp với điều kiện hiện nay.Rất nhiều bộ phận KTNB ở cácTổng công ty, Tập đoàn nhànước đóng vai trò như một chứcnăng kiểm tra của bộ phận kếtoán. Điều đáng chú ý, các Tập

đoàn, Tổng công ty nhà nước cóxu hướng loại bỏ chức năngkiểm toán nội bộ và sử dụngkiểm toán độc lập như là một sựđảm bảo góp phần cải thiện hoạtđộng của họ.

Theo Báo cáo ảnh hưởngTurnbull của Anh Quốc, cácyếu tố mà nhà quản trị cần xemxét và cân nhắc khi thành lậpchức năng KTNB là: quy mô,sự đa dạng, phức tạp trong hoạtđộng của tổ chức; số lượngnhân viên, cân nhắc chi phí - lợiích, thay đổi về cơ cấu tổ chức,thay đổi trong sự kiện kinhdoanh và những rủi ro chínhtrong hoạt động của tổ chức.Quy mô của tổ chức càng phứctạp, đa dạng thì việc quản lý vàkiểm soát càng khó khăn hơn,

do đó, việc hình thành một độingũ hỗ trợ nhà quản lý để thựchiện chức năng này là vô cùngcần thiết. Tiếp theo, số lượngnhân viên/ 1 nhà quản lý cũngsẽ tác động trực tiếp tới nhu cầucần đội ngũ chuyên gia KTNB.Một điểm mà không thể khôngđề cập tới khi thiết lập KTNBđó là sự cân nhắc chi phí - lợiích. Đứng dưới góc độ quản lýnói chung, nhà quản lý luônphải đánh giá chi phí bỏ ra vàlợi ích thu được khi thiết lậpmột bộ phận mới hay thực hiệnmột hoạt động đầu tư… Điềunày cũng giải thích lý do tại saonhiều doanh nghiệp lại chọnhình thức đầu tư kiểm soát chotổ chức mình như “một dạngtrồng lúa ngắn ngày” thông qua

Page 33: CHÀO MỪNG CÁCH MẠNG THÁNG TÁM TRÒ CHUYỆN CUỐI …media.baokiemtoannhanuoc.vn/files/library/site-3/... · toàn bởi mỗi quốc gia có một ngưỡng an toàn khác

[email protected]

việc sử dụng kiểm toán độc lậpbên ngoài để đánh giá và tưvấn. Các nhà quản lý cần chú ýrằng, có thể mức phí họ bỏ rađể thuê Kiểm toán độc lập sẽmang lại những tư vấn nhấtđịnh và phát hiện những lỗhổng của tổ chức, tuy nhiên,những giải pháp đó cũng chỉ cógiá trị trong một khoảng thờigian nào đó. Đặc biệt, các KTVđộc lập không phải là người củatổ chức nên sự am hiểu và pháthiện điểm yếu của tổ chứckhông thể như những người bêntrong tổ chức. Đồng thời tư vấncủa KTV độc lập chủ yếu đượcthực hiện dựa vào những thôngtin trong quá khứ, còn nhữngthông tin hiện tại đang diễn rathì còn khá khiêm tốn. Trongkhi đó, việc kiểm soát và quảnlý của tổ chức cần phải đượctiến hành thường xuyên, liêntục. Chính vì vậy, khi nhu cầukiểm soát và quản lý vượt rangoài tầm kiểm soát trực tiếpcủa nhà quản lý thì việc thiếtlập KTNB là cần thiết. Bêncạnh đó, chi phí thiết lập bộphận này có thể tốn nhiều ở giaiđoạn thành lập nhưng đổi lại lợiích tổ chức sẽ thu được ở tươnglai, và có được sự kiểm soát,giám sát thường xuyên liên tục.Một điểm cần lưu ý, đó là thựctrạng tình hình của doanhnghiệp thay đổi thường xuyên,các nguy cơ và rủi ro mà tổchức đối diện cũng thay đổi liêntục, có những thời điểm rất khókiểm soát. Bởi thế, nhà quản lýcần có đội ngũ chuyên gia để hỗtrợ cho việc nhận diện, đánh giávà có giải pháp để đối phó vớirủi ro phát sinh.

Hiện nay, các tập đoàn kinhtế tư nhân, hay các công ty có

quy mô lớn cũng không có yêucầu về thành lập KTNB. Thựctế, rất nhiều nhà quản lý chưaquen thuộc với khái niệm kiểmtoán nội bộ và chưa nhận thứcđược tầm quan trọng của bộphận này trong tổ chức. Nhậnthức về kiểm toán nội bộ đangtrở nên cần thiết không chỉ choban giám đốc, nhà quản lý và bộphận khác có liên quan.

Đối với các tập đoàn, Tổngcông ty nhà nước khi thực hiệntriển khai KTNB cần thực hiệnđồng bộ, cùng với việc kiểm travà giám sát thường xuyên hiệuquả hoạt động của các bộ phận,công ty con trong Tổng công ty.Tuy nhiên, tùy thuộc vào từngloại cơ cấu tổ chức bộ máy củatừng doanh nghiệp mà cấu trúcKTNB được thiết lập theo dạngtập trung hoặc phân tán để thiếtkế cho phù hợp.

Phát triển KTNB tại ViệtNam cần có lộ trình, kiểm soátvà quản lý chặt chẽ để đảm bảohiệu quả trong quá trình hoạtđộng và mang lại giá trị gia tăngcho tổ chức. Thiết lập chứcnăng kiểm toán nội bộ trong cácđơn vị bắt đầu từ việc xây dựngĐiều lệ kiểm toán nội bộ, xâydựng cơ cấu tổ chức, xây dựngkế hoạch kiểm toán (dựa trênđịnh hướng rủi ro) và thiết lậpcác kỹ năng, kiến thức và trìnhđộ nghiệp vụ cho kiểm toánviên nội bộ. Tuy nhiên, khithành lập bộ phận này phải đảmbảo hiệu quả, phát huy vai tròvốn có của nó, tránh trường hợpxây dựng chống đối, hay giảingân để rồi gây ra “thiệt hạikép” cho tổ chức. Các nhà quảntrị cần được nâng cao nhận thứcvề vấn đề này:

Một là, nhận thức đúng đắn

về lợi ích, vị trí, vai trò củaKTNB nhằm nâng cao chấtlượng hoạt động KTNB. Các tổchức đầu tư bài bản hoạt độngcủa KTNB, khi doanh nghiệpnhận thấy vai trò của KTNB gắnkết với hoạt động của đơn vị.Cần có sự thay đổi nhận thức từsự “đối phó” với quy định củaNhà nước chuyển sang sự “chủđộng” thiết lập để tận dụng khaithác những lợi ích của hàng ràophòng thủ này.

Hai là, phải có sự đầu tưthích đáng mang tính “dài hơi”cho bộ phận KTNB: Việc thiếtlập bộ phận phải xuất phát từnhu cầu của đơn vị. Thực tế chothấy, việc khai thác hiệu quả bộphận này không đơn giản nên tổchức cần có một chiến lược từviệc khảo sát, thiết kế, triểnkhai, vận hành và đánh giáthường xuyên bộ phận KTNB.

Thiết lập bộ phận KTNB làxu hướng tất yếu và là nhu cầukhách quan tại mỗi tổ chức(xuất phát từ thực tế hoạt độngcủa các doanh nghiệp trướcnhững biến động của nền kinhtế hay sức ép từ các nhà đầu tưnước ngoài yêu cầu doanhnghiệp cần phải có “hàng phòngthủ” chắc chắn…). Để KTNBthực sự là “cánh tay kéo dài”của nhà quản trị doanh nghiệpthì tổ chức cần trao quyền mộtcách phù hợp và đảm bảo nhữngcơ chế quản lý cũng như thưởngphạt rõ ràng với bộ phận này đểhọ luôn thực sự toàn tâm trongviệc hỗ trợ cho nhà quản lý. Đặcbiệt, doanh nghiệp luôn phải cónhững biện pháp quản lý bộphận KTNB cũng như có chínhsách để họ không mắc phảinhững “rủi ro đạo đức” trongkiểm toán.n

Page 34: CHÀO MỪNG CÁCH MẠNG THÁNG TÁM TRÒ CHUYỆN CUỐI …media.baokiemtoannhanuoc.vn/files/library/site-3/... · toàn bởi mỗi quốc gia có một ngưỡng an toàn khác

Số 50 - Tháng 8/2016

Lãi ảo, lỗ thựcNăm 2012, do tình hình suy

thoái kinh tế thế giới và trongnước, các sản phẩm công nghiệpnhư xe khách, xe buýt, ô tô vậntải, thiết bị máy công trình, kếtcấu thép... tiêu thụ chậm, gâyảnh hưởng lớn đến hoạt độngSXKD của Tổng công ty. Trongbối cảnh khó khăn của nền kinhtế, bản thân Tổng công ty cũngkhông có các biện pháp hữuhiệu để nâng cao hiệu quảSXKD cho các đơn vị trựcthuộc và các đơn vị có vốn thamgia liên doanh, liên kết. Hậu quảlà năm 2012, hơn một nửa sốcông ty con, liên doanh, liên kếtbị mất vốn do thua lỗ lớn: 7/14công ty con SXKD thua lỗ gần

40 tỷ đồng; lỗ lũy kế của 8 côngty con và Công ty mẹ lên đếngần 185 tỷ đồng; 5/24 công tyliên doanh, liên kết kinh doanhthua lỗ với tổng số lỗ trong nămhơn 65,5 tỷ đồng.

Theo báo cáo kiểm toán củaKTNN, năm 2012, doanh thuhoạt động SXKD toàn Tổngcông ty giảm so với năm trước,tổng doanh thu bán hàng vàcung cấp dịch vụ đạt 1.703 tỷđồng (bằng 96% so với năm2011), tổng lợi nhuận trước thuếchỉ đạt 5,6 tỷ đồng, bằng 49%so với năm trước. Tỷ suất tổnglợi nhuận trước thuế trên doanhthu toàn Tổng công ty chỉ đạt0,33% và tỷ suất lợi nhuận sauthuế chỉ là 0,2%. Tổng công ty

có 7/14 công ty con hoạt độngSXKD có lãi nhưng vẫn rất khókhăn do lũy kế lỗ vẫn rất lớn.Cụ thể như: Công ty CP Dịch vụVận tải Ô tô số 6 năm 2012 lãi196 triệu đồng nhưng lũy kế lỗhơn 22 tỷ đồng; Công ty mẹ lãigần 6,8 tỷ đồng, lũy kế lỗ lênđến 167,4 tỷ đồng.

Đặc biệt, KTNN còn pháthiện nhiều đơn vị báo cáo hoạtđộng SXKD năm 2012 có lãinhưng thực chất lại làm ăn thualỗ, không phản ánh đầy đủ chiphí trong kỳ. Cụ thể: Công tyTNHH MTV Cơ khí Ngô GiaTự báo cáo lãi 229 triệu đồngnhưng KTNN xác định lỗ hơn13,3 tỷ đồng; Công ty TNHHMTV Ô tô 1-5 báo lãi 30 triệu

Tổng công ty Công nghiệp ô tô Việt Nam:

THÙY LÊ

Tổng công ty Công nghiệp ô tô Việt Nam (Vinamotor) làTổng công ty thuộc sở hữu nhà nước, kinh doanh cáclĩnh vực: sản xuất, lắp ráp ô tô, dịch vụ vận tải, sửachữa, đào tạo... Toàn Tổng công ty có Công ty mẹ và9/14 đơn vị sản xuất, lắp ráp, sửa chữa, trùng tu các loạixe ô tô, chiếm 87,9% tổng doanh thu; 4/14 đơn vị kinhdoanh dịch vụ vận tải và đào tạo lái xe, chiếm 10,3%tổng doanh thu; 1 đơn vị kinh doanh khác. Theo kết quảkiểm toán năm 2014 của Kiểm toán Nhà nước (KTNN),năm 2012 tình hình sản xuất kinh doanh (SXKD) củaTổng công ty bị trì trệ, thua lỗ triền miên, đầu tư kémhiệu quả, đồng thời cho thấy, tái cơ cấu là phương cáchduy nhất để Công ty mẹ và các đơn vị thành viên có thểđổi mới, tự chủ và kinh doanh hiệu quả.

Page 35: CHÀO MỪNG CÁCH MẠNG THÁNG TÁM TRÒ CHUYỆN CUỐI …media.baokiemtoannhanuoc.vn/files/library/site-3/... · toàn bởi mỗi quốc gia có một ngưỡng an toàn khác

[email protected]

đồng, kết quả kiểm toán xácđịnh lỗ gần 2,5 tỷ đồng...

Đầu tư kém hiệu quả Năm 2002, Tổng công ty

triển khai Dự án đầu tư xâydựng nhà máy sản xuất ô tô5.000 chiếc/năm với tổng mứcđầu tư hơn 244 tỷ đồng. Đếnnăm 2007, Tổng công ty quyếtđịnh giao cho Công ty TNHHMTV Ô tô 1-5 tiếp tục thực hiệnDự án. Một số hạng mục đãhoàn thành đưa vào sử dụng từnăm 2008, nhưng đến ngày28/9/2012 Tổng công ty mớibàn giao chính thức cho Công tyTNHH MTV Ô tô 1-5, giá trịkhối lượng hoàn thành bàn giaolà 107,3 tỷ đồng. Sau 10 nămtriển khai thực hiện, kết quả chothấy quy mô đầu tư Dự ánkhông phù hợp với thực tế, việclắp ráp, tiêu thụ hàng năm chỉđạt khoảng 200-300 chiếc.Nguyên nhân được đơn vị giảitrình chỉ đơn giản là do nhu cầuthị trường giảm và nhà cung cấpkhung gầm xe (Hàn Quốc)không đáp ứng được theo khảnăng sản xuất của nhà máy (?).

Một dự án khác là Dự án didời và nâng cao năng lực sảnxuất của Công ty TNHH MTVCơ khí Ngô Gia Tự tại Thanh Trì- Hà Nội và Yên Mỹ - Hưng Yênđược triển khai từ năm 2005 vớitổng mức đầu tư hơn 304 tỷđồng; giá trị thực hiện tính đến31/12/2012 là 153,65 tỷ đồng.Tại thời điển kiểm toán, một sốhạng mục đã hoàn thành và đưavào sử dụng, Công ty TNHHMTV Cơ khí Ngô Gia Tự cũngđã chuyển sang tài sản cố địnhđể quản lý theo dõi và trích khấuhao. Tuy nhiên, một số hạng mụcđã hoàn thành vẫn chưa được

quyết toán, Công ty theo dõi dựatrên chi phí xây dựng dở dang.KTNN đã giảm chi phí xây dựngcơ bản dở dang đó, tăng nguyêngiá tài sản cố định theo giá tạmtính 47,76 tỷ đồng.

Nợ tiền thuê đất triền miênĐối với công tác quản lý và

sử dụng đất đai, tính đến31/12/2012, Tổng công ty đượcgiao 938.449 m2 đất; trong đó,diện tích làm trụ sở 7.936 m2,sản xuất kinh doanh dịch vụ916.929 m2, làm nhà ở 7.642m2, cho thuê 4.953 m2. Theođánh giá của KTNN, công tácquản lý, sử dụng đất đai, đặcbiệt là thực hiện nghĩa vụ tàichính về đất của Công ty mẹ vàcác đơn vị thành viên còn nhiềuhạn chế và sai phạm.

Từ năm 2007-2012, Nhà máyCơ khí công trình - đơn vị hạchtoán phụ thuộc Công ty mẹkhông nộp đầy đủ tiền thuê đất,thuế sử dụng đất phi nôngnghiệp theo quy định. Năm2012, Nhà máy chỉ nộp vàongân sách nhà nước (NSNN) 50triệu đồng trong khi tổng tiềnthuê đất và thuế sử dụng đất phinông nghiệp phải nộp là 21 tỷđồng. Tương tự, Công ty TNHHMTV Ô tô 1-5 cũng không nộpđủ tiền thuê đất và thuế sử dụngđất phi nông nghiệp theo quyđịnh từ năm 2012 trở về trước.Số tiền đơn vị này nộp NSNNnăm 2012 chỉ đạt là 1,25 tỷđồng/11,3 tỷ đồng. Một đơn vịkhác là Công ty CP Ô tô Vận tảisố 2 cũng mới chỉ nộp 576 triệuđồng/9,8 tỷ đồng tổng tiền thuếphải nộp theo quy định. Theobáo cáo, công ty này đang quảnlý và sử dụng 6.450 m2 đất tạiTây Hồ và 21.620 m2 đất tại

Gia Lâm làm trung tâm đào tạonghề và sát hạch lái xe. Tuynhiên, giấy chứng nhận quyềnsử dụng đất mang tên Công tyVận tải ô tô số 2 (tên cũ trướckhi cổ phần hóa) nên đơn vịđang làm việc với cơ quan chứcnăng để hoàn thiện thủ tục miễngiảm thuế đối với hoạt động đàotạo nghề.

Đối với trường hợp Công tyCP Dịch vụ Vận tải ô tô số 10,KTNN xác định việc đứng raxin cấp phép xây dựng vănphòng và cửa hàng thương mạicho Công ty TNHH Hoàng Bìnhdưới danh nghĩa của Công ty làkhông đúng với nội dung tronghợp đồng liên kết đã ký. Tạithời điểm kiểm toán (10/2013),Công ty CP Dịch vụ Vận tải ô tôsố 10 đang sử dụng 2.434 m2đất để liên kết với 4 doanhnghiệp (trong đó có Công tyTNHH Hoàng Bình) trong thờihạn từ 10 đến 30 năm. Nhưngthực chất, đây là hoạt động chothuê đất dài hạn bởi hàng thángCông ty CP Dịch vụ Vận tải ô tôsố 10 chỉ thu của các đối tác liênkết tiền sử dụng cửa hàng, nhàkho, đất đai số tiền khoán nhấtđịnh và chỉ điều chỉnh khi cóbiến động lớn.

Tái cơ cấu để chủ động hơntrong SXKD

Thực hiện chủ trương chungcủa Chính phủ về sắp xếp, đổimới doanh nghiệp nhà nước,Tổng công ty đã tập trung triểnkhai tái cơ cấu toàn diện trêncác lĩnh vực tổ chức, tài chính,đầu tư, sản phẩm, thị trường,nguồn nhân lực. Năm 2012,Tổng công ty đã rà soát toàn bộcơ cấu tổ chức của Công ty mẹvà các đơn vị thành viên, giải

Page 36: CHÀO MỪNG CÁCH MẠNG THÁNG TÁM TRÒ CHUYỆN CUỐI …media.baokiemtoannhanuoc.vn/files/library/site-3/... · toàn bởi mỗi quốc gia có một ngưỡng an toàn khác

Số 50 - Tháng 8/2016

thể và sáp nhập một số phòngban làm việc không hiệu quả; đềnghị bộ Giao thông Vận tải chophép giải thể, làm thủ tục phásản và thực hiện chuyển đổi cổphần thông qua hình thức muabán nợ đối với một số chinhánh, công ty con như: Côngty Thương mại và Đầu tư giaothông vận tải, Công ty Cơ khí ôtô và thiết bị điện Đà Nẵng...;triển khai tái cơ cấu một số đơnvị SXKD khó khăn, tiềm ẩnnguy cơ mất vốn như: Công tyTNHH MTV Ô tô 1-5, Nhà máyCơ khí công trình, Công ty CPÔ tô Thống nhất. Thực hiện chủtrương của Chính phủ về việcthoái vốn đã đầu tư vào các lĩnhvực kinh doanh ngoài ngành,tập trung thực hiện phương ánthoái vốn nhà nước tại cácdoanh nghiệp có khả năng mấtvốn cao, doanh nghiệp kinhdoanh không hiệu quả, tháng3/2013, Bộ Giao thông Vận tàiđã cho phép Tổng công ty thoáivốn nhà nước tại Công ty CPVM Group, Công ty CP ô tôHyundai Vinamotor, Công tyCP Công nghiệp Ô tô TrườngSơn. Theo báo cáo, đến30/9/2013, Công ty mẹ đã thoáivốn 5 đơn vị thuộc lĩnh vựckinh doanh ngoài ngành với giátrị đầu tư trên sổ kế toán 46,7 tỷđồng, thu được gần 61 tỷ đồng,lãi hơn 14 tỷ đồng. Riêng Côngty TNHH MTV Cơ khí Ngô GiaTự thoái vốn tại Công ty TNHHVIBANK-NGT với giá trị đầutư hơn 67 tỷ đồng, thu được 120tỷ đồng, lãi gần 53 tỷ đồng.

Theo kết luận của KTNN,các công ty con sau khi sắp xếp,đổi mới đã tự chủ hơn trongđiều hành SXKD, hầu hết cácđơn vị đều kinh doanh hiệu quả

hơn. Năm 2013, Tổng công tytiếp tục thực hiện Đề án Tái cơcấu, theo đó tiến hành tổ chức,sắp xếp lại hoạt động của cáccông ty con còn lại; tập trungnguồn lực vào phát triển ngànhnghề SXKD chính; thoái vốnđầu tư vào các lĩnh vực kinhdoanh không hiệu quả. Tuynhiên, việc thực hiện phương ántái cơ cấu một số dự án khôngđảm bảo thời gian đề ra.

Dự án đầu tư xây dựng nhàmáy sản xuất xe khách, xe tải tạiKhu công nghiệp Bắc Vinh,

Nghệ An thuộc Công ty CPCông nghiệp Ô tô Trường Sơnđược cơ cấu lại theo giải pháptìm kiếm đối tác chuyển nhượngtài sản, thoái vốn để bảo toàn vàthu hồi 22 tỷ đồng vốn nhànước. Theo lộ trình, thời gian táicơ cấu hoàn thành trong năm2012 nhưng đến nay chưa thựchiện được do đối tác trúng đấugiá bỏ không tham gia.

Dự án đầu tư xây dựng bếnxe Lộc Hòa, Nam Định thuộcCông ty CP Vận tải Ô tô NamĐịnh được thực hiện theo giải

Page 37: CHÀO MỪNG CÁCH MẠNG THÁNG TÁM TRÒ CHUYỆN CUỐI …media.baokiemtoannhanuoc.vn/files/library/site-3/... · toàn bởi mỗi quốc gia có một ngưỡng an toàn khác

[email protected]

pháp tiếp tục đầu tư 2 tỷ đồnghoàn thiện bến xe, góp vốn dựán theo tỷ lệ vốn nhà nước34,22% tương đương 6 tỷ đồng,thu hồi do đền bù tài sản trênđất, hỗ trợ di dời và lợi thếthương mại bến xe cũ 25 tỷđồng; thu được theo tỷ lệ vốnnhà nước 8,5 tỷ đồng. Theo lộtrình, thời gian tái cơ cấu hoànthành trong năm 2012, tuynhiên cho đến nay việc đầu tưgóp vốn thêm 8 tỷ đồng vẫnchưa được thực hiện do các cổđông khác chưa góp vốn. Đến

ngày 21/10/2013, Bộ Giaothông Vận tải đã cho phép Tổngcông ty được thoái vốn nhànước tại Công ty CP Vận tải Ôtô Nam Định.

Kiến nghị của Kiểm toánNhà nước

Từ những sai sót, hạn chếcủa Tổng công ty và các đơn vịthành viên đã nêu ở trên, KTNNđề nghị các đơn vị được kiểmtoán điều chỉnh số liệu trên báocáo tài chính và thực hiện cáckiến nghị đã ghi trong báo cáo

kiểm toán. Về xử lý tài chính,KTNN đề nghị Tổng công tyCông nghiệp ô tô Việt Nam xácđịnh, kê khai chính xác thuế vàcác khoản phải nộp NSNN, kếtquả kiểm toán tính tăng thêmthuế và các khoản phải nộp1.476 tỷ đồng.

Tổng công ty cần chỉ đạo cáccông ty con nghiêm túc thựchiện các kiến nghị của KTNN,cụ thể như sau:

Công ty TNHH MTV Ô tô 1-5 rà soát lại dự án đầu tư xâydựng nhà máy sản xuất ô tô đểđiều chỉnh quy mô dự án phùhợp với thực tế, nộp NSNN tiềnthuê đất theo quy định; Công tyCP Vận tải ô tô số 2 khẩntrương làm việc với cơ quanchức năng về thủ tục đối vớidiện tích đất đang quản lý, thựchiện đầy đủ, kịp thời nghĩa vụvới NSNN; Công ty mẹ và Côngty TNHH MTV Cơ khí Ngô GiaTự thực hiện quyết toán cáccông trình đã hoàn thành theoquy định; kiểm điểm tráchnhiệm tập thể, cá nhân Công tyCP Dịch vụ Vận tải ô tô số 10trong việc cho phép Công tyTNHH Hoàng Bình xây dựngvăn phòng và cửa hàng thươngmại trên đất của Công ty khôngđúng với nội dung hợp đồng đãký kết.

Bộ Giao thông Vận tải chỉđạo Tổng công ty có biện phápđẩy nhanh việc tái cơ cấu Dự ánđầu tư xây dựng nhà máy sảnxuất xe khách, xe tải tại Khucông nghiệp Bắc Vinh, Nghệ Anthuộc Công ty CP Công nghiệpÔ tô Trường Sơn, và thoái vốnnhà nước tại Công ty CP Vận tảiÔ tô Nam Định là đơn vị có Dựán đầu tư xây dựng bến xe LộcHòa, Nam Định.n

Page 38: CHÀO MỪNG CÁCH MẠNG THÁNG TÁM TRÒ CHUYỆN CUỐI …media.baokiemtoannhanuoc.vn/files/library/site-3/... · toàn bởi mỗi quốc gia có một ngưỡng an toàn khác

Số 50 - Tháng 8/2016

Những khoản thất thoát khổng lồCuộc kiểm toán tiết lộ rằng, trong năm 2013,

Công ty TNHH Khí hóa lỏng Nigeria (NLNG) đãtrả cho NNPC trên 1,2 tỷ USD tiền cổ tức, lãi vàmột số khoản nợ. Lãnh đạo của NNPC thừa nhậnđiều đó, tuy nhiên, các kiểm toán viên không hềtìm thấy bằng chứng cho thấy Tập đoàn này đã gửisố tiền trên vào ngân sách Liên bang. Tính từ năm2005 đến 2013, tổng số tiền NLNG đã thanh toáncho NNPC nhưng Tập đoàn này lại không chuyểnvề ngân sách của Chính phủ là 12,9 tỷ USD.

Báo cáo kiểm toán cho biết, trong năm 2014,NNPC đã khấu trừ 16 tỷ USD doanh thu từ dầumỏ. Ngay sau đó, Ủy ban Tài chính - Ngân sáchNigeria cũng công khai rằng, từ năm 2011 đến2015, Tập đoàn này đã giữ lại tới 25 tỷ USD từdoanh thu. Trước những thông tin trên, NNPC giảitrình rằng, Tập đoàn còn nợ ngân sách Liên bang326 tỷ Naira Nigeria (NGN), số tiền này vẫn đangđược cân đối và sau đó sẽ sớm được chuyển đến tàikhoản Liên bang, ngoài ra, NNPC không thừa nhậnkhoản tiền 16 tỷ USD như cáo buộc.

Nigeria phải gánh chịu những khoản thất thoátvô cùng nặng nề trên tại thời điểm giá dầu thôtrong nước đạt mốc cao kỷ lục trong nhiều năm (từ2011 đến 2014, giá mỗi thùng dầu trung bình đãđạt tới 110 USD/thùng). Tuy nhiên, những con sốthống kê cho thấy, trong khoảng thời gian này,doanh thu bán dầu lại giảm đáng kể.

Theo báo cáo, trong năm 2012, doanh thu từngành dầu khí của Nigeria đạt 62,9 tỷ USD. Năm2013, con số này chỉ còn 58,07 tỷ USD, giảm 8%.Các nhà phân tích cho rằng, nguyên nhân của sựsụt giảm nặng nề trên là do một khối lượng lớn dầumỏ bị đánh cắp, đặc biệt, do doanh thu khổng lồcủa NNPC thường xuyên bị khấu trừ và bị các lãnhđạo biển thủ.

Từ những số liệu được trình bày trong Báo cáokiểm toán, các nhà phân tích chỉ ra rằng, công tácquản lý hoạt động và tình hình tài chính tại NNPCngày càng yếu kém hơn, đặc biệt trong giai đoạn từnăm 2010 đến 2014. Đầu năm 2014, cựu Thốngđốc Ngân hàng Trung ương Nigeria Lamido Sanusiđã đưa ra một số bằng chứng và lên tiếng cảnh báo

Nigeria:

THANH XUYÊN

Ủy ban Sáng kiến minh bạch ngành công nghiệp khaikhoáng Nigeria (NEITI) vừa công bố một Báo cáo kiểmtoán trong đó tiết lộ những số liệu bất minh khổng lồ từsản xuất, kinh doanh của Tập đoàn Dầu khí Quốc giaNigeria (NNPC). Báo cáo được Chủ tịch NEITI KayodeFayemi trình bày trước Thượng viện tại thủ đô Abujachỉ ra rằng, trong năm 2013, Nigeria đã thu được 11,4nghìn tỷ Naira Nigeria (tương đương 58,07 tỷ USD) từdầu thô, thuế tài nguyên và một số nguồn thu khác…;tuy nhiên, nhiều khoản tiền lớn trong đó thay vì đượcnộp vào tài khoản của Chính phủ Liên bang lại bị cáclãnh đạo biển thủ.

Page 39: CHÀO MỪNG CÁCH MẠNG THÁNG TÁM TRÒ CHUYỆN CUỐI …media.baokiemtoannhanuoc.vn/files/library/site-3/... · toàn bởi mỗi quốc gia có một ngưỡng an toàn khác

[email protected]

rằng, doanh thu bán dầucủa NNPC đã mất tích tới20 tỷ USD. Cũng trongthời gian đó, hãng kiểmtoán PwC đã thực hiệnmột cuộc kiểm tra hoạtđộng bán hàng và tìnhhình tài chính của Tậpđoàn, đặc biệt kiểm tra kỹlưỡng những quỹ tiềnNNPC bị cáo buộc là chưanộp vào ngân sách Liênbang. PwC cho biết:“NNPC có một cuốn sécvẫn để trống, lãnh đạo Tậpđoàn có thể dùng quyểnséc này để rút tiền, chitiền không giới hạn màkhông hề bị kiểm tra,kiểm soát. Điều này vôcùng nguy hiểm, ẩn chứa nhiều rủi ro và phải đượcngăn chặn, thắt chặt quản lý ngay lập tức”.

Cảnh báo nguy cơ gia tăng thất thoát, tham nhũng

Kể từ sau khi nhậm chức, Tổng thống NigeriaMuhammadu Buhari đã thể hiện những nỗ lựcnhằm giải quyết các vấn đề nan giải tại NNPC nóiriêng và nạn tham nhũng đã đục khoét ngành côngnghiệp khai khoáng của nước này nói chung suốtnhiều năm qua, đồng thời, tìm cách đối phó vớitình trạng giá dầu toàn cầu liên tục giảm mạnh.Chính phủ đã có những tác động tích cực đến côngtác quản lý nguồn tài nguyên quốc gia của NNPC,thúc đẩy cải cách hoạt động của tập đoàn cũng nhưtrong toàn lĩnh vực dầu mỏ. Hiện nay, mỗi thángNNPC đều duy trì công bố một báo cáo tài chính.Các lãnh đạo của Tập đoàn cho biết họ đang tìmkiếm các giải pháp hiệu quả nhằm tiết kiệm chitiêu, đồng thời tìm cách cứu các nhà máy lọc dầuđang “hấp hối” và tìm nguồn thu thanh toán nhiềukhoản nợ đọng lớn.

Tuy nhiên, những cố gắng trên dường như chưađủ, Báo cáo kiểm toán vẫn chỉ trích gay gắt chínhquyền của Tổng thống đương nhiệm thực sự bất lựckhi không thể làm gì khiến suốt những năm qua,NNPC hoạt động vô cùng yếu kém, tắc trách nhưngtốc độ chi tiêu ngân sách công luôn ở mức “tàn

phá”. Dù 3 năm đã trôi qua, hầu hết các vấn đềnhức nhối của NNPC vẫn tồn đọng đến nay.

Mới đây, Viện Quản trị tài nguyên thiên nhiênNigeria cũng công bố một báo cáo cho thấy, dướithời chính quyền của Tổng thống Buhari, NNPCvẫn được giữ lại một phần lớn doanh thu từ dầu mỏvà có toàn quyền sử dụng. Tình trạng trên đã đượcduy trì đối với Tập đoàn này suốt nhiều năm,không hề có luật nào quy định NNPC được giữ lạibao nhiêu phần trăm doanh thu bán dầu và phải chitiêu những khoản tiền đó ra sao.

Cũng theo Viện Quản trị tài nguyên thiên nhiên,Dự luật ngành công nghiệp dầu khí mới nhất củaNigeria đến nay vẫn chưa đưa ra những quy địnhthống nhất về việc quản lý, phân bổ và chi tiêudoanh thu từ dầu mỏ giữa NNPC và Chính phủ liênbang. Do đó, cơ quan lập pháp Nigeria cần đặc biệtchú trọng tới các kết quả và khuyến nghị kiểm toántrong công tác sửa đổi, bổ sung các bộ luật chongành công nghiệp khai thác, đồng thời, thực hiệnchức năng giám sát của mình hiệu quả hơn. Giớiphân tích nhận định rằng, nếu Chính phủ nước nàyvẫn chưa đưa ra những quy định rõ ràng đối vớicông tác quản lý tài chính của NNPC, tình trạng ròrỉ doanh thu, thất thoát ngân sách quốc gia nặng nềsẽ vẫn diễn ra, thậm chí với mức độ ngày càngphức tạp, nghiêm trọng hơn.n

(Theo Daily Trust và Elombah)

Trụ sở của NNPC tại thủ đô Abuja

Page 40: CHÀO MỪNG CÁCH MẠNG THÁNG TÁM TRÒ CHUYỆN CUỐI …media.baokiemtoannhanuoc.vn/files/library/site-3/... · toàn bởi mỗi quốc gia có một ngưỡng an toàn khác

Số 50 - Tháng 8/2016

G” cửa m•a thuEm về phơi mỏng hồn t“iM•a thu hoa cải hi˚n trời x“n xaoGửi tr˚n m“i một cŽu chšoĐž nghe thương nhớ đậu všo tim nhau

Đường t˜nh mộng đến ngh˜n sauB˚n em vš những cơn đau nồng nšnVề mš hỏi bụi trần gianAi đem nhuộm thắm lŸ všng thi˚n thu

T“i về g” cửa m•a thuDừng chŽn nghe lại lời ru thuở nšoNghe chiều với những chi˚m baoQuờ tay hŸi nụ c…c đšo đơm b“ng

Thương em tay bế tay bồngT“i ngồi mš nhớ t˜nh nồng năm xưaMš thu cũng đž sang m•aC’n chăng tiếng vọng gi‚ l•a qua s“ng

Nghe đ˚m thả kh‚i bềnh bồngH˜nh như cải đž trổ ngồng đợi mưa§

NGUYỄN MINH PHÚC

Thời gianHanh hao để gi‚ lang thangMưa ngŽu tr“i cả nắng všng mộng mơThời gian như nhện giăng tơHai hšng cŽy h‚a hai bờ đợi tr“ng

Trời cao ai rải mŽy hồngCốm xanh g‚i k˝n thơm nồng từ xưaNgười đi “m mži niềm mơHšng cau x”a t‚c, nắng chưa xế chiều

Mắt em vẫn thắm mšu y˚uLưng mŽy kh…c kh˝ch, sŸo diều bay theoPh…t nao l’ng buổi tš chiềuBiển l’ng vẫn khŸt một điều tri Žm.

TRỊNH MINH THUYẾT

Všo thuĐž nghe trời všo thuHeo may trong gi‚ thoảngLŸc đŸc lŸ všng rơiBay nghi˚ng všo qu˚n lžng

Bến s“ng con đ’ ngangNgư dŽn ch˘o gŸc mŸiVạn chši ngủ lơ mơCỏ xanh non bờ bži

CŸnh đồng qu˚ nắng trảiLšn s‚ng biếc trong veoChu“ng ch•a pha sương kh‚iĐể hồn ai bu“ng neo

Vườn xưa gi‚ đ˜u hiuCốm thơm hương x‚m ng”Lặng lẽ trời všo thuTrăng đầu non lấp l‚.

PHẠM NGỌC DUNG