ngôn ngữ học Đối chiếu (new)

112
NGÔN NGỮ HỌC ĐỐI CHIẾU Dành cho sinh viên ngoại ngữ 06/08/2022 1

Upload: hoanggiangcoi

Post on 22-Dec-2015

120 views

Category:

Documents


22 download

DESCRIPTION

dsa

TRANSCRIPT

Page 1: Ngôn Ngữ Học Đối Chiếu (New)

04/1

8/20

23

NGÔN NG H C Đ I CHI UỮ Ọ Ố Ế

Dành cho sinh viên ngoại ngữ

1

Page 2: Ngôn Ngữ Học Đối Chiếu (New)

04/1

8/20

23

Đ I T NG C A NNHĐCỐ ƯỢ Ủ ?

• NNHĐC xác đ nh nh ng t ng đ ng và d bi t ị ữ ươ ồ ị ệgi a hai hay nhi u NN.ữ ề

• Qua đó, NNHĐC lý thuy t ế hóa nh ng khác bi t ữ ệvà t ng đ ng gi a hai hay h n hai ngôn ngươ ồ ữ ơ ữ và xác đ nh ph ng pháp đ i chi u.ị ươ ố ế

2

Page 3: Ngôn Ngữ Học Đối Chiếu (New)

04/1

8/20

23

C U TRÚC MÔN H CẤ Ọ

I. KHÁI NIỆM NGÔN NGỮ HỌC ĐỐI CHIẾU

II: CƠ SỞ VÀ PHẠM VI ĐỐI CHIẾU

III: PHƯƠNG PHÁP ĐỐI CHIẾU

3

Page 4: Ngôn Ngữ Học Đối Chiếu (New)

04/1

8/20

23

ĐÁNH GIÁ

I. DỰ LỚP: 15%

II: GIỮA KỲ: 30%

III: CUỐI KỲ: 65%

4

Page 5: Ngôn Ngữ Học Đối Chiếu (New)

04/1

8/20

23

1. D n nh pẫ ậ

5

Page 6: Ngôn Ngữ Học Đối Chiếu (New)

04/1

8/20

23

A. Thuật ngữ

Nghiên cứu đối chiếu (Contrastive Studies ) = So sánh hai ngôn ngữ có tính hệ thống

Ngôn ngữ học đối chiếu (Contrastive Linguistics) = Lĩnh vực so sánh liên ngôn ngữ với trọng tâm là nghiên cứu lý thuyết và phương pháp so sánh

Phân tích đối chiếu (Contrastive Analysis) = NCĐC hoặc NNHĐC (theo nghĩa rộng)= Bước thứ ba trong NCĐC cổ điển (theo nghĩa hẹp): (1) miêu tả, (2) xác định cái có thể đối chiếu, và (3) so sánh

6

Page 7: Ngôn Ngữ Học Đối Chiếu (New)

04/1

8/20

23

B. Nghiên c u đ i chi u: ứ ố ếQuá kh và hi n t iứ ệ ạTrong lịch sử:

Cho đến cuối thế kỷ XX: NCĐC chủ yếu phục vụ mục đích sư phạm.

Cuối thế kỷ XX: Quan tâm đến lý thuyết và phương pháp luận.

Hiện nay NCĐC được thực hiện nhằm hỗ trợ một số lý thuyết = nhấn mạnh

giá trị ứng dụng của NCĐC phát triển NCĐC = phát triển lý

thuyết & phương pháp NCĐC 7

Page 8: Ngôn Ngữ Học Đối Chiếu (New)

04/1

8/20

23

Lý thuyết

• Xác định tất cả những khác biệt và giống nhau giữa các ngôn ngữ khác nhau.

• Xác định yếu tố nào có thể so sánh và so sánh bằng cách nào.

Ứng dụng

• Xác định những khác biệt và giống nhau nhằm phục vụ một mục đích cụ thể.

• Dẫn đến những khám phá trên phương diện lý thuyết đối chiếu.

8

C. Hai hướng tiếp cận NCĐC (Fisiak 1981)

Page 9: Ngôn Ngữ Học Đối Chiếu (New)

04/1

8/20

23

2. Ngôn ng h c đ i chi uữ ọ ố ế

9

Page 10: Ngôn Ngữ Học Đối Chiếu (New)

04/1

8/20

23

A. M c đích c a NNHĐCụ ủ

Xác định tương đồng và dị biệt giữa L1 và L2 có lợi cho người học L2

Việc miêu tả có tính hệ thống L1 và L2 phục vụ cho công tác biên phiên dịch

Cung cấp mô hình ngữ pháp đối chiếu cho việc xử lý ngôn ngữ tự nhiên 10

Page 11: Ngôn Ngữ Học Đối Chiếu (New)

04/1

8/20

23

A. M c đích c a NNHĐC (ti p)ụ ủ ế

Giải thích bao quát những khác biệt và tương đồng giữa hai hay hơn hai NN;

Cung cấp mô hình so sánh thích hợp với những NN liên quan, xác định yếu tố nào có thể so sánh và phương pháp so sánh;

Xác định những khái niệm như tương đẳng (congruence), tương đương (equivalence), tương đồng (correspondence)...,

11

Page 12: Ngôn Ngữ Học Đối Chiếu (New)

04/1

8/20

23

B. Các h ng nghiên c u NNHĐCướ ứ

NNH so sánh lịch sử (Comparative historical linguistics): Xác định nguồn gốc chung của các ngôn

ngữ Nghiên cứu lịch đại

NNH so sánh loại hình (Comparative typological linguistics): Nhóm các ngôn ngữ theo các đặc trưng

chung Nghiên cứu đồng đại

12

Page 13: Ngôn Ngữ Học Đối Chiếu (New)

04/1

8/20

23

B. Các h ng nghiên c u NNHĐC (ti p)ướ ứ ế

NNHĐC không phân loại (Contrastive (non-classificational) Linguistics): Ghi nhận và miêu tả những tương

đồng và dị biệt giữa các ngôn ngữ Không phân nhóm các ngôn ngữ so

sánh

13

Page 14: Ngôn Ngữ Học Đối Chiếu (New)

04/1

8/20

23

14

3. Cơ sở nghiên cứu đối chiếu

Khái niệm Tertium Comparationis

Phân loại nghiên cứu đối chiếu

Page 15: Ngôn Ngữ Học Đối Chiếu (New)

04/1

8/20

23

A. Khái niệm Tertium comparationis

Bất kỳ sự so sánh nào cũng giả định những sự vật được so sánh đều có gì đó giống nhau, qua đó những khác biệt được xác định.

Cơ sở tham chiếu chung này được gọi là tertium comparationis (TC).

TC = cơ sở so sánh15

Page 16: Ngôn Ngữ Học Đối Chiếu (New)

04/1

8/20

23

A. Khái niệm Tertium comparationis (tiếp)

Hai hay hơn hai vật thể bất kỳ có thể

được so sánh về nhiều đặc trưng khác

nhau.

những vật thể được so sánh có thể

giống nhau ở những phương diện

này, song lại khác nhau ở những phương

diện khác. 16

Page 17: Ngôn Ngữ Học Đối Chiếu (New)

04/1

8/20

23

A. Khái niệm Tertium comparationis (tiếp)

Với so sánh xuyên NN, việc lựa chọn TC

cũng tạo ra một yếu tố xác định trong

việc xác lập những tương đồng và

những khác biệt giữa các hiện tượng

được so sánh (Lipinska 1975, Fisiak et

al 1978).

17

Page 18: Ngôn Ngữ Học Đối Chiếu (New)

04/1

8/20

23

A. Khái niệm Tertium comparationis (tiếp)

NN là một cấu trúc tầng bậc phức tạp, hành chức ở từng cấp độ khác nhau của hệ thống.

TC được lựa chọn và kiểu loại tương đương liên quan nhiều loại nghiên

cứu đối chiếu khác nhau.

18

Page 19: Ngôn Ngữ Học Đối Chiếu (New)

04/1

8/20

23

A. Khái niệm Tertium comparationis (tiếp)

Phân loại các nghiên cứu đối chiếu dựa trên phân loại các TC liên quan.

Về mặt lý thuyết, có hai loại TC: (1) tương đồng hình thức và (2) tương đương ngữ nghĩa (Lado 1957, Spalatin 1969, Ivir 1969, 1970).

Hiện nay các nghiên cứu đối chiếu đa dạng hai TC này không phải là những TC duy nhất được sử dụng.

19

Page 20: Ngôn Ngữ Học Đối Chiếu (New)

04/1

8/20

23

A. Khái niệm Tertium comparationis (tiếp)

Tương đồng hình thức và tương đương ngữ nghĩa được dùng như TC trong nghiên cứu đối chiếu cú pháp và từ vựng.

Những NCĐC trong âm vị học, ngữ dụng, ngôn ngữ học xã hội…buộc phải có những TC khác.

Tuy nhiên, chỉ sự giống nhau về hình thức không thể được dùng làm TC nếu không có tương đương ngữ nghĩa (Liston 1970, Lipinska & Grzegorek 1971).

20

Page 21: Ngôn Ngữ Học Đối Chiếu (New)

04/1

8/20

23

A. Khái niệm Tertium comparationis (tiếp)

Một sự so sánh chỉ dựa trên tiêu chí hình thức là một sự so sánh không hoàn chỉnh, hoặc không thể thực hiện được và trong nhiều trường hợp nó dẫn đến nhiều sai lầm (Spalatin 1969).

So sánh hình thái Present Perfect tiếng Anh và hình thái Passé composé tiếng Pháp:

• Present perfect: to have + past participle

• Passé composé: Avoir/Être + participe passé21

Page 22: Ngôn Ngữ Học Đối Chiếu (New)

04/1

8/20

23

A. Khái niệm Tertium comparationis (tiếp)

Nhận xét:• Việc phân tích dựa trên hình thức là không

chính xác vì sự giống nhau về hình thức không khớp, ít nhất là với sự giống nhau về ngữ nghĩa.

• Hệ quả: điều này thường gây ra nhiều vấn đề liên quan đến việc dạy và học những hình thái vị từ này (Politzer 1968).

Việc phân tích đối chiếu chỉ dựa trên hình thức không thỏa đáng về mặt lý luận và thực tiễn.

22

Page 23: Ngôn Ngữ Học Đối Chiếu (New)

04/1

8/20

23

A. Khái niệm Tertium comparationis (tiếp)

Phân tích đối chiếu dựa trên tiêu chí ngữ nghĩa cũng không thỏa đáng và không chính xác.

Trong thực tế đối chiếu, tương đương ngữ nghĩa (semantic equivalence) thường được đồng nhất một cách nhầm lẫn với tương đương dịch thuật (translation equivalence).

Tương đương ngữ nghĩa trong NCĐC phải gắn với hình thức, trong khi tương đương dịch thuật có thể hoặc không phụ thuộc vào hình thức.

23

Page 24: Ngôn Ngữ Học Đối Chiếu (New)

04/1

8/20

23

Các loại Tertium comparationis

Phân tích đối chiếu dựa trên tiêu chí ngữ nghĩa cũng không thỏa đáng và không chính xác.

Trong thực tế đối chiếu, tương đương ngữ nghĩa (semantic equivalence) thường được đồng nhất một cách nhầm lẫn với tương đương dịch thuật (translation equivalence).

Tương đương ngữ nghĩa trong NCĐC phải gắn với hình thức, trong khi tương đương dịch thuật có thể hoặc không phụ thuộc vào hình thức.

24

Page 25: Ngôn Ngữ Học Đối Chiếu (New)

04/1

8/20

23

25

B. Phân lo i nghiên c u đ i chi uạ ứ ố ế

NCĐC có thể phân loại dựa trên những

tiêu chí khác nhau.

Fisiak (1978):

NCĐC lý thuyết

NCĐC ứng dụng

Mục đích và phương pháp NCĐC

Page 26: Ngôn Ngữ Học Đối Chiếu (New)

04/1

8/20

23

26

B. Phân lo i nghiên c u đ i chi uạ ứ ố ế

NCĐC ứng dụng

Khảo sát cách thức biểu thị của một

phạm trù cụ thể của NN A trong NN

B.

NCĐC lý thuyết

Tìm kiếm sự thể hiện của một phạm

trù phổ quát X trong cả NN A và NN B.

Page 27: Ngôn Ngữ Học Đối Chiếu (New)

04/1

8/20

23

27

B. Phân lo i nghiên c u đ i chi uạ ứ ố ế

Dựa trên sự lưỡng phân la parole / la

langue của F. Saussure, Krzeszowski

(1990) phân biệt:

NCĐC trong phạm vi văn bản

NCĐC trong phạm vi hệ thống

La parole La langue

Page 28: Ngôn Ngữ Học Đối Chiếu (New)

04/1

8/20

23

28

Phân lo i nghiên c u đ i chi uạ ứ ố ế

NCĐC trong phạm vi văn bản (Text-bound contrastive studies)

So sánh văn bản trong hai (hoặc hơn

hai) ngôn ngữ, nhưng không vượt qua

phạm vi những văn bản đó để khái quát

về ngữ pháp, tức là các nguyên tắc và hệ

thống cấu thành những văn bản đó.

Page 29: Ngôn Ngữ Học Đối Chiếu (New)

04/1

8/20

23

29

Phân lo i nghiên c u đ i chi uạ ứ ố ế

• NCĐC trong phạm vi hệ thống và NCĐC trong phạm vi văn bản có mối quan hệ giống với mối quan hệ giữa nghiên cứu ngôn ngữ và nghiên cứu văn bản.

• Những nghiên cứu như vậy phải vượt ra khỏi phạm vi ngữ liệu sơ cấp thu được từ các văn bản nhằm nắm bắt và đưa ra những mô hình khái quát hóa các khía cạnh khác nhau của những ngôn ngữ được so sánh.

Page 30: Ngôn Ngữ Học Đối Chiếu (New)

04/1

8/20

23

30

Phân lo i nghiên c u đ i chi uạ ứ ố ế

• Krzeszowski (1990) đưa ra khái niệm “2-

text” để chỉ bất kỳ cặp văn bản nào, nói

hoặc viết, trong hai ngôn ngữ, được dùng

làm cứ liệu để NCĐC.

• Mỗi cặp văn bản có thể được miêu tả

theo dạng đối lập cặp đôi : [±translation]

(viết tắt [±trans].

Page 31: Ngôn Ngữ Học Đối Chiếu (New)

04/1

8/20

23

31

Phân lo i nghiên c u đ i chi uạ ứ ố ế

Mỗi loại hình nghiên cứu đối chiếu có

một kiểu TC. Bên trong mỗi loại hình TC,

có thể phân chia TC thành các tiểu loại…

có tính duy nhất bên trong mỗi loại hình

TC. Mỗi loại TC đều quan hệ với mỗi kiểu

tương đương đặc thù.

Page 32: Ngôn Ngữ Học Đối Chiếu (New)

04/1

8/20

23

32

Phân lo i nghiên c u đ i chi uạ ứ ố ế

Các nghiên cứu đối chiếu trong phạm vi

văn bản có thể bao gồm cả các nghiên

cứu so sánh mang tính thông kê, hai

văn bản liên quan không nhất thiết phải

có thuộc tính [+trans].

Tuy nhiên, để tránh việc so sánh những

cái bất khả so sánh, người ta phải xác

lập TC (vì vậy xác định cả kiểu tương

đương giữa hai văn bản).

Page 33: Ngôn Ngữ Học Đối Chiếu (New)

04/1

8/20

23

33

Phân lo i nghiên c u đ i chi uạ ứ ố ế

TC sẽ hạn chế loại văn bản (the class of texts) có thể được so sánh:

• Các văn bản buộc phải tạo thành một

căp đôi văn bản cụ thể, được viết với

cùng một phong cách hoặc ít nhất là

cùng đề cập đến một chủ đề, hoặc

cùng thuộc một thể loại văn chương.

Page 34: Ngôn Ngữ Học Đối Chiếu (New)

04/1

8/20

23

34

Phân lo i nghiên c u đ i chi uạ ứ ố ế

Hai văn bản được so sánh có thuộc tính [+trans] không cần phải bổ sung những yêu cầu khác. (Tương đương dịch thuật)

Hai văn bản được so sánh có thuộc tính [-trans] phải bổ sung các TC khác để có thể so sánh. (Tương đương thống kê)

Page 35: Ngôn Ngữ Học Đối Chiếu (New)

04/1

8/20

23

35

Phân lo i nghiên c u đ i chi uạ ứ ố ế

So sánh:-Take care! Bảo trọng!

Chào nhé!

- Where can I get the train ticket?- Tôi có thể mua vé xe lửa ở đâu?- Vé xe lửa bán ở đâu?

Page 36: Ngôn Ngữ Học Đối Chiếu (New)

04/1

8/20

23

Krzeszowski đưa ra bảy loại tương đương có thể dùng làm TC:

36

Tương đương dịch

Tương đương hình thức

Tương đương ngữ nghĩa

Tương đương ngữ dụng

Tương đương thống kê

Tương đương hệ thống

Tương đương bản thể

Page 37: Ngôn Ngữ Học Đối Chiếu (New)

04/1

8/20

23

Các loại tương đương có thể dùng làm TC:

37

Tương đương dịch

Tương đương hình thức

Tương đương ngữ nghĩa

Tương đương ngữ dụng

Tương đương thống kê

Page 38: Ngôn Ngữ Học Đối Chiếu (New)

04/1

8/20

23

38

C s nghiên c u đ i chi uơ ở ứ ố ế

1. Tương đương hình thức (Formal

correspondence):

- Trật tự từ (word order)

- Hư từ/Từ chức năng (function

words)

- Biến tố (inflections)

- Phụ tố (affixation)

- Cấu trúc câu (sentence struture)

Page 39: Ngôn Ngữ Học Đối Chiếu (New)

04/1

8/20

23

39

C s nghiên c u đ i chi uơ ở ứ ố ế

Tương đương hình thức hầu như ít được

sử dụng vì sự tương đồng hình thức của

các phương tiện trong hai ngôn ngữ tự

thân không được xem là TC.

So sánh các hình thức tự thân không có

ý nghĩa, trừ khi hai hình thức biểu đạt

có một chức năng nào đó có thể so

sánh được với nhau.

Page 40: Ngôn Ngữ Học Đối Chiếu (New)

04/1

8/20

23

40

C s nghiên c u đ i chi uơ ở ứ ố ế

Tương đương hình thức chỉ có thể

được dùng làm TC trong NCĐC ngữ

âm: so sánh phương thức và điểm cấu

âm.

Page 41: Ngôn Ngữ Học Đối Chiếu (New)

04/1

8/20

23

41

C s nghiên c u đ i chi uơ ở ứ ố ế

2. Tương đương thống kê:

Hai đơn vị NN trong hai hay hơn hai ngôn

ngữ được so sánh tương đương về mặt

thống kê:

- Nếu xuất hiện như là bản dịch của nhau

với tần suất cao nhất.

- So với các kết cấu đồng nghĩa khác, hai

đơn vị này có tần suất xuất hiện giống

nhau trong các văn bản liên quan.

Page 42: Ngôn Ngữ Học Đối Chiếu (New)

04/1

8/20

23

42

C s nghiên c u đ i chi uơ ở ứ ố ế

3. Tương đương ngữ nghĩa

- Nghĩa của từ (meaning of words)

- Nghĩa của ngữ đoạn (meaning of

phrases)

-Nghĩa của câu (meaning of

sentences)

Page 43: Ngôn Ngữ Học Đối Chiếu (New)

04/1

8/20

23

43

C s nghiên c u đ i chi uơ ở ứ ố ế

Tương đương nghĩa là cơ sở xác lập

TC trong NCĐC từ vựng.

Các nét nghĩa có tính phổ quát được

xem là TC trong NCĐC từ vựng.

Ví dụ: từ “chị” hoặc từ “em” so sánh với

“sister”

Page 44: Ngôn Ngữ Học Đối Chiếu (New)

04/1

8/20

23

44

C s nghiên c u đ i chi uơ ở ứ ố ế

Ở cấp độ câu, tương đương nghĩa =

tương đương giữa những cái được nói:

Ví dụ:

- Ngưu tầm ngưu, mã tầm mã.

- Qui se ressemble, s’assemble.

- Birds of a feather flock together. 

Page 45: Ngôn Ngữ Học Đối Chiếu (New)

04/1

8/20

23

45

C s nghiên c u đ i chi uơ ở ứ ố ế

• Hữu xạ tự nhiên hương

• A good wine needs no bush.

• A bon vin point d'enseigne.

Page 46: Ngôn Ngữ Học Đối Chiếu (New)

04/1

8/20

23

46

C s nghiên c u đ i chi uơ ở ứ ố ế

3. Tương đương dịch

Kiểu tương đương được sử dụng rộng rãi

trong NCĐC

Tương đương dịch = quan hệ giữa các

biểu thức NN, trong đó biểu thức này là

chuyển dịch của biểu thức kia.

Tương đương dịch chịu sự chi phối của

ngữ cảnh.

Page 47: Ngôn Ngữ Học Đối Chiếu (New)

04/1

8/20

23

47

C s nghiên c u đ i chi uơ ở ứ ố ế

3. Tương đương dịch

Tương đương dịch = sự tái tạo cùng một

thông điệp trong một ngôn ngữ khác.

Tương đương về phong cách giữa văn

bản nguồn và văn bản đích.

Tương đương dịch = tương đương nghĩa

+ ngữ cảnh

Page 48: Ngôn Ngữ Học Đối Chiếu (New)

04/1

8/20

23

48

C s nghiên c u đ i chi uơ ở ứ ố ế

3. Tương đương dịch

Ví dụ 1: Take one (Anh)

Tương đương hình thức: Prenez-en un

Tương đương dịch: échantillon gratuit

(Pháp)

Ví dụ 2: Take away Pizza (Anh)

Pizza mang đi (mua mang

đi)

Page 49: Ngôn Ngữ Học Đối Chiếu (New)

04/1

8/20

23

49

C s nghiên c u đ i chi uơ ở ứ ố ế

3. Tương đương dịch

Tương đương về tác động của văn bản đối

với người đọc trong hai ngôn ngữ giống

nhau. (Nida 1964)

Page 50: Ngôn Ngữ Học Đối Chiếu (New)

04/1

8/20

23

50

C s nghiên c u đ i chi uơ ở ứ ố ế

4. Tương đương ngữ dụng = Tương đương chức năng Tương đương ngữ dụng xoay quanh hai

phạm trù cơ bản của ngữ dụng:- Hành động ngôn từ

- Hàm ngôn

Hai văn bản trong hai NN khác nhau tạo ra những phản ứng nhận thức giống nhau ở những người tiếp nhận những văn bản này.

Page 51: Ngôn Ngữ Học Đối Chiếu (New)

04/1

8/20

23

51

Tương đương ngữ dụng

Hai biểu thức ngôn ngữ có cùng hành

động ngôn từ Tương đương ngữ dụng.

So sánh: Could you pass me the salt, please?

Ê! Đưa lọ muối đây coi!

Page 52: Ngôn Ngữ Học Đối Chiếu (New)

04/1

8/20

23

52

Tương đương ngữ dụng

Các yếu tố ngữ dụng bao gồm phép lịch

sự, các chỉ tố tình thái… Các yếu tố ngữ

cảnh bao gồm chu cảnh hội thoại, kiểu

loại diễn ngôn và thông tin nền thực tế,

… các yếu tố văn hóa-xã hội bao gồm

quan hệ vai, khoảng cách, kênh giao tiếp

và bối cảnh văn hóa.

Page 53: Ngôn Ngữ Học Đối Chiếu (New)

04/1

8/20

23

53

Người ta có thể nói đến tương đương cú

pháp dù cho các thuộc tính từ vựng

không phù ứng, nói về một tương

đương ngữ dụng khi hai cấu trúc tạo

ra cùng một hiệu quả xuyên ngôn

(the same perlocutionary effect) bất

chấp các thuộc tính cú pháp và từ vựng.

Page 54: Ngôn Ngữ Học Đối Chiếu (New)

04/1

8/20

23

54

Xác lập TC trong NCĐC ngữ dụng rất

phức tạp: Xác lập TC trong NCĐC ngữ

dụng phải dựa trên tương đương ngữ

dụng

Tương đương ngữ dụng = Tương đương

dịch gắn với ngữ cảnh.

Trong trường hợp này, tương đương dịch

sẽ không có tương đương nghĩa cú

pháp.

Page 55: Ngôn Ngữ Học Đối Chiếu (New)

04/1

8/20

23

Các nguyên tắc đối chiếu

• Nguyên tắc 1:Các phương tiện trong hai ngôn ngữ

đối chiếu phải được miêu tả đầy đủ, chính xác và sâu sắc.

tìm ra sự giống nhau và sự khác nhau giữa các phương tiện đó.

55

Page 56: Ngôn Ngữ Học Đối Chiếu (New)

04/1

8/20

23

Các nguyên t c đ i chi uắ ố ế

• Nguyên tắc 2:Các phương tiện ngôn ngữ phải được

miêu tả trong hệ thống.

Ví dụ: khi so sánh “tôi” và “Je” (“I”, “Ich”, ‘Yo”…),Ta phải đặt trong hệ thống các phương tiện chỉ vai giao tiếp.

56

Page 57: Ngôn Ngữ Học Đối Chiếu (New)

04/1

8/20

23

Các nguyên t c đ i chi uắ ố ế

• Nguyên tắc 3:Các phương tiện ngôn ngữ phải không

chỉ được miêu tả trong hệ thống ngôn ngữ mà còn trong hoạt động giao tiếp.Ví dụ: So sánh đại từ ngôi thứ ba trong tiếng Pháp và tiếng Anh:

Il/Elle He/She/It hệ thống NN

Phải miêu tả cách sử dụng của những đại từ này.

57

Page 58: Ngôn Ngữ Học Đối Chiếu (New)

04/1

8/20

23

Các nguyên t c đ i chi uắ ố ế

• Nguyên tắc 4:Bảo đảm tính nhất quán trong việc vận

dụng các khái niệm và mô hình lý thuyết để miêu tả các ngôn ngữ được đối chiếu.

Sử dụng khái niệm có thể phù hợp để miêu tả và khái niệm đó phải được hiểu cùng một cách. Sử dụng cùng một khung lý thuyết. 58

Page 59: Ngôn Ngữ Học Đối Chiếu (New)

04/1

8/20

23

Các nguyên t c đ i chi uắ ố ế

• Nguyên tắc 5:Phải chú ý đến đặc trưng loại hình

giữa các ngôn ngữ cần đối chiếu để có cách tiếp cận phù hợp.

Các yếu tố văn hóa, lịch sử, xã hội, chính trị…cần được tính đến khi đối chiếu ở bình diện từ vựng hay ngữ dụng.

59

Page 60: Ngôn Ngữ Học Đối Chiếu (New)

04/1

8/20

23

Ph ng pháp đ i chi uươ ố ế

Các b c đ i chi uướ ố ế

60

Page 61: Ngôn Ngữ Học Đối Chiếu (New)

04/1

8/20

23

Các b c đ i chi uướ ố ế

1. Miêu tả (Description)

2. Xác định đối tượng có thể đối chiếu (Juxtaposition)

3. Đối chiếu (Comparison)

61

Page 62: Ngôn Ngữ Học Đối Chiếu (New)

04/1

8/20

23

Miêu tả

Trước khi so sánh, người ta cần phải tiến hành miêu tả các yếu tố cần so sánh. Vì vậy, bất kỳ NCĐC nào cũng phải miêu tả một cách độc lập những đơn vị liên quan của các ngôn ngữ được so sánh.

Đòi hỏi cơ bản (với việc miêu tả này) là việc miêu tả phải được thực hiện trong cùng một khung lý thuyết. 62

Page 63: Ngôn Ngữ Học Đối Chiếu (New)

04/1

8/20

23

Miêu tả

Không thể miêu tả một ngôn ngữ theo lý thuyết tạo sinh, còn ngôn ngữ kia theo lý thuyết ngữ pháp quan hệ, rồi tiến hành so sánh hai ngôn ngữ. Kết quả có được từ những miêu tả như vậy không thích hợp và không thể so sánh.

Không phải mô hình ngôn ngữ nào cũng thích hợp để dùng làm cơ sơ so sánh xuyên ngôn ngữ. 63

Page 64: Ngôn Ngữ Học Đối Chiếu (New)

04/1

8/20

23

Xác đ nh đ i t ng đ i chi uị ố ượ ố ế

Đây là bước quan trọng trong việc so sánh cái gì với cái gì.

Juxtaposition dựa trên khả năng song ngữ của người nghiên cứu. Dựa trên trực giác song ngữ, nhà nghiên cứu xác định sự tương đương giữa yếu tố X trong L1 và yếu tố Y trong L2.

Nếu giữa X và Y tương đương tự thân so sánh được. 64

Page 65: Ngôn Ngữ Học Đối Chiếu (New)

04/1

8/20

23

Xác đ nh đ i t ng đ i chi uị ố ượ ố ế

Ví dụ:1. I didn’t go to bed until 11 o’clock

last ngiht.2. Đêm qua 11 giờ tôi mới đi ngủ.

Người song ngữ Anh-Việt dễ dàng xác định (1) và (2) là cặp đôi tương đương. Rõ ràng, việc (1) và (2) được xem là

tương đương để có thể so sánh hoàn toàn dựa trên trực giác.

65

Page 66: Ngôn Ngữ Học Đối Chiếu (New)

04/1

8/20

23

Xác đ nh đ i t ng đ i chi uị ố ượ ố ế

Tuy nhiên, bước tiếp cận theo cách này không theo bất kỳ nguyên tắc nào làm cơ sở cho quyết định yếu tố nào so sánh được và tại sao như vậy.

Việc đối chiếu sa vào sự luẩn quẩn: sự giống nhau đã được tiền giả định trước khi thao tác so sánh mang lại kết quả để khẳng định sự giống nhau đó. 66

Page 67: Ngôn Ngữ Học Đối Chiếu (New)

04/1

8/20

23

Xác đ nh đ i t ng đ i chi uị ố ượ ố ế

Sự tương đồng hình thức (cấu trúc bề mặt) trái ngược với sự khác biệt về nghĩa đến mức so sánh dựa trên hình thức là điều vô lý.

3. I said to be sure.4. J’ai dit être sur(e) (= I said I was sure)

Hình thức có thể giống nhau, nhưng (3) và (4) hoàn toàn khác nhau về ngữ nghĩa.

67

Page 68: Ngôn Ngữ Học Đối Chiếu (New)

04/1

8/20

23

Xác đ nh đ i t ng đ i chi uị ố ượ ố ế

Do đó, (3) và (4) không thể so sánh vì không có chung một TC cú pháp ngữ nghĩa.

Ngữ pháp tạo sinh đối chiếu (CGG) cung cấp mô hình ngôn ngữ để giải thích rõ ràng “khả năng song ngữ” dùng làm cơ sở cho các đánh giá trực giác của nhà nghiên cứu song ngữ. 68

Page 69: Ngôn Ngữ Học Đối Chiếu (New)

04/1

8/20

23

Xác đ nh đ i t ng đ i chi uị ố ượ ố ế

Câu hay kết cấu tương đương là “câu hay kết cấu có câu trúc ngữ nghĩa đầu vào giống nhau, mặc dù trên cấu trúc bề mặt là khác nhau”.

Sự giống nhau về cấu trúc ngữ nghĩa đầu vào này mới là cơ sở nhằm lý giải một phần trực giác của người song ngữ trong việc quyết định đơn vị nào trong hai ngôn ngữ là tương đương.

69

Page 70: Ngôn Ngữ Học Đối Chiếu (New)

04/1

8/20

23

Xác đ nh đ i t ng đ i chi uị ố ượ ố ế

Khả năng nhận diện các đơn vị tương đương trong hai ngôn ngữ tạo thành một phần khả năng song ngữ của một người.

Cấu trúc ngữ nghĩa đầu vào mới là cơ sở xác định sự tương đương của hai đơn vị bất kỳ trong hai ngôn ngữ được so sánh.

70

Page 71: Ngôn Ngữ Học Đối Chiếu (New)

04/1

8/20

23

Xác đ nh đ i t ng đ i chi uị ố ượ ố ế

Sự tương đẳng (congruence) được xem là mối quan hệ giữa các câu/kết cấu tương đương trong hai ngôn ngữ.

Những câu/kết cấu tương đương này bao gồm một số lượng các thành tố (formatives) tương đương như nhau xuất hiện trong cùng một trật tự.

71

Page 72: Ngôn Ngữ Học Đối Chiếu (New)

04/1

8/20

23

Xác đ nh đ i t ng đ i chi uị ố ượ ố ế

Với những câu/kết cấu phái sinh, tất cả câu/kết cấu phái sinh đều tương đẳng ở một cấp nào đó của quá trình phái sinh. So sánh:

4. John is always late.5. John lúc nào cũng (đến) trễ.

(4) Và (5) là hai câu tương đương nhưng khác nhau ở cấp độ thành tố tạo câu (categorial components).

72

Page 73: Ngôn Ngữ Học Đối Chiếu (New)

04/1

8/20

23

Xác đ nh đ i t ng đ i chi uị ố ượ ố ế

6. He was asked a lot of questions.7. Beaucoup de questions lui ont été

posées.

ÞHai câu phái sinh từ một cấu trúc sâu giống nhau:

Somebody asked him a lot of questions.

On lui a posé beaucoup de questions. 73

Page 74: Ngôn Ngữ Học Đối Chiếu (New)

So sánh

Ba lĩnh vực so sánh cơ bản:a. So sánh các hệ thống tương đương khác nhau

xuyên ngôn ngữ:

So sánh hệ thống đại từ, mạo từ, vị từ và trong

âm vị học, so sánh hệ thống phụ âm, nguyên âm, cũng

như các tiểu hệ thống như âm mũi, phụ âm bên ,v.v.

tuỳ thuộc vào mức độ ‘tinh tế’ (delicacy) của ngữ

pháp.

Page 75: Ngôn Ngữ Học Đối Chiếu (New)

So sánh

b. So sánh các kết cấu tương đương:

So sánh câu nghi vấn, mệnh đề quan hệ,

câu phủ định…và trong âm vị học nhóm

phụ âm, âm tiết, các nguyên âm đôi và

sự phân bố khác nhau của các âm…

Page 76: Ngôn Ngữ Học Đối Chiếu (New)

So sánh

c. So sánh các quy tắc tương đương: (trong những mô hình ngôn ngữ mà khái niệm quy tắc xuất hiện)

So sánh khái niệm chủ ngữ xuất hiện trong kiểu câu

lồng, sự phân bố tính từ, đảo chủ ngữ trong câu nghi

vấn, bị động hóa… và trong âm vị học là các khái

niệm như đồng hóa, dị hóa, đảo âm (metathesis)

(xem Sussex 1976).

Page 77: Ngôn Ngữ Học Đối Chiếu (New)

So sánh Khi so sánh, một trong ba tình huống sau có thể xảy ra:

XLi = XLj (a)

Đơn vị X trong Li có thể giống ở một số thuộc tính nào đó với đơn vị tương đương của nó trong Lj.

XLi ≠ XLj (b)

Đơn vị X trong Li có thể khác ở một số thuộc tính nào đó với đơn vị tương đương của nó trong Lj.

XLi = Lj (c)

Đơn vị X trong Li không có tương đương trong Lj.

Page 78: Ngôn Ngữ Học Đối Chiếu (New)

So sánh

Trong so sánh xuyên ngôn ngữ, khái niệm tương đương luôn có tính chất tương đối.

Các đơn vị được so sánh chỉ có thể giống nhau ở một hay một vài thuộc tính nào đó được lựa chọn.

Hệ thống số của danh từ trong tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Ba Lan cũng như một số thứ tiếng châu Âu khác, chỉ giống nhau ở một thuộc tính, đó là phạm trù số trong tất cả những ngôn ngữ này đều dựa trên sự đối lập giữa số đơn và số phức.

Page 79: Ngôn Ngữ Học Đối Chiếu (New)

So sánh Trong so sánh xuyên ngôn ngữ, khái niệm tương

đương luôn có tính chất tương đối. Các đơn vị được so sánh chỉ có thể giống nhau ở một

hay một vài thuộc tính nào đó được lựa chọn.

• Hệ thống số của danh từ trong tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Ba Lan cũng như một số thứ tiếng châu Âu khác, chỉ giống nhau ở một thuộc tính, đó là phạm trù số trong tất cả những ngôn ngữ này đều dựa trên sự đối lập giữa số đơn và số phức.

Page 80: Ngôn Ngữ Học Đối Chiếu (New)

So sánh

Tiếng Hy Lạp cổ, tiếng Phạn, tiếng Lithuania, và một vài ngôn ngữ khác phạm trù số có thêm số đôi (dual number) dùng để chỉ những sự vật kết đôi, thường chỉ những bộ phận cặp đôi của cơ thể (đôi mắt, đôi tay, đôi chân…).

Một số ngôn ngữ có phạm trù số được chia thành số đơn, số ít và số nhiều như các ngôn ngữ Melanesia, Sanir, ngôn ngữ Tây Indonesia…(Hjelmslev 1961 và Hockett 1958).

Page 81: Ngôn Ngữ Học Đối Chiếu (New)

So sánh

Trong tiếng Việt, tiếng Trung Quốc, danh từ không có biến tố đánh dấu số nhiều, khái niệm này, nếu cần, thường được đánh dấu bằng số từ và lượng từ.

Đối lập với bất kỳ ngôn ngữ nào có danh từ được đánh dấu bằng biến tố, tiếng Việt, tiếng TQ biểu thị khả năng thứ ba, được phân biệt ở trên, theo đó không có hình thái tương đương nào được xác nhận.

Page 82: Ngôn Ngữ Học Đối Chiếu (New)

So sánh

• So sánh kết cấu, cũng có ba khả năng: Một kết cấu tương đương có thể giống hoặc khác ở một số khía cạnh nào đó, hoặc hoàn toàn không tương đương.

So sánh kết cấu bị động:

(1) Anh: The song was first recorded by Maria Callas.(2) Pháp: Pour la 1ère fois la chanson a été enregistrée par

Mari Callas.(3)Ý: La canzone fu registrata da Maria Callas prima.

Page 83: Ngôn Ngữ Học Đối Chiếu (New)

So sánh

• Nhận xét 1:Kết cấu này trong những ngôn ngữ vừa kể giống nhau ở chỗ kết cấu này bao gồm một trợ động từ, thường tương đương với “be”, có hình thái quá khứ phân từ của vị từ chuyển tác theo sau. • Nhận xét 2:

Mặt khác, kết cấu bị động trong những ngôn ngữ này lại khác nhau. Chẳng hạn, tiếng Pháp có hệ thống chia động từ phức tạp, trong đó hai vị từ tương ứng với một trợ động từ tiếng Anh.

Page 84: Ngôn Ngữ Học Đối Chiếu (New)

So sánh

Nezumi wa Torako ni taberaremasen deshita.The mouse was not eaten by Torako.

• Nhận xét 3:Kết cấu bị động trong tiếng Nhật so với tiếng Anh minh họa cho trường hợp (b), theo đó, một đơn vị trong ngôn ngữ khác với đơn vị tương đương với nó trong ngôn ngữ khác ở một số đặc trưng.

Page 85: Ngôn Ngữ Học Đối Chiếu (New)

So sánh

• Trường hợp (c) diễn ra khi chúng ta so sánh kết cấu bị động tiếng Anh vời các câu tương đương trong tiếng Surinam và tiếng Basque. • Trong những ngôn ngữ này, không có sự phân biệt

hình thức giữa vị từ chuyển tác và vị từ phi chuyển tác, và vì vậy, không có sự phân biệt giữa kết cấu bị động và kết cấu chủ động.

NCĐC phải chỉ ra những phương tiện khác được sử dụng để chuyển tải nội dung ngữ nghĩa của câu bị động.

Page 86: Ngôn Ngữ Học Đối Chiếu (New)

So sánh

• Trong khung ngôn ngữ lý thuyết khái niệm quy tắc được sử dụng, người ta có thể so sánh các quy tắc.

• Cũng như trong trường hợp so sánh hệ thống và kết cấu, người ta cũng ghi nhận ba khả năng khác nhau.

• Một quy tắc của một ngôn ngữ ở một số khía cạnh nào đó giống với quy tắc tương đương trong một ngôn ngữ khác, điều này có nghĩa cả hai quy tắc đều có hiệu lực với nguồn vào giống nhau (inputs) và vì vậy có cùng nguồn ra (output).

Page 87: Ngôn Ngữ Học Đối Chiếu (New)

So sánh

• Ví dụ, quy tắc chủ ngữ thuộc cú làm bổ ngữ lồng (embedded object clauses) tiếng Pháp, tiếng Anh, và tiếng Việt giống nhau:

1. I see Paul walk in the park.2. Je vois Paul marcher dans le parc.3. Tôi thấy Nam đi bộ trong công viên.

Page 88: Ngôn Ngữ Học Đối Chiếu (New)

So sánh

• Hai quy tắc tương đương nếu hai quy tắc này có

cùng hiệu lực đối với nguồn ngữ liệu đầu vào và

tạo ra đầu ra giống nhau, có thể nói hai quy tắc này

tương đẳng (Marton 1968).

• Chẳng hạn, việc chuyển thành phần chủ ngữ thành

cú phụ (extraposition of subordinate clause from the

subject) trong tiếng Anh và tiếng Pháp giống nhau:

Page 89: Ngôn Ngữ Học Đối Chiếu (New)

So sánh

That the wine turned to vinegar is no surprise It is no surprise that the wine turned to vinegar.

Que le vin se soit transformé en vinaigre n’est pas surprenant Il n’est pas surprenant que le vin se soit transformé en vinaigre.

Page 90: Ngôn Ngữ Học Đối Chiếu (New)

So sánh

• Do thiếu một TC rõ ràng được biểu thị một cách khái quát (chẳng hạn như biểu hiện ngữ nghĩa của các đơn vị được so sánh), các NCĐC cổ điển điển hình phải mang tính định hướng:

Dựa trên các mục tiêu của một phân tích đối chiếu cụ thể, người ta bắt đầu bằng việc so sánh các hình thức ngôn ngữ trong ngôn ngữ L1 và phù hợp hóa chúng để so sánh với các đơn vị tương đương trong ngôn ngữ L2.

Page 91: Ngôn Ngữ Học Đối Chiếu (New)

So sánh

Hoặc ngược lại, người ta bắt đầu bằng việc miêu tả các hình thái ngôn ngữ trong L2 và tìm kiếm những tương đương trong L1.

• Giả định một NCĐC thấu đáo bao gồm ngữ pháp hoàn chỉnh của hai ngôn ngữ nhất thiết phải mang tính song tuyến (bi-directional).• Các NCĐC định hướng điển hình có thể mang

những tên gọi như {hệ thống X/kết cấu Y} trong L1 và một/những tương đương của nó trong Lj .

Page 92: Ngôn Ngữ Học Đối Chiếu (New)

So sánh

“ Các trợ vị từ tình thái tiếng Anh và các kết cấu tương đương trong tiếng Ba Lan (Kakietek 1980);

“Về một vài thuộc tính của danh ngữ hành động trong tiếng Ba Lan và những tương đương trong tiếng Anh“(Lewandowska 1975);

“ Câu/từ hậu đề tiếng Anh và những tương đương của nó trong tiếng Ba Lan“ (Oleksy 1977);

“Những tương đương của thái bị động tiếng Phần Lan trong tiếng Anh“ (Kartunen 1977),v.v.

Page 93: Ngôn Ngữ Học Đối Chiếu (New)

So sánh

Xác lập các TC ngữ nghĩa tạo ra khả năng lựa chọn

cách tiếp cận thay thế, đó là cách lựa chọn một khái

niệm và khảo sát những cách thức mà khái niệm

này được thực hiện trong các phương tiện ngữ

pháp khác nhau trong các ngôn ngữ được so sánh.

Page 94: Ngôn Ngữ Học Đối Chiếu (New)

So sánh

• Dễ thấy nhất là các NCĐC có tên kiểu như Các cách thức biểu đạt phạm trù X trong L1 và L2:

“Cách biểu đạt tương lai trong tiếng Anh và tiếng Serbo-Croatia (Kalogjera 1971);

“Các cách biểu đạt nguyên nhân trong tiếng Anh và tiếng Ba Lan“ (Danilewisz 1982);

“Câu mệnh lệnh trong tiếng Anh và tiếng Phần Lan“ (Markkanen 1985).

Page 95: Ngôn Ngữ Học Đối Chiếu (New)

So sánh

• Khi chỉ ra phạm vi của NCĐC ngữ pháp bao gồm

việc so sánh hệ thống, kết cấu và quy tắc, chúng

ta đã có một cơ sở để có thể đưa ra một bộ thủ

pháp chức năng để tiến hành nghiên cứu.

• Một cách lý tưởng, những thủ pháp này phải có

khả năng thực hiện một cách tự động.

Page 96: Ngôn Ngữ Học Đối Chiếu (New)

So sánh

• Khi chỉ ra phạm vi của NCĐC ngữ pháp bao gồm

việc so sánh hệ thống, kết cấu và quy tắc, chúng

ta đã có một cơ sở để có thể đưa ra một bộ thủ

pháp chức năng để tiến hành nghiên cứu.

• Một cách lý tưởng, những thủ pháp này phải có

khả năng thực hiện một cách tự động.

Page 97: Ngôn Ngữ Học Đối Chiếu (New)

So sánh

• Bước đầu tiên trong việc so sánh hệ thống là tách

một hệ thống trong L1, và sau khi miêu tả hệ

thống đó, chúng ta tìm kiếm một hệ thống tương

đương trong L2, với điều kiện phải có một sự

miêu tả phù hợp sẵn có về hệ thống.

Page 98: Ngôn Ngữ Học Đối Chiếu (New)

So sánh

So sánh hệ thống đại từ nhân xưng tiếng Anh và tiếng Pháp

Hệ thống tiếng Anh bao gồm:

I We

You You

He/She/It They

Page 99: Ngôn Ngữ Học Đối Chiếu (New)

So sánh

Hệ thống tương đương trong tiếng Pháp như sau:

Je Nous

Tu Vous

Il/Elle Ils/Elles

Page 100: Ngôn Ngữ Học Đối Chiếu (New)

So sánh

Ở một số khía cạnh nào đó, hai hệ thống này giống nhau:

Hai hệ thống đều phân biệt các đại từ nhân xưng ngôi thứ nhất, thứ hai và thứ ba. Sự phân biệt ngữ pháp này dựa trên sự phân biệt ngữ nghĩa giữa người nói, người nghe và phần còn lại của thế giới.

Page 101: Ngôn Ngữ Học Đối Chiếu (New)

So sánh

Tiếng Anh phân biệt giống đực, giống cái và giống trung của các đại từ ngôi thứ ba.Tiếng Pháp chỉ đối lập giống đực và giống cái.

Phạm trù giống không được đánh dấu với đại từ ngôi thứ ba số nhiều, ngược lại sự đối lập này có trong tiếng Pháp.

Page 102: Ngôn Ngữ Học Đối Chiếu (New)

So sánh

Tiếp theo, xác định những khác biệt giữa hai hệ thống:

Các đại từ ngôi thứ hai trong tiếng Anh không phân biệt số ít và số nhiều you. Trái lại, tiếng Pháp có sự đối lập này.

Page 103: Ngôn Ngữ Học Đối Chiếu (New)

So sánh

Tiếng Anh phân biệt giống đực, giống cái và giống trung của các đại từ ngôi thứ ba.Tiếng Pháp chỉ đối lập giống đực và giống cái.

Phạm trù giống không được đánh dấu với đại từ ngôi thứ ba số nhiều, ngược lại sự đối lập này có trong tiếng Pháp.

Page 104: Ngôn Ngữ Học Đối Chiếu (New)

So sánh

Hạn chế:

So sánh hệ thống chỉ hữu dụng ở một mức độ nhất

định; nó không mang laị bất kỳ thông tin nào về cách

thức các yếu tố thuộc những hệ thống này hoạt

động trong câu cấu tạo hoàn chỉnh và về tính thích

đáng của bản thân so sánh hệ thống trong những

tình huống giao tiếp cụ thể.

Page 105: Ngôn Ngữ Học Đối Chiếu (New)

So sánh

Hạn chế:

Thiếu những thông tin liên quan đến ngữ nghĩa và

ngữ dụng của hai hệ thống được so sánh, NCĐC sẽ

thiếu sót nghiêm trọng.

Trước hết là những tương đồng hệ thống, xác lập

trên cơ sở so sánh các hệ đối vị, ít khi song hành với

các tương đồng kết hợp.

Page 106: Ngôn Ngữ Học Đối Chiếu (New)

So sánh

Mặc dù có sự tương đồng về phạm trù giống giữa He/She và Il/Elle, song nếu khảo sát những đơn vị này được sử dụng khi thay thế các danh từ, người ta nhận thấy sự khác biệt cơ bản về phạm trù giống:

Phạm trù giống tiếng Anh là phạm trù ngữ nghĩa, dựa trên thuộc tính tự nhiên của đối tượng.

Phạm trù giống tiếng Pháp là phạm trù ngữ Pháp.

Page 107: Ngôn Ngữ Học Đối Chiếu (New)

So sánh

Để biết các mạo từ có thể so sánh với cái gì, chúng

ta phải nhờ đến việc khảo sác các kết cấu tương

đương và thông qua những kết cấu tương đương

đó, chúng ta biết được nội dung ngữ nghĩa của mạo

từ được biểu đạt bằng những cách thức khác, nếu

có.

Page 108: Ngôn Ngữ Học Đối Chiếu (New)

So sánh

Sự phân biệt ngữ nghĩa cơ bản mà mạo từ tiếng Anh

biểu thị là sự đối lập giữa xác định vả bất định .

a. Hổ là loài ăn thịt.

b. The/A tiger is a meat eater.

Thuộc tính xác định và bất định trong tiếng Việt

được biểu thị bằng các đại từ xác định và bất định

làm định tố cho các danh từ trong câu:

Page 109: Ngôn Ngữ Học Đối Chiếu (New)

So sánh

c. Tôi đã đọc quyển sách ấy.

d. I read the book.

Page 110: Ngôn Ngữ Học Đối Chiếu (New)

04/1

8/20

23

Ph m vi đ i chi uạ ố ế

T. Krzeszowski (1990) phân biệt 3 lĩnh vực đối chiếu:

• Đối chiếu hệ thống• Đối chiếu kết cấu• Đối chiếu quy tắc

110

Page 111: Ngôn Ngữ Học Đối Chiếu (New)

04/1

8/20

23

Ph m vi đ i chi uạ ố ế

Phạm vi đối chiếu được phân định theo các nguyên tắc sau:

Đối chiếu các phạm trù ngôn ngữ (thời, thể, xác định hay không xác định, giống-số, đa nghĩa, đồng âm, trái nghĩa...)

Đối chiếu cấu trúc, hệ thống (các đặc điểm cấu tạo âm vị, hình vị, từ loại, cú pháp...)

111

Page 112: Ngôn Ngữ Học Đối Chiếu (New)

04/1

8/20

23

Ph m vi đ i chi uạ ố ế

Đối chiếu hành chức (các đặc điểm hành chức của các hiện tượng, phạm trù ngôn ngữ trong giới hạn các cấp độ)

Đối chiếu phong cách (phong cách chức năng của các ngôn ngữ đƣợc đối chiếu )

Đối chiếu tiến trình phát triển (làm sáng tỏ các quy luật phát triển và các quá trình biến đổi trong nội bộ ngôn ngữ đƣợc nghiên cứu)

112