nghiÊn cỨu tÌnh trẠng khÁng aspirin Ở bỆnh …files.benhvien108.vn/luanan/41/luan an...

148
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ QUỐC PHÒNG VIỆN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC Y DƯỢC LÂM SÀNG 108 QUÁCH HỮU TRUNG NGHIÊN CỨU TÌNH TRẠNG KHÁNG ASPIRIN Ở BỆNH NHÂN CÓ YẾU TỐ NGUY CƠ TIM MẠCH CAO LUẬN ÁN TIẾN SỸ Y HỌC HÀ NỘI - 2014

Upload: lydat

Post on 17-Apr-2018

218 views

Category:

Documents


4 download

TRANSCRIPT

Page 1: NGHIÊN CỨU TÌNH TRẠNG KHÁNG ASPIRIN Ở BỆNH …files.benhvien108.vn/luanan/41/luan an quach huu trung.pdf · Dược lý học của aspirin ... Kháng aspirin liên quan

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ QUỐC PHÒNG

VIỆN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC Y DƯỢC LÂM SÀNG 108

QUÁCH HỮU TRUNG

NGHIÊN CỨU TÌNH TRẠNG KHÁNG ASPIRIN

Ở BỆNH NHÂN CÓ YẾU TỐ NGUY CƠ

TIM MẠCH CAO

LUẬN ÁN TIẾN SỸ Y HỌC

HÀ NỘI - 2014

Page 2: NGHIÊN CỨU TÌNH TRẠNG KHÁNG ASPIRIN Ở BỆNH …files.benhvien108.vn/luanan/41/luan an quach huu trung.pdf · Dược lý học của aspirin ... Kháng aspirin liên quan

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ QUỐC PHÒNG

VIỆN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC Y DƯỢC LÂM SÀNG 108

QUÁCH HỮU TRUNG

NGHIÊN CỨU TÌNH TRẠNG KHÁNG ASPIRIN

Ở BỆNH NHÂN CÓ YẾU TỐ NGUY CƠ

TIM MẠCH CAO

Chuyên ngành: Nội tim mạch

Mã số: 62720141

LUẬN ÁN TIẾN SỸ Y HỌC

Giáo viên hướng dẫn: 1. PGS.TS Vũ Điện Biên

2. TS Lý Tuấn Khải

HÀ NỘI – 2014

Page 3: NGHIÊN CỨU TÌNH TRẠNG KHÁNG ASPIRIN Ở BỆNH …files.benhvien108.vn/luanan/41/luan an quach huu trung.pdf · Dược lý học của aspirin ... Kháng aspirin liên quan

LỜI CẢM ƠN

Với tất cả lòng kính trọng, nhân dịp hoàn thành luận án tiến sỹ y học, tôi xin

bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến:

Ban Giám đốc và Phòng đào tạo Sau đại học Viện nghiên cứu Khoa

học Y dược lâm sàng 108.

Đảng ủy, Ban lãnh đạo Viện tim mạch quân đội; Bộ môn, khoa Nội

tim mạch - Viện nghiên cứu Khoa học Y dược lâm sàng 108.

Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến PGS.TS Vũ Điện Biên – Viện

trưởng Viện tim mạch quân đội – Chủ nhiệm Bộ môn Nội tim mạch - Viện

nghiên cứu Khoa học Y dược lâm sàng 108, người Thày đã hết lòng dạy dỗ

và hướng dẫn tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu đề tài này;

đến TS Lý Tuấn Khải – Chủ nhiệm Khoa Huyết học - Viện nghiên cứu

Khoa học Y dược lâm sàng 108, người đã mang lại ý tưởng nghiên cứu và

đã tận tình giúp đỡ tôi hoàn thành nghiên cứu.

Tôi xin chân thành cảm ơn Lãnh đạo Tổng cục Hậu cần – Kỹ thuật –

Bộ công an; Đảng ủy, Ban giám đốc Bệnh viện 19-8 đã tạo mọi điều kiện

cho tôi hoàn thành khóa học.

Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn tới Bố Mẹ, Vợ Con cùng tất cả người thân

trong gia đình, bạn bè, các đồng nghiệp đã luôn giúp đỡ, động viên và tạo

mọi điều kiện tốt nhất cho tôi hoàn thành luận án.

Hà nội, tháng 08 năm 2014

Tác giả

Quách Hữu Trung

Page 4: NGHIÊN CỨU TÌNH TRẠNG KHÁNG ASPIRIN Ở BỆNH …files.benhvien108.vn/luanan/41/luan an quach huu trung.pdf · Dược lý học của aspirin ... Kháng aspirin liên quan

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là nghiên cứu của bản thân. Các số liệu có nguồn

gốc rõ ràng và trung thực do chính tôi thu thập và ghi chép trong quá trình

nghiên cứu. Kết quả trình bày trong luận án là trung thực, khách quan và

chưa từng được ai công bố trước đây.

Tác giả luận án

Quách Hữu Trung

Page 5: NGHIÊN CỨU TÌNH TRẠNG KHÁNG ASPIRIN Ở BỆNH …files.benhvien108.vn/luanan/41/luan an quach huu trung.pdf · Dược lý học của aspirin ... Kháng aspirin liên quan

MỤC LỤC

Trang phụ bìa

Lời cảm ơn

Lời cam đoan

Mục lục

Danh mục các chữ viết tắt

Danh mục các bảng

Danh mục các biểu đồ và hình

ĐẶT VẤN ĐỀ .................................................................................................. 1

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU .......................................................... 3

1.1. CÁC YẾU TỐ NGUY CƠ TIM MẠCH……………………………….. 3

1.1.1. Các yếu tố nguy cơ tim mạch có thể thay đổi được ............................ 3

1.1.2. Các yếu tố nguy cơ tim mạch không thay đổi được ........................... 6

1.1.3. Nguy cơ tim mạch cao ........................................................................ 7

1.2. SỬ DỤNG ASPIRIN VÀ KHÁNG ASPIRIN TRONG LÂM SÀNG… 8

1.2.1. Dược lý học của aspirin [112] ............................................................. 8

1.2.2. Aspirin trong phòng ngừa và điều trị bệnh tim mạch [121] ............... 9

1.2.3. Các nghiên cứu về sử dụng aspirin trong bệnh tim mạch ................. 10

1.2.4. Kháng aspirin (aspirin resistance) ..................................................... 13

1.2.5. Biện pháp khắc phục hiện tượng kháng aspirin trong điều trị .......... 20

1.3. CÁC NGHIÊN CỨU QUỐC TẾ VÀ TRONG NƯỚC VỀ KHÁNG

ASPIRIN…………………………………………………………………… 22

1.3.1. Các nghiên cứu quốc tế ..................................................................... 22

1.3.2. Các nghiên cứu trong nước ............................................................... 29

CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............. 33

2.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU………………………………………… 33

2.1.1. Tiêu chuẩn chọn bệnh nhân .............................................................. 33

2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ ............................................................................ 34

Page 6: NGHIÊN CỨU TÌNH TRẠNG KHÁNG ASPIRIN Ở BỆNH …files.benhvien108.vn/luanan/41/luan an quach huu trung.pdf · Dược lý học của aspirin ... Kháng aspirin liên quan

2.1.3. Phân nhóm bệnh nhân ....................................................................... 34

2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU…………………………………….. 34

2.2.1. Thiết kế nghiên cứu ........................................................................... 34

2.2.2. Các bước tiến hành ............................................................................ 35

2.2.3. Các tiêu chuẩn sử dụng trong nghiên cứu ......................................... 37

2.2.4. Quy trình tiến hành kỹ thuật đo độ ngưng tập tiểu cầu ..................... 47

2.3. XỬ LÝ SỐ LIỆU NGHIÊN CỨU.......................................................... 51

CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ...................................................... 54

3.1. ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU………….. 54

3.2. TỶ LỆ KHÁNG ASPIRIN……………………………………………. 64

3.2.1. Tỷ lệ kháng aspirin ............................................................................ 64

3.2.2. Phân bố kháng aspirin ....................................................................... 66

3.3. MỐI LIÊN QUAN GIỮA KHÁNG ASPIRIN VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ

LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG………………………………………….. 73

3.3.1. Kháng aspirin liên quan với giới ....................................................... 73

3.3.2. Kháng aspirin liên quan với tuổi ....................................................... 76

3.3.3. Kháng aspirin liên quan đến các đặc điểm lâm sàng và các yếu tố

nguy cơ ........................................................................................................ 77

3.3.4. Kháng aspirin liên quan với các chỉ số nhân trắc ............................. 78

3.3.5. Kháng aspirin liên quan với thời gian điều trị aspirin và mức độ nguy

cơ 10 năm bệnh mạch vành ......................................................................... 82

3.3.6. Kháng aspirin liên quan với đặc điểm cận lâm sàng các xét nghiệm

máu .............................................................................................................. 84

3.3.7. Kháng aspirin liên quan với các đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng qua

phân tích hồi quy logistic đa biến ............................................................... 85

CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN ............................................................................. 87

4.1. ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU………….. 87

4.2. TỶ LỆ KHÁNG ASPIRIN……………………………………………. 93

Page 7: NGHIÊN CỨU TÌNH TRẠNG KHÁNG ASPIRIN Ở BỆNH …files.benhvien108.vn/luanan/41/luan an quach huu trung.pdf · Dược lý học của aspirin ... Kháng aspirin liên quan

4.3. MỐI LIÊN QUAN GIỮA KHÁNG ASPIRIN VỚI MỘT SỐ YẾU TỐ

LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG………………………………………… 105

4.3.1. Kháng aspirin liên quan đến giới .................................................... 107

4.3.2. Kháng aspirin liên quan đến tuổi .................................................... 109

4.3.3. Kháng aspirin liên quan đến các đặc điểm lâm sàng và các yếu tố

nguy cơ ...................................................................................................... 112

4.3.4. Kháng aspirin liên quan đến các chỉ số nhân trắc ........................... 113

4.3.5. Kháng aspirin liên quan với thời gian điều trị aspirin và mức độ nguy

cơ 10 năm bệnh mạch vành ....................................................................... 117

4.3.6. Kháng aspirin liên quan với đặc điểm cận lâm sàng các xét nghiệm

máu ............................................................................................................ 118

4.3.7. Kháng aspirin liên quan với các đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng qua

phân tích hồi quy logistic .......................................................................... 118

KẾT LUẬN .................................................................................................. 120

KIẾN NGHỊ.................................................................................................. 122

DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CÓ LIÊN

QUAN ĐẾN LUẬN ÁN ĐÃ CÔNG BỐ

TÀI LIỆU THAM KHẢO

MẪU BỆNH ÁN NGHIÊN CỨU

DANH SÁCH BỆNH NHÂN NGHIÊN CỨU

Page 8: NGHIÊN CỨU TÌNH TRẠNG KHÁNG ASPIRIN Ở BỆNH …files.benhvien108.vn/luanan/41/luan an quach huu trung.pdf · Dược lý học của aspirin ... Kháng aspirin liên quan

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

AA Acid Arachidonic.

ADP Adenosin DiPhosphat.

AHA/ACC American Heart Association /American College of

Cardiology - Hội Tim mạch /Trường môn Tim mạch Mỹ.

ATII Angiotensin II.

BĐMNB Bệnh động mạch ngoại biên.

BMI Body Mass Index - Chỉ số khối cơ thể.

BMV Bệnh mạch vành.

CHO Cholesterol.

ĐQNMN Đột quỵ nhồi máu não.

ĐTĐ Đái tháo đường.

HATTh Huyết áp tâm thu.

HATTr Huyết áp tâm trương.

HDL-C High Density Lipoprotein Cholesterol – Lipoprotein -

Cholesterol tỷ trọng cao.

LDL-C Low Density Lipoprotein Cholesterol – Lipoprotein -

Cholesterol tỷ trọng thấp.

LTA Light Transmission Aggregometry – Ngưng tập quang học.

NCBMV Nguy cơ mắc bệnh mạch vành 10 năm.

NCTMC Nguy cơ tim mạch cao.

NCEP-ATPIII The National Cholesterol Education Program - Adult

Treatment Panel III – Chương trình giáo dục Quốc gia

về cholesterol - Hướng dẫn điều trị cho người lớn lần III.

NMCT Nhồi máu cơ tim.

NTTC Ngưng tập tiểu cầu.

Page 9: NGHIÊN CỨU TÌNH TRẠNG KHÁNG ASPIRIN Ở BỆNH …files.benhvien108.vn/luanan/41/luan an quach huu trung.pdf · Dược lý học của aspirin ... Kháng aspirin liên quan

PFA-100 Platelet Function Analyzer-Xét nghiệm chức năng tiểu cầu.

RLLP Rối loạn lipid máu.

TG Triglycerid.

THA Tăng huyết áp.

TXA2 Thromboxane A2.

WHO World Health Organization - Tổ chức Y tế Thế giới.

WHR Waist Hip Ratio – Tỷ số vòng bụng trên vòng mông.

YTNC Yếu tố nguy cơ.

Page 10: NGHIÊN CỨU TÌNH TRẠNG KHÁNG ASPIRIN Ở BỆNH …files.benhvien108.vn/luanan/41/luan an quach huu trung.pdf · Dược lý học của aspirin ... Kháng aspirin liên quan

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 1.1. Các phương pháp đánh giá ngưng tập tiểu cầu .............................. 14

Bảng 1.2. Tần xuất các phương pháp đánh giá ngưng tập tiểu cầu ............... 15

Bảng 1.3. Mục đích sử dụng phương pháp LTA............................................ 15

Bảng 1.4. Định nghĩa kháng aspirin trong phòng xét nghiệm [54] ................ 17

Bảng 2.1. Tuổi trong thang điểm Framingham cho nam giới ........................ 41

Bảng 2.2. Cholesterol toàn phần trong thang điểm Framingham ở nam ....... 41

Bảng 2.3. Hút thuốc lá trong thang điểm Framingham ở nam ....................... 41

Bảng 2.4. HDL cholesterol trong thang điểm Framingham ở nam ............... 42

Bảng 2.5. Huyết áp tâm thu trong thang điểm Framingham ở nam ............... 42

Bảng 2.6. Nguy cơ 10 năm trong thang điểm Framingham ở nam ................ 42

Bảng 2.7. Tuổi trong thang điểm Framingham cho nữ giới ........................... 43

Bảng 2.8. Cholesterol toàn phần trong thang điểm Framingham ở nữ .......... 43

Bảng 2.9. Hút thuốc lá trong thang điểm Framingham ở nữ ......................... 43

Bảng 2.10. HDL cholesterol trong thang điểm Framingham ở nữ ............... 44

Bảng 2.11. Huyết áp tâm thu trong thang điểm Framingham ở nữ ............... 44

Bảng 2.12. Nguy cơ 10 năm trong thang điểm Framingham ở nữ ................ 44

Bảng 3.1. Đặc điểm giới, tuổi và nhân trắc của đối tượng nghiên cứu .......... 54

Bảng 3.2. Đặc điểm đối tượng có nguy cơ tim mạch cao theo giới ............... 55

Bảng 3.3. Đặc điểm kết hợp các yếu tố nguy cơ tim mạch cao trên đối tượng

nghiên cứu ...................................................................................................... 56

Bảng 3.4. Đặc điểm yếu tố nguy cơ của đối tượng nghiên cứu theo giới ...... 57

Bảng 3.5. Đặc điểm số lượng các yếu tố nguy cơ chuyển hóa ...................... 58

Bảng 3.6. Đặc điểm đối tượng có nguy cơ 10 năm BMV >20% theo giới .... 59

Bảng 3.7. Đặc điểm mức độ nguy cơ 10 năm BMV ...................................... 60

Bảng 3.8. Đặc điểm các thuốc sử dụng trên đối tượng nghiên cứu ............... 60

Bảng 3.9. Phân bố tuổi của đối tượng nghiên cứu theo giới .......................... 61

Bảng 3.10. Phân bố BMI của đối tượng nghiên cứu theo giới....................... 62

Page 11: NGHIÊN CỨU TÌNH TRẠNG KHÁNG ASPIRIN Ở BỆNH …files.benhvien108.vn/luanan/41/luan an quach huu trung.pdf · Dược lý học của aspirin ... Kháng aspirin liên quan

Bảng 3.11. Đặc điểm cận lâm sàng các xét nghiệm máu của đối tượng nghiên

cứu .................................................................................................................. 63

Bảng 3.12. Đặc điểm ngưng tập tiểu cầu với ADP và AA ............................ 64

Bảng 3.13. Tỷ lệ kháng aspirin chung và theo giới ....................................... 65

Bảng 3.14. Phân bố kháng aspirin theo nhóm tuổi ........................................ 66

Bảng 3.15. Phân bố kháng aspirin theo các mức BMI ................................... 67

Bảng 3.16. Tỷ lệ kháng aspirin ở đối tượng có nguy cơ tim mạch cao ......... 68

Bảng 3.17. Tỷ lệ kháng aspirin theo các yếu tố nguy cơ tim mạch ............... 69

Bảng 3.18. Phân bố kháng aspirin theo số lượng các YTNC ........................ 69

Bảng 3.19. Phân bố tỷ lệ kháng aspirin theo các mức độ suy tim ................. 70

Bảng 3.20. Phân bố tỷ lệ kháng aspirin khi kết hợp YTNC........................... 71

Bảng 3.21. Phân bố tỷ lệ kháng aspirin trên bệnh nhân có nguy cơ 10 năm

bệnh mạch vành lớn hơn 20% ........................................................................ 72

Bảng 3.22. Đặc điểm nguy cơ tim mạch cao trên bệnh nhân kháng aspirin so

sánh theo giới ................................................................................................. 73

Bảng 3.23. Khác biệt về tỷ lệ kháng aspirin ở các nhóm tuổi theo giới ........ 74

Bảng 3.24. Tương quan ngưng tập tiểu cầu (ADP) với VB, WHR, tuổi, TG so

sánh theo giới ................................................................................................. 75

Bảng 3.25. Tương quan ngưng tập tiểu cầu (AA) với BMI, WHR, tuổi so

sánh theo giới ................................................................................................. 75

Bảng 3.26. Tương quan kháng aspirin với tuổi ≥70 ...................................... 76

Bảng 3.27. Kháng aspirin liên quan đến đặc điểm nguy cơ cao .................... 77

Bảng 3.28. Liên quan kháng aspirin và các yếu tố nguy cơ tim mạch .......... 78

Bảng 3.29. Liên quan ngưng tập tiểu cầu với ADP và các mức độ BMI ...... 78

Bảng 3.30. Liên quan ngưng tập tiểu cầu với AA và các mức độ BMI ......... 79

Bảng 3.31. Tương quan kháng aspirin với tăng số đo vòng bụng ................. 80

Bảng 3.32. Tương quan kháng aspirin với tăng WHR ................................... 81

Bảng 3.33. Tương quan tuyến tính giữa độ NTTC với VB và WHR ............ 82

Page 12: NGHIÊN CỨU TÌNH TRẠNG KHÁNG ASPIRIN Ở BỆNH …files.benhvien108.vn/luanan/41/luan an quach huu trung.pdf · Dược lý học của aspirin ... Kháng aspirin liên quan

Bảng 3.34. Độ NTTC tương quan tuyến tính với thời gian điều trị aspirin và

nguy cơ 10 năm bệnh mạch vành ................................................................... 82

Bảng 3.35. Liên quan kháng aspirin với đặc điểm cận lâm sàng các xét

nghiệm máu của đối tượng nghiên cứu .......................................................... 84

Bảng 3.36. Phân tích hồi quy logistic đa biến liên quan kháng aspirin và các

thông số lâm sàng, cận lâm sàng .................................................................... 85

Bảng 3.37. Phân tích hồi quy logistic đa biến liên quan ADP ≥70% và các

thông số lâm sàng, cận lâm sàng .................................................................... 85

Bảng 3.38. Phân tích hồi quy logistic đa biến liên quan AA ≥20% và các

thông số lâm sàng, cận lâm sàng .................................................................... 86

Page 13: NGHIÊN CỨU TÌNH TRẠNG KHÁNG ASPIRIN Ở BỆNH …files.benhvien108.vn/luanan/41/luan an quach huu trung.pdf · Dược lý học của aspirin ... Kháng aspirin liên quan

DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ VÀ HÌNH

Hình 2.1. Thiết bị đo ngưng tập tiểu cầu Chrono - Log CA – 560 (Mỹ) ....... 48

Hình 2.2. Mẫu phiếu kết quả đo ngưng tập tiểu cầu trên máy Chrono - Log

CA – 560 của bệnh nhân nghiên cứu ............................................................. 50

Hình 2.3. Sơ đồ thiết kế nghiên cứu ............................................................... 53

Biểu đồ 3.1. Đặc điểm tỷ lệ nguy cơ tim mạch cao theo giới ........................ 55

Biểu đồ 3.2. Đặc điểm nguy cơ tim mạch cao kết hợp .................................. 56

Biểu đồ 3.3. Tỷ lệ các yếu tố nguy cơ tim mạch theo giới ............................ 57

Biểu đồ 3.4. Tỷ lệ các yếu tố nguy cơ kết hợp ............................................... 58

Biểu đồ 3.5. Mức độ nguy cơ 10 năm bệnh mạch vành ................................. 59

Biểu đồ 3.6. Phân bố tuổi của đối tượng nghiên cứu theo giới ...................... 61

Biểu đồ 3.7. Phân bố BMI của đối tượng nghiên cứu theo giới .................... 62

Biểu đồ 3.8. Tỷ lệ độ ngưng tập tiểu cầu với ADP ≥70% và AA ≥20% ....... 64

Biểu đồ 3.9. Tỷ lệ kháng aspirin chung và theo giới ..................................... 65

Biểu đồ 3.10. Tỷ lệ kháng aspirin theo nhóm tuổi ......................................... 66

Biểu đồ 3.11. Tỷ lệ kháng aspirin theo các mức BMI ................................... 67

Biểu đồ 3.12. Tỷ lệ kháng aspirin trên đối tượng nguy cơ tim mạch cao ...... 68

Biểu đồ 3.13. Tỷ lệ kháng aspirin theo mức độ suy tim ................................ 70

Biểu đồ 3.14. Tỷ lệ kháng aspirin khi phối hợp các yếu tố nguy cơ .............. 71

Biểu đồ 3.15. Tỷ lệ kháng aspirin theo mức độ nguy cơ 10 năm BMV ........ 72

Biểu đồ 3.16. Đặc điểm nguy cơ cao trên bệnh nhân kháng aspirin .............. 73

Biểu đồ 3.17. Đặc điểm các YTNC trên bệnh nhân kháng aspirin ................ 74

Biểu đồ 3.18. Kháng aspirin liên quan đến tuổi ≥70 ...................................... 76

Biểu đồ 3.19. Kháng aspirin liên quan đến bệnh nhân có nguy cơ cao ......... 77

Biểu đồ 3.20. Ngưng tập tiểu cầu liên quan BMI .......................................... 79

Biểu đồ 3.21. Kháng aspirin liên quan đến số đo vòng bụng ........................ 80

Biểu đồ 3.22. Kháng aspirin liên quan đến chỉ số WHR ............................... 81

Biểu đồ 3.23. Ngưng tập tiểu cầu với ADP trên các mức nguy cơ BMV ...... 83

Page 14: NGHIÊN CỨU TÌNH TRẠNG KHÁNG ASPIRIN Ở BỆNH …files.benhvien108.vn/luanan/41/luan an quach huu trung.pdf · Dược lý học của aspirin ... Kháng aspirin liên quan

1

ĐẶT VẤN ĐỀ

Các yếu tố nguy cơ tim mạch là các thuộc tính, đặc điểm hoặc phơi

nhiễm của cá thể làm tăng khả năng hình thành bệnh tim mạch hoặc làm nặng

hơn bệnh tim mạch đã có. Có mười yếu tố nguy cơ tim mạch đã được Tổ

chức Y tế Thế giới thống nhất phân loại bao gồm các yếu tố nguy cơ có thể

thay đổi được như hút thuốc lá, rối loạn lipid máu, tăng huyết áp, đái tháo

đường, thừa cân và béo phì, hạn chế hoạt động thể lực, chế độ ăn uống không

hợp lý. Các yếu tố nguy cơ không thay đổi được bao gồm: tuổi, giới và tiền

sử gia đình [136]. Tỷ lệ đóng góp vào tử vong chung do tăng huyết áp là

13%, hút thuốc lá 9%, đái tháo đường 6%, hạn chế hoạt động thể lực 6%,

thừa cân và béo phì 5% [139]. Cá nhân có nguy cơ tim mạch cao như bệnh

động mạch vành (hoặc có nguy cơ tương đương bệnh động mạch vành) sẽ có

nguy cơ gặp các biến cố của bệnh mạch vành tăng gấp 7 lần, với nguy cơ

tuyệt đối từ 50% đến 60% mỗi thập kỷ so với các cá nhân khỏe mạnh [99].

Các dẫn xuất của aspirin (acid salicylic) đã được sử dụng làm thuốc từ

thời cổ xưa (1534 trước công nguyên) và được phổ biến rộng rãi từ năm 216

sau công nguyên với liều cao để chống viêm, giảm đau, hạ sốt. Trong những

năm 70 của thế kỷ 20, giải Nobel về khám phá cơ chế tác dụng chống ngưng

tập tiểu cầu của aspirin và kết quả nghiên cứu về aspirin trên nhồi máu cơ tim

đã đưa aspirin trở thành một trong những thuốc được sử dụng rộng rãi nhất

trên toàn cầu [60]. Aspirin dùng liều thấp, dài ngày đã được chứng minh hiệu

quả trong dự phòng và điều trị biến cố tim mạch, đặc biệt trên đối tượng có

nguy cơ tim mạch cao. Với dự phòng tiên phát, phân tích gộp cho thấy

aspirin làm giảm 12% các biến cố mạch máu nghiêm trọng nói chung

(p<0,001), chủ yếu do giảm khoảng một phần năm nhồi máu cơ tim không

gây tử vong (p<0,001), làm giảm một phần ba nguy cơ nhồi máu cơ tim ở

nam giới (RR = 0,68; 95% CI = 0,59 - 0,79) và giảm 19% nguy cơ đột quỵ ở

nữ giới (RR = 0,81; 95% CI = 0,67 - 0,97). Với dự phòng thứ phát, aspirin

Page 15: NGHIÊN CỨU TÌNH TRẠNG KHÁNG ASPIRIN Ở BỆNH …files.benhvien108.vn/luanan/41/luan an quach huu trung.pdf · Dược lý học của aspirin ... Kháng aspirin liên quan

2

làm giảm nguy cơ mắc biến cố tim mạch chính (nhồi máu cơ tim, đột quỵ, tử

vong do tim mạch) 16,6% ở nam giới và 17,7% ở nữ giới [34].

Quan sát lâm sàng cho thấy hơn 20% bệnh nhân có nguy cơ tim mạch

cao gặp các biến cố tắc mạch nghiêm trọng do aspirin có hiệu quả kém hoặc

không hiệu quả (đánh giá bằng ngưng tập tiểu cầu). Thuật ngữ “kháng

aspirin” được chấp nhận như một cơ chế hợp lý để giải thích sự tái diễn của

các biến cố mạch máu [117]. Kháng aspirin được nghiên cứu rất nhiều trên

thế giới với 1844 trích dẫn liên quan trên dữ liệu PubMed tính đến 15 tháng 7

năm 2013 [83]. Phân tích gộp về kháng aspirin đã cho thấy những đặc điểm

nổi bật của giảm đáp ứng với aspirin là giới nữ, tuổi cao và nồng độ

hemoglobin máu thấp. Tỷ lệ kháng aspirin là 5,2% đến 69% trên bệnh nhân

động mạch vành ổn định, 22.5% đến 83,3% trên bệnh nhân hội chứng mạch

vành cấp, 20% đến 74% trên bệnh nhân phẫu thuật bắc cầu động mạch vành,

5% đến 60% trên bệnh nhân bệnh động mạch cảnh hoặc có tiền sử đột quỵ,

9% đến 65% trên bệnh nhân bệnh động mạch ngoại biên. Tái phát các biến cố

tim mạch có liên quan đến kháng aspirin (OR = 2,1; 95%CI = 1,4 – 3,4;

p<0,001) [145].

Hiện tại kháng aspirin được nghiên cứu ít ở Việt Nam và chưa có

nghiên cứu về kháng aspirin trên các đối tượng có nguy cơ tim mạch cao, vì

vậy chúng tôi tiến hành đề tài “Nghiên cứu tình trạng kháng aspirin ở

bệnh nhân có yếu tố nguy cơ tim mạch cao” nhằm hai mục tiêu:

1. Đánh giá tỷ lệ kháng aspirin trên bệnh nhân có yếu tố nguy cơ tim

mạch cao được điều trị aspirin.

2. Đánh giá mối liên quan giữa kháng aspirin và một số yếu tố lâm sàng,

cận lâm sàng trên bệnh nhân có yếu tố nguy cơ tim mạch cao được điều trị

aspirin.

Page 16: NGHIÊN CỨU TÌNH TRẠNG KHÁNG ASPIRIN Ở BỆNH …files.benhvien108.vn/luanan/41/luan an quach huu trung.pdf · Dược lý học của aspirin ... Kháng aspirin liên quan

3

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.1. CÁC YẾU TỐ NGUY CƠ TIM MẠCH

Nghiên cứu INTERHEART từ 52 quốc gia và nghiên cứu

INTERSTROKE từ 22 quốc gia trên toàn cầu cho thấy 9 yếu tố nguy cơ

(YTNC) đóng góp vào hơn 90% nguy cơ nhồi máu cơ tim (NMCT) và đột

quỵ bao gồm: hút thuốc lá, rối loạn lipid máu (RLLP), tăng huyết áp (THA),

đái tháo đường (ĐTĐ), béo bụng, yếu tố tâm lý - xã hội, mức tiêu thụ rau

quả, mức uống rượu và hoạt động thể lực hàng ngày [10], [102], [143].

Nghiên cứu các YTNC tim mạch ở Việt Nam xác định tỷ lệ đã chuẩn

hóa theo tuổi của đối tượng có ít nhất 2/4 YTNC chuyển hóa (THA, ĐTĐ,

RLLP, béo phì) là 28% ở nữ và 32% ở nam, có ít nhất 2/5 YTNC hành vi

(hút thuốc lá, uống rượu quá mức, chế độ ăn uống không hợp lý, hạn chế hoạt

động thể lực và căng thẳng tinh thần) là 27% ở nữ và 62% ở nam, có ít nhất

4/9 YTNC nêu trên là 13% ở nữ và 34% ở nam. Các YTNC chuyển hóa

thường gặp hơn ở phụ nữ cao tuổi và khu vực đô thị. Tỷ lệ đối tượng có nguy

cơ tim mạch cao (nguy cơ mắc bệnh động mạch vành 10 năm >20% tính theo

thang điểm nguy cơ Framingham) là 20% ở nam giới và 5% ở nữ giới [101].

1.1.1. Các yếu tố nguy cơ tim mạch có thể thay đổi được

1.1.1.1. Tăng huyết áp

Năm 2008 tỷ lệ lưu hành toàn cầu của THA ở những người trên 25 tuổi

khoảng 40%, cao nhất ở châu Phi 46%, thấp nhất ở châu Mỹ 36%. Tại Việt

Nam, nghiên cứu ngẫu nhiên ở người dân từ 25 tuổi trở lên cho thấy tỷ lệ

THA đã tăng đến 25,1% (cao nhất ở thành thị là 34,7% và thấp nhất ở vùng

duyên hải ven biển là 20,5%) [77], [124].

Liên quan giữa tăng huyết áp và bệnh tim mạch: trong khoảng

huyết áp từ 115/75mmHg đến 185/115mmHg, ứng với mỗi mức tăng

20mmHg huyết áp tâm thu hoặc 10mmHg huyết áp tâm trương thì tử vong do

bệnh mạch vành (BMV) và đột quỵ tăng gấp 2 lần [138]. THA làm tăng nồng

Page 17: NGHIÊN CỨU TÌNH TRẠNG KHÁNG ASPIRIN Ở BỆNH …files.benhvien108.vn/luanan/41/luan an quach huu trung.pdf · Dược lý học của aspirin ... Kháng aspirin liên quan

4

độ angiotesin II (ATII), giảm sản xuất NO, tăng stress ôxy hóa, dẫn đến tăng

LDL-C ôxy hóa. ATII cũng làm tăng quá trình chết theo chương trình

(apoptosis), làm màng tế bào nội mạc không liên tục dẫn đến phân tử LDL-C

ôxy hóa dễ đi vào lớp dưới nội mạc. ATII tác động lên thụ thể AT-1 làm tăng

stress ôxy hóa và tăng phản ứng viêm, kích hoạt các phân tử kết dính như

ICAM-1, VCAM-1, phân tử hấp dẫn tế bào monocyte, tạo thành tế bào bọt

dưới nội mạc, cuối cùng là hình thành mảng vữa xơ động mạch [99].

1.1.1.2. Rối loạn lipid máu

Tỷ lệ tăng cholesterol (CHO) trên toàn cầu ở người lớn là 39% (37% ở

nam và 40% ở nữ), cao nhất ở châu Âu là 54%, châu Mỹ 48%, châu Á 30%,

châu Phi 23%) [138]. Tỷ lệ tăng CHO (lớn hơn hoặc bằng 5,2mmol/l) ở Việt

Nam là 14,5% đến 21% [124].

Liên quan giữa rối loạn lipid máu và bệnh động mạch vành: tăng

lipoprotein tỷ trọng thấp (LDL-C) gây ra BMV thể hiện rõ nhất ở những

người có tăng cholesterol gia đình. Trong những người này, BMV xuất hiện

sớm và thường xảy ra ngay cả khi không có đầy đủ các YTNC khác.

Triglycerid (TG) tương quan đáng kể với CHO toàn phần, LDL-C,

lipoprotein tỷ trọng cao (HDL-C) và với các YTNC khác như béo phì, THA,

ĐTĐ, hút thuốc lá. Người tăng triglycerid máu có nguy cơ gia tăng bệnh tim

mạch nhưng chưa giải thích được một cách độc lập do tăng triglycerid.

Mức độ thấp của HDL-C liên quan đến tăng tỷ lệ mắc bệnh tim mạch

và tử vong. Mức HDL-C cao ngược lại làm giảm nguy cơ này. Giảm 1%

HDL-C có liên quan với tăng 2-3% nguy cơ BMV [93].

1.1.1.3. Đái tháo đường

Hiện nay trên thế giới có hơn 346 triệu người mắc ĐTĐ. Tới năm 2030

con số này có khả năng tăng gấp đôi. Gần 80% các trường hợp tử vong do

ĐTĐ là ở các quốc gia thu nhập thấp và trung bình [139]. Tỷ lệ glucose máu

lớn hơn hoặc bằng 6,1 mmol/l ở Việt Nam từ 1% đến 9,8% [124].

Page 18: NGHIÊN CỨU TÌNH TRẠNG KHÁNG ASPIRIN Ở BỆNH …files.benhvien108.vn/luanan/41/luan an quach huu trung.pdf · Dược lý học của aspirin ... Kháng aspirin liên quan

5

Liên quan giữa đái tháo đường và bệnh tim mạch: ba phần tư số

bệnh nhân ĐTĐ chết vì các bệnh do vữa xơ động mạch. Tỷ lệ tử vong do

bệnh tim mạch trong bệnh ĐTĐ cao hơn mười lần so với những người không

có bệnh ĐTĐ. Ở bệnh nhân ĐTĐ, đại thực bào thực bào hạt LDL-C nhanh

hơn, thúc đẩy quá trình glycosyl hóa kích thích sinh vữa xơ. Trong bệnh

ĐTĐ do các tế bào nội mô tổng hợp thromboxane ít hơn prostacyclin cũng

góp phần làm tăng ngưng tập tiểu cầu [30].

1.1.1.4. Thừa cân và béo phì

Theo WHO, trong khu vực Châu Âu, khu vực Đông Địa Trung Hải và

khu vực châu Mỹ có hơn 50% phụ nữ thừa cân [139]. Tỷ lệ thừa cân và béo

phì ở Việt Nam là 18,4% đến 33,5% ở nam và 22,7% đến 34% ở nữ nếu sử

dụng tiêu chuẩn béo phì của WHO/Châu Á – Thái Bình Dương [124].

Liên quan thừa cân, béo phì và bệnh tim mạch: có ít nhất 2,8 triệu

người chết mỗi năm do hậu quả của tình trạng thừa cân hoặc béo phì. Nguy

cơ bệnh tim mạch, đột quỵ, THA và ĐTĐ týp 2 tăng đều đặn với sự gia tăng

của chỉ số khối cơ thể (BMI). Mô mỡ ở người béo phì là cơ quan nội tiết lớn

nhất trong cơ thể do tiết ra nhiều loại hormon (quan trọng là leptin) dẫn đến

sự đề kháng insulin và sự xuất hiện của bệnh ĐTĐ týp 2 [64].

1.1.1.5. Hút thuốc lá và phơi nhiễm khói thuốc lá

Việt Nam nằm trong nhóm 15 quốc gia có số lượng người sử dụng

thuốc lá cao hàng đầu thế giới. Tỷ lệ hút thuốc lá hiện nay là 23,8% tương

đương 15,3 triệu người. Tỷ lệ bị phơi nhiễm với khói thuốc lá tại nhà là

67,6% và tại nơi làm việc là 49,0%. Đặc biệt, tỷ lệ phơi nhiễm với khói thuốc

lá ở nhà của phụ nữ gần 70%, của trẻ em gần 50% [105].

Tác hại của hút thuốc lá và phơi nhiễm khói thuốc lá: khói thuốc lá

có trên 4000 thành phần hóa học với hơn 200 loại có hại cho sức khỏe. Hút

thuốc lá làm tăng nguy cơ tim mạch theo một số cơ chế: THA, tăng nhịp điệu

giao cảm, giảm nguồn cung cấp ôxy của cơ tim, nâng cao mức độ ôxy hóa

Page 19: NGHIÊN CỨU TÌNH TRẠNG KHÁNG ASPIRIN Ở BỆNH …files.benhvien108.vn/luanan/41/luan an quach huu trung.pdf · Dược lý học của aspirin ... Kháng aspirin liên quan

6

LDL-C, suy yếu sự giãn mạch của động mạch vành phụ thuộc vào nội mạc,

tăng viêm, tăng ngưng tập tiểu cầu (NTTC) và huyết khối.

Khói thuốc lá thụ động làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim lên 25 - 30%,

mắc bệnh phổi lên 25% và tăng nguy cơ đột quỵ lên 82% [105].

1.1.1.6. Hạn chế hoạt động thể lực

Hạn chế hoạt động thể lực là tình trạng cá nhân tham gia các hoạt động

thể lực không đủ 30 phút hoạt động vừa phải (hoặc 20 phút hoạt động mạnh)

trong một ngày và tối thiểu ba lần mỗi tuần hoặc tương đương. Hoạt động thể

lực thường xuyên làm giảm nguy cơ BMV 30%, ĐTĐ 27%, ung thư vú và

ung thư đại tràng 21% đến 25%. Ngoài ra còn làm giảm nguy cơ THA, loãng

xương, béo phì và trầm cảm [137].

1.1.1.7. Chế độ ăn uống không hợp lý

Chế độ ăn uống không hợp lý bao gồm ăn ít chất xơ và rau quả, quá

nhiều calo, nhiều chất béo bão hòa, nhiều muối, không đủ nước, tiêu thụ

nhiều rượu bia. Lượng chất xơ cao ăn vào hàng ngày cũng liên quan với giảm

nguy cơ của BMV và đột quỵ so với chế độ ăn lượng chất xơ thấp. Nếu uống

rượu nhiều sẽ gây tăng triglycerid máu và huyết áp [127], [131].

1.1.2. Các yếu tố nguy cơ tim mạch không thay đổi được

1.1.2.1. Tuổi

Nguy cơ phát triển BMV và NMCT tăng lên theo độ tuổi cho cả hai

giới. Ở bất kỳ mức độ LDL-C nào thì nguy cơ BMV ở người cao tuổi đều

tăng hơn so với người trẻ tuổi. Mặc dù tuổi là một yếu tố quan trọng, xác suất

mắc BMV thay đổi tùy theo sự hiện diện của các yếu tố nguy cơ bổ sung

khác như THA, RLLP, ĐTĐ, thừa cân và béo phì, hút thuốc lá, hạn chế hoạt

động thể lực, chế độ ăn uống không hợp lý [72], [134].

1.1.2.2. Giới

Các mạch máu lão hóa nhanh hơn ở nam giới so với nữ giới. Kết quả

là phụ nữ trong độ tuổi dưới 50 đã được chứng minh mức độ vữa xơ động

Page 20: NGHIÊN CỨU TÌNH TRẠNG KHÁNG ASPIRIN Ở BỆNH …files.benhvien108.vn/luanan/41/luan an quach huu trung.pdf · Dược lý học của aspirin ... Kháng aspirin liên quan

7

mạch thấp hơn đáng kể so với nam giới cùng tuổi. Sau 65 tuổi tần số mắc

BMV ở phụ nữ tăng lên một phần ba. Nguy cơ phát triển BMV giảm 35-50%

nếu điều trị bổ sung estrogen. Điều này một phần được giải thích bởi tác

dụng của estrogen làm tăng HDL-C, giảm LDL-C và lipoprotein (a), tăng quá

trình ôxy hóa LDL-C, fibrinogen và homocystein [97], [134].

1.1.2.3. Tiền sử gia đình:

Di truyền được coi là một yếu tố nguy cơ vì nó đã được quan sát thấy

khuynh hướng vữa xơ động mạch gia đình, đặc biệt là tiền sử của BMV trong

các thành viên gia đình trước tuổi 55 (nam) và 65 (nữ) dẫn đến tăng lên nguy

cơ tim mạch tổng thể. Một số RLLP di truyền (tăng cholesterol máu gia đình)

trực tiếp gây ra vữa xơ động mạch sớm [134].

1.1.3. Nguy cơ tim mạch cao

Nguy cơ tim mạch cao được định nghĩa khi có bệnh động mạch vành

hoặc có nguy cơ tương đương bệnh động mạch vành (hẹp động mạch cảnh có

triệu chứng - cơn thiếu máu não thoáng qua hoặc đột quỵ nhồi máu não, bệnh

động mạch ngoại biên, phình động mạch chủ bụng, đái tháo đường, nguy cơ

mắc bệnh động mạch vành 10 năm (NCBMV) >20% tính theo thang điểm

nguy cơ Framingham) [37], [48], [99].

Các công cụ tính toán nguy cơ tim mạch được dựa trên các nghiên cứu

như FHS (Framingham Heart Study), SCORE (Systematic Coronary Risk

Evalution project), PROCAM (Prospective Cardiovascular Munster study) và

UKPDS (UK Prospective Diabetes Study). Thang điểm nguy cơ Framingham

(Framingham Risk Score) là thang điểm được sử dụng nhiều nhất trong các

nghiên cứu, bắt nguồn từ nghiên cứu Framingham Heart Study năm 1998.

Các tác giả đã xây dựng thang điểm Framingham dựa vào các yếu tố như:

tuổi, giới, hút thuốc lá, mức huyết áp, cholesterol toàn phần, HDL-C. Dựa

theo bảng điểm, tính nguy cơ 10 năm bệnh mạch vành và phân tầng theo

nguy cơ thấp, trung bình và cao [55], [72].

Page 21: NGHIÊN CỨU TÌNH TRẠNG KHÁNG ASPIRIN Ở BỆNH …files.benhvien108.vn/luanan/41/luan an quach huu trung.pdf · Dược lý học của aspirin ... Kháng aspirin liên quan

8

1.2. SỬ DỤNG ASPIRIN VÀ KHÁNG ASPIRIN TRONG LÂM SÀNG

1.2.1. Dược lý học của aspirin [112]

Aspirin, hay acetylsalicylic acid (ASA), là một dẫn xuất của acid

salicylic, thuộc nhóm thuốc chống viêm non-steroid. Thuốc có tác dụng

chống viêm, giảm đau, hạ sốt khi dùng liều cao. Với liều thấp dùng kéo dài

thuốc có tác dụng chống ngưng tập tiểu cầu nên được chỉ định để phòng ngừa

và điều trị huyết khối trong mạch máu.

Aspirin gắn vào gốc Serin vị trí 529 của men Cyclooxygenase-1

(COX1) của tiểu cầu, do đó ức chế không hồi phục COX-1 và ngăn không

cho acid arachidonic chuyển thành thromboxane A2 (TXA2). Tác dụng của

aspirin làm giảm sản xuất TXA2 (TXA2 là chất làm co mạch mạnh và kích

thích gây ngưng tập tiểu cầu). Aspirin cũng ảnh hưởng đến chức năng tiểu

cầu bằng cách bất hoạt chức năng hoạt hoá tiểu cầu của bạch cầu trung tính.

Aspirin được hấp thu 80-100% ở dạ dày và phần trên của ruột non, tỷ lệ

gắn với protein huyết tương là 49%, thể tích phân bố trong huyết tương

(lít/kg) là 0,15 ± 0,03. Tác dụng bắt đầu có sau uống 30 phút, thời gian bán

hủy 20 phút, nồng độ đỉnh trong máu đạt được sau 2 giờ. Khi dùng hàng ngày

với liều 75-100mg có nồng độ ổn định trong máu sau 7 ngày. Aspirin vào cơ

thể được chuyển hóa thành acetic acid và salicylate bởi men esterase ở mô và

máu. Dạng có hoạt tính salicylate được thải trừ nguyên vẹn (khoảng 10%)

hoặc dưới dạng các hợp chất tan trong nước khác (ester và ether glucoronides

15%, salicyluric acid 75%, gentisic acid <1%) qua thận. Độ thanh thải

(ml/phút/kg) là 9,3 ± 1,1. Sự đào thải salicylate xẩy ra trong vòng chuyển hóa

đầu tiên, thời gian bán hủy 2-19 giờ tùy thuộc liều aspirin.

Tiểu cầu là tế bào không nhân nên không có khả năng tổng hợp protein

mới. Aspirin ức chế không thể đảo ngược men COX-1 nên tác dụng của

aspirin trên tiểu cầu kéo dài hết thời gian sống của tiểu cầu trong hệ thống

tuần hoàn (7 đến 10 ngày). Hàng ngày có xấp xỉ 10% tiểu cầu mới sinh được

Page 22: NGHIÊN CỨU TÌNH TRẠNG KHÁNG ASPIRIN Ở BỆNH …files.benhvien108.vn/luanan/41/luan an quach huu trung.pdf · Dược lý học của aspirin ... Kháng aspirin liên quan

9

đưa vào hệ tuần hoàn nên hiệu quả bền vững của aspirin có thể cần đến 10

ngày dùng liên tục. Khi dừng điều trị aspirin, hoạt động của men COX-1 hồi

phục chậm song song với mức độ sản sinh tiểu cầu mới. Tác dụng của aspirin

uống hàng ngày là tác dụng cộng dồn, liều >30mg/ngày có tác dụng ức chế

>95% ngưng tập của tiểu cầu. Các lý do trên giải thích lý do tại sao aspirin

với thời gian bán hủy 20 phút, uống thuốc liều thấp, ngày một lần lại có tác

dụng ức chế ngưng tập tiểu cầu hoàn toàn và ổn định .

1.2.2. Aspirin trong phòng ngừa và điều trị bệnh tim mạch [121]

Phòng ngừa tiên phát:

Nam giới 45-79 tuổi nên điều trị aspirin để dự phòng nhồi máu cơ

tim, nữ giới 55-79 tuổi nên điều trị aspirin để dự phòng đột quỵ não nếu lợi

ích này lớn hơn nguy cơ chảy máu dạ dày.

Người có nguy cơ mắc BMV trong 10 năm >20% theo thang điểm

nguy cơ Framingham.

Trên bệnh nhân THA, aspirin liều thấp nên dùng nếu bệnh nhân trên

50 tuổi và có tăng creatinin máu mức độ trung bình hoặc có nguy cơ tim

mạch cao (mức chứng cứ A).

Trên bệnh nhân ĐTĐ, nam trên 50 tuổi hoặc nữ trên 60 tuổi có ít

nhất một yếu tố nguy cơ tim mạch như: hút thuốc lá, THA, RLLP, albumin

niệu, tiền sử gia đình có bệnh tim mạch sớm.

Điều trị và phòng ngừa thứ phát:

Aspirin 75-162mg/ngày trong BMV (mức chứng cứ A).

Aspirin kết hợp thuốc ức chế thụ thể P2Y12 trên bệnh nhân sau hội

chứng vành cấp hoặc nong vành qua da có đặt stent (mức chứng cứ A).

Bệnh nhân mổ bắc cầu động mạch vành, aspirin nên bắt đầu 6 giờ

sau mổ, liều 100-325mg/ngày, duy trì 1 năm (mức chứng cứ A).

Bệnh vữa xơ động mạch cảnh ngoài sọ hoặc động mạch đốt sống, đã

có đột quỵ thiếu máu cục bộ hoặc thiếu máu não thoáng qua, đơn trị bằng

Page 23: NGHIÊN CỨU TÌNH TRẠNG KHÁNG ASPIRIN Ở BỆNH …files.benhvien108.vn/luanan/41/luan an quach huu trung.pdf · Dược lý học của aspirin ... Kháng aspirin liên quan

10

aspirin 75-325 mg/ngày hoặc clopidogrel 75 mg/ngày hoặc kết hợp aspirin

với dipyridamole phóng thích kéo dài (mức chứng cứ B).

Bệnh động mạch chi dưới do vữa xơ có triệu chứng điều trị bằng

aspirin 75-325 mg/ngày hoặc clopidogrel 75 mg/ngày (mức chứng cứ A).

Nếu có chỉ định dùng thuốc chống đông máu khi có bệnh lý kết hợp

như rung nhĩ, thay van tim, bệnh lý huyết khối tĩnh mạch nên cho warfarin

kết hợp với aspirin liều thấp 75-81 mg/ngày (mức chứng cứ A) .

1.2.3. Các nghiên cứu về sử dụng aspirin trong bệnh tim mạch

Năm 2006, Berger và cộng sự phân tích tổng hợp về hiệu quả của

aspirin trong phòng ngừa tiên phát bệnh tim mạch. Dữ liệu từ MEDLINE và

Cochrane Central Register of Controlled Trials databases (1966 tới tháng

03/2005) với 6 nghiên cứu bao gồm 95456 bệnh nhân. Kết quả trên nữ giới

điều trị bằng aspirin có liên quan đến giảm có ý nghĩa thống kê 12% biến cố

tim mạch (OR = 0,88; 95%CI = 0,79 - 0,99, p = 0,03) và giảm 17% đột quỵ

nói chung (OR = 0,83; 95%CI = 0,70 - 0,97, p = 0,02) do giảm đột quỵ thiếu

máu cục bộ (OR = 0,76; 95%CI = 0,63 - 0,93, p = 0,008). Kết quả trên nam

giới điều trị bằng aspirin có liên quan đến giảm có ý nghĩa thống kê 14% các

biến cố tim mạch (OR = 0,86; 95%CI = 0,78 - 0,94, p = 0,01) và giảm 32 %

trong NMCT (OR = 0,68; 95%CI = 0,54 - 0,86, p = 0,001) [38].

Năm 2008, Gasparian và cộng sự phân tích tổng hợp hiệu quả của

aspirin trong phòng ngừa các biến cố tim mạch từ dữ liệu MEDLINE,

EMBESE, DARE. Tổng hợp có 6 nghiên cứu và một số phân tích gộp, mặc

dù có 4 nghiên cứu chỉ ra sự quan trọng của aspirin trong phòng ngừa nguyên

phát nhưng phân tích gộp trên 95456 bệnh nhân với 54% là nữ, thời gian theo

dõi trung bình 6,4 năm cho thấy không có liên quan với nguy cơ đột quỵ,

bệnh tim mạch, tử vong do mọi nguyên nhân khả năng do phần lớn bệnh

nhân có nguy cơ tim mạch thấp. Trái lại, aspirin trong phòng ngừa thứ phát

đã chứng minh rõ hiệu quả bảo vệ đối với các biến cố tim mạch [62].

Page 24: NGHIÊN CỨU TÌNH TRẠNG KHÁNG ASPIRIN Ở BỆNH …files.benhvien108.vn/luanan/41/luan an quach huu trung.pdf · Dược lý học của aspirin ... Kháng aspirin liên quan

11

Năm 2009, Baigent và cộng sự với nghiên cứu Antithrombotic

Trialists’ (ATT) Collaboration phân tích tổng hợp các biến cố mạch máu

nghiêm trọng (nhồi máu cơ tim, đột quỵ, tử vong do mạch máu) trên 6 nghiên

cứu aspirin dự phòng tiên phát (95000 đối tượng có nguy cơ tim mạch thấp

và trung bình, 660000 người/năm, 3554 biến cố mạch máu nghiêm trọng) và

16 nghiên cứu aspirin dự phòng thứ phát (17000 đối tượng có nguy cơ tim

mạch cao, 43000 người/năm, 3306 biến cố mạch máu nghiêm trọng). Trong

phòng ngừa tiên phát, aspirin làm giảm 12% tỷ lệ các biến cố mạch máu

nghiêm trọng (0,51% aspirin so với 0,57% giả dược mỗi năm, p = 0,0001),

chủ yếu do giảm khoảng một phần năm NMCT không gây tử vong (0,18 %

so với 0,23% mỗi năm, p < 0,0001). Trong phòng ngừa thứ phát, aspirin làm

giảm biến cố mạch máu nghiêm trọng nhiều hơn (6,7 % so với 8,2% mỗi

năm, p < 0,0001), với tăng không có ý nghĩa thống kê trong đột quỵ xuất

huyết nhưng giảm khoảng một phần năm trong tổng số biến cố đột quỵ

(2,08% so với 2,54% mỗi năm, p = 0.002) và trong các biến cố động mạch

vành (4,3% so với 5,3% mỗi năm, p < 0,0001) [34].

Năm 2009, Jeffrey và cộng sự phân tích tổng hợp về hiệu quả của

aspirin phòng ngừa thứ phát trên bệnh nhân bệnh động mạch ngoại biên. Dữ

liệu tổng hợp từ MEDLINE, EMBASE, COCHRANE, ATC bao gồm 18

nghiên cứu với 5269 bệnh nhân. Tổng hợp cho thấy có 251 (8,9%) bệnh nhân

trên 2823 bệnh nhân điều trị aspirin (đơn thuần hoặc phối hợp với

dipyridamole) và 269 (11,0%) trên 2446 bệnh nhân nhóm chứng có biến cố

tim mạch (RR = 0,88; 95%CI = 0,76 – 1,04). Aspirin làm giảm biến cố đột

quỵ không tử vong có ý nghĩa thống kê (52/2853 so với 76/2446, RR = 0,66;

95%CI = 0,47 – 0,94) nhưng làm giảm biến cố tử vong do mọi nguyên nhân,

NMCT, xuất huyết nặng không có ý nghĩa thống kê. Trên nhóm 3019 bệnh

nhân đơn trị bằng aspirin so với nhóm chứng, aspirin làm giảm không có ý

nghĩa thống kê các biến cố tim mạch nhưng giảm có ý nghĩa thống kê trên

Page 25: NGHIÊN CỨU TÌNH TRẠNG KHÁNG ASPIRIN Ở BỆNH …files.benhvien108.vn/luanan/41/luan an quach huu trung.pdf · Dược lý học của aspirin ... Kháng aspirin liên quan

12

biến cố đột quỵ không tử vong (tỷ lệ 32/1516 so với 51/1503, RR = 0,64;

95%CI = 0,42 – 0,99) [75].

Năm 2011, Bartolucci và cộng sự phân tích tổng hợp các nghiên cứu

phòng ngừa tiên phát bằng aspirin bao gồm: The British Doctors’ Trial

(BMD), the Physicians’ Health Study (PHS), the Thrombosis Prevention

Trial (TPT), the Hypertension Optimal Treatment (HOT) study, the Primary

Prevention Project (PPP), the Women’s Health Study (WHS), the Aspirin for

Asymptomatic Atherosclerosis Trial (AAAT), the Prevention of Progression

of Arterial Disease and Diabetes (POPADAD) trial và the Japanese Primary

Prevention of Atherosclerosis With Aspirin for Diabetes (JPAD) trial, với

99000 bệnh nhân. Nhóm nghiên cứu kết luận phòng ngừa tiên phát với

aspirin làm giảm có ý nghĩa thống kê các biến cố tim mạch và NMCT không

tử vong. Khác biệt không có ý nghĩa thống kê về tử vong do tim mạch, tử

vong chung, đột quỵ và BMV nói chung [35].

Năm 2011, Butalia và cộng sự đánh giá hệ thống và phân tích tổng hợp

về hiệu quả của aspirin trên tần xuất các biến cố tim mạch nặng ở bệnh nhân

ĐTĐ. Tổng hợp từ 7 nghiên cứu với 11618 bệnh nhân trên dữ liệu

MEDLINE, EMBASE, COCHRANE, BIOS. Chỉ số nguy cơ tương đối (RR)

tổng hợp cho biến cố tim mạch nặng trên bệnh nhân đái tháo đường là 0,91

(95%CI = 0,82 – 1,00). Trên biến cố nhồi máu cơ tim (RR = 0,85; 95%CI =

0,66 – 1,00), trên biến cố đột quỵ (RR = 0,84; 95%CI = 0,64 – 1,11), trên

biến cố tử vong do tim mạch (RR = 0,95; 95%CI = 0,71 – 1,27) và trên biến

cố tử vong do mọi nguyên nhân (RR = 0,95; 95%CI = 0,85 – 1,06). Tính

chung cứ 1000 bệnh nhân đái tháo đường điều trị aspirin, 109 biến cố tim

mạch nặng được phòng ngừa và có 19 biến cố xuất huyết nặng xảy ra [43].

Năm 2012, Seshasai và cộng sự phân tích tổng hợp từ dữ liệu

MEDLINE, COCHRANE, Clinical Trial (tới tháng 06/2011). Nhóm nghiên

cứu cho thấy với thời gian theo dõi trung bình 6,0 ± 2,1 năm trên 100000

Page 26: NGHIÊN CỨU TÌNH TRẠNG KHÁNG ASPIRIN Ở BỆNH …files.benhvien108.vn/luanan/41/luan an quach huu trung.pdf · Dược lý học của aspirin ... Kháng aspirin liên quan

13

bệnh nhân, điều trị bằng aspirin làm giảm tổng biến cố tim mạch 10% (OR =

0,90; 95%CI = 0,85 – 0,96, số lượng cần điều trị 120) chủ yếu là do giảm

NMCT không tử vong (OR = 0,80; 95%CI = 0,67 – 0,96), số lượng cần điều

trị 162). Giảm không có ý nghĩa thống kê về tử vong do tim mạch [116].

1.2.4. Kháng aspirin (aspirin resistance)

Có khoảng 10 - 20% số bệnh nhân đang điều trị với aspirin vẫn bị huyết

khối gây tắc mạch trong khi theo dõi dài hạn, điều này cho thấy tác dụng

chống ngưng tập tiểu cầu của aspirin không như nhau ở tất cả các bệnh nhân.

Dựa trên lâm sàng không đáp ứng với điều trị aspirin và các xét nghiệm cận

lâm sàng “giảm hay không đáp ứng” với aspirin trên một số bệnh nhân nên từ

năm 1994 xuất hiện khái niệm “kháng aspirin” [96].

1.2.4.1. Đánh giá hoạt động của aspirin [69]

Đánh giá mức độ ngưng tập tiểu cầu là kỹ thuật được sử dụng phổ biến

nhất để đánh giá chức năng tiểu cầu. Ngưng tập tiểu cầu là một quá trình

nhiều bước, trong đó dưới tác dụng của những chất gây ngưng tập tiểu cầu

(chất kích tập) như Adenosin diphosphate (ADP), Arachidonic acid (AA),

collagen, thrombin, epinephrine..., tiểu cầu được hoạt hóa dẫn đến sự thay đổi

của màng tiểu cầu, bộc lộ ra những glycoprotein (GP) chức năng của màng

tiểu cầu tạo thuận lợi cho tiểu cầu ngưng tập với nhau. Chất kích tập đặc hiệu

nhất để đánh giá kháng aspirin là Arachidonic acid.

Những thiết bị phổ biến để đánh giá NTTC hiện nay dựa trên nguyên lý

quang học (thay đổi độ truyền sáng khi tiểu cầu bị ngưng tập) hoặc trở kháng

(tiểu cầu ngưng tập tạo thành đám bám vào điện cực làm thay đổi trở kháng).

Phương pháp quang học NTTC (Light Transmission Aggregometry - LTA)

được phát triển bởi Born năm 1962 được coi là tiêu chuẩn vàng đánh giá

NTTC. Ngoài ra còn có các thiết bị với cơ chế khác ít được sử dụng hơn

trong thực tế như Ultegra Rapid Platelet Function Analyzer (RPFA),

Plateletworks, Cone and platelet analyzer, Thromboelastography (TEG) [83].

Page 27: NGHIÊN CỨU TÌNH TRẠNG KHÁNG ASPIRIN Ở BỆNH …files.benhvien108.vn/luanan/41/luan an quach huu trung.pdf · Dược lý học của aspirin ... Kháng aspirin liên quan

14

Bảng 1.1. Các phương pháp đánh giá ngưng tập tiểu cầu

Xét nghiệm Ưu điểm Nhược điểm

Thời gian chảy

máu

Xét nghiệm trực tiếp trên

bệnh nhân, nhanh, dễ làm

Không đặc hiệu, không

nhậy, xâm lấn

Đo 11 dehydro

thromboxane trong

nước tiểu

Phụ thuộc cyclooxy

genase-1, xét nghiệm

tương quan với kết quả

lâm sàng.

Không đặc hiệu cho tiểu

cầu, đo gián tiếp, phụ

thuộc chức năng thận. Giá

trị chẩn đoán không chắc

Đo ngưng tập tiểu

cầu bằng nguyên lý

quang học (LTA)

Tiêu chuẩn vàng. Tương

quan với kết quả lâm sàng

Thời gian xét nghiệm lâu,

đắt tiền. Giá trị chẩn đoán

lặp lại thấp

Đo ngưng tập tiểu

cầu bằng nguyên lý

trở kháng (WBA)

Tương quan với kết quả

lâm sàng. Sử dụng máu

toàn bộ

Thiết bị cũ, các điện cực

cần được làm sạch và tái

chế

Test chức năng tiểu

cầu Analyzer 100

(PFA-100)

Nhanh, đơn giản, tương

quan với kết quả lâm sàng

Phụ thuộc yếu tố Von

Willebrand và Hct. Không

điều chỉnh được độ chính

xác của máy ở mỗi lần đo

Test nhanh "Verify

now Aspirin"

Đơn giản, nhanh, tương

quan với kết quả lâm sàng

Khó điều chỉnh được độ

chính xác ở mỗi lần đo

Nghiên cứu toàn cầu năm 2009 về đánh giá chức năng tiểu cầu từ 49

quốc gia với 359 phòng xét nghiệm (244 phòng xét nghiệm lâm sàng, 115

phòng xét nghiệm nghiên cứu) cho thấy phương pháp LTA được sử dụng rất

phổ biến để đánh giá chức năng tiểu cầu trong bệnh lý tiểu cầu và theo dõi tác

dụng của các thuốc chống ngưng tập tiểu cầu [46].

Page 28: NGHIÊN CỨU TÌNH TRẠNG KHÁNG ASPIRIN Ở BỆNH …files.benhvien108.vn/luanan/41/luan an quach huu trung.pdf · Dược lý học của aspirin ... Kháng aspirin liên quan

15

Bảng 1.2. Tần xuất các phương pháp đánh giá ngưng tập tiểu cầu

Phương pháp

xét nghiệm

Tổng các

phòng XN

% (n/tổng)

Phòng XN

lâm sàng

% (n/tổng)

Phòng XN

nghiên cứu

% (n/tổng)

LTA đơn thuần 70% (242/347) 72% (170/236) 65% (72/111)

LTA nhiều hơn WBA 19% (67/347) 15% (36/236) 28% (31/111)

WBA nhiều hơn LTA 5% (16/347) 6% (13/236) 3% (3/111)

WBA đơn thuần 3% (12/347) 5% (12/236) 0% (0/111)

LTA bằng WBA 1% (4/347) <1% (1/236) 3% (3/111)

Phương pháp khác 2% (6/347) 2% (4/236) 2% (2/111)

Whole Blood Aggregation (WBA): Ngưng tập tiểu cầu bằng máu toàn phần

Tỷ lệ sử dụng LTA để đánh giá kháng các thuốc chống ngưng tập tiểu

cầu nói chung và kháng aspirin nói riêng là lớn nhất kể cả trong phòng xét

nghiệm lâm sàng cũng như trong phòng xét nghiệm nghiên cứu [46].

Bảng 1.3. Mục đích sử dụng phương pháp LTA

Mục đích làm xét

nghiệm LTA

Tổng các

phòng XN

% (n/tổng)

Phòng XN

lâm sàng

% (n/tổng)

Phòng XN

nghiên cứu

% (n/tổng)

Đánh giá Aspirin 68% (102/150) 66% (71/107) 72% (31/43)

Đánh giá Clopidogrel 61% (92/150) 59% (63/107) 67% (29/43)

Thầy thuốc yêu cầu 47% (71/150) 55% (59/107) 30% (13/43)

Theo dõi tuân trị 14% (21/150) 18% (18/107) 7% (3/43)

Đã có biến cố mạch máu 19% (29/150) 23% (25/107) 9% (4/43)

Mục đích khác 15% (22/150) 10% (11/107) 26% (11/43)

Page 29: NGHIÊN CỨU TÌNH TRẠNG KHÁNG ASPIRIN Ở BỆNH …files.benhvien108.vn/luanan/41/luan an quach huu trung.pdf · Dược lý học của aspirin ... Kháng aspirin liên quan

16

1.2.4.2. Định nghĩa kháng aspirin [109]

Kháng aspirin trong lâm sàng được định nghĩa khi aspirin không có khả

năng ngăn ngừa biến cố gây tắc mạch do huyết khối trên những bệnh nhân

vữa xơ động mạch đang điều trị với aspirin.

Kháng aspirin trong cận lâm sàng được định nghĩa là thất bại của

aspirin về mặt dược học, hoặc thất bại của aspirin trong tác dụng chống

ngưng tập tiểu cầu.

Kháng aspirin trong phòng xét nghiệm được định nghĩa khi aspirin

không có tác dụng hoặc tác dụng kém chống ngưng tập tiểu cầu bởi một

trong các chất kích tập tiểu cầu trong phòng thí nghiệm.

Ngưng tập tiểu cầu vẫn tồn tại mặc dù đang điều trị với aspirin được

định nghĩa là thất bại của aspirin trong ức chế ngưng tập tiểu cầu. Tuy nhiên

ngưng tập tiểu cầu đôi khi vẫn xảy ra mặc dù aspirin đã ức chế hoàn toàn sự

sản xuất ra TXA2 vì sự ngưng tập tiều cầu xảy ra theo con đường khác. Do

đó danh từ “kháng aspirin” đôi khi vẫn chưa chính xác trong một số các

trường hợp, như trong trường hợp aspirin ức chế sản xuất hoàn toàn TXA2

mà tiểu cầu vẫn có thể ngưng tập gây huyết khối. Danh từ “không đáp ứng”

với điều trị aspirin có thể thích hợp hơn để chỉ sự thất bại của aspirin trong

cả hai trường hợp: ức chế sản xuất TXA2 và giảm ngưng tập tiểu cầu.

1.2.4.3. Tiêu chuẩn chẩn đoán kháng aspirin: có rất nhiều tiêu chuẩn được

sử dụng trên các thiết bị khác nhau, với các nguyên lý đo khác nhau và dùng

các tiêu chuẩn đánh giá kháng aspirin khác nhau trong thực tế nghiên cứu về

kháng aspirin.

Tiêu chuẩn được sử dụng phổ biến nhất trong các nghiên cứu về kháng

aspirin bằng phương pháp quang học do Gum và cộng sự đề nghị bao gồm:

Kháng aspirin khi có đủ hai tiêu chuẩn 0,5 mg/ml Acid Arachidonic (AA)

gây ngưng tập tiểu cầu ≥20% và 10 µM/l ADP (Adenosin DiPhosphat) gây

ngưng tập tiểu cầu ≥70% [83].

Page 30: NGHIÊN CỨU TÌNH TRẠNG KHÁNG ASPIRIN Ở BỆNH …files.benhvien108.vn/luanan/41/luan an quach huu trung.pdf · Dược lý học của aspirin ... Kháng aspirin liên quan

17

Bảng 1.4. Định nghĩa kháng aspirin trong phòng xét nghiệm [54]

Tác giả Định nghĩa kháng aspirin

Gum PA và cộng sự PFA-100 CEPI-CT ≤193 giây

Lee PY và cộng sự ARU ≥500

Lev EI và cộng sự

≥2 trong 3 tiêu chuẩn: ARU ≥550,

5µmol/L ADP gây ngưng tập tiểu cầu ≥70%

0.5mg/mL AA gây ngưng tập tiểu cầu ≥20%

Gum PA và cộng sự

10µM ADP gây ngưng tập tiểu cầu ≥70% và

0.5mg/mL AA gây ngưng tập tiểu cầu ≥20%

Angiolillo DJ và cộng sự PFA-100 CEPI-CT ≤193 giây

Macchi L và cộng sự PFA-100 CEPI-CT <186 giây

Andersen K và cộng sự PFA-100 CEPI-CT ≤193 giây hoặc

CADP-CT ≤118 giây

Chen WH, Wang JC ARU ≥550

Christiaens L và cộng sự PFA-100 CEPI-CT ≤186 giây hoặc

CADP-CT ≤121 giây

AA = arachidonic acid; ADP = adenosine diphosphate; ARU = aspirin

reaction unit (đơn vị phản ứng aspirin) thực hiện trên máy RPFA-ASA (the

Rapid Platelet Function Assay-ASA); CADP-CT = collagen/adenosine

diphosphate-closure time; CEPI-CT = collagen/epinephrine-closure time.

1.2.4.4. Cơ chế kháng aspirin: có rất nhiều cơ chế gây ra tình trạng kháng

aspirin, các yếu tố làm tiểu cầu đáp ứng kém với aspirin gồm các yếu tố sinh

học, một số đặc điểm di truyền, các yếu tố lâm sàng và một số yếu tố khác.

Page 31: NGHIÊN CỨU TÌNH TRẠNG KHÁNG ASPIRIN Ở BỆNH …files.benhvien108.vn/luanan/41/luan an quach huu trung.pdf · Dược lý học của aspirin ... Kháng aspirin liên quan

18

Yếu tố sinh học

Sự hiện diện của hàng rào COX-1 có thể đáp ứng rất ít với sự ức chế

của aspirin [74], [92].

ThromboxanA2 sản xuất bởi dạng aspirin không nhạy cảm với COX-2

trên dạng mới của tiểu cầu hoặc các tế bào khác [47].

Tăng độ nhạy cảm của tiểu cầu với ADP và collagen [114].

Tăng giải phóng ADP [140].

Tăng hoạt hóa tiểu cầu qua trung gian epinephrin [33].

Hồng cầu gây hoạt hóa tiểu cầu [132].

Hoạt hóa tiểu cầu qua con đường trung gian không COX1: kích hoạt

tiểu cầu qua trung gian serotonin và thrombin có thể gây kháng aspirin. Sản

xuất TXA2 vẫn diễn ra mặc dù ức chế COX1 có thể xảy ra thông qua một con

đường thay thế COX2, được tìm thấy trong các tế bào nội mô mạch máu

(vascular endothelial cells - VECs) và các tế bào cơ trơn. COX2 có thể

chuyển đổi acid arachidonic thành prostaglandin H2 (PGH2) và được vận

chuyển vào tiểu cầu để sản xuất TXA2. COX1 tái tạo trong nhân các tế bào

như đại thực bào hoặc VECs cũng dẫn đến sản xuất TXA2 kéo dài [57].

Yếu tố di truyền

Tính đa dạng của yếu tố di truyền đóng vai trò quan trọng trong đáp ứng

của tiểu cầu với aspirin. Yếu tố di truyền được cho là ảnh hưởng lên đáp ứng

của tiểu cầu đối với aspirin nhiều hơn các YTNC tim mạch khác như tăng

huyết áp, đái tháo đường, tăng cholesterol máu, hút thuốc lá, béo phì [57].

Đa dạng của thụ thể glycoprotein và của thụ thể P2Y12 làm ảnh hưởng

lên đáp ứng của tiểu cầu với aspirin. Thụ thể GPIa/IIa, GPIBα, GPIIIa

(PIA1/A2), GPIIbIIIa, GPIb/V/IX, thromboxanA2 và yếu tố thụ thể

VonWillebrand [32].

Đa dạng của các men như Cox-1, Cox-2, thromboxanA2 synthase,

UDP-glucoronosyltransferases [56].

Page 32: NGHIÊN CỨU TÌNH TRẠNG KHÁNG ASPIRIN Ở BỆNH …files.benhvien108.vn/luanan/41/luan an quach huu trung.pdf · Dược lý học của aspirin ... Kháng aspirin liên quan

19

Đa dạng các yếu tố XIII Val34Leu.

Trong ống nghiệm nghiên cứu sử dụng tiểu cầu đột biến đơn gen (tăng

tác dụng của tiểu cầu với collagen khi bị bộc lộ) cho thấy khi điều trị bằng

aspirin không có hiệu quả [118].

Yếu tố lâm sàng

Yếu tố đơn giản nhất là bệnh nhân do dị ứng hoặc rối loạn tiêu hoá

không uống được aspirin, hoặc giảm hấp thu aspirin qua ruột [104].

Giảm hoạt tính sinh học của aspirin: ở liều tương đương, aspirin dạng

viên nang hoặc dạng phóng thích chậm kém hiệu quả hơn aspirin dạng

thường trong việc ức chế sản xuất thromboxanA2. Aspirin hấp thu tối đa ở

pH 2-4, môi trường pH cao hơn trong ruột non làm trì hoãn và giảm hấp thu

aspirin, đặc biệt ở những đối tượng có BMI cao [42].

Sự tương tác với các thuốc khác: cạnh tranh của aspirin với các thuốc

giảm đau chống viêm không steroid, ví dụ như ibuprofen có thể ngăn cản

aspirin tiếp cận Ser530 của COX-1. Các nghiên cứu quan sát gợi ý rằng

ibuprofen làm lu mờ hiệu quả bảo vệ tim của aspirin [113].

Sự gia tăng hoạt động của tiều cầu có thể chuyển thành dạng mới “tiểu

cầu không ảnh hưởng bởi aspirin” lưu thông vào máu và vẫn tạo được

thromboxanA2. Hơn nữa, “tiểu cầu không ảnh hưởng bởi aspirin” có thể

phục hồi khả năng tạo thromboxanA2 thông qua tổng hợp COX-1 hoặc thông

qua chuyển dạng tế bào của thromboxanA2 từ prostaglandinH2 giải phóng

bởi các tế bào máu hoặc tế bào nội mạc mạch máu [100].

Khi sử dụng lâu ngày aspirin cũng làm giảm tác dụng của aspirin lên

tiểu cầu, cơ chế giảm tác dụng này vẫn chưa được làm rõ [49].

Các yếu tố khác

Hút thuốc lá làm tăng kết dính tiểu cầu, tăng tạo huyết khối trên những

bệnh nhân đang điều trị bằng aspirin, khả năng do gây tăng isoprostane và

stress ôxy hóa kích thích tiểu cầu không bị ức chế bởi aspirin [57].

Page 33: NGHIÊN CỨU TÌNH TRẠNG KHÁNG ASPIRIN Ở BỆNH …files.benhvien108.vn/luanan/41/luan an quach huu trung.pdf · Dược lý học của aspirin ... Kháng aspirin liên quan

20

Tăng mức độ catecholamin liên quan đến stress và vận động thể lực có

tác dụng hoạt hóa huyết khối đáng kể cũng có thể gây kháng thuốc aspirin.

Một số yếu tố được cho là có ảnh hưởng tới kháng aspirin như ĐTĐ, nữ

giới, tuổi cao, nồng độ hemoglobin máu thấp, THA, béo phì, quy trình lấy

máu xét nghiệm…[96]

Chấn thương ở lớp nội mạc mạch máu bộc lộ lớp collagen cơ bản, có

thể hoạt động như một khu vực bám dính cho tiểu cầu ngưng tập.

Các thủ thuật trên động mạch vành như phẫu thuật cầu nối hoặc đặt

stent có thể gây kháng aspirin tạm thời do tiểu cầu được sản xuất nhiều hơn

và dẫn đến có một tỷ lệ cao tiểu cầu không tiếp xúc được với aspirin [81].

1.2.5. Biện pháp khắc phục hiện tượng kháng aspirin trong điều trị

Sử dụng aspirin dạng bột hoặc viên nén tốt hơn dạng viên nang. Tránh

sử dụng các công thức viên bao aspirin tan trong ruột [78].

Đảm bảo liều tối ưu [80].

Kiểm soát và lưu ý các yếu tố ảnh hưởng như BMI cao, giới nữ, ĐTĐ,

hemoglobin máu thấp, các thuốc chống đông phối hợp [91].

Đánh giá nhiễm trùng đồng thời hoặc các điều kiện viêm [36].

Đánh giá tương tác thuốc có thể. Đầu tiên là loại trừ các chất tương tác

xấu với aspirin. Ibuprofen và dipyrone (metamizole) là những chất cổ điển

làm giảm tác dụng của aspirin. Tương tác với các thuốc ức chế bơm proton

cũng cần được lưu ý và nghiên cứu thêm [63].

Tăng liều dùng aspirin: có một số bằng chứng cho thấy đáp ứng với

aspirin có thể là phụ thuộc liều aspirin. Trên bệnh nhân đái tháo đường có tỷ

lệ kháng aspirin cao hơn ở liều dùng aspirin tiêu chuẩn 81 mg/ngày so với

liều aspirin cao hơn 81 mg/ngày [45].

Tăng số lần dùng aspirin trong ngày: aspirin với thời gian sử dụng tăng

lên 2 lần/ngày làm giảm hiện tượng kháng aspirin so với liều dùng thông

thường 1 lần/ngày [51].

Page 34: NGHIÊN CỨU TÌNH TRẠNG KHÁNG ASPIRIN Ở BỆNH …files.benhvien108.vn/luanan/41/luan an quach huu trung.pdf · Dược lý học của aspirin ... Kháng aspirin liên quan

21

Bổ sung thêm các thuốc chống ngưng tập tiểu cầu khác: điều trị kháng

tiểu cầu kép sử dụng aspirin và clopidogrel là rất quan trọng sau đặt stent

động mạch vành. Bổ sung dipyridamole với aspirin có thể dẫn đến sự ức chế

tiểu cầu đáng kể ở những bệnh nhân có kháng aspirin [85].

Axit béo Omega-3 được dùng trong một nghiên cứu để đạt được các

mục tiêu được xác định trước của 30 bệnh nhân có kháng aspirin hoàn toàn,

sử dụng thiết bị VerifyNow aspirin assay (Accumetrics, San Diego,

California). Sau 30 ngày điều trị bằng axit béo omega-3 cho thấy 3 bệnh nhân

(20%) vẫn kháng aspirin và 4 bệnh nhân khác đã từ kháng aspirin hoàn toàn

trở thành kháng aspirin một phần [41], [61].

Khuyến cáo khác bao gồm hấp thu chất béo bão hòa trong đường tiêu

hóa làm tăng sản xuất thromboxan trong thực nghiệm dù đang điều trị bằng

aspirin. Bệnh nhân đái tháo đường điều trị bằng aspirin nên có chế độ ăn

uống ít chất béo bão hòa và tích cực quản lý rối loạn lipid máu [57].

Năm 2013, Iin và cộng sự thông báo về nghiên cứu chế tạo phức hợp

mới aspirin để khắc phục vấn đề kháng aspirin. Một hệ thống phân phối

thuốc phân tử nhỏ nhắm mục tiêu huyết khối, aspirin - Arg- Gly - Asp -Val

(A- RGDV), được phát triển bởi liên kết hóa trị giữa Arg- Gly - Asp -Val

tetrapeptide với aspirin. Kính hiển vi điện tử truyền tải hình ảnh cho thấy

tetramer tự lắp ráp các hạt nano (từ 5 đến 50nm đường kính) ở trong môi

trường nước. Quét ảnh hiển vi điện tử và hình ảnh kính hiển vi áp lực nguyên

tử chỉ ra rằng các hạt nano nhỏ hơn của A- RGDV tiếp tục lắp ráp với các hạt

lớn hơn rồi ổn định trong máu của chuột. Khảo sát cung cấp thông tin có

nghĩa là trong máu chuột A- RGDV có thể giữ toàn vẹn phân tử của nó, khi

trong huyết khối nó sẽ giải phóng ra aspirin. Ngưng tập tiểu cầu trong ống

nghiệm cho thấy rằng A- RGDV ức chế chọn lọc AA gây ra ngưng tập tiểu

cầu. Các cơ chế hoạt động có thể bao gồm phóng thích aspirin, sửa đổi chu

kỳ oxidase và giảm sự hiện diện của thụ thể GPIIb/IIIa. Trong khảo nghiệm

Page 35: NGHIÊN CỨU TÌNH TRẠNG KHÁNG ASPIRIN Ở BỆNH …files.benhvien108.vn/luanan/41/luan an quach huu trung.pdf · Dược lý học của aspirin ... Kháng aspirin liên quan

22

trên cơ thể sống cho thấy rằng liều có hiệu quả chống ngưng tập tiểu cầu của

A- RGDV là thấp hơn 16700 lần so với liều lượng đáp ứng của aspirin [76].

Sau cùng cần giáo dục bệnh nhân về tầm quan trọng của việc tuân thủ

sử dụng thuốc. Theo ước tính, khoảng tối thiểu 20% bệnh nhân không thực

sự dùng aspirin như bác sỹ đã chỉ định [40], [115].

1.3. CÁC NGHIÊN CỨU QUỐC TẾ VÀ TRONG NƯỚC VỀ KHÁNG

ASPIRIN

1.3.1. Các nghiên cứu quốc tế

Năm 2004, Wong và cộng sự nghiên cứu phân tích tổng hợp về kháng

aspirin trên bệnh nhân có bệnh tim mạch. Dữ liệu được tổng hợp từ

MEDLINE (tháng 01/1996 đến 01/2003). Tỷ lệ kháng aspirin từ 5,5% đến

60% (30% ở bệnh nhân sau đột quỵ, 9,5% ở bệnh nhân bệnh mạch vành đo

bằng PFA-100, 5,5% ở bệnh nhân BMV đo bằng LTA, 30%-40% ở bệnh

nhân BMV đo bằng thời gian máu chảy và PFA-100, 60% ở bệnh nhân bệnh

động mạch ngoại biên). Kháng aspirin giảm đi khi tăng liều aspirin, nên tăng

liều aspirin lên trên liều khuyến cáo (75-325 mg/ngày) hoặc thay đổi thuốc

chống ngưng tập tiểu cầu khi có kháng aspirin [140].

Năm 2006, Lordkipanidze và cộng sự đánh giá hệ thống và nghiên cứu

phân tích tổng hợp về kháng aspirin nhận thấy tỷ lệ kháng aspirin dao động

từ 0,4% đến 83%. Dữ liệu thu thập từ MEDLINE (từ tháng 01/1966 đến

tháng 04/2006), Web of Science (từ 1979 đến 04/2006) và COCHRAN (đến

quý 1/2006) với các ngôn ngữ Anh, Pháp, Tây Ban Nha, Ý, Nga. Kháng

aspirin có liên quan đến nữ giới, người cao tuổi, đái tháo đường, tăng

cholesterol máu và béo phì (BMI lên đến 29 kg/m2) [92].

Năm 2007, Hovens và cộng sự công bố nghiên cứu phân tích gộp về

kháng aspirin trên cơ sở dữ liệu MEDLINE (từ tháng 01/1966 đến tháng

10/2005), EMBASE (từ tháng 01/1974 đến tháng 10/2005), COCHRAN (từ

1800 đến 2005) và Web of Science với 34 nghiên cứu toàn văn và 8 tóm tắt

Page 36: NGHIÊN CỨU TÌNH TRẠNG KHÁNG ASPIRIN Ở BỆNH …files.benhvien108.vn/luanan/41/luan an quach huu trung.pdf · Dược lý học của aspirin ... Kháng aspirin liên quan

23

thảo luận. Tần số kháng aspirin dao động từ 0% đến 57%. Có 22 nghiên cứu

sử dụng phương pháp PFA-100, 15 nghiên cứu sử dụng phương pháp LTA, 6

nghiên cứu sử dụng phương pháp RPFA. Có 28 nghiên cứu trên bệnh nhân

BMV, 8 nghiên cứu trên bệnh nhân đột quỵ, các nghiên cứu còn lại trên bệnh

nhân bệnh động mạch ngoại biên và các bệnh khác. Liều aspirin dao động từ

80mg đến 1500 mg/ngày (10 nghiên cứu với aspirin ≤100 mg/ngày, 13

nghiên cứu với aspirin 101-299 mg/ngày, 13 nghiên cứu với aspirin ≥300

mg/ngày, các nghiên cứu còn lại không đề cập đến liều aspirin). Tỷ lệ kháng

aspirin tổng hợp đã hiệu chỉnh bởi định nghĩa kháng aspirin, cỡ mẫu và liều

aspirin là 27,1% (29% với phương pháp PFA-100, 26,2% với phương pháp

RPFA, 21,3% với phương pháp LTA, 22,9% trên bệnh nhân bệnh mạch vành,

32,1% trên bệnh nhân đột quỵ, 26,3% trên các bệnh nhân khác, 35,6% với

liều aspirin ≤100 mg/ngày, 28,2% với liều aspirin 101-299 mg/ngày, 18,6%

với liều aspirin ≥300 mg/ngày, 25,8% với liều aspirin không xác định) [74].

Năm 2007, Snoep và cộng sự tiến hành đánh giá hệ thống và phân tích

tổng hợp về kháng aspirin. Tác giả phân tích các nghiên cứu liên quan đến

kháng aspirin trên cơ sở dữ liệu MEDLINE (từ tháng 01/1966 đến tháng

10/2006), EMBASE (từ tháng 01/1974 đến tháng 10/2006), COCHRAN (từ

1800 đến 2006) và Web of Science (từ 1945 đến 10/2006) với 15 nghiên cứu

toàn văn và 1 tóm tắt thảo luận. Có 5 nghiên cứu sử dụng phương pháp LTA,

có 3 nghiên cứu sử dụng phương pháp đo TXB2 nước tiểu, 5 nghiên cứu sử

dụng phương pháp PFA-100, 3 nghiên cứu sử dụng phương pháp VerifyNow

Aspirin Assay. Tỷ lệ kháng aspirin là 5%-65%, tỷ lệ tổng hợp chung đã hiệu

chỉnh trong 12 nghiên cứu là 27% [122].

Năm 2008, phân tích tổng hợp của Pusch và cộng sự về kháng aspirin

từ dữ liệu PUBMED, MEDLINE, COCHRANE tới tháng 12/2008 cho thấy

có 5 nghiên cứu dựa trên phương pháp đo TXA2, 11 nghiên cứu sử dụng

phương pháp LTA, 15 nghiên cứu sử dụng phương pháp đo bằng thiết bị

Page 37: NGHIÊN CỨU TÌNH TRẠNG KHÁNG ASPIRIN Ở BỆNH …files.benhvien108.vn/luanan/41/luan an quach huu trung.pdf · Dược lý học của aspirin ... Kháng aspirin liên quan

24

PFA-100, 2 nghiên cứu sử dụng phương pháp RPFA, 2 nghiên cứu sử dụng

phương pháp đo NTTC bằng trở kháng. Tỷ lệ kháng aspirin dao động từ 0%

dến 50%. Có 7/11 nghiên cứu sử dụng phương pháp LTA, 11/15 nghiên cứu

sử dụng phương pháp PFA-100, 2/2 nghiên cứu sử dụng phương pháp ngưng

tập tiểu cầu bằng trở kháng và 1/2 nghiên cứu sử dụng phương pháp RPFA

cho thấy kháng aspirin có liên quan đến các biến cố tim mạch [107].

Năm 2008, Crescente và cộng sự phân tích tổng hợp các nghiên cứu về

kháng aspirin sử dụng phương pháp PFA-100. Tổng hợp từ 53 nghiên cứu

với 6450 đối tượng từ dữ liệu PUBMED cho đến 15/10/2007. Tiêu chuẩn

kháng aspirin khác nhau giữa các nghiên cứu, dao động với ngưỡng cắt 170-

300 ms trên thiết bị đo PFA-100. Tỷ lệ kháng aspirin trung bình là 27% (7% -

77%). Tỷ lệ kháng aspirin ở nhóm có biến cố mạch máu là 28% (26% -

30%), cao hơn có ý nghĩa thống kê so với 23% (21% - 25%) ở nhóm không

có biến cố mạch máu. Trong nhóm có biến cố mạch máu, tỷ lệ kháng aspirin

ở giai đoạn cấp là 41% (37% - 47%) cao hơn có ý nghĩa thống kê so với 25%

(24% - 27%) ở giai đoạn mạn tính. Kháng aspirin có tỷ lệ cao hơn có ý nghĩa

thống kê ở nhóm đối tượng lớn tuổi, 29% (27% - 33,1%) so với đối tượng

nhỏ tuổi hơn là 24% (22% - 26%). Nhóm sử dụng aspirin với liều ≤100

mg/ngày có tỷ lệ kháng aspirin 23% (21% - 25%), thấp hơn có ý nghĩa thống

kê so với tỷ lệ 30% (28% - 32%) ở nhóm sử dụng aspirin với liều >100

mg/ngày. Tỷ lệ kháng aspirin ở đối tượng dùng aspirin dài ngày là 32% (29%

- 35%) cao hơn có ý nghĩa thống kê so với tỷ lệ 25% (23% - 27%) ở đối

tượng mới dùng aspirin (tối thiểu 7 ngày). Tỷ lệ kháng aspirin theo tiêu chuẩn

của tác giả nghiên cứu sử dụng là 28% (26% - 30%), cao hơn có ý nghĩa

thống kê so với 25% (23% - 27%) nếu sử dụng tiêu chuẩn của nhà sản xuất

thiết bị khuyến cáo. Tỷ lệ kháng aspirin nếu đo trước và sau khi điều trị

aspirin là 24% (22% - 27%), thấp hơn có ý nghĩa thống kê nếu chỉ đo một

thời điểm sau khi điều trị aspirin là 28% (26% - 29%). Tỷ lệ kháng aspirin ở

Page 38: NGHIÊN CỨU TÌNH TRẠNG KHÁNG ASPIRIN Ở BỆNH …files.benhvien108.vn/luanan/41/luan an quach huu trung.pdf · Dược lý học của aspirin ... Kháng aspirin liên quan

25

đối tượng ĐTĐ là 26% (23% - 31%), cao hơn có ý nghĩa thống kê so với tỷ lệ

22% (20% - 23%) ở đối tượng không có ĐTĐ. Sự khác biệt là không có ý

nghĩa thống kê quan sát thấy ở nhóm có các yếu tố nguy cơ tim mạch như:

tăng huyết áp, rối loạn lipid máu, hút thuốc lá so với nhóm không có yếu tố

nguy cơ tim mạch nêu trên. Sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê cũng xảy

ra khi so sánh giữa hai giới. Tỷ lệ kháng aspirin là 32%, không khác nhau

giữa quần thể người Châu Âu và người Bắc Mỹ (29% - 35%) nhưng cao hơn

có ý nghĩa thống kê so với tỷ lệ kháng aspirin được công bố gần đây là 25%

(23% - 26%). Nghiên cứu sử dụng chất chống đông citrat 3,2% có tỷ lệ kháng

aspirin là 31% (29% - 33%), cao hơn có ý nghĩa thống kê so với nghiên cứu

sử dụng chất chống đông citrat 3,8% là 24% (22% - 26%). Các biến cố tim

mạch có liên quan đến kháng aspirin (RR = 1,63; CI = 1,16 – 2,28) [49].

Năm 2008, Ferguson và cộng sự phân tích tổng hợp từ dữ liệu

PUBMED từ tháng 01/1996 đến tháng 11/2007 bằng phần mềm Ovit (Ovid

Technologies, Inc; New York) với 17 nghiên cứu được tìm thấy. Kết quả

kháng aspirin có liên quan đến giới nữ, người cao tuổi, nồng độ hemoglobin

máu thấp. Đái tháo đường và tăng BMI có liên quan ở một số nghiên cứu

nhưng chưa đạt mức ý nghĩa thống kê khi phân tích tổng hợp [54].

Năm 2008, Krasopoulos và cộng sự phân tích tổng hợp trên 20 nghiên

cứu với 2930 bệnh nhân (dữ liệu từ Medline, Embase, CHINAHL,

Cochrane). Phần lớn điều trị aspirin với liều 75-325 mg/ngày. Có 414 bệnh

nhân có tiền sử đột quỵ, 410 bệnh nhân có hội chứng mạch vành cấp, 132

bệnh nhân có nhồi máu cơ tim, 542 bệnh nhân phẫu thuật bắc cầu động mạch

vành, 715 bệnh nhân nong mạch vành, 760 bệnh nhân bệnh tim mạch ổn

định, 96 bệnh nhân bệnh động mạch ngoại biên. Có 6 nghiên cứu dùng phối

hợp aspirin với thuốc chống ngưng tập tiểu cầu khác. Tỷ lệ kháng aspirin

tổng hợp là 28%. Kháng aspirin có liên quan với biến cố tim mạch (OR =

3,85; 95%CI = 3,08 – 4,80), với tỷ lệ tử vong (OR = 5,99; 95%CI = 2,28 –

Page 39: NGHIÊN CỨU TÌNH TRẠNG KHÁNG ASPIRIN Ở BỆNH …files.benhvien108.vn/luanan/41/luan an quach huu trung.pdf · Dược lý học của aspirin ... Kháng aspirin liên quan

26

15,72), với hội chứng mạch vành cấp (OR = 4,06; 95%CI = 2,96 – 5,56).

Kháng aspirin không bị ảnh hưởng khi dùng phối hợp với các thuốc chống

ngưng tập tiểu cầu khác. Khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa nhóm kháng

aspirin và nhóm không kháng aspirin trên các yếu tố: nam giới (7/20 nghiên

cứu, p =0,001), giảm chức năng thận (2/20 nghiên cứu, p =0,03) [84].

Năm 2008, Zimmermann đánh giá tổng hợp các biến chứng lâm sàng

có liên quan đến kháng aspirin thấy tỷ lệ kháng aspirin đánh giá bằng xét

nghiệm là 5,2% đến 69% trên bệnh nhân động mạch vành ổn định, 22.5%

đến 83,3% trên bệnh nhân hội chứng mạch vành cấp, 20% đến 74% trên bệnh

nhân thực hiện phẫu thuật bắc cầu động mạch vành, 5% đến 60% trên bệnh

nhân bệnh động mạch não hoặc có tiền sử đột quỵ, 9% đến 65% trên bệnh

nhân bệnh động mạch ngoại biên. Bệnh nhân có bệnh tim mạch sẽ tăng 13

lần các biến cố tắc mạch do vữa xơ khi có kháng aspirin [145].

Năm 2008, phân tích tổng hợp của Sofi và cộng sự từ dữ liệu

EMBASE, MEDLINE, COCHRANE, Science Citation Index tới tháng

5/2007 trên 11 nghiên cứu tiến cứu với 1952 bệnh nhân có thời gian theo dõi

từ 6 ngày đến 4 năm. Kết quả cho thấy tỷ lệ kháng aspirin từ 0% đến trên

50%, các biến cố lâm sàng nặng có liên quan đến kháng aspirin (RR = 3,11;

95%CI = 1,88 – 5,15, p <0,0001). Tái phát các biến cố lâm sàng được quan

sát thấy tăng lên ở nhóm có thời gian theo dõi lâu trên hoặc bằng 1 năm (8/11

nghiên cứu, RR = 2,51; 95%CI = 1,46 – 4,32, p = 0,0009), thời gian theo dõi

nhỏ hơn 1 năm (3/11 nghiên cứu, RR = 7,25; 95%CI = 3,12 – 16,81,

p<0,00001). Tương tự với liều aspirin nhỏ hơn 100mg/ngày (3/11 nghiên

cứu, RR = 5,69; 95%CI = 2,81 – 11,54, p < 0,00001), liều aspirin lớn hơn

100mg/ngày (6/11 nghiên cứu, RR = 2,45; 95%CI = 1,45 – 4,19, p = 0,002).

Trên bệnh nhân hội chứng mạch vành cấp (8/11 nghiên cứu, RR = 3,17;

95%CI = 1,68 – 6,00, p < 0,0001), trên bệnh nhân bệnh động mạch vành ổn

định (3/11 nghiên cứu, RR = 3,02; 95%CI = 1,26 – 7,26, p < 0,0001).

Page 40: NGHIÊN CỨU TÌNH TRẠNG KHÁNG ASPIRIN Ở BỆNH …files.benhvien108.vn/luanan/41/luan an quach huu trung.pdf · Dược lý học của aspirin ... Kháng aspirin liên quan

27

Phương pháp sử dụng là PFA-100 (8/11 nghiên cứu, RR = 2,52; 95%CI =

1,44 – 4,41, p = 0,001), phương pháp sử dụng là LTA (3/11 nghiên cứu, RR

= 5,82; 95%CI = 2,99 – 11,34, p < 0,0001) [123].

Cũng trong năm 2008, Reny và cộng sự phân tích tổng hợp các nghiên

cứu sử dụng phương pháp PFA-100 để dự báo các biến cố tim mạch trên

bệnh nhân điều trị aspirin. Dữ liệu từ MEDLINE, Web of Science and

Cochrane với 15 nghiên cứu (7 nghiên cứu quan sát với 1466 bệnh nhân, 8

nghiên cứu tiến cứu với 1227 bệnh nhân). Phân tích cho thấy tỷ lệ kháng

aspirin là 9,5% - 49%, tái phát các biến cố tim mạch có liên quan đến kháng

aspirin (OR = 2,1; 95%CI = 1,4 – 3,4, p < 0,001) [108].

Năm 2009, Kasotakis và cộng sự đánh giá tổng hợp các bằng chứng

hiện tại của mối liên quan kháng aspirin và các biến cố lâm sàng. Tỷ lệ kháng

aspirin dao động từ 0,4% đến 70% khi sử dụng phương pháp LTA, 1% đến

56% khi sử dụng phương pháp PFA-100, 7% đến 27% khi sử dụng phương

pháp RPFA [82].

Năm 2009, Mansour và cộng sự đánh giá tổng hợp các nghiên cứu về

kháng aspirin thấy tỷ lệ kháng aspirin từ 5,5% đến 60%. Có đến 7 ngưỡng

xác định kháng aspirin khác nhau cho phương pháp PFA-100. Khi kết hợp cả

3 phương pháp PFA-100, LTA, VerifyNow-Aspirin thì tỷ lệ kháng aspirin rất

thấp là 2%. Phần lớn các nghiên cứu là trên người lớn. Tỷ lệ kháng aspirin

trên 44 trẻ em tử 1 đến 17 tuổi xác định bằng nhiều phương pháp cho thấy có

ít nhất 6/44 trẻ có kháng aspirin đo bởi một trong ba phương pháp (5 đo bằng

phương pháp PFA-100, 1 đo bằng phương pháp LTA và TXB2) [94].

Năm 2010, Canivano và cộng sự thực hiện nghiên cứu phân tích tổng

hợp về tần xuất, cơ chế kháng aspirin liên quan đến các biến cố tắc mạch do

huyết khối. Dữ liệu được tổng hợp từ 33 nghiên cứu trên MEDLINE,

EMBASE, Cochrane và PUBMED cho đến tháng 11/2008 (ấn bản tiếng Anh

hoặc tiếng Tây Ban Nha). Tỷ lệ kháng aspirin là 0% đến 57% trong phân tích

Page 41: NGHIÊN CỨU TÌNH TRẠNG KHÁNG ASPIRIN Ở BỆNH …files.benhvien108.vn/luanan/41/luan an quach huu trung.pdf · Dược lý học của aspirin ... Kháng aspirin liên quan

28

tổng hợp. Kháng aspirin làm tăng các biến cố tim mạch so với bệnh nhân

không kháng aspirin, tần xuất biến cố tim mạch liên quan với kháng aspirin

cao hơn ở các nghiên cứu cắt ngang so với các nghiên cứu tiến cứu (OR =

3,12; 95%CI = 2,40 – 4,06 so sánh với OR = 1,75; 95%CI = 1,35 – 2,28;

p=0,005). Một số nghiên cứu thấy kháng aspirin có liên quan đến hút thuốc

lá, giới nữ, tuổi cao, béo phì và rối loạn lipid máu. Tỷ lệ kháng aspirin thấp

hơn ở bệnh nhân bệnh động mạch vành và bệnh nhân suy tim [44].

Năm 2011, Topcuoglu và cộng sự đánh giá tổng hợp về kháng aspirin

trên bệnh nhân đột quỵ. Tỷ lệ kháng aspirin trên bệnh nhân đột quỵ hoặc

thiếu máu não thoáng qua là 3% - 85% và kháng clopidogrel là 28% - 44%.

Nhiều yếu tố kỹ thuật và lâm sàng ảnh hưởng đến tỷ lệ kháng aspirin như tư

thế lấy máu, chất lượng lấy máu, phản ứng tiểu cầu với chấn thương nội mạc

xảy ra trong quá trình lấy máu, thời gian lấy máu trong ngày, điều kiện vận

chuyển mẫu máu, số lượng tiểu cầu, sự huyết tán, tập thể dục, hút thuốc lá,

tuổi, giới tính, sự hiện diện của nhiễm trùng, béo phì, tình trạng kiểm soát

đường huyết ở bệnh nhân đái tháo đường, nồng độ hemoglobin máu, nồng độ

cholesterol và triglycerid trong huyết thanh, sử dụng đồng thời các thuốc có

ảnh hưởng đến ngưng tập tiểu cầu [130].

Năm 2013, Kasmeridis và cộng sự đánh giá tổng hợp về kháng aspirin

trên bệnh nhân BMV. Nhóm nghiên cứu thấy tỷ lệ kháng aspirin dao động từ

6,7% khi sử dụng phương pháp VerifyNow-Aspirin đến 59,5% khi sử dụng

phương pháp PFA-100. Ước tính tỷ lệ kháng aspirin trên lâm sàng là 13%

dựa trên tỷ lệ bệnh nhân cần dùng aspirin trong thực tế [81].

Năm 2013, Mijajlovic đánh giá tổng hợp về kháng aspirin và

clopidogrel trên lâm sàng. Tỷ lệ thất bại với aspirin trên lâm sàng là 5,5% đến

60%. Biến thiên do có bệnh khác nhau, liều aspirin khác nhau và phương

pháp khác nhau. Cho đến hiện nay, vẫn chưa có đủ bằng chứng cho việc

thống nhất một phương pháp để xác định kháng aspirin trong thực tế [96].

Page 42: NGHIÊN CỨU TÌNH TRẠNG KHÁNG ASPIRIN Ở BỆNH …files.benhvien108.vn/luanan/41/luan an quach huu trung.pdf · Dược lý học của aspirin ... Kháng aspirin liên quan

29

Năm 2013, Simpson và cộng sự phân tích tổng hợp về kháng aspirin

trên bệnh nhân đái tháo đường từ dữ liệu điện tử (MEDLINE, EMBASE,

International Pharmaceutical) đến 31/05/2013. Có 31 nghiên cứu (3 nghiên

cứu ngẫu nhiên, 8 nghiên cứu hồi cứu, 20 nghiên cứu cắt ngang) với 2147

bệnh nhân. Phương pháp LTA được sử dụng trong 15 nghiên cứu, thiết bị

PFA-100 với 11 nghiên cứu, 4 nghiên cứu với RPFA hoặc VerifyNow-

Aspirin, 1 nghiên cứu với TXB2. Tỷ lệ kháng aspirin dao động từ 3% đến

59%. Tỷ lệ chung ước tính trên bệnh nhân đái tháo đường là 21,9% (95%CI =

15,2% - 28,5%) và 15,8% (95%CI = 11,4% - 20,3%) trên bệnh nhân không

đái tháo đường. Tỷ lệ kháng aspirin liên quan đến liều aspirin, với 398/1689

bệnh nhân đái tháo đường (23,6%) điều trị aspirin với liều nhỏ hơn 100

mg/ngày so với 64/518 bệnh nhân đái tháo đường (12,3%) điều trị aspirin với

liều 100-325 mg/ngày (RR = 1,70; 95%CI = 1,07 – 2,72). Có đến 1 phần 4

bệnh nhân đái tháo đường có kháng aspirin liên quan với liều aspirin thông

thường (nhỏ hơn 100mg/ngày. Bệnh nhân đái tháo đường có tỷ lệ kháng

aspirin cao hơn 36% so với bệnh nhân không đái tháo đường. Tỷ lệ kháng

aspirin thay đổi theo liều aspirin sử dụng, bệnh nhân đái tháo đường điều trị

aspirin liều nhỏ hơn 100 mg/ngày có tỷ lệ kháng aspirin cao hơn 70% so với

bệnh nhân đái tháo đường điều trị aspirin với liều 101-325 mg/ngày [120].

1.3.2. Các nghiên cứu trong nước

Năm 1997, Nguyễn Thị Nữ và cộng sự nghiên cứu chỉ số NTTC ở

người Việt Nam trưởng thành bình thường trên 135 người (69 nam, 66 nữ).

Phương pháp đo LTA, sử dụng chất kích tập ADP 5µM và 10µM, collagen

1µM. Kết quả NTTC trung bình ở nam là 65,97 ± 7,10% với collagen, 66,69

± 6,25% với ADP 10µM và 47,36 ± 18,94% với ADP 5µM. NTTC trung

bình ở nữ là 65,06 ± 6,30% với collagen, 67,26 ± 6,80% với ADP 10µM và

51,62 ± 17,34% với ADP 5µM. Khác biệt về NTTC giữa nam và nữ là không

có ý nghĩa thống kê [16].

Page 43: NGHIÊN CỨU TÌNH TRẠNG KHÁNG ASPIRIN Ở BỆNH …files.benhvien108.vn/luanan/41/luan an quach huu trung.pdf · Dược lý học của aspirin ... Kháng aspirin liên quan

30

Năm 2000, Vũ Hồng Điệp và cộng sự nghiên cứu chỉ số NTTC ở người

cao tuổi trên 111 người 60-89 tuổi (69 người bình thường, 22 người có THA,

20 người thiếu năng lượng trường diễn). Kết quả NTTC với ADP 10µM ở

người bình thường là 62,03 ± 9,95%, không có sự khác biệt về giới và tuổi.

NTTC ở người THA là 67,18 ± 9,95%, ở người thiếu năng lượng trường diễn

72,70 ± 11,31%, cao hơn so với người bình thường (p <0,05) [2].

Năm 2004, Trương Quang Việt và cộng sự nghiên cứu NTTC ở người

cao tuổi THA tại bệnh viện Hữu Nghị cho thấy độ NTTC ở nhóm lớn hơn

hoặc bằng 75 tuổi cao hơn so với nhóm nhỏ hơn 75 tuổi. NTTC ở bệnh nhân

THA tăng cao hơn so với nhóm chứng có ý nghĩa thống kê, tăng theo thời

gian THA và tỷ lệ thuận với số cơ quan đích bị tổn thương (p <0,001) [28].

Năm 2004, Lý Tuấn Khải và cộng sự nghiên cứu NTTC với ADP và

collagen ở người bình thường trên 77 nam và 31 nữ, tuổi từ 20 tuổi đến 77

tuổi, với 3 phương pháp khác nhau (WBA, LTA và phương pháp trở kháng

dùng huyết tương giầu tiểu cầu). Với phương pháp WBA, NTTC trung bình ở

nam là 11,1 ± 4,0 Ohm và của nữ là 12,0 ± 2,9 Ohm. Với phương pháp LTA,

NTTC trung bình ở nam là 67,3 ± 16,9% và của nữ là 68,1 ± 19,8%. Với

phương pháp trở kháng dùng huyết tương giầu tiểu cầu, NTTC trung bình ở

nam là 51,7 ± 12,5 Ohm và của nữ là 38,9 ± 18,2 Ohm. Không có sự khác

biệt về giới của NTTC khi đo bằng các phương pháp khác nhau [8].

Năm 2005, Nguyễn Thị Nữ và cộng sự nghiên cứu NTTC với ADP trên

bệnh nhân THA có rối loạn lipid máu (200 bệnh nhân nhóm chứng và 108

bệnh nhân nhóm bệnh). Kết quả NTTC ở bệnh nhân THA có RLLP tăng có ý

nghĩa so với nhóm chứng (74,16 ± 7,45% so với 64,65 ± 8,22%). NTTC tăng

cao cả ở 3 nhóm rối loạn lipid máu, theo thứ tự tăng dần là týp IV, týp IIb và

týp IIa. Có mối liên quan thuận giữa tăng NTTC với cholesterol toàn phần và

LDL-C. Mức độ NTTC có liên quan chặt chẽ với mức độ nặng của tổn

thương cơ quan đích ở bệnh nhân THA [17].

Page 44: NGHIÊN CỨU TÌNH TRẠNG KHÁNG ASPIRIN Ở BỆNH …files.benhvien108.vn/luanan/41/luan an quach huu trung.pdf · Dược lý học của aspirin ... Kháng aspirin liên quan

31

Năm 2006, Lê Văn Thạch tìm hiểu NTTC ở người cao tuổi thấy độ

NTTC có mối liên quan tỷ lệ thuận với độ tuổi, cao nhất ở độ tuổi lớn hơn

hoặc bằng 75 tuổi (66,1 ± 2,3%), giảm hơn ở độ tuổi 60-74 (64,0 ± 4,2%),

thấp nhất ở độ tuổi 45-59 tuổi (62,3 ± 2,9%), p <0,05 [20].

Năm 2006, Lê Văn Thạch nghiên cứu thấy NTTC ở bệnh nhân THA có

hút thuốc lá tăng hơn so với bệnh nhân tăng THA không hút thuốc lá (tương

quan tuyến tính thuận, r = 0,53 với ADP, r = 0,49 với AA, r = 0,40 với

epinephrin, r = 0,37 với collagen) [21].

Năm 2007, Đào Thị Hồng Nga và cộng sự nghiên cứu NTTC với ADP

và collagen ở bệnh nhân có rối loạn chuyển hóa lipid. Tác giả nhận thấy

NTTC tăng có ý nghĩa (p <0,01) ở bệnh nhân có rối loạn chuyển hóa lipid ở

tất cả các týp so với nhóm chứng. Độ NTTC có mối tương quan thuận với

nồng độ triglycerid (r = 0,335 với ADP và r = 0,332 với collagen), nồng độ

cholesterol toàn phần (r = 0,304 với ADP) [14].

Năm 2008, Bùi Mạnh Hùng nghiên cứu NTTC với ADP ở bệnh nhân

đột quỵ cấp. Kết quả cho thấy có tăng NTTC ở bệnh nhân đột quỵ cấp phối

hợp với rối loạn chuyển hóa lipid. Có tương quan thuận giữa NTTC với

fibrinogen (r = 0,46), với tỷ lệ prothrombin (r = 0,44), với cholesterol

(r=0,52). Có mối tương quan nghịch với thời gian APTT (r = -0,32) [3].

Năm 2009, Nguyễn Hồng Quân và cộng sự nghiên cứu độ NTTC ở 41

bệnh nhân đột quỵ thiếu máu não cấp trước và sau dùng thuốc chống NTTC

(20 bệnh nhân điều trị aspirin 300mg/ngày, 21 bệnh nhân dùng aggrenox

2viên/ngày). Aspirin ức chế NTTC mạnh hơn so với aggrenox (p <0,05). Với

collagen, NTTC giảm ở nhóm aspirin (p <0,001) còn ở nhóm aggrenox

không có sự khác biệt [18].

Năm 2009, Nguyễn Thanh Bình và cộng sự nghiên cứu trên 30 bệnh

nhân BMV tại Viện trung ương Quân đội 108. Kháng aspirin được xác định

khi NTTC vẫn nằm trong giới hạn bình thường (trong khoảng X ± 2SD của

Page 45: NGHIÊN CỨU TÌNH TRẠNG KHÁNG ASPIRIN Ở BỆNH …files.benhvien108.vn/luanan/41/luan an quach huu trung.pdf · Dược lý học của aspirin ... Kháng aspirin liên quan

32

nhóm chứng) mặc dù đang điều trị aspirin hàng ngày với liều 100mg/ngày.

Tỷ lệ kháng aspirin là 53,8% với chất kích tập ADP và 53,3% với chất kích

tập collagen có ý nghĩa thống kê với p <0,05. Nhóm kháng aspirin và nhóm

đáp ứng với aspirin không có sự khác biệt về tuổi, số lượng tiểu cầu, lượng

huyết sắc tố, hút thuốc lá, THA, RLLP [1].

Năm 2011, Lê Tùng Lam và cộng sự nghiên cứu nghiên cứu độ NTTC

ở bệnh nhân trước và sau can thiệp đặt stent động mạch vành. NTTC ở bệnh

nhân có cơn đau thắt ngực ổn định tăng có ý nghĩa thống kê so với nhóm

chứng (p <0,05) và có mối tương quan thuận tương đối chặt với hàm lượng

fibrinogen huyết tương (r = 0,446). Phối hợp 2 thuốc clopidogrel và aspirin

làm giảm rõ rệt độ NTTC từ 66,59 ± 13,53 % trước điều trị xuống tới mức

38,48 ± 10,17 % sau điều trị với p < 0.01 [12].

Năm 2011, Trương Thị Minh Nguyệt và cộng sự nghiên cứu NTTC với

ADP trên 45 bệnh nhân BMV gồm 2 nhóm cấp và mạn (42 nam, 3 nữ, tuổi

trung bình 65,3 ± 8,0) với nhóm chứng 30 người khỏe mạnh (28 nam, 2 nữ,

tuổi trung bình 64,0 ± 8,0). Kết quả NTTC với ADP 10µM đo bằng phương

pháp LTA là 71,76 ± 8,83%, tăng có ý nghĩa (p <0,001) so với nhóm chứng

là 61,17 ± 9,36%. Nhóm bệnh nhân có tăng nồng độ fibrinogen huyết tương

so với nhóm chứng với p <0,001. Mức độ tăng NTTC có mối tương quan

đồng biến với hàm lượng fibrinogen huyết tương (r = 0,335) [15].

Năm 2013, Đỗ Quang Huân và Hồ Tấn Thịnh nghiên cứu tần suất

kháng aspirin ở 174 bệnh nhân được can thiệp động mạch vành qua da thấy

tỷ lệ kháng aspirin là 21,3%. Kháng aspirin có liên quan với bệnh thận mạn,

béo phì, NMCT có ST chênh lên và bệnh cơ tim thiếu máu cục bộ [4].

Page 46: NGHIÊN CỨU TÌNH TRẠNG KHÁNG ASPIRIN Ở BỆNH …files.benhvien108.vn/luanan/41/luan an quach huu trung.pdf · Dược lý học của aspirin ... Kháng aspirin liên quan

33

CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU

Nghiên cứu được tiến hành trên 380 bệnh nhân nguy cơ tim mạch cao

có điều trị bằng aspirin tại Viện tim mạch, Bệnh viện trung ương quân đội

108 trong thời gian từ tháng 08/2010 đến tháng 04/2012.

2.1.1. Tiêu chuẩn chọn bệnh nhân

Bệnh nhân có nguy cơ tim mạch cao:

- Bệnh mạch vành.

- Nguy cơ tương đương bệnh mạch vành:

+ Hẹp động mạch cảnh có triệu chứng - cơn thiếu máu não

thoáng qua hoặc đột quỵ nhồi máu não.

+ Bệnh động mạch ngoại biên.

+ Đái tháo đường.

+ Nguy cơ 10 năm mắc bệnh động mạch vành >20% tính theo

thang điểm nguy cơ Framingham.

(Bệnh nhân đã có bệnh vữa xơ mạch máu trên lâm sàng như bệnh mạch vành,

bệnh động mạch cảnh, bệnh động mạch ngoại biên hoặc đái tháo đường

không áp dụng thang điểm nguy cơ Framingham. Tính điểm Framingham

cho các bệnh nhân có tăng huyết áp, không có bệnh vữa xơ mạch máu trên

lâm sàng hoặc đái tháo đường).

Đang điều trị aspirin với liều 100mg, uống 01 lần/ngày sau ăn sáng,

thời gian dùng tối thiểu 07 ngày. Thuốc dạng viên nén hàm lượng 100mg,

đóng vỉ 10 viên, sản xuất bởi Công ty TRAPHACO (Việt Nam), do khoa

Dược cung cấp.

(Bệnh nhân có thể dùng kết hợp clopidogrel vì kháng aspirin không ảnh

hưởng bởi các thuốc chống ngưng tập tiểu cầu khác dùng đồng thời. Chất

kích tập AA chỉ đặc hiệu cho đánh giá aspirin, không đặc hiệu với

clopidogrel. Đánh giá kháng aspirin sử dụng chất kích tập ADP với nồng độ

Page 47: NGHIÊN CỨU TÌNH TRẠNG KHÁNG ASPIRIN Ở BỆNH …files.benhvien108.vn/luanan/41/luan an quach huu trung.pdf · Dược lý học của aspirin ... Kháng aspirin liên quan

34

10 µM/l trong khi đánh giá tác dụng của clopidogrel sử dụng ADP với nồng

độ 5 µM/l hoặc 20 µM/l [79]).

2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ

Bệnh nhân sử dụng liều aspirin lớn hơn hoặc nhỏ hơn 100mg/ngày. Số

lần dùng trên 01 lần/ngày.

Đã sử dụng các thuốc giảm đau chống viêm không steroid trong vòng 7

ngày trước.

Đã sử dụng các chế phẩm của heparin trong vòng 24 giờ trước lúc

nghiên cứu.

Tiền sử bệnh nhân hoặc gia đình có rối loạn đông cầm máu.

Tiểu cầu <150 000/µl hoặc >450 000/µl.

Hemoglobin <8g/dL.

Huyết tương đục khi lấy máu xét nghiệm ngưng tập tiểu cầu.

Phẫu thuật lớn trong vòng 7 ngày trước khi nghiên cứu.

Bệnh nhân trong tình trạng nội, ngoại khoa nặng hoặc cấp cứu.

Bệnh nhân không hợp tác được.

2.1.3. Phân nhóm bệnh nhân

Căn cứ vào tiêu chuẩn kháng aspirin để chia bệnh nhân nghiên cứu

thành hai nhóm:

+ Nhóm kháng aspirin.

+ Nhóm không kháng aspirin.

2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.2.1. Thiết kế nghiên cứu

Tiến cứu, mô tả cắt ngang.

2.2.1.1. Địa điểm và thời gian nghiên cứu:

Địa điểm nghiên cứu: Viện tim mạch, Bệnh viện Trung ương Quân đội

108.

Thời gian nghiên cứu: 08/2010 – 04/2012.

Page 48: NGHIÊN CỨU TÌNH TRẠNG KHÁNG ASPIRIN Ở BỆNH …files.benhvien108.vn/luanan/41/luan an quach huu trung.pdf · Dược lý học của aspirin ... Kháng aspirin liên quan

35

2.2.1.2. Cách lấy mẫu

Mẫu thuận tiện, bao gồm tất cả các bệnh nhân có nguy cơ tim mạch

cao, đang điều trị aspirin, đáp ứng tiêu chuẩn lựa chọn và tiêu chuẩn loại trừ

trong thời gian nghiên cứu.

2.2.2. Các bước tiến hành

Lập mẫu bệnh án nghiên cứu: tất cả các bệnh nhân trong đối tượng

nghiên cứu được ghi vào bệnh án nghiên cứu theo mẫu thống nhất.

Khai thác bệnh sử:

Tuổi, giới, nghề nghiệp.

Thời gian phát hiện bệnh: tính từ khi được chẩn đoán xác định bệnh lần

đầu cho đến khi được chọn làm đối tượng nghiên cứu.

Triệu chứng lâm sàng: cơn đau thắt ngực (hoàn cảnh xuất hiện, tính

chất cơn đau, vị trí đau, hướng lan, thời gian kéo dài cơn đau, tác dụng của

nghỉ ngơi hoặc sử dụng thuốc trong cơn đau), khó thở (mức độ, thời gian, đáp

ứng thuốc, triệu chứng kèm theo), các triệu chứng chủ quan khác.

Các yếu tố nguy cơ tim mạch: tăng huyết áp, thừa cân và béo phì, tiền

sử rối loạn lipid máu, đái tháo đường, hút thuốc lá, nghiện rượu, mức độ hoạt

động thể lực, chế độ ăn hàng ngày, diễn biến cân nặng.

Tiền sử cá nhân: có các bệnh lý kèm theo, thời gian phát hiện, phương

pháp điều trị, có các bệnh lý rối loạn đông cầm máu.

Tiền sử gia đình: có người thân trong thế hệ 1 mắc bệnh động mạch

vành sớm (nam <55 tuổi, nữ <45 tuổi), tăng huyết áp, đái tháo đường, đột

quỵ nhồi máu não, bệnh lý rối loạn đông cầm máu, rối loạn lipid máu có tính

chất gia đình.

Sử dụng các thuốc ảnh hưởng đến ngưng tập tiểu cầu, các thuốc giảm

đau chống viêm.

Thời gian dùng thuốc aspirin (tính theo tháng), số lần uống trong ngày,

liều lượng aspirin, các thuốc kèm theo.

Page 49: NGHIÊN CỨU TÌNH TRẠNG KHÁNG ASPIRIN Ở BỆNH …files.benhvien108.vn/luanan/41/luan an quach huu trung.pdf · Dược lý học của aspirin ... Kháng aspirin liên quan

36

Khám lâm sàng:

Đo mạch, nhiệt độ.

Đo huyết áp động mạch bằng máy đo huyết áp đồng hồ (Nhật Bản) có

đối chiếu với máy đo huyết áp thuỷ ngân. Huyết áp được đo ở cánh tay phải

sau khi nằm nghỉ 10 phút trong phòng yên tĩnh, đo 2 lần và lấy trung bình cộng.

Chiều cao (m) và cân nặng (kg) đo trên cân bàn SMIC (Trung Quốc),

cân chính xác đến 0,5 kg và chiều cao chính xác đến 1 cm. Đối tượng mặt

quần áo mỏng, không đi giày dép.

Đo vòng bụng, vòng mông (cm) bằng thước dây không co giãn, tính

bằng cm với một số lẻ. Lấy số đo chu vi vòng bụng nhỏ nhất từ mào chậu đến

rốn, bệnh nhân thở nhẹ nhàng, không thóp bụng, sai số không quá 0,5cm.

Đo vòng mông: bằng thước dây không co giãn. Đo vị trí ngang qua 2

mấu chuyển lớn xương đùi, tính bằng cm, sai số không quá 0,5 cm.

Cận lâm sàng:

Chụp XQ tim phổi thẳng

Đo điện tim: sử dụng máy điện tim 3 bút hoặc 1 bút của hãng Nikon

Kohden, ghi điện tim đồ 12 chuyển đạo thông thường.

Siêu âm tim hệ thống siêu âm - Doppler màu VIVID 7 của hãng GE

HEALTH CARE (Mỹ) 2008 với đầu dò sector đa tần 2,5 - 4 MHz.

Các xét nghiệm hóa sinh, huyết học, miễn dịch làm tại khoa Huyết học

và khoa Hóa sinh Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 với các gia trị tham

chiếu của phòng xét nghiệm:

+ Glucose máu: bình thường: 4,2 – 6,4 mmol/l.

+ Urê máu: bình thường: 2,5 – 7,5 mmol/l.

+ Creatinin máu: bình thường: 53 – 120 µmol/l.

+ Số lượng hồng cầu: 3,8 – 5,8 T/L.

+ Huyết sắc tố (Hb) 12-16,5 g/dL.

+ Hematocrit (HCT): 33-49%

Page 50: NGHIÊN CỨU TÌNH TRẠNG KHÁNG ASPIRIN Ở BỆNH …files.benhvien108.vn/luanan/41/luan an quach huu trung.pdf · Dược lý học của aspirin ... Kháng aspirin liên quan

37

+ Số lượng bạch cầu: 4-10 G/L

+ Số lượng tiểu cầu bình thường từ 150-400G/L.

Giảm khi tiểu cầu <150G/L.

Tăng khi tiểu cầu >400 G/L.

+ Thời gian APTT (Activated Partial Thromboplastin Time): bình

thường: 30-40 giây. APTT kéo dài khi tăng hơn so với chứng 8 - 9 giây.

+ Fibrinogen: bình thường 2-4 g/l, giảm khi fibrinogen <2 g/L.

+ Thời gian prothombin (PT): bình thường từ 10-14 giây, PT kéo dài

khi trị số này tăng hơn so với chứng >4 giây, tương ứng với tỷ lệ prothrombin

từ 80-100% (giảm khi PT<70%).

+ Xét nghiệm chỉ số INR: chỉ số trung bình của INR: 0,9-1,1; trên

1,7 là có giá trị chẩn đoán.

+ Bilirubin toàn phần (TP): bình thường: <17μmol/L, tăng khi

Bilirubin TP>18μmol/L.

Theo dõi bệnh nhân: trên hồ sơ điều trị nội trú và các lần tái khám tại

bệnh viện. Các bệnh nhân nghiên cứu đều được theo dõi trên mẫu bệnh án

nghiên cứu thống nhất. Thời gian theo dõi kết thúc khi phát hiện biến cố tim

mạch nặng hoặc hết thời gian theo dõi của nghiên cứu.

2.2.3. Các tiêu chuẩn sử dụng trong nghiên cứu

- Đánh giá các yếu tố nguy cơ tim mạch theo tiêu chuẩn WHO. Cách

tính tuổi và phân loại lớp tuổi sử dụng tiêu chuẩn của WHO 1983, 1995, chia

ra lớp nhỏ 5 năm hoặc 10 năm. Chúng tôi chọn phân loại lớp tuổi của đối

tượng nghiên cứu chia ra lớp nhỏ 10 năm:

+ Nhóm <50 tuổi.

+ Nhóm 50 -59 tuổi.

+ Nhóm 60 -69 tuổi.

+ Nhóm 70 -79 tuổi.

+ Nhóm ≥80 tuổi [136].

Page 51: NGHIÊN CỨU TÌNH TRẠNG KHÁNG ASPIRIN Ở BỆNH …files.benhvien108.vn/luanan/41/luan an quach huu trung.pdf · Dược lý học của aspirin ... Kháng aspirin liên quan

38

- Bệnh lý động mạch vành do vữa xơ bao gồm:

+ Tiền sử nhồi máu cơ tim.

+ Tiền sử có cơn đau thắt ngực ổn định hoặc cơn đau thắt ngực

không ổn định. Được chẩn đoán xác định có hẹp ≥50% khẩu kính động mạch

vành do vữa xơ qua chụp động mạch vành cản quang.

+ Bệnh nhân có tiền sử can thiệp động mạch vành:

Nong vành.

Đặt giá đỡ (stent) động mạch vành.

Phầu thuật bắc cầu nối chủ vành.

- Hội chứng động mạch vành cấp bao gồm:

Cơn đau thắt ngực không ổn định.

Nhồi máu cơ tim có và không có ST chênh lên.

- Nhồi máu cơ tim cấp có và không có ST chênh lên: tiêu chuẩn của

AHA/ACC 2008 [26], [27].

- Nhồi máu cơ tim cũ: tiêu chuẩn của AHA/ACC 2008 [26].

- Đau thắt ngực không ổn định: tiêu chuẩn của AHA/ACC 2008 [26].

- Phân loại mức độ đau thắt ngực theo Hiệp hội Tim mạch Canada

(Canadian Cardiovascular Society) [9].

+ Độ I: Những hoạt động thể lực bình thường không gây đau thắt

ngực. Đau thắt ngực chỉ xuất hiện khi hoạt động thể lực rất mạnh.

+ Độ II: Hạn chế nhẹ hoạt động thể lực bình thường. Đau thắt

ngực xuất hiện khi leo cao >1 tầng gác thông thường bằng cầu thang hoặc đi

bộ dài hơn 2 dãy nhà.

+ Độ III: Hạn chế đáng kể hoạt động thể lực thông thường. Đau

thắt ngực khi đi bộ dài từ 1-2 dãy nhà hoặc leo cao 1 tầng gác.

+ Độ IV: Hạn chế rất nhiều hoạt động thể lực. Các hoạt động thể

lực bình thường đều gây đau thắt ngực. Đau thắt ngực khi làm việc nhẹ, khi

gắng sức nhẹ.

Page 52: NGHIÊN CỨU TÌNH TRẠNG KHÁNG ASPIRIN Ở BỆNH …files.benhvien108.vn/luanan/41/luan an quach huu trung.pdf · Dược lý học của aspirin ... Kháng aspirin liên quan

39

- Bệnh nhân có bằng chứng có bệnh vữa xơ động mạch lâm sàng khác

ngoài bệnh động mạch vành bao gồm:

+ Bệnh động mạch ngoại biên.

+ Bệnh động mạch cảnh có triệu chứng:

Tiền sử đột quỵ nhồi máu não không do tim.

Tiền sử thiếu máu não thoáng qua .

Xác định khi có hẹp >50% đường kính động mạch cảnh trên

siêu âm hoặc chụp mạch máu.

+ Phình động mạch chủ bụng.

+ Các thể lâm sàng khác của bệnh vữa xơ động mạch như hẹp động

mạch thận…

- Bệnh động mạch chi dưới mạn tính: sử dụng phân loại triệu chứng lâm

sàng của Fontaine hay Rutherford về mức độ thiếu máu chi dưới [6].

- Tiền sử đột quỵ nhồi máu não: được chẩn đoán dựa vào tiền sử, lâm

sàng và chụp cắt lớp vi tính (CT Scanner) hoặc chụp cộng hưởng từ (MRI) sọ

não cho thấy hình ảnh giảm tỉ trọng trong khu vực tưới máu bởi một động

mạch trong não tương ứng vị trí tổn thương thần kinh khu trú [25].

- Đột quỵ: hội chứng thiếu sót chức năng não khư trú hơn là lan tỏa,

xảy ra đột ngột, tồn tại quá 24 giờ, loại trừ nguyên nhân sang chấn não. Gồm

có đột quỵ nhồi máu não (ĐQNMN) và hoặc đột quỵ xuất huyết não. Chẩn

đoán căn cứ vào lâm sàng và kết quả chụp CT Scanner, MRI sọ não [25].

- Cơn thiếu máu não thoáng qua: là tình trạng rối loạn chức năng não

bộ khư trú hay chức năng thị giác có đặc tính diễn biến đột ngột và có nguồn

gốc thiếu máu não cục bộ. Cơn kéo dài không quá 24 giờ, hồi phục và không

để lại di chứng. Cơn điển hình thường kéo khoảng 10 giây tới 15 phút nhưng

đôi khi kéo dài tới 24 giờ. Các dấu hiệu báo trước như giảm hay mất thị lực

đột ngột ở một mắt cùng bên (mù thoáng qua), thất ngôn, nhức đầu đột ngột

không rõ nguyên nhân và loạng choạng không giải thích được [25].

Page 53: NGHIÊN CỨU TÌNH TRẠNG KHÁNG ASPIRIN Ở BỆNH …files.benhvien108.vn/luanan/41/luan an quach huu trung.pdf · Dược lý học của aspirin ... Kháng aspirin liên quan

40

- Đái tháo đường: sử dụng tiêu chuẩn năm 2010 của Hội đái tháo đường

Mỹ (ADA), tiêu chuẩn chẩn đoán chính phải dựa vào xét nghiệm máu thỏa

mãn một trong bốn tình huống sau [30]:

+ HbA1C ≥6,5%. Hoặc

+ Nồng độ glucose máu tĩnh mạch lúc đói (sau bữa ăn gần nhất tối

thiểu 8 giờ), xét nghiệm tại labo là ≥7,0 mmol/l (≥126 mg/dL). Hoặc

+ Nồng độ glucose máu tĩnh mạch, xét nghiệm ngẫu nhiên ≥11,1

mmol/l (≥200 mg/dL) và có các triệu chứng lâm sàng kinh điển như ăn nhiều,

uống nhiều, đái nhiều, sút cân. Hoặc

+ Nồng độ glucose máu ở giờ thứ 2 của nghiệm pháp dung nạp

glucose ≥11,1mmol/l (≥200 mg/dL), dùng 75g glucose trong nghiệm pháp.

- Rối loạn đường máu khi đói: sử dụng tiêu chuẩn năm 2010 của Hội

đái tháo đường Mỹ (ADA), nồng độ glucose máu tĩnh mạch lúc đói nằm

trong khoảng 5,6 – 6,9 mmol/l [58].

- Thang điểm nguy cơ Framingham (Framingham Risk Score) được

tính toán điểm dựa vào 5 yếu tố nguy cơ chính của bệnh mạch vành: tuổi,

giới, mức huyết áp tâm thu, có và chưa được điều trị tăng huyết áp, nồng độ

cholesterol toàn phần trong máu, nồng độ HDL-C máu, hút thuốc lá. Tính

điểm khi có từ hai yếu tố nguy cơ trở lên. Không tính điểm khi đã có bệnh

tim mạch vữa xơ xác định trên lâm sàng (bệnh mạch vành, bệnh động mạch

cảnh có triệu chứng như đột quỵ nhồi máu não hoặc tai biến mạch não thoáng

qua, bệnh động mạch ngoại biên) hoặc đái tháo đường. Các bệnh nhân có

mức nguy cơ bệnh mạch vành 10 năm >20% (trên 15 điểm đối với nam và

trên 22 điểm đối với nữ) được đưa vào nghiên cứu [10], [50]. Phân loại mức

nguy cơ theo 3 mức:

+ Nguy cơ thấp: <10%.

+ Nguy cơ trung bình: 10 - 20%.

+ Nguy cơ cao: >20%.

Page 54: NGHIÊN CỨU TÌNH TRẠNG KHÁNG ASPIRIN Ở BỆNH …files.benhvien108.vn/luanan/41/luan an quach huu trung.pdf · Dược lý học của aspirin ... Kháng aspirin liên quan

41

Bảng 2.1. Tuổi trong thang điểm Framingham cho nam giới

Tuổi Điểm

20 - 34 -9

35 - 39 -4

40 - 44 0

45 - 49 3

50 - 54 6

55 - 59 8

60 - 64 10

65 - 69 11

70 - 74 12

75 - 79 13

Bảng 2.2. Cholesterol toàn phần trong thang điểm Framingham ở nam

CHO

(mmol/l)

Điểm

20-39 tuổi

Điểm

40-49 tuổi

Điểm

50-59 tuổi

Điểm

60-69tuổi

Điểm

70-79 tuổi

<4,1 0 0 0 0 0

4,1 - 5,1 4 3 2 1 0

5,2 - 6,2 7 5 3 1 0

6,3 - 7,2 9 6 4 2 1

≥7,3 11 8 5 3 1

Bảng 2.3. Hút thuốc lá trong thang điểm Framingham ở nam

Hút thuốc

Điểm

20-39 tuổi

Điểm

40-49 tuổi

Điểm

50-59 tuổi

Điểm

60-69 tuổi

Điểm

70-79 tuổi

Không 0 0 0 0 0

Có 8 5 3 1 1

Page 55: NGHIÊN CỨU TÌNH TRẠNG KHÁNG ASPIRIN Ở BỆNH …files.benhvien108.vn/luanan/41/luan an quach huu trung.pdf · Dược lý học của aspirin ... Kháng aspirin liên quan

42

Bảng 2.4. HDL cholesterol trong thang điểm Framingham ở nam

HDL-C mg/dl (mmol/l) Điểm

≥60 mg/dl (1,6 mmol/l) -1

50 - 59 mg/dl (1,3-1,5 mmol/l) 0

40 - 49 mg/dl (1,0-1,2 mmol/l) 1

<40 mg/dl (1,0 mmol/l) 2

Bảng 2.5. Huyết áp tâm thu trong thang điểm Framingham ở nam

Huyết áp tâm thu (mmHg) Không điều trị Có điều trị

<120 0 0

120 - 129 0 1

130 - 139 1 2

140 - 159 1 2

≥160 2 3

Bảng 2.6. Nguy cơ 10 năm trong thang điểm Framingham ở nam

Điểm tổng cộng Nguy cơ 10 năm Điểm tổng cộng Nguy cơ 10 năm

<0 <1% 9 5%

0 1% 10 6%

1 1% 11 8%

2 1% 12 10%

3 1% 13 12%

4 1% 14 16%

5 2% 15 20%

6 2% 16 25%

7 3% ≥17 ≥30%

8 4%

Page 56: NGHIÊN CỨU TÌNH TRẠNG KHÁNG ASPIRIN Ở BỆNH …files.benhvien108.vn/luanan/41/luan an quach huu trung.pdf · Dược lý học của aspirin ... Kháng aspirin liên quan

43

Bảng 2.7. Tuổi trong thang điểm Framingham cho nữ giới

Tuổi Điểm

20 - 34 -7

35 - 39 -3

40 - 44 0

45 - 49 3

50 - 54 6

55 - 59 8

60 - 64 10

65 - 69 12

70 - 74 14

75 - 79 16

Bảng 2.8. Cholesterol toàn phần trong thang điểm Framingham ở nữ

CHO

(mmol/l)

Điểm

20-39 tuổi

Điểm

40-49 tuổi

Điểm

50-59 tuổi

Điểm

60-69 tuổi

Điểm

70-79 tuổi

<4,1 0 0 0 0 0

4,1 - 5,1 4 3 2 1 1

5,2 - 6,2 8 6 4 2 1

6,3 - 7,2 11 8 5 3 2

≥7,3 13 10 7 4 2

Bảng 2.9. Hút thuốc lá trong thang điểm Framingham ở nữ

Hút thuốc

Điểm

20-39 tuổi

Điểm

40-49 tuổi

Điểm

50-59 tuổi

Điểm

60-69 tuổi

Điểm

70-79 tuổi

Không 0 0 0 0 0

Có 9 7 4 2 1

Page 57: NGHIÊN CỨU TÌNH TRẠNG KHÁNG ASPIRIN Ở BỆNH …files.benhvien108.vn/luanan/41/luan an quach huu trung.pdf · Dược lý học của aspirin ... Kháng aspirin liên quan

44

Bảng 2.10. HDL cholesterol trong thang điểm Framingham ở nữ

HDL-C mg/dl (mmol/l) Điểm

≥60 mg/dl (1,6 mmol/l) -1

50 - 59 mg/dl (1,3-1,5 mmol/l) 0

40 - 49 mg/dl (1,0-1,2 mmol/l) 1

<40 mg/dl (1,0 mmol/l) 2

Bảng 2.11. Huyết áp tâm thu trong thang điểm Framingham ở nữ

Huyết áp tâm thu Không điều trị Có điều trị

<120 0 0

120 - 129 1 3

130 - 139 2 4

140 - 159 3 5

>160 4 6

Bảng 2.12. Nguy cơ 10 năm trong thang điểm Framingham ở nữ

Điểm tổng cộng Nguy cơ 10 năm Điểm tổng cộng Nguy cơ 10 năm

<9 <1% 17 5%

9 1% 18 6%

10 1% 19 8%

11 1% 20 11%

12 1% 21 14%

13 2% 22 17%

14 2% 23 22%

15 3% 24 27%

16 4% ≥25 ≥30%

Page 58: NGHIÊN CỨU TÌNH TRẠNG KHÁNG ASPIRIN Ở BỆNH …files.benhvien108.vn/luanan/41/luan an quach huu trung.pdf · Dược lý học của aspirin ... Kháng aspirin liên quan

45

- Đánh giá rối loạn lipid máu theo NCEP-ATPIII [24], [99]:

+ LDL-C mg% (mmol/l):

<100 (<2,6): Tối ưu.

100 – 129 (2,6 – 3,4): Gần tối ưu.

130 – 159 (3,4 – 4,1): Cao giới hạn.

160 – 189 (4,1 – 4,9): Cao.

≥190 (≥4,9): Rất cao.

+ CHO mg% (mmol/l):

<200 (<5,2): Bình thường.

200 – 239 (5,2 – 6,2): Cao giới hạn.

≥240 (≥6,2): Cao.

+ HDL - C mg% (mmol/l):

<40 (<1,03): Thấp.

≥60 (≥1,55): Cao.

+ TG mg% (mmol/l):

<150 (<1,7): Bình thường.

150 – 199 (1,7 – 2,3): Cao giới hạn.

200 – 499 (2,3 – 5,7): Cao.

≥500 (≥5,7): Rất cao.

- Trên đối tượng nguy cơ tim mạch cao: LDL-C tăng khi ≥2,6 mmol/l

- Chúng tôi chọn tiêu chuẩn đánh giá RLLP bao gồm: CHO ≥5,2

mmol/l, LDL-C ≥2,6 mmol/l, TG ≥2,3 mmol/l, HDL-C ≤1,0 mmol/l.

- Nghiện rượu: tiêu chuẩn chẩn đoán người nghiện rượu của WHO

(ICD 10 - International Statistical Classification of Diseases and Related

Health Problems) [136].

Bệnh nhân có ba trong sáu biểu hiện sau:

+ Thèm muốn mạnh mẽ hoặc cảm thấy buộc phải uống rượu.

+ Khó khăn kiểm tra về thời gian bắt đầu, kết thúc và mức độ uống.

Page 59: NGHIÊN CỨU TÌNH TRẠNG KHÁNG ASPIRIN Ở BỆNH …files.benhvien108.vn/luanan/41/luan an quach huu trung.pdf · Dược lý học của aspirin ... Kháng aspirin liên quan

46

+ Khi ngừng uống thì xuất hiện trạng thái cai, bệnh nhân uống rượu

trở lại để né tránh hoặc giảm hội chứng cai rượu cấp.

+ Có bằng chứng về số lượng rượu ngày càng nhiều lên. Nam giới

uống 60g rượu một ngày tương đương với 1200 ml bia nồng độ 5% và 180ml

rượu mạnh, liên tục hàng năm. Nữ uống 20g rượu trên ngày tương đương

250ml rượu vang hay 60ml rượu mạnh.

+ Sao nhãng những thú vui trước đây, dành nhiều thời gian tìm

kiếm và uống rượu.

+ Vẫn tiếp tục dùng dù biết trước tác hại.

- Nghiện thuốc lá: theo WHO 1996, khi hút trên 5 điếu/ngày trong thời

gian liên tục trên 2 năm [136].

- Tăng huyết áp: phân độ JNCVII (Joint National Committee on

Prevention, Detection, Evaluation and Treatment of High Blood Pressure -

Ủy ban liên Quốc gia về Phòng ngừa, Phát hiện, Đánh giá và Điều trị tăng

huyết áp) [13], [77]:

+ Huyết áp (mmHg) bình thường: HATT <120 và HATTr <80.

+ Tiền THA: HATT 120 – 139 và / hoặc HATTr 80 – 89.

+ THA giai đoạn 1: HATT 140 – 159 và/hoặc HATTr 90 – 99.

+ THA giai đoạn 2: HATT ≥160 và/hoặc HATTr ≥100.

- Chẩn đoán suy tim theo tiêu chuẩn của Framingham khi có ít nhất hai

tiêu chuẩn chính hoặc một tiêu chuẩn chính cùng hai tiêu chuẩn phụ [29]:

+ Tiêu chuẩn chính: Khó thở kịch phát về đêm hoặc khó thở phải

ngồi. Tĩnh mạch cảnh nổi căng phồng. Ran ứ đọng ở phổi. Tim to. Phù phổi

cấp. Nhịp ngựa phi. Tăng áp lực tĩnh mạch (>16 cm H2O). Phản hồi gan tĩnh

mạch cổ dương tính. Giảm cân nặng 4,5kg sau 5 ngày điều trị.

+ Tiêu chuẩn phụ: Phù mắt cá chân 2 bên. Ho về đêm. Khó thở khi

gắng sức. Gan to. Tràn dịch màng phổi. Giảm dung tích sống 1/3 so với bình

thường. Nhịp tim nhanh (>120 chu kỳ/phút).

Page 60: NGHIÊN CỨU TÌNH TRẠNG KHÁNG ASPIRIN Ở BỆNH …files.benhvien108.vn/luanan/41/luan an quach huu trung.pdf · Dược lý học của aspirin ... Kháng aspirin liên quan

47

- Phân độ chức năng suy tim theo NYHA (New York Heart Association

- Hội tim NewYork) [29]:

+ Độ I: Không hạn chế vận động thể lực – vận động thể lực thông

thường không gây mệt, khó thở hoặc hồi hộp.

+ Độ II: Hạn chế vận động thể lực – bệnh nhân khỏe khi nghỉ ngơi,

vận động thể lực thông thường dẫn đến mệt, hồi hộp, khó thở hoặc đau ngực.

+ Độ III: Hạn chế nhiều vận động thể lực – mặc dù bệnh nhân khỏe

khi nghỉ ngơi nhưng chỉ vận động nhẹ đã có triệu chứng cơ năng.

+ Độ IV: Không vận động thể lực nào mà không gây khó chịu,

triệu chứng cơ năng của suy tim xảy ra ngay cả khi nghỉ ngơi. Chỉ một vận

động thể lực, triệu chứng cơ năng gia tăng.

2.2.4. Quy trình tiến hành kỹ thuật đo độ ngưng tập tiểu cầu

Chúng tôi sử dụng phương pháp đo độ ngưng tập tiểu cầu bằng quang

học (LTA) để đánh giá kháng aspirin vì đây là phương pháp được sử dụng

phổ biến nhất trên thế giới và Bệnh viện trung ương quân đội 108 có thiết bị

đáp ứng chuẩn nhu cầu của nghiên cứu.

2.2.4.1. Chuẩn bị bệnh nhân

Bệnh nhân được giải thích mục đích làm xét nghiệm ngưng tập tiểu cầu

và hướng dẫn chuẩn bị xét nghiệm ngưng tập tiểu cầu trong ngày hôm trước

xét nghiệm. Bệnh nhân không tự ý dùng thêm các thuốc hoặc chất có ảnh

hưởng đến ngưng tập tiểu cầu.

Bệnh nhân được lấy máu tại buồng tiêm lúc đói buổi sáng (có tối thiểu

8 giờ không ăn), bệnh nhân đi lại khó khăn sẽ lấy máu tại giường bệnh.

Bệnh nhân lấy máu ở tư thế nằm, tránh vận động tay trong quá trình lấy

máu để thành mạch không bị tổn thương nhiều.

Mỗi bệnh nhân lấy 6,5 ml máu vào 02 ống nghiệm, ống nghiệm chứa 2

ml máu để làm xét nghiệm tổng phân tích máu, ống nghiệm chứa 4,5 ml máu

để làm xét nghiệm ngưng tập tiểu cầu với 2 chất kích tập ADP và AA.

Page 61: NGHIÊN CỨU TÌNH TRẠNG KHÁNG ASPIRIN Ở BỆNH …files.benhvien108.vn/luanan/41/luan an quach huu trung.pdf · Dược lý học của aspirin ... Kháng aspirin liên quan

48

2.2.4.2. Phương tiện kỹ thuật

Hình 2.1. Thiết bị đo ngưng tập tiểu cầu Chrono - Log CA – 560 (Mỹ)

Các phương tiện kỹ thuật để đo độ ngưng tập tiểu cầu, đánh giá kháng

aspirin được thực hiện tại Khoa xét nghiệm Huyết học, Bệnh viện Trung

ương quân đội 108.

Mẫu máu được ly tâm bằng máy KUBOTA 2010 của hãng KOBUTA,

Nhật Bản.

Đếm số lượng tiểu cầu: số lượng tiểu cầu được đếm trên máy phân tích

tế bào máu tự động CD 1700 của hãng Abbott, Mỹ.

Đo độ ngưng tập tiểu cầu: sử dụng máy chuyên dụng đo ngưng tập tiểu

cầu Chrono - Log CA - 560 của Mỹ để đo độ ngưng tập tiểu cầu trong huyết

tương giầu tiểu cầu bằng phương pháp quang học. Máy có thể đo đồng thời 4

kênh với 4 chất kích tập khác nhau.

Page 62: NGHIÊN CỨU TÌNH TRẠNG KHÁNG ASPIRIN Ở BỆNH …files.benhvien108.vn/luanan/41/luan an quach huu trung.pdf · Dược lý học của aspirin ... Kháng aspirin liên quan

49

2.2.4.3. Lấy mẫu máu và chuẩn bị mẫu xét nghiệm: lấy máu tĩnh mạch vào

buổi sáng, để ở nhiệt độ phòng thí nghiệm (240C – 270C), các xét nghiệm

được tiến hành sớm sau khi lấy máu, trong vòng 3 giờ.

Máu để đếm số lượng tiểu cầu: chống đông bằng EDTA (Ethylene

Diamin Tetraacetic Acid) với tỷ lệ 1 mg EDTA cho 1 mL máu.

Máu làm ngưng tập tiểu cầu và các xét nghiệm đông máu: chống đông

bằng natri citrat 3,8% với tỷ lệ 9 thể tích máu/1thể tích natri citrat 3,8% trong

ống nhựa.

Huyết tương giầu tiểu cầu: được chuẩn bị từ mẫu máu chống đông bằng

natri citrat 3,8% bằng ly tâm với một lực ly tâm thấp (100 vòng trong 15

phút hoặc 150 vòng trong 5 phút). Sau ly tâm phần huyết tương giầu tiểu cầu

được chuyển sang một ống nghiệm nhựa khác để chuẩn bị cho đo độ ngưng

tập tiểu cầu.

Huyết tương nghèo tiểu cầu: cũng được chuẩn bị từ mẫu máu chống

đông bằng natri citrat 3,8% nhưng ly tâm với một lực ly tâm cao 2000 vòng

trong 10 phút để sử dụng trong kỹ thuật đo độ ngưng tập tiểu cầu.

2.2.4.4. Kỹ thuật xét nghiệm:

Nguyên lý của phương pháp: thiết bị đo độ ngưng tập tiểu cầu bằng

phương pháp quang học là một quang phổ kế có bước sóng thích hợp cố định.

Một chùm tia ánh sáng đỏ chiếu qua một ống chứa huyết tương giầu tiểu cầu

và một chùm tia khác chiếu qua một ống chứa huyết tương nghèo tiểu cầu.

Khi đo, sử dụng một mẫu huyết tương giầu tiểu cầu của mẫu máu cần đo để

thiết lập điểm chuẩn ở đó ánh sáng bị cản hoàn toàn và độ dẫn truyền ánh

sáng là 0%. Đồng thời sử dụng huyết tương nghèo tiểu cầu của cùng mẫu

máu để thiết lập điểm chuẩn ở đó ánh sáng đi qua hoàn toàn và độ dẫn truyền

ánh sáng là 100%. Khi cho chất kích tập vào huyết tương giầu tiểu cầu sẽ xẩy

ra hiện tượng các tiểu cầu ngưng tập với nhau tạo thành đám vì vậy độ dẫn

truyền ánh sáng sẽ tăng lên. Độ dẫn truyền ánh sáng phản ánh mức độ ngưng

Page 63: NGHIÊN CỨU TÌNH TRẠNG KHÁNG ASPIRIN Ở BỆNH …files.benhvien108.vn/luanan/41/luan an quach huu trung.pdf · Dược lý học của aspirin ... Kháng aspirin liên quan

tập tiểu cầu. Kết quả đ

tương giầu tiểu cầu trong đó tiểu cầu đ

2.2.4.5. Tiêu chuẩn đánh giá kháng aspirin sử dụng trong nghi

Hình 2.2. Mẫu phiếu kết quả đo ng

CA

-

nghiên cứu về kháng aspirin bằng ph

sự đề nghị bao gồm: kháng aspirin khi có đủ hai ti

0,5 mg/ml Acid Arachidonic gây ngưng t

10 µM/l ADP gây ngưng t

50

ết quả được thể hiện bằng % độ dẫn truyền ánh sáng của huyết

ểu cầu trong đó tiểu cầu đã ngưng tập tối đa.

ẩn đánh giá kháng aspirin sử dụng trong nghi

ẫu phiếu kết quả đo ngưng tập tiểu cầu trên máy

CA – 560 của bệnh nhân nghiên cứu

t

ứu về kháng aspirin bằng phương pháp quang học do Gum v

ự đề nghị bao gồm: kháng aspirin khi có đủ hai tiêu chuẩn

0,5 mg/ml Acid Arachidonic gây ngưng tập tiểu cầu ≥20% v

M/l ADP gây ngưng tập tiểu cầu ≥70%.

ợc thể hiện bằng % độ dẫn truyền ánh sáng của huyết

ẩn đánh giá kháng aspirin sử dụng trong nghiên cứu

ên máy Chrono - Log

ọc do Gum và cộng

ẩn [68]:

ập tiểu cầu ≥20% và

Page 64: NGHIÊN CỨU TÌNH TRẠNG KHÁNG ASPIRIN Ở BỆNH …files.benhvien108.vn/luanan/41/luan an quach huu trung.pdf · Dược lý học của aspirin ... Kháng aspirin liên quan

51

2.3. XỬ LÝ SỐ LIỆU NGHIÊN CỨU

- Các số liệu từ nghiên cứu sẽ được xử lý bằng các thuật toán thông kê

trong y học với phần mềm PASW statistics 18.0 (SPSS statistics 18.0).

- Các biến được khảo sát về phân bố, độ tập trung và biến thiên trước

khi phân tích. Biến liên tục (biến định lượng) trình bày dưới dạng số trung

bình ± độ lệch chuẩn (X ± SD), biến định tính dưới dạng tỷ lệ phần trăm.

- So sánh sự khác biệt của hai biến liên tục bằng kiểm định t - student

so sánh số trung bình.

- So sánh sự khác biệt của từ ba biến liên tục trở lên bằng kiểm định

ANOVA (đồng nhất phương sai).

- So sánh sự khác biệt của hai biến định tính bằng kiểm định khi bình

phương ( χ2) và Fisher test.

- So sánh sự khác biệt của từ ba biến định tính trở lên bằng kiểm định

ANOVA (đồng nhất phương sai).

- So sánh tương quan hai biến định tính bằng kiểm định OR (tỷ xuất

chênh – Odds Ratio). OR có ý nghĩa khi p <0,05 và khoảng 95%CI không

chứa 1.

- So sánh tương quan từ ba biến định tính trở lên dùng bảng chéo RxC

ô với kiểm định khi bình phương về tính độc lập.

- Dùng hệ số tương quan Pearson (r) để tìm mối tương quan giữa các

biến định lượng. Tương quan có ý nghĩa khi p <0,05. r >0: tương quan thuận.

r <0: tương quan nghịch.

|r| ≥0,9: tương quan rất chặt chẽ.

0,9> |r| ≥0,7: tương quan chặt.

0,7> |r| ≥0,5: tương quan khá chặt.

0,5> |r| ≥0,3: tương quan mức độ vừa.

|r| <0,3: tương quan mức độ thấp.

Page 65: NGHIÊN CỨU TÌNH TRẠNG KHÁNG ASPIRIN Ở BỆNH …files.benhvien108.vn/luanan/41/luan an quach huu trung.pdf · Dược lý học của aspirin ... Kháng aspirin liên quan

52

- Hệ số xác định r2 trong hồi quy tuyến tính để đánh giá mức độ phù

hợp của mô hình thể hiện quan hệ tương quan tuyến tính (% mà đại lượng 2

đóng góp vào đại lượng 1).

r2 >0,8: tương quan rất chặt.

r2 <0,8: tương quan chặt.

r2 <0,5: tương quan khá chặt.

r2 <0,25: tương quan mức độ vừa.

r2 <0,1: tương quan mức độ thấp.

- Phân tích hồi quy Binary logistic đa biến với biến phụ thuộc ở dạng

nhị phân (có và không kháng aspirin, có và không có ADP ≥70%, có và

không có AA ≥20%), biến độc lập ở dạng định lượng (cholesterol máu, số đo

vòng bụng, thời gian điều trị aspirin, phần trăm nguy cơ 10 năm bệnh mạch

vành…) đề loại trừ tương tác giữa các biến và tìm mối liên hệ có ý nghĩa (OR

có p <0,05 và khoảng 95%CI không chứa 1).

- Giá trị p <0,05 được coi là có ý nghĩa thống kê.

Page 66: NGHIÊN CỨU TÌNH TRẠNG KHÁNG ASPIRIN Ở BỆNH …files.benhvien108.vn/luanan/41/luan an quach huu trung.pdf · Dược lý học của aspirin ... Kháng aspirin liên quan

53

Hình 2.3. Sơ đồ thiết kế nghiên cứu

Page 67: NGHIÊN CỨU TÌNH TRẠNG KHÁNG ASPIRIN Ở BỆNH …files.benhvien108.vn/luanan/41/luan an quach huu trung.pdf · Dược lý học của aspirin ... Kháng aspirin liên quan

54

CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.1. ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU

Bảng 3.1. Đặc điểm giới, tuổi và nhân trắc của đối tượng nghiên cứu

Đặc điểm (n = 380) Thông số

Giới (bệnh nhân) Nam 266

Nữ 114

Tuổi (năm)

Tổng 66,2 ± 10,1

Nam 65,9 ± 10,6

Nữ 66,9 ± 8,9

Chiều cao (cm) 160,2 ± 7,6

Cân nặng (kg) 59,4 ± 6,5

BMI (kg/m2)

Tổng 23,1 ± 2,2

Nam 23,2 ± 2,3

Nữ 22,7 ± 2,1

Vòng bụng (cm)

Tổng 85,4 ± 3,8

Nam 85,8 ± 3,9

Nữ 84,5 ± 3,3

Vòng mông (cm) 91,0 ± 2,9

WHR

Tổng 0,93 ± 0,03

Nam 0,94 ± 0,02

Nữ 0,91 ± 0,03

Có 266 bệnh nhân nam, 144 bệnh nhân nữ trong tổng 380 đối tượng

nghiên cứu với tuổi trung bình là 66,2 ± 10,1 tuổi.

Page 68: NGHIÊN CỨU TÌNH TRẠNG KHÁNG ASPIRIN Ở BỆNH …files.benhvien108.vn/luanan/41/luan an quach huu trung.pdf · Dược lý học của aspirin ... Kháng aspirin liên quan

55

Bảng 3.2. Đặc điểm đối tượng có nguy cơ tim mạch cao theo giới

Nguy cơ tim mạch cao

(n = 380)

Nam (n=266) Nữ (n=114) p

n % n %

BMV đơn thuần (n = 106) 77 28,9 29 25,4 >0,05

BĐMNB đơn thuần (n = 8) 5 1,9 3 2,6 >0,05

ĐQNMN đơn thuần (n = 31) 29 10,9 2 1,8 <0,05

ĐTĐ đơn thuần (n = 60) 37 13,9 23 20,2 >0,05

NCBMV >20% (n = 109) 72 27,1 37 32,5 >0,05

NCTMC kết hợp (n = 66)

(BMV,BĐMNB,ĐQNMN,ĐTĐ)

46 17,3 20 17,5 >0,05

Tỷ lệ ĐQNMN ở nam (10,9%) nhiều hơn ở nữ (1,8%) với p <0,05.

Biểu đồ 3.1. Đặc điểm tỷ lệ nguy cơ tim mạch cao theo giới

28,9

1,9

13,9

10,9

27,125,4

2,6

20,2

1,8

32,5

0

5

10

15

20

25

30

35

BMV BĐMNB ĐTĐ ĐQNMN NCBMV>20%

Tỷ l

ệ (

%)

Nguy cơ tim mạch cao

Nam Nữ

Page 69: NGHIÊN CỨU TÌNH TRẠNG KHÁNG ASPIRIN Ở BỆNH …files.benhvien108.vn/luanan/41/luan an quach huu trung.pdf · Dược lý học của aspirin ... Kháng aspirin liên quan

56

Bảng 3.3. Đặc điểm kết hợp các yếu tố nguy cơ tim mạch cao trên đối

tượng nghiên cứu

Nguy cơ tim mạch cao kết hợp (n=380)

(BMV, BĐMNB, ĐQNMN, ĐTĐ, NCBMV >20%)

Đặc điểm

n %

1 NCTMC 314 82,5

2 NCTMC 61 16,1

3 NCTMC 4 1,1

4 NCTMC 1 0,3

Tổng 380 100

Tỷ lệ đối tượng có 1 nguy cơ tim mạch cao là 82,5%, phối hợp 4 yếu tố

nguy cơ tim mạch cao chiếm 0,3%.

Biểu đồ 3.2. Đặc điểm nguy cơ tim mạch cao kết hợp

83%

16%

1%

0%

1NCTMC 2 NCTMC 3 NCTMC 4 NCTMC

Page 70: NGHIÊN CỨU TÌNH TRẠNG KHÁNG ASPIRIN Ở BỆNH …files.benhvien108.vn/luanan/41/luan an quach huu trung.pdf · Dược lý học của aspirin ... Kháng aspirin liên quan

57

Bảng 3.4. Đặc điểm yếu tố nguy cơ của đối tượng nghiên cứu theo giới

Yếu tố nguy cơ Nam (n=266) Nữ (n=114)

p

n (%) n (%)

THA (n = 290) 200 75,2 90 78,9 >0,05

BMI ≥23 kg/m2 (n = 219) 163 61,3 56 49,1 <0,05

VB tăng (n = 189) 85 32,0 104 91,2 <0,05

WHR tăng (n = 218) 108 40,6 110 96,5 <0,05

LDL-C ≥2,6 mmol/l (n = 220) 149 56,0 71 62,3 >0,05

Cholesterol ≥5,2 mmol/l (n = 142) 89 33,5 53 46,5 <0,05

HDL-C ≤1,0 mmol/l (n = 203) 135 50,8 68 59,6 >0,05

Triglycerid ≥2,3 mmol/l (n = 356) 247 92,9 109 95,6 >0,05

Hút thuốc lá (n = 25) 25 9,4 0 0

Tỷ lệ BMI ≥23 cao hơn ở nam; VB, WHR, CHO tăng cao hơn ở nữ.

Biểu đồ 3.3. Tỷ lệ các yếu tố nguy cơ tim mạch theo giới

61,3

3240,6

33,5

49,1

91,296,5

46,5

0

20

40

60

80

100

120

BMI ≥23 VB tăng WHR tăng CHO ≥5,2

Tỷ lệ

(%

)

Yếu tố nguy cơ tim mạch

Nam Nữ

Page 71: NGHIÊN CỨU TÌNH TRẠNG KHÁNG ASPIRIN Ở BỆNH …files.benhvien108.vn/luanan/41/luan an quach huu trung.pdf · Dược lý học của aspirin ... Kháng aspirin liên quan

58

Bảng 3.5. Đặc điểm số lượng các yếu tố nguy cơ chuyển hóa

Các yếu tố nguy cơ chuyển hóa

(ĐTĐ, THA, BMI ≥23 kg/m2, LDL-C ≥2,6 mmol/l)

Đặc điểm

n %

0 YTNC 10 2,6

1 YTNC 82 21,6

2 YTNC 158 41,6

3 YTNC 98 25,8

4 YTNC 32 8,4

Tổng 380 100

Bệnh nhân có 2 YTNC về chuyển hóa chiếm tỷ lệ cao nhất 41,6%.

Biểu đồ 3.4. Tỷ lệ các yếu tố nguy cơ kết hợp

3%

22%

41%

26%

8%

0 YTNC 1 YTNC 2 YTNC 3 YTNC 4 YTNC

Page 72: NGHIÊN CỨU TÌNH TRẠNG KHÁNG ASPIRIN Ở BỆNH …files.benhvien108.vn/luanan/41/luan an quach huu trung.pdf · Dược lý học của aspirin ... Kháng aspirin liên quan

59

Bảng 3.6. Đặc điểm đối tượng có nguy cơ 10 năm BMV >20% theo giới

Thông số Nam Nữ

Số lượng (bệnh nhân) 72 37

Tuổi (năm) 64,2 ± 11,4 63,4 ± 8,8

Huyết áp tâm thu (mmHg) 141,7 ± 12,9 157,6 ± 9,7

Cholesterol (mmol/l) 5,2 ± 1,3 6,7 ± 1,1

HDL-C (mmol/l) 0,99 ± 0,11 0,95 ± 0,06

Điểm Framingham 16,7 ± 0,4 23,8 ± 0,8

Nguy cơ 10 năm BMV (%) 28,6 ± 2,2 25,9 ± 3,3

Tuổi trung bình ở nam là 64,2 ± 11,4, ở nữ là 63,4 ± 8,8. Nguy cơ 10

năm mắc bệnh mạch vành là 28,6 ± 2,2% ở nam và 25,9 ± 3,3% ở nữ.

Biểu đồ 3.5. Mức độ nguy cơ 10 năm bệnh mạch vành

12,8

18,4

11,9

56,9

0

10

20

30

40

50

60

22% 25% 27% ≥30%

Tỷ l

ệ (

%)

Nguy cơ bệnh mạch vành

Page 73: NGHIÊN CỨU TÌNH TRẠNG KHÁNG ASPIRIN Ở BỆNH …files.benhvien108.vn/luanan/41/luan an quach huu trung.pdf · Dược lý học của aspirin ... Kháng aspirin liên quan

60

Bảng 3.7. Đặc điểm mức độ nguy cơ 10 năm BMV

Mức độ nguy cơ NCBMV >20% (n = 109)

n %

NCBMV = 22% 14 12,8

NCBMV = 25% 20 18,4

NCBMV = 27% 13 11,9

NCBMV ≥ 30% 62 56,9

Nguy cơ 10 năm BMV là 26,0 ± 2,0% ở nam và 22,6 ± 1,9% ở nữ.

Bảng 3.8. Đặc điểm các thuốc sử dụng trên đối tượng nghiên cứu

Thuốc điều trị

Kháng aspirin

(n=153)

Không kháng

(n=227)

p

n % n %

Chẹn β giao cảm (n = 45) 16 10,5 29 12,8 >0,05

Chẹn canxi (n = 99) 38 24,8 61 26,9 >0,05

Ức chế men chuyển (n = 244) 95 62,1 149 65,6 >0,05

Ức chế thụ thể ATII (n = 45) 17 11,1 28 12,3 >0,05

Nitrat (n = 111) 46 30,1 65 28,6 >0,05

Lợi tiểu (n = 135) 53 34,6 82 36,1 >0,05

Clopidogrel (n = 86) 29 19,0 57 25,1 >0,05

Statin (n = 221) 81 52,9 140 61,7 >0,05

Ức chế bơm proton (n = 105) 44 28,8 61 26,9 >0,05

Không có liên quan giữa kháng aspirin với các thuốc điều trị.

Page 74: NGHIÊN CỨU TÌNH TRẠNG KHÁNG ASPIRIN Ở BỆNH …files.benhvien108.vn/luanan/41/luan an quach huu trung.pdf · Dược lý học của aspirin ... Kháng aspirin liên quan

61

Bảng 3.9. Phân bố tuổi của đối tượng nghiên cứu theo giới

Tuổi (năm)

(n = 380)

Nam (n = 266) Nữ (n = 114) p

n % n %

< 50 (n = 21) 17 6,4 4 3,5 >0,05

50 - 59 (n = 85) 62 23,3 23 20,2 >0,05

60 - 69 (n = 109) 75 28,2 34 29,8 >0,05

70 - 79 (n = 129) 82 30,8 47 41,2 >0,05

≥ 80 (n = 36) 30 11,3 6 5,3 >0,05

Nhóm tuổi 70-79 chiếm tỷ lệ cao nhất (30,8% ở nam giới và 41,2% ở nữ

giới). Nhóm tuổi <50 chiếm tỷ lệ ít nhất (3,5% ở nữ giới và 6,4% ở nam giới.

Khác biệt về tỷ lệ không có ý nghĩa thống kê giữa nam và nữ.

Biểu đồ 3.6. Phân bố tuổi của đối tượng nghiên cứu theo giới

6,4

23,3

28,2

30,8

11,3

3,5

20,2

29,8

41,2

5,3

0

5

10

15

20

25

30

35

40

45

<50 50-59 60-69 70-79 ≥80

Tỷ l

ệ (

%)

Nhóm tuổi (năm)

Nam Nữ

Page 75: NGHIÊN CỨU TÌNH TRẠNG KHÁNG ASPIRIN Ở BỆNH …files.benhvien108.vn/luanan/41/luan an quach huu trung.pdf · Dược lý học của aspirin ... Kháng aspirin liên quan

62

Bảng 3.10. Phân bố BMI của đối tượng nghiên cứu theo giới

BMI (kg/m2)

(n = 380)

Nam (n = 266) Nữ (n = 114) p

n % n %

< 18,5 (n = 12) 9 3,4 3 2,6 >0,05

18,5 - 22,9 (n = 149) 94 35,3 55 48,2 <0,05

23 - 24,9 (n = 157) 117 44,0 40 35,1 >0,05

≥ 25 (n = 62) 46 17,3 16 14,0 >0,05

Khác biệt về giới có ý nghĩa thống kê p <0,05 ở nhóm BMI =18,5 -

22,9 kg/m2 khi so sánh giữa nam và nữ. Khác biệt không có ý nghĩa thống kê

khi so sánh hai giới nam và nữ ở các nhóm BMI còn lại.

Tỷ lệ thừa cân trên đối tượng nghiên cứu khá cao với 44% ở nam giới

và 35,1% ở nữ giới.

Biểu đồ 3.7. Phân bố BMI của đối tượng nghiên cứu theo giới

3,4

35,3

44

17,3

2,6

48,2

35,1

14

0

10

20

30

40

50

60

<18,5 18,5-22,9 23-24,9 ≥25

Tỷ lệ

(%

)

Chỉ số BMI (kg/m2)

Nam Nữ

Page 76: NGHIÊN CỨU TÌNH TRẠNG KHÁNG ASPIRIN Ở BỆNH …files.benhvien108.vn/luanan/41/luan an quach huu trung.pdf · Dược lý học của aspirin ... Kháng aspirin liên quan

63

Bảng 3.11. Đặc điểm cận lâm sàng các xét nghiệm máu của đối tượng

nghiên cứu

Đặc điểm cận lâm sàng (n = 380) Thông số

Hồng cầu (T/L) 4,5 ± 0,5

Bạch cầu (G/L) 7,8 ± 2,4

Tiểu cầu (G/L) 251,2 ± 60,3

Hemoglobin (g/L) 134,3 ± 18,1

Hematocrit (%) 40,0 ± 5,4

Fibrinogen (mg/dL) 310,6 ± 29,9

Cholesterol (mmol/l) 4,9 ± 1,2

HDL-C (mmol/l) 1.04 ± 0,11

LDL-C (mmol/l) 2,9 ± 1,0

Glucose (mmol/l) 6,9 ± 0.8

Triglycerid (mmol/l) 3,6 ± 1,1

Ure (mmol/l) 6,9 ± 0,9

Creatinin (µmol/l) 98,3 ± 21,2

Bilirubin (mg/dL) 15,1 ± 1,3

Ngưng tập tiểu cầu với AA (%) 46,80 ± 39,17

Ngưng tập tiểu cầu với ADP (%) 74,12 ± 19,36

Giá trị trung bình của hồng cầu là 4,5 ± 0,5 T/L, bạch cầu là 7,8 ± 2,4

G/L, tiểu cầu là 251,2 ± 60,3 G/L. Nồng độ hemoglobin máu 134,3 ± 18,1

g/L, phần trăm hematocrit trung bình 40,0 ± 5,4%. Ngưng tập tiểu cầu với

AA 46,80 ± 39,17%, với ADP 74,12 ± 19,36%.

Page 77: NGHIÊN CỨU TÌNH TRẠNG KHÁNG ASPIRIN Ở BỆNH …files.benhvien108.vn/luanan/41/luan an quach huu trung.pdf · Dược lý học của aspirin ... Kháng aspirin liên quan

64

3.2. TỶ LỆ KHÁNG ASPIRIN

3.2.1. Tỷ lệ kháng aspirin

Bảng 3.12. Đặc điểm ngưng tập tiểu cầu với ADP và AA

Đối tượng

NTTC với ADP

NTTC với AA

AA ≥ 20%

(n = 180)

AA < 20%

(n = 200)

Tổng

(n = 380)

ADP ≥ 70% (n = 242) 153 (40,3%) 89 (23,4%)

ADP < 70% (n = 138) 27 (7,1%) 111 (29,2%)

Nam

(n = 266)

ADP ≥ 70% (n = 168) 106 (39,8%) 62 (23,3%)

ADP < 70% (n = 98) 22 (8,3%) 76 (28,6%)

Nữ

(n = 114)

ADP ≥ 70% (n = 74) 47 (41,2%) 27 (23,7%)

ADP < 70% (n = 40) 5 (4,4%) 35 (30,7%)

Tỷ lệ bệnh nhân có độ ngưng tập tiểu cầu với ADP ≥70% và AA ≥20%

là 40,3%, ADP ≥70% đơn thuần là 63,7%, AA ≥20% đơn thuần là 47,4%.

Biểu đồ 3.8. Tỷ lệ độ ngưng tập tiểu cầu với ADP ≥70% và AA ≥20%

63,2

48,1

64,9

45,6

63,7

47,4

0

10

20

30

40

50

60

70

ADP ≥70 AA ≥20

Tỷ l

ệ (

%)

Ngưng tập tiểu cầu (%)

Nam Nữ Tổng

Page 78: NGHIÊN CỨU TÌNH TRẠNG KHÁNG ASPIRIN Ở BỆNH …files.benhvien108.vn/luanan/41/luan an quach huu trung.pdf · Dược lý học của aspirin ... Kháng aspirin liên quan

Bảng 3.1

Đối tư

Nam (n = 266)

Nữ (n = 114)

Tổng (n = 380)

41,2%.

Biểu đồ 3.9.

0

Nam

Nữ

Tổng

Kháng aspirin

65

ảng 3.13. Tỷ lệ kháng aspirin chung và theo gi

ượng

n

Nam (n = 266) 106

ữ (n = 114) 47

ổng (n = 380) 153

ểu đồ 3.9. T kháng aspirin chung và theo gi

20 40 60 80

39,8

41,2

40,3

60,2

58,8

59,7

Tỷ lệ (%)

Kháng aspirin Không kháng aspirin

kháng aspirin chung và theo giới

%

39,8

41,2

40,3

40,3

ở nữ giới

chung và theo giới

80 100

Không kháng aspirin

Page 79: NGHIÊN CỨU TÌNH TRẠNG KHÁNG ASPIRIN Ở BỆNH …files.benhvien108.vn/luanan/41/luan an quach huu trung.pdf · Dược lý học của aspirin ... Kháng aspirin liên quan

66

3.2.2. Phân bố kháng aspirin

Bảng 3.14. Phân bố kháng aspirin theo nhóm tuổi

Tuổi (năm)

(n = 380)

Kháng aspirin (n = 153) p

n %

< 50 (n = 21) 9 42,9

>0,05

50 - 59 (n = 85) 32 37,6

60 - 69 (n = 109) 35 32,1

70 - 79 (n = 129) 60 46,5

≥ 80 (n = 36) 17 47,2

Tỷ lệ kháng aspirin cao nhất ở nhóm tuổi lớn hơn hoặc bằng 80 tuổi

(47,2%). Tỷ lệ kháng aspirin thấp nhất ở nhóm tuổi 60-69 (chiếm 32,1%). Tỷ

lệ kháng aspirin khác biệt không có ý nghĩa thống kê giữa các nhóm tuổi.

Biểu đồ 3.10. Tỷ lệ kháng aspirin theo nhóm tuổi

42,9

37,6

32,1

46,5 47,2

0

5

10

15

20

25

30

35

40

45

50

<50 50-59 60-69 70-79 ≥80

Tỷ l

ệ (

%)

Nhóm tuổi (năm)

Tỷ lệ kháng aspirin (%)

Page 80: NGHIÊN CỨU TÌNH TRẠNG KHÁNG ASPIRIN Ở BỆNH …files.benhvien108.vn/luanan/41/luan an quach huu trung.pdf · Dược lý học của aspirin ... Kháng aspirin liên quan

67

Bảng 3.15. Phân bố kháng aspirin theo các mức BMI

BMI (kg/m2)

(n = 380)

Kháng aspirin (n = 153) p

n %

< 18,5 (n = 12) 6 50

>0,05 18,5 - 22,9 (n = 149) 52 34,9

23 - 24,9 (n = 157) 70 44,6

≥ 25 (n = 62) 25 40,3

Nhóm BMI <18,5 kg/m2 có tỷ lệ kháng aspirin cao nhất (50%), chiếm

tỷ lệ thấp nhất (34,9%) ở nhóm BMI =18,5 - 22,9 kg/m2. Tỷ lệ kháng aspirin

trong nhóm BMI = 23 - 24,9 kg/m2 là 44,6% và trong nhóm BMI ≥25 kg/m2

là 40,3%. Khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p >0,05).

Biểu đồ 3.11. Tỷ lệ kháng aspirin theo các mức BMI

50

34,9

44,6

40,3

0

10

20

30

40

50

60

<18,5 18,5-22,9 23-24,9 ≥25

Tỷ l

ệ (

%)

BMI (kg/m2)

Tỷ lệ kháng aspirin

Page 81: NGHIÊN CỨU TÌNH TRẠNG KHÁNG ASPIRIN Ở BỆNH …files.benhvien108.vn/luanan/41/luan an quach huu trung.pdf · Dược lý học của aspirin ... Kháng aspirin liên quan

68

Bảng 3.16. Tỷ lệ kháng aspirin ở đối tượng có nguy cơ tim mạch cao

Nguy cơ tim mạch cao Kháng aspirin

n %

BMV (n = 106) 35 33,0

Nguy cơ

tương đương

bệnh mạch

vành

BĐMNB (n = 8) 4 50,0

ĐQNMN (n = 31) 14 45,2

ĐTĐ (n = 60) 32 53,3

NCBMV >20% (n = 109) 55 50,5

Tỷ lệ kháng aspirin trên bệnh nhân có ĐTĐ chiếm tỷ lệ cao nhất

(53,3%), bệnh nhân có nguy cơ 10 năm mắc BMV >20% là 50,5% bệnh động

mạch ngoại biên 50%, đột quỵ nhồi máu não 45,2%, bệnh mạch vành 33%.

Biểu đồ 3.12. Tỷ lệ kháng aspirin trên đối tượng nguy cơ tim mạch cao

33

45,2

50 50,553,3

0

10

20

30

40

50

60

BMV ĐQNMN BĐMNB NCBMV>20% ĐTĐ

Tỷ l

ệ (

%)

Tỷ lệ kháng aspirin (%)

Page 82: NGHIÊN CỨU TÌNH TRẠNG KHÁNG ASPIRIN Ở BỆNH …files.benhvien108.vn/luanan/41/luan an quach huu trung.pdf · Dược lý học của aspirin ... Kháng aspirin liên quan

69

Bảng 3.17. Tỷ lệ kháng aspirin theo các yếu tố nguy cơ tim mạch

Yếu tố nguy cơ (n = 380) Kháng aspirin

n %

THA (n = 290) 114 39,3

BMI ≥23 kg/m2 (n = 219) 95 43,4

WHR tăng (n = 218) 142 65,1

VB tăng (n = 189) 129 68,3

LDL-C ≥2,6 mmol/l (n = 220) 93 42,3

Cholesterol ≥5,2 mmol/l (n = 142) 49 34,5

HDL-C ≤1,0 mmol/l (n = 203) 81 39,9

Triglycerid ≥2,3 mmol/l (n = 356) 147 41,3

Hút thuốc lá (n = 25) 8 32,0

Nghiện rượu (n = 18) 4 22,2

Kháng aspirin có tỷ lệ cao nhất trên bệnh nhân có VB tăng, WHR tăng.

Bảng 3.18. Phân bố kháng aspirin theo số lượng các YTNC

Số lượng yếu tố nguy cơ (n = 380)

(ĐTĐ, THA, BMI ≥23, LDL-C ≥2,6mmol/l)

Kháng aspirin (n=153)

n %

0 YTNC (n = 10) 2 20,0

1 YTNC (n = 82) 31 37,8

2 YTNC (n = 158) 65 41,1

≥3 YTNC (n = 130) 55 42,3

Tỷ lệ kháng aspirin tăng theo số lượng các yếu tố nguy cơ chuyển hóa.

Page 83: NGHIÊN CỨU TÌNH TRẠNG KHÁNG ASPIRIN Ở BỆNH …files.benhvien108.vn/luanan/41/luan an quach huu trung.pdf · Dược lý học của aspirin ... Kháng aspirin liên quan

70

Bảng 3.19. Phân bố tỷ lệ kháng aspirin theo các mức độ suy tim

Suy tim (n = 130) Kháng aspirin (n =41)

n %

Độ I (n = 17) 3 17,6

Độ II (n = 52) 14 26,9

Độ III (n = 49) 19 38,7

Độ IV (n = 12) 5 41,6

Tổng (n =130) 41 31,5

Tỷ lệ kháng aspirin trên bệnh nhân suy tim là 31,5%. Tỷ lệ kháng

aspirin tăng dần theo mức độ suy tim sử dụng phân loại NYHA (từ 17,6%

đến 41,6%).

Biểu đồ 3.13. Tỷ lệ kháng aspirin theo mức độ suy tim

17,6

26,9

38,741,6

0

5

10

15

20

25

30

35

40

45

Độ I Độ II Độ III Độ VI

Tỷ l

ệ (

%)

Độ suy tim

Tỷ lệ kháng aspirin (%)

Page 84: NGHIÊN CỨU TÌNH TRẠNG KHÁNG ASPIRIN Ở BỆNH …files.benhvien108.vn/luanan/41/luan an quach huu trung.pdf · Dược lý học của aspirin ... Kháng aspirin liên quan

71

Bảng 3.20. Phân bố tỷ lệ kháng aspirin khi kết hợp YTNC

Thông số Đơn thuần +Tuổi ≥70 +WHR tăng +VB tăng

BMV 33,0 36,7 58,9 65,2

BĐMNB 50,0 50,0 66,7 80,0

ĐQNMN 45,2 66,7 73,3 76,9

ĐTĐ 53,3 72,7 76,9 76,5

NCBMV >20% 50,5 60,5 70,3 72,3

Tỷ lệ kháng aspirin ở đối tượng có nguy cơ tim mạch cao tăng khi có

các yếu tố nguy cơ tim mạch kết hợp như tăng số đo vòng bụng, tăng chỉ số

vòng bụng trên vòng mông, tuổi ≥70.

Biểu đồ 3.14. Tỷ lệ kháng aspirin khi phối hợp các yếu tố nguy cơ

0

10

20

30

40

50

60

70

80

90

Đơn thuần +Tuổi≥70 +WHR tăng +VB tăng

Tỷ l

ệ %

BMV BĐMNB ĐQNMN ĐTĐ NCBMV>20%

Page 85: NGHIÊN CỨU TÌNH TRẠNG KHÁNG ASPIRIN Ở BỆNH …files.benhvien108.vn/luanan/41/luan an quach huu trung.pdf · Dược lý học của aspirin ... Kháng aspirin liên quan

72

Bảng 3.21. Phân bố tỷ lệ kháng aspirin trên bệnh nhân có nguy cơ 10 năm

bệnh mạch vành lớn hơn 20%

NCBMV >20% (n = 109) Kháng aspirin

n %

NCBMV = 22% (n = 14) 4 28,6

NCBMV = 25% (n = 20) 6 30,0

NCBMV = 27% (n = 13) 7 53,8

NCBMV ≥ 30% (n = 62) 38 61,3

Tỷ lệ kháng aspirin trên bệnh nhân có nguy cơ 10 năm bệnh mạch vành

lớn hơn 20% tăng tỷ lệ thuận với phần trăm mức độ nguy cơ 10 năm bệnh

mạch vành.

Biểu đồ 3.15. Tỷ lệ kháng aspirin theo mức độ nguy cơ 10 năm BMV

28,6 30

53,8

61,3

0

10

20

30

40

50

60

70

22% 25% 27% ≥30%

Tỷ l

ệ (

%)

Mức độ nguy cơ 10 năm BMV

Tỷ lệ kháng aspirin (%)

Page 86: NGHIÊN CỨU TÌNH TRẠNG KHÁNG ASPIRIN Ở BỆNH …files.benhvien108.vn/luanan/41/luan an quach huu trung.pdf · Dược lý học của aspirin ... Kháng aspirin liên quan

73

3.3. MỐI LIÊN QUAN GIỮA KHÁNG ASPIRIN VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ

LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG

3.3.1. Kháng aspirin liên quan với giới

Bảng 3.22. Đặc điểm nguy cơ tim mạch cao trên bệnh nhân kháng aspirin

so sánh theo giới

Kháng aspirin ở đối tượng

NCTMC (n = 153)

Nam (n=106) Nữ (n=47) p

n % n %

BMV (n = 35) 25 23,6 10 21,3 >0,05

BĐMNB (n = 4) 3 2,8 1 2,1 >0,05

ĐQNMN (n = 14) 14 13,2 0 0,0 <0,05

ĐTĐ (n = 32) 17 16,0 15 31,9 <0,05

NCBMV >20% (n = 55) 38 35,8 17 36,2 >0,05

Tỷ lệ kháng aspirin có ĐTĐ ở nữ cao hơn nam (p <0,05).

Biểu đồ 3.16. Đặc điểm nguy cơ cao trên bệnh nhân kháng aspirin

23,6

2,8

1613,2

35,8

2 1 , 3

2 , 1

3 1 , 9

0

3 6 , 2

0

5

10

15

20

25

30

35

40

BMV BĐMNB ĐTĐ ĐQNMN NCBMV

Tỷ l

ệ (

%)

Nguy cơ tim mạch cao

Nam Nữ

Page 87: NGHIÊN CỨU TÌNH TRẠNG KHÁNG ASPIRIN Ở BỆNH …files.benhvien108.vn/luanan/41/luan an quach huu trung.pdf · Dược lý học của aspirin ... Kháng aspirin liên quan

74

Bảng 3.23. Khác biệt về tỷ lệ kháng aspirin ở các nhóm tuổi theo giới

Nhóm tuổi

(năm)

Kháng aspirin (n = 153)

p Nam (n = 106) Nữ (n = 47)

n % n %

< 50 6 5,7 3 6,4 >0,05

50 - 59 19 17,9 13 27,7 <0,05

60 - 69 24 22,6 11 23,4 >0,05

70 - 79 42 39,6 18 38,3 >0,05

≥ 80 15 14,2 2 4,3 >0,05

Tỷ lệ bệnh nhân kháng aspirin trong nhóm tuổi 50 – 59 tuổi ở nam thấp

hơn ở nữ có ý nghĩa thống kê.

Biểu đồ 3.17. Đặc điểm các YTNC trên bệnh nhân kháng aspirin

5,7

17,9

22,6

39,6

14,2

6,4

27,7

23,4

38,3

4,3

0

5

10

15

20

25

30

35

40

45

<50 50-59 60-69 70-79 ≥80

Tỷ l

ệ %

Nhóm tuổi

Nam Nữ

Page 88: NGHIÊN CỨU TÌNH TRẠNG KHÁNG ASPIRIN Ở BỆNH …files.benhvien108.vn/luanan/41/luan an quach huu trung.pdf · Dược lý học của aspirin ... Kháng aspirin liên quan

75

Bảng 3.24. Tương quan ngưng tập tiểu cầu (ADP) với VB, WHR, tuổi, TG

so sánh theo giới

Thông số

Ngưng tập tiểu cầu với ADP ≥70%

Nam

OR (95%CI)

Nữ

OR (95%CI)

VB tăng/ VB không tăng 97 (13,218-71,824) 1,259 (0,334-4,752)

WHR tăng/WHR không tăng 14,188 (6,693-30,076) 5,919 (0,595-58,887)

Tuổi ≥60 so với tuổi <60 1,820 (1,063-3,114) 0,445 (0,163-1,216)

TG ≥2,3 so với TG <2,3 3,209 (1,219-8,451) 2,919 (0,467-18,243)

Tương quan giữa ngưng tập tiểu cầu với ADP và VB, WHR, tuổi, TG ở

nam với OR có ý nghĩa. Trên nữ giới tương quan không có ý nghĩa thống kê.

Bảng 3.25. Tương quan ngưng tập tiểu cầu (AA) với BMI, WHR, tuổi so

sánh theo giới

Thông số

Ngưng tập tiểu cầu với AA ≥20%

Nam

OR (95%CI)

Nữ

OR (95%CI)

BMI ≥23 so với BMI <23 1,974 (1,193-3,266) 1,067 (0,510-2,230)

WHR tăng so với

WHR không tăng

58,036 (25,361-132,809) 2,593 (0,262-25,710

Tuổi ≥70 so với tuổi <70 1,875 (1,146-3,069) 0,733 (0,349-1,540)

Tương quan giữa ngưng tập tiểu cầu với AA và BMI, WHR, tuổi ở nam

giới với OR có ý nghĩa thống kê. Trên nữ giới tương quan không có ý nghĩa

thống kê.

Page 89: NGHIÊN CỨU TÌNH TRẠNG KHÁNG ASPIRIN Ở BỆNH …files.benhvien108.vn/luanan/41/luan an quach huu trung.pdf · Dược lý học của aspirin ... Kháng aspirin liên quan

76

3.3.2. Kháng aspirin liên quan với tuổi

Bảng 3.26. Tương quan kháng aspirin với tuổi ≥70

Đặc điểm

(n = 380)

Kháng aspirin

OR

95%CI Có

(n = 153)

Không

(n = 227)

Tuổi ≥70

(n = 165)

77 (46,7%) 88 (53,3%)

1,600

1,057-2,422

Không

(n = 215)

76 (35,3%) 139 (64,7%)

Tỷ lệ kháng aspirin ở bệnh nhân ≥70 tuổi so với <70 tuổi có OR=1,600.

Biểu đồ 3.18. Kháng aspirin liên quan đến tuổi ≥70

46,7

35,3

0

5

10

15

20

25

30

35

40

45

50

Tỷ l

ệ k

hán

g a

sp

irin

(%

)

Tuổi ≥70 Tuổi <70

Page 90: NGHIÊN CỨU TÌNH TRẠNG KHÁNG ASPIRIN Ở BỆNH …files.benhvien108.vn/luanan/41/luan an quach huu trung.pdf · Dược lý học của aspirin ... Kháng aspirin liên quan

77

3.3.3. Kháng aspirin liên quan đến các đặc điểm lâm sàng và các yếu tố

nguy cơ

Bảng 3.27. Kháng aspirin liên quan đến đặc điểm nguy cơ cao

Nguy cơ tim mạch cao

Kháng aspirin

p Có (n = 153) Không (n = 227)

n % n %

BMV (n = 106) 35 22,9 71 31,3 >0,05

ĐQNMN (n = 31) 14 9,2 17 7,5 >0,05

BĐMNB (n = 8) 4 2,6 4 1,8 >0,05

ĐTĐ (n = 60) 32 20,9 28 12,3 <0,05

NCBMV >20% (n = 109) 55 35,9 54 23,8 <0,05

Tỷ lệ ĐTĐ, nguy cơ 10 năm BMV >20% khác biệt với p <0,05.

Biểu đồ 3.19. Kháng aspirin liên quan đến bệnh nhân có nguy cơ cao

22,9

2,6

20,9

9,2

35,9

31,3

1,8

12,3

7,5

23,8

0

5

10

15

20

25

30

35

40

BMV BĐMNB ĐTĐ ĐQNMN NCBMV >20%

Tỷ lệ

(%

)

Nguy cơ tim mạch cao

Kháng aspirin Không kháng aspirin

Page 91: NGHIÊN CỨU TÌNH TRẠNG KHÁNG ASPIRIN Ở BỆNH …files.benhvien108.vn/luanan/41/luan an quach huu trung.pdf · Dược lý học của aspirin ... Kháng aspirin liên quan

78

Bảng 3.28. Liên quan kháng aspirin và các yếu tố nguy cơ tim mạch

Yếu tố nguy cơ

(n = 380)

Kháng aspirin

p Có (n = 153) Không (n = 227)

n % n %

THA (n = 290) 114 74,5 176 77,5 >0,05

BMI ≥23 kg/m2 (n = 219) 95 62,1 124 54,6 >0,05

WHR tăng (n = 218) 142 92,8 76 33,5 <0,05

VB tăng (n = 189) 129 84,3 60 26,4 <0,05

LDL-C ≥2,6 mmol/l (n = 220) 93 60,8 127 55,9 >0,05

Cholesterol ≥5,2 mmol/l (n = 142) 49 32,0 93 41,0 >0,05

HDL-C ≤1,0 mmol/l (n = 203) 81 52,9 122 53,7 >0,05

Triglycerid ≥2,3 mmol/l (n = 356) 147 96,1 209 92,1 >0,05

Tỷ lệ WHR và VB tăng ở bệnh nhân kháng aspirin cao hơn (p <0,05).

3.3.4. Kháng aspirin liên quan với các chỉ số nhân trắc

3.3.4.1. Kháng aspirin liên quan đến BMI

Bảng 3.29. Liên quan ngưng tập tiểu cầu với ADP và các mức độ BMI

BMI (kg/m2) NTTC với ADP (%) p

<18,5 (n = 12) 78,25 ± 17,11

<0,01 18,5 - 22,9 (n = 149) 69,56 ± 20,71 <0,05

23 - 24,9 (n = 157) 77,50 ± 17,34

≥25 (n = 62) 75,69 ± 41,37

Ngưng tập tiểu cầu với ADP khác biệt với p<0,01 giữa các mức BMI và

với p <0,05 giữa nhóm BMI 18,5-22,9 kg/m2 và nhóm BMI 23-24,9 kg/m2.

Page 92: NGHIÊN CỨU TÌNH TRẠNG KHÁNG ASPIRIN Ở BỆNH …files.benhvien108.vn/luanan/41/luan an quach huu trung.pdf · Dược lý học của aspirin ... Kháng aspirin liên quan

79

Bảng 3.30. Liên quan ngưng tập tiểu cầu với AA và các mức độ BMI

BMI (kg/m2) NTTC với AA (%) p

<18,5 (n = 12) 67,08 ± 38,43

<0,05

<0,01

18,5 - 22,9 (n = 149) 38,58 ± 37,47

<0,01 23 - 24,9 (n = 157) 52,14 ± 38,67

≥25 (n = 62) 49,13 ± 19,51

Khác biệt về phần trăm NTTC với AA có p<0,05 khi so sánh giữa

nhóm BMI <18,5kg/m2 với nhóm BMI =18,5 - 22,9kg/m2, nhóm BMI =18,5 -

22,9kg/m2 với nhóm BMI = 23 - 24,9 kg/m2. Khác biệt có ý nghĩa thống kê

với p <0,01 khi so sánh chung các mức BMI.

Biểu đồ 3.20. Ngưng tập tiểu cầu liên quan BMI

67

38

5249

78

69

7775

0

10

20

30

40

50

60

70

80

90

<18,5 18,5-22,9 23-24,9 ≥25

Tỷ l

ệ (

%)

BMI (kg/m2)

NTTC với AA NTTC với ADP

Page 93: NGHIÊN CỨU TÌNH TRẠNG KHÁNG ASPIRIN Ở BỆNH …files.benhvien108.vn/luanan/41/luan an quach huu trung.pdf · Dược lý học của aspirin ... Kháng aspirin liên quan

80

3.3.4.2. Kháng aspirin liên quan với chỉ số vòng bụng (VB), chỉ số vòng

bụng trên vòng mông (WHR)

Bảng 3.31. Tương quan kháng aspirin với tăng số đo vòng bụng

Đặc điểm

(n = 380)

Kháng aspirin

OR

95%CI Có

(n = 153)

Không

(n = 227)

VB tăng

(n = 189)

129 (68,3%) 60 (31,7%)

14,960

8,839-25,320

Không

(n = 191)

24 (12,6%) 167 (87,4%)

Nguy cơ kháng aspirin ở bệnh nhân VB tăng so với VB không tăng có

OR=14,960.

Biểu đồ 3.21. Kháng aspirin liên quan đến số đo vòng bụng

68,3

12,6

0

10

20

30

40

50

60

70

80

Tỷ l

ệ k

hán

g a

sp

irin

(%

)

VB tăng VB bình thường

Page 94: NGHIÊN CỨU TÌNH TRẠNG KHÁNG ASPIRIN Ở BỆNH …files.benhvien108.vn/luanan/41/luan an quach huu trung.pdf · Dược lý học của aspirin ... Kháng aspirin liên quan

81

Bảng 3.32. Tương quan kháng aspirin với tăng WHR

Đặc điểm

(n = 380)

Kháng aspirin

OR

95%CI Có

(n = 153)

Không

(n = 227)

WHR

tăng

(n = 218)

142 (65,1%) 76 (34,9%)

25,648

13,092-50,249

Không

(n = 162)

11 (6,8%) 151 (93,2%)

Nguy cơ kháng aspirin ở bệnh nhân WHR tăng so với WHR không

tăng có OR=25,648.

Biểu đồ 3.22. Kháng aspirin liên quan đến chỉ số WHR

65,1

6,8

0

10

20

30

40

50

60

70

Tỷ l

ệ k

hán

g a

sp

irin

(%

)

WHR tăng WHR bình thường

Page 95: NGHIÊN CỨU TÌNH TRẠNG KHÁNG ASPIRIN Ở BỆNH …files.benhvien108.vn/luanan/41/luan an quach huu trung.pdf · Dược lý học của aspirin ... Kháng aspirin liên quan

82

Bảng 3.33. Tương quan tuyến tính giữa độ NTTC với VB và WHR

Đại lượng1 Đại lượng 2 r r2 p

Vòng bụng

(cm)

NTTC với AA(%) 0,529 0,280 <0,01

NTTC với ADP(%) 0,375 0,140 <0,01

WHR NTTC với AA(%) 0,406 0,165 <0,01

NTTC với ADP(%) 0,319 0,102 <0,01

Độ ngưng tập tiểu cầu với AA có tương quan tuyến tính thuận mức độ

khá chặt với số đo vòng bụng (r =0,529, p<0,01), mức độ trung bình với

WHR (r =0,406, p <0,01). Số đo vòng bụng giải thích cho 28% (r2 =0,280),

WHR giải thích cho 16,5% (r2 =0,165) mức độ ngưng tập tiểu cầu với AA.

Độ ngưng tập tiểu cầu với ADP có tương quan tuyến tính thuận mức độ

trung bình với vòng bụng và WHR. Số đo vòng bụng giải thích cho 14%,

WHR giải thích cho 10,2% mức độ ngưng tập tiểu cầu với ADP.

3.3.5. Kháng aspirin liên quan với thời gian điều trị aspirin và mức độ

nguy cơ 10 năm bệnh mạch vành

Bảng 3.34. Độ NTTC tương quan tuyến tính với thời gian điều trị aspirin và

nguy cơ 10 năm bệnh mạch vành

Đại lượng 1 Đại lượng 2 r r2 p

Thời gian điều trị

aspirin (tháng)

AA(%) 0,460 0,211 <0,05

ADP(%) 0,281 0,079 <0,05

Nguy cơ 10 năm

BMV (%)

AA(%) 0,369 0,136 <0,01

ADP(%) 0,545 0,297 <0,01

Độ ngưng tập tiểu cầu với AA có tương quan tuyến tính thuận mức độ

trung bình (r =0,460, p<0,05) với thời gian điều trị aspirin và mức độ nguy cơ

Page 96: NGHIÊN CỨU TÌNH TRẠNG KHÁNG ASPIRIN Ở BỆNH …files.benhvien108.vn/luanan/41/luan an quach huu trung.pdf · Dược lý học của aspirin ... Kháng aspirin liên quan

83

10 năm bệnh mạch vành (r =0,369, p<0,01). Thời gian điều trị aspirin giải

thích cho 21,1% (r2 =0,211) độ ngưng tập tiểu cầu với AA và mức độ nguy cơ

10 năm bệnh mạch vành giải thích cho 13,6% (r2 =0,136) độ ngưng tập tiểu

cầu với AA.

Độ ngưng tập tiểu cầu với ADP có tương quan tuyến tính thuận mức độ

thấp (r =0,281, p<0,05) với thời gian điều trị aspirin và tương quan tuyến tính

mức độ khá chặt (r =0,545, p<0,01) với phần trăm nguy cơ 10 năm bệnh

mạch vành. Thời gian điều trị aspirin giải thích cho 7,9% (r2 =0,079) độ

ngưng tập tiểu cầu với ADP và mức độ nguy cơ 10 năm bệnh mạch vành theo

thang điểm Framingham giải thích cho 29,7% (r2 =0,297) mức độ ngưng tập

tiểu cầu với ADP.

Biểu đồ 3.23. Ngưng tập tiểu cầu với ADP trên các mức nguy cơ BMV

28,6 30

69,2

90,3

0

10

20

30

40

50

60

70

80

90

100

22% 25% 27% ≥30%

Tỷ l

ệ (

%)

Mức độ nguy cơ 10 năm BMV

Tỷ lệ ADP≥70% (%)

Page 97: NGHIÊN CỨU TÌNH TRẠNG KHÁNG ASPIRIN Ở BỆNH …files.benhvien108.vn/luanan/41/luan an quach huu trung.pdf · Dược lý học của aspirin ... Kháng aspirin liên quan

84

3.3.6. Kháng aspirin liên quan với đặc điểm cận lâm sàng các xét nghiệm

máu

Bảng 3.35. Liên quan kháng aspirin với đặc điểm cận lâm sàng các xét

nghiệm máu của đối tượng nghiên cứu

Đặc điểm cận lâm sàng Kháng aspirin Không kháng p

Hồng cầu (T/L) 4,5 ± 0,6 4,5 ± 0,5 >0,05

Bạch cầu (G/L) 7,9 ± 2,3 7,8 ± 2,5 >0,05

Tiểu cầu (G/L) 255,3 ± 58,1 248,4 ± 61,6 >0,05

Hemoglobin (g/l) 136,5 ± 18,3 132,8 ± 17,9 >0,05

Hematocrit (%) 40,3 ± 4,9 39,8 ± 5,7 >0,05

Fibrinogen (mg) 309,4 ± 31,0 311,3 ± 29,2 >0,05

Cholesterol (mmol/l) 4,8 ± 1,2 5,0 ± 1,2 >0,05

HDL-C (mmol/l) 1.04 ± 0,11 1.03 ± 0,11 >0,05

LDL-C (mmol/l) 3,1 ± 1,0 2,8 ± 0,9 <0,05

Glucose (mmol/l) 6,8 ± 0.8 6,9 ± 0.8 >0,05

Triglycerid (mmol/l) 3,6 ± 1,1 3,6 ± 1,1 >0,05

Ure (mmol/l) 7,0 ± 0,9 6,9 ± 0,9 >0,05

Creatinin (µmol/l) 94,8 ± 6,3 95,1 ± 6,6 >0,05

Bilirubin (mg/dL) 15,16 ± 1,2 15,12 ± 1,4 >0,05

Ngưng tập tiểu cầu với AA (%) 89,20 ± 11,84 18,22 ± 21,02 <0,05

Ngưng tập tiểu cầu với ADP (%) 88,39 ± 8,75 64,50 ± 18,62 <0,05

Nồng độ LDL-C máu trung bình ở bệnh nhân kháng aspirin tăng hơn so

với bệnh nhân không kháng aspirin (p <0,05).

Page 98: NGHIÊN CỨU TÌNH TRẠNG KHÁNG ASPIRIN Ở BỆNH …files.benhvien108.vn/luanan/41/luan an quach huu trung.pdf · Dược lý học của aspirin ... Kháng aspirin liên quan

85

3.3.7. Kháng aspirin liên quan với các đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng

qua phân tích hồi quy logistic đa biến

Bảng 3.36. Phân tích hồi quy logistic đa biến liên quan kháng aspirin và

các thông số lâm sàng, cận lâm sàng

Biến số OR 95%CI p

BMI 1,038 0,701 - 1,536 >0,05

VB 3,533 1,663 – 7,506 <0,01

LDL-C 2,422 0,837 – 7,009 >0,05

Tuổi 1,016 0,919 - 1,124 >0,05

Thời gian điều trị aspirin 3,237 1,553 – 6,748 <0,01

Nguy cơ 10 năm BMV 1,287 0,902 – 1,837 >0,05

Liên quan có ý nghĩa kháng aspirin với VB, thời gian điều trị aspirin.

Bảng 3.37. Phân tích hồi quy logistic đa biến liên quan ADP ≥70% và các

thông số lâm sàng, cận lâm sàng

Biến số OR 95%CI p

BMI 1,076 0,820 - 1,412 >0,05

VB 1,781 1,198 – 2,648 <0,01

LDL-C 1,834 0,755 – 4,452 >0,05

Tuổi 1,087 1,009 - 1,184 <0,05

Thời gian điều trị aspirin 1,969 1,148 – 3,375 <0,05

Nguy cơ 10 năm BMV 2,106 1,434 – 3,094 <0,01

Liên quan có ý nghĩa thống kê giữa ngưng tập tiểu cầu với ADP ≥70%

và số đo vòng bụng, tuổi, thời gian điều trị aspirin, nguy cơ 10 năm BMV.

Page 99: NGHIÊN CỨU TÌNH TRẠNG KHÁNG ASPIRIN Ở BỆNH …files.benhvien108.vn/luanan/41/luan an quach huu trung.pdf · Dược lý học của aspirin ... Kháng aspirin liên quan

86

Bảng 3.38. Phân tích hồi quy logistic đa biến liên quan AA ≥20% và các

thông số lâm sàng, cận lâm sàng

Biến số OR 95%CI p

BMI 0,973 0,756 - 1,252 >0,05

VB 1,804 1,279 – 2,546 <0,01

LDL-C 1,982 0,876 – 4,484 >0,05

Tuổi 0,992 0,923 - 1,066 >0,05

Thời gian điều trị aspirin 2,105 1,293 – 3,426 <0,01

Nguy cơ 10 năm BMV 1,466 1,093 - 1,965 <0,05

Liên quan có ý nghĩa thống kê giữa ngưng tập tiểu cầu với AA ≥20%

và số đo vòng bụng, thời gian điều trị aspirin, nguy cơ 10 năm BMV.

Page 100: NGHIÊN CỨU TÌNH TRẠNG KHÁNG ASPIRIN Ở BỆNH …files.benhvien108.vn/luanan/41/luan an quach huu trung.pdf · Dược lý học của aspirin ... Kháng aspirin liên quan

87

CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN

4.1. ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU

Về tuổi, giới và đặc điểm nhân trắc: các đối tượng trong nhóm

nghiên cứu có các đặc điểm nhân trắc tương tự với nhóm bệnh nhân bệnh lý

tim mạch và rối loạn chuyển hóa ở Việt Nam về mặt nhân chủng học như

tuổi, chiều cao, cân nặng, chỉ số khối, vòng bụng và chỉ số vòng bụng trên

vòng mông.

Tuổi trung bình của bệnh nhân trong nhóm nghiên cứu của chúng tôi là

66,2 ± 10,1 tuổi, không có sự khác biệt về trung bình tuổi của hai giới. Tuổi

nhỏ nhất là 30 và tuổi lớn nhất là 89 phù hợp với tuổi mắc các bệnh tim mạch

và chuyển hóa theo các nghiên cứu trong nước và trên thế giới.

Tuổi trung bình trong nghiên cứu của Nguyễn Thị Nữ (2005) là 56,2 ±

9,9 tuổi (trên 118 bệnh nhân THA có rối loạn lipid máu) và 53,4 ± 7,9 tuổi

(trên 50 người nhóm chứng), thấp hơn tuổi trung bình của bệnh nhân nghiên

cứu của chúng tôi có thể do đối tượng nghiên cứu của Nguyễn Thị Nữ gồm

bệnh nhân THA có RLLP, còn đối tượng nghiên cứu của chúng tôi rộng hơn

trên các bệnh nhân có nguy cơ tim mạch cao [17].

Tuổi trung bình trong nghiên cứu của Trần Quốc Khánh (2009) là

71,05 tuổi trên 100 bệnh nhân đột quỵ (30 bệnh nhân đột quỵ xuất huyết não

và 70 bệnh nhân đột quỵ nhồi máu não), cao hơn tuổi trung bình của bệnh

nhân nghiên cứu của chúng tôi do đối tượng nghiên cứu của chúng tôi rộng

hơn bao gồm nhiều bệnh nhân chưa có biến cố tim mạch như nhóm nguy cơ

10 năm bệnh mạch vành lớn hơn 20% [11].

Các đặc điểm về các chỉ số nhân trắc (bảng 3,1) tương đương với các

nghiên cứu trên bệnh nhân người Việt Nam độ tuổi trên hoặc bằng 40 tuổi.

Tất cả số liệu đều tuân theo quy luật phân bố chuẩn.

Nghiên cứu của Trần Văn Huy (2004) có kết quả BMI trung bình

20,97 ± 3,50 kg/m2, vòng bụng trung bình 74,39 ± 10,27cm, vòng mông

Page 101: NGHIÊN CỨU TÌNH TRẠNG KHÁNG ASPIRIN Ở BỆNH …files.benhvien108.vn/luanan/41/luan an quach huu trung.pdf · Dược lý học của aspirin ... Kháng aspirin liên quan

88

trung bình 88,92 ± 8,03cm với WHR trung bình là 0,83 ± 0,09 đều thấp hơn

so với số liệu của chúng tôi khả năng do đối tượng nghiên cứu của Trần Văn

Huy là điều tra dịch tễ trên người lớn từ 40 đến 90 tuổi (tuổi trung bình là

59,56 ± 11,72 tuổi, thấp hơn so với nghiên cứu của chúng tôi) còn đối tượng

nghiên cứu của chúng tôi đều có nguy cơ tim mạch cao với đặc điểm tăng số

đo vòng bụng trung bình 85,4 ± 3,8cm và tăng chỉ số vòng bụng trên vòng

mông (WHR) trung bình 0,93 ± 0,03 (bảng 3.1) [7].

Về đặc điểm lâm sàng: Đối tượng có nguy cơ tim mạch cao (bảng 3.2)

khác biệt có ý nghĩa thống kê về tỷ lệ bệnh ĐQNMN đơn thuần (31 bệnh

nhân, chiếm 10,9% ở nam 1,8% ở nữ). Có 17,3% ở nam và 17,5% ở nữ là đối

tượng có kết hợp các yếu tố nguy cơ tim mạch cao (BMV, BĐMNB,

ĐQNMN, ĐTĐ, nguy cơ 10 năm BMV lớn hơn 20%), khác biệt không có ý

nghĩa thống kê.

Đặc điểm của đối tượng có nguy cơ 10 năm mắc BMV tính theo thang

điểm nguy cơ Framingham >20% (bảng 3.6). Nguy cơ 10 năm mắc bệnh

mạch vành là 26,0 ± 2,0% ở nam và 22,6 ± 1,9% ở nữ. Nguy cơ 10 năm bệnh

mạch vành ≥30% chiếm tỷ lệ cao nhất 56,9%, thấp nhất là nguy cơ 10 năm

bệnh mạch vành bằng 22% với tỷ lệ 12,8% (bảng 3.7).

Trong nghiên cứu của Trương Thanh Sơn, Nguyễn Văn Trí và Trương

Thanh Bình trên 496 bệnh nhân đến khám tại bệnh viện đa khoa tỉnh Bình

Dương thấy nguy cơ 10 năm mắc BMV tính theo thang điểm nguy cơ

Framingham ở nam cao hơn ở nữ (13,53 ± 9,87% ở nam và 5,65 ± 6,84% ở

nữ với p <0,0001) giống với nghiên cứu của chúng tôi. Nhóm nguy cơ thấp

chiếm 60,89%, nhóm nguy cơ trung bình 20,97%, nhóm nguy cơ cao 13,10%

và nhóm nguy cơ rất cao (nguy cơ 10 năm mắc BMV lớn hơn 30%) là 5,04%.

Nghiên cứu của chúng tôi với tiêu chuẩn chọn bệnh nhân là có nguy cơ 10

năm mắc BMV lớn hơn 20% nên nguy cơ 10 năm mắc BMV trung bình cao

hơn trên cả hai giới [19].

Page 102: NGHIÊN CỨU TÌNH TRẠNG KHÁNG ASPIRIN Ở BỆNH …files.benhvien108.vn/luanan/41/luan an quach huu trung.pdf · Dược lý học của aspirin ... Kháng aspirin liên quan

89

Nghiên cứu của Nguyễn Ngọc Phương Thư và Nguyễn Thanh Hiền

năm 2010 về phân tầng nguy cơ mắc BMV 10 năm ở bệnh nhân THA theo

thang điểm Framingham cho thấy: nữ chiếm đa số (66,2%), tuổi chủ yếu là

trên 45 (93,2%), THA từ độ 2 trở lên chiếm 71,4%, có 43,6% bệnh nhân

RLLP, 37,8% bệnh nhân có bất thường trên điện tim với 6,3% bị rung nhĩ. Tỷ

lệ các nhóm có nguy cơ theo thang điểm Framingham lần lượt là 47,1% (nguy

cơ thấp), 23,7% (nguy cơ trung bình), 29,2% (nguy cơ cao). Giới tính và tuổi

là hai yếu tố được ghi nhận có liên quan với nguy cơ mắc BMV 10 năm. Có

sự tương quan giữa kết quả gắng sức với nguy cơ mắc BMV theo thang điểm

Framingham. Tuổi trung bình là 63,9 ± 11,1 tuổi tương đương với kết quả

nghiên cứu của chúng tôi. BMI trung bình là 20,5 ± 2,6 kg/m2, thấp hơn

nghiên cứu của chúng tôi có thể vì tuổi của đối tượng nghiên cứu là từ 21 đến

79 tuổi và nghiên cứu ngẫu nhiên trên quần thể, còn nghiên cứu của chúng tôi

có tuổi cao hơn từ 30 đến 89 tuổi và đối tượng đã có nhiều yếu tố nguy cơ tim

mạch [23].

Các yếu tố nguy cơ tim mạch (bảng 3.4) theo giới cho thấy tỷ lệ tăng

BMI ở nam cao hơn ở nữ và tỷ lệ tăng WHR, số đo vòng bụng ở nữ cao hơn ở

nam có ý nghĩa thống kê. Kết quả này giống như kết quả nghiên cứu của

Nguyễn Hồng Huệ và Nguyễn Đức Công trên 500 bệnh nhân với tuổi trung

bình 55,9 ± 12,9 tuổi tại bệnh viện Việt Tiệp – Hải Phòng. Tỷ lệ tăng BMI ở

nam cao hơn ở nữ (37,1% so với 28,9%, p <0,05) [5].

Nghiên cứu của Trần Nguyễn Ái Thanh và Nguyễn Văn Trí trên 191

bệnh nhân tăng huyết áp cho thấy hơn một nửa bệnh nhân có tăng số đo vòng

bụng (52,4% ở nam và 86,6% ở nữ), sự khác biệt về tỷ lệ giữa nam và nữ có ý

nghĩa thống kê tương tự như kết quả nghiên cứu của chúng tôi. Một số nghiên

cứu khác cũng cho kết quả tỷ lệ tăng số đo vòng bụng ở nữ cao hơn ở nam

cho thấy tiêu chuẩn tăng số đo vòng bụng của WHO cho người châu Á ở nữ

cao hơn ở nam có ý nghĩa [22].

Page 103: NGHIÊN CỨU TÌNH TRẠNG KHÁNG ASPIRIN Ở BỆNH …files.benhvien108.vn/luanan/41/luan an quach huu trung.pdf · Dược lý học của aspirin ... Kháng aspirin liên quan

90

Về số lượng các YTNC chuyển hóa (ĐTĐ, THA, thừa cân và béo phì,

LDL-C máu lớn hơn 2,6 mmol/l) gồm 2,6% bệnh nhân không có YTNC

chuyển hóa, 21,6% có 1 YTNC, 41,6% có 2 YTNC, 25,8% có 3 YTNC, 8,4%

có 4 YTNC (bảng 3.5). Kết quả này cao hơn so với kết quả nghiên cứu của

Nguyễn Hồng Huệ và Nguyễn Đức Công theo thứ tự tương ứng là 16,2%,

24%, 37,2%, 18,2% và 4% do đối tượng nghiên cứu của chúng tôi đã có nguy

cơ tim mạch cao còn đối tượng nghiên cứu của Nguyễn Hồng Huệ và Nguyễn

Đức Công là các bệnh nhân lấy từ các phòng khám chuyên khoa tim mạch,

tiêu hóa, hô hấp, nội tiết của phòng khám đa khoa với tiêu chuẩn loại trừ là đã

có bệnh mạch vành [5].

Nghiên cứu của Trần Văn Huy (2004) về tỷ lệ nguy cơ bệnh tim mạch

ở người lớn Khánh Hòa theo biểu đồ dự báo nguy cơ toàn thể của Tổ chức Y

tế Thế giới 2007 cho thấy: trên 656 đối tượng từ 40 tuổi đến 90 tuổi có 45 đối

tượng (6,5%) đã có bằng chứng bệnh động mạch vành hoặc bệnh động mạch

não nên không cần phân tầng nguy cơ. Trên 615 đối tượng còn lại có tỷ lệ

nguy cơ mắc bệnh tim mạch trong 10 năm ≥20% chiếm 11,3% (16,61% ở

nam và 6,52% ở nữ). Tỷ lệ nguy cơ rất cao >30% ở các nhóm tuổi 40-49 tuổi,

50-59 tuổi, 60-69 tuổi và trên 70 tuổi lần lượt là 0%, 2,8%, 13,4%, 23,4% ở

nam giới và 0%, 1,1%, 4,9%, 9,2% ở nữ giới. Tỷ lệ mức độ nguy cơ 10 năm

BMV trong nghiên cứu của chúng tôi (bảng 3.7) cao hơn do tiêu chuẩn nhận

bệnh nhân nghiên cứu là có nguy cơ 10 năm BMV >20%, khác với nghiên

cứu của Trần Văn Huy là ngẫu nhiên trên quần thể. Tỷ lệ THA là 34,3%

(37,5% ở nam và 31,6% ở nữ), tỷ lệ glucose máu trên 7 mmol/l là 11,5%, tỷ

lệ tăng cholesterol trên 5 mmol/l là 60,5%, tỷ lệ hút thuốc lá là 34,63%

(65,72% ở nam và 8,13% ở nữ). Tỷ lệ hút thuốc lá trong nghiên cứu của

chúng tôi thấp hơn (9,4%) và chỉ có ở nam giới có thể do đặc điểm đối tượng

nghiên cứu của chúng tôi đều xác định đã có bệnh và cư trú ở miền Bắc (về

đặc điểm địa lý có tỷ lệ phụ nữ hút thuốc lá thấp hơn miền Nam) [7].

Page 104: NGHIÊN CỨU TÌNH TRẠNG KHÁNG ASPIRIN Ở BỆNH …files.benhvien108.vn/luanan/41/luan an quach huu trung.pdf · Dược lý học của aspirin ... Kháng aspirin liên quan

91

Trong nghiên cứu của Trần Quốc Khánh (2009) trên bệnh nhân đột quỵ

thấy THA có tỷ lệ là 67%, RLLP chiếm tỷ lệ 57%, ĐTĐ chiếm 23%, béo phì

chiếm 21%, bệnh tim mạch chiếm 33%, hút thuốc lá chiếm 22%, uống rượu

chiếm 22%. Tỷ lệ THA, ĐTĐ, thừa cân và béo phì trong nghiên cứu của

chúng tôi nhiều hơn. Tỷ lệ hút thuốc lá, nghiện rượu trong nghiên cứu của

chúng tôi ít hơn [11].

Nghiên cứu các YTNC tim mạch ở Việt nam xác định tỷ lệ đã chuẩn

hóa theo tuổi của đối tượng có ít nhất 2/4 YTNC chuyển hóa (THA, ĐTĐ,

RLLP, béo phì) là 28% ở nữ và 32% ở nam, có ít nhất 2/5 YTNC hành vi

(hút thuốc lá, uống rượu quá mức, chế độ ăn uống không lành mạnh, hạn chế

hoạt động thể lực và căng thẳng tinh thần) là 27% ở nữ và 62% ở nam, có ít

nhất 4/9 YTNC nêu trên là 13% ở nữ và 34% ở nam [101].

Tỷ lệ bệnh nhân ở các nhóm tuổi (bảng 3.9) khác biệt không có ý nghĩa

thống kê khi so sánh ở cả hai giới. BMI của bệnh nhân nghiên cứu gặp nhiều

ở các mức BMI từ 18,5 kg/m2 trở lên ở cả hai giới. Tỷ lệ bệnh nhân ở các

nhóm BMI trên đối tượng nghiên cứu khác biệt không có ý nghĩa thống kê

khi so sánh hai giới nam và nữ (bảng 3.10). Tương tự với kết quả nghiên cứu

của Nguyễn Hồng Huệ và Nguyễn Đức Công trên bệnh nhân lấy từ các

phòng khám thuộc nhiều chuyên khoa nội của bệnh viện cũng không có sự

khác biệt về tỷ lệ giữa hai giới ở các nhóm tuổi [5].

Về các đặc điểm cận lâm sàng: các đặc điểm cận lâm sàng của đối

tượng nghiên cứu đều phù hợp với các đặc điểm cận lâm sàng của các bệnh

nhân trong nước với tuổi và bệnh lý tim mạch như trong nghiên cứu. Ngưng

tập tiểu cầu trung bình với AA 46,80 ± 39,17%, với ADP là 74,12 ± 19,36%.

Nghiên cứu các chỉ số ngưng tập tiểu cầu ở người bình thường cho

thấy: trên 135 người tuổi từ 16 – 55 tuổi theo tác giả Nguyễn Thị Nữ và cộng

sự (1997) là 66,69 ± 6,25% ở nam và 67,26 ± 6,8% ở nữ với chất kích tập

ADP 10 µM/ml [16]. Theo tác giả Vũ Hồng Điệp và cộng sự trên 69 người

Page 105: NGHIÊN CỨU TÌNH TRẠNG KHÁNG ASPIRIN Ở BỆNH …files.benhvien108.vn/luanan/41/luan an quach huu trung.pdf · Dược lý học của aspirin ... Kháng aspirin liên quan

92

cao tuổi (2000) là 62,03 ± 9,95% (62,22 ± 9,3% ở nam và 61,71 ± 11,2% ở

nữ) với chất kích tập ADP 10 µM/ml [2]. Theo Lý Tuấn Khải và cộng sự

(2004) trên 87 người từ 20 tuổi đến 77 tuổi là 67,3 ± 16,9% ở nam và 68,1 ±

19,8% ở nữ với chất kích tập ADP 10 µM/ml [8]. Tất cả các nghiên cứu trên

đều sử dụng phương pháp quang học ngưng tập tiểu cầu với huyết tương giầu

tiểu cầu. Nghiên cứu của chúng tôi có mức độ ngưng tập tiểu cầu với chất

kích tập ADP cao hơn tất cả các nghiên cứu trên mặc dù bệnh nhân đang

được điều trị aspirin chứng tỏ bệnh nhân có nguy cơ tim mạch cao đơn thuần

hoặc phối hợp đều gây tăng ngưng tập tiểu cầu khi đánh giá bằng chất kích

tập ADP.

Nguyễn Thị Nữ năm 2005 nghiên cứu ngưng tập tiểu cầu và một số

yếu tố đông máu trên 118 bệnh nhân tăng huyết áp có rối loạn lipid máu.

Ngưng tập tiểu cầu với ADP ở nhóm bệnh là 74,20 ± 6,74% và ở nhóm

chứng là 64,58 ± 5,72%. Kết quả cũng tương đương với độ ngưng tập tiểu

cầu trung bình với ADP trong nghiên cứu của chúng tôi là 74,12 ± 19,36.

Nghiên cứu của Nguyễn Thị Nữ sử dụng phương pháp đo ngưng tập tiểu cầu

bằng quang học giống như trong nghiên cứu của chúng tôi, tuy nhiên đối

tượng nghiên cứu khác nhau [17].

Lê Tùng Lam năm 2011 nghiên cứu trên 51 bệnh nhân đau thắt ngực

ổn định và 40 bệnh nhân nhóm chứng, kết quả độ ngưng tập tiểu cầu trước

khi can thiệp động mạch vành là 66,59 ± 13,53% (nhóm chứng là 1,65 ±

9,38%). Có 13,73% bệnh nhân có ngưng tập tiểu cầu tăng bệnh lý (lớn hơn 2

lần độ lệch chuẩn của trung bình trong nhóm chứng). Ngưng tập tiểu cầu ở

nhóm tuổi 45-59 là 64,60 ± 14,09%, ngưng tập tiểu cầu ở nhóm tuổi 60-74 là

66,31 ± 13,8%, ngưng tập tiểu cầu ở nhóm tuổi ≥75 là 67,37 ± 10,17%.

Nghiên cứu trên bệnh nhân bệnh mạch vành sử dụng phương pháp đo quang

học NTTC nhưng với chất kích tập là ADP 5 µM/ml khác với nghiên cứu của

chúng tôi là ADP 10 µM/ml, trên bệnh nhân có nguy cơ cao [12].

Page 106: NGHIÊN CỨU TÌNH TRẠNG KHÁNG ASPIRIN Ở BỆNH …files.benhvien108.vn/luanan/41/luan an quach huu trung.pdf · Dược lý học của aspirin ... Kháng aspirin liên quan

93

Năm 2011, Trương Thị Minh Nguyệt và cộng sự nghiên cứu NTTC

với ADP trên 45 bệnh nhân BMV gồm 2 nhóm cấp và mạn (42 nam, 3 nữ,

tuổi trung bình 65,3 ± 8,0). Kết quả NTTC với ADP 10µM đo bằng phương

pháp LTA là 71,76 ± 8,83%. Nghiên cứu của chúng tôi trên bệnh nhân BMV

và nguy cơ tương đương BMV có tuổi trung bình lớn hơn (66,2 ± 10,1 tuổi)

nên độ ngưng tập tiểu cầu với ADP 10µM cao hơn không đáng kể (74,12 ±

19,36%) [15].

4.2. TỶ LỆ KHÁNG ASPIRIN

4.2.1. Tỷ lệ kháng aspirin

Trên nam giới, tỷ lệ bệnh nhân có độ ngưng tập tiểu cầu đồng thời với

ADP ≥70% và với AA ≥20% là 39,8%, tỷ lệ bệnh nhân có độ ngưng tập tiểu

cầu đơn thuần với ADP ≥70% là 23,3% và đơn thuần với AA ≥20% là 8,3%.

Trên nữ giới, tỷ lệ bệnh nhân có độ ngưng tập tiểu cầu đồng thời với ADP

≥70% và với AA ≥20% là 41,2%, tỷ lệ bệnh nhân có độ ngưng tập tiểu cầu

đơn thuần với ADP ≥70% là 23,7% và đơn thuần với AA ≥20% là 4,4%

(bảng 3.12).

Năm 1994, Pappas và cộng sự nghiên cứu trên 31 người lớn khỏe mạnh

điều trị aspirin với liều 325mg/1-2 lần/ngày và đi đến kết luận rằng phản ứng

của tiểu cầu với aspirin thay đổi đến mức mà một tỷ lệ lớn dân số có thể

không đáp ứng và biến đổi này có thể là bản năng của tiểu cầu và hoặc môi

trường máu của họ [103].

Tỷ lệ kháng aspirin trên toàn bộ đối tượng nghiên cứu là 40,3%, trong

đó tỷ lệ kháng aspirin ở nam giới là 39,8% và tỷ lệ kháng aspirin ở nữ giới là

41,2%. Tỷ lệ đáp ứng một phần với aspirin (còn gọi là kháng aspirin một

phần nếu sử dụng tiêu chuẩn khi có 1 trong 2 tiêu chí hoặc 0,5 mg/ml Acid

Arachidonic gây ngưng tập tiểu cầu ≥20% hoặc 10 µM/l ADP gây ngưng tập

tiểu cầu ≥70%) trên toàn bộ đối tượng nghiên cứu là 30,5%, ở nam giới là

31,6% và ở nữ giới là 28,1% (bảng 3.12, 3.13).

Page 107: NGHIÊN CỨU TÌNH TRẠNG KHÁNG ASPIRIN Ở BỆNH …files.benhvien108.vn/luanan/41/luan an quach huu trung.pdf · Dược lý học của aspirin ... Kháng aspirin liên quan

94

Năm 2009, Akay và cộng sự nghiên cứu trên 280 người Thổ Nhĩ Kỳ

khỏe mạnh tình nguyện tham gia nghiên cứu (179 nam và 101 nữ), tất cả đều

điều trị aspirin tối thiểu 7 ngày với liều 100mg/ngày. Tỷ lệ kháng aspirin là

27,5% nói chung (27,5% ở nữ và 28,5% ở nam). Định nghĩa kháng aspirin sử

dụng trong nghiên cứu là ngưng tập tiểu cầu ≥64% với 5µmol/L ADP và

ngưng tập tiểu cầu ≥20% với AA 0,5mg/ml đo bằng phương pháp quang học

ngưng tập tiểu cầu [31].

Năm 2011, Sagdilec và cộng sự nghiên cứu trên 52 người nam giới

khỏe mạnh thấy tỷ lệ kháng aspirin là 7,7% (ngưng tập tiểu cầu không đáp

ứng hoàn toàn) và kháng aspirin không hoàn toàn là 5,8% (ngưng tập tiểu cầu

đáp ứng một phần). Nghiên cứu sử dụng phương pháp quang học ngưng tập

tiểu cầu, đáp ứng với các chất kích tập được chia thành 3 nhóm căn cứ vào độ

ngưng tập tiểu cầu tối đa khi cho chất kích tập epinephrine: không đáp ứng

(<20%), đáp ứng một nửa (20%-60%), có đáp ứng (>60%). Thời gian đo

ngưng tập tiểu cầu vào lúc bắt đầu và sau 10 ngày điều trị aspirin. Chất kích

tập sử dụng AA, ADP, ATP, epinephrine, collagen, thrombin. Kháng aspirin

được định nghĩa khi đối tượng có ngưng tập tiểu cầu với AA ở thời điểm 10

ngày sau điều trị aspirin [110]. Kết quả cho thấy kháng aspirin liên quan đến

đa yếu tố nên vẫn xảy ra trên người bình thường khỏe mạnh.

Năm 2009, phân tích tổng hợp của Kasotakis và cộng sự cho thấy tỷ lệ

kháng aspirin dao động từ 0,4% đến 70% khi sử dụng phương pháp LTA, 1%

đến 56% khi sử dụng phương pháp PFA-100, 7% đến 27% khi sử dụng

phương pháp RPFA [82]. Tỷ lệ kháng aspirin trong nghiên cứu của chúng tôi

là 40,3% sử dụng phương pháp quang học ngưng tập tiểu cầu (LTA) cũng

nằm trong khoảng dao động này.

Tỷ lệ kháng aspirin ở các nghiên cứu trên thế giới rất khác nhau tùy

thuộc vào đối tượng bệnh nghiên cứu và sử dụng các phương pháp đánh giá

kháng aspirin khác nhau với các tiêu chuẩn xác định kháng aspirin khác

Page 108: NGHIÊN CỨU TÌNH TRẠNG KHÁNG ASPIRIN Ở BỆNH …files.benhvien108.vn/luanan/41/luan an quach huu trung.pdf · Dược lý học của aspirin ... Kháng aspirin liên quan

95

nhau. Tỷ lệ kháng aspirin ở các nghiên cứu dao động từ 0,4% đến 83,3% theo

các nghiên cứu phân tích gộp. Khi so sánh 9 phương pháp xác định tỷ lệ

kháng aspirin khác nhau cho thấy tỷ lệ kháng aspirin dao động thấp nhất từ

2,8% đối với phương pháp quang học ngưng tập tiểu cầu với AA (0,5 mg/ml)

kết hợp ADP (10 µM) cho đến cao nhất là 59,5% đối với phương pháp sử

dụng thiết bị PFA-100. Nếu chọn định nghĩa kháng aspirin là tái phát các

biến cố tim mạch trên bệnh nhân đang điều trị bằng aspirin thì tỷ lệ này dao

động trong khoảng 5-45% và nếu chọn định nghĩa kháng aspirin là xét

nghiệm độ ngưng tập tiểu cầu vẫn ở mức độ cao mặc dù đang điều trị bằng

aspirin thì tỷ lệ này dao động trong khoảng 5-60%. Mặt khác nhiều nghiên

cứu không tính tỷ lệ kháng aspirin một phần vào tỷ lệ kháng aspirin nói

chung mà chỉ tính tỷ lệ kháng aspirin khi có đủ tiêu chuẩn kháng aspirin.

4.2.2. Phân bố kháng aspirin

Trên các nhóm có nguy cơ cao của đối tượng nghiên cứu, tỷ lệ kháng

aspirin trên bệnh nhân ĐTĐ chiếm tỷ lệ cao nhất (53,3%), bệnh nhân có nguy

cơ 10 năm mắc BMV lớn hơn 20% có tỷ lệ kháng aspirin 50,5%, bệnh nhân

bệnh động mạch ngoại biên có tỷ lệ 50%, bệnh nhân đột quỵ nhồi máu não tỷ

lệ kháng aspirin 45,2%, bệnh nhân bệnh động mạch vành có tỷ lệ kháng

aspirin 33%.

Trên các nhóm có nguy cơ tim mạch, tỷ lệ kháng aspirin cao nhất là

68,3% và 65,1% ở bệnh nhân có tăng số đo vòng bụng và tăng WHR. Tỷ lệ

kháng aspirin ở bệnh nhân có rối loạn lipid máu từ 34,5% đến 42,3% tùy theo

đặc điểm RLLP. Tỷ lệ kháng aspirin ở bệnh nhân suy tim là 31,5%, ở bệnh

nhân nam giới hút thuốc lá 32,0%, ở bệnh nhân nam giới nghiện rượu là

22,2%.

Năm 1991, Grotemeyer và cộng sự nghiên cứu trên 82 bệnh nhân đột

quỵ nhồi máu não tuổi trung bình là 59 ± 14 tuổi, gồm 33 nữ và 49 nam. Kết

quả cho thấy có 10% không đáp ứng với aspirin tiên phát (tái hoạt động của

Page 109: NGHIÊN CỨU TÌNH TRẠNG KHÁNG ASPIRIN Ở BỆNH …files.benhvien108.vn/luanan/41/luan an quach huu trung.pdf · Dược lý học của aspirin ... Kháng aspirin liên quan

96

tiểu cầu sau 2 giờ uống 500mg aspirin) và có thêm 26% không đáp ứng với

aspirin thứ phát (tái hoạt động của tiểu cầu sau 10 giờ uống 500mg aspirin).

Tỷ lệ không đáp ứng với aspirin tiên phát vẫn duy trì sau 28 ngày điều trị

aspirin. Nghiên cứu cũng dùng phương pháp quang học ngưng tập tiểu cầu

nhưng định nghĩa kháng aspirrin khi chỉ số tái hoạt động tiểu cầu (Platelet

Reactivity - PR ≥1,25) [65]. Tỷ lệ kháng aspirin trên bệnh nhân đột quỵ nhồi

máu não trong nghiên cứu của chúng tôi cao hơn (42,5%) khả năng do định

nghĩa kháng aspirin của chúng tôi sử dụng theo tiêu chuẩn của Gum và cộng

sự chứ không áp dụng chỉ số tái hoạt động tiểu cầu.

Năm 1993, Grotemeyer và cộng sự tiếp tục nghiên cứu trên 180 bệnh

nhân đột quỵ nhồi máu não tuổi trung bình là 58 ± 15 tuổi, gồm 74 nữ và 106

nam. Liều dùng aspirin là 500mg/ngày. Định nghĩa và phương pháp xác định

kháng aspirin như nghiên cứu của tác giả năm 1991. Kết quả cho thấy có

33,3% không đáp ứng với aspirin thứ phát (60/180 bệnh nhân) khi làm xét

nghiệm trước khi xuất viện. Nghiên cứu của chúng tôi có tỷ lệ kháng aspirin

một phần là 30,5%, gần tương đương với tỷ lệ không đáp ứng với aspirin thứ

phát trong nghiên cứu của Grotemeyer nhưng định nghĩa kháng aspirin được

sử dụng trong nghiên cứu của chúng tôi là phần trăm ngưng tập tiểu cầu với

AA và ADP bằng phương pháp quang học ngưng tập tiểu cầu chứ không

dùng chỉ số PR [66].

Năm 1994, Helgason và cộng sự nghiên cứu trên 306 bệnh nhân sau đột

quỵ thiếu máu não với liều aspirin thấp nhất là 325mg/ngày để phòng ngừa

thứ phát. Tỷ lệ ức chế ngưng tập tiểu cầu một phần là 25,5% và kháng aspirin

là 0% sau tối thiểu 02 tuần điều trị aspirin. Định nghĩa aspirin kém hiệu quả

(ức chế một phần ngưng tập tiểu cầu) bao gồm bất kỳ một trong các tiêu

chuẩn: 500 µmol/L AA gây ngưng tập tiểu cầu, đáp ứng với 5 µmol/L ADP

bình thường, đáp ứng với 5 µmol/L epinephrine bình thường hoặc giảm, đáp

ứng với 0,8µg/L collagen bình thường hoặc giảm. Định nghĩa kháng aspirin

Page 110: NGHIÊN CỨU TÌNH TRẠNG KHÁNG ASPIRIN Ở BỆNH …files.benhvien108.vn/luanan/41/luan an quach huu trung.pdf · Dược lý học của aspirin ... Kháng aspirin liên quan

97

khi ngưng tập tiểu cầu vẫn không bị ức chế hoàn toàn với liều aspirin là

1300mg/ngày [71]. Tỷ lệ ức chế ngưng tập tiểu cầu một phần trong nghiên

cứu của chúng tôi cao hơn là 30,5% (7,1% với tiêu chuẩn AA và 23,4% với

tiêu chuẩn ADP, bảng 3.12) do đối tượng nghiên cứu của chúng tôi rộng hơn

và tiêu chuẩn đánh giá kháng aspirin cũng khác nhau.

Năm 1997, Mueller và cộng sự nghiên cứu trên 100 bệnh nhân đau

cách hồi chi dưới (bệnh động mạch chi dưới mạn tính) gồm 70 nam giới và

30 nữ giới với tuổi trung bình 62,5 ± 11,8 tuổi. Sau 4 tuần điều trị với aspirin

liều 100mg/ngày, có 35% bệnh nhân có ngưng tập tiểu cầu giảm ít nhất 20%

so với ban đầu khi với cả 2 chất kích tập ADP và collagen, 52% bệnh nhân có

ngưng tập tiểu cầu không thay đổi so với ban đầu với một trong hai chất kích

tập ADP hoặc collagen, 13% bệnh nhân có ngưng tập tiểu cầu tăng so với ban

đầu mặc dù đã cho cả hai chất kích tập ADP và collagen. Nghiên cứu sử dụng

máu toàn bộ chứ không dùng huyết tương giầu tiểu cầu như trong nghiên cứu

của chúng tôi để đánh giá ngưng tập tiểu cầu với chất kích tập ADP và

collagen [98]. Tỷ lệ kháng aspirin trên bệnh nhân bệnh động mạch ngoại biên

trong nghiên cứu của chúng tôi là 50%, tương đương với tỷ lệ bệnh nhân có

ngưng tập tiểu cầu không thay đổi so với ban đầu trong nghiên cứu của

Muller.

Năm 2001, Gum và cộng sự nghiên cứu trên 325 bệnh nhân bệnh tim

mạch điều trị aspirin với liều 325 mg/ngày tối thiểu 7 ngày. Tỷ lệ kháng

aspirin toàn bộ là 5,5% và kháng aspirin một phần là 23,8%. Nghiên cứu sử

dụng phương pháp và tiêu chuẩn đánh giá kháng aspirin như nghiên cứu của

chúng tôi nhưng đối tượng bệnh nhân khác với nghiên cứu của chúng tôi và

có tuổi trung bình thấp hơn [67].

Năm 2002 Sane và cộng sự nghiên cứu trên 88 bệnh nhân suy tim

(phân số tống máu EF <40%, phân độ suy tim NYHA II-IV) điều trị aspirin

với liều 325mg/ngày tối thiểu 1 tháng. Tỷ lệ kháng aspirin là 57% (32% ở

Page 111: NGHIÊN CỨU TÌNH TRẠNG KHÁNG ASPIRIN Ở BỆNH …files.benhvien108.vn/luanan/41/luan an quach huu trung.pdf · Dược lý học của aspirin ... Kháng aspirin liên quan

98

nhóm suy tim độ II, 64% ở nhóm suy tim độ III và 4% ở nhóm suy tim độ IV,

66% ở nhóm suy tim do bệnh mạch vành, 34% ở nhóm suy tim do nguyên

nhân khác). Tiêu chuẩn kháng aspirin khi thỏa mãn 4/5 tiêu chuẩn: 1µg/ml

collagen gây ngưng tập tiểu cầu >70%, 5µM ADP gây ngưng tập tiểu cầu

>60%, 5µM epinephrine gây ngưng tập tiểu cầu trên máu toàn bộ >18ohms,

bộc lộ cao của thụ thể GPIIb/IIIa, P-selectin dương tính >8% [111]. Tỷ lệ

kháng aspirin trên bệnh nhân suy tim của nghiên cứu chúng tôi là 31,5% và

tăng dần theo mức độ suy tim sử dụng phân loại suy tim NYHA, cao nhất ở

nhóm suy tim độ IV 41,6% (bảng 3.19). Tỷ lệ kháng aspirin trên bệnh nhân

suy tim của Sane cao hơn khả năng do sử dụng định nghĩa kháng aspirin và

tiêu chuẩn chọn bệnh nhân khác với nghiên cứu chúng tôi sử dụng.

Năm 2003, Friend và cộng sự nghiên cứu trên 56 bệnh nhân rối loạn

lipid máu (cholesterol lớn hơn 6,2 mmol/l), tuổi trung bình là 54,3 tuổi, có

72% là nam giới, liều aspirin là 325mg/ngày. Tỷ lệ đáp ứng kém với aspirin

là 25% với chất kích tập là collagen và phương pháp đo ngưng tập tiều cầu

bằng trở kháng [59]. Tỷ lệ kháng aspirin trên bệnh nhân có RLLP ở nghiên

cứu của chúng tôi từ 34,5% đến 42,3% tùy theo loại RLLP, cao hơn do sử

dụng tiêu chuẩn cholesterol lớn hơn 5,2 mmol/l và định nghĩa kháng aspirin

khác với nghiên cứu của Friend.

Năm 2003, Gum và cộng sự nghiên cứu trên 326 bệnh nhân bệnh tim

mạch điều trị aspirin với liều 325mg/ngày, tối thiểu 7 ngày. Phương pháp đo

ngưng tập tiểu cầu và định nghĩa kháng aspirin sử dụng trong nghiên cứu

giống như thiết kế nghiên cứu của chúng tôi. Tỷ lệ kháng aspirin toàn bộ là

5,2%. Tỷ lệ kháng aspirin toàn bộ trong nghiên cứu của chúng tôi cao hơn

(40,3%) có thể do đối tượng nghiên cứu của Gum là bệnh nhân bệnh tim

mạch ổn định có hoặc không có đái tháo đường và không có tăng huyết áp.

Nghiên cứu của chúng tôi trên bệnh nhân có nguy cơ tim mạch cao (có bệnh

mạch vành hoặc nguy cơ tương đương bệnh động mạch vành) nên bao gồm

Page 112: NGHIÊN CỨU TÌNH TRẠNG KHÁNG ASPIRIN Ở BỆNH …files.benhvien108.vn/luanan/41/luan an quach huu trung.pdf · Dược lý học của aspirin ... Kháng aspirin liên quan

99

nhiều đối tượng như bệnh động mạch vành, đột quỵ nhồi máu não, bệnh động

mạch ngoại biên, tăng huyết áp, đái tháo đường. Nếu tính trên bệnh nhân

bệnh động mạch vành trong nghiên cứu của chúng tôi, tỷ lệ kháng aspirin

toàn bộ là 28% cũng cao hơn so với nghiên cứu của Gum, có thể do bệnh

nhân bệnh động mạch vành trong nghiên cứu của chúng tôi còn có nhiều

bệnh lý phối hợp như đột quỵ nhồi máu não, tăng huyết áp, đái tháo đường,

bệnh vữa xơ động mạch khác, suy tim. Tuổi trung bình ở bệnh nhân kháng

aspirin là 67,2 ± 10,4 tuổi, ở bệnh nhân không kháng aspirin là 65,6 ± 9,9

tuổi trong nghiên cứu của chúng tôi cao hơn tuổi trung bình ở bệnh nhân

kháng aspirin là 59,15 ± 15,00 tuổi, ở bệnh nhân không kháng aspirin là

62,00 ± 11,00 tuổi trong nghiên cứu của Gum. Tỷ lệ nam/nữ trong nghiên

cứu của chúng tôi là 70/30 khác với tỷ lệ nam/nữ là 77,6/22,4 trong nghiên

cứu của Gum. Nghiên cứu của chúng tôi có tỷ lệ bệnh nhân suy tim là 34%

(130/380 bệnh nhân), cao hơn trong nghiên cứu của Gum với tỷ lệ suy tim là

5%. Tỷ lệ bệnh nhân có đột quỵ nhồi máu não trong nghiên cứu của chúng tôi

là 8,2% (31/380 bệnh nhân), cao hơn tỷ lệ tai biến mạch máu não trong

nghiên cứu của Gum là 4,9% [68].

Năm 2004, Stejkal nghiên cứu trên 103 bệnh nhân hội chứng mạch

vành cấp không có ST chênh lên có tuổi trung bình là 69 tuổi đang điều trị

aspirin với liều 100mg/ngày. Tỷ lệ kháng aspirin là 45% với phương pháp

ngưng tập tiểu cầu bằng chất kích tập cationic propyl gallate (CPG), cao hơn

tỷ lệ kháng aspirin trên bệnh nhân bệnh mạch vành trong nghiên cứu của

chúng tôi là 33%. Có thể do bệnh nhân bệnh mạch vành trong nghiên cứu của

chúng tôi có cả cấp và mạn, chúng tôi sử dụng tiêu chuẩn đánh giá kháng

aspirin khác tiêu chuẩn Stejkal sử dụng [125].

Năm 2005, Wenaweser và cộng sự nghiên cứu trên 82 người bao gồm

23 bệnh nhân tắc hẹp stent, 50 bệnh nhân nhóm chứng có đặt stent nhưng

không tắc hẹp stent, 9 người khỏe mạnh. Kháng aspirin trên nhóm bệnh nhân

Page 113: NGHIÊN CỨU TÌNH TRẠNG KHÁNG ASPIRIN Ở BỆNH …files.benhvien108.vn/luanan/41/luan an quach huu trung.pdf · Dược lý học của aspirin ... Kháng aspirin liên quan

100

có tắc hẹp stent là 48%, tỷ lệ này là 32% ở nhóm chứng và 0% ở nhóm người

khỏe mạnh. Định nghĩa kháng aspirin là ngưng tập tiểu cầu với 0,5mg/ml AA

≥20%. Nếu sử dụng tiêu chuẩn kháng aspirin của Wenaweser trong nghiên

cứu của chúng tôi thì tỷ lệ kháng aspirin trong nghiên cứu của chúng tôi sẽ là

47,4% (180/380 bệnh nhân có ngưng tập tiểu cầu ≥20% với AA, bảng 3.12),

cao hơn tỷ lệ kháng aspirin trong nghiên cứu của Wenaweser có thể do khác

nhau về mẫu nghiên cứu, đối tượng bệnh nhân nghiên cứu [135].

Năm 2005, Tantry nghiên cứu trên 223 bệnh nhân làm thủ thuật nong

động mạch vành qua da, tỷ lệ kháng aspirin là 0,4%. Kháng aspirin sử dụng

tiêu chuẩn ngưng tập tiểu cầu với AA >20%, phương pháp LTA và ngưng tập

tiểu cầu >50% đo bằng kỹ thuật TEG [128]. Liều aspirin là 325 mg/ngày và

chất kích tập AA sử dụng với nồng độ 1 hoặc 2 mM/L khác với nghiên cứu

của chúng tôi.

Năm 2005, Zhang nghiên cứu trên 256 bệnh nhân bệnh động mạch

vành thấy tỷ lệ kháng aspirin là 26,2%. Tỷ lệ kháng aspirin trên nhóm bệnh

nhân bệnh động mạch vành trong nghiên cứu của chúng tôi là 33% cũng cao

hơn so với tỷ lệ kháng aspirin trong nghiên cứu của Zhang [144]. Bệnh nhân

trong nghiên cứu của Zhang đều làm thủ thuật động mạch vành qua da khác

bệnh nhân trong nghiên cứu của chúng tôi gồm cả bệnh nhân có tiền sử nhồi

máu cơ tim và không làm thủ thuật động mạch vành.

Năm 2005, Dussaillant nghiên cứu trên 99 bệnh nhân bệnh tim mạch

người Chilê điều trị aspirin với liều 100-325 mg/ngày thấy tỷ lệ kháng aspirin

là 11,11%. Tiêu chuẩn kháng aspirin khác với nghiên cứu của chúng tôi là

ngoài ngưng tập tiểu cầu với AA ≥20% và ngưng tập tiểu cầu với ADP ≥70%

còn có ngưng tập tiểu cầu với collagen ≥70%. Nghiên cứu trên bệnh nhân có

tuổi trung bình là 63 ± 10 tuổi thấp hơn tuổi trung bình trong nghiên cứu của

chúng tôi là 66,2 ± 10,1 tuổi, nữ giới chiếm 30% tương đương với tỷ lệ nữ

giới trong nghiên cứu của chúng tôi [52].

Page 114: NGHIÊN CỨU TÌNH TRẠNG KHÁNG ASPIRIN Ở BỆNH …files.benhvien108.vn/luanan/41/luan an quach huu trung.pdf · Dược lý học của aspirin ... Kháng aspirin liên quan

101

Năm 2006, Berrouschot và cộng sự nghiên cứu trên 291 bệnh nhân có

tiền sử đột quỵ não đang điều trị aspirin với liều 300mg/ngày để phòng ngừa

thứ phát tái phát các biến cố tim mạch. Tỷ lệ không đáp ứng với aspirin tiên

phát (ức chế ngưng tập tiểu cầu không hiệu quả lúc ban đầu nghiên cứu) là

7,2% và 4,1% là không đáp ứng với aspirin thứ phát (ức chế ngưng tập tiểu

cầu không hiệu quả trong thời gian theo dõi). Xét nghiệm ngưng tập tiểu cầu

được tiến hành vào các thời điểm 24 giờ, 3 tháng, 6 tháng và 12 tháng. Tiêu

chuẩn kháng aspirin khác với nghiên cứu của chúng tôi là ADP gây NTTC

>60%, collagen 6µg/ml gây NTTC >20% và collagen 60µg/ml gây NTTC

>80% với phương pháp LTA [39].

Năm 2006, Lev và cộng sự nghiên cứu trên 150 bệnh nhân chụp động

mạch vành qua da đã điều trị aspirin trên 7 ngày trước đó với liều 81-325

mg/ngày. Tỷ lệ kháng aspirin là 12,7%, thấp hơn nghiên cứu của chúng tôi có

thể vì tiêu chuẩn chẩn đoán kháng aspirin ở nghiên cứu này bao gồm tối thiểu

hai trong ba tiêu chuẩn: điểm của xét nghiệm ngưng tập tiểu cầu bằng thiết bị

VerifyNow-Aspirin ≥550, 5µmol/L ADP gây ngưng tập tiểu cầu ≥70%,

0,5mg/ml AA gây ngưng tập tiểu cầu ≥20% [87].

Năm 2006, Stejskal và cộng sự nghiên cứu trên 103 bệnh nhân có hội

chứng mạch vành cấp không có ST chênh lên, tuổi trung bình là 64 tuổi. Tỷ

lệ kháng aspirin là 55% có so sánh với nhóm chứng khỏe mạnh có tỷ lệ

kháng aspirin là 4%. Tỷ lệ kháng aspirin cao hơn nhiều so với tỷ lệ kháng

aspirin trên bệnh nhân bệnh động mạch vành trong nghiên cứu của chúng tôi

có thể do toàn bộ đối tượng nghiên cứu của Stejskal đều ở trạng thái cấp tính

của bệnh động mạch vành, mặt khác phương pháp đánh giá kháng aspirin

dùng phương pháp quang LTA bằng chất kích tập cationic propyl gallate

(CPG), đo vào các thời điểm 3-12-36-48 tháng, tiêu chuẩn dùng cho kháng

aspirin là độ dốc của đường cong ngưng tập tiểu cầu nhỏ hơn 53%/phút và

ngưng tập tự nhiên nhỏ hơn 5% khác với nghiên cứu của chúng tôi [126].

Page 115: NGHIÊN CỨU TÌNH TRẠNG KHÁNG ASPIRIN Ở BỆNH …files.benhvien108.vn/luanan/41/luan an quach huu trung.pdf · Dược lý học của aspirin ... Kháng aspirin liên quan

102

Năm 2009, Shen nghiên cứu trên 745 bệnh nhân có triệu chứng vữa xơ

động mạch điều trị aspirin với liều 81 mg/ngày tối thiểu 14 ngày. Tỷ lệ kháng

aspirin toàn bộ là 21% (30% ở nữ và 16% ở nam). Đối tượng kháng aspirin

có tuổi cao hơn, tăng cholesterol và LDL-C, giảm hematocrit máu và tăng số

lượng tiểu cầu so với đối tượng không kháng aspirin. Nghiên cứu sử dụng

chất kích tập là collagen với phương pháp quang học ngưng tập tiểu cầu khác

với nghiên cứu của chúng tôi sử dụng chất kích tập ADP và AA [119].

Năm 2008, Liu và cộng sự nghiên cứu trên 221 bệnh nhân có hội chứng

chuyển hóa với liều aspirin 200mg/ngày tối thiểu 10 ngày. Tỷ lệ kháng

aspirin là 17,6%. Tiêu chuẩn kháng aspirin là ngưng tập tiểu cầu ≥20% với

AA 0,5mg/ml đo bằng phương pháp LTA [90]. Tỷ lệ này thấp hơn so với

nghiên cứu của chúng tôi do đối tượng nghiên cứu khác nhau.

Năm 2009, Nguyễn Thanh Bình và cộng sự nghiên cứu trên 30 bệnh

nhân có bệnh động mạch vành điều trị nội trú tại Viện nghiên cứu Y Dược

lâm sàng 108, sử dụng chất kích tập ADP và collagen. Kháng aspirin được

xác định khi ngưng tập tiểu cầu vẫn nằm trong giới hạn bình thường (trong

khoảng X ± 2SD của nhóm chứng) mặc dù đang điều trị aspirin hàng ngày với

liều 100mg/ngày. Tỷ lệ kháng aspirin là 53,8% với chất kích tập ADP và

53,3% với chất kích tập collagen, khác biệt về độ ngưng tập tiểu cầu có ý

nghĩa thống kê với p <0,05 khi so sánh nhóm bệnh và nhóm chứng. Tiêu

chuẩn đánh giá kháng aspirin sử dụng trong nghiên cứu là ngưng tập tiểu cầu

vẫn nằm trong giới hạn bình thường (trong khoảng X ± 2SD của nhóm chứng)

mặc dù đang điều trị aspirin hàng ngày với liều 100mg/ngày, khác với tiêu

chuẩn kháng aspirin sử dụng trong nghiên cứu của chúng tôi là khi có đủ hai

tiêu chuẩn 0,5 mg/ml Acid Arachidonic gây ngưng tập tiểu cầu ≥20% và 10

µM/l ADP gây ngưng tập tiểu cầu ≥70%. Vì vậy tỷ lệ kháng aspirin của

nghiên cứu là 53,8%, cao hơn so với tỷ lệ kháng aspirin trong nghiên cứu của

chúng tôi là 40,3% [1].

Page 116: NGHIÊN CỨU TÌNH TRẠNG KHÁNG ASPIRIN Ở BỆNH …files.benhvien108.vn/luanan/41/luan an quach huu trung.pdf · Dược lý học của aspirin ... Kháng aspirin liên quan

103

Năm 2012, Xu và cộng sự nghiên cứu trên 360 bệnh nhân (306 nam và

54 nữ) người Trung Quốc THA trong thời gian 2007-2009 thấy tỷ lệ kháng

aspirin tổng thể là 31% trong đó kháng aspirin một phần là 26% và kháng

aspirin toàn bộ là 5%. Nghiên cứu cũng sử dụng phương pháp đo ngưng tập

tiểu cầu bằng quang học để đánh giá kháng aspirin với tiêu chuẩn giống như

phương pháp chúng tôi sử dụng trong nghiên cứu nhưng đối tượng bệnh nhân

chỉ cần có bệnh THA, dùng liều aspirin 100mg/ngày và tuổi trong khoảng 62-

94 tuổi [141].

Năm 2013, Đỗ Quang Huân và Hồ Tấn Thịnh nghiên cứu về kháng

aspirin ở 174 bệnh nhân được can thiệp động mạch vành qua da thấy tỷ lệ

kháng aspirin là 21,3%. Tỷ lệ kháng aspirin thấp hơn trong nghiên cứu của

chúng tôi khả năng do đối tượng nghiên cứu của các tác giả đều là bệnh nhân

BMV cấp và mạn còn của chúng tôi là cả BMV và các đối tượng có nguy cơ

tim mạch cao khác. Mặt khác các đối tượng nghiên cứu điều trị aspirin liều

nạp 325mg trước can thiệp khẩn cấp ở bệnh nhân có hội chứng mạch vành

cấp và 100mg/ngày ít nhất 4 ngày với can thiệp mạch vành theo chương trình

ở bệnh nhân BMV mạn, tiếp theo điều trị aspirin 250mg/ngày sau can thiệp ở

cả hai đối tượng, bệnh nhân trong nghiên cứu của chúng tôi điều trị liều thấp

hơn và thống nhất là 100mg/ngày [4].

Năm 2013, Yi và cộng sự nghiên cứu trên 634 bệnh nhân đột quỵ người

Trung Quốc thấy tỷ lệ kháng aspirin toàn bộ là 20,4%, kháng aspirin một

phần là 4,4%. Nghiên cứu sử dụng phương pháp đánh giá và tiêu chuẩn

kháng aspirin như nghiên cứu của chúng tôi. Khác biệt với nghiên cứu của

chúng tôi là: tuổi trung bình của nhóm kháng aspirin là 66,8 ± 10,4 tuổi và

63,7 ± 10,9 tuổi ở nhóm không kháng aspirin trong nghiên cứu của chúng tôi

khác với tuổi trung bình của nhóm kháng aspirin là 70,20 ± 10,51 tuổi và

69,30 ± 10,22 tuổi ở nhóm không kháng aspirin trong nghiên cứu của Yi.

Tiêu chuẩn loại trừ bệnh nhân ra khỏi nghiên cứu của Yi là tiểu cầu nhỏ hơn

Page 117: NGHIÊN CỨU TÌNH TRẠNG KHÁNG ASPIRIN Ở BỆNH …files.benhvien108.vn/luanan/41/luan an quach huu trung.pdf · Dược lý học của aspirin ... Kháng aspirin liên quan

104

100 G/L, nghiên cứu của chúng tôi là nhỏ hơn 150 G/L. Tỷ lệ nam/nữ trong

nghiên cứu của Yi là 52,4%/47,6%, khác với tỷ lệ trong nghiên cứu của

chúng tôi là 70%/30% [142].

Năm 2013, Liu và cộng sự nghiên cứu trên 246 bệnh nhân bệnh động

mạch vành người Trung Quốc điều trị aspirin với liều 75-100mg/ngày tối

thiểu một tháng thấy tỷ lệ kháng aspirin toàn bộ là 9,3%, kháng aspirin một

phần là 37%. Nghiên cứu sử dụng phương pháp đánh giá và tiêu chuẩn kháng

aspirin như nghiên cứu của chúng tôi. Khác biệt với nghiên cứu của chúng tôi

là: tuổi trung bình của nhóm kháng aspirin là 66,8 ± 10,4 tuổi và 63,7 ± 10,9

tuổi ở nhóm không kháng aspirin, tuổi trung bình của nhóm kháng aspirin là

78,89 ± 6,76 tuổi và 75,91 ± 7,39 tuổi ở nhóm không kháng aspirin trong

nghiên cứu của Liu [89].

Năm 2013, Li và cộng sự nghiên cứu trên 86 bệnh nhân hội chứng

mạch vành cấp người Trung Quốc có tuổi trung bình 63,6 ± 11,0 điều trị

aspirin kết hợp clopidogrel thấy tỷ lệ kháng aspirin là 19.8%, kháng

clopidogrel là 12,8% và kháng cả aspirin và clopidogrel là 5,8% [88]. Đối

tượng nghiên cứu có tuổi trung bình thấp hơn và bệnh lý khác với nghiên cứu

của chúng tôi.

Tỷ lệ kháng aspirin cao nhất ở nhóm tuổi lớn hơn hoặc bằng 80 tuổi

(47,2%), ở nhóm 70-79 tuổi là 46,5,3%, ở nhóm dưới 50 tuổi là 42,9% và ở

nhóm tuổi 50-59 là 37,6%. Tỷ lệ kháng aspirin thấp nhất ở nhóm tuổi 60-69

(chiếm 32,1%). Tỷ lệ kháng aspirin khác biệt không có ý nghĩa thống kê với

p >0,05 khi so sánh giữa các nhóm tuổi.

Trong nhóm BMI <18,5 kg/m2 có tỷ lệ kháng aspirin chiếm tỷ lệ cao

nhất (50%), chiếm tỷ lệ thấp nhất (34,9%) là nhóm BMI =18,5 - 22,9 kg/m2.

Tỷ lệ kháng aspirin trong nhóm BMI =23 - 24,9 kg/m2 là 44,6% và trong

nhóm BMI ≥25 kg/m2 là 40,3%. Khác biệt về tỷ lệ kháng aspirin so sánh giữa

các mức độ BMI khác nhau không có ý nghĩa thống kê (p >0,05).

Page 118: NGHIÊN CỨU TÌNH TRẠNG KHÁNG ASPIRIN Ở BỆNH …files.benhvien108.vn/luanan/41/luan an quach huu trung.pdf · Dược lý học của aspirin ... Kháng aspirin liên quan

105

Năm 2010, Canivano và cộng sự thực hiện nghiên cứu phân tích tổng

hợp từ 33 nghiên cứu trên MEDLINE, EMBASE, Cochrane và PUBMED

cho đến tháng 11/2008 (ấn bản tiếng Anh hoặc tiếng Tây Ban Nha). Tỷ lệ

kháng aspirin thấp hơn ở bệnh nhân bệnh động mạch vành và bệnh nhân suy

tim [44]. Nghiên cứu của chúng tôi cho kết quả tương tự với tỷ lệ kháng

aspirin thấp nhất trên bệnh nhân bệnh mạch vành và bệnh nhân suy tim.

Phân bố kháng aspirin theo số lượng các YTNC có tỷ lệ 20% trên bệnh

nhân không có YTNC về chuyển hóa, 37,8% trên bệnh nhân có 1 YTNC về

chuyển hóa, 41,1% trên bệnh nhân có 2 YTNC và 42,3% trên bệnh nhân có từ

3 YTNC về chuyển hóa trở lên.

4.3. MỐI LIÊN QUAN GIỮA KHÁNG ASPIRIN VỚI MỘT SỐ YẾU

TỐ LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG

Các thuốc sử dụng trên bệnh nhân có kháng aspirin và bệnh nhân

không kháng aspirin khác biệt không có ý nghĩa thống kê. Tỷ lệ sử dụng

thuốc clopidogrel, nhóm statin, thuốc ức chế bơm proton trên bệnh nhân có

kháng aspirin và bệnh nhân không kháng aspirin khác biệt không có ý nghĩa

thống kê.

Nghiên cứu của Đỗ Quang Huân và Hồ Tấn Thịnh (2013) trên 174

bệnh nhân được can thiệp động mạch vành qua da cho thấy việc dùng các

thuốc chẹn β, nitrat, chẹn canxi, lợi tiểu, ức chế bơm proton, ức chế men

chuyển hoặc ức chế thụ thể angiotensin II không có khác biệt giữa nhóm

kháng aspirin và nhóm không kháng aspirin giống với nghiên cứu của chúng

tôi. Sử dụng heparin cũng không có khác biệt giữa nhóm kháng aspirin và

nhóm không kháng aspirin, khác với nghiên cứu của chúng tôi loại trừ bệnh

nhân đã dùng heparin hoặc chế phẩm của heparin trong 24 giờ trước xét

nghiệm ngưng tập tiểu cầu. Nghiên cứu trên bệnh nhân được can thiệp động

mạch vành qua da điều trị aspirin liều nạp 325mg trước can thiệp khẩn cấp ở

bệnh nhân có hội chứng mạch vành cấp và 100mg/ngày ít nhất 4 ngày với

Page 119: NGHIÊN CỨU TÌNH TRẠNG KHÁNG ASPIRIN Ở BỆNH …files.benhvien108.vn/luanan/41/luan an quach huu trung.pdf · Dược lý học của aspirin ... Kháng aspirin liên quan

106

can thiệp mạch vành theo chương trình ở bệnh nhân BMV mạn, tiếp theo

điều trị aspirin 250mg/ngày sau can thiệp ở cả hai đối tượng. Tác giả không

đề cập đến việc dùng clopidogrel (phải sử dụng đồng thời với aspirin trong

xử trí hội chứng mạch vành cấp hoặc sau can thiệp động mạch vành theo các

hướng dẫn hiện tại) và kháng aspirin sử dụng phương pháp PFA-100 [4].

Năm 2003, Gum và cộng sự nghiên cứu trên 326 bệnh nhân bệnh tim

mạch điều trị aspirin với liều 325mg/ngày, tối thiểu 7 ngày. Phương pháp đo

ngưng tập tiểu cầu và định nghĩa kháng aspirin sử dụng trong nghiên cứu

giống như thiết kế nghiên cứu của chúng tôi. Tác giả thấy thấy việc dùng các

thuốc chẹn β, ức chế men chuyển và statin không có khác biệt giữa nhóm

kháng aspirin và nhóm không kháng aspirin giống với nghiên cứu của chúng

tôi. Việc sử dụng ticlodipin và clopidogrel cũng không có khác biệt giữa

nhóm kháng aspirin và nhóm không kháng aspirin. Nghiên cứu của chúng tôi

chỉ có bệnh nhân sử dụng clopidogrel, không có bệnh nhân sử dụng ticlodipin

hay các thuốc chống ngưng tập tiểu cầu khác [68].

Phân tích tổng hợp của Krasopoulos trên 2930 bệnh nhân. Có 414 bệnh

nhân đột quỵ, 410 bệnh nhân có hội chứng mạch vành cấp, 132 bệnh nhân

nhồi máu cơ tim, 542 bệnh nhân phẫu thuật bắc cầu động mạch vành, 715

bệnh nhân nong mạch vành, 760 bệnh nhân bệnh tim mạch ổn định, 96 bệnh

nhân bệnh động mạch ngoại biên. Có 6 nghiên cứu dùng phối hợp aspirin với

thuốc chống ngưng tập tiểu cầu khác như phối hợp với clopidogrel hoặc

tirofiban hoặc phối hợp với cả hai. Kháng aspirin không bị ảnh hưởng khi

dùng phối hợp với các thuốc chống ngưng tập tiểu cầu khác và liều aspirrin

cũng không liên quan đến biến cố lâm sàng trên bệnh nhân kháng aspirin điều

trị aspirin đơn thuần hoặc phối hợp với thuốc ức chế tiểu cầu khác [84].

Nghiên cứu của chúng tôi chỉ có bệnh nhân sử dụng clopidogrel, không có

bệnh nhân sử dụng các thuốc chống ngưng tập tiểu cầu khác và cũng có kết

quả kháng aspirin không bị ảnh hưởng bởi clopidogrel.

Page 120: NGHIÊN CỨU TÌNH TRẠNG KHÁNG ASPIRIN Ở BỆNH …files.benhvien108.vn/luanan/41/luan an quach huu trung.pdf · Dược lý học của aspirin ... Kháng aspirin liên quan

107

4.3.1. Kháng aspirin liên quan đến giới

Tỷ lệ bệnh nhân kháng aspirin có ĐQNMN ở nam cao hơn ở nữ có ý

nghĩa thống kê khi so sánh hai giới. Tuy nhiên đặc điểm các nguy cơ tim

mạch cao cho thấy phân bố ĐQNMN ở nam giới đã cao hơn ở nữ giới có ý

nghĩa thống kê. Tỷ lệ bệnh nhân kháng aspirin có ĐTĐ ở nữ cao hơn ở nam

có ý nghĩa thống kê (bảng 3.22). Tỷ lệ kháng aspirin trong nhóm tuổi 50 đến

59 tuổi ở nữ giới cao hơn so với nam giới có ý nghĩa thống kê (bảng 3.23).

Đây là lứa tuổi trải qua thời kỳ mạn kinh của phụ nữ với nhiều thay đổi về

nội tiết tố và nhiều biến đổi về tâm sinh lý.

Nghiên cứu về kháng aspirin của Gum năm 2003 trên 326 bệnh nhân

bệnh động mạch vành thấy tăng tỷ lệ nữ trên đối tượng kháng aspirin (8/17

bệnh nhân tương đương 47%), trong khi đó đối tượng nữ trên nhóm không

kháng aspirin là 65/309 (21%). Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với

p=0,03 [68].

Lee và cộng sự năm 2005 nghiên cứu trên 468 bệnh nhân bệnh động

mạch vành ổn định đang điều trị aspirin với liều 80-325mg/ngày tối thiểu 1

tháng. Tỷ lệ nữ ở nhóm kháng aspirin là 46,1%, cao hơn tỷ lệ nữ ở nhóm

không kháng aspirin là 25,3%, khác biệt có ý nghĩa thống kê với p <0,001

[86]. Cả hai nghiên cứu của Gum và của Lee đều có tăng tỷ lệ nữ trên đối

tượng kháng aspirin giống như trong nghiên cứu của chúng tôi. Tuy nhiên sự

khác biệt này chỉ xảy ra trên đối tượng tính cả kháng aspirin một phần, không

có khác biệt về tỷ lệ nữ trong nhóm kháng aspirin hoàn toàn có thể do đối

tượng nghiên cứu của chúng tôi khác với đối tượng nghiên cứu trong các

nghiên cứu trên cả về tỷ lệ nam/nữ và các bệnh cảnh lâm sàng, cận lâm sàng.

Shen nghiên cứu trên 745 bệnh nhân (400 nam và 345 nữ) năm 2009

thấy ngưng tập tiểu cầu ở nữ thấp hơn ở nam giới (49,90 ± 30,90% ở nữ, 57,2

± 42,5%, p =0,005). Tỷ lệ kháng aspirin ở nam giới là 16%, thấp hơn tỷ lệ

30% ở nữ, khác biệt có ý nghĩa thống kê với p =0,0002. Tỷ lệ nữ ở nhóm

Page 121: NGHIÊN CỨU TÌNH TRẠNG KHÁNG ASPIRIN Ở BỆNH …files.benhvien108.vn/luanan/41/luan an quach huu trung.pdf · Dược lý học của aspirin ... Kháng aspirin liên quan

108

kháng aspirin là 59,6%, cao hơn có ý nghĩa thống kê với p =0,003 so với tỷ lệ

nữ ở nhóm không kháng aspirin là 42,9%. Chất kích tập sử dụng trong

phương pháp đo ngưng tập tiểu cầu là collagen 1µg/ml với định nghĩa kháng

aspirin khi ngưng tập tiểu cầu <70% đo bằng phương pháp trở kháng ngưng

tập tiểu cầu [119].

Năm 2013, Yi và cộng sự nghiên cứu trên 634 bệnh nhân đột quỵ người

Trung Quốc thấy tỷ lệ bệnh nhân nữ trong nhóm kháng aspirin là 55,41%

(87/157 bệnh nhân), cao hơn có ý nghĩa thống kê với p =0,03 so với tỷ lệ

bệnh nhân nữ trong nhóm không kháng aspirin là 45,1% (215/477 bệnh nhân)

[142]. Kết quả tương tự cũng gặp trong nghiên cứu của Li với tỷ lệ nữ tăng

cao hơn trong nhóm kháng kép cả aspirin và clopidogrel so với nhóm không

kháng [88].

Nghiên cứu cho thấy nguy cơ kháng aspirin với tiêu chuẩn ngưng tập

tiểu cầu với ADP ≥70% và AA ≥20% ở nam giới liên quan có ý nghĩa thống

kê với các chỉ số như vòng bụng tăng, tăng chỉ số vòng bụng trên vòng mông,

tăng chỉ số khối cơ thể, tăng triglycerid máu, tuổi lớn hơn 60 hoặc 70 tuổi

(bảng 3.24 và 3.25). Mối liên quan này ở nữ giới chưa đạt ý nghĩa thống kê.

Các mạch máu lão hóa nhanh hơn ở nam nhiều hơn ở nữ. Kết quả là,

phụ nữ trong độ tuổi dưới 50 tuổi đã được chứng minh mức độ vữa xơ động

mạch thấp hơn đáng kể so với đàn ông cùng tuổi. Chỉ có một trong bảy phụ

nữ trong độ tuổi giữa 45 và 64 có dấu hiệu của bệnh mạch vành. Sau 65 tuổi

tần số tăng lên một phần ba. Hai phần ba số phụ nữ bị ảnh hưởng bởi bệnh

mạch vành chết vì nó. Các quan sát dịch tễ trước khi phụ nữ mãn kinh tỷ lệ

bệnh mạch vành ít hơn nhiều so với nam giới đã dẫn đến kết luận rằng các

nội tiết tố giới tính nữ, estrogen, có tác dụng bảo vệ hệ thống tim mạch. Dữ

liệu từ các thử nghiệm lâm sàng cho thấy giảm 35-50% nguy cơ phát triển

bệnh mạch vành nếu bổ sung điều trị estrogen được thực hiện. Điều này một

phần được giải thích bởi tác dụng của estrogen trên lipoprotein, vì chúng làm

Page 122: NGHIÊN CỨU TÌNH TRẠNG KHÁNG ASPIRIN Ở BỆNH …files.benhvien108.vn/luanan/41/luan an quach huu trung.pdf · Dược lý học của aspirin ... Kháng aspirin liên quan

109

tăng HDL-cholesterol và giảm LDL-cholesterol và Lp (a), quá trình oxy hóa

LDL-cholesterol, fibrinogen và homocystein. Nội tiết tố giới tính có thể có

tác động trực tiếp vào mạch máu, vì sự tồn tại của các thụ thể nội tiết tố

androgen và estrogen trên các tế bào cơ trơn của các mạch máu đã được

chứng minh. Trước khi bắt đầu của thời kỳ mãn kinh phụ nữ được hưởng lợi

từ một sự bảo vệ tương đối từ bệnh mạch vành do sự hiện diện của nội tiết tố

sinh dục nữ estrogen. Sau sự khởi đầu của thời kỳ mãn kinh, nguy cơ tương

đối cho nam giới và phụ nữ là bằng nhau. Ngay cả sau khi mãn kinh, nguy cơ

tim mạch ở phụ nữ vẫn thấp hơn đáng kể so với nam giới cùng tuổi. Tuy

nhiên, trong hầu hết các nước phát triển bệnh tim mạch là nguyên nhân chính

của tỷ lệ tử vong ở phụ nữ, không chỉ ở nam giới. Estrogen tổng hợp có thể

cũng có tác dụng phụ tích cực là bảo vệ bệnh tim mạch. Phụ nữ bị mạn kinh

sớm (trước tuổi 50) có ba lần nhiều hơn khả năng mắc bệnh mạch vành. Mặc

dù một số nghiên cứu trước đó cho rằng có một kết hợp giữa việc uống nội

tiết tố tránh thai và sự xuất hiện của bệnh mạch vành. Ngày nay chúng ta biết

rằng sử dụng nội tiết tố tránh thai làm tăng nguy cơ tim mạch ở phụ nữ với

các yếu tố nguy cơ bổ sung, đặc biệt là hút thuốc lá. Estrogen có chứa trong

thuốc tránh thai kích thích gan sản xuất cholesterol VLDL. Mặt khác, việc

tránh thai đường uống với liều cao estrogen làm tăng nồng độ HDL-

cholesterol và có thể có tác dụng chống vữa xơ nhưng chưa có chứng minh

khoa học. Mặc dù liệu pháp nội tiết tố thay thế ở phụ nữ sau mãn kinh có

nhiều lợi ích (kiểm soát các triệu chứng vận mạch, phòng ngừa loãng

xương…), các ý kiến trước đây về tác động tích cực về phòng chống bệnh

động mạch vành không còn được thống nhất tán thành.

4.3.2. Kháng aspirin liên quan đến tuổi

Nghiên cứu của chúng tối thấy nguy cơ kháng aspirin tăng khi tuổi lớn

hơn hoặc bằng 70 tuổi với OR = 1,600 (95%CI = 1,057-2,422) trên toàn bộ

đối tượng nghiên cứu (bảng 3.26).

Page 123: NGHIÊN CỨU TÌNH TRẠNG KHÁNG ASPIRIN Ở BỆNH …files.benhvien108.vn/luanan/41/luan an quach huu trung.pdf · Dược lý học của aspirin ... Kháng aspirin liên quan

110

Năm 2004, Trương Quang Việt và cộng sự nghiên cứu NTTC ở người

cao tuổi THA tại bệnh viện Hữu Nghị cho thấy độ NTTC ở nhóm lớn hơn

hoặc bằng 75 tuổi cao hơn so với nhóm nhỏ hơn 75 tuổi. Kết quả nghiên cứu

của chúng tôi thấy rõ hơn ở tuổi 70 trở lên [28].

Nguy cơ phát triển bệnh mạch vành và bị nhồi máu cơ tim tăng lên

theo độ tuổi cho cả hai giới. Tuy nhiên, vữa xơ động mạch không bắt đầu đột

ngột, các dấu hiệu ban đầu của chứng vữa xơ động mạch vành có thể được

phát hiện ở giai đoạn rất sớm. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng các quá trình

chuyển đổi vữa xơ động mạch ở động mạch chủ có thể thấy rõ ràng ngay cả ở

trẻ em năm tuổi. Vì vậy, quá trình vữa xơ động mạch vành diễn ra từ khi

bệnh nhân còn trẻ (20 hoặc 30 năm). Mặc dù tuổi là một yếu tố quan trọng,

xác suất mắc bệnh mạch vành thay đổi tùy theo sự hiện diện của các yếu tố

nguy cơ bổ sung. Ước tính rủi ro tốt nhất của cá nhân là xem xét tuổi liên

quan đến sự có mặt của các yếu tố nguy cơ khác. Các quan sát thấy rằng

những thay đổi đáng kể trong vữa xơ động mạch vành có thể bắt đầu rất sớm

trong cuộc sống nhấn mạnh sự cần thiết phòng ngừa ở giai đoạn đầu.

Nguyễn Thị Nữ năm 2005 nghiên cứu ngưng tập tiểu cầu và một số yếu

tố đông máu trên 118 bệnh nhân tăng huyết áp có rối loạn lipid máu. Kết quả

ngưng tập tiểu cầu với ADP ở các nhóm tuổi có khác nhau, ở nhóm 45-59

tuổi là 73,88 ± 7,17 tuổi ở nhóm bệnh và 64,40 ± 7,50 tuổi ở nhóm chứng, ở

nhóm 60-74 tuổi là 74,42 ± 8,22 tuổi ở nhóm bệnh và 64,10 ± 6,80 tuổi ở

nhóm chứng. Trong nghiên cứu của chúng tôi, ngưng tập tiểu cầu với ADP

và cả AA tăng theo tuổi giống với nghiên cứu của Nguyễn Thị Nữ [17].

Năm 2006, Lê Văn Thạch tìm hiểu NTTC ở người cao tuổi thấy độ

NTTC có mối liên quan tỷ lệ thuận với độ tuổi, cao nhất ở độ tuổi lớn hơn

hoặc bằng 75 tuổi (66,1 ± 2,3%), giảm hơn ở độ tuổi 60-74 tuổi (64,0 ±

4,2%), thấp nhất ở độ tuổi 45-59 tuổi (62,3 ± 2,9%), p <0,05. Kết quả nghiên

cứu của chúng tôi cũng thấy NTTC tăng theo tuổi [20].

Page 124: NGHIÊN CỨU TÌNH TRẠNG KHÁNG ASPIRIN Ở BỆNH …files.benhvien108.vn/luanan/41/luan an quach huu trung.pdf · Dược lý học của aspirin ... Kháng aspirin liên quan

111

Năm 2005, Hobikoglu nghiên cứu trên 104 bệnh nhân hội chứng vành

cấp (75 nam và 29 nữ, tuổi trung bình là 60,4 ± 10,8 tuổi) và 100 bệnh nhân

bệnh động mạch vành ổn định (73 nam và 27 nữ, tuổi trung bình là 57,6 ±

10,6 tuổi) thấy tuổi trung bình của nhóm kháng aspirin trên đối tượng bệnh

nhân bệnh động mạch vành ổn định là 63,6 ± 11,0 tuổi, cao hơn tuổi trung

bình của nhóm không kháng aspirin là 58,2 ± 10,0 tuổi, khác biệt có ý nghĩa

thống kê với p =0,01. Phương pháp đánh giá kháng aspirin sử dụng thiết bị

PFA-100 [73].

Lee và cộng sự năm 2005 nghiên cứu trên 468 bệnh nhân bệnh động

mạch vành ổn định đang điều trị aspirin với liều 80-325mg/ngày, thời gian

dùng aspirin tối thiểu 1 tháng. Kháng aspirin liên quan đến tuổi, tuổi trung

bình của nhóm kháng aspirin là 66,70 ± 10,20 tuổi, cao hơn tuổi trung bình ở

nhóm không kháng aspirin là 63,20 ± 11,70 tuổi, khác biệt có ý nghĩa thống

kê với p =0,002 [86].

Shen nghiên cứu trên 745 bệnh nhân (400 nam và 345 nữ) năm 2009

thấy tuổi trung bình của nhóm kháng aspirin là 47,9, cao hơn tuổi trung bình

ở nhóm không kháng aspirin là 41,9, khác biệt có ý nghĩa thống kê với

p<0,0001 [119].

Nghiên cứu của Vaturi và cộng sự năm 2013 trên 583 bệnh nhân bệnh

mạch vành chia thành hai nhóm (438 bệnh nhân nhỏ hơn 75 tuổi, 145 bệnh

nhân lớn hơn hoặc bằng 75 tuổi). Kết quả phân tích hồi quy đa biến đã hiệu

chỉnh cho giới, BMI và đái tháo đường cho thấy đáp ứng với aspirin khác biệt

có ý nghĩa theo tuổi [133].

Phân tích tổng hợp từ 53 nghiên cứu với 6450 đối tượng từ dữ liệu

PUBMED cho đến 15/10/2007 của Crescente và cộng sự cho thấy kháng

aspirin có tỷ lệ cao hơn có ý nghĩa thống kê ở nhóm đối tượng lớn tuổi với tỷ

lệ 29% (27% đến 33,1%) so với đối tượng nhỏ tuổi hơn với tỷ lệ là 24%

(22% đến 26%) [49].

Page 125: NGHIÊN CỨU TÌNH TRẠNG KHÁNG ASPIRIN Ở BỆNH …files.benhvien108.vn/luanan/41/luan an quach huu trung.pdf · Dược lý học của aspirin ... Kháng aspirin liên quan

112

4.3.3. Kháng aspirin liên quan đến các đặc điểm lâm sàng và các yếu tố

nguy cơ

Khác biệt có ý nghĩa thống kê p <0,05 khi so sánh nhóm kháng aspirin

và nhóm không kháng aspirin về tỷ lệ bệnh nhân ĐTĐ, tỷ lệ bệnh nhân có

nguy cơ 10 năm bị BMV >20%. Khác biệt không có ý nghĩa thống kê khi so

sánh tỷ lệ kháng aspirin và không kháng aspirin trên các nhóm bệnh nhân

ĐQNMN, bệnh nhân BĐMNB, bệnh nhân BMV.

Năm 2013, Li và cộng sự nghiên cứu trên 86 bệnh nhân hội chứng

mạch vành cấp người Trung Quốc thấy tỷ lệ ĐTĐ ở nhóm kháng aspirin là

47,1%, ở nhóm không kháng aspirin là 15,9%, p<0,05 [88].

Phân tích tổng hợp về kháng aspirin trên bệnh nhân ĐTĐ của Simpson

năm 2013 cho thấy tỷ lệ kháng aspirin dao động từ 3% đến 59%. Bệnh nhân

đái tháo đường có tỷ lệ kháng aspirin cao hơn 36% so với bệnh nhân không

đái tháo đường. Tỷ lệ kháng aspirin thay đổi theo liều aspirin sử dụng, bệnh

nhân đái tháo đường sử dụng aspirin với liều nhỏ hơn 100 mg/ngày có tỷ lệ

kháng aspirin cao hơn 70% so với bệnh nhân đái tháo đường điều trị aspirin

với liều 101-325 mg/ngày [115].

Tỷ lệ bệnh nhân có THA trong nghiên cứu chiếm hơn 3 phần 4 (bảng

3.4), tất cả bệnh nhân có nguy cơ BMV 10 năm lớn hơn 20% tính theo thang

điểm nguy cơ Framingham đều có THA (bảng 3.6) và tỷ lệ kháng aspirin trên

bệnh nhân THA là 39,3% (bảng 3.17).

Năm 2004, Trương Quang Việt và cộng sự nghiên cứu NTTC ở người

cao tuổi THA tại bệnh viện Hữu Nghị cho thấy độ NTTC ở bệnh nhân THA

tăng cao hơn so với nhóm chứng có ý nghĩa thống kê, tăng theo thời gian bị

THA và tỷ lệ thuận với số cơ quan đích bị tổn thương (p <0,001). Tương tự

với Nguyễn Thị Nữ và cộng sự nghiên cứu NTTC với ADP trên bệnh nhân

THA có rối loạn lipid máu cho thấy NTTC ở bệnh nhân THA có rối loạn

lipid máu tăng có ý nghĩa so với nhóm chứng (74,16 ± 7,45% so với 64,65 ±

Page 126: NGHIÊN CỨU TÌNH TRẠNG KHÁNG ASPIRIN Ở BỆNH …files.benhvien108.vn/luanan/41/luan an quach huu trung.pdf · Dược lý học của aspirin ... Kháng aspirin liên quan

113

8,22%). Trên 33 bệnh nhân THA giai đoạn 2 và 3 và 48 bệnh nhân THA giai

đoạn 1 thấy mức độ NTTC có liên quan chặt chẽ với mức độ nặng của tổn

thương cơ quan đích ở bệnh nhân THA [28].

THA đơn độc, không điều trị có thể dẫn đến suy tim. Tần suất suy tim

do THA đứng hàng thứ 2 sau bệnh động mạch vành. THA cũng là yếu tố

nguy cơ đưa đến BMV, loạn nhịp tim từ đó dẫn đến suy tim. THA dẫn đến

rối loạn chức năng tim, sau đó suy tim có thể qua các giai đoạn như: rối loạn

chức năng tâm trương thất trái, rối loạn chức năng tâm thu thất trái không

triệu chứng cơ năng kèm phì đại thất trái đồng tâm, giãn thất trái không triệu

chứng cơ năng kèm phì đại lệch tâm thất trái, rối loạn chức năng tâm thu thất

trái có triệu chứng cơ năng kèm phì đại lệch tâm thất trái và giãn lớn thất trái.

THA là một trong các yếu tố nguy cơ chính của bệnh động mạch vành.

THA lâu ngày làm tổn thương lớp nội mạc (lớp áo trong cùng) của động

mạch vành, làm các phân tử cholesterol tỉ trọng thấp (LDL) dễ dàng đi từ

lòng mạch máu vào lớp áo trong động mạch vành, sau đó làm hình thành

mảng vữa xơ động mạch và làm hẹp động mạch vành. Khi động mạch vành

bị hẹp nhiều, bệnh nhân thấy đau ngực, nghẹn trước ngực khi gắng sức, khi

vận động nhiều, leo cầu thang, cơn đau giảm khi bệnh nhân ngừng gắng sức

(triệu chứng bệnh cơ tim thiếu máu cục bộ). Đau trước ngực có thể lan lên cổ,

lan ra tay trái và ra sau lưng. Nếu mảng vữa xơ động mạch bị nứt, vỡ thì

trong động mạch vành hình thành huyết khối, làm tắc động mạch vành và

làm bệnh nhân bị nhồi máu cơ tim. Khi bị nhồi máu cơ tim, bệnh nhân thấy

đau dữ dội trước ngực, khó thở, toát mồ hôi, có thể đau lan lên cổ, lan ra sau

tay trái, ra sau lưng... Bệnh nhân bị nhồi máu cơ tim sẽ có một vùng cơ tim bị

chết, không thể co bóp được, dẫn đến suy tim.

4.3.4. Kháng aspirin liên quan đến các chỉ số nhân trắc

Nghiên cứu của chúng tôi thấy kháng aspirin có liên quan đến các chỉ

số nhân trắc như BMI, vòng bụng, chỉ số vòng bụng trên vòng mông.

Page 127: NGHIÊN CỨU TÌNH TRẠNG KHÁNG ASPIRIN Ở BỆNH …files.benhvien108.vn/luanan/41/luan an quach huu trung.pdf · Dược lý học của aspirin ... Kháng aspirin liên quan

114

Trên bệnh nhân có BMI ≥23 kg/m2, ngưng tập tiểu cầu trung bình với AA là

51,29 ± 39,38%, ngưng tập tiểu cầu trung bình với ADP là 76,99 ± 17,96%.

Khác biệt có ý nghĩa thống kê với p <0,01 so với nhóm BMI <23 kg/m2

tương ứng với ngưng tập tiểu cầu trung bình với AA là 40,70 ± 38,17% và

ngưng tập tiểu cầu trung bình với ADP là 70,21 ± 20,55%.

Thomson năm 2009 nghiên cứu trên 63 bệnh nhân người Ấn Độ có

bệnh động mạch vành ổn định và 21 người khỏe mạnh. Nghiên cứu sử dụng

phương pháp đo nồng độ 11- dehydrothromboxane B2 nước tiểu để đánh giá

kháng aspirin. Nghiên cứu cho thấy trên bệnh nhân thừa cân có tăng nồng độ

11- dehydrothromboxane B2 nước tiểu rõ với ý nghĩa thống kê p =0,016.

Như vậy kháng aspirin có liên quan rõ đến tăng chỉ số khối của cơ thể [129].

Ngưng tập tiểu cầu với ADP cao nhất là 78,25 ± 17,11% ở nhóm BMI

<18,5 kg/m2, thấp nhất là 69,56 ± 20,71% ở nhóm BMI 18,5-22,9 kg/m2.

Ngưng tập tiểu cầu với ADP là 77,50 ± 17,34% ở nhóm BMI 23-24,9 kg/m2

và 75,69 ± 41,37% ở nhóm BMI ≥25 kg/m2. Khác biệt có ý nghĩa thống kê

với p <0,01. Khác biệt về mức độ ngưng tập tiểu cầu với ADP có ý nghĩa

thống kê p <0,05 khi so sánh giữa nhóm BMI =18,5 - 22,9kg/m2 và nhóm

BMI = 23 - 24,9 kg/m2.

Ngưng tập tiểu cầu trung bình với AA cao nhất là 67,08 ± 38,43% ở

nhóm BMI <18,5 kg/m2, thấp nhất là 38,58 ± 37,47% ở nhóm BMI 18,5-22,9

kg/m2. Ngưng tập tiểu cầu với AA là 52,14 ± 38,67% ở nhóm BMI 23-24,9

và 49,13 ± 19,51% ở nhóm BMI ≥25 kg/m2. Khác biệt có ý nghĩa thống kê

với p <0,01 khi so sánh chung các mức BMI. Khác biệt về NTTC với AA có

p<0,05 khi so sánh giữa nhóm BMI <18,5kg/m2 với nhóm BMI =18,5 -

22,9kg/m2, nhóm BMI =18,5 - 22,9kg/m2 với nhóm BMI =23 - 24,9 kg/m2.

Trên bệnh nhân kháng aspirin, vòng bụng trung bình tăng hơn có ý nghĩa

thống kê khi so sánh với ở bệnh nhân không có kháng aspirin có p <0,01.

Bệnh nhân có NTTC với ADP ≥70%, ngưng tập tiểu cầu với AA ≥20% có

Page 128: NGHIÊN CỨU TÌNH TRẠNG KHÁNG ASPIRIN Ở BỆNH …files.benhvien108.vn/luanan/41/luan an quach huu trung.pdf · Dược lý học của aspirin ... Kháng aspirin liên quan

115

VB trung bình khác biệt có ý nghĩa thống kê với p <0,01 so với vòng bụng

trung bình ở bệnh nhân có ngưng tập tiểu cầu với ADP <70% và AA <20%.

Trên bệnh nhân kháng aspirin, tỷ lệ có NTTC với ADP ≥70% cao hơn ở đối

tượng có vòng bụng to (OR =4,610; 95%CI = 2,916-7,289), tỷ lệ có NTTC

với AA ≥20% cao hơn khi vòng bụng to (OR = 8,111; 95%CI = 5,122-

12,844). Kết quả giống với Đỗ Quang Huân và Hồ Tấn Thịnh thấy kháng

aspirin có liên quan với béo phì [4].

Béo phì trung tâm không phải là một yếu tố nguy cơ độc lập nhưng có

liên quan với bệnh ĐTĐ, THA và RLLP. Người béo phì mức độ nặng, HDL-

C thấp là một yếu tố nguy cơ độc lập cho tăng insulin kết hợp với tăng đường

huyết. Hoạt động thể chất thường xuyên làm giảm đáng kể tỷ lệ mắc bệnh

động mạch vành và nhồi máu cơ tim. Hiện nay khuyến cáo hàng ngày nên tập

thể dục, bơi lội, đi bộ, đi xe đạp và các hoạt động thể chất khác. Thường

xuyên hoạt động thể chất làm giảm huyết áp, ảnh hưởng đến giảm cân, cải

thiện dung nạp glucose và tạo nên một hiệu ứng tích cực đối với hệ thống

đông máu. Hoạt động thể chất kích thích tăng nồng độ HDL-C và làm giảm

nồng độ triglycerid trong máu. Lý do phổ biến nhất cho sự tích lũy trọng

lượng quá mức là một lối sống ít vận động và chế độ ăn uống không lành

mạnh [70]. Béo phì thường được coi như là một bạn đồng hành hay gặp của

tuổi trên ba mươi. Dinh dưỡng thích hợp, giáo dục và hoạt động thể chất vừa

phải có thể giải quyết hầu hết những vấn đề này. Mô mỡ tích lũy vào hông và

bụng có hại chỉ bởi vì nó gây ra sự mất cân bằng nội tiết tố. Mô mỡ ở người

béo phì là cơ quan nội tiết lớn nhất trong cơ thể do tiết ra nhiều loại hócmôn

(quan trọng là leptin), dẫn đến sự đề kháng insulin và sự xuất hiện của bệnh

ĐTĐ týp 2. Trọng lượng tăng tỷ lệ tương ứng với huyết áp và tất cả các hiệu

ứng có hại của nó trên thành của các mạch máu. Calo hấp thu quá nhiều,

không tiêu hết được lưu trữ trong cơ thể như là chất béo. Người ta tin rằng

cholesterol và axit béo trong máu có ảnh hưởng quan trọng vào sự phát triển

Page 129: NGHIÊN CỨU TÌNH TRẠNG KHÁNG ASPIRIN Ở BỆNH …files.benhvien108.vn/luanan/41/luan an quach huu trung.pdf · Dược lý học của aspirin ... Kháng aspirin liên quan

116

của mảng vữa xơ trong mạch máu. Béo phì tạo gánh nặng cho toàn bộ cho cơ

thể, làm cơ thể dễ dàng mệt mỏi. Trữ lượng lớn chất béo trong phổi làm giảm

khả năng mở rộng của phổi. Điều này gây ra khó thở, đặc biệt là vào ban đêm

do vị trí cơ thể ở tư thế nằm ngang. Người béo phì thường thức tỉnh vì khó

thở làm rối loạn cấu trúc bình thường của giấc ngủ gây ra thiếu ngủ và mệt

mỏi mãn tính. Do đó, những người béo phì làm việc ít hiệu quả hơn người

không béo phì và có tỷ lệ tăng hơn của trạng thái trầm cảm [95].

Trên bệnh nhân kháng aspirin, WHR trung bình là 0,95 ± 0,03. Khác

biệt có ý nghĩa thống kê với p <0,01 khi so sánh với WHR trung bình ở bệnh

nhân không có kháng aspirin là 0,92 ± 0,02.

WHR trung bình trên bệnh nhân có ngưng tập tiểu cầu với ADP ≥70%

và ngưng tập tiểu cầu với AA ≥20% khác biệt có ý nghĩa thống kê. Trên bệnh

nhân kháng aspirin, tỷ lệ có NTTC với ADP ≥70% cao hơn ở đối tượng có

WHR tăng (OR = 4,914; 95%CI = 3,134 - 7,707), tỷ lệ có NTTC với AA

≥20% cao hơn khi WHR tăng (OR =10,336; 95%CI = 6,306 - 16,941).

Trong nghiên cứu của chúng tôi, độ ngưng tập tiểu cầu với AA có liên

quan tuyến tính thuận mức độ khá chặt với số đo vòng bụng (r =0,529,

p<0,01). Số đo vòng bụng giải thích cho 28% mức độ ngưng tập tiểu cầu với

AA (r2 =0,280). Độ ngưng tập tiểu cầu với ADP có liên quan tuyến tính thuận

mức độ trung bình với số đo vòng bụng (r =0,375, p<0,01). Số đo vòng bụng

giải thích cho 14% mức độ ngưng tập tiểu cầu với ADP (r2 =0,140). Độ ngưng

tập tiểu cầu với AA có liên quan tuyến tính thuận mức độ trung bình với chỉ

số vòng bụng trên vòng mông với hệ số tương quan r =0,406, p <0,01. Chỉ số

vòng bụng trên vòng mông giải thích cho 16,5% mức độ ngưng tập tiểu cầu

với AA (r2 =0,165). Độ ngưng tập tiểu cầu với ADP có liên quan tuyến tính

thuận mức độ trung bình với chỉ số vòng bụng trên vòng mông với hệ số

tương quan r =0,319, p <0,01. Chỉ số vòng bụng trên vòng mông giải thích

cho 10,2% mức độ ngưng tập tiểu cầu với AA (r2 =0,102).

Page 130: NGHIÊN CỨU TÌNH TRẠNG KHÁNG ASPIRIN Ở BỆNH …files.benhvien108.vn/luanan/41/luan an quach huu trung.pdf · Dược lý học của aspirin ... Kháng aspirin liên quan

117

4.3.5. Kháng aspirin liên quan với thời gian điều trị aspirin và mức độ

nguy cơ 10 năm bệnh mạch vành

Độ ngưng tập tiểu cầu với AA có tương quan tuyến tính thuận mức độ

trung bình (r =0,460, p<0,05) với thời gian điều trị aspirin và mức độ nguy cơ

10 năm bệnh mạch vành (r =0,369, p<0,01). Thời gian điều trị aspirin giải

thích cho 21,1% (r2 =0,211) và mức độ nguy cơ 10 năm bệnh mạch vành giải

thích cho 13,6% (r2 =0,136) độ ngưng tập tiểu cầu với AA.

Độ ngưng tập tiểu cầu với ADP có tương quan tuyến tính thuận mức độ

thấp (r =0,281, p<0,05) với thời gian điều trị aspirin và tương quan tuyến tính

thuận mức độ khá chặt (r =0,545, p<0,01) với phần trăm nguy cơ 10 năm

bệnh mạch vành. Thời gian điều trị aspirin giải thích cho 7,9% (r2 =0,079) và

mức độ nguy cơ 10 năm bệnh mạch vành giải thích cho 29,7% (r2 =0,297)

mức độ ngưng tập tiểu cầu với ADP.

Năm 1994, Helgason và cộng sự nghiên cứu trên 306 bệnh nhân sau đột

quỵ thiếu máu não với liều aspirin thấp nhất là 325mg/ngày để phòng ngừa

thứ phát. Có đến 32,7% bệnh nhân nhạy cảm với aspirin ban đầu chuyển

thành kháng aspirin không hoàn toàn sau 6 tháng theo dõi [71].

Năm 2004, Pulcinelli và cộng sự nghiên cứu đáp ứng của aspirin (với

liều 100mg hoặc 300mg/ngày) trên 150 bệnh nhân với các thời điểm 2 tháng,

6 tháng, 12 tháng và 24 tháng. Quan sát thấy ở thời điểm 2 tháng, aspirin ức

chế đáng kể ngưng tập tiểu cầu. Sau đó tác dụng ức chế ngưng tập tiểu cầu

của aspirin giảm dần xuống, mức giảm có ý nghĩa thống kê (p <0,05) sau thời

gian 24 tháng [106].

Năm 2008, Crescente và cộng sự phân tích tổng hợp các nghiên cứu về

kháng aspirin sử dụng phương pháp PFA-100. Tỷ lệ kháng aspirin ở đối

tượng điều trị aspirin dài ngày là 32% (29% - 35%) cao hơn có ý nghĩa thống

kê so với tỷ lệ 25% (23% - 27%) ở đối tượng mới điều trị aspirin (tối thiểu 07

ngày) [49].

Page 131: NGHIÊN CỨU TÌNH TRẠNG KHÁNG ASPIRIN Ở BỆNH …files.benhvien108.vn/luanan/41/luan an quach huu trung.pdf · Dược lý học của aspirin ... Kháng aspirin liên quan

118

4.3.6. Kháng aspirin liên quan với đặc điểm cận lâm sàng các xét nghiệm

máu

Nồng độ LDL-C máu trung bình ở bệnh nhân kháng aspirin tăng hơn so

với bệnh nhân không kháng aspirin (p <0,05). Kết quả giống với nghiên cứu

của Shen [119], của Đào Thị Hồng Nga (2007) với độ NTTC có tương quan

thuận với nồng độ cholesterol toàn phần (r = 0,304 với ADP) [14], của Bùi

Mạnh Hùng năm 2008 với tương quan thuận giữa NTTC với nồng độ

cholesterol (r = 0,52) [3].

Năm 2006, Lordkipanidze và cộng sự đánh giá hệ thống và nghiên cứu

phân tích tổng hợp về kháng aspirin trên dữ liệu thu thập từ MEDLINE (từ

tháng 01/1966 đến tháng 04/2006), Web of Science (từ 1979 đến 04/2006) và

COCHRAN (đến quý 1/2006) với các ngôn ngữ Anh, Pháp, Tây Ban Nha, Ý,

Nga. Kháng aspirin có liên quan đến tăng cholesterol máu [92].

Năm 2010, Canivano và cộng sự thực hiện nghiên cứu phân tích tổng

hợp về cơ chế kháng aspirin liên quan đến các biến cố tắc mạch do huyết

khối. Một số nghiên cứu thấy kháng aspirin có liên quan đến rối loạn lipid

máu [44].

4.3.7. Kháng aspirin liên quan với các đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng

qua phân tích hồi quy logistic

Phân tích hồi quy logistic đa biến nhằm loại trừ tương tác giữa các biến

và tìm mối liên quan có ý nghĩa. Các biến đưa vào khảo sát bao gồm vòng

bụng, BMI, tuổi, nồng độ LDL-C máu, thời gian điều trị aspirin, mức độ nguy

cơ 10 năm bệnh mạch vành. Kết quả kháng aspirin có liên quan với số đo

vòng bụng và thời gian điều trị aspirin (bảng 3.36). Ngưng tập tiểu cầu với

ADP ≥70% có liên quan đến số đo vòng bụng, tuổi, thời gian điều trị aspirin

và phần trăm mức độ nguy cơ 10 năm bệnh mạch vành (bảng 3.37). Ngưng

tập tiểu cầu với AA ≥20% có liên quan đến số đo vòng bụng, thời gian điều trị

aspirin và mức độ nguy cơ 10 năm bệnh mạch vành (bảng 3.38).

Page 132: NGHIÊN CỨU TÌNH TRẠNG KHÁNG ASPIRIN Ở BỆNH …files.benhvien108.vn/luanan/41/luan an quach huu trung.pdf · Dược lý học của aspirin ... Kháng aspirin liên quan

119

Năm 2008, Ferguson và cộng sự phân tích tổng hợp từ dữ liệu

PUBMED từ tháng 01/1996 đến tháng 11/2007 bằng phần mềm Ovit (Ovid

Technologies, Inc; New York) với 17 nghiên cứu được tìm thấy. Kết quả

kháng aspirin có liên quan đến người cao tuổi [54].

Nghiên cứu của Faraday và cộng sự năm 2006 trong phòng ngừa tiên

phát bằng aspirin trên 1311 bệnh nhân. Kết quả cho thấy kháng aspirin định

nghĩa bằng tiêu chuẩn đánh giá qua đo 11 dehydro thromboxane trong nước

tiểu liên quan có ý nghĩa với các yếu tố nguy cơ tim mạch và nguy cơ bệnh

mạch vành dự đoán bằng thang điểm nguy cơ Framingham [53].

Năm 2008, Crescente và cộng sự phân tích tổng hợp các nghiên cứu về

kháng aspirin từ 53 nghiên cứu với 6450 đối tượng từ dữ liệu PUBMED cho

đến 15/10/2007. Kháng aspirin có vẻ có tỷ lệ cao hơn ở đối tượng điều trị

aspirin kéo dài hơn một tháng, quan sát cho thấy ức chế ngưng tập tiểu cầu

bởi aspirin suy giảm sau thời gian hai năm theo dõi. [49].

Năm 2010, Canivano và cộng sự thực hiện nghiên cứu phân tích tổng

hợp từ 33 nghiên cứu trên MEDLINE, EMBASE, Cochrane và PUBMED

cho đến tháng 11/2008. Một số nghiên cứu thấy kháng aspirin có liên quan

đến giới nữ, tuổi cao, béo phì [44].

Page 133: NGHIÊN CỨU TÌNH TRẠNG KHÁNG ASPIRIN Ở BỆNH …files.benhvien108.vn/luanan/41/luan an quach huu trung.pdf · Dược lý học của aspirin ... Kháng aspirin liên quan

120

KẾT LUẬN

Nghiên cứu kháng aspirin trên 380 bệnh nhân có yếu tố nguy cơ tim

mạch cao tại Viện nghiên cứu khoa học y dược lâm sàng 108 nhận thấy:

1. Tỷ lệ kháng aspirin:

- Tỷ lệ kháng aspirin trên toàn bộ đối tượng nghiên cứu là 40,3% (nam

giới 39,8% và nữ giới 41,2%).

- Tỷ lệ kháng aspirin trên bệnh nhân có nguy cơ tim mạch cao: đái tháo

đường 53,3%, bệnh nhân có nguy cơ 10 năm bệnh mạch vành >20% là

50,5% (28,6% - 30% - 53,8% - 61,3% khi nguy cơ 10 năm bệnh mạch vành

tương ứng là 22% - 25% - 27% - trên 30%), bệnh động mạch ngoại biên

50%, đột quỵ nhồi máu não 45,2%, bệnh mạch vành 33%.

- Tỷ lệ kháng aspirin trên các yếu tố nguy cơ: số đo vòng bụng tăng

68,3%, tăng WHR 65,1%, thừa cân và béo phì 43,4%, rối loạn lipid máu

34,5-42,3%, tăng huyết áp 39,3%, hút thuốc lá 32%, suy tim 31,5%, nghiện

rượu 22,2%. Có 1 YTNC 37,8%, có 2 YTNC 41,1%, có trên 3 YTNC 42,3%.

- Tỷ lệ kháng aspirin trên bệnh nhân nguy cơ cao kết hợp các yếu tố

tuổi trên 70, tăng số đo vòng bụng, tăng WHR tăng từ 33% đến 65,2% với

BMV, từ 50% đến 80% với bệnh động mạch ngoại biên, từ 45,2% dến 76,9%

với đột quỵ nhồi máu não, từ 53,3% dến 76,5% với ĐTĐ và từ 50,5% dến

72,3% với bệnh nhân có nguy cơ 10 năm bệnh mạch vành >20%.

2. Liên quan giữa kháng aspirin với các yếu tố lâm sàng, cận lâm sàng:

- Nguy cơ kháng aspirin tăng khi có tăng số đo vòng bụng (OR=3,533;

p<0,01), thời gian điều trị aspirin dài (OR=3,237; p<0,01).

- Nguy cơ kháng aspirin với tiêu chuẩn ADP ≥70% tăng khi có tăng số

đo vòng bụng (OR=1,781; p<0,01), tuổi cao (OR=1,087; p<0,05), thời gian

điều trị aspirin dài (OR=1,969; p<0,05), tăng phần trăm nguy cơ 10 năm bệnh

mạch vành (OR=2,106; p<0,01). Ngưng tập tiểu cầu với ADP có tương quan

tuyến tính thuận với số đo vòng bụng (r=0,375, p<0,01), với WHR (r=0,319,

Page 134: NGHIÊN CỨU TÌNH TRẠNG KHÁNG ASPIRIN Ở BỆNH …files.benhvien108.vn/luanan/41/luan an quach huu trung.pdf · Dược lý học của aspirin ... Kháng aspirin liên quan

121

p<0,01), với thời gian điều trị aspirin (r=0,281, p<0,05), với phần trăm nguy

cơ 10 năm bệnh mạch vành tính theo thang điểm nguy cơ Framingham

(r=0,545, p<0,01).

- Nguy cơ kháng aspirin với tiêu chuẩn AA ≥20% tăng khi có tăng số

đo vòng bụng (OR=1,804; p<0,01), thời gian điều trị aspirin dài (OR=2,105;

p<0,01), tăng phần trăm nguy cơ 10 năm bệnh mạch vành (OR=1,466;

p<0,05). Ngưng tập tiểu cầu với AA có tương quan tuyến tính thuận với số

đo vòng bụng (r =0,529, p<0,01), với WHR (r =0,406, p <0,01), với thời gian

điều trị aspirin (r =0,406, p <0,05), với phần trăm nguy cơ 10 năm bệnh mạch

vành tính theo thang điểm nguy cơ Framingham (r =0,369, p <0,01).

- Với giới: tỷ lệ bệnh nhân kháng aspirin có đái tháo đường ở nữ giới

cao hơn so với nam giới (p <0,05). Tỷ lệ bệnh nhân kháng aspirin trong nhóm

tuổi 50 - 59 tuổi ở nam thấp hơn ở nữ (p <0,05). Tương quan giữa ngưng tập

tiểu cầu (ADP ≥70% và tăng vòng bụng, tăng WHR, tuổi ≥60, tăng TG), (AA

≥20% và tăng BMI, tăng WHR, tuổi ≥70) ở nam với OR có ý nghĩa thống kê

khác biệt trên nữ giới không có ý nghĩa thống kê.

- Với tuổi: nguy cơ kháng aspirin tăng khi tuổi ≥70 (OR=1,600).

- Với LDL-C máu: bệnh nhân kháng aspirin có nồng độ LDL-C máu

trung bình tăng hơn so với bệnh nhân không kháng aspirin (p <0,05).

- Với đặc điểm nguy cơ tim mạch cao: tỷ lệ bệnh nhân đái tháo đường

và bệnh nhân có nguy cơ 10 năm bệnh mạch vành lớn hơn 20% ở nhóm

kháng aspirin cao hơn so với nhóm không kháng aspirin (p <0,05).

Page 135: NGHIÊN CỨU TÌNH TRẠNG KHÁNG ASPIRIN Ở BỆNH …files.benhvien108.vn/luanan/41/luan an quach huu trung.pdf · Dược lý học của aspirin ... Kháng aspirin liên quan

122

KIẾN NGHỊ

1. Kháng aspirin thường gặp trên bệnh nhân có nguy cơ tim mạch cao

với tỷ lệ khoảng 33% đến 53,3%. Nên tầm soát kháng aspirin trên các đối

tượng có nguy cơ cao về kháng aspirin để có hướng xử trí phù hợp làm tăng

tác dụng của các thuốc chống ngưng tập tiểu cầu, giảm các biến cố tim mạch.

2. Đối tượng cần lưu ý có thể có kháng aspirin trong thực hành là: tuổi

trên 70, đái tháo đường, nữ giới 50-59 tuổi, vòng bụng tăng, thời gian điều trị

aspirin kéo dài, tăng LDL-C máu và nguy cơ 10 năm bệnh mạch vành tính

theo thang điểm nguy cơ Framingham lớn hơn 20%.

Page 136: NGHIÊN CỨU TÌNH TRẠNG KHÁNG ASPIRIN Ở BỆNH …files.benhvien108.vn/luanan/41/luan an quach huu trung.pdf · Dược lý học của aspirin ... Kháng aspirin liên quan

DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CÓ

LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN ĐÃ CÔNG BỐ

1. Nguyễn Thanh Bình, Quách Hữu Trung, Nguyễn Thị Thu Hà, Lý

Tuấn Khải, Phạm Nguyên Sơn (2009), ‘Nghiên cứu tình trạng kháng

aspirin ở bệnh nhân dùng aspirin dài ngày dựa trên kỹ thuật đo độ ngưng

tập tiểu cầu’, Tạp chí Y học Thực hành, số 671+672, tr 89-91.

2. Lý Tuấn Khải, Quách Hữu Trung, Vũ Điện Biên (2011), ‘Nghiên cứu

kháng aspirin ở bệnh nhân bệnh mạch vành dùng aspirin dài ngày’, Tạp

chí Y học thành phố Hồ Chí Minh, phụ bản của tập 15-số 4, tr 358-364.

3. Quách Hữu Trung, Vũ Điện Biên, Lý Tuấn Khải (2011), ‘Nghiên cứu

tần suất kháng aspirin ở bệnh tim mạch xơ vữa, tăng huyết áp, đái đường

týp 2’, Tạp chí Y học Thực hành, số 8 (775+776), tr 62-66.

Page 137: NGHIÊN CỨU TÌNH TRẠNG KHÁNG ASPIRIN Ở BỆNH …files.benhvien108.vn/luanan/41/luan an quach huu trung.pdf · Dược lý học của aspirin ... Kháng aspirin liên quan

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tiếng Việt

1. Nguyễn Thanh Bình và các cộng sự (2009), "Nghiên cứu tình trạng kháng aspirin ở bệnh nhân dùng aspirin dài ngày dựa trên kỹ thuật đo độ ngưng tập tiểu cầu", Tạp chí Y học Thực hành - Kỷ yếu công trình nghiên cứu khoa học Hội nghị Y tế Công an nhân dân lần thứ 2 tháng 9/2009, 671-672, tr 89-81.

2. Vũ Hồng Điệp và các cộng sự (2000), "Một số nhận xét về độ ngưng tập tiểu cầu ở người cao tuổi bình thường", Tạp chí Y học Thực hành, 2, tr 36-38.

3. Bùi Mạnh Hùng (2008), "Nghiên cứu độ ngưng tập tiểu cầu với ADP và một số yếu tố đông máu ở bệnh nhân tai biến mạch máu não giai đoạn cấp", Tạp chí Y học Việt Nam, 1(344), tr 18-22.

4. Đỗ Quang Huân và Hồ Tấn Thịnh (2013), "Tần xuất đề kháng aspirin và một số yếu tố liên quan ở bệnh nhân được can thiệp động mạch vành qua da", Y học TP Hồ Chí Minh, 17(1), tr 52-57.

5. Nguyễn Hồng Huệ và Nguyễn Đức Công (2011), “Nghiên cứu ước tính nguy cơ bệnh động mạch vành trong 10 năm tới theo thang điểm Framingham qua 500 trường hợp”, Y học TP Hồ Chí Minh, 15 (2), tr 38-50.

6. Đinh Thị Thu Hương và các cộng sự (2010), "Chẩn đoán và điều trị bệnh lý động mạch chi dưới", Khuyến cáo 2010 của Hội tim mạch học Việt Nam về các bệnh lý tim mạch và chuyển hóa, tr 163-192.

7. Trần Văn Huy (2004), "Tỷ lệ nguy cơ bệnh tim mạch ở người lớn Khánh Hòa theo biểu đồ dự báo nguy cơ toàn thể của Tổ chức Y tế Thế giới 2007", Tạp chí Y học Việt Nam, 2, tr 32-41.

8. Lý Tuấn Khải và các cộng sự (2004), "Ngưng tập tiểu cầu với ADP và Collagen ở người bình thường", Tạp chí Y học Việt Nam số đặc biệt - tháng 9/2004, tr 286-291.

9. Phạm Gia Khải và các cộng sự (2008), "Xử trí bệnh tim thiếu máu cục bộ mạn tính (đau thắt ngực ổn định)", Khuyến cáo 2008 của Hội tim mạch học Việt Nam về các bệnh lý tim mạch và chuyển hóa, tr 329-350.

10. Phạm Gia Khải và các cộng sự (2008), "Đánh giá, dự phòng và quản lý các yếu tố nguy cơ của bệnh tim mạch", Khuyến cáo 2008 của Hội tim mạch học Việt Nam về các bệnh lý tim mạch và chuyển hóa, tr 1-25.

11. Trần Quốc Khánh (2009), Nghiên cứu một số yếu tố nguy cơ ở bệnh nhân tai biến mạch não từ 50 tuổi trở lên tại bệnh viện Lão khoa trung ương, Luận văn Thạc sỹ Y học, Trường đại học Y Hà Nội.

Page 138: NGHIÊN CỨU TÌNH TRẠNG KHÁNG ASPIRIN Ở BỆNH …files.benhvien108.vn/luanan/41/luan an quach huu trung.pdf · Dược lý học của aspirin ... Kháng aspirin liên quan

12. Lê Tùng Lam (2011), Nghiên cứu độ ngưng tập tiểu cầu ở bệnh nhân trước và sau can thiệp đặt stent động mạch vành, Luận văn Thạc sỹ Y học, Trường đại học Y Hà Nội.

13. Huỳnh Văn Minh và các cộng sự (2008), "Chẩn đoán và điều trị tăng huyết áp ở người lớn", Khuyến cáo 2008 của Hội tim mạch học Việt Nam về các bệnh lý tim mạch và chuyển hóa, tr 235-294.

14. Đào Thị Hồng Nga, Nguyễn Thị Thu Hà và Phạm Gia Khải (2007), "Ngưng tập tiểu cầu với ADP và Collagen ở bệnh nhân có rối loạn chuyển hóa lipid", Tạp chí Nghiên cứu Y học - Phụ trương, 51(4), tr 44-48.

15. Trương Thị Minh Nguyệt (2011), "Nghiên cứu ngưng tập tiểu cầu với ADP và mối liên quan với các yếu tố nguy cơ ở bệnh nhân thiếu máu cơ tim cục bộ", Tạp chí y dược lâm sàng 108, Tập 6 số 1/2011 (6), tr 33-37.

16. Nguyễn Thị Nữ, Cung Thị Tý và Đỗ Trung Phấn (1997), "Chỉ số ngưng tập tiểu cầu ở người trưởng thành Việt Nam bình thường", Tạp chí Y học Việt Nam, 3, tr 66-68.

17. Nguyễn Thị Nữ (2005), Nghiên cứu ngưng tập tiểu cầu và một số yếu tố đông máu ở bệnh nhân tăng huyết áp có rối loạn lipid máu, Luận án Tiến sỹ Y học, Trường đại học Y Hà Nội.

18. Nguyễn Hồng Quân và Nguyễn Văn Thông (2009), "Đánh giá độ ngưng tập tiểu cầu ở bệnh nhân đột quỵ thiếu máu não cấp trước và sau dùng thuốc chống kết tập tiểu cầu", Tạp chí y dược lâm sàng 108, 1(4), tr 38-41.

19. Trương Thanh Sơn, Nguyễn Văn Trí và Trương Quang Bình (2011), “Nghiên cứu áp dụng thang điểm Framingham nhằm lượng định nguy cơ bệnh động mạch vành trong 10 năm tới tại bệnh viện đa khoa Bình Dương”, Y học TP Hồ Chí Minh, 15 (1), tr 207-212.

20. Lê Văn Thạch (2006), "Tìm hiểu sự thay đổi chức năng ngưng tập tiểu cầu và một số yếu tố huyết động ở người cao tuổi", Tạp chí Y học Thực hành, 3, tr 51-52.

21. Lê Văn Thạch (2006), "Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng và ngưng tập tiểu cầu ở bệnh nhân tăng huyết áp hút thuốc lá", Tạp chí y học Thực hành, (538), 4, tr 72-75.

22. Trần Nguyễn Ái Thanh và Nguyễn Văn Trí (2012), “Mối tương quan giữa vòng eo, độ dày mỡ bụng đo qua siêu âm với các chỉ số lipid máu ở người tăng huyết áp”, Y học TP.Hồ Chí Minh, 16 (1), tr 148-153.

23. Nguyễn Ngọc Phương Thư và Nguyễn Thanh Hiền (2010), "Phân tầng nguy cơ mắc bệnh mạch vành 10 năm ở bệnh nhân tăng huyết áp theo thang đo Framingham", Tạp chí Nghiên cứu Y học, 14(2), tr 14-19.

Page 139: NGHIÊN CỨU TÌNH TRẠNG KHÁNG ASPIRIN Ở BỆNH …files.benhvien108.vn/luanan/41/luan an quach huu trung.pdf · Dược lý học của aspirin ... Kháng aspirin liên quan

24. Đặng Vạn Phước và các cộng sự (2008), "Chẩn đoán và điều trị rối loạn lipid máu”, Khuyến cáo 2008 của Hội tim mạch học Việt Nam về các bệnh lý tim mạch và chuyển hóa, tr 476-497.

25. Nguyễn Lân Việt và Lê Quang Cường (2008), "Chẩn đoán và điều trị nhồi máu não cấp (đột quỵ thiếu máu não)”, Khuyến cáo 2008 của Hội tim mạch học Việt Nam về các bệnh lý tim mạch và chuyển hóa, tr 40-50.

26. Nguyễn Lân Việt và các cộng sự (2008), "Chẩn đoán, điều trị đau thắt ngực không ổn định và nhồi máu cơ tim không có ST chênh lên”, Khuyến cáo 2008 của Hội tim mạch học Việt Nam về các bệnh lý tim mạch và chuyển hóa, tr 351-386.

27. Nguyễn Lân Việt và các cộng sự (2008), "Xử trí nhồi máu cơ tim cấp có đoạn ST chênh lên”, Khuyến cáo 2008 của Hội tim mạch học Việt Nam về các bệnh lý tim mạch và chuyển hóa, tr 394-435.

28. Trương Quang Việt và Lê Văn Thạch (2004), "Một số nhận xét về đặc điểm lâm sàng và độ ngưng tập tiểu cầu ở người cao tuổi tăng huyết áp tại bệnh viện Hữu Nghị năm 2003", Tạp chí Y học Thực hành, 11, tr 60-62.

29. Phạm Nguyên Vinh và các cộng sự (2008), "Chẩn đoán, điều trị suy tim", Khuyến cáo 2008 của Hội tim mạch học Việt Nam về các bệnh lý tim mạch và chuyển hóa, tr 438-475.

Tiếng Anh 30. ADA (2010), "American Diabetes Association - Standards of medical

care in diabetes-2010", Diabetes Care, 33 Suppl 1, pp S11-61. 31. Akay O. M. et al (2009), "Aspirin-resistance frequency: a prospective

study in 280 healthy Turkish volunteers", Clin Appl Thromb Hemost, 15(1), pp 98-102.

32. Al-Azzam S. I. et al (2013), "The contribution of platelet glycoproteins (GPIa C807T and GPIba C-5T) and cyclooxygenase 2 (COX-2G-765C) polymorphisms to platelet response in patients treated with aspirin", Gene, 526(2), pp 118-121.

33. Ashwin K. A. et al (2007), "Aspirin resistance", Indian J Physiol Pharmacol, 51(2), pp 109-117.

34. Baigent C. et al (2009), "Aspirin in the primary and secondary prevention of vascular disease: collaborative meta-analysis of individual participant data from randomised trials", Lancet, 373(9678), pp 1849-1860.

35. Bartolucci A. A., Tendera M. and Howard G. (2011), "Meta-analysis of multiple primary prevention trials of cardiovascular events using aspirin", Am J Cardiol, 107(12), pp 1796-1801.

Page 140: NGHIÊN CỨU TÌNH TRẠNG KHÁNG ASPIRIN Ở BỆNH …files.benhvien108.vn/luanan/41/luan an quach huu trung.pdf · Dược lý học của aspirin ... Kháng aspirin liên quan

36. Berent R. and Sinzinger H. (2011), ""Aspirin - resistance"? A few critical considerations on definition, terminology, diagnosis, clinical value, natural course of atherosclerotic disease, and therapeutic consequences", Journal for vascular diseases, pp 429-438.

37. Berger J. S. et al (2010), "Screening for cardiovascular risk in asymptomatic patients", J Am Coll Cardiol, 55(12), pp 1169-1177.

38. Berger J. S. et al (2006), "Aspirin for the primary prevention of cardiovascular events in women and men: a sex-specific meta-analysis of randomized controlled trials", JAMA, 295(3), pp 306-313.

39. Berrouschot J. et al (2006), "Aspirin resistance in secondary stroke prevention", Acta Neurol Scand, 113(1), pp 31-35.

40. Biondi-Zoccai G. G. et al (2006), "A systematic review and meta-analysis on the hazards of discontinuing or not adhering to aspirin among 50,279 patients at risk for coronary artery disease", Eur Heart J, 27(22), pp 2667-2674.

41. Block R. C. et al (2012), "The Effects of EPA+DHA and Aspirin on Inflammatory Cytokines and Angiogenesis Factors", World J Cardiovasc Dis, 2(1), pp 14-19.

42. Bouman Heleen J. (2010), "Preditive value of various platelet function tests on ST-segment resolution and clinical outcome in stemi patients randomized to either dual or triple antiplatelet therapy: the ontime2 platelet function substudy", J Am Coll Cardiol, 55(10A).

43. Butalia S. et al (2011), "Aspirin effect on the incidence of major adverse cardiovascular events in patients with diabetes mellitus: a systematic review and meta-analysis", Cardiovasc Diabetol, 10, pp 25.

44. Canivano Petrenas L. and Garcia Yubero C. (2010), "Resistance to aspirin: prevalence, mechanisms of action and association with thromboembolic events. A narrative review", Farm Hosp, 34(1), pp 32-43.

45. Capodanno D. et al (2011), "Pharmacodynamic effects of different aspirin dosing regimens in type 2 diabetes mellitus patients with coronary artery disease", Circ Cardiovasc Interv, 4(2), pp 180-187.

46. Cattaneo M. (2009), "Results of a Worldwide Survey on the Assessment of Platelet Function by Light Transmission Aggregometry: a Report from the Platelet Physiology Subcommittee of the Scientific and Standardization Committee of the International Society on Thrombosis and Haemostasis", J Thromb Haemost, 7(6), pp 1029.

47. Coma-Canella I. and Velasc A. (2007), "Variability in individual responsiveness to aspirin: clinical implications and treatment", Cardiovasc Hematol Disord Drug Targets, 7(4), pp 274-287.

Page 141: NGHIÊN CỨU TÌNH TRẠNG KHÁNG ASPIRIN Ở BỆNH …files.benhvien108.vn/luanan/41/luan an quach huu trung.pdf · Dược lý học của aspirin ... Kháng aspirin liên quan

48. Cooney M. T. et al (2010), "Cardiovascular risk-estimation systems in primary prevention: do they differ? Do they make a difference? Can we see the future?", Circulation, 122(3), pp 300-310.

49. Crescente M. et al (2008), "Response variability to aspirin as assessed by the platelet function analyzer (PFA)-100. A systematic review", Thrombosis and Haemostasis, 99(1), pp 14-26.

50. De Ruijter W. et al (2009), "Use of Framingham risk score and new biomarkers to predict cardiovascular mortality in older people: population based observational cohort study", BMJ, 338, pp a3083.

51. Dillinger J. G. et al. (2012), "Biological efficacy of twice daily aspirin in type 2 diabetic patients with coronary artery disease", Am Heart J, 164(4), pp 600-606 e1.

52. Dussaillant N. G., M Zapata M. and P. Fardella B. (2005), "Frequency and characteristics of aspirin resistance in Chilean cardiovascular patients", Rev Med Chil, 133(4), pp 409-417.

53. Faraday Nauder et al. (2006), "Relation Between Atherosclerosis Risk Factors and Aspirin Resistance in a Primary Prevention Population", Am J Cardiol, 98(6), pp 774-779.

54. Ferguson A. D., Dokainish H. and Lakkis N. (2008), "Aspirin and clopidogrel response variability: review of the published literature", Tex Heart Inst J, 35(3), pp 313-320.

55. Ferket B. S. et al (2010), "Systematic review of guidelines on cardiovascular risk assessment: Which recommendations should clinicians follow for a cardiovascular health check?", Arch Intern Med, 170(1), pp 27-40.

56. Fitzgerald R. and Pirmohamed M. (2011), "Aspirin resistance: effect of clinical, biochemical and genetic factors", Pharmacol Ther, 130(2), pp 213-225.

57. Floyd C. N. and Ferro A. (2013), "Mechanisms of aspirin resistance", Pharmacol Ther, 141(1), pp 69-78.

58. Ford E. S., Zhao G. and Li C. (2010), "Pre-diabetes and the risk for cardiovascular disease: a systematic review of the evidence", J Am Coll Cardiol, 55(13), pp 1310-1317.

59. Friend M., Vucenik I. and Miller M. (2003), "Research pointers: Platelet responsiveness to aspirin in patients with hyperlipidaemia", BMJ, 326(7380), pp 82-83.

60. Fuster V. and Sweeny J. M. (2011), "Aspirin: a historical and contemporary therapeutic overview", Circulation, 123(7), pp 768-778.

61. Gajos G. et al (2010), "Effects of polyunsaturated omega-3 fatty acids on responsiveness to dual antiplatelet therapy in patients undergoing percutaneous coronary intervention: the OMEGA-PCI (OMEGA-3

Page 142: NGHIÊN CỨU TÌNH TRẠNG KHÁNG ASPIRIN Ở BỆNH …files.benhvien108.vn/luanan/41/luan an quach huu trung.pdf · Dược lý học của aspirin ... Kháng aspirin liên quan

fatty acids after pci to modify responsiveness to dual antiplatelet therapy) study", J Am Coll Cardiol, 55(16), pp 1671-1678.

62. Gasparyan A. Y., Watson T. and Lip G. Y. (2008), "The role of aspirin in cardiovascular prevention: implications of aspirin resistance", J Am Coll Cardiol, 51(19), pp 1829-1843.

63. Gilard M. et al (2008), "Influence of omeprazole on the antiplatelet action of clopidogrel associated with aspirin: the randomized, double-blind OCLA (Omeprazole CLopidogrel Aspirin) study", J Am Coll Cardiol, 51(3), pp 256-260.

64. Greenland P. et al (2010), "2010 ACCF/AHA guideline for assessment of cardiovascular risk in asymptomatic adults: a report of the American College of Cardiology Foundation/American Heart Association Task Force on Practice Guidelines", J Am Coll Cardiol, 56(25), pp e50-103.

65. Grotemeyer K. H. (1991), "Effects of acetylsalicylic acid in stroke patients. Evidence of nonresponders in a subpopulation of treated patients", Thromb Res, 63(6), pp 587-593.

66. Grotemeyer K. H., Scharafinski H. W. and Husstedt I. W. (1993), "Two-year follow-up of aspirin responder and aspirin non responder. A pilot-study including 180 post-stroke patients", Thromb Res, 71(5), pp 397-403.

67. Gum P. A. et al (2001), "Profile and prevalence of aspirin resistance in patients with cardiovascular disease", Am J Cardiol, 88(3), pp 230-235.

68. Gum Patricia A. et al (2003), "A prospective, blinded determination of the natural history of aspirin resistance among stable patients with cardiovascular disease", Journal of the American College of Cardiology, 41(6), pp 961-965.

69. Harrison Paul and Lordkipanidzé Marie (2013), "Clinical Tests of Platelet Function", Hematology/oncology clinics of North America, 27(3), pp 411-441.

70. Helfand M. et al (2009), "Emerging risk factors for coronary heart disease: a summary of systematic reviews conducted for the U.S. Preventive Services Task Force", Ann Intern Med, 151(7), pp 496-507.

71. Helgason C. M. et al (1994), "Development of aspirin resistance in persons with previous ischemic stroke", Stroke, 25(12), pp 2331-2336.

72. Hobbs Richard and Arroll Bruce (2009), Cardiovascular Risk Management, Wiley-Blackwell, Singapore (Fabolous Printers Pte Ltd).

73. Hobikoglu G. F. et al. (2005), "High frequency of aspirin resistance in patients with acute coronary syndrome", Tohoku J Exp Med, 207(1), pp 59-64.

Page 143: NGHIÊN CỨU TÌNH TRẠNG KHÁNG ASPIRIN Ở BỆNH …files.benhvien108.vn/luanan/41/luan an quach huu trung.pdf · Dược lý học của aspirin ... Kháng aspirin liên quan

74. Hovens M. M. et al (2007), "Prevalence of persistent platelet reactivity despite use of aspirin: a systematic review", Am Heart J, 153(2), pp 175-181.

75. Jeffrey S. Berger et al (2009), "Aspirin for the Prevention of Cardiovascular Events in Patients With Peripheral Artery Disease", JAMA, 301.

76. Jin Shaoming et al (2013), "Nano-Sized Aspirin-Arg-Gly-Asp-Val: Delivery of Aspirin to Thrombus by the Target Carrier Arg-Gly-Asp-Val Tetrapeptide", ASC Nano, 7(9), pp 7664-7673.

77. JNC7 (2003), "The Seventh Report of the Joint National Committee on Prevention, Detection, Evaluation, and Treatment of High Blood Pressure", Hypertension, 42(6), pp 1206-1252.

78. Kapoor John R. (2008), "Enteric Coating Is a Possible Cause of Aspirin Resistance", J Am Coll Cardiol, pp 1276-1277.

79. Karathanos A. and Geisler T. (2013), "Monitoring aspirin and clopidogrel response: testing controversies and recommendations", Mol Diagn Ther, 17(3), pp 123-137.

80. Karolczak K. et al (2013), "Aspirin Dose Increase from 75 to 150 mg Suppresses Red Blood Cell Contribution to Suboptimal Platelet Response to Aspirin in Patients with CAD", Cardiovasc Drugs Ther, 27(6), pp 549-558.

81. Kasmeridis C., Apostolakis S. and Lip G. Y. (2013), "Aspirin and aspirin resistance in coronary artery disease", Curr Opin Pharmacol, 13(2), pp 242-250.

82. Kasotakis G., Pipinos II. and Lynch T. G. (2009), "Current evidence and clinical implications of aspirin resistance", J Vasc Surg, 50(6), pp 1500-1510.

83. Kovacs E. G. et al (2013), "Evaluation of laboratory methods routinely used to detect the effect of aspirin against new reference methods", Thromb Res, 133(5), pp 811-816.

84. Krasopoulos G. et al (2008), "Aspirin "resistance" and risk of cardiovascular morbidity: systematic review and meta-analysis", BMJ, 336(7637), pp 195-198.

85. Kuzniatsova N. et al (2012), "A contemporary viewpoint on 'aspirin resistance'", Ann Med, 44(8), pp 773-783.

86. Lee P. Y. et al (2005), "Low-dose aspirin increases aspirin resistance in patients with coronary artery disease", Am J Med, 118(7), pp 723-727.

87. Lev E. I. et al (2006), "Aspirin and clopidogrel drug response in patients undergoing percutaneous coronary intervention: the role of dual drug resistance", J Am Coll Cardiol, 47(1), pp 27-33.

Page 144: NGHIÊN CỨU TÌNH TRẠNG KHÁNG ASPIRIN Ở BỆNH …files.benhvien108.vn/luanan/41/luan an quach huu trung.pdf · Dược lý học của aspirin ... Kháng aspirin liên quan

88. Li X. L. et al (2013), "Genetic polymorphisms of HO-1 and COX-1 are associated with aspirin resistance defined by light transmittance aggregation in Chinese Han patients", Clin Appl Thromb Hemost, 19(5), pp 513-521.

89. Liu X. F. et al (2013), "Prevalence of and risk factors for aspirin resistance in elderly patients with coronary artery disease", J Geriatr Cardiol. 10(1), pp 21-27.

90. Liu Zhaoping et al (2008), "Profile and prevalence of aspirin resistance in patients with metabolic syndrome", J Geriatr Cardiol, 5, pp 7-10.

91. Lordkipanidze M. (2012), "Advances in monitoring of aspirin therapy", Platelets, 23(7), pp 526-536.

92. Lordkipanidze M. et al (2006), "Aspirin resistance: truth or dare", Pharmacol Ther, 112(3), pp 733-743.

93. Mancia Giuseppe et al (2013), "2013 ESH/ESC Guidelines for the management of arterial hypertension, The Task Force for the management ofarterial hypertension of the European Society of Hypertension (ESH) and of the European Society of Cardiology (ESC)", J of Hypertension, 31, pp 1281-1357.

94. Mansour K. et al (2009), "Aspirin resistance", Adv Hematol, 2009, pp 937-952.

95. Martins D. et al (2007), "Prevalence of cardiovascular risk factors and the serum levels of 25-hydroxyvitamin D in the United States: data from the Third National Health and Nutrition Examination Survey", Arch Intern Med, 167(11), pp 1159-1165.

96. Mijajlovic M. D. et al (2013), "Clinical consequences of aspirin and clopidogrel resistance: an overview", Acta Neurol Scand, 128(4), pp 213-219.

97. Mosca L. et al (2011), "Effectiveness-based guidelines for the prevention of cardiovascular disease in women--2011 update: a guideline from the American Heart Association", J Am Coll Cardiol, 57(12), pp 1404-1423.

98. Mueller M. R. et al (1997), "Variable platelet response to low-dose ASA and the risk of limb deterioration in patients submitted to peripheral arterial angioplasty", Thromb Haemost, 78(3), pp 1003-1007.

99. NCEP-ATPIII (2002), "Third Report of the National Cholesterol Education Program (NCEP) Expert Panel on Detection, Evaluation, and Treatment of High Blood Cholesterol in Adults (Adult Treatment Panel III)", Circulation, 106(25), pp 3143-3421.

Page 145: NGHIÊN CỨU TÌNH TRẠNG KHÁNG ASPIRIN Ở BỆNH …files.benhvien108.vn/luanan/41/luan an quach huu trung.pdf · Dược lý học của aspirin ... Kháng aspirin liên quan

100. Neubauer H. et al (2011), "Tailored antiplatelet therapy can overcome clopidogrel and aspirin resistance--the BOchum CLopidogrel and Aspirin Plan (BOCLA-Plan) to improve antiplatelet therapy", BMC Med, 9, pp 3.

101. Nguyen Q. N. et al (2012), "Cardiovascular disease risk factor patterns and their implications for intervention strategies in Vietnam", Int J Hypertens, 2012, pp 560397.

102. O'Donnell M. J. et al (2010), "Risk factors for ischaemic and intracerebral haemorrhagic stroke in 22 countries (the INTERSTROKE study): a case-control study", Lancet, 376(9735), pp 112-123.

103. Pappas J. M., Westengard J. C. and Bull B. S. (1994), "Population variability in the effect of aspirin on platelet function. Implications for clinical trials and therapy", Arch Pathol Lab Med, 118(8), pp 801-804.

104. Peace A. et al (2010), "The role of weight and enteric coating on aspirin response in cardiovascular patients", J Thromb Haemost, 8(10), pp 2323-2325.

105. Peters S. A., Huxley R. R. and Woodward M. (2013), "Smoking as a risk factor for stroke in women compared with men: a systematic review and meta-analysis of 81 cohorts, including 3,980,359 individuals and 42,401 strokes", Stroke, 44(10), pp 2821-2828.

106. Pulcinelli F. M. et al (2004), "Inhibition of platelet aggregation by aspirin progressively decreases in long-term treated patients", J Am Coll Cardiol, 43(6), pp 979-984.

107. Pusch G. et al (2008), "Aspirin resistance: focus on clinical endpoints", J Cardiovasc Pharmacol, 52(6), pp 475-484.

108. Reny J. L. et al (2008), "Use of the PFA-100 closure time to predict cardiovascular events in aspirin-treated cardiovascular patients: a systematic review and meta-analysis", J Thromb Haemost, 6(3), pp 444-450.

109. Rocca B. and Petrucci G. (2012), "Variability in the responsiveness to low-dose aspirin: pharmacological and disease-related mechanisms", Thrombosis, 2012, pp 376721.

110. Sagdilek Engin et al (2011), "The Similarity Between Aspirin Treatment and the Lack of Response to Epinephrine and the Frequency of Aspirin Resistance in Healthy Males", Clinical & Applied Thrombosis/Hemostasis, 17(2), pp 202.

111. Sane D. C. et al (2002), "Frequency of Aspirin Resistance in Patients With Congestive Heart Failure Treated With Antecedent Aspirin", Am J Cardiol, 90(8), pp 893-895.

112. Schrör Karsten (2009), Acetylsalicylic Acid, WILEY-VCH Verlag GmbH & Co. KGaA, Weinheim.

Page 146: NGHIÊN CỨU TÌNH TRẠNG KHÁNG ASPIRIN Ở BỆNH …files.benhvien108.vn/luanan/41/luan an quach huu trung.pdf · Dược lý học của aspirin ... Kháng aspirin liên quan

113. Schuijt M. P. et al (2009), "The interaction of ibuprofen and diclofenac with aspirin in healthy volunteers", Br J Pharmacol, 157(6), pp 931-934.

114. Schwartz K. A. (2006), "Aspirin resistance: a review of diagnostic methodology, mechanisms, and clinical utility", Adv Clin Chem, 42, pp 81-110.

115. Schwartz Kenneth A. et al (2005), "Compliance as a critical consideration in patients who appear to be resistant to aspirin after healing of myocardial infarction", Am J Cardiol, 95(8), pp 973-975.

116. Seshasai S. R. et al (2012), "Effect of aspirin on vascular and nonvascular outcomes: meta-analysis of randomized controlled trials", Arch Intern Med, 172(3), pp 209-216.

117. Shahid F., Chahal C. A. and Akhtar M. J. (2013), "Aspirin treatment failure: is this a real phenomenon? A review of the aetiology and how to treat it", JRSM Short Rep, 4(4), pp 30.

118. Sharma V. et al (2013), "Association of ALOX5AP1 SG13S114T/A variant with ischemic stroke, stroke subtypes and aspirin resistance", J Neurol Sci, 331(1-2), pp 108-113.

119. Shen H. et al (2009), "Aspirin Resistance in healthy drug-naive men versus women (from the Heredity and Phenotype Intervention Heart Study)", Am J Cardiol, 104(4), pp 606-612.

120. Simpson Scot H. et al (2013), "Prevalence of High on-Treatment Platelet Reactivity in Diabetic Patients Treated with Aspirin", The American Journal of Medicine.

121. Smith S. C. et al (2011), "AHA/ACCF Secondary Prevention and Risk Reduction Therapy for Patients with Coronary and other Atherosclerotic Vascular Disease: 2011 update: a guideline from the American Heart Association and American College of Cardiology Foundation", Circulation, 124(22), pp 2458-2473.

122. Snoep J. D. et al (2007), "Association of laboratory-defined aspirin resistance with a higher risk of recurrent cardiovascular events: a systematic review and meta-analysis", Arch Intern Med, 167(15), pp 1593-1599.

123. Sofi F. et al (2008), "Residual platelet reactivity on aspirin therapy and recurrent cardiovascular events--a meta-analysis", Int J Cardiol, 128(2), pp 166-171.

124. Son P. T. et al (2012), "Prevalence, awareness, treatment and control of hypertension in Vietnam-results from a national survey", J Hum Hypertens, 26(4), pp 268-280.

Page 147: NGHIÊN CỨU TÌNH TRẠNG KHÁNG ASPIRIN Ở BỆNH …files.benhvien108.vn/luanan/41/luan an quach huu trung.pdf · Dược lý học của aspirin ... Kháng aspirin liên quan

125. Stejskal D. et al (2004), "Use of assessment of aggregation of thrombocytes induced by cationic propyl gallate to estimate recurrence of cardiovascular complications", Eur J Intern Med, 50(8), pp 591-519.

126. Stejskal D. et al (2006), "Aspirin resistance measured by cationic propyl gallate platelet aggregometry and recurrent cardiovascular events during 4 years of follow-up", Eur J Intern Med, 17(5), pp 349-454.

127. Strazzullo P. et al (2009), "Salt intake, stroke, and cardiovascular disease: meta-analysis of prospective studies", BMJ, 339(nov24), pp b4567.

128. Tantry U. S., Bliden K. P. and Gurbel P. A. (2005), "Overestimation of platelet aspirin resistance detection by thrombelastograph platelet mapping and validation by conventional aggregometry using arachidonic acid stimulation", J Am Coll Cardiol, 46(9), pp 1705-1709.

129. Thomson V. S. et al (2009), "Aspirin resistance in Indian patients with coronary artery disease and cardiovascular events", J Postgrad Med, 55(4), pp 252-256.

130. Topcuoglu M. A., Arsava E. M. and Ay H. (2011), "Antiplatelet resistance in stroke", Expert Rev Neurother, 11(2), pp 251-263.

131. USPSTF (2009), "Using Nontraditional Risk Factors in Coronary Heart Disease Risk Assessment: U.S Preventive Services Task Force Recommendation Statement", Ann Intern Med, 151, pp 474-482.

132. Valles J. et al (1998), "Erythrocyte Promotion of Platelet Reactivity Decreases the Effectiveness of Aspirin as an Antithrombotic Therapeutic Modality : The Effect of Low-Dose Aspirin Is Less Than Optimal in Patients With Vascular Disease Due to Prothrombotic Effects of Erythrocytes on Platelet Reactivity", Circulation, 97(4), pp 350-355.

133. Vaturi M. et al (2013), "Relation of aspirin response to age in patients with stable coronary artery disease", Am J Cardiol, 112(2), pp 212-216.

134. Vitale C. et al (2010), "Gender differences in the cardiovascular effects of sex hormones", Fundam Clin Pharmacol, 24(6), pp 675-685.

135. Wenaweser P. et al (2005), "Stent thrombosis is associated with an impaired response to antiplatelet therapy", J Am Coll Cardiol, 45(11), pp 1748-1752.

136. WHO (2007), Prevention of Cardiovascular Disease Guidelines for assessment and management of cardiovascular risk, World Health Organization, Switzerland.

137. WHO (2010), Global Recommendations on Physical Activity for Health, World Health Organization, Switzerland.

Page 148: NGHIÊN CỨU TÌNH TRẠNG KHÁNG ASPIRIN Ở BỆNH …files.benhvien108.vn/luanan/41/luan an quach huu trung.pdf · Dược lý học của aspirin ... Kháng aspirin liên quan

138. WHO (2010), Global status report on noncommunicable diseases 2010, World Health Organization, Switzerland.

139. WHO (2011), Noncommunicable diseases country profiles 2011, World Health Organization, Switzerland.

140. Wong S. et al (2004), "Aspirin resistance in cardiovascular disease: a review", Eur J Vasc Endovasc Surg, 27(5), pp 456-465.

141. Xu Z. H. et al (2012), "Aspirin resistance: clinical significance and genetic polymorphism", J Int Med Res, 40(1), pp 282-292.

142. Yi Xingyang et al (2013), "Platelet response to aspirin in Chinese stroke patients iss independent of genetic polymorphisms of COX-1 C50T and COX-2 G765C", J Atheroscler Thromb, 20(1), pp 65-72.

143. Yusuf S. et al (2004), "Effect of potentially modifiable risk factors associated with myocardial infarction in 52 countries (the INTERHEART study): case-control study", Lancet, 364(9438), pp 937-952.

144. Zhang Y. et al (2005), "Study on the relationship between aspirin resistance and incidence of myonecrosis after non-emergent percutaneous coronary intervention", Zhonghua xin xue guan bing za zhi, 33(8), pp 695-699.

145. Zimmermann N. and Hohlfeld T. (2008), "Clinical implications of aspirin resistance", Thromb Haemost, 100(3), pp 379-390.