muÏc luÏc1).pdfdoanh nghiệp có hàng hóa xuất khẩu sang 4 nước asean bao gồm lào,...

80
1 nghiªn cøu khoa häc Sinh viªn NGHIEÂN CÖÙU KHOA HOÏC SINH VIEÂN Taäp 02/2016 MUÏC LUÏC TÀI CHÍNH VĨ MÔ 3. Cơ chế tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa: Lợi thế, thách thức khi áp dụng tại Việt Nam Bùi Thị Trang - CQ51/05.03 6. Luật có lỗ hổng, Sabeco có bị truy thu 408 tỷ đồng tiền thuế? Trần Kiều Anh - CQ50/02.03 10. Nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp nhà nước trong bối cảnh toàn cầu hóa Nguyễn Diệu Linh CQ51/11.08 TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP 14. Các giải pháp kiểm soát lạm phát trong dài hạn Nguyễn Thị Lan Hương - CQ51/11.02 17. Thực trạng và giải pháp phát triển nghề thẩm định giá ở Việt Nam hiện nay Nguyễn Thị Mai Anh - CQ51/08.03 21. Cú sảy chân của nền kinh tế Trung Quốc - Bài học gì cho Việt Nam? Nguyễn Thị Hoài Thu - CQ50/22.09 25. Nhà ở xã hội trên địa bàn thành phố Hà Nội hiện nay Hà Thị Ngọc Ánh - CQ51/08.04 29. Bàn thêm về rủi ro thanh khoản của ngân hàng thương mại Phạm Thanh Mai - CQ50/15.01 32. Bảo hiểm xã hội - Có cần đa dạng hóa các giải pháp? Tạ Thị Hồng Hoa - CQ50/21.14 35. Tự chủ tài chính tại các trường đại học công lập Hà Quỳnh Anh - CQ51/01.01 39. Rủi ro tín dụng bán lẻ, nguyễn nhân từ phía ngân hang thương mại và biện pháp giảm thiểu Trần Doãn Hường - CQ52/15.02 41. Giải pháp tăng cường hỗ trợ người nộp thuế qua ngân hàng Phạm Vân Giang - CQ50.02.04 41. Những tín hiệu khả quan trong tăng trưởng tín dụng Đỗ Hoàng Thu - CQ50/15.02 CÁC VẤN ĐỀ KINH TẾ 45. Công nghiệp lọc hóa dầu khí Việt Nam - Thực trạng và giải pháp Đỗ Thị Thảo - CQ51/22.04; Vũ Tuấn Anh - CQ51/22.05

Upload: others

Post on 29-Dec-2019

5 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: MUÏC LUÏC1).pdfdoanh nghiệp có hàng hóa xuất khẩu sang 4 nước ASEAN bao gồm Lào, Philippines, Indonesia và Thái Lan. Cơ chế TCNXXHH có những đặc điểm

1 nghiªn cøu khoa häc

Sinh viªn

NGHIEÂN CÖÙU KHOA HOÏC SINH VIEÂN Taäp 02/2016

MUÏC LUÏC

TÀI CHÍNH VĨ MÔ

3. Cơ chế tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa: Lợi thế, thách thức khi áp dụng tại Việt Nam

Bùi Thị Trang - CQ51/05.03

6. Luật có lỗ hổng, Sabeco có bị truy thu 408 tỷ đồng tiền thuế?

Trần Kiều Anh - CQ50/02.03

10. Nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp nhà nước trong bối cảnh toàn cầu hóa

Nguyễn Diệu Linh CQ51/11.08 TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP 14. Các giải pháp kiểm soát lạm phát trong dài hạn

Nguyễn Thị Lan Hương - CQ51/11.02 17. Thực trạng và giải pháp phát triển nghề thẩm định giá ở Việt Nam hiện nay

Nguyễn Thị Mai Anh - CQ51/08.03

21. Cú sảy chân của nền kinh tế Trung Quốc - Bài học gì cho Việt Nam?

Nguyễn Thị Hoài Thu - CQ50/22.09

25. Nhà ở xã hội trên địa bàn thành phố Hà Nội hiện nay

Hà Thị Ngọc Ánh - CQ51/08.04 29. Bàn thêm về rủi ro thanh khoản của ngân hàng thương mại

Phạm Thanh Mai - CQ50/15.01

32. Bảo hiểm xã hội - Có cần đa dạng hóa các giải pháp?

Tạ Thị Hồng Hoa - CQ50/21.14 35. Tự chủ tài chính tại các trường đại học công lập

Hà Quỳnh Anh - CQ51/01.01

39. Rủi ro tín dụng bán lẻ, nguyễn nhân từ phía ngân hang thương mại và biện pháp giảm thiểu

Trần Doãn Hường - CQ52/15.02 41. Giải pháp tăng cường hỗ trợ người nộp thuế qua ngân hàng

Phạm Vân Giang - CQ50.02.04

41. Những tín hiệu khả quan trong tăng trưởng tín dụng

Đỗ Hoàng Thu - CQ50/15.02

CÁC VẤN ĐỀ KINH TẾ

45. Công nghiệp lọc hóa dầu khí Việt Nam - Thực trạng và giải pháp

Đỗ Thị Thảo - CQ51/22.04; Vũ Tuấn Anh - CQ51/22.05

Page 2: MUÏC LUÏC1).pdfdoanh nghiệp có hàng hóa xuất khẩu sang 4 nước ASEAN bao gồm Lào, Philippines, Indonesia và Thái Lan. Cơ chế TCNXXHH có những đặc điểm

2 nghiªn cøu khoa häc

Sinh viªn

Taäp 02/2016 NGHIEÂN CÖÙU KHOA HOÏC SINH VIEÂN

56. Phục hồi thị trường bất động sản Việt Nam - Cơ hội và thách thức

Vũ Đinh Minh Thắng - CQ51/11.06; Nguyễn Đoàn Thảo Linh - CQ51/11.06

60. Thị trường lao động Việt Nam với hội nhập AEC 2015

Nguyễn Minh Phương - CQ51/21.08

TÀI CHÍNH QUỐC TẾ

67. Giải pháp thúc đẩy hợp tác kinh tế giữa Việt Nam và ASEAN

Phạm Lâm Tùng - CQ50/11.17

71. Kinh nghiệm phát triển dịch vụ bán lẻ của Ngân hàng Bình An Trung Quốc

Hoàng Duy Mạnh - CQ52/15.05

74. Tự do hoá dòng vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài - Tác động đến thị trường

chứng khoán Việt Nam

Hoàng Phương Anh - CQ50.11.01

74. Xuất khẩu gạo ở Việt Nam và nguy cơ lép vế trước Campuchia

Nguyễn Văn Minh - CQ51/21.09

VẤN ĐỀ SỰ KIỆN

77. Bảo hiểm nông nghiệp - Phao cứu sinh của nông dân

Vũ Thị Thanh Hằng - CQ51/11.07

thÓ lÖ Göi bµi

Bµi viÕt ng¾n gän, râ rµng, ®¸nh m¸y trªn mét mÆt giÊy A4 (®é dµi kh«ng qu¸ 5 trang, lÒ tr¸i b»ng 3,5cm, lÒ ph¶i b»ng 2cm, lÒ trªn + d­íi 3,0cm, cì ch÷ 14, kho¶ng c¸ch dßng tèi thiÓu lµ 1,3cm), ®¸nh sè trang; c¸c ký hiÖu, c«ng thøc vµ h×nh vÏ ph¶i chÝnh x¸c, ®óng quy ®Þnh, ®¸nh sè vµ ghi râ vÞ trÝ ®Æt h×nh, tiªu ®Ò bµi b¸o viÕt b»ng ch÷ in hoa, hä vµ tªn t¸c gi¶, sè ®iÖn tho¹i... đ­îc ®Æt ngay d­íi dßng tiªu ®Ò s¸t víi lÒ ph¶i cña trang 1.

T­ liÖu n­íc ngoµi vµ dÉn liÖu cÇn ghi râ xuÊt xø (tªn t¸c gi¶, tªn Ên phÈm, nhµ xuÊt b¶n, n¨m xuÊt b¶n; b¸o chÝ ph¶i ghi râ sè ra ngµy, th¸ng, n¨m; tªn trang web vµ tªn chuyªn môc cña trang web. v.v...).

Kh«ng nhËn nh÷ng bµi viÕt ®· ®¨ng trªn c¸c Ên phÈm kh¸c ë trong vµ ngoµi Häc viÖn.

Bµi viÕt vµ ý kiÕn trao ®æi xin göi vÒ:

Ban Qu¶n lý Khoa häc - Häc viÖn Tµi chÝnh

§iÖn tho¹i: 04. 3933 6122; Fax: 04.3933 1865; Email: [email protected]

Page 3: MUÏC LUÏC1).pdfdoanh nghiệp có hàng hóa xuất khẩu sang 4 nước ASEAN bao gồm Lào, Philippines, Indonesia và Thái Lan. Cơ chế TCNXXHH có những đặc điểm

3 nghiªn cøu khoa häc

Sinh viªn

TAØI CHÍNH VÓ MOÂ Taäp 02/2016

Cơ chế tự chứng nhận xuất xứ hàng hoá:

Lợi thế, thách thức khi áp dụng tại Việt Nam

Bùi Thị Trang - CQ51/05.03

ự chứng nhận xuất xứ hàng hóa (TCNXXHH) là một xu thế tất yếu, bắt buộc

không chỉ trong các quy định chung của ASEAN mà trong các đàm phán của một

số hiệp định FTA, TTP, EU… bởi cơ chế TCNXXHH góp phần làm giảm đáng

kể các thủ tục hành chính hiện đang được áp dụng đối với quá trình xin cấp giấy chứng

nhận xuất xứ hàng hóa (C/O), đồng thời tạo thuận lợi cho thương mại trong khu vực, tiết

kiệm chi phí và nhân lực cho cơ quan quản lý nhà nước và doanh nghiệp. Theo lộ trình của

ASEAN, cơ chế TCNXXHH dự kiến sẽ được áp dụng song song với hệ thống thông

thường như hiện nay. Hiện nhóm nước ASEAN đang triển khai 02 dự án thí điểm gồm:

* Dự án thí điểm số 1 (SC1 - Self-Certificate 1) đã thực hiện từ năm 2010 với sự

tham gia của Singapore, Malaysia và Brunei.

* Dự án thí điểm số 2 (SC2 - Self-Certificate 2) đã thực hiện từ năm 2014 với sự

tham gia của Philippines, Indonesia và Lào. Đầu tháng 9/2014, Thủ tướng Chính phủ đã

ký nghị quyết tuyên bố Việt Nam chính thức tham gia dự án thí điểm TCNXXHH hóa số 2

trong khuôn khổ ASEAN. Với mục tiêu đó, ngày 20/8/2015, Bộ Công Thương ban hành

Thông tư số 28/2015/TT-BCT Quy định việc thực hiện thí điểm TCNXXHH trong Hiệp

định thương mại hàng hóa ASEAN. Theo đó, từ ngày 5/10/2015, doanh nghiệp có thể

TCNXXHH mà không cần phải đi xin cấp C/O từ cơ quan chức năng.

TCNXXHH là việc doanh nghiệp tự khai báo xuất xứ của hàng hóa xuất khẩu trên

hóa đơn thương mại thay cho C/O mẫu D. Cụ thể, việc TCNXXHH được áp dụng cho

doanh nghiệp có hàng hóa xuất khẩu sang 4 nước ASEAN bao gồm Lào, Philippines,

Indonesia và Thái Lan.

Cơ chế TCNXXHH có những đặc điểm cơ bản sau:

Một là, trách nhiệm chứng nhận nguồn gốc của hàng hóa sẽ chuyển từ các cơ quan

chuyên trách sang doanh nghiệp. Tức là doanh nghiệp sẽ tự thực hiện các thủ tục và đáp

ứng điều kiện để tuyên bố hàng hóa đáp ứng các tiêu chuẩn về nguồn gốc xuất xứ và tự

chịu trách nhiệm về tính chính xác của tuyên bố đó.

Hai là, C/O được thay thế bởi chứng từ xuất xứ cụ thể (self certified ROO

documents).

T

Page 4: MUÏC LUÏC1).pdfdoanh nghiệp có hàng hóa xuất khẩu sang 4 nước ASEAN bao gồm Lào, Philippines, Indonesia và Thái Lan. Cơ chế TCNXXHH có những đặc điểm

4 nghiªn cøu khoa häc

Sinh viªn

Taäp 02/2016 TAØI CHÍNH VÓ MOÂ

Đối tượng được TCNXXHH:

Theo quy định của Bộ Công Thương, doanh nghiệp xuất khẩu muốn được

TCNXXHH phải đáp ứng các tiêu chí là:

1. Là nhà sản xuất đồng thời là nhà xuất khẩu hàng hóa do chính doanh nghiệp

sản xuất.

2. Không vi phạm quy định về xuất xứ hàng hóa trong 02 (hai) năm gần nhất tính đến thời điểm nộp hồ sơ đăng ký.

3. Kim ngạch xuất khẩu đi ASEAN được cấp C/O mẫu D năm trước liền kề đạt tối thiểu 10 (mười) triệu đô la Mỹ.

4. Có cán bộ được đào tạo, được cấp chứng nhận hoặc chứng chỉ về xuất xứ hàng

hóa do đơn vị đào tạo được Bộ Công Thương chỉ định cấp.

Lợi thế của cơ chế TCNXXHH:

Đối với doanh nghiệp:

Với việc phải xin C/O cho từng đơn hàng như trước, doanh nghiệp phải tốn chi phí,

thời gian và dễ bị phạt vì giao hàng chậm. Đó là một trong những nguyên nhân khiến

nhiều doanh nghiệp không mặn mà với việc xin C/O để hưởng ưu đãi trong các hiệp định

thương mại tự do mà Việt Nam đã mất công đàm phán và tham gia ký kết. Còn đối với cơ

chế mới đó là cơ chế tự chứng nhận xuất xứ, sẽ mang lại cho doanh nghiệp nhiều lợi thế

hơn, cụ thể:

Thứ nhất, cơ chế TCNXXHH sẽ giúp doanh nghiệp chủ động hơn trong việc chứng

nhận xuất xứ hàng hóa và phát hành chứng nhận xuất xứ cho chính hàng hóa của mình. Cụ

thể, doanh nghiệp hiểu về nguồn nguyên liệu mình sử dụng, hiểu về quy trình sản xuất thì doanh nghiệp sẽ chủ động đứng ra tự chứng nhận cho lô hàng của họ khi đủ điều kiện xuất

sang nước khác.

Thứ hai, nhà sản xuất có thể cung cấp chứng từ về xuất xứ hàng hóa ngay cho nhà

nhập khẩu mà không phải mất thời gian chờ đợi cơ quan thẩm quyền xét duyệt như thông thường.

Thứ ba, nếu làm chủ được vấn đề xuất xứ, các nhà sản xuất Việt Nam có thể tận dụng được các Hiệp định thương mại tự do hiện có và sắp ra đời, đồng thời khi DN nỗ lực

giải quyết các vấn đề về xuất xứ thì sẽ tiếp cận được các chính sách ưu đãi và mở rộng

được hoạt động xuất khẩu.

Thứ tư, đơn giản hóa thủ tục, giảm chi phí giao dịch, chi phí đi lại khi phải đến các

cơ quan, tổ chức có thẩm quyền xuất xứ.

Thứ năm, do không phải tuân theo biểu mẫu nhất định nên sẽ tránh được những lỗi

nhỏ thường gặp khi nhập khẩu (lỗi chính tả, hình thức trên C/O không phù hợp với mẫu

quy định…).

Page 5: MUÏC LUÏC1).pdfdoanh nghiệp có hàng hóa xuất khẩu sang 4 nước ASEAN bao gồm Lào, Philippines, Indonesia và Thái Lan. Cơ chế TCNXXHH có những đặc điểm

5 nghiªn cøu khoa häc

Sinh viªn

TAØI CHÍNH VÓ MOÂ Taäp 02/2016

Đối với cơ quan quản lý Nhà nước:

Thứ nhất, với cơ chế này, Nhà nước không cần phải duy trì một hệ thống các tổ

chức cấp C/O tốn kém như hiện nay, sẽ tiết kiệm nhân, vật lực, tiết kiệm được chi phí quản

lý vận hành…

Thứ hai, việc áp dụng cơ chế TCNXXHH sẽ đem lại nhiều thuận lợi để phát hiện ra gian lận về xuất xứ, khi phát hiện gian lận trong xuất xứ hàng hóa thì chỉ việc truy cứu

trách nhiệm (có thể quy vào hình sự) hoặc rút giấy phép hoạt động của nhà xuất nhập khẩu

và truy thu theo quy định.

Thứ ba, việc áp dụng cơ chế TCNXXHH hàng hóa sẽ được thông quan nhanh và

thời gian làm thủ tục tại các cửa khẩu giảm xuống mức tối thiểu vì toàn bộ công việc cũng

như trách nhiệm được chuyển giao cho doanh nghiệp.

Thách thức khi áp dụng cơ chế TCNXXHH:

Đối với doanh nghiệp:

Thứ nhất, nhận thức của doanh nghiệp về cơ chế TCNXXHH tại thời điểm này còn rất hạn chế. Nhiều doanh nghiệp không có kiến thức đầy đủ về các quy tắc xuất xứ, lúng

túng trong việc thực hiện cũng như tận dụng triệt để các quy định về quy tắc xuất xứ của các nước để tận hưởng ưu đãi.

Thứ hai, doanh nghiệp sẽ phải đối mặt với rủi ro khi bị trả lại hàng, từ chối nhập

khẩu hoặc bị phạt nặng từ cơ quan hải quan các nước nhập khẩu vì thông tin chưa chính xác, chưa đúng sự thật, chưa đúng quy trình, quy tắc…

Thứ ba, việc có một bộ phận chịu trách nhiệm về xuất xứ hàng hóa là vấn đề không hề dễ dàng đối với doanh nghiệp.

Thứ tư, theo quy định khi được trao quyền TCNXXHH mọi sai phạm đều coi như

doanh nghiệp cố tình gian lận, trong khi đó nếu phát hiện một doanh nghiệp gian lận nước nhập khẩu thường sẽ không chấp nhận việc TCNXXHH của cả một ngành nên mức độ rủi

ro của doanh nghiệp khá cao.

Đối với cơ quan quản lý Nhà nước:

Thứ nhất, thực hiện cơ chế tự chứng nhận xuất xứ, do lô hàng chưa được cơ quan

chức năng nào kiểm tra và xác định xuất xứ nên cơ quan Hải quan nước NK sẽ phải tập

trung kiểm tra để xác định lô hàng có đủ điều kiện đáp ứng về quy tắc xuất xứ hay không,

đòi hỏi cán bộ Hải quan phải có kiến thức chuyên sâu về quy tắc xuất xứ.

Thứ hai, cơ chế này vẫn có những rủi ro vì vẫn có khả năng gian lận thương mại

xuất xứ hàng hóa, chuyển tải bất hợp pháp qua Việt Nam, mượn xuất xứ Việt Nam để hưởng ưu đãi cũng như gian lận thương mại hàng nhập khẩu từ các nước khác vào Việt

Nam. Gây áp lực lớn lên cơ quan hải quan rất lớn vì hải quan vừa phải đảm bảo rút ngắn thời gian thông quan vừa phải chống lại việc gian lận xuất xứ hàng hóa.

Page 6: MUÏC LUÏC1).pdfdoanh nghiệp có hàng hóa xuất khẩu sang 4 nước ASEAN bao gồm Lào, Philippines, Indonesia và Thái Lan. Cơ chế TCNXXHH có những đặc điểm

6 nghiªn cøu khoa häc

Sinh viªn

Taäp 02/2016 TAØI CHÍNH VÓ MOÂ

Nói chung, mặc dù cơ chế TCNXXHH đã trở nên khá phổ biến trên thế giới nhưng

vẫn là mới ở Việt Nam. Bởi vậy, hiện doanh nghiệp Việt Nam vẫn đang lúng túng và chưa

thực sự sẵn sàng đối với cơ chế này. Điều này có thể do nhiều nguyên nhân, cụ thể là:

Thứ nhất, do các quy định đưa ra quá chặt do đó có những doanh nghiệp không đủ

tiêu chuẩn để “trao quyền” tự chứng nhận xuất xứ.

Thứ hai, khi áp dụng vào quy định của quy tắc xuất xứ thì có nhiều vấn đề rất phức

tạp đòi hỏi doanh nghiệp hoặc người đứng ra tự chứng nhận xuất xứ phải có hiểu biết sâu

rộng quy định về quy tắc xuất xứ mới có thể vận dụng được tất cả những quy tắc xuất xứ đó.

Để cải thiện tình hình “Chưa sẵn sàng” của doanh nghiệp đồng thời đảm bảo việc

triển khai có hiệu quả, tạo thuận lợi thương mại cho doanh nghiệp các doanh nghiệp cần

thực hiện các giải pháp sau:

- Nhận thức đầy đủ và sâu rộng hơn về quy tắc xuất xứ hàng hoá nắm vững quy

trình sản xuất và quy định về quy tắc xuất xứ.

- Có hệ thống lưu trữ chứng từ đáp ứng yêu cầu xác minh thường xuyên và đột xuất.

- Lưu trữ giấy tờ chứng minh xuất xứ theo quy định tại các văn bản quy phạm

pháp luật.

- Xây dựng bộ phận chuyên trách về xuất xứ hàng hóa để phục vụ các yêu cầu xác

minh khi cần thiết.

- Doanh nghiệp chỉ được tự khai báo xuất xứ đối với hàng hóa do mình sản xuất đã

được đăng ký với cơ quan có thẩm quyền và có đầy đủ các chứng từ cần thiết chứng minh

hàng hóa đáp ứng các tiêu chí xuất xứ tại thời điểm tự khai báo xuất xứ.

Đi kèm với việc TCNXXHH thì thách thức trong công tác quản lý đối với các cơ quan

chức năng sẽ tăng lên. Để làm tốt cơ chế tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa thì các cơ quan

quản lý Nhà nước cần làm tốt vai trò tham mưu, chuẩn bị các văn bản hướng dẫn phải rõ

ràng, quy chuẩn để doanh nghiệp làm cơ sở tham khảo và đưa ra quyết định cuối cùng khi

tham gia cơ chế này. Cơ quan Hải quan phải nắm vững những quy định về xuất xứ hàng hóa,

cũng như tăng cường kĩ năng kiểm tra xuất xứ hàng hóa của doanh nghiệp, tránh tình trạng

gian lận… đồng thời phải tuyên truyền phổ biến đào tạo cho các doanh nghiệp để họ có nhận

thức đầy đủ và sâu rộng hơn về quy tắc xuất xứ hàng hoá và cơ chế TCNXXHH.

Tài liệu tham khảo:

Thông tư số 28/2015/TT-BCT Quy định việc thực hiện thí điểm TCNXXHH trong Hiệp định thương mại hàng hóa ASEAN.

http://moj.gov.vn/ct/tintuc/Pages/van-ban-chinh-sach-moi.aspx?ItemID=6140

http://baocongthuong.com.vn/doanh-nghiep-tu-chung-nhan-xuat-xu-hang-hoa.html

Page 7: MUÏC LUÏC1).pdfdoanh nghiệp có hàng hóa xuất khẩu sang 4 nước ASEAN bao gồm Lào, Philippines, Indonesia và Thái Lan. Cơ chế TCNXXHH có những đặc điểm

7 nghiªn cøu khoa häc

Sinh viªn

TAØI CHÍNH VÓ MOÂ Taäp 02/2016

Luật có lỗ hổng, Sabeco có bị truy thu

408 tỷ đồng tiền thuế?

Trần Kiều Anh - CQ50/02.03

gày 10/7/2015, Kiểm toán Nhà nước đã tổ chức họp báo công bố báo cáo kết quả kiểm toán năm 2014 và kết quả thực hiện kết luận, kiến nghị kiểm toán năm 2013. Trong buổi họp, đại diện các cơ quan báo chí chỉ tập trung trao đổi về việc Kiểm toán Nhà nước kiến nghị truy thu thuế tiêu thụ đặc biệt là 408 tỉ đồng

của Tổng công ty CP Bia - rượu - nước giải khát Sài Gòn (Sabeco).

Quan điểm của KTNN

Thuế tiêu thụ đặc biệt đánh vào khâu sản xuất và xác định giá bán ra cuối cùng của nhà sản xuất. Sabeco thành lập Công ty TNHH MTV Sài Gòn để tiêu thụ các sản phẩm

của bia Sài Gòn với 100% vốn công ty mẹ. Sau đó, Công ty TNHH MTV thương mại Bia Sài Gòn thành lập nên các công ty liên kết, các công ty con có vốn nhà nước của Công ty

thương mại Sài Gòn tới 90 - 95%. Và 10 công ty thương mại khu vực bán các sản phẩm

bia Sài Gòn cho đại lý cấp 1. Đồng thời, bán các sản phẩm qua hệ thống đại lý.

Với mô hình sản xuất kinh doanh khép kín, không những chi phối vốn mà theo điều

tra, xác định Sabeco quyết định từ khâu nguyên liệu đầu vào, giá bán ra và kể cả phần bán cho đại lý cấp 1, nên công ty mẹ cũng quyết định về giá bán ra. Và lợi nhuận cuối cùng

của các công ty là chuyển về cho Sabeco. Nếu xét từng đơn vị thì có thể nói là hình thức

chuyển giá nhưng xem kết quả quá trình của Sabeco thì lợi nhuận sau khi xác định giá tính thuế, thu được từ các công ty con lại chuyển về cho công ty mẹ nên cũng không xác định

đây là chuyển giá. Với mô hình nhiều cấp này, tiền thuế tiêu thụ đặc biệt mà Nhà nước thu

được sẽ không đáng kể nếu doanh nghiệp hạ giá bán tại nơi sản xuất, nhưng tăng dần trong

khâu thương mại.

Chính vì vậy, KTNN xác định khâu cuối cùng là ở các công ty thương mại khu vực

trước khi bán ra cho đại lý nên ra quyết định truy thu thuế tiêu thụ đặc biệt năm 2013 là

408 tỉ đồng.

Luật hở, DN lách “Không sai”

Đến từ cơ quan quản lý Tổng công ty Bia - Rượu - NGK Sài Gòn (Sabeco), theo ông

Phan Chí Dũng - Vụ trưởng Vụ Công nghiệp nhẹ (Bộ Công Thương): KTNN kết luận Sabeco tạo ra hệ thống phân phối để lách thuế, trốn thuế là không hợp lý. Bởi lẽ, các tập

đoàn, tổng công ty hiện nay đều lập các công ty thương mại, dịch vụ để phân phối hàng

hóa của mình, nhất là với các doanh nghiệp (DN) hoạt động trên phạm vi rộng, toàn quốc. Về giá tính thuế, theo Luật quy định thuế TTĐB là thuế đánh vào nhà sản xuất chứ không

N

Page 8: MUÏC LUÏC1).pdfdoanh nghiệp có hàng hóa xuất khẩu sang 4 nước ASEAN bao gồm Lào, Philippines, Indonesia và Thái Lan. Cơ chế TCNXXHH có những đặc điểm

8 nghiªn cøu khoa häc

Sinh viªn

Taäp 02/2016 TAØI CHÍNH VÓ MOÂ

phải khâu thương mại. Căn cứ tính thuế của Sabeco nói riêng và các tổng công ty sản xuất

không sai so với các quy định hiện hành của Nhà nước.

Ông Nguyễn Đình Cung - Viện trưởng Viện Quản lý nghiên cứu kinh tế trung ương (CIEM) khẳng định: Trường hợp Sabeco bị đề nghị truy thu 408 tỷ thuế TTĐB là trường hợp điển hình, trong kinh tế thị trường, một DN thành lập công ty con, công ty cháu là chuyện bình thường, pháp luật không cấm. Lập các công ty này DN sẽ tận dụng được tiềm năng lợi thế, đồng thời giảm rủi ro trong kinh doanh. Nhưng cũng đồng nghĩa DN sẽ tận dụng cả lợi thế và kẽ hở của chính sách pháp luật. Viện trưởng CIEM nhấn mạnh, ngay cả khi DN lách luật thì họ cũng không sai, thậm chí đó còn là “hành động của người thông minh khi tìm được kẽ hở để tạo ra lợi ích cho mình. Hệ thống pháp luật dù “kín” tới đâu cũng có kẽ hở. Nhưng không phải cứ phát hiện được kẽ hở của pháp luật thì bắt người dân, DN gánh chịu rủi ro được. Sabeco là DNNN lớn, có thị phần lớn khi bị đề xuất truy thu thuế như thế này mới dám lên tiếng, chứ nếu là DN nhỏ, người dân thì biết kêu ai? Đồng ý, luật có kẽ hở nhưng không bao giờ được đẩy rủi ro đó về phía DN, người dân vì họ là những người yếu thế hơn trong thực thi chính sách. Chính vì điều này, theo ông, khi tiếp xúc với nhiều nhà đầu tư nước ngoài tìm hiểu môi trường kinh doanh tại Việt Nam, hầu hết trong số họ đều bày tỏ sự “bất an” trong chính sách pháp luật của Việt Nam và ngần ngại khi “quyết” mở hầu bao hay không.

Đồng tình với quan điểm không thể “bắt” DN, người dân chịu rủi ro khi có kẽ hở chính sách, ĐBQH Nguyễn Sỹ Cương với hơn 20 năm nghiên cứu luật chia sẻ, lỗ hổng pháp lý thì nước nào cũng có, chỉ là nhiều hay ít. “Không nên dùng từ “lách thuế” vì đó không phải là hành vi vi phạm pháp luật. Khi hệ thống pháp luật có lỗ hổng quá lớn, người ta lách luật được thì không phải hành vi xấu”- ông Cương lập luận. “Theo Luật thuế TTĐB 2008 và cả Luật TTĐB sửa đổi 2014 thì đều quy định giá tính thuế TTĐB là giá bán ra, mà không hề đề cập giá bán này “áp” ở khâu sản xuất bán ra cho các công ty phân phối (bán buôn) hay ở khâu công ty phân phối bán tới tay người tiêu dùng (bán lẻ)”. DN nói chung, Sabeco nói riêng không thể tự kê khai thuế, muốn nộp bao nhiêu thì nộp, mà phải nhận được sự chấp thuận từ cơ quan thuế. Chưa kể thường xuyên có các đợt thanh tra của ngành thuế tại DN. Nếu nói DN sai, kết luận về truy thu thuế của Kiểm toán Nhà nước là đúng thì trách nhiệm của cơ quan thuế, thanh tra thuế… tới đâu?

Ông Phan Đăng Tuất - Chủ tịch Sabeco tỏ ra lo lắng, sau khi thông tin Sabeco bị đề xuất truy thu 408 tỷ đồng thuế TTĐB được đăng tải, DN đã thiệt hại không ít. Theo tính toán của các tổ chức nghiên cứu thị trường độc lập, chỉ trong thời gian ngắn Sabeco đã “rớt” tới 5% thị phần. Liên quan tới việc Sabeco thành lập các công ty phân phối thương mại, ông Tuất lý giải, nhằm 2 mục đích: tăng hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh và kiểm soát được giá cả trong trường hợp cần thiết. Chủ tịch Sabeco nhấn mạnh: “Sabeco là DNNN, chúng tôi thượng tôn pháp luật. Nếu có phán quyết cuối cùng thì DN sẽ thực hiện theo phán quyết đó. Trong trường hợp nếu phải nộp khoản thuế truy thu này thì DN phải xin ý kiến chỉ đạo của Bộ Công Thương. Nguồn tiền để trả thực chất là của Nhà nước, lấy từ 2 nguồn: quỹ dự phòng, lợi nhuận chưa chia. Điểm vướng nhất là trong cổ phần của Sabeco có khoảng hơn 10% cổ phần tư nhân, lấy quỹ dự phòng và lợi nhuận chưa chia thì

Page 9: MUÏC LUÏC1).pdfdoanh nghiệp có hàng hóa xuất khẩu sang 4 nước ASEAN bao gồm Lào, Philippines, Indonesia và Thái Lan. Cơ chế TCNXXHH có những đặc điểm

9 nghiªn cøu khoa häc

Sinh viªn

TAØI CHÍNH VÓ MOÂ Taäp 02/2016

phải tổ chức Đại hội cổ đông bất thường để xin ý kiến cổ đông, vì cổ tức năm 2013 đã chia hết cho cổ đông rồi và cổ đông có đồng ý hay không thì chưa thể khẳng định….”

Kiến nghị của KTNN với Bộ Tài chính

Cơ sở tính thuế cũng tương đối rõ trong Thông tư 05 của Bộ Tài chính. Theo đó, Thông tư 05 quy định giá tính thuế là các cơ sở thương mại nói chung chứ không quy định rõ cơ sở thương mại độc lập hay không độc lập. Do đó, KTNN đã kiến nghị Bộ Tài chính và bộ này cũng đang soạn thảo để sửa đổi, thay đổi cách tính thuế tiêu thụ đặc biệt.

Theo đó, quy định mới cần xác định rõ giá tính thuế tiêu thụ đặc biệt trong trường hợp các công ty thương mại là công ty con của công ty sản xuất và các công ty thương mại là công ty độc lập với công ty sản xuất để cách tính thuế phù hợp nhất.

Phản hồi của cơ quan chức năng

Đại diện KTNN, bà Trương Thị Việt Hương - kiểm toán trưởng KTNN khu vực 4 - đã trả lời câu hỏi của các cơ quan báo chí: Nếu Sabeco không tổ chức thực hiện kiến nghị này của KTNN thì trách nhiệm đầu tiên phải là thuộc về Sabeco, sau đó mới là các cơ quan quản lý nhà nước có liên quan trong việc hướng dẫn và yêu cầu thực hiện các kiến nghị của KTNN. Đây là quy định của Luật KTNN. Cũng theo quy định Luật KTNN, các đơn vị có quyền được ý kiến khiếu nại, giải trình nhưng trước hết phải thực hiện kiến nghị KTNN. Trong giải trình của mình, Sabeco cũng kiến nghị cơ quan quản lý xem xét việc Sabeco chưa thực hiện, nếu thực hiện thì phải thêm công ty này, công ty kia cho đồng bộ theo thị trường. Họ không từ chối trách nhiệm thực hiện của mình.

Ông Cao Tấn Khổng, phó tổng KTNN, nhấn mạnh: “Chắc chắn Sabeco sẽ thực hiện (nộp thêm 408 tỉ đồng thuế tiêu thụ đặc biệt - PV). Tôi được biết lãnh đạo Bộ Tài chính thống nhất rất cao ý kiến, quan điểm và phương pháp giải quyết của KTNN”.

Trao đổi với VnExpress sau sự kiện, một quan chức của Bộ Tài chính khẳng định cơ quan này có trách nhiệm thực hiện kiến nghị của Kiểm toán Nhà nước điều đó cũng có nghĩa Sabeco chắc chắn phải nộp bổ sung số thuế tiêu thụ đặc biệt hơn 408 tỷ đồng bất kể những phản ứng gần đây của doanh nghiệp và ý kiến giúp sức của các chuyên gia. Đồng thời nhận định doanh nghiệp như Sabeco không thể và không có động cơ "lách" để gây thất thoát cho ngân sách nhà nước. Hầu hết các đơn vị này đều do Nhà nước nắm cổ phần chi phối. Nếu số thuế phải nộp tăng thì lợi nhuận giảm, điều đó cũng có nghĩa phần lợi nhuận trả cho ngân sách nhà nước giảm xuống, và ngược lại. Vì thế, về bản chất tổng thu ngân sách không đổi.

Tài liệu tham khảo:

http://kinhdoanh.vnexpress.net/tin-tuc/doanh-nghiep/sabeco-keu-oan-vi-bi-truy-thu-408-ty-dong-thue-tieu-thu-dac-biet-3249713.html.

http://vneconomy.vn/doanh-nhan/vu-truy-thu-thue-sabeco-lai-keu-oan-20150716075850257.htm.

http://vneconomy.vn/doanh-nhan/truy-thu-cua-sabeco-408-ty-dong-tien-thue-la-dung-2015071003036834.htm.

Page 10: MUÏC LUÏC1).pdfdoanh nghiệp có hàng hóa xuất khẩu sang 4 nước ASEAN bao gồm Lào, Philippines, Indonesia và Thái Lan. Cơ chế TCNXXHH có những đặc điểm

10 nghiªn cøu khoa häc

Sinh viªn

Taäp 02/2016 TAØI CHÍNH VÓ MOÂ

Nâng cao năng lực cạnh tranh

của các doanh nghiệp nhà nước

trong bối cảnh toàn cầu hóa

Nguyễn Diệu Linh - CQ51/11.08

rong điều kiện này, để tồn tại và đứng vững trên thị trường các doanh nghiệp Nhà

nước cần phải cạnh tranh gay gắt với không chỉ với các doanh nghiệp trong nước

mà còn phải cạnh tranh với các công ty tập đoàn xuyên quốc gia. Quá trình cạnh

tranh sẽ đào thải các doanh nghiệp không đủ năng lực cạnh tranh để đứng vững trên thị

trường. Mặt khác, cạnh tranh buộc các doanh nghiệp phải không ngừng cố gắng trong hoạt

động tổ chức sản xuất kinh doanh của mình để tồn tại và phát triển. Trong cuộc cạnh tranh

này doanh nghiệp nào nhạy bén hơn thì doanh nghiệp đó sẽ thành công.Tóm lại, việc nâng

cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Nhà nước trong điều kiện hội nhập là cần thiết

cho sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp Nhà nước.

Vậy nên chúng ta có thể hiểu: Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp là thực lực và

lợi thế của nó so với các đối thủ khác trong việc thoả mãn tốt nhất các đòi hỏi của khách

hàng để thu lợi ích ngày càng cao cho doanh nghiệp mình trong môi trường cạnh tranh

trong nước và quốc tế.

Thực tế cho thấy, không một doanh nghiệp nào có khả năng thỏa mãn đầy đủ tất cả

những yêu cầu của khách hàng. Thường thì doanh nghiệp có lợi thế về mặt này và có hạn

chế về mặt khác. Vấn đề cơ bản là, doanh nghiệp phải nhận biết được điều này và cố

gắng phát huy tốt những điểm mạnh mà mình đang có để đáp ứng tốt nhất những đòi hỏi

của khách hàng. Những điểm mạnh và điểm yếu bên trong một doanh nghiệp được biểu

hiện thông qua các lĩnh vực hoạt động chủ yếu của doanh nghiệp như marketing, tài

chính, sản xuất, nhân sự, công nghệ, quản trị, hệ thống thông tin… Tuy nhiên, để đánh

giá năng lực cạnh tranh của một doanh nghiệp, cần phải xác định được các yếu tố phản

ánh năng lực cạnh tranh từ những lĩnh vực hoạt động khác nhau và cần thực hiện việc

đánh giá bằng cả định tính và định lượng. Các doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh

doanh ở những ngành, lĩnh vực khác nhau có các yếu tố đánh giá năng lực cạnh tranh

khác nhau. Mặc dù vậy, vẫn có thể tổng hợp được các yếu tố đánh giá năng lực cạnh

tranh của một doanh nghiệp bao gồm: chiến lược kinh doanh; năng lực tài chính; nguồn

nhân lực; trình độ công nghệ của doanh nghiệp; uy tín, hình ảnh của doanh nghiệp; các

nhân tố quốc tế; các nhân tố trong nước như: kinh tế; chính trị - pháp luật; khoa học -

công nghệ; văn hoá - xã hội trong nước.

T

Page 11: MUÏC LUÏC1).pdfdoanh nghiệp có hàng hóa xuất khẩu sang 4 nước ASEAN bao gồm Lào, Philippines, Indonesia và Thái Lan. Cơ chế TCNXXHH có những đặc điểm

11 nghiªn cøu khoa häc

Sinh viªn

TAØI CHÍNH VÓ MOÂ Taäp 02/2016

Quá trình đổi mới, phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở

nước ta cũng là quá trình sắp xếp và xây dựng chiến lược cho các DNNN, do đó cùng với

những thành tựu chung của nền kinh tế, DNNN cũng có những thành công nhất định, nhất

là sự giảm mạnh về số lượng các doanh nghiệp và sự tăng mạnh về quy mô của một số tập

đoàn, tổng công ty nhà nước, điều đó có thể dễ dàng thấy được qua các báo cáo thống kê.

Các DNNN đã giảm đáng kể về số lượng, nếu năm 1990 có hơn 12.000 DNNN, thì đến

năm 2000 còn khoảng 6.000 DNNN và năm 2011 chỉ còn 1.309 DNNN. So với năm 2000,

tổng số DNNN giảm tới 77%, trong đó tính riêng các DNNN hoạt động kinh doanh giảm

tới 83%. Một số DNNN đã khẳng định được vị trí trên thị trường, thậm chí chiến thắng

trong cạnh tranh, phát huy được vai trò, vị trí của mình trong nền kinh tế. Với những hành

lang pháp lý được hoàn thiện theo yêu cầu thực tiễn cùng sự vào cuộc mạnh mẽ của các

cấp, các ngành, tái cơ cấu DNNN bước đầu đã mang lại nhiều kết quả khả quan. Trong các

năm từ 2011-2013, cả nước đã sắp xếp được 180 DN, trong đó cổ phần hóa 99 DN với số

cổ phần chào bán trị giá gần 19.000 tỷ đồng. Trong giai đoạn 2014 - 2015, cả nước thực

hiện tái cơ cấu 432 DN, tính riêng trong 10 tháng đầu năm 2014, cả nước đã tái thực hiện

cơ cấu được 119 DNNN, trong đó cổ phần hóa 100 DN; đã thoái vốn được trên 3,5 nghìn

tỷ đồng, cao gấp hơn 3,6 lần so với năm 2013. Đến cuối năm 2014, có khoảng 200 DN

thực hiện cổ phần hóa và đến cuối quý III/2015, toàn bộ DN được phê duyệt phương án cổ

phần hóa để tiến hành bán cổ phần lần đầu và sẽ có 81 DN được sắp xếp theo các hình

thức khác.

Nhìn chung, vốn của DNNN cơ bản tiếp tục được bảo toàn, năng lực tài chính được

bảo đảm: Vốn chủ sở hữu của các tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước năm 2013 là

959.796 tỷ đồng, tăng 4,1% so với năm 2012; Giá trị tổng tài sản của các tập đoàn, tổng

công ty nhà nước năm 2013 đạt 2.387.150 tỷ đồng, tăng 33% so với năm 2010; Thuế và

các khoản phải nộp Ngân sách Nhà nước năm 2013 đạt 218.915 tỷ đồng, tăng 9% so với

năm 2012 (trong khi năm 2011 giảm 8% và năm 2012 giảm 6%); Tỷ trọng đóng góp vào

GDP của khối DNNN đạt mức 34,72% (năm 2009) và đạt 32,4% (năm 2013); Hoạt động

sản xuất - kinh doanh của các tập đoàn, tổng công ty nhà nước tương đối ổn định, doanh

thu năm 2013 đạt 1.471.018 tỷ đồng; Tạo việc làm cho khoảng trên 1,2 triệu lao động.

Tuy nhiên, nếu so sánh nguồn lực tài chính của các doanh nghiệp nhà nước Việt Nam

với các công ty, tập đoàn quốc tế như: Tập đoàn Tài chính HSBC; Công ty JPMorgan Chase;

Tập đoàn General Electric; Berkshire Hathaway; Tập đoàn Dầu khí Exxon Mobil... thì thực

sự chúng ta còn một khoảng cách rất lớn để có thể cạnh tranh được. Bên cạnh đó, chúng ta

cũng nhìn nhận một sự thật về sự chưa tương xứng giữa vốn đầu tư và kết quả thu được.

Thực trạng sử dụng “tiền chùa” cùng với sự yếu kém của các tập đoàn, tổng công ty lớn

thuộc sở hữu Nhà nước đã và đang trở thành vấn đề thời sự, thu hút sự quan tâm của lãnh

đạo Đảng, Nhà nước và toàn xã hội với các tấm gương như: Vinashin lỗ 5.000 tỷ đồng;

Page 12: MUÏC LUÏC1).pdfdoanh nghiệp có hàng hóa xuất khẩu sang 4 nước ASEAN bao gồm Lào, Philippines, Indonesia và Thái Lan. Cơ chế TCNXXHH có những đặc điểm

12 nghiªn cøu khoa häc

Sinh viªn

Taäp 02/2016 TAØI CHÍNH VÓ MOÂ

Tổng công ty Hàng hải Việt Nam lỗ 4.562 tỷ đồng, Tổng công ty Truyền thông đa phương

tiện VTC lỗ 246 tỷ đồng, Tổng công ty Xăng dầu Quân đội lỗ 205 tỷ đồng, Tổng công ty Cơ

khí xây dựng lỗ 316 tỷ đồng…

Xét về nguồn nhân lực, đặc biệt là chất lượng quản lý trong các doanh nghiệp nhà

nước nói chung thì vẫn còn nhiều hạn chế. Đội ngũ chủ doanh nghiệp (DN), giám đốc và

cán bộ quản lý DN còn nhiều hạn chế về kiến thức và kỹ năng quản lý. Số lượng doanh

nghiệp có chủ doanh nghiệp, giám đốc giỏi, trình độ chuyên môn cao và năng lực quản lý

tốt chưa nhiều. Một bộ phận lớn chủ DN và giám đốc chưa được đào tạo bài bản về kinh

doanh và quản lý, còn thiếu kiến thức kinh tế - xã hội và kỹ năng quản trị kinh doanh, đặc

biệt là yếu về năng lực kinh doanh quốc tế. Từ đó, khuynh hướng phổ biến là các DN hoạt

động quản lý theo kinh nghiệm, thiếu tầm nhìn chiến lược, thiếu kiến thức trên các phương

diện: Quản lý tổ chức, chiến lược cạnh tranh, phát triển thương hiệu, sử dụng máy tính và

công nghệ thông tin. Một số giám đốc doanh nghiệp giỏi về chuyên môn nghiệp vụ nhưng

thiếu kiến thức và kỹ năng về kinh doanh, quản lý vì vậy đã dẫn đến rủi ro và thất bại.

Về phía người lao động thì năng suất lao động thấp, thời gian tập trung cho công việc ngắn

dẫn đến chi phí nhân công tăng cao so với các quốc gia trong khu vực. Vì vậy, chi phí sản

xuất và giá thành sản phẩm cao làm yếu khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt.

So sánh giữa sản phẩm trong nước với các nước như Trung Quốc, Thái Lan, Malaysia,

Philippines,... thì các sản phẩm sản xuất của các doanh nghiệp Việt Nam có giá thành cao

hơn từ 1,58 đến 9,25 lần mặc dù giá nhân công lao động thuộc loại thấp so với các nước

trong khu vực.

Các nguyên nhân đó là:

Một là, chiến lược phát triển chưa đúng đắn, thực hiện nhiều mục tiêu cùng lúc dẫn

đến bị chồng chéo trong kế hoạch phát triển và vướng mắc trong các cơ chế chung.

Hiện nay các DNNN vẫn còn tư duy kinh tế nhà nước giữ vị trí chủ đạo, trong đó DNNN

là một bộ phận quan trọng của khu vực kinh tế này. Để đảm nhiệm được vai trò chủ đạo

thì khu vực DNNN sẽ vẫn còn phải đủ lớn và các DNNN sẽ phải thực hiện những nhiệm

vụ chính trị và xã hội, ngoài các nhiệm vụ kinh doanh chính. Điều này mâu thuẫn với mục

tiêu thu hẹp khu vực DNNN vào các lĩnh vực thuần túy công ích, phục vụ an sinh xã hội.

Cơ chế chịu trách nhiệm tập thể đối với DNNN hiện nay vẫn tồn tại. Việc vận hành

DNNN được thực hiện không chỉ qua hội đồng quản trị hoặc ban giám đốc mà còn chịu sự

chỉ đạo của Đảng ủy và các cơ quan chủ quản cấp trên. Do DNNN chịu nhiều đầu mối

quản lý nên rất khó xác định được người phải trách nhiệm trong việc vận hành DNNN.

Đây là lý do khiến cho các hoạt động tái cơ cấu như cổ phần hóa hoặc thoái vốn ngoài

ngành tại các DNNN diễn ra chậm chạp.

Hai là, năng lực tài chính của các doanh nghiệp nhà nước hiện nay phụ thuộc rất

nhiều vào ngân sách. Suy nghĩ “tiền chùa” vẫn còn tồn tại trong bộ máy quản lý dẫn đến

Page 13: MUÏC LUÏC1).pdfdoanh nghiệp có hàng hóa xuất khẩu sang 4 nước ASEAN bao gồm Lào, Philippines, Indonesia và Thái Lan. Cơ chế TCNXXHH có những đặc điểm

13 nghiªn cøu khoa häc

Sinh viªn

TAØI CHÍNH VÓ MOÂ Taäp 02/2016

tham nhũng và hiệu quả sử dụng vốn rất thấp. Các quy định liên quan đến thoái vốn đầu tư

ngoài ngành chưa linh hoạt. Các quy định về thực hiện bảo toàn và phát triển vốn tại

DNNN chưa phù hợp với cơ chế thị trường. Khi nền kinh tế suy thoái, rất khó có thể tìm

được nhà đầu tư mua lại phần vốn nhà nước như giá trị sổ sách. Các quy định về định giá

vốn tại DNNN cũng rườm rà không theo nguyên tắc thị trường, cản trở quá trình thoái vốn

của các DNNN. Hiện nay, DNNN kinh doanh thua lỗ, không thanh toán được các khoản

nợ đến hạn những vẫn không bị phá sản. Nhà nước về cơ bản vẫn đứng ra gánh chịu các

khoản nợ cho DN dưới hình thức giãn nợ, giảm nợ, chuyển nợ cho đơn vị khác hoặc bảo

lãnh nợ…

Một nguyên nhân nữa khiến chất lượng nguồn lực chưa đảm bảo là hệ thống giáo

dục và đào tạo còn nhiều bất cập. Tình trạng thừa thầy, thiếu thợ, tình trạng có bằng cấp

nhưng không có kiến thức và kỹ năng phản ánh những bất cập rất lớn về nguồn nhân lực

mà chúng ta đang có. Trong lúc đó, cỗ máy đào tạo vẫn tiếp tục chạy theo quán tính và

tiếp tục cho "ra lò" những sản phẩm mà thị trường ít có nhu cầu. Điều này bắt buộc nhiều

doanh nghiệp phải tổ chức đào tạo lại những người đã qua đào tạo. Rõ ràng chúng ta đang

chi phí hai lần cả về thời gian và cả về tài chính cho một việc. Mà như vậy thì năng lực

cạnh tranh của cả quốc gia là không thể cao. Cải cách hệ thống giáo dục và đào tạo theo

đòi hỏi của thị trường lao động là rất cần thiết để loại bỏ những nguyên nhân loại này.

Một số đề xuất nâng cao năng lực cạnh tranh của DNNN

Thứ nhất, nâng cao sự chủ động trong quản lý và điều hành năng lực tài chính của

các doanh nghiệp nhà nước.

Xóa bỏ những định kiến về “tiền chùa”, “của công” trong công tác quản lý vốn.

Xác định trách nhiệm rõ ràng của cá nhân và tập thể trong quá trình điều hành và sử

dụng vốn. Trên cơ sở đó, doanh nghiệp cần xây dựng chiến lược huy động vốn bảo đảm

có đủ vốn kinh doanh. Bên cạnh nguồn vốn vay từ ngân hàng, các doanh nghiệp Việt

Nam có thể huy động vốn từ các nguồn khác để tăng nguồn vốn cho mình và cố gắng tạo

thế ổn định về nguồn vốn. Mặt khác, rất cần sự hỗ trợ của Nhà nước trong việc tăng

cường nguồn lực cho các ngân hàng và cải thiện khả năng tiếp cận tín dụng cho doanh

nghiệp thông qua việc hỗ trợ doanh nghiệp về lãi suất, bảo lãnh tín dụng và năng lực xây

dựng phương án kinh doanh....

Thứ hai, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đặc biệt là đội ngũ cán bộ lãnh đạo,

quản lý.

Tăng khả năng cạnh tranh của các DN bằng cách nâng cao chất lượng nguồn nhân

lực của các DN là yếu tố thiết yếu. Hai yếu tố thiết yếu hình thành chất lượng nguồn nhân

lực là tố chất nghiệp vụ và năng lực quản lý. Tuy nhiên, ở nước ta trong nhiều trường hợp,

Page 14: MUÏC LUÏC1).pdfdoanh nghiệp có hàng hóa xuất khẩu sang 4 nước ASEAN bao gồm Lào, Philippines, Indonesia và Thái Lan. Cơ chế TCNXXHH có những đặc điểm

14 nghiªn cøu khoa häc

Sinh viªn

Taäp 02/2016 TAØI CHÍNH VÓ MOÂ

có được yếu tố thứ nhất lại thiếu yếu tố thứ hai; hoặc phát triển các yếu tố đó không đồng

đều, không theo kịp sự phát triển nhanh chóng và sự đòi hỏi khắc nghiệt của hoạt động

kinh doanh với mức độ cạnh tranh quốc tế hoá ngày càng cao.

Thứ ba, chủ động học hỏi và nhanh chóng áp dụng khoa học công nghệ hiện đại

trong sản xuất kinh doanh.

Kế thừa những thành tựu khoa học công nghệ sẽ giúp chúng ta đi tắt đón đầu trong

kinh doanh. Hệ thống máy móc hiện đại sẽ giúp chúng ta giảm chi phí sản xuất, tăng khối

lượng sản phẩm và tăng khả năng cạnh tranh với các doanh nghiệp trên toàn thế giới.

Các doanh nghiệp cần có phương án xin hỗ trợ tư vấn về thiết bị, công nghệ mới hiện đại,

thích hợp và cung cấp thông tin công nghệ, thị trường cho các DNNN, tạo lập và phát triển

thị trường công nghệ, tạo điều kiện để các DN này tăng cường cạnh tranh trong sản xuất,

chế biến sản phẩm. Xây dựng và khẳng định thương hiệu trên trường quốc tế.

Thứ tư, tăng cường vai trò của các hiệp hội, các câu lạc bộ giám đốc và các tổ chức

chuyên môn đối với sự phát triển của các DNNN.

So với nhiều nước có nền kinh tế phát triển, vai trò của các hiệp hội chuyên ngành,

các câu lạc bộ... ở nước ta trong việc giao lưu, xúc tiến thương mại, trao đổi thông tin và

hỗ trợ phát triển chuyên môn còn hạn chế, mờ nhạt cả về số lượng, quy mô và nội dung

hoạt động. Vì vậy cần chú trọng hơn nữa việc tổ chức các buổi trao đổi sinh hoạt, giới

thiệu kinh nghiệm trong nước và quốc tế, cập nhật thông tin về ngành và về hoạt động kinh

doanh. Những hoạt động đó tuy đơn giản nhưng rất bổ ích, tạo điều kiện phát triển và hoàn

thiện năng lực của các giám đốc và cán bộ quản lý kinh doanh.

Chính phủ cần thành lập một số tổ chức hỗ trợ tư vấn (bằng những hình thức đa

dạng) trong các lĩnh vực, ngành nghề khác nhau, giúp các DNNN nâng cao năng suất lao

động, hạ giá thành sản phẩm, có thêm một tiềm lực mới trong công cuộc hội nhập quốc tế.

Tài liệu tham khảo:

Trần Thọ Khải (2015), Nâng cao khả năng cạnh tranh quốc gia trong xu thế hội nhập, Tạp chí Tài chính.

Cục Tài chính doanh nghiệp, Bộ Tài chính (2010), Cải cách doanh nghiệp Nhà nước và hỗ trợ quản trị công ty.

Ủy ban Quốc gia về Hợp tác Kinh tế Quốc tế (2012), Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Việt Nam sau 5 năm gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới.

Đinh Quang Ty (2015), Toàn cầu hoá và khả năng cạnh tranh của nền kinh tế Việt Nam hiện nay, Minh Khue law firm.

Page 15: MUÏC LUÏC1).pdfdoanh nghiệp có hàng hóa xuất khẩu sang 4 nước ASEAN bao gồm Lào, Philippines, Indonesia và Thái Lan. Cơ chế TCNXXHH có những đặc điểm

15 nghiªn cøu khoa häc

Sinh viªn

TAØI CHÍNH DOANH NGHIEÄP Taäp 02/2016

Các giải pháp kiểm soát lạm phát

trong dài hạn

Nguyễn Thị Lan Hương - CQ51/11.02

ừ năm 2011 đến nay, việc điều hành chính sách tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước

Việt Nam (NHNN) nói riêng và điều hành kinh tế vĩ mô của Chính phủ Việt Nam

nói chung đã đạt được nhiều thành tích như: kiểm soát được lạm phát ở mức hợp

lý, kinh tế vĩ mô ổn định, tăng trưởng kinh tế ở mức hợp lý, an sinh xã hội được đảm bảo.

Trên cơ sở kiểm soát được lạm phát, NHNN thực hiện việc chống vàng hóa, đô la hóa, từ

đó ổn định tỷ giá, giảm mặt bằng lãi suất, tháo gỡ khó khăn cho nền kinh tế. Không chỉ

vậy, việc kiểm soát lạm phát còn góp phần vào những thành công trong tái cơ cấu nền kinh

tế, ổn định kinh tế vĩ mô và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế đất nước. Song, để có thể tiếp tục

duy trì ổn định, đảm bảo an sinh xã hội trong dài hạn thì cần tiếp tục có những giải pháp

kiểm soát lạm phát ở mức hợp lý, từ đó thúc đẩy tăng trưởng bền vững.

Bức tranh kinh tế Việt Nam năm 2014 và 6 tháng đầu năm 2015 tiếp tục có những

diễn biến tích cực và sáng hơn năm 2013: lạm phát được kiểm soát ở mức thấp, ổn định

kinh tế vĩ mô, tiếp tục được duy trì, tăng trưởng kinh tế phục hồi rõ nét và đồng đều ở hầu

hết các lĩnh vực. Cụ thể là, cả năm 2014, tăng trưởng GDP đạt 5,98% và lạm phát chỉ tăng

1,84%; CPI tháng 6/2015 tăng 0,35% so với tháng trước, tăng 1% so với cùng kì năm 2014

và tăng 0,55% so với tháng 12 năm trước; CPI bình quân 6 tháng đầu năm 2015 so với

cùng kỳ năm trước tăng 0,86%; tăng trưởng GDP 6 tháng đầu năm 2015 cũng hết sức ấn

tượng, đạt 6,28% cao nhất trong 5 năm qua... Có thể thấy, mặc dù tình hình kinh tế thế giới

và trong nước còn nhiều khó khăn, nhưng nền kinh tế Việt Nam tiếp tục xu hướng phục

hồi và đang lấy lại đà tăng trưởng.

Sau nhiều năm Việt Nam đứng trong nhóm các nước có lạm phát cao nhất thế giới

thì trong năm 2014 và quý II/2015, việc kiểm soát được lạm phát đã giúp Việt Nam đứng

thứ 58 trong bảng xếp hạng lạm phát toàn thế giới từ nước có lạm phát thấp nhất, đây là

mức xếp hạng tích cực nhất của Việt Nam trong vòng 13 năm qua. Rõ ràng, lạm phát thấp

đã tạo những lợi ích cho nền kinh tế như:

Thứ nhất, kiểm soát lạm phát là chỉ báo quan trọng nhất phản ánh tính ổn định của

kinh tế vĩ mô, chỉ báo này còn được sử dụng như một công cụ để giải quyết mối quan hệ

giữa mục tiêu tăng trưởng kinh tế với an sinh xã hội.

Thứ hai, lạm phát thấp làm tăng niềm tin cho người tiêu dùng, nhà đầu tư vào sản

xuất, kinh doanh; tạo điều kiện cho các nhà hoạch định chính sách và quản lý, điều hành vĩ

T

Page 16: MUÏC LUÏC1).pdfdoanh nghiệp có hàng hóa xuất khẩu sang 4 nước ASEAN bao gồm Lào, Philippines, Indonesia và Thái Lan. Cơ chế TCNXXHH có những đặc điểm

16 nghiªn cøu khoa häc

Sinh viªn

Taäp 02/2016 TAØI CHÍNH DOANH NGHIEÄP

mô yên tâm hơn trong việc đề ra và thực hiện các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho sản xuất,

hỗ trợ thị trường. Hơn nữa, lạm phát thấp còn tạo điều kiện cho NHNN giảm lãi suất, tháo

gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

Thực tiễn và kinh nghiệm của các nước trên thế giới cho thấy, nếu giữ lạm phát thấp

ở mức từ 4% - 6% sẽ giúp cho nền kinh tế phát triển ổn định. Ngân hàng Thế giới (WB)

cũng đã dự báo lạm phát của Việt Nam ở mức 5% trong năm 2015. Trong ngắn hạn, lạm

phát có thể sẽ không tăng cao trở lại, giá lương thực sẽ tiếp tục có xu hướng giảm và

những nỗ lực của Chính phủ là vẫn duy trì ổn định vĩ mô để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế

bền vững. Mới đây, Ngân hàng phát triển châu Á (ADB) cũng dự báo lạm phát của Việt

Nam sẽ ở mức 2,5% trong năm 2015 và tăng nhanh hơn lên 4% trong năm 2016 khi cầu

trong nước và giá dầu thế giới tăng lên. Dự báo này được đưa ra với giả định Chính phủ sẽ

duy trì chính sách tiền tệ, tài khóa mở rộng và tiếp tục thúc đẩy nhanh tiến độ cải cách tái

cơ cấu nền kinh tế, còn theo dự báo của Chính phủ, lạm phát trong năm 2015 sẽ được kiểm

soát ở mức 4% - 5% và tăng trưởng kinh tế đạt khoảng trên 6%.

Như vậy, để tiếp tục kiểm soát được lạm phát, tạo điều kiện cho NHNN thực thi

được chính sách tiền tệ một cách hiệu quả và cho Chính phủ điều hành vĩ mô ổn định, thúc

đẩy tăng trưởng, đảm bảo an sinh xã hội trong trung và dài hạn thì cần thực hiện một số

giải pháp sau:

Một là, NHNN tiếp tục điều hành chính sách tỷ giá ổn định, chống đô la hóa, vàng

hóa một cách hiệu quả nhằm củng cố, gia tăng sức mạnh và sức mua của đồng tiền Việt

Nam. Những năm qua, việc chống đô la hóa đặt nặng lên vai chính sách tiền tệ của

NHNN. Trong khi đó, sự dàn trải, không hiệu quả trong đầu tư công, thâm hụt ngân sách ở

mức cao và triền miên khiến cho đầu tư luôn lớn hơn tiết kiệm trong tổng thể nền kinh tế,

làm mất cân đối vĩ mô dẫn đến nguy cơ lạm phát cao, theo đó, VNĐ bị mất giá, người dân

sẽ có xu hướng bảo toàn giá trị tài sản bằng cách chuyển sang nắm giữ ngoại tệ, vàng dẫn

tới tình trạng đô la hóa, vàng hóa cao hơn trong nền kinh tế. Chính vì thế, ổn định tỷ giá,

chống đô la hóa, vàng hóa không chỉ là nhiệm vụ hàng đầu của NHNN mà cần có sự chỉ

đạo của Chính phủ và sự phối hợp đồng bộ của các Bộ, ngành trong tái cơ cấu đầu tư công.

Hai là, hiện nay, lãi suất Ngân hàng đã thấp ngang bằng lãi suất của 10 năm về

trước và không còn là rào cản đối với các doanh nghiệp nữa. Vấn đề chính àm các doanh

nghiệp gặp khó khăn bây giờ là đầu ra của sản phẩm và sức tiêu dùng của thị trường.

Do vậy, Chính phủ và các Bộ, ngành cần tiếp tục có những giải pháp đồng bộ nhằm tháo

gỡ khó khăn cho khu vực này.

Ba là, trong dài hạn, Chính phủ cần tiếp tục tái cơ cấu nền kinh tế, chuyển từ mô

hình tăng trưởng theo chiều rộng dựa trên tăng vốn đầu tư, khai thác tài nguyên khoáng

sản, sử dụng lao động giá rẻ, sang phát triển theo chiều sâu dựa trên trình độ công nghệ,

Page 17: MUÏC LUÏC1).pdfdoanh nghiệp có hàng hóa xuất khẩu sang 4 nước ASEAN bao gồm Lào, Philippines, Indonesia và Thái Lan. Cơ chế TCNXXHH có những đặc điểm

17 nghiªn cøu khoa häc

Sinh viªn

TAØI CHÍNH DOANH NGHIEÄP Taäp 02/2016

năng suất lao động cao, nhân lực trình độ cao, quản trị hiện đại. Bên cạnh đó, Chính phủ

cũng cần tiếp tục cải cách thể chế, nâng cao chất lượng, hiệu quả của quá trình xây dựng,

thực thi chính sách, pháp luật; cần có những chính sách phát triển công nghiệp phụ trợ để

hỗ trợ cho khu vực xuất khẩu nhằm giảm nhập khẩu nguyên vật liệu như hiện nay, từ đó sẽ

giúp cho thặng dư thương mại được cải thiện, bổ sung cho dự trữ ngoại hối và đóng góp

đáng kể vào việc duy trì tỷ giá ổn định.

Bốn là, cần tiếp tục thực hiện chính sách tài khóa thắt chặt hiệu quả; tăng cường

quản lý thu Ngân sách Nhà nước (NSNN), quản lý đầu tư từ NSNN, đẩy mạnh các biện

pháp tiết kiệm chi, giám sát chặt chẽ và tái cơ cấu nợ công.

Hi vọng rằng, với những nỗ lực của Chính phủ trong tái cơ cấu nền kinh tế, duy trì

ổn định vĩ mô để thúc đẩy tăng trưởng bền vững và sự phối hợp đồng bộ giữa các Bộ,

ngành, đặc biệt là chính sách tiền tệ và tài khóa thì khả năng Việt Nam sẽ kiểm soát lạm

phát ở mức thấp trong dài hạn là hiện hữu.

Tài liệu tham khảo:

http://www.vietnamplus.vn/tiep-tuc-chinh-sach-tai-khoa-that-chat-kiem-soat-lam-phat/240785.vnp.

http://tapchitaichinh.vn/nghien-cuu-trao-doi/trao-doi---binh-luan/on-dinh-kinh-te-vi-mo-kiem-soat-lam-phat-va-co-hoi-cho-nen-kinh-te-53246.html.

http://vneconomy.vn/tai-chinh/ty-gia-lai-suat-va-thu-thach-kiem-soat-lam-phat-2015060511199365.htm.

Thư giãn:

Hậu quả khi coi khách hàng là thượng đế

Ngày đầu vào làm ở một cửa hiệu, cô nhân viên trẻ được ông chủ dặn dò:

- Cô đừng có quên, khách hàng bao giờ cũng đúng.

- Dạ! Em biết rồi sếp.

Chẳng bao lâu, ông chủ nhận thấy, khách hàng vào cửa hiệu lập tức ra ngay không mua gì cả. Ông bèn hỏi nhân viên:

- Có trục trặc gì à? Sao họ đến mà chẳng mua gì cả?

- Thưa ông, họ đều nói giá hàng ở đây quá cao. Và theo lời ông dặn, tôi nói rằng họ đã đúng!

- !?

Page 18: MUÏC LUÏC1).pdfdoanh nghiệp có hàng hóa xuất khẩu sang 4 nước ASEAN bao gồm Lào, Philippines, Indonesia và Thái Lan. Cơ chế TCNXXHH có những đặc điểm

18 nghiªn cøu khoa häc

Sinh viªn

Taäp 02/2016 TAØI CHÍNH DOANH NGHIEÄP

Thực trạng và giải pháp phát triển

nghề thẩm định giá ở Việt Nam hiện nay

Nguyễn Thị Mai Anh - CQ51/08.03

rước bối cảnh hội nhập quốc tế, nhu cầu của xã hội trong việc thẩm định giá ngày

càng gia tăng đặc biệt trong các lĩnh vực như bất động sản hay chứng khoán, định

giá doanh nghiệp,... Chính vì vậy nghề Thẩm định giá đã hình thành và ra đời tại

Việt Nam và đang dần khẳng định được tầm quan trọng và sức hút của mình đối với nhiều

người trong lĩnh vực Tài chính nói chung. Song do là một nghề mới nên nghề “Thẩm định

giá” tại Việt Nam vẫn còn nhiều hạn chế như vấn đề năng lực của các chuyên viên thẩm

định giá, hành lang pháp lý hay vốn,... cần phải khắc phục bằng những giải pháp triệt để và

toàn diện để nghề Thẩm định giá (TĐG) ở nước ta ngày càng hoàn thiện và phát triển.

* Khái niệm Thẩm định giá:

Căn cứ theo Điều 4. Pháp lệnh giá số 40 quy định:

“Thẩm định giá là việc đánh giá hoặc đánh giá lại giá trị của tài sản phù hợp với thị

trường tại một địa điểm, thời điểm nhất định theo tiêu chuẩn của Việt Nam hoặc thông lệ

quốc tế.”

Như vậy có thể thấy thực chất của thẩm định giá là xác định thu nhập mà tài sản

mang lại cho chủ thể nào đó trong một thời điểm nhất định.

* Thực trạng hoạt động nghề TĐG:

Thứ nhất, về cơ sở pháp lý

Trong vài năm trở lại đây, việc xây dựng khung hành lang pháp lý cho ngành Thẩm

định giá ở Việt Nam ngày càng được bổ sung và hoàn thiện.

Ngày 31/12/2008 Bộ Tài chính ban hành Quyết định 129/2008/QĐ- BTC về việc

ban hành 06 tiêu chuẩn thẩm định giá đợt 3. Quyết định này nối tiếp 2 quyết định đã được

ban hành năm 2005 về các tiêu chuẩn thẩm định giá. Đây được coi là cơ sở pháp lý quan

trọng trong việc đưa ra các phương pháp sử dụng trong lĩnh vực Thẩm định giá.

Năm 2014 là thời điểm mà việc bổ sung cơ sở pháp lý được thực hiện nhiều nhất khi

Bộ Tài chính ban hành 5 Thông tư trong lĩnh vực Thẩm định giá. Điển hình như Thông tư

06/2014/TT- BTC, 158/2014/TT- BTC ban hành các Tiêu chuẩn thẩm định giá số 13, 01,

02, 03, 04. Tính đến nay hệ thống Tiêu chuẩn TĐG tại nước ta bao gồm 13 tiêu chuẩn và

là cơ sở quan trọng cho công tác TĐG. Ngoài ra, Thông tư 204/2014/TT- BTC quy định về

đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên ngành thẩm định giá qua đó nhằm nâng cao trình độ

T

Page 19: MUÏC LUÏC1).pdfdoanh nghiệp có hàng hóa xuất khẩu sang 4 nước ASEAN bao gồm Lào, Philippines, Indonesia và Thái Lan. Cơ chế TCNXXHH có những đặc điểm

19 nghiªn cøu khoa häc

Sinh viªn

TAØI CHÍNH DOANH NGHIEÄP Taäp 02/2016

chuyên môn, năng lực, đồng thời bảo đảm chất lượng đội ngũ thẩm định viên về giá của

nước ta.

Mới đây nhất vào tháng 03/2015 Thông tư 28/2015/TT- BTC ra đời ban hành các

tiêu chuẩn thẩm định mới thay thế cho một số tiêu chuẩn đã ban hành trước đó. Có thể

nói hành lang pháp lý cho ngành Thẩm định giá tại Việt Nam ngày càng được chú trọng

để hoàn thiện, thúc đẩy cho ngành hoạt động theo khuôn khổ thống nhất và ngày càng

phát triển.

Thứ hai, đào tạo nghiệp vụ TĐG

- Đào tạo dài hạn: Hiện nay trên cả nước có 5 trường Đại học, Học viện và Cao đẳng

có đào tạo sinh viên Chuyên ngành Thẩm định giá, bao gồm: Trường Đại học Tài chính-

Marketing, Trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh, Trường Học viện Tài chính,

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, Trường Đại học Tài chính - Quản trị kinh doanh.

- Đào tạo ngắn hạn: Bên cạnh việc đào tạo dài hạn cho sinh viên chuyên ngành

Thẩm định giá thì các trường như trên cũng được Bộ Tài chính cho phép mở lớp đào tạo,

bồi dưỡng ngắn hạn.

Trong công tác đào tạo ngắn hạn nhân lực cho ngành thẩm định giá còn phải kể đến

vai trò của các Trung tâm Thẩm định giá, Các Trung tâm tồn tại dưới hai hình thức, một là

các Trung tâm trực thuộc Bộ Tài chính và các Trung tâm thuộc sự quản lý của Sở Tài

chính các địa phương ngoài ra còn có Hội Thẩm định giá Việt Nam cũng đã tiến hành tổ

chức các lớp học ngắn hạn với thời lượng 120 tiết.

Thứ ba, các doanh nghiệp, thẩm định viên đủ điều kiện hành nghề TĐG

Vào đầu mỗi năm Bộ Tài chính có công bố danh sách các doanh nghiệp, danh sách

các thẩm định viên đủ điều kiện hành nghề thẩm định giá và có nhiều sự điều chỉnh trong

mỗi năm như bổ sung thêm, xóa tên các doanh nghiệp, thẩm định viên khỏi danh sách đã

nêu, tên hoạt động của doanh nghiệp,...

Năm 2012 có 79 doanh nghiệp được chứng nhận đủ điều kiện hành nghề dựa trên cơ

sở việc thực hiện đúng trách nhiệm của mình theo quy định tại Luật giá. Đến tháng 01/2013,

con số này là 83 doanh nghiệp, trong đó có 24 doanh nghiệp có chức năng thẩm định giá

được công nhận. Số lượng doanh nghiệp đủ điều kiện hành nghề Thẩm định giá tăng lên

đáng kể đạt mức 132 doanh nghiệp vào năm 2014 (tăng 60% so với năm 2013), tuy nhiên

chỉ một năm sau, tức là vào 01/2015 số doanh nghiệp như trên còn lại 105 doanh nghiệp.

Hiện nay thay vì ra thông báo hàng năm Bộ Tài chính sẽ cấp Giấy chứng nhận đủ điều

kiện kinh doanh dịch vụ thẩm định giá và sẽ xem xét cấp lại Giấy chứng nhận khi doanh

nghiệp có sự thay đổi nội dung Giấy chứng nhận hoặc do Giấy chứng nhận bị mất, bị rách,

bị cháy hoặc bị hủy hoại do thiên tai, địch họa hoặc lý do bất khả kháng. Sự thay đổi thủ tục

hành chính này sẽ góp phần tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp hoạt động.

Page 20: MUÏC LUÏC1).pdfdoanh nghiệp có hàng hóa xuất khẩu sang 4 nước ASEAN bao gồm Lào, Philippines, Indonesia và Thái Lan. Cơ chế TCNXXHH có những đặc điểm

20 nghiªn cøu khoa häc

Sinh viªn

Taäp 02/2016 TAØI CHÍNH DOANH NGHIEÄP

Thứ tư, các tổ chức quốc tế về Thẩm định giá mà Việt Nam đã tham gia

Năm 1997 Việt Nam gia nhập Hiệp hội Thẩm định giá ASEAN (gọi tắt là AVA).

Năm 1998, Việt Nam là Hội viên thông tấn và đến năm 2009 là Hội viên chính thức của

Ủy ban Tiêu chuẩn Thẩm định giá quốc tế, nay là Hội đồng tiêu chuẩn thẩm định giá quốc

tế. Việc tham gia vào các Tổ chức quốc tế về TĐG là dịp để Việt Nam mở rộng quan hệ

hợp tác với các tổ chức quốc tế, khu vực, quốc gia và các tổ chức khác nhằm thúc đẩy hoạt

động TĐG trong nước đồng thời tăng cường trao đổi, học hỏi, phối hợp giữa các nước trên

thế giới.

* Hạn chế trong lĩnh vực TĐG

Thứ nhất, về cơ sở pháp lý

Về cơ bản những văn bản pháp luật chủ yếu cho ngành thẩm định giá đã được ban

hành, làm cơ sở cho hoạt động của lĩnh vực Thẩm định giá tại nước ta. Tuy nhiên những

văn bản này còn thiếu sự nhất quán, đôi khi có sự mâu thuẫn với nhau gây bất cập trong

quá trình thực thi. Việc hướng dẫn các tiêu chuẩn Thẩm định giá còn chậm được ban hành

gây khó khăn cho quá trình thẩm định giá. Ví dụ Nghị định số 89/2013/NĐ-CP ngày 06

tháng 8 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật giá về

thẩm định giá, nhưng phải đến một năm sau mới có quy định hướng dẫn thực hiện Nghị

định nêu trên.

Quy định cấp thẻ Thẩm định viên về giá còn nhiều bó hẹp và chưa đúng với quy

định của Pháp lệnh giá, làm cho số lượng đội ngũ thẩm định viên về giá còn nhiều hạn chế.

Thứ hai, về nhân lực ngành TĐG

Trong vài năm trở lại đây, khi ngành thẩm định giá ngày càng phát triển thì vấn đề

đào tạo nhân lực cho lĩnh vực này mới được chú ý cho nên chất lượng lao động trong

ngành thẩm định giá còn chưa cao. Với đặc thù là liên quan đến nhiều lĩnh vực kinh tế

khác nhau nên đòi hỏi kỹ thuật chuyên môn sâu rộng cũng như khả năng áp dụng vào thực

tế cao trong khi đây là ngành nghề mới ở nước ta nên sinh viên đào tạo dài hạn chỉ được

giảng dạy chuyên về lý luận chung làm cho khả năng đáp ứng được yêu cầu của công tác

thẩm định giá đặt ra còn hạn chế.

Nghị định số 101/2005/NĐ-CP của Chính phủ về thẩm định giá ra đời ngày

03/8/2005 làm cơ sở cho việc các trường đào tạo dài hạn mở thêm chuyên ngành Thẩm

định giá (giai đoạn 2004 - 2005). Trước đó, Trung tâm Thẩm định giá ở trung ương thuộc

Ban Vật giá Chính phủ trước đây được thành lập, với số lượng nhân viên gần 300 người,

tuy nhiên không ai trong số các nhân viên là thẩm định viên về giá, bởi vậy lực lượng

giảng viên chuyên ngành thẩm định giá ở các trường chủ yếu tốt nghiệp chuyên ngành vật

giá trước đây và các ngành kinh tế khác, chưa được đào tạo chuyên sâu dài hạn về thẩm

định giá.

Page 21: MUÏC LUÏC1).pdfdoanh nghiệp có hàng hóa xuất khẩu sang 4 nước ASEAN bao gồm Lào, Philippines, Indonesia và Thái Lan. Cơ chế TCNXXHH có những đặc điểm

21 nghiªn cøu khoa häc

Sinh viªn

TAØI CHÍNH DOANH NGHIEÄP Taäp 02/2016

Thứ ba, về cơ sở vật chất, nguồn thông tin, dữ liệu

Một trong các yếu tố quan trọng để có thể nâng cao được năng lực cho Thẩm định

viên về giá là thông tin và dữ liệu, bởi muốn xác định giá trị của một tài sản nào đó cần

phải thu thập rất nhiều thông tin có liên quan. Trong khi đó ở nước ta đây lại là một hạn

chế lớn. Chúng ta thiếu các thông tin công khai liên quan đến thẩm định giá cũng như

việc áp dụng tiến bộ của khoa học - công nghệ vào việc quản lý dữ liệu, vì vậy gây khó khăn cho công tác thẩm định. Hơn nữa, việc thiếu các thông tin cần thiết còn tạo ra sự

phản ánh sai lệch giá trị thực của tài sản làm thiệt hại cho khách hàng cũng như thất

thoát cho Nhà nước,...

Thứ tư, doanh nghiệp TĐG

Nhiều đơn vị chưa thực hiện đúng các tiêu chuẩn về thẩm định giá đã đề ra, mặt

khác do đây là ngành nghề mà chúng ta còn thiếu kinh nghiệm nên không ít doanh nghiệp

thẩm định giá mặc dù đã cố gắng nhưng vẫn chưa đáp ứng được các yêu cầu trong quá

trình thẩm định. Bên cạnh đó vẫn còn tồn tại nhiều doanh nghiệp không có đủ chức năng thẩm định tuy nhiên vẫn được hoạt động trong lĩnh vực này gây nhiều bất cập.

* Giải pháp thực hiện

1. Tiếp tục hoàn thiện và bổ sung các văn bản pháp lý làm căn cứ cho hoạt động

thẩm định giá, đặc biệt các cơ quan chức năng cần xem xét và điều chỉnh kịp thời tính

thống nhất giữa các quy định và các bộ luật điều chỉnh hoạt động thẩm định giá, tránh sự chồng chéo. Song song với việc ban hành các quy định mới cũng cần phải kịp thời đưa ra

các nghị định, văn bản hướng dẫn kèm theo để các tổ chức, cá nhân có liên quan có thể

hiểu và thực hiện đúng. Chúng ta có thể tham khảo, nghiên cứu những quy định của các

nước đi trước trong lĩnh vực thẩm định giá để vận dụng vào điều kiện của Việt Nam.

Mở rộng đối tượng được phép thi cấp chứng chỉ Thẩm định viên về giá theo những

tiêu chí rõ ràng để có thể chọn lựa được nhiều hơn những đối tượng có năng lực cho

ngành.

2. Nâng cao tính thực thi của các quy định về Thẩm định giá đặc biệt với các doanh nghiệp thuộc ngành và các thẩm định viên nhằm nâng cao chất lượng công tác thẩm định ở

nước ta. Các văn bản cũng cần quy định rõ và nghiêm minh với các vi phạm trong lĩnh vực

Thẩm định giá, tránh hình thức.

3. Xây dựng tài liệu, giáo trình quy chuẩn, thống nhất phục vụ cho việc đào tạo mới,

bồi dưỡng kiến thức chuyên môn cho các thẩm định viên cũng như phục vụ thi cấp chứng

chỉ về thẩm định giá...

4. Về phát triển nguồn nhân lực Thẩm định giá: cần chú trọng cả về chất lượng và

số lượng. Theo đó:

- Với các cán bộ, thẩm định viên đang hành nghề, hoạt động trong lĩnh vực Thẩm

định giá cần mở các lớp huấn luyện bồi dưỡng chuyên môn để có thể phổ biến, cập nhật

Page 22: MUÏC LUÏC1).pdfdoanh nghiệp có hàng hóa xuất khẩu sang 4 nước ASEAN bao gồm Lào, Philippines, Indonesia và Thái Lan. Cơ chế TCNXXHH có những đặc điểm

22 nghiªn cøu khoa häc

Sinh viªn

Taäp 02/2016 TAØI CHÍNH DOANH NGHIEÄP

những nội dung mới bắt kịp với thế giới. Ngoài ra có thể mời các chuyên gia nước ngoài

về giảng dạy cho cán bộ hoặc gửi người đi nghiên cứu, học tập, học hỏi kinh nghiệm các

nước khác.

- Với đội ngũ giảng viên giảng dạy chuyên ngành thẩm định giá cũng cần đặc biệt

chú trọng nâng cao kiến thức, trình độ qua tập huấn, đào tạo.

- Về thi và cấp chứng chỉ thẩm định viên về giá, nội dung thi cần sát với chương

trình mà học viên đã được giảng dạy theo quy định của Bộ Tài chính, đảm bảo được cả về

kiến thức lý thuyết cũng như khả năng vận dụng vào thực tế của thí sinh; tổ chức thi công

bằng, có sự giám sát chặt chẽ.

5. Hội Thẩm định giá Việt Nam cần nâng cao phát huy vai trò của mình trong việc

liên kết các hội viên lại với nhau để cùng trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm; phổ biến những kiến

thức mới hay hướng dẫn thành viên về những quy định mới ban hành. Đồng thời Hội cũng

cần chú trọng tới việc tăng cường chất lượng trong đào tạo ngắn hạn về thẩm định giá.

6. Cần thiết phải xây dựng một trung tâm thông tin, dữ liệu quốc gia về thẩm định giá làm cơ sở để những người hoạt động trong lĩnh vực cũng như đối tượng có liên quan

khai thác và sử dụng. Để thuận tiện hơn trong quá trình thu thập thông tin cần có sự ứng

dụng của khoa học - công nghệ tiến tiến vào việc lưu trữ và cung cấp dữ liệu, thúc đẩy sự

phát triển của ngành.

7. Cần sát sao hơn trong công tác kiểm tra hoạt động của các doanh nghiệp thẩm định giá nhằm sớm phát hiện các lỗi vi phạm để có biện pháp xử lý kịp thời cũng như đánh

giá thường xuyên về khả năng đáp ứng các tiêu chuẩn hành nghề thẩm định giá của doanh

nghiệp cũng như thẩm định viên.

8. Làm tốt vai trò, tích cực tham gia các hoạt động với tư cách là thành viên của các

tổ chức quốc tế về thẩm định giá, qua đó để học hỏi cũng như chia sẻ kinh nghiệm với các

nước khác. Bên cạnh đó Việt Nam cũng cần tăng cường hợp tác quốc tế trong lĩnh vực này

như trao đổi chuyên gia đào tạo về thẩm định giá hay khuyến khích việc hợp tác giữa các

trung tâm, doanh nghiệp thẩm định giá trong nước với tổ chức thẩm định nước ngoài,...

Bộ Tài chính hay Hội thẩm định giá có thể hàng năm tổ chức các buổi tọa đàm, hội

thảo có sự tham gia của các chuyên gia, tổ chức thẩm định uy tín nước ngoài để doanh

nghiệp trong nước có cơ hội được học hỏi về kiến thức hay giải đáp những thắc mắc,... hội

nhập một cách toàn diện về cả pháp lý cũng như năng lực chuyên môn.

Tài liệu tham khảo:

http://thamdinhgiathanglong.com/xem-tin-tuc/nang-cao-nang-luc-va-phat-trien-nghe-tham-dinh-gia-o-viet-nam.html.

http://mof.gov.vn.

http://www.vnvc.com.vn/Nghe-tham-dinh-gia-huong-toi-cong-dong-kinh-te-ASEAN-nam-2015-516.html.

Page 23: MUÏC LUÏC1).pdfdoanh nghiệp có hàng hóa xuất khẩu sang 4 nước ASEAN bao gồm Lào, Philippines, Indonesia và Thái Lan. Cơ chế TCNXXHH có những đặc điểm

23 nghiªn cøu khoa häc

Sinh viªn

TAØI CHÍNH DOANH NGHIEÄP Taäp 02/2016

Cú sảy chân của nền kinh tế

Trung Quốc - Bài học gì cho Việt Nam?

Nguyễn Thị Hoài Thu - CQ50/22.09

rung Quốc vốn được biết đến như là “con rồng của châu Á” - một trong các nước

có nền kinh tế lớn nhất và phức tạp nhất thế giới. Từ khi tiến hành “cải cách khai

phóng” vào năm 1987, Trung Quốc đã vươn lên trở thành một trong các nền kinh

tế lớn có mức tăng trưởng nhanh nhất. Năm 2013, kinh tế Trung Quốc lớn thứ hai theo

tổng GDP danh nghĩa và sức mua tương đương (PPP) và cũng là nhà xuất khẩu, nhập khẩu

hàng hóa lớn nhất thế giới và cho đến nay quốc gia này vẫn luôn chứng tỏ được vị thế của

mình trong nền kinh tế khu vực, thế giới.

Tuy nhiên, do quá chú trọng vào quốc phòng cũng như nhiều chính sách kinh tế

được đưa ra chưa hợp lí đã đẩy nền kinh tế thuộc top đầu thế giới này vào “cú sảy chân”

trong thời gian gần đây. Thị trường chứng khoán bất ổn, đồng nội tệ hạ giá, tăng trưởng

thương mại và công nghiệp chậm hơn dự kiến là những dấu hiệu đáng báo động cho

Trung Quốc.

“Cú sảy chân của nền kinh tế Trung Quốc”

- Trung Quốc đang trong thời kỳ chuyển mình từ nền kinh tế định hướng đầu tư và

xuất khẩu sang tập trung vào chi tiêu cá nhân và dịch vụ. Mức tiêu thụ điện giữ nguyên,

sản xuất công nghiệp, xuất nhập khẩu và doanh thu ô tô giảm; nhiều ngành công nghiệp và

bất động sản đạt thặng dư. Tăng trưởng GDP chỉ đạt 7%. Một số nhà phân tích cho đây là

kết quả của quá trình chuyển đổi sang chú trọng dịch vụ, một ngành tiêu thụ ít năng lượng,

trong khi những người khác nghĩ đây là dấu hiệu của tăng trưởng sụt giảm suy thoái.

- Một điều không thể chối cãi là nợ đang tăng nhanh hơn thu nhập. Năm 2007, tổng

nợ trên GDP của Trung Quốc là 158%, tới năm 2014 con số này đã tăng lên 286%, theo

báo cáo của McKinsey.

Tuy nhiên, chính quyền Trung Quốc cho rằng thị trường chứng khoán bùng nổ sẽ

tạo hiệu ứng tích cực và kích thích tiêu dùng. Họ làm nóng thị trường bằng chính sách tín

dụng dễ dàng để ai cũng có thể vay tiền mua cổ phiếu. Nhà đầu tư nước ngoài thì khó khăn

hơn, chỉ sở hữu chưa tới 5%. Điều này khiến giá giảm mạnh, thậm chí truyền thông Trung

Quốc còn gọi phiên giao dịch 24/8 là “ngày thứ 2 đen tối”! Chính phủ đã tiến hành thu

mua, ngừng chào bán cổ phiếu, cảnh cáo những người bán khống, ngăn chặn các cổ đông

bán cổ phiếu và nới lỏng chính sách tiền tệ - những việc làm này đi ngược lại với mục đích

của cải cách là đưa nền kinh tế theo định hướng thị trường.

T

Page 24: MUÏC LUÏC1).pdfdoanh nghiệp có hàng hóa xuất khẩu sang 4 nước ASEAN bao gồm Lào, Philippines, Indonesia và Thái Lan. Cơ chế TCNXXHH có những đặc điểm

24 nghiªn cøu khoa häc

Sinh viªn

Taäp 02/2016 TAØI CHÍNH DOANH NGHIEÄP

Những thất bại này dấy lên mối nghi hoặc về năng lực của Chính phủ. Luồng vốn ra

khỏi thị trường, dù vẫn nằm trong kiểm soát, đã đạt mức 150 tỷ USD trong quý hai và còn

tăng cao hơn tại thời điểm hiện tại. Việc phá giá đồng Nhân dân tệ cũng không giúp cải

thiện tình hình, dù có thể lý giải rằng việc điều chỉnh đồng Nhân dân tệ là hợp lý và đã

được tính toán trước. Thêm vào đó, việc thả nổi giá cho thấy giá chứng khoán khiến nhiều

người sẽ thấy đây là một chính sách rủi ro và hỗn loạn - chứng tỏ rằng kinh tế nước này đã

bị mất kiểm soát.

- Thông tin sai lệch (khai gian từ cấp địa phương khiến các chuyên gia thống kê cấp

trung ương không nắm rõ được những gì đang diễn ra) và việc giữ bí mật các chính sách

sắp được ban hành khiến tình hình càng khó nhận định và phán đoán. Hơn nữa, nhiều biện

pháp có xu hướng lờ đi các chính sách và tập trung chủ yếu vào nguồn lực trên thị trường.

Điều này thường dễ gây ra nhầm lẫn.

- Mặt khác, Trung Quốc có nguồn dự trữ ngoại tệ dồi dào, cho phép cắt giảm lãi suất

và thực hiện chính sách tài khóa hợp lý, đặc biệt trong kiểm soát ô nhiễm và điều tiết giá

nhà đất. Những ngân hàng với khoản nợ xấu vẫn có thể được giải cứu. Không dễ để thực

hiện cải cách với một nền kinh tế lớn như vậy, nhưng cũng không có nghĩa là tổng sản

lượng sẽ giảm, dù vẫn không thể loại trừ khả năng. Một điều gần như chắc chắn là tăng

trưởng sẽ còn xuống dưới mức 6-7%. Nếu chỉ là tạm thời thì cũng không có gì nghiêm

trọng, nhưng tăng trưởng giảm có thể dẫn đến các cuộc đấu đá chính trị, gây bất lợi cho

đầu tư và tổn thương nền kinh tế.

“Mối lo ngại”

Mặc dù, trước cú sảy chân của ‘anh Hai thế giới’ thị trường các nước phát triển đã

phần nào lấy lại phong độ, tuy nhiên 3 mối lo lớn vẫn còn tồn tại.

+ Một là, kinh tế Trung Quốc đang chìm sâu vào rắc rối.

+ Hai là, các nước mới nổi sẽ chịu tác động của một cuộc khủng hoảng toàn diện.

+ Ba là, các nước phát triển sẽ không còn chuỗi tăng dài như trước nữa.

Có thể một số khía cạnh của những lo ngại này đã bị cường điệu hóa và một số khác

là không có thật. Dù vậy, cuộc khủng hoảng gần đây của Trung Quốc vẫn ẩn chứa một

thông điệp đáng sợ. Đó là, kinh tế thế giới thực sự đang bất ổn,

Nhiều người băn khoăn Trung Quốc sẽ phải đối mặt với những gì tiếp theo? Và Việt

Nam sẽ chịu ảnh hưởng như thế nào? Rõ ràng, là quốc gia có quan hệ kinh tế gắn bó với Trung

Quốc, Việt Nam không tránh khỏi bị ảnh hưởng và cần những biện pháp phòng vệ sớm.

Page 25: MUÏC LUÏC1).pdfdoanh nghiệp có hàng hóa xuất khẩu sang 4 nước ASEAN bao gồm Lào, Philippines, Indonesia và Thái Lan. Cơ chế TCNXXHH có những đặc điểm

25 nghiªn cøu khoa häc

Sinh viªn

TAØI CHÍNH DOANH NGHIEÄP Taäp 02/2016

“Bài học cho Việt Nam”

Chiến lược phát triển của Việt Nam nhằm vào ổn định kinh tế vĩ mô, lạm phát thấp

và tỷ giá tương đối ổn định, đồng thời thu hút vốn đầu tư nước ngoài (FDI) và thúc đẩy

xuất khẩu. Đây là một khởi đầu tốt nhưng chưa đủ. Vì:

- Khu vực tư nhân còn yếu, các doanh nghiệp mới chỉ ở quy mô nhỏ và vấp phải rất

nhiều khó khăn. Có rất ít tổ chức có chức năng giúp đỡ doanh nghiệp nhỏ tìm ra giải pháp

tối ưu để giải quyết các vấn đề sản xuất hoặc tiếp cận nhu cầu ở thị trường nước ngoài.

Nhiều công ty dựa vào các mối quan hệ, thương vụ bất động sản và lợi nhuận ngắn hạn

thay vì đầu tư dài hạn để tích lũy tài sản bền vững và khả năng tạo dựng giá trị.

Nhưng đây cũng không hoàn toàn là lỗi của họ. Bất động sản thì đắt đỏ. Tín dụng

dài hạn với lãi suất hợp lý rất hiếm. Thủ tục hành chính phức tạp và dài dòng. Khu vực

doanh nghiệp cần phát triển mạnh mẽ hơn nữa với Nhà nước đóng vai trò hỗ trợ thay vì

quản lý. Khu vực nhà nước cần tăng tính cạnh tranh và tự dỡ bỏ các đặc quyền về bất động

sản, vốn và hợp đồng.

- Nông nghiệp cũng cần được chuyển đổi từ tập trung vào số lượng sang chất lượng,

để đáp ứng tiêu chuẩn của các nước lớn. Khó khăn về sinh thái sẽ ngày càng lớn, đòi hỏi

nhiều nỗ lực để giải quyết. Các chính sách và luật về đảm bảo trong sở hữu nhà đất cũng

cần cải thiện.

- Trung Quốc là nguồn nhập khẩu lớn của Việt Nam, nhưng lại không phải thị

trường xuất khẩu và nguồn cung FDI lớn. Hàng Trung Quốc vào Việt Nam phần nhiều là

hàng trung cấp (như smartphone…) được lắp ráp và xuất đi nhiều nơi. Những vấn đề của

Trung Quốc sẽ không ảnh hưởng nhiều tới những mặt hàng xuất khẩu. Nếu chi phí lao

động tăng, kèm theo vĩ mô bất ổn thì xu hướng dịch chuyển của các doanh nghiệp FDI

sẽ tiếp tục.

Như vậy, Trung Quốc là nguồn gốc cho hiệu ứng Domino này, câu chuyện có phải

sẽ chỉ dừng lại ở 5000 tỷ USD vốn hóa bốc hơi khỏi thị trường chứng khoán toàn cầu, mất

hơn 40% từ khi đạt đỉnh hồi tháng 6, mạnh hơn cả khi vỡ bong bóng Dotcom năm 2000?

Và nhiều hệ lụy khác không? Chúng ta cần nghiêm túc nhìn nhận và sớm thực thi những

hành động đã nêu trên để bảo vệ nền kinh tế trong nước tăng trưởng ổn định, bền vững

trong thời gian tới.

Tài liệu tham khảo:

http://bbcvietnamese.org/cu-say-chan-cua-kinh-te-trung-quoc.bbc/

http://cafef.vn/thoi-su.chn

http://cafef.vn/tai-chinh-quoc-te.chn.

Page 26: MUÏC LUÏC1).pdfdoanh nghiệp có hàng hóa xuất khẩu sang 4 nước ASEAN bao gồm Lào, Philippines, Indonesia và Thái Lan. Cơ chế TCNXXHH có những đặc điểm

26 nghiªn cøu khoa häc

Sinh viªn

Taäp 02/2016 TAØI CHÍNH DOANH NGHIEÄP

Nhà ở xã hội trên địa bàn

thành phố Hà Nội hiện nay

Hà Thị Ngọc Ánh - CQ51/08.04

hà ở xã hội là một loại hình nhà ở thuộc sở hữu của cơ quan Nhà nước (cơ quan

trung ương hoặc địa phương) hoặc các loại hình nhà được sở hữu và quản lý bởi

Nhà nước, các tổ chức phi lợi nhuận được xây dựng với mục đích cung cấp nhà

ở giá rẻ cho một số đối tượng được ưu tiên trong xã hội như công chức của nhà nước chưa

có nhà ở ổn định, người có thu nhập thấp... và được cho thuê hoặc cho ở với giá rẻ hơn so

với giá thị trường. Phát triển nhà ở xã hội là chủ trương lớn của Chính phủ, Bộ Xây dựng

và của Thành phố Hà Nội. Đây là một trong những giải pháp góp phần tháo gỡ khó khăn

của thị trường bất động sản, sưởi ấm nhà phân khúc cao cấp, tạo lực cầu cho nền kinh tế.

Đối tượng được mua, thuê, thuê mua nhà ở xã hội tại các dự án phát triển nhà ở xã

hội được đầu tư xây dựng bằng nguồn vốn ngoài ngân sách phải đáp ứng 3 điều kiện:

Thứ nhất, chưa có nhà ở thuộc sở hữu của mình hoặc có nhà ở thuộc sở hữu của

mình nhưng diện tích bình quân trong hộ gia đình dưới 8 m2 sàn/người hoặc là nhà ở tạm

bợ, hư hỏng, dột nát mà chưa được Nhà nước hỗ trợ nhà ở, đất ở dưới mọi hình thức.

Thứ hai, trường hợp mua nhà ở thì phải có hộ khẩu thường trú hoặc có đăng ký tạm

trú nhưng phải đóng bảo hiểm xã hội từ 1 năm trở lên tại tỉnh, thành phố trực thuộc Trung

ương có dự án phát triển nhà ở xã hội.

Thứ ba, trường hợp thuê mua nhà ở thì phải thanh toán lần đầu bằng 20% giá trị của

nhà ở và phần giá trị còn lại theo hợp đồng đã ký kết.

Thực trạng vấn đề nhà ở xã hội trên địa bàn thành phố Hà Nội

Thị trường Bất Động sản đang ấm dần lên, ngành xây dựng có mức tăng trưởng cao

nhất trong 4 năm trở lại đây. Ước tính 6 tháng đầu năm giá trị gia tăng ngành này tăng

10,5 % (cùng kỳ 2014 tăng 8,9%). Điều này còn được thể hiện trong cho vay bất động sản

tăng 6,6%, vay tiêu dùng tăng 5,5%, đối tượng chính sách tăng 2,24%. Theo kế hoạch phát

triển nhà ở đến năm 2020, Thành phố Hà Nội xây dựng 4,6 triệu m2 nhà ở xã hội, gần

600.000m2 nhà ở cho công nhân thuê và khoảng 1 triệu m2 nhà ở cho học sinh, sinh viên.

Theo báo cáo của Sở Xây dựng Hà Nội, trong hai năm 2013-2014, đã có 9 dự án nhà ở xã

hội hoàn thành, cung cấp 5.996 căn hộ, với tổng diện tích 474.000m2 sàn; 9 dự án được

chấp thuận đầu tư, đang triển khai với tổng cộng 6.146 căn hộ, tương đương 546.000m2

N

Page 27: MUÏC LUÏC1).pdfdoanh nghiệp có hàng hóa xuất khẩu sang 4 nước ASEAN bao gồm Lào, Philippines, Indonesia và Thái Lan. Cơ chế TCNXXHH có những đặc điểm

27 nghiªn cøu khoa häc

Sinh viªn

TAØI CHÍNH DOANH NGHIEÄP Taäp 02/2016

sàn (chưa kể số dự án chấp thuận chủ trương đầu tư và dự án được nhà đầu tư đề xuất đang

xem xét). Ngoài ra, liên ngành Thành phố Hà Nội đã xem xét chuyển đổi từ nhà thương

mại sang nhà xã hội 19 dự án, với tổng căn hộ 11.824 căn. Dự kiến, năm 2015 Hà Nội

hoàn thành hơn 200.000m2 loại hình nhà ở này.

Đáng chú ý hiện nay thủ đô cũng đã hoàn thành khoảng trên 8.000 căn hộ nhà ở xã

hội cho người thu nhập thấp, chiếm 40% cả nước. Thống kê cũng cho thấy, tổng số các

giao dịch bất động sản trong quý I/2015: 4.250 giao dịch thành công, tăng 3 lần so với

cùng kỳ 2014; tháng 4,5/2015: 3.220 giao dịch tăng 2 lần so với cùng kỳ năm 2014. Tính

đến ngày 20-5, tổng số bất động sản tồn kho trong khoảng 8.700 tỷ đồng so với tháng 12

năm 2013 giảm 4.278 tỷ đồng. Trong đó, tồn kho căn hộ chung cư: 1.276 căn (tương

đương 1.426 tỷ đồng); tồn kho nhà thấp tầng: 2.470 căn (tương đương 7.257 tỷ đồng). Ông

Nguyễn Chí Dũng - Phó Giám đốc Sở Xây dựng Hà Nội cho biết, nguồn cung nhà ở xã hội

tại các dự án trên địa bàn Thành phố hiện mới chỉ đáp ứng được khoảng 60% - 70% tổng

nhu cầu của người dân. Hiện nguồn cung cấp nhà ở xã hội tại các dự án trên địa bàn Thành

phố đáp ứng được khoảng 60% - 70% tổng nhu cầu của người dân và còn tuỳ thuộc vào

từng năm, giai đoạn. Theo nhận định của các chuyên gia, năm 2015, Hà Nội sẽ hoàn thành

khoảng 10.700 căn hộ. So với chỉ tiêu phát triển nhà ở xã hội theo Chương trình phát triển

nhà ở của thành phố đến năm 2015 thì thiếu gần 4.800 căn, còn nếu so với chỉ tiêu phát

triển nhà ở xã hội theo Chương trình phát triển nhà ở của thành phố đến năm 2020 thì thiếu

21.297 căn..

Từ ngày 1/6/2013 Ngân hàng nhà nước cũng giao cho 5 Ngân hàng Thương mại cho

vay các dự án nhà ở xã hội với cả chủ đầu tư và người mua nhà. Năm 2014, cơ quan quản

lý chủ trương bằng mọi nỗ lực phát triển nhà ở phân khúc này với sự cởi mở, tối giản nhất.

Như vậy có thể nói, phát triển nhà ở xã hội đang là một ưu tiên trên thị trường bất động

sản. Trên thực tế còn nhiều bất cập, khó khăn cần giải quyết như về đối tượng, giá cả, vị trí

đặt dự án khá xa trung tâm hay cạnh tranh với nhà thương mại giá rẻ, người dân khó tiếp

cận được với các gói hỗ trợ.

Nguyên nhân chủ yếu

Thứ nhất, nhà ở xã hội đang phát triển mạnh và được đông đảo cán bộ, công chức,

viên chức cũng như người lao động quan tâm: Doanh nghiệp tham gia xây dựng các dự án

nhà ở xã hội được khá nhiều ưu đãi mang lại hiệu quả cao như miễn tiền sử dụng, thuê đất

đối với diện tích đất trong phạm vi xây dựng dự án nhà ở xã hội, được áp dụng thuế suất

ưu đãi thuế giá trị gia tăng theo quy định của pháp luật về thuế giá trị gia tăng là 5%,...

Đặc biệt gói cứu trợ 30.000 tỷ đồng của Chính phủ tuy còn chậm, thời hạn giải ngân ngắn

nhưng là bước đi quan trọng, định hướng đúng đắn giúp người có thu nhập thấp mua và sở

hữu được nhà ở. Trên địa bàn Thành phố có 6 dự án đã được UBND Thành phố quyết định

Page 28: MUÏC LUÏC1).pdfdoanh nghiệp có hàng hóa xuất khẩu sang 4 nước ASEAN bao gồm Lào, Philippines, Indonesia và Thái Lan. Cơ chế TCNXXHH có những đặc điểm

28 nghiªn cøu khoa häc

Sinh viªn

Taäp 02/2016 TAØI CHÍNH DOANH NGHIEÄP

cho phép chuyển đổi và chấp thuận dự án đầu tư từ nhà ở thương mại sang nhà ở xã hội

với 4.921 căn hộ, tương đương 423.520m2 sàn; 8 dự án được chấp thuận chủ trương cho

phép chuyển đổi với 3.824 căn hộ, tương đương 636.693m2 sàn.

Thứ hai, công tác kiểm tra, kiểm soát của cơ quan quản lý nhà nước chưa phát hiện

và xử lý kịp thời một số sai sót trong việc xác định đối tượng mua nhà của chủ đầu tư;

chủ đầu tư xây dựng giá bán còn có nội dung chưa tuân thủ quy định.

Thứ ba, quy định và thực tế thực hiện thẩm định của hội đồng liên ngành chưa

đảm bảo đầy đủ cơ sở để xác định tính đúng đắn, hợp lý của giá bán; chưa quy định rõ

trách nhiệm, cơ chế phối hợp giữa các cơ quan có liên quan trong công tác kiểm tra,

giám sát mục đích sử dụng nhà ở xã hội, dẫn đến không phát hiện, xử lý kịp thời các

trường hợp vi phạm.

Cũng theo Kiểm toán Nhà nước, quá trình rà soát cho thấy, các quy định của Chính

phủ về nhà ở xã hội còn một số bất cập, như quy định về đối tượng, điều kiện và tiêu chí

mua còn có nội dung chưa rõ ràng, cụ thể, tiềm ẩn rủi ro xác định không đúng đối tượng;

cơ chế xác định giá bán chưa đảm bảo sự phù hợp giữa giá bán với thu nhập và khả năng

thanh toán của đối tượng được mua nhà.

Thứ tư, nguyên nhân dẫn đến cung chưa đáp ứng cầu là do các dự án được chuyển

đổi trước đây được giải quyết theo trình tự quy định nhà ở thương mại, mà nhà ở thương

mại có cơ chế chính sách, kỹ thuật hoàn toàn khác. Trên cơ sở được điều chỉnh, các dự án

phải được chấp thuận, sau đó phải điều chỉnh lại dự án. Đặc biệt nó cũng chịu tác động bởi

dòng vốn và các yếu tố khách quan làm chậm tiến độ hoàn thành các dự án.

Thứ năm, việc triển khai các dự án nhà ở xã hội vẫn còn chậm, nguyên nhân là

chính sách mới hoàn thiện, vì đây là chiến lược phát triển dài hạn lâu dài, chứ không phải

trung hạn, ngắn hạn. Mặt khác phát triển nhà ở xã hội cần rất nhiều tiền, trong khi ngân

sách nhà nước không có để đầu tư mà cần phải xã hội hoá. Một mâu thuẫn nữa là phát

triển nhà ở xã hội ở đô thị yêu cầu là phải chất lượng nhà tốt nhưng giá phải rẻ, để phù hợp

với người có thu nhập thấp. Vì vậy, đầu tư vào nhà ở xã hội không thực sự hấp dẫn với các

nhà đầu tư, đây cũng là nguyên nhân khiến các nhà ở xã hội chậm triển khai, thực hiện.

Một số giải pháp cơ bản

Phát triển nhà ở xã hội là hướng đi đúng đắn của cơ quan quản lý nhằm vực dậy thị

trường. Để đáp ứng được kỳ vọng, cần thực hiện một số giải pháp nhằm gỡ bỏ rào cản,

giảm thiểu tối đa những khó khăn, cụ thể như sau:

Về phía các cơ quan chức năng

Thứ nhất, sở Xây dựng cần rà soát lại các dự án, phối hợp cùng các sở ban ngành

liên quan tìm cách tháo gỡ khó khăn cho các chủ đầu tư (nếu có) với phương châm tháo gỡ

Page 29: MUÏC LUÏC1).pdfdoanh nghiệp có hàng hóa xuất khẩu sang 4 nước ASEAN bao gồm Lào, Philippines, Indonesia và Thái Lan. Cơ chế TCNXXHH có những đặc điểm

29 nghiªn cøu khoa häc

Sinh viªn

TAØI CHÍNH DOANH NGHIEÄP Taäp 02/2016

khó khăn cho chủ đầu tư chính, tạo môi trường đầu tư, phát triển kinh tế, thị trường bất

động sản.

Thứ hai, UBND thành phố Hà Nội cần chỉ đạo quyết liệt. Về cơ chế hình thành dự

án, các sở, ban ngành hướng dẫn đầy đủ các thủ tục của pháp luật liên quan đến các dự án

nhà ở xã hội, cải cách thủ tục hành chính. Thành phố chỉ đạo các tổ công tác nghiên cứu

tham mưu báo cáo Bộ Xây dựng giải quyết khó khăn, vướng mắc.

Thứ ba, về cơ chế giám sát, kiểm tra, liên ngành báo cáo UBND TP giao Sở Xây

dựng chủ trì đôn đốc kiểm tra, giám sát. Vấn đề còn lại không thể tránh khỏi là áp dụng

các chế tài với dự án.

Thứ tư, cần phải thực hiện nghiêm Nghị định 11/2013/NĐ-CP về quản lý đầu tư

phát triển đô thị, trong đó yêu cầu phải phát triển đô thị theo quy hoạch và có kế hoạch.

Như vậy, các địa phương tập trung xây dựng các khu đô thị, thành lập ban quản lý, xây

dựng kế hoạch phát triển đô thị để cân đối cung cầu, các nguồn lực và dự báo khả năng

phát triển nhà ở của từng khu vực. Từ đó, chúng ta kiểm soát, khắc phục tình trạng phát

triển tự phát phong trào như trong thời gian qua, tạo sự lệch pha cung cầu và khó khăn cho

thị trường bất động sản.

Thứ năm, hình thành Quỹ Tiết kiệm nhà ở.

Quỹ Tiết kiệm nhà ở đã được đề cập đến trong Nghị định 71/2010, nhưng chưa

được ứng dụng vào thực tế. Việc tham gia quỹ này trước mắt nên là tự nguyện. Quỹ huy

động tiền tiết kiệm hàng tháng của những người cần nhà ở cộng với một phần tiền thu

được từ đất đai đô thị (kể cả thuế nhà đất) và thị trường Bất Động Sản. Quỹ Tiết kiệm

nhà ở cho người thu nhập thấp vay để mua nhà và thế chấp chính nhà sắp mua rồi trả dần

hàng tháng trong nhiều năm, có thể đến 10 năm. Việc quản lý quỹ này có thể ủy thác cho

một công ty tài chính tư theo mô hình quan hệ đối tác công - tư (PPP) hoặc cho công ty

tài chính Nhà nước.

Thứ sáu, mở rộng quỹ phát triển nhà ở về chế độ tín thác đầu tư bất động sản.

Quỹ Phát triển nhà ở không nên chỉ giới hạn trong việc cấp vốn cho các dự án xây

dựng nhà ở thuộc sỡ hữu Nhà nước. Chức năng chính của nó là cấp vốn trung hạn (2-3

năm) với lãi suất thấp hơn một chút so với lãi suất thị trường, cho các doanh nghiệp nhỏ và

vừa kinh doanh loại nhà ở có giá trung bình và giá thấp. Quỹ Phát triển nhà ở mua lại các

khoản vay có thế chấp của Quỹ Tiết kiệm nhà ở và cả của các ngân hàng khác, rồi dựa trên

các khoản vay có thế chấp đó mà phát hành chứng khoán bán cho các nhà đầu tư.

Thứ bảy, nên hình thành chế độ dự trữ đất.

Chế độ dự trữ đất mà các dự án khu đô thị mới sẽ được thực hiện đúng tiến độ dự

định. Giá đất đô thị nước ta đang đắt đỏ vào loại hàng đầu thế giới sẽ nhanh chóng trở về

Page 30: MUÏC LUÏC1).pdfdoanh nghiệp có hàng hóa xuất khẩu sang 4 nước ASEAN bao gồm Lào, Philippines, Indonesia và Thái Lan. Cơ chế TCNXXHH có những đặc điểm

30 nghiªn cøu khoa häc

Sinh viªn

Taäp 02/2016 TAØI CHÍNH DOANH NGHIEÄP

giới hạn hợp lý. Khi đó, nguồn vốn to lớn mà tài nguyên đất đem lại sẽ được sử dụng cho

công cuộc phát triển đất nước, hạn chế tình trạng phân chia cho các nhóm lợi ích gây thất

thoát ngân sách nhà nước.

Về phía các chủ đầu tư

Thứ nhất, các chủ đầu tư cũng phải thực hiện các dự án đã được duyệt một cách

nghiêm túc, đảm bảo tiến độ cam kết, đảm bảo chất lượng công trình, tiếp tục phấn đấu để

hoàn thành các mục tiêu trong năm 2015 theo kế hoạch của TP.

Thứ hai, trong các dự án dang dở cũng có những dự án “vô duyên”, nghĩa là nó có

hoàn thành cũng không để làm gì cả, nhưng có dự án dở dang đầy tiềm năng thì cần đẩy

thêm vốn để hoàn thành. Đối với những dự án “vô duyên” thì giải pháp là phải khai tử.

Đây là hậu quả của việc trước đây các nhà đầu tư cứ đua nhau đi làm dự án. Việc khai tử

các dự án này không khó, vì hiện nay pháp luật quy định chỉ dùng mệnh lệnh hành chính.

Luật quy định có đất mà không đưa vào sử dụng trên 1 năm là thu hồi. Theo Luật Đất đai

2003 quy định trả lại tiền cho nhà đầu tư còn Luật Đất đai 2013 là không trả lại. Vì vậy

các chủ đầu tư cần hết sức lưu ý vấn đề này.

Tài liệu tham khảo:

http://tieudungplus.vn/ha-noi-da-co-bao-nhieu-nha-o-xa-hoi-toi-tay-nguoi-thu-nhap-thap-1440.html

http://www.xaydung.gov.vn/web/guest/trang-chi-tiet/-/tin-chi-tiet/Z2jG/63/263778/ giai-phap-day-nhanh-cac-du-an-nha-o-xa-hoi.html

http://www.saracensrugby.org/threads/dau-tu-nha-o-xa-hoi-dang-tro-thanh-xu-huong.1582/#post-1667

http://www.xaydung.gov.vn/web/guest/trang-chi-tiet/-/tin-chi-tiet/Z2jG/63/263778/ giai-phap-day-nhanh-cac-du-an-nha-o-xa-hoi.

Thư giãn:

Đơn thuốc chữa bệnh... thiếu nước

Một người bị hoa mắt chóng mặt, người ngợm mất hết sức lực…

Đến bệnh viện khám, rất nhanh chóng, bác sĩ kê đơn thuốc cho bệnh nhân, chi phí hơn 1 triệu. Đơn thuốc được bác sĩ ghi chú rất rõ ràng:

- Thuốc uống ban ngày, cách 2 tiếng uống một lần, mỗi lần 3 viên, trong suốt 2 tuần.

Chưa từng uống loại thuốc nào với tần suất nhiều như vậy, bệnh nhân hỏi lại:

- Thuốc này trị bệnh gì, thưa bác sĩ?

- Chẳng trị bệnh gì cả, chỉ phải uống thật nhiều nước để chữa bệnh… thiếu nước.

Page 31: MUÏC LUÏC1).pdfdoanh nghiệp có hàng hóa xuất khẩu sang 4 nước ASEAN bao gồm Lào, Philippines, Indonesia và Thái Lan. Cơ chế TCNXXHH có những đặc điểm

31 nghiªn cøu khoa häc

Sinh viªn

TAØI CHÍNH DOANH NGHIEÄP Taäp 02/2016

Ban thêm về rủi ro thanh khoản

của Ngân hàng Thương mại

Phạm Thanh Mai - CQ50/15.01

hư chúng ta đã biết, hệ thống các Ngân hàng Thương mại (NHTM) hiện nay

đang được coi như “mạch máu” của nền kinh tế. Bởi chức năng của NHTM là

lưu thông và điều hòa khối lượng tiền tệ. Ngân hàng huy động các nguồn vốn

nhàn rỗi từ những cá nhân tổ chức này, sau đó chuyển tiền sang các lĩnh vực kinh doanh

khác đang thiếu vốn đầu tư, đó là chức năng cơ bản của NHTM, là “đi vay để cho vay” và

tạo ra thu nhập từ chênh lệch lãi suất. Nhờ đó mà tiền tệ trong nền kinh tế không bị ứ

đọng, luôn luôn được biến chuyển, phát huy hết hiệu quả và sinh lời không ngừng không

chỉ cho Ngân hàng mà còn cho những cá nhân gửi tiền, tổ chức kinh doanh khác… Tuy

nhiên, hiện nay tại Việt Nam, việc “đi vay để cho vay” đã tạo ra một bài toán khó về khả

năng thanh khoản cho các Ngân hàng, có thể nói đó là những “rủi ro thanh khoản” mà các

Ngân hàng đang gặp phải. Vậy những rủi ro đó là gì, nguyên nhân tại sao và cách khắc

phục như thế nào?

“Thanh khoản” là một thuật ngữ chuyên ngành nói về khả năng đáp ứng của ngân

hàng các nhu cầu về sử dụng vốn khả dụng phục vụ cho hoạt động kinh doanh tại mọi thời

điểm như chi trả tiền gửi, cho vay, thanh toán, giao dịch vốn...

“Rủi ro thanh khoản” được hiểu là tình trạng ngân hàng không đáp ứng được nhu

cầu sử dụng vốn khả dụng (nhu cầu thanh khoản) trong ngắn hạn hoặc dài hạn. Tình trạng

này nhẹ thì gây thua lỗ, hoạt động kinh doanh bị đình trệ, nặng thì làm mất khả năng thanh

toán dẫn đến ngân hàng phá sản.

Tính thanh khoản của ngân hàng thương mại được xem như khả năng tức thời để

đáp ứng nhu cầu rút tiền gửi và giải ngân các khoản tín dụng đã cam kết. Tính thanh khoản

an toàn có nghĩa là ngân hàng luôn dự trữ đủ tiền hoặc tương đương tiền cũng như lượng

vốn luôn sẵn sàng để đáp ứng nhu cầu trên, các hệ số thanh toán (thanh toán hiện hành,

thanh toán tức thời, thanh toán nhanh…) đều không nhỏ hơn 1 hoặc nhỏ hơn 1 nhưng ở

mức độ cho phép. Điều này rất có ý nghĩa bởi ngân hàng sẽ đạt được mục tiêu trong việc

tạo ra việc sinh lời của tiền, tiền luôn luôn được đưa vào các hoạt động kinh doanh nhưng

mặt khác cũng luôn có một lượng tiền sẵn sàng đáp ứng để thanh toán chi trả cho các hoạt

động khác, hay nói cách khác vốn không bị ứ đọng, ngân hàng luôn tận dụng được các cơ

hội đầu tư nhưng cũng không thiếu hụt vốn. Tuy nhiên, ta đang xét trên góc độ lý thuyết,

để có được tính thanh khoản ở mức an toàn đối với các ngân hàng không hề dễ dàng, nhất

là đối với thời điểm hiện nay, khi mà thị trường biến đổi không ngừng, lãi suất không ổn

N

Page 32: MUÏC LUÏC1).pdfdoanh nghiệp có hàng hóa xuất khẩu sang 4 nước ASEAN bao gồm Lào, Philippines, Indonesia và Thái Lan. Cơ chế TCNXXHH có những đặc điểm

32 nghiªn cøu khoa häc

Sinh viªn

Taäp 02/2016 TAØI CHÍNH DOANH NGHIEÄP

định, việc huy động và cho vay của ngân hàng không cân bằng nhau, vì thế gây ra rất

nhiều rủi ro thanh khoản cho các NHTM.

Rủi ro thanh khoản trong ngân hàng được thể hiện qua rất nhiều biểu hiện, khía cạnh

tuy nhiên chúng ta đều nhận thấy rõ ràng nhất ở việc ngân hàng thiếu khả năng chi trả do

không chuyển đổi kịp các loại tài sản ra tiền mặt hoặc không thể vay mượn để đáp ứng yêu

cầu của các hợp đồng thanh toán.

Đầu tiên, nhìn một cách chi tiết hơn, các ngân hàng thương mại mất đi sự cân đối về

tỷ lệ cho vay trên vốn huy động (LDR). Về mặt lý thuyết, LDR là một con số “biết nói” tỷ

lệ cho vay trên vốn huy động càng cao thì càng tiềm ẩn các rủi ro về tính thanh khoản.

Điều này có thể dẫn đến tình trạng ngân hàng thiếu hụt đi lượng vốn dự trữ để đáp ứng các

nhu cầu thanh toán tức thời. Theo như các con số thống kê trên trang cafef.vn, từ tháng

6/2015, dữ liệu thống kê của Ngân hàng Nhà nước đã không còn thể hiện tình hình tỷ lệ

LDR của hệ thống, cũng như theo các khối tổ chức tín dụng. Hoặc tỷ lệ công bố gần nhất

cho thấy, đến 31/5/2015, LDR tính trên thị trường 1 của khối ngân hàng thương mại nhà

nước đã lên mức cao với 94,3%, trong khi cùng kỳ 2014 dễ chịu hơn với 90,74%. Đó có

thể được coi là một trong những biểu hiện về việc các ngân hàng thương mại hiện đang đối

mặt với những rủi ro về thanh khoản.

Thêm vào đó, các ngân hàng luôn phải đối mặt với các nỗi lo về việc vì một lý do

nào đó mà khách hàng sẽ rút tiền gửi ồ ạt vào cùng một thời điểm, dẫn đến việc ngân

hàng rơi vào khủng hoảng thanh toán, Trong hoàn cảnh đó, hầu như các ngân hàng đều

đứng trước nguy cơ sụp đổ. Tất nhiên, khả năng dự trữ thanh toán kém chưa hẳn đã là

nguyên nhân dẫn đến sự đổ vỡ, nhưng chắn chắc, ngân hàng sẽ phải bỏ ra một khoản chi

phí lớn để ứng phó với một cú sốc thanh khoản khó lường trước. Và điều đó sẽ làm giảm

đáng kể lợi nhuận của ngân hàng. Trên thực tế, ta đã thấy rất nhiều các vụ rút tiền gửi ồ

ạt của người dân, điển hình gần đây là 21/08/2012, người dân ồ ạt rút tiền gửi tại ngân

hàng ACB (Ngân hàng TMCP Á Châu) trước việc nguyên chủ tịch HĐQT ngân hàng

ACB - Nguyễn Đức Kiên (bầu Kiên) đã bị Cơ quan cảnh sát điều tra Bộ Công an bắt

giam về hành vi "kinh doanh trái phép" theo điều 159 - Bộ Luật Hình sự vào 20/08/2012.

Hoặc gần hơn nữa, sự việc xảy ra tại Ngân hàng TMCP Đông Á vào năm 2015, 4 ngày

từ 14-18/08 (trừ Chủ nhật), chênh lệch số tiền gửi vào và rút ra trong tài khoản tiền gửi

tiết kiệm và thanh toán qua tài khoản ngân hàng bị âm 4.834 tỷ đồng (trong đó tiền rút ra

15.424 tỷ đồng và gửi vào là gần 10.592 tỷ đồng), số vàng giữ hộ trong bốn ngày cũng

sụt giảm hơn 7.400 lượng trước lệnh kiểm soát đặc biệt của Ngân hàng Nhà nước ngày

14/08 dẫn đến quyết định đình chỉ chức danh Tổng giám đốc Ngân hàng TMCP Đông Á -

ông Trần Phương Bình.

Mặt khác, tổng cung thanh khoản hiếm khi bằng tổng cầu thanh khoản của các ngân

hàng. Việc thiếu hụt tiền trong thanh khoản đã là một nỗi lo lớn đối với ngân hàng, nhưng

Page 33: MUÏC LUÏC1).pdfdoanh nghiệp có hàng hóa xuất khẩu sang 4 nước ASEAN bao gồm Lào, Philippines, Indonesia và Thái Lan. Cơ chế TCNXXHH có những đặc điểm

33 nghiªn cøu khoa häc

Sinh viªn

TAØI CHÍNH DOANH NGHIEÄP Taäp 02/2016

“dư thừa” thanh khoản cũng được xem là một rủi ro không nhỏ. Việc dư thừa vốn, dư thừa

tiền sẽ gây ra tình trạng ứ đọng vốn, tiền không được đưa vào kinh doanh, mất đi các cơ

hội đầu tư, và hệ quả của nó là việc các ngân hàng cần tìm ra các nguồn để cho vay, tuy

nhiên bài toán khó thực sự đó là nguồn cho vay nào là an toàn, hợp lý và hứa hẹn các mức

sinh lời hấp dẫn và khả năng thu hồi nợ cao.

Vậy những bất cập trên xuất phát từ những nguyên nhân gì?

Nguyên nhân dẫn đến rủi ro trong thanh khoản đối với các NHTM ở Việt Nam hiện

nay.

Bất cứ một vấn đề nào cũng cần được xem xét ở các khía cạnh, các đối tượng liên

quan đến vấn đề để có được cái nhìn toàn diện nhất.

Thứ nhất, nguyên nhân từ phía các NHTM:

Một là, thời gian qua Ngân hàng Thương mại đã tăng trưởng tín dụng quá nóng. Sự

tăng trưởng tín dụng quá nóng của các Ngân hàng Thương mại đi kèm với chính sách đầu

tư không hợp lý, hoặc đầu tư trái ngành như đầu tư vào bất động sản hay điện lực… chạy

theo lợi nhuận sẽ phát sinh rủi ro cao khi thị trường đóng băng hoặc khủng hoảng, tạo sự

mất cân đối về kỳ hạn giữa tài sản có và tài sản nợ do ngân hàng đã sử dụng quá nhiều

nguồn vốn ngắn hạn để cho vay dài hạn. Chính điều này đã tạo ra sự rủi ro thanh khoản

cao đối với ngân hàng thương mại. Theo thống kê trên cafef.vn, “từ tháng 2/2015, các

Ngân hàng Thương mại dường như đang mạo hiểm hơn với vấn đề thanh khoản, khi đẩy

mạnh sử dụng vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn, tính đến 31/7/2015, khối ngân hàng

thương mại nhà nước đã nâng cao tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn, lên tới

31,95%, trong khi cùng kỳ 2014 chỉ ở mức 24,26%. Trước đó, xu hướng này cũng đã thể

hiện ở khối Ngân hàng Thương mại cổ phần, đến tháng 7/2015 đã lên 33,08%, cùng kỳ

2014 chỉ 20,78%”.

Hai là, công tác dự báo và phân tích thị trường của NHTM Việt Nam còn nhiều hạn

chế. Đặc biệt đó là tình trạng các NHTM trong nước còn chưa linh hoạt, bị ảnh hưởng

nhiều vào cơ chế nhà nước; dẫn đến năng lực cạnh tranh kém đáng kể so với các ngân

hàng nước ngoài, khi họ thực hiện vô cùng gắt gao và nghiêm túc đối với các công tác này,

đảm bảo được độ an toàn trong kinh doanh.

Ba là, tính liên kết hệ thống giữa các NHTM để đảm bảo an toàn thanh toán còn

yếu. Hệ thống các NHTM được coi như một chuỗi các mắt xích, nếu chỉ một mắt xích xảy

ra vấn đề cũng ảnh hưởng tới toàn hệ thống. Các NHTM tại Việt Nam hiện nay chưa thực

sự gắn kết, tạo ra những kẽ hở cạnh tranh không lành mạnh, khách hàng gửi tiền có thể rút

tiền từ NHTM này gửi sang NHTM khác, nhất là khi sự việc này xảy ra nhiều, gây hoang

mang, rối loạn về tính thanh khoản trên toàn hệ thống.

Page 34: MUÏC LUÏC1).pdfdoanh nghiệp có hàng hóa xuất khẩu sang 4 nước ASEAN bao gồm Lào, Philippines, Indonesia và Thái Lan. Cơ chế TCNXXHH có những đặc điểm

34 nghiªn cøu khoa häc

Sinh viªn

Taäp 02/2016 TAØI CHÍNH DOANH NGHIEÄP

Thứ hai, nguyên nhân từ các cơ quan chức năng và quản lý Nhà Nước.

Như rất nhiều các rủi ro trong nền kinh tế khác, rủi ro thanh khoản cũng một phần

xuất phát từ cơ chế quản lý chưa thực sự công khai, nghiêm minh, gắt gao của các cơ quan

chức năng và quản lý Nhà nước, chưa thực sự đảm bảo được tính an toàn trong kinh doanh

của các NHTM. Ngoài ra hệ thống pháp luật chưa thực sự đầy đủ để bảo vệ tối đa quyền

và nghĩa vụ của các NHTM.

Thứ ba, nguyên nhân từ các đối tượng khác trong nền kinh tế:

Trong điều kiện thông tin bất cân xứng, lại chưa minh bạch, một số khách hàng (kể

cả pháp nhân) đã rút tiền ra khỏi ngân hàng này và chuyển sang ngân hàng khác, dân cư

rút tiền để mua vàng, mua đô la Mỹ để tích trữ…đã làm tăng tính bất ổn của thị trường,

nội và ngoại tệ, gây khó khăn cho chính khách hàng đã và đang sử dụng dịch vụ gửi và

vay tiền tại ngân hàng. Ngoài ra, còn có nhiều nguyên nhân như: do các giao dịch bằng

ngoại tệ tại các NHTM Việt Nam chủ yếu tập trung vào một loại ngoại tệ là USD; những

tác động trực tiếp từ các loại rủi ro khác trong hoạt động ngân hàng cũng gây ảnh hưởng

không nhỏ tới rủi ro thanh khoản; hiện tượng một số tập đoàn, Tổng công ty Nhà nước

chuyển tiền hoặc rút tiền với khối lượng lớn; yếu kém trong công tác kế hoạch hóa và quản

trị điều hành…

Cuối cùng, các biện pháp có thể áp dụng để đảm bảo tính ổn định trong thanh khoản

của các NHTM tại Việt Nam hiện nay.

Xuất phát từ những nguyên nhân đã đề cập trên, những biện pháp có thể đề xuất để

góp phần đảm bảo tính ổn định trong thanh khoản của các NHTM hiện nay như sau:

Một là, đối với hệ thống các Ngân hàng:

Về phía Ngân hàng Nhà nước (NHNN): NHNN cần siết chặt quản lý mức độ tăng

trưởng tín dụng qua các năm của các NHTM, ngoài ra cần đặt ra một mức tỷ lệ hợp lý giữa

cho vay và huy động vốn ngăn ngừa tình trạng tính thanh khoản suy yếu. Hơn nữa, NHNN

cần có những chính sách hỗ trợ cho các NHTM, đồng thời có biện pháp gắn kết các

NHTM với nhau để bên cạnh việc cạnh tranh lành mạnh còn có thể đảm bảo tính bền vững

của hệ thống.

Về phía NHTM: Hạn chế mức tăng trưởng tín dụng ở mức vừa phải, vừa điều hòa

bình ổn giữa nguồn tiền đưa vào kinh doanh cũng như nguồn tiền sẵn sàng thanh toán,

không chạy theo chỉ tiêu để “lãng quên” đi chất lượng tín dụng. Để có được như vậy, ban

lãnh đạo quản lý điều hành NHTM cần có những chiến lược kinh doanh hợp lý với từng

hiện trạng thực tại của NHTM cũng như bối cảnh nền kinh tế, sự biến động của lãi suất…

Mặt khác, NHTM cần nâng cao chất lượng phân tích dự báo thị trường, điều này có thể

thực hiện qua việc nâng cao chuyên môn, nghiệp vụ của đội ngũ cán bộ, nhân viên, nhất là

những người giữ chức vụ trưởng nhóm kinh doanh… Đặc biệt, các NHTM cần tự ý thức

Page 35: MUÏC LUÏC1).pdfdoanh nghiệp có hàng hóa xuất khẩu sang 4 nước ASEAN bao gồm Lào, Philippines, Indonesia và Thái Lan. Cơ chế TCNXXHH có những đặc điểm

35 nghiªn cøu khoa häc

Sinh viªn

TAØI CHÍNH DOANH NGHIEÄP Taäp 02/2016

được sự ảnh hưởng của mỗi NHTM đến hệ thống, cần nâng cao tư tưởng cạnh tranh lành

mạnh nhưng cũng hợp tác, liên kết, hỗ trợ cùng phát triển.

Về phía các cơ quan chức năng và quản lý Nhà nước: Đây cũng là công việc mà các

cơ quan chức năng và quản lý Nhà nước cần làm đối với mọi tình hình nền kinh tế, đó là

bổ sung hoàn thiện hơn nữa hệ thống pháp luật, nâng cao việc kiểm tra, giám sát mọi hoạt

động, quá trình kinh doanh của NHTM, đề ra biện pháp xử lý kịp thời cũng như xử lý công

khai, minh bạch, công bằng đối với mọi hành vi thực hiện trái pháp luật, gây tổn hại đến

quá trình kinh doanh.

Về phía cá nhân người dân, tổ chức khác: Đặc biệt là đối với các khách hàng là cá

nhân, tổ chức gửi tiền, hoặc vay vốn, cần luôn luôn tăng cường vốn hiểu biết, kiến thức về

kinh tế, tài chính, tránh hoang mang, hiểu lầm trước những thông tin, tin đồn chưa rõ

nguồn gốc, tránh dẫn đến việc rút tiền ồ ạt, mất niềm tin vào hệ thống ngân hàng, gây

những cú sốc tài chính cho các ngân hàng.

Tiền được coi là đối tượng kinh doanh đặc biệt, vì vậy nó mang những tính chất

nhạy cảm rất lớn, tiềm tàng rất nhiều rủi ro, nhất là đối với các NHTM khi luôn đứng trước

các nguy cơ rủi ro thanh khoản. Vì vậy, mỗi một NHTM phải tự chú trọng điều tiết được

chính sách kinh doanh hợp lý, cũng như hợp tác, cùng nhau cạnh tranh lành mạnh, cùng

nhau phát triển. Tuy nhiên, đây là một bài toán khó không chỉ đối với NHTM mà là một

vấn đề kinh doanh không dễ với tất cả các thành phần kinh tế tại mọi thời điểm.

Tài liệu tham khảo:

http://cafef.vn/tai-chinh-ngan-hang/ngan-hang-dang-mao-hiem-voi-thanh-khoan-

20150914090737645.chn

http://vietnamnet.vn/vn/kinh-te/257879/ngay-dinh-menh-cua-hai-sep-ngan-hang-dau-

bac.html.

Thư giãn:

Sinh viên lý sự

Không ăn sáng không phải vì không có tiền ăn sáng, mà vì muốn tiết kiệm thời gian cho việc… ngủ.

Khi quyết định không tấn công nàng nữa, không phải vì chàng không có duyên, không có năng khiếu, không đào hoa, không kiên trì, có đối thủ nặng ký… mà bởi một lý do đơn giản: một bông hồng Đà Lạt giá 20.000 đồng!

Khi ta cắt mái đầu… đinh, hay xén đứt mái tóc dài chấm lưng… không phải vì ta ăn chơi đua đòi, mốt này kiểu nọ, mà vì muốn tiết kiệm nước và dầu gội đầu.

Page 36: MUÏC LUÏC1).pdfdoanh nghiệp có hàng hóa xuất khẩu sang 4 nước ASEAN bao gồm Lào, Philippines, Indonesia và Thái Lan. Cơ chế TCNXXHH có những đặc điểm

36 nghiªn cøu khoa häc

Sinh viªn

Taäp 02/2016 TAØI CHÍNH DOANH NGHIEÄP

Bảo hiểm xã hội - Có cần đa dạng hoá

các giải pháp?

Tạ Thị Hồng Hoa - CQ50/21.14

au 20 năm nỗ lực phấn đấu, Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam đang ngày một

lớn mạnh và phát triển. Ngành BHXH đã đạt được những bước tiến vững chắc, với

những kết quả khá toàn diện, nổi bật. Trong nhiều năm qua, BHXH Việt Nam

không chỉ triển khai hiệu quả việc phát triển đối tượng tham gia, chăm lo tốt cho các đối

tượng thụ hưởng chính sách, không ngừng cải tiến quy trình, nâng cao chất lượng hiệu quả

phục vụ, mà còn đề xuất với Chính phủ và Quốc hội sửa đổi các nội dung của Luật BHXH,

Luật BHYT đi vào cuộc sống, thực sự trở thành những chính sách trụ cột của hệ thống an

sinh xã hội hiện nay.

Đặc trưng của BHXH không chỉ là bảo hiểm hưu trí mà còn bao hàm bảo hiểm y tế,

tai nạn, thất nghiệp, thai sản... Về bản chất, có thể coi BHXH là một chính sách an sinh xã

hội trong đó mọi người bắt buộc phải tham gia tiết kiệm nhằm phòng ngừa, bù đắp những

rủi ro kinh tế có thể xảy ra trong tương lai. Các doanh nghiệp, đôi khi cả ngân sách nhà

nước cùng trích một phần thu nhập để nộp vào Quỹ BHXH.

Người lao động có thể nhận lại khoản này từ quỹ để lo cho mình khi nghỉ hưu, hoặc

gặp các tai ương, bệnh tật. BHXH cũng khác với trợ cấp vì nó dựa trên cơ chế tự chủ tài

chính, các bên hưởng lợi đều phải đóng góp, trong khi với các chính sách trợ cấp của chính

phủ thì bên hưởng lợi không phải trực tiếp đóng góp. Tuy đã ra đời từ lâu và phổ cập trên

phạm vi toàn cầu, nhưng chính sách BHXH vẫn là một trong những chính sách gây ra

nhiều tranh cãi nhất. Có hai lí do biện minh cho sự cần thiết của BHXH đó là:

Thứ nhất, trong xã hội có nhiều người có thói quen tiêu xài phung phí khi còn trẻ

để rồi khi về già hay rơi vào hoàn cảnh ốm yếu, bệnh tật sẽ lâm vào túng thiếu, tạo gánh

nặng lớn cho xã hội. Do vậy, nhà nước cần can thiệp cưỡng ép mọi người tiết kiệm vì

chính bản thân họ trong tương lai.

Thứ hai, BHXH còn có mục tiêu tái phân phối thu nhập nhằm hỗ trợ người nghèo

và các nhóm thiệt thòi, yếu thế trong xã hội như phụ nữ, người dân tộc thiểu số, người

khuyết tật… để bù đắp phần nào những tổn thất họ gánh chịu trong cuộc sống.

Tuy nhiên, ý tưởng về BHXH bắt buộc cũng hứng chịu nhiều chỉ trích.

Thứ nhất, việc đóng BHXH sẽ đổ dồn gánh nặng lên vai người lao động, gây khó

khăn cho họ ngay ở hiện tại trong khi lợi ích ở tương lai là không chắc chắn. Tuy trên danh

S

Page 37: MUÏC LUÏC1).pdfdoanh nghiệp có hàng hóa xuất khẩu sang 4 nước ASEAN bao gồm Lào, Philippines, Indonesia và Thái Lan. Cơ chế TCNXXHH có những đặc điểm

37 nghiªn cøu khoa häc

Sinh viªn

TAØI CHÍNH DOANH NGHIEÄP Taäp 02/2016

nghĩa, cả người sử dụng lao động và người lao động đều cùng gánh chi phí BHXH, nhưng

thường thì người sử dụng sẽ có động cơ trừ khoản đóng góp của doanh nghiệp vào thẳng

lương của nhân viên, tức trả lương thấp hơn mức lẽ ra phải trả. Ngoài ra yếu tố lạm phát,

các chu kỳ kinh tế có thể tước đoạt phần lớn lợi ích của người đóng bảo hiểm.

Thứ hai, sự tái phân phối thu nhập thực chất chỉ là chuyển tiền giữa túi của những

người thuộc tầng lớp giàu và trung lưu - những người có việc làm chính thức. Người

nghèo chỉ hưởng lợi rất ít, thậm chí là tác động ngược của quá trình này, bởi vì chi phí bảo

hiểm có thể khiến doanh nghiệp cắt giảm việc làm, dẫn đến tăng thất nghiệp và giá cả.

Thứ ba, BHXH bắt buộc gây ra chi phí áp đặt khổng lồ và tạo ra bộ máy quản lý

quan liêu không hiệu quả.

Thứ tư, chính sách BHXH có thể dễ bị lạm dụng bởi các nhiệm kì chính trị. Các

chính phủ theo chủ nghĩa dân túy có thể gia tăng thật nhiều các chính sách an sinh xã hội,

hứa hẹn các lợi ích dễ dàng nhận thấy để đổi lấy lá phiếu của người dân. Tuy nhiên, các

phí tổn khổng lồ của các chính sách đó thì thường bị che đậy hoặc đẩy lùi thời hạn trả cho

thế hệ tương lai. Cuối cùng, việc này gây ra sự sụp đổ và bất ổn kinh tế vĩ mô trong dài

hạn. Sự sụp đổ của nền kinh tế Hy Lạp là một ví dụ sống động về một nhà nước sa vào

khủng hoảng nợ công trầm trọng vì theo đuổi những chính sách phúc lợi xã hội phóng túng

của mình.

Không mặn mà với BHXH có phải vì thiếu niềm tin?

Đầu tiên phải khẳng định rằng, chính sách hạn chế chi trả một lần đối với BHXH

như trong điều 60 của Luật BHXH phù hợp với mục tiêu cơ bản của BHXH vì nó thúc đẩy

sự tiết kiệm nhằm bảo đảm an sinh lâu dài cho người lao động. Nếu sửa đổi luật theo

hướng người lao động được tự do rút một lần khoản BHXH mà họ đóng thì việc đóng

BHXH không còn nhiều ý nghĩa. Thực tế những gì vừa diễn ra ở Công ty PouYuen chỉ

thêm một lần nữa khẳng định sự bất cập vốn đã tồn tại của chính sách BHXH Việt Nam.

Theo VCCI, hiện nay có đến 50% số doanh nghiệp trốn đóng BHXH, chưa kể số lượng

lớn doanh nghiệp nợ đọng, chây ỳ. Còn theo báo cáo của BHXH Việt Nam, tính đến nay,

cả nước có hơn 47.315 đơn vị kinh tế và tổ chức còn nợ tiền BHXH của gần 674.000

lao động, với số tiền nợ là 11.562 tỉ đồng.

Rõ ràng là người lao động và người sử dụng lao động không mặn mà với BHXH và

cũng không muốn đóng BHXH trong thời gian lâu dài để đảm bảo cuộc sống khi về hưu.

Thứ nhất, do người dân thiếu niềm tin vào sự ổn định của nền kinh tế. Từ năm 1986

đến nay, Việt Nam đã trải qua ba đợt lạm phát cao, cao nhất là lạm phát phi mã năm 1986,

ở mức 77,47% và gần đây nhất là lạm phát 22,97% năm 2007. Lạm phát ăn mòn giá trị của

tiền gửi. Đó là lý do tại sao các phương tiện khác để bảo tồn đồng vốn như vàng, đô la Mỹ,

bất động sản, rất được ưa chuộng trên thị trường Việt Nam.

Page 38: MUÏC LUÏC1).pdfdoanh nghiệp có hàng hóa xuất khẩu sang 4 nước ASEAN bao gồm Lào, Philippines, Indonesia và Thái Lan. Cơ chế TCNXXHH có những đặc điểm

38 nghiªn cøu khoa häc

Sinh viªn

Taäp 02/2016 TAØI CHÍNH DOANH NGHIEÄP

Thứ hai, do đặc trưng Việt Nam đang chuyển đổi cơ cấu kinh tế, người lao động di

cư nhiều từ nông thôn ra thành thị, đa số chọn các công việc ngắn hạn, mùa vụ, thu nhập

thấp nên nhu cầu đóng bảo hiểm không cao và cũng không muốn đóng lâu.

Thứ ba, cơ chế tổ chức quỹ BHXH không khuyến khích các khu vực tư tham gia do

thiếu minh bạch, thủ tục nhiêu khê, hạn chế về chế tài xử phạt, và sự thiếu công bằng trong

đóng góp bảo hiểm giữa các khu vực công và khu vực tư.

Yếu tố cuối cùng, Việt Nam có truyền thống nương tựa gia đình, người về hưu

thường nương tựa tuổi già nơi con, cháu. Do đó, việc đóng để hưởng BHXH không cấp

thiết như các nước phương Tây.

Có cần thay đổi theo điều kiện đặc thù?

Chính sách BHXH được thiết kế với mục đích tốt nhưng để áp dụng thành công và

tạo bước tiến bộ cho cuộc sống của người dân, cần thay đổi sao cho phù hợp với những

điều kiện đặc thù tại Việt Nam. Để thúc đẩy tính hiệu quả cho chính sách BHXH, cần cải

thiện niềm tin của doanh nghiệp nói chung với BHXH và với triển vọng kinh tế. Để làm

việc này, có thể thực hiện các giải pháp ngắn hạn và giải pháp dài hạn.

Về ngắn hạn, trước tiên cần minh bạch hóa việc quản trị, sử dụng Quỹ BHXH, giảm

tối đa rủi ro và chi phí vận hành. Ngoài ra, theo kinh nghiệm Thái Lan, Chính phủ có thể

thuê một công ty quản lý quỹ tư nhân để quản lý và đầu tư quỹ này một cách hiệu quả và

chuyên nghiệp hơn. Khi được quản lý minh bạch, sinh lời thì doanh nghiệp, người lao

động sẽ an tâm và tự nguyện đóng góp BHXH nhiều hơn.

Thứ hai, cần giảm các thủ tục hành chính quan liêu trong việc đóng BHXH và thụ

hưởng BHXH, đặc biệt là ở lĩnh vực bảo hiểm y tế.

Thứ ba, có thể đưa ra các lựa chọn linh hoạt trong việc rút quỹ BHXH một lần hoặc

sau kì hạn. Có thể đưa ra các mức đóng góp với tỷ lệ khác nhau gắn với quyền chọn rút

bảo hiểm một lần. Nhiều lựa chọn hơn, người lao động và doanh nghiệp sẽ dễ dàng điều

chỉnh theo điều kiện thực tế của mình và tăng động lực đóng quỹ của họ.

Về dài hạn, cần cho phép tư nhân tham gia đầu tư xây dựng các quỹ BHXH để quản

trị nguồn đóng góp của người tham gia hiệu quả hơn. Người lao động có thể lựa chọn tham

gia các quỹ bảo hiểm tư nhân này thay vì buộc phải tham gia Quỹ BHXH của Nhà nước.

Sự cạnh tranh giữa các quỹ BHXH này sẽ hứa hẹn mang lại nhiều lựa chọn và lợi ích hơn

cho người lao động.

Tài liệu tham khảo:

http://www.baohiemxahoi.gov.vn/

http://www.baohiemxahoi.gov.vn/?u=nws&su=d&cid=384&id=11886

http://www.tapchitaichinh.vn/nghien-cuu-trao-doi/trao-doi---binh-luan/nhieu-kien-nghi-giai-quyet-nguy-co-vo-quy-bao-hiem-xa-hoi-55121.html.

Page 39: MUÏC LUÏC1).pdfdoanh nghiệp có hàng hóa xuất khẩu sang 4 nước ASEAN bao gồm Lào, Philippines, Indonesia và Thái Lan. Cơ chế TCNXXHH có những đặc điểm

39 nghiªn cøu khoa häc

Sinh viªn

TAØI CHÍNH DOANH NGHIEÄP Taäp 02/2016

Tự chủ tài chính tại các trường

đại học công lập

Hà Quỳnh Anh - CQ51/01.01

hát triển giáo dục và đào tạo cùng với khoa học và công nghệ được xác định là

quốc sách hàng đầu, đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho phát triên. Trong những

năm qua, mặc dù điều kiện đất nước và ngân sách nhà nước còn nhiều khó khăn,

Nhà nước vẫn quan tâm dành một tỷ lệ ngân sách đáng kể để đầu tư cho giáo dục. Với

nguồn ngân sách đó, lĩnh vực giáo dục và đào tạo đã đạt được những kết quả đáng khích

lệ. Tuy nhiên, trên thực tế cũng tồn tại nhiều bất cập như: quản lý ngân sách giáo dục rất

phân tán, mức chi đầu tư xây dựng cơ bản còn rất thấp so với nhu cầu, định mức phân bổ

ngân sách chưa gắn chặt với các tiêu chí đảm bảo chất lượng đào tạo, chế độ học phí còn

thấp không phù họp với mặt bằng giá cả, việc quản lý các nguồn thu tại các cơ sở giáo dục

còn chưa được kiếm soát. Cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm về nhiệm vụ, tổ chức bộ máy

và tài chính trong các cơ sở giáo dục công lập nhìn chung còn nhiều hạn chế về tác dụng...

Nghị định 10/2002/NĐ-CP và sau này Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25/4/2006

của Chính phủ quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức

bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập và Thông tư số

71/2006/TT-BTC ngày 09/8/2006 hướng dẫn thực hiện Nghị định 43/2006/NĐ-CP ra đời,

đã tạo ra những chuyên biến tích cực trong công tác quản lý tài chính của các đơn vị sự

nghiệp có thu, chuyển đổi cơ chế tài chính của các cơ sở giáo dục - đào tạo theo hướng tự

chủ, lấy nguồn thu sự nghiệp để bù đắp chi phí cho đơn vị, tăng thu nhập cho người lao

động, giảm bớt gánh nặng cho ngân sách nhà nước. Có nghĩa là:

Tự chủ trong quản lý và khai thác các nguồn thu

Nguồn thu là những khoản kinh phí nhà trường nhận được không phải hoàn trả.

Theo luật pháp, nó được dùng cho việc triển khai hoạt động đào tạo, NCKH và các hoạt

động khác của nhà trường. Nó bao gồm:

1. Nguồn thu từ ngân sách cấp cho chi thường xuyên, chương trình mục tiêu quốc

gia, NCKH, đầu tư XDCB và các loại kinh phí khác như tinh giản biên chế; đào tạo lại;

kinh phí đối ứng; thực hiện các nhiệm vụ đặt hàng của nhà nước (như điều tra, quy hoạch,

khảo sát); kinh phí y tế; xây dựng cơ sở hạ tầng (điện, nước, đường giao thông); ký túc xá

sinh viên... Các nguồn thu này được quản lý, sử dụng theo sự phân loại dự toán chi tiêu

của nhà nước.

P

Page 40: MUÏC LUÏC1).pdfdoanh nghiệp có hàng hóa xuất khẩu sang 4 nước ASEAN bao gồm Lào, Philippines, Indonesia và Thái Lan. Cơ chế TCNXXHH có những đặc điểm

40 nghiªn cøu khoa häc

Sinh viªn

Taäp 02/2016 TAØI CHÍNH DOANH NGHIEÄP

2. Nguồn thu hoạt động sự nghiệp là các khoản thu nhận được từ thu phí, lệ phí của

người học theo quy định của pháp luật; khoản thu hoạt động dịch vụ (hợp đông giảng dạy,

tư vấn, chuyển giao KHCN và các hoạt động phụ trợ có tính chất thương mại); tiền lãi chia

từ hoạt động liên doanh, liên kết, tiền gửi ngân hàng; thu nhập do các đơn vị trực thuộc

nộp lên; thu nhập khác như tiền thư viện, ký túc xá SV...

3. Nguồn thu từ nguồn viện trợ, tài trợ, quà biếu, cho, tặng theo quy định của

pháp luật.

4. Nguồn thu khác là nguồn thu ngoài phạm vi quy định nói trên như vốn vay tín

dụng, vốn huy động của CBVC, vốn liên doanh và liên kết.

Trong TCTC yêu cầu các trường quản lý và khai thác các nguồn thu theo đúng chế

độ, đúng phạm vi, định mức, sử dụng phiếu thu phù hợp, phải đưa vào dự toán và được

quản lý hạch toán đúng pháp luật. Các khoản thu đảm bảo tính công khai, minh bạch, kết

hợp chặt chẽ giữa yếu tố thẩm quyền và trách nhiệm. Những khoản thu theo quy định thì

nhà trường có nghĩa vụ thu đúng, thu đủ. Hoạt động có tính đặc thù, phục vụ nhu cầu XH,

hoạt động SXKD, cung ứng dịch vụ, liên doanh liên kết thì các trường tự quyết định mức

thu theo nguyên tắc bù đắp đủ chi phí và có tích luỹ...

Tự chủ trong quản lý chi tiêu

Chi tiêu là chỉ các loại chi phí phát sinh khi các trường triển khai hoạt động, bao

gồm:

- Chi thường xuyên: Là những khoản chi hoạt động theo chức năng, nhiệm vụ được

giao; chi thu phí, lệ phí; chi hoạt động dịch vụ (kể cả thực hiện nghĩa vụ với NS, trích khấu

hao, trả vốn, trả lãi vay). Nội dung chi thường xuyên, bao gồm: chi tiền lương, tiền công,

phụ cấp, BHXH, học bổng, tiền thưởng; chi mua hàng hóa dịch vụ như điện nước, xăng

dầu, văn phòng phẩm, thông tin liên lạc, công tác phí, thuê mướn, sửa chữa nhỏ, mua vật

tư phục vụ đào tạo... và những chi phí khác.

- Chi không thường xuyên: Là những khoản chi thực hiện nhiệm vụ KHCN; đào tạo

lại; chương trình mục tiêu quốc gia; nhiệm vụ nhà nước đặt hàng (điều tra, quy hoạch,

khảo sát.); vốn đối ứng dự án có nguồn vốn nước ngoài; thực hiện nhiệm vụ đột xuất do

cấp có thẩm quyền giao; tinh giản biên chế; đầu tư XDCB, mua sắm thiết bị, sửa chữa lớn;

hoạt động liên doanh, liên kết và chi khác theo quy định.

Yêu cầu chi tiêu tài chính là các khoản chi của nhà trường phải dựa trên các tiêu

chuẩn, định mức khoa học, hợp lý; đảm bảo tiết kiệm, chính xác, trung thực, đúng số phát

sinh, đúng mục đích, phạm vi chi tiêu và hiệu quả sử dụng; chấp hành nghiêm chế độ tài

chính kế toán của nhà nước và nhà trường qui định.

Page 41: MUÏC LUÏC1).pdfdoanh nghiệp có hàng hóa xuất khẩu sang 4 nước ASEAN bao gồm Lào, Philippines, Indonesia và Thái Lan. Cơ chế TCNXXHH có những đặc điểm

41 nghiªn cøu khoa häc

Sinh viªn

TAØI CHÍNH DOANH NGHIEÄP Taäp 02/2016

Để tạo ra sự tự chủ trong chi tiêu thì các trường cần được giao quyền hạn rõ ràng

trong phân bổ nguồn lực để thực hiện cung cấp dịch vụ công một cách nhanh chóng, hiệu

quả nhất. Nhưng đi kèm với quyền hạn thì phải gắn trách nhiệm cụ thể, có như vậy ngân

sách nhà nước cũng như các nguồn lực khác phân bổ, cung cấp cho nhà trường mới được

sử dụng hợp lý, hiệu quả. Việc cân bằng giữa quyền quản lý và trách nhiệm là vấn đề cốt

lõi trong quản lý chi tiêu của các nhà trường.

Các trường được chuyển từ chế độ dự toán sang chế độ tự hạch toán: Nhà nước cần

xác định trường đại học công lập là một chủ thể độc lập, có quyền hạn, trách nhiệm rõ

ràng. Nó phải chịu sự giám sát của nội bộ, của nhà nước và toàn xã hội về chức năng,

nhiệm vụ, sứ mạng đang theo đuổi có phù hợp với qui luật vận động, nhu cầu phát triển

kinh tế xã hội đất nước. Do vậy trong quá trình hạch toán chi tiêu tài chính của nhà trường

phải đảm bảo tính độc lập và tính đặc thù riêng của nó.

Tự chủ trong quản lý và sử dụng tài sản của nhà trường

Được hiểu là: Các trường có trách nhiệm tăng cường quản lý, khai thác và nâng cao

hiệu suất, hiệu quả sử dụng tài sản cho việc thực hiện sứ mạng, nhiệm vụ được giao, đồng

thời góp phần tạo ra nguồn thu cho nhà trường.

Vì vậy, trong cơ chế tự chủ tài chính, Nhà nước cần giao cho các trường quyền

tự chủ mua sắm; sử dụng tài sản, đất đai để khai thác, mở rộng nguồn thu. Chẳng hạn như

việc mua sắm; sử dụng tài sản, đất đai có sẵn vào mục đích sản xuất, kinh doanh dịch vụ,

cho thuê, liên doanh, liên kết trên nguyên tắc hoàn thành nhiệm vụ chính trị được giao,

thực hiện đầy đủ nghĩa vụ tài chính với Nhà nước và phải bảo toàn, phát triển vốn, tài sản

được giao sử dụng. Nhà nước nên áp dụng chế độ tự chủ tài chính tại các trường công lập,

để các trường tự hạch toán theo khuôn khổ cho phép từ đó tự chủ không chỉ để thực hiện

mục tiêu đào tạo được nguồn nhân lực chất lượng cao, mà quan trọng hơn là tạo động lực

để nâng cao chất lượng giáo dục đại học, giúp hệ thống giáo dục đại học của Việt Nam

phát triển nhanh và bền vững.

Tài liệu tham khảo:

Lê Văn Ái, Lâm Bá Hòa (2010), “Chất lượng GDĐH nhân tố quyết định cho tăng trưởng kinh tế”, Kỷ yếu hội thảo khoa học “Mô hình tăng trưởng kinh tế Việt Nam: Thực trạng và lựa chọn cho giai đoạn 2011-2020”, NXB Đại học Kinh tế quốc dân,

Lê Văn Ái (2011), “Đổi mới cơ chế hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập”, Tạp chí nghiên cứu tài chính kế toán, số 11 (100), tr 6-9.

Đại An (2009), “Harvard bàn về khủng hoảng GDĐH VN”,

http://tuanvietnam.net/harvard-ban-ve-khung-hoang-giao-duc-dai-hoc-vn

http://baochinhphu.vn/Tin-noi-bat/Giao-quyen-tu-chu-cho-cac-truong-Dai-hoc-cong-lap/207154.vgp

Page 42: MUÏC LUÏC1).pdfdoanh nghiệp có hàng hóa xuất khẩu sang 4 nước ASEAN bao gồm Lào, Philippines, Indonesia và Thái Lan. Cơ chế TCNXXHH có những đặc điểm

42 nghiªn cøu khoa häc

Sinh viªn

Taäp 02/2016 TAØI CHÍNH DOANH NGHIEÄP

Rủi ro tín dụng bán lẻ, nguyên nhân

từ phía ngân hàng thương mại

và biện pháp giảm thiểu

Trần Doãn Hường - CQ52/15.02

ịch vụ bán lẻ của ngân hàng thương mại (NHTM) là các dịch vụ tài chính vô

hình được ngân hàng chuyển tới tận tay những đối tượng khách hàng là cá

nhân, hộ gia đình, doanh nghiệp nhỏ và vừa thông qua mạng lưới các kênh

phân phối đa dạng và hiệu quả. Các loại hình dịch vụ ngân hàng bán lẻ bao gồm: Huy

động vốn; cho vay; thanh toán qua ngân hàng; kinh doanh ngoại tệ; bảo lãnh và các loại

hình dịch vụ khác.

Rủi ro tín dụng là một trong những loại rủi ro phổ biến nhất trong hoạt động ngân

hàng, thường xuyên xảy ra và gây hậu quả nặng nề nhất đối với hoạt động của ngân hàng.

Vì các khoản cho vay thường chiếm quá nửa tổng giá trị tài sản và tạo ra nguồn thu chủ

yếu của ngân hàng. Rủi ro tín dụng là loại rủi ro phức tạp nhất, quản lý và phòng ngừa khó

khăn nhất, đặc biệt trong lĩnh vực bán lẻ. Nó đòi hỏi ngân hàng phải có những giải pháp

đồng bộ, hữu hiệu mới có thể hạn chế, ngăn ngừa bớt rủi ro, giảm tối thiểu những tổn thất

có thể xảy ra.

Các loại rủi ro tín dụng bán lẻ:

* Rủi ro giao dịch: là một hình thức của rủi ro tín dụng mà nguyên nhân phát sinh là

do những hạn chế trong quá trình giao dịch và xét duyệt cho vay, đánh giá khách hàng. Rủi

ro giao dịch có ba bộ phận chính là rủi ro lựa chọn, rủi ro bảo đảm và rủi ro nghiệp vụ.

+ Rủi ro lựa chọn: Là rủi ro có liên quan đến quá trình đánh giá và phân tích tín

dụng, khi ngân hàng lựa chọn những phương án vay vốn có hiệu quả để ra quyết định cho

vay.

+ Rủi ro bảo đảm phát sinh từ các tiêu chuẩn đảm bảo như các điều khoản trong hợp

đồng cho vay, các loại tài sản đảm bảo, chủ thể đảm bảo, hình thức đảm bảo và mức cho

vay trên giá trị của tài sản đảm bảo.

+ Rủi ro nghiệp vụ: Là rủi ro liên quan đến công tác quản lý khoản vay và hoạt động

cho vay, bao gồm cả việc sử dụng hệ thống xếp hạng rủi ro và kỹ thuật xử lý các khoản

vay có vấn đề.

D

Page 43: MUÏC LUÏC1).pdfdoanh nghiệp có hàng hóa xuất khẩu sang 4 nước ASEAN bao gồm Lào, Philippines, Indonesia và Thái Lan. Cơ chế TCNXXHH có những đặc điểm

43 nghiªn cøu khoa häc

Sinh viªn

TAØI CHÍNH DOANH NGHIEÄP Taäp 02/2016

* Rủi ro danh mục: Là một hình thức của rủi ro tín dụng mà nguyên nhân phát sinh

là do những hạn chế trong quản lý danh mục cho vay của ngân hàng, được phân chia thành

hai loại là rủi ro nội tại và rủi ro tập trung.

+ Rủi ro nội tại: xuất phát từ các yếu tố, các đặc điểm riêng có, mang tính riêng biệt

bên trong của mỗi chủ thể đi vay hoặc ngành, lĩnh vực kinh tế. Nó xuất phát từ đặc điểm

hoạt động hoặc đặc điểm sử dụng vốn của khách hàng vay vốn.

+ Rủi ro tập trung: Là trường hợp ngân hàng tập trung vốn cho vay quá nhiều đối

với một số khách hàng, cho vay quá nhiều doanh nghiệp hoạt động trong cùng một ngành,

lĩnh vực kinh tế; hoặc trong cùng một vùng địa lý nhất định; hoặc cùng một loại hình cho

vay có rủi ro cao.

Nguyên nhân của rủi ro tín dụng bán lẻ: Theo nghiên cứu của ngân hàng Stadard

Chartered, nguyên nhân chủ yếu của các khoản nợ có vấn đề xuất phát từ khách hàng

chiếm tỷ lệ cao nhất khoảng 56%, kế tiếp là nguyên nhân từ phía ngân hàng chiếm khoảng

27%, số còn lại là từ nguyên nhân hoàn cảnh khách quan. Các yếu tố thuộc các nhóm trên

vừa có tính độc lập tương đối, vừa quan hệ chặt chẽ và chi phối lẫn nhau, có thể làm cho

hoạt động của NHTM giảm thiểu được rủi ro, nâng cao chất lượng, hiệu quả tín dụng ngân

hàng. Nhưng chúng cũng có thể gây ra những tổn thất, thậm chí rất lớn, dẫn tới phá sản

của một hoặc một số NHTM. Chẳng hạn sự yếu kém, thiếu đồng bộ, thiếu nhất quán trong

cơ chế, chính sách cho vay, dẫn tới tình trạng cán bộ quản lý của NHTM, hoặc người đi

vay lợi dụng, đặc biệt nguy hại khi cán bộ nắm quyền lãnh đạo, chi phối hoạt động của

NHTM bị sa sút phẩm chất đạo đức nghề nghiệp.

Về phía các NHTM, ta thấy:

+ Trước tiên, rủi ro tín dụng bán lẻ xảy ra do sự yếu kém của đội ngũ cán bộ.

Rủi ro trong quản trị kinh doanh NHTM như một tất yếu là không thể tránh khỏi.

Song việc lựa chọn, bố trí sử dụng cán bộ, không đánh giá đúng năng lực cũng như phẩm

chất tư cách đạo đức nghề nghiệp thì sẽ dẫn đến sử dụng những cán bộ thiếu trung thực.

Chúng ta phải thừa nhận rằng ở đâu chú trọng đến công tác tín dụng, luôn tuân thủ các quy

trình từ xét duyệt cho vay, kiểm tra giám sát việc sử dụng tiền vay, thu hồi nợ, xử lý nợ

nghi ngờ, nợ xấu... luôn nêu cao phẩm chất đạo đức, tinh thần trách nhiệm của cán bộ thì ở

đó, chất lượng tín dụng cao và kiểm soát tốt, giảm thiểu rủi ro. Ngược lại, ở đâu sự quan

tâm chú trọng không đầy đủ đúng mức thì ở đó, chất lượng tín dụng thấp, rủi ro cao và

thậm chí mất cả cán bộ. Thực tế cho thấy, nhiều món vay kém chất lượng, tồn đọng không

có khả năng thu hồi và có nguy cơ mất trắng đều có nguyên nhân thẩm định sơ sài, hồ sơ

có vấn đề, thiếu kiểm tra kiểm soát. Điều đó một phần là do cán bộ làm công tác ngân

hàng, nhất là cán bộ tín dụng, non kém về trình độ, về năng lực nghiệp vụ, thiếu kinh

nghiệm thì sẽ không có khả năng xử lý thông tin và thẩm định dự án, đánh giá khách hàng

thiếu chính xác, xác định kỳ hạn của các khoản vay chưa phù hợp, không có khả năng theo

Page 44: MUÏC LUÏC1).pdfdoanh nghiệp có hàng hóa xuất khẩu sang 4 nước ASEAN bao gồm Lào, Philippines, Indonesia và Thái Lan. Cơ chế TCNXXHH có những đặc điểm

44 nghiªn cøu khoa häc

Sinh viªn

Taäp 02/2016 TAØI CHÍNH DOANH NGHIEÄP

dõi các khoản tín dụng đã cấp. Tuy nhiên còn một phần không nhỏ gây nên rủi ro tín dụng

là một bộ phận cán bộ tín dụng, cán bộ thẩm định... liên quan đến công tác cho vay bị sa

sút về phẩm chất đạo đức, thiếu trách nhiệm.

Tư chất đạo đức kém, thiếu tinh thần trách nhiệm làm cho con người dễ bị lôi cuốn

bởi những cám dỗ vật chất có thể hành động trái đạo lý, trái pháp luật, gây thiệt hại đáng

kể cho ngân hàng. Nhiều khi vì lợi ích cá nhân mà cán bộ tín dụng và thẩm định đã cố tình

làm sai còn cán bộ quản lý lại thiếu trách nhiệm dẫn tới khoản vay đó bị rủi ro cao.

Hay trường hợp một nhóm tập thể cán bộ quản lý trong công tác điều hành đã vô tình hoặc

cố ý làm sai mặc dù điều kiện khách hàng vay vốn có thể chưa hội tụ đủ, thậm chí không

đủ điều kiện và đã được cán bộ tín dụng thẩm định ghi rõ nguyên nhân trong báo cáo thẩm

định là không duyệt cho vay. Theo đó cán bộ quản lý đã bằng cách này hay cách khác,

hướng dẫn khách hàng hợp thức hoá hồ sơ, thậm chí còn yêu cầu cán bộ tín dụng, thẩm

định phải thực hiện theo ý kiến chỉ đạo.

+ Thứ hai là vấn đề chất lượng thông tin thấp.

Thông tin ở đây bao gồm cả thông tin tài chính và phi tài chính. Có thể khái quát là

những thông tin liên quan đến những hoạt động sản xuất kinh doanh trước đây và nhu cầu

trong hiện tại của khách hàng và những thông tin phản ánh trình độ, năng lực quản lý, uy

tín, quan hệ của khách hàng, tình hình kinh tế - xã hội, xu hướng phát triển, quan hệ cung

cầu, cạnh tranh của một ngành kinh doanh trên thị trường. Yêu cầu đối với thông tin là

phải chính xác, đầy đủ, kịp thời.

+ Thứ ba là nhân tố chính sách tín dụng của ngân hàng.

Chính sách tín dụng là hệ thống các chủ trương, định hướng quy định chi phối hoạt

động tín dụng nhằm sử dụng vốn hiệu quả nhất. Nếu chính sách tín dụng không phù hợp sẽ

làm giảm hiệu quả hoạt động của ngân hàng và có thể tạo ra nhiều rủi ro. Thí dụ như nhiều

ngân hàng lại quá chú trọng vào cho vay dựa trên tài sản thế chấp, chỉ đặt ra yêu cầu có thế

chấp đầy đủ là được nhận tín dụng, dẫn đến việc nới lỏng trong thẩm định cũng như giám

sát thực hiện hợp đồng; có khi một tài sản thế chấp được quay vốn nhiều lần để rút vốn

ngân hàng mà khách hàng đó không trung thực. Việc tập trung tín dụng cho một số khách

hàng truyền thống thoạt xem có thể an toàn nhưng thực ra một danh mục cấp tín dụng

thiếu đa dạng lại hàm chứa rất nhiều rủi ro khi “bỏ tất cả trứng vào một giỏ”. Các ngân

hàng có xu hướng muốn nhanh chóng tăng số dư nợ nhưng việc mở rộng tín dụng quá

nhanh cũng đe dọa gây tình trạng quá tải, vượt quá khả năng quản lý của ngân hàng.

Như vậy, một chính sách tín dụng thiếu linh hoạt, không phù hợp cũng là nguyên nhân

quan trọng làm tăng nguy cơ rủi ro tín dụng.

Một ảnh hưởng nữa góp phần quan trọng thêm mức độ rủi ro của các khoản tín dụng

là do các ngân hàng thường đưa ra các cam kết này hay cam kết khác buộc các khách hàng

Page 45: MUÏC LUÏC1).pdfdoanh nghiệp có hàng hóa xuất khẩu sang 4 nước ASEAN bao gồm Lào, Philippines, Indonesia và Thái Lan. Cơ chế TCNXXHH có những đặc điểm

45 nghiªn cøu khoa häc

Sinh viªn

TAØI CHÍNH DOANH NGHIEÄP Taäp 02/2016

phải thực hiện trong khi các cam kết đó không phù hợp với điều kiện thực tế của khách

hàng vay. Phần lớn các quy định trong hợp đồng tín dụng đều mang chế tài bảo vệ người

cho vay như: ngân hàng có quyền thay đổi lãi suất cho vay, kiểm tra tình hình tài chính, tài

sản đảm bảo tiền vay; đình chỉ cho vay và thu hồi nợ trước hạn; thu hồi nợ bằng các nguồn

khác nhau, bao gồm phát mại tài sản đảm bảo, kiểm tra tình hình tài chính, tài sản đảm bảo

tiền vay bất cứ lúc nào... Chính tính “áp đặt này” mà trong một số trường hợp, ngân hàng

cho vay xử lý các tình huống phát sinh một cách quan liêu, không sâu sát thực trạng,

không nắm bắt được toàn bộ nội dung và bản chất của sự việc. Việc đưa ra các quyết định

về số tiền cho vay, thời hạn cho vay... cũng dựa trên đánh giá chủ quan của Ngân hàng mà

chưa thực sự căn cứ vào nhu cầu và khả năng thực tế của khách hàng. Ngoài ra, các ngân

hàng còn chưa thực hiện nghiêm túc những nguyên tắc quản lý kinh tế tài chính, thể lệ tín

dụng; những nguyên tắc quy chế cầm cố, bảo lãnh, thế chấp... Nhiều ngân hàng chưa trích

lập hoặc trích lập dự phòng rủi ro chưa sát với mức độ rủi ro thực tế của đơn vị mình.

Như vậy, để giảm thiểu tối đa rủi ro tín dụng bán lẻ các NHTM cần: Sớm nghiên

cứu, xây dựng và đưa vào vận hành hệ thống xếp hạng phê duyệt tín dụng tự động cho

khách hàng cá nhân và doanh nghiệp nhỏ và vừa. Hiện nay, hầu hết các NHTM ở Việt

Nam sử dụng bộ chỉ tiêu xếp hạng tín dụng nội bộ theo phương pháp chuyên gia (do các

chuyên gia của Earn & Young tư vấn, xây dựng các tiêu chí đánh giá và khung điểm).

Hệ thống này có ưu điểm là dễ sử dụng, chi phí hợp lý, nhưng có độ chính xác không cao

(hệ số GINI đạt khoảng 30%) và không hỗ trợ cho việc phê duyệt tín dụng tự động.

Theo xu hướng chung trên thế giới, các ngân hàng đang triển khai áp dụng hệ thống xếp

hạng tín dụng CRA theo phương pháp thống kê số lớn, tức là dựa vào các số liệu lịch sử

của khách hàng, sử dụng phương pháp hồi quy để tính toán ra xác suất vỡ nợ (PD) đối với

một khách hàng. Đây là phương pháp tiên tiến, tiệm cận với các thông lệ quốc tế và theo

tiêu chuẩn Basel II, có độ chính xác cao (hệ số GINI đạt trên 70%). Bên cạnh đó, phần

mềm xếp hạng tín dụng còn hỗ trợ trong việc phê duyệt tín dụng tự động đối với những

khoản vay đơn giản, có tính đại trà như phát hành thẻ tín dụng cho khách hàng, vay tín

chấp bằng lương… nên giúp ngân hàng nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh, tiết kiệm

nguồn nhân lực.

Tài liệu tham khảo:

http://www.economy.com.vn

http://www.hsbc.com.vn

http://www.imf.org

http://vnexpress.net/

Page 46: MUÏC LUÏC1).pdfdoanh nghiệp có hàng hóa xuất khẩu sang 4 nước ASEAN bao gồm Lào, Philippines, Indonesia và Thái Lan. Cơ chế TCNXXHH có những đặc điểm

46 nghiªn cøu khoa häc

Sinh viªn

Taäp 02/2016 TAØI CHÍNH DOANH NGHIEÄP

Giải pháp tăng cường hỗ trợ

người nộp thuế qua ngân hàng

Phạm Vân Giang - CQ50/02.04

huế là một nguồn thu quan trọng của Ngân sách Nhà nước. Trong công tác quản

lý thu thuế, việc thu thuế sao cho đúng, đủ và công bằng cũng rất quan trọng.

Mục tiêu của quản lý thuế trong xã hội hiện đại là tăng tính tuân thủ tự nguyện

của thuế chứ không chỉ là đưa ra các hình thức xử phạt các đối tượng trốn và tránh thuế.

Để thực hiện mục tiêu này, cơ quan thuế không chỉ có nhiệm vụ theo dõi, giám sát, kiểm

tra, đôn đốc đối tượng nộp thuế thực hiện nghĩa vụ thuế, mà còn có trách nghiệm tạo ra

những điều kiện tốt nhất để đối tượng nộp thuế tự giác, chủ động thực hiện nghĩa vụ thuế

của mình. Với mục tiêu trên, có rất nhiều các biện pháp hỗ trợ người nộp thuế trong đó

phải kể đến việc hỗ trợ người nộp thuế qua ngân hàng.

Từng có con số đáng giật mình khi ước tính trung bình trong năm 2009, doanh

nghiệp Việt Nam phải dành tới 1.050 giờ làm việc cho các thủ tục về thuế với 32 lần nộp

thuế các loại, trong khi đó thời gian nộp thuế trung bình của DN trong khu vực chỉ là 227

giờ. Nhưng điều đó đã có sự thay đổi. Từ năm 2012 trở lại đây, với dịch vụ thu thuế qua

ngân hàng, thời gian nộp thuế đã giảm chỉ bằng 1/4 trước đó.

Việc nộp thuế qua ngân hàng không chỉ đáp ứng yêu cầu về nguồn thu của Ngân

sách Nhà nước mà còn giúp cho người nộp thuế thực hiện nghĩa vụ của mình một cách

nhanh chóng, thuận tiện, tiết kiệm được chi phí và thời gian đi lại, giúp cho các doanh

nghiệp có thể nộp các khoản thuế nội địa và thuế xuất nhập khẩu tại bất cứ địa điểm nào

bằng cách truy cập Internet hay đến các điểm thu nộp Ngân sách Nhà nước hay tại trụ sở

ngân hàng, từ đó giúp đơn giản thủ tục giấy tờ khi thực hiện nghĩa vụ thuế. Việc làm này

còn giúp cho những dự liệu thuế của khách hàng được kết nối trực tiếp với hệ thống thông

tin liên ngành của Bộ Tài chính, Kho bạc Nhà nước, Tổng cục Hải quan và Tổng cục Thuế

nên tính đồng bộ nhất quán và chuẩn hóa cao, giúp cho người nộp thuế có thể theo dõi, cập

nhật tình hình nộp thuế của mình và đồng thời được sử dụng các dịch vụ gia tăng khác của

ngân hàng. Từ đó tạo thuận lợi cho sự theo dõi của khách hàng và nâng cao độ chính xác

của giao dịch.

Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Nghị quyết số 19/NQ-CP ngày 12

tháng 3 năm 2015 của Thủ tướng Chính phủ về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu tiếp tục cải

thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia hai năm 2015-2016

và chỉ đạo của Lãnh đạo Bộ Tài chính đối với ngành Thuế trong năm 2015 triển khai nộp

T

Page 47: MUÏC LUÏC1).pdfdoanh nghiệp có hàng hóa xuất khẩu sang 4 nước ASEAN bao gồm Lào, Philippines, Indonesia và Thái Lan. Cơ chế TCNXXHH có những đặc điểm

47 nghiªn cøu khoa häc

Sinh viªn

TAØI CHÍNH DOANH NGHIEÄP Taäp 02/2016

thuế điện tử tại 63/63 Cục Thuế tỉnh, thành phố, đảm bảo hết năm 2015 có tối thiểu 90%

doanh nghiệp nộp thuế điện tử, toàn ngành thuế đang tích cực triển khai kế hoạch nhằm

thực hiện được mục tiêu trên.

Kết quả nộp thuế điện tử tính đến hết tháng 4/2015 ngành thuế đã đạt được kết quả

bước đầu trong giai đoạn triển khai dịch vụ nộp thuế điện tử (Gần 52.000 doanh nghiệp đã

đăng ký dịch vụ nộp thuế điện tử; gần 20.000 tỷ đồng tiền thuế được nộp thành công vào

Ngân sách Nhà nước). Tuy nhiên, với tỷ lệ số doanh nghiệp tham gia nộp thuế điện tử là

52.000 doanh nghiệp/tổng số gần 500.000 doanh nghiệp đang hoạt động (khoảng trên

10%), có thể nói đây là tỷ lệ chưa cao so với mong muốn của ngành Thuế.

Nguyên nhân chủ yếu ở đây có thể kể đến như việc các ngân hàng chưa đủ thời

gian để hoàn thiện hệ thống cơ sở hạ tầng để đáp ứng nhu cầu nộp thuế. Hiện tại Tổng

cục Thuế mới hợp tác được với 20 NHTM ở Việt Nam. Vì vậy, các doanh nghiệp mở tài

khoản tại 40 ngân hàng còn lại chưa có điều kiện để nộp thuế điện tử. Thứ hai, các doanh

nghiệp tại Việt Nam phần lớn là các doanh nghiệp vừa và nhỏ nên về kinh phí, trình độ

cũng như khả năng tiếp cận với dịch vụ mới còn hạn chế, tâm lý ngại thay đổi dẫn đến

nhiều doanh nghiệp vẫn chưa thực sự sẵn sàng. Ngoài ra, để thực hiện kê khai, nộp thuế

doanh nghiệp phải truy cập, sử dụng hai hệ thống khác nhau: kê khai thuế qua hệ thống

T-VAN; nộp thuế qua hệ thống nộp thuế điện tử của cơ quan thuế. Điều này gây nên sự

bất tiện cho các doanh nghiệp khi thực hiện nghĩa vụ đối với nhà nước. Không chỉ vậy,

do sự thuận tiện về mặt thời gian nộp thuế bất kể các ngày cuối tuần, lễ, tết… dẫn đến sự

quá tải của hệ thống khi các doanh nghiệp cùng nộp thuế vào thời điểm nộp tờ khai

tháng, quý, thời điểm quyết toán thuế… từ đó gây khó khăn trong việc thực hiện nộp

thuế tại thời điểm đó. Vì vậy, cần đưa ra các giải pháp thích đáng để giảm tải hệ thống

cũng như các giải pháp xử lý trong trường hợp doanh nghiệp không thực hiện kịp thời

nghĩa vụ nộp thuế vào Ngân sách Nhà nước.

Với những tiện ích thực sự của dịch vụ nộp thuế điện tử mang lại cho doanh nghiệp,

cơ quan thuế và các ngân hàng trong việc tham gia dịch vụ nộp thuế điện tử. Ngành Thuế

cần tập trung triển khai quyết liệt hơn nữa các giải pháp thì mới có thể hoàn thành được

mục tiêu mà Chính phủ, Bộ Tài chính giao cho ngành Thuế.

Xuất phát từ khó khăn trong việc triển khai dịch vụ nộp thuế qua ngân hàng, để hỗ

trợ cho người nộp thuế tiến hành nộp thuế qua ngân hàng một cách hiệu quả hơn, ngành

Thuế và ngân hàng có thể đưa ra các giải pháp như:

Thứ nhất, tăng cường công tác tuyên truyền, quảng cáo dịch vụ nộp thuế điện tử

đến người dân, doanh nghiệp. Giúp người dân, doanh nghiệp biết, hiểu lợi ích vượt trội

của hình thức nộp thuế qua ngân hàng và đặc biệt là nộp thuế Internet. Chẳng hạn như chủ

doanh nghiệp có thể đi công tác dài ngày, thậm chí ra nước ngoài vẫn có thể nộp thuế Thu

nhập doanh nghiệp, tránh vi phạm thời gian nộp thuế. Tuy nhiên, vẫn cần có sự cố gắng

Page 48: MUÏC LUÏC1).pdfdoanh nghiệp có hàng hóa xuất khẩu sang 4 nước ASEAN bao gồm Lào, Philippines, Indonesia và Thái Lan. Cơ chế TCNXXHH có những đặc điểm

48 nghiªn cøu khoa häc

Sinh viªn

Taäp 02/2016 TAØI CHÍNH DOANH NGHIEÄP

của hai bên là cơ quan quản lý thu và doanh nghiệp để việc thu thuế qua ngân hàng được

ứng dụng rộng rãi.

Thứ hai, xây dựng cơ chế ưu đãi về phí sử dụng dịch vụ tài khoản của ngân hàng để

thực hiện nộp thuế điện tử phối hợp với các tổ chức cung cấp chứng thư số (CA), có chính

sách giảm giá dịch vụ CA để khuyến khích doanh nghiệp tham gia dịch vụ nộp thuế điện

tử. Từ đó giúp cho người nộp thuế thấy được những lợi ích khi nộp thuế điện tử ở ngân

hàng, đáp ứng được lộ trình phát triển thực hiện chủ trương thanh toán không dùng tiền

mặt của Chính phủ.

Thứ ba, tăng cường thu thuế và giảm bớt nhân lực làm việc trực tiếp bằng các kênh

giao dịch hiện đại như: ATM, Internet Banking.

Thứ tư, nâng cao chất lượng dữ liệu đầu vào, thường xuyên cập nhật đầy đủ, kịp

thời, chính xác, về số phải thu do ngành chức năng cung cấp, để thuận lợi cho việc tổ chức

thu và đối chiếu số liệu giữa các cơ quan, đơn vị liên quan và đồng thời tăng tần suất cập

nhật thông tin về thuế nội địa để đáp ứng yêu cầu phục vụ khách hàng 24/24.

Thứ năm, tích cực chuẩn bị tốt về nhân lực, cơ sở hạ tầng, nghiệp vụ, công nghệ

thông tin, tổ chức tập huấn thường xuyên cho các đơn vị thuộc phạm vi triển khai và các

đơn vị có điều kiện triển khai thu thuế qua ngân hàng nhằm đơn giản hóa và giảm thiểu

thời gian, thủ tục cho người nộp thuế, đảm bảo xử lý dữ liệu thu Ngân sách Nhà nước kịp

thời và chính xác.

Thứ sáu, đa dạng hóa các kênh thanh toán cho người nộp thuế như giao dịch tại

quầy, Internet Banking, Mobile Banking và chính sách phi áp dụng ưu đãi trong toàn

hệ thống.

Thứ bảy, tích cực triển khai hợp tác với các NHTM trong việc nộp thuế điện tử.

Ngày 10/3/2015, Tổng cục Thuế đã ký kết thêm với 15 NHTM và tính cho đến nay đã có

20 NHTM tham gia triển khai dịch vụ nộp thuế điện tử.

Nhận thấy ý nghĩa quan trọng của việc thu thuế qua ngân hàng, ngành Thuế và các

ngân hàng đã và đang huy động toàn bộ nguồn lực trong ngành tập trung hoàn thành mục

tiêu mở rộng dịch vụ nộp thuế. Đồng thời đẩy mạnh và phối hợp đồng bộ các giải pháp

trọng tâm nhằm cung cấp một dịch vụ nộp thuế tiện ích đến với đông đảo người dân và

doanh nghiệp. Huy động tối đa nguồn lực xã hội vào công cuộc cải cách, hiện đại hóa

ngành Thuế.

Tài liệu tham khảo:

http://mof.gov.vn/portal/page/portal/mof_vn/ttsk/3312584?pers_id=2177092&item_id=163

304999&p_details=1

Page 49: MUÏC LUÏC1).pdfdoanh nghiệp có hàng hóa xuất khẩu sang 4 nước ASEAN bao gồm Lào, Philippines, Indonesia và Thái Lan. Cơ chế TCNXXHH có những đặc điểm

49 nghiªn cøu khoa häc

Sinh viªn

TAØI CHÍNH DOANH NGHIEÄP Taäp 02/2016

Những tín hiệu khả quan

trong tăng trưởng tín dụng

Đỗ Hoàng Thu - CQ50/15.02

ết quả tăng trưởng tín dụng trong những tháng đầu năm 2015 cho thấy, sự tham

gia tích cực của các ngân hàng thương mại và doanh nghiệp vào hoạt động kinh tế

đang mở ra triển vọng khả quan về bức tranh tín dụng trong những tháng cuối

năm và cả năm 2015.

Đẩy mạnh kết nối ngân hàng và doanh nghiệp

Theo báo cáo của NHNN, tính đến ngày 15/6/2015, tín dụng trong nền kinh tế tăng

5,78% so với đầu năm và tăng 18,98% so với cùng kỳ năm trước. Qua đó cho thấy một

tín hiệu khả quan rằng, tăng trưởng tín dụng không còn bị dồn áp lực vào những tháng

cuối năm.

Nguyên nhân được lãnh đạo một số ngân hàng thương mại cho biết là do kinh tế vĩ

mô ổn định và năng lực tài chính của hệ thống ngân hàng đã tăng lên đáng kể. Trong đó,

lạm phát được kiềm chế và có xu hướng ngày càng giảm xuống mức lạm phát bền vững

trong dài hạn là cơ sở để các ngân hàng giảm dần mặt bằng lãi suất huy động và cho vay.

Nhìn chung, tăng trưởng tín dụng đối với những ngành nghề và lĩnh vực đều đạt kết

quả ấn tượng, có tác dụng dẫn dắt thị trường tín dụng vốn bị trầm lắng trong những năm

gần đây. Trong số này, hoạt động cho vay đối với lĩnh vực nông nghiệp nông thôn trong 6

tháng đầu năm tăng 7,71% so với đầu năm. Trong 6 tháng đầu năm, mặt bằng lãi suất cho

vay giảm khoảng 0,2-0,3%/năm, hiện phổ biến khoảng 6-9%/năm đối với kỳ hạn ngắn, 9-

11%/năm đối với tín dụng trung và dài hạn. Đáng chú ý, lãi suất cho vay đối với các lĩnh

vực ưu tiên tiếp tục ổn định ở mức thấp, lãi suất cho vay đối với một số chương trình kinh

tế trọng điểm giảm khoảng 0,5-0,6%/năm xuống khoảng 6,5-6,6%/năm nhằm hỗ trợ tốt

hơn cho một số ngành lĩnh vực đặc thù và các đối tượng chính sách.

Năm 2015 này ngành Ngân hàng còn đưa ra một nhiệm vụ quan trọng đó là nâng

cao tính chủ động của các NHTM trên địa bàn đối với cộng đồng doanh nghiệp nên

Chương trình kết nối ngân hàng - doanh nghiệp đã và đang được chi nhánh NHNN các địa

phương phối hợp với các sở, ban, ngành tiếp tục triển khai trên tất cả 63 tỉnh, thành phố

của cả nước. Đã có hơn 370 buổi Hội nghị đối thoại, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp

được ngân hàng đồng tổ chức với chính quyền ở các địa phương. Ngành Ngân hàng đã hỗ

trợ doanh nghiệp với nhiều hình thức như: cho vay mới với lãi suất thấp, giảm lãi suất các

khoản vay cũ, nâng hạn mức tín dụng, cơ cấu lại các khoản nợ cũ…

K

Page 50: MUÏC LUÏC1).pdfdoanh nghiệp có hàng hóa xuất khẩu sang 4 nước ASEAN bao gồm Lào, Philippines, Indonesia và Thái Lan. Cơ chế TCNXXHH có những đặc điểm

50 nghiªn cøu khoa häc

Sinh viªn

Taäp 02/2016 TAØI CHÍNH DOANH NGHIEÄP

Tổng số tiền được hỗ trợ theo chương trình đến hết tháng 4/2015 đạt hơn 310.000

tỷ đồng, trong đó: Cam kết cho vay mới cho hơn 18.800 khách hàng doanh nghiệp và

nhiều đối tượng khác (hợp tác xã, tiểu thương...) đạt gần 260.000 tỷ đồng, cao hơn

45.000 tỷ đồng so với mức cho vay mới tại thời điểm cuối năm 2014. Hỗ trợ cho gần

6.000 doanh nghiệp và khoảng 19.000 đối tượng khách hàng khác thông qua các hình

thức cơ cấu nợ, nâng hạn mức tín dụng, điều chỉnh giảm lãi suất cho các khoản vay cũ…

với tổng số tiền khoảng 50.000 tỷ đồng.

Kết quả cho thấy hầu như không có doanh nghiệp nào đủ điều kiện mà không vay

được vốn ngân hàng. Chương trình kết nối ngân hàng - doanh nghiệp đã tạo được mối

quan hệ gắn kết gần gũi hơn với khách hàng, góp phần thực hiện mục tiêu tăng trưởng tín

dụng chất lượng và hiệu quả. Chương trình cũng góp phần nâng cao tính chủ động và trách

nhiệm của các NHTM trên địa bàn đối với cộng đồng doanh nghiệp, thể hiện sự chia sẻ

khó khăn với doanh nghiệp.

Theo các ngân hàng, tín dụng đang có dấu hiệu khả quan và có xu hướng cải thiện

dần trong những tháng đầu năm. Ông Lê Thành Trung, Phó Tổng giám đốc HDBank cho

biết, tăng trưởng dư nợ tín dụng có dấu hiệu tích cực trong hơn 4 tháng qua; trong đó, phải

kể đến là nguồn vốn cho vay đối với khách hàng cá nhân có nhu cầu thực sự mua nhà để

ở.Tại một số ngân hàng khác như: OCB, Nam A Bank, Sacombank, dư nợ tín dụng cũng

tăng trưởng khả quan ngay trong quý đầu năm. Tại NamABank, chỉ trong 4 tháng, tín dụng

đã hết hạn mức chỉ tiêu NHNN cấp cho cả năm nay nên ngân hàng này đang trình NHNN

xin thêm “hạn ngạch” để có thêm “dư địa” cho vay từ nay đến cuối năm. Trong khi đó,

Sacombank, ACB, Techcombank xây dựng chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng 13% trong năm

nay. Trong 4 tháng đầu năm, tại ACB, Sacombank, tăng trưởng dư nợ tín dụng của các

ngân hàng này đã trên dưới 4% so với cuối năm 2014.

Đánh giá về sức hấp thụ vốn của nền kinh tế năm nay, chuyên gia tài chính - ngân

hàng TS. Huỳnh Bửu Sơn cho rằng, sẽ có cải thiện so với năm ngoái, song trước hết cần

quyết liệt hơn trong việc xử lý nợ xấu để khơi thông tín dụng, vì chính cục “máu đông” nợ

xấu làm nghẽn dòng chảy vốn. Ngân hàng không mạnh tay trong cấp tín dụng nên doanh

nghiệp khó có thể tiếp cận được nguồn vốn cho vay.

Tiếp tục tháo gỡ vướng mắc

Trên cơ sở chỉ đạo của NHNN Việt Nam, thời gian tới NHNN các chi nhánh tỉnh,

thành phố tiếp tục phối hợp với các sở, ngành liên quan triển khai và thực hiện có hiệu quả

Chương trình kết nối ngân hàng - doanh nghiệp. Để thực hiện Chương trình có hiệu quả

các tổ chức tín dụng cần xây dựng chính sách hỗ trợ cụ thể đối với doanh nghiệp và các

đối tượng khách hàng khác. Đồng thời, ngân hàng phải chủ động tìm kiếm doanh nghiệp

Page 51: MUÏC LUÏC1).pdfdoanh nghiệp có hàng hóa xuất khẩu sang 4 nước ASEAN bao gồm Lào, Philippines, Indonesia và Thái Lan. Cơ chế TCNXXHH có những đặc điểm

51 nghiªn cøu khoa häc

Sinh viªn

TAØI CHÍNH DOANH NGHIEÄP Taäp 02/2016

có tình hình sản xuất - kinh doanh ổn định, phương án kinh doanh hiệu quả, tình hình tài

chính minh bạch để đẩy mạnh tăng trưởng dư nợ. Tuy nhiên, tăng trưởng dư nợ phải đảm

bảo vừa đáp ứng nhu cầu vốn của thị trường, hỗ trợ doanh nghiệp hoạt động sản xuất -

kinh doanh vừa kiểm soát tốt các khoản tín dụng đã đầu tư để hạn chế tối đa nợ xấu, rủi ro

tín dụng.

Trên góc độ vĩ mô, việc NHNN đưa ra nhiều chương trình tín dụng khác nhau đã

hướng các ngân hàng thương mại điều chỉnh hoạt động kinh doanh tiền tệ sang lĩnh vực

có thế mạnh của ngân hàng, không còn tình trạng dàn trải nhưng thiếu kiểm soát nguồn

vốn như trước đây. Đối với các nhà đầu tư, chính sách tín dụng theo mô hình tín dụng

mới và các chương trình tín dụng ưu đãi về lãi suất ngày càng khuyến khích các doanh

nghiệp xây dựng phương án sản xuất - kinh doanh hiệu quả hơn, nhất là các chương trình

tín dụng dài hạn qui mô lớn với mức lãi suất rất thấp như cho vay đóng tàu đánh bắt cá

xa bờ theo Nghị định số 67/2014/NĐ-CP về một số chính sách phát triển thủy sản.

Đáng chú ý, việc phát triển các vùng kinh tế trọng điểm đang được các ngân hàng

thương mại và nhà đầu tư quan tâm hàng đầu do các mô hình sản xuất - kinh doanh tại

các vùng kinh tế trọng điểm thường có qui mô tương đối lớn nhưng cần sự phát triển

đồng bộ giữa các ngành kinh tế chủ chốt và cần sự liên kết chặt chẽ giữa sản xuất với

tiêu thụ sản phẩm.

Năm 2015, NHNN đặt mục tiêu tăng trưởng tín dụng toàn ngành cao hơn so với

năm 2014, ở mức 13 - 15%. Tín dụng tăng trưởng dương ngay từ những tháng đầu năm

và dự báo lạm phát quanh mức 3 - 4% cho thấy, sự phối hợp giữa hai chính sách tài khoá

và tiền tệ đã hài hoà hơn. Đây được coi là tiền đề tốt trong tăng trưởng tín dụng nói riêng

và điều hành chính sách tiền tệ nói chung năm 2015. Tuy nhiên, theo các chuyên gia

kinh tế, tài chính, tín dụng tập trung nhiều cho lĩnh vực bất động sản có thể sẽ tạo áp lực

cho thị trường. Do vậy, tăng trưởng tín dụng cần có sự kiểm soát của NHNN cũng như

của các cơ quan Chính phủ, để làm sao tín dụng phải tăng trưởng lành mạnh, đảm bảo sự

cạnh tranh và phù hợp với nhu cầu cũng như quy mô, nhằm phát triển kinh tế một cách

bền vững.

Tài liệu tham khảo:

http://vnubw.org.vn/tin-tuc/t1207/tang-truong-tin-dung-tiep-tuc-co-ket-qua-tich-cuc.html

http://thoibaonganhang.vn/tang-truong-tin-dung-nam-2015-co-trien-vong-tich-cuc-

36119.html

Page 52: MUÏC LUÏC1).pdfdoanh nghiệp có hàng hóa xuất khẩu sang 4 nước ASEAN bao gồm Lào, Philippines, Indonesia và Thái Lan. Cơ chế TCNXXHH có những đặc điểm

52 nghiªn cøu khoa häc

Sinh viªn

Taäp 01/2016 CAÙC VAÁN ÑEÀ KINH TEÁ

Công nghiệp lọc hoá dầu Việt Nam -

Thực trạng và giải pháp

Đỗ Thị Thảo - CQ51/22.04

Vũ Tuấn Anh - CQ51/22.05

ầu khí là nguồn tài nguyên thiên nhiên vô cùng quí giá, mang tính chiến lược

quan trọng, có thể làm thay đổi và khởi sắc nền kinh tế của một quốc gia. Bộ

trưởng Năng lượng Anh đã từng nói “Dự trữ dầu mỏ của một nước thật quí như

dự trữ vàng và ngoại tệ vậy”. Mặt khác, dầu khí còn có ý nghĩa chính trị xã hội

to lớn, giúp tạo ra một lượng vật chất khổng lồ góp phần ổn định và phát triển kinh tế - xã

hội, tạo khả năng cất cánh cho nhiều quốc gia.

Dầu khí có vai trò to lớn là vậy, tuy nhiên tình hình xăng dầu tại Việt Nam hiện nay lại diễn biến khá phức tạp. Việt Nam là nước xuất khẩu dầu thô nhưng lại nhập khẩu một

lượng lớn xăng dầu cho tiêu dùng, giá xăng dầu trong nước liên tục biến động. Vì vậy, việc phát triển công nghiêp hoá dầu trong nước đặc biệt là phát triển các nhà máy lọc dầu

đóng vai trò hết sức quan trọng vừa nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước đồng thời

hỗ trợ phát triển kinh tế các ngành công nghiệp khác, đảm bảo an toàn năng lượng quốc gia, tránh phụ thuộc hoàn toàn vào nhập khẩu dầu từ nước ngoài trước bối cảnh hội nhập

ngày càng mạnh mẽ. Tuy nhiên, công nghiệp hoá dầu ở Việt Nam đang phải đối mặt với

nhiều khó khăn, thách thức:

Thứ nhất, khả năng mở rộng và nâng cao năng lực sản xuất các nhà máy lọc dầu

còn hạn chế về nhiều mặt. Tình hình tài chính của nước ta còn yếu cả về thế và lực, vì vậy sẽ phải cần huy động thêm các nguồn lực đầu tư khác nhau từ trong, ngoài nước để xây

dựng các dự án nhà máy lọc dầu trong tương lai cũng như tăng cường quy mô hoạt động

của các nhà máy đã được xây dựng. Nhà máy lọc dầu Dung Quất là nhà máy lọc dầu được

xây dựng đầu tiên dù đã đi vào vận hành đến nay hơn 5 năm nhưng có thời kỳ phải tạm

thời dừng hoạt động để bảo dưỡng trong khi công nghệ phụ trợ ở nước ta còn yếu nên khi

thay thế hoặc bảo dưỡng phải phụ thuộc vào nhà thầu nước ngoài khiến cho hoạt động sản

xuất đình trệ.

Thứ hai, giá thành cũng như chất lượng của xăng dầu tự sản xuất trong nước chưa

đủ sức cạnh tranh với xăng dầu nước ngoài, Việt Nam xuất khẩu dầu thô nhưng lại nhập

khẩu dầu thô cho các nhà máy lọc dầu trong nước. Xảy ra tình trạng trên là do cơ chế

chính sách của Nhà nước cũng như sự phối hợp, liên kết giữa các ngành, các đơn vị ta còn

nhiều hạn chế. Chính việc nhập khẩu nguyên liệu từ nước ngoài bằng ngoại tệ nhưng lại

bán ra cho thị trường trong nước bằng nội tệ, thuế, chi phí vận chuyển cộng với dây truyền

sản xuất còn chưa hiện đại, năng lực trình độ kỹ thuật của đội ngũ kỹ sư hạn chế về chuyên

D

Page 53: MUÏC LUÏC1).pdfdoanh nghiệp có hàng hóa xuất khẩu sang 4 nước ASEAN bao gồm Lào, Philippines, Indonesia và Thái Lan. Cơ chế TCNXXHH có những đặc điểm

53 nghiªn cøu khoa häc

Sinh viªn

CAÙC VAÁN ÑEÀ KINH TEÁ Taäp 02/2016

môn… đã làm tăng chi phí sản xuất, đẩy giá thành xăng dầu tự sản xuất trong nước lên cao

và sụt giảm sức cạnh tranh trên chính đất nước của mình. Ngoài ra, trong thời gian tới khi

thực hiện cam kết cắt giảm thuế nhập khẩu trong các Hiệp định thương mại tự do ASEAN,

ASEAN - Hàn Quốc, ASEAN - Trung Quốc thì việc điều chỉnh thuế nhập khẩu xăng dầu

sẽ càng tăng thêm nên sức ép với các nhà máy trong nước.

Thứ ba, cho đến thời điểm hiện tại, Việt Nam bị xếp vào nhóm nước nghèo về tài

nguyên dầu mỏ, thậm chí đến sau năm 2020 còn có thể xếp vào loại rất nghèo về tài

nguyên dầu mỏ. Trữ lượng các mỏ dầu Việt Nam ngày càng giảm, tài nguyên dầu khí ngày

càng nghèo nàn, nguyên nhân là do việc khai thác, chế biến và tiêu dùng chưa hợp lí, còn

để thất thoát, lãng phí nhiều. Mặt khác, tình hình biển Đông giữa Việt Nam và Trung Quốc

đang diễn ra hết sức căng thẳng và phức tạp; vì vậy tuy có tiềm năng dầu khí khá lớn ở

vùng biển Đông nhưng hiện tại và tương lai gần, nước ta vẫn chưa thể khai thác những mỏ

dầu ở vùng này. Vì vậy, để có thể tiếp tục sản xuất trong dài hạn thì tìm kiếm các nguyên

liệu đầu vào là bài toán cần được doanh nghiệp đặc biệt quan tâm.

Những khó khăn, thách thức mà các nhà máy lọc dầu trong nước đang gặp phải nhất

thiết phải nhìn nhận, phân tích, đánh giá lại thực tiễn tình hình hoạt động các nhà máy này

để kịp thời đưa ra những giải pháp cho nền công nghiệp dầu khí phát triển bền vững trong

tương lai.

Một số giải pháp đề xuất:

Về phía Nhà nước

Một là, Nhà nước cần ban hành những cơ chế chính sách phù hợp, điều chỉnh thuế

kịp thời nhằm hỗ trợ các nhà máy sản xuất trong nước, khuyến khích sản xuất tiêu dùng;

đồng thời, Nhà nước cũng cần có các chính sách trợ giá cho DN, thuế điều chỉnh phù hợp

cụ thể với từng loại sản phẩm xăng dầu khác nhau.

Hai là, quy hoạch phát triển xây dựng các nhà máy theo lộ trình cụ thể. Tránh xây

dựng ồ ạt gây lãng phí ngân sách nhà nước, xây dựng nhiều nhưng không gắn với chất

lượng mà cụ thể là một số nhà máy nhỏ không đảm bảo kỹ thuật và an toàn. Nếu các dự án

không tính toán cẩn thận về hiệu quả, thì rủi ro sẽ khó tránh khỏi, nhất là với các dự án

sinh sau đẻ muộn, dự án có công suất nhỏ, công nghệ lạc hậu.

Ba là, khuyến khích các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào Việt Nam thông qua các

ưu đãi được phân phối tại nước ta theo tỷ lệ góp vốn vào nhà máy lọc dọc dầu hiện tại

hoặc sau khi nâng cấp, mở rộng; không ngừng thúc đẩy hoạt động của các doanh nhiệp sản

xuất công nghiệp phụ trợ hỗ trợ cho các nhà máy lọc dầu trong nước.

Bốn là, nghiên cứu KHCN phục vụ cho việc triển khai, thực hiện các dự án lọc hóa

dầu quan trọng (nghiên cứu lựa chọn công nghệ, nguồn nguyên liệu, các giải pháp quản lý,

kỹ thuật, công nghệ trong vận hành và bảo dưỡng…).

Page 54: MUÏC LUÏC1).pdfdoanh nghiệp có hàng hóa xuất khẩu sang 4 nước ASEAN bao gồm Lào, Philippines, Indonesia và Thái Lan. Cơ chế TCNXXHH có những đặc điểm

54 nghiªn cøu khoa häc

Sinh viªn

Taäp 01/2016 CAÙC VAÁN ÑEÀ KINH TEÁ

Về phía doanh nghiệp

Một là, tìm kiếm đi đôi với sử dụng hiệu quả nguồn nguyên liệu đầu vào.

Để giải quyết vấn đề nguyên liệu đầu vào, bản thân các doanh nghiệp cần chủ động

liên kết chặt chẽ với các doanh nghiệp khai thác dầu thô trong nước, hạn chế tối đa tình

trạng dầu thô trong nước sẵn có mà vẫn phải đi nhập khẩu từ nước ngoài. Ngoài ra, trước

tình trạng nguồn nguyên liệu dầu trong nước ngày càng cạn kiệt, các doanh nghiệp khai

thác cũng như doanh nghiệp chế biến dầu cần phối hợp một cách đồng bộ trọng việc khai

thác và chế biến một cách có hiệu quả, tránh thất thoát lãng phí. Bên cạnh đó cần tuân thủ

nghiêm ngặt những tiêu chuẩn an toàn về môi trường, sản xuất gắn liền với bảo vệ môi trường, có chương trình quản lý rõ ràng; nâng cao hiểu biết, trách nhiệm của công nhân, kỹ

sư làm việc trên công trường.

Hai là, nâng cao trình độ khoa học, kỹ thuật, công nghệ.

Khoa học công nghệ, trình độ kỹ thuật có vai trò đặc biệt quan trọng đối với các

ngành công nghiệp, đặc biệt là công nghiệp lọc hoá dầu. Vì vậy, để đảm bảo cho sự phát triển bền vững của các nhà máy lọc dầu, bản thân các doanh nghiệp nên nâng cao trình độ

khoa học kỹ thuât, công nghệ bằng các giải pháp sau:

Thứ nhất, nâng cao năng lực nghiên cứu khoa học truyền thống: như phân tích chất

lượng dầu khí và sản phẩm dầu khí, xây dựng cơ sở dữ liệu dầu khí, nghiên cứu cơ bản, tư

vấn đầu tư…

Thứ hai, nghiên cứu hóa học ứng dụng trong các lĩnh vực của công nghiệp dầu khí;

thực hiện các chương trình NCKH dài hạn về nhiên liệu sinh học, xúc tác…

Thứ ba, nghiên cứu kinh tế đối với quá trình triển khai thực hiện các dự án và tối ưu hóa các quá trình vận hành nhằm nâng cao hiệu quả của các nhà máy; nghiên cứu các giải

pháp khoa học công nghệ nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế cho các nhà máy lọc, hóa dầu đang hoạt động.

Thứ tư, nghiên cứu lựa chọn nguyên liệu cho các dự án, các loại sản phẩm ưu tiên,

nhiên liệu kết hợp, nhiên liệu thay thế, nhiên liệu sạch; nghiên cứu sản xuất các sản phẩm mới từ tài nguyên dầu khí; nghiên cứu ứng dụng và đưa vào thực tiễn sản xuất các dạng

năng lượng thay thế.

Ba là, đào tạo nâng cao trình độ tay nghề lao động.

Bất kì một ngành nghề nào muốn tồn tại và phát triển thì đều cần đến yếu tố con

người; ngành công nghiệp lọc dầu cũng không phải là ngoại lệ. Vậy để đảm bảo cho các

nhà máy lọc dầu phát triển bền vững thì điều cần thiết phải làm là nâng cao năng lực của

đội ngũ lao động bằng các biện pháp như ứng dụng công cụ quản lý nhân sự tiên tiến để

phát huy tối đa hiệu quả làm việc của người lao động, luân chuyển cán bộ chủ chốt giữa

các nhà máy chế biến nhằm tích lũy và chia sẻ kinh nghiệm quản lý điều hành, tăng cường

hợp tác đào tạo tại chỗ cho công nhân kỹ thuật, đào tạo, cập nhật kiến thức cho các nhân

(Xem tiếp trang 68)

Page 55: MUÏC LUÏC1).pdfdoanh nghiệp có hàng hóa xuất khẩu sang 4 nước ASEAN bao gồm Lào, Philippines, Indonesia và Thái Lan. Cơ chế TCNXXHH có những đặc điểm

55 nghiªn cøu khoa häc

Sinh viªn

CAÙC VAÁN ÑEÀ KINH TEÁ Taäp 02/2016

Phục hồi thị trường bất động sản

Việt Nam - Cơ hội và thách thức

Vũ Đinh Minh Thắng - CQ51/11.06

Nguyễn Đoàn Thảo Linh - CQ51/11.06

ăm 2011, thị trường bất động sản Việt Nam chứng kiến khá nhiều biến cố, đặc

biệt là sự đổ vỡ của “bong bóng bất động sản”. Điều này dẫn đến việc “đóng

băng” thị trường suốt gần 2 năm tiếp theo. Kể từ năm 2013, với sự tác động của

các yếu tố kinh tế vĩ mô cùng nhiều chính sách hỗ trợ và hình thức kích cầu bất động sản

được đẩy mạnh thực hiện, thị trường bất động sản Việt Nam đã có những tín hiệu khởi sắc,

đặc biệt đáng ghi nhận trong năm 2015.

Cơ hội nào cho sự phục hồi bất động sản Việt Nam?

Thứ nhất, giá bất động sản đã dần đi vào ổn định, số lượng giao dịch tăng mạnh

Sau khoảng thời gian dài biến động: “thổi giá” đến mức kỉ lục vài năm trước đến

nửa đầu năm 2011 và giảm sâu đến 40% trong 2 năm tiếp theo, giá bất động sản đã đi vào

quỹ đạo ổn định, tiệm cận với giá trị thực. Số lượng giao dịch thành công vì vậy cũng gia

tăng mạnh mẽ.

Biểu đồ 1: Số lượng giao dịch bất động sản thành công tính từ năm 2010

đến 7 tháng đầu năm 2015 (đơn vị tính: căn)

0

2000

4000

6000

8000

10000

12000

14000

16000

18000

2010 2011 2012 2013 2014 7 tháng đầu năm

2015

Hà Nội

Thành phố Hồ Chí Minh

Nguồn: Hiệp hội Bất động sản Việt Nam và CBRE Việt Nam

N

Page 56: MUÏC LUÏC1).pdfdoanh nghiệp có hàng hóa xuất khẩu sang 4 nước ASEAN bao gồm Lào, Philippines, Indonesia và Thái Lan. Cơ chế TCNXXHH có những đặc điểm

56 nghiªn cøu khoa häc

Sinh viªn

Taäp 01/2016 CAÙC VAÁN ÑEÀ KINH TEÁ

Cụ thể, số lượng giao dịch thành công tại Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh tính

đến 7 tháng đầu năm 2015 lên đến hơn 21.000 giao dịch. Trong đó tại Hà Nội là 11.050,

con số này tương đương với tổng giao dịch năm 2014; giao dịch tại thành phố Hồ Chí

Minh là 10.500, cao gấp đôi cùng kì năm 2014.

Bên cạnh đó, theo báo cáo của Bộ Xây dựng, lượng tồn kho bất động sản 9 tháng

đầu năm 2015 cả nước là 59.395 tỉ đồng, giảm 14.494 tỉ đồng (19,2%) so với cuối năm

2014 và 69.153 tỉ đồng (46,2%) so với quý I năm 2013.

Thứ hai, chính sách tín dụng dành cho bất động sản tốt.

Tăng trưởng tín dụng bất động sản được kiểm soát trong khi lãi suất ổn định ở mức

thấp, vì vậy, áp lực tài chính với các doanh nghiệp bất động sản sẽ giảm đáng kể. Đặc biệt,

với Thông tư 36/2014/TT-NHNN giảm tỉ lệ rủi ro cho vay bất động sản từ 250% xuống

150%, dòng tín dụng đối với lĩnh vực bất động sản được kì vọng sẽ khơi thông, giúp các

doanh nghiệp trong ngành nối lại hoạt động đầu tư và kinh doanh các dự án. Bên cạnh đó,

chính sách cho vay linh hoạt với khung lãi suất đa dạng cùng nhiều gói kích cầu bất động

sản, đáng kể đến như gói hỗ trợ 30.000 tỉ, giúp người dân (đặc biệt là người có thu nhập

thấp) có nhu cầu có thể tiếp cận với việc sở hữu nhà đất.

Thứ ba, hạ tầng được chú trọng đầu tư, đô thị hóa thực hiện nhanh.

Theo thống kê, trong hai năm 2014 và 2015, đầu tư xây dựng cơ sơ hạ tầng tại Việt

Nam gần bằng 8 năm trước cộng lại, cao hơn cả một số nước phát triển trong khu vực

Đông Nam Á. Việc chú trọng đầu tư hạ tầng thúc đẩy trị trường bất động sản “ấm” lên

nhanh chóng. Dễ dàng nhận thấy, vị trí và cơ sở hạ tầng có ảnh hưởng vô cùng lớn đến

quyết định của khách hàng, vị trí giao thông thuận lợi và hạ tầng tiện ích, chất lượng chắc

chắn thu hút nhiều sự quan tâm hơn. Dự án “Metro” tại thành phố Hồ Chí Minh là một

trong những ví dụ điển hình, theo thống kê có đến 207 dự án đang nằm cạnh các tuyến

Metro, số lượng căn hộ chào bán cũng tăng mạnh tại các khu vực có tuyến tàu điện ngầm

chạy qua.

Bên cạnh đó, tốc độ đô thị hóa tại Việt Nam hiện tại ở mức cao, đứng thứ 3 trong

khu vực ASEAN. Lượng dân cư dịch chuyển từ nông thôn ra thành thị theo làn sóng đô thị

hóa chắc chắn sẽ làm tăng nhu cầu về nhà ở tại các đô thị lớn.

Thứ tư, tầng lớp trung lưu gia tăng mạnh.

Hiện tại Việt Nam có 12 triệu người dân thuộc tầng lớp trung lưu, ước tính đến năm

2020 con số này sẽ là 30 triệu người. Đây cũng chính là nguồn cầu lớn cho thị trường bất

động sản trong thời điểm hiện tại. Các giao dịch bất động sản năm 2014 - 2015 chủ yếu

nằm trong phân khúc giá trung bình và giá rẻ.

Page 57: MUÏC LUÏC1).pdfdoanh nghiệp có hàng hóa xuất khẩu sang 4 nước ASEAN bao gồm Lào, Philippines, Indonesia và Thái Lan. Cơ chế TCNXXHH có những đặc điểm

57 nghiªn cøu khoa häc

Sinh viªn

CAÙC VAÁN ÑEÀ KINH TEÁ Taäp 02/2016

Thứ năm, nới lỏng chính sách cho người nước ngoài mua nhà ở tại Việt Nam.

Việt Nam ngày càng hội nhập sâu kinh tế quốc tế, điều này thu hút rất nhiều người

nước ngoài đến làm việc và sinh sống. Thực hiện nới lỏng điều kiện cho người nước ngoài

mua nhà ở Việt Nam sẽ là giải pháp cứu cánh cho rất nhiều bất động sản, đặc biệt ở phân

khúc cao cấp do đặc thù kén đối tượng mua vì mức giá cao và tổng giá trị lớn so với thu

nhập trung bình tại Việt Nam, không những góp phần giảm lượng hàng bất động sản cao

cấp, mà còn thúc đẩy thị trường bất động sản cũng như nền kinh tế tăng trưởng.

Thứ sáu, bất động sản nghỉ dưỡng và bất động sản cho thuê đang “nóng” lên từng ngày.

Với sự phục hồi và tăng trưởng của nền kinh tế cùng với việc đầu tư chú trọng vào

du lịch của Việt Nam, các thành phố biển và khu nghỉ dưỡng đang thu hút một lượng

khách du lịch trong và ngoài nước tăng dần đều từng ngày, chưa kể những thời gian “đột

biến” trong các dịp hè, lễ Tết. Tuy các dự án bất động sản du lịch đang “mọc” lên liên tục

nhưng lượng cung vẫn còn thấp so với nhu cầu của khách du lịch. Vì vậy, việc đầu tư vào

phân khúc bất động sản du lịch và nghỉ dưỡng được đánh giá là một cơ hội đầu tư vô cùng

hấp dẫn mà hiệu quả, ví như những “con ngỗng đẻ trứng vàng,” mang lại lợi nhuận không

những cực cao mà còn cực kỳ an toàn.

Bất động sản cho thuê cũng là xu hướng đầu tư mới của thị trường địa ốc. Theo khảo

sát gần đây với 5000 khách hàng của sàn giao dịch Đất xanh miền Bắc, từ năm 2011 đến

nay, đầu tư dài hạn vào các căn hộ cao cấp nội đô để cho thuê đem lại những giá trị gia

tăng lâu bền, tỉ trọng tăng từ 11% (2011) đến 15% (2014). Bất động sản cho thuê được hứa

hẹn là kênh đầu tư hấp dẫn với hiệu quả tài chính lâu dài, an toàn và có tính ổn định cao.

Tuy vậy, thị trường bất động sản vẫn phải đối mặt với nhiều thách thức lớn

Thứ nhất, các chính sách hỗ trợ nhằm thúc đẩy thị trường bất động sản của Nhà

nước chưa phát huy hết hiệu quả.

Trong thời gian qua Nhà nước đã áp dụng những chính sách cụ thể nhằm giải quyết

vấn đề hàng tồn kho, nợ xấu, cải thiện sức mua của thị trường, trong đó phải nhắc tới gói

tín dụng hỗ trợ nhà ở 30.000 tỷ đồng. Tuy được triển khai từ năm 2013, nhưng tính đến hết

ngày 30/9/2015 chỉ có khoảng 68% gói 30.000 tỷ (tương đương 20.425 tỷ đồng) đã được

cam kết cho vay, song số tiền giải ngân thực tế chỉ đạt 12.293 tỷ đồng. Nguyên nhân dẫn

đến tình trạng này là do số lượng dự án nhà ở xã hội, nhà ở thương mại diện tích nhỏ còn

ít, các doanh nghiệp không mặn mà do lợi nhuận thu được thấp hơn nhiều khi đầu tư vào

phân khúc trung hoặc cao cấp, nhiều cá nhân, doanh nghiệp lợi dụng trục lợi… khiến cho

việc giải ngân gặp nhiều khó khăn.

Thứ hai, số lượng lớn dự án bất động sản đang trong tình trạng “đắp chiếu”.

Thị trường bất động sản vẫn còn rất nhiều dự án trong tình trạng đắp chiếu do thiếu

vốn, không có sức hấp dẫn với thị trường. Đơn cử tại thị trường Hà Nội, các chung cư nằm

Page 58: MUÏC LUÏC1).pdfdoanh nghiệp có hàng hóa xuất khẩu sang 4 nước ASEAN bao gồm Lào, Philippines, Indonesia và Thái Lan. Cơ chế TCNXXHH có những đặc điểm

58 nghiªn cøu khoa häc

Sinh viªn

Taäp 01/2016 CAÙC VAÁN ÑEÀ KINH TEÁ

ở địa điểm trung tâm thành phố như Ngọc Khánh Plaza (quận Ba Đình, Hà Nội), chung cư

83 Ngọc Hồi, Sky Garden (quận Hoàng Mai, Hà Nội)… là những ví dụ điển hình. Tại

Thành phố Hồ Chí Minh hiện có 1.219 dự án bất động sản trên toàn thành phố nhưng có

đến 405 dự án chưa khởi công, trong số 325 dự án đã khởi công có tới 97 dự án đã phải

tạm ngưng thi công. Phần lớn dự án này đang được thế chấp cho ngân hàng, vậy doanh

nghiệp lấy tiền đâu để trả lãi vay?

Thứ ba, tuy các chính sách về tín dụng đang được triển khai ở mức phù hợp nhưng

còn tồn tại nhiều bất cập như lỏng lẻo, hạ chuẩn dễ dàng; cùng với sự thiếu kiểm soát can

thiệp của Nhà nước trong quá trình phát triển hoạt động đầu tư xây dựng là nguy cơ khiến

“bong bóng bất động sản” có thể tái diễn.

Một số đề xuất tăng cường sự phục hồi của thị trường bất động sản

Một là, tăng cường vai trò quản lý của Nhà nước trong việc khai thác, sử dụng hiệu

quả nguồn vốn, tránh để xảy ra thất thoát, lãng phí.

Hai là, hoàn thiện hệ thống văn bản luật, các chính sách về thuế, phí, lệ phí nhằm

bảo vệ quyền lợi của khách hàng, tạo môi trường thuận lợi cho các doanh nghiệp bất động

sản đầu tư, phát triển.

Ba là, điều chỉnh chính sách tín dụng cho bất động sản một cách phù hợp (lãi suất

linh hoạt, kéo dài thời hạn cho vay…) tạo điều kiện cho các đối tượng có nhu cầu về nhà ở

có thể tiếp cận. Bên cạnh đó cần nới lỏng điều kiện các gói hỗ trợ kích cầu bất động sản

nhằm đẩy nhanh tốc độ giải ngân.

Bốn là, quy hoạch đồng bộ đô thị, kiểm soát và đảm bảo quá trình phát triển đô thị

theo đúng quy hoạch, đồng thời đưa ra các kế hoạch khắc phục tình trạng đầu tư theo quy

hoạch nhưng không theo kế hoạch, không có nguồn lực để đầu tư khiến dự án bị kéo dài,

dở dang dẫn đến khó khăn chung của toàn bộ nền kinh tế.

Việt Nam đang đứng trước những cơ hội phục hồi thị trường bất động sản. Vì vậy,

các nhà đầu tư cần phải có cái nhìn tỉnh táo về những cơ hội và thách thức, để từ đó đưa ra

chiến lược đầu tư phù hợp và hiệu quả. Điều này sẽ giúp cho thị trường bất động sản phát

triển theo hướng bền vững, tránh khỏi hiện tượng “bong bóng” như giai đoạn trước đây.

Tài liệu tham khảo:

Các báo cáo thường niên từ năm 2012 đến năm 2104 của Bộ Xây dựng.

Thống kê của Hiệp hội Bất động sản Việt Nam (VNREA) và CBRE Việt Nam.

Các trang website báo điện tử.

Page 59: MUÏC LUÏC1).pdfdoanh nghiệp có hàng hóa xuất khẩu sang 4 nước ASEAN bao gồm Lào, Philippines, Indonesia và Thái Lan. Cơ chế TCNXXHH có những đặc điểm

59 nghiªn cøu khoa häc

Sinh viªn

CAÙC VAÁN ÑEÀ KINH TEÁ Taäp 02/2016

Thị trường lao động Việt Nam

với hội nhập AEC 2015

Nguyễn Minh Phương - CQ51/21.08

ùng với Cộng đồng An ninh ASEAN và Cộng đồng Văn hóa - Xã hội ASEAN,

AEC là một trong ba trụ cột quan trọng của Cộng đồng ASEAN nhằm thực hiện

các mục tiêu đề ra trong tầm nhìn ASEAN 2020. AEC sẽ tạo nên một thị trường

đơn nhất với thuế suất được cắt giảm dần về 0% gần như với tất cả các mặt hàng.

AEC cũng nhằm khai thác tối đa các ưu đãi thương mại từ các đối tác ký kết Hiệp định

thương mại tự do (FTA) với ASEAN và với mỗi nước thành viên như Trung Quốc, Nhật

Bản, Hàn Quốc, Úc, New Zealand... Mục tiêu rõ ràng của kế hoạch này chính là bảo đảm

ASEAN mang tính cạnh tranh cao, đủ khả năng tích hợp vào nền kinh tế toàn cầu và hấp

dẫn đầu tư trực tiếp nước ngoài. Đây vừa là cơ hội vừa là thách thức lớn đối với lao động

Việt Nam cũng như công tác đào tạo nghề hiện nay. Bài viết sẽ phân tích những tác động

của việc hội nhập AEC 2015 tới thị trường lao động Việt Nam.

Khái niệm thị trường lao động mà nhà khoa học kinh tế Nga Kostin Leonit

Alecxeevich đưa ra tương đối đầy đủ và chính xác: “Thị trường lao động - đó là một cơ

chế hoạt động tương hỗ giữa người sử dụng lao động và người lao động trong một không

gian kinh tế xác định, thể hiện những quan hệ kinh tế và pháp lý giữa họ với nhau”.

Hay nói chi tiết hơn, thị trường lao động là tập hợp những quan hệ kinh tế, pháp lý, xuất

hiện giữa người sở hữu sức lao động (người lao động) và người sử dụng nó (người thuê lao

động) về vấn đề chỗ làm việc cụ thể, nơi và hàng hóa và dịch vụ sẽ được làm ra.

Thực tiễn cho thấy, thương mại Việt Nam với các nước ASEAN chiếm tỷ trọng

đáng kể với khoảng 20% tổng thương mại của tất cả các đối tác. Nhiều đối tác đầu tư trực

tiếp quan trọng tại Việt Nam là các nước ASEAN (như Singapore luôn là một trong ba nhà

đầu tư dẫn đầu tại Việt Nam). Một số lượng đáng kể người Việt Nam di chuyển sang các

nước ASEAN bằng con đường du lịch và tìm việc làm phi chính thức cũng là dấu hiệu cho

thấy khả năng tiếp cận nhanh chóng với thị trường lao động ASEAN. Hầu hết các danh

mục ngành nghề của Việt Nam so với các nước ASEAN tương tự nhau, vì vậy đây là khía

cạnh không tạo ra sự khác biệt quá lớn trong đào tạo nghề nghiệp và sự công nhận lẫn

nhau. Đến nay, ASEAN cũng đã có Hiệp định về di chuyển tự nhiên nhân lực trong

ASEAN và thỏa thuận công nhận lẫn nhau về chứng chỉ lành nghề của cơ quan chính thức

như: Dịch vụ kỹ thuật, dịch vụ điều dưỡng, dịch vụ kiến trúc, chứng chỉ giám sát, nhân lực

nghề y, nha khoa, kế toán, du lịch. Những dấu hiệu trên cho thấy, tiềm năng đáng kể của

lao động Việt Nam trong việc sẵn sàng tham gia cộng đồng ASEAN.

C

Page 60: MUÏC LUÏC1).pdfdoanh nghiệp có hàng hóa xuất khẩu sang 4 nước ASEAN bao gồm Lào, Philippines, Indonesia và Thái Lan. Cơ chế TCNXXHH có những đặc điểm

60 nghiªn cøu khoa häc

Sinh viªn

Taäp 01/2016 CAÙC VAÁN ÑEÀ KINH TEÁ

Những yếu tố cản trở:

Thứ nhất, năng suất lao động của Việt Nam còn thấp. Theo đánh giá của Tổ chức

Lao động thế giới (ILO), năng suất lao động của Việt Nam thấp hơn 15 lần so với

Singapore, bằng 1/5 năng suất lao động của Thái Lan và Malaysia. Đó là chưa đề cập đến

so sánh với năng suất lao động của Nhật Bản, Hàn Quốc, Úc, Ấn Độ, New Zealand mà

những đối tác này đã có các hiệp định quan trọng với ASEAN và khả năng mở rộng thị trường lao động sang các nước này là không tránh khỏi. Đây là yếu tố làm giảm khả năng

hấp dẫn lao động Việt Nam trước các nhà tuyển dụng nước ngoài, thậm chí là khía cạnh để

các nhà tuyển dụng tăng tính khắt khe trong yêu cầu đối với lao động Việt Nam.

Thứ hai, trình độ chuyên môn kỹ thuật của lao động Việt Nam chưa đồng đều, trong

đó tỉ trọng của trình độ chuyên môn kỹ thuật còn thấp dưới 50% tổng số lao động cùng với

chỉ số phát triển con người (HDI) khá thấp so với các nước ASEAN 6 và không cao hơn đáng kể so với nhóm các nước Campuchia, Lào, Myanmar. Tính đến năm 2013, chỉ số

HDI của Việt Nam xếp hạng thứ 121/187 nước trong khi các quốc gia trong khu vực như Malaysia là 62, Thái Lan là 89, Indonesia là 108.

Thứ ba, sự chuẩn bị kiến thức, kỹ năng và thái độ cũng như trạng thái tâm lý để sẵn

sàng di chuyển sang làm việc tại các nước ASEAN chưa cao. Khả năng thích nghi với môi trường làm việc mới, vấn đề kỹ luật lao động, ý thức tuân thủ pháp luật cũng như cường

độ lao động cũng cần có sự phân tích và nhận dạng đúng để có giải pháp khắc phục.

Thách thức đối với lao động Việt Nam

Thứ nhất, vấn đề năng suất lao động thấp của người lao động là một trong những

thách thức của Việt Nam. Theo báo cáo về năng suất lao động của ILO, năng suất lao động

của Việt Nam thấp nhất trong khu vực Châu Á Thái Bình Dương APEC. So với các nước

trong khu vực ASEAN, năng suất trung bình của người lao động Việt Nam thấp dưới một nửa so với Philippines, 2 người lao động Thái Lan, Malaysia bằng 5 người lao động Việt

Nam, 1 người lao động Singapore bằng 15 người lao động Việt Nam.

Thêm vào đó, nguy cơ của nền kinh tế chỉ dựa vào lao động giá rẻ và năng suất thấp

là rất cao. Bởi vì lao động chất lượng thấp đồng nghĩa với tính kém đa dạng của các loại

kỹ năng, khả năng sáng tạo cũng như hiệu quả tổ chức. Với những đặc điểm này, Việt Nam sẽ không phải là một điểm đến hấp dẫn cho những dự án đầu tư mang tính tiên phong

về công nghệ hoặc quy mô. Và điều này sẽ là nguyên nhân tách Việt Nam (và các nước đi

sau) ra ngày càng xa các nước đã có một nền tảng tốt hơn trong ASEAN (như Malaysia,

Thái Lan hoặc Indonesia).

Thứ hai, về chất lượng lao động. Chất lượng và cơ cấu lao động vẫn còn nhiều bất

cập so với yêu cầu phát triển và hội nhập. Khoảng 45% lao động trong lĩnh vực nông nghiệp hầu như chưa qua đào tạo. Chất lượng nguồn nhân lực nước ta còn thấp, là một

trong những “điểm nghẽn” cản trở sự phát triển. Theo số liệu của Tổng cục Thống kê (năm

2012), lao động phổ thông không có chuyên môn kỹ thuật chiếm 83,28% tổng số lao động;

Page 61: MUÏC LUÏC1).pdfdoanh nghiệp có hàng hóa xuất khẩu sang 4 nước ASEAN bao gồm Lào, Philippines, Indonesia và Thái Lan. Cơ chế TCNXXHH có những đặc điểm

61 nghiªn cøu khoa häc

Sinh viªn

CAÙC VAÁN ÑEÀ KINH TEÁ Taäp 02/2016

lao động đã qua đào tạo nghề chỉ chiếm tỷ lệ 4,84%; lao động có trình độ trung cấp chuyên

nghiệp là 3,61% và lao động có trình độ từ cao đẳng, đại học trở lên chiếm 8,26%.

Theo Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, lao động qua đào tạo nghề (gồm cả dạy nghề

chính quy và thường xuyên, phi chính quy, dạy nghề dưới 3 tháng và dạy nghề tại doanh

nghiệp) chiếm khoảng 34% tổng số lao động trong cả nước. Trên thực tế, chất lượng

nguồn nhân lực của Việt Nam còn thấp và có khoảng cách khá lớn so với các nước trong

khu vực. Ngân hàng Thế giới đánh giá Việt Nam đang thiếu lao động có trình độ tay nghề,

công nhân kỹ thuật bậc cao. Nếu lấy thang điểm là 10 thì chất lượng nhân lực của Việt

Nam chỉ đạt 3,79 điểm, xếp thứ 11/12 nước châu Á tham gia xếp hạng của Ngân hàng Thế

giới (trong khi Hàn Quốc đạt 6,91 điểm; Ấn Độ đạt 5,76 điểm; Malaysia đạt 5,59 điểm...).

Thứ ba, về rào cản ngôn ngữ, trong cộng đồng AEC, các nước như Singapore,

Malaysia, Brunei (thuộc địa Anh) hay Philippines (thuộc địa Mỹ) tiếng Anh là tiếng mẹ

đẻ, trong khi các quốc gia còn lại như Campuchia, Lào, Việt Nam, Indonesia, Thái Lan,

Myanmar, tiếng Anh được sử dụng như tiếng nước ngoài. Sự đa dạng về ngôn ngữ bản địa sẽ là rào cản ngăn cách sự hợp tác, giao tiếp và trao đổi giữa10 nước thành viên AEC.

Để xóa bỏ rào cản về ngôn ngữ, các nhà lãnh đạo trong AEC hướng tới việc lựa chọn tiếng

Anh là ngôn ngữ chung. Sự lựa chọn này là hợp lý khi nhìn nhận sự phổ biến của tiếng Anh ở các nước ASEAN. Ngôn ngữ quốc tế phổ biến này sẽ giúp các nước thành viên đa

dạng về lịch sử, văn hóa, tôn giáo, tín ngưỡng xích lại gần nhau.

Tuy nhiên, ngôn ngữ được sử dụng trong giảng dạy tại các trường đại học ở Việt

Nam hiện nay phổ biến là tiếng Việt. Đây là tiếng mẹ đẻ, nhưng đồng thời cũng là ngôn

ngữ có tính chất riêng biệt của người Việt, do người Việt sử dụng. Giáo dục đại học Việt

Nam sẽ “đơn độc”, hòa nhập khó khăn, không đủ sức cạnh tranh với các trường đại học

trong khu vực AEC. Đây thực sự là rào cản lớn đối với giáo dục đại học Việt Nam trong quá trình cạnh tranh cung ứng dịch vụ giáo dục chất lượng cao với các hệ thống giáo dục ở

các quốc gia trong khu vực.

Thứ tư, hệ thống thông tin của thị trường lao động Việt Nam hiện nay còn nhiều

yếu kém và hạn chế, như bị chia cắt giữa các vùng, miền; khả năng bao quát, thu thập và

cung ứng thông tin chưa đáp ứng được nhu cầu các đối tác trên thị trường lao động, đặc

biệt là người chủ sử dụng lao động và người lao động. Hệ thống chỉ tiêu về thị trường lao

động tuy đã ban hành nhưng chưa hoàn thiện, chưa đầy đủ, thiếu thống nhất và khó so

sánh quốc tế. Do vậy, chưa đánh giá được hiện trạng của cung - cầu lao động, các “nút

thắt” về nhu cầu nguồn nhân lực trong nước. Ngoài ra, còn thiếu mô hình dự báo thị

trường lao động tin cậy và nhất quán, thiếu đội ngũ cán bộ, chuyên gia làm công tác thống

kê, phân tích, dự báo.

Một số đề xuất

Một là, nâng cao nhận thức về vai trò, vị trí của dạy nghề trong chiến lược phát triển nhân lực của đất nước thời kỳ 2011 - 2020. Ưu tiên đầu tư đào tạo nghề trong từng chương

trình, dự án phát triển kinh tế - xã hội của các địa phương, vùng, ngành. Hình thành thang

Page 62: MUÏC LUÏC1).pdfdoanh nghiệp có hàng hóa xuất khẩu sang 4 nước ASEAN bao gồm Lào, Philippines, Indonesia và Thái Lan. Cơ chế TCNXXHH có những đặc điểm

62 nghiªn cøu khoa häc

Sinh viªn

Taäp 01/2016 CAÙC VAÁN ÑEÀ KINH TEÁ

giá trị nghề nghiệp trong xã hội. Gắn kết giữa dạy nghề với thị trường lao động và sự tham

gia của doanh nghiệp, phát triển hệ thống thông tin thị trường lao động. Xây dựng các mối

quan hệ chặt chẽ giữa dạy nghề với trị trường lao động, hướng vào việc đáp ứng phát triển

kinh tế - xã hội của từng địa phương, từng ngành, đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp.

Hình thành các đơn vị quan hệ trường - ngành trong các cơ sở dạy nghề. Doanh nghiệp

trực tiếp tham gia vào các hoạt động đào tạo nghề như xây dựng tiêu chuẩn kỹ năng nghề,

xác định danh mục nghề, xây dựng chương trình đào tạo, đánh giá kết quả học tập của

người học nghề… Doanh nghiệp có trách nhiệm cung cấp thông tin cho các cơ sở dạy

nghề về nhu cầu việc làm và các chế độ cho người lao động; phản hồi cho cơ sở dạy nghề

về trình độ của người lao động. Các cơ sở dạy nghề tổ chức theo dõi, thu thập thông tin về

học sinh học nghề sau khi tốt nghiệp; có trách nhiệm tiếp nhận các thông tin từ phía doanh

nghiệp và thay đổi để thích ứng với nhu cầu của doanh nghiệp.

Hai là, tăng năng suất lao động thông qua (1) tăng hiệu quả của các ngành công

nghiệp chính bằng cách áp dụng công nghệ mới, nâng cấp máy móc và đầu tư vào đào

tạo kỹ năng và đào tạo nghề; (2) chuyển dịch sang các hoạt động có giá trị gia tăng lớn

hơn. Bởi vậy, Việt Nam cần chuyển dịch từ nông nghiệp và các ngành dịch vụ cấp thấp

sang các ngành chế tạo và các ngành dịch vụ cao cấp. Ưu tiên thực hiện các biện pháp

nâng cao năng suất lao động và chất lượng việc làm trong ngành nông nghiệp bao gồm

đầu tư vào hệ thống thủy lợi và cơ sở hạ tầng để hỗ trợ các cơ sở sản xuất nông nghiệp

nhỏ có thể tham gia vào chuỗi cung ứng đồng thời đa dạng hóa công việc trong các

ngành chế tạo mới.

Ba là, gia nhập AEC sẽ góp phần đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế tạo ra nhu

cầu mới cho một số ngành nghề trong khi giảm nhu cầu đối với một số ngành nghề khác,

do vậy việc mở rộng độ bao phủ của chương trình bảo hiểm thất nghiệp quốc gia sẽ giảm

thiểu chi phí của quá trình chuyển dịch cơ cấu và tạo điều kiện cho lao động di chuyển

sang các ngành nghề có năng suất cao hơn.

Bốn là, đối với nhà nước cần xác định những ưu tiên chính để giải quyết những cơ

hội và thách thức của AEC như: Nâng cao chất lượng việc làm, tăng cường phát triển kỹ

năng nghề, nâng cao năng suất và tiền lương, quản lý lao động di cư và các hệ thống phục

vụ việc công nhận kỹ năng của lao động các nước, đặc biệt là ở những ngành nghề mà

trong đó các lao động với kỹ năng thấp và trung bình chiếm tỷ lệ cao.

Tài liệu tham khảo:

Mạc Văn Tiến (2015), “Cơ hội và thách thức đối với lao động Việt Nam khi gia nhập cộng đồng kinh tế ASEAN”, Trường Cao đẳng nghề kỹ thuật Công nghiệp TPHCM.

Nguyễn Thị Tâm (2015), “Cơ hội và thách thức của Việt Nam khi gia nhập cộng đồng kinh tế ASEAN”, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội

Bộ Công Thương Việt Nam (2015), “AEC: Cơ hội lớn, thách thức nhiều” (Kỳ 1: Việt Nam hướng tới một thị trường chung AEC), (Kỳ 2: Mở cửa thận trọng và có lộ trình).

Page 63: MUÏC LUÏC1).pdfdoanh nghiệp có hàng hóa xuất khẩu sang 4 nước ASEAN bao gồm Lào, Philippines, Indonesia và Thái Lan. Cơ chế TCNXXHH có những đặc điểm

63 nghiªn cøu khoa häc

Sinh viªn

TAØI CHÍNH QUOÁC TEÁ Taäp 02/2016

Cảnh báo nguy cơ “trượt đích" TPP

của dệt may

Phạm Lâm Tùng - CQ50/11.17

ới TPP, nếu chúng ta không chấp nhận một nguyên tắc cao hơn về xuất xứ hàng

hóa để hưởng ưu đãi thuế quan, doanh nghiệp dệt may sẽ chỉ được hưởng lợi

trong ngắn hạn và cũng không đáng là bao so với các doanh nghiệp nước ngoài

đang nắm 98% thị phần về nguyên liệu.

Theo Hiệp hội Dệt may Việt Nam, cả nước có khoảng 4.000 doanh nghiệp dệt may,

trong đó có 650 DN nước ngoài, số doanh nghiệp may chiếm 70%, dệt chiếm 17%, kéo sợi

6%, nhuộm 4%, phụ trợ 3%. Bức tranh toàn cảnh của ngành là gần 4.000 cơ sở chỉ thực

hiện khâu cuối cắt-may và hoàn thiện. Khoảng 70% hàng dệt may xuất khẩu của Việt Nam

được thực hiện theo phương thức này. Trong khi đó, lợi nhuận cao nhất của ngành đến từ

thiết kế mẫu, cung cấp nguyên phụ liệu và thương mại.

Áp lực lớn nhất, khi tham gia TPP, dệt may được hưởng thuế suất 0%. Thế nhưng,

những lợi ích kỳ vọng về xuất khẩu của dệt may Việt Nam, cũng như hầu hết các loại

sản phẩm phi nông sản khác, hầu như đều “đặt cược” cả vào kết quả đàm phán về quy

tắc xuất xứ.

Thứ nhất, quy tắc xuất xứ đòi hỏi tính nội khối rất cao và nếu không có một chính

sách phù hợp để hạn chế tình trạng phụ thuộc nguồn nguyên liệu, chỉ có rất ít hàng hóa của

Việt Nam có hy vọng được hưởng thuế suất ưu đãi theo TPP. Việc phụ thuộc vào nguồn

nguyên vật liệu nhập khẩu còn ảnh hưởng tới các đơn đặt hàng về thời gian, chất lượng và

hiệu quả kinh tế. Có thể nói, áp lực lớn nhất của ngành dệt may là chưa tạo được nguồn

nguyên liệu cho sản xuất.

Thứ hai, thiết bị và công nghệ là điểm khó khăn tiếp theo cần chú ý, máy móc thiết

bị đều phải nhập khẩu, trong nước chưa sản xuất được. Nhiều doanh nghiệp đã có đầu tư

lớn nhưng cũng vẫn chưa đồng bộ. Có những loại máy móc thiết bị đã quá lạc hậu nhưng

còn được tận dụng nên năng suất không cao.

Thứ ba, trình độ thiết kế thời trang vẫn còn non kém, không thể đưa ra sản phẩm

hoàn chỉnh, chưa có những trường dạy chuyên nghiệp, lực lượng những nhà thiết kế trẻ

vẫn chưa đáp ứng nhu cầu thường xuyên thay đổi của người tiêu dùng. Cả nước có hàng

chục địa chỉ đào tạo nhà thiết kế thời trang nhưng rất tiếc chưa có nơi nào đào tạo nhà tiếp

thị thời trang chuyên nghiệp.

V

Page 64: MUÏC LUÏC1).pdfdoanh nghiệp có hàng hóa xuất khẩu sang 4 nước ASEAN bao gồm Lào, Philippines, Indonesia và Thái Lan. Cơ chế TCNXXHH có những đặc điểm

64 nghiªn cøu khoa häc

Sinh viªn

Taäp 02/2016 TAØI CHÍNH QUOÁC TEÁ

Thứ tư, Việt Nam chưa xây dựng được thương hiệu riêng cho ngành dệt may nên

chưa có hệ thống các kênh phân phối rộng khắp, kể cả thị trường nội địa và nước ngoài mà

chỉ có các cửa hàng của công ty tự lập để tiêu thụ sản phẩm. Các công ty không có sự phối

hợp với nhau trong việc quảng cáo để cạnh tranh trong nội bộ tại thị trường trong nước,

khả năng tự thiết kế còn yếu, phần lớn là làm theo mẫu mã đặt hàng của phía nước ngoài

để xuất khẩu.

Thứ năm, nhu cầu của thị trường không được nghiên cứu có hiệu quả nên nhiều

phân khúc thị trường còn bỏ trống cho nhiều sản phẩm ngoại. Một số sản phẩm có chất

lượng cao có thể đáp ứng nhu cầu khách hàng khó tính như Mỹ, Nhật nhưng lại không có

mặt tại thị trường trong nước, “bỏ quên” hàng triệu khách hàng tiềm năng.

Thứ sáu, nhân công rẻ nhưng chưa chất lượng, chi phí bình quân/1 đơn vị sản phẩm

cao. Đồng thời hệ thống tiêu chuẩn chất lượng chưa được chuẩn hóa trong ngành nên mỗi

công ty có định mức về tiêu chuẩn khác nhau mà không thống nhất trong toàn ngành.

Đây là những thách thức lớn với ngành dệt may, bên cạnh những lợi thế như giá

nhân công rẻ, người lao động cần cù chăm chỉ và khéo léo. Ngành may mặc Việt Nam

cũng có tốc độ tăng trưởng cao, số lượng các công ty liên tục tăng qua các năm và quy mô

của công ty ngày càng lớn. Một số thương hiệu được khẳng định trên thị trường trong và

ngoài nước, tuy chưa nhiều.

Những giải pháp quyết định, từ thực tế nói trên, có thể thấy có 5 vấn đề mang tính

quyết định tới sự thành bại của dệt may Việt Nam trong hội nhập.

Thứ nhất, đổi mới công nghệ. Đầu tư đổi mới thiết bị công nghệ là nhân tố đóng vai

trò quyết định đối với sự phát triển của ngành dệt may. Tập trung các dự án đầu tư mới,

với quy mô đủ lớn, đủ tiềm lực về vốn để tiếp cận công nghệ hiện đại tiên tiến nhất.

Thứ hai, cung ứng đạt tiêu chuẩn khách hàng. Các công ty của Việt Nam hiện nay

chủ yếu vẫn sản xuất theo tiêu chuẩn. Tuy nhiên, trở thành nhà cung ứng đạt chuẩn vẫn

đang còn nhiều vấn đề lớn mà các doanh nghiệp cần cố gắng hơn nữa. Muốn như vậy, uy

tín của doanh nghiệp với khách hàng phải đặt lên hàng đầu. Tổ chức các lớp đào tạo để

nâng cao trình độ cho người lao động, quán triệt tới các công nhân về chất lượng của sản

phẩm. Mỗi lô hàng xuất đi cần phải kiểm tra cẩn thận, kỹ lưỡng hơn. Doanh nghiệp dệt

may cần đẩy nhanh quá trình xây dựng hệ thống tiêu chuẩn quốc tế ISO, tiêu chuẩn SA

8000… để đáp ứng được yêu cầu của khách hàng, đặc biệt là đối với thị trường Hoa Kỳ.

Thứ ba, phát triển lĩnh vực thiết kế.Muốn phát triển được lĩnh vực này một cách có

hiệu quả, các doanh nghiệp cần có sự hỗ trợ từ phía nhà nước. Về phía doanh nghiệp, cần

tăng tỷ lệ xuất khẩu dưới hình thức FOB (tham gia vào khâu ý tưởng thiết kế). Nghiên cứu

các thiết kế sản phẩm mới mang những nét đặc trưng riêng. Sản xuất các sản phẩm có sự

Page 65: MUÏC LUÏC1).pdfdoanh nghiệp có hàng hóa xuất khẩu sang 4 nước ASEAN bao gồm Lào, Philippines, Indonesia và Thái Lan. Cơ chế TCNXXHH có những đặc điểm

65 nghiªn cøu khoa häc

Sinh viªn

TAØI CHÍNH QUOÁC TEÁ Taäp 02/2016

khác biệt hóa cao, có tính độc đáo, hiện đại và đẳng cấp. Nắm bắt được xu thế thời trang

của thế giới. Phát triển thị trường thời trang Việt Nam tại các đô thị và các thành phố lớn.

Để đào tạo được những nhà thiết kế giỏi, chuyên nghiệp không phải là chuyện dễ

dàng, vì thế, các doanh nghiệp cần tăng cường ký kết các thỏa thuận về hợp tác trong lĩnh

vực dệt may, mời các chuyên gia thiết kế nước ngoài sang hợp tác, giúp đỡ Việt Nam

trong khâu thiết kế và đào tạo. Đầu tư xây dựng các trung tâm đào tạo nhà thiết kế với chất

lượng cao.

Thứ tư, phát triển nguồn cung nguyên phụ liệu.Ngành dệt may phải có quy hoạch

vùng nguyên liệu. Vinatex đang xây dựng 4 khu công nghiệp dệt, nhuộm tại các tỉnh Ninh

Bình, Nam Định, Long An và Trà Vinh nhằm khuyến khích doanh nghiệp trong và ngoài

nước đầu tư sản xuất nguyên phụ liệu cho ngành dệt may.

Thứ năm, xây dựng mạng lưới phân phối. Để có thể triển khai các hoạt động xúc

tiến thương mại, các doanh nghiệp may Việt Nam cần phải liên kết với nhau về nhân lực

và tài chính, với trung tâm là Hiệp hội Dệt May Việt Nam. Mục tiêu trước mắt là tham gia

các hội chợ thương mại quốc tế để giới thiệu các thương hiệu doanh nghiệp có tiếng với

các mẫu mã chất lượng cao đã từng gia công cho khách nước ngoài, nhằm tìm kiếm các

nhà buôn trực tiếp mà không cần qua khâu môi giới.

Xây dựng các tổ chức marketing và hỗ trợ tham gia các triển lãm, hội chợ thương

mại quốc tế để tăng khả năng tiếp cận với các người mua tiềm năng. Tìm kiếm và tận dụng

những cơ hội để làm việc trực tiếp với các khách hàng cuối cùng; xây dựng thương hiệu

mạnh riêng cho ngành dệt may Việt Nam.

Tóm lại, phải khẳng định cơ hội rất lớn của dệt may Việt Nam trong TPP. Nhưng

nếu không nỗ lực hết mình thì rất có thể dệt may Việt Nam sẽ thua ngay khi TPP bắt đầu

có hiệu lực. Điều này đòi hỏi sự đầu tư công sức của các nhà hoạch định chính sách, các

nhà nghiên cứu và bản thân mỗi doanh nghiệp cũng cần tìm được hướng đi phù hợp nhất.

TPP là cơ hội, là động lực để các doanh nghiệp thay đổi một cách toàn diện tư duy “gia

công” để không bị mất thị phần ngay trên sân nhà và từ đó tiến ra biển lớn.

Tài liệu tham khảo:

http://www.phongphucorp.com/news/det-may-huong-loi-nhieu-nhat-tu-tpp.html

http://www.thesaigontimes.vn/138925/Det-may-va-TPP-noi-lo-con-dai.html

Page 66: MUÏC LUÏC1).pdfdoanh nghiệp có hàng hóa xuất khẩu sang 4 nước ASEAN bao gồm Lào, Philippines, Indonesia và Thái Lan. Cơ chế TCNXXHH có những đặc điểm

66 nghiªn cøu khoa häc

Sinh viªn

Taäp 02/2016 TAØI CHÍNH QUOÁC TEÁ

Kinh nghiệm phát triển dịch vụ bán lẻ

của Ngân hàng Bình An Trung Quốc

Hoàng Duy Mạnh - CQ52/15.05

ịch vụ bán lẻ của Ngân hàng thương mại là các dịch vụ tài chính vô hình được

ngân hàng chuyển tới tận tay những đối tượng khách hàng là cá nhân, hộ gia

đình, doanh nghiệp nhỏ và vừa thông qua mạng lưới các kênh phân phối đa

dạng và hiệu quả.

Ngân hàng Bình An là một trong những ngân hàng thương mại cổ phần hàng đầu

tại Trung Quốc, thuộc Tập đoàn tài chính Bảo hiểm Bình An, có trụ sở tại thành phố

Thâm Quyến, tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc. Tính đến hết tháng 9 năm 2012, Ngân

hàng Bình An có tổng tài sản đạt trên 220 tỷ đô la Mỹ và có lợi nhuận khoảng 1,6 tỷ

đô la Mỹ. Với hệ thống mạng lưới hơn 400 chi nhánh và điểm giao dịch trên khắp đất

nước Trung Quốc, Ngân hàng Bình An có điều kiện thuận lợi để khai thác tập khách

hàng hơn 70 triệu khách hàng cá nhân của cả tập đoàn. Một số kinh nghiệm trong lĩnh

vực bán từ Ngân hàng Bình An:

- Tổ chức hoạt động bán lẻ gắn chặt với hoạt động bán buôn và các mảng hoạt động

kinh doanh khác của tập đoàn trên cơ sở chia xẻ nguồn lực. Ba trụ cột hoạt động chính của

Tập đoàn là Ngân hàng, Bảo hiểm và Đầu tư được xây dựng và vận hành trên cơ sở sử

dụng chung nền tảng CNTT, kênh phân phối, dịch vụ Marketing và vận hành tập trung.

Việc chia xẻ các nguồn lực không những giúp Ngân hàng Bình An và các đơn vị khác

trong tập đoàn tiết kiệm chi phí, tận dụng tối đa nguồn lực của tập đoàn, nâng cao hiệu quả

hoạt động mà còn tăng cường liên kết, bán chéo sản phẩm lẫn nhau.

- Các nghiệp vụ thẩm định và hỗ trợ (back office) cho hoạt động tín dụng bán lẻ của

ngân hàng được xử lý tập trung tại trung tâm Vận hành. Ngân hàng Bình An đã đầu tư xây

dựng khu vận hành tập trung tại thành phố Thượng Hải với hơn 9000 nhân viên, chịu trách

nhiệm xử lý toàn bộ các nghiệp vụ hỗ trợ cho hoạt động của ngân hàng nói riêng và của cả

tập đoàn, trên khắp cả nước. Ví dụ trong hoạt động tín dụng bán lẻ, các nhân viên kinh

doanh tại chi nhánh sẽ chịu trách nhiệm tìm kiếm, tiếp thị khách hàng, hướng dẫn khách

hàng hoàn thiện hồ sơ giấy tờ. Sau khi thu thập đủ hồ sơ khách hàng, các nhân viên này

chịu trách nhiệm lập báo cáo đề xuất trình Giám đốc chi nhánh duyệt và scan toàn bộ hồ

sơ khách hàng gửi về trung tâm vận hành tập trung. Các nhân viên tại trung tâm sẽ chịu

trách nhiệm tiếp nhận hồ sơ, phân tích đánh giá khách hàng, phê duyệt khoản vay và thực

hiện các nghiệp vụ hỗ trợ. Điều này giúp nhân viên kinh doanh tại chi nhánh được giải

D

Page 67: MUÏC LUÏC1).pdfdoanh nghiệp có hàng hóa xuất khẩu sang 4 nước ASEAN bao gồm Lào, Philippines, Indonesia và Thái Lan. Cơ chế TCNXXHH có những đặc điểm

67 nghiªn cøu khoa häc

Sinh viªn

TAØI CHÍNH QUOÁC TEÁ Taäp 02/2016

phóng thời gian khỏi các công việc giấy tờ để tập trung nhiều hơn vào việc tìm kiếm, tiếp

thị khách hàng mới cũng như chăm sóc, khai thác khách hàng cũ.

- Tập trung đầu tư tối đa cho hạ tầng CNTT, phục vụ hoạt động của Ngân hàng và

cả tập đoàn. Để hỗ trợ triển khai thành công mô hình tập trung hóa vận hành, Ngân hàng

đã dành nguồn lực đáng kể để đầu tư cho hệ thống phần mềm core banking của ngân hàng,

xây dựng trung tâm dữ liệu chính quy mô tại thành phố Thâm Quyến và trung tâm Dữ liệu

dự phòng, kết nối các trung tâm với các Chi nhánh qua hệ thống đường truyền tốc độ cao,

đảm bảo việc truyền thông tin, hồ sơ được thực hiện nhanh, chính xác và thông suốt. Đặc

biệt, Ngân hàng đã triển khai ứng dụng công nghệ BPM (Business Process Management -

Quản lý quy trình kinh doanh), là bộ công cụ giúp ngân hàng có thể triển khai, giám sát,

vận hành và cải tiến các quy trình kinh doanh một cách linh hoạt. Tại các Chi nhánh và

điểm giao dịch, ngân hàng cũng chú trọng đầu tư cho hệ thống máy ATM (có cả tính năng

nhận tiền gửi), máy thu đổi ngoại tệ, hệ thống máy tính cho phép khách hàng truy cập dịch

vụ Internet Banking.

Phát triển DVBL được xem là một xu hướng tất yếu khi mà mảng hoạt động này

ngày càng quan trọng trong hoạt động chung của các NHTM Việt Nam trước tình hình hội

nhập kinh tế tài chính trên thế giới. Trong lộ trình hội nhập của ngành tài chính ngân hàng,

các ngân hàng nước ngoài có lợi thế về vốn, kinh nghiệm và công nghệ sẽ dễ dàng chiếm

lĩnh thị phần tài chính ngân hàng tại Việt Nam. Việc phát triển DVBL là xu hướng chung

của các ngân hàng trong khu vực và trên thế giới. Bởi lẽ, việc mở rộng phục vụ nhóm đối

tượng là KHCN và các DNNVV giúp ngân hàng đa dạng hoá sản phẩm, mở rộng thị

trường, quản lý rủi ro hữu hiệu hơn, điều này đã làm cho ngân hàng đạt hiệu quả kinh

doanh tối ưu. Đúc kết những bài học kinh nghiệm từ các NHTM hàng đầu trên thế giới đã

mang lại bài học kinh nghiệm về kinh doanh DVBL cho các NHTM Việt Nam, đó là:

Mở rộng và đa dạng hoá mạng lưới kênh phân phối

Một trong những nhân tố có tính quyết định tới kết quả hoạt động kinh doanh của

mảng bán lẻ là hệ thống kênh phân phối. Đối tượng của DVBL rất đa dạng, phân bố rộng

khắp về mặt địa lý và khách hàng thường đề cao tính tiện ích trong giao dịch, hay chính là

khả năng tiếp cận với các sản phẩm dịch vụ Ngân hàng thông qua hệ thống kênh phân

phối. Mở rộng mạng lưới hoạt động là một trong những giải pháp hữu hiệu giúp Ngân

hàng chiếm lĩnh thị phần, nâng cao hình ảnh và uy tín trên thị trường. Tuy nhiên việc phát

triển mạng lưới hoạt động, đặc biệt là các chi nhánh, điểm giao dịch, còn phụ thuộc vào rất

nhiều yếu tố khác nhau như: năng lực tài chính, năng lực quản trị, nền tảng công nghệ, cân

đối giữa hiệu quả và chi phí cũng như các quy định liên quan của cơ quan quản lý nhà

nước. Các NHTM trên thế giới như ngân hàng Commonwealth, HSBC đã giải quyết vấn

đề này thông qua việc tăng cường đầu tư cho các kênh phân phối điện tử, hợp tác kinh

doanh để mở rộng mạng lưới hoạt động.

Page 68: MUÏC LUÏC1).pdfdoanh nghiệp có hàng hóa xuất khẩu sang 4 nước ASEAN bao gồm Lào, Philippines, Indonesia và Thái Lan. Cơ chế TCNXXHH có những đặc điểm

68 nghiªn cøu khoa häc

Sinh viªn

Taäp 02/2016 TAØI CHÍNH QUOÁC TEÁ

Đa dạng hoá sản phẩm và dịch vụ:

Đa dạng hoá sản phẩm là điểm mạnh và mũi nhọn để phát triển dịch vụ ngân hàng

cá nhân. Các ngân hàng cần xây dựng bộ phận nghiên cứu chuyên trách phát triển sản

phẩm. Trong đó tập trung vào những sản phẩm có hàm lượng công nghệ cao, có đặc điểm

nổi trội trên thị trường nhằm tạo ra sự khác biệt trong cạnh tranh, tận dụng các kênh phân

phối để đa dạng hoá sản phẩm, mở rộng và phát triển tín dụng tiêu dùng.

Tăng cường hoạt động tiếp thị và chăm sóc khách hàng:

Phần lớn đối tượng phục vụ của DVBL là cá nhân, việc quảng bá, tiếp thị các sản

phẩm dịch vụ đóng vai trò cực kỳ quan trọng, có lợi cho ngân hàng và khách hàng. Tăng

cường chuyển tải thông tin tới công chúng nhằm giúp khách hàng có thông tin cập nhật về

năng lực và uy tín của ngân hàng, hiểu biết cơ bản về dịch vụ ngân hàng bán lẻ, nắm được

cách thức sử dụng và lợi ích của các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng.

Tài liệu tham khảo:

The economist (2012), Báo cáo đặc biệt hoạt động ngân hàng quốc tế

Capgemini and Efma (2012), the 2012 World Retail Banking Report

sự liên quan hiểu, nhận thức đầy đủ, triệt để đối với các quy định, quy trình trong quá trình

tác nghiệp, có chính sách ưu đãi trong tuyển dụng nhân sự có kinh nghiệm…

Tóm lại, việc đưa ra những giải pháp đảm bảo phát triển công nghiệp hóa dầu bền

vững nhằm phục vụ cho nhu cầu trong nước, an toàn năng lượng là yêu cầu bắt buộc và

gấp rút. Vì vậy, cả phía Nhà nước và doanh nghiệp cần nhìn nhận và đánh giá lại thực trạng cũng như thực hiện đồng bộ, kiên quyết các giải pháp để giải quyết tốt nhất những

hạn chế, khó khăn mà công nghiệp hoá dầu trong nước đang vướng phải để giúp công

nghiệp hoá dầu phát triển nhanh đi đôi với phát triển bền vững, đồng thời hỗ trợ các ngành công nghiệp khác đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống vật chất và tinh

thần cho người dân.

Tài liệu tham khảo:

http://www.baoquangngai.vn/channel/2034/201403/de-nha-may-loc-dau-dung-quat-phat-trien-ben-vung-2302952/

http://vietnamnet.vn/vn/kinh-te/98538/viet-nam-thanh--cuong-quoc--loc-dau-.html

Công nghiệp lọc hoá dầu Việt Nam... (Tiếp theo trang 54)

Page 69: MUÏC LUÏC1).pdfdoanh nghiệp có hàng hóa xuất khẩu sang 4 nước ASEAN bao gồm Lào, Philippines, Indonesia và Thái Lan. Cơ chế TCNXXHH có những đặc điểm

69 nghiªn cøu khoa häc

Sinh viªn

TAØI CHÍNH QUOÁC TEÁ Taäp 02/2016

Tự do hoá dòng vốn đầu tư gián tiếp

nước ngoài - Tác động đến thị trường

chứng khoán Việt Nam

Hoàng Phương Anh - CQ50/11.01

ầu tư gián tiếp nước ngoài (FPI-Foreign Portfolio Investment) là hình thức đầu tư

gián tiếp xuyên biên giới. Điều 3, Luật Đầu tư Việt Nam 2005 quy định: Đầu tư

gián tiếp là hình thức đầu tư thông qua việc mua cổ phần, cổ phiếu, trái phiếu, các

giấy tờ có giá khác; thông qua các quỹ đầu tư chứng khoán và thông qua các định

chế tài chính trung gian khác mà nhà đầu tư không trực tiếp tham gia quản lý hoạt động đầu

tư. Mặc dù vậy, ranh giới hiện nay của vốn FPI cũng đã có nhiều thay đổi do quá trình toàn

cầu hóa và hội nhập, các nhà đầu tư vốn gián tiếp nước ngoài có thể tham gia vào quản trị, điều hành công ty, hỗ trợ tiếp cận công nghệ, tiếp cận thị trường… trong hoạt động của các

công ty, qua đó đã góp phần mang lại các giá trị gia tăng cho doanh nghiệp. Tại Việt Nam,

tự do hoá dòng vốn nói chung và vốn FPI nói riêng đã được đề cập trong các văn bản pháp

quy cũng như trong định hướng phát triển thị trường tài chính đến năm 2020 của Ủy ban

chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) và Ngân hàng nhà nước (NHNN).

Những khía cạnh tác động

Quá trình tự do hoá dòng vốn FPI cho thấy, khung khổ pháp lý được xây dựng nhằm

tạo tiền đề cho các nhà đầu tư nước ngoài tham gia vào thị trường tài chính Việt Nam tự

do và cạnh tranh hơn. Sự can thiệp của Chính phủ cũng ngày một giảm dần theo hướng để

thị trường tự điều tiết. Điều này tác động không nhỏ đến thị trường tài chính nói chung và

thị trường chứng khoán nói riêng dưới các góc độ như sau:

(1) Quy mô của thị trường chứng khoán: Sự luân chuyển tự do dòng vốn FPI khiến cho quy mô của thị trường chứng khoán tăng lên đáng kể và trở thành kênh huy động vốn

quan trọng của doanh nghiệp, đáp ứng các nhu cầu về vốn để phát triển kinh tế.

Đánh giá một cách tổng thể cho thấy quy mô vốn cung ứng cho nền kinh tế của các

tổ chức tài chính Việt Nam (06/2014) đạt 4,57 triệu tỷ đồng (xấp xỉ 152% GDP), trong đó

hệ thống ngân hàng chiếm 80,5%, thị trường chứng khoán 18,5%, thị trường bảo hiểm

0,5%, bảo hiểm xã hội 1%; Tổng dư nợ tín dụng khoảng 3,5 triệu tỷ đồng (100% GDP),

quy mô của thị trường chứng khoán khoảng hơn 1 triệu tỷ đồng (28,6% GDP), quy mô thị

trường bảo hiểm khoảng 70 nghìn tỷ đồng (2% GDP).

Như vậy có thể thấy nguồn vốn phục vụ cho phát triển kinh tế Việt Nam hiện nay

vẫn chủ yếu dựa vào vay nợ từ hệ thống ngân hàng. Kênh dẫn vốn trung và dài hạn trên

Đ

Page 70: MUÏC LUÏC1).pdfdoanh nghiệp có hàng hóa xuất khẩu sang 4 nước ASEAN bao gồm Lào, Philippines, Indonesia và Thái Lan. Cơ chế TCNXXHH có những đặc điểm

70 nghiªn cøu khoa häc

Sinh viªn

Taäp 02/2016 TAØI CHÍNH QUOÁC TEÁ

TTCK chỉ đóng vai trò thứ yếu. Điều này dẫn đến một cấu trúc nguồn vốn khá rủi ro cho

việc phát triển kinh tế khi mà nguồn vốn ngắn hạn đang thực hiện vai trò thay cho nguồn

vốn trung và dài hạn.

Trước thực trạng trên, việc tự do hoá dòng vốn FPI được xem là cơ hội để tăng

cường quy mô và vai trò của TTCK đối với nền kinh tế. Điều này có thể được đánh giá

phần nào thông qua dòng vốn FPI trên TTCK trong thời gian qua. Mặc dù có những sự

biến động tăng, giảm nhất định qua thời gian, dòng vốn này luôn duy trì trạng thái vào

ròng, đóng góp đáng kể vào nguồn vốn dài hạn cho nền kinh tế Việt Nam bên cạnh

nguồn vốn FDI.

Tuy nhiên, điều đáng quan tâm là dù vốn FPI đã được chú trọng thu hút trong thời

gian qua, song nếu so với dòng vốn FDI, đầu tư gián tiếp nước ngoài trên TTCK Việt

Nam chỉ chiếm tỷ trọng rất nhỏ (%GDP). Lượng vốn FDI tại thời điểm cuối năm 2013

gấp khoảng hơn 30 lần lượng vốn FPI. Hơn nữa nguồn vốn FPI chịu ảnh hưởng nhanh và

mạnh hơn bởi suy thoái kinh tế toàn cầu năm 2008. Trong khoảng thời gian từ năm 2007

tới cuối năm 2013, lượng vốn FDI giảm 35,3% trong khi đó lượng vốn FPI sụt giảm

mạnh tới 97,7%.

(2) Mức độ cạnh tranh của các công ty chứng khoán (CTCK): Không chỉ có các

ngân hàng, mà sẽ có thêm nhiều tập đoàn, công ty chứng khoán cũng sẽ mở rộng kinh

doanh tại thị trường Việt Nam khi quá trình tự do hoá vốn FPI diễn ra.

Số lượng các công ty chứng khoán tại Việt Nam đã tăng trưởng nhanh chóng trong

vòng 15 năm hoạt động của thị trường chứng khoán. Từ 6 CTCK ban đầu của năm 2000,

các CTCK đã không ngừng phát triển. Bắt đầu từ năm 2006, thị trường chứng khoán có

một bước ngoặt quan trọng khi Luật Chứng khoán ra đời, tạo điều kiện pháp lý lớn cho

hoạt động của thị trường, số lượng các CTCK tăng nhanh và đạt đỉnh điểm là năm 2011

với 105 CTCK và 27 CTCK niêm yết. Sau khủng hoảng tài chính toàn cầu và suy thoái

kinh tế giai đoạn 2007 - 2009 cũng như sự đổ vỡ bong bóng thị trường chứng khoán năm

2008, các CTCK gặp nhiều khó khăn và bộc lộ những yếu kém và bất cập trong hoạt động

của mình. Kể từ năm 2012, với “Đề án tái cấu trúc thị trường chứng khoán” được Chính

phủ thông qua, các CTCK được kiểm soát chặt chẽ hơn theo hướng lành mạnh hóa, duy trì

các công ty có khả năng tồn tại vững chắc và giảm bớt số lượng các CTCK yếu kém.

Nhiều CTCK không còn đủ khả năng tiếp tục hoạt động đã phải giải thể, phá sản, sáp nhập

hoặc bị yêu cầu ngừng hoạt động dẫn đến số lượng các CTCK có xu hướng giảm dần. Tính

đến cuối năm 2014, trên thị trường chứng khoán Việt Nam chỉ còn khoảng 88 CTCK vẫn

còn hoạt động trong đó có 85 công ty hoạt động bình thường và 4 công ty ở trong tình

trạng bị kiểm soát đặc biệt hoặc có nguy cơ bị giải thể.

Sự ra đời của các CTCK góp phần đáng kể thúc đẩy sự hình thành và phát triển

của hệ thống các trung gian tài chính trên TTCK. Mặc dù vậy, nếu so với một số TTCK

Page 71: MUÏC LUÏC1).pdfdoanh nghiệp có hàng hóa xuất khẩu sang 4 nước ASEAN bao gồm Lào, Philippines, Indonesia và Thái Lan. Cơ chế TCNXXHH có những đặc điểm

71 nghiªn cøu khoa häc

Sinh viªn

TAØI CHÍNH QUOÁC TEÁ Taäp 02/2016

khác trong khu vực, số lượng CTCK ở Việt Nam được xem là quá nhiều so với quy mô

và nhu cầu của TTCK. Cụ thể, tính đến cuối năm 2010, TTCK Trung Quốc có khoảng

trên 100 triệu tài khoản giao dịch, tương đương với khoảng 8% dân số nhưng số lượng

CTCK cũng chỉ bằng Việt Nam, trong khi tổng số tài khoản trên TTCK Việt Nam chỉ ở

mức 0,7% dân số. Thị trường Thái Lan với quy mô khoảng 100 tỷ USD, giá trị giao dịch

bình quân/phiên khoảng 400 triệu USD cao gấp hơn 13 lần so với TTCK Việt Nam

nhưng chỉ có gần 40 CTCK. Tương tự, TTCK Singapore chỉ có 26 CTCK, Malaysia có

33 CTCK… Điều này tiềm ẩn những rủi ro lớn về tính hiệu quả trong hoạt động kinh

doanh của các CTCK, sự an toàn của mỗi CTCK cũng như toàn hệ thống CTCK nhất là

đối với các công ty có quy mô nhỏ, mới đi vào hoạt động.

Đối với các tổ chức kinh doanh chứng khoán, CTCK, quy mô vốn được xét đến như

một trong những điều kiện quyết định để được phép thực hiện các hoạt động kinh doanh,

cung ứng các dịch vụ chứng khoán cho thị trường. Vốn pháp định theo quy định hiện hành

ở Việt Nam được quy định bởi Luật Chứng khoán 2006 đối với các nghiệp vụ kinh doanh

chủ yếu của CTCK là 300 tỷ đồng, tăng 6 lần so với quy định trước đó.

Trên thực tế, vốn điều lệ của các CTCK có xu hướng tăng mạnh qua các năm, đặc

biệt sau khi Luật Chứng khoán 2006 có hiệu lực. Biểu đồ trên cho thấy so với thời điểm trước đó, tổng vốn điều lệ thực góp của các CTCK trên thị trường chỉ tăng khoảng 57%

so với thời điểm 31/12/2000, nhưng bước sang năm 2007, chỉ sau một năm Luật chứng

khoán chính thức đi vào hoạt động, vốn điều lệ thực góp của các công ty đã đạt mức 13.405 tỷ VND, tăng hơn 300% so với thời điểm 31/12/2006. Tính đến 6/2013, tổng vốn

điều lệ thực góp của các CTCK trên thị trường đã tăng 11 lần so với thời điểm

31/12/2006 đạt 36.547 tỷ đồng. Đến năm 2014, tổng hợp từ báo cáo của 85 CTCK hoạt động bình thường có 44 công ty chứng khoán có mức vốn điều lệ từ 300 tỷ trở lên (thực

hiện được 4 nghiệp vụ), 21 công ty chứng khoán có mức vốn điều lệ từ 135 tỷ đến dưới

300 tỷ (thực hiện được 3 nghiệp vụ), 1 CTCK có mức vốn 125 tỷ (thực hiện được

2 nghiệp vụ), 19 CTCK có mức vốn dưới 125 tỷ (chỉ thực hiện được 1 nghiệp vụ).

Mặc dù quy mô vốn của các CTCK không ngừng gia tăng trong những năm qua,

nhưng nếu xét về tiềm lực tài chính, các công ty này vẫn ở mức rất thấp so với các định

chế tài chính khác trên TTCK Việt Nam cũng như các thị trường khác trong khu vực. Nếu so sánh quy mô tài sản của các CTCK niêm yết và chưa niêm yết cho thấy hầu hết các

CTCK có quy mô lớn, giá trị tổng TS trên 2.000 tỷ đồng đều đã niêm yết trên TTCK Việt

Nam. Tính đến cuối năm 2012, tổng tài sản của 28 CTCK niêm yết đạt 35.621 tỷ đồng, chiếm gần 50% tổng tài sản của tất cả các CTCK.

Tuy nhiên, nếu so sánh với các Ngân hàng thương mại, Công ty bảo hiểm, Công ty

tài chính hiện đang niêm yết trên thị trường thì quy mô tài sản của các CTCK đang niêm

yết vẫn thấp hơn khá nhiều. Bảng dưới cho thấy, tính đến cuối năm 2013 bình quân tổng

tài sản của một NHTM đạt khoảng 271.700 tỷ đồng, con số này đối với Công ty bảo hiểm

Page 72: MUÏC LUÏC1).pdfdoanh nghiệp có hàng hóa xuất khẩu sang 4 nước ASEAN bao gồm Lào, Philippines, Indonesia và Thái Lan. Cơ chế TCNXXHH có những đặc điểm

72 nghiªn cøu khoa häc

Sinh viªn

Taäp 02/2016 TAØI CHÍNH QUOÁC TEÁ

là 5.150 tỷ đồng, trong khi CTCK chỉ là 1.428 tỷ đồng chưa bằng 30% mức trung bình của

công ty bảo hiểm.

Qua những phân tích trên có thể thấy vốn điều lệ của các CTCK trên thị trường đều

có xu hướng gia tăng đáp ứng ngày một tốt hơn nhu cầu mở rộng các dịch vụ chứng

khoán, dịch vụ tài chính của công ty cho thị trường. Tuy vậy, quy mô, tiềm lực tài chính

của các công ty còn khá thấp so với các định chế tài chính khác, cộng thêm với số lượng CTCK quá nhiều như hiện nay cho thấy sự phát triển của các công ty còn khá manh mún,

tiềm ẩn nhiều rủi ro trong hoạt động kinh doanh. Chính vì vậy, trong đề án tái cấu trúc

TTCK, tái cấu trúc CTCK là một trong 4 nội dung cơ bản, trong đó việc thu hẹp quy mô, phạm vi hoạt động của CTCK được chú trọng thực hiện dựa trên Thông tư 226 và 165 như

đã nêu trên. Trong quá trình này, UBCKNN cũng khuyến khích CTCK tận dụng cơ hội hội

nhập nền kinh tế để tìm kiếm cơ hội M&A với các CTCK nước ngoài. Mặt khác, cũng

chính qúa trình tự do hoá vốn FPI này buộc CTCK phải nâng cao năng lực tài chính, quản

trị công ty, quản trị rủi ro,... để tăng cường khả năng cạnh tranh của mình.

(3) Giám sát và an toàn tài chính của hệ thống tài chính: sự gia tăng dòng vốn, đặc

biệt từ nước ngoài vào một mặt làm gia tăng quy mô TTCK, mặt khác làm gia tăng mối lo

về “bong bóng” giá tài sản và ảnh hưởng đến việc điều hành chính sách tiền tệ độc lập. Vì vậy, cần có các biện pháp ứng phó kịp thời để giảm thiểu tác động tiêu cực đối với

TTCK khi dòng vốn đảo chiều đột ngột.

Hơn nữa, việc gia tăng số lượng NĐT nước ngoài sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến giao

dịch, chất lượng hoạt động cũng như tính thanh khoản thị trường chứng khoán song nếu

không được quản lý chặt chẽ, TTCK sẽ bị chi phối và điều tiết bởi các NĐT đặc biệt là các QĐT nước ngoài có kinh nghiệm đầu tư chuyên nghiệp và quy mô vốn lớn.

Như vậy, tự do hoá vốn FPI sẽ đi kèm với một thị trường chung cho toàn khu vực

ASEAN và các tổ chức khác, việc nhận diện và giám sát rủi ro hệ thống tài chính là yêu

cầu thiết yếu đối với mọi quốc gia, nhất là với các nước đang trong giai đoạn phát triển và

hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường. Do đó, cần ứng dụng các mô hình phân tích định lượng, cảnh báo sớm, kiểm định rủi ro đối với từng định chế tài chính riêng lẻ cũng như

toàn hệ thống tài chính để nâng cao hiệu quả của hoạt động giám sát từ xa, phục vụ tốt hơn

cho hoạt động điều hành vĩ mô và ổn định kinh tế.

Tài liệu tham khảo:

Báo cáo tài chính của TTF, BMG, AVF, DCS, Q2, 3/ 2013

Báo cáo thường niên của Sở giao dịch TP. Hồ Chí Minh (HOSE), 2004 - 2014

Cấn Văn Lực, 2014, "Vai trò của của NHTM trong phát triển thị trường vốn hiện đại", Hội thảo " Vai trò của thị trường vốn" do BIDV tổ chức, tháng 4/2014.

McKinnon (1973), Money and capital in economic development, The brooking institution, pp177, index.

Page 73: MUÏC LUÏC1).pdfdoanh nghiệp có hàng hóa xuất khẩu sang 4 nước ASEAN bao gồm Lào, Philippines, Indonesia và Thái Lan. Cơ chế TCNXXHH có những đặc điểm

73 nghiªn cøu khoa häc

Sinh viªn

TAØI CHÍNH QUOÁC TEÁ Taäp 02/2016

Xuất khẩu gạo ở Việt Nam và nguy cơ

lép vế trước Campuchia

Nguyễn Văn Minh - CQ51/21.09

ới mục tiêu cơ bản trở thành nước công nghiệp vào năm 2020, nền kinh tế Việt Nam đang có những bước chuyển biến mạnh mẽ cả về chất và lượng. Trong quá trình chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế, Việt Nam đang ngày càng phải tham gia sâu vào quá trình hội nhập kinh tế quốc tế.

Thương mại quốc tế có vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ thực hiện mục tiêu công nghiệp hóa hiện đại hóa và các mục tiêu khác. Với vai trò là mặt hàng xuất khẩu chủ lực, xuất khẩu gạo Việt Nam đang đứng trước những cơ hội cũng như thách thức lớn trong quá trình hội nhập quốc tế.

Xuất khẩu gạo không chỉ là lĩnh vực mũi nhọn trong ngành xuất khẩu nông sản nói riêng mà còn có vai trò quan trọng trong việc cân bằng cán cân thương mại của Việt Nam. Tuy nhiên, trong một vài năm trở lại đây, xuất khẩu gạo của Việt Nam đang chịu sức ép cạnh tranh mạnh mẽ không chỉ của những đối thủ truyền thống như Thái Lan, Ấn Độ mà còn phải chịu ảnh hưởng bởi sự vươn lên mạnh mẽ và bền vững của xuất khẩu gạo ở Campuchia.

Thực trạng tình hình xuất khẩu gạo ở Việt Nam và Campuchia

Thị trường xuất khẩu gạo của Campuchia lớn và đa dạng hơn so với Việt Nam

Theo đài VOA Campuchia, đáng chú ý là dù chỉ mới tham gia vào thị trường xuất khẩu gạo thế giới chưa được 5 năm nhưng gạo Campuchia đã xuất hiện ở 53 nước trên thế giới, bao gồm nhiều nước phát triển và cả những thị trường khá khó tính trong việc nhập khẩu hàng nông sản. Cụ thể, đó là 26 nước thành viên của Liên minh Châu Âu (EU), Mỹ, Canada, một số nước Trung Đông, một số nước thuộc ASEAN như Malaysia, Indonesia và Singapore, ngoài ra là Trung Quốc và các vùng lãnh thổ Đài Loan, Hồng Kông…

Tính toán của báo Khmer Times cho thấy, nếu tính theo tỷ lệ phần trăm, 67% gạo xuất khẩu của Campuchia vào thị trường châu Âu, 11% vào châu Á và 27% đến các thị trường khác.

Trong khi đó, sau hơn 20 năm gia nhập thị trường xuất khẩu gạo thế giới, các khách hàng chính của Việt Nam vẫn chỉ là Trung Quốc, Indonesia, Philippines, Bangladesh, Sri Lanka và một số nước châu Phi.

Không chỉ xuất khẩu tới nhiều thị trường, gạo Campuchia còn có giá cao và chất lượng vượt trội

Theo thống kê của Oryza, website chuyên thống kê về giá gạo thế giới, giá gạo xuất khẩu của Việt Nam thấp hơn Campuchia ở tất cả các chủng loại, từ gạo trắng hạt dài cao cấp cho đến gạo thơm hạt dài cao cấp và gạo thường.

V

Page 74: MUÏC LUÏC1).pdfdoanh nghiệp có hàng hóa xuất khẩu sang 4 nước ASEAN bao gồm Lào, Philippines, Indonesia và Thái Lan. Cơ chế TCNXXHH có những đặc điểm

74 nghiªn cøu khoa häc

Sinh viªn

Taäp 02/2016 TAØI CHÍNH QUOÁC TEÁ

Số liệu từ Liên đoàn gạo Campuchia cho thấy, gạo thơm jasmine cao cấp 5% tấm của nước này hiện có giá 850USD/tấn, gạo jasmine loại thường 5% tấm có giá 720USD/tấn. Mức giá này cao hơn rất nhiều so với mức giá gạo thơm xuất khẩu của Việt Nam, thường chỉ xung quanh ngưỡng 600USD/tấn với các điều kiện thanh toán tương đương. Đối với gạo thơm hạt dài, gạo Phka Mails của Campuchia có giá đến 840USD/tấn, gần gấp đôi mức 465USD/tấn đối với gạo cùng loại của Việt Nam.

Không chỉ thua kém Campuchia về chất lượng cũng như mức giá xuất khẩu, Việt Nam còn thua kém cả các đối thủ truyền thống như Thái Lan và Ấn Độ.

Năm 2014 là năm Việt Nam xuất khẩu gạo thơm nhiều nhất, hơn 800.000 tấn hay 36% so với cùng kì năm trước, với giá trung bình hơn 600USD/tấn, trong khi gạo thơm Hom Mali của Thái Lan có giá từ 1.065- 1075USD/tấn và gạo thơm Basmati của Ấn Độ có giá từ 1.515- 1525USD/tấn.

Từ quý 4/2014 gạo Việt Nam bắt đầu xuất hiện trên thị trường Hoa Kỳ với 3 nhãn hiệu: gạo thơm thượng hạng Bạc Liêu, gạo thơm thượng hạng 3 Miền và Việt Nam Jasmine rice tại Nam California nhưng với mức giá cả kém hơn gạo Thái Lan. Phản ứng ban đầu của người tiêu dùng Mỹ cho biết chất lượng gạo Việt Nam không bằng gạo Thái Lan, loại gạo hiện đang chiếm thị phần to lớn ở Mỹ (80%).

Bí quyết thành công và những khó khăn của xuất khẩu gạo Campuchia

Bí quyết thành công

Thành công trong sản xuất gạo của Campuchia được chú ý đến từ cuộc khủng hoảng lương thực thế giới năm 2008. Khi đó, trong lúc tình trạng thiếu hụt lương thực xảy ra ở nhiều quốc gia thì Campuchia vẫn luôn duy trì thặng dư lúa gạo.

Trong khoảng 10 năm từ 1987 dến 1996, Campuchia đã phát triển nhiều giống lúa đa dạng, cải thiện tưới tiêu, phân bón, nhờ thế tăng sản lượng gạo một cách nhanh chóng, dần tự chủ được lương thực và sau đó là xuất khẩu ra thế giới. Năm 2014 nước này thặng dư tới 3 triệu tấn gạo để xuất khẩu.

Campuchia còn thiết lập một hệ thống thông tin thống nhất và tổng thể để theo dõi thông tin giá cả của 300 đến 400 loại hàng hóa nông nghiệp từ khoảng 16 khu vực trong cả nước để thuận tiện cho việc sản xuất, kinh doanh.

Năm 2010, chính phủ Campuchia đã đưa ra một chương trình hành động phối hợp giữa nhà nông, các công ty kinh doanh xuất khẩu gạo, các đối tác nhập khẩu để giảm được tối đa các loại chi phí vận chuyển, kho bãi, lập ra các quỹ hỗ trợ xuất khẩu, hỗ trợ các khoản vay với lãi suất ưu đãi cho người dân và doanh nghiệp tham gia kinh doanh gạo. Chính phủ cũng khẳng định rõ ràng mục tiêu chỉ sản xuất hai dòng gạo chính là gạo trắng và gạo thơm giá cao. Đồng thời, Chính phủ Campuchia cũng hỗ trợ tối đa doanh nghiệp quảng bá sản phẩm gạo ở nước ngoài và luôn chủ động trong việc tiếp cận trực tiếp các nhà nhập khẩu. Chính phủ cử người trực tiếp đến tìm hiểu nhu cầu và thị hiếu của người tiêu dùng của các thị trường tiềm năng và kí hợp đồng trực tiếp với các công ty nhập khẩu và bán lẻ.

Theo thống kê của Liên hợp quốc, năm 2011 lượng đất canh tác được của Campuchia là hơn 14 triệu ha, trong đó 91% là để trồng lúa, lớn hơn Việt Nam (3,5 triệu ha và đang giảm do quá trình đô thị hóa) và Thái Lan (10 triệu ha). Trong bối cảnh nhu

Page 75: MUÏC LUÏC1).pdfdoanh nghiệp có hàng hóa xuất khẩu sang 4 nước ASEAN bao gồm Lào, Philippines, Indonesia và Thái Lan. Cơ chế TCNXXHH có những đặc điểm

75 nghiªn cøu khoa häc

Sinh viªn

TAØI CHÍNH QUOÁC TEÁ Taäp 02/2016

cầu thế giới đang ngày càng tăng, sản xuất gạo của Việt Nam và Thái Lan đã gần đến mức giới hạn thì sản xuất gạo của Campuchia vẫn còn tiềm năng phát triển tốt.

Khó khăn

Tuy đạt được nhiều thành tựu trong sản xuất và xuất khẩu gạo nhưng Campuchia vẫn phải giải quyết nhiều thách thức:

Thứ nhất, tình trạng người dân không sử dụng hiệu quả diện tích đất canh tác do những hạn chế về thời tiết, trình độ lao động…(năng suất lúa của Campuchia chỉ khoảng 3 tấn/ha), thậm chí là người dân cũng như một bộ phận chính quyền bán đất cho các doanh nghiệp nước ngoài để kiếm lời khiến cho không sử dụng hết năng suất của đất và giảm diện tích đất canh tác nông nghiệp.

Thứ hai, tình trạng xuất khẩu lậu gạo sang các nước láng giềng bao gồm cả Thái Lan và Việt Nam. Theo tính toán của Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ, trong năm 2014 ước tính có khoảng 1,1 triệu tấn gạo của Campuchia bị xuất khẩu (bằng cả con đường chính thức và không chính thức) qua các cửa khẩu biên giới sang Việt Nam và Thái Lan, tăng hơn 10% so với mức 1 triệu tấn của năm 2013.

Thứ ba, gạo Campuchia đang gặp khó khăn trong việc đặt tên gọi chính thức. Hiện nước này đang xuất khẩu 6 loại gạo thơm có tên gọi khác nhau gây nên khó khăn trong việc tiếp thị. Chính phủ Campuchia đã đề xuất sử dụng tên gọi “Cambodia Jasmine Phka Rumduol” cho tất cả các dòng gạo thơm nhưng gặp phản đối của các nhà xuất khẩu gạo khi cho rằng tên này chưa mang tính đại diện.

Thứ tư, sự cạnh tranh của các nước có kinh nghiệm trong xuất khẩu gạo như Thái Lan và Việt Nam: Hiện nay gạo Thái Lan đã chiếm thị phần lớn ở các quốc gia phát triển và là khách hàng chủ yếu của Campuchia như Mỹ và Canada, còn gạo Việt Nam đang tăng dần thị phần ở các nước liên minh Châu Âu (EU).

Thứ năm, các nước xuất khẩu gạo có xu hướng khá tập trung, còn các quốc gia nhập khẩu gạo lại phân tán, gây nên khó khăn trong việc điều tra thị trường và tốn kém trong việc vận chuyển, bốc dỡ và bảo quản: 4 nước xuất khẩu gạo chủ yếu là Thái Lan, Việt Nam, Ấn Độ và Pakistan chiếm tới 71,81% tổng lượng gạo xuất khẩu toàn cầu. Trung Quốc, Nigeria, Iran và Indonesia là những nước nhập khẩu gạo chính, nhưng chỉ chiếm 23,32% tổng lượng gạo nhập khẩu toàn cầu.

Bài học kinh nghiệm và hướng đi cho xuất khẩu gạo Việt Nam

Dựa vào những thành tựu đạt được cùng với những khó khăn thách thức của xuất khẩu gạo Campuchia, đồng thời trên cơ sở thực tiễn tương đồng điều kiện địa lý, con người… của Việt Nam và Campuchia, có thể đưa ra một số khuyến nghị chính sách cho Việt Nam để phát triển mạnh mẽ, bền vững việc xuất khẩu gạo cả về chất và lượng để tránh bị lép vế trước Campuchia và các đối thủ truyền thống khác như sau:

Một là, cần có sự đầu tư thỏa đáng cho việc tuyển chọn những giống lúa chủ lực, phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng và điều kiện khí hậu từng vùng, miền, đảm bảo không chỉ cho năng suất cao mà còn phải có chất lượng tốt phù hợp với nhu cầu thị trường trong và ngoài nước. Nhà nước và các cơ quan chức năng cần xác định rõ không nên chạy theo số lượng để đạt được vị trí thứ nhất hay thứ hai thế giới về sản lượng gạo xuất khẩu mà

Page 76: MUÏC LUÏC1).pdfdoanh nghiệp có hàng hóa xuất khẩu sang 4 nước ASEAN bao gồm Lào, Philippines, Indonesia và Thái Lan. Cơ chế TCNXXHH có những đặc điểm

76 nghiªn cøu khoa häc

Sinh viªn

Taäp 02/2016 TAØI CHÍNH QUOÁC TEÁ

phải quan tâm đến chất lượng vì năng suất lúa và diện tích canh tác là những yếu tố hữu hạn mà Việt Nam đã gần đạt đến giới hạn.

Hai là, cần sắp xếp và quy hoạch hợp lý các vùng sản xuất nông nghiệp nói chung và vùng trồng lúa nói riêng. Nắm bắt thông tin kịp thời về nhu cầu của thị trường để giúp nông dân định hướng được chủng loại lúa phù hợp với thị hiếu thị trường để có thể sản xuất và tiêu thụ một cách hiệu quả.

Ba là, đẩy mạnh việc tham gia vào các chuỗi cung ứng, các chuỗi giá trị toàn cầu, hiện nay nhiều sản phẩm nông sản của Việt Nam xuất ra bên ngoài nhưng lại phải dùng nhãn mác của các nước khác. Đây là một yếu kém, tồn tại trong vấn đề quảng bá và xúc tiến thương mại. Để xây dựng thương hiệu gạo Việt Nam chúng ta cần chú trọng vào 4 khâu sau:

Chọn, lai tạo và phổ biến cho nông dân các giống lúa có năng suất cao, chất lượng cao, chịu được sâu bệnh hay những biến động thất thường của thời tiết (khô hạn kéo dài, ngập úng do mưa nhiều…).

Tổ chức sản xuất cũng như canh tác với quy mô công nghiệp, ứng dụng các máy móc thiết bị công nghệ hiện đại từ khâu gieo hạt cho đến khâu thu hoạch để sản phẩm có chất lượng đồng đều, mẫu mã đẹp, giá thành giảm, tăng tính cạnh tranh.

Hỗ trợ nông dân và các doanh nghiệp tham gia sản xuất và kinh doanh gạo bằng các biện pháp phù hợp với tình hình: trợ giá khi bị thương lái ép giá, thu mua gạo dự trữ khi được mùa, hỗ trợ vốn vay, các khoản đầu tư tái sản xuất khi mất mùa…

Xúc tiến thương mại, tăng cường quảng bá gạo Việt Nam ra các thị trường quốc tế có tiềm năng.

Cả bốn khâu trên cần phải thực hiện đồng bộ, phối hợp nhịp nhàng với nhau thì hạt gạo Việt Nam mới có thể tăng vị trí trên thị trường thế giới.

Bốn là, hiện nay các doanh nghiệp xuất khẩu gạo gặp khó khăn về vốn trong việc thu mua gạo trữ kho chờ xuất khẩu cũng như áp lực trả nợ ngân hàng nên không thể chủ động thu mua lúa gạo vào đúng thời điểm thu hoạch hay phải hạ giá bán để có tiền đáo hạn nợ ngân hàng gây ra những biến động không tích cực về giá gạo. Vì vậy, Nhà nước cần lập có các quỹ bình ổn giá, các chính sách ưu đãi thường xuyên, kịp thời cho các doanh nghiệp xuất khẩu gạo cũng như giãn nợ cho các doanh nghiệp có hàng tồn kho lớn để ổn định giá gạo trong nước và xuất khẩu. Song song với đó, phải có các biện pháp hỗ trợ cho nông dân để họ có cuộc sống ổn định, đảm bảo mức lợi nhuận từ 30% trở lên để tái sản xuất và gắn bó với nghề nông của mình.

Năm là, xây dựng thương hiệu cho gạo Việt Nam. Chúng ta chưa có loại gạo nào mà khi nhắc đến tên gạo thì khách hàng biết là nhắc đến Việt Nam. Để có được thương hiệu gạo, ngoài việc nâng cao năng suất và chất lượng gạo, chúng ta cần tăng cường xúc tiến thương mại giới thiệu sản phẩm, kí kết hợp đồng dài hạn với các khách hàng tiềm năng.

Tài liệu tham khảo: http://cafef.vn/tai-chinh-quoc-te/ban-gao-gioi-nhu-nguoi-campuchia-20150903173805663.chn http://tapchitaichinh.vn/kinh-te-vi-mo/xuat-nhap-khau/xuat-khau-gao-va-van-de-dat-ra-

55603.html

Page 77: MUÏC LUÏC1).pdfdoanh nghiệp có hàng hóa xuất khẩu sang 4 nước ASEAN bao gồm Lào, Philippines, Indonesia và Thái Lan. Cơ chế TCNXXHH có những đặc điểm

77 nghiªn cøu khoa häc

Sinh viªn

VAÁN ÑEÀ SÖÏ KIEÄN Taäp 02/2016

Bảo hiểm nông nghiệp -

Phao cứu sinh của nông dân

Vũ Thị Thanh Hằng - CQ51/11.07

ản xuất nông nghiệp ở Việt Nam thường xuyên phải hứng chịu những rủi ro do

thời tiết và khí hậu thất thường, thiên tai diễn biến bất ngờ. Trong hoàn cảnh đó,

người nông dân thường xuyên đối mặt với nguy cơ mất mùa. Đó chính là tiền đề

cho việc phát triển thị trường bảo hiểm nông nghiệp ở Việt Nam.

Thế nhưng, sau thời gian thực hiện thí điểm, thị trường bảo hiểm nông nghiệp vẫn

còn bị bỏ ngỏ. Có rất nhiều khó khăn, rất nhiều ý kiến trái chiều từ các phía, nhưng vẫn

chưa có một giải pháp hiệu quả để phát triển thị trường tiềm năng này. Không tham gia

bảo hiểm, người nông dân chịu nhiều thiệt thòi trong sản xuất nông nghiệp khi rủi ro xảy

ra, Nhà nước vẫn phải trích ngân sách hỗ trợ cho nông dân và doanh nghiệp thì bỏ sót một

thị trường tiềm năng.

Chương trình thí điểm bảo hiểm nông nghiệp

Chương trình thí điểm Bảo hiểm nông nghiệp được triển khai trên cây lúa; vật nuôi

(trâu, bò, lợn, gia cầm) và thuỷ sản (cá tra, tôm sú, tôm chân trắng) với những rủi ro được

bảo hiểm, gồm: Thiên tai: bão lũ, lụt, hạn hán, rét đậm, rét hại, sương giá, rủi ro thiên tai

khác; dịch bệnh: cúm, tai xanh, lở mồm long móng, bệnh thuỷ sản, dịch rầy nâu, vàng lùn,

xoắn lá và các loại dịch bệnh khác.

Việc triển khai bảo hiểm trong nông nghiệp là một trong những giải pháp hỗ trợ

người nông dân trong hoạt động sản xuất - kinh doanh. Ngoài ra, thông qua thí điểm bảo

hiểm nông nghiệp cũng tạo cho người sản xuất nông nghiệp ý thức và thói quen tuân thủ

quy trình sản xuất, canh tác, nuôi thủy sản theo hướng hiện đại hóa. Đây là mục tiêu cơ

bản mà ngành nông nghiệp mong muốn đạt được để tiến tới sản xuất hàng hóa toàn diện...

Địa bàn triển khai chương trình ở 20 tỉnh, thành phố, trong đó bảo hiểm cây lúa áp

dụng ở Nam Định, Thái Bình, Nghệ An, Hà Tĩnh, Bình Thuận, An Giang, Đồng Tháp;

bảo hiểm vật nuôi triển khai ở Bắc Ninh, Nghệ An, Đồng Nai, Vĩnh Phúc, Hải Phòng,

Thanh Hoá, Bình Định, Bình Dương, Hà Nội; bảo hiểm thuỷ sản triển khai ở Bến Tre,

Sóc Trăng, Trà Vinh, Bạc Liêu, Cà Mau. Theo Quyết định 315/QĐ-TTg của Thủ tướng

Chính phủ thì hộ nghèo được hỗ trợ 100% phí bảo hiểm; hộ cận nghèo 80%; hộ thường

60% và các tổ chức là 20%. Doanh nghiệp tham gia chương trình, gồm: Tổng công ty

Bảo hiểm Bảo Việt, Tổng công ty cổ phần Bảo Minh, Tổng công ty Tái bảo hiểm

Quốc gia Việt Nam.

S

Page 78: MUÏC LUÏC1).pdfdoanh nghiệp có hàng hóa xuất khẩu sang 4 nước ASEAN bao gồm Lào, Philippines, Indonesia và Thái Lan. Cơ chế TCNXXHH có những đặc điểm

78 nghiªn cøu khoa häc

Sinh viªn

Taäp 02/2016 VAÁN ÑEÀ SÖÏ KIEÄN

Hình 1: Cơ cấu hộ, số lượng hộ nông dân

tham gia bảo hiểm

Hình 2: Cơ cấu giá trị bảo hiểm

Nguồn: Cổng thông tin điện tử Bộ Tài chính:

Cục quản lý giám sát bảo hiểm.

(Tính đến 10/2015)

Theo thống kê của Bộ Tài chính, tính đến 10/2015 số tiền bồi thường là 712,9 tỷ

đồng; doanh thu phí bảo hiểm đạt 394 tỷ đồng.

Hạn chế

Tuy nhiên, trong quá trình triển khai, bảo hiểm nông nghiệp cũng bộc lộ các hạn

chế, cụ thể:

Thứ nhất, nhiều hộ dân tổ chức sản xuất nông nghiệp vẫn tham gia mang tính chất

thăm dò (tham gia ít hoặc không tham gia), hoặc lựa chọn các đối tượng được bảo hiểm

có rủi ro cao để tham gia. Điều này gây khó khăn cho công tác thí điểm với nguyên tắc

lấy số đông bù số ít. Trong quá trình triển khai, có những thời điểm tổn thất xảy ra với

quy mô lớn, đồng loạt trên phạm vi rộng (nhất là trong lĩnh vực thủy sản) khiến các

doanh nghiệp bảo hiểm gặp nhiều khó khăn trong việc huy động tài chính để bồi thường

bảo hiểm. Tuy nhiên, các doanh nghiệp bảo hiểm cũng đã rất nỗ lực, cố gắng giải quyết

bồi thường, đảm bảo hỗ trợ kịp thời cho người tham gia bảo hiểm sớm khắc phục thiệt

hại, ổn định sản xuất.

Thứ hai, đối tượng bảo hiểm nông nghiệp còn hẹp, chưa mở rộng, chưa thu hút các

chủ trang trại, chủ sản xuất quy mô lớn; mức phí còn cao; cần bổ sung một số bệnh hại

trên cây trồng, vật nuôi…

Đặc biệt, hiện tượng trục lợi bảo hiểm, việc thẩm định thiệt hại, bồi thường vẫn còn

hạn chế do lực lượng tham gia giám định mỏng. Các doanh nghiệp tham gia tái bảo hiểm

nông nghiệp bị lỗ nặng. Đến thời điểm này, các doanh nghiệp nhận tái bảo hiểm nông

nghiệp theo chương trình thí điểm bảo hiểm nông nghiệp đã bị lỗ khoảng 330 tỷ đồng.

Page 79: MUÏC LUÏC1).pdfdoanh nghiệp có hàng hóa xuất khẩu sang 4 nước ASEAN bao gồm Lào, Philippines, Indonesia và Thái Lan. Cơ chế TCNXXHH có những đặc điểm

79 nghiªn cøu khoa häc

Sinh viªn

VAÁN ÑEÀ SÖÏ KIEÄN Taäp 02/2016

Thứ ba, về vấn đề nhân sự, mặc dù các doanh nghiệp bảo hiểm đã đầu tư tuyển

dụng, đào tạo đội ngũ cán bộ làm công tác bảo hiểm nông nghiệp, nhưng so với yêu cầu

triển khai vẫn còn mỏng, nhân sự chưa có nhiều kinh nghiệm trong khi địa bàn triển khai

rộng, phức tạp. Vì vậy, các doanh nghiệp bảo hiểm gặp nhiều khó khăn trong việc cung

cấp dịch vụ cũng như giám sát rủi ro.

Thứ tư, thực tế còn thiếu quá nhiều điều kiện để thực hiện như khung pháp lý rõ

ràng chưa có, cũng chưa có cơ quan giám sát độc lập, chưa có đầu mối quản lý bảo hiểm

nông nghiệp, bảo hiểm lúa chủ yếu mới làm cho người nghèo mà số người nghèo quá

đông, bảo hiểm cho thủy sản chưa thành công, doanh nghiệp bảo hiểm ở Việt Nam chưa

mặn mà, còn thiếu rất nhiều sự tham gia của doanh nghiệp bảo hiểm dù Chính phủ đã có

nhiều cam kết hỗ trợ…

Hợp tác công - tư (PPP) - hướng đi mới cho bảo hiểm nông nghiệp

Xây dựng mô hình PPP trong bảo hiểm nông nghiệp, kêu gọi sự tham gia của các

bên liên quan là một hướng đi mới, đang được Tây Ban Nha hỗ trợ Việt Nam triển khai,

được cụ thể hóa bằng dự án “Hỗ trợ xây dựng quản lý rủi ro nông nghiệp thông qua liên

kết công - tư” trong giai đoạn 2013 - 2015.

Dự án tập trung rà soát, phân tích đánh giá thực trạng bảo hiểm nông nghiệp tại Việt

Nam, trên cơ sở đó đưa ra những khuyến nghị về tăng cường năng lực thể chế, xây dựng

mô hình bảo hiểm nông nghiệp có sự liên kết công - tư cho cây cà phê tại hai tỉnh Đắk Lắk

và Lâm Đồng.

Việc triển khai bảo hiểm nông nghiệp theo mô hình PPP là hướng đi thích hợp để

đẩy mạnh loại hình bảo hiểm này ở Việt Nam. Để triển khai bảo hiểm nông nghiệp thành

công sau giai đoạn thí điểm, cần thiết phải hoàn thiện khung pháp lý và phải có một hệ

thống chính sách đồng bộ, tạo động lực cho cả doanh nghiệp bảo hiểm và người làm

nông nghiệp.

Về lâu dài, cần thiết phải có một bộ luật riêng về bảo hiểm nông nghiệp, trong đó có

điều khoản quy định về danh mục các sản phẩm bắt buộc phải bảo hiểm là các sản phẩm

lương thực, thực phẩm thiết yếu (lúa gạo, lợn thịt, gà thịt, gà đẻ trứng, vịt thịt, vịt đẻ trứng,

bò thịt, thủy sản); các sản phẩm xuất khẩu chiến lược (cá tra, tôm sú, tôm thẻ, cà phê, cao

su, hồ tiêu, điều, chè) và một số sản phẩm thay thế nhập khẩu (mía đường, ngô, chăn nuôi

bò sữa…).

Tài liệu tham khảo:

Cổng thông tin điện tử Bộ Tài chính: Cục quản lý giám sát bảo hiểm

http://www.kinhtenongthon.com.vn/Bao-hiem-nong-nghiep-Sao-van-mai-thi-diem-108-55906.html.

Page 80: MUÏC LUÏC1).pdfdoanh nghiệp có hàng hóa xuất khẩu sang 4 nước ASEAN bao gồm Lào, Philippines, Indonesia và Thái Lan. Cơ chế TCNXXHH có những đặc điểm

80 nghiªn cøu khoa häc

Sinh viªn

Nghiªn cøu khoa häc sinh viªn TËp 02/2016

ChÞu tr¸ch nhiÖm xuÊt b¶n

NguyÔn ®×nh cÈm

ChÞu tr¸ch nhiÖm néi dung

Nhµ xuÊt b¶n tµi chÝnh

Tham gia biªn tËp sè nµy:

PGS.TS.LÊ XUÂN TRƯỜNG

PGS.TS.HÀ MINH SƠN

PGS.TS.TRẦN XUÂN HẢI

TS.NGUYỄN THỊ LAN

TS.NGUYỄN MINH HOÀNG

Ths.VŨ DUY MINH

Tr×nh bµy vµ thùc hiÖn

ban qu¶n lý khoa häc

ThiÕt kÕ b×a

Bïi Dòng Th¾ng