mỤc lỤc - xhh.hcmussh.edu.vnxhh.hcmussh.edu.vn/resources/docs/subdomain/xhh/so tay sinh vien...

73
1 MỤC LỤC Giới thiệu khái quát về Trường ........................................................................................................ 2 Lịch học chính trị đầu năm học 2013-2014 dành cho sinh viên năm nhất ......................................... 5 Quy chế công tác học sinh, sinh viên của ĐHQG-HCM .................................................................. 8 Quy chế đào tạo theo hệ thống tín chỉ bậc đại học hệ chính quy ....................................................... 22 Thông báo về việc học ngoại ngữ không chuyên của sinh viên bậc đại học hình thức đào tạo chính quy Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn ................................................................................ 31 Quy ết định về học bổng khuyến khích học tập đối với học sinh, sinh viên trong các trường chuy ên, trường năng khiếu, các cơ sở giáo dục đại học và trung cấp chuyên nghiệp thuộc hệ thống giáo dục quốc dân ......................................................................................................................................... 33 Hướng dẫn thực hiện chế độ học bổng, trợ cấp xã hội, chính sách ưu đãi, miễn, giảm học phí .......... 36 Một số nội dung vi phạm và khung xử lý kỷ luật ............................................................................. 40 Những điều sinh viên cần biết về tín dụng đào tạo ........................................................................... 43 Địa chỉ đồng hành cùng sinh viên: trung tâm tư vấn hướng nghiệp và phát triển nguôn nhân lực Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn ................................................................................ 47 Nội quy thư viện ............................................................................................................................. 51 Biểu mẫu ......................................................................................................................................... 55 Những điều sinh viên cần biết ......................................................................................................... 67 Các địa chỉ cần thiết ........................................................................................................................ 71

Upload: others

Post on 02-Sep-2019

4 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: MỤC LỤC - xhh.hcmussh.edu.vnxhh.hcmussh.edu.vn/Resources/Docs/SubDomain/xhh/So tay sinh vien nam... · Lịch học chính trị đầu năm học 2013-2014 dành cho sinh viên

1

MỤC LỤC

Giới thiệu khái quát về Trường ........................................................................................................ 2

Lịch học chính trị đầu năm học 2013-2014 dành cho sinh viên năm nhất ......................................... 5

Quy chế công tác học sinh, sinh viên của ĐHQG-HCM .................................................................. 8

Quy chế đào tạo theo hệ thống tín chỉ bậc đại học hệ chính quy ....................................................... 22

Thông báo về việc học ngoại ngữ không chuyên của sinh viên bậc đại học hình thức đào tạo chính quy

Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn ................................................................................ 31

Quyết định về học bổng khuyến khích học tập đối với học sinh, sinh viên trong các trường chuyên,

trường năng khiếu, các cơ sở giáo dục đại học và trung cấp chuyên nghiệp thuộc hệ thống giáo dục

quốc dân ......................................................................................................................................... 33

Hướng dẫn thực hiện chế độ học bổng, trợ cấp xã hội, chính sách ưu đãi, miễn, giảm học phí .......... 36

Một số nội dung vi phạm và khung xử lý kỷ luật ............................................................................. 40

Những điều sinh viên cần biết về tín dụng đào tạo ........................................................................... 43

Địa chỉ đồng hành cùng sinh viên: trung tâm tư vấn hướng nghiệp và phát triển nguôn nhân lực

Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn ................................................................................ 47

Nội quy thư viện ............................................................................................................................. 51

Biểu mẫu ......................................................................................................................................... 55

Những điều sinh viên cần biết ......................................................................................................... 67

Các địa chỉ cần thiết ........................................................................................................................ 71

Page 2: MỤC LỤC - xhh.hcmussh.edu.vnxhh.hcmussh.edu.vn/Resources/Docs/SubDomain/xhh/So tay sinh vien nam... · Lịch học chính trị đầu năm học 2013-2014 dành cho sinh viên

2

GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ TRƯỜNG 1. Lịch sử hình thành và phát triển

Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (ĐH KHXH&NV) có lịch sử trên 50 năm với tiền thân là Trường Đại học Văn khoa, thuộc Viện Đại học Sài Gòn, thành lập năm 1957. Sau ngày thống nhất đất nước, tháng 10 năm 1975, Trường Đại học Văn khoa có nhiều thay đổi về mục tiêu, chương trình và nội dung đào tạo. Tháng 4 năm 1977 Trường Đại học Văn khoa hợp nhất với Trường Đại học Khoa học thành Trường Đại học Tổng hợp TPHCM, trung tâm đào tạo và nghiên cứu khoa học cơ bản lớn nhất ở các tỉnh phía Nam. Ngày 30 tháng 3 năm 1996, ĐH KHXH&NV được thành lập trên cơ sở tách ra từ Trường Đại học Tổng hợp TP.HCM và là một trong những trường đại học thành viên của Đại học Quốc gia TP.HCM (ĐHQG TP.HCM) gồm: ĐH KHXH&NV, ĐH KH Tự nhiên, ĐH Bách khoa, ĐH Quốc tế, ĐH Công nghệ Thông tin, ĐH Kinh tế - Luật, Viện Tài nguyên và Môi trường, và các trung tâm: Trung tâm Phát triển Công nghệ Thông tin, Trung tâm Khảo thí và Đánh giá Chất lượng. ĐH KHXH&NV có vai trò quan trọng trong nền giáo dục đại học của Việt Nam, là trung tâm đào tạo, nghiên cứu khoa học có chất lượng cao ở địa bàn các tỉnh phía Nam và đang phấn đấu vươn lên ngang tầm với các trường đại học trong khu vực và thế giới.

2. Sứ mạng Là thành viên của ĐHQG-HCM, trung tâm đào tạo ĐH, SĐH và NCKH đa ngành, đa lĩnh vực,

chất lượng cao, nòng cốt của giáo dục đại học Việt Nam, Trường ĐH KHXH&NV cam kết phấn đấu trở thành một trong những cơ sở đào tạo và NCKH hàng đầu của Việt Nam về các lĩnh vực KHXH&NV; cung cấp các dịch vụ khoa học và giáo dục chất lượng cao cho nền kinh tế quốc dân; góp phần xây dựng nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.

3. Các đơn vị đào tạo và đội ngũ cán bộ

Là một trường đại học được thành lập lâu đời của Việt Nam nên chương trình đào tạo của trường khá phong phú với 28 Khoa và Bộ môn giảng dạy như:

Khoa Nhân học Khoa Đông phương học Khoa Địa lý Khoa Ngữ Văn Anh Khoa Giáo dục Khoa Ngữ Văn Đức Khoa Lịch sử Khoa Ngữ Văn Nga Khoa Văn học và Ngôn ngữ Khoa Ngữ Văn Pháp Khoa Báo chí & Truyền thông Khoa Ngữ Văn Trung Quốc Khoa Thư Viện - Thông Tin Học Khoa Việt Nam học Khoa Triết học Bộ môn Ngữ văn Ý

Khoa Xã hội học Bộ môn Ngữ văn Tây Ban Nha Khoa Quan hệ quốc tế Bộ môn Hàn Quốc học Khoa Văn hóa học Bộ môn Nhật Bản học Khoa Công Tác Xã Hội

Khoa Đô thị học

ộ môn Tâm lý học

Bộ môn Giáo Dục Thể Chất

Bộ môn Du lịch

17. Bộ môn Lưu trữ và Quản trị văn phòng

Page 3: MỤC LỤC - xhh.hcmussh.edu.vnxhh.hcmussh.edu.vn/Resources/Docs/SubDomain/xhh/So tay sinh vien nam... · Lịch học chính trị đầu năm học 2013-2014 dành cho sinh viên

3

Trường qui tụ một đội ngũ gồm trên 890 cán bộ công nhân viên; trong đó có 506 cán bộ giảng dạy và nghiên cứu gồm: 41 Giáo sư và Phó Giáo sư; 168 Tiến sĩ khoa học và Tiến sĩ; 391 Thạc sĩ, được đào tạo trong nước và nước ngoài như: Nga, Ba Lan, Bulgarie, Đức, Mỹ, Anh, Pháp, Úc, Áo, Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Thái Lan, Philippines, Singapore v.v… Nhiều giảng viên đã tu nghiệp và thỉnh giảng tại các trường đại học trên thế giới. Một Giáo sư của Trường đã được trao tặng Giải thưởng Nhà nước, nhiều giảng viên được Nhà nước phong tặng danh hiệu Nhà giáo Nhân dân, Nhà giáo Ưu tú, và trao tặng nhiều Huân chương, Huy chương, Huy hiệu cao quí khác. Hàng năm, trường còn mời hàng trăm các giáo sư, nhà khoa học đầu ngành trong nước và nước ngoài đến giảng dạy và nghiên cứu tại trường nhằm nâng cao chất lượng đào tạo.

Qui mô đào tạo của trường là trên 31.000 sinh viên, học viên thuộc các loại hình đào tạo khác nhau; trong đó 12.000 sinh viên chính qui và 1.500 học viên sau đại học.

Trường có mối quan hệ hợp tác với trên 150 trường đại học, viện nghiên cứu, các tổ chức phi chính phủ,… của nhiều quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới. Hàng năm, hàng ngàn lượt giảng viên, nhà nghiên cứu và sinh viên, học viên sau đại học đã đến ĐHKHXH&NV để nghiên cứu, giảng dạy và học tập, hàng trăm lượt giảng viên, sinh viên của trường sang các nước bạn học tập, nghiên cứu, giảng dạy.

4. Đời sống sinh viên Học tập và nghiên cứu khoa học là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của sinh viên Trường

ĐHKHXH&NV. Sinh viên các hệ đào tạo của Trường được học tập thông qua nhiều hình thức khác nhau:

- Nghe giảng, thảo luận chuyên đề (seminar) trên lớp.

- Đọc sách, nghiên cứu tại các thư viện. - Tham dự các buổi thuyết trình chuyên đề (ngoại khoá).

- Tham gia các câu lạc bộ sinh hoạt học thuật, học theo nhóm. - Đi du khảo, khảo sát thực tế, thu nhập tư liệu viết báo cáo.

- Tham gia các hội thảo khoa học, các chương trình nghiên cứu khoa học dành cho sinh viên hoặc các chương trình NCKH do Trường hoặc các cơ quan khoa học trong nước hoặc quốc tế tổ chức tại Việt Nam hoặc nước ngoài.

- Trao đổi học thuật, du học theo hình thức học bổng toàn phần, bán phần hoặc theo các chương trình trao đổi sinh viên, giao lưu,…

Ngoài học tập, nghiên cứu khoa học, các sinh viên của Trường còn tham gia các hoạt động văn – thể – mỹ và hoạt động xã hội, cộng đồng nhằm phát huy các khả năng của mình cũng như tăng cường những kiến thức về xã hội, kỹ năng giao tiếp, làm việc theo nhóm và tương trợ cộng đồng. Sinh viên của Trường thường xuyên tổ chức các hoạt động như: hội diễn văn nghệ, hội thao sinh viên, lễ hội văn hoá, công tác xã hội như: phụng dưỡng Bà mẹ Việt Nam anh hùng, thăm hỏi các thương bệnh binh nặng tại các trung tâm điều dưỡng, giúp đỡ người nghèo, trẻ em tàn tật, neo đơn, xây dựng nhà tình nghĩa, nhà tình thương, tham gia các chiến dịch: “Mùa hè xanh”, ”Tiếp sức mùa thi” “ Xuân tình nguyện”, “Hiến máu nhân đạo”,...

5. Cơ sở vật chất Ngoài các thư viện chuyên ngành tại các Khoa / Bộ môn, Trường có 1 thư viện lớn với hàng

trăm ngàn đầu sách và tạp chí, báo khác nhau tại cơ chính ở 10-12 Đinh Tiên Hoàng và một chi nhánh tại cơ sở Linh Trung, Thủ Đức. Thư viên của Trường đang tiến hành số hoá các tài liệu theo hướng thư viện điện tử để có thể phục vụ tốt hơn cho giảng viên, sinh viên của trường.

3 phòng Lab có khả năng tiếp nhận nhiều sinh viên cùng lúc học ngoại ngữ theo phương pháp thính thị.

Page 4: MỤC LỤC - xhh.hcmussh.edu.vnxhh.hcmussh.edu.vn/Resources/Docs/SubDomain/xhh/So tay sinh vien nam... · Lịch học chính trị đầu năm học 2013-2014 dành cho sinh viên

4

Phòng vi tính được trang bị 100 máy vi tính.

Nhà thi đấu thể thao đa năng đáp ứng được nhu cầu học tập, rèn luyện thể lực của sinh viên. Phòng Multimedia trang bị trên 50 máy tất cả được nối mạng và có thể khai thác internet.

Ngoài cơ sở chính ở số 10-12 Đinh Tiên Hoàng, Q.1, TP.HCM, Trường cũng đang đẩy mạnh việc xây dựng cơ sở mới tại Linh Trung, Thủ Đức, rộng trên 23 ha, thành một cơ sở đào tạo hiện đại, nằm trong khu qui hoạch của Đại học Quốc gia TPHCM. Dự kiến trong khoảng thời gian từ 2010-2012, cơ sở của Linh Trung sẽ đảm nhận hầu hết nhiệm vụ đào tạo bậc đại học của Trường. Cơ sở tại 10-12 Đinh Tiên Hoàng cũng sẽ được tiếp tục xây dựng, cải tạo phục vụ cho đào tạo sau đại học, cho hệ đào tạo cử nhân tài năng, và các hoạt động quốc tế, các trung tâm dịch vụ.

Page 5: MỤC LỤC - xhh.hcmussh.edu.vnxhh.hcmussh.edu.vn/Resources/Docs/SubDomain/xhh/So tay sinh vien nam... · Lịch học chính trị đầu năm học 2013-2014 dành cho sinh viên

5

LỊCH HỌC CHÍNH TRỊ ĐẦU KHÓA DÀNH CHO SINH VIÊN NĂM THỨ NHẤT (KHÓA 2013 – 2017)

STT NGÀNH SL NGÀY BUỔI PHÒNG N.DUNG GHI CHÚ

S1 NTD ND 2 03/09

S2 NTD ND 7

03/09 C Phòng đọc ND 6

04/09 S1 HT ND 8

05/09 C NTD ND 3

S NTD ND 4 09/09

C1 HT ND 1

1

Văn học & Ngôn ngữ (157)

Ngữ văn TBN (71) Ngữ văn Ý (33)

261

11/09 C1 NTD ND 5

S1 NTD ND 2 03/09

S2 NTD ND 7

S2 HT ND 8 04/09

C Phòng đọc ND 6

05/09 C NTD ND 3

S NTD ND 4 09/09

C2 HT ND 1

2 Đông phương học (184) Báo chí - Truyền thông

(149) 333

11/09 C1 NTD ND 5

C1 NTD ND 2 03/09

C2 NTD ND 7

S Phòng đọc ND 6 04/09

C1 HT ND 8

06/09 S NTD ND 3

S1 HT ND 1 09/09

C NTD ND 4

3

Ngữ văn Pháp (115) Song ngữ Nga – Anh

(101) Ngữ văn Trung Quốc

(150)

366

11/09 C2 NTD ND 5

S Phòng đọc ND 6

ND1: - Quy chế đào tạo. (phụ trách: Phòng Đào tạo) ND2: - Học tập và làm theo tư tưởng, tấm gương đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Giảng viên: PGS.TS Vũ Tình ND3: - Tình hình thời sự về biển, đảo của nước ta; thông tin về tình hình kinh tế, chính trị, xã hội của thế giới, đất nước và địa phương trong thời gian qua. Giảng viên: - TS Nguyễn Khắc Cảnh - PGS.TS Hà Minh Hồng ND4: - Quán triệt nội dung Nghị quyết Trung ương 4 “Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay”; thông tin định hướng chống hoạt động “diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch. - Thông tin về tình hình kinh tế, chính trị, xã hội trong nước và quốc tế trong thời gian qua Giảng viên: TS Nguyễn Trinh Nghiệu

C1 NTD ND 2 03/09

C2 NTD ND 7

04/09 C2 HT ND 8 06/09 S NTD ND3

S2 HT ND 1 09/09

C NTD ND 4

4 Ngữ văn Anh (301) 301

11/09 C2 NTD ND 5 S1 NTD ND 2

04/09 S2 NTD ND 7

05/09 S1 HT ND 8

S Phòng đọc ND 6 06/09

C NTD ND 3

5 Thư viện - Thông tin (43) Nhật bản học (115) Hàn Quốc học (114)

272

10/09 S NTD ND 4

ND5: - Tình hình an ninh chính trị, trật tự xã hội - Công tác đảm bảo an ninh, chính trị, trật tự an toàn trong trường học. Giảng viên: -Thượng tá Phan Văn Hạng -Trung Tá Phan Minh Phương ND6: - Hướng dẫn sử dụng thư viện truyền thống và thư viện hiện đại.

Page 6: MỤC LỤC - xhh.hcmussh.edu.vnxhh.hcmussh.edu.vn/Resources/Docs/SubDomain/xhh/So tay sinh vien nam... · Lịch học chính trị đầu năm học 2013-2014 dành cho sinh viên

6

S1 NTD ND 5 12/09

S2 HT ND 1 S1 NTD ND2

04/09 S2 NTD ND7 S2 HT ND 8

05/09 C Phòng đọc ND 6

06/09 C NTD ND 3

S NTD ND 4 10/09

C1 HT ND 1

6 Địa lý (155) Du lịch (114)

Ngữ văn Đức (81) 350

12/09 S1 NTD ND 5

C1 NTD ND 2 04/09

C2 NTD ND 7

S Phòng đọc ND 6 05/09

C1 HT ND 8

07/09 S NTD ND 3 10/09 C NTD ND 4

S1 HT ND 1

7 Đô thị học (115) Tâm lý học (109)

Triết học (81) 305

12/09 S2 NTD ND 5 C1 NTD ND 2

04/09 C2 NTD ND 7

05/09 C2 HT ND 8

(phụ trách: Thư viện trường) ND7: - Giới thiệu tổ chức Đoàn TN – Hội SV trường ĐH KHXH&NV (phụ trách: Văn phòng Đoàn TN – Hội SV) ND8: - Quy chế công tác học sinh - sinh viên và các vấn đề liên quan: học bổng KKHT, học bổng chính sách, chế độ miễn giảm học phí, hướng dẫn làm thủ tục vay vốn ngân hàng. (phụ trách: Phòng CTSV)

S NTD ND 3 07/09

C Phòng đọc ND 6

10/09 C NTD ND 4

S2 NTD ND 5

8 Lịch sử (113) Lưu trữ (69)

Nhân học (40) 222

12/09 C1 HT ND1

S1 NTD ND2 05/09

S2 NTD ND7 06/09 S1 HT ND 8 07/09 C NTD ND 3

S NTD ND 4 11/09

C Phòng đọc ND 6 C1 NTD ND 5

9 Quan hệ quốc tế (188) Công tác xã hội (92)

Văn hóa học (87) 367

12/09 C2 HT ND 1 S1 NTD ND 2

05/09 S2 NTD ND 7 S2 HT ND 8

06/09 C Phòng đọc ND 6

07/09 C NTD ND 3 10/09 C2 HT ND 1 11/09 S NTD ND 4

10 Xã hội học (219) Giáo dục (67) 286

12/09 C1 NTD ND 5

Thời gian: + S: 7g30 – 11g00 * S1: 7g30 - 9g00 * S2: 9g30 - 11g00 + C: 13g00 – 16g30 * C1: 13g00 - 14g30 * C2: 15g00 - 16g30 ► NTĐ: Nhà thi đấu đa năng. *Tất cả các buổi học đều có điểm danh.

Page 7: MỤC LỤC - xhh.hcmussh.edu.vnxhh.hcmussh.edu.vn/Resources/Docs/SubDomain/xhh/So tay sinh vien nam... · Lịch học chính trị đầu năm học 2013-2014 dành cho sinh viên

7

Lịch học chung hàng năm:

HỌC KỲ I

Khai giảng Tháng chín

Kết thúc học kỳ Cuối tháng giêng – đầu tháng hai

Nghỉ tết Nguyên đán (2 tuần) Đầu tháng hai

HỌC KỲ II

Bắt đầu học kỳ Giữa tháng hai

Tuần lễ khoa học sinh viên Cuối tháng năm

Kết thúc học kỳ Cuối tháng sáu, đầu tháng bảy

Xét tốt nghiệp / bảo vệ khoá luận tốt nghiệp Tháng bảy

Thi tuyển sinh đại học Đầu – giữa tháng bảy

Nghỉ hè (một tháng) Đầu tháng tám

(Nguồn: website trường ĐH KHXH&NV ĐHQG-HCM – http://www.hcmussh.edu.vn )

Page 8: MỤC LỤC - xhh.hcmussh.edu.vnxhh.hcmussh.edu.vn/Resources/Docs/SubDomain/xhh/So tay sinh vien nam... · Lịch học chính trị đầu năm học 2013-2014 dành cho sinh viên

8

ĐẠI HỌC QUỐC GIA

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 24 tháng 8 năm 2011

QUY CHẾ

Công tác học sinh, sinh viên

(Ban hành kèm theo Quyết định số 786/QĐ-ĐHQG-CTSV ngày 24 tháng 8 năm 2011

của Giám đốc Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh)

________________________

Chương 1

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng 1. Quy chế này quy định những vấn đề chung nhất về công tác học sinh, sinh viên (HSSV) của

Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh (ĐHQG-HCM), phù hợp với đặc thù tổ chức và hoạt động của ĐHQG-HCM trên cơ sở các Quy chế, Quy định của Nhà nước, của các Bộ, Ngành liên quan tới HSSV, bao gồm: hệ thống tổ chức và quản lý; nội dung của công tác HSSV; quyền và nghĩa vụ của HSSV; đánh giá điểm rèn luyện, khen thưởng và kỷ luật đối với HSSV đang học tập, nghiên cứu tại ĐHQG-HCM; công tác cựu sinh viên tại ĐHQG-HCM; khiếu nại, tố cáo, thanh kiểm tra; đánh giá công tác HSSV tại các cơ sở đào tạo thành viên, trực thuộc ĐHQG-HCM.

2. Quy chế này áp dụng đối với Trường Phổ thông Năng khiếu; các trường đại học, các khoa và trung tâm trực thuộc ĐHQG-HCM được giao nhiệm vụ đào tạo đại học, cao đẳng (gọi chung là cơ sở đào tạo) và Trung tâm Quản lý Ký túc xá (TTQLKTX).

Hiệu trưởng các Trường, Trưởng Khoa trực thuộc, Giám đốc Trung tâm trực thuộc gọi chung là “Thủ trưởng”.

Khái niệm “Khu đô thị ĐHQG-HCM” dùng trong Quy chế này để chỉ toàn bộ khu quy hoạch xây dựng ĐHQG-HCM tại Thủ Đức-Dĩ An.

3. Những quy định chi tiết để vận hành công tác HSSV không được đề cập trong Quy chế này do Thủ trưởng các đơn vị quyết định.

Mục đích-yêu cầu của công tác HSSV

1. Mục đích Công tác HSSV là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của cơ sở đào tạo, nhằm bảo đảm thực

hiện mục tiêu giáo dục là đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện, có đạo đức, tri thức, sức khoẻ, thẩm mỹ và có nghề nghiệp, trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất, năng lực của công dân, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; đảm bảo đạt tầm nhìn, sứ mạng, mục tiêu của ĐHQG-HCM và cơ sở đào tạo (CSĐT).

2. Yêu cầu

Page 9: MỤC LỤC - xhh.hcmussh.edu.vnxhh.hcmussh.edu.vn/Resources/Docs/SubDomain/xhh/So tay sinh vien nam... · Lịch học chính trị đầu năm học 2013-2014 dành cho sinh viên

9

Công tác HSSV tại ĐHQG-HCM phải đảm bảo các yêu cầu sau: - Lấy HSSV làm nhân vật trung tâm trong quá trình hoạt động. HSSV được ĐHQG-HCM và

CSĐT đảm bảo điều kiện thực hiện quyền và nghĩa vụ trong quá trình học tập, nghiên cứu và rèn luyện tại CSĐT;

- Thực hiện đúng đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; - Góp phần giúp sinh viên đạt chuẩn đầu ra của chương trình giáo dục; - Đảm bảo khách quan, công bằng, công khai, minh bạch, dân chủ trong các khâu có liên

quan đến HSSV; - Thể hiện tính hệ thống, đảm bảo tính thống nhất, thực hiện liên thông, liên kết trong toàn

ĐHQG-HCM.

Chương 2

HỆ THỐNG TỔ CHỨC VÀ QUẢN LÝ ĐHQG-HCM Giám đốc ĐHQG-HCM chịu trách nhiệm cao nhất đối với công tác HSSV trong toàn

ĐHQG-HCM, chỉ đạo thực hiện các nội dung công tác HSSV trong ĐHQG-HCM. Ban Công tác Sinh viên là ban chức năng tham mưu, giúp việc cho Giám đốc, làm đầu mối

phối hợp với các ban chức năng và các trung tâm trực thuộc thực hiện công tác HSSV trong ĐHQG-HCM.

Ban Đại học và Sau đại học chịu trách nhiệm thẩm định, hướng dẫn thực hiện các chương trình giáo dục, kiểm tra, giám sát việc đảm bảo quyền lợi và nghĩa vụ của HSSV liên quan đến công tác đào tạo.

Ban Kế hoạch-Tài chính chịu trách nhiệm hướng dẫn, kiểm tra, giám sát việc thực hiện các chế độ, chính sách tài chính, tín dụng đối với HSSV.

Ban Quan hệ Quốc tế chịu trách nhiệm chủ trì các hoạt động giao lưu quốc tế và trao đổi HSSV với các tổ chức nước ngoài cấp ĐHQG-HCM.

Ban Khoa học Công nghệ chịu trách nhiệm chỉ đạo việc triển khai hoạt động nghiên cứu khoa học của HSSV; làm đầu mối thẩm định, đánh giá các công trình nghiên cứu khoa học của HSSV được đề nghị khen thưởng.

Trách nhiệm của ĐHQG-HCM về công tác HSSV: 1. Quản lý tầm chiến lược: xây dựng định hướng chung, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch;

xây dựng và ban hành quy chế, quy định, tiêu chuẩn, định mức, hướng dẫn; chỉ đạo, giám sát, kiểm tra, đánh giá nhằm nâng cao năng lực công tác HSSV của các đơn vị trong hệ thống; chỉ đạo, kiểm tra việc thực hiện công tác HSSV ở các CSĐT và TTQLKTX.

2. Chỉ đạo việc sử dụng chung cơ sở vật chất, liên kết, phối hợp giữa các CSĐT trong công tác HSSV nhằm phát huy sức mạnh hệ thống, thực hiện liên thông trong ĐHQG-HCM, nâng cao hiệu quả và tạo nên giá trị gia tăng của ĐHQG-HCM.

3. Chỉ đạo triển khai thực hiện các chương trình HSSV có ảnh hưởng trong toàn ĐHQG-HCM.

4. Chịu trách nhiệm phát triển, khai thác, điều tiết và tổ chức thực hiện việc cấp các học bổng ngoài ngân sách do ĐHQG-HCM quản lý.

5. Chỉ đạo việc xây dựng cơ sở dữ liệu liên quan tới HSSV trong ĐHQG-HCM.

Page 10: MỤC LỤC - xhh.hcmussh.edu.vnxhh.hcmussh.edu.vn/Resources/Docs/SubDomain/xhh/So tay sinh vien nam... · Lịch học chính trị đầu năm học 2013-2014 dành cho sinh viên

10

6. Chỉ đạo hoạt động hợp tác, giao lưu, trao đổi sinh viên với các tổ chức giáo dục, đào tạo nước ngoài ở các CSĐT.

7. Tổ chức cấp giấy chứng nhận tham gia các hoạt động cấp ĐHQG-HCM. 8. Phối hợp với Ban Cán sự Đoàn ĐHQG-HCM tổ chức các hoạt động nhằm nâng cao ý

thức chính trị-tư tưởng, giáo dục truyền thống, giáo dục pháp luật, rèn luyện đạo đức, phát triển các kỹ năng của sinh viên.

Cơ sở đào tạo 1. Thủ trưởng CSĐT chịu trách nhiệm toàn diện về công tác HSSV trong đơn vị; xây dựng,

cụ thể hóa và tổ chức thực hiện các nội dung công tác HSSV nêu tại Chương 3 của Quy chế này, phù hợp với các loại hình đào tạo, nhằm đạt mục tiêu, chương trình giáo dục.

2. Căn cứ Điều lệ Trường Đại học và các hướng dẫn của ĐHQG-HCM, Thủ trưởng CSĐT quy định hệ thống tổ chức công tác HSSV phù hợp, bảo đảm thực hiện các nội dung công tác HSSV.

3. Tổ chức việc thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, các quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, ngành, địa phương và của ĐHQG-HCM trong công tác HSSV, bảo đảm công bằng, công khai, minh bạch và dân chủ trong công tác HSSV. Tiến hành các biện pháp thích hợp đưa công tác HSSV vào nề nếp, bảo đảm cho HSSV thực hiện đầy đủ quyền và nghĩa vụ của mình.

4. Quản lý HSSV về các mặt học tập và rèn luyện, tình hình tư tưởng và đời sống. Hằng năm, tổ chức đối thoại với HSSV để giải thích đường lối, chủ trương của Đảng, Nhà nước, cung cấp thông tin cần thiết của đơn vị cho HSSV; nắm bắt tâm tư nguyện vọng và giải quyết kịp thời những thắc mắc của HSSV.

5. Tổ chức cho người học tham gia các hoạt động xã hội phù hợp với ngành nghề đào tạo và nhu cầu của xã hội.

6. Tổ chức thực hiện việc đánh giá kết quả học tập, rèn luyện, tham gia các hoạt động xã hội của người học; lựa chọn phương pháp, quy trình và xây dựng hệ thống đánh giá bảo đảm khách quan và chính xác, đảm bảo xác định được mức độ tích lũy kiến thức và kỹ năng của người học, xác định được hiệu quả giảng dạy.

7. Xây dựng, quản lý và sử dụng cơ sở dữ liệu về quá trình học tập và phát triển sau tốt nghiệp của người học; tham gia dự báo nhu cầu nguồn nhân lực trong lĩnh vực đào tạo của trường.

8. Bảo đảm các điều kiện để phát huy vai trò của tổ chức Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam và Hội Sinh viên Việt Nam trong công tác HSSV; chú trọng công tác giáo dục tư tưởng chính trị, pháp luật, đạo đức, lối sống nhằm nâng cao bản lĩnh và phẩm chất chính trị cho HSSV.

9. Quyết định sự tham gia của HSSV mang tính chất đại diện cho CSĐT khi có sự huy động của địa phương, các cấp, các ngành, ĐHQG-HCM hoặc các tổ chức khác.

10. Quyết định cử sinh viên đi học nước ngoài theo các chương trình đào tạo hoặc liên kết đào tạo.

11. Thực hiện công tác HSSV nội trú tại ký túc xá của trường hoặc phối hợp với TTQLKTX trong công tác HSSV nội trú.

12. Báo cáo ĐHQG-HCM (qua Ban Công tác Sinh viên) công tác HSSV hàng năm: kế hoạch năm học, kết quả triển khai các hoạt động cho HSSV theo từng học kỳ của đơn vị, các vụ việc nghiêm

Page 11: MỤC LỤC - xhh.hcmussh.edu.vnxhh.hcmussh.edu.vn/Resources/Docs/SubDomain/xhh/So tay sinh vien nam... · Lịch học chính trị đầu năm học 2013-2014 dành cho sinh viên

11

trọng liên quan đến HSSV và các báo cáo, thống kê cơ cấu HSSV theo quy định của ĐHQG-HCM.

Các đơn vị phục vụ đào tạo và dịch vụ cho HSSV 1. Trung tâm Quản lý Ký túc xá Quản lý toàn diện hệ thống ký túc xá ĐHQG-HCM tại khu vực Dĩ An-Thủ Đức theo các quy

định hiện hành. - Chịu trách nhiệm toàn diện về công tác chính trị, tư tưởng, an ninh trật tự và an toàn xã hội

đối với sinh viên nội trú. - Chủ trì tổ chức thực hiện các nội dung của công tác HSSV nội trú đối với các HSSV đang nội

trú trong trung tâm. - Phối hợp với CSĐT tổ chức các hoạt động phục vụ đời sống vật chất, tinh thần cho HSSV nội

trú trong ký túc xá. - Phối hợp với CSĐT phân bổ chỉ tiêu, xét, tiếp nhận và sắp xếp HSSV vào nội trú trong ký túc

xá theo quy định, hướng dẫn của ĐHQG-HCM. - Phối hợp với CSĐT, chính quyền, công an địa phương, Trung tâm Quản lý và Phát triển

Khu đô thị ĐHQG-HCM (TTQL&PTKĐT) tổ chức quản lý, bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn xã hội cho HSSV ĐHQG-HCM ngoại trú tại Khu đô thị ĐHQG-HCM.

- Tổ chức chăm sóc sức khỏe, thực hiện các loại hình bảo hiểm cho HSSV nội trú trong Trung tâm và theo nguyện vọng của HSSV ngoại trú tại Khu đô thị ĐHQG-HCM.

- Phối hợp cùng CSĐT xây dựng cơ sở dữ liệu về sinh viên nội trú và thực hiện công tác báo cáo định kỳ về ĐHQG-HCM (qua Ban Công tác Sinh viên) các nội dung: kế hoạch hoạt động hàng năm dành cho HSSV nội trú; công tác HSSV nội trú và ngoại trú; kết quả triển khai các hoạt động cho HSSV nội trú theo từng học kỳ, các vụ việc nghiêm trọng liên quan đến HSSV và thống kê cơ cấu HSSV theo quy định của ĐHQG-HCM.

2. Thư viện Trung tâm Tổ chức xây dựng nguồn học liệu đầy đủ, phong phú; tổ chức quản lý, khai thác và cung cấp

nguồn học liệu tốt nhất cho HSSV ĐHQG-HCM; bảo đảm cho HSSV quyền được khai thác và sử dụng các nguồn tài liệu của thư viện phục vụ học tập, nghiên cứu khoa học.

3. Quỹ Phát triển ĐHQG-HCM Quỹ Phát triển ĐHQG-HCM chịu trách nhiệm mời gọi các tổ chức, cá nhân đóng góp, ủng hộ

về vật chất để hỗ trợ đào tạo, ươm tạo công nghệ, tài trợ học bổng cho HSSV (đặc biệt là HSSV có hoàn cảnh khó khăn).

4. Trung tâm Quản lý và Phát triển Khu Đô thị ĐHQG-HCM Trung tâm Quản lý và Phát triển Khu Đô thị ĐHQG-HCM chủ trì công tác phối hợp cùng các

CSĐT, chính quyền địa phương, các cơ quan công an và các cơ quan liên quan trong việc đảm bảo an ninh, trật tự và an toàn cho HSSV đang học tập và sinh sống tại Khu đô thị ĐHQG-HCM.

Chủ trì tổ chức giao ban định kỳ với TTQLKTX, CSĐT, chính quyền địa phương, các cơ quan công an và các cơ quan liên quan về công tác đảm bảo an ninh, trật tự và an toàn cho HSSV đang học tập và sinh sống tại Khu đô thị; báo cáo về ĐHQG-HCM (qua Ban Công tác Sinh viên).

Page 12: MỤC LỤC - xhh.hcmussh.edu.vnxhh.hcmussh.edu.vn/Resources/Docs/SubDomain/xhh/So tay sinh vien nam... · Lịch học chính trị đầu năm học 2013-2014 dành cho sinh viên

12

Chương 3

NỘI DUNG CỦA CÔNG TÁC HỌC SINH, SINH VIÊN Công tác HSSV được thực hiện tại các CSĐT thuộc ĐHQG-HCM bao gồm các nội dung cơ

bản sau:

Tổ chức hành chính 1. Tổ chức tiếp nhận thí sinh trúng tuyển vào học theo quy định của ĐHQG-HCM và đơn vị. 2. Tổ chức tiếp nhận HSSV vào ở nội trú trong ký túc xá của đơn vị hoặc phối hợp tổ chức tiếp

nhận HSSV vào nội trú trong TTQLKTX. 3. Ứng dụng công nghệ thông tin trong thống kê, tổng hợp dữ liệu, quản lý hồ sơ của HSSV. 4. Tổ chức Lễ khai giảng, Lễ trao bằng tốt nghiệp cho HSSV.

Tổ chức, quản lý hoạt động học tập và rèn luyện của HSSV 1. Theo dõi, đánh giá ý thức học tập, rèn luyện của HSSV; phân loại, xếp loại rèn luyện HSSV

cuối mỗi học kỳ hoặc năm học, khoá học; tổ chức thi đua, khen thưởng cho tập thể và cá nhân HSSV đạt thành tích cao trong học tập và rèn luyện; xử lý kỷ luật đối với HSSV vi phạm quy chế, nội quy.

2. Tổ chức “Tuần sinh hoạt công dân - HSSV” cho HSSV đầu khoá, đầu năm và cuối khóa học theo hướng dẫn của ĐHQG-HCM.

3. Tổ chức cho HSSV tham gia các hoạt động nghiên cứu khoa học, thi HSSV giỏi, Olympic các môn học, thi sáng tạo tài năng trẻ và các hoạt động khuyến khích học tập khác.

4. Tổ chức triển khai công tác giáo dục chính trị-tư tưởng, đạo đức, lối sống, công tác giáo dục bảo vệ môi trường cho HSSV; tổ chức cho HSSV tham gia các hoạt động văn hoá, văn nghệ, thể dục thể thao và các hoạt động ngoài giờ lên lớp khác; tổ chức đối thoại định kỳ giữa Thủ trưởng CSĐT với HSSV.

5. Triển khai thẻ HSSV dùng để quản lý sinh viên trong suốt quá trình đào tạo, tích hợp được nhiều chức năng; đảm bảo hình thức thể hiện theo quy định: tên cơ quan chủ quản (Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh) rồi đến tên đơn vị.

6. Theo dõi công tác phát triển Đảng trong HSSV; tạo điều kiện thuận lợi cho HSSV tham gia tổ chức Đảng, đoàn thể trong CSĐT; phối hợp với Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Hội Sinh viên và các tổ chức chính trị – xã hội khác có liên quan trong các hoạt động phong trào của HSSV, tạo điều kiện cho HSSV có môi trường rèn luyện, phấn đấu.

7. Giúp HSSV trong việc lập và kiểm soát kế hoạch học tập nhằm đạt mục tiêu, chuẩn đầu ra của chương trình giáo dục.

Công tác y tế, thể thao 1. Tổ chức thực hiện công tác y tế trường học; tổ chức khám sức khỏe cho HSSV khi vào

nhập học; chăm sóc, phòng chống dịch, bệnh và khám sức khỏe định kỳ cho HSSV trong thời gian học tập theo quy định và khám sức khỏe cho sinh viên chuẩn bị tốt nghiệp.

2. Tổ chức cho sinh viên tham gia bảo hiểm y tế, bảo hiểm tai nạn vào đầu năm học tại CSĐT trong thời gian học tập theo quy định.

3. Tạo điều kiện cơ sở vật chất cho HSSV luyện tập thể dục, thể thao; tổ chức cho HSSV

Page 13: MỤC LỤC - xhh.hcmussh.edu.vnxhh.hcmussh.edu.vn/Resources/Docs/SubDomain/xhh/So tay sinh vien nam... · Lịch học chính trị đầu năm học 2013-2014 dành cho sinh viên

13

tham gia các hoạt động thể dục, thể thao của đơn vị và trong toàn ĐHQG-HCM. 4. Tổ chức nhà ăn tập thể cho HSSV bảo đảm vệ sinh, an toàn thực phẩm, nước uống trong

khuôn viên CSĐT cho HSSV.

Thực hiện các chế độ, chính sách đối với HSSV 1. Tổ chức thực hiện các chế độ chính sách của Nhà nước quy định đối với HSSV về học

bổng, học phí, trợ cấp xã hội, ưu đãi giáo dục, tín dụng đào tạo và các chế độ khác có liên quan đến HSSV.

2. Tạo điều kiện giúp đỡ HSSV tàn tật, khuyết tật; HSSV diện chính sách, HSSV có hoàn cảnh khó khăn.

Thực hiện công tác an ninh chính trị, trật tự, an toàn, phòng chống tội phạm và các tệ nạn xã hội

1. Xây dựng kế hoạch và chủ động phối hợp với chính quyền địa phương, các tổ chức đoàn thể, TTQL&PTKĐT, TTQLKTX và gia đình người học, đặc biệt là cơ quan công an trong công tác đảm bảo an ninh, trật tự, phòng chống tội phạm, tệ nạn xã hội trong HSSV trên địa bàn nơi đơn vị đóng, khu vực có HSSV ngoại trú; giải quyết kịp thời các vụ việc liên quan đến HSSV.

2. Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục, tư vấn pháp luật về an toàn giao thông, phòng chống tội phạm, ma tuý, mại dâm, HIV/AIDS, bảo vệ mội trường và các hoạt động khác có liên quan đến HSSV; hướng dẫn HSSV chấp hành pháp luật và nội quy, quy chế thông qua “Tuần sinh hoạt công dân – HSSV” đầu khóa, cuối khóa, đầu năm học; thông qua các hoạt động ngoại khóa và lồng ghép trong việc tổ chức thực hiện các cuộc vận động, phong trào thi đua của ngành giáo dục, của ĐHQG-HCM và CSĐT.

3. Tổ chức hoặc tạo điều kiện để HSSV tham gia các chương trình giáo dục pháp luật, giáo dục bảo vệ môi trường.

Công tác HSSV nội trú, ngoại trú Tổ chức triển khai thực hiện công tác HSSV nội trú, ngoại trú theo quy định của Nhà nước và

ĐHQG-HCM nhằm đảm bảo người học có điều kiện ăn, ở, đi lại, học tập tốt; trang bị cho người học ý thức tổ chức kỷ luật cao, tính tập thể và tham gia các hoạt động xã hội; có cơ sở dữ liệu thống nhất nhằm đảm bảo sự phối hợp chặt chẽ giữa đơn vị với TTQLKTX.

Công tác hướng nghiệp, tư vấn học tập, nghề nghiệp, việc làm 1. Tư vấn, giới thiệu về ngành, chuyên ngành đào tạo, cơ hội việc làm sau khi tốt nghiệp cho

đối tượng tuyển sinh của CSĐT; tạo điều kiện cho học sinh có cơ hội đến tham quan điều kiện học tập, sinh hoạt của sinh viên trong CSĐT.

2. Tổ chức các hoạt động tư vấn về phương pháp học tập, nội dung, đặc điểm của ngành, nghề và trình độ đang được đào tạo; các vấn đề về chính sách, pháp luật của Nhà nước liên quan đến ngành, nghề đang được đào tạo ở CSĐT.

3. Tham gia các chương trình tư vấn tuyển sinh hướng nghiệp, các chương trình nghề nghiệp, việc làm cấp ĐHQG-HCM.

4. Thiết lập hệ thống thông tin về việc làm, thông tin hai chiều giữa nhà trường và đơn vị sử dụng lao động về khả năng đáp ứng nguồn nhân lực và nhu cầu sử dụng lao động để tư vấn, giới thiệu việc làm cho người học.

Page 14: MỤC LỤC - xhh.hcmussh.edu.vnxhh.hcmussh.edu.vn/Resources/Docs/SubDomain/xhh/So tay sinh vien nam... · Lịch học chính trị đầu năm học 2013-2014 dành cho sinh viên

14

5. Tổ chức hoặc tham gia tổ chức các chương trình giao lưu giữa sinh viên và doanh nghiệp thông qua hội thảo, hội nghị, ngày hội nghề nghiệp, việc làm cho HSSV, giúp người học bổ sung kiến thức thực tế và các kỹ năng cần thiết để hòa nhập với môi trường làm việc sau khi tốt nghiệp.

6. Tư vấn hoặc tổ chức các lớp đào tạo ngắn hạn nhằm trang bị cho người học những kỹ năng cần thiết trước khi tốt nghiệp.

7. Tổ chức hoặc phối hợp tổ chức tư vấn tâm lý, xã hội cho HSSV; tăng cường giáo dục kỷ cương, kỷ luật, đạo đức, tác phong nghề nghiệp cho sinh viên.

Công tác cựu sinh viên Xây dựng và phát triển tổ chức cựu sinh viên tại các CSĐT; khai thác hiệu quả nguồn lực cựu

sinh viên, đóng góp vào sự nghiệp giáo dục, đào tạo của ĐHQG-HCM và các đơn vị.

Chương 4

QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA HỌC SINH, SINH VIÊN

Quyền của HSSV 1. Được nhận vào học đúng ngành/chương trình đã trúng tuyển. Sinh viên được đăng ký xét

tuyển vào các chương trình đặc biệt như: chương trình Kỹ sư-Cử nhân tài năng, chương trình tiên tiến, chương trình kỹ sư chất lượng cao... theo quy định của ĐHQG-HCM đối với các chương trình này.

2. Được CSĐT phổ biến nội quy, quy chế về học tập, chế độ chính sách của Nhà nước, ĐHQG-HCM có liên quan đến HSSV; được đóng góp ý kiến với Thủ trưởng CSĐT về mục tiêu, nội dung chương trình và phương pháp giảng dạy; được đề đạt nguyện vọng và khiếu nại lên thủ trưởng CSĐT và đơn vị phục vụ đào tạo để giải quyết các vấn đề có liên quan đến HSSV như học tập, môi trường đào tạo, điều kiện sinh hoạt, nội trú và các hoạt động tinh thần.

3. HSSV được cung cấp chương trình, kế hoạch đào tạo trước mỗi năm học và học kỳ. Sinh viên được Cố vấn học tập tư vấn để quyết định tiến độ học tập phù hợp; được đăng ký tạm hoãn một số môn học trong lịch trình, đăng ký tạm ngừng học hoặc bảo lưu kết quả, đăng ký công nhận tín chỉ, chuyển đổi ngành học hoặc đăng ký học thêm ngành học thứ hai nếu đáp ứng đầy đủ các điều kiện theo Quy chế đào tạo của ĐHQG-HCM.

4. Được tham gia nghiên cứu khoa học, thi HSSV giỏi Quốc gia, Quốc tế, thi Olympic HSSV và các cuộc thi sáng tạo tài năng trẻ khi đáp ứng điều kiện của cuộc thi; được tham gia các chương trình ngoại khóa cấp ĐHQG-HCM.

5. Được hưởng các chế độ chính sách hiện hành của Nhà nước, được xét nhận các loại học bổng ngoài ngân sách nhà nước do ĐHQG-HCM hoặc CSĐT quản lý.

6. Được đăng ký (nếu có nguyện vọng) và xem xét nội trú ký túc xá theo quy định của ĐHQG-HCM; được nhà trường cấp giấy giới thiệu đến địa phương đăng ký tạm trú, tạm vắng.

7. Được sử dụng thư viện, các trang thiết bị và phương tiện phục vụ học tập, thí nghiệm, nghiên cứu khoa học theo quy định của ĐHQG-HCM và CSĐT.

8. Được khuyến khích và tạo điều kiện tham gia hoạt động trong các tổ chức Đảng Cộng sản Việt Nam, Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Sinh viên, các tổ chức tự quản của HSSV, các hoạt động xã hội có liên quan ở trong và ngoài trường, các hoạt động văn hóa, thể dục thể thao lành mạnh, phù hợp với mục tiêu đào tạo của ĐHQG-HCM và CSĐT.

Page 15: MỤC LỤC - xhh.hcmussh.edu.vnxhh.hcmussh.edu.vn/Resources/Docs/SubDomain/xhh/So tay sinh vien nam... · Lịch học chính trị đầu năm học 2013-2014 dành cho sinh viên

15

9. Được cử đại diện vào Hội đồng khen thưởng và kỷ luật, Hội đồng xét học bổng và các Hội đồng khác của các CSĐT có liên quan đến HSSV.

10. Được chăm lo, bảo vệ sức khỏe theo chế độ hiện hành của Nhà nước. 11. Được quyền đăng ký dự tuyển đi học ở nước ngoài theo quy định hiện hành của Nhà nước

và ĐHQG-HCM. 12. Được CSĐT giúp đỡ làm thủ tục và cung cấp giấy tờ cần thiết khác sau khi tốt nghiệp. 13. Sinh viên được CSĐT tư vấn, hướng nghiệp và trang bị các kỹ năng cần thiết cho phát

triển nghề nghiệp, nhanh chóng thích ứng với thị trường lao động ngay sau khi tốt nghiệp. 14. Học sinh được CSĐT tổ chức tư vấn, hướng nghiệp về các ngành nghề ở bậc đào tạo đại

học, cao đẳng trước khi tốt nghiệp trung học phổ thông. 15. Được tham gia lấy ý kiến phản hồi của người học sau khi kết thúc môn học, khóa học theo

hướng dẫn và tổ chức của CSĐT. 16. Được cấp bằng tốt nghiệp khi hội đủ điều kiện tốt nghiệp theo quy chế đào tạo của từng

loại hình, từng trình độ đào tạo. 17. Được quyền đề nghị cấp Giấy chứng nhận tham gia các hoạt động ngoại khóa cấp ĐHQG-

HCM. 18. Được xem xét học chuyển tiếp ở các bậc học cao hơn nếu có nguyện vọng và đáp ứng đủ

điều kiện theo các quy chế tuyển sinh, đào tạo của ĐHQG-HCM.

Nghĩa vụ của HSSV 1. Chấp hành chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước. 2. Thực hiện đầy đủ các quy định, nội quy đào tạo, rèn luyện của ĐHQG-HCM, CSĐT và

địa phương nơi cư trú; thực hiện đầy đủ quy chế và nội quy học tập, thực tập. 3. Tôn trọng giảng viên, cán bộ, nhân viên; đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau trong học

tập và rèn luyện; thực hiện tốt nếp sống văn minh; thực hiện tốt các cuộc vận động về chính trị, tư tưởng, đạo đức của ngành giáo dục và của ĐHQG-HCM.

4. Chấp hành nghiêm chỉnh Luật Nghĩa vụ quân sự: đăng ký tạm hoãn nghĩa vụ quân sự tại địa phương trong thời gian học tập tại trường; chấp hành lệnh điều động tham dự huấn luyện sĩ quan dự bị trong quá trình học tập ở trường hoặc phục vụ các lực lượng vũ trang sau khi tốt nghiệp.

5. Tham gia phòng, chống tiêu cực, gian lận trong học tập, thi cử và các hoạt động khác của sinh viên, cán bộ, giáo viên; kịp thời báo cáo với đơn vị chức năng của CSĐT hoặc các cơ quan có thẩm quyền khi phát hiện những hành vi tiêu cực, gian lận trong học tập, thi cử hoặc những hành vi vi phạm pháp luật, vi phạm nội quy, quy chế khác của sinh viên, cán bộ, giáo viên trong trường.

6. Giữ gìn, bảo vệ tài sản của nhà trường, ký túc xá, thư viện. 7. Có ý thức xây dựng, bảo vệ và phát huy truyền thống của ĐHQG-HCM và các CSĐT. 8. Đóng học phí đầy đủ và đúng quy định, hoàn trả vốn vay quỹ tín dụng đào tạo đúng thời

hạn. 9. Thực hiện đầy đủ các quy định về việc khám sức khỏe theo quy định của Nhà nước và của

ĐHQG-HCM. 10. Tham gia lao động và hoạt động xã hội, hoạt động bảo vệ môi trường phù hợp với năng

lực, sức khỏe và yêu cầu của CSĐT.

Page 16: MỤC LỤC - xhh.hcmussh.edu.vnxhh.hcmussh.edu.vn/Resources/Docs/SubDomain/xhh/So tay sinh vien nam... · Lịch học chính trị đầu năm học 2013-2014 dành cho sinh viên

16

11. Hưởng ứng các hoạt động dành cho sinh viên, cựu sinh viên của CSĐT hoặc ĐHQG-HCM hoặc của CSĐT.

12. Chấp hành điều động khi có yêu cầu đối với sinh viên được hưởng học bổng, chi phí đào tạo do Nhà nước cấp hoặc do nước ngoài tài trợ theo hiệp định ký kết với Nhà nước, với ĐHQG-HCM hoặc CSĐT. Những sinh viên không chấp hành việc điều động theo yêu cầu phải bồi hoàn học bổng, chi phí đào tạo theo quy định.

13. Nghiêm túc, khách quan, trung thực trong việc thực hiện cho ý kiến phản hồi sau khi kết thúc môn học, khóa học.

14. HSSV ngoại trú phải thực hiện nghiêm túc các quy định hiện hành của Nhà nước và ĐHQG-HCM đối với HSSV ngoại trú.

Các hành vi HSSV không được làm 1. Làm trái chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; quy chế, quy định của

ĐHQG-HCM và CSĐT. 2. Xúc phạm nhân phẩm, danh dự, xâm phạm thân thể giảng viên, cán bộ, nhân viên nhà

trường và sinh viên khác. 3. Gian lận trong học tập và thi cử dưới mọi hình thức. 4. Thành lập, tham gia các hoạt động mang tính chất chính trị trái pháp luật; tổ chức, tham gia

các hoạt động tập thể mang danh nghĩa ĐHQG-HCM, CSĐT khi chưa được ĐHQG-HCM và thủ trưởng CSĐT cho phép.

Chương 5

ĐÁNH GIÁ RÈN LUYỆN CỦA SINH VIÊN Đánh giá rèn luyện của sinh viên được tiến hành theo từng học kỳ và năm học. Quá trình đánh

giá phải đảm bảo chính xác, công bằng, công khai và dân chủ.

Nội dung đánh giá 1. Đánh giá kết quả rèn luyện là đánh giá phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống của từng sinh

viên theo học kỳ và theo năm học trên các mặt: - Ý thức học tập và nghiên cứu khoa học. - Ý thức và kết quả chấp hành nội quy, quy chế của CSĐT và ĐHQG-HCM; - Ý thức và kết quả tham gia các hoạt động chính trị-xã hội, văn hóa, văn nghệ, thể thao, phòng

chống các tệ nạn xã hội; - Phẩm chất công dân và quan hệ với cộng đồng; - Ý thức và kết quả tham gia phụ trách lớp, các đoàn thể, tổ chức khác trong nhà trường hoặc

các thành tích đặc biệt trong học tập, nghiên cứu khoa học và rèn luyện của sinh viên. 2. Điểm rèn luyện (ĐRL) được đánh giá bằng thang điểm 100. 3. Thủ trưởng CSĐT căn cứ vào đặc điểm, điều kiện cụ thể của đơn vị mình xây dựng quy trình

đánh giá, quy định các tiêu chí và mức điểm chi tiết cho phù hợp với các nội dung đánh giá và không vượt quá khung điểm quy định của Quy chế này.

Phân loại kết quả rèn luyện

1. Kết quả rèn luyện được phân theo ĐRL thành các loại: xuất sắc, tốt, khá, trung bình khá, trung

Page 17: MỤC LỤC - xhh.hcmussh.edu.vnxhh.hcmussh.edu.vn/Resources/Docs/SubDomain/xhh/So tay sinh vien nam... · Lịch học chính trị đầu năm học 2013-2014 dành cho sinh viên

17

bình, yếu và kém. a) Từ 90 đến 100 điểm: loại xuất sắc. b) Từ 80 đến dưới 90 điểm: loại tốt. c) Từ 70 đến dưới 80 điểm: loại khá. d) Từ 60 đến dưới 70 điểm: loại trung bình khá. đ) Từ 50 đến dưới 60 điểm: loại trung bình. e) Từ 30 đến dưới 50 điểm: loại yếu. f) Dưới 30 điểm: loại kém.

2. Sinh viên bị kỷ kuật từ mức cảnh cáo trở lên, khi phân loại kết quả rèn luyện không được vượt quá loại trung bình.

Thời gian và phương thức tính điểm rèn luyện 1. Việc đánh giá kết quả rèn luyện của từng sinh viên được tiến hành theo từng học kỳ, năm học

và toàn khóa học. 2. ĐRL của một năm học là trung bình cộng của điểm rèn luyện các học kỳ trong năm học. Sinh viên nghỉ học tạm thời, khi nhà trường xem xét cho học tiếp thì thời gian nghỉ học không

tính điểm rèn luyện. 3. Điểm rèn luyện trung bình toàn khóa học (ĐRLTBTK) của từng sinh viên được tính theo công

thức sau:

N

rR

N

ii

1

Trong đó: - R là điểm rèn luyện trung bình toàn khóa. - ri là điểm rèn luyện của năm học thứ i. - N là tổng số năm thực học có đánh giá kết quả rèn luyện.

Sử dụng kết quả rèn luyện - ĐRL hằng năm và toàn khóa học được lưu trong hồ sơ quản lý sinh viên của CSĐT và là căn

cứ đánh giá phẩm chất đạo đức của từng sinh viên trong quá trình đào tạo và giới thiệu việc làm sau tốt nghiệp.

- ĐRL cùng với điểm trung bình chung tích lũy được sử dụng khi xét học bổng và khen thưởng.

- ĐRL toàn khóa của sinh viên phải được ghi vào bảng điểm học tập trong hồ sơ tốt nghiệp. - Sinh viên bị xếp loại rèn luyện kém trong cả năm học thì phải tạm ngừng học một năm

học ở năm học tiếp theo và nếu bị xếp loại rèn luyện kém cả năm lần thứ hai thì sẽ bị buộc thôi học. Đối với sinh viên bị tạm ngưng học một năm do xếp loại rèn luyện kém, ĐRL sẽ được tính lại từ khi sinh viên hoàn thành thời hạn kỷ luật.

Quyền khiếu nại về đánh giá kết quả rèn luyện

Sinh viên có quyền khiếu nại lên Thủ trưởng CSĐT nếu thấy việc đánh giá kết quả rèn luyện chưa chính xác. Khi nhận được đơn khiếu nại, Thủ trưởng CSĐT có trách nhiệm giải quyết theo quy

Page 18: MỤC LỤC - xhh.hcmussh.edu.vnxhh.hcmussh.edu.vn/Resources/Docs/SubDomain/xhh/So tay sinh vien nam... · Lịch học chính trị đầu năm học 2013-2014 dành cho sinh viên

18

định hiện hành và trả lời đương sự tối đa là 10 ngày kể từ ngày nhận được đơn.

Chương 6

ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC HỌC SINH, SINH VIÊN

Mục đích đánh giá công tác HSSV

1. Đảm bảo sự thống nhất, từng bước chuẩn hoá để thúc đẩy sự phát triển công tác HSSV, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục, hiệu quả đào tạo của các CSĐT.

2. Làm căn cứ để CSĐT xây dựng chương trình, kế hoạch củng cố, hoàn thiện và tăng cường công tác HSSV sau mỗi năm học.

3. Làm cơ sở để đề xuất khen thưởng và kỷ luật.

Yêu cầu đánh giá công tác HSSV

1. Đảm bảo khách quan, toàn diện, khoa học, kết luận đúng và chính xác thực trạng công tác HSSV của CSĐT.

2. Việc đánh giá công tác HSSV của CSĐT phải căn cứ vào các minh chứng (tài liệu, tư liệu, sự vật, hiện tượng) hiện có để xác nhận mức độ đạt được của từng tiêu chuẩn.

Trách nhiệm

1. ĐHQG-HCM

- Chỉ đạo các CSĐT thực hiện việc đánh giá, xếp loại công tác HSSV; thực hiện việc kiểm tra kết quả tự đánh giá, xếp loại công tác HSSV đối với các CSĐT theo từng năm học và gửi báo cáo kết quả cho các cơ quan chức năng liên quan.

- Chỉ đạo, hướng dẫn các CSĐT xây dựng kế hoạch để tăng cường công tác HSSV theo các tiêu chuẩn đánh giá công tác HSSV.

2. CSĐT

- Tổ chức thực hiện việc đánh giá, xếp loại công tác HSSV của đơn vị và báo cáo kết quả về ĐHQG-HCM (qua Ban Công tác Sinh viên).

- Căn cứ hướng dẫn của ĐHQG-HCM và tình hình cụ thể của đơn vị để xây dựng chương trình, kế hoạch tăng cường công tác HSSV theo các tiêu chuẩn đánh giá công tác HSSV.

Các tiêu chuẩn chung về đánh giá công tác HSSV

Các tiêu chuẩn chung đánh giá công tác HSSV trong ĐHQG-HCM gồm:

1. Hệ thống tổ chức, quản lý và công tác hành chính. 2. Công tác quản lý HSSV. 3. Công tác giáo dục tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống và đánh giá kết quả rèn luyện của

HSSV. 4. Tổ chức các hoạt động văn hoá, văn nghệ và hoạt động phong trào HSSV. 5. Tổ chức hoạt động thể thao ngoại khóa trong HSSV. 6. Thực hiện chế độ, chính sách đối với HSSV. 7. Công tác hướng nghiệp, tư vấn việc làm và các hoạt động hỗ trợ, dịch vụ đối với HSSV.

Page 19: MỤC LỤC - xhh.hcmussh.edu.vnxhh.hcmussh.edu.vn/Resources/Docs/SubDomain/xhh/So tay sinh vien nam... · Lịch học chính trị đầu năm học 2013-2014 dành cho sinh viên

19

8. Công tác bảo đảm an ninh, trật tự trường học, giáo dục an toàn giao thông, phòng, chống tội phạm và tệ nạn xã hội.

9. Công tác y tế trường học. 10. Các sáng kiến và thành tích đạt được về công tác HSSV.

Quy trình đánh giá

Căn cứ hướng dẫn của ĐHQG-HCM về đánh giá, xếp loại công tác HSSV, các CSĐT thực hiện theo các bước sau:

1. Thành lập Ban đánh giá công tác HSSV do Thủ trưởng (hoặc Phó Thủ trưởng được Thủ trưởng uỷ quyền) làm trưởng ban, uỷ viên thường trực là lãnh đạo Phòng Công tác Chính trị-Sinh viên.

2. Ban đánh giá công tác HSSV tiến hành tự đánh giá, xếp loại công tác HSSV của nhà trường theo các tiêu chuẩn đánh giá công tác HSSV và Phiếu tự đánh giá, xếp loại công tác HSSV theo hướng dẫn của ĐHQG-HCM; tổng hợp kết quả, xếp loại công tác HSSV và gửi về ĐHQG-HCM (qua Ban Công tác Sinh viên).

Thời điểm đánh giá, xếp loại công tác HSSV và gửi báo cáo 1. Việc đánh giá, xếp loại công tác HSSV của CSĐT được tiến hành theo từng năm học, vào

thời điểm từ tháng 5 đến trước ngày 10 tháng 7 hàng năm. 2. CSĐT gửi Phiếu tự đánh giá, xếp loại công tác HSSV về ĐHQG-HCM (qua Ban Công tác

Sinh viên) trước ngày 15 tháng 7 hàng năm. 3. ĐHQG-HCM tổ chức thẩm định kết quả tự đánh giá, xếp loại công tác HSSV đối với các

trường trực thuộc theo từng năm học và gửi báo cáo kết quả về Bộ Giáo dục và Đào tạo trước 31 tháng 7 hàng năm.

Sử dụng kết quả đánh giá 1. Kết quả đánh giá công tác HSSV thể hiện một phần năng lực và chất lượng đào tạo của

CSĐT, được thông báo công khai trên website của CSĐT. 2. Kết quả đánh giá công tác HSSV là căn cứ để CSĐT và TTQLKTX xây dựng kế hoạch để

tăng cường công tác HSSV theo các tiêu chuẩn đánh giá công tác HSSV. 3. Kết quả đánh giá công tác HSSV là căn cứ để CSĐT đề nghị ĐHQG-HCM hoặc cơ quan

quản lý cấp trên khen thưởng về công tác HSSV, đảm bảo các điều kiện cần thiết để CSĐT phấn đấu đạt các tiêu chuẩn đánh giá công tác HSSV và được sử dụng để tham khảo trong công tác kiểm định chất lượng giáo dục.

Chương 7

KHEN THƯỞNG VÀ KỶ LUẬT

Cấp khen thưởng Các cá nhân và tập thể HSSV có thành tích xuất sắc trong học tập, nghiên cứu khoa học và rèn

luyện sẽ được xét khen thưởng ở cấp CSĐT và cấp ĐHQG-HCM. 1. Cấp ĐHQG-HCM: Các cá nhân, tập thể HSSV đang học tập tại các CSĐT, nếu đạt các thành

tích sau đây sẽ được xét tặng Bằng khen của Giám đốc ĐHQG-HCM: - Huy chương vàng, bạc, đồng trong kỳ thi Olympic quốc tế các môn học;

Page 20: MỤC LỤC - xhh.hcmussh.edu.vnxhh.hcmussh.edu.vn/Resources/Docs/SubDomain/xhh/So tay sinh vien nam... · Lịch học chính trị đầu năm học 2013-2014 dành cho sinh viên

20

- Huy chương vàng trong kỳ thi Olympic quốc gia các môn học; - Đạt giải nhất trong kỳ thi học sinh giỏi quốc gia các môn học; - Có công trình nghiên cứu khoa học đạt giải nhất cấp thành phố, toàn quốc; - Đạt giải nhất trong kỳ thi văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao toàn quốc và quốc tế; - Đạt giải nhất trong các cuộc thi về chính trị, tư tưởng cấp quốc gia hoặc cấp thành mà không

tổ chức cấp quốc gia; - Là sinh viên 5 tốt tiêu biểu cấp ĐHQG-HCM; - Có những đóng góp xuất sắc tiêu biểu trong công tác Đảng, Đoàn thanh niên, Hội sinh viên;

trong hoạt động thanh niên xung kích, HSSV tình nguyện, giữ gìn an ninh trật tự; trong ký túc xá; trong hoạt động xã hội, văn hoá, văn nghệ, thể thao;

- Có hành động anh dũng giúp đỡ người khác trong tình thế hiểm nghèo, bảo vệ tính mạng, tài sản cho mọi người xung quanh.

2. Cấp CSĐT: Thủ trưởng CSĐT quy định mức khen thưởng và quy trình khen thưởng của đơn vị đối với HSSV theo quy định hiện hành.

Hội đồng thi đua, khen thưởng và kỷ luật HSSV 1. Cấp CSĐT Hội đồng thi đua, khen thưởng và kỷ luật HSSV của CSĐT do thủ trưởng đơn vị ký Quyết định

thành lập và giao nhiệm vụ, có thành phần chính: Chủ tịch Hội đồng (thủ trưởng hoặc phó thủ trưởng do thủ trưởng uỷ quyền), thường trực Hội đồng (trưởng phòng/trưởng bộ phận Công tác Chính trị-Sinh viên), các uỷ viên (đại diện các khoa, trưởng phòng Đào tạo và các phòng có liên quan, Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, Hội sinh viên).

Hội đồng có thể mời đại diện lớp khoá học (lớp trưởng hoặc bí thư chi đoàn) và giáo viên chủ nhiệm của những lớp có sinh viên được khen thưởng hoặc kỷ luật. Các thành phần này được tham gia phát biểu ý kiến, đề xuất mức khen thưởng hoặc kỷ luật nhưng không được quyền biểu quyết.

2. Cấp ĐHQG-HCM Hội đồng thi đua, khen thưởng và kỷ luật HSSV cấp ĐHQG-HCM do Giám đốc ĐHQG-HCM

ký Quyết định thành lập và giao nhiệm vụ, có thành phần chính: Chủ tịch Hội đồng (Giám đốc hoặc Phó Giám đốc phụ trách công tác sinh viên), Phó Chủ tịch Hội đồng (Trưởng Ban Công tác Sinh viên), thường trực Hội đồng (Bí thư Ban Cán sự Đoàn ĐHQG-HCM), Thư ký Hội đồng (Phòng Công tác Chính trị-Tư tưởng HSSV, Ban Công tác Sinh viên).

Quy trình xét khen thưởng cấp ĐHQG-HCM

1. Hội đồng Thi đua Khen thưởng HSSV cấp CSĐT có văn bản đề nghị khen thưởng kèm theo báo cáo thành tích trình Giám đốc ĐHQG-HCM thông qua Ban Công tác Sinh viên.

2. Ban Công tác Sinh viên trình Hội đồng Thi đua-Khen thưởng HSSV cấp ĐHQG-HCM xem xét, quyết định. Chủ tịch Hội đồng Thi đua-Khen thưởng HSSV cấp ĐHQG-HCM ủy quyền cho Trưởng Ban Công tác Sinh viên thông báo kết quả.

Nội dung và hình thức kỷ luật

HSSV mắc khuyết điểm, tùy theo tính chất, mức độ, hậu quả của những hành vi vi phạm và thái độ nhận khuyết điểm, phải chịu các hình thức kỷ luật.

Page 21: MỤC LỤC - xhh.hcmussh.edu.vnxhh.hcmussh.edu.vn/Resources/Docs/SubDomain/xhh/So tay sinh vien nam... · Lịch học chính trị đầu năm học 2013-2014 dành cho sinh viên

21

Thủ trưởng CSĐT quy định mức kỷ luật và quy trình xét kỷ luật HSSV theo quy định hiện hành.

Khiếu nại về khen thưởng-kỷ luật

Cá nhân và tập thể HSSV nếu xét thấy các hình thức khen thưởng hoặc kỷ luật không đúng quy chế, quy định hiện hành, có quyền khiếu nại lên các phòng, ban chức năng hoặc Thủ trưởng CSĐT. Nếu CSĐT đã xem xét lại mà cá nhân và tập thể sinh viên chưa thấy thỏa đáng thì có thể khiếu nại lên ĐHQG-HCM (qua Ban Công tác Sinh viên). Các cấp nhận được đơn khiếu nại có trách nhiệm xem xét, nghiên cứu nghiêm túc và trả lời đương sự tối đa 30 ngày kể từ ngày nhận đơn khiếu nại.

Chương 8

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Công tác báo cáo

1. Thủ trưởng CSĐT và TTQLKTX thực hiện đầy đủ chế độ thông tin, báo cáo về các công tác HSSV theo định kỳ và báo cáo đột xuất các vụ việc nghiêm trọng hoặc theo yêu cầu của ĐHQG-HCM (qua Ban Công tác Sinh viên).

2. Nội dung báo cáo định kỳ gồm có: - Kế hoạch công tác HSSV năm học (tháng 10); - Báo cáo tổng kết công tác HSSV, phiếu tự đánh giá (trước ngày 15/7); - Cơ cấu HSSV (trước ngày 15/7 và 10/12).

3. Các quyết định của Hiệu trưởng về tổ chức bộ máy, nhân sự về công tác HSSV phải được gửi đến các cơ quan liên quan của ĐHQG-HCM trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày ký.

Điều khoản thi hành 1. Quy chế này có hiệu lực kể từ ngày ký. Những quy định trước đây trái với văn bản này đều

không còn hiệu lực. 2. Căn cứ vào quy chế này, các đơn vị có thể ban hành các quy định chi tiết phù hợp với điều

kiện thực tế của đơn vị mình. 3. Trong trường hợp cần thiết, Giám đốc ĐHQG-HCM có thể quyết định điều chỉnh một số quy

định cụ thể cho phù hợp với tình hình thực tế và hướng dẫn để các đơn vị áp dụng tạm thời trước khi xem xét sửa đổi chính thức.

GIÁM ĐỐC

(đã ký)

PGS.TS. Phan Thanh Bình

Page 22: MỤC LỤC - xhh.hcmussh.edu.vnxhh.hcmussh.edu.vn/Resources/Docs/SubDomain/xhh/So tay sinh vien nam... · Lịch học chính trị đầu năm học 2013-2014 dành cho sinh viên

22

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP.HCM CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHXH&NV Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

QUY CHẾ ĐÀO TẠO THEO HỆ THỐNG TÍN CHỈ BẬC ĐẠI HỌC HỆ CHÍNH QUY

(Ban hành theo Quyết định số: 64 /QĐ –ĐT ngày 16 tháng 02 năm 2009 của Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội & Nhân văn)

Chương I NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi áp dụng Quy chế này quy định những vấn đề về đào tạo bậc đại học hệ chính quy theo hệ thống tín chỉ

của Trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn (ĐHKHXH&NV) - Đại học Quốc gia TP.Hồ Chí Minh.

Điều 2. Mục tiêu và phương thức đào tạo 2.1. Trường ĐHKHXH&NV đào tạo những người đạt trình độ đại học có phẩm chất chính trị

và đạo đức nghề nghiệp, có ý thức phục vụ Tổ quốc, phục vụ nhân dân; nắm vững phương pháp luận và kiến thức cơ bản về chuyên ngành đào tạo, có kỹ năng thực hành và giải quyết những vấn đề liên quan đến các lĩnh vực chuyên môn và đời sống xã hội.

2.2 Phương thức đào tạo hệ chính quy của trường ĐHKHXH & NV được tổ chức theo hệ thống tín chỉ, giúp sinh viên tích luỹ kiến thức ở các thời điểm thích hợp; đồng thời yêu cầu sinh viên phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo trong học tập và nghiên cứu khoa học.

Điều 3. Tín chỉ học tập Tín chỉ học tập (gọi tắt là tín chỉ) là đơn vị dùng để xác định khối lượng học tập của sinh viên,

qua đó đánh giá kết quả học tập của sinh viên dựa trên số lượng tín chỉ học tập tích luỹ được. Một tín chỉ được quy định bằng 15 tiết học lý thuyết (hoặc 30 tiết thực hành, thảo luận; hoặc 45-60 tiết thực tập, kiến tập, làm khoá luận tốt nghiệp).

Một tiết học được tính bằng 50 phút. Để tiếp thu được một tiết học lý thuyết trên lớp, sinh viên nhất thiết phải cần từ 2 đến 3 tiết chuẩn bị, tự học, tự nghiên cứu ở nhà; một tiết học thực hành hoặc bài tập trên lớp cần từ 1 đến 2 tiết chuẩn bị ở nhà. Điều 4. Tín chỉ học phí Tín chỉ học phí là đơn vị dùng để lượng hoá chi phí của các hoạt động giảng dạy tính cho từng môn học. Học phí được tính bằng tổng số tín chỉ tín chỉ học phí của các môn học nhân với mức tiền học phí của 1 tín chỉ học phí.

Điều 5. Học phần 5.1. Học phần là môn học có khối lượng kiến thức tương đối hoàn chỉnh, thuận tiện cho sinh

viên tích luỹ trong quá trình học tập. Mỗi học phần lý thuyết (hoặc học phần có cả lý thuyết và thực hành) có khối lượng từ 2 đến 5 tín chỉ; mỗi học phần thực hành có khối lượng ít nhất từ 1 đến 3 tín chỉ. Một học phần phải được bố trí giảng dạy trải đều và gói gọn trong một học kỳ.

Kiến thức trong mỗi môn học được thiết kế theo học phần. Mỗi học phần được ký hiệu bằng một mã số riêng, do trường quy định. Khoá luận tốt nghiệp là học phần đặc biệt, có khối lượng kiến thức tương đương 10 tín chỉ. 5.2. Các loại học phần.

- Học phần bắt buộc: là học phần chứa đựng những nội dung kiến thức chính yếu trong chương trình đào tạo của trường mà tất cả sinh viên bắt buộc phải tích luỹ.

- Học phần tự chọn: là học phần chứa đựng những nội dung kiến thức cần thiết mà sinh viên có thể lựa chọn đăng ký học theo nguyện vọng.

- Học phần tự chọn định hướng: là học phần mà sinh viên lựa chọn các học phần quy định trong chương trình đào tạo của ngành học, theo sự hướng dẫn của nhà trường

Page 23: MỤC LỤC - xhh.hcmussh.edu.vnxhh.hcmussh.edu.vn/Resources/Docs/SubDomain/xhh/So tay sinh vien nam... · Lịch học chính trị đầu năm học 2013-2014 dành cho sinh viên

23

- Học phần tiên quyết: là học phần bắt buộc sinh viên phải học trước và thi đạt yêu cầu mới được tiếp tục học sang học phần sau.

- Học phần học trước: là học phần mà sinh viên phải học trước khi học các học phần khác mặc dù thi đạt hoặc không đạt yêu cầu.

- Học phần tích luỹ: là học phần có kết quả thi kết thúc đạt từ 5 điểm trở lên. Điều 6. Học kỳ, năm học

6.1. Học kỳ là thời gian để sinh viên hoàn thành một số học phần của chương trình đào tạo. Học kỳ chính là học kỳ có 15 tuần thực học, 2 - 3 tuần thi. Mỗi học kỳ chính được bố trí giảng

dạy nhiều học phần trong chương trình đào tạo. Học kỳ hè là học kỳ dành cho những sinh viên thi không đạt ở các học kỳ chính được đăng ký học lại; hoặc cho những sinh viên giỏi muốn kết thúc sớm chương trình đào tạo.

6.2 . Năm học gồm hai học kỳ chính và một học kỳ hè. Điều 7. Khoá học, lớp học

7.1. Khoá học là thời gian để sinh viên hoàn thành chương trình đào tạo của một ngành chuyên môn ở trình độ đại học.

Tuỳ theo khả năng học tập, sinh viên được rút ngắn thời gian học tối đa là 1 học kỳ chính; hoặc được kéo dài thời gian học tối đa là 4 học kỳ chính.

Một khoá học của trường Đại học Khoa học xã hội & nhân văn được thực hiện tối thiểu là 7 học kỳ chính và tối đa là 12 học kỳ chính (tương đương từ 3,5 đến 6 năm). Riêng ngành song ngữ Nga – Anh, tối thiểu là 9 học kỳ và tối đa là 16 học kỳ (tương đương từ 4,5 năm đến 8 năm).

7.2. Lớp học được tổ chức cho những sinh viên có cùng nhóm học phần giống nhau hoặc những sinh viên cùng khoá, ngành học để trao đổi học tập, nghiên cứu khoa học, sinh hoạt đoàn thể (Hội sinh viên, Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, Câu lạc bộ v.v…).

Có hai loại lớp học : - Lớp học phần là lớp học ngắn hạn được tổ chức theo từng học phần . - Lớp khoá học là lớp học cố định được tổ chức theo chuyên ngành và theo từng khoá đào tạo.

CHƯƠNG II TỔ CHỨC ĐÀO TẠO

Điều 8. Chương trình đào tạo 8.1. Chương trình đào tạo bậc đại học của mỗi ngành đào tạo do Hội đồng khoa học và đào tạo

Khoa/Bộ môn xây dựng trên cơ sở các chương trình khung của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành; được Hội đồng khoa học và đào tạo trường thông qua, được Giám đốc Đại học Quốc gia phê duyệt.

8.2. Chương trình đào tạo có 2 khối kiến thức: a) Khối kiến thức giáo dục đại cương gồm các học phần thuộc các lĩnh vực khoa học xã hội &

nhân văn, khoa học tự nhiên, tin học, ngoại ngữ, giáo dục thể chất và giáo dục quốc phòng; nhằm trang bị cho sinh viên nền tảng văn hoá rộng và cơ bản, nắm vững phương pháp tư duy khoa học để tiếp thu tốt kiến thức chuyên nghiệp. b) Khối kiến thức giáo dục chuyên nghiệp gồm các học phần cơ sở phục vụ chuyên ngành, các học phần bổ trợ và các học phần chuyên nghiệp nhằm cung cấp cho người học những kiến thức kỹ năng chuyên môn cần thiết. 8.3. Mỗi khối kiến thức có 2 nhóm học phần : a) Nhóm học phần bắt buộc chiếm khoảng 70-80% khối lượng kiến thức toàn khoá. Đây là những học phần chứa đựng những kiến thức cốt lõi của ngành đào tạo, bắt buộc sinh viên phải học. b) Nhóm học phần tự chọn chiếm khoảng 20-30% khối lượng kiến thức toàn khoá. Đây là những học phần chứa đựng những kiến thức cần thiết, nhưng sinh viên được quyền tự chọn hoặc tự chọn định hướng để tích luỹ đủ số tín chỉ theo quy định. Điều 9. Phân chia thời gian đào tạo 2 khối kiến thức:

9.1. Khối kiến thức giáo dục đại cương được tổ chức đào tạo trong 3 học kỳ chính. Sinh viên phải hoàn tất số học phần còn nợ của khối kiến thức giáo dục đại cương trong thời gian tối đa là 2 học kỳ chính kế tiếp. 9.2. Khối kiến thức giáo dục chuyên nghiệp được tổ chức đào tạo trong 5 học kỳ chính.

Page 24: MỤC LỤC - xhh.hcmussh.edu.vnxhh.hcmussh.edu.vn/Resources/Docs/SubDomain/xhh/So tay sinh vien nam... · Lịch học chính trị đầu năm học 2013-2014 dành cho sinh viên

24

9.3. Trong toàn khoá học sinh viên phải tích luỹ tối thiểu 140 tín chỉ và phải có các chứng chỉ Ngoại ngữ (trình độ B), Giáo dục thể chất, Giáo dục quốc phòng, Tin học (các chứng chỉ này do sinh viên tự tích luỹ) để được xét công nhận tốt nghiệp. Hội đồng khoa học và đào tạo trường sẽ xem xét và quyết định việc giảm bớt khối lượng tín chỉ trong chương trình đào tạo theo lộ trình phù hợp và đúng với quy định chung của Bộ Giáo dục & Đào tạo, của Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh.

Điều 10. Đăng ký nhập học / Bảo lưu kết quả trúng tuyển 10.1. Sau khi trúng tuyển kỳ thi tuyển sinh quốc gia vào hệ chính quy, sinh viên phải đến

trường làm thủ tục nhập học theo thời hạn quy định của nhà trường. 10.2. Nếu có lý do chính đáng (như bệnh tật, tai nạn, hoàn cảnh khó khăn…), thí sinh trúng

tuyển có thể xin bảo lưu kết quả thi tuyển. Trong trường hợp này, thí sinh trúng tuyển phải nộp đơn xin bảo lưu cho Phòng Công tác chính trị - Quản lý sinh viên và phải được Hiệu trưởng ký quyết định cho bảo lưu.

Thời gian bảo lưu kết quả tuyển sinh không quá hai học kỳ chính. Muốn nhập học lại, thí sinh phải làm đơn xin nhập học kèm theo quyết định bảo lưu và nộp cho Phòng Công tác chính trị - Quản lý sinh viên trước khi bắt đầu học kỳ mới ít nhất 1 tháng. Điều 11. Thông báo kế hoạch đào tạo

11.1. Đầu khoá học, trường thông báo cho sinh viên những thông tin về: - Chương trình đào tạo toàn khoá cho từng ngành học - Quy chế học tập và các quy định của trường.

11.2. Đầu mỗi học kỳ, trường có trách nhiệm thông báo cho sinh viên về: - Danh mục các học phần và số lượng tín chỉ của mỗi học phần dự kiến giảng dạy trong học

kỳ, điều kiện để đăng ký học các học phần đó. - Số lớp học dự kiến tổ chức cho mỗi học phần và thời khoá biểu của các lớp học đó.

Điều 12. Đăng ký học tập 12.1. Đầu mỗi học kỳ, sinh viên phải tìm hiểu, nghiên cứu để nắm được chương trình đào tạo

và đăng ký các học phần sẽ học trong học kỳ đó theo phiếu đăng ký của trường. Khối lượng học tập tối thiểu mà mỗi sinh viên phải đăng ký trong mỗi học kỳ (trừ học kỳ cuối) được quy định như sau:

- 14 tín chỉ đối với những sinh viên xếp hạng học lực bình thường; - 10 tín chỉ đối với những sinh viên đang trong thời gian bị xếp hạng học lực yếu; - Không quy định khối lượng học tập tối thiểu đối với sinh viên ở học kỳ phụ (học kỳ hè); - Sinh viên đang trong thời gian bị xếp hạng học lực yếu chỉ được đăng ký khối lượng học tập

không quá 14 tín chỉ cho mỗi học kỳ. - Không hạn chế khối lượng tín chỉ đăng ký đối với những sinh viên xếp hạng học lực bình

thường. 12.2. Sinh viên phải đăng ký học lại các học phần bắt buộc có điểm thi kết thúc học phần dưới

5 ở các học kỳ trước. Đối với các học phần tự chọn có điểm dưới 5, sinh viên được phép đăng ký học lại học phần đó hoặc chọn học phần khác thay thế (trong số các học phần tự chọn của mỗi ngành đào tạo).

12.3. Sinh viên phải đăng ký và nộp phiếu đăng ký học tập trong thời hạn qui định của trường. Điều 13. Tổ chức lớp 13.1. Những sinh viên học cùng một học phần trong cùng một khoảng thời gian với cùng một

giảng viên được tổ chức thành một lớp học phần. Mỗi lớp học phần được ký hiệu bằng một mã số riêng do trường qui định.

13.2. Những sinh viên cùng khoá, được tổ chức thành những lớp khoá học. Lớp khoá học cũng được ký hiệu bằng một mã số riêng do trường qui định. Điều 14. Cố vấn học tập – Giáo viên chủ nhiệm

14.1. Trường thành lập và chỉ đạo hoạt động của Ban cố vấn học tập. Cố vấn học tập có trách nhiệm giúp sinh viên hiểu rõ quy chế và những qui định của trường, hướng dẫn sinh viên lựa chọn chuyên ngành, định hướng nghề nghiệp.

Page 25: MỤC LỤC - xhh.hcmussh.edu.vnxhh.hcmussh.edu.vn/Resources/Docs/SubDomain/xhh/So tay sinh vien nam... · Lịch học chính trị đầu năm học 2013-2014 dành cho sinh viên

25

14.2. Giáo viện chủ nhiệm đảm nhận nhiệm vụ hướng dẫn cho sinh viên lập kế hoạch học tập, đăng ký môn học, rèn luyện nhân cách; tư vấn cho sinh viên trong việc ăn, ở, sinh hoạt và tham gia các hoạt động đoàn thể, xã hội. Giáo viên chủ nhiệm cho Trưởng khoa chỉ định và Hiệu trưởng ra quyết định bổ nhiệm. GVCN phải có trình độ từ thạc sỹ trở lên và có ít nhất 2 năm công tác tại khoa.

Điều 15. Điều kiện để học đồng thời cùng lúc hai ngành 15.1. Sinh viên được học đồng thời hai ngành nếu hội đủ những điều kiện sau:

- Ngành đào tạo chính ở chương trình thứ hai phải khác ngành đào tạo chính ở chương trình thứ nhất;

- Sau khi đã kết thúc học kỳ 1 năm thứ nhất của chương trình thứ nhất. - Sinh viên không thuộc diện xếp hạng học lực yếu ở chương trình thứ nhất.

15.2. Sinh viên đang học thêm chương trình thứ hai, nếu rơi vào diện bị xếp học lực yếu của chương trình thứ hai phải dừng học thêm chương trình thứ hai ở học kỳ tiếp theo.

15.3. Thời gian tối đa được phép học cùng lúc hai chương trình là thời gian tối đa quy định cho chương trình thứ nhất, quy định tại điều 7 (7.1) của Quy chế này. Khi học xong chương trình thứ hai, sinh viên được bảo lưu điểm của những học phần có nội dung và khối lượng kiến thức tương đương có trong chương trình thứ nhất.

- Sinh viên chỉ được xét tốt nghiệp chương trình thứ hai, nếu có đủ điều kiện tốt nghiệp ở chương trình thứ nhất. 15.4. Chế độ học bổng, học phí đối với sinh viên học cùng một lúc hai ngành, hai trường được thực hiện theo quyết định 44/2007/QĐ – BGDĐT ngày 15/08/2007 của Bộ Giáo dục và Đào tạo; thông tư số 54/1998/TTLT ngày 31/8/1998 giữa Bộ Giáo dục và Đào tạo – Bộ Tài chính và Thông tư liên tịch số 53/1998/TTLT/BGD & DT-BTC-BLĐ-TB & XH ngày 25/8/1998 giữa Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Tài chính, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội. Hiệu trưởng quy định số tín chỉ mà sinh viên phải tích luỹ được ở mỗi học kỳ và điểm trung bình chung học tập của học kỳ đó để xét học bổng cho sinh viên .

Điều 16. Sinh viên dự thính Ngoài diện sinh viên chính thức (sinh viên trúng tuyển hệ chính quy), các cá nhân có đủ điều

kiện về nhân thân và trình độ, có nhu cầu học một số môn học tại trường, đều được xem xét trở thành sinh viên dự thính. Sinh viên dự thính được cấp chứng chỉ môn học (nếu thực hiện đầy đủ các quy định về đào tạo) nhưng không được xét tốt nghiệp để nhận văn bằng. Điều 17. Điều kiện để chuyển trường

17.1. Sinh viên được xét chuyển trường nếu có đủ các điều kiện sau: - Trong thời gian học tập nếu gia đình chuyển nơi cư trú hoặc sinh viên có hoàn cảnh khó khăn

cần thiết phải chuyển đến trường gần nơi cư trú của gia đình để thuận lợi trong học tập. - Xin chuyển đến trường có cùng ngành hoặc thuộc cùng nhóm ngành với ngành đào tạo mà sinh

viên đang học. - Được sự đồng ý của Hiệu trưởng trường xin chuyển đi và trường xin chuyển đến.

17.2. Sinh viên không được phép chuyển trường trong các trường hợp sau : - Đã tham dự kỳ thi tuyển sinh theo đề thi chung, nhưng không trúng tuyển vào trường hoặc có

kết quả thi thấp hơn điểm trúng tuyển của trường xin chuyển đến. - Nằm ngoài vùng tuyển quy định của trường xin chuyển đến. - Là sinh viên năm thứ nhất và năm cuối khoá. - Đang trong thời gian bị kỷ luật từ cảnh cáo trở lên. 17.3. Sinh viên xin chuyển trường phải có hồ sơ xin chuyển trường theo mẫu qui định thống

nhất (của Bộ Giáo dục và Đào tạo) tại quy chế công tác học sinh, sinh viên trong các trường đại học và trung học chuyên nghiệp.

Điều 18. Tạm dừng học tập 18.1. Sinh viên được tạm dừng học tập nếu có lý do chính đáng. Muốn được chấp nhận tạm

dừng học tập, sinh viên phải nộp đơn tại phòng Công tác chính trị - Quản lý sinh viên và phải có quyết định cho phép của Hiệu trưởng.

Page 26: MỤC LỤC - xhh.hcmussh.edu.vnxhh.hcmussh.edu.vn/Resources/Docs/SubDomain/xhh/So tay sinh vien nam... · Lịch học chính trị đầu năm học 2013-2014 dành cho sinh viên

26

18.2. Thời gian tạm dừng học tập vẫn tính vào thời gian cho phép kéo dài tối đa của khoá học, ngoại trừ thời gian sinh viên thi hành nghiã vụ quân sự.

18.3. Sinh viên nghỉ học tạm thời khi muốn trở lại học tiếp tại trường phải viết đơn gửi Hiệu trưởng ít nhất 1 tuần trước khi bắt đầu học kỳ mới.

Điều 19. Cảnh cáo học vụ - Buộc thôi học 19.1. Hằng năm, trường sẽ tiến hành xử lý học vụ sau học kỳ 1 và sau học kỳ hè. Sinh viên vi phạm một trong các quy định sẽ bị cảnh cáo học vụ: - Không hoàn thành nghĩa vụ học phí theo quy định của trường. - Không đạt số tín chỉ tối thiểu do trường quy định cho ngành đào tạo trong một học kỳ. - Có ĐTBHK trong học kỳ đầu dưới 3.0 hoặc ĐTBCTL của 2 học kỳ liên tiếp dưới 4.0. Thời hạn cảnh cáo học vụ kéo dài trong học kỳ chính tiếp theo. Sinh viên sẽ được xóa tên trong danh sách cảnh cáo học vụ trước thời hạn, nếu có kết quả học học tập ở cuối học kỳ kế không vi phạm Điều 19.2.

19.2. Trường sẽ ra quyết định đình chỉ học tập và xóa tên khỏi danh sách sinh viên, nếu sinh viên vi phạm một trong những trường hợp sau:

- Đã hết thời gian tối đa hoàn thành khoá học; - Đã tự ý bỏ học từ một học kỳ chính trở lên – có điểm trung bình học kỳ bằng 0 (không) ở

một học kỳ chính; - Sau thời hạn bị cảnh cáo học vụ vẫn vi phạm các quy định của Điều 19.1; - Vi phạm quy chế học vụ và các quy định khác của trường đến mức buộc thôi học; - Bị kỷ luật vì lý do đi thi hộ hoặc nhờ người thi hộ; - Một số trường hợp đặc biệt khác do Hiệu trưởng quy định cụ thể; - Trường sẽ xóa tên khỏi danh sách sinh viên nếu sinh viên gửi đơn xin thôi học và được

Trường ra quyết định cho phép nghỉ học; Khi sinh viên có quyết định đình chỉ học tập, trường thông báo trả sinh viên về địa phương nơi

sinh viên có hộ khẩu thường trú; Sinh viên thuộc diện bị đình chỉ học tập, nếu có nguyện vọng chuyển trường hay chuyển

xuống các bậc đào tạo thấp hơn phải làm đơn để trường xét cụ thể từng trường hợp. 19.3. Nhà trường có trách nhiệm thông báo về địa phương và gia đình sinh viên buộc thôi học

biết chậm nhất một tháng sau khi có quyết định thôi học.

CHƯƠNG III KIỂM TRA VÀ THI HỌC PHẦN

Điều 20. Điều kiện dự thi kết thúc học phần Sinh viên được dự thi kết thúc học phần nếu hội đủ các điều kiện sau đây: a. Học phần lý thuyết: - Dự đủ giờ lên lớp theo yêu cầu của giảng viên phụ trách học phần. - Dự đủ các đợt kiểm tra giữa học phần và các buổi thảo luận ở lớp. b. Học phần thực hành: - Dự đủ thời gian quy định cho học phần thực hành. - Nộp đầy đủ các bài kiểm tra sau mỗi bài thực tập. Giảng viên phụ trách học phần là người quyết định danh sách sinh viên được dự thi kết thúc

học phần. Sinh viên không đủ điều kiện dự thi kết thúc học phần nào thì phải đăng ký học lại học phần đó ở học kỳ sau.

Điều 21. Đánh giá kết quả học tập của học phần 21.1. Điểm cuối cùng để đánh giá một học phần được gọi là điểm học phần. Điểm học phần

được đánh giá dựa trên kết quả học tập toàn diện của sinh viên trong suốt học phần đó. Ngoài điểm thi kết thúc môn học, điểm học phần có thể bao gồm các loại điểm thành phần sau: a. Điểm kiểm tra giữa học kỳ. b. Điểm đánh giá năng lực hoặc nhận thức của sinh viên trong các buổi thảo luận. c. Điểm đánh giá kết quả thực hành hoặc bài tập. d. Điểm đánh giá mức độ chuyên cần của sinh viên trong quá trình học tập.

Page 27: MỤC LỤC - xhh.hcmussh.edu.vnxhh.hcmussh.edu.vn/Resources/Docs/SubDomain/xhh/So tay sinh vien nam... · Lịch học chính trị đầu năm học 2013-2014 dành cho sinh viên

27

Mỗi loại điểm có trọng số riêng do giảng viên phụ trách học phần quy định. Điểm học phần sẽ là điểm trung bình tính theo hệ số của các điểm thi kết thúc học phần và điểm thành phần.

Đối với các học phần đã đăng ký và đã được chấp thuận, sinh viên có trách nhiệm thực hiện đầy đủ và nghiêm túc mọi yêu cầu của giảng viên về việc lên lớp, làm bài tập thực hành, thí nghiệm, tham gia thảo luận, dự kiểm tra giữa học phần và kết thúc học phần. Nếu không thực hiện phần việc nào, sinh viên sẽ nhận điểm không (0) cho điểm thành phần tương ứng.

21.2. Học phần có điểm từ 5 trở lên được coi là học phần tích luỹ, số tín chỉ của học phần này được tính là số tín chỉ tích luỹ.

21.3. Cách tính điểm cuối cùng của một học phần được quy định tại Điều 26 của quy chế này. Điều 22. Tổ chức các kỳ thi kết thúc học phần 22.1. Trong mỗi học kỳ, trường chỉ tổ chức một kỳ thi chính ngay sau khi kết thúc học kỳ.

Thời gian dành cho ôn thi mỗi học phần tỷ lệ thuận với số tín chỉ của học phần đó. Trưởng khoa và Trưởng phòng Đào tạo quy định thời gian ôn thi và thi. Không tổ chức thi ngoài các kỳ thi đã thông báo.

22.2. Không tổ chức thi lại cho những sinh viên đã dự thi không đạt yêu cầu hoặc vắng thi. Điều 23. Điểm chưa / không hoàn tất học phần 23.1. Vì những lý do chính đáng không thể dự thi, kiểm tra (ốm đau, tai nạn, chuyện cá nhân

vv…), sinh viên sẽ được xem xét giải quyết cho nhận điểm I - điểm chưa hoàn tất học phần. Trước khi kết thúc học phần, sinh viên phải nộp đơn trình bày rõ lý do không thể hoàn tất học

phần cùng các giấy tờ xác nhận cần thiết cho giảng viên phụ trách học phần đó. Trường hợp đột xuất, sinh viên phải nộp cho Phòng Đào tạo trong vòng 3 ngày kể từ ngày thi.

23.2. Giảng viên phụ trách học phần là người quyết định sinh viên có được điểm I hay không. Nếu không được chấp thuận, sinh viên sẽ bị điểm không (0) cho học phần đó.

23.3. Nếu nhận điểm I, trong thời gian tối đa là 2 học kỳ tiếp theo sinh viên phải làm đơn đăng ký thi lại học phần đó. Sau khi thi, điểm I sẽ được đổi thành điểm mà sinh viên đạt được. Ngược lại, quá 2 học kỳ chính nếu sinh viên không đăng ký thi lại thì điểm I sẽ bị đổi thành điểm không (0).

Điều 24. Điểm bảo lưu - Điểm tạm thời 24.1. Điểm bảo lưu là điểm mà sinh viên đã thi đạt yêu cầu một học phần ở một trường đại học

công lập nào đó, trong thời gian không quá 5 năm và được Phòng Đào tạo chấp thuận. Số điểm học phần đó sẽ là điểm mà sinh viên đã thi đạt và kèm theo ký hiệu bảo lưu (BL).

24.2. Điểm tạm thời là điểm mà sinh viên đã đạt được kết quả một học phần nào đó ở một trường khác mà điểm cụ thể chưa được xác định. Trong trường hợp đó, phòng Đào tạo sẽ quy định điểm tạm thời bằng ký hiệu (M) để phân biệt với loại điểm mà sinh viên tích luỹ được bằng cách thi.

Nếu muốn nhận điểm cao hơn điểm bảo lưu, hoặc điểm tạm thời nói trên, sinh viên phải đăng ký thi học phần đó. Điểm BL và điểm M không tham gia tính vào điểm trung bình học kỳ nhưng tính vào điểm trung bình tích luỹ.

Điều 25. Điểm trung bình học tập / Điểm trung bình tích luỹ 25.1. Điểm trung bình học tập của mỗi học kỳ (gọi tắt là điểm học kỳ) hay điểm trung bình học

tập của khoá học (gọi tắt là điểm khoá học ) là điểm tính theo kết quả thi của các học phần mà sinh viên đã đăng ký học tại trường (không tính điểm BL, điểm M).

25.2. Điểm trung bình tích luỹ của mỗi học kỳ, khoá học là điểm tính theo kết quả thi của các học phần đạt từ 5 điểm trở lên mà sinh viên đã đăng ký học tại trường (kể cả các học phần bảo lưu).

Cách tính điểm trung bình chung và trung bình tích luỹ được quy định tại Điều 26 của quy chế này.

25.3. Kết quả học tập của học kỳ hè (nếu có) được tính chung vào học kỳ liền trước đó. 25.4. Học phần có kết quả thi từ 5 điểm trở lên được bảo lưu. Khi sinh viên học thêm một

ngành mới, điểm bảo lưu được tính vào điểm trung bình tích luỹ của ngành học đó. 25.5. Không tính kết quả thi các học phần Ngoại ngữ, Tin học, Giáo dục thể chất và Giáo dục

quốc phòng vào điểm trung bình học tập hoặc điểm trung bình tích luỹ. Việc đánh giá kết quả và điều kiện cấp chứng chỉ đối với học phần này theo quy định riêng của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Điều 26. Cách tính điểm trung bình. Xếp loại học tập

Page 28: MỤC LỤC - xhh.hcmussh.edu.vnxhh.hcmussh.edu.vn/Resources/Docs/SubDomain/xhh/So tay sinh vien nam... · Lịch học chính trị đầu năm học 2013-2014 dành cho sinh viên

28

26.1. Điểm kiểm tra, điểm thi kết thúc học phần được chấm theo thang điểm từ 0 đến 10 và làm tròn đến 0,5.

26.2. Điểm trung bình chung học kỳ và điểm trung bình chung tích luỹ được tính đến 2 chữ số thập phân.

26.3. Điểm trung bình học kỳ và điểm trung bình chung tích luỹ được tính theo thang điểm 10, được làm tròn đến 2 chữ số thập phân và được tính theo công thức sau:

Trong đó: A = là điểm TBHK hoặc ĐTBCTL ai = là điểm của môn học thứ i ni = là số tín chỉ của môn học thứ i n = là tổng số môn học

ĐTBHK được dùng để xét học bổng, khen thưởng sau mỗi học kỳ, được tính theo kết quả

điểm môn học ở lần thứ nhất. ĐTBHK và ĐTBCTL được dùng để phân loại kết quả học tập, xử lý học vụ và xếp loại tốt

nghiệp, được tính theo điểm môn học cao nhất trong các lần học. Điểm X (miễn học – bảo lưu) và các điểm đặc biệt khác không được tính trong điểm trung

bình học kỳ. 26.4. Xếp loại kết quả học tập

a) Loại đạt Xếp loại Từ 9.0 đến 10 Xuất sắc Từ 8,0 đến cận 9.0 Giỏi Từ 7.0 đến cận 8.0 Khá Từ 6.0 đến cận 7.0 Trung bình khá Từ 5.0 đến cận 6.0 Trung bình b) Loại không đạt Xếp loại

Từ 3.0 đến cận 5.0 Yếu Nhỏ hơn 3.0 Kém

Điều 27. Kiểm tra, thi, chấm thi kết thúc học phần 27.1. Việc kiểm tra giữa học phần, kiểm tra thực tập do giảng viên phụ trách học phần đó

chuẩn bị theo đúng chương trình đã công bố. 27.2. Hình thức thi học phần có thể là thi viết, trắc nghiệm, vấn đáp (hoặc kết hợp giữa các

hình thức trên) do trưởng khoa quyết định theo đề nghị của trưởng bộ môn hoặc trưởng môn học. 27.3. Quy trình chấm thi kết thúc học phần do Phòng Khảo thí và Đánh giá chất lượng đào tạo

trường tổ chức, thực hiện để bảo đảm tính công bằng, nghiêm túc. 27.4. Kết quả thi phải được công bố chậm nhất là 20 ngày sau mỗi kỳ thi. Điều 28. Chấm phúc tra Sinh viên có quyền đề nghị chấm phúc tra kết quả thi. Đơn xin phúc tra kết quả thi được gởi

đến Phòng Đào tạo trong vòng 7 ngày kể từ ngày công bố kết quả. Tất cả các đề nghị chấm phúc tra đều phải đóng lệ phí do trường quy định.

Sau khi chấm phúc tra, nếu điểm được nâng lên cao hơn trước thì Trưởng khoa hoặc Trưởng phòng Đào tạo phải đề nghị một cán bộ thứ hai có cùng chuyên môn chấm lại. Kết quả cuối cùng phải do Trưởng khoa ký tên xác nhận mới được công bố.

Điều 29. Thi cải thiện điểm Đối với học phần có kết quả đạt từ điểm 5.0 trở lên, trong vòng 2 học kỳ tiếp theo sinh viên

muốn thi lại để cải thiện điểm phải làm đơn đăng ký thi cải thiện điểm, chấp nhận hủy kết quả cũ và nộp lệ phí theo quy định. Kết quả cao nhất trong các lần học sẽ được chọn để tính vào điểm trung bình chung tích luỹ. Điểm thi cải thiện được ký hiệu (CT) để phân biệt với các loại điểm khác.

n

iia

1x n i

A =

n

iin

1

Page 29: MỤC LỤC - xhh.hcmussh.edu.vnxhh.hcmussh.edu.vn/Resources/Docs/SubDomain/xhh/So tay sinh vien nam... · Lịch học chính trị đầu năm học 2013-2014 dành cho sinh viên

29

Điều 30. Xử lý kỷ luật đối với sinh viên vi phạm quy chế thi, kiểm tra. 30.1 Mức độ sai phạm và khung xử lý sai phạm đối với sinh viên và cán bộ trong khi thi, chấm

thi được thực hiện theo quy định Quy chế tuyển sinh của Bộ Giáo dục và Đào tạo. 30.2 Trong các đợt kiểm tra học kỳ, thi kết thúc học phần, thi cuối khoá, bảo vệ khoá luận tốt

nghiệp, nếu vi phạm quy chế, sinh viên sẽ bị xử lý kỷ luật đối với từng bài kiểm tra, từng học phần đã vi phạm.

30.3 Sinh viên đi thi hộ hoặc nhờ người thi hộ đều bị kỷ luật ở mức đình chỉ học tập một năm trở lên, đối với trường hợp vi phạm lần thứ nhất và buộc thôi học đối với trường hợp vi phạm lần thứ hai.

Điều 31. Cấp bảng điểm Trong quá trình học tập, sinh viên có thể đề nghị cấp bảng điểm để biết được kết quả học tập

của mình. Phòng Đào tạo có trách nhiệm cấp đầy đủ bảng điểm theo yêu cầu và đúng thời gian quy định. Sinh viên phải làm đơn và nộp lệ phí để được cấp bảng điểm.

CHƯƠNG IV XÉT VÀ CÔNG NHẬN TỐT NGHIỆP

Điều 32. Làm khoá luận tốt nghiệp. 32.1. Các sinh viên có kết quả học tập tốt (đạt mức quy định của trường) sẽ được đăng ký làm

khoá luận tốt nghiệp vào đầu học kỳ cuối khoá. Khoá luận tốt nghiệp là học phần tương đương 10 tín chỉ.

32.2. Hiệu trưởng quyết định danh sách giảng viên chấm khoá luận tốt nghiệp. - Việc chấm mỗi khoá luận tốt nghiệp phải do 2 giảng viên đảm nhiệm. - Điểm của khoá luận tốt nghiệp chấm theo thang điểm chữ được quy định tại Điều 26 của

Quy chế này. - Kết quả chấm khoá luận tốt nghiệp được công bố chậm nhất là 3 tuần kể từ ngày nộp khoá

luận tốt nghiệp. - Điểm khoá luận tốt nghiệp được tính vào điểm trung bình chung tích luỹ của toàn khoá học. 31.3. Sinh viên có khoá luận tốt nghiệp bị điểm dưới điểm 5 phải đăng ký làm lại khoá luận tốt

nghiệp hoặc phải đăng ký học thêm một số học phần chuyên môn tương đương 10 tín chỉ để thay thế. Điều 33. Điều kiện xét tốt nghiệp và công nhận tốt nghiệp 33.1. Cuối mỗi khoá học, những sinh viên có đủ các điều kiện sau đây sẽ được xét và công

nhận tốt nghiệp: - Không bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc không bị kỷ luật từ mức đình chỉ học tập trở lên

(tính đến thời điểm xét tốt nghiệp); - Tích luỹ đủ số học phần quy định (140 tín chỉ); - Điểm trung bình chung tích luỹ của toàn khoá học phải đạt từ 5,0 trở lên. - Có các chứng chỉ Ngoại ngữ, Tin học, Giáo dục quốc phòng và Giáo dục thể chất. 32.2. Sau mỗi học kỳ, căn cứ vào biên bản và đề nghị của Hội đồng xét tốt nghiệp, Hiệu

trưởng ký quyết định công nhận tốt nghiệp cho những sinh viên đủ điều kiện tốt nghiệp. 32.3. Hội đồng xét tốt nghiệp sẽ do Hiệu trưởng hoặc Phó hiệu trưởng được Hiệu trưởng ủy

quyền làm chủ tịch, Trưởng phòng Đào tạo làm Thư ký và các thành viên là Trưởng phòng Công tác chính trị – Quản lý sinh viên, Trưởng phòng Khảo thí & Đảm bảo chất lượng, Trưởng các Khoa/Bộ môn có liên quan.

Điều 34. Cấp bằng tốt nghiệp. Xếp hạng tốt nghiệp. 34.1. Bằng tốt nghiệp đại học được cấp theo ngành đào tạo chính. Bảng điểm ghi thêm tên

ngành (hướng chuyên sâu). 34.2. Hạng tốt nghiệp được xác định căn cứ vào ĐTBCTL của các môn học qui định cho

ngành đào tạo. Cách phân loại được quy định tại khoản 4, Điều 27. 34.3. Đối với những sinh viên có kết quả học tập toàn khoá đạt xuất sắc, hạng tốt nghiệp sẽ bị

giảm đi một bậc nếu rơi vào một trong các trường hợp sau: - Có thời gian học tập vượt quá vượt quá một học kỳ so với thời gian thiết kế.

Page 30: MỤC LỤC - xhh.hcmussh.edu.vnxhh.hcmussh.edu.vn/Resources/Docs/SubDomain/xhh/So tay sinh vien nam... · Lịch học chính trị đầu năm học 2013-2014 dành cho sinh viên

30

- Có khối lượng các học phần phải thi lại vượt quá 5% so với tổng số tín chỉ quy định cho toàn khoá học.

- Đã bị kỷ luật trong thời gian học từ mức cảnh cáo cấp trường trở lên. 34.4. Kết quả học tập của sinh viên được ghi vào bảng điểm theo từng học phần và trong từng

học kỳ. Điều 35. Bảo lưu kết quả học tập 35.1. Những sinh viên không đủ điều kiện cấp bằng tốt nghiệp nhưng chưa hết thời gian tối đa

cho phép học ở bậc đại học, được bảo lưu các học phần có kết quả từ điểm 5,0 trở lên. Trong thời gian tối đa được phép học quy định tại Điều 7 (7.1) của Quy chế này, sinh viên được trở về trường đăng ký học và thi lại cho những học phần bị điểm dưới 5,0.

35.2. Sinh viên còn nợ chứng chỉ Giáo dục quốc phòng và Giáo dục thể chất nhưng đã hết thời gian tối đa được phép học, trong thời hạn 5 năm tính từ ngày phải ngừng học, được trở về trường học trả nợ để có đủ điều kiện xét tốt nghiệp.

35.3. Những sinh viên đã hết thời gian tối đa được phép học nhưng không đủ điều kiện cấp bằng tốt nghiệp sẽ được cấp giấy chứng nhận kết quả học tập của các học phần đã tích luỹ trong chương trình đào tạo của trường. Nếu có nguyện vọng, những sinh viên này sẽ được chuyển qua chương trình đào tạo vừa làm vừa học và được bảo lưu một phần kết quả học tập ở chương trình cũ. Hiệu trưởng xem xét quyết định cho bảo lưu kết quả học tập đối với từng trường hợp cụ thể. CHƯƠNG V

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH Điều 36. Hiệu lực thi hành Quy chế đào tạo theo hệ thống tín chỉ này sẽ được áp dụng kể từ năm học 2008 – 2009. Mọi sửa đổi, bổ sung các điều khoản của Quy chế đều phải thông qua Hội đồng khoa học và

đào tạo trường. Điều 37. Hướng dẫn thi hành Phòng Đào tạo, Phòng Công tác chính trị – Quản lý sinh viên, Ban Cố vấn học tập và Ban chủ

nhiệm các Khoa/Bộ môn có nhiệm vụ triển khai và hướng dẫn chi tiết nội dung quy chế này đến toàn thể sinh viên chính quy trong trường.

HIỆU TRƯỞNG

(đã ký)

PGS. TS. Võ Văn Sen

Page 31: MỤC LỤC - xhh.hcmussh.edu.vnxhh.hcmussh.edu.vn/Resources/Docs/SubDomain/xhh/So tay sinh vien nam... · Lịch học chính trị đầu năm học 2013-2014 dành cho sinh viên

31

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HCM TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHXH & NV

Số: 136/TB-ĐT

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Tp. Hồ Chí Minh, ngày 8 tháng 4 năm 2011

THÔNG BÁO

V/v Học ngoại ngữ không chuyên của sinh viên bậc đại học hình thức đào tạo chính quy

Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn

Thực hiện “Quy chế Ngoại ngữ tiếng Anh đối với các chương trình đào tạo đại học và sau đại học không chuyên tiếng Anh” ban hành theo Quyết định số 51/QĐ-ĐHQG-ĐH&SĐH ngày 25 tháng 1 năm 2011 của Giám đốc Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh (dưới đây gọi tắt là Quy chế 51) và căn cứ vào thực tế của việc học ngoại ngữ không chuyên của sinh viên, Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn quy định một số điều như sau:

1. Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn khẳng định việc giảng dạy ngoại ngữ không chuyên là trách nhiệm của nhà trường. Hiệu trưởng nhà trường quyết định giao việc tổ chức giảng dạy ngoại ngữ không chuyên cho Trung tâm Ngoại ngữ của Trường. Trung tâm có trách nhiệm tổ chức tốt việc giảng dạy ngoại ngữ không chuyên, cả lớp ban ngày và lớp ban đêm, tại hai cơ sở Đinh Tiên Hoàng (Quận 1) và Linh Trung (Quận Thủ Đức) phục vụ nhu cầu học tập của sinh viên.

2. Sinh viên bậc đại học, hình thức đào tạo chính quy của Trường (trừ các đối tượng được miễn nêu tại Điều 3 của Thông báo này) phải đăng ký học ngoại ngữ không chuyên tại Trung tâm Ngoại ngữ của Trường như một môn học bắt buộc theo phương thức tích luỹ để đạt trình độ quy định. Sinh viên của Trường được tổ chức thành lớp riêng, việc xếp lớp căn cứ kết quả kiểm tra trình độ của Trung tâm Ngoại ngữ. Sinh viên nào không có tên trong danh sách học ngoại ngữ không chuyên tại Trung tâm Ngoại ngữ của Trường sẽ không đủ điều kiện để xét tốt nghiệp.

Sinh viên phải đăng ký và theo học ngoại ngữ không chuyên muộn nhất là từ học kỳ 2 của khoá học.

Sau 4 học kỳ đầu, sinh viên phải nộp chứng chỉ A mới được đăng ký học các môn chuyên ngành. Kết thúc khoá học, sinh viên phải nộp chứng chỉ B mới đủ điều kiện xét tốt nghiệp (trừ sinh viên ngành Quan hệ quốc tế có quy định riêng).

Để hỗ trợ sinh viên, Trung tâm Ngoại ngữ thực hiện chính sách giảm 30% học phí cho sinh viên hình thức chính quy của trường theo học các lớp để tích luỹ chứng chỉ A, B (không bao gồm các lớp nâng cao, các lớp rèn luyện kỹ năng,…)

3. Các đối tượng được miễn học ngoại ngữ không chuyên bao gồm: a) Sinh viên có một trong các văn bằng quy định tại Điều 6, Quy chế 51; bao gồm: - Văn bằng tốt nghiệp đại học hoặc sau đại học tại nước bản ngữ là tiếng Anh; - Văn bằng tốt nghiệp đại học hoặc sau đại học ở trong nước, nước ngoài mà ngôn ngữ sử

dụng toàn phần trong đào tạo là tiếng Anh không qua phiên dịch; - Văn bằng tốt nghiệp đại học hoặc sau đại học ngành ngoại ngữ tiếng Anh do các cơ sở đào

tạo trong nước, nước ngoài cấp và được Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh công nhận. b) Sinh viên có một trong các chứng chỉ quốc tế của các cơ sở có chức năng đào tạo, tổ chức

thi, cấp chứng chỉ được quy định tại Điều 7, Quy chế 51, bao gồm: - Chứng chỉ tiếng Anh quốc tế: chứng chỉ tiếng Anh do tổ chức khảo thí hoặc đào tạo có thẩm

quyền hoặc được uỷ quyền cấp. Các loại chứng chỉ bao gồm: Chứng chỉ IELTS của ba tổ chức đồng sở hữu là Hội đồng Anh (British Council), Hội đồng Khảo thí Tiếng Anh Trường Đại học Cambridge (University of Cambridge ESOL) và Tổ chức Phát triển Giáo dục Quốc tế của Úc (IDP Education Australia); Chứng chỉ TOEFL iBT của Viện Khảo thí Giáo dục Hoa Kỳ (Educational Testing Service - ETS); Chứng chỉ tiếng Anh của Cambridge ESOL; Chứng chỉ TOEIC của ETS kiểm tra 4 kỹ năng;

- Chứng chỉ tiếng Anh nội bộ do các đơn vị, tổ chức khảo thí hoặc đào tạo tiếng Anh trong nước cấp, được Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh công nhận

Page 32: MỤC LỤC - xhh.hcmussh.edu.vnxhh.hcmussh.edu.vn/Resources/Docs/SubDomain/xhh/So tay sinh vien nam... · Lịch học chính trị đầu năm học 2013-2014 dành cho sinh viên

32

c) Sinh viên có chứng chỉ ngoại ngữ trình độ B do trung tâm ngoại ngữ của Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, của Đại học Quốc gia Hà Nội, trung tâm ngoại ngữ của các trường đại học thành viên thuộc hai Đại học Quốc gia kể trên cấp.

Tất cả các chứng chỉ ngoại ngữ phải còn thời hạn hai năm tính từ ngày cấp chứng chỉ đến ngày nộp hồ sơ tốt nghiệp khoá đào tạo.

4. Lộ trình thực hiện: Thông báo này bắt đầu có hiệu lực từ học kỳ 1 năm học 2011-2012. Các chứng chỉ ngoại ngữ cấp trước thời điểm học kỳ 1 năm học 2011-2012 và còn thời hạn tính đến ngày xét tốt nghiệp được công nhận là chứng chỉ hợp lệ.

5. Thông báo này có hiệu lực từ học kỳ I năm học 2011-201 và thay thế cho các văn bản liên quan của Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn đã ban hành trước đây.

6. Đây là chủ trương quan trọng của Trường, yêu cầu các khoa /bộ môn, Phòng Đào tạo, Trung tâm Ngoại ngữ, các phòng, ban có liên quan và tất cả sinh viên bậc đại học hình thức đào tạo chính quy của Trường nghiêm túc thực hiện.

HIỆU TRƯỞNG

(đã ký)

PGS. TS. Võ Văn Sen

Page 33: MỤC LỤC - xhh.hcmussh.edu.vnxhh.hcmussh.edu.vn/Resources/Docs/SubDomain/xhh/So tay sinh vien nam... · Lịch học chính trị đầu năm học 2013-2014 dành cho sinh viên

33

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ––––

Số: 44/2007/QĐ-BGD&ĐT

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc –––––––––––––––––––––––

Hà Nội, ngày 15 tháng 8 năm 2007

QUYẾT ĐỊNH Về học bổng khuyến khích học tập đối với học sinh, sinh viên trong các trường chuyên,

trường năng khiếu, các cơ sở giáo dục đại học và trung cấp chuyên nghiệp thuộc hệ thống giáo dục quốc dân

BỘ TRƯỞNG BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

- Căn cứ Nghị định số 86/2002/NĐ-CP ngày 05 tháng 11 năm 2002 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của bộ, cơ quan ngang bộ;

- Căn cứ Nghị định số 85/2003/NĐ-CP ngày 18 tháng 7 năm 2003 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giáo dục và Đào tạo;

- Căn cứ Nghị định số 75/2006/NĐ-CP ngày 02 tháng 8 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Giáo dục;

Xét đề nghị của Vụ trưởng Vụ Công tác học sinh, sinh viên, QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Học bổng khuyến khích học tập ở trường chuyên và trường năng khiếu được quy định như sau:

1. Đối tượng và tiêu chuẩn xét cấp học bổng khuyến khích học tập a) Học sinh khối trung học phổ thông chuyên trong các trường đại học, học sinh trường

chuyên đạt kết quả học tập xuất sắc được xét cấp học bổng là học sinh có hạnh kiểm tốt, học lực giỏi trong học kỳ xét cấp học bổng và đạt được một trong các tiêu chuẩn dưới đây:

Điểm môn chuyên của học kỳ xét, cấp học bổng phải đạt từ 8,5 trở lên; Đoạt được một trong các giải từ khuyến khích trở lên trong các kỳ thi học sinh giỏi cấp

quốc gia, khu vực quốc tế hoặc quốc tế của năm học đó. b) Học sinh các trường năng khiếu nghệ thuật, thể dục thể thao đoạt huy chương trong

các cuộc thi cấp quốc gia, khu vực quốc tế hoặc quốc tế của năm học đó, có học lực đạt từ trung bình và hạnh kiểm từ khá trở lên.

2. Mức học bổng khuyến khích học tập a) Đối với các trường chuyên, các trường năng khiếu nghệ thuật, thể dục thể thao: mức

học bổng khuyến khích học tập cấp cho một học sinh một tháng tối thiểu bằng ba lần mức học phí hiện hành của trường trung học phổ thông chuyên tại địa phương.

b) Đối với khối trung học phổ thông chuyên trong các trường đại học: mức học bổng khuyến khích học tập cấp cho một học sinh do hiệu trưởng nhà trường quy định nhưng không thấp hơn mức trần học phí hiện hành mà học sinh đó phải đóng tại trường.

c) Đối với những trường không thu học phí: mức học bổng tối thiểu bằng ba lần mức trần học phí của trường trung học phổ thông tại địa phương.

3. Đối với các trường chuyên, trường năng khiếu quỹ học bổng khuyến khích học tập được bố trí trong dự toán chi ngân sách địa phương để cấp cho tối thiểu 30% số học sinh

Page 34: MỤC LỤC - xhh.hcmussh.edu.vnxhh.hcmussh.edu.vn/Resources/Docs/SubDomain/xhh/So tay sinh vien nam... · Lịch học chính trị đầu năm học 2013-2014 dành cho sinh viên

34

chuyên của trường. Đối với khối trung học phổ thông chuyên trong trường đại học, quỹ học bổng khuyến khích học tập được bố trí trong dự toán chi ngân sách nhà nước do Giám đốc hoặc Hiệu trưởng nhà trường quyết định.

4. Thủ tục xét, cấp học bổng khuyến khích học tập a) Đối với các trường chuyên và các trường năng khiếu, Hiệu trưởng nhà trường xác

định số suất học bổng khuyến khích học tập cho từng lớp học và căn cứ vào quỹ học bổng của năm để cấp cho học sinh theo thứ tự ưu tiên: giải quốc tế, khu vực quốc tế, quốc gia, điểm môn chuyên (đối với các trường chuyên) hoặc kết quả học tập (đối với các trường năng khiếu).

b) Đối với khối trung học phổ thông chuyên trong trường đại học: Giám đốc hoặc Hiệu trưởng nhà trường xác định số suất học bổng khuyến khích học tập và mức học bổng cho từng khối, lớp học căn cứ vào quỹ học bổng của năm để xét, cấp cho học sinh theo thứ tự ưu tiên: giải quốc tế, khu vực quốc tế, quốc gia, điểm môn chuyên.

Học bổng khuyến khích học tập được cấp theo từng học kỳ và cấp 9 tháng theo biên chế năm học.

Ngoài học bổng khuyến khích học tập theo quy định tại Quyết định này, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có thể có các chế độ, chính sách khác đối với học sinh các trường chuyên, trường năng khiếu thuộc địa phương hoặc do địa phương quản lý.

Điều 2. Học bổng khuyến khích học tập ở cơ sở giáo dục đại học và trung cấp chuyên nghiệp được quy định như sau:

1. Đối tượng được xét, cấp học bổng khuyến khích học tập là học sinh, sinh viên đang học trong các đại học, học viện, trường đại học, trường cao đẳng, trường trung cấp chuyên nghiệp hệ giáo dục chính quy công lập và các trường đại học, trường cao đẳng, trường trung cấp chuyên nghiệp hệ giáo dục chính quy ngoài công lập (sau đây gọi chung là trường).

Học sinh, sinh viên thuộc diện hưởng học bổng chính sách, học sinh, sinh viên thuộc diện trợ cấp xã hội và học sinh, sinh viên diện chính sách ưu đãi theo quy định hiện hành nếu đạt kết quả học tập, rèn luyện vào diện được xét, cấp học bổng tại Quyết định này thì được xét, cấp học bổng khuyến khích học tập như những học sinh, sinh viên khác.

2. Tiêu chuẩn và mức xét, cấp học bổng khuyến khích học tập Học sinh, sinh viên có kết quả học tập, rèn luyện từ loại khá trở lên, không bị kỷ luật từ

mức khiển trách trở lên trong học kỳ xét học bổng thì được xét, cấp học bổng khuyến khích học tập trong phạm vi quỹ học bổng khuyến khích học tập của trường theo các mức sau:

a) Mức học bổng loại khá: Có điểm trung bình chung học tập đạt loại khá trở lên và điểm rèn luyện đạt loại khá trở lên. Mức học bổng tối thiểu bằng hoặc cao hơn mức trần học phí hiện hành của ngành nghề mà học sinh, sinh viên đó phải đóng tại trường do Hiệu trưởng hoặc Giám đốc quy định (sau đây gọi chung là Hiệu trưởng). Riêng các trường ngoài công lập mức học bổng tối thiểu do Hiệu trưởng nhà trường quy định.

Đối với những ngành nghề đào tạo không thu học phí thì áp dụng theo mức trần học phí được Nhà nước cấp bù cho nhóm ngành đào tạo của trường.

b) Mức học bổng loại giỏi: Có điểm trung bình chung học tập đạt loại giỏi trở lên và điểm rèn luyện đạt loại tốt trở lên. Mức học bổng cao hơn loại khá và do Hiệu trưởng qui định.

Page 35: MỤC LỤC - xhh.hcmussh.edu.vnxhh.hcmussh.edu.vn/Resources/Docs/SubDomain/xhh/So tay sinh vien nam... · Lịch học chính trị đầu năm học 2013-2014 dành cho sinh viên

35

c) Mức học bổng loại xuất sắc: Có điểm trung bình chung học tập đạt loại xuất sắc và điểm rèn luyện đạt loại xuất sắc. Mức học bổng cao hơn loại giỏi và do Hiệu trưởng qui định.

Điểm trung bình chung học tập được xác định theo qui định hiện hành của Quy chế đào tạo đại học và cao đẳng hệ chính quy, Quy chế đào tạo trung cấp chuyên nghiệp hệ chính quy do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành (chỉ được lấy điểm thi, kiểm tra hết môn học lần thứ nhất, trong đó không có điểm thi dưới 5,0 hoặc kiểm tra hết môn học không đạt). Kết quả rèn luyện được xác định theo qui định của Quy chế đánh giá kết quả rèn luyện hiện hành do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành.

d) Học bổng khuyến khích học tập được cấp theo từng học kỳ và cấp 10 tháng trong năm học.

3. Quỹ học bổng khuyến khích học tập được bố trí tối thiểu bằng 15% nguồn thu học phí hệ giáo dục chính quy đối với các trường công lập và tối thiểu bằng 5% nguồn thu học phí hệ giáo dục chính quy đối với các trường ngoài công lập. Đối với các trường sư phạm và các ngành nghề đào tạo không thu học phí thì quỹ học bổng được trích tối thiểu bằng 15% từ nguồn học phí do Nhà nước cấp bù.

4. Thủ tục xét, cấp học bổng khuyến khích học tập a) Hiệu trưởng nhà trường căn cứ vào quỹ học bổng khuyến khích học tập xác định số

lượng suất học bổng khuyến khích học tập cho từng khoá học, ngành học. Trong trường hợp nếu số lượng học sinh, sinh viên thuộc diện được xét cấp học bổng nhiều hơn số suất học bổng thì thủ tục xét, cấp học bổng do Hiệu trưởng quy định.

b) Hiệu trưởng căn cứ vào kết quả học tập và rèn luyện của học sinh, sinh viên tiến hành xét, cấp học bổng theo thứ tự từ loại xuất sắc trở xuống đến hết số suất học bổng đã được xác định.

Học sinh, sinh viên đào tạo theo học chế tín chỉ được xét, cấp học bổng khuyến khích học tập theo số lượng tín chỉ (15 tín chỉ được tính tương đương với một học kỳ). Thủ tục và tiêu chuẩn xét, cấp học bổng khuyến khích học tập theo học chế tín chỉ thực hiện như thủ tục và tiêu chuẩn xét, cấp học bổng khuyến khích học tập theo học kỳ.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo. Các quy định trước đây trái với Quyết định này đều bị bãi bỏ.

Điều 4. Chánh Văn phòng, Vụ trưởng Vụ Kế hoạch – Tài chính, Vụ trưởng Vụ Công tác học sinh, sinh viên, Thủ trưởng các đơn vị thuộc cơ quan Bộ Giáo dục và Đào tạo, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Giám đốc sở giáo dục và đào tạo, Giám đốc các đại học, học viện, Hiệu trưởng các trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp, Hiệu trưởng các trường chuyên, trường năng khiếu nghệ thuật, thể dục thể thao chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./

BỘ TRƯỞNG

(đã ký)

Nguyễn Thiện Nhân

Page 36: MỤC LỤC - xhh.hcmussh.edu.vnxhh.hcmussh.edu.vn/Resources/Docs/SubDomain/xhh/So tay sinh vien nam... · Lịch học chính trị đầu năm học 2013-2014 dành cho sinh viên

36

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HCM CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHXH& NV Độc lập – Tự do – Hạnh phúc Số: 634 /XHNV-CTSV Tp. Hồ Chí Minh, ngày 05 tháng 08 năm 2010

HƯỚNG DẪN

THỰC HIỆN CHẾ ĐỘ HỌC BỔNG, TRỢ CẤP XÃ HỘI, CHÍNH SÁCH ƯU ĐÃI, MIỄN, GIẢM HỌC PHÍ

- Căn cứ vào công văn số 2029/ĐHQG-HCM ngày 30/11/2007 của ĐHQG TP. HCM, hướng dẫn việc thực hiện chế độ HB-TCXH-MGHP cho sinh viên các Trường thuộc ĐHQG TP.HCM. Phòng CTSV Trường ĐH KHXH&NV hướng dẫn thực hiện các chế độ, chính sách đối với sinh viên về chế độ học bổng, trợ cấp xã hội, chính sách ưu đãi và miễn giảm học phí như sau :

CÁC VĂN BẢN PHÁP QUY: Về học bổng và trợ cấp xã hội 1. Quyết định 1121/1997/QĐ-TTg của Thủ Tướng Chính phủ ngày 23/12/1997 về học bổng

và trợ cấp xã hội đối với học sinh, sinh viên các trường đào tạo công lập. 2. Thông tư liên tịch Bộ Giáo dục và Đào tạo; Bộ Tài chính; Bộ Lao động Thương binh và Xã

hội số 53/1998/TT-LT/BGD&ĐT-BTC-BLĐ-TB&XH ngày 25/08/1998 về hướng dẫn thực hiện chế độ học bổng và trợ cấp xã hội đối với học sinh, sinh viên các trường đào tạo công lập.

3. Quyết định số 194/2001/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 21/12/2001 về điều chỉnh mức học bổng chính sách và trợ cấp xã hội tại Quyết định 1121/1997/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.

4. Thông tư liên tịch Bộ Giáo dục và Đào tạo; Bộ Tài chính 13/2002/TT-LT/BGD&ĐT-BTC ngày 28/03/2002 về hướng dẫn thực hiện Quyết định số 194/2001/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 21/12/2001 về việc điều chỉnh mức học bổng chính sách và trợ cấp xã hội đối với học sinh, sinh viên là người dân tộc thiểu số tại các trường đào tạo công lập quy định tại Quyết định số 1121/1997/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.

5. Quyết định 44/2007/QĐ-BGDĐT ngày 15/8/2007 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về học bổng khuyến khích học tập đối với học sinh, sinh viên trong các trường chuyên, trường năng khiếu, các cơ sở giáo dục đại học và trung cấp chuyên nghiệp thuộc hệ thống giáo dục quốc dân.

6. Quyết định số 152/2007/QĐ-TTg ngày 14/9/2007 của Thủ tướng Chính phủ về học bổng chính sách đối với HSSV học tại các cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân.

Về Chính sách ưu đãi 1. Nghị định số 28/CP của Chính phủ ngày 29/04/1995 quy định chi tiết và hướng dẫn thi

hành một số điều của Pháp lệnh ưu đãi người hoạt động cách mạng, liệt sĩ, thương binh, bệnh binh, người hoạt động kháng chiến, người có công giúp đỡ cách mạng.

2. Quyết định số 120/2004/QĐ-TTg ngày 5/7/2004 của Thủ tướng Chính phủ về một số chế độ đối với người tham gia kháng chiến và con đẻ của họ bị hậu quả do nhiễm chất độc hoá học do Mỹ sử dụng trong chiến tranh Việt nam.

3. Nghị định số 54/2006/NĐ-CP ngày 26/5/2006 của Chính phủ về hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng.

4. Thông tư liên tịch 16/2006/TTLT/BLĐTBXH-BGDĐT-BTC ngày 20/11/2006 của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Tài chính hướng dẫn về chế độ ưu đãi trong giáo dục và đào tạo đối với người có công với cách mạng và con của họ.

Page 37: MỤC LỤC - xhh.hcmussh.edu.vnxhh.hcmussh.edu.vn/Resources/Docs/SubDomain/xhh/So tay sinh vien nam... · Lịch học chính trị đầu năm học 2013-2014 dành cho sinh viên

37

Về miễn, giảm học phí

1. Căn cứ Nghị định số 49/2010/NĐ-CP ngày 14/5/2010 của Chính phủ quy định về miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập và cơ chế thu, sử dụng học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân từ năm học 2010 - 2011 đến năm học 2014 - 2015;

2. Căn cứ Thông tư liên tịch số 29/2010/TTLT-BGDĐT-BTC-BLĐTBXH ngày 15/11/2010 của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Tài chính và Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 49/2010/NĐ-CP ngày 14/5/2010 của Chính phủ quy định về miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập và cơ chế thu, sử dụng học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân từ năm học 2010 - 2011 đến năm học 2014 – 2015;

3. Căn cứ Hướng dẫn liên ngành số 1244/HDLN-GDĐT-TC-LĐTBXH ngày 23/6/2011 của Sở Giáo dục – Đào tạo, Sở Tài Chính, Sở Lao động-Thương binh và Xã hội về một số nội dung triển khai thực hiện Nghị định số 49/2010/NĐ-CP và Thông tư liên tịch số 29/2010/TTLT-BGDĐT-BTC-BLĐTBXH

I. HỌC BỔNG KHUYẾN KHÍCH HỌC TẬP (HBKKHT) Sinh viên có kết quả học tập, rèn luyện từ loại khá trở lên, không bị kỷ luật từ mức khiển trách

trở lên trong học kỳ xét học bổng thì được xét, cấp HBKKHT trong một học kỳ (5 tháng) theo các mức sau (cập nhật theo quyết định số 468/QĐ-XHNV-CTSV ngày 25/4/2013 về việc thay đổi mức chi HBKKHT cho sinh viên):

1. Mức học bổng loại khá: Có điểm trung bình chung học tập đạt loại khá trở lên và điểm rèn luyện đạt loại khá trở lên, mức học bổng là 420.000đ/1 tháng x 5 tháng/1 học kỳ.

2. Mức học bổng loại giỏi: Có điểm trung bình chung học tập đạt loại giỏi trở lên và điểm rèn luyện đạt loại tốt trở lên, mức học bổng là 630.000đ/1 tháng x 5 tháng/1 học kỳ.

3. Mức học bổng loại xuất sắc: Có điểm trung bình chung học tập đạt loại xuất sắc trở lên và điểm rèn luyện đạt loại xuất sắc trở lên, mức học bổng là 840.000đ/1 tháng x 5 tháng/1 học kỳ.

Hiệu trưởng nhà trường căn cứ vào quỹ học bổng khuyến khích học tập xác định số lượng

suất HBKKHT cho từng khoá học, ngành học. Từ đó, căn cứ vào kết quả học tập và rèn luyện của sinh viên tiến hành xét cấp học bổng theo thứ tự từ loại xuất sắc trở xuống đến hết số suất học bổng đã được xác định. Sinh viên đào tạo theo học chế tín chỉ được xét, cấp HBKKHT theo số lượng tín chỉ (14 tín chỉ được tính tương đương với một học kỳ). Nghĩa là trong một học kỳ, sinh viên phải tích luỹ được tối thiểu 14 tín chỉ mới được xét cấp học bổng. Nếu số tín chỉ của học kỳ đầu vượt quá 14 tín chỉ thì số tín chỉ dôi ra sẽ được cộng để xét học bổng cho học kỳ sau. Thủ tục và tiêu chuẩn xét, cấp HBKKHT theo học chế tín chỉ được thực hiện như thủ tục và tiêu chuẩn xét cấp HBKKHT theo học kỳ. HBKKHT được cấp theo từng học kỳ và cấp 10 tháng trong năm học.

II. HỌC BỔNG CHÍNH SÁCH (HBCS) Đối tượng hưởng học bổng chính sách là : Sinh viên hệ cử tuyển (học những lớp riêng được cơ quan có thẩm quyền duyệt danh sách và có hợp đồng đào tạo với nhà trường) theo Nghị định số 134/2006/NĐ-CP ngày 14/11/2006 quy định về chế độ cử tuyển, Quyết định số 152/2007/QĐ-TTg ngày 14/9/2007 về học bổng chính sách đối với HSSV học tại các cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân, Thông tư liên tịch số: 13/2008/TTLT-BGD&ĐT-BLĐ-TB&XH-BTC-BNV-UBDT ngày 07/4/2008 và Thông tư liên tịch số: 23/2008/TTLT-BGD&ĐT-BLĐ-TB&XH-BTC ngày 28/4/2008 hướng dẫn thực hiện các quy định về chế độ cử tuyển.

Page 38: MỤC LỤC - xhh.hcmussh.edu.vnxhh.hcmussh.edu.vn/Resources/Docs/SubDomain/xhh/So tay sinh vien nam... · Lịch học chính trị đầu năm học 2013-2014 dành cho sinh viên

38

Mức học bổng chính sách là: 360.000/tháng. Uỷ ban Nhân dân cấp tỉnh thực hiện chi trả kinh phí đào tạo cử tuyển, bao gồm: học bổng

chính sách, trợ cấp tiền ăn ở, đi lại và tiền học phí của sinh viên theo học chế độ cử tuyển.

III. TRỢ CẤP XÃ HỘI (TCXH) 1. Đối tượng được TCXH là những sinh viên thuộc một trong các điều kiện sau:

1.1. Sinh viên là người dân tộc ít người thuộc khu vực III vùng cao (danh mục khu vực III vùng cao xem phần Danh mục khu vực III), theo Quyết định số 30/2007/QĐ-TTg ngày 05/03/2007 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Danh mục các đơn vị hành chính thuộc vùng khó khăn.

Hồ sơ cần nộp: - Đơn xin trợ cấp xã hội. - Giấy chứng nhận người dân tộc hoặc bản sao giấy khai sinh hoặc bản sao CMND. - Bản sao hộ khẩu, thể thiện rõ thường trú trên 3 năm thuộc các khu vực trong QĐ số

30/2007/QĐ-TTg ngày 05/03/2007 của Thủ tướng Chính phủ. - Giấy chứng nhận sinh viên và cha mẹ có hộ khẩu trên 3 năm tại địa phương.

1.2. Sinh viên mồ côi cả cha và mẹ, không nơi nương tựa, không có người đỡ đầu chính thức. Hồ sơ cần nộp:

- Đơn xin trợ cấp xã hội. - Giấy khai sinh. - Giấy chứng tử của cha mẹ hoặc giấy chứng nhận của P.LĐTBXH.

1.3. Sinh viên là người tàn tật gặp khó khăn về kinh tế, khả năng lao động suy giảm từ 41% trở lên do tàn tật.

Hồ sơ cần nộp: - Đơn xin trợ cấp xã hội. - Giấy giám định y khoa.

Ghi chú: Sinh viên chưa giám định thương tật có thể liên hệ Hội đồng giám định y khoa, địa chỉ: 105 Bùi Hữu Nghĩa, quận 5, TP. Hồ Chí Minh. Điện thoại: 08.39236368. 1.4. Sinh viên là con gia đình (cha, mẹ hoặc người nuôi dưỡng) thuộc diện hộ đói (hộ đói, theo quy định hiện hành của Nhà nước, có mức thu nhập quy đổi bình quân đầu người/tháng dưới 13 kg gạo).

Hồ sơ cần nộp:

- Đơn xin trợ cấp xã hội. - Bản sao sổ hộ đói hoặc giấy CN diện hộ đói của Phòng Lao động Thương binh xã hội cấp

còn thời hạn sử dụng (ghi rõ mức thu nhập).

2. Mức hưởng TCXH là 140.000 đồng/tháng.

IV. CHÍNH SÁCH ƯU ĐÃI (CSƯĐ) 1. Đối tượng hưởng CSƯĐ. 1.1. Sinh viên là con liệt sĩ, con thương binh, con bệnh binh hoặc con của người được hưởng chính sách như thương binh (thương binh loại B nay gọi là quân nhân bị tai nạn lao động), xếp loại ¼, 2/4, 3/4 và 4/4 (mất sức lao động từ 21% đến 80%).

1.2. Sinh viên là con của người hoạt động kháng chiến bị mắc bệnh hiểm nghèo do nhiễm chất độc hóa học, bị suy giảm khả năng tự lực trong sinh hoạt hoặc không tự lực được trong sinh hoạt.

1.3. Sinh viên là con của người hoạt động cách mạng trước tháng Tám năm 1945; con của Bà mẹ Việt Nam Anh hùng, con của Anh hùng lực lượng vũ trang, con của Anh hùng lao động thời kỳ kháng chiến.

Page 39: MỤC LỤC - xhh.hcmussh.edu.vnxhh.hcmussh.edu.vn/Resources/Docs/SubDomain/xhh/So tay sinh vien nam... · Lịch học chính trị đầu năm học 2013-2014 dành cho sinh viên

39

1.4. Sinh viên là anh hùng lực lượng vũ trang, anh hùng lao động, thương/bệnh binh, người hưởng chính sách như thương binh đi học.

Hồ sơ cần nộp: - Đơn xin hưởng chính sách ưu đãi. - Giấy chứng nhận là con của đối tượng chính sách (do phòng LĐTBXH cấp). - Giấy tờ chứng minh đối tượng chính sách (giấy chứng nhận AHLĐ, AHLLVT… giấy chứng

nhận Liệt sỹ, TB,BB,NHCSNTB, giấy giám định y khoa và QĐ trợ cấp đối với con người nhiễm CĐHH).

2. Mức lương CSƯĐ : tùy theo từng loại (theo hướng dẫn trong hồ sơ, sinh viên nhận học bổng CSƯĐ tại Phòng LĐTBXH tại địa phương). V. TỔ CHỨC THỤC HIỆN

1. Những sinh viên thuộc diện trợ cấp xã hội phải làm đơn (theo Mẫu tại phần phụ lục hoặc download tại website: http://ctsv.hcmussh.edu.vn/ và các giấy tờ cần phải xuất trình (ghi cụ thể ở từng mục, các bản sao giấy tờ sinh viên nộp cần phải công chứng và thời hạn không quá 03 tháng).

2. Những sinh viên thuộc diện chính sách ưu đãi phải làm hồ sơ trợ cấp ưu đãi theo mẫu mua tại Sở Lao động Thương binh và Xã hội và nhận trợ cấp ưu đãi tại địa phương.

3. Sinh viên thuộc hộ dân có đất bị thu hồi để thực hiện dự án đầu tư trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh, sinh viên thuộc diện hộ đói, hộ nghèo làm hồ sơ theo từng năm học. Còn lại những diện khác chỉ làm hồ sơ 1 lần và hưởng trong suốt 4 năm học tại trường.

Sinh viên thuộc hộ dân có đất bị thu hồi để thực hiện dự án đầu tư trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh.

Hồ sơ cần nộp: - Đơn xác nhận (mẫu số 2/GDĐT-156) - Bản Photo biên lai đóng học phí (nếu có). - Phiếu đăng ký tín chỉ (02 học kỳ).

Ghi chú: Sinh viên thuộc diện thu hồi đất sau khi hoàn tất việc đăng ký tín chỉ của 2 học kỳ mới nộp hồ sơ, sinh viên phải đóng học phí học kỳ 1 hoặc cả năm học. Khoảng giữa tháng 4 hàng năm sau khi nhận tiền hỗ trợ học phí từ Văn phòng Xoá đói giảm nghèo TP.HCM nhà trường sẽ hoàn lại 50% học phí cho sinh viên.

Các loại hồ sơ xin hưởng các chế độ chính sách nộp tại Phòng CTSV từ tháng 09 đến ngày 20 tháng 10 hàng năm.

4. Học bổng khuyến khích học tập xét theo từng học kỳ, được cấp 10 tháng trong năm.

5. Hội đồng xét duyệt các chế độ, chính sách đối với sinh viên của Trường sẽ xét duyệt tất cả các loại học bổng, trợ cấp xã hội trình Hiệu trưởng quyết định, sau đó công bố danh sách công khai (Danh sách được xét duyệt thông báo tại bảng tin của Phòng CTSV và tại Website: http://ctsv.hcmussh.edu.vn/.

TL. HIỆU TRƯỞNG

TRƯỞNG PHÒNG CTSV (Đã ký)

TS. Nguyễn Thị Kim Loan

Page 40: MỤC LỤC - xhh.hcmussh.edu.vnxhh.hcmussh.edu.vn/Resources/Docs/SubDomain/xhh/So tay sinh vien nam... · Lịch học chính trị đầu năm học 2013-2014 dành cho sinh viên

40

MỘT SỐ NỘI DUNG VI PHẠM VÀ KHUNG XỬ LÝ KỶ LUẬT (Kèm theo Quyết định số 42/2007/QĐ-BGDĐT ngày 13 tháng 8 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Giáo

dục và Đào tạo) ––––––––––––

Số lần vi phạm và hình thức xử lý

(Số lần tính trong cả khoá học)

TT Tên vụ việc vi phạm Khiển trách

Cảnh cáo

Đình chỉ học

tập 1 năm học

Buộc thôi học

Ghi chú

1 2 3 4 5 6 7 1. Đến muộn giờ học, giờ thực

tập; nghỉ học không phép hoặc quá phép

Nhà trường quy định cụ thể

2. Mất trật tự, làm việc riêng trong giờ học, giờ thực tập và tự học

Nhà trường quy định cụ thể

3. Vô lễ với thầy, cô giáo và CBCC nhà trường

Tuỳ theo mức độ, xử lý từ khiển trách đến buộc thôi học

4. Học hộ hoặc nhờ người khác học hộ

Tuỳ theo mức độ, xử lý từ khiển trách đến buộc thôi học

5. Thi, kiểm tra hộ, hoặc nhờ thi, kiểm tra hộ; làm hộ, nhờ làm hoặc sao chép tiểu luận, đồ án, khoá luận tốt nghiệp

Lần 1 Lần 2

6. Tổ chức học, thi, kiểm tra hộ; tổ chức làm hộ tiểu luận, đồ án, khoá luận tốt nghiệp

Lần 1 Tuỳ theo mức độ có thể giao cho cơ quan chức năng xử lý theo quy định của pháp luật

7. Mang tài liệu vào phòng thi, đưa đề thi ra ngoài nhờ làm hộ, ném tài liệu vào phòng thi, vẽ bậy vào bài thi; bỏ thi không có lý do chính đáng

Xử lý theo quy chế đào tạo

8. Không đóng học phí đúng quy định và quá thời hạn được trường cho phép hoãn

Tuỳ theo mức độ, xử lý từ khiển trách đến buộc thôi học

9. Làm hư hỏng tài sản trong KTX và các tài sản khác của trường

Tuỳ theo mức độ xử lý từ khiển trách đến buộc thôi học và phải bồi thường thiệt hại

10. Uống rượu, bia trong giờ học; say rượu, bia khi đến lớp.

Lần 1 Lần 2 Lần 3 Lần 4

11. Hút thuốc lá trong giờ học, phòng họp, phòng thí nghiệm và nơi cấm hút thuốc theo quy

Từ lần 3 trở lên, xử lý từ khiển trách đến cảnh cáo

Page 41: MỤC LỤC - xhh.hcmussh.edu.vnxhh.hcmussh.edu.vn/Resources/Docs/SubDomain/xhh/So tay sinh vien nam... · Lịch học chính trị đầu năm học 2013-2014 dành cho sinh viên

41

Số lần vi phạm và hình thức xử lý

(Số lần tính trong cả khoá học)

TT Tên vụ việc vi phạm Khiển trách

Cảnh cáo

Đình chỉ học

tập 1 năm học

Buộc thôi học

Ghi chú

1 2 3 4 5 6 7 định

12. Chơi cờ bạc dưới mọi hình thức

Lần 1 Lần 2 Lần 3 Lần 4 Tuỳ theo mức độ có thể giao cho cơ quan chức năng xử lý theo quy định của pháp luật

13. Tàng trữ, lưu hành, truy cập, sử dụng sản phẩm văn hoá đồi trụy hoặc tham gia các hoạt động mê tín dị đoan, hoạt động tôn giáo trái phép

Lần 1 Lần 2 Lần 3 Lần 4 Nếu nghiêm trọng giao cho cơ quan chức năng xử lý theo quy định của pháp luật

14. Buôn bán, vận chuyển, tàng trữ, lôi kéo người khác sử dụng ma tuý

Lần 1 Giao cho cơ quan chức năng xử lý theo quy định của pháp luật

15. Sử dụng ma tuý Xử lý theo quy định về xử lý HSSV sử dụng ma tuý

16. Chứa chấp, môi giới hoạt động mại dâm

Lần 1 Giao cho cơ quan chức năng xử lý theo quy định của pháp luật

17. Hoạt động mại dâm

Lần 1 Lần 2

18. Lấy cắp tài sản, chứa chấp, tiêu thụ tài sản do lấy cắp mà có

Tuỳ theo mức độ xử lý từ cảnh cáo đến buộc thôi học. Nếu nghiêm trọng, giao cho cơ quan chức năng xử lý theo quy định của pháp luật

19. Chứa chấp buôn bán vũ khí, chất nổ, chất dễ cháy và các hàng cấm theo quy định của Nhà nước.

Lần 1 Giao cho cơ quan chức năng xử lý theo quy định của pháp luật

20. Đưa phần tử xấu vào trong trường, KTX gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự trong nhà trường.

Tuỳ theo mức độ xử lý từ cảnh cáo đến buộc thôi học

21. Đánh nhau gây thương tích, tổ chức hoặc tham gia tổ chức đánh nhau

Lần 1 Lần 2 Nếu nghiêm trọng, giao cho cơ quan chức năng xử lý theo quy định của pháp luật

22. Kích động, lôi kéo người khác biểu tình, viết truyền đơn, áp phích trái pháp luật

Lần 1 Lần 2 Nếu nghiêm trọng, giao cho cơ quan chức năng xử lý theo quy định của

Page 42: MỤC LỤC - xhh.hcmussh.edu.vnxhh.hcmussh.edu.vn/Resources/Docs/SubDomain/xhh/So tay sinh vien nam... · Lịch học chính trị đầu năm học 2013-2014 dành cho sinh viên

42

Số lần vi phạm và hình thức xử lý

(Số lần tính trong cả khoá học)

TT Tên vụ việc vi phạm Khiển trách

Cảnh cáo

Đình chỉ học

tập 1 năm học

Buộc thôi học

Ghi chú

1 2 3 4 5 6 7 pháp luật

23. Vi phạm các quy định về an toàn giao thông

Tuỳ theo mức độ, xử lý từ khiển trách đến buộc thôi học

Page 43: MỤC LỤC - xhh.hcmussh.edu.vnxhh.hcmussh.edu.vn/Resources/Docs/SubDomain/xhh/So tay sinh vien nam... · Lịch học chính trị đầu năm học 2013-2014 dành cho sinh viên

43

NHỮNG ĐIỀU SINH VIÊN CẦN BIẾT VỀ TÍN DỤNG ĐÀO TẠO Theo quyết định số 157/2007/QĐ-TTg ngày 27/9/2007 của Thủ tướng Chính phủ và công văn

số 10607/BGDĐT-KHTC ngày 04/10/2007 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về chính sách tín dụng đào tạo đối với sinh viên. Ngân hàng Chính sách xã hội sẽ cho sinh viên có hoàn cảnh khó khăn vay vốn hỗ trợ chi phí học tập và sinh hoạt trong thời gian theo học tại trường, bao gồm: tiền học phí; chi phí mua sắm sách vở, phương tiện hcọc tập, chi phí ăn, ở, đi lại theo phương thức: vay vốn thông qua hộ gia đình, gia đình trực tiếp nhận nợ và chịu trách nhiệm trả nợ tại Ngân hàng Chính sách xã hội ở địa phương của sinh viên. Đối tượng, thủ tục vay như sau:

I. ĐỐI TƯỢNG ĐƯỢC VAY VỐN: Sinh viên đang theo học tại trường có hoàn cảnh khó khăn về kinh tế gồm: 1. Sinh viên mồ côi cả cha lẫn mẹ hoặc chỉ mồ côi cha hoặc mẹ nhưng người còn lại không có

khả năng lao động. 2. Sinh viên là thành viên của hộ gia đình thuộc một trong các đối tượng:

- Hộ nghèo theo tiêu chuẩn quy định của pháp luật. - Hộ gia đình có mức thu nhập bình quân đầu người tối đa bằng 150% mức thu nhập bình quân

đầu người của hộ gia đình nghèo theo quy định của pháp luật. 3. Sinh viên mà gia đình gặp khó khăn về tài chính do tai nạn, bệnh tật, thiên tai, hỏa hoạn, dịch

bệnh trong thời gian theo học có xác nhận của Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi cư trú.

II. PHƯƠNG THỨC CHO VAY: Việc cho vay đối với sinh viên được thực hiện theo phương thức cho vay thông qua hộ gia đình.

Đại diện hộ gia đình là người trực tiếp vay vốn và có trách nhiệm trả nợ tại Ngân hàng Chính sách xã hội ở địa phương. Trường hợp sinh viên mồ côi cả cha lẫn mẹ hoặc chỉ mồ côi cha hoặc mẹ nhưng người còn lại không có khả năng lao động, được trực tiếp vay vốn tại Ngân hàng Chính sách xã hội nơi nhà trường đóng trụ sở.

III. ĐIỀU KIỆN VAY VỐN: 1. Sinh viên đang sinh sống trong hộ gia đình cư trú hợp pháp tại địa phương nơi cho vay có đủ

các tiêu chuẩn quy định.

2. Đối với sinh viên năm thứ nhất phải có giấy xác nhận được vào học của nhà trường.

3. Đối với sinh viên từ năm thứ hai trở đi phải có xác nhận của nhà trường về việc đang theo học tại trường và không bị xử phạt hành chính trở lên về các hành vi: cờ bạc, nghiện hút, trộm cắp, buôn lậu.

IV. MỨC VỐN CHO VAY: - Căn cứ quyết định 1196/QĐ-TTg ngày 19/7/2013 mức vay vốn tối đa áp dụng từ ngày

1/8/2013 là: 1.100.000 đồng/tháng/ sinh viên. - Ngân hàng Chính sách xã hội quy định mức cho vay cụ thể đối với sinh viên căn cứ vào mức thu

học phí của từng trường và sinh hoạt phí theo vùng nhưng không vượt quá mức cho vay quy định. - Khi chính sách học phí của Nhà nước có thay đổi và giá cả sinh hoạt có biến động, Ngân hàng

Chính sách xã hội thống nhất với Bộ trưởng Bộ Tài chính trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định điều chỉnh mức vốn cho vay.

V. THỜI HẠN CHO VAY: - Thời hạn cho vay là khoảng thời gian được tính từ ngày đối tượng được vay vốn bắt đầu nhận

vốn vay cho đến ngày trả hết nợ (gốc và lãi) được ghi trong hợp đồng tín dụng. Thời hạn cho vay bao gồm thời hạn phát tiền vay và thời hạn trả nợ.

Page 44: MỤC LỤC - xhh.hcmussh.edu.vnxhh.hcmussh.edu.vn/Resources/Docs/SubDomain/xhh/So tay sinh vien nam... · Lịch học chính trị đầu năm học 2013-2014 dành cho sinh viên

44

- Thời hạn phát tiền vay là khoảng thời gian tính từ ngày đối tượng được vay vốn nhận khoản vay đầu tiên cho đến ngày sinh viên kết thúc khoá học, kể cả thời gian sinh viên được trường cho phép nghỉ học có thời hạn và được bảo lưu kết quả học tập (nếu có). Thời hạn phát tiền vay được chia thành các kỳ hạn phát tiền vay do Ngân hàng Chính sách xã hội quy định hoặc thỏa thuận với đối tượng được vay vốn.

- Thời hạn trả nợ là khoảng thời gian tính từ ngày đối tượng được vay vốn trả khoản nợ đầu tiên đến ngày trả hết nợ (gốc và lãi). Đối với các chương trình đào tạo có thời gian đào tạo không quá một năm, thời hạn trả nợ tối đa bằng 2 lần thời hạn phát tiền vay, đối với các chương trình đào tạo khác, thời hạn trả nợ tối đa bằng thời hạn phát tiền vay. Thời hạn trả nợ được chia thành các kỳ hạn trả nợ do Ngân hàng Chính sách xã hội quy định.

VI. LÃI SUẤT CHO VAY: - Lãi suất cho vay ưu đãi đối với sinh viên là 0,65%/tháng.

VII. TRẢ NỢ GỐC VÀ LÃI TIỀN VAY: - Trong thời hạn phát tiền vay đối tượng được vay vốn chưa phải trả nợ gốc và lãi; lãi tiền vay

được tính kể từ ngày đối tượng được vay vốn nhận khoản vay đầu tiên đến ngày trả hết nợ gốc.

- Đối tượng được vay vốn phải trả nợ gốc và lãi tiền vay lần đầu tiên ngay sau khi sinh viên có việc làm, có thu nhập nhưng không quá 12 tháng kể từ ngày sinh viên kết thúc khoá học.

- Mức trả nợ mỗi lần do Ngân hàng Chính sách xã hội hướng dẫn và được thống nhất trong hợp đồng tín dụng.

* Ưu đãi lãi suất trong trường hợp trả nợ trước hạn: Trường hợp đối tượng vay vốn trả nợ trước hạn đã cam kết trong hợp đồng tín dụng lãi suất phải trả sẽ được giảm lãi vay. Ngân hàng Chính sách xã hội quy định cụ thể mức ưu đãi lãi suất trong trường hợp trả nợ trước hạn.

* Điều chỉnh kỳ hạn trả nợ, gia hạn trả nợ và chuyển nợ quá hạn:

- Đến kỳ trả nợ cuối cùng, người vay có khó khăn chưa trả được nợ, phải có văn bản đề nghị gia hạn nợ thì được Ngân hàng Chính sách xã hội xem xét cho gia hạn nợ cho đối tượng vay vốn; thời gian gia hạn nợ tối đa bằng 1/2 thời hạn trả nợ.

- Trường hợp đối tượng được vay vốn không trả nợ đúng hạn theo kỳ hạn trả nợ cuối cùng và không được phép gia hạn nợ, Ngân hàng Chính sách xã hội chuyển thành nợ quá hạn. Ngân hàng Chính sách xã hội phối hợp với chính quyền địa phương, các tổ chức chính trị - xã hội có biện pháp thu hồi nợ.

- Ngân hàng Chính sách xã hội quy định cụ thể việc điều chỉnh kỳ hạn trả nợ, gia hạn trả nợ và chuyển nợ quá hạn.

PHÒNG CÔNG TÁC SINH VIÊN

Page 45: MỤC LỤC - xhh.hcmussh.edu.vnxhh.hcmussh.edu.vn/Resources/Docs/SubDomain/xhh/So tay sinh vien nam... · Lịch học chính trị đầu năm học 2013-2014 dành cho sinh viên

45

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP.HCM CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHXH&NV Độc lập – Tự do – Hạnh phúc Số: 374/TB-ĐT TP.HCM, ngày 08 tháng 8 năm 2012

THÔNG BÁO Về việc sinh viên đăng ký học ngoại ngữ không chuyên

tại Trung tâm ngoại ngữ của Trường

Nhằm thực hiện Thông báo số 136/TB-ĐT ngày 8 tháng 4 năm 2011 về việc học ngoại

ngữ không chuyên của sinh viên bậc đại học hình thức đào tạo chính quy của Hiệu trưởng Trường

Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Nhà trường thông báo cho toàn thể sinh viên của trường

được biết:

1. Kể từ năm học 2012-2013, tất cả sinh viên hệ chính quy Trường Đại học Khoa học Xã

hội và Nhân văn phải đăng ký học ngoại ngữ không chuyên tại Trung tâm Ngoại ngữ của trường

như một môn học bắt buộc theo phương thức tích luỹ để đạt trình độ quy định theo Chuẩn đầu ra

của ngành học. Các ngoại ngữ không chuyên bao gồm tiếng Anh, tiếng Nga, tiếng Pháp, tiếng

Trung, tiếng Đức, tiếng Nhật, tiếng Hàn, tiếng Tây Ban Nha, tiếng Ý. Sinh viên các ngành Quan

hệ quốc tế, song ngữ Nga – Anh; sinh viên đang học tiếng Tây Ban Nha và tiếng Ý thực hiện theo

các thông báo 250/TB-ĐT và 252/TB-ĐT ngày 13 tháng 6 năm 2011 của Hiệu trưởng.

Sinh viên các khóa 2009, 2010, 2011, nếu chưa có chứng chỉ B, tùy vào trình độ ngoại ngữ

của mình, đăng ký học môn ngoại ngữ tại phòng Đào tạo (xem thông báo cụ thể trên trang web

của Phòng).

Việc kiểm tra xếp lớp cho sinh viên khóa 2012 được tổ chức tại cơ sở Linh Trung, Thủ

Đức theo lịch sinh hoạt chính trị đầu năm. Sau khi có kết quả xếp lớp, sinh viên xem thời khoá

biểu và đăng ký lớp học tại Trung tâm Ngoại ngữ ở cả hai cơ sở Đinh Tiên Hoàng và Linh Trung

(tùy theo điều kiện của sinh viên).

Các lớp học ngoại ngữ không chuyên dành cho sinh viên của trường sẽ được tổ chức cả ba

ca: sáng, chiều và tối (đến 21h00) tại cả hai cơ sở Đinh Tiên Hoàng và Linh Trung.

2. Đối với các đối tượng được miễn ngoại ngữ không chuyên quy định tại Điều 3 của

Thông báo 136/TB-ĐT: các khoa/bộ môn kiểm tra và lên danh sách các đối tượng được miễn gửi

về Phòng Đào tạo chậm nhất là vào đầu tháng 10 hàng năm (theo mẫu đính kèm). Lưu ý: Tất cả

các chứng chỉ ngoại ngữ phải còn thời hạn hai năm tính từ ngày cấp chứng chỉ đến ngày dự kiến

nộp hồ sơ tốt nghiệp khoá đào tạo.

Page 46: MỤC LỤC - xhh.hcmussh.edu.vnxhh.hcmussh.edu.vn/Resources/Docs/SubDomain/xhh/So tay sinh vien nam... · Lịch học chính trị đầu năm học 2013-2014 dành cho sinh viên

46

3. Đây là một chủ trương quan trọng của trường, ảnh hưởng đến việc đăng ký các học phần

thuộc khối kiến thức giáo dục chuyên nghiệp (học kỳ 5) và xét tốt nghiệp của sinh viên. Đề nghị

các khoa/bộ môn nhắc nhở tất cả sinh viên thực hiện nghiêm túc.

Trân trọng.

Nơi nhận: - BGH (để báo cáo); - Các Khoa/Bộ môn; - TTNN; Phòng CTSV, Phòng KT&ĐBCL; - Lưu TCHC, ĐT.

HIỆU TRƯỞNG

(đã ký)

PGS.TS Võ Văn Sen

Page 47: MỤC LỤC - xhh.hcmussh.edu.vnxhh.hcmussh.edu.vn/Resources/Docs/SubDomain/xhh/So tay sinh vien nam... · Lịch học chính trị đầu năm học 2013-2014 dành cho sinh viên

47

Địa chỉ đồng hành cùng sinh viên

http://nhanlucnhanvan.edu.vn

TRUNG TÂM TƯ VẤN HƯỚNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NGUÔN NHÂN LỰC TRƯỜNG ĐẠI HỌC

KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN 1.Giới thiệu Được thành lập từ năm 2009, hiện nay Trung tâm Tư vấn Hướng nghiệp và Phát triển Nguồn

nhân lực có các nhiệm vụ và chức năng cơ bản: Tư vấn hướng nghiệp, quan hệ doanh nghiệp và hỗ trợ sinh viên; Nghiên cứu khoa học, đào tạo, bồi dưỡng phát triển nguồn nhân lực; Dịch vụ cho sinh viên; Truyền thông – PR – Tổ chức sự kiện và các hoạt động ngoại khóa (CLB sinh viên).

Với vai trò là người bạn đồng hành cùng sinh viên, Trung tâm đã và đang tiến hành nhiều hoạt động thiết thực dành cho SV, góp phần cùng chia sẻ các giá trị, cơ hội và khả năng đến với SV trong cuộc sống, học tập và rèn luyện. Các hoạt động chính của Trung tâm bao gồm:

1.1. Tư vấn hướng nghiệp, quan hệ doanh nghiệp và hỗ trợ sinh viên: - Tư vấn về đặc điểm ngành đào tạo gắn với khả năng và cơ hội việc làm sau tốt nghiệp cho sinh

viên. - Tư vấn cho sinh viên một số kĩ năng cần

thiết khi tìm việc: cách chuẩn bị hồ sơ, viết đơn xin việc, các kĩ năng khi tham dự phỏng vấn, giao tiếp với người tuyển dụng…

- Tiến hành khảo sát, tạo kênh thông tin giữa nhà trường và doanh nghiệp về khả năng đáp ứng cung-cầu nguồn nhân lực; tư vấn, giới thiệu thông tin tuyển dụng đến sinh viên, giúp các doanh nghiệp có được lựa chọn tối ưu về nhân lực, đáp ứng với yêu cầu công việc.

- Tổ chức các hoạt động quảng bá thông tin thực tập, tuyển dụng, ngày hội việc làm… của các doanh nghiệp đến sinh viên, giúp sinh viên có thêm điều kiện thuận lợi về cơ hội thực tập, cơ hội việc làm trong quá trình học cũng như sau khi tốt nghiệp.

- Tìm kiếm các nguồn lực để trực tiếp tổ chức các hoạt động nhằm hỗ trợ cho sinh viên trong học tập, nghiên cứu khoa học, trong sinh hoạt, đời sống.

- Liên lạc, phối hợp với cựu sinh viên trong các hoạt động hỗ trợ sinh viên: thông tin về hoạt động thực tập, thực hành, cơ hội nghề nghiệp và các hoạt động hỗ trợ khác.

1.2. Đào tạo kĩ năng: + Đối với sinh viên: - Tố chức các lớp chuyên đề ngắn hạn, các lớp bổ sung kiến thức, kĩ năng… phù hợp với nhu

cầu và nguyện vọng của sinh viên nhằm tăng cường các kĩ năng mềm cho sinh viên, giúp sinh viên chủ động, sáng tạo trong học tập, phát huy được năng lực nghề nghiệp sau khi tốt nghiệp, đáp ứng nhu cầu của các đơn vị tuyển dụng.

- Phối hợp với các đơn vị trong và ngoài trường giới thiệu các vị trí thực hành, thực tập cho sinh viên gắn với các khóa đào tạo, huấn luyện do Trung tâm tổ chức.

+ Đối với các tổ chức, doanh nghiệp:

Page 48: MỤC LỤC - xhh.hcmussh.edu.vnxhh.hcmussh.edu.vn/Resources/Docs/SubDomain/xhh/So tay sinh vien nam... · Lịch học chính trị đầu năm học 2013-2014 dành cho sinh viên

48

- Tổ chức đào tạo các lớp ngắn hạn cấp chứng chỉ, các khóa bồi dưỡng về nghiệp vụ, kĩ năng theo yêu cầu của các tổ chức, công ty, doanh nghiệp.

1.3. Dịch vụ cho sinh viên: - Cung cấp các dịch vụ quà tặng,

giáo trình, tài liệu tham khảo, các dụng cụ phục vụ học tập, quà lưu niệm, sách, báo, tạp chí… tại văn phòng dịch vụ sinh viên ở 2 cơ sở đào tạo.

- Cung cấp dịch vụ hỗ trợ sinh viên học tập và NCKH: in ấn, photocopy… phục vụ nhu cầu in ấn khóa luận, luận văn, luận án và các công trình nghiên cứu khoa học.

1.4. Truyền thông – PR- Tổ chức sự kiện:

- Kết hợp với các tổ chức chính trị-xã hội trong nhà trường, các cơ quan, đơn vị chức năng, tổ chức các diễn đàn, hội thảo, hội nghị, hội chợ về việc làm hoặc các sự kiện liên quan đến sinh viên nhằm phục vụ và hỗ trợ sinh viên trong quá trình học tập, nghiên cứu khoa học, lễ tốt nghiệp và việc làm sau tốt nghiệp.

- Thiết kế và cung cấp nhân lực phục vụ các chương trình, sự kiện cho các đơn vị, tổ chức, cá nhân theo yêu cầu.

1.5. Hoạt động ngoại khóa (Câu lạc bộ sinh viên): - Thường xuyên tổ chức các hoạt động sinh hoạt

ngoại khóa nhằm nâng cao kiến thức chuyên môn và kĩ năng nghề nghiệp cho sinh viên.

- Tổ chức, duy trì hoạt động của các CLB: hướng nghiệp, sở thích, học thuật nhằm tạo sân chơi và hỗ trợ sinh viên trong việc nâng cao kiến thức, kĩ năng trong học tập, nghiên cứu khoa học, đời sống và việc làm.

2. Một số mô hình hoạt động cơ bản của Trung

tâm 2.1. Thông tin tuyển dụng - Hàng ngày, các thông tin việc làm, thực tập từ các tổ chức, cơ quan, doanh nghiệp.. được

Trung tâm cập nhật trên website: http://nhanlucnhanvan.edu.vn . SV cũng có thể tham khảo các thông tin việc làm, thực tập tại các bảng tin của Trung tâm tại 2 cơ sở: Cơ sở chính: Phòng C001bis, số 10-12 Đinh Tiên Hoàng, Q1. ĐT: 66753567. Cơ sở 2: Phòng B001, Linh Trung Thủ Đức.

- Để có thể tiếp nhận các thông tin tuyển dụng hàng ngày nhanh nhất, SV có thể đăng ký với Trung tâm bằng email cá nhân, nói rõ nguyện vọng được tiếp nhận các thông tin tuyển dụng hàng ngày. Địa chỉ email tiếp nhận các thông tin đăng ký của SV: [email protected].

2.2. Đào tạo kĩ năng Hiện nay Trung tâm đang thường xuyên mở các khóa đào tạo kĩ năng: - Lớp Kĩ năng Biên phiên dịch Anh – Việt - Lớp Biên phiên dịch Báo chí - Lớp Kĩ năng Biên phiên dịch Hoa – Việt - Lớp Nghiệp vụ Báo chí - Lớp Nghiệp vụ quan hệ công chúng (PR) - Lớp Nghiệp vụ Quản trị nhân sự - Lớp Nghiệp vụ thư ký và Quản trị văn phòng …

Page 49: MỤC LỤC - xhh.hcmussh.edu.vnxhh.hcmussh.edu.vn/Resources/Docs/SubDomain/xhh/So tay sinh vien nam... · Lịch học chính trị đầu năm học 2013-2014 dành cho sinh viên

49

Đến với các chương trình đào tạo kĩ năng của Trung tâm TVHN&PTNNL, các SV sẽ được tiếp cận các kiến thức, kĩ năng, phương pháp làm việc khoa học và hiệu quả nhất. Với đội ngũ giảng viên có uy tín, được đào tạo cơ bản từ nhiều trường đại học khu vực và thế giới, các chương trình đào tạo được thiết kế chi tiết, khoa học, phù hợp với xu thế và nhu cầu xã hội, sẽ mang đến cho người học các chương trình đào tạo kĩ năng có chất lượng, hiệu quả.

Tại Trung tâm, các chương trình đào tạo kĩ năng được xây dựng trên quan điểm của tư duy thực tiễn, học đi đối với hành, lý thuyết gắn liền với thực hành, thực tế. Đây cũng là định hướng, triết lý đào tạo, giúp người học chủ động, sáng tạo trong mọi hoàn cảnh, biết phát huy tối đa những kĩ năng, phẩm chất cần có của bản thân.

Với chứng nhận hoặc chứng chỉ do nhà trường cấp (nếu học viên tham dự kỳ thi cuối khóa và đạt yêu cầu), các bạn SV có thể tự tin trước các nhà tuyển dụng khắt khe nhất, cũng như khi mô tả lịch sử, kinh nghiệm và kĩ năng đào tạo của bản thân trong Ảnh: Một buổi họp báo giả định hồ sơ xin việc của mình trong chương trình đào tạo kỹ năng do Trung tâm tổ chức

Kĩ năng luôn là yếu tố cần thiết để SV có thể hoàn thiện và nâng cao kiến thức, trình độ của bản thân. Đây cũng là yếu tố để các nhà tuyển dụng có thể đánh giá một cách khách quan và thực chất năng lực của SV. Đến với các chương trình đào tạo kĩ năng của Trung tâm TVHN&PTNNL, các bạn SV sẽ được trang bị đầy đủ và tốt nhất những tiêu chí, yêu cầu cơ bản này.

Nếu bạn còn băn khoăn với mức học phí, hãy liên lạc với Trung tâm để có thêm thông tin về mức giá ưu đãi dành cho SV hoặc đăng ký lớp học theo nhóm.

Hãy liên lạc với bộ phận đào tạo kĩ năng của Trung tâm để có thêm thông tin đối với mỗi chương trình đào tạo mới nhất.

ĐT liên hệ: 66753567. Email: [email protected]. 2.3 Cà phê học thuật Cà phê học thuật nhân văn là sân chơi dành cho các bạn có lòng đam mê nghiên cứu, trao đổi.

Chương trình được tổ chức định kỳ dành cho các đối tượng là giảng viên, học viên cao học, sinh viên; và các bạn trẻ đam mê học thuật trong và ngoài trường.

Chương trình Cà phê học thuật nhân văn bao gồm hai nhánh chính:

- Nhánh Khoa học Xã hội - Nhân văn: diễn giả là các nhà khoa học có uy tín, có công trình nghiên cứu trong và ngoài nước. Chương trình được tổ chức vào các buổi sáng thứ 7 tuần thứ 1 và tuần thứ 3 của tháng.

- Nhánh Khởi nghiệp: diễn giả là những doanh nhân, những chuyên viên thành đạt trong môi trường doanh nghiệp, đặc biệt là các cựu sinh viên của trường. Đến với chương trình, các bạn sẽ được chia sẻ các kinh nghiệm

trong quá trình tìm việc, làm việc, các kĩ năng cơ bản trong môi trường thực tế. Chương trình được tổ chức vào sáng thứ 7 tuần thứ 2 và thứ 4 của tháng.

Page 50: MỤC LỤC - xhh.hcmussh.edu.vnxhh.hcmussh.edu.vn/Resources/Docs/SubDomain/xhh/So tay sinh vien nam... · Lịch học chính trị đầu năm học 2013-2014 dành cho sinh viên

50

Để có thể nắm thông tin và tham gia vào các chương trình được tổ chức định kỳ tại cơ sở Đinh Tiên Hoàng và cơ sở Linh Trung – Thủ Đức, các bạn có thể tham khảo trên weblog: http://cafehocthuat.blogspot.com/ hoặc http://nhanlucnhanvan.edu.vn/

2.4 CLB du khảo khoa học Chương trình du khảo khoa học do Trung tâm

TVHN&PTNNL, Trường Đại học KHXH&NV TP.HCM tổ chức với mục đích đưa hành trình du khảo, điền dã đến với đông đảo các bạn SV. Mỗi chương trình là một cơ hội để các bạn tìm hiểu về các di tích, địa danh – những chứng nhân cho một giai đoạn phát triển lịch sử, văn hóa của từng vùng, miền, khu vực. Tham gia và trải nghiệm với chương trình sẽ giúp sinh viên có cơ hội được trãi nghiệm niềm đam mê khám phá và rèn luyện khả năng nghiên cứu trên thực địa. Chương trình được tổ chức định kỳ, đăng ký tại Trung tâm tư vấn hướng nghiệp và phát triển nguồn nhân lực, cơ sở Đinh Tiên Hoàng và Linh Trung.

Ảnh: CLB du khảo trong một chuyến tham quan Chợ Lớn, Q5, TP.HCM.

2.5 Tủ sách Tinh Hoa Đối với các bạn đam mê sách, một địa chỉ mới của NXB

Tri thức liên kết với Trung tâm TVHN&PTNNL được khai trương ngay tại Trường ĐH KHXH&NV (sảnh C, cơ sở Đinh Tiên Hoàng, Q1) luôn chào đón các bạn SV đến tham quan, tham khảo. Đến với tủ sách Tinh Hoa của NXB Tri thức, các bạn sẽ được tham khảo những tác phẩm kinh điển, các đầu sách tuyển chọn, các tác phẩm dịch thuật bổ ích thuộc nhiều thể loại: triết học, tâm lý học, nhân chủng học, xã hội học….

TRUNG TÂM TƯ VẤN HƯỚNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC, ĐỊA CHỈ, NGƯỜI BẠN ĐỒNG HÀNH CÙNG SINH VIÊN !

Page 51: MỤC LỤC - xhh.hcmussh.edu.vnxhh.hcmussh.edu.vn/Resources/Docs/SubDomain/xhh/So tay sinh vien nam... · Lịch học chính trị đầu năm học 2013-2014 dành cho sinh viên

51

Đại học Quốc gia Tp. Hồ Chí Minh Trường ĐHKHXH & NV THƯ VIỆN TRƯỜNG

NỘI QUY THƯ VIỆN

A. NỘI QUY CHUNG

I. Đối tượng sử dụng Thư viện: 1. Cán bộ, viên chức (CBVC), giảng viên, sinh viên, học viên sau đại học của Đại học Quốc gia thành phố

Hồ Chí Minh (ĐHQG-HCM) đã qua lớp hướng dẫn sử dụng thư viện Trường. 2. Bạn đọc ngoài ĐHQG-HCM đã qua lớp hướng dẫn sử dụng thư viện Trường.

II. Trách nhiệm và quyền hạn của người sử dụng thư viện: 1. Chấp hành nội quy thư viện, tuân thủ sự hướng dẫn của cán bộ thư viện (thủ thư). 2. Xuất trình thẻ cán bộ / thẻ sinh viên / thẻ học viên / thẻ thư viện khi sử dụng thư viện. 3. Để túi xách, vật dụng cá nhân đúng nơi quy định. Thư viện không chịu trách nhiệm bảo quản tài sản cá

nhân, tiền bạc, tư trang của bạn đọc. 4. Giữ gìn trật tự, vệ sinh, không hút thuốc, không mang đồ ăn, nước uống vào thư viện. Ăn mặc lịch sự,

không mang áo khoác khi vào kho lựa chọn tài liệu, nam giới cần bỏ áo trong quần. 5. Giữ gìn, bảo quản tài liệu và tài sản của thư viện: không được lấy cắp, tráo đổi, xé trang, cắt xén, làm rách,

nát, hư hỏng hoặc viết, vẽ vào tài liệu; không được làm hư hỏng các trang thiết bị máy móc và các vật dụng khác của thư viện.

6. Cần trả tài liệu đúng thời gian quy định, nếu có nhu cầu tiếp tục sử dụng tài liệu đang mượn bạn đọc cần đến thư viện để gia hạn. Nếu để trễ hạn trả tài liệu bạn đọc phải nộp phạt 1.000 đ / ngày (nếu tái phạm 02 lần trở lên bạn đọc sẽ bị khóa giao dịch sử dụng thư viện từ 03 đến 06 tháng).

7. Không được sao chụp trái phép các tài liệu của thư viện, nếu có nhu cầu sao chụp tài liệu bạn đọc cần liên hệ với thủ thư và sao chụp theo quy định của thư viện.

8. Bạn đọc được mượn tài liệu như sau: - Sách tham khảo được mượn 04 quyển / lần (đối với sinh viên, học viên sau đại học) và 06 quyển / lần đối với cán bộ, nhân viên, giảng viên), trong thời gian 2 tuần (14 ngày).

- Giáo trình: được mượn 01 quyển / 01 tên tài liệu, trong thời gian là một học kỳ (học kỳ I: trả tài liệu trước ngày 31/01, học kỳ II: trả tài liệu trước ngày 30/06, học kỳ hè: trả tài liệu trước ngày 31/08);

- Báo, tạp chí, luận văn, luận án, CD-ROM, DVD, tài liệu một bản, tài liệu tại các phòng đọc: chỉ phục vụ đọc tại thư viện (đọc tại chỗ).

9. Cần kiểm tra tài liệu trước khi mượn, nếu phát hiện tài liệu bị rách nát hay hư hỏng đề nghị báo ngay cho thủ thư.

10. Nếu làm mất hoặc làm hư hỏng tài liệu bạn đọc sẽ bị xử lý như sau: - Phải tìm mua lại đúng tài liệu đã mất và nộp phạt thêm 01 lần tiền bằng giá trị của tài liệu tại thời điểm nộp phạt.

- Trong trường hợp nếu bạn đọc không tìm được tài liệu mất trên thị trường phát hành, bạn đọc phải báo ngay cho thủ thư. Nếu thư viện tìm được tài liệu, thư viện sẽ cung cấp địa chỉ để bạn đọc mua trả tài liệu và nộp thêm 02 lần tiền giá trị của tài liệu tại thời điểm nộp phạt. - Nếu không còn tài liệu mất trên thị trường, nhưng thư viện có bản gốc, bạn đọc phải chi trả các chi phí sau:

+ Tiền scan tài liệu mất: 1.000 đồng / trang x tổng số trang tài liệu + Tiền in: 500 đồng / trang x tổng số trang tài liệu + Tiền phạt: nộp phạt số tiền bằng 01 lần giá của tài liệu mất, được định giá tại thời điểm nộp phạt.

- Nếu trên thị trường và thư viện đều không còn tài liệu đã mất thì bạn đọc phải nộp phạt số tiền gấp 03 lần giá trị của tài liệu được định giá tại thời điểm nộp phạt.

11. Ngoài nội quy chung, mỗi phòng chức năng đều có những quy định riêng, bạn đọc cần tham khảo trước khi vào sử dụng.

12. Nếu có hành vi vi phạm nội quy, tùy theo mức độ nặng/nhẹ, Nhà trường sẽ có hình thức xử lý thích đáng.

B. NỘI QUY RIÊNG CHO TỪNG PHÒNG PHỤC VỤ

Page 52: MỤC LỤC - xhh.hcmussh.edu.vnxhh.hcmussh.edu.vn/Resources/Docs/SubDomain/xhh/So tay sinh vien nam... · Lịch học chính trị đầu năm học 2013-2014 dành cho sinh viên

52

I. Nội quy phòng đọc: 1. Khi vào phòng đọc, bạn đọc phải xuất trình thẻ cán bộ / thẻ sinh viên / thẻ học viên / thẻ thư viện và tuân

thủ sự hướng dẫn của CBTV (thủ thư). 2. Để túi xách đúng nơi quy định. Khi vào kho lựa chọn tài liệu, không được làm xáo trộn, làm đổ

tài liệu, chỉ được mang 01 quyển vở / giấy tập để ghi chép (không sử dụng giấy khổ A4, A3…). 3. Trình tự mượn :

• Mỗi lượt chỉ mượn 01 quyển sách, đối với những tài liệu cần có từ điển tra cứu thì bạn đọc được mượn thêm 01 quyển từ điển (đối với sinh viên, học viên sau đại học) và 05 quyển sách (đối với cán bộ, nhân viên, giảng viên).

• Ghi đầy đủ 03 yếu tố: Ngày mượn, tên người mượn và mã số thẻ cán bộ / thẻ sinh viên / thẻ học viên / thẻ thư viện vào phiếu sách / thẻ sách trước khi làm thủ tục mượn (Bạn đọc ghi ngay trong kho, tránh tập trung ở bàn thủ thư).

• Đặt phiếu sách và thẻ cán bộ / thẻ sinh viên / thẻ học viên / thẻ thư viện lên cuốn sách cần mượn tại bàn thủ thư.

• Kiểm tra tình trạng sách trước khi mượn để báo cho thủ thư (nếu sách có hư hỏng bất thường).

4. Tài liệu đọc xong phải mang trả tại quầy thủ thư. 5. Thực hiện các bước mượn, trả tài liệu theo đúng quy trình nghiệp vụ.

II. Nội quy phòng mượn:

1. Khi vào phòng mượn, bạn đọc phải xuất trình thẻ cán bộ / thẻ sinh viên / thẻ học viên / thẻ thư viện và tuân thủ sự hướng dẫn của CBTV (thủ thư).

2. Khi mượn tài liệu bạn đọc phải ghi rõ ràng, đầy đủ các yếu tố trên phiếu sách / thẻ sách (ngày mượn, tên người mượn, mã số thẻ cán bộ / thẻ sinh viên / thẻ học viên / thẻ thư viện). Để tránh tập trung tại bàn thủ thư, bạn đọc ghi ở trong kho.

3. Tài liệu tham khảo mỗi lần được mượn 04 cuốn ( đối với sinh viên, học viên sau đại học) và 06 cuốn ( đối với cán bộ, nhân viên, giảng viên) trong vòng 2 tuần (14 ngày). Bạn đọc phải trả sách đúng thời hạn quy định. Quá thời hạn 14 ngày, nếu bạn đọc có nhu cầu sử dụng tiếp tài liệu cần đến thư viện để gia hạn (nếu như không có bạn đọc khác chờ mượn). Thời gian tài liệu được gia hạn sử dụng tiếp là 07 ngày (đối với sinh viên, học viên sau đại học) và 14 ngày (đối với cán bộ, nhân viên, giảng viên) và không vượt quá 02 lần gia hạn.

4. Giáo trình được mượn 01 quyển / 01 tên sách trong thời gian 01 học kỳ (học kỳ I trả trước ngày 31/01; học kỳ II trả trước ngày 30/6; học kỳ hè trả trước ngày 31/8).

5. Nếu trả tài liệu trễ hạn, bạn đọc sẽ bị xử lý theo quy định tại Điều 6 – phần II Trách nhiệm và quyền hạn của người sử dụng thư viện trong phần nội quy chung.

6. Nếu bạn đọc làm mất hoặc làm hư hỏng tài liệu sẽ bị xử lý theo các hình thức đã quy định ở nội quy chung.

7. Thực hiện các bước mượn, trả tài liệu theo đúng quy trình nghiệp vụ. III. Nội quy phòng Báo – Tạp chí:

1. Khi vào phòng báo - tạp chí, bạn đọc phải xuất trình thẻ cán bộ / thẻ sinh viên / thẻ học viên / thẻ thư viện và tuân thủ sự hướng dẫn của CBTV (thủ thư).

2. Để túi xách đúng nơi quy định dành riêng cho bạn đọc, chỉ được mang theo 01 quyển vở để ghi chép (không sử dụng giấy A4, A3).

3. Tất cả báo/tạp chí đều đọc tại chỗ, không được mượn về nhà. 4. Bạn đọc chỉ được đọc 01 tờ báo cho mỗi lần, riêng tạp chí đã được đóng bìa cứng, bạn

đọc chỉ được đọc 03 cuốn cho mỗi lần. Sau khi đọc xong trả lại đúng vị trí trên kệ rồi mới đọc tiếp báo/tạp chí khác. Khi có nhu cầu sử dụng các số báo/tạp chí cũ hoặc cần sao chụp tài liệu, bạn đọc liên hệ tại bàn thủ thư.

5. Tuyệt đối không được lấy cắp, tráo đổi, xé trang, cắt xén, làm rách, nát, hư hỏng hoặc viết, vẽ vào báo/tạp chí. Không làm xáo trộn vị trí tài liệu trong phòng. Mọi vi phạm sẽ bị xử lý, kỷ luật và phải đền bù tùy theo mức độ nặng nhẹ.

6. Thực hiện các bước mượn trả báo/tạp chí theo đúng Quy trình nghiệp vụ. IV. Nội quy phòng tra cứu dữ liệu:

1. Khi vào phòng tra cứu dữ liệu, người sử dụng phải xuất trình thẻ cán bộ / thẻ sinh viên / thẻ học viên /

Page 53: MỤC LỤC - xhh.hcmussh.edu.vnxhh.hcmussh.edu.vn/Resources/Docs/SubDomain/xhh/So tay sinh vien nam... · Lịch học chính trị đầu năm học 2013-2014 dành cho sinh viên

53

thẻ thư viện và tuân thủ sự hướng dẫn của CBTV (thủ thư). 2. Phải có ý thức bảo vệ an toàn máy. 3. Người sử dụng không được phép:

a. Mở, xem, sửa, xóa cấu hình, trình ứng dụng và các option trên máy tính. b. Mang đĩa CD vào phòng máy. c. Trao đổi email, chat, chơi game, soạn thảo văn bản trên máy (trừ Giảng viên, cán bộ - viên chức được

phép trao đổi email, chat, soạn thảo văn bản). d. Truy cập vào website có nội dung xấu, nội dung không lành mạnh, nội dung phản động, nội dung sai

quy định của pháp luật. e. Truyền đi những thông tin có tính chất nguy hại đến an ninh quốc gia.

4. Tuân thủ Điều 6 Nghị định số 97/2008/NĐ-CP của Chính phủ về quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và thông tin điện tử trên Internet.

5. Bảo vệ mật khẩu, khóa mật mã, thông tin cá nhân, chấp hành các qui định của pháp luật về an toàn, an ninh thông tin.

6. Các thiết bị lưu trữ di động phải được quét virus trước khi sử dụng. 7. Liên hệ với thủ thư khi cần sử dụng các tài liệu điện tử, tài liệu đa phương tiện của Thư viện. 8. Nếu có nhu cầu sử dụng các dịch vụ tại phòng như: in ấn, scan, nhận dạng, ghi đĩa – nối file…, người sử dụng cần liên hệ với thủ thư và trả lệ phí theo quy định. 9. Thời gian truy cập: 60 phút / 1 lượt (nếu có người sử dụng khác chờ máy). 10. Thực hiện đúng các bước quy định trong quy trình nghiệp vụ. 11. Người sử dụng phải chịu trách nhiệm trước nhà trường và pháp luật đối với các hành vi vi phạm nội

quy phòng tra cứu dữ liệu./ V. Nội quy phòng đa phương tiện (Multimedia):

1. Người sử dụng có nhu cầu sử dụng phòng đa phương tiện phải xuất trình thẻ cán bộ / thẻ sinh viên / thẻ học viên / thẻ thư viện và tuân thủ sự hướng dẫn của CBTV (thủ thư).

2. Đọc kỹ bảng hướng dẫn trước khi sử dụng trang thiết bị tại phòng. 3. Không mở, xem, sửa, xóa cấu hình, trình ứng dụng và các option trên máy tính. 4. Không trao đổi email, chat, chơi game, soạn thảo văn bản trên máy (trừ Giảng viên, cán bộ - viên chức

được phép trao đổi email, chat, soạn thảo văn bản). 5. Không truy cập vào website có nội dung xấu; không xem các loại băng, đĩa có nội dung không lành

mạnh, nội dung phản động, nội dung sai quy định của pháp luật. Không truyền đi những thông tin có tính chất nguy hại đến an ninh quốc gia.

6. Tuân thủ Điều 6 Nghị định số 97/2008/NĐ-CP của Chính phủ về quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và thông tin điện tử trên Internet.

7. Bảo vệ mật khẩu, khóa mật mã, thông tin cá nhân, chấp hành các qui định của pháp luật về an toàn, an ninh thông tin.

8. Ngoài các kênh truyền hình đã được Thư viện cài đặt sẵn, người sử dụng không được tự ý dò lại các kênh truyền hình khác.

9. Không được điều chỉnh âm thanh của tivi, cassette quá mức qui định. Khi sử dụng xong tivi, cassette: tắt máy và để remote đúng vị trí ban đầu.

10. Các thiết bị lưu trữ di động phải được quét virus trước khi sử dụng. 11. Liên hệ với thủ thư khi cần sử dụng các tài liệu điện tử, tài liệu đa phương tiện của Thư viện. 12. Thời gian sử dụng: 60 phút / 1 lượt (nếu có người sử dụng khác chờ máy). 13. Nếu có nhu cầu sử dụng các dịch vụ tại phòng: in ấn, scan, nhận dạng, ghi đĩa – nối file…, người sử

dụng cần liên hệ với thủ thư và trả lệ phí theo quy định. 14. Thực hiện đúng các bước quy định trong quy trình nghiệp vụ. 15. Người sử dụng phải chịu trách nhiệm trước nhà trường và pháp luật đối với các hành vi vi phạm nội quy

phòng tra cứu đa phương tiện./

VI. Nội quy phòng thảo luận nhóm: 1. Bạn đọc muốn sử dụng phòng thảo luận nhóm phải đăng ký sử dụng tại Phòng Nghiệp vụ của thư viện. 2. Mỗi nhóm thảo luận tối đa 10 sinh viên. 3. Buổi thảo luận phải diễn ra nghiêm túc và chấp hành đúng nội quy chung của thư viện. 4. Giữ gìn, bảo quản tài sản trong phòng. 5. Giữ gìn vệ sinh chung, bỏ rác đúng nơi quy định. 6. Kết thúc buổi thảo luận phải tắt các thiết bị điện (đèn, quạt, máy lạnh…) sau đó báo cho nhân

viên thư viện để kiểm tra lại.

Page 54: MỤC LỤC - xhh.hcmussh.edu.vnxhh.hcmussh.edu.vn/Resources/Docs/SubDomain/xhh/So tay sinh vien nam... · Lịch học chính trị đầu năm học 2013-2014 dành cho sinh viên

54

Mẫu đăng ký sử dụng Phòng thảo luận nhóm Tên đề tài thảo luận:……………………………………………………………… Số lượng sinh viên:……… Khoa:………………………………………………… Ngày, giờ bắt đầu:……………………..Ngày, giờ kết thúc:………………………. Danh sách nhóm (họ tên và MSSV)……… ……….

Ngày đăng ký (Nhóm trưởng ký tên và ghi rõ họ tên)

* Mọi thắc mắc của bạn đọc vui lòng liên hệ qua: Mục Phản hồi trên website thư viện: http//lib.hcmussh.edu.vn hoặc địa chỉ E-mail: [email protected]

Page 55: MỤC LỤC - xhh.hcmussh.edu.vnxhh.hcmussh.edu.vn/Resources/Docs/SubDomain/xhh/So tay sinh vien nam... · Lịch học chính trị đầu năm học 2013-2014 dành cho sinh viên

55

CÁC LOẠI BIỂU MẪU Mẫu 1

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

TP.Hồ Chí Minh, ngày........ tháng .......... năm ...........

ĐƠN XIN VẮNG THI Kính gửi: Phòng Đào tạo Trường Đại học KHXH&NV

Tên tôi là:....................................................... MSSV: ............................................................

Hiện nay là sinh viên lớp: ......................... Khóa: ........................... Khoa:.............................

Nay tôi làm đơn này xin được vắng thi môn:

Lần thi: .................. ngày thi: ......................... học kỳ: ........ của năm học: ...........................

Lý do: .....................................................................................................................................

Tôi xin chân thành cám ơn !

Người làm đơn

(Ký và ghi rõ họ tên)

Page 56: MỤC LỤC - xhh.hcmussh.edu.vnxhh.hcmussh.edu.vn/Resources/Docs/SubDomain/xhh/So tay sinh vien nam... · Lịch học chính trị đầu năm học 2013-2014 dành cho sinh viên

56

Mẫu 2 CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc TP.Hồ Chí Minh, ngày........ tháng .......... năm ...........

ĐƠN XIN DỰ THI

Kính gửi: Phòng Đào tạo

Ban Chủ nhiệm Khoa ..................................................

Trường Đại học KHXH&NV

Tên tôi là:....................................................... MSSV: ............................................................

Hiện nay là sinh viên lớp: ......................... Khóa: ........................... Khoa:.............................

Đã được phép vắng thi lần I môn học: .....................................................................................

Mã môn học: ....................... học kỳ: .......................... năm học: ..........................................

Nay tôi làm đơn này xin được dự thi môn học trên vào kỳ thi:..................................................

học kỳ: ............................ của năm học: .................................................................................

Tôi xin chân thành cám ơn !

Người làm đơn

(Ký và ghi rõ họ tên)

Page 57: MỤC LỤC - xhh.hcmussh.edu.vnxhh.hcmussh.edu.vn/Resources/Docs/SubDomain/xhh/So tay sinh vien nam... · Lịch học chính trị đầu năm học 2013-2014 dành cho sinh viên

57

Mẫu 3

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

TP.Hồ Chí Minh, ngày........ tháng .......... năm ...........

ĐƠN XIN MIỄN HỌC CHUYỂN ĐIỂM

Kính gửi: Phòng Đào tạo Trường Đại học KHXH&NV

Tên tôi là:....................................................... MSSV: ............................................................

Hiện nay là sinh viên lớp: ......................... Khóa: ........................... Khoa:.............................

Tôi đã học các môn: .................................................................................................................

Tại trường: ..............................................................................................................................

Và có bảng điểm của trường đã học kèm theo.

Nay tôi làm đơn này xin được miễn học các môn học trên vào học kỳ: ........................ năm học:

............................... ở Trường Đại học KHXH&NV.

Tôi xin chân thành cám ơn !

Người làm đơn

(Ký và ghi rõ họ tên)

Page 58: MỤC LỤC - xhh.hcmussh.edu.vnxhh.hcmussh.edu.vn/Resources/Docs/SubDomain/xhh/So tay sinh vien nam... · Lịch học chính trị đầu năm học 2013-2014 dành cho sinh viên

58

Mẫu 4 CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

ĐƠN XIN TẠM NGƯNG HỌC TẬP

Kính gửi:

- Ban giám hiệu

- Phòng Công tác Sinh viên

Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn

Tên tôi là:....................................................... MSSV: ............................................................

Sinh ngày: ..................................................... Nơi sinh: ...........................................................

Hiện nay là sinh viên lớp: ........................................ khóa: .....................................................

Khoa/Bộ môn: .......................................................... ngành học: ............................................

Số điện thoại liên lạc: ..............................................Email: ....................................................

Đang học tại cơ sở (đối với hệ Vừa làm vừa học): ...................................................................

................................................................................................................................................

Lý do tam ngưng học: ..............................................................................................................

Nay tôi làm đơn này xin được tạm ngừng học tập trong thời gian từ tháng: .............. năm: ......

đến tháng: ....... năm: ...... (tối đa 12 tháng) và được bảo lưu kết quả học tập (đính kèm bảng

điểm và giấy xác nhận không nợ sách thư viện).

Tôi xin cam đoan sẽ trả nợ nhưng môn học chưa đạt yêu cầu trong thời gian ngưng học theo

đúng quy định nhà trường.

Tôi xin chân thành cám ơn.

TP.Hồ Chí Minh, ngày…… tháng…… năm… Ý kiến của cơ sở Người làm đơn

(SV hệ Vừa làm vừa học) (Ký và ghi rõ họ tên)

Page 59: MỤC LỤC - xhh.hcmussh.edu.vnxhh.hcmussh.edu.vn/Resources/Docs/SubDomain/xhh/So tay sinh vien nam... · Lịch học chính trị đầu năm học 2013-2014 dành cho sinh viên

59

Mẫu 5 CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

ĐƠN XIN NHẬP HỌC

Kính gửi:

- Ban giám hiệu.

- Phòng Công tác Sinh viên

Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn

Tên tôi là:....................................................... MSSV: ............................................................

Sinh ngày: ..................................................... Nơi sinh: ...........................................................

Hiện nay là sinh viên năm thứ: ...................... khóa học: .........................................................

Khoa/ngành học: .....................................................................................................................

Số điện thoại liên lạc:...............................................................................................................

Đang học tại cơ sở (đối với hệ Vừa làm vừa học): ....................................................................

Sau thời gian được tạm ngưng học theo quyết định số: .................. /QĐ-CTSV, ngày....... tháng

....... Năm .........(đính kèm theo đơn).

Nay tôi làm đơn này xin được nhập học lại với khoá: ...............................................................

Tại cơ sở (đối với hệ Vừa làm vừa học):...................................................................................

Tôi xin chân thành cám ơn.

TP.Hồ Chí Minh, ngày............... tháng ....... năm ...... Xác nhận của cơ sở/Khoa Người làm đơn

(SV hệ Vừa làm vừa học) (Ký và ghi rõ họ tên)

Page 60: MỤC LỤC - xhh.hcmussh.edu.vnxhh.hcmussh.edu.vn/Resources/Docs/SubDomain/xhh/So tay sinh vien nam... · Lịch học chính trị đầu năm học 2013-2014 dành cho sinh viên

60

Mẫu 6

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

TP.Hồ Chí Minh, ngày........... tháng ........... năm ......

ĐƠN ĐỀ NGHỊ (KHIẾU NẠI)

Kính gửi:

- Ban Giám hiệu

- Phòng Công tác Sinh viên

Tên tôi là:....................................................... MSSV: ............................................................

Sinh ngày: ..................................................... Nơi sinh: ..........................................................

Hiện nay là sinh viên lớp: ........................................ khóa: .....................................................

Khoa/Bộ môn: .......................................................... ngành học: ............................................

Số điện thoại liên lạc: ..............................................Email: ....................................................

Nay tôi làm đơn này xin đề nghị/ khiếu nại về việc sau đây:.....................................................

................................................................................ ...............................................................

Kính mong nhận được sự hướng dẫn, giải thích của Nhà trường.

Tôi xin chân thành cám ơn !

Người làm đơn

(ký và ghi rõ họ tên)

Page 61: MỤC LỤC - xhh.hcmussh.edu.vnxhh.hcmussh.edu.vn/Resources/Docs/SubDomain/xhh/So tay sinh vien nam... · Lịch học chính trị đầu năm học 2013-2014 dành cho sinh viên

61

Mẫu 7 Mẫu số 2/GDĐT-156

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

GIẤY ĐỀ NGHỊ HỖ TRỢ HỌC PHÍ (Dành cho đối tượng có đất bị thu hồi)

Năm học: 20___ - 20___ Kính gửi: Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh. Tôi tên: ........................................................................................................................................ Địa chỉ nơi thu hồi đất:................................................................................................................. .................................................................................................................................................... Là (cha, mẹ) của sinh viên: .............................................................. MSSV: ............................... Hiện đang học lớp: .............................. Khoa: ................................... Điện thoại:....................... Tôi đề nghị Hiệu trưởng Trường xác nhận con tôi đang học tại trường để con tôi được hỗ trợ tiền học phí theo quy định của Ủy ban nhân dân thành phố. TP.Hồ Chí Minh, ngày............... tháng ....... năm ...... Người làm đơn (Ký và ghi rõ họ tên)

Xác nhận của UBND phường – xã về đối tượng có đất bị thu hồi: Hộ (Ông, Bà): ................................................ Địa chỉ nơi thu hồi đất:................................................................................................................. Thuộc diện hộ bị thu hồi đất của địa phương để thực hiện dự án:.................................................. .................................................................................................................................................... Đề nghị Quý trường giải quyết hỗ trợ tiền học phí theo quy định tại Quyết định số 156/2006/QĐ-UBND ngày 27/10/2006 của Ủy ban nhân dân thành phố. TP. HCM, ngày . . . . . tháng . . . . . năm . . . . . TM.UBND phường – xã (Ký tên, đóng dấu)

Xác nhận của Ban Giám hiệu trường ĐH KHXH&NV Sinh viên: ...................................................... MSSV: .................................................................. Khoa: ............................................................. Lớp: ..................................................................... Số tiến học phí được nhà trường hỗ trợ 50% của cả năm học là: .................................................... TP.Hồ Chí Minh, ngày............... tháng ....... năm ...... Xác nhận của Khoa/bộ môn Hiệu trưởng (Ký và ghi rõ họ tên) (Ký tên, đóng dấu)

Page 62: MỤC LỤC - xhh.hcmussh.edu.vnxhh.hcmussh.edu.vn/Resources/Docs/SubDomain/xhh/So tay sinh vien nam... · Lịch học chính trị đầu năm học 2013-2014 dành cho sinh viên

62

Mẫu 8

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

ĐƠN XIN CHUYỂN TRƯỜNG Kính gửi: Ông Hiệu trưởng Trường Đại học KHXH&NV

Đồng kính gửi: Ông Hiệu trưởng Trường ........................................... Tên tôi là:..................................................................................................................................... Ngày, tháng, năm sinh: ................................................................................................................ Quê quán (ghi rõ xã/ phường, huyện/ quận, tỉnh/ thành phố): ....................................................... .................................................................................................................................................... Hộ khẩu thường trú (trước khi dự thi vào Trường): ...................................................................... .................................................................................................................................................... Số điện thoại liện lạc:................................................................................................................... Là sinh viên đang học năm thứ: ................ lớp: ..................... MSSV: ........................................ Khoa/ngành:................................................................................................................................. Trong kỳ thi tuyển vào Trường Đại học KHXH&NV tôi đã đạt được số điểm:.........đ/ ......... đ (tử số ghi số điểm đạt được, mẫu số ghi số điểm chuẩn cần đạt theo quy định của trường). Trong thời gian học tập tại Trường Đại học KHXH&NV: + Tôi đã đạt được kết quả học tập, rèn luyện qua các năm như sau: (ghi rõ từng năm học được phân loại, xếp hạng về học tập, rèn luyện, được khen thưởng hoặc bị kỷ luật các mức cụ thể): ............. + Tôi không thuộc diện đã dự thi vào trường (chuyển đến) Tôi có nguyện vọng xin được chuyển đến tiếp tục vào học năm thứ .............. Ngành học của Trường Với lý do:..................................................................................................................................... Tôi xin chân thành cám ơn. (Kèm theo đơn xin chuyển Trường có: giấy chứng nhận kết quả học tập, rèn luyện của Trường cũ, giấy xác nhận di chuyển hộ khẩu hoặc chuyển công tác, địa điểm sản xuất kinh doanh của gia đình, của cơ quan quản lý hoặc xã/ phường). TP.Hồ Chí Minh, ngày............... tháng ....... năm ......

Người làm đơn (Ký và ghi rõ họ tên)

Ý kiến của Hiệu trưởng Ý kiến của Hiệu trưởng Trường đang học Trường tiếp nhận

Page 63: MỤC LỤC - xhh.hcmussh.edu.vnxhh.hcmussh.edu.vn/Resources/Docs/SubDomain/xhh/So tay sinh vien nam... · Lịch học chính trị đầu năm học 2013-2014 dành cho sinh viên

63

Mẫu 9 CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

GIẤY ỦY QUYỀN (NHẬN BẰNG TỐT NGHIỆP)

Kính gửi : Phòng Công tác sinh viên Trường Đại học KHXH&NV

Tôi tên : ................................. Sinh ngày : ........................... Tại: .................................... CMND:………………………….. Tại:.............................................................................. Địa chỉ thường trú: ............................................................................................................ ......... ................................................................................................................................ Tôi đã tốt nghiệp Khoa: .............................................. Tại kỳ thi tháng

………năm…………… MSSV: ........................................... Trường Đại học KHXH&NV TP. Hồ Chí Minh.

Nay tôi làm giấy này ủy quyền nhận bằng tốt nghiệp của tôi cho anh / chị: ........................ Sinh ngày: ...................................... tại:..........................................

CMND: ..................... …… Cấp ngày:........................... tại: ............................................. Địa chỉ thường trú: ............................................................................................................ .......................................................................................................................................... Tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm về việc ủy quyền này và xin cam đoan sẽ không có bất kỳ

khiếu nại nào sau này (Nộp đính kèm: Công chứng Chứng minh nhân dân của người ủy quyền và người được ủy quyền).

Rất mong sự xem xét giải quyết của Quý Trường. Tôi xin chân thành cảm ơn.

Xác nhận của chính quyền địa phương Tp.HCM, ngày……tháng…… năm …… (Ký tên, đóng dấu) Người ủy quyền

(Ký và ghi rõ họ tên)

Page 64: MỤC LỤC - xhh.hcmussh.edu.vnxhh.hcmussh.edu.vn/Resources/Docs/SubDomain/xhh/So tay sinh vien nam... · Lịch học chính trị đầu năm học 2013-2014 dành cho sinh viên

64

Mẫu 10 (dùng cho SV vay vốn ngân hàng) Mẫu số: 01/TDSV

(Do HSSV lập) ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP.HCM

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHXH&NV

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

GIẤY XÁC NHẬN

Họ và tên sinh viên: ......................................................................................................... Ngày sinh: ........ / ........../ ........... Giới tính: Nam Nữ CMND số: ................................. ngày cấp: ..... /....... / ...... Nơi cấp: ............................ Mã trường theo học (mã quy ước trong tuyển sinh ĐH, CĐ, TCCN): QSX Tên trường: Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Tp. Hồ Chí Minh. Ngành học: ...................................................................................................................... Hệ đào tạo (Đại học, cao đẳng, dạy nghề): ...................................................................... Khoá: .......................................... Loại hình đào tạo: ..................................................... Lớp: ............................................ Số thẻ SV: ................................................................ Khoa/ Bộ môn: ................................................................................................................ Ngày nhập học: ....../ ..../ ......... Thời gian ra trường (tháng/năm): ....... / ...... / ............. (Thời gian học tại trường: ............ tháng) - Số tiền học phí hàng tháng: .................. đồng.

Thuộc diện: - Không miễn giảm - Giảm học phí - Miễn học phí

Thuộc đối tượng: - Mồ côi - Không mồ côi

- Trong thời gian theo học tại trường, anh (chị): .............................................................. không bị xử phạt hành chính trở lên về các hành vi: cờ bạc, nghiện hút, trộm cắp, buôn lậu. - Số tài khoản của nhà trường:..................................., tại Ngân hàng:..............................

Tp.HCM, ngày ........ tháng ......... năm 20..... TL.HIỆU TRƯỞNG TRƯỞNG PHÒNG CTSV

Page 65: MỤC LỤC - xhh.hcmussh.edu.vnxhh.hcmussh.edu.vn/Resources/Docs/SubDomain/xhh/So tay sinh vien nam... · Lịch học chính trị đầu năm học 2013-2014 dành cho sinh viên

65

Mẫu 11 (Mẫu giấy chứng nhận sinh viên bằng tiếng Anh)

LETTER OF VERIFICATION UNIVERSITY OF SOCIAL SCIENCES AND HUMANITIES

verifies that

Student’s name:...................................................................................................................

Student ID: ....................................Grade: ............................... School year: ....................

Faculty/ Major:....................................................................................................................

Type of student: Full time □ Part time: In service □ ; Second degree □

Date of Birth: .............................................. Place of Birth: ..............................................

Residential address: ............................................................................................................

is currently a student of University of Social Sciences and Humanities.

This Letter of Verification is issued for the afore-mentioned person in order to complete the

procedure to .......................................................................................................................

Ho Chi Minh City, …………………

PRESIDENT Prof.Dr. Vo Van Sen

VIETNAM NATIONAL UNIVERSITY – HO CHI MINH CITY

UNIVERSITY OF SOCIAL SCIENCES AND HUMANITIES

Socialist Republic of Vietnam Independence – Freedom – Happiness

Ref. No. ………/CTSV

Page 66: MỤC LỤC - xhh.hcmussh.edu.vnxhh.hcmussh.edu.vn/Resources/Docs/SubDomain/xhh/So tay sinh vien nam... · Lịch học chính trị đầu năm học 2013-2014 dành cho sinh viên

66

Mẫu 12 (Hỗ trợ miễn giảm học phí tại địa phương)

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

ĐƠN ĐỀ NGHỊ CẤP TIỀN HỖ TRỢ MIỄN, GIẢM HỌC PHÍ (Dùng cho học sinh, sinh viên đang học tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp

và giáo dục đại học công lập)

Kính gửi: Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội Huyện………………………….

Họ và tên: .......................................................................................................................................... Ngày, tháng, năm sinh: ................................Nơi sinh: ...................................................................... Họ tên cha/mẹ học sinh, sinh viên: ..................................................................................................... Hộ khẩu thường trú (ghi đầy đủ):........................................................................................................

Xã (Phường): .........................................Huyện (Quận): ............................................................. Tỉnh (Thành phố): .......................................................................................................................

Ngành học: .................................................. Mã số sinh viên: .......................................................... Thuộc đối tượng: (ghi rõ đối tượng được quy định tại Thông tư liên tịch hướng dẫn Nghị định 49): .................................................................................................................................................... Căn cứ vào Nghị định số 49/2010/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2010 của Chính phủ, tôi làm đơn

này đề nghị được xem xét, giải quyết để được cấp tiền hỗ trợ miễn, giảm học phí theo quy định và chế độ hiện hành. Tp.HCM, ngày .... tháng .... năm ............

Người làm đơn (Ký tên và ghi rõ họ tên)

Xác nhận của cơ sở giáo dục nghề nghiệp và giáo dục đại học công lập Trường: Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Thành phố Hồ Chí Minh Xác nhận anh/chị.................................................. hiện là sinh viên năm thứ:.............Học kỳ:........ Năm học:............................Lớp:................... Khoa:..........................................Khóa học............................ Thời gian khóa học.......... (năm), Hệ đào tạo: ……………….. của nhà trường. Kỷ luật: ........................... (ghi rõ mức độ kỷ luật nếu có). Số tiền học phí trong học kỳ là: ....................... đồng/học kỳ. Đề nghị Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội xem xét giải quyết tiền hỗ trợ miễn, giảm học phí cho anh/chị ................................... theo quy định và chế độ hiện hành. Tp.HCM, ngày ..... tháng ..... năm 20…. TL.HIỆU TRƯỞNG TRƯỞNG PHÒNG CTSV

Page 67: MỤC LỤC - xhh.hcmussh.edu.vnxhh.hcmussh.edu.vn/Resources/Docs/SubDomain/xhh/So tay sinh vien nam... · Lịch học chính trị đầu năm học 2013-2014 dành cho sinh viên

67

NHỮNG ĐIỀU SINH VIÊN CẦN BIẾT

CẬP NHẬT THÔNG TIN Sinh viên cập nhật thông tin; thắc mắc liên quan đến các vấn đề về đào tạo, công tác sinh viên,

rèn luyện, hoạt động Đoàn Hội; biểu mẫu… có thể truy cập website các đơn vị như: - Webiste trường: www.hcmussh.edu.vn - Phòng Đào tạo: www.pdt.hcmussh.edu.vn - Phòng Công tác sinh viên: www.ctsv.hcmussh.edu.vn - Đoàn TN, Hội SV: www.suctrenhanvan.edu.vn - Website các phòng ban và Khoa/Bộ môn.

SINH VIÊN ĐI NƯỚC NGOÀI

Trong quá trình học, nếu sinh viên thuộc diện chuyển tiếp đào tạo tại nước ngoài theo chương

trình hợp tác đào tạo, đạt học bổng du học ngắn hạn, tham quan, tham gia hội thảo quốc tế… SV phải thực hiện các thủ tục hồ sơ như sau:

- Viết đơn xin đi du học, trong đó có ý kiến chấp thuận của BCN Khoa/BM, Phòng CTSV, Phòng HTQT;

- Giấy giới thiệu hoặc thư mời của tổ chức, đơn vị nước ngoài (kèm theo bản dịch Tiếng Việt có xác nhận);

- Hồ sơ xin tạm ngưng học tập (đơn, bảng điểm và giấy xác nhận không nợ sách thư viện) trong thời gian du học nước ngoài;

SV hoàn tất các thủ tục trên và nộp lại hồ sơ cho Phòng CTSV 3 tuần trước khi đi nước ngoài.

SINH VIÊN MẤT THẺ SINH VIÊN

Đối với sinh viên bị mất Thẻ sinh viên cần làm lại thẻ như sau: - Liên hệ Phòng CTSV xin giấy chứng nhận sinh viên (tải mẫu tại website phòng CTSV).

- Nộp giấy chứng nhận sinh viên tại Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam (BIDV), theo địa chỉ ghi trong giấy chứng nhận, để làm lại thẻ mới.

XE BUÝT

Giá vé áp dụng kể từ ngày 01/01/2013 căn cứ theo Quyết định 3980/QĐ-SGTVT ngày 10/12/2012 của Sở giao thông vận tải: 1. Các tuyến xe buýt phổ thông 1.1 Vé lượt:

- Áp dụng cho hành khách thường: + Các tuyến xe buýt có cự ly dưới 18 km: giá vé đồng hạng 5.000 đồng/lượt hành khách.

+ Các tuyến xe buýt có cự ly từ 18 km trở lên: giá vé đồng hạng 6.000 đồng/lượt hành khách. - Áp dụng cho đối tượng học sinh, sinh viên:

+ Giá vé lượt đồng hạng: 2.000 đồng/lượt hành khách. + Học sinh, sinh viên khi lên xe phải xuất trình thẻ học sinh, sinh viên để chứng minh. + Học sinh, sinh viên đang theo học tại các trường Trung cấp nghề và Trung cấp chuyên nghiệp hệ chính quy được sử dụng thẻ học viên thay cho thẻ học sinh, sinh viên để được ưu tiên khi đi xe buýt với điều kiện trên thẻ có ghi cụ thể thời gian đào tạo từ 02 (hai) năm trở lên.

Page 68: MỤC LỤC - xhh.hcmussh.edu.vnxhh.hcmussh.edu.vn/Resources/Docs/SubDomain/xhh/So tay sinh vien nam... · Lịch học chính trị đầu năm học 2013-2014 dành cho sinh viên

68

+ Trường hợp chưa được cấp thẻ hoặc chỉ được cấp thẻ học viên (không ghi cụ thể thông tin như yêu cầu trên), hành khách có thể xuất trình giấy xác nhận là học sinh, sinh viên (có dán hình, đóng dấu giáp lai) thay thế cho thẻ học sinh, sinh viên. 1.2 Vé bán trước (hay vé tập năm):Vé bán trước (hay vé tập năm):

- Tương ứng với giá vé lượt 5.000 đồng/lượt hành khách: Giá vé tập năm là 112.500 đồng/1 tập 30 vé.

- Tương ứng với giá vé lượt 6.000 đồng/lượt hành khách: Giá vé tập năm là 135.000 đồng/1 tập 30 vé. - Vé tập năm loại 135.000 đồng/1 tập 30 vé có thể sử dụng đi trên tất cả các tuyến (trừ các tuyến có mã số 13; 94 và 96). 2. Các tuyến xe buýt nhanh mã số 13, 94 và tuyến xe buýt đêm mã số 96: 2.1 Vé lượt:

- Tuyến xe buýt mã số 13 và 94: Giá vé lượt 7.000 đồng/lượt hành khách - Tuyến xe buýt mã số 96: Giá vé lượt 10.000 đồng/lượt hành khách

2.2 Vé bán trước (hay vé tập năm):

- Chỉ áp dụng cho đối tượng học sinh, sinh viên

- Giá vé tập năm là 112.500 đồng/1 tập 30 vé. Lưu ý:

- Các loại vé tập trên có giá trị sử dụng trong năm.

- Khi đi xe buýt, một tập vé có giá trị sử dụng cho một người, không được tách lẻ vé cho người khác cùng sử dụng.

Những quy định trong việc sử dụng xe buýt - Sử dụng vé hợp lệ (theo mẫu thống nhất, nếu là vé tháng phải còn thời gian sử dụng theo quy

định). - Xuất trình vé khi sử dụng đi lại trên các tuyến xe buýt thể nghiệm cho nhân viên trên xe kiểm

tra, kiểm soát. - Chấp hành sự hướng dẫn của lái xe, nhân viên phục vụ, bảo đảm an toàn, trật tự trên xe.

- Không được mang theo những hàng hoá bị cấm vận chuyển. - Tự bảo quản vé của mình. Hành khách không được đền bù nếu vé bị hư hỏng, mất mát,….

Mọi thắc mắc về các tuyến xe buýt, có thể liên hệ với Trung tâm Quản lý và Điều hành VTCC, đường dây nóng số 3.8214444 và 3.8214730 hay Trạm điều hành Sài Gòn (Công trường Quách Thị Trang – đối diện chợ Bến Thành). ĐT HTX xe buýt Quyết Thắng: 3.8642712 và 3.8641280.

- Sinh viên có thể mua vé tháng tại Trung tâm hỗ trợ sinh viên TP. HCM, số 33 Nguyễn Thị Minh Khai – Quận 1. ĐT: 3.8277981. Vé được phát hành từ ngày 20 đến ngày 10 mỗi tháng. Lịch trình chạy một số tuyến xe buýt: 1. Mã số tuyến : 08 (Tên tuyến : BX Quận 8 – Thủ Đức)

Lượt đi: Bến xe Quận 8-Quốc lộ 50-Cầu Nhị Thiên Đường-Tùng Thiện Vương-Cầu Chà Và-Hải Thượng Lãn Ông-(quay đầu Triệu Quang Phục)-Hải Thượng Lãn Ông-Châu Văn Liêm-Hồng Bàng-Lý Thường Kiệt-Hoàng Văn Thụ-Phan Đăng Lưu-Bạch Đằng-Xô Viết Nghệ Tĩnh-Quốc lộ 13-Kha Vạn Cân-Võ Văn Ngân-Xa lộ Hà Nội-Quốc lộ 52-Quốc lộ 1A-Đường 621-(Ngã ba đường vào khu ký túc xá)-(Ngã ba đường vào Trường ĐH Quốc tế)-(Ngã ba đường vào Trường ĐH Khoa học Tự nhiên)-Bến xe buýt A Khu đô thị ĐH Quốc gia TP.HCM;

Page 69: MỤC LỤC - xhh.hcmussh.edu.vnxhh.hcmussh.edu.vn/Resources/Docs/SubDomain/xhh/So tay sinh vien nam... · Lịch học chính trị đầu năm học 2013-2014 dành cho sinh viên

69

Lượt về: Bến xe buýt A Khu đô thị ĐH Quốc gia TP.HCM (rẽ phải)-(Ngã ba đường vào Trường ĐH Khoa học Tự nhiên)-(Ngã ba đường vào Trường ĐH Quốc tế)-(Ngã ba đường vào khu ký túc xá)-Đường 621-Quốc lộ 1A-Quốc lộ 52-Võ Văn Ngân-Kha Vạn Cân-Quốc lộ 13-Đinh Bộ Lĩnh-Bạch Đằng-Phan Đăng Lưu-Hoàng Văn Thụ-Xuân Diệu-Xuân Hồng-Trường Chinh-Lý Thường Kiệt-Hồng Bàng-Châu Văn Liêm-Cầu Chà Và-Cao Xuân Dục-Tùng Thiện Vương-Cầu Nhị Thiên Đường-Quốc lộ 50-Bến xe Quận 8.

Loại hình hoạt động: Buýt có trợ giá Cự ly: 32,55km Số chuyến:

Thứ 2 - thứ 6: 330 chuyến/ngày Thứ 7 - chủ nhật: 310 chuyến/ngày

Thời gian chuyến: 80 phút Giãn cách: 4 - 10 phút/chuyến Thời gian hoạt động: 04h40 - 20h20 Loại xe: 80 chỗ

Đơn vị đảm nhận: - HTX Vận tải Xe buýt Quyết Thắng, ĐT: 38.642.712 2. Mã số tuyến: 10 (Tên tuyến : KTX ĐH Quốc gia – BX Miền Tây)

Lượt đi: Chỗ đậu xe buýt tại Bến xe Miền Tây-Kinh Dương Vương-Hậu Giang-Tháp Mười-Hải Thượng Lãn Ông-Châu Văn Liêm- Hồng Bàng-An Dương Vương-Nguyễn Tri Phương-Đường 3/2-Lý Thái Tổ-Điện Biên Phủ-Xa lộ Hà Nội-Quốc lộ 1A-Đường nội bộ vào Đại học Quốc gia-Bãi đậu xe Đại học Quốc gia.

Lượt về: Bãi đậu xe Đại học Quốc gia-Đường nội bộ vào Đại học Quốc gia-Quốc lộ 1A-Xa lộ Hà Nội-Điện Biên Phủ-Đinh Tiên Hoàng-Võ Thị Sáu-Đường 3/2-Nguyễn Tri Phương-Ngô Gia Tự-Hồng Bàng-Châu Văn Liêm-Hải Thượng Lãn Ông-Lê Quang Sung-Mai Xuân Thưởng-Hậu Giang-Kinh Dương Vương-Bến xe Miền Tây (trả khách)-Kinh Dương Vương-Chỗ đậu xe buýt tại Bến xe Miền Tây.

Loại hình hoạt động: Buýt nhanh có trợ giá Cự ly: 30,9km Số chuyến: 140 chuyến/ngày Thời gian chuyến: 80 phút Giãn cách: 8 - 15 phút/chuyến Thời gian hoạt động:

KTX ĐH Quốc gia: 5h50 - 17h45 BX Miền Tây: 5h30 - 17h25

Loại xe: 55 - 80 chỗ Đơn vị đảm nhận: - HTX Vận tải Xe buýt Quyết Thắng, ĐT: 38.642.712 - Công ty TNHH một thành viên Xe khách Sài Gòn, ĐT: 38.441.224 3. Mã số tuyến: 06 (Tên tuyến : BX Chợ Lớn - ĐH Nông Lâm)

Lượt đi: Ga Chợ Lớn A - Lê Quang Sung - Nguyễn Thị Nhỏ - Hồng Bàng - An Dương Vương - Nguyễn Văn Cừ - Nguyễn Thị Minh Khai - Xô Viết Nghệ Tĩnh - Điện Biên Phủ - Xa lộ Hà Nội – ngã tư Bình Thái – Xa lộ Hà Nội - Quốc lộ 1A - Bến Trường Đại học Nông Lâm.

Lượt về: Bến Trường Đại học Nông Lâm - Quốc lộ 1A - Xa lộ Hà Nội – ngã tư Thủ Đức - Xa lộ Hà Nội - Điện Biên Phủ - Xô Viết Nghệ Tĩnh - Nguyễn Thị Minh Khai - Phùng Khắc Khoan - Trần Cao Vân - Võ Văn Tần - Bà Huyện Thanh Quan - Nguyễn Thị Minh Khai - Nguyễn Văn Cừ - An Dương Vương - Nguyễn Tri Phương - Hùng Vương - Hồng Bàng - Phú Hữu - Ga Chợ Lớn A.

Loại hình hoạt động: Buýt có trợ giá Cự ly: 25km Số chuyến:

Thứ 2-thứ 6: 180 chuyến/ngày

Page 70: MỤC LỤC - xhh.hcmussh.edu.vnxhh.hcmussh.edu.vn/Resources/Docs/SubDomain/xhh/So tay sinh vien nam... · Lịch học chính trị đầu năm học 2013-2014 dành cho sinh viên

70

Thứ 7- chủ nhật: 170 chuyến/ngày (trong đó có 16 chuyến phục vụ người khuyết tật)

Thời gian chuyến: 70 phút Giãn cách: 9 - 20 phút/chuyến Thời gian hoạt động: 04h55 - 20h45 Loại xe: 80 -120 chỗ

Đơn vị đảm nhận: - HTX Vận tải Xe buýt Quyết Thắng, ĐT: 38.642.712 Sinh viên có thể tham khảo thêm thông tin mới nhất về các tuyến xe buýt tại website: http://www.buyttphcm.com.vn/

Page 71: MỤC LỤC - xhh.hcmussh.edu.vnxhh.hcmussh.edu.vn/Resources/Docs/SubDomain/xhh/So tay sinh vien nam... · Lịch học chính trị đầu năm học 2013-2014 dành cho sinh viên

71

CÁC ĐỊA CHỈ CẦN THIẾT CÁC TRUNG TÂM HỖ TRỢ SINH VIÊN

TT Hỗ trợ SV TP. HCM: 1 Phạm Ngọc Thạch, Q.I. ĐT: 3.8226.253

BẢO TÀNG Bảo tàng Chiến dịch HCM: 2 Lê Duẩn, P. Bến Nghé, Q.1. ĐT: 3.8229.387

Bảo tàng Chứng tích chiến tranh: 28 Võ Văn Tần, P.6, Q.3. ĐT: 3.9306325 Bảo tàng HCM: 1 Nguyễn Tất Thành, P.12, Q.4. ĐT: 3.8255740 -

3.9401094 Bảo tàng Lịch sử Việt Nam: 2 Nguyễn Bỉnh Khiêm, P.Bến Nghé, Q.1. ĐT: 3.8298146

Bảo tàng LL vũ trang Miền Đông Nam Bộ: 247 Hoàn Văn Thụ, P1, Q.TB. ĐT: 3.8421354 – 3.8457537

Bảo tàng Mỹ thuật: 97A Phó Đức Chính, P. Nguyễn Thái Bình, Q.1. ĐT: 3.8216451

Bảo tàng Phụ nữ Nam Bộ: 200 – 202 Võ Thị Sáu, P7, Q.3. ĐT: 3.9327130

Bảo tàng TP. HCM: 65 Lý Tự Trọng, P. Bến Nghé, Q.1. ĐT: 3.8299741 Bảo tàng Tôn Đức Thắng: 5 Tôn Đức Thắng, P. Bến Nghé, Q.1. ĐT: 3.8297542 Bảo tàng Không quân: 87 Thăng Long, P4, Q.Tân Bình. ĐT: 3.8115923

CÁC KHU DI TÍCH LỊCH SỬ Khu di tích địa đạo Bến Đình: Ấp Bến Đình, xã Nhuận Đức, huyện Củ Chi. ĐT: 3.7946456,

3.7946442. Khu di tích lịch sử địa đạo Củ Chi: Ấp Phú Hiệp, xã Phú Mỹ Hưng, huyện Củ Chi. ĐT:

3.7948553. Khu di tích Láng Le Bàu Cò: xã Tân Nhựt, huyện Bình Chánh. ĐT: 3.8859308.

Di tích lịch sử văn hóa Lăng Lê Văn Duyệt: 1 Vũ Tùng, P.1, Q. Bình Thạnh. ĐT: 3.8412517.

NHÀ VĂN HOÁ Nhà văn hoá Điện ảnh: 186 Nguyễn Văn Trỗi, P2, Q.TB. ĐT: 3.8421613 -

3.8478799 Nhà văn hoá Phụ nữ: 192 – 194 Lý Chính Thắng, P9, Q.3. ĐT: 3.9316163 -

3.9316447 Nhà văn hoá Thanh niên: 4 Phạm Ngọc Thạch, P. Bến Nghé, Q.1. ĐT: 3.8294345 – 3.8225423

Cung văn hoá Lao Động: 55B Nguyễn Thị Minh Khai, P. Bến Nghé, Q.1. ĐT: 3.9309254.

THƯ VIỆN

Thư viện Khoa học Tổng hợp: 69 Lý Tự Trọng, P. Bến Nghé, Q.1.

ĐT: 3.8225055, 3.8295632

Page 72: MỤC LỤC - xhh.hcmussh.edu.vnxhh.hcmussh.edu.vn/Resources/Docs/SubDomain/xhh/So tay sinh vien nam... · Lịch học chính trị đầu năm học 2013-2014 dành cho sinh viên

72

KHU VUI CHƠI GIẢI TRÍ Công viên Kỳ Hoà: 16A Lê Hồng Phong, P12, Q.10 Công viên văn hoá Đầm Sen: 3 Hoà Bình, P3, Q.11

Công viên văn hoá Lê Thị Riêng: 875 Cách Mạng Tháng 8, P15, Q.10 Khu du lịch Suối Tiên: Xa Lộ Hà Nội, ấp Tân Nhơn, P. Tân Phú, Q.9.

BẾN XE An Sương (Tây Ninh): Quốc Lộ 22, ĐT: 3.8645535

Chợ Lớn: 86 Trang Tử – Trương Tấn Bửu – Q.5. ĐT: 3.8555529

Miền Tây: An Lạc – Huyện Bình Chánh. ĐT: 3.8750351

Miền Đông: Quốc Lộ 13 (Cầu Bình Triệu) Q.Bình Thạnh. ĐT: 3.8994056

SỐ ĐIỆN THOẠI CẦN THIẾT Khẩn cấp gọi 113: CÔNG AN 114: CỨU HOẢ

115: CẤP CỨU 116: Chỉ dẫn số máy – hướng dẫn sử dụng

118: Giải đáp thông tin kinh tế xã hội. 117: Báo giờ.

119: Báo hư điện thoại 101: Đăng ký gọi liên tỉnh qua điện thoại viên

Mã số tự động gọi liên tỉnh: 0 + mã vùng + Số ĐT. 110: Đăng ký gọi liên tỉnh qua Điện thoại viên

BỆNH VIỆN An Bình 146 An Bình Q.5 3.8351327

Chợ Rẫy 201 Nguyễn Chí Thanh, Q.5 3.8558074 Điện Biên Phủ 280 Điện Biên Phu, Q.3 3.8223666

Nhân Dân Gia Định 1 Nơ Trang Long, Q.Bình Thạnh 3.8446194 Nhân Dân 115 520 Nguyễn Tri Phương, Q.10 3.8652368

Nhi Đồng 1 2 Sư Vạn Hạnh, Q.10 3.8353255

Nhi Đồng 2 14 Lý Tự Trọng, Q.1 3.8298385

Nguyễn Trãi 314 Nguyễn Trãi, Q.5 3.8255020 Nguyễn Tri Phương 468 Nguyễn Tri Phương, Q.5 3.8354332

Hùng Vương 128 Hùng Vương 3.8558582 Phụ Sản Từ Dũ 284 Cống Quỳnh, Q.1 3.8392722

Sài Gòn 125 Lê Lợi, Q.1 3.8297704 Thống Nhất 1 Lý Thường Kiệt, Q.Tân Bình 3.8640261

Trưng Vương 266 Lý Thường Kiệt 3.8650687 Phạm Ngọc Thạch 120 Hùng Vương, Q.5 3.8551746

Page 73: MỤC LỤC - xhh.hcmussh.edu.vnxhh.hcmussh.edu.vn/Resources/Docs/SubDomain/xhh/So tay sinh vien nam... · Lịch học chính trị đầu năm học 2013-2014 dành cho sinh viên

73

BV 175 (Quân Y) 778 Nguyễn Kiệm, Q.Gò Vấp 3.8945731

Y Học Dân Tộc 179 Nguyễn Văn Trỗi, Q. Phú Nhuận 3.8291579 Bình Dân 371 Điện Biên Phủ, Q.3 3.8394747

Tâm Thần 192 Bến Hàm Tử, Q.5 3.8354880 Da Liễu 69B Ngô Thời Nhiệm 3.8225995

30/4 9 Sư Vạn Hạnh, Q.5 3.8356383 Bệnh Nhiệt Đới 190 Bến Hàm Tử, Q.5 3.8363704

Chấn Thương Chỉnh hình 929 Trần Hưng Đạo, Q.5 3.8350791 Ung Bướu 3 Nơ Trang Long, Q.Bình Thạnh 3.8446028

Răng Hàm Mặt 280 Điện Biên Phủ, Q.3 3.8225052 Phục hồi Trẻ Suy Dinh dưỡng 38 Tú Xương, Q.3 3.8222157

Hội đồng Giám định Y khoa 105 Bùi Hữu Nghĩa, Q.5 3.9236368