luẬn vĂn: một số đề suất hoàn thiện phương pháp tính...

44
LUẬN VĂN: Một số đề suất hoàn thiện phương pháp tính giá NVL nhập kho, xuất kho

Upload: lykhanh

Post on 21-Apr-2018

215 views

Category:

Documents


1 download

TRANSCRIPT

LUẬN VĂN:

Một số đề suất hoàn thiện

phương pháp tính giá NVL

nhập kho, xuất kho

LỜI MỞ ĐẦU

Trong doanh nghiệp sản xuất thì chi phí NVL đầu vào rất lớn, cần phải

kiểm soát chi phí một cách hợp lí để không ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận.

Đồng thời, có kế hoạch dự trữ NVL tại kho để phục vụ sản xuất. Đối với số

NVL này, ngoài việc doanh nghiệp phải bảo quản tốt để tránh hư hỏng thì doanh

nghiệp cũng phải quản lí tránh hao hụt, mất mát. Doanh nghiệp phải có các biện

pháp theo dõi cả về số lượng và mặt giá trị của NVL trong kho, thông qua việc

theo dõi NVL nhập, xuất, tồn kho. Xuất phát từ yêu cầu của quản lí NVL trong quá

trình dự trữ và sử dụng hình thành công tác tính giá NVL. Tính giá NVL là việc

xác định giá trị ghi sổ của NVL nhập, xuất kho, chiếm một vị trí quan trọng trong

quá trình hoạt động và lập các BCTC của doanh nghiệp. Nếu việc tính giá NVL có

sai sót thì kết quả hoạt động của doanh nghiệp bị phản ánh sai lệch và thông tin

cung cấp cho các đối tượng quan tâm cũng không chính xác, điều này có thể dẫn

đến những quyết định sai lầm, những thiệt hại không mong muốn. Vì vậy, tính giá

là hoạt động thường xuyên và đóng vai trò quan trọng trong doanh nghiệp. Vì vậy

em xin chọn đề tài “Một số đề suất hoàn thiện phương pháp tính giá NVL nhập

kho, xuất kho”. Nghiên cứu đề tài giúp chúng ta thấy rõ được vai trò của công tác

tính giá, CMKT QT cũng như CMKT VN về tính giá, những bất cập trong lựa

chọn phương pháp tính giá.

PHẦN I: CƠ SỚ LÍ LUẬN VỀ TÍNH GIÁ NGUYÊN VẬT LIỆU

NHẬP KHO, XUẤT KHO

1.1. Tính giá NVL và bản chất của tính giá NVL

1.1.1. Tính giá NVL

Để ghi nhận và phản ánh được giá trị tiền tệ của tài sản vào sổ sách, chứng

từ, báo cáo kế toán sử dụng phương pháp tính giá.

Tính giá là phương pháp thông tin và kiểm tra về sự hình thành và phát sinh

chi phí có liên quan đến từng loại vật tư, sản phẩm, hàng hoá, tài sản và dịch vụ.

Nguyên vật liệu là những đối tượng lao động, thể hiện dưới dạng vật hoá,

tham gia trực tiếp vào quá trình sản xuất vào tạo nên thực thể của sản phẩm.

Vậy tính giá NVL là gì?

Theo PGS. TS. Nguyễn Văn Công, tính giá NVL thực chất là việc xác định

giá trị ghi sổ của NVL.

Theo PGS. TS. Đặng Thị Loan, tính giá NVL là dùng tiền tệ để biểu hiện

giá trị của chúng.

Tính giá NVL còn được hiểu là dùng thước đo tiền tệ để biểu hiện giá trị

NVL theo những nguyên tắc nhất định.

Như vậy, tính giá NVL là sử dụng thước đo tiền tệ để xác định giá trị NVL làm

căn cứ ghi sổ kế toán.

1.1.2. Bản chất tình giá NVL

Dùng tiền tệ để phản ánh, biểu hiện các chi phí liên quan.

Kiểm tra giá trị NVL bằng thước đo tiền tệ.

Tính giá NVL dựa trên thông tin do chứng từ, tài khoản, các báo cáo cung

cấp rồi tổng hợp lại.

1.2. Các phương pháp tinh giá NVL

Xác định phương pháp tính giá NVL là nguyên tắc cho việc xác định giá

cho từng đơn vị NVL, điều này ảnh huởng tới việc xác định giá cho từng đơn vị

NVL, việc xác định lợi nhuận của kỳ và tới cả chỉ tiêu trị giá NVL trên bảng cân

đối kế toán. Tính giá NVL có vai trò quan trọng tới tính hữu ích của thông tin kế

toán trên các báo cáo tài chính để cung cấp cho các đối tượng sử dụng khác nhau.

Thông thường kế toán sử dụng ít nhất năm phương pháp tính giá NVL với

các mục đích khác nhau, đó là giá phí lịch sử (giá gốc); giá phí hiện tại xác định

bằng giá phí thay thế; giá phí hiện tại xác định bằng giá trị thuần có thể thực hiện

được; giá thấp hơn giá gốc và giá thị trường; và giá phí chuẩn. Theo các nguyên

tắc kế toán chung được thừa nhận (GAAP) yêu cầu phải sử dụng nguyên tắc đánh

giá theo giá thấp hơn giữa giá gốc và giá thị trường.

1.2.1. Phương pháp giá gốc (giá phí lịch sử)

Theo phương pháp này đánh giá từng đơn vị NVL theo giá phí lịch sử của

chúng cho đến khi bán, sử dụng hàng đó. Mọi biến động giá thị trường không bị

ảnh hưởng cho đến khi sản phẩm đó được bán. Theo phương pháp này trên bảng

cân đối kế toán NVL không phản ánh sát với giá thị trường, doanh nghiệp càng

nắm giữ lâu số NVL này thì giá thị trường sẽ khác so với giá gốc của NVL.

1.2.2. Phương pháp giá phí hiện tại

Theo phương pháp này, giá đơn vị của NVL phải ánh theo giá thị trường

hiện tại. Có hai phương pháp giá phí hiện tại đó là giá phí hiện tại nhập vào

thường gọi là giá phí thay thế và giá phí hiện tại xuất ra thường gọi là giá trị thuần

có thể thực hiện được. Khi doanh nghiệp phản ánh NVL theo giá phí hiện tại thì

đòi hỏi phải ghi nhận lãi hoặc lỗ do thay đổi đơn giá NVL trong khoảng thời gian

dự trữ đến lúc bán hàng đó. Trong khi theo phương pháp giá phí lịch sử (giá gốc)

thì NVL phản ánh các thông tin khách quan và sát thực nhưng có thể không cập

nhật thì phương pháp giá phí hiện tại cho biết các thông tin cập nhật và có thể hữu

ích hơn cho người sử dụng dạng thông tin, nhưng việc xác định này sẽ gây khó

khăn cho việc phản ánh và kiểm soát. Theo nguyên tắc kế toán chung được thừa

nhận thì không cho phép doanh nghiệp áp dụng phương pháp giá phí hiện tại để

phản ánh trị giá hàng tồn kho trong các báo cáo tài chính của doanh nghiệp.

1.2.3. Giá phí thay thế

Là giá mua tại một thời điểm mà doanh nghiệp phải trả để có được số sản

phẩm, vật tư đó. Trong việc tính toán giá phí thay thế phải giả thiết là giá thị

trường thông thường của sản phẩm đó và doanh nghiệp thường hay mua, sản xuất

sản phẩm đó theo mẫu mã và số lượng bình thường, giá phí thay thế ở đây là giá

mua thông thường, không phải là giá mua đột biến của sản phẩm đó.

1.2.4. Giá phí có thể thực hiện được

Là khoản mà doanh nghiệp có thể nhận được khi bán và mua hàng trong

nghiệp vụ kinh doanh bình thường. Việc xác định giá trị có thể thực hiện được có

thể nảy sinh vấn đề là hàng tồn kho không phải để bán (ví dụ: NVL tồn kho để sản

xuất sản phẩm) thì doanh nghiệp sẽ phải bỏ thêm chi phí sản xuất trước khi bán

sản phẩm đó, đồng thời có thể nảy sinh hoa hồng bán hàng, chi phí bán hàng khác

như các chi phí bao gói, vận chuyển…Trong trường hợp này giá phí có thể thực

hiện là giá trị thuần giữa giá ước bán trừ các chi phí ước tính có thể xảy ra để bán

sản phẩm đó. Thường các doanh nghiệp trong lĩnh vực nông nghiệp, khoáng sản

áp dụng việc phản ánh theo giá này.

1.2.5. Phương pháp giá thấp hơn giá gốc và giá thị trường (Lower of cost or

market value- LCM)

Theo phương pháp này thì xác định đơn giá từng mặt NVL là giá thấp hơn

giữa giá gốc và giá thị trường. Việc xác định giá thị trường của từng mặt hàng là

không được cao hơn giá trị thuần có thể thực hiện được đồng thời không được thấp

hơn chênh lệch giữa giá trị thuần có thể thực hiện trừ đi lãi gộp thông thường có

thể đạt được của mặt hàng đó. Như vậy, việc xác định theo phương pháp giá thấp

hơn giá gốc và giá thị trường được thực hiện theo 2 bước (minh hoạ trong Bảng1-

1).

Bước 1: Xác định giá thị trường.

Giá thị

trường =

Giá trị giữa (giá phí thay thế, giá trị thuần có thể thực hiện,

giá trị thuần có thể thực hiện trừ lãi gộp thông thường)

Bước 2: Xác định giá thấp hơn giá gốc và giá thị trường.

LCM = Giá trị nhỏ nhất của giá gốc và giá thị trường

Như vậy, từ bảng 1-1 cho thấy theo LCM thì mặt hàng A dùng giá gốc, mặt

hàng B sử dụng giá trị thuần có thể thực hiện, mặt hàng C sử dụng giá phí thay

thế, và mặt hàng D sử dụng giá gốc. Phương pháp LCM trong đánh giá hàng tồn

kho là việc áp dụng chính sách kế toán khá thận trọng. Bởi vì, thứ nhất phương

pháp này ghi nhập các khoản lỗ do sự giảm giá trên thị trường trước khi doanh

nghiệp bán sản phẩm nhưng không ghi nhận các khoản lãi do việc tăng giá trên thị

trường trước khi bán sản phẩm đó. Thứ hai, các số liệu về NVL trên bảng cân đối

kế toán không bao giờ cao hơn giá gốc nhưng có thể thấp hơn giá gốc. Nói cách

khác là việc ghi nhận các khoản lỗ chưa xảy ra thường xuyên xuất hiện trong các

báo cáo tài chính trong khi việc ghi nhận các khoản lãi chưa thực hiện không xuất

hiện cho đến khi doanh nghiệp bán sản phẩm đó. Tuân thủ theo LCM là thực hiện

khá triệt để nguyên tắc thận trọng trong kế toán. Trong một thời gian dài trước

đây, lợi nhuận xác định bằng dòng tiền vào trừ dòng tiền ra (cơ sở tiền). Đối với

từng mặt hàng chỉ có một số là lãi hoặc lỗ (chênh lệch giữa giá bán và giá gốc của

mặt hàng đó). Nguyên tắc đánh giá chỉ được xác định khi xuất hiện các khoản lãi,

lỗ này trong các báo cáo tài chính qua các kỳ kế toán giữa khi mua và khi bán lần

cuối. Khi doanh nghiệp sử dụng phương pháp LCM thì lợi nhuận thuần của kỳ mà

NVL xuất bán bị giảm giá sẽ thấp hơn nếu doanh nghiệp sử dụng phương pháp giá

gốc, nhưng lợi nhuận của kỳ sau sẽ cao hơn khi doanh nghiệp bán số hàng đó.

Bảng 1-1: Minh hoạ cách xác định theo LCM

Đơn vị: 1.000 đ

Nội dung Mặt hàng

A B C D

1. Xác định giá thị trường

a. Giá phí thay thế 92 96 92 96

b. Giá trị thuần có thể thực hiện 95 95 95 95

c. Giá trị thuần có thể thực hiện trừ lãi gộp

thông thường 86 86 86 86

d. Giá thị trường = giá giữa của a, b, c 92 95 92 95

2. Xác định giá thấp hơn giá phí và giá thị trường (LCM)

e. Giá gốc 90 97 96 90

f. Giá thị trường (=d) 92 95 92 95

g. LCM (giá trị tối thiểu của e, d) 90 95 92 90

1.2.6. Phương pháp giá phí chuẩn (Standard cost)

Giá phí chuẩn là một sự dự kiến trước giá phí của những mặt hàng ở doanh

nghiệp sản xuất. Việc nghiên cứu các thông tin dữ liệu về giá phí lịch sử và giá phí

dự kiến là Phương pháp cho việc xác định giá phí chuẩn. Các doanh nghiệp sản

xuất thường dùng hệ thống giá phí chuẩn để thực hiện việc phản ánh và kiểm soát

nội bộ. Giá phí chuẩn được đề cập khá kỹ trong kế toán quản trị và kế toán chi phí.

Kế toán sử dụng phương pháp giá gốc cho hầu hết các tài sản. Giá thị

trường của một số NVL có thể giảm sút một cách đáng kể dưới giá gốc của chúng

do giá của mặt hàng đó thay đổi hoặc do một số mặt hàng trong kho bị kém phẩm

chất (giảm giá trị, xuống cấp,…). Các nguyên tắc kế toán chung đòi hỏi đánh giá

trên phương pháp LCM. Điều này có nghĩa là trong một số trường hợp kế toán sử

dụng giá thị trường. Tính toán giá thị trường đòi hỏi cả hai giá là giá phí thay thế

và giá trị thuần có thể thực hiện được. Do đó, các nguyên tắc kế toán chung được

thừa nhận áp dụng cho NVL đánh giá và phản ánh giá vốn hàng bán đòi hỏi một

sự kết hợp của ba phương pháp đánh giá đó là: giá gốc, giá phí thay thế và giá trị

thuần có thể thực hiện được.

Khi giá cả tăng lên, giá phí thay thế và giá trị thuần có thể thực hiện được

thường cao hơn giá gốc vì vậy NVL trong trường hợp này đánh giá theo phương

pháp giá gốc và theo phương pháp LCM cho kết quả như nhau.

1.3. Kinh nghiệm tính giá NVL tại một số nước

1.3.1. Kinh nghiệm từ kế toán Mỹ

1.3.1.1. Thực tế đánh giá

Giá gốc được áp dụng phổ biến, tuy nhiên giá thị trường vẫn được áp dụng

khi cần thiết (hợp nhất), hoặc đánh giá theo giá thấp hơn giá thị trường.

Nguyên vật liệu chủ yếu được đánh giá theo phương pháp LIFO cho mục đích

tránh nộp thuế những năm đầu. Điều đó cũng được chấp nhận bởi cơ quan thuế.

Khác với kế toán Pháp, hệ thống kế toán Mỹ chỉ công bố các nguyên tắc,

chuẩn mực, không quy định cụ thể, không bắt buộc các doanh nghiệp phải hạch

toán giống nhau.

1.3.1.2. Đối với kế toán NVL hệ thống kế toán Mỹ qui định

Chế độ kế toán Mỹ xác định rất đầy đủ phạm vi của chỉ tiêu NVL, có tính

đến tất cả trường hợp có thể xẩy ra liên quan đến NVL. Nguyên vật liệu được phản

ánh theo giá thực tế. Trị giá của hàng mua vào được ghi nhận là giá trên danh đơn

của hàng mua vào sau khi trừ đi tất cả các khoản chiết khấu. Kế toán sử dụng tài

khoản "Mua vào" để tập hợp giá trị của tất cả hàng mua vào bán trong kỳ (tài

khoản này không phản ánh hàng có còn trong tay hay đã chuyển đi vì đã bán hoặc

vì lý do khác)

Xác định trị giá thực tế NVL được sử dụng theo 4 phương pháp:

- Giá trên từng danh đơn riêng biệt (Specific invoice inventory pricing):

được sử dụng vì nó hoàn toàn làm tương xứng giữa chi phí và thu nhập nhưng chỉ

áp dụng cho các loại hàng có giá trị cao.

- Trị giá vốn bình quân gia quyền (Weighted Average cost): cách sử dụng

đơn giản nhưng có khuynh hướng che giấu sự biến động của giá.

- Phương pháp FIFO: cung cấp một cách đánh giá hàng hoá tồn kho sát với

giá hiện hành của hàng hoá thay thế nhất.

- Phương pháp LIFO: chọn chi phí phát sinh sau cùng để xác định giá trị

thực tế của NVL xuất kho, do đó kết quả của nó là sự tương xứng tốt nhất giữa chi

phí hiện hành và thu nhập trên báo cáo thu nhập.

Theo hệ thống kế toán Mỹ, NVL được quản lý theo 2 phương pháp: KKTX

và KKĐK.

1.3.2. Kinh nghiệm từ kế toán Pháp

Kế toán truyền thống của Pháp theo xu hướng cung cấp thông tin cho các

nhà tín dụng và cơ quan thuế, gần giống với kế toán Đức. Tuy nhiên, tính truyền

thống này ít nhiều đã bị thay đổi bởi vì sức ép đến những công ty lớn có cổ phiếu

niêm yết trên thị trường và đặc biệt những công ty đa quốc gia đã định hướng

thông tin kế toán cần được cung cấp nhiều hơn cho các nhà đầu tư.

Kế toán Pháp áp dụng phương pháp đánh giá rất thận trọng

Đối với NVL, kế toán Pháp quy định cụ thể như sau:

- Về phương pháp đánh giá NVL: nguyên vật liệu phải được ghi sổ theo giá

thực tế. Cụ thể:

+ Đối với hàng mua vào: là giá mua thực tế. Giá mua thực tế bao gồm giá

thoả thuận và phụ phí mua (không kể thuế di chuyển tài sản, thù lao hay tiền hoa

hồng, lệ phí chứng thư)

+ Đối với hàng xuất kho: Giá hàng xuất kho được tính theo một trong 3

phương pháp: giá bình quân cả kỳ dự trữ, giá bình quân sua mỗi lần nhập và giá

nhập trước - xuất trước.

- Về phương pháp kế toán NVL: kế toán pháp cũng quy định 2 phương

pháp: kiểm kê định kỳ và kê khai thường xuyên.

1.3.3. Kinh nghiệm từ kế toán Trung Quốc

Hệ thống kế toán Trung Quốc chuyển dịch từ việc tập trung cung cấp thông

tin cho các tổ chức chính phủ nhằm thực hiện các mục tiêu kế hoạch hóa nền kinh

tế quốc dân và các chính sách thuế sang cung cấp thông tin kế toán phục vụ cho

các đối tượng rộng rãi hơn bao gồm các nhà đầu tư, nhà tín dụng và các nhà quản

trị doanh nghiệp. Một mặt, hệ thống kế toán vừa cố gắng theo xu hướng cung cấp

những thông tin cho các quyết định thuộc kinh tế vi mô; mặt khác, nó cố gắng duy

trì những cách đánh giá, báo cáo phục vụ cho nền kinh tế vĩ mô.

Cách đánh giá tài sản của Trung Quốc rất thận trọng và giá vốn thực tế

được vận dụng một cách nghiêm ngặt.

Giá vốn thực tế hàng xuất kho có thể được tính toán theo những phương

pháp sau: bình quân, FIFO và LIFO, phương pháp “thấp hơn giá thị trường” không

được chấp nhận, tuy nhiên có thể lập dự phòng cho hàng hóa lỗi thời hoặc hư

hỏng.

PHẦN II: CHẾ ĐỘ KẾ TOÁN VIỆT NAM HIỆN HÀNH VỀ TÍNH GIÁ

NGUYÊN VẬT LIỆU NHẬP KHO, XUẤT KHO

2.1. Lịch sử kế toán thế giới về tính giá NVL

Kế toán tính giá NVL được chia thành hai giai đoạn lấy mốc là sự ra đời

của CMKT VN số 02: hàng tồn kho ban hành theo Quyết định 149/2001/QĐ-BTC

ngày 31/12/2001.

2.1.1. Giai đoạn trước CMKT VN số 02 ra đời

Trên thế giới, thời kỳ tư bản chủ nghĩa với sự phát triển nhanh chóng của

thương nghiệp, nông nghiệp. Các quan hệ trao đổi, buôn bán được mở rộng đặt ra

nhu cầu phải hạch toán các mối quan hệ nảy sinh trong quá trình vận động của tư

bản cá biệt. Các đối tượng kế toán mới đã xuất hiện. Phương pháp hạch toán kế

toán đã được hình thành và ứng dụng rộng rãi gồm một hệ thống hoàn chỉnh gồm

chứng từ, đối ứng tài khoản, tính giá và tổng hợp cân đôi kế toán. Tính giá NVL

cũng ra đời từ đó.

Trong điều kiện của chủ nghĩa xã hội, kế toán tính giá NVL có tiền đề phát

triển nhanh chóng và toàn diện.

Tại Việt Nam, kế toán tính giá NVL được qui định trong Chế độ kế toán

doanh nghiệp lần đầu được ban hành theo Quyết định số 1141 TC/QĐ/CĐKT

ngày 1/11/1995. Công tác kế toán NVL đã được trình bày khá đầy đủ. Trong

những năm tiếp theo, sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế dẫn đền yêu cầu cần

phải hoàn thiện hơn công tác kế toán tính giá NVL. Vì vậy mà CMKT VN số 02:

hàng tồn kho đã ra đời.

2.1.2. Giai đoạn sau CMKT VN số 02 ra đời

Ngày 31/12/2001 CMKT VN số 02: hàng tồn kho được ban hành đánh dấu

mốc quan trọng trong công tác tính giá NVL. Góp phần đưa kế toán Việt Nam

xích lại gần kế toán thế giới, tạo tiền đề phát triển kinh tế trong nước. Trong

CMKT VN 02 qui định rõ:

Nguyên tắc tính giá tại điều 4

Phương pháp tính giá được phép áp dụng vời NVL nhập kho, xuất kho từ

điều 5 đến điều 17.

Tiếp đó vào ngày 20/03/2006, Bộ trưởng Bộ Tài chính đã ký Quyết định số

15/2006/QĐ-BTC ban hành chế độ kế toán doanh nghiệp áp dụng cho các doanh

nghiệp thuộc mọi lĩnh vực, mọi thành phần kinh tế trong cả nước từ năm tài chính

2006, thay thế Quyết định số 1141 TC/QĐ/CĐKT. Trong Chế độ kế toán mới này,

công tác tính giá NVL nhập kho, xuất kho đã được qui định một cách đầy đủ, cụ

thể và hoàn thiện nhất từ trước đến nay.

2.2. Chế độ kế toán Việt Nam hiện hành về phương pháp tính giá NVL nhập

kho, xuất kho

2.2.1. Nguyên tắc tính giá NVL

Tính giá nguyên vật liệu là một công tác quan trọng trong việc tổ chức hạch

toán nguyên vật liệu.

Nguyên tắc tính giá nguyên vật liệu: áp dụng điều 04 chuẩn mực kế toán

Việt Nam số 02 về hàng tồn kho được ban hành theo Quyết định số 149/2001/QĐ-

BTC ngày 31 tháng 12 năm 2001 của Bộ Tài chính: " Hàng tồn kho được tính theo

giá gốc. Trường hợp giá trị thuần có thể thực hiện được thấp hơn giá gốc thì phải

tính theo giá trị thuần có thể thực hiện được". Trong đó:

Giá gốc hàng tồn kho bao gồm chi phí thu mua, chi phí chế biến và các chi

phí liên quan trực tiếp khác phát sinh để được hàng tồn kho ở địa điểm và trạng

thái hiện tại.

Giá trị thuần có thể thực hiện được là giá bán ước tính của hàng tồn kho

trong kỳ sản xuất kinh doanh bình thường trừ (-) chi phí ước tính để hoàn thành

sản phẩm và chi phí ước tính cần thiết cho việc tiêu thụ chúng.

Như vậy phù hợp với chuẩn mực kế toán hàng tồn kho trong công tác hạch

toán NVL ở các doanh nghiệp, NVL được tính theo giá thực tế.

Khi đánh giá nguyên vật liệu phải tuân thủ các nguyên tắc sau:

+ Nguyên tắc giá gốc là một bộ phận của NVL nên khi đánh giá NVL cần

thiết phải tuần thủ nguyên tắc giá gốc theo chuẩn mực 02- hàng tồn kho.Giá gốc

hay được gọi là trị giá vốn thực tế của nguyên vật liệu; là toàn bộ các chi phí mà

doanh nghiệp đã bỏ ra để có được nguyên vật liệu đó ở địa điểm và trạng thái hiện

tại.

+ Nguyên tắc thận trọng: Nguyên vật liệu được đánh giá theo giá gốc,

nhưng trường hợp giá trị thuần có thể thực hiện được thấp hơn giá gốc thì tính theo

giá trị thuần có thể thực hiện được.

+ Nguyên tắc nhất quán: Các phương pháp kế toán áp dụng trong đánh giá

nguyên vật liệu phải đảm bảo tính nhất quán ít nhất là trong một niên độ kế toán.

Ngoài các nguyên tắc trên thì khi đánh giá nguyên vật liệu vẫn còn phải

tuân thủ thêm nguyên tắc hoạt động liên tục. Nguyên tắc này đòi hỏi mọi loại tài

sản trong đó có nguyên vật liệu phải được ghi nhận theo giá gốc.

2.2.2. Tính giá NVL nhập kho

Tính giá của NVL nhập kho tuân thủ theo nguyên tắc giá phí. Nguyên vật

liệu nhập kho trong kỳ của doanh nghiệp bao gồm rất nhiều nguồn nhập khác

nhau. Tuỳ theo từng nguồn nhập mà giá trị thực tế của NVL nhập kho được xác

định khác nhau.

2.2.2.1. Đối với NVL mua ngoài

Nguyên vật liệu mua vào sử dụng cho sản xuất, chế tạo sản phẩm, quản lý

phân xưởng, cho bán hàng, cho quản lý doanh nghiệp,… Tuy khác nhau về tính

chất và mục đích sử dụng nhưng việc tính giá phải phản ánh được giá ban đầu của

NVL, nghĩa là tất cả khoản chi phí phát sinh liên quan đến việc hinh thành tài sản.

Trình tự tính giá NVL mua vào gồm các bước:

Bước 1: Xác định trị giá NVL mua vào.

Trị giá mua của NVL gồm giá mua ghi trên hoá đơn trừ (-) các khoản giảm

giá hàng mua, chiết khấu thương mại khi mua hàng được hưởng cộng (+) các

khoản thuế không được khấu trừ (thuế nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt,.v.v..)

Bước 2: Tập hợp toàn bộ chi phí phát sinh liên quan tới quá trình thu mua

NVL.

Chi phí thu mua gồm chi phí vận chuyển, bốc dỡ, chi phí bộ phận thu mua,

chi phí liên quan đền kho hàng, bến bãi, hao hụt trong định mức…

Nếu những chi phí này liên quan đến một loại NVL thì tính trực tiếp cho

NVL đó, còn nếu liên quan đến việc thu mua nhiều loại tài sản thì phân bổ cho

từng loại tài sản theo những tiêu thức thích hợp (trọng lượng, số lượng, thể

tích,…).

Bước 3: Tổng hợp chi phí và tính ra giá thực tế của NVL.

Ví dụ: Doanh nghiệp A mua vật liệu phục vụ sản xuất gồm

Vật liệu X: 10.000 kg, giá mua cả thuế GTGT là 440.000.000 đ.

Vật liệu Y: 40.000 kg, giá mua cả thuế GTGT là 880.000.000 đ.

Các chi phí vận chuyển, bốc dỡ là 12.500.000 đ.

Phân bổ chi phí thu mua cho từng loại vật liệu theo trọng lượng:

Chi phí thu mua phân bổ cho vật liệu X:

Chi phí thu mua phân bổ cho vật liệu Y = 12.500.000 – 2.500.000 = 10.000.000 đ.

Giá thực tế của vật liệu X và Y được thể hiện ở bảng dưới đây:

12.500.000

10.000 + 40.000

X =

= 2.500.000 đ

Cách tính thuế GTGT Vật liệu X Vật liệu Y

10.000 kg 1 kg 40.000 kg 1 kg

Theo pp trực tiếp (đ) 442.500.000 44.250 890.000.000 89.000

Theo pp khấu trừ (đ) 402.500.000 10.250 810.000.000 81.000

Bảng 2-1: Giá thực tế của vật liệu X, Y

Mô hình này được áp dụng trong các doanh nghiệp thu mua các loại vật liệu

đưa vào sản xuất, chế tạo sản phẩm. Giá của vật liệu gồm 2 bộ phận là giá mua và

chi phí thu mua.

Trị giá mua Chi phí thu mua

Giá mua (trừ

giảm giá hàng

mua và chiết

khấu thương

mại)

Cộng các

khoản thuế

không được

hoàn lại

Chi phí

vận

chuyển,

bốc dỡ

Chi phí

kho

hàng,

bến bãi

Chi phí

bộ phận

thu mua

Hao hụt

trong

định

mức

v.v.

GIÁ THỰC TẾ NVL MUA VÀO

Hình 2-1: Mô hình tính giá NVL mua vào

2.2.2.2.Đối với NVL tự sản xuất

Giá thực tế ghi sổ của NVL nhập kho do doanh nghiệp tự sản xuất là giá

thành công xưởng thực tế (giá thành sản xuất thực tế) của NVL được sản xuất ra

cộng với chi phí vận chuyển nếu có.

Giá thực tế = Giá thành + Chi phí vận

của VL tự sản xuất sản xuất VL chuyển (nếu có)

Tính giá thành thực tế được xác định như sau:

Bước 1: Tập hợp chi phí trực tiếp ( CP NVLTT, CPNCTT) có liên quan đến

từng đối tượng tính giá.

Bước 2: Tập hợp và phân bổ CPSXC cho từng đối tượng tính giá.

Bước 3: Xác định giá trị sản phẩm dở dang cuối kì.

Bước 4: Tính ra tổng giá thành và giá thành dơn vị sản phẩm hoàn thành

bao gồm giá trị sản phẩm dở dang đầu kì cộng (+) chi phí phát sinh trong kì trừ (-)

giá trị sản phẩm dở dang cuối kì.

Tổng giá thành sản xuất = CPNVLTT + CPNCTT + CPSXC

2.2.2.3. Đối với NVL thuê ngoài gia công chế biến

Giá thực tế

của NVL thuê

ngoài gccb

=

Giá thực tế

của NVL xuất thuê

ngoài gccb

+

Chi phí

thuê ngoài

gccb

+

Chi phí

vận chuyển

(nếu có)

2.2.2.4. Đối với NVL được cấp

Giá thực tế

của NVL được cấp =

Giá theo

biên bản giao nhận

2.2.2.5. Đối với NVL nhận góp vốn liên doanh

Giá thực tế của NVL

nhận góp vốn liên doanh =

Giá trị vốn góp

do hợp đồng liên doanh đánh giá

Tổng giá thành sản xuất

Số lượng sản phẩm hoàn thành

Giá thành đơn vị sản phẩm

=

2.2.2.6. Đối với NVL được biếu tặng, viện trợ

Giá thực tế của NVL

được biếu tặng, viện trợ =

Giá thị trường của NVL

tại thời điểm nhận

2.2.2.7. Đối với phế liệu thu hồi từ sản xuất

Giá thực tế

của phế liệu thu hồi =

Giá có thể sử dụng lại

hoặc giá có thể bán

2.2.3. Tính giá nguyên vật liệu xuất kho

Việc lựa chọn phương pháp tính giá thực tế nguyên vật liệu xuất kho phải

căn cứ vào đặc điểm của từng doanh nghiệp về số lượng danh điểm, số lần nhập

xuất nguyên vật liệu, trình độ của nhân viên kế toán, thủ kho, điều kiện kho tàng

của doanh nghiệp. Điều 13 chuẩn mực số 02 nêu ra 4 phương pháp tính giá xuất

hàng tồn kho:

Phương pháp giá thực tế đích danh

Phương pháp bình quân

Phương pháp nhập trước xuất trước

Phương pháp nhập sau xuất trước

Ngoài ra trên thực tế còn có phương pháp giá hạch toán, phương pháp xác

định giá trị tồn cuối kỳ theo giá mua lần cuối. Tuy nhiên khi xuất kho kế toán tính

toán, xác định giá thực tế xuất kho theo đúng phương pháp đã đăng ký áp dụng và

phải đảm bảo tính nhất quán trong niên độ kế toán.

2.2.3.1. Phương pháp giá thực tế đích danh

Theo phương pháp này, vật tư xuất thuộc lô nào theo giá nào thì được tính

theo đơn giá đó. Phương pháp này thường được áp dụng cho những doanh nghiệp

có ít loại mặt hàng hoặc mặt hàng ổn định và nhận diện được.

Ưu điểm: Xác định được chính xác giá vật tư xuất làm cho chi phí hiện tại

phù hợp với doanh thu hiện tại.

Nhược điểm: Trong trường hợp đơn vị có nhiều mặt hàng, nhập xuất

thường xuyên thì khó theo dõi và công việc của kế toán chi tiết vật liệu sẽ rất phức

tạp.

2.2.3.2. Phương pháp bình quân

Theo phương pháp này, trị giá xuất của vật liệu bằng số lượng vật liệu xuất

nhân với đơn giá bình quân. Đơn giá bình quân có thể xác định theo 1 trong 3

phương pháp sau:

2.2.3.2.1. Bình quân cuối kỳ trước

Ưu điểm: Phương pháp này cho phép giảm nhẹ khối lượng tính toán của kế

toán vì giá vật liệu xuất kho tính khá đơn giản, cung cấp thông tin kịp thời về tình

hình biến động của vật liệu trong kỳ.

Nhược điểm: Độ chính xác của việc tính giá phụ thuộc tình hình biến động

giá cả nguyên vật liệu. Trường hợp giá cả thị trường nguyên vật liệu có sự biến

động lớn thì việc tính giá nguyên vật liệu xuất kho theo phương pháp này trở nên

thiếu chính xác.

2.2.3.2.2. Bình quân cả kỳ dự trữ

Phương pháp này thích hợp với những doanh nghiệp có ít danh điểm vật tư

nhưng số lần nhập, xuất của mỗi danh điểm nhiều.

Ưu điểm: Đơn giản, dễ làm, giảm nhẹ được việc hạch toán chi tiết nguyên

vật liệu, không phụ thuộc vào số lần nhập xuất của từng danh điểm vật tư.

Nhược điểm: Dồn công việc tính giá nguyên vật liệu xuất kho vào cuối kỳ

hạch toán nên ảnh hưởng đến tiến độ của các khâu kế toán khác.

Trị giá NVL tồn đầu kỳ

Số lượng NVL tồn đầu kỳ

Đơn giá bình quân cuối kỳ trươc =

Trị giá NVL tồn đầu kỳ và nhập trong kỳ

Số lượng NVL tồn đầu kỳ và nhập trong kỳ

Đơn giá bình quân cả kỳ dự trữ =

2.2.3.2.3. Bình quân sau mỗi lần nhập

Theo phương pháp này, sau mỗi lần nhập VL, kế toán tính đơn giá bình

quân sau đó căn cứ vào đơn giá bình quân và lượng VL xuất để tính giá VL xuất.

Phương pháp này nên áp dụng ở những doanh nghiệp có ít danh điểm vật tư

và số lần nhập của mỗi loại không nhiều.

Ưu điểm: Phương pháp này cho giá VL xuất kho chính xác nhất, phản ánh

kịp thời sự biến động giá cả, công việc tính giá được tiến hành đều đặn.

Nhược điểm: Công việc tính toán nhiều và phức tạp, chỉ thích hợp với

những doanh nghiệp sử dụng kế toán máy.

2.2.3.3. Phương pháp nhập trước xuất trước (FIFO)

Theo phương pháp này, nguyên vật liệu được tính giá thực tế xuất kho trên

Phương pháp giả định vật liệu nào nhập trước thì được xuất dùng trước và tính

theo đơn giá của những lần nhập trước.

Như vậy, nếu giá cả có xu hướng tăng lên thì giá trị hàng tồn kho cao và giá

trị vật liệu xuất dùng nhỏ nên giá thành sản phẩm giảm, lợi nhuận tăng. Ngược lại

giá cả có xu hướng giảm thì chi phí vật liệu trong kỳ sẽ lớn dẫn đến lợi nhuận

trong kỳ giảm.

Phương pháp này thích hợp trong thời kỳ lạm phát, và áp dụng đối với

những doanh nghiệp ít danh điểm vật tư, số lần nhập kho của mỗi danh điểm

không nhiều.

Ưu điểm: Cho phép kế toán có thể tính giá nguyên vật liệu xuất kho kịp

thời, phương pháp này cung cấp một sự ước tính hợp lý về giá trị vật liệu cuối kỳ.

Trong thời kỳ lạm phát phương pháp này sẽ cho lợi nhuận cao do đó có lợi cho các

công ty cổ phần khi báo cáo kết quả hoạt động trước các cổ đông làm cho giá cổ

phiếu của công ty tăng lên.

Trị giá NVL tồn trước lần nhập n + Trị giá NVL nhập lần n

Số lượng NVL tồn trước lần nhập n + Sồ lượng NVL nhập lần n

Đơn giá bình quân sau mỗi lần nhập

Nhược điểm: Các chi phí phát sinh hiện hành không phù hợp với doanh thu

phát sinh hiện hành. Doanh thu hiện hành có được là do các chi phí nguyên vật

liệu nói riêng và hàng tồn kho nói chung vào kho từ trước. Như vậy chi phí kinh

doanh của doanh nghiệp không phản ứng kịp thời với giá cả thị trường của nguyên

vật liệu.

2.2.3.4. Phương pháp nhập sau xuất trước (LIFO)

Theo phương pháp này, nguyên vật liệu được tính giá thực tế xuất kho trên

Phương pháp giả định vật liệu nào nhập sau được sử dụng trước và tính theo đơn

giá của lần nhập sau.

Phương pháp này cũng được áp dụng đối với các doanh nghiệp ít danh

điểm vật tư và số lần nhập kho của mỗi danh điểm không nhiều. Phương pháp này

thích hợp trong thời kỳ giảm phát.

Ưu điểm: Đảm bảo nguyên tắc doanh thu hiện tại phù hợp với chi phí hiện

tại. Chi phí của doanh nghiệp phản ứng kịp thời với giá cả thị trường của nguyên

vật liệu. Làm cho thông tin về thu nhập và chi phí của doanh nghiệp trở nên chính

xác hơn. Tính theo phương pháp này doanh nghiệp thường có lợi về thuế nếu giá

cả vật tư có xu hướng tăng, khi đó giá xuất sẽ lớn, chi phí lớn dẫn đến lợi nhuận

nhỏ và tránh được thuế.

Nhược điểm: Phương pháp này làm cho thu nhập thuần của doanh nghiệp

giảm trong thời kỳ lạm phát và giá trị vật liệu có thể bị đánh giá giảm trên bảng

cân đối kế toán so với giá trị thực của nó.

Ngoài 4 phương pháp trên theo chuẩn mực quy định, thực tế các doanh

nghiệp còn có thể sử dụng các phương pháp sau:

2.2.3.5. Phương pháp giá hạch toán (phương pháp hệ số giá)

Theo phương pháp này, việc hạch toán chi tiết nhập, xuất vật tư sử dụng

theo một đơn giá cố định gọi là giá hạch toán, cuối kỳ điều chỉnh giá hạch toán

theo giá thực tế dựa trên Phương pháp hệ số giữa giá thực tế và giá hạch toán, nên

phương pháp này còn gọi là phương pháp hệ số giá.

Trị giá thực tế

NVL xuất

trong kỳ

= Số lượng

NVL xuất x

Đơn giá

hạch toán x Hệ số giá

Giá hạch toán chỉ có tác dụng trong sổ chi tiết, không có tác dụng trong sổ

tổng hợp. Phương pháp này thích hợp với các doanh nghiệp có nhiều loại vật liệu,

nhiều mức giá, nghiệp vụ nhập xuất vật liệu diễn ra thường xuyên và đội ngũ kế

toán có trình độ chuyên môn cao.

Áp dụng phương pháp này cuối tháng kế toán sẽ lập bảng kê tính giá vật tư,

hàng hoá để từ đó xác định giá thực tế vật tư, hàng hoá xuất dùng trong kỳ và tồn

kho cuối kỳ.

STT Chỉ tiêu TK 152-VLC TK 152-VLP

... Cộng

HT TT HT TT HT TT

1

2

3

4

5

6

Trị giá tồn đầu kỳ

Trị giá nhập trong kỳ

Tồn đầu kỳ + nhập trong kỳ

Hệ số giá

Trị giá xuất trong kỳ

Trị giá tồn cuối kỳ

Hình 2-2: Bảng kê tính giá NVL theo pp hạch toán

Ưu điểm: Phương pháp giá hạch toán cho phép kết hợp chặt chẽ hạch toán

chi tiết và hạch toán tổng hợp về nguyên vật liệu trong công tác tính giá, nên công

Giá thực tế NVL tồn đầu kỳ và nhập trong kỳ Hệ số giá =

Giá hạch toán NVL tồn đầu kỳ và nhập trong kỳ

việc tính giá được tiến hành nhanh chóng và không bị phụ thuộc vào số lượng danh

điểm nguyên vật liệu, số lần nhập, xuất của mỗi loại nhiều hay ít.

Nhược điểm: Phương pháp tính giá này không chính xác vì nó không tính

đến sự biến động giá cả của vật liệu. Phương pháp này chỉ nên áp dụng khi thị

trường giá cả ít biến động.

2.2.3.6. Phương pháp xác định trị giá tồn cuối kỳ theo giá mua lần cuối

Xác định theo công thức:

Trị giá NVL

xuất trong kỳ =

Trị giá NVL

tồn đầu kỳ +

Trị giá NVL

nhập trong kỳ -

Trị giá NVL

tồn cuối kỳ

Theo phương pháp này, căn cứ vào đơn giá mua NVL lần cuối để xác định

trị giá NVL tồn cuối kỳ, từ đó xác định trị giá NVL xuất.

Trong đó:

Trị giá NVL tồn cuối kỳ = Số lượng tồn x Đơn giá mua lần cuối

Ưu điểm: Phương pháp này đơn giản, dễ làm, giảm nhẹ công việc của kế

toán vì kế toán chỉ phải tính một lần vào cuối kỳ. Trị giá NVL tồn cuối kỳ được

đánh giá đúng theo giá thị trường.

Nhược điểm: Chỉ xác định được tổng giá trị vật liệu xuất trong kỳ mà

không tính được cụ thể từng lần xuất, nên không thể tập hợp chi phí cho từng bộ

phận, từng đơn đặt hàng.

Ví dụ: Tình hình tồn, nhập, xuất kho vật liệu A trong tháng 10/N tại một

doanh nghiệp như sau:

I. Tồn đầu kỳ: 100kg, đơn giá: 1000 đ/kg

II. Tăng giảm trong kỳ

- Ngày 5/10/N: Nhập 300 kg, đơn giá: 1100 đ/kg

- Ngày 10/10/N: Xuất 200kg

- Ngày 15/10/N: Nhập 100 kg, đơn giá: 1200 đ/kg

- Ngày 20/10/N: Xuất 200 kg

III. Tồn cuối kỳ: 100 kg

Theo phương pháp giá thực tế đích danh:

Giá thực tế vật liệu A tồn cuối tháng: 100*1200 = 120.000 đ

Giá thực tế vật liệu A xuất trong tháng:

100*1000 + 300*1100 + 100*1200 - 120.000 = 430.000 đ

Theo phương pháp bình quân

- Bình quân cuối kỳ trước

Đơn giá bình quân cuối kỳ trước 1000 đ/kg

Giá thực tế vật liệu A xuất trong tháng là 400.000 đ

Cụ thể: Ngày 10/10/N: 200*100 = 200.000 đ

Ngày 20/10/N: 200*100 = 200.000 đ

Giá thực tế vật liệu A tồn cuối tháng: 550.000 - 400.000 = 150.000 đ

- Bình quân cả kỳ dự trữ

Giá thực tế vật liệu A xuất trong tháng là 440.000 đ

Cụ thể: Ngày 10/10/N: 200*1100 = 220.000 đ

Ngày 20/20/N: 200*1100 = 220.000 đ

Giá thực tế vật liệu A tồn trong tháng: 550.000 - 440.000 = 110.000 đ

- Bình quân sau mỗi lần nhập

+ Giá đơn vị bình quân ngày 5:

+Giá đơn vị bình quân ngày 15:

=

100*1000 + 300*1100 + 100*1200

100 + 300 + 100

Đơn giá bình quân cả kỳ dự trữ = 1100 đ

=

100*1000 + 300*1100

100 + 300

Đơn giá bình quân = 1075 đ

=

1075*200 + 100*1200

200 + 100

Đơn giá bình quân = 1117 đ

Giá thực tế vật liệu A xuất trong tháng là 438.400 đ.

Cụ thể: Ngày 10/10/N: 1075*200 = 215.000 đ

Ngày 20/10/N: 1117*200 = 223.400 đ

Giá thực tế vật liệu A tồn trong tháng: 550.000 - 438.400 = 111.600 đ

Theo phương pháp FIFO

Giá thực tế vật liệu A xuất trong tháng: 430.000 đ.

Cụ thể: Ngày 10/10/N: 100*1000 = 100.000 đ

100*1100 = 110.000 đ

Cộng 210.000 đ

Ngày 20/10/N: 200*1100 = 220.000 đ

Giá thực tê vật liệu A tồn cuối tháng: 550.000 - 430.000 = 120.000 đ

Theo phương pháp LIFO

Giá thực tế vật liệu A xuất trong tháng: 450.000 đ.

Cụ thể: Ngày 10/10/N: 200*1100 = 220.000 đ

Ngày 20/10/N: 100*1200 = 120.000 đ

100*1100 = 110.000 đ

Cộng 230.000 đ

Giá thực tế vật liệu A tồn cuối tháng: 550.000 - 450.000 = 100.000 đ

Theo phương pháp xác định trị giá tồn cuối kỳ

theo giá mua lần cuối

Gía thực tế vật liệu A tồn cuối kỳ: 100*1200 = 120.000 đ

Giá thực tế vật liệu A xuất trong kỳ: 550.000 - 120.000 = 430.000 đ

Theo phương pháp giá hạch toán (theo bảng 2-2)

Với giả định đơn giá hạch toán sử dụng là 1000 đ/kg, ta tính toán giá trị nhập,

xuất, tồn kho của vật liệu A như bảng 2-2 dưới đây.

Bảng 2-2: Tính giá vật liệu A theo pp hạch toán

STT Chỉ tiêu Vật liệu A

Giá hạch toán Giá thực tế

1 Trị giá tồn đầu kỳ (đ) 100.000 100.000

2 Trị giá nhập trong kỳ(đ)

- Ngày 5/10

- Ngày 15/10

400.000

300.000

100.000

450.000

330.000

120.000

3 Tồn đầu kỳ + nhập trong kỳ(đ) 500.000 550.000

4 Hệ số giá 1.1

5 Trị giá xuất trong kỳ(đ)

- Ngày 10/10

- Ngày 20/10

400.000

200.000

200.000

440.000

220.000

220.000

6 Trị giá tồn cuối kỳ(đ) 100.000 110.000

So sánh kết quả các phương pháp (thể hiện bảng 2-3)

Qua ví dụ trên nhận thấy:

Phương pháp LIFO cho giá trị vật liệu A xuất trong kỳ là lớn nhất.

Phương pháp bình quân cả kỳ dự trữ cho giá trị vật liệu A xuất trong kỳ là

nhỏ nhất.

Phương pháp FIFO cho giá trị vật liệu xuất và tồn cuối tháng là rất phù hợp

với tình hình biến động giá cả tăng như trong ví dụ.

Bảng 2-3: So sánh kết quả các phương pháp tính giá xuất kho

Đơn vị: đồng

Theo phương pháp tính Giá trị NVL tồn cuối kỳ Giá trị NVL xuất trong kỳ

Thực tế đích danh 120.000 430.000

Bình quân

- Cuối kỳ trước

- Cả kỳ dự trữ

- Sau mỗi lần nhập

150.000

110.000

111.600

400.000

440.000

438.400

Nhập trước xuất trước 120.000 430.000

Nhập sau xuất trước 100.000 450.000

Hê số giá 110.000 440.000

Trị giá hàng mua cuối kỳ 120.000 430.000

PHẦN III: MỘT SỐ ĐỀ SUẤT HOÀN THIỆN TÍNH GIÁ NVL

3.1. Sự cần thiết phải hoàn thiện tính giá NVL

Tính giá NVL trong doanh nghiệp là một công việc thường xuyên và không

thể thiếu được ở tất cả các doanh nghiệp. Mục tiêu của tính giá NVL là xác định

giá trị ghi sổ của NVL sau mỗi lần nhập, xuất để tính ra tồn kho trong doanh

nghiệp, cũng như xác định các CP NVLTT, CP SXC. Tính giá có vai trò quan

trọng trong công tác quản lí và lập báo cáo nói chung. Yêu cầu đặt ra với công tác

tính giá là phải tính đúng, tính đủ và hợp lí giá gốc của NVL. Do đó, nhất thiết

phải hoàn thiện công tác tính giá đảm bảo được những thông tin cung cấp ra là

chính xác nhất. Hiện nay, trong công tác tính giá vẫn còn có những bất cập mà cần

phải có những thay đổi cho phù hợp. Khi doanh nghiệp thay đổi phương pháp tính

giá NVL sẽ khó có thể so sánh kết quả giữa các kì, dễ gây nhầm lẫn đối với những

người sử dụng thông tin trên báo cáo. Khi họ thấy thu nhập của doanh nghiệp tăng

lên thì không biết doanh nghiệp có hoạt động hiệu quả hơn không hay sự tăng lên

của thu nhập là kết quả của một phương pháp kế toán. Nên chăng quy định những

doanh nghiệp tương đồng nên có một phương pháp tính giá chung, hoặc trong một

doanh nghiệp thì đối với những nhóm NVL ổn định thì nên có những quy định hạn

chế sự thay đổi phương pháp tính để đảm bảo tính có thể so sánh được giữa các kì

hay giữa các doanh nghiệp với nhau. Trong trường hợp này rõ ràng khi có các quy

định để hoàn thiện việc áp dụng các phương pháp tính giá xuất sẽ đem lại thông tin

tài chính trung thực, hợp lí, và có ích hơn đối với người sử dụng. Thực tế vẫn còn

nhiều bất cập khác trong công tác tính gía vẫn cần sửa đổi. Hoàn thiện công tác

tính giá để phù hợp với thông lệ quốc tế chung, để hội nhập kinh tế toàn cầu.

Hiện nay, chuẩn mực kế toán liên quan đến công tác tính giá là chuẩn mực

về vật liệu A tồn kho thì có sự khác biệt giữa CMKT VN và CMKT QT chủ yếu

nhất là CMKT QT chỉ chấp nhận ba phương pháp tính gía theo đó không chấp

nhận phương pháp LIFO, trong khi Việt Nam thì vẫn cho phép sử dụng phương

pháp này. Vậy cần phải luôn cập nhật nhưng thay đổi trên thế giới để đánh giá tình

hình ở Việt Nam, từ đó hoàn thiện hệ thống chuẩn mưc, nói chung chuẩn mực vật

liệu A tồn kho nói riêng, để có sự đồng nhất với chuẩn mực quốc tế khi gia nhập

WTO.

Tóm lại , cần phải hoàn thiện công tác tính giá vì:

Một là, hiện nay công tác này còn nhiều bất cập, khó khăn cho việc áp dụng.

Hai là, hoàn thiện công tác tính giá sẽ tạo ra được sự thống nhất trong việc

áp dụng.

Ba là, hoàn thiện công tác tính giá để hội nhập kinh tế quốc tế, để hệ thống

CMKT VN ngày càng tiến gần hơn với CMKT QT. Như vậy, khi mà CMKT QT

đã có sự thay đổi thì Việt Nam cũng phải cập nhật những thay đổi đó và cũng phải

có những thay đổi nhất định để tạo ra sự đồng bộ giữa IAS và VAS.

Mục tiêu của hoàn thiện công tác tính giá là cung cấp thông tin về tình hình

tài chính doanh nghiệp một cách chính xác nhất, để việc áp dụng các quy định

được dễ dàng và thống nhất, cuối cùng là để kinh tế Việt Nam hội nhập.

3.2. Đánh giá công tác tính giá NVL

Trong doanh nghiệp sản xuất, thì doanh nghiệp nào cũng cần phải tính giá

NVL. Việc tính giá NVL tuân theo Chuẩn mực kế toán Việt Nam số 02 - Vật liệu

A tồn kho. Tuy việc tính giá NVL nhập, xuất đã được quy định thống nhất thực

hiện nhưng trên thực tế vẫn phát sinh một số trường hợp mà khi áp dụng những

quy định lại gây ra một số những bất ổn. Vậy tính giá NVL trong doanh nghiệp sản

xuất được đánh giá như thế nào?

3.2.1. Những ưu điểm

Luật kế toán, 26 chuẩn mực kế toán và các thông tư hướng dẫn thực hiện

chuẩn mực kế toán được ban hành là những minh chứng rõ ràng cho những nỗ lực

của Việt Nam đưa công tác kế toán tiến gần hơn với các chuẩn mực kế toán quốc

tế. Trong đó chuẩn mực về vật liệu A tồn kho thể hiện rõ ràng nhất sự tiến gần

giữa kế toán Việt Nam và thế giới. Tháng 12/1993, CMKT QT sửa đổi số 02 “vật

liệu A tồn kho” dã được Uỷ ban CMKT QT thông qua để thay đổi cho CMKTQT

số 02 “ Tính giá và trình bày vật liệu A tồn kho” (ISA 02). ISA sửa đổi năm 1993

này đã có hiệu lực đối với các BCTC được lập cho những niên độ kế toán từ sau

ngày 1/1/1995. Dựa trên những phương pháp nghiên cứu vận dụng IAS 02 (sửa đổi

năm 1993) và thực tiễn Việt Nam, Bộ trưởng Bộ Tài chính đã kí Quyết định

149/2001/QĐ -BTC ngày 31/12/2001 ban hành và công bố 4 chuẩn mực kế toán

Việt Nam đợt 1, trong đó có CMKT VN 02 “Vật liệu A tồn kho” (VAS 02). Về cơ

bản, những nội dung cốt lõi và quan trọng của IAS 02 đã được kế thừa trong VAS

02. Kể từ đó, việc triển khai áp dụng chuẩn mực này đã cho thấy những hiệu quả

nhất định, tạo ra một sự thống nhất trong công tác hạch toán vật liệu A tồn kho tại

các doanh nghiệp. CMKT VN về vật liệu A tồn kho đựơc xây dựng dựa trên sự kế

thừa những CMKT QT. Điều này tạo điều kiện cho các doanh nghiệp dễ dàng hơn

cho doanh nghiệp khi Việt Nam gia nhập tổ chức thương mại quốc tế. Vì khi đã có

một sự thống nhất chung giữa CMKT VN và CMKT QT thì khi gia nhập WTO các

doanh nghiệp không phải thay đổi, hoặc phải thay đổi rất ít những thủ tục, những

công việc thường xuyên họ vẫn làm. Khi đó, doanh nghiệp sẽ tự tin hơn khi không

phải đối phó với những thay đổi lớn. Hiện nay chỉ có sự khác biệt lớn nhất giữa

CMKT VN và CMKT QT đó là theo chuẩn mực Việt Nam thì có bốn phương pháp

tính giá xuất kho: phương pháp thực tế đích danh, phương pháp giá đơn vị bình

quân, FIFO, LIFO; nhưng chuẩn mực kế toán quốc tế thì hiện nay đã không chấp

nhận phương pháp LIFO nữa. Tuy nhiên, hệ thống CMKT QT (cũng như hệ thống

CMKT VN sau này) phải thường xuyên phải được xem xét, sửa đổi, bổ sung để

phù hợp với mỗi giai đoạn phát triển nhất định. Trải qua quá trình nghiên cứu,

ngày 18/12/2003, IAS 02 sửa đổi năm 2003 đã ra đời thay thế cho CM sửa đổi năm

1993 và sẽ có hiệu lực từ ngày 1/1/2005, đã chính thức không chấp nhận phương

pháp LIFO khi tính giá xuất nữa. VAS 02 (cũng như IAS 02 sửa đổi 1993) cho

phép tính giá vật liệu A tồn kho xuất theo 4 phương pháp đã nêu, tuy nhiên để

khắc phục những hạn chế nhất định của phương pháp thay thế được chấp nhận

LIFO chuẩn mực đã quy định thêm đó là khi doanh nghiệp tính giá trị vật liệu A

tồn kho theo phương pháp LIFO thì đồng thời trên BCTC phải phản ánh số chêch

lệch giữa giá trị vật liệu A tồn kho trình bày trên BCĐKT với:

- Giá trị vật liệu A tồn kho cuối kì thấp nhất tính theo phương pháp bình

quân gia quyền, FIFO, thực tế đích danh

- Hoặc giá trị thấp hơn nữa giá trị hiện hành của vật liệu A tồn kho cuối kì

tại ngày lập BCĐKT và giá trị thuần có thể thực hiện được.

Điều này cho thấy từ lâu phương pháp LIFO từ lâu đã không được khuyến

khích áp dụng. Tuy nhiên hiện nay CMKT VN vẫn duy trì cả 4 phương pháp tính

điều đó giúp các doanh nghiệp dễ dàng lựa chọn được phương pháp tính phù hợp

nhất đối với mình. Doanh nghiệp sẽ căn cứ vào đặc điểm NVL của mình, số lượng,

tính chất NVL, phương pháp hạ tầng, hệ thống kho bãi, đặc điểm hoạt động của

doanh nghiệp, số lần nhập, xuất NVL, trình độ của thủ kho, kế toán vật tư, mục

đích của mình để lựa chọn một phương pháp phù hợp nhất. Việc áp dụng thống

nhất một quy định chung trong việc tính gía tạo được sự công bằng cho các loại

hình doanh nghiệp, sẽ dễ dàng phát hiện được các sai phạm của các doanh nghiệp

hơn.

Vậy ưu điểm của những quy định về tính giá NVL trong doanh nghiệp sản

xuất hiện nay là: đã kế thừa, cập nhật những thay đổi của CMKTQT về tính giá để

góp phần tạo ra sự đồng bộ giữa CMKTQT và CMKTVN; các quy định rõ ràng tạo

điều kiện thuận lợi cho áp dụng; khi áp dụng thực hiện nhìn chung đạt được sự

thống nhất và hiệu quả; việc duy trì các phương pháp giúp doanh nghiệp có thể lựa

chọn được phương pháp thích hợp đặc điểm vật chất, số lượng, tình hình nhập xuất

NVL, kho bãi, đội ngũ cán bộ, kho bãi ... của mình; chuẩn mực kế toán cũng có

thay đổi trong từng giai đoạn để ngày càng hoàn thiện hơn.

3.2.2.Những tồn tại

3.2.2.1. Tồn tại về việc tính giá nhập kho các NVL

Trước hết, việc xác định giá trị nhập kho của những NVL được biếu, tặng.

Theo quy định thì giá trị của NVL được biếu tặng thì có thể được ghi nhận theo hai

cách đó là giá ghi trên biên bản giao nhận hoặc giá của những NVL tương đương

khác trên thị trường cộng (+) các chi phí vận chuyển, (được hạch toán là một

khoản thu nhập khác và doanh nghiệp phải đóng thuế trên khoản thu nhập này).

Nhưng cũng theo quy định thì giá thực tế của NVL được hình thành trên phương

pháp các chứng từ hợp lệ các khoản chi hợp pháp của doanh nghiệp để tạo ra NVL.

Như vậy, trong trường hợp này nếu không có chi phí vận chuyển phát sinh thì giá

trị của số NVL này phải bằng không thì mới chính xác, vì thực tế để có được số

NVL này thì doanh nghiệp không phải bỏ ra bất kể một loại chi phí nào khác, và

cũng không hề có bất kể một chứng từ hợp lệ chứng minh các khoản chi hợp pháp

của doanh nghiệp. Doanh nghiệp có thể lợi dụng điều này để khai tăng giá trị của

NVL để tính vào chi phí nhiều hơn để giảm lợi nhuận và tránh thuế thu nhâp doanh

nghiệp phải nộp.

Thứ hai, những khoản giảm giá được hưởng khi mua NVL trong thời gian

nhà cung cấp áp dụng chương trình khuyến mãi, quảng cáo, giới thiệu sản phẩm.

Cần thấy rằng việc giảm giá này không đồng nhất với việc giảm giá khi khách vật

liệu A mua với số lượng lớn hoặc giảm giá do NVL kém phẩm chất. Bởi nhà cung

cấp thực hiện giảm giá trên tất cả số vật liệu A hoá mà họ bán ra không phân biệt

mua nhiều hay mua ít. Việc ghi nhận giá trị NVL nhập kho trong trường hợp này

không thể đồng nhất với trường hợp giảm giá khi mua với số lượng lớn hoặc khi

NVL bị kém phẩm chất được. Vậy việc ghi nhận giá thực tế nhập kho trong trường

hợp này như thế nào để có thể tính đúng, đủ, hợp lí giá gốc NVL cũng như CP

NVLTT, CP SXC? Có phải ghi giảm giá gốc vật liệu A tồn kho giống trong trường

hợp được hưởng chiết khấu thương mại hoặc do mua vật liệu A kém phẩm chất

hay không?

Thứ ba, đối với các khoản chiết khấu thương mại mà doanh nghiệp được

hưởng do ở những lần trước đó mua nhiều, nhưng đến lần mua này (lần mua gần

nhất) nhà cung cấp mới chấp nhận chiết khấu cho doanh nghiệp. Theo cách ghi

nhận giá trị NVL mua vào hiện nay thì không hợp lí ở chỗ, giá trị NVL nhập kho

lần này đã được ghi giảm là không đúng, vì khoản chiết khấu thương mại này phải

làm giảm giá trị mua NVL những lần trước đó thì mới đúng. Điều này ít nhiều ảnh

hưởng đến kết quả của doanh nghiệp

3.2.2.2. Đối với việc tính giá xuất NVL

Ta xem xét trường hợp tính giá xuất NVL trong trường hợp doanh nghiệp

xuất nguyên vật liệu trả lại nhà cung cấp. Theo quy định của chế độ kế toán hiện

hành thì khi NVL xuất trả lại nhà cung cấp, kế toán lập hoá đơn GTGT, hoá đơn

bán vật liệu A (chi tiết NVL trả lại) theo giá mua từ nhà cung cấp. Điều này đồng

nghĩa với việc ghi giảm giá trị NVL hay giá xuất kho theo giá mua từ nhà cung

cấp. Trong khi giá trị NVL xuất trong kì được xác định theo nguyên tắc giá gốc;

NVL được nhập kho theo giá nào thì khi xuất kho phải được ghi theo giá đó. Giá

gốc NVL không chỉ là giá mua từ nhà cung cấp mà còn bao gồm cả các chi phí liên

quan trực tiếp khác phát sinh để có được NVL ở địa điểm và trạng thái hiện tại.

Mặt khác, việc áp dụng phương pháp giá bình quân, LIFO, FIFO để xác định giá

trị NVL xuất trong kì không phải là giá gốc mà đây chỉ là các phương pháp giả

định được áp dụng mà thôi. Vì vậy không có sự thống nhất về mặt giá trị giữa giá

trị tính toán xuất kho với giá trị ghi sổ của những NVL mang trả lại nhà cung cấp.

Đây là một tồn tại cần phải giải quyết.

Trong trường hợp doanh nghiệp sử dụng phương pháp FIFO khi được

hưởng chiết khấu thương mại cho những lần mua trước đó thì sẽ làm cho kết quả

bị phản ánh sai lệch. Vì khi đó NVL giảm của những lần mua trước đó lại được ghi

giảm cho lần mua mà nhà cung cấp chấp nhận cho chiết khấu, đã làm cho chi phí

của những lần xuất NVL mua trước đó tăng lên hơn thực tế, làm cho thu nhập

trước thuế của lô vật liệu A được sản xuất bởi những NVL mua trước đó giảm, còn

chi phí khi xuất NVL của lần mua này sẽ giảm hơn thực tế sẽ làm cho thu nhập

trước thuế tăng thêm.

Hiện nay, nước ta duy trì hệ thống gồm có bốn phương pháp tính giá NVL

xuất kho. Một doanh nghiệp sử dụng phương pháp nào thì phương pháp đó phải

được dự kiến sử dụng trong một thời gian dài, ít nhất là trong một kì kế toán. Việc

sử dụng liên tục cùng một phương pháp trong một thời gian dài sẽ giúp người xem

các báo cáo dễ dàng so sánh các hoạt động hiện hành với các hoạt động trước đó

của doanh nghiệp. Tuy nhiên, các doanh nghiệp để đạt được những mục đích nhất

định có thể tuỳ tiện thay đổi phương pháp dễ gây nhầm lẫn cho người sử dụng các

báo cáo. Nếu thu nhập doanh nghiệp tăng lên, họ khó có thể xác định được sự tăng

lên này có phải do doanh nghiệp sử dụng hiệu quả hơn hay là kết quả của việc sử

dụng phương pháp kế toán

Trên thế giới đã không chấp nhận phương pháp tính giá xuất NVL theo

phương pháp LIFO nữa. Vậy CMKT VN liệu cũng phải có sự thay đổi để phù hợp

với thông lệ quốc tế hay không? Tại sao phương pháp LIFO lại không được chấp

nhận, nó có những tồn tại gì? Ta thấy trong một thị trường không ổn định về giá,

giá thay đổi từ kì này sang kì khác, thì mỗi phương pháp tính giá sẽ cho ra một kết

quả khác nhau. Khi giá mua vào tăng lên:

+ Phương pháp FIFO cho kết quả giá thực tế vật liệu A xuất thấp nhất, lãi

gộp lớn nhất.

+ Phương pháp LIFO cho kết quả giá thực tế vật liệu A xuất cao nhất, lãi

gộp là thấp nhất.

+ Kết quả phương pháp bình quân nằm giữa hai phương pháp FIFO và

LIFO.

+ Phương pháp thực tế đích danh thì hoàn toàn phụ thuộc vào những sản

phẩm nào thực tế được tiêu thụ nên có khuynh hướng che dấu sự biến động giá,

song có ưu điểm là khắc phục được những hạn chế của những phương pháp còn lại

và khối lượng tính toán ít.

Phương pháp FIFO cung cấp một cách đánh giá vật liệu A tồn kho trên

BCĐKT sát với giá hiện hành của vật liệu A hoá thay thế nhất. Phương pháp LIFO

chọn chi phí phát sinh sau cùng để xác định trị giá vốn của vật liệu A bán, do đó

kết quả của nó tương xứng rõ nhất giữa chi phí hiện hành và thu nhập trên

BCKQKD. Mặc dù mỗi phương pháp đều có những nguyên tắc, điều kiện và cách

tính khác nhau, nhưng cả hai phương pháp FIFO và LIFO thì dựa trên định giá về

dòng luân chuyển đối với vật liệu A tồn kho. Vậy thì định giá của phương pháp

nào được coi là “thực tế” hơn để có thể được tiếp tục chấp nhận. Đặc điểm quan

trọng nhất trong giả định của phương pháp FIFO là dựa trên khái niệm “dòng vận

động của vật liệu A hoá”. Khái niệm này cho thấy cách nguyên liệu, được nhập

kho và xuất kho. Và theo nguyên tắc này thì NVL nào ở trong kho lâu nhất sẽ được

xuất trước và tồn kho cuối kì là những NVL mới mua hoặc mới đựoc sản xuất

nhập kho. Điều này có nghĩa là nếu số lượng NVL cuối kì giả định sẽ được xuất

kho cho sản xuất trong một ngày sau này thì phòng thu mua phải mua lại một

lượng khác để tồn kho cuối kì. Theo phương pháp FIFO, trị giá NVL tồn kho cuối

kì là của những lần mua vào hoặc sản xuất gần nhất và do đó gần sát với giá trị

thay thế nhất. Phương pháp LIFO không dựa trên khái niệm “dòng vận động của

vật liệu A hoá” mà dựa trên khái niệm “dòng vận động của chi phí”. Theo khái

niệm này, giá NVL của những lần mua mới gần đây nhất sẽ được tính vào giá

thành phẩm. Phương pháp LIFO giả định lần mua mới nhất của NVL sẽ được xuất

hết cho sản xuất. Hậu quả là tồn kho cuối kì còn lại trong kho sẽ là số NVL mua

vào lúc đầu kì. Các doanh nghiệp sản xuất chế biến hoạt động kinh doanh càng lâu

thì NVL tồn kho có giá càng xưa. Hơn nữa, khi sử dụng phương pháp LIFO trong

kì có lạm phát xảy ra, chúng ta sẽ tính được giá trị thấp nhất của vật liệu A tồn kho

cuối kì vì nó được đánh giá theo giá đã tồn tại hoặc giá khi doanh nghiệp bắt đầu

hoạt động. Vì vậy đây không phải là biểu hiện đáng tin cậy về giá trị vật liệu A tồn

kho trên BCĐKT và về dòng vận động thực sự của vật liệu A tồn kho. Trong

trường hợp áp dụng phương pháp LIFO như trên, có vẻ như những mặt vật liệu A

mới nhất sẽ được tiêu thụ để đáp ứng nhu cầu tăng lên về nguyên liệu vật liệu A

hoá. Nhưng trên thực tế, những mặt vật liệu A được nhập kho từ trước vẫn thường

được xem như đã tiêu thụ khi số lượng vật liệu A tồn kho giảm đáng kể. Chính vì

biểu hiện thiếu tin cậy về dòng vận động vật chất về vật liệu A tồn kho nên phương

pháp LIFO có thể gây ra những đánh giá sai lệch về lợi nhuận thuần hoặc lỗ.

Ngoài ra việc sử dụng phương pháp LIFO cho mục đích thuế vẫn thường

xuyên xảy ra. Doanh nghiệp kinh doanh liên tục phải có sản phẩm thay thế những

sản phẩm nhập kho trước đó. Nếu chi phí và doanh thu phải phù hợp với nhau thì

trị giá vốn sản phẩm bán phải phải tương xứng với doanh thu đã tạo ra sự tương

xứng này. Mặc dù chi phí của những lần mua NVL gần nhất không nhất thiết sẽ

giống như trị giá vốn của những sản phẩm thay thế nhưng đó vẫn là chi phí hiện

hành nhất. Do đó, chi phí của những lần mua gần nhất tương đối sát với giá trị của

nhũng sản phẩm thay thế. Tuy nhiên, cũng chính vì điều này đã làm cho thông tin

về giá vốn vật liệu A bán bị đẩy lên quá cao, thu nhập thuần bị phản ánh quá thấp

dẫn đến số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp thấp hơn nhiều khi doanh nghiệp

áp dụng các phương pháp tính giá khác. Điều này là không hợp lí trong điều kiện

giá cả có xu hướng tăng lên như hiện nay.

3.3. Một số đề suất nhằm hoàn thiện công tác tính giá NVL

Để hoàn thiện công tác tính giá NVL trong doanh nghiệp sản xuất, xin đề

suất như sau:

3.3.1. Đối với NVL được biếu, tặng

Nhà nước nên có những quy định cụ thể hơn, không gộp chung với các

trường hợp tăng NVL khác, mà coi đây là một trường hợp đặc biệt để có những

hướng dẫn riêng, vì trong trường hợp này không thể yêu cầu được một chứng từ

hợp pháp để chứng minh một khoản chi hợp pháp để có được số NVL này của

doanh nghiệp được.

3.3.2. Đối với khoản giảm gía được hưởng trong thời gian nhà cung cấp thực

hiện các hoạt động khuyến mãi, quảng cáo, giới thiệu sản phẩm.

Việc hạch toán NVL trong trường hợp này phụ thuộc vào giá NVL mua vào

trên hoá đơn của nhà cung cấp, cụ thể:

Một, nếu trên hoá đơn bán vật liệu A (hoá đơn GTGT ) do nhà cung cấp

phát hành, giá NVL mua vào được ghi theo giá đã trừ giảm giá mà không thể hiện

số giảm giá được hưởng trên hoá đơn thì NVL sẽ được ghi nhận theo giá hoá đơn.

Hai, nếu trên hoá đơn do nhà cung cấp phát hành ghi đầy đủ thông tin về

giá ban đầu, khoản giảm giá được hưởng, thì vấn đề NVL mua vào được ghi theo

giá nào? Có hai phương án sau:

+ Phương án 1: NVL được ghi theo giá sau khi đã trừ đi giảm giá được

hưởng. Khi đó khoản giảm giá này sẽ không được ghi nhận trên sổ kế toán.

Phương pháp của phương án này là NVL sẽ được ghi nhận trên phương pháp giá

mua thực tế của nhà cung cấp.

+ Phương án 2: NVL được ghi theo giá ban đầu, khi đó khoản giảm giá

được hưởng sẽ được phản ánh trên sổ kế toán của doanh nghiệp. Phương pháp của

phương án này là nguyên tắc xác định giá gốc của NVL mua ngoài, chỉ các khoản

chiết khấu thương mại, giảm giá vật liệu A mua không đúng quy cách, phẩm chất

mới được loại trừ khỏi chi phí mua của NVL nói chung. Xét về mặt bản chất,

khoản giảm giá này phát sinh không phải trường hợp mua với số lượng lớn, bởi

nhà cung cấp thực hiện giảm giá trên tất cả vật liệu A hoá mà họ đã bán ra không

phân biệt mua với số lượng nhiều hay ít. Vì vậy khoản giảm giá này không được

loại trừ khỏi giá gốc của NVL mua vào.

Với yêu cầu tính và hạch toán đúng, đủ giá gốc của NVL mua vào, đảm bảo

mức độ ổn định của tương đối của giá gốc NVL trong kì phương án hai được lựa

chọn. Khi đó, khoản giảm giá là lợi ích mà doanh nghiệp được hưởng do tác động

của quan hệ cung cầu trên thị trường có liên quan đến NVL, nhân tố trực tiếp tạo ra

doanh thu trong kì. Vì vậy, chúng được hạch toán tăng thu nhập của doanh nghiệp

thông qua việc ghi giảm giá thực tế vật liệu A xuất trong kì. Như vậy, trường hợp

này được định khoản như sau:

Nợ TK 152: Giá mua NVL ban đầu

Nợ TK 133 : Thuế GTGT tính trên giá mua đã trừ giảm giá

Có TK 111,112... : Số tiền thực tế thanh toán cho nhà cung cấp

Có TK 632 : Số tiền giảm giá

3.3.3. Đối với bất cập của việc tính giá xuất NVL trả lại nhà cung cấp

Doanh nghiệp có thể lấy giá mua của NVL từ nhà cung cấp làm giá xuất.

Biện pháp này tuy đơn giản nhưng vi phạm nguyên tắc nhất quán khi không sử

dụng phương pháp tính giá xuất mà doanh nghiệp đã lựa chọn. Vì vậy, doanh

nghiệp có thể sử dụng phương án: Trị giá NVL xuất trả lại vẫn được xác định theo

phương án lựa chọn và giá trị ghi sổ của chúng là giá mua từ nhà cung cấp. Phần

chênh lệch giữa giá trị ghi sổ và giá trị tính toán hạch toán tăng (hoặc giảm)

GVHB trong kì. Theo phương án này giá trị vật liệu A mua trả lại nhà cung cấp sẽ

bảo đảm thực hiện đúng quy định trong chế độ kế toán hiện hành:

- Giá trị NVL xuất trả lại được tính theo phương pháp mà doanh nghiệp lựa

chọn sẽ đảm bảo được nguyên tắc nhất quán.

- Phần chênh lệch giữa giá trị ghi sổ và giá trị tính toán của NVL trả lại:

Giá trị tính toán > Giá trị ghi sổ => Giá trị thiệt hại làm tăng GVHB

Giá trị tính toán < Giá trị ghi sổ => Giá trị thiệt hại làm giảm GVHB

+ Nếu giá trị tính toán lớn hơn giá mua

BT 1) Phản ánh giá trị NVL trả lại theo giá mua của chúng

Nợ TK 331, 111, 112,...

Có TK 152

Có TK 133: Thuế GTGT được khấu trừ (nếu có)

BT 2) Phản ánh phần chênh lệch

Nợ TK 632

Có TK 152

+ Nếu giá trị tính toán nhỏ hơn giá trị mua

Nợ TK 331, 111, 112,...

Có TK 152: Giá trị xuất kho

Có TK 632: Chênh lệch

3.3.4. Đối với các khoản chiết khấu thương mại mà doanh nghiệp được hưởng

do nhà cung cấp chấp nhận do những lần trước mua nhiều

Doanh nghiệp không thể ghi giảm ngay giá gốc của NVL nhập kho của lần

mua gần nhất.

+ Nếu doanh nghiệp tính giá xuất theo phương pháp LIFO thì doanh nghiệp

có thể tiến hành điều chỉnh giảm giá gốc NVL mua những lần trước đó. Việc điều

chỉnh rất thuận lợi khi NVL đó vẫn nằm trong kho.

+ Nếu doanh nghiệp áp dụng các phương pháp tính giá xuất còn lại thì

doanh nghiệp nên tiến hành điêù chỉnh lại kết quả.

3.3.5. Đối với việc duy trì nhiều phương pháp tính giá xuất

Theo quy định các doanh nghiệp chỉ phải sử dụng thống nhất phương pháp

đã chọn trong một niên độ kế toán nên doanh nghiệp sẽ có khuynh hướng mỗi năm

sẽ chọn lại một phương pháp để việc lập các BCTC thuận lợi nhất, gây nhầm lẫn

cho người sử dụng. Vậy nên cần phải áp dụng nhất quán một phương pháp tính giá

cho các loại NVL có cùng bản chất, đặc tính, và mục đích sử dụng đối với doanh

nghiệp. Việc xác định những nhóm NVL có cùng đặc tính và mục đích sử dụng đối

với một doanh nghiệp cụ thể phụ thuộc vào các yếu tố và điều kiện nhất định. Còn

đối với những nhóm NVL có đặc tính và mục đích sử dụng khác nhau thì có thể

lựa chọn những phương pháp khác nhau tuỳ doanh nghiệp lựa chọn sao cho phù

hợp nhất.

Cũng nên có những quy định thống nhất phương pháp tính giá đối với

những doanh nghiệp tương đương: cùng ngành nghề kinh doanh, cùng quy mô,

cùng thời gian tồn tại, ...

3.3.6. Đối với việc duy trì phương pháp LIFO

Cũng trên phần phân tích về những tồn tại của các phương pháp tính giá

xuất NVL thì ta thấy trong hai giả định về vật liệu A tồn kho thì giả định về

phương pháp FIFO thực tế và hợp lí hơn phương pháp LIFO bởi phản ánh được

trật tự luân chuyển của vật liệu A tồn kho. Mặt khác, việc sử dụng phương pháp

LIFO thường cho mục đích thuế khoá, và việc sử dụng phương pháp này sẽ làm

cho khoản mục vật liệu A tồn kho trong BCĐKT được nhận biết theo một giá trị ít

có quan hệ với các mức chi phí gần đây. Vì vậy mà phương pháp LIFO đã không

còn được phép áp dụng theo chuẩn mực kế toán quốc tế IAS 02. Khi CMKTQT đã

có những thay đổi thì ít nhiều cũng tác động đến CMKTVN khi mà quá trình hội

nhập kinh tế quốc tế đang diễn ra mạnh mẽ. Mặc dù ở thời điểm hiện nay, việc vận

dụng những thay đổi của IAS 02 vào VAS 02 là rất khó khăn, nhưng việc hoàn

thiện VAS để đồng bộ với IAS là một điều cần thiết để mở cửa nền kinh tế. Như

vậy thì việc cập nhật những thay đổi của IAS để có nhữngđiều chỉnh, những thay

đổi trong VAS cho phù hợp với thông lệ quốc tế phải được tiến hành thường

xuyên.

3.3.7. Trong điều kiện lạm phát

Trong giai đoạn giá cả có xu hướng tăng lên như hiện nay thì áp dụng

phương pháp FIFO sẽ làm giá trị vật liệu A tồn kho cao và giá trị vật liệu xuất

dùng nhỏ nên giá thành sản phẩm giảm, lợi nhuận tăng. Phương pháp FIFO thích

hợp trong thời kỳ lạm phát, nhưng chỉ áp dụng đối với những doanh nghiệp ít danh

điểm vật tư, số lần nhập kho của mỗi danh điểm không nhiều.

Những vấn đề được đưa ra trên đây có tính lý luận trên phương pháp nghiên

cứu CMKT vật liệu A tồn kho của Việt Nam giúp cho kế toán có thể tính đúng, đủ

và hợp lý giá gốc NVL cũng như chi phí NVL phát sinh nhằm hoàn thiện công tác

tính giá NVL trong các doanh nghiệp đặc biệt có ý nghĩa trong doanh nghiệp sản

xuất.

KẾT LUẬN

Tính giá thực tế NVL có vai trò vô cùng quan trọng trong doanh nghiệp sản

xuất. Khi những quy định, những chế độ tài chính liên quan hợp lí, rõ ràng chính

xác, gần hơn với những quy định của quốc tế thì công tác tính giá càng hiệu quả và

phát huy hết tác dụng. Chuẩn mực kế toán Việt Nam hiện nay liên quan đến vật

liệu A tồn kho nhìn chung là sự kế thừa của chuẩn mực kế toán quốc tế, tạo điều

kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp khi gia nhập WTO. Tuy nhiên, sau khi đi sâu

vào việc nghiên cứu các quy định cách tính giá NVL thì ta thấy vẫn có những bất

cập cần phải giải quyết giúp doanh nghiệp dược dễ dàng hơn trong việc tính giá

NVL. Hiện nay chuẩn mực kế toán quốc tế đã có những thay đổi, Việt Nam cũng

cần xem xét để có những thay đổi phù hợp hơn nữa. Hoàn thiện tính giá NVL là

một yêu cầu đặt ra hiện nay để thống nhất vận dụng chuẩn mực kế toán trong các

doanh nghiệp và để tiến tới sự đồng bộ giữa CMKT VN và CMKT QT.

Việc nghiên cứu đề tài là rất cần thiết, đăc biệt đối với sinh viên năm cuối.

Nó giúp sinh viên hệ thống lại được kiến thức và có những nhận định riêng của

mình, thấy được những điểm vướng mắc cũng như hướng giải quyết hợp lí nhất

xung quanh công tác tính giá NVL.

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU - 1 -

PHẦN I: CƠ SỚ LÍ LUẬN VỀ TÍNH GIÁ NGUYÊN VẬT LIỆU NHẬP KHO,

XUẤT KHO - 3 -

1.1. Tính giá NVL và bản chất của tính giá NVL ................................................ - 3 -

1.1.1. Tính giá NVL ............................................................................................ - 3 -

1.1.2. Bản chất tình giá NVL .............................................................................. - 3 -

1.2. Các phương pháp tinh giá NVL.................................................................... - 3 -

1.2.1. Phương pháp giá gốc (giá phí lịch sử) ....................................................... - 4 -

1.2.2. Phương pháp giá phí hiện tại ..................................................................... - 4 -

1.2.3. Giá phí thay thế ......................................................................................... - 4 -

1.2.4. Giá phí có thể thực hiện được .................................................................... - 5 -

1.2.5. Phương pháp giá thấp hơn giá gốc và giá thị trường (Lower of cost or

market value- LCM) ........................................................................................... - 5 -

1.2.6. Phương pháp giá phí chuẩn (Standard cost) ............................................... - 7 -

1.3. Kinh nghiệm tính giá NVL tại một số nước .................................................. - 8 -

1.3.1. Kinh nghiệm từ kế toán Mỹ....................................................................... - 8 -

1.3.2. Kinh nghiệm từ kế toán Pháp .................................................................... - 9 -

1.3.3. Kinh nghiệm từ kế toán Trung Quốc ....................................................... - 10 -

PHẦN II: CHẾ ĐỘ KẾ TOÁN VIỆT NAM HIỆN HÀNH VỀ TÍNH GIÁ

NGUYÊN VẬT LIỆU NHẬP KHO, XUẤT KHO ........................................... - 11 -

2.1. Lịch sử kế toán thế giới về tính giá NVL .................................................... - 11 -

2.1.1. Giai đoạn trước CMKT VN số 02 ra đời ................................................. - 11 -

2.1.2. Giai đoạn sau CMKT VN số 02 ra đời ................................................... - 12 -

2.2. Chế độ kế toán Việt Nam hiện hành về phương pháp tính giá NVL nhập kho,

xuất kho ............................................................................................................ - 12 -

2.2.1. Nguyên tắc tính giá NVL ........................................................................ - 12 -

2.2.2. Tính giá NVL nhập kho .......................................................................... - 13 -

2.2.3. Tính giá nguyên vật liệu xuất kho ........................................................... - 17 -

PHẦN III: MỘT SỐ ĐỀ SUẤT HOÀN THIỆN TÍNH GIÁ NVL .................... - 26 -

3.1. Sự cần thiết phải hoàn thiện tính giá NVL .................................................. - 27 -

3.2. Đánh giá công tác tính giá NVL ................................................................. - 28 -

3.2.1. Những ưu điểm ....................................................................................... - 28 -

3.2.2.Những tồn tại ........................................................................................... - 30 -

3.3. Một số đề suất nhằm hoàn thiện công tác tính giá NVL ............................. - 35 -

3.3.1. Đối với NVL được biếu, tặng .................................................................. - 35 -

3.3.2. Đối với khoản giảm gía được hưởng trong thời gian nhà cung cấp thực hiện

các hoạt động khuyến mãi, quảng cáo, giới thiệu sản phẩm............................... - 35 -

3.3.3. Đối với bất cập của việc tính giá xuất NVL trả lại nhà cung cấp ............. - 36 -

3.3.4. Đối với các khoản chiết khấu thương mại mà doanh nghiệp được hưởng do

nhà cung cấp chấp nhận do những lần trước mua nhiều .................................... - 37 -

3.3.5. Đối với việc duy trì nhiều phương pháp tính giá xuất .............................. - 37 -

3.3.6. Đối với việc duy trì phương pháp LIFO .................................................. - 38 -

3.3.7. Trong điều kiện lạm phát ........................................................................ - 38 -

KẾT LUẬN.. ……………………………………………………………..- 39 -

MỤC LỤC………………….. ........................................................................... - 40 -

DANH MỤC BẢNG BIỂU .............................................................................. - 42 -

DANH MỤC HÌNH VẼ.................................................................................... - 42 -

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ......................................................................... - 43 -

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................... - 44 -

DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 1-1: Minh hoạ cách xác định theo LCM ..................................................... - 6 -

Bảng 2-1: Giá thực tế của vật liệu X, Y ............................................................ - 15 -

Bảng 2-2: Tính giá vật liệu A theo pp hạch toán................................................. - 24 -

Bảng 2-3: So sánh kết quả các phương pháp tính giá xuất kho .......................... - 25 -

DANH MỤC HÌNH VẼ

Hình 2-1: Mô hình tính giá NVL mua vào ........................................................ - 15 -

Hình 2-2: Bảng kê tính giá NVL theo pp hạch toán ........................................... - 21 -

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

BCĐKT Bảng cân đối kế toán

BCKQKD Báo cáo kết quả kinh doanh

BCTC Báo cáo tài chính

CMKT QT Chuẩn mực kế toán quốc tế

CMKT VN Chuẩn mực kế toán Việt Nam

CP NVLTT Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp

CP SXC Chi phí sản xuất chung

GTGT Giá trị gia tăng

GVHB Giá vốn vật liệu A bán

FIFO Phương pháp nhập trước, xuất trước

IAS Chuẩn mực kế toán quốc tế

LIFO Phương pháp nhập sau, xuất trước

NVL Nguyên vật liệu

pp Phương pháp

VAS Chuẩn mực kế toán Việt Nam

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Chủ biên: PGS. TS Nguyễn Văn Công - Giáo trình Kế toán tài chính_nxb: ĐH

KTQD năm 2006.

2. Chủ biên : PGS. TS. Nguyễn Thị Đông – Giáo trình Lý thuyết hạch toán kế

toán_nxb Tài chính tháng 5/2003.

3. Chủ biên: PGS. TS. Nguyễn Thị Loan - Giáo trình Kế toán tài chính _nxb: ĐH

KTQD năm 2007.

4. Chế độ Kế toán doanh nghiệp (Q1 và Q2) của Vụ Chế độ Kế toán - Kiểm toán-

Bộ Tài chính_nxb: BTC năm 2006.

5. Chuẩn mực kế toán Việt Nam số 02: Vật liệu A tồn kho.

6. Luật Kế toán số 03/2003/QH 11 ngày 17/6/2003.

7. Tạp chí kế toán

Năm 2007 số 66

Năm 2005 số 49, 52, 53, 54, 55

Năm 2002 số 38

Năm 2000 số 25, 26

8. Các trang web

hvtc.edu.vn

neu.edu.vn

tapchiketoan.info

saga.vn

webketoan.vn