kỹ năng lãnh đạo theo tình huống

31
Kỹ năng lãnh đạo theo tình huống 2012 Lời nói đầu Ngày nay, quá trình toàn cầu hóa đang diễn ra mạnh mẽ, xóa đi các rào cản giữa các quốc gia và biến thế giới thành một thị trường duy nhất. Các doanh nghiệp, lớn cũng như nhỏ, đều có cơ hội để trở thành một đối thủ cạnh tranh trên thị trường quốc tế. Điều đó, càng đòi hỏi các nhà lãnh đạo doanh nghiệp phải có những kỹ năng cần thiết để điều hành một công ty có phạm vi hoạt động vượt ra khỏi biên giới quốc gia mình, đủ sức cạnh tranh với các công ty khác trên toàn cầu. Một doanh nhân có kỹ năng lãnh đạo tốt sẽ đối phó với các tình huống khó khăn một cách bình tĩnh và sáng suốt hơn. Một số người còn nhìn thấy khó khăn cũng chính là một cơ hội và luôn sẵn sàng để thích nghi và có những đột phá. Việc áp dụng một kiểu phong cách lãnh đạo nào đó trong hoạt động quản trị kinh doanh không đơn giản là áp dụng nguyên bản một kiểu phong cách nào đó Trịnh thị Dịu- 542766 & Hoàng văn Thanh- 542821

Upload: hon-da-cuoi

Post on 10-Aug-2015

448 views

Category:

Documents


12 download

DESCRIPTION

Ngày nay, quá trình toàn cầu hóa đang diễn ra mạnh mẽ, xóa đi các rào cản giữa các quốc gia và biến thế giới thành một thị trường duy nhất. Các doanh nghiệp, lớn cũng như nhỏ, đều có cơ hội để trở thành một đối thủ cạnh tranh trên thị trường quốc tế. Điều đó, càng đòi hỏi các nhà lãnh đạo doanh nghiệp phải có những kỹ năng cần thiết để điều hành một công ty có phạm vi hoạt động vượt ra khỏi biên giới quốc gia mình, đủ sức cạnh tranh với các công ty khác trên toàn cầu.

TRANSCRIPT

Page 1: Kỹ năng lãnh đạo theo tình huống

Kỹ năng lãnh đạo theo tình huống 2012

Lời nói đầuNgày nay, quá trình toàn cầu hóa đang diễn ra mạnh mẽ, xóa đi các rào cản

giữa các quốc gia và biến thế giới thành một thị trường duy nhất. Các

doanh nghiệp, lớn cũng như nhỏ, đều có cơ hội để trở thành một đối thủ

cạnh tranh trên thị trường quốc tế. Điều đó, càng đòi hỏi các nhà lãnh đạo

doanh nghiệp phải có những kỹ năng cần thiết để điều hành một công ty có

phạm vi hoạt động vượt ra khỏi biên giới quốc gia mình, đủ sức cạnh tranh

với các công ty khác trên toàn cầu.

Một doanh nhân có kỹ năng lãnh đạo tốt sẽ đối phó với các tình huống khó

khăn một cách bình tĩnh và sáng suốt hơn. Một số người còn nhìn thấy khó

khăn cũng chính là một cơ hội và luôn sẵn sàng để thích nghi và có những

đột phá.

Việc áp dụng một kiểu phong cách lãnh đạo nào đó trong hoạt động quản

trị kinh doanh không đơn giản là áp dụng nguyên bản một kiểu phong cách

nào đó trong thực tiễn sản xuất, kinh doanh mà đòi hỏi người quản trì phải

vận dụng một cách linh hoạt, sáng tạo để tìm ra kiểu phong cách lãnh đạo

thích hợp, tuỳ vào những điều kiện, tình huống cụ thể của doanh nghiệp.

Từ những vấn đề trên chúng ta hãy cùng đi tìm hiểu về "Kỹ năng lãnh đạo

theo tình huống".

          

Trịnh thị Dịu- 542766 & Hoàng văn Thanh- 542821

Page 2: Kỹ năng lãnh đạo theo tình huống

Kỹ năng lãnh đạo theo tình huống 2012

I/ KHÁI QUÁT VỀ PHONG CÁCH LÃNH ĐẠO

1. Lãnh đạo là gì?

Lãnh đạo là khả năng thuyết phục và gây ảnh hưởng đến người khác để hoàn thành những mục tiêu mong muốn. Nói cách khác, lãnh đạo thiên về khía cạnh nhân bản và nhắm đến “người” để nối kết họ thành một đội ngũ và động viên họ tiến tới mục tiêu mong muốn.

Có hai loại lãnh đạo là lãnh đạo chính thức và lãnh đạo không chính thức. Lãnh đạo chính thức là người lãnh đạo có thực quyền, là người đồng thời đóng vai trò quản trị viên trong một tổ chức, được trao ban quyền hạn và chức năng hành xử trên người khác để thi hành một công tác theo hoạch định. Người lãnh đạo không chính thức hay còn gọi là lãnh đạo tự nhiên, là người lãnh đạo do thiên phú với phong cách lôi cuốn người khác. Tuy họ không có quyền hạn chính thức để sai khiến, nhưng lời nói của họ có giá trị, được người khác lắng nghe và thực hiện. Những người lãnh đạo tự nhiên này thường được người khác ngưỡng mộ như một chứng nhân gương mẫu về cách tổ chức và thực hiện đối với đời sống cá nhân cũng như xã hội.

2. Phong cách lãnh đạo

Phong cách lãnh đạo là gì ?

Từ góc độ lý luận cũng như thực tiễn tâm lý học, vấn đề quản lý, trong đó nổi bật là phong cách lãnh đạo, đã được bàn nhiều trong các công trình khoa học. Khái niệm phong cách lãnh đạo thường được hiểu theo các góc độ sau:

Trịnh thị Dịu- 542766 & Hoàng văn Thanh- 542821

Page 3: Kỹ năng lãnh đạo theo tình huống

Kỹ năng lãnh đạo theo tình huống 2012

Được coi là một nhân tố quan trọng của người quản lý, lãnh đạo, nó

gắn liền với kiểu người lãnh đạo và nghệ thuật lãnh đạo, quản lý con

người.

Phong cách lãnh đạo không chỉ thể hiện về mặt khoa học và tổ chức

lãnh đạo, quản lý mà còn thể hiện tài năng, chí hướng, nghệ thuật

điều khiển, tác động người khác của người lãnh đạo.

Phong cách lãnh đạo là cách thức làm việc của nhà lãnh đạo.

Phong cách lãnh đạo là hệ thống các đấu hiệu đặc trưng của hoạt và

động quản lý của nhà lãnh đạo, được quy định bởi các đặc điểm

nhân cách của họ.

Phong cách lãnh đạo là kết quả của mối quan hệ giữa cá nhân và sự

kiện, và được biểu hiện bằng công thức: Phong cách lãnh đạo = Cá

tính x Môi trường.

Nhìn chung, những định nghĩa trên đã đề cập và phản ánh khá rõ nhiều mặt, nhiều đặc trưng khác nhau của phong cách lãnh đạo. Tuy nhiên, phần lớn các định nghĩa chỉ nhấn mạnh đến mặt chủ quan, mặt cá tính của chủ thể lãnh đạo chứ chưa đề cập, xem xét phong cách lãnh đạo như một kiểu hoạt động. Kiểu hoạt động đó được diễn ra như thế nào còn phụ thuộc vào yếu tố môi trường xã hội, trong đó có sự ảnh hưởng của hệ tư tưởng, của nền văn hoá... Như vậy, chúng ta có thể đính nghĩa như sau: Phong cách lãnh đạo là kiểu hoạt động đặc thù của người lãnh đạo được hình thành trên cơ sở kết hợp chặt chẽ và tác động qua lại biện chứng giữa yếu tố tâm lý chủ quan của người lãnh đạo và yêu tố môi trường xã hội trong hệ thống quản lý.

Theo Lewin có ba hình thức lãnh đạo sau đây: 

Phân loại Phong cách lãnh đạo

Trịnh thị Dịu- 542766 & Hoàng văn Thanh- 542821

Page 4: Kỹ năng lãnh đạo theo tình huống

Kỹ năng lãnh đạo theo tình huống 2012

Phong cách lãnh đạo độc đoán

Kiểu quản lý mệnh lệnh độc đoán được đặc trưng bằng việc tập trung mọi quyền lực vào tay một mình người quản lý, người lãnh đạo - quản lý bằng ý chí của mình, trấn áp ý chí và sáng kiến của mọi thành viên trong tập thể.

Phong cách lãnh đạo này xuất hiện khi các nhà lãnh đạo nói với các nhân viên chính xác những gì họ muốn các nhân viên làm và làm ra sao mà không kèm theo bất kỳ lời khuyên hay hướng dẫn nào cả. Hình thức này thường phù hợp với lối quản trị cổ điển, hoặc khi tổ chức đang trong tình trạng canh tân nội bộ để loại trừ những phần tử làm lũng đoạn sinh hoạt chung, vv… Nhất là khi tinh thần kỷ luật và trật tự của tổ chức lỏng lẻo cần sửa đổi.

Đặc điểm: Nhân viên ít thích lãnh đạo. Hiệu quả làm việc cao khi có mặt lãnh đạo, thấp khi không có mặt lãnh đạo. Không khí trong tổ chức: gây hấn, phụ thuộc vào định hướng cá nhân.

Phong cách lãnh đạo dân chủ:

Kiểu quản lý dân chủ được đặc trưng bằng việc người quản lý biết phân chia quyền lực quản lý của mình, tranh thủ ý kiến cấp dưới, đưa họ tham gia vào việc khởi thảo các quyết định. Kiểu quản lý này còn tạo ra những điều kiện thuận lợi để cho những người cấp dưới được phát huy sáng kiến, tham gia vào việc lập kế hoạch và thực hiện kế hoạch, đồng thời tạo ra bầu không khí tâm lý tích cực trong quá trình quản lý.

Đặc điểm: Nhân viên thích lãnh đạo hơn Không khí thân thiện, định hướng nhóm, định hướng nhiệm vụ Năng suất cao, kể cả không có mặt của lãnh đạo.

Phong cách lãnh đạo tự do

Trịnh thị Dịu- 542766 & Hoàng văn Thanh- 542821

Page 5: Kỹ năng lãnh đạo theo tình huống

Kỹ năng lãnh đạo theo tình huống 2012

Với phong cách lãnh đạo này, nhà lãnh đạo sẽ cho phép các nhân viên được quyền ra quyết định, nhưng nhà lãnh đạo vẫn chịu trách nhiệm đối với những quyết định được đưa ra. Phong cách lãnh đạo này được sử dụng khi các nhân viên có khả năng phân tích tình huống và xác định những gì cần làm và làm như thế nào. Bạn không thể ôm đồm tất cả mọi công việc! Bạn phải đặt ra các thứ tự ưu tiên trong công việc và uỷ thác một số nhiệm vụ nào đó.

Đặc điểm: Nhân viên ít thích lãnh đạo. Không khí trong tổ chức thân thiện, định hướng nhóm, định hướng vui chơi. Năng suất thấp, người lãnh đạo vắng mặt thường xuyên.

Các yếu tố ảnh hưởng tới PCLĐ

Thời gian là bao nhiêu?

Các mối quan hệ được dựa trên sự tôn trọng và tin tưởng hay dựa

trên sự thiếu tôn trọng?

Ai là người nắm giữ thông tin - bạn, các nhân viên, hay cả hai?

Các nhân viên được huấn luyện ra sao và bạn hiểu rõ các nhiệm vụ

như thế nào?

Các mâu thuẫn nội bộ

Mức độ sức ép

Kiểu nhiệm vụ. Đó là kiểu cấu trúc, phi cấu trúc, phức tạp, hay đơn

giản?

Luật lệ hay các quy trình thủ tục được thiết lập

II/ LÃNH ĐẠO THEO TÌNH HUỐNG

1. Thế nào là lãnh đạo theo tình huống ?

Trịnh thị Dịu- 542766 & Hoàng văn Thanh- 542821

Page 6: Kỹ năng lãnh đạo theo tình huống

Kỹ năng lãnh đạo theo tình huống 2012

Nhiều nhà lãnh đạo đang cố lựa chọn cho mình một phong cách lãnh

đạo hoàn hảo để áp dụng với tất cả các nhân viên của mình? Nhưng

thực tế cho thấy rằng không có phong cách nào là tốt nhất cho tất cả các

nhân viên. Việc lãnh đạo hiệu quả đòi hỏi nhà lãnh đạo nên sử dụng

nhiều phong cách quản lý khác nhau một cách linh hoạt và phù hợp với

từng đối tượng và hoàn cảnh cụ thể.

Kỹ năng lãnh đạo theo tình huống đang được nhiều nhà quản trị sử

dụng.Vậy thế nào là lãnh đạo theo tình huống? Lãnh đạo theo tình

huống bao gồm việc sử dụng bốn phong cách quản lý khác nhau: Quản

lý kiểu hướng dẫn, Quản lý kiểu tư vấn hay kiểu “ông bầu, Quản lý

kiểu hỗ trợ Phong cách phân cấp hay uỷ quyền.

Quản lý kiểu hướng dẫn : Nhà quản trị sẽ hướng dẫn nhân viên làm thế

nào để hoàn thành công việc, kiểm tra chặt chẽ hoạt động của nhân viên

và tự mình đưa ra hầu hết quyết định. Đây là phong cách thích hợp nhất

để quản lý nhân viên mới vào nghề hoặc đối với những người thực hiện

công việc không tốt. Tuy nhiên, nếu nhà quản lý chỉ sử dụng một phong

cách này thì sẽ trở thành tiểu tiết, độc đoán.

Quản lý kiểu tư vấn hay kiểu “ông bầu” : Nhà quản trị liên tục đưa ra

các định hướng và buộc nhân viên cùng tham gia giải quyết vấn đề và

tham gia vào quá trình ra quyết định. Để thực hiện được điều này, cần

lôi kéo ý kiến của nhân viên, trả lời các câu hỏi được nêu ra và thể hiện

sự hứng thú bàn bạc công việc với từng cá nhân. Phong cách này thích

hợp khi nhân viên không còn là người mới đối với công việc nhưng

Trịnh thị Dịu- 542766 & Hoàng văn Thanh- 542821

Page 7: Kỹ năng lãnh đạo theo tình huống

Kỹ năng lãnh đạo theo tình huống 2012

cũng chưa đủ khả năng hoặc sự tự tin về khả năng thực hiện công việc

của mình.

Quản lý kiểu hỗ trợ: Nhà quản trị sử dụng phong cách này khi nhân

viên của anh ta đã có khả năng thực hiện một công việc được giao

nhưng còn thiếu tự tin. Theo phong cách này, nhà quản lý là nơi để

nhân viên nêu ra những lo ngại và để bàn bạc về những khó khăn. Tuy

nhiên, thay vì giải quyết hộ, nhà quản lý chỉ hỗ trợ họ. Làm như vậy sẽ

tăng cường tính độc lập và sự tự tin của nhân viên.

Phong cách phân cấp hay uỷ quyền Sử dụng đối với nhân viên có cả kỹ

năng và sự tự tin trong việc xử lý công việc. Tuy nhiên, nếu bạn sử

dụng phong cách này trước khi nhân viên của bạn sẵn sàng cho công

việc thì họ có thể sẽ cảm thấy rằng, bạn đã bỏ rơi họ.

2. Các nghiên cứu về lãnh đạo theo tình huống

Quan điểm của lý thuyết lãnh đạo theo tình huống dựa trên ý kiến cho rằng

phong cách lãnh đạo phù hợp nhất sẽ phụ thuộc vào tình huống. Hầu hết các

thuyết lãnh đạo theo tình huống đều giả định rằng người lãnh đạo hiệu quả

phải vừa sáng suốt và vừa linh động. Chúng ta hãy cùng xem xét các

mô hình lãnh đạo theo tình huống của Fiedler, Hersey và Blanchard,

và lý thuyết lãnh đạo đường dẫn-mục tiêu.

Trịnh thị Dịu- 542766 & Hoàng văn Thanh- 542821

Page 8: Kỹ năng lãnh đạo theo tình huống

Kỹ năng lãnh đạo theo tình huống 2012

Mô hình của Fiedler

Mô hình lãnh đạo này cho rằng kết quả làm việc của nhóm có hiệu

quả hay không là phụ thuộc vào phong cách lãnh đạo. Trong mô hình

này, Fiedler giả định rằng phong cách của người lãnh đạo là không thay

đổi và ông đưa ra những cách lãnh đạo cũng như các yếu tố tình huống

như sau:

- Phong cách lãnh đạo có 2 dạng

• Chú trọng đến mối quan hệ (mối quan hệ giữa lãnh đạo và cấp dưới)

• Chú trọng đến nhiệm vụ (quan tâm đến năng suất)

- Yếu tố tạo ra tình huống có 3 loại

• Mối quan hệ giữa người lãnh đạo và các thành viên trong nhóm. Mối

quan hệ này dựa trên mức độ tin cậy và tôn trọng lẫn nhau giữa người

lãnh đạo và cấp dưới.

• Cấu trúc nhiệm vụ. Cấu trúc này thể hiện công việc được giao có quy

trình như thế nào? Rõ ràng hay không rõ ràng. Như vậy cấu trúc nhiệm

vụ cao muốn nói đến nhóm được giao một nhiệm vụ cụ thể rõ ràng và

ngược lại.

• Vị trí quyền lực (quyền lực từ vị trí người lãnh đạo đang nắm giữ). Quyền

lực từ vị trí thể hiện mức độ ảnh hưởng của người lãnh đạo đến các vấn

đề như tuyển dụng, sa thải, kỷ luận, thăng tiến và tăng lương.

Từ 3 biến tình huống này, Fiedler đưa ra 8 dạng tình huống khác nhau

mà người lãnh đạo có thể rơi vào như hình 7.1

Trịnh thị Dịu- 542766 & Hoàng văn Thanh- 542821

Page 9: Kỹ năng lãnh đạo theo tình huống

Kỹ năng lãnh đạo theo tình huống 2012

Theo hình 7.1, ta có thể thấy 8 tình huống xảy ra trong một nhóm. Tổ

chức cần quyết định nên thay đổi người lãnh đạo hay thay đổi tình huống

cho người lãnh đạo để phù hợp với hành vi của họ.

- Khi người lãnh đạo rơi vào tình huống I, II, III, VII và VIII, thì tổ chức

cần phải bổ nhiệm một nhà lãnh đạo có phong cách chú trọng đến

nhiệm vụ để kết quả thực hiện công việc được tốt hơn.

- Khi tình huống là IV, V, VI, tổ chức cần áp dụng phong cách lãnh đạo

chú trọng đến mối quan hệ.

Vậy chuyện gì xảy ra nếu tình huống và phong cách lãnh đạo không

phù hợp. Ví dụ, khi một người lãnh đạo rơi vào tình huống IV nhưng

hành vi lãnh đạo của anh ta lại chú trọng đến nhiệm vụ? Có hai cách giải

quyết:

Trịnh thị Dịu- 542766 & Hoàng văn Thanh- 542821

Page 10: Kỹ năng lãnh đạo theo tình huống

Kỹ năng lãnh đạo theo tình huống 2012

Hình 7.1: Kết quả nghiên cứu của Fiedler

Kết quả thực

hiện c.việc

Tốt

Xấu

Chú trọng đến quan hệ

Chú trọng nhiệm vụ

Thuận lợi Trung bình Không

thuận lợi

Các yếu tố tìn

huống

hI II III IV V VI VII VIII

Quan hệ LĐ-

Nhân viênTốt Tốt Tốt Tốt Kém Kém Kém Kém

Trịnh thị Dịu- 542766 & Hoàng văn Thanh- 542821

Page 11: Kỹ năng lãnh đạo theo tình huống

Kỹ năng lãnh đạo theo tình huống 2012

Cấu trúc

nhiệm vụCao Cao Thấp Thấp Cao Cao Thấp Thấp

Vị trí quyến Mạnh Yếu Mạnh Yếu Mạnh Yếu Mạnh Yếu

lực

Nguồn: Robbins S.P. (1999), Organizational Behavior, p.356

- Tổ chức cần thay người lãnh đạo có phong cách lãnh đạo cho phù hợp

- Tổ chức cũng có thể thay đổi tình huống cho phù hợp với người lãnh

đạo hiện tại như (1) tái cơ cấu lại nhiệm vụ; (2) tăng hoặc giảm quyền

lực mà người lãnh đạo đang kiểm soát liên quan đến lương, cơ hội

thăng tiến và hành động kỷ luật cấp dưới. Ví dụ nếu tổ chức tăng

quyền lực cho người lãnh đạo thì tình huống sẽ chuyển từ thứ IV

chuyển sang tình huống III. Vậy người lãnh đạo chú trọng đến nhiệm

vụ lúc này trở nên phù hợp.

Bạn hãy thử giải quyết trường hợp là một nhóm đang rơi vào tình

huống thứ V nhưng phong cách của người lãnh đạo lại chú trọng đến

nhiệm vụ. Nếu là nhà điều hành tổ chức bạn sẽ làm gì?

Học thuyết tình huống của Hersey và Blanchard

Trong học thuyết này, tình huống liên quan đến mức độ ‘sẵn sàng’

của cấp dưới. Tính sẵn sàng ở đây được định nghĩa là mức độ mà

cấp dưới có khả năng hoàn thành nhiệm vụ và sẵn lòng hoàn thành

nhiệm vụ. Về phong cách lãnh đạo, cũng giống mô hình của Fiedler

Trịnh thị Dịu- 542766 & Hoàng văn Thanh- 542821

Page 12: Kỹ năng lãnh đạo theo tình huống

Kỹ năng lãnh đạo theo tình huống 2012

sẽ có 2 dạng phong cách lãnh đạo chính là chú trọng nhiệm vụ và chú

trọng quan hệ. Tuy nhiên, Hersey và Blanchard lại tiếp tục chia 2

dạng lãnh đạo này thành 4 hình thức lãnh đạo cụ thể tuỳ theo tính sẵn

sàng của nhân viên.

- Chỉ đạo (nhiệm vụ cao-quan hệ thấp). Người lãnh đạo xác định vai trò

và chỉ đạo cho nhân viên cách thực hiện nhiệm vụ theo vai trò. Cách

lãnh đạo này nhấn mạnh đến hành vi trực tiếp tham gia công việc

- Hướng dẫn (nhiệm vụ cao-quan hệ cao). Người lãnh đạo áp dụng hành

vi tham gia trực tiếp cùng hành vi tham gia có tính hỗ trợ.

- Tham gia (nhiệm vụ thấp-quan hệ cao). Người lãnh đạo và cấp dưới cùng

ra quyết định. Vai trò chính của người lãnh đạo khi áp dụng phong cách

này là khuyến khích và truyền thông là chủ yếu.

- Ủy quyền (nhiệm vụ thấp-quan hệ thấp). Người lãnh đạo hướng dẫn và

hỗ trợ rất ít.

Đối với tính sẵn sàng (SS) của cấp dưới, sẽ có 4 tình huống như sau:

- SS1. Cấp dưới không có khả năng và không sẵn lòng làm việc. Họ không

đủ năng lực và tự tin.

- SS2. Cấp dưới không có khả năng nhưng sẵn lòng làm việc. Họ có động

lực nhưng thiếu kỹ năng phù hợp

- SS3. Cấp dưới có khả năng nhưng không sẵn lòng làm những điều người

lãnh đạo muốn

- SS4. Cấp dưới vừa có khả năng lại sẵn lòng làm những việc được yêu

Trịnh thị Dịu- 542766 & Hoàng văn Thanh- 542821

Page 13: Kỹ năng lãnh đạo theo tình huống

Kỹ năng lãnh đạo theo tình huống 2012

cầu.

Như vậy tùy theo mức độ sẵn sàng của cấp dưới mà người lãnh đạo có

thể áp dụng hình thức chỉ đạo, hướng dẫn, tham gia hay ủy quyền. Trong

hình 7.2, Hersey và Blanchard đề cập đến tính sẵn sàng của cấp dưới

càng cao thì người lãnh đạo sẽ giảm giám sát trong công việc và giảm

quan hệ hành vi. Ví dụ, ở tình huống SS1, người nhân viên rất cần những

chỉ đạo rõ ràng và cụ thể vì họ không có khả năng cũng như không sẵn

lòng làm việc. Đối với trường hợp SS2, người lãnh đạo cần chú trọng đến

hành vi quan hệ và nhiệm vụ ở mức cao để hỗ trợ những nhân viên không

có khả năng làm việc và tăng sự ủng hộ của họ đối với người lãnh đạo.

Người lãnh đạo sẽ tham gia hỗ trợ cho nhân viên của mình khi tính sẵn

sàng của họ ở mức SS3. Ở trường hợp SS4, người lãnh đạo chỉ cần ủy

Trịnh thị Dịu- 542766 & Hoàng văn Thanh- 542821

Page 14: Kỹ năng lãnh đạo theo tình huống

Kỹ năng lãnh đạo theo tình huống 2012

quyền, để cho nhân viên làm việc vì họ vừa có khả năng lại vừa sẵn lòng làm

việc.

Lý thuyết đường dẫn-mục tiêu

Trong nhiều năm qua, có rất nhiều học thuyết lãnh đạo tình huống được đề

xuất, nhưng lý thuyết đường dẫn-mục tiêu do Robert House khởi xướng được coi

là phù hợp hơn cả. Lý thuyết này dựa trên lý thuyết kỳ vọng trong động viên vì

nó liên quan nhiều phong cách lãnh đạo đối với từng nhân viên và từng tình

huống cụ thể. Ý nghĩa của cụm từ đường dẫn-mục tiêu thể hiện niềm tin cho

rằng người lãnh đạo hiệu quả phải chỉ rõ hướng làm việc cho cấp dưới nhằm

đạt được các mục tiêu công việc đề ra mà không phải gặp nhiều khó khăn, cản

trở. Theo lý thuyết này,

phong cách lãnh đạo được chia thành các dạng:

Trịnh thị Dịu- 542766 & Hoàng văn Thanh- 542821

Page 15: Kỹ năng lãnh đạo theo tình huống

(Hàn

h vi

hỗ

trợ)

Hàn

h v

i qu

an h

Kỹ năng lãnh đạo theo tình huống 2012

Hình 7.2 Mô hình lãnh đạo tình huống của Hersey và Blanchard

Cao Các hành vi của người lãnh đạo

Tham gia

Hướng dẫn

Ủy quyền Chỉ đạo

ThấpHành vi nhiệm

vụ

Cao

(Hành vi trực

Trịnh thị Dịu- 542766 & Hoàng văn Thanh- 542821

Page 16: Kỹ năng lãnh đạo theo tình huống

Kỹ năng lãnh đạo theo tình huống 2012

Trịnh thị Dịu- 542766 & Hoàng văn Thanh- 542821

Page 17: Kỹ năng lãnh đạo theo tình huống

tiếp)

Cao Trung bình Thấp

SS1 SS3 SS2 SS1

Tính sẵn sàng của cấp dưới

Nguồn: Robbins S.P. (1999), Organizational Behavior, p. 359

- Chỉ huy. Phong cách lãnh đạo này giống như phong cách lãnh đạo chú

trọng nhiệm vụ. Lãnh đạo chỉ huy giúp cấp dưới biết được những kỳ

vọng về họ, lập kế hoạch làm việc và hướng dẫn cụ thể để hoàn thành

nhiệm vụ.

- Hỗ trợ. Người lãnh đạo theo phong cách này thường thân thiện, dễ gần,

làm cho nhân viên cảm thấy công việc dễ chịu, đối xử công bằng với

nhân viên, quan tâm đến nhu cầu của họ. Phong cách lãnh đạo hỗ trợ

tương đồng với phong cách chú trọng đến con người của các lý thuyết

trước đó.

- Tham gia. Lãnh đạo theo phong cách tham gia thể hiện qua việc khuyến

khích nhân viên cùng tham gia vào việc ra quyết định ngoài những công

việc thường nhật của mình. Người lãnh đạo tư vấn cho nhân viên, tìm

hiểu những đề nghị của họ, quan tâm đến ý kiến của họ trước khi ra quyết

định.

- Định hướng thành tựu. Phong cách lãnh đạo này khuyến khích nhân viên

làm việc để đạt được kết quả cao nhất. Người lãnh đạo thiết lập các mục

Page 18: Kỹ năng lãnh đạo theo tình huống

tiêu có tính thách thức, cải thiện không ngừng kết quả làm việc của nhân

viên, tăng sự tự tin cho nhân viên, giúp họ nhận thấy trách nhiệm và hoàn

thành các mục tiêu có nhiều thử thách.

Đối với tình huống, trong học thuyết này có hai dạng tình huống:

- Các yếu tố môi trường nằm ngoài khả năng kiểm soát của cá nhân như cơ

cấu nhiệm vụ, hệ thống quyền lực chính thức, và nhóm làm việc.

- Các đặc điểm cá nhân của cấp dưới như khả năng tự chủ, kinh nghiệm và

khả năng nhận thức.

Hình 7.3 cho chúng ta thấy mối quan hệ giữa các phong cách lãnh

đạo, tác nhân môi trường và kết quả công việc như sau:

(1) Lãnh đạo chỉ huy sẽ làm tăng hài lòng cho nhân viên khi nhiệm vụ mơ

hồ hay mức căng thẳng, xung đột trong nhóm cao, khả năng tự chủ của

cấp dưới thấp. Hành vi lãnh đạo này có thể sẽ thừa khi cấp dưới có

kinh

nghiệm nhiều và khả năng nhận thức cao.

Hình 7.3: Lý thuyết đường dẫn-mục tiêu

Page 19: Kỹ năng lãnh đạo theo tình huống

Hành vi lãnh đạo- Chỉ huy- Hỗ trợ- Tham gia- Định hướng

thành tựu

Các yếu tố tình huống môi trường

- Cấu trúc nhiệm vụ- Hệ thống quyền lực chính

thức- Nhóm làm việc

Kết quả- Thực hiện công việc- Hài lòng

Đặc điểm của cấp dưới- Khả năng kiểm soát bản thân- Kinh nghiệm- Khả năng nhận thức

Nguồn: Robbins S.P. (1999), Organizational Behavior, p. 362

(2) Lãnh đạo hỗ trợ sẽ làm tăng kết quả công việc và sự hài lòng của nhân

viên khi cấp dưới thực hiện những nhiệm vụ có tính rõ ràng, các mối

quan hệ quyền lực chính thức rõ ràng.

(3) Lãnh đạo tham gia khi cấp dưới có tính tự chủ cao

(4) Lãnh đạo theo hướng thành tựu sẽ tăng kỳ vọng của cấp dưới và giúp họ

nỗ lực để tăng kết quả công việc khi nhiệm vụ có cơ cấu mơ hồ.

4. Các tình huống cụ thể

Page 20: Kỹ năng lãnh đạo theo tình huống

Theo thâm niên công tác Sử dụng phong cách lãnh đạo độc đoán đối

với các nhân viên mới, những người còn đang trong giai đoạn học

việc. Nhà lãnh đạo sẽ là một huấn luyện viên tốt với đầy đủ năng lực

và trình độ. Nhờ đó, nhân viên sẽ được động viên để học hỏi những kỹ

năng mới. Đây sẽ là một môi trường hoàn toàn mới dành cho các nhân

viên.

Theo các giai đoạn phát triển của tập thể Giai đoạn bắt đầu hình thành.

Là giai đoạn tập thể chưa ổn định, mọi thành viên thường chỉ thực

hiện công việc được giao theo nhiệm vụ, nhà lãnh đạo nên sử dụng

phong cách độc đoán. Giai đoạn tương đối ổn định.Khi các thành viên

chưa có sự thống nhất, tự giác trong hoạt động, tính tích cực, sự đoàn

kết chưa cao, nên dùng kiểu lãnh đạo mềm dẻo, linh hoạt. Giai đoạn

tập thể phát triển cao: Tập thể có bầu không khí tốt đẹp, có tinh thần

đoàn kết, có khả năng tự quản, tự giác cao, nên dùng kiểu dâu chủ

hoặc tự do.

Dựa vào tính khí của NV Đối với tính khí sôi nổi – nóng nảy. Đối với

tính khí trầm tư – nhút nhát.

Dựa vào giới tính Phụ nữ thường hay làm việc tốt hơn dưới sự chỉ huy

độc đoán.

Theo trình độ của NV: Sử dụng phong cách lãnh đạo uỷ thác đối với

các nhân viên hiểu rõ về công việc hơn chính bản thân nhà lãnh đạo.

Nhà lãnh đạo không thể ôm đồm tất cả mọi thứ! Các nhân viên cần

làm chủ công việc của họ. Cũng như vậy, trường hợp này sẽ giúp nhà

lãnh đạo có điều kiện để làm những công việc khác cần thiết hơn.

Dựa theo tuổi: Nên dùng kiểu lãnh đạo tự do đối với người hơn tuổi.

Trái lại đối với người nhỏ tuổi thì dùng kiểu độc đoán.

Page 21: Kỹ năng lãnh đạo theo tình huống

Cần độc đoán với: Những người ưa chống đối Không có tính tự chủ.

Thiếu nghị lực Kém tính sáng tạo

Cần dân chủ với Những người có tính thần hợp tác. Có lối sống tập

thể.

Nên tự do với Những người không thích giao thiệp. Hay có đầu óc cá

nhân chủ nghĩa

Với tình huống bất trắc: Với một số tình huống đòi hỏi ta phải hành

động khẩn trương và kịp thời, chẳng hạn như hoả hoạn. Mọi nỗ lực

phải dốc hết vào xử lý tình huống. Doanh nghiệp cần một sự lãnh đạo

cứng rắn và uy quyền.

Bất đồng trong tập thể: Khi có sự bất đồng trong tập thể, trước sự thù

địch, chia rẽ nội bộ, nhà quản trị cần phải áp dụng kiểu lãnh đạo độc

đoán, sử dụng tối đa quyền lực của mình.

Những tình huống gây hoang mang Thỉnh thoảng do sự xáo trộn trong

tập thể như thay đổi, cải tổ…không ai biết nên phải làm gì, mọi người

đều hoang mang. Nhà quản trị phải tỏ ra gần gũi, gặp gỡ trao đổi,

thông báo, tạo mối quan hệ thân mật để trấn an nhân viên

Kết luận

Kỹ năng lãnh đạo theo tình huống đang được nhiều nhà quản trị sử dụng.

Lãnh đạo theo tình huống bao gồm việc sử dụng bốn phong cách quản lý

khác nhau: Quản lý kiểu hướng dẫn, Quản lý kiểu tư vấn hay kiểu “ông

bầu, Quản lý kiểu hỗ trợ Phong cách phân cấp hay uỷ quyền.Và kỹ năng

lãnh đạo theo tình huống dựa trên ý kiến cho rằng phong cách lãnh đạo

phù hợp nhất sẽ phụ thuộc vào từng tình huống cụ thể.

Page 22: Kỹ năng lãnh đạo theo tình huống

Có ba mô hình lãnh đạo theo tình huống: mô hình của Fiedler, của

Hersey và Blanchard, và lý thuyết lãnh đạo đường dẫn-mục tiêu. Mỗi

mô hình có đặc điểm khác nhau nhưng lý thuyết đường dẫn-mục tiêu

do Robert House khởi xướng được coi là phù hợp hơn cả. Lý thuyết

này liên quan nhiều phong cách lãnh đạo đối với từng nhân viên và

từng tình huống cụ thể.

Các nhà quản trị muốn đạt được mục tiêu trong công tác lãnh đạo cần nắm được các kỹ

năng cần thiết và kỹ năng lãnh đạo theo quá trình là một kỹ năng quan trọng giúp nhà

quản trị dễ dàng giải quyết các vấn đề một cách linh hoạt.

Page 23: Kỹ năng lãnh đạo theo tình huống