khái niệm về card màn hình

21
Khái niệm về card màn hình Card màn hình là thiết bị có nhiệm vụ xử lý các thông tin về hình ảnh trong máy tính, thông qua kết nối với màn hình (CRT hay LCD...) để hiển thị hình ảnh cho người sử dụng có thể giao tiếp được. Card màn hình có thể được tích hợp trên Mainboard được gọi tắt là card màn hình onboard-IGP hoặc card màn hình độc lập card màn hình rời

Upload: hocaotam

Post on 28-Jun-2015

2.009 views

Category:

Education


1 download

DESCRIPTION

Khái niệm card màn hình

TRANSCRIPT

Page 1: Khái niệm về card màn hình

Khái niệm về card màn hình

Card màn hình là thiết bị có nhiệm vụ xử lý các thông tin về hình ảnh trong máy tính, thông qua kết nối với màn hình (CRT hay LCD...) để hiển thị hình ảnh cho

người sử dụng có thể giao tiếp được. Card màn hình có thể được tích hợp trên Mainboard được gọi

tắt là card màn hình onboard-IGP hoặc card màn hình độc lập –card màn hình rời

Page 2: Khái niệm về card màn hình

Card màn hình onboard

• Card màn hình onboard: các nhà sản xuất chủ yếu bao gồm: Intel, Nvidia, Ati (AMD đã mua) và VIA. Ở thị trường quốc tế và ngay cả Việt Nam, Intel chiếm thị phần rất lớn ở mảng đồ họa nầy do card màn hình được tích hợp trực tiếp vào mainboard và bán ở các PC giá rẻ, có ngay cả trong các loại laptop bình dân. Tiếp đến là Nvidia và Ati thay nhau thống lãnh thị trường, còn nhà cung cấp VIA chiếm thị phần rất rất nhỏ.

Page 3: Khái niệm về card màn hình
Page 4: Khái niệm về card màn hình

1 điều bạn cần biết • Hiệu năng của card màn hình onboard Nvidia, Ati

vẫn rất mạnh hơn so với của Intel. Hiện nay, Nvidia chỉ còn những chipset tích hợp đồ họa làm việc với những bộ vi xử lí cũ cấu trúc Core trở về trước, điều nầy là do Intel đã không cung cấp lisence để Nvidia làm các chip đồ họa mới chạy chung với CPU đời Nehalem. Chính vì thế, thị trường card màn hình onboard giờ chỉ là cuộc chơi chủ yếu của Intel và Ati.

Page 5: Khái niệm về card màn hình

• Intel sản xuất CPU theo cấu trúc Westmere được chế tạo theo công nghệ 32nm kết hợp với lõi đồ họa được chế tạo theo công nghệ 45nm có tên thương mại là Core i3/i5/i7, đồ họa tích hợp bên trong được gọi tên là Intel GMA HD. Intel GMA HD được nâng cấp từ GMA X4500HD/GMA X4500 được dùng trong chipset G43/G41. Để cạnh tranh với Intel, Ati có sản phẩm IGP tương ứng là Radeon HD 4200 và của NVIDIA là GeForce 9400.

Page 6: Khái niệm về card màn hình
Page 7: Khái niệm về card màn hình

• Khi mua card màn hình onboard, hãy nhớ lựa chọn loại card màn hình có hỗ trợ HD để xem Video có độ phân giải HD và mới nhất là Video 3D. Trong 1 số NetBook có đồ họa tích hợp không hỗ trợ HD, họ bắt buộc phải thêm chip Broadcom Crystal HD để hỗ trợ cho việc xem Video HD. Điều nầy làm đẩy giá thành netbook lên cao. Nếu bạn chỉ có nhu cầu văn phòng thông thường thì với những hệ thống card màn hình onboard là quá đủ.

Page 8: Khái niệm về card màn hình
Page 9: Khái niệm về card màn hình

Card màn hình rời

• Các chip đồ họa rời (GPU) chủ yếu do ATI và NVIDIA sản xuất với thương mại là Radeon HD và GeForce. Hiện nay, AMD đã sở hữu nhà sản xuất card màn hình ATI từ năm 2010. Cùng năm 2010, AMD đã loại bỏ nhãn hiệu ATI để thay thế bằng nhãn hiệu AMD (nhưng chúng ta đã quen gọi là ATI thì cứ gọi). Trước đây, Intel cũng có dự án Larabee để chế tạo GPU riêng dựa trên tập lệnh x86 nhưng cuối cùng đã thất bại (và hình như hủy bỏ luôn thì phải).

Page 10: Khái niệm về card màn hình

Card màn hình Nvidia GTX 590

Page 11: Khái niệm về card màn hình

Để đánh giá 1 Card màn hình rời, người ta thường phải nắm rõ các thông số sau:

1.Bộ xử lí đồ họa GPU 2.Bộ nhớ Video 3. Giao tiếp kết nối và nguồn phụ.

Page 12: Khái niệm về card màn hình

Bộ xử lý GPU• Bộ xử lí đồ họa GPU: GPU chính là bộ phận tạo nên

sức mạnh tính toán của card màn hình rời, nó cũng giống với CPU là trung tâm của máy tính chúng ta. Nvidia và Ati đang cố gắng chạy đua ra mắt những GPU cao cấp có tốc độ xử lí nhanh, ít hao điện và hỗ trợ những ứng dụng GPGPU. Song song với những cấu trúc mới để có hiệu năng cao, vấn đề về điện năng cũng được quan tâm. 1 trong nhưng cách làm giảm công suất tiêu thụ của GPU chính là các công nghệ sản xuất ngày càng nhỏ như 40nm, 32nm và gần đây nhất là đang tiến hành sản xuất GPU với 28nm.

Page 13: Khái niệm về card màn hình

GPU của Nvidia

Page 14: Khái niệm về card màn hình

• Hỗ trợ DirectX 10 hoặc hỗ trợ luôn cả DirectX 11 là 1 trong các yếu tố khi bạn so sánh các card màn hình có cùng mức công nghê: • ++ NVIDIA: dòng GeForce 4XX hỗ trợ DirectX 11, GeForce 3XX và 2XX có loại hỗ trợ DirectX 10.1 và có loại hỗ trợ DirectX 10 …

• ++ AMD: dòng Radeon HD 5XXX hỗ trợ DirectX11, Radeon HD 4XXX hỗ trợ DirectX 10.1, Radeon HD HD3XXX và 2XXX hỗ trợ DirectX 10 … Hiện nay với hệ điều hành Windows 7 đã hổ trợ DirectX11 nên bạn cần quan tâm là phần mềm có hổ trợ không.

Page 15: Khái niệm về card màn hình

Bộ nhớ Video• là thành phần không thể thiếu trong

card màn hình rời. Bộ nhớ càng nhiều và tốc độ càng cao sẽ hổ trợ rất nhiều cho những dữ liệu tính toán và những dữ liệu chờ đưa ra màn hình. Bộ nhớ Video nhanh nhất hiện nay là GDDR5. Để hạ giá thành của card màn hình, NVIDIA và AMD có khi lại dùng bộ nhớ Video cấp khác như: DDR2, GDDR, GDDR3 ..

Page 16: Khái niệm về card màn hình

• GDDR5 khác với DDR ở tốc độ xung nhịp và tốc độ. Thông thường card màn hình dùng bộ nhớ Video GDDR5 có tốc độ 4000MHz thì chúng ta hiểu tốc độ DDR là 4000MHz nhưng tốc độ xung nhịp chỉ là 1/4 tức là 1000MHz. Bên cạnh dung lượng bộ nhớ và tốc độ, cần quan tâm đến Bus bộ nhớ Video. Bus càng lớn càng tốt, ít nhất là 64-bit, 128-bit và 256-bit. Những card màn hình cao cấp của NVIDIA thường có bus 384-bit, card đồ họa đôi SLI có khi lên đến 512bit.

Page 17: Khái niệm về card màn hình

Giao tiếp kết nối Motherboard

Phổ biến nhất hiện nay là PCI Express. PCI Express 2.0 có băng thông gấp 2 lần so với PCI Express 1.0. Nhiều Motherboard có 1,2 hoặc 4 làn PCI Express. PCI Express mới nhất hiện nay là PCI Express 3.0.

Page 18: Khái niệm về card màn hình

Mainboard Asus với 3 khe PCI Express

Page 19: Khái niệm về card màn hình

Nguồn phụ• Nhiều Card màn hình rời sẽ cần có thêm đầu

nối nguồn phụ để cung cấp thêm điện năng khi PCI-e không cung cấp đủ. Mỗi khe PCI-e chỉ cấp điện năng khoảng 75W, nếu card màn hình yêu cầu công suất lớn hơn 75W thì nó sẽ có thêm đầu nối nguồn phụ. Người dùng cần xác định xem PSU - bộ nguồn máy tính của mình - có đủ công suất cấp cho toàn bộ hệ thống hay không.

Page 20: Khái niệm về card màn hình

Đầu cắm nguồn phụ

Page 21: Khái niệm về card màn hình