hỆ thỐng thÔng tin y tẾ tẠi bỆnh viỆn quÂn ĐỘ

17
ĐẠI HC QUC GIA TP. HCM TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA ----oOo---- BÁO CÁO NHÓM MÔN HỆ THỐNG THÔNG TIN QUẢN LÝ TÊN ĐỀ TÀI: HTHỐNG THÔNG TIN Y TẾ TI BNH VIỆN QUÂN ĐỘI 175 Giảng viên hướng dn : TS. Phm Trần Vũ Hc viên thực hin : - Đào Nhật Hưng (12070510) Nhóm trưởng - Lê Vinh Vĩnh Phúc (12070534) - Dương Hoàng Nhựt (12070531) - Nguyễn Xuân Nam (12070526) - Bùi Trung Nghĩa (12070528) - Nguyễn Thanh Tân (12070545) - Nguyễn Thanh Tú (12070553) TP. HCHÍ MINH, tháng 12 năm 2012

Upload: others

Post on 16-Oct-2021

1 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HCM

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA

----oOo----

BÁO CÁO NHÓM

MÔN HỆ THỐNG THÔNG TIN QUẢN LÝ

TÊN ĐỀ TÀI:

HỆ THỐNG THÔNG TIN Y TẾ

TẠI BỆNH VIỆN QUÂN ĐỘI 175

Giảng viên hướng dẫn : TS. Phạm Trần Vũ

Học viên thực hiện :

- Đào Nhật Hưng (12070510) Nhóm trưởng

- Lê Vinh Vĩnh Phúc (12070534)

- Dương Hoàng Nhựt (12070531)

- Nguyễn Xuân Nam (12070526)

- Bùi Trung Nghĩa (12070528)

- Nguyễn Thanh Tân (12070545)

- Nguyễn Thanh Tú (12070553)

TP. HỒ CHÍ MINH, tháng 12 năm 2012

Mục lục

Phân công làm việc môn HTTT nhóm 1 ......................................................................... 1

Biên bản làm việc ............................................................................................................ 2

1. Giới thiệu về hệ thống .............................................................................................. 3

1.1 Sơ đồ luồng thông tin ........................................................................................ 4

1.2 Chức năng của hệ thống .................................................................................... 5

1.3 Hệ thống thông tin quản lý X quang (RIS) và Hệ thống lưu trữ và truyền ảnh

(PACS) ......................................................................................................................... 6

2. Nhận diện hệ thống ................................................................................................... 6

3. Các chức năng của hệ thống ..................................................................................... 7

4. Phần mềm và nhà cung cấp ...................................................................................... 8

4.1 Phần mềm .......................................................................................................... 8

4.2 Vận hành phần mềm, xử lý lỗi và giải quyết ..................................................... 8

4.3 Thuận lợi ............................................................................................................ 9

4.4 Khó khăn .......................................................................................................... 10

4.5 Đánh giá chung của người dùng ...................................................................... 11

5. Chia sẻ thông tin giữa các hệ thống ....................................................................... 11

5.1 Trong cùng bệnh viện: ..................................................................................... 11

5.2 Giữa các bệnh viện: ......................................................................................... 11

6. Quản lý và tổ chức các tài nguyên CNTT .............................................................. 12

7. Nhu cầu về hệ thống thông tin của các cấp sử dụng .............................................. 12

8. Thay đổi, nâng cấp hệ thống .................................................................................. 12

8.1. Phần cứng ........................................................................................................ 12

8.2. Phần mềm: ....................................................................................................... 13

8.3. Phương hướng : ............................................................................................... 13

9. Nghề MIS trong bệnh viện ..................................................................................... 13

10. Lợi ích và một số vấn đề đạo đức, xã hội ........................................................... 13

11. Nhận xét chung của nhóm ................................................................................... 14

12. Mở rộng ............................................................................................................... 14

Hệ Thống Thông Tin Y Tế Tại Bệnh Viện Quân Đội 175

Báo cáo Nhóm 4 – Trang 1

Phân công làm việc môn HTTT nhóm 1

MSHV Họ tên Nội dung

12070510 Đào Nhật Hưng - Tổng hợp nội dung

- Soạn slide thuyết trình

- Thuyết trình

- Cung cấp thông tin về hệ thống cho các

thành viên

- Giải đáp thắc mắc và hỗ trợ các thành

viên về hệ thống

12070534 Lê Vinh Vĩnh Phúc - Hệ thống thông tin trong doanh nghiệp

- Công nghệ thông tin trong doanh nghiệp

(phần cứng)

- Soạn slide thuyết trình

- Tập trung chương 3 - 4 theo giáo trình

12070531 Dương Hoàng Nhựt - Công nghệ thông trin trong doanh nghiệp

- Phần mềm, nhà cung cấp và hạ tầng

mạng

- Soạn báo cáo nhóm

- Tập trung chương 5 - 6 theo giáo trình

12070545 Nguyễn Thanh Tân - Quản lý và những thông tin cần thiết

- Tổ chức tài nguyên công nghệ thông tin

- Tập trung chương 9 - 10 theo giáo trình

12070528 Bùi Trung Nghĩa - Kế hoạch triển khai hệ thống thông tin

- Tập trung chương 11 - 14 theo giáo trình

12070553 Nguyễn Thanh Tú - Phát triển hệ thống

- Tập trung chương 15 - 16 theo giáo trình

12070526 Nguyễn Xuân Nam - Rủi ro, bảo mật và phụ hồi

- Tập trung chương 17 theo giáo trình

Hệ Thống Thông Tin Y Tế Tại Bệnh Viện Quân Đội 175

Báo cáo Nhóm 4 – Trang 2

Biên bản làm việc

STT Thời gian

Địa điểm Chi tiết Thành viên

1 6/10/2012 Bệnh viện 175

Họp nhóm Anh Hưng : (admin hệ thống y tế bệnh viện 175) giới thiệu sơ về hệ thống. Các thành viên cùng tham khảo sơ qua hệ thống

Hưng, Phúc, Tú, Tân, Nam, Nghĩa

2 7/10/2012 Làm ở nhà

Viết báo cáo bản nháp lần 1 về nhận diện hệ thống, liên lạc qua mail về những nội dung cần chỉnh sửa

Hưng

3 20/10/2012 Bệnh viện 175

- Phân tích hệ thống thông tin y tế bệnh viện 175 theo các chức năng chính, cũng đã đi sâu vào quy trình nghiệp vụ để có thể đánh giá khả năng đáp ứng của hệ thống - Các thành viên về xem xét và chuẩn bị câu hỏi nếu có thắc mắc cho lần họp sau

Tất cả thành viên trong nhóm

4 10/11/2012 Bệnh viện 175

Họp nhóm - Anh Hưng giải đáp các thắc mắc của các thành viên trong nhóm sau khi họp nhóm ngày 20/10/2012 - Chỉnh sửa bài báo cáo nháp đã viết ngày 7/10/2012

Tất cả thành viên trong nhóm

5 18/11/2012 Làm ở nhà

Bàn về nội dung bài báo cáo, thống nhất cấu trúc slide, soạn và chỉnh sửa slide báo cáo, liên hệ qua mail

Hưng, Phúc

6 12/12/2012 Tổng hợp lại và viết báo cáo chung, thống kê lập biên bản cho nhóm

Nhựt, Phúc

Hệ Thống Thông Tin Y Tế Tại Bệnh Viện Quân Đội 175

Báo cáo Nhóm 4 – Trang 3

1. Giới thiệu về hệ thống

Bệnh viện 175 là bệnh viện quân đội tuyến cuối, vì là cơ quan nhà nước nên đặc điểm

là trì trệ, bảo thủ, cơ cấu cồng kềnh phức tạp nhưng lại có ngân sách lớn.

Nguồn vốn đầu tư cho hệ thống được trích từ ngân sách nhà nước. Tổng số vốn: 13 tỷ

700 triệu (2007 – 2008 ) ~ 1 triệu USD.

Phần cứng : 11 tỷ 200 triệu (Mạng, 200 máy tính, 100 máy in , hạ tầng CNTT

tương đối tốt)

Phần mềm : 2 tỷ (1,7 tỷ cho hệ thống thông tin)

Đào tạo, nghiệm thu, v.v…: 500 triệu

Nhà cung cấp hệ thống thông tin : FPT; Tên phần mềm: FPT eClinic

Nhân sự bộ phận CNTT : Tổ CNTT (7 người), thuộc Phòng KHTH (trên tổng số 1300

nhân viên của bệnh viện)

Qua các con số như trên, ta thấy tỷ lệ đầu tư cho phần cứng rất cao so với phần mềm,

đào tạo, tư vấn …

Hệ Thống Thông Tin Y Tế Tại Bệnh Viện Quân Đội 175

Báo cáo Nhóm 4 – Trang 4

1.1 Sơ đồ luồng thông tin

TIẾP NHẬN Mỗi bệnh nhân 1

mã y tế

Phân loại bệnh

nhân (BHYT,Dịch

vụ, miễn phí)

Phân loại bệnh tật

BỆNH

NHÂN

DƯỢC, VTYT, MÁU Quản lý các Kho dược

(BHYT nội, ngoại trú,

Các nhà thuốc), Kho

trang thiết bị, Kho

máu. Xuất ra giá lẻ

từng loại (có, không

có lời)

NGOẠI TRÚ

(PHÒNG KHÁM) Khám bệnh

Kết luận (Tái khám,

nhập viện)

Ra toa thuốc

CẬN LÂM SÀNG Xét nghiệm, X-

quang, siêu âm,

điện tim, sinh

thiết,…

Các thủ thuật

nhỏ…

(Hệ thống PACS-

RIS)

NỘI TRÚ Khám chữa bệnh

Chỉ định

CLS,Toa thuốc

Phẫu thuật,

Giường bệnh

THƯ VIỆN Lưu trữ hồ sơ

bệnh án

Vị trí lưu trữ,

phân loại tài liệu,

tìm kiếm thông

tin.

Mượn trả hồ sơ

tài liệu

WEB TRA CỨU Bệnh nhân có thể tra cứu

một số thông tin về bệnh của

mình, đặt lịch khám, tra cứu

các thông tin về các dịch vụ

khám chữa bệnh, kết quả

nghiên cứu khoa học

NHÂN SỰ Tính toán tiền

lương, bảo

hiểm, bảng

lương, bậc

lương, ngày

nghỉ

TÀI CHÍNH Thu tạm ứng, hoàn ứng

bệnh nhân dịch vụ. Thu

chênh lệch bệnh nhân

BHYT. Lập các mẫu

thanh toán với BHYT,

các mẫu biểu thuế. Chi

trả lương nhân viên hợp

đồng. Chi trả tiền cho

các Nhà cung cấp.

BAN GIÁM

ĐỐC

PHÒNG Y

VỤ

NHÀ CUNG CẤP

DƯỢC, VTYT

NGƯỜI HIẾN MÁU,

MUA MÁU

Hệ Thống Thông Tin Y Tế Tại Bệnh Viện Quân Đội 175

Báo cáo Nhóm 4 – Trang 5

1.2 Chức năng của hệ thống

Hệ Thống Thông Tin Y Tế Tại Bệnh Viện Quân Đội 175

Báo cáo Nhóm 4 – Trang 6

1.3 Hệ thống thông tin quản lý X quang (RIS) và Hệ thống lưu trữ và truyền

ảnh (PACS)

2. Nhận diện hệ thống

a) Là hệ thống thông tin quản lý gồm nhiều hệ thống con.

Kết nối xét nghiệm

Quản lý Dược

Vật tư y tế

Quản lý tài chính

Quản lý bệnh nhân

Quản lý nhân sự…,

Tuy nhiên, theo đánh giá của nhóm thì vẫn chưa phải là hệ thống ERP

b) Áp dụng tại bệnh viện công, nguồn vốn dự án xin từ ngân sách nhà nước, được

đầu tư theo nhiều giai đoạn. Khi quyết định đầu tư vào hệ thống thì chiến lược

sử dụng hệ thống thông tin vẫn chưa rõ ràng, không nắm chắc được những lợi

ích mà hệ thống thông tin mang lại, cũng không lường trước những khó khăn và

các vấn đề phải đối mặt. Động cơ đầu tư chủ yếu là do muốn có hệ thống để

không bị chê thua kém các bệnh viện khác.

Hệ Thống Thông Tin Y Tế Tại Bệnh Viện Quân Đội 175

Báo cáo Nhóm 4 – Trang 7

c) Được cải tiến từ một hệ thống có sẵn do FPT viết cho các bệnh viện (các bệnh

viện nói chung đều có các bộ phận và cách quản lý tương đối giống nhau) nên

khả năng thành công cao.`Dù vậy, phải đối mặt với việc thay đổi quy trình cũng

như cách thức làm việc trước đây để phù hợp với hệ thống

3. Các chức năng của hệ thống

Accounting: ghi lại nguồn thu (chi phí khám chữa bệnh của từng người bệnh),

tổng hợp các mẫu biểu thanh toán với Bảo Hiểm Y Tế(BHYT), các mẫu biểu

thuế...

Finance: Do phần Accounting chưa bao trùm được hết các nguồn thu (thu về từ

BHYT, ngân sách NN cấp, có thể chậm trễ rất lâu do vướng mắc thủ tục) và chi

(chi trả cho các NCC, họ có thể vẫn cung cấp mặc dù quá hạn chi trả vì sợ mất

khách) nên chưa dùng nhiều.

Inventory control: đã kiểm soát tốt được lượng thuốc, vật tư y tế trong kho và

trong các nhà thuốc.

o Ví dụ: Trước đây khi chưa sử dụng hệ thống thì khoán cho Khoa Dược,

Khoa Trang Bị mỗi tháng nộp lại cho bệnh viện bao nhiêu tiền, hiện tại

các số liệu về mua bán thuốc được chuyển qua cho Bộ phận Tài chính

quản lý. Kiểm soát được số thuốc sắp hết hạn.

Manufacturing: Kết hợp giá thuốc và vật tư y tế (bán lẻ), giá các dịch vụ y tế

(xét nghiệm, phẫu thuật, giường, công chăm sóc,…) vào thành hóa đơn tổng

hợp chi phí , bệnh án điện tử… chuyển qua cho bộ phận Accounting.

Service:

- Với người bệnh: giảm được thời gian xếp hàng, thời gian chờ khám, chờ lấy

kết quả xét nghiệm, chờ lấy kết quả chụp phim (kết quả xét nghiệm và chụp

phim truyền trên mạng), hóa đơn thanh toán rõ ràng, toa thuốc cho về dễ đọc,

lưu lại được bệnh sử của người bệnh.

- Với bác sĩ: khi cho thuốc biết được những thuốc trong kho để cho, kiểm tra

được tương tác thuốc qua phần mềm, đễ dàng lấy được các số liệu thống kê

phục vụ nghiên cứu khoa học.

- Với bệnh viện: tiết kiệm được chi phí chụp phim, các số liệu báo cáo rõ ràng,

nhanh chóng.

- Với người quản lý: dễ dàng phát hiện ra các trường hợp gian lận (lập đường

dây khám bệnh BHYT lấy thuốc đem bán hoặc tài chính thanh toán khống với

BHYT ), lạm dụng thuốc đắt tiền, thuốc bổ trợ, thuốc có dấu * trong danh mục

Hệ Thống Thông Tin Y Tế Tại Bệnh Viện Quân Đội 175

Báo cáo Nhóm 4 – Trang 8

của Bộ y tế, thống kê được các số liệu quan trọng như tỷ lệ sử dụng giường

(nếu nằm ghép thì sao?), số ngày điều trị trung bình, tỷ lệ các mặt bệnh (nhanh

chóng phát hiện bệnh dịch)…

Human resourse : Là cơ quan nhà nước còn nặng cơ chế xin cho (năng lực nhân

viên chỉ là một phần), chưa hẳn là đơn vị hạch toán (nhà nước vẫn trả lương cho

nhân viên biên chế) nên chưa phát huy được hiệu quả của phầm mềm. Chỉ dùng

được vào một số việc như tính toán tiền lương, tiền bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y

tế, bảo hiểm thất nghiệp cho nhân viên hợp đồng, số ngày nghỉ…

Effectiveness and Efficiency: chưa có đánh giá chính thức về hiệu quả sử dụng,

khi nghiệm thu dự án chỉ căn cứ vào việc sử dụng hệ thống ít hay nhiều trong

các công việc hàng ngày.

Bộ phận CNTT tự đánh giá:

Effectiveness: 70%

Efficiency: 40%

4. Phần mềm và nhà cung cấp

4.1 Phần mềm

Hệ thống thông tin quản lý bệnh viện: FPT eClinic

- Ngôn ngữ lập trình .NET

- Hệ cơ sở dữ liệu MS SQL 2005 sau được upgrade lên 2008.

- Bao gồm các chức năng kế toán, tài chính, kho thuốc, vật tư y tế, bệnh nhân,

nhân sự, quy trình khám bệnh.

- Phần mềm đã được xây dựng thành công ở một số bệnh viện khác.

Hệ thống lưu trữ hình ảnh (X-Quang, CT, MRI, Siêu âm...) (Gọi tắt là hệ

PACS/RIS)

- Hệ thống này có sử dụng multimedia

- Chi phí lưu trữ cho hệ thống này cao hơn hệ thống thông tin quản lý.

4.2 Vận hành phần mềm, xử lý lỗi và giải quyết

Điều hành của hệ thống: gần như toàn bộ thông qua bộ phận CNTT. Nếu cần thay

đổi chương trình, hệ thống cần đến kinh phí thì bộ phận CNTT lập kế hoạch trình

Ban Giám đốc.

Theo dõi hệ thống: Ngoài việc sử dụng hệ thống, mỗi bộ phận theo dõi việc thực

hiện đúng của chương trình tại bộ phận đó (ví dụ Tài chính theo dõi phần tài chính,

Dược theo dõi phận dược, v.v) vì Bộ phận này không xem được nội dung của bộ

Hệ Thống Thông Tin Y Tế Tại Bệnh Viện Quân Đội 175

Báo cáo Nhóm 4 – Trang 9

phận khác. Bộ phận CNTT đảm nhiệm hoạt động của hệ thống máy chủ, máy trạm,

mạng,... và hoạt động chung của hệ thống.

Lỗi và xử lý lỗi:

- Thời gian fix bug tạm khoanh vùng bị lỗi hoặc chức năng bị lỗi để khỏi mất

công khắc phục nhiều (có thể ghi lại bằng sổ sách), bao giờ xong thì sử dụng lại

(hoặc nhập lại).

- Khi có bug nơi sử dụng phải báo ngay cho bộ phận CNTT.

- Nếu nhẹ, bộ phận CNTT khắc phục ngay nếu có thể, nếu không thể thì báo

ngay cho FPT tới xem hoặc qua mạng để khắc phục.

- Sự hỗ trợ từ FPT là tốt nếu có ký hợp đồng bảo trì, nếu không khi nào họ rảnh

mới hỗ trợ.

- Chi phí rủi ro bệnh viện gánh chịu, bệnh nhân bị ảnh hưởng.

Vấn đề phát sinh:

Thông tin nhân sự hoặc tiền sử bệnh án và một số chi phí khác không được đưa vào

hệ thống, do bí mật quân sự. Những thông tin này có hệ thống nhân sự cấp cao

riêng, không được quyền truy cập hoặc kết nối tới. Bên cạnh đó đặc thù ngành y tế,

phải duy trì bệnh án giấy làm căn cứ pháp lý (ví dụ 15 năm với các bệnh án tử

vong) .

4.3 Thuận lợi

Tập trung và đồng bộ được các quy trình giữa các phòng ban với nhau một cách

thống nhất. Duy trì được một CSDL duy nhất về bệnh nhân và các dịch vụ y tế

trong toàn bệnh viện.

Đơn giản hóa các thủ tục hành chính, giảm thời gian chờ đợi của bệnh nhân. Giảm

thời gian, công sức tổng hợp các báo cáo của nhân viên. Dễ dàng tìm và lấy các số

liệu phục vụ nghiên cứu khoa học (số liệu trong thời gian càng dài càng tốt). Giảm

không gian, tăng thời gian lưu trữ số liệu y tế của bệnh nhân. Tăng trình độ và nhận

thức của nhân viên về sử dụng CNTT. Làm nảy sinh các nhu cầu mới về HTTT.

Hệ PACS/RIS lưu trữ ảnh y tế theo chuẩn DICOM, mọi máy y tế mới đều phải

thỏa mãn chuẩn này nên không lo việc tương thích. Khi mua máy mới bệnh viện

phải bỏ thêm một khoản tiền cho việc kết nối vào hệ thống (chỗ bán máy y tế

không có trách nhiệm này hoặc phải có thêm điều khoản này trong hợp đồng mua

bán máy).

Hệ thống chạy trên nền tảng windows, vì vậy khá yên tâm về tính tương thích cũng

như thân thiện với người sử dụng cuối.

Việc áp dụng phần mềm tính toán kho, vật tư, kế toán sẽ giúp tính toán chính xác

hơn và đỡ mất thời gian hơn, đồng thời minh bạch hóa các con số thu chi.

Hệ Thống Thông Tin Y Tế Tại Bệnh Viện Quân Đội 175

Báo cáo Nhóm 4 – Trang 10

4.4 Khó khăn

Chính vì nhiều khó khăn giữa việc kết nối 2 hệ thống nên hiện giờ trừ các máy Xét

nghiệm (máu, nước tiểu) có kết nối với hệ thống thông tin quản lý, hệ thống

PACS/RIS vẫn nằm ngoài. Có thể xem trên cùng một máy trạm nhưng phải mở

bằng 1 phần mềm của nước ngoài.

Chi phí xây dựng phần mềm khá thấp nên ta dễ dàng thấy được tính tối ưu hóa của

phần mềm không cao. Ngoài ra, với chi phí phần mềm như vậy cũng khó yêu cầu

nhà cung cấp đưa ra các tính năng cao hơn, ví dụ:

- Sau một thời gian sử dụng, phần mềm đã chậm đi nhiều, do có nhiều dữ liệu để

xử lý, dù đầu tư nhiều và hạ tầng phần cứng, tuy nhiên về dài hạn thì vẫn không

lấp được tốc độ cho hệ thống.

- Khai phá dữ liệu, hoặc hệ chuyên gia một cách chuyên nghiệp được.

- Tính dễ dùng và thân thiện của phần mềm cũng chưa được chú trọng, có rất

nhiều lời phản ánh phần mềm khó dùng.

- Chưa chú trọng vào việc testing nên còn khá nhiều bug ảnh hưởng tới hoạt động

của bệnh viện bởi nếu hệ thống dừng hoạt động sẽ không thể tiếp nhận bệnh

nhân, khám bệnh cấp thuốc, ra viện, thu chi tài chính, thanh toán, báo cáo

được... bởi vì nhiều loại sổ sách đã bị bỏ từ lâu. Việc tạm ngừng hệ thống

chuyển sang giấy khi có bug và nhập liệu lại khi hệ thống vận hành trở lại là rất

tốn thời gian và công sức.

- Phần mềm đã được FPT viết ra cho nhiều bệnh viện, vì vậy muốn đạt được chi

phí rẻ phải tuân theo chuẩn và quy trình của phần mềm đưa ra, nên cán bộ công

nhân viên bệnh viện bên cạnh việc phải thay đổi thói quen dùng giấy viết thành

máy tính, còn phải thay đổi quy trình làm việc. Điều này dẫn tới tư duy chống

đối và không nhiệt tình vì họ quan niệm phải làm thêm công việc trong khi

lương họ không tăng và ngại thay đổi thói quen, đặc biệt là trong môi trường

nhà nước, nhân viên thường được trả theo giờ và thâm niên làm việc chứ không

phải theo công sức và hiệu quả công việc họ bỏ ra.

- Do thuộc nhà nước, nên việc minh bạch hóa có thể động chạm lợi ích của nhiều

bộ phận, khó khăn trong việc triển khai

Nhìn vào chi phí đầu tư của bệnh viện, ta có thể thấy bệnh viện vẫn chưa thật sự

chú trọng đầu tư vào hệ thống thông tin, và mục đích đầu tư của họ cũng chưa rõ

ràng, bằng chứng là bỏ rất nhiều tiền cho hệ thống phần cứng, những vật hữu hình,

mà không nhận ra được sự quan trọng của phần mềm cũng như con người trong

việc khai thác và vận hành hệ thống.

Hệ Thống Thông Tin Y Tế Tại Bệnh Viện Quân Đội 175

Báo cáo Nhóm 4 – Trang 11

4.5 Đánh giá chung của người dùng

- Hệ thống còn rất nhiều bất cập (khá nhiều lỗi, khó dùng, chậm dần,…) tuy

nhiên cũng phát huy được nhiều tác dụng trong tra cứu thông tin, khám chữa

bệnh và quản lý.

- Mất quá nhiều công sức để triển khai phần mềm này (thay đổi thói quen, chi phí

đầu tư) nên không dám nghĩ đến việc thay đổi sang một phần mềm khác (người

dùng đã quen sử dụng), do đó nếu có thể chỉ là nâng cấp thêm một vài tính năng

mới

5. Chia sẻ thông tin giữa các hệ thống

5.1 Trong cùng bệnh viện:

- Hệ thống thông tin quản lý do FPT xây dựng vẫn chưa kết nối được với hệ

thống lưu trữ hình ảnh (PACS) dẫn đến khá nhiều bất tiện.

- Ngoài ra, không được phép kết nối với hệ thống quản lý nhân sự cấp cao (Cơ

quan cán bộ, Cơ quan quân lực) vì lý do an ninh quân đội nên dữ liệu sẽ không

bao trùm hết được.

5.2 Giữa các bệnh viện:

- Lý tưởng: trên toàn quốc mỗi người có một mã y tế duy nhất để vào bất cứ

bệnh viện nào cũng có sẵn thông tin y tế của người đó (tiền sử bệnh, nhóm máu,

các bệnh truyền nhiễm, HIV, viêm gan B, tiểu đường, dị ứng thuốc …).

- Nhanh chóng cứu chữa được bệnh nhân

- Đỡ tốn kém chi phí và thời gian làm lại các xét nghiệm, chụp chiếu

- Tránh phơi nhiễm cho nhân viên y tế.

Để làm được điều này, các hệ thống thông tin trong các bệnh viện phải kết nối

được với nhau và có thể chia sẻ dữ liệu theo một cách thức chung. Tuy nhiên mỗi

bệnh viện lại sử dụng một hệ thống thông tin y tế khác nhau (hoặc chưa sử dụng)

do các nhà cung cấp khác nhau (kể cả nhà cung cấp nước ngoài viết) nên khó mà

đạt được mục đích trên.

Trên thế giới để giải quyết vấn đề này người ta dùng các chuẩn DICOM, HL7,

IHE để chuẩn hóa dữ liệu y tế trong trao đổi dữ liệu giữa các bệnh viện.

Ở Việt Nam các nhà cung cấp hệ thống thông tin y tế đều tuyên bố rằng hệ thống

mình xây dựng đã áp dụng các chuẩn này nhưng chưa được kiểm chứng (vì chưa

có bệnh viện nào đòi làm việc này, chưa có quy trình cho việc truyền thông tin y tế

giữa các bệnh viện).

Càng để lâu thì càng khó đồng bộ số liệu giữa các bệnh viện (và không thể, vì làm

cách nào để các hệ thống nhận biết được bệnh nhân có mã A1 tại bệnh viện A

chính là bệnh nhân có mã B1 tại bệnh viện B).

Hệ Thống Thông Tin Y Tế Tại Bệnh Viện Quân Đội 175

Báo cáo Nhóm 4 – Trang 12

6. Quản lý và tổ chức các tài nguyên CNTT

- Hệ thống được đầu tư từ dự án đi xin và người lãnh đạo cao nhất (Giám đốc)

thiếu quan tâm và trực tiếp chỉ đạo, chỉ giao hết cho Bộ phận CNTT quản lý nên

gặp phải nhiều khó khăn trong triển khai vì còn liên quan tới các phòng ban

khác. Ví dụ: khi triển khai các chức năng cần cơ cấu lại tổ chức (tăng người

hoặc thêm công việc mới ở bộ phận này, giảm hoặc bớt người làm việc ở bộ

phận khác), yêu cầu các đơn vị phải theo một quy trình mới, v.v…

- Lãnh đạo bệnh viện cũng thường xuyên thay đổi do hết nhiệm kỳ hoặc về hưu,

người khác lên thay không nắm được đầy đủ (3 giám đốc trong giai đoạn triển

khai dự án 2007 - 2012).

- Người lãnh đạo bệnh viện thường là người có tay nghề cao nhưng chưa chắc đã

có trình độ quản lý tốt, chưa nói đến trình độ IT.

- Nhân viên sử dụng: nhân viên y tế khi được hướng dẫn sử dụng thường không

nhiệt tình vì coi như phải làm thêm công việc trong khi lương không tăng.

- Các bác sĩ không thích xem phim X- quang trên máy tính do thói quen.

- Đặc thù ngành y tế: phải duy trì bệnh án giấy làm căn cứ pháp lý (15 năm với

các bệnh án tử vong) chưa giảm được nhiều số lượng giấy tờ viết tay.

- Đụng chạm đến lợi ích của một số bộ phận (Dược, Trang thiết bị y tế)

7. Nhu cầu về hệ thống thông tin của các cấp sử dụng

- Những người trực tiếp nhập số liệu (Tiếp nhận bệnh nhân, khám bệnh, cấp

thuốc, thu chi tài chính) : quan tâm đến tính chính xác, dễ sử dụng và tốc độ của

chương trình.

- Những người phụ trách nhóm (Quản lý các Kho Dược, phụ trách các bộ phận

tài chính) : quan tâm đến các chức năng báo cáo như lọc ra và sắp xếp các thông

tin cụ thể theo một mẫu nào đó (theo tháng, quý, năm).

- Trưởng các Khoa, Phòng, Ban (Khoa Dược, Khoa Trang thiết bị y tế, Khoa

Khám bệnh, Khoa chẩn đoán hình ảnh, Phòng KHTH , Ban Tài chính) : quan

tâm đến hoạt động của một chức năng nào đó như thế nào.

- Lãnh đạo cao nhất (Ban giám đốc) : quan tâm đến số liệu tổng hợp trong một

thời gian dài (1, 3 hoặc 5 năm)

8. Thay đổi, nâng cấp hệ thống

8.1. Phần cứng

Nhiều vấn đề phức tạp khi nâng cấp hệ thống máy chủ.

- Nâng cấp RAM từ 4 GB lên 32 GB kéo theo cài đặt mới HĐH 64 bit, cài đặt lại

hệ lưu trữ (SANS), cài đặt lại Hệ quản trị CSDL 64 bit, v.v…

- Phương hướng : ảo hóa hệ thống máy chủ để tăng khả năng xử lý, mức độ an

toàn, tiết kiệm điện năng.

Hệ Thống Thông Tin Y Tế Tại Bệnh Viện Quân Đội 175

Báo cáo Nhóm 4 – Trang 13

8.2. Phần mềm:

Iít có khả năng thay đổi hoàn toàn sang một hệ thống thông tin bệnh viện mới do:

- Triển khai HTTT này tốn rất nhiều thời gian và công sức.

- Người sử dụng đã quen với cách sử dụng và các chức năng cũ.

- Dữ liệu tương đối lớn (~ 400.000 mã bệnh nhân).

8.3. Phương hướng :

Yêu cầu nhà cung cấp nâng cấp các chức năng mới như:

- Tích hợp với hệ thống PACS

- Tuân thủ các chuẩn trao đổi dữ liệu DICOM, HL7, IHE, sửa chữa khắc phục

các lỗi đã phát hiện, v.v…

9. Nghề MIS trong bệnh viện

- Số lượng và chất lượng nhân viên IT (hoặc MIS) còn hạn chế, có vị trí chưa

cao.

- Bộ Y tế yêu cầu các bệnh viện tuyến trung ương đến năm 2015 số lượng nhân

viên IT phải chiếm 1% tổng số nhân viên bệnh viện, 2020 là 2%.

- Thực tế : chưa hấp dẫn người lao động trong nghành IT, MIS do đãi ngộ chưa

cao (chưa hiểu và coi trọng vai trò của hệ thống thông tin y tế), vị trí thấp hơn

các bộ phận Y, Dược (bị coi là bộ phận phục vụ) , ít thu nhập thêm.

- Một số sai sót của người sử dụng (sai quy trình) nhưng lại đổ lỗi do phần mềm

chạy sai như vậy sẽ gây khó khăn cho bộ phận IT

10. Lợi ích và một số vấn đề đạo đức, xã hội

- Trước khi có HTTT : chỉ có duy nhất 1 phần mềm kế toán bệnh viện phục vụ

thu tài chính. Quản lý Dược khoán cho Khoa Dược, dẫn đến thất thoát cho bệnh

viện.

- Duy trì được một CSDL duy nhất về bệnh nhân và các dịch vụ y tế trong toàn

bệnh viện.

- Đơn giản hóa các thủ tục hành chính, giảm thời gian chờ đợi của bệnh nhân.

- Giảm thời gian, công sức tổng hợp các báo cáo của nhân viên. Dễ dàng tìm và

lấy các số liệu phục vụ NCKH (số liệu trong thời gian càng dài càng tốt).

- Giảm không gian, tăng thời gian lưu trữ số liệu y tế của bệnh nhân.

- Tăng trình độ và nhận thức của nhân viên về sử dụng CNTT. Làm nảy sinh các

nhu cầu mới về HTTT.

- Dữ liệu về sức khỏe bệnh nhân là những thông tin nhạy cảm, có giá trị.

Ví dụ: các công ty Bảo hiểm, sức khỏe các nhà lãnh đạo v.v… có thể bị

khai thác.

- Các bộ phận dược, tài chính hoặc IT có thể thống kê:

Hệ Thống Thông Tin Y Tế Tại Bệnh Viện Quân Đội 175

Báo cáo Nhóm 4 – Trang 14

Số lượng, chủng loại thuốc tiêu thụ tại bệnh viện

Nhu cầu về thuốc mới và bán các thông tin này cho các Công Ty Dược …

11. Nhận xét chung của nhóm

FPT và phần mềm eClinic: nhìn chung đã giải quyết được bài toán về lưu trữ và truy

xuất thông tin, tuy nhiên việc tối ưu hóa quy trình, phần mềm cũng như testing và đặc

biệt là khai thác thông tin chưa được chú trọng. Tính tùy biến phần mềm chưa cao, hầu

như ép khách hàng đi theo khuôn mẫu nhất định. Mặc dù vậy cũng khó đổ lỗi hoàn

toàn cho nhà cung cấp vì mục tiêu của khách hàng trong nước chưa cao và rõ ràng.

Bệnh viện 175: Triển khai bằng nguồn vốn nhà nước, động cơ ban đầu chưa hẳn là

muốn tăng khả năng cạnh tranh của bệnh viện và cũng chưa hình dung được mức độ

khó khăn cũng như lợi ích mang lại. Vì vậy việc đầu tư thường tập trung ở phần cứng

và hạ tầng mạng, chứ ít quan tâm đến phần mềm. Sau khi triển khai, họ mới nhận diện

rõ hơn về hệ thống thông tin, và bỡ ngỡ khi gặp khó khăn.

12. Mở rộng

Ngoài việc tìm hiểu hiện trạng ứng dụng tại bệnh viện 175, các thành viên trong nhóm

còn tham gia việc phát triển ứng dụng quản lý cho các trường đại học tư và công, các

tổ chức công ty khác và qua sách báo cũng như đồng nghiệp, đây là những khó khăn

chung của việc ứng hệ thống thông tin tại Việt Nam,

- Chú trọng đi theo chiều rộng và phần cứng trang thiết bị

- Làm theo tâm lý đám đông

- Chưa quan tâm chiều sâu và tốc độ tiến hành cũng như thời gian triển khai rất

chậm

- Khó khăn do thiếu sự quyết tâm chỉ đạo từ cấp cao, vì các doanh nghiệp tổ chức

nhà nước thường có tư duy nhiệm kỳ, mà lợi ích mang lại của hệ thống thông

tin nhìn chung phải xem ở dài hạn mới thấy rõ được

- Không tin tưởng vào nhà cung cấp trong nước, thích dùng phần mềm nước

ngoài dù chi phí cao.

Tuy nhiên, cũng có tín hiệu đáng mừng là các tổ chức đã nhận diện rõ hơn tầm quan

trọng của hệ thống thông tin và đã chịu đầu tư sâu hơn và tin tưởng những nhà cung

cấp trong nước hơn.

Cho nên việc muốn triển khai thành công và tạo sức cạnh tranh trong nước, ta cần phải

phối hợp giữ các tổ chức sử dụng phần mềm, các đơn vị cung cấp và đặc biệt sự quản

lý của nhà nước, đi đầu, cũng như tạo điều kiện và trao cơ hội cho doanh nghiệp trong

phần mềm nước phát triển, cũng như tuyên truyền sâu rộng hơn về lợi ích mang lại của

hệ thống thông tin.

Hệ Thống Thông Tin Y Tế Tại Bệnh Viện Quân Đội 175

Báo cáo Nhóm 4 – Trang 15

Tài liệu tham khảo

- Giáo trình MIS

- Hệ thống thông của bệnh viện 175

- Mô tả hệ thống của cty FPT

- Quy trình nghiệp vụ tại bệnh viện

--- HẾT ---