gp sl tiet nieu

18
HỆ TiẾT NiỆU HỆ TiẾT NiỆU

Upload: le-khac-thien-luan

Post on 29-Nov-2014

7.170 views

Category:

Documents


1 download

DESCRIPTION

 

TRANSCRIPT

Page 1: Gp sl tiet nieu

HỆ TiẾT NiỆUHỆ TiẾT NiỆU

Page 2: Gp sl tiet nieu

I.I. CẤU TẠO GIẢI PHẪU SINH LÝ HỆ CẤU TẠO GIẢI PHẪU SINH LÝ HỆ TIẾT NIỆUTIẾT NIỆU

1. CẤU TẠO GIẢI PHẪU HỆ TIẾT NIỆU

1.1 Định nghĩa

Hệ tiết niệu là cơ quan bài tiết quan trọng nhất, đào

thải những chất cặn bã trong quá trình chuyển hóa

của cơ thể.

1.2.Cấu tạo hệ tiết niệu

Cấu tạo hệ tiết niệu gồm có thận, niệu quản, bàng

quang và niệu đạo.

Page 3: Gp sl tiet nieu
Page 4: Gp sl tiet nieu

a- Thận

Hình thể ngoài :Mỗi cơ thể gồm có 2 quả thận nằm hai bên cột sống, ngang thắt lưng, thận nằm dưới cơ hoành, thận phải thấp hơn thận trái.Thận hình hạt đậu , màu nâu đỏ , bề mặt trơn làng nhờ được bao bọc trong một bao xơ ( capsula fibrosa) mà bình thường bóc ra dễ dàng. Thận cao 12cm rộng 6cm dày 3cm nặng khoảng 120-150g.Mỗi thận có 2 mặt, 2 đầu, 2 bờ.

Hai mặt : mặt trước lồi, mặt sao phẳng

Page 5: Gp sl tiet nieu
Page 6: Gp sl tiet nieu

Thận- Hai bờ : Bờ ngoài lồi, Bờ trong lồi ở trên và dưới , ở giữa lõm gọi là rốn thận và là nơi có động mạch thận đi vào , tĩnh mạch thận và niệu quản đi ra.- Hai đầu : Trên và dưới

Page 7: Gp sl tiet nieu

- Hình thể trong :

Thận chia 2 phần: + Phần trong rỗng gồm các đài thận (12

đài) và bể thận. + Phần ngoài cấu tạo bởi nhu mô thận, nhu

mô thận cấu tạo bởi các đơn vị thận. Mỗi đơn vị thận gồm có cầu thận và ống thận. Nhiều ống thận tập trung đổ vào đài thận, bể thận.

Page 8: Gp sl tiet nieu
Page 9: Gp sl tiet nieu

b. Niệu quản

Là ống dẫn nước tiểu từ thận tới bàng quang. Có 2 niệu quản. Niệu quản dài 25 cm, rộng 0,5 cm cấu tạo bởi cơ trơn.

Là túi chứa nước tiểu nằm sau xương mu trước tạng sinh dục. Dung tích của bàng quang từ 250 – 300 ml, khi căng có thể tới 2 lít. Bàng quang cấu tạo bởi cơ trơn. Riêng cổ bàng

quang cấu tạo bởi cơ vân.

c. Bàng quang

Page 10: Gp sl tiet nieu

d. Niệu đạoLà ống dẫn nước tiểu từ bàng quang ra

ngoài. Niệu đạo nam dài 16 cm, có 2 đoạn gấp khúc và chung với đường sinh dục. Niệu đạo nữ ngắn 3 – 4 cm và thẳng.

Page 11: Gp sl tiet nieu

2. SINH LÝ TIẾT NIỆU 2.1. Cơ chế bài tiết nước tiểu Liên quan giữa máu, dịch Bowman và

nước tiểu So sánh tỷ lệ thành phần của huyết tương,

dịch Bowman (nước tiểu đầu) và nước tiểu người ta thấy:

- Có những chất có cả trong huyết tương và nước tiểu đầu với tỷ lệ bằng nhau. Điều đó chứng tỏ rằng có hiện tượng lọc những chất đó từ máu như glucose, NaCl.

Page 12: Gp sl tiet nieu

- Có những chất có trong huyết tương và nước tiểu đầu mà trong nước tiểu lại không có, chứng tỏ rằng có hiện tượng tái hấp thu trở lại những chất đó vào máu như glucose.

- Có những chất chỉ có trong nước tiểu mà trong máu rất ít hoặc không có chứng tỏ có hiện tượng bài tiết thêm hoặc tạo ra những chất mới để tạo thành nước tiểu như acid hyppuric, NH3…

- Quá trình tạo thành nước tiểu là quá trình lọc các chất từ huyết tương qua màng Bowman, tái hấp thu các chất cần thiết ở ống thận và đào thải những chất cặn bã tại ống thận.

Page 13: Gp sl tiet nieu

Quá trình này gồm 3 giai đoạna. Giai đoạn lọc ở cầu thận

Máu theo động mạch vào đi tới các đơn vị thận. Áp lực máu của động mạch vào lớn hơn áp lực lọc màng Bowman. Vì vậy, nước và các chất trong huyết tương được lọc vào khoang Bowman để tạo thành nước tiểu đầu. Kết quả thành phần nước tiểu đầu gần giống thành phần huyết tương, chỉ khác là các chất có phân tử lượng lớn là không qua được màng lọc như protid, lipid.

Page 14: Gp sl tiet nieu

b. Giai đoạn tái hấp thu ở ống thận Tái hấp thu là hấp thu chọn lọc trả lại cho máu

các chất cần thiết sau khi lọc. Khối lượng nước tiểu đầu được tái hấp thu là

99 %. Những chất được tái hấp thu chủ yếu là nước, muối và glucose.

Bình thường glucose được tái hấp thu hoàn toàn nên nồng độ glucose máu 1 – 1,2 g/ lít.

Nếu nồng độ glucose máu > 1,7 g/ lít thì ống thận không tái hấp thi hết được, xuất hiện đường trong nước tiểu (bệnh tiểu đường).

Page 15: Gp sl tiet nieu

c. Giai đoạn bài tiết ở ống thận

Ống thận có khả năng bài tiết thêm một số chất NH4+, K+, acid hyppuric…để chống độc cho cơ thể

Page 16: Gp sl tiet nieu

2.2.Những yếu tố ảnh hưởng đến sự bài tiết của thận

- Huyết áp: huyết áp tăng hoặc giảm thì

lượng nước tiểu tăng hoặc giảm.

- Thành phần hóa học của máu: trong máu

có nhiều chất lạ, chất độc thì thận cũng

tăng cường làm việc để đào thải các chất

đó ra nước tiểu và lượng nước tiểu cũng

tăng.

Page 17: Gp sl tiet nieu

2.2.Những yếu tố ảnh hưởng đến sự bài tiết của thận(tt)

- Ảnh hưởng của thần kinh làm co hoặc dãn mạch cũng ảnh hưởng đến sự bài tiết của thận.

- Các thuốc lợi tiểu làm tăng cường bài tiết nước tiểu.

- Ảnh hưởng của tuyến nội tiết, hormon tuyến yên, tuyến thượng thận cũng làm tăng hoặc giảm lượng nước tiểu.

Page 18: Gp sl tiet nieu

2.3. Chức phận của thận - Bài xuất chất độc và cặn bã (sản phẩm

của quá trình chuyển hóa các chất trong cơ thể như urê, acid hyppuric, creatinin…)

- Điều hòa thành phần của máu: + Điều hòa lượng nước. + Điều hòa NaCl giúp điều hòa áp lực thẩm

thấu/ máu. + Điều hòa pH máu. - Điều hòa huyết áp Khi máu qua thận ít, thận tiết ra Renin làm

co mạch, tăng huyết áp.