giao an h2s_nâng cao_ngọc lan

10
Trường THPT … Lớp: … Tiết: … Bài 44: Hiđro sunfua (SGK hóa học 10 nâng cao). Người soạn: Nhóm 03 Huế, ngày.. tháng..năm.. I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: - HS biết: + Tính chất vật lý, trạng thái tự nhiên, điều chế của hiđro sunfua. + Tính axit yếu của axit sunfuhiđric. + Tính chất của các muối sunfua. - HS hiểu: + Cấu tạo phân tử, tính khử mạnh của hiđro sunfua. - HS vận dụng: + Phân biệt khí H 2 S với các chất khí khác đã biết như: O 2 , H 2 , Cl 2 , … + Giải thích được các hiện tượng liên quan tới H 2 S như: nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường không khí, … + Giải được bài tập: tính % thể tích hoặc khối lượng khí H 2 S trong hỗn hợp, bài tập tổng hợp có nội dung liên quan,… 2. Kĩ năng: - HS có kĩ năng quan sát, phân tích thí nghiệm. - Viết PTHH minh họa tính chất của H 2 S. - Dự đoán, kiểm tra, kết luận về tính chất hóa học của H 2 S. 3. Thái độ: - HS có thêm niềm đam mê đối với môn học. - Có thái độ cẩn trọng khi làm việc với khí H 2 S. - Có ý thức bảo vệ môi trường. II. Trọng tâm: - Cấu tạo phân tử và tính khử của H 2 S. - Tính chất của muối sunfua. III. Phương pháp:

Upload: e7tf

Post on 25-Jul-2015

187 views

Category:

Documents


1 download

DESCRIPTION

[email protected]

TRANSCRIPT

Page 1: giao an H2S_nâng cao_ngọc lan

Trường THPT …

Lớp: … Tiết: … Bài 44: Hiđro sunfua (SGK hóa học 10 nâng cao).

Người soạn: Nhóm 03Huế, ngày.. tháng..năm..

I. Mục tiêu:1. Kiến thức: - HS biết:

+ Tính chất vật lý, trạng thái tự nhiên, điều chế của hiđro sunfua.+ Tính axit yếu của axit sunfuhiđric.+ Tính chất của các muối sunfua.

- HS hiểu: + Cấu tạo phân tử, tính khử mạnh của hiđro sunfua.

- HS vận dụng: + Phân biệt khí H2S với các chất khí khác đã biết như: O2, H2, Cl2, …

+ Giải thích được các hiện tượng liên quan tới H2S như: nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường không khí, …

+ Giải được bài tập: tính % thể tích hoặc khối lượng khí H2S trong hỗn hợp, bài tập tổng hợp có nội dung liên quan,…2. Kĩ năng: - HS có kĩ năng quan sát, phân tích thí nghiệm. - Viết PTHH minh họa tính chất của H2S. - Dự đoán, kiểm tra, kết luận về tính chất hóa học của H2S.3. Thái độ: - HS có thêm niềm đam mê đối với môn học. - Có thái độ cẩn trọng khi làm việc với khí H2S. - Có ý thức bảo vệ môi trường.II. Trọng tâm: - Cấu tạo phân tử và tính khử của H2S. - Tính chất của muối sunfua.III. Phương pháp: - Thuyết trình, đàm thoại gợi mở nêu vấn đề. - Phương pháp trực quan.IV. Chuẩn bị: - Dụng cụ: 1 ống nghiệm có nhánh, 1 ống nghiệm, ống dẫn cao su, đèn cồn, bật lửa, 1 tấm kính. - Hóa chất: FeS, dung dịch HCl 2M, dung dịch Brom. - Phiếu học tập. - Bảng tóm tắt một số tính chất của muối sunfua (bảng lớn).V. Hoạt động dạy học: 1. Ổn định lớp: (1’). 2. Kiểm tra bài cũ: (3’) Câu hỏi: Viết PTHH biểu diễn sự biến đổi số oxi hóa của nguyên tố lưu huỳnh (S) theo sơ đồ sau. Từ đó rút ra kết luận về tính chất hóa học của lưu huỳnh.

Page 2: giao an H2S_nâng cao_ngọc lan

Đáp án: (1) Cu + H2SO4 đặc CuSO4 + SO2 + H2O (2) SO2 + H2S S + H2O (3) S + H2 H2S (4) H2S + O2 S + H2O (5) S + O2 SO2

Kết luận: Lưu huỳnh (S) vừa có tính OXH vừa có tính khử. 3. Bài mới: a. Vào bài : Tháng 11/1950, ở Mexico, một nhà máy ở Pozarica đã thải ra một lượng lớn khí hiđrosunfua, một hợp chất của lưu huỳnh với hiđro. Chỉ trong vòng 30 phút, chất khí đó cùng với sương mù của thành phố đã làm chết 22 người và khiến 320 người bị nhiễm độc. Vậy hiđrosunfua có đặc điểm cấu tạo như thế nào, tính chất lí hoá ra sao, nó có ảnh hưởng gì đến cuộc sống của chúng ta. Mời các em đi vào bài 44: HIĐROSUNFUA.

b. Tiến trình bài mới:

Page 3: giao an H2S_nâng cao_ngọc lan

Hoạt độngcủa giáo viên

Hoạt độngcủa học sinh

Nội dung

Hoạt động 1: (4')- Yêu cầu học sinh viết CTCT, xác định loại liên kết và số oxi hóa của S trong phân tử H2S .

- Yêu cầu học sinh nhận xét tính chất hóa học của H2S.

- Kết luận: H2S có tính khử mạnh, có tính axit yếu.

- Nguyên tử S có 2 electron độc thân ở phân lớp 3p tạo ra 2 liên kết cộng hóa trị có cực với 2 nguyên tử H.

- H2S là một axit yếu, 2 nấc.- Số oxi hóa của S trong H2S là -2(thấp nhất) nên H2S có tính khử mạnh.

I. Cấu tạo phân tử

- H2S là một axit yếu, 2 nấc, có tính khử mạnh.

Hoạt động 2: (3')- Yêu cầu học sinh nghiên cứu SGK rồi nêu tính chất vật lý của H2S.- Lưu ý: H2S rất độc, gây chóng mặt, nhức đầu, thậm chí làm tử vong nếu hít nhiều. Do đó cần cẩn thận khi làm thí nghiệm hay tiếp xúc với H2S.

- Khí, không màu, mùi trứng thối, rất độc.- Ở 200C, độ tan là 0,38g/100g H2O.- Nặng hơn không khí (d 1,17)- t0

s = -600C, t0nc = -860C.

II. Tính chất vật lý- Khí, không màu, mùi trứng thối, nặng hơn không khí.- Tan ít trong nước. S= 0,38g/100g H2O (ở 200

- Rất độc.

Hoạt động 3: (5')

- Khí hidrosunfua tan trong nước tạo dung dịch axit yếu gọi là axit sunfuhidric. Axit này yếu hơn axit cacbonic (H2CO3).- H2S là một axit 2 nấc, vậy khi cho H2S tác dụng với dung dịch NaOH sẽ tạo ra

- Có thể tạo ra 2 loại muối là muối trung hòa và muối axit.

III. Tính chất hóa học 1. Tính axit yếu:- là axit rất yếu (yếu hơn H2CO3).

- H2S + NaOH NaHS + H2O H2S + NaOH Na2S + H2O

Liên kết CHT phân cực

S-

2H H

Liên kết CHT phân cực

S-2

H H

Page 4: giao an H2S_nâng cao_ngọc lan

những muối nào?- Viết PTPƯ.

- Yêu cầu học sinh nhận xét khi nào tạo muối trung hòa, muối axit, hỗn hợp muối.

- Bài tập: Cho 0,1 mol khí H2S tác dụng với 150ml dung dịch NaOH 1M. Xác định thành phần muối thu được.Đáp án: T=1,5 tạo hỗn hợp hai muối.

- H2S + NaOH NaHS + H2O H2S + NaOH Na2S + H2O- Xét tỷ lệ số mol:

+ T 1: tạo muối axit.+ 1 < T < 2: tạo hỗn hợp 2 muối.+ T 2: tạo muối trung hòa.

Giải:- nNaOH = 0,15.1 = 0,15 (mol).

1<T<2 tạo hỗn hợp muối NaHS và Na2S.

- Xét tỷ lệ:

+ T 1: tạo muối axit.+ 1 < T < 2: tạo hỗn hợp 2 muối.+ T 2: tạo muối trung hòa.

Giải:- nNaOH = 0,15.1 = 0,15 (mol).

1<T<2 tạo hỗn hợp muối NaHS và Na2S.

Hoạt động 4: (15’)- TNBD: Điều chế H2S, cho H2S tác dụng với O2 (thiếu và đủ oxi). + Cháy trong không khí (đủ oxi). + Đặt trên ngọn lửa một tấm kính(thiếu oxi) Yêu cầu học sinh quan sát, nhận xét, viết ptpư .

- Tại sao trong tự nhiên có rất nhiều nguồn sinh ra H2S nhưng chúng ta lại không bị nhiểm độc.

- Clo có thể oxi hóa H2S thành H2SO4

Yêu cầu học sinh viết ptpư.

- Cháy trong không khí cho ngọn lửa màu xanh nhạt :

-2 0 to +4

2H2S + 3O2(dư) 2SO2 + 2H2O + Trên tấm kính có một lớp bột màu vàng dự đoán là S.

- Do H2S bị oxi trong không khí oxi hóa chậm tạo thành S màu vàng: 2H2S + O2(thiếu) 2S + 2H2O

-2 0 +6 H2S + 4Cl2 + 4H2O H2SO4 + 8HCl

2. Tính khử mạnh a.Tác dụng với oxi

-2 0 to +4

2H2S + 3O2(dư) 2SO2 + 2H2O

2H2S + O2(thiếu) 2S + 2H2O

b.Tác dụng với Cl2

-2 0 +6 H2S + 4Cl2 + 4H2O H2SO4 + 8HCl

Page 5: giao an H2S_nâng cao_ngọc lan

- Bổ sung một số phản ứng của H2S với SO2, KMnO4... - Yêu cầu học sinh rút ra kết luận về tính chất của H2S trong phản ứng oxi hóa khử.Kết luận - H2S có tính axit yếu và tính khử mạnh.

- Tùy thuộc vào điều kiện phản ứng mà H2S có thể bị oxi hóa thànhSO, S+4, S+6 .

H2S + SO2 3S + 2H2S

2H2S + 2KMnO4 3MnO2 + 3S + 2KOH + 2H2O

Kết luận - H2S có tính axit yếu và tính khử mạnh.

Hoạt động 5: (4')- Khí hidrosufua là hóa chất gây ô nhiễm môi trường, có trong một số nước suối, trong khí núi lửa, khí thoát ra từ chất protein bị thối rữa… - Axit sunfuahidric trong nước suối với nồng độ nhỏ có tác dụng chữa bệnh ngoài da, thấp khớp. - Yêu cầu HS nêu phương pháp điều chế H2S trong phòng thí nghiệm.

- Nguyên tắc: Muối sunfua của kim loại (trừ muối sunfua của kim loại nặng như CuS,PbS…) tác dụng với axit loãng.

IV. Trạng thái tự nhiên và điều chế 1. Trạng thái tự nhiên (Sgk) 2. Điều chế - Trong công nghiệp: không sản xuất H2S - Trong phòng thí nghiệm:

Hoạt động 6: (4')- Đưa ra bảng tóm tắt tính chất của một số muối sunfua.- Nêu các muối tan, không tan trong axit, trong nước. - Yêu cầu HS nhận xét.

- Muối sunfua kim loại nhóm IA, IIA(trừ Be) vừa tan trong nước vừa tan trong axit loãng HCl, H2SO4

H2S Na2S + 2HCl NaCl + H2S

V. Tính chất của muối sunfua

- Màu sắc của một số muối sunfua: CdS vàng; CuS,FeS,Ag2S, PbS đen; HgS đỏ.

Page 6: giao an H2S_nâng cao_ngọc lan

Nhận xét về màu sắc của một sốmuối sunfua: CdS vàng; CuS, FeS, Ag2S, PbS đen; HgS đỏ.

- Muối sunfua của 1 số kim loại nặng như PbS, CuS, HgS, AgS…không tan trong axit cũng không tác dụng với dung dịch axit loãng

- Muối sunfua những kim loại còn lại: ZnS, FeS…không tan trong nước nhưng tác dụng được với dung dịch axit loãng H2SZnS + 2HCl ZnSO4 + H2S

Page 7: giao an H2S_nâng cao_ngọc lan

BẢNG TÓM TẮT MỘT SỐ TÍNH CHẤT CỦA MUỐI SUNFUA.

Quy ước: (-) Không tan

(+) Tan

Hoạt động 7: Củng cố. (6’) HS trả lời một số câu hỏi TNKQ sau:Câu 1: Xét PTPƯ : 2H2S + SO2 3S + 2 H2O. Phát biểu nào sau đây là đúng:

A. H2S là chất oxi hóa, SO2 là chất khử.B. H2S là chất khử, SO2 là chất oxi hóa.C. H2S là chất khử, S là chất oxi hóa.D. SO2 là chất oxi hóa, S là chất khử.Câu 2: Khi hòa tan một lượng nhỏ hiđro sunfua vào nước được dung dịch trong suốt không màu. Để lọ thủy tinh đựng dung dịch đó trong không khí vài ngày có hiện tượng gì xảy ra:A. Không có hiện tượng gì. B. Dung dịch vẩn đục màu vàng.C. Có kết tủa trắng xuất hiện. D. Tất cả đều sai.

M2Sn Màu sắc Tan trong nước Tác dụng với axit(HCl, H2SO4 loãng)

Kim loại nhóm IA, IIA (trừ Be)

+ +

ZnS vàng - +

FeS đen - +

CdS vàng - +

PbS đen - -CuS đen - -Ag2S đen - -

Page 8: giao an H2S_nâng cao_ngọc lan

A.Câu 3: Một HS viết các phản ứng: (1) CuS + 2 HCl CuCl2 + H2S (2) ZnS + 2 HCl ZnCl2 + H2S (3) CuS + H2SO4 CuSO4 + H2S (4) CuS + 4 H2SO4 đặc CuSO4 + 4 SO2 + 4 H2OPhản ứng hóa học sai là:A. (1), (2) B. (3), (4) C. (1), (3) D. (2),(4)Câu 4: Cho 38,8 (g) hổn hợp Fe và FeS vào dung dịch chứa HCl dư thu được 12,32 (l) khí (ĐKTC). % khối lượng của FeS trong hổn hợp ban đầu là:A. 50,9 % B. 49,2 % C. 56,7 % D. 28,9 % ĐÁP ÁN:

Câu 1 Câu 2 Câu 3 Câu 4B B C C

Gợi ý trả lời:Câu 4: Fe + 2 HCl FeCl2 + H2

a (mol) a (mol) FeS + 2 HCl FeCl2 + H2S b (mol) b (mol)

%FeS = .100 = 56,7% ĐA: C