giao an van 11

77
THPT Phan Châu Trinh - Ngữ văn – nhóm 2 - lớp 01 Ch iÕu cÇu h iÒn N g« Th×N hËm a) M ôc tiªu bµih äc :G ióp häcsinh -H iÓu ® îc tÇm t t ëng m ang tÝnh chiÕn l îc,chñ tr ¬ng tËp hîp nh©n tµi®Ó x©y dùng ®Êtn íc cña vua Q uang Trung,m étnh©n vËtkiÖtxuÊttrong lÞch sö n íc ta. Q ua®ã, H S nhËn thøc® îctÇm quan träng cña nh©n tµi®èivíiquèc gia. -H iÓu thªm ®Æc ®iÓm cñathÓchiÕu, m étthÓ v¨n nghÞluËn trung ®¹i B)Ph ¬ ng tiÖn vµ c¸ch th øc tiÕn h µnh d¹y -h äc I) Ph ¬ng tiÖn: -Sö dông SGK , SG V , vµc¸ctµiliÖu tham kh¶o kh¸c -øng dông c«ng nghÖ th«ng tin (nÕu cã ®iÒu kiÖn) II) C¸ ch thøc tiÕn hµnh d¹ y häc: -TiÕn hµnh d¹y häc theo ph ¬ng ph¸p ®èitho¹i, tÝch hîp C) TiÕn tr×nh ch øc d¹y -h äc I) æn ®Þnh líp II) KiÓm tra bµi 1) KiÓm tra bµicò 2) KiÓm tra sù chuÈn bÞbµim íicña häc sinh III) Bµi mí i 1)LêidÉn:G V cã thÓ giíithÖu bµim íib»ng c¸ch yªu cÇu H S nhí l¹im ét t¸c phÈm ® îc viÕttheo thÓ lo¹ichiÕu ®· häc ë TH CS 2)TiÕn tr×nh d¹y -häc: H o¹t®éng cña thÇy vµ trß N éidung bµihäc H o¹t ®éng 1 : H íng dÉn H S t×m hiÓu phÇn tiÓu dÉn. T hao t¸ c1: D ùa vµo phÇn tiÓu dÉn SG K ,tr×nh bµy nh÷ng nÐt®¸ng chó ý vÒ t¸c gi¶? T hao t¸ c 2: D ùa vµo phÇn tiÓu dÉn SG K vµ nh÷ng kiÕn thøc ®· häc ë cÊp 2 vÒ thÓ lo¹i chiÕu, h·y tr×nh bµy ®«inÐtvÒ t¸c phÈm “ChiÕu cÇu hiÒn”? (ThÓ lo¹i? H oµn c¶nh ra ®êi) * G V giíi thiÖu thªm vÒ bèi c¶nh lÞch sö khi bµi chiÕu ra ®êi còng nh l u ý HS néi dung t t ëng cña bµi chiÕu lµ cña vua Q uang Trung cßn ng êibiÓu hiÖn lµ N g« Th×N hËm H o¹t®éng 2:H íng dÉn H S ®äc - I)TiÓu dÉn 1)T¸ c gi¶: -H iÖu:H y D o·n -Q uª:T¶ Thanh O ai(H µ N éi) -§ ç tiÕn sÜn¨m 1775 -Lµm quan thêiLª, sau ra gióp T©y S¬n 2) T¸ c phÈm ChiÕu cÇu hiÒn -ThÓ v¨n:ChiÕu:lµ m étlo¹ic«ng v¨n hµnh chÝnh do vua truyÒn xuèng - H oµn c¶nh ra ®êi:Tr íc th¸i®é hoµiLª cña m étsè sÜphu B¾c H µ,Q uang Trung ®· giao cho Ng« Th× NhËm thay m×nh viÕt “ChiÕu cÇu hiÒn” ®Ó kªu gäinh÷ng ng êitµi ®øcralµm viÖc gióp d©n, gióp n íc. II)§ äc -hiÓu v¨n b¶n: 1)KÕt cÊu v¨n b¶n: 4 phÇn

Upload: api-3806489

Post on 07-Jun-2015

15.310 views

Category:

Documents


13 download

DESCRIPTION

KHO TANG GIAO AN

TRANSCRIPT

Page 1: GIAO AN VAN 11

THPT Phan Châu Trinh - Ngữ văn – nhóm 2 - lớp 01

ChiÕu cÇu hiÒn Ng« Th× NhËm

a) Môc t iªu bµi häc : Gióp häc sinh - HiÓu ® î c tÇm t t ëng mang tÝnh chiÕn l î c, chñ tr ¬ng tËp hî p nh©n tµi ®Ó x©y dùng ®Êt n í c cña vua Quang Trung, mét nh©n vËt kiÖt xuÊt trong lÞch sö n í c ta. Qua ®ã, HS nhËn thøc ® î c tÇm quan träng cña nh©n tµi ®èi ví i quèc gia. - HiÓu thªm ®Æc ®iÓm cña thÓ chiÕu, mét thÓ v n nghÞ luËn trung ®¹i B) Ph ¬ng t iÖn vµ c¸ ch t høc t iÕn hµnh d¹ y - häc I) Ph ¬ng tiÖn: - Sö dông SGK, SGV, vµ c c tµi liÖu tham kh¶o kh c - øng dông c«ng nghÖ th«ng tin (nÕu cã ®iÒu kiÖn) II) C¸ch thøc tiÕn hµnh d¹y häc: - TiÕn hµnh d¹y häc theo ph ¬ng ph p ®èi tho¹i, tÝch hî p C) TiÕn t r ×nh t æ chøc d¹ y - häc I) æn ®Þnh líp II) KiÓm tra bµi

1) KiÓm tra bµi cò 2) KiÓm tra sù chuÈn bÞ bµi mí i cña häc sinh

III) Bµi mí i 1) Lêi dÉn: GV cã thÓ gií i thÖu bµi mí i b»ng c ch yªu cÇu HS nhí l¹i mét t c phÈm ® î c viÕt theo thÓ lo¹i chiÕu ®· häc ë THCS 2) TiÕn tr×nh d¹y - häc:

Ho¹t ®éng cña thÇy vµ trß Néi dung bµi häc Ho¹t ®éng 1: H íng dÉn HS t×m hiÓu phÇn tiÓu dÉn. Thao t c1: Dùa vµo phÇn tiÓu dÉn SGK, tr×nh bµy nh÷ng nÐt ®ng chó ý vÒ t c gi¶? Thao t c 2: Dùa vµo phÇn tiÓu dÉn SGK vµ nh÷ng kiÕn thøc ®· häc ë cÊp 2 vÒ thÓ lo¹i chiÕu, h·y tr×nh bµy ®«i nÐt vÒ t c phÈm “ChiÕu cÇu hiÒn”? ( ThÓ lo¹i? Hoµn c¶nh ra ®êi) * GV gií i thiÖu thªm vÒ bèi c¶nh lÞch sö khi bµi chiÕu ra ®êi còng nh l u ý HS néi dung t t ëng cña bµi chiÕu lµ cña vua Quang Trung cßn ng êi biÓu hiÖn lµ Ng« Th× NhËm Ho¹t ®éng 2: H íng dÉn HS ®äc -

I)TiÓu dÉn 1)T¸c gi¶: - HiÖu: Hy Do·n - Quª: T¶ Thanh Oai ( Hµ Néi) - § ç tiÕn sÜ n m 1775 - Lµm quan thêi Lª, sau ra gióp T©y S¬n 2)T¸c phÈm “ChiÕu cÇu hiÒn” -ThÓ v n: ChiÕu: lµ mét lo¹i c«ng v n hµnh chÝnh do vua truyÒn xuèng - Hoµn c¶nh ra ®êi: Tr í c th i ®é hoµi Lª cña mét sè sÜ phu B¾c Hµ, Quang Trung ®· giao cho Ng« Th× NhËm thay m×nh viÕt “ChiÕu cÇu hiÒn” ®Ó kªu gäi nh÷ng ng êi tµi ®øc ra lµm viÖc gióp d©n, gióp n í c. II)§ äc - hiÓu v n b¶n: 1)KÕt cÊu v n b¶n: 4 phÇn

Page 2: GIAO AN VAN 11

THPT Phan Châu Trinh - Ngữ văn – nhóm 2 - lớp 01

Người soạn : Lê Thị Ngọc Hòa Đặng Phúc Hậu Trang Thị Huyền Trinh Ngày soạn : 08 – 8 - 2007 Tuần : 4 Tiết : 11

THIẾT KẾ BÀI DẠY HỌC - Chương trình CHUẨN lớp 11

BÀI CA NGẮN ĐI TRÊN BÃI CÁT( Sa hành đoản ca )

Cao Bá QuátA. Mục tiêu cần đạt Giúp học sinh : - Nắm được trong hoàn cảnh nhà Nguyễn trì trệ, bảo thủ, Cao Bá Quát tuy vẫn đi thi nhưng tỏ ra chán ghét con đường mưu cầu danh lợi tầm thường. Bài thơ Bài ca ngắn đi trên bãi cát biểu lộ tinh thần phê phán của ông đối với học thuật và sự bảo thủ, trì trệ của chế độ nhà Nguyễn nói chung, góp phần lý giải hành động khởi nghĩa về của ông về sau vào năm 1854.- Hiểu được mối quan hệ giữa nội dung nói trên và hình thức nghệ thuật cổ thể và nhịp điệu, hình ảnh,…Các yếu tố hình thức này có đặc điểm riêng, phục vụ cho việc chuyển tải nội dung. B. Phương tiện và cách thức tiến hành I. Phương tiện : Sgk, Sgv, Thiết kế giáo án, các tranh ảnh liên quan đến bãi cát và con người đi trên bãi cát II. Cách thức tiến hành : Tổ chức cho học sinh đọc diễn cảm bài thơ, phát vấn, nêu vấn đề cho học sinh trao đổi, thảo luận, kết hợp với lời bình giảng chọn lọc.C. Tiến hành tổ chức dạy họcI. Ổn định lớpII. Kiểm tra bài cũII. Giới thiệu bài mới: Giới thiệu cho hs một số bức tranh có con đường với nhưng bãi cát dài và con người đi trên đó. Hoặc giới thiệu vài nét về Cao Bá Quát và thời đại ông sống. Từ đó dẫn vào bài học.III. Tổ chức các hoạt động dạy học

Hoạt động của thầy và trò Nội dung cần đạt

Hoạt động 1 : Hướng dẫn học sinh tìm hiểu tác giả, bài thơThao tác 1: Từ Tiểu dẫn Sgk, em hãy nêu những nét chính về tác giả Cao Bá Quát ?

I. Tìm hiểu chung 1. Tác giả (1809 - 1855) - Cao Bá Quát tự Chu Thần, hiêụ Mẫn Đường, Cúc Hiên - Quê quán : huyện Gia Lâm, tỉnh Bắc Ninh (nay thuộc quận Long Biên, Hà Nội) - Từng tham gia cuộc khởi nghĩa chống triều đình

Page 3: GIAO AN VAN 11

THPT Phan Châu Trinh - Ngữ văn – nhóm 2 - lớp 01

Sau đó Gv chốt lại một số vấn đề về cuộc đời CBQ, về hoàn ảnh xã hội lúc bấy giờ, về đặc điểm thơ văn CBQ.

Thao tác 2 : Bài ca ngắn đi trên cát ra đời trong hoàn cảnh nào ?

Thao tác 3 : Hỏi học sinh bài thơ được làm theo thể loại nào? Sau đó giáo viên giới thiệu vài nét về thể loại thơ cổ thể.

Hoạt động 2 : Hướng dẫn học sinh đọc - hiểu bài thơ Thao tác 4 : Tổ ch ức cho học sinh đọc diễn cảm bài thơ. Nêu yêu cầu đọc bài thơ : Chú ý cách ngắt nhịp do các câu dài ngắn khác nhau để thấy được các hình ảnh thơ và tâm trạng của tác giả. - Gọi 1 học sinh đọc phần phiên âm, 1 học sinh đọc phần dịch thơ. - Giáo viên nhận xét việc đọc của học sinh và đọc lại phần dịch thơ. Thao tác 5 : Cảm nhận chung của em sau khi đọc xong bài thơ?Học sinh có thể trả lời với nhiều cảm nhận khác nhau. Sau đó gv chốt lại : bài thơ

nhà Nguyễn và mất vào năm 1855 trong một trận đánh.- Đường thi cử lận đận, chỉ đỗ cử nhân vào năm 1831, nhiều lần vào kinh đô Huế thi Hội nhưng không đỗ.- Là nhà thơ có tài năng, bản lĩnh và có cá tính- Thơ văn ông bộc lộ thái độ phê phán mạnh mẽ chế độ phong kiến trì trệ, bảo thủ và chứa đựng tư tưởng khai sáng có tính chất tự phát, phản ánh nhu cầu đổ mới của xã hội Việt Nam trong giai đoạn giữa thế kỷ XIX.2. Hoàn cảnh ra đời bài thơ- Được làm trong những lần đi thi Hội, qua các tỉnh miền Trung đầy cát trắng như Quảng Bình, Quảng Trị.3. Thể loại- Bài thơ được viết theo thể hành, một thể thơ cổ có tính chất tự do phóng khoáng, không gò bó về số câu, độ dài của câu, niêm luật, bằng trắc, vần điệu.

II. Đọc - hiểu bài thơ

Page 4: GIAO AN VAN 11

THPT Phan Châu Trinh - Ngữ văn – nhóm 2 - lớp 01

thể hiện cảm xúc, suy tư của con ng ười đi trên bãi cát.

Thao tác 6 : những cảm xúc suy tư ấy được thể hiện qua những hình ảnh, chi tiết nào trong bài thơ?Học sinh có thể trả lời : hình ảnh bãi cát và con đường.Thao tác 7 : Hãy tìm trong bài thơ những câu thơ nêu lên hình ảnh và đặc điểm của bãi cát? Thao tác 8 : Hình ảnh bãi cát gợi lên cho chúng ta những cảm nhận gì?Thao tác 9 : sau khi hs trả lời, gv bình giảng về hình ảnh thực của bãi cát trong bài thơ.Thao tác 10 : Hình ảnh bãi cát trong bài thơ không chỉ là hình ảnh tả thực mà còn mang ý nghĩa tượng trưng. Ý nghĩa tượng trưng đó là gì?- Gv có thể giới thiệu thêm trong thi ca Trung Quốc và Việt Nam thời trung đại, hình tượng con đường (chữ Hán : lộ, đồ) khá phổ biến nhưng ý nghĩa ở mỗi trường hợp cụ thể lại khác nhau.- Gv có thể thuyết giảng mở rộng, liên hệ thêm : có thể nói bãi cát không chỉ tượng trưng về con đường đời, con đường công danh nhọc nhằn của trí thức đương thời mà cho cả trí thức mọi thế hệ. Những điều mà CBQ đặt ra thời bấy giờ đến này vẫn còn ý nghĩa.

1. Hình ảnh bãi cát và con đường - Ý nghĩa tả thực + Bãi cát dài - lại dài + Đi một bước – lùi một bước + Đứng làm chi trên bãi cát → Hình ảnh bãi cát dài mênh mông bãi cát này nối tiếp bãi cát khác, gợi ra một con đường như bất tận, mờ mịt, vô vàn gian lao vất vả, đầy thử thách.

- Ý nghĩa tượng trưng Con đường công danh của tácgiả + Bãi cát

Đường đời bế tắc đối với tầng lớp trí thức trong xã hội phong kiến . → Bãi cát là hình ảnh tượng trưng về con đường đời, con đường công danh nhọc nhằn của tác giả và của biết bao trí thức đương thời .

Page 5: GIAO AN VAN 11

THPT Phan Châu Trinh - Ngữ văn – nhóm 2 - lớp 01

Thao tác 11 : Hình ảnh con người đi trên đường được th ể hiện qua những câu thơ nào? đó là hình ảnh con người như thế nào?Thao tác 12 : Chia nhóm để thảo luận vấn đề: Bốn câu thơ tiếp theo tác giả tiếp tục đề cập đến danh lợi (gv đ ọc 4 câu thơ tiếp theo). Qua 4 câu thơ ấy tác giả muốn nói gì về danh lợi?

Thao tác 13 : Trước những phường danh lợi như vậy tác giả đã thể hiện thái độ như thế nào? Cách dùng những câu hỏi, câu cảm thán trong bài thơ có tác dụng gì?Gv chốt lại : ông khinh thường phường danh lợi, chỉ say sưa với bả vinh hoa phú quý. Từ đó ông bắt đầu có những suy nghĩ khác. Những suy nghĩ ấy được thể hiện qua những câu thơ nào? đó là những suy nghĩ gì? Từ đó cho thấy gì về tầm tư tưởng của tác giả?

2. Hình ảnh người đi đường và tâm sự của tác giả - Hình ảnh người đi đường + Khồng học – tiên ông phép ngủ Trèo đèo, lội suối - giận khôn vơi! → thể hiện nỗi chán nản của tác giả vì tự mình hành hạ mình theo đuổi công danh.

tất tả + Danh lợi say (nhiều), tỉnh (ít)

ngược xuôi→ Sự cám dỗ của bả công danh đối với người đời. Nhận định mang tính khái quát về những kẻ ham danh lợi đều phải chạy ngược xuôi nhọc nhằn được nhà thơ minh họa bằng hình ảnh người đời thấy ở đâu có quán rượu ngon đều đổ xô đến, mấy ai tỉnh táo thoát khỏi sự cám dỗ của rượu. Danh lợi cũng là một thứ rượu làm say người.

- Tâm sự của tác giả + Có nên đi tiếp + Hay từ bỏ + Nếu đi tiếp – không biết phải đi thế nào + Tính sao đây?

→ Những câu hỏi, những câu cảm thán thể hiện nỗi lòng, sự băn khoăn, phân vân trong lòng tác giả. Nỗi bế tắc và tuyệt vọng phủ trùm lên cả người đi cả bãi cát dài. → Thể hiện mâu thuẫn giữa lí tưởng khát vọng sống cao đẹp với hiện thực đen tối mù mịt. Từ đó tác giả nhận thấy cần phải thoát khỏi vòng danh lợi vô nghĩa; cần phải từ bỏ lối thi cử truyền thống là đỗ đạt để làm quan. Tầm tư tưởng cao của Cao Bá Quát chính là ở chỗ đã nhận thấy rõ tính chất vô nghĩa của lối học khoa cử, của con người công danh theo lối cũ.

- Nhịp điệu trong bài thơ được tạo nên bởi những yếu

Page 6: GIAO AN VAN 11

THPT Phan Châu Trinh - Ngữ văn – nhóm 2 - lớp 01

Thao tác 14 : Nhịp điệu trong bài thơ được tạo nên bởi những yếu tố nào? Nó có ý nghĩa gì trong việc thể hiện cảm xúc, suy tư của tác giả?(học sinh thảo luận)

Hoạt động 3 : Hướng dẫn học sinh củng cố bài học Thao tác 15 : Yêu cầu hs khát quát lại những nội dung và nghệ thuật chính của bài thơ.- Cho hs đọc lại phần ghi nhớ Sgk.- Nhấn mạnh cho hs về việc sau khi học xong bài thơ này ta học được gì về nhân cách của nhà thơ Cao Bá Quát.

+ Sự thay đổi độ dài của các câu thơ + Cách ngắt nhịp khác nhau của các câu thơ: 2 /3 (trường sa / phục trường sa), 3/5 (quân bất học / tiên gia mỹ thụy ông), 4/3 (phong tiền tửu điếm / hữu mỹ tửu) - Từng cặp đối xứng với số lượng chữ không đều : 5 chữ, 7 chữ, 8 chữ→ Tạo nên nhịp điệu của bài thơ diễn đạt sự gập ghềnh, trục trặc của những bước đi trên bãi cát dài, tượng trưng cho con đường công danh đáng chán ghét.

III.Tổng kết bài học Bài ca ngắn đi trên cát thể hiện tâm trạng bi phẫn của kẻ sĩ trước đường đời bế tắc, hiểm trở, mờ mịt, phản ánh một xã hội đen tối, đầy hiểm họa đối với người tài hoa, đánh dấu sự thức tỉnh, nhìn lại con đường công danh truyền thống. Những câu hỏi, những câu cảm thán, nhịp điệu của bài thơ góp phần diễn tả thành công những cảm xúc suy tư của nhân vật trữ tình về con đường danh lợi gập ghềnh, trắc trở.

IV. Luyện tập, nâng cao, dặn dò 1. C âu h ỏi kiểm tra đánh giá : Qua bài thơ anh/chị hãy lý giải vì sao Cao Bá Quát đã khởi nghĩa chống nhà Nguyễn. 2. Dặn dò : chuẩn bị bài : Luyện tập thao tác lập luận phân tích

TRƯỜNG THPT BC NGÔ QUYỀN ĐỌC VĂN:

ĐÂY THÔN VĨ DẠ HÀN MẶC TỬ

A. MỤC TIÊU BÀI HỌC

Giúp HS:

Page 7: GIAO AN VAN 11

THPT Phan Châu Trinh - Ngữ văn – nhóm 2 - lớp 01

- Cảm nhận được bài thơ là bức tranh phong cảnh và cũng là tâm cảnh, thể hiện nỗi buồn cô

đơn của nhà thơ trong một mối tình xa xăm, vô vọng. Hơn thế, đó còn là tấm lòng thiết tha của

nhà thơ với thiên nhiên, với cuộc sống và con người.

- Nhận biết sự vận động của tứ thơ, cảu tâm trạng chủ thể trữ tình và bút pháp độc đáo, tài hoa

của một nhà thơ mới.

B. PHƯƠNG TIỆN THỰC HIỆN VÀ CÁCH THỨC TIẾN HÀNH

- SGK, SGV, Tài liệu tham khảo

- Gv dạy theo cách gợi dẫn: dẫn dắt HS nhập vào cảnh ngộ và tâm trạng của tác giả để cảm

hiểu từng ý thơ; khơi gợi cho HS phát hiện những tầng lớp ý nghĩa sâu xa trong từng chi tiết,

hình ảnh thơ.

C. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY - HỌC

I. Ổn định tổ chức lớp

II. Kiểm tra bài cũ:

Kết hợp trong quá trình học bài mới

III. Giới thiệu bài mới: Đây thôn Vĩ Dạ là một trong những bài thơ tiêu biểu của Hàn Mặc

Tử trong phong trào thơ mới. Chúng ta hãy cùng đi vào tìm hiểu.

IV. Tiến trình tổ chức dạy học

Hoạt động của GV và HS Nội dung

Hoạt động 1:Tìm hiểu chung

Thao tác 1: GV gọi HS đọc phần tiểu

dẫn

Thao tác 2: Trình bày những nét chính

về cuộc đời và đặc điểm sáng tác của

nhà thơ Hàn Mặc Tử?

(Học sinh làm việc, sau đó trình bày

ý chính và gạch chân trong SGK)

I. Tìm hiểu chung

1. Tác giả:

a. Cuộc đời:

- Hàn Mặc Tử (1912 - 1940), tên khai sinh là

Nguyễn Trọng Trí, quê ở Lệ Mĩ, Đồng Hới,

Quảng Bình

- Ông đã từng sống ở Huế

- Năm 1936 mắc bệnh phong và mất tại trại

phong Quy Hoà (1940)

b. Sự nghiệp sáng tác

- Ông làm thơ từ năm 14 tuổi với các bút danh:

Minh Duệ Thị, Phong Trần, Lệ Thanh …

- Bắt đầu bằng thơ cổ điển Đường luật

- Diện mạo thơ phức tạp và đầy bí ẩn nhưng lại

chứa đựng một tình yêu đến đau đớn hướng về

cuộc đời trần thế.

Page 8: GIAO AN VAN 11

THPT Phan Châu Trinh - Ngữ văn – nhóm 2 - lớp 01

Thao tác 3: Vị trí và cảm hứng sáng

tác của bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ?

Gv bổ sung: Bài thơ được gợi cảm

hứng từ bức ảnh (kèm theo lời thăm

hỏi) do Hoàng Thị Kim Cúc gửi cho -

người mà ông vẫn thầm yêu trộm nhớ

bằng một tình yêu đơn phương, vô

vọng, qua một khoảng cách thời gian

và không gian xa vời.

Hoạt động 2: Tìm hiểu bài thơ

Thao tác 1: GV gọi HS đọc – GV đọc

lại.

Thao tác 2: Em có nhận xét gì về khổ

thơ đầu? Tác giả sử dụng biện pháp

nghệ thuật gì ở câu đầu? Tác dụng và ý

nghĩa của biện pháp nghệ thuật đó?

Thao tác 3:

∙Thôn Vĩ được hiện lên qua những chi

tiết nào?

∙ Hai chữ mướt xanh gợi cho em ấn

tượng gì? Tác giả sử dụng biện pháp

nghệ thuật gì ở câu thơ này?

∙ Em có suy nghĩ gì về hai nét vẽ lá

trúc - mặt chữ điền ?

∙ Khuôn mặt chữ điền đó xuất hiện

với tư thế như thế nào?

∙ Em có nhận xét chung gì về bức

- Tác phẩm chính: (SGK)

2. Về bài thơ:

- Đây thôn Vĩ Dạ lúc đầu có tên là Ở đây thôn

Vĩ Dạ. In trong tập Thơ Điên (1938)

- Cảm hứng sáng tác: Bài thơ được gợi cảm

hứng từ một mối tình của Hàn Mặc Tử với một

cô gái vốn quê ở Vĩ Dạ

II. Đọc - hiểu văn bản

1. Khổ một:

- Sao anh không về chơi thôn Vĩ?→ câu hỏi tu

từ:

+ Vừa như một lời trách móc dịu dàng

+ Hàm ý tiếc nuối nhẹ nhàng

→ Gợi sự tò mò ám ảnh về thôn Vĩ

- Thôn Vĩ Dạ hiện lên:

+ Nắng hàng cau - nắng mới lên: Cái nắng ấm

áp, rực rỡ, tinh khôi.

+ Vườn: Mướt xanh → là xanh trong, xanh lọc,

một màu xanh mỡ màng, non tơ, óng mượt.

Màu xanh = màu ngọc → cách so sánh lạ. →

Gợi ấn tượng về một vườn cây lá còn ướt đẫm

sương đêm dưới sắc nắng tinh nguyên của buổi

sáng tạo nên một màu cho vườn cây là màu

ngọc.

+ Lá trúc che ngang mặt chữ điền

Lá trúc: thanh mảnh, mềm mại

Mặt chữ điền: khoẻ mạnh, chất phác, phúc hậu

→ Hai nét vẽ tưởng là tương phản nhau nhưng

Page 9: GIAO AN VAN 11

THPT Phan Châu Trinh - Ngữ văn – nhóm 2 - lớp 01

tranh thôn Vĩ được miêu tả ở khổ thơ

này?

Thao tác 4:

∙ Em có cảm nhận gì ở khổ thơ thứ

hai này?

GV: Đến khổ thơ thứ hai mạch cảm

xúc của nhà thơ bỗng chuyển đột ngột,

cũng là Vĩ Dạ nhưng như một thế giới

hoàn toàn khác - một thế giới buồn

vắng đến dễ sợ. Buồn từ nhịp thơ cho

đến hình ảnh thơ

∙ Những hình ảnh được hiện lên trong

khổ thơ như thế nào?

∙ Hai chữ buồn thiu gợi cho em ấn

tượng gì?

∙ Hình ảnh hoa bắp lay gợi lên điều

gì?

GV bổ sung: Thông thường gió, mây

và dòng sông vẫn đi với nhau: gió thổi

mây bay và nhờ gió mà dòng sông mới

có sóng. Còn ở đây đã có sự chia lìa

đôi ngã. Sự chuyển động ngược chiều

của gió mây làm tăng thêm cái trống

vắng của không gian. Hay đúng hơn,

rất ít mây và gió, nên dòng sông lặng

lẽ buồn thiu và cây cỏ bên bờ chỉ lay

động rất nhẹ

∙ Em hiểu như thế nào về hình ảnh

lại kết hợp hài hoà với nhau để tạo nên một nét

duyên ngầm

⇒ Cái đẹp của Vĩ Dạ là cái đẹp thơ mộng,

trong sáng, trinh nguyên. Đó còn là cái đẹp của

một tâm hồn trong sáng, thánh thiện, một trái

tim tha thiết với tình người, tình đời. Trong trái

tim ấy không thể thiếu vắng hình bóng của

người con gái Vĩ Dạ mà hơn một lần Hàn Mặc

Tử đã yêu thầm lặng lẽ.

2. Khổ hai:

- Hình ảnh buồn, hiu quạnh

+ Gió – mây: chìa lìa, phân li

+ Dòng nước - buồn thiu: Dòng sông như bất

động, không muốn trôi chảy, như đánh mất đi

sự sống của mình.

+ Hoa bắp lay: Sự lay động rất nhẹ

→ Không chỉ là cái buồn của cảnh mà còn là

cái buồn của lòng người.

Page 10: GIAO AN VAN 11

THPT Phan Châu Trinh - Ngữ văn – nhóm 2 - lớp 01

Sông trăng? Ở đây tác giả dùng nghệ

thuật gì? Biện pháp này có tác dụng

như thế nào trong việc thể hiện tâm

trạng của Hàn Mặc Tử?

GV: Tâm hồn nhà thơ cảm thấy cô

đơn, lạc lõng trước cuộc đời thực nên

ông tìm về với cõi mộng, tìm đến vầng

trăng – là người bạn tri kỉ của ông

trong những ngày bệnh tật, là nơi trú

ngụ cuối cùng của linh hồn ông để ông

trốn tránh sự truy đuổi của đau thương

và cái chết.

Thao tác 5:

∙ So sánh với hai khổ thơ đầu, ở khổ

thơ cuối em có nhận xét gì về trạng

thái tâm hồn của tác giả? Thể hiện ở

những hình ảnh nào?

∙ Để diễn tả tâm trạng này tác giả một

lần nữa sử dụng biện pháp nghệ thuật

gì? Tác dụng và ý nghĩa của nó?

Hoạt động 3: Tổng kết bài thơ

Thao tác 1: Từ việc tìm hiểu bài thơ

em hãy khái quát ngắn gọn nội dung và

nghệ thuật của bài thơ?

( HS thảo luận và trình bày trước lớp,

sau đó giáo viên củng cố lại)

- Thuyền ai đậu bến sông trăng đó

Có chở trăng về kịp tối nay?

+ Sông trăng: lấp lánh ánh trăng vàng → Cõi

mộng

+ Hai câu thơ là một loạt những câu hỏi không

có câu trả lời:

∙ Thuyền ai?

∙ Thuyền có chở trăng không?

∙ Có chở trăng về kịp tối nay không?

→ Trăng là người bạn thân thiết của nhà thơ →

Tâm hồn day dứt chới với trước cuộc đời.

⇒ Một thế giới hư hư thực thực, đằng sau cái

buồn của cảnh vật là chứa đựng một nỗi niềm

khắc khoải của thi nhân

3. Khổ ba:

- Tâm trí của tác giả hoàn toàn chìm vào cõi

mộng

+ Mơ khách đường xa: càng mơ bao nhiêu,

càng xa bấy nhiêu.

+…trắng quá nhìn không ra:

+ … mờ nhân ảnh

→ Tất cả đều mờ mờ, ảo ảo giữa người và cảnh

- Dùng đại từ phiếm chỉ Ai biết tình ai và câu

hỏi tu từ → làm tăng thêm nỗi cô đơn, trống

vắng, chơi vơi trong tâm hồn tha thiết yêu

thương con người và cuộc đời.

⇒ Người và cảnh đều chìm vào cõi mộng.

III. Tổng kết

- Bài thơ bắt đầu với cảnh đẹp thôn Vĩ bên

dòng sông Hương, từ đó khơi gợi liên tưởng

thực - ảo và mở ra bao nỗi niềm cảm xúc, suy

tư về cảnh và người xứ Huế với phấp phỏng với

những mặc cảm, uẩn khúc, niềm hi vọng, niềm

Page 11: GIAO AN VAN 11

THPT Phan Châu Trinh - Ngữ văn – nhóm 2 - lớp 01

Hoạt động 4: Củng cố - Luyện tập

Thao tác 1: GV gọi HS đọc phần Ghi

nhớ, SGK tr.40

Thao tác 2: GV hướng dẫn HS làm

bài tập 3, SGk,tr.40

tin yêu.

- Bút pháp của bài thơ có sự hoà điệu tả thực,

tượng trưng, lãng mạn, trữ tình.

IV. Củng cố - Luyện tâp:

1. Củng cố: Với những hình ảnh biểu hiện nội

tâm, bút pháp gợi tả, ngôn ngữ tinh tế, giàu liên

tưởng, bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ là bức tranh đẹp

về một miền quê đất nước, là tiếng lòng của

một con người tha thiết yêu đời, yêu người.

2. Luyện tập:

Bài tập 3, SGK, Tr. 40

Gợi ý: Đây thôn Vĩ Dạ trước hết là một bài thơ

về tình yêu. Xuyên qua sương khói hư ảo của

tình yêu mơ mộng là tình quê, là tình yêu thiết

tha, đằm thắm với đất nước quê hương. Với

việc khơi gợi lên tình cảm chung của nhiều

người như thế, bài thơ diễn tả tâm trạng riêng

của tác giả lại tạo được sự cộng hưởng rộng rãi

và lâu bền trong tâm hồn của các thế hệ độc

giả.

D. Dặn dò: - Đọc thuộc lòng bài thơ

- Nắm vững nội dung và nghệ thuật của bài thơ

- Soạn bài Chiều tối (Hồ Chí Minh)

● RÚT KINH NGHIỆMTuần 19Tiết 76:Đọc văn :

Page 12: GIAO AN VAN 11

THPT Phan Châu Trinh - Ngữ văn – nhóm 2 - lớp 01

HẦU TRỜI Tản Đà

A - Mục tiêu bài học : Giúp học sinh :- Cảm nhận được tâm hồn lãng mạn độc đáo của thi sĩ Tản Đà: tư tưởng thoát ly, ý

thức về bản ngã “cái tôi” và cá tính “ngông”;- Nhận thức được những dấu hiệu đổi mới theo khuynh hướng hiện đại hoá của thơ ca

Việt Nam vào đầu những năm 20 của thế kỷ XX;- Có kỹ năng cảm nhận thơ trữ tình, bình giảng được những câu thơ đặc sắc.B - Phương tiện thực hiện và cách thức tiến hành :Phương tiện : Sách giáo khoa, Sách giáo viên, Thiết kế giáo án, Sách tham khảo:

Thi nhân Việt Nam, Hoài Thanh – Hoài Chân, NXB Văn học, Hà Nội, 1997; Tìm hiểu thơ Tản Đà, Xuân Diệu, ( trong sách Tản Đà, Phê bình, bình luận văn

học, NXB Tổng hợp Khánh Hoà, 1991). Thơ Tản Đà, những lời bình, NXB Văn hoá thông tin, Hà Nội, 2000. Giảng luận về Tản Đà Nguyễn Khắc Hiếu, Bùi Giáng, NXB Tân Việt, 1972)

Cách thức : Kết hợp phát vấn, thảo luận với diễn giảng cuả giáo viên.C - Tiến trình dạy học :

- 1, Ổn định tổ chức- 2, Kiểm tra bài cũ và vở soạn bài mới:

- Kiểm tra việc thực hiện bài tập ở nhà.- Kiểm tra bài cũ: Đọc thuộc lòng và diễn cảm bài thơ Xuất dương lưu biệt của Phan Bội Châu. Nêu vắn tắt nội dung tư tưởng và đặc sắc nghệ thuật của bài thơ.

- 3, Giới thiệu bài mới: Trong Thi nhân Việt Nam (Hoài Thanh – Hoài Chân), một cuốn sách nghiên cứu - phê bình xuất sắc về phong trào Thơ mới, tác giả đã trân trọng mở đầu bằng việc “Cung chiêu anh hồn Tản Đà”. Tuy chưa phải là nhà thơ mới nhưng với những gì Tản Đà đã đóng góp cho nền thi ca dân tộc, Hoài Thanh đã gọi ông là “dấu gạch nối giữa hai thời đại thơ ca” , là “người đã dạo lên những bản đàn cho một cuộc đại nhạc hội tân kỳ đương sắp sửa”. Thơ Tản Đà mang những dấu hiệu đổi mới cả về nội dung tư tưởng lẫn nghệ thuật; đặc biệt thể hiện rất rõ “cái tôi” nhà thơ với những tình điệu cảm xúc mới. Hầu trời là một bài thơ dài biểu hiện rõ những đặc điểm thơ của Tản Đà. - 4, Tổ chức bài mới:

Hoạt động của thầy và trò

Nội dung cần đạt

Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh đọc và tìm hiểu Tiểu dẫn:

I/. TÌM HIỂU CHUNG: 1) Tác giả Tản Đà (1889-1939):

Tản Đà là “con người của hai thế kỷ” về các phương diện:- Học vấn: Hán học (đang tàn tạ) / Tây học, sáng tác

Page 13: GIAO AN VAN 11

THPT Phan Châu Trinh - Ngữ văn – nhóm 2 - lớp 01

- Giáoviên yêu cầu học sinh đọc mục Tiểu dẫn trong sách giáo khoa và cho biết những nét cơ bản về Tản Đà và bài thơ Hầu trời.Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh đọc văn bản:- Bài thơ rất dài, có tất

cả 114 câu, những câu chữ lớn chứa đựng nội dung cơ bản, phần chữ nhỏ đọc để tham khảo, không phân tích.

- Giáo viên hướng dẫn học sinh đọc diễn cảm: phân biệt lời kể với lời thoại, cố gắng lột tả tinh thần phóng túng, ngông, pha chút hài hước, dí dỏm của Tản Đà (sẽ đọc từng đoạn gắn với phân tích).

Hoạt động 3: Hướng dẫn định hướng cảm nhận bài thơ:- Có thể tóm tắt và kể lại nội dung bài thơ được không (lưu ý yếu tố tự sự của bài thơ)?- Cách vào đề bài thơ?- Cách cấu tứ có gì mới

lạ, đặc biệt?- Nguồn cảm hứng chủ

đạo của bài thơ là lãng mạn hay hiện thực?

- So với thơ ca trung đại, gần nhất là các

bằng quốc ngữ;- Lối sống: xuất thân gia đình quan lại phong kiến / ít

chịu khép mình trong khuôn khổ Nho gia;- Sự nghiệp văn chương: thuộc lớp người đầu tiên của

Việt Nam sống bằng nghề viết văn, làm báo, sáng tác văn chương chủ yếu vẫn theo các thể loại cũ nhưng tình điệu cảm xúc lại rất mới mẻ;

Tất cả có ảnh hưởng không nhỏ đến cá tính sáng tạo của thi sĩ.* Tác phẩm : xem SGK.

2) Bài thơ Hầu trời:- Xuất xứ: Được in trong tập Còn chơi, xuất bản lần đầu năm 1921, tuyển tập gồm thơ và văn xuôi..- Hoàn cảnh sáng tác: đầu những năm 20 của thế kỷ XX, thời điểm mà:

+ Lãng mạn đã là điệu tâm tình chủ yếu của thời đại;+ Xã hội thực dân nửa phong kiến ngột ngạt, tù hãm, u uất, đầy rẫy những cảnh ngang trái, xót đau. Người trí thức có lương tri không thể chấp nhận nhập cuộc, nhưng chống lại nó thì không phải ai cũng có dũng khí để làm.

- Tóm tắt nội dung: Bài thơ có cấu tứ là một câu chuyện nhỏ. Đó là chuyện thi sĩ Nguyễn Khắc Hiếu, tức Tản Đà lên hầu Trời, đọc thơ cho Trời và chư tiên nghe.Trời và chư tiên tấm tắc khen hay và hỏi chuyện. Tác giả đã đem những chi tiết rất thực về thơ và chuyện cuộc đời mình, đặc biệt là cảnh nghèo khó của người sáng tác văn chương hạ giới kể cho Trời nghe. Trời cảm động, thấu hiểu tình cảnh, nỗi lòng thi sĩ.II/. ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN:

1) Bố cục: Bài thơ có thể chia thành ba đoạn: 7 khổ đầu: Kể chuyện thi sĩ được mời lên Thiên đình

đọc thơ cho Trời và chư tiên nghe; Phần giữa: Phần trọng tâm, dài nhất: Diễn biến cảnh

đọc thơ và đối thoại với Trời; 4 khổ cuối: Ra về, cảm xúc và ý nghĩ.

2) Cách vào đề bài thơ:- Khổ thơ mở đầu gồm 4 câu có tác dụng gây nghi vấn,

gợi tò mò cho người đọc: Chuyện có vẻ như mộng mơ, bịa đặt “chẳng biết có hay không", nhưng dường như

Page 14: GIAO AN VAN 11

THPT Phan Châu Trinh - Ngữ văn – nhóm 2 - lớp 01

bài thơ của những chí sĩ yêu nước hồi đầu thế kỷ vừa mới được học, bài thơ này có gì mới lạ không?

Hoạt động 4: Hướng dẫn học sinh cảm nhận nội dung và nghệ thuật của bài thơ:- Thao tác 1: Giáo viên yêu cầu một học sinh đọc khổ đầu bài thơ và trả lời câu hỏi: Cách vào đề của bài thơ gợi cho người đọc cảm giác như thế nào về câu chuyện mà tác giả sắp kể? Hãy phân tích khổ thơ để làm rõ điều đó.- Thao tác 2: Cho một học sinh đọc một đoạn từ “Chư tiên ngồi quanh đã tĩnh túc” đến “Đọc xong mỗi bài cũng vỗ tay”. Sau đó, nêu vấn đề để học sinh suy nghĩ, tự phân tích và thảo luận:+ Tác giả có thái độ như thế nào khi kể chuyện?+ Nghe tác giả đọc thơ, chư tiên và Trời có những biểu hiện gì?+ Qua đoạn thơ, anh / chị cảm nhận được những điều gì về cá tính nhà thơ và niềm khao khát chân thành của thi sĩ?+ Nhận xét về giọng kể của tác giả?Học sinh làm việc độc lập với văn bản và phát

lại là thật: - Điệp từ “thật”: 4 lần / 2 câu;- Câu cảm thán, ngắt nhịp 2/2/3: khẳng định chắc chắn,

củng cố niềm tin, gây ấn tượng là chuyện có thật hoàn toàn: “Vào đột ngột câu đầu, cũng ra vẻ đặt vấn đề cho nó khách quan, nghi ngờ theo khoa học, để ba câu sau toàn là khẳng định, ăn hiếp người ta” (Xuân Diệu, Lời giới thiệu - Tuyển tập Tản Đà, NXB Văn học, Hà Nội, 1986)

Lối vào đề có sức hấp dẫn, gây ấn tượng mạnh mẽ, gợi trí tò mò, độc đáo và có duyên. 3) Diễn biến câu chuyện: Cảnh đọc thơ cho Trời và chư tiên nghe: (trọng tâm)- Thái độ của tác giả khi đọc thơ:

Cao hứng: Đương cơn đắc ý, đọc thơ ran cung mây Tự đắc, tự khen: Văn đã giàu thay lại lắm lối...

- Thái độ của chư tiên khi nghe thơ: mỗi tiên nữ một phản ứng khác nhau Tâm, Cơ, Hằng Nga, Chức Nữ, Song Thành, Tiểu Ngọc: ao ước tranh nhau dặn...; phản ứng chung: rất xúc động; tán thưởng và hâm mộ: cùng vỗ tay:

- Thái độ của Trời: Đánh giá cao; Không tiếc lời tán dương: Văn thật tuyệt, Văn trần được thế chắc có ít / Nhời văn chuốt đẹp như sao băng ! / Khí văn hùng mạnh như mây chuyển! / Êm như gió thoảng, tinh như sương! / đẫm như mưa sa, lạnh như tuyết!”.... Câu chuyện hư cấu, tưởng tượng được kể một cách chân thực y như chuyện có thật đã giúp cho người đọc cảm nhận được về:

+ Tâm hồn thi sĩ Tản Đà: Ý thức rất rõ về tài năng của mình, tự giới thiệu rất

cụ thể về mình: tên họ, quê hương, bản quán, đất nước, châu lục;

Táo bạo, đường hoàng bộc lộ bản ngã “cái tôi”; Tìm lên đến tận Trời để khẳng định tài năng của

mình trước Ngọc Hoàng Thượng đế và chư tiên, thể hiện cái “ngông” trong tâm hồn thi sĩ. Niềm khát khao chân thành trong tâm hồn thi sĩ không bị kiềm chế đã biểu hiện một cách thoải mái, phóng túng.

Page 15: GIAO AN VAN 11

THPT Phan Châu Trinh - Ngữ văn – nhóm 2 - lớp 01

biểu ý kiến cá nhân.Thao tác 3: Cho một học sinh đọc một đoạn từ: “Bẩm con không dám man cửa trời” đến “Lòng thông chớ ngại chi sương tuyết”Giáo viên nêu câu hỏi số 3 trong SGK: Cảm hứng chủ đạo của bài thơ là cảm hứng lãng mạn, nhưng trong bài thơ lại có một đoạn rất hiện thực. Đó là đoạn thơ nào? Tìm hiểu ý nghĩa đoạn thơ đó. Theo anh / chị, hai nguồn cảm hứng này ở thi sĩ Tản Đà có mối liên hệ với nhau như thế nào? Học sinh đfọc và thảo luận, cử đại diện trình bày.- Giáo viên tổng hợp ý kiến, nhận xét và đánh giá.

- Học sinh thảo luận theo nhóm về một mặt trong các mặt nghệ thuật của bài thơ: nhóm 1: thể loại; nhóm 2: ngôn từ, nhóm 3: giọng thơ, nhóm 4: cách biểu hiện cảm xúc.

- Giáo viên gợi ý: muốn

Tình huống “Hầu Trời” quả đã cho nhà thơ một cơ hội tuyệt vời để phô bày một cách sảng khoái tài năng của bản thân. + Thực tế phũ phàng: Văn chương hạ giới rẻ như bèo, thân phận nhà văn bị rẻ rúng. Ý thức về thân phận: thi sĩ không tìm được tri kỷ, tri âm, phải lên đến Thượng giới mới được thoả nguyện, như đã từng “Muốn làm thằng Cuội”, muốn hoá thân thành Lưu Thần, Nguyễn Triệu nhập Thiên Thai rồi chia tay với người vợ tiên trong “Tống biệt”.* Đoạn thơ đối thoại với Trời: Giọng thơ hào hứng, lai láng tràn trề:

Nhiệm vụ mà Trời giao cho nhà thơ: thiên lương của nhân loại: sứ mệnh, thiên chức cao cả, thiêng liêng.

Tự nguyện ghé vai vào gánh vác trách nhiệm lớn lao: tự tin vào tái năng, phẩm chất của mình, đồng thời có ý thức trách nhiệm về vai trò của cá nhân mình đối với xã hội.

Bày tỏ thực trạng cuộc sống của mình: nghèo khó, cùng quẫn (Tản Đà còn nhiều bài thơ khác nói về tình cảnh của mình: Cảnh vui của nhà nghèo, ...)

Đây cũng chính là thực tế đời sống của lớp văn nghệ sĩ nói chung thời bấy giờ: Tản Đà, Nam Cao, Vũ Trọng Phụng, Xuân Diệu (Nỗi đời cơ cực...). Bức tranh chân thực và cảm động về đời sống tầng lớp văn nghệ sĩ đương thời. 4) Đặc sắc nghệ thuật: Bài thơ có nhiều yếu tố nghệ thuật mới mẻ:- Thể thơ thất ngôn trường thiên khá tự do, không bị trói buộc bởi khuôn mẫu;- Ngôn ngữ thơ: ít tính cách điệu, ước lệ mà gần với tiếng nói đời thường;- Giọng thơ: tự sự hóm hỉnh, có duyên, lôi cuốn người đọc;- Biểu hiện cảm xúc: phóng túng, tự do, không bị gò ép. - Tác giả hiện diện trong bài thơ với tư cách người kể chuyện, đồng thời là nhân vật chính.- Giáo viên nâng cao: Tác giả tưởng tượng, hư cấu nên cả một câu chuyện như muốn đưa thơ trữ tình thoát dần sứ mênh “thi dĩ ngôn chí” của thơ xưa. Những dấu hiệu đổi mới của thơ ca Việt Nam theo hướng hiện đại hoá. Đó là lý do khiến Tản Đà được đánh

Page 16: GIAO AN VAN 11

THPT Phan Châu Trinh - Ngữ văn – nhóm 2 - lớp 01

thấy được những nét mới, cần đối chiếu với thơ trung đại.

- Học sinh cử đại diện trình bày.

Hoạt động 5: Hướng dẫn tổng kết bài học:- Qua bài thơ, em hiểu

gì về tác giả (con người và tài năng)?

- Nhờ những hình thức thể hiện, những yếu tố nghệ thuật nào mà tác giả bộc lộ được điều đó?

- Cách thể hiện đó, em thấy có gì mới mẻ. có gì đặc sắc?

giá là “dấu gạch nối giữa hai thời đại thi ca” (Hoài Thanh)IV.Kết luận: Bài thơ: có nhiều yếu tố cách tân:

Cảm xúc mới mẻ, phóng túng; Cách thể hiện vượt khỏi quy phạm; Khẳng định bản ngã, một “cái tôi” phóng túng, tự ý

thức về tài năng, giá trị đích thực của mình giữa cuộc đời;

Thể hiện cá tính “ngông” của thi sĩ Tản Đà. Tản Đà đã tìm được hướng đi đúng đắn để khẳng định mình giữa lúc thơ phú nhà Nho đang đi dần tới dấu chấm hết.

- 5. Luyện tập và củng cố:Củng cố: Lưu ý các vấn đề sau :- Cảm xúc mới mẻ:cảm hứng lãng mạn; ý thức về “cái tôi” cá nhân; niềm khao khát tự

khẳng định mình;- Những đổi mới về mặt nghệ thuật.Câu hỏi luyện tập:

1. Bài Hầu Trời có ý tưởng gi hoặc câu thơ nào làm cho anh / chị thích thú nhất? Hãy viết một đoạn văn trình bày cảm xúc của mình.

Gợi ý trả lời bài tập 1: : - Xem lại bài thơ và nội dung bài học để lựa chọn. Chỉ cần chọn một trong hai ý nêu

trên.- Viết đoạn văn trình bày cảm xúc của mình: đoạn văn phải nêu được lý do chọn câu

thơ hoặc câu thơ và bình được những ý sâu sắc. Văn viết phải có cảm xúc.2. Anh / chi hiểu thế nào là “ngông”? Cái “ngông” trong văn chương thường bộc lộ

một thái độ sống như thế nào? (Có thể dẫn chứng qua những tác phẩm đã học). Cái “ngông” của thi sĩ Tản Đà trong bài thơ này biểu hiện ở những điểm nào và có thể giải thích ra sao?

Gợi ý trả lời bài tập 2: Bài tập có hai yêu cầu:- Yêu cầu 1: Tìm hiểu cái “ngông” nói chung trong văn chương;- Yêu cầu 2: Tìm hiểu cái “ngông” của Tản Đà thể hiện trong bài thơ.Đối với yêu cầu thứ nhất, cần giải thích khái niệm “ngông” trong sáng tác của Nguyễn Công Trứ, Hồ Xuân Hương, Tú Xương, Nguyễn Tuân...

Page 17: GIAO AN VAN 11

THPT Phan Châu Trinh - Ngữ văn – nhóm 2 - lớp 01

Đối với yêu cầu thứ hai, cần tìm hiểu ý tưởng thơ, câu chuyện nhà thơ kể, những chi tiết thể hiện bản lĩnh hơn đời, hơn người của Tản Đà trong bài thơ.Học sinh có thể thảo luận, tham khảo ý kiến lẫn nhau. Những phần chưa giải quyết xong ở lớp sẽ được hoàn chỉnh ở nhà.D - Hướng dẫn tự học và dặn dò chuẩn bị bài mới: (thời gian 4 phút)

1.Hướng dẫn tự học: học sinh thực hiện ở nhà các công việc:- Học thuộc một số câu, đoạn đặc sắc và ấn tượng nhất (theo sự tự lựa chọn của cá nhân) của bài thơ.- Tìm đọc thêm về thơ văn Tản Đà và những bài viết về thơ Tản Đà nói chung, bài thơ Hầu Trời nói riêng.2 Dặn dò :- Trả lời được các câu hỏi Hướng dẫn học bài nêu trong sách giáo khoa - Soạn bài : Nghĩa của câu.

LẼ GHÉT THƯƠNG(Trích Lục Vân Tiên)

Nguyễn Đình Chiểu

A. Mục tiêu bài học : Giúp Học sinh : - Nhận thức được tình cảm yêu, ghét phân minh, mãnh liệt và tấm lòng thương

dân sâu sắc của Nguyễn Đình Chiểu. - Hiểu được đặc trưng cơ bản của bút pháp trữ tình Nguyễn Đình Chiểu : cảm xúc trữ

tình, đạo đức nồng đậm, sâu sắc, vẻ đẹp bình dị, chân chất của ngôn từ. - Rút ra những bài học đạo đức về tình cảm yêu ghét chính đáng.

B. Phương tiện thực hiện và cách thức tiến hành giờ dạy - học : - Sử dụng các hình thức trao đổi, phát vấn, thảo luận ... đi theo hướng quy nạp. - Sgk, giáo viên, giáo án, TL tham khảo ...

C. Tiến trình tổ chức giờ dạy - họcI. Ổn định lớpII. Kiểm tra bài cũIII. Bài mới :

Hoạt đ ộng của GV và HS Nội dung cần đ ạt Hoạt động 1 : Hướng dẫn HS tìm hiểu phần tiểu dẫn. Thao tác 1 : Dựa vào phần tiểu dẫn hãy rút ra những nét chính về tác phẩm (hoàn cảnh sáng tác, nội dung).

Thao tác 2 : Hãy nêu vị trí và chủ đề của đoạn trích ?

I. Tiểu dẫn : 1. Vài nét về TP “Lục Vân Tiên”a) Hoàn cảnh sáng tác : - Được sáng tác khi tác giả đã bị mù về dạy học và bốc thuốc ở Gia Định. b) Nội dung : (sgk)2. Giới thiệu đ oạn trích : - Trích từ câu 473 → 504 (2082)- Chủ đề : Đoạn trích thể hiện tình cảm

Page 18: GIAO AN VAN 11

THPT Phan Châu Trinh - Ngữ văn – nhóm 2 - lớp 01

Hoạt động 2 : Hướng dẫn HS đọc, hiểu đoạn trích. Thao tác 1 : Cho HS đọc diễn cảm đoạn trích và tự xem phần chú thích. Thao tác 2 : Nhà thơ ghét điều gì ?

Thao tác 3 : Tác giả sử dụng biện pháp nghệ thuật gì để thể hiện nỗi ghét của mình? Tác dụng .Thao tác 4 : Đoạn thơ có rất nhiều điển cố, em có nhận xét gì về những điển cố này ? (gọi HS đọc chú thích từ 1 → 6)Thao tác 5 : Đặc điểm chung của các triều đại mà ông Quán ghét ?

Thao tác 6 : Cho HS phát biểu kết luận vì sao ông Quán ghét những triều đại này ? Mỗi câu lục bát đều có tiếng dân được nhắc đến. Điều này có ý nghĩa gì ?

Thao tác 7 : Tác giả dùng biện pháp nghệ thuật gì để thể hiện lẽ thương ? Và những người tác giả thương có đặc điểm chung ?

Thao tác 8 : Em có nhận xét gì về biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn thơ, có ý nghĩa như thế nào trong việc thể hiện cảm xúc tác giả ?Thao tác 9 : Mối quan hệ giữa 2 tình cảm ghét và thương trong tâm hồn tác giả ? (câu hỏi 3 trong sgk).

yêu ghét phân minh, mãnh liệt và lòng thương dân sâu sắc của tác giả. II. Đ ọc - hiểu đ oạn trích :

1. Nội dung lẽ ghét, th ươ ng : a) Nội dung lẽ ghét : - “Ghét việc tầm phào” : vu vơ, hão huyền, không có ý nghĩa → ghét vào tận tâm. - Lặp từ “ghét” : thể hiện được độ sâu sắc và mãnh liệt của tình cảm ghét trong tâm hồn tác giả. - Rút ra từ sử sách Trung Quốc nhưng được diễn giải cụ thể, người đọc dễ hiểu. - Đặc điểm chung của các triều đại :

+ Chính sự suy tàn+ Vua chúa say đắm tửu sắc+ Không chăm lo đời sống ND

→ Lời kết tội của tác giả về những nỗi khổ của nhân dân. → Tác giả đứng trên lập trường của người dân, vì quyền lợi của nhân dân mà bình phẩm lịch sử. b) Nội dung lẽ th ươ ng : - Điệp từ : ghét, thương (12) → sự phân minh, sâu sắc trong tâm hồn tác giả → tăng cường độ cảm xúc. - Thương người có tài, có đức, có chí hành đạo giúp đời nhưng đều không đạt được ước nguyện → vì dân mà thương. - Đồng cảnh với tác giả.

- Hai tình cảm ghét, thương đan cài, nối tiếp nhau, hoà nhịp đập với cuộc đời nhân dân → đỉnh cao tư tưởng và tình cảm của Nguyễn Đình Chiểu.

Page 19: GIAO AN VAN 11

THPT Phan Châu Trinh - Ngữ văn – nhóm 2 - lớp 01

Thao tác 10 : Em có nhận xét gì về nhân vật ông Quán ? Vì sao ta lại yêu thích nhân vật ông Quán ?

Thao tác 11 : Theo em, điều gì đem lại sức sống cho tác phẩm ?

Hoạt động 3 : Hướng dẫn HS củng cố, luyện tập. Thao tác 1 : Gọi HS đọc phần ghi nhớ. Thao tác 2 : Hướng dẫn HS về nhà luyện tập.

* Ông Quán : - Thuộc tầng lớp bình dân. - Mang cốt cách của một nho sĩ đi ở ẩn- Là người phát ngôn cho tư tưởng, tình cảm của Nguyễn Đình Chiểu. - Tiêu biểu cho tính cách của con người miền Nam Việt Nam. 2. Nghệ thuật : - Bút pháp trữ tình, đạo đức : triết lý đạo đức nhưng không hề khô khan vì xuất phát từ tấm lòng của tác giả → sức sống của tác phẩm. - Vẻ đẹp bình dị, chân chất của ngôn từ. III. Củng cố, luyện tập1. Ghi nhớ : (sgk)2. Luyện tập :

D. Dặn dò : Các em về học bài và chuẩn bị 2 bài học thêm

Ngày soạn: 08/8/2007Tiết :

TIẾN SĨ GIẤY Nguyễn Khuyến

A. Mục tiêu cần đạt Học sinh cần:- Cảm nhận được thái độ châm biếm hạng người mang danh khoa bảng mà không có thực chất cùng ý thức tự trào của tác giả.- Thấy được cách sử dụng ngôn ngữ đầy biến hoá cùng những sắc thái giọng điệu phong phú trong bài thơ.- Rèn luyện kĩ năng cảm thụ thơ trào phúng trữ tình.- Không ngừng trau dồi phẩm chất năng lực, ý thức học hỏi, chủ động chiếm lĩnh tri thức.

B. Phương tiện - Cách thức- SGK, SGV, SBT; phương tiện CNTT hỗ trợ...- Thiết kế bài học.

Page 20: GIAO AN VAN 11

THPT Phan Châu Trinh - Ngữ văn – nhóm 2 - lớp 01

- Phương pháp đọc sáng tạo, quy nạp, phát vấn, tích hợp kết hợp với các hình thức trao

đổi thảo luận...

C.Tiến trình giờ dạy:1.Ổn định2.Kiểm tra bài cũ: Đọc thuộc bài thơ “Câu cá mùa thu” của Nguyễn Khuyến và cảm bình một hình ảnh trong bài này mà anh (chị) tâm đắc nhất ?3.Bài mới.3.1.Gới thiệu Chúng ta đã từng biết đến nhà thơ Nguyễn Khuyến với những cảnh thu đặc trưng của

làng quê Việt Nam bằng một hồn thơ trữ tình đằm thắm. Độc giả đến với thơ ông còn

bởi một giọng thơ, âm điệu khác lạ mà không kém phần hấp dẫn, có sức ám ảnh với

thời cuộc. “Tiến sĩ giấy” là một trong những bài thơ như thế.

3.2.Tìm hiểuHoạt động của giáo viên và học sinh. Mục tiêu cần đat.

Hoạt động 1: Tìm hiểu chungThao tác 1: Học sinh nắm được những nét

chính về thời đại và tâm sự của tác giả

trước thời cuộc.

Giáo viên nêu câu hỏi: Em hãy khái quát bối cảnh xã hội Việt Nam thời Nguyễn Khuyến?(Giáo viên kiểm tra quá trình chuẩn bị bài mới của học sinh- ở phần tiểu dẫn ).

Học sinh trả lời.

Thời cuộc đã tác động đến nỗi niềm tâm sự của Nguyễn Khuyến như thế nào?(Giáo viên kiểm tra quá trình chuẩn bị bài mới của học sinh - ở phần tri thức đọc hiểu)

Học sinh trả lời.

Ở chương trình trung học cơ sở em đã được học tác phẩm nào của Nguyễn Khuyến ? Cảm xúc chủ đạo trong tác phẩm đó là gì?

(Bài thơ “Bạn đến chơi nhà”).

Học sinh trả lời.

Thao tác 2: Giới thiệu khái quát về mảng thơ trào phúng trong sáng tác của Nguyễn Khuyến.

Qua những bài thơ đã được học hoặc đọc thêm, em nhận xét gì về chất trào phúng trong thơ Nguyễn Khuyến?

Giáo viên có thể giới thiệu khái quát về mảng thơ trào phúng trong sáng tác của Nguyễn Khuyến.

Thao tác 3: Học sinh nắm được những nét chính về hoàn cảnh sáng tác và cảm xúc chủ đạo của bài thơ.

Giáo viên nêu câu hỏi:

Bài thơ “Tiến sĩ giấy” ra đời trong hoàn cảnh nào?

(Giáo viên kiểm tra quá trình chuẩn bị bài mới của học sinh- ở phần

I. Tìm hiểu chung1. Thời đại và tác giả - Bối cảnh xã hội Việt Nam vào cuối thế kỷ XIX: Xã hội thuộc địa nửa phong kiến, Nho học suy vi, các rường cột mục ruỗng, xuất hiện tình trạng mua quan bán tước, những kẻ hữu danh vô thực...- Tâm sự của tác giả: Nỗi ưu thời mẫn thế, trăn trở day dứt trước nhố nhăng của thời cuộc .- Nguyễn Khuyến đã có hẳn cả một mảng sáng tác thơ trào phúng với giọng điệu hóm hỉnh mà không kém phần thâm thuý, sâu cay.

2. Bài thơ1. Hoàn cảnh sáng tác

Page 21: GIAO AN VAN 11

THPT Phan Châu Trinh - Ngữ văn – nhóm 2 - lớp 01

tiểu dẫn ).

Học sinh trả lời.

Từ hoàn cảnh ra đời, em hãy xác định cảm hứng chủ đạo của bài thơ?

Hoạt động 2: Tìm hiểu bài thơThao tác 1: Đọc trực cảm bài thơ và xem phần chú giải những từ khó hiểu ở sgk.. Giáo viên lưu ý cho học sinh chú trọng yếu tố giọng điệu bài thơ. Thao tác 2:

Giáo viên hướng học sinh cách khai thác, tiếp cận văn bản. Theo em bài thơ này nên có thể tiếp cận theo những cách nào? Cách nào là hay nhất? Lí giải?Giáo viên lưu ý học sinh chú ý đến kết cấu ttong mối tương quan với tiêu đề của bài thơ để hướng học sinh khai thác vấn đề dưới góc độ tiếp cận hình tượng nghệ thuật.

Thao tác 3: Tìm hiểu lớp nghĩa tường minh

Giáo viên đặt câu hỏi:

Em hãy xác định đối tượng được miêu tả trực diện ở trong bài thơ trên? Em có nhận xét gì về cách miêu tả?

Học sinh trả lời

Ở cấp độ bình diện miêu tả trực diện, giọng điệu của bài thơ như thế nào? Ý nghĩa?

Học sinh trả lời

Thao tác 4: Tìm hiểu lớp nghĩa châm biếm

Giáo viên nêu câu hỏi

Có phải bài thơ “Tiến sĩ giấy” đơn thuần chỉ khắc hoạ hình ảnh của một thứ đồ chơi trong dân gian? Đối tượng nào đằng sau hình ảnh của một tiến sĩ đồ chơi ấy? Cơ sở nào để em xác định điều đó?

Học sinh trả lời Em hãy phát hiện và đánh giá đặc sắc nghệ thuật của bài thơ khi xây dựng hình tượng ở góc độ này? Giáo viên gợi ý:

Bài thơ được viết trên cơ sở một sự trải nghiệm thấm thía về cái nhố nhăng của thời cuộc cùng sự bất lực của con người nhà Nho trước những đòi hỏi mới của đất nước.

2. Cảm hứng chủ đạoBài thơ vừa thể hiện thái độ châm biếm lại vừa có chút tự trào của tác giả.

II. Tìm hiểu bài thơ

1. Tiến sĩ giấy-Đồ chơi của dân gian - Tiến sĩ giấy là hình nộm của ông tiến sĩ làm bằng giấy, thứ đồ chơi quen thuộc của con trẻ trong các dịp tết trung thu.- Đối tượng khách thể- miêu tả trực diện:+ Trang phục: cờ, biển, cân, đai. trang trọng, oai nghiêm.+ Chất liệu: giấy nhẹ như không.+ Phong diện: nét son-mặt văn khôi nét tươi tắn, sinh động.

+ Tư thế: ghế tréo- lọng xanh: ngồi bảnh choẹ. ung dung, đắc ý=> giọng điệu hóm hỉnh, hài hước, bút pháp tả chân đã khắc hoạ một cách sinh động hình nộm ông tiến sĩ đồ chơi.2.Tiến sĩ giấy - Một hiện tượng xã hội nhố

Page 22: GIAO AN VAN 11

THPT Phan Châu Trinh - Ngữ văn – nhóm 2 - lớp 01

Em có nhận xét gì về giọng điệu ? ngôn từ? Kết cấu?...Học sinh trả lời

Tín hiệu nghệ thuật đó chuyển tải thái độ gì của tác giả?

Học sinh trả lời

Có người cho rằng cả bài thơ hay nhất là

ở câu kết vì đó là chìa khoá giải mã cho

thông điệp của cả bài thơ, em có đồng ý

với ý kiến đó không? Vì sao?

Học sinh trao đổi nhanh để trả lời.

Thao tác 5: Tìm hiểu tâm trạng và tâm sự

của nhà thơ qua tiếng thơ tự trào.

Giáo viên cho học sinh thảo luận câu hỏi:

Xét về tính chất của văn bản thì trào

phúng cũng là một dạng của thơ trữ tình,

vậy điều đó đước lí giải như thế nào trong

bài thơ này? Nói cách khác ngoài các đối

tượng đã được khai thác thì bài thơ này có

còn hướng tới đối tượng nào nữa? Tâm

trạng, thái độ của tác giả thể hiện như thế

nào qua góc nhìn đó?

nhăng buổi giao thời

- Điệp từ: Cũng xuất hiện liên tiếp tới bốn lần trong hai câu thơ, đúng vào vị trí đầu của các nhịp thơ, kết hợp với các từ ngữ đi kèm chỉ sự trang trọng , địa vị cao quý. Mạch thơ giãn, tạo điểm nhấn giọng Giọng điệu miệt thị đối với những ông nghè “rởm”, những kẻ hám danh bất tài.- Cách so sánh: có kém ai Hàm ý về sự đối lập từ trong bản chất sự vật.

- Nghệ thuật đối, kết cấu song hành: + mảnh giấy - thân giáp bảng+ nét son - mặt văn khôi Các ông nghè cũng cố tạo ra vẻ bề ngoài hào nhoáng bóng lộn nhưng kì thực chỉ như những hình nộm không hơn không kém. - Lối nói dân giã: sao mà nhẹ, ấy mới hời, bảnh choẹ... Đối lập với vẻ hào nhoáng, trang trọng điểm tô Lột trần chân tướng của kẻ thị uy chuyên quyền, bọn xu danh trục lợi đã biến danh vị cao quý thành món nghề để kiếm lời.- “Tình huống” kết thúc bât ngờ bất ngờ: đồ thật- đồ chơi Tự nhiên (Tả đồ chơi thì phải kết luận là đồ chơi), bất ngờ (tả đồ chơi mà lại tưởng đồ thật là đồ chơi” Đối tượng miêu tả đã hoàn toàn tráo hoán vị trí ( Từ đồ giả thì như thật và đồ thật thì lại như giả ) Phê phán xã hội nhố nhăng với sự đổi trắng thay đen, thực giả lẫn lộn.=> Thái độ châm biếm đả kích sâu cay những kẻ hám danh trục lợi, phê phán tệ mua quan bán tước. 3. Tiến sĩ giấy - Tiếng cười tự trào- Góc nhìn cuộc đời bản thân: Cũng là một ông nghè thành danh trên con đường khoa bảng (Cụ Tam Nguyên).

Cám cảch cho cái danh khoa.

- Điểm nhìn thời cuộc: Thời cuộc đen bạc, thực giả bất minh, vàng thau lẫn lộn

Xót xa cay đắng cho thân thế của những lớp “nhà Nho lỗi mùa”.

- Tâm sự, nỗi niềm thời thế: Nỗi niềm day dứt vì luôn ý thức về sự bất lực của bản thân trước

Page 23: GIAO AN VAN 11

THPT Phan Châu Trinh - Ngữ văn – nhóm 2 - lớp 01

Giáo viên lưu ý học sinh tìm hiểu vấn đề

trong mối tương quan với với yếu tố thời

đại và cuộc đời, tâm sự của nhà thơ.

(?Đặt hoàn cảnh riêng của mình trong thời

cuộc, nhà thơ cảm được điều gì?)

Học sinh thảo luận trả lời.

( Giáo viên mở rộng: Trong thơ Nguyễn

Khuyến nhân vật trữ tình là nhân vật mang

đầy tâm trạng bi kịch, cái cười của thơ

ông không thoát khỏi sự chi phối của cái

bi. Trong tiếng cười tự trào chủ thể đồng

thời là khách thể, Nguyễn Khuyến tự nhận

thức về mình những tình tiết hài kịch.Nụ

cười ấy được soi sáng của tư tưởng “Tiết”.

Nhà thơ ý thức được mình như người thừa

trong xã hội, bế tắc về lẽ sống, chỉ như

một ông “tiến sĩ giấy”.)

Hoạt động 3: Khái quát giá trị của tác

phẩm.

Giáo viên cho học sinh đánh giá trên cơ sở

xác định đặc sắc về nội dung và nghệ thuật

Học sinh lựa chọn một phương án đúng:

Nghệ thuật đặc sắc nhất của bài thơ “Tiến

sĩ giấy” là:

a. Ngôn ngữ biến hoá và bút pháp miêu

tả sinh động

b. Ngôn ngữ biến hoá và kết cấu độc đáo

c. Ngôn ngữ biến hoá và giọng điệu

phong phú.

d. Ngôn ngữ biến hoá và biện pháp tu từ

đặc sắc

(Đáp án c).

Nội dung tư tưởng chủ đạo của bài thơ

“Tiến sĩ giấy” là:

a. Thái độ tán thưởng tài năng của các

thời cuộc. Tiếng cười tự trào chua xót, ray rứt nỗi đau thời thế. => Cười ra nước mắt của một ông tiến sĩ không “vô thực” nhưng sống trong ý thức của sự vô nghĩa. => Ý thức coi trọng phẩm giá nhân cách.

III. Tổng kết - Đặc sắc nghệ thuật: Tiêu biểu của chất trữ tình trào phúng hóm hỉnh sâu cay.- Nội dung tư tưởng: Phê phán hạng người

hám danh trục lợi, nỗi đau xót cùng với ý thức về sự bất lực của nhà thơ trước thời cuộc.

Page 24: GIAO AN VAN 11

THPT Phan Châu Trinh - Ngữ văn – nhóm 2 - lớp 01

nghệ nhân khi làm ra một thứ đồ chơi tinh

xảo.

b. Tác giả mong muốn khôi phục lại nét

đẹp văn hoá của dân tộc ở một loại đồ

chơi dân gian.

c. Phê phán hiện tượng lớp người chỉ chạy

theo danh vị hình thức trong xã hội nhố

nhăng buổi giao thời.

d. Châm biếm hạng người hữu danh vô

thực cùng ý thức tự trào của tác giả.

( đáp án d)

Học sinh khắc sâu kiến thức trong mối liên

hệ văn bản và đời sống ở việc trả lời câu

hỏi:

Bài thơ gợi cho anh chị những suy nghĩ gì

về tương quan giữa cái danh và cái thực,

về thái độ và tư thế cần có của người học

trong cuộc đời?

Hoạt động 4:

Bài tập nâng cao( Sgk tr 52)

Học sinh có thể chọn văn bản mà bản thân

sưu tầm được hoặc văn bản mà giáo viên

cung cấp để làm bài tập.

Thao tác 1: Giáo viên chiếu văn bản lên

bảng.

Thao tác 2: Học sinh phân tích đề, làm bài.

Thao tác 3: Học sinh trình bày.

IV. Bài tập nâng caoCùng chủ đề với bài thơ “Tiến sĩ giấy”

TIẾN SĨ GIẤY (I)Rõ chú hoa man khéo vẽ trò,Bỡn ông mà lại dứ thằng cu.Mày râu mặt đó chừng bao tuổi,Giấy má nhà bay đáng mấy xu?Bán tiếng, mua danh thây lũ trẻ, Bảng vàng bia đá vẫn nghìn thu.Hỏi ai muốn ước cho con cháu, Nghĩ lại đời xưa mấy kiếp tu.

- Cái nhìn của nhà thơ với thời cuộc: Tác giả đã thấu hiểu bản chất của thời cuộc với những sự hiển diện của những cái nhố nhăng rởm đời... - Cái nhìn của nhà thơ với nền Nho học: Sự xói mòn của những giá trị đạo đức truyền thống, con đường khoa bảng danh vị giờ cũng chỉ là “bán tiếng mua danh”, trở thành một xu trào của xã hội đương thời. - Cái nhìn của nhà thơ với bản thân con người nhà Nho: Ý thức về sự bất lực của những kẻ mũ cao áo dài trước đòi hỏi của hiện tình đất nước, bi kịch của lớp nhà Nho “lỗi mùa”....

Page 25: GIAO AN VAN 11

THPT Phan Châu Trinh - Ngữ văn – nhóm 2 - lớp 01

Thao tác 4: Giáo viên nhận xét, bổ sung

D. Dặn dò:- Học thuộc bài thơ, tiếp tục sưu tầm những bài cùng chủ đề với bài thơ “Tiến sĩ giấy” của Nguyễn Khuyến.- Viết một đoạn văn khoảng 20 dòng nói về nghệ thuật trào phúng của Nguyễn Khuyến.- Soạn bài mới: bài đọc thêm “Khóc Dương Khuê”(thực hiện theo yêu cầu của sgk tr57)

Đọc vănTiết 4:

TỰ TÌNH (Bài II)

Hồ Xuân Hương

A. Mục tiêu : Giúp HS1. Cảm nhận được tâm trạng vừa buồn tủi, vừa phẫn uất trước tình cảnh éo le và khát vọng sống, khát vọng hạnh phúc của Hồ Xuân Hương.2. Thấy được tài năng nghệ thuật thơ Nôm của Hồ Xuân Hương: thơ Đường luật viết bằng tiếng Việt, cách dùng từ ngữ, hình ảnh giản dị, sức biểu cảm, táo bạo mà tinh tế.B. Phương tiện và cách thức tiến hành: 1. Phương tiện: SGK, SGV, Thiết kế lên lớp.2. Cách thức tiến hành: - HS dựa vào văn bản – thảo luận – nhận xét

- GV định hướng – bổ sung – bảng phụC. Tiến trình thực hiện:1. Kiểm tra bài cũ:2. Giới thiệu bài mới:

Nỗi đau và vẻ đẹp của người phụ trong xã hội phong kiến đã được nhiều nhà thơ Việt Nam viết. Từ Truyện Kiều của Nguyễn Du, ta cảm thông cho nỗi đau của Thúy Kiều (TK) và trân trọng những vẻ đẹp tâm hồn của nàng nói riêng và vẻ đẹp của người phụ nữ nói chung.Và hôm nay, chúng ta tiếp tục cảm nhận những nội dung đó trong sáng tác của Hồ Xuân Hương. Bài thơ tiêu biểu cho nội dung ấy của nữ sĩ là bài Tự tình; để từ đó ta có những nhận thức sâu

Page 26: GIAO AN VAN 11

THPT Phan Châu Trinh - Ngữ văn – nhóm 2 - lớp 01

sắc hơn về vẻ đẹp của người phụ nữ và tài năng của HXH trong thể thơ Đường luật.3. Tổ chức dạy học:

Hoạt động của giáo viên và học sinh

Nội dung cần đạt

Hoạt động 1: Đọc và tìm hiểu phần Tiểu dẫn. - Thao tác 1: GV yêu cầu HS đọc phần Tiểu dẫn trong SGK- Thao tác 2: GV nêu câu hỏi cho HS thảo luận: Phần tiểu dẫn trình bày những nội dung gì? GV nhấn mạnh cá tính của HXH vì cá tính ấy in đậm trong sáng tác của nữ sĩ.

I.Tìm hiểu chung:1. Hồ Xuân Hương: (chưa rõ năm sinh, năm mất) - Đi nhiều nơi – thân thiết với nhiều danh sĩ (như Nguyễn Du) - Cuộc đời, tình duyên nhiều éo le, ngang trái. - Sáng tác: Gồm chữ Nôm, chữ Hán . Khoảng 40 bài thơ Nôm . Tập Lưu hương Kí (phát hiện 1964, gồm 24 bài chữ Hán và 26 bài chữ Nôm) . Viết về phụ nữ, trào phúng mà trữ tình; đề tài, cảm hứng đến ngôn ngữ, hình tượng đậm chất VHDG. . Thơ Nôm: Tiếng nói thương cảm, là sự khẳng định đề cao vẻ đẹp và khát vọng của người phụ nữ. Được mệnh danh là “Bà chúa thơ Nôm”.2. Bài Tự tình (II): nằm trong chùm thơ Tự tình (gồm 3 bài)

Hoạt động 2: Đọc - hiểu văn bản - Thao tác 1: Tìm hiểu nhan đề, kết cấu bài thơ Bước 1: Hiểu nhan đề

Bước 2: Kết cấu bài thơ GV giới thiệu cho HS có hai cách tiếp cận bài thơ

II. Đọc - hiểu văn bản: 1. Nhan đề và kết cấu bài thơ:

a.Nhan đề: - Tự: cách trữ tình - Tình: nội dung trữ tình => Tự tình: thuật kể nỗi lòng mình b.Kết cấu: - Thơ Đường luật: Đề - Thực – Luận – Kết - Theo mạch cảm xúc tâm trạng nhân vật trữ tình: Buồn tủi, xót xa (4 câu đầu); phẫn uất trước duyên phận (2 câu tiếp); nỗi đau thân phận (2 câu cuối).

- Thao tác 2: Tìm hiểu hoàn cảnh và tâm trạng của HXH ở bốn câu thơ đầu Bước 1: Hai câu đề - Em hãy nhận xét về cách cảm nhận không gian – thời gian của tác giả ở hai câu đề?

2. Hai câu đề:- Nỗi buồn tủi của Xuân Hương được gợi lên giữa một đêm khuya . “Trống canh dồn”: Cái nhịp gấp gáp liên hồi của trống canh vừa là sự cảm nhận vừa là sự thể hiện bước đi dồn dập của thời gian và sự rối bời của tâm trạng. . Cảm nhận sự bẽ bàng của duyên phận: + Trơ: đặt ở đầu câu nhằm nhấn mạnh sự tủi hổ, bẽ bàng về cái hồng nhan thật rẻ rúng, vô nghĩa, vô duyên.

Page 27: GIAO AN VAN 11

THPT Phan Châu Trinh - Ngữ văn – nhóm 2 - lớp 01

+ Ý nghĩa biểu cảm của các từ: Trơ – cái hồng nhan – nước non?

- Hai câu đề đã nêu lên tâm trạng của HXH như thế nào?

Bước 2: Hai câu thực GV chú ý cho HS thấy sự Việt hóa thể thơ Đường luật của HXH.- Hãy cho biết giá trị biểu cảm của cụm từ: say lại tỉnh, và mối tương quan giữa hình tượng trăng sắp tàn (bóng xế) mà vẫn khuyết chưa tròn với thân phận nữ sĩ?

- Hai câu thực đã khắc họa thêm tâm trạng gì của HXH khi đối diện với chính mình giữa đêm khuya?

+ Trơ – (cái) Hồng nhan – (với) Nước non (Nhịp:1/3/3): cái hồng nhan trơ với nước non không chỉ là dầu dãi mà còn là cay đắng, nỗi xót xa càng thấm thía, càng ngẫm lại càng đau. - Hai câu thơ với âm điệu riết róng đã tạc vào thời gian canh khuya, tạc vào không gian non nước hình tượng một người đàn bà trầm uất đang đối diện với bản thân mình, phát hiện ra số phận oái ăm, trớ trêu của mình. 3. Hai câu thực:

- Cụm từ “say lại tỉnh”, hình dung một người đàn bà uống rượu trong đêm vắng và tự thấy cái vòng quẩn quanh, chứa đầy nỗi chán chường, niềm vô vọng, sự cô đơn tột cùng. Càng say càng tỉnh, càng cảm nhận nỗi đau thân phận. - Mối tương quan giữa vầng trăng với thân phận của nữ sĩ: Trăng sắp tàn (bóng xế) mà vẫn khuyết chưa tròn – Mình sắp già mà hạnh phúc vẫn xa vời, thiếu hụt; phận hẩm hiu, tình duyên cọc cạch, lẻ loi. - Tâm trạng cô đơn, thực tại vừa đau đớn phủ phàng vừa như giễu cợt nhà thơ khi đối diện với chính mình.

- Thao tác 3: Tìm hiểu thái độ của nhà thơ thể hiện ở hai câu luận. GV chú ý cho HS thấy Việt hóa thể thơ Đường luật của HXH

Bước 1: - Em có ấn tượng gì về thiên nhiên được miêu tả trong hai câu luận? + Các biện pháp nghệ thuật được tác giả sử dụng ở hai câu thơ này? +Tài năng nghệ thuật của HXH làm nên yếu tố Việt hóa thể thơ Đường luật?

4. Hai câu luận:

- Thiên nhiên chuyển động quẫy đạp mạnh mẽ, quyết liệt và mang hàm ý so sánh. + Biện pháp đảo ngữ: xiên ngang mặt đất – rêu từng đám đâm toạc chân mây – đá mấy hòn =>Làm nổi bật sự phẫn uất của thân phận đất đá, cỏ cây, cũng là sự phẫn uất của tâm trạng. + Những động từ mạnh: xiên, đâm được kết hợp với bổ ngữ: ngang, toạc độc đáo thể hiện sự bướng bỉnh, ngang ngạnh, không chỉ phẫn uất mà còn là phản kháng.

Page 28: GIAO AN VAN 11

THPT Phan Châu Trinh - Ngữ văn – nhóm 2 - lớp 01

Bước 2: - Cách sử dụng từ ngữ và các biện pháp tu từ trong hai câu thơ đã làm nên nét riêng gì ở hồn thơ HXH?

+ Thao tác 4: Tâm sự và nỗi đau của người phụ nữ trong xã hội phong kiến. Bước 1:- Nêu ý nghĩa của việc sử dụng các từ ngữ: Ngán, Xuân, Lại; và nghệ thuật tăng tiến của câu thơ: Mảnh tình san sẻ tí con con?

Bước 2: - Em có suy nghĩ gì về hình tượng thiên nhiên (hàm ý so sánh) ở hai câu luận với hình tượng con người ở hai câu kết?

Hoạt động 3: Củng cố kiến thức. - Cho học sinh đọc lại bài thơ. - Hãy nêu khái quát giá trị nội dung và nghệ thuật của bài thơ?

- Cách sử dụng từ ngữ “xiên ngang”, “đâm toạc” thể hiện phong cách rất HXH. Tác giả rất tài năng khi sử dụng các định ngữ và bổ ngữ đã làm cho cảnh vật trong thơ của mình bao giờ cũng sinh động và căng đầy sức sống – một sức sống mãnh liệt ngay cả trong tình huống bi thương.

5. Hai câu kết:

- Một con người phải chấp nhận một cuộc đời nhàm chán, lặp lại buồn tẻ + Ngán: ngán nỗi đời éo le, bạc bẽo + Xuân (mùa xuân, tuổi xuân): Mùa xuân đi rồi trở lại với thiên nhiên, cây cỏ; Tuổi xuân (con người) qua là không bao giờ trở lại. + Lại lại (xuân đi xuân lại lại): từ “lại” thứ nhất là thêm một lần nữa, từ “lại” thứ hai nghĩa là trở lại. Sự trở lại của mùa xuân đồng nghĩa với sự ra đi của tuổi xuân. => Hình ảnh một người đàn bà tù túng, bức bối trong dòng thời gian dằng dặc buồn bã đang cay đắng chán chường nhìn hương sắc đời mình tàn tạ hiện lên làm rợn buốt lòng người đọc. - Thủ pháp nghệ thuật tăng tiến: Mảnh tình (đã bé) – (lại) san sẻ - tí (ít ỏi) – con con => càng xót xa, tội nghiệp.

- Thiên nhiên đối sánh tương phản với con người: Rêu (từng đám) – “xiên ngang mặt đất”, Đá (mấy hòn) – “đâm toạc chân mây” mà “mảnh tình” của con người thì lại “san sẻ tí con con” => Nhận thức về khát vọng tình yêu của HXH thì ôm trùm trời đất, tạc vào vũ trụ nhưng dòng thời gian vô tận, tạo nên nghịch cảnh trớ trêu, tạo nên nỗi uất ức chán chường và một niềm đau khổ, một cô đơn đã hằn in vào tâm thức người phụ nữ trong xã hội cũ.

III. Tổng kết: - Về nội dung: + Qua lời tự tình, bài thơ nói lên cả bi kịch và khát vọng hạnh phúc của HXH. + Ý nghĩa nhân văn của bài thơ: Trong buồn tủi, người phụ nữ gắng vượt lên trên số phận, khát vọng hạnh phúc chân chính; tiếng nói phản kháng xã hội phong kiến. - Về nghệ thuật: Sử dụng từ ngữ giản dị mà đặc sắc (trơ, xiên ngang, đâm toạc, tí con con…), hình ảnh giàu sức gợi cảm (trăng khuyết chưa tròn, rêu xiên ngang, đá đâm toạc…) để diễn tả các biểu hiện phong phú, tinh tế của tâm trạng. Việt hóa thể thơ Đường luật.

IV. Luyện tập:- Giống nhau về: đề tài, nội dung, tài năng nghệ thuật.- Khác nhau về: Thái độ phản kháng, thể hiện tâm trạng ở 2 bài thơ.

Page 29: GIAO AN VAN 11

THPT Phan Châu Trinh - Ngữ văn – nhóm 2 - lớp 01

Hoạt động 4: Luyện tập.GV yêu cầu HS thực hiện phần luyện tập bài 1 trong SGK, tr.20

D. Dặn dò: - Học thuộc lòng bài thơ Tự tình (bài II) và cảm nhận vẻ đẹp của bài thơ.- Chuẩn bị bài mới: Câu cá mùa thu của Nguyễn Khuyến

-------Tiết PPCT:

Đọc văn: VĨNH BIỆT CỬU TRÙNG ĐÀI (Trích Vũ Như Tô) Nguyễn Huy TưởngA. Mục tiêu bài học: Giúp HS:1. Nắm được những đặc điểm của thể loại bi kịch. Trên cơ sở đó, hiểu và phân tích những xung đột kịch, tính cách, diễn biến tâm trạng, bi kịch của Vũ Như Tô và Đan Thiềm trong hồi V của vở kịch.2. Nhận thức được quan điểm nhân dân của Nguyễn Huy Tưởng, đồng thời thấy được thái độ ngưỡng mộ, trân trọng tài năng của tác giả đối với những nghệ sĩ có tâm huyết và tài năng lớn nhưng lại lâm vào mâu thuẫn không thể giải quyết được giữa khát vọng nghệ thuật lớn lao và thực tế xã hội không tạo điều kiện để thực hiện khát vọng ấy.3. Nắm được những nét đặc sắc về nghệ thuật của vở kịch qua đoạn trích. B. Phương tiện, cách thức tiến hành:1. Chuẩn bị:- GV: + Tìm đọc và xem trọn vẹn vở kịch Vũ Như Tô

+ Soạn bài- HS: + Đọc kĩ đoạn trích

+ Soạn bài theo câu hỏi ở SGK và hướng dẫn của GV ở tiết …2. Phương pháp:- Đọc phân vai- Đàm thoại, khơi gợi, phát huy khả năng độc lập suy nghĩ của HS- Phân nhómC. Tiến trình tổ chức dạy học:I. Ổn địnhII. Bài cũ:III. Giới thiệu bài mới: (2’)Từ xưa đến nay, mối quan hệ giữa nghệ thuật và cuộc sống luôn thu hút sự quan tâm của người nghệ sĩ. Đó cũng là cảm hứng chủ đạo được đặt ra trong vở kịch Vũ Như Tô của Nguyễn Huy Tưởng.

Page 30: GIAO AN VAN 11

THPT Phan Châu Trinh - Ngữ văn – nhóm 2 - lớp 01

Thờigian

Hoạt động của thầy và trò Nội dung cần đạt

10’3’

5’

2’

73’20’

53’

5’

22’

HĐ 1: Hướng dẫn HS (HDHS) tìm hiểu phần Tiểu dẫnTT1: HDHS tìm hiểu tác giả

? Sự nghiệp sáng tác của Nguyễn Huy Tưởng có gì đặc sắc?

TT2: HDHS tìm hiểu chung về tác phẩm:? Em biết gì về tác phẩm “VNT”?- GV giới thiệu vài nét về thể loại kịch. ? Dựa vào SGK, em hãy tóm tắt ngắn gọn nội dung vở kịch.TT3: HDHS tìm hiểu vị trí đoạn trích

HĐ2: HDHS đọc và tìm hiểu đoạn tríchTT1: Phân vai, hướng dẫn cách đọc, nhận xét - Đọc lớp I, VII, VIII, IX.? Hãy xác định nội dung chính của đoạn trích?TT2: HDHS tìm hiểu đoạn trích- Chia lớp thành 4 nhóm, trả lời 4 câu hỏi phần Hướng dẫn học bài SGK.? Các mâu thuẫn cơ bản của vở kịch VNT được thể hiện cụ thể như thế nào trong hồi V? - Đại diện nhóm 1 trình bày. Các thành viên khác nhận xét,

I. Tiểu dẫn: 1. Tác giả: - Nguyễn Huy Tưởng (1912 - 1960) quê Từ Sơn, Bắc Ninh (nay là Đông Anh, Hà Nội).- Có thiên hướng khai thác đề tài lịch sử.- Đóng góp nổi bật ở tiểu thuyết và kịch.- Tác phẩm chính: SGK.2. Tác phẩm “Vũ Như Tô”: (“VNT”) - Vở bi kịch 5 hồi- Có yếu tố lịch sử nhưng cảm hứng chủ đạo là những vấn đề về cuộc sống và nghệ thuật.- Tóm tắt: SGK

3. Đoạn trích “Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài”: - Thuộc hồi V (Một cung cấm) vở kịch “VNT” II. Đọc - hiểu 1. Đọc

2. Tìm hiểu đoạn trích

a. Mâu thuẫn kịch: a1. Hôn quân bạo chúa và phe cánh >< nhân dân lao

Page 31: GIAO AN VAN 11

THPT Phan Châu Trinh - Ngữ văn – nhóm 2 - lớp 01

bổ sung.- GV có thể gợi mở:+ Theo em, việc Lê Tương Dực bắt Vũ Như Tô xây dựng Cửu Trùng Đài đã dẫn đến hậu quả như thế nào?

+ Ngoài mâu thuẫn trên, tác phẩm và đoạn trích còn phản ánh mâu thuẫn nào nữa không?

? Mâu thuẫn giữa quan niệm nghệ thuật cao siêu, thuần túy muôn đời và lợi ích thiết thân của nhân dân chưa được tác giả giải quyết dứt khoát. Điều đó được thể hiện như thế nào ở ở hồi cuối cùng của vở kịch? Theo em, nên giải quyết mâu thuẫn ấy như thế nào?- Đại diện nhóm 3 trình bày. Các thành viên khác nhận xét, bổ sung.- GV có thể gợi mở:+ Nhận xét về khát vọng và hành động của VNT, có ý kiến cho rằng: đó là khát vọng chính đáng, nên làm. Ý kiến khác lại cho rằng không nên. Ý kiến của em?+ Vũ Như Tô có tội hay có

động xa hoa trụy lạc khốn khổ lầm tăng sưu thuế, thanbắt thợ giỏi lụt lội, mất mùa tróc nã, hành hạ làm việc cật lực Giải quyết mâu thuẫn dứt khoát theo quan điểm nhân dân: Bạo chúa Lê Tương Dực bị giết, Nguyên Vũ – đại thần của y – tự sát, đám cung nữ bị những kẻ nổi loạn nhục mạ, bắt bớ. a2. Quan điểm nghệ thuật cao siêu, thuần túy >< Lợi ích thiết thực của nhân dân.Người nghệ sĩ thiên Chế độ thối tài muốn đem tài nát năng tô điểm đất nhân dân triền nước, xây một tòa miên đói khổ, đài hoa lệ để đời lầm than đem lại niềm tự nhân dân hào và vinh quang oán thán, xem cho đất nước như kẻ thù

Giải quyết mâu thuẫn: chưa dứt khoát:

Page 32: GIAO AN VAN 11

THPT Phan Châu Trinh - Ngữ văn – nhóm 2 - lớp 01

18’

công? Vũ Như Tô đúng hay những kẻ giết ông đúng? Tác giả đã trả lời câu hỏi này như thế nào? - GV liên hệ: Lời đề từ bộc lộ nỗi băn khoăn: “Đài Cửu Trùng không thành, nên mừng hay nên tiếc?”, “Than ôi! Như Tô phải hay những kẻ giết Như Tô phải? ta chẳng biết. cầm bút chẳng qua cùng một bệnh với Đan Thiềm”

? Phân tích tính cách, diễn biến tâm trạng của Vũ Như Tô và Đan Thiềm trong đoạn trích?- Đại diện nhóm 2 trình bày. Các thành viên khác nhận xét, bổ sung.- GV có thể gợi mở:+ Em có nhận xét gì về nhân vật Vũ Như Tô? (Tài năng? Nhân cách? Hòai bão? Dẫn chứng?)

+ Phân tích diễn biến tâm trạng của VNT trong đoạn trích? (Nhận xét về kiểu câu, nội dung các lời thoại của VNT trong lớp I, IV, VIII?)+ Nhận xét về nhân vật Đan Thiềm?+ Những chi tiết nào thể hiện tấm lòng liên tài của ĐT?

- VNT đến lúc chết vẫn không nhận ra sai lầm, vẫn đinh ninh mình vô tội.- VNT mượn uy quyền, tiền bạc của Lê Tương Dực để thực hiện hoài bão nghệ thuật vô tình gây thêm nỗi khốn khổ cho nhân dân Chân lí thuộc về VNT một nửa, còn nửa kia thuộc về quần chúng nhân dân

* Hai mâu thuẫn trên có quan hệ mật thiết và tác động lẫn nhau.

b. Nhân vật: b1. Vũ Như Tô:- Kiến trúc sư thiên tài “ngàn năm chưa dễ có một”, “chỉ vẩy bút là chim, hoa đã hiện lên”…- Có nhân cách, hoài bão lớn, lí tưởng nghệ thuật cao cả:+ Không khuất phục uy quyền.+ Khát khao nghệ thuật, say mê sáng tạo cái đẹp, sống chết với nghệ thuật, khát khao cống hiến. Lí tưởng cao cả nhưng thoát li hoàn cảnh lịch sử xã hội của đất nước, xa rời đời sống nhân dân lao động. Rơi vào bi kịch: trả giá bằng mạng sống và công trình nghệ thuật của mình.

Page 33: GIAO AN VAN 11

THPT Phan Châu Trinh - Ngữ văn – nhóm 2 - lớp 01

8’

2’

? Đặc sắc về nghệ thuật của kịch Vũ Như Tô được thể hiện qua đoạn trích? Phân tích một số dẫn chứng tiêu biểu để minh họa.- Đại diện nhóm 4 trình bày. Các thành viên khác nhận xét, bổ sung. HĐ3: HS đọc phần Ghi nhớ, khắc sâu đoạn trích

b2. Đan Thiềm: Đam mê cái tài, có tấm lòng cao đẹp:- Khuyến khích VNT xây dựng Cửu Trùng Đài- Quên mình để bảo vệ người tài. + Nhiều lần giục VNT “trốn đi”, “lánh đi”, “chạy đi”. + Sẵn sàng đổi mạng sống để cứu VNT.Tri âm, tri kỉ của Vũ Như Tô.c. Đặc sắc nghệ thuật: - Ngôn ngữ kịch điêu luyện, có tính tổng hợp cao - Dùng ngôn ngữ, hành động của nhân vật để khắc họa tính cách, miêu tả tâm trạng, dẫn dắt và đẩy xung đột kịch đến cao trào

III. Ghi nhớ SGK

HĐ4: HD củng cố, luyện tập khắc sâu kiến thứcIV. Củng cố - Luyện tập (5’)* TT1: HS trả lời ba câu hỏi (Câu 1, 2 có thể chuyển sang trắc nghiệm nếu dạy bằng Công nghệ thông tin): 1. Mâu thuẫn xung đột cơ bản trong đoạn trích “Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài”?2. Bi kịch của Vũ Như Tô qua đoạn trích “Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài” được thể hiện như thế nào?3. Trong hồi V, em thích nhất là những câu, những đoạn nào?* TT2: GV gợi ý nội dung luyện tập: - Tựa: Thành phần nằm ngoài văn bản, được viết ở đầu sách hay sau tiêu đề của mỗi chương nhằm hướng người đọc vào ý đồ nghệ thuật của tác giả hoặc tư tưởng của tác phẩm- Qua lời đề từ của vở kịch, tác giả đã chân thành bộc lộ nỗi băn khoăn: Lẽ phải thuộc về Vũ Như Tô hay những kẻ giết Vũ Như Tô? Và ông thú nhận: “Ta chẳng biết” – tức là không thể đưa ra một lời giải đáp thỏa đáng.“Cầm bút chẳng qua cùng một bệnh với Đan Thiềm” nghĩa là người nghệ sĩ sáng tác vì cảm phục “tài trời”, vì nhạy cảm với bi kịch của những tài năng siêu việt.

Page 34: GIAO AN VAN 11

THPT Phan Châu Trinh - Ngữ văn – nhóm 2 - lớp 01

HĐ5: Hướng dẫn HS tự học – Chuẩn bị bài mớiD. Hướng dẫn HS tự học – Chuẩn bị bài mới (5’)1. Nắm vững các đặc điểm tiêu biểu của thể loại kịch. Đặc sặc về nội dung và nghệ thuật của đoạn trích “Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài”.2. Chuẩn bị bài “Thực hành về sử dụng một số kiểu câu trong văn bản”: - Ôn lại các kiểu câu đã học ở THCS: Kiểu câu bị động, kiểu câu có khởi ngữ, kiểu câu có thành phần phụ (trạng ngữ) chỉ tình huống- Đọc qua bài mới.

RÚT KINH NGHIỆM

Giáo án : Ngữ văn 11

Đọc hiểu : BÀI CA NGẤT NGƯỞNG (Nguyễn Công Trứ)

A. Mục tiêu cần đạtGiúp HS :- Hiểu được phong cách sống của Nguyễn Công Trứ với tính cách một nhà nho và hiểu được vì

sao có thể coi đó là sự thể hiện bản lĩnh cá nhân mang ý nghĩa tích cực.- Hiểu đúng nghĩa của khái niệm “ngất ngưởng” để không nhầm lẫn với lối sống lập dị của một

số người hiện đại.- Nắm được những tri thức về thể hát nói là thể thơ dân tộc bắt đầu phổ biến rộng rãi từ TK

XIX..B. Phương tiện thực hiện và cách thức tiến hành :

- SGK, SGV, thiết kế lên lớp, đèn chiếu.-Tổ chức giờ dạy theo cách kết hợp các hình thức trao đổi, thảo luận, gợi tìm.

C. Tiến trình thực hiện :1. Kiểm tra bài cũ 2. Giới thiệu bài mới

Hoạt động của GV và HS Nội dung cần đạtHoạt động 1 : Gọi HS đọc và nhắc cả lớp theo dõi phần “tiểu dẫn”.Thao tác 1 : Em hãy cho biết những nét chính về tác giả Nguyễn Công Trứ ?

Thao tác 2 : Bài ca ngất ngưởng được làm theo thể gì ?

I. Tìm hiểu chung 1. Tác giả : Nguyễn Công Trứ (1778 – 1858) tự là Tồn Chất, hiệu Ngộ Trai, biệt hiệu Hi Văn, xuất thân trong gia đình Nho học.- Có điều kiện tham gia sinh hoạt hát ca trù.- Năm 1819 ông thi đỗ giải nguyên và được bổ làm quan, ông được thăng chức và bị giáng chức thất thường.- Sáng tác hầu hết bằng chữ Nôm. Thể loại ưa thích của ông là hát nói.2. Giới thiệu thể hát nói.Hát nói gồm 2 phần : Phần lời thơ và phần

Page 35: GIAO AN VAN 11

THPT Phan Châu Trinh - Ngữ văn – nhóm 2 - lớp 01

Hoạt động 2 : Hướng dẫn học sinh đọc hiểu văn bản.Thao tác 1 : Em hãy cho biết “Bài ca ngất ngưởng” bố cục gồm mấy phần ?

Thao tác 2 : Cảm hứng chủ đạo ở đây là gì? Giải thích từ “ngất ngưởng”Thao tác 3 :Nhận xét về cách dùng từ “ngất ngưởng” trong bài thơ (số lượng, vị trí của từ trong bài thơ và câu thơ).Nội dung, ý nghĩa của từ “ngất ngưởng” qua bài thơ ?

Thao tác 4: Câu thơ đầu nhắc đến vai trò của ai ?Nội dung ?

Thao tác 5 : Ba câu tiếp thể hiện điều gì ?

Thao tác 6 : Em hãy nhận xét về cách dùng từ, ngắt nhịp để chứng minh nhà thơ là người có ý thức về tài năng và phẩm chất giá trị của bản thân, từ đó đi đến thái độ

nhạc, phần lời thơ có thể xem là biến thể của hai thể lục bát và song thất lục bát. Phần nhạc của lời thơ theo lối hát nói, một lối của hát ả đào. Hát nói ra đời vào cuối thế kỷ XVIII, thịnh hành trong thế kỷ XIX và đầu TK XX.II. Đọc - hiểu văn bản1. Bố cụcGồm 4 phần :a. Khổ đầu (4 câu đầu)Cuộc đời thi thố tài năngb. Khổ giữa (4 câu tiếp)Thực hiện được công danh về trí sĩ ung dung, ngất ngưỡngc. Hai khổ đôi (8 câu tiếp) cách sống phóng túng, tài tử.d. Khổ xếp (3 câu cuối) nghĩa thuỷ chung, lòng trung quân của một bậc danh thần.2. Cảm hứng chủ đạo “Ngất ngưởng” -> xuất hiện 4 lần (không kể nhan đề). Xuất hiện ở cuối 3 khổ thơ => Nhấn mạnh cảm hứng chủ đạo : Một tư thế, một thái độ, một tinh thần, một con người vươn lên trên một thế tục sống giữa mọi người mà dường như chỉ biết có mình. Một con người khác đời và bất chấp mọi người.=> Kiểu người thách thức, đối lập với xung quanh => Khẳng định cái tôi cá nhân tích cực3. Quan niệm sống :a. Vai trò của kẻ sĩ- Quan niệm “tề gia, trị quốc, bình thiên hạ”. Nội dung câu thơ mở đầu thuộc hệ tư tưởng chính thống và cùng khuynh hướng với 2 câu 17 và 18 nói đến con đường hoạn lộ, hiển vinh phục vụ nhà vua của NCT. Chẳng Thái, Nhạc cũng vào phường Hàn, Phú.Nghĩa vua tôi cho vẹn đạo sơ chung=> Thể hiện bản lĩnh tự tôn, khẳng định lý tưởng trung quân và ý thức trách nhiệm của kẻ sĩ.b. Ý thức về tài năng và thái độ sống: - Từ ngữ Hán Việt chỉ quan chức xuất chúng : Thủ khoa tham tán - Tổng Đốc Đông, Phủ Doãn Thừa Thiên”...-> Uy nghiêm, trang trọng, âm điệu nhịp nhàng => khẳng định một tài năng lỗi lạc xuất chúng.- Lối sống theo sở thích cá nhân :

Page 36: GIAO AN VAN 11

THPT Phan Châu Trinh - Ngữ văn – nhóm 2 - lớp 01

“ngất ngưởng” ?

Tính chất “ngất ngưởng” của Nguyễn Công Trứ biếu hiện qua những chi tiết nói về phong cách sống. Hãy chỉ ra những chi tiết đó ?

Thao tác 7 : Bài thơ này đã khái quát lên những vấn đề gì ?(Trao đổi theo nhóm, trình bày nội dung khái quát).

+ Đạc ngựa, bò vàng đeo ngất ngưởng+ Tay kiếm cung mà nên dạng từ bi+ Gót tiên theo đủng đỉnh một đôi dì-Về thân thế : Trải qua những vinh quang lớn nhất và những quãng đời bình dị, thông thường nhất, những hiện những nét bản chất trong tính cách một danh sĩ nữa đầu TKXIX .4. Kết luận : Bài thơ xây dựng một hình tượng có ý vị trào phúng nhưng đằng sau là một thái độ, một quan niệm nhân sinh ít nhiều mang màu sắc hiện đại => Khẳng định một cá tính và không di theo con đường chính thống sáo mòn.

III . Củng cố :- HS đọc “ghi nhớ” SGK- Học sinh đọc lại bài thơ, liên hệ với bản thân : Tự hào về giá trị của mình, cá tính của mình

nhưng phải hài hoà với tập thể, vớiư mọi người xung quanh. - “Bài ca ngất ngưởng” thể hiện đậm nét lí tưởng sống của Nguyễn Công Trứ : Coi tất ca là một

cuộc chơi và luôn hết mình trong cuộc chơi ấy. Nhà thơ không thấy có gì mâu thuẫn giữa cái vì đời và cái vì mình. Ông vừa tự hào về những đóng góp của bản thân vừa tự hào về thái độ sống ngất ngưởng mà mình đã thể hiện ở mọi nơi, mọi lúc...D. Dặn dò - hướng dẫn tự học :

- Học thuộc bài thơ- Làm bài luyện tập trang 39 SGK.

Tiãút CHIÃÖU TÄÚI ( MÄÜ )

A.Muûc tiãu baìi hoüc: Giuïp hoüc sinh: - Tháúy âæåüc veí âeûp tám häön Häö Chê Minh: duì hoaìn caính khàõc nghiãût âãún âáu váùn luän hæåïng vãö sæû säúng vaì aïnh saïng.

- Caím nháûn âæåüc buït phaïp taí caính nguû tçnh væìa cäø âiãøn væìa hiãûn âaûi cuía baìi thå.B.Tiãún trçnh täø chæïc giåì daûy:

1.ÄØn âënh täø chæïc- Kiãøm tra baìi cuî: 2.Täø chæïc daûy baìi måïi:

Page 37: GIAO AN VAN 11

THPT Phan Châu Trinh - Ngữ văn – nhóm 2 - lớp 01

Hoaût âäüng cuía tháöy vaì troì

Näüi dung cáön âaût

Hoaût âäüng 1Tçm hiãøu pháön tiãøu dáùn

Thao taïc 1:Cho HS âoüc pháön tiãøu dáùn. Thao taïc 2:GV hoíi: hoaìn caính saïng taïc baìi thå co gç âàûc biãût? HS traí låìi, GV bäø sung.

Thao taïc 3:GV cho HS phaït biãøu vãö thãø loaûi thå.Hoat âäüng2:Âoüc- hiãøu baìi thå GV treo âäö duìng daûy hoüc:baín ghi nguyãn taïc chæî Haïn, phiãn ám, coï dëch nghéa nhæîng tæì cáön læu yï.Sæí duûng âäö duìng naìy trong suäút tiãút hoüc. Thao taïc 1:GV cho HS âoüc (phiãn ám, dëch nghéa, dëch thå) GV âoüc. Thao taïc 2:GV cho HS so saïnh

nguyãn taïc vaì baín dëch thå (HS

phaït hiãûn vaì GV bäø sung)

Thao taïc 3:Cho HS tçm hiãøu bäú

cuûc baìi thå.

GV hoíi:Baìi thå coï thãø chia

laìm máúy pháön ? Näüi dung cuía

mäùi pháön?

Thao taïc 4:Tçm hiãøu 2 cáu âáöu:

Hoíi:Âãø miãu taí thiãn nhiãn,

Baïc âaî læûa choün nhæîng chi

tiãút naìo?

HS traí låìi. GV bäø sung

I.Tiãøu dáùn: 1.Hoaìn caính ra âåìi: -Âáy laì baìi 31 trong säú 134 baìi cuía táûp "Nháût kê trong tuì". -Caím hæïng baìi thå âæåüc gåüi lãn trãn âæåìng Baïc bë chuyãøn lao tæì Ténh Táy âãún Thiãn Baío vaìo cuäúi thu nàm 1942. Âáy laì thåìi gian cæûc khäø nháút trong 14 thaïng ngæåìi bë giam giæî . 2.Thãø loaûi: Thãø thå tæï tuyãût, gäöm: khai,thæìa, chuyãøn, håüp.II.Âoüc-Hiãøu:

1.So saïnh nguyãn taïc vaì baín dëch: -Cáu 2:Khäng dëch âæåüc tæì "cä" (leí loi),

"maûn maûn" dëch laì "nheû" chæa chênh xaïc

(cháöm cháûm, læîng låì).

-Cáu 3:Dëch thæìa tæì "täúi". -Cáu 3,4:Chè làûp laûi 1 chæî "xay"-khäng thãø hiãûn âæåüc biãûn phaïp âiãûp voìng. -Cáu 4:Ngàõt nhëp cuía nguyãn taïc: 4/3 phuì håüp hån nhëp 2/5.

2.Hai cáu âáöu:Bæïc tranh thiãn nhiãn. Bæïc tranh thæûc: *Hçnh aính:Caïnh chim, báöu tråìi, choìm máy. -Thåìi gian:Chiãöu (chim vãö ræìng). -Khäng gian:Báöu tråìi mãnh mäng. =>Miãu taí tæì xa, táöm nhçn bao quaït, räüng låïn Chim moíi, máy cä âån .Giæîa báöu tråìi mãnh mäng, choìm máy caìng leí loi =>Caính thoaïng âaîng, mãnh mäng nhæng buäön vaì vàõng làûng. =>Veî theo läúi "cháúm phaï". Veí âeûp cäø âiãøn mang phong vë thå Âæåìng. Chim moíi, máy cä âån ->Nhán hoaï.

Page 38: GIAO AN VAN 11

THPT Phan Châu Trinh - Ngữ văn – nhóm 2 - lớp 01

Hoíi:Em nháûn xeït gç vãö caính thiãn nhiãn åí 2 cáu âáöu? Hoíi:Taïc giaí åí vë trê naìo khi miãu taí?

Hoíi:Em coï nháûn xeït gç vãö nghãû thuáût miãu taí åí âáy? Gåüi måí:Em âaî gàûp hçnh aính thå vaì läúi miãu taí naìy åí âáu? HS traí låìi. GV bäø sung. GV liãn hãû ca dao, thå Âæåìng âãø cho HS tháúy thå Baïc mang veí âeûp Âæåìng thi song thiãn nhiãn trong thå cuía Ngæåìi gáön guîi, thãø hiãûn sæû caím thäng, gàõn boï cuía Ngæåìi. Thao taïc 5:Tçm hiãøu 2 cáu sau: Hoíi:Âäúi tæåüng miãu taí cuía 2 cáu sau laì gç?Theo em, sæû xuáút hiãûn cuía cä gaïi lao âäüng vaì loì than häöng coï giaï trë biãøu caím gç trong bæïc tranh chiãöu täúi? GV liãn hãû baìi "Nhaìn" (Nguyãùn Bènh Khiãm), "Täúng Maûnh Haûo Nhiãn chi Quaíng Làng"(Lyï Baûch) âãú HS tháúy âæåüc sæû khaïc biãût giæîa con ngæåìi áøn dáût hoàûc hoaì tan vaìo thiãn nhiãn trong thå cäø våïi con ngæåìi âåìi thæåìng quen thuäüc, bçnh dë trong thå Baïc.

GV liãn hãû baìi "Khäng nguí âæåüc", "Giaíi âi såïm", "Hoaìng hän"... GV dæûng laûi toaìn bäü bæïc tranh thiãn nhiãn con ngæåìi vaì gåi måí cho HS tçm chuí âãö. Hoíi:Chuí âãö cuía baìi thå. Liãn hãû:GV hoíi:Trong cuäüc säúng, em âaî gàûp nghëch caính naìo chæa?

=>Caính gáön guîi, coï linh häön. =>Tám häön Häö Chê Minh nhaûy caím, tinh tãú, nhán aïi . =>Phong thaïi:Ung dung, âènh âaût (khäng tháúy hçnh aính ngæåìi tuì maì chè tháúy thi nhán ngoaûn caính). 3.Hai cáu sau:Bæïc tranh sinh hoaût cuía con ngæåìi. Cä sån næî vaì loì than xuáút hiãûn. "Xay ngä" ->Con ngæåìi lao âäüng âåìi thæåìng bçnh dë, quen thuäüc. =>Caính áúm cuïng , haûnh phuïc. =>Cä gaïi laì trung tám cuía bæïc tranh thiãn nhiãn. Hçnh aính loì than:häöng ->Caính ræûc ræî, áúm aïp. ->"häöng" laì âiãøm saïng tháùm mé.laì nhaîn tæû cuía baìi thå ->Hçnh aính thå khäng ténh taûi maì hæåïng âãún aïnh saïng, sæû säúng. Hoaût âäüng xay ngä âæåüc làûp laûi (ma bao tuïc, mao tuïc ma hoaìn) ->Sæû lao âäüng liãn tuûc cuía cä gaïi ->Sæû cáön máùn, chàm chè... ->Sæû phaït triãøn cuía thåìi gian mäüt caïch tæû nhiãn. =>Caính phaït triãøn. Hçnh aính Häö Chê Minh:Væåüt hoaìn caính, tám häön hæåïng âãún aïnh saïng vaì sæû säúng, gàõn boï våïi cuäüc säúng, con ngæåìi. Veí âeûp nghãû thuáût-Phong caïch thå Häö Chê Minh:Buït phaïp taí caính nguû tçnh væìa cäø âiãøn væìa hiãûn âaûi.III.Chuí âãö:Biãøu hiãûn veí âeûp tám häön Häö Chê Minh:Tçnh yãu thiãn nhiãn, yãu cuäüc säúng, yï chê væåüt lãn hoaìn caính, hæåïng vãö sæû säúng.IV.Täøng kãút: -Pháön ghi nhåï trong SGK. -Phong caïch thå Häö Chê Minh, veí âeûp nghãû thuáût baìi thå:Buït phaïp taí caính nguû tçnh kãút håüp cäø âiãøn vaì hiãûn âaûi.V.Luyãûn táûp:

Page 39: GIAO AN VAN 11

THPT Phan Châu Trinh - Ngữ văn – nhóm 2 - lớp 01

Em âaîï suy nghé vaì haình âäüng nhæ thãú naìo?Theo em, nãúu ta yãu cuäüc säúng, gàõn boï våïi cuäüc säúng quanh ta thç ta seî nháûn âæåüc gç?

GV cho 4 nhoïm thaío luáûn: Nhoïm 1, 2: cáu 1. Nhoïm 3: cáu 2. Nhoïm 4: cáu 3. Láön læåüt cho caïc nhoïm trçnh baìy nháûn xeït nhau, GV bäø sung, cho âiãøm.

3.Cuíng cäú: - Bæïc tranh thiãn nhiãn. - Tám häön nhán váût træî tçnh. - Âàûc sàõc cuía buït phaïp nghãû thuáût. 4.Dàûn doì: - Hoüc thuäüc loìng baín phiãn ám dëch thå. - Än baìi theo nhæîng cáu hoíi trong pháön hæåïng dáùn hoüc baìi. - Soaûn baìi måïi.

Tiết HAI ĐỨA TRẺ Thạch LamA- MỤC TIÊU BÀI HỌC:

Học sinh đạt được:- Bức tranh cuộc sống phố huyện và tâm trạng “hai đứa trẻ”, từ đó hiểu được tấm lòng thương cảm

sâu xa của tác giả đối với những kiếp sống tối tăm, mòn mỏi trong xã hội cũ và vẻ đẹp bình dị nên thơ của bức tranh đó.

- Phân tích được nét tinh tế trong nghệ thuật tả cảnh, tả tâm trạng củaThạch Lam trong truyện ngắn “hai đứa trẻ”. Từ đó bước đầu cảm nhận được nét riêng trong phong cách nghệ thuật Thạch Lam.B- PHƯƠNG TIỆN THỰC HIỆN & CÁCH THỨC TIẾN HÀNH:I. Phương tiện thực hiện:

SGK, SGV, Thiết kế bài giảng, sách tham khảo viết về “hai đứa trẻ” của các tác giả.II. Cách thức tiến hành:

GV tổ chức giờ dạy học theo các phương pháp:Đọc sáng tạo, nghiên cứu, tái hiện kết hợp với phương pháp gợi tìm và biện pháp đặt câu hỏi.

C- TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:

Page 40: GIAO AN VAN 11

THPT Phan Châu Trinh - Ngữ văn – nhóm 2 - lớp 01

I. Ổn định tổ chức:II. Kiểm tra bài cũ:

GV kiểm tra phần chuẩn bị bài của HS ở nhà.III. Giới thiệu bài mới:

Trong lời giới thiệu”Thạch Lam - những tác phẩm tiêu biểu” (NXB Giáo dục, 2000), tác giả Nguyễn Thành Thi viết: “Đọc những sáng tác của Thạch Lam - nhất là các truyện ngắn, người ta thường cảm thấy bùi ngùi thương xót trước một cảnh đời lầm than hay bâng khuâng man mác trước trạng thái tâm hồn của ai đó hình như rất quen thuộc với mình. Đó là vì, các sáng tác ấy của Thach Lam, đúng như nhiều người đã nói: có nhiều yếu tố nhân đạo và hiện thực. Hai loại yếu tố này gắn kết hài hoà, tạo nên cái phong vị riêng về nội dung tình cảm trong sáng tác của Thạch Lam”. Chúng ta có thể tìm hiểu kĩ những điều này trong Hai đứa trẻ - một truyện ngắn đặc sắc của Thạch Lam.

IV. Tiến trình dạy học:Hoạt động của thầy và trò Nội dung cần đạt

HĐ1:GV hướng dẫn HS tìm hiểu những nét

chính về tác giả, tác phẩm trong phần tiểu dẫn.

I. Tìm hiểu chung:1. Tác giả:

- Thạch Lam (1910 -1942) sinh và mất tại Hà nội.- Là thành viên của cây bút Tự lực văn đoàn

nhưng các tác phẩm lại hướng về cuộc sống của tầng lớp tiểu tư sản, trí thức nghèo và người dân lao động.

- Thạch Lam có sở trường viết về truyện ngắn. Truyện ngắn của ông là loại truyện tâm tình, tâm trạng, truyện không có truyện, khai thác chất thơ của đời sống hàng ngày làm nên sự hấp dẫn của truyện.

- Thế giới nhân vật trong các tác phẩm của Thạch Lam là những người nghèo khổ có đời sống cơ cực, bế tắc, tương lai mờ mịt.

2. Tác phẩm: SGKHĐ2:GV hướng dẫn HS tìm hiểu tác phẩm

Hai đứa trẻ.Thao tác 1:HS đọc và nêu cảm nhận chung về tác

phẩm.(HS có những cách cảm nhận riêng của

mình về tác phẩm nhưng định hướng chung đó là: cuộc sống nghèo, buồn, quẩn quanh của người dân phố huyện được cảm nhận qua tâm trạng của 2 đứa trẻ ).

Thao tác 2:Câu 1:Bức tranh thiên nhiên phố huyện được

tác giả miêu tả trong khoảnh khắc thời gian nào?

Lựa chọn thời gian nghệ thuật này có tác dụng gì? Khoảnh khắc thời gian này em thấy dòng văn học nào thường khai thác.

II. Tác phẩm “Hai đứa trẻ”.1. Xuất xứ:Truyện ngắn “Hai đứa trẻ” được trích trong tập

“Nắng trong vườn”, 1938.2. Đọc và cảm nhận chung về tác phẩm:a. Đọc: HS chọn đọc những đoạn tiêu biểu trong 3

phần SGK. Chú ý lời thoại của nhân vật, giọng đọc chậm, rõ ràng.

b. Cảm nhận chung của em về tác phẩm:

3. Phân tích tác phẩm:a) Bức tranh thiên nhiên phố huyện :* Thời gian:- Thời gian vào lúc chiều tàn đến đêm khuya của

mùa hè.- Thời gian này tạo cho người đọc có cảm giác

bâng khuâng thương nhớ, man mác buồn. Đây là cảm giác thấm đẫm chất thơ mà nhiều

Page 41: GIAO AN VAN 11

THPT Phan Châu Trinh - Ngữ văn – nhóm 2 - lớp 01

Câu 2:Không gian phố huyện được miêu tả

bằng những chi tiết hình ảnh nào? Nhà văn chú ý miêu tả chi tiết nào nhất?(Phong cảnh thiên nhiên ngày hè nơi phố huyện có âm thanh, ánh sáng, gió thổi nhẹ, cánh đồng xa, bầu trời đêm..nhưng tác giả đặc biệt chú ý tới 2 chi tiết tiêu biểu là âm thanh và ánh sáng.)Câu 3:

Nhận xét cách miêu tả ánh sáng của tác giả và ý nghĩa của cách miêu tả ấy?

Câu 4: Hãy nhận xét bức tranh thiên nhiên phố huyện? Tác giả miêu tả thiên nhiên bằng bút pháp nghệ thuật nào? Đằng sau bức tranh ấy em cảm nhận được tấm lòng của nhà văn dành cho quê hương như thế nào?

bài thơ lãng mạn cùng thời với 2 đứa trẻ từng gợi ra.* Không gian:

- Âm thanh:Tiếng trống thu không, tiếng ếch nhái, tiếng muỗi, tiếng trò chuyện nhỏ nhẹ, tiếng còi tàu, tiếng bánh xe rít vào ghi…- Ánh sáng: + Ánh sáng lúc hoàng hôn lúc ngày tàn, + Màn đêm buông xuống: bóng tối ngập đầy, trên cao là ánh sao, ánh sáng của đôm đóm, dưới mặt đất là ánh sáng ngọn đèn chị Tí, bếp lửa của bác Siêu, những ánh sáng nhỏ nhoi của cuộc sống nhưng đầy nghị lực.. + Đêm khuya: Ánh sáng từ đoàn tàu… Ánh sáng làm bừng dậy trong lòng người niềm vui và nuôi dưỡng những hi vọng tuy mơ hồ, mong manh nhưng thật trong trẻo. Bức tranh thiên nhiên phố huyện thật yên tĩnh, thanh bình, tuy hơi buồn nhưng thơ mộng.Tác giả miêu tả thiên nhiên bằng ngòi bút vừa hiện thực vừa lãng mạnĐằng sau bức tranh thiên nhiên ấy là tấm lòng gắn bó, tha thiết với quê hương xứ xở của nhà văn.Hết tiết 1:

Thao tác 3:Bức trah cuộc sống được nhà văn miêu tả

như thế nào? (Thời gian lúc chiều tàn là thời gian kết

thúc của một ngày lẽ thường cuộc sống vận động trong trạng thái nào? Ông Cửu, cụ Lục, ông giáo nghỉ ngơi nhưng đối với những người nghèo phố huyện thì bắt đầu cuộc mưu sinh mới, những nguời nghèo nhắc đến trong tác phẩm là những nhân vật nào?)

Câu nói của chị Tí” Ôi chao, sớm với muộn mà có ăn thua gì, Bác Siêu kĩu kịt gánh ra lại kĩu kịt gánh về,...” gợi cho em cảm giác gì?

Nhận xét bức tranh sinh hoạt nhà văn miêu tả? Bức tranh ấy được dòng văn học nào cùng thời khai thác? Nhận xét nét riêng trong truyện ngắn Thạch Lam.

b) Bức tranh cuộc sống:* Thời gian này những gia đình khá giả như(ông

Cửu, cụ Lục, cụ Thừa, ông giáo..) đều đóng cửa nghỉ ngơi hoặc đánh tổ tôm.

* Đối với những người nghèo bắt đầu một cuộc sống mưu sinh mới:

- Những đứa trẻ nhặt nhạnh những thanh nứa, thanh tre khi phiên chợ tàn…

- Mẹ con chi Tí bán hàng nước.- Bà cụ Thi điên có giọng cười khanh khách dễ sợ.- Bác Siêu bán phở, bác xẩm, vài ba bác phu, chú

lính đi tuần đêm, chị em Liên.. Đây không phải là bức tranh sinh hoạt bình

thường mà là cuộc mưu sinh chật vật, khốn cùng, mòn mỏi tạo nên giá trị hiện thực trong truyện ngắn Hai đứ trẻ và cũng là yếu tố hiện thực của truyện ngắn Thạch Lam.

Mặc dù cuộc sống mòn mỏi, tù đọng nhưng họ vẫn sống, vẫn chia sẻ với nhau nỗi niềm qua những câu chuyện trao đổi, hỏi han nhẹ nhàng thoang thoảng cái tình người mộc mạc chân chất và đặc biệt bức tranh cuộc sống được cảm nhận, chia xẻ cảm thông của nhân vật Liên - mảnh hồn hoá thân của nhà văn dành cho những người nghèo khổ tuy buồn thương nhưng

Page 42: GIAO AN VAN 11

THPT Phan Châu Trinh - Ngữ văn – nhóm 2 - lớp 01

không tuyệt vọng, bế tắc. Đây cũng là yếu tố lãng mạn của tác phẩm.

Thao tác 4:GV gợi dẫn HS tìm hiểu nhân vật chính

của tác phẩm.Câu 1:Hoàn cảnh và tâm trạng của Liên?Liên cảm nhận cảnh sắc của quê hương

qua những chi tiết, hình ảnh nào? Qua cách cảm nhận của Liên, em thấy Liên là một cô gái như thế nào?

Câu2:Tình cảm của Liên dành cho những

người nghèo nơi phố huyện? Và với gia đình?

Câu 3:Liên có hành động đặc biệt nào được nhà

văn chú ý miêu tả? Ý nghĩa của hành động đó?

Liên đón nhận đoàn tàu với tâm trạng như thế nào?

Câu 4:Nhận xét của em về nhân vật Liên? Và bút pháp của tác giả khi thể hiện nhân vật?

HĐ3: GV hướng dẫn HS tổng kết bài học.

Xác định nội dung và nghệ thuật tác phẩm?

c) Nhân vật Liên:* Cảnh ngộ của Liên: Gia đình sa sút: Cha mất việc, gia đình phải rời

Hà Nội về quê sinh sống, mẹ làm hàng xáo, chị em Liên trông cửa hàng tạp hoá.

* Tâm trạng của Liên:- Cảm nhận cảnh sắc quê hương:Khi về chiều cảm thấy lòng buồn man mác nhưng

không thu mình trong cô đơn tuyệt vọng mà mở rộng tâm hồn để cảm nhận sự vật con người xung quanh.

Cảm nhận được mùi riêng của đất, của quê hương..

Tình yêu và sự gắn bó với mảnh đất này như tình máu thịt.

- Đối với những người dân nghèo:Hiểu rõ từng hoàn cảnh gia đình, cảm thông,

thương yêu trân trọng họ. Tiếng lòng của Liên cũng chính là tiếng lòng

thổn thức của nhà văn trước những con người nghèo khổ.

- Đối với gia đình:Đảm đang, chia sẻ khó khăn với gia đình, chăm

sóc em chu đáo.- Liên có hành động khá đặc biệt là chờ đợi

chuyến tàu đêm đi qua không phải để bán hàng mà là một niềm vui nho nhỏ, một nếp sống, một thói quen không thể thiếu, mà còn là một nguyên cớ đẹp đẽ: Đoàn tàu là hình ảnh rực rỡ của quá khứ xa xăm, đoàn tàu là biểu tượng của một thế giới khác huyên náo, rực rỡ, tươi sáng…

Liên đón nhận đoàn tàu với tâm trạng hồi hộp, náo nức khi tàu sắp tới, vui thích quan sát khi tàu đến gần và bâng khuâng lưu luyến khi tàu đi xa…

Khi viết về nhân vật Liên nhà văn Thạch Lam thể hiện bằng ngòi bút lãng mạn, giàu chất nhân văn. Liên tiêu biểu cho những thiếu nữ Việt Nam trước cách mạng, tuy phải đôí mặt với cuộc sống khó khăn, nhàm chán tù đọng nhưng rất nhân hậu và không nguôi ước mơ, khát vọng về cuộc đời ngày mai tươi sáng hơn.III. Tổng kết:1.Nội dung:Trong cuộc sống tối tăm, đói nghèo và tù đọng trước cách mạng, người dân vẫn cần cù, nhẫn nại kiếm sống, yêu thương thông cảm với nhau và không nguôi khát vọng ngày mai cuộc đời tươi sáng hơn

Page 43: GIAO AN VAN 11

THPT Phan Châu Trinh - Ngữ văn – nhóm 2 - lớp 01

HĐ4: Luyện tập và hướng dẫn học bài.GV nêu 3 câu hỏi cho HS thảo luận và

nêu ý kiến của mình .

Qua tác phẩm nhà văn thể hiện tình yêu quê hương man mác, nỗi xót thương, niềm trân trọng đối với những con người nghèo khổ.2. Nghệ thuật:- Truyện ngắn hài hoà giữa hiện thực và lãng mạn- Ngôn ngữ giàu chất thơ.- Giọng văn nhẹ nhàng (nét đặc trưng của loại truyện tâm tình).- Nhân vật chú ý khai thác thế giới nội tâm.IV. Luyện tập và hướng dẫn học bài:1. HS nhắc lại 3 bức tranh phố huyện với 3 thời khắc, 3 trạng thái cảm xúc của nhân vật.2. Em có ấn tượng sâu sắc nhất đối với nhân vật nào, chi tiết nghệ thuật nào? Vì sao?3. Hãy nêu nét đặc sắc của phong cách nghệ thuật Thạch Lam qua truyện ngắn”Hai đứa trẻ”

D- HƯỚNG DẪN TỰ HỌC VÀ CHUẨN BỊ BÀI:I. HS tìm đọc các tác phẩm khác của Thạch Lam.II. Hướng dẫn chuẩn bị bài mới:

Page 44: GIAO AN VAN 11

THPT Phan Châu Trinh - Ngữ văn – nhóm 2 - lớp 01

Page 45: GIAO AN VAN 11

THPT Phan Châu Trinh - Ngữ văn – nhóm 2 - lớp 01

Tuần 9Tiết 33 - 34. Văn học Sử

KHÁI QUÁT VĂN HỌC VIỆT NAMTỪ ĐẦU THẾ KỈ XX ĐẾN CÁCH MẠNG THÁNG TÁM 1945

A. MỤC TIÊU:1/ Giúp học sinh thấy được một số nét nổi bật về tình hình xã hội và văn hoá Việt Nam đầu thế

kỉ XX đến Cách mạng Tháng Tám 1945.2/ Nắm vững những đặc điểm cơ bản và thành tựu chủ yếu của văn học Việt Nam từ đầu thế kỉ

XX đến Cách mạng Tháng Tám 1945.3/ Rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức đó vào việc học những tác giả và tác phẩm cụ thể.

B. PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC:1/ Phương tiện: SGK, SGV, thiết kế lên lớp.2/ Phương pháp:Nêu vấn đề, trả lời câu hỏi, thảo luận.

C. TIẾN TRÌNH THỰC HIỆN:1/ Ổn định:2/ Kiểm tra bài cũ:3/ Giới thiệu bài mới:Văn học Việt Nam luôn vận động và phát triển. Nền văn học ấy được phân chia thành các thời

kỳ, giai đoạn khác nhau chịu sự chi phối quy định của hoàn cảnh lịch sử xã hội. Thời kỳ văn học Việt Nam từ đầu đầu thế kỉ XX đến Cách mạng Tháng Tám 1945 có một vị trí quan trọng trong tiến trình phát triển lịch sử văn học dân tộc.

Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung cần đạtBối cảnh lịch sử:Điểm lại những nét cơ bản về bối cảnh lịch sử có ảnh hưởng đến văn học Việt Nam từ đầu đầu thế kỉ XX đến Cách mạng Tháng Tám 1945.

Nhấn mạnh tầng lớp tri thức Tây học là cơ sở của công cuộc hiện đại hoá văn học (vừa là tác giả vừa là độc giả chủ yếu).

Đặc điểm cơ bản của văn học Việt Nam từ đầu đầu thế kỉ XX đến Cách mạng Tháng Tám 1945Hướng dẫn học sinh tìm hiểu đặc điểm 1.

Trình bày theo SGK “Năm 1858 ... thời đại mới”.

I/ Xã hội Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến Cách mạng Tháng Tám 1945:1) Thực dân Pháp tiến hành khai thác thuộc địa. Cơ cấu xã hội có nhiều thay đổi.2) Xuất hiện những trung tâm kinh tế, văn hoá, hành chính của xã hội thực dân nhiều tầng lớp xã hội mới ra đời, họ có nhu cầu văn hoá thẩm mĩ mới, họ tạo công chúng văn học. Nhân vật trung tâm là tầng lớp trí thức Tây học.3) Xã hội thương mại kinh doanh văn hoá. Các nghề in, xuất bản, làm báo phát triển khá mạnh viết văn trở thành nghề. Đời sống văn học trở nên sôi nổi khẩn trương.II/ Đặc điểm văn học Việt Nam từ đầu đầu thế kỉ XX đến Cách mạng Tháng Tám 1945Có 3 đặc điểm cơ bản:Diện mạo, tốc độ, cấu trúc.- Nền văn học được hiện đại hoá.- Nhịp độ phát triển đặc biệt mau lẹ.- Sự phân hoá phức tạp thành nhiều xu hướng trong quá trình phát triển.

Page 46: GIAO AN VAN 11

THPT Phan Châu Trinh - Ngữ văn – nhóm 2 - lớp 01

1) Văn học thời kỳ này có những đặc điểm cơ bản nào, kể tên?2) Khái niệm hiện đại hoá trong SGK cần hiểu như thế nào?GV nói nhanh sơ lược đặc điểm thi pháp văn học trung đại:- Coi trọng mục đích giáo huấn.- Tính quy phạm chặt chẽ về hình thức các thể loại.- Sự sử dụng ước lệ một cách phổ biến và rất nghiêm.3) Nhận xét chung về:- Chữ quốc ngữ.- Thành tựu.- Giai đoạn giao thời của 2 phạm trù văn học: trung đại - hiện đại

4) Thành tựu văn học giai đoạn này?

HS kể tên tác giả, GV tiếp thêm tên tác phẩm. Nói rõ thể loại hoàn toàn mới : kịch nói.

5) Quá trình hiện đại hoá đã được hoàn tất:- Tác giả tiêu biểu về

HS kể tên 3 đặc điểm cơ bản ở SGK mục 1, 2, 3/I (cá nhân).

HS đọc SGK “Ở đây ... phương Tây”.Chỉ ra từ ngữ có liên quan. (cá nhân)

Học sinh trình bày theo sự chuẩn bị ở nhà.(Thảo luận - cá nhân)

HS theo dõi SGK “Quá trình ... hình thức” và chuẩn bị bài (cá nhân)

1) Nền văn học được hiện đại hoá“Văn học thời kỳ này ... phương Tây” (SGK), diễn ra qua 3 giai đoạn

a. Giai đoạn thứ nhất (từ đầu thế kỉ XX đến 1920)“Chuẩn bị các điều kiện vật chất cần thiết cho công cuộc hiện đại hoá” (SGK)Biểu hiện chính:- Chữ quốc ngữ phổ biến rộng rãi, báo chí và phong trào nghệ thuật phát triển, thức đẩy nền văn xuôi quốc ngữ.- Thành tựu chủ yếu là thơ của các chí sĩ cách mạng: Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh, Huỳnh Thúc Kháng, Nguyễn Thượng Hiền ... tư tưởng chính trị xã hội đã đổi mới.=> Còn gần gũi với văn học trung đại (quan niệm hình thức, thể loại, thi pháp).b. Giai đoạn thứ hai (1920 - 1930)- Quá trình hiện đại hoá đạt được những thành tựu đáng kể. Tác giả tác phẩm tiêu biểu:+ Tiểu thuyết : Hồ Biểu Chánh, Hoàng Ngọc Phách.+ Truyện ngắn : Phạm Duy Tốn, Nguyễn Bá Ngọc.+ Thơ : Tản Đà, Trần Tuấn Khải.- Đóng góp của Nguyễn Ái Quốc vào quá trình hiện đại hoá văn học.=> Giai đoạn giao thời.c. Giai đoạn thứ 3 ( 1930 - 1945)Quá trình hiện đại hoá văn học đã được hoàn tất với những cuộc cách tân sâu sắc trên mọi thể loại.- Truyện ngắn và tiểu thuyết được viết theo lối mới (Xây dựng nhân vật, nghệ thuật kể chuyện, ngôn ngữ nghệ thuật) Tác giả tiêu

Page 47: GIAO AN VAN 11

THPT Phan Châu Trinh - Ngữ văn – nhóm 2 - lớp 01

thể loại tiểu thuyết, truyện ngắn?- Em biết và hiểu gì về “Tự lực văn đoàn”, phong trào “Thơ mới”, “Hiện thực phê phán”.

Hướng dẫn học sinh tìm hiểu đặc điểm 2.1) Câu hỏi SGK trang 111.

2) Trong nhiều nguyên nhân ấy, theo em nguyên nhân nào đáng chú ý?GV nhấn mạnh nguyên nhân từ tầng lớp tiểu tư sản trí thức Tây học với sự thức tỉnh ý thức cá nhân.GV cung cấp một vài dẫn chứng.VD: Thơ mới 1932 - 1941 được chọn lọc 169 bài đặc sắc của 45 nhà thơ hay thời trung đại và thời hiện đại về thể văn xuôi...

Hướng dẫn tìm hiểu đặc điểm 3 (GV sử dụng bảng phụ chỉ ra sự

HS đọc SGK “Công cuộc ... tài năng”- Thảo luận (đại diện).HS kể tên tác giả tác phẩm tiêu biểu.

HS trình bày theo SGK + chuẩn bị(cá nhân)

biểu : Vũ Trọng Phụng, Ngô Tất Tố, Nguyễn Công Hoan, Nam Cao, Nguyễn Tuân, nhóm Tự Lực văn đoàn.- Thơ ca đổi mới “Cách mạng thi ca” có phong trào “Thơ mới” với tên tuổi sáng chói và phong cách riêng : Thế Lữ, Lưu Trọng Lư, Xuân Diệu, Huy Cận, Hàn Mặc Tử, Chế Lan Viên, Nguyễn Bính...- Thêm thể loại phóng sự, bút ký, tuỳ bút, kịch nói, phê bình văn học ... đã khẳng định sự đổi mới toàn diện văn học.=> Hiện đại hoá văn học làm biến đổi toàn diện nền văn học nước nhà.2) Nhịp độ phát triển đặc biệt mau lẹ.Nguyên nhân: - Do tiếp xúc với nền văn học phương Tây, trước hết với văn học Pháp.- Do yếu tố nội lực của văn học dân tộc:+ Dân tộc ta có một sức sống mãnh liệt tiềm tàng trong lĩnh vực tư tưởng, văn hoá, văn học.+ Do ý thức cá nhân được đánh thức ở người cầm bút. Họ thức tỉnh để khẳng định sự tồn tại có ý nghĩa trong đời sống.- Nguyên nhân trực tiếp : In ấn, xuất bản, viết văn trở thành nghề kiếm sống...

3) Sự phân hoá phức tạp thành nhiều xu hướng văn học.Có 2 lí do:- Phân hoá làm hai bộ phận văn học hợp pháp và bất hợp pháp vì lí do chính trị.+ Bộ phận văn học hợp pháp: Không thuần nhất, khá phức tạp.+ Bộ phận văn học bất hợp pháp: Thống nhất chặt chẽ là văn học làm vũ khí đấu tranh và nhà văn là chiến sĩ cách mạng. Vẫn thuộc nền văn học dân tộc, vẫn ảnh hưởng quan hệ qua lại của 2 bộ phận văn học trên.- Sự phân hoá của bộ phận văn học hợp pháp thành trào lưu, xu hướng, trường phái

Page 48: GIAO AN VAN 11

THPT Phan Châu Trinh - Ngữ văn – nhóm 2 - lớp 01

khác nhau giữa 2 bộ phận văn học gồm đội ngũ nhà văn, hoàn cảnh sáng tác, tính chất).1) Lí do của sự phân hoá.2) Trình bày sự hiểu biết của em về hai bộ phận văn học?GV hướng dẫn HS đọc SGK về lí do 2.

Thành tựu văn học từ đầu thế kỉ XX đến Cách mạng Tháng Tám 1945.1) Theo em thành tựu về truyền thống tư tưởng lớn nhất, sâu sắc nhất của lịch sử văn học Việt Nam là gì?2) Văn học từ đầu thế kỉ XX đến Cách mạng Tháng Tám 1945 đã phát huy truyền thống ấy, nêu biểu hiện?

GV so sánh với thời kỳ văn học trung đại + tìm thêm ví dụ cụ thể thể hiện ở trong một tác phẩm.

3) Những thể loại mới xuất hiện trong văn học

HS trình bày theo SGK + Chuẩn bị(cá nhân)

HS đọc SGK “xu hướng lãng mạn ...”“xu hướng hiện thực ... phóng sự”

HS thảo luận (đại diện).Trả lời:- Chủ nghĩa yêu nước.- Chủ nghĩa nhân đạo.- Chủ nghĩa anh hùng.HS đọc SGK “Về lòng yêu nước ... khắc hoạ”

HS đọc SGK “Chủ nghĩa nhân đạo ... thực dân”

khác nhau vì lí do thẩm mĩ=> Góp phần quyết định đối với công cuộc hiện đại hoá văn học dân tộc.III. Thành tựu văn học Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến Cách mạng Tháng Tám 1945.

1) Về nội dung tư tưởng:Đã kế thừa và phát huy truyền thống quý báu của văn học dân tộc là chủ nghĩa yêu nước, chủ nghĩa nhân đạo, chủ nghĩa anh hùng trên tinh thần dân chủ:

- Truyền thống yêu nước: Văn học gắn liền với tư tưởng yêu nước của dân tộc Việt Nam, tư tưởng chủ nghĩa xã hội và tinh thần quốc tế vô sản; yêu nước là yêu truyền thống văn hoá, yêu tiếng việt, yêu làng quê, phong tục lối sống của cha ông.- Về truyền thống nhân đạo: Văn học quan tâm tới số phận của những con người bình thường, khổ cực, lầm than, thể hiện khát vọng mãnh liệt của mỗi cá nhân, đề cao vẻ đẹp phẩm giá, phát huy cao độ tài năng của mỗi con người.- Chủ nghĩa anh hùng (ở bộ phận văn học bất hợp pháp) Văn học phản ảnh, miêu tả tinh thần kiên cường bất khuất, tư thế ung dung tự chủ lạc quan chiến thắng của người chiến sĩ.2) Về hình thức thể loại và ngôn ngữ văn học.a. Thể loại: Sự cách tân hiện đại hoá diễn ra ở mọi mặt mọi thể loại.- Tiểu thuyết, truyện ngắn, phóng sự, kịch nói, bút ký, tuỳ bút, lí luận, phê bình nghiên cứu văn học.- Sâu sắc đạt thành tựu hơn cả là tiểu thuyết và thơ.

Page 49: GIAO AN VAN 11

THPT Phan Châu Trinh - Ngữ văn – nhóm 2 - lớp 01

Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến Cách mạng Tháng Tám 1945?

4) Trong số các thể loại đó thể loại nào sâu sắc và đạt thành tựu hơn cả?GV nêu ví dụ cụ thể như tiểu thuyết đầu tiên của Hồ Biểu Chánh, tiểu thuyết nhóm Tự Lực văn đoàn, các nhà tiểu thuyết hiện thưc... và thơ ca của Tản Đà, Trần Tuấn Khải, phong trào “Thơ mới”...5) Em có nhận xét gì về ngôn ngữ ở thể loại tiểu thuyết và thơ ca thời kỳ này.GV nên nêu ví dụ cụ thể về ngôn ngữ cho 2 thể loại này.

Hướng dẫn HS củng cố theo câu hỏi bài tập nâng cao SGK trang 119: “Vì sao... hiện đại hoá”

HS trình bày theo SGK.

HS thảo luận.(Đại diện)

HS thảo luận.(Đại diện)

HS phải tóm tắt được kiến thức ở mục II: Giai đoạn 1 + 2

b. Ngôn ngữ văn học.- Ngôn ngữ tiểu thuyết: Phong phú, giản dị, trong sáng, khoẻ khoắn, mang hơi thở của cuộc sống.- Ngôn ngữ thơ: Tinh tế, giàu hình ảnh, giàu cảm xúc.=> Thành tựu về mặt tư tưởng và hình thức thể loại, ngôn ngữ.

IV/ Kết luận (SGK):“Thời kỳ văn học... trên thế giới” (trang 118).

V/ Bài tập củng cố (nâng cao):

D. DẶN DÒ:- Về nhà đọc kỹ lại bài khái quát trong SGK.- Đọc thêm một số tác phẩm văn học của thời kỳ này.- Chuẩn bị viết bài số 3: Nghị luận văn học.- Sau khi làm bài viết số 3, chuẩn bị tác phẩm “Hai đứa trẻ” (Thạch Lam).

LƯU BIỆT KHI XUẤT DƯƠNG

Page 50: GIAO AN VAN 11

THPT Phan Châu Trinh - Ngữ văn – nhóm 2 - lớp 01

(Xuất dương lưu biệt ) Phan Bội Châu

A. Mục tiêu bài học:- Giúp học sinh cảm nhận được vẻ đẹp lãng mạn hào hùng của lớp nhà Nho tiên

tiến đầu thế kỷ XX: ý tưởng mạnh mẽ, táo bạo, nhiệt huyết sục sôi, khát vọng cứu nước cháy bỏng.

- Cảm nhận được những nét đặc sắc về nghệ thuật và nhất là giọng thơ tâm huyết, sôi sục, đầy sức thuyết phục của Phan Bội Châu.

- Rút ra những bài học về lẽ sống của thanh niên.B. Phương tiện cách thức tiến hành:- Hsinh chuẩn bị soạn bài ở nhà. Chú ý các vấn đề về thể loại thơ Đường luật chữ

Hán: kết cấu, ngôn từ, bút pháp…Ngoài ra cần phải nắm lại các vấn đề về giai đoạn lịch sử dân tộc gắn với hoàn cảnh sáng tác bài thơ.

- Giáo viên soạn bài, cân nhắc dung lượng thời gian và kiến thức cần đạt cho phù hợp. Hình thức chủ yếu vẫn là dẫn dắt học sinh trả lời các câu hỏi hướng dẫn sgk để từng bước cắt nghĩa tác phẩm dựa trên bản thân văn bản, dựa trên những hiểu biết về lịch sử nước ta thời kỳ đầu thế kỷ XX và đặc điểm thơ PBC, thơ trữ tình- tuyên truyền chính trị. Sử dụng năng động, kết hợp hiểu quả các phương pháp dạy học khác nhau trong tiết dạy: phát vấn, nêu vấn đề, thuyết giảng…

C. Tiến trình tổ chức lớp học:I. Ổn định: Học sinh vắng?II. Bài cũ:III. Bài mới: Hoạt động của giáo viên

và học sinhNội dung bài học(ghi bảng)

Hoạt động 1: Giới thiệu- Dựa vào phần Tiểu dẫn sgk, hãy nêu những chi tiết quan trọng, cần ghi nhớ về tác giả?.Học sinh giới thiệu về tác giả. Chỉ nêu những ý đặc biệt quan trọng mà các em đã chuẩn bị bằng cách gạch chân ở sgk sau lần đọc ở nhà.+Quê: Nam Đàn, Nghệ An+Nhà Nho VN đầu tiên nuôi ý tưởng tìm một con đường cứu nước mới theo hướng dân chủ tư sản.+ Lập Duy Tân hội và lãnh đạo phong trào Đông Du.+Nhà văn lớn, cây bút xuất sắc của văn thơ cách mạng.

I. Giới thiệu:1.Tác giả:

Page 51: GIAO AN VAN 11

THPT Phan Châu Trinh - Ngữ văn – nhóm 2 - lớp 01

+Tác phẩm chính…GV tóm lược lại những ý cần ghi nhớ về PBC.

- Bài thơ được sáng tác trong hoàn cảnh nào?

- GV có thể thuyết giảng đôi nét về thời đại mới với sự ảnh hưởng của Tân thư, của Nhật Bản…Và không khí đầy bi quan của nước ta ngày đó để thấy được tầm vóc của PBC và ý nghĩa chuyến vượt biển..Học sinh đọc bài thơ, chú ý đối chiếu giữa bản dịch nghĩa và bản dịch thơ.- Theo em có câu nào dịch chưa thật sát không?.Câu 6: ngu→hoài.Câu 8:cùng bay lên→tiễn ra khơi- Bài thơ được làm theo thể thơ nào? Bố cục của thể thơ ấy?.Thất ngôn bát cú Đường Luật.. Hai đề, hai thực, hai luận, hai kết. - Ấn tượng ban đầu của em về bài thơ? Cảm hướng chủ đạo của bài thơ là gì?.Quan niệm sống tích cực, tiến bộ..Nhiệt tình, quyết tâm của người cách mạng.Hoạt động 2: Đọc- hiểu vbản- Học sinh đọc lại hai câu đề. Cho biết hai câu thơ này đề cập đến vấn đề gì?. Chí làm trai. - Theo PBC, người làm trai phải ntn? Lạ có nghĩa là gì? . Phải làm được những điều to lớn, hiển hách, phi thường.. Điều to lớn hiển hách đó là điều thay đổi trời đất, xoay chuyển thời thế, nắm

-Nhà chí sĩ yêu nước, khai sáng con đường cứu nước theo khuynh hướng dân chủ tư sản.- Khơi nguồn cho dòng văn chương trữ tình- chính trị.2. Tác phẩm Xuất dương lưu biệta. Hoàn cảnh sáng tác: Trước khi sang Nhật Bản để lãnh đạo phong trào Đông Du, PBC làm bài thơ này như một lời tiễn biệt.

b. Đọc:

c. Bố cục: - Hai đề, hai thực, hai luận, hai kết.

II. Đọc - hiểu:1. Hai câu đề:

- Quan niệm về chí làm trai: + Phải lạ: phải làm được những điều to lớn, hiển hách.

Page 52: GIAO AN VAN 11

THPT Phan Châu Trinh - Ngữ văn – nhóm 2 - lớp 01

chắc vận mệnh, không thụ động mà phải chủ động

- Đọc lại hai câu thực. Mối liên hệ của hai câu này với hai câu đề? Giải nghĩa từng câu?.Tiếp tục bàn về cái chí của người làm trai.. Trong khoảng trăm năm cần có tớ: Trăm năm là thời gian của một đời người, trong thời gian hiện hữu thì cần phải thể hiện vai trò của mình sao cho sự hiện diện của mình trong cuộc đời này là cần thiết.. Khi đã có công thì sau này muôn thủa há không ai còn nhớ đến mình.- Kết luận chung về ý nghĩa hai câu thơ này?

- Nhận xét về giọng điệu của 4 câu thơ đầu? Hình thức thể hiện của câu 4?. Phải, há để, cần, há không ai? → Giọng khẳng định.. Câu bốn khẳng định bằng cách chuyển sang giọng nghi vấn. Nhưng sự khẳng định lại càng mạnh mẽ hơn.- Gv giảng cho học sinh hiểu tình nước ta lúc bấy giờ: sau khi phong trào Cần Vương thất bại, tâm lý chán nản, tuyệt vọng bao trùm, đó là bệnh chết lòng, theo cách gọi của PBC. Như vậy trong tình hình đó, những câu thơ này có tác dụng khơi dậy niềm khao khát lập công của người trai, khơi dậy lòng nhiệt tình tuổi trẻ, khích lệ lòng yêu nước…Trong các câu thơ trên, PBC như một nhà Nho phát biểu quan niệm của Nho Giáo về chí làm trai.- Em đã từng gặp những quan niệm tương tự như thế này chưa? .Quan niệm này giống với quan niệm

+ Thay đổi trời đất, xoay chuyển thời thế, nắm chắc vận mệnh, không khuất phục trước số phận.2. Hai câu thực:

- Người nam nhi tồn tại hữu ích bằng công - danh

→khát vọng công danh, khát vọng sống hiển hách, sống có trách nhiệm.

- Giọng điệu: khẳng định mạnh mẽ

Page 53: GIAO AN VAN 11

THPT Phan Châu Trinh - Ngữ văn – nhóm 2 - lớp 01

của Nguyễn Công Trứ, Phạm Ngũ Lão….PBC khai thác khía cạnh tích cực của quan niệm chí làm trai.- Nêu vấn đề: Nếu quan niệm của PBC không có gì mới so với những quan niệm về chí làm trai của Nho gia thì ông có được xem như một nhà cách mạng không? Em hãy làm sáng tỏ điều đó bằng câu luận?.Non sông đã chết mà vẫn sống thản nhiên thì nhục..Học sách Thánh hiền giờ là ngu (quay lại vấn đề bản dịch để thấy ý đích thực PBC muốn nói) Vì các sách ấy giờ đây đã trở nên lạc hậu, lỗi thời rồi, không giúp ích được cho dân cho nước nữa. Gìơ đây phải học Tân Thư, để có thể tìm ra con đường cứu nước.. Quan niệm này của PBC hoàn toàn tiến bộ. Ông đã vượt qua được cái nhìn hạn hẹp của một nhà Nho để cái nhìn mang tầm tiến bộ mới.- Rút ra kết luận về quan niệm, về cái nhìn của PBC?- Đọc lại hai câu kết. Nhận xét về những hình ảnh được biểu hiện trong câu thơ cuối? Tác dụng của những hình ảnh này?.Trở lại vấn đề bản dịch→Người bay cùng sóng, gió để đi ra biển Đông. Hình ảnh thơ đẹp, bay bổng. Con người là trung tâm được chắp cánh bởi khát vọng lớn lao, cả muôn trùng đại dương như chắp cánh cho con người bay thẳng tới chân trời mơ uớc.. Khao khát được ra đi tìm đường cứu nước. Người ra đi với quyết tâm và đầy nhiệt huyếtHđộng 3: Tổng kết: - Qua bài thơ em rút ra được những nét

3. Hai câu luận:

- Non sông: chết, sống: nhục- Gìơ mà đọc sách Thánh Hiền: ngu→ lỗi thời, lạc hậu.

→ quan niệm tiến bộ, cái nhìn của một người cách mạng.4. Hai câu kết:

- Bể Đông, sóng, gió và con người bay lên : hình ảnh lãng mạn, bay bổng.

→quyết tâm, nhiệt huyết cháy bỏng của PBC với khao khát tìm ra con đường cứu nước.III. Tổng kết: - Quan niệm sống hào hùng, tích cực,

Page 54: GIAO AN VAN 11

THPT Phan Châu Trinh - Ngữ văn – nhóm 2 - lớp 01

tiêu biểu nào về nội dung và nghệ thuật?

Hđộng 3: Củng cố-luyện tập- Câu hỏi : Từ bài thơ em hiểu thêm điều gì về lớp nhà Nho tiến bộ đầu thế kỷ XX và vai trò của họ trong sự phát triển của lịch sử dân tộc? (Học sinh thảo luận đưa ra phương án trả lời, nếu hết giờ đây sẽ là vấn đề về nhà) + Họ là lớp người cũ với học vấn Nho giáo, tư tưởng phong kiến.+ Sớm thấy được sự hết thời của chế độ phong kiến, của tư tưởng Nho giáo.+ Nhìn thấy một con đường mới cho dân tộc. Đấu tranh đến hơi thở cuối cùng với nhiệt huyết cháy bỏng vì sự tồn vong của đất nước.+ Vẻ đẹp: vừa hào hùng vừa lãng mạn.+ Vai trò: Tạo tiền đề cho sự chuyển hướng đầu tiên cho đất nước cả về chính trị, văn học…

mới mẻ của PBC.- Khao khát, quyết tâm, nhiệt huyết cháy bỏng của PBC để đi tìm đường cứu nước.- Giọng thơ vừa bay bổng lãng mạn vừa hùng tráng đầy sức thuyết phục.IV.Luyện tập-củng cố:

IV. Hướng dẫn hsinh tự học-chuẩn bị bài mới - Xem lại bài : nắm tinh thần của bài thơ.- Học thuộc những câu thơ em thích.- Soạn: Hầu trời.