tlbg bai ca ngat nguong (1)

30
Hocmai.vn Website hc trc tuyến s1 ti Vit Nam Khóa hc: Ngvăn 11 thy Phm Hữu Cường Bài ca ngất ngưởng Nguyn Công TrTổng đài tư vấn: 1900 58-58-12 - Trang | 1- I. TÀI LIU BÀI GING: 1. Nguyễn Công Trứ (1778 - 1858) người làng Uy Viễn, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh, xuất thân trong một gia đình nền nếp gia phong. Mặc dù có tài nhưng Nguyễn Công Trứ theo đuổi nghiệp khoa cử đến năm 42 tuổi mới đỗ đạt. Sau đó ông làm quan cho nhà Nguyễn, nhưng tính tình phóng khoáng, thích tự do nên cuộc đời quan trường khá lận đận. Nguyễn Công Trứ là nhà nho yêu nước thương dân. Ông để lại khoảng 50 bài thơ, hơn 60 bài ca trù và một bài phú nổi tiếng Hàn nho phong vị phú. Các sáng tác của ông chủ yếu viết bằng chữ Nôm. 2. Bài ca ngất ngưởng thuộc thể hát nói, được sáng tác sau 1848, khi ông đã cáo quan về hưu và sống cuộc đời tự do nhàn tản. Bài thơ thể hiện rất rõ thái độ sống của Nguyễn Công Trứ giai đoạn cuối đời, sau những trải nghiệm đắng cay của cuộc sống quan trường. Bài thơ là sự ý thức rất rõ tài năng và nhân cách sống của một nhà nho có tài, có nhân cách. 3. Khi đọc chú ý nhấn giọng từ ngất ngưởng ở những vị trí khác nhau, chú ý cách ngắt nhịp, âm điệu các câu thơ, xen kẽ giữa nhịp dồn với câu dài: 3/3/4 (câu 3), 3/3 (câu 5)..., 5 câu thơ cuối (2/2/2, 2/2/3...). 4. Bài ca ngất ngưởng được làm theo thể hát nói - một thể thơ bác học phát triển mạnh đầu thế kỉ XIX do các tác gia người Việt sáng tạo trong môi trường văn hoá song ngữ Hán Nôm thời trung đại, đó là thể thơ “nửa hát, nửa nói, có tính chất kể chuyện”. Nhiều nhà nho, nhà thơ, nhà chính trị nổi tiếng lúc đó, dường như đều gửi gắm tâm sự của mình trong hát nói. Nhờ đó thể loại này nhanh chóng chiếm được vị trí độc tôn và trở thành một khuynh hướng văn học của thời đại. Có thể nói, so với các bài thơ Đường luật gò bó, hát nói phóng khoáng hơn nhiều. Hát nói có quy định về số câu, về cách chia khổ nhưng nhìn chung người viết hoàn toàn có thể phá cách toàn bộ điều này để tạo nên một tác phẩm tự do về số câu, số chữ, về cách gieo vần, nhịp điệu,... Sự phóng khoáng của thể thơ đặc biệt thích hợp với việc chuyển tải những quan niệm nhân sinh mới mẻ của tầng lớp nhà nho tài tử khao khát khẳng định mình, sống theo mình, coi thường những ràng buộc chật chội của lễ nghi, của cuộc đời trần thế mà Nguyễn Công Trứ là một đại biểu ưu tú nhất. Bài thơ thuộc loại hát nói dôi khổ gồm 19 câu, gieo vần theo một bài hát nói điển hình. Câu đầu tiên gieo vần chân, thanh trắc, câu 2, 3 gieo vần lưng, thanh bằng, các cặp câu cứ như thế luân phiên đến hết bài. Trong bài có xen kẽ những câu thơ chữ Hán và số lượng từ trong các câu không cố định. Điều đó làm nên giọng điệu đặc trưng của bài hát nói, thể hiện được tâm trạng và tình cảm của nhân vật trữ tình. BÀI CA NGẤT NGƯỞNG Giáo viên: PHM HỮU CƯỜNG TÀI LIU BÀI GING Đây là tài liu đi kèm bài giảng Bài ca ngất ngưởng thuc khoá Ngvăn 11 thy Phm Hữu Cường ti website Hocmai.vn . Bn nên kết hp xem tài liu vi bài ging này

Upload: independent

Post on 16-May-2023

0 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Hocmai.vn – Website học trực tuyến số 1 tại Việt Nam

Khóa học: Ngữ văn 11 – thầy Phạm Hữu Cường Bài ca ngất ngưởng – Nguyễn Công Trứ

Tổng đài tư vấn: 1900 58-58-12 - Trang | 1-

I. TÀI LIỆU BÀI GIẢNG:

1. Nguyễn Công Trứ (1778 - 1858) người làng Uy Viễn, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh, xuất thân trong

một gia đình nền nếp gia phong. Mặc dù có tài nhưng Nguyễn Công Trứ theo đuổi nghiệp khoa cử đến năm

42 tuổi mới đỗ đạt. Sau đó ông làm quan cho nhà Nguyễn, nhưng tính tình phóng khoáng, thích tự do nên

cuộc đời quan trường khá lận đận. Nguyễn Công Trứ là nhà nho yêu nước thương dân. Ông để lại khoảng

50 bài thơ, hơn 60 bài ca trù và một bài phú nổi tiếng Hàn nho phong vị phú. Các sáng tác của ông chủ yếu

viết bằng chữ Nôm.

2. Bài ca ngất ngưởng thuộc thể hát nói, được sáng tác sau 1848, khi ông đã cáo quan về hưu và sống cuộc

đời tự do nhàn tản. Bài thơ thể hiện rất rõ thái độ sống của Nguyễn Công Trứ giai đoạn cuối đời, sau những

trải nghiệm đắng cay của cuộc sống quan trường. Bài thơ là sự ý thức rất rõ tài năng và nhân cách sống của

một nhà nho có tài, có nhân cách.

3. Khi đọc chú ý nhấn giọng từ ngất ngưởng ở những vị trí khác nhau, chú ý cách ngắt nhịp, âm điệu các

câu thơ, xen kẽ giữa nhịp dồn với câu dài: 3/3/4 (câu 3), 3/3 (câu 5)..., 5 câu thơ cuối (2/2/2, 2/2/3...).

4. Bài ca ngất ngưởng được làm theo thể hát nói - một thể thơ bác học phát triển mạnh đầu thế kỉ XIX do

các tác gia người Việt sáng tạo trong môi trường văn hoá song ngữ Hán Nôm thời trung đại, đó là thể thơ

“nửa hát, nửa nói, có tính chất kể chuyện”. Nhiều nhà nho, nhà thơ, nhà chính trị nổi tiếng lúc đó, dường

như đều gửi gắm tâm sự của mình trong hát nói. Nhờ đó thể loại này nhanh chóng chiếm được vị trí độc tôn

và trở thành một khuynh hướng văn học của thời đại.

Có thể nói, so với các bài thơ Đường luật gò bó, hát nói phóng khoáng hơn nhiều. Hát nói có quy định về

số câu, về cách chia khổ nhưng nhìn chung người viết hoàn toàn có thể phá cách toàn bộ điều này để tạo

nên một tác phẩm tự do về số câu, số chữ, về cách gieo vần, nhịp điệu,... Sự phóng khoáng của thể thơ đặc

biệt thích hợp với việc chuyển tải những quan niệm nhân sinh mới mẻ của tầng lớp nhà nho tài tử khao khát

khẳng định mình, sống theo mình, coi thường những ràng buộc chật chội của lễ nghi, của cuộc đời trần thế

mà Nguyễn Công Trứ là một đại biểu ưu tú nhất.

Bài thơ thuộc loại hát nói dôi khổ gồm 19 câu, gieo vần theo một bài hát nói điển hình. Câu đầu tiên gieo

vần chân, thanh trắc, câu 2, 3 gieo vần lưng, thanh bằng, các cặp câu cứ như thế luân phiên đến hết bài.

Trong bài có xen kẽ những câu thơ chữ Hán và số lượng từ trong các câu không cố định. Điều đó làm nên

giọng điệu đặc trưng của bài hát nói, thể hiện được tâm trạng và tình cảm của nhân vật trữ tình.

BÀI CA NGẤT NGƯỞNG

Giáo viên: PHẠM HỮU CƯỜNG

TÀI LIỆU BÀI GIẢNG

Đây là tài liệu đi kèm bài giảng Bài ca ngất ngưởng thuộc khoá Ngữ văn 11 – thầy Phạm Hữu Cường tại website Hocmai.vn.

Bạn nên kết hợp xem tài liệu với bài giảng này

Hocmai.vn – Website học trực tuyến số 1 tại Việt Nam

Khóa học: Ngữ văn 11 – thầy Phạm Hữu Cường Bài ca ngất ngưởng – Nguyễn Công Trứ

Tổng đài tư vấn: 1900 58-58-12 - Trang | 2-

5. Trong bài thơ, tác giả đã sử dụng các từ, cụm từ mang tính chất tự xưng, đó là: Ông Hi Văn, tay ngất

ngưởng, ông ngất ngưởng, phường Hàn, Phú. Những cách tự xưng này đã góp phần thể hiện cái ngất

ngưởng, thái độ tự tôn, sự ngông ngạo của Nguyễn Công Trứ, làm nổi bật hình ảnh cái tôi cá nhân cao ngạo

của tác giả.

6. Ngất ngưởng là một từ láy tượng hình vốn được dùng chỉ sự vật ở độ cao chênh vênh, bất ổn định. Ở bài

thơ này, từ ngất ngưởng được dùng với nghĩa chỉ sự khác thường, vượt lên thói thường, coi thường dư luận.

Ngoài nhan đề, từ ngất ngưởng được nhắc đi nhắc lại 4 lần ở cuối các khổ thơ trở thành một biểu tượng cho

một phong cách sống, thái độ sống vượt thế tục, một lối chơi ngông thách thức xung quanh trên cơ sở nhận

thức rõ tài năng và nhân cách cá nhân.

7. Sau khi cởi mũ, cáo quan ra khỏi cuộc sống bó buộc chốn quan trường bon chen, Nguyễn Công Trứ có

những hành vi kì quặc, lập dị đến ngất ngưởng. Người ta cưỡi ngựa đi giao du thiên hạ thì ông cưỡi bò, lại

còn đeo cho một cái đạc ngựa khiến cả chủ lẫn tớ đều ngất ngưởng. Đi thăm thú cảnh chùa mà vẫn đeo

kiếm cung bên người và mang theo “một đôi dì”. Rõ ràng trong bộ dạng từ bi, Nguyễn Công Trứ vẫn

vương đầy nợ trần, vẫn đèo bòng đằng sau mấy bóng giai nhân. Cốt cách của một khách tài tử, văn nhân

chính là ở đó... Đó là lối sống phá cách của một con người thích làm những chuyện trái khoáy ngược đời để

ngạo đời, thể hiện thái độ và khát vọng sống tự do tự tại.

Không bận tâm đến những lời khen chê, những chuyện được mất. Đó là một quan niệm sống, triết lí sống

phóng khoáng tự do, thoát khỏi vòng danh lợi tầm thường. Coi sự được mất là lẽ thường tình, ông đã ra

khỏi vòng danh lợi để sống thảnh thơi, tự do, tự tại để hưởng mọi lạc thú, cầm, kì, thi, tửu, giai nhân giữa

cuộc đời trần thế một cách thoả thích.

Nhà thơ đã vận dụng nghệ thuật tương phản, đặt những cái đối lập nhau để thể hiện thái độ ngất ngưởng

của mình.

8. Nhân vật trữ tình xuất hiện trong tác phẩm là một con người có cá tính ngông, một con người đầy tự tin,

yêu thích cuộc sống tự do tự tại, coi thường danh lợi. Con người ấy tự tin vào tài năng và tin tưởng vào

quan điểm sống của mình nên đã rất bản lĩnh vượt lên trên thói thường cuộc đời để sống và làm điều mình

thích. Nhưng dù ngất ngưởng, ngông ngạo đến đâu, ông vẫn ý thức rất rõ trách nhiệm của mình đối với

cuộc đời. Vì thế, sau những phút giây cao hứng, thả mình phóng túng cùng trời đất tự do, ông vẫn không

quên tự nhắc: “Nghĩa vua tôi cho vẹn đạo sơ chung”. Tư tưởng ấy không hề mâu thuẫn với cái ngông ngạo,

ngất ngưởng của ông. Trên thực tế, Nguyễn Công Trứ là một nhà nho có trách nhiệm với đất nước. Tuy

cuộc sống quan trường gặp nhiều lận đận nhưng ông vẫn luôn một lòng trung thành với triều đình. Dù ham

cuộc sống tự do phóng túng nhưng ông vẫn nhiệt tình thực hiện trách nhiệm quân thần.

9. Cá tính sáng tạo của Nguyễn Công Trứ được thể hiện ở chỗ nhà thơ sử dụng khá nhiều khẩu ngữ trong

bài thơ. Điều này tạo nên tính chất sống động, gần gũi, hóm hỉnh cho thể hát nói. Các từ ngữ mang tính

chất khẩu ngữ: ông, tay, vào lồng, một đôi dì, nực cười, phường, kìa núi nọ phau phau mây trắng, nên dạng,

chẳng... cũng... cũng góp phần khắc hoạ rõ nét tâm hòn tự do, khoáng đạt và thái độ tự tin của tác giả.

II. TÀI LIỆU THAM KHẢO:

Hocmai.vn – Website học trực tuyến số 1 tại Việt Nam

Khóa học: Ngữ văn 11 – thầy Phạm Hữu Cường Bài ca ngất ngưởng – Nguyễn Công Trứ

Tổng đài tư vấn: 1900 58-58-12 - Trang | 3-

A. Phân tích Bài ca ngất ngưởng của Nguyễn Công Trứ

Nếu được phép hiểu con người một cách giản đơn thì nhìn vào cụ Uy Viễn tướng công ta sẽ thấy rõ hai nét:

Thấm nhuần đến chân tơ kẽ tóc đạo trung hiếu Nho gia và ý thức rất rõ về tài đức của mình, cố đem hết tài

đức ấy cống hiến để làm nên sự nghiệp và danh tiếng để đời. Chí hướng và nhiệt huyết ấy ít ai bì kịp.

Nguyễn Công Trứ - ông quan kinh bang tế thế lại có một tâm hồn nghệ sĩ, cống hiến thì hết mình nhưng

việc xong, công thành, lại tự thưởng cho mình được vui chơi – vui chơi thanh nhã: Nợ tang bồng một khi

đã trắng thì vỗ tay reo và thơ túi rượu bầu, hoặc hẹn với những ông cao niên tiên ẩn sĩ nào đó ở tận chốn

thâm sơn cùng cốc và thả hồn theo nào địch nào đàn…

Có thể coi Bài ca ngất ngưởng là một bài tự thuật ngắn gọn có ý nghĩa tổng kết cuộc đời và tính cách của

Uy Viễn ướng công Nguyễn Công Trứ. Lời lẽ gọn mà vẫn đủ. Điệu thơ gửi vào thể ca trù nhiều tự do, ít

khuôn phép, là thơ mà cũng là ca, là nhạc.

Vũ trụ nội mạc phi phận sự

Ông Hi Văn tài bộ đã vào lồng.

Khi Thủ khoa, khi Tham tán, khi Tổng đốc Đông,

Gồm thao lược đã nên tay ngất ngưởng.

Lúc bình Tây cờ đại tướng,

Có khi về Phủ doãn Thừa Thiên.

Đô môn giải tổ chi niên,

Đạc ngựa bò vàng đeo ngất ngưởng.

Kìa núi nọ phau phau mây trắng.

Tay kiếm cung mà nên dạng từ bi

Gót tiên theo đủng đỉnh một đôi dì.

Bụt cũng nực cười ông ngất ngưởng.

Được mất dương dương người thái thượng,

Khen chê phơi phới ngọn đông phong,

Khi ca, khi tửu, khi cắc, khi tùng.

Không Phật, không Tiên, không vướng tục.

Chẳng Trái, Nhạc cũng vào phường Hàn, Phú.

Nghĩa vua tôi cho trọn vẹn đạo sơ chung,

Trong triều ai ngất ngưởng như ông!

Không rõ tựa đề bài thơ này tự cụ đặt hay người sưu tập đưa vào, nhưng tinh thần chung vẫn là kẻ

nói lên sự ngất ngưởng. Không chỉ ở đầu đề mà toàn bài còn có thêm bốn chữ nữa, một sự cố ý trùng lặp

thành điệp khúc, đúng vào chỗ tóm tắt và đúc kết một ý bày lên trên hay ẩn giấu ở dưới.

Phong thái ấy của Nguyễn Công Trứ vốn có từ nhỏ nhưng nó bộc phát mạnh mẽ và không giấu giếm hhất là

sau thời điểm Đô môn giải tổ chi niên (được trả ấn từ quan, vua cho về nghỉ). Bởi dù sao trong một thái độ

ngất ngưởng như thế không bao giờ được phép lọt vào mắt vào tai các vua chuyên chế của triều Nguyễn.

Hocmai.vn – Website học trực tuyến số 1 tại Việt Nam

Khóa học: Ngữ văn 11 – thầy Phạm Hữu Cường Bài ca ngất ngưởng – Nguyễn Công Trứ

Tổng đài tư vấn: 1900 58-58-12 - Trang | 4-

Cho nên mở bài vẫn phải phô ra cái nét thứ nhất (như bên trên đã giải bày): Vũ trụ nội mạc phi phận sự, tác

giả đặt mình ngang tầm vũ trụ nhưng rồi cũng khiêm tốn, kín mà hở nói tiếp ngay: Ông Hi Văn tài bộ đã

vào lồng. Vào lồng là vào khuôn phép vua chúa nhưng vẫn là chật hẹp, tù túng trái với bộ đội trời đạp đất

của ông.

Nhà thơ vừa mới tự đề cao vai trò của mình trong vũ trụ ở câu thứ nhất thì lập tức tự chê mình đã

đem cái tài ba ấy nhốt vào lồng ở câu thứ hai nhưng dù sao vẫn nổi hẳn lên sự khoan khoái, tự hào khi nhắc

tới đôi cái mốc của đời mình, dù mỗi sự kiện chỉ nhắc đến bằng vài chữ, như bất cần, không có gì quan

trọng.

Khi thủ khoa, khi Tham tán, khi Tổng đốc Đông.

Lúc bình Tây cờ đại tướng,

Có khi về Phủ doãn Thừa Thiên.

Giọng thơ kể toàn chuyện lớn lao hiển hách mà nghe như nói chơi. Đỗ Thủ khoa (đỗ đầu cử nhân khoa thi

hương), làm Tham tán quân sự…chức vị ấy nói sơ qua cũng được. Nhưng làm đến Tổng đốc Hải An (Hải

Dương và Quảng Yên), một chức quan to trong tỉnh hay lĩnh chức đại tướng bình Tây (xứ Tây Nam nước

ta) mà chỉ gọi cộc lốc khi Tổng đốc Đông và bình Tây, cờ đại tướng thì thật sự Nguyễn Công Trứ không

coi những chức tước ấy đều là vẻ vang lớn nhất đối với mình. Tất cả chỉ là phận sự trong vũ trụ, đến tay

mình thì làm, cái cốt yếu đã làm hết lòng hết sức. Chẳng phải cụ đã từng nói: Làm tổng đốc tôi không lấy

làm vinh, làm lính tôi cũng không coi là nhục đó sao?. Cho nên, câu tổng kết: Gồm thao lược đã nên tay

ngất ngưởng khẳng định, đối với công danh, dù Tổng đốc, dù đại tướng cụ coi cũng nhẹ tênh. Đó là một

loại ngất ngưởng.

Tiếp theo là một hành ngất ngưởng hơi bất thường: người giàu sang thì cưỡi ngựa, còn cụ lại cưỡi bò và

cho bò đeo đạc ngựa:

Người đời bảo cụ khác người, có kẻ cho là cụ đặt mình lên trên dư luận. Xét ra có thể còn xa hơn thế, cụ

cho bò đeo nhạc ngựa cũng là một cách chơi ngông. Hơn nữa, hành động ấy xảy ran gay sau ngày cụ về

nghỉ việc quan. Vừa nêu rõ năm tháng mình thôi đeo ấn vua ban, đô môn giải tổ chi niên (giải tổ có nghĩa là

cởi dây đeo ấn) thì lại cho ngay bò mình cưỡi đeo đạc ngựa để cho nó cùng ngất ngưởng như mình? Ai suy

diễn ra điều này chắc không khỏi cho hành vi của cụ là xấc xược. Đó là hai thứ ngất ngưởng.

Ba là ngất ngưởng cả với Bụt:

Kìa núi nọ phau phau mây trắng,

Tay kiếm cung mà nên dạng từ bi.

Gót tiên theo đủng đỉnh một đôi dì,

Bụt cũng nực cười ông ngất ngưởng.

Cười bò lên thăm chùa ở núi Nài mây phủ trắng phau, cụ cười mình là: Tay kiếm cung mà nên dạng

từ bi, kỳ thực đó là cái dạng thôi. Bởi theo hầu cụ có một đoàn gót sen “ tiên nữ” đủng đỉnh một đôi dì là

các cô ả đầu. Không những chẳng từ bi chút nào mà còn bất kính là đằng khác. Tuy vậy nhưng vẫn rất tự

Hocmai.vn – Website học trực tuyến số 1 tại Việt Nam

Khóa học: Ngữ văn 11 – thầy Phạm Hữu Cường Bài ca ngất ngưởng – Nguyễn Công Trứ

Tổng đài tư vấn: 1900 58-58-12 - Trang | 5-

nhiên. Và cụ khiến But không những chẳng chau mày quở trách mà còn nực cười độ lượng với ông quan

thượng già.

Đến chùa, cụ đâu có lễ Phật mà bày tiệc ca hát, một tiệc hát ả đào có cả đàn kịch, trống phách hẳn

hoi. Nhà chùa chắc cũng vì nể uy cụ mà làm lơ. Cụ được tất cả tục lụy mà lâng lâng bay bổng trên chín tấng

mây, phơi phới luồng ấm mát của gió xuân.

Được mất dương dương người thái thượng,

Khen chê phơi phới ngọn đông phong.

Khi ca, khi tửu, khi cắc, khi tùng.

Không Phật, không Tiên, không vướng tục.

Cá tính thượng thư bốc lên hết cỡ trong roi chầu tài hoa của cụ. Bấy giờ thì mọi sự đời, cái được, cái

mất, miệng khen, miệng chê…tất cả đều coi như không có. Hồn cụ lâng lâng ở cõi mây trong lành, cao

khiết, lời thơ vút lên hào hứng: Được mất/ dương dương người thái thượng: Khen chê/ phơi phới ngọn đông

phong. Con người có bay bổng trên tầng cao, trong say sưa âm nhạc của điệu ca, tiếng trống. Khi ca/ khi

tửu/ khi cắc, khi tùng. Dù cuộc vui bày trong của Phật có các cô tiên tham dự mà mình vẫn trong sạch,

thanh cao. Không phật, không/ Tiên, không vướng tục:

Đây là đoạn thơ rõ nhất và cũng là đoạn hay nhất của bài thơ. Hai câu trước trải dài, thanh thoát cao

siêu như tấm lòng không còn vướng chút bụi trần trong nhịp điệu thênh thang thì hai câu sau là nhịp ca,

nhịp trống, nhịp phách, nhịp rượu chúc mừng, rồi dồn lên rối rít để chấm dứt ở một chữ mang thanh trắc,

đục, mạnh, chấm dứt câu thơ cũng là nện mạnh xuống mặt trống để tự thưởng, tự hào, tự khằng định cái tài

tình, cái khoáng đạt của tâm hồn mình.

Riêng mấy câu thơ ấy cũng đủ bộc lộ tâm tính của Uy Viễn tướng công, giúp ta hiểu được phần nào

cái ngất ngưởng và Bài ca ngất ngưởng này của cụ.

Kết thúc bài thơ, Nguyễn Công Trứ cũng phải trở lại cái điệp khúc nhàm chán của đạo sơ chung với triều

Nguyễn, mặc dù câu đó chĩ đặt giữa một câu tự đánh giá cao và một câu như muốn thách thức với cả triều

đình:

Nghĩa vua tôi cho vẹn đạo sơ chung,

Trong triều ai ngất ngưởng như ông!

Nội dung ngất ngưởng bất chấp dư luận, bất cần mọi sự đã tìm được ở thể ca trù một âm hiệu hoàn

toàn thích hợp, câu ngắn, câu dài tùy ý, vẫn liền từng cặp xen lẫn đều đặn bằng trắc: niêm luật tự do, đối

không bắt buộc, âm điệu quyết định ở trạng thái tâm hồn nhà thơ: bi thương , hùng tráng, cười cợt…

Giọng điệu bài thơ amng nét độc đáo của tác giả: tự hào gần như tự phụ, thậm chí đến ồn ào. Hai nét lớn

trong tính cách cụ không hề che giấu, công tích lớn mà kể coi như chuyện thường tình, còn thú chơi ngông

thì lại đề cao tột bậc.

B. Bình giảng bài thơ Bài ca ngất ngưởng của Nguyễn Công Trứ

Nguyễn Công Trứ (1778 – 1858) là nhà thơ lớn của dân tộc ta trong nửa đầu thế kỉ XIX. Văn

chương lỗi lạc, có tài kinh bang tế thế, lưu danh sử sách. Lúc sống cuộc đời một hàn sĩ, lúc cầm quân chinh

Hocmai.vn – Website học trực tuyến số 1 tại Việt Nam

Khóa học: Ngữ văn 11 – thầy Phạm Hữu Cường Bài ca ngất ngưởng – Nguyễn Công Trứ

Tổng đài tư vấn: 1900 58-58-12 - Trang | 6-

chiến, lúc làm lính thú, lúc làm đại quan. Vinh nhục đã từng, thăng trầm đã trải, nhưng lúc nào ông cũng

hăm hở chí nam nhi, sòng phẳng với nợ tang bồng, sống vì một khát vọng phi thường:

“Đã mang tiếng ở trong trời đất

Phải có danh gì với núi sông”

Sự nghiệp văng chương của Nguyễn Công TRứ vô cùng rạng rỡ, cho thấy một cá tính sáng tạo rất

độc đáo được thể hiện tuyệt đẹp qua bài phú Nôm “Hàn nho phong vị phú”, và trên 60 bài thơ hát nói cực

kì tài hoa. “Bài ca ngất ngưởng” là một trong những bài thơ hát nói kiệt tác trong nền thơ ca dân tộc. Bài

hát nói này có hai khổ đôi, tất cả có 19 câu thơ đầy vần điệu, nhạc điệu trầm bổng, réo rắt, lúc khoan thai.

Lúc hào hùng, đọc lên nghe rất thú vị. Hát nói là một thể thơ dân tộc, có bố cục chặt chẽ, chất thơ chát nhạc

kết hợp rất hài hòa, hấp dẫn.

Nguyễn Công Trứ về trí sĩ năm 1848, sau gần 30 năm làm quan với triều Nguyễn. Bài thơ” Bài ca

ngất ngưởng” được ông viết sau khi đã về trí sĩ tại quê nhà. Bài thơ vang lên như một lời tự thuật về cuộc

đời, qua đó ông Hy Văn tự hào về tài năng và công danh của mình, biểu lộ một cá tính, một phong cách

sống tài tử, phóng khoáng ở đời.

“Ngất ngưởng” nghĩa là không vững, ở chỗ cheo leo dễ đổ, dễ rơi. Trong bài thơ này nên hiểu “ngất

ngưởng” là một con người khác đời . Một cách sống khác đời và bất chấp mọi người. Và ngất ngưởng đã

được Nguyễn Công Trứ nâng lên thành bài ca, thành điệu tâm hồn với tất cả niềm tự hào và sự say sưa

hiếm thấy.

Khổ đầu cất cao một tiếng nói, một lời tuyên ngôn của đấng nam nhi, đấng tài trai. Rất trang trọng

và hào hùng: “Vũ trụ nội mạc phi phận sự” – mọi việc trong vũ trụ chẳng có việc nào không là phận sự của

ta. Một cách nói phủ định để khẳng định tâm thế của một nhà nho chân chính. Mà đâu chỉ có một lần? Lúc

thì ông viết: “Vũ trụ giai ngô phận sự” (Những việc trong vũ trụ là chức phận của ta – “Nợ tang bồng”);

“Vũ trụ chức phận nội” (Việc trong vũ trụ là chức phận của ta – “Gánh trung hiếu”). Có cái tâm thế ấy

chính vì “Ông Hy Văn tài bộ đã vào lồng”. Hy Văn là biệt hiệu của Nguyễn Công Trứ. “Tài bộ” là tài năng

lớn, nhiều tài năng. Chữ “lồng” trong câu thơ có nhiều cách hiểu khác nhau. “Vào lồng là vào khuôn phép

của vua chúa cái nơi chật hẹp, tù túng trái với cái tài đội trời đạp đất của ông” (Lê Trí Viễn). Có người lại

giải thích: “lồng là trời đất, vũ trụ”. Nguyễn Công Trứ đã nhiều lần nói: “Đã mang tiếng ở trong trời đất”,

hoặc “Chẳng công danh chi đứng giữa trần hoàn”. Cách hiểu thứ hai hợp lý hơn, vì có vào lồng vũ trụ thì

mới có ý chí đua tranh, như ông nói.

“Chí làm trai nam bắc đông tây

Cho phỉ sức vẫy vùng trong bốn bể”

Sau khi đã xưng danh, nhà thơ tự khẳng định tâm thế mình. “tài bộ” mình, chí nam nhi của mình

mang tầm vóc vũ trụ.

Ông Hy Văn là một người có thực tài và thực danh. Học hành thi cử, ông dám thi thố với thiên hạ:

“Cái nợ cầm thư phải trả xong”. Năm 1819. Nguyễn Công Trứ đỗ Thủ khoa trường Nghệ An. Làm quan võ,

giữ chức Tham tán; làm quan văn, là Tổng đốc Đông (Hải Dương và Quảng Yên). Tiếng tăm lẫy lừng

Hocmai.vn – Website học trực tuyến số 1 tại Việt Nam

Khóa học: Ngữ văn 11 – thầy Phạm Hữu Cường Bài ca ngất ngưởng – Nguyễn Công Trứ

Tổng đài tư vấn: 1900 58-58-12 - Trang | 7-

“Làm nên đấng anh hùng đâu đấy tỏ” Chí anh hùng. Đứng trên đỉnh cao danh vọng bởi có văn võ toàn tài,

bởi có “Gồm thao lược”, và chính lúc đó ông Hy Văn mới trở thành “tay ngất ngưởng”, một con người hơn

đời và hơn thiên hạ. Câu thơ với cách ngắt nhịp (3-3-4-3-3-2), ba lần điệp lại chữ “khi” đã tạo nên một

giọng điệu hào hùng, thể hiện một cốt cách phi thường, một chí khí vô cùng mạnh mẽ:

“Khi thủ khoa/ khi Tham tán/ khi Tổng đốc Đông

Gồm thao lược/ đã nên tay, ngất ngưởng”.

Bốn câu tiếp theo (khổ giữa), ý thơ mở rộng, tác giả tự hào, khẳng định mình là một con người, một

kẻ sĩ có tài kinh bang tế thế. Thời loạn thì xông pha trận mạc, giữ trọng trách trước ba quân: “bình Tây cờ

Đại tướng”. Thời bình thì giúp nước giúp vua, làm “Phủ doãn thừa Thiên”. Đó là năm 1847, Nguyễn Công

Trứ đã lên tới đỉnh cao nhất danh vọng. Ông đã từng nói: “Lúc làm Đại tướng, ta chẳng lấy thể làm vinh,

lúc làm lính thủ, ta cũng chẳng lấy thế làm nhục “ Sau 30 năm làm quan, Nguyễn Công Trứ về trí sĩ ở quê

nhà, năm đó, ông vừa tròn 70 tuổi (1848):

“Đô môn giải tố chỉ niên,

Đạc ngựa bò vàng đeo ngất ngưởng”

Trở lại với đời thường, cụ Thượng Trứ đã hành động một cách ngược đời, hình như để giễu đời với

tất cả sự ngất ngưởng. Vị đại quan thuở nào “ngựa ngựa xe xe” nay chỉ cưỡi bò vàng và cho bò đeo đạc

ngựa. Cả ngwoif và bò vàng đều ngất ngưởng. Như một sự thách đố với “miệng thế”. Cho đến nay dân gian

vẫn cười và truyền tụng bài thơ đề vào chiếc mo cau của ông Hy Văn thuở nào:

“Xuống ngựa, lên xe, nọ tưởng nhàn,

Lợm mùi giáng chức với thăng quan.

Điền viên dạo chiếc xe bò cái,

Sẵn tấm mo che miệng thế gian”.

Tám câu tiếp theo trong hai khổ đôi nói lên một cách sống ngất ngưởng. Xưa kia là một vị đại thần,

một danh tướng” – “tay kiếm cung” – thế mà nay sống cuộc đời hiền lành, bình dị “nên dạng từ bi” – Đi

vãn cảnh chùa, đi thăm thú những danh lam thắng cảnh “Kìa núi nọ phau phau mây trắng”, ông đã mang

theo “một đôi dì”, những ngàng hầu xinh đẹp với “gót tiên đủng đỉnh”…

“Kìa núi nọ phau phau mây trắng.

Tay kiếm cung mà nên dạng từ bi.

Gót tiên theo đủng đỉnh một đôi dì.

Bụt cũng nực cười ông ngất ngưởng.”

Ông đã sống hết mình và chơi cũng hết mình. “Bụt cũng nực cười ông ngất ngưởng” là một tứ thơ

độc đáo. Câu thơ tự trào gợi ít nhất nhiều hóm hỉnh. Bụt cười, hay thiên hạ cười? Hay ông Hy Văn tự cười

mình ? Đã thoát vòng danh lợi rồi, thì chuyện “được, mất” là lẽ đời, như tích “Thất mã tái ông” mà thôi,

cũng chẳng bận tâm làm gì! Chuyện khen, chê” của thiên hạ, xin bỏ ngoài tai, như ngọn gió đông xuân phơi

phới thổi qua. Có bản lĩnh, có tự tin về tài đức của mình mới có thái độ phủ định như thế, dám sống vượt

lên trên mọi thế tục. Có biết Nguyễn Công Trứ là một nhà nho được đào luyện nơi của Không sân Trình,

Hocmai.vn – Website học trực tuyến số 1 tại Việt Nam

Khóa học: Ngữ văn 11 – thầy Phạm Hữu Cường Bài ca ngất ngưởng – Nguyễn Công Trứ

Tổng đài tư vấn: 1900 58-58-12 - Trang | 8-

một vị đại quan của Triều Nguyễn thì mới thấy được một phần nào đó cá tính cốt cách khác đời, một nhân

cách khác đời, rất phóng túng, phong tình và tài tình hiếm thấy của ông. Không quan tâm đến chuyện

“Được, mất”, bỏ ngoài tai mọi lời thị phi, khen chê, ông đã sống một cách nhi nhiên, hồn nhiên, vô cùng

thảnh thơi, vui thú. Tuy ngất ngưởng mà trong sạch, thanh cao. Đây là 2 câu thơ tuyệt hay trong “Bài ca

ngất ngưởng”:

“Khi ca / khi tửu / khi cắc/ khi tùng/

Không phật/ không tiên/ không vướng tục”.

Cách ngắt nhịp 2, nghệ thuật hòa thanh (bằng, trắc), lối nhấn, lối diễn tả trùng đẹp (khi … không…)

đã tạo cho câu thơ phong phú về nhạc điệu, biểu lộ một phong thái ung dung, yêu đời, ham sống, thanh cao

chẳng vướng chút bụi trần. Có đọc to và hát lên, có lắng nghe tiếng đàn đáy, nhịp phách, tiếng trống chầu,

ta mới cảm được chất thơ, chất nhạc hòa quyện trong những vần thơ đẹp như thế! Ngất ngưởng mà tài hoa,

tài tử.

Khổ xếp của bài hát nói chỉ có 3 câu. Câu cuối gọi là câu “keo” chỉ có 6 từ. Nên ghi đúng như văn

bản “Tuyển tập thơ ca trù” – NXB Văn học 1987 mới đúng thi pháp:

“Chẳng Trái, Nhạc cũng vào phường Hàn, Phú,

Nghĩa vua, tôi cho vẹn đạo sơ chung,

Đời ai ngất ngưởng như ông!”

Nguyễn Công Trứ tự hào khẳng định mình là một danh thần thủy chung, trọn vẹn “nghĩa vua tôi”. Ông đã

viết trong bài “Nợ tang bồng”:

“Chí tang bồng hẹn với giang san,

Đường trung hiếu, chữ quân thân là gánh vác”.

Tài năng, công danh mà Nguyễn Công Trứ để lại cho đất nước và nhân dân có kém gì Trái Tuân,

Nhạc Phi, Hàn Kỳ, Phú Bật – những anh tài đời Hán, đời Tống bên Trung Quốc. Hai so sánh gần xa, trong

ngoài, phương Bắc và phương Nam, tác giả đã kết thúc bài hát nói bằng một tiếng “ông” đĩnh đạc, hào

hùng: “Đời ai ngất ngưởng như Ông!”. Cái bản ngã phi thường của nhà thơ đã được phô bày cực độ.

Tóm lại, với Nguyễn Công Trứ, thì phải có thực tài, thực danh, phải “vẹn đạo vua tôi” mới trở thành “tay

ngất ngưởng”, “ông ngất ngưởng” được. Và cách sống ngất ngưởng của Nguyễn Công Trứ thể hiện chất tài

hoa, tài tử, không ô trọc, “không vướng tục”, cũng không thoát li. Ngất ngưởng thế mới sang trọng.

Cái nhan đề, thi đề “Bài ca ngất ngưởng” của ông Hy Văn rất độc đáo. Cách bộc lộ bản ngã của nhà thơ

cũng rất độc đáo. Một thế kỉ sau, thi sĩ Tản Đà cũng có nhiều bài thơ hát nói, thơ trường thiên đặc chất

“ngông”. Một đằng ngất ngưởng mà tài danh, một đằng ngông mà chán đời và lãng mạn.

Thơ hát nói của Nguyễn Công Trứ đạt đến đỉnh cao nghệ thuật. Các câu thơ chữ Hán đem lại sự bề thế,

uyên bác. Chất thơ, chất nhạc phối hợp hài hoa, lôi cuốn, hấp dẫn.

Trong nền thi ca cổ điển Việt Nam, Nguyễn Công Trứ, Cao Bá Quát. Dương Khuê, Nguyễn Khuyến, Tản

Đà.. là những nhà thơ cự phách để lại một số bài nói tuyệt tác. Nguyễn Công Trứ đã tạo nên một giọng điệu

mạnh mẽ, hào hùng, chất tài tử hòa nhập với chí anh hùng. Nợ tang bồng, chí nam nhi. Đó là phong cách

Hocmai.vn – Website học trực tuyến số 1 tại Việt Nam

Khóa học: Ngữ văn 11 – thầy Phạm Hữu Cường Bài ca ngất ngưởng – Nguyễn Công Trứ

Tổng đài tư vấn: 1900 58-58-12 - Trang | 9-

nghệ thuật, là cốt cách, là bản sắc thơ hát nói của Nguyễn Công Trứ “Bài ca ngất ngưởng” đích thực là “Bài

ca từ đáy lòng” ông Hy Văn cho ta nhiều thú vị.

Nguyễn Công Trứ và giọng điệu đặc biệt của “Bài ca ngất ngưởng”

Trong Bài ca ngất ngưởng, Nguyễn Công Trứ đã tự tổng kết về cuộc đời mình là ngất ngưởng. Nhưng

dường như không chỉ có một cuộc đời ngất ngưởng mà ngôn ngữ bài thơ cũng ngất ngưởng không kém. Có

được điều đó một phần là nhờ giọng điệu đặc biệt của bài thơ.

Bài thơ ra đời sau 1848, khi nhà thơ đã cởi trả ấn chốn quan trường, ông đã kể lại cuộc đời nhiều

thăng trầm của mình là người văn võ toàn tài và những ngày tháng với cuộc sống nghỉ ngơi, vui chơi cũng

rất khác thường.

Với thể loại hát nói – một thể thơ tự do, phóng khoáng – lại được viết theo lối tự thuật, có hình thức tự do,

có sự linh hoạt về vần, nhịp, đối xứng nên Bài ca ngất ngưởngđã có được sự đa giọng điệu, song chủ đạo

người đọc vẫn có thể cảm nhận giọng điệu thơ tự hào, sảng khoái, tự tin pha lẫn chất hài hước, đùa vui như

trêu ngươi, như ngạo đời.

Có thể thấy ngay giọng điệu như độc đáo trên xuất hiện trong tín hiệu ngôn ngữ ngất ngưởng. Trừ nhan đề,

có tới 4 lần từ ngất ngưởng được xuất hiện trong bài, đó là câu 4, 8, 12 và câu cuối:

- Gồm thao lược đã nên tay ngất ngưởng.

- Đạc ngựa bò vàng đeo ngất ngưởng.

- Bụt cũng nực cười ông ngất ngưởng.

- Trong triều ai ngất ngưởng như ông!

Dựa vào nghĩa của từ ngất ngưởng ta có thể thấy đây là một thái độ sống đề cao cá nhân, sống giữa mọi

người mà như chỉ thấy bản thân, thậm chí đó còn là thái độ khinh đời, ngạo thế, cố tình làm những điều

khác thường, trái khoáy để thách thức, trêu ghẹo những người và những gì mình không thích. Song dựa vào

cá tính, tài năng, bản lĩnh của Nguyễn Công Trứ thì đây là một cách sống tôn trọng sự trung thực, tôn trọng

cá tính, không chấp nhận những ràng buộc quá chặt chẽ của lễ giáo phong kiến.

Từ việc hiểu về thái độ sống của Nguyễn Công Trứ, chúng ta nhận thấy sự thống nhất trong bản tự tổng kết

cuộc đời ông, các giai đoạn của cuộc đời, ở mọi vị thế, độ tuổi, tất cả đều toát lên chất ngất ngưởng và như

thế bao trùm là giọng điệu rất sảng khoái, tự hào mà cũng rất hài hước khi ông kể về một quá khứ lừng lẫy

của Tổng đốc Hải An ngày nào, cũng vô cùng sảng khoái, thích thú như trêu ngươi khi ông tái hiện lại

những say mê riêng tư sau khi đã làm được những việc có ích cho nước cho dân. Dám sống đầy phá cách

như thế là bởi suốt đời ông vẫn một lòng trung quân – ái quốc. Đáng tự hào lắm chứ! Song xét từng thời kì

giọng điệu chung này lại có những ý vị riêng.

Thứ nhất là trong sáu câu thơ đầu, Nguyễn Công Trứ đã ngất ngưởng ở chốn quan trường:

Vũ trụ nội mạc phi phận sự,

Ông Hi Văn tài bộ đã vào lồng.

Khi Thủ khoa, khi Tham tán, khi Tổng đốc Đông,

Gồm thao lược đã nên tay ngất ngưởng.

Hocmai.vn – Website học trực tuyến số 1 tại Việt Nam

Khóa học: Ngữ văn 11 – thầy Phạm Hữu Cường Bài ca ngất ngưởng – Nguyễn Công Trứ

Tổng đài tư vấn: 1900 58-58-12 - Trang | 10-

Lúc bình Tây, cờ Đại tướng,

Có khi về phủ doãn Thừa Thiên.

Bằng lời kể cùng thủ pháp liệt kê, điệp từ, sử dụng nhiều từ Hán Việt, Nguyễn Công Trứ đã hào

phóng, tự tin nhận trách nhiệm với đời, vơ tất cả mọi việc trong thiên hạ vào phận sự của mình. Và như thế,

Nguyễn Công Trứ đã tỏ ra tự bằng lòng về mình, ta dễ dàng nhận ra giọng điệu rất tự hào khi tác giả khoe

tài năng hơn người, khoe danh vị xã hội hơn người của mình trong 28 năm ở chốn quan trường. Cách khoe

của ông Hi Văn không cần khéo léo, ông như phô bày, phô trương tất cả cho thiên hạ thật rõ trong giọng

điệu tự cao, tự đại có vẻ cao ngạo, khinh đời. Thế nhưng người tiếp nhận vẫn không thấy khó chịu, ghét bỏ

bởi một phần đó là sự thật về tài năng và sự nghiệp của Nguyễn Công Trứ , phần khác ta không cảm thấy

trong đó sự khoe khoang, sự hợm hĩnh. Dường như đó chỉ là một cách để cái tôi cá nhân dám khẳng định ý

thức, tài năng của bản thân, vượt lên khuôn khổ thường tình của thiên hạ. Thế nên có nhà nghiên cứu đã

cho rằng : “Giọng văn hơi khoa trương mà không gây khó chịu là bởi nhà thơ rất có ý thức về tài năng và

phẩm hạnh của mình”. Vậy bằng giọng điệu tự tin, hài hước như trêu ngươi mà ta thấy quả thật Nguyễn

Công Trứ đã rất ngất ngưởng khi ở chốn quan trường.

Nào phải Nguyễn Công Trứ chỉ ngất ngưởng với 28 năm bôn ba chốn quan trường, rời chốn ấy ông vẫn là

Uy Viễn tướng công thủa nào, vẫn bản lĩnh, ngang dọc như thủa nào, và hơn hết vẫn ngất ngưởng rất

Nguyễn Công Trứ. Thế là giọng điệu như bỡn cợt, trêu ngươi vẫn tiếp tục tuôn trào:

Đô môn giải tổ chi niên,

Đạc ngựa bò vàng đeo ngất ngưởng.

Lại bắt đầu bằng câu thơ chữ Hán đầy trang trọng về kí ức của dấu mốc trở thành một hưu quan. Vậy mà

sau giọng điệu trang trọng ấy lại là sự tưng tửng, khoái trí vì sự ngược đời ông mang lại cho thiên hạ: Đạc

ngựa bò vàng đeo ngất ngưởng. Không thấy đâu yến tiệc linh đình, chẳng thấy đâu tặng phẩm giàu sang,

cũng không thấy cả võng giá nghiêm trang. Trên đường phố chốn kinh kì ấy là một ông già đã 70 tuổi

nghênh ngang cưỡi một con bò cái màu vàng mà con bò này lại được đeo đạc ngựa. Không bàn tới những

mẩu chuyện tương truyền mà chỉ thế thôi cũng cho thấy đúng là Nguyễn Công Trứ với giọng điệu thản

nhiên, tưng tửng kể chuyện khác người của mình một cách đầy tự hào, rõ ràng ông như đang trêu ghẹo,

khinh thị cả thế gian kinh kì. Đúng là chất ngất ngưởng rất Nguyễn Công Trứ như lây sang cả con bò vàng

của ông.

Tiếp tục mạch thơ, thật đột ngột, giọng thơ chuyển biến sang sự nhẹ nhàng, bâng khuâng, sâu lắng

với câu thơ đậm chất trữ tình khi ông để lại đằng sau cả một thời vẫy vùng “Nợ tang bồng vay giả giả vay”,

giờ đón ông là những tầng mây trắng của núi Đại Nại quê ông:Kìa núi nọ phau phau mây trắng. Điều đó

khiến cho tay kiếm cung thủa nào phút chốc đã nên dạng từ bi. Chút thanh cao mà vô định của thiên nhiên,

sự ngộ Đạo muộn màng của bậc khổ hạnh liệu có tồn tại lâu trong tâm trí một người có tính cách mạnh mẽ

như Nguyễn Công Trứ? Này đây:

Gót tiên theo đủng đỉnh một đôi dì

Bụt cũng nực cười ông ngất ngưởng.

Hocmai.vn – Website học trực tuyến số 1 tại Việt Nam

Khóa học: Ngữ văn 11 – thầy Phạm Hữu Cường Bài ca ngất ngưởng – Nguyễn Công Trứ

Tổng đài tư vấn: 1900 58-58-12 - Trang | 11-

Thật đúng là chỉ trong thể hát nói phóng túng, tự do mà Nguyễn Công Trứ có thể điều chỉnh giọng

điệu linh hoạt đến như thế, giờ thì ông lại thủng thẳng, tủm tỉm với lối sống phá cách của mình khi đi chùa

lại mang theo cô đầu, đến hiền như Bụt cũng phải cười rằngông ngất ngưởng. Đó là quả hiện tượng trái

khoáy trong giọng kể thản nhiên, bất cần của chính ông.

Vượt lên trên tất cả những dư luận, những lễ giáo của thể chế phong kiến, vượt ra khỏi cả những trói

buộc trong tư cách một nhà nho, Nguyễn Công Trứ đã sống theo cách của mình đầy tự do tự tại. Có được

lối sống như thế bởi ông có những quan niệm sống hết sức nhẹ nhàng: ông không quan tâm đến chuyện

được – mất của bản thân; không bận lòng về việc khen – chê của thiên hạ; có những khi hành lạc nhưng vẫn

là con người của cuộc đời – một cuộc đời không vướng tục! Song quan trọng hơn tất cả cuối cùng Nguyễn

Công Trứ vẫn là một nhà nho chân chính bởi lí tưởng ông theo đuổi suốt đời là một lòng trung quân, ái

quốc, ông tự khẳng định mình là bề tôi trung thành, tài năng như Trái Tuân, Nhạc Phi, Hàn Kì, Phú Bật đời

Hán, Tống bên Trung Quốc. Chính vì vậy, Nguyễn Công Trứ dám buông một câu khẳng định chắc nịch đầy

vẻ thách thức: Trong triều ai ngất ngưởng như ông! Điều đó đồng nghĩa với việc nhà thơ khẳng định mình

là một đại thần ngất ngưởng, không ai trong đám quan lại đương thời nhợt nhạt kia như ông, bằng ông. Với

giọng thơ đầy tự tin, tự hào Nguyễn Công Trứ đã đem đến một cái tôi đặc sắc mà vẫn sắt son một lòng với

đất nước.

Phải là người có nhân cách, tài năng và bản lĩnh hơn người mới biết sống, dám sống, dám bộc lộ

cách sống ấy trước bàn dân thiên hạ. Cũng phải là người có tài thơ của bậc Thủ khoa ngày nào mới tuôn

trào bao sắc thái cảm xúc về chất ngất ngưởng của mình, hài hước, hóm hỉnh trêu ngươi đấy mà đáng trân

trọng, kính nể biết bao. Nguyễn Công Trứ đã có một cuộc đời thật đáng tự hào như câu đối cuối đời ông

viết: “…khắp trời nam bể bắc cũng tung hoành …lấy gió mát trăng trong làm tri thức…”

C. Phân tích bài "Bài ca ngất ngưởng" của Nguyễn Công Trứ

Khi đã nghỉ hưu ở quê nhà, Nguyễn Công Trứ viết "Bài ca ngất ngưởng" thể hiện phong cách sống

của ông. Đây là triết lí sống trong suốt cuộc đời, khi còn là một thư sinh, khi xuất chính hay lúc đã về hưu

của ông. "Ngất ngưởng" là từ tượng hình có giá trị biểu đạt, diễn tả ở một vị trí cao chênh vênh, không ổn

định liên hệ vào con người là một lối sống khác người: ngông nghênh, thách thức với mọi người, vượt lên

thế tục bình thường !

Mở đầu là câu thơ chữ Hán thể hiện lí tưởng nhà Nho: Phận sự của kẻ sĩ là phải coi việc gánh vác trong vũ

trụ là bổn phận của mình.

Nhà thơ tự xưng mình là ông - Ông Hi Văn - lần lượt làm các việc: thi đỗ Thủ Khoa, khi làm Tham Tán

Quân vụ Bộ hình, khi làm Tổng Đốc An Hải, lúc làm Đại Tướng Bình Tây, lúc làm Phủ Doãn Thừa Thiên,

nhưng ông không ở lâu chức vụ nào vì luôn luôn bị giáng chức.

Sự nghiệp như thế thật không hổ thẹn với chí lớn kẻ làm trai. Mặc dầu trên đường công danh có những lúc

thăng trầm, nhưng cuối cùng ông cũng được ở phẩm tước khá cao dù cái xã hội ấy, ông gọi là cái "lồng".

Hocmai.vn – Website học trực tuyến số 1 tại Việt Nam

Khóa học: Ngữ văn 11 – thầy Phạm Hữu Cường Bài ca ngất ngưởng – Nguyễn Công Trứ

Tổng đài tư vấn: 1900 58-58-12 - Trang | 12-

Cuộc đời lập nghiệp công danh kéo dài từ năm 1820 - 1848, ông đã tự chứng tỏ cái tài song toàn về văn võ

một cách hiển hách lừng danh, đến nỗi ông không che dấu khi tự thuật về mình. Một tay ngất ngưởng trên

hoan lộ:

"Gồm thao lược đã nên tay ngất ngưởng!".

Sau khi làm xong phận sự, ông không ngần ngại cởi trả áo mão triều đình cáo lão về hưu.

Quãng đời sau cùng của đời Nguyễn Công Trứ là quãng đời không màng danh lợi, hoàn toàn hưởng nhàn

theo sở thích cá nhân. Với một tâm hồn tự do và một cuộc sống độc lập, ông đã tha hồ ngất ngưởng cưỡi bò

vàng đeo nhạc ngựa tiêu dao đây đó khi chùa, khi núi, lại đèo theo đủng đỉnh một đôi dì. Cách hưởng nhàn

hành lạc của ông ở đây thật đến quá quắt, mà có lẽ khôi hài lập dị của một trang nam tử có một thị hiếu

riêng, đến nỗi:

"Bụt cũng nực cười ông ngất ngưởng!".

Lối hưởng lạc này có một sinh khí và một tính chất riêng, đó là lối hưởng lạc nhập tục theo chiều phóng

khoáng cá nhân, không giống một ai, không Tiên không Phật cũng không tục, nhưng vẫn trọn nghĩa vua tôi:

"Khi ca, khi tửu, khi cắc, khi tùng.

Không Phật, không Tiên, không vướng tục".

Hưởng nhàn hành lạc chỉ là thời kì sau cùng của ông khi làm xong phận sự. Ông muốn mọi người hiểu rằng

cuộc đời là trung nghĩa. Biết bao lần lên bổng xuống trầm trên hoan lộ, vì ganh ghét, vì vu cáo, thế mà vẫn

giữ vững đức trung quân, ái quốc không hề có một ý tưởng bất mãn.

Bởi vậy khi về hưu vui thú tuổi giả, ông sống với một cõi lòng yên vui bình thản, trên không lỗi với vua,

dưới không mất lòng dân chúng. Cho nên khi Tiền Hải, Kim Sơn, lúc chống gậy đến chốn triều đình nghị

quốc quân đại sự. Năm Tự Đức thứ 12, ông nghe tin liên quân Pháp, Tây Ban Nha tấn công cửa bể Đà

Nẵng, không quản ngại thân già, ông chống gậy đến chốn triều đình dâng sớ lên vua xin cầm quân chống

giặc. Nhưng vua không cho, vì thấy ông đã quá già nua tuổi tác.

Tự xét hiểu mình như thế, nên ông kiêu hãnh ghi nhận về mình:

"Chẳng Trái Nhạc cũng vào phường Hàn Phú,

Nghĩa vua tôi cho vẹn đạo sơ chung,

Trong triều ai ngất ngưởng như ông!".

Phải chăng đó là lối sống mang cái "chí khí" "ngất ngưởng". Chẳng những ông không hề sợ ai chê cười mà

còn đầy lòng tự hào về cái "đạo sống ngất ngưởng" đó. Tóm tắt lại có bốn cái "ngất ngưởng" làm nổi bật

trong đời ông:

- Gồm thao lược đã nên tay ngất ngưởng!

- Đạc ngựa bò vàng đeo ngất ngưởng!

- Bụt cũng nực cười ông ngất ngưởng!

- Trong triều ai ngất ngưởng như ông!

D. Bài Ca Ngất Ngưởng của Nguyễn Công Trứ: Từ văn bản đến hướng tiếp cận (Nguyễn Thanh

Tùng)

Hocmai.vn – Website học trực tuyến số 1 tại Việt Nam

Khóa học: Ngữ văn 11 – thầy Phạm Hữu Cường Bài ca ngất ngưởng – Nguyễn Công Trứ

Tổng đài tư vấn: 1900 58-58-12 - Trang | 13-

Nói đến sự nghiệp văn chương của Nguyễn Công Trứ, người ta không thể không nhắc đến thơ hát

nói. Nói đến thơ hát nói Nguyễn Công Trứ, người ta lại không thể không nhắc đến Bài ca ngất ngưởng. Đây

là tác phẩm tiêu biểu cho cá tính và phong cách văn chương (thơ ca) Nguyễn Công Trứ. Bởi vậy, tác phẩm

được tuyển, dẫn trong hầu hết các công trình biên soạn, nghiên cứu về ông. Nó cũng được đưa vào giảng

dạy chương trình Ngữ văn ở phổ thông trung học (Ngữ văn 11). Tuy nhiên, từ văn bản cho đến hướng tiếp

cận bài thơ vẫn chưa phải đã ổn đáng. Khỏi phải dẫn lại rất nhiều ý kiến khác nhau về các vấn đề đã nêu,

chúng tôi xin trình bày ý kiến của mình để độc giả tự so sánh và lựa chọn cho mình cách hiểu hợp lí nhất.

1. Vấn đề văn bản và chú giải Bài ca ngất ngưởng

Theo Nguyễn Thị Lâm[1], Bài ca ngất ngưởng hiện có 4 dị bản chính: bản Gia phả tập biên

(GPTB)[2]; “bản Lê Thước” (LT)[3]; bản Đỗ Trọng Huề, Đỗ Bằng Đoàn (ĐTH)[4]; bản Thái Kim Đỉnh

(TKĐ)[5]. Trong đó, theo Đoàn Lê Giang, hai bản LT và bản ĐTH là quan trọng hơn (không thấy ông nói

đến bản TKĐ). Đoàn Lê Giang cũng đã tiến hành biện giải văn bản và đề xuất một “thiện bản” cho Bài ca

ngất ngưởng[6]. Tuy nhiên, đó là một giải pháp. Ở đây, chúng tôi muốn trình bày một giải pháp khác. Căn

cứ vào 4 dị bản này chúng ta sẽ lần lượt biện giải và xác lập văn bản Bài ca ngất ngưởng.

1.1. Tiêu đề tác phẩm

Bản GPTB và bản ĐTH chỉ ghi tiêu đề là Ngất ngưởng, bản LT và TKĐ ghi như tiêu đề hiện nay sử

dụng là Bài ca ngất ngưởng. Vậy tiêu đề nào đúng và gần nguyên tác hơn? Xét tiêu đề các bài thơ hát nói

của Nguyễn Công Trứ hiện còn chúng tôi nhận thấy, không có bài nào có tên chỉ thể loại của tác phẩm (như

bài ca, bài hát, bài thơ,...) mà chỉ đơn giản là nêu nội dung của tác phẩm như: Chí nam nhi, Luận kẻ sĩ, Kiếp

nhân sinh, Con tạo ghét ghen,... Những cái tên như thế tuy không đúng với quy luật đặt tên tác phẩm của

thời trung đại nhưng phản ánh quan niệm văn chương của thời hậu kì văn học trung đại và của thể loại hát

nói: mọi quy chuẩn đều bị phá vỡ, ngay từ cách đặt tên. Như vậy, hoàn toàn có thể tin được rằng cái tên ghi

trong bản Nôm GPTB là có lí nhất. Nguyễn Thị Lâm cũng tán thành với cách lựa chọn này. Cái tên Bài ca

ngất ngưởng là do người đời sau đặt (có lẽ bắt đầu từ Lê Thước) mà có lẽ khi dùng cái tên này phải được

đánh dấu là “bài ca Ngất ngưởng”.

1.2. Nội dung tác phẩm

1) Câu 1 + 2

Hầu hết các bản ghi “Vũ trụ nội mạc phi phận sự/...”. Riêng bản TKĐ ghi là “Vũ trụ giai nho chi phận

sự/...”. Chúng ta không rõ Thái Kim Đỉnh dùng theo nguồn nào. Chỉ riêng tính thiểu số của nó đã không

thuyết phục. Ý nghĩa của câu cũng quá cụ thể và hơi tối nghĩa: “Vũ trụ đều là phận sự của nhà Nho”. Câu

“Vũ trụ nội mạc phi phận sự” có tính khái quát, tầm vóc hơn. Hơn nữa, về mặt âm luật, cấu trúc câu này bất

ổn! Hai câu này được viết bằng cặp câu thất thường thấy trong thể song thất lục bát, trong đó có hai yếu tố

bắt buộc: một là về nhịp, nhịp của 2 câu phải là 3/4; hai là về khởi cú và đối, chữ thứ 3 của câu 1 phải là

vận trắc, chữ thứ ba của câu 2 phải là thanh bằng. Câu “Vũ trụ giai nho chi phận sự/...” rõ ràng không đáp

ứng được hai yêu cầu trên. Bên cạnh đó, cách nói hai lần phủ định “mạc phi” (không gì là không) hay hơn

hẳn cách nói khẳng định thuần túy “giai” (đều). Nó là tiếng nói khẳng định một cách mạnh mẽ, dứt khoát,

Hocmai.vn – Website học trực tuyến số 1 tại Việt Nam

Khóa học: Ngữ văn 11 – thầy Phạm Hữu Cường Bài ca ngất ngưởng – Nguyễn Công Trứ

Tổng đài tư vấn: 1900 58-58-12 - Trang | 14-

hào hứng. Cách nói trốn chủ ngữ (chủ thể) cũng là cách nói thường thấy của thơ ca trung đại, vừa hàm súc

vừa có tính khái quát cao.

Ở câu thứ hai, có vấn đề phiên âm: “vào lồng” hay “vào nhòng”? Các văn bản đều viết/ phiên là “vào

lồng”. Nhưng Trần Ngọc Vương lại đặt vấn đề nghi ngờ “lồng” hay “nhòng”?[7] Không rõ ông căn cứ vào

tư liệu nào? Phải chăng, vì trong Bích Câu kì ngộ (truyện thơ) có câu: “Vào nhòng Lí Đỗ, nức danh Tô Tào

(câu 62)? “Vào nhòng” có nghĩa là “vào hạng”, “vào loại”. Nhưng, l/nh là hiện tượng ngữ âm ở ngoài Bắc

chứ không hề có ở miền Trung, vậy nên sự hoài nghi nhòng> lồng có lẽ là chưa có căn cứ vững chắc. “Vào

lồng” ở đây cũng có nghĩa là “vào guồng”, vào guồng máy quan chức khi Nguyễn Công Trứ xuất chính.

Tuy nhiên, nếu là “vào nhòng” cũng có cái hay của nó, nhất là đặt trong văn cảnh (xem phần sau).

2) Câu 3 + 4:

Các bản đều thống nhất với nhau. Ở đây cần chú thích thêm về “Tổng đốc Đông”: chỉ việc Nguyễn Công

Trứ giữ chức tổng đốc Hải Yên: tổng đốc kiêm coi hai tỉnh Hải Dương và Quảng Yên (tức Quảng Ninh

ngày nay). Chế độ coi kiêm này khá thịnh hành thời Nguyễn, chẳng hạn như: Tổng đốc Sơn – Hưng –

Tuyên, Tổng Đốc Hà – Ninh – Thái,... Đông chính là chỉ Hải Dương, vì tên thường gọi của tỉnh Hải Dương

thời Nguyễn là tỉnh Đông. Hơn nữa, trước đó, trấn Hải Dương còn bao gồm cả Hải Dương, Hải Phòng và

Quảng Ninh ngày nay. Từ thời Trần lộ Hải Dương còn gọi là lộ Hải Đông, tên này vẫn thường được dùng

sau đó. Chẳng hạn, Ngô Thì Nhậm có tác phẩmHải Đông chí lược viết về tiểu sử các danh nhân, chính trị,

quân sự của tỉnh Hải Dương. Như vậy, “tổng đốc Đông” là một chức vụ khá quan trọng, quản lĩnh một

vùng rộng lớn, trọng yếu của đất nước.

3) Câu 5 + 6

Câu 5 đa số các bản ghi là “Lúc bình Tây, cờ đại tướng/...”, riêng GPTB lại chép “Lúc bình Tây, cầm cờ

đại tướng”. Câu thơ 7 chữ đầy đủ, rõ nghĩa. Chữ “cầm” thể hiện tư thế chủ động, hăng hái của nhà thơ; nó

thống nhất với cách viết ở câu 6: “Có khi về, Phủ doãn Thừa Thiên”. Câu này nói rõ cái ý: Nguyễn Công

Trứ khi tại chức chỉ làm Thự Phủ doãn phủ Thừa Thiên, tức mới là Quyền Phủ doãn. Năm 1848, khi ông

dâng sớ xin về nghỉ hưu, vua Tự Đức mới cho ông được thực thụ chức Phủ doãn, như một sự gia ân để khi

về hưu trí cho thêm vang vẻ. Câu thơ của Nguyễn Công Trứ đã nói rõ điều đó: “có khi về” (về đây là về

hưu).

4) Câu 7 + 8:

Câu 7 đa số các bản chép “Đô môn giải tổ chi niên”, riêng bản TKĐ chép “giải tỏa”. “Giải tổ” là một thành

ngữ, chỉ người bỏ quan về nghỉ. Vi Ứng Vật có câu thơ: “Giải tổ ngạo viên lâm” (Bỏ quan về, sống ngạo ở

chốn vườn, rừng). Câu 8 đa số các bản chép “Đạc ngựa bò vàng đeo ngất ngưởng”, riêng bản GPTB chép

“Lạc ngựa...”. Nếu muốn dùng “lạc” thì thường người ta dùng “lục lạc”. Vì vậy, ở đây “đạc ngựa” thích

hợp hơn. Theo Đoàn Lê Giang, đây là việc có thực chứ không phải là tương truyền. Việc này cũng diễn ra

ngay tại kinh đô Huế trong ngày ông treo ấn từ quan, theo lệ trí sĩ, để về quê. Hai dòng: “Đô môn giải tổ chi

niên/ Đạc ngựa, bò vàng đeo ngất ngưởng”chính là để diễn tả ý đó. Dòng trên chính là trạng ngữ chỉ thời

gian cho dòng dưới với tư cách là nòng cốt.

Hocmai.vn – Website học trực tuyến số 1 tại Việt Nam

Khóa học: Ngữ văn 11 – thầy Phạm Hữu Cường Bài ca ngất ngưởng – Nguyễn Công Trứ

Tổng đài tư vấn: 1900 58-58-12 - Trang | 15-

5) Câu 9 + 10

Câu 9 đa số các bản chép “Kìa núi nọ phau phau mây trắng” riêng bản TKĐ chép “Kìa lĩnh thượng lơ thơ

mây trắng”. Chữ “lĩnh thượng” bị lạc phong cách trong câu thơ này (phong cách thuần Nôm). Chữ “lơ thơ”

lại làm cho ý câu thơ trở nên tầm thường. Chữ “núi nọ” các sách đều giải thích là núi Đại Nài gần thị xã Hà

Tĩnh, quê hương của Nguyễn Công Trứ; “mây trắng” là mây ở núi này. Tuy nhiên, cả dòng thơ còn gợi nhớ

đến một điển tích rất hay xuất hiện trong văn học trung đại. Theo sách Đường thư, Địch Nhân Kiệt đời

Đường đi làm Tham quận ở Tinh Châu mà mẹ thì ở Hà Dương. Một hôm, ông lên núi Thái Hàng, thấy một

đám mây trắng bay xa xa, bảo với những người cùng đi rằng: “Nhà cha mẹ ta ở dưới đám mây trắng ấy”.

Điển tích này chỉ nỗi lòng nhớ cha mẹ, cũng chỉ nỗi nhớ quê hương. Đoạn trường tân thanh của Nguyễn Du

có dùng điển tích này: Bốn phuơng mây trắng một màu/ Trông với cố quốc biết đâu là nhà. Bởi nhớ nhà

nên cũng muốn về. Trương Hàn ngày xưa nhớ rau thuần cá vược nơi quê nhà mà từ quan về. Ngày nay,

Nguyễn Công Trứ phải chăng cũng có tâm sự ấy?

Câu 10: Bản LT chép “Tay kiếm cung mà nên dạng từ bi”. GPTB chép “...nên dáng từ bi”, TKĐ chép “mà

dạng từ bi”. “Dạng” hay “dáng” có lẽ cũng chỉ do cách phiên Nôm khác nhau. Hơn nữa, nó cũng không ảnh

hưởng đến nghĩa của cả câu.

6) Câu 11 + 12:

Các bản đều khá thống nhất: “Gót tiên theo đủng đỉnh một đôi dì/ Bụt cũng nực cười ông ngất ngưởng”.

7) Câu 13 + 14

Câu 13 có một vấn đề đặt ra là: “Người tái thượng” hay “người thái thượng”? Thái thượng và tái thượng

đều có nghĩa hay.

“Thái thượng” được Từ hải giải thích gồm 4 nghĩa: 1) “cũng gọi là „tối thượng”, sách Kinh Lễ (phần Khúc

Lễ) chép “Người đời thái thượng quý cái đức, tiếp đó là thi hành việc báo đáp” (Thái thượng quý đức, kì

thứ vụ thi báo), sớ chú: “thái thượng dùng để chỉ đời Tam hoàng, ngũ đế”, cũng có sách viết là “đại

thượng”. Tả truyện (Tương công nhị thập tứ niên) chép: “đời thái cổ có việc lập đức” (đại thượng hữu lập

đức), chú rằng: “Thời Hoàng đế, Nghiêu Thuấn, chữ đại có âm là thái”. Sớ rằng: “đại thượng, nói cái cao

nhất của con người, tức là người có đức của thánh nhân”; 2) Chỉ người ở ngôi vị chí tôn, Khuông Hành

truyện trong sách Hán thư chép “nói người bề trên, đó là cha mẹ của dân” (ngôn thái thượng giả, dân chi

phụ mẫu); 3) chỉ “thái cổ”, Ưng Trinh truyện trong Tấn thư chép: “thời thái cổ xa xăm, dân rất là giản dị”

(du du thái thượng, nhân chi quyết sơ); 4) Niên hiệu (năm 405) của Mộ Dung Siêu nước Nam Yên thời

Tấn[8].

Về “tái thượng”, thiên Nhân gian sách Hoài Nam tử có chép: “Trong số những người ở trên vùng

biên ải, có một người khá tài giỏi, có con ngựa vô cớ mất vì đi sang đất Hung Nô, người ta đều đến chia

buồn, bố anh ta nói: Biết đâu đó chẳng phải là phúc? Mấy tháng sau, con ngựa mất quay về dắt theo một

con ngựa tốt gốc Hung Nô, người ta đều đến chúc mừng, bố anh ta nói: Biết đâu đó chẳng phải là họa. Nhà

có nhiều ngựa, người con trai thích cưỡi, bị ngã gãy cả chân, người ta lại đến chia buồn, bố anh ta nói: Biết

đâu đó chẳng phải là phúc? Một năm sau, người Hung Nô tràn qua biên giới, những kẻ trai tráng đều phải

Hocmai.vn – Website học trực tuyến số 1 tại Việt Nam

Khóa học: Ngữ văn 11 – thầy Phạm Hữu Cường Bài ca ngất ngưởng – Nguyễn Công Trứ

Tổng đài tư vấn: 1900 58-58-12 - Trang | 16-

tham chiến, người ở trên biên ải, mười phần chết mất chín, chỉ con trai ông già vì chân gãy mà hai bố con

bảo toàn được tính mạng, vì thế trong phúc có họa, trong họa có phúc, biến hóa không cùng, sâu không thể

lường được vậy” (Tái thượng chi nhân, hữu thiện thuật giả, mã vô cố vong nhi nhập Hồ, nhân giai điếu chi,

kì phụ viết: Thử hà cứ bất năng vi phúc hồ?‟ Cư số nguyệt, kì mã tương Hồ tuấn mã nhi quy, nhân giai hạ

chi, kì phụ viết: „Thử hà cứ bất năng vi họa hồ?‟ Gia phú lương mã, kì tử hiếu kị, trụy nhi chiết kì bí, nhân

giai điếu chi, kì phụ viết: „Thử hà cứ bất năng vi phúc hồ?‟. Cư nhất niên, Hồ nhân đại nhập tái, đinh tráng

giả khống đạn nhi chiến, tái thượng chi nhân, tử giả thập cửu, thử độc dĩ bí chi cố, phụ tử tương bảo, cố

phúc chi vi họa, họa chi vi phúc, hóa bất khả cực, thâm bất khả trắc dã)[9].

Rõ ràng, câu thơ của Nguyễn Công Trứ phải là “Được mất dương dương người tái thượng”. GPTB chép rõ

như vậy. “Được”, “mất” trước hết nhắc chuyện mất ngựa, được ngựa, rộng ra là chuyện được mất; “người

tái thượng” là dịch cụm “tái thượng chi nhân” trong sách Hoài Nam tử.

Câu 14: Đa số các bản chép: “Khen chê phơi phới ngọn Đông phong”, riêng GPTB chép “... trận thu

phong”. “Trận thu phong” không hợp lí, thậm chí tối nghĩa (gió thu lạnh lẽo làm sao phơi phới!).

“Đông phong” là gì? Các sách đều giải thích “Đông phong” là gió xuân, chỉ ngọn gió ấm áp. Ở đây xin

được cung cấp thêm một số kiến giải để hiểu rõ hơn câu thơ của Nguyễn Công Trứ:

+ Nếu hiểu “Đông phong” là gió xuân, thì cũng cần biết thêm quan niệm của nguời xưa về “gió xuân”.

Sách Lễ kí, Nguyệt lệnh chép: “Tháng Giêng, gió xuân làm tan băng lạnh” (Mạnh xuân chi nguyệt, Đông

phong giải đống)[10]. Như vậy, gió xuân chỉ sự ấm áp.

+ Liên quan đến nghĩa này, trong văn học cổ còn có điển “Gió xuân thổi tai ngựa” (Đông phong xuy mã

nhĩ), dùng để ví với việc không quan tâm đến sự việc, thản nhiên không nghe. Bài thơ Đáp Vương Khứ

Nhất của Lí Bạch có câu: “Thế gian nghe việc này đều lắc đầu/ Cũng giống như gió xuân thổi qua tai ngựa”

(Thế gian văn thử giai điệu đầu/ Hữu như đông phong xuy mã nhĩ)[11]. Nguyễn Huy Quýnh (1734 - 1785)

có câu: “Trước thôn lắm chuyện làm ngựa gió Đông/ Bên bãi tùy duyên làm trâu sông Dĩnh” (Thôn tiền đa

sự Đông phong mã/ Chử bạn tùy duyên dĩnh thủy ngưu) [Họa Giang trung mục phố thi][12].

+ “Đông phong” còn là tên một loại hoa (hoa cúc). Bài phú Ngô đô của Tả Tư có câu: “Đông phong, phù

lưu” (cây cúc và cây trầu), trong Bản thảo cương mục của Lí Thời Trân cũng có chép tên loài cây này.

“Đông phong” tên khoa học là Aster scaber, thuộc loài cúc, sống nhiều năm thì sinh rễ, cao khoảng 4, 5 tấc,

lá ở dưới to, lá ở trên nhỏ, hình quả trứng mà nhọn, mùa thu thì hoa nỏ, màu trắng. Hoa này sống ở đầm

phẳng vùng Lĩnh Nam, lá dày mà mềm, có lông tơ, luộc lên ăn khá ngon. Cây này mọc vào đầu xuân, nên

được mệnh danh là “đông phong”[13].

Nếu xét ý cả câu của Nguyễn Công Trứ thì cả hai kiến giải sau không phải không có lí, nhất là điển “Đông

phong xuy mã nhĩ”. Chúng tôi nghiêng về hướng cho rằng “Đông phong” ở đây chính là từ từ điển “Đông

phong xuy mã nhĩ”. Nếu hiểu như vậy, thì hai chữ “phơi phới” có lẽ cần được phiên âm lại là “phây phẩy”,

“phảy phảy” với nghĩa chính là “phe phảy” (bên tai ngựa) chẳng đáng quan tâm.

8) Câu 15 + 16

Hocmai.vn – Website học trực tuyến số 1 tại Việt Nam

Khóa học: Ngữ văn 11 – thầy Phạm Hữu Cường Bài ca ngất ngưởng – Nguyễn Công Trứ

Tổng đài tư vấn: 1900 58-58-12 - Trang | 17-

Câu 15: GPTB chép là “Khi thi khi rượu lúc trà thung”; TKĐ chép “Khi cầm kì, khi thi tửu, khi cắc, khi

tùng”. Câu trong bản GPTB khá hiền lành, thanh khiết, không nổi rõ cái ngất ngưởng của Nguyễn Công

Trứ. Câu trong bản TKĐ thì trùng lặp, dài dòng. Tóm lại, câu trong bản LT, ĐTH là hay nhất.

Câu 16: Đa số các bản chép “Không Phật, không Tiên không vướng tục”, hoặc “Chẳng Phật, chẳng Tiên”

(bản TKĐ), riêng GPTB chép “Không Bụt,...”. “Không” nghe hợp âm luật và chắc chắn hơn “chẳng”. Theo

hệ thống các từ dùng ở đây đều là Hán Việt (tiên, tục), thì chữ “Phật” thích hợp hơn (Khác với chữ “Bụt” ở

câu 12).

9) Câu 17 + 18

Câu 17: các bản LT, TKĐ chép “Chẳng Trái Nhạc cũng vào phường Hàn Phú”. Riêng GPTB, ĐTH chép

“Chẳng Hàn, Nhạc cũng vào phường Mai Phúc”. Theo chúng tôi, GPTB, ĐTH đã chép đúng. Mai Phúc

đúng hơn vì như thế mới hiệp vần: tục/ phúc. Cả bài này dùng vần “liên châu” (vần chân, vần liền chứ

không cách câu): lồng/ đông; ngưởng/ tướng; thiên/ niên; bi/ dì; ngưởng/ thượng; phong/ tùng; tục/ phúc;

chung/ ông. Không lẽ nào đến câu này lại không vần. Hơn nữa, ở đây ông muốn nói là không phải bậc danh

thần nhập thế (Hàn, Nhạc) thì cũng là danh nho xuất thế (Mai Phúc), như thế mới có ý nhấn mạnh, tăng

tiến, và cũng hợp với hoàn cảnh về trí sĩ lúc bấy giờ của Nguyễn Công Trứ. Sự xuất nhập chữ “vào” không

đáng kể. Tuy nhiên, theo chúng tôi không cần thiết phải có chữ này.

10) Câu 19

Các bản đều chép “Trong triều ai ngất ngưởng như ông” (hoặc “bằng ông”), riêng bản ĐTH chép: “Đời ai

ngất ngưởng như ông”. Theo chúng tôi, câu “Đời ai ngất ngưởng như ông” hay hơn và đúng hơn vì hai lẽ:

một là, đáp ứng đúng cấu trúc thường thấy của bài hát nói: câu cuối 6 chữ; hai là, “đời ai” rộng hơn “trong

triều”. Vả lại, lúc này Nguyễn Công Trứ đã “giải tổ”, cưỡi bò vàng mà về quê hương, nơi “phau phau mây

trắng”! Ông còn lưu luyến gì triều đình mà còn phải nói “trong triều”. Câu cuối “Đời ai…” mới ứng hợp

với câu đầu tiên: “Vũ trụ nội mạc phi phận sự”. Nguyễn Công Trứ nói đến cả cuộc đời ngất ngưởng của

ông chứ đâu chỉ nói chuyện “trong triều” và ở đây, ông đâu chỉ ngông, chỉ ngạo với “trong triều” mà rộng

hơn là với đời. Đó mới là bản lĩnh Nguyễn Công Trứ. Chữ “đời ai” mới tôn Nguyễn Công Trứ lên thành

một bản ngã cao, một con người cá nhân triệt để; ông sánh mình vời cuộc đời rộng lớn, muôn thưở chứ đâu

chỉ “trong triều” đầy chật hẹp, cụ thể. Ông nói câu chuyện về quan hệ giữa cá nhân (“ông”) với “vũ trụ”,

với “đời” (thế gian) đấy chứ.

2. Hướng tiếp cận Bài ca ngất ngưởng

Sau khi đã tiến hành biện luận, hiệu khảo, chúng ta tạm có được một văn bản bài Ngất ngưởng để phân tích

như sau:

Vũ trụ nội mạc phi phận sự,

Ông Hi Văn tài bộ đã vào lồng.

Khi Thủ khoa, khi Tham tán, khi Tổng đốc Đông,

Gồm thao lược đã nên tay ngất ngưởng.

Lúc bình Tây, cầm cờ Đại tướng,

Hocmai.vn – Website học trực tuyến số 1 tại Việt Nam

Khóa học: Ngữ văn 11 – thầy Phạm Hữu Cường Bài ca ngất ngưởng – Nguyễn Công Trứ

Tổng đài tư vấn: 1900 58-58-12 - Trang | 18-

Có khi về, Phủ doãn Thừa Thiên

Đô môn giải tổ chi niên,

Đạc ngựa bò vàng đeo ngất ngưởng.

Kìa núi nọ phau phau mây trắng,

Tay kiếm cung mà nên dáng từ bi.

Gót tiên theo đủng đỉnh một đôi dì,

Bụt cũng nực cười ông ngất ngưởng.

Được mất dương dương người tái thượng,

Khen chê phẩy phẩy ngọn Đông phong.

Khi ca, khi tửu, khi cắc, khi tùng,

Không Phật, không Tiên, không vướng tục.

Chẳng Hàn, Nhạc cũng phường Mai Phúc,

Nghĩa vua tôi cho vẹn đạo sơ chung.

Đời, ai ngất ngưởng như ông.

Bài ca Ngất ngưởng là nói về cuộc đời từ khi làm quan đến khi về trí sĩ. Theo chú thích của GPTB,

Nguyễn Công Trứ làm bài này khi ông đã về hưu, đi chơi chùa Cảm Sơn (ở phường Đài Nài, Thành phố Hà

Tĩnh ngày nay). Có thể xem đây là bản tổng kết cuộc đời của Nguyễn Công Trứ (chủ yếu là nửa phần đời

sau khi đỗ Giải nguyên, ra làm quan của ông). Có thể nói, cả bài thơ đều xoay quanh chủ đề “ngất ngưởng”.

Cấu trúc của bài thơ có thể chia làm 4 phần và cả bốn đều xoay quanh từ “ngất ngưởng”, xuất hiện 4 lần

trong 4 phần và đồng quy về chữ “ngất ngưởng” ở cuối bài:

Phần I: Cuộc đời quan trường “ngất ngưởng”.

Phần II: Hành động từ quan về trí sĩ “ngất ngưởng”.

Phần III: Cuộc sống trí sĩ “ngất ngưởng”.

Phần IV: Tổng kết lại toàn bộ cuộc đời “ngất ngưởng”.

Quan niệm về ngất ngưởng của Nguyễn Công Trứ có sự thay đổi theo thời gian và cũng có nhiều sắc thái

diễn biến. Chúng ta hãy theo dõi từng giai đoạn “ngất ngưởng” của ông.

2.1. Cuộc đời quan trường “ngất ngưởng”

Đọc đoạn thơ:

Vũ trụ nội mạc phi phận sự,

Ông Hi Văn tài bộ đã vào lồng.

Khi Thủ khoa, khi Tham tán, khi Tổng đốc Đông,

Gốm thao lược đã nên tay ngất ngưởng.

Lúc bình Tây, cờ Đại tướng,

Có khi về, Phủ doãn Thừa Thiên.

Trước hết cần hiểu từ “ngất ngưởng” ở đây có nghĩa gì? Theo chúng tôi, có thể hiểu “ngất ngưởng”

là ở vị trí cao, nếu không muốn nói là cao nhất (tất nhiên là trong những phạm vi, giới hạn nhất định).

Hocmai.vn – Website học trực tuyến số 1 tại Việt Nam

Khóa học: Ngữ văn 11 – thầy Phạm Hữu Cường Bài ca ngất ngưởng – Nguyễn Công Trứ

Tổng đài tư vấn: 1900 58-58-12 - Trang | 19-

Người ta hay nói cao “ngất ngưởng” là vì vậy. Nguyễn Công Trứ cũng đã nói rõ cái giới hạn đó. Mở đầu,

ông nói “trong trời đất không có gì không phải là phận sự (của mình, của người nam nhi đại trượng

phu,…)” song ông cũng tự giới hạn “vào lồng” (vì sự nhập thế, thi hành phận sự). Vì thế, “ngất ngưởng”,

cao ngất ở đây cũng trong giới hạn. Hãy để ý, Nguyễn Công Trứ liệt kê các vị trí, chức quan ông đã trải

qua. Hóa ra, chúng đều là những vị trí cao nhất trong phạm vi của nó: Thủ khoa (đứng đầu khoa thi Hương,

tức Giải nguyên), Tham tán (đứng đầu đội quan văn tham chiến: Tham tán quân vụ, Tham tán đại thần),

Tổng đốc (Đứng đầu một tỉnh hoặc vài ba tỉnh), Đại tướng (cầm đầu đội quân bình Trấn Tây), Phủ doãn

(Đứng đầu ở kinh đô). Vậy là, ở đây, ông muốn nói đến tài khí cao vút của mình. Ngất ngưởng ở đây là

theo ý đó, chứ không, như ai đó vẫn hiểu ngất ngưởng là ông làm một ông quan ngất ngưởng, “lên voi

xuống chó”, ngông nghênh, điệu bộ. Tiểu sử cho biết, Nguyễn Công Trứ là một viên quan cần mẫn, thẳng

thắn, tận tụy vì công việc và lập được nhiều công tích. Vì vậy, không thể coi ông làm quan một cách tài tử,

ngông nghênh được! Cũng không nên hiểu “vào lồng” là sự bó buộc đối với tài năng của ông. Trái lại, “vào

lồng” là chỗ để Nguyễn Công Trứ thể hiện khả năng của mình. Nên chăng cần hiểu là ông nói đến cái tài

“kinh bang tế thế” (“vào lồng” “phận sự”) cao ngất của mình. Đó chính là biểu hiện của “ông Hi Văn tài

bộ” (chứ không phải là đối lập với nó[14]) và là một nét quan niệm về “ngất ngưởng” của Nguyễn Công

Trứ (“Tài thao lược đã nên tay ngất ngưởng”).

2.2. Hành động từ quan về trí sĩ ngất ngưởng

Đô môn giải tổ chi niên,

Đạc ngựa bò vàng đeo ngất ngưởng.

“Ngất ngưởng” ở đây có hai nghĩa. Một là, tả cái thế của cái đạc ngựa, thế “ngất ngưởng”, cao, rung

rinh. Sở dĩ nó “ngất ngưởng” bởi đáng nhẽ đạc ngựa để đeo lên ngựa, đằng này lại đeo lên con bò, cho nên

tạo ra cái thế chênh vênh, có vẻ không chắc chắn như thế. Cái thế đó tạo nên một hình ảnh khá hài hước,

khá nghịch ngợm của ông quan Nguyễn Công Trứ (nhưng với ý nghĩa sâu xa là chứng minh sự thanh bạch

và thái độ bình thản khi về hưu). Thứ hai, “ngất ngưởng” cũng để chỉ cái hành động khác người của ông,

chỉ tính cách ngông của ông, dám treo đạc ngựa lên con bò, cưỡi nó trong ngày treo ấn từ quan về nghỉ lão.

Phần này bắt đầu đi vào cái “ngất ngưởng” cá tính rất độc đáo của ông.

Ở đây, ta cũng nên chú ý đến hai dòng thơ chữ Hán trong bài: “Vũ trụ nội mạc phi phận sự” và “Đô môn

giải tổ chi niên”. Thông thường hai dòng chữ Hán thường được đặt ở giữa bài hát nói, hoặc đặt ở đầu bài.

Theo Nguyễn Đức Mậu, đó là cách để cân bằng, để tạo ra sự hài hòa hai yếu tố: bác học, điển nhã và đời

thường, lệch chuẩn. Cách đặt hai dòng thơ chữ Hán của Nguyễn Công Trứ cũng tạo ra sự lệch chuẩn so với

thông thường, và cũng là một biểu hiện của sự “ngất ngưởng” chênh vênh mà ngạo nghễ về mặt hình thứ

nghệ thuật.

2.3. Cuộc sống trí sĩ “ngất ngưởng”

Kìa núi nọ phau phau mây trắng,

Tay kiếm cung mà nên dáng từ bi.

Gót tiên theo đủng đỉnh một đôi dì,

Hocmai.vn – Website học trực tuyến số 1 tại Việt Nam

Khóa học: Ngữ văn 11 – thầy Phạm Hữu Cường Bài ca ngất ngưởng – Nguyễn Công Trứ

Tổng đài tư vấn: 1900 58-58-12 - Trang | 20-

Bụt cũng nực cười ông ngất ngưởng.

Được mất dương dương người tái thượng,

Khen chê phơi phới ngọn đông phong.

Khi ca, khi tửu, khi cắc, khi tùng,

Không Phật, không Tiên, không vướng tục.

Đây là đoạn thơ thể hiện rõ quan niệm “ngất ngưởng” với ý nghĩa là ngông, là tài tử, khác thường

của Nguyễn Công Trứ. Nguyễn Công Trứ thể hiện sự ngất ngưởng của mình ở cái nghĩa: ông là người kiêm

gồm những mâu thuẫn, những mặt đối lập mà ở đời mấy ai (rất ít người) có thể làm được được: văn (Thủ

khoa, Tổng đốc, Phủ doãn) >< võ (Tham tán, Đại tướng). Bài Luận kẻ sĩ của ông nói rõ điều này.

Đó còn là sự kiêm gồm cả: tay kiếm cung (dữ dội) >< dáng từ bi (hiền lành); gót tiên (thoát tục, già lão) ><

một đôi dì (đầy trần tục, trẻ trung); Bụt (Phật với triết lí khổ hạnh, nghiêm trang) >< nực cười (con người

lạc quan, hài hước, bao dung); được >< mất; khen >< chê; ca, tửu, cắc tùng (hành lạc, phóng lãng) >< Phật

Tiên (thoát tục, tiết dục); ca, tửu, cắc tùng (hành lạc, tao nhã) >< tục (đời thường); Phật Tiên (thoát tục) ><

tục (đời thường); Hàn, Nhạc (quan võ, nhập thế) >< Mai Phúc (quan văn, ẩn sĩ xuất thế); vua >< tôi; sơ ><

chung. Như vậy, ngất ngưởng đối với Nguyễn Công Trứ không phải là lệch chuẩn, là phá bỏ mà chính là sự

đa tài, đa nghệ và bản lĩnh cao cả của mình; là sự xuất chúng, quảng bác của bản thân. Điều đó lí giải

những mâu thuẫn trong cuộc đời Nguyễn Công Trứ mà người ta đã từng đặt ra đối với ông. Không ôm gồm

“mâu thuẫn” không phải Nguyễn Công Trứ!

2.4. Tổng kết lại toàn bộ cuộc đời “ngất ngưởng”

Chẳng Hàn, Nhạc cũng phường Mai Phúc,

Nghĩa vua tôi cho vẹn đạo sơ chung.

Đời ai ngất ngưởng như ông.

Để tổng kết cuộc đời mình, một mặt, Nguyễn Công Trứ lấy những tấm gương trong lịch sử; mặt

khác, khẳng định trực tiếp. Cái cách nói “chẳng ... cũng...” cho thấy Nguyễn Công Trứ muốn khẳng định cả

hai phương diện sự nghiệp (văn, võ), tức là vẫn cái mạch khẳng định sự “kiêm toàn” của mình ở các mặt

tưởng chừng mâu thuẫn. Sự kiêm toàn đó còn được khẳng định bằng sự trọn vẹn của các cặp khái niệm:

vua – tôi; “sơ” (ban đầu) – “chung” (cuối cùng). Đó là hiện tượng cho thấy ông đã thực sự “đắc đạo” (theo

cách nói của Thiền tông là không câu chấp vào những cặp đối lập, cũng như không câu chấp cả việc có câu

chấp hay không, như Ỷ Lan nguyên phi từng nói: “Sắc không đều không câu chấp/ Mới lĩnh hội được chân

tông” (Sắc không câu bất quản/ Phương đắc khế chân tông). Hay theo cách nói của Lão Trang là “tề vật

luận”, vô chấp). Chính vì “đắc đạo” như vậy cho nên ông hoàn toàn có thể sống một cách “ngất ngưởng” và

bộc lộ niềm tự hào (thậm chí tự phụ) về điều đó ở câu cuối bài thơ. Như trên đã trình bày, câu cuối này có

hai dị bản “Trong triều ai ngất ngưởng như ông” và “Đời ai ngất ngưởng như ông” và có lẽ Nguyễn Công

Trứ ngất ngưởng với cả “đời” (thế gian) chứ không chỉ “trong triều”. Cái ngất ngưởng này là cái ngất

ngưởng của ba cái ngất ngưởng trên cộng lại: tài cao (sự nghiệp) ngất ngưởng, về hưu ngất ngưởng, sống

đời sống ngất ngưởng. Đó là chân dung tự họa của Nguyễn Công Trứ.

Hocmai.vn – Website học trực tuyến số 1 tại Việt Nam

Khóa học: Ngữ văn 11 – thầy Phạm Hữu Cường Bài ca ngất ngưởng – Nguyễn Công Trứ

Tổng đài tư vấn: 1900 58-58-12 - Trang | 21-

Trên đây là một số ý kiến của chúng tôi về văn bản và cách tiếp cận bài thơ. Nói về văn bản, dù ý kiến

người đọc (dẫu chuyên nghiệp hay không) có chứng lí đến mấy thì nó cũng không thay thế được “thủ cảo”

(nếu có) của tác giả. Nhưng, cho đến khi tìm được “thủ cảo” đó thì độc giả có quyền tạo dựng cho mình

một văn bản lí tưởng nhất, tối ưu nhất. Văn bản chúng tôi xác lập chỉ là một phương án đề xuất với hi vọng

đó. Nói về hướng tiếp cận bài thơ, cũng không thể có một tiếng nói cuối cùng cho một tác phẩm văn học

đích thực, có giá trị. Đó là một hành trình khám phá. Hướng tiếp cận của chúng tôi cũng là một kiểu khám

phá: xuất phát từ tiêu đề bài thơ/ cũng là từ từ ngữ xuất hiện với tần số dày nhất trong tác phẩm, coi đó là

“mã khóa” để mở cánh cửa đi vào thế giới nghệ thuật tác phẩm. Nếu có thể giúp chạm tới một trong những

“ý tứ” của thế giới đó, thì ấy là một trong những điều lí tưởng của bài viết này./.

________________________________________

[1] Trong Nguyễn Công Trứ trong dòng lịch sử, Đoàn Tử Huyến chủ biên, Nxb Nghệ An & Trung tâm văn

hóa ngôn ngữ Đông Tây, Hà Nội, 2008.

[2] Nguyên bản Nôm duy nhất ở Thư viện Viện Nghiên cứu Hán Nôm, kí hiệu A.3075, ước chép vào quãng

cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX.

[3] Trong Sự nghiệp và thi văn của Uy Viễn tướng công Nguyễn Công Trứ, Lê Văn Tân xuất bản, Hà Nội,

1928; Thơ văn Nguyễn Công Trứ, Nxb Văn hóa, Hà Nội,1958 (soạn chung với Hoàng Ngọc Phách, Trương

Chính).

[4] Trong Việt Nam ca trù biên khảo, Nxb Văn hóa, Hà Nội, 1962. Theo Đoàn Lê Giang thì thực chất văn

bản trongViệt Nam ca trù biên khảo là theo văn bản của Văn đàn bảo giám (Trần Trung Viên biên soạn),

xuất bản lần đầu từ 1926 đến 1938.

[5] Trong Năm thế kỉ văn Nôm người Nghệ, Nxb Nghệ An, Vinh,1994.

[6] Đoàn Lê Giang, Vấn đề văn bản bài ca ngất ngưởng của Nguyễn Công Trứ, Tạp chí Nghiên cứu văn

học, số 2/2006.

[7] Xem Báo cáo đề dẫn, trong Kỉ yếu hội thảo Danh nhân văn hóa Nguyễn Công Trứ, Trường Đại học

KHXH&NV, ĐH Quốc gia Hà Nội và Sở Văn hóa – Thể thao – Du lịch Hà Tĩnh, Hà Tĩnh, 2008.

[8] Thư Tân Thành, Thẩm Di, Từ Nguyên Cáo, Trương Tương (cb), Từ hải (chính tục biên hợp đính bản),

Trung Hoa Thư Cục, Thượng Hải, 1947, trang 354.

[9] Từ hải (chính tục biên hợp đính bản), trang 327.

[10] Từ hải (chính tục biên hợp đính bản), trang 676.

[11] Từ hải (chính tục biên hợp đính bản), trang 679.

[12] Lại Văn Hùng. Tác giả Nguyễn Huy Quýnh và mười bài thơ họa thập cảnh Quan Lan sào, Tạp chí Hán

Nôm, số 4/2003.

[13] Từ hải (chính tục biên hợp đính bản), trang 676.

[14] Vì thế, cách hiểu “vào nhòng” cũng không phải không có lí.

E. Vấn đề văn bản Bài ca ngất ngưởng của Nguyễn Công Trứ

(Đoàn Lê Giang _ TS- Trường Đại học KHXH và Nhân văn, Đại học Quốc gia TP.HCM)

Hocmai.vn – Website học trực tuyến số 1 tại Việt Nam

Khóa học: Ngữ văn 11 – thầy Phạm Hữu Cường Bài ca ngất ngưởng – Nguyễn Công Trứ

Tổng đài tư vấn: 1900 58-58-12 - Trang | 22-

1. “ĐẠC NGỰA BÒ VÀNG” LÀ CHUYỆN CÓ THẬT VÀ DIỄN RA Ở NGAY KINH ĐÔ

Uy Viễn tướng công Nguyễn Công Trứ được nhà soạn tuồng, nhà thơ Đào Tấn yêu quý đặt cho biệt danh là

“Hoàng Độc Thi Nhân” (nhà thơ cưỡi bò vàng). Người đời vẫn truyền tụng giai thoại cụ Thượng Trứ sau

khi về hưu, đi đâu cũng thường cưỡi con bò cái vàng, đeo nhạc ngựa, sau đít bò có đeo cái mo cau, ai hỏi

thì cụ kêu là để “che miệng thế gian”. Trong bài thơ nổi tiếng làm sau khi về hưu của Cụ là Bài ca ngất

ngưởng cũng có nhắc đến chuyện cưỡi bò:

Vũ trụ nội mạc phi phận sự,

Ông Hy Văn tài bộ đã vào lồng,

Khi Thủ khoa, khi Tham tán, khi Tổng đốc Đông,

Gồm thao lược đã nên tay ngất ngưởng.

Lúc bình tây cờ đại tướng,

Có khi về Phủ doãn Thừa Thiên.

Đô môn giải tổ chi niên,

Đạc ngựa bò vàng đeo ngất ngưởng…

Bài thơ là bản tổng kết cuộc đời Nguyễn Công Trứ, thể hiện rõ được tâm lý, tính cách của Cụ, nên từ nhiều

năm nay nó đã được đưa vào các tuyển tập về Nguyễn Công Trứ và cả sách giáo khoa phổ thông trung học.

Thế nhưng có phải biệt danh “Hoàng Độc Thi Nhân”, cũng như câu thơ “Đô môn giải tổ chi niên/ Đạc ngựa

bò vàng đeo ngất ngưởng” là gắn với giai thoại cưỡi bò ở quê không? Thực ra câu thơ ấy nếu dịch theo

đúng ngữ pháp Hán văn thì phải hiểu là: Vào năm / vào lúc cởi dây ấn từ quan ở Kinh đô, thì ta cưỡi con bò

vàng đeo lục lạc ngựa ngất ngưởng đi ra.

Thế nhưng các sách có bài này lại không giải thích như vậy.

Trước hết là sách giáo khoa Văn 11 hiện hành (sách chỉnh lý hợp nhất năm 2000 của NXB Giáo dục). Chú

thích 9 sách này viết: “Lúc về hưu ông thường cưỡi bò vàng có đeo nhạc ngựa (thiên hạ cưỡi ngựa, riêng

Nguyễn Công Trứ cưỡi bò). Ông còn đem một mo cau buộc chỗ đuôi bò và nói để che miệng thế gian”

([1])

Không thỏa mãn với lời giải thích này, chúng tôi tìm đến cuốn Thơ văn Nguyễn Công Trứ của Trương

Chính ([2]), cuốn sách nguồn của sách giáo khoa. Ở trang 142, giải thích cho câu trên, chú thích 7 viết:

“Lúc về hưu trí, ông thường cưỡi bò vàng đeo nhạc ngựa”.

Các tài liệu khác về Nguyễn Công Trứ cũng viết tương tự:

Cuốn Hy Văn tướng công di truyện do Hồng Liên Lê Xuân Giáo biên soạn, xuất bản ở Sài Gòn năm 1973-

một cuốn sách được coi là rất đáng tin cậy vì dựa vào những nguồn tài liệu gốc về Nguyễn Công Trứ, viết:

“Hơn mười năm trong cảnh điền viên hưu dưỡng – từ 70 tuổi đến 81 tuổi – cụ Ngộ Trai Nguyễn Công Trứ,

với một con bò cái vàng, mang lục lạc đồng như lục lạc ngựa, dạo khắp đó đây trong vùng Nghệ An và Hà

Tĩnh mỗi khi tạm biệt chùa Cảm Sơn”([3]).

Hocmai.vn – Website học trực tuyến số 1 tại Việt Nam

Khóa học: Ngữ văn 11 – thầy Phạm Hữu Cường Bài ca ngất ngưởng – Nguyễn Công Trứ

Tổng đài tư vấn: 1900 58-58-12 - Trang | 23-

Tổng tập văn học Việt Nam tập 16 xuất bản năm 1997 cũng không có cách giải thích nào thuyết phục hơn,

khi viết rằng: “Về quê nghỉ ngơi, ông thường cưỡi bò vàng, cổ bò cho đeo nhạc ngựa, đi du ngoạn thăm thú

các nơi trong vùng”([4]).

Sách Ngữ văn 10 (sách thí điểm) xuất bản năm 2003, người biên soạn cũng chú thích theo các tài liệu

trước: “Tương truyền ông về hưu, thường cưỡi bò vàng có đeo nhạc ngựa, lại treo ở phần trên đuôi bò cái

mo cau, nói là để che miệng thế gian”([5])

Như vậy các sách trên đều thống nhất với nhau cho rằng: việc Nguyễn Công Trứ cưỡi bò vàng là chuyện ở

quê, sau khi đã rời bỏ Kinh đô rồi chứ không phải ở ngay Kinh đô. Vậy thì tại sao trong Bài ca ngất

ngưởng, Nguyễn Công Trứ lại viết: Vào năm/ vào lúc cởi dây ấn từ quan ở Kinh đô, thì ta cưỡi con bò vàng

đeo lục lạc ngựa ngất ngưởng đi ra? Nhà nghiên cứu Trần Thị Băng Thanh trong bài viết Bài ca ngất

ngưởng- lời tuyên ngôn([6]) đã hiểu đúng như thế, nhưng chưa đưa được tài liệu nào để chứng minh cho

cách hiểu của mình và cải chính lại cách hiểu lầm trước đó.

May mắn tôi được cho biết: trong một tập gia phả ghi chép về Nguyễn Công Trứ ([7]), có đăng thơ viết về

sự kiện Nguyễn Công Trứ cưỡi bò từ Kinh đô về quê. Đó là tập sách Hán Nôm Gia phả tập biên, ký hiệu

VHc 02867 (Thư viện Hán Nôm) trong đó có chép một chùm thơ bạn bè tặng Nguyễn Công Trứ khi ông về

hưu:

Trước hết là bài thơ của Giang Văn Hiển, Kinh kỳ ngự sử:

Thất thập lão ông đắc giải trâm,

Lao lao thân thế tiếu thăng trầm.

Hoàng kim tán tận khinh thừa độc,

Bạch xã quy lai hảo viện cầm.

Thưởng cúc cố viên đồng nguyệt ngọa,

Phần hương sơn viện đối thiền ngâm.

Đô môn hoãn bộ tần hồi thủ,

Vị hữu khu khu luyến khuyết tâm.

Dịch nghĩa:

Ông lão bảy mươi được cởi trâm về nghỉ,

Cười cho một đời với bao gian nan chìm nổi.

Bạc vàng vứt bỏ, tiêu đi hết, ông nhẹ nhàng cưỡi bò về quê,

Quê nghèo quay về, vui với đàn ca.

Vườn cũ ngắm hoa, cùng bạn bè nằm dưới trăng,

Chùa núi đốt hương, ngâm thơ với sư già.

Rời khỏi cổng kinh thành thong thả, nhiều lần quay đầu lại,

Vì còn lòng mến chúa khư khư không nguôi.

Dịch thơ:

Ông lão bảy mươi được bỏ trâm,

Hocmai.vn – Website học trực tuyến số 1 tại Việt Nam

Khóa học: Ngữ văn 11 – thầy Phạm Hữu Cường Bài ca ngất ngưởng – Nguyễn Công Trứ

Tổng đài tư vấn: 1900 58-58-12 - Trang | 24-

Cười cho thân thế những thăng trầm.

Lưng bò thơi thảnh không vàng bạc,

Quê cũ vui vầy với sắt cầm.

Lối cúc vườn xưa cùng thưởng nguyệt,

Làn hương chùa núi khúc thơ ngâm.

Kinh đô nhẹ bước đầu trông lại,

Còn chút lòng son: trung ái tâm.

Dòng thơ thứ ba cho ta biết: Nguyễn Công Trứ đã vứt bỏ hết vàng bạc, nhẹ nhàng cưỡi trên lưng bò

rời khỏi Kinh đô. Bài thơ này trong tập tài liệu của Lê Xuân Giáo (đã nói ở trên) cũng có, tuy có khác ở hai

câu kết ([8]). Về việc cưỡi bò, Lê Xuân Giáo lại chú thích cho sai lạc đi: “Lúc về hưu, cụ Nguyễn Công Trứ

hay cưỡi con bò cái vàng đi du lãm sơn thủy” (sđd, tr.45).

Sở dĩ dám khẳng định chú thích như thế là sai lạc, vì chúng tôi căn cứ vào bài thơ khác nữa cũng thuộc

chùm thơ bạn bè tặng Nguyễn Công Trứ khi ông về hưu đã nói ở trên. Đó là bài thơ của Ngô Bỉnh Đức, án

sát sứ Hải Dương. Bài thơ nói rõ việc Nguyễn Công Trứ cưỡi bò ra khỏi Kinh đô là chuyện có thật, và sự

kiện đó đã gây một cú “sốc” đối với dân kinh kỳ: họ đổ xô ra xem quan Phủ doãn cưỡi bò về quê. Bài thơ

ấy như sau:

Hoàng độc nhất tiên đình bắc khứ,

Đô nhân tranh khán thử ông hồi.

Khởi tri lịch lạc điên kỳ giả,

Tằng bão vinh khô đắc táng lai.

Hồng Lĩnh tây bàn sơn tự chướng,

Lam Giang đông chú thủy như lôi.

Hoàn danh bị phúc giang hồ lão,

Trường thuyết quân ân sủng dị tài.

Dịch nghĩa:

Bò vàng một roi rời khỏi trạm mà về bắc,

Dân kinh đô tranh nhau xem ông này về quê.

Há biết rằng một con người chìm nổi lên xuống nhiều lần,

Là người từng ôm nhiều vinh nhục, được mất.

Núi Hồng vây ở phía Tây như bức bình phong,

Sông Lam chảy về Đông ào ào như sấm.

Danh và phúc đều hoàn toàn, giờ trở thành ông lão nơi sông hồ,

Người đời cứ truyền mãi chuyện ơn vua biết quý kẻ có tài lạ.

Dịch thơ:

Bò vàng nhẹ quất ông về Bắc,

Dân chúng ra xem chật đế kinh.

Hocmai.vn – Website học trực tuyến số 1 tại Việt Nam

Khóa học: Ngữ văn 11 – thầy Phạm Hữu Cường Bài ca ngất ngưởng – Nguyễn Công Trứ

Tổng đài tư vấn: 1900 58-58-12 - Trang | 25-

Há biết một đời bao được mất,

Hay chăng thân thế những hư vinh.

Về đông Lam Thủy gầm như sấm,

Quê cũ Hồng Sơn dựng tấm bình.

Danh - phúc vẹn toàn, nay sảng khoái,

Biết dùng tài lạ- chúa hiền minh.

Như vậy đã rõ.

Năm 1846 Nguyễn Công Trứ được thăng làm Phủ thừa phủ Thừa Thiên (chức quan hành chính đứng thứ

hai ở phủ Thừa Thiên).

Năm 1847 được thăng Thự Phủ doãn phủ Thừa Thiên (chức quan đứng đầu phủ Thừa Thiên; Thự phủ doãn

là Quyền phủ doãn). Đã 70 tuổi, Nguyễn Công Trứ dâng sớ xin về hưu nhưng không được chấp nhận. Năm

1848, Tự Đức năm thứ nhất, Nguyễn Công Trứ lại dâng sớ xin về. Vua cho thực thụ chức Phủ doãn Thừa

Thiên và đồng ý cho về hưu. Nguyễn Công Trứ cưỡi bò từ Kinh đô về quê. Dân Kinh kỳ đổ ra xem quan

Phủ doãn về quê theo kiểu lạ lùng chưa từng có xưa nay.

Hành động ấy là một sự thách thức đối với hệ thống quan lại bất tài, thối nát vì tham nhũng của triều

Nguyễn bấy giờ. Hồi xưa Mã Viện đi chinh chiến phương Nam, khi về chở đầy xe ý dĩ (bo bo), bị người ta

truyền tai nhau là xe vàng ngọc. Nguyễn Công Trứ không muốn bị thế gian đàm tiếu, bị bọn nịnh thần nhân

dịp này xúc xiểm rằng quan Phủ doãn Nguyễn Công Trứ mang nhiều vàng bạc về quê sau ba chục năm làm

quan.

Hành động ấy cũng khẳng định Nguyễn Công Trứ không còn luyến tiếc gì hư vinh mà triều đình đem lại.

Làm quan xong, ông không cưỡi ngựa nữa, vì ngựa là con vật của “công vụ”, của triều đình, đi ngựa là biểu

tượng của quyền lực hay quyền quý cao sang. Nay về nghỉ, ông cưỡi bò- con vật bình thường của làng quê,

như một lão nông, như người chăn bò chính hiệu.

Nói tóm lại, qua bài thơ của Giang Văn Hiển, Kinh kỳ ngự sử, và nhất là bài của Ngô Bỉnh Đức, án sát sứ

Hải Dương, chúng ta có thể hiểu thông câu thơ trong Bài ca ngất ngưởng, va có thể đính chính được cách

hiểu sai lầm trong sách giáo khoa hiện hành cũng như thí điểm, trong Tổng tập văn học Việt Nam và các

tuyển tập thơ về Nguyễn Công Trứ. Ngay cả cái biệt danh “Hoàng Độc Thi Nhân” cũng không phải chủ

yếu nói về giai đoạn ở quê nhà của Nguyễn Công Trứ mà chính là nói về hành động cưỡi bỏ ở ngay Kinh

đô, vì hành động như thế mới gây ấn tượng mạnh mẽ, mới thực sự là ngất ngưởng.

2. VĂN BẢN BÀI CA NGẤT NGƯỞNG

Bài ca ngất ngưởng được đưa vào hầu hết các tập sách về Nguyễn Công Trứ. Chung quy lại từ trước tới nay

bài thơ này có hai dị bản. Bên cạnh đó, trong Gia phả tập biên đã nói ở trên cũng có một dị bản nữa, như

vậy tổng cộng là có ba dị bản. Dưới đây chúng tôi xin giới thiệu văn bản Bài ca ngất ngưởng trong Gia phả

tập biên, đồng thời tiến hành so sánh với hai bản hiện hành để đánh giá giá trị của từng văn bản. Để tiện

trình bày xin quy ước như sau:

Hocmai.vn – Website học trực tuyến số 1 tại Việt Nam

Khóa học: Ngữ văn 11 – thầy Phạm Hữu Cường Bài ca ngất ngưởng – Nguyễn Công Trứ

Tổng đài tư vấn: 1900 58-58-12 - Trang | 26-

- Bản A: bản Bài ca ngất ngưởng trong Gia phả tập biên, ký hiệu VHc 02867 (Thư viện Hán Nôm) mà

chúng tôi đã giới thiệu ở phần trên. Bản này được dùng làm bản trục.

- Bản B: bản Bài ca ngất ngưởng trong Văn đàn bảo giám của Trần Trung Viên ([9]). Bản này cũng giống

với bản trong Việt Nam ca trù biên khảo của Đỗ Đoàn Bằng, Đỗ Trọng Huề ([10]), chắc là Việt Nam ca trù

biên khảo sử dụng văn bản Văn đàn bảo giám hoặc cùng lấy từ một nguồn.

- Bản C: Thơ văn Nguyễn Công Trứ của Trương Chính (sđd, tr.141-142). Bản này cũng được sử dụng trong

Tổng tập văn học VN tập 16, Nguyễn Công Trứ- tác giả, tác phẩm, giai thoại do Nguyễn Viết Ngoạn biên

soạn([11]), sách giáo khoa Văn 11 hiện hành (hợp nhất chỉnh lý năm 2000), Ngữ văn 10 (sách giáo khoa thí

điểm)…

Sau đây là bản Bài ca ngất ngưởng trong Gia phả tập biên (ký hiệu VHc 02867)- bản A:

Vũ trụ nội mạc phi phận sự,

Ông Hy Văn tài bộ đã vào lồng,

Khi Thủ khoa, khi Tham tán, khi Tổng đốc Đông,

Gồm thao lược đã nên tay ngất ngưởng.

Lúc Bình Tây cờ đại tướng (a),

Có khi về Phủ doãn Thừa Thiên,

Đô môn giải tổ chi niên,

Nhạc (b) ngựa bò vàng đeo ngất ngưởng.

Kìa núi nọ phau phau mây trắng,

Tay kiếm cung mà nên dáng(c) từ bi,

Gót tiên theo đủng đỉnh một đôi dì,

Bụt cũng nực cười ông ngất ngưởng.

Được mất dương dương người tái thượng (d),

Khen chê phơi phới trận thu phong (e),

Khi thơ khi rượu lúc cắc tùng(f),

Không Bụt(g) không Tiên không vướng tục.

Không(h) Trái, Nhạc(i) cũng phường Mai Phúc(j),

Nghĩa vua tôi cho vẹn đạo sơ chung,

Trong triều ai ngất ngưởng như ông(k).

(Công ký quy hưu, lư vu Cảm Sơn tự thời tác, nghĩa là: Ông đã về hưu, làm nhà ở cạnh chùa Cảm Sơn mà

làm ra)

Về nhan đề, phần lớn đều ghi là Bài ca ngất ngưởng, nhưng bản B chỉ có “Ngất ngưởng”. Bản A không có

nhan đề.

(a) Bản B: Lúc Bình Tây cầm cờ đại tướng; Bản C giống bản A. Bản B có vẻ thuận tai dễ hát hơn vì nó là

câu thất ngôn, trong khi đó bản A và C lại “đảo phách” bằng câu lục ngôn.

Hocmai.vn – Website học trực tuyến số 1 tại Việt Nam

Khóa học: Ngữ văn 11 – thầy Phạm Hữu Cường Bài ca ngất ngưởng – Nguyễn Công Trứ

Tổng đài tư vấn: 1900 58-58-12 - Trang | 27-

(b) Bản B, C: “Đạc”. “Đạc” hay “nhạc” không khác về ý nghĩa, nhưng nếu nói về đồ vật treo ở cổ ngựa thì

“đạc” chính xác hơn.

(c) Bản B: “dáng”, Bản C: “dạng”. Thực ra ở đây chỉ là một chữ Nôm, nhưng được phiên âm khác nhau.

Chúng tôi cho rằng là chữ Nôm thì nên phiên là “dáng” như bản B thì hợp lý hơn..

(d) Bản B: “người thái thượng”, Bản C giống bản A. Chúng tôi cho rằng “người tái thượng”- người trên ải,

lấy từ tích “Tái ông thất mã” phù hợp hơn là “Thái thượng”. “Thái thượng” hiểu theo nghĩa là “thái cổ” hay

“Thái Thượng Lão Quân” đều không đúng vì mặc dù về nghĩa không có gì khác với “tái thượng”, nhưng về

hình thức thì ít ai gọi “Thái thượng” thay cho “Thái cổ” hay “Thái thượng lão quân cả”.

(e) Bản B, C: “ngọn đông phong”. Bản B, C hay hơn bản A (trận thu phong) vì trận thu phong vừa có vẻ

mạnh lại có cảm giác buồn chứ không phơi phới được.

(f) Bản B, C: “Khi ca khi tửu khi cắc khi tùng” có vẻ thuận tai, dễ hát hơn bản A “Khi thơ khi rượu lúc cắc

tùng”.

(g) Bản B, C: “Không Phật”. Bản A: “Bụt” nghe dân dã hơn, nhưng có vẻ chỉ nhân vật cụ thể chứ không

phải tôn giáo.

(h) Bản B, C: “Chẳng” thuận tai hơn bản A là “Không”

(i) Bản B: “Hàn, Nhạc”, Bản C: “Trái, Nhạc”.

(j) Bản B: “Mai Phúc”, Bản C: “Hàn, Phú”

Gộp chung cả (i), (j) lại thì:

“Không Trái, Nhạc cũng phường Mai Phúc” (Bản A)

“Chẳng Hàn, Nhạc cũng phường Mai Phúc” (Bản B)

“Chẳng Trái, Nhạc cũng phường Hàn, Phú” (Bản C)

bản nào hợp lý hơn?

Hàn, Nhạc là Hàn Kỳ, Nhạc Phi là những danh thần, danh tướng hạng nhất đời Tống. Trái là Trái Tuân,

danh thần đời Hán. Mai Phúc là danh nho và ẩn sĩ đời Hán([12]).

Như vậy về ý nghĩa:

- Bản B có vẻ hợp lý hơn cả, vì ý của nó là: Chẳng làm được danh thần, danh tướng như Hàn Kỳ, Nhạc Phi

thì cũng làm được danh nho và ẩn sĩ như Mai Phúc, như vậy khá thông suốt.

- Bản A thì ngoài việc từ “Không” không hay bằng “Chẳng” thì còn kém hay hơn bản B do chữ “Trái,

Nhạc”. Đó là danh thần, danh tướng hai đời khác nhau: Hán và Tống.

- Bản C có vẻ kém hợp lý nhất, vì: Hàn Kỳ, Phú Bật là những danh thần hạng nhất của nhà Tống, cho nên

viết là: Chẳng làm được danh thần như Trái Tuân đời Hán, Nhạc Phi đời Tống thì cũng làm danh thần hạng

nhất như Hàn Kỳ, Phú Bật đời Tống, là không hợp lý.

Nhưng về hình thức thì Bản C có vẻ hay hơn cả, vì Trái, Nhạc là hai người, mà Hàn, Phú cũng hai người,

có vẻ cân đối. Trong khi đó bản A, B: “Mai Phúc”, chỉ là một người, rõ ràng là không cân đối bằng.

Hocmai.vn – Website học trực tuyến số 1 tại Việt Nam

Khóa học: Ngữ văn 11 – thầy Phạm Hữu Cường Bài ca ngất ngưởng – Nguyễn Công Trứ

Tổng đài tư vấn: 1900 58-58-12 - Trang | 28-

(k) Bản B: “Đời ai ngất ngưởng như ông”. Bản C giống bản A (Trong triều ai ngất ngưởng như ông). Quy

tắc của câu kết trong bài hát nói là phải lục ngôn, nên bản B (Việt nam ca trù biên khảo, Văn đàn bảo giám)

là hợp lý nhất.

Kết luận:

Từ những phân tích như trên, có thể thấy rằng:

- Bản A (bản Gia phả tập biên) là bản gần với nguyên tác nhất, nếu không nói nó chính là nguyên tác, vì nó

được chép trong Gia phả.

- Bản B (Văn đàn bảo giám, Việt Nam ca trù biên khảo) có lẽ được chép theo các văn bản hát nói trong các

sách ca trù, như vậy nó đã được người hát sửa lại, nên đúng với quy tắc hát nói nhất..

- Bản C (Thơ văn Nguyễn Công Trứ của Trương Chính) là bản suôn sẻ hơn cả, đồng thời cũng là bản được

lưu hành rộng rãi nhất hiện nay. Chúng tôi nghĩ có lẽ bản này đã được dân gian sửa lại và không loại trừ cả

chính tác giả nữa.

Vì vậy trong sách giáo khoa hay những tuyển tập chính thức về ông có thể dùng dùng bản Bài ca ngất

ngưởng trong Thơ văn Nguyễn Công Trứ của Trương Chính (bản C), nhưng cũng nên có chú thích thêm về

văn bản của bài này để người đọc có cái nhìn toàn cục, rõ ràng hơn, đầy đủ hơn. Riêng câu cuối cùng, theo

quy tắc của thể hát nói, câu này bao giờ cũng là câu lục ngôn, vì vậy dùng thất ngôn như sách giáo khoa

hiện nay (theo bản C) là không đúng. Câu này phải là lục ngôn, nên dùng câu như bản B (Văn đàn bảo

giám, Việt Nam ca trù biên khảo) mới đúng : “Đời ai ngất ngưởng như ông”.

CHÚ THÍCH

[1] Văn 11, sách chỉnh lý hợp nhất năm 2000 của NXB Giáo dục, HN, 2002, tr.18

[2] Thơ văn Nguyễn Công Trứ, Trương Chính biên soạn, NXB.Văn học, HN, 1983

[3] Hy Văn tướng công di truyện, Hồng Liên Lê Xuân Giáo biên soạn, Bộ Văn hóa Giáo dục và Thanh niên

xuất bản, SG, 1973, tr.50

[4] Tổng tập văn học Việt Nam, tập 16, NXB.Khoa học xã hội, HN, 1997, tr.119

[5] Ngữ văn 10 (sách thí điểm) , NXB.Giáo dục 2003, tr.144

[6] Nguyễn Công Trứ- con người, cuộc đời và thơ, Nhiều tác giả, NXB.Hội Nhà văn, HN 1996

[7] Anh Nguyễn Hữu Tưởng, cán bộ Viện Nghiên cứu Hán Nôm đã chỉ cho chúng tôi tư liệu này. Nhân đây

chúng tôi xin gửi lời cám ơn anh.

[8] Hai câu trong tài liệu của Lê Xuân Giáo như sau: “Tự cường bất tức suy càn đạo/ Bác lãm quần thư

duyệt cổ câm” (Tự cường không dứt suy càn đạo/ Kho sách xem cùng duyệt cổ câm). Chúng tôi chưa rõ

soạn giả dựa vào tài liệu nào. Theo tôi, hai câu của bài thơ trong Gia phả tập biên mà chúng tôi sử dụng,

hay hơn.

[9] Văn đàn bảo giám của Trần Trung Viên, NXB.Văn học tái bản, 1998

[10] Việt Nam ca trù biên khảo của Đỗ Đoàn Bằng, Đỗ Trọng Huề, NXB.TP.HCM tái bản, 1994

[11] Nguyễn Công Trứ- tác giả, tác phẩm, giai thoại, Nguyễn Viết Ngoạn biên soạn, NXB.Đại học Quốc

gia TP.HCM, 2002

Hocmai.vn – Website học trực tuyến số 1 tại Việt Nam

Khóa học: Ngữ văn 11 – thầy Phạm Hữu Cường Bài ca ngất ngưởng – Nguyễn Công Trứ

Tổng đài tư vấn: 1900 58-58-12 - Trang | 29-

[12] Mai Phúc: người đời Hán, học giả nghiên cứu về Kinh Thư và Kinh Xuân thu. Làm quan Nam Xương

úy, sau bỏ quan về ẩn dật, đọc sách để dưỡng tính. Gặp lúc quyền thần lộng hành, ông dâng sớ xin tước bỏ

quyền bính của chúng, nhưng triều đình không nghe. Đến khi Vương Mãng chấp chính, Mai Phúc bỏ nhà đi

ngao du. Người ta đồn rằng: ông đến Cửu Giang thì thành tiên.

G. Khi “Thăm nhà thờ Nguyễn Công Trứ”, nhà thơ Hồng Nhu tâm sự:

Giật mình gặp một ánh nhìn,

Trẻ xanh như lá nổi chìm như mây.

Nguyễn công ôi Nguyễn công đây,

Mắt cười cợt ngắm tháng ngày đi qua.

Gió mưa một cõi giang hà,

Lên voi xuống chó vào ra sự đời.

Tướng thì tướng thật cũng oai,

Lính thì lính cũng là nòi trời ơi.

Khi vui thì chạy làm người,

Khi buồn thì đứng giữa trời làm thông !...

Một vùng Uy Viễn Tướng công,

Bàn thờ nghi ngút bóng bồng khói hương.

Thuỳ dương dừng lại bên đường,

Sững sờ hạ cháy đỏ tường vông vang.

Nhấp nhô điệu ví gái làng,

Ngực như nón úp hai hàng đò đưa.

Ước gì trở lại ngày xưa,

Nguyễn công rũ áo thơ vừa vút lên.

Tôi nay xin được theo liền,

Hát rằng “tứ thập niên tiền...” mà chơi...

Giáo viên: Phạm Hữu Cường

Nguồn: Hocmai.vn

Hocmai.vn – Website học trực tuyến số 1 tại Việt Nam

Tổng đài tư vấn: 1900 58-58-12 -

5 LỢI ÍCH CỦA HỌC TRỰC TUYẾN

Ngồi học tại nhà với giáo viên nổi tiếng.

Chủ động lựa chọn chương trình học phù hợp với mục tiêu và năng lực.

Học mọi lúc, mọi nơi.

Tiết kiệm thời gian đi lại.

Chi phí chỉ bằng 20% so với học trực tiếp tại các trung tâm.

4 LÍ DO NÊN HỌC TẠI HOCMAI.VN

Chương trình học được xây dựng bởi các chuyên gia giáo dục uy tín nhất.

Đội ngũ giáo viên hàng đầu Việt Nam.

Thành tích ấn tượng nhất: đã có hơn 300 thủ khoa, á khoa và hơn 10.000 tân sinh viên.

Cam kết tư vấn học tập trong suốt quá trình học.

CÁC CHƯƠNG TRÌNH HỌC CÓ THỂ HỮU ÍCH CHO BẠN

Là các khoá học trang bị toàn

bộ kiến thức cơ bản theo

chương trình sách giáo khoa

(lớp 10, 11, 12). Tập trung

vào một số kiến thức trọng

tâm của kì thi THPT quốc gia.

Là các khóa học trang bị toàn

diện kiến thức theo cấu trúc của

kì thi THPT quốc gia. Phù hợp

với học sinh cần ôn luyện bài

bản.

Là các khóa học tập trung vào

rèn phương pháp, luyện kỹ

năng trước kì thi THPT quốc

gia cho các học sinh đã trải

qua quá trình ôn luyện tổng

thể.

Là nhóm các khóa học tổng

ôn nhằm tối ưu điểm số dựa

trên học lực tại thời điểm

trước kì thi THPT quốc gia

1, 2 tháng.