de an qtcl-lethiphuongdung

15
BGIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HC KINH TTHÀNH PHHCHÍ MINH KHOA KINH TPHÁT TRIN NĂM HỌC 2013-2015 MÔN HC QUN TRCHẤT LƯỢNG CƠ SỞ Y TNÂNG CAO CHẤT LƯỢNG PHÒNG XÉT NGHIM Y KHOA TI TRUNG TÂM Y TDPHÒNG QUN 7-TPHCM ĐỀ ÁN CÁ NHÂN LP: CAO HC KINH TVÀ QUN TRSC KHOTEAMWORK: BUSH HC VIÊN: LÊ THPHƯƠNG DUNG Thành phHChí Minh, THÁNG 11/2014

Upload: ngoc-thanh

Post on 07-Jul-2016

223 views

Category:

Documents


0 download

DESCRIPTION

De an QTCL

TRANSCRIPT

Page 1: De an QTCL-lethiphuongdung

Học viên: Lê Thị Phương Dung Page 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KHOA KINH TẾ PHÁT TRIỂN

NĂM HỌC 2013-2015

MÔN HỌC QUẢN TRỊ CHẤT LƯỢNG CƠ SỞ Y TẾ

NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG PHÒNG XÉT

NGHIỆM Y KHOA TẠI TRUNG TÂM Y

TẾ DỰ PHÒNG QUẬN 7-TPHCM

ĐỀ ÁN CÁ NHÂN

LỚP: CAO HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ SỨC KHOẺ

TEAMWORK: BUSH

HỌC VIÊN: LÊ THỊ PHƯƠNG DUNG

Thành phố Hồ Chí Minh, THÁNG 11/2014

Page 2: De an QTCL-lethiphuongdung

MỤC LỤC

I. Giới thiệu đề tài:........................................................................................................... 1

1. Đặt vấn đề: ............................................................................................................. 1

2. Mục tiêu nghiên cứu: ............................................................................................. 1

II. Cơ sở lý luận: ............................................................................................................. 2

1. Sơ lược về khoa xét nghiệm-Trung tâm y tế dự phòng Quận 7: ........................... 2

2. Giới thiệu phương pháp 5S .................................................................................... 3

III. Phương pháp nhiên cứu: ............................................................................................ 5

1. Phương pháp nghiên cứu: ...................................................................................... 5

2. Địa điểm nghiên cứu: ............................................................................................. 6

3. Đối tượng nghiên cứu: ........................................................................................... 6

4. Phương pháp kiểm tra đảm bảo chất lượng xét nghiệm: ....................................... 6

IV. Kết quả nghiên cứu ................................................................................................... 7

1. X ây dựng sơ đồ quy trình xét nghiệm một cửa: (luồng đi chuyển một chiều): .... 7

2. Mô hình sàn phòng xét nghiệm được sắp xép hợp lý các vị trị công việc: ........... 8

3. Thực hiện nguyên tắc 5S: ...................................................................................... 9

V. Kết luận- Ý nghĩa nghiên cứu ................................................................................. 11

VI. Tài liệu tham khảo: .................................................................................................. 12

Page 3: De an QTCL-lethiphuongdung

KÝ HIỆU VIẾT TẮT

Ký hiệu công việc:

XN: Xét nghiệm

QLCL: Quản lý chất lượng (cố định)

LM-PL: Lấy mẫu-Phân loại (luân chuyển)

HIV: HIV test nhanh (cố định)

SH: Chạy Sinh hóa (luân chuyển)

GS-KT: Giám sát-Kiểm tra (cố định)

HH: Chạy Huyết học (luân chuyển)

LS-TK-BC: Lưu sổ-Thống kê-Báo cáo (cố định)

MD:Miễn dịch (luân chuyển)

K: Kho (cố định)

HT-SP: Soi tươi phân-Soi tươi huyết trắng (luân chuyển)

RS-PAP: đọc lam rốt rét, PAP’s MEAR (cố định)

NT: Phân tích nước tiểu (luân chuyển)

VS: Xét nghiệm vi sinh

Page 4: De an QTCL-lethiphuongdung

Đề án cá nhân- Môn:Quản trị chất lượng cơ sở y tế

Học viên: Lê Thị Phương Dung Page 1

I. Giới thiệu đề tài:

1. Đặt vấn đề:

Trong những năm qua, hệ thống xét nghiệm y khoa ở nước ta đã phát triển mạnh

mẽ và toàn diện, góp phần rất quan trọng vào công việc chẩn đoán và điều trị bệnh ở các

phòng khám, bệnh viện trong cả nước. Bên cạnh những thành tựu lớn lao vẫn còn những

bất cập cần phải giải quyết sớm (như: người phụ trách phòng xét nghiệm y khoa chung ở

tuyến tỉnh, huyện và các cơ sở tư nhân còn yếu về năng lực và trình độ; nhiều người

chưa có chứng chỉ; qui trình kiểm tra phòng xét nghiệm còn nặng về hành chính, thủ tục,

nhẹ về kỹ thuật và chưa thường xuyên... Công tác phục vụ bệnh nhân còn tốn nhiều thời

gian, nhiều bất tiện khi làm xét nghiệm; bệnh nhân chưa được giải thích đầy đủ về lý do

làm xét nghiệm; xét nghiệm nơi này không được nơi khác chấp nhận; lạm dụng xét

nghiệm; chất lượng xét nghiệm của một số phòng xét nghiệm, nhất là ở tuyến tỉnh,

huyện chưa được tin tưởng....)

Để đảm bảo chất lượng xét nghiệm, nâng cao hiệu quả và chất lượng trong khám,

chữa bệnh, chính vì vậy tôi đã tiến hành đề tài nghiên cứu nâng cao chất lượng xét

nghiệm y khoa tại Trung tâm y tế dự phòng Quận 7 (một đơn vị y tế thuộc tuyến dưới).

Đây là một trong những phương pháp nhằm đảm bảo kết quả xét nghiệm đáng tin cậy

cho người bệnh.

2. Mục tiêu nghiên cứu:

Nâng cao chất lượng phòng xét nghiệm bao gồm kiểm tra về trang thiết bị phòng

xét nghiệm, tổ chức và quản lý phòng xét nghiệm, chất lượng thực hành chuyên môn của

cán bộ xét nghiệm.

Nâng cao chất lượng nhằm cung cấp những kết quả xét nghiệm có hiệu quả tối đa

cho sức khỏe người bệnh và cộng đồng, bao gồm công tác nội kiểm tra lẫn ngoại kiểm

tra.

Page 5: De an QTCL-lethiphuongdung

Đề án cá nhân- Môn:Quản trị chất lượng cơ sở y tế

Học viên: Lê Thị Phương Dung Page 2

II. Cơ sở lý luận:

1. Sơ lược về khoa xét nghiệm-Trung tâm y tế dự phòng Quận 7:

Từ sau khi được thành lập vào tháng 10/2008 cho đến nay, khoa đã có 05 nhân sự

(01 cử nhân xét nghiệm, 01 cử nhân công nghệ sinh học và 03 kỹ thuật viên xét nghiệm).

Các trang thiết bị như máy huyết học 18 và 22 thông số, máy sinh hóa tự động, máy

nước tiểu, máy ly tâm vẫn đang được sử dụng và bảo quản theo đúng quy định của từng

loại máy. Trong thời gian hoạt động, khoa đã thực hiện đầy đủ các xét nghiệm cơ bản

phục vụ cho công tác chuyên môn như: công thức máu, các xét nghiệm sinh hóa về chức

năng gan, thận, tiểu đường, tim mạch, tiêm ngừa viêm gan siêu vi B, xét nghiệm tổng

phân tích nước tiểu, soi phân tìm ký sinh trùng đường ruột, soi tươi huyết trắng. Ngoài ra

còn xét nghiệm cơ bản trong điều trị HIV, các chương trình lây truyển từ mẹ sang con và

tham gia đoàn khám sức khỏe theo sự phân công của Ban Giám đốc; thực hiện lấy mẫu

và tham gia bảo quản mẫu xét nghiệm; gửi tuyến trên những mẫu máu dương tính bằng

kỹ thuật test nhanh trong chẩn đoán sàng lọc HIV; thực hiện nghiêm túc trả lời kết quả

xét nghiệm, báo cáo, thống kê đúng quy định; hỗ trợ cho phòng xét nghiệm thuộc phòng

khám Bác sĩ Gia Đình tại TYT Tân Hưng, TYT Tân Quy, TYT Tân Phú.

BẢNG PHÂN CÔNG CÔNG VIỆC NHÂN SỰ KHOA XN

Page 6: De an QTCL-lethiphuongdung

Đề án cá nhân- Môn:Quản trị chất lượng cơ sở y tế

Học viên: Lê Thị Phương Dung Page 3

SƠ ĐỒ TỔ CHỨC PHÒNG XÉT NGHIỆM TRUNG TÂM Y TẾ DỰ

PHÒNG QUẬN 7

2. Giới thiệu phương pháp 5S:

Lịch sử phát triển của 5S: 5S được áp dụng lần đầu tiên vào thế kỷ 16 ở công ty

Toyota và phát triển rất nhanh sau đó ở các công ty Nhật Bản. Sau đó được phổ biến

sang nhiều nước khác. Ở Việt Nam, 5S lần đầu tiên được áp dụng vào năm 1993, ở 1

công ty Nhật (Vyniko). 5S là nền tảng cơ bản để thực hiện các hệ thống đảm bảo chất

lượng xuất phát từ quan điểm: Nếu làm việc trong một môi trường lành mạnh, sạch đẹp,

thoáng đãng, tiện lợi thì tinh thần sẽ thoải mái hơn, năng suất lao động sẽ cao hơn và có

điều kiện để việc áp dụng một hệ thống quản lý chất lượng hiệu quả hơn .

PHÓ GIÁM ĐỐC

Bác sĩ

TRƯỞNG KHOA XN-QLCL

Cử nhân xét nghiệm

NHÂN VIÊN

VS

Cử nhân vi sinh

NHÂN VIÊN

SH-HH

Kỹ thuật viên

xét nghiệm

NHÂN VIÊN

SH-HH

Kỹ thuật viên

xét nghiệm

GIÁM ĐỐC

Bác sĩ

NHÂN VIÊN

SH-HH

Kỹ thuật viên xét

nghiệm

Page 7: De an QTCL-lethiphuongdung

Đề án cá nhân- Môn:Quản trị chất lượng cơ sở y tế

Học viên: Lê Thị Phương Dung Page 4

05 giai đoạn thực hiện 5S:

SERI (Sàng lọc): Là xem xét, phân loại, chọn lựa và loại bỏ những thứ không cần thiết

tại nơi làm việc

SEITON (Sắp xếp): Là bố trí, sắp đặt mọi thứ ngăn nắp theo trật tự hợp lý để dễ dàng,

nhanh chóng cho việc sử dụng

SEISO (Sạch sẽ): Là giữ gìn vệ sinh tại nơi làm việc, máy móc, thiết bị để đảm bảo môi

trường, mỹ quan tại nơi làm việc:

SEIKETSU (Săn sóc): Là liên tục duy trì, cải tiến nơi làm việc bằng: Seri, Seiton và

Seiso.

SHITSUKE (Sẵn sàng): Là tạo thói quen tự giác tuân thủ nghiêm ngặt các qui định tại

nơi làm việc.

Page 8: De an QTCL-lethiphuongdung

Đề án cá nhân- Môn:Quản trị chất lượng cơ sở y tế

Học viên: Lê Thị Phương Dung Page 5

Mục đích của 5S: Đề cao tinh thần tự giác thực hiện của mỗi cá nhân

Mỗi người là một chủ sở hữu quá trình thực hiện

Lợi ích của 5S:

Tối ưu hoá công việc Tiết kiệm thời gian

Tăng độ an toàn Nâng cao hiệu suất lao động

Giảm giá thành Giao sản phẩm đúng hẹn

Nâng cao chất lượng sản phẩm Nâng cao chất lượng cuộc sống

III. Phương pháp nghiên cứu:

1. Phương pháp nghiên cứu:

CHU TRÌNH 5 GIAI ĐOẠN THỰC HIỆN 5

Thực hiện tốt 5S sẽ đóng góp cho các yếu tố PQCDSM:

Cải tiến Năng suất (P – Productivity) Nâng cao Chất lượng (Q – Quality)

Giảm chi phí (C – Cost) Giao hàng đúng hạn (D – Delivery)

Đảm bảo an toàn (S – Safety) Nâng cao tinh thần (M – Morale)

2. Địa điểm nghiên cứu:

Page 9: De an QTCL-lethiphuongdung

Đề án cá nhân- Môn:Quản trị chất lượng cơ sở y tế

Học viên: Lê Thị Phương Dung Page 6

Phòng xét nghiệm TTYTDPQ7

3. Đối tượng nghiên cứu: nhân sự, trang thiết bị, máy móc,dụng cụ, tài liệu, hồ sơ,

các quy trình, các quy chuẩn trong phòng xét nghiệm.

4. Phương pháp kiểm tra đảm bảo chất lượng xét nghiệm:

Nội kiểm được tiến hành song song cùng với mẫu bệnh phẩm sử dụng mẫu

chuẩn Assayed Chemistry Control của Bio-rad hằng ngày và sau tất cả các mẫu bệnh

phẩm bất thường nhằm mục đích:

Đánh gía những kết quả xét nghiệm được thực hiện ở phòng xét nghiệm

Đảm bảo tính tin cậy của các kết quả xét nghiệm .

Giúp cho phòng xét nghiệm tự đánh giá được giá trị của kỹ thuật xét nghiệm .

Có thể so sánh kết quả xét nghiệm của mình với kết quả của phòng xét nghiệm

khác áp dụng cùng loại kỹ thuật xét nghiệm

Ngoại kiểm là quy trình phân tích những mẫu bệnh phẩm không biết nồng độ do

một cơ sở ngoài phòng xét nghiệm gửi tới các kết quả phân tích mẫu đó được đánh giá

nhận định bằng so sánh đối chiếu với một giá trị đã được xác lập trước. Nhằm mục đích

so sánh kết quả xét nghiệm từ nhiều phòng xét nghiệm khác nhau, xét nghiệm cùng một

mẫu với cùng kỹ thuật. Mục đích tham gia ngoại kiểm tra là:

Đảm bảo sự tin cậy cho những người sử dụng, cả thầy thuốc lẫn bệnh nhân, kết

quả xét nghiệm đảm bảo chính xác, tin cậy.

Đánh giá và so sánh chất lượng xét nghiệm của các phòng xét nghiệm khác nhau

ở mức độ khu vực, quốc gia hoặc quốc tế.

Xác định được những sai số về kết quả xét nghiệm và đề xuất những biện pháp

khắc phục.

Khuyến khích sử dụng phương pháp xét nghiệm chuẩn, hóa chất, máy xét nghiệm

chất lượng tốt

Page 10: De an QTCL-lethiphuongdung

Đề án cá nhân- Môn:Quản trị chất lượng cơ sở y tế

Học viên: Lê Thị Phương Dung Page 7

IV. Kết quả nghiên cứu:

1. Xây dựng sơ đồ quy trình xét nghiệm một cửa: (luồng đi chuyển một chiều)

Bs lâm sàng chỉ định XN

( nhập dữ liệu trên hệ thống phần mềm máy tính)

BN tới phòng tiếp nhận mẫu thuộc khoa XN

NV XN xem xét kiểm tra thông tin trên Phiếu XN của BN

(đối chiếu với thông tin trên phần mềm)

NV XN cần xác định cụ thể loại bệnh phẩm cần thu thập

(máu, nước tiểu, phân…)

NV XN thu thập mẫu bệnh phẩm

( lấy máu BN, tiếp nhận mẫu nước tiểu, phân…)

Mẫu được chấp nhận hoặc bị từ chối

NV XN hẹn với BN về thời gian trả kết quả ứng với từng loại mẫu

NV XN tiến hành phân loại từng mẫu theo đúng yêu cầu XN và được vận

chuyển vào phòng phân tích mẫu

NV XN hoàn tất việc kiểm tra chất lượng hàng ngày

(chạy QC, ktra thuốc thử, đảm bảo th.bị hoạt động tốt)

Mẫu bệnh phẩm được phân tích theo yêu cầu

Xem xét, phân tích kết quả thu được, đảm bảo chính xác

GIAI

ĐOẠN

TRƯỚC

XN

GIAI

ĐOẠN

TRONG

XN

Page 11: De an QTCL-lethiphuongdung

Đề án cá nhân- Môn:Quản trị chất lượng cơ sở y tế

Học viên: Lê Thị Phương Dung Page 8

Kết quả XN được ghi lại vào sổ ghi chép

(nhập dữ liệu KQ vào hệ thống phần mềm)

Trả kết quả cho BN

Lưu tài liệu + hồ sơ

2. Mô hình sàn phòng xét nghiệm được sắp xép hợp lý các vị trị công việc:

GIAI

ĐOẠN

SAU

XN

Page 12: De an QTCL-lethiphuongdung

Đề án cá nhân- Môn:Quản trị chất lượng cơ sở y tế

Học viên: Lê Thị Phương Dung Page 9

3. Thực hiện nguyên tắc 5S:

TRƯỚC 5S SAU 5S

TRƯỚC 5S SAU 5S

TOÀN DIỆN PHÒNG XN TTYTDPQ7

HÌNH 1 HÌNH 2

Page 13: De an QTCL-lethiphuongdung

Đề án cá nhân- Môn:Quản trị chất lượng cơ sở y tế

Học viên: Lê Thị Phương Dung Page 10

HÌNH 3 HÌNH 4

HÌNH 5 HÌNH 6

HÌNH 7 HÌNH 8

Page 14: De an QTCL-lethiphuongdung

Đề án cá nhân- Môn:Quản trị chất lượng cơ sở y tế

Học viên: Lê Thị Phương Dung Page 11

HÌNH 9 HÌNH 10

V. Kết luận-Ý nghĩa của nghiên cứu:

Khi thực hiện phương pháp 5S thành công, nhìn chung cụ diện phòng xét nghiệm

tại đơn vị thì những thứ không cần thiết sẽ được loại bỏ khỏi nơi làm việc, những vật

dụng cần thiết được xếp ngăn nắp, gọn gàng, đặt ở những vị trí thuận tiện cho nhân viên

thực hiện công tác chuyên môn, máy móc thiết bị trở nên sạch sẽ, được bảo dưỡng, bảo

quản. Từ các hoạt động 5S sẽ nâng cao tinh thần tập thể, khuyến khích sự hoà đồng của

mọi người, qua đó nhân viên trong khoa sẽ có thái độ tích cực hơn, có trách nhiệm và ý

thức hơn với công việc.

Nâng cao quản lý chất lượng phòng xét nghiệm là một mục tiêu vô cùng quan trọng trong

chuyên môn, rất cần thiết trong chẩn đoán lâm sàng, tiên lượng cũng như điều trị bệnh. Vì

vậy các xét nghiệm cần phải có độ chính xác và tin cậy rất cao. Và điều này phụ thuộc

vào nhiều yếu tố như trang thiết bị, hóa chất và con người.

Điều kiện tiên quyết cho sự thành công khi thực hiện nguyên tắc 5S nói riêng hay

tất cả quá trình nâng cao chất lượng phòng xét nghiệm là sự hiểu biết và ủng hộ của lãnh

đạo trong việc hình thành các nhóm công tác và chỉ đạo thực hiện

Page 15: De an QTCL-lethiphuongdung

Đề án cá nhân- Môn:Quản trị chất lượng cơ sở y tế

Học viên: Lê Thị Phương Dung Page 12

Đào tạo cho mọi người nhận thức được ý nghĩa của việc tải tiến chất lượng. Khi

đã có nhận thức và có phương tiện thì mọi người sẽ tự giác tham gia và chủ động trong

các hoạt động vì chất lượng.

Bí quyết thành công khi thực hiện nâng cao chất lượng là tạo ra một môi trường

khuyến khích được sự tham gia của mọi người

Thực hiện chương trình 5S là sự lặp lại không ngừng các hoạt động nhằm duy trì

và cải tiến công tác quản lý.

VI. Tài liệu tham khảo:

1. Tài liệu nâng cao chất lượng phòng xét nghiệm y khoa (2012), Trung tâm

kiểm chẩn xét nghiệm Thành phố Hồ Chí Minh

2. Báo cáo kế hoạch hoạt động và phương hướng phát triển trong thời gian tới

(20092014), Khoa xét nghiệm Trung tâm Y tế Dự phòng Quận 7, Lưu hành nội bộ

3. Bộ môn Tổ chức y tế - giáo dục sức khỏe - tâm lý y học, khoa y tế công cộng,

trường đại học y dược Cần Thơ (2006), Tổ chức và quản lý y tế.

4. Kiểm soát hiệu quả kinh tế: Quản lý chất lượng và năng suất của các quy

trình xét nghiệm (Cost-Effective Quality Control: Managing the Quality and

Productivity of Analytical Processes) , Westgard, J.O., P.L. Barry (1986) xuất bản bởi

AACC.

5. Nghiên cứu áp dụng hệ thống quản lý chất lượng phòng xét nghiệm theo ISO

15189:2007, Huỳnh Hữu Duyên, đại học Y dược TPHCM, tập 15, Phụ bản của số 4, 2011

6. Nguyên tắc phương pháp 5S

http://vi.wikipedia.org/wiki/5S_%28ph%C6%B0%C6%A1ng_ph%C3%A1p%29

7. Mô hình thực hành 5S, http://www.nangsuatchatluong.vn