dạy học theo dự án

21
I. ĐẶT VẤN ĐỀ Vật lý là một môn học có nhiều ứng dụng quan trọng trong các lĩnh vực khoa học và đời sống. Những hiện tượng vật lý trong tự nhiên diễn ra vô cùng phong phú và thú vị, và gắn liền với thực tiễn. Vì vậy, làm thế nào để giúp học sinh hứng thú với môn học, khiến cho kiến thức học được ở trường của học sinh gắn liền với thực tiễn cuộc sống một phần phụ thuộc vào việc lựa chọn phương pháp dạy học của giáo viên. Một trong những phương pháp dạy học có thể đáp ứng được yêu cầu trên đó là phương pháp Dạy học theo dự án. Dạy học theo dự án có thể áp dụng cho nhiều lứa tuổi và bậc học khác nhau. Tuy nhiên, đối với học sinh lớp 9, các em đã đủ lớn để phân tích, nhận định, so sánh thông tin cũng như có các kĩ năng cần thiết để tìm kiếm và xử lí thông tin. Ví dụ: khả năng tìm kiếm thông tin trên Internet, làm điều tra, phỏng vấn đơn giản, xây dựng và trình chiếu. Nếu có sự định hướng và dẫn dắt tốt thì các em có thể hoàn thành tốt công việc được giao. Hơn nữa, chương trình Vật lý 9 có những bài học mang tính thực tế cao mà trong khả năng các em có thế biến thành dự án và có thể thực hiện được dự án của mình. Chính vì vậy tôi nảy ra một sáng kiến “Sử dụng phương pháp dạy học theo dự án trong giảng dạy một số bài ở môn Vật Lý 9” 1

Upload: nhungvatly

Post on 16-Jul-2015

216 views

Category:

Art & Photos


7 download

TRANSCRIPT

I. ĐẶT VẤN ĐỀ

Vật lý là một môn học có nhiều ứng dụng quan trọng trong các lĩnh vực khoa học

và đời sống. Những hiện tượng vật lý trong tự nhiên diễn ra vô cùng phong phú và thú

vị, và gắn liền với thực tiễn. Vì vậy, làm thế nào để giúp học sinh hứng thú với môn

học, khiến cho kiến thức học được ở trường của học sinh gắn liền với thực tiễn cuộc

sống một phần phụ thuộc vào việc lựa chọn phương pháp dạy học của giáo viên.

Một trong những phương pháp dạy học có thể đáp ứng được yêu cầu trên đó là

phương pháp Dạy học theo dự án.

Dạy học theo dự án có thể áp dụng cho nhiều lứa tuổi và bậc học khác nhau. Tuy

nhiên, đối với học sinh lớp 9, các em đã đủ lớn để phân tích, nhận định, so sánh thông

tin cũng như có các kĩ năng cần thiết để tìm kiếm và xử lí thông tin. Ví dụ: khả năng

tìm kiếm thông tin trên Internet, làm điều tra, phỏng vấn đơn giản, xây dựng và trình

chiếu. Nếu có sự định hướng và dẫn dắt tốt thì các em có thể hoàn thành tốt công việc

được giao.

Hơn nữa, chương trình Vật lý 9 có những bài học mang tính thực tế cao mà trong

khả năng các em có thế biến thành dự án và có thể thực hiện được dự án của mình.

Chính vì vậy tôi nảy ra một sáng kiến “Sử dụng phương pháp dạy học theo dự

án trong giảng dạy một số bài ở môn Vật Lý 9”

1

II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ

A. CƠ SỞ LÝ LUẬN

1. Dạy và học theo dự án là gì?

Dạy học theo dự án là một hình thức dạy học lấy hoạt động của người học làm

trung tâm. Quá trình giảng dạy luôn định hướng vào các khái niệm cơ bản của môn

học nhưng gắn liền với thực tế. Theo phương pháp này, người học phải tự mình giải

quyết các vấn đề và các nhiệm vụ có liên quan khác để có được kiến thức, có khả

năng giải quyết vấn đề và cho ra những kết quả thực tế

Bản chất của dạy học theo dự án là người học lĩnh hội kiến thức và kỹ năng

thông qua việc giải quyết một bài tập tình huống gắn với thực tiễn (bài tập dự án)

(project). Kết thúc dự án người học phải cho ra sản phẩm gắn với thực tiễn cụ thể.

2. Mục tiêu của dạy và học theo dự án

Tất cả các nội dung của môn học đều hướng tới các vấn đề của thực tiễn, gắn

kết nội dung học với cuộc sống thực.

Rèn luyện cho người học phát triển kĩ năng phát hiện và giải quyết vấn đề liên

quan đến nội dung học tập và cuộc sống.

Rèn luyện cho người học nhiều khả năng: tổ chức kiến thức, kỹ năng sống, làm

việc theo nhóm.

Giúp người học nâng cao kỹ năng sử dụng CNTT vào quá trình học tập và tạo

ra sản phẩm.

3. Vai trò của dạy và học theo dự án

Dạy học theo dự án giúp học sinh chuyển:

- Từ hình thức học thụ động sang hình thức học chủ động có định hướng.

- Từ thụ động ghi nhớ, lặp lại sang khám phá, tích hợp và trình bày.

- Từ nghe và đáp ứng sang truyền đạt và dám chịu trách nhiệm.

- Từ kiến thức đơn thuần về sự kiện, thuật ngữ, nội dung sang hiểu rõ quá trình.

- Từ lý thuyết sang vận dụng lý thuyết.

- Từ phụ thuộc vào GV sang chủ động tổ chức.

Nói chung, dạy học dựa trên dự án là tạo môi trường học tập mà ở đó giáo viên

hướng dẫn, thúc đẩy sự hiểu biết sâu hơn, phát huy tính tích cực, tự học, óc sáng tạo

của học sinh.

2

Dạy học theo dự án thể hiện rõ nét vai trò của người học cũng như người dạy.

Cụ thể:

- Vai trò của người học được thể hiện:

+ Học sinh làm việc theo nhóm

+ Học sinh (nhóm) thực hiện một dự án là một nội dung trong môn học gắn

liền với thực tế bằng cách thực hiện các vai được chỉ định.

+ Học sinh tự lực triển khai dự án theo quan điểm và cách tiếp cận của mỗi

người (nhóm) như: quyết định cách tiếp cận vấn đề, tự hoạch định và tổ chức các hoạt

động nhóm để giải quyết vấn đề).

+ Học sinh (nhóm) thu thập xử lý thông tin từ nhiều nguồn theo vai đảm

nhận. Từ đó tích lũy kiến thức, và nhiều giá trị khác từ quá trình làm việc của mình.

+ Học sinh hoàn thành việc học với các sản phẩm cụ thể từ dự án mình được

giao

+ Học sinh phải trình bày và bảo vệ sản phẩm có tích hợp công nghệ thông tin

của mình trước sự đánh giá của giáo viên và các nhóm khác.

- Vai trò của người dạy trong dạy học theo dự án:

+ Không dạy nội dung cần học theo cách truyền thống

+ Từ nội dung của môn học, tìm ra sự liên quan của nó đến các vấn đề thực

tiễn

+ Hình thành ý tưởng các dự án liên quan đến nội dung môn học

+ Xây dựng vai trò của người học trong dự án, nêu yêu cầu và đặc điểm của

kết quả sau khi dự án hoàn thành. Hướng vai trò của người học gắn với nội dung cần

học.

+ Trong suốt quá trình giáo dạy, vai trò của giáo viên là hướng dẫn và tham

vấn chứ không phải là “cầm tay chỉ việc” để người học (nhóm) phát huy khả năng tự

giải quyết vấn đề, khả năng sáng tạo và xử lý tình huống.

B. CƠ SỞ THỰC TIỄN

Như chúng ta đã biết, với phương pháp dạy học cũ, việc dạy học là việc truyền

thụ kiến thức mang tính một chiều, người thầy đóng vai trò là trung tâm trong việc

truyền đạt kiến thức. Vì vậy, việc tiếp thu kiến thức của học sinh rất thụ động, hạn chế

khả năng vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn.

3

Trước tình hình đó, ngành giáo dục của chúng ta đã có rất nhiều đổi mới trong

phương pháp dạy học. Một trong những phương pháp dạy học hiện đại, mang lại

nhiều hiệu quả trong quá trình dạy học đó là phương pháp dạy học theo dự án. Với

học sinh lớp 9 tại trường Trung học cơ sở Định Lạc có một số thuận lợi để giáo viên

có thể sử dụng phương pháp dạy học theo dự án đó là:

+ Đối với học sinh lớp 9, các em đã được tiếp cận với môn Vật lý được 9 năm

nên phương pháp học đã khá nhuần nhuyễn

+ Tính sáng tạo và tư duy, khả năng giải quyết vấn đề và xử lý tình huống của

các em rất tốt

+ Việc ứng dụng công nghệ thông tin trong quá trình học tập của các em khá

phổ biến

+ Khả năng chuẩn bị các nội dụng mà giáo viên phân công để phục vụ cho nội

dung bài học mới của các em khá tốt

Vì vậy triển khai việc dạy học theo dự án phần nào có thể giúp học sinh tự giác,

tích cực tiếp thu kiến thức, rút ngắn khoảng cách giữa bài học trên lớp với thực tiễn

cuộc sống

C. NỘI DUNG GIẢI PHÁP

1. Nội dung của phương pháp dạy học theo dự án

a. Xác định mục tiêu dự án

Xuất phát từ nội dung học tập, giáo viên phải đưa ra được một chủ đề với

những gợi ý hấp dẫn, kích thích học sinh tham gia thực hiện. Chủ đề đưa ra phải gắn

với thực tiễn cuộc sống thực, học sinh có thể làm việc độc lập để hình thành kiến thức

và cho ra những kết quả thực tế, thông qua việc thực hiện dự án học sinh hình thành

kỹ năng phát hiện và giải quyết vấn đề.

Ví dụ: Bài “Các tác dụng của dòng điện xoay chiều – Đo cường độ dòng điện

và hiệu điện thế xoay chiều”

Thông qua dự án học sinh tìm hiểu được các dụng cụ dùng điện trong thực tế,

học sinh giải thích được dụng cụ điện đó hoạt động dựa trên tác dụng nào của dòng

điện và ảnh hưởng của dòng điện xoay chiều đối với môi trường.

Từ mục tiêu đề ra giáo viên tiến hành thiết kế ý tưởng cho dự án:

b. Thiết kế ý tưởng dự án

4

Dự án là một bài tập tình huống mà người học phải giải quyết bằng các kiến

thức theo nội dung bài học, dự án phải là vấn đề hướng đến thế giới thực, phát sinh

nhiều giả thuyết, cần sự nổ lực giải quyết của nhiều người, phù hợp với mục tiêu học

tập và được xây dựng dựa trên những kiến thức và kinh nghiệm sẵn có, thúc đẩy sự

phát triển và khả năng nhận thức của học sinh. Khi thiết kế ý tưởng dự án nên chú ý

đến các chủ đề thực tế và các vấn đề mà học sinh thực sự muốn tìm hiểu.

Ví dụ: Bài “Các tác dụng của dòng điện xoay chiều – Đo cường độ dòng điện

và hiệu điện thế xoay chiều”

GV thiết kế hai dự án:

+ Dự án 1: Các tác dụng của dòng điện xoay chiều

+ Dự án 2: Dòng điện xoay chiều và môi trường

Trên cơ sở dự án đã thiết kế, giáo viên phải xây dựng được bộ câu hỏi để học

sinh có định hướng để hoàn thành dự án:

c. Xây dựng bộ câu hỏi định hướng

Là một hệ thống những câu hỏi do giáo viên đưa ra nhằm mục đích định hướng

cho học sinh một nhóm kiến thức thuộc một số bài học, bộ câu hỏi định hướng là sự

thể hiện cụ thể và sinh động mục tiêu dạy học: các yêu cầu về kiến thức, kỹ năng thái

độ, . . . Cần suy nghĩ về các câu hỏi học sinh sẽ hỏi khi triển khai dự án và chú trọng

vào việc làm sao để cuốn hút học sinh, câu hỏi tạo ra sự gợi mở, sự gợi mở này sẽ

khiến cho hoạt động học tập trở nên khó đoán trước, vốn là một đặc trưng cơ bản của

việc học theo dự án.

Ví dụ: Bài “Các tác dụng của dòng điện xoay chiều – Đo cường độ dòng điện

và hiệu điện thế xoay chiều”

+ Với dự án 1: Các tác dụng của dòng điện xoay chiều

Giáo viên có thể xây dựng bộ câu hỏi định hướng như sau:

(?) Tìm hiểu các dụng cụ điện mà gia đình em sử dụng?

(?) Nêu biểu hiện của những dụng cụ đó khi có dòng điện chạy qua?

(?) Dòng điện xoay chiều có những tác dụng nào?

+ Với dự án 2: Dòng điện xoay chiều và môi trường

(?) Dòng điện xoay chiều chạy qua các dụng cụ điện có ảnh hưởng như thế nào

đến môi trường?

5

(?) Làm thế nào để có thể bảo vệ được môi trường khi sử dụng dòng điện xoay

chiều?

Sau khi xác định được mục tiêu và xác định được bộ câu hỏi cho dự án giáo

viên bắt đầu lập kế hoạch cho dự án:

d. Lập kế hoạch dự án:

Để dạy tốt và bảo đảm học sinh tham gia tích cực vào quá trình học giáo viên

cần

- Lập một kế hoạch bài dạy với các mục tiêu học tập của học sinh đáp ứng yêu

cầu về kiến thức, kĩ năng, thái độ của chương trình do Bộ GD& ĐT quy định. Phần

này giáo viên soạn một giáo án, thiết kế một bài giảng điện tử, trong đó có lồng ghép

dự án của học sinh cho phù hợp với bài dạy.

- Trong kế hoạch bài dạy giáo viên phải xây dựng bộ câu hỏi định hướng bài

dạy, là hệ thống câu hỏi gợi ý cho toàn bộ nội dung của bài học

- Trên cơ sở bộ câu hỏi định hướng bài dạy giáo viên phải phác thảo ý tưởng về

mục đích và nội dung của các bài tập dành cho học sinh, bao gồm các bài tập trình

diễn, ấn phẩm, sản phẩm vật chất.....

Bài tập trình diễn đòi hỏi học sinh sử dụng các công cụ đa phương tiện khác

nhau có thể là hình ảnh, âm thanh, video, biểu đồ, hình hoạ hoặc siêu liên kết đến các

trang web để thuyết trình đến người nghe một bản tin hay một hoạt động.

Bài tập ấn phẩm thường là bằng đoạn văn, bài báo, hay câu chuyện kết hợp với

các hình ảnh, biểu đồ hay hình hoạ liên quan.

Sản phẩm vật chất là sản phẩm học sinh chế tạo hoặc sưu tầm được trong dự án

thực hành

- Thiết kế hoạt động dự án.

- Kế hoạch hướng dẫn học sinh học theo dự án: trên cơ sở chủ đề/nội dung cần

tìm hiểu, gợi ý cho học sinh tìm tiểu chủ đề liên quan, thành lập nhóm, phân công

nhiệm vụ cho từng thành viên, xác định phương tiện, thời gian thực hiện và dự kiến

kết quả

Ví dụ: Bài “Các tác dụng của dòng điện xoay chiều – Đo cường độ dòng điện

và hiệu điện thế xoay chiều”

6

Giáo viên chia lớp thành 4 nhóm, hai nhóm thực hiện một dự án. Các nhóm

không thực hiện dự án của nhóm khác nhưng vẫn phải tìm hiểu thông tin của các dự

án đó để tiến hành nhận xét, đánh giá.

+ Dự án 1: Các tác dụng của dòng điện xoay chiều (nhóm 1,3)

+ Dự án 2: Dòng điện xoay chiều và môi trường (nhóm 2,4)

Thời gian hoàn thành dự án là 2 tuần. Trong đó:

+ Sau khi nhận dự án 1 tuần học sinh nộp dự án cho giáo viên để tiến hành nhận

xét, chỉnh sửa cho phù hợp

+ Sau đó tiếp tục hoàn thành dự án và nộp lại cho giáo viên trước tiết học 3

ngày

+ Giáo viên kết hợp dự án của học sinh vào bài giảng đã thiết kế

Hướng dẫn học sinh cách tìm hiểu thông tin

Thống nhất thời gian trình bày dự án cho mỗi nhóm là 3 phút

Dưới sự hướng dẫn và phân công của giáo viên học sinh tiến hành làm việc theo

nhóm hoàn thành dự án:

e. Làm việc theo nhóm:

Các ý tưởng là vô cùng quan trọng với thành công của dự án, do đó hoạt động

của nhóm sẽ giúp cho nhóm tìm ra nhiều ý tưởng mới, khi các ý tưởng đưa ra được

thống nhất là lúc dự án sắp được tiến hành. Mâu thuẫn có thể là sự mở rộng của sự

sáng tạo. Để giải quyết mâu thuẫn, mọi người luôn phải tôn trọng ý kiến của nhau. Nói

cách khác, làm dự án theo nhóm mang tính chất cộng tác, hơn là cạnh tranh. Mỗi cá

nhân đều có cơ hội phát triển năng lực/tài năng của mình vì mọi học sinh đều nhận

được cơ hội như nhau. Điều này khiến học theo dự án trở thành một mô hình làm việc

tuyệt vời để giải quyết vấn đề sự đa dạng trong nhóm.

f. Đánh giá dự án:

Thông qua việc đánh giá dự án có thể

- Rèn luyện cho học sinh có tinh thành phê và tự phê

- Giúp cho học sinh tích cực hơn trong học tập cũng như việc tìm hiểu và ứng

dụng kiến thức đã học vào thực tế

- Đánh giá được tinh thần, thái độ học tập của học sinh

+ Đối với những nhóm hoàn thành dự án chưa tốt giáo viên có thể động viên

các em để lần sau đựơc tốt hơn

7

+ Đối với những nhóm hoàn thành tốt dự án giáo viên phải khuyến khích, khen

thưởng các em để các em có thể phát huy tốt năng lực của mình

Ví dụ:

Việc đánh giá tập trung vào những câu hỏi cụ thể như:

- Đánh giá mức độ chuẩn bị cho dự án

- Học sinh hướng đến các mục tiêu học tập như thế nào?

- Học sinh sử dụng những kĩ năng tư duy nào?

- Liệu học sinh có nâng cao được khả năng tự quản lý, tư duy sâu để học tốt

hơn hay không?

2. Các bước tiến hành:

- Công tác chuẩn bị của GV

- Các bước hướng dẫn HS thực hiện dự án

+ Bước 1: Giới thiệu nội dung và thời gian dự án (nêu rõ thời gian bắt đầu và

kết thúc)

+ Bước 2: Tổ chức nhóm, phát và hướng dẫn HS các tài liệu có liên quan đến

dự án

+ Bước 3: Thực hiện dự án;

+ Bước 4: Nộp sản phẩm cho GV;

+ Bước 5: Báo cáo kết quả và tổng kết dự án.

3. Nhiệm vụ cụ thể của giáo viên, học sinh, và nhà trường

Để thực hiện tốt việc dạy học theo dự án giáo viên và học sinh cần có kế hoạch

và một số sự chuẩn bị cụ thể như sau

a. Giáo viên

- Chọn bài học có nội dung phù hợp với thực tế cuộc sống,

- Chọn bài học phù hợp giúp học sinh có điều kiện dễ dàng nghiên cứu tìm hiểu

và tìm tư liệu.

Ví dụ: Trong chương trình Vật Lý 9, các bài có thể xây dựng dự án:

Bài Sử dụng an toàn và tiết kiệm điện năng

Bài Các tác dụng của dòng điện xoay chiều

- Xây dựng ý tưởng cho dự án, xây dựng khung kế hoạch bài dạy

- Thiết kế bài dạy dựa trên nội dung bài học các em đã được học trong chương

trình như:

8

+ Lập bộ câu hỏi định hướng

+ Xây dựng tài liệu hỗ trợ học sinh

+ Xây dựng tài liệu hỗ trợ giáo viên( giáo án, tài liệu tham khảo)

- Chia học sinh thành các nhóm. Phân chia nhóm học sinh dựa trên các nguyên

tắc:

+ Phù hợp với khả năng và sở trường của từng học sinh

+ Đồng đều giữa các nhóm về các mặt như:

• Khả năng tổ chức

• Kĩ năng sử dụng máy tính

• Khả năng thuyết trình

• Tính sáng tạo trong thiết kế trình bày …

+ Trong nhiều trường hợp giáo viên nên tham khảo kiến của các thành viên

trong nhóm để phân công cho hợp lí hơn.

- Giao nhiệm vụ cho học sinh

- Hướng dẫn học sinh trình bày các kiến thức bằng PowerPoint: thiết kế một số

slide mẫu để học sinh có thể không mất nhiều thời gian để tìm hiểu và thực hiện công

đoạn kĩ thuật mà tập trung nhiều hơn cho nội dung bài học.

- Thu bài của học sinh, tiến hành nhận xét, chỉnh sửa cho phù hợp với mục tiêu

bài học

- Kết hợp dự án của học sinh vào trong tiết học

b. Học sinh:

- Truy cập tài liệu trên Internet hoặc những tài liệu có liên quan

- Tìm kiếm các thông tin có liên quan đế dự án của mình.

- Phân công trách nhiệm cụ thể của các thành viên trong nhóm.

- Bàn bạc thống nhất và hỗ trợ nhau hoàn thành bài thuyết trình của dự án.

- Trình bày kiến thức tự nghiên cứu bằng chương trình PowerPoint (sản phẩm

của học sinh).

- Nộp sản phẩm cho giáo viên, nhận xét, chỉnh sửa theo mục tiêu bài học

- Báo cáo sản phẩm trước lớp

c. Nhà trường

Tạo điều kiện cho học sinh tiếp cận dễ dàng với nhiều nguồn thông tin trong và

ngoài nhà trường

9

Ví dụ: Thư viện, máy tính, mạng internet

4. Thiết kế bài dạy minh hoạ:

Bài 19: SỬ DỤNG AN TOÀN VÀ TIẾT KIỆM ĐIỆN NĂNG

Vật Lý 9

I/ MUÏC TIEÂU:

1. Kieán thöùc:

- [NB]. Nêu được lợi ích của việc sử dụng tiết kiệm điện năng :

+ Giảm chi tiêu cho gia đình.

+ Các dụng cụ được sử dụng lâu bền hơn.

+ Giảm bớt các sự cố gây tổn hại chung do hệ thống cung cấp điện bị quá tải.

+ Dành phần điện năng tiết kiệm cho sản xuất.

- [NB]. Các biện pháp sử dụng tiết kiệm điện năng

+ Lựa chọn các dụng cụ hay thiết bị điện có công suất phù hợp.

+ Sử dụng điện trong thời gian cần thiết (tắt các thiết bị khi đã sử dụng xong hoặc có bộ

phận hẹn giờ).

2. Kyõ naêng:

- [TH]. Giải thích và thực hiện được các biện pháp sử dụng an toàn điện.

+ Chỉ làm thí nghiệm với U < 40 V, vì hiệu điện thế này tạo ra dòng điện có cường độ

nhỏ, nếu chạy qua cơ thể người thì cũng không gây nguy hiểm.

+ Phải sử dụng dây dẫn có vỏ bọc cách điện đúng theo tiêu chuẩn quy định, nghĩa là các

vỏ bọc này phải chịu được dòng điện định mức cho mỗi dụng cụ điện.

+ Cần mắc cầu chì có cường độ định mức phù hợp với dụng cụ hay thiết bị điện để đảm

bảo tự động ngắt mạch khi có sự cố xảy ra. Chẳng hạn khi bị đoản mạch thì cầu chì sẽ kịp nóng

chảy và tự động ngắt mạch trước khi dụng cụ điện bị hư hỏng.

3. Thaùi ñoä:

- Tích cực trong việc làm việc theo nhóm, thu thập, xử lý thông tin, hoàn thành dự án phục

vụ bài học

- Yeâu thích moân hoïc, vận dụng kiến thức đã học vào thực tế sử dụng điện năng cho

bản thân

II/ CHUAÅN BÒ:

1. Giaùo vieân:

10

- Chuẩn bị các dự án cho HS thực hiện để phục vụ cho tiết học (chuẩn bị trước khi có tiết

học 2 tuần)

Dự án 1: Tìm hiểu các tai nạn điện trong thực tế , từ đó đề ra các biện pháp sử dụng an

toàn điện?

Dự án 2: Tìm hiểu tình hình sản xuất và sử dụng điện năng trong giai đoạn hiện nay. Từ đó

nêu các lợi ích của việc tiết kiệm điện và những biện pháp tiết kiệm điện năng.

- Câu hỏi gợi ý:

Dự án 1:

(?) Tìm các hình ảnh về tai nạn điện trong thực tế? (Gồm tai nạn khi thí nghiệm, tai nạn khi

tiếp xúc với mạng điện gia đình, tai na xẩy ra khi sử dụng điện quá tải.......)

(?) Từ các hình ảnh thu thập được hãy đề ra biện pháp an toàn điện cho từng trường hợp?

Gồm:

+ An toàn điện khi thí nghiệm

+ An toàn điện khi sử dụng

+ An toàn điện khi sửa chữa

Dự án 2:

(?) Tìm hiểu về tình hình sản xuất điện năng hiện nay ở nước ta?

(?) Tìm hiểu về tình hình sử dụng điện năng ở nước ta?

(?) Vậy tiết kiệm điện năng có lợi ích gì?

(?) Tìm các hình ảnh, thông tin về những việc làm cụ thể để tiết kiệm điện năng?

(?) Gia đình em, trường học nơi em học đã sử dụng biện pháp nào để tiết kiệm điện năng?

- Thống nhất thời gian thuyết trình cho sản phẩm của mỗi nhóm là 3 phút

- Chia lớp thành 4 nhóm (mỗi nhóm là một tổ).

- Phân công:

+ Hai nhóm thực hiện 1 dự án

Nhóm 1,2: Dự án 1 Nhóm 3,4: Dự án 2

+ Các nhóm không thiết kế sản phẩm dự án của nhóm khác, nhưng vẫn phải tìm hiểu

thông tin về các dự án của nhóm khác để đánh giá nhận xét

- Sau 1 tuần triển khai dự án giáo viên yêu cầu HS nộp sản phẩm, đánh giá, sửa chữa cho

phù hợp với mục tiêu bài học

11

- Giao lại cho các nhóm để hoàn thành nội dung trình diễn, yêu của HS nộp sản phầm hoàn

chỉnh cho giáo viên trước tiết học 3 ngày, giáo viên kiểm tra.

- Kết hợp sản phẩm của học sinh vào bài học, thiết kế bài giảng theo mục tiêu (trong đó

phần dự án của học sinh dành cho học sinh tuyết trình)

2. Hoïc sinh:

- Hoạt động theo nhóm, tìm kiếm thông tin, tư liệu, xử lí thông tin, thiết kế sản phẩm dự

án như đã được phân công, trình diễn sản phẩm bằng chương trình PowerPoint

- Tìm thông tin liên quan tới dự án của các nhóm khác để đánh giá và nhận xét

- Sau 1 tuần, nộp sản phẩm cho giáo viên, tiến hành đánh giá, nhận xét

- Tiếp tục hoàn thành sản phẩm, chỉnh sửa hợp lý theo mục tiêu bài học

- Nộp lại sản phẩm hoàn chỉnh cho giáo viên trước tiết học 3 ngày

- Phân công người thuyết trình cho sản phẩm

- Thuyết trình nội dung dự án mà nhóm đã thực hiện trước lớp (trong thời gian 3 phút)

II/ TOÅ CHÖÙC HOAÏT ÑOÄNG DAÏY HOÏC:Hoaït ñoäng ñieàu khieån

cuûa GVHoaït ñoäng cuûa hoïc

sinhKeát quaû caàn ñaït

Hoạt động 1: Tổ chức tình huống học tậpỔn định lớp, kiểm tra sĩ số

Đặt vấn đề vào bài mới

Các em có biết, hàng năm ở nước

ta có:

+ Khoảng 400, 500 vụ tai nạn do

điện, làm 350 đến 400 người thiệt

mạng, hàng trăm người khác bị

thương.

+ 70% số vụ tai nạn có nguồn gốc

từ mất an toàn trong quy trình sử

dụng điện tại gia đình

+ Tai nạn lao động vì bất cẩn để

điện giật chiếm tới 26,70% tổng số

vụ và 19,1% tổng số người chết.

+ Hơn 1.000 vụ cháy, trong đó

HS ổn định lớp

HS lắng nghe những thông tin GV cung cấp

12

nguyên nhân do sử dụng điện đứng

hàng thứ hai sau những sơ xuất từ

lửa, xăng dầu, khí đốt.

GV đặt vấn đề: Vậy làm thế nào để

giảm tai nạn điện xẩy ra và tác hại

của việc sử dụng hao phí điện

năng? Cô cùng các em sang tìm

hiểu bài học hôm nay. Bài “Sử

dụng an toàn và tiết kiệm điện

năng”

Nhận thức vấn đề đặt ra của bài

học HS nhận thức được vấn

đề cần nghiên cứu của bài học

Hoaït ñoäng 2: Tìm hieåu caùc quy taéc an toaøn khi söû duïng ñieänGVTB: Như thống kê trên thì các

tai nạn điện xung quanh chúng ta

vẫn thường xẩy ra. Vậy những tai

nạn điện xẩy ra dưới những hình

thức nào? Biện pháp để sử dụng

điện an toàn là gì? Chúng ta cùng

theo dõi đại diện nhóm 1 trình bày

dự án mà nhóm đã thực hiện.

Sau khi học sinh thuyết trình GV

nhận xét tuyên dương những nội

dung mà nhóm hoàn thành tốt

Yêu cầu các nhóm còn lại bổ

sung, đặc biệt là nhóm cùng làm

chung dự án với nhóm trên

GV nhận xét chốt lại các tai nạn

điện theo ý tưởng của học sinh và

bổ sung những thiếu sót cho các

nhóm

GV đặt câu hỏi chốt lại các biện

pháp sử dụng điện an toàn và ghi

bảng

(?) Chỉ làm thí nghiệm với nguồn

Lắng nghe GV giới thệu

Đại diện nhóm 1 thuyết trình

dự án của nhóm

Các nhóm còn lại lắng nghe

và nhận xét

Lắng nghe GV nhận xét

Các nhóm còn lại nhận xét, bổ

sung

Lắng nghe GV chốt kiến thức

Trả lời các câu hỏi của GV và

ghi bài

I. An toaøn khi söû

duïng ñieän

- An toàn khi thí nghiệm

+ Chæ laøm TN vôùi

nguoàn ñieän coù hieäu

ñieän theá döôùi 40V

- An toàn khi s ử dụng

+ Söû duïng daây

daãn coù voû boïc

caùch ñieän chòu ñöôïc

doøng ñieän ñònh

möùc treân duïng cuï

ñieän .

+ Maéc caàu chì ñeå

baûo veä maïch ñieän

+ Caàn thaän troïng

13

điện có hiệu điện thế dưới bao

nhiêu Vôn? Vì sao?

(?) Phải sử dụng dây dẫn điện có

vỏ bọc như thế nào?

(?) Cần mắc thiết bị gì cho mỗi

dụng cụ điện để tự động ngắt mạch

khi đoản mạch?

(?) Vì sao cầu chì có thể tự động

ngắt mạch điện khi đoản mạch?

(?) Khi tiếp xúc với mạng điện

gia đình thì cần lưu ý gì? Vì sao?

(?) Khi sửa chữa điện phải thực

hiện các quy tắc nào trước khi sửa

chữa và trong khi sửa chữa?

(?) Hiện nay người ta còn sử

dụng phương pháp gì để đảm bảo

an toàn khi sử dụng các đồ dùng

điện?

GV giải thích thêm cho học sinh

+ Chỉ làm thí nghiệm với U <

40 V, vì hiệu điện thế này tạo

ra dòng điện có cường độ nhỏ,

nếu chạy qua cơ thể người thì

cũng không gây nguy hiểm.

+ Phải sử dụng dây dẫn có vỏ

bọc cách điện chịu được dòng

điện định mức cho mỗi dụng cụ

điện.

+ Cần mắc cầu chì có cường

độ định mức phù hợp với dụng

cụ hay thiết bị điện để đảm bảo

tự động ngắt mạch khi có sự cố

xảy ra.

Vì khi bị đoản mạch thì dây

chì sẽ nóng chảy và tự động

ngắt mạch trước khi dụng cụ

điện bị hư hỏng.

+ Khi tiếp xúc với mạng điện

gia đình cần thận trọng vì nó có

hiệu điện thế 220V, có thể gây

nguy hiểm đến tính mạng của

con người. Chỉ sử dụng các

thiết bị điện với mạng điện gia

đình khi đã đảm bảo cách điện

+ Trước khi sửa chữa điện

phải ngắt nguồn điện, trong khi

sửa chữa cần đảm bảo cách

điện giữa người và nền nhà

vaø ñaûm baûo caùch

ñieän khi söû duïng

maïng ñieän gia ñình

+ Noái ñaát cho caùc

thieát bò ñieän

- An toàn khi s ử chữa

+ Ngaét nguoàn ñieän

tröôùc khi söû chöõa

ñieän

+ Söû duïng caùc

duïng cuï baûo veä an

toàn khi söûa chöõa

ñieän

14

về phương pháp nối đất

(?) Vì sao nối đất lại đảm bảo an

toàn cho người sử dụng?

(?) Keå teân caùc bieän

phaùp an toaøn khi söû duïng

ñieän ?

GV choát laïi moät soá bieän

phaùp an toaøn khi söû duïng

ñieän

Lắng nghe GV

HS lưu ý về phương pháp nối

đất

Giải thích được quy tắc an

toàn đối với phương pháp nối

đất: Nhờ có dây tiếp đất mà

người sử dụng nếu châm tay

vào vỏ kim loại của dụng cụ

không bị nguy hiểm vì điện trở

của người rất lớn so với dây

dẫn nối đất, nên dòng điện qua

người rất nhỏ, không gây nguy

hiểm

Hoaït ñoäng caù nhaân

traû lôøi caâu hoûi cuûa GV.

Nghe GV choát kieán thöùc

Hoaït ñoäng 2:Tìm hieåu yù nghóa vaø caùc bieän phaùp söû duïng tieát kieäm ñieän naêng

Điện năng được sử dụng như thế

nào, tình hình sản xuất điện năng

hiện nay như thế nào? Việc tiết

kiệm điện năng có những lợi ích

gì? Nhóm 3 sẽ giúp chúng ta tìm

hiểu về vấn đề này.

GV mời đại diện nhóm 3 thuyết

trình về nội dung mà nhóm đã tìm

hiểu

Yêu cầu các nhóm còn lại nhận

Lắng nghe GV giới thiệu

Đại diện nhóm 3 thuyết trình

HS chú ý phần trình bày của

nhóm 3

Các nhóm nhận xét

II. Söû duïng tieát

kieäm ñieän naêng

1. Caàn phaûi söû

duïng tieát kieäm

ñieän naêng

+ Giảm chi tiêu cho gia

đình

+ Tăng tuổi thọ cho các

đồ dùng điện

+ Giảm bớt sự cố gây

15

xét

Gv nhận xét nội dung thuyết

trình của nhóm 3

(?) Vậy sử dụng tiết kiệm điện

năng có những lợi ích gì?

(?) Tiết kiệm điện năng còn có lợi

ích nào khác?

Việc sử dụng tiết kiệm điện năng

đóng vai trò rất quan trọng. Vậy

làm thế nào để tiết kiệm điện năng?

Gv gợi ý cho học sinh tìm hiểu

các biện pháp tiết kiệm điện năng

(?) Nêu công thức tính điện năng

tiêu thụ?

(?) Từ công thức em hãy cho biết

Lắng nghe và tiếp thu nhận

xét, đánh giá của GV

Trả lời các câu hỏi

Lợi ích của tiết kiệm điện

năng:

+ Giảm chi tiêu cho gia đình

+ Tăng tuổi thọ cho các đồ

dùng điện

+ Giảm bớt sự cố gây tổn hại

chung cho hệ thống cung cấp

điện bị quá tải, đặc biệt trong

giờ cao điểm

+ Dành phần điện năng cho

sản xuất

Ngoài ra tiết kiệm điện năng

còn có những lợi ích khác:

+ Daønh phaàn ñieän tieát

kieäm ñöôïc cho xuaát

khaåu goùp phaàn taêng thu

nhaäp cho ñaát nöôùc.

+ Giaûm bôùt vieäc xaây

döïng caùc nhaø maùy

ñieän, goùp phaàn giaûm oâ

nhieãm moâi tröôøng.

HS tìm hiểu các biện pháp tiết

kiệm điện năng theo hướng dẫn

của GV

tổn hại chung cho hệ

thống cung cấp điện bị

quá tải, đặc biệt trong giờ

cao điểm

+ Dành phần điện năng

cho sản xuất

2. Caùc bieän

phaùp söû duïng

tieát kieäm ñieän

naêng:

+ Söû duïng caùc

duïng cuï ñieän coù

coâng suaát phuø hôïp.

16

điện năng tiêu thụ phụ thuộc những

yếu tố nào?

(?) Vậy muốn tiết kiệm được điện

năng tiêu thụ ta làm như thế nào?

(?) Sử dụng dụng cụ có công suất

nhỏ hoặc không thắp sáng bóng

đèn trong giờ cao điểm có phải là

biện pháp để tiết kiệm điện không?

Vì sao?

GV nhấn mạnh: Tiết kiệm điện

nhưng phải sử dụng dụng cụ có

công suất phù hợp và trong thời

gian tối thiểu cần thiết.

Như vậy trong thực tế người ta đã

thực hiện những biện pháp cụ thể

nào để tiết kiệm điện năng? GV

yêu cầu nhóm 4 thuyết trình dự án

mà nhóm đã chuẩn bị (Phần biện

pháp cụ thể để tiết kiệm điện năng)

Yêu cầu các nhóm nhận xét

GV chốt lại một số biện pháp

thực tế có tác dụng tiết kiệm điện

năng

TB: Như vậy các em phần nào đã

tìm hiểu được các biện phám tiết

HS trả lời các câu hỏi

+ A = P.t

+ Điện năng tỉ lệ thuận với

công suất tiêu thụ và thời gian

sử dụng

HS đề ra caùc bieän phaùp

tieát kieäm ñieän naêng:

+ Söû duïng caùc duïng cuï

ñieän coù coâng suaát phuø

hôïp.

+ Söû duïng ñoà duøng

ñieän trong th ời gian tối thiểu

caàn thieát

Trả lời câu hỏi và lắng nghe

phần chốt kiến thức của GV

HS tìm hiểu các biện pháp tiết

kiệm điện cụ thể trong thực tế

+ Söû duïng ñoà

duøng ñieän trong thời

gian tối thiểu caàn thieát

17

kiệm điện năng. Những biện pháp

nào phù hợp và có thể tiến hành

các em có thể góp ý cho gia đình

và mọi người xung quanh thực

hiện

Đại diện nhóm 4 thuyết trình

Các nhóm còn lại nhận xét

Lắng nghe GV nhận xét, tiếp

thu những biện pháp tiết kiệm

điện

Sau buổi học có thể khuyên

gia đình hoặc người xung

quanh sử dụng một số biện

pháp tiết kiệm điện năng đã học

Hoaït ñoäng 3:Vaän duïng hieåu bieát ñeå giaûi quyeát moät soá tình huoáng thöïc teá vaø moät soá baøi taäp

Yeâu caàu HS hoạt động cá

nhân thöïc hieän C10, C11

Goïi moät vaøi caù nhaân traû

lôøi, caùc HS khaùc nhaän xeùt

vaø boå sung.

Yeâu caàu HS ñoïc baøi taäp

C12

Yeâu caàu HS tóm taét

GV höôùng daãn HS laøm

Caù nhaân thöïc hieän

C10, C11

HS traû lôøi C10, C11

+ C10: Vieát leân tôø giaáy

doøng chöõ “Taét ñieän khi

rôøi khoûi nhaø” daùn vaøo

cöûa….

+ C11: D.

HS ñoïc vaø tóm taét C12

Laøm baøi taäp theo

höôùng daãn

+ C12:

III. Vaän duïng

C10 Vieát leân tôø

giaáy doøng chöõ “Taét

ñieän khi rôøi khoûi

nhaø” daùn vaøo

cöûa….

C11 :D

C12:

+ C12:

A1 = P1.t = 0,075.8000

= 600KWh.

A2 = P2.t = 0,015.8000

18

baøi taäp

( ?) Tính ñieän naêng tieâu

thuïc baèng coâng thöùc

naøo ?

( ?) Toaøn boä chi phí ñöôùc

tính nhö theá naøo ?

( ?) Söû duïng ñeøn naøo coù

lôïi hôn ?

A1 =P1.t = 0,075.8000

= 600KWh.

A2 = P2.t =0,015.8000

= 120KWh.

T1 =8.3500 + 600.700

= 448000ñ

T1 = 60000 + 120.700

= 144000ñ

Söû duïng boùng ñeøn

compac tieát kieäm ñieän

hôn.

= 120KWh.

T1 =8.3500 + 600.700

= 448000ñ

T1 = 60000 + 120.700

= 144000ñ

Duøng boùng ñeøn

compact coù lôïi hôn

Hoaït ñoäng 5:Cuûng coá vaø dặn dòGV đánh giá việc thực hiện dự án

của các nhóm về các nội dung sau:

+ Hình thức trình bày, nội dung

thuyết trình

+ Nội dung thuyết trình có đảm

bảo mục tiêu đề ra không

+ Thái độ cộng tác nhóm, tinh

thần hợp tác của các thành viên

trong nhóm

Sau khi đánh giá GV:

+ Tuyên dương các nhóm hoàn

thành tốt dự án

+ Rút kinh nghiệm và khuyến

khích các nhóm còn lại cần thực

hiện tốt hơn trong các dự án sau.

Laéng nghe GV đánh giá,

bản thân mỗi học sinh, mỗi

nhóm tự rút kinh nghiệm để dự

án sau làm tốt hơn

19

Cuûng coá:

Qua bài học em cần ghi nhớ

những nội dung gì?

Daën doø:

+ Học bài

+ Laøm caùc baøi taäp trong

SBT

+ Chuaån bò noäi dung baøi

toång keát chöông

HS nêu nội dung cần ghi nhớ

trong bài học

Nghe daën doø

D. KẾT QỦA ĐẠT ĐƯỢC

Do một số điều kiện khách quan nên tôi chỉ thực hiện hiện “Phương pháp dạy

học theo dự án” với một số bài học:

- Bài Các tác dụng của dòng điện xoay chiều

- Bài Sử dụng an toàn và tiết kiệm điện năng

Với “Phương pháp dạy học theo dự án” mà tôi đã ứng dụng trong một số tiết

dạy Vật lý đã đạt được một số kết quả sau:

- Giúp học sinh khắc sâu được các kiến thức đã học.

- Giúp học sinh vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn cuộc sống.

- Học sinh rất hứng thú với những dự án được giao, tích cực hợp tác nhóm, tìm

hiểu, thu thập, xử lý thông tin để hoàn thành dự án. Từ đó rèn luyện cho học sinh kỹ

năng giao tiếp, khả năng hợp tác nhóm, khả năng thuyết trình trước lớp, khả năng thu

thập và xử lý thông tin......

- Rèn luyện kỹ năng ứng dụng công nghệ thông tin, giúp các em biết được

Internet là mạng cung cấp thông tin “khổng lồ”và có rất nhiều thông tin kỳ thú.

III. KẾT LUẬN

Khi sử dụng phương pháp dạy học theo dự án tại trường THCS Đinh Lạc, bước

đầu đã đạt được một số kết quả như đã nêu ở trên và phần nào đó đã giúp học sinh rút

20

ngắn được khoảng cách giữa bài học trên lớp với thực tiễn cuộc sống. Tuy nhiên, khi

sử dụng một phương pháp dạy học nào thì cũng có ưu điểm và hạn chế. Chắc hẳn,

sáng kiến trên vẫn còn nhiều thiếu sót. Rất mong nhận được nhiều sự đóng góp chân

thành của quý thầy cô giáo!

Đinh Lạc ngày 5 tháng 12 năm 2011

Người viết

Nguyễn Thị Hồng Nhung

21