cô giáo trẻ với học sinh bồ Đềmembers.iinet.net.au/~nguyentam/pho nui pleiku 2.pdf ·...

20
Phoá Nuùi Pleiku Ñaëc San Trang 20 Cao nguyên cuối thu vẫn còn mưa nhiều, mây xám giăng đầy trời, se lạnh. Những con đường đến trường đều dốc dốc, cao cao nhất là đoạn qua cầu Hội Phú, nhìn đâu cũng thấy đất đỏ bê bết trên mặt đường khiến khách lạ rất ái ngại đi lại. Thế mà ngày đầu tiên đến nhận lớp ở Bồ Đề, trời bỗng quang mây tạnh, nắng hanh vàng sáng tươi. Tôi chợt có ngẫu hứng diện bộ áo dài trắng lả lướt vào trường, thầy hiệu trưởng đích thân đi cùng tôi đến lớp, tôi khép nép đi sau lưng thầy và ghi nhớ lối đi vào các dãy lớp. Thầy bước vào lớp 9/1, cả lớp đứng dậy chào, lúc đó tôi trông thấy mấy em nam cuối lớp ngoắc tôi ra hiệu nhường một chỗ ngồi trong bàn với mình, mấy đôi mắt cùng sáng lên, nháy nháy tí tởn như muốn làm quen với một bạn gái mới, còn các nữ sinh cũng nhìn tôi khá kỹ như để đoán xem bạn này từ đâu đến, liệu có kết được với cái người điệu điệu đó không? Bất ngờ, thầy hiệu trưởng cất tiếng giới thiệu: “thầy giới thiệu với các con một giáo sư mới, cô sẽ dạy các con môn công dân và văn-sử-địa các lớp khác. Các con phải học cho ngoan hí…”. Cả lớp đồng ồ lên với vẻ ngạc nhiên, có lẽ cô giáo còn trẻ người non dạ quá chăng? Sau này ký học bạ tôi mới biết tôi chỉ cách các em 3, 4 tuổi, một khoảng cách khá ngắn giữa thầy và trò. Thầy hiệu trưởng đã trở về văn phòng, để tôi “chiến đấu” với loại thứ ba trong câu: “nhất quỷ, nhì ma…”. Mấy anh học trò trường tư thục hình như muốn “áp đảo” tinh thần cô giáo mới ngay từ tiết học đầu tiên để dễ bề “làm mưa làm gió” sau này và có lẽ cũng được sự đồng tình của các chị nên bắt đầu khúc khích cười tự do, rồi thúc cùi chỏ nhau chỉ về phía tôi mà thì thào, lào xào; lại còn ném kẹo cho bạn gái ở bàn trên, viên kẹo chạm mạnh vào đầu nên các chị kêu đau chí chóe. Lớp bắt đầu nhốn nháo, mất trật tự. Tuy nhiên tôi đã chuẩn bị tinh thần rồi nên coi thường mấy trò trẻ con ấy. Tôi đằng hắng một tiếng rồi cầm phấn ghi đầu bài trên bảng thật cẩn thận và bắt đầu giới thiệu ngay chương Cô giáo trẻ với học sinh Bồ Đề Băng Phương trình cùng mục đích bộ môn và nội dung bài học thứ nhất. Tôi nhìn thẳng vào đôi mắt của các em mà giảng bài, quan sát thái độ nghe giảng của học sinh để đoán biết mức độ tiếp thu bài đồng thời đặt câu hỏi cho các em từ người đầu bàn cho đến kẻ cuối lớp… Tôi không để cho học sinh có khoảng trống mà nghĩ trò vui và cứ thế vừa nghe vừa cắm cúi ghi chép. Tôi tự nhủ:”Học sinh thì vẫn là học sinh đâu dễ “áp đảo” thầy đứng trên bục giảng hí ?”. Từ giờ học đầu tiên tôi đã thuyết phục được các em, gây được niềm tin cho học sinh về kiến thức và khả năng quản lý lớp nên các em đã học tốt và có cảm tình thân thiện với tôi tới bây giờ, khi thầy và trò đã có hai màu tóc vẫn còn gặp gỡ và tôn trọng nhau. Học sinh ở Pleiku bấy giờ đa số theo cha mẹ lên đây từ nhiều tỉnh ở đồng bằng như: Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Nha Trang, Huế, Quảng Trị… đông nhất là Bình Định, Quảng Ngãi. Tôi thì vẫn một giọng “đặc sệt Huế” nên thời gian đầu, học sinh nhận âm không chuẩn. Có lần tôi ra bài làm 15 phút, tôi nhắc:”các em chỉ cần lấy giấy “éc” làm bài cũng đủ” tức thì các em ó ché hỏi nhau rất ồn, tôi hỏi lý do, em trưởng lớp đứng lên: ”thưa cô giấy “ẹc” là giấy làm sao?”. Thì ra âm sắc của người Huế bị người trong này nghe ra âm nặng nên bị hiểu lầm nhiều từ buồn cười lắm. Khi nghe tôi giải thích giấy “éc” là giấy chiếc, không phải tờ giấy đôi như mọi khi. Cả học trò và thầy giám thị trên gác được một phen cười vui. Thập niên 70, học sinh lớp 9 đã là thanh niên, thiếu nữ cả rồi. Ngoài giờ học, các em muốn trò chuyện với cô giáo như một người bạn, người chị thôi. Tôi cũng cảm thấy vậy nên thường dễ dãi, thân tình với các em. Nhưng có một em nam khá ngỗ nghịch, một lần trong giờ ra chơi, em đi sau lưng tôi và ra dấu đo chiều cao với tôi khiến các bạn cười to và nói:”Thưa cô, bạn Tuấn nói cô lùn hơn nó”. Tôi để em ấy đi trước tôi, khi em bước xuống bậc cấp lớp, tôi có thế đứng trên liền

Upload: hoangcong

Post on 29-Aug-2019

217 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: Cô giáo trẻ với học sinh Bồ Đềmembers.iinet.net.au/~nguyentam/Pho Nui Pleiku 2.pdf · Phoá Nuùi Pleiku Ñaëc San Trang 20 Cao nguyên cuối thu vẫn còn mưa nhiều,

Phoá Nuùi Pleiku Ñaëc San Trang 20

Cao nguyên cuối thu vẫn còn mưa nhiều, mây xám giăng đầy trời, se lạnh. Những con đường đến trường đều dốc dốc, cao cao nhất là đoạn qua cầu Hội Phú, nhìn đâu cũng thấy đất đỏ bê bết trên mặt đường khiến khách lạ rất ái ngại đi lại.

Thế mà ngày đầu tiên đến nhận lớp ở Bồ Đề, trời bỗng quang mây tạnh, nắng hanh vàng sáng tươi. Tôi chợt có ngẫu hứng diện bộ áo dài trắng lả lướt vào trường, thầy hiệu trưởng đích thân đi cùng tôi đến lớp, tôi khép nép đi sau lưng thầy và ghi nhớ lối đi vào các dãy lớp.

Thầy bước vào lớp 9/1, cả lớp đứng dậy chào, lúc đó tôi trông thấy mấy em nam cuối lớp ngoắc tôi ra hiệu nhường một chỗ ngồi trong bàn với mình, mấy đôi mắt cùng sáng lên, nháy nháy tí tởn như muốn làm quen với một bạn gái mới, còn các nữ sinh cũng nhìn tôi khá kỹ như để đoán xem bạn này từ đâu đến, liệu có kết được với cái người điệu điệu đó không?

Bất ngờ, thầy hiệu trưởng cất tiếng giới thiệu: “thầy giới thiệu với các con một giáo sư mới, cô sẽ dạy các con môn công dân và văn-sử-địa các lớp khác. Các con phải học cho ngoan hí…”.

Cả lớp đồng ồ lên với vẻ ngạc nhiên, có lẽ cô giáo còn trẻ người non dạ quá chăng? Sau này ký học bạ tôi mới biết tôi chỉ cách các em 3, 4 tuổi, một khoảng cách khá ngắn giữa thầy và trò.

Thầy hiệu trưởng đã trở về văn phòng, để tôi “chiến đấu” với loại thứ ba trong câu: “nhất quỷ, nhì ma…”.

Mấy anh học trò trường tư thục hình như muốn “áp đảo” tinh thần cô giáo mới ngay từ tiết học đầu tiên để dễ bề “làm mưa làm gió” sau này và có lẽ cũng được sự đồng tình của các chị nên bắt đầu khúc khích cười tự do, rồi thúc cùi chỏ nhau chỉ về phía tôi mà thì thào, lào xào; lại còn ném kẹo cho bạn gái ở bàn trên, viên kẹo chạm mạnh vào đầu nên các chị kêu đau chí chóe.

Lớp bắt đầu nhốn nháo, mất trật tự. Tuy nhiên tôi đã chuẩn bị tinh thần rồi nên coi thường mấy trò trẻ con ấy. Tôi đằng hắng một tiếng rồi cầm phấn ghi đầu bài trên bảng thật cẩn thận và bắt đầu giới thiệu ngay chương

Cô giáo trẻ với học sinh Bồ ĐềBăng Phương

trình cùng mục đích bộ môn và nội dung bài học thứ nhất. Tôi nhìn thẳng vào đôi mắt của các em mà giảng bài, quan sát thái độ nghe giảng của học sinh để đoán biết mức độ tiếp thu bài đồng thời đặt câu hỏi cho các em từ người đầu bàn cho đến kẻ cuối lớp… Tôi không để cho học sinh có khoảng trống mà nghĩ trò vui và cứ thế vừa nghe vừa cắm cúi ghi chép. Tôi tự nhủ:”Học sinh thì vẫn là học sinh đâu dễ “áp đảo” thầy đứng trên bục giảng hí ?”.

Từ giờ học đầu tiên tôi đã thuyết phục được các em, gây được niềm tin cho học sinh về kiến thức và khả năng quản lý lớp nên các em đã học tốt và có cảm tình thân thiện với tôi tới bây giờ, khi thầy và trò đã có hai màu tóc vẫn còn gặp gỡ và tôn trọng nhau.

Học sinh ở Pleiku bấy giờ đa số theo cha mẹ lên đây từ nhiều tỉnh ở đồng bằng như: Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Nha Trang, Huế, Quảng Trị… đông nhất là Bình Định, Quảng Ngãi. Tôi thì vẫn một giọng “đặc sệt Huế” nên thời gian đầu, học

sinh nhận âm không chuẩn. Có lần tôi ra bài làm 15 phút, tôi nhắc:”các em chỉ

cần lấy giấy “éc” làm bài cũng đủ” tức thì các em ó ché hỏi nhau rất ồn, tôi hỏi lý do, em trưởng lớp đứng lên: ”thưa cô giấy “ẹc” là giấy làm sao?”.

Thì ra âm sắc của người Huế bị người trong này nghe ra âm nặng nên bị hiểu lầm nhiều từ buồn cười lắm. Khi nghe tôi giải thích giấy “éc” là giấy chiếc, không phải tờ giấy đôi như mọi khi. Cả học trò và thầy giám thị trên gác được một phen cười vui.

Thập niên 70, học sinh lớp 9 đã là thanh niên, thiếu nữ cả rồi. Ngoài giờ học, các em muốn trò chuyện với cô giáo như một người bạn, người chị thôi. Tôi cũng cảm thấy vậy nên thường dễ dãi, thân tình với các em.

Nhưng có một em nam khá ngỗ nghịch, một lần trong giờ ra chơi, em đi sau lưng tôi và ra dấu đo chiều cao với tôi khiến các bạn cười to và nói:”Thưa cô, bạn Tuấn nói cô lùn hơn nó”. Tôi để em ấy đi trước tôi, khi em bước xuống bậc cấp lớp, tôi có thế đứng trên liền

Page 2: Cô giáo trẻ với học sinh Bồ Đềmembers.iinet.net.au/~nguyentam/Pho Nui Pleiku 2.pdf · Phoá Nuùi Pleiku Ñaëc San Trang 20 Cao nguyên cuối thu vẫn còn mưa nhiều,

Phoá Nuùi Pleiku Ñaëc San Trang 21

gọi giật em lại và nhanh tay cầm cuốn tập đánh vào má trái của em một cái khá đau rồi nói: ”giờ thì em biết ai cao, ai thấp nghe.

Điều chủ yếu là thầy luôn cao hơn trò cái đầu thông minh nghe chưa”. Em ấy đỏ mặt, lí nhí xin lỗi, tôi bỏ đi vào văn phòng, lòng nghe giận dỗi học trò và cũng bất ngờ về thái độ ứng xử khá dữ dằn của mình, cứ áy náy hoài.

Nhưng không ngờ từ đó về sau học sinh không dám đùa giỡn với tôi nữa. Các em bảo nhau:”chớ thấy vẻ bề ngoài mà tưởng cô hiền dễ lấn lướt. Khi cô nghiêm nghị, cô dữ ra phết đó”. Ghê thật, cô giáo mới 20 tuổi đã “trị” được học sinh trường tư cũng khá bản lĩnh đó.

Học sinh bấy giờ tuy to con lớn xác hơn cô giáo, có người còn “già dặn” chẳng kém cô là bao nhưng do nền giáo dục chuẩn mực từ gia đình đến nhà trường và xã hội nên các em có nghịch ngợm mà vẫn biết kính trọng, vâng lời, quý mến, hợp tác với thầy cô giáo để trở thành những công dân tốt đóng góp hữu ích cho đất nước sau này.

Mối quan hệ thân tình, quý mến của tôi với mấy thế hệ học sinh ở Bồ Đề vẫn được duy trì êm đẹp cho đến ngày nay. Cảm động nhất là sau 75, chúng tôi đã phải sống chế độ “bao cấp”. Thầy cô giáo là những “kỹ sư tâm hồn” thiếu đói, khó khăn nhất. Một số học sinh lại đã trở thành cán bộ trong chế độ mới. Mỗi lần phải chen chân mua hàng tem phiếu, nếu không nhờ những em học sinh cũ ấy đang bán hàng thương nghiệp hoặc cửa hàng gạo, thịt cá, vải vóc… thì tem phiếu hàng năm của tôi cũng đành xếp xó thôi. Có em còn lặng lẽ dúi vào giỏ của tôi 1 kg thịt hoặc 1, 2 lon sữa cho em bé hay đi mua gạo, đẩy xe củi giúp mà không hề nhận một lời cảm ơn của tôi nữa.

Tôi thầm cám ơn số phận đã đưa tôi vào sự nghiệp giáo dục. Dù trải qua nhiều thăng trầm trong cuộc sống, nhưng nhờ nhận được những chân tình của học sinh năm xưa khiến lòng bớt xót tủi. Đến bây giờ, khi tôi đi cưới vợ cho các con, học sinh cũ cũng đã làm ông nội, bà ngoại rồi mà vẫn là những tình nguyện viên giúp tôi nhiều việc khi tôi cần.

Hằng năm, các em trưởng nhóm tổ chức họp mặt vẫn không quên mời tôi về chung vui cùng với lớp. Ngày nhà giáo, tôi vẫn còn nhận được những lẵng hoa chân tình của các em học sinh cũ khiến tôi sung sướng phát khóc. Xin cảm ơn những tình cảm của học sinh Bồ Đề đã dành cho tôi thật trọn vẹn, thủy chung!

Băng Phương (Cô Trần Thị Hoa)

Pleiku và thời gian…. 1976 - RƠI PLEIKU

Đưa mình ra đi…

Một sớm mù sương

Trời buồn muốn khóc Bỏ lại sau lưng

Một thời tuổi trẻ Một bóng hình ai

Đã là quá khứ Hành lý mang theo Coi lòng hụt hâng

Một trái tim đau Một cuộc tình quên

Một đời mưa bão.

1979 - RƠI VIỆT NAM

Tháng ba tàn cánh hoa vàng Chim xuôi cánh rộng về miền biên xa

Còn đây phố núi mình ta Tháng ngày hiu hắt hát ca nhớ người.

THÁNG 9, 2008 - TRỞ VỀ

Trở về như kẻ lạ

Thềm xưa dấu rêu phong Bạn cũ còn bao mấy Đời trôi dạt mù tăm.

THÁNG 11, 2008 - CALIFORNIA

Nơi đây cũng có

Những sớm mù sương Những chiều se lạnh

Nhưng sao nỗi nhớ Vân mãi khôn nguôi Hạnh phúc kiếm tìm

Còn trong giấc mộng Về đâu? Về đâu?

Một bóng trăng non...

THU THỦY Tháng 11 năm 2008

Page 3: Cô giáo trẻ với học sinh Bồ Đềmembers.iinet.net.au/~nguyentam/Pho Nui Pleiku 2.pdf · Phoá Nuùi Pleiku Ñaëc San Trang 20 Cao nguyên cuối thu vẫn còn mưa nhiều,

Phoá Nuùi Pleiku Ñaëc San Trang 22

40 năm không là bao nhiêu đối với cuộc sống, nhưng đối với đời một con người thì…

Không còn trẻ nữa, nhưng những người đã từng ở Pleiku, hiện sống ở hải ngoại cũng như tại Việt Nam, đã cố gắng tụ họp lại với nhau, mỗi năm một lần vào chủ nhật sau 20/11 hàng năm… hoặc một ngày nào đó… Để ôn lại những kỷ niệm xưa cũ của một thời áo trắng… vào một thuở xa xưa… ở cái nơi mà không thể nào quên… dù đã đi bất cứ nơi đâu trên trái đất này…

Ở hải ngoại các bạn tụ họp từ khắp các tiểu bang trong nước Mỹ... cũng có vài bạn ở nước khác như Pháp, Đan mạch, Canada, Úc, Na Uy... vẫn cố gắng chia phiên nhau lấy ngày nghỉ, để cùng tụ họp vào một ngày đã thông báo trước trên email hay bằng điện thoại, và mọi người có thể tụ họp bất cứ lúc nào có thể được…

Ở Việt Nam thì chuyện họp mặt đơn giản hơn, mời nhau qua điện thoại, nhắn tin trên báo chí, hoặc lịch sự hơn là gửi giấy mời… Nhận được mấy dòng chữ thân mời họp mặt… đã làm cho tôi bồi hồi, nôn nóng lo sửa soạn, sắp xếp mọi chuyện của trường lớp, vuông tôm, ruộng lúa từ cả tháng trước… Sau những lo toan cho ngày 20/11 là ngày nhà giáo VN…

Trước mặt tôi, ngôi trường cũ dấu yêu vẫn còn nguyên vẹn với màu vôi vàng, cũ kỹ theo lớp bụi thời gian, có lẽ đã lâu lắm không được sửa sang tu bổ nên dấu tích ngày xưa và rêu phong đã in đầy trên mặt trước của ngôi trường. Cây bàng vẫn xòe bóng mát, hàng phượng vĩ vẫn thì thầm nhắc chuyện ngày xưa…

Pleiku Môt Thơi Va Mai Mai Huỳnh Thị Bê

Chúng tôi đã hiện diện tại sân trường, tóc người nào cũng chớm bạc. Lòng bồi hồi nhớ về những ngày tháng cũ, cũng tại nơi đây, ta đã được vui chơi và học hỏi, dưới sự hướng dẫn đầy nhiệt tình của thầy cô… Ta được như ngày hôm nay, thầy cô đã mất nhiều công sức.

Ôi! Có ai hiểu hết nỗi lòng của thầy cô giáo nhỉ! Tôi nhớ hoài câu thầy thường nói: ”Làm nhà giáo là phải quên mình đi và nghĩ nhiều đến người khác”… Thưa thầy câu này con đã khắc ghi từ ngày bước chân vào trường sư phạm…

Tiếng ai thoảng trong gió, ngập tràn trong không gian lắng đọng!!!...” Thầy cô giáo là người đưa khách sang sông. Người khách xưa biết bao giờ trở lại??? Có nhớ con đò và lần qua bến ấy sang sông!!! Là bờ cát bao dung và thầm lặng… Là bóng mát… Là cánh diều…Là…” Chúng tôi chẳng ai bảo ai, cùng nhìn nhau bối rối, nhớ lại những buổi cắm trại và những lần nghịch phá ngày xưa.. Ôi!!!...Thời gian…….

Đây rồi thầy chủ nhiệm (ngày xưa là giáo sư hướng dẫn) của lớp tôi đang đứng với những thầy cô bộ môn khác. Thầy cô tóc người nào cũng bạc. Có phải tóc thầy bạc cho

chúng mình khôn lớn??? Ước gì thời gian mãi đừng trôi!!!...

Ngày họp mặt kỳ này vui hơn, có rất nhiều bạn ở khắp nơi trên đất nước về dự nên rất cảm động, theo tôi nghe nói lại là rất đông so với những lần trước… Xin cảm ơn sự sắp xếp mà thầy cô và các anh chị trong ban liên lạc đã bỏ ra nhiều công sức để tổ chức chương trình họp mặt thật vui vẻ và ấm cúng thân tình. Những mái đầu chớm bạc của lũ học trò nghịch ngợm ngày xưa, bên cạnh những mái đầu đã bạc của thầy Đàm, thầy Trung, thầy Hàn, thầy Phước, thầy….

Tôi tự nghĩ một năm có 365 ngày chúng ta cố gắng “làm việc” 360 ngày để dành hai ngày đi họp mặt và ba ngày về thăm lại trường xưa. Thiết tưởng đó không là một sự phí phạm vô ích, mà nó là một sinh hoạt văn hóa thật lành mạnh và đáng duy trì cho những thế hệ học trò sau nầy tiếp nối. Riêng tôi với cảm nhận bồi hồi của một người được trở lại, thời học trò xưa cũ qua ký ức hồi tưởng, qua câu chuyện nhắc nhở với nhau khi bạn bè xưa gặp lại đã làm tôi xúc động vô cùng….

Có nhớ “ Đạn gà tồ “ không?” Vệ sĩ của nhỏ này nói riêng và của cả gia đình gà nói chung, khiếp cái gì nhỏ cũng được ưu tiên hết từ trong lớp học tới khi đi cắm trại …» Anh ấy đã đi xa, lòng mình lại chịu thêm một nỗi nhớ thương!

- «Còn nhớ H không?». «H nào?». «VHH lớp trưởng của lớp mình đó, chẳng có tin tức gì, không biết bây giờ bạn ấy ra sao? Nhớ ngày xưa bạn í là «chuyên gia» bênh vực lớp và nhỏ ưa nghịch phá, mà lại mau nước mắt này nè nhớ chưa??? … ...». «À nhớ rồi». « VHH … !».

Page 4: Cô giáo trẻ với học sinh Bồ Đềmembers.iinet.net.au/~nguyentam/Pho Nui Pleiku 2.pdf · Phoá Nuùi Pleiku Ñaëc San Trang 20 Cao nguyên cuối thu vẫn còn mưa nhiều,

Phoá Nuùi Pleiku Ñaëc San Trang 23

«không có tin tức gì». Tôi thấy cay đôi mắt! - «Bà nhớ ông M. không?» «M?» «Bây giờ là doanh nhân đó à nghen». Giàu nhất nhì ở Mỹ (chỉ tính người Việt thôi) «Trời! Doanh nhân!” «Có gì lạ!. Tôi phải mỉm cười để nhớ lại những lần trêu M. bởi cứ hỏi: ” Có phải ông …?...ông…?... .M càng nghe càng bối rối, rồi đỏ mặt tía tai vì mắc cỡ!

Ôi những trò đùa tinh quái của tuổi học trò!!! Không hiểu sao mà ngày xưa mình lại nghịch ngợm đến như thế ???

«Còn nhớ HH người hùng lớp mình không?». «Nhớ…nhớ… hơi ..hơi ..». «Thì bà vào blog của HTB đi thấy chủ đề «Ngày em 17 tuổi» là thấy người hùng HH ngay». «Ồ, tui sẽ vào coi».- «Ông nhớ con nhỏ ML không? Con nhỏ hay nhiều chuyện ưa đi chơi chung với MT đó». «Ờ MT thì nhớ, còn ML. gì đó thì không... thì vô web xem chỗ album sẽ nhớ mặt ngay. «Có gặp, Ksor P không?” Bạn ấy mất rồi”. Ôi! Sao hỏi tới ai cũng mất, cũng không còn, lòng mình thêm trĩu nặng…Thôi không nói chuyện buồn nữa…

- Bà nhớ thầy hiệu trưởng, thầy giám thị không? Nhớ cô Chấn, cô Hạnh dễ thương của tụi mình hồi xưa không?». «Quên mặt rồi». «Vô trang web mở chỗ album thấy hình liền». Ông còn nhớ thầy Thành không? Thầy Thành ”Kennedy” (ngày xưa thầy giống như tổng thống Mỹ), tụi mình bình chọn thầy là người đẹp trai nhất Pleiku đó nhớ chưa…, thầy Jim Bigelow…, thầy Duy…, thầy Lập… còn nhiều và nhiều lắm tất cả đều có trong slideshow ở trang web của “ Liên trường …”.

Ồ «Ai lạ vậy, nhìn hổng ra». «TVS chớ a». «Ờ... ờ nhớ rồi, phải S là ông xã của X không?». «Tui cũng không biế». À còn thầy Giá, thầy Nhu, thầy Nhạn... Tôi không rõ... Ôi! ngày xưa đã xa lắm rồi... chỉ còn lại trong ta nỗi nhớ không

nguôi!!! «Có ai biết tin tức PTC không?». «Vào thử Blog của HTB đi, chắc là có đó . Nhỏ này hay ghê, gặp biết bao sóng gió cũng như giông bão của cuộc đời, vậy mà nhỏ còn giữ được rất nhiều hình ảnh của thầy xưa, bạn cũ. Nếu không có thì lên mạng hỏi, hoặc điện thoại....

-“Còn nhớ NĐTT, KLG không?“ “ Nghe nói mất tích lâu lắm rồi “Tôi lại không cầm được nước mắt, lâu lắm rồi có nghĩa là..... À còn nhớ H, nhớ N, nhớ T, nhớ D... các bạn ấy bây giờ ở Mỹ. Còn anh H, anh L..., Còn thầy Ngạc, thầy Phước... Tôi lắng nghe bạn bè trao đổi thông tin cho nhau mà lòng bồi hồi ... Từng khuôn mặt thầy cô cũ, bạn bè xưa lần lượt hiện ra trong ký ức... À còn anh N T H ngày xưa là bạn của thầy hướng dẫn mình đó, anh ấy bây giờ sống ở Cali....Còn ...

Tôi như thấy lại trường xưa với những lớp học thân thương, với bảng đen, bàn ghế cũ... Với bạn bè kẻ còn người mất... Những phút giây lắng đọng êm đềm. Lời bạn cũ, thầy xưa bao lưu luyến... Kỷ niệm ùa ra như con nước lớn vơi, đầy..., chảy phiêu lưu qua bao bờ bãi, thác ghềnh, lãng du với bạc ngàn kênh rạch, vẫn không cạn mà hình như còn đầy ắp yêu thương... Nước tuôn trào cuốn phăng bao lớp bụi thời gian, phủ đầy trong ký ức ...

Tôi nhớ những trò nghịch phá khi đi cắm trại, trong giờ nghỉ không có thầy cô... của A, B, C, N...và Đ, H, S, H... Tôi nhớ ngôi trường với những thảm cỏ xanh rì rợp bóng mát. Tôi nhớ mối tình đầu dưới mái trường xưa... Tôi nhớ những buổi cắm trại trong rừng cây xanh thẳm, vào đêm Noel lạnh giá, tôi nhớ những đêm lửa trại, với khói thuốc thơm lừng, nhớ bài hát những ngày xưa thân ái... tôi nhớ những buổi liên hoan cuối khóa, tôi nhớ ánh mắt ta trao nhau hôm nào, tôi nhớ nước mắt của ngày chia tay...

- Em lên hồi nào ? Câu hỏi đã đưa tôi trở về hiện tại... Trước mặt tôi...

Thầy với giọng nói ngày xưa, vẫn đôn hậu, ấm nồng lời nhắc nhở... Người dấu kín bao nhọc nhằn u uẩn... cho ta hồn nhiên nhắc chuyện ngày qua... Trước người, ta bé nhỏ mặc dù tuổi thơ đã không còn!!! Thầy là cây cao bóng cả vươn mình trong nắng gió tỏa bóng mát cho bọn học trò chúng ta... Ôi làm sao đền đáp được công ơn trời biển ấy... Chỉ đến khi trở thành nhà giáo, tôi mới hiểu được vì sao suốt đời thầy cô thương mến học trò...

Tháng mười một mưa vẫn rơi, lau vội khóe mắt, bao thương mến chực tuôn trào, con chưa xứng lòng thầy cô tận tụy. Và trường ơi bao kỷ niệm chưa quên, mang ước mơ và hoài bão bước vào đời... Vượt bao phong ba bão táp của trùng dương xanh thẳm... cả nghĩa đen và nghĩa bóng con đã tới được bến bờ kia!!! Để hôm nay về thăm lại ngày xưa. Vẫn chỉ biết cám ơn thầy, vì thầy đã nhen lên trong tim con ngọn lửa: “ Yêu người, yêu đời, và yêu... yêu tất cả.!!!

Ngày tháng bây giờ đối với tôi không còn tên tuổi nữa, hình như lúc trẻ ta luôn hướng tới tương lai, bây giờ già rồi thì nghĩ về quá khứ với đầy ắp kỷ niệm... Tôi ngồi lặng im để thấy thời gian cũ trôi qua chầm chậm, và ký ức đã cho tôi thấy lại, một tôi rõ ràng của năm 17 tuổi, hồn nhiên, e ấp với những tình yêu đầu đời đầy lãng mạn..., cùng những ước mơ hoài bão của tuổi học trò, ở cái nơi mà “ buổi chiều quanh năm mùa đông...“ Và tôi chợt nhớ ra ngày xưa. Ôi!!! Xa lắm.....

Pleiku ơi!!! Một thời và mãi mãi... trong tôi....

Huỳnh Thị Bê, Saigon Viet Nam,

(Cựu h/s TH Pleiku)

Page 5: Cô giáo trẻ với học sinh Bồ Đềmembers.iinet.net.au/~nguyentam/Pho Nui Pleiku 2.pdf · Phoá Nuùi Pleiku Ñaëc San Trang 20 Cao nguyên cuối thu vẫn còn mưa nhiều,

Phoá Nuùi Pleiku Ñaëc San Trang 24

Năm trước, cô bạn TĐ ghé thăm nước Úc để gặp gỡ thầy cô, bạn bè Pleiku. Năm nay tôi đáp lễ, từ giã mùa hè nắng ấm ở Melbourne để sang thăm bạn bè đã nhiều năm xa cách và cũng để thưởng ngoạn mùa đông xứ Mỹ.

Cuộc hành trình với chuyến bay dài 15 tiếng đã làm tôi giảm đi cái háo hức của lần đầu tiên đến Mỹ, thế nhưng đến phi trường LAX với ánh nắng rực rỡ của một ngày thật đẹp, đã hâm nóng lại cảm giác đó. Liên lạc với TĐ để nhờ đón dùm, nghe giọng nói vui vẻ và đầy chăm sóc của nàng mà thương: ”Sao đến sớm vậy, cứ ở trong đó đi, đừng ra ngoài đứng đợi kẻo lạnh, Đ sẽ vào trong kiếm ” Trời ạ, cái lạnh ở Cali như những ngày cuối năm ở Sàigòn, hơi se lạnh vào sáng sớm và chiều tối, chỉ đủ để cho các cô “ký điệu” diện những chiếc áo len mỏng, để tô điểm thêm sắc màu làm đẹp cho đời, chứ thấm thía gì so với mùa đông xứ Úc, tuy vậy tôi cũng quanh quẩn bên trong để xem thử phi trường bên Mỹ có gì lạ. Đúng là “đi một phút đã trở về chốn cũ” chứ không được “dăm phút” như thành phố Pleiku thân thương xưa kia đâu. Hỏi ra thì mới biết lý do là để đề phòng khủng bố nên các gian hàng được chuyển đi xa chứ không còn tập trung ở trong phi trường nữa, chỉ lác đác vài gian hàng bán thức ăn và đồ lưu niệm mà thôi. Tôi thử những vòi nước uống tại đó và giật

nảy mình vì mùi vị lạ lùng của nó, không diễn tả được nhưng có thể nói là nước uống của Úc ngon hơn, thanh khiết hơn nhiều.

Nói lại ý tưởng này với TĐ, cô nàng kêu lên: ”chưa gì đã chê Mỹ rồi à?” rồi cười xòa!

Chở tôi ra thương xá Phước Lộc Thọ, nơi rất nổi tiếng của khu Little Saigon mà hầu như các du khách Việt Nam mỗi lần đến Mỹ đều không thể bỏ qua được, để thăm thành phố người Việt trên xứ Mỹ và cũng để gặp KV (cô nàng đã hẹn trước với Đ). Hằng trăm loại lan đầy màu sắc

được bày bán là hình ảnh mà tôi thích thú nhất vì quá nhiều loại lan, thêm vào đó là hàng quán với những món ăn đặc sản của ba miền Nam, Trung, Bắc mà giá cả rẻ hơn bên Úc rất nhiều.

Dễ chừng đã hơn 30 năm, bây giờ mới gặp lại KV, dù cũng có liên lạc với nhau qua email, nhưng bên ngoài cô nàng trông trẻ đẹp, duyên dáng

hơn trong hình. Hai đứa tay bắt mặt mừng, rồi hỏi thăm nhau đủ chuyện, và cùng thắc mắc là tại sao tình thân của hai đứa chỉ kéo dài có một năm (hình như là năm lớp 7), để rồi những năm sau hai đứa có những bạn thân khác. Thôi thì bây giờ mình cũng gặp lại nhau, nối lại tình thân cũng chưa muộn, V nhỉ.

H thật nhiệt tình, đã liên lạc khi tôi còn đang ở chơi bên Las Vegas để xếp đặt ngày gặp mặt 4 đứa (T, Đ, V, H) vì bạn đã không có mặt trong ngày đầu tiên tôi đến Mỹ. Qua điện thoại chúng tôi đã trò chuyện

khá lâu về mọi chuyện và hẹn ngày gặp lại.

Rồi ngày gặp mặt đã đến, H đón tôi và chở đến quán ăn để gặp các bạn V, Đ. Bốn đứa tha hồ rôm rả trò chuyện, nhắc lại chuyện xa xưa khi còn học dưới mái trường Pleime, những phá phách, nghịch ngợm của tuổi học trò… đến chuyện thời nay với những khó khăn của những

Page 6: Cô giáo trẻ với học sinh Bồ Đềmembers.iinet.net.au/~nguyentam/Pho Nui Pleiku 2.pdf · Phoá Nuùi Pleiku Ñaëc San Trang 20 Cao nguyên cuối thu vẫn còn mưa nhiều,

Phoá Nuùi Pleiku Ñaëc San Trang 25

ngày mới qua và những thành tựu đạt được của bản thân và con cái… cả dự định tương lai cho buổi họp mặt tại quê nhà của 4 đứa… đồng thời còn khám phá ra sự ý nhị của V và H khi chọn quán Hỷ cho ngày đầu gặp mặt và quán Hợp cho ngày hôm nay, quả thật là rất vui (Hỷ) khi họp mặt với bạn bè (Hợp)… vậy mà còn chưa đủ, chúng tôi lại kéo nhau đến trung tâm sinh hoạt dành cho ca đoàn của V, ôi sao mà vui nhộn thế, các bạn trong nhóm ca đoàn tổ chức ăn uống, rồi ca hát mừng năm mới, hết những bài ca ngợi mùa xuân lại đến các bài tình ca và cả nhạc đấu tranh nữa. Hỏi ra mới biết các bạn bên đây thường tham gia sinh hoạt ở các hội đoàn thiện nguyện để nâng đỡ tinh thần các người già ở những

viện dưỡng lão, hay đến thăm các nhà tù để hát cho họ nghe những bài hát yêu đời, yêu người nhằm phần nào an ủi, hỗ trợ tinh thần của những người xa gia đình, không con cái hoặc lỡ bước vào con đường lầm lỗi. Thật là một việc làm đầy ý nghĩa!

Nhìn các bạn vui tươi, nhanh nhẹn và hăng hái trong công việc ca hát giúp vui cho đời, tôi thấy mình thật già nua và thụ động, chỉ biết thu mình trong công việc sinh sống hằng ngày chứ chưa làm được gì cho tha nhân cả. Cuộc sống sẽ sinh động, lý thú biết bao nếu biết trải lòng ra yêu thương mọi người.

Cám ơn các bạn Đ, H, V đã hy sinh ngày làm việc của mình để cùng nhau gặp gỡ, cho tôi những ngày vui bên bạn hữu và học hiểu cách sống: sống làm sao để khi mình từ giã cuộc đời với nụ cười thanh thản mà vẫn có thể nhận được những giọt nước mắt chân tình, luyến tiếc nơi người còn ở lại.

Diệu Thảo

Melbourne, Australia

(18/01/2010)

Gửi người xưaTặng Thu Đào và những nàng môi hồng

má đỏ

 Tôi muốn viết một bài thơ Tặng những người em môi hồng má đỏ 

Nhưng lâu quá rồi quên cả đường xưa lối cũ !  Chỉ nhớ Cà phê Dinh ĐiềnNhớ triền dốc sương mưa

Chỉ nhớ Biển Hồ tình tự năm xưaNhớ rất nhớ con đường quen Hoàng Diệu

Ôi nỗi nhớ nay đã là giai điệuNằm cuộn mình bên trường nữ Pleime

Dưới chân đồi một ngựa một xe Chiều bảng lảng đưa em xuống phố 

Đêm Phượng Hoàng với ánh đèn màu rực rỡSau những lần sinh tử hành quân

Dập dìu cùng em trong tiếng nhạc tưng bừng   Say chuếnh choáng bên bước chân đài các

Em tựa trên vai tôi khẽ hát“Phố núi cao phố núi đầy sương…”

Có giống như tôi nhớ mãi thuở ban đầu“ Chiều sương lạnh bên dốc cầu Hội PhúEm bước bên tôi phập phồng hơi thở ”(tại con dốc dài hay tại vì xao động trong tim)Bao nhiêu năm qua tôi vẫn trông tìmCũng chẳng biết để làm chiKhi mỗi con đường đi về một ngả Nhìn thời gian đi lòng tôi buồn bãTiếng thở dài rụng xuống tóc pha sươngNhớ bạn bè xưaNhớ thời binh lửa chiến trườngNhớ sáng ở Café VănNhớ chiều ngồi thiền bên Thiên LýNhớ Café Băng rất trữ tình cùng người tri kỷNhớ “em Pleiku má đỏ môi hồng”Nhớ thời oai hùng Bảo Quốc Trấn KhôngGiờ chỉ còn lại trong ký ức những chiều sương giăng mờ trên phố

Yên Sơn

Nhớ dáng ngoan hiền lặng ngắm đài gươngNhớ màu son môi

Nhớ mùi hương tócNhớ một đêm khuya đưa em về bên kia con dốc

Diệp Kính buồn ngẩn ngơEm rúc rích cười nghe rất trẻ thơ

Ôm rất vội trước khi biến vào ngõ tốiTôi bỗng thương em quá đỗi 

Nếu mai này không trở lại Cù Hanh(Làm trai thời chiến tranh

Đã có rất nhiều người đi không trở lại) Nay sống ở quê người làm thân chiến bạiKhông biết bây giờ em trôi dạt về đâu

Page 7: Cô giáo trẻ với học sinh Bồ Đềmembers.iinet.net.au/~nguyentam/Pho Nui Pleiku 2.pdf · Phoá Nuùi Pleiku Ñaëc San Trang 20 Cao nguyên cuối thu vẫn còn mưa nhiều,

Phoá Nuùi Pleiku Ñaëc San Trang 26

Nhân ngày giỗ đầu của ba tôi, tự nhiên những hình ảnh oai hùng của những ngày ông còn tại chức cùng với nét bệnh hoạn, ốm yếu của những ngày cuối cuộc đời của Ba tôi lại xuất hiện, chập chờn trong giấc ngủ làm tôi cứ trằn trọc với những hình ảnh đó không sao quên được…

Ba tôi sinh ra đời có lẽ dưới một ngôi sao đơn lẻ, cô quạnh thành ra thuở thiếu thời, ông đã không được sự chăm sóc của Mẹ - do hoàn cảnh gia đình - phải ở nội trú và thân tự lập thân. Do đó ông ý thức được tầm quan trọng của việc học nên bằng vào ý chí, nghị lực ông đã vượt qua những khó khăn trong cuộc sống và đã thành công trên trường đời.

Khi lập gia đình, ông luôn đặt tình cảm gia đình là trên hết - dù là biết bao cám dỗ khi ông đang quyền cao, chức trọng - đồng thời luôn khuyến khích con cái học hành cho đến nơi đến chốn, do vậy ông luôn bao che cho chúng tôi để tránh việc nhà, cứ viện cớ “bận học” là Mẹ tôi không thể nào bắt chúng tôi chia sẻ công chuyện nhà với bà, dù bà có cằn nhằn, trách móc với Ba thì cũng không thay đổi được vì hàng tháng chúng tôi luôn đưa về những bảng danh dự cho ông và nhìn được nụ cười rạng rỡ trên gương mặt Ba cũng như ánh nhìn đắc thắng hướng về Mẹ: ”bà thấy chưa?”.

Ông cũng không quên khuyến khích chúng tôi tham gia các sinh hoạt học đường và xã hội đồng thời cũng muốn chúng tôi có đầu óc lãnh đạo như ông, tuy nhiên trong đám con của ông không đứa nào thích

Ba Tôi Tặng những người đã mất cha

chỉ huy cả (chỉ huy người ngoài thì không chứ “nội tướng” thì hình như các cô con gái của Ba đã thành công vượt bực!).

Tôi còn nhớ có lần tôi tới Tiểu khu Pleiku là nơi ông làm việc, để nhờ người giảng dùm bài, gặp được

ông đang đi từng phòng để chào thuộc cấp mới thấy được uy nghi của quân đội (nói chung) và của ông (nói riêng) khi các nhân viên thực hiện những lễ nghi quân cách, khi ông vừa bước vào phòng thì người lính ngồi đầu đứng phắt dậy hô to lời chào để báo cho các bạn đồng phòng cùng đứng nghiêm và giơ tay chào theo kiểu nhà binh, nghiêm trang và kính cẩn báo cáo những việc làm v.v...; hoặc những lúc tôi đứng ngoài lén nhìn ông đang thuyết trình việc hành quân cho các tướng lãnh và cố vấn quân sự. Với giọng nói sang sảng, trình bày mạch lạc và trả

lời rõ ràng đã làm tôi kính phục và hãnh diện vô cùng. Ngoài ra, những sốt sắng trong công việc đã là tấm gương cho chúng tôi sau này: những đêm không ngủ, phài chỉ huy trực tiếp hành quân ngay tại nhà khi cấp bách không vào Tiểu Khu kịp, hoặc

nhận lệnh hành quân từ Tướng vùng (Tướng tư lệnh quân đoàn 2) ngay trong đêm, hình ảnh bận rộn giải quyết công việc với điện thoại reo vang liên tục hoặc thu xếp hành trang để đối đầu với hiểm nguy của ông trong thời chiến đã làm chúng tôi thương và kính phục ông hơn.

Còn nhớ mùa hè năm 1972, khi tiễn chúng tôi lên máy bay quân sự để di tản vào Saigon, ông đã ôm hôn từng người và với ánh mắt thật buồn ông đã nói như trăn trối với chúng tôi hãy cố gắng học và nghe lời mẹ vì có thể Ba sẽ hy sinh trong trận chiến. May mắn là chúng tôi vẫn còn có ông!

Năm 1975, sau khi miền Nam sụp đổ, ông phải vào trại tập trung để “học tập và cải tạo” tư tưởng, di chuyển từ Nam ra Bắc và cuối

cùng ông được trả tự do sau hơn 10 năm tù đày và được chúng tôi bảo lãnh qua Úc để định cư.

Những năm đầu, ông rất hăng say hoạt động để hội nhập vào xã hội Úc, ông từng được bộ Cựu Chiến Binh Úc và các giáo sư ở trường Đại Học Victoria thương, quý vì ông đã đóng góp rất nhiều công sức trong việc dịch thuật những tài liệu từ tiếng Anh ra tiếng Việt và ngược lại, ông cũng được xem như “tự điển sống” (từ của các giáo sư ở Victoria University of Technology dành cho ông), nhưng dần dần với

Page 8: Cô giáo trẻ với học sinh Bồ Đềmembers.iinet.net.au/~nguyentam/Pho Nui Pleiku 2.pdf · Phoá Nuùi Pleiku Ñaëc San Trang 20 Cao nguyên cuối thu vẫn còn mưa nhiều,

Phoá Nuùi Pleiku Ñaëc San Trang 27

tuổi tác ngày càng cao, ông cảm thấy chán nản, thu mình vào vỏ ốc của chính ông, ít chịu tâm sự với ai, chỉ thỉnh thoảng lộ ra rằng ông đã là người vô dụng khi không còn giúp được gì cho gia đình và xã hội. Từ đó, sức khỏe và trí nhớ ông giảm sút và bệnh Alzheimer được chẩn đoán. Cơn bệnh ngày càng nặng, ông không còn khả năng tự chăm sóc cho bản thân ông, ngay cả ăn uống, tắm rửa… nên buộc lòng gia đình phải gởi ông vào viện dưỡng lão để được chăm sóc 24/24.

Ở nơi đây, tuy đầy đủ tiện nghi cho cuộc sống, nhưng ông rất buồn vì thiếu tình cảm gia đình. Tôi có thể nhận ra điều đó khi mỗi lần vào thăm là ông lộ vẻ mừng rỡ và lưu luyến nắm tay thật chặt không buông mỗi khi chúng tôi từ giã ra về. Ông cố gắng diễn tả ý mình nhưng chỉ là những câu đứt khoảng hoặc vu vơ, không ý nghĩa gì.

Có một ngày, tôi vào báo tin cho ông biết cô con gái út của tôi vừa được nhận vào ĐH Dược khoa (ông luôn ao ước các con theo ngành y tế, nhưng đứa nào - ngay cả mấy đứa cháu nội, ngoại - cũng đều chọn khoa học) mặt ông tươi hẳn lên, miệng mỉm cười và nắm tay cô cháu ngoại thật lâu, ông cố gắng để nói nhưng phát âm rất khó nghe vì đã từ lâu ông chỉ im lặng. Khi từ giã ra về, ông đã lưu luyến nắm lấy tay cháu thật chặt như muốn dặn dò, khuyến khích như ông đã từng làm trước đây với con cái khi ông hài lòng về kết quả học tập mà chúng tôi đạt được.

Sau khi mừng sinh nhật thứ 80, ông yếu dần… gia đình đã được bác sĩ báo cho biết ngày cuối cuộc đời

của ông đã gần kề. Nhìn hình ảnh mê man, gầy còm, chỉ còn da bọc xương và nhịp đập của trái tim ngày càng yếu, các cơ quan khác đã “shut down”, chúng tôi đã thay phiên nhau túc trực ngày đêm để đọc kinh cầu nguyện, thì thầm nói chuyện với ông dù ông đã không còn phản ứng gì cả và cũng để nhìn ông dần dần đi vào cõi chết, không một lời trối

trăn… Đám tang ba

tôi được tổ chức rất long trọng và ấm cúng trong tình thương yêu của gia đình, bạn bè và chiến hữu. Chắc ông không thể ngờ rằng ngày đưa ông về với cát bụi lại có đầy đủ lễ nghi - dù không phải ở đất nước mình. Những người bạn cùng quân ngũ đã không

ngần ngại hy sinh ngày đi làm, dẹp bỏ những bận rộn của riêng mình để tổ chức những nghi lễ cần có của quân đội và tiễn đưa ba tôi về nơi an nghỉ cuối cùng… Đẹp làm sao tình đồng đội của người lính VNCH!

Lá cờ VNCH - phủ trên quan tài ba tôi - đã được làm lễ cuốn cờ và trao tặng mẹ tôi như là lời nhắn gởi tuy ba ra đi nơi đất khách quê người nhưng quê hương Việt Nam vẫn còn tồn tại nơi đây, gia đình, bạn bè sẽ luôn nhớ ông mãi mãi... Hình như ông đang mỉm cười với mọi người, một nụ cười mà những nhân viên ở viện dưỡng lão luôn khen tặng: “nice smile”!

Thay mặt gia đình, xin cám ơn tấm chân tình của tất cả!

Hồ Diệu ThảoMelbourne, 12/2008

HẠT TƯƠNG TƯViết chung với một người…..

Đời…. ta gọi em bao lần Cho con tim thức tỉnh Bôi xóa ký ức buồn Để tháng ngày còn lại Nhìn thấy chút mùa xuân. Ôi, trái tim em lạ kỳ Ôm mãi cuộc tình điên Mà lý lẽ mù lòa Nhân sinh không thể hiểu Nên suốt thời tuổi trẻ Ta vẫn đứng bên lê Cuộc đời em giông bão Sao lòng không moi mệt Dõi theo bóng hình em Cả trong cõi chiêm bao Của mối tình rất cũ… Nhưng tình ta vô vọng Tựa như chút nắng chiêu Vàng vọt một mùa đông Rơi xuống giữa hư không Nên không chở giùm em Những muộn phiên riêng, nặng. Thôi… đành tìm trong giấc mộng chút hạnh phúc mong manh Của mối tình đơn phương Mênh mông không bờ bến Mà trăm nhánh đường đời Em và ta riêng rẽ. Mong… trong trái tim yên bình Ru em ngon giấc ngủ Cho thân tâm bình yên Để đời anh mê mải Nhớ hoài bóng hình ai… Rồi…. ta cũng như em Cho giòng sông nước cuốn Nhưng cuộc tình không quên. TRƯƠNG THU THỦY

Page 9: Cô giáo trẻ với học sinh Bồ Đềmembers.iinet.net.au/~nguyentam/Pho Nui Pleiku 2.pdf · Phoá Nuùi Pleiku Ñaëc San Trang 20 Cao nguyên cuối thu vẫn còn mưa nhiều,

Phoá Nuùi Pleiku Ñaëc San Trang 28

Page 10: Cô giáo trẻ với học sinh Bồ Đềmembers.iinet.net.au/~nguyentam/Pho Nui Pleiku 2.pdf · Phoá Nuùi Pleiku Ñaëc San Trang 20 Cao nguyên cuối thu vẫn còn mưa nhiều,

Phoá Nuùi Pleiku Ñaëc San Trang 29

Sáng nay rời nhà đi làm trời vẫn còn tối, cơn mưa đầu mùa tối qua chỉ đủ làm cho những con đường sạch và phản chiếu lên màu vàng của những ngọn đèn đường. California rất ít mưa chẳng như Pleiku của mình. Thôi thì cũng có được vài giọt mưa để cho những cô (bà!) Pleime mơ mộng, lãng mạn.

Parking lot vẫn còn vắng, vào đến sở chưa kịp mở computer đã đi pha café. Tuy là café Mỹ pha bằng máy nhưng chịu khó bỏ thêm vài thìa cho đậm cũng đủ có mùi thơm và một ly café nóng đầu ngày cho đỡ nhớ Pleiku, mặc kệ mấy cô nàng, mấy anh chàng Mỹ, Mễ, Hàn, Ấn... sẽ cằn nhằn là ai pha café quá đậm. Cái kiểu café giống nước trà pha loãng ở xứ này dù đã ở lâu cũng không làm sao quen được. Bây giờ thì có một chút gì Pleiku trong xứ Mỹ rồi đấy, café nóng ngát mùi thơm, một ít giọt nước mưa còn đọng trên cửa sổ phòng làm việc...

Cơn mưa tầm tã kéo dài từ tối hôm trước vẫn còn tiếp tục. Gần sáng thức giấc tiếng những giọt mưa rơi vang vào phòng như có một điều gì đó nhắc nhớ. Có lần tính làm cửa sổ hai lớp để ngăn tiếng động như lời quảng cáo không hiểu sao lại đổi ý vào phút cuối. Làm sao nghe được tiếng mưa hiếm hoi ở Cali nhỉ? Mở đài TV Việt-Nam, chung quanh quận Cam này thì nhiều vô kể đài xem không phải trả tiền, hình tiệm ăn với những tô phở ngút khói xuất hiện trên màn hình. Nhớ tô phở gà khô ở Pleiku, những năm tháng ở Sài-Gòn và rồi sống ở khu vực nổi tiếng nhiều người Việt ở xứ Mỹ cũng không sao tìm được tô phở gà khô với bát nước dùng để riêng bên cạnh. Khi nghe tôi hỏi có người còn cẩn thận hỏi có phải là hủ tiếu Nam-Vang khô, cũng đành xin lỗi, tôi gọi phở gà khô mà không có nhầm đâu.

MƯA, CAFÉ VA NỖI NHƠ

Lục tìm phim pha café cất kỹ trong ngăn tủ để được hưởng cảm giác ngồi bó gối, nghe nhạc và nhâm nhi tách café nghe tiếng “mưa tí tách” rơi xuống sân ciment vang qua cửa kính; “mưa nhớ gì thì thầm ngoài hiên...”

rồi cũng phải tỉnh giấc mộng lơ mơ khi tiếng alarm báo đến giờ chuẩn bị đi làm.

Chọn giờ bắt đầu làm việc sớm để không kẹt xe hay phải dừng lại nhiều lần những chỗ đèn xanh đỏ dọc đường. Đường từ nhà đến nơi làm việc vừa đủ thời gian nghe trọn ba bản nhạc. Từ nơi đậu xe dù đã cố chạy thật nhanh đầu tóc cũng bị ướt vì không làm sao tìm ra những cây dù cất ở đâu đó vào cuối mùa mưa năm trước. Chỉ

cần vào đến nửa cầu thang đã ngửi mùi café thơm ngát bay quyện trong không khí. Có người nào đó cũng mê café sáng, cầm bình tính rót một ly đem vào bàn làm việc nhìn màu nước nhợt nhạt đành thở dài đặt xuống, lén nhìn quanh không thấy ai xúc thêm thìa bột café bỏ vào ngăn lọc trước khi bấm nút pha bình khác. Khi mới đi làm thấy những người ngoại quốc uống café không đường, tôi rất phục, ở Việt-Nam chỉ những người thật nghiện café mới có thể uống như thế, dần dần rồi tôi cũng biết lý do khi thấy bên cạnh ly café chỉ có mùi không vị là cái bánh donut ngọt đến thắt cả cổ họng.

Café Cali không giống café Pleiku, mưa Cali đâu giống mưa Pleiku nhỉ!!!

Bắt đầu một ngày làm việc nơi quê hương thứ hai với mưa, café và nỗi nhớ mông lung về vùng cao nguyên đất đỏ “mưa rơi trên đường, mưa thấm ướt vai gầy, mưa mênh mang nỗi sầu...”

Nguyễn thị Hương Minh

Page 11: Cô giáo trẻ với học sinh Bồ Đềmembers.iinet.net.au/~nguyentam/Pho Nui Pleiku 2.pdf · Phoá Nuùi Pleiku Ñaëc San Trang 20 Cao nguyên cuối thu vẫn còn mưa nhiều,

Phoá Nuùi Pleiku Ñaëc San Trang 30

Anh biết không? Tôi đi qua cuộc đờiBằng những dấu chân buồn không ai nhìn thấy

Bằng những nụ cười ra nước mắt chảy cuộn quấn đáy timBằng những xót xa nằm trong lời tình tự

Bằng những nghẹn ngào ru ngủ giấc bình yênAnh biết không? Tôi thức mãi từng đêm

Đếm sũng mắt sầu trong bờ biển áiGiấu nỗi ngậm ngùi qua núi cô đơn

Gói kín thương yêu theo gót muộn phiềnNặn ghét giận đổ xuống vùng trầm mặc

Anh biết không?Cuộc tình nào cũng ngậm ngùi u uẩn

Yêu thương nào cũng biến loãng đi hoangHẹn hò nào cũng quay lưng cúi mặt

Mộng mơ nào cũng tàn chết trong hồn Và – Anh biết không? Tôi thèm nhớ nụ hôn. Anh!

Như người ta ghiền rượuNhư Ai thèm nhựa thuốc lá cùng vị đắng CàféNhư mối tình câm ngủ giấc đam mêNhư những lời thơ yêu trong bài thơ không bao giờ gởi Nhưng! Anh biết gì không?Cuộc đời thật phù du…Cuộc tình thật phù du…Bạc tiền thật phù du…Nụ cười ngây ngất đauTheo năm thánag đổi màu!!! Và cứ thế… Tôi tiếp tục đi qua cuộc đời –Bằng những dấu chân buồn lẻ loi không ai nhìn thấy...Những dấu chân buồn trong vùng cô đơn. Tôi!

LêXuânHảoCho những người bạn của trái tim hiền

Page 12: Cô giáo trẻ với học sinh Bồ Đềmembers.iinet.net.au/~nguyentam/Pho Nui Pleiku 2.pdf · Phoá Nuùi Pleiku Ñaëc San Trang 20 Cao nguyên cuối thu vẫn còn mưa nhiều,

Phoá Nuùi Pleiku Ñaëc San Trang 31

Năm 1967, trường nữ trung học Plei me được xây xong, tọa lạc trơ trọi một mình trên một ngọn đồi trọc & thấp với 3 dãy lớp tạo thành hình chữ U, mặt chính diện có 4 phòng, cánh tả & cánh hữu mỗi bên 2 phòng. Mỗi phòng dành cho 1 lớp, mỗi lớp chỉ học 1 buổi, lúc ấy học sinh chỉ học buổi sáng, buổi chiều trường không có học sinh nên im lặng, vắng vẻ & cô quạnh đến nao lòng (vì xung quanh không có nhà cửa, cư dân ở gần)

Vì nằm trên ngọn đồi đất đỏ, nên năm học đầu tiên, khi ra về tụi nữ sinh chúng tôi đi từ cổng chính ở trên cao xuống dốc đồi, lúc ấy ai đứng dưới đồi nhìn lên chỉ thấy những chấm trắng di động từ trên tỏa xuống gợi một cảm giác lạ mắt & vô cùng sinh động, trong trí tưởng tượng của tôi, một con bé học đệ thất, đoàn nữ sinh áo dài trắng ấy như 1 đàn kiến trắng đang chậm rãi bò trên mặt 1 ổ bánh bông lan được phết lớp chocolate đậm màu.

Về sau, trường mở thêm cổng phụ ở bên hông, cổng chính chỉ dùng để đón tiếp quan khách trong các buổi lễ, chúng tôi ra về không phải leo đồi nữa, đường về nhà ngắn được 1 đoạn nhưng lòng tôi luôn cảm thấy tiếc nuối cái hình ảnh dễ thương đó của những năm tháng đầu tiên học ở Pm.

Tướng Vĩnh Lộc là người đặt viên đá đầu tiên cho việc xây dựng trường & cũng là người tài trợ chính cho trường thời gian ông còn làm tư lệnh quân đoàn II, cũng nhờ ông mà trường chúng tôi hay được tiếp đón nhiều vị khách rất nổi tiếng. Niên khóa 1967-1968 là niên khóa đầu

Pleime trong ký ức của tôi Hoàng Thúy Nga

tiên trường thu nhận học sinh.Lúc ấy, trường chỉ có 8 lớp học

/ 8 phòng: 2 đệ thất, 2 đệ lục, 2 đệ ngũ, 2 đệ tứ; mỗi đệ có 1 lớp Anh & 1 lớp Pháp; đệ thất 1 là lớp Anh, đệ thất 2 là lớp Pháp, cứ thế mà tiến lên, nếu lên lớp cao hơn sẽ được trường cho đi “du học” ở trung học Pleiku, nói nôm na là đi học nhờ trường

nam. Về sau, cứ mỗi năm trường lại mở thêm 2 lớp: 1 lớp ban A – 1 lớp ban B (dù sinh ngữ chính là Anh hay Pháp cũng đều học chung 1 lớp nếu cùng ban, chỉ đến giờ sinh ngữ mới tách ra học riêng), dĩ nhiên là bắt đầu mở từ đệ tam, sau đó đến đệ nhị rồi đệ nhất nên nữ sinh Pm không phải đi học ké nữa, tuy vậy đối với lớp 12 B thì lại không thể mở 1 lớp được vì quân số quá ít, cụ thể như niên khóa 1973-1974, chỉ còn có 8 đứa chúng tôi theo lên học 12B nên trường vẫn phải đành lòng gửi gấm tụi tôi đi “ăn nhờ ở đậu” tại trung học Pk, rất tủi thân!!

Chúng tôi, lứa học sinh đầu tiên vào trường từ ngày đầu tiên trường hoạt động & cũng từ lớp đầu tiên - lớp bé nhất (đệ thất), đa số tóc còn buộc đuôi ngựa, 1 số buộc 2 đuôi, có đứa thắt bím, tất cả đều ngây ngô – sung sướng vì mới được vào trung học, mới được mặc áo dài lần đầu

tiên. Giờ ra chơi, tụi tôi buộc túm 2 tà

áo dài lại để chơi nhảy dây cho thoải mái, có đứa không chơi gì, rủ nhau đi bách bộ trong sân đất, vừa đi vừa học bài, bị những đứa thích đùa len lén đi sau lưng & len lén cầm 2 tà áo dài sau của 2 đứa đi cùng buộc vào nhau, các nạn nhân không hề biết

gì, chỉ mãi đến khi đi xa ra 2 bên thấy vướng, quay lại nhìn mới phát hiện ra áo dài mình bị buộc để rồi lúc ấy.., tất cả nạn nhân cũng như kẻ thủ ác đều cười giòn giã, thích thú, trông như những con nai con sóc, mà thật sự 1 bạn trong lớp đệ thất 1 có nickname ở nhà là Nai đấy nhé!

Kỷ niệm trong thời gian học ở Pm thì thật nhiều, thật vụn vặt, nhiều đến nỗi có lần

1 bạn ở Mỹ về Sg rủ họp mặt, tụi tôi tranh nhau kể & tranh nhau cười, đến nỗi các món ăn trên bàn hầu như còn nguyên mà đã đến lúc phải ra về, mà chúng tôi nào có còn trẻ trung gì đâu cơ chứ, đa số đã là bà nội, bà ngoại hết cả rồi đấy!

Năm đệ thất:• Cô giáo dạy môn quốc văn

người miền Nam, đọc chính tả bài gì tôi không còn nhớ rõ, chỉ nhớ nhất là khi chấm điểm xong, phát lại vở, cô đã vừa khẻ tay nhỏ bạn kế bên & đay đi đay lại rằng “Đọc là An Dương Vương mà viết là An Dương Dương”!!! lúc ấy thật tội cho nhỏ bạn tên NTNT, cứ thế mà giơ tay ra hứng chịu những cây thước kẻ của cô, còn tôi thì cúi gầm mặt xuống bàn để cố dấu bộ mặt muốn cười của mình, cô thật là phát-xít!.

• Có lần 1 cô khác gọi bạn PDM lên trả bài, bạn ấy để tóc xõa dài

Page 13: Cô giáo trẻ với học sinh Bồ Đềmembers.iinet.net.au/~nguyentam/Pho Nui Pleiku 2.pdf · Phoá Nuùi Pleiku Ñaëc San Trang 20 Cao nguyên cuối thu vẫn còn mưa nhiều,

Phoá Nuùi Pleiku Ñaëc San Trang 32

ngang lưng trông rất yểu điệu thục nữ, thế nhưng cô mắng bạn xối xả “Buộc cái tóc lên, muốn làm điệu thì đợi đến đệ nhị - đệ nhất rồi hãy xõa tóc, cứ giờ tôi thì tất cả phải lấy sợi chun buộc tóc lại.”!!! cô cũng thật là phát-xít!

• TA ngồi đằng sau hay bị cái đuôi ngựa dài của tôi quét rơi xuống đất nào bút, thước, gôm, khiến TA cứ phải nhặt lên lau lau chùi chùi vì TA rất chi là sạch sẽ. Lúc đầu TA còn lịch sự chỉ âm thầm nhặt lên lau chùi thôi, nhưng thật khổ cho TA khi bị ngồi sau tôi, cái đầu tôi nó cứ lúc thì quay sang phải nói với NT, lúc thì quay sang trái hỏi vóng sang TH ở đầu bàn bên kia, nên mọi vật dụng của TA cứ thế rơi liên tục, có khi vừa nhặt xong đã lại phải cúi xuống nhặt nữa ngay, mà nào có phải chỉ nhặt suông đâu, còn phải lau lau chùi chùi nữa cơ, thế nên bực quá TA mới giật giật đuôi tóc tôi mà nói “N này, kỳ ghê nghe” thế là tôi âm thầm sửa mình bằng cách không ngồi dựa lưng vào bàn sau nữa để khỏi làm phiền TA nhưng cũng không khỏi hơi giận TA chút xíu.

• Liên trường Pk – Pm tổ chức văn nghệ mừng tết Mậu Thân, cô Thủy (dạy Anh văn & là giáo sư hướng dẫn) chọn 12 đứa múa bài Danube bleu, 12 đứa được cô ưu tiên cho đi tập văn nghệ trong khi các bạn khác vẫn phải học, y phục múa thì áo trắng tự túc kiểu gì cũng được, trường chỉ may cho mỗi đứa 1 cái váy 2 tầng bằng vải mùng màu thiên thanh, loại rẻ tiền nhất, thế mà tụi tôi quý nó & hãnh diện lắm khi được mặc vào múa thử, hôm diễn chính thức bạn AL kể rằng trước đó đã khóc hết nước mắt vì bị 2 ông anh Tuấn & Dũng làm đổ chai mật ong vào váy.

Đêm ấy tụi tôi núp sau

cánh gà xem các tiết mục được diễn trước mình, khi xem vở kịch Sơn Tinh – Thủy Tinh của mấy anh chị lớp lớn bên trường trung học Pk tôi đã phục các anh chị sát đất, lúc ấy chị Yến, chị của Nai đóng vai công chúa Mỵ Nương rất đẹp; còn tiết mục của tụi út ít chúng tôi bị bắt nạt, cho xuất hiện hơi về cuối (cũng đúng thôi, vì đây là sân nhà của dân trung học Pk mà & tiết mục của các anh chị lớn dĩ nhiên là phải hay hơn chúng tôi rồi!),

Mà lúc ấy thì đêm đã khuya, cô Thủy lo cho tụi tôi còn bé đi về sợ không an toàn nên đấu tranh đòi cho trình diễn sớm hơn nhưng không được, thế là cô tức quá dắt tụi tôi ra

về luôn, cả cô lẫn trò đều nước mắt dầm dề như mưa Pk vì không được múa Valse! Cô Thủy thật là người thầy yêu văn nghệ & yêu lũ học trò bé bỏng chúng tôi (ghi theo lời kể của AL)

• Sau khi đắc cử, Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu & Phó tổng thống Nguyễn Cao Kỳ đi công du Plei ku có ghé thăm trường, lúc ấy Tổng thống Thiệu hỏi thăm nhỏ bạn đang đứng xếp hàng (chào đón quan khách) điều gì đó, bạn ấy trả lời “Thưa thầy,... ”, nhỏ LTN kể rằng đã quá sức ngạc nhiên khi thấy bạn này lại có thể không biết rằng đó là Tổng thống mà lại “Thưa thầy”!, & nhỏ LTN đã phải kéo áo bạn ấy nhắc “Tổng thống đấy!” để bạn ấy có trả lời nữa thì biết đường mà “Thưa Tổng thống” chứ đừng “Thưa thầy” (ghi theo lời kể của LTN)

Năm đệ lục:• Một hôm sáng sớm vào lớp,

tất cả được đọc 1 bức thư tình sao y bản chính trên bảng mà 2 nhân vật chính đã được đổi cho cái nickname là Trâu & Bò để tăng phần tuyệt mật cho 1 bức thư tình đã được bật mí.

• Có lần trống trường vừa điểm giờ ra chơi, nhỏ VTH đứng dậy đi ra đến cửa lớp, vừa đi vừa nói “Tôi phải thoát ly cái lớp này mới được!”, tôi cũng vừa đọc xong quyển tiểu thuyết mang tựa Thoát ly của Khái

Hưng nên hùa vào ngay “Ừ, tụi mình cùng thoát ly đi”, cô Kim Chi dạy toán lúc ấy vừa trờ đến bên cửa lớp nghe đầy đủ ngọn ngành, cô tủm tỉm cười hỏi “Nào thế bây giờ các cô định thoát ly đi đâu?”, cô cũng biết tỏng tòng tong tụi tôi vừa nghiền ngẫm xong cái tác phẩm này & câu nói ấy ở cửa miệng những đứa con gái mặt búng ra sữa mới buồn cười làm sao.

• Cô Ngọc Dung bị đứt

Page 14: Cô giáo trẻ với học sinh Bồ Đềmembers.iinet.net.au/~nguyentam/Pho Nui Pleiku 2.pdf · Phoá Nuùi Pleiku Ñaëc San Trang 20 Cao nguyên cuối thu vẫn còn mưa nhiều,

Phoá Nuùi Pleiku Ñaëc San Trang 33

ngón tay phải, bàn tay băng bó trắng xóa mà vẫn vào lớp giảng bài thật kỹ, không viết được bằng tay phải, cô cố gắng cầm phấn viết nguệch ngoạc bằng tay trái để lời giảng của mình được dễ hiểu hơn. Với sự giảng dạy tận tâm của mình cô là người đã đi vào trái tim của tất cả những ai đã được học với cô ở Pm. Về sau, khi cô đổi đi Sg, tụi tôi cứ tiếc mãi vì không còn được học với cô nữa.

Năm đệ ngũ:• Vào giờ ra chơi, nhỏ VTH đứng

dựa cột khóc thút thít, gạn hỏi mãi, nhỏ vừa nức nở hơn vừa nói rõ lý do khóc “Tụi nó gọi tao là De Gaulle!” vì nhỏ có cái mũi rất cao, tôi phải an ủi rằng “Mũi De Gaulle thì đẹp chứ sao, việc gì mà phải khóc”.

• Đang học độ nửa năm đệ ngũ thì lúc bấy giờ có cuộc cách mạng đổi tên lớp bằng số chứ không đệ này đệ kia nữa & đệ ngũ trở thành lớp 8.

• Thầy Vưu mỗi lần vào dạy đều chê lớp tôi “Mặt người nào người nấy như cái đống mền rách”, làm tụi tôi rất tức & đứa nào đứa ấy cứ xị mặt ra đình công không thèm trả lời những câu hỏi trong giờ dạy của thầy, còn thầy thì cứ cười mím chi. Sau này thầy mới bảo rằng “Làm như vậy để các em nhớ đến thầy khi không còn học với thầy nữa”!

• Thầy Hòa đổi về Pm, dạy giảng văn thật hay, đến những đoạn cao trào mà thầy tâm đắc thì thầy vừa đọc thơ vừa dậm chân thình thịch, nhờ thầy Hòa mà tụi tôi biết viết nguệch ngoạc vài bài thơ chữ Nho như Lương Châu Từ của Vương Hàn & Khuê Oán của Vương Xương Linh.

• Thầy Mẹo về Pm cùng đợt với thầy Hòa, mỗi khi giảng bài xong, thầy thường chiêu đãi bọn tôi những bài thơ, bài văn hay

mà thầy sưu tầm được của Nguyên Sa, Đinh Hùng, lòng yêu thích thơ & tự đi sưu tầm thơ của tôi bắt đầu có từ đây, xin cảm ơn thầy Hòa & thầy Mẹo đã vun xới cho lứa chúng tôi tấm lòng yêu thích văn chương thi phú, thay mặt lớp đệ ngũ 1 năm ấy kính xin thầy Mẹo tha lỗi cho bọn chúng em về 1 việc đùa có phần hỗn với thầy, có lẽ thầy còn nhớ việc này vì đó là năm đầu tiên thầy mới ra trường mà!

Năm lớp 9:• KV hay làm những chiếc nhẫn

bằng dây điện đủ màu đem vào lớp tặng hết bạn này đến bạn nọ.

• Cô Lựu với vóc dáng thanh thanh, giọng nói êm như nhung & vẽ hình bài vạn vật trên bảng thật đẹp, giờ của cô tụi tôi chỉ mong bài hôm ấy chóng xong để vòi cô hát cho nghe 1 bài, cô mà hát thì đến cả chim muông cây cỏ xung quanh trường Pm cũng phải nghiêng đầu lắng nghe cơ đấy.

Năm lớp 10:• AL hay hát cho cả lớp nghe

những bài hát tiếng Pháp như Tous les garcons et les filles, Le temps de l’amour của Francoise Hardy, giọng AL thật hay, nghe hết bài rồi mà cứ muốn nghe lại lần nữa, lần nữa.

Năm 11 B:• Thầy Chảng dạy lý hóa

hay bị tụi tôi vòi tiền mua yaourt & đòi nghỉ sớm.

• Lớp bấy giờ chỉ có 16 đứa thế mà bạn NVTM đang ở trong xưởng cưa của nhà mình thì bị

xe tông chết, tụi tôi buồn lắm, lúc bấy giờ mấy bạn ngồi gần M mới cho biết 1 chi tiết về M, đó là bạn ấy chả bao giờ học bài ở nhà trước cả mà chỉ lo đọc truyện thôi, khi vào lớp lúc thầy cô dò bài bạn ấy mới ngồi học & sẽ thuộc ngay, cho nên nếu bị gọi trả bài đầu tiên thì bạn ấy sẽ không bao giờ thuộc.

• Sau khi M chết có hôm vào lớp TĐ nói nhìn thấy M ngồi ở chỗ cũ, TĐ hét lên gọi M, làm cả lớp từ đấy sợ ma, ra chơi là ra hết sạch mà khi vào lớp thì đợi nhau cùng vào một lúc. (ghi theo lời kể của TĐ)

Kỷ niệm thì nhiều & vụn vặt quá, có thể làm mất thì giờ của những ai đọc nó nhưng tôi không thể không viết ra đây vì nói đến Pm là tôi lại nhớ đến những chi tiết ấy.

Khi tôi về thăm lại Pm lúc trường chưa xây thêm lớp & chưa sửa sang lại, tôi không khỏi chạnh lòng khi thấy những dãy lớp thấp lè tè & ít ỏi vẫn trơ gan cùng tuế nguyệt, trong đầu tôi hình ảnh nguyên 1 lớp

đệ thất 1 hiển hiện rõ ràng như mới hôm qua, này nhé bàn đầu là Thúy Nga, Ngọc Tới, Lê Thị Lang, Kim Phượng; bàn thứ 2 là Tân An, Phùng Thị Hoa,…, các bàn sau là Dung Mỹ, …, Lệ Thu, Kim Liên, Xuân Hằng, Ngọc Lan, Bích Loan dãy bên kia là Thu Hà, Kim Vân, Văn Thị Hưng, Ái Loan, Ngọc Ái, Lê Thị Như, Diệu Thảo,

Page 15: Cô giáo trẻ với học sinh Bồ Đềmembers.iinet.net.au/~nguyentam/Pho Nui Pleiku 2.pdf · Phoá Nuùi Pleiku Ñaëc San Trang 20 Cao nguyên cuối thu vẫn còn mưa nhiều,

Phoá Nuùi Pleiku Ñaëc San Trang 34

Lươm Lặt Khăp Nơi Cá mập là loài duy nhất không thể chơp hai mắt.Tiếng kêu của con Vịt không bao giờ dội lại, không ai hiểu tạo vì sao?Người ta có thể dắt con bò lên cầu thang, nhưng không thể dắt nó xuống được.Con kiến có thể nâng một vật nặng gấp 50 lần trọng lượng của nó và nó luôn ngã về phía phải khi bị ngộ độc. Kiến không biết ngủ. Gấu Bắc cực luôn thuận “tay” trái.Cơ thể sứa có đến 95% là nươc.Sao biển là loài động vật duy nhất có thể lộn trái dạ dày của nó ra ngoài.Hươu cao cổ có thể liếm tơi tận tai vơi cái lưỡi dài hơn 50cm của nó.Khi bay ra khỏi hang các loài chim, dơi bao giờ cũng rẽ trái!Bọ ngựa là loài côn trùng duy nhất có thể… quay đầu!Cá vàng là loài động vật duy nhất có thể nhìn thấy ánh sáng hồng ngoại và tử ngoại.Muốn luộc trứng Đà điểu phải mất…4 giờ.Cứ 2 tỷ người, mơi có 1 người sống thọ đến 116 tuổi.Con người là loài linh trưởng duy nhất không có sắc tố ở lòng bàn tay.Tất cả các loài động vật có vu đều vẫy đuôi, trừ voi.Cá sấu không thể thè lưỡi ra ngoài.Mỗi tai con mèo có 32 cơ!Trung bình con người cười 15 lần... một ngày.Bàn tay trái thường phụ trách đến 56% công việc đánh máy.Trung bình có đến 100 người chết mỗi năm vì… ngậm but bi.Nếu gộp chung lại, tổng số da của mỗi người cân nặng… 2kg.Khi bực mình, con người cần đến 42 cơ mặt để biểu lộ sự tức giận.10% dân số trên trái đất thuận tay trái.Bật lửa đốt thuốc lá được phát minh trươc diêm quẹt.Dreamt là từ duy nhất trong tiếng Anh có “mt” ở cuối câu.Trên đầu mỗi người có cả thảy 125 ngàn sợ tóc.Một người trung bình mỗi giờ mất khoảng 600 ngàn tế bào da, tơi năm 70 tuổi số da bị mất tổng cộng là 48kg.Cứ 4 tháng một lượng hồng cầu trong máu lại đi qua quãng đường dài 1.600km. (cách viết số ngàn theo lối hành văn của người Pháp)Một đời người ăn hết 40 tấn thực phẩm và hít thở 38 ngàn cm khối không khí.Mỗi giây đồng hồ trong não người diễn ra khoảng 100 ngàn phản ứng hóa học.Não bộ chỉ cần khoảng thời gian dài 0.05 giây đồng hồ để nhận biết điều mà thị giác vừa quan sát đựơc.Con người chỉ có thể thiếu ngủ 10 ngày, còn thiếu thức ăn trong vòng vài tuần.Hơi thở ra luc bình thường di chuyển theo vận tốc 24km/giờ, còn khi hắt hơi đạt tơi vận tốc 1.030km/giờ. (cách viết số ngàn của người Pháp)Một con chuồn chuồn có tuổi thọ đung 24 giờ!Chung ta không thể hắt hơi khi nhắm mắt.Người bình thường rơi vào giấc ngủ sau 7 phut khi lên giường.Cơ mạnh nhất của con người là cơ lưỡi.

Nguyễn Thị Loan, Dương Thị Liên, Ngọc Hải.…, đầu bàn 3 là Thu Đào rồi Tuyết Mai, Hồng Phước, Kim Trung có đôi mắt thật sáng hay vẽ hình hoàng tử công chúa rất đẹp sau đó là Đào Thị Kim Anh, Nguyễn Thị Lộc, Kim Sen, Nguyễn Thị Đoàn, Kim Chung cao lêu đêu ngồi bàn chót,… , …, …, …

Những khoảng trống xung quanh trường nay đã lấp đầy bằng nhà cửa đông vui, từ ngoài đường cái nhìn vào, không còn thấy ngôi trường đứng cô độc như trước nữa, cũng phải thôi, đã mấy chục năm dâu bể rồi mà. Lòng tôi chợt vang lên giai điệu 1 bài hát mà tôi nghe nói rằng của 1 anh học trò trường Bưởi cảm khái sáng tác khi anh về thăm lại trường cũ, lời bài hát tôi còn nhớ lõm bõm như sau:

“Bao tháng ngày xa vắng trôi còn đâu nếp trường xưa,

Xa vắng càng thiết tha mong bên mấy khung song thưa.

Say ngắm từng gian lơp xinh lòng xao xuyến tình thơ

Ôi tình thơ ngây những luc vui chơi,

Cùng ngồi quanh bóng mát cùng reo cười.

Cây bàng xưa kia lá tốt xanh tươi, Chạnh lòng ai nhơ tiếc khó nguôi….”

Tôi không nhớ chính xác bài hát lắm, nhưng cảm thấy nó hợp với tâm trạng mình vô cùng.

Các bạn Pm ơi, tôi nhớ đến đâu kể lại đến đấy, tranh thủ chút thì giờ cố gắng viết ra đây để mong cùng góp lại những đốm lửa còn nhen nhóm trong lòng lứa học sinh Pm đầu tiên của chúng ta. Giữa bộn bề những công việc đời thường chỉ có vài dòng tâm tình gửi cho Pm & các bạn của tôi.

2008 - Hoàng Thúy Nga

Page 16: Cô giáo trẻ với học sinh Bồ Đềmembers.iinet.net.au/~nguyentam/Pho Nui Pleiku 2.pdf · Phoá Nuùi Pleiku Ñaëc San Trang 20 Cao nguyên cuối thu vẫn còn mưa nhiều,

Phoá Nuùi Pleiku Ñaëc San Trang 35

Khung Trơi Cu Bảo Mê (Nguyễn Phúc Bảo Khoa)

Bên kia căn nhà tôi, cách một con đường là một công viên nhỏ, ở một góc bên phải nằm tít vào trong sâu có một chiếc bàn dài và một băng ghế gỗ đã bạc màu phủ đầy lá khô. Đã lâu lắm tôi không thấy ai ra vào công viên.

Ngay từ lúc mới dọn về đây, mỗi khi nhìn qua đó tôi cũng thấy buồn buồn, ngay giữa công viên chỉ có vỏn vẹn một cây Anh Đào cao vút cành lá xum xuê màu nâu xám, đến mùa đông cây trút lá, khô cằn nhìn như một khúc gỗ trơ trụi đứng giữa trời đất lâu năm. Năm nay, trong cái cảnh ho-ang tàn, buồn tẻ đó có một con chim về làm tổ trên những cành cây khô, cái tổ lớn và trông rất vững vàng. Mỗi buổi sáng khi ra khỏi nhà, tôi có nghe tiếng chim kêu trên bầu trời.

Năm 1995, nhân một chuyến về

thăm Việt nam, tôi và người em họ đã lên Pleiku, mục đích là tìm lại bạn bè và những người thân quen trước năm 75 khi tôi đang là một học sinh lớp 12A ở trường Minh Đức. Xưa kia Ba tôi là một quân nhân, mẹ tôi đưa bốn đứa con theo chồng lên đó năm 69. Tôi học TH Pleiku từ năm 69-73 và chuyển sang MĐ năm 74-75.

Tháng 4 năm 95, chiếc máy bay

chong chóng đáp xuống phi trường Cù Hanh vào giữa trưa, khí hậu bên ngoài dễ chịu, trong lành, đứa em bảo tôi đứng trước cổng để chụp

tấm hình làm kỷ niệm, tôi chợt nhìn lên và đọc thấy hàng chữ “Mừng 20 năm ngày giải phóng Pleiku” tôi giựt mình, bàng hoàng rồi bỗng dưng bật khóc, khóc rất lớn, khóc trước mặt mọi người qua lại như một đứa bé vừa bị đánh đòn vì phạm tội. 20

năm qua tôi đã làm gì, đi đâu mà tình cờ lại chọn đúng ngày hôm nay để trở lại. 20 năm, thỉnh thoảng nhớ về Pleiku, nhớ đến bạn bè và những kỷ niệm thời thơ ấu. Bây giờ đứng ở đây trên mảnh đất linh thiêng này tôi xúc động đến run người.

Trên suốt con đường về thành phố tôi đã cố nhớ và cố tìm lại khung cảnh thân quen cũ, thế nhưng không tài nào nhận ra, tôi cố tìm một ngôi nhà, một địa danh, một con đường để nhận diện, thế mà tất cả đều xa lạ. “Pleiku có thể thay đổi đến như vậy sao (?)”. Lòng buồn vời vợi, bao nhiêu hứng thú, hy vọng trước ngày lên đây đã tan biến lúc nào không hay. Lòng nặng nề, về đến

khách sạn, tôi tạm vội thay áo quần rồi đi kiếm thuê một chiếc xe máy. Hai đứa chở nhau chạy từ đầu phố đến cuối phố, con đường nào cũng đi qua cũng rẽ vào, trường nào cũng ghé thăm, TH Pleime, Phạm Hồng Thái, TH Pleiku, Phao Lồ, Minh

Đức, Bồ Đề. Chạy lên Biển Hồ, xuống Hội Phú, qua Bưu Điện, Chợ Mới, bùng binh Diệp Kính, ngang qua Bệnh Viện BD Plei-ku, sở Tuyên Úy Phật giáo, đồn Quân Cảnh, trụ sở CTTL, sân vận động, Am Bà, Biệt Điện, Phượng Hoàng........ đường Hoàng Diệu, Trịnh Minh Thế, Lê Lợi, Phó Đức Chính, Trần Quý‎ Cáp, Phan Đình Phùng......lạ quá, không một nơi nào tôi thấy thân quen.

Chiều hôm đó chúng tôi ghé vào một tiệm ăn trước chợ Mới, thấy người phục vụ cũng lớn

tuổi tôi bèn hỏi thăm:

- Anh sống ở đây trước năm 75?

Người đàn ông lắc đầu, đưa tay chỉ người đàn bà ngồi sau quầy thâu tiền, tôi cảm ơn rồi tiến về phía người đàn bà đó, tôi hơi ngạc nhiên khi thấy người đàn bà nhìn tôi chăm chăm, không hiểu có chuyện gì tôi bèn lên tiếng:

- Chị cho tôi hỏi thăm chút chuyện được không? Tôi từ xa mới đến..... không chờ tôi nói hết câu, người đàn bà la lên “BM phải không, mình đây, Thường đây” rồi nàng đứng dậy chạy ra ôm chầm lấy tôi, tôi ngượng ngùng đứng yên vì

Page 17: Cô giáo trẻ với học sinh Bồ Đềmembers.iinet.net.au/~nguyentam/Pho Nui Pleiku 2.pdf · Phoá Nuùi Pleiku Ñaëc San Trang 20 Cao nguyên cuối thu vẫn còn mưa nhiều,

Phoá Nuùi Pleiku Ñaëc San Trang 36

liên lạc lại được một số đông bạn bè cũ: Vương, Ninh, Tuấn, Chung, Thủy, Thanh, Dung, Hội ở Pleiku. Quý Hoan, Bích, Chí, Riễm, Hoàng Saigon, Thanh, Kha ở Cam Ranh, TT Dũng, thầy Vĩnh Cao ở Huế. Yến ở Đà Nẵng. Mai Nha Trang, Đặng Phi Hùng, Võ Ngư, Cảnh, Khuynh, Quảng, anh Lân, Châu, Thu Đào, Cô Bích, hai Cô Lựu, Thầy Cư ở Mỹ. Còn một số bạn nữa tôi sẽ tìm lại được.

Đêm nay, đêm đầu tiên của mùa

đông, tôi trằn trọc không ngủ được, muốn gọi cho Tuấn, Ngư, Hùng, Chí, Thanh, Riễm....... và nói: Tôi nhớ các bạn. Bên kia công viên, con chim đang ngủ yên trong tổ ấm, không biết nó có nhớ gì về khu rừng đã mất của nó không, riêng tôi, tự nhiên tôi nhớ bạn bè và Pleiku quay quắt, tôi đứng dậy mở tung cánh cửa sổ cho gió lạnh luồn vào, bây giờ là 3 giờ sáng.

Nguyễn Phúc Bảo Khoa

bởi lẽ không nhận ra T là ai, thấy tôi không nói gì, T vồn vã hỏi “không nhớ Thường là ai à ?” tôi bẽn lẽn lắc đầu nhẹ nhẹ đáp “xin lỗi, M không nhớ”

Thường chỉ cái bàn bên cạnh bảo tôi ngồi xuống rồi ngồi đối diện vui vẻ hỏi “M lên hôm nào ? Mình là trưởng lớp của M ở MD đây” Tôi mừng rỡ thốt lên “Ôi! Trời đất ơi M nhớ Thường là ai rồi” chúng tôi thăm hỏi nhau cả tiếng đồng hồ. Thấy tiệm bắt đầu đông khách tôi đứng lên từ giã, hẹn mai trở lại, qua Thường tôi tìm được Bá Phi, tối hôm đó BP ở lại khách sạn với tôi, hai đứa trò chuyện suốt đêm, tội nghiệp thằng em ngủ không được thỉnh thoảng mở cửa ra ngoài hút thuốc.

Sáng hôm sau BP đưa tôi đi thăm những người bạn cũ trong thành phố: Tường Vi, Kim Liên, Dung, Thanh, Thông. Tôi ở lại 2 ngày với bạn bè, đi lại những con đường, nghe lại những mẫu chuyện cũ, những kỷ niệm xưa, tôi đã thức trắng 3 đêm.

Đêm trước khi trở về Saigon, tôi đi bộ một mình xuống phố, phố vắng người, êm đềm và lạnh lẽo, thế nhưng bây giờ tôi cảm thấy ấm áp và thân quen, tôi bỗng nhớ hết từng người thân quen, từng khuôn mặt, từng nụ cười, ngọn cỏ gốc cây. Cảnh vật thay đổi nhưng rồi cũng vẫn giống nhau, chỉ có riêng tôi thấy mình thay đổi mà thôi, mình phải đi xa để nhớ về chốn cũ, mình không chọn được nơi mình sinh ra nhưng mình chọn được nơi mình thương yêu, quê hương là nơi con tim mình ở đó, bây giờ con tim tôi đang ở đây, Pleiku là quê hương tôi.

Những năm sau này nhân

những chuyến về lại Pleiku, tôi đã

Phố Núi YêuPhố núi mù sương chốn non đoài

Thung lũng chập chùng bóng dáng ai

Tóc xanh mờ bụi mây giăng phu

Nét ngọc u hoài nguyệt điểm phai

Cỏ non xanh mướt chiều Măng Bút

Cây tàn héo úa đỉnh Chu-Pao

Biển Hồ vân mãi sầu vạn cổ

Thương về Diệp Kính thuở ban sơ

Chim bay về tổ buồn không đợi

Bướm lượn chiều hoang chốn tịch liêu

Bước chân ngày ấy sương còn điểm

Thương nhớ ngàn đờì phố núi yêu

Eo-Kiu-Vy, Pleime

Page 18: Cô giáo trẻ với học sinh Bồ Đềmembers.iinet.net.au/~nguyentam/Pho Nui Pleiku 2.pdf · Phoá Nuùi Pleiku Ñaëc San Trang 20 Cao nguyên cuối thu vẫn còn mưa nhiều,

Phoá Nuùi Pleiku Ñaëc San Trang 37

Nếu có em…Biên chiều nay đã khácMây thôi buồn và nắng cũng lên caoĐâu lặng lẽ với màu xanh biên biếc Biên êm đềm như dạo mới yêu nhau Nếu có em…Biên xưa đâu đã mấtNét tàn phai trên phiến đá ngậm ngùi Màu cát trắng buông dài trong ký ứcVết thời gian còn mãi dấu chân vui Nếu có em biên chiều nay ngập nắng Ánh thu buồn tan với sóng trùng dươngKhông than tiếc ăn năn lời tình tự Đưa ta vào coi mộng vấn vương Nếu có em …Biên không là vực nhớ Gió thôi về giá buốt ngày đông Hồn viễn xứ Thôi đau niềm cố quốc Biên ngàn năm rào rạt tiếng yêu thầm Nếu có em…Biên chiều nay rất khác Mây thôi buồn và nắng cũng lên cao Nguyên Võ, Houston ngày 18/7/2005

Vẩn nhớ mãi, mỗi chiều trên phố núi

Mây đổ về theo lối ngõ mưa rơi

Cốc cà-phê chảy đều từng giọt đắng

Khúc nhạc buồn réo rắt cỏi âm vang

Phượng Hoàng ơi!!! Bước Tan-go lã lướt

Mỗi đêm về rời rã mảnh hồn hoang

Mưa ngừng rơi cho lòng vơi gậm nhấm

Ngậm ngùi theo cơn gió lạnh ngày đông

Eo-Kiu-Vy Pleime

Page 19: Cô giáo trẻ với học sinh Bồ Đềmembers.iinet.net.au/~nguyentam/Pho Nui Pleiku 2.pdf · Phoá Nuùi Pleiku Ñaëc San Trang 20 Cao nguyên cuối thu vẫn còn mưa nhiều,

Phoá Nuùi Pleiku Ñaëc San Trang 38

Đã nhiều lần muốn viết về mình, về Pleiku, về chuyện tình huyền thoại của một thời xa xưa ấy, nhưng ngần ngại khi nói về mình, về anh ấy, về những buổi tan trường biết bao lần có người lẽo đẽo cùng hòa nhịp bước chân theo dọc trên hè phố nhỏ của khung trời mù sương phố núi từ trường Pleime về mãi đến tận nhà như một cận vệ tình yêu tin cẩn, với những điệp khúc quen thuộc hàng ngày thỏ thẻ bên tai xin để được làm quen cũng như xin được biết tên, và cứ thế mỗi khi mình ra khỏi ngõ là ánh mắt ấy nhìn theo từng bước chân trong những buổi tới trường, những giờ tan học, luôn những khi cùng bạn bè tung tăng kiếm tìm chỗ ăn quà vặt của tuổi học trò vẫn không thoát khỏi ánh mắt người ấy.

Cuộc rượt đuổi tình yêu kéo dài hơn một năm, rồi một hôm chàng lính mạnh dạn bước vào nhà làm quen, là thân gái kín cổng nhưng không có tường chung quanh, ngặt một nỗi cha mẹ rất gắt gao trong mọi giao tiếp giữa nam nữ, chàng xin được nói chuyện với mình nhưng phải chờ sự đồng ý của cha mẹ, nhất là ông bố khó tính không muốn con gái mình lang thang với người ấy ngoài phố để tránh tiếng đời dèm pha dị nghị. Cũng từ ngày ấy chàng thỉnh thoảng ghé thăm sau những buổi tan trường về nhà và chiếm được cảm tình của mẹ mình, do đó trong một lần chàng ngỏ ý được mời mình đến quán Văn nghe nhạc để từ giã cho thời gian người

ấy theo thụ huấn một khóa sĩ quan cao cấp trong binh chủng tại Sài Gòn và cũng chính là lần đầu tiên được sự đồng ý của song thân cho phép cùng chàng ra phố.

Năm sau, mình tốt nghiệp trung học rồi về Sài Gòn tạm trú tại nhà dì ruột để tiếp tục học Đại Học, mình gặp lại chàng nhưng vì phong tục thời bấy giờ chưa cho phép hai đứa mình thoải mái gặp gỡ ngoại trừ chàng đến nhà trò chuyện dưới sự giám sát của bà dì lúc nào cũng nơm nớp sợ mất đi đứa cháu gái thân yêu theo lời ủy thác của ba mẹ mình luôn sợ con mình bị cám dỗ trên đất Sài thành hoa lệ thời bấy giờ…

Thế nhưng cuộc tình cũng lênh đênh theo mệnh nước nổi trôi trong cơn Quốc biến 75, bố mình và người ấy phải đặt chân vào Đại Học Máu mà kẻ chiến thắng mệnh danh bằng một danh từ ngụy biện “trại cải tạo”. Mặc cảm là kẻ thua trận, mất hết tương lai cùng mối tình tươi đẹp, chàng cắt đứt mọi liên lạc với mình, có lẽ trong thâm tâm chàng giống bao nhiêu quân nhân khác không mong gì có ngày tìm lại không khí tự do đã bị tước đoạt, nước mất nhà tan thì tình yêu cũng theo đó mà tan biến theo cơn quốc phá gia vong ngày ấy. Không một tin tức, không một lời nhắn gởi cho người tình, có lẽ trong mong ước của anh ấy muốn mình sớm quên đi tấm thân tù tội không có bản án, đường tương lai mù mịt xa vời, ngày hội ngộ chỉ là giấc

mộng.

Trong lần nhận được giấy thăm nuôi bố mình, mình tìm đến gia đình người ấy xin địa chỉ để tìm cách liên lạc mong rằng chàng chấp nhận sự thăm nuôi của mình hầu giúp đỡ cũng như an ủi tinh thần chàng, nhưng phải mất nhiều lần thư không được hồi âm, nhưng mình vẫn kiên tâm tìm mọi cách và cuối cùng được sự đáp ứng của chàng, thế là từ dạo ấy, mỗi lần thăm nuôi chàng mình mới có tên trong danh sách thân nhân được đến thăm nuôi. Khi chàng được chuyển về tới Long Giao, cơ hội tiếp cận nhiều hơn vì mình học hỏi thêm những mánh khóe đút lót tiền bạc cho những cai tù, nhờ thế

Page 20: Cô giáo trẻ với học sinh Bồ Đềmembers.iinet.net.au/~nguyentam/Pho Nui Pleiku 2.pdf · Phoá Nuùi Pleiku Ñaëc San Trang 20 Cao nguyên cuối thu vẫn còn mưa nhiều,

Phoá Nuùi Pleiku Ñaëc San Trang 39

trong những lần được phép đi chợ ra Long Khánh chàng có nhắn gởi, hai đứa mới có những giây phút riêng tư cùng nhau, dĩ nhiên chuyện gì cũng phải xuyên qua thủ tục đầu tiên thôi.

Sau những tháng năm bị đày ải trong ngục tù, mài mòn tinh thần lẫn thể xác, chàng được thả ra trở về với người thân nhưng kèm theo một chứng bệnh về tâm lý, chứng mặc cảm hoặc trầm cảm mà hầu như người tù “cải tạo” nào cũng dễ mắc phải tuy không biểu hiện ra ngoài nhưng vẫn âm thầm đeo đẳng trong tâm hồn người bại trận trong suốt một thời gian dài kể cả giấc ngủ, bữa ăn, rồi luôn luôn nghĩ mình bây giờ không bằng ai, mất quyền chỉ huy, mất cả tương lai rực rỡ, lúc nào cũng sợ mất mát, nhất là mặt tình cảm. Vì không thể để mất mình một lần nữa, chàng ngỏ ý hỏi cưới mình và được sự đồng ý của hai bên nên kể từ đó hai đứa mình ra sức xây dựng hạnh phúc để bù trừ cho khoảng thời gian mất mát trước đây, dựng lại tất cả những gì tưởng chừng như sụp đổ trong cuộc đổi đời.

Tuy vậy sau khi lấy nhau và có đứa con đầu tiên, hạnh phúc càng ngày càng đến trong tầm tay mặc dù cuộc sống khó khăn đang đè nặng, từ một sinh viên vừa bước tập tễnh vào đời, một mình tự bương chải tìm kế mưu sinh cho cả gia đình, đầu tắt mặt tối tìm đủ mọi phương cách kể cả buôn lậu những mặt hàng hiếm thời bấy giờ, không ngần ngại hiểm nguy bắt bớ miễn sao có miếng cơm manh áo cho gia đình, trong khi đó chàng lại ngoại tình và lén lút chung sống cùng người khác, có lẽ như chứng minh với mình rằng còn có khối người thương chàng, và tỏ ra bất cần mình như một sự tránh né

tâm lý tự ti mặc cảm đang đè nặng trong tâm hồn, để tự ve vuốt an ủi niềm tự ái bản thân mình bằng một mảnh tình hờ. Nhưng những cuộc tình đó không kéo dài được bao lâu, chàng lại quay về năn nỉ xin tha thứ, vì thương chồng thương con nên mình sẵn sàng bỏ qua nhưng hạnh

phúc dường như đã vuột khỏi tầm tay.

Quyết định tìm đường thoát ra ngoại quốc như một phong trào tìm tự do thời đó, khi cánh cửa H.O. chưa mở, chúng mình tìm cách vượt biển không biết bao nhiêu lần, có lần bị bắt trong chuyến vượt biên dưới miền Tây, tất cả bị tóm khi tìm đường ra khơi, bị tập trung về xã An Thạnh Nam giam giữ, tất cả chia ra thành nhiều nhóm nhỏ gởi giam tạm trong các nhà dân địa phương, vợ chồng mình và vài người khác được phân chia về nhà bác Bảy (không nhớ rõ tên), trong lúc trò chuyện mình nghe được là bác Bảy phải ra chợ Sóc Trăng mua thêm một ít vật

dụng, vì là cù lao nên phải đi bằng ghe sang phía đó, mình dọ hỏi thêm thì bác gái cho biết bến đò không xa lắm nằm về hướng Tây cách nhà khoảng hơn 500 mét, trong hình dạng người phụ nữ yếu đuối nên được phân chia nhiệm vụ nhẹ nhàng như lo cơm nước cho những người

bị giam, trong một thoáng đi tìm rau xanh mình may mắn tìm cách thoát khỏi khu vực tạm giam, đi bộ về phía bến đò như bà Bảy nói mà trong túi không có một xu vì bị lục soát tịch thâu tất cả tiền bạc, nữ trang hay vật dụng quý giá, nhưng mình bất cần miễn sao thoát ra ngoài tìm cách cứu gỡ cho chàng thoát cảnh tù tội là được rồi, vừa bước chân đến bến đò mình gặp ngay chủ nhà là bác Bảy trai làm mình lạnh xương sống, tiến tới gần bác mình thì thầm vì trên ghe có vài mạng công an cũng đang về nhà ở Sóc Trăng, thú thiệt với bác là mình vừa trốn thoát lại còn không có tiền nghe vậy nên bác trả tiền ghe cho mình rồi còn nhận bừa mình là cháu, chẳng những thế bác còn dặn dò sau khi lên trên bến đừng đi

ngay tới bến xe mà cố gắng đi bộ một khoảng và chỉ đón xe ngoài trạm như bạn hàng để tránh né sự nghi ngờ của các tên công an.

Về tới Sài Gòn gom góp tài chánh trở xuống lo lót, may nhờ quen biết với gia đình một bác sĩ thời VNCH qua các cuộc buôn bán thuốc tây trước kia, với sự qua lại và hiểu rõ tình hình địa phương Sóc Trăng, bà vợ bác sĩ hướng dẫn cách lo lót cho bà vợ vị chánh án địa phương để bạch hóa hồ sơ vượt biên của chồng nhưng cũng mất gần cả tháng mới thành công, nghĩ lại thật là một thời điểm khủng khiếp vẫn còn ám ảnh đến bây giờ. Mãi đến sau nầy gia đình mình định cư ở Mỹ