cang icd dong nai - thao

68
MỞ ĐẦU 1 MỤC ĐÍCH Đồng Nai là một tỉnh lớn có diện tích tự nhiên 5.860 km 2 , nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Sự phát triển năng động của khu vực tam giác kinh tế trọng điểm phía Nam (thành phố Hồ Chí Minh – Đồng Nai – Vũng Tàu) đã thu hút rất nhiều các nhà đầu tư, trong đó Đồng Nai thu hút một số lượng lớn các doanh nghiệp trong và ngoài nước đầu tư vào 17 KCN trên địa bàn Tỉnh. Sự phát triển mạnh mẽ của các doanh nghiệp làm cho lưu lượng hàng hóa xuất nhập khẩu (XNK) tăng cả qui mô lẫn số lượng, tập trung chủ yếu ở các khu công nghiệp của tỉnh. Tuy nhiên, hầu hết số lượng hàng hóa XNK này đều phải thông qua các Cảng ở TP.HCM và tình trạng quá tải đã diễn ra thường xuyên, gây khó khăn không nhỏ đến kế hoạch sản xuất - kinh doanh của doanh nghiệp. Chính vì vậy, để đáp ứng nhu cầu lưu kho, luân chuyển hàng hóa đến gần nơi sản xuất kinh doanh phục vụ phát triển kinh tế vùng thì việc đầu tư dự án Cảng ICD Đồng Nai là hết sức cần thiết. ICD Đồng Nai sẽ là địa điểm tập kết, trung chuyển hàng hóa XNK cho các doanh nghiệp. Việc ICD Đồng Nai ra đời sẽ giúp cho các doanh nghiệp có hoạt động XNK đóng trên địa bàn tỉnh chuyển hàng hóa đến nơi nhanh gấp 2 lần so với việc làm thủ tục tại các Cảng ở TP.HCM. Bên cạnh đó, giúp các doanh nghiệp tiết kiệm được nhiều chi phí vận chuyển và thời gian đi lại. Nhờ vậy, sản lượng hàng hóa thông qua Cảng luôn tăng và phát triển với tốc độ cao. Đánh giá tác động môi trường ĐTM (Environmental Impact Assessment-EIA) là quá trình nhận dạng và dự đoán các ảnh hưởng mang tính tiềm năng lên môi trường (bao gồm cả các ảnh hưởng địa - sinh học, kinh tế - xã hội và văn hóa) của các dự án, các hoạt động, các chính sách và các chương trình phát triển đồng thời chuyển tải các thông tin dự đoán ảnh hưởng đó đến các nhà hoạch định chính sách trước khi họ ban hành quyết định (Harley 1995), nhằm đề ra các biện pháp kỹ thuật và quản lý để giảm đến mức thấp nhất các ảnh hưởng xấu, đồng thời phát huy tối đa các mặt tích cực. Nói chung, ĐTM là công cụ khoa học hữu ích phục vụ cho việc quản lý cũng như giám sát và bảo vệ môi trường, giảm đến mức thấp nhất các ảnh hưởng tiêu cực của các dự án đến môi trường. Báo cáo ĐTM này được thực hiện nhằm mục đích: - Xác định hiện trạng môi trường tại khu vực dự án và các vùng lân cận; -- - 1 -

Upload: phong-linh

Post on 24-Jul-2015

138 views

Category:

Documents


1 download

TRANSCRIPT

Page 1: Cang ICD Dong Nai - Thao

MỞ ĐẦU

1 MỤC ĐÍCH

Đồng Nai là một tỉnh lớn có diện tích tự nhiên 5.860 km2, nằm trong vùng kinh tế trọng điểm

phía Nam. Sự phát triển năng động của khu vực tam giác kinh tế trọng điểm phía Nam (thành phố

Hồ Chí Minh – Đồng Nai – Vũng Tàu) đã thu hút rất nhiều các nhà đầu tư, trong đó Đồng Nai

thu hút một số lượng lớn các doanh nghiệp trong và ngoài nước đầu tư vào 17 KCN trên địa bàn

Tỉnh. Sự phát triển mạnh mẽ của các doanh nghiệp làm cho lưu lượng hàng hóa xuất nhập khẩu

(XNK) tăng cả qui mô lẫn số lượng, tập trung chủ yếu ở các khu công nghiệp của tỉnh.

Tuy nhiên, hầu hết số lượng hàng hóa XNK này đều phải thông qua các Cảng ở TP.HCM và tình

trạng quá tải đã diễn ra thường xuyên, gây khó khăn không nhỏ đến kế hoạch sản xuất - kinh

doanh của doanh nghiệp.

Chính vì vậy, để đáp ứng nhu cầu lưu kho, luân chuyển hàng hóa đến gần nơi sản xuất kinh

doanh phục vụ phát triển kinh tế vùng thì việc đầu tư dự án Cảng ICD Đồng Nai là hết sức cần

thiết. ICD Đồng Nai sẽ là địa điểm tập kết, trung chuyển hàng hóa XNK cho các doanh nghiệp.

Việc ICD Đồng Nai ra đời sẽ giúp cho các doanh nghiệp có hoạt động XNK đóng trên địa bàn

tỉnh chuyển hàng hóa đến nơi nhanh gấp 2 lần so với việc làm thủ tục tại các Cảng ở TP.HCM.

Bên cạnh đó, giúp các doanh nghiệp tiết kiệm được nhiều chi phí vận chuyển và thời gian đi lại.

Nhờ vậy, sản lượng hàng hóa thông qua Cảng luôn tăng và phát triển với tốc độ cao.

Đánh giá tác động môi trường ĐTM (Environmental Impact Assessment-EIA) là quá trình nhận

dạng và dự đoán các ảnh hưởng mang tính tiềm năng lên môi trường (bao gồm cả các ảnh hưởng

địa - sinh học, kinh tế - xã hội và văn hóa) của các dự án, các hoạt động, các chính sách và các

chương trình phát triển đồng thời chuyển tải các thông tin dự đoán ảnh hưởng đó đến các nhà

hoạch định chính sách trước khi họ ban hành quyết định (Harley 1995), nhằm đề ra các biện pháp

kỹ thuật và quản lý để giảm đến mức thấp nhất các ảnh hưởng xấu, đồng thời phát huy tối đa các

mặt tích cực. Nói chung, ĐTM là công cụ khoa học hữu ích phục vụ cho việc quản lý cũng như

giám sát và bảo vệ môi trường, giảm đến mức thấp nhất các ảnh hưởng tiêu cực của các dự án

đến môi trường.

Báo cáo ĐTM này được thực hiện nhằm mục đích:

- Xác định hiện trạng môi trường tại khu vực dự án và các vùng lân cận;

- Liệt kê và đánh giá các tác động có thể ảnh hưởng đến môi trường, kinh tế, xã hội do hoạt động san lấp mặt bằng, xây dựng cơ sở hạ tầng và đi vào hoạt động của Cảng ICD Đồng Nai;

- Đề xuất các biện pháp công nghệ để xử lý ô nhiễm;

- Lập chương trình giám sát môi trường.

Như vậy, kết hợp chặt chẽ với chương trình giám sát, báo cáo ĐTM là công cụ đắc lực phục vụ cho việc quản lý và kiểm soát cũng như lên kế hoạch để bảo vệ môi trường nhằm giảm thiểu đến

- -- 1 -

Page 2: Cang ICD Dong Nai - Thao

mức thấp nhất ảnh hưởng xấu của dự án đến môi trường đồng thời phát huy các ưu điểm cũng như thế mạnh của dự án.

2. CĂN CỨ PHÁP LUẬT VÀ KỸ THUẬT CỦA VIỆC THỰC HIỆN ĐTM

2.1 Các Cơ Sở Pháp Lý

Báo cáo ĐTM cho Cảng ICD Đồng Nai được xây dựng dựa vào các văn bản pháp lý và tài liệu

tham khảo sau:

- Luật Bảo Vệ Môi Trường số 52/2005/QH11 ngày 12-12-2005 của quốc hội;

- Nghị định số 80/2006/NĐ-CP ngày 9 tháng 8 năm 2006 của Chính phủ về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo Vệ Môi Trường

- Quyết định số 229-QĐ/TĐC, ngày 25/03/1995 của Bộ Trưởng Bộ Khoa Học Công Nghệ và Môi Trường về việc ban hành tiêu chuẩn Việt Nam.

- Nghị định số 26/CP ngày 26-4-1996 của Chính Phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính về bảo vệ môi trường;

- Hướng dẫn lập báo cáo đánh giá tác động môi trường của Bộ Khoa Học Công Nghệ và Môi trường, Cục Môi trường (1999).

- Quyết định số 155/1999/QĐ-TTg ngày 16/7/1999 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Quy chế quản lý chất thải nguy hại.

- Thông tư số 07/1999/TT-BXD ngày 25/09/1999 của Bộ Xây Dựng về việc “Hướng dẫn quản lý và áp dụng các tiêu chuẩn, quy phạm và kỹ thuật xây dựng” và các văn bản ban hành quy phạm, quy chuẩn, tiêu chuẩn về xây dựng của Việt Nam.

- Quyết định số 2582/2001/QĐ.CT.UBT của UBND tỉnh Đồng Nai về việc ban hành quy định an toàn về thu gom, lưu giữ, vận chuyển, xử lý và tiêu hủy chất thải nguy hại trên địa bàn tỉnh;

- Quyết định số 35/2002/QĐ-BKHCNMT của Bộ Khoa Học Công Nghệ Và Môi Trường về việc công bố danh mục tiêu chuẩn Việt Nam về môi trường bắt buộc áp dụng;

- Công văn số 4905/CV-TU ngày 09 tháng 11 năm 2004 của UBND Tỉnh Đồng Nai “Về việc chấp thuận cho công ty TNHH một thành viên Tín Nghĩa tiếp nhận và đưa vào sử dụng có hiệu quả khu đất của Cảng ICD Đồng Nai”.

- Công văn số 6757/CV.UBT ngày 22 tháng 11 năm 2004 của Tỉnh ủy Tỉnh Đồng Nai “Về việc chấp thuận cho công ty TNHH một thành viên Tín Nghĩa được lập thủ tục xin thuê lại khu đất của Cảng ICD Đồng Nai”.

- Công văn số 5038 – CV/TU ngày 24 tháng 12 năm 2004 của Tỉnh ủy Đồng Nai “Về việc mua lại phần vốn góp của các cổ đông và tiếp nhận công ty cổ phần Cảng Container Đồng Nai”.

- Công văn số 7754/CV-UBT ngày 31 tháng 12 năm 2004 của UBND Tỉnh Đồng Nai về việc công ty Tín Nghĩa mua lại cổ phần của các cổ đông tại công ty cổ phần Cảng Container Đồng Nai.

- Công văn số 5473-CV/TU ngày 29 tháng 4 năm 2005 của Tỉnh ủy Tỉnh Đồng Nai về việc cổ phần Cảng container Đồng Nai sau khi tiếp nhận.

- Quyết định số 210/2005/QĐ.UBT của UBND tỉnh Đồng Nai về việc ban hành Quy định phân vùng môi trường nước và không khí để áp dụng tiêu chuẩn Việt Nam về môi trường TCVN-2001 trên địa bàn tỉnh;

- -- 2 -

Page 3: Cang ICD Dong Nai - Thao

- Chỉ thị 23/2005/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về đẩy mạnh công tác quản lý chất thải rắn tại các đô thị và khu công nghiệp;

2.2 Các Tài Liệu Cơ Sở Khác

- Báo cáo nghiên cứu khả thi dự án Cảng ICD Đồng Nai (tháng 03/2006)

- Các số liệu về tài nguyên và môi trường huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai.

- Các quy định, tiêu chuẩn về phòng cháy chữa cháy, tiêu chuẩn giao thông và xây dựng.

3. TỔ CHỨC THỰC HIỆN ĐTM

Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự Án Xây Dựng Hạ Tầng Cảng ICD Đồng Nai do Công ty cổ phần Cảng container Đồng Nai chủ trì với sự phối hợp thực hiện của đơn vị tư vấn là Trung Tâm Công Nghệ và Quản Lý Môi Trường AAA. Các thành viên tham gia cụ thể được trình bày dưới đây.

Tổ Chức Thành Viên Thực Hiện

Ông Nguyễn Anh Dũng

KS. Nguyễn Thanh Trang

KS. Nguyễn Thị Thao

KS. Trần Văn Hùng

KS. Hoàng Minh Nhựt

KS. Dương Ngọc Thắng

KS. Lương Hồng Hà

KS. Hoàng Công Nam

KS. Trần Cẩm Thi

KS. Đỗ Thu Thương

GĐ Công Ty Cổ Phần Cảng Container Đồng Nai

AAA - Đánh Giá Tác Động Môi Trường

AAA – Công Nghệ Và Quản Lý Môi Trường

AAA – Công Nghệ Và Quản Lý Môi Trường

AAA – Công Nghệ Và Quản Lý Môi Trường

AAA - Công Nghệ và Quản Lý Môi Trường

AAA - Công Nghệ Môi Trường

AAA – Địa Chất Môi Trường

AAA – PTN Khí và Khí Thải

AAA – Cử Nhân Kinh Tế

- -- 3 -

Page 4: Cang ICD Dong Nai - Thao

CHƯƠNG 1DỰ ÁN XÂY DỰNG HẠ TẦNG CẢNG ICD ĐỒNG NAI

1.1 TÊN DỰ ÁN- Tên dự án : Dự Án Xây Dựng Hạ Tầng Cảng ICD Đồng Nai

1.2 CHỦ DỰ ÁN

- Chủ dự án: Công ty cổ phần Cảng container Đồng Nai

1.3 VỊ TRÍ ĐỊA LÝ DỰ ÁN

Địa điểm thực hiện dự án: Km 13, Quốc lộ 51, Xã Tam Phước, Huyện Long Thành, Tỉnh Đồng

Nai.

Khu đất thiết kế xây dựng hạ tầng Cảng ICD Đồng Nai có diện tích khoảng 279.426 m2 được xác định như sau:

- Phía Tây Bắc : giáp đường đất của khu dân cư xã Tam Phước, cách hộ gần nhất

của khu dân cư là 10 m;

- Phía Đông Bắc : giáp Quốc lộ 51;

- Phía Đông Nam : giáp xí nghiệp bò sữa Long Thành;

- Phía Tây Nam : giáp đất trồng bạch đàn do địa phương quản lý.

1.4 NỘI DUNG CHỦ YẾU CỦA DỰ ÁN

1.4.1 Diện Tích Mặt Bằng

* Nhà Văn Phòng

- Diện tích khu vực : 1.200 m2

- Xây tường gạch, mái lợp tôn kết hợp với đóng trần để giảm nhiệt độ; nền lát ceramic; cửa đi và cửa sổ bằng kính, khung nhôm.

* Kho Cho Thuê

- Diện tích khu vực : 129.710 m2

- Sử dụng các mẫu kho kích thước 56 m x 90 m, 60 m x 90 m, 138 m x 90 m… bố trí hợp lý trên diện tích quy hoạch cho phép xây dựng. Như vậy, tương ứng với các kích thước trên thì số kho ít nhất có trong diện tích xây dựng là 11 kho và nhiều nhất là 25 kho.

- Diện tích xây dựng kho tùy thuộc vào nhu cầu thuê của khách hàng, tuy nhiên khoảng cách tối thiểu của hai nhà kho đảm bảo cho công tác phòng cháy chữa cháy và giao thông vận chuyển hàng hóa (giao thông cho vận chuyển hàng hóa tối thiểu 18 m, cho PCCC >= 7 m);

- Tường kho được xây bằng gạch, cao hơn so với nền 2 m, phần tường bên trên được làm bằng tôn. Kết cấu khung sườn và mái được làm bằng thép, lợp tôn tráng kẽm; nền bê tông dày 10 – 15cm tùy theo tính chất hàng hóa.

- -- 4 -

Page 5: Cang ICD Dong Nai - Thao

* Hệ Thống Giao Thông

- Các tuyến đường giao thông nội bộ bố trí dạng ô cờ, chiều rộng mặt cắt ngang đường từ 20 – 30 m, giao thông phụ và PCCC rộng từ 7 -12 m, bố trí hệ thống đèn chiếu sáng một bên đường;

- Mặt đường: kết cấu được tính toán với xe có tải trọng 12 tấn cho đường trục chính và 9,5 tấn đối với các trục đường phụ.

Các thông số kỹ thuật cơ bản hệ thống đường nội vi Cảng ICD như sau:

- Kết cấu đường chính được tính toán với xe có tải trọng 12 tấn;

+ Lớp đá dăm 4x6 dày 20 cm;

+ Lớp cấp phối đá dày 15 cm;

+ Kết cấu mặt đường bê tông nhựa dày 12 cm.

- Kết cấu đường phụ được tính toán với xe có tải trọng 9,5 tấn;

+ Lớp đá dăm 4x6 dày 10 cm;

+ Lớp cấp phối đá dày 8 cm;

+ Kết cấu mặt đường bê tông nhựa dày 5 cm

Bảng 1.1 Tổng hợp khối lượng đường bãi

STT LOẠI ĐƠN VỊ DIỆN TÍCH

01 Đường trục chính + bãi m2 95.278

02 Đường phụ, đường cứu hỏa m2 18.042

Nguồn: Báo Cáo Nghiên Cứu Khả Thi Dự Án Cảng ICD Đồng

1.4.2 Vốn Đầu Tư Và Nguồn Vốn

Tổng vốn đầu tư dự án : 160.808.000.000 đồng.

Vốn cố định : 157.808.000.000 đồng. Vốn lưu động : 3.000.000.000 đồng.

Vốn đầu tư được phân bố như sau:

- Chi phí xây lắp : 128.217.000.000 đồng.- Chi phí đầu tư trang thiết bị : 11.200.000.000 đồng.

- Chi phí chuẩn bị đầu tư và chi phí khác: 10.440.000.000 đồng.

- Dự phòng phí : 7.515.000.000 đồng.

Công Ty Cổ Phần Cảng Container Đồng Nai có vốn điều lệ là 15.400.000.000 đồng với sự góp vốn của các thành viên sau:

- -- 5 -

Page 6: Cang ICD Dong Nai - Thao

Tên cổ đông Số cổ phần

Công ty TNHH một thành viên TÍN NGHĨA 100.000

Ông Lương Thị Cẩm Dân 20.000

Ông Trần Thị Mỹ Linh 10.000

Ông Quách Văn Đức 4.000

Ông Nguyễn Văn Soái 2.000

Ông Phan Thanh Vĩnh Toàn 2.000

Ông Quách Tịnh Tiến 2.500

Ông Nguyễn Văn Hồng 2.000

1.4.3 Danh mục máy móc thiết bịDự kiến quá trình xây dựng hạ tầng Cảng ICD Đồng Nai sẽ có các hạng mục công trình sau:

- San nền và xây dựng hệ thống thoát nước;- Hệ thống đường giao thông nội bộ;

- Xây dựng mạng lưới cấp nước;

- Xây dựng hệ thống cấp điện;

- Xây dựng nhà kho, bãi;

- Xây dựng trạm xử lý nước thải;

- Trồng cây xanh.

1.4.4 Nhu cầu nguyên liệuNhu cầu về nguyên vật liệu xây dựng như đất, đá, xi măng, sắt, thép, cát sạn... phục vụ xây dựng cơ sở hạ tầng Cảng ICD Đồng Nai là rất lớn. Nhu cầu cụ thể trình bày trong Bảng 1.2

Bảng 1.2 Nhu cầu nguyên vật liệu phục vụ giai đoạn xây dựng

Stt Công trình Vật liệu Khối lượng1 Đường giao thông nội bộ Bêtông asphalt 121.201 m2

2 San nền - Đất đào - Đất đắp

Đất 17.800 m3

17.300 m3

3 Hệ thống thoát nước Bêtông cốt thép 3.652 m

4 Mạng lưới cấp nước Sắt tráng kẽm 114 2.390 m5 Kho - Ximăng

- Đá các loại- Cát - Nước

129.710 m2

Nguồn: Báo Cáo Nghiên Cứu Khả Thi Dự Án Cảng ICD Đồng Nai.

- -- 6 -

Page 7: Cang ICD Dong Nai - Thao

1.4.5 Nhu cầu sử dụng nước

Giải pháp thiết kế cấp nước toàn khu dự án là hệ thống cấp nước dạng mạng nhánh hở. Tuyến ống sắt tráng kẽm 114 sẽ là tuyến ống dẫn chính đưa nước từ nhà máy xử lý nước Thiện Tân đến cuối công trình trong khu vực dự án. Trên dọc tuyến chính bố trí các tuyến nhánh ống sắt tráng kẽm 114 đến từng tiểu khu dùng nước.

Trên mạng lưới cấp nước toàn khu sẽ bố trí các họng cứu hỏa 100 nằm ở các ngã ba, ngã tư đường giao thông, áp lực đầu họng bằng với cột áp của nguồn cấp. Khoảng cách tối đa giữa hai trụ cứu hỏa là 150 m.

Tại các tiểu khu bố trí sẵn các ống chờ cấp nước cho công trình khi thực hiện công tác xây dựng.

Tổng chiều dài đường ống cấp nước cho toàn khu vực Dự án là 2.390 m.

Nước cung cấp cho các hoạt động của Cảng bao gồm:

- Nước cấp sinh hoạt;

- Nước tưới cây, rửa đường;- Nước dự phòng chữa cháy.

Nhu cầu dùng nước cho hoạt động sinh hoạt trong Cảng không nhiều do đặc thù của hình thức kinh doanh này. Nước chỉ sử dụng cho hoạt động vệ sinh cá nhân, rửa tay, chân,… Với nhu cầu trên thì tiêu chuẩn dùng nước được tính với 60 lít/người/ngày.

Thường trực trong Cảng chỉ có lực lượng bảo vệ, nhân viên văn phòng và công nhân bốc dỡ hàng hóa. Ngoài ra, còn có một số lượng khách hàng ra vào Cảng làm thủ tục thuê mướn kho và thông quan hàng hóa. Tổng số người hiện diện hàng ngày khoảng 400 người. Vậy lưu lượng nước cần thiết cho hoạt động sinh hoạt là 24 m3/ng.đ.

Nước tưới cây, rửa đường được ước tính khoảng 1 l/m2. Với diện tích 16,3 ha sử dụng cho cây xanh và đường giao thông thì nhu cầu dùng nước cho hoạt động này là 163 m3/ng.đ;

Lượng nước rò rỉ được tính bằng 20% tổng nhu cầu dùng nước, tương đương với 37,4 m3/ng.đ;

Lượng nước dự phòng nhu cầu sử dụng nước tăng đột biến với hệ số k=1,3;

Lưu lượng nước chữa cháy dự phòng: dựa vào giáo trình Cấp Thoát Nước – 1996 thì tiêu chuẩn lượng nước cho 1 vòi phun chữa cháy và số vòi phun hoạt động đồng thời tại các xí nghiệp, công ty có khối tích < 25.000 m3 thì phải lắp đặt từ 1 – 2 vòi phun hoạt động đồng thời với lưu lượng mỗi vòi phun là 2,5l/s và thời gian hoạt động liên tục để chữa cháy là 3h. Tổng lượng nước phục vụ cho chữa cháy (tính cho 3 đám cháy đồng thời) khoảng 4.000 m3. Tuy nhiên, đây là lượng nước sử dụng không thường xuyên nên không được tính trong nhu cầu cấp nước hằng ngày của Cảng.

Vậy, tổng lượng nước cấp cho Cảng được ước tính khoảng 291 m3/ngày.đêm (tương đương 300 m3/ngày.đêm)

- -- 7 -

Page 8: Cang ICD Dong Nai - Thao

1.4.6 Tiến độ thực hiện dự án

Dự án được chia làm 2 giai đoạn:

- Giai đoạn thiết kế hạ tầng kỹ thuật;

- Giai đoạn thi công xây dựng .

Hiện tại giai đoạn thiết kế hạ tầng kỹ thuật cơ bản đã thực hiện xong. Giai đoạn thi công xây dựng sẽ bắt đầu vào cuối năm 2006.

Giai đoạn thi công xây dựng sẽ ưu tiên thực hiện xây dựng các cơ sở hạ tầng kỹ thuật trước như mạng lưới cung cấp điện, hệ thống cấp, thoát nước,… Tiếp đến sẽ là các hạng mục như đường giao thông, cụm kho, trạm xử lý nước thải,… Dự kiến đến cuối năm 2007 sẽ hoàn thành tất cả các công trình trên

- -- 8 -

Page 9: Cang ICD Dong Nai - Thao

CHƯƠNG 2

ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊNMÔI TRƯỜNG KINH TẾ - XÃ HỘI

2.1 ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ MÔI TRƯỜNG2.1.1 Điều kiện khí hậu

2.1.1.1 Nhiệt độ không khí

Nhiệt độ thay đổi theo mùa trong năm, tuy nhiên sự chênh lệch nhiệt độ giữa các tháng không lớn lắm.

- Nhiệt độ trung bình hằng năm : 26,00C

- Nhiệt độ trung bình cực đại tháng cao nhất (tháng 4) : 34,60C

- Nhiệt độ trung bình cực tiểu tháng thấp nhất : 21,10C

- Nhiệt độ cao nhất đạt tới : 38,00C

- Nhiệt độ thấp nhất : 17,00C

- Biên độ nhiệt trong mùa mưa : 5,5 - 8,00C

- Biên độ nhiệt trong mùa khô : 5,0 - 12,00C

2.1.1.2 Lượng mưa

Dự án nằm trong khu vực có lượng mưa tương đối cao. Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10 chiếm 90% lượng mưa hằng năm, tháng 8, 9 và 10 là tháng có lượng mưa cao nhất (tháng 10/1999 lượng mưa đạt trên 500mm. Mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau chiếm 10% lượng mưa năm, tháng 1 và 2 hầu như không mưa.

- Lượng mưa trung bình năm : 1.800 – 2.000mm/năm

- Ngày có lượng mưa cao nhất : 430mm

- Lượng mưa cực đại trong 15’ : 41,2mm

- Lượng mưa cực đại trong 30’ : 59,0mm

- Lượng mưa cực đại trong 60’ : 89,3mm.

2.1.1.3 Độ ẩm

Độ ẩm không khí thay đổi theo mùa và vùng. Mùa khô có độ ẩm trung bình dao động trong khoảng 70 -80% và trên 80-90% vào mùa mưa. Các tháng có độ ẩm cao nhất là tháng 9 và tháng 10, độ ẩm tương đối trung bình cao nhất là 86%. Các tháng có độ ẩm thấp nhất là tháng 2 và tháng 3, độ ẩm tương đối trung bình thấp nhất 71%.

2.1.1.4 Chế độ nắng

Các tháng mùa khô có giờ nắng khá cao trên 60% giờ nắng trong năm

- -- 9 -

Page 10: Cang ICD Dong Nai - Thao

Tổng số giờ nắng trong năm :2.600 – 2.700 giờ

Số giờ nắng trung bình mỗi tháng :222 giờ

Số giờ nắng cao nhất (Tháng 3) :300 giờ

Số giờ nắng thấp nhất (Tháng 8) :140 giờ

2.1.1.5 Chế độ gió

Hướng gió chủ đạo tại khu vực xây dựng dự án chịu sự chi phối bởi hai mùa chính:

- Mùa khô: hướng gió chủ đạo Đông – Bắc;

- Mùa mưa: hướng gió chủ đạo Tây - Nam.

Chuyển tiếp giữa hai mùa có gió Đông và Đông Nam, đây là loại gió địa phương gọi là mùa gió chướng. Gió chướng khi gặp thủy triều sẽ làm nước dâng cao vào đất liền.

- Vận tốc gió trung bình năm 2,9m/s

- Vận tốc gió trung bình tháng cao nhất (tháng 3 và 4) 3,3m/s

2.1.2 Chế độ thủy văn

Dựa vào phân bố khu vực cho thấy địa hình của khu vực dự án cao không bị ảnh hưởng của thủy triều, mực nước ngầm mạch nông thường xuất hiện ở độ sâu từ 3 - 7 m và ổn định ở độ sâu trung bình từ 20 – 30 m (so với mặt đất).

Xung quanh khu vực Dự án có hai nguồn nước mặt chính, đó là suối Nước Trong và rạch Bà Chèo. Suối Nước Trong có bề rộng khoảng 1,5 – 2m, sâu 0,3 – 0,5 m nằm cách khu vực Dự án khoảng 1.000 m. Suối Nước Trong có dòng chảy tương đối dài, điểm cuối của suối về phía hạ nguồn tiếp nối trực tiếp với rạch Bà Chèo bằng ngã ba Nước Trong – Bà Chèo. Nước thải sau xử lý của Cảng ICD Đồng Nai sẽ thải trực tiếp vào suối Nước Trong và theo dòng Nước Trong ra rạch Bà Chèo.

Rạch Bà Chèo là một trong những con rạch lớn tại khu vực. Chiều rộng trung bình từ 20 - 40m, độ sâu dao động trong khoảng 3 – 15 m, mực nước rạch chịu ảnh hưởng bởi chế độ bán nhật triều không đều của lưu vực hạ lưu sông Đồng Nai.

2.1.3 Hiện trạng chất lượng môi trường tại khu vực dự án

2.1.3.1Hiện trạng môi trường không khí

Để đánh giá hiện trạng chất lượng môi trường không khí của khu vực dự án, nhóm đo đạc khảo sát của Trung Tâm Công Nghệ và Quản Lý Môi Trường đã tiến hành khảo sát, đo đạc và lấy mẫu phân tích vào ngày 24 tháng 08 năm 2005.

Chỉ tiêu đo đạc

Chất lượng môi trường không khí được đánh giá thông qua những thông số đặc trưng sau đây:

- Điều kiện vi khí hậu: nhiệt độ, độ ẩm, vận tốc gió;

- Khí ô nhiễm: NO2, SO2, CO, THC;

- -- 10 -

Page 11: Cang ICD Dong Nai - Thao

- Bụi;

- Tiếng ồn.

Vị trí lấy mẫu không khí

Khu vực Dự án nằm giữa khu dân cư hiện hữu thuộc xã Tam Phước phân bố dọc theo Quốc lộ 51 nên mạng lưới lấy mẫu đặc trưng cho:

- Chất lượng môi trường không khí tại khu đất của dự án (2 mẫu);

- Chất lượng môi trường không khí tại khu dân cư hiện hữu (2 mẫu);

- Ảnh hưởng từ Quốc lộ 51 đến khu vực dự án.

Phương pháp đo đạc và phân tích mẫu

Các phương pháp đo đạc và phân tích mẫu chất lượng môi trường không khí dựa vào Tiêu Chuẩn Việt Nam (TCVN-1995) do Bộ Khoa Học Công Nghệ Và Môi Trường ban hành và Methods for Air Sampling and Analysis, APHA 1977.

Kết quả phân tích chất lượng môi trường không khí khu vực dự án được trình bày trong Bảng 2.1.

Bảng 2.1 Kết quả phân tích chất lượng môi trường không khí

Vị Trí Đo Đạc Nhiệt độ 0C

Độ ẩm%

Tiếng ồn dBA

Bụi mg/m3

NO2 mg/m3

SO2

mg/m3CO

mg/m3THCmg/m3

Vận tốc gióm/s

Giữa khu đất dự án (K1) 34,0 72,5 48,0 – 50,4 0,1 KPH KPH 0,55 KPH 1,7 – 3,0

Cuối hướng gió khu đất dự án (K2) 32,6 77,3 57,1 – 63,0 0,2 0,09 0,14 1,14 KPH 2,4 – 3,5

Hộ Nguyễn Thị Phượng, khu tập thể bò sữa - xã An Phước, huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai (cách KDA 10 m về phía Đông Bắc) (K3)

34,0 72,9 73,7 – 78,0 0,4 0,15 0,28 2,08 KPH 1,8 – 2,5

Hộ Lê Duy Vinh, xã Tam Phước, huyện Long Thành – Đồng Nai (cách KDA 150 m về phía Tây Bắc) (K4)

32,9 70,5 58,3 – 61,0 0,1 0,05 KPH 1,35 KPH 1,5 – 2,2

Tiêu chuẩn khu vực xung quanh (TCVN 5937,5938 - 1995, trung bình 1 giờ) và (TCVN 5949 - 1998, từ 6h - 18h)

- - 60 0,3 0,4 0,5 40 - -

KPH : Không phát hiện

Kết quả phân tích chất lượng môi trường không khí tại tất cả các điểm bên trong và bên ngoài khu vực dự án cho thấy:

- Nhiệt độ tại khu vực tương đối cao (340C)vì thời điểm đo đạc là cuối mùa khô và khu vực ít cây xanh nên thời tiết nóng bức.

- Tại khu vực dự án (mẫu K1, K2), tất cả các chỉ tiêu đặc trưng cho chất lượng môi trường không khí đều đạt tiêu chuẩn quy định đối với khu vực xung quanh, TCVN (5937,5938 - 1995, trung bình 1 giờ) và TCVN (5949 - 1998, từ 6h - 18h);

- -- 11 -

Page 12: Cang ICD Dong Nai - Thao

- Chất lượng môi trường không khí tại hộ Lê Duy Vinh (xã Tam Phước, huyện Long Thành – Đồng Nai) đạt TCVN (5937,5938 - 1995, trung bình 1 giờ) và TCVN (5949 - 1998, từ 6h - 18h). Vị trí của hộ này nằm cách khu vực dự án 150 m và cách xa Quốc lộ 51 (khoảng 1.400 m) nên không bị ảnh hưởng bởi hoạt động của giao thông. Xung quanh hộ Lê Duy Vinh là đất trống và cây bạch đàn. Khi dự án đi vào hoạt động thì kết quả trên sẽ là cơ sở để đánh giá hoạt động của dự án có tác động đến môi trường xung quanh hay không.

- Vị trí đo đạc chất lượng môi trường không khí tại hộ Nguyễn Thị Phượng (mẫu K3) nhằm xác định ảnh hưởng do giao thông trên Quốc lộ 51 và chất lượng môi trường không khí nền tại khu dân cư phía Đông Bắc khu vực dự án khi dự án chưa hoạt động. Thời điểm đo đạc vào khoảng 15h30, thời điểm này mật độ xe cộ lưu thông nhiều đặc biệt là lượng các loại xe khách, xe tải và xe honda. Trong khoảng thời gian 30 phút có khoảng 150 – 200 lượt xe máy, 30 – 40 lượt xe tải và 45 - 50 lượt xe khách. Do đó, các chỉ tiêu như bụi, tiếng ồn đều vượt tiêu chuẩn quy định đối với âm học và bụi theo TCVN (5937,5938 - 1995, trung bình 1 giờ) và (TCVN 5949 - 1998, từ 6h - 18h).

Nhìn chung, kết quả phân tích mẫu khí cho thấy tất cả các chỉ tiêu chỉ thị cho môi trường không khí trong khu vực Dự án đều đạt tiêu chuẩn cho phép. Đây là môi trường không khí nền đặc trưng tại khu vực dự án cũng như các điểm lân cận xung quanh. Căn cứ trên kết quả này để đánh giá mức độ ảnh hưởng của Dự án đến môi trường xung quanh hoặc tác động của một số nhân tố (giao thông trên Quốc lộ 51) đến khu vực dự án khi Cảng ICD Đồng Nai được xây dựng và đi vào hoạt động.

2.1.3.2Hiện trạng môi trường nước

Hiện trạng chất lượng môi trường nước được khảo sát và đánh giá bao gồm:

- Chất lượng môi trường nước mặt của suối Nước Trong và rạch Bà Chèo;

- Chất lượng môi trường nước ngầm tại khu vực dự án;

- Chất lượng môi trường nước ngầm tại khu dân cư hiện hữu.

Chất Lượng Môi Trường Nước Mặt

Do nước thải của khu vực Dự án trong giai đoạn xây dựng cũng như hoạt động sẽ thải trực tiếp ra suối Nước Trong. Từ suối Nước Trong dòng chảy sẽ đổ về rạch Bà Chèo và kết thúc ở sông Đồng Nai (đoạn dưới chân cầu Đồng Nai) nên nhóm đo đạc khảo sát của Trung Tâm Công Nghệ và Quản Lý Môi Trường đã tiến hành khảo sát, lấy mẫu, phân tích thành phần và chất lượng nước mặt tại suối Nước Trong, rạch Bà Chèo nhằm đánh giá chất lượng nền của môi trường nước trước khi dự án đi vào hoạt động.

Các thông số đặc trưng cho tính chất nước mặt bao gồm: pH, DO, COD, BOD5, SS, N-NH3, N-NO2

-, N-NO3- và Coliform. Các phương pháp phân tích tuân theo tiêu chuẩn môi trường Việt

Nam do Bộ Khoa Học Công Nghệ và Môi Trường ban hành.

Nhóm đo đạc khảo sát của Trung Tâm Công Nghệ và Quản Lý Môi Trường cũng tiến hành khảo sát, lấy mẫu và phân tích hệ phiêu sinh động thực vật thuộc suối Nước Trong và rạch Bà Chèo để xác định các giống loài có mặt ban đầu trong hệ sinh thái thủy trước khi dự án đi vào hoạt động.

Phương pháp bảo quản mẫu

- -- 12 -

Page 13: Cang ICD Dong Nai - Thao

Trừ các chỉ tiêu pH được đo trực tiếp tại hiện trường, mẫu được bảo quản ở nhiệt độ 40C và vận chuyển về phòng thí nghiệm để phân tích các chỉ tiêu còn lại. Tất cả các mẫu sẽ được bảo quản ở nhiệt độ 40C cho đến khi phân tích.

Chất lượng nước mặt

Hiện trạng chất lượng suối Nước Trong được đánh giá tại 3 vị trí (thượng lưu, tại cầu Nước Trong và hạ lưu) và trình bày trong Bảng 2.2.

Bảng 2.2 Chất lượng suối Nước Trong ngày 24-8-2005

CHỈ TIÊU ĐƠN VỊ M1 M2 M3TCVN (5942 – 1995)

Cột B

pH - 5,67 5,56 5,66 5,5 – 9,0

SS mg/l 6 6 13 80

DO mg/l 4,86 4,83 4,81 ≥2

COD mgO2/l 10 20 36 <35

BOD5 mgO2/l 3 6 8 <25

N-NH3 mg/l 0,2 0,3 0,4 1

N-NO2- mg/l 0,02 0,02 0,02 0,05

N-NO3- mg/l 0,26 0,28 0,33 15

Coliform MPN/100ml 2400 4300 9.300 10.000

Ghi chú M1 : Mẫu nước phía thượng lưu suối Nước TrongM2 : Mẫu nước ngang cầu Nước TrongM3 : Mẫu nước phía hạ lưu suối Nước Trong

Kết quả khảo sát chất lượng suối Nước Trong (nguồn tiếp nhận nước thải trực tiếp từ khu vực Dự án) tại 3 vị trí thượng lưu, tại cầu Nước Trong và hạ lưu cho thấy nguồn nước mặt không có dấu hiệu bị ô nhiễm. Hầu hết các chỉ tiêu đều có nồng độ tăng dần theo độ dài dòng chảy và đều đạt tiêu chuẩn TCVN (5942-1995) – cột B, ngoại trừ chỉ tiêu COD ở mẫu hạ lưu suối Nước Trong. COD tại mẫu hạ lưu có nồng độ cao hơn tiêu chuẩn 1 mg/l. Suối Nước Trong là nơi tiếp nhận hầu hết nước thải, nước mưa của khu vực dân cư phân bố lân cận và dọc theo lưu vực của suối Nước Trong nên phía hạ lưu đã chớm có dấu hiệu của sự ô nhiễm.

Rạch Bà Chèo là nguồn tiếp nhận tiếp theo của suối Nước Trong. Rạch Bà Chèo là một con rạch tương đối lớn và dài, chế độ thủy triều chịu ảnh hưởng trực tiếp chế độ thủy văn sông Đồng Nai. Điểm tiếp nhận nước thải của Cảng ICD trên rạch Bà Chèo thuộc phân đoạn thượng nguồn của rạch nên chất lượng nước tương đối sạch. Kết quả phân tích chất lượng nước rạch Bà Chèo được trình bày trong Bảng 2.3.

- -- 13 -

Page 14: Cang ICD Dong Nai - Thao

Bảng 2.3 Chất lượng nước rạch Bà Chèo ngày 24-08-2005

CHỈ TIÊU ĐƠN VỊ KẾT QUẢTCVN (5942 – 1995)

Cột B

pH - 6,42 5,5 – 9,0

DO mgO2/l 3,41 ≥2

SS mg/l 119 80

COD mgO2/l 34 <35

BOD5 mgO2/l 15 <25

N-NH3 mg/l 0,62 1

N-NO2- mg/l < 0,01 0,05

N-NO3- mg/l KPH 15

Dầu tổng mg/l 0,1 0,6

Coliform MPN/100ml 2.400 10.000

Kết quả phân tích cho thấy nồng độ chất hữu cơ (đánh giá bằng chỉ tiêu COD và BOD5) của mẫu nước đạt tiêu chuẩn chất lượng nước mặt TCVN (5942-1995 – cột B) về giá trị giới hạn cho phép của các chất ô nhiễm hữu cơ có trong nước mặt. Nồng độ ammoniac, nitrite và nitrat tương đối thấp. Ammoniac đạt giá trị 0,62 mg/l, N-NO3

- không phát hiện và N-NO2- có giá trị nhỏ hơn 0,01

mg/l. Các chỉ tiêu dầu tổng và Coliform đều đạt tiêu chuẩn cho phép. Chỉ riêng chỉ tiêu SS vượt tiêu chuẩn gần 1,5 lần. Có thể giải thích điều này là do điểm lấy mẫu gần khu vực khai thác cát “ông Cần” và thời điểm lấy mẫu là thời điểm triều kiệt nên nồng độ SS vượt tiêu chuẩn cho phép.

Các thông số phân tích về chất lượng nền nguồn nước mặt là cơ sở ban đầu nhằm so sánh các vấn đề môi trường khi dự án đi vào hoạt động.

Thành phần phiêu sinh

Kết quả phân tích phiêu sinh được trình bày trong Bảng 2.4.

Bảng 2.4 Kết quả khảo sát phiêu sinh

MẫuPhiêu sinh thực vật Phiêu sinh động vật

Giống loài Đơn vị Số lượng Giống loài Đơn vị Số lượng

Suối Nước Trong

Oscillatoria cá thể/m3 8*103

Rotifera Cá thể/m3 8*103Euglena cá thể/m3 15*103

Gomphonema cá thể/m3 8*103

Spirogyra cá thể/m3 30*103

Mougeotia cá thể/m3 8*103

RạchBà Chèo

Oscillatoria cá thể/m3 200*103 KPH Cá thể/m3 0Nitzschia cá thể/m3 15*103

Gomphonema cá thể/m3 8*103

Coscinodiscus cá thể/m3 23*103

Cyclotella cá thể/m3 8*103

Melosira cá thể/m3 38*103

- -- 14 -

Page 15: Cang ICD Dong Nai - Thao

Pediastrium biradiatum

cá thể/m3 8*103

Kết quả phân tích mẫu phiêu sinh cho thấy mẫu lấy tại suối Nước Trong có số lượng cá thể thấp nhưng lại đa dạng về thành phần với sự hiện diện của các ngành tảo như tảo lam (Oscillatoria), khuê tảo (Gomphonema), tảo mắt (Euglena), tảo lục (Spirogyra và Mougeotia) và phiêu sinh động vật Rotifera.So với mẫu suối Nước Trong, mẫu nước rạch Bà Chèo phát hiện số lượng cá thể nhiều hơn nhưng thành phần lại ít phong phú hơn. Phiêu sinh thực vật bao gồm các ngành tảo như tảo lam (Oscillatoria), khuê tảo (Nitzschia, Gomphonema, Coscinodiscus, Cyclotella, và Melosira) và tảo lục (Pediastrium biradiatum). Trong đó, Oscillatoria chiếm ưu thế về số lượng cá thể còn khuê tảo chiếm ưu thế về sự đa dạng của giống loài. Mật độ tảo lam Oscillatoria tăng chỉ thị mức độ ô nhiễm tăng. Ngoài ra, sự hiện diện của chúng làm tăng độ pH của nước.

Nhằm đánh giá sự thay đổi của chất lượng nước mặt, vào ngày 22/03/2006 Trung Tâm Công Nghệ Và Quản Lý Môi Trường đã tiến hành lấy mẫu và phân tích mẫu suối Nước Trong và rạch Bà Chèo. Vị trí lấy mẫu là hạ lưu suối Nước Trong so với cầu Nước Trong và thượng nguồn rạch Bà Chèo so với khu vực khai thác cát “ông Cần”. Kết quả phân tích mẫu nước mặt tại suối Nước Trong và rạch Bà Chèo cho thấy chất lượng nước thay đổi không đáng kể. Kết quả phân tích ngày 24/08/2005 mẫu hạ lưu cầu Nước Trong, chỉ tiêu COD vượt tiêu chuẩn 1 mg/l, chỉ tiêu Coliform đạt tiêu chuẩn. Kết quả phân tích ngày 22/03/2006 đối với 2 chỉ tiêu trên có sự thay đổi. Chỉ tiêu COD thấp hơn tiêu chuẩn 7 mg/l và chỉ tiêu Coliform vượt tiêu chuẩn gấp 11 lần.

Mẫu nước rạch Bà Chèo phân tích ngày 22/03/2006 cũng cho kết quả tương tự kết quả phân tích ngày 24/08/2005. Phần lớn các chỉ tiêu phân tích của cả hai mẫu đều đạt tiêu chuẩn cho phép. Chỉ riêng 2 chỉ tiêu SS và Coliform là có sự biến đổi. Trong Bảng 3.5, SS vượt tiêu chuẩn 1,5 lần, Coliform đạt tiêu chuẩn cho phép. Bảng 2.5 cho kết quả ngược lại, SS đạt tiêu chuẩn và Coliform vượt tiêu chuẩn gấp 57 lần.

Bảng 2.5 Chất lượng nước của suối Nước Trong và rạch Bà Chèo ngày 22/03/2006

CHỈ TIÊU ĐƠN VỊSUỐI NƯỚC

TRONGRẠCH BÀ

CHÈOTCVN (5942 – 1995)

Cột B

pH - 6,5 7,3 5,5 – 9,0

DO mgO2/l 4,9 4,5 ≥2

SS mg/l 15 72 80

COD mgO2/l 28 34 <35

BOD5 mgO2/l 6 8 <25

N-NH3 mg/l 0,3 0,3 1

N-NO2- mg/l 0,01 0,01 0,05

N-NO3- mg/l 0,22 KPH 15

Phospho tổng mg/l 0,14 0,08 0,6

Coliform MPN/100ml 11*104 57*104 10.000

Chất Lượng Môi Trường Nước Ngầm

- -- 15 -

Page 16: Cang ICD Dong Nai - Thao

Các thông số đặc trưng cho chất lượng môi trường nước ngầm

Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng nước ngầm gồm pH, TDS, độ cứng, NH3, NO2-, NO3

-, Cl-, SO42-,

Fe tổng cộng, E.coli và Coliform. Phương pháp phân tích tuân theo quy định của Bộ Khoa Học Công Nghệ và Môi Trường.

Vị trí lấy mẫu nước ngầm

Để đánh giá hiện trạng chất lượng nước ngầm trong khu vực dự án và khu vực xung quanh, nhóm đo đạc khảo sát đã tiến hành lấy mẫu và phân tích chất lượng nước ngầm tại các giếng trong khu đất của dự án và khu dân cư hiện hữu sử dụng.

Chất lượng nước ngầm

Hiện tại, khu vực hiện hữu chưa có nguồn nước sạch để sử dụng. Hình thức cấp nước chủ yếu ở đây là các hộ dân tự khai thác nước ngầm (giếng khoan, giếng đào) để sử dụng cho mục đích sinh hoạt. Độ sâu giếng khai thác trung bình từ 20 – 70m. Hiện trạng chất lượng nước ngầm được thể hiện trong Bảng 2.6.

Bảng 2.6 Kết quả phân tích chất lượng nước ngầm

CHỈ TIÊU

ĐƠN VỊ N1 N2 N3 N4TCVN (5944 – 1995) &

TCVN (5502 – 2003)

pH - 4,10 4,61 4,11 5,02 6,5 – 8,5

TDS mg/l 51,7 11,5 25,6 21,9 1000

Độ cứng mgCaCO3/l 10 12 10 6 300 – 500

NH3 mg/l KPH KPH KPH KPH 3

NO2- mg/l < 0,01 < 0,01 < 0,01 < 0,01 1

NO3- mg/l 1,20 0,11 0,57 0,27 45

Cl- mg/l 10 1 10 6 200 – 600

SO42- mg/l < 1 < 1 < 1 < 1 200 – 400

Fe tổng mg/l 0,48 0,32 0,47 0,35 1 - 5

E. Coli MPN/100ml 460 < 3 < 3 < 3 3

Coliform MPN/100ml 24*103 4 < 3 4 Không được có

KPH: không phát hiện

N1 : Hộ Lê Duy Vinh, giếng khoan 60 m, cách khu dự án 150 m, Xã Tam Phước, Long Thành, Đồng Nai

N2 : Hộ Đỗ Ngọc Ái, giếng khoan 70 m, cách khu dự án 600m, khu nhận khoán – bò sữa, Long Thành, Đồng Nai

N3 : Trong khu đất dự án, Xã Tam Phước, Long Thành, Đồng Nai

N4 : Hộ Nguyễn Thị Phượng – khu tập thể An Phước, Xã An Phước, Long Thành, Đồng Nai.

Chất lượng nước ngầm tại khu vực triển khai dự án có chất lượng khá tốt, hầu hết các chỉ tiêu phân tích đều đạt tiêu chuẩn TCVN (5944 – 1995) và TCVN (5502 – 2003). Nguồn nước mang tính chất đặc trưng của nước ngầm nên có độ pH thấp (pH = 4,1).

Chất lượng nước ngầm tại khu vực dân cư hiện hữu mang một số đặc điểm khác với chất lượng nước trong khu vực dự án thể hiện qua các mẫu N1, N2, N4. Nước tại khu vực dân cư hiện hữu phần lớn bị nhiễm Coliform do đa phần các hộ tại khu vực chăn nuôi bò sữa, chuồng gia súc nằm

- -- 16 -

Page 17: Cang ICD Dong Nai - Thao

cạnh nguồn nước nên đây có thể là nguyên nhân gây ô nhiễm nguồn nước.Ngoài chỉ tiêu Coliform và tính chất của nước ngầm là thường có độ pH thấp, tất cả các chỉ tiêu còn lại trong thành phần nguồn nước khu dân cư hiện hữu đang sử dụng đều đạt tiêu chuẩn nước cấp cho mục đích sinh hoạt.2.1.3.3Hiện trạng sử dụng đất

Hiện nay, trên diện tích khu vực dự án, công ty cổ phần Cảng Container Đồng Nai đã xây dựng một kho CFS với diện tích 1.800 m2 ở phía Tây Nam khu đất và một nhà văn phòng với diện tích 480 m2 ở phía Đông Nam khu đất, ngay lối vào từ Quốc lộ 51. Hiện tại, các công trình này vẫn được giữ nguyên, phần đất còn lại của khu vực dự án gần như là đất trống, cây bụi mọc hoang, cây tràm cùng một diện tích không đáng kể trồng cây mì.

Hiện trạng hiện hữu sẽ có một số thuận lợi và khó khăn cho Cảng ICD Đồng Nai. Trước tiên, phần lớn khu đất này là khu đất trống nên rất thuận lợi cho việc quy hoạch, xây dựng một dự án mới. Bên cạnh đó, Quốc lộ 51 nối liền với nhiều tuyến đường huyết mạch nên vấn đề giao thông, đi lại cũng là một thuận lợi cho cả một vùng.

Song song với những thuận lợi sẽ là một số khó khăn. Hiện tại, hệ thống hạ tầng tại khu vực dự án chỉ có duy nhất một đường bê tông nhựa rộng 15 m nên trong quá trình đầu tư xây dựng đợt đầu, công ty sẽ xây dựng toàn bộ hạ tầng cơ sở bao gồm hệ thống cấp, thoát nước, hệ thống cung cấp điện, đường giao thông…

2.2 ĐIỀU KIỆN KINH TẾ XÃ HỘI

2.2.1 Diện tích, dân số

Cơ cấu dân số của Xã hiện nay bao gồm 13948 người, ứng với 3120 hộ. Theo thống kê, biến động dân số cơ học của Xã là 6,7%, biến động dân số tự nhiên là 1,48.

Theo khảo sát thực tế, xung quanh khu vực dự án là khu dân cư tập trung với khoảng 50 hộ (tính trong bán kính 50 m). Đa phần các hộ này kinh doanh buôn bán nhỏ (tạp hóa, cà phê, sửa xe...) tại nhà hoặc có phần buôn bán trong khu vui chơi giải trí “Nhạc Nước“ Long Thành. Đời sống kinh tế các hộ tương đối khá hơn so với các hộ làm nông nghiệp.

2.2.2 Nghề nghiệp

Theo báo cáo tổng kết tình hình kinh tế xã hội của xã Tam Phước, xã chia làm 5 ấp: Long Khánh 1, Long Khánh 2, Thiên Bình, Long Đức 1 và Long Đức 2. Cơ cấu kinh tế hiện nay ngành nông lâm đóng vai trò chủ đạo. Dịch vụ, công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp đóng vai trò thứ yếu.

Ngành trồng trọt phát triển mạnh, cây ăn quả chiếm diện tích 900 ha, cây công nghiệp như điều, khoai mì cũng phát triển mạnh (điều chiếm diện tích 383 ha, khoai mì chiếm diện tích 343 ha). Đa phần dân cư ở đây sinh sống bằng nghề trồng trọt, làm rẫy nên đời sống vẫn còn nhiều khó khăn.

Ngành chăn nuôi chiếm tỷ trọng thấp không cân đối với ngành trồng trọt.

Ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp chưa phát triển mạnh về tỷ trọng so với các ngành khác. Tuy nhiên, trong tương lai, Tỉnh đã có kế hoạch quy hoạch tại Xã khu công nghiệp Tam Phước. Điều này chắc chắn sẽ làm thay đổi cơ cấu kinh tế của xã.

- -- 17 -

Page 18: Cang ICD Dong Nai - Thao

Thương mại dịch vụ chủ yếu là buôn bán nhỏ của hộ gia đình, cá nhân.

2.2.3 Hệ thống giao thông

Khu đất xây dựng nằm trên Quốc lộ 51, cách mép Quốc lộ 100 m. Hiện tại trong khu vực dự án đã có đường bê tông nhựa rộng 15 m dẫn từ Quốc lộ vào công trình, một phần nhỏ mặt trước khu đất trải đá dăm làm đường tạm.

2.2.4 Hệ thống điện

Hiện tại trên khu vực đã có đường dây trung thế 22 KV, đây sẽ là tuyến cung cấp điện cho toàn khu.

2.2.5 Hệ thống nước cấp

Khu vực dự án chưa có hệ thống cấp nước sạch.

Dân cư xung quanh khu vực sử dụng nguồn nước ngầm phục vụ cho mọi hoạt động trong đời sống sinh hoạt hằng ngày.

2.2.6 Y tế, giáo dục

Khoảng cách từ các hộ dân trong khu vực đến các công trình dịch vụ xã hội như trường học, trạm y tế, chợ và bưu điện,… tương đối khá xa, khoảng từ 2 đến 7 km nên không thuận lợi trong hoạt động sinh hoạt hằng ngày.

- -- 18 -

Page 19: Cang ICD Dong Nai - Thao

CHƯƠNG 3

ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG

3.1 NGUỒN GÂY TÁC ĐỘNG

3.1.1 Nguồn gây tác động môi trường trong giai đoạn xây dựng

Khí Thải

- Bụi phát sinh từ hoạt động san nền, đào rãnh đặt cống thoát nước và cấp nước, thi công đường giao thông;

- Bụi phát sinh từ việc lưu trữ đất đào và vật liệu san lấp tại công trường;

- Ô nhiễm tiếng ồn do hoạt động đào đắp đất, do các thiết bị và phương tiện thi công gây ra.

- Khí thải phát sinh từ thiết bị thi công và phương tiện vận chuyển chất thải xây dựng, nguyên vật liệu

Bụi sinh ra từ hoạt động san nền, đào mương đặt cống thoát nước và đường ống cấp nước, xây dựng đường giao thông

Ngoài ra các hoạt động khác trong quá trình thi công như lưu trữ đất đào, vận chuyển đất đắp và vật liệu xây dựng,... cũng có thể sinh bụi tại khu vực thi công.

Cũng tương tự như vậy, hoạt động đào mương rãnh đặt cống thoát nước mưa, cống thoát nước thải và đường ống cấp nước cũng gây ô nhiễm bụi tại khu vực thi công và những khu lân cận, đặc biệt vào mùa khô. Hiện tại, nồng độ bụi trong khu vực dự án khá thấp (0,1 - 0,3 mg/m3), nhưng trong giai đoạn xây dựng, chắc chắn nồng độ bụi sẽ tăng. Tham khảo kết quả đo đạc ở một số công trường đang thi công tại vị trí đo cách 50 m – 100 m, cuối hướng gió cho thấy nồng độ bụi ở mức 20-30 mg/m3, lớn hơn 60 – 100 lần tiêu chuẩn quy định giới hạn nồng độ bụi trong môi trường không khí xung quanh, có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của công nhân trực tiếp xây dựng và dân cư xung quanh.

Sau khi lắp đặt các đường ống kỹ thuật, hoạt động xây dựng hệ thống đường giao thông cũng gây bụi đáng kể trên tuyến đường đang thi công và khu vực lân cận.Khí thải phát sinh từ thiết bị thi công và phương tiện vận chuyển chất thải xây dựng, nguyên vật liệu.

Khí thải sinh ra từ các phương tiện vận chuyển chủ yếu là sản phẩm từ quá trình đốt cháy nhiên liệu. Hai loại nhiên liệu chính sử dụng đối với các phương tiện này là dầu DO và xăng. Dầu DO thuộc phân đoạn chưng cất có nhiệt độ sôi từ 200-4000C tùy từng chủng loại dầu. Hàm lượng lưu huỳnh trong dầu DO thường duy trì ở mức 0,5% đối với dầu cao cấp và 1,0% đối với dầu thường. Khí thải phát sinh từ các phương tiện vận chuyển trong Cảng chủ yếu là khí từ các phương tiện sử dụng hàng ngày: xe ben, xe cẩu, xe tải do đó thành phần khí thải chủ yếu là Bụi, Ồn, NOx, SO2, CO, CO2, CxHy.

- -- 19 -

Page 20: Cang ICD Dong Nai - Thao

Phần trăm phát tán của CO, NOx , HC vào không khí từ hoạt động giao thông được trình bày trong Bảng 3.1. Các loại xe có động cơ cũng phát sinh chủ yếu là bụi và SO2 , tuy nhiên phần trăm phát sinh của bụi và SOx thì thấp hơn so với CO, HC và NOx. Bảng 3.1 Phát sinh CO, HC, NOx từ hoạt động giao thông Nguồn phát sinh CO NOx HCXe động cơ & vận tải nhẹ (%) 45.0 15.8 24.8Các nguồn vận chuyển khác (%) 17.6 22.4 9.5Hoạt động của con người (tỷ m 3 /năm) 60.1 19.6 18.7

Nguồn: “Classification and extent of Air Pollution problems”, Air Pollution, Vol.1, 3d.

Trong giai đoạn xây dựng cơ sở hạ tầng, hàng ngày bình quân có khoảng 10 -15 chuyến xe tải ra vào công trường với đoạn đường vận chuyển tối thiểu của mỗi xe chạy 1 km (trong phạm vi khu vực dự án), như vậy tổng đoạn đường vận chuyển là 15 km và tải lượng ô nhiễm có thể ước tính như trình bày trong Bảng 3.3.

Để ước tính tải lượng ô nhiễm có thể sử dụng hệ số ô nhiễm do Cơ quan bảo vệ môi trường Mỹ (US EPA) và Tổ Chức Y Tế Thế Giới (WHO) thiết lập như sau:- Một xe tải tiêu thụ 1000 lít xăng sẽ thải ra môi trường không khí 291 kg CO, 33.2 kg

Hydrocarbon, 11.3 kg NO2, 0.9 kg SO2, 0.4 kg Adehyde

- Xe sử dụng dầu khi chạy 1 km trên đường phố sẽ thải vào không khí các chất ô nhiễm được trình bày trong Bảng 3.2

Bảng 3.2 Tải lượng ô nhiễm khi 1 xe ôtô chạy 1km

Nguồn: WHO, 1993.Ghi chú

S: là hàm lượng lưu huỳnh trong dầu (%)

Bảng 3.3 Tải lượng ô nhiễm khi xe tải chạy 1km và lưu hành cùng một thời điểm trong giai đoạn xây dựng

Chất ô nhiễmTải lượng ô nhiễm trong giai

đoạn xây dựng (g/km)Động cơ 1400-2000cc

Bụi 1,05SO2 33,3SNO2 28,05CO 684VOC 57,9

Ô nhiễm tiếng ồn trong hoạt động đào đắp đất, do các thiết bị và phương tiện thi công

Bên cạnh nguồn phát sinh tiếng ồn do hoạt động đào đắp đất, việc vận hành các phương tiện và

- -

Chất ô nhiễmTải lượng ô nhiễm (g/km)

Động cơ <1400cc Động cơ 1400-2000cc Động cơ>2000ccBụi 0.07 0.07 0.07SO2 1.9S 2.22 S 2.74 SNO2 1.64 1.87 2.25CO 45.6 45.6 45.6VOC 3.86 3.86 3.86

- 20 -

Page 21: Cang ICD Dong Nai - Thao

thiết bị thi công như cần trục, cần cẩu, xe trộn bêtông, xe lu, xe ủi, máy phát điện,… cũng gây ồn đáng kể. Mức ồn phát sinh từ một số thiết bị thi công tham khảo được trình bày trong Bảng 4.6. Tuy nguồn phát sinh tiếng ồn từ hoạt động xây dựng là không thể tránh khỏi nhưng tác động này chỉ có tính chất tạm thời và gây ảnh hưởng cục bộ trong thời gian thi công. Do đó, chủ công trình xây dựng sẽ có kế hoạch cụ thể sử dụng các thiết bị thi công trong ngày một các hợp lý, lựa chọn phương tiện tốt nhất có thể được để giảm bớt nguồn phát sinh tiếng ồn, tránh vận hành đồng thời nhiều thiết bị gây ồn và bố trí các thiết bị này xa khu vực bị ảnh hưởng, thì ảnh hưởng do nguồn ồn này gây ra đối với khu vực lân cận và sức khỏe của công nhân xây dựng là ở mức chấp nhận được.

Bảng 3.4 Mức ồn từ các thiết bị thi công

Thiết bịMức ồn (dBA), cách nguồn 15 m

Tài liệu (1) Tài liệu (2)Máy ủi 93,0Máy đầm nén (xe lu) 72,0 – 74,0Máy kéo 77,0 – 96,0Máy cạp đất, máy san 80,0 – 93,0Xe tải 82,0 – 94,0Máy trộn bêtông 75,0 – 88,0 75,0Cần trục di động 76,0 – 87,0Máy phát điện 72,0 – 82,5Búa chèn và máy khoan đá 81,0 – 98, 0Máy đóng cọc 95,0 – 106,0 75,0

Nguồn: Tài liệu (1): Nguyễn Đình Tuấn và cộng sự, 2000; Tài liệu (2): Mackernize, 1985.

Nước Thải

- Vấn đề tiêu thoát nước do hoạt động san nền;

- Nước mưa;

- Nước thải sinh hoạt.

Tiêu thoát nước do hoạt động san nền

Trong quá trình san nền, ngoài các tác động đến môi trường không khí, quá trình san nền còn ảnh

hưởng đến việc thoát nước trong khu vực dự án. Tuy quá trình san nền chỉ diễn ra cục bộ trong

khu vực dự án nhưng ít nhiều cũng sẽ ảnh hưởng đến việc tiêu thoát nước trong khu vực. Thực

hiện việc san nền sẽ xảy ra tình trạng nước trong khu vực không thể tiêu thoát dẫn đến ngập nếu

khu vực được san nền thấp hơn so với khu vực lân cận. Theo giải pháp kỹ thuật và kiến trúc của

dự án cao độ thiết kế thay đổi từ +33,4 m đến +37,9 m và dốc về phía Đông (quốc lộ 51) và phía

Tây (về khu đất trũng phía sau). Mặc dù, hiện tại khu vực dự án có cao độ cao hơn khu vực xung

quanh nhưng với phương án san nền như trên sẽ ảnh hưởng đến hệ thống thoát nước hiện tại phía

Tây khu vực dự án.

Tuy nhiên với tiến độ thực hiện dự án được trình bày trong chương 2, quá trình san nền sẽ không

ảnh hưởng tới tiêu thoát nước trong khu vực xung quanh.

Nước mưa

- -- 21 -

Page 22: Cang ICD Dong Nai - Thao

Nước mưa chảy tràn trên mặt đường trong khu vực thi công có lưu lượng phụ thuộc vào chế độ khí hậu trong khu vực. Lượng nước này thường có nồng độ chất lơ lửng cao và có thể bị nhiễm các tạp chất khác như dầu mỡ, vụn vật liệu xây dựng. Tuy nhiên, mức độ gây ô nhiễm từ lượng nước này không nhiều, hơn nữa, cũng không thể thu gom, xử lý trong giai đoạn xây dựng được, nên biện pháp duy nhất có thể là hạn chế rơi vãi dầu nhớt và các chất thải khác trong khu vực xây dựng.

Nước thải sinh hoạt

Trong giai đoạn xây dựng, nguồn nước thải chính là nước thải sinh hoạt từ các khu nhà tạm của công nhân xây dựng. Trong giai đoạn cao điểm, số lượng công nhân trên công trường có thể lên đến 50 công nhân. Với tiêu chuẩn cấp nước trung bình khoảng 80-100 l/công nhân.ngđ, lượng nước thải sinh ra chiếm 80% lượng nước cấp khoảng 60 – 80 l/công nhân.ngđ. Tổng lượng nước thải sinh hoạt từ khu nhà ở tạm thời của công nhân khoảng 3-4 m3/ngđ. Lưu lượng này không cao nhưng do đặc tính nước thải sinh hoạt cùng với các chất bài tiết có chứa nhiều loại vi sinh vật gây bệnh nên cần được thu gom và xử lý hợp lý. Mặc dù lưu lượng không cao nhưng do bản chất nước thải sinh hoạt có chứa nhiều chất hữu cơ, cặn lơ lửng, các vi sinh vật gây bệnh và cùng với chất bài tiết, nên có thể gây ô nhiễm nước mặt và nước ngầm trong khu vực.

Chất thải rắn

CTR phát sinh từ những nguồn sau đây:

- Đất đá dư từ hoạt động xây dựng và CTR từ cây cối phát sinh khi khai hoang;

- CTRSH của công nhân xây dựng và nhân viên làm việc trong Cảng;

- Các sản phẩm hết hạn sử dụng trong các kho chứa hàng trong Cảng.

Đất đá dư từ hoạt động xây dựng

Các hoạt động trong quá trình xây dựng đặc biệt là hoạt động đào đường ống cấp nước, mương đặt cống thoát nước thải và cống thoát nước mưa sẽ sinh ra một lượng đất dư. Phần đất này có thể sử dụng san nền cục bộ trong khu vực dự án hay các nơi khác trong vùng.

Chất thải rắn từ cây cối phát sinh khi khai hoang

Đất trong khu vực dự án chủ yếu là đất nông nghiệp dùng cho mục đích trồng mì. Trong quá trình phát quang để xây dựng toàn bộ lượng chất thải này sẽ được thu gom và xử lý như chất thải rắn sinh hoạt.

Chất thải rắn sinh hoạt

Với lượng rác sinh hoạt phát sinh tính trên đầu người hiện nay khoảng 0,5-0,8 kg/người.ngđ, nếu số lượng công nhân xây dựng tập trung khoảng 50 người thì hàng ngày lượng rác sinh hoạt từ khu nhà tạm của công nhân cũng lên đến 25-40 kg/ngđ. Lượng rác này tuy không nhiều nhưng cần được tập trung, thu gom và đổ bỏ theo đúng quy định của khu vực.

3.1.2 Các tác động tới môi trường trong hoạt động sản xuất của dự án

3.1.2.1 Nguồn gốc gây tác động đến môi trường không khí

- -- 22 -

Page 23: Cang ICD Dong Nai - Thao

Khí thải phát sinh trong quá trình vận hành Cảng chủ yếu là khí từ các phương tiện hoạt động trong cảng và bụi sinh ra từ quá trình bóc dỡ hàng hóa.

Khí thải phát sinh từ các phương tiện vận chuyển trong Cảng chủ yếu là khí từ các phương tiện sử dụng hàng ngày: xe ben, xe cẩu, xe tải, xe nâng, xe cắp do đó thành phần khí thải chủ yếu là Bụi, Ồn, NOx, SO2, CO, CO2, CxHy.

Hoạt động giao thông góp phần hơn một phần hai hàm lượng CO và một phần ba Hydro cacbon (HC) và NOx phát sinh vào môi trường. Mặc dù, phương tiện vận tải phát sinh các chất thải với một lượng rất nhỏ nhưng nếu vào giờ cao điểm, tất cả xe của các nhà máy cùng lưu thông các chất ô nhiễm phát thải cùng một thời điểm sẽ là nguồn gây ô nhiễm môi trường không khí. Những chất gây ô nhiễm từ hoạt động giao thông bao gồm bụi, CO, HC, NOx, SO2. Trong đó các phương tiện vận tải nặng là nguồn phát sinh hơn ½ CO và khoảng 35% HC và NOx vào môi trường không khí so với các xe có động cơ khác như xe hơi và xe vận tải nhẹ (trọng lượng nhỏ hơn 3,5 tấn). Dựa vào số liệu của phòng cảnh sát giao thông đường bộ đa phần các xe vận tải nhẹ và nặng đang lưu hành hiện nay đã quá thời gian sử dụng (hơn 20 năm) vì thế nồng độ các chất ô nhiễm phát sinh sẽ cao hơn so với các loại xe mới đặc biệt là bụi và tiếng ồn. Nếu các nhà máy đầu tư vào Cảng đều trang bị các phương tiện giao thông mới thì hàm lượng các chất ô nhiễm sẽ giảm một cách đáng kể. Ước tính mỗi ngày tổng số xe lưu thông trong Cảng 100 – 150 xe/ngày (tính toán dựa trên cảng ICD Biên Hòa đang hoạt động, với diện tích 18 ha lượng xe lưu thông ra vào Cảng 100 xe/ngày). Với lưu lượng xe vận chuyển ra vào Cảng trong giai đoạn vận hành như trên sẽ gia tăng mật độ giao thông trên quốc lộ 51 dẫn đến tình trạng ách tắc giao thông và tai nạn cũng sẽ gia tăng. Cùng với việc gia tăng mật độ giao thông thì lượng bụi và khí thải phát sinh từ các phương tiện cũng gia tăng.Tổng số xe lưu hành trong trong 1 giờ cao điểm nhất sẽ là: 20 xe/h. Quãng đường xe đi trung bình trong ngày trong khu vực là 1km. Tải lượng ô nhiễm khi Cảng đi vào hoạt động được trình bày trong Bảng 3.5.

Bảng 3.5 Tải lượng ô nhiễm khi xe tải chạy 1km và lưu hành cùng một thời điểm trong giai đoạn vận hành

Chất ô nhiễmTải lượng ô nhiễm trong giai

đoạn vận hành (g/km)Động cơ 1400-2000cc

Bụi 1,4SO2 44,4SNO2 37,4CO 912VOC 77,2

3.1.2.2 Nguồn gốc gây tác động đến môi trường nước

Khi cảng ICD đi vào hoạt động, nước thải sinh hoạt từ đội ngũ công nhân và cán bộ công nhân viên làm việc tại cơ sở cũng cần được xử lý sơ bộ trước khi đấu nối vào hệ thống thoát nước trong khui vực. Theo quy hoạch tổng số nhân viên làm việc trong Cảng là 400 người (nhân viên của Cảng, công nhân và khách vãng lai) lượng nước thải sinh ra hàng ngày 25 m3/ngày (bằng 80% lượng nước cấp).

Thành phần nước thải sinh hoạt có thể tham khảo trong Bảng 3.6.

- -- 23 -

Page 24: Cang ICD Dong Nai - Thao

Bảng 3.6 Thành phần nước thải sinh hoạt

STT Chỉ tiêu Đơn vị Kết quả1 pH - 6,5-7,12 COD mgO2/l 105-2453 BOD5 mgO2/l 85-1844 SS mg/l 38-455 N-NH3 mg/l 1,5-6,76 Nitơ tổng mg/l 6,9-11,37 Phospho tổng mg/l 1,5-4,38 Dầu động thực vật mg/l KPH-3,29 Coliform MPN/100 ml 15*103-24*103

Nguồn: Centema, 2004.

3.1.2.3 Nguồn gốc gây tác động do chất thải rắn đến môi trường

CTR phát sinh từ những nguồn sau đây:

- Đất đá dư từ hoạt động xây dựng và CTR từ cây cối phát sinh khi khai hoang;

- CTRSH của công nhân xây dựng và nhân viên làm việc trong Cảng;

- Các sản phẩm hết hạn sử dụng trong các kho chứa hàng trong Cảng.

Đất đá dư từ hoạt động xây dựng

Các hoạt động trong quá trình xây dựng đặc biệt là hoạt động đào đường ống cấp nước, mương đặt cống thoát nước thải và cống thoát nước mưa sẽ sinh ra một lượng đất dư. Phần đất này có thể sử dụng san nền cục bộ trong khu vực dự án hay các nơi khác trong vùng.

Chất thải rắn từ cây cối phát sinh khi khai hoang

Đất trong khu vực dự án chủ yếu là đất nông nghiệp dùng cho mục đích trồng mì. Trong quá trình phát quang để xây dựng toàn bộ lượng chất thải này sẽ được thu gom và xử lý như chất thải rắn sinh hoạt.

Chất thải rắn sinh hoạt

Với lượng rác sinh hoạt phát sinh tính trên đầu người hiện nay khoảng 0,5-0,8 kg/người.ngđ, nếu số lượng công nhân xây dựng tập trung khoảng 50 người thì hàng ngày lượng rác sinh hoạt từ khu nhà tạm của công nhân cũng lên đến 25-40 kg/ngđ. Lượng rác này tuy không nhiều nhưng cần được tập trung, thu gom và đổ bỏ theo đúng quy định của khu vực.

Khi cảng ICD đi vào hoạt động, CTRSH từ đội ngũ công nhân và cán bộ công nhân viên làm việc tại cơ sở cũng cần được thu gom theo qui định về thu gom và xử lý CTRSH trong khu vực. Với tốc độ phát sinh CTRSH vào khoảng 0,5 – 0,8 kg/người.ngđ, lượng CTRSH hàng ngày của cả Cảng là 11,5 - 18,4 kg/ngày. Thành phần chất hữu cơ trong rác sinh hoạt chiếm 75% khối lượng rác, nếu đổ bỏ bừa bãi sẽ gây ô nhiễm cả đất, nước và không khí tại khu vực đổ và vùng lân cận.

- -- 24 -

Page 25: Cang ICD Dong Nai - Thao

Các sản phẩm hết hạn sử dụng trong các kho chứa hàng trong Cảng

Bao gồm các sản phẩm hết hạn sử dụng lưu trữ trong các kho hàng. Khối lượng và thành phần của loại chất thải này tùy thuộc vào các mặt hàng được lưu trữ trong Cảng.

3.2 ĐỐI TƯỢNG, QUY MÔ BỊ TÁC ĐỘNG

Qua dự đoán và mô tả các nguồn tác động trên có thể xác định các đối tượng có thể bị ảnh hưởng trong giai đoạn xây dựng cũng như sau khi dự án đi vào hoạt động, bao gồm:

- Tác động đến môi trường không khí trong và xung quanh khu dự án,

- Tác động đến môi trường nước,

- Tác động đến môi trường đất;

- Tác động đến hệ sinh thái,

- Tác động đến con người,

- Tác động đến kinh tế xã hội.

3.3 ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG

3.3.1 Tác động đến môi trường không khí

Các nguồn ô nhiễm phát sinh trong giai đoạn xây dựng và vận hành Cảng ICD bao gồm bụi, tiếng ồn, khí thải chứa CO, SOx, NOx, hydrocarbon,... Các thành phần này khi hiện diện trong môi trường không khí sẽ đem đến một số tác động nhất định.

Đối với ô nhiễm dạng hạt (bụi)

Chất ô nhiễm dạng hạt (bụi, khói) có kích thước 1 µm và tốc độ trầm lắng của chúng lớn hơn

4.10-5m/s.

Các sol khí và bụi lơ lửng có tác dụng hấp thụ và khuếch tán ánh sáng mặt trời, làm giảm độ

trong suốt của khí quyển, tức là làm giảm bớt tầm nhìn. Với nồng độ bụi khoảng 0,1 mg/m3 thì tầm nhìn xa chỉ còn 12 km (trong khi đó, tầm nhìn xa lớn nhất là 36 km và nhỏ nhất là 6 km). Làm giảm độ nhìn thấy sẽ nguy hiểm cho các phương tiện giao thông đường bộ, đường thủy cũng như đường không. Loại ô nhiễm này còn gây tác hại làm gỉ kim loại khi không khí ẩm ướt, ăn mòn và làm bẩn nhà cửa,... đặc biệt là gây tác hại đối với thiết bị và mối hàn điện. Đặc biệt, các phần tử nhỏ bé trong môi trường gây ra ở dạng các hợp chất cacbua hydro thơm là tác nhân gây bệnh ung thư cho người và động vật. Nói chung, chúng ảnh hưởng đến sức khỏe con người như gây bệnh hen suyễn, viêm cuống phổi, bệnh khí thũng và bệnh viêm cơ phổi.

Tiếng ồn

Ô nhiễm tiếng ồn trong quá trình thi công là điều không thể tránh khỏi. Tuy nhiên, do đặc điểm vị trí địa lý của các khu vực dự án, nguồn ô nhiễm này chỉ gây ảnh hưởng trực tiếp đến công nhân thi công và khu vực dân cư lân cận. Do đó bố trí các thiết bị thi công sẽ lựa chọn vị trí càng xa khu dân cư càng tốt và sắp xếp kế hoạch sử dụng để tránh tình trạng vận hành đồng thời nhiều thiết bị gây ồn.

Đối với khí CO

- -- 25 -

Page 26: Cang ICD Dong Nai - Thao

Khí CO là loại khí không màu, không mùi, không vị. Các vi sinh vật trên mặt đất cũng có khả năng hấp thụ khí CO từ khí quyển. Tác hại của khí CO đối với con người và động vật xảy ra khi nó hóa hợp thuận nghịch với hemoglobin (Hb) trong máu:

HbO2 + CO <====> HbCO + O2

Hemoglobin có ái lực hóa học đối với CO mạnh hơn đối với O2 và khi CO và O2 có mặt bão hòa số lượng cùng với hemoglobin thì nồng độ HbO2 (oxihemoglobin) và HbCO (caroxihemoglobin) có quan hệ theo đẳng thức Handene như sau:

[HbCO]/[HbO2] = M * P(CO)/P(O2)

Ở đây P(CO) và P(O2) là ái lực thành phần (hay nồng độ) khí CO và O2, còn M là hằng số và phụ thuộc vào hình thái động vật. Đối với con người, M có giá trị từ 200 - 300. Hỗn hợp hemoglobin và CO làm giảm hàm lượng oxy lưu chuyển trong máu và như vậy tế bào con người thiếu oxy. Các triệu chứng xuất hiện bệnh tương ứng với các mức HbCO gần đúng như sau:

- 0,0 - 0,1: không có triệu chứng gì rõ rệt, nhưng có thể xuất hiện một số dấu hiệu của stress sinh lý;

- 0,1 - 0,2: Hố hấp nặng nhọc, khó khăn;- 0,1 - 0,3: đau đầu;- 0,3 - 0,4: làm yếu cơ bắp, buồn nôn, và lóa mắt;- 0,4 - 0,5: sức khỏe suy sụp, nói líu lưỡi;- 0,5 - 0,6: bị co giật, rối loại;- 0,6 - 0,7: hôn mê tiền định;- 0,8: tử vong.

Thực vật tuy ít nhạy cảm với CO hơn người, nhưng ở nồng độ cao (100 - 10.000 ppm) nó làm cho lá rụng, bị xoắn quăn, diện tích lá bị thu hẹp, cây non bị chết yểu. CO có tác dụng kiềm chế sự hô hấp của tế bào thực vật.

Đối với khí SO2

Khí sulfur dioxit (SO2) được xem là chất ô nhiễm quan trọng nhất trong họ Sulfur oxit. Khí SO2 là loại khí không màu, không cháy, có vị hăng cay. Do quá trình tác dụng quang hóa hay một xúc tác nào đó mà khí SO2 dễ dàng bị oxy hóa và biến thành SO3 trong khí quyển. Trong môi trường không khí ẩm ướt, SO3 biến thành acid sulfuric hay các muối sulfate, tách khỏi khí quyển và rơi xuống đất.

Nói chung, SOx gây nguy hại đối với vật liệu xây dựng và đồ dùng, chính vì sự biến đổi thành acid sulfuric có tính oxy hóa mạnh làm thay đổi tính năng vật lý, màu sắc vật liệu xây dựng như đá vôi, đá hoa, đá cẩm thạch, đá phiến và vữa xây cũng như phá hoại các tác phẩm điêu khắc, tượng đài. Nồng độ SO2 nhỏ cũng đủ gây ảnh hưởng mạnh tới sự sinh trưởng của rau quả. Ở nồng độ cao trong một thời gian ngắn đã làm rụng lá và gây bệnh đối với thực vật. Ở nồng độ thấp nhưng trong thời gian kéo dài sẽ làm lá vàng úa và héo rụng. SO2 và acid của nó đều có ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của con người và động vật. Ở nồng độ thấp đã gây ra sự kích thích đối với bộ máy hô hấp của con người và động vật, ở nồng độ cao sẽ gây ra sự biến đổi bệnh lý về bộ máy hô hấp và có thể dẫn đến tử vong.

- -- 26 -

Page 27: Cang ICD Dong Nai - Thao

Đối với khí NOx

Các nghiên cứu khoa học cho biết các loại oxit nitơ có tác dụng làm phai màu thuốc nhuộm vải, làm hư hỏng vải bông và nylon, làm han gỉ kim loại và sản sinh ra các phân tử nitrat. Mặc dầu vậy đến nay vẫn chưa xác định được nồng độ NOx bằng bao nhiêu thì gây ra tác hại đáng kể.

Một số thực vật có tính nhạy cảm đối với môi trường sẽ bị tác hại khi nồng độ NO 2 khoảng 1 ppm và thời gian tác dụng trong khoảng 1 ngày, nếu nồng độ NO2 nhỏ, khoảng 0,35 ppm thì thời gian tác dụng là 1 tháng. Tuy nhiên NO với nồng độ thường có trong không khí không phải là chất kích thích và nó cũng không gây tác hại đối với sức khỏe của con người. Nó chỉ có tính nguy hại khi nó bị oxy hóa thành NO2.

NO2 là khí có màu hơi hồng, mùi hắc của có có thể phát hiện được vào khoảng 0,12 ppm. Tính chất quan trọng của nó trong phản ứng quang hóa học là nó hấp thụ bức xạ tử ngoại. Khí NO2 với nồng độ 100 ppm có thể gây tử vong cho người và cho động vật sau vài phút tiếp xúc. Và với nồng độ 5 ppm sau vài phút tiếp xúc ảnh hưởng đến bộ máy hô hấp. Con người tiếp xúc lâu với khí NO2 khoảng 0,06 ppm có thể gây các bệnh trầm trọng về phổi.

CxHy

Hydro cacbon là các hợp chất hóa học do hydro và cacbon hợp thành. Đối với người, hydrocacbon làm sưng tấy màng nhày của phổi, làm thu hẹp cuống phổi và làm sưng tấy mắt. Một số nghiên cứu còn chứng tỏ rằng hydrocacbon còn có thể gây ung thư phổi.

3.3.2 Tác động môi trường nước

Nước sinh hoạt, nước mưa chảy tràn là nguồn gây ô nhiễm nước chủ yếu:

Nước thải sinh hoạt chủ yếu chứa các chất bài tiết, các chất bài tiết được định nghĩa là phân và nước tiểu trong đó có chứa nhiều mầm bệnh truyền nhiễm dễ dàng lây lan từ người bệnh đến người khỏe mạnh. Phân là môi trường chuyên chở và phân tán các bệnh thông thường. Lượng chất hữu cơ của phân và nước tiểu có thể đánh giá qua chỉ tiêu BOD5 hoặc các chỉ số tương tự (COD hoặc TOC). Nước tiểu có BOD5

khoảng 8,6 g/l và phân có BOD5 khoảng 9,6 g/100g. Vì

thế, nếu những người công nhân ở các khu nhà tạm thải phân và nước tiểu trực tiếp ra đất sẽ là nguồn gây ô nhiễm đáng kể đến môi trường đất và nước trong khu vực dự án.

Bốn nhóm vi trùng gây bệnh trong chất thải bài tiết là virus, vi khuẩn, động vật nguyên sinh và giun sán. Hơn nữa, chất bài tiết (phân và nước tiểu ) còn là môi trường để các loại vi sinh vật mang bệnh phát triển như ruồi, muỗi, chuột, gián, và gây mùi hôi thối. Một gam phân người có thể chứa 109 ký sinh trùng gây bệnh. Mặc dù, chúng không có khả năng sinh sản bên ngoài động vật chủ, nhưng chúng có thể tồn tại nhiều tuần lễ trong môi trường bên ngoài, đặc biệt là ở môi trường nhiệt độ thấp (<150C). Trong nước thải sinh hoạt có thể chứa đến 105 tế bào/l. Như vậy, nếu xả chất bài tiết từ khu nhà tạm của công nhân xây dựng một cách bừa bãi, các loại vi sinh vật này có đủ thời gian truyền bệnh khi tiếp xúc với con người và lây thành dịch bệnh. Những loại bệnh có thể gây chết người hàng loạt, thời gian lây lan rất ngắn, gây nguy hiểm ở mức cao với sức khỏe con người được trình bày trong Bảng 3.7.

- -- 27 -

Page 28: Cang ICD Dong Nai - Thao

Bảng 3.7 Các loại vi khuẩn gây bệnh có trong phân người

Vi khuẩn Bệnh Vật chủCampylobacter ferus.Jejuni Tiêu chảy Người và động vậtEscherichia coli gây bệnh Tiêu chảy NgườiSamonella + S.typhi Sốt thương hàn Người + S.paratyphi Sốt thương hàn NgườiShigella SPP lỵ NgườiVibro + V.cholerae tả Người + Các loại Vibro khác Tiêu chảy NgườiYersinia enterocolitica Tiêu chảy Người và động vật

Nguồn : Centema, 2004.

Nhiều loại động vật nguyên sinh có thể gây nhiễm trùng và gây bệnh cho con người. Trong số này có nhiều loại sống trong hệ thống tiêu hóa của người và động vật, ở đây chúng gây bệnh tiêu chảy hoặc lỵ. Ba loại động vật nguyên sinh thường gây bệnh cho con người bằng đường tiêu hóa là Giadia Lambia (bệnh tiêu chảy), Balantidum Coli (bệnh tiêu chảy, lỵ), và Entamoeba Hystolytica (bệnh lý, loét apxe gan).

Nhiều loại giun sán ký sinh có vật chủ là con người. Một số loại gây bệnh nghiêm trọng như Clorochis Sinesis (bệnh lỵ), Fasciola Hepatica và Faciolopsis Buski (apxe gan). Chỉ có trứng giun hoặc ấu trùng là bị thải theo đường phân.

Những phân tích trên đây cho thấy, nước thải sinh hoạt và chất bài tiết có chứa nhiều loại virus, vi khuẩn, giun sán gây bệnh cho con người. Do đó, để tránh làm phát sinh và lây lan bệnh tật khi tập trung công nhân xây dựng trong khu vực dự án, trong giai đoạn xây dựng, đơn vị thi công cần xây dựng các loại nhà vệ sinh công cộng và chất thải nên được xử lý hợp lý trước khi thải ra môi trường.

3.3.3 Tác Động Đến Môi Trường Đất

Việc hình thành Cảng sẽ gây ra một số tác động đến môi trường đất như sau:

- Thay đổi cơ cấu sử dụng đất (từ đất nông nghiệp chuyển thành đất công nghiệp);

- Đất bị bê tông hóa bề mặt mất khả năng thoát nước tự nhiên;

- Trong giai hoạt động các chất thải (khí thải, nước thải và chất thải rắn) đều có thể gây ô nhiễm môi trường đất. Sự rò rỉ các hóa chất, cống thoát nước thải, việc thải bừa bãi các loại chất thải rắn công nghiệp và chất thải rắn sinh hoạt,... là những nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường đất trong khu vực Cảng. Tuy nhiên, nếu trong giai đoạn hoạt động, các phương án quản lý và xử lý chất thải đề ra đều được thực hiện một cách nghiêm túc thì mức độ tác động đến chất lượng môi trường đất trong khu vực là không đáng kể.

3.3.4 Tác động đến môi trường sinh thái

Hệ sinh thái chịu ảnh hưởng bởi hoạt động phát triển dự án có thể chia thành hai loại:

- -- 28 -

Page 29: Cang ICD Dong Nai - Thao

- Hệ sinh thái dưới nước;

- Hệ sinh thái trên cạn.

Trong giai đoạn xây dựng, đa số các hoạt động xảy ra trong khuôn viên khu đất của dự án và hầu như không ảnh hưởng gì đến hệ sinh thái môi trường nước. Hệ sinh thái trên cạn gồm chủ yếu là cây mì, các loại cỏ hoang và hầu như không có động vật hoang dã hay quí hiếm nào khác. Khi xây dựng dự án, toàn bộ khu đất sẽ được khai hoang, các khu vực trồng mì bị phá bỏ để trồng hệ thống cây xanh theo quy hoạch sử dụng đất của Cảng. Do đó, làm thay đổi mục đích sử dụng đất của khu vực dự án, làm ảnh hưởng đến hệ sinh thái xung quanh hay nói cách khác tác động đến môi trường sinh thái tự nhiên của khu vực. Tuy nhiên, những tác động này không đáng kể.

Trong giai đoạn vận hành Cảng, hệ sinh thái dưới nước sẽ chịu tác động nhiều nhất do nuớc thải từ Cảng. Dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh Cảng ICD Đồng Nai khi đi vào hoạt động, suối Nước Trong sẽ là nguồn tiếp nhận nước thải từ trạm XLNT của Cảng. Trong trường hợp nước thải của Cảng được xả trực tiếp vào thủy vực tiếp nhận mà không qua bất kỳ công đoạn xử lý nào thì sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến hệ thủy sinh vật và thậm chí làm mất khả năng tự làm sạch của nước.

3.3.5 Tác động đến chất lượng cuộc sống con người

Đối với Cảng, tất cả các nguồn gây ô nhiễm trong quá trình hoạt động đều có thể gây tác động trực tiếp hoặc gián tiếp đến sức khoẻ của con người trong khoảng cách khoảng 10m. Tuỳ thuộc vào nồng độ và thời gian tác dụng của các chất ô nhiễm mà mức độ tác hại của chúng đối với sức khoẻ cộng đồng sẽ khác nhau.

Nguồn thải có khả năng gây ảnh hưởng lớn nhất đến sức khoẻ cộng đồng chính là khí thải. Do vị trí của Cảng nằm trong khu dân cư nên khí thải sẽ tác động đến chất lượng môi trường không khí của khu dân cư.

Hiện tại, mật độ lưu thông trên đường quốc lộ 51, đoạn gần khu đất của dự án cao. Sự hình thành và hoạt động của Cảng sẽ góp phần làm tăng hơn nữa mật độ xe trên đường quốc lộ 51, đặc biệt là mật độ xe tải vận chuyển nguyên vật liệu và sản phẩm của Cảng. Dự án này nằm cạnh khu vực dân cư, do đó khi mật độ giao thông trong khu vực tăng lên sẽ gây ảnh hưởng đến đi lại của nhân dân và nhất là vấn đề tai nạn giao thông. Tuy nhiên, chính sự phát triển của dự án cũng sẽ góp phần cải thiện hệ thống đường giao thông cũng như thúc đẩy quá trình đô thị hóa trong khu vực.

3.3.6 Tác động đến kinh tế xã hội

Quá trình hình thành và hoạt động của Cảng có một ý nghĩa kinh tế xã hội rất to lớn cho khu vực nói riêng và cho đất nước nói chung. Trước tiên là việc góp phần gia tăng các hoạt động kinh doanh trong khu vực, tạo ra công ăn việc làm và nâng cao đời sống của nhân dân trong vùng. Việc đưa Cảng vào hoạt động sẽ là nguồn thu hút lao động và giải quyết việc làm không chỉ cho người dân địa phương, tạo nên cảnh quan mới với tiến trình đô thị hoá nhanh hơn. Điều này cũng góp phần làm tăng dân trí và ý thức văn minh đô thị cho nhân dân trong khu vực.

Cũng cần lưu ý rằng khi dự án đi vào hoạt động có thể làm gia tăng các tệ nạn xã hội như: trộm cắp, rượu chè, hút chích,…. Do đó, trong giai đoạn xây dựng cũng như trong giai đoạn vận hành, Ban quản lý Cảng phải kết hợp với công an địa phương để bảo đảm an ninh trong khu vực Cảng.

3.3.7 Sự cố do hoạt động của dự án

- -- 29 -

Page 30: Cang ICD Dong Nai - Thao

Các sự cố có thể xảy ra trong quá trình hoạt động của Cảng bao gồm:

- Cháy, nổ do chập điện và cháy nguyên nhiên liệu trong quá trình lưu trữ;- Rò rỉ và đổ vỡ hóa chất từ các kho lưu trữ, rỉ dầu từ các xe lưu thông trong Cảng;- Sự cố đường ống cấp nước.

Những Sự Cố Về Điện

Điện sử dụng trong Cảng là điện xoay chiều, lấy từ mạng lưới điện quốc gia qua 2 trạm biến áp 560 KVA – 15(22)/0,4KV. Những nguyên nhân gây cháy điện có thể kể đến bao gồm:

- Cháy do dùng điện quá tải: quá tải là hiện tượng tiêu thụ điện quá mức tải của dây dẫn.

- Cháy do chập mạch: chập mạch là hiện tượng các pha chập vào nhau, dây nóng chạm vào dây nguội, dây nóng chạm đất làm điện trở mạch ngoài rất nhỏ, dòng điện trong mạch tăng rất lớn làm cháy lớp cách điện của dây dẫn và làm cháy thiết bị tiêu thụ điện.

- Cháy do nối dây không tốt (lỏng, hở): dòng điện đang chạy bình thường với mặt tiết diện dây dẫn nhất định nhưng khi đi qua chỗ nối, nếu chỗ nối không chặt, chỉ có một vài tiếp điểm tiếp giáp thì điện trở ở dây tăng, làm cho điểm nóng đỏ lên và đốt dây làm cháy các vật liệu khác kề bên.

- Cháy do tia lửa tĩnh điện: tĩnh điện phát sinh ra do sự ma sát giữa các vật cách điện với nhau hoặc giữa các vật cách điện và vật dẫn điện, do va đập của các chất lỏng cách điện (xăng, dầu) hoặc va đập của chất lỏng các điện với kim loại.

- Trường hợp máy bị cháy

- Cháy do sét đánh

- Cháy nguyên nhiên liệu trong quá trình lưu trữ

Sự Cố Đổ Vỡ Đường Ống Cấp Nước

Nguyên nhân gây ra sự cố đổ vỡ đường ống cấp nước do đường ống cấp nước được lắp đặt không đúng theo quy phạm độ sâu lắp đặt của đường ống, độ bền và độ ổn định của đường ống không đảm bảo tiêu chuẩn.

Sự Cố Về Rò Rỉ Hoá Chất, Rò Rỉ Dầu

Cảng ICD như là một trạm trung chuyển do đó quá trình lưu thông trong Cảng là không tránh khỏi. Bên cạnh đó, Cảng còn có chức năng cho thuê kho chứa thành phẩm của các ngành chế biến lương thực thực phẩm, chế biến gỗ, may mặc, hóa chất, luyện kim, cao su và giả da, cơ khí sửa chữa và vật liệu xây dựng, điện điện tử. Do đó, sự cố về rò rỉ dầu hay rò rỉ về hóa chất là không thể tránh khỏi và hậu quả để lại sẽ rất nghiêm trọng. Dầu là một chất rất khó bị phân hủy trong điều kiện tự nhiên, dễ lan truyền và chứa các hợp chất hữu cơ bay hơi mang tính độc hại cao. Khác với dầu, hoá chất sử dụng trong KCN rất đa dạng, do đó mức độ ảnh hưởng của nó đến sức khoẻ của công nhân làm việc tại nhà máy cũng khác nhau tùy loại hoá chất. Khi các chất này phân tán vào môi trường, chất lượng môi trường không khí và môi trường nước bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Ảnh hưởng này có thể kéo dài hàng trăm năm, đồng thời chi phí khắc phục hậu quả có thể coi là một gánh nặng của xã hội.

- -- 30 -

Page 31: Cang ICD Dong Nai - Thao

CHƯƠNG 4

CÁC BIỆN PHÁP GIẢM THIỂU CÁC TÁC ĐỘNG TIÊU CỰC, PHÒNG NGỪA VÀ ỨNG PHÓ SỰ CỐ MÔI TRƯỜNG

Như đã phân tích ở Chương 3, các tác động của dự án đến môi trường xuất phát từ việc thải các chất ô nhiễm vượt quá tiêu chuẩn cho phép vào môi trường và các sự cố phát sinh trong quá trình hoạt động của dự án.

Do vậy, để giảm thiểu các tác động của dự án đến môi trường, Cảng sẽ có các biện pháp khống chế ô nhiễm phù hợp với các mục tiêu kinh doanh và phù hợp với nguồn tài chính của Cảng.

4.1 CÁC BIỆN PHÁP GIẢM THIỂU TÁC ĐỘNG TIÊU CỰC TRONG QUÁ TRÌNH XÂY DỰNG

Biện Pháp Quản Lý Trong Quá Trình Thi Công

Tại khu vực xây dựng dự án, các cấu phần của môi trường bao gồm đất, nước, không khí và sinh vật sẽ bị tác động khi các hoạt động xây dựng được tiến hành. Quá trình thi công nếu không được quản lý chặt chẽ và hợp lý sẽ dẫn đến nhưng ảnh hưởng như tăng bồi lắng lòng rạch, sông, xói mòn bờ, ảnh hưởng chất lượng nước mặt, nước ngầm, phá hủy thảm thực vật, ô nhiễm môi trường do chất thải từ các hoạt động xây dựng.

Việc bố trí thi công các hạng mục công trình hợp lý sẽ làm giảm thiểu được các tác động này. Các biện pháp sau đây sẽ được áp dụng để hạn chế các tác động do hoạt động xây dựng gây ra đối với môi trường xung quanh:

- Hạn chế ô nhiễm không khí trên các tuyến đường vận chuyển và tại khu vực xây dựng bằng cách thực hiện nghiêm túc việc kiểm tra đăng kiểm đối với các phương tiện vận chuyển và kiểm tra yêu cầu kỹ thuật đối với các thiết bị thi công chuyên dùng;

- Các xe vận chuyển vật liệu xây dựng phải được phủ kín và phải đảm bảo an toàn giao thông khi di chuyển. Bố trí công nhân dọn dẹp đất đá rơi vãi do dính vào bánh xe khi đổ đất;

- Hạn chế tình trạng tắc nghẽn giao thông do tập trung vận chuyển nguyên vật liệu xây dựng bằng cách điều phối hoạt động vận chuyển một cách hợp lý, hạn chế vận chuyển vào các giờ cao điểm;

- Cố gắng duy trì thảm xanh trong khu vực, hạn chế phá bỏ nếu chưa cần thiết;

- Nếu thi công trong mùa khô, lượng bụi phát sinh từ hoạt động xây dựng và san lấp mặt bằng rất lớn, do vậy cần hạn chế lượng bụi bằng phun nước tưới đường.

Bên cạnh đó, để hạn chế ảnh hưởng đến sức khỏe của công nhân trực tiếp thi công, chủ công trình xây dựng sẽ cung cấp đầy đủ các trang thiết bị bảo hộ lao động cho công nhân và bắt buộc công nhân thực hiện nghiêm túc các quy định về an toàn lao động để tránh các tai nạn đáng tiếc xảy ra.

Các Biện Pháp Giảm Thiểu Tác Động Đối Với Môi Trường Không Khí Và Tiếng Ồn

Việc trộn bêtông bằng máy, vận chuyển vật liệu sẽ gây ra các ảnh hưởng đến môi trường không

- -- 31 -

Page 32: Cang ICD Dong Nai - Thao

khí bởi các tác nhân ô nhiễm như khói bụi, tiếng ồn, chấn động …. Để hạn chế các tác động trên, sẽ thực hiện các biện pháp như:

- Các xe vận chuyển vật liệu phải được phủ kín khi vận chuyển. Lái xe phải tuân thủ các qui định luật giao thông nhằm tránh ùn tắc, an toàn khi di chuyển;

- Không sử dụng các phương tiện vận tải quá cũ (trên 20 năm) và không chở vật liệu rời quá đầy, đảm bảo an toàn không để rò rỉ khi vận chuyển;

- Tưới nước trên mặt đất ở những khu vực thi công và trên các tuyến đường vận chuyển nguyên liệu vào khu vực dự án để giảm bụi;

- Hạn chế ảnh hưởng của tiếng ồn bằng cách điều phối các hoạt động xây dựng để giảm mức tập trung của các hoạt động gây ồn;

- Bố trí nguồn rung, ồn cách xa trường học, bệnh xá từ 100 mét trở lên, cách khu vực nhà dân, cửa hàng tối thiểu là 50 mét. Cố gắng sử dụng các phương pháp hiện đại có độ ồn nhỏ để thi công móng cọc;

- Tiến hành các hoạt động thi công có độ ồn và rung cao như đóng cọc bằng búa máy vào thời gian cho phép, không hoạt động trong giờ nghỉ ngơi của dân chúng.

Các Biện Pháp Giảm Thiểu Tác Động Đối Với Môi Trường Nước

Vấn đề tiêu thoát nước do hoạt động san nền

Để hạn chế quá trình ngập úng trong quá trình san nền các mương thu nước sẽ được đào xung

quanh để dẫn toàn bộ lượng nước này vào hệ thống thoát nước chung của khu vực.

Đối với nước mặt

Tai khu vực dự án thì nguồn tiếp nhận nước thải từ các hoạt động xây dựng là suối Nước Trong. Lòng suối tương đối hẹp và cạn nên nếu không có các biện pháp quản lý tốt chất thải xây dựng, chất thải sinh hoạt từ hoạt động của công nhân thì chất lượng môi trường nước sẽ bị ô nhiễm và lòng suối có thể bị bồi lắng:

- Mở rộng dòng chảy bằng cách khơi thông và nạo vét lòng suối;

- Hạn chế đất đá bị nước xói mòn từ khu vực xây dựng chảy xuống rạch nhằm giảm thiểu khả năng xói lở bờ, bồi lắng lòng rạch và hạn chế tình trạng gia tăng độ đục của nước mặt;

- Hạn chế sự rơi vãi dầu nhớt từ các phương tiện sử dụng các nhiên liệu trên;

- Sử dụng tối đa lực lượng lao động tại địa phương để giảm lượng nước thải sinh hoạt;

- Xây dựng các nhà vệ sinh tạm thời và các lán trại cho công nhân tại khu vực xây dựng;

Đối với nước ngầm

Khi tiến hành xây dựng, mặc dù cây xanh sẽ chiếm khoảng 16,75% diện tích khu vực dự án nhưng việc phủ các lớp vật liệu không thấm nước như bêtông, nhựa đường cũng sẽ làm giảm khả năng hồi phục của các mạch nước ngầm. Do đó, việc thiết kế thi công các công trình hạ tầng cần chú y các vấn đề như:

- Tăng khả năng thấm nước mưa của đất nhiều đến mức có thể (bằng việc không phủ hoàn toàn các lối đi bộ, bãi đỗ xe,…. mà nên làm các rãnh cỏ xen kẽ);

- -- 32 -

Page 33: Cang ICD Dong Nai - Thao

- Không cho các loại nước thải ngấm vào đất, bảo vệ khu vực đào móng khi chưa thi công xong.

Các Biện Pháp Giảm Thiểu Tác Động Đối Với Môi Trường Đất

Khi tiến hành các hoạt động xây dựng, môi trường đất sẽ bị tác động đáng kể. Để giảm thiểu tác động đối với môi trường đất, ta cần áp dụng một số biện pháp như:

- Giảm thiểu việc đào đắp làm xáo trộn các tầng thổ nhưỡng;

- Không để các chất ô nhiễm như dầu mỡ, xăng nhớt chảy tràn hoặc thấm vào đất;

- Thu gom nước thải và tập trung chất thải rắn để xử lý;

- Việc xử lý nền móng phải được thực hiện theo đúng yêu cầu kỹ thuật.

Các Biện Pháp Giảm Thiểu Tác Động Từ Lán Trại Công Nhân

Để hạn chế các tác động từ lán trại công nhân có thể áp dụng các biện pháp sau:

- Tăng cường sử dụng nhân lực của địa phương để giảm bớt lao động từ các nơi khác đến khu vực;

- Bảo đảm đầy đủ các công trình vệ sinh, nhà vệ sinh tạm thời, nhà tắm, thu gom và đổ rác sinh hoạt đúng nơi quy định;

- Xây dựng nội quy sinh hoạt đầy đủ, rõ ràng và tổ chức quản lý công nhân.

4.2 CÁC BIỆN PHÁP GIẢM THIỂU TÁC ĐỘNG TIÊU CỰC TRONG GIAI ĐOẠN VẬN HÀNH CỦA DỰ ÁN

Khi Cảng đi vào hoạt động đồng nghĩa với việc xuất hiện các tác động đến môi trường. Để phát triển bền vững, các biện pháp công nghệ như: công nghệ xử lý nước thải, xử lý khí thải và xử lý chất thải rắn sẽ được đề xuất trong phần này nhằm hạn chế các tác động từ hoạt động của Cảng đến chất lượng môi trường và kinh tế xã hội trong khu vực.

Các nguồn ô nhiễm phát sinh trong quá trình hoạt động của Cảng.

- Tiếng ồn: do hoạt động vận chuyển và bốc dỡ trong Cảng.

- Khí thải: bụi

- Nước thải: nước thải sinh hoạt của công nhân;....

- Chất thải rắn: gồm bao bì, sản phẩm hỏng, chất thải rắn sinh hoạt, hóa chất, dung môi,....

4.2.1 Giảm thiểu ô nhiễm môi trường không khí

Như đã trình bày trong chương 3, các nguồn gây ô nhiễm không khí phát sinh trong Cảng bao gồm khí thải và bụi từ các phương tiện vận chuyển. Nguồn thải này mang các đặc điểm sau:

Khả năng phát tán: So với nước thải và chất thải rắn, không khí là môi trường có khả năng phát tán nhanh hơn nhiều và có khả năng được pha loãng rất lớn. Trong một thời gian ngắn, ảnh hưởng của các chất gây ô nhiễm sẽ ảnh hưởng đến một vùng rộng lớn.

Khả năng thu gom: do tính chất phát tán nhanh và mạnh, khả năng thu gom của các loại khí thải

- -- 33 -

Page 34: Cang ICD Dong Nai - Thao

khó khăn hơn nhiều so với nước thải và chất thải rắn và khó tập trung về một nơi để xử lý.

Các biện pháp giảm thiểu nguồn gây ô nhiễm không khí

Các biện pháp giảm thiểu khí thải sẽ được áp dụng để giảm hoặc loại bỏ chất ô nhiễm trong quá trình vận hành. Nguồn khí thải có thể phân thành hai dạng chính: dạng hạt và dạng hơi khí.

Nguồn gây ô nhiễm bụi của Cảng do hoạt động bốc dỡ nguyên vật liệu và sản phẩm trong kho lưu trữ.

Đối với các nhà kho lưu trữ: bụi sinh ra chủ yếu từ hoạt động bốc dỡ các sản phẩm. Để giảm thiểu đến mức tối đa lượng bụi sinh ra nhằm đảm bảo cho môi trường trong sạch, nhất là bảo vệ sức khoẻ cho công nhân trực tiếp làm việc, các kho lưu trữ sẽ bố trí hệ thống thông gió tự nhiên như quạt hút, quả cầu,…

Đối với phương tiện lưu thông ra vào Cảng: để giảm thiểu tiếng ồn phát sinh từ quá trình vận hành cũng như bóc dỡ hàng hóa và tránh tình trạng kẹt xe tại quốc lộ 51 các biện pháp sau sẽ được áp dụng:

- Bố trí lịch ra vào Cảng cho các xe lưu thông một cách hợp lý;- Tránh giờ nghỉ ngơi;- Tránh giờ cao điểm;- Hoạt động bốc dỡ được tiến hành theo đúng giờ quy định.

Sử dụng cây xanh để hạn chế ô nhiễm toàn khu

Cây xanh có tác dụng rất lớn trong việc hạn chế ô nhiễm không khí toàn khu vực Cảng như hút bụi và giữ bụi, lọc sạch không khí, hút và che chắn tiếng ồn, giảm nhiệt độ không khí, một số loại cây có thể hấp thụ kim loại nặng như chì, cadmium… Ngoài ra một số cây xanh rất nhạy cảm với ô nhiễm không khí cho nên có thể dùng cây xanh làm chất chỉ thị nhằm phát hiện chất ô nhiễm không khí. Khu vực trồng nhiều cây xanh có thể làm giảm nhiệt môi trường không khí từ 1-2 0C so với các khu vực không có cây xanh.

Từ phân tích trên nhận thấy trồng cây xanh xung quanh kho và dãy cây xanh vành đai Cảng cách ly với khu vực xung quanh vừa có tác dụng tốt về mặt môi trường vừa tạo cảnh quan, tăng vẻ đẹp cho toàn khu công nghiệp. Phương pháp này tương đối dễ thực hiện cho toàn Cảng.

Cây xanh sẽ được trồng xung quanh và trong khu vực Cảng. Cây trồng phải là loại thân gỗ, tán nhỏ hơn 5m, trồng thành từng hàng cách 5 m, xen kẽ với các loại cây bụi. Theo quy hoạch của Dự án Cảng ICD Đồng Nai, diện tích đất được trồng cây xanh là 16,75%.

Giảm thiểu tác động đến chất lượng môi trường không khí do Cảng gây ra đối với môi trường xung quanh

Tác động đến môi trường không khí do Cảng gây ra đối với môi trường xung quanh là tổ hợp các tác động của Cảng đến môi trường xung quanh. Vì vậy, nếu trong Cảng thực hiện một cách nghiêm túc các biện pháp khống chế ô nhiễm chất lượng môi trường không khí theo quy định thì mức độ tác động đến môi trường không khí xung quanh do hoạt động của Cảng gây ra cũng được hạn chế đáng kể. Tuy nhiên, do đây là tác động của tổ hợp nhiều thành phần, sự tích lũy của các nguồn ô nhiễm trong Cảng có thể vượt quá khả năng tự làm sạch của môi trường, việc khống chế vấn đề này là một điều cực kì khó khăn. Do đó, biện pháp đặt ra ở đây là phải giám sát việc khắc

- -- 34 -

Page 35: Cang ICD Dong Nai - Thao

phục tác động ô nhiễm chất lượng môi trường không khí bằng cách thực hiện các chương trình giám sát chất lượng môi trường không khí thường xuyên (theo quy định 2 lần/năm) để từ đó đưa ra các biện pháp khắc phục và giải quyết kịp thời các sự cố xảy ra.

4.2.2 Giảm thiểu ô nhiễm nguồn nước

Biện pháp giảm thiểu tiếng ồn sẽ khác nhau và tùy thuộc từng trường hợp của mỗi kho. Tuy nhiên, để chống ồn trong các kho một cách có hiệu quả sẽ kết hợp nhiều biện pháp như biện pháp kiến trúc xây dựng, công nghệ chế tạo và các biện pháp kỹ thuật âm học (Nguyên, 2001).

Để giảm thiểu ảnh hưởng của tiếng ồn từ các kho nói riêng và của Cảng nói chung đến khu vực xung quanh, biện pháp kiến trúc – xây dựng là biện pháp hợp lý nhất. Bắt đầu từ việc nghiên cứu quy hoạch sắp xếp các kho trong Cảng tùy theo các loại hình. Sử dụng không gian xanh giữa Cảng với khu vực xung quanh cũng là 1 biện pháp hiệu quả để giảm thiểu ảnh hưởng của tiếng ồn.

Công Nghệ Xử Lý Nước Thải

Đối với nguồn nước mặt

Tính toán lượng nước mưa

Khả năng tiếp nhận nước của suối Nước Trong: Q = V x F = 0,6 x 0,375 = 0,225m3/s (với Q lưu lượng, V vận tốc dòng chảy, F diện tích)

Lượng nước mưa phát sinh từ hệ thống thoát nước mưa Cảng: được tính với cường độ mưa lớn nhất trong năm.

+ Theo số liệu thủy văn năm 2004, lớp nước cao nhất trong khu vực vào tháng có lượng mưa lớn nhất là i = 0,1mm/phút. Theo Hoàng Huệ (1996) cường độ mưa tính theo thể tích: q = 166,7 x i = 166,7 x 0,1 mm/phút = 16,67l/s.ha.

+ Với diện tích khu vực S = 29,2469 ha, lượng mưa trên toàn khu vực Q= x q x S = 0,95 x 16,67 x 29,2469 = 463 l/s = 0,463m3/s (với S là diện tích khu vực tính toán, q là cường độ mưa lớn nhất, là hệ số dòng chảy).

Lượng nước thải sinh hoạt của Cảng phát sinh trong một ngày 25 m3/ngđ.

Với tổng lưu lượng nước mưa và nước thải sinh hoạt của Cảng được tính toán là 0,4633 m3/s, suối Nước Trong sẽ không đủ vận chuyển được một khối lượng nước như vậy, dẫn đến tình trạng ngập úng ảnh hưởng đến hoạt động canh tác của dân cư trong vùng. Như vậy, để suối Nước Trong có thể là nguồn tiếp nhận nước của khu vực dự án, cần thiết thực hiện khơi thông, cải tạo lòng suối.

Như đã tính toán trong chương 4, với diện tích của Cảng thì với lượng mưa lớn nhất (lưu lượng 0,4633 m3/s) trong năm sẽ gây lụt lội khu vực dân cư xung quanh do lòng chảy hẹp của suối Nước Trong hiện hữu. Tuy nhiên hiện nay UBND tỉnh đã chủ trương khai thông, mở rộng lòng suối Nước Trong, gia cố bờ, suối Nước Trong với diện tích 7000 ha. UBND tỉnh đã giao cho UBND xã Tam Phước cùng các cơ quan chức năng có liên quan khác tiến hành để tăng khả năng thoát nước, hạn chế hiện tượng sạt lở bờ, ngập lụt tại khu vực trong suốt mùa mưa.Đối với nguồn nước thải

Nước thải sinh hoạt từ các nhà vệ sinh (nhà cầu, âu tiểu) trong Cảng sẽ được xử lý bằng bể tự

- -- 35 -

Page 36: Cang ICD Dong Nai - Thao

hoại. Cấu trúc của bể tự hoại xem Hình 4.1.

Bể tự hoại là một công trình đồng thời hai chức năng: lắng và phân hủy cặn lắng. Cặn rắn được giữ lại trong bể từ 3-6 tháng. Trong thời gian này, dưới ảnh hưởng của các vi sinh vật kỵ khí, các chất hữu cơ bị phân hủy, một phần tạo thành các chất khí và phần tạo thành các chất vô cơ hòa tan. Phần nước thải được thải ra ngoài theo ống dẫn, còn lượng bùn dư sau thời gian lưu thích hợp sẽ được thuê xe hút chuyên dùng (loại xe hút hầm cầu). Tuy nhiên, nước thải sau khi qua bể tự hoại chỉ đạt tiêu chuẩn VN nguồn loại C nên cần được tiếp tục xử lý trước khi xả vào nguồn.

Nước thải sau khi qua bể tự hoại được nhập chung với loại nước thải sinh hoạt phát sinh từ các hoạt động tắm, giặt,… để tiếp tục xử lý trước khi xả vào hệ thống thoát nước của khu vực.

Dự án đầu tư Cảng sẽ xây dựng TXLNT ở phía Đông Nam Cảng với công suất 25m 3/ngđ. Công nghệ xử lý nước thải dự kiến cho trạm xử lý nước thải của Cảng được trình bày trong Hình 5.2.

Thuyết minh công nghệ

Theo sơ đồ trên, nước thải sinh hoạt theo mạng lưới thoát nước vào hố thu kết hợp lắng cát có lắp

đặt song chắn rác để loại bỏ các chất rắn thô có kích thước > 25mm. Nước thải sau đó được tập

trung tại bể điều hòa với chức năng điều hòa lưu lượng và nồng độ nước thải, nhằm làm giảm

kích thước của các công trình đơn vị và tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình xử lý phía sau.

Từ bể điều hòa, nước thải được bơm vào bể thổi khí, tại đây, các quá trình phân hủy các chất hữu

cơ có khả năng phân hủy sinh học trong nước thải diễn ra theo phương trình sau đây:

Chất hữu cơ + Vi sinh vật hiếu khí CO2+ H2O+ Tế bào vi sinh vật mới

Toàn bộ chất hữu cơ sẽ được vi sinh vật hiếu khí sử dụng nguồn năng lượng oxy chuyển hoá

thành CO2, H2O,… Sau đó, nước thải tự chảy qua bể lắng để lắng bùn hoạt tính (VSV) và phần

nước trong sau lắng sẽ tự chảy theo ống dẫn qua bể khử trùng. Nước thải sau khử trùng đạt tiêu

chuẩn nguồn loại B (TCVN 5945- 1995 cột B) và được xả vào hệ thống thoát nước trong khu

vực.

Phần bùn hoạt tính sau lắng ở bể lắng sẽ được bơm tuần hoàn về bể thổi khí để duy trì nồng độ vi

- -- 36 -

Hình 4.1 Bể tự hoại

O2

Page 37: Cang ICD Dong Nai - Thao

sinh vật, đảm bảo đủ lượng vi sinh để thực hiện các quá trình sinh hóa chất hữu cơ. Phần bùn dư

sẽ đưa vào bể chứa bùn. Bùn được giữ trong bể chứa bùn một thời gian trước khi được bơm qua

bể lọc cặn để thực hiện quá trình tách pha. Nước tách pha sẽ theo ống dẫn về hố thu, còn bùn khô

sẽ được tái sử dụng để làm phân bón.

Hình 4.2 Quy trình xử lý nước thải tập trung của Cảng.

4.2.3 Giảm thiểu ô nhiễm chất thải rắn

Chất thải rắn tại Cảng chủ yếu là chất thải rắn sinh hoạt phát sinh từ hoạt động của công nhân viên làm việc trong văn phòng Cảng và các sản phẩm hết hạn sử dụng lưu trữ trong các kho.

- CTRSH là loại chất thải phát sinh từ hoạt động ăn uống, sinh hoạt hằng ngày của nhân viên. Thành phần chủ yếu của nguồn thải này là chất hữu cơ nên không thể lưu giữ ở nhà máy trong một thời gian dài. Sự phân hủy của chất hữu cơ sẽ tạo ra các loại khí gây mùi, thu hút vi sinh vật gây bệnh và các tác nhân này sẽ tác động đến sức khỏe công nhân viên. Như đã trình bày trong Chương 3, lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh tại Cảng ước tính khoảng 11,5 - 18,4kg/ngày. Toàn bộ lượng chất thải rắn này sẽ được chứa trong các thùng nhựa có nắp đậy kín được bố trí rải rác ở các khu vực nhà ăn, nhà bếp, văn phòng,… và sẽ thu gom định kì 1ngày/lần bởi đơn vị có chức năng thu gom chất thải rắn sinh hoạt.

- Các sản phẩm hết hạn sử dụng sẽ phân chia thành 2 loại chất thải rắn nguy hại và chất thải rắn không nguy hại. Đối với chất thải rắn nguy hại sẽ được thực hiện theo Quyết định số 155/1999/QĐ-TTg ngày16/7/1999 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành quy chế quản lý chất thải nguy hại, Cảng sẽ ký hợp đồng với đơn vị thu gom có chức năng để thu gom và xử lý theo định kì (như Công Ty Môi trường Việt Úc, Công ty Môi Trường Xanh, Công ty dịch vụ KCN Sonadezi...). Đối với chất thải không nguy hại sẽ được thu gom chung với

- -- 37 -

Nước thải sinh hoạt Hố thu - lắng cát

Bể điều hòa

Bể thổi khí

Bể lắng

Bể khử trùng

Xả ra nguồn (đạt tiêu chuẩn TCVN

6894-2001 với Q< 50 m3/s và TCVN

5945-1995 cột B)

Tuần

hoàn

bùn Bể chứa bùn

Bể lọc cặn

Làm phân bón

Máy thổi khí

Nước tách pha

Page 38: Cang ICD Dong Nai - Thao

CTRSH.

4.2.5 BIỆN PHÁP PHÒNG CHỐNG VÀ ỨNG CỨU SỰ CỐ Các sự cố xảy ra trong Cảng thường là cháy, nổ, rò rỉ hóa chất, sự cố đối với TXLNT,… Để có thể khắc phục các sự cố này, trước tiên chúng ta sẽ tiến hành các bước xác định như sau:

- Xác định mọi khả năng xảy ra sự cố;

- Xác định mọi tổn thất có thể;

- Đánh giá rủi ro cho mỗi tổn thất đó;

- Xây dựng kế hoạch hành động;

- Triển khai kế hoạch;

- Kiểm tra – điều chỉnh.

Với việc xác định khả năng xảy ra sự cố tại từng khu vực và tổn thất của nó, bước tiếp theo sẽ là:

- Triển khai một chiến lược ứng cứu cho từng khu vực, hướng dẫn huy động các thiết bị và nguồn nhân lực nhằm đối phó với bất kì sự cố nào xảy ra;

- Xây dựng một tổ chức ứng cứu khẩn cấp;

- Xác định trách nhiệm cụ thể của từng thành viên trong tổ chức;

- Xác định và trang bị các phương tiện và thiết bị ứng cứu;

- Lập danh sách các công ty, cơ quan cung ứng dịch vụ về hậu cần, thiết bị và vật liệu phục vụ cho công tác ứng cứu, khắc phục sự cố;

- Lập tổ chức ứng cứu để đảm bảo tính sẵn sàng, chủ động trong việc thực hiện công tác ứng cứu và khắc phục sự cố;

- Danh sách các nhân viên, khách vãng lai hiện có mặt trong khu vực phải được nắm rõ nhằm tiến hành công tác cứu hộ một cách nhanh chóng và chính xác để có thể giảm thiểu tổn thất về nhân mạng;

Tuy nhiên, biện pháp được khuyến khích vẫn là:

- Lấy phòng ngừa và sẵn sàng làm chính;

- Cơ sở, cá nhân gây ra sự cố phải chịu trách nhiệm về các thiệt hại (điều này thúc đẩy các cơ sở luôn có các biện pháp kiểm tra và phòng chống tai nạn, sự cố trong khu vực kho của mình);

- Loại bỏ tác nhân ô nhiễm ra khỏi môi trường càng sớm càng tốt;

- Dự đoán và xác định các con đường lan truyền ô nhiễm để có các biện pháp ngăn chặn và xử lý kịp thời;

- Ban chỉ đạo khắc phục sự cố nên thường xuyên cập nhật thông tin về các phương pháp và kỹ thuật mới nhất trong lĩnh vực giảm thiểu tác động của các sự cố môi trường trên thế giới cũng như trong nước, sau đó điều chỉnh để có thể áp dụng linh hoạt trong điều kiện địa phương để có thể kiểm soát và hướng dẫn mọi người cùng thực hiện công tác phòng chống và khắc phục sự cố.

- -- 38 -

Page 39: Cang ICD Dong Nai - Thao

Sự cố cháy nổ

Các biện pháp đề phòng

Đặc điểm hàng hóa lưu kho là những sản phẩm rất dễ bắt lửa và gây cháy nổ. Hơi dung môi, hơi dầu khi hỗn hợp trong không khí ở khoảng tỉ lệ 4,6 – 4,8% có thể gây cháy nổ khi có tia lửa. Để phòng ngừa cháy nổ, dự án đầu tư hình thành Cảng ICD sẽ áp dụng đồng bộ các biện pháp về kỹ thuật, tổ chức lớp huấn luyện, tuyên truyền giáo dục và pháp chế:

- Quy định khu vực được phép hút thuốc lá tại những khu vực riêng và lắp đặt các dụng cụ điện an toàn tại khu vực này;

- Không cho bất kì cá nhân nào mang các vật dụng có khả năng phát sinh lửa vào khu vực đã được quy định;

- Hệ thống cấp điện cho kho và hệ thống chiếu sáng bảo vệ được thiết kế độc lập, an toàn, có bộ phận ngắt mạch khi có sự cố chập mạch trên đường dây tải điện.

Các biện pháp ứng cứu và xử lý sự cố

Đề phòng là biện pháp tiên quyết và không thể thiếu để ngăn ngừa sự cố. Song, đó vẫn không phải là biện pháp hoàn hảo và an toàn nhất. Các sự cố vẫn có thể xảy ra theo nhiều nguyên nhân khác mà không thể lường hết được (thường là các nguyên nhân khách quan nếu như đã thực hiện tốt các biện pháp đề phòng). Do đó, bên cạnh việc xây dựng và hướng dẫn thực hiện các biện pháp đề phòng rủi ro và sự cố, dự án cũng sẽ phải thiết lập các giải pháp, trang bị dụng cụ cho việc ứng cứu và xử lý các sự cố sẽ áp dụng cho dự án như sau:

Phòng cháy chữa cháy

Ngay trong quá trình xây dựng cơ sở hạ tầng, chủ dự án sẽ chú trọng đến việc xây dựng các hạng mục công trình nhằm đảm bảo các điều kiện PCCC:

- Thiết kế, xây dựng nhà kho, các hạng mục ở bậc chịu lửa, khoảng cách an toàn PCCC, lối thoát nạn, lắp đặt hệ thống điện, … sẽ được thực hiện theo tiêu chuẩn TCVN 2622 – 95 và tiêu chuẩn 11 TCN 18-14 do chính phủ Việt Nam quy định về công tác PCCC;

- Thiết kế đường xe chạy (rộng ít nhất 6m) xung quanh nhà kho (theo tiêu chuẩn 11-63 đối với công trình công nghiệp); tính toán dự trù nguồn nước chữa cháy, bể cấp nước chữa cháy ở vị trí thuận lợi cho việc lấy nước và có lượng nước đủ để dập tắt đám cháy nhanh chóng; bố trí đủ, hợp lý các họng cứu hỏa bên ngoài khuôn viên các kho, bố trí các hộp cứu hỏa trong các kho, các hộp đều có hệ thống ống đủ dài để kéo đến mọi điểm trong kho.

Hệ thống PCCC của Cảng ICD đã được thẩm duyệt theo công văn số 350/CNTD-PCCC của công an tỉnh Đồng Nai ngày 15 tháng 8 năm 2005.

Trong các kho đều có trang bị đầy đủ dụng cụ phòng cháy chữa cháy, hệ thống báo cháy tự động, có phương án PCCC và tuân theo mọi quy định nghiêm ngặt về PCCC. Công ty Cổ Phần Cảng Container Đồng Nai sẽ kết hợp với lực lượng PCCC tại địa phương lập kế hoạch và triển khai các công việc cụ thể nhằm đảm bảo an toàn lao động tuyệt đối cho công nhân. Công ty Cổ Phần Cảng Container Đồng Nai sẽ lập đội PCCC của Cảng bao gồm tổ chữa cháy, cứu thương và vận chuyển để hạn chế nhằm ứng phó khi có tình huống cháy, nổ xảy ra. Đội PCCC sẽ được thường xuyên huấn luyện, diễn tập theo phương án PCCC của Cảng và có sự phê duyệt của cơ quan

- -- 39 -

Page 40: Cang ICD Dong Nai - Thao

PCCC địa phương. Ngoài ra, Công ty sẽ áp dụng các biện pháp phòng ngừa, hạn chế thiệt hại về người và của khi xảy ra sự cố, các biện pháp cụ thể là:

- Các nguyên liệu sẽ được bảo quản, cất chứa xa nơi có thể là nguồn gây cháy nổ như nhà bếp, trạm biến áp, …;

- Các máy móc, thiết bị có lý lịch kèm theo và sẽ được đo đạc, theo dõi thường xuyên các thông số kỹ thuật;

- Đội bảo vệ thường xuyên kiểm tra các biển báo, biển cấm lửa, nội quy PCCC, phương tiện PCCC.

- Lắp hệ thống chống sét tại các điểm cao nhất của nhà kho;

- Công nhân hoặc cán bộ vận hành sẽ được huấn luyện, thực hành thao tác đúng cách khi có sự cố, luôn luôn có mặt tại vị trí của mình, kiểm tra và vận hành đúng kỹ thuật;

- Tiến hành sửa chữa định kỳ. Trong những trường hợp có sự cố, công nhân vận hành sẽ được hướng dẫn và thực tập xử lý theo quy tắc an toàn;

- Tổ chức thường xuyên các đợt tập dợt chữa cháy cho công nhân.

Công tác phòng cháy chữa cháy sẽ được thực hiện dưới sự tư vấn và kiểm tra của công an PCCC.

Sự cố về điện

Phòng cháy điện có thể thực hiện bằng phương pháp sau:

Cháy do dùng điện quá tải

Để tránh hiện tượng quá tải điện, các biện pháp sau sẽ được áp dụng:

- Khi thiết kế phải chọn tiết diện dây dẫn phù hợp với dòng điện;

- Khi sử dụng không được dùng thêm quá nhiều dụng cụ tiêu thụ điện có công suất lớn nếu mạng điện không tính được đến việc dùng thêm những dụng cụ đó;

- Chú ý kiểm tra nhiệt độ các máy móc thiết bị không để nóng quá mức qui định;

- Những nơi cách điện bị dập, nhựa cách điện bị biến màu là những nơi dễ phát lửa khi dòng điện quá tải cần được thay dây mới;

- Khi sử dụng mạng điện và các máy móc thiết bị phải có những bộ phận bảo vệ như cầu chì, role…

Phòng chống cháy do chập mạch

Để đề phòng chập mạch, các nhà máy có thể áp dụng các biện pháp sau:

- Khi mắc dây điện, chọn và sử dụng máy móc thiết bị điện phải theo đúng tiêu chuẩn kỹ thuật an toàn như dây điện trần phía ngoài nhà phải cách nhau 0,25m;

- Nếu dây dẫn tiếp xúc với kim loại sẽ bị mòn, vì vậy cấm dùng đinh, dây thép để buộc giữa dây điện;

- Các dây điện nối vào phích cấm, đui đèn, máy móc phải chắc và gọn, điện nối vào mạch rẽ ở hai đầu dây nóng và nguội không được trùng lên nhau.

- -- 40 -

Page 41: Cang ICD Dong Nai - Thao

Phòng chống cháy do nối dây không tốt (lỏng, hở)

Để phòng chống cháy do nối dây không tốt, các điểm nối dây phải đúng kỹ thuật. Khi thấy nơi quấn băng dính bị khô và cháy sáng thì phải kiểm tra ngay và nối chặt lại điểm nối. Không được co kéo dây điện hay treo các vật nặng lên dây. Đường dây dẫn điện, các cầu chì, cầu dao không để bị gỉ, nếu bị gỉ thì nơi gỉ là nơi phát nhiệt lớn.

Phòng cháy do tia lửa tĩnh điện

Để đề phòng tĩnh điện có thể áp dụng các biện pháp sau:

- Truyền điện tích tĩnh điện đi bằng cách tiếp đất cho các thiết bị máy móc, các bể chứa các ống dẫn;

- Tăng độ ẩm tương đối của không khí ở trong các kho có nguy hiểm tĩnh điện lên 70% (vì phần lớn các vụ cháy nổ do tích điện gây ra khi độ ẩm của không khí thấp trong khoảng 30 – 40% và dẫn điện kém), ion hóa không khí để nâng cao tính dẫn điện của không khí.

- Toàn bộ bộ phận đai chuyển động (coi như máy phát điện vĩnh cửu với điện áp cao) tốt nhất phải tiếp đất các phần kim loại, còn dây truyền thì bôi lớp dầu dẫn điện đặc biệt như graphit lên bề mặt ngoài trong lúc máy phát nghỉ.

Phòng chống trong trường hợp máy bị cháy

Khi nguồn điện vào động cơ mà không thấy máy chạy, cần phải ngắt điện và sửa chữa kịp thời, nếu không sẽ cháy động cơ.

Phòng chống cháy máy biến thế

- Nếu máy biến thế làm việc quá công suất (hiện tượng ống báo nhiệt độ hoặc đồng hồ sẽ chỉ số quá an toàn) nên kiểm tra nhiệt độ;

- Nếu thấy phía thành của nắp máy biến thế thoang thoảng có khói trắng và mùi khét thì phải đình chỉ ngay hoạt động của máy;

- Phòng đặt máy biến thế phải xây dựng bằng vật liệu không cháy, cửa cũng phải làm bằng vật liệu không cháy và mở ngoài. Trong các phòng có máy biến thế không được để những vật gì khác;

- Phải có trang bị phương tiện chữa cháy, bình CO2, cát, xẻng, sào cắt điện.

Sự cố rò rỉ hóa chất

Các biện pháp ứng cứu rò rỉ hóa chất:- Gọi điện thoại thông báo cho các cơ quan có chức năng: cơ quan, công ty xử lý chất thải;

- Dự đoán sự lan truyền hoá chất, sơ tán toàn bộ những người không có trách nhiệm đến nơi an toàn;

- Cô lập hoá chất rò rỉ;

- Dập tắt mọi ngọn lửa trần, nguồn nhiệt hoặc các kích ứng khác;

- Dùng các phương tiện bảo vệ cá nhân thích hợp với các hóa chất trần đổ hoặc rò rỉ;

- -- 41 -

Page 42: Cang ICD Dong Nai - Thao

- Kiểm soát ngay tại nguồn phát sinh nhằm hạn chế hóa chất lan tràn rộng hơn bằng cách đóng kín các van, đảo lại quy trình. Việc này phải do người có thẩm quyền và hiểu biết về quá trình sản xuất thực hiện để tránh tình hình xấu thêm và xảy ra nhiều nguy cơ khác;

- Khu vực có hóa chất rò rỉ sẽ được người có chuyên môn kiểm tra và xác nhận an toàn trước khi cho phép công nhân trở lại làm việc;

- Xây dựng các mương thu gom và hố thu để thu hồi hóa chất tại khu vực rò rỉ.

Sự cố rò rỉ dầu từ các xe lưu thông ra vào Cảng: dùng cát, đất đổ lên trên những vũng dầu trên mặt đất sau đó thu gom lại và giao cho đơn vị có chức năng thu gom xử lý.

Sự cố về đường ống cấp nước

Các biện pháp phòng ngừa đổ vỡ trong đường ống nước:

- Đường ống dẫn nước phải có đường cách ly an toàn;

- Thường xuyên kiểm tra và bảo trì những mối nối, van khóa trên hệ thống được ống dẫn đảm bảo tất cả các tuyến ống có đủ độ bền và độ kín khít an toàn nhất.

- Không có bất kỳ các công trình xây dựng trên đường ống dẫn nước.

Biện pháp phòng ngừa tai nạn lao động

Hoạt động trong Cảng chủ yếu là bốc dỡ hàng hoá, số lượng xe lưu thông ra vào Cảng lớn đồng thời Cảng còn sử dụng phương pháp bốc dỡ hàng bằng cẩu nên dễ gây ra tai nạn lao động. Để ngăn ngừa xảy ra tai nạn lao động công nhân làm việc trong Cảng sẽ thực hiện các quy định sau:

- Tổ chức các lớp huấn luyện giáo dục về an toàn lao động cho công nhân;

- Công nhân phải mặc đồ bảo hộ lao động trong quá trình làm việc;

- Công nhân không phận sự miễn vào khu vực đang bốc dỡ;

- Đặt các biển báo ở những khu vực có khả năng xả ra tai nạn lao động.

4.2.6 Một số biện pháp quản lý nhằm nâng cao hiệu quả quản lý và vận hành cảng

Song song với các biện pháp kỹ thuật đã đề ra ở trên, Cảng còn nâng cao hiệu quả trong công tác quản lý bằng cách đưa ra các mô hình quản lý môi trường cho Cảng cụ thể được trình bày dưới đây.

- Bố trí mặt bằng các kho hợp lý để đảm bảo những chủng loại hàng hoá không ảnh hưởng đến nhau;

- Không nhận lưu kho những hàng hóa trong danh mục cấm của Việt Nam và công ước Quốc Tế;

- Thành lập bộ phận chuyên trách môi trường của Cảng. Bộ phận này thực hiện chức năng tổ chức quản lý và bảo vệ môi trường, theo dõi vận hành thiết bị môi trường và xử lý các sự cố môi trường trong Cảng, định kỳ giám sát môi trường Cảng theo quy định của cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường.

- -- 42 -

Page 43: Cang ICD Dong Nai - Thao

CHƯƠNG 5

CAM KẾT THỰC HIỆN BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG

Chúng tôi cam kết các nguồn thải sẽ được kiểm soát chặt chẽ. Nồng độ các chất ô nhiễm phát thải vào môi trường đạt tiêu chuẩn cho phép thải vào môi trường:

- Nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải sau xử lý của Trạm XLNTTT đạt tiêu chuẩn môi trường TCVN 6984 – 2001 (Q < 50 m3/s, F1), TCVN (5945:1995) - cột B và TCVN (7221:2002) trước khi thải vào rạch Bà Chèo.

- Chất lượng môi trường không khí xung quanh đảm bảo đạt tiêu chuẩn môi trường TCVN 5937 – 1995 và TCVN 5938 – 1995.

- Chất thải rắn được quản lý đúng theo quy định hiện hành.

- Việc xử lý bùn từ nhà máy xử lý nước thải tập trung sẽ tuân thủ Quy chế quản lý chất thải nguy hại ban hành kèm theo Quyết định số 155/1999/QĐ – TTg ngày 16/7/1999 của Thủ Tướng Chính Phủ và Quyết định số 2582/2001/QĐ.CT.UBT của UBND tỉnh Đồng Nai về việc ban hành quy định an toàn về thu gom, lưu giữ, vận chuyển, xử lý và tiêu hủy chất thải nguy hại trên địa bàn tỉnh.

Chúng tôi cam kết tách riêng tuyến thoát nước mưa và nước thải công nghiệp, hoàn thành việc xây dựng và lắp đặt công trình xử lý nước thải, hợp đồng với đơn vị có chức năng trong công tác quản lý chất thải rắn khi Cảng đi vào hoạt động, cụ thể vào cuối năm 2007.

Trong quá trình hoạt động có yếu tố môi trường nào phát sinh chúng tôi sẽ trình báo ngay với các cơ quan quản lý môi trường địa phương để xử lý ngay nguồn ô nhiễm này.

- -- 43 -

Page 44: Cang ICD Dong Nai - Thao

CHƯƠNG 6

CÁC CÔNG TRÌNH XỬ LÝ MÔI TRƯỜNGCHƯƠNG TRÌNH QUẢN LÝ VÀ GIÁM SÁT

CHẤT LƯỢNG MÔI TRƯỜNG

6.1 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH XỬ LÝ MÔI TRƯỜNG

Bảng 6.1 Các công trình xử l môi trườngSTT Hạng Mục ĐVT SL

1 Hố thu - lắng cát (V = 5,2 m3, gạch) Cái 1

2 Bể điều hòa (V = 7 m3, thép) Cái 1

3 Bể thổi khí (V = 11,5 m3, thép) Cái 1

4 Bể lắng (V = 2,3 m3, thép) Cái 1

5 Bể khử trùng (V = 0,7 m3, thép) Cái 1

6 Bể chứa bùn (V = 48 m3, thép) Cái 1

7 Bể lọc cặn (V = 103m3, gạch) Cái 1

8 Song chắn rác (Inox) Bộ 1

9 Bơm chìm nước thải, (Q =1-2 m3/h, Y) Bộ 2

10 Bơm bùn (Q =1-2 m3/h,Ý) Cái 2

11 Máy thổi khí ( 0,85 m3/phút, Nhật) Cái 2

12 Đĩa thổi khí ( USA) Bộ 1

13 Hệ thống điện điều khiển Bộ 1

14 Hệ thống van đường ống kỹ thuật Bộ 1

15 Thiết bị gạt bùn, lan can, cầu thang Bộ 1

16 Vi sinh xử lý nước HT 1

6.2 CHƯƠNG TRÌNH QUẢN LÝ VÀ GIÁM SÁT MÔI TRƯỜNG

6.2.1 Chương Trình Quản Lý Môi Trường

Trong quá trình thi công xây dựng

Như đã trình by trong Chương 3, trong quá trình xây dựng cơ sở hạ tầng khu cảng, mọi hoạt động phục vụ cho quá trình xây dựng cơ sở hạ tầng hay ăn ở của công nhân đều có khả năng gây ô nhiễm môi trường rất cao nếu không chấp hành đúng theo biện pháp đề ra. Chính vì vậy, một số biện pháp sau được thực hiện nhằm bảo vệ môi trường trong giai đoạn thi công:

- Giải thích rõ về các biện pháp bảo vệ môi trường với đối tác thực hiện hợp đồng xây dựng;

- Quy định và thỏa thuận về các biện pháp bảo vệ môi trường trong giai đoạn xây dựng với đơn vị chịu trách nhiệm xây dựng thi công các công trình của dự án;

- Thường xuyên kiểm tra, giám sát hoạt động bảo vệ môi trường tại công trường xây dựng;

- Thực hiện phạt hợp đồng hoặc chấm dứt thực hiện hợp đồng khi đối tác vi phạm các điều lệ đã được quy định.

- -- 44 -

Page 45: Cang ICD Dong Nai - Thao

Trong quá trình khu cảng đi vào hoạt động

Ngoài các giải pháp kỹ thuật và công nghệ có tính chất quyết định nhằm làm giảm nhẹ các tác động cho con người và môi trường, các biện pháp hỗ trợ được đề xuất góp phần hạn chế ô nhiễm và cải tạo môi trường sinh thái được đưa ra như sau:

- Tuyên truyền, phổ biến rộng rãi chương trình phân loại chất thải rắn tại nguồn và hướng dẫn công nhân tích cực tham gia thực hiện;

- Đôn đốc vấn đề an toàn phòng chống cháy nổ;

- Niêm yết quy định về giữ gìn vệ sinh ở nơi công cộng. Tuyên truyền và hướng dẫn công nhân về trách nhiệm thực hiện các quy định về bảo vệ môi trường

- Thu gom và chuyển chất thải sinh hoạt đến đúng nơi quy định, xả nước thải vào hệ thống thu gom nước thải;

6.2.2 Chương trình giám sát môi trường

Chương trình giám sát chất lượng môi trường là một trong những phần quan trọng trong đánh giá tác động môi trường. Giám sát chất lượng môi trường được hiểu như là một quá trình “đo đạc, ghi nhận, phân tích, xử lý và kiểm soát một cách thường xuyên, liên tục các thông số chất lượng môi trường”. Thông qua các diễn biến về chất lượng môi trường sẽ giúp xác định lại những dự đoán trong ĐTM của dự án và đó cũng là cơ sở cho các nhà quản lý môi trường thành lập những chính sách và qui định phù hợp nhằm ngăn chặn hoặc giảm thiểu ô nhiễm môi trường. Các biện pháp quản lý và giám sát, quan trắc môi trường nhằm đảm bảo thực hiện có hiệu quả các biện pháp bảo vệ môi trường đã đề xuất trong chương 5 và được trình bày trong chương này. Công tác giám sát chất lượng môi trường sẽ được thực hiện dưới sự giám sát của Sở Tài Nguyên và Môi Trường tỉnh Đồng Nai.

Chương trình giám sát bao gồm:

- Giám sát chất lượng môi trường không khí;

- Giám sát chất lượng môi trường nước.

6.2.2.1Giám sát chất lượng môi trường không khí

Giám Sát Chất Lượng Môi Trường Không Khí Khu Vực Cảng

Cảng ICD với hoạt động chủ yếu là vận chuyển và lưu chứa hàng hóa nên đây sẽ là khu vực bắt buộc giám sát chặt chẽ.

Mặt khác, trong khu vực khuôn viên cảng ICD có trạm xử lý nước thải nên đây cũng là một điểm được quan tâm trong chương trình giám sát. Nói tóm lại, vị trí giám sát, thời gian, tần suất lấy mẫu và số lượng mẫu giám sát trong khu vực Cảng được tóm tắt dưới đây.

Vị trí giám sát, thời gian, tần suất lấy mẫu và số lượng mẫu giám sát

- Khu vực vận chuyển và lưu chứa hàng hóa : 2 mẫu;

- Hệ thống xử lý nước thải : 2 mẫu.

Chu kỳ giám sát trung bình là 2 lần/năm. Như vậy, tổng số mẫu giám sát là 8 mẫu/năm.

- -- 45 -

Page 46: Cang ICD Dong Nai - Thao

Chỉ tiêu giám sát

Chất lượng môi trường không khí được đề xuất giám sát theo định kỳ 6 tháng 1 lần với những chỉ tiêu sau:

- Điều kiện vi khí hậu: nhiệt độ, độ ẩm, tốc độ gió;

- Thành phần khí thải: NOx, SO2, CO, THC;

- Tiếng ồn;

- Bụi.

Giám Sát Chất Lượng Môi Trường Không Khí Khu Vực Xung Quanh

Để đảm bảo hoạt động của Cảng ICD không gây ảnh hưởng đến môi trường xung quanh và đặc biệt là ảnh hưởng đến khu dân cư lân cận trong giai đoạn vận hành, Công ty cổ phần Cảng container Đồng Nai sẽ thực hiện chương trình giám sát chất lượng môi trường không khí khu vực xung quanh.

Vị trí giám sát, thời gian, tần suất lấy mẫu và số lượng mẫu giám sát

Do vị trí của Cảng tương đối gần khu dân cư nên vị trí giám sát sẽ thể hiện ảnh hưởng từ hoạt động của Cảng đến khu dân cư. Tùy thuộc vào hướng gió tại thời điểm lấy mẫu mà vị trí đo đạc sẽ được xác định cụ thể.

Số lượng mẫu được đo đạc tại khu dân cư là 2 mẫu.

Chu kỳ giám sát trung bình là 2 lần/năm. Như vậy, tổng số mẫu giám sát là 4 mẫu/năm.

Chỉ tiêu giám sát

Chất lượng môi trường không khí được đề xuất giám sát theo định kỳ 6 tháng 1 lần với những chỉ tiêu sau:

- Điều kiện vi khí hậu: nhiệt độ, độ ẩm, tốc độ gió;

- Thành phần khí thải: NOx, SO2, CO, THC;

- Tiếng ồn;

- Bụi.

6.2.2.2Giám sát chất lượng nước

Giám sát chất lượng môi trường nước thải tại Cảng ICD được thực hiện với đặc tính nước thải trước và sau hệ thống xử lý nước thải, cụ thể như sau: - Tại hố tập trung nước thải trước khi vào công trình xử lý;- Tại suối Nước Trong, cách điểm xả của trạm xử lý nước thải tập trung 100 m về phía hạ lưu

của suối Nước Trong.

Chỉ tiêu giám sát: pH, SS, BOD5, COD, Phospho tổng, Nitơ tổng, dầu, Coliform.

- -- 46 -

Page 47: Cang ICD Dong Nai - Thao

CHƯƠNG 7

DỰ TOÁN KINH PHÍ CÁC CÔNG TRÌNH MÔI TRƯỜNG

Bảng 7.1 Ước tính kinh phí xây dựng trạm xử lý tập trung (Q = 25 m3/ngđ)

STT Hạng Mục ĐVT SL Đơn Giá Thành Tiền

I.PHẦN XÂY DỰNG

1 Hố thu - lắng cát (V = 5,2 m3, gạch) Cái 1 2.450.000 2.450.000

2 Bể điều hòa (V = 7 m3, thép) Cái 1 16.975.000 16.975.000

3 Bể thổi khí (V = 11,5 m3, thép) Cái 1 23.578.000 23.578.000

4 Bể lắng (V = 2,3 m3, thép) Cái 1 9.288.000 9.288.000

5 Bể khử trùng (V = 0,7 m3, thép) Cái 1 3.590.000 3.590.000

6 Bể chứa bùn (V = 48 m3, thép) Cái 1 54.593.000 54.593.000

7 Bể lọc cặn (V = 103m3, gạch) Cái 1 12.067.000 12.067.000

TỔNG I 122.541.000

II.PHẦN THIẾT BỊ

1 Song chắn rác (Inox) Bộ 1 2.100.000 2.100.000

2 Bơm chìm nước thải, (Q =1-2 m3/h, Y) Bộ 2 3.500.000 7.000.000

4 Bơm bùn (Q =1-2 m3/h,Ý) Cái 2 5.000.000 10.000.000

5 Máy thổi khí ( 0,85 m3/phút, Nhật) Cái 2 28.500.000 57.000.000

6 Đĩa thổi khí ( USA) Bộ 1 4.800.000 4.800.000

7 Hệ thống điện điều khiển Bộ 1 15.000.000 15.000.000

8 Hệ thống van đường ống kỹ thuật Bộ 1 12.000.000 12.000.000

9 Thiết bị gạt bùn, lan can, cầu thang Bộ 1 13.000.000 13.000.000

10 Vi sinh xử lý nước HT 1 5.000.000 12.000.000

TỔNG II 132.900.000

TỔNG I + II 255.441.000

CHƯƠNG 8

- -- 47 -

Page 48: Cang ICD Dong Nai - Thao

THAM VẤN Ý KIẾN CỘNG ĐỒNG

1. Ý KIẾN CỦA ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN LONG THÀNH

Theo ý kiến của Ủy Ban Nhân Dân (UBND) Huyện Long Thành, UBND đồng tình với việc thực hiện dự án “Xây dựng hạ tầng Cảng ICD Đồng Nai” vì đây là khu Cảng được quy hoạch nhằm giảm tải cho các Cảng ở TP.HCM và phát triển nền kinh tế địa phương. Mặt khác, chủ dự án đầu tư cũng có các biện pháp giảm thiểu tác động xấu đến môi trường, biện pháp phòng ngừa và ứng cứu sự cố do dự án gây ra.

2. Ý KIẾN CỦA ỦY BAN MẶT TRẬN TỔ QUỐC HUYỆN LONG THÀNH

Theo ý kiến của Ủy Ban Mặt Trận Tổ Quốc (UBMTTQ) huyện Long Thành, UBMTTQ đồng tình với việc thực hiện dự án “Xãy dựng hạ tầng cảng ICD Đồng Nai” vì đây là khu Cảng được quy hoạch nhằm giảm tải cho các Cảng ở TP.HCM và phát triển nền kinh tế địa phương. Mặt khác, chủ dự án đầu tư cũng có các biện pháp giảm thiểu tác động xấu đến môi trường, biện pháp phòng ngừa và ứng cứu sự cố do dự án gây ra.

CHƯƠNG 9

- -- 48 -

Page 49: Cang ICD Dong Nai - Thao

NGUỒN CUNG CẤP SỐ LIỆU, DỮ LIỆU PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ

1. NGUỒN CUNG CẤP SỐ LIỆU

- Luật Bảo Vệ Môi Trường số 52/2005/QH11 ngày 12-12-2005 của quốc hội;

- Nghị định số 80/2006/NĐ-CP ngày 9 tháng 8 năm 2006 của Chính phủ về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo Vệ Môi Trường

- Quyết định số 229-QĐ/TĐC, ngày 25/03/1995 của Bộ Trưởng Bộ Khoa Học Công Nghệ và Môi Trường về việc ban hành tiêu chuẩn Việt Nam.

- Nghị định số 26/CP ngày 26-4-1996 của Chính Phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính về bảo vệ môi trường;

- Hướng dẫn lập báo cáo đánh giá tác động môi trường của Bộ Khoa Học Công Nghệ và Môi trường, Cục Môi trường (1999).

- Quyết định số 155/1999/QĐ-TTg ngày 16/7/1999 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Quy chế quản lý chất thải nguy hại.

- Thông tư số 07/1999/TT-BXD ngày 25/09/1999 của Bộ Xây Dựng về việc “Hướng dẫn quản lý và áp dụng các tiêu chuẩn, quy phạm và kỹ thuật xây dựng” và các văn bản ban hành quy phạm, quy chuẩn, tiêu chuẩn về xây dựng của Việt Nam.

- Quyết định số 2582/2001/QĐ.CT.UBT của UBND tỉnh Đồng Nai về việc ban hành quy định an toàn về thu gom, lưu giữ, vận chuyển, xử lý và tiêu hủy chất thải nguy hại trên địa bàn tỉnh;

- Quyết định số 35/2002/QĐ-BKHCNMT của Bộ Khoa Học Công Nghệ Và Môi Trường về việc công bố danh mục tiêu chuẩn Việt Nam về môi trường bắt buộc áp dụng;

- Công văn số 4905/CV-TU ngày 09 tháng 11 năm 2004 của UBND Tỉnh Đồng Nai “Về việc chấp thuận cho công ty TNHH một thành viên Tín Nghĩa tiếp nhận và đưa vào sử dụng có hiệu quả khu đất của Cảng ICD Đồng Nai”.

- Công văn số 6757/CV.UBT ngày 22 tháng 11 năm 2004 của Tỉnh ủy Tỉnh Đồng Nai “Về việc chấp thuận cho công ty TNHH một thành viên Tín Nghĩa được lập thủ tục xin thuê lại khu đất của Cảng ICD Đồng Nai”.

- Công văn số 5038 – CV/TU ngày 24 tháng 12 năm 2004 của Tỉnh ủy Đồng Nai “Về việc mua lại phần vốn góp của các cổ đông và tiếp nhận công ty cổ phần Cảng Container Đồng Nai”.

- Công văn số 7754/CV-UBT ngày 31 tháng 12 năm 2004 của UBND Tỉnh Đồng Nai về việc công ty Tín Nghĩa mua lại cổ phần của các cổ đông tại công ty cổ phần Cảng Container Đồng Nai.

- Công văn số 5473-CV/TU ngày 29 tháng 4 năm 2005 của Tỉnh ủy Tỉnh Đồng Nai về việc cổ phần Cảng container Đồng Nai sau khi tiếp nhận.

- Quyết định số 210/2005/QĐ.UBT của UBND tỉnh Đồng Nai về việc ban hành Quy định phân vùng môi trường nước và không khí để áp dụng tiêu chuẩn Việt Nam về môi trường TCVN-2001 trên địa bàn tỉnh;

- -- 49 -

Page 50: Cang ICD Dong Nai - Thao

- Chỉ thị 23/2005/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về đẩy mạnh công tác quản lý chất thải rắn tại các đô thị và khu công nghiệp;

- Báo cáo nghiên cứu khả thi dự án Cảng ICD Đồng Nai (tháng 03/2006)

- Các số liệu về tài nguyên và môi trường huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai.

- Các quy định, tiêu chuẩn về phòng cháy chữa cháy, tiêu chuẩn giao thông và xây dựng.

2. PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN BÁO CÁO ĐTM

Phương pháp ĐTM được sử dụng trong báo cáo này dựa vào “Hướng Dẫn Thực Hiện Báo Cáo

Đánh Giá Tác Động Môi Trường” do Cục Môi Trường - Bộ Khoa Học Công Nghệ và Môi

Trường ban hành.

Báo cáo Đánh Giá Tác Động Môi Trường (ĐTM) của Dự An Cảng ICD Đồng Nai dựa theo

phương pháp liệt kê (Check list), dự báo và đánh giá với các đặc điểm cơ bản như sau:

- Liệt kê các tác động môi trường do hoạt động xây dựng dự án;

- Liệt kê các tác động môi trường do quá trình vận hành dự án gây ra, bao gồm các nhân tố gây ô nhiễm môi trường: nước thải; khí thải; chất thải rắn; an toàn lao động; cháy nổ; vệ sinh môi trường;...

- Dựa vào thực tế hoạt động của các Cảng hiện hữu, dự báo các tác động đến môi trường, kinh tế và xã hội trong khu vực do hoạt động của dự án gây ra;

- So sánh về lợi ích kỹ thuật và kinh tế, lựa chọn và đề xuất phương án giảm thiểu các tác động do hoạt động của dự án gây ra đối với môi trường, kinh tế và xã hội.

- -- 50 -

Page 51: Cang ICD Dong Nai - Thao

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

1. KẾT LUẬN

Những nội dung trình bày trong các chương trên cho thấy việc đầu tư xây dựng Cảng ICD Đồng Nai mang lại những lợi ích thiết thực cho xã hội, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế và công nghiệp tại tỉnh Đồng Nai nói riêng và của cả nước nói chung.

Bên cạnh các tác động tích cực, hoạt động xây dựng và đưa dự án vào hoạt động sẽ gây các tác động tiêu cực đến chất lượng môi trường đất, nước, không khí và cộng đồng dân cư. Các tác động trong giai đoạn xây dựng chỉ mang tính chất tạm thời và xảy ra trong thời gian ngắn. Các tác động trong thời gian vận hành dự án có tính chất quan trọng hơn nhiều lần. Tuy nhiên, nhận thức được tầm quan trọng của công tác bảo vệ môi trường và sự phát triển bền vững cho Cảng ICD trong tương lai, chủ đầu tư (Công ty cổ phần Cảng container Đồng Nai), ngay từ khi thành lập dự án đã đưa ra những biện pháp công nghệ và quản lý cụ thể, khả thi nhằm hạn chế các tác động tiêu cực này. Với các biện pháp giảm thiểu tác động tiêu cực được trình bày trong Chương 5 và quyết tâm thực hiện nghiêm túc các biện pháp này trong thực tế, các tác động đến chất lượng môi trường sẽ được giảm thiểu đến mức chấp nhận được và hoạt động của dự án sẽ mang lại những lợi ích thiết thực cho xã hội.

2. KIẾN NGHỊ

Dự án xây dựng Cảng ICD Đồng Nai do Công ty cổ phần Cảng container Đồng Nai đầu tư là phù hợp với chủ trương của Chính Phủ về chiến lược xây dựng các khu đô thị trên phạm vi toàn quốc trong giai đoạn hiện nay. Với những lợi ích kinh tế xã hội thiết thực của dự án, nhằm thúc đẩy tiến trình thực hiện và sớm đưa dự án vào hoạt động phục vụ xã hội, chủ đầu tư kính mong UBND Tỉnh Đồng Nai phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường làm cơ sở pháp lý để có thể triển khai dự án.

- -- 51 -