đại thừa kim cang

79
Thay Li Ta Kinh Kim Cang thường nhc đến “Bn câu k” và tùy theo người hiu, thường không ging nhau. Có người cho rng đó là chbn câu: “Nhược dĩ sc thân kiến ngã, dĩ âm thanh cu ngã, thnhân hành tà đạo, bt năng kiến Như-lai” trong chương th26. Cũng có người cho rng đó là chbn câu. “Nht thiết hu vi pháp, như mng huyn bào nh, như ldic như đin, ng tác như thquán” trong chương th32 . Nhưng ý nghĩa ca bn câu ktrong Kim Cang Kinh chính là “Không thân, không tâm, không tính và không pháp”. Bn câu này xut xt“Pht Thuyết Đại Tha Kim Cang Kinh Lun”. Bkinh này chưa được thu tp vào Đại Tng Kinh, nên ít người được đọc. Vit dch Đại Tha Kinh Kim Cang Lun này xut hin ln đầu tiên ti Vit Nam vào năm 1963. Sách n tng, không đề tên dch givà nhà xut bn. Năm 1965 quyn "Đại Tha Kim Cang Kinh Lun" li được Đại Đức Thích Viên Giác dch ti Pht Hc Vin Hi Đức Nha Trang và n tng cùng năm đó. Năm 1983 sách được tái bn bi Chùa Đức Viên, San Jose, California. Năm 1996 được tái n tng bi Trung Tâm Pht Giáo Hayward, Hayward California. Hai bn dch có ni dung và cu trúc trình bày tương t, tuy li văn có đôi chút khác. Thí dnhư ” trai lành gái tín “nơi bn dch năm 1963 thì bn dch năm 1965 là” người nam người n.” Bn chHán được tin hin Ông Trn Quc căn cvào bn gc ca Triu Nguyên Động, La Phù Sơn, n hành vào năm Dân Quc th16 (năm 1927), và được Hot Pht Sư Tôn viết ta vào năm 1941. Bn Vit dch hu hc căn cvào n bn được lưu hành vào1963. VTế kính tMnh Đông năm Tân Mão-2011 ti Hp Đức thư trai, TP HChí Minh

Upload: hoang-ly-quoc

Post on 12-Aug-2015

42 views

Category:

Education


5 download

TRANSCRIPT

Page 1: đạI thừa kim cang

Thay Lời Tựa

Kinh Kim Cang thường nhắc đến “Bốn câu kệ” và tùy theo người hiểu, thường không giống nhau. Có người cho rằng đó là chỉ bốn câu: “Nhược dĩ sắc thân kiến ngã, dĩ âm thanh cầu ngã, thị nhân hành tà đạo, bất năng kiến Như-lai” trong chương thứ 26. Cũng có người cho rằng đó là chỉ bốn câu. “Nhất thiết hữu vi pháp, như mộng huyễn bào ảnh, như lộ diệc như điện, ứng tác như thử quán” trong chương thứ 32 . Nhưng ý nghĩa của bốn câu kệ trong Kim Cang Kinh chính là “Không thân, không tâm, không tính và không pháp”. Bốn câu này xuất xứ từ “Phật Thuyết Đại Thừa Kim Cang Kinh Luận”. Bộ kinh này chưa được thu tập vào Đại Tạng Kinh, nên ít người được đọc.

Việt dịch Đại Thừa Kinh Kim Cang Luận này xuất hiện lần đầu tiên tại Việt Nam vào năm 1963. Sách ấn tống, không đề tên dịch giả và nhà xuất bản. Năm 1965 quyển "Đại Thừa Kim Cang Kinh Luận" lại được Đại Đức Thích Viên Giác dịch tại Phật Học Viện Hải Đức Nha Trang và ấn tống cùng năm đó. Năm 1983 sách được tái bản bởi Chùa Đức Viên, San Jose, California. Năm 1996 được tái ấn tống bởi Trung Tâm Phật Giáo Hayward, Hayward California. Hai bản dịch có nội dung và cấu trúc trình bày tương tợ, tuy lời văn có đôi chút khác. Thí dụ như ” trai lành gái tín “nơi bản dịch năm 1963 thì bản dịch năm 1965 là” người nam người nữ.” Bản chữ Hán được tiền hiền Ông Trấn Quốc căn cứ vào bản gốc của Triều Nguyên Động, La Phù Sơn, ấn hành vào năm Dân Quốc thứ 16 (năm 1927), và được Hoạt Phật Sư Tôn viết tựa vào năm 1941. Bản Việt dịch hậu học căn cứ vào ấn bản được lưu hành vào1963.

Vị Tế kính tự Mạnh Đông năm Tân Mão-2011 tại Hợp Đức thư trai, TP Hồ Chí Minh

Page 2: đạI thừa kim cang

2

Lời tựa của Sư Tôn Phật nói Đại Thừa Kim Cang Kinh là để cho người sơ cơ dễ

học đạo. Đạo vốn vô danh, kinh vốn không lời, nhưng thế nhân thường hay chắp hình tướng, chú trọng vào văn tự. Nếu không nhờ văn tự thì Đạo khó hiểu, kinh không thể lý giải. Nói tóm lại Phật giảng pháp môn phương tiện, tuần tự dìu dắt, chỉ rõ con đường giác ngộ, đưa người rời khỏi bến mê, người ngộ được thì minh tâm kiến tính.

Nay đương phùng thời kỳ phổ độ thứ ba, Nhất Quán ứng vận, tâm pháp của tam giáo vốn cùng nguồn, Hiền đồ Trấn Quốc vì thấy người tu đạo qúa thiên về kinh điển của Nho giáo và kinh điển của Nho, Đạo lại ít người tinh thông, nên phát khởi cho in quyển kinh này, lại phụ kèm thêm bản Thanh Tĩnh Kinh ở cuối kinh, mục đích là cũng để cho người mới học đạo nhờ kinh này mà ngộ đạo, ấn chứng được tam giáo nhất lý, Tính của Phật và chúng sanh vốn không khác biệt. Người vì đạo mà rời xa đạo,ngộ thì là Phật, mê thì là chúng sanh. Vạn pháp do tâm, tâm diệt pháp diệt. Nên biết là đạo trọng ở nơi tâm pháp, trực chỉ chân tính, đốn ngộ thượng thừa. Nay đương trực chân đạo phổ độ, đọc kỹ kinh này thì biết tâm pháp chân truyền không hư. Kinh ví như ngọn đèn ở giữa đường, đường đã sáng rồi thì đèn trở nên vô dụng. Kinh như bè giữa dòng sông sâu, muốn qua sông thì phải nhờ bè, đã qua đến bến rồi thì bè cũng không cần dùng nữa. Khi đường tối, không có đèn thì không sáng, qua sông không nhờ bè thì khó qua.. Hiểu được ý nghĩa này thì hiểu được ý của Phật. Pháp vốn không phải là pháp, không pháp vốn là pháp. Ngộ minh chân pháp đại đạo mới thành. Mong người đọc kinh này hiểu rõ được chân đế trong kinh, quảng hành công đức, độ mình độ người, cùng thành chánh giác, như thế mới không phụ lòng từ bi và khổ tâm của Phật. Đương vào quý Xuân năm Tân Tỵ, vì in kinh này mà thỉnh Ta viết tựa, nên viết vài lời trong đầu sách để hiểu rõ nguyên do của việc in kinh. Mong rằng người đọc thường minh diệu tâm bát nhã, nắm lấy huệ kiếm sắc bén, liễu ngộ chân pháp, thấu triệt cảnh giả, quảng trồng phước điền, siêng năn

Page 3: đạI thừa kim cang

3

tuyên hóa, sau này Bồ Đề Phật qủa đều tăng trưởng. Nếu đọc kinh này vẫn không hiểu thì là không có duyên với Phật, làm sao có thể kiến tính mà thành chánh giác, hy vọng chư đồ cố gắng.

Mùa Xuân tháng ba năm Dân Quốc 30, tuế thứ Tân Tỵ Nam-Bình Đạo-Tế viết tựa tại Nhân Đức đàn, Thanh Châu

Page 4: đạI thừa kim cang

4

Đại Thừa Kim Cang Kinh Luận (Tây Trúc Phật Đồ Trừng1 dịch từ chữ Phạn sang chữ Hán)

Ta nghe như vầy: Một thuở nọ Đức Phật ở

trong non Linh Thứu, ngồi trên đài thanh tịnh cùng các vị Bồ-Tát, Thanh Văn, Thiên Long bát bộ vây chung quanh nghe Phật thuyết pháp. Kheo Ni, Ưu Bà Tắc, Ưu Bà Di đều nghĩ tưởng như vầy: Đức Phật nói pháp đại thừa, ý chúng ta không hiểu được, phải chi đức Phật phương tiện chỉ dạy những chỗ cạn thấp dễ dàng, chúng ta nhờ đó được tỏ ngộ tri kiến của Phật và chứng đạo quả. Ý muốn thưa hỏi mà chẳng dám lại gần. Bấy giờ Bồ-Tát Văn Thù Sư Lợi biết những tâm niệm của bốn chúng, nên phương tiện từ chỗ ngồi đứng dậy; đến trước đức Phật mà bạch rằng: Xin đức Thế

1 Phật Đồ Trừng (佛圖澄 232 -348), là một Cao tăng Ấn Độ. Năm

310, Sư đến Lạc Dương thành lập một trung tâm Phật giáo tại đây. Sư có thần thông, được Tấn Hoài Đế kính ngưỡng và trở thành cố vấn của vua. Những phép lạ mà Sư thi triển ảnh hưởng rất lớn đến vua chúa thời đó. Thạch Lặc là vua khai quốc nước Hậu Triệu đã tôn sư làm Quốc sư.

Page 5: đạI thừa kim cang

5

Tôn mở lòng đại từ, lập những pháp phương tiện chỉ dạy cho những chúng sanh sơ cơ thấy tánh thành Phật, lại vì đời sau những chúng sanh mới bước vào nhà Phật, tìm học mối đạo đặng chánh tri kiến, không bị tà giáo phỉnh hoặc, không dụng công nhiều mà đặng thành đạo quả. Đức Phật nói: Hay lắm! Hay lắm! Nầy Văn Thù Sư Lợi, ông có phương tiện lớn lao, thủynh hỏi Như Lai chỉ dạy ba căn và con đường tu hành ngay thẳng cho chúng sanh đời sau mới vào cửa đạo, theo lời ông hỏi ta sẽ nói rõ. Trong đại chúng đều lặng yên để nghe Phật nói pháp. Đức Phật bảo Bồ-Tát Văn Thù Sư Lợi: Có một pháp Đà la ni tên là Kim Cang tâm, khiến chúng sanh một phen thấy, một phen nghe liền đặng đạo quả. Này gã trai lành! Thế nào gọi là Kim Cang tâm? Tâm này người người vẫn có, không kẻ nào không, nên cái tâm bình đẳng của chúng sanh này tự biết lấy, tự hiểu lấy. Vì sao? Hết thảy việc lành, việc dữ đều tại tâm mình sanh ra. Tâm mình tu việc lành, thân mình được an vui. Tâm mình tạo việc dữ thân mình chịu khốn khổ. Tâm là chủ của thân; thân là dụng của tâm. Tại sao vậy? Bởi vì Phật cũng do tâm thành, đạo do tâm học, đức do tâm chứa, công do tâm tu, phước do tâm ra, họa do tâm tạo. Tâm làm ra thiên đường, tâm làm ra địa ngục. Tâm làm ra Phật, tâm làm ra chúng sanh; nếu tâm chánh thì thành Phật, tâm tà thì thành ma. Tâm từ là người của Trời, tâm ác là người của La Sát, nên cái tâm là

Page 6: đạI thừa kim cang

6

hột giống cho hết thảy sự tội phước. Nếu người giác ngộ được tâm mình, làm chủ giữ cho chắc chắn, không tạo các sự dữ, thường làm các việc lành, hành trì hạnh nguyện đều y theo Phật. Phật nói: Người này không bao lâu sẽ được thành Phật; nếu có người trai lành, gái tín muốn cầu Phật đạo, mà không rõ được tâm của mình thì không thể thành Phật. Nếu có người người rõ được tâm, thấy được tánh, y theo Phật dạy tu hành, quyết định thành Phật, còn hơn công đức tụng ba mươi muôn biến kinh Kim Cang cũng không sánh kịp. Tại sao? Hết thảy các Đức Phật và các pháp A Nậu Đa La Tam Miệu Tam Bồ Đề của chư Phật đều tự nơi tâm mình phát sinh ra, vô cùng vô tận, không hư không tạp, nên gọi là ngộ Phật tâm. Cho nên Phật cùng chúng sanh tâm tánh như nhau, tại người tu và không tu, tin cùng chẳng tin, nên có người làm Phật có người làm chúng sanh. Bồ-Tát Văn Thù Sư Lợi bạch Phật: Sao gọi là Kinh Kim Cang? Đức Thế Tôn nói: Kim Cang là thí dụ tánh của mình, còn Kinh thì thí dụ tâm của mình. Nếu người rõ tâm mình, thấy tánh mình, người này tự trong thân có Kinh, trên sáu căn thường hiện ra hào quang sáng suốt, chói lòa trời đất, đầy đủ công đức như số cát sông Hằng, sanh ra tứ quả tứ tướng, thập thánh tam hiền cho đến ba mươi hai tướng của đức Như lai và tám mươi việc tốt. Hết thảy công đức đều từ nơi mình, do tâm địa mà ra chứ không phải tìm nơi

Page 7: đạI thừa kim cang

7

ngoài mà được. Tại sao? Nếu có người minh tâm kiến tánh thường nghe tâm Phật của mình, thường thường nói pháp, thường thường độ chúng sanh, thường thường hiện thần thông, thường thường làm việc Phật, hiểu được lý như vậy mới gọi là thọ trì Kinh Kim Cang, mới gọi là Kim cang bất hoại thân. Bồ-Tát Văn Thù Sư Lợi hỏi Phật: Trong Kinh Kim Cang đức Phật thường khen ngợi thọ trì bốn câu kệ v.v... giảng nói cho người khác nghe thì phước đức ấy còn hơn là phước đức đem bảy báu chất đầy Đông, Tây, Nam, Bắc bốn phía, trên dưới hư không ra bố thí, lại hơn phước ngày đầu, ngày giữa, ngày sau cho đến trăm nghìn kiếp đem thân mạng như số cát sông Hằng mà bố thí. Chẳng biết thế nào là bốn câu kệ? Phật nói: Hết thảy chúng sanh đều có tánh Phật, xưa nay chẳng sanh, xưa nay chẳng diệt, bởi vì mê ngộ nên có thăng trầm. Tại sao? Chúng sanh thường mê không giác ngộ cho nên nhiều kiếp đọa lạc. Chư Phật thường giác ngộ chẳng mê cho nên thành Phật đạo. Nếu có trai lành gái tín học hỏi đạo Phật, công trình vào đạo chia làm bốn việc, gọi là bốn câu kệ: là không thân, là không tâm, là không tánh, là không pháp. Sao gọi là không thân? Vì thân này do cha mẹ sanh ra đầy đủ khí huyết của cha mẹ, chín khiếu thường chảy những vật không sạch, bốn đại giả hiệp, sau rồi cũng tan rã; như người trai lành gái tín tin có trí

Page 8: đạI thừa kim cang

8

huệ biết thân này là giả, thì khi chưa chết tưởng như thân này đã chết, mượn thân giả này mà học Phật tu hành, gọi là Sắc không, câu kệ thứ nhất. Thường quán sát tâm của mình chẳng sanh chẳng diệt, chí thánh chí linh. Gặp cảnh như là có, cảnh qua rồi như là không, nay biết được chân tâm thường giác chẳng mê, chẳng theo vọng tưởng kéo dắt, chỉ nương chân tánh làm chủ, gọi là ngộ Tâm không, câu kệ thứ hai. Lại quán sát tánh của mình thường lặng yên không lay động, nếu cảm đến liền thông suốt, biến hóa vô cùng, uy linh khó nghĩ, sáng suốt làu làu. Tự mình giác ngộ hiểu biết linh thiêng, vắng lặng vô vi mà không ngoài hữu vi, gọi là ngộ Tánh không, câu kệ thứ ba. Lại quán sát đức Như lai giảng nói kinh pháp đều phương tiện dẫn dắt chúng sanh vào cửa pháp, như nước rửa bụi, như bịnh gặp thuốc, nay chứng được tâm không, pháp không, như bịnh mạnh thì thuốc không dùng nữa, gọi là ngộ Pháp không, câu kệ thứ tư. Nghĩa của bốn câu kệ này là con đường vào đạo, siêu phàm nhập thánh, các đức Như lai ba đời cũng do con đường này đi đến quả vị cứu cánh. Tại sao? Nếu ngộ đặng ý câu kệ thứ nhất, y theo nghĩa mà tu hành thì chứng đặng quả Dự lưu Tu đà hoàn; ngộ đặng ý câu kệ thứ hai, y theo nghĩa mà tu hành thì chứng đặng quả Nhứt lai Tư đà hàm; ngộ đặng ý câu kệ thứ ba, y theo nghĩa mà tu hành thì chứng đặng quả Bất lai A na hàm; ngộ đặng ý câu

Page 9: đạI thừa kim cang

9

kệ thứ tư, y theo nghĩa mà tu hành thì chứng đặng quả Vô sanh A la hán. Bốn câu kệ này là mở rộng cửa đạo của các đức Phật, nếu thọ trì đọc tụng vì người giảng nói, khiến người nghe ngộ được tri kiến của Phật, quyết định thành Phật không nghi ngại, nên phước đức này lớn hơn trăm ngàn ức phần phước đức đem bảy báu thân mạng bố thí trước kia không được một phần. Đức Phật bảo Bồ-Tát Văn Thù Sư Lợi rằng: Phật trước Phật sau cũng đồng một thể, đều tại mỗi người tự mình minh tâm kiến tánh mà thành công đắc quả, vì Phật tánh người sẵn có, nếu không y theo Phật mà tu hành thì chẳng đặng thành Phật. Tại vì sao? Vì chưa có công đức gì ở trong Phật pháp. Nếu muốn cầu đặng bậc Phật, phải y theo mười điều dưới đây:

1.- Phải dùng trai giới làm nền tảng đi đến bậc Phật.

2.- Tìm minh sư chỉ dạy công phu.

3.- Phải biết tâm tánh rốt ráo tỏ rõ.

4.- Phải làm các phuớc lành giúp cho gốc đạo được sung túc.

5.- Phải kết duyên lành cho gốc lành mỗi ngày mỗi thêm lớn.

6.- Rõ nhân quả việc làm đừng có vọng động.

Page 10: đạI thừa kim cang

10

7.- Trừ tà ma xa lìa ngoại đạo.

8.- Phải thông chân lý chớ chấp hữu vi.

9.- Phải tinh tấn theo đức hạnh Phật.

10.- Mỗi pháp phải thông suốt rõ rệt.

Nếu đủ mười điều công đức này thì mau đẳng thành bậc vô thượng chánh đẳng chánh giác. Văn Thù Sư Lợi! Sau khi ta diệt độ rồi, trong đời mạt pháp có nhiều chúng sanh căn trí thấp kém, tâm ý mê say, trí tính mờ tối, tuy có trì trai giữ giới đều không trí huệ, cái tâm ngu mê cống cao ngã mạn, tôn sùng tà kiến, không chịu hạ tâm mình để cầu thầy học hỏi những pháp chân chánh, khư khư chấp trước, nhận giả làm thiệt, hoặc chấp trước kinh sách văn tự, hoặc chấp trước tụng trì cho nhiều số, hoặc học được hai câu nói của Phật thì cho là hoàn toàn. Chưa đặng nói là đặng, chưa chứng nói là chứng, căn lành tu ít mà muốn quả to, thiệt người ngu mê không hiểu ý Phật, tự mình điên cuồng tự dối mình, tuy có nhân lành mà khó tránh họa dữ. Tại sao? Hột giống không chắc, khó mà kết trái Bồ đề, một khi mất thân người, muôn kiếp khó phục hồi đặng. Bồ-Tát Văn Thù Sư Lợi hỏi Phật: Thế nào là tứ sanh. Tạo những nghiệp chi mà bẩm thọ thân mạng mỗi loại không giống nhau? Thế Tôn nói: Hết thảy chúng sanh từ vô thủy đến nay gây tạo nhiều việc điên đảo, niệm niệm

Page 11: đạI thừa kim cang

11

không lành, vùi lấp chân tánh, tham luyến trần duyên mãi mãi. Bởi tham, sân, si tạo các tội lỗi không lường không ngằn như là: sát sanh, trộm cắp, tà dâm v.v... đến khi luân hồi bẩm thụ thân mình đều khác. Nay nói sơ qua nghiệp chướng bốn loại: 1.- Noãn sanh: Là người đời trước vì kế sinh hoạt, tâm hay sắp đặt mưu mô xảo trá lừa gạt, nên đọa làm noãn sanh như các loài chim cá v.v... Người tham kế cao thì làm chim, thấy người thì bay cao. Người mưu sâu thì làm cá, gặp người thì lặn xuống. 2.- Thai sanh: Người này đời trước tham đắm dâm dục nên đọa thai sanh như người, dê, heo, cùng thú có vú đẻ con như trâu, bò, ngựa, mèo, chó. Tội tham dâm sanh làm người thì đặng đứng thẳng, nếu lòng ngang ngược, tham dục không có tiết độ thì sanh làm thú đi ngang bốn chân. 3.- Thấp sanh: Người này đời trước tham ăn rượu thịt làm việc vui chơi, đánh lộn giữa chợ, loạn tâm điên đảo, nên đọa làm thấp sanh là loài cua, tôm, rùa, trạnh v.v... 4.- Hóa sanh: Người này đời trước hay dời đổi, ý niệm khác thường, trước mặt nói phải, sau lưng nói quấy, làm nhiều tội ác, nên đọa hóa sanh như loài ve, bướm, muỗi, ruồi v.v... Phật nói cùng Văn Thù Sư Lợi: Trong lục đạo tứ sanh, con người là quý trọng, vì người có tánh linh. Phật cũng từ trong loài người mà tu hành, nghiệp cũng do người tạo ra, như người tu phước thì được

Page 12: đạI thừa kim cang

12

về cõi Trời, người làm ác thì đọa vào địa ngục, người có đức thời làm Thần, người có đạo thì làm Thánh. Phước và tội đều có liên quan nhiều đời, không thể đem hiện tại mà nhận định, đến khi lâm chung theo nghiệp trả quả. Trong sáu đường, đường người là quý, năm đường kia không sánh kịp, nên một khi mất thân người, muôn kiếp không thể phục hồi lại được. Bồ-Tát Văn Thù Sư Lợi hỏi Phật: Tri kiến thế nào gọi là ngũ nhãn? Thế Tôn nói: Nhục nhãn chỉ thấy được chỗ tối, thấy trước mắt chớ không thấy sau lưng. Thiên nhãn trước sau, trong ngoài, núi gò, vách đá đều thấy thông suốt không ngăn ngại. Huệ nhãn thấy được nghĩa lý trong văn tự cạn sâu và nhân quả lành dữ kiếp trước kiếp sau, rõ rệt như chỉ trong bàn tay. Pháp nhãn thấy được cái phương tiện pháp của chư Phật trong ba đời và hiểu được các pháp phương tiện tùy theo căn cơ cao thấp mà truyền đạo không sai lạc, như bệnh nào cho thuốc nấy. Phật nhãn tròn sáng chói khắp, trước kiếp vô thủy, sau kiếp vô chung tất cả nhân quả như thấy trước mắt, mảy lông cọng tóc không sót. Năm thứ mắt này đều do các công đức phước lành chiêu cảm mà ra. Duy có một bậc Phật là hoàn toàn, ngoài ra các bậc khác chưa được. Con mắt tuy chia làm năm, mà gốc tại cái tâm tu hành đến chỗ kiến tánh rồi thì ai ai cũng có được. Bồ-Tát Văn Thù Sư Lợi hỏi Phật: Sao kêu là thanh

Page 13: đạI thừa kim cang

13

tịnh pháp thân? Thế Tôn nói: Thanh tịnh pháp thân ấy là chân tánh thanh tịnh. Vọng tánh của chúng sanh chỉ thấy nhục thân mà không thấy pháp thân, xưa nay thanh tịnh, không sanh không diệt, không hoại không thành. Tại chỗ phàm phu gọi là tâm tánh, tại nơi thánh hiền gọi là thánh tánh, trong trời đất gọi là thiên tánh. Tới chỗ Bồ-Tát gọi là Phật tánh, tại chỗ chư Phật gọi là thanh tịnh pháp thân. Nếu không tu hành thì không thể ngộ được bản lai diện mục. Nếu người muốn được giác ngộ mà không cầu thầy chứng minh cho, nhận giả làm thiệt, lâu ngày sẽ thành tà ma ngoại đạo, thành yêu thành quái, phỉnh gạt chúng sanh. Hiện đời sẽ bị pháp luật nhà vua hành phạt, chết rồi đọa vào ác đạo, một khi mất thân người muôn kiếp khó khục hồi được. Bồ-Tát Văn Thù Sư Lợi hỏi Phật: Sao gọi là vô dư Niết bàn? Thế Tôn nói: Cái tâm mình lặng yên không lay động, các đức Phật trong ba đời đều đi theo con đường này đến chỗ tâm bất động, nên được thọ hưởng chỗ không vui mà vui, lại không có cái vui nào hơn cái vui này, nên gọi là vô dư Niết bàn. Bồ-Tát Văn Thù Sư Lợi hỏi Phật: Lấy chỗ công phu tu chứng nào mà đặng vượt ra ngoài phàm phu vào quả thánh đạo? Phật nói: Nếu người trai lành gái tín hướng về Phật đạo thì phải bỏ những việc ái ân, dứt đoạn tình duyên, giữ gìn trai giới, chuyên làm mười việc lành,

Page 14: đạI thừa kim cang

14

ba nghiệp trong sạch, xa lìa lục trần. Lập chí tìm thầy học hỏi chỗ chánh pháp, y theo thầy dạy, đừng đi theo lòng phàm dẫn dắt sai quấy, y theo Phật tu hành, nếu có công phu như vậy thì đặng chứng Tu đà hoàn. Có người lành tập theo uy nghi của Phật, giới luật trong sạch, một lòng ngồi tịnh, tâm không tán loạn. Thân, khẩu, ý ba nghiệp đều nhiếp phục cái tâm đối với đời, động ít tịnh nhiều, có công phu như vậy thì đặng chứng quả Tư đà hàm. Lại có chúng sanh trong ba nghiệp chẳng móng, sáu trần chẳng sanh, tịnh lâu công dày, tâm tánh thường hiệp nhất, tâm đối với đời lặng yên chẳng động, tâm đặng thong thả, bằng có cái công như vậy thì đặng chứng quả A na hàm. Có chúng sanh lấy chỗ cái tâm thong thả đó tập thành năng lực thiền định, tánh định hiện ra trước, biết rõ chân tánh của mình xưa nay vắng lặng, tâm cảnh đều không, lòng tâm lặng yên không lay động, có công như thế đặng chứng quả A la hán. Người nào tu đặng công phu của bốn quả này, vượt ra khỏi cõi người, cõi trời lục dục vào chỗ đạo tràng vắng lặng của các bậc thánh hiền, đồng Phật xuất thế, giúp Phật độ khắp nơi, làm cho quốc độ Phật trở thành thanh tịnh. Độ mình độ người đặng trả ơn đức Phật, thẳng đến Bồ đề đạo tràng, lòng không điên đảo, nên tên là tứ quả đặng đạo của bậc thánh nhân. Phật nói cùng Văn Thù Sư Lợi: Như người nào đặng bốn quả có lòng tin thiệt, y theo lời dạy bảo của thầy, chẳng có hai lòng, giới đức tinh nghiêm, oai nghi đầy

Page 15: đạI thừa kim cang

15

đủ, việc đời tài sắc, ái ân, danh lợi phải đoạn bỏ cho dứt, phải tuyệt cho hết từ trước đến sau, giữ đạo một lòng tuy chưa đặng thông và hiểu nhiều, mà tâm tánh bền chặt trong sạch giải thoát cũng như Phật không khác, nên được quả vị siêu phàm nhập thánh. Bồ-Tát Văn Thù Sư Lợi hỏi Phật: Những người thế nào gọi là có ngã tướng, nhân tướng, chúng sanh tướng, thọ giả tướng? Thế Tôn nói: Người phàm phu nhìn nhận tứ đại sắc thân cho là ta, tham sống sợ chết gọi là ngã tướng; lòng còn thương ghét, ý chẳng bình đẳng gọi là có nhân tướng; niệm tưởng theo cái lòng muốn của phàm phu nó dẫn dắt chẳng cần giải thoát là có chúng sanh tướng; tâm thức chưa diệt trừ, nghiệp chướng thường phát động, chẳng ngộ được cái pháp vô sanh chân không thật tánh, thường theo tâm cảnh ý thức dẫn dắt, gọi là có thọ giả tướng. Còn Bồ-Tát biết cái thân phàm là giả, tỉnh ngộ cuộc đời không chắc, thân mình còn không tiếc huống chi là gia tài? Chỉ tiếc việc Phật, dạy pháp đại thừa là vô ngã tướng. Xem hết thảy chúng sanh bình đẳng như con đẻ, không lựa chọn kẻ sơ người thân, đều bình đẳng tế độ, gọi là không nhân tướng. Người tâm đối với đời một phen dứt rồi là dứt luôn, không nối lại nữa, gọi là không chúng sanh tướng. Người tỏ biết chỗ vô sanh Phật tánh, chẳng theo phàm tình ý thức dẫn dắt, nương theo phương tiện nguyện lực hành trì là không có thọ giả tướng. Nếu

Page 16: đạI thừa kim cang

16

còn bốn tướng gọi là phàm phu, bốn tướng hết rồi gọi là Bồ-Tát. Bồ-Tát Văn Thù Sư Lợi hỏi Phật: Sao gọi là ngũ căn, ngũ Phật đồng gieo trồng căn lành? Thế Tôn nói: Nếu người đặng trai giới trong sạch, minh tâm kiến tánh, tìm thầy học các lý mầu chân chánh, đặng nghe thấy chân chánh, thời con mắt như Phật thấy, lỗ tai như Phật nghe, lỗ mũi như Phật thở, miệng như Phật nói, tâm như Phật biết, ngũ căn thường hiện ngũ Phật thần thông, trồng giống căn lành thành một giống trí của Phật. Như có người giữ đặng chắc chắn, làm chủ đặng tâm của mình y theo Phật tu hành, Phật nói người này chắc chắn thành Phật. Bồ-Tát Văn Thù Sư Lợi hỏi Phật: Tu làm sao đặng chứng sáu pháp Ba la mật? Thế Tôn nói: Bằng có chúng sanh nào bỏ được rượu thịt chẳng ăn, bỏ tài lợi chẳng tham, bỏ đặng ái ân chẳng mến, bỏ đặng việc ác chẳng làm, bỏ đặng nhân ngã chẳng tranh, thì đặng thứ nhất Bố thí Ba la mật. Có chúng sanh giữ đặng giới Phật, tập đặng uy nghi Phật, hàng lục tặc, dứt đặng việc tà mị, thì đặng thứ hai Trì giới Ba la mật. Có chúng sanh nào hay chịu đặng người chê nhơ nhớp, hay nhịn đặng người mắng chửi, người nói lời chẳng phải lấy lời khuyên giải, việc nghịch đem đến lòng thuận chịu liền không oán hận, trái lại còn tìm phương độ thoát, thì đặng thứ ba Nhẫn nhục Ba la mật. Có những chúng sanh nào học đặng mười hai bộ kinh của Như

Page 17: đạI thừa kim cang

17

Lai, thọ trì đọc tụng, biên chép giảng nói chưa thông học cho thông, chưa chứng học cho chứng, thì đặng thứ tư Tinh tấn Ba la mật. Có chúng sanh nào đoạn được trần duyên, dứt đặng vọng niệm, trừ đặng mê muội tán loạn, tập đặng thiền định, sức định như núi Tu di, Ma vương phá khuấy không rối loạn, thì đặng thứ năm Thiền định Ba la mật. Có chúng sanh phá được vô minh không còn các tướng, lý sự đều không, thị phi dẹp hết, lời nói đứng đắn, mỗi chữ rành rõ, thì đặng thứ sáu Trí huệ Ba la mật. Nếu người nào đặng sáu pháp Ba la mật thì người ấy đặng ra khỏi sanh tử, đặng đến bỉ ngạn, đặng siêu tam giới, đặng lên thập địa và đặng thành Phật. Bồ-Tát Văn Thù sư Lợi hỏi Phật: Hành trì làm sao tên là thiện trí thức? Đức Phật nói: Thiện trí thức tâm tánh mềm mỏng hòa nhã, giới hạnh tinh chuyên, lòng không tham lam tật đố, không ái luyến vật chất, tâm thường bình đẳng, ý không thương ghét. Có đại phương tiện độ mình độ người, tùy theo căn tánh cũa mỗi người mà giáo hóa, đủ pháp tổng trì. Lòng tốt đối với người, làm ơn cho người chẳng cần trả, tu hành trong sạch, không có lỗi lầm, thuyết pháp luận nghĩa đều hợp ý kinh. Người nào đầy đủ mấy việc này là thiện trí thức. Nếu có trí tuệ hơn người, phước đức siêu quần, không chỗ nào chẳng lành, không pháp nào chẳng biết. Làm tai mắt cho cõi người cõi trời, là rường cột trong Phật pháp, nắm quyền hành Phật, làm lãnh tụ

Page 18: đạI thừa kim cang

18

trong pháp môn. Mở cửa chánh đạo, ngăn dẹp đường tà, nối thành dòng Phật, trồng trí huệ thơm khắp, lấy tâm ấn tâm lưu truyền chẳng dứt. Căn cơ lớn, diệu dụng lớn, hạnh nguyện lớn, uy lực lớn. Đây gọi là đại thiện trí thức chân chánh. Bồ-Tát Văn Thù Sư Lợi hỏi Phật: Tu phước nghiệp chi đặng sanh Thiên đường? Đức Phật nói: Nếu có chúng sanh tin theo luật nhân quả, thọ tam quy trì ngũ giới, tu mười việc lành, hiếu dưỡng cha mẹ, dứt đoạn tà dâm. Thường giữ đạo chánh, trai tăng cúng dường, tạo tháp lập am, đọc tụng kinh đại thừa, sơn thếp hình tượng Phật rực rỡ. Ủng hộ người lành, ngăn ngừa các việc ác, gieo trồng ruộng phước đến chừng mạng chung đặng sanh về ba mươi ba cõi trời, thọ hưởng phúc trời năm dục vui đẹp, tưởng ăn có ăn, tưởng mặc có mặc, đều là tự nhiên hóa ra chẳng dụng sức người tạo tác. Trên trời một ngày, nhân gian trăm năm, đầy đủ năm pháp thần thông, đặng khoái lạc tiêu diêu thong thả. Đức Phật nói với Văn Thù Sư Lợi rằng: Trong thế gian có người tà sư ngoại đạo, chẳng biết việc lành việc dữ nhân quả ra sao, chẳng hiểu được việc ứng hiện của luân hồi quả báo, tâm cứ điên cuồng tin theo tà kiến tôn thờ thần quỷ, làm theo phép tà mị phỉnh gạt người đời, giết hại bao nhiêu thân mạng sanh linh heo, dê, trâu, ngựa v.v... tham ăn rượu thịt, bày đặt gọi rằng cúng tế trời đất quỷ thần, đặng cầu phước cầu thọ, trấn giữ nhà cửa thân mạng, lấy cớ

Page 19: đạI thừa kim cang

19

dâng cúng quỷ thần, lường ăn của người. Lại thêm vẽ bùa niệm chú truyền dạy người khác nói gạt rằng: bùa chú này có công lực độ người sanh về cõi trời. Bởi ham muốn tài vật của người để nuôi dưỡng thân sống đều do tà kiến sanh ra. Như giết mạng mà cứu đặng mạng, thời bậc vương hầu thường sống đời đời không chết. Như vẽ bùa niệm chú mà cứu độ đặng người thành đạo, thời thầy tà đặng lên trời. Có lẽ đâu đặng vậy! Trong đời người mê tín những tà mị, đồng nhau dẫn vào địa ngục, hễ mất thân người muôn kiếp khó trở lại đặng. Cớ sao vậy? Như cầu phước chẳng qua trai giới bố thí; cầu thọ chẳng qua giới sát phóng sanh; cầu huệ chẳng qua học rộng nghe nhiều; cầu an tâm chẳng qua xét ngăn những việc phải quấy. Cho nên muốn cầu đạo chánh thì đừng tin thầy tà, muốn ra khỏi luân hồi thời đừng có phạm luật nhân quả. Bởi sự báo ứng của tội và phước như bóng theo hình, vì tà với chánh khác nhau, khổ vui cách biệt. Bồ-Tát Văn Thù Sư Lợi hỏi Phật: Sao gọi là lục sư ngoại đạo? Thế Tôn nói: Khi ta nhập diệt rồi, có nhiều thứ ma Ba-tuần xen vào trong pháp ta. Ở chùa cạo đầu mặc áo Phật xưng là đệ tử của Phật, chung lộn với người đời ăn thịt uống rượu làm nhơ bẩn chốn trang nghiêm, là ngoại đạo thứ nhất. Có người dắt vợ đem con vào trong chùa học theo tà thuật, cho là để truyền lại đệ tử, ăn thịt uống rượu, cũng đi làm chay tụng kinh cho người, không phải người tục, là ngoại

Page 20: đạI thừa kim cang

20

đạo thứ hai. Lại có những người trên thời không có thầy truyền, dưới không có thầy chứng, bị ma quỷ ám ảnh mê muội, trí biết bậy bạ cho là thông minh, chẳng có công tu tự xưng thành đạo, bên ngoài làm giống theo Phật, trong tâm làm việc tà mị, phỉnh gạt người đời theo vào đường tà, diệt hột giống trí của Phật, là ngoại đạo thứ ba. Có người làm theo việc hữu tình, học phép hữu vi, vẽ bùa thủynh chú, đưổi quỷ sai thần, phỉnh gạt người đời, ác kiến càng nhiều thì chánh kiến của Phật càng tiêu diệt, là ngoại đạo thứ tư. Có người y theo việc tốt xấu, học theo chiếm quẻ, bàn luận kiết hung, coi bói xem tướng, nói trước những điềm họa phước, dối chúng gạt người, tiêu diệt chánh pháp của Phật, là ngoại đạo thứ năm. Có người ra vẻ hình tướng bụng trống lòng cao, mình không có tài năng mà lòng tự cao cho mình giỏi, chưa có chứng ngộ cho mình chứng ngộ, học đặng một vài lời cho mình thấu đặng lý. Chẳng ăn dầu muối, trà quả, tương dấm, chấp theo tà tướng dối gạt người không trí, chẳng cần xem kinh niệm Phật, chẳng cần làm phước tham thiền, chẳng cần xuất gia thọ giới, chẳng cần tầm sư học đạo. Dám đem cái sắc thân giả dối này mà cho cùng Phật không khác, dối gạt người không biết, đồng vào chỗ hắc ám, dứt đoạn căn lành tiêu diệt giống trí huệ, hay chấp trước những sự khờ khạo ngu si, là ngoại đạo thứ sáu. Sáu hạng ngoại đạo này là ma Ba-tuần; đến sau mạt pháp xen vào giáo pháp ta, phá hoại già lam,

Page 21: đạI thừa kim cang

21

hủy báng chánh pháp của Phật, chê bai những giáo tướng nghi thức tụng niệm. Nên Phật dạy những vị Bồ-Tát đại thừa phải đem nguyện lực, tùy chỗ ứng hiện hoặc làm vị Đế vương, hoặc làm vị Tể quan, hoặc làm vị Trưởng giả, đều ở mọi chỗ làm vị đàn-việt đặng diệt trừ tà đạo, ủng hộ chánh pháp, không cho ngoại ma tự tiện khuấy phá, y theo lời Phật dạy đây mới thật là đệ tử của Phật. Còn như thuận theo tà là đồng với ma Ba-tuần ngoại đạo, hủy báng pháp đại thừa, sa đọa vào địa ngục A Tỳ như tên bắn, hễ mất thân người rồi, muôn kiếp khó trở lại đặng. Bồ-Tát Văn Thù Sư Lợi hỏi Phật: Có kẻ trai lành, gái tín căn tánh chậm tối, trong lòng không tỏ sáng, cái công phu chưa rồi làm sao đặng độ người? Phật nói: Căn lành tuy chậm tối mà có tín tâm bền chặt, chân thật không bỏ trai giới, thường thường phát nguyện sám hối cái tội trước chẳng dám sai lầm, đến chừng tai nạn nghiệp chướng tan hết, lòng nguyện đủ rồi thì huệ tánh phát ra hiện tiền và đặng sáng suốt, tỏ ngộ thấy đặng mình và đặng thành Phật. Bồ-Tát Văn Thù Sư Lợi hỏi Phật: Chúng sanh thấy Phật chẳng lạy, nghe Pháp chẳng tin, gặp Tăng chẳng kính, hủy báng người lành, phá người ăn chay giữ giới. Chẳng tin nhân quả, khinh dể thánh hiền, hay tin tà quỷ, tạo nghiệp mãi mãi chẳng tu một chút lành; những người như vậy sau bị những quả báo chi?

Page 22: đạI thừa kim cang

22

Đức Phật nói: Những chúng sanh đó đều đủ tà kiến, hiện đời chẳng tin Tam Bảo giáo hóa, sau chết quyết đọa tam đồ, chịu các khổ não lớn, cầu thoát ra chẳng đặng, dầu cho có ngàn Phật ra đời cũng không thể cứu độ đặng. Bồ-Tát Văn Thù Sư Lợi hỏi Phật: Hết thảy tội nghiệp, nghiệp nào lớn hơn hết? Thế Tôn nói: Hết thảy trong các tội, sát sanh, ăn thịt tội nghiệp rất nặng. Cớ sao vậy? Như cắt một dao trả lại một dao, giết một mạng phải thường lại một mạng, trăm ngàn muôn đời ăn thịt lẫn nhau không dứt. Cho nên người tu muốn khỏi luân hồi trả quả thời trước hết phải học từ bi, chẳng ăn thịt chẳng sát sanh. Thứ hai, phạm tội trộm cắp lấy của người, hoặc vốn ít lời nhiều, trong ngàn muôn đời phải trả nợ. Cớ sao vậy? Như vật của người chẳng cho mà mình lấy ngang, một đồng tiền, một bụm gạo, kiếp sau đều phải trả nợ. Cho nên người tu muốn cầu giàu sang, của tiền như ý mình thì trước phải bố thí mới đặng, hà huống trộm cắp của người. Thứ ba, phạm tội tà dâm, cái ân ái buộc ràng trong ngàn muôn đời chẳng đặng giải thoát. Cớ sao vậy? Sự dâm dục là hột giống cội gốc đường sanh tử. Cho nên người tu muốn ra khỏi sanh tử, trước phải đoạn trừ ái dục. Thứ tư, phạm tội vọng ngữ, cái khẩu nghiệp nói dối trong ngàn muôn đời, cái phải cái không gạt nhau, việc không nói có, việc có nói không. Do cớ

Page 23: đạI thừa kim cang

23

sao? Oan oan tương báo, đời đời đền trả. Cho nên người tu muốn cầu vào đạo, trước phải học thành thật, trừ bỏ việc dối trá. Thứ năm, phạm tội uống rượu, hôn mê chân tánh, trong ngàn muôn đời tâm trí tối tăm. Cớ sao vậy? Vì tửu lực làm cho người mê muội ngu si, thân thể nhơ nhớp, say sưa nghiêng ngả. Cho nên người tu muốn cầu cho tâm tánh yên tịnh, trí huệ thông minh thì phải dứt trừ cái nghiệp uống rượu. Năm thứ nghiệp đó rất lớn, rất nặng, như người giữ trọn đặng thì thành Thánh, bằng giữ chẳng trọn thì nhiều kiếp trầm luân đọa lạc, hễ mất thân người muôn kiếp khó trở lại đặng. Bồ-Tát Văn Thù Sư Lợi hỏi Phật: Tạo những nghiệp gì đọa làm ngạ quỷ? Thế Tôn nói: Những chúng sanh ăn ở gắt gao, tiền của chẳng thí, tham mến ăn mặc, lường gạt lấy tiền của công đem thọ dụng riêng.Có người nghèo khó xin ăn, một đồng chẳng thí lại thêm mắng chửi, cứ lo cho mình no ấm không thương người đói lạnh. Đến khi chết rồi quyết đọa trên đường ngạ quỷ, chịu đói khổ sở, cái cuống họng nhỏ như cây kim, nuốt ăn chẳng xuống, cái bụng lớn như cái trống đồng, như hòn núi, thoảng như gặp đồ ăn uống thì đồ ăn uống ấy hóa đồng sôi sắt nóng, đói cho đến đổi trong miệng hóa ra lửa, lỗ mũi ra khói, hình thể ốm đen, đền tội đủ rồi mới hết nghiệp khổ. Bồ-Tát Văn Thù Sư Lợi hỏi Phật: Tạo những nghiệp gì đọa làm súc sanh?

Page 24: đạI thừa kim cang

24

Thế Tôn nói: Những chúng sanh tham ăn rượu thịt, giết hại cầm thú, bày tiệc ăn chơi đàn ca vui sướng, nên trả quả làm súc sanh đền thường mạng trước. Lại có người mượn vay tiền bạc của người đoạt lấy chẳng trả, quả báo làm súc vật trả cái nợ cho người, trả cho hết cái nghiệp đó mới ra khỏi luân hồi. Bồ-Tát Văn Thù Sư Lợi hỏi Phật: Sao gọi là nhất thế Tam Bảo? Đức Phật nói: Cái tánh là Phật bảo, thường thường chẳng động; cái tâm là Pháp bảo, tỏ sáng công chánh; cái thân là Tăng bảo, trai giới trong sạch. Bồ-Tát Văn Thù Sư Lợi hỏi Phật: Sao gọi là tam tịnh giới? Phật nói: thứ nhất phải trừ hết tâm ác; thứ hai phải đầy đủ tâm lành; thứ ba phải độ hết chúng sanh. Đây tên là ba pháp tịnh giới của vị Bồ-Tát. Bồ-Tát Văn Thù Sư Lợi hỏi Phật: Tu những phước nghiệp gì được làm người đàn ông? Thế Tôn nói: Người biết cung kính Tam bảo, thảo nuôi cha mẹ, thường làm mười việc lành, thọ trì năm giới, lòng ở công chánh, quí mến người hiền lương, tu những căn lành như vậy thời đặng làm người đàn ông. Nếu trong ba kiếp chẳng tu thời đọa làm đàn bà. Trong năm trăm năm làm thân đàn ông một lần, hoặc khi chuyển đổi thân, quên mất kiếp trước, gặp nhân duyên ác lại tạo việc chẳng lành, nên mất thân đàn ông muôn kiếp khó trở lại đặng. Lại nữa Văn Thù Sư Lợi! Thân đàn ông có đầy đủ bảy báu; thân người đàn bà có năm thứ lậu. Thế

Page 25: đạI thừa kim cang

25

nào là bảy báu? Một là có cái báu chí khí, đi dạo chơi chỗ nào cũng không lo sợ. Hai là có cái báu làm chủ, làm việc gì cũng được nắm giữ quyền hành. Ba là có cái báu tạo thành, tự mình sanh tài lập nghiệp. Bốn là có cái báu an thân, giúp việc vua quan, hiếu dưỡng mẹ cha. Năm là có cái báu thánh tri, hay quyết đoán sự phải quấy. Sáu là có cái báu an bang khắp cả, sự lý dung hòa. Bảy là có cái báu định tánh, được gần gũi người hiền, tôn thờ vị Thánh. Cho nên gọi là người đàn ông trong mình có bảy báu.

Còn sao gọi là năm thứ lậu?

1.- Chẳng đặng làm chủ cái thân.

2.- Chẳng đặng làm chủ trong nhà.

3.- Chẳng đặng làm chủ người khác.

4.- Chẳng đặng làm chủ các súc vật.

5.- Chẳng đặng làm vị Thánh.

Đây gọi là năm thứ lậu của người đàn bà.

Bồ-Tát Văn Thù Sư Lợi hỏi Phật: Có người tuổi còn nhỏ tạo nhiều nghiệp dữ, đến khi già tu hành, đặng

Page 26: đạI thừa kim cang

26

thành Phật không? Đức Phật nói: Bể khổ không ngằn mé, nếu quày đầu thì thấy bờ bến ở mé sau lưng, nếu có người hồi tâm phát nguyện tu hành, bỏ việc quấy theo việc phải, cải dữ theo lành, trường trai ngăn cấm rượu thịt, học hỏi chánh pháp, bất kỳ già trẻ đồng thành Phật đạo. Bồ-Tát Văn Thù Sư Lợi hỏi Phật: Có người trai lành gái tín một đời trai giới, gieo trồng các căn lành, đến già sa ngã bỏ ăn chay phạm giới cấm, sau bị quả báo chi? Thế Tôn nói: Những chúng sanh như vậy tuy có căn lành mà không có nguyện lực lớn, không có chánh tri kiến, xa lìa thầy bạn, quên hết các công lao khi trước tu hành, trở lại bị lục tặc lôi kéo, cướp đoạt công đức của mình, tâm sanh điên đão không thành Phật đạo. Trong đó hoặc có người phạm về việc ăn thịt thời phải đọa lạc về thần đạo, như bực trên thì làm quỷ vương, bực giữa thì làm dọa xa, bực dưới thì làm la sát, chịu hưởng của người cúng tế. Đến chừng phước khí tiêu hết, theo nghiệp luân hồi trả quả, hễ mất thân người muôn kiếp khó trở lại đặng. Trong đó hoặc có người phạm dâm dục thời làm ma đạo, bực trên thời làm ma vương, bực giữa thời làm ma dân, bực dưới thời làm ma nữ. Đến chừng phước khí tiêu hết, theo nghiệp luân hồi trả quả, hễ mất thân người muôn kiếp khó trở lại đặng. Trong đó hoặc có người phạm tội uống rượu, thời đọa lạc về quỷ đạo, bực trên làm hữu tài quỷ, bực

Page 27: đạI thừa kim cang

27

giữa thời làm phong nguyệt quỷ, bực dưới thời làm tiêu tán quỷ. Đến chừng phước khí tiêu hết, theo nghiệp luân hồi trả quả, hễ mất thân người muôn kiếp khó trở lại đặng. Hoặc phạm tội trộm cắp, phải đọa lạc tà đạo, bực trên thời làm tinh linh, bực giữa thời làm yêu quái, bực dưới thì làm người ta. Phước khí tiêu hết, theo nghiệp luân hồi trả quả, hễ mất thân người muôn kiếp khó trở lại đặng. Hoặc phạm tội vọng ngữ, chưa đặng nói là đặng, chưa chứng nói là chứng, cái lòng tự cao nên phải đọa làm loài yêu, bực trên thời làm ly mị, bực giữa thời làm vọng lượng, bực dưới thời dựa gá cỏ cây. Phước khí tiêu hết, theo nghiệp luân hồi trả quả, hễ mất thân người muôn kiếp khó trở lại đặng. Lại có người hay oán giận, tuy có phước đức cũng đọa Tu la ác đạo, bực trên là A tu la vương, bực giữa là A tu la chúng, bực dưới là A tu la nữ, thường ham tranh đấu, chịu những lao khổ mãi mãi. Phước khí tiêu hết, theo nghiệp luân hồi trả quả, hễ mất thân người muôn kiếp khó trở lại đặng. Nếu tu hành còn uống rượu mà muốn thành đạo, thì cũng như người uống thuốc độc mà muốn được an vui, không có thể được. Cớ sao vậy? Nếu tu hành mà còn ăn thịt, muốn được thành đạo, cũng như nhận kẻ oán thù cho là con mình, muốn được thân yêu không có thể được. Nếu tu hành phạm tội trộm cắp, muốn đặng thành đạo, cũng như lấy cái lu thủng đựng nước,

Page 28: đạI thừa kim cang

28

muốn nước đầy mãi không có thể được. Nếu tu hành còn phạm dâm dục, muốn cầu thành đạo thì như nấu cát đá muốn cho thành cơm, không có thể được. Nếu tu hành chẳng dứt bỏ nói dối, lấy cái dối làm thiệt, muốn cho thành đạo cũng như người thường dân xưng là vị quốc vương, muốn cầu giàu sang không có thể được. Nếu tu hành mà tâm thường hay giận hờn, tánh thường hay tranh hơn thua, thiếu lòng từ bi bình đẳng mà muốn thành đạo, cũng như mình đi chiếc ghe lủng, muốn qua biển lớn thì phải bị chìm, tại nơi người muốn nên phải bị đọa, chẳng phải đức Phật chẳng cứu. Nếu như muốn đoạt kết quả tốt đẹp của đạo Bồ đề thì phải giữ gìn trai giới của đức Như lai cho được thanh tịnh, thà là bỏ thân mạng, nhứt định không hủy phạm; đức Phật nhìn nhận người này chắc được thành Phật. Đức Phật nói với Văn Thù Sư Lợi rằng: Ta cũng từ chỗ phát tâm trai giới trong sạch mà đặng, ta cũng từ chỗ chân thật mãi mãi không lui sụt mà đặng. Ta cũng từ chỗ lập nguyện rộng lớn, nguyện ra khỏi thế gian mà đặng, ta cũng từ chỗ lập chí bình đẳng chẳng luận bà con hay là người dưng mà đặng. Ta cũng từ chỗ hạ tâm thấp hèn cầu thầy học hỏi mà đặng, ta cũng từ chỗ từ bi nhẫn nhục mà đặng, ta cũng từ chỗ tinh tấn giải thoát mà đặng. Ta cũng từ chỗ khó làm mà làm, khó bỏ mà bỏ, khó học mà học

Page 29: đạI thừa kim cang

29

cho đến ta cũng từ chỗ học hết thảy các giống trí huệ mà đặng. Bồ-Tát Văn Thù Sư Lợi hỏi Phật: Như người ở trên đời không có trai giới mà hay làm phước huệ cho đời. Sau khi chết rồi có con hiếu thuận hoặc trai hay gái thủynh thầy tụng kinh đại thừa, làm thủy lục hoặc trai đàn lớn cầu siêu độ vong linh, không biết vong linh có thể siêu độ không? Đức Phật nói: Nếu như người khi sanh tiền không có công lành, chết rồi có con cháu làm công đức cầu siêu, bố thí bạc tiền thì mười phần công đức chỉ đặng ba phần. Cớ sao vậy? Vì lập công làm phước không chi qua tiền bạc của mình ra làm chay bố thí, trong chúng đồng phần người sống được phước hơn người vong. Còn như thủynh thầy uống rượu ăn thịt chẳng đặng trong sạch, tụng kinh lấy bạc tiền. Thiên thần chẳng giáng lâm, Phật thánh không đến trợ, lại vong linh ấy càng thêm tội lỗi. Bằng như có con hiếu thuận chân chánh, cha mẹ chết rồi, trong mỗi tuần bảy ngày làm chay bảy thất, hoặc trong ba năm cả nhà ăn chay giữ giới, xuất tiền của trong sạch, cầu thủynh thầy tu hành đức hạnh, trai giới tinh nghiêm, tụng kinh đại thừa, hoặc làm chay thủy lục thiết lập nghiêm trang, thắp hương rãi hoa y theo pháp cúng dường, có lòng thành kính thay thế cho vong hồn khỏi tội đặng phước. Nếu cầu siêu bố thí bạc tiền như vậy, vong

Page 30: đạI thừa kim cang

30

linh mới đặng sanh lên cõi trời, người sống cũng đặng phước, kẻ còn người mất đều an vui, người vui mừng thần thánh cũng vui mừng, như vậy mới thật là con cháu hiếu thuận. Bồ-Tát Văn Thù Sư Lợi hỏi Phật: Sao gọi là minh sư khẩu khuyết? Đức Phật nói: Khi Như Lai diệt độ rồi, có dạy các vị Bồ-Tát truyền Phật tâm ấn, tiếp nối huệ mạng của Phật đều giáo hóa mỗi phương, dẫn dắt những người chưa ngộ. Nếu chúng sanh nào có nhân duyên đặng nhân quả chân chánh, chánh kiến, chánh tu hàng phục tà ma ngoại đạo, phá trừ tà kiến, tu công hạnh chánh trước sau trong sạch, biết người chẳng có căn lành chẳng độ, người không phước đức chẳng truyền. Nếu có trai lành gái tín chân chất, trí huệ sáng suốt hết lòng tầm cầu học đạo, thường thường thân cận cúng dường lâu ngày, hạ tâm tham cầu học hỏi, thầy với trò được biết với nhau rồi, chừng đó mới lạy tâm ấn tâm, lấy đạo truyền đạo, như các vị Tổ trước sau tiếp nối lưu truyền chẳng dứt, đây tên là Thiên cơ khẩu khuyết. Nếu người có duyên gặp đặng, không luận căn lớn hay nhỏ cũng thành Phật đạo. Bồ-Tát Văn Thù Sư Lợi hỏi Phật: Hoặc có người trai hay gái, gần thầy nghe pháp thường thường mà nữa tin nữa không, dường như quy y mà chẳng y theo, thân tuy lạy Phật mà lòng nghi hoặc đã nhiều, tâm mình chẳng ngộ trở lại trách thầy không chịu chỉ dạy, những người như vậy làm thế nào hóa độ?

Page 31: đạI thừa kim cang

31

Đức Thế Tôn nói: Đây là những người ít phước, trí huệ cũng không, nên không biết pháp vô vi, chấp trước hình tướng, tà kiến kiêu mạn che lấp chân tâm, chẳng đặng chánh kiến. Cớ sao vậy? Nếu người tu hành biết trọng thầy thời mới trọng pháp, còn như tu hành khinh dể thầy thì trong lòng cũng khinh dể pháp. Hễ trọng thầy trọng pháp thời học mới đặng, còn khinh thầy thời pháp không học, nếu khinh thầy chê pháp là người tăng thượng mạn. Tuy đồng đi với thầy mà lòng xa cách như ngàn muôn dặm, đến chừng mạng chung vào địa ngục A Tỳ, ngàn muôn Phật ra đời cứu độ chẳng đặng, hễ mất thân người muôn kiếp khó trở lại đặng. Bồ-Tát Văn Thù Sư Lợi hỏi Phật: Sao gọi là một thân mà có bảy báu bố thí? Đức Phật nói: Nếu chẳng tham là bố thí, như con mắt chẳng tham sắc tốt và các vật đẹp là sắc bửu bố thí. Lỗ tai chẳng nghe tiếng vui đờn ca xướng hát là thinh bửu bố thí. Lỗ mũi chẳng tham ngửi hơi thơm tho vật lạ là hương bửu bố thí. Cái lưỡi chẳng tham vị béo ngọt ngon là vị bửu bố thí. Cái thân chẳng tham mặc quần áo tốt đẹp là xúc bửu bố thí. Ý chẳng tham danh lợi, ân ái dục tình là pháp bửu bố thí. Tánh chẳng tham những sự dục lạc trong thế gian là Phật bửu bố thí. Nếu có người biết đặng trong thân mình có bảy báu bố thí thì được phước đức hơn là đem bảy báu trong thế gian như kim, ngân, lưu ly, trân châu, mã não, san hô, hổ phách,

Page 32: đạI thừa kim cang

32

trăm ngàn muôn phần bố thí cũng chẳng bằng một phần, nhẩn đến không thể đem thí dụ gì mà so sánh được. Bồ-Tát Văn Thù Sư Lợi hỏi Phật: Sao gọi là Vương Xá Thành? Đức Thế Tôn nói: Tâm thí dụ là "Xá". Tánh thí dụ là "Vương". Trai giới trong sạch thí dụ "Thành tường". Sáu căn thí dụ sáu bộ quan lại, sáu trần thí dụ sáu mối giặc mạnh, sáu thức thí dụ sáu cái cửa ra vào. Năm dục thí dụ năm con đường hang hố. Kiến văn tri giác thí dụ trong nước có bốn tướng đồng phò tá Tánh vương. Giống như việc nhà việc nước, khi Tánh vương ra ngồi chỗ "Tâm xá" thường cùng sáu thần, bốn tướng đồng nghị sự lý thưởng phạt trong nước. Nếu Tánh vương có đạo chẳng vị tình riêng, có công thời thưởng, có tội thời trừng, lấy chánh lý hành đạo; như vậy người chết cũng không oán hận, hình chánh như thế thì thành vách trai giới ở bên ngoài được bền chắc, sáu cửa đóng kín sáu giặc chẳng xâm phạm. Ở bên trong thời được sáu thần chân chánh, bốn tướng công bình, chẳng dám làm điều hư tệ; bên trong bên ngoài như vậy thời Tánh vương đặng thái bình. Nếu Tánh vương không có đạo, nghe lời sàm tấu, thâu dụng nịnh thần, bỏ việc công theo việc tư, thưởng phạt chẳng công bình, trên dưới nghịch lẫn nhau. Bên trong sáu thần chống báng nhau, bốn tướng hư tệ; ở bên ngoài sáu cửa chẳng đóng, sáu giặc nổi loạn, công phá vách thành trai giới vào trong nước cướp đoạt công đức

Page 33: đạI thừa kim cang

33

của Tánh vương. Cái phước hết, cái pháp không còn, thân tâm phải sa ngã chìm đắm mãi mãi. Cho nên muốn trị thân thời phải có pháp luật, muốn trị tâm thời phải có đạo lý, nếu không công bình thời không làm, không chân chánh thời không dùng. Phải được trong ngoài như nhau, trên quan dưới dân không lỗi, chúa tôi phải đạo, tâm tánh sáng suốt, thể dụng điều hòa thì tánh vương, quan dân đều được thái bình vui vẽ, nên tên là Vương Xá Thành. Bồ-Tát Văn Thù Sư Lợi hỏi Phật: Sao gọi là Phật pháp của mình? Thế Tôn nói: Nếu hiểu rõ chân tánh của mình xưa nay là Phật; trong tâm có Phật, còn pháp trong thế gian và xuất thế gian đều thông biết chẳng lầm, là pháp của mình. Nên cái tâm cần phải có đạo lý nuôi dưỡng, Phật phải nhờ có giáo pháp phò trì, cho nên của vật để nuôi thân mạng, đạo lý để nuôi huệ mạng, đạo gồm thông tất cả nên được thành Phật. Bồ-Tát Văn Thù Sư Lợi hỏi Phật: Bồ-Tát Quán Thế Âm sao lại có đến một ngàn con mắt, một ngàn cánh tay? Thế Tôn nói: Con mắt là biểu hiệu kiến tánh, cánh tay là biểu hiệu diệu dụng. Nếu người hiểu được rốt ráo, minh tâm kiến tánh thì kiến tánh này cũng đồng như một ngàn vị Phật kiến tánh không khác, nên tên là Thiên nhãn đều phóng ra hào quang sáng chói. Tự tánh của mình phát sanh diệu dụng cũng đồng diệu dụng như ngàn vị Phật chẳng khác, nên tên là Thiên thủ tác dụng đồng vậy. Thể và dụng hai

Page 34: đạI thừa kim cang

34

pháp đều biểu lộ ra như vị Viên Thông Quán Thế Âm Bồ-Tát. Bồ-Tát Văn Thù Sư Lợi hỏi Phật: Sao gọi là ba độc? Đức Thế Tôn nói: Ngu si tà kiến là một độc, tham lam chẳng đủ là hai độc, sân nộ tật đố là ba độc. Ba độc này còn hoài thì người ấy phải đọa trong tam đồ, một khi mất thân người muôn kiếp khó trở lại đặng. Bồ-Tát Văn Thù Sư Lợi hỏi Phật: Sao gọi là tứ đại? Đức Thế Tôn nói: Đất có tánh chắc, nước có tánh thông, lửa có tánh nóng, gió có tánh động kêu là tứ đại. Trong thân người cũng có tứ đại hòa hiệp mới thành một thể, nên da thịt gân cốt hiệp thành cái thân tên là địa đại. Nước miếng, nước tiểu và máu tươi nhuận cái thân tên là thủy đại. Trong mình hơi ấm vận chuyển điều hòa cái thân tên là hỏa đại. Tay chân co duổi đi đứng tới lui, chuyển động cái thân tên là phong đại. Hễ tứ đại điều hòa thì thân an lạc; tứ đại chẳng hòa ắt sanh bệnh khổ. Nên địa, thủy, hỏa, phong kêu là tứ đại. Bồ-Tát Văn Thù Sư Lợi hỏi Phật: Làm sao gọi là hiếu thuận? Đức Thế Tôn nói: Hiếu là lòng từ, thuận là chẳng nghịch chánh lý; người có hiếu từ chẳng ngại sanh linh, để cho mình được sống chẳng giữ lấy việc tư làm trái sự công bình; tôn trọng ngôi Tam bảo, kính trọng cha mẹ, chẳng sai chẳng dối, không thương không ghét. Khuyên bảo trong nhà đồng tu phước huệ, ở trong thời thuận hòa, ở ngoài thời trên cung dưới kính, cha mẹ còn hiện tiền an vui tâm thể, cha

Page 35: đạI thừa kim cang

35

mẹ mãn số đặng lìa tội khổ. đặng sanh cung trời mới thiệt là thế gian nam nữ hiếu thuận. Còn như mỗi ngày sát hại sanh vật cúng dưng cha mẹ ông bà, làm thêm tội nghiệp cho tổ tông, thiệt là người đại bất hiếu, lúc sống đồng tạo nghiệp, sau chết đồng đọa với cha mẹ, oan trái dẫn dắt với nhau chung vào một chỗ đồng đi luân hồi, hễ mất thân người muôn kiếp khó trở lại đặng. Bồ-Tát Văn Thù Sư Lợi hỏi Phật: Sao gọi rằng phương tiện? Đức Thế Tôn nói: Hai chữ phương tiện có nhiều nghĩa, nay ta lược nói có đến mười lăm nghĩa:

- Phương tiện thứ nhất chẳng nuôi chẳng giết.

- Phương tiện thứ hai chẳng ăn thịt uống rượu.

- Phương tiện thứ ba không nấu rượu.

- Phương tiện thứ tư không giết hại nhau.

- Phương tiện thứ năm đừng chỉ sai đường cho người.

- Phương tiện thứ sáu chẳng nên đốt rừng.

- Phương tiện thứ bảy đừng oán trời trách đất.

- Phương tiện thứ tám đừng khinh khi thần thánh.

- Phương tiện thứ chín đừng nói những lời thô tục.

- Phương tiện thứ mười chứa nhân bố đức.

Page 36: đạI thừa kim cang

36

- Phương tiện thứ mười một cần kiệm biết đủ đừng tham.

- Phương tiện thứ mười hai kính người già cả thương kẻ nghèo đói.

- Phương tiện thứ mười ba phải cứu giúp nhau khi hoạn nạn.

- Phương tiện thứ mười bốn tu nhân chứng quả.

- Phương tiện thứ mười lăm không oán thù kẻ bà con thân cận, cũng đều bình đẳng tế độ giúp nhau. Nếu người làm đặng mười lăm phương tiện này thì được mười lăm phước báo thanh tịnh. Thường sanh làm người hoặc được về cõi trời, thọ hưởng những điều khoái lạc tiêu diêu. Bồ-Tát Văn Thù Sư Lợi hỏi Phật: Sao gọi rằng hảo tâm? Đức Thế Tôn nói: Hai chữ hảo tâm ít người làm được, nếu có lòng hảo tâm, làm việc lợi ích cho người chẳng cần trả ơn, làm việc giúp người chẳng cần quả báo, cúng dường cho người chẳng cần phước báo, làm lợi ích cho người chẳng cần ân báo những đến hạ tâm mình xuống, làm cho lòng muốn của người được đầy đủ. Khó bỏ xả mà bỏ xả đặng, khó nhịn mà nhịn đặng, khó làm mà làm đặng, khó cứu mà cứu đặng, chẳng luận bà con hay người dưng, lấy tâm bình đẳng cứu giúp làm đúng sự thật. Chẳng phải miệng nói mà lòng không làm, con người cái miệng nói hảo

Page 37: đạI thừa kim cang

37

tâm mà lòng không làm từ thiện; người hiền tâm thường làm những việc tốt mà miệng chẳng khoe khang. Ý nghĩ giúp ích cho người mà thôi, chẳng cầu danh vọng cho mình như vậy mới thật là hảo tâm. Không phải như những người bỏ ra có một tấc mà muốn lấy vô được một thước, gieo giống ít mà muốn đặng trái nhiều, như vậy đâu phải là người hảo tâm. Bồ-Tát Văn Thù sư Lợi hỏi Phật: Sao gọi là người trí, sao gọi là người ngu, sao gọi là người mê, sao gọi là người ngộ. Xin đức Phật từ bi giảng dạy cho tôi được biết? Đức Phật nói: Chữ trí là biết, người trí biết có đạo Phật cần phải tu, biết có thánh giáo cần phải học, biết có Minh-sư cần phải cầu. Biết có phước cần phải làm, biết có tội cần phải sám hối, cho đến biết rõ pháp thế gian, pháp xuất thế gian và sự luân hồi quả báo như trên trời có mặt nhật, như đêm tối có đèn. Được hiểu biết, được nghe thấy sự báo ứng của việc lành việc dữ, hễ hiểu biết nghe thấy rồi liền bỏ dữ theo lành, cải tà quy chánh. Việc phi lý không bao giờ nói, ngoài phận sự không bao giờ làm, không phải đạo chân chánh không theo, không phải vật của mình không lấy. Tư tưởng trung chánh mỗi mỗi chân thật, tích đức nêu danh lưu truyền đời sau, như vậy gọi là người trí thức. Ngu là tối, người ngu cái lòng tối tăm, chẳng biết cao thấp lớn nhỏ, chẳng biết thiên đàng địa ngục, chẳng tin có tội phước luân hồi. Một bề tham luyến tửu sắc, sát sanh hại mạng để cung cấp cho cái miệng hay bao

Page 38: đạI thừa kim cang

38

tử. Trong một đời sát sanh trăm ngàn súc vật, gây cái nợ oan trái trăm ngàn muôn ức tánh mạng, luân hồi gặp gở ăn nuốt lẫn nhau, không biết bao giờ thôi dứt. Hết thảy các loại trâu, dê, heo, ngựa đều là đòi trước hoặc kẻ thân nhân, hoặc người thù oán, sau khi luân hồi thay hình đổi dạng làm thân súc sanh. Người si mê không biết giết hại mà ăn, cũng như giết cha mẹ của mình, hay ăn thịt bà con dòng họ của mình. Cha bị con giết, con bị cháu giết, trên đường luân hồi cha con chẳng biết nhau, giết nhau ăn nhau không bao giờ dứt, một khi mất thân người muôn kiếp khó phục hồi đặng. Người mê muội tham mến tửu sắc, muốn được khoái lạc, buông lung sáu căn tham mến sáu trần, làm nhiều cách điên đảo đủ điều, chỉ nhớ sự thọ dụng hiện tiền, không ngó lại thân sau chịu khổ, mê muội chân linh đuổi theo huyễn vọng, bỏ xa tánh giác phối hợp trần duyên. Ví dù gặp bậc thánh hiền cũng không cứu độ được, chìm sâu biển khổ mất hẳn tánh linh, một khi mất thân người muôn kiếp khó phục hồi đặng. Chữ ngộ là giác, người ngộ rồi tự hiểu biết tâm mình là Phật, mộ đạo tu hành, ba nghiệp không còn, sáu căn thanh tịnh. Phương tiện đủ cách, không có ngã nhân, độ mình độ người đều thành Phật đạo. Tuy ở thế gian mà chẳng nhiễm thế gian, ở trong trần lao mà vẫn chuyển pháp luân, giáo hóa Ta bà đổi thành Cực lạc, biến địa ngục làm thiên đường. Chỉ dẫn những người mê đặng thấy Phật tánh, làm các việc

Page 39: đạI thừa kim cang

39

Phật pháp, độ thoát chúng hữu tình, chẳng bỏ lòng từ bi, thệ nguyện cứu độ. Nếu chúng sanh nào biết cúng dường người này thì đặng phước đức như cúng dường các Phật ba đời công đức như nhau không khác. Cớ sao vậy? Nghĩa là mình giác tỉnh rồi, độ người cùng giác tỉnh gọi là chánh giác, thuyết pháp lợi sanh, diệu dụng thần thông cùng Phật không khác. Hay mở bày chỉ rõ cho chúng sanh ngộ tri kiến Phật, hay dẫn dắt cho chúng sanh nhập tri kiến Phật, hay tìm xét cho chúng sanh tánh tri kiến Phật. Tại sao? Nếu có người biết tỉnh ngộ thì đặng danh hiệu Bồ-Tát, đặng thông các pháp bí mật của Phật, chân chánh truyền thọ cho người. Nếu có người trai lành gái tín đặng thầy nghe pháp, tin theo giáo pháp của người này chỉ dạy, đều là chánh nhân, đều đặng chánh quả. Cho nên người còn nhỏ tu hành đặng chánh pháp, liền thành Phật đạo; hai mươi tuổi tu hành đặng chánh pháp cũng thành Phật đạo; ba mươi tuổi tu hành đặng chánh pháp cũng thành Phật đạo; bốn mươi tuổi tu hành đặng chánh pháp cũng thành Phật đạo; năm mươi tuổi tu hành đặng chánh pháp cũng thành Phật đạo; sáu mươi tuổi tu hành đặng chánh pháp cũng thành Phật đạo; bảy mươi tuổi tu hành đặng chánh pháp cũng thành Phật đạo; tám mươi tuổi tu hành đặng chánh pháp cũng thành Phật đạo. Kẻ trai lành tu hành đặng chánh pháp cũng thành Phật đạo; người gái tín tu hành đặng chánh pháp cũng thành Phật đạo. Người giàu sang tu hành đặng chánh pháp cũng thành Phật đạo; người nghèo

Page 40: đạI thừa kim cang

40

khổ tu hành đặng chánh pháp cũng thành Phật đạo. Đế vương tu hành đặng chánh pháp cũng thành Phật đạo; Tể quan tu hành đặng chánh pháp cũng thành Phật đạo; cho đến loài người và không phải loài người tu hành đặng chánh pháp cũng thành Phật đạo.

Nên Đức Thế Tôn nói bài kệ như vầy2:

Bằng có nam hay nữ

Đặng gặp chân Minh-Sư

Tu hành đặng chánh pháp

Tất cả đều thành Phật.

Bồ-Tát Văn Thù Sư Lợi hỏi Phật: Hết thảy chúng sanh đều có Phật tánh, vì sao không tu thì chẳng thành Phật? Thế Tôn nói: Không phải là không thành Phật, chỉ vì nghiệp chướng rất nhiều. Tại sao? Hết thảy chúng sanh mê muội điên đảo từ đời vô thủy đến nay, chẳng trồng căn lành chỉ tạo ác nghiệp, oan oan buộc nhau, nghiệp nghiệp kéo nhau, bên này chẳng chịu buông bên kia, bên kia chẳng chịu tha bên này, kết thành cái lưới nghiệp dẫy đầy trong thế gian,

2 Nhược hữu nam nữ đẳng 若有男女等 Đắc kiến chân minh sư 得見真明師 Tu hành đắc chánh pháp 修行得正法 Vô nhất bất thành Phật 無一不成佛

Page 41: đạI thừa kim cang

41

cho nên thường vào ra ba đường lại sáu nẻo, gặp gở nhau ăn nuốt lẫn nhau, báo ứng xoay vần không bao giờ dứt. Vả như oan trái trả đủ được sanh trong loài người lại không có căn lành, không gặp chánh pháp, ví dù có gặp chăng nữa, các căn mờ tối, ma chướng chập chồng, đường đạo khó phát triển nên chẳng đặng thành chánh quả. Đức Phật nói với Văn Thù Sư Lợi: Nếu người không giữ giới sát sanh ăn thịt thì đoạn dứt hột giống từ bi; người không giữ giới trộm cắp, của người không cho mà mình lấy là đoạn tuyệt hột giống giàu sang; người không giữ giới tà mị dâm dục là đoạn tuyệt hột giống thanh tịnh; người không giữ giới nói dối, nói thêu dệt là đoạn tuyệt hột giống thành thật; người không giữ giới say rượu mê man là đoạn tuyệt hột giống thông minh trí huệ. Cho nên không giữ năm giới là tuyệt đường nhân thiên, còn năm giới mà giữ được thời đoạn tuyệt ba đường dữ; lành dữ tại mình tạo ra mình chịu lấy. Tại làm sao? Bởi ông tu ông đặng, bà tu bà đặng, tu nhiều đặng nhiều, tu ít đặng ít, đồng tu đồng đặng, chẳng tu chẳng đặng, ai tu đặng công nấy, người khác chia chẳng đặng. Nếu người gây tạo tội ác thì người chịu lấy, người khác chịu thế chẳng đặng; cho nên muốn tránh khỏi địa ngục, trước phải trừ cái lòng dữ; muốn tránh khỏi ngạ quỷ, trước phải đoạn dứt lòng khắc bạc tham lam; muốn tránh khỏi súc sanh thì đừng ăn thịt súc vật; muốn đặng làm người phải học các hạnh hiếu thuận từ bi; muốn

Page 42: đạI thừa kim cang

42

sanh cõi trời phải giữ năm giới; muốn thành Phật đạo phải minh tâm. Hễ đặng minh tâm thì nhân quả chẳng mờ tối, nhân quả chẳng mờ tối thì tự nhiên kiến tánh thành Phật, không còn nghi ngời gì nữa. Bồ-Tát Văn Thù Sư Lợi than rằng: Lành thay! Thân người khó đặng, trung thổ khó sanh, chánh pháp khó gặp, trí thức khó gần. Thân người khó đặng, nay đã đặng; trung thổ khó sanh, nay đã sanh; chánh pháp khó gặp, nay đã gặp; trí thức khó gần, nay đã gần. Việc việc đầy đủ, mỗi mỗi sẵn sàng, nếu chẳng phát tâm tu hành, Phật cũng khó cứu đặng. Bây giờ trong pháp hội các vị Tỳ kheo mới phát tâm và chúng Tỳ kheo ni, Ưu bà tắc, Ưu bà di, vô lượng Thiên Long Bát Bộ đều ngộ bổn lai Phật tánh của mình. Hết thảy công đức do nơi tâm mình mà sanh, huệ thân viên mãn cũng do nơi tâm mình mà có. Sau khi tứ chúng nghe đức Phật nói kinh Đại Thừa Kim cang Kinh Luận này rồi, đều vui mừng hớn hở tin chịu vâng làm.

Page 43: đạI thừa kim cang

43

CHÚ THÍCH

Linh thứu: Cũng gọi là Linh phong, Linh đài v.v... Hình nó giống như con chim Thứu, có chổ nói loài chim Thứu hay tựu tập trên núi nên gọi Linh Thứu.

Bồ-Tát: Tiếng Phạn, nói cho đủ là Bồ đề tát đỏa. Hán dịch là Giác hữu tình nghĩa là chúng hữu tình được đại giác. Lời sớ trong kinh Tịnh Danh nói Bồ đề nghĩa là đạo vô thượng, Tát đỏa là đại tâm. Người này muốn phát đại tâm vì chúng sanh để cầu đạo vô thượng.

Thinh văn: đệ tử của Phật thuộc về pháp tiểu thừa, nghe pháp của Phật ngộ lý Tứ đế, đoạn trừ kiến hoặc và tư hoặc được vào Niết bàn. Vị này là căn tánh thấp kém nhất trong đạo Phật.

Thiên long, Bát bộ: Thiên và Long là hai bộ chúng ở trong tám bộ chúng. Trong tám bộ chúng, hai bộ này đứng đầu, nên các kinh thường gọi là Thiên Long Bát bộ:

1.- Thiên. 5.- A tu la.

2.- Long. 6.- Ca lầu la.

3.- Dạ xoa. 7.- Cẩn na la.

4.- Càn thát bà. 8.- Ma hầu la dà.

Tỳ kheo: Người nam xuất gia thọ 250 điều giới luật.

Tỳ kheo ni: Người nữ xuất gia thọ 384 điều giới luật.

Ưu bà tắc: Người nam tu tại gia quy y thọ năm điều giới

Page 44: đạI thừa kim cang

44

luật.

Ưu bà di: Người nữ tu tại gia quy y thọ năm điều giới luật.

Phật tri kiến: Trí tuệ của đức Phật xét thấy rõ rệt lý thật tướng các pháp.

Chánh kiến: Thấy biết chân chánh, không điên đảo tà vạy.

Ba căn: Thượng căn, trung căn, hạ căn.

Đà la ni: Hán dịch Tát trì, tổng trì, năng trì, năng giá, có công năng giữ gìn pháp lành không cho tan mất, giữ gìn pháp ác không cho nổi lên.

La sát: Hán dịch là ác quỷ. La sát nam mình đen, tóc đỏ, mắt xanh. La sát nữ nhan sắc xinh tươi tốt đẹp.

A nậu đa la tam miệu tam bồ đề: Hán dịch A:Vô; Nậu đa la: Thượng; Tam: Chánh; Miệu: đẳng; Tam: Chánh; Bồ đề: Giác. Vô thượng chánh đẳng chánh giác, đây là quả vị Phật.

Tứ quả: bốn quả Tu đà hoàn, Tư đà hàm, A na hàm, A la hán.

Tứ tướng: Bốn quả vị trước nhưng còn ở trong thân.

Thập thánh: tức thập địa:

1.- Hoan hỉ địa. 2.- Ly cấu địa. 3.- Phát quang địa 4.- Diệm huệ địa 5.- Nan thắng địa 6.- Hiện tiền địa. 7.- Viễn hành địa. 8.- Bất động địa

Page 45: đạI thừa kim cang

45

9.- Thiện huệ địa 10.- Pháp vân địa.

Tam hiền: Các vị Bồ-Tát thập trụ, thập hạnh, thập hồi hướng đều gọi là hiền. Đứng về Biệt giáo mà nói, các vị Bồ-Tát này đã diệt trừ hết kiến hoặc, tư hoặc chỉ còn vô minh hoặc chưa vào được thánh vị nên gọi là hiền.

Dự lưu Tu đà hoàn: Vị này do tu hành đã dứt sạch 88 món kiến hoặc trong ba cõi, thoát khỏi phàm phu dự vào dòng thánh.

Nhất lai Tư đà hàm: Về tư hoặc ở cõi Dục có 9 phẩm, cõi Sắc và Vô Sắc có chung 72 phẩm. Sau khi chứng bực Tu đà hoàn (đã dứt 88 món kiến hoặc) thì phải tu hành dứt trừ tư hoặc, do 9 phẩm ở cõi Dục làm cho vị Tu đà hoàn phải bị bảy đời sanh tử ở nhân gian, nên gọi là Nhất lai.

Bất lai A na hàm: Dứt luôn ba phẩm sau thời không còn sanh vào nhân gian nũa, nên gọi là Bất lai.

Vô sanh A la hán: Dứt sạch cả 72 phẩm tư hoặc ở cõi Sắc và Vô Sắc, thời thoát khỏi vòng sanh tử luân hồi, nên gọi là vô sanh.

Sáu đường: Trời, người, A tu la, địa ngục, ngạ quỷ, súc sanh.

Tâm tánh: Tâm thể không biến đổi, chính là Như lai tạng tâm tự tánh thanh tịnh.

Thánh tánh: Hột giống vô lậu trí là bản thể của thanh tánh.

Phật tánh: Phật nghĩa là giác ngộ, hết thảy chúng sanh

Page 46: đạI thừa kim cang

46

đều có tánh giác ngộ, gọi là Phật tánh. Chữ tánh có nghĩa là không dời đổi.

Bản lai diện mục: Bên Hiển giáo gọi là tánh bản giác, bên Phật giáo gọi là tánh bản sơ, cũng là lời pháp ngữ cao tột bên Thiền tông.

Lục dục:

1.- Sắc dục: thấy các sắc xanh, vàng, đỏ, trắng và hình sắc nam nữ.

2.- Hình mạo dục: thấy hình dung đoan chánh, tướng mạo tốt đẹp mà sanh lòng tham đắm.

3.- Uy nghi tư thái dục: thấy tướng đi, đứng, nằm ngồi, nói cười mà sanh lòng ái nhiễm.

4.- Ngữ ngôn âm thanh dục: nghe tiếng nói trau chuốt êm ái thích ý vừa lòng, giọng ca lảnh lót, tiếng nói dịu dàng mà sanh lòng yêu mến.

5.- Tế hượt dục: da thịt của nam nữ mịn màng, trơn láng mà sanh lòng yêu mến.

6.- Nhân tướng dục: Thấy hình nam nữ dễ thương mà sanh lòng đắm trước.

Ba la mật: (Tiếng Phạn) Hán dịch là đáo bĩ ngạn tức là đến bờ bên kia. Bờ bên kia là bờ giải thoát, đối với bờ bên này là bờ khổ não.

Lãnh tụ: nghĩa là bâu áo, người nắm giữ quyền hành.

Page 47: đạI thừa kim cang

47

Ba mươi ba cõi trời: Tiếng Phạn gọi là Đao lợi Thiên. Hán dịch là 33 cõi trời. 33 cõi này thuộc về cõi Dục giới trên chót núi Tu Di, chính giữa là các vị trời Đế Thích, bốn góc núi Tu Di mỗi góc có 8 vị trời, bốn góc cộng lại thành 32 vị. Cộng chung thành 33 vị.

Năm dục: Tài, sắc, danh, thực, thùy (ngủ nghĩ).

Tà kiến: chỗ thấy biết không chân chánh.

Tam đồ: Trong kinh Tứ giải thoát nói chữ đồ có nghĩa là đường.

1.- Hỏa đồ: con đường địa ngục là chỗ lửa cháy.

2.- Huyết đồ: con đường súc sanh là chỗ ăn nuốt lẫn nhau.

3.- Đao đồ: con đường ngạ quỷ là chỗ đao kiếm, gậy búa đánh đập.

Quỷ vương: chúa các loài quỷ.

Dạ xoa: Hán dịch là Năng hám quỷ, loài quỷ ăn thịt người.

Ma vương: chúa các loài ma

Hữu tài quỷ: Ngạ quỷ có 3 loại:

1.- Vô tài ngạ quỷ: không có món gì để ăn.

2.- Tiểu tài ngạ quỷ: ăn đồ máu mủ.

3.- Đa tài ngạ quỷ: ăn những đồ rơi rớt hoặc nhờ

Page 48: đạI thừa kim cang

48

người cúng tế. Hai loại trên là hữu tài ngạ quỷ.

Tinh linh: loài quỷ ở phẩm thượng.

Yêu quái: loài quỷ ở phẩm trung.

Ly mỵ: Ly là giống thần ở núi hình như con thú. Mỵ là con tinh già.

Vọng lượng: Quỷ ở dưới nước kêu là Vọng lượng.

Huệ mạng: Lấy trí huệ làm tánh mạng.

Tăng thượng mạn: Cho đạo pháp của mình đã đặng cao tột mà khởi tâm ngạo mạn, như chưa đặng thành đạo mà nói đã thành đạo.

Kiến tánh: thấy được bản tánh. Trong bộ luận Huyết mạch nói" nếu muốn thấy Phật, cần phải thấy tánh, tánh tức là Phật. Nếu không thấy tánh dù niệm Phật, tụng kinh, ăn chay, giữ giới cũng vô ích.

Ta bà: Hán dịch là Kham nhẫn, nghĩa là chúng sanh ở cõi này chịu đựng không biết bao nhiêu khổ não.

Cực lạc: Cõi của đức Phật A-Di-Đà, từ cõi Ta bà qua phương Tây trải mười muôn ức cõi Phật có cõi Cực Lạc, ở cõi đó chúng sanh được hưởng nhiều sự sung sướng, khoái lạc. Vô thủy: Tất cả thế gian hữu tình, vô tình chúng sanh với tất cả các pháp đều không có nguyên thủy. Như đời nay do nhân duyên đời trước mà có, đời trước cũng do đời trước nữa mà có. Như thế xét lần đi mãi mãi muốn tìm ra

Page 49: đạI thừa kim cang

49

nguyên thủy của chúng sanh và các pháp thì không thế được nên gọi là vô thủy nghĩa là không có nguyên thủy.

Page 50: đạI thừa kim cang

50

佛說大乘金剛經論 (羅浮山朝元洞藏板─廈門大史巷吳寶文承刊)

民國十六年元月翁國鎮重刊

師尊序

佛說《大乘金剛經》係為便利初機而說。道本無名,

經非可言。然世人拘於形相,重於文字,非假文字,

道不可明;非假文字,經無以解。總之,佛說方便

法,循循善誘,指明覺路,導出迷津;能悟之者,見

性明心。

今逢三期,運應一貫,三教心法,溯流同源。振剛賢

契,因鑒於修道者,多重儒經,而於儒、道、經典,

鮮能解悟。遂發起重印此經之舉,復以《清靜經》附

之。亦係為初學,藉經悟道,印證三教,總歸一理。

佛與眾 生,性原無異。人之為道,而自遠之。悟則

為佛,迷即眾生。萬法由心,心滅法滅。應知大道,

重在心法。直指真性,頓悟上乘。今時真道普渡,細

閱此經,當知真傳非虛也。經如暗衢之燈,明則此燈

何用;經如深水之筏,渡則此筏亦無用矣!惟行當暗

衢,非燈不明;身臨廣河,非筏莫渡。喻此義,則知

佛所說之意也。法本非法,非法亦非。悟明真法,方

Page 51: đạI thừa kim cang

51

成大道。深望閱此經者,洞明真諦,廣行功德,渡己

渡人,共成正覺,方不負佛說此經之苦心也。時值辛

巳季春,為印此經,請序於余。爰贅數語於卷首,俾

明印經之所由。吾望眾閱之者,常明般若妙心,勤持

智慧利劍,了悟真法,明澈假景,廣種福田,勤行宣

化,則未來菩提佛果,與日俱長矣!倘聞此經,仍若

未看,是無佛緣,何能見性明心,而成正覺也?望各

勉之。

時在

中華民國三十年歲次辛巳春三月南屏道濟序於

青州仁德壇。

Page 52: đạI thừa kim cang

52

佛說大乘金剛經論 第一章 文殊請問佛開示修行正路,佛釋云何名

金剛心!

如是我聞。一時佛在靈鷲山中清淨臺上,諸菩

薩聲聞天龍八部,相與圍繞,聽佛說法。時有無

量初發心比丘、比丘尼、優婆塞、優婆夷,各作

是念,佛說大法,我意不通,願佛方便,淺處開

示,令我等輩,悟佛知見,皆得道果,若欲請示

不得近前。

而時文殊師利菩薩,知四眾之所念,即作方便,

從座而起,前白佛言:世尊大慈,願設方便,開

示初機,直指眾生見性成佛,及為末世初進佛門

求道眾生,得正知見,不遭邪惑,不假多功,皆

得道果。 佛言:善哉!善哉!文殊師利有大方

便,請問如來開示三根,及于末世初入門者,修

行正路,從爾所問,當為爾說。

時諸大眾,默然而聽。

佛告文殊師利菩薩:有陀羅尼名金剛心,能令眾

生一見一聞,便得道果。善男子!云何名金剛

心?此心人人本有,個個不無。是諸眾生,自知

自覺本等之心。何以故?一切善惡,皆出自心。

自心修善,令身安樂。自心造惡,令身受苦。心

是身主,身是心用。所以者何?佛由心成,道由

Page 53: đạI thừa kim cang

53

心學,德由心積,功由心修,福由心作,禍由心

為。心能作天堂,心能作地獄,心能作佛,心能

作眾生。是故心正成佛,心邪成魔,心慈是天

人,心惡是羅剎。心是一切罪福種子,若有人悟

自心,把得定,作得主,不造諸惡,常修諸善,

依佛行持,立佛行願,佛說是人不久成佛。

若有善男子、善女人,求佛道者,不明自

心,名未成佛。若人明自心,達自性,依佛修

行,決定成佛,勝如讀誦金剛經三十萬遍,功德

無比。何以故?一切諸佛,及諸佛阿耨多羅三藐

三菩提法,皆從自心流出,無窮無盡,不壞不

雜,故名金剛心。悟此心者,名悟佛心。是故佛

與眾生心性一般,只因修與不修,信與不信,所

以有成佛,有眾生也。

第二章 何名金剛經?

文殊師利菩薩問佛:云何名金剛經?

世尊曰:金剛喻自性,經者喻自心。若人明自心,

見自性,是人自己身中有經,六根門頭,常放光

明,照天照地,具足恒沙功德,出生四果、四相、

十聖、三賢,乃至如來三十二相,八十種好,一切

功德,皆從自己心地修成,不從外得。何以故?若

是明心見性之人,常聞自己心佛,時時說法,時時

Page 54: đạI thừa kim cang

54

度眾生,時時現神通,時時作佛事,得此理者名持

金剛經,名得金剛不壞身也。

第三章 云何是四句偈?

文殊菩薩問佛:金剛經中,佛常讚歎受持四句偈

等,為人演說,所得福德,勝將七寶堆滿東西南

北、四維上下虛空佈施之福。又勝初日分、中日

分、後日分,乃至百千萬劫,以恒河沙等身命佈施

之福,未審云何是四句偈?

佛言:一切眾生皆有佛性,本來不生,本來不滅,

只因迷悟而至升沉。何以故?眾生長迷不覺,所以

永劫墮落;諸佛常覺不迷,所以永成佛道。若有男

女求佛道者,進道功程權分四級,號四句偈:一曰

空身,二曰空心,三曰空性,四曰空法。

云何空身?身是父母所生,亦具父母息氣,

九孔常流,種種不淨,四大假合,終須敗壞,有智

男女,知身是幻,未死之前,當死一般,借此幻

身,學佛修行,名悟身空,一句偈也。複觀自心,

非生非滅, 聖 靈,遇境似有,境滅還無,今悟

真心常覺不昧,不隨妄想流轉,但依真性主行,名

悟心空,二句偈也。

複觀自性,寂然不動,感而遂通,變化無窮,威靈

莫測,明明了了,自覺自知,靈靈寂寂,無為常

為,名悟性空,三句偈也。

Page 55: đạI thừa kim cang

55

複觀如來所說經法,皆是方便引導法門,如水洗

塵,似病與藥,今證心空法了,病退藥除,名法

空,四句偈也。

此四句義,乃是超凡入聖,進道門路,三世如來,

從此成佛,十方菩薩依此進功。所以者何?悟得初

句,依義修行,便證預流,須陀洹果。悟二句意,

依義修行,便證一來斯陀含果。悟三句意,依義修

行,便證不來,阿那含果。悟四句意,依義修行,

便證無生,阿羅漢果。

此四句大開諸佛道門,受持讀誦,為人演說,能令

聞者悟佛知見,成佛無疑。是故得福,勝前七寶身

命佈施所得福德,百千億分不及其一。佛告文殊師

利:前佛後佛一體,皆在各人自己明心見性,修而

成之。然則佛性,人人本有,不投佛修,終不成

佛。何以故?為無佛功。

有求佛者,一用齋戒,為佛基址;二投明師,指示

功程;三識心性,了了分明;四用作福,助發根

苗;五用結緣,增自善本;六明因果,不妄主為;

七破邪魔,遠離外道;八用通理,不著有為;九用

精進,習佛行德;十用通達,法法精明。若人具此

十種功德,速成阿耨多羅三藐三菩提。

複次,文殊師利!我滅度後,末法年中,有多頓

根,劣智眾生,心迷意醉,智暗情昏。雖有齋戒,

並無智慧,愚心高傲,邪見自專,不肯下心參求明

Page 56: đạI thừa kim cang

56

師真正訣法,一向執著,認妄為真;或有執著經書

文字,或有執著誦持名數,或有學得一言一句,便

得究竟。未得謂得,未證謂證,修少善根,生大果

望,是人愚迷不會佛意,自誑自瞞,雖是善因難逃

惡果。何以故?種子不真,所以不結菩提正果,一

失人身萬劫不復。

第四章 云何四生?

文殊菩薩問佛:云何四生?造何等業,受形稟命,

種種不同?

世尊曰:一切眾生,無始劫來,種種顛倒,念念不

善,深迷自性,久戀塵緣,從貪嗔癡,行殺盜淫,

造諸罪業,無量無邊,輪回相遇,受形非一。略說

四生,顛倒業本。

一者卵生:是人先世,貪心機謀,計較為活,故墮

卵生魚鳥之類,貪高為鳥,見人高飛,謀深為魚,

逢人潛沉。

二者胎生:是人先世貪戀淫欲,故墮胎生,人與畜

類,本分貪淫,為人豎立,橫心貪欲,作畜橫行。

三者濕生:是人先世,貪食酒肉,打鬧作樂,故墮

濕生,爛蛆、廁蟲、蠛蠓之類。

四者化生:是人先世,心多變異,念念改常,面是

背非,故作故犯,故墮化生,蛻殼飛行,蛾蟲之

類。

Page 57: đạI thừa kim cang

57

佛告文殊師利:六道四生,惟人 貴,惟人

靈。佛從人中修成,業從人中造就。人能修福,

決生天上;人能造惡,必墜地獄;有德為神,有道

成聖。入五總路頭,福罪不由近定。臨命終時,隨

業受報,人道不修,餘道不及,一失人身萬劫不

復。

第五章 以何知見名為五眼?

文殊菩薩問佛:以何知見名為五眼?

世尊曰:肉眼者,光見暗不見,見前不見後,是

也。天眼者,前後內外山岩石壁,真見無礙,是

也。慧眼者,能見文字義理淺深,前生後世善惡因

果,如掌間也。法眼者,能見三世佛法,種種方

便,量根施道,不失其時,是也。佛眼者,圓明普

照,無始劫前,無始劫後,一切因果,如對目覩,

毫髮不失是也。

此五眼者,乃從一切諸善功德福感而生,惟佛能

全,餘人不及,眼須分五,照共一心,見性修行,

人人有分。

第六章 云何是清淨佛身?

文殊師利問佛:云何是清淨佛身?

世尊曰:自性清淨,是諸眾生本性,但見肉身,不

見法身。諸佛悟後,常見法身本來清淨,不生不

滅,無壞無成。在凡夫地,名曰心性。在聖賢地,

Page 58: đạI thừa kim cang

58

名曰聖性。在乾坤內,名曰天性。在菩薩地,名曰

佛性。在諸佛上,名曰清淨法身。若不修行,終不

能悟本來面目也。若人求悟,不求師證,認妄為

真,日久必成邪魔外道,成妖作怪,惑亂眾生,生

遭王難,死墜惡道,一失人身,萬劫不復。

第七章 云何是無餘涅槃?

文殊菩薩問佛:云何是無餘涅槃?

佛言;寂然不動心是也,三世諸佛,共一路頭,同

到不動心中,齊受無樂之樂,更無有過於此樂,故

名無餘涅槃。

第八章 以何功夫修證能入聖道果?

文殊菩薩問佛:以何功夫修證,能超凡夫入聖果?

佛言:若有善男子、善女人,信向佛道,便舍恩

愛,截斷塵緣,堅持齋戒,精修十善,清淨三業,

遠離六塵,力投明師學問正法,以師開示,不隨世

心流轉,只依佛法修行。有此功者,得須陀洹果。

複有善人,習佛威儀,清淨戒律,一心靜坐,攝心

不散,身口意業,皆悉調伏,於世間心動少靜多,

有此功者,得斯陀含果。複有眾生,三業不萌,六

塵不生,靜久功深,心性恒一,於世間心,寂然不

動,得心自在,有此功者,得阿那含果。

複有眾生,以自在心,習成定力,定性現前,悟明

自性本來空寂,心境兩忘,澄心不動,有此心者,

Page 59: đạI thừa kim cang

59

得阿羅漢果。

此四果人,功超六欲凡夫天上,得入聖賢寂滅場

中,同佛出世,助佛揚化,淨佛國土,自度度人,

報佛恩德直至菩提,永無顛倒,故名四果得道聖人

也。

複次,文殊師利!是四果人,有真信心,依師教

誨,不用二心,戒德精嚴,威儀具足,于世財色恩

愛名利,一斷永斷,一了永了,從始至終,守道如

一,雖則不能大通大達,心性堅固清淨解脫,與佛

無異,故得超凡入聖位也。

第九章 何等之人有四相?何等之人無四相?

文殊師利菩薩問佛:何等之人,有我相、人相、眾

生相、壽者相。何等之人,無我相、人相、眾生

相、壽者相?

世尊曰:凡夫之人,認四大色身是我,貪生怕死,

名有我相。心存憎愛,意不均平,名有人相。念念

常隨世心流轉,不求解脫,名有眾生相。心識不

忘,業種常萌,不悟無生真空實性,常隨心境意識

流動,名有壽者相。菩薩之人,知身是幻,悟世無

常,不惜身命,何況資財,但惜大乘佛之教法,名

無我相。等觀眾生,皆如赤子,不擇冤親,平等濟

度,名無人相。於世間心,一了永了,更無相續,

名無眾生相。明悟自己無生實性,不隨心境意識流

Page 60: đạI thừa kim cang

60

動,但依方便願力行持,名無壽者相。有此四相,

即名凡夫,無此四相,是名菩薩。

第十章 云何是五根五佛同種善根?

文殊菩薩問佛:云何是五根五佛同種善根?

世尊曰:若是清淨齋戒、明心見性之人,投師口訣

得正見者,眼是佛見,耳是佛聞,鼻是佛嗅,口是

佛說,心是佛知,五根常顯五佛神通,同種善根,

成佛種智,若有人把得定,作得主,依佛修行,佛

說是人立地成佛。

第十一章 云何修證得六波羅蜜?

文 殊 菩 薩 問 佛 : 云 何 修 證 得 六 波 羅 蜜 ?

佛言:若有眾生,能捨酒肉不食,能捨財物不貪,

能捨不戀,能捨諸惡不作,能捨人我不爭,名得第

一佈施波羅蜜。複有人我不爭,名得第一佈施波羅

蜜。

複有眾生,能持佛戒,能習佛儀,能降六賊,能斷

邪非,名得第二持戒波羅蜜。

複有眾生,能受人虧,能忍人罵,非來正對,逆來

順受,都無怨恨,反加度脫,名得第三忍辱波羅

蜜。 複有眾生,能學如來十二部經,受持讀誦,

書寫講說,未通務通,未證務證,名得第四精進波

羅蜜。 複有眾生,能斷殊緣,能止妄念,能除昏

散,能習禪定,定力如山,魔擾不亂,名得第五禪

Page 61: đạI thừa kim cang

61

定波羅蜜。 複有眾生,能破無明,能空諸相,能

通理法,能決是非,言言得當,字字無差,名得第

六般若波羅蜜。 若人能具六波羅蜜者,出生死,

名到彼岸,名起三界,名登十地,成佛之數也。

第十二章 云何持名善知識?

文殊菩薩問佛:云何持名善知識?

佛言:善知識者,心性柔和,戒行專精,心無貪

妬,物無憎愛,有大方便,自度度人,量根施道,

具大總持,好心與人,不求果報,行門清淨,無諸

過失,說法論義,皆合經意,具足此行,名善知

識。

複有智慧出眾,福德超群,無所不善,無法不識,

為人天眼目,作佛法棟樑,掌佛祖權衡,作佛門領

袖,開正道門,塞邪魔路,紹隆佛種,續慧聯芳,

以心印心,流傳不絕,大機大用,大願大力,此名

真大善知識。

第十三章 修何福業得生天堂?

文殊菩薩問佛:修何福業得生天堂?

世尊曰:若有眾生,信佛因果,受三皈,持五戒,

修十善,事二親,截斷邪淫,常行正道,齋僧供

佛,修塔造庵,轉誦大乘,莊嚴佛相,護善遮惡,

作大福田。是人捨壽,必生上界三十三天,受諸天

Page 62: đạI thừa kim cang

62

福五欲妙樂,思衣衣來,想食食至,皆是自然化

成,不用自力所辦。天上一日,人間百年,各具五

種神通,快樂逍遙自在。 複次,文殊師利!世間

多有邪師外道,不知善惡因果,不達輪回報應,一

向狂心,信邪倒見,遵命神鬼,行鬼教法,誑惑世

人,廣殺豬羊、牛馬、禽獸眾生身命,自貪食肉,

妄稱祭天祭地,祭神祭鬼,求福求壽,保家保身,

托鬼為由,干人財食。

又有書鬼符牘,傳授世人,妄稱功力,度人生天,

要人財物,活自邪命。若殺命救得命,王侯常在

世。若符牘能度人,邪師得上天。世上迷人,信此

邪見,大家相連,同入地獄,一失人身,萬劫不

復。

何以故?

求福莫過齋戒佈施。

求壽莫過不殺放生。

求慧莫過廣學多聞。

求安莫過省禁是非。

是故欲求正道,莫信邪師,欲出輪回,莫犯因

果,罪福報應,如影隨形,邪正道殊,苦樂各

異。

Page 63: đạI thừa kim cang

63

第十四章 云何是外道六師?

文殊菩薩問佛:云何是外道六師?

世尊曰:如來滅後,多有波旬入我法中,住我寺

院,剃頭披褐,稱佛弟子。相共檀那,飲酒食肉,

汙漫淨地,第一外道。

複有牽妻帶子,住佛伽藍,遍學瑜伽教相,自稱遺

法弟子,飲酒食肉,與人修齋,不僧不俗,第二外

道。複有邪人,上無師得,下無師證,被鬼迷制,

邪悟聰明,不假修功,自言成道,外托佛教,內行

邪法,惑亂世人,同入邪路,滅佛智種,第三外

道。

複有外見,遍學有為,行符咒水,驅鬼遣神,惑亂

世人,增長惡見,滅佛正見,第四外道。

複有道依休咎,學問吉凶,占卜鑒形,先兆禍福,

惑亂世人,滅佛正眼,第五外道。

複有裝模作相,空腹高心,未證言證,未悟言悟,

一言半句,便為究竟,不食油鹽、茶果、醬醋,執

持邪戒,惑亂無智,不用看經念佛,不用作福參

禪,不用出家受戒,不用投禮明師,偏指色身與佛

無二,狂惑無知,同入黑暗,斷善根苗,滅智慧

種,執著癡頑,第六外道。

此等六師,波旬外道,於後末法,入我法中,壞佛

伽藍,毀佛正法,滅佛教相,佛敕大乘願力菩薩,

Page 64: đạI thừa kim cang

64

隨方應現,或為人王、帝王,或為宰官、長者,具

大威德,各作一方佛之檀越,挫滅邪道,守護正

法,無令外魔得其方便。依佛說者,是佛弟子,隨

順邪者即是波旬,相同譭謗大法,入阿鼻如箭,一

失人身,無有出期。

第十五章 根性遲鈍如何得度?

文殊師利菩薩問佛:或有善男子、善女人,根性遲

鈍,福德力微,雖信佛修,心不開悟,工夫不了,

如何得度?

佛言:根性雖鈍,但有堅固真實信心,不退齋戒,

時時發願,懺悔夙秧,障消願滿,慧性現前,便得

開悟,見性成佛也。

第十六章 具足邪見眾生得何果報?

文殊菩薩問佛:有等眾生,見佛不禮,聞法不信,

逢僧不敬,譭謗善人,破人齋戒,不信因果,輕慢

聖賢,卻信邪鬼,步步造業,不修寸善。此等眾生

得何果報?

佛言:此等眾生,具足邪見,生前不信三寶教化,

死後決墮三途,受大苦惱,求出無期,千佛出世,

不能救度。

第十七章 何罪業 重?

文殊菩薩問佛:一切罪業,何業 重?

Page 65: đạI thừa kim cang

65

佛言:一切罪中,殺生食肉,其業 重。何以故?

一刀還一刀,一命償一命,千萬生中,相啖無休。

是故菩薩欲出輪回,先學慈悲,不食不殺。二犯偷

盜:破人富貴,本小息大,千萬生中,酬他宿債。

何以故?若物屬他,不與自取,一文一粒皆用填

還。是故菩薩欲求富貴財物如意,先學佈施。三犯

淫欲:恩愛相纏,千萬生中,不得解脫。何以故?

生死根本,淫為種子。是故菩薩欲出生死,先斷愛

渴。四犯妄語:口業相誣,千萬生中,是非相功。

何以故?冤冤相報,世世相吞。是故菩薩入道,先

學誠實。五犯飲酒:昏迷本性,千萬生中,智暗心

昏。何以故?酒力迷心,世世暗鈍,身體臭穢,悶

亂顛倒。是故菩薩欲求定心聰明智慧,當斷酒業。

此五種業 大、 重,若人全持,直成聖道,若人

全不持,永墮沉淪,一失人身,萬劫不復。

第十八章 造何等業受餓鬼報?

文殊菩薩問佛:造何等業受餓鬼報?

世尊曰:一切眾生,慳吝財物,貪戀衣食,偷瞞公

眾,私己受用。有人乞化,不濟一文,反加嗔罵。

只圖自己飽暖,不惜他人餓凍。壽終決墮餓鬼道

中,長受饑虛,咽細如針,吞食不下,肚大如鼓,

頭大如山。倘逢飲食,自然化作鎔銅熱鐵,餓得口

吐猛火,鼻出青煙,裸形黑瘦,業滿方消。

Page 66: đạI thừa kim cang

66

第十九章 造何等業墮畜生中

文殊菩薩問佛:造何等業墮畜生中?

世尊曰:一切眾生,貪酒食肉,宰殺禽獸,鋪設筵

席,取歡作樂,果報為牲,酬前命債。又有借人財

物,未足酬還。或有偷騙他人,奪人受用,果報為

畜,還人錢債,直至業滿,方出輪回。

第二十章 云何是一體三寶?

文 殊 菩 薩 問 佛 : 云 何 是 一 體 三 寶 ?

佛言:性是佛寶,如如不動,是也。心是法寶,明

決公正,是也。身是僧寶,清淨齋戒是也。

第二十一章 云何是三淨戒?

第一惡心去盡。第二善心學滿。第三度盡眾生。是

名菩薩三種淨戒。

第二十二章 修何福業長得男子?

文殊菩薩又問:修何福業長得男子?

世尊曰:恭敬三寶,孝養二親,常行十善,受持五

戒,心行公道,志慕賢良,修此善根,常得男身。

三劫不修,便墮女身,五百年中,為人一次。或有

轉身、換身,忘卻前因,遇惡因緣,同造不善,便

失人身,萬劫難轉。

複次,文殊師利!男身具七寶,女身有五漏。何名

七寶?

Page 67: đạI thừa kim cang

67

一有志氣之寶,到處遊行無畏;

二有主為之寶,行事善掌權衡;

三有成家之寶,善能生財立業;

四有安身之寶,善輔君養親;

五有聖智之寶,善能決斷是非;

六有安邦之寶,舉措上下皆從;

七有定性之寶,善能親賢襲聖。是名男子七寶之

身。

何名五漏?

一漏不能為身主;

二漏不能為家主;

三漏不能為人主;

四漏不能為物主;

五漏不能為聖主。是名女人五漏之體。

第二十三章 少年造業,到老修行,得成佛不?

文殊菩薩問佛:少年造業,到老修行,得成佛不?

佛言:苦海無邊,回頭是岸,若人回心發願修行,

捨非從是,改惡向善,常齋戒酒,參投明師,得正

見者,不拘老少,皆成佛道。

第二十四章 一生齋戒年老時破戒得何福報?

文殊菩薩問佛:或有善男子、善女人,一生齋戒,

Page 68: đạI thừa kim cang

68

種諸善根,老來顛倒,破齋犯戒,得何福報?

世尊曰:此等眾生,雖有善根,無大願力,無正知

見,遠離明師,漏失前功,六賊返轉,劫自功德,

心生顛倒,不成佛道。

其中或有單犯食肉,必落神道,上品鬼王,中品夜

叉,下品羅刹,受人祭拜,福盡氣消,隨業輪回,

一失人身,萬劫不復。

其中或有單犯飲酒,必落鬼道,上品有財鬼,中品

風月鬼,下品消散鬼,福盡氣消,隨業輪回,一失

人身,萬劫不復。

其中或有單犯淫欲,必落魔道,上品魔王,中品魔

民,下品魔女,福盡氣消,隨業輪回,一失人身,

萬劫不復。

其中或有單犯偷盜,必落邪道,上品精靈,中品妖

怪,下品邪人,邪氣消散,隨業輪回,一失人身,

萬劫不復。

其中或有單犯妄語,未得謂得,未證謂證,空腹高

心,必成妖類,上品魑魅,中品魍魎,下品依草附

木,妖氣散盡,隨業輪回,一失人身,萬劫不復。

複其中或有多嗔怒者,雖有福德,必落修羅惡道,

上品阿修羅王,中品阿修羅眾,下品阿修羅女,常

好鬥爭,受老不息,福氣消盡,隨業輪回,一失人

身,萬劫不復。 所以者何?

Page 69: đạI thừa kim cang

69

食肉修行,欲圖成道,如認冤家,當己子想,欲求

相親,無有是處。

飲酒修行,欲圖成道,如飲毒藥,欲求安樂,無有

是處。

偷盜修行,欲圖成道,如灌漏巵,欲求平滿,無有

是處。

淫欲修行,欲圖成道,如蒸砂石,欲求成飯,無有

是處。

不斷妄語,以虛言實,欲圖成道,如彼凡夫自稱國

王,欲求富貴,無有是處。

心多嗔怒,性好爭勝,缺平等慈,而圖成道,如渡

漏船,欲過大海,終須沉溺。 是人自墜,非佛

不度。若欲成就菩提妙果,當持如來真正口訣。所

以者何?大悟之人,得名菩薩,得佛秘密真正口

訣。若有男女得見、得聞,信他法化,皆是正因,

皆得正果。

是故少年修行得正法,即成佛道。

二十修行得正法,亦成佛道。

三十修行得正法,亦成佛道。

四十修行得正法,亦成佛道。

五十修行得正法,亦成佛道。

六十修行得正法,亦成佛道。

七十修行得正法,亦成佛道。

Page 70: đạI thừa kim cang

70

八十修行得正法,亦成佛道。

男子修行得正法,亦成佛道。

女人修行得正法,亦成佛道。

富貴修行得正法,亦成佛道。

貧賤修行得正法,亦成佛道。

帝王修行得正法,亦成佛道。

宰官修行得正法,亦成佛道。

乃至人與人修行得正法,亦成佛道。

爾時,世尊而說偈言:

若有男女等 得見真明師

修行得正法 無一不成佛

求清淨齋戒,寧捨身命,終不毀犯,佛許此

人,立地成佛。

佛告文殊師利:佛從發心齋戒清淨得,佛從久

久不退真實得,佛從廣發大願,願出世間得,佛

從平等不擇冤親得,佛從下心參求明師得,佛從

慈悲忍辱得,佛從精進解脫得,佛從難行能行、

難捨難學能學得,乃至佛從一切種一切智慧得。

第二十五章 生時不修,死後孝順兒女請僧誦大乘

度亡者,實得度否?

文殊菩薩問佛:凡人在生不能齋戒,修諸福

慧,死後有孝順男女,請僧轉誦大乘,修設水陸

Page 71: đạI thừa kim cang

71

無遮大齋,資度亡者,未審亡者實得度不?

佛言:凡人在生,自無善功,死後子孫,修功報

薦,十分功德,只得其三。何以故?修功作福,

無過財力,是故生人出己財力,眾同分中,得福

勝前,過於亡者。

其中或有飲酒、食肉、不淨人等,誦經修薦,善

神不降,聖賢不赴,反累亡者,加增罪業。

若有真正孝順男女,父母亡沒,七七之內,三年

之中,闔家齋戒,出清淨財,命有德者,讀誦大

乘,修設水陸無礙大齋,燒香散花,鋪設莊嚴,

如法供養,一心虔誠,代為亡者釋罪請福,如此

拔薦,亡者生天,生人有福,存亡兩泰,人喜神

歡,方為人子孝順也。

第二十六章 云何是明師口訣?

文殊菩薩問佛?云何是明師口訣?

佛言:如來滅後,敕諸菩薩,傳佛心印,續佛慧

命,各化一方,開示未悟,有緣眾生正因正果,正

見正修,降服魔外,破除邪見。修正功行,始終清

淨。非根不度,非器不傳。若有清淨信男、信女,

智慧高明,力求道者,數數親近,久久供養,下心

參求,體性相知,方得以心印心,以道傳道,心心

相印,祖祖聯芳,流傳不絕,是名天機口訣,有緣

遇者,根無大小,皆成佛道。

Page 72: đạI thừa kim cang

72

第二十七章 親師聞法,自心不悟,反言責備師

傅,此人如何得度?

文殊菩薩問佛:或男女親師聞法,帶信不信,似

皈不皈,身雖禮拜,心多疑悔,自心不悟,反言

責 師 不 肯 開 度 , 此 等 男 女 , 如 何 得 度 ?

世尊曰:此等薄福少慧眾生,不悟無為,取相執

著,邪見自慢,障礙本心,不得正見。何以故?

重師者便重其法,輕師者便輕其法,重師法便

行,輕師者法不行,輕師慢法,是增上慢。雖然

于師同行,如隔千由旬外,身命終時,入大阿

鼻,千佛出世,莫能救度,一失人身萬劫不復。

第二十八章 云何是一身七寶佈施?

文殊菩薩問佛:云何是一身七寶佈施?

佛言:不貪是佈施。

所謂眼不貪好色相奇物,是色寶佈施。

耳不貪好樂音聲,是聲寶佈施。

鼻不貪好上妙香,是香寶佈施。

舌不貪好上美味,是味寶佈施。

身不貪好妙衣服,是觸寶佈施。

意不貪名利恩愛,是法寶佈施。

性不貪世間欲樂,是佛寶佈施。

Page 73: đạI thừa kim cang

73

若有人能悟自由身中七寶佈施,所得福德,勝

如世間金銀、琉璃、珍珠、瑪瑙、珊瑚,七寶佈施

之福,百千萬分不及其一,乃至譬喻所不能及。

第二十九章 云何是王舍城?

文殊菩薩問佛:云何是王舍城?

世尊曰:心喻舍,性喻王,清淨齋戒喻城牆,六根

喻六部宰輔,六塵喻六賊強梁,六識喻六門出入。

五欲喻五道穽坑,見聞覺知,喻住國四相,同佐性

土一體家邦。性王一出,坐於心舍,常共六臣四相

同理國政。若性王有道,不順私情,有功則賞,有

過則罰,體天行道,死者無怨,如此刑政,能令在

外戒牆堅固,六門警慎,六賊不起。在內六臣清

政,四相體公,不敢作弊。內外一如,性土太平。

若性王無道,聽讒納佞,背公相私,賞罰不平,上

下相乖,在內六臣相背,四相作弊,在外六門不

關,六賊亂起,攻破戒牆,入自家邦,劫自功德,

福 盡 法 無 , 身 心 落 泊 , 便 受 沉 淪 。

是故治世有法,治心有理,不公不行,不正不立,

直交內外一如,上下無失,君臣道合,心性圓明,

體用一致,性土居民,同樂太平,故名王舍城。

第三十章 云何是自己佛法?

文殊師利菩薩問佛:云何是自己佛法?

Page 74: đạI thừa kim cang

74

世尊曰:悟明自己本來真性,即自佛也。於世間

法,及出世間法,通達無礙,即自己法也。心要理

養,佛要法扶,是故財食養身命,道理養慧命,悟

道兼通,即成佛道。

第三十一章 觀世音菩薩如何具千手千眼?

文殊菩薩問佛:觀世音菩薩如何具千手千眼?

世尊曰:眼表見性,手表妙用,若人徹悟,明心見

性,亦同千佛見性一般,故名千眼同放光明。又體

自性,發生妙用,亦同千佛妙用無二,故名千手同

作用也。方成體用兩顯圓通教主觀世音菩薩。

第三十二章 如何名三毒?

文殊菩薩問佛:如何名三毒?

世尊曰:愚癡邪見,是一毒;貪心不足是二毒;嗔

怒嫉妒是三毒。此三毒是三惡道之種子,若人具

足,決墮三途,一失人身萬劫不復。

第三十三章 云何是四大?

文殊菩薩問佛:云何是四大?

世尊曰:地有堅性,水有通性,火有焰性,風有動

性。在人身上,四大和合,方成一體。所謂皮肉、

筋骨,膠成一身,名地大。津涎尿血,滋潤一身,

名水大。煖氣均融溫和一身,名火大。動轉施為,

Page 75: đạI thừa kim cang

75

運用一身,名風大。四大調和,一身安樂。四大不

調,便生病苦,故曰四大。

第三十四章 云何是孝順?

文殊菩薩問佛:云何是孝順?

世尊曰:孝者慈也,順者不逆正理也。有孝慈者,

不傷生而自活,不取私而背公,尊重三寶,敬順二

親,不醉不亂,無愛無憎,勸令闔家,同修福慧,

內和外睦,上恭下敬。現在父母,心安體樂。過去

父母,離苦升天,是名孝順男女。若是日殺三牲,

奉親祀祖,皆與父母加增罪業,是大不孝。生前同

造死後同墮,父母冤親,相親相連,成群作隊,同

入輪回,一失人身萬劫不復。

第三十五章 云何名方便?

文殊菩薩問佛:云何名方便?世尊曰:方便二字,

略說有一十五種:

第一方便,不養不殺。

第二方便,不食酒肉。

第三方便,不造酒漿。

第四方便,不相侵害。

第五方便,莫錯指路。

第六方便,不可燒山。

第七方便,莫怨天地。

Page 76: đạI thừa kim cang

76

第八方便,莫慢神明。

第九方便,莫出濁言。

第十方便,積仁布德。

第十一方便,勤儉則知足。

第十二方便,敬老憐貧。

第十三方便,急難相救。

第十四方便,修因種果。

第十五方便,冤親平等,相濟度也。

若人行得十五方便,得十五種清淨福報,常生人

天受諸快樂。

第三十六章 云何是好心?

文殊菩薩問佛:云何是好心?佛言:好心兩字,無

人行得。若是好心,利益他人,不求他報;給事他

人,不求果報;供養他人,不求福報;益利他人,

不求恩報;乃至下心滿人心願。難捨能捨,難忍能

忍,難行能行,難救能救,不擇冤親,平等濟度,

真實能行,非但口說。愚人口說好心,心無慈善。

賢人常行好心,口不自言。但念利濟他人,不求自

己名望,是名好心。若是捨寸而求尺,種少而望多

者,是不好心也。

Page 77: đạI thừa kim cang

77

第三十七章 如何是智、愚、迷、悟?

文殊菩薩問佛:如何是智?如何是愚?如何是迷?

如何是悟?願佛慈悲,廣為我說。

佛言:智者知也,智者知有佛道可修,知有聖教可

學,知有名師可求,知有福可作,知有罪可懺。乃

至知有世、出世間,輪回因果。如天有日,如暗有

燈,能知能見,善惡報應,一知見後,便能捨惡從

善,改邪就正。非理不說,非事不為,非道不行,

非物不取,念念中正,步步真實,積德成名,流傳

後世,是名智人。 愚者暗也,愚人心暗,不識

高低,不識有天堂、地獄,不信有罪福輪回,一向

貪花戀酒,殺生害命而供口腹,一生殺害百千萬億

眾生身,借下百千萬億性命債,輪回相遇,遞相食

啖,無有了期。何以故?一切牛馬、豬羊、畜生之

類,結是累世冤親,善惡眷屬,墮入輪回,改頭換

面,來作畜生。愚人殺食,即殺自父母,即食眷屬

肉,父遭子殺,子被孫殺,輪回路上父子不知,相

殺相食,無有休息。一失人身萬劫不復,迷人戀

色,縱六根,貪六塵,取性快樂,邪偽多端,顛倒

無數。但念目前受用,不顧身後招殃。迷真逐妄,

背覺合塵,縱遇聖賢,不能救度,長沉苦海,永失

真性,一入輪回,萬劫不復。

悟者覺也,悟人覺知自心是佛,慕道修行,三業無

虧,六根清淨,有方有便,無我無人,自度度他,

Page 78: đạI thừa kim cang

78

同成佛道,雖住世間,世法不染,坐塵勞內,轉大

法輪,化娑婆界,為極樂邦,變地獄為天堂,指迷

徒見佛性,作諸佛事,度脫有情,不捨慈悲,誓相

救拔。若有眾生得供養,所得福德,如供養三世諸

佛,公德正等無二。何以故?自覺覺他,名為正

覺,說法利生,妙用神通,與佛無二,能開眾生佛

之知見,能指眾生悟佛知見,能引眾生入佛知見,

能究眾生成佛知見。

第三十八章 一切眾生皆有佛性,因何不修不得成

佛?

文殊菩薩問佛:一切眾生皆有佛性,因何不修不得

成佛?

世尊曰:非是不得成佛,只是業債廣多。何以故?

一切眾生,迷頑顛倒,從無始來不種善根,只造惡

業,冤冤相繫,業業相纏,爾不放他,他不放爾,

結成業網,彌滿世界,是故出入三途,往來六道,

相逢相遇,相害相吞,遞相報應,無有了期。假如

債滿,生人道中,又無善根,不逢正法,假若得逢

諸根暗鈍,重重魔障,不能進功,所以不成佛道正

果。

佛告文殊師利:不持殺生食肉戒,斷絕慈悲種子;

不持不與不取戒,斷絕富貴種子;不持邪非淫欲

戒,斷絕清淨種子;不持妄言綺語戒,斷絕誠實種

Page 79: đạI thừa kim cang

79

子;不持醉酒昏迷戒,斷絕聰明智慧種子。是故五

戒不持,人天路絕。五戒堅持,三惡道絕。善惡由

人,自造自受。所以者何?公修公得,婆修婆得;

多修多得,少修少得;同修同得,不修不得。爾若

修得功,別人分不得;爾若造得罪,別人替不得。

是故欲免地獄,當除惡心。欲免惡鬼,先斷慳貪。

欲免畜生,莫喫他肉。欲得人身,先學孝慈。欲生

天上,當持五戒。欲成佛道,先用明心,心明則因

果不昧,見性則成佛無疑。

於是,文殊菩薩歡言:善哉!善哉!人身難得,中

土難生,正法難遇,知識難逢。人身難得今已得,

中土難生今已生,正法難遇今已遇,知識難逢今已

逢。頭頭具足,種種現成,若不發心,佛也難救。

爾時,會中初發心比丘、比丘尼、優婆塞、優婆

夷,無量天龍八部,皆悟自己本來佛性,一切功

德,皆出自心,成就慧身,不由他悟。聞佛所說,

皆大歡喜,信受奉行。