ĐẠi thỪa bÁch phÁp minh mÔn luẬnphatquangtemple.org/assets/uploads/2016/10/duythuc.pdf ·...

27
DUY THC TP YU Thích-Tâm-Châu Trang 1 ĐẠI THA BÁCH PHÁP MINH MÔN LUN To tác gi: B-tát Thiên-Thân (1) Hán dch: Đường, Tam-Tng Pháp-sư Huyn-Trang (2) Như Thế-Tôn ngôn: “Nht thiết pháp vô ngã”. đẳng nht thiết pháp ? Vân hà vi vô ngã ? Nht thiết pháp gi, lược hu ngũ chng: Nht gi, tâm pháp. Nhgi, tâm-s-hu pháp. Tam gi, sc pháp. Tgi, tâm bt tương ng hành pháp. Ngũ gi, vô vi pháp. Nht thiết ti thng c. Dthtương ng c, Nhshin nh c. Tam phn vsai bit c. Tshin thc. Như ththđệ. Đệ nht, tâm pháp lược hu bát chng ? Nht, nhãn-thc. Nh, nhĩ-thc. Tam, t-thc. T, thit-thc. Ngũ, thân-thc. Lc, ý-thc. Tht, mt-na-thc. Bát, a-li-da-thc. Đệ nh, tâm-s-hu pháp, lược hu ngũ thp nht chng, phân vi lc v: Nht, biến hành hu ngũ. Nh, bit cnh hu ngũ. Tam, thin hu thp nht. T, phin não hu lc. Ngũ, tùy phin não hu nhthp. Lc, bt định hu t. Nht, biến hành gi: Nht, tác ý. Nh, xúc. Tam, th. T, tưởng. Ngũ, tư (3). Nh, bit cnh ngũ gi: Nht, dc. Nh, thng gii. Tam, nim. T, định. Ngũ, tu. Tam, thin thp nht gi: Nht, tín. Nh, tinh-tiến. Tam, tàm. T, quý. Ngũ, vô tham. Lc, vô sân. Tht, vô si. Bát, khinh an. Cu, bt phóng dt. Thp, hành x. Thp nht, bt hi (4). T, phin não lc gi: Nht, tham. Nh, sân. Tam, mn. T, vô minh. Ngũ, nghi. Lc, bt chính kiến (5). Ngũ, tùy phin não nhthp gi: Nht, phn. Nh, hn. Tam, não. T, phú. Ngũ, cung. Lc, xim. Tht, kiêu. Bát, hi. Cu, tt. Thp, xan. Thp nht, vô tàm. Thp nh, vô quý. Thp tam, bt tín. Thp t, gii đãi. Thp ngũ, phóng dt. Thp lc, hôn trm. Thp tht, tro c. Thp bát, tht nim. Thp cu, bt chính tri. Nhthp, tán lon (6). Lc, bt định tgi: Nht, thy miên. Nh, ác tác. Tam, tm. T, t(7). Đệ tam, sc pháp, lược hu thp nht chng: Nht, nhãn. Nh, nhĩ. Tam, t. T, thit. Ngũ, thân. Lc, sc. Tht, thanh. Bát, hương. Cu, v. Thp, xúc. Thp nht, pháp xsnhiếp sc.

Upload: others

Post on 30-Aug-2019

2 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

DUY THỨC TẬP YẾU Thích-Tâm-Châu Trang

1

ĐẠI THỪA BÁCH PHÁP MINH MÔN LUẬN

Tạo tác giả: Bồ-tát Thiên-Thân (1) Hán dịch: Đường, Tam-Tạng Pháp-sư Huyền-Trang (2)

Như Thế-Tôn ngôn: “Nhất thiết pháp vô ngã”. Hà đẳng nhất thiết pháp ? Vân hà vi vô ngã ? Nhất thiết pháp giả, lược hữu ngũ chủng: Nhất giả, tâm pháp.

Nhị giả, tâm-sở-hữu pháp. Tam giả, sắc pháp. Tứ giả, tâm bất tương ứng hành pháp. Ngũ giả, vô vi pháp. Nhất thiết tối thắng cố. Dữ thử tương ứng cố, Nhị sở hiện ảnh cố. Tam phận vị sai biệt cố. Tứ sở hiển thị cố. Như thị thứ đệ. Đệ nhất, tâm pháp lược hữu bát chủng ? Nhất, nhãn-thức. Nhị, nhĩ-thức. Tam, tỵ-thức. Tứ, thiệt-thức. Ngũ, thân-thức. Lục, ý-thức. Thất, mạt-na-thức. Bát, a-lại-da-thức. Đệ nhị, tâm-sở-hữu pháp, lược hữu ngũ thập nhất chủng, phân vi lục vị: Nhất, biến hành hữu ngũ. Nhị, biệt cảnh hữu ngũ. Tam, thiện hữu thập nhất. Tứ, phiền não hữu lục. Ngũ, tùy phiền não hữu nhị thập. Lục, bất định hữu tứ. Nhất, biến hành giả: Nhất, tác ý. Nhị, xúc. Tam, thụ. Tứ, tưởng. Ngũ, tư (3). Nhị, biệt cảnh ngũ giả: Nhất, dục. Nhị, thắng giải. Tam, niệm. Tứ, định. Ngũ, tuệ. Tam, thiện thập nhất giả: Nhất, tín. Nhị, tinh-tiến. Tam, tàm. Tứ, quý. Ngũ, vô tham. Lục, vô sân. Thất, vô si. Bát, khinh an. Cửu, bất phóng dật. Thập, hành xả. Thập nhất, bất hại (4). Tứ, phiền não lục giả: Nhất, tham. Nhị, sân. Tam, mạn. Tứ, vô minh. Ngũ, nghi. Lục, bất chính kiến (5). Ngũ, tùy phiền não nhị thập giả: Nhất, phẫn. Nhị, hận. Tam, não. Tứ, phú. Ngũ, cuống. Lục, xiểm. Thất, kiêu. Bát, hại. Cửu, tật. Thập, xan. Thập nhất, vô tàm. Thập nhị, vô quý. Thập tam, bất tín. Thập tứ, giải đãi. Thập ngũ, phóng dật. Thập lục, hôn trầm. Thập thất, trạo cử. Thập bát, thất niệm. Thập cửu, bất chính tri. Nhị thập, tán loạn (6). Lục, bất định tứ giả: Nhất, thụy miên. Nhị, ác tác. Tam, tầm. Tứ, tứ (7). Đệ tam, sắc pháp, lược hữu thập nhất chủng: Nhất, nhãn. Nhị, nhĩ. Tam, tỵ. Tứ, thiệt. Ngũ, thân. Lục, sắc. Thất, thanh. Bát, hương. Cửu, vị. Thập, xúc. Thập nhất, pháp xứ sở nhiếp sắc.

DUY THỨC TẬP YẾU Thích-Tâm-Châu Trang

2

Đệ tứ, tâm bất tương ứng hành pháp, lược hữu nhập tứ chủng: Nhất, đắc. Nhị, mệnh căn. Tam, chúng đồng phận. Tứ, dị sinh tính. Ngũ, vô tưởng định. Lục, diệt tận định. Thất, vô tưởng báo. Bát, danh thân. Cửu, cú-thân. Thập, văn-thân. Thập nhất, sinh. Thập nhị, lão. Thập tam, trụ. Thập tứ, vô thường. Thập ngũ, lưu chuyển. Thập lục, định dị. Thập thất, tương ứng. Thập bát, thế tốc. Thập cửu, thứ đệ. Nhị thập, phương. Nhị thập nhất, thời. Nhị thập nhị, số. Nhị thập tam, hòa hợp tính. Nhị thập tứ, bất hòa hợp tính. Đệ ngũ, vô vi pháp, lược hữu lục chủng: Nhất, hư không vô vi. Nhị, trạch diệt vô vi. Tam, phi trạch diệt vô vi. Tứ, bất động diệt vô vi. Ngũ, tưởng thụ diệt vô vi. Lục, chân-như vô vi. Ngôn vô ngã giả, lược hữu nhị chủng: Nhất, bổ-đặc-già-la vô ngã. Nhị, pháp vô ngã (8).

DUY THỨC TẬP YẾU Thích-Tâm-Châu Trang

3

LUẬN BÁCH PHÁP MINH MÔN

Tạo tác-giả: Bồ-tát Thiên-Thân Hán dịch: Đường, Tam-Tạng Pháp-sư Huyền-Trang Việt dịch: Tỷ-khưu Thích-Tâm-Châu.

Như lời đức Thế Tôn dạy: “Hết thảy pháp đều vô ngã ?”

Những gì là hết thảy pháp ? - Thế nào là “vô ngã” ? Hết thảy pháp, đại lược có 5 loại:

1. TÂM-PHÁP 2. TÂM-SỞ-HỮU PHÁP 3. SẮC-PHÁP 4. TÂM BẤT-TƯƠNG-ỨNG-HÀNH PHÁP 5. VÔ-VI PHÁP Thứ tự của 5 loại này như sau: Tâm vương là tối thắng hết thảy. Tâm

vương và tâm-sở tương-ứng với nhau. Hai loại tâm vương và tâm-sở hiện ra hình bóng sự vật là “Sắc pháp”. Do ba phận vị (tâm vương, tâm-sở và sắc-pháp) sai biệt nhau thành “Bất tương-ứng hành pháp”. Bốn loại trên hiển-thị ra, thành “Vô vi pháp”.

1. Thứ nhất, nói về TÂM PHÁP, đại lược có 8 thức: a) Nhãn-thức (nhận thức của mắt) b) Nhĩ-thức (nhận thức của tai) c) Tỵ-thức (nhận thức của mũi) d) Thiệt-thức (nhận thức của lưỡi) e) Thân-thức (nhận thức của thân) f) Ý-thức (nhận thức của ý) g) Mạt-na-thức (Thức truyền tống, thứ 7) h) A-lại-da-thức (Tạng-thức thứ 8)

2. Thứ hai, nói về TÂM-SỞ HỮU-PHÁP, đại lược có 51 loại, chia làm sáu ngôi: 5 Biến-hành, 5 Biệt-cảnh, 11 Thiện, 6 Phiền-não, 20 Tùy-phiền-não, và 4 Bất-định.

a) Biến-hành có 5 loại: i) Xúc, ii) Tác ý, iii) Thụ, iv) Tưởng, v) Tư.

b) Biệt-cảnh có 5 loại: i) Dục,

DUY THỨC TẬP YẾU Thích-Tâm-Châu Trang

4

ii) Thắng giải, iii) Niệm, iv) Định, v) Tuệ.

c) Thiện có 11 loại: i) Tín, ii) Tàm, iii) Quý, iv) Vô tham, v) Vô sân, vi) Vô si, vii) Tinh-tiến, viii) Khinh an, ix) Bất phóng dật, x) Hành xả, xi) Bất hại.

d) Phiền-não có 6 loại: i) Tham, ii) Sân, iii) Si, iv) Mạn, v) Nghi, vi) Ác kiến.

e) Tùy-phiền-não có 20 loại: i) Phẫn, ii) Hận, iii) Phú, iv) Não, v) Tật, vi) Xan, vii) Cuống, viii) Siểm, ix) Hại, x) Kiêu, xi) Vô tàm, xii) Vô quý, xiii) Trạo cử, xiv) Hôn trầm,

DUY THỨC TẬP YẾU Thích-Tâm-Châu Trang

5

xv) Bất tín, xvi) Giải đãi, xvii) Phóng dật, xviii) Thất niệm, xix) Tán loạn, xx) Bất chính tri.

f) Bất-định có 4 loại: i) Hối, ii) Miên, iii) Tầm, iv) Tứ.

3. Thứ ba là, SẮC-PHÁP, đại lược có 11 loại: a) Nhãn: mắt, b) Nhĩ: tai, c) Tỵ: mũi, d) Thiệt: lưỡi, e) Thân, f) Sắc, g) Thanh: tiếng, h) Hương, i) Vị: mùi vị, j) Xúc: va chạm, k) Sắc bị nhiếp thuộc vào chỗ của pháp (vô biểu sắc).

4. Thứ tư là, BẤT-TƯƠNG-ỨNG-HÀNH PHÁP, đại lược có 24 loại:

a) Đắc: được, b) Mệnh căn, c) Chúng đồng phận, d) Dị sinh tính, e) Vô tưởng định, f) Diệt tận định, g) Vô tưởng báo, h) Danh-thân, i) Cú-thân, j) Văn thân, k) Sinh, l) Trụ, m) Lão,

DUY THỨC TẬP YẾU Thích-Tâm-Châu Trang

6

n) Vô thường, o) Lưu chuyển, p) Định dị, q) Tương-ứng, r) Thế tốc, s) Thứ đệ, t) Phương, u) Thời, v) Số, w) Hòa-hợp-tính, x) Bất-hòa-hợp-tính.

5. Thứ năm là, VÔ VI PHÁP, đại lược có 6 loại: a) Hư không vô vi, b) Trạch diệt vô vi, c) Phi trạch diệt vô vi, d) Bất động diệt vô vi, e) Thụ tưởng diệt vô vi, f) Chân như vô vi.

Nói về VÔ NGÃ, đại lược có 2 loại: a) Nhân vô ngã (bổ-đặc-già-la vô ngã) b) Pháp vô ngã.

Đại ý: Có người hỏi: “Đức Thế Tôn dạy: ‘Hết thảy pháp đều vô ngã, vậy, những gì là hết thảy pháp ? - Thế nào là vô ngã ?’ - Hết thảy pháp (sự vật) bao gồm 5 loại: tâm pháp, tâm-sở-hữu pháp, sắc pháp, bất-tương-ứng-hành pháp và vô vi pháp”. Tâm pháp là tối thắng. Tâm pháp và tâm-sở tương-ứng nhau. Tâm-pháp và tâm-sở hiện ra sắc pháp. Do phân-biệt thành “Bất-tương-ứng-hành pháp”. Do hiển thị bởi 4 loại trên thành “Vô vi pháp”. Tâm pháp có 8 thức. Tâm-sở có 51 loại chia thành 6 ngôi: 5 biến-hành, 5 biệt-cảnh, 11 thiện, 6 căn-bản phiền-não, 20 tùy-phiền-não, 4 bất-định. Sắc-pháp có 11. Bất-tương-ứng-hành pháp có 24. Vô vi pháp có 6. Vô ngã có 2: nhân ngã và pháp ngã./. CHÚ-THÍCH:

(1) Thiên-Thân (Vasubandhu): Phiên âm là Bà-tẩu-bàn-đậu, Trung-Hoa dịch nghĩa là Thiên-Thân, Thế-Thiên hay Thế-Thân. Ngài người Bắc-Ấn. Trước tu Nguyên-Thủy, sau sang Đại-thừa. Ngài thọ 80 tuổi.

(2) Huyền Trang: Ngài họ Trần, tên là Vĩ, đời Đường. Năm Đường Trinh-Quán thứ 3, ngài đi tham học và thỉnh kinh tại Ấn-Độ. Năm Trinh-Quán thứ 19, ngài trở về nước, mang theo 657 bộ kinh, luật, luận. Ngài dịch được 75 bộ, cộng 1.335 quyển. Ngài viên tịch ngày 5 tháng 2, năm ngài 65 tuổi.

DUY THỨC TẬP YẾU Thích-Tâm-Châu Trang

7

(3) Duy-thức: Xúc, tác ý, thụ, tưởng, và tư. (4) Duy-thức: Tín, tàm, quý, vô tham, vô sân, vô si, tinh-tiến, khinh an, bất phóng dật, hành xả,

và bất hại. (5) Duy-thức: Tham, sân, si, mạn, nghi, và ác kiến. (6) Duy-thức: a) Tiểu tùy: Phẫn, hận, phú, não, tật, xan, cuống, siểm, hại, và kiêu. b) Trung tùy:

Vô tàm, và vô quý. c) Đại tùy: Trạo cử, hôn trầm, bất tín, giải đãi, phóng dật, thất niệm, tán loạn, và bất chính tri.

(7) Duy-thức: Hối, miên, tầm, và tứ. (8) Bổ-đặc-già-la (Pudgala): “Nhân” hay “chúng sinh”. Tức là nhân-ngã đối với pháp ngã.

DUY THỨC TẬP YẾU Thích-Tâm-Châu Trang

8

BÁT THỨC QUY-CỦ TỤNG

BÀI TỤNG VỀ MẪU MỰC CỦA TÁM THỨC

Tác giả: Đường, Tam-Tạng Pháp-sư Huyền-Trang Việt dịch: Tỷ-khưu Thích-Tâm-Châu

Trước khi xem vào nội-dụng của các bài tụng, xin ghi nhớ những pháp

số sau đây: 1. TÂM VƯƠNG hay TÂM-PHÁP có 8:

a) Nhãn-thức, b) Nhĩ-thức, c) Tỵ-thức, d) Thiệt-thức, e) Thân-thức, f) Ý-thức, g) Mạt-na-thức, h) A-lại-da-thức.

2. TÂM SỞ có 51, chia làm 6 loại: a) Biến-hành có 5, b) Biệt-cảnh có 5, c) Thiện có 11, d) Căn-bản phiền-não có 6, e) Tùy-phiền-não có 20, f) Bất-định có 4.

3. BA CẢNH: a) Tính-cảnh, b) Độc-ảnh-cảnh, c) Đới-chất-cảnh.

4. BA LƯỢNG: a) Hiện-lượng, b) Tỷ-lượng, c) Phi-lượng.

5. BA TÍNH: a) Thiện-tính, b) Ác-tính, c) Vô-ký-tính.

6. BA THỤ:

DUY THỨC TẬP YẾU Thích-Tâm-Châu Trang

9

a) Khổ-thụ, b) Lạc-thụ, c) Xả-thụ.

7. NĂM THỤ: a) Khổ-thụ, b) Lạc-thụ, c) Ưu-thụ, d) Hỷ-thụ, e) Xả-thụ.

8. TÂM có 4 phần: a) Tướng-phần, b) Kiến-phần, c) Tự-chứng-phần, d) Chứng-tự-chứng-phần.

9. PHÂN BIỆT có 3: a) Tự-tính phân-biệt, b) Tùy-niệm phân-biệt, c) Kế-đạc phân-biệt.

10. THỂ, TƯỚNG, DỤNG: a) 5 thức: Nhãn, nhĩ, tỵ, thiệt và thân. THỂ: chỉ có tự-tính phân-

biệt. TƯỚNG: khó phân-biệt thức và căn. DỤNG: Nhãn và nhĩ: cách trần-cảnh mới phân-biệt được. Tỵ, thiệt và thân: hợp trần-cảnh mới phân-biệt được.

b) Ý-thức: THỂ: Thể-tính của thức thứ 6 có đủ 3 phân-biệt: tự-tính, tùy-niệm và kế-đạc. TƯỚNG: luân chuyển trong ba cõi. DỤNG: Nghiệp-dụng của thức thứ 6 hay làm cho thân và miệng tạo ra dẫn-nghiệp và mãn-nghiệp để cảm-thụ quả báo trong ba cõi. Ba tính cùng năm thụ của thức này cũng thường thay đổi.

c) Mạt-na-thức: THỂ: Thể-tính của thức thứ 7, thường xem xét và suy lường. TƯỚNG: Tướng của thức thứ 7 là suy lường. DỤNG: Thức thứ 7 làm chỗ nương tựa cho 6 thức trước, dù nhiễm hay tịnh.

d) A-lại-da-thức: THỂ: Lồng lộng không cùng. TƯỚNG: Sâu xa như sóng gió hiện. DỤNG: Gìn giữ chủng-tử, căn thân, thế-giới và làm chỗ cảm thụ cho các pháp huân vào.

11. BA GIỚI, CHÍN ĐỊA: a) Dục-giới có: 1)-Ngũ-thú-tạp-cư địa.

DUY THỨC TẬP YẾU Thích-Tâm-Châu Trang

10

b) Sắc-giới có: 2)-Ly-sinh-hỷ-lạc địa. 3)-Định-sinh-hỷ-lạc địa. 4)-Ly-hỷ-diệu-lạc địa. 5)-Xả-niệm-thanh-tịnh địa.

c) Vô-sắc-giới có: 6)-Không-vô-biên-xứ địa. 7)-Thức-vô-biên-xứ địa. 8)-Vô-sở-hữu-xứ địa. 9)-Phi-tưởng, phi-phi-tưởng-xứ địa.

12. Bồ-tát có hai bậc: HIỀN và THÁNH. a) Hiền có:

i) Tư-lương vị: Thập trụ - Thập hành -Thập hồi hướng. ii) Tứ gia-hành vị: Noãn - Đỉnh - Nhẫn - Thế đệ nhất.

b) Thánh có thập địa: 1)-Hoan-hỷ địa. 2)-Ly-cấu địa. 3)-Phát-quang địa. 4)-Diệm-tuệ địa. 5)-Nan-thắng địa. 6)-Hiện-tiền địa. 7)-Viễn-hành địa. 8)-Bất-động địa. 9)-Thiện-tuệ địa. 10)-Pháp-vân địa.

13. TÁM THỨC và CÁC DUYÊN: Nhãn-thức cửu duyên sinh, Nhĩ-thức duy tòng bát. Tỵ, thiệt, thân tam, thất, Hậu tam: ngũ, tam, tứ.

Nhãn-thức sinh chín duyên, Nhĩ-thức chỉ còn tám. Tỵ, thiệt, thân có bảy, Sau ba: năm, ba, bốn.

a) Nhãn-thức có 9 duyên: 1)-Hư-không. 2)-Ánh sáng. 3)-Căn. 4)-

Cảnh. 5)-Tác-ý. 6)-Phân-biệt. 7)-Nhiễm-tịnh-y. 8)-Căn-bản-y. 9)-Chủng-tử.

b) Nhĩ-thức có 8 duyên: Các duyên cũng như nhãn-thức, nhưng không có ánh sáng.

c) Ba thức là tỵ, thiệt và thân có 7 duyên: Các duyên cũng như nhãn-thức, nhưng không có hư không và ánh sáng.

d) Ý-thức có 5 duyên: 1)-Căn. 2)-Cảnh. 3)-Tác-ý. 4)-Căn-bản-y. 5)-Chủng-tử.

e) Mạt-na-thức có 3 duyên: 1)-Căn-cảnh. 2)-Tác-ý. 3)-Chủng-tử. f) A-lại-da-thức có 4 duyên: 1)-Căn (mạt-na). 2)-Cảnh (thân-căn,

khí-giới). 3)-Tác-ý. 4)-Chủng-tử.

ĐỆ NHẤT CHƯƠNG: TỤNG TIỀN NGŨ THỨC (Chương thứ nhất: Tụng năm thức trước)

Tính, Cảnh, Hiện-lượng thông tam Tính Nhãn, Nhĩ, Thân tam, Nhị-địa cư. Biến-hành, Biệt-cảnh, Thiện thập nhất, Trung nhị, Đại bát, Tham, Sân, Si.

Tính-cảnh, Hiện-lượng thông ba Tính Nhị-địa chỉ còn: thân, mắt, tai, Biến-hành, Biệt-cảnh, Thiện mười một, Tham, sân, si. Đại tám, Trung hai.

DUY THỨC TẬP YẾU Thích-Tâm-Châu Trang

11

Đại ý: Năm thức này đối với 3 CẢNH, chúng thuộc về “Tính-cảnh”.

Đối với 3 LƯỢNG, chúng thuộc về “Hiện lượng”. Đối với 3 TÍNH, chúng đầy đủ cả ba: Thiện, ác và vô-ký-tính. Ở Sơ-địa tức là cõi Dục, có đủ 5 thức. Nhưng, lên đến Nhị-địa (cõi Sắc) chỉ có 3 thức: Nhãn, Nhĩ và thân. 5 thức này đối với tâm-sở, chúng ứng hợp với 34 loại: 5 Biến-hành, 5 Biệt-cảnh, 11 Thiện, 2 Trung-tùy phiền-não, 8 Đại-tùy phiền-não và 3 Căn-bản phiền-não: Tham, sân, si.

Ngũ thức đồng y Tịnh-sắc-căn, Cửu duyên, thất, bát hảo tương lân. Hợp tam, ly nhị, quan trần thế, Ngu-giả nan phân thức dữ căn.

Năm thức cùng nương Tịnh-sắc-căn, Chín duyên, bảy, tám thích thân gần. Hai rời, ba hợp xem trần-cảnh, Ngu-giả khôn phân Thức với Căn.

Đại ý: Căn có 2 loại: 1)-Phù-trần căn: Căn thô-phù bên ngoài. 2)-

Tịnh-sắc căn: Căn thanh-tịnh vi tế bên trong. Căn này có chỗ còn gọi là “Thắng-nghĩa căn”. Năm thức này đều nương vào Tịnh-sắc căn và đều nhờ các duyên mà sinh ra. Như Nhãn-thức nhờ vào 9 duyên, Nhĩ-thức nhờ vào 8 duyên, Tỵ, Thiệt, Thân-thức, mỗi thức nhờ vào 7 duyên. Nhưng 3 thức: Tỵ, Thiệt, Thân phải hợp với trần-cảnh mới duyên được. Còn 2 thức: Nhãn và Nhĩ phải xa cách trần-cảnh mới duyên được. Hàng phàm phu và hành Nhị-thừa vì chấp pháp sâu nặng nên khó phân-biệt được cái nào là Thức, cái nào là Căn.

Biến tướng quan không duy Hậu-đắc, Quả trung do tự bất thuyên chân. Viên-minh sơ phát thành Vô-lậu, Tam loại phân thân tức khổ luân.

Biến tướng duyên không là Hậu-đắc, Quả rồi, không dám nói là chân. Viên-minh mới phát thành Vô-lậu, Ba loại phân thân, dứt khổ-luân.

Đại ý: 5 thức này không có Căn-bản trí, chỉ có Hậu-đắc trí. Khi

duyên vào Chân-như, chúng chỉ biến lại tướng phần của 2 loại chân-như: Sinh-không chân-như và pháp-không chân-như mà duyên, chứ không thể duyên trực tiếp với chân-như được. Và, trong khi chứng quả, chúng cũng không thể nói là duyên ngay được với chân-như. Khi thức thứ 8 vừa chuyển thành Đại-viên-kính trí (Viên-minh sơ phát), thì 5 thức này cũng chuyển thành vô-lậu. Khi ấy 5 thức này hiện ra 3 loại thân: Pháp-thân, báo-thân và hóa-thân, dứt trừ được khổ sinh tử luân hồi cho chúng sinh.

DUY THỨC TẬP YẾU Thích-Tâm-Châu Trang

12

ĐỆ NHỊ CHƯƠNG: TỤNG ĐỆ LỤC THỨC (Chương thứ hai: Tụng thức thứ sáu)

Tam Tính, tam Lượng thông tam Cảnh, Tam giới luân thời dị khả tri. Tương-ứng tâm-sở ngũ thập nhất, Thiện, ác lâm thời, biệt phối chi.

Ba Tính, ba Lượng thông ba Cảnh, Ba cõi luân hồi, dễ biết thay. Năm mốt tâm-sở ứng hợp nó, Thiện, ác tới thời, riêng hợp ngay.

Đại ý: Thức thứ sáu này đủ cả 3 Tính, 3 Lượng và 3 Cảnh. Rất dễ

biết sự luân hồi trong 3 cõi: Dục-giới, Sắc-giới và Vô-sắc-giới của nó. Có 51 tâm-sở tương-ứng với nó. Khi nó nghĩ đến việc tốt thì thiện-tâm-sở phối hợp với nó, nhưng khi nghĩ đến việc xấu, thì ác-tâm-sở cũng phối hợp với nó.

Tính, Giới, Thụ tam hằng chuyển dịch, Căn tùy Tín đẳng tổng tương liên. Động thân, phát ngữ độc vi tối, Dẫn, Mãn năng chiêu nghiệp-lực khiên.

Tính, Giới, Thụ, ba thường chuyển đổi, Căn, Tùy, Tín tiếp cận bên nhau. Động thân, miệng nói, mình hơn hết, Dẫn, Mãn-nghiệp duyên, nghiệp lực câu.

Đại ý: Thức thứ sáu này đối với 3 Tính, 3 Cõi và 5 Thụ, nó thường

chuyển đổi. Các loại tâm-sở như Căn-bản phiền-não, Tùy-phiền-não và Thiện-tâm-sở, lúc nào cũng liên tiếp với thức này. Thức này làm cho thân cử động, miệng nói năng, được coi là hơn hết. Nó tạo ra Dẫn-nghiệp và Mãn-nghiệp, chiêu cảm quả báo đời sau.

Phát khởi sơ tâm Hoan-hỷ địa, Câu sinh do tự hiện triền-miên. Viễn-hành địa hậu thuần vô-lậu, Quan sát viên-minh chiếu đại-thiên.

Khi được sơ tâm Hoan-hỷ địa, Câu sinh ngã, pháp hiện triền miên. Viễn-hành sau đó thuần vô-lậu, Quán sát viên-minh sáng đại-thiên.

Đại ý: Trong khi lên ngôi vị Thập địa, thức thứ sáu có 3 giai-đoạn

dứt bỏ phiền-não, trở thành vô-lậu: 1. Khi lên Sơ-địa, tức là Hoan-hỷ địa, phân-biệt ngã-chấp và pháp-

chấp đã đoạn diệt. Nhưng, câu-sinh ngã-chấp và pháp-chấp còn hiện hành và ngủ ngầm trong Tạng-thức.

2. Khi đến Viễn-hành địa, tức đệ thất địa, mới dứt được chủng-tử câu-sinh ngã-chấp và nhiếp-phục được hiện hành của pháp-chấp. Khi ấy, thức này mới thuần vô-lậu.

3. Khi sắp lên quả vị Phật, đoạn diệt được chủng-tử câu-sinh của pháp-chấp. Khi ấy, thức này chuyển thành Diệu-quán-sát trí, chiếu

DUY THỨC TẬP YẾU Thích-Tâm-Châu Trang

13

soi, quán-sát cả đại-thiên thế-giới, tùy theo căn cơ chúng-sinh mà hóa độ.

ĐỆ TAM CHƯƠNG: TỤNG ĐỆ THẤT THỨC

(Chương thứ ba: Tụng thức thứ bảy)

Đới-chất, Hữu phú thông Tình Bản, Tùy duyên chấp ngã, Lượng vi Phi. Bát Đại, Biến-hành, Biệt-cảnh: Tuệ, Tham, si, ngã-kiến, mạn tương tùy.

Đới-chất hữu phú thông Tình, Bản, Tùy duyên chấp ngã, Lượng là Phi. Tám Đại, Biến-hành, Biệt-cảnh: Tuệ, Tham, si, ngã-kiến, mạn theo ghì.

Đại ý: Trong 3 cảnh, thức thứ bảy thuộc về Đới-chất-cảnh. Đối với 3

Tính, thức này thuộc về “Hữu-phú vô-ký tính”. Cảnh Đới-chất thông cả thức thứ bảy (tình) và thức thứ tám (bản). Trong 3 lượng, thức này thuộc Phi-lượng. Đối với tâm-sở, thức này có 6 Đại-tùy phiền-não, 5 Biến-hành, 1 Tâm-sở Tuệ thuộc Biệt-cảnh và 4 Căn-bản phiền-não là tham, si, mạn và ngã-kiến.

Hằng thẩm tư-lường ngã tướng tùy, Hữu-tình nhật dạ chấn hôn mê. Tứ Hoặc, bát Đại tương ứng khởi, Lục chuyển hô vi nhiễm, tịnh y.

Ngã tướng thường theo sự xét suy, Ngày đêm sinh chúng bị hôn mê. Bốn Hoặc, tám Đại hợp nhau khởi, Sáu thức chuyển, xưng “Nhiễm-tịnh-y”.

Đại ý: Thức thứ bảy thường suy lường, chấp theo kiến-phần của thức

thứ tám làm ngã. Ngài Huyền-Trang chú giải: • Thức thứ tám, có hằng mà không có thẩm sát. • Thức thứ bảy, vừa hằng lại vừa thẩm sát. • Thức thứ sáu, có thẩm sát mà không có hằng. • Năm thức trước, không có hằng và không có thẩm sát. Vì thức này chấp ngã, khiến cho hữu tình mê muội trong đêm dài sinh

tử. Thức này ứng hợp với 4 Căn-bản phiền-não: Si, kiến, mạn, ái và 8 Đại tùy phiền-não. Sáu thức trước chuyển, gọi thức này là “Nhiễm-tịnh-y”.

Cực hỷ sơ tâm Bình-đẳng-tính, Vô công dụng hạnh, ngã hằng tồi. Như-lai hiện khởi Tha-thụ-dụng, Thập địa Bồ-tát sở bị ky (cơ).

Sơ-địa biến thành “Bình-đẳng-trí”, Vô-công-dụng hạnh, ngã không còn. Như-lai thân hiện “Tha-thụ-dụng”, Thập địa cơ duyên được tiến hơn.

Đại ý: Khi chứng được Hoan-hỷ địa, tức là Sơ-địa, thức này chuyển

thành “Bình-đẳng-tính-trí”. Đến địa thứ tám là Bất-động địa, gọi là “Vô-

DUY THỨC TẬP YẾU Thích-Tâm-Châu Trang

14

công-dụng-hạnh”, lúc ấy mới dẹp bỏ được chủng-tử của ngã-chấp. Đến khi chứng Phật-quả, thức này chuyển thành trí, hiện ra thân “Tha-thụ-dụng” để giáo hóa theo căn cơ hàng Thập địa.

ĐỆ TỨ CHƯƠNG: TỤNG ĐỆ BÁT THỨC

(Chương thứ tư: Tụng thức thứ tám)

Tính duy Vô phú ngũ Biến-hành, Giới, Địa tùy tha nghiệp-lực sinh. Nhị thừa bất liễu nhân mê chấp, Do thử năng hưng Luận-chủ tranh.

Tính thuộc Vô-ký, 5 Biến-hành, Ba cõi, chín địa tùy nghiệp sinh. Nhị-thừa không rõ nhân mê chấp, Bởi thế gây nên Luận-chủ tranh.

Đại ý: Thức thứ 8 thuộc về “Vô-phú vô-ký tính”. Thức này ứng hợp

với 5 Biến-hành, nhưng, trong Thụ, thuộc về Xả-thụ. Theo nghiệp-lực, thức này sinh trong ba cõi, chín địa. Hàng Nhị-thừa nhân mê chấp, không hiểu về thức này, nên khởi lên sự tranh luận của Luận-chủ.

Hạo hạo tam tàng bất khả cùng, Uyên thâm thất lãng cảnh vi phong. Thụ huân, trì chủng, căn-thân, khí, Khứ hậu, lai tiên tác Chủ-ông.

Lồng lộng ba tàng không thể cùng, Vực sâu, gió cảnh, sóng mênh mông. Cho huân, giữ chủng, căn-thân, khí, Đến trước, đi sau, thành Chủ-ông.

Đại ý: Ba tàng: Năng-tàng, Sở-tàng và Ngã-ái-chấp-tàng. Thức thứ 8

có công-năng duy-trì các chủng-tử, nên gọi là “Năng-tàng”.Thức này là chỗ để cho các pháp hiện hành huân tập vào, nên gọi là “Sở-tàng”. Thức thứ bảy chấp kiến-phần của thức A-lại-da làm Ngã, nên gọi là “Ngã-ái-chấp-tàng”. Thể và dụng của thức này sâu rộng, hàng phàm phu và Nhị thừa không thể hiểu biết đến chỗ cùng tột được. Và, do thức này, chúng sinh bị luân hồi sinh tử, liên tục không ngừng, cũng không cùng tột. Biển tàng-thức rất sâu rộng, gió 4 duyên (căn, cảnh, chủng-tử và tác-ý) thổi vào, sóng 7 thức sẽ nổi dậy. Thức này có công năng gìn giữ chủng-tử, căn-thân, thế-giới và chịu cho các pháp hiện hành huân vào. Thức này làm chủ, khi chúng sinh chết nó ra sau, và khi đầu thai, nó vào trước.

Bất-động địa tiền tài xả tạng, Kim-cương đạo hậu Dị-thục không. Đại viên vô cấu đồng thời phát, Phổ chiếu thập phương trần sát trung.

Đến ngôi Bát địa bỏ tên “Tàng”, Sau đạo Kim-cương, “Dị-thục” không. Vô-cấu, Đại-viên cùng thời phát, Mười phương, bao cõi sáng khôn cùng.

DUY THỨC TẬP YẾU Thích-Tâm-Châu Trang

15

Đại ý: Đạt tới Bất-động địa, tức Bát địa, mới xả được cái tên “Tàng-thức”, mà chỉ còn gọi là “Dị-thục-thức”. Đến khi đạt tới quả vị Đẳng-giác, được Kim-cương đạo, thức này mới không còn gọi là Dị-thục nữa. Đến đây, các chủng-tử hữu-lậu cấu-nhiễm đã hết, nên thức này được đổi tên là “Vô-cấu-thức”. Thức này còn thuần chủng-tử vô-lậu thanh-tịnh, nên cũng gọi là “Bạch-tịnh-thức”. Đến đây nó chuyển thành Đại-viên-kính trí, chiếu sáng khắp cả vô số cõi, trong mười phương thế-giới./.

DUY THỨC TẬP YẾU Thích-Tâm-Châu Trang

16

DUY-THỨC TAM THẬP TỤNG (Ba mươi bài tụng Duy-thức)

Tạo tác-giả: Bồ-tát Thiên Thân. Hán dịch: Đường, Tam Tạng Pháp-sư Huyền-Trang Việt dịch: Tỷ-khưu Thích-Tâm-Châu

Hộ-pháp đẳng Bồ-tát, ước thử Tam Thập Tụng tạo thành Duy-

thức. Kim lược tiêu sở dĩ. Vị thử tam thập tụng trung: Sơ nhị thập tứ hàng tụng, minh Duy-thức-tướng. Thứ, nhất hàng tụng, minh Duy-thức-tính. Hậu, ngũ hàng tụng minh Duy-thức hành-vị. Tựu nhị thập tứ hàng tụng trung: Sơ nhất hàng bán, lược biện Duy-thức-tướng. Thứ nhị thập nhị hàng bán, quảng biện Duy-thức-tướng.

Vị ngoại vấn ngôn: “Nhược duy hữu Thức, vân hà thế-gian, cập chư Thánh-giáo thuyết hữu Ngã, Pháp ? - Cử tụng dĩ đáp tụng viết:

Các vị Hộ-pháp Bồ-tát ước lược 30 bài tụng Duy-thức này, tạo thành

Duy-thức học. Nay nêu qua về ý nghĩa của nó. Trong 30 bài tụng này, 24 bài tụng đầu nói rõ về tướng của Duy-thức. Tiếp đến, một bài tụng nói rõ về tính của Duy-thức. Năm bài tụng sau, nói rõ về Hành-vị của Duy-thức.

Và trong 24 bài tụng: Một bài rưỡi đầu tiên bàn về tướng Duy-thức. Tiếp đến, hai mươi hai bài rưỡi, bàn rộng về tướng Duy-thức.

Như có người ngoài hỏi rằng: “Nếu nói là chỉ có Thức, tại sao thế-gian cũng như trong Thánh-giáo lại nói có Ngã và có Pháp ? Nay đặt ra các bài tụng để đáp lại:

1. Do giả thuyết Ngã, Pháp, Hữu chủng chủng tướng chuyển. Bỉ y Thức sở biến, Thử năng biến duy tam.

Do giả-thuyết Ngã, Pháp, Có mọi thứ tướng chuyển. Chúng nương theo Thức biến, Năng biến này có ba.

Đại ý: Thức có nghĩa là phân-biệt. Phân-biệt có: Sở-phân-biệt và

Năng-phân-biệt. Sở-phân-biệt (cái bị biết, tức là sự vật). Năng-phân-biệt (cái chủ-động về sự biết, tức là thức). Thế-gian và trong Thánh-giáo đều giả nói là có Ngã và có Pháp. Do đó, trên thức của người nghe tự biến ra hình tướng của Ngã và Pháp. Các tướng Ngã và Pháp đều do Thức biến hiện. Chủ động về sự biến hiện này có 3 loại: 1)-Dị-thục-thức (thức thứ tám). 2)-Tư-lường-thức (thức thứ bảy). 3)-Liễu-biệt-cảnh-thức (6 thức trước).

DUY THỨC TẬP YẾU Thích-Tâm-Châu Trang

17

2. Vị: Dị-thục, Tư-lường, Cập Liễu-biệt-cảnh thức.

Là Dị-thục, Tư-lường, Và, thức Liễu-biệt-cảnh.

Thứ, nhị thập nhị bán, quảng biện Duy-thức-tướng giả. Do tiền

tụng văn, lược tiêu tam năng biến, kim quảng minh tam biến tướng. Thả, sơ năng biến, kỳ tướng vân hà ?.

Hai mươi hai rưỡi bài tụng sau đây là bàn rộng về tướng của Duy-thức. Do văn của nửa bài tụng ở trước, nêu tỏ sơ lược về 3 năng biến, nay làm sáng tỏ thêm về 3 biến tướng. Năng biến đầu tiên, tướng nó thế nào ?. Sơ, A-lại-da thức, Dị-thục, Nhất-thiết-chủng.

Trước, thức A-lại-da, Dị-thục, Nhất-thiết-chủng.

Đại ý: Năng-biến có 3 loại là Dị-thục, Tư-lường và Liễu-biệt-cảnh.

Năng-biến thứ nhất tên là A-lại-da, cũng gọi là Dị-thục thức và Nhất-thiết-chủng thức.

1. TỰ-TƯỚNG (thể): A-lại-da, Trung-Hoa dịch nghĩa là “Tàng” (kho tàng chứa đựng các vật). “Tàng” có 3 ẩn nghĩa: Năng-tàng, Sở-tàng và Ngã-ái-chấp-tàng.

2. QUẢ-TƯỚNG: Dị-thục thức. Dị-thục có nghĩa là: Khác thời mà chín; Khác loài mà chín; Biến đổi khác màu mà chín.

3. NHÂN-TƯỚNG: Nhất-thiết-chủng thức. Các pháp (sự vật) trong thế-gian và xuất thế-gian đều có chủng-tử. Chủng-tử chứa đựng trong Tàng-thức là “nhân”, phát khởi hiện hành là “quả”, nên gọi là “Nhất-thiết-chủng thức”.

3. Bất khả tri Chấp, Thụ, Xứ, liễu. Thường dữ Xúc. Tác-ý, thụ, tưởng, tư, Tương-ứng duy Xả-thụ.

Không thể biết Chấp, Thụ, Xứ, Liễu. Thường cùng Xúc. Tác-ý, thụ, tưởng, tư, Ứng hợp với Xả-thụ.

Đại ý: Hành-tướng của Năng-biến thứ nhất rất vi-tế người đời không

thể biết được. Không thể biết được tướng-phần bị duyên của thức này, nó gìn giữ chủng-tử, thân thể (chấp thụ), và thế-giới (xứ). Không thể biết được kiến-phần năng duyên (liễu) của thức này. Nó thường ứng hợp với các tâm-sở: xúc, tác-ý, thụ, tưởng, tư. Thụ có: lạc-thụ, khổ-thụ và xả-thụ, nhưng nó chỉ tương-ứng với xả-thụ mà thôi. 4. Thị vô-phú vô-ký, Là vô-phú vô-ký,

DUY THỨC TẬP YẾU Thích-Tâm-Châu Trang

18

Xúc đẳng diệc như thị. Hằng chuyển như bộc-lưu, A-la-hán vị xả.

Và, xúc cũng như thế. Thường chuyển như thác chảy, Đến La-hán bỏ được.

Đại ý: Tính của các pháp có 3: Thiện, ác và vô-ký. Vô-ký có: Hữu-

phú vô-ký và Vô-phú vô-ký. Tính của thức này thuộc về Vô-phú vô-ký. Các tâm-sở của nó như xúc vân vân… cũng thuộc về tính Vô-phú vô-ký. Thức này thường liên tục chuyển biến không gián đoạn, không phải thường, không phải đoạn, như dòng thác chảy. Đến quả vị A-la-hán mới xả bỏ được phần “Danh”, tên A-lại-da, chứ không bỏ được phần “Thể” của nó. Vì thể của nó có 2 phần: phần nhiễm và phần tịnh. Phần tịnh tức là “Trí”.

- Dĩ thuyết Sơ-năng-biến. Đệ nhị Năng-biến, kỳ tướng vân hà ? - Tụng viết: - Đã nói Năng-biến thứ nhất. Vậy, năng-biến thứ hai, hành-tướng nó thế nào ? - Tụng rằng:

5. Thứ đệ nhị Năng-biến, Thị thức danh Mạt-na. Y bỉ chuyển duyên bỉ, Tư-lường vi tính, tướng.

Tiếp, Năng-biến thứ hai, Thức này tên Mạt-na. Nương, duyên thức thứ tám, Tính, tướng là Tư-lường.

Đại ý: Đây bàn về Năng-biến thứ hai, tức là thức Mạt-na. Mạt-na Trung-Hoa dịch nghĩa là “Ý”. Thức này là “Căn” của ý-thức, chứ không phải là Ý-thức thứ 6. Thức Mạt-na nương vào thức thứ tám để sinh khởi và lại duyên vào thức thứ tám để chấp là “Ngã”. Tính của thức này hay suy lường, nên hiện ra tướng trạng bên ngoài cũng suy lường. 6. Tứ phiền-não thường câu, Vị: ngã-si, ngã-kiến, Tinh ngã-mạn, ngã-ái, Cập dư Xúc đẳng câu.

Thường cùng bốn phiền não, Là ngã-si, ngã kiến, Ngã-mạn và ngã-ái, Cùng các tâm-sở Xúc.

Đại ý: Thức Mạt-na thường chấp lấy thức A-lại-da làm ngã, nên nó

luôn luôn liên hệ với 4 tâm-sở: ngã-si, ngã-kiến, ngã-mạn, ngã-ái và các tâm-sở như xúc, tác-ý, thụ, tưởng, tư.

DUY THỨC TẬP YẾU Thích-Tâm-Châu Trang

19

7. Hữu-phú vô-ký nhiếp, Tùy sở sinh, sở hệ. A-la-hán, Diệt-định, Xuất thế đạo vô hữu.

Thuộc Hữu-phú vô-ký, Theo sinh, hệ thức 8. Chứng La-hán, Diệt-định, Đạo xuất thế, không có.

Đại ý: Tính của thức Mạt-na nhiếp thuộc vào tính Hữu-phú vô-ký.

Thức A-lại-da sinh vào cảnh giới nào, thức Mạt-na liền liên-hệ vào cảnh-giới ấy mà chấp ngã. Khi chứng được quả vị A-la-hán, nhập Diệt-tận-định, vào Đạo xuất thế, tức là được trí hiểu biết chân-vô-ngã, được Hậu-đắc-trí, thì không còn thức Mạt-na.

- Như thị dĩ thuyết đệ nhị Năng-biến. Đệ tam Năng-biến, kỳ tướng vân hà ? - Tụng viết: - Như thế, đã nói về Năng-biến thứ hai. Vậy, Năng-biến thứ ba, hành-tướng của nó thế nào ? - Tụng rằng: 8. Thứ đệ tam Năng-biến, Sai biệt hữu lục chủng. Liễu cảnh vi tính, tướng, Thiện, bất thiện, câu phi.

Thức Năng-biến thứ ba, Sai biệt, có sáu loại. Tính, tướng: phân-biệt cảnh, Thiện, ác và vô ký.

Đại ý: Thức Năng-biến thứ ba có 6 loại sai biệt nhau. 6 loại này tức

là 6 thức: nhãn-thức, nhĩ-thức, tỵ-thức, thiệt-thức, thân-thức và ý-thức. Tính và tướng của 6 thức này đều thuộc về khả-năng phân-biệt. Sáu thức này có đầy đủ cả 3 tính: thiện, ác và vô-ký tính. 9. Thử tâm sở Biến-hành, Biệt-cảnh, Thiện, Phiền-não. Tùy-phiền-não, Bất-định, Giai tam Thụ tương-ứng.

Đây, tâm-sở Biến-hành, Biệt-cảnh, Thiện, Phiền-não. Tùy-phiền-não, Bất-định, Tương-ứng với ba Thụ.

Đại ý: Tâm-sở của 6 thức này gồm có: 5 Biến-hành. 5 Biệt-cảnh. 11 Thiện. 6 Căn-bản phiền-não. 20 Tùy phiền-não. 4 Bất-định và 3 Thụ. 10. Sơ, Biến-hành: Xúc đẳng, Thứ, Biệt-cảnh, vị: Dục. Thắng giải, niệm, định, tuệ,

Trước, Biến-hành có: xúc… Thứ, Biệt-cảnh có: Dục, Thắng giải, niệm, định, tuệ,

DUY THỨC TẬP YẾU Thích-Tâm-Châu Trang

20

Sở duyên, sự bất đồng. Sở-duyên chúng không đồng.

Đại ý: Đầu tiên là tâm sở Biến-hành. Tâm-sở này đi khắp tất cả thời gian: quá-khứ, hiện tại, vị lai, không gian: ba cõi, chín địa, khắp tất cả tính: thiện, ác, vô-ký và khắp tất cả 8 thức. Tâm-sở Biệt-cảnh có 5: dục, thắng giải, niệm, định, tuệ, nhưng mỗi loại duyên mỗi cảnh khác nhau.

11. Thiện, vị: tín, tàm, quý, Vô tham đẳng tam căn. Cần, an, bất phóng dật, Hành xả cập bất hại.

Thiện có: tín, tàm, quý, Ba thiện-căn: vô tham… Cần, an, không phóng dật, Hành-xả và bất hại.

Đại ý: Thiện-tâm-sở có 11 loại: tín, tàm, quý, vô tham, vô sân, vô si,

cần, khinh an, Bất phóng dật, Hành-xả, Bất hại. 12. Phiền-não, vị: tham, sân, Si, mạn, nghi, ác-kiến. Tùy-phiền-não, vị: phẫn, Hận, phú, não, tật, xan.

Phiền-não là: tham, sân, Si, mạn, nghi, ác-kiến. Tùy-phiền-não là: phẫn Hận, phú, não, tật, xan.

Đại ý: Căn bản phiền-não có 6: tham, sân, si, mạn, nghi, và ác-kiến.

Tùy-phiền-não là: phẫn, hận, phú, tật, và xan.

13. Cuống, siểm dữ hại, kiêu, Vô tàm cập vô quý. Trạo cử dữ hôn trầm, Bất tín tinh giải-đãi.

Cuống, siểm cùng hại, kiêu, Không thẹn và không hổ. Trạo-cử cùng hôn trầm, Bất tín cùng giải-đãi.

Đại ý: Tùy-phiền-não còn có các tâm-sở: cuống, siểm, hại, kiêu, vô tàm, vô quý, trạo cử, hôn-trầm, bất tín, và giải-đãi. 14. Phóng-dật cập thất niệm, Tán loạn, bất-chính-tri. Bất-định, vị: Hối, miên, Tầm, tứ, nhị các nhị.

Phóng-dật và thất niệm, Tán loạn, bất-chính-tri. Bất-định là: Hối, miên, Tầm, tứ. Hai nhân hai.

Đại ý: Tùy-phiền-não còn có các tâm-sở: phóng-dật, thất niệm, tán loạn và bất-chính-tri. Bất-định có 4: Hối, miên, tầm, và tứ. Mỗi tâm-sở này đều có hai tính: hoặc thiện hoặc ác, không nhất định.

DUY THỨC TẬP YẾU Thích-Tâm-Châu Trang

21

- Dĩ thuyết lục thức tâm-sở tương-ứng. Vân hà ưng tri hiện khởi phận-vị ? -Tụng viết: -Đã nói về các tâm-sở tương-ứng của 6 thức. Vậy, nên biết phận-vị hiện khởi của chúng thế nào ? - Tụng rằng: 15. Y chỉ căn bản thức, Ngũ thức tùy duyên hiện. Hoặc câu hoặc bất câu, Như đào ba y thủy.

Nương vào Căn-bản-thức, Năm thức tùy duyên hiện. Hoặc chung hoặc không chung, Như sóng nương nơi nước.

Đại ý: Sáu thức trước nương nơi Căn-bản-thức, tức là nương nơi thức A-lại-da mà phát khởi. Năm thức trước tùy duyên mà khởi, hoặc chung sinh, hoặc không chung sinh, như sóng nương nơi nước mà sinh. 16. Ý-thức thường hiện khởi, Trừ sinh Vô-tưởng-thiên. Cập Vô tâm nhị định, Thụy miên dữ muộn tuyệt.

Ý-thức thường hiện-khởi, Trừ sinh Vô-tưởng-thiên. Và, hai định Vô tâm, Ngủ mê và chết giấc.

Đại ý: Ý-thức thường hiện khởi, trừ khi: - sinh lên cõi trời Vô-tưởng, - nhập định Vô-tưởng, - nhập định Diệt tận, - ngủ mê, - chết giấc. - Dĩ quảng phân-biệt tam năng-biến tướng, vi tự sở biến, nhị phận sở y. Vân hà, ưng tri y thức sở biến, giả thuyết ngã, pháp, phi biệt thực hữu. Do tư nhất thiết duy hữu thức da ? - Tụng viết: - Đã phân-biệt rộng về hành-tướng của ba Năng-biến. Chúng tự-chuyển-biến và chúng y-cứ vào hai phần: năng, sở, ngã, pháp. Vậy, làm thế nào biết được rằng, y vào thức chuyển biến, giả thuyết ra ngã và pháp, không phải có cái thực hữu riêng biệt, do đó, hết thảy chỉ có thức ? - Tụng rằng: 17. Thị chư thức chuyển biến, Phân-biệt, sở phân-biệt. Do thử, bỉ giai vô, Cố nhất thiết duy thức.

Do các thức chuyển biến, Phân-biệt, sở phân-biệt. Bởi đây, kia đều không, Nên hết thảy duy thức.

DUY THỨC TẬP YẾU Thích-Tâm-Châu Trang

22

Đại ý: Sự chuyển biến của các thức, đều do năng-phân-biệt và sở-phân-biệt mà ra. Nhưng, năng-phân-biệt và sở-phân-biệt đều không, nên hết thảy pháp chỉ do thức biến hiện. Năng là chủ-động, sở là bị-động “Năng” thuộc “Kiến phần”, tức là về nhận thức phân-biệt của thức. “Sở” thuộc “Tướng phần”, tức là về phần cảnh-vật. Mỗi thức và mỗi tâm-sở của thức đều có 4 phần: a)- Phần bên ngoài: Kiến-phần và Tướng-phần. b)- Phần bên trong: Tự-chứng-phần (tự chứng-minh cho kiến-phần) và Chứng-tự-chứng-phần (chứng minh cho phần tự-chứng). Kiến-phần và tướng-phần thuộc về “Dụng” của thức. Tự-chứng-phần và Chứng-tự-chứng-phần thuộc về “Thể” của thức. - Nhược vô hữu thức, đô vô ngoại duyên, do hà nhi sinh chủng chủng phân biệt ? - Tụng viết: - Nếu, đều là ngoại duyên, không có thức, do đâu sinh ra mọi thứ phân biệt ? - Tụng rằng: 18. Do nhất thiết chủng thức, Như thị, như thị biến. Dĩ triển-chuyển lực cố, Bỉ bỉ phân biệt sinh.

Do hết thảy chủng thức, Như thế, như thế biến. Bởi vì lực triển-chuyển, Sinh phân-biệt này, kia.

Đại ý: Thức A-lại-da chứa đựng các chủng-tử của các pháp. Các chủng-tử ấy lại sinh ra các pháp hiện hành. Mỗi pháp hiện-hành lại sinh ra kiến-phần (năng-phân-biệt) và tướng-phần (sở-phân-biệt). Cứ chuyển biến như thế, như thế mãi. Do năng lực của tâm vương, tâm-sở, kiến-phần, tuớng-phần hỗ trợ nhau sinh ra các cảnh và các sự phân-biệt. - Tuy hữu nội thức, nhi vô ngoại-duyên, do hà hữu-tình sinh tử tương tục ? - Tụng viết: - Tuy có nội-thức mà không có ngoại duyên, do đâu loài hữu-tình bị sinh tử tương tục ? - Tụng rằng: 19. Do chư nghiệp tập-khí, Do tập-khí các nghiệp,

DUY THỨC TẬP YẾU Thích-Tâm-Châu Trang

23

Nhị thủ tập-khí câu. Tiền Dị-thục ký tận, Phục sinh dư Dị-thục.

Cùng tập-khí hai Thủ. Dị-thục trước đã hết, Lại sinh Dị-thức Khác.

Đại ý: Do tập-khí (chủng-tử) của các nghiệp và tập-khí (chủng-tử)

của năng-thủ và sở-thủ, chung nhau làm duyên, nên thân dị-thục (báo thân) đời này vừa hết, lại tiếp tục sinh ra các thân dị-thục đời sau, đời sau nữa. Tập-khí (chủng-tử) của các nghiệp: thiện, ác và bất-động, làm “Sơ duyên”. Tập-khí (chủng-tử) của hai Thủ làm thân-duyên. “Năng-thủ” chỉ cho Kiến-phần hay Danh hay Tâm-vương. “Sở-thủ” chỉ cho Tướng-phần hay Sắc hay Tâm-sở. - Nhược duy hữu thức, hà cố Thế Tôn, xứ xứ kinh trung thuyết hữu tam tính. Ưng tri tam tính diệc bất ly thức. Sở dĩ giả hà ? - Tụng viết: - Nếu chỉ có thức, tại sao trong các kinh sách, Thế Tôn lại nói có 3 tính. Nhưng, nên biết rằng, 3 tính ấy cũng chẳng lìa Thức. Tại sao như thế ? - Tụng rằng: 20. Do bỉ bỉ biến kế, Biến kế chủng chủng vật. Thử Biến-kế sở chấp, Tự tính vô sở hữu. 21. Y-tha-khởi tự-tính, Phân-biệt duyên sở sinh. Viên-thành-thật ư bỉ, Thường viễn ly tiền tính. 22. Cố thử dữ Y-tha, Phi dị, phi bất dị. Như vô thường đẳng tính, Phi bất kiến thử bỉ.

Do chấp khắp này nọ, Chấp khắp mọi sự vật. Tính Biến-kế chấp này, Tự tính không thể có. Tự tính Y-tha-khởi, Duyên phân biệt sinh ra. Viên-thành do Y-tha, Thường xa tính Biến-kế. Viên-thành với Y-tha, Chẳng khác, chẳng phải khác. Như những tính vô thường, Không thấy bằng bỉ, thử.

Đại ý: Tính Biến-kế sở chấp, do vọng chấp tất cả vật này vật khác, nên nó không có tự-tính. Tính Y-tha-khởi là do các duyên phân-biệt mà sinh. Tính Viên-thành-thật là do tính Y-tha-khởi xa lìa tính Biến-kế sở-chấp mà hiện. Do đó, tính Viên-thành-thật này đối với tính Y-tha-khởi cũng khác mà cũng không khác, vì nó không thể tách rời ra được. Cho nên, nếu không thấy được tính Viên-thành-thật thì cũng không thấy được tính

DUY THỨC TẬP YẾU Thích-Tâm-Châu Trang

24

Y-tha-khởi. Như tính vô-thường, khổ, vô ngã đối với các pháp, cũng khác mà cũng không khác. - Nhược hữu tam tính, như hà Thế Tôn thuyết nhất thiết pháp giai vô tự-tính ? - Tụng viết: - Nếu có ba tính, tại sao Thế Tôn lại nói, hết thảy đều không có tự-tính ? - Tụng rằng: 23. Tức y thử tam tính, Lập bỉ tam vô tính. Cố Phật mật ý thuyết, Nhất thiết pháp vô tính. 24. Sơ, tức Tướng-vô-tính, Thứ, Vô-tự-nhiên-tính. Hậu do viễn ly tiền, Sở chấp ngã, pháp tính. 25. Thử chư pháp thắng-nghĩa, Diệc tức thị chân-như. Thường như kỳ tính cố, Tức Duy-thức thực-tính.

Tức nương ba tính ấy, Lập ra ba vô tính. Nên Phật mật-ý nói, Hết thảy pháp vô tính. Trước, tức Tướng-vô-tính, Thứ, Tự-nhiên-vô-tính. Do xa lìa tính trước, Vì chấp ngã, pháp tính. Đây, Thắng-nghĩa mọi pháp, Cũng tức là chân-như. Tính nó vẫn thường như, Tức thực-tính Duy-thức.

Đại ý: Nếu có 3 tự-tính, tại sao đức Phật lại nói: “Tất cả pháp đều không có tự-tính ?” - Đức Phật y vào 3 tự-tính ấy, giả lập ra 3 vô-tính, với mật-ý của Phật, dùng phương-tiện đối trị cái chấp có 3 tính mà thôi. Trước tiên là, Tướng-vô-tính: tướng Biến-kế-sở-chấp là hư vọng không thực. Thứ hai là, Tự-nhiên-vô-tính: do các duyên sinh, không phải là tự nhiên có, nên có chỗ gọi là “Sinh-vô-tính”. Thứ ba là, Thắng-nghĩa-vô-tính: Do xa lìa vọng chấp-ngã và pháp, mới hiện ra tính này, nên gọi là “Thắng-nghĩa-vô-tính”. Thắng-nghĩa-vô-tính cũng tức là chân-như, vì tính nó chân thực không vọng, thường như, nên còn gọi là “Thực-tính của Duy-thức”. - Hậu ngũ hàng tụng, minh Duy-thức hành-vị giả. Luận viết: Như thị sở thành Duy-thức tính, tướng. Thùy y kỷ vị, như hà ngộ nhập ? - Vị, cụ Đại-thừa nhị chủng chủng tính: Nhất, Bản-tính chủng-tính: vị, vô thủy lai, y phụ bản-thức pháp nhĩ, sở đắc vô lậu pháp-nhân. Nhị, vị

DUY THỨC TẬP YẾU Thích-Tâm-Châu Trang

25

Tập-sở thành chủng-tính: vị, văn pháp-giới đẳng lưu pháp dĩ, văn sở thành đẳng, huân-tập sở thành. Cụ thử nhị tính, phương năng ngộ nhập. Hà vị ngũ vị ? - Nhất, Tư-lương vị: Vị, tu Đại-thừa, thuận giải-thoát-phần, y thức tính, tướng, năng thâm tín giải. Kỳ tướng vân hà ? - Tụng viết: -Năm bài tụng sau này, nêu rõ hành-vị của Duy-thức. Luận viết: “Thành tính, tướng của Duy-thức rồi, người nào và cần y vào mấy hành-vị để ngộ nhập ? – Là người đầy đủ hai chủng-tính Đại-thừa: a) Bản-tính chủng-tính: từ vô thủy đến nay nương nhờ vào bản-thức của pháp nhĩ như thị, được pháp-nhân vô-lậu. b) Tập-sở-thành chủng-tính: nghe được những dòng pháp tuôn chảy trong pháp-giới, nghe rồi, huân-tập thành. Đầy đủ hai tính ấy rồi mới có thể ngộ nhập. Có 5 hành-vị: 1)-Tư-lương vị. 2)-Gia-hành vị. 3)-Thông-đạt vị. 4)-Tu-tập vị. 5)-Cứu-cánh vị. 1) TƯ-LƯƠNG VỊ: Tu theo Đại-thừa, thuận phần giải-thoát. Y thức tính, tướng, tín giải sâu xa. Hành-tướng của nó thế nào ? - Tụng rằng: 26. Nãi chí vị khởi thức, Cầu trụ Duy-thức-tính. Ư nhị thủ tùy miên, Do vị năng phục diệt.

Cho đến chưa khởi thức, Cầu trụ tính Duy-thức. Với hai Thủ ngủ ngầm, Chưa thể phục diệt được.

Đại ý: Từ trước, khi chưa phát khởi sự nhận-thức, tức là chưa phát tâm, cho đến khi cầu trụ Duy-thức-tính, trong thời-gian ấy, còn bị chấp ngã và chấp pháp miên-phục, chưa có thể nhiếp-phục và diệt trừ được nó. - Nhị, Gia-hành vị: Vị tu Đại-thừa, thuận quyết trạch phần. Tại Gia-hành vị năng tiệm phục trừ sở thủ, năng thủ. Kỳ tướng vân hà ?. 2) GIA-HÀNH VỊ: Tu theo Đại-thừa, thuận quyết-trạch phần. Ở Gia-hành vị, có thể nhiếp-phục và trừ diệt dần dần sở-thủ và năng-thủ. Hành-tướng của nó thế nào ?. 27. Hiện tiền lập thiểu vật, Vị thị Duy-thức-tính. Dĩ hữu sở đắc cố,

Hiện tiền còn chút vật, Bảo là Duy-thức-tính. Vì còn chỗ sở đắc,

DUY THỨC TẬP YẾU Thích-Tâm-Châu Trang

26

Phi thực trụ Duy-thức. Chưa thực trụ Duy-thức. Đại ý: Gia-hành vị, tức là ngôi vị còn phải gắng công thực hành nữa mới được. Tu Duy-thức quán, thấy cảnh giới Duy-thức hiện tiền, nếu chấp cho là thấy Duy-thức-tính, như thế là còn có chỗ sở đắc, chưa phải là thực chứng, chưa thực an trụ vào Duy-thức. - Tam, Thông-đạt vị: Vị chư Bồ-tát sở trụ Kiến-đạo. Tại Thông-đạt vị, như thực thông-đạt. Kỳ tướng vân hà ?. 3) THÔNG-ĐẠT VỊ: Các vị Bồ-tát đã an-trụ vào ngôi vị Kiến-đạo. Ở nơi Thông-đạt vị, thông suốt vào chân-lý như thực. Hành-tướng của nó thế nào ?. 28. Nhược thời ư sở duyên, Trí đô vô-sở-đắc. Nhĩ thời trụ Duy-thức, Ly Nhị Thủ tướng cố.

Nếu khi chỗ sở duyên, Trí, đều không sở đắc. Khi ấy trụ Duy-thức, Lìa được tướng Nhị Thủ.

Đại ý: Thông-đạt vị: Ngôi vị thông suốt. Như người đi đường thông suốt con đường sẽ đi. Hành-tướng của ngôi vị này, đối với cảnh sở-quán và trí năng-quán, đều xem như không có gì. Đến đây, xa lìa được chấp ngã và chấp pháp, mới thực an trụ vào Duy-thức. -Tứ, Tu-tập vị: Vị, chư Bồ-tát sở trụ Tu-đạo. Tu-tập vị trung, như thực kiến lý, xác xác tu tập. Kỳ tướng vân hà ?. 4) TU-TẬP VỊ: Các vị Bồ-tát an-trụ trong ngôi vị Tu-đạo. Trong ngôi vị tu-tập, thấy được chân-lý như thực và thường tu tập. Hành-tướng của nó thế nào ?. 29. Vô đắc bất tư nghị, Thị xuất thế-gian trí. Xả nhị thô trọng cố, Tiện chứng đắc Chuyển y.

Vô đắc không nghĩ bàn, Là trí xuất thế-gian. Bỏ hai chướng thô trọng. Liền chứng được Chuyển y.

Đại ý: Cảnh giới “Vô-đắc” không thể nghĩ bàn được. Nó là trí xuất thế-gian, tức là trí vô-phân-biệt. Bỏ được hai chướng thô trọng: phiền-não-chướng và sở-tri-chướng, liền chứng được hai chuyển y, tức là Bồ-đề và Niết-bàn. “Chuyển y” có nghĩa là y vào tính Y-tha-khởi, chuyển nhiễm trở

DUY THỨC TẬP YẾU Thích-Tâm-Châu Trang

27

thành tịnh, chuyển phiền-não-chướng thành giải-thoát (Niết-bàn), chuyển sở-tri-chướng thành Bồ-đề. - Ngũ, Cứu-cánh vị: Vị trụ Vô-thượng Chính-đẳng Bồ-đề. Xuất chướng, viên-minh, năng tận vị lai, hóa hữu tình loại. Kỳ tướng vân hà ?. 5) CỨU-CÁNH VỊ: Các vị an-trụ nơi ngôi Vô-thượng Chính-đẳng Bồ-đề. Các vị đã vượt ngoài phiền-não-chướng và sở-tri-chướng, chân-tính trọn sáng, có thể đến suốt đời vị lai, hóa độ hữu-tình. Hành-tướng của nó thế nào ?. 30. Thử tức Vô-lậu-giới, Bất tư nghị: thiện, thường. An-lạc, giải-thoát-thân, Đại Mâu-ni danh Pháp.

Đây là cõi Vô-lậu, Không nghĩ bàn: Thiện, Thường. An lạc, Giải-thoát-thân, Đại Mâu-ni, Pháp-thân.

Đại ý: Đạt tới Cứu-cánh vị, nơi đây là cõi Vô-lậu, là nơi Thiện và

Thường không thể nghĩ bàn được. Chứng đắc Giải-thoát thân an-lạc và Pháp-thân tịch-tĩnh./.

MỤC LỤC

Đại-thừa Bách Pháp Minh Môn Luận Trang 1 Luận Bách Pháp Minh Môn 3 Bát Thức Quy-củ Tụng 8 Duy-thức Tam Thập Tụng 16