c sinh trong Ạy Ọ Ầ 11 Â a Ọ Ổ Ô -...

55
ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM ĐỖ VĂN NĂNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC LÀM VIỆC VỚI SÁCH GIÁO KHOA CHO HỌC SINH TRONG DẠY HỌC PHẦN “ĐIỆN HỌC” VẬT LÍ 11 NÂNG CAO TRUNG HỌC PHỔ THÔNG Chuyên ngành : Lí luận và Phương pháp dạy học bộ môn Vật lí Mã số : 62 14 01 11 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ GIÁO DỤC HỌC HUẾ - NĂM 2015

Upload: others

Post on 01-Sep-2019

7 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: C SINH TRONG ẠY Ọ Ầ 11 Â A Ọ Ổ Ô - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1047/TOMTATLA.pdf · học tập từ SGK VL. Phần “Điện học” thuộc

ĐẠI HỌC HUẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

ĐỖ VĂN NĂNG

PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC LÀM VIỆC VỚI SÁCH GIÁO

KHOA CHO HỌC SINH TRONG DẠY HỌC PHẦN

“ĐIỆN HỌC” VẬT LÍ 11 NÂNG CAO

TRUNG HỌC PHỔ THÔNG

Chuyên ngành : Lí luận và Phương pháp dạy học bộ môn Vật lí

Mã số : 62 14 01 11

TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ GIÁO DỤC HỌC

HUẾ - NĂM 2015

Page 2: C SINH TRONG ẠY Ọ Ầ 11 Â A Ọ Ổ Ô - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1047/TOMTATLA.pdf · học tập từ SGK VL. Phần “Điện học” thuộc

Công trình được hoàn thành tại: Trường ĐHSP – Đại học Huế

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Lê Công Triêm

Phản biện 1:……………………………………………………

Phản biện 2:……………………………………………………

Phản biện 3:……………………………………………………

Luận án sẽ được bảo vệ tại Hội đồng chấm luận án cấp Đại học

Huế họp tại:………………………………..………………….……

Vào hồi……….giờ..........ngày............tháng..........năm.........................

Có thể tìm hiểu luận án tại thư viện:………………………...........……

…………………………………………………………......….....………

……………………………………………..…………...……..…………

Page 3: C SINH TRONG ẠY Ọ Ầ 11 Â A Ọ Ổ Ô - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1047/TOMTATLA.pdf · học tập từ SGK VL. Phần “Điện học” thuộc

DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ

1. Đỗ Văn Năng, Lê Công Triêm (2011), Rèn luyện kỹ năng làm việc

với kênh hình trong dạy học vật lý cho học sinh THPT, Tạp chí Khoa

học Đại học Huế, số 5, tập 68, Huế.

2. Đỗ Văn Năng (2013), Quy trình tổ chức rèn luyện cho học sinh kỹ

năng làm việc với SGK Vật lí trong dạy học THPT, Kỷ yếu Hội nghị

Khoa học Sau Đại học lần thứ nhất, Nxb Đại học Huế, Huế.

3. Do Van Nang (2014), Training the skill to work with textbooks for

students in teaching Physics at High School, ICER 2014, Hue, VN.

4. Đỗ Văn Năng, Lê Công Triêm (2014), Cấu trúc của sách giáo khoa

vật lí ở THPT hiện hành và xu hướng đổi mới, Tạp chí Giáo dục, Số đặc

biệt tháng 4, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

5. Đỗ Văn Năng, Lê Công Triêm (2015), Rèn luyện cho học sinh kĩ

năng làm việc với sách giáo khoa và việc nâng cao hiệu quả dạy học vật

lí ở trung học phổ thông, Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt tháng 7, Nxb

Giáo dục, Hà Nội.

6. Lê Công Triêm, Đỗ Văn Năng (2014), Sử dụng kênh hình trong dạy

học vật lí, Tạp chí Thiết bị Giáo dục, số 101, Hà Nội

Page 4: C SINH TRONG ẠY Ọ Ầ 11 Â A Ọ Ổ Ô - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1047/TOMTATLA.pdf · học tập từ SGK VL. Phần “Điện học” thuộc

1

MỞ ĐẦU

1. Lí do chọn đề tài

Hiện nay, giáo dục của các nước đều chú ý hình thành, phát triển

năng lực cần cho việc học tập suốt đời, các năng lực gắn với cuộc sống

hằng ngày, trong đó chú trọng năng lực chung như: Năng lực tự học, học

cách học, năng lực cá nhân, năng lực công nghệ thông tin và truyền

thông,…

Trong dạy học vật lí (VL) ở THPT, dù sử dụng phương pháp dạy

học (PPDH) nào, cách thức tổ chức khác nhau đến mấy cũng không thể

thiếu phương tiện hỗ trợ đắc lực cho quá trình này là sách giáo khoa (SGK)

VL. Mặc dù vậy, hiện nay, cả giáo viên (GV), học sinh (HS) đều chưa có

PP sử dụng SGK VL một cách khoa học. GV chưa có và chưa được hướng

dẫn cách tổ chức cho HS làm việc với SGK, nên HS cũng chưa biết cách

khai thác tối ưu SGK VL vào quá trình học tập và tự học. Do đó, chức năng

của SGK VL chưa được phát huy, HS chưa chủ động, sáng tạo trong việc

học tập từ SGK VL.

Phần “Điện học” thuộc chương trình VL lớp 11 nâng cao trình bày

các kiến thức cơ bản về điện tích và dòng điện. Song, hầu hết các hiện

tượng, định luật, bản chất của dòng điện trong phần này khó hình dung,

khó tiếp cận trực tiếp. Tuy nhiên, trong phần này, SGK VL lớp 11 nâng cao

chứa nhiều thông tin hỗ trợ thông qua kênh chữ, kênh hình. Nếu HS có

năng lực (NL) làm việc với kênh chữ và kênh hình thì sẽ lĩnh hội tốt hơn

kiến thức cần thiết, dần hình thành và phát triển năng lực tự học, tự nghiên

cứu.

Chính những lí do trên, chúng tôi chọn nghiên cứu đề tài: “Phát

triển năng lực làm việc với sách giáo khoa cho học sinh trong dạy học

phần “Điện học” Vật lí lớp 11 nâng cao THPT”.

2. Mục tiêu nghiên cứu Xác định được hệ thống kĩ năng làm việc với SGK VL theo hướng phát

triển năng lực làm việc với SGK VL, từ đó đề xuất được quy trình tổ chức rèn

luyện cho HS các kĩ năng làm việc với SGK VL và sử dụng quy trình này thiết

kế các tiến trình dạy học thuộc phần “Điện học” VL lớp 11 NC.

3. Giả thuyết khoa học Nếu xác định được hệ thống kĩ năng làm việc với SGK VL và xây

dựng được quy trình phát triển năng lực làm việc với SGK VL và vận dụng quy trình này để thiết kế và sử dụng tiến trình dạy học đó vào dạy học phần “Điện học” thì sẽ phát triển được năng lực làm việc với SGK VL cho HS và góp phần nâng cao chất lượng dạy học VL.

Page 5: C SINH TRONG ẠY Ọ Ầ 11 Â A Ọ Ổ Ô - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1047/TOMTATLA.pdf · học tập từ SGK VL. Phần “Điện học” thuộc

2

4. Nhiệm vụ nghiên cứu + Nghiên cứu cơ sở lí luận và thực tiễn của việc phát triển năng lực

làm việc với SGK VL cho HS THPT + Xác định hệ thống kỹ năng, cách rèn luyện kỹ năng, cách đánh giá

năng lực làm việc với SGK VL cho HS THPT + Xây dựng và vận dụng quy trình tổ chức rèn luyện kĩ năng làm việc

với SGK VL cho HS để thiết kế bài giảng thuộc phần “Điện học” theo hướng phát triển năng lực làm việc với SGK VL

+ Thực nghiệm sư phạm để kiểm tra giả thuyết khoa học và tính khả thi của đề tài

5. Những đóng góp mới của luận án

- Về mặt lí luận:

+ Phân tích rõ được chức năng, cấu trúc của SGK VL trong dạy học

VL ở THPT

+ Xác định được hệ thống kĩ năng, các biện pháp, mức độ sử dụng

quy trình làm việc với SGK VL cần tổ chức rèn luyện và phương pháp để

rèn luyện được các kĩ năng đó

+ Xây dựng được quy trình phát triển năng lực làm việc với SGK

VL trong dạy học, quy trình tổ chức rèn luyện các kĩ năng làm việc với

SGK VL trong dạy học THPT, các tiêu chí đánh giá NLLV với SGK VL

và đánh giá được NLLV với SGK VL của HS

- Về mặt thực tiễn:

+ Đánh giá được thực trạng về NLLV với SGK VL của HS, mức

chú trọng rèn luyện các KNLV với SGK VL cho HS trong dạy học VL của

GV

+ Thiết kế được hệ thống các bài giảng thuộc phần “Điện học” VL

11 nâng cao theo hướng rèn luyện cho HS các KNLV với SGK VL

+ Rèn luyện được một số KNLV với SGK VL cho HS và bước đầu

phát triển được NLLV với SGK VL cho HS trong dạy học VL ở THPT

Page 6: C SINH TRONG ẠY Ọ Ầ 11 Â A Ọ Ổ Ô - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1047/TOMTATLA.pdf · học tập từ SGK VL. Phần “Điện học” thuộc

3

CHƯƠNG 1

TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VỀ PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC LÀM

VIỆC VỚI SÁCH GIÁO KHOA TRONG DẠY HỌC

Ở TRUNG HỌC PHỔ THÔNG

1.1. Các nghiên cứu ngoài nước

1.1.1. Các nghiên cứu liên quan vai trò của sách giáo khoa

Theo quan điểm của các nhà nghiên cứu ngoài nước, SGK có vai

trò, chức năng to lớn trong hoạt động dạy và học của GV và HS. Tiêu biểu

như: X.G. Sapôvalencô, Allan C. Ornstein, Thomas J. Lasley II, Fuller,

Clarke, Heyneman, Jamison, Lockheed,….

X.G. Sapôvalencô khẳng định: “Trong hệ thống các phương tiện dạy

học mỗi bộ môn thì SGK là phương tiện dạy học quan trọng nhất, vì nó

đóng vai trò chủ yếu trong dạy học, có quan hệ trực tiếp hoặc gián tiếp với

các phương tiện dạy học khác,…”.

N.A. lôskareva cho rằng: “SGK có vai trò to lớn trong việc hình

thành các kỹ năng và kỹ xảo học tập cho HS”.

1.1.2. Thực trạng sử dụng sách giáo khoa trong dạy học

Giáo dục ở nhiều nước trên thế giới đã tìm hiểu thực trạng sử dụng

SGK trong dạy học, và thực tế cho thấy, giáo dục của rất nhiều nước coi

SGK là phương tiện dạy học rất cần thiết và khuyến cáo nên chú ý hơn nữa

việc sử dụng SGK trong dạy học. Tiêu biểu như: Các nghiên cứu việc sử

dụng SGK của Sepulveda-Stuardo và Farrell (1983) ở Chile, Fuller và

Snyder (1991) ở Botswana, Sharita Bharuthram (2012) ở Australia, các tác

giả Abdul Razaq Ahmad, Mohd Mahzan Awang, Ahmad Ali Seman &

Ramle bin Abdullah (2013) ở Malaysia; Các nghiên cứu ở Mỹ như: Barton

và Wilder (1966); Turner’s (1988); Weiss (1987); Shannon (1987); ….

1.1.3. Các nghiên cứu liên quan đến làm việc với sách

+ Các nghiên cứu về làm việc với sách theo hướng đọc sách, tiêu

biểu như: X.I. Povarlin với nhận định: "Phương pháp đọc tuỳ thuộc vào

mục đích, và hoàn toàn do mục đích quy định", “Phương pháp đọc sách”

của A.P. Primacôvxki, “Tự học như thế nào” của N.A. Rubakin, “Phương

pháp học tập siêu tốc khơi dậy năng lực tiềm ẩn trong bạn” của Bobbi

Deporter & Mike Hernaki, …

+ Các nghiên cứu về làm việc với sách theo hướng như một PPDH,

tiêu biểu như: X.I. Arkhanghenxki, M.G. Trilinxki, M.I. Liubinxưna, F.A.

Ioxki, A.A. Gorxepxki, X.G. Gruzinxki,…đều xem làm việc với sách như

là một PPDH. Tuy nhiên, các nghiên cứu này chưa mô tả các KNLV với

Page 7: C SINH TRONG ẠY Ọ Ầ 11 Â A Ọ Ổ Ô - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1047/TOMTATLA.pdf · học tập từ SGK VL. Phần “Điện học” thuộc

4

sách.

+ Một số tác giả đã xác định các KNLV với SGK gồm các KN: đọc,

ghi chép, xử lí nội dung đọc, phân tích hình vẽ, biểu bảng, sơ đồ, đồ thị,…

1.2. Các nghiên cứu trong nước

+ Hầu hết các nghiên cứu về SGK đều xác định làm việc với SGK

như một PPDH và khẳng định SGK có vai trò to lớn trong dạy học. Tiêu

biểu: Thái Duy Tuyên, Vũ Trọng Rỹ, Phạm Thế Dân, … Các tác giả đều

xác định các KN cần thiết cho HS khi học tập với SGK. Tuy nhiên, các

nghiên cứu này chưa mô tả các KNLV với sách, chưa chuyên biệt cho một

loại SGK đặc thù, không thể áp dụng phù hợp cho đối tượng là HS THPT.

+ Các nhà lí luận dạy học đều nhận định cần phải có quy trình làm

việc với sách. Song, chưa có một quy trình chung nhất, đặc biệt trong dạy

học VL ở THPT. Các nghiên cứu cũng xác định KNLV với SGK phải

được đánh giá bởi một số mức độ dựa trên một số tiêu chí cụ thể. Tuy

nhiên, các chuẩn, các tiêu chí, các mức độ, cách đánh giá, tổ chức đánh giá

chưa thật sự thống nhất và phù hợp để có thể áp dụng rộng rãi cho lĩnh vực

tương tự.

Qua phân tích các nghiên cứu đã có, chúng tôi nhận định cần bổ

sung về cơ sở lí luận của việc làm việc với SGK Vật lí THPT trong dạy học

một số “điểm” sau:

+ Xác định và phân tích rõ hệ thống KNLV với SGK Vật lí THPT

cần rèn luyện cho HS, các thao tác rèn luyện các KNLV với SGK VL.

Phân tích rõ chức năng của SGK VL trong dạy học theo hướng dạy học

phát triển NLLV với SGK. Làm rõ cơ sở lí luận của việc phát triển NLLV

với SGK.

+ Xây dựng các quy trình: phát triển NLLV với SGK VL, tổ chức

rèn luyện cho HS các KNLV với SGK VL trong dạy học VL ở THPT và

vận dụng chúng để thiết kế và sử dụng các bài học.

Page 8: C SINH TRONG ẠY Ọ Ầ 11 Â A Ọ Ổ Ô - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1047/TOMTATLA.pdf · học tập từ SGK VL. Phần “Điện học” thuộc

5

CHƯƠNG 2

CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC PHÁT TRIỂN NĂNG

LỰC LÀM VIỆC VỚI SÁCH GIÁO KHOA

CHO HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG

TRONG DẠY HỌC VẬT LÍ

2.1. Khái quát về sách giáo khoa

► Đã có nhiều quan niệm, nhiều khẳng định về chức năng khác nhau

về SGK, SGK VL trong dạy học. Nhưng tựu chung đều thống nhất, trong

dạy học nói chung và dạy học VL nói riêng, SGK và SGK VL được khẳng

định là một phương tiện cung cấp các kiến thức phù hợp với yêu cầu về

chuẩn kiến thức và chuẩn KN theo quy định của chương trình giáo dục bộ

môn; SGK là phương tiện hỗ trợ đắc lực trong dạy và học.

► Dựa trên những điểm đặc thù của môn học và theo yêu cầu đổi mới

PPDH theo hướng phát triển NL làm việc với SGK cho HS, SGK VL được

thiết kế và trình bày với cấu trúc có thể tiếp cận theo các hướng sau: theo nội

dung, theo kênh thông tin. Có thể tóm tắt như sơ đồ sau:

Kênh

hình

Đồ thị

Sơ đồ

CẤU

TRÚC

SGK

VẬT LÍ

NỘI

DUNG

KÊNH

THÔNG

TIN

Các

phần

Giới thiệu nội dung

chính của phần

Các phụ lục

Nội dung kiến thức

Tóm tắt

Bài tập

Tình huống học tập

Kênh

chữ

Phần

chữ

lớn

Câu

hỏi,

bài

tập

Phần

chữ

nhỏ

Các chương

Bài

đọc

thêm

Bài

thực

hành

Tổng

kết

chương

Các

bài

học

Giới thiệu

nội dung

chính của

chương

Hình ảnh

Bảng số liệu

Hình vẽ Tham khảo

Page 9: C SINH TRONG ẠY Ọ Ầ 11 Â A Ọ Ổ Ô - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1047/TOMTATLA.pdf · học tập từ SGK VL. Phần “Điện học” thuộc

6

2.2. Phát triển NL làm việc với SGK VL cho HS trong dạy học

2.2.1. Năng lực làm việc với SGK

Khái niệm năng lực rất phong phú, năng lực làm việc với SGK được

quan niệm theo nhiều hướng khác nhau. Căn cứ vào khái niệm năng lực

nói chung và đặc thù của hoạt động làm việc với SGK, năng lực làm việc

với SGK VL được khái quát như sau: Năng lực làm việc với SGK VL là

khả năng mà mỗi người học có thể khai thác, xử lí, sử dụng linh hoạt các

thông tin từ các kênh thông tin của SGK VL một cách có chủ đích, linh

hoạt trong các tình huống học tập, nghiên cứu mang lại hiệu quả nghiên

cứu, học tập cao nhất cho bản thân. Năng lực làm việc với SGK cần được

rèn luyện thông qua rèn luyện các hoạt động, các KNLV với các kênh

thông tin của SGK. Học sinh có NL làm việc với SGK VL sẽ có động cơ

học tập rõ ràng hơn, có hứng thú, niềm tin, có trách nhiệm và tính sẵn sàng

hơn trong các tình huống bất kì.

2.2.2. Phát triển năng lực làm việc với SGK cho học sinh

Phát triển NL là một quá trình phức tạp, lâu dài, bao gồm trong đó

cả việc lĩnh hội tri thức, rèn luyện KN. Năng lực của mỗi người được hình

thành và phát triển trên cơ sở những tư chất, nhưng chủ yếu là thông qua

hoạt động tích cực của con người dưới tác động của rèn luyện, dạy học và

giáo dục. Việc phát triển NLLV với SGK VL cho HS được thực hiện thông

qua việc rèn luyện có chủ đích, có PP cho HS hệ thống các KNLV với

SGK VL. Tức là phải rèn luyện các KNLV với kênh hình, kênh chữ, kênh

hình kết hợp kênh chữ.

2.2.3. Hệ thống kĩ năng làm việc với sách giáo khoa vật lí

Đề tài xác định hệ thống KNLV với SGK VL cần rèn luyện nhằm

phát triển năng lực làm việc với SGK VL cho học sinh THPT gồm có: hệ

thống KNLV với kênh chữ, hệ thống KNLV với kênh hình.

►Hệ thống KNLV với kênh chữ bao gồm các nhóm sau: Nhóm kĩ

năng thu thập thông tin (bao gồm các KN: đọc để tìm kiếm thông tin, đọc để

tập hợp thông tin, tìm ý chính), Nhóm kĩ năng xử lí thông tin (bao gồm các

KN: lập dàn ý, lập bảng, lập sơ đồ, đánh giá thông tin), Nhóm kĩ năng vận dụng

thông tin (bao gồm các KN: vận dụng thông tin vào việc trả lời câu hỏi định

tính, vận dụng thông tin vào việc giải bài tập định lượng).

► Hệ thống kĩ năng làm việc với kênh hình gồm các KNLV với:

hình vẽ, hình ảnh (ảnh chụp), đồ thị, bảng biểu và sơ đồ.

► Các biện pháp rèn luyện kĩ năng làm việc với SGK cho HS

Việc xác định và lựa chọn biện pháp hoặc những biện pháp nào để

rèn luyện KNLV với SGK cho HS thường dựa trên mức độ các KN mà HS

Page 10: C SINH TRONG ẠY Ọ Ầ 11 Â A Ọ Ổ Ô - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1047/TOMTATLA.pdf · học tập từ SGK VL. Phần “Điện học” thuộc

7

đang có. Các biện pháp rèn luyện KNLV với SGK cho HS bao gồm: biện

pháp làm mẫu, hướng dẫn giải thích, tổ chức luyện tập, kiểm tra điều chỉnh.

► Các bước rèn luyện kĩ năng làm việc với SGK

Bảng 2.2: Các bước rèn luyện kĩ năng làm việc với kênh chữ

Nhóm

KN

Các bước tiến hành rèn luyện kĩ năng

Thu thập

thông tin

Bước 1: Xác định vị trí thông tin cần thu thập qua đề mục

Bước 2: Đọc lướt nội dung, gạch chân từ khoá, số liệu,

công thức

Bước 3: Đọc kĩ các thông tin cần thiết

Bước 4: Viết ra các ý chính và tóm tắt thông tin cần thiết

Xử lí

thông tin

Bước 1: Xác định mục tiêu cần xử lí thông tin

Bước 2: Phân tích, lựa chọn thông tin cần thiết

Bước 3: Chế biến thông tin

Vận dụng

thông tin

Bước 1: Xác định mục tiêu vận dụng thông tin

Bước 2: Chỉ ra liên hệ giữa thông tin với yêu cầu nhận thức

Bước 3: Giải quyết bài toán nhận thức

Bảng 2.3: Các bước rèn luyện kĩ năng làm việc với kênh hình

Kênh

hình Các bước tiến hành làm việc với kênh hình

Hình

vẽ

Bước 1: Quan sát toàn diện hình vẽ, đọc ghi chú hình vẽ

Bước 2: Phân tích, nhận định nội dung ẩn trong hình vẽ

Bước 3: Lựa chọn nội dung, giải quyết nhiệm vụ nhận thức

Hình

ảnh

Bước 1: Quan sát toàn diện hình, đọc ghi chú, tìm điểm nhấn

Bước 2: Phân tích, nhận định nội dung kiến thức ẩn trong hình

Bước 3: Lựa chọn nội dung, giải quyết nhiệm vụ nhận thức

Bảng

biểu

Bước 1: Xem ghi chú về bảng biểu đang quan sát

Bước 2: Xem thông tin tổng quát về nội dung các cột, các dòng

Bước 3: Thiết lập quan hệ giữa các dòng, cột với nội dung

đang cần giải quyết

Bước 4: Vận dụng thông tin giải quyết nhiệm vụ nhận thức

Đồ

thị

Bước 1: Quan sát số lượng, tên gọi các trục của đồ thị, đơn vị

Bước 2: Nhận xét đồ thị có dạng là đường gì, tính chất biến

thiên của các đại lượng là gì

Bước 3: Viết ra biểu thức liên hệ giữa các đại lượng

Bước 4: Khái quát hóa quan hệ giữa các đại lượng trong đồ thị

Bước 5: Vận dụng thông tin và giải quyết nhiệm vụ nhận thức

Page 11: C SINH TRONG ẠY Ọ Ầ 11 Â A Ọ Ổ Ô - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1047/TOMTATLA.pdf · học tập từ SGK VL. Phần “Điện học” thuộc

8

đồ

Bước 1: Đọc ghi chú sơ đồ

Bước 2: Xác định từ khóa trung tâm chứa nội dung chính

Bước 3: Xác định các thông tin bổ sung, minh họa

Bước 4: Phân tích mối liên hệ, rút ra nội dung tổng quát

Bước 5: Vận dụng giải quyết nhiệm vụ học tập, nhận thức

2.3. Quy trình phát triển năng lực làm việc với sách giáo khoa trong

dạy học vật lí

2.3.2. Quy trình tổng quát

Quy trình tổng quát được trình bày tóm tắt như sơ đồ dưới đây.

Giai đoạn 1

Giai đoạn 2

Tổ chức

rèn luyện

Xác định mục tiêu

Phân tích bài dạy

Xác định kĩ năng làm việc với SGK

Lập kế hoạch làm việc với SGK

Định hướng

HS làm việc với SGK

Thảo luận

Tổng kết

Chuẩn bị

Giai đoạn 3 Đánh giá

Tổ chức kiểm tra

Đánh giá kết quả

Sơ đồ 2.8: Quy trình phát triển năng lực làm việc với SGK

Page 12: C SINH TRONG ẠY Ọ Ầ 11 Â A Ọ Ổ Ô - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1047/TOMTATLA.pdf · học tập từ SGK VL. Phần “Điện học” thuộc

9

2.3.3. Quy trình tổ chức rèn luyện KNLV với SGK cho HS trong dạy học

vật lí THPT

Quy trình tổ chức rèn luyện KNLV với SGK cho HS trong dạy học

VL THPT là một phần của quy trình phát triển NLLV với SGK VL cho HS

trong dạy học vật lí THPT gồm 2 giai đoạn đầu của quy trình tổng quát.

2.3.4. Các tiêu chí đánh giá năng lực làm việc với SGK của HS

TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC LÀM VIỆC VỚI SGK

Viết ra được các ý chính từ kênh chữ Sơ đồ hóa được kênh chữ Hình ảnh hóa được kênh chữ Toán học hóa được kênh chữ Đọc được các kênh hình Xác định được các đại lượng, đơn vị đo, giá trị cực đại, cực tiểu từ đồ thị, bảng biểu Viết ra được phương trình mô tả mối liên hệ giữa các đại lượng trên đồ thị, bảng biểu Khái quát hoá được mối liên hệ giữa các đại lượng cho trên đồ thị, bảng biểu, diễn đạt được kênh hình

2.4. Thực trạng làm việc với SGK VL trong dạy học ở THPT

Phần lớn HS nhận thức tốt vai trò của việc sử dụng SGK trong học

tập VL, hầu như không có HS nào không sử dụng SGK. Tuy nhiên, HS

không có KNLV với SGK để khai thác tốt SGK. Phần lớn GV nhận định

việc rèn luyện cho HS các KNLV với SGK trong dạy học là quan trọng.

Thực tế, GV có hướng dẫn cho HS các KNLV với SGK nhưng mang tính

ngẫu hứng.

Thực trạng cũng cho biết, việc sử dụng SGK VL trong dạy học có

những thuận lợi nhất định, chẳng hạn: SGK VL là một tài liệu rất phổ biến,

nội dung kiến thức các bài kiểm tra trong các kỳ thi được giới hạn phần lớn

ở SGK VL. Bên cạnh các thuận lợi, còn tồn tại một số khó khăn: Các bài

kiểm tra, bài thi VL, đề thi VL hiện nay chỉ kiểm tra về mặt kiến thức VL.

HS đã hình thành thói quen sử dụng SGK một cách tùy tiện và dành thời

gian cho việc “học thêm” theo chương trình mà GV tổ chức dạy tại nhà.

Page 13: C SINH TRONG ẠY Ọ Ầ 11 Â A Ọ Ổ Ô - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1047/TOMTATLA.pdf · học tập từ SGK VL. Phần “Điện học” thuộc

10

GV hướng

dẫn

HS làm việc, GV quan

sát, điều chỉnh GV và HS cùng

thực hiện

CHƯƠNG 3

TỔ CHỨC DẠY HỌC PHẦN “ĐIỆN HỌC” VẬT LÍ LỚP 11 NÂNG

CAO THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC

LÀM VIỆC VỚI SÁCH GIÁO KHOA

3.1. Đặc điểm phần “Điện học” Vật lí lớp 11 nâng cao trung học phổ

thông theo hướng nghiên cứu của đề tài

Phần “Điện học” VL lớp 11 nâng cao THPT gồm các kiểu bài khá

phong phú. Kiến thức phần này khá trừu tượng, khó trực quan, nhưng các

tác giả đã đưa vào SGK VL 11 nâng cao các loại thông tin hỗ trợ khá đa

dạng và phong phú như: hình vẽ, hình ảnh, bảng biểu, đồ thị, sơ đồ, câu hỏi

nêu vấn đề và gợi mở, câu hỏi củng cố, bài tập áp dụng, bài đọc thêm,

những thông tin ứng dụng thực tế của bài học. Nội dung kiến thức của các

bài dạy của phần “Điện học” được phân phối thuận lợi cho GV tổ chức làm

việc với SGK VL.

3.2. Tổ chức rèn luyện cho học sinh KNLV với SGK

Đề tài xác định việc tổ chức rèn luyện cho học sinh KNLV với SGK

được thực hiện cả trong và ngoài giờ lên lớp, làm việc với kênh chữ và với

kênh hình. Với kênh chữ, cần tổ chức cho HS thu thập thông tin từ kênh

chữ, trình bày trực quan hóa kênh chữ. Với kênh hình cần tổ chức cho HS

đàm thoại, thảo luận, tranh luận, trò chơi học tập với hình.

3.3. Vận dụng quy trình tổ chức rèn luyện kĩ năng làm việc với sách

giáo khoa cho HS trong dạy học phần “Điện học” VL 11 nâng cao

Tùy thuộc vào KNLV với SGK hiện có của HS vào từng thời điểm

dạy học, GV chọn lựa sử dụng quy trình ở mức độ phù hợp. Đề tài xác định

ba mức độ sử dụng quy trình.

* Mức độ 1

Mức độ 1 được sử dụng trong trường hợp HS chưa có KN làm việc

với SGK VL hoặc có nhưng ở mức thấp. Trường hợp này GV phải làm

mẫu, hướng dẫn tỉ mĩ, rõ ràng cho các em theo trình tự các bước làm việc

với kênh hình, kênh chữ. Sau đó, GV thực hiện lại và yêu cầu HS thực hiện

theo.

Page 14: C SINH TRONG ẠY Ọ Ầ 11 Â A Ọ Ổ Ô - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1047/TOMTATLA.pdf · học tập từ SGK VL. Phần “Điện học” thuộc

11

GV định hướng GV kiểm tra, điều chỉnh HS tự thực hiện

GV giao

nhiệm vụ

GV kiểm tra,

điều chỉnh

HS tự định hướng

và thực hiện

* Mức độ 2

Mức độ 2 được sử dụng trong trường hợp HS có KN làm việc với

SGK nhưng còn lúng túng chưa thành thạo hoặc thụ động. Trường hợp

này, GV phải định hướng cho các em các hoạt động cần thiết.

* Mức độ 3

Mức độ 3 được sử dụng trong trường hợp HS có KNLV với SGK

tương đối thành thạo, gần đạt đến mức độ chủ động làm việc độc lập để

giải quyết các yêu cầu của GV. Trường hợp này, GV không cần hướng dẫn

mà chỉ giao nhiệm vụ, HS tự động làm việc với SGK để đạt được mục tiêu

cần nghiên cứu, và giải quyết nhiệm vụ mà GV đã giao cho.

3.4. Vận dụng quy trình trong các kiểu bài lên lớp Đối với kiểu bài lên lớp nghiên cứu kiến thức mới, quy trình vận

dụng được trong các khâu: kiểm tra bài cũ, nghiên cứu kiến thức mới, vận

dụng, củng cố.

Đối với kiểu bài ôn tập, kiểu bài này mang ý nghĩa khái quát hóa, hệ

thống hóa và tổng kết một nội dung học tập xác định. GV có thể tổ chức

cho HS lập sơ đồ, bảng kiến thức, đồ thị, tóm tắt kiến thức của từng bài

hoặc của cả chương, báo cáo thuyết minh,… Đối với kiểu bài thực hành, GV có thể tổ chức cho HS làm việc với

SGK để thu thập thông tin cần thiết cho quá trình thí nghiệm, lập bảng tóm

tắt, vẽ sơ đồ, quy trình tiến hành thí nghiệm, lập bảng ghi số liệu thu thập

được từ kết quả thí nghiệm, vẽ đồ thị, xử lí kết quả, báo cáo thuyết minh và

đánh giá kết quả thí nghiệm,…

Đối với kiểu bài kiểm tra, đánh giá, GV ra đề sao cho HS dùng SGK

không thể trả lời ngay mà HS phải làm việc với SGK hoặc sử dụng các

KNLV với SGK mới có thể giải quyết yêu cầu mà GV đã đặt ra. Trong

kiểu bài này HS không thảo luận, báo cáo.

Page 15: C SINH TRONG ẠY Ọ Ầ 11 Â A Ọ Ổ Ô - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1047/TOMTATLA.pdf · học tập từ SGK VL. Phần “Điện học” thuộc

12

Ví dụ áp dụng quy trình tổ chức rèn luyện KNLV với SGK cho HS

trong dạy học bài 14, SGK VL 11 nâng cao:

Bài 14: ĐỊNH LUẬT ÔM ĐỐI VỚI CÁC LOẠI MẠCH ĐIỆN

MẮC CÁC NGUỒN ĐIỆN THÀNH BỘ

I. MỤC TIÊU (Bước C1: Xác định mục tiêu)

I.1. Kiến thức + Thiết lập và vận dụng được các công thức biểu thị định luật Ôm đối

với đoạn mạch có chứa nguồn điện và máy thu điện. + Biết cách vận dụng định luật Ôm trong việc giải các bài tập về đoạn

mạch có chứa nguồn điện và máy thu điện. I.2. Kĩ năng

+ Vận dụng được định luật Ôm đối với các loại mạch điện

+ Khai thác và sử dụng được thông tin từ hình vẽ, bảng số liệu, đồ thị

từ SGK VL ở mức độ 3

I.3. Thái độ + Củng cố được tinh thần tự học, tự giác nghiên cứu bài học + Có ý thức rèn luyện KNLV với SGK VL trong học tập

II. PHÂN TÍCH BÀI DẠY (Bước C2: Phân tích bài dạy)

Bài học này được giảng dạy trong hai tiết.

Để đưa ra được nội dung định luật Ôm tổng quát đối với các loại

mạch điện, các tác giả đưa ra thí nghiệm mở đầu đối với đoạn mạch chứa

nguồn điện, sau đó sử dụng định luật bảo toàn năng lượng để đưa ra biểu

thức định luật Ôm cho đoạn mạch chứa máy thu điện. Từ đó, sử dụng các kết

quả được đưa ra để khái quát thành định luật Ôm tổng quát đối với các loại

mạch điện với quy ước kèm theo. Khi sử dụng định luật Ôm tổng quát đối

với các loại mạch điện, người sử dụng phải nhận biết được nguồn điện, máy

thu điện. Đồng thời, các tác giả cũng đưa ra các trường hợp tạo thành bộ

nguồn điện và các biểu thức tính

suất điện động, điện trở trong

tương đương của bộ nguồn. Bài

học được trình bày kết hợp giữa

kênh chữ và kênh hình.

Mở đầu bài học, để tìm

hiểu về định luật Ôm đối với đoạn

mạch điện có chứa nguồn điện,

SGK VL 11 nâng cao trình bày sơ

đồ thí nghiệm khảo sát đoạn mạch Hình 3. 2: Thí nghiệm định luật Ôm

Page 16: C SINH TRONG ẠY Ọ Ầ 11 Â A Ọ Ổ Ô - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1047/TOMTATLA.pdf · học tập từ SGK VL. Phần “Điện học” thuộc

13

chứa nguồn điện kèm theo hướng dẫn tiến hành thí nghiệm, bảng kết quả

thí nghiệm và đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc của U vào I như trên hình 3.2.

Những kênh hình này thuận lợi cho việc tổ chức rèn luyện cho học sinh

KNLV với SGK VL, trong điều kiện không thể tiến hành thí nghiệm.

III. Bước C3: Xác định kĩ năng làm việc với SGK Căn cứ vào mục tiêu bài dạy và việc phân tích nội dung bài dạy trên

đây, có thể xác định KNLV với SGK VL cần rèn luyện cho HS là làm việc

với hình vẽ sơ đồ lắp ráp mạch điện, bảng số liệu và đồ thị ở mức độ 3.

IV. CHUẨN BỊ (Bước C4: Lập kế hoạch tổ chức làm việc với SGK)

IV.1. Chuẩn bị của thầy

+ Về thời lượng dự kiến 15 phút, tổ chức tại lớp, HS làm việc theo

nhóm từ 4 - 6 HS/nhóm.

+ Bản scan các hình 14.1, 14.2 và bảng 14.1 SGK VL 11 nâng cao,

máy chiếu, màn hứng ảnh, bút laser

+ Các nhiệm vụ HS phải thực hiện:

Dựa vào hình 14.1 SGK VL 11 chỉ ra các phần tử của mạch điện và

nêu tác dụng của các phần tử mạch điện đó; dựa vào bảng 14.1 SGK VL 11

và đồ thị 14.2 SGK VL 11 nêu mối liên hệ giữa cường độ dòng điện I và

hiệu điện thế UAB; trình bày kết quả của nhóm; thảo luận, nhận xét và kết

luận.

+ Hệ thống câu hỏi hỗ trợ làm việc với SGK:

- Nhìn vào sơ đồ 14.1 SGK VL 11 nâng cao, các phần tử mạch điện

trong hình có chức năng gì?

- Khi khoá K mở, vôn kế V cho biết thông số gì?

- Từ bảng 14.1 SGK VL 11 nâng cao, có nhận xét gì về liên hệ I và

UAB?

- Từ hình 14.2 SGK VL 11 nâng cao, có nhận xét gì về quy luật

biến thiên của I và UAB?

+ PHIẾU QUAN SÁT HOẠT ĐỘNG LÀM VIỆC VỚI

SGK VL

Thao tác làm việc SGK

Học sinh cần

hướng dẫn Hoàn

thành

Không

hoàn

thành Cần Không Cần ít

Viết ra được các ý chính từ kênh

chữ

Sơ đồ hóa được kênh chữ

Hình ảnh hóa được kênh chữ

Page 17: C SINH TRONG ẠY Ọ Ầ 11 Â A Ọ Ổ Ô - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1047/TOMTATLA.pdf · học tập từ SGK VL. Phần “Điện học” thuộc

14

PHIẾU HỌC TẬP

BÀI 14: ĐỊNH LUẬT ÔM ĐỐI VỚI CÁC LOẠI MẠCH ĐIỆN.

MẮC CÁC NGUỒN ĐIỆN THÀNH BỘ

Trường:…………………..Lớp:……..Nhóm:……Trưởng nhóm: ……

1)Từ hình 14.1 SGK VL 11 nâng cao, các phần tử của mạch điện gồm:

+……………có tác dụng……………………………………………

+……………có tác dụng……………………………………………

+……………có tác dụng……………………………………………

1)Từ bảng 14.1 SGK VL 11 nâng cao và hình 14.2 SGK VL 11 nâng

cao, nhận xét mối liên hệ giữa I và UAB:

…………………………………………………………………………

2)Từ đồ thị 14.2 SGK VL 11 nâng cao, viết biểu thức liên hệ giữa I

và UAB:…………………………………………………

Toán học hóa được kênh chữ

Đọc được các kênh hình

Xác định được các đại lượng, đơn

vị đo, giá trị cực đại, cực tiểu từ

đồ thị, bảng biểu

Viết ra được phương trình mô tả

mối liên hệ giữa các đại lượng

trên đồ thị, bảng biểu

Khái quát hoá được liên hệ giữa

các đại lượng cho trên đồ thị,

bảng biểu

Diễn đạt được kênh hình

Nhận xét

+ Phiếu hỗ trợ học tập nhóm:

IV.2. Chuẩn bị của trò

+ Đọc lại và hiểu rõ định luật Ôm đối với toàn mạch

+ Các loại bút đánh dấu: bút chì, bút dạ,…và giấy nháp

+ SGK VL 11 nâng cao

V. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

Hoạt động 1(5 phút): Tạo tình huống vào bài

Page 18: C SINH TRONG ẠY Ọ Ầ 11 Â A Ọ Ổ Ô - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1047/TOMTATLA.pdf · học tập từ SGK VL. Phần “Điện học” thuộc

15

Hoạt động của thầy Hoạt động của trò

+ Yêu cầu HS viết biểu thức định luật Ôm đối

với toàn mạch

+ Hỏi: trường hợp cần tính hiệu điện thế giữa hai

đầu một đoạn mạch bất kì: chứa điện trở, chứa

nguồn điện, chứa máy thu điện, chứa cả máy thu

điện và nguồn điện…cần sử dụng công thức nào?

* Nếu HS trả lời được thì yêu cầu HS chứng

minh, nếu không trả lời được thì định hướng vào

bài mới

+ Viết biểu thức

định luật Ôm đối

với toàn mạch

+ Tìm câu trả lời

Hoạt động 2 (15 phút): Tìm hiểu định luật Ôm đối với đoạn

mạch chứa nguồn điện thông qua làm việc với SGK

Hoạt động của thầy Hoạt động của trò

+ Yêu cầu HS chia nhóm, mỗi nhóm từ 4 - 6 HS

Bước T1: Định hướng

+ Giao nhiệm vụ: hoàn thành phiếu học tập

sau

+ Phát phiếu học tập cho HS

Bước T2: HS làm việc với SGK

+ Yêu cầu các nhóm hoàn thành PHT

+ Quan sát và trợ giúp

Bước T3: Thảo luận

+ Yêu cầu từng nhóm trình bày phiếu học tập

và thảo luận

Bước T4: Tổng kết

+ Nhận xét kết quả qua các phiếu học tập và

thảo luận

+ Tổng kết nội dung phiếu học tập

+ Chia nhóm và cử

trưởng nhóm

+ Nhận phiếu học tập

+ Làm việc với SGK

và hoàn thành phiếu

học tập

+ Trình bày phiếu

học tập và thảo luận

+ Lắng nghe

+ Ghi lại kết quả

phiếu học tập đã được

GV chính xác hóa

Hoạt động 3 (10phút): Tìm biểu thức định luật Ôm đối với đoạn

mạch chứa máy thu điện

Hoạt động của thầy Hoạt động của trò

+ Yêu cầu HS quan sát hình 14.4 SGK VL + Quan sát và tính để

Page 19: C SINH TRONG ẠY Ọ Ầ 11 Â A Ọ Ổ Ô - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1047/TOMTATLA.pdf · học tập từ SGK VL. Phần “Điện học” thuộc

16

11 nâng cao, tính toán và so sánh công của

dòng điện sinh ra ở đoạn mạch và điện năng

máy thu tiêu thụ trong thời gian t

+ Yêu cầu HS viết ra biểu thức liên hệ giữa

cường độ dòng điện và hiệu điện thế giữa

hai đầu đoạn mạch

+ Yêu cầu HS phát biểu định luật Ôm đối

với đoạn mạch chứa máy thu điện

+ Yêu cầu HS viết ra biểu thức định luật Ôm

cho đoạn mạch ở hình 14.5

so sánh

+ Viết ra biểu thức

(14.5) và (14.6)

+ Diễn đạt thành lời

biểu thức (14.6)

+ Viết ra biểu thức

(14.8)

Hoạt động 4(7 phút): Thiết lập công thức tổng quát của định

luật Ôm đối với các loại đoạn mạch

Hoạt động của thầy Hoạt động của trò

+ Chiếu các hình 14.6a và 14.6b

SGK VL 11 nâng cao và yêu cầu

HS cho biết điểm khác nhau giữa

hai hình

+ Yêu cầu HS viết biểu thức định

luật Ôm tương ứng cho các đoạn

mạch trên hình 14.6a ,14.6b SGK

VL 11 nâng cao

+ Yêu cầu HS viết ra công thức

tổng quát của định luật Ôm đối với

các loại đoạn mạch

+ Hỏi: Có lưu ý gì khi sử dụng công

thức tổng quát của định luật Ôm đối

với các loại đoạn mạch?

+ Quan sát hình vẽ 14.6a và

14.6b và nhận ra nguồn điện

và máy thu điện

+ Viết biểu thức định luật Ôm

tương ứng với hai đoạn mạch

ở hình 14.6a, 14.6b

+ Viết ra công thức tổng quát

của định luật Ôm đối với các

loại đoạn mạch

+ Nhận xét điều kiện sử dụng:

phải xác định rõ nguồn điện,

máy thu thông qua chọn chiều

dòng điện

Hoạt động 5 (8 phút): Củng cố nội dung học tập

Hoạt động của thầy Hoạt động của trò

+ Nhắc lại công thức tổng quát của định luật Ôm

đối với các loại đoạn mạch, lưu ý khi sử dụng

công thức

+ Lắng nghe

Page 20: C SINH TRONG ẠY Ọ Ầ 11 Â A Ọ Ổ Ô - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1047/TOMTATLA.pdf · học tập từ SGK VL. Phần “Điện học” thuộc

17

+ Nhắc lại cách nhận biết nguồn điện và máy thu

+ Chiếu bài tập 3 trang 73 SGK VL 11 nâng cao

và yêu cầu HS giải theo nhóm từ 4- 6 HS/nhóm

+ Quan sát và hướng dẫn HS thực hiện

+ Yêu cầu các nhóm trình bày bài giải của nhóm

và tổ chức cho HS thảo luận

+ Tổng kết kết quả bài giải và thảo luận

+ Lắng nghe

+ Chia nhóm và

giải bài tập

+ Trình bày kết

quả, thảo luận

+ Lắng nghe

VI. RÚT KINH NGHIỆM, BỔ SUNG & GIAO NHIỆM VỤ

VI.1. Giao nhiệm vụ về nhà

+ Yêu cầu HS về nhà trả lời câu hỏi C2 và C4

+ Yêu cầu HS về nhà chuẩn bị: 01 pin 1,5V mới, 01 pin 1,5V đã sử

dụng gần hết điện, 05 đoạn dây đồng 10cm/đoạn có vỏ cách điện

VI.2. Rút kinh nghiệm và bổ sung

Page 21: C SINH TRONG ẠY Ọ Ầ 11 Â A Ọ Ổ Ô - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1047/TOMTATLA.pdf · học tập từ SGK VL. Phần “Điện học” thuộc

18

CHƯƠNG 4

THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM

4.1. Mục tiêu thực nghiệm sư phạm

Kiểm tra, đánh giá tính khả thi của đề tài và tính đúng đắn của giả

thuyết khoa học đề tài đã đề xuất.

Thực nghiệm vòng một được tiến hành để kiểm tra, đánh giá tính

hợp lí của quy trình tổ chức rèn luyện cho học sinh KNLV với SGK trong

dạy học vật lí THPT. Kiểm tra tính khả thi, hiệu quả sử dụng các bài giảng

theo hướng phát triển NLLV với SGK VL, các tiêu chí đánh giá năng lực

làm việc với SGK VL của HS được đề tài đề xuất, điều chỉnh, bổ sung các

vấn đề cần thiết của quy trình, bài giảng chuẩn bị cho vòng TNg tiếp theo.

Thực nghiệm vòng hai được tiến hành để kiểm tra, đánh giá NLLV với

SGK VL của HS, tính đúng đắn của giả thuyết khoa học của đề tài.

4.2. Phạm vi, đối tượng thực nghiệm sư phạm

Phạm vi thực nghiệm: Tiến hành thực nghiệm tại trường Trường

THPT Trần Kỳ Phong và Trường THPT Số 1 Bình Sơn, huyện Bình Sơn:

tỉnh Quảng Ngãi, nội dung dạy học gồm các bài giảng thuộc phần “Điện

học” VL 11 nâng cao THPT.

Đối tượng thực nghiệm: HS lớp 11 THPT và GV đang dạy môn Vật

lí thuộc các trường trên cùng địa bàn nêu trên.

4.3. Tiến trình thực nghiệm

4.3.1. Chọn mẫu thực nghiệm

+ Chọn mẫu thực nghiệm vòng một: vòng này được thực hiện vào

năm học 2013 – 2014 với 12 lớp 11 có 540 HS.

+ Chọn mẫu thực nghiệm vòng hai: vòng này được thực hiện với 12

lớp 11 năm học 2014 - 2015 với 551 HS. Ở vòng này, HS các lớp đã chọn

được làm một bài kiểm tra đầu vào ngay trước khi bắt đầu thực nghiệm. So

sánh kết quả bài kiểm tra và chia các lớp trên thành hai nhóm có năng lực

làm việc với SGK VL tương đương nhau: Thực nghiệm (TNg) và Đối

chứng (ĐC).

4.3.2. Tổ chức thực nghiệm

Để tổ chức thực nghiệm được thuận lợi, chúng tôi tiến hành các

công việc: lựa chọn GV giảng dạy, chuẩn bị tài liệu, bài giảng và hướng

dẫn GV thực hiện, thống nhất thực hiện, khảo sát đầu vào ngay trước TNg,

quan sát quá trình dạy TNg, khảo sát đầu ra ngay trước khi kết thúc thực

nghiệm.

Page 22: C SINH TRONG ẠY Ọ Ầ 11 Â A Ọ Ổ Ô - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1047/TOMTATLA.pdf · học tập từ SGK VL. Phần “Điện học” thuộc

19

4.4. Phương pháp đánh giá năng lực làm việc với sách giáo khoa

Việc đánh giá năng lực làm việc với SGK của HS được thực hiện

thông qua đánh giá định tính (bằng quan sát) và đánh giá định lượng (sử

dụng bài kiểm tra năng lực làm việc với SGK). Dựa vào các tiêu chí đánh giá

NLLV với SGK của HS để thiết kế phiếu quan sát hoạt động làm việc với

SGK và xây dựng đề kiểm tra NLLV với SGK của HS.

4.5. Kết quả thực nghiệm và đánh giá

* Kết quả thực nghiệm vòng một đáp ứng được mục tiêu dạy học,

đảm bảo cho thực nghiệm vòng hai.

* Kết quả thực nghiệm vòng hai:

+ Kết quả định tính: qua phân tích kết quả quan sát và các ghi chú

khi quan sát cho thấy:

→ Việc dạy học của GV ở các lớp TNg thuận lợi hơn, ít vất vả và

hiệu quả giảng dạy được nâng cao. GV chủ động hơn trong việc tạo cơ hội

tổ chức các hoạt động rèn luyện KNLV với SGK, gắn kết hoạt động học

của HS với hoạt động dạy học của GV, khích lệ được tinh thần tự học của

HS, HS cảm thấy vui từ sự tự nỗ lực của bản thân trong học tập.

→ HS được học theo đề xuất của đề tài có KNLV với SGK VL tiến

bộ rõ rệt, tự tin hơn, có khả năng vượt khó, tự giác nghiên cứu.

+ Kết quả định lượng:

Bảng 4.15: Bảng phân phối tần suất lũy tích các bài kiểm tra

Nhóm SL Số % HS đạt điểm Xi trở xuống

0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10

Đầu

vào

TNg 275 0 0 0 7,6 31,6 64,7 85,1 94,9 98,9 100 100

ĐC 276 0 0 2,5 12,6 35,1 64,8 81,8 94,5 99,2 100 100

Đầu

ra

TNg 275 0 0 0 3,3 24,8 56,4 78,2 89,8 95,6 98,6 100

ĐC 276 0 0 2,5 9,0 28,9 63,3 85,4 94,8 98,9 100 100

Page 23: C SINH TRONG ẠY Ọ Ầ 11 Â A Ọ Ổ Ô - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1047/TOMTATLA.pdf · học tập từ SGK VL. Phần “Điện học” thuộc

20

Đồ thị 4.1: Đồ thị phân phối tần suất lũy tích đầu vào

Đồ thị 4.2: Đồ thị phân phối tần suất lũy tích đầu ra

Bảng 4.16: kết quả các thông số thống kê

Nhóm SL X S V% m sp t X X m

Đầu

vào

TNg 275 5,17 1,3 25,15 0,08 1,37 0,7

5,17 ± 0,08

ĐC 276 5,10 1,4 27,45 0,08 5,10 ± 0,08

Đầu

ra

TNg 275 5,54 1,45 26,17 0,09 1,40 3,09

5,54 ± 0,09

ĐC 276 5,17 1,34 25,92 0,08 5,17 ± 0,08

* Kiểm định giả thiết thống kê

+ Giả thiết H0: Sự khác nhau giữa điểm trung bình của nhóm TNg

( TNgX ) và nhóm ĐC ( ÑCX ) là không có ý nghĩa thống kê.

+ Giả thiết H1: Sự khác nhau giữa điểm trung bình của TNg

( TNgX ) và nhóm ĐC ( ÑCX ) là có ý nghĩa thống kê.

0

50

100

150

0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10

TNgĐC

0

20

40

60

80

100

120

0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10

TNg

ĐC

Page 24: C SINH TRONG ẠY Ọ Ầ 11 Â A Ọ Ổ Ô - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1047/TOMTATLA.pdf · học tập từ SGK VL. Phần “Điện học” thuộc

21

+ Tính đại lượng kiểm định t theo công thức :

TNg ÑC TNg ÑC

TNg ÑC

n .nX Xt

S n n

(6)

Trong (6),

2 2

TNg TNg ÑC ÑC

p

TNg ÑC

(n 1)S (n 1)S

s

n n 2

(7)

Sau khi tính được t, so sánh t với giá trị tới hạn tα từ bảng Student

ứng với mức ý nghĩa α và bậc tự do f : f = nTNg +nĐC - 2, nếu:

- t t thì bác bỏ giả thiết H0, nhận giả thiết H1.

- t t thì bác bỏ giả thiết t H1, nhận giả thiết H0

Vận dụng các công thức (6) và (7) tính được các kết quả sau:

Ở đầu vào:

Tính được: S = 1,37 và t = 0,7. Tra bảng Students với mức ý nghĩa

α = 0,05 và bậc tự do f = nTNg +nĐC - 2 = 549, ta có tα = 1,96. So sánh t với

tα cho thấy, t < tα nên sự khác nhau giữa TNgX và ÑCX ) là không có ý

nghĩa. Do đó, chấp nhận giả thiết H0 và bác bỏ giả thiết H1. Điều đó cho

phép kết luận năng lực làm việc với SGK VL của cả hai nhóm TNg và ĐC

ngay trước thực nghiệm là tương đương nhau.

Ở đầu ra:

Tính được: S = 1,40 và t = 3,09. Tra bảng Students với mức ý

nghĩa α = 0,05 và bậc tự do: f = nTNg + nĐC - 2 = 549, ta có tα = 1,96.

Kết quả tính toán t và so sánh t với tα, cho thấy: t t nên sự

khác nhau giữa TNgX và ÑCX ) là có ý nghĩa. Do đó, chấp nhận giả thiết

H1 và bác bỏ giả thiết H0. Chứng tỏ, năng lực làm việc với SGKVL của

HS nhóm TNg cao hơn so với nhóm ĐC.

Như vậy, quá trình dạy học theo hướng phát triển năng lực làm

việc với SGK VL cho HS, kĩ năng làm việc với SGK VL của HS ở nhóm

TNg có tiến bộ rõ rệt so với ngay trước khi TNg. Điều đó, cho phép khẳng

định quá trình dạy học VL theo quy trình phát triển năng lực làm việc với

SGK VL đã phát triển được năng lực làm việc với SGK VL cho HS. Do

đó, giả thuyết khoa học mà đề tài đã đề ra là đúng đắn.

Page 25: C SINH TRONG ẠY Ọ Ầ 11 Â A Ọ Ổ Ô - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1047/TOMTATLA.pdf · học tập từ SGK VL. Phần “Điện học” thuộc

22

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

A. Kết luận Căn cứ vào mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài và kết quả

thực nghiệm đề tài: “Phát triển năng lực làm việc với sách giáo khoa cho

học sinh trong dạy học phần “Điện học” VL 11 nâng cao THPT.” đã đạt

được, có thể kết luận một số vấn đề cơ bản sau.

1) Đề tài đã làm rõ được

+ SGK là cuốn sách trình bày hệ thống kiến thức cơ sở của một khoa

học, phản ánh các tư tưởng văn hoá của mỗi dân tộc, cụ thể hoá các yêu

cầu về nội dung kiến thức và KN quy định trong chương trình giáo dục của

quốc gia. SGK là một trong ba yếu tố quyết định chất lượng dạy học, là tài

liệu sử dụng chính thức trong giảng dạy, học tập.

+ Chức năng của SGK đối với việc tổ chức dạy học của GV và việc

học tập của HS. Trong đó, chức năng quan trọng của SGK là phương tiện

hỗ trợ GV lựa chọn PPDH và hình thức tổ chức các hoạt động nhận thức

cho HS. Phương tiện này cung cấp kiến thức, thông tin khoa học cho HS;

giúp HS tự tìm kiến thức mới, tự kiểm tra, tra cứu thông tin, góp phần hình

thành ở các em năng lực tự học, tự làm chủ kiến thức, thông tin cần thiết.

+ Các khái niệm: năng lực, năng lực làm việc với SGK.

Năng lực là khả năng mà mỗi con người có thể thực hiện một loại

công việc nào đó với khả năng xử lí công việc tốt, linh hoạt mang lại thành

công cao trong lĩnh vực công việc tương ứng. Người có NL về lĩnh vực nào

đó sẽ có động cơ, hứng thú, niềm tin, trách nhiệm và tính sẵn sàng thực

hiện các công việc thuộc lĩnh vực đó. Năng lực gắn liền với KN, kĩ xảo

trong lĩnh vực hoạt động tương ứng. Rèn luyện được KN, kĩ xảo đối với

một lĩnh vực công việc nào đó nghĩa là đã phát triển được năng lực làm

việc với lĩnh vực đó.

Năng lực làm việc với SGK là khả năng mà mỗi người học, người

dạy có thể khai thác, xử lí, sử dụng linh hoạt các thông tin có trong SGK

một cách có chủ đích mang lại hiệu quả nghiên cứu, học tập cao nhất cho

bản thân. Học sinh có NLLV với SGK VL sẽ có động cơ học tập rõ ràng

hơn, có hứng thú, niềm tin, có trách nhiệm và tính sẵn sàng hơn trong các

tình huống bất kì liên quan đến môn VL mang lại. Từ đó nâng cao chất

lượng học tập, giảng dạy, chất lượng sống cho bản thân và cộng đồng.

2) Đề tài đã xác định rõ:

Việc phát triển năng lực làm việc với SGK VL cho HS phải được cụ

Page 26: C SINH TRONG ẠY Ọ Ầ 11 Â A Ọ Ổ Ô - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1047/TOMTATLA.pdf · học tập từ SGK VL. Phần “Điện học” thuộc

23

thể hóa bằng việc phải rèn luyện các KN tương ứng cho HS. Hệ thống các

KNLV với SGK VL cơ bản được đề tài xác định gồm: hệ thống KNLV với

kênh hình và kênh chữ, kĩ năng làm việc kết hợp giữa kênh chữ và kênh

hình. Trong đó, hệ thống KNLV với kênh chữ bao gồm các nhóm KN: thu

thập thông tin, xử lí thông tin và vận dụng thông tin từ chữ. KNLV với

kênh hình bao gồm các KN: làm việc với hình vẽ, làm việc với hình ảnh,

làm việc với bảng biểu, làm việc với đồ thị, làm việc với sơ đồ. Mỗi KN

được rèn luyện thông qua các bước xác định tương ứng cho loại KN đó.

3) Đề tài đã đề xuất được các quy trình: quy trình phát triển NLLV

với SGK VL cho HS gồm 3 giai đoạn, và quy trình tổ chức rèn luyện cho

HS các KNLV với SGK VL cho HS gồm 2 giai đoạn, cụ thể:

Quy trình phát triển năng lực làm việc với SGK VL cho HS gồm

3 giai đoạn:

+ Giai đoạn 1: Chuẩn bị. Giai đoạn này gồm bốn bước: xác định

mục tiêu bài dạy, phân tích bài dạy, xác định KN làm việc với SGK, lập kế

hoạch tổ chức làm việc với SGK.

+ Giai đoạn 2: Tổ chức rèn luyện gồm các bước: Định hướng, HS

làm việc với SGK, thảo luận, tổng kết.

+ Giai đoạn 3: Đánh giá gồm: Tổ chức kiểm tra, đánh giá kết quả.

Quy trình tổ chức rèn luyện cho HS các KN làm việc với SGK

VL cho HS gồm 2 giai đoạn:

+ Giai đoạn 1: Chuẩn bị. Giai đoạn này gồm bốn bước: xác định

mục tiêu bài dạy, phân tích bài dạy, xác định KN làm việc với SGK, lập kế

hoạch tổ chức làm việc với SGK.

+ Giai đoạn 2: Tổ chức rèn luyện gồm các bước: Định hướng, HS

làm việc với SGK, thảo luận, tổng kết.

Các quy trình trên được sử dụng linh hoạt với ba mức độ phù hợp

với HS và có thể được sử dụng trong các khâu của bài lên lớp; trong các

kiểu bài lên lớp; sử dụng quy trình trong hoặc ngoài giờ lên lớp. Từ đó, vận

dụng quy trình này vào tiến trình giảng dạy một số bài thuộc phần “Điện

học”.

4) Đề tài đã tìm hiểu chương trình VL lớp 11 nâng cao, đặc biệt làm

rõ đặc điểm của phần “Điện học” theo hướng nghiên cứu của đề tài bao

gồm hai kênh thông tin cơ bản: kênh chữ và kênh hình. Trong đó: Kênh

chữ gồm các phần: mở đầu, nội dung chính của bài học, thông tin dẫn dắt,

phần bài tập và câu hỏi, thông tin bổ sung cuối bài học. Kênh hình gồm:

hình vẽ, hình ảnh, bảng biểu, sơ đồ và đồ thị.

5) Kết hợp đặc điểm của phần “Điện học” với quy trình rèn luyện

Page 27: C SINH TRONG ẠY Ọ Ầ 11 Â A Ọ Ổ Ô - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1047/TOMTATLA.pdf · học tập từ SGK VL. Phần “Điện học” thuộc

24

cho học sinh KNLV với SGK VL, đề tài đã đề xuất phương án dạy cho 08

bài dạy thuộc phần “Điện học” VL 11 nâng cao.

6) Tiến hành TNg sư phạm như đã dự kiến để kiểm nghiệm tính

đúng đắn của giả thuyết khoa học và tính khả thi của đề tài. Kết quả TNg

cho thấy giả thuyết khoa học mà đề tài đã nêu ra hoàn toàn đúng đắn. Cụ

thể là trong các giờ học VL có sử dụng tiến trình dạy học theo định hướng

của đề tài thì HS học tập hứng thú hơn, chủ động và tích cực hơn, KNLV

việc với SGK VL của HS ngày càng thành thạo, tiến bộ, hoàn thiện hơn.

Từ đó, kết quả học tập môn VL của HS được nâng cao, việc dạy học của

GV ngày càng nhẹ nhàng mà hiệu quả hơn. Kết quả TNg còn cho thấy, đề

tài có thể phổ biến để sử dụng rộng rãi trong dạy học VL ở các trường

THPT.

B. Hướng phát triển của đề tài Tiếp tục bổ sung, hoàn thiện hơn nữa về cơ sở lí luận của việc phát

triển năng lực làm việc với SGK cho HS trong dạy học vật lí THPT. Có thể kết hợp làm việc với SGK VL với sự hỗ trợ của các phương

tiện dạy học hiện đại, dạy học trực tuyến.

C. Kiến nghị Cần có các nghiên cứu theo hướng chú trọng đến phát triển năng lực

làm việc với SGK VL kết hợp sử dụng các tài liệu điện tử trong dạy học. SGK Vật lí THPT cần xem xét việc cân đối giữa kênh chữ và kênh hình.

Cần sự quan tâm nghiên cứu các PPDH có chú trọng đến việc phát triển năng lực làm việc với SGK VL cho HS. Đồng thời, cần định hướng việc kiểm tra đánh giá sao cho HS phát huy được các năng lực làm việc với SGK VL.

Page 28: C SINH TRONG ẠY Ọ Ầ 11 Â A Ọ Ổ Ô - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1047/TOMTATLA.pdf · học tập từ SGK VL. Phần “Điện học” thuộc

HUE UNIVERSITY

HUE PEDAGOGICAL UNIVERSITY

DO VAN NANG

DEVELOPING THE CAPACITY TO WORK WITH

TEXTBOOKS FOR STUDENTS IN TEACHING THE PART

“ELECTRICITY” OF ADVANCED PHYSICS GRADE 11

AT HIGH SCHOOL

Speciality: Theory and Methods of Teaching Physics

Code : 62 14 01 11

SUMMARY OF DOCTOR OF PEDAGOGY’S THESIS

HUE - 2015

Page 29: C SINH TRONG ẠY Ọ Ầ 11 Â A Ọ Ổ Ô - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1047/TOMTATLA.pdf · học tập từ SGK VL. Phần “Điện học” thuộc

The work has been achieved at Hue Pedagogical University,

Hue University

Scientific supervisor:

ASSC PROF. DR. LE CONG TRIEM

Reviewer 1:

Reviewer 2:

Reviewer 3:

The thesis was defended at the Council of thesis assessment of Hue

University

Council held at: No. 4, Le Loi street, Hue city, Thua Thien

Hue province, at .... .m on ..../..../2015.

Thesis can be further referred at:

- The Library of Hue Pedagogical University

- National Library

Page 30: C SINH TRONG ẠY Ọ Ầ 11 Â A Ọ Ổ Ô - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1047/TOMTATLA.pdf · học tập từ SGK VL. Phần “Điện học” thuộc

1

INTRODUCTION

1. Rationale

Currently, the education of all countries are paying attention to build

and develop capability/capacity, such as the capability for lifelong learning;

the capability that shows in everyday life, in which focuses on some

general competencies such as self-learning capability, personal capability,

information technology capability and media capability, ...

In teaching physics at high schools, in any teaching method, any

different ways to organize the lesson, we have to use the physics textbook.

However, today, neither teachers nor students have any methods to use the

physics textbooks scientifically. Teachers do not have any instructions to

organize for students to work with the textbook, therefore, students do not

know how to exploit optimally the physics textbooks into the process of

learning and self-study. So, the function of Physics textbooks have not been

promoted, students are not proactive, creative in learning from physics

textbooks.

The part "Electricity" of physics grade 11 advanced program

presents the basic knowledge of electrical charge and electrical current.

However, most of the phenomena, laws and nature of currents in this part

difficult to visualize, difficult to study directly. However, in this section, the

Advanced Physics grade 11 textbook presents a lot of information to

support learner via text channel and image channel. If students have

capacity to work with those channels, they will be able to comprehend the

knowledge better and develop self-learning capacity better, too.

Due to those reasons above, we chose to study the research:

"Developing the capacity to work with textbooks for students in teaching

the part "Electricity" of Advanced Physics grade 11 at high school".

2. The aims of the research

Identifying the system of skills to work with physics textbooks toward

developing the capacity to work with physics textbooks in order to proposing

the process to organize and practice those skills to work with the physics

textbooks for students then use this process to design the lesson plans under

the part "Electricity" from Physics grade 11 the advanced program.

3. The science hypothesis

If we identify the system of skills to work with physics textbooks and

build a process to develop the capacity to work with physics textbooks for

students and apply that process to design lesson plans and use them in

Page 31: C SINH TRONG ẠY Ọ Ầ 11 Â A Ọ Ổ Ô - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1047/TOMTATLA.pdf · học tập từ SGK VL. Phần “Điện học” thuộc

2

teaching the part "electricity", it will be able to develop the capacity to work

with physics textbooks for students and contribute to improving the quality

of teaching physics.

4. Research tasks

+ Study the rationale and practicalities of developing the capacity to

work with the physics textbooks for high school students

+ Identify the system of skills, the way to train those skills, the way to

assess the capacity to work with physics textbooks for high school students

+ Construction and application the process to organize training skills

to work with physics textbooks for students to design the lesson plans of the

part "electricity" toward of developing the capacity to work with physics

textbooks

+ Pedagogical Experiment to test scientific hypothesis and the

feasibility of the research

5. The new points of the thesis

+ Analysis clearly the functional and the structure of the Physics

textbook in teaching physics at high school

+ Determine the system of skills and the method to train those skills

for students in teaching physics at high school

+ Build the process to develop the capacity to work with the physics

textbooks in teaching, the process to organize training skills to work with

physics textbooks teaching physics at high school and create the criteria to

evaluate the capacity to work with the physics textbooks

+ Evaluate the capacity to work with physics textbook of student and

the level of focused on training the skills to work with physics textbooks

for students in teaching physics of teachers

+ Design a system of lesson plans under the part "Electricity" from

grade 11 physics textbook focusing on training the skills to work with

physics textbook

+ Train some skills to work with physics textbooks for students and

initially develop the capacity to work with physics textbooks for students in

teaching physics at high school.

Page 32: C SINH TRONG ẠY Ọ Ầ 11 Â A Ọ Ổ Ô - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1047/TOMTATLA.pdf · học tập từ SGK VL. Phần “Điện học” thuộc

3

CHAPTER 1

OVERVIEW OF RESEARCHES ON DEVELOPING THE

CAPACITY TO WORK WITH TEXTBOOKS IN TEACHING AT

HIGH SCHOOLS

1.1. The related reseaches over the world

1.1.1. The researches related to the role of textbooks

In the opinion of the researchers abroad such as X.G. Sapovalenco,

Allan C. Ornstein, Thomas J. Lasley II, Fuller, Clarke, Heyneman,

Jamison, Lockheed, .... Textbooks have a great roles in teaching and

learning activities of the teachers and students.

X.G. Sapovalenco asserted: "in teaching equiment system of each

subject, textbookS are the most important mean of teaching, because it

plays a key role in teaching, links directly or indirectly with the other

teaching facilities, ... ".

N.A. loskareva said: "textbooks have a large role in building the

skills and techniques of learning for students."

1.1.2. The situation of using of the textbook in teaching

Educators in many countries have learned the reality of using

textbooks in teaching, the educators of many countries consider textbooks

are the very essential means of teaching and recommended that teachers

should pay more attention in using textbooks in teaching. These are some

typically researches, such as Stuardo and Farrell (1983) in Chile, Fuller and

Snyder (1991) in Botswana, Sharita Bharuthram (2012) in Australia, Abdul

Razaq Ahmad authors, Awang Mohd Mahzan, Ahmad Ali Abdullah bin

Seman & Ramle (2013) in Malaysia; and Barton and Wilder (1966);

Turner's (1988); Weiss (1987); Shannon (1987) in America, ...

1.1.3. Researches relates to working with the textbooks

+ There are many researches about working with textbooks in the

direction of reading, such as: "Methods of reading" by AP Primacovxki,

"how to self study" by NA Rubakin, "Quantum Learning Unleashing the

Genius in You" by Deporter & Mike Hernaki Bobbi ...

+ The researches about working with the textbook in the direction of

a teaching method, such as: XI Arkhanghenxki, M.G. Trilinxki, M.I.

Liubinxuna, F.A. Ioxki, A.A. Gorxepxki, X.G. Gruzinxki, ... considered

that working with the textbook as a teaching method. However, these

studies have not described the skills to work with textbooks.

Page 33: C SINH TRONG ẠY Ọ Ầ 11 Â A Ọ Ổ Ô - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1047/TOMTATLA.pdf · học tập từ SGK VL. Phần “Điện học” thuộc

4

+ Some authors have identified the skills to work with textbooks

include skills: reading, recording, processing content reading, analyzing

drawings, tables, charts, graphs, ...

1.2. The related researches in our country

+ Most studies about textbooks are determined that working with

textbooks is a teaching method and confirmed that textbooks have an

important role in teaching. The typical researchers are Thai Duy Tuyen Vu

Trong Ry, Pham The Dan, ... Those authors have showed the necessary

skills for students in studying with textbooks. However, those studies have

not described the skills to work with the textbooks, and unable to apply

suitable for high school students.

+ Educators have identified that it is necessary to build a process to

work with the textbooks for students. However, no one have built a

common process in teaching yet, especially in teaching Physics at high

school. The studies also identified skills to work with textbooks must be

evaluated by some levels based on some specific criteria. However, the

standards, criteria, levels, the way to assess and the way to organize

assessment is not consistency and not really suitable to be widely applied to

similar fields.

The analysis of available studies shows that it is necessary to have

more additional theoretical basis of the working with Physics textbooks in

teaching at some "points" follows:

+ Identify and analyze clearly the skills system to work with Physics

textbooks for high school students, the manipulations to train skills to work

with physics textbooks. Analysis clearly the physics textbook functions of

teaching towards development the capacity to work with textbooks.

Clarifying the rationale of the development ability to work with textbooks.

+ Construction of the processes: developing the capacity to work

with physics textbooks, organize training for students the skills to work

with physics textbooks in teaching physics at high schools and apply them

to design the lesson plans

Page 34: C SINH TRONG ẠY Ọ Ầ 11 Â A Ọ Ổ Ô - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1047/TOMTATLA.pdf · học tập từ SGK VL. Phần “Điện học” thuộc

5

CHAPTER 2

THE BASIC OF THEORETICAL AND PRACTICE OF

DEVELOPING THE CAPACITY TO WORK WITH PHYSICS

TEXTBOOKS FOR HIGH SCHOOL STUDENTS IN TEACHING

PHYSICS

2.1. Overview of the textbooks

► There have been many opinions, many claims about various

functions of textbooks in general and Physics textbooks in particular in

teaching. But overall, textbooks and physics textbooks have been confirmed

as a means of providing knowledge consist with the requirements of

knowledge and skills standards prescribed by the education department;

textbook is a means of support effectively in teaching and learning.

► The structure of physics textbooks are summarized as the diagram

below:

Figure

Channel

Graph

Diagrams

Structure

of Physics

Textbook

Content

Information

channel

Parts

Introduction of each

part

Addition

Content

Summary

assignments

the studying

situations

Text

Channel

The

part

of

main

text

Questi

ons

and

proble

ms

The

part of

support

texr

Chapters

Further

readings Practice Chapter

Summary

Lesso

ns

Introduction

of chapter

Picture

Tables

figure Referrer

Page 35: C SINH TRONG ẠY Ọ Ầ 11 Â A Ọ Ổ Ô - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1047/TOMTATLA.pdf · học tập từ SGK VL. Phần “Điện học” thuộc

6

2.2. Developing the capacity to work with physics textbooks for students in teaching

2.2.1. The capacity to work with textbooks Capacity is the very ample concept and the capacity to work with

textbooks has conceived in many different directions. Based on the concept of capacity in general and the specificity of activities working with textbooks, capacity to work with physics textbooks is generalized that: The capacity to work with physics textbooks is the ability that each person is able to learn, to exploit, process, use flexible information from information channels of the physics textbooks in an intentional way, flexibility in learning situations with the most efficiency. The capacity to work with physics textbooks should be improve by training the system of skills to work with the textbooks. Students who is good as working with the physics textbooks will be motivated more clearly to study, excitement, confidence, responsibility and availability than in any situations.

2.2.2. Developing the capacity to work with textbooks for students Developing capacity is a complex process, long-term, including

achieving knowledge and training skills. The capacity of each person is built and developed on the basis of the private nature, but mainly by active human under the impact of training, teaching and education. The developing capacity to work with the physics textbooks for students is done by guiding students to practice deliberately the system of skills to work with the physics textbooks. That is training the skills to work with the figure channel, text channel, text channel combinations with figure channel.

2.2.3. The system of skills to work with the physics textbooks The system of skills to work with the physics textbooks consist of

the system of skills to work with the text channel and the system of skills to work with the figure channel.

► the system of skills to work with the text channel includes some group of skills below: the group of information gathering skills (including: read to find information, read to gather information, read to find the main idea), the group of information processing skills (including: outline, tables up, mapping and evaluating information), the group of information applying skills (including: apply information to answer qualitative questions, apply information on the quantitative problems).

► The system of skills to work with figure channel includes skills to work with drawings, pictures (photos), graphs, tables and diagrams.

► Measures to train the skills to work with the textbooks for students The measures to train skills to work with the textbooks for students

Page 36: C SINH TRONG ẠY Ọ Ầ 11 Â A Ọ Ổ Ô - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1047/TOMTATLA.pdf · học tập từ SGK VL. Phần “Điện học” thuộc

7

include: demonstrate, guiding and explains, organize training, check and adjustment. Depend on the ability of students, teachers choose and use the reasonable measures.

► The steps to train the skills to work with textbooks Table 2.2: The steps to train the skills to work with text channel

Group of skills The steps to train the skills

Information gathering skills

Step 1: Locate the necessary information through title Step 2: Skim the contents then underline keyword, figures and formulas Step 3: Read carefully the necessary information Step 4: Write down the main ideas and summarize the necessary information

Information processing skills

Step 1: Define the goals of processing the information Step 2: Analyze and choose the necessary information Step 3: Process the information

Information applying skills

Step 1: Define the goals of applying the information Step2: Indicate the relationship between the information and the requested assignment Step 3: Solve the awareness problem

Table 2.3: The steps to train the skills to work with figure channel Figure channel

The steps to work with the figure channel

Drawing

Step 1: Observe the drawing comprehensively, reading the notes of the drawing Step 2: Analyze and review the content hidden in the drawing Step 3: Select the content, solve cognitive tasks

Photograph

Step 1: Observe the picture comprehensively, read notes, looking for the highlight point Step 2: Analyze and review the content hidden in the picture Step 3: Select the content, solve cognitive tasks

Table

Step 1: read the notes on the table Step 2: read the general information about the content of the columns, rows Step 3: Establish the relationship between rows, columns and contents that are to be solved Step 4: Apply the information to solve cognitive tasks

Graphs Step 1: Observation the number, name and unit of the axes of the graph Step 2: Reviews what kind of the graph is

Page 37: C SINH TRONG ẠY Ọ Ầ 11 Â A Ọ Ổ Ô - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1047/TOMTATLA.pdf · học tập từ SGK VL. Phần “Điện học” thuộc

8

Stage 1

Stage 2

Organizing

training

Define the goals

Analyze the lesson

Identify the skills to work with textbooks

Planning to work with textbooks

Teacher guides

Students work with the textbooks

Students discus

Teacher summary

Preparing

Stage 3 Evaluating

Test

Evaluate the result

Diagram 2.8: The process of developing the capacity to work with the textbooks

Step 3: Write down the expression shows the relationship between the quantities Step 4: Overview of relations between variables in a graph Step 5: Apply the information and solve cognitive tasks

Diagram

Step 1: Read the notes on the diagram Step 2: Identify keywords that contain the main idea Step 3: Identify additional information, illustrations Step 4: Analysis of the relationship, point out general content Step 5: Apply the information and solve cognitive tasks

2.3. The process of developing the capacity to work with the textbooks in teaching physics

2.3.2. The general process The general process is represented as the following diagram.

Page 38: C SINH TRONG ẠY Ọ Ầ 11 Â A Ọ Ổ Ô - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1047/TOMTATLA.pdf · học tập từ SGK VL. Phần “Điện học” thuộc

9

2.3.3. The process of organizing training skills to work with

textbooks for students in teaching physics at high schools

The process of organizing training skills to work with textbooks for

students in teaching physics at high schools is a part of the process of

developing the capacity to work with the textbooks in teaching physics

including 2 first stages of the general process

2.3.4. The criteria to assess the capacity to work with the

textbooks

THE CRITERIA TO ASSESS THE CAPACITY TO WORK

WITH THE TEXTBOOKS

Be able to write down the main ideas from the text channel

Be able to mapping the text channel

Be able to drawing the text channel

Be able to mathematize the text channel

Be able to read the figure channel

Be able to determine the quantities, the unit, the maximum value, minimum

from graphs, tables

Be able to write down the equation describes the relationship between the

quantities in graphs and tables

Be able to generalize is the relationship between the quantities on graphs,

tables, be able to present the figure channel

2.4. The reality of working with the Physics textbooks in

teaching at high schools

Most students understand the role of using textbooks in studying

physics, every student has used the textbooks. However, students do not

have the skills to to exploit the textbooks effectively. Teachers said that it is

necessary to train the skills to work with the textbooks for students in

teaching. But in fact, teachers trained improvisationally the skills to work

with textbooks for students.

The reality also showed that there is some advantage in using textbooks in

teaching Physics, such as: Physics textbook is a very popular material, the

content of the tests in the exams are limited largely in the textbooks.

Besides these advantages, there exist some difficulties: Physics exams now

only check on a knowledge of physics. Students used to use the textbooks

arbitrarily and taking time for "further study" in some extra classes.

Page 39: C SINH TRONG ẠY Ọ Ầ 11 Â A Ọ Ổ Ô - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1047/TOMTATLA.pdf · học tập từ SGK VL. Phần “Điện học” thuộc

10

Teachers

guide

students

Students work, Teachers

observe and adjust Teachers and

students perform

actions

CHAPTER 3

ORGANIZING OF TEACHINGTHE PART "ELECTRICITY"

ADVANTAGE PHYSICS GRADE 11 IN ORDER TO DEVELOP

THE CAPACITY TO WORK WITH TEXTBOOKS FOR

STUDENTS

3.1. Characteristics of the part "Electricity" Advanced Physics

grade 11 under the direction of this research

The part "Electricity" Advanced Physics grade 11 includes types of

plentiful lessons. Knowledge of this part is quite abstract, difficult to

understand, but the authors put on the sort of diverse and abundant

information to support the lesson, such as drawings, pictures, tables,

graphs, diagrams, suggestive questions, consolidation questions,

application problem, further readings, practical application information of

the lessons. The content of the lesson is advantage to organize working

with physics textbooks.

3.2. Organizing training skills to work with textbooks for

students

The organization of training the skills to work with the textbooks for

students is able to be done both inside and outside of class, be applicable to

both the text channel and the figure channel. With text channel, it is

necessary to let students collect information from the text channel, present

visually the text channel. With the figure channel, it is necessary to

organize students to discuss, debate or play learning games with the

picture.

3.3. Applying the process to organize training skills to work with

textbooks for students in teaching the part "Electricity" Advanced

Physics grade 11.

The process to organize training skills to work with textbooks for

students is able to be applied at three levels. Teachers should use the

processes at the appropriate level.

* Level 1

Level 1 is used in case students have the skills to work with

physics textbooks at low levels. In this case, teachers demonstrate,

Page 40: C SINH TRONG ẠY Ọ Ầ 11 Â A Ọ Ổ Ô - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1047/TOMTATLA.pdf · học tập từ SGK VL. Phần “Điện học” thuộc

11

Teachers suggest Teachers check and

adjust Students work

following the

suggestions

Teachers give

assignments Teachers check

and adjust

Students work

independently

instruct clearly and meticulously following the sequence of steps to

work with the figure channel and the text channel. Then teachers

illustrate and request students repeat the action.

* level 2

Level 2 is used in the case of students are not able to work with

the textbooks proficiently or students are passive in working with the

textbooks. In this case, teachers must to guide them some necessary

activities.

* Level 3

Level 3 is used in case students are quite proficient in working with the

textbooks, almost reached the level of independent working proactively to

solve the requirements of the teacher. In this case, the teacher just give

students a task, students work with the textbooks independently to achieve

research objectives, and solve the tasks that were assigned.

3.4. Applying the process in some types of lessons For the types of lesson studying the new knowledge, the process is

applied suitable for stages: check the previous lesson , study new

knowledge, apply and consolidate.

For the type of reviewing lesson, this lesson meant to generalize,

systemize and summarize the learning content for a chapter. Teachers may

organize students mapping, make tables, draw graphs, summarize each

lesson or a chapter, or make report, ...

For the type of lab lesson, teachers may ask students to work with

the textbooks to collect the necessary information for the experiment, make

a summary table, mapping the experiment process, make the table to record

data collected from the experimental results, graphed, make the report

notes, and evaluate the results of the experiment, ...

For the test and evaluation, teachers should make a plan to give the

Page 41: C SINH TRONG ẠY Ọ Ầ 11 Â A Ọ Ổ Ô - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1047/TOMTATLA.pdf · học tập từ SGK VL. Phần “Điện học” thuộc

12

questions and problems that require students use the textbooks to answer.

Students who work with the textbooks combining the efforts of thinking is

able to solve the require that teachers have set out. In this type students do

not use the steps as: discussion, report.

An example of applying the processes to organize training skills to work

with the textbooks for students in teaching lesson 14, textbooks Advanced

Physics grade 11:

Lesson 14: OHM'S LAW FOR KINDS OF CIRCUIT -

CONNECTION OF BATTERIES

I. THE GOALS (Step C1: Determining the goals)

I.1. Knowledge

+ Students are able to establish and apply the formula of Ohm's law indicates

to the circuit containing the battery and power receivers.

+ Students are able to apply Ohm's law in the problems of the circuit

containing the battery and power receivers.

I.2. Skills

+ Students are able to apply the Ohm's law is in the types of circuit

+ Students are able to exploit and use the information from drawings,

tables, graphs from physics textbooks at level 3

I.3. Atitude

+ Students are consolidated the attitude of self studying

+ Students are conscious to practice working with physics textbooks in

learning

II. ANALYSIS THE LESSON (Step C2: Analysis the lesson)

This lesson is taught in two periods.

To build the generalized Ohm's law for kinds of circuit, the authors of

textbook gave the opening test for the circuit contain a battery, then use the

laws of conservation of energy to give the expression about Ohm's law for

the circuits contain receivers. From

these result, the generalized Ohm's

law for all kinds of circuits is built.

When using the generalized Ohm's

law for circuit, users have to

recognize the battery, the receivers.

At the same time, the authors also

provides the cases of connection of

battery with the expressions of the

Firuge 3. 2: Ohm’s law experiment

Page 42: C SINH TRONG ẠY Ọ Ầ 11 Â A Ọ Ổ Ô - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1047/TOMTATLA.pdf · học tập từ SGK VL. Phần “Điện học” thuộc

13

equivalent emf and the equivalent internal resistance of the sources. The

lesson is presented combining from text channel and figure channel.

In the beginning of the lesson, to build the Ohm's law for the circuits

containing a battery, the authors of the textbook presented an experiments

diagram to survey the circuit contains the battery with the instructions to

conduct this experiments, the experiments results table and graph of the

dependence of U into I as in Figure 3.2. These figure channel is convenient

for organizing to train working with physics textbook for students in the

conditions that can not conduct experiments.

III. Step C3: Identify the skills to work with the textbook

Based on the aims and the content analysis of this lesson, it is able to

determine the skills to work with physics textbook that is necessary to train

for students consist of working with the drawings of the circuits, tables of

data and the graphs in level 3.

IV. PREPARATION (Step C4: Planning of organizations to work with the

textbooks)

IV.1. Preparation of the teacher

+ Durations: 15 minutes; location: class; students work in groups of

4-6 students per group.

+ The copy of the figures 14.1, 14.2 and the table 14.1 from physics

textbooks advanced grade 11, a projector, a screen, laser pen.

+ The tasks of students:

Base on Figure 14.1 from physics textbook 11,students indicates the

elements of the circuit and show the role each elements; base on the table

14.1 and the and graph 14.2 from physics textbook 11, students mention

the relationship between the current I and the voltage UAB; presented the

results of the group; discussion, comments and conclusions.

+ The system of supporting questions for students to work with the

textbook:

- What is the function of each elements in circuit from the diagram

14.1 physics textbooks advanced grade 11?

- When the lock K opened, what parameter does the voltmeter V

indicate?

- What is the relationship between the current I and the voltage U

from the table 14.1 physics textbooks advanced grade 11?

- What is the variation of the current I and the voltage V from the

figure 14.2 physics textbooks advanced 11?

Page 43: C SINH TRONG ẠY Ọ Ầ 11 Â A Ọ Ổ Ô - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1047/TOMTATLA.pdf · học tập từ SGK VL. Phần “Điện học” thuộc

14

ANSWER SHEET

Lesson 14: OHM'S LAW FOR KINDS OF CIRCUIT -

CONNECTION OF BATTERIES

School:…………………..class:……..Group:……Leader: ……

1)In figure 14.1, the elements of the circuit are:

+……………with the role:……………………………………………

+…………… with the role ……………………………………………

+…………… with the role ……………………………………………

1) What is the relationship between the current I and the voltage U from

the table 14.1 physics textbooks advanced grade 11?

…………………………………………………………………………

2) What is the expression to show the relationship between the current I

and the voltage U from the graph 14.2 physics textbooks advanced

grade 11?…………………………………………………

+ THE OBSERVATIONS SHEET ABOUT WORKING

WITH PHYSICS TEXTBOOKS

The manipulations of working

with the textbooks

Students who need to

be guided Com

plete

Incom

plete Need

No

need

Need a

litle bit

Write down the main ideas from

the text channel

Mapping the text channel

Drawing the text channel

Mathematize the text channel

Read the figure channel

Determine the quantities, the unit,

the maximum value, minimum

from graphs, tables

Write down the equation describes

the relationship between the

quantities in graphs and tables

Generalize is the relationship

between the quantities on graphs,

tables, be able to present the figure

Present the figure channel

Comment

+ Supporting sheet for groups learning:

Page 44: C SINH TRONG ẠY Ọ Ầ 11 Â A Ọ Ổ Ô - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1047/TOMTATLA.pdf · học tập từ SGK VL. Phần “Điện học” thuộc

15

IV.2. Preparation of the students

+ Review Ohm's law for the entire circuit

+ The types of marker: pencils, markers, ... and scratch paper

+ Physics textbooks advanced grade 11

V. THE TEACHING PROCESS

Activity 1(5 mins): Create the beginning situation

Teacher activities Students activities

+ Ask students to write the expression Ohm's law

for the whole circuit

+ Ask. What is the formula to identify the voltage

between two circuit section contains resistors,

battery, electricity receiver or contains both

electricity receiver and battery?

* If the students are able to answers, teacher asks

them to demonstrate, if they are not able to

answer, teacher introduces the new lesson

+ Write the Ohm's

law expression for

the whole circuit

+ Try to answer

Activity 2 (15 mins): Study the Ohm's law for the circuit section

contains battery by working with textbooks

Teacher activities Students activities

+ Requires students divided into groups of 4 -

6 students

Step T1: Orientation

+ Assign tasks: Complete the answer sheet

+ Distribute the answer sheet

Step T2: students work with textbooks

+ Ask groups to complete the answer sheet

+ Observe and assist

Step T3: Discussion

+ Ask each groups to present and discuss the

contents of the answer sheet

Step T4: Summary

+ Comment the results of the answer sheet

and discussion

+ Summary the content of the answer sheet

+ Divide groups and

choose the leader

+ Get the answer

sheet

+ Work with the

textbook and

complete the answer

sheet

+ Present and discuss

+ Listen

+ Rewrite the correct

result

Page 45: C SINH TRONG ẠY Ọ Ầ 11 Â A Ọ Ổ Ô - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1047/TOMTATLA.pdf · học tập từ SGK VL. Phần “Điện học” thuộc

16

Page 46: C SINH TRONG ẠY Ọ Ầ 11 Â A Ọ Ổ Ô - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1047/TOMTATLA.pdf · học tập từ SGK VL. Phần “Điện học” thuộc

17

Activity 3 (10 mins): Build the Ohm's law expression for the

circuits contain receivers

Teacher activities Students activities

+ Requires students observe the figure 14.4

from textbook and compare work done by

the current of the circuit and electricity

energy used by the receivers in time t

+ Ask students to write down the expression

of relationship between the current and

voltage across the two points of the circuit

+ Requires students speech Ohm's laws for

the circuits contain receivers

+ Ask students to write down expression for

the circuit Ohm's law in Figure 14.5

+ Observe and

compare

+ Write down the

expression (14.5) and

(14.6)

+Verbalizing the

expressions (14.6)

+ Write down the

expression (14.8)

Activity 4(7 mins): Setting the general formula of Ohm's law for

all circuits types

Teacher activities Students activities

+ Slide show the figures 14.6a and

14.6b from the physics textbook

and require students to show the

differences between the two figures

+ Requires students to write Ohm's

law expression corresponding to the

circuit in the figure 14.6a, 14.6b

from the textbook

+ Ask students to write down the

general formula of Ohm's law for

different kinds of circuits

+ Ask: What are the notes when

using general formulas Ohm's law

for the different types of the circuit?

+ Observe the figures 14.6a

and 14.6b and recognize the

battery and the receivers

+ Write Ohm's law expression

corresponding to the circuit in

the figure 14.6a two, 14.6b

+Write the general formula of

Ohm's law for different kinds

of circuits

+ Reviews the applying

conditional: to determine the

battery or the receiver by

using the current direction

Activity 5 (8 mins): Review

Teacher activities Students activities

+ Recall the general formula of Ohm's law for

different kinds of circuits, note the using of formula

+ Recall how to recognize the battery and the

+ Listen

+ Listen

Page 47: C SINH TRONG ẠY Ọ Ầ 11 Â A Ọ Ổ Ô - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1047/TOMTATLA.pdf · học tập từ SGK VL. Phần “Điện học” thuộc

18

receivers

+ Slide show the problem 3 Page 73 from the

textbook and request students solved it

+ Observe and guide students

+ Ask one group present the answer and

organizations discuss

+ Summary of the results and discussion threads

+ Divide group

and solve the

problem

+ Present and

discuss

+ Listen

VI. THE EXPERIENCES, ADDITION AND ASSIGN THE TASKS

VI.1. Homework

+ Requires students answer questions C2 and C4

+ Ask students about the preparation: the new 1.5 V batteries 01, 01 pin

1.5V power has almost used up, 05 sections of copper wire 10cm / piece

shell insulation

VI.2. THE EXPERIENCES AND ADDITION

CHAPTER 4

EXPERIMENTAL PEDAGOGY

4.1. Aims of experimental pedagogy

The aims of experimental pedagogy are to test and evaluate the

feasibility of the research and to test the scientific hypothesis.

The first round of experimental pedagogy has four aims: Firstly to

assess the reasonableness of the process to organize training skills to work

with the textbook in teaching physics. Secondly: to assess the efficiency of

lectures towards developing the capacity to work with physics textbooks.

Thirdly: to test the reasonableness of the criteria to assess the capacity of

working with physics textbooks. And finally: to adjust and supplement the

process and edit lectures for the next round of experiments.

The second round of experimental pedagogy was conducted to test and

assess the capacity to work with physics textbooks of students, and test the

scientific hypothesis of the research.

4.2. The subject and scope of experimental pedagogy

The scope of experimental pedagogy: Conducting the experimental

pedagogy at Tran Ky Phong High School and Binh Son High School No.

1, Binh Son district: Quang Ngai province, the content of teaching consists

of lectures of the part "Electricity" from 11th grade Physics Advanced.

Experimental Subjects: Grade 11th high school students and teachers

Page 48: C SINH TRONG ẠY Ọ Ầ 11 Â A Ọ Ổ Ô - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1047/TOMTATLA.pdf · học tập từ SGK VL. Phần “Điện học” thuộc

19

are teaching physics in schools in the same area above.

Page 49: C SINH TRONG ẠY Ọ Ầ 11 Â A Ọ Ổ Ô - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1047/TOMTATLA.pdf · học tập từ SGK VL. Phần “Điện học” thuộc

20

4.3. Experimental Process 4.3.1. Experimental Sampling

+ Sampling of the first round: This round is done in the academic year 2013-2014 with 12 classes 11 contained 540 students.

+ Sampling of the second round: This round is done in the academic year 2014-2015 with 551 students in 12 classes 11. The selected students did a input test immediately before the beginning of the experimental pedagogy. The classes were divided into two groups: experimental group (EG) and control group (CG) that were equivalent on capacity 4.3.2. Experimental Organization We conducted the activities: selected teachers, prepared documents, lectures and guided teachers to implement ,examined the input before the experiment, observed experimental teaching process, examined the output immediately before the end of experiment. 4.4. Methods of evaluating the capacity to work with textbooks

The evaluation of the capacity of student to work with the textbook is done through qualitative assessment (by observation) and quantitative assessment (by using the test of capability to work with the textbook). The observing sheets and the tests are built based on the criteria for evaluating the capacity to work with the textbook. 4.5. The result of experimental pedagogy * The experimental results of the first round met the teaching goals, ensure for the second round. * The experimental results of the second round: + Qualitative results: By analyzing the observation notes, we assert that: → The teaching in the EG classroom is more favorable, less strenuous and the teaching effectiveness is improved. Teachers are more proactive in creating opportunities to organize training skills to work with textbooks, associated learning activities of students with teaching activities of the teacher, encourage students self study. → Students in the EG progressed better, more confident, capable of overcoming difficulties, self study.

+ Quantitative results: Table 4.15: Cumulative frequency distribution table of the tests

Group SL Percentage of points test achieved Xi back down

0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10

Pre EG 275 0 0 0 7,6 31,6 64,7 85,1 94,9 98,9 100 100 CG 276 0 0 2,5 12,6 35,1 64,8 81,8 94,5 99,2 100 100

Post EG 275 0 0 0 3,3 24,8 56,4 78,2 89,8 95,6 98,6 100

Page 50: C SINH TRONG ẠY Ọ Ầ 11 Â A Ọ Ổ Ô - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1047/TOMTATLA.pdf · học tập từ SGK VL. Phần “Điện học” thuộc

21

CG 276 0 0 2,5 9,0 28,9 63,3 85,4 94,8 98,9 100 100

Graph 4.1: Cumulative frequency distribution graphs of pre - test

Graph 4.2: Cumulative frequency distribution graphs of post - test

Statistical hypothesis testing

0

20

40

60

80

100

120

0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10

TNg

ĐC

0

20

40

60

80

100

120

0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10

TNg

ĐC

Page 51: C SINH TRONG ẠY Ọ Ầ 11 Â A Ọ Ổ Ô - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1047/TOMTATLA.pdf · học tập từ SGK VL. Phần “Điện học” thuộc

22

Hypothesis H0: The difference between the average values in the

experimental group and the control group is not significant.

Hypothesis H1: The difference between the average values in the

experimental group and the control group is significant.

Determine the quantity t-test by the following formula:

21

2112

nn

nn

ps

xxt

with

2

22

121

1

21

21

nn

snsn

ps

1x , 2x are the average respectively in tests of experimental group

and control group

s1, s2 are the standard deviation; n1, n2 are amount of students in the

experimental group and control group.

From student spreadsheet where α = 0.05, we see tα = 1.96 (two-way

testing).

If t> tα the hypothesis H0 is rejected, H1 hypothesis was confirmed:

the difference between the average scores of the experimental group and

the control group was significant with a significance level of 0.05.

Results of calculation parameters and quantities statistical t-test for

pre - test and post - test of experimental group and control group are

presented in Table 4.16.

Table 4.16. Statistical table parameters of pre - test and post -

test

Test group ( x ) s sp t

Pre – test EG 5,17 1,3

1,37 0,7 CG 5,10 1,4

Post – test EG 5,54 1,45

1,40 3,09 CG 5,17 1,34

Table 4.16. shows that: In the pre-test, t = 0,7 < tα, H1 hypothesis is

rejected, H0 hypothesis was confirmed. That proved the difference

between the average scores of the EG and the CG was not significant.

This suggests that, at the beginning of the experimental project, the

level of physics thinking of the two groups was similar. In the post -

test, t = 3,09 > tα, showed the average score of the EG was higher than

that of the CG and that result is significant. In other words, at the time

of the examination, the capacity to work with the textbook of students

in the EG was higher than in the CG.

Page 52: C SINH TRONG ẠY Ọ Ầ 11 Â A Ọ Ổ Ô - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1047/TOMTATLA.pdf · học tập từ SGK VL. Phần “Điện học” thuộc

23

Thus, the results of statistical tests allow to conclude that skills to

work with physics textbooks of students in the experimental group had

marked progress compared with before the experiment. That allows to

affirm that the teaching follow the process to develop the capacity of

working with the physics textbooks have developed the capacity to work

with the physics textbooks for students. Therefore, the scientific hypothesis

is correct.

Page 53: C SINH TRONG ẠY Ọ Ầ 11 Â A Ọ Ổ Ô - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1047/TOMTATLA.pdf · học tập từ SGK VL. Phần “Điện học” thuộc

24

CONCLUSION AND RECOMMENDATIONS

A. Conclusion

Based on the objectives and tasks of the research studies and the

experimental pedagogy result has been achieved of the topic: "Developing

the capacity to work with textbooks for students in teaching the part

"Electricity" of Advanced Physics grade 11 at high school", we are able to

conclude some basic issues below.

1) We have clarified

+ The textbook is a book that present the basis knowledge of a

science, reflect the cultural ideology of each country, specify the

requirements of the knowledge and skills specified in education program of

a nation. Textbook is one of three factors that determine the quality of

teaching, is the official document used in teaching and learning.

+ An important function of the textbook is a means to support

teachers choose teaching methods and forms of organizing awareness

activities for students. Textbooks provide knowledge, scientific information

for students; help students to seek new knowledge, self-test, looking up

information, contribute to the formation the self study ability of students.

+ The concept: capability, capability to work with textbooks.

Capacity is the ability that each person can perform a certain job

types with the ability to process the work well, flexibility to bring success

in that field of work. The person who has capacity of an areas will have

motivated, excitement, confidence, responsibility and readiness to perform

the work in that sector. Capability attached to skills in the respective

activity fields. Training skills for a job of a sector means that have

developed that the capacity to work with that sector.

The capacity to work with physics textbooks is the ability that each

person is able to learn, to exploit, process, use flexible information from

information channels of the textbooks in an intentional way, flexibility in

learning situations as the most efficiency. The capacity to work with

physics textbooks should be improve by training the system of skills to

work with the textbooks. Students who is good as working with the physics

textbooks will be motivated more clearly to study, excitement, confidence,

responsibility and availability in any situations.

2) we have defined:

Developing of the capacity to work with physics textbooks for

students must be concretized by training corresponding skills for students.

Page 54: C SINH TRONG ẠY Ọ Ầ 11 Â A Ọ Ổ Ô - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1047/TOMTATLA.pdf · học tập từ SGK VL. Phần “Điện học” thuộc

25

The basic skills to work with the physics textbook are identified: the system

of skills to work with the figure channel and the text channel, the system of

skills to work combining the text channel and the figure channel.The system

of skills to works with the text channel includes skill groups: information

gathering skills, information processing skills, information applying skills.

Skills to work with the figure channel includes: skills to work with drawings,

pictures (photos), graphs, tables and diagrams. Each skill is trained through

the steps identified corresponding to that type of skill.

3) We have proposed the processes: the process of developing the

capacity to work with physics textbooks for students including 3 stages,

and the process organizing training skills to work with physics textbook for

students with 2 stages, namely:

The process of developing the capacity to work with physics

textbooks for students including 3 stages:

Stage 1: Preparation. This stage consists of four steps: identify the

aims, analysis the lesson, identified skills to work with the textbook,

planning to organize working with textbooks.

Stage 2: Organization training consists of the following steps:

orientation, students work with the textbooks, discussion, summarizing.

Stage 3: Assessment includes: Organizing the inspection and

evaluating the results.

The process organizing training skills to work with physics

textbook for students with 2 stages

Stage 1: Preparation. This stage consists of four steps: identify the

aims, analysis the lesson, identified skills to work with the textbook,

planning to organize working with textbooks.

Stage 2: Organization training consists of the following steps:

orientation, students work with the textbooks, discussion, summarizing.

These process are used flexibly with three levels suitable for

students and are able to be used in all phases of the lesson; in all types of

the lesson; The processes are able to used inside or outside class. We

applied these processes in teaching some lessons of the part "Electricity".

4) We have defined that the physics textbook grade 11 advanced

includes two channels: tthe text channel and the figure channel. Where: the

text channel contains parts: introduction, main content of lessons,

supporting information, the exercises and questions, and the additional

information. The figure channel includes drawings, photos, tables, charts

Page 55: C SINH TRONG ẠY Ọ Ầ 11 Â A Ọ Ổ Ô - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1047/TOMTATLA.pdf · học tập từ SGK VL. Phần “Điện học” thuộc

26

and graphs.

5) Combining the characteristics of the part "Electricity" with the

process of organizing training skills to work with physics textbooks for the

students, we have proposed the plans to teach 08 lessons of the part

"Electricity" grade 11 Advanced.

6) We have conducted pedagogical experiment as planned to test the

scientific hypothesis and the feasibility of the research. Experimental

results show that the scientific hypothesis is correct. Specifically, in the

physics class that uses the processes of this research, the students are more

excitedly, more proactive and positive, the skills to work with physics

textbook of students are progressed and improve. From there, the learning

outcomes of students in physics enhanced, the teaching of teachers

increasingly gentle but effective. The experimental results also show that,

this research is able to use widely in teaching physics at high schools.

B. The developing directions of the research

Continue to add, improve the theoretical basis of the developing the

capacity to work with textbooks for students in teaching physics.

C Recommendations

It is necessary to research focused on developing the capacity to

work with physics textbooks combined with the using of electronic

materials in teaching. Physics textbooks at high schools should be

considered providing the content reasonably between text channels and

figure channel.

It is necessary to study the teaching methods focused on developing

the capacity to work with physics textbooks for students in teaching

physics. At the same time, it is necessary to orient the assessment form that

develop the capacity to work with physics textbooks of students.