bài giảng quẢn trỊ kinh doanh quỐc tẾ -...

188
HỌC VIỆN CÔNG NGHỆ BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG Bài giảng QUẢN TRỊ KINH DOANH QUỐC TẾ BIÊN SOẠN GS.TS.NGƯT BÙI XUÂN PHONG HÀ NỘI - 2013 PTIT

Upload: truongnhu

Post on 01-Feb-2018

230 views

Category:

Documents


5 download

TRANSCRIPT

Page 1: Bài giảng QUẢN TRỊ KINH DOANH QUỐC TẾ - Postdlib.ptit.edu.vn/bitstream/123456789/1423/1/BG Quan tri kinh doanh... · CÁC ĐỊNH CHẾ KINH TẾ, TÀI CHÍNH QUỐC TẾ

HỌC VIỆN CÔNG NGHỆ BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG

Bài giảng

QUẢN TRỊ

KINH DOANH QUỐC TẾ

BIÊN SOẠN

GS.TS.NGƯT BÙI XUÂN PHONG

HÀ NỘI - 2013

PTIT

Page 2: Bài giảng QUẢN TRỊ KINH DOANH QUỐC TẾ - Postdlib.ptit.edu.vn/bitstream/123456789/1423/1/BG Quan tri kinh doanh... · CÁC ĐỊNH CHẾ KINH TẾ, TÀI CHÍNH QUỐC TẾ

MỤC LỤC

Lời nói đầu………………………………………………………………………………… 1

CHƯƠNG 1 - MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ KINH DOANH QUỐC TẾ

1.1 KHÁI NIỆM KINH DOANH QUỐC TẾ…………………………………………… 2

1.2. CÁC HÌNH THỨC KINH DOANH QUỐC TẾ……………………………….. .5

1.2.1 Xuất nhập khẩu hàng hóa (Export and Import) ……………………………. 5

1.2.2 Các hình thức hợp đồng…………………………………………………….. 6

1.2.3. Đầu tư nước ngoài ( Foreign Investment)………………………………….. 8

1.2.4. Hàng đổi hàng – phương thức kinh doanh quan trọng đối với các nước

đang phát triển……………………………………………………………………. 10

1.3 VAI TRÒ CỦA KINH DOANH QUỐC TẾ……………………………………… 11

1.4 ĐẶC TRƯNG CỦA KINH DOANH QUỐC TẾ…………………………………. 12

1.5 CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KINH DOANH QUỐC TẾ……………… 12

1.5.1. Các điều kiện kinh tế……………………………………………………….. 12

1.5.2 Khoa học và công nghệ……………………………………………………… 13

1.5.3. Điều kiện chính trị, xã hội và quân sự………………………………………. 13

1.5.4. Sự hình thành các liên minh liên kết về kinh tế , chính trị và quân sự……… 13

CHƯƠNG 2 - MÔI TRƯỜNG KINH DOANH QUỐC TẾ

2.1. KHÁI QUÁT VỀ MÔI TRƯỜNG KINH DOANH QUỐC TẾ………………….. 15

2.2. PHÂN LOẠI MÔI TRƯỜNG KINH DOANH QUỐC TẾ………………………. 15

2.3. CÁC YẾU TỐ CỦA MÔI TRƯỜNG KINH DOANH QUỐC TẾ………………. 16

2.3.1. Môi trường pháp luật……………………………………………………….. 16

2.3.2. Môi trường chính trị ……………………………………………………….. 18

2.3.3. Môi trường kinh tế…………………………………………………………. 19

2.3. 4. Môi trường văn hóa, con người…………………………………………… 25

2.3.5. Môi trường cạnh tranh……………………………………………………… 28

2.4. TOÀN CẦU HOÁ, YẾU TỐ QUAN TRỌNG CỦA MÔI TRƯỜNG

KINH DOANH QUỐC TẾ…………………………………………………………….. 29

2.4.1. Khái niệm toàn cầu hóa kinh tế ……………………………………………. 29

2.4.2. Cơ sở khách quan của toàn cầu hoá ………………………………………… 31

2.4.3. Nội dung và biểu hiện của toàn cầu hoá và khu vực hoá…………………….. 31

2.5 PHÂN TÍCH TÁC ĐỘNG CỦA MÔI TRƯỜNG KINH DOANH QUỐC TẾ…… 33

PTIT

Page 3: Bài giảng QUẢN TRỊ KINH DOANH QUỐC TẾ - Postdlib.ptit.edu.vn/bitstream/123456789/1423/1/BG Quan tri kinh doanh... · CÁC ĐỊNH CHẾ KINH TẾ, TÀI CHÍNH QUỐC TẾ

CHƯƠNG 3 - CÁC ĐỊNH CHẾ VÀ CHỦ THỂ TRONG KINH DOANH QUỐC TẾ

3.1. CÁC ĐỊNH CHẾ KINH TẾ, TÀI CHÍNH QUỐC TẾ……………………………... 37

3.1.1. Tổ chức Thương mại thế giới (WTO)……………………………………….. 37

3.1.2. Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN)/Khu vực mậu dịch tự do

Đông Nam Á (AFTA)……………………………………………………………… 42

3.1.3. Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á-Thái Bình Dương (APEC)………………... 46

3.1.4. Quỹ tiền tệ quốc tế (International Monetary Fund- IMF)……………………. 48

3.1.5. Liên minh châu Âu (EU).................................................................................. 50

3.1.6. Khu mậu dịch tự do Bắc Mỹ (NAFTA: North American Free Trade area.)… 52

3.2. CÁC CHỦ THỂ CỦA KINH DOANH QUỐC TẾ……………………………….. 52

3.2.1. Công ty đa quốc gia………………………………………………………….. 52

3.2.2. Các loại hình doanh nghiệp và tổ chức kinh tế của Việt Nam

tham gia vào kinh doanh quốc tế…………………………………………………… 56

CHƯƠNG 4 - CÁC LĨNH VỰC KINH DOANH QUỐC TẾ

4.1 THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ......................................................................................... 58

4.1.1. Khái niệm, nội dung và chức năng của thương mại quốc tế............................. 58

4.1.2. Vai trò của kinh doanh thương mại quốc tế………………………………….. 61

4.1.3. Các lý thuyết về thương mại quốc tế…………………………………………. 61

4.1.4 . Chính sách thương mại quốc tế……………………………………………… 68

4.1.5. Các công cụ chủ yếu của chính sách thương mại quốc tế……………………. 69

4.1.6. Các nguyên tắc cơ bản trong thương mại quốc tế……………………………. 76

4.1.7 . Xu hướng tự do hóa thương mại và xu hướng bảo hộ mậu dịch

trong chính sách thương mại quốc tế……………………………………………….. 82

4.1.8. Khái quát thương mại việt nam trong những năm đổi mới………………….. 84

4.2 ĐẦU TƯ QUỐC TẾ………………………………………………………………. 85

4.2.1 Khái niệm, phân loại và tác động của đầu tư quốc tế………………………… 85

4.2.2 Đầu tư gián tiếp nước ngoài………………………………………………….. 89

4.2.3 Đầu tư trực tiếp nước ngoài …………………………………………………. 92

4.2.4 Đầu tư nước ngoài tại Việt nam……………………………………………… 97

4.3. KINH DOANH DỊCH VỤ QUỐC TẾ………………………………………….. 99

4.3.1. Khái niệm, phân loại và vai trò của kinh doanh dịch vụ quốc tế…………... 99

4.3.2 Các lĩnh vực kinh doanh dịch vụ quốc tế………………………………….. 103

4.3.3 Một số dịch vụ quốc tế điển hình………………………………………….. 106

PTIT

Page 4: Bài giảng QUẢN TRỊ KINH DOANH QUỐC TẾ - Postdlib.ptit.edu.vn/bitstream/123456789/1423/1/BG Quan tri kinh doanh... · CÁC ĐỊNH CHẾ KINH TẾ, TÀI CHÍNH QUỐC TẾ

4.3.4 Một số vấn đề cần quan tâm trong kinh doanh dịch vụ quốc tế…………… 110

CHƯƠNG 5 - THANH TOÁN TRONG KINH DOANH QUỐC TẾ

5.1 TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI……………………………………………………………. 115

5.1.1 Khái niệm tỷ giá hối đoái………………………………………………….. 115

5.1.2 Các loại tỷ giá hối đoái……………………………………………………. 115

5.1.3 Phương pháp biểu hiện tỷ giá……………………………………………… 117

5.1.4 Xác định tỷ giá theo phương pháp tính chéo ( Cross rate)………………… 118

5.1.5 Những nhân tố ảnh hưởng đến tỷ giá hối đoái…………………………….. 119

5.1.6 Các biện pháp điều chỉnh tỷ giá hối đoái………………………………….. 120

5.2 CÁC ĐIỀU KIỆN ĐẢM BẢO TRONG THANH TOÁN

KINH DOANH QUỐC TẾ………………………………………………………….. 121

5.2.1 Điều kiện đảm bảo vàng…………………………………………………… 121

5.2.2 Đảm bảo ngoại hối………………………………………………………… 122

5.2.3 Đảm bảo theo biến động giá cả hàng hoá…………………………………. 122

5.3 CÁC PHƯƠNG TIỆN THANH TOÁN TRONG KINH DOANH QUỐC TẾ…. 123

5.3.1 Hối phiếu ( BILL OF EXCHANGE, DRAFT)……………………………. 123

5.3.2 Séc ( CHECK, CHEQUE)………………………………………………… 127

5.3.3 Giấy chuyển tiền…………………………………………………………… 129

5.3.4 Thẻ tín dụng (CREDIT CARD)…………………………………………… 129

5.4 CÁC PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN KINH DOANH QUỐC TẾ………….. 131

5.4.1.Phương thức thanh toán nhờ thu (COLLECTION OF PAYMENT)…….. 131

5.4.2 Phương thức tín dụng chứng từ ( DOCUMENTARY CREDIT)……….. 133

5.4.3 Phương thức chuyển tiền………………………………………………… 142

5.5 ĐIỀU KIỆN THANH TOÁN TRONG KINH DOANH QUỐC TẾ………… 143

5.5.1. Điều kiện tiền tệ……………………………………………………………. 143

5.5.2 Điều kiện về địa điểm thanh toán………………………………………… 144

5.5.3 Điều kiện về thời gian thanh toán………………………………………… 144

5.5.4 Điều kiện về phương thức thanh toán……………………………………. 145

CHƯƠNG 6 - TỔ CHỨC VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH QUỐC TẾ

6.1 CHIẾN LƯỢC KINH DOANH QUỐC TẾ………………………………….. 148

6.1.1 Khái niệm chiến lược kinh doanh quốc tế……………………………….. 148

6.1.2 . Phân loại chiến lược kinh doanh quốc tế……………………………… 149

6.1.3 Vai trò của xây dựng và thực hiện chiến lược kinh doanh quốc tế……… 151

PTIT

Page 5: Bài giảng QUẢN TRỊ KINH DOANH QUỐC TẾ - Postdlib.ptit.edu.vn/bitstream/123456789/1423/1/BG Quan tri kinh doanh... · CÁC ĐỊNH CHẾ KINH TẾ, TÀI CHÍNH QUỐC TẾ

6.1.4. Quá trình xây dựng và thực hiện chiến lược kinh doanh quốc tế………. 151

6.2 ĐÀM PHÁN VÀ GIAO DỊCH TRONG KINH DOANH QUỐC TẾ……… 160

6.2.1. Một số vấn đề cơ bản về đàm phán trong kinh doanh quốc tế…………. 160

6.2.2. Tổ chức quá trình đàm phán trong kinh doanh quốc tế………………… 164

6.3 HỢP ĐỒNG TRONG KINH DOANH QUỐC TẾ………………………….. 167

6.3.1. Chuẩn bị ký kết hợp đồng kinh doanh quốc tế........................................ 167

6.3.2. Hợp đồng kinh doanh quốc tế................................................................. 170

6.3.3. Các điều kiện cơ sở giao hàng................................................................. 172

6.3.4. Các điều kiện, điều khoản của hợp đồng................................................. 175

Tài liệu tham khảo................................................................................................... 183

PTIT

Page 6: Bài giảng QUẢN TRỊ KINH DOANH QUỐC TẾ - Postdlib.ptit.edu.vn/bitstream/123456789/1423/1/BG Quan tri kinh doanh... · CÁC ĐỊNH CHẾ KINH TẾ, TÀI CHÍNH QUỐC TẾ

1

LỜI NÓI ĐẦU

Trong điều kiện hiện nay, khi hội nhập và toàn cầu hóa nền kinh tế thế giới đang ngày

càng phát triển cả về chiều rộng lẫn chiều sâu, hoạt động kinh doanh nói chung, kinh doanh

quốc tế nói riêng trở thành một yếu tố khách quan đối với mọi quốc gia. Trong những thập kỷ

gần đây, đã chứng kiến sự bùng nổ của hoạt động kinh doanh trên phạm vi toàn cầu.

Quản trị kinh doanh quốc tế là một môn học không thể thiếu trong chương trình đào

tạo ngành Quản trị kinh doanh, chuyên ngành Quản trị doanh nghiệp. Để đáp ứng yêu cầu

nghiên cứu, giảng dạy và học tập của giáo viên và sinh viên, chúng tôi tổ chức biên soạn bài

giảng “Quản trị kinh doanh quốc tế” phù hợp với điều kiện kinh doanh trong giai đoạn hội

nhập. Với kinh nghiệm giảng dạy được tích luỹ qua nhiều năm, cộng với sự nỗ lực nghiên cứu

từ các nguồn tài liệu khác nhau, bài giảng có nhiều thay đổi và bổ sung để đáp ứng yêu cầu

do thực tiễn đặt ra. Bài giảng “Quản trị kinh doanh quốc tế” là tài liệu chính thức sử dụng

giảng dạy và học tập cho sinh viên hệ đào tạo đại học ngành Quản trị kinh doanh, chuyên

ngành Quản trị doanh nghiệp; đồng thời cũng là tài liệu tham khảo cho những ai quan tâm

đến lĩnh vực này. Nội dung cuốn sách gồm 6 chương đề cập đến toàn bộ những kiến thức về

Quản trị kinh doanh quốc tế.

Biên soạn bài gảng là một công việc hết sức khó khăn, đòi hỏi sự nỗ lực cao. Tác

giả đã giành nhiều thời gian và công sức với cố gắng cao nhất để hoàn thành. Tuy nhiên, với

nhiều lý do nên không thể tránh khỏi những thiếu sót. Tác giả rất mong sự chỉ giáo, đóng góp,

xây dựng của các đồng nghiệp, anh chị em sinh viên và bạn đọc để tiếp tục bổ sung, hoàn

thiện nhằm nâng cao hơn nữa chất lượng bài giảng

Xin trân trọng cám ơn!

Hà Nội tháng 12 năm 2013

Tác giả

PTIT

Page 7: Bài giảng QUẢN TRỊ KINH DOANH QUỐC TẾ - Postdlib.ptit.edu.vn/bitstream/123456789/1423/1/BG Quan tri kinh doanh... · CÁC ĐỊNH CHẾ KINH TẾ, TÀI CHÍNH QUỐC TẾ

Chương 1 – Một số vấn đề chung về Kinh doanh quốc tế -----------------------------------------------------------------------------------------------------------------

2

CHƯƠNG I

MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ KINH DOANH QUỐC TẾ

MỤC ĐÍCH

Chương cung cấp các kiến thức

- Khái niệm, hình thức kinh doanh quốc tế

- Vai trò của kinh doanh quốc tế

- Đặc trưng của kinh doanh quốc tế

- Nhân tố ảnh hưởng đến kinh doanh quốc tế

1.1 KHÁI NIỆM KINH DOANH QUỐC TẾ

Kinh doanh quốc tế xuất hiện rất sớm cùng với quá trình giao lưu trao đổi, mua bán

hàng hóa giữa hai hay nhiều quốc gia. Nền kinh tế của các quốc gia không thể phát triển mạnh

nếu bỏ qua các vấn đề giao dịch thương mại quốc tế, đầu tư và tài trợ quốc tế. Trong những

năm gần đây, khối lượng mậu dịch quốc tế đã gia tăng đáng kể giữa các khu vực, các quốc gia

và các tập đoàn kinh doanh lớn. Trong số đó phải kể đến các liên kết như: Hiệp ước mậu dịch

tự do Bắc Mĩ (NAFTA); Liên minh Châu Âu (EU); Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á

(ASEAN);…các tập đoàn đa quốc gia và xuyên quốc gia. Với các lợi thế về vốn, công nghệ,

trình độ quản lí, kinh nghiệm và khả năng thâm nhập thị trường nước ngoài,…công ty đa quốc

gia và xuyên quốc gia đã và đang nâng cao vị thế và tăng thị phần của mình trong khu vực và

trên thế giới.

Ngày nay, dưới sự tác động mạnh mẽ của các xu hướng vận động của nền kinh tế thế

giới, đặc biệt là sự tác động của cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật công nghệ, của xu hướng

khu vực hóa và toàn cầu hóa nền kinh tế thế giới, hoạt động kinh doanh quốc tế và các hình

thức kinh doanh quốc tế ngày càng phong phú, đa dạng, đang trở thành một trong những nội

dung cực kì quan trọng trong các quan hệ kinh tế quốc tế.

Kinh doanh quốc tế là hoạt động rất quan trọng và càng cần thiết trong điều kiện mới

của quan hệ hợp tác quốc tế. Nếu một nước nào đó không là thành viên của thị trường toàn

cầu thì chắc chắn nền kinh tế của chính quốc gia đó sẽ suy thoái và đời sống của dân cư khó

có thể được nâng cao. Sự tham gia mạnh mẽ vào hoạt động kinh doanh quốc tế sẽ tạo ra nhiều

cơ hội và điều kiện thuận lợi hơn để mở rộng, tăng trưởng và thu nhập cao hơn so với kinh

doanh trong nội địa. Kinh doanh quốc tế sẽ làm cho luồng hàng hóa, dịch vụ và vốn được

phân phối trên toàn thế giới. Như thế, các sáng kiến được đưa ra, phát triển mạnh và được đưa

vào ứng dụng với tốc độ nhanh hơn và phạm vi rộng hơn. Vốn, nhân lực được sử dụng tốt hơn

và các hoạt động tài trợ có thể được tiến hành thuận lợi hơn. Kinh doanh quốc tế cũng đưa lại

cho người mua, người tiêu dùng có điều kiện cân nhắc, lựa chọn những sản phẩm, dịch vụ về

chất lượng cũng như số lượng tốt hơn. Trong điều kiện đó, giá cả sản phẩm và dịch vụ có thể

giảm thông qua cạnh tranh quốc tế.

PTIT

Page 8: Bài giảng QUẢN TRỊ KINH DOANH QUỐC TẾ - Postdlib.ptit.edu.vn/bitstream/123456789/1423/1/BG Quan tri kinh doanh... · CÁC ĐỊNH CHẾ KINH TẾ, TÀI CHÍNH QUỐC TẾ

Chương 1 – Một số vấn đề chung về Kinh doanh quốc tế -----------------------------------------------------------------------------------------------------------------

3

Trong những điều kiện mới của quan hệ kinh tế quốc tế, vấn đề “ mở cửa” nền kinh tế

đang trở nên cấp bách và đang tạo ra cho nhiều quốc gia những cơ hội thuận lợi trong quá

trình đẩy nhanh sự phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội. Đồng thời, mỗi quốc gia cũng đang

đứng trước những thách thức hết sức to lớn. Sự cạnh tranh gay gắt, đặc biệt là trong các lĩnh

vực thương mại và đầu tư, các rủi ro về chính trị, văn hóa, hối đoái,…trong nền kinh tế thế

giới đang là những sức ép to lớn đối với từng quốc gia nói chung và các doanh nghiệp kinh

doanh quốc tế nói riêng.

Kinh doanh quốc tế là tổng thể các hoạt động giao dịch, kinh doanh được tạo ra và thực

hiện giữa các doanh nghiệp, cá nhân và tổ chức giữa các quốc gia nhằm thỏa mãn các mục

tiêu của các doanh nghiệp, cá nhân, tổ chức đó. Hoạt động kinh doanh quốc tế diễn ra giữa

các doanh nghiệp, cá nhân, tổ chức ( gọi chung là doanh nghiệp) thuộc hai hay nhiều quốc gia

và trong môi trường kinh doanh rộng lớn, đa dạng và phức tạp. Muốn kinh doanh ở môi

trường nước ngoài một cách hiệu quả, trước hết doanh nghiệp cần phải nghiên cứu, đánh giá

môi trường kinh doanh nơi mà doanh nghiệp muốn thâm nhập hoạt động; tiếp đến là môi

trường kinh doanh trong nước, tiềm lực và khả năng kinh doanh của doanh nghiệp để từ đó

quyết định áp dụng các hình thức kinh doanh cho phù hợp với môi trường và quốc gia đã lựa

chọn.

Trong điều kiện mở cửa của các quốc gia hiện nay, các doanh nghiệp nước ngoài đã

thâm nhập vào thị trường của các quốc gia, chính vì vậy đối với các công ty kinh doanh trong

nước họ đã phải cạnh tranh, hợp tác kinh doanh với các doanh nghiệp nước ngoài ngay tại

quốc gia của mình ngay cả khi doanh nghiệp thuộc quốc gia đó chưa vươn ra được thị trường

nước ngoài. Vì vậy, kinh doanh quốc tế ở đây còn được hiểu đó là hoạt động kinh doanh của

các doanh nghiệp trong nước khi thực hiện các hoạt động giao dịch kinh doanh với các doanh

nghiệp nước ngoài.

Kinh doanh quốc tế được tiến hành bởi các nhà kinh doanh tư nhân hoặc các doanh

nghiệp nhà nước nhằm đáp ứng các mục tiêu và yêu cầu của họ. Mục đích kinh doanh của tư

nhân chủ yếu là lợi nhuận bằng mọi cách các doanh nghiệp tư nhân tối đa hóa lợi nhuận.

Chính vì vậy, sự thành công hay thất bại của các nhà kinh doanh tư nhân trong hoạt động

kinh doanh quốc tế phụ thuộc rất lớn vào các nguồn lực ở nước ngoài, vào mức tiêu thụ hàng

hóa, vào giá cả hàng hóa và khả năng cạnh tranh của họ trong môi trường kinh doanh quốc tế.

Kinh doanh của các doanh nghiệp nhà nước có thể nhằm mục đích lợi nhuận hoặc phi lợi

nhuận, điều đó có nghĩa là kinh doanh của các doanh nghiệp nhà nước có thể nhằm đạt nhiều

mục tiêu khác nhau như mục tiêu kinh tế, chính trị, văn hóa, ngoại giao,…

Tuy nhiên, trên góc độ một doanh nghiệp kinh doanh mà xét, để đạt được bất kì mục

tiêu nào đề ra, doanh nghiệp cần phải tính toán, lựa chọn các hình thức kinh doanh quốc tế

cho phù hợp. Kinh doanh quốc tế gồm nhiều hình thức khác nhau từ hoạt động thương mại

xuất- nhập khẩu hàng hóa cho đến các loại hình liên doanh, đầu từ 100% vốn nước ngoài, hợp

đồng chìa khóa trao tay, hợp đồng quản lí và chuyển giao bí quyết công nghiệp v.v….Sự lựa

chọn các hình thức kinh doanh quốc tế phụ thuộc vào mục đích hoạt động của doanh nghiệp,

môi trường và thị trường mà doanh nghiệp đang hoạt động hoặc sẽ hoạt động, vào điều kiện,

tiềm năng và khả năng, thực lực của chính doanh nghiệp. Trong đó, các điều kiện của môi

trường kinh doanh quốc tế không chỉ ảnh hưởng đến việc lựa chọn các hình thức kinh doanh,

mà còn ảnh hưởng đến các hoạt động chức năng của doanh nghiệp như chức năng sản xuất,

PTIT

Page 9: Bài giảng QUẢN TRỊ KINH DOANH QUỐC TẾ - Postdlib.ptit.edu.vn/bitstream/123456789/1423/1/BG Quan tri kinh doanh... · CÁC ĐỊNH CHẾ KINH TẾ, TÀI CHÍNH QUỐC TẾ

Chương 1 – Một số vấn đề chung về Kinh doanh quốc tế -----------------------------------------------------------------------------------------------------------------

4

Marketing, tài chính, kế toán. Ngược lại, sự hoạt động của các doanh nghiệp kinh doanh quốc

tế cũng có những tác động nhất định đối với môi trường nhằm phản ứng hoặc hòa nhập với

những thay đổi của môi trường.

Do hoạt động kinh doanh quốc tế diễn ra trong môi trường khu vực và toàn cầu, nên các

nhà quản trị và kinh doanh phải am hiểu những kiến thức về khoa học xã hội gồm có địa lí,

lịch sử, chính trị, luật, kinh tế và nhân chủng học.

Kiến thức địa lí rất quan trọng vì nó giúp các nhà quản lí, kinh doanh quyết định lựa

chọn địa điểm, số lượng, chất lượng các nguồn lực trên toàn cầu để khai thác. Việc phân bố

nguồn lực không đều giữa các quốc gia, giữa các khu vực đã tạo ra những lợi thế khác nhau

trong việc sản xuất các sản phẩm và dịch vụ ở những nơi khác nhau trên thế giới. Những cản

trở về địa lí như núi cao, sa mạc rộng lớn, khu rừng rậm hiểm trở đã ảnh hưởng đến mức độ

truyền thông, liên lạc và kênh phân phối của các doanh nghiệp kinh doanh trong nền kinh tế

toàn cầu.

Kiến thức về lịch sử sẽ cung cấp cho các nhà quản lí nhiều ý tưởng khai thác các khu

vực thị trường khác nhau. Xem xét lại quá khứ sẽ rất có ích cho các nhà kinh doanh quốc tế.

Họ sẽ có hiểu biết rộng hơn, đầy đủ hơn về chức năng hoạt động kinh doanh quốc tế trong

hiện tại. Lịch sử sẽ giúp chúng ta tích lũy những kinh nghiệm để quyết định sẽ sống và hành

động như thế nào. Chính sự phát triển của kh kỹ thuật đã góp phần mở rộng quy mô kinh

doanh.

Việc hiểu biết về chính trị đóng vai trò trong việc định hướng kinh doanh trên toàn cầu.

Những rủi ro về chính trị có thể sẽ gây ra rất nhiều khó khăn cho hoạt động kinh doanh của

các công ty kinh doanh quốc tế- những công ty có sự hoạt động trong nhiều môi trường chính

trị khác nhau.

Luật trong nước và luật quốc tế xác định các lĩnh vực, phạm vi kinh doanh có thể hoạt

động, hoạt động bị hạn chế và không được phép hoạt động. Hệ thống luật này bao gồm luật

của nước sở tại và nước chủ nhà, các công ước và thông lệ quốc tế. Chỉ trên cơ sở hiểu và

nắm được hiệp định giữa các quốc gia và luật lệ ở mỗi nước, doanh nghiệp mới có thể đưa ra

quyết định đúng đắn để lựa chọn nơi hoạt động, hình thức hoạt động đạt tới lợi nhuận cao

nhất.

Những kiến thức về kinh tế sẽ trang bị cho các nhà quản lí, các nhà doanh nghiệp những

công cụ phân tích để xác định ảnh hưởng của cạnh tranhy đa quốc gia đối với nước sở tại và

nước chủ nhà, tác động của chính sách kinh tế của một nước đối với công ty kinh doanh quốc

tế.

Việc hiểu biết về nhân chủng học sẽ tạo điều kiện cho các nhà quản lí hiểu biết tốt hơn

về giá trị, thái độ và niềm tin của con người vào môi trường mà họ đang sống, vì vậy sẽ nâng

cao được khả năng của các nhà quản lí trong các hoạt động xã hội khác nhau.

Mở rộng tiêu thụ hàng hóa, tìm kiếm các nguồn lực ở nước ngoài, đa dạng hóa hoạt

động kinh doanh là những động cơ chính thúc đẩy các doanh nghiệp tham gia mạnh mẽ vào

các hoạt động kinh doanh quốc tế.

Mở rộng tiêu thụ hàng hóa: Số lượng và giá trị hàng hóa (doanh số) thực hiện phụ

thuộc vào số lượng khách hàng quan tâm đến sản phẩm hay dịch vụ của doanh nghiệp và khả

năng thanh toán của khách hàng cho những sản phẩm và dịch vụ đó. Do số lượng khách

hàng,sức mua và khả năng thanh toán trên thị trường thế giới lớn hơn thị trường ở từng quốc

PTIT

Page 10: Bài giảng QUẢN TRỊ KINH DOANH QUỐC TẾ - Postdlib.ptit.edu.vn/bitstream/123456789/1423/1/BG Quan tri kinh doanh... · CÁC ĐỊNH CHẾ KINH TẾ, TÀI CHÍNH QUỐC TẾ

Chương 1 – Một số vấn đề chung về Kinh doanh quốc tế -----------------------------------------------------------------------------------------------------------------

5

gia cho nên khi tham gia vào một hoạt động kinh doanh quốc tế sẽ tạo điều kiện cho doanh

nghiệp tăng nhanh doanh số mua vào (hoặc bán ra) đối với các sản phẩm và dịch vụ mà mình

cần ( hoặc sản phẩm và dịch vụ mà mình cung cấp) trên thị trường thế giới. Việc mở rộng

khối lượng sản phẩm và dịch vụ cung ứng sẽ tạo cho doanh nghiệp khả năng thu được khối

lượng lợi nhuận cao hơn. Vì vậy, việc mở rộng cung ứng đã trở thành dộng cơ chủ yếu đối với

mỗi doanh nghiệp khi tham gia vào các hoạt động kinh doanh với nước ngoài.

Tìm kiếm các nguồn lực ở nước ngoài : Đối với mỗi quốc gia, các nguồn lực (vốn, đất

đai, tài nguyên, khoáng sản, cn,..) sẵn có không phải là vô hạn mà chỉ có giới hạn, thậm chí

hiếm và khan hiếm. Do vậy, thông qua việc tìm kiếm, mở rộng thị trường ở nước ngoài, các

doanh nghiệp có điều kiện vươn tới và sử dụng các nguồn lực mới. Các nguồn lực ở nước

ngoài khác như: nhân công dồi dào và giá rẻ, thị trường tiêu thụ rộng lớn và rất đa dạng,

nguyên nhiên liệu phong phú,..là những nguồn lực mà các doanh nghiệp hướng tới nhằm giảm

chi phí, nâng cao khả năng tiêu thụ, do đó góp phần gia tăng lợi nhuận. Để giảm bớt chi phí,

gia tăng lợi nhuận, ngày nay các nhà kinh doanh vươn mạnh ra nước ngoài để có thể khai thác

được các nguồn lực mới và tận dụng triệt để những ưu ái của nước ngoài.

Đa dạng hóa trong kinh doanh: Các nhà kinh doanh thường tìm mọi cách để tránh

những biến động bất lợi trong hoạt động kinh doanh. Họ đã nhận thấy rằng thị trường nước

ngoài và việc mua bán hàng hóa ở đó như là một biện pháp quan trọng giúp các nhà kinh

doanh tránh được những đột biến xấu trong kinh doanh. Việc thực hiện đa dạng hóa nguồn lực

của doanh nghiệp, thị trường, hình thức kinh doanh, lĩnh vực hoạt động, và sản phẩm kinh

doanh cho phép các doanh nghiệp khắc phục và hạn chế những rủi ro trong kinh doanh (phân

tán rủi ro ), khắc phục việc khan hiếm nguồn lực ở một quốc gia, tạo điều kiện và cơ hội cho

doanh nghiệp khai thác có hiểu quả các lợi thế của mỗi quốc gia trong điều kiện kinh doanh

quốc tế nhằm tối đa hóa lợi nhuận.

1.2. CÁC HÌNH THỨC KINH DOANH QUỐC TẾ

Khi tiến hành kinh doanh quốc tế các doanh nghiệp phải lựa chọn các hình thức kinh

doanh phù hợp với môi trường kinh doanh. Theo quan điểm của nhiều nhà kinh tế, doanh

nghiệp có thể thâm nhập và chiếm lĩnh thị trường thế giới theo 2 cách:

Một là, doanh nghiệp xuất khẩu sản phẩm sang các thị trường mục tiêu.

Hai là, doanh nghiệp chuyển giao nguồn lực như công nghệ như vốn, kĩ năng, bí quyết

kĩ thuật ra nước ngoài, nơi mà có thể bán sản phẩm trực tiếp đến người tiêu dùng hoặc khai

thác nguồn lực của quốc gia sở tại (đặc biệt là nhân công) để sản xuất ra sản phẩm bán tại địa

phương đó.

Trên cơ sở sự định hình thế nào là hoạt động kinh doanh quốc tế có thể thống nhất hình

thức kinh doanh quốc tế chủ yếu bao gồm 3 nhóm:Xuất nhập khẩu, các hình thức hợp đồng và

đầu tư quốc tế

1.2.1 Xuất nhập khẩu hàng hóa (Export and Import)

Hình thức kinh doanh xuất nhập khẩu thường là hoạt động kinh doanh quốc tế cơ bản,

đầu tiên của một quốc gia,nó là “chiếc chìa khóa” mở ra những giao dịch kinh doanh quốc tế

cho mỗi doanh nghiệp.

PTIT

Page 11: Bài giảng QUẢN TRỊ KINH DOANH QUỐC TẾ - Postdlib.ptit.edu.vn/bitstream/123456789/1423/1/BG Quan tri kinh doanh... · CÁC ĐỊNH CHẾ KINH TẾ, TÀI CHÍNH QUỐC TẾ

Chương 1 – Một số vấn đề chung về Kinh doanh quốc tế -----------------------------------------------------------------------------------------------------------------

6

Kinh doanh xuất- nhập khẩu là hoạt động kinh doanh quốc tế đầu tiên mà doanh nghiệp

thường áp dụng (khoảng 50% công ty Mỹ kinh doanh ở nước ngoài thông qua con đường xuất

khẩu, đa số các doanh nghiệp Nhật Bản bước đầu thực hiện kinh doanh ở nước ngoài bằng

hình thức xuất khẩu). Hoạt động này vẫn được tiếp tục duy trì và mở rộng ngay cả khi doanh

nghiệp đã thực hiện đa dạng hóa các hoạt động kinh doanh của mình.

Kinh doanh xuất- nhập khẩu thông qua các hình thức xuất nhập trực tiếp do chính các

đơn vị sản xuất kinh doanh hàng xuất khẩu đảm nhận, xuất- nhập khẩu gián tiếp (hay ủy thác

do các tổ chức kinh doanh trung gian đảm nhận, đó là hệ thống các doanh nghiệp chuyên

doanh xuất- nhập khẩu. Hoạt động kinh doanh xuất- nhập khẩu có thể là xuất- nhập khẩu

hàng hóa hữu hình hoặc là xuất- nhập khẩu hàng hóa vô hình (dịch vụ) hoặc cả hai. Gắn liền

với xuất- nhập khẩu hàng hóa hữu hình, xuất- nhập khẩu dịch vụ ngày càng phát triển. Xuất-

nhập khẩu dịch vụ đã và đang tạo cho nhiều quốc gia những khoản thu lớn từ hoạt động dịch

vụ quốc tế. Dịch vụ vận tải quốc tế, tư vấn quốc tế, thông tin quốc tế, du lịch quốc tế,…hiện

nay đang mang lại nguồn thu lớn và cực kì quan trọng cho nhiều doanh nghiệp như Mỹ, Anh,

Pháp, Singapore, Thái Lan. Cần chú ý rằng trong kinh doanh xuất- nhập khẩu, xuất khẩu có

thể đưa lại cho các nhà doanh nghiệp nhiều lợi nhuận và cơ hội lớn. Một trong những cơ hội

đó là xuất khẩu cho phép mở rộng các hoạt động sản xuất nhằm đạt lợi thế về quy mô, sản

xuất mang tính tập trung cao. Trên thực tế, nhiều doanh nghiệp đã khẳng định rằng nếu hoạt

động sản xuất được tập trung thì sẽ mang lại lợi thế về chi phí và chất lượng hơn là sản xuất

phân tán. Tuy nhiên cách thức sản xuất này cũng bất lợi ở chỗ do địa điểm của các nhà quản

lý quá xa với địa điểm của người tiêu dùng nên họ không thể có những phản ứng kịp thời để

thỏa mãn các nhu cầu và mong muốn của người tiêu dùng.

Đối với nhiều doanh nghiệp, kinh doanh xuất và nhập khẩu là hình thức được sử dụng

cho giai đoạn xâm nhập thị trường mà điển hình là các doanh nghiệp của Nhật Bản

1.2.2 Các hình thức hợp đồng

Chuyển giao tài sản vô hình (Licensing – Lixăng)

Li-xăng là hợp đồng thông qua đó một doanh nghiệp ( người cấp giấy phép) trao quyền

sử dụng những tài sản vô hình cho một doanh nghiệp khác (người được cấp giấy phép) trong

một khoảng thời gian nhất định và nhận được một khoản tiền nhất định từ phía người được

cấp giấy phép do sử dụng tài sản đó.

Những tài sản vô hình này thường rất đa dạng như: nhãn hiệu (tên mậu dịch, tên thương

mại các hàng hóa), kiểu dáng công nghiệp, bí quyết công nghệ (bí quyết kĩ thuật), phát minh,

sáng chế,…gắn liền với những tài sản vô hình này có nhiều loại hợp đồng cấp giấy phép như

độc quyền hoặc không độc quyền, hợp đồng sử dụng bằng phát minh, sáng chế hay nhãn hiệu,

bí quyết công nghệ,…Một công ty có công nghệ,bí quyết kĩ thuật hoặc uy tính nhãn hiệu cao

có thể sử dụng hợp đồng Li-xăng để tăng thêm lợi nhuận cho công ty mà không cần đầu tư

thêm.

Chuyển giao các nhãn hiệu thương mại là điều kiện rất quan trọng đối với hình thức Li-

xăng. Một số công ty lớn, đặc biệt là các công ty Mỹ đang thực hiện các hoạt động kinh doanh

trên cơ sở sự nổi tiếng của nhãng hiệu sản phẩm của họ.

Cần lưu ý rằng trong những hợp đồng cấp giấy phép người bán không muốn cung cấp

thông tin mà không có sự đảm bảo chi trả và người mua không muốn trả tiền nếu không có

PTIT

Page 12: Bài giảng QUẢN TRỊ KINH DOANH QUỐC TẾ - Postdlib.ptit.edu.vn/bitstream/123456789/1423/1/BG Quan tri kinh doanh... · CÁC ĐỊNH CHẾ KINH TẾ, TÀI CHÍNH QUỐC TẾ

Chương 1 – Một số vấn đề chung về Kinh doanh quốc tế -----------------------------------------------------------------------------------------------------------------

7

những thông tin đáng giá. Trên thực tế hình thức Li-xăng có những ưu và nhược điểm sau

đây:

Ưu điểm:

1. Giúp các doanh nghiệp tiếp cận được thị trường khó xâm nhập

2. Giúp các doanh nghiệp nhanh chóng mở rộng thị trường

3. Hạn chế rủi ro về tài chính

4. Thích hợp với kinh doanh một số nhóm sản phẩm hàng hóa như nước giải khát, sách

báo, ấn phẩm, phần mềm,…

5. Giúp cho việc giao nhận hàng và mức độ dịch vụ trong thị trường địa phương được cải

tiến

Nhược điểm:

1. Có thể làm tiết lộ bí mật và kinh nghiệm đã tích lũy qua nhiều năm.

2. Tạo ra nhiều đối thủ cạnh tranh mới trong tương lai.

3. Khó kiểm soát được đối với các hoạt động của bên nhận Li-xăng cả về số lượng và

chất lượng sản phẩm

4. Sự ứng xử bị động với thị trường

5. Có thể dẫn tới loại bỏ một số thị trường xuất khẩu

6. Trong hoạt động Li-xăng chi phí điều chỉnh cho phù hợp với môi trường địa phương

chuyển giao và kiểm soát cao.

Đại lý đặc quyền (Franchising)

Đại lý đặc quyền là hình thức kinh doanh thông qua đó một bên (doanh nghiệp) là

người đưa ra đặc quyền trao và cho phép người nhận đặc quyền sử dụng tên doanh nghiệp

(của người đưa ra đặc quyền), nhãn hiệu, mẫu mã và đây là tài sản cần thiết cho việc kinh

doanh của phía đối tác. Người đưa ra đặc quyền vẫn tiếp tục thực hiện sự giúp đỡ đối với hoạt

động kinh doanh của đối tác và đổi lại thì họ sẽ nhận đc một khoản tiền (chi phí) từ phía đối

tác ấy.

Như vậy, sự khác nhau cơ bản giữa hợp đồng cấp giấy phép và hợp đồng đại lý đặc

quyền là ở chỗ người đưa ra đặc quyền không chỉ tạo cho người đại lý đặc quyền việc sử dụng

tài sản vô hình của mình mà còn thực hiện tiếp tục sự giúp đỡ đối với người nhận đại lý đặc

quyền trong hoạt động kinh doanh. Sự giúp đỡ này thường về cách tổ chức về tiếp thị quản lý

chung, thậm chí có thể đưa ra đặc quyền yêu cầu bên nhận đặc quyền mua hàng hóa hoặc

nguyên vật liệu cung cấp để bảo đảm được chất lượng hàng hóa và dịch vụ đặc quyền giống

như nhau trên toàn cầu.

Việc thực hiện kinh doanh thông qua hợp đồng đại lý đặc quyền rất thích ứng với các

vùng khác nhau trên thế giới và với một sự điều chỉnh nhỏ ở thị trường địa phương (nước sở

tại). Trong điều kiện đó, việc sử dụng hợp đồng đại lý đặc quyền vẫn cho phép các nhà kinh

doanh tạo ra và thu được lợi nhuận rất cao. Những kết quả do thực hiện hợp đồng đại lý đặc

quyền đều mang lại lợi ích cho cả 2 nhóm: Nó cung cấp cho người giao đặc quyền một dòng

thu nhập mới và người nhận đặc quyền có điều kiện, cơ hội để cho sản phẩm và dịch vụ tiếp

cận nhanh chóng với thị trường, tránh được nhiều rủi ro.

Hợp đồng quản lý (Management contract)

PTIT

Page 13: Bài giảng QUẢN TRỊ KINH DOANH QUỐC TẾ - Postdlib.ptit.edu.vn/bitstream/123456789/1423/1/BG Quan tri kinh doanh... · CÁC ĐỊNH CHẾ KINH TẾ, TÀI CHÍNH QUỐC TẾ

Chương 1 – Một số vấn đề chung về Kinh doanh quốc tế -----------------------------------------------------------------------------------------------------------------

8

Là những hợp đồng thông qua đó một công ty thực hiện sự giúp đỡ của mình đối với

một công ty khác bằng việc cung cấp những nhân viên quản lý nhằm hỗ trợ trợ thực hiện các

chức năng quản lý tổng quát hoặc chuyên môn sâu trong một khoảng thời gian nhất định để

thu được một khoản thù lao từ sự giúp đỡ đó.

Các trường hợp phổ biến áp dụng hợp đồng quản lý đó là:

Trường hợp giấy phép đầu tư nước ngoài đã bị chính phủ nước sở tại thu hồi và chủ

đầu tư được mời đến để tiếp tục giám sát hoạt động cho đến khi những nhà quản lý địa

phương được đào tạo có đủ khả năng tiếp quản dự án. Trong trường hợp này cơ cấu quản lý

hầu như không thay đổi mặc dù tư cách thành viên của ban lãnh đạo thay đổi.

Trường hợp khi một công ty được yêu cầu điều hành một công việc kinh doanh mới

mà ở đó họ có thể bán nhiều thiết bị của họ.

Trường hợp khi một công ty nước ngoài được mời đến để quản lý hoạt động của một

doanh nghiệp đang hoạt động để đảm bảo cho hoạt động của doanh nghiệp có hiệu quả hơn.

Trường hợp khi doanh nghiệp mở rộng hoạt động kinh doanh sang lĩnh vực hoặc thị

trường mới mà họ còn thiếu kiến thức và kinh nghiệm cần thiết. Khi đó doanh nghiệp kí hợp

đồng thuê công ty nước ngoài tham gia quản lý.

Hợp đồng theo đơn đặt hàng

Đây là hợp đồng thường diễn ra với các dự án quá lớn và các sản phẩm gồm nhiều chi

tiết, bộ phận phức tạp mà một công ty duy nhất khó có thể thực hiện được. chẳng hạn như

việc thăm dò, khai thác dầu khí hoặc phát minh và sản xuất ra một loại máy bay mới,… thì

người ta sử dụng hợp đồng theo đơn đặt hàng theo từng bộ phận công việc, từng chi tiết sản

phẩm.

Hợp đồng xây dựng và chuyển giao

Hợp đồng này thường áp dụng với các doanh nghiệp xây dựng. Dự án xây dựng và

chuyển giao liên quan tới một hợp đồng nhằm xây dựng những tiện nghi hoạt động sau đó

chuyển giao cho người chủ để thu được một khoản tiền thù lao khi những công trình này đi

vào hoạt động. Các doanh nghiệp th các hợp đồng xây dựng và chuyển giao thường là những

nhà sản xuất các thiết bị công nghiệp và họ sẽ cung cấp một số thiết bị của mình cho dự án.

Những doanh nghiệp này phổ biến là những doanh nghiệp xây dựng, ngoài ra cũng có thể là

doanh nghiệp tư vấn, nhà sản xuất. Khách hàng của những dự án xây dựng và chuyển giao

này thường là một cơ quan nhà nước, họ ra sắc lệnh buộc một sản phẩm nhất định nào đó

phải được sản xuất ở một địa phương và dưới sự bảo hộ của họ.

Ở hình thức kinh doanh này, có nhiều hợp đồng xây dựng và chuyển giao thực hiện tại

những khu vực hẻo lánh, hiểm trở. Vì vậy, cần phải xây dựng rất nhiều nhà ở và du nhập

nhân công đến đó. Đồng thời, phải xây dựng toàn bộ cơ sở hạ tầng ở những điều kiện địa lí

xấu nhất do đó chi phí tăng ảnh hưởng đến lợi nhuận và hiệu quả kinh doanh nói chung của

doanh nghiệp.

1.2.3. Đầu tư nước ngoài (Foreign Investment)

Theo Hiệp hội Luật quốc tế (1996) “ Đầu tư nước ngoài là sự di chuyển vốn từ nước của

người đầu tư sang nước của người sử dụng nhằm xây dựng ở đó xí nghiệp kinh doanh hoặc

dịch vụ”. Cũng có quan điểm cho rằng, “Đầu tư nước ngoài là sự di chuyển vốn đầu tư của

người đầu tư sang nước của người sử dụng nhưng không phải để mua hàng hóa tiêu dùng của

nước này mà dùng để chi phí cho các hoạt động có tính chất kinh tế xã hội”. Theo Luật Đầu

PTIT

Page 14: Bài giảng QUẢN TRỊ KINH DOANH QUỐC TẾ - Postdlib.ptit.edu.vn/bitstream/123456789/1423/1/BG Quan tri kinh doanh... · CÁC ĐỊNH CHẾ KINH TẾ, TÀI CHÍNH QUỐC TẾ

Chương 1 – Một số vấn đề chung về Kinh doanh quốc tế -----------------------------------------------------------------------------------------------------------------

9

tư nước ngoài của Việt Nam ban hành năm 1987 và được bổ sung hoàn thiện sau ba lần sửa

đổi (1992, 1996, 1998), “ Đầu tư nước ngoài là việc các tổ chức và các cá nhân trực tiếp

nước ngoài đưa vào Việt Nam vốn bằng tiền nước ngoài hoặc bất kì tài sản nào được Chính

phủ Việt Nam chấp nhận để hợp tác kinh doanh trên cơ sở hợp đồng hoặc thành lập xí nghiệp

liên doanh hay xí nghiệp 100% vốn nước ngoài”.

Đầu tư nước ngoài có một số đặc trưng cơ bản như sau:

Sự di chuyển vốn từ nước này sang nước khác.

Vốn được huy động và các mục đích thực hiện các hoạt động kinh tế và kinh

doanh.

Đầu tư nước ngoài có hai hình thức cơ bản đó là đầu tư trực tiếp nước ngoài ( Foreign

Direcạnh tranh Investment) và đầu tư gián tiếp nước ngoài ( Porfolio Investment).

Đầu tư trực tiếp cũng là một trong những hình thức kinh doanh quốc tế phổ biến được

các doanh nghiệp lựa chọn áp dụng. Đây là một bộ phận của đầu tư nước ngoài, nó được thực

hiện khi sự điều khiển, quản lí gắn liền với quá trình đầu tư, tức gắn quyền sở hữu và quyền

sử dụng vốn của người đầu tư với nhau.

Đầu tư trực tiếp là hình thức kinh doanh quốc tế cao nhất. Qua đầu tư trực tiếp nước

ngoài, các doanh nghiệp gắn liền với thị trường, vươn tới được các nguồn lực, đem lại cho

doanh nghiệp những khoản lợi lớn hơn nhưng cũng nhiều rủi ro hơn với các hình thức kinh

doanh quốc tế khác.

Mặc dù có nhiều khác biệt về quan niệm nhưng nhìn chung đầu tư trực tiếp nước ngoài

được xem xét như một hoạt động kinh doanh ở đó có yếu tố di chuyển vốn quốc tế và kèm

theo nó bao gồm các yếu tố khác. Các yếu tố đó không chỉ bao gồm sự khác biệt về quốc tịch

của các đối tác tham gia vào quá trình kinh doanh, sự khác biệt văn hóa, luật pháp mà còn là

sự chuyển giao công nghệ, kinh nghiệm quản lí, thị trường tiêu thụ,…

Theo Luật Đầu tư nước ngoài của Việt Nam, đầu tư trực tiếp nước ngoài có thể được

hiểu như là việc các tổ chức, các cá nhân nước ngoài trực tiếp đưa vào Việt Nam vốn bằng

tiền hoặc bất cứ tài sản nào được Chính phủ Việt Nam chấp nhận để hợp tác với bên Việt

Nam hoặc tự mình tổ chức các hoạt động kinh doanh trên lãnh thổ Việt Nam. Dưới góc độ

kinh tế, có thể hiểu đầu tư trực tiếp nước ngoài là hình thức di chuyển vốn quốc tế trong đó

người sở hữu đồng thời là người trực tiếp tham gia quản lý về điều hành hoạt động sử dụng

vốn đầu tư. Về thực chất, đầu tư trực tiếp nước ngoài chủ yếu là sự đầu tư của các doanh

nghiệp (cá nhân) nhằm xây dựng các cơ sở, chi nhánh ở nước ngoài và làm chủ toàn bộ hay

từng phần cơ sở đó.

Đầu tư trực tiếp nước ngoài có các đặc điểm sau:

- Các chủ đầu tư phải đóng góp một khối lượng vốn tối thiểu theo quy định của từng

quốc gia. Luật Đầu tư nước ngoài của Việt Nam quy định chủ đầu tư nước ngoài phải đóng

góp tối thiểu 30% vốn pháp định của dự án

- Sự phân chia quyền quản lý của các doanh nghiệp phụ thuộc vào mức độ đóng góp

vốn .Nếu đóng góp 100% vốn thì doanh nghiệp hoàn toàn do chủ đầu tư nước ngoài điều hành

và quản lý.

- Lợi nhuận của các chủ đầu tư phụ thuộc vào kết quả hoạt động kinh doanh và được

phân chia theo tỉ lệ góp vốn sau khi nộp thuế và trả lợi tức cổ phần.

PTIT

Page 15: Bài giảng QUẢN TRỊ KINH DOANH QUỐC TẾ - Postdlib.ptit.edu.vn/bitstream/123456789/1423/1/BG Quan tri kinh doanh... · CÁC ĐỊNH CHẾ KINH TẾ, TÀI CHÍNH QUỐC TẾ

Chương 1 – Một số vấn đề chung về Kinh doanh quốc tế -----------------------------------------------------------------------------------------------------------------

10

- Đầu tư trực tiếp nước ngoài thường được thực hiện thông qua việc xây dựng doanh

nghiệp mới và mua lại toàn bộ hoặc từng phần doanh nghiệp đang hoạt động hoặc sáp nhập

các doanh nghiệp với nhau.

- Đầu tư trực tiếp nước ngoài không chỉ gắn liền với di chuyển vốn mà còn gắn liền với

chuyển giao công nghệ, chuyển giao kiến thức và kinh nghiệm quản lý, tạo ra thị trường mới

cho cả phía đầu tư và phía nhận đầu tư.

- Đầu tư trực tiếp nước ngoài ngày nay gắn liền với các hoạt động kinh doanh của công

ty đa quốc gia (Multinational Corporations – MNCs).

Hoạt động kinh doanh quốc tế còn gắn với hoạt động đầu tư gián tiếp. Hiện nay, đầu tư

gián tiếp cũng có vai trò quan trọng đối với quốc gia và sự lựa chọn của doanh nghiệp khi

kinh doanh ở nước ngoài. Trong đầu tư gián tiếp, quyền sở hữu tách rời quyền sử dụng vốn

(hay tài sản) . Người có vốn không trực tiếp tham gia vào việc tổ chức, quản lý và điều hành

các dự án đầu tư, họ thu lợi dưới hình thức lợi tức cổ phần.

Các doanh nghiệp và cá nhân tiến hành đầu tư gián tiếp thông qua mua cổ phiếu, trái

phiếu, thông qua cổ phần hóa, tư nhân các doanh nghiệp nhà nước, thông qua các công ty tài

chính… Tùy thuộc vào môi trường kinh doanh cụ thể, căn cứ vào mục đích kinh doanh, khả

năng hiện có và tương lai của mình và doanh nghiệp đưa ra các quyết định lựa chọn đúng đắn

các hình thức và các biện pháp kinh doanh và điều chỉnh hoạt động chức năng nhằm đạt hiệu

quả cao.

1.2.4. Hàng đổi hàng – phương thức kinh doanh quan trọng đối với các nước đang phát

triển

Hàng đổi hàng ( Buyback, Barter) là phương thức đầu tư mà giá trị của các trang thiết

bị cung cấp được hoàn trả bằng chính các sản phẩm mà các trang thiết bị đó làm ra. Phương

thức này liên quan tới hai hợp đồng quan hệ mật thiết với nhau và cân bằng nhau về mặt giá

trị. Ở một hợp đồng , nhà cung cấp đồng ý xây dựng nhà máy hoặc cung cấp các công nghệ

của nhà máy cho phía đối tác. Trong hợp đồng khác nhà cung cấp đồng ý mua lại sản phẩm

mà công nghệ đó sản xuất ra với khối lượng tương ứng với giá trị thiết bị hoặc nhà máy đã

đầu tư.

Hàng đổi hàng nảy sinh khi các đối tác tham gia kinh doanh thiếu ngoại tệ mạnh và họ

cũng không có được ngoại tệ thông qua tín dụng ngân hàng. Phương thức này cũng hay được

sử dụng khi các đối tác thiếu thị trường tiêu thụ sản phẩm nhất là thị trường quốc tế.

Hàng đổi hàng có những ưu điểm sau:

- Khắc phục tình trạng thiếu ngoại tệ mạnh: Trong hình thức kinh doanh này không có

dòng lưu chuyển tiền tệ giữa các đối tác kinh doanh hay nói cách khác các đối tác kinh doanh

không phải sử dụng ngoại tệ mạnh. Điều này đáp ứng được yêu cầu tiết kiệm nguồn ngoại tệ

khan hiếm của các nước đang phát triển.

- Tránh rủi ro trong thanh toán quốc tế : Hình thức này giúp doanh nghiệp tránh được

những rủi ro trong thanh toán quốc tế, đặc biệt là rủi ro do sự thay đổi của tỉ giá hối đoái do

các bên không sử dụng tiền tệ trong thanh toán.

- Tăng chất lượng hàng hóa chế biến: Thông qua hình thức này nhiều nước đang phát

triển có được các thiết bị hiện đại để chế biến sản phẩm đáp ứng được các tiêu chuẩn chất

lượng của thị trường thế giới.

PTIT

Page 16: Bài giảng QUẢN TRỊ KINH DOANH QUỐC TẾ - Postdlib.ptit.edu.vn/bitstream/123456789/1423/1/BG Quan tri kinh doanh... · CÁC ĐỊNH CHẾ KINH TẾ, TÀI CHÍNH QUỐC TẾ

Chương 1 – Một số vấn đề chung về Kinh doanh quốc tế -----------------------------------------------------------------------------------------------------------------

11

- Thực hiện được marketing quốc tế: Vai trò này thể hiện rất rõ khi các nước đang phát

triển thông qua các công ty đa quốc gia tiếp cận được với thị trường quốc tế. Ngược lại, hình

thức này cũng giúp cho các công ty đa quốc gia, các hãng sản xuất và chế tạo máy móc thiết

bị bán được sản phẩm của họ cho các nước đang phát triển.

Hàng đổi hàng được thức hiện trên cơ sở các nguyên tắc sau:

- Hàng đổi hàng chỉ thực hiện được khi cả hai phía đối tác nhận được sự bảo lãnh của

các ngân hàng. Ngân hàng đóng vai trò là người đứng ra bảo đảm cho cả hai phỉa thực hiện

hợp đồng hàng đổi hàng

- Phải đảm bảo chất lượng của các hàng hóa trong trao đổi. Trong trường hợp này, các

bên phải có sự tin tưởng lẫn nhau.

- Phải đảm bảo có sự tăng trường về xuất khẩu hoặc thị phần, giúp cho đối tác từng

bước xâm nhập thị trường mới

- Phải được thực hiện trên nguyên tắc bình đẳng đôi bên cùng có lợi.

Hàng đổi hàng có vai trò quan trọng đối với phát triển kinh tế của các nước đang phát

triển, đặc biệt là các nước đang chuyển đổi. Thực tế đã chỉ ra rằng hàng đổi hàng có ý nghĩa

quan trọng trong phát triển các ngành công nghiệp chế biến, nhất là chế biến nông sản. Sự

phát triển của công nghiệp chế biến nông sản góp phần ổn định và phát triển kinh tế, tạo việc

làm cho người lao động ở các nước đang phát triển. Hàng đổi hàng là phương thức đầu tư mới

của các đối tác nước ngoài vào Việt Nam. Phương thức này sẽ tạo điều kiện cho các doanh

nghiệp Việt Nam phát triển tạo thêm việc làm ổn định, từng bước xâm nhập thị trường thế

giới. Tuy nhiên, đây là phương thức mới trên cơ sở quan hệ kinh tế bình đẳng với các nước

tiên tiến. Việt Nam cần có những quy định và hướng dẫn cụ thể và tạo điều kiện cho phương

thức này phát triển.

1.3 VAI TRÒ CỦA KINH DOANH QUỐC TẾ

Sự phát triển mạnh mẽ của các hình thức kinh doanh quốc tế đã chứng tỏ vai trò to lớn

của nó đối với sự phát triển kinh tế xã hội của mỗi quốc gia.

- Trước hết, kinh doanh quốc tế giúp cho các tổ chức kinh tế thoả mãn nhu cầu và lợi

ích của họ về trao đổi sản phẩm, về vốn đầu tư, về công nghệ tiên tiến.

- Kinh doanh quốc tế giúp cho các quốc gia tham gia sâu rộng vào quá trình liên kết

kinh tế, phân công lao động xã hội, hội nhập vào thị trường toàn cầu.

- Đồng thời, tham gia vào thị trường thế giới còn giúp cho các doanh nghiệp khai thác

triệt để các lợi thế so sánh của mỗi quốc gia.

- Mở rộng các hoạt động kinh doanh quốc tế, tăng cường hợp tác kinh tế, khoa học và

chuyển giao công nghệ, giúp cho các nước có nền kinh tế kém phát triển có cơ hội cải tiến lại

cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.

- Mặt khác, chỉ có thông qua các lĩnh vực hoạt động của kinh doanh quốc tế, các

doanh nghiệp ở các nước đang phát triển có thể tiếp thu kiến thức Marketing, mở rộng thị

trường trong kinh doanh thương mại quốc tế, tăng tính cạnh tranh sản phẩm.

- Hơn nữa, thị trường nước ngoài có thể cung cấp cho thị trường nội địa các yếu tố

của quá trình sản xuất, từ đó nâng cao năng lực sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm, đảm

PTIT

Page 17: Bài giảng QUẢN TRỊ KINH DOANH QUỐC TẾ - Postdlib.ptit.edu.vn/bitstream/123456789/1423/1/BG Quan tri kinh doanh... · CÁC ĐỊNH CHẾ KINH TẾ, TÀI CHÍNH QUỐC TẾ

Chương 1 – Một số vấn đề chung về Kinh doanh quốc tế -----------------------------------------------------------------------------------------------------------------

12

bảo tính cạnh tranh cho sản phẩm, đảm bảo cho hàng hoá đứng vững trên thị trường nước

ngoài.

1.4 ĐẶC TRƯNG CỦA KINH DOANH QUỐC TẾ

- Kinh doanh quốc tế là hoạt động kinh doanh với sự tham gia của các doanh nghiệp, cá

nhân từ hai quốc gia trở lên.

- Kinh doanh quốc tế luôn hướng tới các môi trường mới, xa lạ và rộng lớn. Các doanh

nghiệp hoạt động trong môi trường này thường gặp phải rủi ro lớn hơn. Các rủi ro này thường

gặp là những rủi ro quốc gia và rủi ro kinh doanh.

- Kinh doanh quốc tế diễn ra trên các thị trường có sự cạnh tranh khốc liệt, với các đối

thủ cạnh tranh có nhiều kinh nghiệm. Điều này đòi hỏi các doanh nghiệp phải luôn nâng cao

khả năng cạnh tranh của mình.

- Kinh doanh quốc tế đòi hỏi các doanh nghiệp phải xác định được chiến lược kinh

doanh phù hợp cho từng thị trường và từng đối tác. Các hoạt động chức năng của doanh

nghiệp phải được thay đổi cho phù hợp với môi trường kinh doanh.

- Kinh doanh quốc tế tạo điều kiện cho các doanh nghiệp có uy tín để nâng cao vị thế và

thị phần của mình trên thị trường quốc tế. Kinh doanh quốc tế tạo điều kiện cho doanh nghiệp

gia tăng lợi nhuận ngày càng lớn. Điều này khó có thể đạt được đối với những doanh nghiệp

chỉ thực hiện kinh doanh trong nước.

1.5 CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KINH DOANH QUỐC TẾ

1.5.1. Các điều kiện kinh tế

Thực tế nền kinh tế thế giới thời gian qua càng khẳng dịnh rằng những điều kiện kinh

tế có tác động rất mạnh đến khối lượng giao dịch giữa các doanh nghiệp kinh doanh quốc tế.

Song sự gia tăng thương mại và đầu tư luôn có xu hướng biến đổi nhanh hơn sự thay đổi của

nền kinh tế.

Sự thay đổi về mức giàu có trên thế giới đã và đang ảnh hưởng trực tiếp đến toàn bộ

giá trị hàng hóa lưu chuyển quốc tế. Tỉ lệ mậu dịch quốc tế đang có xu hướng tăng nhanh hơn

tỉ lệ tổng sản phẩm thế giới ở một thời kì dài. Điều này có nghĩa là sự tương quan so sánh

giữa kinh doanh và sản xuất không cố định mà luôn thay đổi qua các thời kì.

Chính sự thịnh vượng sẽ làm gia tăng tỉ lệ trao đổi các sản phẩm chế biến và giảm tỉ lệ

buôn bán các sản phẩm sơ chế, các nông sản phẩm. Mức độ gia tăng khối lượng và giá trị

hàng hóa trong kinh doanh tùy thuộc rất lớn vào mức độ can thiệp của chính phủ. Thông qua

các chính sách, công cụ kinh tế vĩ mô mà nhà nước thực hiện sự điều tiết khối lượng và giá trị

hàng hóa từ nước ngoài vào và đặc biệt họ sẽ làm giảm bớt khối lượng và mặt hàng nhập khẩu

khi nền kinh tế đang bị trì trệ. Còn các doanh nghiệp kinh doanh quốc tế chỉ mở rộng kinh

doanh ở nước ngoài khi nhu cầu ở đó vẫn gia tăng đều đặn trong một thời kì dài.

Ngày nay trong kinh doanh quốc tế, nhóm các mặt hàng lương thực , thực phẩm , đồ

uống, mặt hàng truyền thống và mặt hàng chứa nhiều nguyên vật liệu tự nhiên giảm nhanh về

tỉ trọng. Trong khi đó, tỉ trọng kinh doanh các mặt hàng chế biến, các mặt hàng có hàm lượng

vốn và kĩ thuật cao, các mặt hàng mới đang có xu hướng tăng nhanh . Điều này đang tác động

rất lớn đến lĩnh vực kinh doanh quốc tế nói chung, thương mại và đầu tư nói riêng. Chính vì

vậy, việc đa dạng hóa các hình thức và mặt hàng kinh doanh, việc quyết định chọn lựa hình

PTIT

Page 18: Bài giảng QUẢN TRỊ KINH DOANH QUỐC TẾ - Postdlib.ptit.edu.vn/bitstream/123456789/1423/1/BG Quan tri kinh doanh... · CÁC ĐỊNH CHẾ KINH TẾ, TÀI CHÍNH QUỐC TẾ

Chương 1 – Một số vấn đề chung về Kinh doanh quốc tế -----------------------------------------------------------------------------------------------------------------

13

thức kinh doanh nào, mặt hàng nào, lĩnh vực nào có ý nghĩa hết sức quan trọng. Nó góp phần

tạo cho doanh nghiệp những điều kiện, cơ hội để vươn lên thực hiện kinh doanh một cách

hiệu quả.

1.5.2 Khoa học và công nghệ

Sự tác động mạnh mẽ của cuộc cách mạng kĩ thuật trước kia,cách mạng khoa học kĩ

thuật ngày nay đang thúc đẩy và làm đột biến sự tăng trưởng và phát triển kinh tế ở từng quốc

gia, làm cho nhiều quốc gia có sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa,

hiện đại hóa.

Chính sự biến đổi nhanh chóng của công nghệ trong thế kỉ này đã làm cho nhiều nghành

công nghiệp như công nghiệp luyện kim đen, công nghiệp đóng tàu, công nghiệp cơ khí đang

đứng trước nhiều thách thức lớn. Nhiều sản phẩm mới xuất hiện thay thế những sản phẩm cũ

và làm thay đổi vị trí của từng quốc gia, từng doanh nghiệp trong hoạt động kinh doanh quốc

tế. Nhiều sản phẩm mới như máy vi tính, hàng điện tử, máy bay đang chiến tỉ trọng lớn và

tăng thị phần trong hoạt động kinh của từng doanh nghiệp.

Hiện nay, hầu hết những kĩ thuật, công nghệ mới, hiện đại đều xuất phát từ các quốc gia

tiên tiến đã công nghiệp hóa. Vì vậy, các doanh nghiệp của các quốc gia này hoặc là trực tiếp

nắm hoặc là thông qua liên kết, liên doanh để nắm giữ ngày càng lớn phần mậu dịch và phần

đầu tư trong lĩnh vực chế biến. Đây là khu vực kinh tế có tốc độ tăng trường cao. Tình hình

này đang là một sức ép lớn đối với các quốc gia nghèo và các doanh nghiệp có thị phần nhỏ

và khả năng cạnh tranh kém hơn.

1.5.3. Điều kiện chính trị, xã hội và quân sự

Sự ổn định hay bất ổn về chính trị, xã hội là một trong những nhân tố ảnh hưởng lớn

đến hoạt động kinh doanh và kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp. Hệ thống chính trị và

các quan điểm về chính trị, xã hội suy đến cùng đều tác động trực tiếp đến phạm vi, lĩnh vực,

mặt hàng, đối tác kinh doanh, … Trong những năm của thập kỉ 90, tình hình chính trị, xã hội

của các quốc gia trên thế giới đã có nhiều biến động lớn theo chiều hướng “bất ổn” đối với

các quan hệ song phương và đa phương. Điều này trên thực tế đã đưa đến sự thiệt hại và rủi ro

lớn cho nhiều công ty và quốc gia trên thế giới.

Những xung đột về quân sự dù ở quy mô lớn hay nhỏ, dù là trong nội bộ quốc gia (nội

chiến) hay giữa các quốc gia với nhau đều dẫn đến làm thay đổi lớn về sản phẩm được sản

xuất. Cụ thể là xung đột quân sự đã làm phá vỡ những quan hệ kinh doanh truyền thống, làm

thay đổi hệ thống vận tải , làm thay đổi khối lượng mậu dịch và đầu tư quốc tế, làm chuyển

hướng mục đích sản xuất sản phẩm tiêu dùng sang sản xuất sản phẩm phục vụ mục đích quân

sự đã làm cho kinh doanh thay đổi, đầu tư bị gián đoạn, quan hệ giữa các quốc gia bị xấu đi

và tạo lập nên những hàng rào “vô hình” ngăn cản hoạt động kinh doanh quốc tế.

1.5.4. Sự hình thành các liên minh liên kết về kinh tế , chính trị và quân sự

Việc hình thành các khối liên kết về kinh tế , chính trị và quân sự đã góp phần làm

tăng hoạt động kinh doanh giữa các quốc gia thành viên (trong khối), làm giảm mậu dịch với

các nước không phải thành viên. Để khắc phục tình trạng này, các quốc gia thành viên thường

đàm phán và kí kết với các quốc gia ngoài khối những hiệp định,những thỏa ước từng bước

PTIT

Page 19: Bài giảng QUẢN TRỊ KINH DOANH QUỐC TẾ - Postdlib.ptit.edu.vn/bitstream/123456789/1423/1/BG Quan tri kinh doanh... · CÁC ĐỊNH CHẾ KINH TẾ, TÀI CHÍNH QUỐC TẾ

Chương 1 – Một số vấn đề chung về Kinh doanh quốc tế -----------------------------------------------------------------------------------------------------------------

14

nới lỏng hàng rào “vô hình” tạo điều kiện cho hoạt động kinh doanh quốc tế mở rộng và phát

triển.

Bên cạnh những hiệp định song phương và đa phương giữa các quốc gia đã và đang

được kí kết, các tổ chức đặc biệt là Ngân hàng Thế giới (WB), Ngân hàng phát triển châu Á

(ADB), Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) cũng có vai trò cực kì quan trọng đối với kinh doanh quốc

tế. Chính những tổ chức này đã cung cấp vốn cho những chương trình xã hội và phát triển cơ

sở hạ tầng như nhà ở, đường giao thông, bến cảng, các công trình điện, nước. Việc cho vay

vốn của các tổ chức này đã kích thích mậu dịch và đầu tư trực tiếp của các doanh nghiệp.

Thông qua đó các quốc gia, các doanh nghiệp có thể mua được những máy móc, thiết bị cần

thiết từ nước ngoài,xây dựng mới hoặc nâng cấp các kết cấu hạ tầng và do đó thúc đẩy các

hoạt động kinh doanh quốc tế có hiệu quả.

CÂU HỎI ÔN TẬP VÀ THẢO LUẬN

1. Thế nào là kinh doanh quốc tế?

2. Vai trò của kinh doanh quốc tế?

3. Mục đích của kinh doanh quốc tế?

4. Phân tích các cơ sở hình thành kinh doanh quốc tế?

5. Phân tích đặc trưng của kinh doanh quốc tế?

6. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến kinh doanh quốc tế?

PTIT

Page 20: Bài giảng QUẢN TRỊ KINH DOANH QUỐC TẾ - Postdlib.ptit.edu.vn/bitstream/123456789/1423/1/BG Quan tri kinh doanh... · CÁC ĐỊNH CHẾ KINH TẾ, TÀI CHÍNH QUỐC TẾ

Chương 2 – Môi trường kinh doanh quốc tế ----------------------------------------------------------------------------------------------------------

15

CHƯƠNG 2

MÔI TRƯỜNG KINH DOANH QUỐC TẾ

MỤC ĐÍCH

Chương cung cấp

- Khái quát về môi trường kinh doanh quốc tế

- Phân loại môi trường kinh doanh quốc tế

- Các yếu tố của môi trường kinh doanh quốc tế

- Toàn cầu hóa – môi trường quan trọng của kinh doanh quốc tế

- Phân tích tác động của môi trường kinh doanh quốc tế

2.1. KHÁI QUÁT VỀ MÔI TRƯỜNG KINH DOANH QUỐC TẾ

Môi trường kinh doanh (MTKD) là sự tổng hợp và tác động lẫn nhau giữa các tác nhân

kinh tế - chính trị - văn hóa xã hội, tác động trực tiếp hoặc gián tiếp đối với các hoạt động sản

xuất kinh doanh của các doanh nghiệp do khác nhau về điều kiện tự nhiên như địa lý, lãnh

thổ, khí hậu, khác nhau về trình độ phát triển kinh tế, văn hóa, trình độ nhận thức, tập quán,

lối sống, ngôn ngữ v.v. nên mỗi quốc gia có môi trường kinh doanh khác nhau.

Môi trường kinh doanh bao gồm tổng thể các môi trường thành phần như môi trường

luật phát, kinh tế, chính trị, văn hóa, tài chính tiền tệ , … Chúng có tác động và chi phối mạnh

mẽ đối với các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, buộc các doanh nghiệp phải tự điều

chỉnh mục đích, hình thức và chức năng hoạt động cho thích ứng nhằm nắm bắt và ứng xử kịp

thời trước các cơ hội kinh doanh và đạt hiệu quả cao trong các lĩnh vực, mặt hàng kinh doanh

đã lựa chọn.

Môi trường kinh doanh ở mỗi quốc gia ngày nay có đặc điểm chủ yếu sau:

- Môi trường kinh doanh luôn vận động biến đổi theo hướng đa dạng và phức tạp.

- Môi trường kinh doanh luôn có sự tác động lẫn nhau của các môi trường thành phần.

Sự tác động lẫn nhau này làm cho môi trường kinh doanh càng phức tạp hơn.

- Môi trường kinh doanh ở bất cứ quốc gia nào cũng đều mang yếu tố quốc gia và các

yếu tố quốc tế.

2.2. PHÂN LOẠI MÔI TRƯỜNG KINH DOANH QUỐC TẾ

Môi trường kinh doanh là một chỉnh thể thống nhất, trong đó các môi trường thành

phần là những bộ phận không tách rời, tác động qua lại, ảnh hưởng đến hoạt động và kết quả

kinh doanh của các doanh nghiệp. Môi trường kinh doanh có thể được phân loại theo nhiều

tiêu thức khác nhau. Sau đây là một số tiêu thức phân loại thường gặp:

Thứ nhất, nếu đứng trên góc độ thực thể, xem xét trên môi trường ở dạng “tĩnh”, tức ít

thay đổi hoặc thay đổi chậm thì MTKD được chia thành: môi trường địa lý, chính trị, pháp

luật, kinh tế, văn hóa.

Thứ hai, nếu trên góc độ chức năng hoạt động chức năng hoạt động, luôn thay đổi thì

MTKD gồm môi trường quản lý, tổ chức, công nghệ, nhân lực, v.v..

PTIT

Page 21: Bài giảng QUẢN TRỊ KINH DOANH QUỐC TẾ - Postdlib.ptit.edu.vn/bitstream/123456789/1423/1/BG Quan tri kinh doanh... · CÁC ĐỊNH CHẾ KINH TẾ, TÀI CHÍNH QUỐC TẾ

Chương 2 – Môi trường kinh doanh quốc tế ----------------------------------------------------------------------------------------------------------

16

Thứ ba, nếu đứng trên góc độ điều kiện kinh doanh, gồm môi trường tài chính, tiền tệ,

đầu tư.

Thứ tư, nếu đứng trên cấp độ của môi trường kinh doanh thì MTKD có thể phân thành

môi trường trong nước, môi trường khu vực và môi trường quốc tế; môi trường bên trong

doanh nghiệp và môi trường bên ngoài doanh nghiệp; môi trường vi mô, môi trường vĩ mô.

Thứ năm, nếu đứng trên góc độ cạnh tranh,môi trường kinh doanh gồm môi trường

cạnh tranh khốc liệt và môi trường độc quyền ; môi trường cạnh tranh hoàn hảo và không

hoàn hảo, môi trường cạnh tranh ở khu vực và môi trường cạnh tranh toàn cầu.

2.3. CÁC YẾU TỐ CỦA MÔI TRƯỜNG KINH DOANH QUỐC TẾ

Một doanh nghiệp thực hiện kinh doanh quốc tế với các mục tiêu xâm nhập và mở

rộng thị trường, tìm kiếm các nguồn lực mới, thực hiện đa dạng hóa các hoạt động sản xuất

kinh doanh trên cơ sở những thế mạnh sẵn có nhằm nắm bắt kịp thời các cơ hội, hạn chế rủi

ro (phân tán rủi ro) gia tăng lợi nhuận và các mục tiêu khác. Các mục tiêu này tác động, chi

phối trực tiếp đến việc các doanh nghiệp lựa chọn những hình thức kinh doanh nào, điều

chỉnh các chức năng hoạt động ra sao cho phù hợp với môi trường, tiềm năng của doanh

nghiệp. Các mục tiêu này cũng luôn được điều chỉnh cho phù hợp với từng thị trường, đối tác

và từng thời kỳ. Mục tiêu kinh doanh được điều chỉnh tất yếu kéo theo sự thay đổi việc áp

dụng các hình thức và chức năng kinh doanh.

Môi trường kinh doanh quốc tế có tác động chi phối trực tiếp hoặc gián tiếp đối với

các doanh nghiệp,sự thay đổi của môi trường kéo theo sự thay đổi trong các hoạt động của

doanh nghiệp, buộc doanh nghiệp phải điều chỉnh mục đích, biện pháp, chức năng kinh

doanh, thậm chí phải thay đổi cả mặt hàng, kênh phân phối, khách hàng,… Trong những điều

kiện mới của quan hệ kinh tế quốc tế, khi mà xu hướng hội nhập, khu vực hóa và toàn cầu hóa

đang là một đòi hỏi tất yếu với mọi quốc gia thì sức ép cạnh tranh quốc tế đối với các nhà

kinh doanh là hết sức lớn. Điều đó càng đòi hỏi tính năng động và khả năng ứng xử cao của

các doanh nghiệp trong hoạt động kinh doanh nhằm không ngừng nâng cao vị thế và thị phần

của mình trên thị trường thế giới.

2.3.1. Môi trường pháp luật

Một trong những môi trường thành phần ảnh hưởng lớn tới hoạt động của doanh nghiệp

đó là hệ thống pháp luật. Nhà quản lý, nhà kinh doanh phải quan tâm đến từng chế độ pháp lý

riêng biệt tại những nước mà họ kinh doanh. Luật quốc tế và luật của từng quốc gia có ảnh

hưởng trực tiếp đến cách thức tiến hành và kết quả hoạt động của các doanh nghiệp kinh

doanh quốc tế. Nói một cách khái quát là luật pháp sẽ quy định và cho phép những lĩnh vực,

những hoạt động và hình thức, mặt hàng doanh nghiệp không được phép tiến hành nhưng có

giới hạn ở quốc gia nào đó.

Mỗi quốc gia đều đã và đang xây dựng hệ thống pháp luật riêng để điều chỉnh các hoạt

động kinh doanh quốc tế, nó bao gồm luật thương mại quốc tế ( luật về xuất nhập khẩu hàng

hóa, dịch vụ, …), luật đầu tư nước ngoài, luật thuế, pháp luật ngân hàng và tín dụng,… Luật

của một nước cũng có liên hệ đến tình hình kinh doanh giữa các nước với nhau. Vì vậy, để tạo

ra môi trường , điều kiện thuận lợi cho kinh doanh, các nước thường tiến hành thỏa thuận, ký

kết với nhau các hiệp định, hiệp ước song phương, đa phương và dần dần hình thành luật khu

vực và luật kinh tế.

PTIT

Page 22: Bài giảng QUẢN TRỊ KINH DOANH QUỐC TẾ - Postdlib.ptit.edu.vn/bitstream/123456789/1423/1/BG Quan tri kinh doanh... · CÁC ĐỊNH CHẾ KINH TẾ, TÀI CHÍNH QUỐC TẾ

Chương 2 – Môi trường kinh doanh quốc tế ----------------------------------------------------------------------------------------------------------

17

Thực tế thế giới trong những năm gần đây đang chỉ ra rằng cùng với sự xuất hiện các

khối liên kết kinh tế và chính trị, đã xuất hiện những thỏa thuận mới, đa dạng song phương và

đa phương. Nhờ các hiệp định này mà thương mại và đầu tư quốc tế ngày càng được mở rộng

trong nội bộ và ngoài khu vực.Chính vì vậy, có thể nhấn mjanh rằng chỉ trên cơ sở nắm chắc

hệ thống pháp luật của từng quốc gia,khu vực,các hiệp định giữa các nước mới cho phép

doanh nghiệp đưa ra được những quyết định đứng đắn trong hoạt động kinh doanh quốc tế

nhằm giảm thách thức, hạn chế rủi ro và tăng lợi nhuận.

Trong phạm vi một quốc gia, các chế độ luật pháp thường rơi vào một trong ba loại

sau: hệ thống luật pháp theo tập quán (thường luật); hệ thống luật dân sự(dân luật) và hệ

thống luật chính trị thẩm quyền(giáo luật).

Hệ thống luật theo tập quán là hệ thống luật pháp dựa trên cơ sở truyền thống, tiền lệ,

phong tục, tập quán và các toàn án thực hiện một vai trò quan trọng trong việc làm sáng tỏ

luật pháp trên cơ sở những đặc điểm ấy. Mỹ và Liên hiệp Anh (kể cả thuộc địa cũ của Anh) là

những quốc gia điển hình hoạt động dưới hệ thống luật này, ngoài ra còn có những hệ thống

luật khác.

Hệ thống luật dân sự còn được gọi là chế độ luật pháp được hệ thống hóa. Đây là hệ

thống luật pháp dựa trên sự tập hợp rất chi tiết, cụ thể các điều luật để xây dựng thành bộ luật.

Những đạo luật hay bọ luật này là những quy định căn bản phải được tiếp thu khi áp dụng vào

kinh doanh

Như vậy, sự khác nhau chủ yếu ở hai chế độ luật trên là: thường luật thì dựa trên sự

diễn dịch sự kiện của tòa án, còn dân luật thì lại dựa trên những sự kiện và cách mà chúng

được áp dụng cho chế độ luật này. Chẳng hạn như sự khác nhau giữa hai chế độ luật này là

luật hợp đồng. Ở các nước theo chế độ thường luật thì các hợp đồng có khuynh hướng được

chi tiết hóa, ghi rõ các trường hợp có thể xảy ra. Còn ở các nước theo chế độ dân luật, các hợp

đồng thường ngắn hơn và ít chi tiết hơn vì nhiều điều khoản của hợp đồng theo chế độ dân

luật đã có trong bộ luật dân sự.

Hệ thống luật thẩm quyền (giáo luật) là hệ thống luật được thiết lập dựa trên bộ luật

tôn giáo. Điển hình cho hệ thống luật này là luật Hồi giáo. Luật Hồi giáo được áp dụng theo

mức độ khác nhau ở gần 30 quốc gia. Luật Hồi Giáo dựa trên giáo lý của đạo Hồi. Các nước

Hồi giáo thường có chế độ luật pháp là sự pha trộng giữa luật Hồi giáo và chế độ thường luật

hoặc chế độ dân luật. Các chế độ pháp lý của họ thường là sự pha trộn dựa trên những mối

quan hệ thuộc địa trước đây và những chuẩn mực đạo đức Hồi giáo.

Luật pháp của quốc gia luôn có quan hệ và tác động đến tình hình kinh doanh giữa các

nước với nhau. Trong điều kiện đó buộc các quốc gia phải điều chỉnh hoạt động của mình cho

thích ứng, các nhà kinh doanh phải phản ứng linh hoạt, kịp thời để đáp ứng nhanh với các quy

định mới về luật ở các quốc gia mà mình đang hoạt động hoặc sẽ lựa chọn hoạt động ở đó.

Các hệ thống luật pháp nêu trên có thể ảnh hưởng đến các hoạt động kinh doanh ở một nước,

giữa hai nước hoặc nhiều nước. Những tác động ảnh hưởng chủ yếu của luật đối với hoạt

động kinh doanh của một doanh nghiệp được thể hiện ở chỗ:

- Luật đưa ra các quyết định về giao dịch như hợp đồng, bảo vệ các bằng phát minh

sáng chế, bì quyết công nghệ, nhãn hiệu thương mại, quyền tác giả, các tiêu chuẩn kế toán.

PTIT

Page 23: Bài giảng QUẢN TRỊ KINH DOANH QUỐC TẾ - Postdlib.ptit.edu.vn/bitstream/123456789/1423/1/BG Quan tri kinh doanh... · CÁC ĐỊNH CHẾ KINH TẾ, TÀI CHÍNH QUỐC TẾ

Chương 2 – Môi trường kinh doanh quốc tế ----------------------------------------------------------------------------------------------------------

18

- Môi trường luật pháp chung như luật môi trường, những quy định về sức khỏe và an

toàn.

- Luật thành lập doanh nghiệp,các ngành, các lĩnh vực kinh doanh.

- Luật lao động

- Luật chống độc quyền và các hiệp hội kinh doanh

- Luật giá cả

- Luật thuế, lợi nhuận,…

Nhà quản lý phải thông hiểu chế độ luật pháp ở mỗi nước mà họ đang và sẽ hoạt động.

Để tìm hiểu và nghiên cứu các hệ thống luật pháp ở từng quốc gia có thể thực hiện bằng nhiều

cách, hoặc là tìm hiểu thông qua văn phòng của các cơ quan luật pháp địa phương (quốc gia

đó) hoặc có thể tìm hiểu bằng cách làm việc với các hãng luật quốc tế (các hãng luật này có

nhiều văn phòng ở khắp nơi trên thế giới). Điều khó khăn nhất là phải hiểu được luật chơi hợp

pháp và sau đó là các quyết định nên mềm dẻo, linh hoạt như thế nào để tuân thủ các điều luật

này.

Luật quốc tế theo nghĩa rộng bao gồm những luật ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh

quốc tế. Theo nghĩa hẹp luật này bao gồm các hiệp định chi phối các mối quan hệ giữa các

quốc gia có chủ quyền. Những mối quan hệ giữa những nước có liên quan đến dòng lưu

chuyển hàng hóa, di chuyển các nhân tố sản xuất, công nghệ thông tin,… Các dòng di chuyển

này cũng chịu sự chi phối , tác động của luật pháp quốc gia và các hiệp định quốc tế.

Các hiệp định song phương và đa phương hướng vào việc giải quyết các vấn đề, các

tranh chấp giữa các quốc gia và các cá nhân trong quốc gia đó. Nhờ các hiệp định này mà các

hoạt động kinh doanh quốc tế tiến hành trôi chảy hơn, các mâu thuẫn phát sinh giữa các nhà

kinh doanh ở các quốc gia thành viên được giải quyết kịp thời.

2.3.2. Môi trường chính trị

Môi trường chính trị đã và đang tiếp tục có ảnh hưởng lớn đối với kinh doanh, đặc biệt

là đối với các doanh nghiệp kinh doanh quốc tế. Tính ổn định về chính trị ở từng quốc gia

cũng như mối quan hệ tốt về chính trị ở từng quốc gia cũng như mối quan hệ tốt về chính trị

giữa các quốc gia đang tạo ra điều kiện, môi trường kinh doanh thuận lợi cho các doanh

nghiệp khi kinh doanh ở nước ngoài. Không có sự ổn định về kinh tế, lành mạnh hóa xã hội.

Chính vì vậy, khi tham gia kinh doanh quốc tế các doanh nghiệp phải tìm hiểu và hiểu rõ môi

trường chính trị ở các quốc gia, các khu vực mà doanh nghiệp muốn hoạt động và chiếm lĩnh,

nâng cao thị phần ở đó.

Sự ổn định về chính trị biểu hiện ở chỗ :thể chế, quan điểm chính trị ở đó có được đa

số nhân dân đồng tình và ủng hộ hay không; hệ thống tổ chức chính trị, đặc biệt là đảng cầm

quyền có đủ uy tín và độ tin cậy ( uy tín đối với nhân dân và các doanh nghiệp trong và ngoài

nước,…). Trong những điều kiện cụ thể này hoạt động kinh doanh quốc tế hoàn toàn phụ

thuộc vào thái độ đối xử của từng chính phủ,từng nhóm chính phủ đối với hoạt động kinh

doanh của các công ty nước ngoài và tùy thuộc vào sự phản ứng và thích ứng của công ty

trong các lĩnh vực,phạm vi kinh doanh có sự đối đầu hoặc hòa nhập về lợi ích giữa các bên.

Một ví dụ khá điển hình về sự can thiệp thô bạo của chính phủ với ý tưởng vì mục đích chính

trị hơn là kinh tế đó là việc chính phủ đưa ra lệnh cấm vận hoặc sắc lệnh hạn chế các hoạt

động kinh doanh của các công ty của một quốc gia nào đó. Sự can thiệp đó đã dẫn đến các

PTIT

Page 24: Bài giảng QUẢN TRỊ KINH DOANH QUỐC TẾ - Postdlib.ptit.edu.vn/bitstream/123456789/1423/1/BG Quan tri kinh doanh... · CÁC ĐỊNH CHẾ KINH TẾ, TÀI CHÍNH QUỐC TẾ

Chương 2 – Môi trường kinh doanh quốc tế ----------------------------------------------------------------------------------------------------------

19

dòng chảy về thương mại và đầu tư giảm sút và quan hệ giữa một số quốc gia trở nên căng

thẳng hơn.

Do quan điểm chính trị không đồng nhất,nên sự can thiệp của các chính phủ sẽ diễn ra

với những mức độ khác nhau đối với các doanh nghiệp của các quốc gia khác nhau ,cho nên

muốn tham gia kinh doanh quốc tế có hiệu quả của các công ty phải chú ý đến các hình thức

khác nhau của chính phủ đó được thành lập và hoạt động theo nguyên tắc hình thức nào, dân

chủ hay chuyên chế trong điều hành của chính phủ có ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động kinh

doanh quốc tế, nó cho phép công ty hoặc mở rộng hoặc là thu hẹp phạm vi,lĩnh vực, mặt hàng

kinh doanh trong từng môi trường khác nhau, đối với từng thị trường và đối tác khác nhau.

Các nhà nước đi theo hệ thống dân chủ đòi hỏi phải có sự tham gia rộng rãi của mỗi

công dân vào quá trình tham gia rộng rãi của mỗi công dân vào quá trình thảo luận và ra các

quyết định kinh tế và chính trị phải nhằm phục vụ lợi ích từng cá nhân và gia đình họ, vì vậy

các quyết định phải do các nhân người tiêu dùng và công dân đề ra. Từ đó mọi hoạt động kinh

tế và chính trị phải được thực hiện trên cơ sở chú ý đến các nhu cầu và nguyện vọng của cá

nhân. Tuy nhiên, với sự gia tăng của dân số nên khó có sự tham gia đầy đủ của mọt thành viên

trong xã hội vào quá trình ra quyết định. Vì vậy,hầu hết các quốc gia hiện đại đã thực hiện

nhiều hình thức khác nhau của dân chủ đại diện. Hệ thống chính trị dân chủ ở các quốc gia

này có đặc trưng chủ yếu là:

- Quyền tự do ý kiến và quan điểm, biểu tình, xuất bản và tổ chức

- Tham gia vào các cuộc bầu cử để quyết định lựa chọn ai là người đại diện cho họ;

- Hệ thống tòa án độc lập và công bằng có sự quan tâm rất lớn đến quyền và tài sản cá

nhân;

- Bảo vệ cơ sở hạ tầng

- Sự “mở cửa” , “nới lỏng” tương đối về sự can thiệp của chính phủ

Những quốc gia đi theo hệ thống chuyên chế, ở đó không cho phép có sự đối lập về hệ

thống chính trị. Trong lịch sử đã tồn tại ba hình thức chuyên chế : chuyên chế theo kiểu tập

trung quan liêu bao cấp (chuyên chế vô sản); chuyên chế tại các nước theo đạo hồi ở Trung

Đông (chuyên chế thẩm quyền) và chuyên chế cổ (thường được thực hiện thông qua sức mạnh

của quân đội và dựa trên cơ sở những khái niệm thẩm tục hơn là tôn giáo), ví dụ hình thức

chuyên chế này đang diễn ra ở một nước Châu Mỹ Latinh, Iran, Ai Cập,… Chính các hình

thức chuyên chế nêu trên đã có những ảnh hưởng chi phối khác nhau đến hoạt động kinh

doanh các doanh nghiệp quốc tế.

2.3.3. Môi trường kinh tế

Hoạt động kinh doanh dù ở phạm vi, mức độ, quy mô như thế nào cũng đều đòi hỏi các

doanh nghiệp phải có những kiến thức về kinh tế. Các kiến thức về kinh tế sẽ giúp các nhà

quản trị kinh doanh xác định được ảnh hưởng của những chính sách kinh tế của một quốc gia

đối với hoạt động kinh doanh của một doanh nghiệp, xây dựng được với các chính sách kinh

tế và cũng thấy rõ vai trò của doanh nghiệp đối với nền kinh tế nước chủ nhà và nước sở tại

Tính ổn định hay bất ổn định về kinh tế và chính sách kinh tế của một quốc gia, của

các quốc gia trong khu vực và thế giới nói chung có tác động trực tiếp đến hoạt động kinh

doanh của doanh nghiệp trên thị trường nước ngoài. Tính ổn định về kinh tế, trước hết và

quan trọng là ổn định nền tài chính quốc gia, ổn định tiền tệ, khống chế lạm phát. Đây là điều

PTIT

Page 25: Bài giảng QUẢN TRỊ KINH DOANH QUỐC TẾ - Postdlib.ptit.edu.vn/bitstream/123456789/1423/1/BG Quan tri kinh doanh... · CÁC ĐỊNH CHẾ KINH TẾ, TÀI CHÍNH QUỐC TẾ

Chương 2 – Môi trường kinh doanh quốc tế ----------------------------------------------------------------------------------------------------------

20

mà các doanh nghiệp rất quan tâm và thậm chí rất ái ngại vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến vận

mệnh của doanh nghiệp trên thương trường.

Hệ thống kinh tế có vai trò quan trọng đối với quốc gia và thế giới. Hệ thống kinh tế

được thiết lập nhằm phân phối tối ưu nguồn tài nguyên khan hiếm, tạo ra sự cạnh tranh giữa

những người sử dụng. Dựa trên tiêu thức phân bố nguồn lực và cơ chế điều hành nền kinh tế,

có thể phân nền kinh tế thế giới thành những nhóm nước đi theo mô hình kinh tế thị trường và

nhóm nước đi theo mô hình kinh tế chỉ huy. Nếu dựa theo hình thức sở hữu thì có sở hữu tư

nhân, sở hữu công cộng (sở hữu nhà nước ) và sở hữu hỗn hợp. Mối quan hệ tác động lẫn

nhau giữa quản lý các hoạt động kinh tế và quyền sở hữu các yếu tố sản xuất được biểu hiện

khái quát qua sơ đồ sau:

Bảng 2.1 - Các hình thức quản lí nền kinh tế và sở hữu các yếu tố sản xuất

Quyền sở hữu

Quản lí Tư nhân Hỗn hợp

Nhà

nước

Thị trường A B C

Hỗn hợp D E F

Chỉ huy G H I

Quốc gia Quản lí Quyền sở hữu

A Thị trường Tư nhân

B Thị trường Hỗn hợp

C Thị trường Nhà nước

D Hỗn hợp Tư nhân

E Hỗn hợp Hỗn hợp

F Hỗn hợp Nhà nước

G Chỉ huy Tư nhân

H Chỉ huy Hỗn hợp

I Chỉ huy Nhà nước

Trong nền kinh tế thị trường, các nguồn tài nguyên được phân phối và quản lý bởi

khách hàng. Ở đây, có hai chủ thể đóng vai trò rất quan trọng là các nhân và doanh nghiệp,

trong đó cá nhân sở hữu các nguồn và tiêu dùng sản phẩm, còn công ty sử dụng và sản xuất ra

sản phẩm. Sự biến động của giá cả, số lượng, cung cấp, các nguồn tài nguyên và sản phẩm

ảnh hưởng trực tiếp đến cơ cấu và dung lượng thị trường.

Nhân tố cơ bản tác động đến sự hoạt động của kinh tế thị trường là quyền tối cao của

khách hàng. Theo P.Samuelson, đây là “ông vua”. Quyền tối cao của khách hàng là quyền tự

do của người tiêu dùng, nó có tác động đến sản xuất thông qua sự lựa chọn của họ.

PTIT

Page 26: Bài giảng QUẢN TRỊ KINH DOANH QUỐC TẾ - Postdlib.ptit.edu.vn/bitstream/123456789/1423/1/BG Quan tri kinh doanh... · CÁC ĐỊNH CHẾ KINH TẾ, TÀI CHÍNH QUỐC TẾ

Chương 2 – Môi trường kinh doanh quốc tế ----------------------------------------------------------------------------------------------------------

21

Thực tế trên thế giới đã chỉ ra rằng nền kinh tế thị trường rất thành công ở các nước

đã phát triển ( các nước nông nghiệp), đặc biệt là Mỹ. Tuy nhiên, ở các nước này cũng không

có một nền kinh tế thị trường hoàn hảo (kinh tế thị trường thuần túy), vì ở đây luôn luôn chịu

sự tác động của ba nhân tô ( ba lực lượng); các công ty, các công đoàn và chính phủ. Trong

đó, các công ty lớn có thể giảm bớt sức ép của thị trường thông qua buôn bán các nguồn và

sản phẩm. Công đoàn can thiệp vào thị trường thông qua thị trường lao động ( rất nhiều lợi

ích như thời hạn trả lương, phụ cấp thêm, điều kiện lao động, quyền thương lượng mặc cả có

người lao động có được với giới chủ là nhờ vào công đoàn). Chính phủ điều tiết thị trường

thông qua các chính sách tài chính, dùng các loại hàng hóa, dịch vụ và tăng trưởng cung tiền

tệ. Chính phủ cũng tác động vào quá trình lưu thông hàng hóa thông qua chính sách tự do hóa

và bảo hộ mậu dịch ở các mức độ khác nhau.

* Trong kinh tế chỉ huy, chính phủ trực tiếp chỉ huy điều phối các hoạt động của các

khu vực kinh tế khác nhau. Chính phủ xác định các mục tiêu sản xuất kinh doanh, khối lượng

sản phẩm, dịch vụ, cung cấp yếu tố đầu vào, định giá cả và kênh phần yếu tố tiêu thụ,… Vì

vậy, sự phản ứng và thích nghi của các doanh nghiệp kinh doanh quốc tế ở môi trường này

thường khó khăn, đòi hỏi phải tính toán cân nhắc để đưa ra những quyết định lựa chọn một

cách thận trọng nhằm đề phòng và tránh những rủi ro không đáng có.

* Trong nền kinh tế hỗn hợp, nền kinh tế vận hành theo nền kinh tế thị trường có sự

can thiệp của chính phủ với những mức độ khác nhau. Xu hướng chung là chính phủ nên can

thiệp có mức độ giới hạn vào kinh tế thị trường. Chính phủ can thiệp vào kinh tế thị trường

bằng hai cách: hoặc sở hữu trực tiếp hoặc là tác động vào việc hình thành và đưa ra quyết

định quản lý.

Chính sự can thiệp của chính phủ ở mức độ nào đó sẽ tạo ra thuận lợi, khó khăn và cơ

hội kinh doanh khác nhau cho doanh nghiệp. Điều đó đòi hỏi doanh nghiệp phải sớm phát

hiện ra những cơ hội hoặc thách thức mới trong kinh doanh, để từ đó có sự điều chỉnh các

hoạt động cho thích ứng nhằm tránh những sự đảo lộn lớn trong quá trình vận hành nhằm duy

trì và đạt được những mục đích trong kinh doanh.

Bảng 2.2 - Các hình thức hợp nhất kinh tế

Giai đoạn hội nhập

Bãi bỏ thuế

quan và hạn

ngạch giữa

các nước

thành viên

Bãi bỏ thuế

quan, hạn

ngạch với các

nước không

thành viên

Bãi bỏ những

hạn chế về sự

di chuyển các

yếu tố sản

xuất

Cân đối và

thống nhất các

chính sách và

thể chế kinh tế

Khu vực thương mại tự

do Có Không Không Không

Hiệp hội thuế quan Có Có Không Không

Thị trường chung Có Có Có Không

Hiệp hội kinh tế Có Có Có Có

Ngày nay, sự hội nhập của nền kinh tế mỗi quốc gia vào các liên kết ở những cấp độ khác

nhau đang có tác động rất mạnh mẽ đối với các hoạt động kinh doanh quốc tế.

PTIT

Page 27: Bài giảng QUẢN TRỊ KINH DOANH QUỐC TẾ - Postdlib.ptit.edu.vn/bitstream/123456789/1423/1/BG Quan tri kinh doanh... · CÁC ĐỊNH CHẾ KINH TẾ, TÀI CHÍNH QUỐC TẾ

Chương 2 – Môi trường kinh doanh quốc tế ----------------------------------------------------------------------------------------------------------

22

Sự hình thành các khối thương mại chính là sự dàn xếp kinh tế và thực hiện ưu đãi

giữa các nước. Những hình thức này được xem xét trong bảng 1.4. Đó là các hình thức như

vùng thương mại tự do, Hội đồng Hải quan, Thị trường chung, Hội đồng kinh tế

Khu vực thương mại tự do (Free Trade Area)

Khu vực thương mại tự do là hình thức hội nhập kinh tế thấp nhất. Trong khu vực

thương mại tự do, tất cả hàng rào thương mại giữa các nước, không có thuế quan, hạn ngạch

và các hàng rào khác. Khu vực thương mại tự do được hình thành do phân loại của một số

hàng hóa hay dịch vụ nào đó. Ví dụ, khu vực thương mại tự do giữa các nước, không có thuế

quan, hạn ngạch và các hàng rào khác. Khu vực thương mại tự do được hình thành do phân

loại của một số hàng hóa hay dịch vụ nào đó. Ví dụ, khu vực thương mại tự do không có hạn

chế về mậu dịch đối với sản phẩm nông nghiệp. Đặc điểm đáng lưu ý của khu vực thương mại

tự do là mỗi nước định ra chính sách của chính mình có liên quan đến các thành viên không

tham gia. Nói cách khác, các thành viên tự do đặt bất kì thuế quan, quota, hoặc những hạn chế

khác mà họ chọn để buôn bán với các nước không thuộc vào khu vực thương mại tự do.

Một hiệp ước thương mại giữa Mỹ, Canada trở nên có hiệu lực vào năm 1989. Kế

hoạch yêu cầu sự tham gia của Mêhicô vào hiệp ước này để hình thành Hiệp ước thương mại

tự do Bắc Mỹ (North American Free Trade Agreement) vào năm 1994.

Hiệp hội thuế quan (Custom Union).

Hiệp hội thuế quan là bước tiến bộ hơn trong việc hội nhập kinh tế. Giống như khu vực

thương mại tự do, các thành viên trong hiệp hội thuế quan cũng loại bỏ hàng rào về thương

mại hàng hóa và dịch vụ giữa các nước này. Ví dụ, Cộng đồng kinh tế Châu Âu (ECC), hoặc

Thị trường chung Châu Âu, ra đời vào năm 1957 bao gồm Tây, Đức, Pháp, Bỉ, Ý, Hà Lan và

Luxembourch. Hơn nữa, hiệp hội thuế quan cũng hình thành chính sách thương mại cho thành

viên không thuộc hiệp hội thuế quan. Ví dụ, một hình thức thuế nhập khẩu từ các nước không

thuộc hiệp hội thuế quan thì chịu cùng một số thuế xuất nhập khẩu khin bán cho bất kỳ thành

viên nào.

Thị trường chung (Common market)

Bước tiếp theo của chuỗi hội nhập kinh tế là thị trường chung (Common market). Giống

như hiệp hội thuế quan, thị trường chung không có hàng rào thương mại giữa các thành viên

và có một chính sách thương mại đối ngoại chung. Tuy nhiên, các yếu tố sản xuất: lao động,

vốn, và công nghệ cũng di chuyển giữa các nước. Vì thế, mọi cản trở cho việc nhập cư, di cư ,

và đầu tư nước ra ngoài bị bãi bỏ. Tuy nhiên, tầm quan trọng của sự dịch chuyển giữa các yếu

tố cho sự tăng trưởng kinh tế không thể để cao quá mức.

Mặc dù các lợi ích cụ thể, các thành viên ở thị trường chung phải chuẩn bị hợp tác

chặt chẽ trong chính sách tiền tệ, tài chính và việc làm. Thị trường chung sẽ nâng cao năng

suất của toàn thể thành viên, nhưng không hẳng là cá nhân của mỗi nước đạt được lợi ích.

Hiệp hội kinh tế (Economic Union)

Việc tạo ra hiệp hội kinh tế cần sự hội nhập chính sách kinh tế hơn là sự di chuyển hàng

hóa, dịch vụ và yếu tố sản xuất qua biên giới. Thông qua hiệp hội kinh tế, các thành viên sẽ

hòa hợp chính sách tiền tệ, thuế và chi tiêu chính phủ. Hơn nữa tất cả các thành viên sẽ sử

dụng chung đơn vị tiền tệ thống nhất. Điều này có thể thực hiện trong thực tế bởi một tỷ giá

hối đoái cố định. Rõ ràng việc hình thành hiệp hội kinh tế đòi hỏi các quốc gia bỏ đi một phần

lớn về chủ quyền quốc gia. Hệ thống chính trị toàn cầu được xây dựng dựa trên sự chủ quyền

PTIT

Page 28: Bài giảng QUẢN TRỊ KINH DOANH QUỐC TẾ - Postdlib.ptit.edu.vn/bitstream/123456789/1423/1/BG Quan tri kinh doanh... · CÁC ĐỊNH CHẾ KINH TẾ, TÀI CHÍNH QUỐC TẾ

Chương 2 – Môi trường kinh doanh quốc tế ----------------------------------------------------------------------------------------------------------

23

và quyền lực tối qua của quốc gia và cố gắng quyết định quyền lực của nhà nước sẽ chắc chắn

luôn gặp phải sự phản ứng.

Bảng 2.3 - Các hiệp hội thương mại chủ yếu

Viết tắt Tên đầy đủ và các nước tham gia

AFTA Khu vực mậu dịch tự do của Đông Nam Á

(Asean Free Trade Area AFTA)

Brunei, Indonesia, Malaysia, Philippines, Thái Lan, Việt Nam.

ANCOM Thị trường chung Adean

(American Common Market)

Bolivia, Colombia, Ecuador, Peru, Venezuela

CARICOM Carribean Community

Antigua, Bahamas, Barbados, Beliza, Dominica, Grenada, Guyana,

Jamaica, Montserrat.

ECOWAS Cộng đồng kinh tế ở Tây Phi

(Economic Community of West African States)

Benin, Burkina Faso, Cape Verde, Gambia, Ghana, Guinea, Guinea-

Bisau, Ivory Coast, Liberia, Mali, Mauritania, Niger, Nigeria, Senegal,

Sierra Leone, Togo.

EC Cộng đồng Kinh tế Châu Âu

(European Community)

Bỉ, Đan Mạch, Đức, Pháp, Hy Lạp, Italia, Luxembourg, Hà Lan, Bồ

Đào Nha, Tây Ban Nha, Anh quốc.

EFTA Hiệp hội mậu dịch tự do Châu Âu

(European Free Trade Association)

Áo, Phần Lan, Iceland, Liechtenstetia, Na Uy, Thụy Điển, Thụy Sĩ.

GCC Hiệp hội hợp tác Vùng vịnh

(Gulf Corperation Council)

Bahrain, Ku-oét, O-man, Quatar, Ả Rập Saudi, Tiểu Vương quốc Ả

Rập

LAIA Hiệp hội hợp nhất châu Mỹ Latinh

(Latin American Integration Association)

Arhentina, Bolivia, Brazil, Chile, Columbia, Ecuador, Mehico,

Paraguay, Peru, Uruguay, Venezuela.

MERCOSUR Thị trường chung Nam Mỹ

(Southern Common Market)

Arhentina, Brazil, Paraguay, Uruguay.

PTIT

Page 29: Bài giảng QUẢN TRỊ KINH DOANH QUỐC TẾ - Postdlib.ptit.edu.vn/bitstream/123456789/1423/1/BG Quan tri kinh doanh... · CÁC ĐỊNH CHẾ KINH TẾ, TÀI CHÍNH QUỐC TẾ

Chương 2 – Môi trường kinh doanh quốc tế ----------------------------------------------------------------------------------------------------------

24

NAFTA Hiệp ước mậu dịch tự do Bắc Mỹ

( North American Free Trade Agreement)

Canada, Mehico, Mỹ.

CACM Thị trường chung Trung Mỹ

( Central American Common Market)

Costa Rica, Bahamas, Barbados, Beliza, Dominica, Grenada,

Jamaica, Montserrat.

Hiệp hội mậu dịch tự do Châu Âu

Khu mậu dịch tự do hình thành nhằm bãi bỏ tất cả hạn chế đối với nguồn lưu thông của

các sản phẩm công nghiệp giữa các quốc gia thành viên và cho phép mỗi quốc gia duy trì cơ

cấu thuế suất bên ngoài của riêng họ. Nó tạo ra những thuận lợi cho việc buôn bán tự do giữa

các quốc gia thành viên, nhưng không cho phép họ theo đuổi mục tiêu của riêng họ đối với

các quốc gia phi thành viên. Theo quan điểm của Anh quốc, nước đang có quan hệ mậu dịch

rất phát triển đối với các quốc gia khác trong khối thịnh vượng, cho rằng việc tạo thuế suất

chung đối với các nước bên ngoài sẽ tạo ra sự hợp tác chặt chẽ, do đó có thể làm hại đến chủ

quyền của mỗi quốc gia thành viên.

Ngày nay tổ chức EFTA bao gồm 6 quốc gia. Các quốc gia sáng lập ra tổ chức EFTA

ban đầu rất quan tâm về vấn đề hợp nhất kinh tế ở châu Âu và các vấn đề chung. Việc này đã

khiến họ thành lập tổ chức EFTA như:

-Sự mong muốn làm hài hòa các chính sách kinh tế xã hội như EEC yêu cầu.

-Có sự thỏa thuận giữa Anh quốc và các quốc gia thuộc khối thịnh vượng.

-Trung lập chính trị của Áo, Thụy ĐIển, và Thụy Sĩ

Tuy nhiên tình hình ngày càng hòa hợp giữa các quốc gia trong cộng đồng Châu Âu, khiến

cho thành viên của EFTA càng gặp khó khăn hơn trong việc duy trì vị thế tách biệt của họ.

Khối EFTA có hiệp định mậu dịch tự do với các thành viên EC, nhưng các quốc gia này

không phải đóng góp vào những chương trình xã hội và phát triển nông thôn tốn kém của EC.

Hơn nữa, đối tác mậu dịch chính của khối AFTA là các thành viên khối EC. EFTA nhập khẩu

hàng với tổng số trên 60% là từ EC, trong khi đó chỉ có 13% nhập khẩu của EFTA là từ các

quốc gia EFTA.

Khu vực mậu dịch tự do của Đông Nam Á- ASEAN

Thành lập vào năm 1967 bao gồm Indonesia, Maylaysia, Philippines, Singapore, Thái

Lan. Việt Nam đã chính thức gia nhập vào khối ASEAN vào 1996. Tổ chức này đang cố gắng

hợp tác trong nhiều lĩnh vực như công nghiệp và mậu dịch. Đối với ngành công nghiệp có quy

mô trung bình tại các nước khác nhau. Nước nhận đầu tư được sở hữu 60% dự án về công

nghiệp, phần còn lại các quốc gia của thành viên ASEAN sở hữu. Hai dự án ban đầu đã được

chấp nhận và đang hoạt động là dự án phân urê tại Indonesia và Malaysia. Đến năm 1998, đã

có 15 liên doanh giữa các quốc gia ASEAN thiết lập, sản phẩm của các liên doanh này sẽ

được hưởng ưu đãi khi tiếp cận các thị trường chung trong khu vực Đông Nam Á.

PTIT

Page 30: Bài giảng QUẢN TRỊ KINH DOANH QUỐC TẾ - Postdlib.ptit.edu.vn/bitstream/123456789/1423/1/BG Quan tri kinh doanh... · CÁC ĐỊNH CHẾ KINH TẾ, TÀI CHÍNH QUỐC TẾ

Chương 2 – Môi trường kinh doanh quốc tế ----------------------------------------------------------------------------------------------------------

25

Mặc dù các quốc gia Đông Nam Á không theo mô hình mậu dịch tự do, nhưng họ đang

hợp tác để giảm thuế trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Hiệp định căn bản về việc thiết lập

những thỏa thuận ưu đãi mậu dịch giữa các quốc gia ASEAN và đã được GATT đồng ý. Tuy

nhiên, chỉ có 5% mậu dịch bên trong các nước ASEAN là bao gồm những mặt hàng được

hưởng ưu đãi mậu dịch, điều này chứng tỏ rằng nỗ lực bãi bỏ thuế quan đã không thành công.

Tuy người Nhật không phải thành viên của ASEAN, họ đã rất thành công trong việc đầu

tư vào khai thác nguồn nhiên liệu của khu vực này và sử dụng chúng để sản xuất ra thành

phẩm hoàn chỉnh tại Nhật, sau đó xuất trở lại các nước Đông Nam Á. Vấn đề chính đối với

các nước Đông Nam Á là sự chênh lệch về sức mạnh kinh tế. Năm 1988 tổng sản phẩm quốc

dân bình quân tính trên đầu người ở Singapore là 9.070 đôla Mỹ trong khi Indonesia chỉ có

440 đôla Mỹ.

2.3. 4. Môi trường văn hóa, con người

Việc thuê nhân công, mua bán hàng hóa và dịch vụ của một doanh nghiệp đều do con

người điều chỉnh và sở hữu. Vì vậy, trong kinh doanh quốc tế doanh nghiệp cần phải cân nhắc

sự khác nhau giữa những xóm dân tộc và xã hội để dự đoán, điều chỉnh và điều hành các mối

quan hệ và hoạt động với các nhóm khác nhau đó. Sự khác nhau về con người đã làm tăng các

hoạt động kinh doanh khác nhau ở nhiều nước trên thế giới. Điều đó đòi hỏi các nhà quản lý,

các nhà kinh doanh phải có sự am hiểu nhất định về nền văn hóa của nước sở tại, văn hóa của

các khu vực khác nhau trên thế giới.

Thức tế các nhà quản lý không thể biết tất cả sự khác biệt về những tiêu chuẩn văn hóa

giữa nơi này và nơi khác trong hoạt động thương mại và đầu tư. Tuy nhiên, các nhà quản lý,

kinh doanh có thể xác định chính xác khu vực văn hóa cần phải được quan tâm để phòng ngừa

những khó khăn lớn nhất trong quá trình hoạt động do khu vực này gây ra, cũng như để có thể

chuẩn bị tốt hơn đối với những khác biệt tinh tế hơn.

Văn hóa là những giá trị, những tri thức có thể học hỏi, chia sẻ và liên hệ mật thiết với

nhau, nó cung cấp những định hướng cho các thành viên trong xã hội. Những định hướng này

gợi mở những giải pháp cho những vấn đề mà xã hội cần giải quyết.

Văn hóa quy định và chi phối hành vi của mỗi con người, thông qua mối quan hệ giữa

người với người trong tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội.

Do có sự khác nhau về nền văn hóa đang tồn tại giữa các quốc gia, cho nên các nhà

kinh doanh phải sớm có những quyết định có hay không tham gia kinh doanh ở môi trường

đó. Bởi vì hoạt động kinh doanh ở các môi trường có sự khác nhau về văn hóa buộc doanh

nghiệp phải áp dụng những phương thức tổ chức kinh doanh khác nhau. Các doanh nghiệp khi

đưa ra các quyết định kinh doanh cần phải tính toán, cân nhắc thận trọng. Trong nhiều trường

hợp, việc đưa ra các quyết định kinh doanh lại tùy thuộc chủ yếu vào việc chấp nhận của

doanh nghiệp đối với môi trường kinh doanh nước ngoài.

Các nghiên cứu đều cho rằng chính sự khác biệt về văn hóa đã dẫn đến sự khác biệt

trong mô hình quản lý của các doanh nghiệp ở các nước phương Đông và các doanh nghiệp ở

các nước phương Tây. Các quản lý và điều hành sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp

thuộc hai khu vực trên có thể thể hiện thông qua quản lý của công ty Nhật Bản (đại diện cho

phương Đông) và các công ty của Mỹ (đại diện cho phương Tây) như sau:

PTIT

Page 31: Bài giảng QUẢN TRỊ KINH DOANH QUỐC TẾ - Postdlib.ptit.edu.vn/bitstream/123456789/1423/1/BG Quan tri kinh doanh... · CÁC ĐỊNH CHẾ KINH TẾ, TÀI CHÍNH QUỐC TẾ

Chương 2 – Môi trường kinh doanh quốc tế ----------------------------------------------------------------------------------------------------------

26

Các công ty của Nhật Bản Các công ty của Mỹ

1. Thường sử dụng lao động dài hạn 1.Thường sử dụng lao động ngắn hạn

2. Tính chuyên môn hóa trong nghề

nghiệp không cao

2. Tính chuyên môn hóa trong nghề

nghiệp cao

3. Cơ chế điều hành ẩn 3. Cơ chế điều hành rõ

4. Ra quyết định tập thể 4. Ra quyết định cá nhân

5. Tập thể chịu trách nhiệm 5.Cá nhân chịu trách nhiệm

6. Đánh giá, đề bạt trên cơ sở thâm niên 6. Đánh giá, đề bạt trên cơ sở năng lực

cá nhân

Trong môi trường văn hóa, những nhân tố nổi lên giữ vị trí cực kì quan trọng là tập

quán, lối sống, tôn giáo và ngôn ngữ. Các nhân tố này được coi là “hàng rào chuẩn” các hoạt

động giao dịch kinh doanh. Mỗi nước, thậm chí trong từng vùng, từng miền khác nhau của đất

nước có nhiều dân tộc khác nhau sinh sống. Mỗi dân tộc thường có tập quán sản xuất, kinh

doanh, tiêu dùng, có lối sống và ngôn ngữ riêng. Do đó các nhà kinh doanh cần phải biết rõ và

hành động cho phù hợp với từng hoàn cảnh của môi trường mới. Chẳng hạn, nếu nhà kinh

doanh nào đó mang những sản phẩm là đồ mỹ phẩm với nhãn hiệu quảng cáo “lòe loẹt”

không thích hợp với thị hiếu, tập quán của người Trung Đông thì hàng hóa rất khó tiêu thụ ở

các thị trường đó.

Thị hiếu, tập quán của người tiêu dùng còn ảnh hưởng rất lớn đến nhu cầu, vì trên thực

tế mặc dù hàng hóa có chất lượng tốt nhưng nếu người tiêu dùng không ưa chuộng thì cũng

rất khó tiêu thụ và do đó ảnh hưởng xấu đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp..

Cần lưu ý rằng, giới tính phản ảnh trong văn hóa tác động rất lớn đến mục đính hoạt

động và kết quả kinh doanh. Chẳng hạn:

- Nhật Bản được xem là quốc gia ở đó văn hóa có tính nam cao nghĩa là kinh doanh có

khuynh hướng đặt nặng vào lợi nhuận, sự tiến bộ và thách thức. Đặc điểm của nơi làm việc là

thường có áp lực công việc cao và nhiều nhà quản lý tin rằng nhân viên của họ không thích

công việc và phải chịu một mức độ kiểm soát nào đó.

- Nauy được xem là có chỉ số nam thấp có nghĩa là có khuynh hướng đặt tính quan trọng

về sự hợp tác, môi trường hữu nghị và sự đảm bảo công ăn việc làm. Nhân viên được khuyến

khích để trở thành những người quyết định có dựa theo ý kiến của nhóm và thành quả được

xác định trên mối quan hệ con người với môi trường sống và nhà quản lý cho phép nhân viên

của họ tự do hơn, nhưng họ cũng cảm thấy có trách nhiệm.

Văn hóa chỉ số nam cao thường có khuynh hướng thích doanh nghiệp có quy mô lớn và

sự tăng trưởng kinh tế thì được nhìn nhận là quan hơn bảo vệ môi trường.

Ngôn ngữ cũng là yếu tố quan trọng trong nền văn hóa của từng quốc gia. Nó cung cấp

cho các nhà sản xuất kinh doanh một phương tiện quan trọng để giao tiếp trong quá trình kinh

doanh quốc tế. Đối với các công ty đa quốc gia hoạt động kinh doanh muốn mở rộng trước hết

đòi hỏi phải thống nhất sử dụng ngôn ngữ. Thông thường các công ty đa quốc gia có hàng

trăm chi nhánh, các công ty con, các đại lý phân phối nằm ở các quốc gia khác nhau. Ở đây

PTIT

Page 32: Bài giảng QUẢN TRỊ KINH DOANH QUỐC TẾ - Postdlib.ptit.edu.vn/bitstream/123456789/1423/1/BG Quan tri kinh doanh... · CÁC ĐỊNH CHẾ KINH TẾ, TÀI CHÍNH QUỐC TẾ

Chương 2 – Môi trường kinh doanh quốc tế ----------------------------------------------------------------------------------------------------------

27

diễn ra các quan hệ giao dịch giữa giám đốc, công nhân, quan chức chính phủ, các nhà cung

ứng và khách hàng, những đối tác kinh doanh,… Trong các mối quan hệ đó tất yếu đòi hỏi

phải sử dụng nhiều ngôn ngữ khác nhau. Để giải quyết tình trạng sử dụng nhiều ngôn ngữ

khác nhau trong giao tiếp kinh doanh, có thể sử dụng các cách giải quyết khác nhau, đó là:

Một là, phiên dịch với người phiên dịch:

Một doanh nghiệp có thể thuê những người phiên dịch bên ngoài hoặc có những nhân

viên phiên dịch chuyên nghiệp. Tuy nhiên, doanh nghiệp có thể sử dụng các dịch vụ này bên

ngoài , nhưng sẽ khó tránh khỏi những lỗi, những hạn chế do các nhà phiên dịch thiếu kiến

thức chuyên môn gây ra. Để tránh đến mức tối thiểu các lỗi thì cùng một thông tin phải dịch

đi dịch lại nhiều lần qua nhiều người dịch khác nhau để kiểm định độ khác nhau của thông tin.

Vì vậy điều tối ưu là người phiên dịch phải có những kiến thức và sự hiểu biết tốt về cách vấn

đề liên quan mà mình đang dịch

Hai là, thuê cố vấn hay các chuyên gia:

Trong một số trường hợp như đàm phán chính phủ hoặc làm việc với các phương tiện

thông tin đại chúng và nhìn chung kinh doanh ở các thị trường hoàn toàn mới và xa lạ với mặt

hàng mới thì doanh nghiệp cần thuê cố vấn hoặc xin ý kiến của các chuyên gia. Điều này sẽ

góp phần mang lại cho doanh nghiệp những điều kiện và cơ hội mới, giảm thách thức và hạn

chế rủi ro trong kinh doanh.

Tôn giáo cũng có liên quan và ảnh hưởng trực tiếp đến các hoạt động hằng ngày của các

cá nhân và các tổ chức trong xã hội. Vì vậy, các doanh nghiệp kinh doanh quốc tế cần phải

quan tâm đến bốn vấn đề của tôn giáo đó là :

1. Tôn giáo thống trị;

2. Tầm quan trọng của tôn giáo trong xã hội;

3. Mức độ thuần nhất của tôn giáo;

4. Sự tự do tín ngưỡng trong xã hội;

Tôn giáo có thể ảnh hưởng đến hoạt động thường ngày của con người và do đó ảnh

hưởng đến các hoạt động kinh doanh. Ví dụ như tôn giáo ảnh hưởng đến thời gian mở cửa

hoặc đóng cửa của doanh nghiệp; ngày nghỉ, kỳ nghỉ, lễ kỉ niệm, v.v.. Vì vậy, trong hoạt động

kinh doanh của doanh nghiệp buộc phải tổ chức cho phù hợp với từng loại tôn giáo.

Việc nghiên cứu môi trường kinh doanh quốc tế trên khía cạnh văn hóa đòi hỏi cần phải

sắp xếp, phân loại các quốc gia theo nhóm nước khác nhau: nhóm nước có đặc điểm văn hóa

tương đồng và nhóm nước có nhiều nét khác biệt về văn hóa.

Khi có sự khác biệt về văn hóa, nhà kinh doanh phải quyết định có nên điều chỉnh mục

đích, biện pháp, chức năng kinh doanh của mình hay không và nếu điều chỉnh thì nên điều

chỉnh ở mức nào cho phù hợp với môi trường nước ngoài Nhưng trước khi đưa ra và thực

hiện quyết định này nhà kinh doanh phải trả lời văn hóa của mình và văn hóa nước ngoài khác

nhau ở điểm nào. Đây là một vấn đề không dễ. Vì trên thực tế đang tồn tại rất nhiều sự bất

đồng về khác biệt văn hóa. Khi nói các quốc gia nào có đặc điểm khá tương đồng văn hóa thì

điều đó có thể hiểu là các quốc gia này có những nét giống nhau về ngôn ngữ, tôn giáo, vị trí

địa lý, mức độ và trình độ phát triển kinh tế. Qua những nét nổi bật này, người ta có thể thấy

được nhóm những nước có đặc điểm tương tự và ngược lại.

PTIT

Page 33: Bài giảng QUẢN TRỊ KINH DOANH QUỐC TẾ - Postdlib.ptit.edu.vn/bitstream/123456789/1423/1/BG Quan tri kinh doanh... · CÁC ĐỊNH CHẾ KINH TẾ, TÀI CHÍNH QUỐC TẾ

Chương 2 – Môi trường kinh doanh quốc tế ----------------------------------------------------------------------------------------------------------

28

Kinh doanh ở nước ngoài, các doanh nghiệp phải cố gắng tìm hiểu và thích nghi với môi

trường văn hóa của các nước sở tại. Nhưng không phải là tất cả các doanh nghiệp cần phải

biết văn hóa nước ngoài như nhau. Những doanh nghiệp cần hoạt động kinh doanh một thời

gian dài ở nước ngoài thì cần hiểu biết văn hóa của quốc gia đó cặn kẽ hơn nếu muốn mở rộng

công việc kinh doanh ở đó.

2.3.5. Môi trường cạnh tranh

Hoạt động kinh doanh trong điều kiện kinh tế thị trường, kinh tế mở và hội nhập các

doanh nghiệp thường gặp phải thách thức và sức ép rất lớn từ phía các đối tác, bạn hàng.

Những sức ép, thách thức hoàn toàn không giống nhau ở từng thị trường. Thậm chí ở mỗi thị

trường sản phẩm ở quốc gia đó cạnh tranh diễn ra khác nhau. Đối với các nước có nền kinh tế

đang chuyển đổi, mức độ cạnh tranh ở từng thị trường sản phẩm cụ thể rất khác nhau có thị

trường được nhà nước bảo hộ, có thị trường cạnh tranh, có thị trường độc quyền của các

doanh nghiệp nhà nước (SOEs). Trong điều kiện đó, một số doanh nghiệp do có khả năng

nắm bắt cơ hội, ứng xử linh hoạt trước các tình huống biến động của môi trường nên đã biến

những cơ hội thuận lợi thành công. Nhưng cũng có không ít các doanh nghiệp luôn lúng túng

trước những khó khăn thách thức và thường rủi ro cao vì phải đương đầu cạnh tranh với các

đối thủ có nhiều lợi thế và tiềm năng hơn.

Sự khác nhau truyền thống giữa kinh doanh trong nước và kinh doanh quốc tế là ở chỗ

kinh doanh quốc tế thường có khoảng cách địa lý lớn hơn. Điều đó gây cho công ty có nhiều

khó khăn hơn trong nước, vì phải bỏ ra lượng chi phí lớn hơn để thực hiện các hoạt động và

mở rộng các hoạt động kinh doanh của mình. Tuy nhiên, ngày nay do sự phát triển nhanh

chóng và hiện đại của hệ thống thông tin và giao thông vận tải nên đã làm cho các khó khăn

về khoảng cách địa lý bị giảm dần.

Sự phát triển của khoa học công nghệ và mức độ áp dụng những thành tựu khoa học

công nghệ đã làm gia tăng khả năng cạnh tranh của công ty. Mức độ, phạm vi can thiệp của

chính phủ trong một chừng mực nhất định đã thúc đẩy hoặc cản trở các hoạt động và hiệu quả

kinh doanh của doanh nghiệp.Việc áp dụng có hiệu quả các thành tựu của khoa học công nghệ

tiên tiến sẽ góp phần giúp doanh nghiệp giảm bớt những rủi ro trong các hoạt động kinh

doanh quốc tế.

Ngày nay, trước bối cảnh mới của nền kinh tế thế giới, cạnh tranh quốc tế đang được

đang được tiếp tục mở rộng phát triển về cả chiều rộng và chiều sâu. Trong điều kiện này,

nhiều công ty có khả năng nắm bắt nhanh được nhiều cơ hội kinh doanh ở nước ngoài hơn

trước đây. Sự tác động mạnh mẽ của những xu hướng vận động chủ yếu của nền kinh tế đã và

đang thúc đẩy hầu hết các công ty lớn của nhiều quốc gia tham gia mạnh mẽ vào các hoạt

động kinh doanh quốc tế. Điều đó được giải thích bởi các lý do chủ yếu sau đây:

- Các sản phẩm mới được quốc tế hóa nhanh chóng;

- Các công ty kinh doanh trong nước cũng buộc phải đối đầu với các nhà kinh doanh

quốc tế;

- Các công ty có thể tiến hành sản xuất và kinh doanh các sản phẩm của họ ở nhiều

nước khác nhau.

PTIT

Page 34: Bài giảng QUẢN TRỊ KINH DOANH QUỐC TẾ - Postdlib.ptit.edu.vn/bitstream/123456789/1423/1/BG Quan tri kinh doanh... · CÁC ĐỊNH CHẾ KINH TẾ, TÀI CHÍNH QUỐC TẾ

Chương 2 – Môi trường kinh doanh quốc tế ----------------------------------------------------------------------------------------------------------

29

Chính hoạt động kinh doanh quốc tế đã đẩy các công ty buộc phải đương đầu với

nhiều đối thủ cạnh tranh mới. Và cũng chính những sức ép cạnh của các đối thủ này đối với

công ty đã làm cho giá cả các “yếu tố đầu vào” và “yếu tố đầu ra” biến động theo xu hướng

khác nhau. Tình hình này đòi hỏi các công ty phải có sự nhận biết kịp thời và linh hoạt điều

chỉnh các hoạt động kinh doanh của mình nhằm giảm thách thức, tăng cơ hội, hạn chế rủi ro,

gia tăng kết quả kinh doanh trong điều kiện cạnh tranh quốc tế. Muốn vậy, công ty phải xúc

tiến nhanh việc chiếm lĩnh thị trường, đưa nhanh ra thị trường những sản phẩm mới với chất

lượng cao, mẫu mã phù hợp, giá cả hợp lý,…

Sự cạnh tranh này ngày càng gay gắt là do các đối thủ cạnh tranh ngày càng nhiều; do

sự tăng trưởng của các ngành công nghiệp hiện đại ở mức thấp; do các loại chi phí ngày càng

tăng; do chưa quan tâm đầy đủ tới quá trình khác biệt hóa sản phẩm hoặc các chi tiết về chi

phí do sự thay đổi của các nhà cung cấp; do các đối thủ cạnh tranh có chiến lược kinh doanh

đa dạng, có xuất xứ khác nhau; do những “hàng rào” kinh tế ngăn cản công ty chuyển từ

ngành này sang ngành khác.

2.4. TOÀN CẦU HOÁ, YẾU TỐ QUAN TRỌNG CỦA MÔI TRƯỜNG KINH DOANH

QUỐC TẾ

2.4.1. Khái niệm toàn cầu hóa kinh tế

Thuật ngữ toàn cầu hóa (tiếng Anh viết là globalization) xuất hiện đầu tiên trong từ

điển của Anh vào năm 1961 và được sử dụng phổ biến từ khoảng cuối thập niên 1980 trở lại

đây để diễn đạt một nhận thức mới của loài người về một hiện tượng, một quá trình quan

trọng trong quan hệ quốc tế hiện đại. Có nhiều nghĩa khác nhau về khái niệm này, chủ yếu

gồm hai loại như sau:

a. Loại quan niệm rộng về toàn càu hoá

Các định nghĩa thuộc loại này xác định toàn cầu hóa như là một hiện tượng hay một

quá trình trong quan hệ quốc tế làm tăng sự tuỳ thuộc lẫn nhau trên nhiều mặt của đời sống xã

hội (từ kinh tế, chính trị, an ninh, văn hóa đến môi trường, .v.v…) giữa các quốc gia. Tiến sĩ

Jan Aart Scholte đưa ra một định nghĩa rất tổng quát và rộng lớn về khái niệm toàn cầu hóa

khi cho rằng đó là “một xu hướng làm cho các mối quan hệ xã hội trở nên ít bị ràng buộc bởi

địa lý lãnh thổ1”. Các nhà phân tích của Ban thư ký Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) cho

rằng “toàn cầu hóa là một quan niệm có nhiều mặt vì nó bao quát cả lĩnh vực kinh tế, xã hội,

chính trị và các hậu quả của sự phân phối2”. Cũng theo tinh thần đó, học giả Lê Hữu Nghĩa

đưa ra một định nghĩa cụ thể hơn: “Toàn cầu hóa xét về bản chất là một quá trình tăng lên

mạnh mẽ những mối liên hệ, sự ảnh hưởng, tác động lẫn nhau của tất cả các khu vực đời sống

chính trị, kinh tế, xã hội của các quốc gia, các dân tộc trên toàn thế giới3”

b. Loại quan niệm hẹp về toàn cầu hoá

Nhìn chung, các định nghĩa thuộc loại này xem toàn cầu hóa là một khái niệm kinh tế

chỉ hiện tượng hay quá trình hình thành thị trường toàn cầu làm tăng sự tương tác và tuỳ thuộc

2 WTO: Annual Report 1998, p32 3 Lê Hữu Nghĩa: “Toán càu hóa - Những vấn đề chính trị - xã hội”, Nghiên cứu trao đổi, số 22, tháng 11 - 1998, tr.27.

PTIT

Page 35: Bài giảng QUẢN TRỊ KINH DOANH QUỐC TẾ - Postdlib.ptit.edu.vn/bitstream/123456789/1423/1/BG Quan tri kinh doanh... · CÁC ĐỊNH CHẾ KINH TẾ, TÀI CHÍNH QUỐC TẾ

Chương 2 – Môi trường kinh doanh quốc tế ----------------------------------------------------------------------------------------------------------

30

lẫn nhau giữa các nền kinh tế quốc gia. Theo Waler Good, toàn cầu hóa chỉ “khuynh hướng

gia tăng các sản phẩm có các bộ phận cấu thành được chế tạo ở một loạt nước”. Định nghĩa

này quá hẹp vì nó giới hạn toàn cầu hóa trong khía cạnh của sản xuất quốc tê.

Các tác giả thuộc Trung tâm Phương Nam (The South Center) cho rằng “toàn cầu hóa

là sự liên kết các yếu tố sản xuất trong các nước khác nhau dưới sự bảo trợ hoặc sở hữu của

các công ty xuyên quốc gia và sự liên kết các thị trường hàng hóa và tài chính được thuận lợi

hóa bởi quá trình tự do hóa”. Một số tác giả gắn toàn cầu hóa với khái niệm phát triển.

Theo Bjon Hettne, “toàn cầu hóa bao hàm sự làm sâu sắc quá trình quốc tế hóa, tăng

cường khía cạnh chức năng của phát triển (functional dimension of development) và làm yếu

đi khía cạnh lãnh thổ của phát triển. Về cơ bản, toàn cầu hóa bao hàm sự tăng lên của thị

trường chức năng thế giới không ngừng xâm nhập và lấn át các nền kinh tế quốc gia đang

trong quá trình mất đi đặc tính quốc gia”.

Charlas P. Oman định nghĩa toàn cầu hóalà “sự tăng lên, hoặc một cách chính xác hơn

là sự tăng ngày càng nhanh của các hoạt động kinh tế vượt ra khỏi biên giới các quốc gia và

các khu vực”. Các nhà kinh tế thuộc UNCTAD đưa ra định nghĩa đầy đủ và cụ thể hơn với

quan niệm rằng: “Toàn cầu hóa liên hệ tới các luồng giao lưu không ngừng tăng lên của hàng

hóa và nguồn lực vượt qua biên giới giữa các quốc gia cùgn với sự hình thành các cấu trúc tổ

chức trên phạm vi toàn cầu nhằm quản lý các hoạt động và giao dịch kinh tế quốc tế không

ngừng gia tăng đó”.

c. Khái niệm về khu vực hóa

Khái niệm khu vực hóa đã có từ lâu, đặc biệt được nghiên cứu và viết nhiều từ sau

Chiến tranh thế giới thứ hai với sự nổi lên của xu hướng các nước tập hợp thành những nhóm

khu vực ở nhiều lĩnh vực khác nhau. Cũng giống như khái niệm toàn cầu hóa, khái niệm khu

vực hóa được định nghĩa với nhiều cách khác nhau, chủ yếu theo hai cách quan niệm rộng và

hẹp.

Theo quan niệm rộng, khái niệm khu vực hóa thường được sử dụng để chỉ một hiện

tượng hay khuynh hướng hợp tác hoặc liên kết giữa các nước và hình thành những nhóm hoặc

tổ chức khu vực hoạt động trên nhiều lĩnh vực khác nhau. Giáo sư C.P.Oman định nghĩa khu

vực hóa là “sự dịch chuyển của hai hoặc nhiều xã hội theo hướng liên kết chặt chẽ giữa chúng

với nhau hơn”. Nhìn chung, các nhà lý luận và nghiên cứu gắn khái niệm khu vực hóa với

khái niệm liên kết khu vực và các định chế và tổ chức khu vực”.

Theo quan niệm hẹp, khái niệm khu vực hóa nhìn chung được đề cập như một hiện

tượng trong quan hệ kinh tế quốc tế, bao gồm các hoạt động hợp tác kinh tế giữa một số nước

tập hợp thành những nhóm khu vực (dưới dạng định chế/ tổ chức) có mức độ liên kết kinh tế

với nhau.

Như vậy, qua các định nghĩa về hai khái niệm toàn càu hóa và khu vực hóa, có thể

thấy cả hai khái niệm trên khi được sử dụng trong lĩnh vực kinh tế đều chỉ những hiện tượng,

quá trình hoặc xu hướng có nội dung về cơ bản giống nhau của quan hệ kinh tế quốc tế. Trước

hết, đó là những hiện tượng vượt khỏi biên giới quốc gia, có liên quan đến một số hoặc nhiều

nước khác nhau (quốc tế hóa), làm tăng sự liên kết và tùy thuộc lẫn nhau giữa các nước này.

Cả hai khái niệm đều đề cập khía cạnh thể chế, tổ chức quản lý và điều chỉnh các hoạt động

quốc tế (thể chế hóa). Điểm khác nhau cơ bản giữa hai khái niệm là ở quy mô và phạm vi địa

PTIT

Page 36: Bài giảng QUẢN TRỊ KINH DOANH QUỐC TẾ - Postdlib.ptit.edu.vn/bitstream/123456789/1423/1/BG Quan tri kinh doanh... · CÁC ĐỊNH CHẾ KINH TẾ, TÀI CHÍNH QUỐC TẾ

Chương 2 – Môi trường kinh doanh quốc tế ----------------------------------------------------------------------------------------------------------

31

lý của quá trình quốc tế hóa và thể chế hóa các hoạt động vượt qua biên giới quốc gia. Khi

quá trình này diễn ra giữa hai hoặc nhiều nước trong một khu vực địa lý nhất định, nó được

gắn với khái niệm khu vực hóa; khi quá trình này có sự tham gia của rất nhiều quốc gia ở

những khu vực địa lý khác nhau, nó được gắn với khái niệm toàn cầu hóa.

Xuất phát từ thực tế là có các cách biểu hiện khác nhau về các khái niệm toàn cầu hóa,

khu vực hóa và trên cơ sở những phân tích như đã trình bày ở trên, chúng tôi thấy cần thiết

phải đưa ra một cách biểu hiện thích hợp về các khái niệm trên để làm căn cứ chung khi tiếp

cận các vấn đề có liên quan đến toàn cầu hóa được trình bày trong cuốn sách này.

Như vậy, khái niệm toàn cầu hóa và khu vực hóa cần được hiểu là quá trình hình

thành và phát triển các thị trường toàn cầu và khu vực, làm tăng sự tương tác và tùy thuộc

lẫn nhau, trước hết về kinh tế, giữa các nước thông qua sự gia tăng các luồng giao lưu hàng

hóa và nguồn lực (resources) vượt qua biên giới giữa các quốc gia cùng với sự hình thành

các định chế, tổ chức quốc tế nhằm quản lý các hoạt động và giao dịch kinh tế quốc tế.

Toàn cầu hóa và khu vực hóa tuy là hai hiện tượng có những khác biệt nhất định

nhưng về cơ bản thống nhất với nhau. Có thể xem khu vực hóa là bộ phận của quá trùng toàn

cầu hóa, là những bước đi để tiến tới toàn cầu hóa. Nói một cách khác, khu vực hóa là quá

trình toàn cầu hóa từng bộ phận và theo khu vực địa lý đời sống kinh tế của các quốc gia.

2.4.2. Cơ sở khách quan của toàn cầu hoá

Thứ nhất là sự phát triển cao của lực lượng sản xuất.

Thứ hai là sự phát triển mạnh mẽ của cơ chế thị trường

Thứ ba là sự gia tăng của các vấn đề toàn cầu trong bối cảnh thế giới kết thúc chiến

tranh lạnh.

Thứ tư là vai trò của các định chế thế giới và khu vực trong việc thúc đẩy toàn càu hoá

2.4.3. Nội dung và biểu hiện của toàn cầu hoá và khu vực hoá

Thứ nhất, sự gia tăng của các luồng giao lưu quốc tế về thương mại, đầu tư vốn, công

nghệ, dịch vụ, nhân công…

Thương mại quốc tế là thước đo đầu tiên của mức độ toàn cầu hóa, khu vực hóa và sự

tùy thuộc lẫn nhau giữa các nước. Khi các nước trao đổi hàng hóa với nhau cũng có nghĩa là

họ tiến hành quá trình xóa đi sự biệt lập của các nền kinh tế quốc gia. Quá trình này cũng dần

dần được tạo ravà thúc đẩy sự phân công lao động quốc tế. Lý thuyết lợi thế so sánh của

D.Ricardo cho thấy thương mại quốc tế càng phát triển thì mức độ phân công lao động quốc

tế trong mỗi quốc gia và trên toàn thế giới càng chuyên sâu hơn. Và như vậy, sự tùy thuộc lẫn

nhau giữa các nước càng tăng lên. Sự gia tăng của thương mại quốc tế được biểu hiện thông

qua các chỉ số sau:

(1) Tăng tổng giá trị tuyệt đối của thương mại thế giới và khu vực (thương mại nội

khối);

(2) Mức tăng trung bình hàng năm của thương mại thế giới và thương mại nội khối ở

các khu vực.

(3) Tỷ lệ giữa tổng giá trị thương mại và GDP của thế giới;

(4) Khoảng cách giữa mức tăng thương mại thế giới và mức tăng trưởng hàng năm.

PTIT

Page 37: Bài giảng QUẢN TRỊ KINH DOANH QUỐC TẾ - Postdlib.ptit.edu.vn/bitstream/123456789/1423/1/BG Quan tri kinh doanh... · CÁC ĐỊNH CHẾ KINH TẾ, TÀI CHÍNH QUỐC TẾ

Chương 2 – Môi trường kinh doanh quốc tế ----------------------------------------------------------------------------------------------------------

32

Sự phát triển trao đổi dịch vụ giữa các nước ngày càng có vị trí quan trọng trong

thương mại quốc tế và đóng góp tích cực và xu thế toàn cầu hóa, khu vực hóa. Đặc điểm của

ngành thương mại này là các ngành du lịch không đến các nước bằng con đường nhập cảng

qua các cửa khẩu như hàng hóa thông thường, cho nên khó có thể điều tiết chúng bằng các

biện pháp thuế quan và phi thuế quan như áp dụng đối với hàng hóa.

Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) và sự di chuyển tư bản (vốn và tiền tệ) giữa các

nước là một yếu tố ngày càng quan trọng đối với từng nền kinh tế quốc gia nói riêng và toàn

bộ nền kinh tế thế giới nói chung. Sự gia tăng của các luồng di chuyển FDI và tư bản giữa các

nước góp phần thúc đẩy thương mại quốc tế và xu thế toàn cầu hóa, khu vực hóa. Sự gia tăng

của các luồng FDI và tư bản giữa các nước được đo bằng mức tăng giá trị tuyệt đối tổng các

luồng FDI và tư bản lưu chuyển và tỷ lệ hàng năm tăng của chúng.

Di chuyển của các luồng công nghệ và nhân công giữa các nước cũng là một biểu hiện

đặc trưng của toàn cầu hóa, khu vực hóa, bởi vì đây là một trong những yếu tố tăng cường sự

gắn kết giữa các nước. Sự di chuyển nhân công có thể đo được bằng số lượng người làm việc

được lưu chuyển giữa các nước và mức tăng hàng năm của dòng lưu chuyển này. Sự trao đổi

công nghệ thể hiện qua các hợp đồng mua bán và dự án chuyển giao công nghệ cũng như tổng

giá trị của các hợp đồng và dự án đó.

Thứ hai, hình thành và phát triển các thị trường thống nhất trên phạm vi toàn cầu và

các khu vực, đồng thời với việc hình thành và tăng cường các định chế (luật chơi) và cơ chế tổ

chức để điều chỉnh và quản lý các hoạt động thương mại và giao dịch kinh tế quốc tế theo

hướng ngày càng làm cho các hoạt động này tự do hơn. Như vậy, đây thực chất là quá trình tự

do hóa (tức là xóa bỏ các rào cản) các hoạt động kinh tế, trước hết là các hoạt động trong các

lĩnh vực trao đổi thương mại, đầu tư, dịch vụ, công nghệ, sở hữu trí tuệ, giữa các nước và lãnh

thổ trên phạm vi khu vực và toàn cầu. Các hoạt động đó ngày càng được điều tiết trên cơ sở

những nguyên tắc, luật lệ chung và thống nhất trên phạm vi toàn cầu.

Thứ ba, sự gia tăng mạnh mẽ quá trình toàn cầu hoá, tự do hoá thị trường tài chính.

Thứ tư, sự gia tăng số lượng và hoạt động của các công ty xuyên quốc gia (TNC), đặc

biệt là việc tập trung vốn và hình thành ngày càng nhiều các tập đoàn công ty xuyên quốc gia

khổng lồ.

Vì các công ty xuyên quốc gia đồng thời là một nội dung biểu hiện của xu thế toàn cầu

hóa và là một nguyên nhân thúc đẩy xu thế này, nên ở đây chúng tôi chỉ nêu một số nét khái

quát về hình thức và hoạt động của các công ty xuyên quốc gia gắn với xu thế toàn cầu hóa,

khu vực hóa và một số nguyên nhân chủ yếu cùa việc hình thành và phát triển các công ty

xuyên quốc gia. Còn vai trò của các công ty xuyên quốc gia sẽ được đề cập khi phân tích các

công ty xuyên quốc gia như là một nguyên nhân thúc đẩy quá trình toàn cầu hoá,khu vực hóa.

Các công ty xuyên quốc gia là những công ty sản xuất/kinh doanh thuộc sở hữu, quản

lý của những chủ thuộc một số hoặc nhiều nước và hoạt động trên một phạm vi địa lý bao

gồm nhiều quốc gia.Quy mô của các công ty xuyên quốc gia cũng rất khác nhau, có những

công ty nắm trong tay một số lượng vốn lên tới hàng trăm tỷ đô la, sử dụng hàng chục vạn

nhân công và hoạt động tại hàng trăm nước, nhưng cũng có những công ty chỉ với số lượng

vốn và nhân công rất hạn chế, hoạt động trên một địa bàn nhỏ (vài ba nước).

PTIT

Page 38: Bài giảng QUẢN TRỊ KINH DOANH QUỐC TẾ - Postdlib.ptit.edu.vn/bitstream/123456789/1423/1/BG Quan tri kinh doanh... · CÁC ĐỊNH CHẾ KINH TẾ, TÀI CHÍNH QUỐC TẾ

Chương 2 – Môi trường kinh doanh quốc tế ----------------------------------------------------------------------------------------------------------

33

Tiến hành đầu tư trực tiếp nhìn chung là một trọng tâm hoạt động của các công ty

xuyên quốc gia và có xu hướng ngày càng được tăng cường hơn. Trong hoạt động của các

công ty xuyên quốc gia, luôn diễn ra hai khuynh hướng trái ngược nhau: một khuynh hướng

sáp nhập và mua bán giữa nhiều công ty để trở thành một công ty lớn hơn, còn khuynh hướng

kia là tách công ty lớn thành nhiều công ty nhỏ. Tuy nhiên, theo nhận xét của nhiều nhà phân

tích thì khuynh hướng sáp nhập và mua bán giữa các công ty nhằm hình thành những tập

đoàn xuyên quốc gia khổng lồ ngày càng tăng lên, đặc biêt là trong bối cảnh xu thế toàn cầu

hóa.

Sự hình thành và phát triển của các công ty xuyên quốc gia (bao gồm cả sự sáp nhập

và mua lại) có thể được giải thích bởi các yếu tố chủ yếu sau:

(1) Tầm quan trọng ngày càng tăng của sự cạnh tranh mang tính độc quyền, một đặc

trưng cơ bản của nền kinh tế thị trường trong thế giới hiện đại. Trong điều kiện như vậy, điều

trở nên có ý nghĩa sống còn của các công ty là tìm cách mở rộng hoạt động ra bên ngoài và

tìm cách kiểm soát ngày càng nhiều thị phần quốc tế nhằm đảm bảo lợi nhuận tối đa. Điều này

cũng đòi hỏi các công ty tập hợp nhau lại để có được sức mạnh tài chính và kiểm soát được

thị phần quốc tế quan trọng. Một số nhà phân tích cho rằng ở giai đoạn chủ nghĩa tư bản tiến

hành chính sách thực dân hóa, bành trướng sang các thuộc địa, việc thành lập các công ty

xuyên quốc gia (chẳng hạn như Công ty Đông Ấn của Anh) nhằm mục đích chinh phục và

độc chiếm thị trường ở Viễn Đông, châu Phi và châu Mỹ.

(2) Nhu cầu đa dạng hóa thị trường, giảm thiểu rủi ro do việc chỉ tập trung vào một

hoặc một vài thị trường; tận dụng các yếu tố sản xuất, kinh doanh thuận lợi ở các nước khác

nhau;

(3) Ngoài ra, mỗi giai đoạn cụ thể có thể có một số yếu tố đặc trưng khác tác động tới

sự biến đổi của các công ty xuyên quốc gia.

Thứ năm, thị trường lao động quốc tế được mở rộng.

b/ Trong thời kỳ toàn cầu hoá hiện nay, hội nhập kinh tế quốc tế gắn liền với tự do hoá

các hoạt động kinh tế.

c/ Toàn cầu hoá là xu thế khách quan nhưng đang chịu tác động lớn từ Mỹ và một số

nước tư bản phát triển.

d/ Toàn cầu hoá kinh tế có tính hai mặt, nó vừa đặt ra những cơ hội, vừa tạo ra những

thách thức đối với các quốc gia.

e/ Toàn cầu hoá kinh tế vừa là quá trình mở rộng hợp tác quốc tế, đồng thời gia tăng

sự cạnh tranh quyết liệt giữa các quốc gia.

Tóm lại, với cách hiểu về toàn cầu hóa bao gồm các nội dung như trình bày ở trên thì

khái niệm này bao quát một thực tế vốn dĩ đã xuất hiện và tồn tại từ lâu, gắn với quá trình

phát triển của chủ nghĩa tư bản và là biểu hiện ở mức độ cao của sự quốc tế hoá các hoạt động

kinh tế.

2.5 PHÂN TÍCH TÁC ĐỘNG CỦA MÔI TRƯỜNG KINH DOANH QUỐC TẾ

Kinh doanh quốc tế tất yếu đòi hỏi doanh nghiệp phải phân tích, đánh giá môi

trường nước ngoài. Chỉ trên cơ sở am hiểu và phân tích đầy đủ cơ cấu, các bộ phận, yếu tố

của môi trường kinh doanh mới cho phép doanh nghiệp hiểu rõ hơn về môi trường văn hóa

PTIT

Page 39: Bài giảng QUẢN TRỊ KINH DOANH QUỐC TẾ - Postdlib.ptit.edu.vn/bitstream/123456789/1423/1/BG Quan tri kinh doanh... · CÁC ĐỊNH CHẾ KINH TẾ, TÀI CHÍNH QUỐC TẾ

Chương 2 – Môi trường kinh doanh quốc tế ----------------------------------------------------------------------------------------------------------

34

của nước sở tại; nắm được hệ thống chính trị và mức độ ổn định của nó; thấy được sự khác

biệt hiện có giữa các nước và trong nội bộ từng nước về ngôn ngữ, tôn giáo, và đặc biệt là

hiểu được những vấn đề thuộc về luật pháp để có những hoạt động thích ứng trong kinh

doanh, tránh sự đối lập trong vận hành với cơ chế trong vùng và trong từng quốc gia.

Môi trường kinh doanh không cố định mà luôn biến đổi và phát triển cùng với các

xu hướng vận động của nền kinh tế thế giới và xu hướng khu vực hóa và toàn cầu hóa nền

kinh thế giới. Môi trường kinh doanh quốc tế là tổng thể các nhân tố cấu thành và bản thân nó

chịu sự tác động chi phối của nhiều lực lượng khác nhau, cho nên khi phân tích đánh giá môi

trường kinh doanh đòi hỏi phải đứng trên quan điểm động, quan điểm toàn diện, quan điểm cụ

thể để nắm bắt kịp thời các thông tin thường xuyên và có những phản ứng thích hợp cho phù

hợp.

Ở mỗi quốc gia, khu vực thị trường khác nhau tồn tại mội trường kinh doanh không

giống và do đó mức độ ảnh hưởng và tác động đối với hoạt động kinh doanh của mỗi doanh

nghiệp cũng khác nhau. Vì vậy, điều quan trọng trong phân tích đánh giá môi trường là ở chỗ

doanh nghiệp phải vạch ra được từng loại môi trường đó doanh nghiệp có cơ hội và thách

thức gì? Và dự kiến rủi ro sẽ gặp phải ra sao để có biện pháp phòng ngừa.

Việc phân tích đánh giá hoạt động kinh doanh phải đảm bảo các yêu cầu cơ bản sau:

Thứ nhất, việc phân tích môi trường phải chi ra được những cơ hội kinh doanh cho

doanh nghiệp trong việc xâm nhập, mở rộng thị trị trường cung ứng các “yếu tố đầu vào”

hoặc tiêu thụ các “sản phẩm đầu ra”.

Thứ hai, qua phân tích phải chỉ ra được những mối đe dọa, những thách thức của

môi trường đối với việc thực hiện các hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp, từ đó

doanh nghiệp, từ đó doanh nghiệp sẽ cân nhắc và đưa ra quyết định đúng đắn cho việc lựa

chọn các hình thức, biện pháp, chức năng kinh doanh cho phù hợp với từng điều kiện hoàn

cảnh của môi trường nhằm chớp thời cơ, tạo cơ hội thuận lợi cho việc đạt kết quả kinh doanh

cao hơn.

Thứ ba, phải đánh giá được khả năng nội tại của công ty, nếu không đánh giá đúng

khả năng của chính mình mà đưa ra mục đích, mục tiêu quá cao, khi đó khó thực hiện thậm

chí thất bại. Việc đánh giá khả năng của doanh nghiệp được thực hiện trên các mặt: khả năng

về vốn, tiềm năng về công nghệ, về năng lực trình độ quản lý, thiết lập các kênh phân phối,

chất lượng sản phẩm…

Trên cơ sở kết quả phân tích môi trường kinh doanh đánh giá đúng thực lực của

doanh nghiệp, các doanh nghiệp phải tự mình điều chỉnh các hoạt động cụ thể của mình cho

phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh mới của môi trường, phù hợp với thị trường đã lựa chọn.

Khi mở rộng hoạt động kinh doanh ra nước ngoài, về cơ bản doanh nghiệp phải chấp

nhận môi trường nước ngoài nếu như muốn kinh doanh ở đó. Tuy nhiên, cần phải hiểu việc

chấp nhận thị trường nước ngoài để kinh doanh không có nghĩa là kinh doanh phải hoàn toàn

thụ động, trái lại tùy theo điều kiện, hoàn cảnh cụ thể của từng quốc gia, thị trường mà doanh

nghiệp phải đưa ra những hình thúc, tăng điều kiện và cơ hội nhiều hơn cho doanh nghiệp

trong điều kiện hội nhập và cạnh tranh quốc tế.

PTIT

Page 40: Bài giảng QUẢN TRỊ KINH DOANH QUỐC TẾ - Postdlib.ptit.edu.vn/bitstream/123456789/1423/1/BG Quan tri kinh doanh... · CÁC ĐỊNH CHẾ KINH TẾ, TÀI CHÍNH QUỐC TẾ

Chương 2 – Môi trường kinh doanh quốc tế ----------------------------------------------------------------------------------------------------------

35

Để đảm bảo cho các hoạt động kinh doanh quốc tế đạt hiệu quả cao, các doanh

nghiệp trước hết phải đưa ra những lời giải đáp đúng đắn cho các vấn đề sau đây:

1. Ở những quốc gia, thị trường nơi mà doanh nghiệp sẽ hoạt động kinh doanh, cơ cấu

chính trị ở đó có những đặc điểm gì, ảnh hưởng của nó (thúc đẩy hay hạn chế) đối với hoạt

động, kết quả kinh doanh của doanh nghiệp?

2. Quốc gia, thị trường đó được hoạt động theo hệ thống kinh tế nào và mức độ ảnh

hưởng của nó đối với kinh doanh của cá tập đoàn nước ngoài?

3. Ngành công nghiệp của các nước sở tại do tư nhân hay nhà nước sở hữu và quản lý?

4. Nếu ngành công nghiệp thuộc sở hữu nhà nước thì chính phủ có cho phép cạnh tranh

ở khu vực này hay độc quyển? Nếu thuộc khu vực sở hữ tu nhân thì xu hướng chuyển sang

khu vực sở hữu nhà nước hay không?

5. Chính phủ nước sở tại có cho phép các doanh nghiệp nước ngoài cạnh tranh hay liên

kết với doanh nghiệp nhà nước hoặc tư nhân không?

6. Nhà nước can thiệp vào các hoạt động của cá doanh nghiệp tư nhân như thé nào?

7. Các doanh nghiệp tư nhân phải đóng góp bao nhiêu cho chính phủ để thực hiện các

mục tiêu nhiệm vụ kinh tế chung?

Việc đưa ra các câu trả lời cho các vấn đề như trên thật không đơn giản vì sự biến

đôi rvaf tác động của hệ thống chính trị, luật pháp, kinh tế, văn hóa rất khác nhau, đặc biệt

trong bối cảnh hiện nay, khi mà tình hình kinh tế, chính trị, xã hội và các mối quan hệ kinh tế

quốc dân luôn có nhiều biến động. Chính vì vậy, có thể đưa ra một lời khuyên khái quát rằng:

tùy thuộc vào mục đích, hoạt động kinh doanh cụ thể của doanh nghiệp mà doanh nghiệp

quyết định lựa chọn và kinh doanh ở đâu (thị trường) cho phù hợp.

Gắn với hình thức kinh doanh, doanh nghiệp cũng phải xác định cụ thể các mặt

hàng, mục tiêu, biện pháp trong chiến lược kinh doanh của mình, Chẳng hạn nhu doanh

nghiệp thực hiện hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu trong hoạt động này, mặt hàng kinh

doanh là những mặt hàng nào, mặt hàng nào là chủ yếu, quy cách, chất lượng, phẩm chất,

nhãn hiệu, bao bì… như thế nào? Nếu doanh nghiệp thực hiện đầu tư quốc tế thì loại hình đầu

tư nào là chủ yếu, sẽ đầu tư ở đâu, nguồn vốn dự kiến đầu tư là bao nhiêu, nguồn cung cấp ở

đâu? v.v…

Như vậy, chỉ trên cơ sở những kết quả phân tích đúng đắn môi trường kinh doanh

mới có thể cho phép các nhà quản lý kinh doanh hoạch định đúng các chiến lược kinh doanh

phù hợp với khả năng của chính mình, nhằm nắm bắt kịp thời các cơ hội, hạn chế rủi ro và gia

tăng lợi nhuận, mặc dù phải chịu nhiều áp lực của cạnh tranh quốc tế.

CÂU HỎI ÔN TẬP VÀ THẢO LUẬN

1. Thế nào là môi trường kinh doanh quốc tế? Cách thức phân loại môi trường kinh doanh

quốc tế?

2. Trình bày các yếu tố của môi trường kinh doanh quốc tế?

3. Phân tích nội dung của môi trường chính trị?

4. Phân tích nội dung của môi trường kinh tế thế giới?

PTIT

Page 41: Bài giảng QUẢN TRỊ KINH DOANH QUỐC TẾ - Postdlib.ptit.edu.vn/bitstream/123456789/1423/1/BG Quan tri kinh doanh... · CÁC ĐỊNH CHẾ KINH TẾ, TÀI CHÍNH QUỐC TẾ

Chương 2 – Môi trường kinh doanh quốc tế ----------------------------------------------------------------------------------------------------------

36

5. Phân tích nội dung của môi trường văn hóa và con người?

6. Phân tích nội dung của môi trường cạnh tranh?

7. Phân tích nội dung ảnh hưởng của địa lý ?

8. Hãy trình bày toàn cầu hóa – môi trường kinh doanh quốc tế quan trọng

9. Phân tích tác động của môi trường đến kinh doanh quốc tế?

PTIT

Page 42: Bài giảng QUẢN TRỊ KINH DOANH QUỐC TẾ - Postdlib.ptit.edu.vn/bitstream/123456789/1423/1/BG Quan tri kinh doanh... · CÁC ĐỊNH CHẾ KINH TẾ, TÀI CHÍNH QUỐC TẾ

Chương 3 – Các định chế và chủ thể trong kinh doanh quốc tế ---------------------------------------------------------------------------------------------------------

37

CHƯƠNG 3

CÁC ĐỊNH CHẾ VÀ CHỦ THỂ TRONG KINH DOANH QUỐC TẾ

MỤC ĐÍCH

Chương cung cấp

- Các định chế kinh tế tài chính quốc tế

- Các chủ thể kinh doanh quốc tế

3.1. CÁC ĐỊNH CHẾ KINH TẾ, TÀI CHÍNH QUỐC TẾ

3.1.1. Tổ chức Thương mại thế giới (WTO)

1. Quá trình hình thành.

Tổ chức thương mại thế giới (WTO) được thành lập ngày 1 tháng 1 năm 1995. Sự ra

đời của WTO là hiện thân cho kết quả của vòng đàm phán Uruguay và là tổ chức kế thừa của

Hiệp định chung về thuế quan và mậu dịch (GATT). GATT chính thức có hiệu lực vào tháng

1/1948. Trong gần 48 năm hoạt động GATT đã có những thành công nhất định trong việc xúc

tiến và bảo đảm sự tự do hóa thương mại toàn cầu. Các danh mục thuế quan giảm liên tục là

một nhân tố thúc đẩy sự tăng trưởng của kim ngạch buôn bán quốc tế (trung bình khoảng 8%

hằng năm tính cho những năm của thập niên 50 và 60). Đồng thời tỉ lệ tăng trưởng thương

mại đã vượt quá mức tăng trưởng sản xuất trên toàn thế giới trong kỷ nguyên của GATT.

GATT chấp nhận việc các nước tiếp tục có quyền duy trì thuế quan như công cụ chính thức

và phổ biến để bảo hộ nền sản xuất trong nước. Qua các vòng đàm phán thuế quan trung bình

đối với hàng công nghiệp của các nước tham gia GATT trước đây và nay là WTO đã giảm tới

mức từ 40-50% xuống còn 3,3% vào thời điểm thành lập WTO. Chính những điều kiện mở

cửa thị trường thế giới quy mô đó được coi là nhân tố cơ bản để thương mại thế giới có được

những bước nhảy vọt trong những thập kỷ qua.

Tuy nhiên do thương mại quốc tế không ngừng phát triển, nên GATT đã mở rộng

diện hoạt động, đàm phán không chỉ về thuế quan, mà còn tập trung xây dựng các hiệp định,

hình thành các chuẩn mực, luật chơi điều tiết các vấn đề về hàng rào phi thuế quan, về thương

mại dịch vụ, quyền sở hữu trí tuệ, các biện pháp đầu tư có liên quan đến thương mại, về

thương mại hàng nông sản, hàng dệt may, cơ chế giải quyết tranh chấp. Với diện điều tiết của

Hiệp định thương mại đa biên được mở rộng, nên Hiệp định chung về Thuế quan và Mậu dịch

(GATT) với tư cách là một sự thoả thuận có nhiều nội dung mang tính chất tuỳ ý đã tỏ ra

không hích hợp. Do đó, ngày 15/4/1994, tại Marrakesk (Marốc), các thành viên của GATT đã

cùng nhau ký HIệp định thành lập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) nhằm kế tục sự

nghiệp của GATT. Theo đó, WTO chính thức được thành lập độc lập với hệ thống Liên Hợp

Quốc.

Sau 50 năm GATT tồn tại trên cơ sở một nghị định thư về việc tạm thời áp dụng hiệp

định. Vòng đàm phán Uruguay đã đạt được thỏa thuận thành lập tổ chức thương mại thế giới

PTIT

Page 43: Bài giảng QUẢN TRỊ KINH DOANH QUỐC TẾ - Postdlib.ptit.edu.vn/bitstream/123456789/1423/1/BG Quan tri kinh doanh... · CÁC ĐỊNH CHẾ KINH TẾ, TÀI CHÍNH QUỐC TẾ

Chương 3 – Các định chế và chủ thể trong kinh doanh quốc tế -----------------------------------------------------------------------------------------------------

38

WTO, là một tổ chức thường trực với những quy chế đầy đủ và chính thức. Vòng đàm phán

Uruguay kết thúc là một thắng lợi lớn vì trước đó người ta không nghĩ rằng những bất đồng

và bế tắc trong đàm phán có thể được giải quyết. Hơn thế nữa nó lại thành công rất lớn và

bào trùm. GATT tiếp tục tồn tại đến ngày 11.12.1994. Còn WTO chính thức được thành lập

và đi vào hoạt động kể từ ngày 1.1.1995. Trụ sở của WTO được đặt tại Geneva (Thuỵ Sĩ).

Trước xu hướng thuế quan giảm mạnh, công cụ bảo hộ giảm tầm hoạt động, có

những biểu hiện tìm kiếm những biện pháp phi thuế quan thích hợp. Nhiều hàng rào phi thuế

quan mới lại xuất hiện. Điều này đặt ra cho các quốc gia nhu cầu cần phải tiếp tục đàm phán

để dỡ bỏ dần những cản trở mới này trong thương mại thế giới.

Về thương mại hàng hóa: Các nước đang phát triển đặc biệt quan tâm đển mở cửa

thị trường hàng hóa. Nông sản, dệt may, sản phẩm nhiệt đới, giầy dép và nhiều loại hàng tiêu

dùng không sử dụng quá nhiều vốn và công nghệ phức tạp, những lĩnh vực mà các nước đang

phát triển rất quan tâm.

Về thương mại dịch vụ: các ngành dịch vụ đã trở thành một bộ phận trọng yếu trong

nền kinh tế mỗi quốc gia cũng như nền kinh tế thế giới. Hiệp định chung về Thương mại Dịch

vụ (GATS) lần đầu tiên được đưa ra thương thảo tại Vòng đàm phán Uruguay và đã trở thành

một bộ phận không thể tách rời trong hệ thống pháp lý của Tổ chức Thương mại Thế giới.

Mục đích chính của GATS là tạo ra một ra một khuôn khổ pháp lý cho tự do hoá thương mại

dịch vụ. Các nước thành viên đưa ra các cam kết về mở cửa thị trường dịch vụ và không phân

biệt đối xử trên cơ sở điều chỉnh luật trong nước. Việc điều chỉnh luật sẽ được làm từng bước

hướng tới xoá bỏ hoàn toàn mọi hạn chế đối với các sản phẩm dịch vụ nhập khẩu cũng như

đối với nhà cung cấp dịch vụ nước ngoài khi tiến hành cung cấp dịch vụ theo các phương thức

khác nhau (Đãi ngộ quốc gia- NT). Đồng thời mỗi các thành viên pải dành cho nhà cung cấp

dịch vụ hoặc dịch vụ của các thành viên khác đối xử không kém ưu đãi hơn đối xử mà nước

này dành cho một nước thứ ba (Đãi ngộ Tối huệ quốc-MFN).

Về quyền sở hữu trí tuệ: Hiệp định những vấn đề liên quan đến thương mại của

Quyền Sở hữu Trí tuệ (Hiệp định TRIPs) bắt đầu có hiệu lực từ 1/1/1995. Cho đến nay, đây là

Hiệp định đa phương tổng thể nhất về lĩnh vực sở hữu trí tuệ. Theo Hiệp định TRIPs, các

thành viên có thể nhưng không bắt buộc, áp dụng trong luật của mình mức bảo hộ cao hơn so

với các yêu cầu của Hiệp định, miễn là việc bảo hộ đó không trái với các điều khoản của Hiệp

định. Vấn đề này được các nước thành viên hết sức quan tâm.

Về đầu tư: đầu tư đã trở thành một lĩnh vực kinh tế rộng lớn và được sự quan tâm

của chính phủ các nước. Vòng đàm phán Uruguay đã đề cập nội dung về đầu tư và bước đầu

đã chấp nhận một hiệp định nhằm điều chỉnh một số biện pháp về đầu tư có liên quan tới

thương mại (TRIMS).

Vòng đàm phán Uruguay cũng đã đạt được một cơ chế giải quyết tranh chấp cho

phép các mối quan hệ trong thương mại quốc tế được giải quyết một cách công bằng hơn, cho

phép nhanh chóng tháo gỡ những bế tắc thường xẩy ra và khó giải quyết... nhằm nâng cao

tính hiệu quả trong hoạt động của hệ thống thương mại đa biên thế giới.

2. Nguyên tắc hoạt động

PTIT

Page 44: Bài giảng QUẢN TRỊ KINH DOANH QUỐC TẾ - Postdlib.ptit.edu.vn/bitstream/123456789/1423/1/BG Quan tri kinh doanh... · CÁC ĐỊNH CHẾ KINH TẾ, TÀI CHÍNH QUỐC TẾ

Chương 3 – Các định chế và chủ thể trong kinh doanh quốc tế ---------------------------------------------------------------------------------------------------------

39

Hiệp định WTO bao gồm 29 văn bản pháp lý riêng biệt, bao trùm mọi lĩnh vực từ

nông nghiệp đến ngành dệt may, từ dịch vụ đến việc mua sắm của chính phủ, các quy tắc xuất

xứ và sở hữu trí tuệ. Ngoài ra còn có 25 tuyên bố bổ sung, quyết định và văn bản ghi nhớ ở

cấp Bộ trưởng, qui định những nghĩa vụ và cam kết khác của các thành viên. Đặc biệt có một

số nguyên tắc cơ bản xuyên suốt nội dung các văn bản này. Tất cả tạo nên hệ thống thương

mại đa biên. Các nguyên tắc đó bao gồm :

Nguyên tắc không phân biệt đối xử

Trong vòng 50 năm, điều khoản cơ bản của GATT trước đây mà bây giờ là WTO là

cấm sự phân biệt đối xử giữa các nước thành viên, giữa hàng hoá nhập khẩu và hành hoá sản

xuẩt trong nước.

Theo điều I: điều khoản về “tối huệ quốc” (MFN) mỗi nước thành viên sẽ dành sự ưu

đãi của mình đối với sản phẩm của các nước thành viên khác, không có nước nào dành lợi thế

thương mại đặc biệt cho bất kỳ một nước nào khác hay phân biệt đối xử chống lại nước đó.

Tất cả đều trên cơ sở bình đẳng và chia sẻ lợi ích về mậu dịch trong mọi lĩnh vực. Có một số

ngoại lệ so với điều I- liên quan đến hiệp hội hải quan và các khu thương mại tự do. Tuy

nhiên, biện pháp tối huệ quốc nói chung đảm bảo rằng các nước đang phát triển và chậm phát

triển có thể có lợi từ các điều kiện thương mại thuận lợi nhất ở bất cứ nơi nào mỗi khi các

điều này được đàm phán.

Một hình thức chống phân biệt đối xử khác là: đối xử quốc gia (NT). Các thành viên

WTO cam kết dành cho nhau chế độ đãi ngộ quốc gia, tức là chế độ không phân biệt đối xử

giữa hàng nhập và hàng sản xuất trong nước. Các quốc gia có chính sách đối sử với hàng hoá

sản xuất trong nước mình như thế nào thì cũng đối xử với hàng nhập khẩu từ nước thành viên

khác của WTO như vậy.

Chế độ tối huệ quốc (MFN) và Chế độ đãi ngộ quốc gia (NT) chủ yếu dành cho hàng

hoá khi áp dụng các chính sách ở các lĩnh vực thuế quan, phi thuế quan, thanh toán, ngân

hàng, vận tải, bảo hiểm... cả trong thương mại và đầu tư cũng như quyền bảo vệ sở hữu trí

tuệ... đều có những trường hợp ngoại lệ. Mặc dù vậy, hiện nay cộng đồng quốc tế đang tích

cực vận động để mở rộng chế độ đãi ngộ tối huệ quốc, không phân biệt đối xử với cả thương

nhân và nhất là ở lĩnh vực đầu tư và dịch vụ thương mại.

Tự do hoá mậu dịch

Tự do hoá mậu dịch luôn là mục tiêu hàng đầu cần phải nỗ lực của tổ chức thương

mại thế giới. Nội dung của nó là cắt giảm dần từng bước hàng rào thuế quan và phi thuế quan,

để đến một lúc nào đó trong tương lai sẽ xoá bỏ hoàn toàn cho thương mại phát triển. Song tự

do hoá mậu dịch không bao giờ tách rời sự quản lý của nhà nước và phải phù hợp với mọi luật

pháp, thể lệ hiện hành của mỗi nước. Tất cả các nước trên thế giơí đều hưởng ứng chủ trương

này và họ đều chính thức tuyên bố chính sách tự do hóa mậu dịch của nước mình để tranh thủ

sự đồng tình của quốc tế.

Bảo hộ bằng hàng rào thuế quan

Tuy chủ trương tự do hoá mậu dịch nhưng GATT/WTO vẫn thừa nhận sự cần thiết

của bảo hộ mậu dịch vì sự chênh lệch về trình độ phát triển kinh tế thương mại giữa các nước

PTIT

Page 45: Bài giảng QUẢN TRỊ KINH DOANH QUỐC TẾ - Postdlib.ptit.edu.vn/bitstream/123456789/1423/1/BG Quan tri kinh doanh... · CÁC ĐỊNH CHẾ KINH TẾ, TÀI CHÍNH QUỐC TẾ

Chương 3 – Các định chế và chủ thể trong kinh doanh quốc tế -----------------------------------------------------------------------------------------------------

40

thành viên. Tuy nhiên nguyên tắc cơ bản về bảo hộ mà GATT/WTO chủ trương là bảo hộ

bằng hàng rào thuế quan không ủng hộ bảo hộ mậu dịch bằng hàng rào phi thuế quan hoặc các

biện pháp hành chính khác. Các nước thành viên có nghĩa vụ phải công bố mức thuế trần tối

đa, để rồi từ đó cùng với các nước WTO khác thương lượng giảm dần. Đồng thời mỗi nước

phải cam kết thời gian thực hiện tiến trình cắt giảm để tiến tới mục tiêu xoá bỏ hàng rào thuế

quan.

Nguyên tắc ổn định trong thương mại

GATT/WTO chủ trương thương mại thế giới cần được tiến hành trên cơ sở ổn định,

rõ ràng, không ẩn ý. Các nước thành viên phải thông qua đàm phán đưa ra mức thuế trần với

lịch trình cắt giảm, chỉ có giảm liên tục mà không được tăng quá mức thuế trần đã cam kết.

Mặc dù thừa nhận quyền của mỗi nước được đàm phán lại các cam kết của mình, nhưng

GATT/ WTO quy định nghĩa vụ phải đền bù của các nước thành viên nếu tự ý nâng mức thuế

lên cao hơn mức đã cam kết. Mọi chế độ chính sách thương mại phải công bố công khai, rõ

ràng, ổn định trong một thời gian dài. Nếu có thay đổi phải báo trước cho các doanh nghiệp có

đủ thời gian nghiên cứu, góp ý, phản ánh nguyện vọng trước khi áp dụng.

Nguyên tắc cạnh tranh công bằng

WTO làm chủ trương cạnh tranh công bằng trong thương mại quốc tế, để chất lượng,

giá cả quyết định vận mệnh của hàng hoá trong cạnh tranh trên thị trường quốc tế, không

được dùng quyền lực của nhà nước để áp đặt, bóp méo tính cạnh tranh công bằng trên thương

trường quốc tế. Ngoài nguyên tắc cạnh tranh được quán triệt trong các lĩnh vực: quyền lợi và

nghĩa vụ của các công ty quốc doanh, cấp quyền kinh doanh xuất nhập khẩu, cấp giấy phép

xuất nhập khẩu, cấp hạn ngạch, trợ cấp bán phá giá, quản lý giá cả, cũng như trong các lĩnh

vực phi thuế quan khác.

Nguyên tắc không hạn chế số lượng hàng hoá nhập khẩu

WTO chủ trương không được hạn chế số lượng hàng hoá nhập khẩu giữa các nước

thành viên. Tuy nhiên WTO cũng cho phép những trường hợp miễn trừ, được phép áp dụng

chế độ hạn chế số lượng hàng nhập khẩu (QR) khi nước đó gặp những khó khăn về cán cân

thanh toán hoặc trình độ phát triển thấp của nền kinh tế trong nước, hoặc lý do môi trường, về

an ninh quốc gia nhất đối với các nước đang phát triển, các nước chậm phát triển và các nước

đang trong giai đoạn chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường.

Quyền được khước từ và quyền tự vệ trong trong trường hợp khẩn cấp

Theo điều 25 của GATT năm 1994 quy định trong trường hợp thật đặc biệt một nước

có thể khước từ việc thực hiện một số các nghĩa vụ. Ngoài ra điều 19 của GATT còn quy định

cho phép một nước được quyền áp dụng những biện pháp tự vệ trong trường hợp khẩn cấp,

khi nền sản xuất trong nước bị hàng hoá nhập khẩu đe dọa. Với quyền tự vệ này mỗi nước có

thể sử dụng hình thức tăng thuế vượt khỏi mức đã cam kết hoặc áp dụng hình thức hạn chế về

số lượng hoặc các hình thức khác để hạn chế nhập khẩu hỗ trợ nền sản xuất trong nước. Tuy

nhiên các biện pháp này chỉ mang tính chất hết sức tạm thời đồng thời phải công khai bình

đẳng.

Các tổ chức kinh tế thương mại khu vực

PTIT

Page 46: Bài giảng QUẢN TRỊ KINH DOANH QUỐC TẾ - Postdlib.ptit.edu.vn/bitstream/123456789/1423/1/BG Quan tri kinh doanh... · CÁC ĐỊNH CHẾ KINH TẾ, TÀI CHÍNH QUỐC TẾ

Chương 3 – Các định chế và chủ thể trong kinh doanh quốc tế ---------------------------------------------------------------------------------------------------------

41

WTO là đại diện cho thương mại toàn cầu nhưng vẫn thừa nhận các tổ chức thương

mại khu vực, miễn là các tổ chức này phải tuân thủ nguyên tắc tự do hoá mậu dịch, thực hiện

chính sách kinh tế mở, hướng ngoại, không co cụm, thực hiện loại bỏ hoặc giảm dần các hàng

rào quan thuế hoặc phi quan thuế gây cản trở cho nhập khẩu giữa các nước thành viên. Do

vậy, nguyên tắc về chế độ đãi ngộ tối huệ quốc (MFN) được miễn trừ trong quan hệ giữa các

nước thành viên của tổ chức kinh tế thương mại khu vực. Các tổ chức kinh tế thương mại khu

vực có thể thành lập dưới hình thức liên minh quan thuế hoặc khu vực mậu dịch tự do.

Điều kiện đặc biệt dành cho các nước đang phát triển

Thừa nhận sự khác nhau về trình độ phát triển của các nước thành viên (trên 2/3

thành viên của GATT/WTO là các nước đang và chậm phát triển). Phần 4 trong hiệp định

chung của GATT thừa nhậ sự cần thiết dành cho các nước đang phát triển những điều kiện

thuận lợi hơn trong thương mại quốc tế cả về hàng hoá và dịch vụ. WTO nhấn mạnh sự giúp

đỡ đặc biệt đối với các nước chậm phát triển nhất và các nước đang trong giai đoạn chuyển

đổi sang nền kinh tế thị trường. Các nước công nghiệp phát triển sẽ không yêu cầu nguyên tắc

có đi có lại trong cam kết, giảm hoặc xoá bỏ hàng rào quan thuế hoặc phi quan thuế đối với

các nước đang phát triển và những ưu đãi thương mại đặc biệt dành cho các nước chậm phát

triển.

Ngoài 9 nguyên tắc trên, GATT/WTO còn quy định cho phép thương mại hàng dệt

may được loại trừ không điều tiết trong khuôn khổ của GATT, cho phép ngoại lệ không áp

dụng những nguyên tắc thông thường của GATT/WTO, hạn chế số lượng hàng nhập khẩu

bằng hạn ngạch (Quota) và các biện pháp khác có phân biệt đối xử để hạn chế hàng dệt may

của các nước đang phát triển có trình độ cạnh tranh cao hơn nhập vào nước mình. Sau hiệp

định Uruguay WTO đã quyết định đưa hàng dệt may từ hiệp định hàng đa sợi MFA chuyển

dần vào đàm phán trong khuôn khổ của WTO, lúc đó các nguyên tắc của WTO cho thương

mại quốc tế sẽ áp dụng cho cả hàng dệt may.

3. Cơ chế hoạt động của WTO

Một là, giải quyết tranh chấp. Hệ thống giải quyết các tranh chấp của WTO là yếu tố

trung tâm nhằm cung cấp đảm bảo và tính dự báo trước cho hệ thống thương mại đa biên. Các

nước thành viên WTO cam kết không tiến hành hành động đơn phương chống lại các vi phạm

nhìn thấy của các quy định thương mại nhưng có thể tìm kiếm tiếng nói chung trong hệ thống

giải quyết tranh chấp đa biên và chấp nhận các quy định, phán quyết nó.

Hội đồng chung của WTO phối hợp với Uỷ ban giải quyết tranh chấp (DSB) để giải

quyết các tranh chấp phát sinh từ bất kỳ hiệp định nào thuộc tuyên bố cuối cùng của vòng

đàm phán Uruguay. Do đó, DSB là cơ quan duy nhất lập ra Ban hội thẩm, chấp nhận các báo

cáo của ban hội thẩm và các báo cáo của Uỷ ban kháng án, duy trì sự giám sát việc thực thi

các quyết định và phán quyết, đồng thời được uỷ quyền áp dụng những biện pháp trừng trị

trong trường hợp không tuân thủ sự phán quyết.

Hai là, kiểm soát chính sách thương mại quốc gia.Việc giám sát chính sách thương

mại quốc gia là hoạt động cơ bản xuyên suốt các hoạt động của WTO, mà trọng tâm chính là

cơ chế đánh giá chính sách thương mại (TPRM). Mục tiêu chính của TPRM là nâng cao tính

rõ ràng và sự hiểu biết về các chính sách và thực tiễn thương mại, cải thiện chất lượng của

PTIT

Page 47: Bài giảng QUẢN TRỊ KINH DOANH QUỐC TẾ - Postdlib.ptit.edu.vn/bitstream/123456789/1423/1/BG Quan tri kinh doanh... · CÁC ĐỊNH CHẾ KINH TẾ, TÀI CHÍNH QUỐC TẾ

Chương 3 – Các định chế và chủ thể trong kinh doanh quốc tế -----------------------------------------------------------------------------------------------------

42

cuộc đàm phán chung và giữa các chính phủ, tạo điều kiện cho việc đánh giá đa phương về

các ảnh hưởng của các chính sách đối với hệ thống thương mại toàn cầu.

Việc đánh giá các chính sách thương mại được tiến hành trên cơ sở thường kì, do Uỷ

ban đánh giá chính sách thương mại được hình thành ở cấp độ giống nhau như là Hội đồng

chung. Bằng cách này, sẽ khuyến khích các chính phủ thành viên tuân thủ chặt chẽ các quy

định, nguyên tắc của WTO và thực hiện các cam kết của mình.

Ngoài TPRM, có nhiều hiệp định khác của WTO quy định nghĩa vụ cho các thành viên

là phải thông báo cho Ban thư kí WTO về các biện pháp thương mại mới hay có sự thay đổi.

Các nhóm làm việc đặc biệt cũng sẽ được thiết lập để kiểm tra các hiệp định thương mại mới

về các chính sách thương mại của các nước xin gia nhập WTO.

3.1.2. Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (The Association of Southeast Asian

Nations- ASEAN)/Khu vực mậu dịch tự do Đông Nam Á (AFTA)

1. Quá trình hình thành ASEAN

Hiệp hội các nước Đông Nam Á (The Association of Southeast Asian Nations-

ASEAN) được thành lập vào năm 1967 sau khi Bộ trưởng ngoại giao các nước Inđônêxia,

Malaixia, Philippin; Xingapor và Thái Lan ký bản Tuyên bố ASEAN (Tuyên bố này còn gọi

là Tuyên bố Băng Cốc).

ASEAN ra đời trong bối cảnh từng nước trong khu vực và trên thế giới có nhiều biến

động. Các nước Đông Nam Á đứng trước nhiều thách thức về chính trị và kinh tế trong nôi

bộ, đồng thời phải giải quyết những khó khăn, thậm chí cả xung đột trong quan hệ giữa các

nước trong khu vực Đông Nam Á và phải đối phó với sức ép từ bên ngoài khu vực. Trong tình

hình đó, nhu cầu tập hợp nhau lại dưới hình thức một tổ chức để đối phó với những thách thức

nêu trên ngày càng trở nên cấp bách. Khi tham gia tổ chức này, mỗi nước theo đuổi những

mục tiêu riêng của mình, nhưng đồng thời, để đảm bảo điều kiện thực hiện những mục tiêu

riêng đó, họ phải thống nhất về những mục tiêu chung ấy. Các thành viên ASEAN đều cho

rằng sự hợp tác bình đẳng giữa các nước trong hiệp hội sẽ đem lại lợi ích chung cho mọi quốc

gia, góp phần xây dựng nền tảng vững chắc cho hoà bình, ổn định và phồn vinh trên thế giới

nói chung và ở khu vực ASEAN nói riêng.

Trong 30 năm qua, từ 5 thành viên ASEAN đã phát triển lên 10 thành viên và đã thực

hiện sự hợp tác trên nhiều lĩnh vực khác nhau. Nhiều hội nghị quan trọng đã được tổ chức,

nhiều văn kiện quan trọng, cơ bản gồm các hiệp ước, hiệp định, tuyên bố đã được ký kết. Các

nước tham gia Hiệp định vùng quyết định thành lập khu vực tự do ASEAN/AFTA trong 15

năm.

- Hiệp định về chương trình ưu đãi thuế quan có hiệu lực chung (CEPT). Hiệp định

này quy định các biện pháp cũng như các giai đoạn cho việc từng bước giảm thuế nhập khẩu,

tiến tới thực hiện AFTA.

- Về cơ cấu, các nước thành viên thống nhất quyết định tổ chức Hội nghị thượng đỉnh

các nước ASEAN 3 năm một lần, thành lập hội đồng AFTA cấp bộ trưởng để theo dõi, thúc

đẩy việc thực hiện CEPT và AFTA; giải tán 5 Uỷ ban kinh tế và giao cho Hội nghị các quan

chức kinh tế cao cấp (Senior Economic official Meeting- SEOM) đảm nhận việc giám sát các

PTIT

Page 48: Bài giảng QUẢN TRỊ KINH DOANH QUỐC TẾ - Postdlib.ptit.edu.vn/bitstream/123456789/1423/1/BG Quan tri kinh doanh... · CÁC ĐỊNH CHẾ KINH TẾ, TÀI CHÍNH QUỐC TẾ

Chương 3 – Các định chế và chủ thể trong kinh doanh quốc tế ---------------------------------------------------------------------------------------------------------

43

hoạt động hợp tác ASEAN, trong đó có việc nâng cấp Tổng thư ký ASEAN lên hàm Bộ

trưởng.

Việt Nam và Lào tham gia Hiệp ước Ba-li và trở thành quan sát viên ASEAN tháng 7

năm 1992. Kể từ đó, Việt Nam đã được mời tham dự các cuộc họp hàng năm của Bộ trưởng

ngoại giao các nước ASEAN cũng như một số cuộc họp khác của ASEAN. Từ đầu năm 1994,

Việt Nam đã được mời tham gia một số dự án chuyên ngành của ASEAN trên 5 lĩnh vực mà

cả hai bên đã thoả thuận là khoa học-kỹ thuật, văn hoá- thông tin; môi trường, y tế và du lịch.

Ngày 28/7/1995 Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN (AMM) lần thứ 28 tại Brunei đã

chính thức kết nạp Việt Nam là thành viên thứ 7 của ASEAN. Tính đến nay, ASEAN đã lớn

mạnh với đầy đủ 10 thành viên trong khu vực.

2. Nội dung hoạt động

Ngoài các chương trình hợp tác kinh tế, tài chính, trong các năm qua ASEAN đã thông

qua các chương trình kích thích hợp tác thương mại và đầu tư giữa các thành viên, được thể

hiện qua 5 chương trình sau :

Một là, xây dựng ASEAN thành khu mậu dịch tự do ASEAN bằng cách thực hiện kế

hoạch thuế quan ưu đãi có hiệu lực chung CEPT (Common effective preferential tariff).

Hai là, chương trình hợp tác hàng hóa. Thành lập Ngân hàng dữ kiện ASEAN về hàng

hóa (Asean Data Bank on commodities: ADBC) và Dự án nghiên cứu thị trường hàng hóa.

Ba là, hội chợ thương mại ASEAN: Thực hiện luân phiên hàng năm giữa các nước với

sự tham gia của nhiều nước trong và ngoài khu vực.

Bốn là, chương trình tham khảo ý kiến khu vực tư nhân do Phòng thương mại và công

nghiệp ASEAN thực hiện.

Năm là, phối hợp lập trường giải quyết trong các vấn đề thương mại quốc tế có ảnh

hưởng đến ASEAN.

Khu vực mậu dịch tự do Đông Nam Á (AFTA).

Tại cuộc gặp thượng đỉnh lần thứ tư tại Singapore tháng 1 năm 1992, nguyên thủ các

nước ASEAN đã cùng ký thỏa ước AFTA thông qua kế hoạch CEFT. Mục đích chính của

AFTA là nhằm tăng cường tính cạnh tranh toàn cầu của các doanh nghiệp ASEAN bằng cách

tạo ra một thị trường khu vực rộng lớn hơn.

Hiệp ước AFTA là một kế hoạch, theo đó các nước ASEAN phải hủy bỏ hàng rào thuế

quan và phi thuế quan cho hàng hóa của nhau trong khi vẫn có quyền dành Quy chế Tối huệ

quốc hoặc biểu thuế theo kiểu Tối huệ quốc cho các nước không thuộc ASEAN. Khởi đầu,

các nước ASEAN dự tính hoàn tất AFTA trong vòng 15 năm, tức đầu 2008 là hoàn tất tự do

hóa thương mại. Nhưng vì nhận thấy trong 10 năm tới quá trình tự do hóa thương mại rộng

khắp do Tổ chức thương mại thế giới và Diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á-Thái Bình Dương

khởi xướng có thể khiến AFTA trở nên vô nghĩa đối với các nước thành viên, nên đã đồng ý

rút ngắn thời gian thực hiện AFTA sớm hơn 5 năm, tức kết thúc vào 2003 (riêng Việt Nam

đến 2006 và Campuchia đến 2015) và đồng thời mở rộng phạm vi của nó, bao trùm cả các sản

phẩm nông nghiệp chưa qua chế biến.

PTIT

Page 49: Bài giảng QUẢN TRỊ KINH DOANH QUỐC TẾ - Postdlib.ptit.edu.vn/bitstream/123456789/1423/1/BG Quan tri kinh doanh... · CÁC ĐỊNH CHẾ KINH TẾ, TÀI CHÍNH QUỐC TẾ

Chương 3 – Các định chế và chủ thể trong kinh doanh quốc tế -----------------------------------------------------------------------------------------------------

44

Cơ chế hoạt động của AFTA

AFTA của ASEAN sẽ thành hiện thực thông qua việc thực hiện kế hoạch ưu đãi thuế

quan có hiệu lực chung CEPT, cân đối và hài hòa các loại tiêu chuẩn giữa các nước ASEAN,

công nhận chéo qua lại về kiểm tra và chứng nhận hàng hóa. Ngoài ra, AFTA cũng sẽ hình

thành nhờ dỡ bỏ rào cản cho đầu tư nước ngoài, việc tham khảo ý kiến ở cấp kinh tế vĩ mô

giữa các nước ASEAN. Bên cạnh đó, AFTA còn đòi hỏi các thành viên phải cạnh tranh lành

mạnh với nhau và thúc đẩy, khuyến khích việc chung vốn lập công ty liên doanh. Tuy nhiên,

trong số các cơ chế trên, kế hoạch CEPT là quan trọng nhất và theo quyết định mới, các nước

thành viên sẽ giảm thuế đối với các sản phẩm có xuất xứ từ ASEAN xuống còn từ 0% đến 5%

vào năm 2003.

Theo qui dịnh về xuất xứ của ASEAN, 1 sản phẩm được xem là có nguồn gốc từ

ASEAN nếu ít nhất 40% trị giá của nó đến từ các nước ASEAN. Mặt khác, các nông sản dạng

khô không nằm trong danh sách hàng giảm thuế của thỏa ước AFTA 1992, nay cũng nằm

trong kế hoạch CEPT. Việc đưa vào CEPT một số nông sản được xem là nhạy cảm (sensible),

tức cần được bảo vệ theo quan điểm của một số nước, có thể tạo ra các khó khăn chính trị. Kế

hoạch CEPT có 2 chương trình giảm thuế nhập khẩu do các nước thành viên tự đề nghị: một

là các sản phẩm được cắt giảm thuế nằm trong chương trình cắt giảm cấp tốc (fast track); hai

là chuơng trình cắt giảm bình thường (normal track).

Chương trình theo tốc độ bình thường cho phép các nước ASEAN hạ thuế đối với các

hàng hóa sản xuất trong khối ASEAN xuống còn từ 0% đến 5% vào năm 2.000 cho các sản

phẩm đang chịu thuế suất 20%; còn các loại hàng bị đánh thuế cao hơn 20% sẽ phải hạ trước

xuống bằng 20% vào năm 1998.

Chương trình theo tốc độ nhanh đòi hỏi thuế quan đối với 15 loại sản phẩm của

ASEAN có tỷ trọng trao đổi lớn nhất trong khu vực, phải được hạ xuống còn từ 0% đến 5%

vào năm 1998 đối với các loại chịu thuế 20% hoặc thấp hơn; và vào năm 2000 đối với loại bị

đánh thuế cao hơn 20% (bắt đầu từ l-1993).

Đến đầu năm 2000, AFTA sẽ bao gồm ít nhất 99% của tổng sản phẩm (tính theo các

mặt hàng chịu thuế quan) của ASEAN. Một nước thuộc ASEAN có thể không đưa bất kỳ một

sản phẩm nào vào CEPT, nhưng khi sản phẩm ấy được xuất sang một nước thi hành AFTA, sẽ

không được hưởng mức thuế quan ưu đãi của CEPT và Qui chế tối huệ quốc hoặc thuế suất

tối huệ quốc sẽ được áp dụng.

Từ 1996 đến 2000, cứ mỗi năm, một nhóm sản phẩm chiếm 20% trên tổng số ghi

trong danh mục loại trừ tạm thời được đưa vào CEPT. Thuế suất của chủng loại trên danh

mục này cũng giảm xuống bằng 0% dến 5% vào 2003 và sản phẩm nào có thuế suất cao hơn

20% nằm trên danh mục, sẽ phải hạ xuống bằng 20% vào đầu 1998.

- Sản phẩm nằm trong chương trình cắt giảm thuế quan theo tốc độ nhanh chiếm gần

bằng 1/3 (32%) tổng số hàng do ASEAN sản xuất; sản phẩm thuộc diện miễn trừ chung chỉ

bằng 1% và sản phẩm loại trừ tạm thời bằng 7% trên tổng số.

- Sau khi danh mục loại trừ tạm thời hết hiệu lực vào 1/2000, AFTA sẽ bao gồm 99%

của toàn bộ sản phẩm thuộc các nước ASEAN.

PTIT

Page 50: Bài giảng QUẢN TRỊ KINH DOANH QUỐC TẾ - Postdlib.ptit.edu.vn/bitstream/123456789/1423/1/BG Quan tri kinh doanh... · CÁC ĐỊNH CHẾ KINH TẾ, TÀI CHÍNH QUỐC TẾ

Chương 3 – Các định chế và chủ thể trong kinh doanh quốc tế ---------------------------------------------------------------------------------------------------------

45

- Trong nhóm nước ASEAN, Singapore có số lượng sản phẩm loại trừ khỏi CEPT ít

nhất, chỉ có 2%; trong khi Indonesia có số lượng nhiều nhất là 18% và kế là Philipines. Hai

nước sau cùng trên là hai nước bảo hộ ngành công nghiệp trong nước mạnh mẽ nhất trong

ASEAN.

- Singapore và Thái Lan có số lượng sản phẩm nhiều nhất trong chương trình cắt giảm

theo tốc độ nhanh của CEPT; trong khi Philippines có ít sản phẩm nhất trong chương trình

này; còn Việt Nam cũng đã đưa ra danh mục cắt giảm được áp dụng từ 1-1996.

Các cam kết của Việt Nam đối với tự do hoá mậu dịch.

Việt Nam đã tham gia chính thức AFTA kể từ 1-1-1996 và được gia hạn thêm 3 năm,

tức đến năm 2006 để thực hiện quá trình giảm thuế nhập khẩu xuống còn 0% đến 5%. Đầu

tiên, Việt Nam giảm thuế đánh trên 15 mặt hàng nằm trong chương trình cắt giảm thuế theo

tốc độ nhanh của CEPT. Tiếp đó Việt Nam sẽ thay đổi hệ thống thuế quan cho phù hợp với

2.000 hạng mục sản phẩm nằm trong AFTA.

Các sản phẩm Việt Nam thuộc danh mục loại trừ tạm thời sẽ được chia đều thành 5

phần và đưa vào CEPT từng đợt một kể từ 1-1999 đến 1-2003, mỗi năm một đợt. Các nông

sản dạng thô nằm trên danh mục này cũng sẽ phải giảm thuế thu CEPT từng đợt một bắt đầu

từ 1-2000 và kết thúc vầo 1-2006.

Việt Nam còn đồng ý cấp qui chế tối huệ quốc cho các thành viên ASEAN khác, như

cho Thái Lan, Malaysia, Indonesia, Singapore...và áp dụng mức thuế nhập khẩu thấp nhất có

thể được cho hàng hóa của các nước trên.

Trong khi mức thuế quan hiện tại của Việt Nam cao hơn so với các nước ASEAN còn

lại, Việt Nam đang có kế hoạch giảm phần lớn thuế nhập đánh vào hàng hóa ASEAN xuống

dưới mức 60%. Tuy nhiên, mức thuế cao từ 50% đến 120% đánh trên một số sản phẩm như

thuốc lá rượu chắc chắn sẽ được duy trì.

Việt Nam sẽ đối xử giống như hàng nội địa đối với các sản phẩm nhập từ ASEAN khi

đánh thuế doanh thu, thuế xa xỉ phẩm ...Việt Nam cũng sẽ làm sáng tỏ luật lệ, quy định

thương mại phức tạp của mình và cung cấp các thông tin cần thiết, tin cậy để tạo một môi

trường thương mại trong sáng.

Điều kiện để được hưởng ưu đãi thuế quan theo CEPT

- Phải là các sản phẩm được đưa vào danh mục giảm thuế và phải được hội đồng

AFTA xác nhận.

- Chỉ có các sản phẩm với thuế suất 20% trở xuống và nằm trong danh sách giảm thuế

giữa hai nước thành viên. Các sản phẩm phải có hàm lượng ít nhất 40% do ASEAN gia công,

chế tạo (của riêng một nước hay nhiều nước thành viên cộng lại).

Do điều kiện phát triển và cơ cấu kinh tế khác nhau nên các nước thành viên sẽ có thời

gian giảm thuế quan khác nhau như Singapore, Malaysia bắt đầu thực hiện từ 1993. Việt Nam

đã công bố cho ASEAN danh sách giảm thuế đợt 1, áp dụng 1-1-96 tại hội nghị OSAKA (15-

ll-95) và tại Hội nghị Hội đồng AFTA. Ngày 12/10/95, Việt Nam đã công bố các danh mục và

lộ trình cắt giảm thuế từ 1996-2006 gồm 1662 mặt hàng. Tuy thời điểm thực hiện cắt giảm

thuế quan ở mỗi nước khác nhau nhưng phải hoàn thành trước 1-1-2003, riêng Việt Nam có

PTIT

Page 51: Bài giảng QUẢN TRỊ KINH DOANH QUỐC TẾ - Postdlib.ptit.edu.vn/bitstream/123456789/1423/1/BG Quan tri kinh doanh... · CÁC ĐỊNH CHẾ KINH TẾ, TÀI CHÍNH QUỐC TẾ

Chương 3 – Các định chế và chủ thể trong kinh doanh quốc tế -----------------------------------------------------------------------------------------------------

46

thể kéo dài đến 2006. Tuy nhiên, ASEAN đã cố gắng đẩy mạnh việc hoàn thành AFTA vào

năm 2000 thay vì 2003, riêng Việt Nam vẫn giữ nguyên 2006.

3.1.3. Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á-Thái Bình Dương (APEC)

1. Quá trình hình thành

Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á-Thái Bình Dương (APEC) ra đời năm 1989 trong bối

cảnh cuộc chiến tranh lạnh sắp đến hồi kết thúc, nền kinh tế quốc tế đang đương đầu với

những thách thức nghiệt ngã: chủ nghĩa toàn cầu vốn phát triển mạnh sau chiến tranh thế giới

thứ hai bắt đầu gặp phải những khó khăn nan giải với nhiền vấn đề bế tắc trong tiến trình đàm

phán Uruguay/WTO; chủ nghĩa khu vực hình thành và phát triển mạnh, khủng hoảng kinh tế

trong những năm 1980 đặt ra những đòi hỏi khách quan cần tập hợp lực lượng của những nền

kinh tế trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương để đương đầu với cạnh tranh quốc tế gay gắt.

APEC ra đời là kết quả hội tụ của các yếu tố trên nhằm khắc phục những khó khăn của chủ

nghĩa toàn cầu, đồng thời đáp ứng nhu cầu tập hợp lực lượng của các nền kinh tế châu Á-

Thái Bình Dương, đưa khu vực này trở thành động lực cạnh tranh mạnh của nền kinh tế thế

giới.

Trong bối cảnh quốc tế nói trên tháng 1.1989, Thủ tướng Austalia đã kêu gọi thành lập

một Diễn đàn tư vấn kinh tế cấp Bộ trưởng ở châu Á-Thái Bình Dương nhằm phối hợp hoạt

động của các chính phủ để đẩy mạnh phát triển kinh tế toàn khu vực và thúc đẩy hệ thống

thương mại đa phương toàn cầu. Và đến tháng 11.1989 theo sáng kiến của Australia, các Bộ

trưởng Kinh tế và Bộ trưởng Ngoại giao của 12 nước thuộc khu vực châu Á-Thái Bình Dương

là Mỹ, Canađa, Nhật Bản, Hàn Quốc, Brunây, Inđônêxia, Xingapo, Malaixia, Philippin, Thái

Lan, Ôxtrâylia, và Niu Dilân họp tại thủ đô Canberra (Ôxtrâylia) quyết định chính thức thành

lập Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á-Thái Bình Dương (the Asia Pacific Economic

Cooperation - APEC).

Trong bối cảnh quá trình liên kết và hợp tác kinh tế ở các khu vực và trên phạm vi

toàn cầu phát triển mạnh, tự do hoá kinh tế, thương mại và đầu tư trở thành xu hướng bao

trùm, APEC ra đời như một sự đáp ứng đúng lúc đối với yêu cầu và lợi ích của các nền kinh

tế ở châu Á-Thái Bình Dương vốn đang ngày càng tuỳ thuộc lẫn nhau hơn.

2. Mục tiêu hoạt động

Khi mới thành lập, APEC chủ yếu hoạt động theo hướng tập hợp lực lượng chính trị

để tạo thế và lực trong đàm phán thương mại đa biên và ổn định kinh tế khu vực. Trong bối

cảnh quá trình liên kết và hợp tác kinh tế ở các khu vực và trên phạm vi toàn cầu phát triển

mạnh, tự do hoá kinh tế, thương mại và đầu tư trở thành xu hướng bao trùm, APEC ra đời như

một sự đáp ứng đúng lúc đối với yêu cầu và lợi ích của các nền kinh tế ở châu Á-Thái Bình

Dương vốn đang ngày càng tuỳ thuộc lẫn nhau hơn. Sau 3 năm hoạt động theo hướng này,

APEC đã bắt đầu chuyển hướng hoạt động sang các vấn đề kinh tế, đánh dấu bằng Hội nghị

các nguyên thủ quốc gia (APEC), lần đầu tiên được tổ chức ở Seattle (Mỹ) năm 1993.

Ngay từ Hội nghị Bộ trưởng lần đầu tiên được tổ chức tại Thủ đô Australia, đã xác

định được mục tiêu chung và cơ bản nhất của Diễn đàn là ưu tiên cho sự tăng trưởng và phát

triển kinh tế của khu vực bằng việc thúc đẩy hệ thống thương mại đa phương mở, khuyến

PTIT

Page 52: Bài giảng QUẢN TRỊ KINH DOANH QUỐC TẾ - Postdlib.ptit.edu.vn/bitstream/123456789/1423/1/BG Quan tri kinh doanh... · CÁC ĐỊNH CHẾ KINH TẾ, TÀI CHÍNH QUỐC TẾ

Chương 3 – Các định chế và chủ thể trong kinh doanh quốc tế ---------------------------------------------------------------------------------------------------------

47

khích các luồng hàng hoá dịch vụ, thông qua đầu tư và chuyển giao công nghệ giữa các nước

thành viên.

APEC chủ trương mở rộng thương mại để tạo sự tăng trưởng kinh tế ngay từ bước đầu

đã xác định APEC không phải là một khối thương mại co cụm mà hướng về "Chủ nghĩa khu

vực mở" với các nước ngoài khối, thực hiện tự do hoá thương mại, đầu tư trên phạm vi toàn

cầu; APEC sẽ chỉ tập trung vào giải quyết các vấn đề kinh tế trên cơ sở vì lợi ích chung,

tương đồng hỗ trợ lẫn nhau, không đề cập tới vấn đề chính trị và an ninh. Điều đó cho thấy,

mục đích của APEC chính là vì sự phát triển phồn vinh của toàn khu vực châu Á-Thái Bình

Dương. Những mục tiêu chủ đạo trên là trụ cột điều tiết hoạt động của APEC và được phản

ánh nhất quán trong các chương trình hợp tác APEC.

3. Những đặc trưng nổi bật của APEC so với các tổ chức kinh tế khác

So sánh APEC với ASEAN

Cả hai tổ chức này đều có những điểm giống nhau rất cơ bản mà đặc biệt là tổ chức

mang xu hướng hợp tác kinh tế là chủ yếu thì đây là một trong những nguyên tắc chính trong

thương lượng và đàm phán, đó là hoạt động dựa trên nguyên tắc của WTO để liên kết kinh tế,

cùng hướng tới mục tiêu tự do hoá, thuận lợi hoá thương mại đầu tư. Mục đích chung của hai

tổ chức này là tạo đà thúc đẩy các nền kinh tế tham gia phát triển, hướng tới một môi trường

chung hoà bình đoàn kết thân thiện.Tuy vậy, do tính chất và đặc thù về liên kết kinh tế của

từng khối đã tạo nên những nét khác biệt cơ bản của chúng.

*ASEAN là một tổ chức mang tính đàm phán, thương lượng hợp tác của các quốc

gia có những điểm tương đồng về địa lý nhưng trình độ phát triển thì không đồng đều. Hàng

năm có Hội nghị các nguyên thủ quốc gia. Tại đó vạch ra mục tiêu, nguyên tắc, phương

hướng và nội dung hợp tác trong các lĩnh vực cụ thể. Và tất cả đều được thể chế hoá bằng

những Hiệp định, Nghị định thư và các văn kiện pháp lý khác do các nguyên thủ quốc gia

hoặc các cấp Bộ trưởng ngoại giao, kinh tế, văn hoá, xã hội ký kết, có sự phê chuẩn của các

cơ quan lập pháp mỗi nước.

Trong các văn kiện pháp lý đều có quy định rõ quyền và nghĩa vụ của các thành viên,

việc thực hiện chương trình hành động và thời gian sẽ do các nước cam kết. Tất cả các thành

viên đều được tham gia vào các hoạt động hợp tác dựa trên nguyên tắc nhất trí. Với mỗi

chương trình hành động trong các lĩnh vực thì mỗi nước tự điều chỉnh tìm một phương pháp

phù hợp để sao cho hài hoà chung với cả khối.

Về cơ cấu tổ chức và nguyên tắc hoạt động của ASEAN tương đối chặt chẽ, các quyết

định được phân chia rất rõ ràng theo từng cuộc họp thuộc các cấp. Hầu hết các nước đều có

quyền tham gia đóng góp ý kiến của mình vì sự phát triển của khu vực, vì một môi trường ổn

định và phát triển đồng đều.

APEC cho tới nay vẫn chỉ là một Diễn đàn hợp tác kinh tế mang tính chất đối thoại,

hoạt động chủ yếu của APEC là phấn đấu tiến tới tự do hoá thương mại và đầu tư. Mục tiêu

chung của APEC là hoạt động kinh tế làm nòng cốt, nhằm tự do hoá thương mại và đầu tư vào

năm 2010 với các nước phát triển và 2020 với các nước đang phát triển. Nhận thấy tầm quan

trọng đó mà APEC hình thành một cơ chế phối hợp hoạt động tương đối chặt chẽ. Đối với

mỗi nước cụ thể tự đề ra chương trình hành động riêng (IAP) trong từng năm cho mình để

PTIT

Page 53: Bài giảng QUẢN TRỊ KINH DOANH QUỐC TẾ - Postdlib.ptit.edu.vn/bitstream/123456789/1423/1/BG Quan tri kinh doanh... · CÁC ĐỊNH CHẾ KINH TẾ, TÀI CHÍNH QUỐC TẾ

Chương 3 – Các định chế và chủ thể trong kinh doanh quốc tế -----------------------------------------------------------------------------------------------------

48

thực hiện mục tiêu chung. Bên cạnh đó, APEC cũng quy định các thành viên tham gia vào kế

hoạch hành động chung (CAP) cho toàn khối và các chương trình hợp tác kinh tế kỹ thuật

khác. Nhờ vậy, tuy các nguyên tắc hoạt động của APEC vẫn có tính thực thi thiết thực cần

được các nước thành viên APEC chấp nhận và hoạt động vì lợi ích riêng chung.

*So sánh về lĩnh vực thực hiện tự do hoá thương mại và đầu tư thì thấy nội dung

chương trình hành động của ASEAN toàn diện và sâu rộng hơn nhiều so với APEC, bao gồm

cả hoạt động chính trị, an ninh, kinh tế, văn hoá chứ không bó hẹp riêng về mặt kinh tế như

của APEC.

So sánh APEC với WTO

APEC là một Diễn đàn khu vực cam kết hoạt động nhằm tiến tới tự do hoá thương mại

và đầu tư của khu vực, tuy nhiên vẫn thực hiện các quy định và nguyên tắc của WTO. Trong

khi đó WTO là một tổ chức thương mại toàn cầu, một thể chế sâu rộng định ra những nguyên

tắc và luật chơi chung cho thương mại và đầu tư thế giới. Điều đó cho thấy những tổ chức hợp

tác nào mang tính chất kinh tế đều có những nguyên tắc cơ bản giống với những nguyên tắc

của WTO. Hiện nay các thành viên của APEC cũng đều là thành viên của WTO (trừ Trung

Quốc và Việt Nam đang chuẩn bị gia nhập). Cả hai tổ chức này đều có những điểm tương

đồng về lĩnh vực hợp tác kinh tế thương mại, tạo cơ hội bổ trợ cho nhau, tăng cường sức

mạnh và tính khả thi nhằm tiến tới một khu vực mậu dịch tự do cho các thành viên tham gia.

3.1.4. Quỹ tiền tệ quốc tế (International Monetary Fund- IMF)

1. Bối cảnh ra đời

Ngày l/7/1944, đại biểu của 44 nước liên minh chống nước Đức-Hitler, đã nhóm họp,

thảo luận và thương lượng nhằm đưa ra một hiệp ước quốc tế đa phương có vai trò lịch sử to

lớn. Đó chính là hiệp ước về qui định tổ chức tiền tệ quốc tế của thế giới hậu chiến và là cơ sở

để thành lập Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) vào tháng 5/1946.

Vào đầu những năm 1940, hai nhà kinh tế nổi tiếng và táo bạo là Hany Dexter White

người Mĩ và John Maynard Keynes người Anh đã gần như đồng thời đưa ra dự thảo xây dựng

một hệ thống tiền tệ quốc tế, với sự giám sát, điều chỉnh thường xuyên của một tổ chức

chuyên môn chứ không phải bằng các cuộc đàm phán quốc tế theo từng thời điểm khác nhau.

Nhiệm vụ chính của tổ chức này sẽ là cung cấp các khoản tín dụng ngắn hạn hoặc trung hạn

trong thời gian một đến hai năm cho các nước có mức thâm hụt ngắn hạn trong cán cân thanh

toán quốc tế, qua đó giúp cho các nước đó duy trì sự ổn định trong tỷ giá hối đoái của họ và

cuối cùng là sự ổn định trong toàn bộ hệ thống tiền tệ quốc tế.

Tại Hội nghị Bretton Woods, dự thảo Hiệp định về hệ thống tiền tệ quốc tế và việc

thành lập Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) đã nhanh chóng nhận được sự ủng hộ của đại biểu các

nước vì sự ra đời của chúng là cực kỳ cần thiết xuất phát từ bối cảnh kinh tế-chính trị giai

đoạn đó.

Mặt khác việc thành lập Quĩ tiền tệ quốc tế cũng là đòi hỏi khách quan của quá trình

phát triển kinh tế của xã hội loài người. Quỹ tiền tệ quốc tế là một hình thức hợp tác quốc tế

để cùng phối hợp hành động, chung sức để giải quyết những vấn đề nhạy cảm, tinh tế và rất

khó khăn những kinh tế-quan hệ tiền tệ. Hợp tác và phân công lao động xã hội là một yêu cầu

PTIT

Page 54: Bài giảng QUẢN TRỊ KINH DOANH QUỐC TẾ - Postdlib.ptit.edu.vn/bitstream/123456789/1423/1/BG Quan tri kinh doanh... · CÁC ĐỊNH CHẾ KINH TẾ, TÀI CHÍNH QUỐC TẾ

Chương 3 – Các định chế và chủ thể trong kinh doanh quốc tế ---------------------------------------------------------------------------------------------------------

49

tất yếu trong quá trình lao động sản xuất của con người. Khi trình độ sản xuất phát triển, quan

hệ sản xuất mở rộng thì hợp tác và phân công lao động xã hội lại càng phải sâu sắc hơn, ở

mức độ cao hơn.

Ở giai đoạn đầu thế kỷ 20, kinh tế tư bản chủ nghĩa đã phát triển đến giai đoạn cao

nhất là tư bản độc quyền nhà nước. Tất cả các nước, các khu vực trên thế giới đã bị cuốn vào

vòng xoáy của kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa và điều không thể tránh khỏi sự phụ thuộc

lẫn nhau giữa các nền kinh tế.

Như vậy Quỹ tiền tệ quốc tế đã ra đời trong một bối cảnh nhiều thuận lợi cho một hình

thức hợp tác kinh tế quốc tế, nó thể hiện một xu thế quốc tế hoá ở mức cao của nền kinh tế thế

giới. Sự ra đời của IMF còn là biểu hiện của sự thay đổi lớn trong so sánh sức mạnh kinh tế

giữa các quốc gia với sự nổi lên chiếm vị trí bá chủ kinh tế toàn cầu của Mỹ. Mục tiêu tổng

thể của IMF là:

- Tạo thuận lợi cho thương mại thế giới tăng trưởng cân đối.

- Khuyến khích sự ổn định về tỷ giá hối đoái và thoả thuận trao đổi có hệ thống và

khuyến khích cạnh tranh giảm giá tiền tệ.

- Tìm cách loại bỏ giới hạn trao đổi và giới hạn tăng trưởng mậu dịch thế giới.

- Tạo nguồn tài trợ cho các thành viên, trên cơ sở tạm thời và an toàn, cho phép họ

điều chỉnh sự mất cân đối mà không làm xấu đi tình hình của quốc gia.

2. Cơ cấu tổ chức của IMF

Cơ cấu tổ chức của IMF được qui định trong các điều khoản hiệp định (Articles of

agreement). Văn kiện này có hiệu lực vào khoảng tháng 12-1945. Các điều khoản này qui

định tổ chức của Quỹ bao gồm một Hội đồng thống đốc (Board of Governors), một Hội đồng

quản trị (Excutive Board), một Tổng giám đốc (Managing Director) và các nhân viên quốc tế.

Từ giữa những năm 1970, Hội đồng quản trị có thêm sự trợ giúp của Uỷ ban lâm thời (Interim

Committee) của Hội đồng thống đốc về vấn đề hệ thống tiền tệ quốc tế và của Uỷ ban phát

triển (Development Commettee) của Hội đồng thống đốc IMF và World Bank về vấn đề

chuyển giao nguồn lực cho các nước đang phát triển.

3. Chức năng hoạt động của IMF

Các chức năng chính của IMF bao gồm:

Một là, xác định hệ thống ngang giá tiền tệ và tỷ giá hối đoái của các quốc gia thành

viên.

Hai là, cấp tín dụng cho các nước thành viên có khó khăn tạm thời về cán cân thanh

toán.

Ba là, Theo dõi tình hình của hệ thống tiên tệ quốc tế và chính sách kinh tế của các

nước thành viên.

Cách thức xác định quota cho mỗi thành viên đã có nhiều thay đổi trong suốt thời gian

hoạt động vừa qua của IMF. Theo công thức đầu tiên được thoả thuận tại Hội nghị Bretton

woods được xem xét lại và người ta đã đưa ra một số công thức khác. Các công thức này

được dùng để xác định quota ban đầu cho thành viên mới và xác định mức tăng quota. Các

PTIT

Page 55: Bài giảng QUẢN TRỊ KINH DOANH QUỐC TẾ - Postdlib.ptit.edu.vn/bitstream/123456789/1423/1/BG Quan tri kinh doanh... · CÁC ĐỊNH CHẾ KINH TẾ, TÀI CHÍNH QUỐC TẾ

Chương 3 – Các định chế và chủ thể trong kinh doanh quốc tế -----------------------------------------------------------------------------------------------------

50

công thức này vẫn dùng các dữ liệu nói trên, đồng thời dùng cả các phép tính về các khoản

thu vãng lai, tài khoản vãng lai và xu hướng tăng thu vãng lai. Vào đầu thập kỷ 80, IMF đã

đơn giản hoá các thủ tục tính quota và nâng cao chất lượng các số liệu kinh tế dùng trong

công thức tính. GDP đã được dùng thay cho thu nhập quốc dân (national income và các khoản

dự trữ chính thức - một thước đo lớn hơn đã được dùng để tính. Khi một nước nộp đơn xin gia

nhập IMF, nhân viên IMF sẽ tính một khoản Quota cho nước đó. Sau đó ủy ban về kết nạp

thành viên của Hội đồng quản trị sẽ họp để xem xét và quyết định. Trong những năm qua,

IMF đã tài trợ cho rất nhiều quốc gia, đặc biệt là các quốc gia đang phát triển, nhằm giúp các

quốc gia này khôi phục và phát triển kinh tế, từ đó có điều kiện thực hiện các hoạt động liên

kết và hợp tác kinh tế với các quốc gia khác trong nền kinh tế toàn cầu.

3.1.5. Liên minh châu Âu (EU).

1. Sự tiến triển của Châu Âu đến việc thống nhất

Chiến tranh thế giới lần thứ 2 đã để lại hậu quả nặng nề về kinh tế-xã hội trên hầu

khắp châu Âu. Việc tái thiết châu Âu đã trở thành yêu cầu cấp bách và kế hoạch Marshall

nhằm tái thiết châu Âu do Mỹ tài trợ đã được khởi xướng.

Tổ chức hợp tác kinh tế châu Âu (OEEC) gồm 16 nước đã được thành lập năm 1948

với sự khuyến khích của Mỹ nhằm ổn định tiền tệ và các quan hệ mậu dịch, kết hợp sức mạnh

của các nền kinh tế.

Tuy nhiên, do OEEC không đủ mạnh để tạo việc tăng trưởng kinh tế cần thiết nên các

lĩnh vực hợp tác khác nữa đã được Pháp khởi xướng để phát triển một thị trường chung nhằm:

- Xoá bỏ mọi hạn chế đối với việc chuyển dịch tự do các sản phẩm, vốn và lao động.

- Thực hiện hài hoà các chính sách kinh tế khác nhau giữa các nước.

- Thiết lập biểu thuế chung đối với các nước bên ngoài, không phải là thành viên.

Kết quả là việc sáng lập Cộng đồng kinh tế Châu Âu(EEC) thông qua hiệp ước Roma

vào ngày 25-3-1957, bao gồm 6 nước thành viên: Tây Đức, Bỉ, Hà Lan, Luxemburg, Pháp và

Ý. Sau này, kết nạp thêm 6 nước nữa: Đan Mạch (1961), Anh (1971), Ireland (1972), Tây Ban

Nha (1977), và Hy Lạp (1981); và ngày 1-1-1995 kết nạp thêm 3 nước: Áo, Phần Lan, Thuỵ

Điển. Ngày 1-1-1994, EEC đã được đổi tên thành EU (Liên minh Châu Âu) có 15 nước thành

viên với dân số 275 triệu, tổng sản phẩm nội địa (GDP): 7.000 tỷ USD và GDP/ người là

18.660 USD.

2. Tổ chức mậu dịch tự do Châu Âu EFTA (European Free Trade Area)

EFTA chống lại chủ trương hợp nhất toàn bộ của EEC, nên đã tán thành khu mậu dịch

tự do nhằm bãi bỏ các hạn chế đối với luông lưu thông các sản phẩm công nghệ giữa các nước

thành viên và cho phép mỗi nước duy trì cả cơ cấu thuế suất đối với bên ngoài của riêng họ;

giúp tạo ra các lợi ích đối với việc mua bán tự do giữa các nước thành viên, nhưng cho phép

mỗi nước theo đuổi mục đích kinh tế riêng của họ đối với các nước bên ngoài. Hình thức này

đặc biệt có lợi cho Anh vì đang có các mối quan hệ mậu dịch phát triển tốt đối với các nước

trong khối thịnh vượng chung (Commonwealth) và theo Anh, việc thiết lập thuế suất chung

đối với các nước bên ngoài sẽ tạo nên việc cộng tác quá chặt chẽ, có thể gây hại đến chủ

quyền của mỗi nước thành viên. Hội nghị Stockhom vào tháng 5-1960 đã thiết lập tổ chức

PTIT

Page 56: Bài giảng QUẢN TRỊ KINH DOANH QUỐC TẾ - Postdlib.ptit.edu.vn/bitstream/123456789/1423/1/BG Quan tri kinh doanh... · CÁC ĐỊNH CHẾ KINH TẾ, TÀI CHÍNH QUỐC TẾ

Chương 3 – Các định chế và chủ thể trong kinh doanh quốc tế ---------------------------------------------------------------------------------------------------------

51

mậu dịch tự do Châu Âu (EFTA) gồm 07 nước: Áo, Đan Mạch, Nauy, Bồ Đào Nha, Thuỵ

Điển, Thuỵ Sĩ và Anh. Ngày 1-3-1970, Irelend chính thức tham gia và Phần Lan là một hội

viên không chính thức.

3. Các nỗ lực khởi đầu của EEC

- Cộng đồng thép và than Châu Âu được lập năm 1951 để sản xuất thép và than của 6

nước thành viên ban đầu của EEC. Năm 1957, cộng đồng năng lượng hạt nhân châu Âu được

thành lập với nhiệm vụ chính của EEC là lập thị trường chung. Từ 1967, ba cộng đồng trên

được giám sát do cùng một uỷ ban và ngày càng được biết đến với cái tên gọi Cộng đồng

Châu Âu (EC).

- Đầu tiên, EEC chú trọng đến 3 hoạt động: chuyển dịch tự do các sản phẩm nhờ việc

bãi bỏ các hàng rào thuế quan- chuyển dịch tự do đối với con người, vốn và dịch vụ và việc

tạo lập chính sách giá trị vận tải chung.

4. Cơ cấu tổ chức

Then chốt trong thành công của EEC là sự tạo ra sự cân bằng giữa quyền lợi của cả

khối và của từng quốc gia thành viên do được giám xét và phán quyết của 4 cơ quan chính:

Uỷ hội châu Âu, Hội đồng bộ trưởng, Nghị viện và toà án châu Âu.

5. Ảnh hưởng của EU đối với bên trong và ngoài khối

Đối với bên trong khối

- E ngại về bành trướng nạn quan liêu, tập trung hoá….

- Khả năng chấp nhận đối với các thay đổi hành chính như việc dung hoà đối với thuế

VAT: người tiêu thụ tại nước có mức thuế cao có thể hoan nghênh việc giảm bớt mức trung

bình của VAT; nhưng các người sống tại nước có mức thuế thấp sẽ phản ứng ngược lại.

- Hệ quả tiềm ẩn đối với nạn thất nghiệp.

- Đặc biệt Bắc Âu lo ngại việc di chuyển vốn tự do sẽ khiến các công ty tìm đến các

nơi có chi phí thấp hơn như tại Nam Âu.

- Khả năng đào thải các công ty vừa và nhỏ: một là cạnh tranh, biên giới được mở

rộng tạo khả năng bành trướng của các công ty hớn hoạt động có hiệu quả hơn vì tận dụng

được lợi thế về hệ thống phân phối tốt hơn; thứ hai là làn sóng hợp nhất và thôn tính các công

ty sẽ xảy ra khi các công ty quyết tâm khuyếch trương nhằm cạnh tranh với các đối thủ Mỹ và

Nhật tại Châu Âu.

Đối với các nước bên ngoài

Các nước sẽ ngại “Pháo đài Châu Âu” vì các luật Châu Âu sẽ bênh vực quyền lợi cho

các công ty của họ và ngoại trừ các đối thủ bên ngoài, đặc biệt là Mỹ và Nhật. Vì lo ngại, các

công ty nước ngoài đã đề ra và thực hiện các chiến lược nhằm giữ chỗ tại Châu Âu như

Nhật...

Đặc biệt khu đồng EURO chính thức lưu hành sẽ có những tác động nhất định đến các

nước trong khối. Lợi ích mà đồng EURO mang lại cho EU là rất lớn, về căn bản là 3 lợi ích

kinh tế:

PTIT

Page 57: Bài giảng QUẢN TRỊ KINH DOANH QUỐC TẾ - Postdlib.ptit.edu.vn/bitstream/123456789/1423/1/BG Quan tri kinh doanh... · CÁC ĐỊNH CHẾ KINH TẾ, TÀI CHÍNH QUỐC TẾ

Chương 3 – Các định chế và chủ thể trong kinh doanh quốc tế -----------------------------------------------------------------------------------------------------

52

Một là, điều kiện mua và bán hàng hoá, dịch vụ trong EU sẽ dễ dàng hơn, giúp các

giao dịch thương mại nội khối tăng nhanh hơn. Các công ty trong khối sẽ phải cơ cấu lại,

trong đó, xu hướng sát nhập quy mô lớn sẽ diễn ra mạnh hơn. Đây cũng là bước khởi đầu cho

cuộc cách mạng về năng suất lao động, tiền đề tăng cường cho khả năng cạnh tranh của hàng

hoá trên thị trường thế giới.

Hai là, sự bùng nổ của thị trường vốn châu Âu sẽ tạo điều kiện đầu tư trên quy mô lớn.

Trước mắt sự xuất hiện của đồng EURO tạo nên thị trường trái phiếu Liên chính phủ với tổng

trị giá trên 1900 tỷ USD. Ngoịa ra nhờ loại bỏ được chi phí giao dịch ngoại hối, sẽ tiết kiệm

cho EU mỗi năm 65 tỷ USD, tạo điều kiện làm giảm lãi suất triền tệ.

Ba là, đồng EURO sẽ trở thành phương tiện dự trữ và giao dịch thương mại thế giới,

giúp cho vị thế của các nước EU sẽ được nang cao trên trường quốc tế.

3.1.6. Khu mậu dịch tự do Bắc Mỹ (NAFTA: North American Free Trade area.)

Hiệp định mậu dịch tự do Bắc Mỹ được ký ngày 12.08.1992, sau này được gọi là

NAFTA, đã chính thức có hiệu lực ngày 1.1.1994 sau khi có sự phê chuẩn của Canada, Mỹ,

Mexico, nhằm mục đích huỷ bỏ hàng rào thuế quan và các hàng rào khác trong việc chuyển

dịch hàng hoá, dịch vụ và đầu tư, trong vòng 13 năm và tạo ra một khu mậu dịch tự do với

tổng sản lượng nội địa 6,6 ngàn tỉ USD vào năm 1992. Mục tiêu tối hậu của NAFTA là sáng

lập một liên hiệp kinh tế duy nhất ở Bắc Mỹ có tính cạnh tranh mạnh trên quốc tế bằng cách

kết hợp lợi ích so sánh của các nền kinh tế thành viên về kĩ thuật, vốn, tài nguyên và lao động.

Khoảng 50% thuế quan trong mậu dịch giữa Canada, Mexico và Hoakỳ đã được huỷ

bỏ từ 1-1-94. Không kể các vấn đề thuế quan và phi thuế quan, các nhà chức trách liên hệ

cũng đều áp dụng kế hoạch thống nhất tạo dễ dãi cho việc nhập hàng vào lãnh thổ của các

nước thành viên. Các nước thành viên NAFTA cũng thảo luận để thiết lập một uỷ ban điều

hợp về lao động dịch vụ môi trường để tránh sự lạm dụng về tiêu chuẩn lao động và sự suy

thoái môi trường.

Không giống như EU, NAFTA mới được thiết lập gần đây thông qua hiệp định mậu

dịch tự do Mỹ, Canada vào năm 1989. Mexico gia nhập NAFTA là một nỗ lực để mở rộng thị

trường. Lý do chính Mexico là một quốc gia đang phát triển, và sự tiếp cận có tính ưu đãi vào

thị trường Mỹ-Canada có thể tạo một ảnh hưởng đối với các nước đang phát triển trong khu

vực về cơ cấu cạnh tranh hàng xây dựng. Do tính ổn định chính trị hiện có ở Mexico, NAFTA

có thể kích thích tăng trưởng kinh tế, giảm thiểu nạn thất nghiệp, gia tăng tính hữu hiệu về kỹ

nghệ, thông qua việc hội nhập theo chiều dọc, đẩy mạnh đấu tranh trực tiếp nước ngoài và

giúp thăng bằng cán cân thanh toán. Khác với EU, NAFTA chỉ mở rộng cửa mậu dịch giữa

các nước thành viên bằng cách bãi bỏ hàng rào thuế quan, chứ không xoá bỏ tiền lệ quốc gia,

không xây dựng thị trường thống nhất tiền tệ.

3.2. CÁC CHỦ THỂ CỦA KINH DOANH QUỐC TẾ

3.2.1. Công ty đa quốc gia

1. Khái niệm

Vấn đề đầu tiên của việc nghiên cứu cấu trúc của một công ty quốc tế là vấn đề thuật

ngữ. Hiện tại, không có sự thống nhất rộng rãi về các thuật ngữ và việc phân định các đặc tính

PTIT

Page 58: Bài giảng QUẢN TRỊ KINH DOANH QUỐC TẾ - Postdlib.ptit.edu.vn/bitstream/123456789/1423/1/BG Quan tri kinh doanh... · CÁC ĐỊNH CHẾ KINH TẾ, TÀI CHÍNH QUỐC TẾ

Chương 3 – Các định chế và chủ thể trong kinh doanh quốc tế ---------------------------------------------------------------------------------------------------------

53

của các công ty quốc tế. Có lúc mô hình này được gọi là công ty đa quốc gia (Multinational

Corporations-MNCs), và tại Liên hợp quốc người ta gọi đó là các công ty xuyên quốc gia

(Transnational Corporations - TNCs).

Định nghĩa nguyên thuỷ của một công ty đa quốc gia là một công ty mà quyền sở hữu

trong các doanh nghiệp thuộc hai hay nhiều nước. Một số quan điểm cho rằng định nghĩa này

quá rộng, ví dụ, nó bao gồm cả một công ty Texas và một nhà máy lắp ráp giản đơn ở

Mexico. Họ yêu cầu một doanh nghiệp phải có cơ sở ở cả hai nước trước khi nó đủ tiêu chuẩn

là một công ty đa quốc gia. Các quan điểm khác lại cho rằng các cơ sở sản xuất là cốt lõi của

tính đa quốc gia và yêu cầu một công ty phải có cơ sở sản xuất ở ít nhất sáu nước trước khi nó

đủ tiêu chuẩn là công ty đa quốc gia. Một quan điểm truyền thống cho rằng nó không tính đến

sự phát triển bùng nổ của việc chuyển giao độc quyền quốc tế với tư cách là phương pháp

kinh doanh và chiến lược liên kết có liên quan đến giấy phép, hợp đồng quản lý, các cơ cấu

phi sở hữu khác. Định nghĩa truyền thống của một công ty đa quốc gia không bao gồm nhà

chuyển giao độc quyền, bất kể nhà chuyển giao độc quyền đó có mạng lưới chuyển giao độc

quyền ở bao nhiêu nước.

Tóm lại, chưa có một định nghĩa về mặt pháp lý nào quy định một công ty đa quốc

gia, nhưng hai tổ chức quốc tế đã phát triển các khái niệm để áp dụng vào các hướng dẫn và

quy tắc hành vi. Chẳng hạn, OECD là một tổ chức của các quốc gia phát triển nhất đã ban

hành bản hướng dẫn tự nguyện đối với các hành vi của các công ty đa quốc gia vào năm 1976,

và sửa đổi vào năm 1984. Các hướng dẫn đó không nhằm đưa ra một cách cứng nhắc khái

niệm của một công ty đa quốc gia, ngược lại, nó diễn giải các công ty đa quốc gia như sau:

Các công ty đa quốc gia thường bao gồm các công ty hay các đơn vị khác mà quyền

sở hữu chúng thuộc tư nhân, nhà nước hay hỗn hợp, được thành lập ở nhiều nước khác nhau

và do đó việc liên kết một hay nhiều công ty hay đơn vị có thể tạo ra thuận lợi lớn cho hoạt

động của các công ty khác, đặc biệt là chia sẻ kiến thức và các nguồn lực với các công ty

khác.

Ủy ban Thương mại và phát triển của Liên hợp quốc (UNCTAD) đang hình thành một

quy tắc hành vi đối với sự hợp tác xuyên quốc gia. Các bên tham gia vào các cuộc đàm phán

quy tắc vẫn chưa thoả thuận về tất cả, về mặt thuật ngữ của công ty đa quốc gia, nhưng đã

thống nhất một phần dự thảo định nghĩa công ty đa quốc gia như sau:

“Một doanh nghiệp... gồm nhiều đơn vị ở hai hay nhiều nước, bất kể hình thức pháp

lý, lĩnh vực hoạt động của các đơn vị này, hoạt động theo một hệ thống các chính sách tự

quyết, có sự liên hệ và có một chiến lược chung thông qua một hay nhiều trung tâm quyết

định trong đó các đơn vị được liên kết bằng hình thức sở hữu hay dưới hình thức khác, với

một hay nhiều đơn vị có thể tạo ra thuận lợi lớn cho hoạt động của các đơn vị khác, và đặc

biệt là chia sẻ hiểu biết, các nguồn và trách nhiệm với các đơn vị khác.”

2. Vai trò của các công ty đa quốc gia trong nền kinh tế toàn cầu

Trước tiên và trên hết, các MNCs là sản phẩm của nước đi đầu tư

Hầu hết các nước đi đầu tư luôn luôn nhận được sự ưu tiên hàng đầu từ các MNCs mỗi

khi chúng gặp khó khăn. Ví dụ như khi gặp lúc thị trường suy thoái, các MNCs sẽ đóng cửa

các công ty của mình ở nươc ngoài để tập trung bảo vệ các công ty con tại quê nhà. Tuy

PTIT

Page 59: Bài giảng QUẢN TRỊ KINH DOANH QUỐC TẾ - Postdlib.ptit.edu.vn/bitstream/123456789/1423/1/BG Quan tri kinh doanh... · CÁC ĐỊNH CHẾ KINH TẾ, TÀI CHÍNH QUỐC TẾ

Chương 3 – Các định chế và chủ thể trong kinh doanh quốc tế -----------------------------------------------------------------------------------------------------

54

nhiên, điều này hoàn toàn khác đối với các MNCs Nhật Bản, các MNCs Nhật Bản sẽ nỗ lực

duy trì sức cạnh tranh của mình bằng việc tạo lập khả năng sản xuất với chi phí thấp hơn ở

các công ty con ở nước ngoài. Làm như vậy là các MNCs đã đóng một vai trò làm “xói mòn”

nền kinh tế Nhật Bản và đã từ bỏ truyền thống đặt lợi ích cuả quốc gia lên trên hết.

Hơn nữa, các MNCs ngày nay dành ưu tiên nhiều hơn cho quá trình đổi mới (so với

các quan điểm xưa kia của nước đi đầu tư) cho dù quá trình đổi mới diễn ra ở đâu. Một số

MNCs còn thực hiện trao quyền quản lý và lãnh đạo nghiên cứu và triển khai (RD) cho các

công ty của mình ở nước ngoài. Ví dụ như Tokyo là “quê hương” của máy tính cá nhân (P.C)

của hãng IBM, trong khi Đài Loan là “quê hương” đối với sản phẩm màn hình (computer

monitors) của hãng Philipp.

Trong các hoạt động kinh doanh hiện nay, các MNCs đã thực sự không còn biên giới

(phạm vi hoạt động). Các MNCs đã thực sự trở thành “không có quốc tịch”chúng hoạt động vì

lợi ích của các cổ đông mà các cổ đông này ở các nước khác nhau trên thế giới. Mối quan hệ

này càng gia tăng khi xu hướng đang thịnh hành ngày nay trong số các MNCs lớn là đề bạt

người nước ngoài nắm giữ các vị trí quản lý hàng đầu. Một số công ty Đức và Pháp thậm chí

còn sử dụng tiếng Anh làm ngôn ngữ chung cho giao tiếp quản lý toàn cầu của công ty đa

quốc gia này.

Tất cả các MNCs đều là những công ty lớn

Hiện nay, các MNCs khổng lồ xuất hiện ngày càng nhiều do làn sóng sát nhập hoặc

mua lại các công ty đang có nguy cơ phá sản. Chỉ tính riêng 100 MNCs hàng đầu thế giới trị

giá gần 2.000 tỷ USD chiếm khối lượng lớn trong tổng FDI của thế giới. Và làn sóng các vụ

sát nhập khổng lồ gần đây đã làm cho các MNCs vốn đã lớn lại càng lớn hơn. Nhưng một các

nhìn thị trường cụ thể hơn cho thấy sự gia tăng của các MNCs còn do sự xuất hiện của nhiều

MNCs mới, nhiều MNCs mới thực sự nhỏ. Trong số 45.000 hãng đang hoạt động trên phạm vi

toàn thế giới, đa số các hãng này có chưa tới 250 người. Các MNCs lớn có thể hạ thấp chi phí

sản xuất bằng cách sản xuất với số lượng lớn để phục vụ thị trường toàn cầu. Khi đã đạt được

“lợi thế nhờ quy mô” (economies of scale) họ có được những lợi thế rất quan trọng so với các

đối thủ. Tuy nhiên trong thương trường ngày nay, quy mô không phải lúc nào cũng là vấn đề

quan trọng nhất. Các MNCs mới này đang bắt đầu tạo lập nên các nhóm chuyên gia và liên

kết các nhóm này với nhau trong cùng một tập đoàn theo cách giống như các hoạt động của

các đối thủ cạnh tranh với nhau bên ngoài tập đoàn.

Đối lập với các mô hình kinh tế cạnh tranh truyền thống, các MNCs này đã nhận ra

rằng lợi thế nhờ quy mô (economies of scale) chỉ có thế đạt được một cách có hiệu quả nhất,

tốt nhất ở cấp độ tập đoàn (corporations) hơn là ở cấp độ sản xuất. Đối với các MNCs thì

thông điệp rõ ràng là: chuyển đổi hay là chết. Đối với một số MNCs thì quy mô và thị phẩm

đang ngày càng trở nên quan trọng, còn đối với một số MNCs khác thì giá trị của thu nhập

cũng chưa bao giờ giảm.

Thị trường của MNCs không thể xâm nhập đối với các địch thủ.

Các MNCs hàng đầu như General Electric và Shell đã phải mất nhiều năm để xây

dựng được vị thế của mình. Điều đó khiến các công ty khác nghĩ rằng sự trưởng thành và phát

triển là rất chậm và phụ thuộc vào các tài sản vật chất (như hệ thống gồm nhiều nhà máy ở

PTIT

Page 60: Bài giảng QUẢN TRỊ KINH DOANH QUỐC TẾ - Postdlib.ptit.edu.vn/bitstream/123456789/1423/1/BG Quan tri kinh doanh... · CÁC ĐỊNH CHẾ KINH TẾ, TÀI CHÍNH QUỐC TẾ

Chương 3 – Các định chế và chủ thể trong kinh doanh quốc tế ---------------------------------------------------------------------------------------------------------

55

nhiều nơi), và điều này giúp tạo dựng lên các rào cản lớn đối với các đối thủ mới muốn gia

nhập ngành.

Nhưng các MNCs như Microsoft (phần mềm máy tính), Cisco (máy vi tính) Stell và

nhiều hãng khác đã tạo lập được mạng lưới kinh doanh toàn cầu với trị giá tài sản hàng tỷ đô

la chỉ trong vòng vài năm. Các hãng này đã dựa vào nguồn nhân lực để thúc đẩy sự tăng

trưởng và duy trì sức cạnh tranh. Các hãng này đã có một cơ cấu tổ chức rất thích hợp với

việc tạo ra và sử dụng các nguồn nhân lực và các nguồn tài sản vô hình như bằng sáng chế

phát minh, thương nhân. Bằng cách kết hợp các yếu tố trên một cách hợp lý sáng tạo, các

chuyên gia mới này đã rất thành đạt so với các MNC lớn hơn rất nhiều. Cạnh tranh không còn

chỉ là các hãng lớn, mạnh cạnh tranh với các hãng yếu hơn, nó còn là việc chạy đua trong việc

tạo ra các chiến lược và nắm bắt các kỹ năng mới. Cạnh tranh hiện nay cần phải được xem

như là sức sáng tạo của các nhà lãnh đạo. Thông điệp cho môi trường cạnh tranh ngày nay là

David có thể đánh bại Goliath, và điều này đang diễn ra ngày càng thường xuyên hơn.

3. Kinh doanh với các công ty đa quốc gia

Đầu tư trực tiếp được thực hiện bởi các MNCS có tác động lâu dài và ít thay đổi. Đầu

tư gián tiếp thì luôn không ổn định và nó có thể chuyển đi nơi khác trong thời gian rất ngắn và

điều này thường xảy ra như cuộc rút chạy của các nhà đầu tư khỏi các thị trường mới mở vào

năm 1997-1998. Đối với FDI, mặc dù các kế hoạch chi tiêu đang giảm sút song rất ít hãng bỏ

đi vì thế FDI ổn định hơn đầu tư gián tiếp nhưng đã có những thời gian FDI biến động. Vào

những năm 90 trong chính sách kinh tế mới của mình, Malaysia đã đưa ra những kế hoạch

phân biệt đầu tư, bảo hộ và ưu đãi đầu tư trong nước, nhiều nhà đầu tư nước ngoài đã cho

rằng Chính phủ Malaysia đã không còn tạo ra môi trường đầu tư thuận lợi cho các nhà đầu tư

nước ngoài nữa họ đã giảm đầu tư, đóng cửa một số cơ sở và chuyển tiền ra nước ngoài.

Ngày nay những trường hợp như thế trở nên rất hãn hữu. Hầu hết các chính phủ đều muốn

mời chào các nhà đầu tư nước ngoài chứ không muốn họ bỏ đi.

Các mục tiêu trên không thể đạt được trong một thời gian ngắn và chi phí của việc từ

bỏ cũng rất cao nên hầu hết các hoạt động FDI chỉ tập trung vào một vài nước và tất nhiên các

nước nghèo nhất sẽ không thể có được các nguồn lực và khả năng các MNC để tạo ra những

ngành mới cho nước mình, phát triển và theo kịp các nước khác.

Ngày nay nhiều MNCS ra đời và phát triển ở các nước đang phát triển. Ví dụ như Đài

Loan là quê hương của rất nhiều MNCS như các thông tin máy tính Acer và Mitac, 2 công ty

này đã chiếm giữ được thị phần thế giới to hơn ở nhiều mặt hàng đáng chú ý là máy quét cầm

tay (96%) và chuột máy tính cá nhân (63%). Nhiều MNCs của các nước đang phát triển kinh

doanh các nguồn tài nguyên thiên nhiên như hãng Petrobras ở Brazil và Kuwait Oil đã vươn

ra thị trường nước ngoài nhằm kiểm soát chặt chẽ hơn mạng lưới phân phối và tiếp cận hơn

nữa tới người tiêu dùng. Ví dụ như hãng Petroleos de Venezuela sở hữu Citgo, một mạng lưới

các trạm phân phối khí đốt hàng đầu tại Hoa Kỳ. Hiện nay xuất hiện nhiều hình MNCs mới

như MNCs của các tập đoàn gia đình Hoa Kiều điều này càng làm phong phú hơn nữa các

hình thức tổ chức của MNCs. Chính Phủ ở mốt số nước nhỏ hơn nhận ra rằng họphải canh

tranh với cả các nước đi đầu tư và nước nhận đầu tư trong các cuộc đàm phán với các MNCs.

PTIT

Page 61: Bài giảng QUẢN TRỊ KINH DOANH QUỐC TẾ - Postdlib.ptit.edu.vn/bitstream/123456789/1423/1/BG Quan tri kinh doanh... · CÁC ĐỊNH CHẾ KINH TẾ, TÀI CHÍNH QUỐC TẾ

Chương 3 – Các định chế và chủ thể trong kinh doanh quốc tế -----------------------------------------------------------------------------------------------------

56

Mối quan hệ giữa chính phủ và MNCs được mô tả bởi sự phân chia phức tạp về lợi

ích. Các MNCs ngày càng đòi hỏi “tự do” cho các hoạt động liên quan của họ với mục tiêu hạ

thấp tổng chi phí và không ngừng nâng cao chất lượng. “Con át chủ bài’ của MNCs trong việc

thương lượng, “mặc cả” với nước chủ nhà là họ nắm quyền quyết định đầu tư. Nhưng khi họ

đã vào trong nước thì trong một chừng mực nhất định họ bị ràng buộc bởi những cam kết mà

họ đã ký. Các MNCs muốn tiếp cận được nguồn nhân lực có tay nghề cao và các nguồn lực

khác. Các Chính phủ nước nhận được đầu tư lại muốn MNCs đóng vai trò trong việc tạo ra sự

cạnh trạnh và thương mại.

Thay vì mặc cả với nhau về phân chia lợi ích, hai bên đều mong muốn xây dựng sự

hợp tác. Chính điều này đã mang lại sức mạnh mới cho MNCs. Môi trường đầu tư nước chủ

nhà ngày càng được cải thiện tạo thuận lợi hơn nữa để hấp dẫn các nhà đầu tư nước ngoài như

giảm thuế, trợ cấp đầu tư, thậm chí cho hưởng những ưu đãi trong vay vốn và được hưởng

những đặc quyền nhất định. Đó là một dấu hiệu cho thấy sự thay đổi lớn trong cách nghĩ của

Chính phủ. Hơn nữa sự hợp tác liên Chính phủ ngày càng chặt chẽ là cần thiết nhằm củng cố

các tổ chức như WTO, EU, APEC...

Các nhà hoạch định chính sách rất cần một tư duy mới mới nếu họ muốn duy trì một

nguyên tắc công lý trong thế cân bằng quyền lực giữa Nhà nước, doanh nghiệp (các hãng) và

người tiêu dùng. Cũng giống như các nguồn hàng trong nước cần có các tổ chức pháp lý để

ngăn ngừa thiên hướng đầu cơ của ngân hàng, các MNCs cũng vậy, cũng cần có các cơ chế

luật lệ để kiểm tra mục tiêu vì lợi nhuận, đặt lợi nhuận lên trên hết của MNCs. Khó khăn là

phải duy trì được sự công bằng mà không gây ra một sự tổn hại nào tới động cơ đổi mới, đó

chính là cái thúc đẩy các MNCs mới và MNCs cũ và tạo ra sự giầu có mới. Người tiêu dùng và

Chính phủ không còn dựa quá nhiều vào cơ chế thị trường để kiểm soát MNCs.

3.2.2. Các loại hình doanh nghiệp và tổ chức kinh tế của Việt Nam tham gia vào

kinh doanh quốc tế.

1. Các doanh nghiệp Nhà nước

Doanh nghiệp Nhà nước là tổ chức kinh tế do Nhà nước đầu tư vốn thành lập và tổ

chức quản lý, hoạt động kinh doanh hoặc hoạt động công ích, nhằm thực hiện các mục tiêu

kinh tế-xã hội do Nhà nước giao.

Đối với Việt Nam hiện nay, các doanh nghiệp Nhà nước đều được phép tham gia vào

hoạt động kinh doanh quốc tế như kinh doanh xuất nhập khẩu, tham gia hoạt động liên doanh

với nước ngoài, và các hoạt động khác. Đặc biệt trong lĩnh vực xuất nhập khẩu hàng hoá kể cả

xuất nhập khẩu uỷ thác và uỷ thác xuất nhập khẩu, thương nhân (theo quy định của luật

thương mại) được thực hiện theo giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh không cần phải xin

giấy phép xuất nhập khẩu qua Bộ Thương mại nữa. Các chi nhánh tổng công ty, công ty cũng

dược xuất nhập khẩu hàng hoá thích hợp, theo uỷ quyền của tổng giám đốc, giám đốc doanh

nghiệp. Mọi thương nhân Việt Nam được phép nhận gia công cho thương nhân nước ngoài,

không hạn chế số lượng, chủng loại; những mặt hàng cấm xuất khẩu, nhập khẩu, hoặc tạm

ngừng xuất khẩu, nhập khẩu được điều chỉnh thông qua Bộ Thương mại, đồng thời được

quyền đặt gia công ở nước ngoài các loại hàng hoá đã được phép lưu thông trên thị trường

Việt Nam để kinh doanh theo quy định của pháp luật.

PTIT

Page 62: Bài giảng QUẢN TRỊ KINH DOANH QUỐC TẾ - Postdlib.ptit.edu.vn/bitstream/123456789/1423/1/BG Quan tri kinh doanh... · CÁC ĐỊNH CHẾ KINH TẾ, TÀI CHÍNH QUỐC TẾ

Chương 3 – Các định chế và chủ thể trong kinh doanh quốc tế ---------------------------------------------------------------------------------------------------------

57

Theo tinh thần cải cách doanh nghiệp, trong thời gian tới có thể sẽ hình thành các Tập

đoàn kinh doanh trên cơ sở các Tổng công ty 90 hoặc 91 trước đây. Các Tập đoàn kinh doanh

này sẽ hoạt động trong các lĩnh vực chủ yếu của nền kinh tế quốc dân và đặc biệt sẽ tham gia

mạnh vào hoạt động kinh doanh quốc tế.

2. Các loại hình doanh nghiệp khác.

Với tinh thần đổi mới chính sách kinh tế đối ngoại, trong thời gian vừa qua, ngoài việc

mở rộng quyền chủ động của các doanh nghiệp Nhà nước trong việc tham gia vào hoạt động

kinh doanh quốc tế, Nhà nước Việt Nam còn cho phép các loại hình công ty khác được phép

tham gia vào hoạt động kinh doanh quốc tế. Cụ thể như các công ty cổ phần, công ty liên

doanh...

CÂU HỎI ÔN TẬP VÀ THẢO LUẬN

1. Thế nào là các định chế kinh tế quốc tế và khu vực? Vai trò của nó trong kinh doanh quốc

tế ?

2. Tại sao nói rằng các công ty đa quốc gia ngày nay đang giữ vai trò quan trọng trọng hoạt

động kinh doanh toàn cầu?

3. Nêu tóm tắt vai trò của Tổ chức Thương mại thế giới đối với hoạt động kinh doanh quốc

tế ?

4. Phân tích vai trò của APEC đối với hoạt động kinh doanh quốc tế?

5. Phân tích vai trò của ASEAN/AFTA đối với hoạt động kinh doanh quốc tế?

6. Phân tích vai trò của Quỹ tiền tệ quốc tế đối với hoạt động kinh doanh quốc tế?

7. Phân tích sự ra đời của EU và tác động của nó đối với hoạt động kinh doanh quốc tế?

8. Các loại hình doanh nghiệp và tổ chức kinh tế của Việt nam tham gia vào kinh doanh

quốc tế? PTIT

Page 63: Bài giảng QUẢN TRỊ KINH DOANH QUỐC TẾ - Postdlib.ptit.edu.vn/bitstream/123456789/1423/1/BG Quan tri kinh doanh... · CÁC ĐỊNH CHẾ KINH TẾ, TÀI CHÍNH QUỐC TẾ

Chương 4 – Các lĩnh vực kinh doanh quốc tế ----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

58

CHƯƠNG 4

CÁC LĨNH VỰC KINH DOANH QUỐC TẾ

MỤC ĐÍCH

Chương cung cấp

Thương mại quốc tế

- Khái quát về thương mại quốc tế

- Các l thuyết về thương mại quốc tế

- Chính sách thương mại quốc tế

- Công cụ của chính sách thương mại quốc tế

- Nguyên tắc thương mại quốc tế

- Xu hướng tự do hóa thương mại quốc tế

- Thương mại quốc tế của Việt nam

Đầu tư quốc tế

- Khái quát về đầu tư quốc tế

- Đầu tư trực tiếp nước ngoài

- Đầu tư gián tiếp nước ngoài

- Đầu tư nước ngoài tại Việt nam

Kinh doanh dịch vụ quốc tế

- Khái quát kinh doanh dịch vụ quốc tế

- Lĩnh vực kinh doanh dịch vụ quốc tế

- Một số dịch vụ quốc tế điển hình

4.1 THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ

4.1.1. Khái niệm, nội dung và chức năng của thương mại quốc tế

1. Khái niệm và nội dung của thương mại quốc tế

Thương mại quốc tế là sự trao đổi hàng hóa và dịch vụ (hàng hóa hữu hình và hàng

hóa vô hình) giữa các quốc gia, thông qua mua bán, lấy tiền tệ làm môi giới, tuân theo nguyên

tắc trao đổi ngang giá nhằm đưa lại lợi ích cho các bên. Thương mại quốc tế có mầm mống từ

hàng ngàn năm nay, nó ra đời sớm nhất và hiện nay vẫn giữ vị trí trung tâm trong các quan hệ

kinh tế quốc tế.

Thương mại quốc tế thường được nghiên cứu dưới 3 góc độ.

Góc độ thứ nhất: nhìn nhận hoạt động thương mại trên quan điểm toàn cầu, tìm ra

những quy luật, xu hướng, vấn đề mang tính chất chung nhất trên thế giới, không phụ thuộc

vào lợi ích của từng quốc gia.

PTIT

Page 64: Bài giảng QUẢN TRỊ KINH DOANH QUỐC TẾ - Postdlib.ptit.edu.vn/bitstream/123456789/1423/1/BG Quan tri kinh doanh... · CÁC ĐỊNH CHẾ KINH TẾ, TÀI CHÍNH QUỐC TẾ

Chương 4 – Các lĩnh vực kinh doanh quốc tế ----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

59

Góc độ thứ hai: đứng trên lợi ích và quan điểm của từng quốc gia để xem xét hoạt

động buôn bán chủ yếu của quốc gia đó đối với phần còn lại của thế giới

Góc độ thứ ba: gắn với hoạt động kinh doanh quốc tế của các công ty nhằm mục đích

thu lợi cao nhất cho công ty.

Thương mại quốc tế bao gồm nhiều hoạt động khác nhau. Trên góc độ một quốc gia đó chính

là hoạt động ngoại thương. Nội dung của thương mại quốc tế bao gồm:

- Xuất và nhập khẩu hàng hóa hữu hình (nguyên vật liệu, máy móc, thiết bị, lương thực,

thực phẩm, các loại hàng hóa tiêu dùng…) thông qua xuất-nhập khẩu hàng hóa vô hình ( các

bí quyết công nghệ, bằng sáng chế, phát minh, phần mềm máy tính, các bảng thiết kế kỹ thuật,

các dịch vụ lắp ráp thiết bị, máy móc, dịch vụ du lịch, kiểu dáng công nghiệp, quyền tác giả,

độc quyền nhãn hiệu, thương hiệu…) thông qua xuất-nhập khẩu trực tiếp hoặc xuất-nhập khẩu

ủy thác.

- Gia công thuê cho nước ngoài và thuê nước ngoài gia công. Khi trình độ phát triển còn

thấp, thiếu vốn, thiếu công nghệ,thiếu thị trường thì cần phải chú trọng các hoạt động gia công

thuê cho nước ngoài, nhưng khi trình độ phát triển ngày càng cao thì nên chuyển qua hình

thức thuê nước ngoài gia công cho mình và cao hơn là phải sản xuất và xuất khẩu trực tiếp

(trong ngoại thương gọi là hình thức xuất khẩu FOB). Hoạt động gia công mang tính chất

công nghiệp nhưng chu kỳ gia công thường rất ngắn, có đầu vào và đầu ra gắn liền với thị

trường nước ngoài, nên nó được coi là một bộ phận của hoạt động ngoại thương.

- Tái xuất khẩu và chuyển khẩu. Trong hoạt động tái xuất khẩu người ta tiến hành xuất

khẩu tạm thời hành hóa từ bên ngoài vào, sau đó lại tiến hành xuất khẩu sang một nước thứ ba

với điều kiện hàng hóa đó không qua gia công, chế biến. Như vậy, ở đây có cả hành động mua

và hành động bán nên mức rủi ro có thể lớn và lợi nhuận có thể cao. Còn trong hoạt động

chuyển khẩu không có hành vi mua bán mà ở đây chỉ thực hiện các dịch vụ như vận tải quá

cảnh, lưu kho, lưu bãi, bảo quản… Bởi vậy mức độ rủi ro trong hoạt động chuyển khẩu nói

chung là thấp và lợi nhuận cũng không cao.

- Xuất khẩu tại chỗ. Trong trường hợp này hàng hóa và dịch vụ có thể chưa vượt ra

ngoài biên giới quốc gia nhưng ý nghĩa kinh tế của nó tương tự như hoạt động xuất khẩu. Đó

là việc cung cấp hàng hóa và dịch vụ cho các ngoại giao đoàn, cho khách du lịch quốc tế…

Hoạt động xuất khẩu tại chỗ có thể đạt được hiệu quả cao do giảm bớt chi phí bao bì đóng

gói, chi phí bảo quản, chi phí vận tải, thời gian thu hồi vốn nhanh…

2. Chức năng của thương mại quốc tế

Thương mại quốc tế có hai chức năng cơ bản sau:

Một là, làm biến đổi cơ cấu giá trị sử dụng của sản phẩm xã hội và thu nhập quốc dân

được sản xuất trong nước thông qua việc xuất và nhập khẩu nhằm đạt tới cơ cấu có lợi cho

nền kinh tế trong nước. Chức năng này thể hiện việc thương mại quốc tế làm lợi cho nền kinh

tế quốc dân về mặt giá trị sử dụng.

Hai là, thương mại quốc tế góp phần nâng cao hiệu quả của nền kinh tế quốc dân,do việc

mở rộng trao đổi mà khai thác triệt để lợi thế của nền kinh tế trong nước trên cơ sở phân công

lao động quốc tế, nâng cao năng suất lao động và hạ giá thành. Các chức năng của thương mại

quốc tế có liên quan chặt chẽ với các nhân tố thúc đẩy sự hình thành và phát triển của nó. Căn

cứ vào các nhân tố này người ta phân biệt thành thương mại bù đắp và thương mại thay thế.

PTIT

Page 65: Bài giảng QUẢN TRỊ KINH DOANH QUỐC TẾ - Postdlib.ptit.edu.vn/bitstream/123456789/1423/1/BG Quan tri kinh doanh... · CÁC ĐỊNH CHẾ KINH TẾ, TÀI CHÍNH QUỐC TẾ

Chương 4 – Các lĩnh vực kinh doanh quốc tế ----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

60

thương mại bù đắp diễn ra do sự khác nhau về các điều kiện tự nhiên và do trình độ phát triển

còn thấp của lực lượng sản xuất. thương mại thay thế diễn ra trên cơ sở sự phân công lao động

quốc tế đã đạt tới trình độ phát triển cao, chuyên môn hóa vào những mặt hàng có ưu thế.

thương mại bù đắp và thương mại thay thế có liên hệ chặt chẽ với nhau, bổ sung cho nhau và

thúc đẩy lẫn nhau phát triển.

3. Đặc điểm của thương mại quốc tế

- Thương mại quốc tế những năm gần đây có xu hướng tăng nhanh, cao hơn so với tốc

độ tăng trưởng của nền sản xuất, điều đó đưa đến tỷ trọng kim ngạch ngoại thương trong tổng

sản phẩm quốc dân của mỗi quốc gia ngày càng lớn, thể hiện mức độ mở cửa gia tăng của nền

kinh tế mỗi quốc gia ra thị trường thế giới.

- Tốc độ tăng trưởng của thương mại “vô hình” nhanh hơn tốc độ tăng trưởng của

thương mại “hữu hình” thể hiện sự biến đổi sâu sắc trong cơ cấu kinh tế, cơ cấu hàng xuất –

nhập khẩu của mỗi quốc gia. Điều này đã kéo theo nhiều quốc gia đang có sự đầu tư phát triển

nhiều lĩnh vực dịch vụ.

- Cơ cấu mặt hàng trong thương mại quốc tế có những thay đổi sâu sắc với các xu hướng

chính sau:

+ Giảm đáng kể tỷ trọng của nhóm hàng lương thực, thực phẩm và đồ uống.

+ Giảm mạnh tỷ trọng của nhóm hàng nguyên vật liệu, tăng nhanh tỷ trọng của dầu mỏ

và khí đốt.

+ Giảm tỷ trọng hàng khô, tăng nhanh tỷ trọng sản phẩm công nghiệp chế tạo, nhất là

máy móc, thiết bị và những mặt hàng tinh chế.

+ Giảm tỷ trọng buôn bán những mặt hàng chứa đựng nhiều những lao động giản đơn,

tăng nhanh những mặt hàng kết tinh lao động thành thạo, lao động phức tạp.

- Tỷ trọng buôn bán những mặt hàng chứa đựng hàm lượng vốn lớn, công nghệ cao tăng

nhanh.

- Sự phát triển của nền thương mại thế giới ngày càng mở rộng phạm vi và phương thức

cạnh tranh với nhiều công cụ khác nhau, không những về mặt chất lượng, giá cả mà còn về

điều kiện giao hàng, bao bì, mẫu mã, thời hạn thanh toán, các dịch vụ sau bán hàng…và các

tiêu chuẩn khác gắn với trách nhiệm xã hội và quyền lợi người tiêu dùng.

Trình độ phát triển của các quan hệ thị trường ngày càng cao, càng mở rộng phạm vi thị

trường sang các lĩnh vực tài chính – tiền tệ và tài chính công cụ tài chính – tiền tệ này càng

đóng vai trò quan trọng trong quan hệ kinh tế quốc tế.

Đi đôi với các quan hệ mậu dịch, sự phân công lao động quốc tế, hợp tác đầu tư, hợp tác

khoa học và kỹ thuật, chuyển giao công nghệ…ngày càng đa dạng và phong phú, bổ sung cho

nhau và thúc đẩy nhau phát triển.

- Chu kỳ sống của từng loại sản phẩm ngày càng được rút ngắn, việc đổi mới thiết bị,

đổi mới công nghệ, đổi mới mẫu mã hàng hóa diễn ra liên tục, đòi hỏi phải năng động, nhạy

bén khi gia nhập thị trường thế giới. Các sản phẩm có hàm lượng khoa học và công nghệ cao

có sức cạnh tranh mạnh mẽ trong khi các sản phẩm, nguyên liệu thô ngày càng mất giá, kém

sức cạnh tranh.

- Sự phát triển của các quan hệ kinh tế quốc tế một mặt thúc đẩy tự do hóa thương mại,

song mặt khác, giữa các liên kết kinh tế quốc tế cũng hình thành các hàng rào mới, yêu cầu

bảo hộ mậu dịch ngày càng tinh vi hơn.

PTIT

Page 66: Bài giảng QUẢN TRỊ KINH DOANH QUỐC TẾ - Postdlib.ptit.edu.vn/bitstream/123456789/1423/1/BG Quan tri kinh doanh... · CÁC ĐỊNH CHẾ KINH TẾ, TÀI CHÍNH QUỐC TẾ

Chương 4 – Các lĩnh vực kinh doanh quốc tế ----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

61

- Vai trò của GATT/WTO ngày càng quan trọng trong điều chỉnh thương mại quốc tế.

Có thể coi WTO là một tổ chức quốc tế có uy lực nhất trong điều chỉnh hoạt động thương mại

quốc tế. Các thể chế điều chỉnh của GATT/WTO ngày càng có hiệu lực đối với nhiều nước,

mức độ điều chỉnh và tính chất điều chỉnh cũng ngày càng sâu sắc và hiệu quả hơn. Việc hơn

130 quốc gia thành viên sau vòng đàm phán Uruguay nhất trí thành lập WTO với những

nguyên tắc hoạt động mới hơn, thay thế GATT 1947 cũng chứng tỏ vai trò ngày càng tăng của

tổ chức này. Chính vì vậy, việc Việt Nam trở thành thành viên chính thức của WTO vào ngày

11/1/2007 vừa qua là một thành công, mở ra giai đoạn phát triển mới trong quan hệ kinh tế

quốc tế.

4.1.2. Vai trò của kinh doanh thương mại quốc tế

1. Đối với doanh nghiệp

Thương mại quốc tế là một bộ phận của nền kinh tế liên quan đến quá trình trao đổi

hàng hoá và dịch vụ với các nước khác, cho nên trước hết nó thực hiện mục tiêu lợi nhuận của

doanh nghiệp. Thông qua thương mại quốc tế, các doanh nghiệp có thể tăng hiệu quả sản

xuất, kinh doanh, mở rộng quy mô và đa dạng hoá các hoạt động kinh doanh nhằm tạo cho

doanh nghiệp đạt được sự tăng trưởng bền vững.

Kinh doanh thương mại quốc tế nâng cao vị thế của doanh nghiệp, tạo thế và lực cho

doanh nghiệp không những, ở thị trường quốc tế, mà cả thị trường trong nước thông qua việc

mua bán hàng hoá ở thị trường trong và ngoài nước, cũng như việc mở rộng các quan hệ bạn

hàng. Ngoài ra, kinh doanh thương mại quốc tế có vai trò điều tiết, hướng dẫn sản xuất kinh

doanh của doanh nghiệp.

2. Đối với nền kinh tế quốc dân

Kinh doanh thương mại quốc tế phục vụ đắc lực cho công cuộc đổi mới kinh tế thông

qua việc sử dụng tốt hơn nguồn vốn lao động và tài nguyên của đất nước, tăng giá trị ngày

công lao động, tăng thu nhập quốc dân, tăng hiệu quả sản xuất, tạo vốn và kỹ thuật bên ngoài

cho nền sản xuất trong nước kích thích sự phát triển của lực lượng sản xuất, làm nảy sinh các

nhu cầu tiềm tàng của người tiêu dùng...Kinh doanh thương mại quốc tế còn góp phần mở

rộng các quan hệ kinh tế đối ngoại, nâng cao vị thế và uy tín của Việt Nam trên trường quốc

tế.

4.1.3. Các lý thuyết về thương mại quốc tế

1. Quan điểm của phái trọng thương về thương mại thương mại

a) Đặc điểm kinh tế - xã hội, cơ sở hình thành các quan điểm của phái trọng thương

Vào đầu thế kỷ XV, khi Tây Âu vừa thoát khỏi thời kỳ Trung Cổ và phong kiến, xã hội

chủ yếu vẫn là nông nghiệp được hình thành, sản xuất tự cung tự cấp là chính, mậu dịch chưa

phát triển.

Đến cuối thế kỷ XV, đầu thế kỷ XVI mậu dịch đã bắt đầu phát triển do ba nguyên nhân

chủ yếu sau:

Con người đã sản xuất ra một số sản phẩm cao cấp như: đồng hồ, kính hiển vi, phong vũ

biểu…giúp người ta quan sát và thực nghiệm được chính xác hơn, nâng tầm hiểu biết của con

người, giúp họ nhận biết được một cách đầy đủ hơn về thế giới vật chất xung quanh.

Con người đã khám phá ra những vùng đất mới, tạo điều kiện mở rộng giao lưu giữa các

khu vực (tìm ra Tân thế giới, từ đó mở rộng giao thương với các nước phương Đông, Tây Ba

PTIT

Page 67: Bài giảng QUẢN TRỊ KINH DOANH QUỐC TẾ - Postdlib.ptit.edu.vn/bitstream/123456789/1423/1/BG Quan tri kinh doanh... · CÁC ĐỊNH CHẾ KINH TẾ, TÀI CHÍNH QUỐC TẾ

Chương 4 – Các lĩnh vực kinh doanh quốc tế ----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

62

Nha, chinh phục được Mexico, từ đó mở rộng giao thương với Mỹ; cuộc du hành của Vasco

da Gama đến Ấn Độ đã tạo cơ hội cho Bồ Đào Nha có thể giao thương với Ấn Độ và các

nước Nam Á bằng đường biển…

Sự gia tăng dân số tạo nên thị trường lao động, thị trường tiêu thụ, làm tăng doanh lợi

của các nhà sản xuất và thương gia.

Ngoài ra, phải kể đến các nguyên nhân khác như: vai trò của các thương gia được nâng

cao, sự hình thành ngày càng nhiều các quốc gia độc lập cả về chính trị, vàng bạc từ Tân thế

giới đổ về…tất cả đã làm cho mối quan hệ thương mại của các quốc gia tăng lên.

Trong bối cảnh như vậy, một nhóm người (bao gồm các thương gia, nhân viên ngân

hàng, nhân viên Chính phủ và một số nhà triết học thời đó) đã viết những bài tiểu luận và

những cuốn sách nhỏ về mậu dịch quốc tế. Những tác phẩm đó đã biện hộ cho một trường

phái kinh tế triết được gọi là chủ nghĩa trọng thương.

b) Các quan điểm của phái trọng thương

Coi trọng xuất – nhập khẩu, phái này cho rằng đó là con đường mang lại sự phồn thịnh

cho đất nước – Một quốc gia giàu có phải có nhiều tiền, muốn có nhiều tiền phải phát triển

thương nghiệp. Phát triển thương nghiệp nếu chỉ chú ý đến nội thương thì quốc gia không

mạnh. Quốc gia mạnh phải phát triển ngoại thương, nhưng trong ngoại thương đất nước luôn

luôn nhập siêu là đất nước yếu. Do vậy, muốn trở thành quốc gia mạnh thì phải thực hiện xuất

siêu: “Một quốc gia chỉ có thể thủ lợi do ngoại thương nếu xuất khẩu vượt nhập khẩu”.

Chủ trương “Một cán cân thương mại thặng dư” của phái trọng thương đã dẫn đến:

- Chỉ chú ý đến xuất khẩu, tìm mọi cách để tăng được xuất khẩu cả về số lượng và giá

trị. Còn nhập khẩu thì rất hạn chế, đặc là các sản phẩm đã hoàn chế và hàng hóa xa xỉ phẩm.

Một học giả người Áo là Von – Hornick (1638 – 1712) đã nói “Thà phải trả giá 2 mỹ kim để

mua một món hàng mà tiền đó vẫn còn trong nước còn hơn là chỉ trả có 1 mỹ kim nhưng lại

vất vào tay ngoại quốc”. Từ đó dẫn đến một phương châm hay một chính sách có thể gói gọn

trong nguyên tắc: “Để ngoại quốc trả cho mình càng nhiều càng tốt, mình trả cho ngoại quốc

càng ít càng hay”.

- Thực hiện độc quyền mậu dịch, tức là loại ngoại quốc ra khỏi một số vùng mậu dịch

nào đó. Chẳng hạn Bồ Đào Nha nắm quyền mậu dịch đối với vùng Đông Ấn; Tây Ba Nha

cũng cố gắng nắm độc quyền buôn bán đối với thuộc địa của mình… Cán cân thương mại

được cải thiện bằng cách mỗi quốc gia mua ở những nơi thuộc quyền kiểm soát của họ với giá

rẻ và bán đắt ở những nơi nào cần thiết.

- Vàng bạc (quý kim) được coi trọng quá mức. Các nhà trọng thương “ Thà quốc gia có

nhiều vàng bạc hơn là nhiều thương gia và hàng hóa” hay “chúng ta sống nhờ vàng bạc hơn là

nhờ buôn bán nguyên liệu” (hai học giả trọng thương Clement Amstrong – người Anh và

Monchreitien – người Pháp ở thế kỷ XVI và XVII đã nói như vậy). Họ cho rằng quốc gia nào

có mỏ vàng, mỏ bạc là số 1, nếu không, phải buôn bán với nước ngoài để đổi lấy quý kim.

Sở dĩ vàng bạc thời đó được quá coi trọng vì:

+ Hiểu sai về khái niệm “tài sản quốc gia”. Ngày nay, chúng ta cho rằng vàng bạc chỉ là

một phần nhỏ của tài sản trong nước. Điều quan trọng hơn là chúng ta có đủ hàng hóa để thỏa

mãn nhu cầu con người hay không và nhất là chúng ta có đủ tài nguyên sản xuất để luôn luôn

có được số hàng hóa ấy. Nhưng vào thời đó, người ta lại chỉ coi tiền là tài sản quốc gia mà

tiền ở đây chính là vàng bạc – đá quý, còn tiền giấy chưa được sử dụng nhiều.

PTIT

Page 68: Bài giảng QUẢN TRỊ KINH DOANH QUỐC TẾ - Postdlib.ptit.edu.vn/bitstream/123456789/1423/1/BG Quan tri kinh doanh... · CÁC ĐỊNH CHẾ KINH TẾ, TÀI CHÍNH QUỐC TẾ

Chương 4 – Các lĩnh vực kinh doanh quốc tế ----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

63

+ Vàng bạc là những quý kim bền nên có thể làm phương tiện tích trữ hay bảo tồn giá trị

được. Các nhà trọng thương đặc biệt đề cao kiết kiệm, coi đó như là một cách tích lũy tài sản.

Với một tư duy thương mại như vậy, các chính sách mậu dịch của phái trọng thương là: Cấm

xuất vàng thoi, bạc nén (nếu ai vi phạm sẽ bị xử tử hình), cấm người ngoại quốc mua quý

kim. Tuy nhiên, dop sức sản xuất không phát triển, hàng hóa trở nên khan hiếm, giá cả tăng

vọt mặc dù vàng bạc tràn ngập buộc Chính phủ của một số nước như Tây Ba Nha, Anh và Hà

Lan sau này đã phải cho phép xuất cảng hạn chế vàng bạc.

- Ngoài ra, quan niệm của phái trọng thương về nhân công và công xá cũng có nhiều

lệch lạc. Theo họ, muốn gia tăng xuất khẩu để có nhiều quý kim thì phải có nhiều nhân công.

“Dân số là của cải và sức mạnh quốc gia” (theo Nichobas Barbon). Do đó, Chính phủ khuyến

khích các cuộc hôn nhân, sinh đẻ để làm gia tăng dân số. “Quốc gia giàu có nhất phải chăng là

quốc gia có nhiều nhân công nhất” (Josiah Tucken). Tình hình chung ở thời kỳ này là công xá

qua rẻ mạt. Các học giả trọng thương cho rằng công xá cao làm cho con người lười biếng, chỉ

thích ăn không ngồi rồi. Quan niệm của họ về một số quốc gia giàu có chẳng phải vì dân số

sung túc, ấm no mà chỉ vì có nhiều của cải mà thôi.

Như vậy, lý thuyết trọng thương về thương mại quốc tế có thể tóm tắt trong mấy điểm

sau:

1. Đánh giá được vai trò của thương mại quốc tê, coi đó là nguồn quan trọng

mang về quý kim cho đất nước

2. Có sự can thiệp sâu của Chính phủ vào các hoạt động kinh tế, đặc biệt là trong

lĩnh vực ngoại thương: Lập ra hàng rào thuế quan, khuếch trương xuất khẩu, hạn chế nhập

khẩu và những chính sách bảo hộ sản xuất trong nước.

3. Coi việc buôn bán với nước ngoài không phải xuất phát từ lợi ích chung của cả

hai phía mà chỉ có thu vén cho lợi ích quốc gia của mình. Vì thế người ta còn gọi các học giả

ngoại thương là những nhà kinh tế dân tộc chủ nghĩa. Họ tin tưởng rằng một quốc gia chỉ có

thể có lợi nhờ mậu dịch trên sự hi sinh của một quốc gia khác (nghĩa là mậu dịch quốc tế là

một trò chơi có tổng bằng không).

Mặc dù các nhà kinh tế học của phái trọng thương còn có nhiều hạn chế về quan điểm,

tư tưởng kinh tế (trong đó có tư tưởng về tmqt), nhưng những cống hiến của họ về sự khẳng

định vai trò của tmqt, về vai trò can thiệp của Nhà nước vào kinh tế thông qua luật pháp và

chính sách kinh tế…Đây là những quan điểm, tư tưởng hợp lý vẫn có giá trị hiện nay.

Nghiên cứu lý thuyết trọng thương mới thấy được sự tiến bộ trong tư tưởng của Adam

Smith, David Ricardo và các nhà kinh tế cổ điển khác về mậu dịch quốc tế và vai trò của

Chính phủ. Ngày nay, các quốc gia hình như đang sống lại một chủ nghĩa trọng thương mới

(Neo – Mercantilism) vì các quốc gia đều lâm vào tình trạng nạn thất nghiệp gia tăng buộc họ

phải hạn chế nhập khẩu, khuyến khích sản xuất trong nước để giải quyết công an việc làm cho

dân chúng.

2. Lợi thế tuyệt đối của Adam Smith (1723 - 1790)

a) Đặc điểm tình hình

Bắt đầu từ giữa thế kỷ thứ XVIII, nền kinh tế ở các nước Tây Âu đã có những thay đổi

đáng kể:

Từ một xã hội nông nghiệp đơn giản phát triển thành một xã hội kinh tế phức tạp, bao

gồm nhiều ngành nghề khác nhau.

PTIT

Page 69: Bài giảng QUẢN TRỊ KINH DOANH QUỐC TẾ - Postdlib.ptit.edu.vn/bitstream/123456789/1423/1/BG Quan tri kinh doanh... · CÁC ĐỊNH CHẾ KINH TẾ, TÀI CHÍNH QUỐC TẾ

Chương 4 – Các lĩnh vực kinh doanh quốc tế ----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

64

Công nghiệp phát triển, đặc biệt là ở Anh. Cuộc cách mạng kỹ nghệ đã biến nước này từ

một nền kinh tế kỹ nghệ tại gia sang một nền kinh tế mới với những cơ xưởng dựa vào sức

máy và hơi nước. Vị trí của tư sản nông nghiệp trở nên rất quan trọng, thay thế cho vị trí của

thương nhân trước đây.

Mậu dịch từ nội bộ địa phương đã mở rộng ra toàn quốc và toàn cầu, các mặt hàng xuất

khẩu đa dạng hơn, (thay do len và lúa mì là những sản phẩm mới như dệt vải , vật dụng bằng

sắt, sản phẩm da luộc, than…)

Hệ thống ngân hàng phát triển, hệ thống thương phiếu ra đời và bắt đầu phát hành tiền tệ

Quốc gia đã mạnh, không cần dùng các biện pháp tăng cường quyền lực nhưu giai đoạn

trước mà chuyển vai trò đó vào tay cá nhân. Vai trò của các doanh nghiệp được đề cao, họ có

quyền tự quyết các vấn đề như: sản xuất cái gì, bằng phương pháp nào, định giá ra sao, không

còn phải chịu sự kiểm soát của các chính quyền địa phương, giáo hội hay quân đội như trước

đây.

Trong bối cảnh như thế xuất hiện một quan điểm mới về thương mại quốc tế của Adam

Smith, nhà kinh tế học nổi tiếng của Anh lúc bấy giờ.

b) Quan điểm kinh tế cơ bản của Adam Smith về lợi thế tuyệt đối

Khẳng định vai trò của cá nhân và hệ thống kinh tế tư nhân, ông viết “chỉ có cá nhân

mới thẩm định những hành vi của mình và tư lợi không thương tranh nhau mà hòa nhập vào

nhau theo một trật tự thiên nhiên”. Theo ông, mỗi một người khi làm công việc gì thì chỉ nghĩ

đến lợi ích cá nhân nhưng nếu anh ta làm tốt thì điều đó có lợi ích cho cả tập thể, một xã hội,

một quốc gia. Như vậy, sẽ có một bàn tay vô hình dẫn dắt mỗi cá nhân hướng đến lợi ích

chung ngoài ý mong đợi của anh ta.

Hệ quả của tư tưởng này là chính quyền mỗi quốc gia không cần can thiệp vào cá nhân

và các doanh nghiệp, cứ để họ tự do hoạt động. Trong tác phẩm nổi tiếng của mình “Nghiên

cứu về bản chất và nguyên nhân giàu có của một quốc gia”, ông đã khẳng định “sự giàu có

của một quốc gia đạt được không phải do những quy định chặt chẽ mà bởi tự do kinh doanh”.

Triết lý này của Adam Smith được mọi giới chấp nhận và trở thành học thuyết ngự trị suốt thế

kỷ XIX.

Điều gì đã có ảnh hưởng đến mậu dịch quốc tế xuất phát từ quan niệm “Bàn tay vô

hình” của Adam Smith. Theo ông, Chính phủ cũng không cần can thiệp vào các hoạt động

mậu dịch quốc tế. Hãy để cho nó được tự do! Nếu xem xét ở góc độ lợi ích kinh tế và tương

lai lâu dài thì đây là một quan điểm hết sức tích cực, ngược lại với quan điểm của phái trọng

thương cho rằng Chính phủ cần phải can thiệp vào các hoạt động mậu dịch quốc tế.

Khẳng định nguyên tắc phân công lao động để tạo ra nhiều lợi nhuận là cơ sở cho sự ra

đời của lý thuyết lợi thế tuyệt đối. Theo Adam Smith, hai quốc gia tham gia mậu dịch với

nhau là tự nguyện và cả hai đều cùng phải có lợi. (Quan điểm này khác hẳn trường phái trọng

thương khi cho rằng trong mậu dịch quốc tế, một quốc gia chỉ có thể có lợi trên sự hi sinh của

một quốc gia khác).

Những lợi ích mậu dịch đó do đâu mà có?

Theo ông, cơ sở mậu dịch giữa hai quốc gia chính là lợi thế tuyệt đối. Lợi thế tuyệt đối ở

đây là chi phí sản xuất thấp hơn (nhưng chỉ có chi phí lao động mà thôi). Theo Smith, chẳng

hạn, quốc gia I có lợi thế tuyệt đối về một sản phẩm A nào đó và không có lợi thế tuyệt đối về

sản phẩm B. Trong khi đó quốc gia II có lợi thế tuyệt đối về sản phẩm B và không có lợi thế

PTIT

Page 70: Bài giảng QUẢN TRỊ KINH DOANH QUỐC TẾ - Postdlib.ptit.edu.vn/bitstream/123456789/1423/1/BG Quan tri kinh doanh... · CÁC ĐỊNH CHẾ KINH TẾ, TÀI CHÍNH QUỐC TẾ

Chương 4 – Các lĩnh vực kinh doanh quốc tế ----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

65

tuyệt đối về sản phẩm A. Khi đó, cả hai quốc gia đều có thể có lợi nếu quốc gia I chuyên môn

hóa sản xuất sản phẩm A, quốc gia II chuyên môn hóa sản xuất sản phẩm B và tự nguyện trao

đổi cùng nhau. Bằng cách đó, tài nguyên của mỗi nước sẽ được sử dụng có hiệu quả hơn và

sản phẩm sản xuất của hai nước sẽ tăng lên. Phần tăng lên này chính là lợi ích thu được từ

chuyên môn hóa.

Chúng ta hãy xem xét mô hình thương mại dựa trên lý thuyết lợi thế tuyệt đối sau:

Giả sử 1 giờ lao động ở Mỹ sản xuất được 6 mét vải, 1 giờ lao động ở Việt Nam chỉ sản

xuất được 1 mét vải. Trong khi đó 1 giờ lao động ở Mỹ thì chỉ sản xuất được 4 kg lương thực,

còn ở Việt Nam thì sản xuất được 5kg lương thực. Các số liệu được biểu thị như sau:

Sản phẩm Mỹ Việt Nam

Vải (mét/giờ) 6 1

Lương thực (kg/giờ) 4 5

Nếu theo quy luật lợi thế tuyệt đối (so sánh cùng 1 sản phẩm về năng suất lao động ở

2 quốc gia Mỹ và VN) thì Mỹ có năng suất lao động cao hơn về sản xuất vải so với Việt Nam

và ngược lại Việt Nam có năng suất lao động cao hơn về sản xuất lương thực so với Mỹ. Do

đó, Mỹ sẽ tập trung sản xuất vải để đem trao đổi lấy lương thực của Việt Nam (xuất khẩu vải

và nhập khẩu lương thực). Còn Việt Nam sẽ tập trung sản xuất lương thực và xuất khẩu để

nhập khẩu vải.

Nếu Mỹ đổi 6 mét vải lấy 6kg lương thực của Việt Nam thì Mỹ được lợi 2kg lương

thực vì nếu 1 giờ sản xuất trong nước thì Mỹ chỉ sản xuất được 4kg lương thực mà thôi. Như

vậy, Mỹ sẽ có lợi 2:4=1/2 giờ lao động

Việt nam sản xuất 1 giờ chỉ được 1mét vải, với 6m vải trao đổi được Việt Nam phải

mất 6 giờ đồng hồ. Giả sử Việt Nam tập trung 6 giờ đó vào sản xuất lương thực sẽ được 6 giờ

x 5kg/giờ = 30 kg lương thực. Mang 6kg đem trao đổi lấy 6 mét vải, còn lại 24kg. Như vậy,

Việt Nam sẽ tiết kiệm được 24:5kg/h ~ 5 giờ lao động.Qua ví dụ trên ta thấy thực tế là Việt

Nam có lợi nhiều hơn so với Mỹ. Tuy nhiên điều này không quan trọng, mà quan trọng hơn là

cả hai bên đều có lợi khi chuyên môn hoá sản xuất những sản phẩm mà họ có thế so sánh và

mang đi trao đổi.

Như vậy, lý thuyết lợi thế tuyệt đối của Adam Smith có thể tóm tắt trong mấy điểm như

sau:

1. Đề cao vai trò của cá nhân và các doanh nghiệp, ủng hộ một nền thương mại tự do,

không có sự can thiệp của Chính phủ.

Mậu dịch tự do sẽ làm cho thế giới sử dụng tài nguyên có hiệu quả hơn, mang lại lợi ích

nhiều hơn.

2. Thấy được tính ưu việt của chuyên môn hóa. Tuy nhiên, lý thuyết này lại đồng nhất

hóa sự phân công lao động quốc tế với sự phân công lao động trong nước mà không tính đến

sự khác biệt giữa các quốc gia là rất lớn về thể chế chính trị, về phong tục, tập quán…

PTIT

Page 71: Bài giảng QUẢN TRỊ KINH DOANH QUỐC TẾ - Postdlib.ptit.edu.vn/bitstream/123456789/1423/1/BG Quan tri kinh doanh... · CÁC ĐỊNH CHẾ KINH TẾ, TÀI CHÍNH QUỐC TẾ

Chương 4 – Các lĩnh vực kinh doanh quốc tế ----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

66

3. Dùng lợi thế tuyệt đối chỉ có thể giải thích được một phần rất nhỏ trong mậu dịch thế

giới ngày nay, ví dụ như giữa các nước phát triển với các nước đang phát triển. Lý thuyết này

không thể giải thích được trong trường hợp một nước được coi là “tốt nhất”, tức là quốc gia

đó có lợi thế tuyệt đối để sản xuất tất cả các sản phẩm hoặc một nước được coi là “kém nhất”,

tức là quốc gia đó không có một sản phẩm nào có lợi thế tuyệt đối để sản xuất trong nước.

Liệu trong những trường hợp đó, các quốc gia có còn giao thương với nhau nữa không và lợi

ích mậu dịch sẽ nằm ở chỗ nào? Hay lại áp dụng chính sách “bế quan tỏa cảng”? Ngày nay,

đặc biệt mậu dịch giữa các nước phát triển mạnh và trong từng thời điểm cụ thể một quốc gia

nào đó có thể bất lợi so với quốc gia khác trong mọi mặt hàng. Trong trường hợp này, nếu

dùng lý thuyết lợi thế tuyệt đối của Adam Smith thì không thể giải thích nổi. Để làm được

điều này phải nhờ đến quy luật lợi thế so sánh của Ricardo.

3. Lợi thế so sánh của David Ricardo (1772 - 1823)

Năm 1817, Ricardo xuất bản cuốn sách “Những nguyên tắc kinh tế chính trị và thuế”,

trong đó ông có nói về lợi thế so sánh, coi đó là cơ sở để các quốc gia giao thương với nhau.

Quy luật lợi thế so sánh là một trong những quy luật quan trọng của kinh tế học nói chung và

kinh tế quốc tế nói riêng. Quy luật này được áp dụng rất nhiều trong thực tế và cho đến nay

vẫn còn được giữ nguyên giá trị.

Bản chất của quy luật lợi thế so sánh

Để xây dựng quy luật lợi thế so sánh, Ricardo đã đưa ra một số giả thiết làm đơn giản

hóa mô hình trao đổi mậu dịch, các giả định đó là:

1. Thế giới chỉ có 2 quốc gia và chỉ sản xuất 2 mặt hàng

2. Mậu dịch tự do giữa 2 quốc gia

3. Lao động là tất yếu sản xuất duy nhất và được di chuyển tự do giữa các ngành sản

xuất trong 1 quốc gia nhưng không di chuyển được giữa các quốc gia.

4. Công nghệ là cố định cả 2 quốc gia.

5. Không có chi phí vận chuyển

6. Cạnh tranh hoàn hảo tồn tại trên tất cả các thị trường.

7. Thương mại là cân bằng

Theo quy luật này, ngay cả 1 quốc gia không có lợi thế tuyệt đối để sản xuất cả 2 sản

phẩm vẫn có lợi khi giao thương với 1 quốc gia khác được coi là có lợi thế tuyệt đối để sản

xuất cả 2 sản phẩm. Trong điều kiện đó, quốc gia thứ 2 lại càng có lợi hơn so với khi họ giao

thương. Trong trường hợp này, nếu một quốc gia bất lợi hoàn toàn trong việc sản xuất tất cả

các sản phẩm thì họ vẫn có thể chuyên môn hóa sản xuất và xuất khẩu sản phẩm có bất lợi là

nhỏ nhất thì họ vẫn có lợi. Còn quốc gia có lợi hoàn toàn trong việc sản xuất tất cả các sản

phẩm sẽ tập trung chuyên môn hóa trong việc sản xuất và xuất khẩu sản phẩm có lợi là lớn

nhất thì họ vẫn luôn có lợi.

Một cách tổng quát, ta có công thức tính lợi thế so sánh như sau:

Chi phí sản xuất 1 đơn vị X ở quốc gia I =

Chi phí sản xuất 1 đơn vị Y ở quốc gia I

Chi phí sản xuất 1 đơn vị X ở quốc gia II Chi phí sản xuất 1 đơn vị Y ở quốc gia II

Như vậy: Quốc gia I sẽ có lợi thế so sánh về mặt hàng X.

Quốc gia II sẽ có lợi thế so sánh về mặt hàng Y.

Hay:

PTIT

Page 72: Bài giảng QUẢN TRỊ KINH DOANH QUỐC TẾ - Postdlib.ptit.edu.vn/bitstream/123456789/1423/1/BG Quan tri kinh doanh... · CÁC ĐỊNH CHẾ KINH TẾ, TÀI CHÍNH QUỐC TẾ

Chương 4 – Các lĩnh vực kinh doanh quốc tế ----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

67

Chi phí sản xuất 1 đơn vị X ở quốc gia I >

Chi phí sản xuất 1 đơn vị Y ở quốc gia I

Chi phí sản xuất 1 đơn vị X ở quốc gia II Chi phí sản xuất 1 đơn vị Y ở quốc gia II

Như vậy: Quốc gia I sẽ có lợi thế so sánh về mặt hàng Y.

Quốc gia II sẽ có lợi thế so sánh về mặt hàng X.

4. Lý thuyết của Haberler về lợi thế tương đối

a) Lợi thế tương đối xem xét từ góc độ chi phí cơ hội

Theo quan điểm của một số nhà kinh tế học thì quy luật về lợi thế tương đối được giải

thích theo lý thuyết chi phí cơ hội đúng hơn nhiều so với cách lý giải của D.Ricardo dựa trên

lý thuyết về giá trị - lao động.

Theo Haberler, chi phí cơ hội của một hàng hóa là số lượng các hàng hóa khác phải cắt

giảm để có được thêm các nguồn tài nguyên để sản xuất thêm một đơn vị hàng hóa thứ nhất.

Như vậy, quốc gia nào có chi phí cơ hội thấp trong việc sản xuất một loại hàng hóa nào đó thì

họ có lợi thế tương đối (lợi thế so sánh) trong việc sản xuất hàng hóa đó và không có lợi thế

tuyệt đối trong việc sản xuất hàng hóa thứ hai.

b) Lợi ích thu được qua thương mại trong điều kiện chi phí cơ hội không đổi

- Trong trường hợp không có trao đổi quốc tế thì đường tiêu dùng trùng với đường giới

hạn khả năng sản xuất của quốc gia đó. Khi đó, các quốc gia phải tự tính toán, cân nhắc để lựa

chọn phương án tối ưu.

- Trường hợp có trao đổi quốc tế, so với trường hợp không có quan hệ buôn bán với nhau,

thì trao đổi thương mại đã đưa lại lợi ích cho cả hai quốc gia và cả thế giới.

5. Lý thuyết của Heckscher – Ohlin về lợi thế tương đối

a) Các giả thiết của Heckscher – Ohlin

- Thế giới chỉ có 2 quốc gia chỉ có 2 loại hàng hóa (X và Y) và chỉ có 2 loại yếu tố lao

động và vốn.

- Hai quốc gia sử dụng công nghệ sản xuất hàng hóa giống nhau và thị hiếu của các dân

tộc như nhau.

- Hàng hóa X chứa đựng nhiều lao động, còn hàng hóa Y chứa đựng nhiều vốn.

- Tỷ lệ giữa đầu tư và sản lượng của 2 hàng hóa trong 2 quốc gia là một hằng số. Cả 2

quốc gia đều chuyên môn hóa sản xuất ở mức không hoàn toàn.

- Cạnh tranh hoàn hảo trong thị trường hàng hóa và thị trường các yếu tố đầu vào ở cả 2

quốc gia.

- Các yếu tố đầu vào tự do di chuyển trong từng quốc gia nhưng bị cản trở trong phạm vi

quốc tế.

- Không có chi phí vận tải, không có hàng rào thuế quan và các trở ngại khác trong

thương mại giữa 2 nước.

b) Hàm lượng các yếu tố sản xuất trong các hàng hóa

Chúng ta nói rằng hàng hóa Y là hàng hóa chứa đựng nhiều vốn nếu tỷ số vốn/lao

động (K/L) được sử dụng để sản xuất hàng hóa Y lớn hơn hàng hóa X trong cả 2 quốc gia.

Chúng ta cũng nói rằng quốc gia thứ II là quốc gia dồi dào về vốn so với quốc gia thứ

I nếu tỷ số giữa lãi suất trên tiền lương (r/w) ở quốc gia này thấp hơn so với quốc gia thứ nhất.

c) Mức độ dồi dào của các yếu tố sản xuất

PTIT

Page 73: Bài giảng QUẢN TRỊ KINH DOANH QUỐC TẾ - Postdlib.ptit.edu.vn/bitstream/123456789/1423/1/BG Quan tri kinh doanh... · CÁC ĐỊNH CHẾ KINH TẾ, TÀI CHÍNH QUỐC TẾ

Chương 4 – Các lĩnh vực kinh doanh quốc tế ----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

68

Một quốc gia được gọi là tương đối dồi dào về lao động (hay về vốn) nếu như tỷ lệ

giữa lực lượng lao động (hay lượng vốn) và các yếu tố sản xuất khác của quốc gia đó lớn hơn

tỷ lệ tương ứng của quốc gia kia.

d) Định lý Heckscher – Ohlin

Xuất phát từ các giả thiết và các khái niệm cơ bản trên nội dung của định lý Heckscher

– Ohlin có thể được trình bày ngắn gọn như sau:

Một quốc gia sẽ xuất khẩu những mặt hàng mà việc sản xuất đòi hỏi sử dụng nhiều

một cách tương đối yếu tố sản xuất dồi dào và rẻ của quốc gia đó và nhập khẩu những mặt

hàng mà việc sản xuất đòi hỏi sử dụng nhiều một cách tương đối yếu tố khan hiếm và đắt ở

quốc gia đó. Tóm lại, quốc gia dồi dào về lao động nên xuất khẩu những mặt hàng sử dụng

nhiều lao động một cách tương đối và nhập khẩu những mặt hàng sử dụng nhiều vốn một

cách tương đối.

6. Một số lý thuyết hiện đại

a) Lý thuyết về đầu tư

Có nhiều ý kiến cho rằng, các nhà đầu tư quốc tế đầu tư ở nước ngoài nhằm khai thác

lợi thế về tính không hoàn hảo trên các thị trường, và chỉ thâm nhập vào các môi trường sản

xuất ở nước ngoài khi các lợi thế cạnh tranh của chúng đạt được cao hơn các khoản chi phí.

Điều đó có thể đạt được về lợi thế và sản xuất, uy tín của nhãn hiệu sản phẩm, lợi thế nhờ quy

mô hoặc việc tiếp cận thuận lợi đến các thị trường tư bản. Một số người lại quan niệm các

công ty thâm nhập vào thị trường nước ngoài chủ yếu là do sự phản ứng có tính chất cạnh

tranh với các hoạt động chi phối ngành công nghiệp, cũng như để bình quân hóa các lợi thế

tương đối. Độc quyền đa phương là tình trạng chính của các thị trường này. Trong đó một số

người bán một sản phẩm thường được tiêu thụ hàng loạt, chẳng hạn đối với ngành công

nghiệp ô tô và ngành công nghiệp thép. Nói chung, động lực để một công ty bước ra nước

ngoài có thể xuất phát từ mong muốn mở rộng sản xuất và những lý do bên trong, khai thác

các lợi thế cạnh tranh hiện có trong các hoạt động tăng thêm, lợi dụng ưu thế về công nghệ

hoặc nguồn nguyên liệu sẵn có ở các cơ sở sản xuất khác. Đồng thời, động cơ này có thể xuất

phát từ các nhân tố bên ngoài như các hoạt động cạnh tranh yêu cầu của khách hàng hoặc các

chính sách khuyến khích của Chính phủ.

b) Lý thuyết về chu kỳ sống quốc tế của sản phẩm

Lý thuyết này đưa ra cách giải thích khác về động cơ buôn bán giữa các nước. Lý

thuyết chu kỳ sống quốc tế của sản phẩm xem xét khả năng xuất khẩu tiềm tàng của sản phẩm

gắn liền 4 pha trong chu kỳ sống của nó: giai đoạn đổi mới sản phẩm, giai đoạn tăng trưởng

sản phẩm, giai đoạn chín muồi bão hòa và giai đoạn suy giảm – triệt tiêu.

Nhận xét: Các lý thuyết thương mại quốc tế ra đời trong những điều kiện thương mại

quốc tế khác nhau, nhằm thực hiện các mục đích nhất định và do đó chúng chỉ đúng trong

những điều kiện lịch sử nhất định. Cho đến nay vẫn chưa có lý thuyết nào giải thích một cách

đầy đủ về bản chất của thương mại quốc tế. Vì vậy các lý thuyết này còn tiếp tục được bổ

sung, hoàn chỉnh và kiểm nghiệm trong thực tiễn hoạt động thương mại.

4.1.4 . Chính sách thương mại quốc tế

1. Khái niệm chính sách thương mại quốc tế

Chính sách thương mại quốc tế là một hệ thống những quan điểm, mục tiêu, nguyên

tắc, công cụ và biện pháp thích hợp mà Nhà nước sử dụng để điều chỉnh các hoạt động

PTIT

Page 74: Bài giảng QUẢN TRỊ KINH DOANH QUỐC TẾ - Postdlib.ptit.edu.vn/bitstream/123456789/1423/1/BG Quan tri kinh doanh... · CÁC ĐỊNH CHẾ KINH TẾ, TÀI CHÍNH QUỐC TẾ

Chương 4 – Các lĩnh vực kinh doanh quốc tế ----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

69

thương mại quốc tế của mỗi quốc gia trong một thời kỳ nhất định, nhằm đạt được các mục

tiêu trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia đó.

2. Vai trò của chính sách thương mại quốc tế

Môi trường kinh tế thế giới còn chịu sự chi phối và tác động của nhiều mối quan hệ

chính trị và các mục tiêu phi kinh tế khác cho nên chính sách thương mại quốc tế của mỗi

quốc gia cũng phải đáp ứng nhiều mục tiêu khác nhau. Nhiệm vụ của chính sách thương mại

quốc tế của mỗi quốc gia có thể thay đổi qua mỗi thời kỳ nhưng đều có mục tiêu chung là

điều chỉnh các hoạt động thương mại quốc tế theo chiều hướng có lợi cho sự phát triển kinh tế

- xã hội của đất nước. Nhiệm vụ này thể hiện trên hai mặt sau đây:

Một là, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp trong nước xâm nhập và mở rộng

thị trường ra nước ngoài, tham gia mạnh mẽ vào phân công lao động quốc tế và mậu dịch

quốc tế, khai thác triệt để lợi thế so sánh của nền kinh tế trong nước.

Hai là, bảo vệ thị trường nội địa, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp trong nước đứng

vững và vươn lên trong hoạt động kinh doanh quốc tế, đáp ứng yêu cầu tăng cường lợi ích

quốc gia.

Để thực hiện nhiệm vụ trên, chính sách thương mại quốc tế bao gồm nhiều bộ phận

khác nhau và có liên quan hữu cơ với nhau: chính sách mặt hàng, chính sách thị trường và

chính sách hỗ trợ.

Các chính sách này có thể gây ra tác động thúc đẩy hay điều chỉnh sự phát triển của

hoạt động thương mại quốc tế.

Chính sách thương mại quốc tế là một bộ phận trong chính sách kinh tế đối ngoại của

một quốc gia. Chính sách kinh tế đối ngoại bao gồm chính sách thương mại quốc tế (chính

sách ngoại thương); chính sách đầu tư nước ngoài; chính sách cán cân thanh toán quốc tế;…

Chính sách kinh tế đối ngoại cùng với chính sách ngoại giao tạo thành chính sách đối ngoại

của một quốc gia. Chúng lại là bộ phận cấu thành của chính sách phát triển kinh tế - xã hội

cho đất nước. Vai trò của chính sách thương mại quốc tế thể hiện:

Chính sách thương mại quốc tế phục vụ cho sự phát triển kinh tế của đất nước, hỗ trợ

mạnh mẽ cho quá trình tái sản xuất, chuyển dịch cơ cấu kinh tế của đất nước, hình thành quy

mô và phương thức tham gia của nền kinh tế mỗi nước vào phân công lao động quốc tế.

Ngoài ra, nó có vai trò to lớn trong việc khai thác triệt để lợi thế so sánh của nền kinh tế, phát

triển các ngành sản xuất và dịch vụ đến quy mô tối ưu, đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế

và nâng cao hiệu quả của các hoạt động kinh tế.

4.1.5. Các công cụ chủ yếu của chính sách thương mại quốc tế

1. Thuế quan (Tariff)

Thuế quan là những khoản tiền tệ mà người chủ hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu hoặc

quá cảnh phải nộp cho hải quan là cơ quan đại diện cho nước sở tại.

Như vậy, thuế quan có thể phân thành ba loại: thuế quan xuất khẩu, thuế quan nhập

khẩu và thuế quan quá cảnh. Hiện nay, ở các quốc gia thuế quan xuất khẩu rất ít được sử dụng

vì nó làm hạn chế quy mô xuất khẩu của hàng hóa. Thuế quan quá cảnh được áp dụng đối với

các quốc gia có điều kiện, vị trí đặc biệt thực hiện các nghiệp vụ trung chuyển hàng hóa (tái

xuất khẩu và chuyển khẩu). Thuế quan nhập khẩu được áp dụng khá phổ biến và rộng rãi ở tất

cả các quốc gia trên thế giới.

PTIT

Page 75: Bài giảng QUẢN TRỊ KINH DOANH QUỐC TẾ - Postdlib.ptit.edu.vn/bitstream/123456789/1423/1/BG Quan tri kinh doanh... · CÁC ĐỊNH CHẾ KINH TẾ, TÀI CHÍNH QUỐC TẾ

Chương 4 – Các lĩnh vực kinh doanh quốc tế ----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

70

Thuế quan nhập khẩu là một loại thuế đánh vào mỗi đơn vị hàng nhập khẩu, theo đó

người mua trong nước phải trả cho những hàng hóa nhập khẩu một khoản lớn hơn mức mà

người xuất khẩu ngoại quốc nhận được. Chính nội dung kinh tế thực tế này sẽ gây nên tác

động của thuế nhập khẩu đối với hoạt động trao đổi thương mại quốc tế. Bên cạnh thuế nhập

khẩu còn có thuế xuất khẩu. Thuế xuất khẩu là một loại thuế đánh vào mỗi đơn vị hàng hóa

xuất khẩu.

Thuế quan có tác động trực tiếp tới giá cả của hàng hóa ngoại thương, mà giá cả hàng

hóa ngoại thương sẽ có tác động tới cầu của hàng hóa ngoại thương trên thị trường nội địa,

đồng thời cầu hàng hóa ngoại thương sẽ có tác động trực tiếp tới cung hàng hóa ngoại thương

trên thị trường nội địa.

Thuế quan tăng giá cả hàng hóa ngoại thương tăng lên cầu hàng hóa ngoại

thương giảm xuống (cầu hàng hóa nội địa tăng lên) cung hàng hóa ngoại thương cũng

giảm xuống (cung hàng hóa nội địa sẽ tăng lên). Và ngược lại, Thuế quan giảm xuống giá

cả hàng hóa ngoại thương giảm đi cầu hàng hóa ngoại thương tăng lên (cầu hàng hóa nội

địa giảm xuống) cung hàng hóa ngoại thương cũng tăng lên (cung hàng hóa nội địa sẽ

giảm xuống).

Như vậy, việc tăng giảm thuế quan sẽ có tác động điều chỉnh quan hệ cung cầu hàng

hóa ngoại thương và đồng thời cả quan hệ cung cầu hàng hóa nội địa trong nước.

Thuế quan tăng sẽ làm cho giá cả quốc tế của hàng hóa bị đánh thuế vượt quá giá cả

trong nước (chứ không phải ngược lại), hay nói cách khác, nó làm hạ thấp tương đối mức giá

cả trong nước của hàng hóa có thể xuất khẩu xuống so với mức giá cả quốc tế (điều này phù

hợp với thực tiễn thương mại của các nước nhỏ). Ở nhiều nước phát triển, người ta không sử

dụng thuế xuất khẩu cho nên khi nói tới thuế quan tức là đã đồng nhất với thuế nhập khẩu.

Tuy nhiên, ở các nước đang phát triển vẫn sử dụng khá phổ biến thuế xuất khẩu, đặc biệt là để

đánh vào các sản phẩm truyền thống nhằm tăng thêm lợi ích cho quốc gia. Ví dụ, Zambia đã

đánh thuế đồng xuất khẩu của mình theo nhiều mức thuế khác nhau, hoặc Brazil đánh thuế

xuất khẩu mặt hàng café. Các nước thuộc tổ chức OPEC tăng mạnh giá dầu mỏ xuất khẩu vào

những năm 1974 và 1979 thực chất là đánh thuế xuất khẩu dầu mỏ (mặc dù nó không được

gọi như vậy) và đây chính là công cụ chủ yếu trong chính sách thương mại của OPEC. Nhìn

chung, nhiều nước kém phát triển đánh thuế các mặt hàng khoáng sản và nông sản, các mặt

hàng truyền thống của họ đưa vào xuất khẩu.

Thuế quan có thể được tính với nhiều hình thức khác nhau. Chẳng hạn, với thuế quan

nhập khẩu có thể tính như sau:

Thuế quan tính theo một đơn vị vật chất của hàng hóa nhập khẩu. Đây là hình thức thuế đơn

giản nhất, dễ tính toán vì nó không phụ thuộc vào giá cả của hàng hóa thường có biến động:

P1 = P0 + T1

Trong đó: P0 là giá cả hàng hóa trước khi nhập khẩu

T1 là thuế quan tính theo đơn vị hàng hóa

P1 là giá cả hàng hóa sau thuế nhập khẩu.

Thuế quan tính theo giá trị hàng hóa là mức thuế tính theo tỷ lệ phần trăm (%) của mức giá

hàng hóa trả cho nhà xuất khẩu ngoại quốc:

P1 = P0 (1+t)

Trong đó: P0 là thuế nhập khẩu

PTIT

Page 76: Bài giảng QUẢN TRỊ KINH DOANH QUỐC TẾ - Postdlib.ptit.edu.vn/bitstream/123456789/1423/1/BG Quan tri kinh doanh... · CÁC ĐỊNH CHẾ KINH TẾ, TÀI CHÍNH QUỐC TẾ

Chương 4 – Các lĩnh vực kinh doanh quốc tế ----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

71

P1 là giá cả hàng hóa sau thuế nhập khẩu

t là tỷ lệ % thuế đánh vào giá hàng

Thuế quan hỗn hợp là thuế quan vừa tính theo một tỷ lệ phẩn trăm so với giá trị hàng

hóa vừa cộng với mức thuế tính theo một đơn vị vật chất của hàng hóa. Có trường hợp thuế

quan tính theo một tỷ lệ phần trăm của mức giá hàng hóa được bán ở thị trường trong nước P1

chứ không tính theo P0. Có thể dùng phép tính số học để chuyển hóa giữa hai hình thức thuế

quan nói trên.

Thuế quan là một công cụ lâu đời nhất của chính sách thương mại quốc tế và là một

phương tiện truyền thống để làm tăng nguồn thu cho ngân sách Nhà nước. Không những thế,

thuế quan còn có vai trò quan trọng trong việc bảo hộ các ngành công nghiệp non trẻ mới

được hình thành, chưa có khả năng cạnh tranh trên thị trường thế giới. Vào cuối thế kỷ XIX

cả Mỹ và Đức đều dùng thuế nhập khẩu đánh vào các hàng hóa công nghiệp nước ngoài để

bảo hộ các ngành công nghiệp mới của họ. Rất nhiều các quốc gia như Nhật Bản và Tây Âu

cũng dùng thuế nhập khẩu để bảo hộ ngành công nghiệp chịu nhiều ảnh hưởng của điều kiện

tự nhiên, trong khi cần giữ vững sự an toàn cho thị trường lương thực và thực phẩm nội địa.

Như vậy, thuế quan nhập khẩu tạo điều kiện cho các nhà sản xuất trong nước mở rộng

sản xuất, tạo thêm công ăn việc làm, tăng thêm nguồn thu cho ngân sách, tăng cường khả

năng cạnh tranh của các doanh nghiệp trong nước. Chính vì thế, thuế quan nhập khẩu được áp

dụng phổ biến ở mọi nước tuy rằng mức thuế là khác nhau. Tuy nhiên, kết quả kinh tế của

thuế nhập khẩu là làm cho giá trị hàng hóa trong nước cao vượt hơn mức giá nhập khẩu vả

chính người tiêu dùng trong nước phải trang trải gánh nặng cho thuế quan này. Điều đó đưa

đến tình trạng giảm mức cầu của người tiêu dùng đối với hàng hóa nhập khẩu và làm hạn chế

mức nhập khẩu. Đây chính là một khía cạnh trong mục tiêu của chính sách thương mại nhưng

đôi khi việc thực hiện mục tiêu này lại đi quá mức cần thiết, đưa đến những hạn chế cho quá

trình trao đổi thương mại quốc tế. Bởi vậy, việc quy định tỷ lệ thuế nhập khẩu luôn luôn là

một đề tài được quan tâm từ nhiều phương diện.

Thuế quan xuất khẩu cũng làm tăng nguồn thu cho ngân sách, nhưng nó lại làm cho

giá cả quốc tế của hàng hóa bị đánh thuế cao hơn mức giá cả trong nước. Tuy nhiên, tác động

của thuế quan xuất khẩu nhiều khi lại trực tiếp đưa đến bất lợi cho khả năng xuất khẩu. Do

quy mô xuất khẩu của một nước thường là nhỏ so với dung lượng của thị trường thế giới cho

nên thuế xuất khẩu sẽ làm hạ thấp tương đối mức giá cả trong nước của hàng hóa có thể xuất

khẩu xuống so với mức giá cả quốc tế. Điều đó sẽ làm cho sản lượng trong nước của mặt hàng

có thể xuất khẩu sẽ giảm đi và sản xuất trong nước sẽ thay đổi bất lợi cho những mặt hàng

này. Trong một số trường hợp, việc đánh thuế xuất khẩu không làm cho khối lượng xuất khẩu

giảm đi nhiều và vẫn có lợi nhiều cho nước xuất khẩu, nếu như họ có thể tác động đáng kể

đến mức giá quốc tế. Ví dụ: sự độc quyền xuất khẩu sâm của Triều Tiên. Một mức thuế xuất

khẩu cao và duy trì quá lâu có thể làm lợi cho các địch thủ cạnh tranh (trường hợp xuất khẩu

cacao của Ghana). Chính vì vậy mà các nước công nghiệp phát triển hiện nay hầu như không

áp dụng thuế xuất khẩu.

Như vậy, thuế xuất khẩu và thuế nhập khẩu đều sẽ làm giảm “lượng cầu quá mức” đối

với hàng có thể nhập khẩu và giảm “lượng cung quá mức” trong nước đối với hàng có thể

xuất khẩu, đồng thời chúng sẽ tác động đến các điều kiện thương mại khác cũng như phân

phối các loại lợi ích. Điều này đòi hỏi phải phân tích kỹ hơn qua các mô hình.

PTIT

Page 77: Bài giảng QUẢN TRỊ KINH DOANH QUỐC TẾ - Postdlib.ptit.edu.vn/bitstream/123456789/1423/1/BG Quan tri kinh doanh... · CÁC ĐỊNH CHẾ KINH TẾ, TÀI CHÍNH QUỐC TẾ

Chương 4 – Các lĩnh vực kinh doanh quốc tế ----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

72

Từ sau chiến tranh thế giới thứ hai, vai trò của thuế quan đã bị suy giảm, đặc biệt là ở

các nước công nghiệp phát triển. Mức thuế quan bình quân ngày càng thấp, tuy rằng mức thuế

hàng nông sản ở một số nước vẫn còn cao. Xu hướng hiện nay là các quốc gia chuyển dần từ

hình thức thuế quan sang hình thức phi thuế quan mang tính mềm dẻo và tế nhị hơn để bảo hộ

sản xuất trong nước.

2. Hạn ngạch (Quota)

Hạn ngạch hay hạn chế số lượng đã ngày càng trở nên quan trọng trong những năm

gần đây, đó là một công cụ phổ biến trong hàng rào phi thuế quan. Hạn ngạch được hiểu là

quy định của Nhà nước về số lượng cao nhất của một mặt hàng hay một nhóm hàng được

phép xuất hoặc nhập khẩu từ một thị trường trong một thời gian nhất định (thường là một

năm) thông qua hình thức cấp giấy phép (quota xuất – nhập khẩu). Quota nhập khẩu là hình

thức phổ biến hơn, còn quota xuất khẩu ít được sử dụng và nó cũng tương đương với biện

pháp “Hạn chế xuất khẩu tự nguyện”.

Hạn ngạch nhập khẩu đưa tới sự hạn chế số lượng nhập khẩu đồng thời gây ảnh hưởng

đến giá nội địa của hàng hóa. Do mức cung thấp, giá cân bằng sẽ cao hơn so với giá trong

điều kiện thương mại tự do. Như vậy, hạn ngạch nhập khẩu tác động tương đối giống với thuế

nhập khẩu. Do hạn ngạch nhập nên giá hàng nhập nội địa sẽ tăng lên và nó cho phép các nhà

sản xuất trong nước thực hiện với một quy mô sản xuất với hiệu quả thấp hơn là so với điều

kiện thương mại tự do. Như vậy, hạn ngạch nhập khẩu cũng dẫn tới sự lãng phí nguồn lực của

xã hội giống như đối với thuế nhập khẩu – là công cụ quan trọng để thực hiện chiến lược sản

xuất hay thay thế nhập khẩu, bảo hộ nền sản xuất nội địa. Đối với Chính phủ và các nhà

doanh nghiệp, hạn ngạch cho biết trước số lượng hàng nhập khẩu (điều này lại khác với thuế

quan nhập khẩu vì nó phụ thuộc vào mức độ co giãn của quan hệ cung cầu).

Hạn ngạch xuất khẩu có tác động khác với thuế quan xuất khẩu ở hai điểm:

Một là, nó không đem lại thu nhập cho Chính phủ và không có tác dụng hỗ trợ cho các

loại thuế khác. Song hạn ngạch có thể đưa lại lợi nhuận rất lớn cho những người xin được cấp

giấy phép nhập khẩu theo hạn ngạch (dẫn tới hiện tượng tiêu cực khi “xin” hạn ngạch nhập

khẩu).

Hai là, hạn ngạch nhập khẩu có thể biến một doanh nghiệp trong nước thành một nhà

độc quyền. Đó cũng là lý do nhận định cho rằng hạn ngạch có tác hại nhiều hơn thuế quan.

Song điều này có thể giải quyết bằng cách thực hiện bán đấu giá giấy phép nhập khẩu theo

hạn ngạch.

Hạn ngạch nhập khẩu mang tính chắc chắn hơn là thuế nhập khẩu nên một số nhà sản

xuất nội địa ưa thích hơn, những người tiêu dùng lại bị thiệt thòi nhiều hơn, còn người được

hưởng lợi nhiều nhất là nhà nhập khẩu chứ không phải Nhà nước. Trong thực tiễn người ta

thường quy định hạn ngạch nhập khẩu cho một số loại sản phẩm đặc biệt hay cho sản phẩm

với thị trường đặc biệt; hạn ngạch xuất khẩu được quy định theo mặt hàng theo nước và theo

khoảng thời gian nhất định.

Xu hướng hiện nay các quốc gia ít sử dụng công cụ hạn ngạch và họ dùng thuế quan

thay thế dần hạn ngạch. Việc sử dụng thuế quan thay thế cho hạn ngạch và các công cụ định

lượng khác được gọi là thuế hóa (tariffication). Đây chính là quy định có tính bắt buộc đối với

các nước thành viên WTO (Điều XI GATT).

3. Giấy phép (Licence)

PTIT

Page 78: Bài giảng QUẢN TRỊ KINH DOANH QUỐC TẾ - Postdlib.ptit.edu.vn/bitstream/123456789/1423/1/BG Quan tri kinh doanh... · CÁC ĐỊNH CHẾ KINH TẾ, TÀI CHÍNH QUỐC TẾ

Chương 4 – Các lĩnh vực kinh doanh quốc tế ----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

73

Đây là hình thức cơ quan có thẩm quyển cho phép các nhà kinh doanh được xuất khẩu

hoặc nhập khẩu. Công cụ này có hiệu lực mạnh hơn so với thuế quan nhưng thuôc nhóm hạn

chế phi thuế quan, nên xu hướng chung là các nước dần dần ít sử dụng. Hiện nay, Việt Nam

chỉ sử dụng giấy phép đối với một số mặt hàng nhất định, chứ không áp dụng đối với tất cả

những mặt hàng như trước đây.

Giấy phép có nhiều loại:

- Giấy phép chung: chỉ quy định tên hàng và thị trường không hạn chế định lượng và

không ghi rõ địa chỉ doanh nghiệp cấp.

- Giấy phép riêng: cấp riêng cho từng nhà kinh doanh, ghi rõ số lượng, giá trị, thị

trường và mặt hàng cụ thể.

Ngoài ra còn có các hình thức khác như giấy phép có điều kiện, giấy phép đổi hàng,

giấy phép ưu tiên,…

4. Hạn chế xuất khẩu tự nguyện (Voluntary export restraint – VER)

Đây là một hình thức của hàng rào mậu dịch phi thuế quan. Hạn chế xuất khẩu tự

nguyện là một biện pháp hạn chế xuất khẩu, mà theo đó, một quốc gia nhập khẩu đòi hỏi quốc

gia xuất khẩu phải hạn chế bớt lượng hàng xuất khẩu sang nước mình một cách “tự nguyện”,

nếu không họ sẽ áp dụng biện pháp trả đũa kiên quyết. Thực chất đây là những cuộc thương

lượng mậu dịch giữa các bên để hạn chế bớt sự xâm nhập của hàng ngoại, tạo công ăn việc

làm cho thị trường trong nước. Khi thực hiện hạn chế xuất khẩu tự nguyện nó cũng có tác

động kinh tế như một hạn ngạch xuất khẩu tương đương. Tuy nhiên, hạn ngạch xuất khẩu

mang tính chủ động và thường là biện pháp tự bảo vệ thị trường trong nước hoặc nguồn tài

nguyên trong nước, còn hạn chế xuất khẩu tự nguyện thực ra lại mang tính miễn cưỡng và gắn

với những điều kiện nhất định. Hình thức này được áp dụng cho các quốc gia có khối lượng

xuất khẩu quá lớn ở một số mặt hàng nào đó.

5. Những quy định về tiêu chuẩn kỹ thuật (Technical barriers)

Đây là những quy định về tiêu chuẩn vệ sinh, đo lường, an toàn lao động, bao bì đóng

gói, đặc biệt là các tiêu chuẩn về vệ sinh thực phẩm, vệ sinh phòng dịch đối với động và thực

vật tươi sống, tiêu chuẩn về bảo vệ môi trường sinh thái đối với các máy móc, thiết bị và dây

chuyền công nghệ (không có chất phế thải độc hại, tiếng ồn không quá mức cho phép…).

Những quy định này xuất phát từ các đòi hỏi thực tế của đời sống xã hội và phản ảnh

trình độ phát triển của nền văn minh nhân loại. Tuy nhiên, trên thực tế người ta thường khéo

léo sử dụng các quy định này một cách thiên lệch giữa các công ty trong nước với các công ty

nước ngoài và biến chúng thành công cụ cạnh tranh có lợi cho nước chủ nhả trong quan hệ

thương mại quốc tế. Về mặt kinh tế, những quy định này có tác dụng bảo hộ đối với thị

trường trong nước, hạn chế và làm méo mó dòng vận động của hàng hóa trên thị trường thế

giới. Hiện nay có đến 1/3 khối lượng buôn bán quốc tế gặp trở ngại do có quá nhiều tiêu

chuẩn mà các quốc gia tự đặt ra. Khắc phục tình trạng này người ta tìm cách ban hành các tiêu

chuẩn quốc tế thống nhất (ISO). Nói chung, những nước phát triển có lợi hơn các nước chậm

phát triển trong việc áp dụng các quy định này.

6. Trợ cấp xuất khẩu (Export Subsidise)

Bên cạnh các công cụ nhằm hạn chế nhập khẩu còn có những công cụ dùng để nâng

đỡ hoạt động xuất khẩu. Chính phủ có thể áp dụng các biện pháp trợ cấp trực tiếp hoặc cho

vay với lãi suất thấp đối với các nhà xuất khẩu trong nước. Bên cạnh đó, Chính phủ còn có thể

PTIT

Page 79: Bài giảng QUẢN TRỊ KINH DOANH QUỐC TẾ - Postdlib.ptit.edu.vn/bitstream/123456789/1423/1/BG Quan tri kinh doanh... · CÁC ĐỊNH CHẾ KINH TẾ, TÀI CHÍNH QUỐC TẾ

Chương 4 – Các lĩnh vực kinh doanh quốc tế ----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

74

thực hiện một khoản vay ưu đãi đối với các bạn hàng nước ngoài để họ có điều kiện mua các

sản phẩm do nước mình sản xuất, và để xuất khẩu ra bên ngoài. Đây chính là các khoản tín

dụng viện trợ mà Chính phủ các nước công nghiệp phát triển áp dụng khi cho các nước đang

phát triển vay (thường có kèm theo các điều kiện chính trị).

Giả sử, để nâng đỡ một ngành sản xuất nào đó, Chính phủ sẽ trợ cấp trực tiếp một

khoản tiền nhất định cho bộ phận sản phẩm được đem vào xuất khẩu. Khi ấy, các nhà sản xuất

trong nước sẽ thu lợi về chính khoản tiền trợ cấp đó. Nhưng tác động của việc trợ cấp sẽ lan

truyền sang các khâu khác. Cụ thể là:

- Mức cung thị trường nội địa bị giảm do mở rộng quy mô xuất khẩu, giá cả thị trường

nội địa tăng lên, người tiêu dùng trong nước sẽ bị thiệt một khoản tiền nhất định.

- Chi phí ròng của xã hội phải bỏ ra để bảo hộ việc khuyến khích xuất khẩu gây thiệt

hại cho xã hội gồm chi phí nội địa tăng lên do sản xuất thêm nhiều sản phẩm để xuất khẩu

(chi phí cận biên nội địa tăng lên), đồng thời gồm cả chi phí do giảm mức tiêu dùng trong

nước. Lưu ý là lợi ích mà nhà sản xuất thu được nhỏ hơn chi phí mà xã hội phải bỏ thêm. Như

vậy, trợ cấp xuất khẩu đưa đến cái hại nhiều hơn là cái lợi. Nhưng trong thực tế nó vẫn được

sử dụng để phục vụ cho một mục đích cụ thể nào đó. Bởi vậy, cần phải cân nhắc thận trọng

trong khi áp dụng công cụ này.

7. Tín dụng xuất khẩu (Export Credits)

Đây chính là hình thức khuyến khích xuất khẩu bằng cách Nhà nước lập ra các quỹ tín

dụng xuất khẩu hỗ trợ cho hệ thống ngân hàng thương mại, bảo đảm gánh chịu rủi ro nhằm

tăng cường tín dụng cho hoạt động xuất khẩu và thông qua đó thúc đẩy xuất khẩu.

Tín dụng xuất khẩu có thể được cấp trực tiếp hoặc gián tiếp cho nhà sản xuất hoặc

xuất khẩu trong nước, giúp họ đẩy mạnh xuất khẩu. Tín dụng còn có thể được nước xuất khẩu

cấp cho các nước nhập khẩu hoặc nhà nhập khẩu (thông qua các hình thức gia hạn thanh toán,

trả chậm, ưu đãi về điều kiện vay và lãi suất…) để khuyến khích họ nhập hàng của mình.

Cũng giống như trợ cấp xuất khẩu, tín dụng xuất khẩu thường được các nước phát

triển sử dụng nhiều hơn và chú yếu áp dụng cho các nhóm hàng thiết bị, máy móc, dây

chuyền công nghệ đồng bộ.

8. Bán phá giá (Dumping)

Bán phá giá là biện pháp cạnh tranh không lành mạnh, cần lên án và khắc phục. Tuy

nhiên, WTO không đặt việc bán phá giá ra ngoài vòng pháp luật. Thay vào đó, WTO cho

phép các thành viên áp dụng các biện pháp chống phá giá, đồng thời có cơ chế tự điều chỉnh

vấn đề này.

Hiệp định về chống bán phá giá của WTO (ADA) đặt ra các tiêu chí nghiêm ngặt để

xác định thế nào là một hành vi bán phá giá. Hiệp định quy định một sản phẩm sẽ bị coi là bán

phá giá nếu giá xuất khẩu thấp hơn giá trị thông thường được bán trên thị trường nội địa của

nước xuất khẩu.

Hiệp định quy định ba phương thức tính giá trị thông thường của sản phẩm. Phương

thức chủ yếu là dựa trên giá của sản phẩm đó tại thị trường nội địa của nước xuất khẩu.

Trường hợp không sử dụng được phương thức này thì có thể lựa chọn hai phương thức còn

lại: căn cứ vào giá bán của nước xuất khẩu tại một nước khác; hoặc tính theo kiểu tổng hợp

giá thành sản xuất, các chi phí có liên quan cùng với lợi nhuận tối thiểu của nhà sản xuất và

PTIT

Page 80: Bài giảng QUẢN TRỊ KINH DOANH QUỐC TẾ - Postdlib.ptit.edu.vn/bitstream/123456789/1423/1/BG Quan tri kinh doanh... · CÁC ĐỊNH CHẾ KINH TẾ, TÀI CHÍNH QUỐC TẾ

Chương 4 – Các lĩnh vực kinh doanh quốc tế ----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

75

xuất khẩu. Hiệp định cũng quy định cụ thể về việc so sánh một cách hợp lý giữa giá xuất khẩu

và giá trị thông thường.

Trên thực tế, hành vi chống bán phá giá là hành vi đánh thuế nhập khẩu bổ sung đối

với một loại hàng cụ thể từ một nước xuất khẩu cụ thể nào đó, nhằm cân bằng giữa giá hàng

nhập và giá trị thực của nó, nhằm giảm thiểu thiệt hại đối với sản xuất trong nước tại nước

nhập khẩu.

Việc đánh thuế chống bán phá giá phải tuân thủ các điều kiện sau đây:

- Nước nhập khẩu phải xác lập được bằng chứng, thông qua việc điều tra ở cấp quốc gia,

rằng nhập khẩu tăng đang gây ra thiệt hại nghiêm trọng cho ngành sản xuất nội địa (ví dụ:

doanh thu giảm, lợi nhuận giảm, tăng số người lao động thất nghiệp…)

- Chính phủ nước nhập khẩu chỉ tiến hành điều tra nếu có đơn khiếu nại của các nhà sản

xuất nội địa có sản lượng chiếm ít nhất 25% tổng sản lượng nội địa.

Điều tra bán phá giá sẽ được chấm dứt ngay trong trường hợp các cơ quan có thẩm

quyền cho rằng: mức độ phá giá không lớn, ít hơn 2% giá xuất khẩu sản phẩm, hoặc kim

ngạch nhập khẩu hàng bị bán phá giá là không đáng kể, dưới 3% tổng lượng nhập khẩu sản

phẩm tương tự. Tuy nhiên điều tra vẫn có thể được tiến hành nếu tổng cộng hàng nhập khẩu

của một số nước chiếm trên 7% tổng khối lượng nhập khẩu, cho dù lượng hàng nhập khẩu của

mỗi nước chiếm ít hơn 3% khối lượng nhập khẩu nói trên.

Nếu kết luận là có tồn tại việc bán phá giá và sản xuất trong nước bị tổn hại, thì thông

qua đàm phán, nước xuất khẩu phải cam kết nâng giá lên mức thỏa thuận để tránh phải chịu

thuế chống bán phá giá. Nếu giá bán không được điều chỉnh tăng lên, nước nhập khẩu có

quyền áp thuế chống bán phá giá.

Hiệp định cũng quy định các thủ tục cụ thể về việc khởi kiện các vụ tranh chấp bán

phá giá, quá trình điều tra, các điều kiện đảm bảo để tất cả các bên liên quan đều có mặt để

trình chứng cứ. Các biện pháp chống bán phá giá sẽ có hết thời hạn sau 5 năm kể từ ngày bắt

đầu áp dụng, trừ trường hợp kết luận điều tra cho rằng nếu dừng áp dụng sẽ dẫn đến tổn thất

cho nước nhập khẩu.

Mục đích của bán phá giá là đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa đến thị trường nhất định,

nhằm tiêu thụ hàng tồn kho hoặc cạnh tranh với nhà sản xuất và nhập khẩu khác của các nước

nhập hàng, chiếm giữ thị trường, sau đó có thể nâng giá trở lại và cuối cùng đạt lợi nhuận cao.

Bán phá giá có tác hại kinh tế ghê gớm đối với các nước nhập hàng. Mặc dù ban đầu

người tiêu dùng được hưởng lợi do mua hàng hóa giá rẻ, nhưng về lâu dài sẽ tổn hại đến

ngành công nghiệp sản xuất hàng hóa cùng loại. Còn đối với Nhà nước và các hãng sản xuất

của nước xuất hàng bán phá giá, thì bán phá giá là công cụ lợi hại để cạnh tranh tiêu diệt đối

thủ và cuối cùng là công cụ giành lợi nhuận độc quyền cao.

9. Phá giá tiền tệ (Exchange Dumping)

Phá giá tiền tệ (hay phá giá hối đoái) là hình thức biến tướng của phá giá. Đặc điểm

của biện pháp này là thông qua các thủ thuật tác động vào tỷ giá hối đoái làm cho đồng tiền

nội tệ mất giá so với một, một nhóm hoăc tất cả các đồng tiền ngoại tệ để hàng xuất khẩu trở

nên rẻ hơn khi tính bằng ngoại tệ và do vậy có lợi thế cạnh tranh mạnh hơn trên thị trường

nước ngoài.

PTIT

Page 81: Bài giảng QUẢN TRỊ KINH DOANH QUỐC TẾ - Postdlib.ptit.edu.vn/bitstream/123456789/1423/1/BG Quan tri kinh doanh... · CÁC ĐỊNH CHẾ KINH TẾ, TÀI CHÍNH QUỐC TẾ

Chương 4 – Các lĩnh vực kinh doanh quốc tế ----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

76

Khác với bán phá giá hàng hóa, trong trường hợp áp dụng phá giá hối đoái, giá bán thị

trường nước ngoài không thấp hơn giá bán trong nước. Bên cạnh đó, phá giá hối đoái có tác

động đến tất cả các mặt hàng và tất cả các thị trường liên quan.

Phá giá hối đoái thường được sử dụng khi Nhà nước cần cân đối lại tỷ giá hối đoái

trong mối quan hệ với cán cân thương mại và cán cân thanh toán. Đây là biện pháp sử dụng

không thường xuyên và phải nghiên cứu kỹ trước khi áp dụng, vì nó có tác động dây chuyền

đến nhiều vấn đề của đời sống kinh tế - xã hội.

10. Một số biện pháp khác

Ngoài các biện pháp thường hay được sử dụng nêu trên, để khuyến khích xuất khẩu,

trong thực tiễn chính sách thương mại quốc tế, còn sử dụng một số biện pháp khác sau đây:

- Hệ thống thuế nội địa: Các loại thuế nội địa như thuế thu nhập, thuế lợi tức, thuế

VAT,… cùng có thể được sử dụng nhằm khuyến khích xuất khẩu thông qua các quy định

miễn, giảm thuế đối với các nhà sản xuất hoặc xuất khẩu khi hàng hóa được xuất khẩu ra

nước ngoài. Để hạn chế nhập khẩu, có thể sử dụng biện pháp đánh thuế VAT (hoặc thuế

doanh thu) ngay khi hàng được nhập khẩu. Đề khuyến khích xuất khẩu, các nước thường hoàn

thuế VAT cho hàng xuất khẩu.

- Cơ quan quản lý ngoại tệ và tỷ giá hối đoái: Biện pháp này được áp dụng để khuyến

khích xuất khẩu (áp dụng tỷ giá kế toán nội bộ cao hơn) hoặc hạn chế nhập khẩu (hạn chế bán

ngoại tệ cho các nhà nhập khẩu).

- Độc quyền mua bán: Nhà nước có thể quy định độc quyền ngoại thương cho những

doanh nghiệp Nhà nước để kiểm soát dễ dàng hơn các hoạt động xuất – nhập khẩu, hoặc quy

định hạn chế đối với các nhà kinh doanh nước ngoài khi thực hiện các hợp đồng mua sắm của

Chính phủ.

- Quy định về chứng thư khi làm thủ tục xuất – nhập khẩu: các quy định về chứng thư

như xuất xứ sản phẩm, kiểm định, kiểm dịch,… có thể được sử dụng như một công cụ nhằm

hạn chế luồng hàng nhập khẩu hoặc xuất khẩu.

- Thưởng xuất khẩu: Nhà nước sử dụng quỹ thưởng xuất khẩu để thưởng cho những

nhà xuất khẩu đạt những tiêu chí xét thưởng nhằm khuyến khích xuất khẩu. Theo quy định

WTO, thưởng xuất khẩu bị coi là một biện pháp trợ cấp xuất khẩu bị cấm. Quy chế thưởng

xuất khẩu ở Việt Nam được thực hiện từ năm 1998, nhưng theo cam kết gia nhập WTO, Việt

Nam sẽ bỏ biện pháp này kể từ khi gia nhập.

- Đặt cọc nhập khẩu: Chính phủ nước nhập khẩu có thể quy định chủ hàng nhập khẩu

phải đặt cọc một khoản tiền nhất định nếu muốn nhận giấy phép nhập khẩu. Biện pháp này,

tùy theo tỷ lệ đặt cọc, có tác dụng nhất định hạn chế lượng hàng nhập khẩu.

4.1.6. Các nguyên tắc cơ bản trong thương mại quốc tế

1. Tối huệ quốc (MFN – Most Favoured Nation)

MFN là quy chế một nước danh cho một nước khác các điều kiện đối xử tốt nhất trong

quan hệ thương mại, nghĩa là nước được hường MFN phải được hưởng tất cả những ưu đãi về

các mặt như thuế quan, mặt hàng, điều kiện thương mại, quyền lợi pháp nhân,…mà quốc gia

áp dụng MFN dành cho bất kì nước thứ ba khác. Ví dụ: Nếu Hoa Kỳ áp dụng MFN đối với

Việt Nam thì giả sử Hoa Kỳ có chính sách giảm thuế nhập khẩu đồ len dạ Australia từ 20%

xuống 10%, điều đó đương nhiên có nghĩa là Việt Nam cũng được hưởng chính sách ưu đãi

đó.

PTIT

Page 82: Bài giảng QUẢN TRỊ KINH DOANH QUỐC TẾ - Postdlib.ptit.edu.vn/bitstream/123456789/1423/1/BG Quan tri kinh doanh... · CÁC ĐỊNH CHẾ KINH TẾ, TÀI CHÍNH QUỐC TẾ

Chương 4 – Các lĩnh vực kinh doanh quốc tế ----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

77

Điều I của Hiệp định chung về thuế quan và thương mại (GATT) đã nêu rõ: MFN phải

được coi là nguyên tắc cơ bản đầu tiên trong quan hệ thương mại quốc tế.

“Với mọi khoản thuế quan và khoản thu thuộc bất cứ loại nào nhằm vào hay có liên hệ

tới nhập khẩu và xuất khẩu,… hoặc phương thức đánh thuế, hoặc thủ tục xuất – nhập khẩu,…

mọi lợi thế, biệt đãi, đặc quyền hay quyền miễn trừ được bất cứ bên ký kết nào dành cho bất

cứ một sản phẩm có xuất xứ từ hay được giao tới bất kỳ một nước nào khác sẽ được áp dụng

cho sản phẩm tương tự có xuất xứ từ hay giao tới mọi bên ký kết khác ngay lập tức và không

điều kiện”.

MFN là quy chế quan hệ thương mại có lịch sử phát triển khá lâu dài. MFN được áp

dụng đầu tiên vào năm 1860 giữa Pháp và Anh. Thậm chí có một số tài liệu còn chứng minh

là MFN đã được áp dụng từ thế kỉ XII, mặc dù khi đó chưa tên gọi là MFN. Đến thời kỳ của

hai cuộc chiến tranh thế giới, MFN hầu như không được áp dụng. Từ năm 1941 (khi Hoa Kỳ

ký hiến chương Đại Tây Dương) và nhất là từ khi GATT ra đời và hoạt động (năm 1948),

MFN trở thành nguyên tắc ngày càng được sử dụng rộng rãi trong quan hệ quốc tế. MFN

cùng với nguyên tắc đối xử quốc gia tạo nên nền tảng của nguyên tắc không phân biệt đối xử

(Non-Discrimination) trong quan hệ thương mại quốc tế.

Cần lưu ý rằng, MFN hiện nay được áp dụng tự động giữa các thành viên WTO hoặc

cùng là thành viên của một số tổ chức khu vực. Số lượng quốc gia và vùng, lãnh thổ được

hưởng MFN thường rất lớn. Ví dụ: Việt Nam hiện nay đã là thành viên của WTO, đương

nhiên phải được áp dụng MFN cho 149 thành viên còn lại của WTO và được hưởng MFN từ

149 thành viên đó. Do đó, có quan điểm cho rằng không nên hiểu MFN là chế độ quan hệ

thương mại ưu đãi mà điểm cơ bản của MFN là đối xử bình đẳng với các nước cùng được

hưởng MFN. Xuất phát từ quan điểm này, từ năm 1999, Hoa Kỳ đã chính thức sử dụng thuật

ngữ NTR (Normal Trade Relations), nghĩa là quy chế Quan hệ thương mại bình thường để

thay thế cho thuật ngữ MFN. Quy chế NTR của Hoa Kỳ được chia thành hai loại: NTR phê

chuẩn hàng năm và NTR vĩnh viễn hay PNTR (Permanent Normal Trade Relations). Tháng

12/2006, Hoa Kỳ đã phê chuẩn quy chế PNTR cho Việt Nam, đánh dấu giai đoạn mới trong

quan hệ 2 nước Việt Nam – Hoa Kỳ.

Một vấn đề quan trọng nữa là MFN chỉ áp dụng đối với “sản phẩm tương tự”. Điều

XV: 2 - Hiệp định về xác định trị giá tính thuế hải quan của WTO đưa ra những quy tắc để

xác định hàng hóa là “giống hệt nhau” hoặc “tương tự nhau”. Hàng hóa là “giống hệt nhau”

nếu chúng giống nhau về mọi mặt, kể cả các đặc tính vật lý, chất lượng và danh tiếng. Hàng

hóa “tương tự nhau” nếu chúng gần giống với hàng hóa đang được xác định trị giá về thành

phần, vật liệu và các đặc điểm, bên cạnh đó, chúng có thể thực hiện những chức năng giống

nhau và có thể thay thế nhau về mặt thương mại. Tuy nhiên, thực tiễn giải quyết tranh chấp

trong khuôn khổ WTO cho thấy việc giải thích thế nào là “sản phẩm tương tự” không hề đơn

giản. Ví dụ: Vụ café chưa rang của Brazil năm 1980, Vụ amian năm 2001.

Cả hai nhóm luận điểm chính ủng hộ quan điểm thực hiện nguyên tắc MFN trong

quan hệ kinh tế quốc tế. Thứ nhất, các luận điểm thuần túy kinh tế cho rằng, áp dụng MFN sẽ

thúc đẩy tự do thương mại, giảm chi phí giao dịch, cuối cùng thúc đẩy sản xuất phát triển.

Thứ hai, các luận điểm có tính chính trị cho rằng, khi áp dụng MFN sẽ giảm thiểu nguy cơ

phân biệt đối xử giữa các quốc gia, như vậy có tác dụng phát triển hợp tác hòa bình. Tuy

nhiên, trong thực tiễn quan hệ kinh tế quốc tế, nhiều quốc gia kém phát triển có xu hướng

PTIT

Page 83: Bài giảng QUẢN TRỊ KINH DOANH QUỐC TẾ - Postdlib.ptit.edu.vn/bitstream/123456789/1423/1/BG Quan tri kinh doanh... · CÁC ĐỊNH CHẾ KINH TẾ, TÀI CHÍNH QUỐC TẾ

Chương 4 – Các lĩnh vực kinh doanh quốc tế ----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

78

không muốn thực hiện MFN triệt đề vì họ cho rằng MFN sẽ tạo điều kiện cho các công ty của

các nước phát triển chiếm lĩnh thị trường trong nước, tiêu diệt các ngành công nghiệp non trẻ.

Các nước này luôn đòi hỏi áp dụng ngoại lệ khi thực hiện nguyên tắc MFN (nguyên tắc ưu đãi

thuế quan phổ cập GSP ra đời chính là để thực hiện quan điểm này).

Tùy theo cách thức áp dụng MFN, người ta thường phân biệt theo các hình thức sau:

Loại không điều kiện (kiểu châu Âu): Không đòi hỏi bất cứ điều kiện nào; và loại có điều kiện

(Hoa Kỳ thường áp dụng); thường kèm theo đòi hỏi đáp ứng những điều kiện nhất định. Ví

dụ: Nghị viện Hoa Kỳ đã thông qua Điều khoản Jackson – Vanik sửa đổi (Trong đạo luật

thương mại năm 1974), theo đó Hoa Kỳ từ chối áp dụng MFN đối với các nước “hạn chế

quyền di cư tự do” nhằm chống lại các nước xã hội chủ nghĩa cũ như Trung Quốc, Liên Xô,

… trong thời kì chiến tranh lạnh.

MFN đa phương (nhiều nước áp dụng lẫn nhau) và MFN đơn phương (chỉ áp dụng một

chiều, không đòi hỏi phía bên kia áp dụng MFN đối với mình). Ngày nay, khi đại đa số các

nước trên thế giới đều là thành viên WTO thì khi gia nhập WTO đương nhiên nước đó được

hưởng và đồng thời phải áp dụng MFN đa phương với tất cả các nước thành viên WTO. MFN

không hạn chế và có hạn chế (thường hạn chế ở mặt hàng và lĩnh vực áp dụng).

Trong những năm gần đây, Việt Nam rất quan tâm đến quy chế MFN trong quan hệ kinh

tế quốc tế. Từ ngày 11/01/2007, Việt Nam trở thành thành viên chính thức của WTO. Việc áp

dụng MFN cho tất cả các thành viên WTO mang tính bắt buộc. Về quan hệ thương mại Việt

Nam – Hoa Kỳ, trong một thời gian dài, Hoa Kỳ thực hiện cấm vận nên việc buôn bán của

Việt Nam với Hoa Kỳ và các nước đồng mình của Hoa Kỳ gặp rất nhiều trở ngại. Ngày

3/2/1994, Hoa Kỳ tuyên bố bãi bỏ hoàn toàn cấm vận kinh tế đối với Việt Nam. Tháng

7/1995, Hoa Kỳ thiết lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam. Ngày 10/3/1998, Hoa Kỳ đã tuyên

bố ngừng áp dụng Điều khoản Jackson – Vanik đối với Việt Nam. Sau đó Việt Nam đã ký

hiệp định bản quyền với Hoa Kỳ (năm 1997) và Hiệp định này đã có hiệu lực từ ngày

23/12/1998. Hiệp định thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ được đại diện thương mại hai nước ký

kết ngày 13/7/2000, có hiệu lực từ ngày 10/12/2001. Đó là cơ sở pháp lý để hai nước áp dụng

MFN cho nhau, tạo thuận lợi cho các công ty Việt Nam đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa của

mình sang thị trường Hoa Kỳ với thuế suất nhập khẩu ưu đãi. Đồng thời, Hiệp định cũng đòi

hỏi phía Việt Nam, sau một thời hạn nhất định, từng bước mở cửa một số thị trường dịch vụ

cho các công ty Hoa Kỳ, tạo điều kiện hoạt động của các cơ quan của Hoa Kỳ như: Ngân

hàng xuất nhập khẩu Eximbank, Cơ quan đầu tư tư nhân hải ngoại OPIC, Cơ quan phát triển

quốc tế USAID trong việc hỗ trợ về tài chính và bảo hiểm các khoản đầu tư của các công ty

Hoa Kỳ đang làm ăn ở Việt Nam, làm tăng sức cạnh tranh của các công ty Hoa Kỳ so với các

công ty nước ngoài khác. Tháng 12/2006, Hoa Kỳ đã phê chuẩn PNTR cho Việt Nam, tạo

thuận lợi cho việc thúc đẩy quan hệ thương mại giữa hai nước.

Trong quan hệ thương mại giữa Việt Nam với các nước khác, MFN được ghi nhận

trong các hiệp định song phương về thương mại và đầu tư. Trong quan hệ thương mại với EU,

Việt Nam được hưởng MFN của EU lần đầu tiên vào năm 1939. Khi trở thành thành viên của

WTO (tháng 01/2007), Việt Nam được hưởng, đồng thời phải áp dụng MFN với tất cả 149

thành viên còn lại của WTO.

2. Đối xử quốc gia (NT – National Treatment)

PTIT

Page 84: Bài giảng QUẢN TRỊ KINH DOANH QUỐC TẾ - Postdlib.ptit.edu.vn/bitstream/123456789/1423/1/BG Quan tri kinh doanh... · CÁC ĐỊNH CHẾ KINH TẾ, TÀI CHÍNH QUỐC TẾ

Chương 4 – Các lĩnh vực kinh doanh quốc tế ----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

79

Nguyên tắc đối xử quốc gia (trong những tài liệu trước kia còn được gọi là chế độ

ngang bằng dân tộc – National Parity) là nguyên tắc quan trọng được quy định trong nhiều

hiệp định thương mại song phương và đa phương; và cùng với MFN tạo nên nguyên tắc cơ

bản không phân biệt đối xử của WTO. Nguyên tắc này đòi hỏi những sản phẩm nước ngoài và

nhiều khi cả các nhà cung cấp nước ngoài được đối xử trên thị trường nội địa không kém ưu

đãi hơn (ngang bằng) so với sản phẩm nội địa cùng loại và các nhà cung cấp nội địa.

Trên thực tế, việc áp dụng nguyên tắc đối xử quốc gia thường gây nên những tranh cãi

phức tạp do cách hiểu và giải thích cụ thể về chế độ này có thể rất khác nhau. Chế độ đối xử

quốc gia thường được áp dụng theo nhiều cấp độ: đơn giản nhất là trong các lĩnh vực thuế,

cước phí, điều kiện giao nhận, kiểm định,… đối với hàng hóa hữu hình; phức tạp hơn là áp

dụng mở rộng sang các lĩnh vực khác như thương mại hàng hóa vô hình, hoặc chế độ pháp

nhân, thể nhân, thương thuyền, điều kiện cư trú, sở hữu trí tuệ, thương mại dịch vụ và bất

động sản,…

Nguyên tắc này cũng có những ngoại lệ quan trọng đối với hàng hóa mậu dịch biên

giới, hàng hóa do Chính phủ mua, cho phép trợ cấp sản xuất nội địa lấy từ nguồn thuế nội

địa,…

Trong thời gian trước khi trở thành thành viên của WTO, nguyên tắc đối xử quốc gia

để bảo vệ sản xuất nội địa hoặc thực hiện một số mục đích khác trong các lĩnh vực như: áp

dụng thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế VAT, trong chính sách đầu tư nước ngoài, chính sách thương

mại dịch vụ. Nhưng kể từ khi gia nhập WTO, theo lộ trình cam kết, các biện pháp này sẽ bị

bãi bỏ.

3. Có đi có lại (Reciprocity)

Đây là nguyên tắc mang tính thông lệ trong quan hệ kinh tế quốc tế. Nguyên tắc này

đòi hỏi các quốc gia trong quan hệ kinh tế quốc tế phải giành cho nhau những ưu đãi và

nhượng bộ tương xứng nhau. Sự nhượng bộ tương xứng này tạo nên cân bằng ưu đãi giữa các

quốc gia, và là nền tảng cho quan hệ kinh tế bền vững. Đó là biểu hiện của nguyên tắc có đi

có lại theo hướng thiện chí. Bên cạnh đó, trong thực tiễn quan hệ kinh tế quốc tế, nguyên tắc

có đi có lại còn thể hiện theo hướng không thiện chí, được gọi là trả đũa thương mại.

Theo quy định của WTO, biện pháp trả đũa thương mại chỉ được coi là hợp pháp nếu

biện pháp này được thực hiện trên cơ sở phán quyết của Cơ quan giải quyết tranh chấp của

WTO. Tuy nhiên, trong pháp luật thương mại của Hoa Kỳ có quy định về nguyên tắc trả đũa

thương mại đơn phương (Mục 301 – Đạo luật thương mại Hoa Kỳ năm 1974), và quy định

này dường như không phù hợp với tinh thần của các Hiệp định của WTO.

4. Mở rộng tự do thương mại

Nguyên tắc mở rộng tự do thương mại đòi hỏi các bước sau:

- Tiến tới xóa bỏ các biện pháp kiểm soát chi phí thuế quan, chỉ được sử dụng biện pháp thuế

quan trong kiểm soát hàng hóa xuất – nhập khẩu.

- Bất kể mặt hàng gì, thuế quan tối đa không được vượt quá 60%

- Dần dần giảm mức thuế quan trung bình cũng như giảm mức thuế đối với từng mặt hàng.

- Tiến tới áp dụng mức thuế tương đương 0 – 5%

Quá trình tự do hóa thương mại nêu trên áp dụng với quy mô khác nhau đối với các

nước khác nhau, tùy theo trình độ phát triển, các cam kết hội nhập, đặc thù về chính sách cũng

như kinh nghiệm điều hành chính sách.

PTIT

Page 85: Bài giảng QUẢN TRỊ KINH DOANH QUỐC TẾ - Postdlib.ptit.edu.vn/bitstream/123456789/1423/1/BG Quan tri kinh doanh... · CÁC ĐỊNH CHẾ KINH TẾ, TÀI CHÍNH QUỐC TẾ

Chương 4 – Các lĩnh vực kinh doanh quốc tế ----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

80

Để thực hiện nguyên tắc này, WTO đã thông qua một loạt Hiệp định. Ví dụ: Hiệp định

về hàng rào kỹ thuật trong thương mại (TBT), Hiệp định về thủ tục cấp phép nhập khẩu v.v…

Tuy nhiên, khi áp dụng nguyên tắc mở rộng tự do thương mại, tùy theo lộ trình và điều

kiện thực hiện cam kết của quốc gia, có thể có rất nhiều ngoại lệ. Ví dụ: các ngoại lệ đối với

nhóm hàng hóa được coi là nhạy cảm như nông sản, nhóm hàng hóa thực hiện theo đặt hàng

mua sắm của Chính phủ, nhóm hàng hóa cân đối cán cân thanh toán quốc tế. Những ngoại lệ

này cũng như các cách hiểu khác nhau trong thực hiện lộ trình tự do thương mại luôn là đề tài

gây tranh cãi trên các diễn đàn quốc tế, thậm chí gây nên các tranh chấp gay gắt được gọi là

cuộc chiến thương mại. Ví dụ: Chiến tranh chuối giữa Hoa Kỳ và EU năm 1999, chiến tranh

thép giữa Hoa Kỳ và các quốc gia xuất khẩu thép năm 2002.

5. Cạnh tranh lành mạnh

Về bản chất, nguyên tắc này chỉ là một hình thức thể hiện nguyên tắc không phân biệt

đối xử. Nguyên tắc này đòi hỏi:

- Các doanh nghiệp và quốc gia không được áp dụng biện pháp bán phá giá đối với các nước

khác, đồng thời cho phép các quốc gia bị xâm hại được áp dụng biện pháp tự vệ khi cần thiết.

- Các công ty đa quốc gia không được áp dụng các biện pháp phi kinh tế trong cạnh tranh, gây

tổn thất thị trường hoặc lũng đoạn thị trường các nước đang phát triển.

- Nghiêm cấm áp dụng các biện pháp phá giá trá hình như trợ cấp xuất khẩu quá mức cần

thiết.

6. Minh bạch hóa chính sách kinh tế

Nguyên tắc này được thực hiện nhằm đảm bảo môi trường chính sách kinh tế nói

chung, chính sách thương mại và đầu tư quốc tế nói riêng ổn định và có thể dự đoán được.

Hoạt động thương mại và đầu tư quốc tế chịu sự phụ thuộc rất nhiều vào chính sách kinh tế

của các quốc gia. Nếu chính sách không ổn định hoặc không dự đoán trước được sẽ làm tăng

rủi ro (rủi ro chính sách) trong hoạt động kinh tế, do vậy gây thiệt hại cho các bạn hàng nước

ngoài. Nguyên tắc này đòi hỏi:

- Chính sach thương mại, đầu tư quốc tế và các chính sách khác liên quan phải được soạn thảo

và thực hiện theo quy trình dân chủ, có sự tham gia của các chủ thể liên quan.

- Phải có lộ trình soạn thảo chính sách.

- Khi ban hành phải có thời gian để chuẩn bị thực hiện.

- Phải có các biện pháp bảo đảm đầu tư phù hợp, trong đó đặc biệt quan trọng là cơ chế bảo

hộ đầu tư và cơ chế tránh đánh thuế hai lần.

7. Ưu đãi cho các nước đang phát triển

Điều XVIII và phần IV – GATT quy định những ưu đãi thương mại dành cho các

nước đang phát triển. Bên cạnh đó, hầu như tất cả các hiệp định khác trong khuôn khổ WTO

đều thể hiện tinh thần của nguyên tắc này.

Sự ưu đãi cho các nước đang phát triển được thể hiện ở các nội dung sau đây:

- Các điều khoản yêu cầu các nước thành viên thực hiện các biện pháp tạo thuận lợi cho

thương mại của các nước đang phát triển;

- Linh động cho các nước đang phát triển trong việc thực hiện các nghĩa vụ của WTO;

- Hỗ trợ các nước đang phát triển xây dựng năng lực để thực hiện các hiệp định của WTO.

8. Các trường hợp ngoại lệ

Các ngoại lệ chung

PTIT

Page 86: Bài giảng QUẢN TRỊ KINH DOANH QUỐC TẾ - Postdlib.ptit.edu.vn/bitstream/123456789/1423/1/BG Quan tri kinh doanh... · CÁC ĐỊNH CHẾ KINH TẾ, TÀI CHÍNH QUỐC TẾ

Chương 4 – Các lĩnh vực kinh doanh quốc tế ----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

81

Điều XX GATT quy định những ngoại lệ chung. Danh mục các ngoại lệ này khá dài

và có thể hiểu rất khác nhau. Theo điều khoản ngoại lệ này, các quốc gia được phép áp dụng

các biện pháp không theo các nguyên tắc chung, nếu xét thấy cần thiết trong các trường hợp

bảo vệ đạo đức công cộng; bảo vệ cuộc sống con người, động vật, thực vật; bảo đảm tuân thủ

pháp luật trong nước không trái với GATT; ngăn cản buôn bán các sản phẩm sử dụng lao

động tù nhân; bảo vệ di sản quốc gia, giữ gìn tài nguyên thiên nhiên; bình ổn cung cầu thị

trường trong nước đối với sản phẩm thiết yếu,…

Ngoại lệ về an ninh

Điều XXI GATT quy định các ngoại lệ về an ninh cho phép các quốc gia không áp

dụng các nguyên tắc WTO trong trường hợp: bảo vệ an ninh quốc gia; ngăn ngừa buôn bán

các hàng hóa liên quan đến an ninh như chất phóng xạ, vũ khí, khí tài,…

Ngoại lệ trong trường hợp tự vệ thương mại

Điều XIX GATT và Hiệp định về các biện pháp tự vệ của WTO cho phép các quốc

gia áp dụng các biện pháp tự vệ trong các trường hợp thương mại quốc tế đe dọa nghiêm

trọng đến các nhà sản xuất trong nước.

Điều khoản không áp dụng GATT (Non Application Clause)

Điều XXXV GATT cho phép không áp dụng các nguyên tắc chung của thương mại

quốc tế đối với các thành viên mới. Điều khoản này đã được áp dụng đối với trường hợp của

Nhật Bản – khi nước này bắt đầu gia nhập GATT vào năm 1955. Bên cạnh đó, Điều XXXV

còn quy định: nếu hai thành viên WTO không tiến hành đàm phán thuế quan với nhau thì

không bắt buộc phải áp dụng các nguyên tắc chung.

Ưu đãi thuế quan phổ cập (GSP Generalised System of Preference)

Chế độ này lần đầu tiên được đề xuất và thông qua tại Hội nghị LHQ về thương mại

và phát triển (UNCTAD) năm 1964 và được nhiều nước áp dụng từ năm 1971. Đây là chế độ

ưu đãi, theo đó các nước công nghiệp phát triển dành cho các nước đang phát triển một sự ưu

đãi có giới hạn có tỷ lệ về thuế quan đối với các hàng hóa từ các nước này nhập vào các nước

phát triển. Mục đích của chế độ này là nhằm tăng tính cạnh tranh của các hàng hóa các nước

đang phát triển, giúp các nước này đẩy mạnh xuất khẩu, mở rộng thị trường, đẩy nhanh tốc độ

phát triển kinh tế.

Như vậy, có thể coi GSP là ngoại lệ điển hình khi áp dụng MFN. GSP là chế độ ưu đãi

hơn nhiều so với MFN. Tuy nhiên, GSP chỉ được áp dụng một chiều từ các nước phát triển

cho các nước đang phát triển (ví dụ: EU chỉ dành GSP cho một số nước có GDP tính trên đầu

người dưới 6000USD), được áp dụng có hạn chế đối với một số nhóm hàng hóa, và thường áp

dụng phân biệt thành nhiều nhóm hàng với mức ưu đãi khác nhau, trong đó ưu đãi nhất là

miễn thuế hoàn toàn. Một điểm đáng chú ý nữa: GSP là chế độ do các nước phát triển tự xác

nhận, kể cả quy mô, mức độ, hình thức ưu đãi lẫn danh mục quốc gia được coi là đang phát

triển và được hưởng ưu đãi GSP. Do vậy, cho đến nay GSP được áp dụng khác nhau ở mỗi

nước.

Việt Nam là nước đang phát triển cho thu nhập tính trên đầu người rất thấp nên đã

được hưởng GSP của nhiều nước phát triển, trong đó có những đối tác quan trọng như EU,

Nhật Bản, Canada. Do đó, Việt Nam đang có cơ hội cạnh tranh trên những thị trường đó về

những mặt hàng được hưởng ưu đãi GSP. Cần chú ý là: các doanh nghiệp khi xuất khẩu hàng

sang các thị trường có chế độ GSP, muốn được hưởng ưu đãi phải đảm bảo ba điều kiện sau:

PTIT

Page 87: Bài giảng QUẢN TRỊ KINH DOANH QUỐC TẾ - Postdlib.ptit.edu.vn/bitstream/123456789/1423/1/BG Quan tri kinh doanh... · CÁC ĐỊNH CHẾ KINH TẾ, TÀI CHÍNH QUỐC TẾ

Chương 4 – Các lĩnh vực kinh doanh quốc tế ----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

82

- Điều kiện xuất xứ sản phẩm từ nước sở tại: Quy định hàng hóa có xuất xứ từ một nước phải

sử dụng tối thiểu một tỷ lệ nhất định nguyên liệu trong nước (từ 35 – 60% tùy theo quy định

của từng nước).

- Điều kiện vận tải: Phải được đóng gói và vận chuyển thẳng từ nước sản xuất sang nước nhập

khẩu, không qua các trạm xử lý trung chuyển ở nước thứ ba.

- Điều kiện chứng từ xác nhận: Phải có chứng từ hợp pháp, hợp lệ chứng nhận xuất xứ sản

xuất theo các mẫu quy định (C/O – Certificate of origin – form A) do cơ quan có thẩm quyền

cấp.

Thành lập khu vực mậu dịch tự do và Liên minh hải quan

Khi các nước trong khu vực thành lập Liên minh hải quan hoặc khu vực mậu dịch tự

do, các liên kết kinh tế này sẽ có quy chế đặc biệt, theo đó các thành viên áp dụng chế độ

thương mại ưu đãi hơn trong nội bộ liên kết kinh tế khu vực.

Ngoại lệ này cũng dành cho các trường hợp quan hệ thương mại biên giới.

4.1.7 . Xu hướng tự do hóa thương mại và xu hướng bảo hộ mậu dịch trong chính sách

thương mại quốc tế

1. Xu hướng tự do hóa thương mại

Tự do hóa thương mại là sự nới lỏng, mềm hóa sự can thiệp của Nhà nước hay Chính

phủ vào lĩnh vực buôn bán quốc tế.

Xu hướng này bắt nguồn từ quá trình quốc tế hóa đời sống kinh tế thế giới với những

cấp độ toàn cầu hóa và khu vực hóa, lực lượng sản xuất phát triển vượt ra ngoài phạm vi biên

giới của mỗi quốc gia, sự phân công lao động quốc tế phát triển cả bề rộng và bề sâu, vai trò

của các công ty đa quốc gia được tăng cường, hầu hết các quốc gia chuyển sang xây dựng mô

hình “kinh tế mở” với việc khai thác ngày càng triệt để lợi thế so sánh của mỗi nước. Tự do

hóa thương mại đều đưa lại lợi ích cho mỗi quốc gia dù trình độ phát triển có khác nhau và nó

phù hợp với xu thế phát triển chung của nền văn minh nhân loại.

Nội dung của tự do hóa thương mại là Nhà nước áp dụng các biện pháp cần thiết để

từng bước giảm thiểu những trở ngại trong hàng rào thuế quan và hàng rào phi thuế quan

trong quan hệ mậu dịch quốc tế, nhằm tạo điều kiện thuận lợi hơn cho việc phát triển các hoạt

động thương mại quốc tế cả về bề rộng và bề sâu. Đương nhiên, tự do hóa thương mại trước

hết nhằm thực hiện việc mở rộng quy mô xuất khẩu của mỗi nước cũng như đạt tới điều kiện

thuận lợi hơn cho hoạt động nhập khẩu. Kết quả của tự do hóa thương mại là tạo điều kiện để

mở cửa thị trường nội địa để hàng hóa, công nghệ nước ngoài cũng như những hoạt động dịch

vụ quốc tế được xâm nhập dễ dàng vào thị trường nội địa, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi

cho việc xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ ra nước ngoài. Điều đó có nghĩa là cần phải đạt tới

một sự hài hòa giữa tăng cường xuất khẩu với nới lỏng nhập khẩu.

Các biện pháp để thực hiện tự do hóa thương mại bao gồm việc điều chỉnh theo chiều

hướng nới lỏng dần nhập khẩu với bước đi phù hợp trên cơ sở các thỏa thuận song phương và

đa phương giữa các quốc gia đối với các công cụ bảo hộ mậu dịch đã và đang tồn tại trong

quan hệ thương mại quốc tế. Quá trình tự do hóa gắn liền với những biện pháp có đi có lại

trong khuôn khổ pháp lý giữa các quốc gia.

2. Xu hướng bảo hộ mậu dịch

Bảo hộ mậu dịch chính là sự can thiệp của Nhà nước hay Chính phủ vào lĩnh vực buôn

bán quốc tế. Trong điều kiện hiện nay của nền kinh tế thế giới, sự can thiệp của Nhà nước

PTIT

Page 88: Bài giảng QUẢN TRỊ KINH DOANH QUỐC TẾ - Postdlib.ptit.edu.vn/bitstream/123456789/1423/1/BG Quan tri kinh doanh... · CÁC ĐỊNH CHẾ KINH TẾ, TÀI CHÍNH QUỐC TẾ

Chương 4 – Các lĩnh vực kinh doanh quốc tế ----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

83

mang tính chọn lựa và giảm thiểu phạm vi, quy mô…can thiệp, nâng cao hiệu lực, hiệu quả

của sự can thiệp.

Cơ sở khác quan của xu hướng này là sự phát triển không đều và sự khác biệt trong

điều kiện tái sản xuất giữa các quốc gia, do sự chênh lệch về khả năng cạnh tranh giữa các

công ty trong nước với các công ty nước ngoài cũng như do các nguyên nhân lịch sử để lại.

Ở buổi đầu hình thành nền thương mại quốc tế, người ta thường quan tâm đến việc

đẩy mạnh xuất khẩu để thu về kim khí quý, trong khi đó lại chủ trương hạn chế nhập khẩu để

giảm bớt khả năng di chuyển của kim khí quý ra nước ngoài. Bên cạnh đó còn các lý do về

chính trị và xã hội cũng đưa đến các yêu cầu về bảo hộ mậu dịch.

Xu hướng bảo hộ mậu dịch xuất hiện ngay từ khi hình thành và tiếp tục được củng cố

trong quá trình phát triển của nền thương mại quốc tế với công cụ hành chính, các biện pháp

kỹ thuật khác nhau. Mục tiêu của bảo hộ mậu dịch là bảo vệ thị trường nội địa trước sự thâm

nhập ngày càng mạnh mẽ của các luồng hàng hóa từ bên ngoài, cũng tức là bảo vệ lợi ích

quốc gia. Cho đến nay vẫn còn nhiều lý lẽ khác nhau để bảo vệ cho chế độ bảo hộ mậu dịch.

Một là, lý lẽ về bảo vệ “ngành công nghiệp non trẻ”. Theo lý lẽ này, những xí nghiệp

“non trẻ” phải chịu chi phí ban đầu cao hơn và không thể cạnh tranh ngay trong một vài năm

đầu tiên với các đối thủ nước ngoài dày dặn kinh nghiệm. Một chính sách tự do buôn bán có

thể bóp chết các xí nghiệp non trẻ ngay từ khi chúng mới sinh ra. Một hình thức thuế quan

tạm thời đánh vào hàng nhập khẩu sẽ cho phép họ trưởng thành cho tới độ “chín muồi” và

được bảo vệ để chống lại sự cạnh tranh từ nước ngoài.

Tuy nhiên, có ý kiến phản bác lại lý lẽ này cho rằng có thể giúp đỡ các xí nghiệp non

trẻ qua việc cho họ được phép vay thêm nguồn tài chính với lãi suất thích hợp hoặc có thể có

một hình thức trợ cấp nào khác mà không nên dùng thuế nhập khẩu vì sẽ gây nên sự méo mó

trong tiêu dùng.

Hai là, lý lẽ tạo nên nguồn “tài chính công cộng”. Theo lý lẽ này, các loại thuế nhập

khẩu là cần thiết để đảm bảo cho nguồn thu cho Chính phủ đáp ứng các chi phí trong việc

cung cấp các hàng hóa công cộng, để tiến hành việc trả nợ và giải quyết các khoản chi phí

khác. Trong các loại thuế khác nhau đã được áp dụng như thuế doanh thu, thuế thu nhập hay

thuế tiêu dùng, thuế nhập khẩu vẫn ít gây méo mó trong hoạt động thương mại hơn cả và việc

thực thi sẽ có nhiều thuận lợi hơn do việc buôn bán quốc tế được tập trung ở một số cửa khẩu.

Ba là, lý lẽ về khắc phục một phần “tình trạng thất nghiệp” thông qua việc thực hiện

chế độ thuế quan bảo hộ. Theo lý lẽ này, các loại thuế nhập khẩu đánh vào các sản phẩm có

thể thay thế nhập khẩu sẽ tạo điều kiện để mở rộng thêm việc sản xuất các loại sản phẩm ấy

và tạo việc làm cho người lao động trong nước. Vì khi ấy các hãng có thể trả cho người lao

động mức lương cao hơn. Tuy nhiên, cũng có ý kiến cho rằng, thuế nhập khẩu là một loại trợ

cấp việc làm, song việc trợ cấp này chỉ diễn ra ở những ngành sản xuất hàng hóa có thể thay

thế nhập khẩu (khu vực này là hạn chế), mặt khác trợ cấp này lại không chỉ riêng cho việc làm

(hay lao động) mà tương đương cho việc đánh thuế cả các yếu tố sản xuất khác như đất đai,

tiền vốn, nguyên liệu (không cần thiết hoặc không tốt). Vả lại, ở đây có nguy cơ là các quốc

gia khác sẽ có biện pháp trả đũa và gây nên tình trạng đi xa với nguyên tắc tự do buôn bán.

Bốn là, lý lẽ về việc thực hiện “phân phối lại thu nhập” thông qua việc áp dụng chế độ

bảo hộ. Theo lý lẽ này, các loại thuế nhập khẩu sẽ làm dịch chuyển một phần thu nhập của

những người tiêu dùng giàu có hơn sang cho những người sản xuất các loại hàng hóa được

PTIT

Page 89: Bài giảng QUẢN TRỊ KINH DOANH QUỐC TẾ - Postdlib.ptit.edu.vn/bitstream/123456789/1423/1/BG Quan tri kinh doanh... · CÁC ĐỊNH CHẾ KINH TẾ, TÀI CHÍNH QUỐC TẾ

Chương 4 – Các lĩnh vực kinh doanh quốc tế ----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

84

sản xuất trong nước tương ứng các hàng hóa nhập khẩu. Điều đó sẽ có lợi về mặt xã hội. Tuy

nhiên, cũng có những ý kiến cho rằng thuế quan nhập khẩu chưa hẳn là đáp ứng được mục

tiêu mong muốn, như trường hợp của Nhật Bản và các nước trong cộng đồng châu Âu đánh

thuế nhập khẩu vào nông sản dẫn đến thực tế là nhiều nông dân không hẳn đã nghèo và nhiều

người tiêu dùng nông sản không hẳn đã giàu.

3. Mối quan hệ giữa xu hướng tự do hóa thương mại và xu hướng bảo hộ mậu

dịch

Về nguyên tắc thì hai xu hướng đó đối nghịch nhau vì chúng gây nên tác động ngược

chiều nhau đến hoạt động thương mại quốc tế. Nhưng chúng không bài trừ nhau mà trái lại,

chúng thống nhất với nhau – một sự thống nhất giữa hai mặt đối lập. Trong thực tế, hai xu

hướng cơ bản này song song tồn tại và chúng được sử dụng kết hợp với nhau. Tùy theo trình

độ phát triển kinh tế của mỗi nước, tùy theo các điều kiện và đặc điểm cụ thể mà người ta sử

dụng và khéo léo kết hợp giữa hai xu hướng trên với mức độ khác nhau ở từng lĩnh vực của

các hoạt động thương mại quốc tế.

Về mặt lịch sử, chưa khi nào có tự do hóa thương mại một cách hoàn toàn đầy đủ và

trái lại, cũng không khi nào lại có bảo hộ mậu dịch quá dày đặc đến mức làm tê liệt các hoạt

động thương mại quốc tế (trừ trường hợp có sự bao vây cấm vận hoặc có chiến tranh xảy ra).

Về mặt logic thì tự do hóa thương mại là một quá trình đi từ thấp đến cao, từ cục bộ

đến đoàn thể, thậm chí có trường hợp nó có ý nghĩa trước hết như một xu hướng. Tự do hóa

thương mại và bảo hộ mậu dịch là hai mặt nương tựa nhau, làm tiền đề cho nhau.

Với những điều kiện thực tiễn của thương mại quốc tế ngày nay không thể cực đoan

khẳng định sự cần thiết của một trong hai xu hướng nói trên, mặc dù về lý thuyết có thể chứng

minh những tiêu cực của các công cụ bảo hộ mậu dịch, nhất là trường hợp bảo hộ quá dày

đặc. Trong thực tế, các quốc gia đều sử dụng các công cụ bảo vệ mậu dịch với những mức độ

khác nhau.

Một sự vận dụng phù hợp các công cụ bảo hộ mậu dịch là bảo hộ có chọn lọc và có

điều kiện gắn liền với các điều kiện về không gian và thời gian nhất định. Công cụ bảo hộ

không chỉ mang tính tự vệ, hỗ trợ cho ngành sản xuất trong nước trong quá trình cạnh tranh

với hàng hóa từ bên ngoài mà còn tạo điều kiện cho các ngành sản xuất trong nước vươn lên

cạnh tranh thắng lợi không chỉ ở thị trường nội địa mà còn cả ở thị trường nước ngoài. Điều

này còn có nghĩa là phải vận dụng các công cụ bảo hộ mậu dịch một cách tích cực và năng

động. Việc thực hiện bảo hộ phải gắn liền với quá trình tự do hóa thương mại đạt được trong

các quan hệ quốc tế.

4.1.8. Khái quát thương mại Việt Nam trong những năm đổi mới

1. Kết quả đạt được

- Tốc độ tăng trưởng ngoại thương Việt Nam khá cao qua các năm (trung bình trên

20%/năm) và cao hơn tốc độ tăng trưởng của nền sản xuất xã hội (cao hơn khoảng 2 – 3 lần).

Điều đó làm cho quy mô của kim ngạch xuất – nhập khẩu cũng tăng lên nhanh chóng. Tốc độ

tăng trưởng cao có được như trên chính là nhờ vào chính sách mở cửa của Đảng và Nhà Nước

ta trong những năm qua.

- Thị trường trong hoạt động ngoại thương của Việt Nam ngày càng mở rộng và đã

chuyển thành từ đơn thị trường ra đa thị trường. Trước năm 1986, thị trường chủ yếu của Việt

Nam là Liên Xô và Đông Âu (chiếm khoảng 80% kim ngạch xuất – nhập khẩu). Từ năm

PTIT

Page 90: Bài giảng QUẢN TRỊ KINH DOANH QUỐC TẾ - Postdlib.ptit.edu.vn/bitstream/123456789/1423/1/BG Quan tri kinh doanh... · CÁC ĐỊNH CHẾ KINH TẾ, TÀI CHÍNH QUỐC TẾ

Chương 4 – Các lĩnh vực kinh doanh quốc tế ----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

85

1987, với chủ trương của Đảng và Nhà nước theo hướng đa phương hóa trong quan hệ bạn

hàng và đa dạng hóa trong các loại sản phẩm nên hiện nay Việt Nam đã có quan hệ buôn bán

với hơn 165 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới, trong đó ký hiệp định thương mại song

phương với hơn 90 nước. Các bạn hàng lớn nhất của Việt Nam hiện nay là Nhật Bản, Đài

Loan, Hàn Quốc, Singapore, Trung Quốc, EU, Mỹ…Sự kiện Việt Nam trở thành thành viên

chính thức của WTO đã, đang và sẽ giúp cho nền kinh tế nước ta liên tục tăng trưởng trong

thời gian qua và những năm tới.

- Nền ngoại thương Việt Nam đã từng bước xây dựng được những mặt hàng có quy

mô lớn được thị trường thế giới chấp nhận như: dầu khí, gạo, thủy sản, dệt may, giày

dép…Việc xây dựng một số mặt hàng trên đây cho phép chúng ta khai thác những lợi thế so

sánh của nền kinh tế Việt nam trong phân công lao động và hợp tác quốc tế.

- Nền ngoại thương Việt Nam đã chuyển dần từ cơ chế kế hoạch hóa tập trung quan

liêu bao cấp sang cơ chế hoạch toán kinh doanh, phát huy quyền tự chủ cho các doanh nghiệp,

chuyển từ vay nợ để nhập khẩu là chủ yếu sang đẩy mạnh sản xuất để lấy kim ngạch trang trải

cho nhập khẩu, nâng cao dần hiệu quả kinh tế xã hội của hoạt động ngoại thương.

- Cùng với quá trinh mở cửa và hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam, sự tham gia

vào các định chế kinh tế quốc tế và đàm phán gia nhập các tổ chức kinh tế khu vực và toàn

cầu, cơ chế, chính sách của Việt Nam đã đưuọc đổi mới mạnh mẽ theo hướng tăng tự do hóa

thương mại và đầu tư, giảm thiểu mức độ, phạm vi can thiệp của Nhà Nước vào lĩnh vực buôn

bán quốc tế. Điều đó đang góp phần thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ của ngoại thương Việt

Nam trong những năm đầu thế kỷ XXI.

2. Những tồn tại

- Bên cạnh các ưu điểm kể trên, ngoại thương Việt Nam vẫn tồn tại những hạn chế. Đó

là quy mô xuất – nhập khẩu còn quá nhỏ bé so với các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á.

- Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam còn trong tình tạng lạc hậu, chất lượng

thấp, mặt hàng manh mún, sức cạnh tranh yếu (gần 30% kim ngạch xuất khẩu là hàng nông,

lâm, thủy sản; 20% kim ngạch xuất khẩu là hàng khoáng sản, trên 20% kim ngạch xuất khẩu

là hàng gia công). Tỷ lệ này cho thấy: hàng xuất khẩu của Việt Nam chủ yếu là hàng nguyên

liệu, hàm lượng khoa học – công nghệ thấp, do đó chịu nhiều thua thiệt tron gbuoon bán quốc

tế.

- Thị trường ngoại thương Việt Nam còn nhiều bấp bênh, chủ yếu là thị trường của các

nước trong khu vực và các thị trường qua trung gian, còn thiếu những hợp đồng lớn và dài

hạn.

- Tình trạng buôn lậu, gian lận thương mại đang là vấn đề “quốc nạn” cần sớm giải

quyết có hiệu quả…

- Tuy cơ chế, chính sách đang được tiếp tục đổi mới theo hướng nới lỏng sự can thiệp

của Nhà nước vào lĩnh vực buôn bán quốc tế, nhưng hiện tại cơ chế, chính sách cũng như việc

tổ chức thực thi lại đang bộc lộ không ít bất cập, đòi hỏi phải tiếp tục tháo gỡ như các văn bản

hướng dẫn còn thiếu, không kịp thời; chỉ đạo thực hiện quá chung chung, thiếu cụ thể,

v.v…Điều đó đang làm cản trở, gây thiệt hại không nhỏ cho cả Nhà nước và các nhà kinh

doanh trong và ngoài nước.

4.2 ĐẦU TƯ QUỐC TẾ

4.2.1 Khái niệm, phân loại và tác động của đầu tư quốc tế

PTIT

Page 91: Bài giảng QUẢN TRỊ KINH DOANH QUỐC TẾ - Postdlib.ptit.edu.vn/bitstream/123456789/1423/1/BG Quan tri kinh doanh... · CÁC ĐỊNH CHẾ KINH TẾ, TÀI CHÍNH QUỐC TẾ

Chương 4 – Các lĩnh vực kinh doanh quốc tế ----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

86

1. Khái niệm

Đầu tư quốc tế là một hình thức của di chuyển quốc tế về vốn, trong đó vốn được đi

chuyển từ quốc gia này sang quốc gia khách để thực hiện hoặc một số dự án đầu tư nhằm đem

lại lợi ích cho các bên tham gia,

Thực chất, đầu tư quốc tế là sự vận động của tiền tệ và tài sản giữa các quốc gia nhằm

điều chỉnh tỷ lệ giữa các yếu tố sản xuất, tạo điều kiện cho nền kinh tế các quốc gia phát triển,

góp phần thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế toàn cầu nói chung.

2. Nguyên nhân của đầu tư quốc tế

Trong thực tế, đầu tư quốc tế được thực hiện với nhiều nguyên nhân khác nhau, trong đó

có thể tổng kết một số nguyên nhân sau:

Thứ nhất, do sự mất cân đối về các yếu tố sản xuất giữa các quốc gia nên có sự chênh

lệch về giá cả các yếu tố, đầu tư quốc tế được thực hiện nhằm đạt được lợi ích từ sự chênh

lệch đó ( khai thác lợi thế so sánh của mội quốc gia)

Thứ hai, do sự gặp gỡ về lợi ích của các bên tham gia, cụ thể là:

+ Đồi với bên có vốn đầu tư: Cần tìm nơi đầu tư có lợi, cần tránh hàng rào bảo hộ mậu

dịch cũng như sự kiểm soát hài quan trong buôn bán quốc tế, cần khuếch trương thị trường,

uy tín, tăng cường vụ thế và mở rộng quy mô kinh doanh.

+ Đối với bên tiếp nhận vốn đầu tư: Do thiếu vốn tích lũy, do nhu cầu tăng trưởng

nhanh, nhu cầu đổi mới kỹ thuật, công nghệ và tiếp nhận kinh nghiệm quản lý tiên tiến để

khai thác có hiệu quả các nguồn tài nguyên và tạo việc làm cho các lao động trong nước, đầu

tư quốc tế được thực hiện để đáp ứng các nhu cầu đó. Đặc biệt, đối với các nước đang phát

triển, thực hiện tiếp nhận đầu tư quốc tế còn nhằm mục đích chuyển dịch cơ cấu kinh tế, xây

dựng các khu công nghiệp và khu công nghệ cao, góp phần thực hiện công cuộc công nghiệp

hóa đất nước.

Thứ ba, trong nhiều trường hợp, đầu tư quốc tế nhằm giải quyết các nhiệm vụ đặc biệt

như xây dựng các công trình có quy mô vượt ra ngoài biên giới quốc gia, đòi hỏi phải có sự

phối hợp của nhiều quốc gia.

3. Tác động của đầu tư quốc tế

Thực tế cho thấy rằng, đầu tư quốc tế có những tác động mang tính hai mặt ( tác động

tích cực và tác động tiêu cực) cả đối với nước chủ đầu tư ( nước chủ nhà) và nước tiếp nhận

đầu tư (nước sở tại)

Đối với nước chủ đầu tư

Tác động tích cực

+ Khắc phục được xu hướng giảm sút lợi nhuận trong nước, có điều kiện thu được lợi

nhuận cao hơn cho chủ đầu tư do tìm được môi trường đầu tư thuận lợi hơn;

+ Là biện pháp để vượt qua hàng rào bảo hộ mậu dịch nhằm mở rộng thị trường; tận

dụng triệt để những ưu ái của nước nhận đầu tư.

+ Khuếch trương được sản phẩm, danh tiếng, tạo lập uy tín và tăng cường vị thế của họ

trên thị trường thế giới.

PTIT

Page 92: Bài giảng QUẢN TRỊ KINH DOANH QUỐC TẾ - Postdlib.ptit.edu.vn/bitstream/123456789/1423/1/BG Quan tri kinh doanh... · CÁC ĐỊNH CHẾ KINH TẾ, TÀI CHÍNH QUỐC TẾ

Chương 4 – Các lĩnh vực kinh doanh quốc tế ----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

87

+ Khai thác được nguốn yếu tố đầu vào sản xuất với chi phí thấp hơn so với đầu tư trong

nước.

Tác động tiêu cực:

+ Nếu chiến lược, chính sách không phù hợp thì các nhà kinh doanh không muốn kinh

doanh trong nước, mà chỉ lao ra nước ngoài kinh doanh,do đó các quốc gia có nguy cơ tụt

hậu.

+ Dẫn đến làm giảm việc làm ở nước chủ đầu tư.

+ Có thể xảy ra hiện tượng chảy máy chất xám trong quá trỉnh chuyển giao công nghệ.

+ Chủ đầu tư có thể gặp rủi ro lớn nếu không hiểu rõ về môi trường đầu tư...

Đối với nước tiếp nhận đầu tư

Tác động tích cực:

+ Góp phần giải quyết khó khăn do thiếu vốn

+ Tạo việc làm, tăng thu nhập cho lao động trong nước

+ Học tập kinh nghiệm quản lý,tác phong làm việc tiên tiến,tiếp nhận công nghệ hiện

đại từ nước chủ đầu tư.

+ Tạo điều kiện để khai thác các nguồn tài nguyên một cách có hiệu quạ.

+ Giúp cho viện xây dựng các khu công nghiệp, khu công nghiệp cao nhằm hỗ trợ cho

quá trình công nghiệp hóa, chuyển dịch cơ cấu kinh tế

+ Góp phần khắc phục những khó khăn do thiên tai, hỏa hoạn và giải quyết các vần đề

xã hội.

Tác động tiêu cực:

+ Có thể dẫn tới tình trạng khai thác tài nguye6nthai1 quá, gây ô nghiểm môi trường

+ Gây ra sự phân hóa, tăng khoảng cách phát triển giữa các vùng và các tằng lớp dân cư

+ Có thể làm tăng các vấn đề về tệ nạn xã hội, bệnh tật

+ Có thể bị ảnh hưởng hoặc lệ thuộc vào những yêu cầu từ phía chủ đầu tư

3. Một số lý thuyết về đầu tư quốc tế

Những nội dung trên đây đã hệ thống những nguyên nhân và tác động mang tính thực

tiễn của đầu tư quốc tế.Bên cạnh đó, thông qua nhiều công trình ngiên cứu, các nhà kinh tế

học đã đưa ra những quan điểm khác nhau làm cơ sở lý luận để giải thích cho động cơ thực

hiện đầu tư quốc tế ở các quốc gia. Trong đó, các lý thuyết tiêu biểu cần được kể tới là: lý

thuyết lợi ích cận b iên, lý thuyết về chu sống quốc tế của sản phẩm, lý thuyết vế quyền lực

thị trường, lý thuyết về tính không hoàn hảo của thị trường và lý thuyết chiết trung.

Lý thuyết lợi ích cận biên

Lý thuyết này được xây dựng dựa trên những giả định sau:

+ Thế giới có hai quốc gia: quốc gia 1 và quốc gia 2

+ Tổng vốn đầu tư của toàn thế giới được biểu diễn trên hình vẽ là đoạn OO' ( hình 3.1) và

vốn được di chuyển tự do giữa các quốc gia.

Xét trường hợp toàn bộ vốn ở mỗi quốc gia được sử dụng để đầu tư trong nước:

PTIT

Page 93: Bài giảng QUẢN TRỊ KINH DOANH QUỐC TẾ - Postdlib.ptit.edu.vn/bitstream/123456789/1423/1/BG Quan tri kinh doanh... · CÁC ĐỊNH CHẾ KINH TẾ, TÀI CHÍNH QUỐC TẾ

Chương 4 – Các lĩnh vực kinh doanh quốc tế ----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

88

- Đối với quốc gia 1: đầu tư toàn bộ vốn trong nước với mức lợi nhuận nhất định. Khi đó

giá trị tổng sản phẩm ( được đo bằng diện tích phía dưới của đường giá trị sản phẩm cận biên

tăng thêm). Trong đó, có giá trị sản phẩm tạo ra từ vốn đầu tư và phần còn lại là giá trị sản

phẩm tạo ra từ các yếu tố phối hợp như đất đai, lao động.

- Đối với quốc gia 2: đầu tư toàn bộ vốn trong nước với mức lợi nhuận nhất định. Tổng

giá trị sản phẩm tạo ra, trong đó giá trị sản phẩm tạo ra từ vốn và phần còn lại là giá trị sản

phẩm của các yếu tố phối hợp.

Xét trường hợp các vốn đầu tư di chuyển từ quốc gia này sang quốc gia kia ( có đầu tư

quốc tế), khi đó hiệu quả của vốn đầu tư sẽ được xác định như sau:

Do lợi nhuận của vốn đầu tư ở quốc gia 2 cao hơn ở quốc gia 1 nên phẩn của vốn đầu tư

sẽ chuyển từ quốc gia 1 sang đầu tư ở quốc gia 2 và cân bằng ở mức lợi nhuận. Khi đó, tổng

giá trị sản phẩm tạo ra bởi quốc gia 1 là thu nhập từ đầu tư trong nước cộng thêm phần tổng

lợi nhuận thu được nhờ đầu tư ra nước ngoài..

Lý thuyết về chu kỳ sống quốc tế của sản phẩm

Lý thuyết này được xây dựng dựa trên cơ sở lý thuyết về chu kỳ sống của sản phẩm.

Theo quan điểm của lý thuyết về chu kỳ sống quốc tế của sản phẩm, người ta có thể giải thích

tại sao các nhà sản xuất lại chuyển hướng hoạt động kinh doanh của họ từ chỗ sản xuất và

xuất khẩu sản phẩm sang thực hiện đầu tư ra nước ngoài. Lý thuyết giả định rằng, đầu tien các

nhà sản xuất đạt được lợi thế độc quyền xuất khẩu nhờ việc cho ra đời những sản phẩm mới,

hoặc cải tiến những sản phẩm đang được sản xuất dành riêng cho thị trường nước ngoài.

Trong giai đoạn đầu của vòng đời sản phẩm mới, giai đoạn thử nghiệm sản xuất được tiến

hành tập trung tại chính quốc gia ngay cả khi chi phí sản xuất được tiến hành tập trung tại

chính quốc gia ngay cả khi chi phí sản xuất ở nước ngoài có thể thấp hơn. Ở giai đoạn này, để

thâm nhập thị trường nước ngoài, các công ty có thể thực hiện xuất khẩu sản phẩm. Tuy

nhiên, khi sản phẩm đã trở nên chuẩn hóa trong giai đoạn phát triển, các nhá sản xuất sẽ

khuyến khích việc thực hiện đầu tư ra nước ngoài nhằm tận dụng lợi thế chi phí sản xuất thấp

(với giá các yếu tố đầu vào rẻ, chính sách ưu đãi của chính phủ nước sở tại) và quan trọng hơn

là nhằm ngăn chặn khả năng để mất thị trường vào tay các nhà sản xuất địa phương.

Lý thuyết về quyền lực thị trường

Lý thuyết về quyền lực thị trường cho rằng đầu tư quốc tế được thực hiện do những

hành vi đặc biệt của các công ty độc quyền nhóm trên phạm vi quốc tế, trong đó bao gồm:

phản ứng của các công ty độc quyền nhóm, hiệu quả kinh tế nhờ quy mô và sự liên kết đầu tư

quốc tế theo chiều dọc. Tất cả các hành vi đó đều nhằm hạn chế cạnh tranh, mở rộng thị

trường và ngăn cản không cho đối thủ khác thâm nhập vào ngành và thị trường của các côn ty

độc quyền nhóm.

Đầu tư quốc tế theo chiều dọc (hay còn gọi là liên kết theo chiều dọc, giữa các nhà sản

xuất) tồn tại khi các công ty đầu tư ra nước ngoài để sản xuất các sản phẩm trung gian. Sau đó

những sản phẩm này được xuất khẩu ngược trở lại và được sử dụng làm đầu vào sản xuất của

nước chủ nhà. Đầu tư quốc tế theo chiều dọc là hình thức được thực hiện phổ biến trong các

ngành công nghiệp chế tạo và những ngành sử dụng nhiều tài nguyên thiên nhiên.

Theo lý thuyết này, các công ty thực hiện đầu tư quốc tế với một số lý do như sau:

PTIT

Page 94: Bài giảng QUẢN TRỊ KINH DOANH QUỐC TẾ - Postdlib.ptit.edu.vn/bitstream/123456789/1423/1/BG Quan tri kinh doanh... · CÁC ĐỊNH CHẾ KINH TẾ, TÀI CHÍNH QUỐC TẾ

Chương 4 – Các lĩnh vực kinh doanh quốc tế ----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

89

Thứ nhất, do nguồn cung cấp nguyên liệu ngày càng trở nên khan hiếm, trong khi đó

các công ty của nước sở tại không đủ khả năng thăm dò và khai thác nguyên liệu mới. Do vậy,

các công ty đa quốc gia tận dụng lợi thế cạnh tranh trên cơ sở khai thác nguyên liệu ở nước sở

tại. Điều đó góp phần lý giải tại sao đầu tư quốc tế theo chiều dọc thường được thực hiện ở

các nước đang phát triển.

Thứ hai, thông qua đầu tư quốc tế theo chiều dọc, các công ty độc quyền nhóm có thể

thiết lập các hàng rào ngăn cản không cho các công ty khác tiếp cận tới nguồn nguyên liệu họ

đang khai thác.

Thứ ba, đầu tư quốc tế theo chiều dọc còn có thể tạo ra lợi thế về chi phí thông quan

việc cải tiến kỹ thuật bằng cách phối hợp sản xuất và chuyển giao sản phẩm giữa các công

đoạn khác nhau của quá trình sản suất. Đấy là lợi thế lớn hơn hẳn lợi thế có được từ việc phối

hợp giữa các nhà sản xuất độc lập thông qua việc định giá.

Lý thuyết chiết trung

Lý thuyết này phát biểu rằng, các công ty sẽ thực hiện đầu tư ra nước ngoài khi hội đủ

ba lợi thế. Đó là lợi thế về địa điểm, lợi thế về sở hữu và lợi thế về nội hóa.

Lợi thế về địa điểm là lợi thế có được do việc tiến hành hoạt động kinh doanh tại một

địa điểm nhất định với những đặc thù riêng (do điều kiện tự nhiện hoặc được tạo ra). Lợi thế

về địa điểm có thể gắn liền với sự giàu có của nguồn tài nguyên thiên nhiên, sự sẵn có của lực

lượng lao động với giá rẻ, lao động lành nghề,…

Lợi thế về sở hữu là lợi thế có được khi một công ty có cơ hội tham gia sở hữu một số

tài sản đặc biệt nhất định, chẳng hạn như nhãn hiệu sản phẩm, bản quyền công nghệ hoặc cơ

hội quản lý.

Lợi thế nội hóa là lợi thế đạt được do việc nội hóa hoạt động sản xuất thay vì chuyển nó

đến một thị trường kém hiệu quả hơn.

Lý thuyết chiết trung khẳng định rằng, khi xuất hiện đầy đủ các lợi thế kể trên, các công

ty sẽ tham gia vào đầu tư quốc tế.

4.2.2 Đầu tư gián tiếp nước ngoài

1. Khái niệm và đặc điểm của đầu tư gián tiếp nước ngoài

Khái niệm

Đầu tư gián tiếp nước ngoài là một loại hình di chuyển vốn giữa các quốc gia, trong đó

người chủ sở hữu vốn không trực tiếp quản lý và điều hành các hoạt động sử dụng vốn. Nói

cách khác, đầu tư gián tiếp nước ngoài là một loại hình đầu tư quốc tế mà quyền sở hữu tách

rời quyền sử dụng đối với một tài sản đầu tư. Chủ đầu tư nước ngoài có thể đầu tư dưới hình

thức cho vay và hưởng lãi suất hoặc đầu tư mua cổ phiếu, trái phiếu và hưởng lợi tức.

Đặc điểm

- Nguồn vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài được cung cấp bởi các Chính phủ, các tổ chức

quốc tế, các tổ chức phi chính phủ (NGO) và tư nhân. Nếu là vốn đầu tư của các tổ chức quốc

tế thì thường có khối lượng lớn và kèm theo là các điều kiện ưu đãi về lãi suất và thời gian

(gồm thời gian ân hạn và thời gian trả nọ). Ngoài ra, có còn gắn liền với các yêu cầu mang sắc

PTIT

Page 95: Bài giảng QUẢN TRỊ KINH DOANH QUỐC TẾ - Postdlib.ptit.edu.vn/bitstream/123456789/1423/1/BG Quan tri kinh doanh... · CÁC ĐỊNH CHẾ KINH TẾ, TÀI CHÍNH QUỐC TẾ

Chương 4 – Các lĩnh vực kinh doanh quốc tế ----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

90

thái chính trị của các tổ chức quốc tế. Nếu là vốn đầu tư của tư nhân thì được thực hiện thông

qua việc mua cổ phiếu, trái phiếu và bị khống chế ở mức dưới 10-25% vốn pháp định.

- Chủ đầu tư nước ngoài không trực tiếp tham gia điều hành hoạt động của đối tượng

đầu tư.

- Chủ đầu tư nước ngoài thu được lợi nhuận thông qua lãi suất cho vay hoặc lợi tức cổ

phần.

2. Các hình thức đầu tư gián tiếp nước ngoài

Đầu tư gián tiếp nước ngoài được thực hiện từ nhiều nguồn khác nhau, dưới các hình

thức sau: viện trợ có hoàn lại và viện trợ không hoàn lại, vay ưu đãi hoặc không ưu đãi, mua

cổ phiếu hoặc trái phiếu.

Hình thức mua cổ phiếu, trái phiếu là hình thức đầu tư của tư nhân. Chủ đầu tư sẽ lựa

chọn các doanh nghiệp làm ăn có lãi hoặc có triển vọng phát triển trong tương lai để đầu tư

mua cổ phiếu, trái phiếu, nhưng số lượng cổ phần sẽ bị khống chế ở mức độ nhất định, tùy

theo luật đầu tư của từng nước quy định. Chủ đầu tư sẽ được hưởng lợi tức cổ phần và giá trị

của lợi tức thu được sẽ phụ thuộc vào hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.

Ngoài các hình thức trên, nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức ODA cũng có thể được

coi là một bộ phận quan trọng của đầu tư gián tiếp nước ngoài.

Hỗ trợ phát triển chính thức – ODA

a. Khái niệm:

Hỗ trợ phát triển chính thức ODA là hoạt động hợp tác phát triển giữa Nhà nước hoặc

Chính phủ một nước với các Chính phủ nước ngoài, các tổ chức liên chính phủ hoặc liên quốc

gia.

b. Các hình thức của ODA

- ODA không hoàn lại: là hình thức cung cấp ODA không phải hoàn lại cho các nhà tài

trợ.

- ODA cho vay ưu đãi (tín dụng ưu đãi): là hình thức cung cấp ODA dưới dạng cho vay

với lãi suất và điều kiện ưu đãi sao cho “yếu tố không hoàn lại” hay “thành tố hỗ trợ” đạt

không dưới 25% của tổng giá trị khoản vay.

- ODA hỗn hợp: là các khoản viện trợ không hoàn lại hoặc các khoản cho vay ưu đãi

được cung cấp đồng thời với các khoản tín dụng thương mại nhưng tình chung lại, “yếu tố

không hoàn lại” đạt không dưới 25% tổng giá trị các khoản đó.

Ngoài ra còn bao gồm các khoản vay từ các tổ chức tài chính quốc tế có thành tố hỗ trợ

dưới 25%. (IMF, Ngân hàng tái thiết phát triển quốc tế (IBRD) thuộc WB, Quỹ nguồn vốn

thông thường (OCR) thuộc ADB).

c. Các phương thức cung cấp ODA

- Hỗ trợ cán cân thanh toán và ngân sách: gồm các khoản ODA được cung cấp dưới

dạng tiền mặt hoặc hàng hóa để hỗ trợ cán cân thanh toán hoặc ngân sách của nhà nước.

- Hỗ trợ chương trình: gồm các khoản ODA được cung cấp để thực hiện một tập hợp

các hoạt động, các dự án có liên quan nhằm đạt được một hoặc một số mục tiêu thực hiện

trong một thời hạn nhất đinh, tại các thời điểm cụ thể.

PTIT

Page 96: Bài giảng QUẢN TRỊ KINH DOANH QUỐC TẾ - Postdlib.ptit.edu.vn/bitstream/123456789/1423/1/BG Quan tri kinh doanh... · CÁC ĐỊNH CHẾ KINH TẾ, TÀI CHÍNH QUỐC TẾ

Chương 4 – Các lĩnh vực kinh doanh quốc tế ----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

91

- Hỗ trợ dựn án: là các khoản ODA cung cấp để thực hiện dự án xây dựng cơ bản bao

gồm xây dựng cơ sở hạ tần, cung cấp trang thiết bị, dịch vụ tư vấn, đào tạo cán bộ, …

d. Các đối tác cung cấp ODA

- Chính phủ nước ngoài;

- Các tổ chức liên chính phủ hoặc liên quốc gia, bao gồm:

Các tổ chức phát triển của Liên hợp quốc (LHQ) như: Chương trình phát triển của LHQ

(UNDP); Quỹ Nhi đồng LHQ (UNICEF); Chương trình lương thực thế giới (WFP); Tổ chức

lương thực và nông nghiệp của LHQ (FAO); Quỹ dân số LHQ (UNIFPA); Quỹ trang thiết bị

của LHQ (UNIDCF); tổ chức phát triển công nghiệp của LHQ (UNIDO); Cao ủy LHQ về

người tị nạn (UNHCR); tổ chức y tế thế giới (WHO); cơ quan năng lượng nguyên tử quốc tế

(IAEA); tổ chức văn hóa, khoa học và giáo dục của LHQ (UNESCO); quỹ quốc tế về phát

triển nông nghiệp (IFAD); quỹ tiền tệ quốc tế (IMF); hiệp hội phát triển quốc tế (IDA) và

ngân hàng tái thiết phát triển quốc tế (IBRD) thuộc nhóm ngân hàng thế giới (WB).

Liên minh châu Âu (EU), tổ chức hợp tác kinh tế và phát triển (OECD), hiệp hội các

quốc gia Đông nam á (ASEAN).

Các tổ chức tài chính quốc tế: ngân hàng phát triển châu á (ABD); Quỹ các nước xuất

khẩu dầu mỏ (OPEC); Ngân hàng đầu tư Bắc Âu (NIB); Quỹ phát triển Bắc Âu (NIF); Quỹ

Cô-oét.

e. các lĩnh vực ưu tiên sử dụng ODA

Nhìn chung, ODA thường được sử dụng dựa trên kế hoạch phát triển của nước tiếp nhận

và gắn với tính chất của nguồn vốn cung cấp.

Vốn ODA không hoàn lại thường được ưu tiên sử dụng cho những chương

trình dự án thuộc các lĩnh vực sau:

- Xóa đói giảm nghèo, trước hết tại các vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa

- Y tế, dân số và phát triển;

- Giáo dục, phát triển nguồn nhân lực;

- Các vấn đề xã hội (tạo việc làm, cấp nước sinh hoạt, phòng chống dịch bệnh, phòng

chống các tệ nạn xã hội)

- Bảo vệ môi trường, bảo vệ và phát triển các nguồn tài nguyên thiên nhiên, nghiên cứu

khoa học và công nghệ, nâng cao năng lực nghiên cứu và triển khai;

- Nghiên cứu chuẩn bị các chương trình, dự án phát triển;

- Cải cách hành chính, tư pháp, tăng cường năng lực của cơ quan quản lí Nhà nước ở

Trung ương, địa phương và phát triển thể chế;

- Một số lĩnh vực khác theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ;

Vốn ODA vay được sử dụng cho những chương trình, dự án thuộc các lĩnh

vực:

- Xóa đói giảm nghèo, nông nghiệp và phát triển nông thôn;

- Giao thông, vận tải, thông tin liên lạc;

- Năng lượng;

- Cơ sở hạ tầng xã hội (các công trình phúc lợi công cộng, y tế, giáo dục và đào tạo, bảo

vệ môi trường);

PTIT

Page 97: Bài giảng QUẢN TRỊ KINH DOANH QUỐC TẾ - Postdlib.ptit.edu.vn/bitstream/123456789/1423/1/BG Quan tri kinh doanh... · CÁC ĐỊNH CHẾ KINH TẾ, TÀI CHÍNH QUỐC TẾ

Chương 4 – Các lĩnh vực kinh doanh quốc tế ----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

92

- Hỗ trợ cán cân thanh toán;

- Một số lĩnh vực khác theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ;

g, Quy trình thu hút, quản lý và sử dụng ODA

Quy trình thu hút, quản lý và sử dụng ODA được thực hiện theo các bước chủ yếu sau:

- Xây dựng danh mục các chương trình, dự án ưu tiên vận động và sử dụng ODA;

- Vận động ODA;

- Đàm phán, kí kết điều ước quốc tế khung về ODA;

- Thông báo điều ước quốc tế khung về ODA;

- Chuẩn bị văn kiện chương trình, dự án ODA;

- Thẩm định, phê duyệt nội dung chương trình, dự án ODA;

- Đàm phán, kí kết, phê chuẩn hoặc phê duyệt điều ước quốc tế cụ thể về ODA;

- Thực hiện chương trình, dự án ODA;

- Theo dõi, đánh giá, nghiệm thu, kết toán và bàn giao kết quả chương trình, dự án

ODA;

Lợi thế và bất lợi của đầu tư gián tiếp nước ngoài

a. Lợi thế:

- Bên tiếp nhận vốn đầu tư hoàn toàn chủ động trong việc sử dụng vốn, do đó vốn đầu

tư được phân bố hợp lí cho các vùng, các ngành, các lĩnh vực

- Doanh nghiệp có khả năng phân tán rủi ro kinh doanh trong những người mua cổ

phiếu, trái phiếu

- Chủ đầu tư nước ngoài ít chịu rủi ro vì lợi nhuận thu được luôn theo một tỷ lệ lãi suất

cố định.

b. Bất lợi

- Hạn chế khả năng thu hút vốn đầu tư vì chủ đầu tư nước ngoài bị khống chế ở mức độ

góp vốn tối đa.

- Đầu tư gián tiếp nước ngoài hạn chế khả năng tiếp thu công nghệ, kỹ thuật hiện đại và

kinh nghiệm quản lý tiên tiến từ các chủ đầu tư nươc ngoài.

- Phạm vi đầu tư bị hạn chế do chủ đầu tư nước ngoài chỉ đầu tư vào các doanh nghiệp

có triển vọng kinh doanh.

- Hiệu quả sử dụng vốn không cao ở các nước tiếp nhận vốn đầu tư và thường dẫn đến

tình trạng nợ nước ngoài, có nước còn rơi vào tình trạng không có khả năng trả nợ.

- Các nước tiếp nhận vốn đầu tư dễ bị các chủ đầu tư nước ngoài trói buộc vào vòng ảnh

hưởng chính trị của họ.

4.2.3 Đầu tư trực tiếp nước ngoài

1. Khái niệm và đặc điểm của đầu tư trực tiếp nước ngoài

Khái niệm và nguồn vốn của đầu tư trực tiếp nước ngoài

- Khái niệm : Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) là một loại hình thức của đầu tư quốc

tế, trong đó người chủ sở hữu vốn đông thời là người trực tiếp quản lý và điều hành hoạt động

sử dụng vốn.

- Về thực chất, FDI là sự đầu tư của các công ty nhằm xây dựng các cơ sở, chi nhánh ở

nước ngoài và làm chủ toàn bộ hay từng phần cơ sở đó. Đây là loại hình đầu tư, trong đó chủ

PTIT

Page 98: Bài giảng QUẢN TRỊ KINH DOANH QUỐC TẾ - Postdlib.ptit.edu.vn/bitstream/123456789/1423/1/BG Quan tri kinh doanh... · CÁC ĐỊNH CHẾ KINH TẾ, TÀI CHÍNH QUỐC TẾ

Chương 4 – Các lĩnh vực kinh doanh quốc tế ----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

93

đầu tư nước ngoài tham gia đóng góp một số vốn đủ lớn vào việc sản xuất hoặc cung cấp dịch

vụ và cho phép họ trực tiếp tham gia quản lý, điều hành đối tượng đầu tư.

- Nguồn vốn : FDI chủ yếu được thực hiện từ nguồn vốn tư nhân, vốn của các công ty

nhằm mục đích thu được lợi nhuận cao hơn qua việc triển khai hoạt động sản xuất kinh doanh

ở nước ngoài.

Đặc điểm của đầu tư trực tiếp nước ngoài

- Các chủ đầu tư nước ngoài phải đóng góp một số tối thiểu vào vốn pháp định tùy theo

luật doanh nghiệp của mỗi nước.

- Quyền quản lý, điều hành đối tượng đầu tư phụ thuộc vào mức độ đóng góp vốn. Nếu

góp 100% vốn thì đối tượng đầu tư hoàn toàn do chủ đầu tư nước ngoài điều hành và quản lý.

- Lợi nhuận từ hoạt động đầu tư phụ thuộc vào kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh

và được phân chia theo tỷ lệ góp vốn trong pháp định.

- FDI được xây dựng thông qua việc xây dựng doanh nghiệp mới, mua lại toàn bộ hay

từng phần doanh nghiệp đang hoạt động hoặc mua cổ phiếu để thôn tính hay sắp nhập các

doanh nghiệp với nhau.

2. Các hình thức của đầu tư nước ngoài

Trong thực tiễn, FDI được thực hiện theo nhiều hình thức khác nhau, trong đó những

hình thức được áp dụng phổ biến bao gồm :

+ Hợp tác kinh doanh trên cơ sở hợp đồng hợp tác kinh doanh

+ Doanh nghiệp liên doanh

+ Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài

Tùy vào điều kiện cụ thể của từng quốc gia, các hình thức đầu tư trên được áp dụng ở

mức độ khác nhau.

Bên cạnh đó, có thể tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư, chính phủ nước sở tại

còn lập ra các khu vực ưu đãi đầu tư trong lãnh thổ nước mình như : Khu chế xuất, khu công

nghiệp tập trung, khu công nghệ cao và đặc khu kinh tế, đồng thời áp dụng các hợp đồng xây

dựng – kinh doanh – chuyển dao (BOT), xây dựng – chuyển giao - kinh doanh (BTO) và xây

dựng chuyển giao (BT)

3. Khu chế xuất và khu công nghiệp tập trung

a. Khu chế xuất (Export Processing Zone – EPZ)

Khái niệm

Trên thực tế, có nhiều khái niệm khác nhau về khu chế xuất theo ý kiến của nhiều

chuyên gia kinh tế, khu chế xuất ngày nay là sự phát triển, hoàn thiện của các cảng tự do và

khu vực mậu dịch tự do

Thep khái niệm của tổ chức phát triển công nghiệp của Liên hiệp quốc ( UNIDO), khu

chế xuất là một khu vực tương đối nhỏ, có phân cách về địa lý trong lãnh thổ một quốc gia

nhằm thu hút các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài hướng về xuất khẩu bằng cách cung

cấp cho các doanh nghiệp đó những điều kiện về đầu tư và mậu dịch thuận lợi đặc biệt so với

các doanh nghiệp trong nước. Đặc biệt, khu chế xuất cho phép các doanh nghiệp nhập khẩu

hàng hóa dùng cho sản xuất hàng xuất khẩu miễn thuế dựa trên kho quá cảnh

Theo luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, khu chế xuất được hiểu là “ khu công nghệ

chuyên sản xuất xuất khẩu, thực hiện các dịch vụ cho sản xuất hàng xuất khẩu và cho các hoạt

PTIT

Page 99: Bài giảng QUẢN TRỊ KINH DOANH QUỐC TẾ - Postdlib.ptit.edu.vn/bitstream/123456789/1423/1/BG Quan tri kinh doanh... · CÁC ĐỊNH CHẾ KINH TẾ, TÀI CHÍNH QUỐC TẾ

Chương 4 – Các lĩnh vực kinh doanh quốc tế ----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

94

động xuất khẩu, trong đó bao gồm một hoặc nhiều doanh nghiệp hoạt động, có ranh giới về

mặt địa lý xác định cho chính phủ quyết định thành lập.

Như vậy, theo nghĩa rộng, khu chế xuất bào gồm tất cả các khu vực được chính phủ

nước sở tại cho phép chuyên môn hóa sản xuất hàng hóa chủ yếu vì mục đích xuất khẩu. Nó

là khu vực biệt lập có chế độ mậu dịch và thuế quan riêng theo phương thức tự do, không phụ

thuộc vào chế độ mậu dịch và thuế quan của nước sở tại

Theo nghĩa hẹp, khu vực chế xuất là một khu vực riêng biệt, có ấn định ranh giới, ấn

định cả sự kiểm tra riêng đối với các luồng hàng hóa vào và ra khu vực đó.

- Đặc điểm của khu chế xuất

+ đó là một khu vực lãnh thổ của một nước, được quy hoạch độc lập, thường được ngăn

cách bằng tường rào kiên cố để hoạt động cách biệt với phần nội địa

+ Mục đích hoạt động của khu chế xuất là thu hút các nhà sản xuất công nghiệp nước

ngoài và trong nước hướng vào xuất khẩu thông qua những biện pháp đặc biệt như ưu đãi về

thuế quan, về các điều kiện mậu dịch và các loại thuế khác

+ Hàng hóa tư liệu xuất - nhập khẩu của khu chế xuất được miễn thuế quan

- Vai trò của khu chế xuất

Việc xây dựng và đưa các khu chế xuất vào hoạt động nhằm đạt được những mục tiêu

sau

+ Tăng khả năng thu hút vốn đầu tư nước ngoài

+ Tiếp nhận khoa học – công nghệ và kinh nghiệm, tác phong làm việc tiên tiến của chủ

đầu tư nước ngoài

+ Tạo việc làm, tăng thu nhập, đồng thời nâng cao chất lượng làm việc của lao động ở

nước sở tại

+ Tăng thu ngoại tệ thông qua việc thu tiền các dịch vụ điện, nước, thông tin, thuê mặt

bằng, …

+ Thúc đẩy sự nghiệp phát triển kinh tế và cải thiện cảnh quan của một số vùng lãnh

thổ, quốc gia

- Các bước hình thành và triển khai một khu chế xuất

+ Tìm nguồn vốn đầu tư cho việc xây dựng khu chế xuất

+ Xây dựng luận chứng kinh tế - kĩ thuâth cho khu chế xuất

+ Thẩm định và ra quy định về thành lập khu chế xuất

+ Triển khai hoạt động kinh doanh khu chế xuất

b. Khu công nghiệp tập trung (KCNTT)

- Khái niệm: Khu công nghiệp tập trung là một khu vực được xây dựng cho các doanh

nghiệp vừa và nhỏ tiến hành các hoạt động sản xuất kinh doanh, trong đó có sẵn các nhà máy

và các dịch vụ tiện nghi cho con người sinh sống

Mục tiêu xây dựng các khu công nghiệp tập trung của nước sở tại được thể hiện ở một

số điểm sau:

+ Thu hút đầu tư trên quy mô lớn và phát triển kinh tế

PTIT

Page 100: Bài giảng QUẢN TRỊ KINH DOANH QUỐC TẾ - Postdlib.ptit.edu.vn/bitstream/123456789/1423/1/BG Quan tri kinh doanh... · CÁC ĐỊNH CHẾ KINH TẾ, TÀI CHÍNH QUỐC TẾ

Chương 4 – Các lĩnh vực kinh doanh quốc tế ----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

95

+ Thúc đẩy xuất khẩu

+ Tạo việc làm

+ Tiếp nhận công nghệ kinh nghiệm quản lí và tác phong làm việc tiên tiến

+ Phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ

+ Phát triển cơ sở hạ tầng

+ Cân đối sự phát triển giữa các vùng

+ Kiểm soát sự ô nhiễm môi trường

- Đặc điểm của khu công nghiệp tập trung

+ Về mặt pháp lí: khu công nghiệp tập trung là một phần lãnh thổ của nước sở tại, các

doanh nghiệp hoạt động trong khu công nghiệp tập trung chịu sự điểu chỉnh của pháp luật

nước sở tại

Chẳng hạn các doanh nghiệp hoạt động trong các khu công nghiệp tập trung ở Việt Nam

chịu sự điều chỉnh của pháp luật Việt Nam, trong đó bao gồm: Quy chế về khu công nghiệp

và khu chế xuất

Luật đầu tư nước ngoài , Luật khuyến khích đầu tư trong nước, Luật lào động…

- Về mặt kinh tế, khu công nghiệp tập trung là nơi tập trung nguồn lực để phát triển

công nghiệp, cụ thể là :

- + Huy động được các nguồn lực của nước sở tại, của nhà đầu tư nước ngoài đóng góp

vào việc phát triển cơ cấu vùng và các ngành công nghiệp ưu tiên theo mục tiêu của nước sở

tại

- + Việc phát triển kinh tế của khu công nghiệp tập trung thuận lợi hơn so với các khu

vực khác của đất nước. Đó là do các khu công nghiệp được áp dụng quy chế và các thủ tục

thông thoáng hấp dẫn hơn các khu vực khác (trừ khu chế xuất), chẳng hạn như : Thủ tục hành

chính đơn giản, gọn nhẹ, được hưởng các khuyến khích tài chính, đảm bảo an ninh, an toàn xã

hội…) đồng thời có cơ sở hạ tầng phát triển hiện đại hơn.

c. Phân biệt khu chế xuất (KCX) và khu công nghiệp tập trung (KCNTT)

Từ khái niệm, các đặc điểm nêu trên và xuất phát từ quá trình triển khai thực tế của các

KCX và KCNTT có thể rút ra một số điểm khác nhau cơ bản giữa chúng như sau :

- Về hang hóa sản xuất : KCNTT sản xuất các hang hóa công nghiệp có thể phục vụ

xuất khẩu.

- Về các khuyến khích tài chính : Tùy thuộc vào từng thời kỳ, mực độ ưu tiên cho từng

khu, chính phủ nước sở tại ban hành các ưu đãi cụ thể khác nhau (dựa trên cơ sở khung ưu đãi

đã công bố cho các nhà đầu tư) cho các KCX và KCNTT trong đó thường bao gồm các ưu đãi

về thuế thu nhập công ty, thuế xuất – nhập khẩu, chế độ hoàn thuế, thuế chuyển lợi nhuận ra

nước ngoài v,v…

- Về mức độ ảnh hưởng đến nền kinh tế nước sở tại: Kinh nghiệm phát triển của các

nước trong khu vực và trên thế giới cho thấy, nhìn chung KCNTT tạo ra mối lien kết với nền

kinh tế nước sở tại tốt hơn các KCX thông qua tạo việc làm và mua nguyên vật liệu từ các nhà

cung cấp địa phương. Các KCX thường tìm nguồn ngyêm liệu trong nội bộ công ty nên chúng

chủ yếu mua nguyên liệu từ nước ngoài, do đó ít mua nguyên liệu từ nguồn địa phương hơn

các KCNTT.

PTIT

Page 101: Bài giảng QUẢN TRỊ KINH DOANH QUỐC TẾ - Postdlib.ptit.edu.vn/bitstream/123456789/1423/1/BG Quan tri kinh doanh... · CÁC ĐỊNH CHẾ KINH TẾ, TÀI CHÍNH QUỐC TẾ

Chương 4 – Các lĩnh vực kinh doanh quốc tế ----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

96

- Về việc phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở nước sở tại

Theo nghiên cứu của ngân hàng thế giới, các doanh nghiệp vừa và nhỏ đặc biệt là ở các

nước đang phát triển như Việt Nam thường cũng gặp khó khan tương tự như các nhà đầu tư

nước ngoài về thủ tục hành chính và điều kiện ưu đãi đầu tư. Do vậy, việc xây dựng các

KCNTT sẽ giúp các doanh nghiệp này tận dụng được các ưu đãi để trước hết tập trung vào

phát triển thị trường trong nước, sau đó là xuất khẩu và đầu tư ra nước ngoài khi đã đủ lực,

còn các KCX đòi hỏi các doanh nghiệp phải thỏa mãn yêu ccầu về tỷ lệ xuất khẩu cao ngay từ

khi mới tham gia.

- Về vị tí xây dựng các KCX và KCNTT: do sự định hướng phát triển sản xuất hàng hóa

ở các khu này khác nhau. Các KCX yêu cầu có vịtrí thuận lợi để thực hiện hoạt động xuất

khẩu (ở gần hoặc có điều kiện giao thông thuận tiện đến các cảng, bến bãi, hệ thống kho tập

kết hàng…). Các KCNTT lại yêu cầu vị trí đảm bảo có hệ thống giao thông thuận tiện cả tới

các địa điểm tiêu thụ nội địa.

- Về tính thời gian của KCX và KCNTT: theo đánh giá của Ngân hàng thế giới qua xem

xét các trường hợp của HÀn Quốc, Đài Loan, Malaixia, các KCX chỉ đóng góp động lực ban

đầu cho phát triển các hàng hóa chế biến xuất khẩu của nước sở tại (có hiệu quả trong ngắn

hạn). Khi nền kinh tế phát triển, tỷ trọng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các KCX giảm

dần và đóng góp của chúng đối với toàn bộ nền kinh tế nước sở tại cũng có xu hướng giảm.

Trong khi đó, khả nang đóng góp của các KCNTT đối với nền kinh tế nước sở tại mang tính

lâu dài hơn vì chúng phát huy tốt hơn cả nguồn lực trong và ngoài nước, tận dụng cả sức tiêu

thụ của thị trường nội địa và thị trường xuất khẩu.

4. Lợi thế và bất lợi của đầu tư trực tiêp nước ngoài

Trong quá trình triển khai thực hiện, đầu tư trực tiếp nước ngoài có những điểm mạnh

(lợi thế) và hạn chế (bất lợi) nhất định cả đối với nước chủ đầu tư và nước tiếp nhận đầu tư.

Lợi thế

* Đối với nước chủ đầu tư (nước chủ nhà)

- Chủ đầu tư có khả năng kiểm soát hoạt động sử dụng vốn đầu tư và có thể đưa ra

những quyết định có lợi nhất cho họ. Do đó, vốn đầu tư thường được sử dụng với hiệu quả

cao.

- Gíup chủ đầu tư có khả năng kiểm soát hoạt động sử dụng vốn đầu tư và có thể đưa

ra những quyết định có lợi nhát cho họ. Do đó, vốn đầu tư thường được sử dụng với hiệu quả

cao.

- Gíup chủ đầu tư nước ngoài tránh được hàng rào bảo hộ mậu dịch và chiếm lĩnh thị

trường nước sở tại.

- Chủ đầu tư nước ngoài có thể giảm được chi phí, hạ giá thành sản phẩm do khai thác

được nguồn nguyên liệu và lao động với giá cả thấp của nước sở tại. Vì vậy thông qua thực

hiện đầu tư trực tiếp ra nước ngoài, chủ đầu tư có thể nâng cao được khả năng cạnh tranh của

họ trên thị trường thế giới.

* Đối với nước tiếp nhận đầu tư (nước sở tại)

- Tạo điều kiện cho nước sở tại có thể tiếp thu được kỹ thuật và công nghệ hiện đại,

kinh nghiệm quản lý và tác phong làm việc tiên tiến của nước ngolài.

PTIT

Page 102: Bài giảng QUẢN TRỊ KINH DOANH QUỐC TẾ - Postdlib.ptit.edu.vn/bitstream/123456789/1423/1/BG Quan tri kinh doanh... · CÁC ĐỊNH CHẾ KINH TẾ, TÀI CHÍNH QUỐC TẾ

Chương 4 – Các lĩnh vực kinh doanh quốc tế ----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

97

- Gíup cho nước sở tại khai thác một cách có hiệu quả nguồn lao động và nguồn tài

nguyên thiên nhiên và nguồn vốn trong nước, từ đó góp phần mở rộng tích lũy và nâng cao

tốc độ tăng trưởng kinh tế.

Bất lợi

* Đối với nước chủ đầu tư

- Chủ đầu tư có thể gặp rủi ro cao nếu không hiểu rõ về môi trường đầu tư của

nước sở tại.

- Có thể xảy ra tình trạng chảy máu chất xám nếu chủ đầu tư nước ngoài để mất

bản quyền sở hữu công nghệ bí quyết sản xuất trong quá trình chuyển giao

* Đối với nước tiếp nhận đầu tư

- Nước sở tại khó củ động trong việc bố trí cơ cấu đầu tư theo nghành và theo

vùng lảnh thổ. Nếu nước sở tại không có một quy hoạch đầu tư cụ thể và khoa học, dễ dẫn

đến hiện tượng đầu tư tràn lan kém hiệu quả, tài nguyên thiên nhiên bị khai thác quá mức và

nạn ô nhiễm môi trường trầm trọng

- Nếu không thẩm định kỹ sẽ dẫn đến sự du nhập của các loại công nghệ lạc hậu

, công nghệ gây ô nhiễm môi trường với giá đất làm thiệt hại lợi ích của nước sở tại.

4.2.4 Đầu tư nước ngoài tại việt nam

1. Những kết quả đạt được

+ Các dự án đầu tư đã và đang hướng vào một số ngành công nghiệp và dịch vụ quan

trọng, góp phần công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

+ Quy mô bình quân của một dự án đầu tư ngày càng lớn, trong đó có những dự án có

số vốn đầu tư hàng trăm triệu USD, ví dụ: dự án phát triển viễn thông (230tr USD), nhà máy

nhiệt điện khí Phú Mỹ 2 (400tr USD), nhà máy nhiệt điện khí Phú Mỹ 3( 412,8tr USD), dự án

trung tâm thương mại Sài Gòn( 542tr USD)…

+ Nhiều công ty hàng đầu thế giới đến đầu tư tại Việt Nam chứng tỏ môi trường đầu tư

tại Việt Nam ngày càng hấp dẫn và đáp ứng được các yêu cầu của hoạt động đầu từ quốc tế.

+ Thông qua đầu tư trực tiếp nước ngoài, công nghệ và kỹ thuật tiên tiến đã thâm nhập

vào quá trình sản xuất kinh doanh của nước ta. Cụ thể là đầu tư nước ngoài đã góp phần xây

dựng một số cơ sở công nghiệp quy mô lớn và có trình độ công nghệ cao, khai thác tốt hơn lợi

thế ở Việt Nam như công nghiệp dầu khí, điện tử, lắp ráp ô tô, xe máy, viễn thông, công nghệ

thông tin… Điều đó góp phần tích cực vào quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng

công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

+ Các dự án FDI đã có những đống góp đáng kể vào việc tạo việc làm, tăng thu nhập và

nâng cao trình độ cho đội ngũ lao động tại Việt Nam.

+ Đầu tư trực tiếp nước ngoài góp phần tích cực vào tăng xuất khẩu, tạo nguồn thu cho

ngân sách chính phủ và duy trì tốc độ tằng trưởng kinh tế ổn định…

Tuy vậy, trong thời gian qua,đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam vẫn còn những

tồn tại nhất định cần phải khắc phục.

2. Những mặt tồn tại

PTIT

Page 103: Bài giảng QUẢN TRỊ KINH DOANH QUỐC TẾ - Postdlib.ptit.edu.vn/bitstream/123456789/1423/1/BG Quan tri kinh doanh... · CÁC ĐỊNH CHẾ KINH TẾ, TÀI CHÍNH QUỐC TẾ

Chương 4 – Các lĩnh vực kinh doanh quốc tế ----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

98

+ Còn có nhiều dự án bị rút giấy phép trước thời hạn làm thua thiệt về lợi ích cả bên

nước ngoài và Việt Nam.

+ Đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam trong những năm qua đã tạo ra sự phát triển

mất cân đối không đồng bộ giữa các vùng, ngành, địa phương trong cả nước.

+ Tỷ lệ góp vốn trong nhiều dự án liên doanh của bên Việt Nam chỉ xấp xỉ 30% đã gây

khó khăn cho việc tổ chức, quản lý, do đó dễ dẫn đến sự thiệt thòi cho bên Việt Nam.

+ Một số hợp đồng liên doanh ở tình trang bất hợp lý như: tiếp nhận công nghệ lạc hậu

với giá cao hơn giá thị trường, vai trò của bên Việt Nam bị lấn ép, công nhân bị ngược đãi…

+ Một số văn bản chính sách liên quan đến đầu tư trong quá trình thực hiện vẫn đang

còn không ít bất cập cần phải tiếp tục tháo gỡ.

3. Đánh giá tình hình thu hút, quản lý và sử dụng ODA tại Việt Nam

Những kết quả đạt được

- Từ 1993 tới nay, Việt Nam đã kết hợp với cộng đồng các nhà tài trợ tổ chức thành

công 17 Hội nghị Nhóm tư vấn các nhà tài trợ và được các nhà tài trợ cam kết cung cấp ODA

với giá trị là 42,5 tỉ USD.

- Chính phủ đã ký kết với các nhà tài trợ các điều ước quốc tế cụ thể về ODA.

- Vốn ODA giải ngân (thực hiện) đạt khoảng trên 50% so với tổng vốn ODA cam kết.

- Nguồn ODA đã góp phần đáng kể hỗ trợ cho Ngân sách Nhà nước, điều chỉnh cơ cấu

kinh tế và thực hiện cải cách kinh tế.

- Môi trường pháp lý để quản lý và sử dụng nguồn vốn ODA đã từng bước được hoàn

thiện với việc ban hành Nghị định 131/2006/NĐ-CP ngày 9/11/2006 về cơ chế quản lý và sử

dụng ODA, và một số văn bản pháp quy khác quy định về thuế giá trị gia tăng (VAT). Quy

chế vay và trả nợ nước ngoài. Quy chế chuyên gia đối với các dự án ODA…

- Vấn đề vốn đối ứng đã được đảm bảo kịp thời gian.

Những vấn đề tồn tại

- Vấn đề giải ngân ODA còn chậm, hiệu quả và chất lượng thực hiện các dự án thấp.

- Việt Nam còn yếu kém trong các khâu chuẩn bị, tổ chức thực hiện và theo dõi,đánh giá

dự án.

- Công tác đền bù giải phóng mặt bằng đang là vấn đề khó khăn, ảnh hưởng đến quá

trình thực hiện dự án.

- Thiếu sự nhất quán về mặt thủ tục tiếp nhận và thực hiện các chương trình, dự án giữa

Việt Nam và các nhà tài trợ.

- Năng lực thực hiện và quản lý các chương trình, dự án ODA của cán bộ Việt Nam từ

cấp quản lý vĩ mô đến các Ban quản lý dự án còn nhiều hạn chế.

4. Những định hướng và biện pháp để thu hút đầu tư nước ngoài vào Việt Nam

Thực hiện chiến lược phát triển kinh tế xã hội, trong 5 năm tới mục tiêu đầu tư phát

triển của Việt Nam là: tăng nhanh vốn đầu tư phát triển kinh tế xã hội; xây dựng cơ cấu kinh

tế có hiệu quả và nâng cao sức canh tranh. Hoàn chỉnh một bước cơ bản hệ thống kết cấu hạ

PTIT

Page 104: Bài giảng QUẢN TRỊ KINH DOANH QUỐC TẾ - Postdlib.ptit.edu.vn/bitstream/123456789/1423/1/BG Quan tri kinh doanh... · CÁC ĐỊNH CHẾ KINH TẾ, TÀI CHÍNH QUỐC TẾ

Chương 4 – Các lĩnh vực kinh doanh quốc tế ----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

99

tầng. Tạo điều kiện đầu tư thích đáng cho các vùng kinh tế trọng điểm: hỗ trợ đầu tư nhiều

hơn cho các vùng còn nhiều khó khăn.

Trong đó, định hướng sử dụng nguồn vốn ODA: tiếp tục tranh thủ sự ủng hộ của cộng

đồng tài trợ nhằm hỗ trợ cho phát triển kinh tế - xã hội, góp phần thực hiện mục tiêu xóa đói

giảm nghèo, phát triển nguồn nhân lực và tạo tiền đề cho sự phát triển nhanh và bền vững.

Để thực hiện mục tiêu trên, Việt Nam cần thực hiện tốt các biện pháp chủ yếu sau:

- Đảm bảo sự ổn định vĩ mô nền kinh tế, phát huy lợi thế, tạo thế và lực trong xu thế hội

nhập quốc tế.

- Chủ động hội nhập,đa dạng hóa, đa phương hóa quan hệ kinh tế quốc tế.

- Tiếp tục xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật theo hướng đầy đủ hơn, đồng bộ

hơn, nhất quán hơn và minh bạch hơn.

- Cải cách cơ chế quản lý theo hướng đơn giản, gọn nhẹ, tránh lãng phí ngân sách Nhà

nước và không sách nhiễu, tạo thuận lợi nhất, thông thoáng nhất cho các hoạt động kinh tế.

- Phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, tọa mọi điều kiện thuận lợi để các

thành phần kinh tế phát huy sức mạnh, đầu tư sản xuất kinh doanh.

- Đổi mới và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, trong đó có đội ngũ cán bộ hoạt động

trên lĩnh vực hợp tác và đầu tư quốc tế

- Thực hiện tốt công tác quy hoạch tổng thể về đầu tư, công tác này phải kết hợp chặt

chẽ với chiến lược phát triển kinh tế xã hội của đất nước; công tác đền bù, giải phóng mặt

bằng, tái định cư, giải quyết việc làm phải được chú trọng giải quyết kịp thời, thỏa đáng hạn

chế các tiêu cực phát sinh, ...

4.3. KINH DOANH DỊCH VỤ QUỐC TẾ

4.3.1. Khái niệm, phân loại và vai trò của kinh doanh dịch vụ quốc tế.

1. Khái niệm

Dịch vụ là hình thức lấy lao động sống để đáp ứng đầy đủ yêu cầu của cuộc sống và sản

xuất, thông qua phương thức nào đó để nâng cao các hoạt động kinh tế và mức sống con

người. Đồng thời dịch vụ cũng là sản phẩm của sức sản xuất và trình độ khoa học kỹ thuật của

con người đã đạt đến một trình độ nhất định. Nội dung của dịch vụ gồm 3 mặt: 1) Đối tượng

của dịch vụ là chỉ các mặt của sản xuất và sinh hoạt. 2) Phương thức dịch vụ rất đa dạng căn

cứ vào những đối tượng khác nhau, có phương thức dịch vụ mang tính sản xuất như tiền tệ,

vận chuyển, bảo hiểm, bưu chính viễn thông, máy tính, xử lý số liệu... có dịch vụ mang tính

sinh hoạt như du lịch, khách sạn, nhà hàng, mỹ viện...3) Hiệu quả của dịch vụ vừa là để nâng

cao tỷ lệ lao động sản xuất, vừa là để nâng cao mức sống con người.

Trong kinh tế học hiện đại, dịch vụ được hiểu là bao gồm những hoạt động của các

ngành, các lĩnh vực tạo ra tổng sản phẩm quốc nội (GDP) hay tổng sản phẩm quốc dân

(GNP), trừ các ngành sản xuất các sản phẩm vật chất như công nghiệp, lâm nghiệp và nông

nghiệp, ngư nghiệp.

Như vậy có thể hiểu dịch vụ quốc tế là toàn bộ các hoạt động diễn ra giữa hai hay nhiều

quốc gia trên các lĩnh vực như vận tải (gồm vận tải đường sắt, hàng không đường biển...),

thông tin, bưu điện, và các lĩnh vực hoạt động khác như ngân hàng, tín dụng bảo hiểm tư

PTIT

Page 105: Bài giảng QUẢN TRỊ KINH DOANH QUỐC TẾ - Postdlib.ptit.edu.vn/bitstream/123456789/1423/1/BG Quan tri kinh doanh... · CÁC ĐỊNH CHẾ KINH TẾ, TÀI CHÍNH QUỐC TẾ

Chương 4 – Các lĩnh vực kinh doanh quốc tế ----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

100

vấn...Giữa dịch vụ và sản phẩm có sự khác nhau cơ bản, do đó hoạt động kinh doanh dịch vụ

cũng khác với hoạt động kinh doanh của các nghành sản xuất vật chất (hay kinh doanh sản

phẩm). Sự khác nhau đó được thể hiện ở những điểm chủ yếu sau đây:

- Hoạt động của những ngành sản xuất vật chất tạo ra các sản phẩm vật chất. Các sản

phẩm này có tính chất cơ, lý, hoá học với tiêu chuẩn kỹ thuật đã được tiêu chuẩn hoá. Còn

hoạt động dịch vụ thì không thể xác định hoặc khó có thể xác định cụ thể bằng tiêu chuẩn kỹ

thuật, bằng các chỉ tiêu chất lượng được lượng hoá cụ thể và rõ ràng. Nói một cách tổng quát

là sản phẩm thì dễ đo, dễ đánh giá bằng các tiêu chuẩn kỹ thuật; còn dịch vụ và buôn bán dịch

vụ không thể đo lường bằng các tiêu chuẩn định mức kỹ thuật.

- Hoạt động sản xuất vật chất chế tạo ra sản phẩm vật chất, các sản phẩm này có thể cất

trữ dự trữ được hoặc có thể đem bán bằng cách vận chuyển đến các thị trường khác nhau để

thoả mãn nhu cầu tiêu dùng đa dạng thông qua điều tiết của cung cầu trên thị trường. Còn

hoạt động dịch vụ tạo ra “sản phẩm vô hình” và tiêu dùng dịch vụ diễn ra đồng thời (đi liền)

với nhau. “Sản phẩm” dịch vụ không thể dự trữ được vì nó là “sản phẩm vô hình”.

- Hoạt động sản xuất ra sản phẩm vật chất có chất lượng cao, tạo ra uy tín cho hãng sản

xuất kinh doanh. Khách hàng có thể dựa vào nhãn mác, mẫu mã, ký hiệu sản phẩm của hãng

để lựa chọn sản phẩm và không cần biết đến người sản xuất và chủ hãng. Còn “sản phẩm” của

hoạt động dịch vụ phụ thuộc rất lớn vào chất lượng tiếp xúc, uy tín và sự tương tác qua lại

giữa những người làm dịch vụ và những người được phục vụ.

Buôn bán dịch vụ không loại trừ phương tiện của hoạt động dịch vụ, những điều kiện

sản phẩm kèm theo và các dịch vụ bổ sung khác. Những kết quả đọng lại ở những người được

phục vụ, chủ yếu vẫn là quan hệ giao tiếp, sự đáp ứng kịp thời các nhu cầu, yêu cầu và lòng

mong muốn của khách hàng đối với những dịch vụ và người làm dịch vụ trực tiếp phục vụ

cho khách hàng.

2. Phân loại các hoạt động kinh doanh dịch vụ quốc tế

Trong kinh doanh quốc tế có nhiều loại hình dịch vụ quốc tế khác nhau. Tuỳ thuộc và

từng góc độ tiếp cận khác nhau, người ta chia dịch vụ quốc tế thành các hoạt động dịch vụ cụ

thể khác nhau.

Theo cách phân loại của liên hợp quốc, các lĩnh vực dịch vụ được phân thành các dịch

vụ vận tải (Transportation), các dịch vụ du lịch (Travel); các dịch vụ kinh doanh (Business

service)...Ngoại trừ các ngành dịch vụ vận tải, dịch vụ đi lại (dịch vụ thu được do sự di

chuyển của dân chúng từ địa điểm này sang địa điểm khác, như đi du lịch, đi công tác...), dịch

vụ xây dựng, phần lớn các dịch vụ khác được coi là “không mua bán được” và khi tính đến

thương mại của một quốc gia và các nhân tố khác liên quan, như cán cân thanh toán, người ta

chỉ tính đến thương mại hàng hoá hữu hình. Các năm trở lại đây, ngày càng nhiều các hàng

hoá dịch vụ được xem như “mua bán được”. Các hàng hoá này tham gia vào thương mại quốc

tế với số lượng ngày càng tăng và kích thích sự quan tâm của các nhà kinh tế học vĩ mô.

Nhiều dịch vụ trong số các dịch vụ kể trên được phân loại thành “các dịch vụ kinh

doanh” (Business services). Các dịch vụ kinh doanh là một nhóm phức tạp các hoạt động, bao

gồm: viễn thông, các dịch vụ tài chính, quyền sử dụng các thông tin hay các kiểu dáng thiết

kế, các dịch vụ kế toán, xây dựng và cơ khí, quảng cáo, các dịch vụ luật pháp, tư vấn kỹ thuật

và quản lý. Cùng với sự bùng nổ của thông tin và sự lan rộng của chính sách tự do hoá thương

PTIT

Page 106: Bài giảng QUẢN TRỊ KINH DOANH QUỐC TẾ - Postdlib.ptit.edu.vn/bitstream/123456789/1423/1/BG Quan tri kinh doanh... · CÁC ĐỊNH CHẾ KINH TẾ, TÀI CHÍNH QUỐC TẾ

Chương 4 – Các lĩnh vực kinh doanh quốc tế ----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

101

mại, hiệu lực của các ngành dịch vụ vượt khỏi biên giới của các quốc gia và một số trở nên

mang tính toàn cầu. Có thể nói, sự phát triển của các ngành dịch vụ kinh doanh gắn liền với

sự phát triển của “kỷ nguyên thông tin”.

Nếu đứng trên góc độ hình thức hoạt động, có thể chia dịch vụ quốc tế thành; dịch vụ

xuất, nhập khẩu; dịch vụ đầu tư; dịch vụ ngân hàng; dịch vụ thanh toán; dịch vụ vận tải; dịch

vụ bảo hiểm ; dịch vụ tư vấn...Nếu đứng trên góc độ bản chất của hoạt động dịch vụ, có thể

chia dịch vụ quốc tế thành, dịch vụ hoạt động hữu hình (như dịch vụ vận tải hành khách và

hàng hoá, dịch vụ sửa chữa, bảo dưỡng các thiết bị công nghiệp, dịch vụ du lịch...) và dịch vụ

hoạt động vô hình (dịch vụ ngân hàng, dịch vụ pháp luật, kế toán, bảo hiểm...). Nếu đứng

dưới góc độ đối tượng nhận dịch vụ trực tiếp, có thể chia dịch vụ hoạt động hữu hình và dịch

vụ hoạt động vô hình.

3. Vai trò của dịch vụ quốc tế.

Dịch vụ quốc tế là những hoạt động không thể thiếu được trong nền kinh tế của mỗi quốc gia.

Nếu chúng ta xem xét nền kinh tế của mỗi quốc gia là một bộ phận không thể tách rời

trong một chỉnh thể thống nhất, thì mỗi nền kinh tế đó gồm hai bộ phận chủ yếu hợp thành, đó

là các ngành sản xuất vật chất và các ngành dịch vụ. Với sự biến đổi sâu sắc và phát triển với

tốc độ ngày càng cao của nền kinh tế, các dịch vụ đang chiếm vị trí đặc biệt quan trọng. Số

lượng lao động làm việc trong các ngành dịch vụ ngày càng chiếm tỷ trọng cao trong tổng lao

động xã hội. Phần tổng sản phẩm quốc nội (GDP) và phần tổng sản phẩm quốc dân (GNP) do

các ngành dịch vụ tạo ra cung đang có xu hướng ra tăng. Chính vì vậy, trong những điều kiện

mới của nền kinh tế thế giới, mỗi quốc gia không chỉ tập chung phát triển mạnh mẽ các ngành

sản xuất ra sản phẩm vật chất, mà còn đặc biệt quan tâm đến phát triển các lĩnh vực, các hoạt

động dịch vụ.

Theo đà phát triển của lực lượng sản xuất, với sự phát triển như vũ bão của cuộc cách

mạng khoa học và công nghệ cùng với nhu cầu của con người ngày càng cao và đa dạng, lĩnh

vực dịch vụ cũng có sự chuyển dịch cơ cấu đáng kể. Tuỳ thuộc tính đặc thù về tiềm năng, về

trình độ kinh tế hiện đại mà mỗi nước đang cố gắng tạo cho mình những nhóm dịch vụ mũi

nhọn khác nhau. Theo kinh nghiệm của các nước phát triển nhanh chóng trong khu vực và thế

giới, thì các dịch vụ về tài chính, ngân hàng, dịch vụ về vận tải, bưu điện, các dịch vụ về du

lịch, thông tin đang là những loại hình mang lại hiệu quả kinh tế lớn và đã hình thành thị

trường trên phạm vi quốc tế.

Nhìn chung, phần lớn các nước đều có một lĩnh vực hoạt động dịch vụ được “chuyên

môn hoá” sâu, cùng với đa dạng hoá hoạt động dịch vụ. Ví dụ, đối với ÚC, Ý, Tây Ban Nha,

Thái Lan dịch vụ du lịch là lĩnh vực “mũi nhọn”; Na Uy, Đan Mạch phát triển mạnh dịch vụ

vận tải. Chỉ có rất ít quốc gia có nhiều lĩnh vực dịch vụ mũi nhọn trong buôn bán quốc tế,

trong đó có Mĩ. Đối với một số nước khan hiếm về tài nguyên thiên nhiên, gần đây đã biết

phát huy lợi thế của mình về vị trí địa lý. Các nước này phát triển mạnh mẽ ngành kinh tế dịch

vụ phục vụ thương mại quốc tế và do đó đã nhanh chóng trở thành các nước công nghiệp mới,

như Hồng Kông (Trung Quốc), Singapor, Hàn Quốc.

Hoạt động dịch vụ là lĩnh vực đầu tư kinh doanh có hiệu quả nhanh.

So với đầu tư vào kinh doanh ở các lĩnh vực sản xuất ra sản phẩm vật chất, thì đầu tư

cho kinh doanh các hoạt động dịch vụ về cơ bản cần lượng vốn không lớn, nhưng có doanh

PTIT

Page 107: Bài giảng QUẢN TRỊ KINH DOANH QUỐC TẾ - Postdlib.ptit.edu.vn/bitstream/123456789/1423/1/BG Quan tri kinh doanh... · CÁC ĐỊNH CHẾ KINH TẾ, TÀI CHÍNH QUỐC TẾ

Chương 4 – Các lĩnh vực kinh doanh quốc tế ----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

102

thu cao. Nhìn chung dịch vụ là lĩnh vực kinh doanh rất năng động và rộng rãi vì đối tượng

dịch vụ rộng (lĩnh vực sản xuất vật chất, tiêu dùng cá nhân). Thời gian, không gian phục vụ và

tính đa dạng phong phú của nhu cầu khách hàng, về hoạt động dịch vụ đòi hỏi hoạt động kinh

doanh này cũng đa dạng và phức tạp.

Tác dụng của hoạt động dịch vụ quốc tế trong nền kinh tế thế giới.

Kinh doanh các dịch vụ quốc tế đang nhanh chóng trở thành một bộ phận cơ bản trong

các hoạt động kinh doanh quốc tế. Ở những những nước có nền kinh tế phát triển, lực lượng

lao động làm việc trong lĩnh vực dịch vụ chiếm khoảng 80%, khu vực dịch vụ đã tạo ra

khoảng 2/3 tổng sản phẩm quốc nội hay 3/4 tổng sản phẩm quốc dân.

Hiện tại, việc kinh doanh dịch vụ chủ yếu diễn ra giữa các nước công nghiệp đã phát

triển. Còn các nước đang phát triển, theo truyền thống, họ đang tập trung hình thành và phát

triển trước hết là ngành nông nghiệp và tiếp theo là các ngành công nghiệp chế biến để đáp

ứng những nhu cầu cơ bản, trước khi tiến hành đầu tư vào lĩnh vực dịch vụ. Đáng chú ý là

một số nước đang phát triển như Mêhicô, Singapo, Hồng Kông (Trung Quốc)... đang không đi

theo mô hình kinh tế truyền thống nêu trên, mà tập trung ngay vào việc phát triển mạnh các

khu vực dịch vụ. Sở dĩ như vậy là vì, các nước này đang thiếu các nguồn lực về nông nghiệp,

nhưng họ lại nắm bắt được kịp thời xu hướng ra tăng của dịch vụ quốc tế, thông qua việc cung

cấp nguồn lao động rẻ và đã được đào tạo và có sẵn.

Việc buôn bán dịch vụ quốc tế mang lại nhiều lợi ích cho các công ty đa quốc gia.

Chẳng hạn, công ty Citybank của Mỹ đã thu được 68% tổng doanh thu từ các hoạt động ở

nước ngoài; 10 công ty quảng cáo hàng đầu của thế giới đã thu được hầu hết doanh thu từ

nước ngoài. Việc cạnh tranh trong lĩnh vực kinh doanh dịch vụ đang tăng lên nhanh chóng ở

tất cả các mức độ khác nhau. Hồng Kông, Singapor và các quốc gia Tây Âu đang ngày càng

hoạt động tích cực trong các ngành dịch vụ ngân hàng, bảo hiểm và quảng cáo. Một vài năm

gần đây, các công ty xây dựng của Mỹ có thể độc quyền thực sự trong các dự án xây dựng

quy mô lớn. Hiện nay, các công ty của Hàn Quốc, Ý, Nam Tư (cũ) và các nước khác đang giữ

phần đáng kể trong kinh doanh xây dựng quốc tế. Hiện nay, việc kinh doanh các dịch vụ quốc

tế ngày càng gia tăng, trong đó đáng lưu ý là sự gia tăng nhanh chóng của các hình thức dịch

vụ kinh doanh quốc tế như bưu chính viễn thông, bảo hiểm..

Như vậy, trong vòng 25 năm, phần trăm trong tổng thương mại trong lĩnh vực dịch vụ

kinh doanh đã tăng thêm hơn 1,5 lần. Sự gia tăng này được quyết định bởi hai nhân tố chủ

yếu, đó là: sự thay đổi cơ bản về môi trường và sự thay đổi về công nghệ. Sự thay đổi về môi

trường là việc giảm bớt sự độc quyền của chính phủ, sự can thiệp của nhà nước nói chung đối

với khu vực dịch vụ. Ví dụ, ở Mỹ do hạn chế dần vai trò can thiệp của chính phủ đối với khu

vực dịch vụ, nên đã tạo ra môi trường thuận lợi cho kinh doanh dịch vụ quốc tế ở đây, hướng

các dịch vụ vào cạnh tranh có hiệu quả. Chính do các thay đổi về quy định của chính phủ, nên

đã thu hút nhiều đối thủ cạnh tranh mới tham gia vào thị trường. Việc đưa vào thị trường

những máy bay vận tải mới đang cạnh tranh gay gắt với các loại xe thùng, và do đó đã góp

phần hình thành giá cả hợp lý đối với dịch vụ vận tải ở trong cũng như ở ngoài nước.

Tiến bộ công nghệ là nhân tố thứ hai thúc đẩy dịch vụ quốc tế gia tăng. Tiến bộ công

nghệ ban đầu đang dần dần tạo ra những phương thức kinh doanh mới và cho phép hoạt động

kinh doanh ngày càng mở rộng theo chiều ngang trên bình diện quốc tế. Tiến bộ công nghệ

PTIT

Page 108: Bài giảng QUẢN TRỊ KINH DOANH QUỐC TẾ - Postdlib.ptit.edu.vn/bitstream/123456789/1423/1/BG Quan tri kinh doanh... · CÁC ĐỊNH CHẾ KINH TẾ, TÀI CHÍNH QUỐC TẾ

Chương 4 – Các lĩnh vực kinh doanh quốc tế ----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

103

đang đặt ra một yêu cầu rất lớn đối với việc phát triển các dịch vụ xuất nhập khẩu sức lao

động, dịch vụ chuyển giao công nghệ... Sự phát triển nhanh chóng của nền kinh tế thế giới đã

thúc đẩy mạnh mẽ sự ra đời và phát triển của các hoạt động buôn bán dịch vụ quốc tế. Việc

gia tăng các hoạt động dịch vụ quốc tế có tác dụng to lớn đối với nền kinh tế của mỗi quốc

gia, cung như hiệu quả kinh doanh của các công ty khi tham gia vào môi trường kinh doanh

quốc tế. Điều đó được thể hiện:

Hoạt động dịch vụ phát triển sẽ thúc đẩy lĩnh vực sản xuất ra sản phẩm vật chất phát

triển và đảm bảo cho lĩnh vực đời sống xã hội về vật chất, tinh thần được thuận tiện, phong

phú và văn minh. Dịch vụ phát triển sẽ thúc đẩy phân công lao động quốc tế, thúc đẩy chuyên

môn hoá và hợp tác sản xuất kinh doanh. Dịch vụ quốc tế phát triển kéo theo nền kinh tế mỗi

quốc gia phát triển. Sự phát triển mạnh của các dịch vụ quốc tế sẽ đảm bảo tốc độ gia tăng

tổng sản phẩm quốc dân, giảm tỷ lệ thất nghiệp, tạo lập cán cân thương mại và cán cân thanh

toán...

4.3.2 Các lĩnh vực kinh doanh dịch vụ quốc tế

Trước đây thì các dịch vụ được thực hiện bởi các nhà cung cấp địa phương. Tuy nhiên,

ngày nay các dịch vụ đang tham gia vào thị trường thế giới với nhiều hình thức khác, đó là:

- Bán các dịch vụ từ các thành viên của quốc gia này cho các thành viên của quốc gia

khác. Đây tuy không phải là một biện pháp phổ biến nhất, song tỷ lệ lại đang tăng lên.

- Thiết lập các chi nhánh ở nước ngoài: Trong nhiều lĩnh vực là một biện pháp tương

đối đặc thù, chẳng hạn như việc một chi nhánh ngân hàng nước ngoài bán lẻ các dịch vụ ngân

hàng ở một quốc gia thứ hai.

- Trong thực tế, đầu tư trực tiếp đang là phương tiện sơ cấp của việc tham gia vào lĩnh

vực kinh doanh dịch vụ ở các thị trường. Nó vẫn và sẽ còn là phương tiện chủ yếu cho việc

chuyển các dịch vụ ra nước ngoài.

Vì các số liệu thông tin và chất lượng của các dịch vụ rất khó đánh giá và đo lường

thông qua các chỉ tiêu cụ thể, nên khi lựa chọn thị trường và đối tác kinh doanh xuất hoặc

nhập khẩu dịch vụ cần phải dựa vào uy tín truyền thống của các tổ chức, của hãng, sở trường

kinh doanh của họ, tiềm năng, khả năng về các dịch vụ có cung cấp hoặc tiêu thụ...

Điều quan trọng là cần tìm hiểu, xem xét mức độ can thiệp của chính phủ đối với kinh

doanh dịch vụ quốc tế, khuyến khích hay hạn chế sự xâm nhập của các dịch vụ nước ngoài;

hoặc khuyến khích hay hạn chế việc xuất, nhập khẩu dịch vụ trong nước ra thị trường thế

giới...

Gắn liền với mức độ can thiệp này là, các chính sách kinh tế của nhà nước hay chính

phủ đối với các hoạt động kinh doanh này, tức là chính phủ có thể tạo ra môi trường, hành

lang và điều kiện thuận lợi cho các hoạt động kinh doanh này, tức là chính phủ có thể tạo ra

môi trường, hành lang và điều kiện thuận lợi cho hoạt kinh doanh dịch vụ quốc tế mở rộng và

phát triển hay không.

Kinh doanh dịch vụ quốc tế là hình thức phục vụ đến tận khách hàng và thoả mãn các

yêu cầu của họ. Do đó, việc xác định giá cả đối với các hoạt động dịch vụ quốc tế đòi hỏi phải

luôn có tinh thần “mềm dẻo”, “linh hoạt”. Do các dịch vụ không tích trữ, dự trữ được, nên

phải có sự thích ứng lớn đối với sự thay đổi của cầu và do đó phải duy trì sự “mềm mỏng”

PTIT

Page 109: Bài giảng QUẢN TRỊ KINH DOANH QUỐC TẾ - Postdlib.ptit.edu.vn/bitstream/123456789/1423/1/BG Quan tri kinh doanh... · CÁC ĐỊNH CHẾ KINH TẾ, TÀI CHÍNH QUỐC TẾ

Chương 4 – Các lĩnh vực kinh doanh quốc tế ----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

104

trong việc xây dựng giá cả. Đồng thời, sự mềm mỏng đó phải được cân nhắc thông qua mong

muốn của cả người bán và người mua dịch vụ để mở rộng các mối quan hệ giữa họ. Tính chất

vô hình của hoạt động dịch vụ đã làm cho hoạt động cung cấp tài chính trở nên khó khăn hơn.

Thông thường, ngay cả các quốc gia có tiềm lực tài chính và có kinh nghiệm quốc tế dày dạn

cũng không hoàn toàn sẵn sàng tài trợ tài chính cho các hoạt động kinh doanh dịch vụ quốc tế

so với tài trợ cho kinh doanh sản phẩm hữu hình.

Từ những thập kỷ 80, dịch vụ chiếm 55% trong tổng sản phẩm của các nước phát triển

và đang phát triển. Cho đến hiện nay, tỷ trọng đã tăng lên tới 65%, phần lớn là sự tăng trưởng

của các ngành dịch vụ tham gia vào thương mại quốc tế. Tầm quan trọng của lĩnh vực dịch vụ

ảnh hưởng sâu sắc đền cả các nước phát triển và nước đang phát triển.

Có thể liệt kê một vài yếu tố ảnh hưởng tới buôn bán và các dịch vụ quốc tế, đó là:

- Sự tăng cầu về dịch vụ của người tiêu dùng (do thu nhập tăng)

- Sự tăng cầu ở các hãng về dịch vụ

- Việc thiểu hoá và việc bảo tồn nguyên vật liệu cũng là nguyên nhân khiến cho tỷ trọng

các ngành dịch vụ tăng lên biểu hiện ở đầu ra công nghiệp.

- Thay đổi kỹ thuật đã nuôi dưỡng khả năng tồn tại và khả năng tiếp xúc với nhau của

các hãng kinh doanh dịch vụ cách xa nhau trên thế giới.

- Sự phát triển của các công ty xuyên quốc gia.

- Việc xoá bỏ các rào chắn, các quy định cũng tạo điều kiện cho các dịch vụ phát triển ở

tầm quốc tế.

Có thể nói, sự phát triển của khoa học kỹ thuật và công nghệ đã trở thành chìa khoá cho

sự phát triển các ngành dịch vụ trên phạm vi quốc tế này.

Ảnh hưởng của các yếu tố trên tới kinh doanh các dịch vụ biểu hiện như sau:

- Sự thay đổi kỹ thuật: làm gia tăng số lượng các dịch vụ kinh doanh, giảm giá thành

các dịch vụ với quy mô lớn và cho phép sản xuất từ khoảng cách xa.

- Việc tiêu chuẩn hoá các dịch vụ được cung cấp.

- Các cơ hội cho việc đặc thù hoá các dịch vụ được cải tạo; chẳng hạn thông qua việc ký

kết hợp đồng với một hãng lập trình nước ngoài để thiết kế hệ thống kế toán đặc thù.

- Cuộc cách mạng thông tin là trung tâm của toàn bộ quá trình, cụ thể là dưới dạng máy

tính hoá và việc trao đổi thông tin qua mạng. Sự thay đổi mới kỹ thuật trong lĩnh vực máy

tính và sự truyền bá nhanh chóng của nó đã và đang cách mạng hoá tốc độ và khối lượng của

chuyển đổi thông tin nhiều lần trong cùng một thế hệ.

Các dịch vụ kinh doanh đòi hỏi sự gặp mặt trực tiếp giữa người mua và người bán ngày

càng giảm. Các hãng thấy rằng, cần phải tận dụng khả năng của thị trường nước ngoài trong

việc bán các dịch vụ mà mua các dịch vụ từ các nhà cung cấp độc lập. Cùng với công suất

được tăng lên, các nhà cung cấp giờ đây không nhất thiết phải ở cùng thành phố, mà có thể ở

bất cứ nơi đâu trên hành tinh này. Với sự thay đổi nhanh chóng của thông tin và mạng lưới

liên lạc, sự hoạt động của các dịch vụ không còn phụ thuộc vào sự có mặt mang tính địa lý

của nó nữa. Giờ đây, sự hiện diện thể hiện ở việc nó đặt tại nơi nào có hệ thống cáp liên lạc

với những người sử dụng. Sự cạnh tranh ngày càng gay gắt do việc số lượng các hãng cung

PTIT

Page 110: Bài giảng QUẢN TRỊ KINH DOANH QUỐC TẾ - Postdlib.ptit.edu.vn/bitstream/123456789/1423/1/BG Quan tri kinh doanh... · CÁC ĐỊNH CHẾ KINH TẾ, TÀI CHÍNH QUỐC TẾ

Chương 4 – Các lĩnh vực kinh doanh quốc tế ----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

105

cấp dịch vụ tăng lên nhanh chóng. Nó đòi hỏi việc giảm giá thành và dẫn đến việc tái phân bổ

các hãng trong phạm vi một quốc gia và quốc tế, tới các nước có nguồn đầu vào rẻ hơn, cũng

như tới các vùng có nhu cầu tiềm năng.

Các công ty dịch vụ xuyên quốc gia có thể bán các dịch vụ mà không cần thiết phải đầu

tư trực tiếp, tuy nhiên đầu tư và sản lượng tiêu thụ các dịch vụ qua các thực thể của họ dường

như là một phương thức được ưu chuộng. Vai trò của các hãng dịch vụ tăng lên gắn liền với

tỷ trọng tăng lên của đầu tư trực tiếp. Trong các tình huống của Canađa, Pháp, Anh, và Mỹ,

khoảng một nửa vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thực hiện bởi các xí nghiệp trong nước là

trong lĩnh vực dịch vụ. Đối với Đức, Italia và Nhật khoảng 2/3 vốn đầu tư trực tiếp nước

ngoài là vào lĩnh vực dịch vụ. Đầu tư thực hiện bởi các hãng dịch vụ trong các nền kinh tế này

rất mạnh, Nhật thì có yếu hơn, khuynh hướng tương tự cũng có thể thấy được ở các nước

đang phát triển.

Những khó khăn đối với việc kinh doanh các dịch vụ quốc tế

Tuy các rào chắn kỹ thuật và chính sách đang giảm đối với các dịch vụ song trên thực

tế, so với số lượng và hình thức của các rào chắn dịch vụ như hiện nay, thì các rào chắn dịch

vụ vẫn còn cao hơn nhiều so với các rào chắn hàng hoá thông thường khác. Các rào chắn này

tồn tại dưới các dạng:

- Kiểm soát trực tiếp di chuyển dịch vụ qua biên giới.

- Hạn chế các dự án đầu tư liên quan đến dịch vụ.

- Không khuyến khích thương mại dịch vụ thông qua các thủ tục hành chính, thuế khoá

và các tiêu chuẩn sở hữu .

Cả hai đối tượng, các hãng cung cấp dịch vụ và các khách hàng tiềm năng, đều đòi hỏi

sự tự do hoá thương mại loại dịch vụ này. Một ví dụ cụ thể là các dịch vụ tài chính. Doanh số

bán các dịch vụ tài chính, như việc bán các chứng khoán, điều tra nghiên cứu cho khách

hàng... tăng lên cùng với sự tự do hoá các dòng chảy tài chính ở các nước phát triển và đang

phát triển. Phần lớn các trường hợp, việc buôn bán các dịch vụ đi kèm với đầu tư trực tiếp của

các thể chế tài chính quốc tế.

- Khó khăn trong việc thu thập số liệu và thông tin. Các số liệu trong buôn bán dịch vụ

quốc tế hoàn toàn nghèo nàn, vì các giao dịch về dịch vụ thường có tính chất vô hình, cả về

mặt thống kê lẫn về mặt vật chất. Ví dụ, một chuyến đi công du hải ngoại của một tư vấn gia

vì mục tiêu kinh doanh khó có thể theo dõi và đo lường. Việc thu thập thông tin về kinh

doanh dịch vụ tiến hành khó khăn hơn nhiều vì các hoạt động dịch vụ có tính chất vô hình và

hơn nữa việc đo lường vừa mô tả khó khăn hơn nhiều so với các sản phẩm. Do vậy, sự hiểu

biết không đầy đủ về thông tin đã gây khó khăn cho các quốc gia, cả trong việc đánh giá và

điều chỉnh buôn bán các dịch vụ.

- Sự không khuyến khích của chính phủ đối với việc cung cấp và tiêu thụ các dịch vụ

quốc tế. Các trở ngại đối với việc buôn bán dịch vụ ở nước ngoài gồm hai loại hình cơ bản:

các hàng rào hạn chế xâm nhập và những khó khăn của việc cung cấp dịch vụ ở nước ngoài.

Các hàng rào hạn chế xâm nhập thường xem là yếu tố đảm bảo “an ninh quốc gia”, “an ninh

kinh tế”; chính phủ thường đưa ra các biện pháp, chính sách để bảo hộ mạnh mẽ đối với hoạt

động dịch vụ trong nước, các quy định và luật lệ dựa vào truyền thống có thể ngăn cản sự đổi

PTIT

Page 111: Bài giảng QUẢN TRỊ KINH DOANH QUỐC TẾ - Postdlib.ptit.edu.vn/bitstream/123456789/1423/1/BG Quan tri kinh doanh... · CÁC ĐỊNH CHẾ KINH TẾ, TÀI CHÍNH QUỐC TẾ

Chương 4 – Các lĩnh vực kinh doanh quốc tế ----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

106

mới; các chính phủ theo đuổi các mục tiêu xã hội thông qua các quy định riêng của quốc gia,

các quy định bắt buộc của các nhà cung cấp dịch vụ nước ngoài phải bỏ ra một khoản chi phí

lớn hơn so với các nhà cạnh tranh nội địa; không cho phép tự do cạnh tranh trong một số lĩnh

vực dịch vụ...

4.3.3 Một số dịch vụ quốc tế điển hình

Dịch vụ là một lĩnh vực đa dạng và phong phú. Theo đà phát triển của các quan hệ quốc

tế, các hình thức kinh doanh dịch vụ kinh doanh quốc tế ngày càng được mở rộng và đem lại

hiệu quả cao đối với sự phát triển kinh tế của mỗi quốc gia. Ở đây, chúng ta chỉ đi vào nghiên

cứu một số loại dịch vụ và kinh doanh dịch vụ quốc tế điển hình.

1. Dịch vụ liên quan đến thông tin

Các dịch vụ liên quan đến thông tin là hạng mục năng động nhất của dịch vụ kinh

doanh, bao gồm: bưu chính viễn thông, phát triển phần mềm, các dịch vụ máy tính, và sử lý

dữ liệu. Chỉ tiêu của thế giới cho các dịch vụ thông tin khoảng 235 tỷ USD vào năm 1995. Xu

thế này phản ánh các tiến bộ trong công nghệ thông tin và các ứng dụng của nó. Đặc biệt với

xu hướng hội tụ công nghệ thông tin - viễn thông - truyền hình, hoạt động kinh doanh các

dịch vụ liên quan đến thông tin đã không còn bị bó hẹp trong biên giới quốc gia nữa mà len

lỏi vào khắp các quốc gia, ở khắp các châu lục

2. Các dịch vụ tài chính quốc tế

Sự phát triển của dịch vụ thông tin đã kích thích sự phát triển của các dịch vụ kinh

doanh khác, trong đó có các dịch vụ tài chính. Các dịch vụ tài chính phụ thuộc rất lớn vào

việc khai thác và xử lý dữ liệu (các thông tin). Các dịch vụ tài chính bao gồm: ngân hàng, bảo

hiểm và kinh doanh ngoại hối.

3. Các dịch vụ bảo hiểm quốc tế

Trong hoạt động sản xuất kinh doanh, cũng như hoạt động xã hội thường xảy ra những

rủi ro do nhiều nguyên nhân khách quan ngoài sự mong muốn của con người. Bảo hiểm xuất

hiện nhằm khắc phục những rủi ro và chia đều rủi do cho những người đồng ý tham gia bảo

hiểm. Vì vậy, có thể hiểu dịch vụ bảo hiểm là sự cam kết của người bảo hiểm bồi thường với

người được bảo hiểm về những mất mát, thiệt hại của đối tượng bảo hiểm do rủi ro gây ra, với

điều kiện người được bảo hiểm đã thuê bảo hiểm cho đối tượng đó và nộp khoản tiền gọi là

phí bảo hiểm. Sau khi mua bảo hiểm, nếu xảy ra rủi ro cho đối tượng bảo hiểm sẽ được công

ty bảo hiểm bồi thường. Tác dụng của bảo hiểm là bù đắp về tài chính, nhằm khắc phục hậu

quả của rủi ro, chứ không ngăn chặn được rủi ro đã xảy ra.

Trong thực tế có nhiều loại hình bảo hiểm khác nhau nhưng có thể chia làm hai loại

chính là: bảo hiểm cho con người và bảo hiểm hàng hoá, tài sản. Trong kinh doanh dịch vụ

quốc tế cũng bao gồm hai loại hình này nhưng nó khác về đối tượng bảo hiểm là những người

nước ngoài hoặc hàng hoá xuất nhập khẩu, tài sản nước ngoài, phí thu bằng ngoại tệ. Trong

dịch vụ bảo hiểm quốc tế, dịch vụ bảo hiểm trong kinh doanh ngoại thương chiếm tỷ trọng lớn

nhất. Nó bao gồm: bảo hiểm hàng hoá trong khi vận chuyển xuất nhập khẩu, bảo hiểm thân

tầu...

PTIT

Page 112: Bài giảng QUẢN TRỊ KINH DOANH QUỐC TẾ - Postdlib.ptit.edu.vn/bitstream/123456789/1423/1/BG Quan tri kinh doanh... · CÁC ĐỊNH CHẾ KINH TẾ, TÀI CHÍNH QUỐC TẾ

Chương 4 – Các lĩnh vực kinh doanh quốc tế ----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

107

Ngày nay bảo hiểm là dịch vụ quan trọng bậc nhất trong những hoạt động dịch vụ, là

một hoạt động kinh doanh rộng lớn thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau, đây chính là nét tương tự

với dịch vụ tư vấn.

4. Dịch vụ tư vấn quốc tế

Kinh doanh quốc tế là hoạt động phức tạp chứa đựng nhiều rủi ro. Điều đó được quyết

định bởi sự biến động đa dạng và thường xuyên của môi trường kinh doanh quốc tế. Vì vậy,

muốn kinh doanh được an toàn và diễn ra một cách bình thường, trôi chảy thì ngoài khả năng

trình độ nghiệp vụ kinh doanh của các công ty, còn cần thiết phải tham khảo ý kiến về kinh

doanh thông qua các hoạt động dịch vụ tư vấn của các chuyên gia hoặc các tổ chức chuyên

làm dịch vụ tư vấn về ngoại thương, về đầu tư... cùng với sự mở rộng các quan hệ kinh tế

quốc tế, ngày nay các tư vấn gia đang gia tăng hoạt động kinh doanh dịch vụ tư vấn trên thị

trường thế giới. Trong hoạt động dịch vụ tư vấn về thương mại quốc tế cũng có nhiều lĩnh vực

khác nhau, bao gồm:

- Dịch vụ pháp lý kinh doanh trong thương mại quốc tế. Dịch vụ tư vấn pháp lý trong

kinh doanh thương mại quốc tế là việc cung cấp những thông tin hoặc những lời khuyên trong

quá trình soạn thảo, ký kết, thực hiện hợp đồng và giải quyết chanh chấp giữa những nhà kinh

doanh trên cơ sở luật pháp trong nước và quốc tế.

- Dịch vụ tư vấn trong xuất nhập khẩu bí quyết kỹ thuật và sáng chế. Xuất nhập khẩu

máy móc thiết bị toàn bộ thường đi kèm với xuất nhập khẩu bí quyết kỹ thuật và sáng chế. Bí

quyết kỹ thuật là những kinh nghiệm kiến thức kỹ thuật riêng biệt để sản xuất ra những sản

phẩm nhất định hoặc để áp dụng cho một quy trình công nghệ nào đó một cách tốt nhất, nhằm

nâng cao chất lượng, hạ giá thành sản phẩm và sản xuất kinh doanh có hiệu quả.

- Dịch vụ Marketing. Hoạt động Marketing và nghiên cứu thị trường là hoạt động quan

trọng trong kinh doanh xuất nhập khẩu hàng hoá. Hoạt động này có nhiệm vụ phải chỉ ra

chiến lược kinh doanh, chiến lược giá cả, chiến lược cung cấp phân phối, quảng cáo khuyếch

trương sản phẩm và phải trả lời tốt các câu hỏi: Buôn bán với ai? Mặt hàng nào? Thị trường

nào? Giá cả bao nhiêu? Vào thời điểm nào? Muốn vậy, nhà kinh doanh phải dựa trên cơ sở

nghiên cứu đầy đủ các nhân tố tác động để rút ra những kết luận cần thiết.

5. Dịch vụ du lịch quốc tế

Xuất phát từ nhu cầu của con người muốn được thăm danh lam thắng cảnh, nghỉ ngơi

nhằm thoả mãn tính hiếu kỳ, phục hồi sức khoẻ và tinh thần của con người. Đây là một nhu

cầu chính đáng và phát triển cùng với sự tăng trưởng kinh tế, với sự phát triển của khoa học-

công nghệ và tiến bộ xã hội. Khi thu nhập và mức sống của người lao động càng được nâng

cao, thì nhu cầu về du lịch càng lớn. Chính việc đáp ứng các nhu cầu đi lại, nghỉ ngơi, tham

quan, tìm hiểu... của du khách, đặc biệt là du khách nước ngoài đến thăm quan đã làm xuất

hiện và phát triển một hoạt kinh doanh mới, kinh doanh du lịch quốc tế.

Là một ngành kinh tế quan trọng, kinh doanh du lịch quốc tế đã góp phần thu ngoại tệ

rất lớn cho quốc gia. Mỗi du khách ngoại quốc đang đóng góp một khoản ngoại tệ rất lớn cho

các công ty kinh doanh du lịch. Đồng thời, cũng góp phần làm tăng sự hiểu biết lẫn nhau về

kinh tế, văn hoá, tập quán, phong tục... của các dân tộc khác nhau trên thế giới. Chính vì vậy,

nhiều nước đã coi du lịch quốc tế là một ngành kinh tế quan trọng. Thông qua phát triển du

lịch, một loạt các loại dịch vụ khác ra đời và phát triển, như dịch vụ hàng không, dịch vụ vận

PTIT

Page 113: Bài giảng QUẢN TRỊ KINH DOANH QUỐC TẾ - Postdlib.ptit.edu.vn/bitstream/123456789/1423/1/BG Quan tri kinh doanh... · CÁC ĐỊNH CHẾ KINH TẾ, TÀI CHÍNH QUỐC TẾ

Chương 4 – Các lĩnh vực kinh doanh quốc tế ----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

108

chuyển khách quốc tế trong nước dịch vụ thông tin quốc tế, dịch vụ hướng dẫn tham quan du

lịch... các loại hoạt động này đang mang lại nhiều lợi ích cho cả khách du lịch và cho những

nhà kinh doanh du lịch.

Đối với nền kinh tế của một quốc gia, du lịch quốc tế có ý nghĩa to lớn thể hiện ở các

mặt chủ yếu sau đây:

- Ngành du lịch quốc tế thực hiện “xuất khẩu tại chỗ” và “xuất khẩu vô hình” mà không

mất đi các loại sản phẩm độc đáo này.

- Du lịch quốc tế góp phần tạo thêm nhiều công ăn việc làm, đưa lại các khoản thu nhập

đáng kể cho nhiều tầng lớp nhân dân địa phương.

Sự phát triển du lịch tạo điều kiện mở rộng quy mô của các ngành kinh tế-xã hội khác,

như lương thực, thực phẩm, giao thông vận tải, văn hoá, thể thao... điều đó cho phép thu hút

và sử dụng tốt nguồn lực lao động của quốc gia đó.

- Sự phát triển du lịch quốc tế sẽ góp phần tăng cường tình hữu nghị giữa các dân tộc,

củng cố nền hoà bình thế giới.

Hoạt động du lịch quốc tế thường gắn liền với một loạt các dịch vụ khác như:

- Dịch vụ làm giầu thêm sự hiểu biết của du khách như tham quan, triển lãm, bán tài liệu

thông tin, sách báo...

- Dịch vụ làm sôi nổi trong thời gian du lịch của du khách như tổ chức thi đấu thể thao,

học các điệu múa, bài hát dân tộc...

- Dịch vụ tạo thuận lợi cho việc lưu trú của du khách và giải phóng họ khỏi các công

việc, như làm thủ tục đăng ký hộ chiếu, giấy phép quá cảnh, mua vé đi lại...

- Dịch vụ tạo điều kiện thoải mái và thuận lợi về sinh hoạt trong thời gian lưu trú của du

khách, như phục vụ ăn uống, trang điểm, tắm hơi...

Chính các hoạt động dịch vụ này một phần đã làm tăng thu nhập của các nhà kinh doanh

dịch vụ du lịch, nhưng mặt khác nó cũng làm tăng mức độ nhu cầu thoả mãn cho chính những

người đi tham quan du lịch.

Ngày nay kinh doanh du lịch quốc tế là một hoạt động đóng vai trò ngày càng to lớn

trong buôn bán dịch vụ của các quốc gia. Nó tạo ra nguồn thu lớn vì mỗi du khách tham quan

du lịch đã đóng góp một khoản ngoại tệ rất lớn cho hoạt động kinh doanh dịch vụ của các

công ty. Vì vậy, trong nhiều quốc gia, các dịch vụ du lịch đang trở thành một hoạt động xuất

khẩu chủ yếu và do đó đang thu hút một khối lượng lao động rất lớn vào lĩnh vực này. Để

nâng hiệu quả kinh doanh du lịch quốc tế, các công ty phải không ngừng nâng cao khả năng

cạnh tranh của mình trên trường quốc tế, phải đa dạng hoá các thể loại du lịch và các hình

thức phục vụ, nhằm không ngừng nâng cao chất lượng phục vụ, đáp ứng nhu cầu đa dạng hoá

của du lịch.

6. Dịch vụ vận tải quốc tế

Vận tải quốc tế là hình thức chuyên chở hàng hoá và hành khách giữa hai hay nhiều

nước. Nói một cách khái quát, vận tải quốc tế là việc chuyên chở được thực hiện vượt khỏi

biên giới của quốc gia. Sự ra đời và phát triển của vận tải quốc tế, gắn liền với sự phát triển

của phân công lao động quốc tế và buôn bán trao đổi quốc gia. Trình độ phát triển của các

PTIT

Page 114: Bài giảng QUẢN TRỊ KINH DOANH QUỐC TẾ - Postdlib.ptit.edu.vn/bitstream/123456789/1423/1/BG Quan tri kinh doanh... · CÁC ĐỊNH CHẾ KINH TẾ, TÀI CHÍNH QUỐC TẾ

Chương 4 – Các lĩnh vực kinh doanh quốc tế ----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

109

phương tiện vận tải cùng với việc tổ chức hệ thống vận tải thống nhất của từng nước hay từng

nhóm, có ảnh hưởng rất lớn đối với sự phát triển của vận tải trên phạm vi thế giới. Sự phát

triển của vận tải quốc tế và kinh doanh trên lĩnh vực này cho phép các công ty riêng, các quốc

gia nói chung tăng nguồn thu ngoại tệ, thông qua vận chuyển thuê và tiết kiệm chi ngoại

tệ.Với những thành tựu của cuộc cách mạng khoa học- công nghệ cho phép con người sử

dụng đa dạng các phương thức vận tải vào hoạt động vận tải quốc tế. Cụ thể là, vận tải đường

biển, đường sắt, đường bộ, đường ống, đường hàng không.

Trong số đó, vận tải đường sắt phù hợp với việc vận chuyển tất cả các loại hàng hoá có

khối lượng lớn. Vận tải đường sắt áp dụng cho việc vận chuyển hàng hoá đường dài hoặc

khoảng cách trung bình, là kinh tế nhất. Điều đó có nghĩa là, nó thích hợp với việc vận chuyển

liên vận trong phạm vi một châu lục hay liên châu lục.

Như vậy, mỗi phương thức vận tải có ưu nhược điểm khác nhau, nên tuỳ thuộc vào mục

đích kinh doanh và các hoạt động kinh doanh cụ thể của mình, mà các công ty kinh doanh

quyết định lựa chọn các phương thức vận tải phù hợp để đạt hiệu quả kinh doanh cao. Điều

đặc biệt quan tâm là khi ký kết dịch vụ vận chuyển quốc tế cần phải tính đến các yếu tố về

luồng đường vận chuyển, các phương tiện vận tải của công ty, đặc điểm nhu cầu khách hàng,

để tổ chức kết hợp tốt nhất các phương thức, phương tiện vận tải đảm bảo hiệu quả kinh tế

cao nhất.

7. Hợp tác quốc tế về chuyển giao công nghệ

Cũng như trong lĩnh vực đầu tư, các công ty xuyên quốc gia là những lực lượng chủ yếu

nắm giữ công nghệ tiên tiến hiện nay. Trong quan hệ chuyển giao công nghệ cho các nước

đang phát triển, các thực thể của các nước tư bản phát triển hay lạm dụng độc quyền đối với

sở hữu trí tuệ tới mức có hại cho sự phát triển công nghệ ở các nước đang phát triển. Chẳng

hạn, các nước đang phát triển thấy rằng quyền tiếp cận công nghệ của họ bị hạn chế khi các

thực thể có công nghệ đăng ký bảo hộ chúng ở các nước đang phát triển không phải để khai

thác chúng tại đó, mà chỉ để đảm bảo độc quyền nhập khẩu. Một biểu hiện khác của sự lạm

dụng độc quyền là việc áp đặt những điều kiện hạn chế có thể thể hiện dưới hình thức hạn chế

sử dụng, hạn chế nghiên cứu phát triển công nghệ được chuyển giao. Các điều kiện đối với

việc tiếp cận công nghệ nước ngoài rất đa dạng. Khi công nghệ được chuyển giao liên quan

đến kỹ thuật sản xuất đơn giản và không còn mới lạ, hay một dây chuyền sản xuất gần như đã

lỗi thời, điều kiện chuyển giao khá là thuận lợi. Nhưng khi công nghệ chuyển giao thuộc loại

độc quyền cao, nước nhận công nghệ phải chịu những chi phí gián tiếp. Ngoài giá chuyển

giao cao, nước nhận công nghệ nhiều khi còn lệ thuộc vào nhiều yếu tố phải nhập khẩu, phải

chịu những điều kiện hạn chế.

8. Dịch vụ xuất nhập khẩu sức lao động

Do sự phát triển không đều về dân cư, về kinh tế đã dẫn đến một tình trạng là có quốc

gia dồi dào lao động có quốc gia thiếu lao động; từ đó có hiện tượng di chuyển sức lao động

từ quốc gia này sang quốc gia khác và hình thành nên thị trường sức lao động quốc tế. Xuất

khẩu sức lao động là người lao động bán sức lao động của mình (cả lao động chân tay và lao

động trí óc) cho quốc gia khác.

Trường hợp người lao động bán sức lao động của mình ngay trong nước cho các doanh

nghiệp nước ngoài (xí nghiệp liên doanh với nước ngoài, xí nghiệp 100% vốn nước ngoài...)

PTIT

Page 115: Bài giảng QUẢN TRỊ KINH DOANH QUỐC TẾ - Postdlib.ptit.edu.vn/bitstream/123456789/1423/1/BG Quan tri kinh doanh... · CÁC ĐỊNH CHẾ KINH TẾ, TÀI CHÍNH QUỐC TẾ

Chương 4 – Các lĩnh vực kinh doanh quốc tế ----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

110

được gọi là xuất khẩu tại chỗ sức lao động. Còn khi người lao động làm thuê ở các nước khác,

thì gọi là xuất khẩu trực tiếp sức lao động. Xuất khẩu trực tiếp sức lao động là di chuyển lao

động ra nước ngoài trên cơ sở tự phát (không có tổ chức, không có kế hoạch) hoặc tự giác có

tổ chức, có thể xuất cư có thời hạn hoặc vĩnh viễn.

Thị trường sức lao động thế giới là một lĩnh vực đặc biệt của nền kinh tế thế giới, nơi

diễn ra quá trình trao đổi, mua bán một thứ hàng hoá “đặc biệt”-hàng hoá sức lao động giữa

các nước. Xu hướng phát triển của thị trường này ngày càng tăng lên, do vậy kinh doanh dịch

vụ xuất nhập khẩu sức lao động cũng ngày càng gia tăng.

Các nước phát triển thường đòi hỏi lao động chuyên nghiệp có kỹ năng cao như tư vấn

kỹ thuật xây dựng. Trong 225 hãng có thu nhập lớn nhất thế giới, các hãng của các nước đang

phát triển chiếm 89% tổng thu nhập xây dựng quốc tế, với 92 tỷ USD vào năm 1999. Với

20%, Nhật Bản là quốc gia dẫn đầu. Tiếp đến là Mỹ, Pháp, Liên hiệp Anh và Đức với 16, 13,

12 và 11%. Trong số các nước đang phát triển, Trung Quốc, có ưu thế ở các dự án cần nhiều

lao động, đang nổi nên như một nhà xuất khẩu chính. Năm 1999, Trung Quốc đạt được 5 tỷ

USD, một con số rất gần với nhà xuất khẩu lớn nhất Hàn Quốc.

Khu vực phát triển năng động nhất trong các nước đang phát triển là Đông Á và Đông

Nam Á. Các hợp đồng xây dựng bao trùm rộng rãi các lĩnh vực từ cơ sở hạ tầng, như các nhà

máy năng lượng, hệ thống giao thông, cho tới các nhà máy hoá học, các nhà máy luyện tinh,

các tiện nghi sản xuất khác và các toà nhà lớn. Các quốc gia này nhập các bộ phận xây dựng

chính từ các công ty đa quốc gia, do thiếu các chuyên gia nội địa và tài chính. Tuy nhiên,

cũng có một số quốc gia xuất khẩu dịch vụ xây dựng. Ở tiểu xa mạc Sahara (Châu Phi), do

không có các chuyên gia, do tình trạng nghèo nàn về trang thiết bị, các tồn tại về tài chính và

tỷ giá hối đoái, các dịch vụ tư vấn và kỹ thuật nói chung kém sức cạnh tranh quốc tế và phần

lớn các dự án tư vấn chảy sang các nước Châu Âu.

Việc nghiên cứu và nắm vững các đặc điểm này có ý nghĩa rất lớn đối với việc lựa chọn

thị trường kinh doanh và các đối tác kinh doanh.

4.3.4 Một số vấn đề cần quan tâm trong kinh doanh dịch vụ quốc tế

1. Các hình thức tham gia thị trường thế giới của các dịch vụ

Trước đây thì các dịch vụ được thực hiện bởi các nhà cung cấp địa phương. Tuy nhiên,

ngày nay các dịch vụ đang tham gia vào thị trường thế giới với nhiều hình thức khác, đó là :

+ Bán các dịch vụ từ các thành viên của quốc gia này cho các thành viên của quốc gia

khác. Đây tuy không phải là một biện pháp phổ biến nhất, song tỉ lệ lại đang tăng lên.

+ Thiết lập các chinhánh, ở nước ngoài : Trong nhiềulĩnhvực. Là một biện pháptương đối

đặc thù, chẳng hạnnhưviệcmột chi nhánh ngân hàng nước ngoài bán lẻ các dịch vụ ngân hàng

ở một quốc gia thứ hai.

+ Trong thực tế, đầu tư trực tiếp đang là phương tiện sơcấp của việc tham gia vào lĩnh vực

kinh doanh dịch vụ ở các thị trường. Nó vẫn vàsẽ còn là phương tiệnchủ yếuchoviệcchuyển

các dịch vụ ra nước ngoài.

2.Lựa chọn thị trường và đối tác kinh doanh

Vì các số liệu thông tin và chất lượng của các dịch vụ rất khó đánh giá và đo lường thông

qua các chỉ tiêu cụ thể, nên khi lựa chọn thị trường -và đối tác kinh doanh xuất hoặc nhập

PTIT

Page 116: Bài giảng QUẢN TRỊ KINH DOANH QUỐC TẾ - Postdlib.ptit.edu.vn/bitstream/123456789/1423/1/BG Quan tri kinh doanh... · CÁC ĐỊNH CHẾ KINH TẾ, TÀI CHÍNH QUỐC TẾ

Chương 4 – Các lĩnh vực kinh doanh quốc tế ----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

111

khẩu dịch vụ cần phải dựa vào uy tín truyền thống của các tổ chức, của hãng, sở trường kinh

doanh của họ, tiềm năng, khả năng về các dịch vụ có thể cung cấp hoặc tiêu thụ...

Điẽu quan trọng là cần tìm hiểu, xem xét mức độ can thiệp của chính phủ đối với kinh

doanh dịch vụ quốc tế, khuyên khích hay hạn chế sự xâm nhập của các dịch vụ nước ngoài ;

hoặc khuyến khích hay hạn chế việc xuất, nhập khẩu dịch vụ trong nước ra thị trường thế

giới...

Gắn liền với mức độ can thiệp này là, các chính sách kinh tế của nhà nước hay chính phủ

đối với các hoạt động kinh doanh này, tức là chính phủ có thể tạo ra môi trường, hành lang và

điều kiện thuận lợi cho các hoạt động kinh doanh dịch vụ quốc tế mở rộng và phát triển hay

không.

3. Hình thức kinh doanh phục vụ

Kinh doanh dịch vụ quốc tế là hình thức phục vụ đến tận khách hàng, hướng dẫn khách

hàng và thỏa mãn các yêu cầu của họ. Do đó, việc xác định giá cả đối với các hoạt động dịch

vụ quốc tế đòi hỏi phải luôn có tinh thần "mềm dẻo" "linh hoạt”. Do các dịch vụ không cất

trữ, dự trữ được, nên phải có sự thích ứng lớn đối với sự thay đổi của cầu và do đó phải duy

trì sự "mềm mỏng" trong việc xây dựng giá cả. Đồng thời, sự mềm mỏng đó phải được cân

nhấc thông qua mong muốn của cả người bán và người mua dịch vụ để mở rộng các mối quan

hệ giữa họ. Tính chất vô hình của hoạt động địch vụ đã làm cho hoạt động cung cấp tài chính

trở nên khó khăn hơn. Thông thường, ngay cả các quốc gia có thể thể chế tài chính có kinh

nghiệm quốc tế dày dạn cũng không hoàn toàn sẵn sàng tài trợ tài chính cho các hoạt động

kinh doanh dịch vụ quốc tế so với tài trợ cho kinh doanh sản phẩm hữu hình.

4. Các mối quan hệ phân phối dịch vụ quốc tế cũng cần được xem xét thận trọng. Thông

thường các kênh phân phối ngắn và kênh phân phối trực tiếp được sử dụng rộng rãi. Với các

kênh này mối quan hệ "thân mật" giữa người cung cấp và khách hàng tăng lên và do đó cho

phép các nhà cung cấp dịch vụ hiểu rõ và chính xác nhu cầu khách hàng thực sự muốn gì để

đưa ra những dịch vụ thích hợp và giúp khách hàng có được dịch vụ mĩ mãn.

5. Các yếu tố ảnh hưởng tớibuôn bán các dịch vụ quốctếvà một số khó khăn cần tính

đếnkhibuôn bán dịch vụ quốctế

a. Các yếu tố ảnh hưởng tới buôn bán các dịch vụ quốc tế

Năm 1970, dịch vụ chiếm 55% trong tổng sản phẩm của các nước phát triển và đang phát

triển. Đến năm 1990, tỉ trọng đã tăng lên tới 65%, phần lớn là sự tăng trưởng của các ngành

dịch vụ tham gia vào thương mại quốc tế. Tầm quan trọng của lĩnh vực dịch vụ ảnh hưởng

sâu sắc đến cả các nước phát triển và nước đang phát triển.

Có thể liệt kê một vài yếu tố ảnh hưởng tới buôn bán và các dịch vụ quốc tế, đó là :

+ Sự tăng cầu về dịch vụ của người tiêu dùng (do thu nhập tăng)

+ Sự tăng cầu ở các hãng về dịch vụ

+ Việc thiểu hoá và việc bảotồnnguyên vật liệu cũnglànguyênnhân khiếncho tỉ trọngcác

ngành dịch vụ tăng lênbiểu hiện ở đầu ra công nghiệp.

+ Thay đổi kĩ thuật đã nuôi dưỡng khả năng tồn tại và khả năng tiếp xúc với nhau của các

hãng kinh doanh dịch vụ cách xa nhau trên thế giới.

PTIT

Page 117: Bài giảng QUẢN TRỊ KINH DOANH QUỐC TẾ - Postdlib.ptit.edu.vn/bitstream/123456789/1423/1/BG Quan tri kinh doanh... · CÁC ĐỊNH CHẾ KINH TẾ, TÀI CHÍNH QUỐC TẾ

Chương 4 – Các lĩnh vực kinh doanh quốc tế ----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

112

+ Sự phát triển của các công ty xuyên quốc gia.

+ Việc xóa bỏ các rào chắn, các quy định cũng tạo điều kiện cho các dịch vụ phát triển ở

tầm quốc tế.

Có thể nói, đến lượt nó, thương mại lại trở thành chìa khóa cho sự phát triển các ngành

dịch vụ trên phạm vi quốc tế này.

Ảnh hưởng của các yếu tố trên tới kinh doanh các dịch vụ biểu hiện như sau :

+ Sự thay đổi kĩ thuật : làm gia tăng số lượng các dịch vụ kinh doanh, giảm giá thành các

dịch vụ với quy mô lớn và cho phép sản xuất từ khoảng cách xa.

+ Việc tiêu chuẩn hóa các dịch vụ được cung cấp

+ Cáccơhội cho việc đặc thù hóa các dịch vụ được cải tạo ; chẳng hạn thông qua việc kí

hợp đồng với một hãng lập trình nước ngoài để thiết kế hệ thống kế toán đặc thù.

+ Cuộc cách mạng thông tin là trung tâm của toàn bộ quá trình, cụ thể là dưới dạng máy

tính hóa và việc trao đổi thông tin qua mạng. Sự đổi mới kĩ thuật trong lĩnh vực máy tính và

sự truyền bá nhanh chóng của nó đã và đang cách mạng hóa tốc độ và khối lượng của chuyển

đổi thông tin nhiều lần trong cùng một thế hệ.

Các dịch vụ kinh doanh đòi hỏi sự gặp mặt trực tiếp giữa người mua và người bán ngày

càng giảm. Các hãng thấy rằng, cần phải tận dụng khả năng của thị trường nước ngoài trong

việc bán các dịch vụ và mua các dịch vụ từ các nhà cung cấp độc lập. Cùng với công suất

được tăng lên, các nhà cung cấp giờ đây không nhất thiết phải ở cùng thành phố, mà có thể ở

bất cứ nơi đâu trên hành tinh này. Với sự thay đổi nhanh chóng của thông tin và mạng lưới

liên lạc, sự hoạt động của các dịch vụ không còn phụ thuộc vào sự có mặt mang tính địa lí

của nó nữa. Giờ đây, sự hiện diện thể hiện ở việc nó đặt tại nơi nào có hệ thống cáp liên lạc

với những người sử dụng. Sự cạnh tranh ngày càng gay gắt do việc số lượng các hãng cung

cấp dịch vụ tăng lên nhanh chóng. Nó đòi hỏi việc giảm giá thành và dẫn đến việc tái phân bổ

các hãng trong phạm vi một quốc gia và quốc tế, tới các nước có nguồn đầu vào rẻ hơn, cũng

như tới các vùng cầu tiềm nâng.

Các công ty dịch vụ xuyên quốc gia có thể bán các dịch vụ mà không cần thiết phải đầu tư

trực tiếp, tuy nhiên đầu tư và sản lượng tiêu thụ các dịch vụ qua các thực thể của họ dường

như là một phương thức được ưa chuộng. Vai trò của các hãng.

b. Một số khó khăn cần tính đến khi buôn bán các dịch vụ quốc tế

Tuy các rào chắn kĩ thuật và chính sách đang giảm đổi với cácdịch vụsong trên thực tế,với

số lượng và hình thức củacácrào chắn dịch vụ như hiện nay, thì các rào chắn dịch vụ vẫn còn

cao hơn nhiều so với các rào chắn hàng hóa thông thường khác. Các rào chắn này tồn tại dưới

các dạng :

+ Kiểm soát trực tiếp di chuyển dịch vụ qua biên giới

+ Hạn chế các dự án đầu tư liên quan đến dịch vụ

+ Không cổ vũ thương mại thông qua các thủ tục hành chính, thuế khóa và các tiêu chuấn

sở hữu.

Cả hai đối tượng - các hãng cung cấp dịch vụ và các khách hàng tiềm năng đều đòi hỏi sự

xóa bỏ các hàng rào này. Áp lựcthị trường, đòi hỏi sự tự do hóa thương mại loạidịch

PTIT

Page 118: Bài giảng QUẢN TRỊ KINH DOANH QUỐC TẾ - Postdlib.ptit.edu.vn/bitstream/123456789/1423/1/BG Quan tri kinh doanh... · CÁC ĐỊNH CHẾ KINH TẾ, TÀI CHÍNH QUỐC TẾ

Chương 4 – Các lĩnh vực kinh doanh quốc tế ----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

113

vụnàylan tỏa sang hàng loạt các quốc gia.

Bởi vậy, khi tiến hành kinh doanh các dịch vụ quốc tế, doanh nghiệp phải tính đến các khó

khăn sau :

+ Khó khăn trong việc thu thập số liệu và thông tin.

• Các số liệu trong buôn bán dịch vụ quốc tế hoàn toàn nghèo nàn, vì các giao dịch về

dịch vụ thường có tính chất vô hình, cả về mặt thống kê lẫn về mặt vật chất. Ví dụ, một

chuyến đi công du hải ngoại của một tư vấn gia vì mục tiêu kinh doanh khó có thể theo dõi và

đo lường.

• Việc thu thập thông tin về kinh doanh dịch vụ tiến hành khó khăn hơn nhiều vì các hoạt

động dịch vụ có tính chất vô hình và hơn nữa việc đo lường vừa mô tả khó khăn hơn nhiều so

với các sản phẩm. Do vậy, sự hiểu biết không đầy đủ về thông tin đã gây khó khăn cho các

quốc gia, cả trong việc đánh giá và điều chỉnh buôn bán các dịch vụ.

+ Sự không khuyến khích của chính phủ đối với việc cung cấp và tiêu thụ các dịch vụ

quốc tế.

Các trở ngại đối với việc buôn bán dịch vụ ở nước ngoài gồm hai loại hình cơ bản: các

hàng rào hạn chế xâm nhập và những khó khăn của việc cung cấp dịch vụ ở nước ngoài. Các

hàng rào hạn chế xâm nhập thường được xem là yếu tố đảm bảo "an ninh quốc gia", "an ninh

kinh tế" ; chính phủ thường đưa ra các biện pháp, chính sách để bảo hộ mạnh mẽ đối với hoạt

động dịch vụ trong nước; các quy định và luật lệ dựa vào truyền thống cố thể ngăn cản sự đổi

mới: các chính phủ theo đuổi các mục tiêu xã hội thông qua các quyđịnh riêng của quốc gia,

các quy định bắt buộc của các nhà cung cấp dịch vụ nước ngoài phải bỏ ra một khoản chi phí

lớn hơn so với các nhà cạnh tranh nội địa ; không cho phép tự do cạnh tranh trong một số lĩnh

vực dịch vụ...

Tất cả những quy định này gây khó khăn cho các hoạt động kinh doanh dịch vụ thâm

nhập vào thị trường thế giới.

6. Lựa chọn đúng đắn, thích hợp các hình thức kinh doanh dịch vụ quốc tế

Trên bình diện quốc tế cố thể nêu ra một số phương án lựachọn có tính chất định hướng

sau đây:

• Đối với các dịch vụ được cung cấp chủ yếu dưới dạng hỗ trợ, hoặc liên hệ chặt chẽ với

các sản phẩm, cách tiếp cận nhạy cảm hợp lí nhất đối với người mới bước vào hoạt động kinh

doanh quốc tế là đi theo cách đi của sản phẩm.

Trong nhiêu năm, nhiều công ty lớn trong lĩnh vực ngân hàng, kế toán đã thực hiện điều

này thông qua việc xác định các khách hàng đa quốc gia loại lớn cố đặt các hoạt động mới và

thực hiện đúng hay không.

• Những người cung cấp dịch vụ nhỏ và không thường xuyên thì họ thường hợp tác chặt

chẽ hơn với các công ty chế tạo để cố thể quyết định được việc các công ty chế tạo hoạt động

trên quy mô quốc tế ở đâu. Tất nhiên, lí tưởng nhất là bước đi theo nhóm các nhà chế tạo

nước ngoài, để đạt được lợi thế kinh tế nhờ quy mô trên bình diện quốc tế, đồng thời tiến

hành tìm kiếm các những khách hàng hoàn toàn mới.

• Đối với những nhà cung cấp dịch vụ cố hoạt động độc lập với các sản phẩm thì cần

phải cố một chiến lược kinh doanh khác biệt. Các cá nhân và các công ty này phải nghiên cứu

PTIT

Page 119: Bài giảng QUẢN TRỊ KINH DOANH QUỐC TẾ - Postdlib.ptit.edu.vn/bitstream/123456789/1423/1/BG Quan tri kinh doanh... · CÁC ĐỊNH CHẾ KINH TẾ, TÀI CHÍNH QUỐC TẾ

Chương 4 – Các lĩnh vực kinh doanh quốc tế ----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

114

tình hình thị trường nước ngoài. Hoạt động nghiên cứu, tìm kiếm này nên tập trung vào khu

vực truyền thống của họ. Chẳng hạn, một doanh nghiệp thiết kế học tập việc xây dựng các dự

án ở nước ngoài, thì anh ta phải điều tra khả năng thuê các dịch vụ thiết kế. Cũng như vậy, tư

vấn gia về quản lí học tập các kế hoạch của nước ngoài cần thiết phải sử dụng máy tính hđa

thay thế cho các hoạt động thủ công.

Để tìm kiếm cơ hội kinh doanh dịch vụ quốc tế cẩn phát hiện và hiểu biết các địa điểm

giao dịch ở nước ngoài, phải thông qua việc duy trì các dự án quốc tế và dựa vào các tổ chức

trong nước và tổ chức quốc tế.

CÂU HỎI ÔN TẬP VÀ THẢO LUẬN

1. Thế nào là thương mại quốc tế? Thương mại quốc tế có vai trò như thế nào?

2. Trình bày nội dung và chức năng thương mại quốc tế?

3. Trình bày các lý thuyết thương mại quốc tế

4. Trình bày các chính sách thương mại quốc tế?

5. Trình bày các công cụ của chính sách thương mại quốc tế?

6. Trình bày các nguyên tắc của thương mại quốc tế?

7. Thế nào là đầu tư quốc tế? Có những loại đầu tư quốc tế nào?

8. Thế nào là đầu tư gián tiếp nước ngoài? Tác động của nó?

9. Thế nào là đầu tư trực tiếp nước ngoài? Tác động của nó?

10. Trình bày đầu tư quốc tế tại Việt nam?

11. Thế nào là kinh doanh dịch vụ quốc tế? Vai trò của kinh doanh dịch vụ quốc tế?

12. Hãy trình bày một số dịch vụ quốc tế điển hình?

13. Trong kinh doanh dịch vụ quốc tế cần quan tâm những vấn đề gì?

14. Có bảng số liệu sau

Sản phẩm

Hao phí lao động cho 1

đơn vị sản phẩm (giờ)

Quốc gia 1

Hao phí lao động cho

1 đơn vị sản phẩm

(giờ) Quốc gia 2

1.Máy tính cá nhân (chiếc/giờ-người)

2. Máy điện thoại bàn (chiếc/giờ-người)

24

12

15

30

Yêu cầu:

1. Xác định cơ sở mậu dịch và xây dựng mô hình mậu dịch giữa 2 quốc gia

2. Tìm khung tỷ lệ trao đổi và lợi ích giữa 2 quốc gia

3. Với tỷ lệ trao đổi nào thì lợi ích 2 quốc gia bằng nhau

PTIT

Page 120: Bài giảng QUẢN TRỊ KINH DOANH QUỐC TẾ - Postdlib.ptit.edu.vn/bitstream/123456789/1423/1/BG Quan tri kinh doanh... · CÁC ĐỊNH CHẾ KINH TẾ, TÀI CHÍNH QUỐC TẾ

Chương 5 – Thanh toán trong kinh doanh quốc tế --------------------------------------------------------------------------------------------------------

115

CHƯƠNG 5

THANH TOÁN TRONG KINH DOANH QUỐC TẾ

MỤC ĐÍCH

Chương cung cấp kiến thức về

- Tỷ giá hối đoái

- Phương tiện thanh toán kinh doanh quốc tế

- Phương thức thanh toán kinh doanh quốc tế

- Điều kiện thanh toán kinh doanh quốc tế

5.1 TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI

5.1.1 Khái niệm tỷ giá hối đoái

Tỷ giá hối đoái là quan hệ tỷ lệ so sánh giữa đồng tiền các nước với nhau hay nói cách

khác tỷ giá hối đoái là giá cả của một đơn vị tiền tệ nước này được biểu hiện bằng những đơn

vị tiền tệ nước khác.

Theo nhà kinh tế học người Mỹ Paul Samuelson thì " Tỷ giá hối đoái là tỷ giá để đổi

đồng tiền của một nước lấy đồng tiền của một nước khác"

5.1.2 Các loại tỷ giá hối đoái

1. Phân theo đối tượng xác định

- Tỷ giá chính thức: là tỷ giá do ngân hàng Trung ương công bố.

Tỷ giá chính thức có tác dụng là tỷ giá dùng để tính và thu thuế xuất nhập khẩu cũng

như các hoạt động khác có liên quan. Dựa vào tỷ giá này các ngân hàng thương mại và các tổ

chức tín dụng sẽ ấn định tỷ giá mua bán ngoại tệ giao ngay, có kỳ hạn, hoán đổi trên thị

trường.

- Tỷ giá thị trường: Là tỷ giá hình thành trên thị trường hối đoái.

2. Căn cứ vào phương tiện chuyển ngoại hối

- Tỷ giá thư hối( mail transfer Rate): Là tỷ giá mua bán ngoại hối trong đó ngân hàng

chuyển tiền bằng thư.

- Tỷ giá điện hối ( Telegraphic Transfer Rate): Là tỷ giá mua bán ngoại hối trong dó

ngan hàng chuyển tiền bằng điện.

3. Căn cứ vào việc quản lý ngoại hối

- Tỷ giá cố định ( Fixed exchange rate) là tỷ giá hình thành trong chế độ tiền tệ Bretton

Wods. Tỷ giá cố địinh thường là tỷ giá chính thức, hiện nay không tồn tại.

- Tỷ giá thả nổi ( Floating exchange Rate) là tỷ giá hình thành tự phát trên thị trường

mà nhà nước không chịu trách nhiệm quản lý biến động tỷ giá này.

PTIT

Page 121: Bài giảng QUẢN TRỊ KINH DOANH QUỐC TẾ - Postdlib.ptit.edu.vn/bitstream/123456789/1423/1/BG Quan tri kinh doanh... · CÁC ĐỊNH CHẾ KINH TẾ, TÀI CHÍNH QUỐC TẾ

Chương 5 – Thanh toán trong kinh doanh quốc tế --------------------------------------------------------------------------------------------------------

116

- Tỷ giá thả nổi có quản lý ( Managed Floating exchange rate) là tỷ giá được hình

thành do quan hệ cung cầu trên thị trường có sự điều tiết quản lý của nhà nước nhằm ổn định

tỷ giá trên thị trường.

4. Căn cứ theo kỹ thuật giao dịch

- Tỷ giá giao nhận ngay ( Spot exchange rate) là tỷ giá mua bán ngoại hối mà việc giao

nhận ngoại hối được thực hiện ngay trong ngày hôm đó hoặc sau một vài ngày, thường là 2

ngày.

- Tỷ giá giao nhận có kỳ hạn ( Forward exchange rate) là tỷ giá mua bán ngoại hối mà

việc giao nhận ngoại hối sẽ được thực hiện theo thời hạn trong hợp đồng.

5. Căn cứ vào thời điểm giao dịch

- Tỷ giá mở cửa ( opening rate) là tỷ giá mua bán ngoại hối của phiên giao dịch đầu

tiên trong ngày.

- Tỷ giá đóng cửa ( closing exchange rate) là tỷ giá mua bán ngoại hối của chuyến

giao dịch cuối cùng trong ngày.

6. Căn cứ vào phương tiện thanh toán quốc tế.

- Tỷ giá séc là tỷ giá mua bán các loại séc.

- Tỷ giá hối phiếu là tỷ giá mua bán các loại hối phiếu trả ngay, hoặc hối phiếu có kỳ

hạn bằng ngoại tệ.

- Tỷ giá chuyển khoản là tỷ giá mua bán ngoại hối thông qua chuyển khoản giữa các

ngân hàng với nhau.

- Tỷ giá tiền mặt là tỷ giá mua bán ngoại hối bằng tiền mặt.

7. Căn cứ vào nghiệp vụ kinh doanh ngoại hối

- Tỷ giá mua ( buying rate) là tỷ giá ngân hàng mua vào ngoại hối, chính là tỷ giá bán

của khách hàng.

- Tỷ giá bán (selling rate) là tỷ giá ngan hàng bán ra ngoại hối chính là tỷ giá mua của

khách hàng.

Tỷ giá bán luôn luôn lớn hơn tỷ giá mua, phần chênh lệch chính là thu nhập của ngân

hàng trong hoạt động kinh doanh ngoại hối.

8. Phân loại theo hợp đồng xuất và nhập khẩu

- Tỷ giá xuất khẩu là tỷ giá so sánh giữa tổng giá vốn hàng xuất khẩu tính tiền sàn tầu

bằng tiền nội địa so với ngoại tệ thu được theo giá FOB tại cảng xuất khẩu.

- Tỷ giá nhập khẩu: là tỷ giá so sánh giữa tổng giá bán hàng nhập khẩu tính theo nội tệ

so với ngoại tệ phải trả tính theo giá CIF tại cảng nhập khẩu.

9. Căn cứ vào giá trị của tỷ giá.

- Tỷ giá hối đoái danh nghĩa: Là tỷ giá của một ngoại tệ được biểu hiện theo giá trị

hiện tại, không tính đến ảnh hưởng của lạm phát.

- Tỷ giá hối đoái thực: Là tỷ giá của một ngoại tệ được biểu hiện theo giá trị hiện tại

có tính đến tác động của lạm phát và sức mua của một cặp tiền tệ phản ánh giá cả hàng hoá

tương quan có thể bán ra nước ngoài và hàng tiêu thụ trong nước.

PTIT

Page 122: Bài giảng QUẢN TRỊ KINH DOANH QUỐC TẾ - Postdlib.ptit.edu.vn/bitstream/123456789/1423/1/BG Quan tri kinh doanh... · CÁC ĐỊNH CHẾ KINH TẾ, TÀI CHÍNH QUỐC TẾ

Chương 5 – Thanh toán trong kinh doanh quốc tế --------------------------------------------------------------------------------------------------------

117

Tỷ giá hối đoái thực phản ánh khả năng cạnh tranh quốc tế của một nước.

5.1.3 Phương pháp biểu hiện tỷ giá hối đoái

1. Một số quy định chung

- Tên gọi và ký hiệu tiền tệ: tên gọi và ký hiệu tiền tệ của đồng tiền các nước trên thế

giới theo tiêu chuẩn quốc tế ISO ( International Standart Organization).

Về tên gọi của mỗi nước có tên gọi tiền tệ riêng nhằm phân biệt giữa tiền tệ nước này

với nước khác. Về ký hiệu có ba chữ, trong đó hai chữ đầu phản ánh tên quốc gia, một chữ

cuối phản ánh tên gọi tiền tệ của quốc gia đó.

Tên nước Tên đồng tiền Ký hiệu

American US Dollar USD

Australia Australian Dollar AUD

Nhật Bản Japan Yen BRL

Canada Canadian Dollar CAD

China Yuan Renminbi CHN

Europe EURO currency EUR

Hong Kong Hong Kong Dollar HKD

Thailand Baht THB

Trung Quốc China Renminbi CHY

Anh Bristish Pound GBP

Vietnam Dong VND

Thông thường tỷ giá được niêm yết như sau:

GBP = X USD

USD = Y EURO

USD = Z VNĐ

(1) (2)

Đồng tiền yết giá Đồng tiền định giá

(đơn vị cố định) ( lượng tiền thay đổi)

- Đối khoản có nghĩa là thông qua cách đọc tỷ giá USD/ JPY, USD/EURO,

USD/VNĐ... thể hiện khái niệm về một cặp đồng tiền trên thị trường một người mua đồng

tiền này bắt buộc phải bán đồng tiền kia và ngược lại gọi là đối khoản.

- Khi yết giá ngân hàng thường yết giá tỷ giá mua và tỷ giá bán như sau:

USD / EURO = 1,1450 - 1,1460 = 1,1450/60

USD / VNĐ = 20.900 - 20.960 = 20.900/60

tỷ giá mua tỷ giá bán

2. Phương pháp yết giá ( exchange rate quotation)

PTIT

Page 123: Bài giảng QUẢN TRỊ KINH DOANH QUỐC TẾ - Postdlib.ptit.edu.vn/bitstream/123456789/1423/1/BG Quan tri kinh doanh... · CÁC ĐỊNH CHẾ KINH TẾ, TÀI CHÍNH QUỐC TẾ

Chương 5 – Thanh toán trong kinh doanh quốc tế --------------------------------------------------------------------------------------------------------

118

- Phương pháp yết giá gián tiếp ( Indirect exchange rate): lấy ngoại tệ làm cơ sở so

sánh với đồng tiền trong nước, hay nói cách khác giá cả ngoại tệ được biểu hiện bằng đồng

tiền trong nước.

1 đơn vị ngoại tệ = X tiền tệ trong nước

Phương pháp này được gọi là phương pháp gián tiếp vì đồng tiền trong nước không

trực tiếp chuyển đổi ra ngoại tệ, có nghĩa là đồng tiền trong nước tính bằng bao nhiêu ngoại

tệ. Đa số các nước trên thế giới áp dụng phương pháp này .

- Phương pháp yết giá trực tiếp ( Direct exchange rate): Lấy đồng tiền trong nước làm

cơ sở so sánh với ngoại tệ hay nói cách khác giá cả đồng tiền trong nước được tính bằng

ngoại tệ.

1 đơn vị nội tệ = X ngoại tệ

Phương pháp này được gọi là phương pháp trực tiếp vì đồng tiền trong nước trực tiếp

đổi ra ngoại tệ. Phương pháp này áp dụng ở một số nước như Anh, Mỹ ( từ 1/9/1978). Ngoài

ra còn có Dollar Australia và hai đồng tiền khác là EURO và SDR cũng biểu hiện theo

phương pháp trên.

Hiện nay có nhiều tài liệu dùng nhiều thuật ngữ về biểu hiện tỷ giá khác nhau, trái

ngược nhau. Có một số tài liệu cho rằng đa số các quốc gia biểu hiện theo phương pháp trực

tiếp, một số tài liệu khác thì ngược lại. Thực chất của vấn đề này là do cách quy định, áp dụng

phương pháp trực tiếp hay gián tiếp đều không ảnh hưởng đến sức mua của đồng tiền.

5.1.4 Xác định tỷ giá theo phương pháp tính chéo ( Cross rate)

Tỷ giá tính chéo là tỷ giá hối đoái của hai đồng tiền bất kỳ được xác định theo đồng

tiền thứ ba ( hay còn gọi là đồng tiền trung gian).

1. Xác định tỷ giá hối đoái của hai đồng tiền cùng là đồng tiền yết giá

Trên thị trường ngân hàng thông báo tỷ giá:

USD/ VNĐ

JPY/VNĐ

Yêu cầu xác định USD/JPY

Ta có:

USD/VNĐ Tỷ giá đồng tiền yết giá

USD/JPY = -------------------- = -------------------------------------

JPY/VNĐ Tỷ giá đồng tiền định giá

Trong đó:

Tỷ giá mua của ngân hàng Tỷ giá mua đồng tiền yết giá

cũng chính là tỷ giá bán = -------------------------------------

của khách hàng Tỷ giá bán đồng tiền định giá

Tỷ giá bán của ngân hàng Tỷ giá bán đồng tiền yết giá

cũng chính là tỷ giá mua = -------------------------------------

của khách hàng Tỷ giá mua đồng tiền định giá

PTIT

Page 124: Bài giảng QUẢN TRỊ KINH DOANH QUỐC TẾ - Postdlib.ptit.edu.vn/bitstream/123456789/1423/1/BG Quan tri kinh doanh... · CÁC ĐỊNH CHẾ KINH TẾ, TÀI CHÍNH QUỐC TẾ

Chương 5 – Thanh toán trong kinh doanh quốc tế --------------------------------------------------------------------------------------------------------

119

2. Xác định tỷ giá hối đoái của hai đồng tiền cùng là đồng tiền định giá

Trên thị trường ngân hàng thông báo tỷ giá USD/VNĐ và USD/EURO. Cần xác định

tỷ giá EURO/VNĐ.

Ta có:

USD/VNĐ Tỷ giá đồng tiền định giá

EURO/VNĐ = -------------------- = ----------------------------------

USD/EURO Tỷ giá đồng tiền yết giá

Trong đó:

Tỷ giá mua của ngân hàng Tỷ giá mua đồng tiền định giá

cũng chính là tỷ giá bán = -------------------------------------

của khách hàng Tỷ giá bán đồng tiền yết giá

Tỷ giá bán của ngân hàng Tỷ giá bán đồng tiền định giá

cũng chính là tỷ giá mua = -------------------------------------

của khách hàng Tỷ giá mua đồng tiền yết giá

3. Xác định tỷ giá của hai đồng tiền có vị trí khác nhau, đồng tiền này ở vị trí đồng tiền

yết giá, đồng tiền kia ở vị trí đồng tiền định giá

Trên thị trường ngân hàng thông báo tỷ giá USD/VNĐ , EURO/USD. cần xác định tỷ

giá EURO/VNĐ

Ta có EURO/VNĐ = USD/VNĐ x EURO/USD

Tỷ giá EURO/VNĐ = Tỷ giá đồng tiền yết giá x Tỷ giá đồng tiền định giá

Trong đó:

Tỷ giá mua của ngân hàng cũng chính = Tỷ giá mua ngân hàng x Tỷ giá mua ngân hàng là

tỷ giá bán của khách hàng đồng tiền yết giá đồng tiền định giá

Tỷ giá bán của ngân hàng cũng chính = Tỷ giá bán ngân hàng x Tỷ giá bán ngân hàng là tỷ

giá mua của khách hàng đồng tiền yết giá đồng tiền định giá

5.1.5 Những nhân tố ảnh hưởng đến tỷ giá hối đoái

Tỷ giá hối đoái là một loại giá như bất kỳ một loại giá của một loại hàng hoá nào trong

nền kinh tế. Tuy nhiên có thể nói nó là một loại giá mang tính quốc tế. Từ khi chế độ tiền tệ

Bretton Woods sụp đổ, tỷ giá cố định không còn sử dụng nữa, các nước trên thế giới chuyển

sang cơ chế thả nổi, đa số đồng tiền các nước trên thế giới thả nổi theo biến động quan hệ

cung cầu trên thị trường. Xuất phát từ đặc tính này sự biến động của tỷ giá hối đoái phụ thuộc

vào các nhân tố sau:

1. Do tình hình cán cân thanh toán quốc tế: Tình hình cán cân thanh toán quốc tế dư

thừa hay thiếu hụt ảnh hưởng trực tiếp đến sự biến động của tỷ giá.

Nếu cán cân thanh toán quốc tế bội thu thì dự trữ vàng và ngoại hối tăng lên, do đó

tạo ra khả năng cung ngoại hối nhiều hơn nhu cầu ngoại hối, tỷ giá có xu hướng giảm xuống.

Ngược lại cán cân thanh toán quốc tế thiếu hụt ( bội chi) thu nhỏ hơn chi, dự trữ vàng và

PTIT

Page 125: Bài giảng QUẢN TRỊ KINH DOANH QUỐC TẾ - Postdlib.ptit.edu.vn/bitstream/123456789/1423/1/BG Quan tri kinh doanh... · CÁC ĐỊNH CHẾ KINH TẾ, TÀI CHÍNH QUỐC TẾ

Chương 5 – Thanh toán trong kinh doanh quốc tế --------------------------------------------------------------------------------------------------------

120

ngoại hối giảm, do đó tạo khả năng nhu cầu ngoại hối lớn hơn cung ngoại hối, tỷ giá hối đoái

có xu hướng tăng lên.

2. Do tình hình lạm phát: Lạm phát là yếu tố ảnh hưỏng đến sức mua của tiền tệ, khi

lạm phát xảy ra giá trị đồng tiền không ổn định và có xu hướng giảm nên giá cả hàng hoá,

vàng, ngoại tệ tính bằng tiền trong nước tăng lên, tỷ giá hối đoái có xu hướng tăng lên.

3. Yếu tố tâm lý , kinh tế, chính trị, chế độ quản lý ngoại hối, yếu tố đầu cơ, tính chất

mạnh yếu của ngoại tệ cũng ảnh hưởng đến biến động tỷ giá.

4. Vai trò ngân hàng Trung ương: Phần lớn các nước hiện nay đang áp dụng chính

sách tỷ giá thả nổi có quản lý, và do đó vai trò của ngân hàng TW là vô cùng quan trọng, nó

thể hiện không phải là ở các mệnh lệnh hành chính mà bằng công cụ của thị trường, tức là

ngân hàng TW tự biến mình thành một bộ phận của thị trường với tư cách là một người mua,

lúc là người bán nhằm tác động đến cung cầu ngoại hối nhằm tạo ra một tỷ giá phù hợp như ý

đồ của chính sách tiền tệ. Tuy nhiên điều kiện vật chất để có thể can thiệp vào thị trường là

thực lực và tiềm năng của quốc gia, biểu hiện bằng quỹ ngoại tệ bình ổn giá bao gồm ngoại tệ

dự trữ quốc gia.

Tất cả những yếu tố trên dẫn đến làmm thay đổi cung cầu ngoại hối trên thị trường

trực tiếp làm ảnh hưởng tới biến động tỷ giá. Nếu cung nhỏ hơn cầu thì tỷ giá biến động có xu

hướng tăng và ngược lại nếu cầu nhỏ hơn cung thì tỷ giá có xu hướng giảm xuống.

5.1.6 Các biện pháp điều chỉnh tỷ giá hối đoái.

1. Chính sách chiết khấu:

Khi tỷ giá biến động, ngân hàng Trung ương với vai trò điều tiết vĩ mô nền kinh tế có

thể thực hiện thay đổi lãi suất tái chiết khấu, trên cơ sở đó làm thay đổi lãi suất tín dụng trên

thị trường. Điều này có tác dụng kích thích đối với việc di chuyển vốn ngắn hạn từ nước

này qua nước khác, từ đó dẫn đến sự thay đổi cung và cầu ngoại hối làm cho tỷ giá được bình

ổn.

- Khi tỷ giá hối đoái tăng lên, ngân hàng Trung ương sẽ nâng lãi suất chiết khấu đã tới

lãi suất tiền gửi sẽ tăng lên, vì vậy thu hút vốn ngắn hạn chạy vào trong nước, làm tăng khả

năng cung ngoại tệ, làm giảm bớt sự căng thẳng của tình hình cung đang nhỏ hơn cầu trên thị

trường dẫn tới tỷ giá có xu hướng từ từ hạ xuống.

- Khi tỷ giá hối đoái giảm thì ngân hàng Trung ương hạ thấp lãi suất chiết khấu , vì

vậy lãi suất tiền gửi giảm, vốn ngoại tệ sẽ chạy ra nước ngoài, các ngân hàng trong nước bị

hạn chế về vấn đề thu hút vốn do đó làm cho khả năng cung ngoại tệ trên thị trường giảm

xuống, làm giảm bớt sự căng thẳng tình hình cung đang lớn hơn cầu dẫn tới tỷ giá có xu

hướng từ từ tăng lên.

Tuy nhiên chính sách chiết khấu chỉ có vai trò hạn chế nhất định trong quá trình tác

động đến tỷ giá hối đoái, bởi vì sự vận động vốn giữa các nước không chỉ phụ thuộc vào lãi

suất mà còn phụ thuộc vào tình hình lạm phát, tốc độ mất giá của đồng tiền, tình hình biến

động kinh tế chính trị của mỗi nước.

2. Chính sách hối đoái.

Chính sách hối đoái là chính sách hoạt động công khai trên thị trường, là biện pháp tác

động trực tiếp vào tỷ giá hối đoái thông qua việc ngân hàng Trung ương hoặc các cơ quan

PTIT

Page 126: Bài giảng QUẢN TRỊ KINH DOANH QUỐC TẾ - Postdlib.ptit.edu.vn/bitstream/123456789/1423/1/BG Quan tri kinh doanh... · CÁC ĐỊNH CHẾ KINH TẾ, TÀI CHÍNH QUỐC TẾ

Chương 5 – Thanh toán trong kinh doanh quốc tế --------------------------------------------------------------------------------------------------------

121

ngoại hối của Nhà nước dùng nghiệp vụ mua bán trực tiếp ngoại hối tạo ra khả năng trực tiếp

thay đổi quan hệ cung cầu ngoại hối trên thị trường để điều chỉnh tỷ giá hối đoái.

+ Khi tỷ giá hối đoái tăng ngân hàng TW sẽ tung ngoại hối ra bán trên thị trường làm

cho khả năng cung ngoại hối tăng lên và làm giảm bớt căng thẳng về cung cầu ngoại hối trên

thị trường cầu đang lớn hơn cung. Điều này dẫn tới tỷ giá hối đoái từ từ giảm xuống.

+ Khi tỷ giá hối đoái giảm, ngân hàng TW sẽ mua vào ngoại hối làm tăng nhu cầu về

ngoại hối trên thị trường và làm giảm bới sự căng thẳng quan hệ cung cầu ngoại hối trên thị

trường cung đang lớn hơn cầu. Điều đó dẫn tới tỷ giá hối đoái từ từ tăng lên.

Tuy nhiên cần lưu ý rằng biện pháp này chỉ có tác dụng tạm thời, muốn thực hiện biện

pháp này đồi hỏi ngân hàng TW phải có khối lượng dự trữ ngoại tệ đủ lớn. Trong trường hợp

cán cân thanh toán quốc tế thiếu hụt, ngân hàng tung ngoại hối ra bán chỉ làm tăng thêm sự

hao hụt dự trữ ngoại hối mà thôi.

3. Quỹ bình ổn hối đoái ( Exchange stabilisation fund)

Quỹ bình ổn hối đoái là hình thức biến tướng của chính sách hối đoái, . Nhà nước lập

quỹ bình ổn hối đoái dưới hình thức bằng vàng, ngoại tệ hoặc phát hành trái phiếu ngắn hạn

nhằm để chủ động, kịp thời can thiệp trực tiếp làm thay đổi quan hệ cung cầu về ngoại hối

trên thị trường, nhằm điều chỉnh tỷ giá hối đoái. Để thực hiện tốt biện pháp này Nhà nước

phải có dự trữ ngoại tệ đủ mạnh.

4. Phá giá tiền tệ( devaluation):

Phá giá tiền tệ có nghĩa là nhà nước chủ động làm giảm giá trị của tiền tệ nước mình

so với ngoại tệ làm cho tỷ giá hối đoái tăng lên. Nguyên nhân dẫn đến sự phá giá tiền tệ là do

lạm phát, cán cân thanh toán quốc tế bị thâm hụt, hoặc do chính sách ngoại thương của quốc

gia phá giá tiền tệ để tỷ giá hối đoái tăng lên nhằm:

- Khuyến khích xuất khẩu hàng hoá, dịch vụ, hạn chế nhập khẩu nhằm khôi phục lại

cán cân ngoại thương và cải thiện cán cân thanh toán quốc tế.

- Khuyến khích nhập khẩu vốn, kiều hối và hạn chế xuất khẩu vốn ra bên ngoài.

- Khuyến khóich du lịch vào trong nước, hạn chế du lịch ra nước ngoài,...

5. Nâng giá tiền tệ

Nâng giá tiền tệ là việc nhà nước chính thức nâng giá trị tiền tệ nước mình so với

ngoại tệ, nên tỷ giá hối đoái có xu hướng giảm xuống.

Ảnh hưởng của nâng giá tiền tệ hoàn toàn ngược lại so với phá giá tiền tệ. Những

nước có nền kinh tế quá nóng ( Nhật bản) muốn làm lạnh nền kinh tế để tránh khủng hoảng cơ

cấu thì tiến hành nâng giá tiền tệ để giảm xuất khẩu, giảm đầu tư vào trong nước.

5.2 CÁC ĐIỀU KIỆN ĐẢM BẢO TRONG THANH TOÁN KINH DOANH QUỐC TẾ

5.2.1 Điều kiện đảm bảo vàng

Theo điều kiện đảm bảo vàng có ba cách: Đó là đảm bảo theo khối lượng vàng, theo

hàm lượng vàng và theo giá vàng.

- Đảm bảo theo khối lượng vàng thì khi ký kết hợp đồng đơn giá và tổng giá trị hợp

đồng được quy đổi trực tiếp bằng một khối lượng vàng nhất định. Khi thanh toán dựa vào

khối lượng vàng đã tính toán để thanh toán.

PTIT

Page 127: Bài giảng QUẢN TRỊ KINH DOANH QUỐC TẾ - Postdlib.ptit.edu.vn/bitstream/123456789/1423/1/BG Quan tri kinh doanh... · CÁC ĐỊNH CHẾ KINH TẾ, TÀI CHÍNH QUỐC TẾ

Chương 5 – Thanh toán trong kinh doanh quốc tế --------------------------------------------------------------------------------------------------------

122

Khi thực hiện yêu cầu này phải quy định tuổi vàng cụ thể, giá vàng ở thị trường nào.

Hiện nay điều kiện này ít được sử dụng.

- Đảm bảo theo hàm lượng vàng thì khi ký kết hợp đồng đơn giá và tổng giá trị hợp

đồng được xác định theo một đồng tiền có xác định hàm lượng vàng. Khi thanh toán nếu hàm

lượng vàng thay đổi thì đơn giá và tổng trị giá được điều chỉnh tương ứng.

- Đảm bảo theo giá vàng: Khi ký kết hợp đồng đơn giá và tổng trị giá hợp đồng được

tính toán theo một đồng tiền nào đó, đồng thời quy định giá vàng của đồng tiền đó. Đến khi

thanh toán giá vàng biến động thì đơn giá và tổng giá trị giá hợp đồng sẽ tiến hành điều chỉnh

cho phù hợp với giá vàng thực tế hiện nay.

Khi sử dụng điều kiện này cần phải thống nhất lấy giá vàng ở thị trường nào, thời

điểm nào, lấy giá vàng cao nhất, thấp nhất hay giá bình quân trong ngày, tuổi vàng. Thông

thường lấy giá vàng của hôm trước ngày thanh toán.

5.2.2 Đảm bảo ngoại hối

Theo điều kiện đảm bảo ngoại hối có ba cách là đảm bảo ngoại hối giản đơn, đảm bảo

theo rổ ngoại hối và đảm bảo theo các đồng tiền quốc tế.

- Đảm bảo ngoại hối giản đơn là việc đảm bảo dựa vào một ngoại tệ nào đó tương đối

ổn định mà do hai bên lựa chọn. Có hai trường hợp:

+ Nếu hai đồng tiền tính toán và thanh toán giống nhau thì hai bên thống nhất lựa chọn

một đồng tiền khác tương đối ổn định đảm bảo. Xác định tỷ giá giữa hai đồng trên khi ký kết

hợp đồng và lúc thực hiện hợp đồng nếu có biến động thì đơn giá và tổng giá trị hợp đồng

được điều chỉnh tương ứng.

- Nếu đồng tiền tính toán và đồng tiền thanh toán khác nhau: Thông thường lựa chọn

đồng tiền thanh toán là đồng tiền tương đối ổn định khi ký hợp đồng. Khi thanh toán ,dựa vào

tỷ giá giữa đồng tiền tính toán và đồng tiền thanh toán để tính ra số tiền phải trả.

Khi sử dụng điều kiện này để tránh những tranh chấp có thể xảy ra hai bên cần phải:

+ Thống nhất về lấy tỷ giá tại thị trường nào, thời điểm nào. Thông thường lấy tỷ giá

vào ngày trước ngày thanh toán.

+ Thống nhất lấy loại tỷ giá nào: tỷ giá điện hối, thư hối, cao nhất, thấp nhất, hay lấy

tỷ giá bình quân.

- Đảm bảo theo rổ ngoại hối:

Để khắc phục tình trạng khó có thể lựa chọn được một đồng tiền tương đối ổn định

trong một thời gian dài, đảm bảo tính toán chính xác giá trị thực tế của các khoản thu chi

ngoại tệ, việc đảm bảo phải dựa vào nhiều ngoại tệ. Lựa chọn một số ngoại tệ làm đảm bảo

gọi là rổ ngoại hối. Số ngoại tệ càng nhiều thì tính chính xác càng cao nhưng phức tạp trong

tính toán. Theo điều kiện này lấy giá từng ngoại tệ tại thời điểm ký hợp đồng và thanh toán

nếu biến động thì tiến hành điều chỉnh lại giá trị hợp đồng.

- Dựa vào các đồng tiền quốc tế như SDR, EURO làm đảm bảo thực chất là đảm bảo

theo rổ ngoại tệ.

5.2.3 Đảm bảo theo biến động giá cả hàng hoá

PTIT

Page 128: Bài giảng QUẢN TRỊ KINH DOANH QUỐC TẾ - Postdlib.ptit.edu.vn/bitstream/123456789/1423/1/BG Quan tri kinh doanh... · CÁC ĐỊNH CHẾ KINH TẾ, TÀI CHÍNH QUỐC TẾ

Chương 5 – Thanh toán trong kinh doanh quốc tế --------------------------------------------------------------------------------------------------------

123

Căn cứ vào biến động chỉ số giá cả hàng hoá lúc thanh toán so với lúc ký kết hợp đồng

tiến hành điều chỉnh.

Khi áp dụng điều kiện này cần phải chú ý những nguyên nhân ảnh hưởng tới giá cả

như lạm phát, do chính sách giá cả của nhà nước, do quan hệ cung cầu trên thị trường và

những chính sách ảnh hưởng tới cung cầu hàng hoá như chính sách thuế, hiện tượng đầu cơ,

yếu tố tâm lý. Trong thực tế điều kiện này ít sử dụng vì giá cả biến động mạnh, chỉ số giá cả

thường không phản ánh chính xác sự biến động của tỷ giá.

5.3 CÁC PHƯƠNG TIỆN THANH TOÁN TRONG KINH DOANH QUỐC TẾ

5.3.1 Hối phiếu ( BILL OF EXCHANGE, DRAFT)

1. Khái niệm

Hối phiếu đã xuất hiện từ khá lâu từ thế kỷ 14, lúc đầu là hối phiếu tự nhận do người

mắc nợ lập trao cho người chủ nợ, nhưng bước sang thế kỷ 16 hối phiếu đòi nợ xuất hiện do

chủ nợ lập yêu cầu người mắc nợ phải thanh toán tiền cho người thứ ba hay người cầm hối

phiếu. Thông qua kỹ thuật chuyển nhượng cùng với sự phát triển mạnh mẽ của quan hệ mua

bán quốc tế, hối phiếu ngày càng được sử dụng rộng rãi, phổ biến, hơn 80% quan hệ giao

dịch mua bán giữa các nước với nhau sử dụng hối phiếu. Hối phiếu có thể chuyển hoá thành

tiền mặt ngay bất cứ lúc nào thông qua tỷ giá nghiệp vụ chiết khấu hối phiếu và cầm cố hối

phiếu ở ngân hàng.

Hiện nay, xét về phương diện pháp lý có ba nguồn luật điều chỉnh lưu thông hối phiếu.

1- Luật thống nhất về hối phiếu trong công ước Geneve 1930 - ULB ( Uniform law for

Bill of exchange)

2- Luật hối phiếu của Anh năm 1882 ( Bill of exchange act of 1882 viết tắt là BEA

1882).

3- Luật thương mại thống nhất năm 1962 của Mỹ ( Uniform commercial code of 1962

viết tắt là UCC 1962)

Trong ba luật điều chỉnh hối phiếu nói trên thì luật thống nhất về hối phiếu năm 1930 được

quy định chặt chẽ, chi tiết hơn và cũng được nhiều nước tren thế giới sử dụng. Việt nam cũng

là nước áp dụng theo luật này

Đinh nghĩa :Hối phiếu là một mệnh lệnh trả tiền vô điều kiện do một người ký phát

cho một người khác yêu cầu người này khi nhìn thấy hối phiếu hoặc đến một ngày cụ thể nhất

định, hoặc đến một ngày xác định trong tương lai phải trả một số tiền nhất định cho một

người nào đó hoặc theo lệnh của người này trả cho một người khác hoặc trả cho người cầm

hối phiếu.

Những đối tượng có liên quan tới hối phiếu:

- Người ký phát hối phiếu ( Drawer): Là nhà xuất khẩu, người bán, người cung ứng

dịch vụ.

- Người trả tiền hối phiếu ( Drawee) : Là người mà hối phiếu gửi đến để đòi tiền, là

người mua, nhà nhập khẩu, người nhận dịch vụ hoặc là một người nào khác do người trả tiền

chỉ định thường là các ngân hàng đại diện cho nhà nhập khẩu như ngân hàng mở L/C, hay

ngân hàng xác nhận, ngân hàng thanh toán.

PTIT

Page 129: Bài giảng QUẢN TRỊ KINH DOANH QUỐC TẾ - Postdlib.ptit.edu.vn/bitstream/123456789/1423/1/BG Quan tri kinh doanh... · CÁC ĐỊNH CHẾ KINH TẾ, TÀI CHÍNH QUỐC TẾ

Chương 5 – Thanh toán trong kinh doanh quốc tế --------------------------------------------------------------------------------------------------------

124

- Người hưởng lợi hối phiếu (Beneficiary): Là người trực tiếp được hưởng số tiền ghi

tren hối phiếu. Riêng ở Việt nam theo chế độ quản lý ngoại hối thì người hưởng lợi thường là

các ngân hàng thương mại kinh doanh ngoại hối được ngân hàng Nhà nước cấp giấy phép

kinh doanh ngoại hối.

2. Đặc điểm của hối phiếu

Hối phiếu có ba đặc điểm:

- Tính trừu tượng: Trên tờ hối phiếu ghi số tiền phải trả cho ai, thời gian địa điểm phát

sinh hối phiếu mà không ghi rõ nguyên nhân phát sinh hối phiếu, tức nội dung kinh tế của hối

phiếu.

- Tính bắt buộc : Người trả tiền hối phiếu bắt buộc phải trả tiền hối phiếu mà không

được từ chối vì bất cứ lý do gì. Tính bắt buộc của hối phiếu được pháp luật đảm bảo.

- Tính lưu thông: Hối phiếu có thể chuyển nhượng từ tay người này qua tay người

khác thông qua thủ tục ký hậu hối phiếu trong thời gian có hiệu lực của hối phiếu. Như vậy

hối phiếu là một chứng từ có giá được lưu thông như các chứng từ có giá khác như cổ phiếu,

trái phiếu...

3. Cách thức thành lập hối phiếu ( hình thức của hối phiếu)

- Hối phiếu phải được lập bằng văn bản, hình mẫu có thể là do ngân hàng hoặc các

công ty quy định và phát hành.

- Ngôn ngữ của hối phiếu là ngôn ngữ viết, đánh máy hoặc in sẵn bằng một thứ tiếng

nhất định và thống nhất. Tiếng Anh là ngôn ngữ thông dụng của hối phiếu. Một hối phiếu

được tạo lập bằng nhiều ngôn ngữ khác nhau sẽ không có giá trị pháp lý.

- Những hối phiếu viết bằng bút chì, mực dễ phai hay bằng mực đỏ đều không có giá

trị.

- Về số lượng hối phiếu có thể lập thành một bản hay nhiều bản, mỗi bản có đánh số

thứ tự và các văn bản đều có giá trị như nhau. Thông thường là hai bản, một bản được đánh số

thứ tự bản thứ nhất ghi số (1), bản thứ hai ghi số (2) và có giá trị ngang nhau, nhưng chỉ có

một bản được thanh toán.

+ Trên bản thứ nhất ghi: " At... sight of this frist bill of exchange ( second of the same

tenor and date being unpaid) - Ngay sau khi nhìn thấy bản thứ nhất của tờ hối phiếu này ( bản

thứ hai viết cùng nội dung ngày tháng không trả tiền).

+ Trên bản thứ hai ghi: " At... sight of this second bill of exchange (frist of the same

tenor and date being unpaid) - Ngay sau khi nhìn thấy bản thứ hai của tờ hối phiếu này (bản

thứ nhất viết cùng nội dung ngày tháng không trả tiền).

4. Nội dung của hối phiếu

Theo ULB việc thành lập hối phiếu bao gồm các nội dung sau:

Tiêu đề của hối phiếu:

Hối phiếu phải được ghi tiêu đề là BILL OF EXCHANGE hoặc EXCHANGE FOR

được in với cỡ chữ to nhằm để phân biệt hối phiếu với các chứng khoán khác đang lưu thông

trên thị trường. nếu không ghi tiêu đề thì hối phiếu vô giá trị.

Địa điểm và ngày ký phát hối phiếu:

PTIT

Page 130: Bài giảng QUẢN TRỊ KINH DOANH QUỐC TẾ - Postdlib.ptit.edu.vn/bitstream/123456789/1423/1/BG Quan tri kinh doanh... · CÁC ĐỊNH CHẾ KINH TẾ, TÀI CHÍNH QUỐC TẾ

Chương 5 – Thanh toán trong kinh doanh quốc tế --------------------------------------------------------------------------------------------------------

125

+ Địa điểm: Thông thường địa điểm ký phát hối phiếu là nơi ký phát hối phiếu hay

một nơi khác vì nơi lập hoặc nơi cư trú của người ký phát hối phiếu có thể khác nhau. Nếu

trên hối phiếu không ghi nơi ký phát hối phiếu thì địa chỉ bên cạnh tên của người ký phát hối

phiếu đưọc coi là địa điểm ký phát hối phiếu và nếu trên hối phiếu không ghi địa chỉ của

người ký phát thì hối phiếu đó không có giá trị.

+ Ngày ký phát hối phiếu: Có ý nghĩa quan trọng là thời điểm xác định việc thanh lập

hối phiếu, xác định năng lực pháp lý của người ký phát hối phiếu, đồng thời cũng là cơ sở để

xác định kỳ hạn trả tiền của hối phiếu. Ví dụ trong hối phiếu có ghi " Trả sau 60 ngày kể từ

ngày ký phát hối phiếu" có nghĩa là kỳ hạn trả tiền của hối phiếu được tính từ ngày ký phát

cho đến 60 ngày sau. Đó là cơ sở để xác định thời hạn tối đa để xuất trình chứng từ đồng thời

là cơ sở kiểm tra tính đồng nhất của bộ chứng từ. Trong phương thức tín dụng chứng từ thông

thường ngày lập hối phiếu không được trước ngày lập hoá đơn mở L/C và phải năm trong

ngày có hiệu lực của L/C.

Mệnh lệnh trả tiền vô điều kiện:

Hối phiếu là mệnh lệnh trả tiền chứ không phải là yêu cầu trả tiền. Điều này có nghĩa

là việc trả tiền của hối phiếu không được gắn với bất cứ điều kiện nào, nếu có thì trở nên vô

giá trị. Vì thế trên hối phiếu thường ghi câu: Pay to order of.. .. ( trả tiền theo lệnh của ...).

Số tiền trên hối phiếu:

Là một số tiền nhất định phải được ghi rõ ràng chính xác bằng số ở góc trái trên của tờ

hối phiếu và ghi bằng chữ trong văn bản hối phiếu. Số tiền ghi bằng số và bằng chữ trong hối

phiếu phải khớp nhau, nếu không khớp nhau thì được quyền lựa chọn trong các trường hợp

sau:

+ Nếu không ghi số thì trả theo chữ

+ Nếu số tiền bằng chữa và số khác nhau thì trả tiền theo chữ.

+ Nếu số tiền được ghi hai lần bằng chữ và số hoặc bằng chữ khác nhau thì được

quyền lựa chọn số tiền nhỏ hơn nhưng không được vượt quá số tiền ghi trên hoá đơn và số

tiền ghi trên L/C.

Kỳ hạn trả tiền:

Là ngày mà người trả tiền có nhiệm vụ trả tiền. Có hai cách trả tiền: trả ngay và trả sau

một khoảnng thời gian nhất định.

+ Trả ngay có nghĩa là việc trả tiền được thực hiện ngay sau khi nhìn thấy hối phiếu,

sau khi hối phiếu được xuất trình đòi tiền người mua. Cho nên trên hối phiếu giữa hai từ At và

" Sight" không có ghi số ngày. Ví dụ : " at sight of the frist Bill of exchange" ( ngay sau khi

nhìn thấy bản thứ nhất của hối phiếu).

+ Trả sau có nghĩa là việc trả tiền được thực hiện sau một khoảng thời gian nhất định.

Có nhiều cách sau:

* Trả sau bao nhiêu ngày khi nhìn thấy hối phiếu (At 90 days after sight).

* Trả sau bao nhiêu ngày kể từ ngày giao hàng, ngày lập vận đơn (At 60 days after

Bill of exchange of lading date, shipment date)

* Trả sau bao nhiêu ngày kể từ ngày ký phát hối phiếu. (At 60 days after date...)

PTIT

Page 131: Bài giảng QUẢN TRỊ KINH DOANH QUỐC TẾ - Postdlib.ptit.edu.vn/bitstream/123456789/1423/1/BG Quan tri kinh doanh... · CÁC ĐỊNH CHẾ KINH TẾ, TÀI CHÍNH QUỐC TẾ

Chương 5 – Thanh toán trong kinh doanh quốc tế --------------------------------------------------------------------------------------------------------

126

Người hưởng lợi hối phiếu:

Tên họ địa chỉ người hưởng lợi hối phiếu phải được ghi rõ ràng đầy đủ. Theo luật

quản chế ngoại hối của nước ta người hưởng lợi hối phiếu là các ngân hàng thương mại kinh

doanh ngoại hối được ngân hàng Nhà nước cấp giấy phép kinh doanh.

Người trả tiền hối phiếu

Tên họ người trả tiền hối phiếu phải được ghi rõ ràng cụ thể giống như tên đăng ký

pháp nhân được ghi vào góc trái phía dưới vào chỗ có chữ "TO". Địa điểm của người trả tiền

hối phiếu phải được ghi rõ ràng trên hối phiếu. Nếu hối phiếu sử dụng phương thức tín dụng

chứng từ thì sau chữ "TO" ghi tên ngân hàng mở L/C.

Người ký phát hối phiếu:

Tên, địa chỉ và chữ ký của người ký phát hối phiếu đợc ghi bên phải góc dưới của tờ

hối phiếu. Chữ ký của người ký phát hối phiếu phải là chữ ký của người có đủ năng lực hành

vi và năng lực pháp luật thể hiện ý chí cam kết của họ nên do chính tay người lập hối phiếu

ký. Các chữ ký dưới dạng in, photocopy đều không có giá trị pháp lý.

Địa điểm trả tiền hối phiếu:

Địa điểm trả tiền của hối phiếu là địa điểm ghi trên tờ hối phiếu đó. Nếu không ghi rõ

hoặc không ghi có thể lấy địa chỉ bên cạnh tên của người trả tiền làm địa điểm trả tiền.

5. Các loại hối phiếu

Căn cứ vào người tạo lập.

- Hối phiếu thưong mại: Là hối phiếu do người bán ký phát đòi tiền người mua, việc

tạo lập hối phiếu không có sự tham gia của ngân hàng.

- Hối phiếu ngân hàng: Là hối phiếu do ngân hàng ký phát đòi tiền ở người khác, sự

thành lập hối phiếu có sự tham gia của ngân hàng.

Căn cứ vào thời hạn trả tiền:

- Hối phiếu trả tiền ngay( at sight Bill, at sight draft): Là loại hối phiếu mà khi nhìn

thấy hối phiếu người trả tiền phải trả ngay số tiền ghi trên hối phiếu cho người hửong lợi hối

phiếu hay người cầm hối phiếu.

- Hối phiếu có kỳ hạn ( USSANCE BILL, USSANCE DRAFT, Time Draft) là loại hối

phiếu mà việc trả tiền được tiến hành sau một khoảng thời gian nhất định. Thông thường hối

phiếu có kỳ hạn có ba trường hợp: Trả sau bao nhiêu ngày nhìn thấy hối phiếu, trả sau bao

nhiêu ngày ký phát hối phiếu, trả sau bao nhiêu ngày lập vận đơn đường biển, ngày giao hàng.

Căn cứ vào chứng từ kèm theo

- Hối phiếu trơn ( Clean Bill) là hối phiếu mà việc trả tiền không kèm theo điều kiện

nào có liên quan tới việc trao chứng từ hàng hoá, được dùng trong phương thức nhờ thu trơn.

- Hối phiếu kèm chứng từ ( Documentary Bill) là hối phiếu mà việc trả tiền có kèm

điều kiện về chứng từ, nếu người trả tiền đồng ý trả tiền hoặc chấp nhận trả tiền thì ngân hàng

mới giao bộ chứng từ, đượcd sử dụng trong phương thức nhờ thu kèm chứng từ và phương

thức tín dụng chứng từ.

Căn cứ vào tính chất chuyển nhượng

PTIT

Page 132: Bài giảng QUẢN TRỊ KINH DOANH QUỐC TẾ - Postdlib.ptit.edu.vn/bitstream/123456789/1423/1/BG Quan tri kinh doanh... · CÁC ĐỊNH CHẾ KINH TẾ, TÀI CHÍNH QUỐC TẾ

Chương 5 – Thanh toán trong kinh doanh quốc tế --------------------------------------------------------------------------------------------------------

127

- Hối phiếu đích danh ( Nominal Bill, Name bill) là loại hối phiếu ghi rõ tên người

hưởng lợi, hối phiếu này không được chuyển nhượng.

- Hối phiếu trả cho người cầm hối phiếu ( Bearer bill) là loại hối phiếu vô danh trên

hối phiếu không tên người hưởng lợi mà chỉ ghi trả cho người cầm hối phiếu ( Pay to bearer).

Đối với loại hối phiếu này ai giữ sẽ là người hưởng lợi.

- Hối phiếu theo lệnh: là hối phiếu có ghi" Pay to the order of..." (trả tiền theo lệnh).

Hối phiếu này được chuyển nhượng dưới hình thức ký hậu nên được sử dụng rộng rãi trong

thanh toán quốc tế.

5.3.2 Séc ( CHECK, CHEQUE)

1.Khái niệm

- Định nghĩa:

Séc là mệnh lệnh trả tiền vô điều kiện do một chủ tài khoản ký phát yêu cầu ngân

hàng phục vụ mình trích một số tiền nhất định từ tài khoản của mình mở ở ngân hàng đó để

trả cho người cầm séc hoặc thanh toán cho người được chỉ định trên séc.

- Những người liên quan đến séc:

+ Người phát hành séc: là người chủ tài khoản tiền gửi tại ngân hàng, là người mua,

người nhận cung ứng dịch vụ, người mắc nợ, phát hành séc để trả nợ.

+ Ngân hàng là người trích trả tiền trên tờ séc từ tài khoản của người phát hành séc để

trả cho ngưòi hưởng séc.

+ Người hưởng séc: là người thụ hưởng số tiền trên tờ séc, là người cầm séc.

- Nguồn luật điều chỉnh séc:

Về mặt luật pháp quốc tế, séc được áp dụng theo công ước Geneve năm 1931 và văn

kiện về séc quốc tế của Uỷ ban thương mại quốc tế thuộc LHQ kỳ họp thứ 15 tại NEW

YORK từ 26/7 -26/9 năm 1982.

2. Điều kiện thành lập séc

Việc thành lập séc phải thoả mãn các điều kiện sau:

- Người phát hành séc phải có tiền trong tài khoản mở tại ngân hàng, số tiền phát hành

séc không được vượt quá số dư có trên tài khoản, nếu không có tiền người phát hành séc có

thể vay ngân hàng.

- Séc có giá trị thanh toán trực tiếp như tiền tệ nên séc phải được làm bằng văn bản có

đầy đủ ghi chú theo luật định. Thông thường séc được in theo mẫu, người phát hành séc chỉ

cần điền vào những dòng trống theo yêu cầu của mình bằng bút mực không phai hoặc bằng

đánh máy chữ.

- Nếu người hưởng lợi là nhiều người thì cần ghi rõ ràng, cụ thể.

- Thời gian hiệu lực của séc:

Tờ séc khi được phát hành chỉ có giá trị thanh toán trong thời gian hiệu lực của nó

(trừ séc du lịch). Quá hạn nộp séc vào để thanh toán thì tờ séc vô giá trị. Thời hạn hiệu lực của

tờ séc được tính từ ngày phát hành séc và được ghi rõ trên tờ séc. Theo công ước Geneve quy

định thời gian hiệu lực của séc như sau:

PTIT

Page 133: Bài giảng QUẢN TRỊ KINH DOANH QUỐC TẾ - Postdlib.ptit.edu.vn/bitstream/123456789/1423/1/BG Quan tri kinh doanh... · CÁC ĐỊNH CHẾ KINH TẾ, TÀI CHÍNH QUỐC TẾ

Chương 5 – Thanh toán trong kinh doanh quốc tế --------------------------------------------------------------------------------------------------------

128

+ 8 ngày làm việc nếu séc lưu thông trong một nước.

+ 20 ngày làm việc nếu séc lưu hành giữa các nước trong cùng một châu .

+ 70 ngày làm việc nếu séc lưu hành giưa các nước nhưng khác châu.

Theo luật của Anh, Mỹ thì không quy định thời hạn hiệu lực cụ thể của séc mà phải

xuất trình séc trong thời hạn hợp lý mà ngân hàng xác định. Trong thời gian hiệu lực séc được

lưu thông chuyển nhượng cho người khác thông qua thủ tục ký hậu.

3. Nội dung của séc

Một tờ séc có hiệu lực bắt buộc phải có những nội dung sau:

- Tiêu đề của séc: Một mệnh lệnh trả tiền chỉ được coi là séc khi nào có ghi tiêu đề

"Séc" ( Check, Cheque) trên đó. Nếu không có tiêu đề thì ngân hàng sẽ từ chối thanh toán.

- Ngày tháng năm và địa điểm phát hành séc.

- Ngân hàng phát hành séc.

- Tên, địa chỉ và số hiệu tài khoản được trích trả của người phát hành séc.

- Séc là mệnh lệnh trả tiền vô điều kiện.

- Sô tiền ghi trên tờ séc: Trên tờ séc phải ghi rõ ràng số tiền kể cả đơn vị tiền tệ, ghi

bằng chữ và bằng số phải thống nhất nhau. Nếu ghi bằng số và bằng chữ không thống nhất

nhau thì căn cứ vào số tiền ghi bằng chữ. Trong trường hợp số tiền ghi hoàn bằng chữ hoặc

ghi hoàn toàn bằng số và có sự khác biệt giữa chúng, thì căn cứ vào số tiền nhỏ hơn để thanh

toán.

- Tên, địac chỉ người trả tiền.

- Tên, địa chỉ, số hiệu tài khoản (nếu có) của người thụ hưởng.

- Chữ ký của người phát hành séc.

Tất cả những yếu tố trên phải được ghi rõ ràng chính xác, cùng lọai mực, không phải

mực đỏ và không được tẩy xoá.

4.Phân loại séc

Căn cứ vào tính chất chuyển nhượng: Có ba loại séc:

- Séc đích danh: là loại séc ghi rõ tên người thụ hưởng và không được chuyển nhượng

bằng thủ tục ký hậu.

- Séc vô danh: Là loại séc không ghi rõ tên người thụ hưởng, bất kỳ ai cầm séc này

đều có thể lĩnh được tiền. Trên tờ séc có ghi " Pay to the bearer" ( trả cho người cầm séc).

Loại séc này chuyển nhượng không cần thủ tục ký hậu.

- Séc theo lệnh : Là loại séc được trả theo lệnh người hưởng lợi được chuyển nhượng

cho người khác bằng thủ tục ký hậu. Trên tờ séc có ghi " Pay to order of..."

( trả tiền theo lệnh..).. Loại này được sử dụng phổ biến trong thanh toán quốc tế.

Căn cứ vào đặc điểm sử dụng séc được chia thành các loại sau:

- Séc tiền mặt: Là loại séc dùng để rút tiền mặt ở ngân hàng.

- Séc chuyển khoản: Là loại séc mà ngân hàng thực hiện thanh toán bằng cách trích

chuyển tiền từ tài khoản của người phát hành séc vào tài khoản của người hưởng séc, séc

chuyển khoản không được dùng để rút tiền mặt.

PTIT

Page 134: Bài giảng QUẢN TRỊ KINH DOANH QUỐC TẾ - Postdlib.ptit.edu.vn/bitstream/123456789/1423/1/BG Quan tri kinh doanh... · CÁC ĐỊNH CHẾ KINH TẾ, TÀI CHÍNH QUỐC TẾ

Chương 5 – Thanh toán trong kinh doanh quốc tế --------------------------------------------------------------------------------------------------------

129

- Séc du lịch: là loại séc do ngân hàng phát hành và được trả tiền tại bất kỳ chi nhánh

hay đại lý của ngân hàng đó ở trong và ngoài nước, thời hạn của séc du lịch là vô hạn nên

thuận tiện trong du lịch.

- Séc xác nhận (séc bảo chi): là loại séc được ngân hàng xác nhận đảm bảo thanh toán

số tiền ghi trên tờ séc. Từ lúc xác nhận séc ngân hàng sẽ phong toả số tiền gửi của người phát

hành séc trong suốt thời gian séc xác nhận có hiệu lực. Việc xác nhận này nhăm đảm bảo khả

năng chi trả của tờ séc góp phần ngăn chặn việc phát hành séc khống.

- Séc gạch chéo: là loại séc trên mặt trước có hai gạch chéo (//) song song với nhau từ

góc này sang góc kia của tờ séc chỉ dùng để chuyển khoản chứ không rút tiền mặt. Có hai loại

gạch chéo:

+ Gạch chéo thông thường là giữa hai gạch chéo song song không ghi tên ngân hàng

lĩnh tiền nên séc này nộp vào ngân hàng nào cũng lĩnh được tiền.

+ Gạch chéo ghi tên hay còn gọi là gạch chéo đặc biệt tức là giữa hai gạch chéo song

song ghi tên ngân hàng lĩnh tiền và chỉ có ở ngân hàng này mới lĩnh được tiền. Gạch chéo

không tên có thể chuyển thành gạch chéo có tên nhưng không thể làm ngược lại.

5.3.3 Giấy chuyển tiền

Giấy chuyển tiền là giấy uỷ nhiệm do khách hàng lập gửi ngân hàng phục vụ mình ra

lệnh cho ngân hàng chuyển một số tiền nhất định cho một người được hưởng cũng có tài

khoản mở tại ngân hàng tại một địa điểm nhất định. Việc chuyển tiền được tiến hành dưới

hình thức bằng thư, telex,...

Giấy chuyển tiền có hai hình thức là uỷ nhiệm chi và uỷ nhiệm thu. Nội dung của giấy

chuyển tiền tương tự như séc có tiêu đề là Uỷ nhiệm chi hoặc Uỷ nhiệm thu.

Giấy chuyển tiền được dùng trong phương thức chuyển tiền.

5.3.4 Thẻ tín dụng (CREDIT CARD)

1.Khái niệm

- Khái niệm thẻ thanh toán:

Thẻ thanh toán là một phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt mà người chủ thẻ

có thể sử dụng để rút tiền mặt hoặc thanh toán tiền hàng hoá, dịch vụ tại các điểm chấp nhận

thanh toán thẻ.

- Khái niệm thẻ tín dụng ( Credit card):

Thẻ tín dụng là một loại thẻ thanh toán mà người sử dụng nó có thể thanh toán tiền

mua hàng hoá, dịch vụ, hoặc rút tiền mặt tại các chi nhánh và đại lý thanh toán thẻ tín dụng.

Theo tính chất thanh toán ngoài thẻ tín dụng còn có thẻ ghi nợ và thẻ rút tiền mặt.

+ Thẻ ghi nợ là loại thẻ có quan hệ trực tiếp và gắn liền với tài khoản tiền gửi. Loại

thẻ này khi mua những hàng hoá, dịch vụ giá trị những giao dịch sẽ được khấu trừ ngay lập

tức vào tài khoản của chủ thẻ thông qua hệ thống thiết bị điện tử đặt tại cửa hàng, khách sạn..

và đồng thời ghi có ngay vào tài khoản của cửa hàng, khách sạn đó.

+ Thẻ rút tiền mặt: Là loại thẻ được dùng để rút tiền mặt tại các máy rút tiền tự động (

ATM) hoặc ở ngân hàng. Với chức năng chuyên biệt chỉ dùng để rút tiền, yêu cầu đặt ra đối

với loại thẻ này là chủ thẻ phải ký quỹ tiền gửi vào tài khoản ngân hàng hoặc chủ thẻ được

PTIT

Page 135: Bài giảng QUẢN TRỊ KINH DOANH QUỐC TẾ - Postdlib.ptit.edu.vn/bitstream/123456789/1423/1/BG Quan tri kinh doanh... · CÁC ĐỊNH CHẾ KINH TẾ, TÀI CHÍNH QUỐC TẾ

Chương 5 – Thanh toán trong kinh doanh quốc tế --------------------------------------------------------------------------------------------------------

130

cấp tín dụng khấu chi mới sử dụng được. Mỗi khi rút tiền, số tiền sẽ được khấu trừ dần vào số

tiền ký quỹ.

2. Một số vấn đề liên quan đến thẻ tín dụng

Hình thức biểu hiện và nội dung của thẻ ( mô tả về mặt kỹ thuật).

Hầu hết các thẻ hiện nay đều được làm bằng nhựa cứng (Platic) có hình chữ nhật

chung một kích thước cỡ 96 mm x 54 mm x 0,76 mm, có góc tròn gồm hai mặt.

- Mặt trước bao giờ cũng gồm một số yếu tố:

+ Huy hiệu của tổ chức phát hành thẻ, tên thẻ: VISA, MASTER CARD, AMERICAN

EXPRESS,...

+ Biểu tượng của thẻ: Tên và biểu tượng của thẻ là yếu tố cho biết ngân hàng phát

hành. Biểu tượng này do ngân hàng thiết kế và in trên bề mặt của thẻ. Đây là những biểu

tượng rất khó giả mạo, do vậy nó được xem như một yếu tố chống giả mạo.

+ Số thẻ : Đây là số giành riêng cho mỗi chủ thẻ, số được dập nổi lên trên thẻ, số này

sẽ được in lại trên hoá đơn khi chủ thẻ đi mua hàng. Tuỳ theo từng loại thẻ mà có chữ số khác

nhau và cách cấu trúc theo nhóm cũng khác nhau.

+ Ngày hiệu lực thẻ: Đây là thời hạn mà thẻ được lưu hành, có hai cách ghi:

* Từ ngày ... đến ngày

* Ngày hiệu lực cuối cùng của thẻ.

+ Tên người sử dụng thẻ. In bằng chữ nổi, có thể là cá nhân hoặc công ty.

+ Một số đặc điểm riêng của từng loại thẻ. Ví dụ như thẻ Visa luôn có chữ V in sau

ngày hiệu lực..

- Mặt sau có:

+ Băng từ đen chứa đựng những thông tin như sau:

* Số thẻ.

* Ngày hiệu lực thẻ.

* Họ và tên chủ thẻ.

* Địa chỉ của chủ thẻ.

* Mã số bí mật.

* Bảng lý lịch ở ngân hàng.

* Mức rút tiền tối đa.

+ Băng chữ ký mẫu của khách hàng. Trên băng giấy này là chữ ký mẫu của chủ thẻ.

Khi lập hoá đơn thanh toán cơ sở chấp nhận thẻ sẽ đối chiếu chữ ký in trên hoá đơn với chữ

ký mẫu để so sánh.

Cả hai băng từ và băng chữ ký mẫu đều được ép chìm vào bên trong thẻ.

Một số đặc điểm riêng của thẻ tín dụng.

- Thẻ tín dụng là thẻ ngân hàng và chúng được phát hành bởi các ngân hàng. Các ngân

hàng sẽ quy định một hạn mức tín dụng ( credit line) cho từng chủ thẻ (cardholder) hay nói

cách khác chủ thẻ chỉ được chi tiêu trong hạn mức đã cho. Nếu chủ thẻ trả hết số tiền nợ vào

cuối tháng (theo hoá đơn gửi đến các cơ sở thanh toán) cho ngân hàng thì họ không phải trả

PTIT

Page 136: Bài giảng QUẢN TRỊ KINH DOANH QUỐC TẾ - Postdlib.ptit.edu.vn/bitstream/123456789/1423/1/BG Quan tri kinh doanh... · CÁC ĐỊNH CHẾ KINH TẾ, TÀI CHÍNH QUỐC TẾ

Chương 5 – Thanh toán trong kinh doanh quốc tế --------------------------------------------------------------------------------------------------------

131

lãi cho số tiền tín dụng trong tháng. Còn nếu chủ thẻ không thanh toán được hết số nợ thì phải

trả lãi trên số tiền còn nợ theo một mức lãi định trước. Lãi suất này được xác định tuỳ theo

từng ngân hàng phát hành thẻ.

- Là thẻ tín dụng vì chủ thẻ được ứng trước một khoản tín dụng mà không phải trả tiền

ngay, chỉ thanh toán sau một kỳ nhất định.

Các bên liên quan đến quá trình thanh toán thẻ tín dụng

- Ngân hàng phát hành séc ( Issuing bank): Việc phát hành thẻ tín dụng do ngân hàng

phát hành đảm nhận từ lúc trực tiếp nhận hồ sơ, mở và quản lý tài khoản, phát hành thẻ, theo

dõi thanh toán và quản lý rủi ro về thẻ và đồng thời quan hệ với các ngân hàng thanh toán và

các cơ sở chấp nhận thẻ của ngân hàng phát hành.

- Chủ thẻ ( Cardholder): Là người được quyền sử dụng thẻ để thanh toán tiền hàng

hoá, dịch vụ tại các điểm bán hàng hoặc rút tiền mặt tại ngân hàng hoặc tại các máy rút tiền tự

động. Mỗi thẻ đều được ngân hàng cấp một hạn mức tín dụng trong một khoảng thời gian

nhất định. Các chủ thẻ phải trả một khoản phí về việc sử dụng thẻ hàng tháng hoặc hàng năm.

- Điểm bán hàng (Merchant, Point of sale): Là điểm tiếp nhận các thẻ tín dụng như

nhà hàng, khách sạn, siêu thị,... Sau khi đã cung cấp cho chủ thẻ hàng hoá, dịch vụ cần thiết

các điểm này có nhiệm vụ ghi chép nội dung của thẻ, tổng kết số tiền giao dịch hoá đơn thanh

toán thẻ. Thông thường điểm bán hàng phải trả một khoản phí về việc sử dụng tiện ích này.

- Tổ chức phát hành thẻ ( Aquirer): Là nơi đại diện cho ngân hàng phát hành thanh

toán tiền cho các điểm bán hàng khi họ xuất trình hoá đơn thanh toán thẻ thường là các ngân

hàng đảm nhận công việc này nên gọi là ngân hàng thanh toán ( Acquiring bank).

- Hiệp hội tín dụng quốc tế ( Visa, Master, American express): Đay không phải là tổ

chức phát hành thẻ mà chỉ là tổ chức đứng ra liên kết các thành viên là các ngân hàng phát

hành ở các nước khác nhau nhằm tạo ra hệ thống thanh toán thống nhất trên toàn cầu.

Tác dụng.

- Thẻ tín dụng là phương tiện thanh toán nhanh chóng, tiện lợi và an toàn, không cần

dùng tiền mặt.

- Đối với chủ thẻ việc sử dụng thẻ tín dụng sẽ mang lại nhiều thuận lợi hơn so với các

phương tiện thanh toán khác như tiền mặt, séc, được cấp một khoản tín dụng mà không phải

trả tiền ngay cũng như lãi trong một thời kỳ nhất định.

5.4 CÁC PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN KINH DOANH QUỐC TẾ

5.4.1.Phương thức thanh toán nhờ thu (COLLECTION OF PAYMENT)

1.Khái niệm

Phương thức thanh toán nhờ thu là phương thức thanh toán mà người bán, sau khi

hoàn thành nghĩa vụ giao hàng hoặc cung ứng dịch vụ cho khách hàng, uỷ thác cho ngân hàng

phục vụ mình nhờ thu hộ tiền người mua trên cơ sở hối phiếu và chứng từ hàng hoá do người

bán lập.

Phương thức nhờ thu hay còn gọi là uỷ thác thu được thực hiện dưới trên tinh thần quy

tắc thống nhất về nhờ thu chứng từ thương mại ( Uniform rules for the collection of

commercial paper, 1967 revision - ICC) do phòng thương mại quốc tế ( International chamber

PTIT

Page 137: Bài giảng QUẢN TRỊ KINH DOANH QUỐC TẾ - Postdlib.ptit.edu.vn/bitstream/123456789/1423/1/BG Quan tri kinh doanh... · CÁC ĐỊNH CHẾ KINH TẾ, TÀI CHÍNH QUỐC TẾ

Chương 5 – Thanh toán trong kinh doanh quốc tế --------------------------------------------------------------------------------------------------------

132

commerce - ICC) ban hành năm 1967. Hiện nay sửa đổi mới nhất của ICC về nhờ thu năm

1995 số xuất bản No 522 ( Uniform rules for collection - URC No 522) bắt đầu có hiệu lực từ

ngày 01/01/1996. Bản thân URC chỉ là quy tắc hướng dẫn nhờ thu trong thực tiễn thương mại

quốc tế, các nhà kinh doanh xuất khẩu được quyền lựa chọn và dẫn chiếu vào chỉ thị nhờ thu.

Cho nên trong chỉ thị nhờ thu có ghi câu: This collection is subject to the Uniform rules for

collection, 1995 revision ICC publication No 522". Một khi đã chiếu URC No 522 vào chỉ thị

nhờ thu thì trách nhiệm và quyền lợi của các bên tham gia đều dựa theo quy tắc này, đồng

thời nó trở thành cơ sở pháp lý để giải quyết tranh chấp có thể xảy ra sau này.

Nhờ thu được xem là nghiệp vụ xử lý chứng từ của ngân hàng theo như uỷ thác của

nhà xuất khẩu nhờ ngân hàng thu hộ tiền được thể hiện trong chỉ thị nhờ thu ( Collection

instruction). Ngân hàng thực hiện đúng theo chỉ thị đã nhận được, nghĩa là bộ chứng từ được

thanh toán hoặc được chấp nhận, hoặc ngân hàng chuyển giao bộ chứng từ cho nhà nhập khẩu

khi đã được nhà nhập khẩu đồng ý thanh toán hoặc chấp nhận thanh toán, hoặc ngân hàng sẽ

chuyển giao bộ chứng từ theo những điều khoản và điều kiện khác mà đã được ghi rõ trong

chỉ thị nhờ thu, ví dụ ngân hàng sẽ xử lý chứng từ như thế nào trong trường hợp nhà nhập

khẩu từ chối thanh toán.

Thông thường bộ chứng từ dùng trong thanh toán quốc tế gồm có:

- Chứng từ tài chính: Hối phiếu, giấy nhận nợ, séc, hoặc là các phương tiện thanh toán

tương tự. Chứng từ tài chính là cơ sở để thanh toán chi trả.

- Chứng từ thương mại: Thông thường còn gọi là bộ chứng từ hàng hoá nhằm thuyết

minh về tình trạng hàng hoá cũng như tình trạng bao bì hàng hoá gồm có:

+ Hoá đơn thương mại ( Commercial Invoice)

+ Chứng từ vận tải gồm có vận đơn đường biển (Marine/ ocean Bill of Lading), vận

đơn đường hàng không ( airwaybill), chứng từ vận tải đường bộ, đường sắt, đường sông(

Road, Rail, or Inland Water way document), chứng từ vận tải đa phương thức ( Multimodel

transport document).

+ Chứng từ bảo hiểm ( insurance policy/ certificate)

+ Giấy chứng nhận chất lượng hàng hoá, giấy chứng nhận xuất xứ hàng hoá, giấy

chứng nhận trọng lượng, giấy chứng nhận số lượng hàng hoá.

+ Phiếu đóng gói hàng ( Packing list).

Phương thức nhờ thu được thực hiện dưới hai hình thức: nhờ thu trơn và nhờ thu kèm

chứng từ.

2. Các đối tượng liên quan

Thông thường trong thanh toán quốc tế các khoản thanh toán, chi trả đều thực hiện

qua ngân hàng , ngân hàng đóng vai trò trung gian thanh toán. Trong phương thức nhờ thu các

đối tượng tham gia bao gồm:

- Người uỷ thác (Principal); là người nhờ ngân hàng thu hộ tiền, là nhà xuất khẩu, nhà

cung ứng dịch vụ.

- Ngân hàng chuyển chứng từ (Remitting bank): là ngân hàng phục vụ cho nhà xuất

khẩu, nhà cung ứng dịch vụ, được nhà xuất khẩu uỷ thác thu hộ tiền nhà nhập khẩu, có nhiệm

vụ chuyển giao chứng từ đòi tiền nhà nhập khẩu.

PTIT

Page 138: Bài giảng QUẢN TRỊ KINH DOANH QUỐC TẾ - Postdlib.ptit.edu.vn/bitstream/123456789/1423/1/BG Quan tri kinh doanh... · CÁC ĐỊNH CHẾ KINH TẾ, TÀI CHÍNH QUỐC TẾ

Chương 5 – Thanh toán trong kinh doanh quốc tế --------------------------------------------------------------------------------------------------------

133

- Ngân hàng thu hộ tiền (Collection bank): có nhiệm vụ thu hộ tiền nhà nhập khẩu,

thường là đại lý của ngân hàng chuyển chứng từ ở nước ngoài.

- Ngân hàng xuất trình chứng từ (Presenting bank): Đây chính là ngân hàng thu hộ, là

ngân hàng trực tiếp xuất trình chứng từ đòi tiền nhà nhập khẩu.

- Người trả tiền (Drawee): là nhà nhập khẩu hoặc ngân hàng trả tiền theo lệnh của nhà

nhập khẩu.

5.4.2 Phương thức tín dụng chứng từ ( DOCUMENTARY CREDIT)

1.Khái niệm

Phương thức tín dụng chứng từ là phương thức thanh toán trong đó một ngân hàng (

ngân hàng mở thư tín dụng) theo yêu cầu của một người mua ( người mở thư tín dụng) về việc

trả một số tiền nhất định cho người thứ ba( người hưởng lợi) hoặc trả tiền theo lệnh của người

này, hoặc chấp nhận hối phiếu do người này ký phát trong phạm vi số tiền đó với điều kiện

người này xuất trình cho ngân hàng bộ chứng từ thanh toán phù hợp với các điều khoản điều

kiện đã ghi trong thư tín dụng.

Thư tín dụng ( letter of credit) gọi tắt là L/C là văn bản pháp lý, trong đó một ngân

hàng theo yêu cầu của một khách hàng đứng ra cam kết sẽ trả một số tiền nhất định cho người

thụ hưởng nếu người này xuất trình được bộ chứng từ thanh toán phù hợp với những quy định

nêu trong văn bản đó.

Văn bản pháp lý quốc tế để sử dụng phương thức tín dụng chứng từ là bộ quy định của

phòng thương mại quốc tế ICC tại Paris là " Điều lệ và cách thức thực hành thống nhất về tín

dụng chứng từ" (Uniform customs and practice for documentary credits UCP DC) số 500 ban

hành 1993 và có hiệu lực kể từ ngày 1/1/1994, thường được gọi tắt là UCP - 500.

2. Các đối tượng có liên quan đến phương thức tín dụng chứng từ.

- Người mở thư tín dụng( Applicant): Là người mua, nhà nhập khẩu.

- Ngân hàng mở thư tín dụng( Opening bank, issuing bank): Là ngân hàng đại diện của

người mua, nhà nhập khẩu, săn sàng cung cấp tín dụng cho nhà nhập khẩu.

- Người hưởng lợi( Beneficiary): Người bán, nhà xuất khẩu hay một người bất kỳ do

người hưởng lợi chỉ định.

- Ngân hàng thông báo thư tín dụng( advising bank): Là ngân hàng có nhiệm vụ thông

báo thư tín dụng cho nhà nhập khẩu, thường là ngân hàng đại lý của ngân hàng mở thư tín

dụng ở nước người được hưởng lợi.

- Ngoài ra còn có các ngân hàng sau tham gia:

+ Ngân hàng xác nhận (Comfirming bank): là một ngân hàng khác xác nhận L/C có

trách nhiệm thanh toán cho người hưởng lợi đối với ngân hàng mở thư tín dụng trong trường

hợp ngân hàng mở thư tín dụng không đủ khả năng thanh toán. Ngân hàng xác nhận có thể là

ngân hàng thông báo L/C hay một ngân hàng bất kỳ do người hưởng lợi yêu cầu, thường là

những ngân hàng lớn có uy tín trên thị trường quốc tế.

- Ngân hàng thanh toán (Paying bank): Là ngân hàng được ngân hàng mở thư tín dụng

chỉ định thanh toán, chấp nhận thanh toán cho người hưởng lợi hay chiết khấu hối phiếu.

Ngân hàng thực hiện chiết khấu hối phiếu được gọi là ngân hàng chiết khấu

PTIT

Page 139: Bài giảng QUẢN TRỊ KINH DOANH QUỐC TẾ - Postdlib.ptit.edu.vn/bitstream/123456789/1423/1/BG Quan tri kinh doanh... · CÁC ĐỊNH CHẾ KINH TẾ, TÀI CHÍNH QUỐC TẾ

Chương 5 – Thanh toán trong kinh doanh quốc tế --------------------------------------------------------------------------------------------------------

134

( negotiating bank).

Giữa các ngân hàng trên có quan hệ với nhau trong việc giao dịch, thông tin, chuyển

tiền và luân chuyển chứng từ với nhau. Trong trường hợp thư tín dụng L/C quy định thanh

toán hoặc chấp nhận thanh toán tại ngân hàng thanh toán, ngân hàng xác nhận hoặc ngân hàng

chiết khấu nếu người hưởng lựoi xuất trình bộ chứng từ hợp lý thì sau khi thanh toán các ngân

hàng này yêu cầu ngân hàng mở L/C bồi hoàn tiền, ngân hàng mở L/C lại chỉ thị cho phép các

ngân hàng đòi tiền ở một ngân hàng thứ ba gọi là ngân hàng hoàn trả tiền. Trong quá trình

thực hiện phương thức tín dụng chứng từ, nhằm để phân chia quyền hạn trách nhiệm giữa các

ngân hàng, đồng thời tránh trường hợp các ngân àhng chiếm dụng vốn lẫn nhau vào tháng

12/1996 ICC trên tinh thần cụ thể hoá điều 19 của UCP 500, ban hành quy tắc thống nhất về

bồi hoàn chuyển tiền giữa các ngân hàng với nhau số 525( Uniform rules for bank to bank

reimbursements under documentary credit - URR525) có hiệu lực từ ngày 1/1/1996.

3. Thư tín dụng ( Letter of Credit - L/C)

Khái niệm

Thư tín dụng ( letter of credit) gọi tắt là L/C là một bức thư ( thực chất là một văn bản

pháp lý), do ngân hàng lập theo yêu cầu của nhà nhập khẩu( người mở thư tín dụng) cam kết

sẽ trả tiền cho nhà xuất khẩu ( người hưởng lợi) với điều kiện nhà xuất khẩu xuất trình được

bộ chứng từ thanh toán phù hợp với những điều khoản, điều kiện đã ghi trong thư tín dụng.

Như vậy thư tín dụng là giấy tờ cam kết trả tiền của ngân hàng phát hành mà ngân

hàng thay mặt nhà nhập khẩu cam kết trả tiền, nhưng việc trả tiền không phải là vô điều kiện

mà có điều kiện khi nhà xuất khẩu xuất trình bộ chứng từ thanh toán phù hợp với những điều

khoản, điều kiện đã ghi trong thư tín dụng.

Tính chất của thư tín dụng

- Thư tín dụng do ngân hàng lập dựa trên cơ sở của hợp đồng mua bán ngoại thương

đã được ký kết giưã nhà xuất khẩu và nhập khẩu theo yêu cầu của nhà nhập khẩu.

- Thư tín dụng có tính độc lập đối với hợp đồng mua bán, được thể hiện nghĩa vụ của

ngân hàng đối với người hưởng lợi L/C không phụ thuộc vào tình hình thực hiện hợp đồng

mua bán mà chỉ căn cứ vào bộ chứng từ thanh toán do nhà xuất khẩu xuất trình, nếu phù hợp

với những điều khoản, điều kiện đã ghi trong L/C thì sẽ được thanh toán. Nếu nhà xuất giao

hàng không phù hợp với hợp đồng đã ký kết thì việc giải quyết tranh chấp sẽ do hai bên tự

giải quyết, ngân hàng miễn trách nhiệm.

- Trong trường hợp vì một nguyên nhân nào đó trong mối quan hệ giữa nhà nhập khẩu

và ngân hàng mở L/C mà nhà nhập khẩu không thanh toán tiền cho ngân hàng thì ngân hàng

vẫn phải thực hiện nghĩa vụ trả tiền cho nhà xuất khẩu khi người đó làm đầy đủ và đúng các

điều khoản trong L/C.

Nội dung chủ yếu của L/C

1. Số hiệu của L/C: Mỗi L/C đều có số hiệu riêng dùng để ghi vào các chứng từ thanh toán và

là cơ sở để trao đổi thư từ, điện tín khi thực hiện L/C.

2. Địa điểm mở L/C và ngày mở L/C:

PTIT

Page 140: Bài giảng QUẢN TRỊ KINH DOANH QUỐC TẾ - Postdlib.ptit.edu.vn/bitstream/123456789/1423/1/BG Quan tri kinh doanh... · CÁC ĐỊNH CHẾ KINH TẾ, TÀI CHÍNH QUỐC TẾ

Chương 5 – Thanh toán trong kinh doanh quốc tế --------------------------------------------------------------------------------------------------------

135

- Địa điểm mở L/C : Là địa điểm mà ngân hàng mở L/C viết cam kết trả tiền cho

người hưởng lợi, nó có ý nghĩa quan trọng là nơi lựa chọn nguồn luật để giải quyết khi có

tranh chấp xảy ra.

- Ngày mở L/C: Là ngày bắt đầu phát sinh sự cam kết của ngân hàng mở L/C với nhà

xk, là ngày chính thức chấp nhận đơn xin mở L/C của nhà nhập khẩu, là ngày bắt đầu hiệu lực

của L/C và cũng là căn cứ để xem nhà nhập khẩu có thực hiện mở L/C đúng thời hạn như

trong hợp đồng không?

3. Tên và địa chỉ của những người có liên quan tới phương thức tín dụng chứng từ bao gồm:

- Người mở thư tín dụng: nhà nhập khẩu

- Người hưởng lợi thư tín dụng: nhà xuất khẩu

- Ngân hàng mở thư tín dụng

- Ngân hàng thông báo thư tín dụng

- Ngân hàng trả tiền (ngân hàng thanh toán)

- Ngân hàng xác nhận.

4. Loại L/C: Có nhiều loại L/C theo UCP 500 thì nếu không quy định loại gì thì được coi là

những thư tín dụng không thể huỷ ngang.

5. Số tiền của L/C: đây là nội dung quan trọng cần phải quy định chặt chẽ.

- Số tiền L/C phải ghi cả bằng số và bằng chữ, phải thống nhất với nhau.

- Tên đơn vị tiền tệ phải ghi rõ ràng cụ thể.

- Không nên ghi số tiền dưới hình thức một con số tuyệt đối vì như vậy sẽ gây khó

khăn cho việc giao hàng và nhận tiền của nhà xuất khẩu tiền trong L/C ở trong giới hạn "vào

khoảng chừng" ( about), "độ chừng" ( circa). Theo điều 39 UCP 500 quy định những từ như:

"about", hoặc "circa" hoặc những từ ngữ tương tự để nói về số tiền của L/C phải được hiểu là

cho phép xê dịch không quá số cho phép 10% so với số tiền hoặc số lượng đơn giá mà từ ngữ

ấy nói đến. Ngoài ra còn quy định trừ khi L/C quy định việc giao hàng nhiều hơn hay ít hơn

số lượng quy định thì một dung sai lớn hơn hoặc kém hơn 5% có thể được chấp nhận, nhưng

miễn là số tiền được trả không được vượt quá số tiền của L/C. Dung sai này không được áp

dụng khi L/C quy định được tính bằng đơn vị bao kiện hoặc chiếc.

- For a sum not excceding to total of 25000 USD( một số tiềnkhông quá 25% USD.

- For an about of 100000 USD more and less 5%( một số tiền 100000USD lớn hơn

hoặc nhỏ hơn 5%, có nghĩa là nhà xuất khẩu chỉ được giao hàng trong phạm vi 95000 USD

đến 105 000 USD, nếu nhỏ hơn hoặc lớn hơn sẽ không được thanh toán.

6. Thời gian và nơi hết hiệu lực của L/C ( date and place of expiry ):

- Thời gian hiệu lực của L/C : Là thời gian mà ngân hàng cam kết trả tiền cho nhà xuất

khẩu xuất trình chứng từ thanh toán phù hợp với điều kiện, điều khoản đã ghi trong thư tín

dụng. Thời gian hiệu lực của L/C được tính từ ngày mở L/C cho đến ngày hết hiệu lực thanh

toán L/C. Thời gian hiệu lực của L/C là thời hạn cuối cùng cho việc xuất trình chứng từ để

được thanh toán hoặc chấp nhận. Thời gian hiệu lực của L/C còn tuỳ thuộc vào mối quan hệ

mở L/C, ngày giao hàng và ngày hết hiệu lực L/C, trong đó ngày giao hàng mang tính ổn

định.

PTIT

Page 141: Bài giảng QUẢN TRỊ KINH DOANH QUỐC TẾ - Postdlib.ptit.edu.vn/bitstream/123456789/1423/1/BG Quan tri kinh doanh... · CÁC ĐỊNH CHẾ KINH TẾ, TÀI CHÍNH QUỐC TẾ

Chương 5 – Thanh toán trong kinh doanh quốc tế --------------------------------------------------------------------------------------------------------

136

+ Ngày mở L/C ( ussing date) phải là ngày mở hợp lý, nếu sớm quá thì nhà nhập khẩu

phải ký quỹ tiền bị ứng đọng vốn, còn trễ quá thì nhà xuất khẩu không chuẩn bị kịp hàng để

giao, cho nên trong hợp đồng hai bên cần phải quy định ngày mở L/C. Ngày mở L/C không

được trùng với ngày giao hàng phải trước ngày giao hàng một khoảng thời gian hợp lý bao

gồm:

* Thời gian cần thiết để ngân hàng mở L/C phát hành L/C chuyển đến ngân hàng

thông báo L/C, thời gian này dài hay ngắn phụ thuộc vào khoảng cách địa lý giữa hai nước

với nhau, cách mở L/C bằng thư, telex, qua hệ thống SWIFT.

* Thời gian cần thiết để ngân hàng thông báo tiếp nhận, kiểm tra và thông báo L/C cho

nhà xk.

* Thời gian cần thiết để nhà xuất khẩu chuẩn bị hàng hoá cho đến khi giao hàng. Thời

gian này phụ thuộc vào đặc điểm tính chất hàng hoá xuất khẩu, điều kiện môi trường, giao

nhận hàng hoá...

- Ngày hết hiệu lực của L/C (expiry date): phải sau ngày giao hàng một khoảng thời

gian hợp lý bao gồm:

* Thời gian cần thiết để nhà xuất khẩu lập chứng từ sau khi giao hàng xong nộp vào

ngân hàng thông báo L/C.

* Thời gian cần thiết để ngân hàng thông báo L/C kiểm tra chứng từ và chuyển qua

ngân hàng mở L/C.

* Thời gian ngân hàng mở L/C kiểm tra chứng từ và đồng ý thanh toán hoặc ký chấp

nhận hối phiếu ( 7 ngày làm việc).

- Địa điểm hết hiệu lực của L/C: Thông thường địa điểm hết hiệu lực của L/C tại nước

người bán, tại nước người mua hay có thể tại nước thứ ba.

7. Thời hạn xuất trình chứng từ ( date of presentation) :

Là thời hạn quy định xuất trình bộ chứng từ, nhưng phải nằm trong thời gian hiệu lực

của L/C( điều 43 UCP 500).

Nếu không ghi ngày xuất trình chứng từ thì theo điều 43a UCP 500 thời hạn xuất trình

chứng từ trong vòng 21 ngày kể từ ngày giao hàng. Như vậy chứng từ phải được xuất trình

chậm nhất là ngày cuối của thời gian xuất trình chứng từ hoặc ngày cuối của thời gian hiệu

lực của L/C.

8 . Thời hạn trả tiền của L/C( date of payment).

Tuỳ theo quy định cụ thể của L/C trong trường hợp trả ngay, việc trả tiền phải được

thực hiện ngay sau khi xuất trình hối phiếu trả ngay có thể nằm trong hay ngoài thời gian hiệu

lực của L/C. Trường hợp trả sau bằng hối phiếu có kỳ hạn thì thời hạn tả tiền được tính từ

ngày chấp nhận hối phiếu, do đó việc trả tiền có thể nằm ngoài thời gian hiệu lực của L/C,

nhưng ngày xuất trình hối phiếu phải nằm trong thời gian hiệu lực của L/C.

9. Thời hạn giao hàng( shipment date, date of delivery).

Căn cứ vào hợp đồng mua bán sẽ được quy định cụ thể trong L/C ( điều 46, 47 UCP

500).

PTIT

Page 142: Bài giảng QUẢN TRỊ KINH DOANH QUỐC TẾ - Postdlib.ptit.edu.vn/bitstream/123456789/1423/1/BG Quan tri kinh doanh... · CÁC ĐỊNH CHẾ KINH TẾ, TÀI CHÍNH QUỐC TẾ

Chương 5 – Thanh toán trong kinh doanh quốc tế --------------------------------------------------------------------------------------------------------

137

Trong thực tiễn thương mại quốc tế giao hàng là việc chuyển giao hàng hoá cho người

chuyên trở và nhận các chứng từ vận tải. Tuỳ theo phương tiện vận tải mà ngày giao hàng

được xác định như sau:

+ Phương tiện vận tải đường biển thì ngày giao hàng là ngày hàng hoá được bốc lên

tàu ( shipped of board).

+ Phương tiện vận tải là đường hàng không, đường sắt, đường bưu điện thì ngày giao

hàng là ngày mà người chuyên trở nhận hàng hoá.

Thời hạn giao hàng phải được quy định chính xác không mơ hồ. Theo quy định được

sử dụng các thuật ngữ như sau:

- Thời hạn giao hàng vào ngày (on), vào khoảng (about) hoặc những từ ngữ tương tự

có nghĩa là nhà xuất khẩu được phép giao hàng trong thời gian cho phép là trước và sau 5

ngày so với ngày giao hàng.

- Dùng những từ như : To, untill , till ( đến), từ ( from) để diễn tả ngày giao hàng.

10. Những nội dung liên quan đến hàng hoá:

Tên hàng, số lượng, trọng tải, giá cả, quy cách, phẩm chất, bao bì..

11. Những nội dung liên quan đến việc vận chuyển, giao nhận :

Điều kiện gửi hàng, nơi gửi hàng, nơi nhận hàng, phương tiện vận chuyển...

12. Những chứng từ mà người xuất khẩu phải xuất trình:

Đây lag những nội dung hết sức quan trọng của L/C. Bộ chứng từ này là căn cứ để

ngân hàng kiểm tra mức độ hoàn thành nghĩa vụ giao hàng của nhà xuất khẩu và để tiến hành

trả tiền cho nhà xuất khẩu. Bộ chứng từ phải đủ về số lượng, nội dung phải phù hợp với

những điều khoản, điều kiện đã ghi trong L/C. Bộ chứng từ thanh toán quốc tế gồm chứng từ

tài chính và chứng từ thương mại.

13. Những thoả thuận về phí mở L/C.

14. Những điều khoản đặc biệc khác.

Ngoài những nội dung nêu trên nếu ngân hàng và người mở L/C có thể thêm những

nội dung khác khi cần thiết như trả tiền bằng điện, trả tiền bằng điện cho phép bồi hoàn.

15. Sự cam kết trả tiền của ngân hàng mở L/C:

Thể hiện sự ràng buộc trách nhiệm của ngân hàng đối với việc thanh toán L/C.

16. Chữ ký của ngân hàng mở thư tín dụng

Phân loại thư tín dụng

- Theo loại hình thư tín dụng có hai loại gồm thư tín dụng có thể huỷ ngang và thư tín

dụng không thể huỷ ngang.

+ Thư tín dụng có thể huỷ ngang( Revocable Letter of credit): là thư tín dụng mà

ngân hàng mở L/C hoặc người nhập khẩu có quyền tự ý đề nghị ngân hàng mở L/C sửa đổi bổ

sung hoặc huỷ bỏ L/C mà không cần sự chấp thuận của bên được thanh toán . Tuy nhiên khi

hàng hoá đã giao mà ngân hàng mới thông báo lệnh huỷ bỏ thì lệnh này không có giá trị, tức

là ngân hàng vẫn phải thực hiện nghĩa vụ thanh toán như đã cam kết.

PTIT

Page 143: Bài giảng QUẢN TRỊ KINH DOANH QUỐC TẾ - Postdlib.ptit.edu.vn/bitstream/123456789/1423/1/BG Quan tri kinh doanh... · CÁC ĐỊNH CHẾ KINH TẾ, TÀI CHÍNH QUỐC TẾ

Chương 5 – Thanh toán trong kinh doanh quốc tế --------------------------------------------------------------------------------------------------------

138

+ Thư tín dụng không thể huỷ ngang(irrevocable L/C): là loại thư tín dụng sau khi đã

được mở thì mọi việc liên quan tới sửa đổi, bổ sung hoặc huỷ bỏ nó, ngân hàng mở L/C chỉ có

thể thực hiện được trên cơ sở có sự thoả thuận của các bên có liên quan.

Với loại thư tín dụng này quyền lợi của người được thanh toán đã được đảm bảo nên

nó được sử dụng rộng rãi trong thanh toán quốc tế. Theo quy định của UCP 500 thì thư tín

dụng nếu không có ghi chú đặc biệt khác thì được hiểu là thư tín dụng không thể huỷ ngang.

- Theo phương thức sử dụng có các loại sau:

+ Thư tín dụng không thể huỷ ngang có xác nhận: Đây là loại thư tín dụng không thể

huỷ ngang được một ngân hàng có uy tín lớn đứng ra bảo lãnh thanh toán tiền cho người

hưởng lợi kho ngân hàng mở L/C gặp các rủi ro không có khả năng thanh toán.

Nguyên nhân có loại L/C này là vì người hưởng lợi không tin tưởng vào khả năng

thanh toán của ngân hàng mở L/C. Ngân hàng xác nhận có thể do người hưởng lợi chỉ định

hoặc do ngân hàng mở L/C chọn nhưng phải có sự đồng ý của người hưởng lợi.

+ Thư tín dụng không thể huỷ ngang miễn truy đòi:

Là loại L/C không thể huỷ ngang, trong đó quy định rằng sau khi đã thanh toán cho

người hưởng lợi thì ngân hàng mở L/C mất quyền truy đòi lại số tiền đã thanh toán trong bất

cứ trường hợp nào ( kể cả trường hợp có sự tranh chấp). Khi phát hành hối phiếu theo loại thư

tín dụng này, người hưởng lợi phải ghi trên hối phiếu" không được truy đòi người phát hành

hối phiếu".

+ Thư tín dụng có thể chuyển nhượng(Transferable L/C): là loại thư tín dụng không

thể huỷ ngang cho phép người thụ hưởng có thể yêu cầu mở L/C chuyển nhượng toàn bộ hay

một phần của số tiền cho một hay nhiều người khác.

Thư tín dụng muốn chuyển nhượng được thì phải ghi câu" có thể chuyển nhượng

được" ( to be transferable). Một L/C chỉ được chuyển nhượng một lần, phí và thủ tục phí do

người chuyển nhượng ( người hưởng lợi thứ nhất) chịu.

Sở dĩ có loại thư tín dụng này là do có nhiều người trung gian đứng ra giao dịch và ký

hợp đồng mua bán để hưởng hoa hồng chứ không phải là ngưòi xuất khẩu thực thụ. Do vậy

người trung gian này yêu cầu ngân hàng mở L/C chuyển nhượng để đảm bảo quyền lợi cho

nhà xuất khẩu .

+ Thư tín dụng tuần hoàn ( Revoling L/C): Là loại thư tín dụng không thể huỷ ngang

sau khi thực hiện xong hay hết hạn hiệu lực thì nó tự động có hiệu lực trở lại cho đến khi nào

thực hiện xong tổng giá trị hợp đồng.

Thư tín dụng tuần hoàn có hai loại:

* Thư tín dụng thuần hoàn có tích luỹ: cho phép chuyển số dư sang giai đoạn tiếp sau.

* Thư tín dụng tuần hoàn không tích luỹ; không cho phép chuyển số dư của giai đoạn

trước sang giai đoạn kết tiếp sau.

Thư tín dụng tuần hoàn được tuần hoàn theo 3 cách:

* Tự động tuần hoàn: Không có sự thông báo của ngân hàng.

* Tuần hoàn không tự động: Khi ngân hàng mở L/C thông báo thì L/C mới có hiệu lực.

PTIT

Page 144: Bài giảng QUẢN TRỊ KINH DOANH QUỐC TẾ - Postdlib.ptit.edu.vn/bitstream/123456789/1423/1/BG Quan tri kinh doanh... · CÁC ĐỊNH CHẾ KINH TẾ, TÀI CHÍNH QUỐC TẾ

Chương 5 – Thanh toán trong kinh doanh quốc tế --------------------------------------------------------------------------------------------------------

139

* Tuần hoàn hạn chế: Chỉ sau vài ngày kể từ khi L/C hết hiệu lực mà không có ý kiến của

ngân hàng mở L/C thì L/C kế tiếp tự động có hiệu lực.

+ Thư tín dụng giáp lưng( Back to back L/C): Là loại thư tín dụng được mở trên một

L/C, nghĩa là bên được thanh toán căn cứ vào L/C mà bên phải thanh toán đã mở cho mình

hưởng( gọi là L/C gốc) sẽ yêu cầu ngân hàng phục vụ mình mở một L/C khác cho người khác

thụ hưởng ( gọi là L/C giáp lưng). Về cơ bản, L/C gốc và L/C giáp lưng là giống nhau, ngoài

số tiền khác biệt cần lưu ý:

* Người hưởng lợi L/C là người mở L/C giáp lưng.

* Kim ngạch( giá trị) cuả L/C gốc lớn hơn kim ngach của L/C giáp lưng

( phần chênh lệch chính là hoa hồng được hưởng).

* Thời hạn giao hàng, thời hạn xuất trình chứng từ, thời hạn hiệu lực của L/C gốc dài

hơn L/C giáp lưng.

L/C giáp lưng thờng được áp dụng trong trường hợp người mua muốn mua hàng của

người nước ngoài nhưng họ không thể mở L/C trực tiếp cho người đó được mà phải thông

quan trung gian hay sử dụng trong mua bán chuyển khẩu.

+ Thư tín dụng dự phòng( Stand by L/C): Là loại L/C do ngân hàng mở L/C của

người xuất khẩu phát hành để cam kết thanh toán lại cho người nhập khẩu nếu người xuất

khẩu không hoàn thành được nghĩa vụ giao hàng.

+ Thư tín dụng thanh toán dần dần( Deferred payment L/C): Là loại thư tín dụng

không thể huỷ ngang, trong đó ngân hàng mở L/C cam kết với người hưởng lợi sẽ được thanh

toán dần toàn bộ số tiền của L/C trong thời hạn quy định của L/C đó.

+ Thư tín dụng đối ứng ( Reciprocal L/C) hay còn được gọi là L/C dùng cho mua bán

đối lưu(L/C for counter trade -transaction):

Là loại L/C chỉ có hiệu lực khi L/C đối ứng với nó đã được mở có nghĩa là khi nhận

được thư do nhà nhập khẩu mở thì nhà xuất khẩu phải mở L/C tương ứng thì mới có giá

trị.Ttrong L/C ban đầu thường phải ghi câu" L/C này chỉ có giá trị khi người hưởng lợi đã mở

một L/C đối ứng" và trong L/C đối ứng phải ghi câu" L/C này đối ứng với số ... mở ngày...

qua ngân hàng", L/C đối ứng được sử dụng trong quan hệ mua bán hàng đổi hàng trong gia

công quốc tế.

+ Thư tín dụng ứng trước ( Packing L/C): Là loại L/C mà trong đó quy định một

khoản tiền được ứng trước cho nhà xuất khẩu vào một thời điểm trước khi xuất trình bộ chứng

từ hàng hoá. Đối với khoản ứng trước này người ta thường quy định một điều khoản đặc biệt

nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các bên có liên quan chẳng hạn như điều khoản đỏ( red

clause letter of credit). Người hưởng lợi có quyền có thể đòi khoản tiền nhất định trước khi

giao hàng, và số tiền ứng trước này sẽ được trừ vào số tiền thanh toán khi xuất trình bộ chứng

từ với ngân hàng.

4. Những vấn đề cần chú ý khi sử dụng phương thức tín dụng chứng từ

Cơ sở pháp lý của tín dụng chứng từ:

- Toàn bộ phương thức tín dụng chứng từ dựa vào " quy tắc về tập quán và thực hành

thống nhất tín dụng chứng từ" ( Uniform customs and practice for documentary credit- UCP )

do phòng thương mại quốc tế ICC tại Paris ban hành làn đầu tiên năm 1933. Để ngày càng

PTIT

Page 145: Bài giảng QUẢN TRỊ KINH DOANH QUỐC TẾ - Postdlib.ptit.edu.vn/bitstream/123456789/1423/1/BG Quan tri kinh doanh... · CÁC ĐỊNH CHẾ KINH TẾ, TÀI CHÍNH QUỐC TẾ

Chương 5 – Thanh toán trong kinh doanh quốc tế --------------------------------------------------------------------------------------------------------

140

phù hợp với thực tiễn thương mại quốc tế đến nay UCP đã 5 lần sửa đổi vào năm 1952, 1962,

1974, 1983 (UCP 400), 1993 ( UCP 500). Hiện nay UCP được sử dụng tại 180 nước trên thế

giới. Năm 1962 lần đầu tiên UCP được dịch ra tiếng Việt.

- UCP được coi là một văn bản quy tắc hướng dẫn tuỳ ý các bên sử dụng được quyền

lựa chọn một trong sáu bản UCP. Khi sử dụng chỉ cần chiếu dẫn vào L/C bản UCP nào( This

credit is subject to UCP 1993 revision ICC publication, UCP DC 1993 revvision ICC 500

credit). UCP được coi là văn bản hiện hành, trong UCP 500 không có điều khoản huỷ bỏ

những điều khoản của UCP trước đó nên sáu UCP coi như tồn tại song song với nhau, đồng

thời cho phép các bên có thể thoả thuận ngược lại nhưng phải ghi vào L/C và chỉ có bản UCP

bằng tiếng Anh do ICC phát hành mới có giá trị pháp lý.

- Xét về bản chất, UCP là sự thể chế hoá các tập quán thông lệ quốc tế, dựa trên kinh

nghiệm của các ngân hàng thương mại, người xuất khẩu và người nhập khẩu. UCP không

phải là luật bắt buộc mà chỉ áp dụng khi các ngân hàng tự nguyện đưa UCP vào các hợp đồng

trên cơ sở đó hình thành nên các quan hệ tín dụng. Tuy nhiên khi đã dẫn chiếu UCP và L/C

thì nó trở thành cơ sở pháp lý để giải quyết những tranh chấp phát sinh giữa các bên tham gia.

- UCP 500 bao gồm hai nhóm quy định khác nhau:

+ Nhóm quy định bắt buộc: có nghĩa là không được làm trái với những điều bắt buộc

mà UCP đã đề ra, những quy định này mang tính chất nền tảng để tạo nên phương thức này

nên mang tính bắt buộc cao.

+ Nhóm quy định không mang tính chất bắt buộc được quyền lựa chọn áp dụng hoặc

không áp dụng cần phải ghi rõ. Nhờ vậy UCP 500 cho phép chúng ta vận dụng một cách linh

hoạt tuỳ vào tình hình cụ thể.

- Ngoài những văn bản UCP trong quá trình thực hiện phương thức tín dụng chứng từ

còn được điều chỉnh bởi luật quốc tế như luật về hối phiếu: Công ước Geneve 1930, luật hối

phiếu của Anh năm 1882, luật thương mại thông nhất của Mỹ năm 1962.

Vấn đề điều chỉnh L/C

Trên thực tế điều chỉnh L/C, sửa đổi L/C có thể từ phía người mở L/C, người hưởng

lợi L/C nhưng phải có sự đồng ý chấp thuận của ngân hàng mở L/C, đối với L/C không huỷ

bỏ có xác nhận thì phải có thêm sự đồng ý của ngân hàng xác nhận. Việc điều chỉnh L/C có

thể bổ sung, sửa đổi hay huỷ bỏ các điều khoản, điều kiện trong L/C. Nội dung sửa đổi phải

đầy đủ chính xác không nên đưa quá nhiều chi tiết không cần thiết. Khi điều chỉnh thư tín

dụng phải lập theo mẫu biểu in sẵn của ngân hàng" giấy điều chỉnh thư tín dụng". Việc điều

chỉnh phải được tiến hành bằng điện và thông qua ngân hàng, phải nằm trong thời gian hiệu

lực của L/C và phải trước thời hạn giao hàng. Chi phí sửa đổi do người nào đề nghị sửa đổi

hoặc phát lệnh trả lời thì phải trả tiền.

Trách nhiệm và quyền lợi của các bên có liên quan

a. Người yêu cầu mở thư tín dụng (nhà nhập khẩu):

- Trách nhiệm: Người yêu cầu mở thư tín dụng ngoài điều kiện có đủ tư cách pháp

nhân nhập hàng hoá phải có trách nhiệm:

PTIT

Page 146: Bài giảng QUẢN TRỊ KINH DOANH QUỐC TẾ - Postdlib.ptit.edu.vn/bitstream/123456789/1423/1/BG Quan tri kinh doanh... · CÁC ĐỊNH CHẾ KINH TẾ, TÀI CHÍNH QUỐC TẾ

Chương 5 – Thanh toán trong kinh doanh quốc tế --------------------------------------------------------------------------------------------------------

141

+ Lập giấy đề nghị mở L/C gửi cho ngân hàng đúng hạn: Giấy đề nghị mở L/C được

lập căn cứ vào những điều khoản đã thoả thuận trong hợp đồng thương mại, có chữ ký của

giám đốc và kỹ sư trưởng. Nội dung gồm:

* Tên đơn vị mở L/C.

* Tên ngân hàng thông báo L/C.

* Ngày mở L/C.

* Ngày hết hạn L/C.

* Số tiền xin mở L/C.

* Điều kiện giao hàng.

* Mô tả hàng hoá, bao bì, đóng gói.

* Chứng từ yêu cầu xuất trình.

+ Ký quỹ theo yêu cầu.

+ Trả thủ tục phí cho ngân hàng.

- Quyền lợi:

Từ chối hoàn trả toàn bộ hay một phần số tiền L/C cho ngân hàng nếu thấy bộ chứng

từ không phù hợp với quy định đã được thoả thuận trong L/C.

b. Ngân hàng mở L/C:

- Trách nhiệm:

+ Căn cứ vào đơn xin mở L/C của người nhập khẩu, xem xét nếu đồng ý sẽ tiến hành

mở L/C và thông báo cho nhà xuất khẩu biết thông qua ngân hàng thông báo.

+ Kiểm tra bộ chứng từ thanh toán của nhà nhập khẩu xem có phù hợp với điều khoản

, điều kiện ghi trong L/C hay không?

+ Trả tiền cho nhà xuất khẩu nếu bộ chứng từ hợp lệ.

- Quyền lợi:

+ Được thu tiền ký quỹ của người mở L/C.

+ Được thu thủ tục phí ( 0,125 -0,5% giá trị L/C)

+ Từ chối thanh toán nếu bộ chứng từ không hợp lệ.

c. Ngân hàng xác nhận ( ngân hàng bảo lãnh):

- Trách nhiệm:

+ Bảo lãnh ngân hàng mở L/C về khả năng thanh toán.

+ Thanh toán cho người hưởng lợi nếu người hưởng lợi hoàn thànnh nghĩa vụ của

mình mà ngân hàng mở L/C không thanh toán được.

- Quyền lợi: Thu tiền ký quỹ và thủ tục phí của ngân hàng mở L/C.

d. Ngân hàng thông báo.

- Trách nhiệm:

+ Khi nhận được L/C do ngân hàng mở L/C chuyển đến, ngân hàng thông báo phải

chuyển ngay và nguyên vẹn L/C đến cho người xuất khẩu để người xuất khẩu kiểm tra và

chuẩn bị giao hàng.

PTIT

Page 147: Bài giảng QUẢN TRỊ KINH DOANH QUỐC TẾ - Postdlib.ptit.edu.vn/bitstream/123456789/1423/1/BG Quan tri kinh doanh... · CÁC ĐỊNH CHẾ KINH TẾ, TÀI CHÍNH QUỐC TẾ

Chương 5 – Thanh toán trong kinh doanh quốc tế --------------------------------------------------------------------------------------------------------

142

+ Kiểm tra bộ chứng từ thanh toán, nhận tiền giúp người xuất khẩu.

- Quyền lợi: được hưởng thủ tục phí.

e. Ngườixuất khẩu.

- Trách nhiệm:

+ Khi nhận được L/C do ngân hàng thông báo chuyển đến, người xuất khẩu phải kiểm

tra xem những nội dung và điều khoản quy đinh của L/C có phù hợp với những điều khoản đã

thoả thuận trong hợp đồng hay không? Nếu thấy không phù hợp thì có thể đề nghị bổ sung,

sửa đổi các điều khoản của L/C trước khi giao hàng và phải được ngân hàng mở L/C xác

nhận.

+ Sau khi giao hàng xong, người xuất khẩu phải lập đầy đủ các chứng từ theo yêu cầu

của L/C và xuất trình cho nhân hàng thông báo L/C trong thời hạn hiệu lực của L/C.

- Quyền lợi: được ngân hàng mở L/C thanh toán trả tiền nếu thực hiện đầy đủ nghĩa

vụ.

Những chi phí liên quan đến nghiệp vụ tín dụng chứng từ

- Đối với ngân hàng mở L/C:

+ Chi phí mở L/C: phát sinh khi ngân hàng mở L/C thường do nhà nhập khẩu trả.

+ Chi phí sửa đổi: phát sinh khi người mở L/C có yêu cầu sửa đổi điều chỉnh L/C do

người mở L/C trả.

+ Chi phí thực hiện L/C: phát sinh khi ngân hàng mở L/C tiếp nhận bộ chứng từ thanh

toán, nếu thấy phù hợp với các điều kiện ghi trong L/C thì thực hiện thanh toán tiền.

+ Chi phí chấp nhận: phát sinh khi ngân hàng thay mặt nhà nhập khẩu ký chấp nhận

hối phiếu và có nhiệm vụ thanh toán hối phiếu khi đến hạn.

+ Chi phí thanh toán trả chậm: được tính từ lúc ngân hàng chấp bộ chứng từ thanh

toán cho đến lúc đến hạn trả tiền.

- Đối với ngân hàng thông báo L/C:

+ Chi phí thông báo: phát sinh khi ngân hàng thông báo L/C cho nhà xuất khẩu.

+ Chi phí xác nhận: phát sinh khi nhà xuất khẩu yêu cầu một ngân hàng nào đó xác

nhận L/C.

+ Chi phí sửa đổi L/C: khi nhà xuất khẩu có yêu cầu sửa đổi lại L/C đã mở phải qua

ngân hàng thông báo L/C để chuyển đến ngân hàng mở L/C.

Các chi phí phát sinh do ai chịu cần phải ghi rõ trong tín dụng chứng từ. Nếu chi phí

do người mở L/C trả thì ngân hàng sẽ lập bảng kê thu trực tiếp qua ngân hàng mở L/C. Nếu

các chi phí do người hưởng lợi trả thì ngân hàng thông báo sẽ tự động trích trả từ số tiền thu

bán hàng của đơn vị.

5.4.3 Phương thức chuyển tiền

1. Khái niệm

Phương thức chuyển tiền là phương thức trong đó theo sự uỷ nhiệm của khách hàng

yêu cầu ngân hàng phục vụ mình trích chuyển một số tiền nhất định cho người hưởng lợi ở

một địa điểm nhất định trong một thời gian nhất định.

PTIT

Page 148: Bài giảng QUẢN TRỊ KINH DOANH QUỐC TẾ - Postdlib.ptit.edu.vn/bitstream/123456789/1423/1/BG Quan tri kinh doanh... · CÁC ĐỊNH CHẾ KINH TẾ, TÀI CHÍNH QUỐC TẾ

Chương 5 – Thanh toán trong kinh doanh quốc tế --------------------------------------------------------------------------------------------------------

143

2.Các đối tượng tham gia phương thức chuyển tiền

- Người trả tiền: người mua, nhà nhập khẩu, người mắc nợ, người đầu tư, kiều bào

chuyển tiền về nước... là người chuyển tiền, là người yêu cầu ngân hàng chuyển tiền.

- Ngân hàng nhận chuyển tiền: là ngân hàng nhận uỷ thác chuyển tiền của người

chuyển tiền.

- Người hưởng lợi: là người bán, người xuất khẩu, chủ nợ, người tiếp nhận vốn đầu

tư... hoặc một người nào đó do người chuyển tiền chỉ định.

- Ngân hàng chuyển tiền: là ngân hàng đại lý của ngân hàng nhận uỷ thác chuyển tiền

ở nước ngoài.

3. Hình thức

Chuyển tiền được thực hiện dưới hai hình thức:

- Chuyển tiền bằng thư ( Mail transfers M/T): ngân hàng thực hiện nghiệp vụ chuyển

tiền bằng cách gửi thư cho ngân hàng đại lý ở nước ngoài trả tiền cho người hưởng lợi, lệ phí

chuyển tiền thấp nhưng tương đối chậm vì thế dễ bị ảnh hưởng của tỷ giá.

- Chuyển tiền bằng điện (telegraphic transfers T/T): ngân hàng thực hiện nghiệp vụ

chuyển tiền bằng cách ra lệnh cho ngân hàng đại lý của mình ở nước ngoài trả tiền cho người

hưởng lợi, chi phí tương đối cao, nhanh chóng mau lẹ kịp thời nên ít chịu ảnh hưởng của biên

động tỷ giá.

Phương thức này đơn giản nhanh chóng, tiện lợi ngân hàng chỉ đóng vai trò trung gian

thanh toán nên việc trả tiền hoàn toàn phụ thuộc vào khả năng và thiện chí của người mua,

nên không đảm bảo an toàn chắc chắn cho người bán, do đó dễ bị người mua chiếm dụng vốn

nên phương thức này thường được áp dụng thanh toán những khoản tương đối nhỏ như bảo

hiểm, vận chuyển, bưu điện, chuyển kiều hối...

5.5 ĐIỀU KIỆN THANH TOÁN TRONG KINH DOANH QUỐC TẾ

5.5.1. Điều kiện tiền tệ

Điều kiện tiền tệ quy định việc sử dụng đồng tiền nào để tính toán và thanh toán quan

hệ trao đổi quốc tế. Ngoài ra điều kiện này còn quy định các thức xử lý khi tỷ giá hối đoái

thay đổi nhằm đảm bảo quyền lợi của các bên tham gia ký kết hợp đồng.

Trong giao dịch thương mại quốc tế tiền tệ tính toán có thể giống nhau hoặc khác

nhau, có thể là tiền tệ của nước người mua, nước người bán hoặc của nước thư ba, thông

thường là các ngoại tệ mạnh. Tuy nhiên để xác định tiền tệ thanh toán trong các hợp đồng

mua bán giữa các nước với nhau dựa vào các điều kiện sau:

- So sánh tương quan lực lượng của bên mua và bên bán thì liên quan đến năng lực

kinh doanh của các bên trên thị trường và các mối quan hệ cung cầu về hàng hoá mà hai bên

mua bán trên thị trường.

- Vị trí của đồng tiền đó trên thị trường quốc tế.

- Tập quán sử dụng đồng tiền đó trong thanh toán quốc tế.

Trong quan hệ thanh toán quốc tế người mua và người bán muốn dùng đồng tiền mình

để tính toán và thanh toán vì những lý do sau đây:

+ Không phải xuất ngoại tệ để trả nợ

PTIT

Page 149: Bài giảng QUẢN TRỊ KINH DOANH QUỐC TẾ - Postdlib.ptit.edu.vn/bitstream/123456789/1423/1/BG Quan tri kinh doanh... · CÁC ĐỊNH CHẾ KINH TẾ, TÀI CHÍNH QUỐC TẾ

Chương 5 – Thanh toán trong kinh doanh quốc tế --------------------------------------------------------------------------------------------------------

144

+ Tránh được biến động của tỷ giá.

+ Nâng cao uy tín của đồng tiền nước mình trên thị trường quốc tế.

Để tránh rủi ro cho các nhà xuất nhập khẩu khi tỷ giá tăng ảnh hưởng đến khoản thanh

toán chi trả cho nhà nhập khẩu, và ngược lại khi tỷ giá giảm ảnh hưởng đến thu nhập của nhà

nhập khẩu cho nên khi ký kết hợp đồng mua bán ngoại thương đôi bên cần thiết bàn bạc lựa

chọn đưa vào điều kiện đảm bảo trong hợp đồng nhằm đảm bảo quyền lợi và nghĩa vụ giữa

các bên.

5.5.2 Điều kiện về địa điểm thanh toán

Điều kiện này quy định việc trả tiền được thực hiện ở đâu, có thể ở nước nhập khẩu,

nước xuất khẩu hay một nước thư ba nào đó do hai bên quyết định. Trong thanh toán quốc tế

các nước đều muốn lấy nước mình làm địa điểm tyhanh toán vì những lý do như: thu tiền

nhanh, ngân hàng thu được cac khoản phí nghiệp vụ.

5.5.3 Điều kiện về thời gian thanh toán

1. Thanh toán trước

Thanh toán trước là việc trả tiền thực hiện sau khi ký hợp đồng hoặc nhận đơn đặt

hàng nhưng phải trước khi giao hàng. Thực chất của việc trả tiền trước là nhà nhập khẩu cấp

tín dụng ngắn hạn cho nhà xuất khẩu trong trường hợp mà nhà xuất khẩu thiếu vốn số tiền trả

trước khá lớn và thời gian trả tiền tương đối dài. Nếu với mục đích nhằm đảm bảo cho thực

hiện hợp đồng thì số tiền ít hơn và thời gian trả trước ngắn hơn, và số tiền trả trước mang tính

chất như một khoản đặt cọc.

2. Thanh toán ngay

Thanh toán ngay là việc trả tiền được thực hiện ngay sau khi người bán hoàn thành

nghĩa vụ giao hàng theo như quy định trong hợp đồng tức là trong khoảng thời gian từ lúc

chuẩn bị xong hàng giao hàng cho nhà chuyên chở cho đến khi hàng được giao cho người

mua theo đúng nơi quy định. Thông thường trả tiền ngay bao gồm các trường hợp sau:

- Người mua trả tiền ngay sau khi nhận điện báo của nhà xuất khẩu là hàng đã sẵn

sàng bốc lên phương tiện vận tải.

- Người mua trả tiền ngay sau khi người bán hoàn thành nghĩa vụ giao hàng cho người

chuyên trở tại nơi quy định.

- Người mua trả tiền ngay sau khi nhận được thông báo là hàng hoá đã được chuyển

giao cho người chuyên chở hoặc bốc lên phương tiện vận tải.

- Người mua trả tiền ngay sau khi nhận được bộ chứng từ hàng hoá do người bán lập

hoặc có thể chấp nhận hối phiếu do người bán ký phát.

- Người mua trả tiền ngay sau khi nhận hàng hoá đúng nơi quy định.

3. Thanh toán sau

Thanh toán sau là việc trả tiền của người mua được thực hiện trong các trường hợp sau:

- Người mua trả tiền sau bao nhiêu ngày kể từ ngày nhận được bộ chứng từ.

- Người mua trả tiền sau bao nhiêu ngày kể từ khi chấp nhận hối phiếu.

- Người mua trả tiền sau bao nhiêu ngày kể từ ngày nhận xong hàng.

PTIT

Page 150: Bài giảng QUẢN TRỊ KINH DOANH QUỐC TẾ - Postdlib.ptit.edu.vn/bitstream/123456789/1423/1/BG Quan tri kinh doanh... · CÁC ĐỊNH CHẾ KINH TẾ, TÀI CHÍNH QUỐC TẾ

Chương 5 – Thanh toán trong kinh doanh quốc tế --------------------------------------------------------------------------------------------------------

145

-Thực chất của việc trả tiền sau là người bán cung cấp tín dụng ngắn hạn cho nhà nhập

khẩu.

5.5.4 Điều kiện về phương thức thanh toán

Trong thanh toán quốc tế có nhều phương thức thanh toán khác nhau như phương thức

thanh toán nhờ thu trơn, nhờ thu kèm chứng từ, phương thức tín dụng chứng từ, phương thức

chuyển tiền, ... Đối với nhà kinh doanh xuất nhập khẩu cần phải lựa chọn cho mình một

phương thức thanh toán hợp lý có lợi khi ký kết hợp đồng. Việc lựa chọn phương thức thanh

toán phụ thuộc vào các yếu tố sau:

- Tính chất và ưu điểm của từng phương thức.

- Quan hệ giữa người mua và người bán.

- Khả năng thanh toán của người mua, khả năng tài trợ của ngân hàng. Đối với người

bán thì phụ thuộc vào khả năng giao hàng, khả năng lập chứng từ.

CÂU HỎI ÔN TẬP VÀ THẢO LUẬN

1. Thế nào là tỷ giá hối đoái? Có các loại tỷ giá hối đoái nào?

2. Nhân tố ảnh hưởng đến tỷ giá hối đoái và biện pháp điều chỉnh tỷ giá hối đoái?

3. Trình bày phương pháp xác định tỷ giá chéo?

4. Trong thanh toán kinh doanh quốc tế có những điều kiện đảm bảo nào?

5. Trình bày các phương tiện trong thanh toán kinh doanh quốc tế?

6. Trình bày các phương thức thanh toán trong kinh doanh quốc tế?

7. Trình bày các điều kiện thanh toanh kinh doanh quốc tế?

8. Một Công ty xuất nhập khẩu đồng thời cùng một lúc nhận được tiền hàng xuất khẩu 50.000

EUR và phải thanh toán tiền hang nhập khẩu 100.000 AUD. Các thong số thị trường hiện

hành như sau:

Tỷ giá giao ngay AUD/USD = 0,6714 – 0,6723

EUR/USD = 1,1612 – 1,1622

USD/VND = 20.600 – 20.680

Yêu cầu: a/ Tính tỷ giá chéo giao ngay

b/ Nêu các phương án tính thu nhập bằng đồng ngân hàng Việt Nam của Công ty

c/ Là nhà kinh doanh anh (chị) chọn phương án nào? Tại sao?

9. Một đơn vị kinh doanh dịch vụ có nguồn thu là 100.000 USD, trong khi đó phải chi trả tiền

vay là 52.000EUR, số còn lại, đơn vị chuyển ra VND để thực hiện đầu tư xây dựng cơ bản.

a/ Hãy tính số VND sau khi quy đổi để đầu tư là bao nhiêu? Biết rằng

tỷ giá được công bố như sau:

USD /VND = 19.040/60

PTIT

Page 151: Bài giảng QUẢN TRỊ KINH DOANH QUỐC TẾ - Postdlib.ptit.edu.vn/bitstream/123456789/1423/1/BG Quan tri kinh doanh... · CÁC ĐỊNH CHẾ KINH TẾ, TÀI CHÍNH QUỐC TẾ

Chương 5 – Thanh toán trong kinh doanh quốc tế --------------------------------------------------------------------------------------------------------

146

USD /EUR = 0,8640/42

b/ Giả sử so với năm trước, VND tăng giá 10% so với USD, hãy tính số VND mà doanh

nghiệp Việt Nam bị thiệt khi đổi số USD nói trên ra VND?

10. Một đơn vị kinh doanh dịch vụ có nguồn thu 30 tỷ VND, đồng thời phải thanh toán tiền

nhập khẩu thiết bị đầu tư là 50.000.000JPY. Số còn lại chuyển thành USD để dự trữ. Biết rằng

tỷ giá giao ngay được công bố như sau:

USD /VND = 19.040/60 JPY/VND = 145/150

a/ Hãy tính số USD còn lại để dự trữ là bao nhiêu?

b/ Tính tỷ giá có kỳ hạn 3 tháng (F3 USD/VND) biết:

RUSD = 9,5%-10,5%/năm; RVND = 11%-12%/năm;

Một đơn vị kinh doanh dịch vụ Viễn thông phải chi trả lãi vay là 150.000 EUR trong khi đó

có nguồn thu là 100.000GBP, sau khi chi trả lãi vay, đơn vị chuyển số ngoại tệ còn lại ra

VND để thực hiện việc đầu tư xây dựng cơ bản. Biết rằng tỷ giá được công bố như sau :

USD/EUR = 0,9338/44

USD/VND = 15.786/52

USD/GBP = 0,6039/98

a/ Hãy tính số VND còn lại để đầu tư là bao nhiêu ?

b/ Giả sử so với năm trước, Đồng Việt Nam mất giá 10% so với USD, hãy tính số VND mà

doanh nghiệp Việt Nam bị thiệt khi dùng 1 tỷ VND để mua USD?

11. Một Công ty xuất nhập khẩu Việt nam đồng thời nhận được tiền xuất khẩu là 4.800.000

NZD và phải thanh toán tiền nhập khẩu là 4.000.000 SGD. Tỷ giá giao ngay hiện hành là:

S(USD/SGD) = 1,5050 – 1,5060

S(NZD/ USD) = 0,6075 – 0,6085

S(USD/VND) = 20.600 – 20.680

Yêu cầu:

a/ Tính S(SGD/VND) ; S(NZD/VND) ; S(NZD/SGD)

b/ Nêu các phương án tính thu nhập của Công ty bằng VND

c/ Là nhà kinh doanh Ngân hàng bạn chọn phương án nào? Tại sao?

12. Một Công ty xuất nhập khẩu Việt nam đồng thời nhận được tiền xuất khẩu là 3.000.000

CNY và phải thanh toán tiền nhập khẩu là 40.000.000 JPY. Tỷ giá giao ngay hiện hành là:

S(USD/JPY) = 115,15 - 115,25

S(USD / CNY) = 7,7575 - 7,7585

S(USD/VND) = 20.600 – 20.680

Yêu cầu:

a/ Tính S(JPY/VND) ; S(CNY/VND) ; S(CNY/JPY)

PTIT

Page 152: Bài giảng QUẢN TRỊ KINH DOANH QUỐC TẾ - Postdlib.ptit.edu.vn/bitstream/123456789/1423/1/BG Quan tri kinh doanh... · CÁC ĐỊNH CHẾ KINH TẾ, TÀI CHÍNH QUỐC TẾ

Chương 5 – Thanh toán trong kinh doanh quốc tế --------------------------------------------------------------------------------------------------------

147

b/ Nêu các phương án tính thu nhập của Công ty bằng VND

c/ Là nhà kinh doanh Ngân hàng, bạn chọn phương án nào? Tại sao?

13. Một Công ty xuất nhập khẩu Việt nam đồng thời nhận được tiền xuất khẩu là 65.000 EUR

và phải thanh toán tiền nhập khẩu là 100.000 AUD. Tỷ giá giao ngay hiện hành là:

S(AUD/USD) = 0,6714 - 0,6723

S(EUR/ USD) = 1,1612 - 1,1622

S(USD/VND) = 20.600 – 20.680

Yêu cầu:

a/ Tính S(AUD/VND) ; S(EUR/VND) ; S(EUR/AUD)

b/ Nêu các phương án tính thu nhập của Công ty bằng VND

c/ Là nhà kinh doanh Ngân hàng, bạn chọn phương án nào? Tại sao?

PTIT

Page 153: Bài giảng QUẢN TRỊ KINH DOANH QUỐC TẾ - Postdlib.ptit.edu.vn/bitstream/123456789/1423/1/BG Quan tri kinh doanh... · CÁC ĐỊNH CHẾ KINH TẾ, TÀI CHÍNH QUỐC TẾ

Chương 6 – Tổ chức và quản trị kinh doanh quốc tế ------------------------------------------------------------------------------------------------------------

148

CHƯƠNG 6

TỔ CHỨC VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH QUỐC TẾ

MỤC ĐÍCH

Chương cung cấp

Chiến lược kinh doanh quốc tế

- Khái quát chiến lược kinh doanh quốc tế

- Các loại chiến lược kinh doanh quốc tế

- Quy trình xây dựng và thực hiện chiến lược kinh doanh quốc tế

Đàm phán và giao dịch kinh doanh quốc tế

- Đàm phán trong kinh doanh quốc tế

- Giao dịch trong kinh doanh quốc tế

Hợp đồng trong kinh doanh quốc tế

- Khái quát hợp đồng trong kinh doanh quốc tế

- Tổ chức ký kết và thực hiện hợp đồng trong kinh doanh quốc tế

6.1 CHIẾN LƯỢC KINH DOANH QUỐC TẾ

6.1.1 Khái niệm chiến lược kinh doanh quốc tế

Chiến lược kinh doanh là sự tập hợp một cách thống nhất các mục tiêu, các chính sách và

sự phối hợp các hoạt động của một đơn vị kinh doanh chiến lược trong tổng thể nhất định.

Chiến lược kinh doanh phản ánh các hoạt động của một đơn vị kinh doanh chiến lược bao

gồm quá trình đặt ra mục tiêu và các biện pháp, các phương tiện sử dụng để đạt được mục tiêu

đó.

Chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp là xác định mục tiêu, lĩnh vực hoạt động, phân

bổ các nguồn lực để tồn tại và phát triển doanh nghiệp. Xây dựng chiến lược kinh doanh là

nhiệm vụ hàng đầu của lãnh đạo doanh nghiệp. Chiến lược kinh doanh được xây dựng khi

doanh nghiệp bắt đầu hoạt động, khi đang hoạt động (ngừng hoạt động hoặc lĩnh vực hoạt

động nào đó, bổ sung hoạt động mới…).

Chiến lược kinh doanh được xây dựng và thực hiện ở một đơn vị kinh doanh chiến lược.

Đơn vị kinh doanh chiến lược có thể là một doanh nghiệp hoặc tập đoàn doanh nghiệp mà nó

có 7 đặc điểm cơ bản sau đây:

1. Kinh doanh độc lập;

2. Có nhiệm vụ rõ ràng;

3. Có các đối thủ cạnh tranh trong kinh doanh;

4. Điều hảnh quản lý các nguồn lực (vật chất, lao động …) nhất định;

PTIT

Page 154: Bài giảng QUẢN TRỊ KINH DOANH QUỐC TẾ - Postdlib.ptit.edu.vn/bitstream/123456789/1423/1/BG Quan tri kinh doanh... · CÁC ĐỊNH CHẾ KINH TẾ, TÀI CHÍNH QUỐC TẾ

Chương 6 – Tổ chức và quản trị kinh doanh quốc tế ------------------------------------------------------------------------------------------------------------

149

5. Có bộ máy quản lý đủ quyền lực và có trách nhiệm;

6. Có thể đạt được lợi ích từ các kế hoạch chiến lược;

7. Có thể xây dựng kế hoạch một cách đọc lập với các đơn vị kinh doanh khác.

Việc xây dựng chiến lược kinh doanh nhắm giúp các doanh nghiệp các tập đoàn doanh

nghiệp đạt được các mục tiêu trước mắt và lâu dài, tổng thể và bộ phân là một điều hết sức

quan trọng và cần thiết. Bản chất của việc xây dựng chiến lược kinh doanh là “dự kiến tương

lai trong hiện tại”. Dựa vào chiến lược được xây dựng chu đáo các nhà quản lý có thể lập ra

các kế hoạch cho các năm kế tiếp nhau. Trong quá trình đó cần có sự kiểm soát chặt chẽ, hiệu

chỉnh trong từng bước đi. Một chiến lược vững mạnh luôn cần đến khả năng quản lý, điều

hanh linh hoạt, sử dụng được các phương tiện vật chất thích ứng với từng bước đi.

Một chiến lược kinh doanh có thể được xem xét ở nhiều góc độ khác nhau, tuy vậy chủ

yếu tập trung trả lời cho 3 câu hỏi:

1. Hiện nay doanh nghiệp đang ở đâu?

2. Doanh nghiệp muốn đi đến đâu?

3. Doanh nghiệp sẽ đến đó bằng cách nào?

Chiến lược kinh doanh cũng được xem xét như một quá trình ra quyết định trong đó các

nhà quản lý, những người ra quyết định cần đánh giá thực trạng trong hoạt động kinh doanh

của doanh nghiệp, xây dựng các mục tiêu và tìm kiếm các nguồn lực, các biện pháp cần thiết

để đạt được mục tiêu đó. Một chiến lược kinh doanh với nội dung như vậy sẽ mang ý nghĩa

bao quát và tổng thể hơn so với một kể hoạch kinh doanh. Kế hoạch kinh doanh thường phản

ánh một hệ thống các mục tiêu, các hoạt động cần phải được thực hiện trong khoảng thời gian

nhất định nhằm thực hiện các chiến lược kinh doanh. Như vậy, để vươn đến được mục tiêu

chiến lược một doanh nghiệp cần xây dựng thực hiện nhiều kế hoạch kinh doanh.

6.1.2 . Phân loại chiến lược kinh doanh quốc tế

1. Chiến lược kinh doanh dự kiến

Chiến lược kinh doanh dự kiến là sự kết hợp tổng thể của các mục đích, chính sách và kế

hoạch hành động vươn tới các mục tiêu đã định của một doanh nghiệp. Chiến lược kinh doanh

được xây dựng cho một giai đoạn nhất định nhằm đạt được mục tiêu xác định trong tương lai.

Chiến lược dự kiến được cấu thành bởi 3 bộ phận cơ bản đó là các mục tiêu, chính sách

và các kế hoạch hành động của một doanh nghiệp. Mục tiêu là một trạng thái mong muốn mà

doanh nghiệp xây dựng nên và cố gắng đạt tới. Trong một chiến lược kinh doanh một doanh

nghiệp có thể xây dựng cho mình một số mục tiêu nhất định, cónhững mục tiêu mang tính

tổng quát và có những mục tiêu cụ thể. Mục tiêu tổng quát là những mục tiêu bao trùm, nó

phản ảnh một cách tập trung nhất những trạng thái mà doanh nghiệp mong muốn đạt được

bằng những cố gắng của mình. Mục tiêu chi tiết là những mục tiêu cụ thể và thấp hơn mà

doanh nghiệp phải đạt được để tiến tới các mục tiêu tổng quát.

Các chính sách đó có thể được xem xét như là các chỉ dẫn về phương thức hành động mà

doanh nghiệp cần phải tuân thủ để đạt được mục tiêu của mình. Thông thường, các chính sách

có thể được hiểu như các nguyên tắc, các chỉ dẫn mà doanh nghiệp tạo dựng nên tổ chức hoạt

động nhằm vươn tới các mục tiêu đã định.

PTIT

Page 155: Bài giảng QUẢN TRỊ KINH DOANH QUỐC TẾ - Postdlib.ptit.edu.vn/bitstream/123456789/1423/1/BG Quan tri kinh doanh... · CÁC ĐỊNH CHẾ KINH TẾ, TÀI CHÍNH QUỐC TẾ

Chương 6 – Tổ chức và quản trị kinh doanh quốc tế ------------------------------------------------------------------------------------------------------------

150

Để đạt được các mục tiêu, bên cạnh những chính sách hoạt động, doanh nghiệp cần phải

xây dựng các kế hoạch hoạt động theo một tổng thể thống nhất. Kế hoạch xây dựng cho từng

thời kỳ nhất định và phải chỉ rõ các mục tiêu cụ thể, các hoạt động cần tiến hành, các nguồn

cần khai thác. Nằm trong tổng thể của một chiến lược kinh doanh, các kế hoạch hoạt động là

tổng thể các quá trình, các biện pháp hoạt động nhằm đạt tới các mục tiêu cụ thể và mục tiêu

tổng quát sẽ đạt được trên cơ sở mục tiêu cụ thể.

2. Chiến lược kinh doanh hiện thực

Chiến lược kinh doanh hiện thực là chiến lược kinh doanh dự kiến được điều chỉnh

cho phù hợp với các yếu tố thuộc môi trường kinh doanh xảy ra trên thực tế khi tổ chức thực

hiện. Như vậy có thể nói chiến lược kinh doanh hiện thực là chiến lược kinh doanh dự kiến

được triển khai trên thực tế. Một chiến lược kinh doanh dự kiến co thể trở thành một chiến

lược kinh doanh hiện thực hoặc chiến lược kinh doanh không hiện thực. Một chiến lược kinh

doanh dự kiến sẽ trở thành chiến lược kinh doanh hiện thực nếu những điều kiện và hoàn cảnh

thực tế trong khi thực hiện chiến lược có khả năng phù hợp với những điều kiện và hoàn cảnh

đã được tính đến trong chiến lược kinh doanh dự kiến. Ngược lại nếu điều kiện của chiến lược

kinh doanh dự kiến không thể xảy ra được trên thực tế thì chiến lược kinh doanh dự kiến đó

sẽ trở thành chiến lược kinh doanh không thực hiện.

3. Các cấp độ của chiến lược kinh doanh

Chiến lược kinh doanh được phân chia theo 3 nhóm mức độ khác nhau là chiến lược

cấp kinh doanh, chiến lược kinh doanh cấp chức năng, chiến lược cấp doanh nghiệp.

Chiến lược cấp kinh doanh là các chiến lược nhằm khai thác các lợi thế cạnh tranh

của doanh nghiệp để có thể cạnh tranh với các doanh nghiệp khác trong cùng ngành, cùng lợi

sản phẩm và được thực hiện ở sự tương đồng về công nghệ, khách hàng… Loại chiến lược

này đòi hỏi các nhà kinh doanh phải khai thác được thế mạnh của doanh nghiệp mình, nắm

bắt và khai thác được các cơ hội kinh doanh để duy trì và phát triển vị trí của doanh nghiệp

trên thị trường.

Chiến lược kinh doanh cấp chức năng là các chiến lược về các hoạt động chức năng

cụ thể của doanh nghiệp chẳng hạn chiến lược kinh doanh marketing, chiến lược tài chính,

chiến lược nhân sự… Các chiến lược chức năng có mối quan hệ mật thiết với nhau và là cơ sở

cho doanh nghiệp vươn tới các mục tiêu chung đã định.

Chiến lược cấp doanh nghiệp là những chiến lược chung được xây dựng cho một

đơn vị kinh doanh chiến lược. Mục tiêu của chiến lược cấp doanh nghiệp là tạo ra cơ sở lâu

dài và ổn định cho doanh nghiệp trên các thị trường. Để xây dựng và thực hiến chiến lược này

doanh nghiệp cần phải kết hợp các chiến lược chức năng, đa dạng hóa hoạt động, đa dạng hóa

mối quan hệ nhằm tạo ra những lợi cho doanh nghiệp trong cạnh tranh trên thị trường. Việc

xây dựng chiến lược kinh doanh cấp doanh nghiệp thuộc về trách nhiệm của lãnh đạo doanh

nghiệp.

Bên cạnh 3 cấp độ chiến lược trên có quan điểm cho rằng còn có chiến lược kinh

doanh cấp quốc tế. Chiến lược cấp quốc tế là những thách thức ở trên thị trường của các quốc

gia khác nhau. Chiến lược cấp quốc tế đòi hỏi các doanh nghiệp phải thích ứng với hoạt động

ở các môi trường kinh doanh khác nhau, tối đa hóa những lợi ích của doanh nghiệp để vươn

tới thực hiện chiến lược toàn cầu (Global Strategy)

PTIT

Page 156: Bài giảng QUẢN TRỊ KINH DOANH QUỐC TẾ - Postdlib.ptit.edu.vn/bitstream/123456789/1423/1/BG Quan tri kinh doanh... · CÁC ĐỊNH CHẾ KINH TẾ, TÀI CHÍNH QUỐC TẾ

Chương 6 – Tổ chức và quản trị kinh doanh quốc tế ------------------------------------------------------------------------------------------------------------

151

6.1.3 Vai trò của xây dựng và thực hiện chiến lược kinh doanh quốc tế

Để kinh doanh trong môi trường quốc tế các doanh nghiệp cần phải tự điều chỉnh các

hoạt động của mình cho thích ứng, phải chấp nhận và đáp ứng những đòi hỏi của thị trường

bên ngoài, thông qua các biện pháp cụ thể doanh nghiệp có thể lựa chọn các hình thức kinh

doanh, điều chỉnh các hoạt động sao cho hiệu quả cao nhất. Trong bối cảnh đó việc xây dựng

các chiến lược kinh doanh nhằm giúp các dơnh nghiệp đạt được các mục tiêu trước mắt và lâu

dài, tổng thể và bộ phận là hết sức cần thiết. Chiến lược kinh doanh đóng vai trò định hướng

hoạt động chung cho doanh nghiệp và các thành viên doanh nghiệp. Chiến lược kinh doanh

chỉ ra được những lợi thế và bất lợi của doanh nghiệp, tạo điều kiện cho doanh nghiệp khai

thác triệt để các cơ hội kinh doanh, tối thiểu hóa các mối đe dọa và các rủi ro trong hoạt động,

khai thác lợi thế cạnh tranh để hoạt động có hiệu quả so với các đối thủ cạnh tranh khác.

Việc xây dựng và thực hiện chiến lược kinh doanh tạo điều kiện đưa các hoạt động

của doanh nghiệp vào nề nếp và có trật tự, hoạt động của doanh nghiệp sẽ diễn ra một cách

nhịp nhàng trong mối quan hệ với các doanh nghiệp và các bạn hàng. Một chiến lược kinh

doanh hợp lý có tác dụng tập trung lực lượng, sức mạnh của doanh nghiệp nhằm vươn tới

những mục tiêu nhất định. Các ýchí chiến lược để khuyến khích phát huy mọi khả năng sáng

tạo, hướng các nỗ lực của cá nhân vào mục tiêu chung.

Xây dựng chiến lược kinh doanh với sự tham gia tích cự của các thành viên trong

doanh nghiệp là cơ hội để mọi người phát huy sáng tạo thể hiện sự gắn bó, nhiệt huyết của

mình đối với doanh nghiệp, đối với tập thể. Xây dựng chiến lược kinh doanh cũng là cơ hội

để lãnh đạo doanh nghiệp nhìn lại bản thân, doanh nghiệp và các nhân viên của mình.

6.1.4. Quá trình xây dựng và thực hiện chiến lược kinh doanh quốc tế

1. Chuẩn bị xây dựng chiến lược kinh doanh

Chuẩn bị xây dựng chiến lược là bước đầu tiên, cơ bản trong xây dựng và tổ chức thực

hiện một chiến lược kinh doanh. Trong bước chuân bị các doanh nghiệp (đơn vị kinh doanh

chiến lược) cần phải đánh giá môi trường kinh doanh, phân tích đánh giá khả năng của doanh

nghiệp ở từng thị trường khác nhau, lựa chọn quốc gia (thị trường) để thực hiện kinh doanh.

Các câu hỏi mà doanh nghiệp phải trả lời ở bước chuẩn bị bao gồm:

- Những quốc gia (thị trường) nào được doanh nghiệp lựa chọn để thực hiện kinh doanh

quốc tế.

- Những lợi thế và bất lợi của doanh nghiệp khi kinh doanh ở các thị trường đã lựa chọn ?

Những rủi ro có thể xảy ra với doanh nghiệp?

- Những kết quả (lợi ích) có thể đạt được khi kinh doanh ở thị trường đó

2. Đánh giá môi trường kinh doanh bên ngoài

Trong quá trình xậy dựng chiến lược kinh doanh quốc tế, công việc đầu tiên và hết sức

quan trọng là phải phân tích, đánh giá được môi trường kinh doanh quốc tế (những nơi mà

doanh nghiệp có ý định tiến hành kinh doanh)

Mục đích của việc phân tích, đánh giá môi trường kinh doanh quốc tế là: (1) lựa chọn

những thị trường (quốc gia) phù hợp với khả năng hoạt động của doanh nghiệp; (2) tạo cơ sở

cho việc xác định các chức năng nhiệm vụ và mục tiêu; (3) giúp doanh nghiệp xác định được

những việc gì cần làm để đạt được những mục tiêu đã định

PTIT

Page 157: Bài giảng QUẢN TRỊ KINH DOANH QUỐC TẾ - Postdlib.ptit.edu.vn/bitstream/123456789/1423/1/BG Quan tri kinh doanh... · CÁC ĐỊNH CHẾ KINH TẾ, TÀI CHÍNH QUỐC TẾ

Chương 6 – Tổ chức và quản trị kinh doanh quốc tế ------------------------------------------------------------------------------------------------------------

152

Khi phân tích, đánh giá môi trường kinh doanh doanh nghiệp cần xác định được sức hấp

dẫn của thị trường đối với doanh nghiệp. Sức hấp dẫn của thị trường được xem xét theo các

nhân tố chủ yếu sau:

(1) Quy mô của thị trường;

(2) Cơ cấu của thị trường;

(3) Tăng trưởng của thị trường;

(4) Lợi nhuận có thể;

(5) Cơ sở hạ tầng;

(6) Cạnh tranh trên thị trường;

(7) Sự phù hợp của sản phẩm với thị trường.

Các yếu tố của môi trường kinh doanh có ảnh hưởng trực tiếp đến các hoạt động của

doanh nghiệp cũng như tới việc xây dựng và thực hiện chiến lược. Do chiến lược kinh doanh

được thiết kế nhằm thực hiện các mục tiêu trong tương lai, nên khi phân tích đánh giá môi

trường các doanh nghiệp cần phải dự kiến được xu hướng biến động của môi trường trong

tương lai. Vì vậy, một trong những công việc quan trọng của phân tích đánh giá môi trường là

phải dự báo được sự thay đổi của môi trường tren cơ sở phân tích đánh giá môi trường kinh

doanh quốc tế hiện tại

Mục đích của việc dự báo môi trường là ước tính thời điểm và cường độ của những thay

đổi mà nó ảnh hưởng đến hoạt động của doanh nghiệp. Một số phương pháp doanh nghiệp có

thể áp dụng để dự báo sự thay đổi của môi trường bao gồm:

- Ý kiến chuyên gia: Doanh nghiệp có thể xin ý kiến tư vấn của các chuyên gia trong

việc dự đoán hoàn cảnh. Phương pháp thường đưcoj các doanh nghiệp đa quốc gia sử dụng là

phương pháp Delphi- Phương pháp đặt các chuyên gia ở nhiều vùng đánh giá sự kiện

- Xu hướng ngoại suy: Các doanh nghiệp có thể sử dụng các phương pháp toán học

và hàm ngoại suy để dự đoán hoàn cảnh. Phương pháp này có thể không đạt được độ tin cậy

cao vì những hoàn cảnh cụ thể thay đổi rất lớn trong tương lai.

- Xu hướng liên hệ: Ở phương pháp này các doanh nghiệp có thể sử dụng tương quan

giữa các chuỗi thời gian với các kết quả khác nhau để tìm ra mối liên hệ trong tương lai.

- Phân tích tác động đan chéo: Các doanh nghiệp có thể sử dụng phương pháp này

nhằm nhận định các xu hướng then chốt bằng cách đặt câu hỏi: “ Nếu biến cố A xảy ra thì nó

tác động tới các xu hướng khác như thế nào?”. Các kết quả sẽ được thu nhận và hình thành

một liên kết nhất định, biến cố này sẽ kéo theo biến cố khác.

- Thể hiện hồ sơ môi trường: Hồ sơ môi trường là công cụ hữu ích giúp các nhà quản

lý phân tích, dự báo môi trường, nhiệm vụ và tình hình nội bộ của doanh nghiệp. Một hồ sơ

môi trường là sự tóm tắt tất cả những yếu tố môi trường then chốt mà mỗi yếu tố được liệt kê

và đánh giá theo ảnh hưởng (tích cực hay tiêu cực) đến hoạt động của doanh nghiệp

Lợi ích của hồ sơ hoàn cảnh là nó thể hiện được những cơ hội, những khó khăn của

doanh nghiệp, giúp cho các nhà quản lý định hướng và giải quyết công việc chính xác và

nhanh chóng hơn

PTIT

Page 158: Bài giảng QUẢN TRỊ KINH DOANH QUỐC TẾ - Postdlib.ptit.edu.vn/bitstream/123456789/1423/1/BG Quan tri kinh doanh... · CÁC ĐỊNH CHẾ KINH TẾ, TÀI CHÍNH QUỐC TẾ

Chương 6 – Tổ chức và quản trị kinh doanh quốc tế ------------------------------------------------------------------------------------------------------------

153

Mỗi quốc gia tồn tại một môi trường kinh doanh nhất định và môi trường kinh doanh

luôn khác nhau từ nước này qua nước khác. Việc phân tích đánh giá môi trường bên ngoài

giúp cho các doanh nghiệp lựa chọn được các quốc gia, thị trường để tiến hành các hoạt động

kinh doanh, các loại hình kinh doanh phù hợp. Môi trường bên ngoài được phân tích đanh giá

từ môi trường thành phần như môi trường địa lý, kinh tế, chính trị pháp luật, văn hóa, lịch

sử…. Môi trường còn được phân tích ở trạng thái động bao gồm các môi trường như môi

trường cạnh tranh, công nghệ, tài chính, quản lý… ở mỗi quốc gia các yếu tố môi trường kinh

doanh cần được phân tích đánh giá một cách toàn diện đồng thời phải được xem xét trong bối

cảnh của nền kinh tế thế giới và các quan hệ quốc tế.

Phân tích, đánh giá cạnh tranh và đối thủ cạnh tranh

Doanh nghiệp cần phân tích đánh giá đối thủ cạnh tranh để nắm được phản ứng và các

hoạt động của đối thủ cạnh tranh khi doanh nghiệp thâm nhập thị trường mới.

Mục đích của đối thủ cạnh tranh.

Nắm được mục đích của đối thủ cạnh tranh sẽ giúp doanh nghiệp xác định được: (1)

liệu đối thủ cạnh tranh có bằng long với kết quả hoạt động và vị trí hiện tại của họ hay không;

(2) khả năng thay đổi và chuyển hướng chiến lược của đối thủ. Để giải quyết vấn đề này các

doanh nghiệp cần phải nắm được một số thông tin về đối thủ cạnh tranh. Các thông tin đó bao

gồm:

(1) Các mục tiêu về tài chính;

(2) Thái độ đối với rủi ro;

(3) Các giá trị của tổ chức;

(4) Cơ cấu của tổ chức;

(5) Năng lực và trình độ của đội ngũ nhân viên quản lý;

(6) Thành phần hội đồng quản trị;

(7) Các giao ước và hợp đồng đã ký;

(8) Các chính sách của chính phủ nước sở tại tác động tới hoạt động của các doanh nghiệp

và đối thủ cạnh tranh

Các nhận định của đối thủ cạnh tranh

Các nhận định, đánh giá của đối thủ cạnh tranh về bản than họ và những đối thủ cạnh

tranh của họ sẽ giúp doanh nghiệp đánh giá được chính xác đối thủ, nắm được những điểm

mạnh và yếu của đối thủ cạnh tranh. Ví dụ khi đối thủ cạnh tranh cho rằng sản phẩm của họ

có uy tín đối với khách hàng, thì đây cũng có thể lại là điểm yếu của họ bởi họ sẽ không thực

hiện các biện pháp mạnh mẽ về maketing. Để nhận biết được các nhận định này, doanh

nghiệp cần tập trung trả lời các câu hỏi sau:

(1) Đối thủ cạnh tranh nhận định như thế nào về ưu thế, hạn chế của họ và của các đối thủ

của họ?

(2) Những chính sách cụ thể của đối thủ cạnh tranh?

(3) Đối thủ cạnh tranh nhận định như thế nào về nhu cầu sản phẩm, xu hướng phát triển

của ngành trong tương lai?

(4) Nhận định của đối thủ cạnh tranh về mục đích và khả năng của các đối thủ của họ

PTIT

Page 159: Bài giảng QUẢN TRỊ KINH DOANH QUỐC TẾ - Postdlib.ptit.edu.vn/bitstream/123456789/1423/1/BG Quan tri kinh doanh... · CÁC ĐỊNH CHẾ KINH TẾ, TÀI CHÍNH QUỐC TẾ

Chương 6 – Tổ chức và quản trị kinh doanh quốc tế ------------------------------------------------------------------------------------------------------------

154

Chiến lược hiện tại của đối thủ cạnh tranh

Doanh nghiệp cần thiết phải nắm được chiến lược hiện tại của các đối thủ cạnh tranh.

Nhất là họ đang thực hiện chiến lược cạnh tranh như thế nào.

Tiềm năng của đối thủ cạnh tranh.

Doanh nghiệp cần nắm được tiềm năng của đối thủ cạnh tranh ở từng lĩnh vực như

marketing, nghiên cứu và phát triển (R&D), tài chính, tổ chức, nguồn nhân lực, quan hệ với

các cơ quan chính phủ và các tổ chức khác. Đồng thời, cũng cần xem xét khả năng tăng

trưởng và phát triển, khả năng phản ứng, thích nghi của đối thủ cạnh tranh

3. Đánh giá môi trường kinh doanh bên trong

Thực chất của việc phân tích đánh giá khả năng của doanh nghiệp là xác định lợi thế

và bất lợi của doanh nghiệp ở từng thị trường, những cơ hội, mục tiêu và kết quả doanh

nghiệp có thể đạt được

Các mục tiêu và kết quả mà một doanh nghiệp có thể đạt được ở từng thị trường phụ

thuộc và sức mạnh và vị trí cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường đó. Khả năng cạnh

tranh của doanh nghiệp trên thị trường được quyết định bởi khả năng nội tại của doanh nghiệp

và các yếu tố của môi trường kinh doanh tác động đến khả năng hoạt động của doanh nghiệp

ở môi trường đó. Khả năng nội tại của một doanh nghiệp được đánh giá bởi các chỉ tiêu như

khả năng về vốn và công nghệ; giá thành và chất lượng sản phẩm; uy tín của doanh nghiệp;

năng lực của đội ngũ cán bô, nhân viên doanh nghiệp thể hiện ở trình độ chuyên môn nghề

nghiệp và kinh nghiệm trong kinh doanh quốc tế; các nguồn lực doanh nghiệp sở hữu và có

thể khai thác v..v…. Khả năng của doanh nghiệp không chỉ là khả năng hiện tại mà còn là khả

năng trong tương lai. Các nguồn lực của doanh nghiệp không chỉ là các nguồn lực doanh

nghiệp sở hữu mà còn bao gồm các nguồn lực doanh nghiệp có thể huy động được một cách

hợp pháp

4. So sánh lựa chọn thị trường

Việc so sánh lựa chọn thị trường được thực hiện trên cơ sở phân tích đánh giá các

thông tin cần thiết. Do vậy, để có thể lựa chọn trước hết doanh nghiệp phải trả lời các câu hỏi:

(1) Doanh nghiệp có nhu cầu thu thập thông tin hay không?

(2) Nếu cần thì đó là thông tin gì và thông tin nào là cần thiết nhất?

(3) Doanh nghiệp có thể thu thập thông tin ở đâu?

Nguồn thông tin cần thiết có thể là do doanh nghiệp khảo sát trực tiếp và cũng có thể

thông qua các doanh nghiệp tư vấn, các đối tác… Với các thông tin thu nhận được doanh

nghiệp có thể áp dụng các phương pháp khác nhau để so sánh lựa chọn thị trường

Có rất nhiều phương pháp mà một doanh nghiệp có thể sử dụng trong so sánh lựa chọn

thị trường. Sau đây là một số phương pháp phổ biến:

* Phương pháp lưới

Phương pháp lưới là một công cụ quan trọng trong so sánh lựa chọn các thị trường của

doanh nghiệp. Phương pháp này cho phép xác định những điều kiện có thể chấp thuận hoặc

không thể chấp thuận được của một doanh nghiệp tại thị trường nhất định. Theo phương pháp

này, các thịt trường được xếp theo giá trị của một số chỉ tiêu chủ yếu. Các chỉ tiêu và giá trị

PTIT

Page 160: Bài giảng QUẢN TRỊ KINH DOANH QUỐC TẾ - Postdlib.ptit.edu.vn/bitstream/123456789/1423/1/BG Quan tri kinh doanh... · CÁC ĐỊNH CHẾ KINH TẾ, TÀI CHÍNH QUỐC TẾ

Chương 6 – Tổ chức và quản trị kinh doanh quốc tế ------------------------------------------------------------------------------------------------------------

155

của các chỉ tiêu thay đổi bởi các sản phẩm, bởi mỗi doanh nghiệp, phụ thuộc vào tình hình

bên ngoài và mục đích của doanh nghiệp.

* Ma trận sức hấp dẫn của quốc gia – sức mạnh của doanh nghiệp

Ma trận sức hấp dẫn của quốc gia – sức mạnh của doanh nghiệp nêu bật sự phù hợp của

các sản phẩm doanh nghiệp đối với một quốc gia (thị trường) nào đó. Phương pháp có thể

minh họa bởi trường hợp của doanh nghiệp Ford. Để quyết định cho những hoạt động của

mình ở thị trường nước ngoài doanh nghiệp Ford đã sử dụng ma trận này một cách hiệu quả.

Bằng ma trận này doanh nghiệp Ford đã sắp xếp đã sắp xếp các quốc gia theo sức hấp dẫn của

quốc gia từ thấp tới cao. Sự hấp dẫn này được doanh nghiệp đánh giá theo hàng loạt chỉ tiêu

như quy mô thị trường, sự tăng trưởng của thị trường, vấn đề điều hành giá cả, yêu cầu xuất

khẩu, lạm phát, cán cân thương mại, sự ổn định về chính trị…Sức mạnh cạnh tranh của doanh

nghiệp Ford được phân tích đánh giá theo các chỉ tiêu như sự phân chia thị trường, sự phù hợp

của sản phẩm đối với yêu cầu của dân chúng ở một quốc gia, lợi nhuận tối ưu cho một đơn vị

sản phẩm so với chất lượng sản phẩm của các nhà cạnh tranh, sự phù hợp của chương trình

khuếch trương của Ford ở từng quốc gia

* Ma trận cơ hội – rủi ro

Với một ma trận cơ hội – rủi ro một doanh nghiệp có thể đánh giá được từng quốc gia,

quy mô hoạt động của doanh nghiệp ở từng quốc gia và có thể dự đoán sự vận động của các

hoạt động đó

5. Xây dựng chiến lược kinh doanh quốc tế

Trong việc hình thành chiến lược kinh doanh quốc tế doanh nghiệp phải xác định mục

tiêu, lựa chọn hình thức kinh doanh phù hợp với từng thị trường, chọn chiến lược kinh doanh,

thiết kế các biện pháp thực hiện chiến lược.

Xác định mục tiêu chiến lược

Mục tiêu là toàn bộ kết quả hoặc trạng thái mà một doanh nghiệp muốn đạt được tại một

thời điểm xác định trong tương lai. Mục tiêu được chia ra thành mục tiêu dài hạn và mục tiêu

ngắn hạn. Việc phân chia các mục tiêu thành dài hạn và ngắn hạn phụ thuộc vào khoảng thời

gian thực hiện mục tiêu và chu kỳ kinh doanh của doanh nghiệp. Chu kỳ kinh doanh được

hiểu là khoảng thời gian cần thiết để thực hiện một quyết định kinh doanh. Chu kỳ kinh doanh

sẽ khác nhau ở từng ngành, từng doanh nghiệp.

Mục tiêu dài hạn là kết quả hoặc trạng thái mong muốn trong khoảng thời gian dài hơn

một chu kỳ kinh doanh. Thông thường một mục tiêu dài hạn được xác định cho khoảng thời

gian 5 năm. Các mục tiêu dài hạn có thể ấn định ở các chỉ tiêu như:

(1) Lợi nhuận đạt được;

(2) Năng suất lao động;

(3) Vị trí cạnh tranh của doanh nghiệp;

(4) Phát triển việc làm;

(5) Tiến bộ công nghệ;

(6) Trách nhiệm trước công chúng.

PTIT

Page 161: Bài giảng QUẢN TRỊ KINH DOANH QUỐC TẾ - Postdlib.ptit.edu.vn/bitstream/123456789/1423/1/BG Quan tri kinh doanh... · CÁC ĐỊNH CHẾ KINH TẾ, TÀI CHÍNH QUỐC TẾ

Chương 6 – Tổ chức và quản trị kinh doanh quốc tế ------------------------------------------------------------------------------------------------------------

156

Mục tiêu ngắn hạn là những kết quả trong từng giai đoạn cụ thể của một chu kỳ kinh

doanh. Các mục tiêu cụ thể phải đảm bảo góp phần thực hiện mục tiêu dài hạn.

Mục tiêu xác định trong chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp phải là mục tiêu đúng.

Mục tiêu đúng là những mục tiêu đáp ứng các tiêu thức chủ yếu sau:

Cụ thể:

Mục tiêu đúng trước hết phải là mục tiêu cụ thể. Tức là phải chỉ rõ mục tiêu đó liên quan

đến cái gì, giới hạn thời gian thực hiện và kết quả cuối cùng.

Linh hoạt:

Các mục tiêu phải đảm bảo linh hoạt để có thể điều chỉnh cho phù hợp với những thay

đổi cua môi trường kinh doanh.

Định lược được:

Các mục tiêu phải định lượng được. Để thực hiện tiêu thức này các mục tiêu cần được

xây dựng dưới dạng các chỉ tiêu có thể đo lường được.

Tính khả thi:

Mục tiêu để ra phải có tính khả thi, tức là các mục tiêu đó là những mục tiêu có thể đạt

được. Để đảm bảo tính khả thi, các mục tiêu cần được xây dựng trên cơ sở phân tích đánh giá

môi trường kinh doanh, khả năng của doanh nghiệp.

Tính thống nhất:

Tính thống nhất của mục tiêu thể hiện ở chỗ các mục tiêu phải thống nhất với nhau. Các

mục tiêu ngắn hạn phải góp phần thực hiện mục tiêu dài hạn.

Tính hợp lý:

Mục tiêu có tính hợp lý có nghĩa là mục tiêu đó phải được những người lãnh đạo doanh

nghiệp, những người thực hiện mục tiêu đó chấp nhận. Tính hợp lý còn được hiểu là hợp lý về

mặt tư duy lôgích.

Lựa chọn hình thức kinh doanh

Việc lựa chọn hình thức kinh doanh được thực hiện trên cơ sở phân tích đánh giá môi

trường kinh doanh và khả năng của doanh nghiệp. Kết quả phân tích, đánh giá sẽ cho phép

các doanh nghiệp xác định được những cơ hội kinh doanh, những đe dọa đối với doanh

nghiệp, điểm mạnh và điểm yếu của doanh nghiệp khi thực hiện các hình thức kinh doanh cụ

thể ở từng thị trường lựa chọn.

Trên thực tế có một số nhân tố chủ yếu được nhiều doanh nghiệp cân nhắc khi lựa

chọn hình thức kinh doanh quốc tế như điều kiện pháp luật, chi phí, kinh nghiệm hoạt động

của doanh ngệp, rủi ro, khả năng điều hành quản lý, sự phức tạp về công nghệ, sự giống nhau

giữa các quốc gia v.v..

Điều kiện pháp luật

Luật pháp của một quốc gia có thể tác động trực tiếp hoặc gián tiếp tới hoạt động của một

doanh nghiệp. Về mặt trực tiếp pháp luật có thể ngăn cấm một hình thức kinh doanh nhất

định. Ví dụ như trường hợp của doanh nghiệp Ford họ muốn triển khai thực hiện hoạt động sở

hữu 100% vốn của họ ở Mexico, những điều này không được luật pháp cho phép. Về mặt gián

tiếp những quy định về thuế nhập khẩu, chuyển lợi nhuận ra nước ngoài …ảnh hưởng đến

hoạt động, lợi nhuận của một doanh nghiệp.

PTIT

Page 162: Bài giảng QUẢN TRỊ KINH DOANH QUỐC TẾ - Postdlib.ptit.edu.vn/bitstream/123456789/1423/1/BG Quan tri kinh doanh... · CÁC ĐỊNH CHẾ KINH TẾ, TÀI CHÍNH QUỐC TẾ

Chương 6 – Tổ chức và quản trị kinh doanh quốc tế ------------------------------------------------------------------------------------------------------------

157

Chi phí

Khi thực hiện tiêu thụ sản phẩm hoặc sản xuất ở nước ngoài thông thường doanh nghiệp

phải giảm bớt các chi phí nhất định liên quan đến sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Mỗi hình

thức kinh doanh quốc tế được thực hiện sẽ có chi phí khác nhau, do vậy khi lựa chọn các hình

thức kinh doanh, doanh nghiệp phải cân nhắc chi phí có lợi nhất cho doanh nghiệp.

Rủi ro trong kinh doanh

Có rất nhiều hình thái của rủi ro. Tuy nhiên những thay đổi lớn về chính trị (dẫn đến rủi

ro chính trị) về kinh tế (dẫn đến rủi ro kinh tế) sẽ ảnh hưởng đến sự an toàn của các tài sản và

lợi nhuận thu được của doanh nghiệp. Một trong những phương hướng để tối thiểu hóa sự

hoạt động ở nước ngoài, nhưng điều này không có ý nghĩa. Do vậy để hạn chế rủi ro trong

kinh doanh quốc tế các doanh nghiệp thường hướng tới việc phân chia tài sản của doanh

nghiêp với người khác. Nếu rủi ro càng cao thì sẽ có xu hướng hình thành các liên minh trong

hoạt động kinh doanh.

Kinh nghiệm hoạt động của doanh nghiệp

Ở giai đoạn đầu của sự phát triển, các doanh nghiệp mở rộng hạn chế hoạt động của họ ra

nước ngoài bởi họ thiếu những điều kiện và những kinh nghiệm cần thiết. Đến một giai đoạn

nhất định của sự phát triển, với các kinh nghiệm đã tích lũy được nhiều hơn, các doanh nghiệp

mở rộng và thực hiện nhiều hoạt động trực tiếp ở thị trường nước ngoài. Trên thực tế có nhiều

doanh nghiệp chuyên môn hóa vào một số hình thức kinh doanh nhất định. Chẳng hạn tập

đoàn André tập trung mở rộng hoạt động đầu tư thông qua phương thức Buyback vào Việt

Nam bởi Tập đoàn đã có nhiều kinh nghiệm thực tế về kinh doanh bởi phương thức này.

Cạnh tranh trên thị trường

Nếu trên thị trường có ít các đối thủ cạnh tranh hoặc cạnh tranh diễn ra không quyết liệt

doanh nghiệp sẽ có nhiều cơ hội để lựa chọn các hình thức kinh doanh phù hợp. Ngược lại,

nếu cạnh tranh ở trên thị trường diễn ra khốc liệt hoặc có nhiều đối thủ cạnh tranh, doanh

nghiệp có ít cơ hội để lựa chọn các hình thức kinh doanh và nhiều khi không có được cơ hội

để lựa chọn.

Chuyển giao công nghệ và sự phức tạp của công nghệ

Thông thường, thực hiện chuyển giao công nghệ trong nội bộ gia đình doanh nghiệp sẽ

giảm được chi phí trong chuyển giao. Ví dụ, chuyển giao công nghệ từ doanh nghiệp mẹ đến

các chi nhánh sẽ rẻ hơn và có hiệu quả hơn là chuyển giao từ doanh nghiệp này cho doanh

nghiệp khác. Mặt khác, thì công nghệ càng phức tạp thì chi phí chuyển giao càng lớn. Do

những nguyên nhân như vậy nên ở mức độ càng cao của công nghệ, các doanh nghiệp càng

muốn mở rộng hoạt động ở nước ngoài bằng các chi nhánh thuộc sở hữu của nó hơn là thực

hiện liên doanh với doanh nghiệp khác.

Chọn phương án chiến lược kinh doanh

Các doanh nghiệp hoạt động kinh doanh trên thị trường quốc tế ngoài sự thay đổi của môi

trường kinh doanh họ còn gặp phải hàng loạt vấn đề nan giải khác. Thứ nhất, các đối thủ cạnh

tranh của doanh nghiệp có thể được chính phủ tạo ảnh hưởng cho vị trí cạnh tranh của họ trên

thị trường quốc tế. Thứ hai, chính sách và các biện pháp của chính phủ nước sở tại có thể gây

cản trở đối với các doanh nghiệp đa quốc gia nhất là ở các thị trường lớn của thế giới. Thứ ba,

PTIT

Page 163: Bài giảng QUẢN TRỊ KINH DOANH QUỐC TẾ - Postdlib.ptit.edu.vn/bitstream/123456789/1423/1/BG Quan tri kinh doanh... · CÁC ĐỊNH CHẾ KINH TẾ, TÀI CHÍNH QUỐC TẾ

Chương 6 – Tổ chức và quản trị kinh doanh quốc tế ------------------------------------------------------------------------------------------------------------

158

các đổi thủ cạnh tranh trên thị trường quốc tế có sức mạnh và thường có chiến lược phối hợp

trên phạm vi toàn cầu về thị trường, sản xuất và đầu tư. Thứ tư, việc phân định đánh giá đúng

các đói thủ cạnh tranh trên thị trường quốc tế là hết sức khó khăn do thiếu các thông tin cần

thiết.

Để thành công trong kinh doanh quốc tế các doanh nghiệp trong xây dựng chiến lược

phải biết phát huy những thế mạnh, những khả năng đặc biệt nhằm tạo ra lợi thế cạnh tranh

trên thị trường quốc tế, Những xu thế và khả năng đó có thể là:

- Giá thành sản phẩm thấp hơn so với các doanh nghiệp khác;

- Chất lượng sản phẩm cao hơn đáng kể so với các doanh nghiệp khác;

- Tiết kiệm nhờ sản xuất, tiêu thụ cung ứng marketing trên quy mô lớn;

- Sản phẩm được sản xuất theo công nghệ mà doanh nghiệp giữ bản quyền;

- Tính cơ động trong sản xuất;

- Có nhiều kinh nghiệm hơn trong hoạt động kinh doanh quốc tế.

Có nhiều phương án chiến lược cơ bản mà các doanh nghiệp đang thực hiện mở rộng

hoạt động trên quy mô quốc tế có thể vận dụng. Các phương án đó là:

Cạnh tranh trên toàn bộ mặt hàng: doanh nghiệp tham gia cạnh tranh trên quy mô thế

giới với toàn bộ mặt hàng trong ngành kinh doanh của doanh nghiệp. Phương án này đòi hỏi

phải có nguồn lực đáng kể và triển vọng lâu dài.

Tiêu điểm toàn cầu: doanh nghiệp cạnh tranh trên thị trường ở một lĩnh vực thuận lợi

nhất đối với doanh nghiệp.

Tiêu điểm trong nước: doanh nghiệp cạnh tranh ở các quốc gia được lựa chọn. Doanh

nghiệp thường hướng vào các nhu cầu nhất định nào đó của khách hàng để dành ưu thế cạnh

tranh so với các doanh nghiệp khác.

Tìm những nơi được bảo hộ: doanh nghiệp cạnh tranh ở các quốc gia mà ở đó các

chính sách, quy định của chính phủ thực tế ủng hộ hoạt động của doanh nghiệp, loại trừ được

các đối thủ cạnh tranh toàn cấu.

Để có nhiều phương án chiến lược mang tính chất đặc thù giúp doanh nghiệp thực

hiện chiến lược kinh doanh, các doanh nghiệp thực hiện kinh doanh quốc tế cần phải nắm

vững một số phương án chiến lược cơ bản như mở rộng và xâm nhập thị trường, chống rủi ro

tài chính, xuất khẩu.

Các biện pháp chủ yếu để thực hiện chiến lược kinh doanh

Có hai nhóm biện pháp chủ yếu để thực hiện chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp.

Nhóm thứ nhất bao gồm các biện pháp được xây dựng từ góc độ doanh nghiệp. Đó là các biện

pháp nhằm khai thác thế mạnh, khắc phục điểm yếu của doanh ngiệp nhằm vươn tới các mục

tiêu chiến lược (ví dụ các biện pháp về quản lý, công nghệ, lao động…). Nhóm thứ hai bao

gồm các biện pháp được xây dựng trên cơ sở huy động các nguồn lực từ bên ngoài như các

biện pháp liên minh, liên kết với các tổ chức, các doanh nghiệp khác nhằm tập hợp sức mạnh

thực hiện mục tiêu đã đề ra, hay các biện pháp khai thác sự ủng hộ, hỗ trợ của các chính phủ,

các tổ chức quốc tế v.v..

Các biện pháp được xây dựng phải nằm trong một tổng thể và cùng hướng tới mục đích

chiến lược chung. Khi thiết kế các biện pháp cần phải phát huy triệt để những lợi thế của

PTIT

Page 164: Bài giảng QUẢN TRỊ KINH DOANH QUỐC TẾ - Postdlib.ptit.edu.vn/bitstream/123456789/1423/1/BG Quan tri kinh doanh... · CÁC ĐỊNH CHẾ KINH TẾ, TÀI CHÍNH QUỐC TẾ

Chương 6 – Tổ chức và quản trị kinh doanh quốc tế ------------------------------------------------------------------------------------------------------------

159

doanh nghiệp, tập trung vào các nguồn lực sẽ có tiềm năng. Để đạt được một kết quả nhất

định có thể có nhiều biện pháp thực hiện khác nhau, do vậy việc thiết kế các biện pháp phải

cân nhắc các biện pháp tối ưu nhất cho hoạt động của doanh nghiệp.

Tổ chức các hoạt động chức năng

Các hoạt động chức năng như marketing, tài chính, quản trị nguồn nhân lực, kế toán đóng

vai trò quan trọng trong việc thực hiện chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp. Các hoạt

động chức năng này được tổ chức cho phù hợp với từng môi trường và hoạt động kinh doanh

của doanh nghiệp. Trong kinh doanh quốc tế sự đa dạng, phức tạp của môi trường kinh doanh,

sự đa dạng của các hình thức hoạt động đã chi phối mạnh mẽ tới các hoạt động chức năng,

buộc các hoạt động chức năng phải được tổ chức, được điều chỉnh cho phù hợp.

6. Thực hiện chiến lược kinh doanh quốc tế

Để thực hiện một chiến lược kinh doanh quốc tế, doanh nghiệp cần phải thực hiện những

công việc sau:

Chuyển các mục tiêu chiến lược thành các mục tiêu ngắn hạn phải đảm bảo một số

yêu cầu sau: mục tiêu phải rõ ràng, cụ thể, và việc thực hiện các mục tiêu ngắn hạn phải phù

hợp và góp phần thực hiện mục tiêu chiến lược chung;

Xác định các chiến thuật, sách lược cụ thể mà doanh nghiệp sẽ sử dụng để đạt tới các

mục tiêu chiến lược;

Xây dựng kế hoạch thời gian của các hoạt động và các phạm vi giới hạn cần thiết đê

giúp doanh nghiệp thực hiện được mục tiêu đã đề ra;

Điều chỉnh và tổ chức lại bộ máy tổ chức quản lý, điều chỉnh các hoạt động chức năng

cho phù hợp với chiến lược kinh doanh được xây dựng;

Trong quá trình thực hiện chiến lược kinh doanh có thể các điều kiện, yếu tố của môi

trường kinh doanh thực tế diễn ra khác với trong khi xây dựng chiến lược. Do vậy, doanh

nghiệp phải có biện pháp điều chỉnh chiến lược sao cho chiến lược dự kiến trở thành chiến

lược thực hiện.

7. Kiếm tra, đánh giá xây dựng và thực hiện chiến lược kinh doanh quốc tế

Kiếm tra đánh giá là bước cuối cùng của quá trình xây dựng và thực hiện chiến lược kinh

doanh. Mục đích của bước này là giúp doanh nghiệp đánh giá đúng kết quả của việc xây dựng

và thực hiện chiến lược, đánh giá sự cố gắng của các cá nhân, tập thể trong quá trình thực hiện

chiến lược; tìm ra những mặt mạnh và những yếu kém của doanh nghiệp rút kinh nghiệm cho

việc xây dựng và thực hiện các chiến lược tiếp sau.

Để phân tích đánh giá chiến lược kinh doanh, trước hết doanh nghiệp cần phải xác định

các thông số cơ bản để phân tích đánh giá. Tùy thuộc vào mục đích cụ thể của phân tích đánh

giá, tùy thuộc vào từng chiến lược kinh doanh mà doanh nghiệp có thể lựa chọn các thông số

khác nhau. Khi phân tích đánh giá chiến lược kinh doanh, doanh nghiệp cần tiến hành so sánh

kết quả, mục tiêu đã đạt được trên thực tế với các kết quả, mục tiêu dự kiến trong chiến lược.

Các yếu tố của môi trường kinh doanh thực tế, các biện pháp doanh nghiệp thực hiện để vươn

tới các mục tiêu chiến lược có thể khác với các yếu tố, các biện pháp đã được tiên đoán và

thiết kế trong chiến lược, do đó việc so sánh giữa các điều kiện các biện pháp thực tế và dự

kiến trong chiến lược là cần thiết giúp cho doanh nghiệp thấy được những mặt mạnh và mặt

PTIT

Page 165: Bài giảng QUẢN TRỊ KINH DOANH QUỐC TẾ - Postdlib.ptit.edu.vn/bitstream/123456789/1423/1/BG Quan tri kinh doanh... · CÁC ĐỊNH CHẾ KINH TẾ, TÀI CHÍNH QUỐC TẾ

Chương 6 – Tổ chức và quản trị kinh doanh quốc tế ------------------------------------------------------------------------------------------------------------

160

yếu trong xây dựng chiến lược. Những phân tích này sẽ giúp cho doanh nghiệp có những bài

học kinh nghiệm cho việc xây dựng và thực hiến chiến lược tiếp sau.

6.2 ĐÀM PHÁN VÀ GIAO DỊCH TRONG KINH DOANH QUỐC TẾ

6.2.1. Một số vấn đề cơ bản về đàm phán trong kinh doanh quốc tế

1. Khái niệm và đặc điểm đàm phán trong kinh doanh quốc tế

a) Khái niệm về đàm phán

Theo nghĩa thông thường, đàm phán được hiểu là cuộc đối thoại giữa hai hay nhiều

bên với nhau về yêu cầu và nguyện vọng của mỗi bên đối với bên kia xoay quanh vấn đề có

liên quan đến quyền lợi của tất cả các bên. Nói một cách khác, đàm phán là quá trình hai hay

nhiều bên có lợi ích chung và lợi ích xung đột cùng nhau tiến hành bàn bạc, thảo luận để điều

hòa các xung đột ấy.

Như vậy, có thể hiểu đàm phán “hợp đồng kinh doanh” là cuộc đối thoại giữa hai hay

nhiều nhà kinh doanh (đại diện cho một doanh nghiệp, tổ chức kinh doanh…) nhằm thỏa

thuận được với nhau về những điều kiện giao dịch (điều kiện mua bán, hợp tác kinh doanh…)

mà mỗi bên có thể chấp nhận được. Kết thúc các cuộc đàm phán này thường đưa đến kết quả

là các hợp đồng kinh doanh. Ngoài ra, trong kinh doanh còn có thể xảy ra các trường hợp đàm

phàn nhưng không đưa đến hợp đồng (đàm phán nhằm thu thập thông tin, đàm phán không có

kết quả), hoặc có trường hợp ký hợp đồng nhưng không cần đàm phán (chỉ có chào hàng và

được chấp nhận ngay – đó là trường hợp các giao dịch diễn ra thường xuyên và nằm trong

một khuôn khổ nhất định).

Mục đích của đàm phán là tìm ra những giải pháp nhằm tối đa hóa lợi ích và tối thiểu

hóa mâu thuẫn giữa các bên tham gia. Các bên tham gia đàm phán có thể là cá nhân, hoặc tập

thể (một công ty, một tổ chức, một hiệp hội…) hoặc một quốc gia.

b) Những trở ngại trong giao dịch đàm phán quốc tế là:

Thứ nhất, môi trường đàm phán: Hai bên thường có trụ sở đóng ở xa nhau. Ngay trong

thời đại thông tin lien lạc toàn cầu tức thời và du hành tốc dộ cao thì khoảng cách vẫn làm

phức tạp việc lập kế hoạch và tiến hành các cuộc đàm phán.

Thứ hai, văn hóa: Các giao dịch kinh doanh quốc tế không chỉ vượt qua biên giới

quốc gia, chúng cũng vượt qua các nền văn hóa. Sự khác biệt văn hóa có thể tạo ra một rào

cản trong đàm phán mà cuối cùng sẽ làm bế tắc bất kỳ giao dịch nào.

Thứ ba, ý thức hệ: Trong quá trình đàm phán quốc tế, các nhà đàm phán đối mặt và

phải sẵn sàng đối mặt với những ý thức hệ rất khác với của chính mình.

Thứ tư, bộ máy chính quyền: Khi tham gia kinh doanh quốc tế, doanh nghiệp đi vào

một thế giới có nhiều luật lệ và hệ thống chính trị khác nhau. Luật pháp và chính quyền nước

ngoài là rào cản thứ tư đối với việc đàm phán, nhất là trong lĩnh vực xuất khẩu, đầu tư trực

tiếp nước ngoài, hay chuyển giao công nghệ.

Thứ năm, sự tồn tại của nhiều đồng tiền khác nhau: Giao dịch quốc tế diễn ra trong

một thế giới có nhiều đồng tiền và hệ thống tiền tệ. Đây là rào cản trong giao dịch quốc tế

luôn xuất hiện trong đàm phán và trong nhiều trường hợp cho thấy không thể vượt qua được.

Thứ sáu, tính không ổn định và thay đổi đột ngột: Là rào cản rất thường có trong bản

thân hệ thống kinh doanh quốc tế. Những rào cản này có một tác động hai mặt đối với giao

PTIT

Page 166: Bài giảng QUẢN TRỊ KINH DOANH QUỐC TẾ - Postdlib.ptit.edu.vn/bitstream/123456789/1423/1/BG Quan tri kinh doanh... · CÁC ĐỊNH CHẾ KINH TẾ, TÀI CHÍNH QUỐC TẾ

Chương 6 – Tổ chức và quản trị kinh doanh quốc tế ------------------------------------------------------------------------------------------------------------

161

dịch toàn cầu: Thứ nhất, nó làm tăng rủi ro bị thất bại – rủi ro hai bên không đồng ý, rủi ro

thỏa thuận của họ sẽ là hình thức hơn là thực tế, rủi ro họ không tuân thủ bất kỳ thỏa thuận

nào; Thứ nhì, những rào cản này thường kéo dài thời gian đi đến một thương vụ. Thường giao

dịch quốc tế mất nhiều thời gian đi đến chung cuộc hơn các giao dịch trong nước.

2. Những cơ sở của đàm phán trong kinh doanh quốc tế

Dù tiến hành trên lĩnh vực nào, theo kiểu nào thì đàm phán cũng dựa trên những cơ sở

chung nhất định. Đó là:

Thứ nhất, đàm phán là quá trình tác động lẫn nhau giữa các chủ thể có lợi ích xung đột

nhằm tối đa hóa lợi ích chung và giảm thiểu sự xung đột về lợi ích giữa các bên, từ đó đi tới

giải pháp có thể chấp nhận cho các chủ thể đó. Cơ sở gốc rễ của hoạt động đàm phán là vấn

đề lợi ích. Giữa các bên đàm phán có các loại lợi ích sau:

- Lợi ích chung cho cả hai bên;

- Lợi ích riêng của từng bên mà không phụ thuộc trực tiếp vào phía bên kia;

- Lợi ích xung khắc: Nếu phần lợi ích của bên này tăng lên bao nhiêu thì lợi ích của

bên kia giảm xuống bấy nhiêu.

Thứ hai, luôn luôn tồn tại sự mâu thuẫn và thống nhất giữa “hợp tác” và “xung đột”

trong đàm phán, hay nói cách khác đàm phán là quá trình thống nhất giữa các mặt đối lập. Lợi

ích của phía bên này thường nằm ở sự chấp nhận của phía bên kia và những thỏa hiệp đạt

được phải đảm bảo lợi ích cho tất cả các bên, đó là mặt mang tính hợp tác của đàm phán.

Đồng thời, lợi ích của bên này tăng lên có thể làm cho lợi ích của bên kia giảm xuống, bởi

vậy các bên luôn luôn tích cực bảo về lợi ích của riêng mình, hy vọng đạt được nhiều lợi ích

hơn đối phương (đối tác), đó là mặt mang tính xung đột của đàm phán.

Thứ ba, đàm phán chịu sự chi phối của mối quan hệ về thế và lực giữa các chủ thể.

Trong đàm phán, khi một bên có thế lực hơn hẳn bên kia thường giành được thế chủ động và

tìm kiếm được nhiều lợi ích hơn phía bên kia. Bên yếu thế hơn thường phải chịu nhượng bộ

nhiều hơn. Khi các bên cân bằng lực lượng thì có thể đạt được những thỏa hiệp tương đối cân

bằng về lợi ích cho tất cả các bên.

Thứ tư, đàm phán vừa mang tính khoa học vừa mang tính nghệ thuật. Việc nghiên cứu,

phân tích, lập phương án và đối sách đàm phán là mặt có tính khoa học của đàm phán. Với

cùng một nội dung đàm phán, trong những điều kiện và hoàn cảnh như nhau, nhưng được

thực hiện bởi các nhà đàm phán khác nhau thì kết quả thu được thường không giống nhau.

Điều đó phản ánh tính nghệ thuật của đàm phán.

Ngoài những cơ sở chung nêu trên, đàm phán trong kinh doanh quốc tế còn phải dựa trên

những cơ sở sau đây:

Một là, đàm phán diễn ra trong lĩnh vực kinh doanh nên nó chịu sự chi phối của các

quy luật kinh tế như quy luật giá trị, quy luật cung cầu, quy luật cạnh tranh.

Hai là, đàm phán diễn ra trong lĩnh vực kinh doanh quốc tế thường chịu ảnh hưởng

của các quan hệ chính trị và ngoại giao. Nếu quan hệ chính trị và ngoại giao giữa các quốc gia

đối tác ở tình trạng hữu hảo và hiểu biết lẫn nhau thì sẽ tạo thuận lợi cho các cuộc đàm phán

này.

PTIT

Page 167: Bài giảng QUẢN TRỊ KINH DOANH QUỐC TẾ - Postdlib.ptit.edu.vn/bitstream/123456789/1423/1/BG Quan tri kinh doanh... · CÁC ĐỊNH CHẾ KINH TẾ, TÀI CHÍNH QUỐC TẾ

Chương 6 – Tổ chức và quản trị kinh doanh quốc tế ------------------------------------------------------------------------------------------------------------

162

Ba là, đàm phán diễn ra trong lĩnh vực kinh doanh quốc tế thường chịu ảnh hưởng bởi

những biến động lớn của nền kinh tế thế giới và thị trường thế giới.

3. Các nguyên tắc và đặc điểm của đàm phán kinh doanh quốc tế

a) Các nguyên tắc cơ bản

- Đàm phán là một việc tự nguyện, theo nghĩa bất cứ bên nào cũng có thể thoái lui hay

từ chối tham dự đàm phán bất cứ lúc nào.

- Đàm phán chỉ có thể bắt đầu khi ít nhất có một bên muốn thay đổi thỏa thuận hiện tại

và tin rằng có thể đạt được một thỏa thuận mới thỏa mãn cả đôi bên.

- Chỉ xảy ra đàm phán khi các bên hiểu rằng sự việc chỉ được quyết định khi có thỏa

thuận chung, còn nếu sự việc có thể quyết định đơn phương bởi một bên thì không cần xảy ra

đàm phán.

- Thời gian là một trong những yếu tố quyết định trong đàm phán. Thời gian có ảnh

hưởng to lớn đến tình hình đàm phán và ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả cuối cùng của đàm

phán.

- Một kết cục thành công của đàm phán không phải là giành thắng lợi bằng mọi giá mà

đạt được điều mà cả hai bên đều mong muốn.

- Phẩm chất, năng lực, kỹ năng, thái độ và tình cảm của những người ngồi trên bàn

đàm phán có ảnh hưởng quyết định đến tiến trình đàm phán.

b) Đặc điểm của đàm phán trong kinh doanh quốc tế

Ngoài những đặc điểm của đàm phán nói chung, đàm phán trong kinh doanh quốc tế

có một số nét riêng chủ yếu sau đây:

Một là, trong các bên tham gia đàm phán, ít nhất có hai bên có quốc tịch khác nhau.

Đây là điểm phân biệt cơ bản giữa đàm phán kinh doanh quốc tế với đàm phán kinh doanh

trong nước.

Hai là, sử dụng ngôn ngữ và thông tin là phương tiện chủ yếu trong đàm phán. Các

bên tham gia có quốc tịch khác nhau và thường sử dụng những ngôn ngữ phổ thông khác

nhau.

Ba là, có sự gặp gỡ của các hệ thống pháp luật của các quốc gia khác nhau trong quá

trình đàm phán. Hệ thống luật pháp của mỗi quốc gia phản ánh và bảo vệ lợi ích của quốc gia

đó.

Bốn là, có sự gặp gỡ giữa các nền văn hóa, phong tục tập quán khác nhau trong đàm

phán kinh doanh quốc tế.

4. Phân loại đàm phán trong kinh doanh quốc tế

Việc phân loại đàm phán thường có thể dựa trên nhiều tiêu thức khác nhau, thực tế có

một số cách phân loại đàm phán thường được sử dụng:

- Căn cứ theo số bên tham gia có 03 loại: Đàm phán song phương, đàm phán đa

phương và đàm phán theo nhóm đối tác.

- Căn cứ theo thời gian tiến hành đàm phán, người ta chia thành đàm phán dài hạn

(vòng đàm phán) và đàm phán một lần.

PTIT

Page 168: Bài giảng QUẢN TRỊ KINH DOANH QUỐC TẾ - Postdlib.ptit.edu.vn/bitstream/123456789/1423/1/BG Quan tri kinh doanh... · CÁC ĐỊNH CHẾ KINH TẾ, TÀI CHÍNH QUỐC TẾ

Chương 6 – Tổ chức và quản trị kinh doanh quốc tế ------------------------------------------------------------------------------------------------------------

163

- Căn cứ theo phạm vi của đàm phán có thể chia thành đàm phán trọn gói và đàm phán

từng phần. Đàm phán trọn gói là đàm phán đi tới giải pháp mang tính chất tổng thể, bao gồm

các công việc thuộc các lĩnh vực khác nhau có liên quan với nhau.

- Căn cứ theo chủ thể, gồm có đàm phán ở cấp vĩ mô và đàm phán ở cấp vĩ mô.

5. Các yếu tố của đàm phán trong kinh doanh quốc tế

a) Bối cảnh đàm phán (Thông tin về các bên đàm phán)

Nội dung của bối cảnh đàm phán bao gồm các yếu tố khách quan về tình hình chính

trị, kinh tế, xã hội, trong đó những yếu tố kinh tế có ảnh hưởng trực tiếp đến đàm phán kinh

doanh quốc tế.

Các yếu tố kinh tế bao gồm: Tình hình sản xuất và tiêu thụ, quan hệ cung - cầu trên thị

trường, tình hình tăng trưởng hay suy thoái, tình hình giá cả và lạm phát, các yếu tố ngoại lai.

Nếu phạm vi ảnh hưởng trong đàm phán người ta còn quan tâm đến bối cảnh chung và

bối cảnh riêng, có ảnh hưởng đến tất cả các bên. Bối cảnh riêng là bối cảnh của từng bên (bối

cảnh nội tại), có ảnh hưởng trực tiếp đến ý đồ, kế hoạch, yêu cầu và quyết định của từng bên.

b) Thời gian và địa điểm đàm phán

- Xét về mặt thời gian, đàm phán là một quá trình, quá trình này có khởi điểm và kết

thúc và có thể chia ra thành nhiều bước để thực hiện.

- Địa điểm đàm phán có thể được chọn tại địa bàn của một bên tham gia hoặc cũng có

thể chọn một địa điểm trung gian độc lập.

c) Năng lực đàm phán

Năng lực đàm phán là yếu tố có ảnh hưởng quyết định đến tiến trình và kết quả đàm

phán.

Năng lực chuyên môn: Yêu cầu về chuyên môn đối với nhà đàm phán trong kinh

doanh quốc tế là phải có một trình độ nhất định (cả lý luận và kinh nghiệm thực tiễn) về kinh

doanh nói chung và kinh doanh quốc tế nói riêng.

Năng lực pháp lý: Là khả năng của người đàm phán trong việc nắm vững luật pháp

nước mình, luật pháp nước đối tác cũng như luật pháp quốc tế, đặc biệt là luật có liên quan

đến lĩnh vực kinh doanh quốc tế.

Năng lực mạo hiểm: Trong kinh doanh nói chung và kinh doanh quốc tế nói riêng,

muốn thu lợi nhuận cao, thông thường nhà kinh doanh phải biết chấp nhận rủi ro và dám mạo

hiểm, biết vượt qua thất bại để đi tới thành công.

d) Đối tượng, nội dung và mục đích của cuộc đàm phán

Trong đàm phán kinh doanh quốc tế, đối tượng, nội dung và mục đích được xác định

như sau:

- Đối tượng của đàm phán kinh doanh quốc tế là các hoạt động mua bán, trao đổi hàng

hóa và dịch vụ, hoạt động chuyển giao công nghệ, hoạt động đầu tư,…mang tính quốc tế (tức

là trong các bên tham gia ít nhất phải có hai bên có quốc tịch khác nhau).

- Nội dung của các cuộc đàm phán kinh doanh quốc tế: Chủ yếu là tiến hành bàn bạc,

thỏa thuận các vấn đề về giá cả, chất lượng, mẫu mã, phương thức và điều kiện giao hàng,

PTIT

Page 169: Bài giảng QUẢN TRỊ KINH DOANH QUỐC TẾ - Postdlib.ptit.edu.vn/bitstream/123456789/1423/1/BG Quan tri kinh doanh... · CÁC ĐỊNH CHẾ KINH TẾ, TÀI CHÍNH QUỐC TẾ

Chương 6 – Tổ chức và quản trị kinh doanh quốc tế ------------------------------------------------------------------------------------------------------------

164

phương thức thanh toán, phương thức đầu tư, trách nhiệm của các bên tham gia, điều kiện

khiếu nại và giải quyết tranh chấp (nếu có)…

- Mục đích đàm phán: Nói chung mục đích cuối cùng mà các nhà đàm phán kinh

doanh quốc tế đặt ra và phấn đấu đạt được một hợp đồng mua bán hàng hóa, dịch vụ hoặc hợp

đồng chuyển giao công nghệ, một dự án đầu tư mà hai bên có thể chấp nhận được.

6.2.2. Tổ chức quá trình đàm phán trong kinh doanh quốc tế

1. Các giai đoạn đàm phán

a) Giai đoạn 1 – Chuẩn bị

Trong giai đoạn này người ta lập ra kế hoạch, chương trình và chuẩn bị các thông tin

cho cuộc đàm phán. Thông thường, giai đoạn này sẽ quyết định 70% thành công của cuộc

đàm phán. Nội dung chủ yếu của giai đoạn này bao gồm các công việc sau đây:

- Xác định mục tiêu của đàm phán với các mức độ khác nhau;

- Chia mục tiêu lớn thành các mục tiêu bộ phận, trong đó có những mục tiêu được ưu

tiên;

- Chọn nơi gặp gỡ, đàm phán (địa điểm đàm phán) phù hợp cho cả hai bên;

- Tính toán (dự kiến trước) các khả năng khác nhau có thể xảy ra trong đàm phán, từ

đó tìm ra cách giải quyết hợp lý nhất;

- Tìm hiểu sở trường và sở đoản của đối phương;

- Lựa chọn thành viên của đoàn đàm phán với cơ cấu và năng lực phù hợp;

- Lập phương trình và thời gian biểu cho đàm phán;

- Chuẩn bị tinh thần và lựa chọn nghệ thuật đàm phán phù hợp với từng đối tượng.

b) Giai đoạn 2 – Thảo luận

Giai đoạn thảo luận thường bao gồm những nội dung cơ bản sau:

- Bố trí và sắp xếp chỗ ngồi khi đàm phán;

- Tóm tắt lí do đàm phán, trao đổi ý đồ của nhau;

- Tìm hiểu ý đồ và mục đích của đối phương, xác định điều nào là điều quan trọng,

điều nào có thể thương lượng được, điều nào không thể thương lượng được;

- Xác định người có thực quyền trong đàm phán;

- Trình bày yêu cầu của mình cho đối phương hiểu trong phạm vi cho phép;

- Ghi lại nội dung và tiến trình đàm phán.

c) Giai đoạn 3 – Đề xuất

Nội dung cơ bản của giai đoạn này là:

- Đưa ra các đề xuất theo từng điều khoản, các đề xuất thường có liên quan với nhau

và nhằm phục vụ cho mục tiêu chính.

- Xem xét các đề xuất của đối phương, gắn chúng với những đề xuất của mình, có thể

chấp nhận từng phần đề xuất của đối phương, nhưng không nên chấp nhận toàn bộ.

d) Giai đoạn 4 – Thỏa thuận

Đến giai đoạn này có thể xảy ra một trong hai trường hợp:

PTIT

Page 170: Bài giảng QUẢN TRỊ KINH DOANH QUỐC TẾ - Postdlib.ptit.edu.vn/bitstream/123456789/1423/1/BG Quan tri kinh doanh... · CÁC ĐỊNH CHẾ KINH TẾ, TÀI CHÍNH QUỐC TẾ

Chương 6 – Tổ chức và quản trị kinh doanh quốc tế ------------------------------------------------------------------------------------------------------------

165

- Nếu sau một quá trình đàm phán nhất dịnh không đi đến các thỏa thuận thống nhất

thì các bên có thể dừng cuộc đàm phán lại, thay vào đó nên làm những việc sau: Nghỉ ngơi,

tạo ra không khí thân thiện giữa các bên; Đưa ra các quan điểm mới, cách tiếp cận mới; Có

thể thay đổi trưởng đoàn hoặc cả kíp đàm phán.

- Nếu đạt được sự nhất trí về các điều khoản đã đưa thì các bên cần thành lập hợp

đồng.

2. Kỹ thuật đàm phán

a) Kỹ thuật mở đầu đàm phán

Một số vấn đề phải cân nhắc tới khi lựa chọn cách thức mở đầu cuộc đàm phán.

- Nội dung, mục đích và yêu cầu của cuộc đàm phán;

- Đặc điểm đối tác đang đàm phán;

- Địa điểm, thời gian và không gian của cuộc đàm phán;

- Cách tổ chức đàm phán cũng như chuẩn bị về nhân sự cho cuộc đàm phán.

b) Các kỹ thuật trong quá trình đàm phán

- Kỹ thuật đặt câu hỏi

Trong quá trình tìm kiếm thông tin, chúng ta có thể sử dụng những loại câu hỏi:

Câu hỏi đóng: Đây là loại câu hỏi đòi hỏi người trả lời chỉ được phép trả lời hoặc là

“có” hoặc là “không”. Loại câu hỏi này được sử dụng khi muốn có câu trả lời xác định, hay

khẳng định về một vấn đề gì đó, hoặc trong trường hợp chúng ta muốn thu hẹp vấn đề lại theo

ý định của chúng ta.

Câu hỏi mở: Đây là câu hỏi không đòi hỏi người trả lời phải trả lời hoặc là “có” hoặc

là “không”. Ngược lại, nó giúp người trả lời có thể phát triển và giải thích thêm ý nghĩa của

câu trả lời. Loại câu hỏi này được sử dụng khi bắt đầu thảo luận một vấn đề gì đó, hoặc ta cần

khai thác thêm ý kiến của đối tác.

Câu hỏi gián tiếp: Câu hỏi này được sử dụng trong trường hợp muốn đề cập đến một

vấn đề gì đó nhưng không muốn đề cập đến một cách trực tiếp, vì nó có thể làm đối tác cảm

giác thấy hơi đột ngột. Loại câu hỏi này, một mặt tạo ra được bầu không khí hữu nghị nhưng

mặt khác, nó vẫn giúp ta thu thập được thông tin cần thiết.

Câu hỏi nhằm chuyển chủ đề: Loại câu hỏi này được sử dụng không phải vì mục đích

thu thập thông tin cho quá trình thảo luận. Ngược lại, nó được áp dụng trong trường hợp

chúng ta muốn đưa ra một quyết định nhưng vẫn chưa biết được ý đồ của đối tác.

- Kỹ thuật nghe: Hỏi và nghe là hai mặt của vấn đề. Sau khi hỏi, chúng ta tất yếu sẽ

nghe những câu trả lời của đối tác, trên cơ sở đó để ta đặt những câu hỏi tiếp theo. Vì thế việc

đặt ra câu hỏi rất quan trọng, nếu khi đặt câu hỏi mà chúng ta không chuẩn bị những thông tin

thu được từ câu trả lời của đối tác, thì sẽ không có giá trị và làm cho quá trình nghe trở nên

nhàm chán.

Trong quá trình nghe, chúng ta phải hết sức tập trung, phải biết những điểm chính,

điểm phụ trong lời trình bày của đối tác, nếu không chúng ta dễ mắc phải lỗi là do không tập

trung nghe đối tác trình bày ý kiến của họ, dẫn đến hậu quả là ta không hiểu vấn đề, từ đó đi

đến một quyết định sai, bất lợi cho ta.

PTIT

Page 171: Bài giảng QUẢN TRỊ KINH DOANH QUỐC TẾ - Postdlib.ptit.edu.vn/bitstream/123456789/1423/1/BG Quan tri kinh doanh... · CÁC ĐỊNH CHẾ KINH TẾ, TÀI CHÍNH QUỐC TẾ

Chương 6 – Tổ chức và quản trị kinh doanh quốc tế ------------------------------------------------------------------------------------------------------------

166

- Kỹ thuật trả lời các câu hỏi (kỹ thuật truyền đạt thông tin).

Khi trả lời câu hỏi cần tuân theo một số nguyên tắc:

Nguyên tắc chính xác: Những thông tin mà các bên đưa ra phải là những thông tin

phản ánh sự thật khách quan, các bên không được phép tô vẽ thêm, làm sai lệch thông tin,

hoặc bóp méo sự thật.

Nguyên tắc đầy đủ: Nguyên tắc này đòi hỏi các nhà đàm phán phải cung cấp tất cả

những thông tin cần thiết mà một bên đối tác yêu cầu, không nên vì động cơ vụ lợi riêng mà

giấu đi những thông tin quan trọng.

Nguyên tắc kịp thời: Nguyên tắc này đòi hỏi các nhà đàm phán phải cung cấp tất cả

những thông tin có sẵn khi hai bên yêu cầu. Chúng ta không nên chậm trễ trong quá trình

cung cấp thông tin vì sẽ gây khó khăn cho đối tác và hạn chế quá trình ra quyết định.

Nguyên tắc hỗ trợ: Nguyên tắc này yêu cầu các nhà đàm phán trong quá trình truyền

đạt thông tin phải dùng các dẫn chứng, số liệu cụ thể để minh họa sao cho đối tác cảm thấy rõ

ràng nhất, dễ hiểu nhất. Tránh sự cung cấp thông tin mập mờ, thiếu rõ ràng và không có tính

thuyết phục.

Kỹ thuật lập luận:

Khi tiến hành lập luận đòi hỏi các nhà đàm phán phải chú ý những vấn đề sau đây:

- Phải có sự chuẩn bị kĩ lưỡng và chu đáo về nội dung các vấn đề cần lập luận trên các

mặt số liệu, luận cứ, luận chứng, thời gian và địa điểm xảy ra của các sự kiện.

- Phải trình bày vấn đề một cách rõ ràng, logic và chặt chẽ.

- Phải có thái độ đúng mức với bên đối tác, tránh sự gò ép hoặc áp đặt không cần thiết.

- Phải tìm hiểu kỹ đối tác trước khi thương lượng, cũng như phải tôn trọng các ý kiến

của đối tác.

c) Kỹ thuật kết thúc đàm phán

Để thực hiện kết thúc cuộc đàm phán, có thể sử dụng 02 phương pháp sau đây:

- Phương pháp kết thúc đàm phán trực tiếp:

Theo phương pháp này, sau khi thảo luận xong xuôi mọi vấn đề, sẽ kết lại và trình bày

một cách trình tự tất cả những nội dung và vấn đề mà đã được hai bên thỏa thuận và đồng ý.

Sử dụng phương pháp này, đòi hỏi ta phải trình bày kết luận một cách chính xác, đầy đủ, rõ

ràng vì đây chính là cơ sở cho các bước ký kết hợp đồng tiếp theo.

- Phương pháp kết thúc đàm phán gián tiếp:

Phương pháp này được áp dụng khi cuộc đàm phán chưa đạt được một sự thỏa thuận

hoàn toàn, ngược lại hai bên chỉ mới đi đến thỏa thuận một số nội dung vấn đề. Theo cách

này, có thể trình bày một số nội dung mà hai bên chưa đạt được sự thỏa thuận cũng như

những nguyên nhân của nó. Sau đó mới chốt lại các vấn đề mà cả hai bên đã thỏa thuận và

đồng ý.

3. Kiểu đàm phán

Trong thực tế có nhiều kiểu (cách thức) đàm phán khác nhau với những kỹ thuật khác

nhau và đưa lại kết quả khác nhau, trên giác độ kết quả đàm phán thu được có thể phân ra ba

kiểu đàm phán như sau.

PTIT

Page 172: Bài giảng QUẢN TRỊ KINH DOANH QUỐC TẾ - Postdlib.ptit.edu.vn/bitstream/123456789/1423/1/BG Quan tri kinh doanh... · CÁC ĐỊNH CHẾ KINH TẾ, TÀI CHÍNH QUỐC TẾ

Chương 6 – Tổ chức và quản trị kinh doanh quốc tế ------------------------------------------------------------------------------------------------------------

167

+ Kiểu đàm phán được – được (hay thắng-thắng, hai bên cùng có lợi)

Là kiểu đàm phán thành công nhất, trong đó tất cả các bên đều thu được lợi ích, tủy

theo yêu cầu và mục đích của họ. Đây là sự gặp gỡ lợi ích trên cơ sở lòng chân thành và trung

thực. Các bên cùng nhau tìm ra và thừa nhận lợi ích chính đáng của đối tác, không để họ bị

thất vọng. Kiểu đàm phán này lấy sự hợp tác lâu dài làm mục tiêu chính và nó sẽ được tiếp

tục phát triển. Với kiểu đàm phán này, việc ký kết và thực hiện hợp đồng được diễn ra một

cách thuận lợi, nhanh chóng, phù hợp với mong muốn của hai bên. Nó thể hiện sự tin cậy và

hiểu biết lẫn nhau cũng như phản ánh tiêu chuẩn mới của đạo đức kinh doanh.

+ Kiểu đàm phán được – mất (hay thắng – thua)

Theo kiểu đàm phán này, người ra quan niệm đàm phán như một cuộc chiến. Trong đó

yêu cầu đặt ra (thậm chí cao hơn cả yêu cầu ban đầu), còn bên đối tác hầu như không đạt được

lợi ích mong muốn và chủ yếu chỉ là chấp nhận các điều kiện của bên kia đưa ra, Với kiểu

đàm phán như vậy, người ta không chú ý tới quá trình thực hiện hợp đồng sau này sẽ như thế

nào và không xuất phát từ quan điểm hợp tác giữa các bên. Ở đây chứa đựng một sự bất bình

đẳng, ép buộc sự không trung thực, lừa lọc lẫn nhau, tìm mọi cách đạt được lợi ích của mình,

bất chấp lợi ích của người khác. Với kết quả đàm phán này, nó đã tiềm ẩn nguy cơ của sự trục

trặc trong việc thực hiện hợp đồng sau này.

+ Kiểu đàm phán mất - mất (hay thua – thua)

Kết quả của cuộc đàm phán kiểu này có thể nói là con số 0, thậm chí là số âm. Trường

hợp này không những làm mất thời gian đàm thoại và các khoản phí tổn mà còn không đem

lại lợi ích cho các bên tham gia, thậm chí có thể gây tổn hại cho quan hệ giữa hai bên. Đây là

trường hợp đàm phán nằm ngoài mong muốn của các bên tham gia đàm phán, tuy nhiên nó

vẫn xảy ra hàng ngày với những nguyên nhân khách quan và chủ quan khác nhau. Việc phân

loại kiểu đàm phán theo kết quả như trên có vai trò quan trọng trong việc xây dựng chiến lược

và chiến thuật đàm phán.

6.3 HỢP ĐỒNG TRONG KINH DOANH QUỐC TẾ

6.3.1. Chuẩn bị ký kết hợp đồng kinh doanh quốc tế

Trước khi ký kết hợp đồng phải chuẩn bị nhiều mặt:

- Nghiên cứu tình hình thị trường nước, khu vực cũng như thị trường mặt hàng:

Nếu là thị trường mới, mặt hàng lần đầu tiên kinh doanh xuất nhập khẩu phải chuẩn bị

từ đầu và nắm chắc thị trường mới đàm phán. Việc nghiên cứu thị trường trong nước và mặt

hàng là việc làm liên tục thường xuyên để có những biện pháp thích ứng kịp thời vào bất cứ

thời điểm nào.

- Tìm hình thức và biện pháp phù hợp để chuẩn bị đàm phán giao dịch.

- Xác định hướng đi hiệu quả. Có thể có hai hướng chiến lược:

“Tấn công” nếu nắm chắc thị trường lúc thuận lợi nhất có thể ký hợp đồng giao toàn

bộ hàng dài ngày với điều kiện có lợi nhất, chọn được điều kiện tốt nhất (như xuất với giá

cao), nếu để chậm hàng sẽ xuống giá. Tìm các điều kiện để liên tục tăng khả năng cạnh tranh

bằng cách bán giá hạ hơn với chất lượng hàng tốt hơn, cải tiến dịch vụ bán hàng.

PTIT

Page 173: Bài giảng QUẢN TRỊ KINH DOANH QUỐC TẾ - Postdlib.ptit.edu.vn/bitstream/123456789/1423/1/BG Quan tri kinh doanh... · CÁC ĐỊNH CHẾ KINH TẾ, TÀI CHÍNH QUỐC TẾ

Chương 6 – Tổ chức và quản trị kinh doanh quốc tế ------------------------------------------------------------------------------------------------------------

168

“Bình quân” nếu nắm thị trường không chắc, hoặc không bảo đảm được tấn công, dự

báo xu hướng giá cả hàng không ổn định có thể chia ra ký nhiều hợp đồng, giá cả sẽ là giá

bình quân cả năm hoặc cả thời kỳ.

- Đàm phán giao dịch để ký hợp đồng.

- Khi thực hiện hợp đồng, tranh thủ điều kiện hợp lý và có hiệu quả nhất, không bị

phạt, lại được thưởng như: Bốc dỡ nhanh ở cảng được thưởng (dispatch).

- Chấp hành đầy đủ nghĩa vụ, kiểm tra và làm các thủ tục khi cần phải khiếu nại, tranh

thủ các chế độ tu sửa thiết bị máy thời gian bảo hành. Nếu khiếu nại nên giảm mức thiệt hại,

chi phí tới mức tối thiểu.

1. Nghiên cứu thị trường nước ngoài và mặt hàng

Nghiên cứu thị trường nước ngoài có thể bằng các nguồn tài liệu (nghiên cứu tại bàn

làm việc) và nghiên cứu tại thị trường (khảo sát tình hình thực tế, ở hiện trường trong và

ngoài nước). Nội dung nghiên cứu: mặt hàng, dung lượng thị trường, hình thức biện pháp tiêu

thụ, tình hình cạnh tranh và khả năng cạnh tranh của ta. Cần quan tâm nghiên cứu điều kiện

chính trị thương mại (chính sách của nước đó nói chung và với ta nói riêng…các vấn đề luật

pháp, vận tải, đòi hỏi đặc biệt của thị trường, các tuyến tiêu thụ hàng, các công ty cạnh

tranh…).

2. Nghiên cứu thị trường, các nhân tố ảnh hưởng

Trước khi nghiên cứu chi tiết về các điều kiện thị trường, người xuất khẩu phải nắm

được tình hình chung ở nước có thể nhập khẩu hàng của mình, như diện tích, dân số, chế độ

chính trị xã hội, trình độ phát triển kinh tế, tài nguyên, tình hình tài chính – tiền tệ, ngoại hối,

chế độ thuế quan của nước đó.

Đối tượng chủ yếu nghiên cứu thị trường nước ngoài là hàng hóa, trong đó chú ý dung

lượng thị trường, hình thức và phương thức tiêu thụ, các công ty, giá cả hàng hóa và các biện

pháp quảng cáo bán hàng, tổ chức mạng lưới thông tin vầ thị trường, mặt hàng đó.

3. Nghiên cứu về hàng hóa và các nhân tố ảnh hưởng đến giá cả

Cần nghiên cứu để giải đáp về vấn đề như đặc điểm của hàng hóa, nhu cầu của thị

trường, khả năng và các nguồn cung cấp chủ yếu của các công ty cạnh tranh. Từ đó xác định

được khả năng cạnh tranh của mình ở thị trường và nắm được các nhân tố ảnh hưởng đến giá

cả.

Các điều kiện bán hàng: Cần xem xét, đánh giá và so sánh giá cả của hàng bán so với

giá bán của các công ty cạnh tranh khác. Chú ý phát hiện mức giảm giá thật (nếu có hợp đồng

miệng nhưng trong thực tế loại hợp đồng này rất hiếm khi xảy ra), điều kiện thanh toán và tín

dụng…Thời hạn giao hàng (đúng lúc, kịp thời). Các dịch vụ, phục vụ hàng hóa (bảo hành,

cung cấp phụ tùng, sửa chữa thiết bị, hướng dẫn sử dụng…) hình thành biện pháp cạnh tranh

không bằng giá cả.

4. Nghiên cứu về dung lượng thị trường và các nhân tố ảnh hưởng

Dung lượng thị trường là khối lượng hàng hóa mà thị trường có thể tiêu thụ hoặc giao

dịch để nhập khẩu trong một thời gian nhất định (tháng, năm…). Dung lượng ảnh hưởng đến

khối lượng hàng có thể tiêu thụ ở thị trường.

PTIT

Page 174: Bài giảng QUẢN TRỊ KINH DOANH QUỐC TẾ - Postdlib.ptit.edu.vn/bitstream/123456789/1423/1/BG Quan tri kinh doanh... · CÁC ĐỊNH CHẾ KINH TẾ, TÀI CHÍNH QUỐC TẾ

Chương 6 – Tổ chức và quản trị kinh doanh quốc tế ------------------------------------------------------------------------------------------------------------

169

Dung lượng không cố định mà thay đổi tùy tình hình, nhất là thay đổi quan hệ giữa

cung và cầu. Các nhân tố ảnh hưởng đến dung lượng thị trường có nhiều loại, bao gồm nhân

tố có tính chu kỳ (thời vụ, mùa dùng hàng), các nhân tố tác động liên tục, thường xuyên

(thành tựu khoa học kỹ thuật, chính sách, biện pháp của chính quyền, của các hãng lớn, tập

quán, thị hiếu tiêu dùng…) và các yếu tố đột xuất (thiên tai, bão lụt,…, biến động xã hội như

đình công, đầu cơ,…).

5. Nghiên cứu các hình thức và biện pháp tiêu thụ hàng để biết các điều kiện về chính trị -

thương mại của nước đó

Các mối quan hệ và các điều kiện của hiệp định thương mại cấp Chính phủ của nước

đó với nước khác, hệ thống luật pháp và biện pháp điều hòa xuất nhập khẩu, hệ thống giấy

phép hạn ngạch (quota), biểu thuế quan hàng xuất, hàng nhập khẩu, việc tham gia của nước

đó vào các khối chính trị, kinh tế thế giới, luật lệ ngoại hối, đầu tư, các chế độ tín dụng và các

biện pháp cơ chế xuất nhập khẩu.

Sau khi nghiên cứu phân tích cần đánh giá đặc điểm và các biện pháp kinh doanh của

thị trường và các công việc cần làm để thâm nhập thị trường, tìm chỗ đứng ban đầu hay củng

cố phát triển mối quan hệ đã có.

6. Nghiên cứu các điều kiện vận tải

Đường xe lửa, đường biển, giá cước vận tải, các cảng, kho, mức bốc dỡ. Cước phí vận

tải và các phương tiện vận tải góp phần quan trọng vào khả năng cạnh tranh. Do đó tìm

phương án vận tải tối ưu. Nghiên cứu các công ty có khả năng ký kết hợp đồng: Cần biết tình

hình tài chính của họ, thái độ chính trị, kinh tế và các hoạt động, khả năng cấp tín dụng, các

phương thức mua bán của họ…

7. Nghiên cứu đối thủ cạnh tranh

Trên thị trường thế giới người bán hàng từ nhiều nguồn, nhiều nước khác nhau, cách

sản xuất và chi phí sản xuất khác nhau, cách sản xuất và chi phí sản xuất khác nhau, do đó

việc cạnh tranh diễn ra liên tục, từng nơi, từng lúc rất đa dạng phức tạp. Cách cạnh tranh phổ

biến nhất là dùng giá cả. Có khi người bán hàng bán với lãi suất thấp, có khi chỉ cần hòa vốn

lúc đầu để chiếm lĩnh được thị trường gây được tín nhiệm, từ đó tăng giá dần. Nếu là máy và

thiết bị xuất khẩu người bán hàng có thể dùng cách bán máy với giá rẻ và thời gian sau cung

cấp phụ tùng với giá cao để thu lãi. Có trường hợp người bán hàng chịu lỗ ban đầu khi mới

vào thị trường, khi đã quen khách hàng và thị trường mới tăng giá để bù lỗ và thu lãi.

8. Nghiên cứu về giá cả hàng hóa

Các loại giác cả trên thị trường thế giới:

- Giá tham khảo (ở các bảng báo giá, các tạp chí…);

- Giá niêm yết bảng ở Sở Giao dịch hàng hóa quốc tế bao gồm giá hàng giao ngay

(Spot prices); giá giao có kỳ hạn (Forward transaction prices);

- Giá các hợp đồng đã ký;

- Giá bán đấu giá, đấu thầu;

- Giá ở các bản chào hàng.

PTIT

Page 175: Bài giảng QUẢN TRỊ KINH DOANH QUỐC TẾ - Postdlib.ptit.edu.vn/bitstream/123456789/1423/1/BG Quan tri kinh doanh... · CÁC ĐỊNH CHẾ KINH TẾ, TÀI CHÍNH QUỐC TẾ

Chương 6 – Tổ chức và quản trị kinh doanh quốc tế ------------------------------------------------------------------------------------------------------------

170

Xem xét các loại giá trên đây để nắm được mức giá tối thiểu và tối đa, xu hướng diễn

biến, dự báo được tình hình để có biện pháp xử lý hiệu quả nhất khi ký hợp đồng.

9. Các hình thức tổ chức nghiên cứu thị trường nước ngoài

Hầu hết các doanh nghiệp trên thế giới, có khối lượng hàng xuất khẩu và nhập khẩu

lớn đều có bộ phận đặc biệt nghiên cứu thị trường nước ngoài (là phòng hay vụ). Các bộ phận

nghiên cứu này thường xác định không những hướng đi chủ yếu, tính chất của việc nghiên

cứu, mà còn có quyết định ảnh hưởng tới hoạt động của doanh nghiệp nói chung.

Ở các doanh nghiệp quản lý tập trung, phòng nghiên cứu này thường đặt ở bộ máy tiêu

thụ sản phẩm trực thuộc người Giám đốc hay người lãnh đạo phụ trách tiêu thụ. Hướng

nghiên cứu chủ yếu của phòng này là phân tích các nghiệp vụ tiêu thụ và dự đoán nhu cầu ở

thị trường nước ngoài, đề xuất cách tiêu thụ, giá cả mặt hàng để ký kết hợp đồng với nước

ngoài. Ở các doanh nghiệp quản lý phân tán, bộ phận nghiên cứu thị trường thường đặt ở các

phòng sản xuất. Các phòng này liên hệ chặt chẽ với thị trường nước ngoài. Tổ chức như vậy

gắn nghiên cứu với sản xuất và công tác thị trường ở nơi tiêu thụ.

Ở các doanh nghiệp lớn mà hệ thống tổ chức quản lý phức tạp, yêu cầu kết hợp cả

kiểm tra tập trung với phân tán lãnh đạo sản xuất và tiêu thụ thì bộ phận nghiên cứu thị trường

có thể đặt ở bộ phận sản xuất hay tiêu thụ lớn nhất (ví dụ ở bộ phận Marketing) nghiên cứu và

soạn thảo các đề án sản xuất và tiêu thụ. Bộ phận này không những nghiên cứu thị trường,

nghiên cứu các vấn đề sản xuất và bán ở thị trường, mà còn nghiên cứu cả các hàng mới mà

thị trường có nhu cầu.

Việc nghiên cứu thị trường và Marketing ngày nay giữ vị trí quan trọng, nhất là trong

điều kiện cạnh tranh giành thị trường gay gắt. Marketing được các doanh nghiệp lớn quan tâm

đặc biệt, coi đây là điều kiện quan trọng để thắng cuộc trong cạnh tranh ở thị trường.

6.3.2. Hợp đồng kinh doanh quốc tế

1. Khái niệm, đặc điểm và phân loại hợp đồng kinh doanh quốc tế

a) Khái niệm

Hợp đồng là sự thỏa thuận giữa hai hay nhiều người nhằm mục đích tạo lập, chuyển

dịch, biến đổi hay chấm dứt một nghĩa vụ.

Hợp đồng kinh tế là sự thoải thuận bằng văn bản, tài liệu giao dịch, v.v…giữa các bên

ký kết về việc thực hiện công việc sản xuất, trao đổi hàng hóa, dịch vụ, nghiên cứu tiến bộ

khoa học kỹ thuật và các thỏa thuận khác có mục đích kinh doanh với quy định rõ ràng quyền

và nghĩa vụ của mỗi bên để xây dựng và thực hiện kế hoạch của mình.

Hợp đồng mua bán hàng hóa là sự thỏa thuận giữa các chủ thể nhằm xác lập, thực

hiện và chấm dứt các quan hệ trao đổi hàng hóa.

Hợp đồng xuất nhập khẩu về bản chất là một hợp đồng mua bán quốc tế, là sự thỏa

thuận giữa các bên mua bán ở các nước khác nhau trong đó quy định bên bán phải cung cấp

hàng hóa, chuyển giao các chứng từ có liên quan đến hàng hóa và quyền sở hữu hàng hóa, bên

mua phải thanh toán tiền hàng và nhận hàng.

b) Đặc điểm

So với những hợp đồng mua bán trong nước, hợp đồng kinh doanh quốc tế có ba đặc

điểm:

PTIT

Page 176: Bài giảng QUẢN TRỊ KINH DOANH QUỐC TẾ - Postdlib.ptit.edu.vn/bitstream/123456789/1423/1/BG Quan tri kinh doanh... · CÁC ĐỊNH CHẾ KINH TẾ, TÀI CHÍNH QUỐC TẾ

Chương 6 – Tổ chức và quản trị kinh doanh quốc tế ------------------------------------------------------------------------------------------------------------

171

Thứ nhất (đặc điểm quan trọng nhất): chủ thể của hợp đồng, người mua, người bán có

cơ sở kinh doanh đăng ký tại hai quốc gia khác nhau. Ở đây cần lưu ý rằng quốc tịch không

phải là yếu tố để phân biệt: Dù người mua và người bán có quốc tịch khác nhau nhưng nếu

việc mua bán được thực hiện trên lãnh thổ của cùng một quốc gia thì hợp đồng mua bán cũng

không mang tính chất quốc tế.

- Thứ hai: Đồng tiền thanh toán có thể là ngoại tệ đối với một trong hai bên hoặc cả

hai bên.

- Thứ ba: Hàng hóa - đối tượng mua bán của hợp đồng được chuyển ra khỏi đất nước

người bán trong quá trình thực hiện hợp đồng.

- Thứ tư: Văn bản hợp đồng là văn bản có giá trị pháp lý bắt buộc các bên phải có

trách nhiệm thực hiện các điều khoản mà các bên đã thỏa thuận và ký kết trong hợp đồng.

Những văn bản này phải được hình thành trên cơ sở thỏa thuận một cách bình đẳng và tự

nguyện giữa các bên.

- Thứ năm: Chủ thể hợp đồng là những đối tác cam kết thực hiện những nghĩa vụ,

trách nhiệm và quyền lợi theo những điều kiện của hợp đồng. Hợp đồng có thể ký giữa: Pháp

nhân với pháp nhân; Pháp nhân với cá nhân có đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp

luật.

c) Phân loại hợp đồng

Xét về thời gian thực hiện hợp đồng có hai loại:

a) Hợp đồng ngắn hạn thường được ký kết trong một thời gian tương đối ngắn và sau

khi hai bên đã hoàn thành nghĩa vụ của mình thì quan hệ pháp lý giữa hai bên về hợp đồng đó

cũng kết thúc.

b) Hợp đồng dài hạn có thời gian thực hiện lâu dài và trong thời gian đó việc giao

hàng được tiến hành làm nhiều lần.

Xét về nội dung quan hệ kinh doanh trong hợp đồng ngoại thương, người ta chia ra làm 4

loại hợp đồng:

- Hợp đồng xuất nhập khẩu;

- Hợp đồng tạm nhập - tái xuất;

- Hợp đồng tạm nhập - tái nhập;

- Hợp đồng gia công;

- Hợp đồng chuyển giao công nghệ.v.v…

Xét về hình thức hợp đồng, có các loại sau:

- Hình thức văn bản;

- Hình thức miệng;

- Hình thức mặc nhiên.

So với các hình thức khác thì hợp đồng dưới dạng văn bản có nhiều ưu điểm hơn cả:

An toàn hơn, toàn diện hơn, rõ ràng hơn, dễ kiểm tra hơn. Ở nước ta hình thức văn bản của

hợp đồng là bắt buộc đối với tất cả các đơn vị xuất nhập khẩu trong quan hệ với nước ngoài.

2. Một số điểm cần lưu ý khi soạn thảo, ký kết hợp đồng kinh doanh quốc tế

PTIT

Page 177: Bài giảng QUẢN TRỊ KINH DOANH QUỐC TẾ - Postdlib.ptit.edu.vn/bitstream/123456789/1423/1/BG Quan tri kinh doanh... · CÁC ĐỊNH CHẾ KINH TẾ, TÀI CHÍNH QUỐC TẾ

Chương 6 – Tổ chức và quản trị kinh doanh quốc tế ------------------------------------------------------------------------------------------------------------

172

- Cần có sự thống nhất với nhau tất cả các điều khoản cần thiết trước khi ký kết, bởi

khi hợp đồng đã ký rồi thì việc thay đổi một điều khoản nào đó sẽ rất khó khăn và bất lợi cho

bên yêu cầu bổ sung hoặc thay đổi.

- Hợp đồng nên đề cập đến mọi vấn đề, tránh việc phải áp dụng tập quán để giải quyết

những điểm hai bên không đề cập đến.

- Trong hợp đồng không được có những điều khoản trái với luật lệ hiện hành ở nước

người bán hoặc ở nước người mua và luật lựa chọn.

- Hợp đồng cần được trình bày rõ ràng, sáng sủa, cách trình bày phải phản ánh được

nội dung đã thỏa thuận, tránh những từ ngữ mập mờ, có thể suy luận ra nhiều cách.

- Văn bản hợp đồng thường do một bên soạn thảo. Trước khi ký kết bên kia phải xem

xét kỹ lưỡng, cẩn thận đối chiếu với những thỏa thuận đã đạt được trong đàm phán, tránh việc

đối phương có thể thêm vào hợp đồng một cách khéo léo những điểm chưa được thỏa thuận

hoặc bỏ qua không ghi vào hợp đồng những điều đã được thống nhất.

- Người đứng ra ký kết hợp đồng phải là người có thẩm quyền ký kết.

- Ngôn ngữ thường dùng để xây dựng hợp đồng là thứ ngôn ngữ mà hai bên cùng

thông thạo.

6.3.3. Các điều kiện cơ sở giao hàng

a) Sự hình thành các điều kiện thương mại quốc tế

Buôn bán quốc tế có đặc điểm là tuyến dài, diện rộng, nhiều khâu và nhiều rủi ro. Quá

trình lưu thông hàng hóa từ người xuất khẩu đến tay người nhập khẩu nước ngoài, cần phải

qua vận tải đường dài, qua nhiều cửa ngõ, qua các ngân hàng, thương kiểm, hải quan, bảo

hiểm,…, khả năng hàng hóa gặp phải thiên tai hay sự cố bất ngờ cũng tương đối nhiều. Hơn

nữa các thương nhân có khuynh hướng muốn sử dụng các từ viết tắt để xác định các vấn đề

trên, nhưng do một số nguyên nhân khách quan:

+ Tập quán của mỗi nước khác nhau;

+ Luật pháp của mỗi nước quy định khác nhau;

+ Ngôn ngữ bất đồng…

Việc hiểu không nhất quán các cụm từ dùng trong buôn bán quốc tế. Dẫn đến những

rủi ro của người bán hoặc người mua. Kết cục tất yếu là tranh chấp xảy ra. Thậm chí xảy ra

những xung đột ảnh hưởng đến quyền lợi và mối quan hệ buôn bán giữa các nước. Vì lý do đó

người ta thấy cần thiết phải đưa ra các quy tắc thống nhất để giải thích các điều kiện thương

mại, các quy tắc mà cả hai bên đều có thể chấp nhận được và các điều kiện thương mại quốc

tế (Incoterms – Viết tắt của International Commercial Terms hay còn gọi là các điều kiện cơ

sở giao hàng) cấu thành các quy tắc giải thích thống nhất đó. Do đó, các điều kiện thương mại

quốc tế có thể hiểu là hệ thống các quy tắc, được quy định một cách thống nhất để biểu thị cấu

thành của giá cả hàng hóa, nói rõ địa điểm giao hàng, xác định ranh giới rủi ro, tránh nhiệm

và chi phí giữa các bên tham gia trong hợp đồng buôn bán quốc tế.

b) Mục đích và phạm vi áp dụng

+ Mục đích:

PTIT

Page 178: Bài giảng QUẢN TRỊ KINH DOANH QUỐC TẾ - Postdlib.ptit.edu.vn/bitstream/123456789/1423/1/BG Quan tri kinh doanh... · CÁC ĐỊNH CHẾ KINH TẾ, TÀI CHÍNH QUỐC TẾ

Chương 6 – Tổ chức và quản trị kinh doanh quốc tế ------------------------------------------------------------------------------------------------------------

173

- Cung cấp một bộ qui tắc quốc tế giải thích những điều kiện thương mại thông dụng

trong ngoại thương.

- Giúp các bên mua bán tránh những vụ tranh chấp và kiện tụng, làm lãng phí thời giờ

và tiền bạc.

+ Phạm vi áp dụng:

- Incoterms chỉ điều chỉnh những vấn đề về quyền và nghĩa vụ của các bên ký kết hợp

đồng liên quan đến việc giao hàng (với ý nghĩa là hàng hóa hữu hình).

- Chỉ mang tính chất khuyến khích, không bắt buộc áp dụng.

c) Cấu trúc Incoterms 2013

- EXW (Giao tại xưởng)

Theo điều kiện này, người bán sẽ hoàn thành trách nhiệm giao hàng khi hàng đã giao

cho người mua tại xưởng của mình, nhưng người bán không phải chịu chi phí và rủi ro trong

việc bốc hàng lên phương tiện vận tải. Người bán không phải ký hợp đồng vận tải và bảo

hiểm cho lô hàng xuất khẩu. Ngoài ra người mua phải làm thủ tục xuất khẩu cho lô hàng.

- FCA (Giao cho người chuyên chở)

Theo điều kiện này, người bán sẽ hoàn thành trách nhiệm giao hàng khi hàng đã giao

cho người mua thông qua người chuyên chở. Nếu địa điểm giao hàng nằm ngoài cơ sở của

người bán thì người bán không phải chịu chi phí bốc hàng lên phương tiện vận tải, ngược lại

người bán chịu chi phí đó. Người bán không phải ký hợp đồng vận tải và bảo hiểm cho lô

hàng xuất khẩu. Tuy nhiên người bán phải làm thủ tục xuất khẩu cho lô hàng.

- FAS (Giao dọc mạn tàu)

Theo điều kiện này, người bán sẽ hoàn thành trách nhiệm giao hàng khi hàng đã được

đặt dọc mạn tàu tại cảng bốc hàng quy định. Người bán không phải ký hợp đồng vận tải bảo

hiểm cho lô hàng xuất khẩu. Điều kiện này có khác biệt so với phiên bản Incoterms 1999 là

người bán phải làm thủ tục xuất khẩu cho lô hàng.

- FOB (Giao trên tàu)

Theo điều kiện này, người bán sẽ hoàn thành trách nhiệm giao hàng khi hàng đã được

chuyển hẳn qua lan can tàu tại cảng bốc hàng quy định. Người bán không phải ký hợp đồng

vận tải và mua bảo hiểm cho lô hàng xuất khẩu. Tuy nhiên người bán phải làm thủ tục xuất

khẩu cho lô hàng. Lưu ý khi lan can tàu không còn có ý nghĩa thực tế (như vận chuyển bằng

các tàu Container) thì hai bên nên thỏa thuận áp dụng điều kiện khác.

- CFR (Tiền hàng và cước phí)

Theo điều kiện này, người bán sẽ hoàn thành trách nhiệm giao hàng khi hàng đã được

chuyển hẳn qua lan can tàu tại cảng bốc hàng quy định. Người bán phải ký hợp đồng và trả

cước phí vận chuyển lô hàng đến cảng quy định, người bán không phải mua bảo hiểm cho lô

hàng.

- CIF (Tiền hàng, bảo hiểm và cước phí)

Điều kiện này cơ bản giống như CFR. Tuy nhiên theo điều kiện này người bán phải

mua bảo hiểm theo điều kiện tối thiểu cho lô hàng.

- CPT (Cước phí trả tới)

PTIT

Page 179: Bài giảng QUẢN TRỊ KINH DOANH QUỐC TẾ - Postdlib.ptit.edu.vn/bitstream/123456789/1423/1/BG Quan tri kinh doanh... · CÁC ĐỊNH CHẾ KINH TẾ, TÀI CHÍNH QUỐC TẾ

Chương 6 – Tổ chức và quản trị kinh doanh quốc tế ------------------------------------------------------------------------------------------------------------

174

Đây là điều kiện mà theo đó người bán có nghĩa vụ gánh chịu rủi ro, phí tổn và tiền

cước để thuê tàu chở hàng đến tận địa điểm nhận hàng của người mua. Người chuyên chở

trong điều kiện này do người bán thuê.

- CIP (Cước phí và phí bảo hiểm trả tới)

Điều kiện này về cơ bản chính là điều kiện CPT mở rộng, nhưng khác ở chỗ người bán

phải mua bảo hiểm hàng hóa cho người mua theo điều kiện bảo hiểm tối thiểu.

- DAF (Giao tại biên giới)

Đây là điều kiện theo đó người bán được coi là hoàn thành nghĩa vụ giao hàng khi

hàng được đặt dưới sự định đoạt của người mua trên phương tiện vận tải của người bán tại địa

điểm giao hàng tại biên giới do hai bên thỏa thuận. Biên giới theo điều kiện này có thể là bất

cứ biên giới nào kể cả nước người bán, người mua hay một nước thứ ba. Theo điều kiện này,

người bán không có nghĩa vụ dỡ hàng khỏi phương tiện vận chuyển. Điều này chỉ áp dụng đối

với giao hàng trên bộ, nếu giao hàng ở biên giới trên đường biển thì áp dụng điều kiện DES

hoặc DEQ.

- DES (Giao tại tàu)

Đây là điều kiện theo đó người bán phải thuê phương tiện chở hàng đến cảng dỡ hàng

thỏa thuận để giao cho người mua ngay trên tàu tại cảng dỡ.

- DEQ (Giao tại cầu cảng)

Điều kiện DEQ là sự mở rộng của điều kiện DES, theo đó người bán phải chịu thêm

rủi ro, chi phí cho đến khi hàng được dỡ xuống và đặt dưới sự định đoạt của người mua trên

cầu cảng do hai bên thỏa thuận. Theo Incoterms 1990, khi bán hàng theo điều kiện này, người

bán phải chịu rủi ro chi phí để hoàn thành thủ tục nhập khẩu và các phí tổn liên quan. Nhưng

Incoterms 2000 đòi hỏi người mua phải thực hiện thủ tục này.

- DDU (giao hàng chưa nộp thuế)

Theo điều kiện này, người bán phải chịu rủi ro, phí tổn để thuê phương tiện chở hàng

tới nơi quy định để giao cho người mua, trừ việc người bán phải làm thủ tục nhập khẩu và nộp

thuế nhập khẩu.

- DDP (giao hàng đã nộp thuế)

Đây là điều kiện mở rộng của điều kiện DDU, theo đó người bán không những phải

đưa hàng đến tận nơi quy định để giao cho người mua mà còn phải chịu cả rủi ro và phi phí để

hoàn thành thủ tục nhập khẩu hàng hóa cũng như các khoản thuế nếu có.

Một số điểm lưu ý khi sử dụng INCOTERMS 2013

- Không mang tính bắt buộc áp dụng;

- Chỉ quy định những vấn đề liên quan đến trách nhiệm, nghĩa vụ và quyền lợi của các

bên ký kết hợp đồng trong việc giao hàng hóa hữu hình;

- Khi sử dụng các điều kiện của Incoterms thì phải chỉ rõ phiên bản áp dụng;

- Phải ghi rõ những điều đôi bên đã thỏa thuận vào hợp đồng khi Incoterms không đề

cập đến;

- Dù Incoterms thể hiện tính phổ biến, tiện dụng, nhưng không có nghĩa là khi dùng

Incoterms như một điều kiện thương mại, doanh nghiệp không còn lo lắng gì nữa. Do vậy,

PTIT

Page 180: Bài giảng QUẢN TRỊ KINH DOANH QUỐC TẾ - Postdlib.ptit.edu.vn/bitstream/123456789/1423/1/BG Quan tri kinh doanh... · CÁC ĐỊNH CHẾ KINH TẾ, TÀI CHÍNH QUỐC TẾ

Chương 6 – Tổ chức và quản trị kinh doanh quốc tế ------------------------------------------------------------------------------------------------------------

175

trong từng trường hợp cụ thể, khi quyết định chọn áp dụng điều kiện nào, doanh nghiệp cũng

phải hiểu rõ mình có nghĩa vụ gì và có thể thực hiện không? Nếu xét thấy không thể thực hiện

được điều kiện này thì phải chọn điều kiện khác để áp dụng;

- Incoterms 2013 đã có hiệu lực từ ngày 01/01/2013.

6.3.4. Các điều kiện, điều khoản của hợp đồng

a) Điều kiện về tên hàng

Nhằm mục đích các bên xác định được loại hàng cần mua bán, do đó phải diễn tả thật

chính xác. Để làm việc đó người ta dùng các cách ghi sau:

- Ghi tên hàng bao gồm tên thông thường, tên thương mại, tên khoa học (áp dụng cho

các loại hóa chất, giống cây).

- Ghi tên hàng kèm tên địa phương sản xuất ra nó, nếu nơi đó ảnh hưởng đến chất

lượng sản phẩm. Ví dụ: nước mắm Phú Quốc.

- Ghi tên hàng kèm với qui cách chính của hàng đó.

- Ghi tên hàng kèm với tên nhà sản xuất ra nó. Hình thức này áp dụng với những sản

phẩm nổi tiếng của những hãng có uy tín.

- Ghi tên hàng kèm với công dụng của hàng. Theo cách này người ta ghi thêm công

dụng chủ yếu của sản phẩm, theo tập quán nếu hợp đồng ghi kèm theo công dụng thì người

bán phải giao hàng đáp ứng được công dụng đó mặc dù giá cả cao.

b) Điều kiện về phẩm chất

"Phẩm chất" là điều khoản nói lên mặt "chất" của hàng hóa mua bán như tính năng, tác

dụng, công suất, hiệu suất... của hàng hóa đó.

Xác định cụ thể phẩm chất của sản phẩm, là cơ sở để xác định giá cả. Do vậy, xác định

điều kiện phẩm chất tốt, dẫn đến xác định giá cả tốt, đúng, và mua được hàng hóa đúng yêu

cầu của mình.

Có nhiều phương pháp để xác định phẩm chất hàng hóa, dưới đây là một số phương

pháp chủ yếu:

1. Xác định phẩm chất dựa vào mẫu hàng: Là phương pháp đánh giá phẩm chất của lô

hàng dựa vào phẩm chất của một số ít hàng hóa lấy ra làm đại diện cho lô hàng đó.

Phương pháp này có nhược điểm là tính chính xác không cao nên chỉ áp dụng cho

hàng hóa chưa có tiêu chuẩn hoặc khó xác định tiêu chuẩn.

Cách thức tiến hành: Người bán giao mẫu cho người mua để kiểm tra, nếu người mua

đồng ý thì người bán lập ba mẫu: Một mẫu giao cho người mua, một cho trung gian, một

người bán giữ để đối chiếu, giải quyết tranh chấp (nếu có) sau này.

Cũng có thể mẫu do người mua đưa cho người bán, trên cơ sở đó người bán sản xuất

một mẫu đối và ký kết hợp đồng sẽ dựa trên mẫu đối vì có khả năng mẫu đối khác xa với mẫu

do người mua đưa.

2. Xác định phẩm chất dựa vào tiêu chuẩn: Đối với những sản phẩm đã có tiêu chuẩn

thì dựa vào tiêu chuẩn để xác định phẩm chất của sản phẩm.

Lưu ý:

PTIT

Page 181: Bài giảng QUẢN TRỊ KINH DOANH QUỐC TẾ - Postdlib.ptit.edu.vn/bitstream/123456789/1423/1/BG Quan tri kinh doanh... · CÁC ĐỊNH CHẾ KINH TẾ, TÀI CHÍNH QUỐC TẾ

Chương 6 – Tổ chức và quản trị kinh doanh quốc tế ------------------------------------------------------------------------------------------------------------

176

- Trước khi đưa vào hợp đồng cần hiểu rõ về nội dung của tiêu chuẩn (tiêu chuẩn có

thể do nhà nước, ngành hoặc cơ quan sản xuất ban hành nên phải ghi rõ người, nơi, năm ban

hành tiêu chuẩn).

- Có thể sửa đổi một số chỉ tiêu trong tiêu chuẩn nếu cần thiết.

- Đã theo tiêu chuẩn nào thì cần ghi rõ không nên mập mờ.

3. Phương pháp xác định phẩm chất dựa vào nhãn hiệu hàng hóa

Nhãn hiệu là những ký hiệu, hình chữ... để phân biệt hàng hóa của nơi sản xuất này

với nơi sản xuất khác.

Lưu ý:

- Nhãn hiệu đã đăng ký chưa?

- Được đăng ký ở thị trường nào? Hãng sản xuất đó có đăng ký tại thị trường mua sản

phẩm chưa?

- Cần ghi năm sản xuất, đợt sản xuất của sản phẩm vì những sản phẩm được sản xuất ở

những thời điểm khác nhau có thể có chất lượng khác nhau nên giá cả cũng khác nhau.

- Cần chú ý đến những nhãn hiệu tương tự.

4. Xác định phẩm chất dựa vào tài liệu kỹ thuật

- Bảng thuyết minh, hướng dẫn vận hành, lắp ráp, ca-ta-lô...

- Phải biến các tài liệu kỹ thuật thành một phụ kiện của hợp đồng tức gắn nó với hợp

đồng.

5. Xác định phẩm chất dựa vào hàm lượng của một chất nào đó trong sản phẩm

Chia làm hai loại hàm lượng của chất lượng hàng hóa:

- Hàm lượng chất có ích: Qui định hàm lượng (%)min.

- Hàm lượng chất không có ích: Qui định hàm lượng (%)max.

6. Dựa vào xem hàng trước

Nếu áp dụng phương pháp này thì tùy hợp đồng đã đăng ký nhưng phải có người mua

xem hàng hóa và đồng ý, lúc đó hợp đồng mới có hiệu lực. Nếu người mua không đến xem

trong thời gian qui định thì quá thời gian đó coi như đồng ý.

c) Điều kiện về số lượng

Nhằm nói lên mật "lượng" của hàng hóa được giao dịch, điều khoản này bao gồm các

vấn đề về đơn vị tính số lượng (hoặc trọng lượng) của hàng hóa, phương pháp qui định số

lượng và phương pháp xác định trọng lương.

1. Đơn vị tính số lượng: Ở đây cần lưu ý về hệ thống đo lường, vì bên cạnh hệ mét,

nhiều nước còn sử dụng hệ thống đo lường khác.

2. Phương pháp quy định số lượng: Trong các hợp đồng ngoại thương, người ta sử

dụng hai phương pháp qui định số lượng hàng hóa.

Phương pháp qui định dứt khoát số lượng:

Thường dùng trong buôn bán hàng công nghiệp, hàng bách hóa.

Phương pháp qui định phỏng chừng:

PTIT

Page 182: Bài giảng QUẢN TRỊ KINH DOANH QUỐC TẾ - Postdlib.ptit.edu.vn/bitstream/123456789/1423/1/BG Quan tri kinh doanh... · CÁC ĐỊNH CHẾ KINH TẾ, TÀI CHÍNH QUỐC TẾ

Chương 6 – Tổ chức và quản trị kinh doanh quốc tế ------------------------------------------------------------------------------------------------------------

177

Phương pháp này thường được dùng khi mua bán hàng hóa có khối lượng lớn như:

Phân bón, quặng, ngũ cốc...

Các từ sử dụng:

- Khoảng (about)

- Xấp xỉ (Approximately)

- Trên dưới (More or less)

- Từ ... đến ... (From ... to...)

Lưu ý: Khi dùng about hoặc approximately thì trong phương thức thanh toán bằng L/C

thường dung sai cho phép là 10%.

3. Phương pháp qui định trọng lượng

- Trọng lượng cả bì (Gross weight): Trọng lượng của bản thân hàng hóa cộng trọng

lượng mọi thứ bao bì.

Gross weight = Net weight + tare

- Trọng lượng tinh (Net Weight) chỉ tính trọng lượng của bản thân hàng hóa; tare:

trọng lượng bì.

- Trọng lượng thương mại (Commercial weight) là trọng lượng của hàng hóa có độ ẩm

tiêu chuẩn.

Qui đổi trọng lượng thực tế của hàng hóa sang trọng lượng thương mại nhờ công thức:

100 + Wtc

GTM = Gn ×

100 + Wtt

Trong đó:

GTM - Trọng lượng thương mại của hàng hóa

Gtt - Trọng lượng thực tế của hàng hóa

Wtc - Độ ẩm tiêu chuẩn của hàng hóa (tính bằng %)

Wtt - Độ ẩm thực tế của hàng hóa (tính bằng %)

d) Điều khoản giao hàng

Nội dung cơ bản của điều khoản giao hàng là sự xác định thời hạn, địa điểm giao

hàng, phương thức giao hàng và thông báo giao hàng.

1. Thời gian giao hàng: Là thời hạn mà người bán phải hoàn thành nghĩa vụ giao hàng. Trong

buôn bán quốc tế, có 03 kiểu qui định thời hạn giao hàng.

Thời hạn giao hàng có định kỳ:

Xác định thời hạn giao hàng:

- Hoặc vào một ngày cố định.

- Hoặc một ngày được coi là ngày cuối cùng của thời hạn giao hàng.

- Hoặc bằng một khoảng thời gian.

- Hoặc bằng một khoảng thời gian nhất định tùy theo sự lựa chọn của người mua.

PTIT

Page 183: Bài giảng QUẢN TRỊ KINH DOANH QUỐC TẾ - Postdlib.ptit.edu.vn/bitstream/123456789/1423/1/BG Quan tri kinh doanh... · CÁC ĐỊNH CHẾ KINH TẾ, TÀI CHÍNH QUỐC TẾ

Chương 6 – Tổ chức và quản trị kinh doanh quốc tế ------------------------------------------------------------------------------------------------------------

178

Thời hạn giao hàng không định kỳ:

Đây là qui định chung chung, ít được dùng. Theo cách này có thể thỏa thuận như sau:

- Giao hàng cho chuyến tàu đầu tiên (Shipment by first available steamer.

- Giao hàng khi nào có khoang tàu (Subject to shipping space available).

- Giao hàng khi nhận được L/C (Subject to the openning of L/C).

- Giao hàng khi nào nhận được giấy phép xuất khẩu (Subject to export licence).

Thời hạn giao hàng ngay:

- Giao nhanh (prompt).

- Giao ngay lập tức (immediately).

- Giao càng sớm càng tốt (as soon as possible).

2. Địa điểm giao hàng: Các phương pháp qui định địa điểm giao hàng trong buôn bán quốc tế.

- Qui định rõ cảng (ga) giao hàng, cảng (ga) đến và cảng (ga) thông qua.

- Qui định một cảng (ga) và nhiều cảng (ga).

3. Phương thức giao hàng

* Quy định việc giao nhận được tiến hành ở một nơi nào đó là giao nhận sơ bộ hoặc

là giao nhận cuối cùng.

- Giao nhận sơ bộ: Bước đầu xem xét hàng hóa xác định sự phù hợp về số lượng, chất

lượng hàng so với hợp đồng. Thường được tiến hành ở ngay địa điểm sản xuất hàng hóa hoặc

ở nơi gửi hàng. Trong giao nhận sơ bộ, nếu có điều gì thì người mua yêu cầu khắc phục ngay.

- Giao nhận cuối cùng: Xác nhận việc người bán hoàn thành nghĩa vụ giao hàng.

* Quy định việc giao nhận về số lượng và chất lượng.

- Giao nhận về số lượng: Xác định số lượng thực tế hàng hóa được giao bằng các

phương pháp cân, đo, đong, đếm.

- Giao nhận về chất lượng là việc kiểm tra hàng hóa về tính năng, công dụng, hiệu

suất, kích thước, hình dáng...

Tiến hành bằng phương pháp cảm quan hoặc phương pháp phân tích.

Có thể tiến hành kiểm tra trên toàn bộ hàng hóa hoặc chỉ kiểm tra điển hình.

4. Thông báo giao hàng: Tùy điều kiện cơ sở giao hàng đã qui đinh, nhưng trong hợp đồng

người ta vẫn quy định rõ thêm về lần thông báo giao hàng và những nội dung cần được thông

báo.

- Thông thường trước khi giao hàng người bán thông báo: Hàng sẵn sàng để giao hoặc

ngày đem hàng ra cảng để giao. Người mua thông báo cho người bán những điều cần thiết để

gửi hàng hoặc về chi tiết của tàu đến nhận hàng.

- Sau khi giao hàng người bán phải thông báo tình hình hàng đã giao, kết quả giao

hàng.

Nội dung thông báo do mục đích của chúng quyết định.

5. Một số qui định khác về việc giao hàng

PTIT

Page 184: Bài giảng QUẢN TRỊ KINH DOANH QUỐC TẾ - Postdlib.ptit.edu.vn/bitstream/123456789/1423/1/BG Quan tri kinh doanh... · CÁC ĐỊNH CHẾ KINH TẾ, TÀI CHÍNH QUỐC TẾ

Chương 6 – Tổ chức và quản trị kinh doanh quốc tế ------------------------------------------------------------------------------------------------------------

179

- Đối với hàng hóa có khối lượng lớn có thể qui định: Cho phép giao từng đợt - Partial

shipment allowed, hoặc giao một lần - Total shipment.

- Nếu dọc đường cần thay đổi phương tiện vận chuyển, có thể qui định: Cho phép

chuyển tải - Transhipment allowed.

- Nếu hàng hóa có thể đến trước giấy tờ, thì qui định "vận đơn đến chậm được chấp

nhận" - Stale bill of lading acceptable.

e) Điều khoản về giá cả

Trong điều kiện này cần xác định: Đơn vị tiền tệ của giá cả, mức giá, phương pháp qui

định giá cả, giảm giá, điều kiện cơ sở giao hàng tương ứng.

1. Tiêu chuẩn tiền tệ giá cả: Giá cả của 1 hàng hóa là biểu hiện bằng tiền của giá trị hàng hóa

đó. Nên khi ghi giá bao giờ người ta cũng phải xác định tiền tệ để biểu thị giá đó. Đồng tiền

ghi giá có thể là đồng tiền của nước người bán hoặc nước người mua, cũng có thể của nước

thứ ba.

2. Xác định mức giá: Giá cả trong các hợp đồng ngoại thương là giá quốc tế.

3. Phương pháp qui định giá: Thường dùng các phương pháp sau:

- Giá cố định (fixed): Giá được khẳng định lúc ký kết hợp đồng và không thay đổi

trong quá trình thực hiện hợp đồng.

- Giá qui định sau: Được xác định sau khi ký hợp đồng hoặc bằng cách đàm phán, thỏa

thuận trong một thời gian nào đó, hoặc bằng cách dựa vào giá thế giới ở một ngày nào đó

trước hay trong khi giao hàng.

- Giá có thể xét lại (rivesable price): Giá đã được xác định trong lúc ký hợp đồng,

nhưng có thể được xem xét lại nếu sau này, vào lúc giao hàng, giá thị trường của hàng hóa đó

có sự biến động với một mức nhất định.

- Giá di động (sliding scale price): Là giá cả được tính toán dứt khoát vào lúc thực

hiện hợp động trên cơ sở giá cả qui định ban đầu, có đề cập tới những biến động về chi phí

sản xuất trong thời kỳ thực hiện hợp đồng. Giá di động thường được vận dụng trong các giao

dịch cho những mặt hàng có thời hạn chế tạo lâu dài như thiết bị toàn bộ tàu biển, các thiết bị

lớn trong công nghiệp... Trong trường hợp này, khi ký kết hợp đồng người ta qui định một giá

ban đầu (basic price) và qui định cơ cấu của giá đó đồng thời qui định phương pháp tính toán

giá di động sẽ vận dụng.

4. Giảm giá (discount): Trong thực tế mua bán hiện nay, người ta sử dụng rất nhiều loại giảm

giá (khoảng 20 loại giảm giá)

Xét về nguyên nhân giảm giá, có các loại:

- Giảm giá do mua với số lượng lớn.

- Giảm giá thời vụ.

Nếu xét về cách tính toán các loại giảm giá, có các loại:

- Giảm giá đơn: Thường được biểu thị bằng một mức % nhất định so với số hàng

- Giảm giá lũy tiến: Là loại giảm giá có mức tăng dần theo số lượng hàng được mua

bán trong một đợt giao dịch nhất định.

PTIT

Page 185: Bài giảng QUẢN TRỊ KINH DOANH QUỐC TẾ - Postdlib.ptit.edu.vn/bitstream/123456789/1423/1/BG Quan tri kinh doanh... · CÁC ĐỊNH CHẾ KINH TẾ, TÀI CHÍNH QUỐC TẾ

Chương 6 – Tổ chức và quản trị kinh doanh quốc tế ------------------------------------------------------------------------------------------------------------

180

- Giảm giá tặng thưởng (bonus): Là loại giảm giá mà người bán thưởng cho người

mua thường xuyên, nếu trong một thời hạn nhất định (ví dụ: 6 tháng, 1 năm) tổng số tiền mua

hàng đạt tới một mức nhất định.

5. Điều kiện cơ sở giao hàng tương ứng: Trong việc xác định giá cả, người ta luôn định rõ

điều kiện cơ sở giao hàng có liên quan đến giá cả đó. Vì vậy, trong các hợp đồng mua bán,

mức giá bao giờ cũng được ghi bên cạnh một điều kiện cơ sở giao hàng nhất định.

g) Bao bì và ký mã hiệu (Packing and Marking)

1. Bao bì: Trong điều khoản này các bên giao dịch thường thỏa thuận với nhau về:

- Yêu cầu chất lượng bao bì;

- Phương thức cung cấp bao bì;

- Giá cả bao bì.

Phương pháp qui định chất lượng bao bì:

Chất lượng bao bì phù hợp với một phương tiện vận tải nào đó.

Phương pháp này có nhược điểm là có thể dẫn đến tranh chấp vì hai bên không hiểu

giống nhau.

Qui định cụ thể:

- Yêu cầu vật liệu làm bao bì;

- Yêu cầu về hình thức của bao bì: Hộp (case), bao (bales), thùng (drums), cuộn

(rolls), bao tải (gunng bags)...;

- Yêu cầu về kích thước bao bì;

- Yêu cầu về số lớp bao bì và cách thức cấu tạo của mỗi lớp đó;

- Yêu cầu về đai nẹp bao bì...

Phương pháp cung cấp bao bì:

- Phương pháp phổ biến nhất: Bên bán cung cấp bao bì cùng với việc giao hàng cho

bên mua.

- Bên bán ứng trước bao bì để đóng gói hàng hóa, nhưng sau khi nhận hàng bên mua

phải trả lại bao bì. Phương pháp này dùng với các loại bao bì có giá trị cao.

- Bên mua gửi bao bì đến trước để đóng gói: Phương pháp này áp dụng khi bao bì

khan hiếm và thị trường thuộc về người bán.

Phương pháp xác định giá cả bao bì:

- Được tính vào giá hàng (Packing charges included);

- Bao bì tính riêng;

- Tính theo lượng chi thực tế hoặc tính theo phần trăm so với giá hàng.

2. Ký mã hiệu: Là những ký hiệu bằng chữ hoặc hình vẽ dùng để hướng dẫn trong giao nhận,

vận chuyển, bảo quản hàng hóa.

Yêu cầu của ký mã hiệu:

- Được viết bằng sơn hoặc mực không phai, không nhòe;

- Phải dễ đọc, dễ thấy;

PTIT

Page 186: Bài giảng QUẢN TRỊ KINH DOANH QUỐC TẾ - Postdlib.ptit.edu.vn/bitstream/123456789/1423/1/BG Quan tri kinh doanh... · CÁC ĐỊNH CHẾ KINH TẾ, TÀI CHÍNH QUỐC TẾ

Chương 6 – Tổ chức và quản trị kinh doanh quốc tế ------------------------------------------------------------------------------------------------------------

181

- Có kích thước lớn hoặc bằng 2cm;

- Không làm ảnh hưởng đến phẩm chất hàng hóa;

- Phải dùng màu đen hoặc màu tím với hàng hóa thông thường, màu đỏ với hàng hóa

nguy hiểm, màu cam với hàng hóa độc hại. Bề mặt viết ký mã hiệu phải bào nhẵn;

- Phải được viết theo thứ tự nhất định;

- Ký hiệu mã hiệu phải được kẻ ít nhất trên hai mặt giáp nhau.

h) Bảo hành

Trong điều khoản này, cần phải tehẻ hiện được hai yếu tố:

- Thời gian bảo hành: Cần phải qui định hết sức rõ ràng;

- Nội dung bảo hành: Người bán hàng cam kết trong thời hạn bảo hành hàng hóa sẽ

bảo đảm các tiêu chuẩn chất lượng, đặc điểm kỹ thuật, phù hợp với qui định của hợp đồng,

với điều kiện người mua phải nghiêm chỉnh thi hành sự hướng dẫn của người bán về sử dụng

và bảo dưỡng. Nếu trong giai đoạn đó, người mua phát hiện thấy khuyết tật của hàng hóa, thì

người bán phải sửa chữa miễn phí hoặc giao hàng thay thế.

i) Phạt và bồi thường thiệt hại

Điều khoản này qui định những biện pháp khi hợp đồng không được thực hiện (toàn

bộ hay một phần). Điều khoản này cùng lúc nhằm hai mục tiêu:

- Ngăn ngừa đối phương có ý định không thực hiện hay thực hiện không tốt hợp đồng.

- Xác định số tiền phải trả nhằm bồi thường thiệt hại gây ra.

Các trường hợp phạt:

+ Phạt chậm giao hàng: Ví dụ: Người bán giao hàng chậm thì các khoản phạt sẽ áp

dụng như sau: Tuần đầu chậm giao, không tính phạt. Tuần thứ hai đến tuần thứ năm phạt

1%/tuần giao chậm; từ tuần thứ sáu: 2%/tuần, nhưng tổng số tiền phạt giao chậm không quá

10% tổng giá trị hàng giao chậm;

+ Phạt giao hàng không phù hợp về số lượng và chất lượng;

+ Phạt do chậm thanh toán.

- Phạt 1 tỷ lệ phần trăm của số tiền đến thời hạn thanh toán, tính theo thời hạn chậm

thanh toán. Ví dụ: 1% của số tiền chậm thanh toán/tháng.

- Phân bố lãi suất chậm thanh toán, thường vận dụng tỷ lệ chiết khấu chính thức hay

lãi suất hợp pháp được công bố hay lãi suất nợ quá hạn của các ngân hàng, có lúc còn cộng

thêm vài %. Chẳng hạn trường hợp chậm thanh toán, kể từ ngày đến hạn, số tiền chưa trả

được tính lãi. Lãi suất tính theo lãi suất nợ quá hạn của các ngân hàng cộng thêm 2%.

k) Bất khả kháng (Force majeure)

Bất khả kháng là sự kiện khi xảy ra làm cho hợp đồng trở thành không thể thực hiện

được, mà không ai bị coi là chịu trách nhiệm. Các sự kiện bất khả kháng mang 3 đặc điểm

sau:

- Không thể lường trước được;

- Không thể vượt qua;

- Xảy ra từ bên ngoài.

PTIT

Page 187: Bài giảng QUẢN TRỊ KINH DOANH QUỐC TẾ - Postdlib.ptit.edu.vn/bitstream/123456789/1423/1/BG Quan tri kinh doanh... · CÁC ĐỊNH CHẾ KINH TẾ, TÀI CHÍNH QUỐC TẾ

Chương 6 – Tổ chức và quản trị kinh doanh quốc tế ------------------------------------------------------------------------------------------------------------

182

Tuy nhiên, vẫn có thể quy định trong hợp đồng coi là bất khả kháng các sự kiện mà

bình thường ra thì không có đủ 3 đặc điểm trên, ví dụ: Đình công, hỏng máy, mất điện, chậm

được cung cấp vật tư... Cũng có thể quy định thêm rằng: Các sự kiện đó chỉ tạm ngưng việc

thực hiện hợp đồng chứ không làm hợp đồng mất hiệu lực.

l) Khiếu nại (Claim)

Khiếu nại là các đề nghị do một bên đưa ra đối với bên kia do số lượng, chất lượng

giao hàng, hoặc một số vấn đề khác không phù hợp với các điều khoản đã được qui định trong

hợp đồng. Về điều khoản này các bên qui định trình tự tiến hành khiếu nại, thời hạn có thể

nộp đơn khiếu nại, quyền hạn và nghĩa vụ của các bên liên quan đến việc phát đơn khiếu nại,

các phương pháp điều chỉnh khiếu nại.

Khiếu nại được đưa ra dưới dạng văn bản và gồm các số liệu sau: Tên hàng, số lượng,

và xuất xứ hàng hóa, cơ sở để khiếu nại kèm theo chỉ dẫn chính về những thiếu xót mà đơn

khiếu nại được phát ra, các yêu cầu về điều chỉnh khiếu nại.

Đơn khiếu nại được gửi đi kèm theo các chứng từ cần thiết như: Biên bản giám định,

biên bản chứng nhận tổn thất, mất mát, vận đơn đường biên, bản liệt kê chi tiết, giấy chứng

nhận chất lượng.

m) Trọng tài

Trong điều khoản này cần quy định các nội dung sau:

- Ai là người đứng ra phân xử? Tòa án Quốc gia hay Tòa án trọng tài, trọng tài nào,

thành lập ra sao? Để giải quyết tranh chấp giữa các bên giao dịch, khi những tranh chấp này

không thể giải quyết bằng con đường thương lượng;

- Luật áp dụng vào việc xét xử;

- Địa điểm tiến hành xét xử;

- Phân định chi phí trọng tài.

CÂU HỎI ÔN TẬP VÀ THẢO LUẬN

1. Thế nào là chiến lược kinh doanh quốc tế? Chiến lược kinh doanh quốc tế có vai trò như

thế nào?

2. Trình bày các loại chiến lược kinh doanh quốc tế?

3. Trình bày quy trình xây dựng và thực hiện chiến lược kinh doanh?

4. Thế nào là đàm phán trong kinh doanh quốc tế? Nó có những đặc điểm gì cần lưu ý?

5. Nguyên tắc đàm phán trong kinh doanh quốc tế?

6. Trình bày cách thức tổ chức đàm phán trong kinh doanh quốc tế?

7. Trình bày khái quát về hợp đồng trong kinh doanh quốc tế?

8. Trình bày tổ chức ký kết hợp đồng trong kinh doanh quốc tế

PTIT

Page 188: Bài giảng QUẢN TRỊ KINH DOANH QUỐC TẾ - Postdlib.ptit.edu.vn/bitstream/123456789/1423/1/BG Quan tri kinh doanh... · CÁC ĐỊNH CHẾ KINH TẾ, TÀI CHÍNH QUỐC TẾ

183

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. PGS.TS Hà Nam Khánh Giao – Giáo trình Quản trị kinh doanh quốc tế, NXB Tổng hợp

Tp. Hồ Chí Minh, 2012

2. TS. Phạm Thị Hồng Yến – Giáo trình Kinh doanh quốc tế, NXB Thống kê, 2012

3. GS.TS Đỗ Đức Bình – Giáo trình Kinh tế quốc tế, NXB Đại học Kinh tế quốc dân, 2010

4. GS.TS Đoàn Thị Hồng Vân – Đàm phán trong kinh doanh quốc tế, NXB Lao động – Xã

hội, 2009

5. TS. Bùi Lê Hà – Quản trị kinh doanh quốc tế, NXB Lao động – Xã hội, 2010

6. GS.TS Hoàng Thị Chỉnh – Giáo trình Kinh tế quốc tế, NXB Thống kê, 2005

7. TS. Hà Văn Hội – Quản trị kinh doanh quốc tế, NXB Bưu điện, 2008

8. Dương Hữu Hạnh – Kinh doanh quốc tế, NXB Tài chính, 1999

PTIT