bỘ kẾ hoẠch vÀ ĐẦu tƯ cỘng hoÀ xà hỘi chỦ nghĨa viỆt...

4
1 BỘ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ Số: 2218 /BKHĐT-KTNN V/v Chỉ đạo các công việc cần thực hiện năm 2012 của Dự án Giảm nghèo CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Hà Nội, ngày 03 tháng 4 năm 2012 Kính gửi: - Ủy ban nhân dân các tỉnh Lào Cai, Yên Bái, Lai Châu, Điện Biên, Sơn La và Hòa Bình Đến hết tháng 12/2011, Dự án Giảm nghèo các tỉnh miền núi phía Bắc giai đoạn 2 đã kết thúc kế hoạch thực hiện 18 tháng đầu tiên. Dựa trên kết quả đánh giá sơ bộ ban đầu, Bộ Kế hoạch và Đầu tư thấy rằng toàn dự án đã đạt được những kết quả tích cực, bao gồm: đầu tư 165 công trình hạ tầng (43 đường giao thông, 56 công trình thủy lợi, 37 công trình cấp nước sinh hoạt); triển khai hơn 1.000 tiểu dự án thuộc hợp phần Ngân sách Phát triển xã, trong đó 119 tiểu dự án sinh kế của các nhóm cùng sở thích và 120 tiểu dự án trực tiếp hỗ trợ theo đề xuất của phụ nữ; hơn 16.000 lượt cán bộ các cấp (tỉnh, huyện, xã và thôn bản) được tập huấn. Tổng vốn WB giải ngân toàn dự án đến hết quý I/2012 là 20,68 triệu USD (đạt 13,8% so với tổng vốn WB), trong đó số vốn WB đã thanh toán cho các hoạt động dự án là 13,18 triệu USD, gần tương đương với kế hoạch dự kiến (13,5 triệu USD) trong Báo cáo nghiên cứu khả thi chung được Bộ Kế hoạch và Đầu tư phê duyệt. Tuy nhiên, mức độ giải ngân của các tỉnh không đồng đều, trong đó: tỉnh Yên Bái dẫn đầu về tốc độ giải ngân (đạt 20,4%), các tỉnh Sơn La, Lai Châu và Lào Cai đạt mức giải ngân cao hơn kế hoạch dự kiến (mỗi tỉnh đạt xấp xỉ 10% so với kế hoạch 8%), tỉnh Điện Biên chưa đạt mức giải ngân cần thiết (đạt 7,4% so với kế hoạch 9,8%), đặc biệt là tỉnh Hoà Bình có mức giải ngân thấp nhất (6,3% so với kế hoạch 10,8%). Một trong những nhân tố quan trọng góp phần vào kết quả 18 tháng của dự án là sự quan tâm và chỉ đạo sát sao của UBND tỉnh, sự nỗ lực và tích cực triển khai của Ban QLDA các cấp. Đặc biệt là sau đoàn giám sát lần 3 của Ngân hàng Thế giới (tháng 10/2011), với sự chỉ đạo quyết liệt của Ban Chỉ đạo dự án tỉnh và Lãnh đạo UBND các tỉnh, các tỉnh dự án đã những bước tiến vượt bậc cả về hoạt động đầu tư và về giải ngân vốn. Đánh giá chung việc thực hiện dự án trong 18 tháng, Bộ Kế hoạch và Đầu tư nhận thấy 4 tỉnh Lào Cai, Yên Bái, Sơn La và Hoà Bình đã phần nào phát huy được kinh nghiệm của dự án giai đoạn 1, đồng thời 2 tỉnh Điện Biên và Lai Châu mặc dù là các tỉnh mới tham gia dự án cũng đã rất tích cực trao đổi và học hỏi kinh nghiệm để triển khai các hoạt động với tiến độ gần tương đương các tỉnh có kinh nghiệm. Bộ Kế hoạch và Đầu tư xin trân trọng cám ơn Ủy ban nhân dân các tỉnh Ban Chỉ đạo dự án các tỉnh về những đóng góp vào kết quả thực hiện của Dự án Giảm nghèo tỉnh nói riêng và toàn dự án nói chung.

Upload: others

Post on 18-Sep-2019

1 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

1

BỘ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ

Số: 2218 /BKHĐT-KTNN

V/v Chỉ đạo các công việc cần

thực hiện năm 2012 của Dự án

Giảm nghèo

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Hà Nội, ngày 03 tháng 4 năm 2012

Kính gửi:

- Ủy ban nhân dân các tỉnh Lào Cai, Yên Bái, Lai Châu,

Điện Biên, Sơn La và Hòa Bình

Đến hết tháng 12/2011, Dự án Giảm nghèo các tỉnh miền núi phía Bắc

giai đoạn 2 đã kết thúc kế hoạch thực hiện 18 tháng đầu tiên. Dựa trên kết quả

đánh giá sơ bộ ban đầu, Bộ Kế hoạch và Đầu tư thấy rằng toàn dự án đã đạt

được những kết quả tích cực, bao gồm: đầu tư 165 công trình hạ tầng (43 đường

giao thông, 56 công trình thủy lợi, 37 công trình cấp nước sinh hoạt); triển khai

hơn 1.000 tiểu dự án thuộc hợp phần Ngân sách Phát triển xã, trong đó 119 tiểu

dự án sinh kế của các nhóm cùng sở thích và 120 tiểu dự án trực tiếp hỗ trợ theo

đề xuất của phụ nữ; hơn 16.000 lượt cán bộ các cấp (tỉnh, huyện, xã và thôn

bản) được tập huấn.

Tổng vốn WB giải ngân toàn dự án đến hết quý I/2012 là 20,68 triệu USD

(đạt 13,8% so với tổng vốn WB), trong đó số vốn WB đã thanh toán cho các

hoạt động dự án là 13,18 triệu USD, gần tương đương với kế hoạch dự kiến

(13,5 triệu USD) trong Báo cáo nghiên cứu khả thi chung được Bộ Kế hoạch và

Đầu tư phê duyệt. Tuy nhiên, mức độ giải ngân của các tỉnh không đồng đều,

trong đó: tỉnh Yên Bái dẫn đầu về tốc độ giải ngân (đạt 20,4%), các tỉnh Sơn La,

Lai Châu và Lào Cai đạt mức giải ngân cao hơn kế hoạch dự kiến (mỗi tỉnh đạt

xấp xỉ 10% so với kế hoạch 8%), tỉnh Điện Biên chưa đạt mức giải ngân cần

thiết (đạt 7,4% so với kế hoạch 9,8%), đặc biệt là tỉnh Hoà Bình có mức giải

ngân thấp nhất (6,3% so với kế hoạch 10,8%).

Một trong những nhân tố quan trọng góp phần vào kết quả 18 tháng của

dự án là sự quan tâm và chỉ đạo sát sao của UBND tỉnh, sự nỗ lực và tích cực

triển khai của Ban QLDA các cấp. Đặc biệt là sau đoàn giám sát lần 3 của Ngân

hàng Thế giới (tháng 10/2011), với sự chỉ đạo quyết liệt của Ban Chỉ đạo dự án

tỉnh và Lãnh đạo UBND các tỉnh, các tỉnh dự án đã có những bước tiến vượt bậc

cả về hoạt động đầu tư và về giải ngân vốn. Đánh giá chung việc thực hiện dự án

trong 18 tháng, Bộ Kế hoạch và Đầu tư nhận thấy 4 tỉnh Lào Cai, Yên Bái, Sơn

La và Hoà Bình đã phần nào phát huy được kinh nghiệm của dự án giai đoạn 1,

đồng thời 2 tỉnh Điện Biên và Lai Châu mặc dù là các tỉnh mới tham gia dự án

cũng đã rất tích cực trao đổi và học hỏi kinh nghiệm để triển khai các hoạt động

với tiến độ gần tương đương các tỉnh có kinh nghiệm.

Bộ Kế hoạch và Đầu tư xin trân trọng cám ơn Ủy ban nhân dân các tỉnh và

Ban Chỉ đạo dự án các tỉnh về những đóng góp vào kết quả thực hiện của Dự án

Giảm nghèo tỉnh nói riêng và toàn dự án nói chung.

2

Tuy nhiên, Dự án mới thực hiện được gần 1/3 thời gian với một số kết quả

sơ bộ bước đầu. Trong thời gian còn lại, Dự án còn cần rất nhiều nỗ lực để hoàn

thành được những mục tiêu theo Báo cáo nghiên cứu khả thi đã được Lãnh đạo

Bộ Kế hoạch và Đầu tư phê duyệt nhằm tạo ra những hoạt động sinh kế bền

vững và tạo thu nhập cho người dân địa phương, giúp nâng cao năng lực cho

chính quyền và nhân dân trong vùng, đồng thời góp phần vào những nỗ lực

trong công cuộc giảm nghèo và xây dựng nông thôn mới của Chính phủ.

Bộ Kế hoạch và Đầu tư đề nghị UBND các tỉnh, Ban Chỉ đạo dự án tỉnh

tiếp tục quan tâm chỉ đạo sát sao Ban quản lý dự án các cấp và các ban ngành

liên quan phối hợp triển khai các công việc sau:

1. Kế hoạch năm 2012 và các năm tiếp theo: Theo Hiệp định Tài trợ

được ký kết, kế hoạch đầu tư hàng năm phải được trình Ngân hàng Thế giới

trước ngày 01/12 của năm trước. Tuy nhiên đến nay, kế hoạch năm 2012 của tất

cả các tỉnh đều chưa được Ngân hàng Thế giới có ý kiến không phản đối. Một

trong những nguyên nhân gây nên sự chậm trễ trong việc thông qua kế hoạch là

chất lượng tham vấn tại các địa phương chưa cao, các hoạt động đưa vào kế

hoạch dự án chưa thể hiện sự ưu tiên cho các hoạt động hỗ trợ phát triển sinh kế

bền vững và chưa có sự gắn kết giữa các hợp phần/tiểu hợp phần nhằm đạt được

mục tiêu chung của dự án. Việc đang làm ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện

chung của toàn dự án. Do đó, các công việc trong các tháng tiếp theo cần được

đẩy mạnh để đảm bảo hoàn thành các kế hoạch trước khi đánh giá giữa kỳ vào

cuối năm 2012.

Ngay sau khi nhận được ý kiến không phản đối từ Ngân hàng Thế giới đối

với kế hoạch năm 2012, Uỷ ban nhân dân tỉnh/huyện sớm phê duyệt kế hoạch để

làm căn cứ thực hiện. Đồng thời, Ban quản lý dự án các tỉnh cần tích cực chỉ đạo

các Ban quản lý dự án huyện và các Ban Phát triển xã triển khai các công việc

chi tiết theo tiến độ đã phê duyệt.

Bên cạnh đó, các công việc cần thiết để xây dựng kế hoạch năm 2013 sẽ

được Ban Điều phối DATW hướng dẫn triển khai ngay từ quý II/2012.

2. Đối với các hoạt động thuộc hợp phần Ngân sách Phát triển xã và

các tiểu hợp phần sinh kế:

- Các hoạt động đầu tư cơ sở hạ tầng của dự án hiện nay còn nặng về

CSHT phục vụ dân sinh, chưa có nhiều ưu tiên cho CSHT phục vụ phát triển sản

xuất của người dân địa phương. Các hoạt động sinh kế đưa vào kế hoạch chưa

phản ánh đúng tính đa dạng trên địa bàn. Do đó, chất lượng công tác tham vấn

và lập kế hoạch cần được tăng cường hơn nữa để các hoạt động đưa vào kế

hoạch theo đúng mục tiêu phát triển chung của dự án và xuất phát từ đề xuất

thực tế của người dân. Đồng thời, trong thời gian tới, Ban Điều phối DATW sẽ

có hướng dẫn cụ thể về việc triển khai hoạt động “Đánh giá hiện trạng sinh kế”.

Ban QLDA các tỉnh cần phối hợp chặt chẽ với các cơ quan có liên quan (đặc

biệt là Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh và các phòng nông nghiệp huyện) và Ban

QLDA huyện, Ban Phát triển xã để thực hiện nội dung này một cách đầy đủ

nhằm có căn cứ đề xuất và lập kế hoạch các hoạt động sinh kế trên địa bàn tỉnh

một cách chính xác hơn.

3

- Hiện nay, công tác thẩm định tại một số địa phương còn chậm trễ và

phức tạp làm ảnh hưởng đến tiến độ triển khai của cấp huyện và xã. Bên cạnh

đó, việc thực hiện các hoạt động sinh kế cần có sự hỗ trợ và phối hợp tích cực

của hệ thống khuyến nông các cấp. Đề nghị UBND tỉnh ban hành các văn bản

cần thiết để chỉ đạo các cơ quan tham gia thẩm định tuân thủ theo các quy định

áp dụng cho dự án (không được phép yêu cầu các hồ sơ, giấy tờ quá phức tạp

với cấp xã và thôn bản) và chỉ đạo hệ thống khuyến nông tham gia cung cấp hỗ

trợ kỹ thuật cho các nhóm sinh kế. Đồng thời, để hỗ trợ các cơ quan có liên quan

nắm rõ hơn các quy định áp dụng, Ban QLDA tỉnh cần tổ chức các hội thảo

nhằm phổ biến và trao đổi cụ thể về các quy định và chính sách của dự án.

- Đối với các cán bộ sinh kế, Hướng dẫn viên cộng đồng (CF) và thôn

bản, Ban QLDA các cấp cần tăng cường tập huấn kỹ thuật trồng trọt, chăn nuôi,

canh tác, khuyến nông,... và cung cấp các tài liệu tham khảo có liên quan.

- Đối với việc xây dựng các đối tác sản xuất thuộc tiểu hợp phần 1.2:

Dựa trên hướng dẫn do Ban Điều phối DATW đã ban hành, Ban QLDA các tỉnh

cần chủ động tổ chức các hội thảo/diễn đàn để tìm kiếm các đối tác tiềm năng

trên địa bàn (doanh nghiệp hoặc tổ chức phi chính phủ) nhằm đạt được mục tiêu

thiết lập được ít nhất 1 đối tác trong 6 tháng đầu năm 2012 tại mỗi tỉnh, đem lại

triển vọng mở rộng liên kết thị trường và tạo ra những vùng sản xuất hàng hóa

ổn định và hiệu quả cho người dân.

3. Các hoạt động tăng cường năng lực:

- Các hoạt động tăng cường năng lực phải gắn kết và góp phần hỗ trợ quá

trình triển khai các hoạt động khác của dự án, đặc biệt là các hoạt động sinh kế.

Do đó, trong khuôn khổ kế hoạch tăng cường năng lực, Ban QLDA các tỉnh cần

quan tâm đến các hoạt động tập huấn và tập huấn nhắc lại cho cán bộ dự án và

các nhóm cùng sở thích (CIG). Đồng thời, trong năm 2012, một số tiểu hợp

phần về tăng cường năng lực sẽ được bắt đầu triển khai (đào tạo kỹ năng việc

làm, kỹ năng phòng chống và giảm thiểu rủi ro thiên tai, kỹ năng liên quan đến

lập kế hoạch phát triển kinh tế xã hội,...). Để các hoạt động này được hiệu quả,

Ban quản lý dự án các tỉnh cần phối hợp tốt với các cơ quan có liên quan (Sở Kế

hoạch và Đầu tư, Sở Nông nghiệp và PTNT,....), đồng thời điều phối tiến độ

triển khai tại các cấp một cách hợp lý.

- Do đặc điểm người dân vùng dự án chủ yếu là người dân tộc thiểu số,

trong đó nhiều nhóm không giao tiếp được bằng tiếng phổ thông, nên hoạt động

truyền thông bằng tiếng dân tộc cần được quan tâm và đẩy mạnh thực hiện trong

năm 2012, đồng thời Ban QLDA các tỉnh cần nghiên cứu các phương pháp sử

dụng âm thanh và hình ảnh để truyền thông.

- Việc tổ chức các đoàn học tập kinh nghiệm trong nước cần đảm bảo

hiệu quả và đem lại các bài học cho việc thực hiện dự án tỉnh, do đó việc chuẩn

bị cho hoạt động này cần được rà soát kỹ lưỡng hơn và phù hợp với các hướng

dẫn cụ thể của Ban Điều phối DATW về mục tiêu đoàn, số lượng đoàn, thành

phần tham gia, kế hoạch chi tiết,...

- Để bổ sung nhân sự cho hoạt động tăng cường năng lực của tỉnh, trong

trường hợp cần thiết, Ban QLDA tỉnh có thể đề xuất việc tuyển dụng 1 tư vấn về