09 acc504-bai 6-v1.0

24
Bài 6: Kế toán hot động sn xut kinh doanh trong đơn vhành chính snghip v1.0 145 Ni dung Nhng vn đề chung vhot động sn xut kinh doanh trong đơn vhành chính snghip. Kế toán hot động sn xut kinh doanh. Kế toán đầu tư tài chính. Kế toán xác định kết quhot động sn xut kinh doanh. Gii thiu Mc tiêu Bài hc này shướng dn hc viên các nguyên tc và phương pháp kế toán hot động sn xut kinh doanh trong đơn vhành chính snghip. Thi lượng hc 5 tiết Bài này trang bcho hc viên nhng kiến thc vhch toán hot động sn xut kinh doanh trong đơn vhành chính snghip. Bao gm: Các vn đề chung vhot động SXKD. Ni dung phương pháp hch toán: Hot động sn xut và tiêu thsn phm, hot động đầu tư tài chính, xác định kết quca hot động kinh doanh. BÀI 6: KTOÁN HOT ĐỘNG SN XUT KINH DOANH TRONG ĐƠN VHÀNH CHÍNH SNGHIP

Upload: yen-dang

Post on 17-Feb-2017

15 views

Category:

Economy & Finance


0 download

TRANSCRIPT

Bài 6: Kế toán hoạt động sản xuất kinh doanh trong đơn vị hành chính sự nghiệp

v1.0 145

0

Nội dung

Những vấn đề chung về hoạt động sản xuất kinh doanh trong đơn vị hành chính sự nghiệp.

Kế toán hoạt động sản xuất kinh doanh.

Kế toán đầu tư tài chính.

Kế toán xác định kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh.

Giới thiệu Mục tiêu

Bài học này sẽ hướng dẫn học viên các nguyên tắc và phương pháp kế toán hoạt động sản xuất kinh doanh trong đơn vị hành chính sự nghiệp.

Thời lượng học 5 tiết

Bài này trang bị cho học viên những kiến thức về hạch toán hoạt động sản xuất kinh doanh trong đơn vị hành chính sự nghiệp. Bao gồm:

Các vấn đề chung về hoạt động SXKD.

Nội dung phương pháp hạch toán: Hoạt động sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, hoạt động đầu tư tài chính, xác định kết quả của hoạt động kinh doanh.

BÀI 6: KẾ TOÁN HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH TRONG ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH SỰ NGHIỆP

Bài 6: Kế toán hoạt động sản xuất kinh doanh trong đơn vị hành chính sự nghiệp

146 v1.0

TÌNH HUỐNG KHỞI ĐỘNG BÀI

Tình huống dẫn nhập

Cơ quan anh Dũng tận dụng một phòng làm việc không sử dụng đến nữa để mở một cửa hàng bán văn phòng phẩm, sách báo, tư liệu nhằm phục vụ cho việc học của sinh viên và cũng

nhằm mục đích kinh đoanh, tăng thu cho trường.

Câu hỏi

1. Anh Dũng sẽ phải hạch toán các hoạt động kinh doanh này như thế nào?

2. Phần thu và chi từ hoạt động này phải hạch toán ra sao?

3. Có hạch toán chung vào với các hoạt động sự nghiệp, dự án hay không?

Bài 6: Kế toán hoạt động sản xuất kinh doanh trong đơn vị hành chính sự nghiệp

v1.0 147

6.1. Những vấn đề chung về hoạt động sản xuất kinh doanh trong đơn vị hành chính sự nghiệp

6.1.1. Nội dung chi phí sản xuất kinh doanh, giá thành sản phẩm và kết quả kinh doanh

Chi phí sản xuất kinh doanh trong đơn vị hành chính sự nghiệp là toàn bộ chi phí mà đơn vị chi ra để tiến hành các hoạt động sản xuất kinh doanh trong một thời kỳ nhất định bao gồm:

Chi phí tiền lương, tiền công phụ cấp cán bộ công chức viên chức và người lao động trực tiếp tham gia hoạt động sản xuất kinh doanh, các khoản trích theo lương.

Chi phí nguyên nhiên vật liệu dùng cho hoạt động sản xuất kinh doanh, chi phí công cụ dụng cụ.

Tiền thuế môn bài, chi phí khấu hao và sửa chữa tài sản cố định dùng cho hoạt động sản xuất kinh doanh.

Chi phí bán hàng, chi phí quản lý liên quan đến các hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ, số thua lỗ trong quá trình đầu tư tài chính.

Giá thành sản phẩm, lao vụ, dịch vụ hoàn thành được xác định theo công thức sau:

Giá thành của sản phẩm, dịch vụ hoàn thành

= Chi phí sản xuất dở dang đầu kỳ +

Chi phí sản xuất phát sinh

trong kỳ –

Chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ

Kết quả hoạt động SXKD được xác định như sau:

Kết quả kinh doanh

= Doanh thu

thuần –

Giá vốn hàng bán

–Chi phí

bán hàng –

Chi phí quản lý chung

6.1.2. Nguồn vốn thực hiện hoạt động sản xuất kinh doanh

Để thực hiện hoạt động sản xuất kinh doanh các đơn vị sự nghiệp phải xác định nguồn vốn có thể sử dụng được theo đúng chế độ tài chính quy định:

Nguồn vốn để duy trì hoạt động sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, hàng hoá dịch vụ hoạt động này là nguồn vốn kinh doanh. Nguồn vốn này có thể do ngân sách nhà nước hỗ trợ (sẽ được thu hồi sau thời gian hoạt động hay được lưu chuyển để duy trì hoạt động), có thể do đơn vị trích một phần từ quỹ cơ quan, từ kết quả hoạt động, huy động từ việc góp vốn của cán bộ công chức trong đơn vị, vay của các tổ chức tín dụng. Từ nguồn hình thành trên nguồn vốn này cần được quản lý, sử dụng có hiệu quả để tăng lợi nhuận và bảo toàn phát triển nguồn vốn.

Đối với hoạt động đầu tư tài chính: Chỉ áp dụng trong đơn vị sự nghiệp tự đảm bảo toàn bộ hoặc một phần chi phí hoạt động thường xuyên. Nguồn vốn thực hiện hoạt động này được hình thành: trích từ các quỹ, huy động vốn nhàn rỗi của cán bộ công chức và các tổ chức, vay các tổ chức tín dụng. Như vậy, nguồn vốn để phục vụ hoạt động đầu tư tài chính không do ngân sách cấp hoặc có nguồn gốc từ ngân sách.

Bài 6: Kế toán hoạt động sản xuất kinh doanh trong đơn vị hành chính sự nghiệp

148 v1.0

6.2. Kế toán hoạt động sản xuất kinh doanh

6.2.1. Kế toán chi tiết

Chứng từ kế toán:

o Hoá đơn, phiếu thu, giấy báo Có.

o Phiếu xuất kho, phiếu chi, giấy báo Nợ, hoá đơn, bảng tính và phân bổ khấu hao

TSCĐ.

o Bảng thanh toán tiền lương, bảng thanh toán tiền thưởng, bảng thanh toán tiền làm thêm giờ, bảng kê trích nộp các khoản

theo lương…

Sổ kế toán:

Đối với kế toán chi tiết, bao gồm các sổ: Sổ chi phí sản xuất kinh doanh dịch vụ,

Sổ chi tiết doanh thu, Sổ theo dõi chi phí trả trước, Sổ chi tiết các khoản thu.

Đối với kế toán tổng hợp: Tuỳ thuộc vào từng hình thức kế toán đơn vị áp dụng

để xây dựng sổ kế toán cho phù hợp.

Sổ theo dõi chi phí trả trước – Mẫu số S71 – H

Sổ theo dõi chi phí trả trước dùng để theo dõi các khoản chi phí thực tế đã phát sinh nhưng không thể tính hết vào chi phí hoạt động và chi phí sản xuất kinh doanh hoặc chi phí sự nghiệp, dự án trong năm mà phải phân bổ vào hai hoặc ba năm cho các đối tượng sử dụng

chi phí.

Sổ được lập để theo dõi cho cả năm, mỗi loại chi phí trả trước cần phân bổ theo dõi trên 1 số trang (phân bổ công cụ, dụng cụ,

phân bổ chi phí sửa chữa lớn TSCĐ...).

Căn cứ vào: Phiếu xuất kho công cụ dụng cụ, phiếu chi, hoá đơn liên 2, phiếu xuất kho NVL... liên quan đến hoạt động sửa chữa lớn TSCĐ,... để ghi sổ:

o Cột A: ghi ngày, tháng ghi chứng từ vào sổ.

o Cột B, C: Ghi số hiệu, ngày tháng của chứng từ kế toán dùng để ghi sổ.

o Cột D: Ghi tóm tắt nội dung nghiệp vụ kinh tế của chứng từ kế toán.

o Cột 1: Ghi tổng số chi phí phải phân bổ.

o Cột 2 đến cột 4: Ghi số phân bổ cho từng kỳ.

o Cột 5 đến cột 7: Ghi các đối tượng chi phí khi phân bổ chi phí trả trước (Nợ TK 661, TK 662, TK 631).

Sổ theo dõi chi phí trả trước – Mẫu số S71 – H

Bài 6: Kế toán hoạt động sản xuất kinh doanh trong đơn vị hành chính sự nghiệp

v1.0 149

SỔ THEO DÕI CHI PHÍ TRẢ TRƯỚC

Chứng từ Số phân bổ

cho từng kỳ

Các đối tượng chi phí

Ngày tháng ghi sổ

Số

hiệu

Ngày

tháng

Diễn giải Số phải phân bổ

….. ….. ….. ….. ….. …..

A B C D 1 2 3 4 5 6 7

Số dư đầu kỳ

Cộng

Sổ này có ….trang đánh số từ trang 01 đến trang….

Ngày mở sổ ………

Ngày… tháng …..năm

Người ghi sổ Kế toán trưởng Thủ trưởng đơn vị

(Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên, đóng dấu)

Sổ chi phí sản xuất, kinh doanh, dịch vụ (hoặc XDCB) – Mẫu số S64 – H

Mục đích: sổ chi phí sản xuất kinh doanh, dùng cho các đơn vị có hoạt động sản xuất, kinh doanh và hoạt động đầu tư XDCB để theo dõi các chi phí của các hoạt động sản

xuất kinh doanh và hoạt động đầu tư XDCB.

Sổ này dùng để theo dõi các khoản chi phí phát sinh của các hoạt động SXKD, dịch vụ của đơn vị nhằm cung cấp số liệu cho việc xác định kết quả của các hoạt động đó.

Căn cứ vào các chứng từ như: Phiếu xuất kho, phiếu chi, giấy báo Nợ, Hoá đơn GTGT (liên 2), hoá đơn bán hàng thông thường (liên 2), bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ, bảng thanh toán tiền lương, bảng thanh toán tiền thưởng, bảng thanh toán tiền làm thêm giờ, bảng kê trích nộp các khoản theo lương,…, sổ chi phí sản xuất kinh

doanh tháng trước,… liên quan đến chi phí SXKD, dịch vụ và chi phí XDCB để ghi.

Sổ được mở theo dõi cho từng loại hoạt động, mỗi sản phẩm, dịch vụ hoặc mỗi công trình được theo dõi chi tiết trên một quyển sổ hoặc một số trang sổ.

Cột 1 3: Ghi ngày tháng ghi sổ, số hiệu và ngày tháng của chứng từ.

Cột 4: Nội dung của chứng từ.

Cột 5: Ghi tổng số tiền phát sinh trên chứng từ, đây là số phát sinh bên Nợ TK 631,

241. Số tiền ở cột này bằng tổng số tiền ở các cột từ 6 đến 12.

Cột 6 12: Ghi chi tiết theo khoản mục chi phí. Tuỳ theo mỗi đơn vị theo dõi phân

loại chi phí theo các tiêu thức khác nhau để xây dựng nội dung cụ thể.

Cột 13: Ghi số được phép ghi giảm chi phí, thực chất là số phát sinh bên Có TK 631, 241.

Cuối tháng: Cộng số phát sinh trong tháng, số luỹ kế từ đầu quý, từ đầu năm và số dư

chuyển kỳ sau.

Bài 6: Kế toán hoạt động sản xuất kinh doanh trong đơn vị hành chính sự nghiệp

150 v1.0

SỔ CHI PHÍ SẢN XUẤT, KINH DOANH, DỊCH VỤ

(HOẶC XÂY DỰNG CƠ BẢN)

Loại hoạt động:....................................

Tên sản phẩm, dịch vụ hoặc tên công trình:...........................

Chứng từ Ghi Nợ tài khoản

Chia theo khoản mục

chi phí

Ngày

tháng ghi

sổ

Số hiệu

Ngày tháng

Diễn giải Tổng

số

... ... ... ...

Ghi Có

tài khoản

1 2 3 4 5 6 7 12 13

Số dư đầu kỳ

Cộng

– Cộng phát sinh tháng

– Luỹ kế từ đầu quý

– Số dư cuối kỳ

– Luỹ kế từ đầu năm

Sổ này có … trang đánh số từ trang 01 đến trang …

Ngày mở sổ ………………

Ngày… tháng …..năm

Người ghi sổ Kế toán trưởng Thủ trưởng đơn vị

(Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên, đóng dấu)

Sổ chi tiết doanh thu – Mẫu số S51 – H

Mục đích: Sổ này sử dụng cho đơn vị có hoạt động sản xuất, kinh doanh để theo dõi doanh thu về hoạt động sản xuất, kinh doanh, doanh thu bán hàng hoá, cung cấp dịch

vụ cho bên ngoài.

Sổ chi tiết doanh thu mở theo từng loại hoạt động sản xuất kinh doanh, bán hàng hoá,

cung cấp dịch vụ.

Sổ này sử dụng cho đơn vị có tiêu thụ sản phẩm, hàng hoá và cung cấp dịch vụ cho

bên ngoài.

Căn cứ vào các Hoá đơn GTGT (liên 3), hoá đơn bán hàng thông thường (liên 3), phiếu thu, giấy báo Có, cung cấp dịch vụ để ghi. Sổ được mở để theo dõi từng loại

hoạt động, từng loại sản phẩm, dịch vụ được tiêu thụ.

Cột 1 3: Ghi ngày tháng ghi sổ, số hiệu và ngày tháng của hoá đơn bán hàng.

Cột 4: Ghi nội dung của chứng từ.

Cột 5 7: Căn cứ vào hoá đơn để ghi số lượng, đơn giá và tổng số tiền bán hàng.

Cuối tháng cộng tổng số tiền bán hàng để lập sổ chi tiết các khoản thu.

Bài 6: Kế toán hoạt động sản xuất kinh doanh trong đơn vị hành chính sự nghiệp

v1.0 151

SỔ CHI TIẾT DOANH THU (các khoản thu do bán hàng)

Loại hoạt động:.................................................... Tên sản phẩm (hàng hoá, dịch vụ):......................

Đơn vị tính:.................

Chứng từ Doanh thu bán hàng Ngày tháng ghi sổ Số hiệu Ngày tháng

Diễn giảiSố lượng Đơn giá Thành tiền

Các khoản giảm trừ doanh thu

1 2 3 4 5 6 7 8

Cộng x

Sổ này có ….trang đánh số từ trang 01 đến trang…. Ngày mở sổ ………

Ngày… tháng …..năm Người ghi sổ Kế toán trưởng Thủ trưởng đơn vị (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên, đóng dấu)

Sổ chi tiết các khoản thu – Mẫu số S52 – H

Mục đích: Sổ dùng để theo dõi các khoản thu sự nghiệp, phí, lệ phí, thu SXKD, thu thanh lý, nhượng bán TSCĐ và các khoản thu khác phát sinh và việc xử lý các khoản thu này.

Căn cứ vào các biên lai thu thuế, phí, lệ phí các phiếu thu, sổ chi tiết doanh thu và các chứng từ khác có liên quan để ghi. Mỗi loại thu mở và ghi riêng một quyển hoặc một số trang sổ.

Cột 1 3: Ghi ngày tháng ghi sổ, số hiệu và ngày tháng của chứng từ.

Cột 4: Ghi nội dung tóm tắt của chứng từ.

Cột 5: Căn cứ vào bảng thanh quyết toán số thu ghi số phải nộp ngân sách, số trích nộp quỹ cơ quan, số bổ sung các nguồn kinh phí.

Cột 6: Ghi số thực thu về phí, lệ phí, tiền bán sản phẩm...

Cuối tháng cộng số phát sinh tháng, số luỹ kế quý làm cơ sở lập bảng tổng hợp chi tiết.

Số liệu trên sổ dùng lập bảng tổng hợp chi tiết để đối chiếu số liệu trên Sổ cái.

SỔ CHI TIẾT CÁC KHOẢN THU (Các khoản thu khác: Phí, lệ phí......)

Tên khoản thu:...................

Chứng từ Số tiền Ngày tháng ghi sổ Số hiệu Ngày, tháng

Diễn giải

Sử dụng Thu

Ghi chú

1 2 3 4 5 6 7

Cộng x

Sổ này có ….trang đánh số từ trang 01 đến trang….

Ngày mở sổ ……… Ngày…..tháng…..năm

Người ghi sổ Kế toán trưởng Thủ trưởng đơn vị (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên, đóng dấu)

Bài 6: Kế toán hoạt động sản xuất kinh doanh trong đơn vị hành chính sự nghiệp

152 v1.0

6.2.2. Kế toán tổng hợp

6.2.2.1. Kế toán nguồn vốn kinh doanh

Tài khoản kế toán sử dụng

Tài khoản 411 “Nguồn vốn kinh doanh”

Tài khoản này sử dụng để phản ánh số hiện có và tình hình tăng, giảm nguồn vốn dùng cho hoạt động sản xuất kinh doanh ở đơn vị.

Nội dung và kết cấu tài khoản 411 như sau:

Tài khoản 411

SDĐK:

Phản ánh nguồn vốn kinh doanh hiện có của đơn vị.

– Hoàn trả vốn kinh doanh dịch vụ cho các thành viên đóng góp vốn.

– Hoàn trả vốn kinh doanh cho ngân sách nhà nước, cho cấp trên.

– Các trường hợp giảm khác.

– Nhận vốn kinh doanh của ngân sách nhà nước hoặc cấp trên hỗ trợ.

– Nhận vốn góp của các cá nhân và tổ chức góp vốn.

– Bổ sung nguồn vốn kinh doanh từ chênh lệch thu, chi hoạt động sản xuất kinh doanh.

– Các trường hợp tăng vốn khác: Bổ sung từ quỹ …

SDCK:

Hạch toán nguồn vốn kinh doanh

(1) Nhận được vốn kinh doanh do ngân sách hỗ trợ hoặc cấp trên cấp, căn cứ vào thông báo về số vốn được cấp kèm theo các chứng từ liên quan như phiếu thu, giấy báo Có, phiếu nhập kho, biên bản giao nhận..., kế toán ghi:

Nợ TK 111: Số tiền mặt thực nhận

Nợ TK 112: Số tiền gửi ngân hàng, kho bạc thực nhận

Nợ TK 152: Trị giá nguyên liệu, vật liệu thực nhận

Nợ TK 153: Trị giá công cụ, dụng cụ thực nhận

Nợ TK 155: Trị giá sản phẩm, hàng hoá thực nhận

Nợ TK 211: Trị giá tài sản cố định hữu hình thực nhận

Có TK 411: Nguồn vốn kinh doanh.

(2) Nhận vốn góp của cán bộ, viên chức trong đơn vị và các tổ chức cá nhân ngoài đơn vị đóng góp vốn, căn cứ vào biên bản bàn giao và các chứng khác liên quan, kế toán ghi:

Nợ TK 111: Nhận vốn góp bằng tiền mặt

Nợ TK 112: Nhận vốn góp bằng tiền gửi ngân hàng, kho bạc

Nợ TK 152: Nhận vốn góp bằng nguyên liệu, vật liệu

Nợ TK 153: Nhận vốn góp bằng công cụ, dụng cụ

Nợ TK 155: Nhận vốn góp bằng sản phẩm, hàng hoá

Nợ TK 211: Nhận vốn góp bằng tài sản cố định hữu hình

Có TK 411: Nguồn vốn kinh doanh.

Bài 6: Kế toán hoạt động sản xuất kinh doanh trong đơn vị hành chính sự nghiệp

v1.0 153

(3) Bổ sung nguồn vốn kinh doanh từ các quỹ của đơn vị:

Nợ TK 431: Số tiền trích từ quỹ cơ quan

Có TK 411: Nguồn vốn kinh doanh được trích lập từ quỹ cơ quan.

(4) Bổ sung nguồn vốn kinh doanh từ chênh lệch thu, chi hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ (từ lợi nhuận sau thuế), kế toán ghi:

Nợ TK 421: Số chênh lệch thu, chi chưa xử lý bổ sung cho NVKD

Có TK 411: Nguồn vốn kinh doanh.

(5) Hoàn trả lại nguồn vốn kinh doanh cho ngân sách nhà nước, cấp trên hoặc hoàn trả cho các thành viên góp vốn: Căn cứ vào biên bản thanh lý khi bàn giao tài sản cho các đơn vị, cá nhân nhận tài sản, kèm theo các chứng từ khác như phiếu chi, giấy báo Nợ..., kế toán ghi:

Nợ TK 411: Nguồn vốn kinh doanh hoàn trả lại NSNN

Có TK 111: Hoàn trả bằng tiền mặt

Có TK 112: Hoàn trả bằng tiền gửi ngân hàng, kho bạc.

TK 411 TK 111, 112, 152, 153, 155, 211

TK 431

TK 421

TK 111, 112

(1) Nhận được vốn KD do ngân sách

hỗ trợ hoặc cấp trên cấp

(2) Nhận vốn góp của cán bộ,

viên chức trong đơn vị và các tổchức cá nhân ngoài đơn vị

(3) Bổ sung nguồn vốn KD

từ các quỹ

(4) Bổ sung nguồn vốn KD

từ chênh lệch thu, chi hoạt động SXKD, dịch vụ

(5) Hoàn trả lại nguồn vốn KD

cho NSNN, cấp trên hoặc chocác thành viên góp vốn

TK 411 TK 111, 112, 152, 153, 155, 211

TK 431

TK 421

TK 111, 112

(1) Nhận được vốn KD do ngân sách

hỗ trợ hoặc cấp trên cấp

(2) Nhận vốn góp của cán bộ,

viên chức trong đơn vị và các tổchức cá nhân ngoài đơn vị

(3) Bổ sung nguồn vốn KD

từ các quỹ

(4) Bổ sung nguồn vốn KD

từ chênh lệch thu, chi hoạt động SXKD, dịch vụ

(5) Hoàn trả lại nguồn vốn KD

cho NSNN, cấp trên hoặc chocác thành viên góp vốn

Ví dụ 1:

Trích tài liệu kế toán tại một đơn vị hành chính sự nghiệp như sau: (ĐVT: 1.000đ)

1. Bộ phận xây dựng cơ bản hoàn thành bàn giao 1 nhà kho cho bộ phận sản xuất kinh doanh, trị giá 300.000 theo biên bản giao nhận số 46 ngày 27/6. Tài sản cố định được đầu tư bằng nguồn kinh phí đầu tư xây dựng cơ bản.

2. Nhận vốn góp của cán bộ, viên chức trong đơn vị bằng tiền mặt là 500.000 theo phiếu thu số 128 ngày 30/6.

Lời giải:

1a. Nợ TK 211: 300.000 1b. Nợ TK 441: 300.000

Có TK 241: 300.000 Có TK 411: 300.000.

2. Nợ TK 111: 500.000

Có TK 411: 500.000

Bài 6: Kế toán hoạt động sản xuất kinh doanh trong đơn vị hành chính sự nghiệp

154 v1.0

6.2.2.2. Kế toán chi hoạt động sản xuất kinh doanh

Tài khoản kế toán sử dụng

Để theo dõi quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh, kế toán sử dụng tài khoản sau: Tài khoản 631 “Chi hoạt động sản xuất, kinh doanh”

Tài khoản này dùng cho các đơn vị hành chính sự nghiệp có tổ chức hoạt động sản

xuất kinh doanh để phản ánh chi phí của hoạt động sản xuất kinh doanh dịch vụ.

Nội dung và kết cấu Tài khoản 631 như sau:

Tài khoản 631

SDĐK:

Chi phí hoạt động sản xuất kinh doanh còn dở dang.

– Các chi phí của hoạt động sản xuất, kinh doanh phát sinh.

– Chi phí bán hàng và chi phí quản lý liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh.

– Lỗ chênh lệch tỷ giá hối đoái của hoạt động sản xuất, kinh doanh.

– Các khoản thu được phép ghi giảm chi phí theo quy định của chế độ tài chính.

– Kết chuyển giá trị sản phẩm hoàn thành nhập kho.

– Kết chuyển chi phí của khối lượng dịch vụ hoàn thành được xác định là đã bán trong kỳ.

– Kết chuyển chi phí bán hàng, chi phí quản lý liên quan đến hoạt động sản, xuất kinh doanh.

SCDK:

Hạch toán chi hoạt động sản xuất kinh doanh:

(1) Xuất kho vật liệu sử dụng cho các hoạt động sản xuất, căn cứ vào phiếu xuất kho kế toán ghi:

Nợ TK 631: Trị giá xuất kho tính vào chi hoạt động SXKD

Có TK 152: Trị giá NVL xuất kho.

(2) Khi mua sắm vật liệu không nhập kho mà đưa vào sử dụng ngay cho hoạt động sản xuất kế toán ghi:

Nợ TK 631: Trị giá NVL tính vào chi hoạt động SXKD

Nợ TK 311 (3113): Thuế GTGT được khấu trừ (nếu có)

Có TK 331: Chưa thanh toán cho người bán

Có TK 111: Số tiền trả bằng tiền mặt

Có TK 112: Số tiền trả bằng tiền gửi ngân hàng, kho bạc.

(3) Tiền lương, tiền công, BHXH, BHYT, KPCĐ của cán bộ, viên chức trực tiếp tham gia hoạt động sản

xuất, căn cứ vào bảng thanh toán lương kế toán ghi:

Nợ TK 631: Tính vào chi hoạt động SXKD

Có TK 334: Số tiền phải trả viên chức

Có TK 332: Số tiền phải nộp theo lương.

Bài 6: Kế toán hoạt động sản xuất kinh doanh trong đơn vị hành chính sự nghiệp

v1.0 155

(4) Chi phí lao vụ, dịch vụ mua ngoài để phục vụ cho hoạt động sản xuất kế toán ghi:

Nợ TK 631: Chi phí chưa có thuế GTGT

Nợ TK 311 (3113): Thuế GTGT được khấu trừ (nếu có)

Có TK 111: Số tiền trả bằng tiền mặt

Có TK 112: Số tiền trả bằng tiền gửi ngân hàng, kho bạc

Có TK 312: Số tiền trả bằng tạm ứng

Có TK 331: Số tiền còn phải trả.

(5) Sử dụng công cụ phục vụ hoạt động sản xuất

sản phẩm, kế toán ghi:

Nợ TK 631: Chi phí dụng cụ phân bổ một lần

Có TK 153, 643

(6) Hàng tháng, căn cứ vào bảng phân bổ khấu hao TSCĐ, trích khấu hao TSCĐ sử dụng cho

hoạt động sản xuất vào chi phí, kế toán ghi:

Nợ TK 631: Chi phí khấu hao TSCĐ tính cho hoạt động SXKD

Có TK 214: Hao mòn TSCĐ đầu tư bằng NVKD

Có TK 4314: Hao mòn để bổ sung quỹ phát triển sự nghiệp

Có TK 333: Hao mòn phải nộp ngân sách.

(7) Chi phí khác phát sinh bằng tiền có liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh

và các hoạt động khác, kế toán ghi:

Nợ TK 631: Chi phí khác tính vào chi hoạt động SXKD

Có TK 111: Số tiền trả bằng tiền mặt

Có TK 112: Số tiền trả bằng tiền gửi ngân hàng, kho bạc

Có TK 331: Số tiền còn phải trả.

(8) Xác định số nguyên liệu, vật liệu sử dụng không hết nhập lại kho trên phiếu nhập kho, kế

toán ghi:

Nợ TK 152: Trị giá NVL nhập kho

Có TK 631: Chi hoạt động SXKD.

(9) Nhập kho số sản phẩm sản xuất hoàn thành, căn cứ bảng tính giá thành sản phẩm và phiếu

nhập kho, kế toán ghi:

Nợ TK 155: Giá thành sản phẩm hoàn thành

Có TK 631: Chi hoạt động sản xuất kinh doanh.

(10) Sản phẩm sản xuất hoàn thành bán ngay không nhập kho:

Nợ TK 531

Có TK 631

Bài 6: Kế toán hoạt động sản xuất kinh doanh trong đơn vị hành chính sự nghiệp

156 v1.0

TK 631TK 152

TK 331, 111, 112

TK 111, 112, 312, 331

TK 311 (3113)

TK 334, 332

TK 153, 643

TK 214, 4314, 333

TK 152

TK 155

(1) Xuất kho vật liệu sử dụng cho

hoạt động sản xuất

(7) Chi phí khác phát sinh bằng tiền

(2) Mua sắm vật liệu không nhập kho,

đưa vào sử dụng ngay

(4) Chi phí lao vụ, dịch vụ

mua ngoài

(3) Tiền công, tiền lương, BHXH, BHYT, KPCĐ của CNV

(5) Sử dụng công cụ phục vụhoạt động sản xuất sản phẩm

(6) Hàng tháng, trích khấu hao

TSCĐ vào chi phí

(8) Xác định số NVL sử dụng không hết nhập lại kho

(9) Nhập kho số sản phẩm

sản xuất hoàn thành

TK 531

(10) Bán ngay không nhập kho

TK 631TK 152

TK 331, 111, 112

TK 111, 112, 312, 331

TK 311 (3113)

TK 334, 332

TK 153, 643

TK 214, 4314, 333

TK 152

TK 155

(1) Xuất kho vật liệu sử dụng cho

hoạt động sản xuất

(7) Chi phí khác phát sinh bằng tiền

(2) Mua sắm vật liệu không nhập kho,

đưa vào sử dụng ngay

(4) Chi phí lao vụ, dịch vụ

mua ngoài

(3) Tiền công, tiền lương, BHXH, BHYT, KPCĐ của CNV

(5) Sử dụng công cụ phục vụhoạt động sản xuất sản phẩm

(6) Hàng tháng, trích khấu hao

TSCĐ vào chi phí

(8) Xác định số NVL sử dụng không hết nhập lại kho

(9) Nhập kho số sản phẩm

sản xuất hoàn thành

TK 531

(10) Bán ngay không nhập kho

Ví dụ 2:

Trích tài liệu kế toán tại một đơn vị hành chính sự nghiệp như sau: (ĐVT: 1.000đ)

1. Xuất kho nguyên vật liệu để sản xuất sản phẩm 30.000.

2. Tính lương phải trả cho công nhân của bộ phận sản xuất là 100.000.

3. Trích khấu hao TSCĐ ở bộ phận sản xuất là 32.000.

Lời giải:

1. Nợ TK 631: 30.000

Có TK 152: 30.000

2. Nợ TK 631: 100.000

Có TK 334: 100.000

3. Nợ TK 631: 32.000

Có TK 214: 32.000

6.2.2.3. Kế toán thu hoạt động sản xuất kinh doanh

Tài khoản kế toán sử dụng

Tài khoản 531 “Thu hoạt động sản xuất, kinh doanh”

Tài khoản này sử dụng trong các đơn vị hành chính sự nghiệp có tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh, dùng để phản ánh doanh thu của hoạt động sản xuất

kinh doanh.

Nội dung và kết cấu Tài khoản 531 như sau:

Bài 6: Kế toán hoạt động sản xuất kinh doanh trong đơn vị hành chính sự nghiệp

v1.0 157

Tài khoản 531

– Trị giá vốn của sản phẩm, hàng hoá đã tiêu thụ trong kỳ.

– Kết chuyển chi phí bán hàng, chi phí quản lý liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh.

– Kết chuyển chi phí của khối lượng công việc dịch vụ hoàn thành được xác định đã tiêu thụ trong kỳ.

– Các khoản giảm trừ doanh thu (chiết khấu, giảm giá, hàng bán bị trả lại).

– Số thuế GTGT phải nộp Nhà nước.

– Số thuế xuất khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt phải nộp Nhà nước.

– Doanh thu bán hàng bị giảm trừ.

– Kết chuyển chênh lệch thu lớn hơn chi.

– Doanh thu về bán vật tư, sản phẩm, hàng hoá và cung cấp dịch vụ, lao vụ.

– Lãi tiền gửi, lãi cho vay, lãi các khoản đầu tư tài chính.

– Lãi chênh lệch tỷ giá hối đoái của các nghiệp vụ kinh tế phát sinh bằng ngoại tệ của hoạt động sản xuất kinh doanh.

– Kết chuyển lãi chênh lệch tỷ giá hối đoái do đánh giá lại số dư ngoại tệ cuối kỳ.

– Kết chuyển chênh lệch chi lớn hơn thu.

Hạch toán thu hoạt động sản xuất kinh doanh

(1) Khi sản phẩm, hàng hoá giao cho người mua được xác định là tiêu thụ:

Căn cứ vào phiếu xuất kho ghi nhận giá vốn sản phẩm bán ra, kế toán ghi:

Nợ TK 531: Giá vốn hàng bán

Có TK 155, 631: Trị giá xuất kho sản phẩm, hàng hoá.

Căn cứ vào hoá đơn GTGT ghi doanh thu bán hàng và phải thu của khách hàng:

Nợ TK 311, 111, 112...: Số tiền phải thu khách hàng

Có TK 531: Giá bán chưa có thuế GTGT

Có TK 3331: Số thuế GTGT phải nộp.

(2) Nếu đơn vị tính thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp, căn cứ vào hoá đơn bán hàng thông thường, kế toán ghi:

Nợ TK 311, 111, 112...: Số tiền phải thu khách hàng.

Có TK 531: Giá bán đã có thuế GTGT.

TK 155, 631 TK 531 TK 311, 111, 112

(1) Khi sản phẩm, hàng hóa giao cho người mua được xác định là tiêu thụ.

Căn cứ vào phiếu xuất khoTK 3331

(1) Căn cứ vào hóa đơn GTGT, ghi doanh thu

bán hàng và phải thu khách hàng

(2) Nếu đơn vị tính thuế GTGT theo

phương pháp trực tiếp, căn cứ vào hóa đơn bán hàng thông thường

TK 155, 631 TK 531 TK 311, 111, 112

(1) Khi sản phẩm, hàng hóa giao cho người mua được xác định là tiêu thụ.

Căn cứ vào phiếu xuất khoTK 3331

(1) Căn cứ vào hóa đơn GTGT, ghi doanh thu

bán hàng và phải thu khách hàng

(2) Nếu đơn vị tính thuế GTGT theo

phương pháp trực tiếp, căn cứ vào hóa đơn bán hàng thông thường

Ví dụ 3:

Trích tài liệu kế toán tại một đơn vị hành chính sự nghiệp như sau: ( ĐVT: 1.000đ)

Xuất kho sản phẩm bán cho khách hàng theo hóa đơn số 0002457 ngày 5 tháng 5 và phiếu xuất kho cùng ngày số 20. Khách hàng Tùng Linh thanh toán tiền hàng bằng chuyển khoản đã có giấy báo Có số 122 cùng ngày.

Bài 6: Kế toán hoạt động sản xuất kinh doanh trong đơn vị hành chính sự nghiệp

158 v1.0

Giá thực tế xuất kho: 60.000

Giá bán chưa thuế: 80.000, thuế GTGT với thuế suất 10% là: 8.000

Lời giải:

a. Nợ TK 531: 60.000 b. Nợ TK 112: 88.000

Có TK 155: 60.000 Có TK 531: 80.000

Có TK 333: 8.000

6.3. Kế toán đầu tư tài chính

6.3.1. Kế toán chi tiết

Ghi chép các nghiệp vụ kế toán về đầu tư tài

chính, kế toán căn cứ vào phiếu thu, phiếu chi,

giấy báo Nợ, giấy báo Có, biên bản bàn giao

TSCĐ, phiếu nhập kho, phiếu xuất kho, hợp

đồng kinh tế…

Sổ sách kế toán sử dụng:

Đối với kế toán chi tiết : Sổ chi tiết đầu tư

chứng khoán – Mẫu số S45–H; Sổ chi phí sản xuất, kinh doanh, dịch vụ (hoặc

XDCB) – Mẫu số S64–H.

6.3.2. Kế toán tổng hợp

6.3.2.1. Tài khoản kế toán sử dụng

Tài khoản 121 “Đầu tư tài chính ngắn hạn”

Tài khoản này dùng để phản ánh số hiện có và tình hình biến động các khoản đầu

tư tài chính ngắn hạn của đơn vị theo giá gốc:

Kết cấu và nội dung tài khoản 121 như sau:

Tài khoản 121

SDĐK:

Trị giá thực tế chứng khoán đầu tư ngắn hạn và các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn khác do đơn vị sự nghiệp đang nắm giữ.

– Giá trị thực tế chứng khoán đầu tư ngắn hạn mua vào.

– Giá trị thực tế các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn khác.

– Giá trị chứng khoán đầu tư ngắn hạn bán ra, đáo hạn hoặc được thanh toán theo giá trị ghi sổ.

– Giá trị các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn khác thu hồi theo giá trị ghi sổ.

SDCK:

Tài khoản 221 “Đầu tư tài chính dài hạn”

Tài khoản này dùng để phản ánh số hiện có và tình hình biến động các khoản đầu

tư tài chính dài hạn của đơn vị.

Kết cấu và nội dung tài khoản 221 như sau:

Bài 6: Kế toán hoạt động sản xuất kinh doanh trong đơn vị hành chính sự nghiệp

v1.0 159

Tài khoản 221 SDĐK: – Giá gốc các loại chứng khoán đầu tư dài hạn hiện có của đơn vị. – Số vốn góp hiện còn cuối kỳ. – Giá trị các khoản đầu tư tài chính dài hạn khác hiện còn.

– Giá gốc các loại chứng khoán đầu tư dài hạn tăng. – Số vốn đã góp vào đơn vị khác. – Giá trị thực tế các khoản đầu tư tài chính dài hạn khác tăng.

– Giá gốc các loại chứng khoán đầu tư dài hạn giảm. – Số vốn góp đã thu hồi. – Số thiệt hại do không thu hồi được vốn góp. – Giá trị các khoản đầu tư tài chính dài hạn khác giảm.

SDCK:

6.3.2.2. Phương pháp hạch toán

Kế toán đầu tư chứng khoán

(1) Mua trái phiếu nhận lãi trước:

(1.1) Khi mua căn cứ vào chứng từ mua và xác định giá ghi sổ, kế toán ghi:

Nợ TK 121, 221: Ghi theo giá gốc

Có TK 3318: Số lãi nhận trước

Có TK 111, 112...: Số tiền thực trả.

(1.2) Định kỳ tính và phân bổ số lãi nhận trước:

Nợ TK 3318: Số lãi nhận trước

Có TK 531: Thu hoạt động SXKD.

(1.3) Khi trái phiếu đến kỳ đáo hạn được thanh toán:

Nợ TK 111, 112: Số tiền thực nhận

Có TK 121, 221: Giá gốc trái phiếu nhận lại.

(2) Mua trái phiếu nhận lãi định kỳ:

(2.1) Khi mua trái phiếu:

Nợ TK 121, 221: Ghi theo giá gốc

Có TK 111, 112, ...: Số tiền thực trả. (2.2) Định kỳ tính số lãi phải thu:

Nợ TK 111, 112: Nếu nhận ngay tiền

Nợ TK 311: Nếu chưa nhận ngay tiền

Có TK 531: Thu hoạt động SXKD.

(2.3) Khi thanh toán trái phiếu đến hạn được thanh toán:

Nợ TK 111, 112: Số tiền thực nhận

Có TK 121, 221: Số tiền gốc

Có TK 531: Số lãi của kỳ đáo hạn.

(3) Mua trái phiếu nhận lãi một lần vào ngày đáo hạn:

(3.1) Khi mua trái phiếu:

Nợ TK 121, 221: Giá gốc của trái phiếu

Có TK 111, 112 ...: Số tiền thực trả.

(3.2) Định kỳ tính số lãi phải thu:

Nợ TK 311: Số tiền lãi phải thu

Có TK 531: Thu hoạt động SXKD.

Bài 6: Kế toán hoạt động sản xuất kinh doanh trong đơn vị hành chính sự nghiệp

160 v1.0

(3.3) Khi thanh toán trái phiếu đến hạn thanh toán:

Nợ TK 111, 112: Số tiền thực thu

Có TK 121, 221: Số tiền gốc

Có TK 531: Số lãi của kỳ đáo hạn

Có TK 311: Số lãi đã ghi vào thu nhập của các kỳ trước nhận tiền vào kỳ này.

(4) Khi bán chứng khoán:

(4.1) Trường hợp có lãi:

Nợ TK 111, 112: Số tiền thực thu

Có TK 121, 221: Số tiền gốc

Có TK 531: Chênh lệch giá bán lớn hơn giá trị ghi sổ.

(4.2) Trường hợp thua lỗ:

Nợ TK 111, 112: Số tiền thực nhận

Nợ TK 631: Chênh lệch giá bán nhỏ hơn giá trị ghi sổ

Có TK 121, 221: Số tiền gốc.

TK 121, 221

TK 531

TK 111, 112TK 111, 112

TK 3118

TK 311

(2.1) Khi mua trái phiếu nhận lãi

định kỳ

(3.1) Khi mua trái phiếu nhận lãi

một lần vào ngày đáo hạn

(1.1) Mua trái phiếu nhận lãi trước, xác định giá ghi sổ

(1.2) Định kỳ tính và phân

bổ số lãi nhận trước

(3.2) Định kỳ tính lãi

phải thu

TK 311

TK 631

(2.3) Khi thanh toán trái phiếu

đến hạn thanh toán

(4.1) Bán chứng khoán (nếu lãi)

(3.3) Khi thanh toán trái

phiếu đến hạn thanh toán

(4.2) Bán chứng khoán (nếu lỗ)

TK 531

(2.2) Định kỳ tính số

lãi phải thu

TK 111, 112, 311

TK 121, 221

TK 531

TK 111, 112TK 111, 112

TK 3118

TK 311

(2.1) Khi mua trái phiếu nhận lãi

định kỳ

(3.1) Khi mua trái phiếu nhận lãi

một lần vào ngày đáo hạn

(1.1) Mua trái phiếu nhận lãi trước, xác định giá ghi sổ

(1.2) Định kỳ tính và phân

bổ số lãi nhận trước

(3.2) Định kỳ tính lãi

phải thu

TK 311

TK 631

(2.3) Khi thanh toán trái phiếu

đến hạn thanh toán

(4.1) Bán chứng khoán (nếu lãi)

(3.3) Khi thanh toán trái

phiếu đến hạn thanh toán

(4.2) Bán chứng khoán (nếu lỗ)

TK 531

(2.2) Định kỳ tính số

lãi phải thu

TK 111, 112, 311

Ví dụ 4:

Trích tài liệu kế toán tại một đơn vị hành chính sự nghiệp như sau: ( ĐVT: 1.000đ)

1. Mua trái phiếu với số lượng 100, giá mua 200/1 trái phiếu có thời hạn thanh toán là 8 tháng, đã trả bằng tiền mặt theo phiếu chi số 21 ngày 15/4.

2. Ngày 20/4 nhượng bán 100 trái phiếu đã đầu tư với tổng số tiền thu được 22.000 theo giấy báo Có số 100 ngày 20/4.

Lời giải:

1. Nợ TK 121: 20.000 2. Nợ TK 112: 22.000

Có TK 111: 20.000 Có TK 121: 20.000

Có TK 531: 2.000

Bài 6: Kế toán hoạt động sản xuất kinh doanh trong đơn vị hành chính sự nghiệp

v1.0 161

Kế toán góp vốn đầu tư vào đơn vị khác

(1) Dùng tiền để góp vốn liên doanh, liên kết hoạt động sản xuất kinh doanh, căn cứ vào thực tế góp vốn, kế toán ghi:

Nợ TK 221: Ghi theo vốn góp

Có TK 111, 112...: Số tiền mang góp vốn.

(2) Góp vốn bằng tài sản cố định:

(2.1) Nếu giá đánh lại nhỏ hơn giá trị còn lại của TSCĐ:

Nợ TK 221: Giá đánh lại của TSCĐ do hai bên thống nhất đánh giá

Nợ TK 631: Số chênh lệch giữa giá đánh lại nhỏ hơn giá trị còn lại của TSCĐ

Nợ TK 214: Giá trị hao mòn luỹ kế

Có TK 211, 213: Nguyên giá TSCĐ mang góp vốn đang ghi sổ kế toán.

(2.2) Nếu giá đánh giá lại lớn hơn giá trị còn lại của tài sản cố định:

Nợ TK 221: Giá đánh lại của TSCĐ do hai bên thống nhất đánh giá

Nợ TK 214: Giá trị hao mòn luỹ kế

Có TK 211, 213: Nguyên giá TSCĐ mang góp vốn

Có TK 531: Số chênh lệch giữa giá đánh lại lớn hơn GTCL của TSCĐ.

(3) Dùng thu nhập được chia từ hoạt động đầu tư góp vốn để bổ sung vốn góp:

Nợ TK 221: Số lãi được hưởng đầu tư tiếp

Có TK 531: Ghi nhận thu hoạt động SXKD.

(4) Khi kết thúc hợp đồng góp vốn, khi đơn vị nhận lại vốn góp:

(4.1) Trường hợp có lãi:

Nợ TK 111, 112, 152, 153, 211, 213: Trị giá tài sản thực nhận lại

Có TK 221: Số vốn góp

Có TK 531: Chênh lệch giá trị vốn góp thu hồi lớn hơn giá trị vốn góp ban đầu.

(4.2) Trường hợp thua lỗ:

Nợ TK 111, 112, 152, 153, 211, 213: Trị giá tài sản thực nhận lại

Nợ TK 631: Chênh lệch giá trị vốn góp thu hồi nhỏ hơn giá trị vốn góp ban đầu

Có TK 221: Số tiền vốn góp.

(5) Trường hợp đơn vị nhượng lại vốn góp cho các bên khác:

(5.1) Trường hợp có lãi:

Nợ TK 111, 112, 152, 153, 211, 213: Trị giá tài sản thực nhận lại

Có TK 221: Số vốn góp

Có TK 531: Chênh lệch giá gốc khoản vốn góp nhỏ hơn giá nhượng bán.

Bài 6: Kế toán hoạt động sản xuất kinh doanh trong đơn vị hành chính sự nghiệp

162 v1.0

(5.2) Trường hợp thua lỗ:

Nợ TK 111, 112, 152, 153, 211, 213: Trị giá tài sản thực nhận lại

Nợ TK 631: Chênh lệch giá gốc khoản vốn góp lớn hơn giá nhượng bán

Có TK 221: Số tiền vốn góp.

TK 221TK 111, 112

TK 211, 213

TK 631

TK 214

TK 531

TK 631

TK 531

TK 111, 112, 152, 211

(1) Dùng tiền để góp vốn vào công ty

liên doanh, liên kết

(2.1) Góp vốn bằng TSCĐ. Nếu giá đánh giá

lại < giá trị còn lại của TSCĐ

(2.2) Nếu giá đánh giá lại > giá trị

còn lại của TSCĐ

(4.2), (5.2) Đơn vị nhượng lại vốn góp cho các bên khác – Nếu lỗ

(4.1), (5.1) Đơn vị nhượng lại vốn góp

cho các bên khác - Nếu có lãi.

(3) Dùng thu nhập được chia từ hoạt động

đầu tư góp vốn để bổ sung vốn góp

TK 221TK 111, 112

TK 211, 213

TK 631

TK 214

TK 531

TK 631

TK 531

TK 111, 112, 152, 211

(1) Dùng tiền để góp vốn vào công ty

liên doanh, liên kết

(2.1) Góp vốn bằng TSCĐ. Nếu giá đánh giá

lại < giá trị còn lại của TSCĐ

(2.2) Nếu giá đánh giá lại > giá trị

còn lại của TSCĐ

(4.2), (5.2) Đơn vị nhượng lại vốn góp cho các bên khác – Nếu lỗ

(4.1), (5.1) Đơn vị nhượng lại vốn góp

cho các bên khác - Nếu có lãi.

(3) Dùng thu nhập được chia từ hoạt động

đầu tư góp vốn để bổ sung vốn góp

Ví dụ 5:

Trích tài liệu kế toán tại một đơn vị hành chính sự nghiệp như sau: (ĐVT: 1.000đ)

Đem tài sản cố định hữu hình góp vốn liên doanh dài hạn có nguyên giá 250.000, giá trị hao mòn là 50.000, giá đánh giá lại của hội đồng liên doanh là 220.000.

Lời giải:

Nợ TK 221: 220.000

Nợ TK 214: 50.000

Có TK 211: 250.000

Có TK 531: 20.000

Kế toán tiền gửi có kỳ hạn

(1) Khi chuyển tiền vào các ngân hàng, tổ chức tín dụng:

Nợ TK 121, 221: Số tiền thực gửi

Có TK 111, 112...: Gửi tiền bằng tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, kho bạc.

(2) Định kỳ nhận lãi tiền gửi:

Nợ TK 111, 112: Số lãi thực nhận bằng tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, kho bạc

Có TK 531: Ghi nhận thu từ hoạt động SXKD.

Bài 6: Kế toán hoạt động sản xuất kinh doanh trong đơn vị hành chính sự nghiệp

v1.0 163

(3) Trường hợp gửi tiền có kỳ hạn nhận lãi trước:

(3.1) Khi gửi tiền vào:

Nợ TK 121, 221: Số tiền được tính vào đầu tư

Có TK 3318: Số lãi nhận trước

Có TK 111, 112...: Số tiền thực gửi.

(3.2) Định kỳ kết chuyển số lãi phải thu từng kỳ tính vào thu nhập kỳ kế toán:

Nợ TK 3318: Tiền lãi nhận trước được tính vào kỳ hạch toán

Có TK 531: Ghi nhận doanh thu.

(4) Khi thu hồi khoản tiền gửi:

Nợ TK 111, 112: Số tiền thực thu hồi

Có TK 121, 221: Số tiền gửi vào ngân hàng.

(5) Trường hợp gửi tiền có kỳ hạn nhận lãi sau:

(5.1) Khi xuất tiền gửi vào các tổ chức tín dụng:

Nợ TK 121, 221

Có TK 111, 112...

(5.2) Định kỳ xác định số lãi phải thu của kỳ báo cáo:

Nợ TK 3118: Số lãi chưa thu được

Có TK 531: Thu hoạt động sản xuất kinh doanh.

(5.3) Khi thu hồi khoản tiền:

Nợ TK 111, 112: Số tiền thu lại bằng tiền mặt, tiền gửi ngân hàng

Có TK 121, 221: Số tiền gốc đã gửi

Có TK 531: Số lãi của kỳ đáo hạn

Có TK 311: Số lãi đã ghi vào thu nhập của các kỳ trước.

TK 121, 221TK 111, 112

TK 3318TK 311

TK 531

TK 111, 112

(1) Khi chuyển tiền vào các ngân hàng, tổ chức tín dụng

(3.1) Khi gửi tiền có kỳ hạn

nhận lãi trước

(4) Khi thu hồi khoản tiền gửi

(5.3) Khi thu hồi khoản tiền

(2) Định kỳ nhận lãi tiền gửi(3.2) Định kỳ kết chuyển số lãi phải thu từng kỳ tính vào thu nhập kỳ kế toán

(5.1) Khi gửi tiền vào các ngân hàng, tổ chức tín dụng (nhận lãi sau)

(5.2) Định kỳ xác định số lãi phải thu của kỳ báo cáo

TK 121, 221TK 111, 112

TK 3318TK 311

TK 531

TK 111, 112

(1) Khi chuyển tiền vào các ngân hàng, tổ chức tín dụng

(3.1) Khi gửi tiền có kỳ hạn

nhận lãi trước

(4) Khi thu hồi khoản tiền gửi

(5.3) Khi thu hồi khoản tiền

(2) Định kỳ nhận lãi tiền gửi(3.2) Định kỳ kết chuyển số lãi phải thu từng kỳ tính vào thu nhập kỳ kế toán

(5.1) Khi gửi tiền vào các ngân hàng, tổ chức tín dụng (nhận lãi sau)

(5.2) Định kỳ xác định số lãi phải thu của kỳ báo cáo

6.4. Kế toán xác định kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh

6.4.1. Tài khoản kế toán sử dụng

Để xác định kết quả hoạt động SXKD, kế toán sử dụng tài khoản 421.

Bài 6: Kế toán hoạt động sản xuất kinh doanh trong đơn vị hành chính sự nghiệp

164 v1.0

Tài khoản 421 “Chênh lệch thu, chi chưa xử lý”. TK này sử dụng để phản ánh số chênh lệch và xử lý số chênh lệch giữa thu và chi của hoạt động thường xuyên, hoạt động sự nghiệp và hoạt động khác, hoạt động sản xuất kinh doanh, hoạt động theo đơn đặt hàng của Nhà nước.

Bên Nợ:

Số chênh lệch chi lớn hơn thu của hoạt động SXKD.

Kết chuyển số chênh lệch thu lớn hơn chi của hoạt động thường xuyên, hoạt động sự nghiệp và hoạt động khác, hoạt động SXKD, hoạt động theo đơn đặt hàng của Nhà nước.

Kết chuyển chênh lệch thu, chi hoạt động SXKD còn lại sau thuế thu nhập doanh nghiệp để bổ sung cho các nguồn khác.

Thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp ngân sách nhà nước.

Bên Có:

Số chênh lệch thu lớn hơn chi của hoạt động thường xuyên, hoạt động sự nghiệp và hoạt động khác, hoạt động SXKD, hoạt động theo đơn đặt hàng của Nhà nước.

Kết chuyển chênh lệch chi lớn hơn thu sau khi có quyết định xử lý.

Dư Nợ:

Phản ánh chênh lệch chi lớn hơn thu chưa xử lý.

Dư Có:

Phản ánh chênh lệch thu lớn hơn chi chưa xử lý.

Tài khoản 421 có các TK chi tiết:

TK 4211 – Chênh lệch thu chi của hoạt động thường xuyên.

TK 4212 – Chênh lệch thu chi của hoạt động SXKD.

TK 4213 – Chênh lệch thu chi của hoạt động theo đơn đặt hàng của Nhà nước.

TK 4218 – Chênh lệch thu chi của hoạt động khác.

6.4.2. Phương pháp hạch toán

Cuối kỳ sau khi kết thúc các hoạt động mang tính chất kinh doanh, kế toán thực hiện công việc xác định kết quả của hoạt động sản xuất kinh doanh ở đơn vị mình.

(1) Chi phí bán hàng và chi phí quản lý bộ phận SXKD phát sinh trong kỳ:

(1.1) Chi phí vật tư phục vụ cho bán hàng và quản lý bộ phận SXKD:

Nợ TK 631: Giá trị vật tư xuất kho hoặc mua về sử dụng ngay

Nợ TK 311 (3113): Thuế GTGT đầu vào (nếu có)

Có TK 152, 153: Giá trị vật tư xuất kho

Có TK 111, 112, 331...: Số tiền trả cho người bán

(1.2) Tiền lương, các khoản trích theo lương của nhân viên phục vụ cho bộ phận bán hàng và quản lý bộ phận SXKD:

Nợ TK 631: Tiền lương phải trả và các khoản trích theo lương (phần tính vào chi phí)

Có TK 334: Tiền lương phải trả

Có TK 332: Các khoản trích theo lương

Bài 6: Kế toán hoạt động sản xuất kinh doanh trong đơn vị hành chính sự nghiệp

v1.0 165

(1.3) Các chi phí được phân bổ từ bộ phận sự nghiệp:

Nợ TK 631

Có TK 661

Phần chi phí phân bổ cho bộ phận SXKD

từ bộ phận sự nghiệp

(1.4) Các chi phí khác phát sinh phục vụ cho bộ phận bán hàng và bộ phận quản

lý bộ phận SX như chi phí dịch vụ mua ngoài, chi phí sửa chữa TSCĐ...

Nợ TK 631: Giá chưa thuế GTGT

Nợ TK 311 (3113): Thuế GTGT đầu vào (nếu có)

Có TK 111, 112, 331...: Giá có thuế GTGT

Có TK 152, 153, 241, 643...

(2) Kết chuyển chi phí bán hàng và chi phí quản lý chung:

Nợ TK 531: Số chi phí tập hợp trong kỳ

Có TK 631: Kết chuyển chi phí hoạt động SXKD.

(3) Xác định kết quả:

(3.1) Nếu hoạt động kinh doanh có lãi – thu

lớn hơn chi:

Nợ TK 531

Có TK 421: Số lãi thu được.

(3.2) Nếu hoạt động kinh doanh bị thua lỗ –

chi lớn hơn thu:

Nợ TK 421: Số thua lỗ

Có TK 531

TK 631TK 111, 112, 331, 152, 153

TK 334, 332

TK 661

TK 3113

TK 421

TK 531

(1.1) Chi phí vật tư phục vụ cho bán hàng và quản lý bộ phận SXKD

phát sinh trong kỳ

TK 111, 112, 331, 152, 153, 241, 643

(1.4) Các chi phí khác

phát sinh

(1.2) Tiền lương và các

khoản trích theo lương

(1.3) Các chi phí được phân bổ từ

bộ phận sự nghiệp

(2) Kết chuyển chi phí bán hàng

và chi phí quản lý chung

(3.1) Nếu hoạt động

kinh doanh có lãi

(3.2) Nếu hoạt động

kinh doanh thua lỗ

TK 155, 631

Giá vốn sản phẩm,

hàng hóa tiêu thụ

TK 111, 112Các

khoản thu

TK 333

TK 631TK 111, 112, 331, 152, 153

TK 334, 332

TK 661

TK 3113

TK 421

TK 531

(1.1) Chi phí vật tư phục vụ cho bán hàng và quản lý bộ phận SXKD

phát sinh trong kỳ

TK 111, 112, 331, 152, 153, 241, 643

(1.4) Các chi phí khác

phát sinh

(1.2) Tiền lương và các

khoản trích theo lương

(1.3) Các chi phí được phân bổ từ

bộ phận sự nghiệp

(2) Kết chuyển chi phí bán hàng

và chi phí quản lý chung

(3.1) Nếu hoạt động

kinh doanh có lãi

(3.2) Nếu hoạt động

kinh doanh thua lỗ

TK 155, 631

Giá vốn sản phẩm,

hàng hóa tiêu thụ

TK 111, 112Các

khoản thu

TK 333

Bài 6: Kế toán hoạt động sản xuất kinh doanh trong đơn vị hành chính sự nghiệp

166 v1.0

Phân phối lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh

– Chênh lệch thu lớn hơn chi của hoạt động sản xuất, kinh doanh còn lại sau thuế thu nhập doanh nghiệp:

+ Trường hợp cấp có thẩm quyền cho phép bổ sung nguồn kinh phí quản lý bộ máy, nguồn vốn kinh doanh, kế toán ghi:

Nợ TK 421

Có TK 461: Số bổ sung Nguồn kinh phí thường xuyên

Có TK 441: Số bổ sung Nguồn kinh phí đầu tư XDCB

Có TK 411: Số bổ sung Nguồn vốn kinh doanh.

+ Trường hợp trích lập các quỹ từ kết quả hoạt động sản xuất, kinh doanh, kế toán ghi:

Nợ TK 421

Có TK 431

+ Số phải nộp cấp trên từ kết quả hoạt động sản xuất, kinh doanh (nếu có), ghi:

Nợ TK 421

Có TK 342

– Kết chuyển chênh lệch thu chi theo đơn đặt hàng của Nhà nước, kế toán ghi

Nợ TK 511

Có TK 421

– Cuối kỳ, kết chuyển số thu lớn hơn chi của hoạt động sự nghiệp và hoạt động khác của đơn vị theo quy định của chế độ tài chính, ghi:

Nợ TK 511

Có TK 421

– Kết chuyển chênh lệch thu lớn hơn chi hoạt động sự nghiệp và hoạt động khác vào các tài khoản liên quan theo quy định của chế độ tài chính, ghi:

Nợ TK 421

Có TK 461

Ví dụ 6:

Trích tài liệu kế toán tại một đơn vị hành chính sự nghiệp có tổ chức hoạt động kinh

doanh như sau: (ĐVT: 1.000đ)

1. Cuối kỳ, xác định số lãi thu được từ hoạt động sản xuất kinh doanh là 70.000.

2. Số thuế thu nhập đơn vị phải nộp 25% trên tổng số lãi trong kỳ là 17.500.

3. Số chênh lệch thu, chi được bổ sung cho quỹ khen thưởng: 20.000, quỹ phúc lợi 20.000.

Lời giải:

1. Nợ TK 531: 70.000

Có TK 421: 70.000

2. Nợ TK 421: 17.500

Có TK 333: 17.500

3. Nợ TK 421: 40.000

Có TK 4311: 20.000

Có TK 4312: 20.000

Bài 6: Kế toán hoạt động sản xuất kinh doanh trong đơn vị hành chính sự nghiệp

v1.0 167

TÓM LƯỢC CUỐI BÀI

Bài 6 đề cập đến rất nhiều nội dung như: Hạch toán chi phí sản xuất, tiêu thụ sản phẩm, hàng hóa, hạch toán đầu tư tài chính và xác định kết quả kinh doanh. Để nắm chắc các nội dung trên học viên cần ghi nhớ một số điểm sau: Thứ nhất, học viên cần nắm được các hoạt động được gọi là hoạt động sản xuất kinh doanh trong đơn vị hành chính sự nghiệp. Thứ hai, nguồn vốn sử dụng cho hoạt động sản xuất kinh doanh được huy động từ những nguồn nào, các nguyên tắc trong xác định kết quả và phân phối kết quả từ hoạt động kinh doanh. Cuối cùng, học viên cần ghi nhớ các chứng từ, tài khoản và sổ kế toán (bao gồm cả sổ kế toán chi tiết và sổ kế toán tổng hợp) sử dụng và phương pháp hạch toán hoạt động sản xuất kinh doanh trong đơn vị hành chính sự nghiệp.

Bài 6: Kế toán hoạt động sản xuất kinh doanh trong đơn vị hành chính sự nghiệp

168 v1.0

CÂU HỎI ÔN TẬP

1. Nêu đặc điểm chung của hoạt động SXKD trong các đơn vị hành chính sự nghiệp. Đặc điểm này có gì khác so với trong các doanh nghiệp?

2. Nêu trình tự hạch toán chi phí sản xuất và tiêu thụ sản phẩm.

3. Trình bày khái quát hạch toán các khoản đầu tư trong đơn vị hành chính sự nghiệp.

4. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh được hạch toán như thế nào? Phân phối kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh được hạch toán ra sao?

BÀI TẬP THỰC HÀNH

Cho tài liệu tại một đơn vị hành chính sự nghiệp như sau (đơn vị tính: 1.000đ).

1. Phiếu xuất kho số 30 ngày 15/4: Xuất nguyên vật liệu dùng cho sản xuất sản phẩm 400.000, cho bán hàng 900.

2. Giấy báo Nợ số 60 ngày 18/4: Mua nguyên vật liệu dùng ngay cho sản xuất sản phẩm giá mua chưa có thuế GTGT là 150.000, thuế suất thuế GTGT 10%.

3. Mua một tài sản cố định hữu hình sử dụng ngay cho bộ phận sản xuất kinh doanh giá mua chưa có thuế GTGT là 80.000, thuế suất thuế GTGT 10 %. Đã thanh toán bằng tiền mặt theo phiếu chi số 810 ngày 20/4. TSCĐ được đầu tư bằng nguồn vốn kinh doanh.

4. Theo bảng thanh toán lương 04 ngày 26/4: tiền lương phải trả các bộ phận:

– Bộ phận hành chính sự nghiệp: 125.000.

– Bộ phận SXKD:

+ Công nhân sản xuất: 50.000.

+ Nhân viên bán hàng: 3.000.

5. Các khoản trích theo lương tính theo tỷ lệ quy định.

6. Tiền điện phải trả phục vụ các bộ phận theo giá chưa thuế GTGT 10% trên hoá đơn GTGT số 245689 ngày 28/4 là:

– Bộ phận hành chính sự nghiệp: 14.000.

– Bộ phận SXKD: 10.000.

– Cửa hàng bán sản phẩm: 2.000.

7. Các chi phí khác chưa trả theo hoá đơn GTGT số 7563 ngày 28/4 theo giá chưa thuế GTGT 10%:

– Phục vụ phân xưởng: 18.750.

– Phục vụ bán hàng: 1.850.

8. Nhập kho 1.000 sản phẩm hoàn thành theo phiếu nhập kho số 12 ngày 29/4.

9. Xuất bán cho công ty M 650 sản phẩm, đơn giá bán chưa thuế GTGT 10% là 1.000, công ty M đã thanh toán một nửa bằng tiền mặt số còn lại chưa thanh toán.

Yêu cầu:

Định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh và thực hiện các bút toán kết chuyển cần thiết.

Biết rằng:

– Chi phí dở dang đầu kỳ 18.000.

– Chi phí dở dang cuối kỳ 10.000.

– Đầu kỳ TK 155 có số dư bằng không.

– Bộ phận SXKD sản xuất hàng hóa chịu thuế GTGT và tính thuế theo phương pháp khấu trừ.