Ủy ban nhÂn dÂn cỘng hoÀ xà hỘi chỦ nghĨa viỆt nam huyỆn vĨnh...

8
ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN VĨNH TƯỜNG Số: /KH-UBND CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Vĩnh Tường, ngày tháng 4 năm 2020 KẾ HOẠCH Đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn huyện Vĩnh Tường năm 2020 Căn cứ các Quyết định số 1956/QĐ-TTg ngày 27/11/2009; số 971/QĐ-TTg ngày 01/7/2015 và số 46/2015/QĐ-TTg ngày 28/9/2015 của Thủ tướng Chính phủ quy định chính sách hỗ trợ đào tạo trình độ sơ cấp, đào tạo dưới 3 tháng; Căn cứ Thông tư số 30/2012/TTLT-BLĐTBXH-BNV-BNNPTNT-BCT- BTTTT ngày 12/12/2012 của Liên bộ: Lao động - TB&XH, Nội vụ, Nông nghiệp và PTNT, Tài chính, Thông tin và Truyền thông hướng dẫn trách nhiệm tổ chức thực hiện Quyết định 1956/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ; Căn cứ Thông tư số 152/2016/TT-BTC ngày 17/10/2016 của Bộ Tài chính quy định quản lý và sử dụng kinh phí hỗ trợ đào tạo trình độ sơ cấp, đào tạo dưới 3 tháng; Thực hiện Kế hoạch số 49/KH-UBND ngày 09/3/2020 của UNND tỉnh Vĩnh Phúc về đào tạo nghề cho lao động nông thôn tỉnh Vĩnh Phúc năm 2020; UBND huyện Vĩnh Tường ban hành kế hoạch đào tạo nghề cho lao động nông thôn năm 2020 trên địa bàn huyện, cụ thể như sau: I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU 1. Mục đích Tập trung thực hiện đồng bộ các nhóm giải pháp nhằm triển khai có hiệu quả Quyết định số 1956/QĐ-TTg ngày 27/11/2009 và số 46/2015/QĐ-TTg ngày 28/9/2015 của Thủ tướng Chính phủ; Nghị quyết số 207/2015/NQ-HĐND của HĐND tỉnh; Nâng cao chất lượng và hiệu quả đào tạo nghề trình độ sơ cấp, đào tạo dưới 3 tháng đáp ứng nhu cầu học nghề của lao động nông thôn và thị trường lao động; Gắn đào tạo nghề với tạo việc làm tại chỗ và chuyển dịch cơ cấu lao động. 2. Yêu cầu Đào tạo phải gắn với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch phát triển sản xuất nông nghiệp của địa phương và quy hoạch xây dựng nông thôn mới ở cấp xã. Không tổ chức dạy nghề cho lao động khi chưa xác định được nơi làm việc và mức thu nhập với việc làm có được sau học nghề.

Upload: others

Post on 15-Jul-2020

18 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: ỦY BAN NHÂN DÂN CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM HUYỆN VĨNH TƯỜNGvinhtuong.vinhphuc.gov.vn/Content/Uploads/Docs/94EE1B94F... · 2020-04-08 · ỦY BAN NHÂN

ỦY BAN NHÂN DÂN

HUYỆN VĨNH TƯỜNG

Số: /KH-UBND

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Vĩnh Tường, ngày tháng 4 năm 2020

KẾ HOẠCH

Đào tạo nghề cho lao động nông thôn

trên địa bàn huyện Vĩnh Tường năm 2020

Căn cứ các Quyết định số 1956/QĐ-TTg ngày 27/11/2009; số 971/QĐ-TTg

ngày 01/7/2015 và số 46/2015/QĐ-TTg ngày 28/9/2015 của Thủ tướng Chính

phủ quy định chính sách hỗ trợ đào tạo trình độ sơ cấp, đào tạo dưới 3 tháng;

Căn cứ Thông tư số 30/2012/TTLT-BLĐTBXH-BNV-BNNPTNT-BCT-

BTTTT ngày 12/12/2012 của Liên bộ: Lao động - TB&XH, Nội vụ, Nông

nghiệp và PTNT, Tài chính, Thông tin và Truyền thông hướng dẫn trách nhiệm

tổ chức thực hiện Quyết định 1956/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ;

Căn cứ Thông tư số 152/2016/TT-BTC ngày 17/10/2016 của Bộ Tài chính

quy định quản lý và sử dụng kinh phí hỗ trợ đào tạo trình độ sơ cấp, đào tạo

dưới 3 tháng;

Thực hiện Kế hoạch số 49/KH-UBND ngày 09/3/2020 của UNND tỉnh

Vĩnh Phúc về đào tạo nghề cho lao động nông thôn tỉnh Vĩnh Phúc năm 2020;

UBND huyện Vĩnh Tường ban hành kế hoạch đào tạo nghề cho lao động

nông thôn năm 2020 trên địa bàn huyện, cụ thể như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích

Tập trung thực hiện đồng bộ các nhóm giải pháp nhằm triển khai có hiệu

quả Quyết định số 1956/QĐ-TTg ngày 27/11/2009 và số 46/2015/QĐ-TTg ngày

28/9/2015 của Thủ tướng Chính phủ; Nghị quyết số 207/2015/NQ-HĐND của

HĐND tỉnh;

Nâng cao chất lượng và hiệu quả đào tạo nghề trình độ sơ cấp, đào tạo dưới

3 tháng đáp ứng nhu cầu học nghề của lao động nông thôn và thị trường lao

động; Gắn đào tạo nghề với tạo việc làm tại chỗ và chuyển dịch cơ cấu lao động.

2. Yêu cầu

Đào tạo phải gắn với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch phát

triển sản xuất nông nghiệp của địa phương và quy hoạch xây dựng nông thôn

mới ở cấp xã.

Không tổ chức dạy nghề cho lao động khi chưa xác định được nơi làm việc

và mức thu nhập với việc làm có được sau học nghề.

Page 2: ỦY BAN NHÂN DÂN CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM HUYỆN VĨNH TƯỜNGvinhtuong.vinhphuc.gov.vn/Content/Uploads/Docs/94EE1B94F... · 2020-04-08 · ỦY BAN NHÂN

2

II. MỤC TIÊU, CHỈ TIÊU

1. Đào tạo nghề

- Tổ chức đào tạo trình độ sơ cấp nghề cho 263 lao động (Có biểu số 01 chi

tiết các nghề đào tạo kèm theo)

- Đào tạo sơ cấp nghề phải đảm bảo chỉ tiêu dạy nghề cho người khuyết tật

chiếm ít nhất 10% và lao động nữ chiếm ít nhất 40% chỉ tiêu.

2. Tỉ lệ có việc làm sau khi học nghề

Sau đào tạo, có từ 80% số người học có việc làm mới hoặc tiếp tục làm

nghề cũ nhưng có năng suất, thu nhập cao hơn.

III. NỘI DUNG

1. Đối tượng, chính sách về học nghề

1.1. Đối tượng học nghề: Lao động nữ, người khuyết tật, lao động nông

thôn trong độ tuổi lao động (từ đủ 15 tuổi đến 60 tuổi với nam, đến 55 tuổi với

nữ) có trình độ học vấn và sức khỏe phù hợp với nghề cần học.

Ưu tiên dạy nghề cho các đối tượng là người thuộc diện được hưởng chính

sách ưu đãi người có công với cách mạng; người thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo;

người khuyết tật; người thuộc hộ gia đình bị thu hồi đất nông nghiệp, đất kinh

doanh; lao động nữ bị mất việc làm.

1.2. Đối tượng hỗ trợ; nguyên tắc, điều kiện hỗ trợ; nội dung hỗ trợ và

mức hỗ trợ học nghề cụ thể cho từng đối tượng thực hiện theo Quyết định số

1315/QĐ-UBND ngày 04/5/2017 của UBND tỉnh Vĩnh Phúc.

1.3. Đối với những nghề có mức chi phí đào tạo lớn hơn mức hỗ trợ tối đa

quy định tại quyết định nêu trên thì cơ sở đào tạo chủ động huy động sự hỗ trợ

của doanh nghiệp và các nguồn tài trợ hợp pháp khác để đảm bảo chi phí đào tạo.

2. Nghề đào tạo, chương trình, thời gian đào tạo và mức chi phí đào tạo

cho từng nghề

Thực hiện theo Quyết định số 1316/QĐ-UBND ngày 04/5/2017 của UBND

tỉnh Vĩnh Phúc phê duyệt danh mục 29 nghề, chương trình đào tạo và mức chi

phí đào tạo trình độ sơ cấp và dưới 3 tháng, trong đó:

Chương trình đào tạo trình độ sơ cấp: Thực hiện theo chương trình dạy

nghề nông nghiệp do Bộ Nông nghiệp và PTNT ban hành, nghề phi nông nghiệp

do Tổng cục Dạy nghề ban hành. Trên cơ sở Chương trình đã ban hành của Bộ

Nông nghiệp và PTNT và Tổng cục Dạy nghề, các cơ sở đào tạo biên soạn giáo

trình, tài liệu giảng dạy theo Thông tư số 42/2015/TT-BLĐTBXH ngày

20/10/2015 của Bộ Lao động - TB&XH quy định về đào tạo trình độ sơ cấp để

tổ chức dạy nghề đảm bảo, chất lượng hiệu quả.

Page 3: ỦY BAN NHÂN DÂN CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM HUYỆN VĨNH TƯỜNGvinhtuong.vinhphuc.gov.vn/Content/Uploads/Docs/94EE1B94F... · 2020-04-08 · ỦY BAN NHÂN

3

Chương trình, tài liệu đào tạo nghề nông nghiệp dưới 3 tháng: Thực hiện

theo Quyết định số 689/QĐ-SNN&PTNT ngày 16/11/2017 của sở Nông nghiệp

& PTNT tỉnh Vĩnh Phúc.

3. Quy mô và phương thức đào tạo

3.1. Quy mô đào tạo: tối đa 35 học viên/lớp.

3.2. Địa điểm đào tạo

Thực hiện linh hoạt tại các cơ sở đào tạo hoặc lưu động tại doanh nghiệp,

cơ sở sản xuất, tại các xã, thị trấn trên địa bàn huyện.

Trường hợp dạy lưu động, cơ quan đặt hàng đào tạo (phòng Lao động-

TB&XH; phòng Nông nghiệp & PTNT huyện) phải kiểm tra thực tế địa điểm

dạy nghề, phòng học, phương tiện, thiết bị dạy học… đảm bảo các điều kiện mới

ký hợp đồng đào tạo

Ưu tiên tổ chức các lớp dạy nghề cho lao động nông thôn tại các xã chỉ đạo

xây dựng nông thôn mới.

3.3. Phương thức đào tạo

- Đặt hàng đào tạo thông qua hợp đồng đặt hàng với các cơ sở đào tạo có

đủ điều kiện tham gia dạy nghề theo quy định tại Mục 4- Đơn vị thực hiện đào

tạo dưới đây.

- Việc đặt hàng đào tạo thực hiện theo quy định tại Quyết định số

33/2019/QĐ-TTg ngày 10/4/2019 của Thủ tướng Chính phủ ban hành quy định

giao nhiệm vụ, đặt hàng hoặc đấu thầu cung cấp sản phẩm, dịch vụ công sử

dụng ngân sách nhà nước từ nguồn kinh phí chi thường xuyên và Hướng dẫn

liên sở số 04/HDLS-LĐTBXH-STC ngày 29/8/2017 của sở Lao động -

TB&XH, sở Tài chính, trong đó:

+ Phòng Lao động- TB&XH trực tiếp chỉ đạo, đặt hàng đào tạo và chịu

trách nhiệm về việc dạy nghề phi nông nghiệp cho lao động trên địa bàn huyện

và tổng hợp kết quả chung đào tạo nghề trên địa bàn huyện.

+ Phòng Nông nghiệp & PTNT trực tiếp chỉ đạo, đặt hàng đào tạo và chịu

trách nhiệm về việc dạy nghề nông nghiệp cho lao động trên địa bàn huyện và

báo cáo kết quả về UBND huyện (qua phòng Lao động - TB&XH) và sở Nông

nghiệp & PTNT (qua Chi cục PTNT).

4. Đơn vị thực hiện đào tạo

4.1. Điều kiện tham gia đào tạo

Các cơ sở giáo dục nghề nghiệp, cơ sở giáo dục đại học, các trung tâm

khuyến nông, lâm, ngư nghiệp, khuyến công, hợp tác xã và các doanh nghiệp,

cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ... (dưới đây gọi chung là cơ sở đào tạo) được

tham gia dạy nghề cho lao động Vĩnh Tường theo kế hoạch này khi đảm bảo

điều kiện a hoặc b và c sau đây:

Page 4: ỦY BAN NHÂN DÂN CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM HUYỆN VĨNH TƯỜNGvinhtuong.vinhphuc.gov.vn/Content/Uploads/Docs/94EE1B94F... · 2020-04-08 · ỦY BAN NHÂN

4

a) Đào tạo trình độ sơ cấp

Phải có giấy chứng nhận đăng ký hoạt động dạy nghề hoặc giấy chứng

nhận đăng ký hoạt động dạy nghề hoặc Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động

giáo dục nghề nghiệp trình độ sơ cấp trở lên, trong đó có nghề tham gia đào tạo

cho lao động Vĩnh Tường theo danh mục nghề quy định tại Quyết định số

1316/QĐ-UBND ngày 04/5/2017 của UBND tỉnh; Trường hợp tên nghề trong

giấy chứng nhận không hoàn toàn trùng khớp với tên nghề trong danh mục nghề

quy định của UBND tỉnh thì xác định theo tên nghề hoặc nhóm nghề tương

đương dựa vào biểu hướng dẫn xác định tên nghề đào tạo trình độ sơ cấp và

dưới 3 tháng ban hành kèm theo Kế hoạch này (Biểu số 03).

b) Đào tạo dưới 3 tháng

- Đối với các cơ sở đào tạo có giấy chứng nhận đăng ký hoạt động dạy

nghề hoặc Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp:

+ Đối với nghề có trong giấy chứng nhận phải đã tổ chức đào tạo nghề

chính quy (từ sơ cấp trở lên) và có ít nhất một khóa đã tốt nghiệp.

+ Đối với nghề không có trong giấy chứng nhận thì thực hiện theo quy định

như đối với các cơ sở đào tạo khác chưa có giấy chứng nhận dưới đây.

- Đối với các cơ sở đào tạo khác chưa có giấy chứng nhận: phải được sở

Lao động - TB&XH tỉnh kiểm tra các điều kiện bảo đảm hoạt động dạy nghề với

những nghề tham gia dạy nghề cho lao động Vĩnh Phúc và có văn bản cho phép

đào tạo.

c) Có bản cam kết giữa cơ sở đào tạo với doanh nghiệp về nội dung tiếp

nhận người lao động sau khi tốt nghiệp khóa học vào làm tại doanh nghiệp với

dự kiến mức thu nhập cụ thể; hoặc có cam kết của đơn vị bao tiêu sản phẩm cho

người lao động sau học nghề.

4.2. Các cơ sở đào tạo cho lao động Vĩnh Tường năm 2020

Các cơ sở tham gia đào tạo nghề cho lao động Vĩnh Tường khi tham gia

đào tạo phải được cơ quan đặt hàng đào tạo kiểm tra, đảm bảo các điều kiện quy

định ở mục 4.1 nêu trên.

5. Trình tự, thủ tục, hồ sơ thực hiện đặt hàng đào tạo; quản lý và sử

dụng, thanh quyết toán kinh phí

Thực hiện theo Hướng dẫn số 04/HDLS-SLĐTBXH-STC ngày 29/8/2017

của Liên sở Lao động- TB&XH, Tài chính về quản lý và sử dụng kinh phí hỗ trợ

đào tạo trình độ sơ cấp và dưới 3 tháng cho lao động trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc.

6. Nhiệm vụ và giải pháp

6.1. Nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành, của người lao động về

vai trò của đào tạo nghề, để nâng cao chất lượng nguồn lao động và giải

quyết việc làm cho lao động nông thôn

Page 5: ỦY BAN NHÂN DÂN CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM HUYỆN VĨNH TƯỜNGvinhtuong.vinhphuc.gov.vn/Content/Uploads/Docs/94EE1B94F... · 2020-04-08 · ỦY BAN NHÂN

5

- Trung tâm Văn hóa- TT- TT huyện xây dựng chuyên mục để tuyên truyền

các chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về đào tạo nghề,

vai trò, vị trí của đào tạo nghề với phát triển kinh tế -xã hội, tạo việc làm, nâng

cao thu nhập để người lao động biết và tích cực tham gia học nghề; tuyên

truyền, phổ biến các mô hình dạy nghề gắn với việc làm hiệu quả tại địa

phương; phát thanh trên hệ thống loa truyền thanh định kỳ hàng tháng.

- Các tổ chức chính trị xã hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp tăng cường tuyên

truyền chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về đào tạo nghề cho người

lao động; vận động các hội viên của đơn vị tham gia tuyên truyền tới người lao

động để họ tham gia học nghề.

- UBND cấp xã tổ chức triển khai các hình thức tuyên truyền, tổ chức tư

vấn học nghề và việc làm cho lao động trên địa bàn các xã, thị trấn như: Tuyên

truyền trên các phương tiện hệ thống loa phát thanh cấp xã về các mô hình điểm,

hiệu quả dạy nghề cho lao động nông thôn…

6.2. Tổ chức đào tạo nghề đảm bảo hiệu quả về giải quyết việc làm và

chất lượng đào tạo

- Đào tạo trình độ sơ cấp, dưới 03 tháng theo các nghề trong danh mục quy

định của tỉnh phù hợp với nhu cầu học nghề của người lao động, nhu cầu sử

dụng lao động của doanh nghiệp và yêu cầu của thị trường lao động, phù hợp

với quy hoạch xây dựng nông thôn mới, đáp ứng nhiệm vụ tái cơ cấu ngành, lĩnh

vực và giảm nghèo bền vững.

- Lựa chọn cơ sở đào tạo đủ điều kiện dạy nghề, có địa chỉ đầu ra về giải

quyết việc làm hoặc bao tiêu sản phẩm cho người học sau khóa học tham gia đào

tạo theo kế hoạch.

- Thực hiện các mô hình có sự phối hợp 4 bên: cơ sở đào tạo, người học,

doanh nghiệp và địa phương; gắn với phát triển kinh tế - xã hội của các địa

phương; vừa đảm bảo chất lượng đào tạo vừa đảm bảo việc làm cho người lao

động sau đào tạo.

- Chỉ tổ chức đào tạo nghề cho người lao động khi xác định được nơi làm

việc và mức thu nhập với việc làm có được sau học nghề.

6.3. Tổ chức khảo sát, bổ sung nhu cầu học nghề của người lao động

Các xã, thị trấn tổ chức khảo sát, bổ sung nhu cầu học nghề của người lao

động và nhu cầu sử dụng lao động của doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh

dịch vụ có nhu cầu sử dụng từ 10 lao động trở lên trên địa bàn làm cơ sở cho

việc xây dựng kế hoạch dạy nghề cho lao động phù hợp với địa phương.

6.4. Hỗ trợ học nghề cho người lao động

Các cơ quan, đơn vị được giao đặt hàng và tổ chức đào tạo nghề triển khai

việc hỗ trợ học nghề cho người lao động đảm bảo kịp thời, đầy đủ, đúng nguyên

tắc, đối tượng và mức hỗ trợ theo quy định của UBND tỉnh.

Page 6: ỦY BAN NHÂN DÂN CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM HUYỆN VĨNH TƯỜNGvinhtuong.vinhphuc.gov.vn/Content/Uploads/Docs/94EE1B94F... · 2020-04-08 · ỦY BAN NHÂN

6

6.5. Tăng cường kiểm tra, giám sát, đánh giá tình hình thực hiện

- Các cơ quan có trách nhiệm đặt hàng đào tạo nghề cho người lao động tổ

chức kiểm tra, giám sát và đánh giá tình hình thực hiện theo các tiêu chí của

Quyết định số 1582/QĐ-LĐTBXH ngày 02/12/2011 của Bộ Lao động- TB&XH

về việc ban hành một số chỉ tiêu giám sát, đánh giá thực hiện Đề án đào tạo nghề

cho lao động nông thôn đến năm 2020.

- Báo cáo, tổng hợp, phân tích, đánh giá tình hình thực hiện các mục tiêu,

chỉ tiêu, nhiệm vụ; tình hình quản lý và sử dụng ngân sách định kỳ 6 tháng, một

năm và đột xuất báo cáo UBND huyện.

IV. KINH PHÍ THỰC HIỆN

Kinh phí thực hiện theo Kế hoạch số 49/KH-UBND ngày 09/3/2020 của

UNND tỉnh Vĩnh Phúc về đào tạo nghề cho lao động nông thôn tỉnh Vĩnh Phúc

năm 2020; Tổng kinh phí thực hiện đào tạo nghề trên địa bàn huyện Vĩnh

Tường: 1.232.299.000 đồng (Có biểu số 02 chi tiết kinh phí kèm theo).

V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Phòng Lao động - TB&XH, phòng Nông nghiệp & PTNT, phòng Kinh tế

và Hạ tầng, phòng Văn hóa và Thông tin, phòng Tài chính- Kế hoạch, UBND

các xã, thị trấn, các cơ sở đào tạo nghề căn cứ trách nhiệm quy định tại Thông tư

số 30/2012/TTLT-BLĐTBXH-BNV-BNNPTNT-BCT-BTTTT ngày 12/12/2012

của Liên bộ: Lao động- TB&XH, Nội vụ, Nông nghiệp & PTNT, Tài chính,

Thông tin và Truyền thông và các văn bản có liên quan để triển khai thực hiện.

Đồng thời thực hiện các nhiệm vụ cụ thể sau:

1. Phòng Lao động - TB&XH

- Là cơ quan thường trực, trực tiếp chỉ đạo, chủ trì, phối hợp với phòng

Nông nghiệp & PTNT, phòng Tài chính- Kế hoạch, cơ quan, tổ chức có liên

quan để điều phối, hướng dẫn, chỉ đạo các xã, thị trấn tổ chức thực hiện kế

hoạch; trực tiếp chỉ đạo, đặt hàng đào tạo và chịu trách nhiệm về việc dạy nghề

phi nông nghiệp cho lao động trên địa bàn cấp huyện và tổng hợp kết quả chung

đào tạo nghề cấp huyện.

- Chủ trì, phối hợp với phòng Tài chính- Kế hoạch xây dựng hướng dẫn về

quản lý và sử dụng kinh phí thực hiện đào tạo nghề cho lao động nông thôn theo

quy định.

- Thanh tra, kiểm tra, giám sát tình hình thực hiện trong phạm vi quản lý.

- Định kỳ 6 tháng, một năm tổng hợp tình hình thực hiện của các đơn vị

báo cáo UBND huyện, sở Lao động- TB&XH theo quy định.

2. Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

- Là cơ quan trực tiếp chỉ đạo, đặt hàng đào tạo nhóm nghề Nông nghiệp.

Phối hợp với các cơ sở dạy nghề biên soạn chương trình, tài liệu dạy các nghề

Page 7: ỦY BAN NHÂN DÂN CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM HUYỆN VĨNH TƯỜNGvinhtuong.vinhphuc.gov.vn/Content/Uploads/Docs/94EE1B94F... · 2020-04-08 · ỦY BAN NHÂN

7

nông nghiệp theo các văn bản hướng dẫn thực hiện Quyết định 1956/QĐ-TTg,

của Bộ Nông nghiệp và PTNT và theo danh mục nghề quy định của UBND tỉnh

đảm bảo đúng quy định và phù hợp với tình hình thực tiễn của huyện, phê duyệt

chương trình để thực hiện thống nhất trong toàn huyện.

- Kiểm tra, giám sát tình hình thực hiện trong phạm vi quản lý. Định kỳ báo

cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ về UBND huyện (qua phòng Lao động -

TB&XH).

3. Phòng Tài chính- Kế hoạch

- Chủ trì, phối hợp với phòng Lao động - TB&XH tham mưu cho UBND

huyện lập tờ trình đề nghị UBND tỉnh cấp kinh phí thực hiện kế hoạch này.

- Phối hợp với các phòng, ban có liên quan kiểm tra, giám sát tình hình

thực hiện kế hoạch.

4. Phòng Giáo dục và Đào tạo

- Xây dựng chương trình và nâng cao hiệu quả giáo dục hướng nghiệp

trong trường THCS để học sinh có nhận thức đúng đắn về học nghề và chủ động

lựa chọn nghề phù hợp.

- Thực hiện các biện pháp phân luồng học sinh sau tốt nghiệp THCS tham

gia học nghề.

5. Trung tâm Văn hóa - TT- TT

Tăng cường tuyên truyền chính sách quy định tại Quyết định số 1956/QĐ-

TTg và số 46/2015/QĐ-TTg; xây dựng nhiều chuyên mục tuyên truyền sâu rộng

về chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về đào tạo nghề, về

vai trò, vị trí của đào tạo nghề đối với phát triển kinh tế - xã hội, tạo việc làm,

nâng cao thu nhập để người lao động nông thôn biết và tích cực tham gia học

nghề, các mô hình đào tạo nghề và mô hình sản xuất có hiệu quả kinh tế cao.

6. Uỷ ban nhân dân các xã, thị trấn

- Thực hiện hoạt động tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại

chúng về chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về đào tạo

nghề, vai trò, vị trí của đào tạo nghề đối với phát triển kinh tế- xã hội, tạo việc

làm, nâng cao thu nhập để người lao động nông thôn biết và tích cực tham gia

học nghề.

- Phối hợp với Trung tâm GDNN - GDTX huyện tuyên truyền, và các cơ sở

đào tạo nghề trong tỉnh vận động người lao động tại địa phương tham gia học

nghề trình độ sơ cấp nhằm đạt chỉ tiêu UBND tỉnh đã phê duyệt.

- Phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan tổ chức thực hiện, quản lý,

kiểm tra các hoạt động dạy nghề ở địa phương.

Page 8: ỦY BAN NHÂN DÂN CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM HUYỆN VĨNH TƯỜNGvinhtuong.vinhphuc.gov.vn/Content/Uploads/Docs/94EE1B94F... · 2020-04-08 · ỦY BAN NHÂN

8

7. Các cơ sở đào tạo

- Các cơ sở đào tạo phải có đủ các điều kiện về dạy nghề theo quy định,

được cơ quan có thẩm quyền hợp đồng đặt hàng đào tạo.

- Phối hợp với UBND các xã, thị trấn tuyển sinh người lao động tham gia

học nghề trình độ Sơ cấp theo chỉ tiêu kế hoạch.

- Tuyển sinh và tổ chức đào tạo trình độ sơ cấp thực hiện theo quy định tại

Thông tư số 42/TT-BLĐTBXH ngày 20/10/2015 của Bộ Lao động- TB&XH

quy định về đào tạo sơ cấp, đào tạo dưới 3 tháng thực hiện theo quy định tại

Thông tư số 43/TT-BLĐTBXH ngày 20/10/2015 của Bộ Lao động- TB&XH

quy định về đào tạo thường xuyên và thực hiện theo hợp đồng đặt hàng đào tạo

của cơ quan có thẩm quyền.

- Phối hợp với doanh nghiệp và địa phương giải quyết việc làm cho lao

động sau học nghề. Chỉ tổ chức đào tạo nghề cho người lao động khi xác định

được nơi làm việc và mức thu nhập với việc làm có được sau học nghề.

- Quản lý, sử dụng kinh phí hỗ trợ chi phí đào tạo; chi trả kinh phí hỗ trợ

cho người học; thanh quyết toán kinh phí đúng, đầy đủ, kịp thời theo hướng dẫn

liên ngành của tỉnh và các quy định pháp luật hiện hành.

- Báo cáo kết quả, hiệu quả đào tạo và việc sử dụng kinh phí hỗ trợ đào tạo

với cơ quan đặt hàng đào tạo và phòng Lao động - TB&XH.

Trên đây là kế hoạch đào tạo nghề cho lao động nông thôn năm 2020;

UBND huyện yêu cầu Thủ trưởng các phòng, ban chuyên môn; Chủ tịch UBND

các xã, thị trấn và các cơ quan, tổ chức có liên quan chỉ đạo, triển khai thực hiện

kế hoạch này./.

Nơi nhận: - Sở Lao động-TB&XH;

- TT HU, TT HĐND huyện;

- CT, các PCT UBND huyện;

- MTTQ, các đoàn thể huyện;

- Các phòng, ban, TT liên quan;

- TT GDNN-GDTX huyện;

- Các cơ sở giáo dục nghề nghiệp;

- UBND các xã, thị trấn;

- Lưu: VT, LĐTBXH.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN

KT. CHỦ TỊCH

PHÓ CHỦ TỊCH

Lê Chí Thái