xin chÀo viỆt nam - kisvn.vnxin chÀo viỆt nam 2011.4.8 thiẾu lỰc hỖ trỢ, vn-index ti...

19
XIN CHÀO VIT NAM 2011.4.8 THI U LC HTR, VN-INDEX TI P TC SUY GI M ISSUE: MC DÙ ÁP LC LM PHÁT KÉO DÀI NHƯNG KHÁC HN VI THI KNĂM 2008 Sau khi hmc tiêu t ă ng tr ưởng tín dng c ũng như t ăng tr ưởng cung ti n, Chính phVi t Nam ti ếp t c thc hi n chính sách tht cht bng cách nâng lãi xut tái cp vn và lãi sut cho vay qua đêm trong thanh toán đi n t liên ngân hàng và cho vay bù đắ p thi ế u ht trong thanh toán bù tr . Tuy nhiên, nế u xét r ng vi c giá c t ă ng nhy vt trong thi gian gn đây là do giá hàng hóa trên thtr ường quc t ế t ă ng cao, cùng vi xu thế giá các mt hàng chyế u s ti ếp t c t ă ng thêm thì có th thy là áp l c l m phát t i Vi t nam có ths bkéo dài. Nế u đem so sánh áp l c t ă ng giá hi n t i vi vi c l m phát t ă ng cao trong khong thi gian nhng năm 2007~2008 thì rõ ràng khá gi ng nhau vc ường độ t ă ng giá nhưng l i khác nhau vbi cnh, bi n pháp khc phc, phương thc đối phó nên khnăng l p l i vi c giá c phi ế u s t gi m mnh như thi knăm 2008 là đi u khó có thxy ra. TRI N VNG THTRƯỜNG: KHNĂNG VN-INDEX TI P TC GI M NHStht vng vcác chính sách n đị nh thtr ường cùng vi xu thế gi m đi m chung c a chng khoán toàn c u, nh hưởng c a tr n động đấ t mnh t i Nht Bn và bt n ni chi ế n gia t ă ng t i Trung Đông…đã khi ế n VNindex quay đầ u gi m đi m. Tuy nhiên, nhl c htr t động thái mua ròng tr l i c a khi ngoi đã giúp cho đà gi m đi m c a VNindex bsuy gi m. Trong thi gian t i, dòng vn đầu t ư vào thtr ường chng khoán khó có thđược khơi thông do nhng tác động tiêu c c c a tình tr ng lãi xut cao và chính sách hn chế cho vay. Cng vi khnă ng l i nhun c a các doanh nghi p niêm yế t không my khquan khi ế n cho chs VNindex khó có thđả o chi u t ă ng lên trong ngn hn. Động thái gi i ngân c a khi ngoi s tr thành l c đỡ hn chế đà gi m c a VNindex nhưng khnă ng trong ngn hn, VNindex vn duy trì xu thế gi m nh. Các chsIndex trên thtrường chng khoán Vi t Nam 200 250 300 350 400 450 500 550 600 Apr-10 Jul-10 Oct-10 Jan-11 Apr-11 70 90 110 130 150 170 190 210 230 VN-INDEX (trái) HNX-INDEX (phi) (P) (P) Ngun: Các Sgiao dch chng khoán, Korea Investment & securities Co.,Ltd EMERGING MARKET / BÁO CÁO THÁNG VII. Tng hp tin t c và l ch s ki n............................................................. 15 Hang Jin Yun 02)3276-6280 [email protected] Bum Joon Kim 02)3276-6262 [email protected] Vu Xuan Tho 02)3276-6244 [email protected] Ni dung I. Issue: Mc dù áp l c l o phát kéo dài nhưng khác hn vi thi knăm 2008 1 II. Tri n vng thtrường: Khnăng VN-index ti ếp t cgi m nh............................................................. 3 III. Bi u đồ các chskinh t ế................................................................................................. 5 IV. Bi u đồ các chstài chính........................................................................................... 7 V. So sánh t ương quan vi mt snước Asean..................... 10 VI. Các chskinh t ế cơ bn............................................................................................. 12 VII. Tng hp tin t c và l ch s ki n............................................................. 15 Hang Jin Yun 02)3276-6280 [email protected] Bum Joon Kim 02)3276-6262 [email protected] Vu Xuan Tho 02)3276-6244 [email protected]

Upload: others

Post on 27-Dec-2019

0 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: XIN CHÀO VIỆT NAM - kisvn.vnXIN CHÀO VIỆT NAM 2011.4.8 THIẾU LỰC HỖ TRỢ, VN-INDEX TI ẾP TỤC SUY GIẢM ISSUE: MẶC DÙ ÁP LỰC LẠM PHÁT KÉO DÀI NHƯNG KHÁC

XIN CHÀO VIỆT NAM 2011.4.8

THIẾU LỰC HỖ TRỢ, VN-INDEX TIẾP TỤC SUY GIẢM

ISSUE: MẶC DÙ ÁP LỰC LẠM PHÁT KÉO DÀI NHƯNG KHÁC HẲN VỚI THỜI KỲ NĂM 2008 Sau khi hạ mục tiêu tăng trưởng tín dụng cũng như tăng trưởng cung tiền, Chính phủ Việt Nam tiếp tục thực hiện chính sách thắt chặt bằng cách nâng lãi xuất tái cấp vốn và lãi suất cho vay qua đêm trong thanh toán điện tử liên ngân hàng và cho vay bù đắp thiếu hụt trong thanh toán bù trừ. Tuy nhiên, nếu xét rằng việc giá cả tăng nhảy vọt trong thời gian gần đây là do giá hàng hóa trên thị trường quốc tế tăng cao, cùng với xu thế giá các mặt hàng chủ yếu sẽ tiếp tục tăng thêm thì có thể thấy là áp lực lạm phát tại Việt nam có thể sẽ bị kéo dài. Nếu đem so sánh áp lực tăng giá hiện tại với việc lạm phát tăng cao trong khoảng thời gian những năm 2007~2008 thì rõ ràng khá giống nhau về cường độ tăng giá nhưng lại khác nhau về bối cảnh, biện pháp khắc phục, phương thức đối phó nên khả năng lặp lại việc giá cổ phiếu sụt giảm mạnh như thời kỳ năm 2008 là điều khó có thể xảy ra. TRIỂN VỌNG THỊ TRƯỜNG: KHẢ NĂNG VN-INDEX TIẾP TỤC GIẢM NHẸ Sự thất vọng về các chính sách ổn định thị trường cùng với xu thế giảm điểm chung của chứng khoán toàn cầu, ảnh hưởng của trận động đất mạnh tại Nhật Bản và bất ổn nội chiến gia tăng tại Trung Đông…đã khiến VNindex quay đầu giảm điểm. Tuy nhiên, nhờ lực hỗ trợ từ động thái mua ròng trở lại của khối ngoại đã giúp cho đà giảm điểm của VNindex bị suy giảm. Trong thời gian tới, dòng vốn đầu tư vào thị trường chứng khoán khó có thể được khơi thông do những tác động tiêu cực của tình trạng lãi xuất cao và chính sách hạn chế cho vay. Cộng với khả năng lợi nhuận của các doanh nghiệp niêm yết không mấy khả quan khiến cho chỉ số VNindex khó có thể đảo chiều tăng lên trong ngắn hạn. Động thái giải ngân của khối ngoại sẽ trở thành lực đỡ hạn chế đà giảm của VNindex nhưng khả năng trong ngắn hạn, VNindex vẫn duy trì xu thế giảm nhẹ.

Các chỉ số Index trên thị trường chứng khoán Việt Nam

200

250

300

350

400

450

500

550

600

Apr-10 Jul-10 Oct-10 Jan-11 Apr-11

70

90

110

130

150

170

190

210

230VN-INDEX (trái)

HNX-INDEX (phải)

(P) (P)

Nguồn: Các Sở giao dịch chứng khoán, Korea Investment & securities Co.,Ltd

EMERGING MARKET / BÁO CÁO THÁNG

Nội dung

I. Issue: Mặc dù thị trường ngoại hối kém ổn định nhưng khả năng khủng hoảng kinh tế là điều khó xảy ra 1 II. Triển vọng thị trường: Xu hướng VN-index sẽ rò ràng hơn sau kỳ nghỉ tết........3

III. Biểu đồ các chỉ số kinh tế.................................................................................................5

IV. Biểu đồ các chỉ số tài chính ...........................................................................................7

V. So sánh với một số nước Asean.......................................................................10

VI. Các chỉ số kinh tế cơ bản.............................................................................................13

VII. Tổng hợp tin tức và lịch sự kiện.............................................................15

Hang Jin Yun 02)3276-6280 [email protected] Bum Joon Kim 02)3276-6262 [email protected]

Vu Xuan Tho 02)3276-6244 [email protected]

Nội dung

I. Issue: Mặc dù áp lực lạo phát kéo dài nhưng khác hẳn với thời kỳ năm 2008 1 II. Triển vọng thị trường: Khả năng VN-index tiếp tụcgiảm nhẹ.............................................................3

III. Biểu đồ các chỉ số kinh tế.................................................................................................5

IV. Biểu đồ các chỉ số tài chính ...........................................................................................7

V. So sánh tương quan với một số nước Asean.....................10

VI. Các chỉ số kinh tế cơ bản.............................................................................................12

VII. Tổng hợp tin tức và lịch sự kiện.............................................................15

Hang Jin Yun 02)3276-6280 [email protected] Bum Joon Kim 02)3276-6262 [email protected]

Vu Xuan Tho 02)3276-6244 [email protected]

Page 2: XIN CHÀO VIỆT NAM - kisvn.vnXIN CHÀO VIỆT NAM 2011.4.8 THIẾU LỰC HỖ TRỢ, VN-INDEX TI ẾP TỤC SUY GIẢM ISSUE: MẶC DÙ ÁP LỰC LẠM PHÁT KÉO DÀI NHƯNG KHÁC

XIN CHÀO VIỆT NAM

1

I. ISSUE: MẶC DÙ ÁP LỰC LẠM PHÁT KÉO DÀI NHƯNG KHÁC HẲN VỚI THỜI KỲ NĂM 2008

Ngày 1 tháng 4, Ngân hàng Nhà nước đã ra quyết định tăng 100bp đối với lãi suất tái cấp vốn, lãi suất cho

vay qua đêm trong thanh toán điện tử liên ngân hàng và cho vay bù đắp thiếu hụt trong thanh toán bù trừ từ

12% lên 13%. Như vậy, kể từ đầu năm đến nay, lãi suất tái cấp vốn đã tăng lần thứ 3 với 400bp và lãi xuất

cho vay qua đêm trong thanh toán điện tử liên ngân hàng và cho vay bù đắp thiếu hụt trong thanh toán bù trừ

cũng đã tăng lần thứ 4 với 300bp. Đầu tháng 3 vừa qua, Chính phủ đã quyết định hạ mục tiêu tăng trưởng tín

dụng và cung tiền khiến cho thanh khoản trên thị trường bị co lại. Tuy vậy, tăng trưởng tín dụng trong quý 1

vẫn đạt mức cao với 4,2%. Sức ép tăng giá tiếp tục là vấn đề nan giải sau các quyết định tăng giá xăng 30%

và tăng giá điện 15% trong thời gian qua. Rõ ràng, các nhà lập pháp đang kỳ vọng sẽ xiết chặt hơn nữa thanh

khoản trên thị trường bằng cách đẩy mức lãi xuất huy động vốn trên thực tế tại các ngân hàng thương mại lên

cao hơn.

Mặc dù chính sách thắt chặt tiền tệ được thực hiện nhưng rất có khả năng là áp lực lạm phát tại Việt Nam sẽ

còn kéo dài. Sức ép tăng giá gần đây không phải bắt nguồn từ việc nhu cầu tiêu dùng tăng lên do kinh tế tăng

trưởng nóng mà chính là do chi phí tăng cao bởi giá nguyên vật liệu cũng như giá ngũ cốc trên thế giới leo

thang. Vì thế nên việc cố gắng làm giảm áp lực lạm phát bằng cách đánh mạnh vào tổng cầu thông qua biện

pháp giảm thanh khoản và giảm cung tiền cũng có ít nhiều hạn chế. Tình trạng thiếu hụt nguồn ngoại tệ đã

làm cho tiền đồng bị mất giá khiến cho ngọn lửa lạm phát càng thêm bùng cháy. Điều này tương phản với

trường hợp của các nước lân cận đã làm mạnh đồng tiền trong nước với các chính sách thắt chặt tiền tệ như

nâng lãi xuất cơ bản nhằm hạn chế tác động mạnh do giá nguyên vật liệu leo thang gây ra. Thêm vào đó,

lương tối thiểu đã được quyết định điều chỉnh tăng thêm 14% và giá các mặt hàng như thực phẩm, đồ uống,

than, vận tải hàng không… cũng đã hoặc sẽ lại tăng lên.

[Hình 1] Chỉ số giá các sản phẩm trên thị trường quốc tế [Hình 2] Tỷ giá ngoại tệ kể từ cuối tháng 1 năm 2011

90

100

110

120

130

140

150

Sep-10 Oct-10 Nov-10 Dec-10 Jan-11 Feb-11 Mar-11 Apr-11

Rogers International Commodities Index

Ngũ cốc

Năng lượng

Kim loại

(2010.9=100)

-6

-4

-2

0

2

4

6

8

Việt Nam T.Quốc Malay sia Thái Lan Philipines H.Quốc Ấn Độ Indonesia

(%)

Nguồn: CEIC, Korea Investment & securities Co.,Ltd Nguồn: CEIC, Korea Investment & securities Co.,Ltd

Tình hình giá cả leo thang trong thời gian gần đây có thể so sánh với giai đoạn những năm 2007~2008, thời

kỳ mà chỉ số giá tiêu dùng liên tục vượt quá 1% trong suốt 10 tháng tính từ tháng 11 năm 2007 đến tháng 8

năm 2008. Kể từ tháng 9 năm 2009 đến nay, đây là tháng thứ 7 chỉ số giá tiêu dùng liên tiếp duy trì ở mức

cao hơn 1% và có khả năng vẫn còn tiếp tục duy trì đà tăng trong thời gian tới. Như vậy, rất có thể giá cả sẽ

lại leo thang giống như đã từng xảy ra trước đây trong giai đoạn năm 2007~2008.

Bên cạnh quyết định tăng lãi

xuất tái cấp vốn và lãi xuất

OMO, chính sách thắt chặt tiền

tệ cũng sẽ tiếp tục được thực

hiện nhằm kiềm chế lạm phát

Mặc dù chính sách thắt chặt

được thực hiện nhưng do giá

nguyên liệu và tỷ giá vẫn tăng

cao, cộng thêm quyết định nâng

mức lương tối thiểu sẽ càng

khiến cho tình trạng lạm phát có

khả năng kéo dài

Việc chỉ số giá tiêu dùng tăng

trên mức 1% trong suốt 7 tháng

qua cho thấy tình hình hiện nay

khá giống với thời kỳ lạm phát

bùng nổ trong những năm

2007~2008

Page 3: XIN CHÀO VIỆT NAM - kisvn.vnXIN CHÀO VIỆT NAM 2011.4.8 THIẾU LỰC HỖ TRỢ, VN-INDEX TI ẾP TỤC SUY GIẢM ISSUE: MẶC DÙ ÁP LỰC LẠM PHÁT KÉO DÀI NHƯNG KHÁC

XIN CHÀO VIỆT NAM

2

[Hình 3] VNindex và tốc độ tăng chỉ số giá tiêu dùng theo tháng

200

400

600

800

1000

1200

1400

Jun-06 Dec-06 Jun-07 Dec-07 Jun-08 Dec-08 Jun-09 Dec-09 Jun-10 Dec-10

-1.0

0.0

1.0

2.0

3.0

4.0

5.0Chỉ số giá tiêu dùng (MoM)

Vnindex (trái)

(%)(p)

Nguồn: CEIC, Korea Investment & securities Co.,Ltd

Vào những năm 2007~2008, kinh tế tăng trưởng nóng dẫn đến việc giá trị tài sản gia tăng, đặc biệt là giá bất

động sản tăng nhảy vọt là nguyên nhân chủ yếu khiến lạm phát bùng nổ. Mặc dù khi đó giá nguyên vật liệu

trên thế giới như giá dầu thô cũng đã tăng cao nhưng không gây ảnh hưởng lớn đến lạm phát trong nước.

Vào thời điểm đó, Chính phủ Việt Nam đã đẩy mạnh hoạt động đấu thầu trái phiếu Chính phủ và tăng tỷ lệ

dự trữ bắt buộc nhằm hút về dòng vốn trên thị trường nhưng lạm phát vẫn tiếp tục gia tăng buộc Chính phủ

phải điều chỉnh mạnh lãi xuất cơ bản thêm tới 525bp từ mức 8,75% lên đến 14%.

Năm 2007~2008, nhằm giải tỏa áp lực về thanh khoản do chính sách thắt chặt tiền tệ đem lại, các ngân hàng

thương mại vội vã giải chấp các loại giấy tờ có giá đang nắm giữ như cổ phiếu, trái phiếu khiến cho giá cổ

phiếu cũng như trái phiếu trên thị trường bị tụt giảm mạnh. Trong suốt khoảng thời gian chính sách thắt chặt

tiền tệ được thực thi kể từ hồi tháng 2 năm 2008 cho đến khi kết thúc bằng quyết định nâng lãi xuất cơ bản

lần cuối cùng vào tháng 6, chỉ số VNindex đã rơi tự do từ mức 844p xuống tận ngưỡng 370p, đánh mất tới

56%. Cùng khoảng thời gian đó, lợi xuất trái phiếu cũng giảm mạnh từ mức 20% xuống chỉ còn 8%. Tất

nhiên, việc nhập khẩu nguyên vật liệu tăng mạnh dẫn tới tình trạng nhập siêu cao cùng với khả năng khủng

hoảng ngoại hối cũng là nguyên nhân làm cho thị trường tài chính bị đóng băng.

Điều khác biệt giữa diễn biến lạm phát gần đây so với thời điểm của 3 năm về trước chính là ở chỗ giá

nguyên vật liệu trên thế giới tăng cao. Việc giá tài sản tăng vọt dẫn tới tình trạng kinh tế tăng trưởng nóng và

thâm hụt thương mại tăng cao sẽ không xảy ra trong hoàn cảnh như hiện nay. Mặc dù hiện tại nguồn ngoại tệ

vẫn đang bị thiếu hụt nhưng cũng chưa đến mức xảy ra khủng hoảng ngoại tệ như những năm trước đây.

Ngay cả cách thức thực hiện chính sách thắt chặt của Chính phủ cũng không hề giống với các biện pháp điều

hành đã thực hiện trong quá khứ. Hiện tại, các biện pháp thực thi chính sách thắt chặt chủ yếu là thông qua

việc điều chỉnh lãi xuất tái cấp vốn cũng như lãi xuất trên thị trường mở mà không gây áp lực trực tiếp lên

thanh khoản của các ngân hàng thương mại. Tất nhiên, trong trường hợp áp lực tăng giá tiếp tục kéo dài thì

có khả năng Chính phủ sẽ lựa chọn biện pháp tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc. Nhưng cho dù làm vậy đi chăng nữa

thì tỷ lệ dự trữ bắt buộc đang áp dụng vẫn còn khá thấp so với mức cao nhất trong những năm 2007~2008.

Năm 2008, tỷ lệ dự trữ bắt buộc đã tăng mạnh tới mức 11%, trong khi hiện nay, tỷ lệ này vẫn chỉ đang duy trì

ở mức 3% đối với tiền gửi VND kỳ hạn dưới 1 năm và 1% đối với tiền gửi VND kỳ hạn trên 1 năm.

Giai đoạn những năm

2007~2008: kinh tế tăng trưởng

nóng, bong bóng tài sản và các

chính sách hút vốn trên thị

trường được thực thi

Chính sách hút vốn trên thị

trường đã buộc các ngân hàng

thương mại tăng giải chấp cổ

phiếu dẫn đến hậu quả là giá cổ

phiếu và trái phiếu giảm mạnh

Việc giá nguyên vật liệu trên thế

giới leo thang là nguyên nhân

chính đẩy lạm phát lên cao. Tuy

nhiên điều nay không ảnh

hưởng trực tiếp tới tính thanh

khoản của thị trường. Tỷ lệ dự

trữ bắt buộc cũng vẫn còn ở

mức khá thấp

Page 4: XIN CHÀO VIỆT NAM - kisvn.vnXIN CHÀO VIỆT NAM 2011.4.8 THIẾU LỰC HỖ TRỢ, VN-INDEX TI ẾP TỤC SUY GIẢM ISSUE: MẶC DÙ ÁP LỰC LẠM PHÁT KÉO DÀI NHƯNG KHÁC

XIN CHÀO VIỆT NAM

3

Áp lực tăng giá và chính sách thắt chặt tiền tệ của Chính phủ vẫn đang song hành tiếp diễn và điều này sẽ gây

ảnh hưởng không tốt lên thị trường chứng khoán. Tuy nhiên khả năng tái diễn hiện lượng bán tháo cũng như

khả năng thị trường tài chính sẽ bị đóng băng như những năm 2007~2008 là rất khó xảy ra. Có thể thấy lạm

phát trong thời gian gần đây hoàn toàn giống với những gì đã xảy ra trong 2 năm 2007~2008 nhưng nguyên

nhân gây tăng giá, biện pháp cường độ đối phó khắc phục lại hoàn toàn khác với những gì đã xảy ra tại thời

điểm 3 năm về trước.

Mặc dù lạm phát và chính sách

thắt chặt tiền tệ sẽ gây ảnh

hưởng không tốt lên thị trường

chứng khoán nhưng không vì

thế mà thị trường lặp lại những

gì đã xảy ra trong giai đoạn

2007~2008

Page 5: XIN CHÀO VIỆT NAM - kisvn.vnXIN CHÀO VIỆT NAM 2011.4.8 THIẾU LỰC HỖ TRỢ, VN-INDEX TI ẾP TỤC SUY GIẢM ISSUE: MẶC DÙ ÁP LỰC LẠM PHÁT KÉO DÀI NHƯNG KHÁC

XIN CHÀO VIỆT NAM

4

II. TRIỂN VỌNG THỊ TRƯỜNG: KHẢ NĂNG VN-INDEX TIẾP TỤC GIẢM NHẸ Sau khi bật tăng lên sát ngưỡng 500p vào khoảng đầu tháng 3, chỉ số VN-index trên Sở giao dịch chứng

khoán thành phố HCM lại quay đầu giảm điểm rồi đánh mất phương hướng trong xu thế đi ngang. Đóng

cửa phiên giao dịch ngày 6 tháng 4, VNindex đạt mức 465p, giảm 0,7% trong vòng 1 tháng trở lại đây tính

từ ngày 7.3 đến ngày 6.4. Sự thất vọng về các chính sách ổn định thị trường cùng với xu thế giảm điểm

chung của chứng khoán toàn cầu do ảnh hưởng từ trận động đất mạnh và sự cố rò rỉ chất phóng xạ tại Nhật

Bản, bất ổn tại Trung Đông…đã khiến VNindex nhanh chóng đánh mất toàn bộ những gì đã đạt trong

khoảng thời gian đầu tháng 3. Tiếp đó, kể từ trung tuần tháng 3, những quan ngại về khả năng Chính phủ sẽ

thắt chặt hơn nữa chính sách tiền tệ đã khiến nhà đầu tư có tâm lý chờ đợi và VNindex chỉ dao động trong

biên độ khá hẹp. Ngược lại, trên Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội, chỉ số HNXindex đã đảo chiều tăng

điểm thành công nhờ lực cầu bắt đáy xuất hiện sau khi hạ xuống dưới ngưỡng 90p – mức thấp nhất trong

vòng 2 năm trở lại đây. So với tháng trước đó, chỉ số này đã đạt được mức tăng 1,3%. Do nhà đầu tư lưỡng

lự không tích cực tham gia thị trường nên giá trị giao dịch trên Sở giao dịch chứng khoán thành phố HCM

trong tháng vừa qua vẫn không thoát khỏi tình trạng ảm đạm và giảm thêm 9% so với tháng liền kề. Trong

khi đó, giá trị giao dịch trên Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội lại có xu hướng được cải thiện nhẹ.

Kể từ sau sự cố điện hạt nhân tại Nhật Bản, nhà đầu tư nước ngoài đã bán rất mạnh nhưng đã mua ròng trở

lại nhờ xu thế ổn định chung của thị trường chứng khoán toàn cầu. Chỉ tính riêng trong 5 phiên giao dịch kể

từ ngày 15 đến ngày 21 tháng 3, giá trị bán ròng của khối ngoại đã lên đến 424 tỷ đồng nhưng ngay sau đó,

khối này đã quay trở lại giải ngân tới 586 tỷ đồng trong suốt 11 phiên tính đến hết ngày 6 tháng 4, ngoại trừ

duy nhất 1 phiên bán ròng. Động thái này của khối ngoại đã góp phần ngăn cản đà giảm của VNindex.

Trong khi chỉ số giá tiêu dùng tháng 3 tăng nhảy vọt lên mức cao nhất trong vòng 2 năm qua với 13,9% do

chịu tác động từ đợt điều chỉnh giá xăng lên 18~24% và đợt điều chỉnh giá điện lên 15% thì đến cuối tháng 3,

Chính phủ lại tiếp tục cho phép xăng tăng giá thêm từ 10~15%. Thêm vào đó việc giá các mặt hàng năng

lượng khác như gas, than cũng dự kiến tăng lên khiến cho việc giải tỏa áp lực tăng giá trong vài tháng tới là

điều không hề dễ dàng. Mặc dù giá xăng đã tăng tới 2 lần nhưng hiện tại, giá xăng trong nước vẫn còn ở mức

thấp hơn so với các nước trong khu vực. Do vậy chỉ cần giá dầu trên thế giới tăng lên là giá xăng trong nước

sẽ buộc phải tăng theo. Chính vì thế, lạm phát sẽ ngày càng gia tăng và kéo dài.

[Hình 4] Tốc độ tăng trưởng CPI và giá xăng [Hình 5] Chênh lệch giữa giá xăng trong và ngoài nước

0

5

10

15

20

25

30

Jan-06 Jan-07 Jan-08 Jan-09 Jan-10 Jan-116,000

8,000

10,000

12,000

14,000

16,000

18,000

20,000

22,000Chỉ số giá tiêu dùng (YoY, trái)

Giá xăng (phải)

(%,YoY) (VND/L)

0.0

0.2

0.4

0.6

0.8

1.0

1.2

Jan-09 Jul-09 Dec-09 Jun-10 Dec-10

Chênh lệch giá xăng trong và ngoài nước

Giá bán lẻ xăng A92 trong nước

Giá bán buôn xăng A92 trên thị trường Châu Á

(USD/L)

Nguồn: CEIC, Korea Investment & securities Co.,Ltd Nguồn: CEIC, Korea Investment & securities Co.,Ltd

Mặc dù thị trường chứng khoán

thế giới tăng điểm, VNindex vẫn

đi ngang do những quan ngại về

khả năng thắt chặt hơn nữa

chính sách tiền tệ

Nhà đầu tư nước ngoài quay trở

lại mua ròng sau khi thị trường

chứng khoán thế giới ổn định

trở lại

Áp lực tăng giá ngày càng gia

tăng và kéo dài

Page 6: XIN CHÀO VIỆT NAM - kisvn.vnXIN CHÀO VIỆT NAM 2011.4.8 THIẾU LỰC HỖ TRỢ, VN-INDEX TI ẾP TỤC SUY GIẢM ISSUE: MẶC DÙ ÁP LỰC LẠM PHÁT KÉO DÀI NHƯNG KHÁC

XIN CHÀO VIỆT NAM

5

Mặc dù Ngân hàng Nhà nước đã áp trần lãi xuất huy động ở mức 14% nhưng các ngân hàng thương mại

vẫn cố tình lách luật và duy trì lãi xuất huy động ở mức khá cao. Tin tức cập nhật cho thấy hiện tại lãi xuất

huy động tại các ngân hàng thương mại đang leo lên mức 17~18%. Tình trạng lãi xuất cao cộng với chính

sách hạn chế cho vay đối với lĩnh vực phi sản xuất như chứng khoán, bất động sản là nguyên nhân khiến cho

dòng vốn đầu tư vào thị trường tạm thời khó có thể được cải thiện. Nếu xét về khía cạnh thanh khoản khi

trước đây, chỉ số VNindex cũng đã từng đồng hành tăng điểm chỉ nhờ vào yếu tố thanh khoản của thị trường

tăng cao hơn là nhờ vào các yếu tố hỗ trợ cơ bản thì tạm thời VNindex khó có thể tăng điểm trở lại.

[Hình 6] VNindex và tốc độ tăng trưởng tín dụng [Hình 7] VNindex và giá trị giao dịch

10

15

20

25

30

35

40

45

50

Jan-09 Jul-09 Jan-10 Jul-10 Jan-11200

250

300

350

400

450

500

550

600

650

700Tăng trưởng tín dụng

Tăng trưởng cung tiền M2

Vnindex (trái)

(%,YoY)

0

100

200

300

400

500

600

700

Jan-09 Jul-09 Jan-10 Jul-10 Jan-110

1

2

3

4

5

6

7Giá trị giao dịch VNIndex (trái) (1 tỷ VND)(P)

Nguồn: CEIC, Korea Investment & securities Co.,Ltd Nguồn: CEIC, Korea Investment & securities Co.,Ltd

Tháng 4 là thời điểm các doanh nghiệp niêm yết công bố báo cáo tài chính Quý 1. Tuy nhiên, do phải gánh

chịu chi phí đầu vào cao bởi lãi xuất cao và giá nguyên vật liệu tăng nên nhiều khả năng cho thấy kết quả

kinh doanh Quý 1 của các doanh nghiệp niêm yết không mấy được trông đợi. Mặc dù mới đây, Chính phủ

đã quyết định gia hạn thuế thu nhập doanh nghiệp cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ nhằm thúc đẩy sản xuất

và tháo gỡ khó khăn nhưng cũng khó có thể khiến cho kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp được cải

thiện nhanh chóng. Tạm thời doanh thu bán hàng của các doanh nghiệp có nguy cơ bị suy giảm do chính

sách thắt chặt tiền tệ hơn nữa sẽ khiến cho nhu cầu tiêu dùng co lại. Điều này cho thấy kỳ vọng về lợi nhuận

của các doanh nghiệp trong sáu tháng đầu năm không cao.

Tạm thời, VNindex khó có thể tìm được lực hỗ trợ tăng điểm do ảnh hưởng từ những quan ngại về khả năng

thắt chặt hơn nữa chính sách tiền tệ nhằm kiềm chế lạm phát cũng như do ảnh hưởng từ sự hạn chế của dòng

vốn đầu tư vào thị trường cùng với kết quả kinh doanh không mấy khả quan của các doanh nghiệp niêm yết.

Mặc dù nhà đầu tư nước ngoài đã giải ngân trở lại làm hạn chế đà giảm của VNindex, nhưng có khả năng chỉ

số này vẫn còn tiếp tục giảm điểm.

Mặt bằng lãi xuất cao, cung tiền

hạn chế…sẽ khiến cho dòng vốn

đầu tư vào thị trường chứng

khoán khó có thể được cải thiện

Chi phí đầu vào cao khiến kết

quả kinh doanh quý 1 của các

doanh nghiệp niêm yết không

mấy khả quan

Khả năng VNindex tiếp tục

giảm điểm nhưng đà giảm sẽ bị

hạn chế

Page 7: XIN CHÀO VIỆT NAM - kisvn.vnXIN CHÀO VIỆT NAM 2011.4.8 THIẾU LỰC HỖ TRỢ, VN-INDEX TI ẾP TỤC SUY GIẢM ISSUE: MẶC DÙ ÁP LỰC LẠM PHÁT KÉO DÀI NHƯNG KHÁC

XIN CHÀO VIỆT NAM

6

III. BIỂU ĐỒ CÁC CHỈ SỐ KINH TẾ

Tăng trưởng GDP Sản xuất công nghiệp

-4

-2

0

2

4

6

8

10

12

14

16

08.1Q 08.3Q 09.1Q 09.3Q 10.1Q 10.3Q 11.1Q

Tăng trưởng GDP thực tếNông, lâm nghiệp thủy sảnCông nghiệpXây dựngDịch vụ

(%,Yo

-30

-20

-10

0

10

20

30

40

50

60

Jan-06 Jan-07 Jan-08 Jan-09 Jan-10 Jan-11

Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài

Giá trị sản xuất công nghiệp

Khu vực kinh tế nhà nước

(%,YoY, 3M MA)

Nguồn: CEIC, Korea Investment & securities Co.,Ltd Nguồn: CEIC, Korea Investment & securities Co.,Ltd

Tăng trưởng GDP quý 1 năm 2011 đạt 5,4%. Mục tiêu tăng trưởng GDP trong năm nay của Chính phủ ở mức 7.0~7.5%.

Năm ngoái, mức tăng trưởng GDP trong quý 1 đạt 5,8% và đạt 6,8% cả năm.

Giá trị sản xuất công nghiệp tháng 3 tăng 13,6% so với cùng kì năm ngoái,, thấp hơn so với mức 16,5% đạt được trong tháng trước. Trong đó khu vực kinh tế Nhà nước giảm 6,6%, khu vực kinh tế ngoài Nhà nước tăng 22,0% và khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tăng 17,9%.

Giá trị sản xuất công nghiệp tháng 3 năm 2010 tăng 12,0%.

Vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước & đầu tư trực tiếp nước ngoài Bán lẻ hàng hóa & doanh thu dịch vụ tiêu dùng

0

5

10

15

20

25

30

Jan-06 Jan-07 Jan-08 Jan-09 Jan-10 Jan-110

3

6

9

12

15

18Vốn đầu tư từ ngân sách nhànước (trái)

Vốn đầu tư trực tiếp nướcngoài (phải)

(Nghìn tỷ đồng) (Tỷ USD)

-20

0

20

40

60

80

Jan-06 Jan-07 Jan-08 Jan-09 Jan-10 Jan-11

Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng

Khu vực kinh tế tập thể, cá thể và tư nhân

Khu vực kinh tế nhà nước

(%,YoY, 3M MA)

Nguồn: CEIC, Korea Investment & securities Co.,Ltd Nguồn: CEIC, Korea Investment & securities Co.,Ltd

Tháng 3, vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước đạt 14,3 nghìn tỉ đồng, tăng 68.8% so với cùng kì năm ngoái. Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (vốn đăng kí) tháng 2 đạt 566 triệu USD, tăng 292% so với cùng kỳ.

Tháng 3 năm 2010, vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước tăng 7,2%, vốn đầu tư nước ngoài giảm 79.0%.

Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tháng 3 tăng 24,9% so với cùng kì năm ngoái, cao hơn so với tỉ lệ 21,1% đạt được trong tháng trước. Trong đó, tỉ lệ tăng theo loại hình kinh tế là: nhà nước 40,3%, tập thể và tư nhân 22,9%, khu vực có vốn đầu tư nước ngoài 21,2%.

Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tháng 3 năm 2010 tăng 31,0%.

Page 8: XIN CHÀO VIỆT NAM - kisvn.vnXIN CHÀO VIỆT NAM 2011.4.8 THIẾU LỰC HỖ TRỢ, VN-INDEX TI ẾP TỤC SUY GIẢM ISSUE: MẶC DÙ ÁP LỰC LẠM PHÁT KÉO DÀI NHƯNG KHÁC

XIN CHÀO VIỆT NAM

7

Xuất khẩu Nhập siêu (Thâm hụt thương mại)

-30

-20

-10

0

10

20

30

40

50

60

Jan-06 Jan-07 Jan-08 Jan-09 Jan-10 Jan-11

Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài

Khu vực kinh tế trong nướcTăng trưởng kim ngạch xuất khẩu

(%,YoY,3M MA)

-4

-3

-2

-1

0

1

2

3

4

Jan-06 Jan-07 Jan-08 Jan-09 Jan-10 Jan-11-80

-60

-40

-20

0

20

40

60

80

Nhập siêu (trái)

Tỉ lệ tăng trưởng xuất khẩu (phải)

Tỉ lệ tăng trưởng nhập khẩu (phải)

(%,YoY)(Tỷ USD)

Nguồn: CEIC, Korea Investment & securities Co.,Ltd Nguồn: CEIC, Korea Investment & securities Co.,Ltd

Kim ngạch xuất khẩu tháng 3 đạt 7,1 tỉ USD, tăng 26,1% so với cùng kì năm ngoái, Trong đó, Khu vực kinh tế trong nước tăng 35,3%, khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tăng 18,8%.

Tháng 3 năm 2010, kim ngạch xuất khẩu đạt 5,6 tỉ USD, tăng 5,3% so với cùng kì.

Nhập siêu tháng 3 đạt mức 1,2 tỉ USD, cao hơn so với mức nhập siêu 1,1 tỉ USD trong tháng trước, Cũng trong tháng 3, kim ngạch nhập khẩu đạt 8,2 tỉ USD, tăng 21,5% so với cùng kì năm ngoái, cao hơn so với mức 17,5% của tháng 2.

Nhập siêu tháng 3 năm 2010 đạt mức 1,2 tỉ USD.

Dự trữ ngoại hối Chỉ số giá tiêu dùng

0

5

10

15

20

25

30

Jan-06 Jan-07 Jan-08 Jan-09 Jan-10-3

-2

-1

0

1

2

3

Tỉ lệ tăng giảm dự trữ ngoại hối (phải)

Dự trữ ngoại hối (không kể vàng, trái)

(Tỷ USD) (Tỷ USD)

-5

0

5

10

15

20

25

30

Jan-06 Jan-07 Jan-08 Jan-09 Jan-10 Jan-11-1

0

1

2

3

4

5

6

Chỉ số giá tiêu dùng (YoY, trái)

Chỉ số giá tiêu dùng (MoM, phải)(%,YoY) (%,MoM)

Nguồn: CEIC, Korea Investment & securities Co.,Ltd Nguồn: CEIC, Korea Investment & securities Co.,Ltd

Dự trữ ngoại hối tính đến hết tháng 10 năm 2010 đạt 14,09 tỉ USD, giảm nhẹ so với mức 14,11 tỉ USD trong tháng 9.

Chỉ số giá tiêu dùng tháng 3 tăng13,9% so với cùng kỳ năm trước và tăng 2,2% so với tháng trước, cao hơn so với mức tăng 2,1% trong tháng liền kề trước đó.

Chỉ số giá tiêu dùng tháng 3 năm 2010 tăng 9,5% (YoY) và 0,8% (MoM)

Page 9: XIN CHÀO VIỆT NAM - kisvn.vnXIN CHÀO VIỆT NAM 2011.4.8 THIẾU LỰC HỖ TRỢ, VN-INDEX TI ẾP TỤC SUY GIẢM ISSUE: MẶC DÙ ÁP LỰC LẠM PHÁT KÉO DÀI NHƯNG KHÁC

XIN CHÀO VIỆT NAM

8

IV. BIỂU ĐỒ CÁC CHỈ SỐ TÀI CHÍNH

VN-index & giá trị giao dịch (4 năm gần đây) HNX-index & giá trị giao dịch (4 năm gần đây)

0

200

400

600

800

1000

1200

1400

Jan-07 Jan-08 Jan-09 Jan-10 Jan-110

1

2

3

4

5

6

7Giá trị giao dịch VN-INDEX (trái)

Đường MA60 (trái) Đường MA120 (trái)

(1조VND)(P)

0

50

100

150

200

250

300

350

400

450

Jun-07 Jun-08 Jun-09 Jun-100

1

1

2

2

3

3

4Giá trị giao dịch HNX-INDEX (trái)

Đường MA60 (trái) Đường MA120 (trái)

(1조VND)(P)

Nguồn: GDCK T,p HCM, Korea Investment & securities Co,,Ltd Nguồn: Sở GDCK Hà Nội, Korea Investment & securities Co,,Ltd

Kết thúc phiên giao dịch ngày 6 tháng 4, VN-index đóng cửa tại mức 465p, giảm 0,7% so với tháng trước và giảm 4,1% so với cuối năm 2010. Đường trung bình 60 ngày (MA60) và đường trung bình 120 ngày (MA120) hiện đang ở ngưỡng 486p và 473p.

Giá trị giao dịch trung bình 1 tháng gần đây đạt 0,7 nghìn tỉ đồng, giảm 9% so với tháng trước đó

Kết thúc phiên giao dịch ngày 6 tháng 4, HNX-index đóng cửa tại mức 91,8p, tăng 1,3% so với tháng trước nhưng giảm 19,6% so với cuối năm 2010, Đường trung bình 60 ngày (MA60) và đường trung bình 120 ngày (MA120) hiện đang ở ngưỡng 99,2p và 104,5p.

Giá trị giao dịch trung bình 1 tháng gần đây đạt 0,5 nghìn tỉ đồng, tăng 11% so với tháng trước đó

Giá trị mua ròng khối ngoại & tỉ trọng giao dịch Biến động giá*

-3,000

-2,000

-1,000

0

1,000

2,000

3,000

4,000

5,000

6,000

7,000

8,000

Feb-06 Feb-07 Feb-08 Feb-09 Feb-10 Feb-110

5

10

15

20

25

30

35Giá trị mua ròng (trái)

Tỷ trọng giao dịch (Monthly , phải)

(Tỷ VND) (%/ tổng giá trị giao dịch)

0

2

4

6

8

10

12

14

Oct-09 Dec-09 Feb-10 Apr-10 Jun-10 Aug-10 Oct-10 Dec-10 Feb-11 Apr-11

Biến động giá chỉ số VN-index

Biến động giá chỉ số HNX-index

Biến động giá chỉ số MSCI EM

(%)

Nguồn: Sở GDCK T,p HCM, Korea Investment & securities Co,,Ltd Nguồn: CEIC, Korea Investment & securities Co,,Ltd

Trong tháng 3 khối ngoại chuyển sang bán ròng 142,9 tỉ đồng (tương đương với khoảng 6,8 triệu USD) Đây là tháng đầu tiên khối này bán ròng sau 17 tháng mua ròng liên tiếp.

Trong tháng 3, tỷ trọng giao dịch của nhà đầu tư nước ngoài đạt mức 16,2%, cao hơn so với 13,1% trong tháng trước.

Ngày 6 tháng 4, tỉ lệ biến động giá của các chỉ số như sau: VN-index 2,0, HNX-index 2,4, Độ biến động của VNindex đang có xu hướng giảm dần trong 1 tháng gần đây.

Page 10: XIN CHÀO VIỆT NAM - kisvn.vnXIN CHÀO VIỆT NAM 2011.4.8 THIẾU LỰC HỖ TRỢ, VN-INDEX TI ẾP TỤC SUY GIẢM ISSUE: MẶC DÙ ÁP LỰC LẠM PHÁT KÉO DÀI NHƯNG KHÁC

XIN CHÀO VIỆT NAM

9

Tỉ lệ tăng trưởng lợi nhuận của các nhóm ngành so với các mốc thời gian (VN-index+ HNX-index)

Mốc so sánh Tỉ lệ tăng trưởng (%)

2011-4-6 VN-index VH-index Năng lượng Nguyên vật liệu Công nghiệp

Tiêu dùng không thiết yếu

Tiêu dùng thiết yếu

Tài chính Chăm sóc

sức khỏe IT Tiện ích

-0.7 1.3 1.4 3.1 0.9 -1.4 -2.0 -0.7 -1.8 2.5 -4.9 1 tháng

(4.2) (12.2) (11.1) (3) (17.7) (46.4) (1.1) (2.6) (1.6)

-8.9 -13.9 -4.9 -11.7 -16.0 -17.3 -5.1 -9.2 -9.3 -12.1 -13.7 2 tháng

(4) (12.4) (11.9) (3.3) (16.9) (46) (1.1) (2.7) (1.7)

-3.6 -17.6 -1.8 -10.0 -17.9 -19.1 2.3 -4.5 -12.8 -12.1 -11.1 4 tháng

(4) (12.7) (12.7) (3.5) (16.2) (45.4) (1.2) (2.8) (1.7)

0.9 -26.4 4.1 -11.8 -25.2 -23.4 13.3 1.2 -21.9 -25.9 -18.6 3 tháng

(3.9) (13.5) (14.3) (3.8) (14.8) (43.3) (1.4) (3.1) (1.9)

-9.8 -44.9 -15.5 -30.5 -38.1 -40.4 17.8 -12.4 -33.3 -23.3 -34.7 1 năm

(4.7) (14.2) (14.4) (4.5) (13.5) (42.1) (1.4) (2.9) (2.3)

-4.1 -19.6 -2.5 -11.8 -19.5 -20.9 2.5 -5.1 -15.0 -14.9 -13.7 Cuối năm 2010

(4) (12.8) (12.8) (3.5) (16) (45.2) (1.2) (2.8) (1.7)Nguồn: CEIC, Korea Investment & securities Co,,Ltd *Trong dấu ( ) là tỉ trọng vốn hóa thị trường theo nhóm ngành

Tỉ lệ tăng trưởng các nhóm ngành trên HoSE theo từng tháng Tỉ trọng vốn hóa thị trường các nhóm ngành trên HoSE theo từng tháng

-23

-18

-13

-8

-3

2

7

12

VN

-ind

ex

Năn

g lươn

g

Ngu

yên

vật

liệu

Côn

g ng

hiệp

TD

khô

ngth

iết yếu

Tiê

u dù

ngth

iết yếu

Tài

chí

nh

Chă

m s

óc sức

khỏe

Viễ

n th

ông

Tiệ

n íc

h

4 tháng 3 tháng

2 tháng 1 tháng

(%,YTD)

Tiện ích1.8%

Viễn thông3.1%

Chăm sóc sứckhỏe1.3%

Tài chính48.0%

Tiêu dùng thiếtyếu

21.4%TD không thiếtyếu2.5%

Công nghiệp7.7%

Nguy ên vậtliệu

11.4%

Năng lương2.9%

Nguồn: CEIC, Korea Investment & securities Co.,Ltd Nguồn: CEIC, Korea Investment & securities Co.,Ltd

Trong 1 tháng gần đây, trên Sở GDCK T.p HCM các nhóm ngành như IT, nguyên vật liệu tăng điểm thì các nhóm ngành tài chính, tiêu dùng thiết yếu lại giảm điểm.

Kết thúc phiên giao dịch ngày 6 tháng 4, tỉ trọng một số nhóm ngành trong tổng vốn hóa thị trường trên HoSE như sau: ngành tài chính chiếm 48,0%, ngành tiêu dùng thiết yếu 21,4%, ngành nguyên vật liệu chiếm 11,4%...

Tỉ lệ tăng trưởng các nhóm ngành trên HNX theo từng tháng Tỉ trọng vốn hóa thị trường theo nhóm ngành trên HNX theo từng tháng

-20

-15

-10

-5

0

5

HN

X-i

ndex

Năn

g lươn

g

Ngu

yên

vật

liệu

Côn

g ng

hiệp

TD

khô

ngth

iết yếu

Tiê

u dù

ngth

iết yếu

Tài

chí

nh

Chă

m s

óc sức

khỏe

Viễ

n th

ông

Tiệ

n íc

h

4 tháng 3 tháng

2 tháng 1 tháng

(%,YTD)Tiện ích

0.6%

Viễn thông0.7%

Chăm sóc sứckhỏe0.4%Tài chính

39.7%

Tiêu dùng thiếtyếu2.9%

TD không thiếtyếu5.2%

Công nghiệp25.3%

Nguyên vậtliệu

15.4%

Năng lương9.8%

Nguồn: CEIC, Korea Investment & securities Co.,Ltd Nguồn: CEIC, Korea Investment & securities Co.,Ltd

Tháng qua, trên Sở GDCK Hà Nội, các nhóm ngành như công nghiệp, tiêu dùng thiết yế tăng điểm thì các nhóm ngành tiện ích, viễn thông lại giảm điểm.

Kết thúc phiên giao dịch ngày 6 tháng 4, tỉ trọng một số nhóm ngành trong tổng vốn hóa thị trường trên HNX như sau: ngành tài chính chiếm 39,7%, ngành công nghiệp 25,3%, ngành nguyên vật liệu 15,4%...

Page 11: XIN CHÀO VIỆT NAM - kisvn.vnXIN CHÀO VIỆT NAM 2011.4.8 THIẾU LỰC HỖ TRỢ, VN-INDEX TI ẾP TỤC SUY GIẢM ISSUE: MẶC DÙ ÁP LỰC LẠM PHÁT KÉO DÀI NHƯNG KHÁC

XIN CHÀO VIỆT NAM

10

Tỉ giá VND/USD Tăng trưởng tín dụng

15000

16000

17000

18000

19000

20000

21000

22000

Jan-08 Jul-08 Jan-09 Jul-09 Jan-10 Jul-10 Jan-11

Tỉ giá bình quân liên ngân hàng

Tỉ giá ngân hàng thương mại

Tỉ giá NDF (spot)

(VND)

-5

0

5

10

15

20

Jan-06 Jan-07 Jan-08 Jan-09 Jan-10 Jan-11

Tăng trưởng tín dụng

Tăng trưởng tổng phương tiện thanh toán

(%,QoQ)

Nguồn: CEIC, Korea Investment & securities Co.,Ltd Nguồn: CEIC, Korea Investment & securities Co.,Ltd

Ngày 4 tháng 4, tỉ giá giao dịch bình quân trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng là 20,703 VND/USD, tỉ giá niêm yết tại ngân hàng thương mại đang ở mức 20,910 VND/USD

Tỉ giá NDF (12 tháng) đang ở mức 20,982 VND/USD, tăng nhẹ 1% so với cuối năm 2010 (Tỉ giá giao dịch bình quân liên ngân hàng tăng 9,4%)

Tăng trưởng tín dụng tính đến ngày 25 tháng 3 đạt 4,2% (YTD) , tổng phương tiện thanh toán tăng 1,8% (YTD)

Ngân hàng Nhà nước hạ mục tiêu tăng trưởng tín dụng năm 2011 từ 23% xuống còn dưới 20%, tổng phương tiện thanh toán từ 21~24% xuống còn 15~16%

Lợi xuất trái phiếu Chỉ số giá vàng

4.0

6.0

8.0

10.0

12.0

14.0

16.0

18.0

20.0

22.0

24.0

Aug-06 May-07 Feb-08 Nov-08 Aug-09 May-10 Feb-11

Kì hạn 1 năm

Kì hạn 3 năm

Kì hạn 5 năm

(%)

-40.0

-20.0

0.0

20.0

40.0

60.0

80.0

May -06 May-07 May -08 May -09 May-10-10

-5

0

5

10

15

20Chỉ số giá vàng (YoY)

Chỉ số giá vàng (MoM, phải)

(%) (%)

Nguồn: CEIC, Korea Investment & securities Co.,Ltd Nguồn: CEIC, Korea Investment & securities Co.,Ltd

Ngày 6 tháng 4, lợi xuất trái phiếu kì hạn 1 năm, 3 năm, 5 năm tương ứng là 11,4%, 11,6% và 11,9%, Gần đây, lãi xuất trái phiếu các kì hạn có xu hướng tăng lên.

Chỉ số giá vàng tháng 3 tăng 41,3% so với cùng kỳ năm ngoái, cao hơn so với mức tăng 36,2% trong tháng trước đó. So với tháng trước thì đây là tháng đầu tiên chỉ số này tăng điểm sau 2 tháng liên tục giảm điểm.

Page 12: XIN CHÀO VIỆT NAM - kisvn.vnXIN CHÀO VIỆT NAM 2011.4.8 THIẾU LỰC HỖ TRỢ, VN-INDEX TI ẾP TỤC SUY GIẢM ISSUE: MẶC DÙ ÁP LỰC LẠM PHÁT KÉO DÀI NHƯNG KHÁC

XIN CHÀO VIỆT NAM

11

V. SO SÁNH TƯƠNG QUAN VỚI MỘT SỐ NƯỚC ASEAN

Tăng trưởng GDP Sản xuất công nghiệp

-10

-5

0

5

10

15

1Q06 3Q06 1Q07 3Q07 1Q08 3Q08 1Q09 3Q09 1Q10 3Q10 1Q11

Việt Nam Malaysia

Indonesia Philipines

Thái lan

(%,YoY)

-30

-20

-10

0

10

20

30

40

Jan-06 Jan-07 Jan-08 Jan-09 Jan-10 Jan-11

Việt Nam Malaysia

Indonesia Philipines

Thái lan

(%,3M rolling, YoY)

Nguồn: Korea Bank, Korea Investment & securities Co.,Ltd Nguồn: Korea Investment & securities Co.,Ltd

Doanh số tiêu thụ ô tô CPI

-100

-50

0

50

100

150

200

250

Jan-06 Jan-07 Jan-08 Jan-09 Jan-10 Jan-11

Việt Nam Malay sia

Indonesia Philipines

Thái lan

(%,YoY)

-5

0

5

10

15

20

25

30

Jan-06 Jan-07 Jan-08 Jan-09 Jan-10 Jan-11

Việt Nam

Indonesia

Philipines

Thái lan

(%,YoY)

Nguồn: Korea Investment & securities Co.,Ltd Nguồn: Korea Investment & securities Co.,Ltd

Kim ngạch xuất khẩu Thâm hụt thương mại

-60

-40

-20

0

20

40

60

Jan-06 Jan-07 Jan-08 Jan-09 Jan-10 Jan-11

Việt Nam Malaysia

Indonesia Philipines

Thái lan

(%,3M MA, YoY)

-60

-50

-40

-30

-20

-10

0

10

20

30

40

Jan-06 Jan-07 Jan-08 Jan-09 Jan-10 Jan-11

Việt Nam Malay sia

Indonesia Philipines

Thái lan

(%,3M MA)

Nguồn: Korea Investment & securities Co.,Ltd Nguồn: Korea Investment & securities Co.,Ltd

Page 13: XIN CHÀO VIỆT NAM - kisvn.vnXIN CHÀO VIỆT NAM 2011.4.8 THIẾU LỰC HỖ TRỢ, VN-INDEX TI ẾP TỤC SUY GIẢM ISSUE: MẶC DÙ ÁP LỰC LẠM PHÁT KÉO DÀI NHƯNG KHÁC

XIN CHÀO VIỆT NAM

12

Chỉ số giá cổ phiếu So sánh với MSCI

0

50

100

150

200

250

300

350

400

Jan-06 Jan-07 Jan-08 Jan-09 Jan-10 Jan-11

Việt Nam Malaysia

Indonesia Philipines

Thái lan

(Tháng 1/ 2006=100)

-100

-50

0

50

100

150

200

250

300

350

400

450

Jan-06 Jan-07 Jan-08 Jan-09 Jan-10 Jan-11

VN지수 초과수익률

VN지수(달러표시)

MSCI EM

(2006년 1월초 =100)

Nguồn: Korea Bank, Korea Investment & securities Co.,Ltd, cập nhật ngày 5.4.2011 Nguồn: Korea Investment & securities Co.,Ltd, cập nhật ngày 5.4.2011

PER Vốn hóa thị trường

5

7

9

11

13

15

17

19

21

23

Nov-08 Feb-09 May -09 Aug-09 Nov-09 Feb-10 May -10

Việt Nam Malaysia

Indonesia Philipines

Thái lan

(Lần)

0

50

100

150

200

250

300

350

400

Việt Nam Malay sia Indonesia Philipines Thái lan0

20

40

60

80

100

120

140

160

180Vốn hóa thị trường (trái)

Tỷ lệ so với GDP (phải)

(Tỷ USD) (%)

Nguồn: Korea Investment & securities Co.,Ltd, cập nhật ngày 5.4.2011 Nguồn: Korea Investment & securities Co.,Ltd, cập nhật ngày 5.4.2011

Lợi xuất trái phiếu 3 năm Tỉ giá ngoại tệ

0

5

10

15

20

25

Jan-06 Jan-07 Jan-08 Jan-09 Jan-10 Jan-11

Việt Nam Malay sia

Indonesia Philipines

Thái lan

(%)

70

80

90

100

110

120

130

140

Jan-06 Jan-07 Jan-08 Jan-09 Jan-10 Jan-11

Việt Nam Malay sia

Indonesia Philipines

Thái lan

(Tháng 1/ 2006=100)

Nguồn: Korea Investment & securities Co.,Ltd, cập nhật ngày 5.4.2011 Nguồn: Korea Investment & securities Co.,Ltd, cập nhật ngày 5.4.2011

Page 14: XIN CHÀO VIỆT NAM - kisvn.vnXIN CHÀO VIỆT NAM 2011.4.8 THIẾU LỰC HỖ TRỢ, VN-INDEX TI ẾP TỤC SUY GIẢM ISSUE: MẶC DÙ ÁP LỰC LẠM PHÁT KÉO DÀI NHƯNG KHÁC

XIN CHÀO VIỆT NAM

13

VI. CÁC CHỈ SỐ KINH TẾ CƠ BẢN

1. DỮ LIỆU THEO NĂM

2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010Chỉ tiêu

2011

Tài khoản Quốc gia

GDP thực tế (%, YoY) 7,1 7,3 7,8 8,4 8,2 8,5 6,3 5,3 6,8 7,5

Tổng chi tiêu dùng (%, YoY) 7,4 7,9 7,2 7,3 8,4 10,6 9,2 4,0

Tiêu dùng cá nhân (%, YoY) 7,6 8,0 7,1 7,3 8,3 10,8 9,3 3,7

Chi tiêu Chính phủ (%, YoY) 5,4 7,2 7,8 8,2 8,5 8,9 7,5 7,6

Tổng vốn đầu tư (%, YoY) 12,7 11,9 10,5 11,2 11,8 26,8 6,3 4,3

Vốn cố định (%, YoY) 12,9 11,9 10,4 9,8 9,9 24,2 3,8 8,7

GDP danh nghĩa (Tỷ USD) 35,1 39,6 45,5 53,1 61,0 70,9 91,1 97,2 106,4

GDP danh nghĩa (Nghìn tỷ VND) 535,8 613,4 715,3 839,2 974,3 1,143,7 1,485,0 1,658,4 1,980,9

(USD) 441,0 492,0 561,0 642,0 730,0 843,0 1,052,0 1,064,0 GDP bình quân đầu người (Nghìn VND) 673,6 762,3 878,3 1,018,5 1,169,4 1,357,9 1,744,5 1,927,8

Thương mại

Kim ngạch XK (Tỷ USD) 16,7 20,1 26,5 32,4 39,8 48,6 62,7 57,1 71,6 74,3

Tỷ lệ tăng trưởng (%, YoY) 11,2 20,6 31,4 22,5 22,7 21,9 29,1 (8,9) 25,5 10,0

Dầu thô (Tỷ USD) 3,3 3,8 5,7 7,4 8,3 8,5 10,4 6,2 4,9

Tỷ lệ tăng trưởng (%, YoY) 4,6 16,9 48,4 30,0 12,7 2,1 22,0 (40,2) (20,2)

Không kể dầu thô (Tỷ USD) 13,4 16,3 20,8 25,1 31,5 40,1 52,3 50,9 66,7

Tỷ lệ tăng trưởng (%, YoY) 12,9 21,5 27,5 20,5 25,7 27,2 30,6 (2,7) 31,0

Kim ngạch NK (Tỷ USD) 19,7 25,3 32,0 36,8 44,9 62,8 80,7 69,9 84,0 88,8

Tỷ lệ tăng trưởng (%, YoY) 21,8 27,9 26,6 15,0 22,1 39,8 28,6 (13,3) 20,1 9,0

Xăng dầu (Tỷ USD) 2,0 2,4 3,6 5,0 6,0 8,0 11,0 6,3

Tỷ lệ tăng trưởng (%, YoY) 10,3 20,6 46,4 40,6 18,8 34,1 36,8 (42,9)

Không kể xăng dầu (Tỷ USD) 17,7 22,8 28,4 31,7 38,9 54,8 69,8 63,7 84,0

Tỷ lệ tăng trưởng (%, YoY) 23,2 28,7 24,5 11,8 22,6 40,7 27,4 (8,7) 31,9

Nhập siêu (Tỷ USD) (3,0) (5,1) (5,5) (4,3) (5,1) (14,2) (18,0) (12,9) (12,4) (14,5)

Lạm phát

Chỉ số giá tiêu dùng (%, YoY) 4,0 3,0 9,5 8,4 6,6 12,6 19,9 6,5 11,8 7,0

Chỉ số giá sản xuất (%, YoY) 1,8 2,2 7,8 4,4 4,2 11,0 21,8 7,3 12,6

Chỉ số giá vàng (%, YoY) 19,4 26,6 11,7 11,3 27,2 27,4 6,8 64,3 30,0

Chỉ số giá đô la Mỹ (%, YoY) 2,1 2,2 0,4 0,9 1,0 (0,0) 6,3 10,7 9,7

Chỉ số giá XK (%, YoY) 0,7 9,3 12,0 13,9 7,3 7,2 24,8 (11,9)

Chỉ số giá NK (%, YoY) (0,1) 3,4 9,6 7,8 3,8 5,1 18,2 (11,6)

Page 15: XIN CHÀO VIỆT NAM - kisvn.vnXIN CHÀO VIỆT NAM 2011.4.8 THIẾU LỰC HỖ TRỢ, VN-INDEX TI ẾP TỤC SUY GIẢM ISSUE: MẶC DÙ ÁP LỰC LẠM PHÁT KÉO DÀI NHƯNG KHÁC

XIN CHÀO VIỆT NAM

14

2. DỮ LIỆU THEO QUÝ 2007 2008 2009 2010 2011

2Q 3Q 4Q 1Q 2Q 3Q 4Q 1Q 2Q 3Q 4Q 1Q 2Q 3Q 4Q 1Q

Tài khoản Quốc gia

GDP danh nghĩa (Nghìn tỷ VND)

282,6 293,8 356,5 254,1 371,7 390,8 468,5 311,1 420,5 425,5 501,3 362,9 492,3 509,0 616,7 441,7

KV nông, lâm nghiệp & thủy sản

(Nghìn tỷ VND)

72,0 55,9 74,6 34,8 101,3 83,4 110,4 46,3 116,9 87,0 96,6 54,1 133,0 100,6 119,9 67,8

Tỉ trọng (%) 25,5 19,0 20,9 13,7 27,3 21,3 23,6 14,9 27,8 20,4 19,3 14,9 27,0 19,8 19,4 15,4

KV công nghiệp & xây dựng

(Nghìn tỷ VND)

108,8 127,9 146,4 107,5 138,4 159,3 186,5 131,6 156,0 174,4 205,3 155,1 186,5 215,6 256,8 190,2

Tỉ trọng (%) 38,5 43,5 41,1 42,3 37,2 40,8 39,8 42,3 37,1 41,0 41,0 42,8 37,9 42,4 41,6 43,1

KV dịch vụ (Nghìn tỷ VND)

101,7 110,0 135,5 111,8 131,9 148,1 171,7 133,3 147,6 164,0 199,4 153,6 172,8 192,7 240,0 183,7

Tỉ trọng (%) 36,0 37,4 38,0 44,0 35,5 37,9 36,7 42,8 35,1 38,6 39,8 42,3 35,1 37,9 38,9 41,6

GDP thực tế (%, YoY) 8,0 8,7 9,2 7,5 5,8 6,5 5,8 3,1 4,4 5,2 7,7 5,9 6,3 7,4 7,2 5,4

KV nông, lâm nghiệp & thủy sản

(%, YoY) 2,9 3,8 5,3 3,2 3,3 4,8 6,8 0,6 2,2 3,4 0,8 5,2 3,0 1,6 2,4 2,3

KV công nghiệp & xây dựng

(%, YoY) 10,2 10,7 10,5 8,0 6,2 7,0 3,6 1,4 4,4 4,5 10,3 5,8 7,0 9,0 8,3 5,4

KV dịch vụ (%, YoY) 9,0 8,8 9,6 8,3 7,0 6,6 7,7 5,6 5,7 6,6 8,1 6,2 7,4 7,9 8,2 6,3

Thương mại

Kim ngạch XK (Tỷ USD) 12,0 12,8 13,4 13,5 15,8 17,5 14,2 14,1 13,4 13,9 15,2 14,3 18,0 19,0 20,4 19

Tỉ lệ tăng trưởng (%, YoY) 21,9 23,1 29,3 27,8 31,8 37,6 5,7 4,2 (14,7) (20,9) 7,2 2,0 33,7 36,8 34,2 32,4

Dầu thô (Tỷ USD) 1,9 1,9 2,6 2,6 2,8 3,2 1,7 1,5 1,7 1,5 1,5 1,3 1,3 1,0 1,3 1,5

Tỉ lệ tăng trưởng (%, YoY) (7,9) (12,8) 40,6 58,3 46,8 64,9 (35,1) (44,5) (40,1) (52,1) (12,9) (8,2) (21,7) (36,9) (9,9) 15

Không kể dầu thô (Tỷ USD) 10,0 10,8 10,8 10,9 12,9 14,4 12,5 12,6 11,7 12,3 13,7 13,0 16,6 18,0 19 17,4

Tỉ lệ tăng trưởng (%, YoY) 30,1 32,9 26,9 22,1 28,9 32,7 15,5 16,0 (9,1) (14,0) 9,9 3,2 41,8 46,0 38,9 34,2

Kim ngạch NK (Tỷ USD) 14,2 15,4 17,3 20,0 22,7 18,8 15,8 12,6 17,0 18,5 20,8 17,8 20,7 21,2 24 22,1

Tỉ lệ tăng trưởng (%, YoY) 27,5 28,5 42,4 69,0 60,1 22,7 (8,9) (37,2) (24,8) (1,5) 31,9 41,5 21,8 14,5 15,6 24,5

Xăng dầu (Tỷ USD) 1,6 1,7 2,1 2,6 3,0 3,0 1,4 1,2 1,7 1,7 1,6 1,6 1,7 1,5 1,3 2,4

Tỉ lệ tăng trưởng (%, YoY) (5,2) (3,5) 53,5 88,5 81,4 73,9 (34,8) (53,0) (43,0) (42,9) 14,0 30,7 (0,4) (12,5) (18,8) 50,7

Không kể xăng dầu

(Tỷ USD) 12,5 13,7 15,2 17,4 19,7 15,9 14,4 11,4 15,3 16,9 19,2 16,2 19,1 19,8 22,8 19,7

Tỉ lệ tăng trưởng (%, YoY) 33,5 34,0 41,0 66,5 57,3 16,3 (5,3) (34,9) (22,1) 6,2 33,6 42,7 24,2 17,2 18,4 21,9

Nhập siêu (Tỷ USD) (2,2) (2,6) (3,9) (6,5) (6,9) (1,3) (1,6) 1,5 (3,6) (4,7) (5,6) (3,4) (2,8) (2,2) (3,7) -3,1

Lạm phát

Chỉ số giá tiêu dùng

(%, YoY) 7,8 8,8 12,6 19,4 26,8 27,9 19,9 11,3 3,9 2,4 6,5 9,5 8,7 8,9 11,8 13,9

Chỉ số giá sản xuất

(%, YoY) 4,7 7,4 11,0 17,5 21,5 n,a, 21,8 15,8 8,0 2,4 7,3 9,4 12,8 13,4 12,6 NA

Chỉ số giá vàng (%, YoY) 2,8 9,9 27,4 45,7 41,0 28,6 6,8 4,2 14,4 26,1 64,3 36,9 32,4 34,4 30,0 41,3

Chỉ số giá đô la Mỹ

(%, YoY) 0,5 1,5 (0,0) (1,5) 4,9 1,9 6,3 11,2 6,6 9,5 10,7 9,5 5,5 7,4 9,7 12,1

Chỉ số giá XK (%, YoY) 2,9 7,4 17,6 25,5 33,7 32,5 24,8 n,a, n,a, (15,6) (11,9) 17,1 14,3 5,4 10,7 NA

Chỉ số giá NK (%, YoY) 1,6 3,2 8,6 17,4 22,1 24,7 18,2 n,a, n,a, (15,3) (11,6) 18,0 6,2 6,7 5,6 NA

Page 16: XIN CHÀO VIỆT NAM - kisvn.vnXIN CHÀO VIỆT NAM 2011.4.8 THIẾU LỰC HỖ TRỢ, VN-INDEX TI ẾP TỤC SUY GIẢM ISSUE: MẶC DÙ ÁP LỰC LẠM PHÁT KÉO DÀI NHƯNG KHÁC

XIN CHÀO VIỆT NAM

15

3. DỮ LIỆU THEO THÁNG 2009 2010 2011

T12 T1 T2 T3 T4 T5 T6 T7 T8 T9 T11 T11 T12 T1 T2 T3

Sản xuất

(%, YoY) 19,1 24,6 3,2 12,0 13,4 10,8 14,8 17,2 13,7 11,7 16,0 16,0 14,0 12,9 16,5 13,6Sản xuất công nghiệp

(%, MoM) 4,7 (4,4) (19,7) 18,9 4,6 (0,1) 5,3 3,3 0,8 1,2 3,4 1,2 2,9 (5,3) (17,2) 15,9

(%, YoY) 19,7 15,3 3,1 13,5 8,2 (1,1) 6,6 9,6 6,8 5,8 (20,7) 10,6 (4,9) 1,3 12,1 (6,6)Khu vực doanh nghiệp nhà nước (%, MoM) 4,8 (14,4) (20,3) 27,3 1,0 (7,0) 13,5 4,3 2,9 (0,1) (24,0) 39,9 (9,9) (8,7) (11,9) 6,1

(%, YoY) 22,1 27,1 2,2 10,8 11,0 10,2 14,0 17,0 14,1 12,1 41,3 15,1 22,3 19,4 16,5 22Khu vực ngoài nhà nước

(%, MoM) 3,1 (2,1) (15,8) 14,9 5,3 0,4 (0,9) 4,2 (0,2) 3,2 26,7 (17,2) 9,5 (4,4) (17,9) 20,3

(%, YoY) 16,4 28,0 4,3 12,1 18,7 18,5 20,4 21,9 17,7 15,0 17,0 20,0 18,4 13,6 18,8 17,9Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (%, MoM) 6,0 (0,3) (22,6) 17,9 6,0 3,4 6,5 2,0 0,5 0,4 (0,6) 4,3 4,6 (4,4) (19.0) 17

Tiêu dùng

(%, YoY) 28,0 29,6 45,2 31,0 42,9 39,2 32,3 35,3 33,0 33,3 20,4 22,4 11,6 26 21,1 24,9Bán lẻ hàng hóa &doanh thu dịch vụ tiêu dùng (%, MoM) 4,5 0,4 0,8 (4,5) 9,3 (0,9) (1,5) 3,3 1,3 3,9 (0,8) 5,4 (4,7) 13,3 (3,2) (1,5)

(%, YoY) 18,1 70,9 42,2 63,8 46,3 53,6 65,1 33,5 45,6 41,8 1,5 52,5 20,6 17,7 46,8 40,9Khu vực nhà nước, tập thể

(%, MoM) 23,0 5,5 (20,8) 5,1 (5,1) 13,4 9,2 (10,5) 15,9 (1,3) (12,6) 34,3 (2,7) 1,9 2 0,9

(%, YoY) 27,8 25,3 45,5 27,9 40,9 37,4 27,0 34,5 29,3 31,0 21,2 19,3 10,5 28 18,1 22,9Khu vực tư nhân, cá thể

(%, MoM) 2,8 0,2 4,0 (5,8) 11,1 (1,9) (3,8) 6,1 (1,4) 5,1 0,6 2,0 (4,9) 16,1 (4.0) (2.0)

(%, YoY) 102,2 17,1 44,8 22,7 113,1 40,6 94,1 79,9 118,1 81,2 102,2 7,3 7,9 23,2 19,3 21,2Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (%, MoM) (9,0) (15,2) 3,8 2,0 11,0 (17,2) 31,0 (16,2) 27,9 (6,6) 6,6 2,1 (8,5) (3,2) 0,6 3,6

Đầu tư

Vốn đầu tư từ NSNN (%, Ytd) 52,5 19,3 14,3 14,6 16,2 33,3 9,5 10,1 11,5 4,9 3,4 (0,0) (7,9) 74,1 89,3 68,8

FDI (thực hiện) (%, Ytd) (13,0) 33,3 10,0 13,6 36,0 7,1 5,9 1,6 3,6 4,8 7,1 9,9 10,0 (53,1) 4,5 1,6

FDI (Đăng ký) (%, Ytd) (68,5) 71,9 (72,7) (71,0) (33,3) (23,0) (19,1) (31,8) (12,3) (12,7) (41,9) (40,0) (17,8) 32,1 (12,5) 10,9

Vốn đăng kí mới (%, Ytd) (74,7) 78,2 (40,2) (40,5) 58,5 40,1 43,0 5,4 41,0 37,3 (28,8) (26,3) 2,5 (36,1) (8,9) 5,9

Vốn tăng thêm (%, Ytd) 11,4 31,6 (95,7) (94,8) (92,7) (91,4) (89,3) (86,7) (85,8) (86,2) (79,0) (79,1) (76,5) (83,9) (47,9) 55,4

Lạm phát

Chỉ số giá tiêu dùng (%, YoY) 6,5 7,6 8,5 9,5 9,2 9,1 8,7 8,2 8,2 8,9 9,7 11,1 11,8 12,2 12,3 13,9

(%, MoM) 1,4 1,4 2,0 0,8 0,1 0,3 0,2 0,1 0,2 1,3 1,1 1,9 2,0 1,7 2,1 2,2

Tín dụng

(%, YoY) 39,6 38,9 38,9 36,3 33,1 30,1 28,9 26,8 28,5 26,2 27,2 28,1 27,7 27,9 29,4 28,5Tăng trưởng tínd dụng

(%, MoM) 1,4 0,2 1,1 2,2 1,8 2,2 3,7 1,3 3,7 1,9 2,5 3,1 1,1 0,4 2,3 1,5

(%, YoY) 26,2 22,5 22,6 20,5 19,4 19,5 22,0 20,7 25,0 22,9 24,2 24,3 23,0 22,5 23,9 20,7Tổng phương tiện thanh toán (%, MoM) 1,4 0,1 1,9 1,8 2,0 2,6 4,4 0,4 3,8 0,3 2,4 1,0 0,4 (0,3) 3,1 (0,9)

Page 17: XIN CHÀO VIỆT NAM - kisvn.vnXIN CHÀO VIỆT NAM 2011.4.8 THIẾU LỰC HỖ TRỢ, VN-INDEX TI ẾP TỤC SUY GIẢM ISSUE: MẶC DÙ ÁP LỰC LẠM PHÁT KÉO DÀI NHƯNG KHÁC

XIN CHÀO VIỆT NAM

16

VII. TỔNG HỢP TIN TỨC VÀ LỊCH SỰ KIỆN

Chuyên mục Nội dung chính

Chính sách Kể từ ngày 1 tháng 5, theo quy định mới của Bộ Tài chính, phí môi giới với chứng khoán niêm yết sẽ có mức tối thiểu là 0,15% trên giá trị giao dịch, tăng so với mức hiện tại là 0,1%.

Bộ tài chính quyết định tăng giá xăng lần thứ 2 trong năm với mức tăng 9,4% từ 19,300 đồng lên 21,300 đồng/ lít từ ngày 29 tháng 3.

Ngân hàng Nhà nước quyết định tăng lãi xuất tái cấp vốn lần thứ 3 trong năm từ mức 12% lên 13%.

Lương tối thiểu sẽ được thực hiện tăng 14% từ 730 nghìn đồng lên 830 nghìn đồng từ ngày 1.5.

Chính phủ vừa chấp thuận đề xuất của Bộ Tài chính giãn thời hạn nộp thuế thu nhập doanh nghiệp trong vòng 1 năm cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ do trong thời gian qua, giá nguyên liệu đầu vào tăng mạnh và lãi suất ngân hàng ở mức cao… gây áp lực lớn cho doanh nghiệp. Quyết định này nhằm giúp các doanh nghiệp có thêm vốn để ổn định sản xuất. Tổng số thuế được giãn ước khoảng 4 nghìn tỷ đồng.

Tập đoàn than khoáng sản Việt Nam Vinacomin đệ trình lên Bộ Tài chính về phương án tăng giá than bước 1 điều chỉnh tăng từ 20 - 40% tùy từng loại than kể từ ngày 1 tháng 4 và đã được chấp thuận.

Kinh tế Quý 1, thâm hụt thương mại nước ta đạt 3 tỷ USD, bằng 15,8% tổng kim ngạch xuất khẩu.

Theo Ngân hàng Nhà nước, tính đến cuối tháng 3, tổng số tiền gửi ngoại tệ mà các công ty quốc doanh đã gửi tại các ngân hàng thương mại đã lên đến 1,61 tỷ USD.

Tổ chức Xúc tiến thương mại Nhật Bản (JETRO) cảnh báo, đầu tư trực tiếp của Nhật Bản vào Việt Nam có thể giảm đi nếu sự hồi phục sau động đất, sóng thần, rò rỉ chất phóng xạ bị đình trệ. Jetro cho biết, một số doanh nghiệp trong khu vực Đông Bắc Nhật bị ảnh hưởng của thảm họa động đất đã hủy bỏ các chuyến tham quan đầu tư tại Việt Nam vào hồi giữa tháng 3.

Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Nhật Bản tại Việt Nam cho biết hiện tại Nhật Bản chưa thay đổi chính sách viện trợ vốn ODA với Việt Nam. Năm 2010, Nhật Bản đã tài trợ tổng 1,6 tỷ USD vốn ODA cho Việt Nam và dự kiến con số này trong năm nay sẽ đạt mức 1,8 tỷ USD.

Ngân hàng ANZ cho rằng Việt Nam cần tiếp tục tăng các lãi xuất điều hành lên mức 14~15% để có thể kìm chế lạm phát.

Ngân hàng Thế giới (WB) dự báo dù các chính sách bình ổn sẽ làm chậm tăng trưởng trong ngắn hạn, nhưng nếu thành công, Việt Nam sẽ giành lại được vị thế trước khủng hoảng trong trung hạn. Theo WB, Việt Nam có thể đạt được tốc độ tăng trưởng kinh tế trong 6,3% trong năm 2011 và 6,7% trong năm 2012 cùng với tỷ lệ lạm phát tương ứng là 9% và 7%.

Theo Hiệp hội Thép Việ Nam, động đất ở Nhật Bản về cơ bản ảnh hưởng không đáng kể đến thị trường thép xây dựng nước ta do Việt Nam không nhập khẩu thép thành phẩm mà chỉ nhập rất ít phôi thép từ Nhật Bản. Nhật cũng không phải là nhà cung cấp hay khách hàng quan trọng trong lĩnh vực thép xây dựng dù rằng nước này là 1 trong 5 đối tác thương mại hàng đầu của Việt Nam.

Tài chính & doanh nghiệp

Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam (VNM) quyết định hủy bỏ đợt chào bán và niêm yết trên thị trường chứng khoán Singapore và điều chỉnh tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài tăng từ 46% lên 49%.

Trong tháng 3, Trung tâm Lưu ký chứng khoán đã cấp mã số giao dịch chứng khoán cho 129 nhà đầu tư nước ngoài bao gồm 26 tổ chức và 103 cá nhân, tăng 52% so với tháng trước. Tính đến ngày 31/03/2011, đã có tổng 15.120 nhà đầu tư nước ngoài trong đó có 1.515 nhà đầu tư tổ chức và 13.605 nhà đầu tư cá nhân được cấp mã số giao dịch chứng khoán, tăng 2% so với cuối năm ngoái (trong đó mã số nhà đầu tư cá nhân tăng 1,6%, mã số nhà đầu tư tổ chức tăng 5,1%)

Công ty Hoàng Anh Gia Lai (HAGL) đã phát hành thành công chứng chỉ lưu ký toàn cầu (GDR - Global Depository Receipts) tại Anh và chứng chỉ này sẽ giao dịch trên phân khúc Professional Securities Market (PSM) của Sở GDCK London (LSE).

Công ty Bảo hiểm Bảo Việt (BVH) công bố kết quả kinh doanh hợp nhất sau kiểm toán năm 2010. Theo đó, tổng doanh thu của Bảo Việt đạt 12,9 nghìn tỷ đồng, tăng 21,8% so với năm trước nhưng lợi nhuận trước thuế chỉ tăng không quá 1% với 1,3 nghìn tỷ đồng. Trong năm 2011, BVH đặt mục tiêu tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận đều là 15% với tỷ lệ chia cổ tức 12%. Cũng trong năm 2011, dự kiến vốn điều lệ và tổng tài sản của Bảo Việt tương ứng là 6,8 nghìn tỷ đồng và 57 nghìn tỷ đồng, tăng 9% và 27% so với cuối năm trước.

Tính đến cuối tháng 3, có 24 trong tổng số 87 công ty chứng khoán đã công bố kết quả kinh doanh năm 2010 thì có đến 24 công ty có lợi nhuận âm. Dự đoán lợi nhuận Quý 1 của các công ty chứng khoán cũng không mấy khả quan.

Hạng mục Tháng Ngày Nội dung chính

Đã công bố 3 18 Ngày giao dịch đầu tiên của cổ phiếu niêm yết bổ sung XMC (Ngành xây dựng, 9,9 triệu CP) tại Sở GDCK Hà Nội

24 Đấu thầu 2 nghìn tỷ đồng trái phiếu Chính phủ. Ngày niêm yết cổ phiếu bổ sung PGS (Ngành dầu khí, 22,1 triệu CP) tại Sở GDCK Hà Nội

25 Đấu thầu 4,7 nghìn tỷ đồng trái phiếu Chính phủ. Ngày niêm yết cổ phiếu bổ sung KSD (Xuất nhập khẩu, 50,5 triệu CP) tại Sở GDCK Hà Nội

27 Ga tăng giá 1,200 VND/L.

29 Xăng tăng giá 10~15%. Cổ phiếu SVS, BVS, KLS, HPC trên sở GDCK Hn bị đưa vào diện kiểm soát do lợi nhuận âm 2 năm liên tiếp.

25 Kim ngạch xuất khẩu tháng 2 tăng 40,4%, nhập khẩu tăng 22,3%. D11 (bất động sản, 2,6 triệu CP) chính thức niêm yết tại Sở GDCK Hà Nội

30 Đấu thầu 1 nghìn tỷ đồng trái phiếu Chính phủ

31 Đấu thầu 3 nghìn tỷ đồng trái phiếu Chính phủ

4 1 Nâng mức lãi xuất tái cấp vốn từ 12% lên 13%. Ga tăng giá 1,600 VND/L

Dự kiến 11 Sàn GDCK nghỉ giỗ tổ Hùng Vương trong 2 ngày 11 và 12

20 FDG (Xuất khẩu nông sản, 13 triệu CP, giá khởi điểm 35,000 VND) chính thức giao dịch trên sở GDCK T.p HCM

Page 18: XIN CHÀO VIỆT NAM - kisvn.vnXIN CHÀO VIỆT NAM 2011.4.8 THIẾU LỰC HỖ TRỢ, VN-INDEX TI ẾP TỤC SUY GIẢM ISSUE: MẶC DÙ ÁP LỰC LẠM PHÁT KÉO DÀI NHƯNG KHÁC

This page is left blank intentionally

Page 19: XIN CHÀO VIỆT NAM - kisvn.vnXIN CHÀO VIỆT NAM 2011.4.8 THIẾU LỰC HỖ TRỢ, VN-INDEX TI ẾP TỤC SUY GIẢM ISSUE: MẶC DÙ ÁP LỰC LẠM PHÁT KÉO DÀI NHƯNG KHÁC

■ 본 자료는 고객의 증권투자를 돕기 위하여 작성된 당사의 저작물로서 모든 저작권은 당사에게 있으며, 당사의 동의 없이 어떤 형태로든 복제, 배포, 전송,

변형할 수 없습니다.

■ 본 자료는 당사 리서치센터에서 수집한 자료 및 정보를 기초로 작성된 것이나 당사가 그 자료 및 정보의 정확성이나 완전성을 보장할 수는 없으므로 당사는

본 자료로써 고객의 투자 결과에 대한 어떠한 보장도 행하는 것이 아닙니다. 최종적 투자 결정은 고객의 판단에 기초한 것이며 본 자료는 투자 결과와 관련

한 법적 분쟁에서 증거로 사용될 수 없습니다.