adminthpt.hcm.edu.vn · web viewnỘi dung Ôn tẬp – mÔn tin hỌc 8 tuẦn 20, 21, 22 nĂm...

9
NỘI DUNG ÔN TẬP – MÔN TIN HỌC 8 TUẦN 20, 21, 22 NĂM HỌC: 2019 - 2020 A. LÝ THUYẾT: 1. Chương trình máy tính là một dãy các lệnh mà máy tính có thể hiểu và thực hiện được. 2. Ngôn ngữ lập trình là tập hợp các ký hiệu và quy tắc viết các lệnh tạo thành một chương trình hoàn chỉnh và thực hiện được trên máy tính. 3. Từ khoá: Program, var, begin, end, uses, const 4. Một chương trình gồm có 2 phần: Phần khai báo và phần thân chương trình. Phần khai báo có thể có hoặc có thể không nhưng phần thân bắt buộc phải có 5. Tên dùng để phân biệt các đại lượng trong chương trình và do người lập trình đặt. Cách đặt tên: Tên phải khác nhau ứng với những đại lượng khác nhau, tên không trùng với từ khoá, không bắt đầu bằng số, không có dấu cách,… 6. Kiểu dữ liệu: Kí tự, số nguyên, số thực, xâu,… 7. Phép toán: +, -, *, /, mod, div 8. - Biến được dùng để lưu trữ dữ liệu và dữ liệu được biến lưu trữ có thể thay đổi trong khi thực hiện chương trình. Cú pháp: Var < danh sách các biến>: 9. Hằng là đại lượng có giá trị không đổi trong suốt quá trình thực hiện chương trình Cú pháp: const = 10. 10. * Bài toán là một công việc hay một nhiệm vụ cần giải quyết * Để xác định một bài toán cụ thể ta cần xác định rõ các điều kiện cho trước và kết quả cần thu được

Upload: others

Post on 04-Sep-2020

3 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: adminthpt.hcm.edu.vn · Web viewNỘI DUNG ÔN TẬP – MÔN TIN HỌC 8 TUẦN 20, 21, 22 NĂM HỌ C: 2019 - 2020 A. LÝ THUYẾT: 1. Chương trình máy tính là một dãy

NỘI DUNG ÔN TẬP – MÔN TIN HỌC 8

TUẦN 20, 21, 22

NĂM HỌC: 2019 - 2020

A. LÝ THUYẾT:

1. Chương trình máy tính là một dãy các lệnh mà máy tính có thể hiểu và thực hiện được.

2. Ngôn ngữ lập trình là tập hợp các ký hiệu và quy tắc viết các lệnh tạo thành một chương trình hoàn chỉnh và thực hiện được trên máy tính.

3. Từ khoá: Program, var, begin, end, uses, const

4. Một chương trình gồm có 2 phần: Phần khai báo và phần thân chương trình. Phần khai báo có thể có hoặc có thể không nhưng phần thân bắt buộc phải có

5. Tên dùng để phân biệt các đại lượng trong chương trình và do người lập trình đặt.

Cách đặt tên: Tên phải khác nhau ứng với những đại lượng khác nhau, tên không trùng với từ khoá, không bắt đầu bằng số, không có dấu cách,…

6. Kiểu dữ liệu: Kí tự, số nguyên, số thực, xâu,…

7. Phép toán: +, -, *, /, mod, div

8. - Biến được dùng để lưu trữ dữ liệu và dữ liệu được biến lưu trữ có thể thay đổi trong khi thực hiện chương trình.

Cú pháp: Var < danh sách các biến>:

9. Hằng là đại lượng có giá trị không đổi trong suốt quá trình thực hiện chương trình

Cú pháp: const = 10.

10. * Bài toán là một công việc hay một nhiệm vụ cần giải quyết

* Để xác định một bài toán cụ thể ta cần xác định rõ các điều kiện cho trước và kết quả cần thu được

* Quá trình giải bài toán trên máy tính gồm 3 bước: Xác định bài toán, mô tả thuật toán và viết chương trình

Page 2: adminthpt.hcm.edu.vn · Web viewNỘI DUNG ÔN TẬP – MÔN TIN HỌC 8 TUẦN 20, 21, 22 NĂM HỌ C: 2019 - 2020 A. LÝ THUYẾT: 1. Chương trình máy tính là một dãy

11. Câu lệnh điều kiện

12. Câu lệnh lặp (với số lần biết trước)

a. Cú pháp:

for <biến đếm>:= <giá trị đầu> to <giá trị cuối> do <câu lệnh đơn>;

Hoặc:

for <biến đếm>:= <giá trị đầu> to <giá trị cuối> do

Begin <câu lệnh ghép> End;

b. Lưu ý:

- For, to, do là các từ khóa

- Giá trị đầu phải nhỏ hơn giá trị cuối

- Biến đếm là biến kiểu nguyên

- Số lần lặp = Giá trị cuối – giá trị đầu + 1

c. Hoạt động của vòng lặp:

- Bước 1: Biến đếm nhận giá trị đầu

- Bước 2: Chương trình kiểm tra biểu thức điều kiện, nếu biêu thức điều kiện đúng (giá trị đầu <= giá trị cuối) thì thực hiện câu lệnh

- Bước 3: Biến đếm tự động tăng lên 1 đơn vị và quay lại Bước 2

- Bước 4: Nếu biểu thức điều kiện nhận giá trị sai (giá trị đầu > giá trị cuối) thì thoát ra khỏi vòng lặp

B. BÀI TẬP VẬN DỤNG:

I. TRẮC NGHIỆM: Khoanh tròn đáp án đúng

Câu 1: Đâu là hoạt động lặp với số lần chưa biết trước?

A. Hàng ngày em đi học.

B. Một tuần trường em tổ chức chào cờ 1 lần.

C. Ngày em đánh răng ba lần

Page 3: adminthpt.hcm.edu.vn · Web viewNỘI DUNG ÔN TẬP – MÔN TIN HỌC 8 TUẦN 20, 21, 22 NĂM HỌ C: 2019 - 2020 A. LÝ THUYẾT: 1. Chương trình máy tính là một dãy

D. Em sẽ đến nhà bà ngoại chơi vào hôm cả bố và mẹ đi vắng.

Câu 2: Cú pháp của câu lệnh lặp với số lần chưa biết trước là là:

A. If <Điều kiện> then <Câu lệnh>;

B. For <Biến đếm>:=<Giá trị đầu> to <Giá trị cuối> do <câu lệnh>;

C. While <điều kiện> do <câu lệnh>;

D. Var i,n: Integer;

Câu 3: Với ngôn ngữ lập trình Pascal câu lệnh lặp: For i:=1 to 10 do x: = x+1; thì biến đếm i phải được khai báo là kiểu gì?

A. Integer B. Real

C. String D. Kiểu nào cũng được.

Câu 4 : Số vòng lặp trong câu lệnh: For <Biến đếm>:=<Giá trị đầu> to <Giá trị cuối> do <câu lệnh>; được xác định:

A. Giá trị đầu + Giá trị cuối + 1 B. Giá trị đầu + Biến đếm + 1

C. Giá trị cuối - Giá trị đầu + 1 D. Giá trị cuối – Biến đếm + 1

Câu 5: Trong câu lệnh lặp: For <Biến đếm>:=<Giá trị đầu> to <Giá trị cuối> do <câu lệnh>; Khi thực hiện ban đầu Biến đếm nhận giá trị = Giá trị đầu, sau mỗi vòng lặp biến đếm tăng thêm:

A. 1 đơn vị B. 2 đơn vị C. 3 đơn vị D. 4 đơn vị

Câu 6: Hãy cho biết câu lệnh sau sẽ viết ra màn hình cái gì? For i: = 1 to 3.5 do write(i);

A. 1 2 3 B. 1 3.5 C. 3.5

D. Chương trình không chạy vì giá trị cuối của biến đếm là số thập phân.

Câu 7: Sau khi thực hiện đoạn chương trình:

j:=0;

For i:=1 to 3 do j:= j + 2;

write(j);

thì giá trị in ra màn hình là:

A. 4 B. 6 C. 8 D. 10

Câu 8: Sau khi thực hiện đoạn chương trình:

j:=0;i:=1;

while i<=3 do

Begin j:=j+2; i:=i+1; End;

write(j);

thì giá trị in ra màn hình là:

Page 4: adminthpt.hcm.edu.vn · Web viewNỘI DUNG ÔN TẬP – MÔN TIN HỌC 8 TUẦN 20, 21, 22 NĂM HỌ C: 2019 - 2020 A. LÝ THUYẾT: 1. Chương trình máy tính là một dãy

A. 6 B. 8 C. 10 D. 12

II. BÀI TẬP:

Bài 1: Viết chương trình in ra màn hình bảng nhân của 1 số bất kỳ (trong phạm vi từ 1 đến 9), số được nhập từ bàn phím và dừng màn hình để có thể quan sát kết quả

a. Khởi động chương trình Pascal. Gõ chương trình sau và tìm hiểu ý nghĩa của từng câu lệnh trong chương trình

Program BangNhan;

Page 5: adminthpt.hcm.edu.vn · Web viewNỘI DUNG ÔN TẬP – MÔN TIN HỌC 8 TUẦN 20, 21, 22 NĂM HỌ C: 2019 - 2020 A. LÝ THUYẾT: 1. Chương trình máy tính là một dãy

b. Lưu bài trên với tên BangNhan.Pas

c. Dịch và chạy chương trình (Ctrl + F9) với các giá trị lần lượt là 1, 2, 3, …, 10. Sửa lỗi nếu có. Quan sát kết quả nhận được trên màn hình

.

Bài 2: Chỉnh sửa chương trình để làm đẹp kết quả trên màn hinh2nhu7 hình dưới đây

Page 6: adminthpt.hcm.edu.vn · Web viewNỘI DUNG ÔN TẬP – MÔN TIN HỌC 8 TUẦN 20, 21, 22 NĂM HỌ C: 2019 - 2020 A. LÝ THUYẾT: 1. Chương trình máy tính là một dãy

Bài 3: Cũng như câu lệnh If, có thể dùng câu lệnh For lồng trong một câu lệnh For khác khi thực hiện lệnh lặp. Sử dụng các câu lệnh For … do lồng nhau để in ra màn hình các số từ 0 đền 99 theo dạng bảng như hình sau:

Page 7: adminthpt.hcm.edu.vn · Web viewNỘI DUNG ÔN TẬP – MÔN TIN HỌC 8 TUẦN 20, 21, 22 NĂM HỌ C: 2019 - 2020 A. LÝ THUYẾT: 1. Chương trình máy tính là một dãy

=============///============

* Lưu ý: - Trang sau có đáp án cho 10 câu trắc nghiệm

- Các em thực hành xong và nộp 3 bài thực hành vào website: tracnghiemtinhoc.blogspot.com/KHỐI 8 nhé.

Page 8: adminthpt.hcm.edu.vn · Web viewNỘI DUNG ÔN TẬP – MÔN TIN HỌC 8 TUẦN 20, 21, 22 NĂM HỌ C: 2019 - 2020 A. LÝ THUYẾT: 1. Chương trình máy tính là một dãy

ĐÁP ÁN