· web viewnăm 2014 3 báo cáo kết quả tăng cường năng lực sau các khóa đào tạo...

22
Ngày: 16/4/2014 THÔNG BÁO MỜI THẦU DỊCH VỤ TƯ VẤN CÁ NHÂN (dành cho tư vấn cá nhân độc lập và tư vấn cá nhân do tổ chức/công ty tư vấn cử tham gia. ) Quốc gia Việt Nam Vị trí Chuyên gia trong nước về Tăng cường năng lực cấp tỉnh Tên dự án Tăng cường khả năng chống chịu với khí hậu cho cơ sở hạ tầng các tỉnh miền núi phía Bắc Việt Nam Thời gian thực hiện nhiệm vụ dự kiến: 12.5 tháng trong giai đoạn 2014 – 2015 (có thể kéo dài đến 2016). Thời gian bắt đầu: tháng 7/2014 Hồ sơ dự tuyển của chuyên gia phải có tiêu đề: Chuyên gia trong nước về Tăng cường năng lực cấp tỉnh (Dự án 75992) Hồ sơ gửi đến địa chỉ thư điện tử: [email protected] trước: 10h00 ngày 28/4/2014 (giờ Hà Nội). Hoặc gửi tới địa chỉ văn phòng dự án trước: 09h00 ngày 28/4/2014 (giờ Hà Nội): Văn phòng dự án Tăng cường khả năng chống chịu với khí hậu cho cơ sở hạ tầng các tỉnh miền núi phía Bắc Việt Nam. Tầng 2, Tòa nhà B, Trung tâm Phụ nữ và Phát triển, 20 Thụy Khuê, Quận Tây Hồ, Thành phố Hà Nội, Việt Nam (Mã bưu điện: +84) 1

Upload: others

Post on 03-Jan-2020

1 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Ngày: 16/4/2014

THÔNG BÁO MỜI THẦU DỊCH VỤ TƯ VẤN CÁ NHÂN

(dành cho tư vấn cá nhân độc lập và tư vấn cá nhân do tổ chức/công ty tư vấn cử tham gia. )

Quốc gia

Việt Nam

Vị trí

Chuyên gia trong nước về Tăng cường năng lực cấp tỉnh

Tên dự án

Tăng cường khả năng chống chịu với khí hậu cho cơ sở hạ tầng các tỉnh miền núi phía Bắc Việt Nam

Thời gian thực hiện nhiệm vụ dự kiến:

12.5 tháng trong giai đoạn 2014 – 2015 (có thể kéo dài đến 2016). Thời gian bắt đầu: tháng 7/2014

Hồ sơ dự tuyển của chuyên gia phải có tiêu đề: Chuyên gia trong nước về Tăng cường năng lực cấp tỉnh (Dự án 75992)

Hồ sơ gửi đến địa chỉ thư điện tử: [email protected] trước: 10h00 ngày 28/4/2014 (giờ Hà Nội).

Hoặc gửi tới địa chỉ văn phòng dự án trước: 09h00 ngày 28/4/2014 (giờ Hà Nội):

Văn phòng dự án Tăng cường khả năng chống chịu với khí hậu cho cơ sở hạ tầng các tỉnh miền núi phía Bắc Việt Nam.

Tầng 2, Tòa nhà B, Trung tâm Phụ nữ và Phát triển, 20 Thụy Khuê, Quận Tây Hồ, Thành phố Hà Nội, Việt Nam (Mã bưu điện: +84)

Hồ sơ của chuyên gia gửi/tới sau thời hạn nêu trên hoặc không dựa trên các yêu cầu trong tài liệu này sẽ không được xem xét.

Ghi chú: Dung lượng tối đa 7 MB.

Trong trường hợp có thắc mắc, chuyên gia cần gửi bằng văn bản qua đường bưu điện hoặc email tới địa chỉ / email nêu trên. Ban QLDA sẽ trả lời bằng văn bản theo đường bưu điện hoặc email cho chuyên gia.

1. Các tài liệu liên quan bao gồm:

Phụ lục I: Điều khoản tham chiếu

Phụ lục II: Hướng dẫn lập CV

2. Các chuyên gia cá nhân quan tâm phải gửi hồ sơ (dưới dạng file PDF) trong đó có các tài liệu / thông tin sau đây:

· Thư quan tâm nêu rõ giá trị hợp đồng đề nghị (xem Phụ lục I: Điều khoản tham chiếu để biết chi tiết các hạng mục chi phí Ban Quản lý dự án sẽ chi trả);

· CV có chữ ký chuyên gia được lập dựa theo mẫu nêu trong2Phụ lục II: Hướng dẫn lập CV (lưu ý trong CV cần kèm theo phương án kỹ thuật/ cách thức thực hiện để đạt được các kết quả đầu ra);

· Bằng cấp / chứng chỉ có liên quan hoặc tài liệu chứng minh năng lực của chuyên gia;

Lưu ý: đối với công ty tư vấn, chỉ cung cấp thông tin nói trên liên quan đến một chuyên gia tư vấn cá nhân do công ty đề xuất, không cung cấp hồ sơ năng lực của công ty. Hồ sơ dự tuyển phải do tư vấn cá nhân do công ty đề xuất gửi.

3. Đánh giá hồ sơ dự tuyển

Việc lựa chọn chuyên gia sẽ được căn cứ vào hồ sơ dự tuyển và tham khảo thêm phương án kỹ thuật/ cách thức thực hiện để đạt được các kết quả đầu ra.

Ban Quản lý dự án có thể phỏng vấn thêm chuyên gia để làm rõ về các phương án chuyên gia nêu trong đề xuất.

4. Hợp đồng

Hợp đồng tư vấn cá nhân theo hình thức trọn gói. Trong trường hợp chuyên gia được chọn, các tài liệu chuyên gia cần cung cấp để hoàn thiện thủ tục ký kết hợp đồng bao gồm:

· CV có chữ ký tươi

· Bản sao có công chứng các bằng cấp / chứng chỉ đã nêu trong Hồ sơ dự tuyển và bản gốc để đối chiếu;

· Giấy chứng nhận của tổ chức y tế có đầy đủ chức năng và thẩm quyền trong việc cấp giấy chứng nhận sức khỏe để chuyên gia có thể thực hiện nhiệm vụ, đặc biệt là nhiệm vụ yêu cầu phải di chuyển đến khu vực miền núi. Chuyên gia cá nhân do công ty/ tổ chức cử dự tuyển không cần cung cấp giấy tờ này.

· Thư chấp thuận cử chuyên gia thực hiện dịch vụ tư vấn của cơ quan chính phủ nếu tư vấn được lựa chọn là cán bộ thuộc chính phủ.

5. Thanh toán

Xem Phụ lục I: Điều khoản tham chiếu để biết thông tin chi tiết.

Các hồ sơ dự tuyển chuyên gia gửi đến Ban QLDA được mặc định hiểu là chuyên gia đã đọc và hiểu rõ các điều khỏan nói đến trong tài liệu này.

1. Phụ lục I: Điều khoản tham chiếu

ĐIỀU KHOẢN THAM CHIẾU

Cho vị trí Chuyên gia tư vấn trong nước về Tăng cường năng lực cấp tỉnh

Địa điểm làm việc: Ban Quản lý dự án “Tăng cường khả năng chống chịu khí hậu cho cơ sở hạ tầng các tỉnh miền núi phía Bắc” thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; số 16 đường Thụy Khuê, quận Tây Hồ-Hà nội;

Báo cáo:Giám đốc Ban Quản lý dự án;

Thời gian làm việc

dự kiến:12.5 tháng/người từ năm 2014 đến năm 2015, bắt đầu từ quí III năm 2014;

Hình thức hợp đồng: Trọn gói;

Hình thức lựa chọn

tư vấn:Theo qui trình lựa chọn nhà thầu tư vấn cá nhân;

Quốc gia: Việt Nam.

1) BỐI CẢNH

Giới thiệu dự án

Chương trình phát triển liên hợp quốc (UNDP) đang phối hợp với Ngân hàng phát triển Châu Á (ADB) để hỗ trợ Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn (Bộ NN&PTNT) thực hiện dự án “Tăng cường khả năng chống chịu khí hậu cho cơ sở hạ tầng các tỉnh miền núi phía Bắc”. Mục tiêu của dự án là tăng cường sức bền và giảm nhẹ khả năng dễ bị tổn thương của các công trình hạ tầng nông thôn tại các tỉnh miền núi phía Bắc Việt Nam trước những tác động bất lợi của biến đổi khí hậu (BĐKH) và hỗ trợ khung chính sách cho phép khuyến khích phát triển hạ tầng vùng núi phía Bắc có sức bền với khí hậu. Để thực hiện được mục tiêu này, dự án cần đạt được 4 kết quả sau:

Kết quả 1 – Thích ứng với BĐKH được lồng ghép trong chính sách, chiến lược và quy hoạch có liên quan đến hạ tầng nông thôn – cụ thể là thủy lợi, cấp nước nông thôn và đường giao thông nông thôn;

Kết quả 2 – Tăng cường được năng lực thích ứng/các khoản đầu tư hạ tầng nông thôn chống chịu với khí hậu và quy hoạch cấp tỉnh/ khu vực địa phương;

Kết quả 3 – Trình diễn được và xây dựng được các bài học đúc kết từ quá trình chống chịu với khí hậu của các tiểu dự án hạ tầng lựa chọn trong dự án phát triển hạ tầng nông thôn bền vững;

Kết quả 4 – Phổ biến được những bài học đã đúc kết và các phương thức tốt nhất từ các kết quả 1, 2 và 3 cho các bên liên quan và các đối tác phát triển.

Các tiểu dự án trình diễn được lựa chọn thuộc kết quả 3 nêu trên gồm:

1. Nâng cấp đường giao thông nông thôn: đường 108-Mường É huyện Thuận Châu tỉnh Sơn La

2. Nâng cấp cụm công trình thủy lợi kết hợp kè chống sạt lở xã Thôm Mòn, huyện Thuận Châu tỉnh Sơn La;

3. Kè bảo vệ Sông Cầu tại xã Thanh Mai và Cao Kỳ huyện Chợ Mới tỉnh Bắc Cạn;

4. Nâng cấp tuyến đường Linh Nham-Đèo Nhâu và chợ Văn Hán huyện Đồng Hỷ tỉnh Thái Nguyên.

Sự cần thiết của việc tăng cường năng lực thích ứng BĐKH cho các tỉnh miền núi phía Bắc

Trước khi thiết kế dự án, nhóm công tác của UNDP và Bộ NN&PTNT đã tiến hành đánh giá nhanh năng lực thích ứng với BĐKH các tỉnh miền núi phía Bắc ở 1 tỉnh đại diện. Phương pháp luận là phỏng vấn trực tiếp, quan sát thực địa, bảng câu hỏi đơn giản và thảo luận. Đối tượng phỏng vấn là các cán bộ, nhân viên của 6 đơn vị có liên quan đến BĐKH và cơ sở hạ tầng nông thôn trong tỉnh là (1) Sở NN&PTNT / Ban Quản lý dự án tỉnh; (2) Sở Tài nguyên và môi trường; (3) Sở Kế hoạch và Đầu tư; (4) Sở Giao thông vận tải; (5) Trung tâm Khí tượng – Thủy văn và (6) các huyện. Đợt đánh giá nhanh này đã xác định những điểm chính về năng lực ở cấp tỉnh như dưới đây:

· Hiểu biết về BĐKH của các nhân viên cấp trung và cấp cao còn rất hạn chế;

· Có sự nhầm lẫn giữa tác động về môi trường của các dự án đầu tư với các tác động tiềm tàng của BĐKH đối với các dự án đầu tư;

· Chưa được đào tạo về BĐKH và có nhu cầu nâng cao nhận thức về BĐKH;

· Tính chất dài hạn của BĐKH làm cho các hệ thống/cá nhân rất khó khăn trong việc ứng phó. Điều đó có nghĩa là, các cá nhân không có các yếu tố kích thích để xây dựng kế hoạch ứng phó với các tác động tiềm tàng trong 10 đến 20 năm tới. Tương tự, các thủ tục và hướng dẫn không cho phép sử dụng các kịch bản để lập kế hoạch/ra quyết định;

· Chưa phổ biến rộng rãi các thông tin và văn bản quy hoạch quốc gia về BĐKH; những nguồn thông tin chủ yếu về BĐKH là truyền hình, đài phát thanh và báo; hiệu suất và độ tin cậy của việc trao đổi thông tin về BĐKH trong nội bộ và giữa các sở ban ngành còn hạn chế.

Với thực trạng về nhân lực như vậy, các tỉnh miền núi phía Bắc sẽ rất khó khăn trong việc triển khai các hoạt động nhằm thích ứng với BĐKH. Cho đến thời điểm dự án bắt đầu triển khai trong bối cảnh BĐKH đã nhận được nhiều sự quan tâm của chính quyền và đã có một số dự án liên quan được thực hiện tại các địa phương, thì các hạn chế về nhân lực nêu trên chưa được cải thiện. Bằng chứng là mặc dù 15 tỉnh miền núi phía Bắc đã ban hành Kế hoạch hành động ứng phó với BĐKH, nhưng thực tế các kế hoạch này nhìn chung thường là các văn bản chỉ đạo chung, rất sơ sài, không đưa ra các giải pháp cũng như lộ trình thực hiện hợp lý để đạt được mục tiêu đã đề ra, rất khó triển khai trong thực tế đặc biệt đối với các ngành chịu ảnh hưởng nhiều bởi BĐKH như NN&PTNT, giao thông vận tải.

Để thích ứng với BĐKH, cần cung cấp cho các lãnh đạo, những người ra quyết định những kiến thức cơ bản về BĐKH và cho cán bộ kỹ thuật, kế hoạch,... những kỹ năng cần thiết để lồng ghép yếu tố BĐKH trong các kế hoạch/ chương trình, dự án cơ sở hạ tầng nông thôn.

Vì vậy rất cần thiết phải tăng cường năng lực cho nguồn nhân lực hiện có của các tỉnh miền núi phía Bắc trong việc thích ứng với điều kiện BĐKH với các đối tượng ở cấp tỉnh và cấp huyện bao gồm những người ra quyết định, các cán bộ kế hoạch, quản lý, kỹ thuật của các cơ quan liên quan. Ở cấp lãnh đạo, những người ra quyết định cần phải được tăng cường sự hiểu biết về BĐKH cũng như các tác động của chúng đến công tác xóa đói giảm nghèo và phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Điều này sẽ giúp cho những định hướng chiến lược của địa phương, của ngành thích ứng với BĐKH có tính thực tế và kịp thời, hài hòa trong tổng thể phát triển của tỉnh. Với cán bộ kỹ thuật thực hiện các dự án/ công trình cần phải được tăng cường năng lực chuyên môn về qui hoạch, thiết kế, giám sát, thi công hạ tầng nông thôn chống chịu với khí hậu và có đủ trình độ, kiến thức để lồng ghép yếu tố BĐKH vào các dự án.

Chính trong bối cảnh này, Ban Quản lý Dự án “Tăng cường khả năng chống chịu khí hậu cho cơ sở hạ tầng các tỉnh miền núi phía Bắc” (CPMU) cần tuyển 01 chuyên gia tư vấn trong nước về tăng cường năng lực có chuyên môn và kinh nghiệm để thực hiện rà soát, đánh giá nhu cầu tăng cường năng lực và xây dựng kế hoạch, tài liệu phục vụ công tác tăng cường năng lực ứng phó với BĐKH cho các tỉnh miền núi phía Bắc liên quan đến cơ sở hạ tầng nông thôn. Các kết quả tăng cường năng lực và sản phẩm đầu ra của chuyên gia tư vấn sẽ là một trong những chỉ số quan trọng trong việc đánh giá mức độ thành công của dự án.

2) MỤC TIÊU CỦA CÁC NHIỆM VỤ

Nhiệm vụ của chuyên gia tư vấn trong nước về tăng cường năng lực cấp tỉnh thích ứng với BĐKH là sẽ tạo ra các sản phẩm nằm trong kết quả 2 nêu trên, với mục tiêu:

1. Rà soát và đánh giá nhu cầu nâng cao năng lực ứng phó với BĐKH với các đối tượng là những người ra quyết định, cán bộ kỹ thuật, cán bộ kế hoạch,... liên quan đến cơ sở hạ tầng nông thôn thuộc các tỉnh miền núi phía Bắc;

2. Góp phần nâng cao nhận thức của những người ra quyết định về các tác động của BĐKH đối với công tác giảm đói nghèo và phát triển kinh tế - xã hội các tỉnh miền núi phía Bắc Việt Nam;

3. Đảm bảo năng lực về ứng phó với BĐKH của các đối tượng tham gia được cải thiện.

3) PHẠM VI CÔNG VIỆC

Để đạt được các mục tiêu trên, phạm vi công việc mà tư vấn cần thực hiện bao gồm (nhưng không giới hạn):

i. Thu thập và nghiên cứu các tài liệu

· Điều tra, khảo sát và đánh giá nhu cầu tăng cường năng lực với các đối tượng liên quan đến cơ sở hạ tầng nông thôn các tỉnh miền núi phía Bắc (15 tỉnh) bao gồm những người ra quyết định, cán bộ quản lý, kế hoạch, kỹ thuật, ...

· Rà soát và nghiên cứu các chương trình tập huấn / đào tạo có liên quan đã được tổ chức để tăng cường năng lực thích ứng với BĐKH cho các cán bộ các tỉnh miền núi phía Bắc;

· Thu thập và nghiên cứu các tài liệu và văn bản liên quan đến việc thích ứng với BĐKH từ các Bộ, ban, ngành liên quan...;

· Rà soát các kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, các chính sách liên quan đến công tác xóa đói giảm nghèo của các tỉnh miền núi phía Bắc;

· Rà soát và nghiên cứu các kế hoạch 5 năm, 10 năm, 20 năm của Chính phủ, các chương trình, dự án quốc gia của Chính phủ, của các Bộ, ban ngành liên quan đến cơ sở hạ tầng nông thôn;

· Nghiên cứu các tài liệu liên quan đến việc tổ chức đào tạo, tập huấn và tăng cường năng lực.

ii. Công tác thực địa

· Làm việc với Ban quản lý Dự án, các Sở, ngành và đơn vị liên quan của các tỉnh miền núi phía Bắc để điều tra, thu thập số liệu nhằm đánh giá nhu cầu tăng cường năng lực cũng như các kết quả đạt được sau các khóa tăng cường năng lực;

· Thực hiện công việc tăng cường năng lực tại một số địa điểm thuộc các tỉnh miền núi phía Bắc theo lịch tăng cường năng lực của CPMU.

iii. Tham vấn

· Chuyên gia tư vấn có trách nhiệm chỉnh sửa và hoàn thiện các sản phẩm dựa trên góp ý của các đơn vị có liên quan và Ban Quản lý dự án trung ương; tiếp thu các ý kiến của các học viên và các bên liên quan để cải tiến, điều chỉnh kịp thời chương trình đào tạo;

· Kết hợp chặt chẽ và thống nhất với các chuyên gia thuộc dự án tham gia giảng dạy trong việc chuẩn bị nội dung bài giảng phù hợp với từng loại đối tượng;

· Xây dựng cơ chế phối hợp với tất cả các chuyên gia trong và ngoài nước và các bên liên quan để thực hiện công việc tăng cường năng lực;

· Trình bày và báo cáo trong các cuộc họp, hội thảo có liên quan đến sản phẩm đầu ra của chuyên gia tư vấn; chủ trì biên tập tài liệu đào tạo và tham gia giảng dạy trong các khóa đào tạo, tăng cường năng lực theo kế hoạch được CPMU chấp thuận;

· Trong quá trình thực hiện công việc, chuyên gia phải phối hợp chặt chẽ với Ban Quản lý dự án, các chuyên gia trong nước và quốc tế được tuyển dụng bởi UNDP/CPMU; kết hợp chặt chẽ với CPMU và cán bộ dự án trong việc tổ chức chương trình, chủ trì việc điều phối chương trình đào tạo, tăng cường năng lực.

iv. Xây dựng báo cáo

· Xây dựng kế hoạch tăng cường năng lực trình CPMU phê duyệt bao gồm cả kế hoạch hội thảo, tham quan thực tế, phổ biến kiến thức và đề xuất danh sách các đại biểu/ học viên của các khóa đào tạo, chú ý đến các cán bộ là phụ nữ và người dân tộc thiểu số;

· Thực hiện việc đánh giá nâng cao năng lực của các học viên, đánh giá kết quả đào tạo thông qua các bài viết kết quả thu hoạch của học viên và phiếu đánh giá đào tạo được phát cho các học viên tham gia các khóa đào tạo/ tập huấn. Các phiếu này được xây dựng dựa trên mẫu phiếu trong “Qui chế chung quản lý chương trình, dự án hợp tác Việt Nam –LHQ;

· Phối hợp biên tập các tài liệu tăng cường năng lực trong các khóa đào tạo với các chuyên gia chuyên ngành, trong đó chuyên gia tăng cường năng lực sẽ đệ trình và thống nhất với CPMU về định hướng đào tạo cho từng chuyên gia chuyên ngành cụ thể; Biên tập tài liệu / sản phẩm trong các khóa đào tạo thành bộ tài liệu tham khảo cho chương trình đào tạo liên quan;

· Xây dựng các báo cáo và tài liệu đào tạo/ tập huấn theo yêu cầu trong danh mục sản phẩm cuối cùng (xem mục 4).

4) CÁC SẢN PHẨM CUỐI CÙNG

Các sản phẩm chính mà tư vấn phải giao nộp (bản tiếng Anh và bản tiếng Việt) bao gồm (nhưng không giới hạn):

Số TT

Sản phẩm dự kiến

Yêu cầu sản phẩm

Thời gian giao nộp dự kiến

1

Báo cáo về nhu cầu tăng cường năng lực thích ứng với BĐKH của các tỉnh miền núi phía Bắc

- Điều tra, rà soát, phân tích, đánh giá nhu cầu đào tạo của tất cả 15 tỉnh miền núi phía Bắc;

- Đề xuất và phân loại đối tượng đào tạo, chú ý đến các cán bộ là phụ nữ và người dân tộc thiểu số.

Năm 2014

2

Báo cáo về kế hoạch tăng cường năng lực thích ứng với BĐKH cho các tỉnh miền núi phía Bắc

-Xây dựng kế hoạch tăng cường năng lực cho các loại đối tượng; xây dựng kế hoạch hội thảo, tham quan thực tế, phổ biến kiến thức;

- Xây dựng phiếu đánh giá tăng cường năng lực hàng năm nhằm đạt được mục tiêu tăng cường năng lực cuối dự án;

-Xây dựng cơ chế phối hợp giữa các bên liên quan; trách nhiệm của các chuyên gia tư vấn trong và ngoài nước trong việc thực hiện công việc tăng cường năng lực;...

Năm 2014

3

Báo cáo kết quả tăng cường năng lực sau các khóa đào tạo

-Biên tập các tài liệu / sản phẩm / giáo trình đào tạo của các chuyên gia chuyên ngành thành bộ tài liệu tham khảo cho các chương trình đào tạo liên quan khác;

-Đánh giá quá trình thực hiện khóa đào tạo;

-Đánh giá kết quả tăng cường năng lực cho các học viên;

-Đề xuất các điều chỉnh, bổ sung cho các khóa tiếp theo.

1 tháng sau khóa đào tạo

4

Tài liệu tăng cường năng lực cho các khóa đào tạo năm 2014, 2015

Tài liệu này sẽ bao gồm các giáo trình, tài liệu tham khảo, powerpoint dùng trong các đợt đào tạo năm 2014, 2015 do CPMU tổ chức. Trong đó, chuyên gia chuyên ngành sẽ chịu trách nhiệm chính trong việc biên tập nội dung đào tạo, chuyên gia tăng cường năng lực sẽ phối hợp, giám sát để các tài liệu dùng trong các khóa đào tạo được biên tập theo đúng định hướng và chương trình đào tạo của CPMU.

Năm 2014, 2015

5

Biên soạn tài liệu

Biên tập / biên soạn các tài liệu tham khảo cho các các tỉnh miền núi phía Bắc hoặc các chương trình đào tạo liên quan khác:

- Tài liệu về lồng ghép thích ứng BĐKH vào các chính sách, chiến lược, qui hoạch, thiết kế công trình hạ tầng nông thôn miền núi phía Bắc;

-Tài liệu về đánh giá và xây dựng bản đồ tình trạng dễ bị tổn thương của cơ sở hạ tầng các tỉnh miền núi phía Bắc;

-Tài liệu về xây dựng chiến lược ứng phó với BĐKH cho các tỉnh miền núi phía Bắc.

Việc biên tập này sẽ do tư vấn tăng cường năng lực chủ trì, các tư vấn chuyên ngành cùng phối hợp, tham gia xây dựng.

Năm 2015

6

Báo cáo tổng kết chương trình nâng cao năng lực

- Đánh giá quá trình thực hiện kế hoạch tăng cường năng lực và sự phối hợp của các bên liên quan, sự tham gia của các học viên;

-Tổng hợp ý kiến của các học viên và các bên liên quan thông qua kết quả thu hoạch của các học viên, phiếu đánh giá của học viên và sự đánh giá của các bên liên quan;

- Đánh giá kết quả nâng cao năng lực qua các đợt đào tạo; các kinh nghiệm và bài học rút ra từ các khóa tăng cường năng lực này.

Năm 2015

5) KẾ HOẠCH, ĐỊA ĐIỂM VÀ CÁC CHUYẾN CÔNG TÁC THỰC TẾ

Theo dự kiến, chuyên gia sẽ được huy động làm việc tối đa 12.5 tháng trong giai đoạn 2014-2015, bắt đầu từ quý III năm 2014. Dự kiến mỗi năm, chuyên gia tư vấn sẽ làm việc trong 3-8 tháng, và có các chuyến công tác thực tế tại địa phương;

Chuyên gia phải đệ trình một kế hoạch công tác cho toàn bộ thời gian hợp đồng lên Ban Quản lý dự án phê duyệt. Ngoài ra, hàng năm, chuyên gia phải lập kế hoạch công tác cho từng giai đoạn huy động trình lên Giám đốc Ban Quản lý dự án phê duyệt 05 ngày trước khi bắt đầu thực hiện nhiệm vụ. Kế hoạch công tác này phải nêu rõ các sản phẩm của đợt công tác, thời gian làm việc, địa điểm và kinh phí dự kiến cho mỗi hoạt động. Kết thúc mỗi đợt huy động, chuyên gia phải nộp các sản phẩm theo yêu cầu của đợt huy động đó.

6) KIỂM TRA VÀ KIỂM SOÁT TIẾN ĐỘ

CPMU sẽ thống nhất với chuyên gia tư vấn về cách thức kiểm tra, quy trình thực hiện các nhiệm vụ với những hoạt động kiểm soát rõ ràng, yêu cầu các báo cáo định kỳ, hình thức và thời hạn thực hiện;

Chuyên gia sẽ phải báo cáo với Giám đốc quản lý dự án về kế hoạch làm việc, quá trình triển khai, tiến độ thực hiện / kết quả làm việc (đầu và cuối mỗi chuyến công tác) trên cơ sở kế hoạch làm việc đã duyệt.

7) TRÌNH ĐỘ CHUYÊN MÔN, KINH NGHIỆM VÀ NĂNG LỰC CỦA CHUYÊN GIA TƯ VẤN CÁ NHÂN

· Tối thiểu phải có bằng Đại học chuyên ngành liên quan đến cơ sở hạ tầng nông thôn hoặc đào tạo / quản lý tài nguyên / khoa học môi trường / BĐKH;

· Có kinh nghiệm trong việc đào tạo, tập huấn và tổ chức các khóa tăng cường năng lực;

· Có ít nhất 10 năm kinh nghiệm làm việc trong các lĩnh vực liên quan tới cơ sở hạ tầng nông thôn hoặc đào tạo / quản lý tài nguyên / khoa học môi trường / BĐKH;

· Có ít nhất 02 dự án mà ứng viên thực hiện các công việc liên quan đến tăng cường năng lực, đào tạo/ tập huấn thuộc các lĩnh vực liên quan đến dự án;

· Có kinh nghiệm làm việc cho các dự án liên quan đến BĐKH;

· Có kinh nghiệm làm việc với các tổ chức quốc tế;

· Sử dụng tốt tiếng Anh;

· Kỹ năng tổ chức tốt;

· Kỹ năng giao tiếp và làm việc nhóm tốt;

· Có khả năng làm việc hiệu quả với các bên liên quan, bao gồm cả những cán bộ thuộc cơ quan quản lý nhà nước và các đơn vị khác liên quan đến cơ sở hạ tầng nông thôn;

· Khả năng chịu được áp lực công việc tốt và đáp ứng thời hạn giao nộp sản phẩm nghiêm ngặt.

8) HỖ TRỢ HÀNH CHÍNH VÀ CUNG CẤP TÀI LIỆU

Tài liệu dự án: CPMU sẽ cung cấp cho chuyên gia tư vấn bản sao văn kiện dự án đã được phê duyệt; Ngoài ra chuyên gia cần tham khảo các tài liệu hướng dẫn của UNDP như: Hướng dẫn sử dụng: Phương pháp đánh giá năng lực (2007); Thực hành đánh giá năng lực (2008)...và các tài liệu khác liên quan;

Hỗ trợ hành chính: CPMU sẽ hỗ trợ chuyên gia tư vấn trong việc sắp xếp lịch làm việc với các cơ quan nhà nước có liên quan khi đi thực địa/ công tác. Chuyên gia tư vấn sẽ tự bố trí phương tiện đi lại, thông tin liên lạc, chỗ ăn nghỉ. Công tác phí và chi phí đi lại sẽ được Ban Quản lý dự án thanh toán cho chuyên gia theo Hướng dẫn của Liên Hợp Quốc-EU về Chi phí địa phương trong Hợp tác phát triển với Việt Nam.

Bất cứ chi phí nào khác ngoài các chi phí nêu trên sẽ phải được trình lên Ban QLDA xét duyệt.

Chuyên gia không có phiên dịch hỗ trợ trong quá trình công tác. Các chi phí in ấn phục vụ đào tạo sẽ do Ban Quản lý dự án trung ương chi trả.

9) ĐIỀU KHOẢN THANH TOÁN

CPMU sẽ tạm ứng 10% giá trị hợp đồng cho tư vấn sau khi hợp đồng được ký kết và đề cương nhiệm vụ của đơn vị tư vấn được CPMU chấp thuận;

CPMU sẽ thanh toán hợp đồng thông qua tài khoản của đơn vị tư vấn tại ngân hàng với các lần như sau:

· Lần 1 thanh toán 20% giá trị hợp đồng sau khi sản phẩm số 1 trong mục 4 “Các sản phẩm cuối cùng” nêu trên của đơn vị tư vấn được CPMU chấp thuận (thanh toán thực tế 10%, khấu trừ 10% đã tạm ứng hợp đồng);

· Lần 2 thanh toán 10% giá trị hợp đồng sau khi sản phẩm số 2 trong mục 4 “Các sản phẩm cuối cùng” nêu trên của chuyên gia được CPMU chấp thuận;

· Lần 3 thanh toán 20% giá trị hợp đồng sau khi chuyên gia thực hiện xong đợt tập huấn năm 2014 và Báo cáo kết quả tăng cường năng lực sau khóa đào tạo (sản phẩm số 4 trong mục 4 “Các sản phẩm cuối cùng” nêu trên) năm 2014 của chuyên gia được CPMU chấp thuận;

· Lần 4 thanh toán 20% giá trị hợp đồng sau khi chuyên gia thực hiện xong đợt tập huấn năm 2015 và Báo cáo kết quả tăng cường năng lực sau khóa đào tạo (sản phẩm số 4 trong mục 4 “Các sản phẩm cuối cùng” nêu trên) năm 2015 của chuyên gia được CPMU chấp thuận;

· Lần 5 thanh toán 15% giá trị hợp đồng còn lại sau khi CPMU chấp thuận sản phẩm 5 của chuyên gia trong mục 4 “Các sản phẩm cuối cùng” nêu trên.

· Lần 6 thanh toán 15% giá trị hợp đồng còn lại sau khi chuyên gia hoàn thành các nghĩa vụ theo hợp đồng và CPMU chấp thuận sản phẩm 6 của chuyên gia trong mục 4 “Các sản phẩm cuối cùng” nêu trên

Sản phẩm giao nộp được quy định tại mục 4 của Điều khoản tham chiếu.

.

2. Phụ lục II: Hướng dẫn lập CV

HƯỚNG DẪN LẬP CV

Chuyên gia cần xây dựng CV (bằng ngôn ngữ tiếng Việt và tiếng Anh) và tài liệu kèm theo đảm bảo cung cấp đủ và rõ ràng các nội dung liệt kê dưới đây:

CV cho vị trí…..

Quy định chung: CV giới hạn trong 04-05 trang. Nội dung gồm:

Thông tin cá nhân

Họ và tên:

Ngày sinh:

Quốc tịch:

Tình trạng hôn nhân:

Địa chỉ:

Điện thoại:

Email:

Giới tính:

Tổ chức đang công tác (nếu có): (cung cấp tên, số điện thoại, email liên hệ kiểm chứng trong phần Liên hệ kiểm chứng thông tin)

Trình độ

Trình độ chuyên môn (đại học / sau đại học…, tên trường đã học)

Thành viên của hội nghề nghiệp (nếu có)

Ngoại ngữ: ghi rõ khả năng ngoại ngữ ở từng kỹ năng theo thang điểm sau:

Kỹ năng

Mức 1: Cơ bản

Mức 2: Khá

Mức 3: Tốt

Mức 4: Thành thạo

Nghe

Nói

Đọc

Viết

Tin học (Words, Excel, PowerPoint, …)

Các khóa đào tạo đã tham gia

Quá trình công tác

Liệt kê theo thứ tự từ năm công tác gần nhất trở về trước, bao gồm các thông tin sau:

· Thời gian công tác: Từ ….Đến ….(tháng/năm)

· Đơn vị/ dự án công tác

Hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ

Liệt kê theo thứ tự các hoạt động có liên quan đến vị trí đề xuất (đặc biệt là liên quan đến BĐKH) từ năm công tác gần nhất trở về trước.

STT.

Thời gian (tháng/ năm)

Thông tin cơ bản

Các hoạt động chuyên môn

I

Dự án được tài trợ bởi tổ chức quốc tế

1.

tháng/ năm – tháng/năm

Tên dự án

Địa điểm

Tên chủ đầu tư/ đơn vị quản lý dự án

Nhà tài trợ

Vị trí được giao:

2.

...

II

Dự án/ hoạt động khác liên quan đến chuyên môn

1.

tháng/ năm – tháng/năm

Tên dự án

Địa điểm

Tên chủ đầu tư/ đơn vị quản lý dự án

Nhà tài trợ

Vị trí được giao:

2.

...

Tài liệu / báo cáo chứng minh năng lực chuyên môn trong lĩnh vực tư vấn

Nêu số lượng các tài liệu / báo cáo đã thực hiện và liệt kê tối đa 12 tài liệu / báo cáo có liên quan đến vị trí đề xuất.

Liên hệ kiểm chứng thông tin

Tên, điện thoại và email của ít nhất 03 người liên quan đến lĩnh vực tư vấn mà chuyên gia có quan hệ công tác. Nên liệt kê 03 liên hệ mới nhất.

Thời gian có thể bắt đầu thực hiện dịch vụ tư vấn

Nêu thời gian tư vấn có thể bắt đầu thực hiện nhiệm vụ (là thời gian có thể bắt đầu lần huy động đầu tiên đối với chuyên gia được huy động nhiều lần).

Tôi…xác nhận rằng các thông tin trên đây là đúng sự thực…..

Ký tên

Tài liệu kèm theo (bằng ngôn ngữ tiếng Việt và tiếng Anh):

Ứng viên phải chuẩn bị một giải trình về phương án kỹ thuật/ cách thức thực hiện để đạt được các kết quả đầu ra, trong đó bao gồm các nội chính như sau:

1. Sự am hiểu chung về nhiệm vụ của chuyên gia tại dự án;

2. Phương pháp luận và các biện pháp kỹ thuật để đạt được các kết quả theo yêu cầu của TOR;

3. Kế hoạch triển khai;

4. Các đề xuất khác.

2