linktailieu.com · web viewhiện nay, ở một số nơi, ví như ở phía tây tỉnh an giang...

25
1 MỞ ĐẦU Các hình thức cộng đồng tộc người là vấn đề được các nhà dân tộc học rất quan tâm và có nhiều quan niệm khác nhau tùy thuộc góc độ tiếp cận. Bài đề cập những tiêu chí xác định cộng đồng tộc người và các hình thức cộng đồng tộc người trong lịch sử. Nghiên cứu các hình thức cộng đồng tộc người trong lịch sử và ở Việt Nam là vấn đề có ý nghĩa quan trọng cả lý luận và thực tiễn. Làm cơ sở nghiên cứu, xem xét đặc điểm và xu hướng biến đổi của các khối cộng đồng tộc người trên thế giới và ở Việt Nam. Vậy các khối cộng đồng tộc người là gì? Dựa vào những tiêu chí nào để xác định nó? Và lịch sử loài người đã và đang trải qua các hình thức cộng đồng tộc người nào? Bài “Các hình thức cộng đồng tộc người trong lịch sử và ở Việt Nam” sẽ làm rõ những vấn đề trên.

Upload: others

Post on 30-Dec-2019

5 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: linktailieu.com · Web viewHiện nay, ở một số nơi, ví như ở phía tây tỉnh An Giang giáp đất Cămpuchia có tộ người Chà (Chà Và - người Chăm gốc

1

MỞ ĐẦU

Các hình thức cộng đồng tộc người là vấn đề được các nhà dân tộc học rất quan tâm và có nhiều quan niệm khác nhau tùy thuộc góc độ tiếp cận.

Bài đề cập những tiêu chí xác định cộng đồng tộc người và các hình thức cộng đồng tộc người trong lịch sử. Nghiên cứu các hình thức cộng đồng tộc người trong lịch sử và ở Việt Nam là vấn đề có ý nghĩa quan trọng cả lý luận và thực tiễn. Làm cơ sở nghiên cứu, xem xét đặc điểm và xu hướng biến đổi của các khối cộng đồng tộc người trên thế giới và ở Việt Nam.

Vậy các khối cộng đồng tộc người là gì? Dựa vào những tiêu chí nào để xác định nó? Và lịch sử loài người đã và đang trải qua các hình thức cộng đồng tộc người nào?

Bài “Các hình thức cộng đồng tộc người trong lịch sử và ở Việt Nam” sẽ làm rõ những vấn đề trên.

Page 2: linktailieu.com · Web viewHiện nay, ở một số nơi, ví như ở phía tây tỉnh An Giang giáp đất Cămpuchia có tộ người Chà (Chà Và - người Chăm gốc

2

NỘI DUNG

I. CÁC TIÊU CHÍ XÁC ĐỊNH CỘNG ĐỒNG TỘC NGƯỜI1. Khái niệm cộng đồng tộc người

Trước hết cần hiểu thế nào là cộng đồng người?

Cộng đồng người là một tập đoàn người gắn bó với nhau được hình thành trong những điều kiện lịch sử nhất định.

Có thể hiểu theo nhiều góc độ khác nhau tùy cách tiếp cận và tính chất nghiên cứu của các ngành khoa học.

Xét về tổ chức thì làng, xã, huyện, tỉnh, quốc gia cũng là hình thức cộng đồng người ở các cấp độ khác nhau.

Xét về tính chất, đẳng cấp trong xã hội thì giai cấp, tầng lớp, nghề nghiệp, đảng phái, huyết thống, tôn giáo,... cũng được xem là các cộng đồng người.

Ở phạm vi bài giảng này, chúng ta nghiên cứu cộng đồng tộc người của góc độ dân tộc học. Tức là nghiên cứu cộng đồng tộc người trong lịch sử và sự phát triển của nó từ thấp đến cao qua các giai đoạn.

Khái niệm cộng đồng tộc người:

Cộng đồng tộc người là một phạm trù lịch sử dùng để chỉ một tập đoàn người được hình thành trong những điều kiện lịch sử nhất định, gắn bó với nhau bởi các quan hệ xã hội trên các lĩnh vực nguồn gốc, ngôn ngữ, lãnh thổ, kinh tế, văn hoá, tâm lý theo những đặc trưng, những tiêu chí chung nhất định.

Nghiên cứu khái niệm cần làm rõ:

- Cộng đồng tộc người là một phạm trù lịch sử.

Câu hỏi: Đồng chí hiểu như thế nào khi nói cộng đồng tộc người là một phạm trù lịch sử?

Kết luận:

Cộng đồng tộc người có quá trình ra đời, tồn tại phát triển và mất đi.

Con người là một sinh vật xã hội. Ngay từ khi xuất hiện, con người đã biết dựa vào nhau để lao động sản xuất, đấu tranh chống sự phá hoại của thiên nhiên và các lực lượng xã hội. Trải qua các thời kỳ lịch sử, các tập thể người này phát triển từ thấp đến cao, mối quan hệ của học ngày càng chặt chẽ hơn.

Các khối cộng đồng người chỉ hình thành khi xuất hiện người hiện đại Homosapiens.

Ph.Ăngghen cho rằng: “Khi con người hình thành là chúng ta đã bước vào lịch sử” (trong lời nói đầu tác phẩm Biện chứng tự nhiên)

Page 3: linktailieu.com · Web viewHiện nay, ở một số nơi, ví như ở phía tây tỉnh An Giang giáp đất Cămpuchia có tộ người Chà (Chà Và - người Chăm gốc

3

- Cộng đồng tộc người gắn bó với nhau bởi các quan hệ xã hội: về nguồn gốc, ngôn ngữ, lãnh thổ, kinh tế, văn hoá, tâm lý.

Tùy thuộc vào tính chất của khối cộng đồng tộc người mà các nhà nghiên cứu nêu lên tập hợp các tiêu chuẩn về các quan hệ xã hội như đã trình bày ở trên.

Vậy dựa vào những tiêu chí nào để xác định cộng đồng tộc người?2. Các tiêu chí xác định cộng đồng tộc người

VẤN ĐỀ LÀM VIỆC NHÓM

1. Để xác định cộng đồng tộc người phải dựa trên những tiêu chí nào? Vì sao?

2. Biểu hiện cụ thể của các tiêu chí đó?

3. Trong các tiêu chí xác định cộng đồng tộc người, tiêu chí nào là quan trọng nhất, vì sao?

4. Những vấn đề cần phê phán?

Kết luận:

- Thứ nhất, quan hệ về nguồn gốc:

+ Quan hệ nguồn gốc tộc người được thể hiện ở ý thức tộc người, ý thức tự giác tộc người.

Ý thức tự giác tộc người là một trong những yếu tố quan trọng để phân định tộc người. Đó là sự tự ý thức về nguồn gốc, tộc danh của tộc người mình.

Ý thức tự giác tộc người thường gắn liền với tâm lý tộc người, nó tạo ra khuôn mẫu chung để phân biệt tộc người này với tộc người khác.

Ý thức tự giác tộc người được biểu hiện:

Tộc danh (tên gọi của tộc người): Mỗi tộc người có tên gọi riêng.

Ý thức tín ngưỡng tôn giáo:

Ví dụ: Xung quanh thờ cúng tô-tem giáo - một hình thức tín ngưỡng tôn giáo lưu hành trong xã hội nguyên thủy. Khi đó, mọi người tin rằng mỗi thị tộc đều có quan hệ thân thuộc thần bí hoặc đặ thù với một động vật hay thực vật nào đó có linh hồn.

+ Trong xã hội có giai cấp ý thức tự giác tộc người mang tính giai cấp sâu sắc.

Bởi vì: Ý thức tự giác tộc người chịu sự quy định, chi phối của giai cấp thống trị.

Ý thức tự giác tộc người bảo vệ cho quyền lợi của giai cấp thống trị, của tộc người mình.

Mặt khác, giai cấp thống trị sử dụng quyền uy, sức mạnh của mình để bảo vệ quyền lợi của tộc người, giai cấp mình.

Page 4: linktailieu.com · Web viewHiện nay, ở một số nơi, ví như ở phía tây tỉnh An Giang giáp đất Cămpuchia có tộ người Chà (Chà Và - người Chăm gốc

4

- Thứ hai, quan hệ về ngôn ngữ:+ Ngôn ngữ được coi là tiêu chí đặc trưng quan trọng nhất, mang tính bền vững để xác định cộng đồng tộc người.

Ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp căn bản nhất của con người.Ngôn ngữ có vai trò quan trọng trong quá trình tiến hóa của loài người (ngôn

ngữ là biểu hiện của tư duy và giữ vai trò quan trọng hình thành ý thức).Lịch sử ngôn ngữ quan hệ chặt chẽ với lịch sử dân tộc.Ngôn ngữ là một trong những đặc trưng quan trọng nhất để phân biệt tộc

người, dân tộc này với dân tộc khác.Ngôn ngữ là biểu hiện của văn hóa dân tộc.Thông qua nghiên cứu ngôn ngữ, người ta có thể xác định: Nguồn gốc, quá

trình hình thành, phát triển của tộc người; làm sáng tỏ những nét văn hóa đặc trưng của các tộc người; quan hệ qua lại giữa các tộc người...

Tuy nhiên không phải có bao nhiêu ngôn ngữ là có bấy nhiêu tộc người.+ Các kiểu loại quan hệ ngôn ngữ: Tiếng mẹ đẻ; ngôn ngữ của tộc người khác được sử dụng với tư cách là ngôn ngữ tộc người; hai ngôn ngữ cho một tộc người.

Tiếng mẹ đẻ: Tất cả các thành viên trong tộc người cùng nói một ngôn ngữ - tiếng mẹ đẻ.

Ngoài tiếng mẹ đẻ ra còn có nhiều ngôn ngữ khác được sử dụng như ngôn ngữ tiếng mẹ đẻ như tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Đức... Tiếng Anh không chỉ có người Anh mà còn có rất nhiều nước trên thế giới sử dụng như: Mỹ (khoảng 180 triệu người), Canada (khoảng 11,25 triệu người), Ôxtrâylia (khoảng 12,2 triệu người)...

Một số tộc người trên thế giới sử dụng hai hay nhiều ngôn ngữ khác nhau như: Người Xingapo nói tiếng Xingapo và tiếng Anh; Người Xcốtlen sử dụng tiếng Kentơ và tiếng Anh; ở Việt Nam, tộc người Tày cứ khoảng 5 gia đình có 1 gia đình sử dụng tiếng Việt...- Thứ ba, quan hệ về địa vực cư trú (lãnh thổ):

Đây là tiêu chí quan trọng xác định tộc người và cộng đồng người.Mỗi tộc người bao giờ cũng cư trú trên một địa bàn nhất định.

+ Lãnh thổ là điều kiện tự nhiên và xã hội để tộc người xuất hiện.Ở thời kỳ nguyên thủy, quan niệm lãnh thổ chỉ là phương tiện để sinh tồn,

gắn bó và ảnh hưởng đến đời sống của tộc người. Mối quan hệ huyết thống đóng vai trò cơ bản nhất.

Khi xã hội phân chia giai cấp, địa vực cư trú mở rộng hơn và quan hệ về địa vực cư trú thay thế cho quan hệ huyết thống.

Page 5: linktailieu.com · Web viewHiện nay, ở một số nơi, ví như ở phía tây tỉnh An Giang giáp đất Cămpuchia có tộ người Chà (Chà Và - người Chăm gốc

5

+ Lãnh thổ trong lịch sử cũng khác nhau, biến động, phức tạp:-> Sự mở rộng lãnh thổ tộc người:

Nguyên nhân do thiên nhiên bồi đắp; thiên di; chiến tranh xâm lược; sự khai thác có chủ đích...

Ví dụ: Nước Nga ở thế kỷ XV, XVI: Mátxcơva là trung tâm, sau này được mở rộng phía bắc đến Biển Bắc Hải, phía tây đến Biển Ban Tích, phía nam đến Biển Ba Đen.-> Sự suy giảm lãnh thổ:

Nguyên nhân: do chiến tranh; bệnh dịch; điều kiện tự nhiên bất lợi; sự đồng hóa dân tộc nhỏ vào dân tộc lớn...

Ví dụ: Cư dân đảo Tasman đã bị người Anh tiêu diệt toàn bộ nên lãnh thổ người Tasman hiện nay không còn; thổ dân châu Đại Dương thế kỷ XIX có khoảng 250 đến 300 nghìn người, hiện nay còn khoảng 150 nghìn người và lãnh thổ của họ cũng bị thu hẹp nhiều.-> Sự trở lại lãnh thổ tộc người:

Nghĩa là, trong lịch sử có những tộc người hình thành trên một lãnh thổ nhất định nhưng do nhiều nguyên nhân, họ phải rời bỏ lãnh thổ của mình đi cư trú ở nơi khác. Ý thức tộc người đã thúc đẩy họ đấu tranh giành lại lãnh thổ của mình.

Ví dụ: Hiện tượng di cư ồ ạt sang châu Âu hiện nay;Sự trở lại lãnh thổ của người Do thái: Vào thời cổ đại, họ sinh sống ở vùng

đất Palextin hiện nay. Từ thế kỷ VII-II (tr.CN), do hệ quả của cuộc chiến tranh từ Ai Cập đến Nam Tư, người Do thái sống trên các phần đất của đế quốc La Mã. Đến thế kỷ XIX, xuất hiện tư tưởng “Tuyên bố chuyển cư tất cả người Do thái trên thế giới về Palextin”.

Theo Nghị quyết Đại Hội đồng Liên hiệp quốc (29/11/1947) sẽ thành lập trên lãnh thổ Palextin nhà nước Do thái và Ả Rập.

Ngày 14/5/1948, Nhà nước Ixraen ra đời.Nhà nước Ả Rập của người Palextin không được thành lập.Sau các cuộc chiến tranh 1948-1949 và 1967, Ixraen đã chiếm toàn bộ lãnh

thổ Ả Rập.Cuộc chiến giành lại lãnh thổ của người Do thái vẫn diễn ra dai dẳng suốt

mấy chục năm qua cho đến nay.-> Sự giữ gìn và phân tán lãnh thổ tộc người điển hình.

Các tộc người luôn có ý thức giữ gìn lãnh thổ tộc người của mình.Sự phân tán lãnh thổ tộc người là phổ biến. Ví dụ: Hiện nay có khoảng hơn 4 triệu người Việt Nam sinh sống ở nhiều

quốc gia trên thế giới.

Page 6: linktailieu.com · Web viewHiện nay, ở một số nơi, ví như ở phía tây tỉnh An Giang giáp đất Cămpuchia có tộ người Chà (Chà Và - người Chăm gốc

6

+ Lãnh thổ là cơ sở hình thành và phát triển các quan hệ kinh tế, chính trị - xã hội, văn hóa, tâm lý, biên giới quốc gia.

Như vậy, địa vực cư trú (lãnh thổ) là môi sinh của cộng đồng tộc người, có ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của tộc người. Sự tác động của điều kiện địa lý lãnh thổ làm xuất hiện những đặc điểm riêng có của các tộc người.- Thứ tư, quan hệ về kinh tế:+ Quan hệ về kinh tế không chỉ là đặc trưng mà còn là nguyên nhân và điều kiện cho sự phát sinh và tồn tại của các loại hình tộc người.

Bởi vì:Do cùng sinh sống trên cùng địa bàn nên mọi cư dân trong nhóm cơ bản có

cách ứng xử giống nhau trong sinh hoạt kinh tế và tạo ra cơ sở kinh tế chung.Từ điều kiện, đặc điểm cư trú, môi trường sản xuất khác nhau, để tồn tại và

phát triển, các tộc người có sự giao lưu, trao đổi các sản phẩm làm ra...

+ Quan hệ về kinh tế trên cả ba lĩnh vực: sở hữu, tổ chức sản xuất và phân phối sản phẩm.

+ Quan hệ về kinh tế của cộng đồng tộc người thay đổi theo quá trình phát triển của lịch sử tộc người.

Ở thời kỳ tiền nhân loại (hình thức cộng đồng sơ khai tiền nhân loại) là quá trình chuyển tiếp từ thừa hưởng kinh tế tự nhiên sang sáng tạo bởi sự chế tác công cụ và biết trồng trọt. (Từ bầy người nguyên thủy đến thị tộc, bộ lạc)

Khi xã hội có giai cấp, quan hệ kinh tế đống vai trò quan trọng trong quá trình phát triển của tộc người. Nó đẩy mạnh sự hình thành tộc người trước khi quốc gia gia dân tộc ra đời, tạo ra hình thức bộ tộc khác với bộ lạc.

Đến giai đoạn tiền tư bản, quan hệ kinh tế kém phát triển hơn.

Giai đoạn tư bản chủ nghĩa, quan hệ kinh tế phát triển mạnh, thúc đẩy hình thành khối cộng đồng tộc người mới - dân tộc,với nghĩa là quốc gia dân tộc (Nation).

- Thứ năm, quan hệ về các đặc trưng sinh hoạt văn hoá:

Là một trong những tiêu chí quan trọng để phân biệt tộc người này với tộc người khác.

Bởi mỗi tộc người thường có nét đặc trưng bản sắc văn hóa riêng.

Trong quá trình sống, cách ứng xử của con người với tự nhiên, xã hội đã tạo ra những đặc trưng văn hóa bản sắc riêng của tộc người mình.

Biểu hiện:

+ Những đặc trưng văn hoá được truyền từ đời này sang đời khác tạo ra sự cố kết cộng đồng, cố kết tộc người.

Page 7: linktailieu.com · Web viewHiện nay, ở một số nơi, ví như ở phía tây tỉnh An Giang giáp đất Cămpuchia có tộ người Chà (Chà Và - người Chăm gốc

7

Những đặc trưng tạo thành truyền thống của tộc người được hình thành trong quá trình hình thành, phát triển của tộc người.

Tuy nhiên, cần xem xét những quan hệ về các đặc trưng văn hóa một cách khách quan, toàn diện. Bởi những đặc trưng văn hóa không chỉ được sản sinh trong quá khứ mà còn kế thừa, sáng tạo trong quá trình phát triển của tộc người.

Ví dụ: Văn hóa ăn, ở, mặc...+ Mỗi tộc người đều có những đặc trưng sinh hoạt văn hoá truyền thống đáp ứng yêu cầu tồn tại và phát triển của dân tộc mình và nhân loại.

Những cư dân trong cùng tộc người luôn có ý thức tộc người (ý thức tộc thuộc). Họ bảo lưu một số đặc điểm có tính đặc thù về văn hóa vật chất và tinh thần.

Không thể có hai tộc người với một nền văn hóa thống nhất tuyệt đối. Do vậy, nếu để mất đi nét đặc thù văn hóa thì tộc người đó sẽ không còn là họ nữa.

Ví dụ:Người Hán và người Khiêu (Trung Quốc) cùng nói tiếng Hán và có sự phân

bố khá giống nhau. Nhưng người Hán theo Phật giáo, Đạo giáo còn người Khiêu theo Hồi giáo.+ Trong xã hội có giai cấp, sinh hoạt văn hóa mang tính giai cấp.

Như vậy, quan hệ về các đặc trưng văn hóa được xem như là một dấu hiệu cơ bản của một tộc người. Văn hóa có quan hệ chặt chẽ với các tiêu chí khác, đặc biệt là ngôn ngữ. Lãnh thổ phân bố của tộc người đã tạo nên cho họ nền văn hóa và ngôn ngữ tộc người. Ngôn ngữ là biểu hiện của nền văn hóa.- Thứ sáu, quan hệ về tâm lý tộc người:+ Tiêu chí về tâm lý tộc người không giữ vai trò quyết định song rất cần thiết để xác định một tộc người nào đó.+ Các cộng đồng người thường có chung cộng đồng tâm lý tộc người.

Bởi vì, tâm lý phản ánh một thực tại nhất định và gắn bó với một tộc người nhất định.

Tóm lại, các tiêu chí trên là cơ sở để nghiên cứu các hình thức cộng đồng tộc người. Ở các hình thức cộng đồng tộc người khác nhau thì tính chất của các tiêu chí cũng khác nhau và xu hướng ngày càng hoàn thiện hơn, bền vững hơn.

Định hướng phê phán...

Page 8: linktailieu.com · Web viewHiện nay, ở một số nơi, ví như ở phía tây tỉnh An Giang giáp đất Cămpuchia có tộ người Chà (Chà Và - người Chăm gốc

8

II. CÁC HÌNH THỨC, ĐẶC ĐIỂM CỘNG ĐỒNG TỘC NGƯỜI 1. Hình thức cộng đồng sơ khai thời kỳ tiền nhân loại

Câu hỏi: Qua nghiên cứu giáo trình “Dân tộc học” trang 91-94, đồng chí hình thức có tổ chức cộng đồng đầu tiên trong xã hội loài người là gì?

Kết luận:- Bầy người nguyên thuỷ là hình thức cộng đồng sơ khai tiền nhân loại được hình thành cách ngày nay từ 2-3 triệu năm và muộn nhất vào khoảng 5-4 vạn năm. (Tương ứng với thời đại đồ đá cũ sơ kỳ và trung kỳ)

Gọi là thời kỳ tiền nhân loại để phân biệt con người thời đang còn là bầy người nguyên thủy với người hiện đại (Homosapiens - người không ngoan).

Ở thời kỳ này, hình thức tổ chức sơ khai về cộng đồng.Con người và xã hội loài người đang trong quá trình hình thành (từ vượn

tiến hóa sang người). Do vậy khối cộng đồng người cũng chỉ mới đang trong quá trình hình thành.- Đặc điểm hình thức cộng đồng sơ khai thời kỳ tiền nhân loại (bầy người nguyên thuỷ):+ Cơ cấu xã hội:

Rất sơ khai.Họ sống thành từng bầy, hình thành lên nhiều nhóm nhỏ từ 20-30 người,

sống lang thang. Tùy điều kiện sinh hoạt mà có lúc tập hợp lại tương đối đông, khi thì phân tán ra thành từng nhóm tương đối nhỏ.

Địa vực cư trú không ổn định, nay đây mai đó tùy thuộc vào sự ưu đãi của tự nhiên.

Tổ chức, quan hệ không chặt chẽ, chưa có tư hữu, áp bức...+ Tín ngưỡng tôn giáo:

Chưa hình thành rõ nét. Đến giai đoạn xuất hiện người Nêanđéctan mới có mầm mống của tôn giáo (hiện tượng bôi thổ hoàng vào xác chết).+ Quan hệ hôn nhân:

Lúc đầu là tạp hôn bừa bãi.Sau đó đến giai đoạn hôn nhân phân biệt lứa tuổi, thế hệ anh em (quần hôn).Dần dần quan hệ hôn nhân giữa anh chị em bị loại trừ. Điều này nhằm để

con cái sinh ra tiến bộ hơn, hạn chế được những hậu quả do hôn nhân cận huyết.Đây là cơ sở để tiến tới cấm quan hệ hôn nhân trong nội bộ tập thể người để

hôn nhân ngoại tộc xuất hiện.Ở nước ta hiện nay, pháp luật quy định cấm kết hôn trong vòng 3 đời.

Page 9: linktailieu.com · Web viewHiện nay, ở một số nơi, ví như ở phía tây tỉnh An Giang giáp đất Cămpuchia có tộ người Chà (Chà Và - người Chăm gốc

9

2. Các hình thức, đặc điểm cộng đồng tộc người VẤN ĐỀ ĐÀM THOẠI

1. Qua nghiên cứu giáo trình (tr.93-104), đồng chí cho biết lịch sử loài người đã trải qua những hình thức cộng đồng tộc người nào?

2. Nguyên nhân hình thành và đặc điểm cơ bản của từng hình thức cộng đồng tộc người?

3. Trong từng hình thức cộng động tộc người, đặc điểm nào là tiêu biểu nhất, vì sao?

Kết luận:Trong quá trình phát triển của lịch sử, loài người đã trải qua 4 hình thức

cộng đồng tộc người, đó là quá trình phát triển từ thấp đến cao theo quy luật nhất định của nó. Chúng ta lần lượt nghiên cứu những hình thức cộng đồng tộc người phổ biển trong lịch sử để làm rõ vấn đề này.a) Hình thức tổ chức thị tộc

Thị tộc được coi là hình thức cộng đồng tộc người cơ bản đầu tiên của xã hội loài người.- Khái niệm: Thị tộc là một tập thể người quan hệ vững chắc với nhau bằng lao động chung và được củng cố bằng quan hệ huyết thống.+ Thị tộc là hình thái cộng đồng tộc người cơ bản phổ biến của xã hội công xã nguyên thủy.

Sự xuất hiện của thị tộc đánh dấu bước nhảy vọt, là kết quả của quá trình phát triển của lực lượng sản xuất.

Đây là giai đoạn xuất hiện người hiện đại (Homosapiens). Xã hội loài người thực sự trở thành một xã hội thực thụ.

Thời gian: Hậu thời kỳ đồ đá cũ cách ngày nay khoảng 5-4 vạn năm.+ Đặc trưng quan trọng nhất của thị tộc là ngoại hôn.

Ngoại hôn (Exogamie): Ý nghĩa của nó là cấm quan hệ nam nữ (trong và nhoài hôn nhân) trong một tập thể nhất định.

Sau này, Moóc-gan (nhà nghiên cứu dân tộc học) đã chứng minh rằng ngoại hôn không tách khỏi tổ chức thị tộc và là biểu hiện quan trọng nhất của thị tộc. Ông khẳng định, nói đến thị tộc là nói đến ngoại hôn.

Thị tộc kết thành bởi quan hệ dòng máu theo người mẹ.- Thị tộc trải qua hai hình thức tổ chức cơ bản là thị tộc mẫu quyền và thị tộc phụ quyền:+ Thị tộc mẫu quyền:

Là giai đoạn đầu của công xã thị tộc mà hầu hết các dân tộc trên thế giới đều trải qua. Thị tộc mẫu quyền ra đời khoảng thời kỳ đồ đá cũ hậu kỳ, tới thời kỳ đồ

Page 10: linktailieu.com · Web viewHiện nay, ở một số nơi, ví như ở phía tây tỉnh An Giang giáp đất Cămpuchia có tộ người Chà (Chà Và - người Chăm gốc

10

đá mới thì đã đạt tới toàn thịnh rồi bắt đầu từng bước được thay thế bằng công xã thị tộc phụ quyền.

Xung quanh thị tộc mẫu quyên cũng có nhiều quan điểm khác nhau:Thời Hy Lạp cổ đại (thế kỷ V-IV (tr.CN), có thuyết Phụ quyền nguyên thủy.

Theo đó sẽ không có giai đoạn thị tộc mẫu quyền. Mục đích quả quan điểm này là để bảo vệ cho sự áp bức của đàn ông đối với đàn bà; nó chứng minh cho sự tư hữu, tôn giáo, độc thần và gia đình phụ hệ một vợ, một chồng là cơ sở từ thời nguyên thủy.

Cũng có quan điểm cho rằng xã hội loài người trải qua 2 giai đoạn thị tộc mẫu quyền (xuất hiện ở cư dân trồng trọt) và thị tộc phụ quyền (xuất hiện ở cư dân chăn nuôi - người Arian văn minh).-> Nguyên nhân ra đời:

Theo quan điểm mác-xít, ngoại hôn sinh ra thị tộc.Lúc đầu, cả tập thể nam bên này là chồng của cả tập thể nữ bên kia, con cái

sinh ra không phân biệt được cha, chỉ biết được người mẹ. Người mẹ có trách nhiệm chính trong nuôi dạy con cái. Do vậy, vai trò người phụ nữ đứng đầu các thị tộc - gọi là thị tộc mẫu quyền.-> Đặc điểm: (Qua nghiên cứu thị tộc Irôqua ở Bắc Mỹ, Ph.Ăngghen đã rút ra 10 đặc điểm cơ bản sau:

1- Thị tộc có quyền bầu cử, bãi miễn tù trưởng và thủ lĩnh quân sự theo phổ thông đầu phiếu.

2- Hôn nhân thị tộc là ngoại hôn.3- Tài sản của các thành viên chết để lại cho thị tộc.4- Các thành viên trong thị tộc có trách nhiệm giúp đỡ bảo vệ nhau.5- Thị tộc có tên gọi riêng.6- Thị tộc có nghi lễ tôn giáo chung.8- Thị tộc có nghĩa địa chung.9- Sở hữu tài sản chung và phân phối bình quân.10- Cơ quan quyền lực cao nhất của thị tộc là Đại hội dân chủ toàn thị tộc.Tuy nhiên, hôn nhân ngoại hôn vẫn với tính chất quần hôn, tạm bợ, lỏng lẻo.Về kết cấu, gồm nhiều gia đình mẫu quyền cùng huyết tộc tồn tại 4 đến 5 thế

hệ anh em. Họ ở chung khoảng từ 50 đến 100 người. Đứng đầu là người phụ nữ có uy tín nhất.+ Thị tộc phụ quyền:

Thị tộc phụ quyền là đơn vị cơ bản của xã hội nguyên thủy hậu kỳ lấy quan hệ dòng máu theo người cha làm trung tâm. Ra đời khoảng thời kỳ đồ đồng và sơ kỳ đồ sắt.

Page 11: linktailieu.com · Web viewHiện nay, ở một số nơi, ví như ở phía tây tỉnh An Giang giáp đất Cămpuchia có tộ người Chà (Chà Và - người Chăm gốc

11

-> Nguyên nhân ra đời: Có nhiều cách lý giải khác nhau như:Do bênh vực tư hữu, nhà thờ, phân biệt chủng tộc và kết quả của sự xâm

lược.Do chiến thắng của mặt trời (Nam thần) đối với mặt trăng (Nữ thần).Do muốn truyền lại của cải cho con cháu, dân du mục chuyển sang định cư.Theo quan điểm mác-xít:Do lực lượng sản xuất phát triển (Nông nghiệp cuốc sang nông nghiệp cày...

công việc nặng nhọc cần phải có sức khỏe của người đàn ông gánh vác).Sản xuất phát triển cần sự trao đổi hàng hóa.Do của cải dư thừa muốn truyền lại cho con.

- Đặc điểm:Thị tộc phụ quyền là giai đoạn kế tiếp của thị tộc mẫu quyền nên có nhiều

đặc điểm giống với thị tộc mẫu quyền.Đặc điểm của thị tộc phụ quyền:1- Có nghi lễ tôn giáo chung.2- Có nghĩa địa chung.3- Quyền thừa kế tài sản trong nội bộ thị tộc.4- Có nghĩa vụ giúp đỡ, bảo vệ nhau.5- Hôn nhân nội tộc (trong trường hợp cần giữ tài sản của thị tộc) những phổ

biến vẫn là ngoại hôn.6- Sở hữu tài sản chung.7- Huyết tộc tính theo dòng cha.8- Cấm nội hôn.9- Có quyền nhận người làm con nuôi.10- Có quyền bầu và bãi miễn tù trưởng và thủ lĩnh quân sự.Câu hỏi: Đặc điểm khác nhau của thị tộc mẫu quyền và thị tộc phụ quyền?Kết luận:

Đặc điểm Thị tộc mẫu quyền Thị tộc phụ quyền

- Huyết tộc Tính theo dòng mẹ Tính theo dòng cha

- Hôn nhân Quần hôn đậm nét Quần hôn mờ nhạt

- Cư trú Bên vợ Bên chồng

- Tổ chức xã hội Dừng lại ở liên minh bộ lạc Xuất hiện bộ tộc (ở thời kỳ sơ kỳ có giai cấp, chế độ tư hữu nảy sinh)

Page 12: linktailieu.com · Web viewHiện nay, ở một số nơi, ví như ở phía tây tỉnh An Giang giáp đất Cămpuchia có tộ người Chà (Chà Và - người Chăm gốc

12

Tóm lại, cùng việc nhường chỗ của thị tộc mẫu quyền cho thị tộc phụ quyền là giai đoạn bắt đầu sự tan rã của chế độ công xã nguyên thủy dẫn đến sự ra đời của giai cấp và nhà nước. Đến đây, công xã thị tộc hoàn toàn bị phá tan, nhường chỗ cho nhà nước thống trị xã hội.b) Hình thức tổ chức bộ lạc- Khái niệm: Bộ lạc là cộng đồng người có cùng nguồn gốc, cư trú trong một địa vực nhất định, là sự hợp nhất của nhiều thị tộc.+ Bộ lạc là sự hợp nhất của nhiều thị tộc.

Bộ lạc là tổ chức xã hội do hai hay nhiều thị tộc, bào tộc có quan hệ huyết thống tương đồng hây gần gũi hợp thành.+ Bộ lạc nằm trong hình thái kinh tế - xã hội cộng sản nguyên thủy.- Nguyên nhân ra đời:+ Do sự phát triển dân số: từ các thị tộc mẹ sinh ra thị tộc con gọi là bào tộc, các thị tộc tập hợp lại với nhau gọi là bộ lạc.+ Yêu cầu chinh phục thiên nhiên, chống xâm lược.- Đặc điểm:+ Vẫn cùng huyết tộc, thực hiện chế độ công hữu.+ Bộ lạc có tên gọi riêng.+ Có tiếng nói, tín ngưỡng, tập quán chung.+ Có cơ quan quyền lực tối cao là hội đồng bộ lạc.

Tuy cùng giai đoạn với chế độ thị tộc nhưng xét về quy mô tổ chức, bộ lạc có phạm vi rộng hơn và phát triển nhất định trên tất cả các mặt so với thị tộc.c) Hình thức cộng đồng bộ tộc- Khái niệm: Bộ tộc là khối cộng đồng người có chung nguồn gốc, cư trú trong một khu vực, gần gũi nhau về trình độ phát triển kinh tế, văn hoá và một thiết chế xã hội nhất định.+ Bộ tộc là khối cộng đồng người có quan hệ về đất đai thay thế cho quan hệ huyết thống đã bị phá vỡ do lực lượng sản xuất phát triển.+ Bộ tộc ra đời khi xã hội có giai cấp và nhà nước, bộ tộc xuất hiện trong xã hội chiếm hữu nô lệ.- Nguyên nhân ra đời:+ Do lực lượng sản xuất phát triển, công cụ kim khí ra đời, chế độ chiếm hữu về tư liệu sản xuất xuất hiện, quan hệ kinh tế, văn hoá phát triển.+ Xuất hiện giai cấp và nhà nước.

Bộ tộc xuất hiện đầu tiên trong chế độ chiếm hữu nô lệ, tồn tại cả trong chế độ phong kiến.

Page 13: linktailieu.com · Web viewHiện nay, ở một số nơi, ví như ở phía tây tỉnh An Giang giáp đất Cămpuchia có tộ người Chà (Chà Và - người Chăm gốc

13

Quan hệ về đất đai thay thế cho quan hệ huyết thống đã bị phá vỡ.- Đặc điểm:+ Giai đoạn chế độ chiếm hữu nô lệ:-> Nô lệ xuất hiện cùng sự tan rã của chế độ công xã nguyên thủy, hoặc là tù binh của các bộ lạc là chính.

Theo luật lệ lúc đó (Luật Manu - Ấn Độ, Kinh thánh Ixraen, nô lệ là người ngoài bộ lạc, họ là lực lượng sản xuất chủ yếu của xã hội.-> Bộ tộc là khối cộng đồng tộc người được xây dựng trên cơ sở cộng đồng ngôn ngữ, địa vực cư trú, văn hóa và cộng đồng sơ khai về kinh tế.+ Giai đoạn chế độ phong kiến:-> Bộ tộc là khối cộng đồng người đã phát triển cao hơn.-> Hạt nhân của bộ tộc là nông dân.

Giai cấp thống trị và quý tộc nằm ngoài khối cộng đồng người.Ở những nơi chế độ phong kiến nảy sinh từ chế độ cộng sản nguyên thủy thì

bộ tộc hình thành cùng chế độ phong kiến.Ở những nơi không trải qua chế độ chiếm hữu nô lệ thì bộ tộc hình thành

cùng sự chuyển tiếp từ chế độ cộng sản nguyên thủy sang chế độ phong kiến.Nhưng không phải tất cả bộ lạc đều chuyển sang hình thức bộ tộc. (ví dụ ở

châu Á, châu Phi, châu Mỹ latinh).Như vậy, bộ tộc ra đời gắn liền với một giai đoạn lịch sử nhất định, là bước

quá độ để chuyền sang hình thức cộng đồng khác cao hơn là dân tộc.d) Hình thức cộng đồng dân tộc- Khái niệm: Dân tộc là một khối cộng đồng người ổn định, được hình thành trong lịch sử, dựa trên cơ sở cộng đồng về lãnh thổ, kinh tế, ngôn ngữ, tâm lý biểu hiện trong cộng đồng văn hoá, ý thức dân tộc và tên gọi của dân tộc mình.+ Cộng đồng về lãnh thổ.

Dân tộc được hình thành trên cơ sở con người quan hệ chặt chẽ với nhau lâu dài, thường xuyên từ thế hệ này sang thế hệ khác cùng chung sống.

Sự chung sống này không thể có nếu không có cộng đồng về lãnh thổ.Theo V.I.Lênin: Nếu con người sống rải rác trên khắp quả đất và không có

mối liên hệ gì với nhau trên một lãnh thổ nhất định thì không thể hình thành dân tộc được.+ Cộng đồng về kinh tế.

Quan hệ kinh tế thống nhất, gần gũi nhau về trình độ phát triển kinh tế.+ Cộng đồng về ngôn ngữ.

Page 14: linktailieu.com · Web viewHiện nay, ở một số nơi, ví như ở phía tây tỉnh An Giang giáp đất Cămpuchia có tộ người Chà (Chà Và - người Chăm gốc

14

Thống nhất ngôn ngữ, có tiếng nói phổ thông.Ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp, là biểu hiện của văn hóa.Có dân tộc có 2 ngôn ngữ, cũng có nhiều dân tộc có chung ngôn ngữ.

+ Cộng đồng về tâm lý biểu hiện trong cộng đồng văn hoá, ý thức dân tộc và tên gọi của dân tộc mình.

Ví dụ: biểu hiện ở phong tục, tập quán...Câu hỏi: Đồng chí cho biết sự khác nhau của quá trình hình thành dân tộc ở

phương Đông và phương Tây?Kết luận:

- Quá trình hình thành cộng đồng dân tộc trên thế giới có sự khác nhau giữa các khu vực phương Đông và phương Tây:+ Dân tộc ở phương Đông: ra đời sớm hơn dân tộc phương Tây và gắn với phương thức sản xuất tiền tư bản chủ nghĩa.

Sự ra đời dân tộc ở phương Đông sớm là do những điều kiện kinh tế - xã hội quy định, đó là:

Tồn tại chế độ nô lệ và phong kiến điển hình - chế độ nô lệ gia trưởng và phong kiến gia trưởng.

Kinh tế làng xã tồn tại lâu dài, chế độ phong kiến trung ương tập quyền sớm được xác lập.

Sự ra đời của dân tộc là sự liên minh giữa các bộ lạc trong cùng một khu vực nhất định.+ Dân tộc ở phương Tây: ra đời gắn liền với sự ra đời của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa và thắng lợi của cách mạng tư sản.

Cách mạng tư sản đã thiết lập được thị trường thống nhất, xây dựng được các trung tâm kinh tế, văn hóa lớn, thống nhất ngôn ngữ...

Nền sản xuất phát triển dựa trên cơ sở nền đại công nghiệp hiện đại.Tóm lại, dân tộc là một phạm trù lịch sử, được hình thành và phát triển trong

những điều kiện lịch sử nhất định; dân tộc không phải là liên minh cố định, bất biến.Định hướng phê phán...

3. Các hình thức cộng đồng tộc người ở Việt NamỞ Việt Nam cũng như nhiều nơi trên thế giới có những dấu hiệu chứng tỏ có

sự sống của người tối cổ.Ví dụ: Di chỉ tìm thấy ở núi Đọ (Thanh Hóa) thuộc thời kỳ đồ đá cũ.Các cộng đồng tộc người ở Việt Nam được hình thành từ rất sớm, biểu hiện:

- Quá trình hình thành và phát triển của các cộng đồng tộc người ở Việt Nam là một quá trình lâu dài, liên tục, phát triển từ thấp đến cao.

Page 15: linktailieu.com · Web viewHiện nay, ở một số nơi, ví như ở phía tây tỉnh An Giang giáp đất Cămpuchia có tộ người Chà (Chà Và - người Chăm gốc

15

Qua nghiên cứu của các nhà dân tộc học, các khối cộng đồn tộc người ở Việt Nam đã hình thành từ hậu thời kỳ đồ đá cũ.

Bầy người nguyên thủy: Di chỉ khảo cổ ở núi Đọ (Thanh Hóa), hang Thung Lang (Ninh Bình), hang Hùm (Yên Bái)... đã chứng tỏ có sự sinh sống của người tối cổ.

Về sự tồn tại của xã hội thị tộc: Việt Nam tồn tại cả xã hội thị tộc mẫu quyền và phụ quyền.

Thị tộc mẫu quyền: Nhiều đền thờ, miếu mạo... thờ người phụ nữ như Đền thờ Hai Ba Trưng, Bà Triệu, Công chúa Ngọc Hoa (Thời nhà Trần)...; Nhiều vị vua nữ (Hai Bà Trưng); trong hôn nhân có tục cướp vợ, lấy họ theo mẹ (người Chăm, Êđê, Giarai, Chơ đu...); vai trò của người phụ nữ trong trồng trọt, gia đình...

Hiện nay, ở một số nơi, ví như ở phía tây tỉnh An Giang giáp đất Cămpuchia có tộ người Chà (Chà Và - người Chăm gốc Malaysia) còn lưu giữ nhiều nét văn hóa độc đáo. Trong đó vai trò người phụ nữ trong gia đình rất quan trọng. Họ là người lo việc chính, gìn giữ gia phả. Đàn ông là người lo cơm nước, nấu ăn.

Mang chế độ mẫu hệ, nên những đứa trẻ sinh ra mang họ mẹ. Việc cưới xin, lấy chồng là do nhà gái đứng ra lo lắng. Đàn ông ở rể nhà vợ cho đến chết. Khi đàn ông chết đi, nhà gái có trách nhiệm thờ cúng. Khi hết tang theo phong tục, thì nhà gái sẽ trả cốt cho dòng họ nhà trai tiếp tục thờ.

Phụ nữ Chà được thừa kế tài sản từ gia đình, dòng họ và người con gái út được có quyền lực cao nhất gia đình khi được phân nhiệm vụ săn sóc nhà thờ để thờ cúng tổ tiên và nuôi dưỡng cha mẹ già.

Thị tộc phụ quyền: tồn tại khá phổ biến trong xã hội.Ví dụ: tượng nam giới được tìm thấy trong di chỉ khảo cổ ở Văn Điển; Ở

Vạn Thắng tìm thấy lưỡi cày bằng đồng; truyền thống trong hôn nhân vợ theo chồng, lấy họ theo họ cha...

Hình thức tổ chức bộ lạc, bộ tộc:Hình thức cộng đồng tộc người này cũng tồn tại thời gian dài trong lịch sử.Ví dụ: Các bộ tộc người Mường, Tày, Thái, Nùng. (Bộ tộc người Mường tồn

tại đến tận Cách mạng Tháng Tám năm 1945).Hình thức cộng đồng dân tộc:Đây là một quá trình lâu dài và phức tạp nên có rất nhiều quan điểm khác

nhau.Ví dụ:Nhà nghiên cứu Nguyễn Lương Bích cho rằng dân tộc Việt Nam được hình

thành vào thế kỷ XI (thời nhà Lê Long Đình) khoảng 1005 - 1009.Nhà sử học Đào Duy Anh cho rằng dân tộc Việt Nam được hình thành vào

thế kỷ XV.

Page 16: linktailieu.com · Web viewHiện nay, ở một số nơi, ví như ở phía tây tỉnh An Giang giáp đất Cămpuchia có tộ người Chà (Chà Và - người Chăm gốc

16

Nhà sử học Trần Huy Liệu cho rằng dân tộc Việt Nam được hình thành vào thế kỷ XVIII.

Theo ông Giang sê nô (người Pháp) thì đến giữa thế kỷ XIX, dân tộc Việt Nam mới được hình thành và con mang tính phôi thai...

Quan điểm phổ biến là:- Quá trình hình thành dân tộc Việt Nam gắn liền với quá trình dựng nước và giữ nước.

Bởi lẽ, trong suốt chiều dài lịch sử dân tộc, nhân dân ta luôn đoàn kết thống nhất đấu tranh chống thiên nhiên, ngoại xâm giành độc lập dân tộc.

Sau thắng lợi của đại thắng mùa xuân năm 1975, cả nước thống nhất đi lên chủ nghĩa xã hội, một loại hình dân tộc mới được hình thành - dân tộc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

Tóm lại, sự hình thành các khối cộng đồng dân tộc Việt Nam là quá trình lâu dài, liên tục và cũng trải qua các hình thức từ thấp đến cao, từ bầy người nguyên thủy đến thị tộc, bộ lạc, bộ tộc và ngày nay là dân tộc xã hội chủ nghĩa. Đó là quá trình gắn liền với lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam. Hình thức tổ chức cộng động tộc người ở Việt Nam từ sau Cách mạng Tháng Tám năm 1945 đến nay gắn với hình thức tổ chức làng, xã huyện, tỉnh. Các tộc người ở Việt Nam sinh sống đan xen, đoàn kết trong khối cộng đồng dân tộc. Đây là điều kiện thuận lợi để xây dựng và phát huy khối đại đoàn kết toàn dân tộc.

Định hướng phê phán:Quan điểm chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân tộc...

Page 17: linktailieu.com · Web viewHiện nay, ở một số nơi, ví như ở phía tây tỉnh An Giang giáp đất Cămpuchia có tộ người Chà (Chà Và - người Chăm gốc

17

KẾT LUẬN

Các hình thức cộng đồng tộc người trong lịch sử và ở Việt Nam đã tập trung làm rõ những vấn đề cơ bản như: Khái niệm, tiêu chí, các hình thức, đặc điểm cộng đồng tộc người và cộng đồng tộc người ở Việt Nam.

Nắm vững những nội dung trên làm cơ sở nghiên cứu, xem xét quá trình vận động, biến đổi của các khối cộng đồng tộc người ở Việt Nam.

CÂU HỎI ÔN TẬP, KIỂM TRA

1. Khái niệm cộng đồng tộc người, ý nghĩa thực tiễn?2. Các tiêu chí xác định cộng đồng tộc người trong lịch sử, ý nghĩa thực tiễn?3. Các hình thức và đặc điểm cộng đồng tộc người trong lịch sử, ý nghĩa thực tiễn?4. Các hình thức cộng đồng tộc người ở Việt Nam, ý nghĩa thực tiễn?

ĐỊNH HƯỚNG VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU BÀI GIẢNG TIẾP THEO

1. Tên bài: Dân tộc Việt Nam2. Tài liệu:

Dân tộc học (giáo trình đào tạo bậc đại học), Nxb QĐND, H. 2002, tr.111-153. 3. Nội dung cần tập trung:- Điều kiện lịch sử hình thành, phát triển của dân tộc Việt Nam.- Quá trình hình thành và phát triển của dân tộc Việt Nam.- Đặc điểm dân tộc Việt Nam.