vĂn hÓa Ẩm thỰc cỦa ngƯỜi viỆt Ở hẬu giang

34
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH TRÀ VINH TRƯỜNG ĐẠI HỌC TRÀ VINH ____________________________ ISO 9001:2008 NGUYỄN THỊ HƯƠNG VĂN HÓA ẨM THỰC CỦA NGƯỜI VIỆT Ở HẬU GIANG Chuyên ngành: VĂN HÓA HỌC Mã số: 60310640 LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HÓA HỌC Người hướng dẫn khoa học: TS. NGUYỄN THỊ HUỆ TRÀ VINH, NĂM 2015

Upload: others

Post on 02-Nov-2021

7 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: VĂN HÓA ẨM THỰC CỦA NGƯỜI VIỆT Ở HẬU GIANG

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH TRÀ VINH

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TRÀ VINH ____________________________

ISO 9001:2008

NGUYỄN THỊ HƯƠNG

VĂN HÓA ẨM THỰC

CỦA NGƯỜI VIỆT Ở HẬU GIANG

Chuyên ngành: VĂN HÓA HỌC

Mã số: 60310640

LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HÓA HỌC

Người hướng dẫn khoa học: TS. NGUYỄN THỊ HUỆ

TRÀ VINH, NĂM 2015

Page 2: VĂN HÓA ẨM THỰC CỦA NGƯỜI VIỆT Ở HẬU GIANG

-i-

LỜI CAM ĐOAN

Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi.

Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai

công bố trong bất kỳ công trình nào khác.

Trà Vinh, ngày 15 tháng 9 năm 2015

Nguyễn Thị Hương

Page 3: VĂN HÓA ẨM THỰC CỦA NGƯỜI VIỆT Ở HẬU GIANG

-ii-

LỜI CẢM ƠN

Tôi xin trân trọng gửi lời cảm ơn sâu sắc đến:

Tiến sĩ Nguyễn Thị Huệ, người đã tận tình hướng dẫn, cung cấp tư liệu và giúp

đỡ cho tôi hoàn thành công trình luận văn này.

Quý thầy cô bộ môn văn hóa học viện phát triển nguồn lực, Trường Đại học

Trà Vinh đã tận tình giảng dạy trong suốt thời gian tôi học tập.

Ban chủ nhiệm trường cao Đẳng Cộng Đồng Hậu Giang đã giúp đỡ, tạo điều

kiện thuận lợi học tập.

Cùng gia đình, bạn bè, đã động viên hỗ trợ cho tôi trong quá trình làm luận văn.

Mặc dù đã có nhiều cố gắng, học tập và nghiên cứu. Do thời gian có hạn, luận

văn không tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong được sự đóng góp ý kiến của quý

thầy cô.

Học viên thực hiện

Nguyễn Thị Hương

Page 4: VĂN HÓA ẨM THỰC CỦA NGƯỜI VIỆT Ở HẬU GIANG

-iii-

TÓM TẮT

Đề tài “Văn hóa ẩm thực của người Việt ở Hậu Giang” đã nghiên cứu những

món ăn đặc trưng của tỉnh Hậu Giang có từ thời khai hoang lập ấp cho đến nay. Trong

đề tài người viết đã nêu lên cơ sở lí luận và điều kiện hình thành ẩm thực của người

Việt ở Hậu Giang. Trong đó, nêu các ý kiến của các nhà nghiên cứu về khái niệm văn

hóa, khái niệm văn hóa ẩm thực, ẩm thực Hậu Giang. Từ đó rút ra khái niệm chung

nhất với đề tài nghiên cứu, nêu những điều kiện tác động đến việc hình thành nên ẩm

thực ở Hậu Giang như điều kiện lịch sử, điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế - xã hội,

môi trường văn hóa.

Bên cạnh đó người viết cũng nêu và làm rõ giá trị cơ bản của ẩm thực ở Hậu

Giang: Giá trị vật chất (nguyên liệu ẩm thực – sản vật, các món ăn thức uống trong

đời sống) giá trị về tinh thần (văn hóa giao tiếp, phong tục, lễ tết…). Những người

chế biến và trồng cây ăn quả thực tế ở địa phương đã giúp cho người viết hoàn thành

công trình nghiên cứu văn hóa ẩm thực của người Việt ở Hậu Giang.

Page 5: VĂN HÓA ẨM THỰC CỦA NGƯỜI VIỆT Ở HẬU GIANG

-iv-

MỤC LỤC

Trang tựa

Quyết định giao đề tài

LỜI CAM ĐOAN ...................................................................................................... i

LỜI CẢM ƠN ........................................................................................................... ii

TÓM TẮT ................................................................................................................ iii

DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT ................................................................... vi

PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................................................ 1

1. Lý do chọn đề tài ................................................................................................. 1

2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề................................................................................... 3

3. Mục đích nghiên cứu đề tài .............................................................................. 5

4. Phạm vi đề tài .................................................................................................... 6

5. Phương pháp nghiên cứu ..................................................................................... 6

6. Cấu trúc luận văn ................................................................................................ 7

Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN .................................................... 8

1.1. Văn hóa và văn hóa ẩm thực ............................................................................ 8

1.1.1. Khái niệm văn hóa ..................................................................................... 8

1.1.2. Khái niệm văn hóa ẩm thực ..................................................................... 13

1.1.3. Ẩm thực Hậu Giang ................................................................................. 15

1.2. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội ở tỉnh Hậu Giang ................................... 20

1.2.1. Đặc điểm tự nhiên .................................................................................... 20

1.2.2. Địa lí và dân cư ........................................................................................ 21

1.2.2.1. Địa lí .................................................................................................. 21

1.2.2.2. Dân cư ............................................................................................... 22

1.2.2.3. Đặc điểm kinh tế ............................................................................... 24

Chương 2: VĂN HÓA ẨM THỰC TRONG ĐỜI SỐNG NGƯỜI VIỆT Ở HẬU

GIANG TỪ GÓC ĐỘ VẬT CHẤT ........................................................................... 27

2.1. Nguyên liệu ẩm thực - sản vật ........................................................................ 27

Page 6: VĂN HÓA ẨM THỰC CỦA NGƯỜI VIỆT Ở HẬU GIANG

-v-

2.1.1. Lúa, gạo và các loại rau, quả ................................................................... 27

2.1.2 Các loại thủy hải sản ................................................................................. 36

2.1.3. Gia súc, gia cầm và các loài động vật khác ............................................. 39

2.2. Những món ăn truyền thống của người Việt ở Hậu Giang ............................ 42

2.2.1. Món canh ................................................................................................. 43

2.2.2. Món kho ................................................................................................... 46

2.2.3. Mắm ......................................................................................................... 48

2.2.4. Các loại bánh ........................................................................................... 51

2.2.5. Các món khác .......................................................................................... 54

2.3.Thức uống trong đời sống người Việt ở Hậu Giang ....................................... 58

2.3.1. Trà ............................................................................................................ 58

2.3.2. Rượu ........................................................................................................ 60

2.4. Gia vị, dụng cụ ẩm thực trong đời sống người Việt ở Hậu Giang ................. 62

2.4.1. Gia vị ....................................................................................................... 62

2.4.2. Dụng cụ ẩm thực ...................................................................................... 67

Chương 3: VĂN HÓA ẨM THỰC TRONG ĐỜI SỐNG NGƯỜI VIỆT Ở HẬU

GIANG TỪ GÓC ĐỘ TINH THẦN ......................................................................... 71

3.1. Quan niệm về việc ăn và văn hóa giao tiếp .................................................... 71

3.1.1. Quan niệm ăn ........................................................................................... 71

3.1.2. Văn hóa giao tiếp gắn với văn hóa ẩm thực ............................................ 75

3.1.3. Thói quen hàng ngày gắn với ẩm thực .................................................... 82

3.2. Ẩm thực gắn với phong tục ............................................................................ 84

3.2.1. Ẩm thực gắn với thờ cúng, lễ Tết ............................................................ 84

3.2.2. Ẩm thực gắn với cưới hỏi ........................................................................ 91

3.2.4. Ẩm thực với đời sống tình cảm ............................................................... 94

PHẦN KẾT LUẬN ................................................................................................ 102

TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................... 104

PHỤ LỤC

Page 7: VĂN HÓA ẨM THỰC CỦA NGƯỜI VIỆT Ở HẬU GIANG

-vi-

DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT

NXB : Nhà xuất bản

TP : Thành phố

Page 8: VĂN HÓA ẨM THỰC CỦA NGƯỜI VIỆT Ở HẬU GIANG

-1-

PHẦN MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài

Ăn uống vốn là chuyện diễn ra hằng ngày rất gần gũi và rất đời thường. Ngay

từ xưa, ông bà ta đã xem trọng việc ăn uống, thế nên mới có những câu tục ngữ như:

“Có thực mới vực được đạo”, “Ăn coi nồi, ngồi coi hướng” “Học ăn, học nói, học

gói, học mở”. Ở mỗi thời đại khác nhau ăn uống lại được quan tâm với những mức

độ khác nhau, thời xưa ăn uống chỉ để cung cấp dinh dưỡng, duy trì cuộc sống ngày

nay khi cuộc sống ngày một phát triển, nhu cầu con người ngày càng cao việc ăn uống

nhờ đó cũng trở nên hoàn thiện hơn. Nó vượt ra khỏi giới hạn “ăn, mặc, ấm” để đạt

đến “ăn ngon mặc đẹp”

Ẩm thực đã không còn đơn thuần là giá trị vật chất mà xa hơn là yếu tố văn

hóa, một mảng văn hóa đậm đà, duyên dáng. Qua cách ăn uống, người ta có thể đoán

biết được tính nết, cốt cách trình độ học vấn của người ăn.

Tìm hiểu về ẩm thực chính là cách đơn giản nhất để có thể hiểu thêm về lịch

sử của một đất nước góp phần nâng cao vốn hiểu biết và lòng tự hào dân tộc trong

mỗi con người. Ăn uống là một nghi thức, gia đình truyền thống của người Việt Nam

là nhiều thế hệ, có những gia đình tồn tại ba thế hệ, bốn hệ, cùng sống chung, ăn

chung, trong bữa ăn gia đình, người Việt thường thể hiện những đạo lý quan trọng

thông qua hoạt động ăn uống là tình cảm nồng thắm, thủy chung, giản dị nhưng có

tình có nghĩa “Râu tôm nấu với ruột bầu; chồng chan, vợ húp gật đầu khen ngon”.

Trong bữa ăn gia đình, người Việt rất tôn trọng nhau và thể hiện tính cộng đồng cùng

ăn chung thức ăn, bát nước chấm, tính thứ bậc dành cho người lớn là miếng ngon. Vì

vậy trong ăn uống người ta phải biết phân biệt “mâm trên, mâm dưới”…Ngoài xã hội

thì “một miếng ngon giữa làng hơn sàng xó bếp”. Ăn phải có mời, có gọi “ Ăn có

mời, làm có khiến” trước khi vào ăn, người ta thường mời nhau “ lời chào cao hơn

mâm cỗ”. Trong khi ăn thì phải “ăn trông nồi, ngồi trông hướng”, sau khi ăn thì

“miếng ngon nhớ lâu, đòn đau nhớ đời”.

Page 9: VĂN HÓA ẨM THỰC CỦA NGƯỜI VIỆT Ở HẬU GIANG

-2-

Việt Nam là một đất nước thuộc về xứ nóng vùng nhiệt đới gió mùa, có địa

hình đa dạng như đồng bằng, đồi núi sông biển nền nông nghiệp lúa nước ở đây cũng

khá phát triển. Đồng thời, với diện tích lãnh thổ biển rộng lớn và trải dài, hệ thống

kênh rạch sông ngòi chằng chịt, nên việc sử dụng các loài thủy hải sản làm thực phẩm

cũng đa dạng và phong phú. Người Việt Nam sử dụng các sản phẩm từ nông nghiệp

và ngư nghiệp làm thức ăn chính lãnh thổ Việt Nam được chia thành 3 miền rõ rệt là

Bắc, Trung, Nam chính các đặc điểm về địa lí và văn hóa, khí hậu và lịch sử đã quy

định những đặc điểm riêng của ẩm thực từng vùng - miền. Mỗi miền có một phong

cách khẩu vị đặc trưng, miền Bắc có phong cách ẩm thực đa dạng, cầu kì, trong khi

miền Trung thì giới quý tộc kiểu cách cầu kì, còn giới bình dân lại ăn đậm và no, còn

miền Nam thì thích ăn ngon, ăn no.

Nhắc đến miền Nam, người ta gọi đây là vựa lúa của cả nước một vùng đất phì

nhiêu màu mỡ, sông suối khá nhiều, khí hậu ôn hòa, tạo nên nguồn nguyên liệu thiên

nhiên cho ẩm thực địa phương “dưới sông có cá trên bờ có rau” có lẽ chính vì đi đến

đâu trong miền Nam cũng tìm được thực phẩm đa dạng, phong phú, nên có các món

ăn miền Nam luôn mang đậm phong cách thoải mái, cũng như tính cách của người dân

miền Nam. Đa số dân miền Nam có nguồn gốc từ miền Bắc hoặc miền Trung di cư đến

đây hòa nhập cùng cộng đồng người Khmer người Chăm, nên ẩm thực miền Nam,

miền Bắc, miền Trung và sự ảnh hưởng của văn hóa ẩm thực Khmer, Chăm.

Xưa Hậu Giang chung với tỉnh Cần Thơ, được tách ra từ năm 2004, hơn 11

năm phát triển Hậu Giang có những chuyển biến quan trọng về văn hóa kinh tế.

Nhưng nhìn chung vẫn mang nét đặc trưng của Cần Thơ, về phương diện ẩm thực

của người Việt ở Hậu Giang có những nét tương đồng với các tỉnh thuộc vùng Tây

Nam Bộ, nhưng bên cạnh đó cũng có những khác biệt đã tạo nên một Hậu Giang hôm

nay tự hào là thành phố trẻ.

Với tư cách là người con của vùng đất Hậu Giang người viết muốn nghiên cứu

một khía cạnh trong đời sống văn hóa của người Việt ở Hậu Giang, và có niềm đam

mê ẩm thực dân tộc. Người viết quyết định chọn đề tài “Văn hóa ẩm thực của người

Page 10: VĂN HÓA ẨM THỰC CỦA NGƯỜI VIỆT Ở HẬU GIANG

-3-

Việt ở Hậu Giang”, làm đề tài nghiên cứu của mình. Đây là cơ hội để tìm hiểu sâu

hơn về ẩm thực của người Việt ở Hậu Giang được lưu lại.

2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề

Đồng bằng sông Cửu Long là vùng đất phì nhiêu màu mỡ, có nhiều loại thực

phẩm tươi ngon, bổ dưỡng. Có rất nhiều công trình nghiên cứu về ẩm thực Đồng bằng

sông Cửu Long.

Trong quyển “Ẩm thực văn hóa các món ăn Việt Nam” do Xuân Huy sưu tầm

và giới thiệu in lần thứ 2 có hiệu đính và bổ sung của NXB Trẻ 2004. Sách có 10

chương và 2 phần phụ lục, trong đó có một chương tổng quát, 9 chương còn lại bàn

về những phong tục tập quán liên quan đến ăn uống. Những thức ăn chính của người

Việt Nam chung quanh chuyện ăn uống; hương hoa đất Bắc phong vị miền Trung,

hào phóng miền Nam; ăn chay, Sài Gòn ăn uống các giai thoại. Công trình là tập hợp

bài viết của các nhà nghiên cứu về ẩm thực và văn hóa ẩm thực của người Việt Nam

nên không tránh khỏi sự thiếu thống nhất trong công trình.

Trong các bài viết, đáng chú ý là bài “Quan niệm về miếng ăn” của Lưu Văn.

Ở đây tác giả đã đưa ra những quan niệm về miếng ăn của người Việt, miếng ăn mang

tính dân tộc, miếng ăn phát hiện được tình cảm của con người, miếng ăn hay là triết

lí cuộc đời.

Ngoài ra, cuốn sách Xuân Huy còn sưu tập một số lượng đáng kể tục ngữ ca

dao nói về ẩm thực người Việt. Bộ phận ca dao này sẽ cung cấp dữ liệu quan trọng

cho việc nghiên cứu văn hóa ẩm thực của người Việt ở Hậu Giang. Qua đây, người

nghiên cứu có thể tìm thấy phong tục tạp quán cũng như văn hóa giao tiếp trong bữa

ăn của họ.

Trong quyển “Triết lý Việt trong văn hóa ẩm thực” là tiểu luận của Trần Văn

Đoàn báo cáo trong hội thảo thường niên của Viện Triết đạo năm 2005. Như các bài

viết khác tiểu luận bắt đầu với công việc phân tích và xếp loại những cách nghĩ về lối

ăn uống cũng như về phong tục, quy luật ăn uống của người Tây Nam Bộ. Do người

viết chỉ có thể tìm hiểu ẩm thực của người Việt ở Hậu Giang qua những quyển sách

Page 11: VĂN HÓA ẨM THỰC CỦA NGƯỜI VIỆT Ở HẬU GIANG

-4-

viết về ẩm thực chung của Đồng bằng sông Cửu Long kết hợp với việc đi thực tế để

làm cơ sở nghiên cứu. Người viết đi xa hơn, đào sâu vào những nguyên lí đằng sau

những thói quen, phong tục, quy luật này, phần này giải thích tại sao người Việt ở

Hậu Giang lại chọn một loại thực phẩm nào đó cho buổi lễ, tết giỗ…, tại sao họ phải

tuân theo cách thức ăn uống vào những dịp hay những nơi công cộng như đình, chùa,

tại sao họ lại nấu nướng, chế biến thức ăn như vậy. Đây là điểm đáng ghi nhận của

công trình này. Theo tác giả “ triết lí Việt không chỉ có thấy trong những tác phẩm

của giới tri thức, đặc biệt với nho sĩ hay tăng sĩ, mà thôi. Nó còn sâu đậm hơn trong

chính những nền văn hóa dân gian như nền văn học bình dân, nền nghệ thuật nông

thôn, và nhất là qua cách ăn, cách nói, cách sống, cách cư xử của người Việt. Chính

cuộc sống Việt mới là cọi nguồn của nền văn hóa Việt” [19;1]

Ngoài mặt nói ẩm thực nhưng khi đi sâu vào phân tích người viết chỉ chú ý

đến phần “thực”, “ẩm” ít được người viết đề cập đến. Việc này làm công trình không

đều đặng về nội dung, mất cân đối.

Món ăn dân dã của người Bạc Liêu là công trình của Hồ Xuân Tuyên (nhà

xuất bản Dân Trí in năm 2010). Ở công trình này, người viết nêu vài nét về thiên

nhiên, con người, văn hóa ẩm thực, giới thiệu món ăn nhẹ và món ăn đậm của người

Bạc Liêu. Theo tác giả “món ăn phản ánh đặc điểm vùng đất, con người, phong tục

tập quán, văn hóa, dân tộc…Nghiên cứu món ăn một địa phương tức là nghiên cứu

về cuộc sống con người của địa phương đó. Nó cho ta biết về nguồn gốc vùng đất,

đặc điểm tài nguyên thiên nhiên của vùng đất, đặc điểm cộng đồng dân tộc, phong

tục tập quán, đời sống văn hóa - xã hội của địa phương” [102;12]. Điều này chứng

tỏ, nghiên cứu văn hóa ẩm thực không chỉ là nghiên cứu cách ẩm thực mà còn nghiên

cứu văn hóa ở gốc nhìn khác.

Tuy nhiên, tác giả chỉ dừng lại ở việc giới thiệu hàng loạt món ăn, có chú thích

thành phần, quy trình chế biến. Điều này làm người đọc mơ hồ nghĩ đến một quyển

sách dạy nấu ăn. Nhưng dù sao công trình cũng đã phần nào khái quát được khẩu vị,

thói quen ăn uống của người Bạc Liêu giúp tôi có thêm tài liệu để hoàn thành luận văn.

Page 12: VĂN HÓA ẨM THỰC CỦA NGƯỜI VIỆT Ở HẬU GIANG

-5-

Nếu Văn hóa ẩm thực ở An Giang cho chúng ta hiểu biết thêm về văn hóa ẩm

thực, cuộc sống người An Giang thì quyển sách của Hồ Xuân Tuyên cũng cho ta hiểu

thêm về văn hóa ẩm thực, cuộc sống người Bạc Liêu. An Giang và Bạc Liêu là những

địa phương của Đồng bằng sông Cửu Long - một phần của Đồng bằng sông Cửu

Long. Nghiên cứu văn hóa ẩm thực ở An Giang, Bạc Liêu cũng là nghiên cứu văn

hóa ẩm thưc Đồng bằng sông Cửu Long trong phạm vi hẹp

Văn hóa ẩm thực dân gian là công trình tập hợp bài nghiên cứu của Lò Ngọc

Duyên, Đỗ Duy Văn, Đoàn Việt Hùng, Lê Quang Nghiêm, Nguyễn Hữu Hiệp, do

Nguyễn Hữu Hiệp sưu tầm (Nhà xuất bản văn hóa dân tộc, năm 2012). Sách gồm 5

phần ứng với từng tên tác giả: Văn hóa ẩm thực dân tộc Thái đen Mường Thanh Điện

Biên Phủ, văn hóa ẩm thực Quảng Bình, hương vị đồng quê Phú Yên, rượu và nghề

nấu rượu ở Khánh Hòa, văn hóa ẩm thực ở An Giang. Điểm quan trọng đáng ghi nhận

của công trình này là phần 5, sau khi trình bày đặc điểm địa lí, con người, người viết

đã xoay quanh cách chế biến và thưởng thức các món ăn. Đồng thời, tác giả còn nêu

lên một đặc điểm ăn uống nơi đây như: Khẩu vị “gì ăn nấy” (mặn thì quéo lưỡi, cay

thì phải cay xé) nguyên liệu ẩm thực hoang dã, không gian rộng, thoáng đãng (bờ

ruộng hoặc výờn cây) “Nhờ được kế thừa, phát huy và liên tiếp khám phá, sáng tạo

mà văn hóa ẩm thực ở An Giang ngày càng phong phú, đa dạng. Từ đó, miếng ăn và

“thói quen”của người An Giang có những cái rất đặc sắc, rất riêng. Nhưng cái riêng

ấy không ngoài cái chung của người Nam Bộ, hay nói rộng hơn là cái chung của dân

tộc Việt Nam nghìn năm văn hiến” [24;485]. Vì vậy để nghiên cứu văn hóa ẩm thực

của người Việt ở Hậu Giang, nên người viết nghiên cứu văn hóa ẩm thực ở An Giang

cũng tức là nghiên cứu văn hóa ẩm thực Đồng bằng sông Cửu Long nói rộng hơn là

ở Nam bộ.

3. Mục đích nghiên cứu đề tài

Với đề tài này, luận văn muốn trình bày một cách khái quát về văn hóa ẩm

thực trong đời sống người Việt ở Hậu Giang. Đồng thời, luận văn chỉ ra nét riêng

về văn hóa ẩm thực của người Việt ở Hậu Giang so với các vùng khác.

Page 13: VĂN HÓA ẨM THỰC CỦA NGƯỜI VIỆT Ở HẬU GIANG

-6-

4. Phạm vi đề tài

Không gian: Đề tài tập trung nghiên cứu những món ẩm thực được những

người Hậu Giang chế biến.

Thời gian: Từ thời khai hoang lập ấp cho đến nay một số món ẩm thực của

Hậu Giang đã có từ thời này. Ngày nay, mặt dù tỉnh Hậu Giang được chia chia

tách từ Cần Thơ cũng đã trải qua giai đoạn khó khăn, gian khổ của thời khai phá,

khẩu vị của con người cũng thay đổi theo thời gian nhưng một số món ăn ghi

đậm dấu ấn thời khai hoang thì vẫn còn và hiện diện trong đời sống của người

dân và trở thành những món tiêu biểu của người Việt ở Hậu Giang.

Do thời gian có giới hạn nên người viết chỉ thực hiện nghiên cứu văn học

dân gian Nam bộ, điền dã thực tế, những công trình nghiên cứu đã có tư liệu .

Thực hiện đề tài người viết nghiên cứu ẩm thực của người Việt ở Hậu Giang

và quan tâm đặc biệt đến những lời ca dao, dân ca được chính người Việt ở Hậu Giang

sáng tác và lưu truyền cụ thể. Người viết chỉ đề cập đến một số nét vật chất cũng như

tinh thần của người Việt ở Hậu Giang. Trong quá trình nghiên cứu tìm hiểu nội dung

của đề tài người viết đi sâu vào phân tích nội dung, nghệ thuật, hình thức giới thiệu

sự có mặt của các yếu tố ẩm thực và văn hóa ẩm thực của người Việt ở Hậu Giang.

Ngoài ra, để tìm hiểu những đặc điểm về văn hóa ẩm thực của người Việt ở

Hậu Giang, người viết có sự vận dụng và tìm hiểu thêm một số công trình nghiên cứu

có liên quan. Trong đó, người viết có sự so sánh với ẩm thực ở các vùng miền khác.

Từ đó, người viết có thể rút ra được những kết luận khách quan, chính xác trong việc

tìm hiểu văn hóa ẩm thực của người Việt ở Hậu Giang.

5. Phương pháp nghiên cứu

Người viết tham khảo những công trình nghiên cứu có liên quan để viết dưới

góc độ văn hóa học. Với đề tài “văn hóa ẩm thực của người Việt ở Hậu Giang” người

viết kết hợp vận dụng nhiều phương pháp nghiên cứu ở nhiều mức độ khác nhau. Cụ

thể như sau:

Page 14: VĂN HÓA ẨM THỰC CỦA NGƯỜI VIỆT Ở HẬU GIANG

-7-

Phương pháp so sánh đối chiếu: Văn hóa ẩm thực của người Việt ở Hậu Giang

là mảng văn hóa Đồng bằng sông Cửu Long. Trong quá trình thực hiện đề tài, người

viết đã sử dụng phương pháp so sánh đối chiếu (so sánh văn hóa ẩm thực vùng Đồng

bằng sông Cửu Long với Đông Nam Bộ, Bắc Bộ hoặc so sánh với các tộc người khác

Hoa, Khmer để t́m nét đặc trưng của ẩm thực Hậu Giang.

Phân tích tổng hợp: trên cơ sở so sánh, đối chiếu kết quả thống kê, phân loại

người viết tiến hành nhận xét, phân tích các số liệu để làm nổi bật nguyên nhân xuất

hiện của một số yếu tố ẩm thực mà tác giả dân gian nhắc đi nhắc lại nhiều lần và lí

giải nhiều vấn đề có liên quan.

Phương pháp nghiên cứu liên ngành: Với phương pháp này, người viết sử dụng

những kiến thức khác nhau như: Địa lí, lịch sử…để vận dụng, giải quyết khi tìm hiểu

những vấn đề liên quan.

Những phương pháp nghiên cứu như trên sẽ được người viết vận dụng kết hợp

xuyên suốt quá trình làm luận văn.

6. Cấu trúc luận văn

Luận văn gồm 3 phần (mở đầu, nội dung, kết luận), phần nội dung có ba chương.

Chương thứ nhất, những vấn đề chung, chúng tôi sẽ trình bày một số vấn đề lí

thuyết về văn hóa, ẩm thực, văn hóa ẩm thực Việt Nam nói chung và văn hóa ẩm thực

của người Việt ở Hậu Giang nói riêng.

Chương thứ hai, văn hóa ẩm thực trong đời sống người Việt ở Hậu Giang từ

góc độ vật chất, ở chương này chúng tôi chủ yếu nghiên cứu những vấn đề liên quan

đến ẩm thực của người Việt ở Hậu Giang: nguyên liệu ẩm thực, các món ăn, thức

uống, gia vị và dụng cụ ẩm thực.

Chương thứ ba, văn hóa ẩm thực trong đời sống người Việt ở Hậu Giang từ

góc độ tinh thần, chúng tôi tập trung tìm hiểu văn hóa của người Việt ở Hậu Giang

có yếu tố ẩm thực: quan niệm về việc ăn, văn hóa giao tiếp trong ẩm thực, phong tục

tập quán liên quan đến ẩm thực.

Page 15: VĂN HÓA ẨM THỰC CỦA NGƯỜI VIỆT Ở HẬU GIANG

-1-

PHẦN MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài

Tìm đến với ca dao Nam Bộ là để tìm tòi, khám phá

thêm những nét văn hóa vật chất và văn hóa tinh thần của

người Việt ở Nam Bộ. Vì ca dao vừa là tiếng nói tâm tình

ghi nhận lại những nét sinh hoạt trong cuộc sống thường

ngày, đồng thời qua đó gửi gắm những kinh nghiệm về đối

nhân xử thế. Ca dao cũng là nơi lưu giữ những tinh hoa của

đời trước cho đời sau.

2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề

Ninh Viết Giao trong Hát phường vải, do NXB Văn

hóa thông tin và trung tâm Văn hóa ngôn ngữ Đông Tây

xuất bản năm 1961 đã đề cập : Tình yêu của trai gái của

nhân vật trữ tình hiện lên với nhiều cung bậc khác nhau, có

khi nồng nàn tha thiết, mãnh liệt không có gì có thể ngăn

cản nổi “ lễ giáo không cho phép thì họ vượt qua ngoài vòng

lễ giáo, họ phá tan xiềng xích lễ giáo. Trước mắt họ, trong

lòng họ chỉ có người yêu” [ 36, Tr.80].

Chu Xuân Diên trong quyển “Văn học dân gian Việt

Nam”, NXB Giáo dục 1962, ở phần “ Ca dao dân ca Việt

Nam”, tác giả đề cập đến những nội dung phong phú của ca

dao nói chung: phản ánh lịch sử, phong tục tập quán tiếng

hát trữ tình của con người. Tác giả khảo sát hai loại đề tài

lớn: trong đời sống riêng tư, gia đình và đời sống xã hội.

Ca dao – dân ca Nam Bộ của nhóm tác giả Bảo Định

Giang, Nguyễn Tấn Phát, Trần Tấn Vĩnh, Bùi Mạnh Nhị

biên soạn, nhà xuất bản thành phố Hồ Chí Minh in năm

Page 16: VĂN HÓA ẨM THỰC CỦA NGƯỜI VIỆT Ở HẬU GIANG

-2-

1984. Công trình chia thành 2 phần: Chuyên luận và công

bố các sưu tầm ca dao – dân ca Nam Bộ.

“Ca dao- dân ca Nam Kì lục tỉnh “do Huỳnh Ngọc

Trảng biên soạn, Nhà xuất bản tổng hợp Đồng Nai xuất bản

lần 1 năm 1998. Đây là công trình tập hợp lại các xuất bản

của các nhà nhà nghiên cứu công bố từ cuối thế kỉ XIX đến

giữa thế XX ở Nam Bộ bao gồm:

“Câu hát góp” do Huỳnh Tịnh Của sưu tập và công

bố lần đầu vào năm 1897, tái bản năm 1901.

“Hát và hò góp” do Nguyễn Công Chánh biên soạn,

nhà xuất bản Thuận Hóa xuất bản năm 1967 tại Chợ Lớn.

“Hò xay lúa” do Hoàng Minh Tự sưu tập, nhà xuất

bản Phạm Văn Cường xuất bản năm 1959 tại Chợ Lớn.

“Câu hát đối đáp” do Nguyễn Bá Thời sưu tập, nhà

xuất bản Phạm Văn Cường xuất bản năm 1959 tại Chợ Lớn.

“Câu hát huê tình” do Trần Đình Thái Sơn sưu tầm,

nhà xuất bản Phạm Văn Tươi xuất bản năm 1956 tại Sài Gòn.

- “Văn học dân gian đồng bằng Sông Cửu Long”, do

khoa Ngữ văn Trường Đại Học Cần Thơ sưu tầm và biên

soạn ( nhà xuất bản Giáo dục xuất bản lần 1 năm 1997, tái

bản lần 2 năm 2002). Đây là công trình biên soạn, công bố

những tài liệu sưu tầm điền dã ở Đồng bằng sông Cửu Long

sau những năm 1980. Công trình giới thiệu tương đối bao

quát các thể loại chính của văn học dân gian vùng đồng bằng

sông Cửu Long, trong đó phần ca dao chiếm số lượng tương

đối nhiều.

- Đoàn Xuân Kiên trong “Ca dao Miệt vườn” - 1982

nói về công tác bước đầu sưu tầm ca dao, dân ca Nam Bộ.

Page 17: VĂN HÓA ẨM THỰC CỦA NGƯỜI VIỆT Ở HẬU GIANG

-3-

- Sở văn hóa và thông tin Tiền Giang có “Văn học

dân gian Tiền Giang”– 1985 – giới thiệu và sưu tầm văn

học dân gian Tiền Giang.

- Nguyễn Vạn Niên “Ca dao dân ca Châu Đốc” –

1988 – đã sưu tầm, ca dao phân loại giới thiệu ca dao vùng

đất này.

- Thạch Phương chủ biên với “Địa chí Long An”

1989 đã dành một phần để giới thiệu ca dao Long An.

- Đoàn Tứ, Thạch Phương ( chủ biên) với “Địa chí

Bến Tre” ( 1991) đã dành một phần để giới thiệu và sưu tầm

ca dao – dân ca Bến Tre.

- Ôn Như Nguyễn Văn Ngọc với “Tục Ngữ - Phong

dao”( 2000).

- Nguyễn Xuân Kính (chủ biên ) “Kho tàng Tục ngữ

người Việt”, (1995).

- Chu Xuân Diên (chủ biên) với “Văn học dân gian

Bạc Liêu” ( 2005 ).

- “Thơ văn Đồng Tháp”, tuyển tập I do trường Đại

học Sư Phạm thành phố Hồ Chí Minh và Trường Cao đẳng

Sư Phạm Đồng Tháp biên soạn ( Nhà xuất bản Đồng Tháp

in năm 1986).

Như vậy, dù là “ Thơ văn Đồng Tháp” ( nhất là phần

văn học dân gian) những cũng là của Nam Bộ; dù là tính

cách con người Đồng Tháp nhưng cũng là tính cách con

người Nam Bộ.

Tạp chí Văn hóa dân gian số 2, 1990, trang 62 đăng

bài của Nguyễn Trọng Hoàn, “Đến với ca dao Đồng Tháp

Page 18: VĂN HÓA ẨM THỰC CỦA NGƯỜI VIỆT Ở HẬU GIANG

-4-

Mười; với vẻ đẹp của bài ca dao sông nước”.

Chiếc xuồng giăng câu

Đậu ngang cồn cát

Đậu sát mé nhà

Anh thấy em có một mẹ già

Muốn vô phụng dưỡng biết là được chăng?

- “Ca dao Đồng Tháp” do Đỗ Văn Tân chủ biên (

nhà xuất bản Văn hóa – thông tin Đồng Tháp in năm 1984).

So với các công trình kể trên thì Ca dao Đồng Tháp Mười

có quy mô nhỏ, số lượng ít hơn nhiều, chỉ tập trung vào thể

loại ca dao.

- “Cảm nhận ca dao Nam Bộ” của Trần Văn Nam (

nhà xuất bản Văn Nghệ TPHCM, in năm 2007).

- “Văn hóa dân gian người Việt Nam Bộ” của nhóm

tác giả Thạch Phương, Hồ Lê, Huỳnh Lứa, Nguyễn Quang

Vinh ( nhà xuất bản Khoa học xã hội in năm 1992).

- “Văn hóa dân gian Nam Bộ”, những phác thảo là

chuyên luận của Nguyễn Phương Thảo ( nhà xuất bản Giáo

dục in năm 1994). Sach được tập hợp từ 14 bài viết đã được

công bố trước đó của tác giả.

- “Văn hóa sông nước Cần Thơ “do Trần Văn Nam

chủ biên ( nhà xuất bản Văn nghệ TP. HCM, in nă 2009).

“Văn hóa sông nước Cần Thơ” tập hợp các bài viết

đã đăng rải rác trên các báo địa phương của một số tác giả

ở Cần Thơ. Nội dung công trình chia làm bốn phần: mở đầu,

văn hóa tinh thần, văn hóa vật chất và ẩm thực....

Page 19: VĂN HÓA ẨM THỰC CỦA NGƯỜI VIỆT Ở HẬU GIANG

-5-

Về tục ngữ Nam Bộ chủ yếu là các công trình tổng hợp

tục ngữ của các tác giả:

- “Văn học Miền Nam Lục Tỉnh” của Nguyễn Văn Hầu

, Nhà xuất bản trẻ năm 2012.

- Kết quả khoa học công nghệ đề tài: “ Sưu tầm văn

học dân gian Cần Thơ”, Các chuyên đề : Ca dao và tục ngữ

Cần Thơ, tiến sĩ Trần Văn Nam năm 2011.

Công trình này tác giả tổng hợp các cấu ca dao, tục

ngữ về Cần Thơ.

3. Mục đích, yêu cầu của đề tài

Nghiên cứu về đề tài “Ứng xử vợ chồng của người

Việt qua ca dao, tục ngữ Nam bộ” người viết sẽ được

nghiên cứu sâu hơn về ca dao, tục ngữ Nam bộ, thể hiện

tình cảm gia đình qua góc nhìn văn hóa. Tìm ra hướng

tiếp cận mới về ca dao mà các nhà nghiên cứu chưa đề

cập đến nhiều.

4. Phạm vi nghiên cứu đề tài

Đối tượng nghiên cứu: Toàn bộ ca dao, tục ngữ được

sưu tầm ở Nam Bộ .

Phạm vi nghiên cứu: Các bài ca dao, tục ngữ Nam Bộ

có liên quan đến ứng xử vợ chồng của người Việt Nam Bộ.

5. Phương hướng và phương pháp nghiên cứu

Các phương pháp chính khi thực hiện đề tài:

- Phương pháp thống kê, phân tích

- Phương pháp tổng hợp so sánh

- Phương pháp tiếp cận liên ngành

6. Cấu trúc luận văn

Luận văn gồm ba phần ( mở đầu, nội dung, kết luận)

Page 20: VĂN HÓA ẨM THỰC CỦA NGƯỜI VIỆT Ở HẬU GIANG

-6-

Chương 1

NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG

1.1. Giới thuyết về ca dao, tục ngữ

1.2 . Khái niệm

1.2.1. Khái niệm về ca dao

Như vậy, về khái niệm ca dao hiện nay chưa có sự

thống nhất trong các nhà nghiên cứu nhưng tựu trung lại có

thể nói: Ca dao là tiếng nói của tâm tư, tình cảm về cuộc

sống của nhân dân lao động. Ca dao là những sáng tác nghệ

thuật ngôn từ được lưu truyền trong dân gian từ thế hệ này

sang thế hệ khác, từ địa phương này sang địa phương khác.

1.2.2. Khái niệm về tục ngữ

Tục ngữ là những câu ngắn gọn, xuôi tai, diễn đạt

những kinh nghiệm của nhân dân về thiên nhiên và lao động

sản xuất về con người và đời sống xã hội.

Về hình thức: Tự thể hiện một câu

Về cấu trúc : Tục ngữ có từ hai vế trở lên giữa hai

vế thường có sự hòa hợp về nhịp điệu, âm vận.

Về nội dung: Tục ngữ thể hiện phán đoán ( thành ngữ

thể hiện khái niệm)

Về ngữ nghĩa: mỗi câu tục ngữ thường có hai nghĩa

(nghĩa đen và nghĩa bóng).

Về thể loại: tuc ngữ là một thể loại sáng tác văn học

dân gian ( ngang với ca dao dân ca) gắn lời ăn tiếng nói

hàng ngày của nhân dân lao động).

Ý nghĩa của những câu tục ngữ thường khuyên răn hoặc

chỉ bảo điều gì và nặng về lí trí ( ca dao thiên về tình cảm).

Page 21: VĂN HÓA ẨM THỰC CỦA NGƯỜI VIỆT Ở HẬU GIANG

-7-

1.2.3. Đặc điểm

1.2.3.1. Đặc điểm về ca dao

Ca dao rất nhiều hình ảnh, hình ảnh ca dao thể hiện

rất gần gũi, gắn bó với đời sống nông thôn của nhân dân,

tuy đơn sơ mộc mạc nhưng phần lớn đã trở thành biểu tượng

trong ca dao. Ca dao sử dụng nhiều thể thơ khác nhau như

thể lục bát, song thất lục bát…các kiểu cấu tứ của ca dao

khá phong phú: cấu tứ theo lối ngẫu nhiên có chủ đề nhất

định, cấu tứ theo lối đối thoại,cấu tứ theo lối phô diễn về

thiên nhiên. Mặc khác, ca dao cũng có phần được hình thành

từ xu hướng cấu tạo những lời nói có vần và nhịp trong dân

gian do đó vẫn thường được dùng trong lời nói hàng ngày.

1.2.3.2. Đặc điểm về tục ngữ

Tục ngữ được dùng để diễn đạt các phán đoán, cho nên

chức năng của nó là thông báo, thông báo một nhận định , một

kết luận về một phương diện của thế giới khách quan.

Chức năng nhận thức: Tục ngữ đem lại cho người

tiếp nhận những nhận thức hiểu biết mới mẻ.

Chức năng giáo dục: Tục ngữ mang đến cho ta những

bài học, kinh nghiệm lời khuyên về lối sống, về cách đối

nhân xử thế, về đạo lí làm người…

Chức năng thẩm mỹ: Mỗi câu tục ngữ hoàn cảnh là

một tác phẩm nghệ thuật “tí hon” mang giá trị thẩm mỹ.

1.2.4. Đặc điểm của ca dao, tục ngữ Nam Bộ

- Đặc điểm về ca dao Nam Bộ

Thứ nhất, đó là những lời ca truyền thống từ miền

Bắc, miền Trung theo chân người đi khai hoang đến đất

Nam Bộ, tiếp tục lưu hành ở Nam Bộ như một phần tâm

hồn của những người con đi xa hướng về cố hương , về quê

Page 22: VĂN HÓA ẨM THỰC CỦA NGƯỜI VIỆT Ở HẬU GIANG

-8-

cha đất tổ. Trong các sưu tầm về ca dao ở Nam Bộ, chúng

ta dễ dàng bắt gặp những câu truyền thống như.

Thứ hai, đó cũng là những lời ca truyền thống của miền Bắc,

miền Trung nhưng nó đã được cải biên ( địa phương hóa )

cho phù hợp với hoàn cảnh mới, tâm trạng mới.

Thứ ba, đó là những lời ca được sáng tác và lưu

truyền ngay trên mảnh đất Nam Bộ, in đậm dấu ấn thiên

nhiên và con người của vùng đất này. Đại bộ phận ca dao

sư tầm ở Nam Bộ là những sáng tác mới, được lưu truyền

hoàn toàn trên mảnh đất này. Nó mang những đặc trưng

riêng so với ca dao các vùng miền khác.

- Đặc điểm về tục ngữ Nam Bộ

Phản ánh các mối quan hệ gia đình, xã hội ,hoạt động

giao tiếp giữa con người với con người. Những hành động,

cách ứng xử giữa người – người bắt nguồn từcái gốc văn

hóa của họ. Nhiều nét đẹp ứng xử trong các mối quan hệ gia

đình và xã hội được lưu truyền qua các thế hệ, trở thành đạo

lí, thành lối sống và đã được phản ánh trong tục ngữ. Bởi

tính chất của Tục ngữ là ngắn nên dễ hòa lẫn, nên khi nghiên

cứu nhiều khi nhầm lẫn với các câu mang từ miền ngoài

vào, nhưng cũng có nhiều câu nói trại đi để phù hợp với môi

trường đang sống, có những câu tục ngữ nghĩa bên trong

còn giữ lại nhưng bên ngoài đã thay đổi.

1.3. Quan niệm của người Việt về quan hệ vợ chồng

1.3.1. Quan niệm của người Việt về vợ chồng dưới sự

chi phối của Nho giáo

Theo quan điểm của thất xuất thì đàn bà lấy chồng,

trọng nhất là việc nối dõi tông đường, không có con thì

chồng phải lấy vợ khác, cho nên phải bỏ. Dâm dật đây là

Page 23: VĂN HÓA ẨM THỰC CỦA NGƯỜI VIỆT Ở HẬU GIANG

-9-

một nết hư Không thờ phụng cha mẹ chống là bất hiếu. Lăm

điều thì chua ngoa khó chịu,trộm cắp là có tính gian phi.

Ghen tuông thì mất tính hiền hậu. Có ác tật thì không đảm

đương nổi công việc nhà, có khi đem truyền nhiễm cho

người trong nhà. Các điều ấy khó dung nên phải đuổi. Tuy

nhiên Nho giáo cũng đưa ra ba điều không được đuổi đối

với phụ nữ là: Đàn bà từng để tang ba năm nhà chồng, trước

nghèo sau giàu, ở nhà chồng thì được về nhà mình khi

không có chỗ nào nương tựa.

1.3.2. Quan niệm của người Việt về vợ chồng dưới

sự chi phối của điều kiện sống.

Trong ứng xử vợ chồng người đàn ông Nam Bộ vẫn

là trụ cột trong gia đình, nhưng người phụ nữ cũng góp tiếng

nói chung với chồng, được ngồi ăn cơm chung, có khi bức

xúc người phụ nữ còn lớn tiếng lại với chồng:

“Ai đi nón lụa quạt Tàu

Nhờ của bên vợ khoe giàu với ai”

Đó là một phần do điều kiện sống người phụ nữ có

vai trò rất quan trọng trong nền nông nghiệp lúa nước, đồng

thời ảnh hưởng của quan niệm Mẫu hệ trong tư tưởng người

Chăm và người Khơ Me, nên vị trí của người vợ trong gia

đình được tôn trọng.

1.4. Văn hóa ứng xử trong quan hệ gia đình của người Việt

Từ xa xưa, văn hoá ứng xử trong gia đình đã được

ông cha ta đặc biệt coi trọng: Gia đình phải có gia giáo; gia

lễ; gia pháp; gia phong mà mỗi người trong gia đình phải

tuân thủ theo hết sức nghiêm ngặt.

Page 24: VĂN HÓA ẨM THỰC CỦA NGƯỜI VIỆT Ở HẬU GIANG

-10-

Văn hóa ứng xử trong gia đình được người Việt đề

cao và rất coi trọng. Trong kho tàng tục ngữ, ca dao Việt

Nam cho thấy có rất nhiều câu thể hiện điều này. Từ lúc mới

sinh ra, con người đã được đặt trong sự gắn bó thiêng liêng

của tình mẫu tử, phụ tử: “Phụ tử tình thâm”, “Xương cha,

da mẹ”, “Cá chuối đắm đuối vì con”. Khi khôn lớn mỗi

người không thể quên công ơn dưỡng dục của cha mẹ.

Đối với quan hệ vợ chồng, sự hoà thuận và tình nghĩa

thuỷ chung luôn mang ý nghĩa thiêng liêng, sâu nặng, là mối

ràng buộc trách nhiệm cao suốt đời người:

“Áo vá vai vợ ai không biết

Áo vá quàng chỉ biết vợ anh”

Tiểu kết chương 1

Trong xã hội phong kiến , do ảnh hưởng sâu sắc của

Nho giáo, sự kiểm soát chặt chẽ của lễ giáo phong kiến, các

mối quan hệ trong gia đình, đặc biệt là quan hệ vợ chồng rất

căng thẳng, hôn nhân trong xã hội phong kiến không mang

lại hạnh phúc gia đình. Nhưng may mắn ở tầng lớp nông

dân tư tưởng này ảnh hưởng hạn chế, cho nên trong quan hệ

vợ chồng người Việt có nhiều yếu tố dân chủ, bình đẳng.

Ngay trong long chế độ phong kiến, người nông dân không

tuân phục một chiều , mà có quan niệm và cách ứng xử linh

hoạt, nhiều chiều, theo hướng nhân văn tôn trọng quyền hôn

nhân chính đáng dựa trên tình yêu và coi trọng các thành

viên trong gia đình nhất là người phụ nữ. Chứ không chỉ

theo hướng phi nhân bản, phủ nhận tình yêu hôn nhân. Cũng

vì vậy khi ra đi vào mở đất ở Nam bộ người nông dân mang

theo tư tưởng đó đã xây dựng tổ ấm gia đình dựa trên tình

yêu thương.

Page 25: VĂN HÓA ẨM THỰC CỦA NGƯỜI VIỆT Ở HẬU GIANG

-11-

Chương 2

BIỂU HIỆN ỨNG XỬ VỢ CHỒNG CỦA NGƯỜI

VIỆT QUA CA DAO, TỤC NGỮ NAM BỘ

2.1.Ứng xử tích cực trong quan hệ vợ chồng người Việt

qua ca dao, tục ngữ Nam Bộ.

2.1.1. Thủy chung son sắt

Thủy chung vợ hy sinh hết lòng vì chồng, sẵn sàng

chịu cực khổ để chồng được hạnh phúc, sung sướng. Người

phụ nữ Nam bộ cũng rất trọng công danh của chồng, nàng

sẵn sàng hy sinh công sức, cùng chồng vượt qua khó khăn

để có ngày thành đạt. Vợ chăm sóc chồng tất chu đáo, tận

tụy, khi chồng gặp chuyện không hay thì vợ lo lắn rất chu

đáo, tận tình.

Ca dao, tục ngữ là nơi bày tỏ tình cảm chân thành

nhất của những con người lao động. Một gia đình vững chắc

ngoài yếu tố vật chất thì yếu tố tinh thần đặc biệt là sự thủy

chung trong tình cảm vợ chồng là điều cốt lõi để giữ hạnh

phúc. Nghĩa vụ thủy chung đều đặt lên vai của chồng lẫn

vợ, điều đó một phần nào tạo nên nét đẹp cho ca dao, tục

ngữ về ứng xử vợ chồng của người Việt Nam Bộ.

2.1.2. Đồng cam cộng khổ

Có nhiều bài viết ca ngợi hình ảnh người phụ nữ

cùng chồng san sẻ khó khăn. Đặt người đàn ông trong vị trí

trụ cột gia đình, như từ trước đến nay xã hội đã giao trách

nhiệm “ gánh vác giang sơn”. Nhưng trong xã hội Nam Bộ

vị trí đó có sự thay đổi, có nhiều gia đình phụ nữ đóng vai

trò trụ cột.

Page 26: VĂN HÓA ẨM THỰC CỦA NGƯỜI VIỆT Ở HẬU GIANG

-12-

Đồng cam cộng khổ ở đây xuất phát từ hai phía cả

vợ lẫn chồng. Kề vai sát cánh tương trợ lẫn nhau để tồn tại

và xây dựng hạnh phúc.

Do điều kiện sống luôn phải đối mặt với môi trường

nghiệt ngã, hùm beo, thú dữ, thậm chí nguy hiểm từ con

người mang lại, trộm cướp rình rập. Tạo nên sự mạnh mẽ

cứng cõi cho con người Nam Bộ.

2.1.3. Tương kính như tân

Thực ra, việc thân thiết với nhau cũng tạo ra vấn đề.

Việc thân thiết với nhau tới mức sâu xa như vợ chồng dẫn

tới khuynh hướng coi thường lẫn nhau. Khi nhìn thấy

khuyết điểm của nhau, người ta cảm thấy sự hứng khởi về

nét đẹp, sự duyên dáng, hay tài năng không còn hấp dẫn

mạnh mẽ như khi chưa là chồng là vợ.

Suy nghĩ như trên ta mới thấy, sự kính trọng lẫn nhau

trong đời sống hôn nhân là một điều hết sức quan trọng, bởi

vì đức tính này sẽ dẫn vợ chồng đến chỗ lắng nghe, cảm

thông, hoà giải và nên một. Vì thế, vợ chồng đãi nhau như

khách không có nghĩa là làm bộ xa lạ, kiểu cách với

nhau. Vợ chồng nhường nhịn để giữ hòa khí, không nên hơn

thua lời ăn tiếng nói.

2.1.4. Luôn có trách nhiệm với bạn đời

Vị trí của người chồng: người đàn ông thường đươc

gọi là rường cột trong gia đình, họ luôn tự hào về vai trò quan

trọng đó của mình. Họ nhận được sự vị nể , chăm sóc sự cảm

thông sâu sắc từ người vợ. Chính vì thế nghĩa vụ người chồng

phải làm là đối xử với vợ một cách xứng đáng: yêu thương

vợ, quý trọng vợ, là chỗ dựa tinh thần của người vợ.

Page 27: VĂN HÓA ẨM THỰC CỦA NGƯỜI VIỆT Ở HẬU GIANG

-13-

Quan niệm xưa còn lưu lại ít nhiều về vấn đề “

trọng nam khinh nữ” , quyền của người chồng trong gia

đình bao giờ cũng nặng hơn người vợ nhưng trong cuộc

sống thực sự muốn dung hòa thì sự bình đẳng là yếu tố

quyết định bền vững. Người chồng gánh vác huyện nặng

nhọc , lớn lao trong nhà nhưng cũng phải giúp đỡ vợ con

trong lúc khó khăn.

Vị trí của người vợ: “ Xuất giá tòng phu” bây giờ

không còn nguyên giá trị của nó như thưở ban đầu nữa,

phụ nữ có tính độc lập và giải quyết mọi vấn đề không chỉ

biết dựa dẫm vào ý kiến của chồng. Tuy nhiên, trách

nhiệm người vợ trong gia đình dù giỏi đến đâu cũng phải

chăm lo, cùng chồng chia sẻ những niềm vui nỗi buồn

trong cuộc sống.

2.1.5. Bình đẳng giữa chồng và vợ

Quan niệm Nho giáo bó buộc người phụ nữ trong

một chữ “ tòng” thì tác giả dân gian Nam bộ biến hóa sự

phụ thuộc ấy bằng tình yêu gắn bó theo kiểu “ theo nhau”,

dựa trên mối quan hệ bình đẳng, không ai lấn lướt ai.

Ca dao Nam bộ cho thấy một hình tượng về một

người vợ lo toan đảm đang công việc, sẵn sang hi sinh cho

chồng , làm đẹp lòng gia đình bên chồng. Ở một chừng mực

nào đó, phẩm chất của người vợ do bị ảnh hưởng của tư

tưởng Nho giáo với “ tứ đức, tam tòng” mà trở nên đẹp hơn

qua một số câu ca dao. Điều đó thể hiện sự tiếp thu những

mặt tích cực của đạo đức Nho giáo, nhưng có cải biến cho

phù hợp với môi

Page 28: VĂN HÓA ẨM THỰC CỦA NGƯỜI VIỆT Ở HẬU GIANG

-14-

2.2. Một số tiêu cực trong ứng xử vợ chồng qua ca dao,

tục ngữ Nam Bộ

BIỂU HIỆN NGUYÊN

NHÂN

TÁC

NHÂN

PHẢN

ỨNG

Tảo hôn Tham giàu Nữ Trách

Phụ bạc Mê vợ bé Nam Trách

Cờ bạc Nam Xa lánh

Chồng chết quen

trai

Nữ Phê phán

Bóc lột Chồng lười Chồng Trách

Nợ nần Cờ bạc/

làm biếng

Chồng Trách/

khinh

Phụ bạc Cả vợ/

chồng

Phê phán,

trách

Đa thê Nam Trách

Chê chồng Nữ

Chê vợ Nữ

Vợ hư Nữ

Đánh vợ Nam

Đánh chồng Nữ

Nghèo khổ Nữ

Chồng xấu Nữ

Chồng ngu Nữ

Ghen chồng Nữ

2.2.1. Sự bội bạc, giả dối thiếu quan tâm

Bi kịch trong đời sống vợ chồng là khi gặp chồng

hoặc gặp vợ không tôn trọng hôn nhân, sa vào con đường

Page 29: VĂN HÓA ẨM THỰC CỦA NGƯỜI VIỆT Ở HẬU GIANG

-15-

nghiện ngập , cờ bạc hay vô tâm với gia đình. Trong hoàn

cảnh như thế thì người vợ hay ngwoif chồng cũng đều đáng

thương như nhau. Điều đó dẫn đến hệ lụy gia đình tan vỡ,

con cái không ai chắm sóc, nghèo đói tệ nạn sẽ thường

xuyên xảy ra làm hại đến cuộc sống gia đình và xã hội.

2.3.3. Dễ vỡ trong quan hệ hôn nhân

Hôn nhân có vai trò quan trọng suốt cả đời người.

Quyết định kết hôn là quyết định lớn lao. Tuy nhiên, không

phải ai cũng có những suy nghĩ chính chắn khi đứng trước

vấn đề này. Hạnh phúc trong hôn nhân thì ít có vấn đề gì

bàn cãi. Còn đau khổ thì vô vàn chuyện xảy ra, biết bao điều

cần nhu cầu bày toe. Lấy phải người không ra gì là một

trong những bất hạnh lớn của cuộc đời con người.

Tiểu kết chương 2

Quan hệ vợ chồng là quan hệ rường cột của gia đình.

Vợ chồng cha mẹ có thương yêu nhau, vợ chồng cha mẹ có

thương yêu nhau, có gắn bó, thuận hòa thì gia đình mới thật

sự hạnh phúc, con cái mới được chăm sóc dạy bảo chu đáo.

Nhiều gia đình mâu thuẫn đến chia li, làm cho con cái phải

gánh hậu quả nặng nề.

Sự gắn bó này không dựa trên sự phục tùng tuyệt đối

mà dựa trên sự tương hợp. Đây là kiểu quan hệ bình đẳng,

đóng vai trò điều tiết quan hệ, tạo nên sự êm ấm, thuận hòa

trong gia đình. Người phụ nữ Nam bộ điều tiết gia đình bằng

tình thương, sự nhường nhịn theo lẽ phải chứ không phải là

sự phục tùng tuyệt đối theo khuôn phép cứng nhắc.

Page 30: VĂN HÓA ẨM THỰC CỦA NGƯỜI VIỆT Ở HẬU GIANG

-16-

Chương 3

GIÁ TRỊ ỨNG XỬ VỢ CHỒNG

QUA CA DAO TỤC NGỮ NAM BỘ

3.1. Thể hiện vai trò của văn học trong đời sống văn hóa

của người Việt

3.1.1. Truyền tải hiệu quả những đạo lí trong quan

hệ vợ chồng

Trong đó hôn nhân gia đình là một trong những yếu

tố xây dựng nên nếp sống gia đình lành mạnh, tiền nhân xưa

luôn đề cao đạo lí trong ứng xử gia đình nhất là trong quan

hệ vợ chồng.

Về ý nghĩa vật chất : các tác giả dân gian quan niệm

rằng làm tròn đạo nghĩa vợ chồng cần thể hiện sự yêu

thương nhau, chịu đựng thiếu thốn, không phụ thuộc vào

của cải.

Về ý nghĩa tinh thần: đạo nghĩa bao hàm cả tình cảm

và ý chí , vợ chồng phải thương yêu , tương trợ lẫn nhau,

hòa thuận, chung thủy, không bị chi phối bởi không gian và

thời gian. Quan niệm trên hoàn toàn phù hợp với cuộc sống

bình dị không phải là những triết lí cao siêu xa rời thực tế.

3.1.2. Những thông điệp được đúc kết trong ca dao, tục ngữ

dễ đi vào lòng người

Tục ngữ , ca dao đều có giá trị trong cuộc sống hiện

đại, mặc dù đây là sản phẩm của chế độ phong kiến xưa

nhưng ca dao, tục ngữ chứa đựng tâm tư, tình cảm, lí trí của

nhân dân ta qua nhiều thế hệ .

Page 31: VĂN HÓA ẨM THỰC CỦA NGƯỜI VIỆT Ở HẬU GIANG

-17-

Tục ngữ thiên về lí trí: khi phản ánh các quan hệ

trong gia đình, tục ngữ thường đúc kết những kinh nghiệm

hoặc những yêu cầu ứng xử, ít biểu lộ tình cảm .

Ca dao thiên về tình cảm : ca dao là thể loại trữ tình,

cho nên ca dao phản ánh quan hệ gia đình trong chiều sâu

tình cảm nhiều hơn.

Tục ngữ và ca dao là thể loại có hình thức ngắn gọn,

nội dung cô đọng hơn các thể loại khác , tục ngữ thiên về lí

trí cho nên khi phản ánh các quan hệ trong gia đình thường

đúc kết những kinh nghiệm hoặc những yêu cầu ứng xử. Ca

dao là thể loại trữ tình cho nên phản ánh ứng xử vợ chồng

theo chiều sâu tình cảm nhiều hơn.

3.2. Yếu tố văn hóa góp phần làm phong phú nội dung

ca dao, tục ngữ

Ca dao, tục ngữ Nam bộ trước hết là ca dao, tục ngữ

của Người Việt ở Nam bộ nó mang đầy đủ yếu tố của vùng

đất Nam bộ, trong đó việc sử dụng từ ngữ của con người ở

đây. Sống giữa thiên nhiên hài hòa với rừng tràm, rừng

đước bao la, nên ca dao, tục ngữ Nam bộ trong ứng xử vợ

chồng mang nét đặc trưng của vùng sông nước: các

phương tiện đi lại, hình ảnh thực vật, các hình ảnh gắn bó

với nông nghiệp.

Ca dao, tục gữ ngoài chức năng truyền tải nội dung,

tình cảm dân gian đến thế hệ con cháu còn là nơi lưu giữ nét

văn hóa tinh thần một thời kì. Dù ca dao, tục ngữ Nam bộ

viết về vấn đề nhỏ nào đó cũng hàm chứa nét đẹpt tinh thần

về khía cạnh đó, sức chứa theo từng mức độ biểu hiện của

câu ca.

Page 32: VĂN HÓA ẨM THỰC CỦA NGƯỜI VIỆT Ở HẬU GIANG

-18-

3.2.1. Đề tài phong phú gần gũi

Ca dao, tục ngữ Nam bộ ra đời sau so với ca dao các

vùng trên cả nước do nguyên nhân khách quan đây là vùng

đất mới được khai phá, người dân lưu lạc đến nơi hoang sơ

không một bóng người lập làng rồi dần dần xây dựng mới

phồn vinh như ngày hôm nay. Nam bộ được khai sáng bằng

sức lao động của những con người lao khổ, ra đi mong quên

đi quá khứ bắt đầu làm lại cuộc đời. Tuy vậy nó vẫn có dấu

ấn chung của cả nước, kế thừa nét truyền thống của tổ tiên

đi trước, mặc dầu muốn chối bỏ vĩ vãng đen tối nhưng con

người ra đi vần giữ gìn và lưu truyền cho con cháu những

câu ca dao, tục ngữ là nét đẹp văn hóa, là cội nguồn không

thể mất.

3.2.2. Tạo nên hình tượng nghệ thuật độc đáo

Nhiều hình ảnh mới lạ được đưa vào ca dao không

chỉ phong phú về hình thức biểu hiện, đa dạng về hình thức

ngôn ngữ. Công thức biểu tượng khi đi vào câu ca của người

Nam bộ thì phát triển thêm công thức mới, đó là những hình

ảnh gần gũi hay thay thế cho hình ảnh trong công thức biểu

tượng truyền thống . Hỉnh ảnh Thuyền trong ca dao nói về

hình tượng người con trai.

Tiểu kết chương 3

Khi khảo sát ca dao, tục ngữ Nam bộ người viết

không tập hợp được nhiều câu tục ngữ, vì tục ngữ mang tính

chất triết lí, áp dụng đa phần phù hợp với nhiều ngữ cảnh,

nên ca dao được dẫn làm tư liệu nhiều hơn.

Page 33: VĂN HÓA ẨM THỰC CỦA NGƯỜI VIỆT Ở HẬU GIANG

-19-

Ca dao, tục ngữ Nam bộ là một thể thức của văn hóa

tinh thần, là tư tưởng tình cảm, ý nghĩ trung thực của người

bình dân Nam bộ. Ddây là nơi phản ánh sinh hoatk hằng

ngày và đời sống tinh thần của con người, ẩn chứa đầy đủ

tâm tư, tình cảm khát vọng của những người mở đất.

KẾT LUẬN

Ca dao, tục ngữ người Việt đã phản ánh sinh động,

đa dạng và sâu sắc các mối quan hệ chính của gia đình

người Việt. Từ ngàn xưa người Việt đã rất coi trọng gia

đình và bằng văn học dân gian, họ đã bộc lộ suy nghĩ, tình

cảm của mình về các mối quan hệ đa dạng của gia đình,

truyền kinh nghiệm của mình lại cho muôn đời sau. Qua tục ngữ, ca dao thể hiện được phong tục tập

quán người Việt trong quan hệ gia đình có những nét riêng

độc đáo, mang tính truyền thống bền vững bên cạnh những

nét chung của cư dân vùng Đông Nam Á chịu ảnh hưởng

của nhiều luồng tư tưởng trong đó đáng kể nhất là tư tưởng

Nho giáo và Phật giáo.

Qua tục ngữ , ca dao Nam bộ thấy được tính chất dân

chủ, bình đẳng, khoan hòa, nhân văn là tính chất trội của

quan hệ gia đình người Việt . Ở đây sự yêu thương nhường

nhịn, hợp lực với nhau “ chồng cày vợ cấy”, “ thuận vợ

thuận chồng”, là nguyên tắc cơ bản, nhằm cùng nhau xây

dựng hạnh phúc gia đình. Với bản tính ôn hòa, gắn bó với

cộng đồng, hòa đồng với thiên nhiên, người Việt xây dựng

Page 34: VĂN HÓA ẨM THỰC CỦA NGƯỜI VIỆT Ở HẬU GIANG

-20-

gia đình trên nền tảng coi trọng tổ tiên, coi trọng tình nghĩa,

coi trọng sự hòa thuận, xa lạ với lối sống gây hiềm khích,

ưa hung bạo.

Văn hóa bác học và văn háo dân gian: văn hóa bác

học ảnh hưởng nhiều ở tầng lớp trên vua- quan – nhà giàu-

nho sĩ bậc cao. Văn hóa dan gian ảnh hưởng tầng lớp bình

dân: nông dân người buôn bán,, người thợ thủ công, nho sĩ

nghèo. Hai tầng văn hóa có tính riêng biệt nhưng thường

xuyên ảnh hưởng lẫn nhau.

Tục ngữ ca dao phong phú, trong đó chứa đựng một

mô hình gia đình cũng với những mối quan hệ tốt đẹp thuộc

về bản sắc văn hóa Việt Nam. Công trình cho thấy tục ngữ

ca dao Nam bộ đã cung cấp cho con người những kinh

nghiệm ứng xử, giáo dục gia đình sinh động, xây dựng gia

đình hạnh phúc. Như vậy ca dao, tục ngữ không những vốn

quý về văn học nghệ thuật, mà còn là vốn quý về kinh

nghiệm sống, về cách thức ứng xử để giữ yên tổ ấm gia

đình, về cách nghĩ, cách diễn đạt của nhân dân thấm nhuần

để vận dụng vào công việc hàng ngày.

Ca dao tục ngữ Nam bộ phản ánh những khiếm

khuyết chính là cách đối xử nghiệt ngã, bất công của

không ít gia đình và mọi người cần nhận thức đúng để

khắc phục.