việt văn - 5a

131
Trường Việt Ngữ Về Nguồn 1 5A-k47 Lời Tựa Những năm trước đây, Trường Việt Ngữ Về Nguồn có soạn thảo bộ sách "Tiếng Việt Còn Người Việt Còn", từ Lớp Vỡ Lòng A cho đến Lớp 5B, để dùng trong việc giảng dạy Việt ngữ cho các em học sinh; tuy nhiên qua quá trình xử dụng bộ sách này, chúng tôi nhận thấy còn nhiều khiếm khuyết về hình thức cũng như nội dung. Bởi thế, Ban Biên Tập Trường Việt Ngữ Về Nguồn cố gắng tu bổ lại bộ sách "Tiếng Việt Còn, Người Việt Còn", với hy vọng các Thầy, Cô giáo có phương tiện hướng dẫn học sinh và ngược lại các em cũng có phương tiện ôn lại những điều đã học trong lớp dễ dàng hơn. Các đoạn văn, hình vẽ dùng làm tài liệu giảng dạy trong bộ sách này, một phần do chúng tôi soạn thảo, một phần khác chúng tôi trích từ những tác phẩm của các Nhà giáo, Nhà văn, Nhà thơ, Nhà báo - mà vì hoàn cảnh, chúng tôi không thể trực tiếp xin phép các tác giả được. Chúng tôi xin quý vị vì bổn phận bảo tồn và phát huy tiếng Việt, đồng thời cũng vì lợi ích của các em học sinh, mà cho phép chúng tôi làm công việc này. Với thiện tâm, thiện chí, Ban Biên Tập chúng tôi đã nỗ lực soạn thảo bộ sách "Tiếng Việt Còn, Người Việt Còn" này nhưng chắc chắn không thể nào tránh được những lỗi lầm của kỹ thuật ấn loát. Chúng tôi ước mong các bậc trưởng thượng, các vị chuyên soạn sách giáo khoa, những Nhà giáo lão thành và toàn thể các bậc phụ huynh đóng góp ý kiến để bộ sách được hoàn hảo hơn trong tương lai. Trân trọng, Ban Biên Tập Trường Việt Ngữ Về Nguồn

Upload: others

Post on 16-Oct-2021

3 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Trường Việt Ngữ Về Nguồn 1 5A-k47

Lời

Tựa

Những năm trước đây, Trường Việt Ngữ Về Nguồn có soạn thảo bộ sách "Tiếng Việt Còn

Người Việt Còn", từ Lớp Vỡ Lòng A cho đến Lớp 5B, để dùng trong việc giảng dạy Việt ngữ cho

các em học sinh; tuy nhiên qua quá trình xử dụng bộ sách này, chúng tôi nhận thấy còn nhiều khiếm

khuyết về hình thức cũng như nội dung. Bởi thế, Ban Biên Tập Trường Việt Ngữ Về Nguồn cố

gắng tu bổ lại bộ sách "Tiếng Việt Còn, Người Việt Còn", với hy vọng các Thầy, Cô giáo có

phương tiện hướng dẫn học sinh và ngược lại các em cũng có phương tiện ôn lại những điều đã học

trong lớp dễ dàng hơn.

Các đoạn văn, hình vẽ dùng làm tài liệu giảng dạy trong bộ sách này, một phần do chúng tôi

soạn thảo, một phần khác chúng tôi trích từ những tác phẩm của các Nhà giáo, Nhà văn, Nhà thơ,

Nhà báo - mà vì hoàn cảnh, chúng tôi không thể trực tiếp xin phép các tác giả được. Chúng tôi xin

quý vị vì bổn phận bảo tồn và phát huy tiếng Việt, đồng thời cũng vì lợi ích của các em học sinh,

mà cho phép chúng tôi làm công việc này.

Với thiện tâm, thiện chí, Ban Biên Tập chúng tôi đã nỗ lực soạn thảo bộ sách "Tiếng Việt

Còn, Người Việt Còn" này nhưng chắc chắn không thể nào tránh được những lỗi lầm của kỹ thuật

ấn loát. Chúng tôi ước mong các bậc trưởng thượng, các vị chuyên soạn sách giáo khoa, những Nhà

giáo lão thành và toàn thể các bậc phụ huynh đóng góp ý kiến để bộ sách được hoàn hảo hơn trong

tương lai.

Trân trọng,

Ban Biên Tập

Trường Việt Ngữ Về Nguồn

Trường Việt Ngữ Về Nguồn 2 5A-k47

Nội Quy

1. Học sinh đến trường phải đồng phục áo trắng, quần dài. Đi học liên tục và đúng giờ. Nếu học

sinh đi trễ quá 10 phút các em phải có phụ huynh trực tiếp dẫn tới lớp học và trình với Thầy,

Cô phụ trách. Nếu không, sẽ không được phép vào lớp.

2. Mọi sự vắng mặt của học sinh đều phải được phụ huynh thông báo trước với Thầy, Cô phụ

trách lớp bằng điện thoại, hoặc có giấy phép của phụ huynh trong buổi học kế tiếp. Học sinh

nào vắng mặt liên tiếp 3 buổi học mà không có lý do chính đáng sẽ không được tiếp tục theo

học khoá hiện tại.

3. Trong lớp, học sinh cần phải chú tâm nghe lời Thầy, Cô giảng bài; không được nói chuyện

riêng hay đùa nghịch. Phải thương mến và giúp đỡ bạn bè. Học sinh phải tham dự đầy đủ các

kỳ thi trong khoá học, phải làm đầy đủ bài tập trong lớp cũng như làm bài tập ở nhà.

4. Học sinh phải giữ gìn vệ sinh chung trong lớp học và trong phạm vi khuôn viên nhà trường.

Tuyệt đối tuân theo sự hướng dẫn của Thầy, Cô phụ trách. Học sinh nào vi phạm kỷ luật, làm

hư hại đến tài sản của nhà trường sẽ phải bồi thường theo đúng với vật giá hiện thời.

5. Học sinh tuyệt đối không được ăn, uống trong lớp học hoặc di chuyển các đồ vật như sách vở,

tranh ảnh treo trên tường, cũng như các vật dụng khác.

6. Học sinh khi vắng mặt trong 5 buổi học, dù có lý do chính đáng cũng sẽ không được lên lớp

trong khoá tới.

7. Học sinh phải tham dự và nghe theo sự hướng dẫn của các Thầy, Cô hoặc của Ban Điều Hành

trường trong các buổi sinh hoạt. Tuyệt đối cấm mang theo các vật bén nhọn, chất nổ, các loại

hoá chất, cũng như vũ khí.

8. Để tránh tình trạng mất mát, học sinh không được phép mang theo các đồ vật quý giá, các loại

đồ chơi cá nhân vào trường trong giờ học cũng như giờ chơi. Nhà trường sẽ hoàn toàn không

chịu trách nhiệm nếu có vấn đề hư hỏng hoặc mất mát xẩy ra.

9. Trong giờ ra chơi học sinh chỉ được phép chơi trong khuôn viên của nhà trường đã ấn

định và phải vào lớp đúng giờ khi nghe chuông báo hiệu vào lớp.

10. Học sinh nào vi phạm một trong 9 điều lệ khể trên (ngoại trừ Điều 6) sẽ do Thầy, Cô phụ trách

lớp khuyến cáo. Nếu học sinh bị cảnh cáo 3 lần vì vi phạm kỷ luật mà còn tỏ ra thiếu lễ độ và

tái phạm nữa, sẽ bị đưa lên Ban Điều Hành quyết định.

Ban Điều Hành Trường Việt Ngữ Về Nguồn

Trường Việt Ngữ Về Nguồn Ve Nguon Vietnamese Language School

P. O. Box 730282, San Jose, CA 95122-1412

E-mail: [email protected]

Telephone: (408) 987-5253

Website: www.vietnguvenguon.org

Trường Việt Ngữ Về Nguồn 3 5A-k47

Trường Việt Ngữ Về Nguồn Giáo Viên Chính: ___________________________

Khóa: _______, N/k: ________ Giáo Viên Phụ: _____________________________

Lớp: _______ Phòng: _______

Học sinh đi học đều đặn, đúng giờ, mặc áo mầu trắng và quần dài.

Không nên nghỉ học quá 3 buổi. Phụ huynh liên lạc với giáo viên phụ trách lớp khi con em nghỉ

học để hướng dẫn các em hoàn tất những bài tập bị thiếu.

Phụ huynh giúp con em tiến bộ trong việc học tiếng Việt bằng cách duy trì nói tiếng Việt với

con em ở nhà, và cho các em tập đọc bài học trước khi tới trường.

Đến trường học sinh cần phải có và mang theo: sách giáo khoa, quyển vở, giấy viết, bút mực

hoặc bút chì, cục gôm (đồ tẩy).

Hàng tuần có bài tập về nhà. Học sinh cần làm bài tập đầy đủ và đưa phụ huynh kiểm nhận.

Bài tập trong lớp bao gồm: tập đọc, tập nói chuyện, tập bỏ dấu, điền vào chỗ trống, tập làm văn,

văn phạm, chính tả. Số điểm tối đa là 100% cho mỗi bài.

Bài tập về nhà bao gồm: tập đọc, tập nói chuyện, tập bỏ dấu, điền vào chỗ trống, tập làm văn,

văn phạm và chính tả. Số điểm tối đa là 100% cho mỗi bài.

Mỗi khóa học sẽ có 4 bài thi. Số điểm tối đa là 100% cho mỗi bài.

Điểm trung bình cuối khóa để được lên lớp là 80%, gồm có: 40% điểm bài tập lớp, 10% điểm

bài tập nhà, và 50% điểm bài thi.

Học sinh xuất sắc mỗi tháng và cuối khóa cần có số điểm trung bình 85% trở lên.

Phụ huynh đồng ý & Ký tên __________________________________ Ngày _______________

Điện thoại liên lạc: __________________________________________________________

Thầy / Cô: __________________________________________ Đt.: ___________________

Thầy / Cô: __________________________________________ Đt.: ___________________

Thầy / Cô: __________________________________________ Đt.: ______________________

Thầy / Cô: __________________________________________ Đt.: ______________________

Trường Việt Ngữ Về Nguồn 4 5A-k47

Phương pháp ráp vần tiếng Việt

Mẫu tự:

a b c d đ e (bê) (xê) (dê) (đê)

g h i k l m (giê) (hát) (ca) (e-lờ) (em-mờ)

n o p q r s (en-nờ) (pê) (cu) (e-rờ) (ét-sờ)

t u v x y (tê) (vê) (ích-xờ) (i-cờ-rét)

Nguyên âm: a, ă, â, e, ê, i, o, ô, ơ, u, ư, y.

Phụ âm đơn: b, c, d, đ, g, h, k, l, m, n, p, q, r, s, t, v, x.

Phụ âm ghép: ch, gh, gi, kh, ng, ngh, nh, ph, qu, th, tr.

Các dấu: Sắc, Huyền, Hỏi, Ngã, Nặng

Ráp vần: Công cha nghĩa mẹ ơn thầy.

Công - xê ô cô en-nờ giê công

Cha - xê hát a cha

Nghĩa - en-nờ giê hát i nghi a nghia ngã nghĩa

Mẹ - em-mờ e me nặng mẹ

Ơn - ơ en-nờ ơn

Thầy - tê hát â thớ i-cờ-rét thây huyền thầy

Trường Việt Ngữ Về Nguồn 5 5A-k47

Nguyên tắc đánh dấu tiếng Việt

● Nếu một chữ có phụ âm đơn hay phụ âm kép ghép với một nguyên âm, thì các dấu

phải đánh vào nguyên âm đó: bé, tá, phò mã, khỉ, xạ thủ, v.v.

● Nguyên âm "u" và "i" trong phụ âm kép "qu" và "gi" đã cùng với phụ âm "q" và

"g" để biến thành phụ âm kép chứ không còn là một nguyên âm nữa. Chính vì thế mà

hai phụ âm kép này ghép với 1 hay 2 nguyên âm thì các dấu phải đánh vào nguyên

âm ở ngay sau phụ âm kép này: quí, quá, quà, quả, quạ, quắc, quế, quý, quỹ, quỳ, già,

giá, giữa, giác, giải, giả, v.v.

● Nếu trước 2 nguyên âm mà có phụ âm đơn hay kép và sau 2 nguyên âm này lại

không có phụ âm nào thì các dấu phải đánh vào nguyên âm thứ nhất như: chùa, chúa,

thúy, thùy, thúi, lũy, gào, góa, bùa, của, bùi, chúa, khói, khảo, khóa, lìa, trào, tráo,

khéo, khỏe, khóe, chúi, thủy, và trụy, v.v.

● Trong một chữ có 2 hay 3 nguyên âm mà 1 nguyên âm đã có dấu sẵn như: ă, â, ê, ô,

ơ, ư, v.v. thì các dấu sắc, huyền, hỏi, ngã, và nặng phải đánh vào nguyên âm đó: thuế,

thuấn, thuyền, thuở, uyển chuyển, chữa, suyễn, diễm, truyện, diệu, v.v. Nếu 2

nguyên âm đều có dấu cả như "ư và ơ" thì các dấu phải đánh lên nguyên âm thứ hai:

tướng lãnh, thường lệ, thưởng phạt, dưỡng khí, thượng lộ, v.v.

● Nếu trong một chữ chỉ có 2 nguyên âm mà trước và sau 2 nguyên âm này đều có

phụ âm đơn hay kép thì các dấu phải đánh vào nguyên âm thứ hai: đoán, khoáng,

khoát, khoét, toàn, khoảng, loãng, loạng choạng, v.v.

● Khi một chữ tận cùng bằng 3 nguyên âm, thì các dấu phải đánh lên nguyên âm ở

giữa như: thoái thác, ngoéo cổ, cười, bải hoải, khúc khuỷu, choãi chân, hải ngoại, v.v.

Trường Việt Ngữ Về Nguồn 6 5A-k47

Dấu "Hỏi, Ngã"

Dấu hỏi ngã được căn cứ vào ba quy luật căn bản: luật bằng trắc, chữ Hán Việt và các quy

luật ngoại lệ.

A. Luật bằng trắc

Quy luật bằng trắc phải được hiểu theo ba quy ước sau.

1. Luật lập láy: Danh từ lập láy tức là một chữ có nghĩa nhưng chữ ghép đi theo chữ kia

không có nghĩa gì cả. Thí dụ: vui vẻ, chữ vui có nghĩa mà chữ vẻ lại không nghĩa; chữ mạnh

mẽ, chữ mạnh có nghĩa nhưng chữ mẽ lại không hề mang một ý nghĩa nào hết; hoặc chữ lặng lẽ,

vẻ vang...

2. Luật trắc: Không dấu và dấu sắc đi theo với danh từ lập láy thì chữ đó viết bằng dấu hỏi

(ngang sắc hỏi). Thí dụ:

Hớn hở: chữ hớn có dấu sắc, thì chữ hở phải là dấu hỏi.

Vui vẻ: chữ vui không dấu, thì chữ vẻ đương nhiên phải dấu hỏi.

Hỏi han: chữ han không dấu, như thế chữ hỏi phải có dấu hỏi.

Vớ vẩn: chữ vớ là dấu sắc thì chữ vẩn phải có dấu hỏi.

Tương tự như mắng mỏ, ngớ ngẩn, hở hang…

3. Luật bằng: Dấu huyền và dấu nặng đi theo một danh từ lập láy thì được viết bằng dấu ngã

(huyền nặng ngã). Thí dụ:

Sẵn sàng: chữ sàng có dấu huyền thì chữ sẵn phải là dấu ngã.

Ngỡ ngàng: chữ ngàng với dấu huyền thì chữ ngỡ phải để dấu ngã.

Mạnh mẽ: chữ mãnh có dấu nặng, do đó chữ mẽ phải viết dấu ngã.

Tương tự như các trường hợp lặng lẽ, vững vàng,...

B. Chữ Hán Việt

Văn chương Việt Nam xử dụng rất nhiều từ Hán Việt, chúng ta hay quen dùng hằng ngày

nên cứ xem như là tiếng Việt hoàn toàn. Thí dụ như các chữ thành kiến, lữ hành, lãng du, viễn

xứ,... tất cả đều do chữ Hán mà ra.

Đối với chữ Hán Việt được xử dụng trong văn chương Việt Nam, luật về đánh dấu hỏi ngã

được quy định như sau:

Tất cả những chữ Hán Việt nào bắt đầu bằng các chữ D, L, V, M và N đều viết bằng dấu

ngã, các chữ Hán Việt khác không bắt đầu bằng năm mẫu tự này sẽ được viết bằng dấu hỏi. Thí dụ:

Trường Việt Ngữ Về Nguồn 7 5A-k47

Dĩ vãng: hai chữ này phải viết dấu ngã vì dĩ vãng không những là Hán tự mà còn bắt đầu

bằng chữ D và V.

Vĩ đại: vĩ có dấu ngã vì chữ vĩ bắt đầu với mẫu tự V.

Ngẫu nhiên: chữ ngẫu dấu ngã vì áp dụng qui luật Hán Việt nói trên.

Lẽ phải: lẽ dấu ngã vì chữ L, phải dấu hỏi vì có chữ P.

Tư tưởng: chữ tưởng phải viết dấu hỏi vì vần T đứng đầu.

Tương tự như: lữ hành, vĩnh viễn,...

Để có thể nhớ luật Hán tự dễ dàng, chúng tôi đặt một câu châm ngôn như thế này: "Dân Là

Vận Mệnh Nước" để dễ nhớ mỗi khi muốn sử dụng quy luật Hán tự nói trên.

C. Các qui ước khác

1. Trạng từ (adverb): Các chữ về trạng từ thường viết bằng dấu ngã. Thí dụ:

Thôi thế cũng được. Trạng từ cũng viết với dấu ngã.

Xin anh đừng trách em nữa. Trạng tự nữa viết với dấu ngã.

Chắc anh đã mệt lắm rồi. Trạng từ đã viết với dấu ngã.

2. Tên họ cá nhân và quốc gia: Các họ của mỗi người và tên của một quốc gia thường

được viết bằng dấu ngã. Thí dụ:

Đỗ đình Tuân, Lữ đình Thông, Nguyễn ngọc Yến...

Các chữ Đỗ, Lữ, Nguyễn đều viết bằng dấu ngã vì đây là danh xưng họ hàng.

Nước Mỹ, A-Phú-Hãn,...

Các chữ Mỹ và Hãn phải viết bằng dấu ngã vì đây là tên của một quốc gia.

3. Thừa trừ: Một qui ước thừa trừ ta có thể dùng là đoán nghĩa để áp dụng theo luật lập

láy và bằng trắc nói trên. Thí dụ:

Anh bỏ em đi lẻ một mình. Chữ lẻ viết dấu hỏi vì từ chữ lẻ loi mà ra, chữ loi không dấu nên

chữ lẻ viết với dấu hỏi.

Anh này trông thật khỏe mạnh. Chữ khỏe ở đây có dấu hỏi vì do từ khỏe khoắn mà ra,

khoắn dấu sắc thì khỏe phải dấu hỏi.

Văn chương là linh hồn của nền văn hóa, viết sai dấu hỏi ngã có thể làm sai lạc

cả câu văn, đó là chưa kể đến nhiều sự hiểu lầm tai hại cho chính mình và người khác

cũng như các việc trọng đại.

Phỏng theo Khải Chính Phạm Kim Thư

Trường Việt Ngữ Về Nguồn 8 5A-k47

Việt Văn 5A Bài 1 Truyện Ngụ Ngôn La Fontaine Con Sói và Giàn Nho

Phân Biệt Từ Ngữ: chùm, trùm; bai, bay; giàn, dàn

Bài 2 Truyện Ngụ Ngôn La Fontaine Gà Đẻ Trứng Vàng

Phân Biệt Từ Ngữ: cổ, cỗ; đặt, đặc; phăng, phang

Bài 3 Truyện Ngụ Ngôn La Fontaine Con Ve và Con Kiến

Phân Biệt Từ Ngữ: bấc, bất; vay, vây; miếng, miến

Bài 4 Truyện Ngụ Ngôn La Fontaine Lừa và Chó

Phân Biệt Từ Ngữ: quay, quai; thấp, thắp; dậy, dạy

Bài 5 Một Câu Chuyện Cảm Động

Phân Biệt Từ Ngữ: phát, phác; vách, vắt; xuất, suất

Bài 6 Quê Hương Đẹp Hơn Cả

Phân Biệt Từ Ngữ: may, mai; thiên, thiêng; lưu, lu

Bài 7 Nguyễn Huệ

Phân Biệt Từ Ngữ: tan, tang; xoài, xài; giặc, giặt

Bài 8 Nhà Nguyễn

Phân Biệt Từ Ngữ: cách, cắt; nói, nối; lập, lặp

Bài 9 Nguyên Nhân Pháp Xâm Chiếm Việt Nam

Phân Biệt Từ Ngữ: xinh, xin; xưa, sưa; cậy, cạy

Bài 10 Phan Bội Châu

Phân Biệt Từ Ngữ: uống, uốn; xét, sét; chăm, trăm

Bài 11 Phan Chu Trinh

Phân Biệt Từ Ngữ: buộc, buột; trương, chương; phồng, phòng

Bài 12 Truyện Ngụ Ngôn La Fontaine Sư Tử Về Già

Phân Biệt Từ Ngữ: rách, rát; nhức, nhất; đầy, đày

Bài 13 Chiếc Cùm Nạm Ngọc

Phân Biệt Từ Ngữ: ích, ít; bản, bảng; nữa, nửa

Bài 14 Biết Quí Thời Giờ

Phân Biệt Từ Ngữ: chanh, tranh; tỉnh, tĩnh; chuồn, chuồng

Bài 15 Chuyện Người Samurai

Phân Biệt Từ Ngữ: chở, trở; tiềm, tìm; chí, trí

Trường Việt Ngữ Về Nguồn 9 5A-k47

Bài 1 Tập đọc và Chính tả

Truyện Ngụ Ngôn La Fontaine Chó sói và Giàn Nho

Chó sói kia ở nơi rừng ấy

Đương đói lòng lại thấy giàn nho

Mấy chùm vừa chín vừa to

Nước da đỏ thẫm, thơm tho ngọt ngào .

Cậu sói cũng ước ao được bữa

Nhưng giàn cao không với đến nơi

Chê bai sói đã thốt lời:

- Nho xanh chẳng xứng miệng người phong lưu

Nguyễn văn Vĩnh (dịch)

Ngữ vựng - sói (d.t): một loài vật sống trong rừng, trông giống như chó nhưng chân

thấp, tai to và mõm nhọn, rất tinh khôn.

- phong lưu (t.t): có những cử chỉ lịch sự và lối sống sang trọng, giầu có.

- xứng (đ.t): thích hợp, đáng được.

Đại ý:

Chó sói bụng đói nhìn thấy những chùm nho chín đỏ trên giàn nho, rất thèm

khát nhưng không tài nào với tới; bèn làm bộ chê bai nho kia còn xanh không

xứng đáng để cho kẻ giầu sang lịch sự ăn.

Trường Việt Ngữ Về Nguồn 10 5A-k47

Bài Tập Ngữ Vựng

Chọn nghĩa thích hợp cho những từ ngữ sau đây:

Trả lời

1 Sói

A

có những cử chỉ lịch sự và lối sống sang trọng, giầu có

2 Phong lưu

B

thích hợp, đáng được

3 Xứng

C

một loài vật sống trong rừng, trông giống như chó nhưng chân thấp, tai to và mõm nhọn, rất tinh khôn

Tập đặt câu với từ ngữ đã học

1) Sói: _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _

2) Phong lưu: _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _

3) Xứng: _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _

Điền vào chỗ trống

Em hãy đọc những câu sau đây và chọn những từ ngữ trong phần ngữ vựng

để điền vào chỗ trống cho hợp nghĩa:

1) Trong khu rừng kia có bầy (đàn) __________ rất hung dữ.

2) Đừng nhìn vẻ ________________ của ông Tám mà tưởng rằng

ông ta là người giầu có.

3) Anh Tâm được nhận phần thưởng cuối khóa thật là ____________

Trường Việt Ngữ Về Nguồn 11 5A-k47

Bài 1 Phân Biệt Từ Ngữ TRÙM, CHÙM

BAI, BAY GIÀN, DÀN

Trùm: 1. Bao phủ lên trên. Thí dụ: Trời lạnh, tôi trùm mền ngủ cho ấm. 2. Người đứng đầu một phe, một bọn, một nghề gì. Thí dụ: Ông Thanh là một trùm ăn cắp; ông Bảo là ông trùm nhà thờ.

Chùm: -Nhiều cái xúm lại với nhau

Thí dụ: Một chùm hoa nở đẹp quá!; tôi có một chùm chìa khóa; chùm nho này trái nào cũng to.

Bai: -(không có nghĩa nếu đứng riêng) vì phải là từ ghép như Bai bải: dằn dai và lớn miệng. Thí dụ: Bà già kia la bai bải; chị Lan chối bai bải Hoặc từ ghép khác như chê bai: không cho là phải là đúng, là tốt…

Thí dụ: Hôm nay mẹ kho cá ngon quá mà em Tí cứ chê bai mãi. - Cái áo đầm này đẹp và rẻ nhưng người khách còn chê bai.

Bay: -cử động ở trên không.

Thí dụ: Cờ bay phất phới; Máy bay là phương tiện di chuyển nhanh nhất nhưng giá không rẻ.

Giàn: -Vật bắc ngang bắc dọc để cho cây leo. Thí dụ: (giàn bí, giàn mướp, giàn hoa thiên lý); giàn gác; giàn giụa (ý nói nước mắt nước mũi chẩy nhiều ).

Dàn: -Bày ra có thứ tự

-Những từ ngữ thường dùng: dàn bài; dàn binh, dàn quân (bày binh lính theo đội hình); dàn cảnh: bày cảnh trí như thật; dàn xếp: Sắp đặt cho yên ; dàn nhạc (bày những nhạc cụ để chơi trong buổi nhạc hội).

Tập đặt câu với từ ngữ: 1) trùm: _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _

2) chùm: _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _

3) giàn: _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ __

4) dàn: _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ __

5) bai: _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _

6) bay: _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ __ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ __

Trường Việt Ngữ Về Nguồn 12 5A-k47

Luận Văn 1

TRANH LUẬN

Một văn bản tranh luận được dùng để chứng minh rằng sự khẳng định

(quan điểm, lý thuyết, hoặc giả thuyết) của mình là đúng hơn so với những ý

kiến của người khác. Văn tranh luận có nhiều loại như:

1. Nêu ra những thuận lợi và bất lợi,

2. Bày tỏ quan điểm/cung cấp giải pháp,

3. Bày tỏ sự đồng ý hoặc khác ý về một vấn đề, hoặc

4. So sánh và tương phản các vật hoặc người.

Sự tranh luận xảy ra khi hai nhóm người không đồng ý với nhau.

Chúng ta có thể đưa ra những lý do để xác minh quan điểm của mình, nhưng

việc thuyết phục nhóm đối lập sẽ gặp khó khăn nếu lý lẽ của chúng ta không

vững chắc. Vì thế, nền tảng của bài văn phải là một quan điểm có thể biện hộ

được với bằng chứng và chi tiết. Mục đích chính của loại văn này là để thay

đổi ý kiến của người đọc, làm cho họ đồng ý với người viết. Cho nên, chúng

ta phải viết với sự khách quan, hợp lý, và tôn trọng.

Sau đây là những điều đáng ghi nhớ:

1. Khi em viết một bản văn tranh luận, người đọc có thể không đồng ý với

em.

2. Vì vậy, việc làm văn để thuyết phục có thể là một thử thách và gánh nặng

to lớn.

3. Mục đích của em có thể là để thay đổi tâm trí người đọc hoặc thúc

đẩy họ đi tới hành động.

4. Mục đích của em có thể là quảng cáo một chương trình, bảo vệ một tư

tưởng, hoặc bác bỏ một địch thủ.

5. Khi em trình bày lý lẽ để ủng hộ hoặc chống đối một chủ đề nào, em nên

trình bày chúng một cách công bằng. Bàn luận kỹ lưỡng và không thiên vị.

Trường Việt Ngữ Về Nguồn 13 5A-k47

6. Trong tất cả những trường hợp này, em nên xem việc viết văn tranh luận

như một phương thức quan trọng để biến đổi môi trường chung quanh trở

thành thực tại mà em mong muốn.

VIỆC CHUẨN BỊ

Lúc em chuẩn bị cho bài tranh luận, hãy nhớ rằng văn bản nên:

1. Trình Bày Vấn Dề – Người đọc cần hiểu biết về vấn đề sắp được tranh

luận.

2. Lý Do Biện Minh – Nói cách khác, bài văn nên chứng minh mọi điểm

được ủng hộ.

3. Bác Bỏ Luận Chứng Đối Lập – Chứng minh ý kiến bất đồng là không

chính xác/không đúng/không hợp lý/vô căn cứ.

CẤU TRÚC

I. Phần mở bài

─ Bối Cảnh

─ Luận Đề

II. Thân bài

─ Ưu điểm yếu nhất để ủng hộ cho quan điểm của em

─ Ưu điểm mạnh hơn để ủng hộ cho quan điểm của em

─ Ưu điểm mạnh nhất để ủng hộ cho quan điểm của em

─ Khuyết điểm của phe đối lập và sự bác bỏ.

III. Kết luận

─ Sự tóm tắt, giải pháp, tuyên đoán, hoặc yêu cầu.

Trường Việt Ngữ Về Nguồn 14 5A-k47

LUẬN ĐỀ

Luận đề của bài văn sẽ chọn một mặt của cuộc tranh luận để bênh vực, và

nó thường vạch hướng cho người đọc đi tới hành động với từ “nên” hoặc

“phải”. Tuy nhiên, luận đề không bắt buộc phải có những từ ấy.

Thí dụ:

Chính phủ các nước nên cấm xây dựng thêm những nhà máy năng lượng

hạt nhân.

Người khác có thể lý luận rằng:

Nước Mỹ nên tiếp tục xây dựng những nhà máy năng lượng hạt nhân.

NHỮNG MẸO NÊN DÙNG Để các đoạn văn được rõ ràng: 1. Tránh những cảm xúc mạnh (đừng nói: không ai làm chuyện này, hoặc không thể nào bất đồng với tôi được).

2. Dùng những câu tổng quát này (Thí dụ: người ta nói/tin/cho rằng…)

3. Đừng dùng những câu tổng quát này (Thí dụ: mọi người ai cũng biết/tin/thấy…)

4. Dùng những từ chuyển tiếp (Thí dụ: cho nên, mặc dù, nhưng mà, v.v…)

5. Dùng những từ chỉ thứ tự (Thí dụ: trước tiên, thứ hai, thứ ba, sau hết, v.v...)

6. Dùng điển tích, trích tài liệu/người khác (Thí dụ: chính phủ nhận chắc là, v.v…)

7. Cho thí dụ không phải ý tưởng riêng tư (Thí dụ: những sản phẩm như bình phun thuốc có thể làm hại môi trường)

8. Đừng mở bài một cách vô vị, tầm thường (Đừng viết: từ xưa đến nay vấn đề này rất quan trọng. Từ khi nào? Quá mơ hồ, không rõ ràng.)

Trường Việt Ngữ Về Nguồn 15 5A-k47

NHỮNG TỪ CHUYỂN TIẾP

Để liệt kê những luận điểm:

Lý do thứ nhất …

Lý do thứ hai …

Lý do thứ ba và quan trọng nhất …

Còn một lý do nữa …

Lý do cuối cùng …

Thêm vào đó ...

Ngoài ra ...

Trước tiên, …

Thứ hai, …

Cuối cùng, …

Một ưu điểm lớn

Lợi điểm nữa là…

Một khuyết điểm lớn …

Cũng vậy ...

♦ Phân biệt các loại truyện

Em chọn những thể loại truyện dưới đây để phù hợp với nội dung thích

hợp của chúng:

1- Truyện đời xưa (Truyện cổ tích) a. Mượn một câu chuyện để dạy luân lý.

2- Truyện thần thoại b. Câu chuyện xẩy ra đã từ lâu lắm rồi.

3- Truyện ngụ ngôn c. Truyện về những nhân vật lịch sử.

4- Truyện dã sử d. Truyện có những chi tiết hoang

đường.

Trường Việt Ngữ Về Nguồn 16 5A-k47

Văn phạm 1

CÁCH KẾT HỢP ÂM

Các em đã học qua các nguyên âm, các phụ âm đơn và phụ âm ghép, cách

ráp vần v.v… Nay các em hãy tìm hiểu thêm về cách kết hợp âm trong tiếng

Việt.

Nguyên tắc:

♦ Không bao giờ có quá 3 nguyên âm hay phụ âm đứng liền nhau trong một

chữ.

Thí dụ: Tâm tươi cười bảo Nguyên: “Thôi đừng làm bộ nữa”.

♦ Hai nguyên âm ă và â không bao giờ đứng một mình, lúc nào cũng phải có

phụ âm đi kèm theo sau.

Thí dụ: sắp xếp; chắc chắn; ẩm thấp; cẩn mật.

Bài Tập

1) Tìm 5 từ có nguyên âm ă và 5 từ có nguyên âm â.

2) Tìm 5 chữ có 3 nguyên âm đứng liền nhau.

Câu đố lịch sử:

Vua nào có mặt đen sì? Vua nào trong thuở hàn vi ở chùa?

Trường Việt Ngữ Về Nguồn 17 5A-k47

Tập Đàm Thoại 1

KỂ CHUYỆN “CHÓ SÓI và GIÀN NHO”

Học Thuộc Lòng

TIẾNG VIỆT MẾN YẾU

Tôi yêu tiếng Việt nước tôi,

Mẹ cha là tiếng đầu đời ngàn năm

Ê a, bên võng em nằm,

À ơi! Giọng hát trăm năm mẹ hiền.

Tiếng Việt, tiếng của tổ tiên;

Con Hồng, cháu Lạc mọi miền chớ quên.

Ngọc Sinh

Vi: Long ơi! Long có biết câu chuyện: Chó Sói và Giàn Nho

không?

Long: Ô! Long biết chứ!

Vi: Ai kể chuyện này cho Long nghe vậy?

Long: Vào buổi học đầu tiên, thày giáo lớp 5A đã kể chuyện và cho

học sinh đọc bài “Chó Sói và Giàn Nho” rồi.

Vi: Vậy thì hay quá, Vi không cần phải đi thư viện nữa! Long nhớ kể

lại chuyện này cho Vi nghe nhé!

Trường Việt Ngữ Về Nguồn 18 5A-k47

Bài 2 Tập đọc và Chính tả

Truyện Ngụ Ngôn La Fontaine GÀ ĐẺ TRỨNG VÀNG

Tham thì thâm, cổ nhân dạy thế

Lấy chuyện gà ra để răn đời

Đem câu bịa đặt để chơi:

Một hôm gà nọ đẻ rơi trứng vàng

Chủ ngờ có bảo tàng trong bụng

Mổ phăng ra chắc cũng mau giầu

Ai ngờ có cóc chi đâu

Gà thường cũng vậy, khác nhau chút nào

Chủ biết dại kêu gào tiếc của:

Làm gương soi cho đứa tham tâm

Mới đây có kẻ nghĩ lầm;

Được mười lại muốn ngay trăm, ngay nghìn

Trơ ra hết nhẵn ngồi nhìn.

Nguyễn văn Vĩnh (dịch)

Ngữ vựng:

Cổ nhân (d.t): ( cổ: xưa; nhân: người) Người đời xưa.

Bịa đặt (đ.t): đặt ra chuyện để nói không có sự thật.

Ngờ (đ.t): nghĩ rằng, tưởng rằng.

Phăng (t.t): Thật nhanh, ngay lập tức.

Dại (t.t): 1). Ngu, trái với khôn; 2) hoang, không ai trồng – Thí dụ: cỏ dại

Tham tâm (t.t): lòng dạ tham lam.

Hết nhẵn (t.t): Không còn gì.

Trường Việt Ngữ Về Nguồn 19 5A-k47

Đại ý: Truyện “Con Gà Đẻ Trứng Vàng” do tác giả tự đặt ra không có sự

thật; chỉ dùng để khuyên răn những người có lòng dạ tham lam.

Bài Tập Ngữ Vựng

Chọn nghĩa thích hợp cho những từ ngữ sau đây:

Trả lời

1 Ngờ

A Lòng dạ tham lam

2 Hết nhẵn

B 1) Ngu, trái với khôn 2) Hoang, không ai trồng

3 Cổ nhân

C Thật nhanh, ngay lập tức

4 Dại D Nghĩ rằng, tưởng rằng.

5 Bịa đặt

Đ Đặt ra chuyện không đúng sự thật

6 Phăng

E (cổ: xưa; nhân: người) Người đời xưa.

7 Tham tâm

G Không còn gì

Tập đặt câu với từ ngữ đã học

1) Ngờ: _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _

2) Hết nhẵn: _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _

3) Cổ nhân: _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ __

4) Dại: _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ __

5) Bịa đặt: _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ __

6) Phăng: _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _

7) Tham tâm: _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _

Trường Việt Ngữ Về Nguồn 20 5A-k47

Điền vào chỗ trống

Em hãy đọc những câu sau đây và chọn những từ ngữ trong phần ngữ vựng

để điền vào chỗ trống cho hợp nghĩa:

1) Ai cũng không __________ rằng: anh Hùng đã thi rớt.

2) Hoa thường _______________ để hại người khác.

3) ____________ đã dạy: “Uống nước phải nhớ nguồn”.

4) Một em bé bị ngã xuống hồ nước, Tâm cởi ____________ áo và nhẩy

xuống hồ cứu em bé.

5) Những kẻ ______________ không bao giờ nghĩ đến hậu quả tai hại.

6) Thằng bé kia __________ quá! Chạy băng qua đường thật là nguy

hiểm.

7) Hoàng tiêu xài phung phí, gia tài của ba hắn để lại đã ___________!

Câu đố lịch sử:

Đố ai vì nghĩa quên mình Hoàng bào đổi mặc, quân Minh bị lừa?

Trường Việt Ngữ Về Nguồn 21 5A-k47

Bài 2 Phân Biệt Từ Ngữ CỔ, CỖ

ĐẶT, ĐẶC PHĂNG, PHANG

Cổ: 1) Xưa, cũ

- Từ ngừ thường dùng: Cổ kính , cổ tích (chuyện xưa), cổ ngữ (ngôn ngữ thời xưa), cổ phần (phần hùn để kinh doanh) 2) Phần nối đầu với thân thể; chỉ khoảng thon nhỏ như cái cổ giữa hai đoạn dài của vật gì. -Từ ngữ thường dùng: Cổ tay, cổ chân, cổ

họng

Cỗ: 1) Nhiều vật chung lại làm thành một bộ. Thí dụ: cỗ bài (gồm có 52 lá bài) 2) Mâm đồ ăn, tiệc. Thí dụ: Mâm cao cỗ đầy. Mâm cỗ

Đặt: 1)Đặt vào chỗ nào. Đặt quyển sách trên bàn. 2) Làm ra, soạn ra

3) Bịa ra: Đặt điều nói xấu

4) Đưa trước một ít tiền để làm tin. Tiền đặt cọc. -Từ ngữ thường dùng: Đặt hàng; đặt điều bịa chuyện

Đặc: 1) Trái nghĩa với lỏng

- Đông cứng

2) Riêng biệt. Thí dụ: Đặc khu (khu vực đặc biệt) -Từ ngữ thường dùng: Đặc biệt; đặc ân (ơn

đặc biệt); đặc điểm (nét riêng biệt); đặc quyền (quyền đặc biệt); đặc san (số báo đặc biệt); đặc sản (sản phẩm đặc biệt); đặc sắc (Có những nét riêng); đặc tính (tính chất riêng); đặc trách (chịu trách nhiệm riêng)…

Phăng: 1)Lần tìm ra mối 2) Ngay lập tức, một cách rất nhanh, mạnh, gọn. Thí dụ: -Nước lũ cuốn phăng chiếc cầu. -Chối phăng đi.

Phang: 1) Cầm gậy đánh mạnh vào lưng ai: phang vào lưng

2) Cái đánh bằng gậy: Phang cho mấy phang

Tập đặt câu với từ ngữ: 1) cổ: _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _

2) cỗ: _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _

3) đặt: _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ __

4) đặc: _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ __

5) phăng: _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _

6) phang: _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ __ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _

Trường Việt Ngữ Về Nguồn 22 5A-k47

Luận văn 2

TRANH LUẬN

Đề tài:

Theo em án tử hình có nên được hủy bỏ không?

♦ Trước hết, em cần trình bày bối cảnh và quan điểm về luận đề:

CHUYỂN TIẾP LUẬN ĐIỂM CHI TIẾT Thứ nhất Một thí dụ xấu ─ Pháp luật cần phản ảnh

lòng nhân đạo. ─ Cá nhân không có quyền tước đoạt sinh mạng thì chính phủ cũng không có quyền.

Thứ hai và quan trọng nhất Bị cáo có thể vô tội ─ Trong quá khứ có người vô tội đã bị án tử hình.

*Án tử hình là một sự ngăn chặn.

─ Vụ án thường xẩy ra trong giây lát và gây cảm xúc mạnh. ─ Thiếu suy nghĩ chín chắn

*Lập luận mang quan điểm đối ngược.

Bối cảnh: - Hiện nay, đa số các tiểu bang tại Hoa Kỳ vẫn còn áp dụng án tử hình. Quan điểm của em: (đồng ý hay không đồng ý với bản án tử hình?)

Thí dụ: (Em không đồng ý bản án tử hình).

- Bản án tử hình không chấp nhận được vì tự nó mang tính phi nhân.

Kết Luận:

─ Án tử hình không thể bào chữa và nên được hủy bỏ. ─ Có cách khác để trừng phạt cải hóa tội phạm.

Trường Việt Ngữ Về Nguồn 23 5A-k47

Cuối cùng em sẽ viết được một bài luận. Và sau đây là bài luận mẫu:

Án Tử Hình

Đa số các tiểu bang của Mỹ vẫn còn án tử hình, nhưng nó không còn tồn tại

ở tiểu bang Massachussets. Tuy nhiên, sau một vài vụ án bạo lực, đôi khi

người dân Massachussets kêu gọi cho nó được tái lập. Theo tôi, án phạt với

cái chết không thể bào chữa được vì một số lý do.

Lý do thứ nhất là nó đặt ra một ví dụ xấu. Pháp luật của xã hội cần phản ảnh

lòng nhân đạo. Nếu việc một cá nhân tước đoạt sinh mạng của người khác là

sai, thì việc chính phủ lấy đi sinh mạng cá nhân đó cũng là sai.

Lý do thứ hai và quan trọng nhất là không ai có thể hoàn toàn chắc chắn rằng

các bị can, bị cáo là thủ phạm thật sự. Trong quá khứ, có người đã phải chết

và sau đó được phát hiện rằng họ đã hoàn toàn vô tội.

Có người tin rằng án tử hình ngăn ngừa tội phạm và nguy cơ bị tử hình là

một biện pháp cứng rắn nhằm ngăn chặn được tội ác lan rộng. Tuy nhiên, rất

nhiều vụ án nghiêm trọng xảy ra trong một giây lát bất ngờ và bởi những cảm

xúc mạnh mẽ. Trong những trường hợp này, các phạm nhân không suy nghĩ

chín chắn để xem xét những hậu quả.

Nói tóm lại, án tử hình không thể bào chữa và nên được hủy bỏ. Xã hội có

những cách khác để trừng phạt tội nhân và phải luôn cố gắng tìm cách

cải hóa những con người ấy.

Trường Việt Ngữ Về Nguồn 24 5A-k47

Bài tập luận văn: TRANH LUẬN

Đề tài:

Em có quan điểm như thế nào về vấn đề: Nói tiếng Việt ở trong gia đình. (Em hãy dùng cách hướng dẫn đã học để làm bài luận văn này).

♦ Trước hết, em cần trình bày bối cảnh và quan điểm về luận đề:

CHUYỂN TIẾP LUẬN ĐIỂM CHI TIẾT (Dùng những từ ngữ chuyển tiếp mà em đã học)

(Thí dụ mang quan điểm đồng ý của em).

─ ─

* nêu ý kiến trái ngược

─ ─

*Lập luận mang quan điểm đối ngược.

Bối cảnh: Quan điểm của em: (đồng ý hay không đồng ý nói tiếng Việt ở nhà?)

Kết Luận:

Trường Việt Ngữ Về Nguồn 25 5A-k47

Văn phạm 2

CÁCH KẾT HỢP ÂM (tiếp theo) ♦ Phụ âm b luôn luôn đứng ở đầu chữ.

Thí dụ: buôn bán, bồng bềnh, bấp bênh…

♦ Phụ âm p luôn luôn đứng ở cuối chữ.

Thí dụ: tấp nập, bép xép, hấp tấp, mập mạp…

♦ Phụ âm c chỉ kết hợp với các nguyên âm a, ă, â, o, ô, u, ư mà thôi.

Thí dụ: cao cấp, cộc cằn, côi cút, cơ cực, con cái, cứng cỏi…

♦ Phụ âm k chỉ kết hợp được với các nguyên âm e, ê, i, y mà thôi.

Thí dụ: kềm kẹp (hay kìm kẹp), keo kiệt, kỳ kèo, ký kết…

♦ Phụ âm ghép ng chỉ đứng trước các nguyên âm a, ă, â, o, ơ, u, ư mà thôi.

Thí dụ: ngả ngớn, ngại ngùng, ngậm ngùi, ngây thơ, ngây ngô, ngắn ngủi…

♦ Phụ âm ghép ngh chỉ đứng trước các nguyên âm e, ê, i mà thôi.

Thí dụ: ngặt nghèo, ngắm nghía, ngờ nghệch, nghề nghiệp, ngộ nghĩnh…

♦ Phụ âm q không bao giờ đứng một mình, phải đi kèm với u đễ thành qu.

Thí dụ: quả quyết, quá quắt, quạnh quẽ; quần quật, quỷ quyệt, quờ quạng…

Trường Việt Ngữ Về Nguồn 26 5A-k47

Tập Đàm Thoại 2

XEM PHIM “BIẾN CỐ 30-4”

Học Thuộc Lòng

HÙNG VƯƠNG

Vua Hùng dựng nước Văn Lang

Phong Châu thủ phủ, rỡ ràng biên cương

Truyền trao mười tám đời vương

Khiến dân nước Việt phú cường âu ca.

Hoa: Tâm ơi, bạn có biết gì về ngày 30 tháng 4, 1975 không?

Tâm: Biết chứ. Ngày đó là một ngày đau thương nhất của người dân

miền Nam Việt Nam; biến cố 30-4 còn được gọi là ngày Quốc Hận.

Hoa: Tại sao Tâm biết rành quá vậy?

Tâm: Tại vì tuần trước trường Việt Ngữ Về Nguồn có tổ chức ngày

Tưởng Niệm 30 Tháng Tư và chiếu phim cho tất cả các học sinh xem, để hiểu rõ tại sao người Việt lại bỏ nước ra đi.

Hoa: Ồ, tiếc quá! … Phải chi Hoa đi học Việt ngữ ở Trường Về

Nguồn thì Hoa cũng hiểu được ý nghĩa của ngày 30-4 như Tâm rồi.

Trường Việt Ngữ Về Nguồn 27 5A-k47

Bài 3 Tập đọc và Chính tả

Truyện Ngụ Ngôn La Fontaine CON VE VÀ CON KIẾN

Ve sầu kêu ve ve,

Suốt mùa hè,

Đến kỳ gió bấc thổi,

Nguồn cơn thật bối-rối.

Một miếng cũng chẳng còn,

Ruồi bọ không một con.

Vác miệng chịu khúm-núm,

Sang chị Kiến hàng-xóm.

Xin cùng chị cho vay,

Dăm ba hạt qua ngày.

— Từ nay sang tháng hạ,

Em lại xin đem trả.

Trước thu, thề Đất Trời!

Xin đủ cả vốn lời.

Tính Kiến ghét vay cậy;

Thói ấy chẳng hề chi.

— Nắng ráo chú làm gì?

Kiến hỏi Ve như vậy.

Ve rằng:

— Luôn đêm ngày,

Tôi hát, thiệt gì bác.

Kiến rằng:

— Xưa chú hát! Nay thử múa coi đây.

Nguyễn Văn Vĩnh (dịch)

Trường Việt Ngữ Về Nguồn 28 5A-k47

Ngữ vựng

- Con ve (d.t): một loại sâu bọ có khả năng tạo âm thanh inh ỏi suốt mùa

hè, không làm hại con người.

con ve

- tháng hạ (d.t): nói chung những tháng của mùa hè, bắt đầu từ cuối tháng

Năm đến cuối tháng Tám.

- gió bấc (d.t): Gió lạnh từ phương Bắc thổi đến.

- khúm-núm (t.t): Có điệu bộ co ro, biểu lộ vẻ e dè và lễ phép, cung kính

trước người khác.

- vay (đ.t): mượn tiền hay vật gì của người khác để dùng trước với điều kiện

sẽ trả lại hoặc có thêm phần lời.

- cậy (đ.t): nhờ, ỷ vào.

Thí dụ: Trẻ cậy cha, già cậy con. Cậy quyền, cậy thế.

- vốn (d.t): số tiền ban đầu đem ra để kinh doanh.

- thiệt (t.t):

Thực : Thiệt là hay ; Đẹp thiệt.

Thiệt thòi. Kém phần lợi, hại đến, mất

Đại ý

Trong suốt mùa hè, đêm ngày ve chỉ đờn ca múa hát không lo làm việc;

trong khi đó, kiến thì siêng năng làm việc và để dành thực phẩm để phòng khi

đói. Mùa đông kéo đến, ve không có gì để ăn, bèn sang nhà kiến vay mượn.

Dù ve khúm núm năn nỉ, hứa trả vốn lẫn lời nhưng kiến không nghe còn

mắng ve lười biếng chỉ lo múa hát.

Trường Việt Ngữ Về Nguồn 29 5A-k47

Bài Tập Ngữ Vựng

Chọn nghĩa thích hợp cho những từ ngữ sau đây:

Trả lời

1 Khúm núm

A

một loại sâu bọ có khả năng tạo âm thanh inh ỏi suốt mùa hè, không làm hại con người.

2 Thiệt

B

nói chung những tháng của mùa

hè, bắt đầu từ cuối tháng Năm

đến cuối tháng Tám.

3 Vay

C Gió lạnh từ phương Bắc thổi đến.

4 Con ve

D

mượn tiền hay vật gì của người khác để dùng trước với điều kiện sẽ trả lại hoặc có thêm phần lời.

5 Cậy

Đ số tiền ban đầu đem ra để kinh doanh.

6 Gió bấc

E nhờ, ỷ vào

7 Tháng hạ

G

Có điệu bộ co ro, biểu lộ vẻ e dè

và lễ phép, cung kính trước

người khác.

8

Vốn

H

1) Thực: Thiệt là hay ; Đẹp thiệt.

2) Thiệt thòi. Kém phần lợi, hại

đến, mất

Tập đặt câu với từ ngữ đã học

1) Khúm núm: _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _

2) Thiệt: _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _

3) Vay: _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _

4) Con ve: _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _

5) Cậy: _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _

6) Gió bấc: _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _

7) Tháng hạ: _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _

8) Vốn: _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _

Trường Việt Ngữ Về Nguồn 30 5A-k47

Điền vào chỗ trống

Em hãy đọc những câu sau đây và chọn những từ ngữ trong phần ngữ vựng

để điền vào chỗ trống cho hợp nghĩa:

1) Tính tình của Tí rất nhút nhát nên nó thường ________________ trước

người lạ.

2) Đội văn nghệ của trường Việt Ngữ Về Nguồn trình diễn _________ hết

chỗ chê.

3) Hôm nay chị Lê đến nhà __________ mẹ tôi $20.

4) Con kiến chê ___________ là thứ làm biếng, chỉ biết ca hát suốt ngày!

5) Từ tháng Năm đến tháng Tám là những _____________ là dịp cho các

học sinh nghỉ ngơi, vui đùa.

6) Khi còn bé, chúng ta __________ cha mẹ giúp đỡ nhưng đến lúc lớn khôn

thì chúng ta phải có bổn phận báo đáp công ơn của cha mẹ.

7) Cô Tám đã giúp __________ để cậu Tư mở một cửa tiệm bán quần áo.

8) _______________ làm thời tiết càng thêm lạnh.

Câu đố địa lý:

Nước nào hình thể cong cong, Giống như chữ S, biển Đông xanh màu.

Từ Nam Quan đến Cà Mau, Quê hương một dải không đâu đẹp bằng.

Bạn ơi có biết hay chăng, Một miền đất nước, đố rằng: Nước chi?

Trường Việt Ngữ Về Nguồn 31 5A-k47

Bài 3 Phân Biệt Từ Ngữ BẤC, BẤT VAY, VÂY

MIẾNG, MIẾN Bấc:

1 )Gió lạnh từ hướng bắc. 2) Nhẹ 3) Bấc dùng làm tim đèn. -Từ ngữ thường dùng: Gió bấc, bấc đèn, tục ngữ có câu: Tiếng bấc tiếng chì

Bất: -Không -Từ ngữ thường dùng: Bất hiếu, bất an (không yên ổn), bất bình = bất bằng (không bằng lòng, không công bình), bất cần (không thèm để ý đến, mặc kệ), bất cẩn (không cẩn thận), bất chợt (thình lình), bất cứ…

Vay:

-Mượn tiền hoặc vật gì của ai và trả lại sau, thường phải cộng thêm lời (lãi). -Từ ngữ thường dùng: vay nặng lãi (mượn với điều kiện trả với tiền lời thật cao. Vay mượn

Vây: 1) Bộ phận của loài cá dùng để bơi lội. 2) Bao kín chung quanh. -Từ ngữ thường dùng: Vây bọc, vây bủa, vây cánh (tụ tập thành phe, thành nhóm), vây hãm (bao vây nhiều ngày không cho liên lạc với bên ngoài), vây ráp (vây chặt các ngả đường để lùng bắt kẻ phạm tội)

Miếng: 1) Phần nhỏ được tách rời ra khỏi một khối vật thể lớn. Thí dụ: Một miếng thịt bò nặng 3 grams. 2) Lượng thức ăn vừa để cho vào miệng mỗi lần ăn. Thí dụ: Ăn vài miếng lót lòng. 3) Thế đánh của một môn võ. Thí dụ: Học được vài miếng võ

Miến: -Một loại bún khô làm bằng tinh bột. Khi ăn nấu chin. -Từ ngữ thường dùng: Miến xào; miến gà

Tập đặt câu với từ ngữ: 1) bấc: _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _

2) bất: _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ __

3) vay: _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _

4) vây: _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _

5) miếng: _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ __

6) miến: _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _

Trường Việt Ngữ Về Nguồn 32 5A-k47

Luận văn 3

Bài tập luận văn: TRANH LUẬN

Đề tài:

Em có quan điểm như thế nào về vấn đề: Nữ sinh chơi thể thao chung với nam sinh. (Em hãy dùng cách hướng dẫn đã học để làm bài luận văn này).

♦ Trước hết, em cần trình bày bối cảnh và quan điểm về luận đề:

CHUYỂN TIẾP LUẬN ĐIỂM CHI TIẾT (Dùng những từ ngữ chuyển tiếp mà em đã học)

(Thí dụ mang quan điểm đồng ý của em).

─ ─

* nêu ý kiến trái ngược

─ ─

*Lập luận mang quan điểm đối ngược.

Bối cảnh: Quan điểm của em: (đồng ý hay không đồng ý nói tiếng Việt ở nhà?)

-

Kết Luận:

Trường Việt Ngữ Về Nguồn 33 5A-k47

Văn phạm 3

PHÂN BIỆT “GI” và “D” Trước đây, những chữ bắt đầu bằng gi và d đọc khác nhau; tuy nhiên, trong

tiếng Việt hiện đại, hai phụ âm này không còn phân biệt nữa:

Theo giọng Bắc, cả hai đều là âm [z] (như “zoo” trong tiếng Anh).

Theo giọng Nam, cả hai đều là âm [j] như “you” trong tiếng Anh). Chúng ta

chỉ nhớ cách viết theo nghĩa của từ ngữ mà thôi.

Thí dụ:

dây (string) giây (second)

dày (thick) giày (shoe)

da (skin) gia – như gia đình (family)

dải (strip) giải (to solve)

dao (knife) giao (to deliver)

Bài tập Các em đọc những câu sau đây, rồi tự chọn từ ngữ thích hợp để điền vào chỗ trống cho đủ nghĩa. 1) Chơi lửa có thể cháy nhà; chơi ___________ có thể chan hòa máu tay.

2) Mỗi ngày Hoa nhảy ____________ lâu 1 tiếng đồng hồ; 1 tiếng tương

đương với 3 ngàn 600 __________.

3) Ti không giữ gìn vệ sinh nên __________ nó bị lở loét, cả ________đình

nó đều bị lây.

4) Anh Tư vừa mới mua đôi ___________, cái đế ___________ khoảng ba

cen-ti-mét.

Trường Việt Ngữ Về Nguồn 34 5A-k47

Tập Đàm Thoại 3

GỌI ĐIỆN THOẠI CHO BẠN

Học Thuộc Lòng

THÂN TỘC

Cô, dượng, chú, bác, bên cha

Cậu, mợ, bên mẹ đều là người thân

Sớm hôm thăm hỏi ân cần,

Vào thưa, ra gởi hai thân vui lòng.

Việt: A lô! Lan đó à? Việt đây.

Lan: Việt gọi cho Lan có chuyện gì không?

Việt: Tuần trước Việt không đi học nên không biết thày dặn những gì?

Lan: À! thày dặn phải tập đọc bài “Con Ve và Con Kiến”, học kỹ

phần ngữ vựng, trả lời câu hỏi và phân biệt những từ ngữ…

Việt: Cám ơn Lan nhé!

Lan: Bạn bè giúp nhau thôi. Việt làm bài nếu chỗ nào không hiểu thì gọi Lan nhé!

Trường Việt Ngữ Về Nguồn 35 5A-k47

Bài 4 Tập đọc và Chính tả

Truyện Ngụ Ngôn La Fontaine LỪA và CHÓ

Sống phải giúp lẫn nhau Lẽ tự nhiên là thế Nhưng lừa nọ ích kỷ Bo bo chỉ biết mình Nó cho rằng bản thân Chẳng cần đến ai giúp Nên cũng thường lạnh phớt Quay lưng lại mọi người

Cùng một ông chủ nuôi Còn có con chó nữa Hàng ngày chủ đi chợ Cả hai con được đi Con nào làm việc gì Chủ phân công rõ việc Một hôm đường xa mệt Chủ cho nghỉ dọc đường Lừa tha hồ gặm cỏ Ông chủ mệt nằm đó Chợp mắt một giấc dài Lừa no cỏ thảnh thơi Còn chó thì quá đói

Chó đến bên lừa gọi: "Hạ thấp giỏ trên lưng Cho tôi lấy bên trong

Khẩu phần như thường lệ" Lừa mải ăn thây kệ Lạnh lùng bảo chó rằng: "Mong bạn hãy vui lòng Ráng chờ ông chủ dậy

Có đói một chút đấy Nhưng khỏi phiền mọi người"

Ngay sau lúc đó thôi

Trường Việt Ngữ Về Nguồn 36 5A-k47

Một con sói xông lại Lừa bối rối sợ hãi

Gọi chó đến cứu mình Chó lạnh lùng nói rằng: "Mong bạn hãy vui lòng Ráng chờ ông chủ dậy

Cũng khá nguy hiểm đấy Nhưng khỏi phiền mọi người"

Lừa chết vì ích kỷ Phút chót nó muốn chừa Nhưng than ôi quá muộn Câu chuyện này kết luận:

Phải giúp đỡ lẫn nhau!

Nguyễn Văn Qua (dịch)

Ngữ vựng - lừa (d.t): con vật trông giống như con ngựa nhưng nhỏ hơn ngựa, tai dài, ưa nặng. - ích kỷ (t.t): chỉ biết nghĩ đến quyền lợi riêng mình. - bo bo (đ.t): cố giữ phần riêng của mình không chịu chia xẻ với bất cứ ai. - lạnh phớt (đ.t): ra vẻ không để ý đến mọi sự xẩy ra ở chung quanh. - khẩu phần (d.t): phần thức ăn mỗi bữa hoặc mỗi ngày của người hay súc vật nuôi. - bối rối (đ.t): không biết phải giải quyết như thế nào. - ráng (đ.t): cố gắng

Đại ý Câu chuyện kể về sự đối xử ích kỷ của con lừa đối với con chó; cho nên khi chó sói xuất hiện lừa đã bị chó sói xông đến giết chết mà không được con chó giúp đỡ. Bài học này dạy chúng ta phải biết giúp đỡ lẫn nhau.

Trường Việt Ngữ Về Nguồn 37 5A-k47

Bài Tập Ngữ Vựng

Chọn nghĩa thích hợp cho những từ ngữ sau đây:

Trả lời

1 Lạnh phớt

A

cố giữ phần riêng của mình không chịu chia xẻ với bất cứ ai

2 Ích kỷ

B

ra vẻ không để ý đến mọi sự xẩy

ra ở chung quanh

3 Bối rối

C

con vật trông giống như con ngựa nhưng nhỏ hơn ngựa, tai dài, ưa nặng.

4 Bo bo

D

chỉ biết nghĩ đến quyền lợi riêng mình.

5 Ráng

Đ

phần thức ăn mỗi bữa hoặc mỗi ngày của người hay súc vật nuôi.

6 Lừa

E

không biết phải giải quyết như thế nào

7 Khẩu phần

G cố gắng

Tập đặt câu với từ ngữ đã học

1) lạnh phớt: _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _

2) ích kỷ: _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _

3) bối rối: _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _

4) bo bo: _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _

5) ráng: _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _

6) lừa: _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _

7) khẩu phần: _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _

Trường Việt Ngữ Về Nguồn 38 5A-k47

Điền vào chỗ trống

Em hãy đọc những câu sau đây và chọn những từ ngữ trong phần ngữ vựng

để điền vào chỗ trống cho hợp nghĩa:

1) Hùng là bạn thân của tôi nhưng hôm nay bạn ấy _____________ với tôi.

2) Bữa điểm tâm hôm nay ________________ của tôi gồm có: trứng, táo,

bánh mì và sữa.

3) Muốn lãnh được phần thưởng cuối khóa, Tâm phải __________ học hơn

nữa mới có hy vọng.

4) Chỉ có giống __________ mới ưa nặng!

5) Hoa thật là ích kỷ! nó chỉ ____________ giữ gói quà trong lòng.

6) Nghe tin Minh bị bệnh nặng, tôi _____________ quá!

7) Không nên kết bạn với người có tính _______________.

Câu đố lịch sử:

Sông nào cọc nhọn dăng hàng, Hai phen đuổi bọn tham tàn bắc phương.

Ngô Quyền rồi Hưng Đạo Vương, Quân Tầu hết dám coi thường dân Nam?

Trường Việt Ngữ Về Nguồn 39 5A-k47

Bài 4 Phân Biệt Từ Ngữ QUAY, QUAI THẤP, THẮP

DẬY, DẠY Quay:

-Chuyển động quanh một điểm ở trung tâm; thí dụ: Trái Đất quay quanh Mặt Trời.

-Những từ ngữ thường dùng: quay bên phải, quay bên trái; heo quay, gà quay; máy quay phim, quay tít, quay vòng vòng…

Quai: -Vòng dính vào vật gì để xách, để cầm cho dễ. Thí dụ: Dép đứt quai; quai nón làm bằng vải lụa mỏng.

Thấp: 1) Kém chiều cao

2) Ẩm ướt; Khí ẩm sinh ra bệnh thấp khớp

-Những từ ngữ thường dùng: thấp hèn, thấp thỏm, thấp kém, thấp thoáng, thấp cổ bé miệng…

Thắp: -Châm lửa làm cho cháy lên. -Từ ngữ thường dùng: Thắp nhang, thắp đèn, thắp sáng…

Dậy: 1) Cất mình lên, thức giấc

2) Nổi lên, hiện ra

-Những từ ngữ thường dùng: chưa ngủ đã dậy; dậy thì, dậy mùi…

Dạy: -Chỉ bảo về việc học hành

-Những từ ngừ thường dùng: Nghề dạy học; dạy bảo; dạy dỗ; dạy đời; dạy võ…

Tập đặt câu với từ ngữ: 1) quay: _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _

2) quai: _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ __

3) thấp: _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _

4) thắp: _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _

5) dậy: _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ __

6) dạy: _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _

Trường Việt Ngữ Về Nguồn 40 5A-k47

Luận văn 4

Bài tập luận văn:

TRANH LUẬN

Đề tài:

Em có quan điểm như thế nào về vấn đề: nên chọn ngành nghề theo nhu cầu thị trường hay ý thích của bản thân.

(Em hãy dùng cách hướng dẫn đã học để làm bài luận văn này).

♦ Trước hết, em cần trình bày bối cảnh và quan điểm về luận đề:

CHUYỂN TIẾP LUẬN ĐIỂM CHI TIẾT (Dùng những từ ngữ chuyển tiếp mà em đã học)

(Thí dụ mang quan điểm đồng ý của em).

─ ─

* nêu ý kiến trái ngược

─ ─

*Lập luận mang quan điểm đối ngược.

Bối cảnh: Quan điểm của em: (đồng ý hay không đồng ý nói tiếng Việt ở nhà?)

-

Kết Luận:

Trường Việt Ngữ Về Nguồn 41 5A-k47

Văn phạm 4

NGUYÊN TẮC DÙNG i

Khi nó ở đầu chữ và có phụ âm đi sau. Thí dụ: im lặng, ích lợi, inh ỏi, ít oi, ít ỏi. Khi nó đứng ở giữa chữ. Thí dụ: nhiệt liệt, vĩnh biệt, hiềm khích… Khi nó đứng ở cuối chữ, lại có phụ âm đi trước. Thí dụ: tỉ mĩ, lì xì, lí nhí…

CÔNG DỤNG CỦA i và y

1- Phân biệt cách phát âm:

- Khi đứng sau chữ a, i làm cho chữ a có cách phát âm dài [a] và y làm cho chữ a có cách phát âm ngắn [ă].

Thí dụ: hai ~ hay; mái ~ máy; bài ~ bày…

- Khi đứng sau chữ u, i làm cho chữ u trở thành nguyên âm [u] còn y

làm cho chữ u thành bán nguyên [w] Thí dụ: xúi giục ~ cổ xúy; tủi thân ~ tủy sống; thui thủi – thủy mặc…

2- Phân biệt ý nghĩa: trong một số cặp từ ngữ đọc giống nhau, chữ có i mang một ý nghĩa và chữ có y mang một ý nghĩa khác.

Thí dụ: hột xoàn ba li ~ uống một ly nước Tự ti mặc cảm ~ ty cảnh sát Hai kí-lô ~ ký tên

Trường Việt Ngữ Về Nguồn 42 5A-k47

Tập Đàm Thoại 4

BÀI HỌC ĐỊA LÝ

Học Thuộc Lòng

YÊU MẾN MẸ CHA

Em yêu kính nhất mẹ cha

Vâng lời dạy bảo – em là con ngoan.

Tương lai xây dựng huy hoàng,

Cha mẹ vui sướng mừng con nên người.

Nam: Thưa Ba Mẹ, con đi học về.

Ba: Con ngoan lắm! Hôm nay con học được những gì?

Nam: Thưa Ba, hôm nay cô giáo giảng bài Địa Lý Nước Việt Nam.

Mẹ: Con giỏi lắm. Con có biết biển Đông của nước ta ở đâu không?

Nam: Thưa Mẹ, biển Đông ở phía đông nước Việt Nam, thuộc Thái

Bình Dương.

Ba: Giỏi! Nước Việt Nam chia ra ba miền, đúng không?

Nam: Thưa Ba đúng ạ! Nước Việt Nam chia ra ba miền: Bắc, Trung,

Nam và kéo dài từ Ải Nam Quan, tới mũi Cà Mau.

Mẹ: Con có yêu nước Việt Nam không?

Nam: Thưa Mẹ, con yêu nước Việt Nam lắm ạ!

Trường Việt Ngữ Về Nguồn 43 5A-k47

Bài 5 Tập đọc và Chính tả

Một Câu Chuyện Cảm Động

Tại Thế Vận Hội đặc biệt Seatte (dành cho

những người tàn tật) có chín vận động viên đều bị tổn

thương về thể chất hoặc tinh thần, cùng tập trung

trước vạch xuất phát để tham dự cuộc đua 100m. Khi súng hiệu nổ, tất cả đều lao đi với quyết tâm chiến thắng. Trừ một cậu bé. Cậu cứ bị vấp té liên tục

trên đường đua. Và cậu bật khóc. Tám người kia nghe tiếng khóc, giảm tốc độ và ngoái lại nhìn. Rồi họ quay trở lại. Tất cả, không trừ một ai! Một cô gái bị hội chứng Down dịu dàng cúi xuống hôn cậu bé: - Như thế này, em sẽ thấy tốt hơn. Cô gái nói xong, cả chín người cùng khoác tay nhau sánh bước về vạch đích. Khán giả trong sân vận động đồng loạt đứng dậy. Tiếng vỗ tay hoan hô vang dội nhiều phút liền. Mãi về sau, những người chứng kiến vẫn còn truyền tai nhau câu chuyện cảm động này. Tận trong sâu thẳm, chúng ta luôn ý thức chiến thắng không phải là tất cả, mà ý nghĩa thật sự của cuộc sống là ở chỗ ta giúp đỡ người khác cùng chiến thắng dù ta có phải chậm một bước. Ngữ vựng Thế Vận Hội (d.t): hội thể thao của nhiều quốc gia trên thế giới tổ chức Vận động viên (d.t): cầu thủ hoặc lực sĩ tranh tài về các môn thể thao Tổn thương (đ.t): hại đến Vạch xuất phát (d.t): lằn kẻ ấn định điểm bắt đầu; trái với vạch đích: điểm cuối Lao đi (đ.t): dồn hết sức lực để thực hiện ý định Giảm (đ.t): bớt Hội chứng Down (d.t): một căn bệnh rối loạn nhiễm sắc thể (down’s syndrome) Sánh bước (đ.t): cùng chung bước Chứng kiến (đ.t): tận mắt thấy Ý thức (đ.t): sự hiểu biết tự mình cảm biết được trước một việc gì

Đại ý: Câu chuyện cảm động đã nói lên tấm lòng của những người tàn tật biết giúp đỡ lẫn nhau để cùng đạt đến chiến thắng.

Trường Việt Ngữ Về Nguồn 44 5A-k47

Bài Tập Ngữ Vựng

Chọn nghĩa thích hợp cho những từ ngữ sau đây:

Trả lời

1 Lao đi

A Hội thể thao của nhiều quốc gia trên thế giới.

2 Vận động viên

B lằn kẻ ấn định điểm bắt đầu; trái

với vạch đích: điểm cuối

3 Chứng kiến

C hại đến

4 Tổn thương

D dồn hết sức lực để thực hiện ý định

5 Giảm Đ cùng chung bước

6 Ý thức

E một căn bệnh

7 Thế vận hội

G cầu thủ hoặc lực sĩ tranh tài về các môn thể thao

8 Sánh bước H tận mắt thấy

9 Hội chứng down

I sự hiểu biết tự mình cảm biết được trước một việc gì

10 Vạch xuất phát

K bớt

Tập đặt câu với từ ngữ đã học

1) lao đi: _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ __

2) vận động viên: _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _

3) chứng kiến: _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _

4) giảm: _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _

5) ý thức: _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _

6) thế vận hội: _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _

7) sánh bước: _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _

8) hội chứng down: _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _

9) vạch xuất phát: _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _

10) tổn thương: _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _

Trường Việt Ngữ Về Nguồn 45 5A-k47

Điền vào chỗ trống

Em hãy đọc những câu sau đây và chọn những từ ngữ trong phần ngữ vựng

để điền vào chỗ trống cho hợp nghĩa:

1) Nghe tin mẹ phải vào bệnh viện cấp cứu, tôi _____________ trong đêm tối

để bắt kịp chuyến xe buýt cuối cùng.

2) Anh Tâm đã trở thành _____________________ trong đội tuyển đại diện

cho nước Mỹ.

3) __________________ năm 2012, lần thứ 30, được tổ chức tại Luân Đôn,

nước Anh, từ ngày 27 tháng 7 đến 12 tháng 8 năm 2012.

4) Tôi đã ___________________ một tai nạn rất thương tâm, xẩy ra chiều

hôm qua trên đường đi học về.

5) Bác sĩ khuyên tôi phải ăn uống điều độ và cần _________ 20 lbs.

6) Hoa là một người con _________________ được bổn phận và trách

nhiệm với gia đình.

7) Hùng và Tâm _______________ đến trường mỗi buổi sáng.

8) ___________________, người Mỹ gọi là “Down’s syndrome”.

9) Trong cuộc thi đua xe đạp, chúng tôi ấn định __________________ tại sân

trường Andrew Hill High School.

10) Chúng ta không nên làm __________________ nhau dù chỉ bằng lời nói.

Câu đố địa lý:

Sông nào đỏ lớp phù sa? Sông nào chín nhánh chảy ra Thái Bình?

Sông nào sóng nước hữu tình, Ngát thơm xứ Huế thần kinh mơ màng?

Trường Việt Ngữ Về Nguồn 46 5A-k47

Bài 5 Phân Biệt Từ Ngữ PHÁT, PHÁC VÁCH, VẮT

XUẤT, SUẤT - phát:

1- đưa bàn tay ra mà đánh (phát vào mông; phát vào lưng) 2- hiện ra 3- tiếng bắn, tiếng nổ Từ ngữ thường dùng: phát âm; phát bệnh; phát biểu; phát lương; phát thưởng; phát giấy quảng cáo; phát giác; phát hiện; phát súng.

- phác:

1- sơ qua chưa chính thức 2- thật thà (như: chất phác) Từ ngữ thường dùng: phác họa; chất phác; phác qua.

Vách: 1) Kém chiều cao

2) Ẩm ướt; Khí ẩm sinh ra bệnh thấp khớp

-Những từ ngữ thường dùng: thấp hèn, thấp thỏm, thấp kém, thấp thoáng, thấp cổ bé miệng…

Vắt: -Châm lửa làm cho cháy lên. -Từ ngữ thường dùng: Thắp nhang, thắp đèn, thắp sáng…

Xuất: 1) Cất mình lên, thức giấc

2) Nổi lên, hiện ra

-Những từ ngữ thường dùng: chưa ngủ đã dậy; dậy thì, dậy mùi…

Suất: -Chỉ bảo về việc học hành

-Những từ ngừ thường dùng: Nghề dạy học; dạy bảo; dạy dỗ; dạy đời; dạy võ…

Tập đặt câu với từ ngữ: 1) (phát): _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _

2) (phác): _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _

3) (vách): _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _

4) (vắt): _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _

5) (xuất): _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _

6) (suất): _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _

Trường Việt Ngữ Về Nguồn 47 5A-k47

Luận văn 5

Bài tập luận văn: TRANH LUẬN

Đề tài:

Em có quan điểm như thế nào về vấn đề: Lái xe của trẻ vị thành niên (tuổi từ 14 – 18). (Em hãy dùng cách hướng dẫn đã học để làm bài luận văn này).

♦ Trước hết, em cần trình bày bối cảnh và quan điểm về luận đề:

CHUYỂN TIẾP LUẬN ĐIỂM CHI TIẾT (Dùng những từ ngữ chuyển tiếp mà em đã học)

(Thí dụ mang quan điểm đồng ý của em).

─ ─

* nêu ý kiến trái ngược

─ ─

*Lập luận mang quan điểm đối ngược.

Bối cảnh: Quan điểm của em: (đồng ý hay không đồng ý nói tiếng Việt ở nhà?)

-

Kết Luận:

Trường Việt Ngữ Về Nguồn 48 5A-k47

Văn phạm 5

CÁCH VIẾT ÂM CUỐI CÙNG NG và C

Thông thường một chữ có âm cuối ng đi chung với một chữ có

âm cuối c.

Thí dụ: im phăng phắc, dài dằng dặc, sáng bàng bạc, xanh biêng biếc, trúng phong phóc, làm hùng hục, trần trùng trục, thơm phưng phức, nóng hừng hực… Nguyên tắc dùng y:

- Khi y vừa là một vần, vừa là một chữ tự nó đã có nghĩa.

Thí dụ: Y nguyên, y hệt, y như rằng… - Khi y đứng ở đầu chữ lại có nguyên âm ê theo sau. Thí dụ: yến tiệc, bình yên, yêu chuộng, yếu hèn… - Khi y đi sau một nguyên âm khác để tạo nên một vần kép với âm ă hoặc â. Thí dụ: bay nhảy, áy náy, má đỏ hây hây, mắt đen lay láy…

Bài tập

1) Em hãy tìm 3 chữ có âm cuối ng đi chung với một chữ có âm cuối c.

2) Em hãy tìm 3 chữ có chữ y vừa là vần, vừa là một chữ tự nó đã có nghĩa.

3) Em hãy tìm 3 chữ có chữ y đứng ở đầu chữ lại có nguyên âm ê theo sau.

4) Em hãy tìm 3 chữ có chữ y đi sau một nguyên âm khác để tạo nên vần

kép với âm ă hoặc â.

Trường Việt Ngữ Về Nguồn 49 5A-k47

Tập Đàm Thoại 5

CHỌN NƠI DU LỊCH

Học Thuộc Lòng

SÀI GÒN

Sài Gòn có bến Chương Dương,

Có Dinh Độc Lập, có đường Tự Do,

Có Chợ Quán, có Cầu Kho,

Có xe Lục Tỉnh, có đò Thủ Thiêm...

Tư: Chào em Việt.

Việt: Dạ, chào anh Tư

Tư: Mùa hè sắp tới, em có dự tính đi đâu chơi không?

Việt: Ba mẹ em tính vài hôm nữa sẽ đến văn phòng du lịch chọn

chuyến đi nào đến những nơi có nhiều phong cảnh đẹp để lấy vé cho cả gia đình cùng đi. Còn anh thì sao?

Tư: Anh sẽ đi Haiwaii thăm gia đình chú thím của anh ở bên đó.

Việt: Khi nào anh đi vậy?

Tư: Tuần tới anh sẽ đi.

Việt: Em chúc anh đi chơi vui vẻ nhé.

Trường Việt Ngữ Về Nguồn 50 5A-k47

Bài 6 Tập đọc và Chính tả

QUÊ HƯƠNG ĐẸP HƠN CẢ

Một người đi du lịch nhiều nơi, đến khi trở về nhà được bạn bè thân hữu gần xa đến thăm viếng rất đông. Có người hỏi: “Anh may mắn có cơ hội được đi đến nhiều nơi, được nhìn thấy nhiều thắng cảnh nơi xứ lạ quê người. Vậy nơi nào anh cho là đẹp hơn cả?”.

Người kia đáp: “Tôi có dịp thăm viếng nhiều quốc gia, trông thấy nhiều cảnh đẹp nhưng theo ý tôi, không nơi nào đẹp bằng quê hương đất nước mình cả.” Đất nước Việt Nam của chúng ta có nhiều tài nguyên thiên nhiên, nhiều phong cảnh đẹp nhưng vì hoàn cảnh chính trị, chúng ta phải sống lưu vong nơi mảnh đất tạm dung này. Là người Việt Nam, ai ai cũng mong sớm có sự thay đổi để quay về chung lo xây dựng lại quê hương.

Ngữ vững

Du lịch (đ.t): đi đến những nơi xa để giải trí

Thăm viếng (đ.t): đến tận nơi để thăm hỏi và tìm hiểu

Thân hữu (d.t): nói chung là họ hàng, bạn bè

Thắng cảnh (d.t): cảnh đẹp nổi tiếng

Quê hương (d.t): nơi ông cha và mình sinh ra

Tài nguyên (d.t): của cải có trong nước thuộc về quốc gia.

Thiên nhiên (d.t): tự nhiên mà có, không do con người làm ra

Lưu vong (đ.t): sống ở nước ngoài vì lý do chính trị.

Tạm dung (t.t): nơi sống tạm thời trong khoảng thời gian nào đó.

Đại ý

Có đi du lịch nhiều nơi mới thấy không nơi nào đẹp bằng quê hương của mình.

Trường Việt Ngữ Về Nguồn 51 5A-k47

Bài Tập Ngữ Vựng

Chọn nghĩa thích hợp cho những từ ngữ sau đây:

Trả lời

1 Thân hữu

A đi đến những nơi xa để giải trí

2 Tài nguyên

B đến tận nơi để thăm hỏi và tìm

hiểu

3 Thắng cảnh

C nói chung là họ hàng, bạn bè

4 Tạm dung D cảnh đẹp nổi tiếng

5 Du lịch Đ nơi ông cha và mình sinh ra

6 Thiên nhiên

E của cải có trong nước thuộc về quốc gia

7 Quê hương

G tự nhiên mà có, không do con người làm ra

8 Lưu vong

H nơi sống tạm thời trong khoảng thời gian nào đó

9 Thăm viếng

I sống ở nước ngoài vì lý do chính trị.

Tập đặt câu với từ ngữ đã học

1) thân hữu: _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _

2) tài nguyên: _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ __

3) thắng cảnh: _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ __

4) tạm dung: _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ __

5) du lịch: _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _

6) thiên nhiên: _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _

7) quê hương: _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _

8) lưu vong: _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _

9) thăm viếng: _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _

Trường Việt Ngữ Về Nguồn 52 5A-k47

Điền vào chỗ trống

Em hãy đọc những câu sau đây và chọn những từ ngữ trong phần ngữ vựng

để điền vào chỗ trống cho hợp nghĩa:

1) Trước khi buổi tiệc bắt đầu, em có vài lời cám ơn _____________ đã đến

chung vui.

2) Quốc gia Việt Nam có nhiều ________________ phong phú.

3) Ở miền Bắc Việt Nam, Vịnh Hạ Long là một trong những ____________

được nhiều du khách đến thăm.

4) Ba tôi bảo, Hoa Kỳ chỉ là nơi ______________.

5) Hoa rất thích đi ________________.

6) Nhà trường tổ chức trại hè cho học sinh nhằm giúp học sinh có cơ hội gần

gũi với ___________________.

7) _________________ của em là Việt Nam.

8) Cuộc sống ________________ dù đã được ổn định, nhưng đa số người

Việt đều mong ước một ngày đất nước Việt Nam thật sự có tự do, dân chủ

để họ trở về chung sức xây dựng quê hương.

9) Mùa hè năm trước, em đã ____________________ Tòa Bạch Ốc và Tòa

Nhà Quốc Hội ở Washington D.C.

Câu đố địa lý:

Núi nào giữa có đèo Ngang, Xưa từng giúp chúa Nguyễn Hoàng dung thân?

Sông nào chảy xuống Nam phần, Đổ ra chín nhánh cửa sông như rồng.

Trường Việt Ngữ Về Nguồn 53 5A-k47

Bài 6 Phân Biệt Từ Ngữ MAY, MAI

THIÊN, THIÊNG LƯU, LU

May: 1- dịp tốt. 2- khâu, kết bằng mũi kim, sợi chỉ

-Những từ ngữ thường dùng: thợ may; may vá; may mắn; may ra; may rủi…

Mai: 1- ngày sau của hôm nay. 2- cây có hoa trắng hoặc vàng, cuối mùa đông thì nở hoa. -Những từ ngữ thường dùng: mai kia; mai mốt; hoa mai; mai mối; mai danh (dấu tên); mai phục (núp để đánh thình lình).

Thiên: 1) trời; tự nhiên, trời sinh ra

2) lệch

-Những từ ngữ thường dùng: thiên tính; Thiên Chúa Giáo; thiên địa; thiên kiến; thiên chức (chức vụ thiêng liêng); thiên đàng; thiên nhãn; thiên vị

Thiêng: -Linh ứng, màu nhiệm. -Từ ngữ thường dùng: thiêng liêng; linh thiêng.

Lưu: 1) ở lại, dừng lại. 2) giữ lại. 3) chảy, trôi. 3) hạng, giai cấp (thượng lưu, trung lưu, hạ lưu) -Những từ ngữ thường dùng: lưu lạc, lưu vong; lưu bút; lưu danh; lưu dụng; lưu đầy.

Lu: 1- đồ để chứa nước, chứa gạo. 2- mờ, không sáng rõ. -Những từ ngừ thường dùng: lu mờ; lu bù (nhiều, mặc sức, đến thoả thích).

Tập đặt câu với từ ngữ: 1) (may): _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _

2) (mai): _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ __

3) (thiên): _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _

4) (thiêng): _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _

5) (lưu): _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _

6) (lu): _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _

Trường Việt Ngữ Về Nguồn 54 5A-k47

Luận văn 6

Bài tập luận văn: TRANH LUẬN

Đề tài:

Em có quan điểm như thế nào về vấn đề: cha mẹ nên để cho con phát triển

theo ý thích. (Em hãy dùng cách hướng dẫn đã học để làm bài luận văn này).

♦ Trước hết, em cần trình bày bối cảnh và quan điểm về luận đề:

CHUYỂN TIẾP LUẬN ĐIỂM CHI TIẾT (Dùng những từ ngữ chuyển tiếp mà em đã học)

(Thí dụ mang quan điểm đồng ý của em).

─ ─

* nêu ý kiến trái ngược

─ ─

*Lập luận mang quan điểm đối ngược.

Bối cảnh: Quan điểm của em: (đồng ý hay không đồng ý nói tiếng Việt ở nhà?)

-

Kết Luận:

Trường Việt Ngữ Về Nguồn 55 5A-k47

Văn phạm 6

CÁCH VIẾT ÂM CUỐI CÙNG NH và CH

Chữ có âm cuối n thường đi chung với chữ có âm cuối t.

Thí dụ: cách xa biền biệt, im thin thít, tiễn biệt, thoăn thoắt, chan chát…

Bài Tập

1) Tìm 5 từ có âm cuối n và đi chung với chữ có âm cuối t.

Câu đố địa lý:

Núi nào chạy dọc miền Trung? Mũi nào xa tít tận cùng miền Nam?

Miễu bà Chúa Xứ núi Sam, Ở đâu cho biết để tham khảo cùng?

Trường Việt Ngữ Về Nguồn 56 5A-k47

Tập Đàm Thoại 6

“ÔN CỐ TRI TÂN”

Học Thuộc Lòng

KHUYẾN HỌC

Con người có học nên khôn,

Văn hay, chữ tốt, tiếng đồn vang xa. Hăng say, chăm chỉ, thật thà,

Ấy là đức tính để ta nên người.

Việt: Tâm ơi, ngày mai phải trả bài Việt sử mà tôi chưa thuộc bài!

Tại sao mình phải học lịch sử nhỉ?

Tâm: Người ta chẳng thường nói: “Ôn cố tri tân” là gì, bạn chưa

nghe câu đó à?

Việt: Chưa, Tâm à. Câu đó có nghĩa là gì?

Tâm: Ba tôi dạy tôi câu đó. Nó có nghĩa là “Ôn cái cũ để biết cái mới”.

Việt: Vậy câu này có liên quan gì đến lịch sử?

Tâm: Bạn không thấy à? Học lịch sử không phải chỉ để nhớ ngày

tháng, tên tuổi các nhân vật mà chính là để học điều hay tránh điều dở.

Việt: À, tôi đã hiểu rồi!

Trường Việt Ngữ Về Nguồn 57 5A-k47

Bài 7

NGUYỄN HUỆ

Nguyễn Huệ là vị anh hùng cứu quốc, dành

cả cuộc đời tung hoành chiến đấu, kể từ lúc khởi

nghĩa ở Tây Sơn cho đến lúc mất trong tiếc

thương của toàn dân.

Bấy giờ trong Nam có Chúa Nguyễn, ngoài

Bắc có Chúa Trịnh lấn quyền Vua Lê, Nguyễn

Huệ cùng với hai anh là Nguyễn Nhạc và Nguyễn

Lữ nổi dậy để chống lại. Nguyễn Huệ có biệt tài về quân sự, đã bốn lần vào

Gia Định đánh Chúa Nguyễn, lần nào cũng thắng. Chúa Nguyễn phải cầu

viện quân Xiêm, lại bị Nguyễn Huệ một lần nữa đánh cho tan tác tại Xoài

Mút (thuộc Mỹ Tho). Sau đó, Nguyễn Huệ lại ra Bắc dẹp luôn Chúa Trịnh và

tỏ ý phò vua Lê, Nguyễn Huệ được phong cho làm Bắc Bình Vương.

Đến đời vua Lê Chiêu Thống không phục Tây Sơn, cho người sang

Tầu cầu viện nhà Thanh. Vua Thanh cho Tôn Sĩ Nghị đem 200 ngàn quân

tràn sang nước ta. Trước thế giặc mạnh, Bắc Bình Vương bèn lên ngôi vua,

lấy hiệu là Quang Trung, tổ chức hành quân thần tốc ra Bắc đánh cho quân

giặc một trận tơi bời. Tướng nhà Thanh là Sầm Nghi Đống thắt cổ tự vận ở

Đống Đa. Tôn Sĩ Nghị hoảng sợ trốn chạy về Tàu, quân Thanh chết vô số

kể.

Vua Quang Trung là một thiên tài quân sự. Thắng giặc xong, Vua liền

tổ chức lại việc cai trị, ngoại giao và việc học hành, đưa đất nước ta lên

địa vị hùng cường vào cuối thế kỷ 18. Nhưng tiếc thay! Vua đã mất năm

1792, thọ 40 tuổi, trị vì chỉ được 2 năm.

Trường Việt Ngữ Về Nguồn 58 5A-k47

Ngữ vựng

-khởi nghĩa (đ.t): nổi dậy vì ích lợi chung của dân tộc.

-tung hoành (d.t): dọc ngang, lừng lẫy không hề biết sợ hãi

-biệt tài (d.t): khả năng đặc biệt

-cầu viện (đ.t): xin mượn quân đánh giúp

-tan tác (đ.t): phân tán từng phần nhỏ nhiều nơi.

-hành quân (đ.t): điều khiển quân lính tìm đánh quân địch

-thần tốc (t.t): tốc độ thật nhanh

-tự vận (đ.t): tự làm cho mình chết

-ngoại giao (d.t): việc giao thiệp với nước ngoài

Đại ý

Khi đất nước trong tình trạng bất ổn vì Vua Lê, Chúa Trịnh, Chúa Nguyễn

tranh giành quyền hành và cầu viện nước ngoài vào. Anh hùng Nguyễn Huệ

vì hạnh phúc của dân, vì độc lập tự chủ của đất nước nên đã nổi dậy khởi

nghĩa từ Tây Sơn vào Nam ra Bắc vừa dẹp loạn trong nhà vừa đánh đuổi

ngoại xâm.

Câu hỏi

1) Nguyễn Huệ khởi nghĩa ở đâu?

2) Nguyễn Nhạc và Nguyễn Lữ là ai?

3) Nguyễn Huệ có biệt tài gì?

4) Nguyễn Huệ đã vào Gia Định đánh Chúa Nguyễn mấy lần? Ông

thắng hay thua?

5) Nguyễn Huệ đánh thắng quân Xiêm (Thái lan ngày nay) tại đâu?

6) Tôn sĩ Nghị là ai?

7) Số phận của Sầm Nghi Đống ra sao khi xâm chiếm nước ta?

Trường Việt Ngữ Về Nguồn 59 5A-k47

Bài Tập Ngữ Vựng

Chọn nghĩa thích hợp cho những từ ngữ sau đây:

Trả lời

1 Hành quân

A dọc ngang, lừng lẫy không hề biết sợ hãi

2 Biệt tài B xin mượn quân đánh giúp

3 Ngoại giao

C điều khiển quân lính tìm đánh quân địch

4 Thần tốc D tự làm cho mình chết

5 Cầu viện Đ khả năng đặc biệt

6 Tự vận

E việc giao thiệp với nước ngoài

7 Tung hoành

G phân tán từng phần nhỏ nhiều nơi

8 Tan tác

H nổi dậy vì lợi ích chung của dân tộc

9 Khởi nghĩa

H tốc độ thật nhanh

Tập đặt câu với từ ngữ đã học

1) hành quân: _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _

2) biệt tài: _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _

3) ngoại giao: _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _

4) thần tốc: _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _

5) cầu viện: _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _

6) tự vận: _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _

7) tung hoành: _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _

8) tan tác: _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _

9) khởi nghĩa: _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _

Trường Việt Ngữ Về Nguồn 60 5A-k47

Điền vào chỗ trống

Em hãy đọc những câu sau đây và chọn những từ ngữ trong phần ngữ vựng

để điền vào chỗ trống cho hợp nghĩa:

1) Quân đội Hoa Kỳ và quân đội Nam Hàn có cuộc thực tập _____________.

2) _____________ của anh Phong là kể chuyện tiếu lâm.

3) Bà Hillarry Clinton được Tổng thống Barack Obama bổ nhiệm làm Bộ

trưởng ____________ .

4) Muốn dành được chiến thắng thì phải tấn công ________________ và bất

ngờ.

5) Vua Lê Chiêu Thống đã ________________ nhà Thanh để đánh Nguyễn

Huệ nên bị coi là “cõng rắn cắn gà nhà”.

6) Những vị Tướng không giữ được thành mà phải _____________ đều

được nêu danh như một anh hùng.

7) Đội banh Barzil đã không thể _______________ trên sân cỏ khi gặp phải

đội banh Ý.

8) Ba ngày tết, xác pháo _____________ rơi đầy đường phố.

9) Những người có lòng yêu nước thường ___________________ để chống

lại sự cai trị của nước ngoài.

Câu đố lịch sử:

Nơi nào trắng rợp hoa lau xưa Đinh Bộ Lĩnh chăn trâu phất cờ?

Sông nào vẳng tiếng thần thơ nức lòng quân sĩ đang chờ phản công?

Trường Việt Ngữ Về Nguồn 61 5A-k47

Bài 7 Phân Biệt Từ Ngữ TAN, TANG XOÀI, XÀI

GIẶC, GIẶT Tan:

1) Hết 2) Rã rời, thành nước, thành bột 3) Tiêu tán, sụp đổ.

-Những từ ngữ thường dùng: tan học; tan trường; tan hàng; nước mất nhà tan; hòa tan trong nước

Tang: 1) Vật để làm chứng. 2) Lễ đối với người chết.

-Những từ ngữ thường dùng: Tang lễ; tang chứng; tang gia; tang tóc; tang thương; tang vật.

Xoài: 1) Thứ cây có trái hình quả tim, nhiều cơm, vị thơm ngon. 2) Duỗi thẳng: nằm xoài

-Những từ ngữ thường dùng: trái xoài; cây xoài; ngã xoài trền đất; xoài tượng.

Xài: 1) Dùng. 2) Tiêu phí (xài nhiều) 3) La rầy (thí dụ: bị xài một trận). -Từ ngữ thường dùng: xài phí; xài xể; vật hết xài.

Giặc: 1) Kẻ xâm lăng đất đai của người. 2) Kẻ làm loạn 3) Chiến tranh -Những từ ngữ thường dùng: giặc đến nhà đàn bà phải đánh; thời buổi giặc giã.

Giặt: -Vò, xát quần áo trong nước cho sạch.

-Những từ ngừ thường dùng: giặt quần áo; giặt giũ; giặt ủi; …

Tập đặt câu với từ ngữ: 1) (tan): _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _

2) (tang): _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _

3) (xoài): _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _

4) (xài): _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _

5) (giặc): _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _

6) (giặt): _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _

Trường Việt Ngữ Về Nguồn 62 5A-k47

Luận văn 7

SO SÁNH

So sánh là sự xem xét và đối chiếu sự vật, cái này với cái kia, sự việc này với sự việc kia, để thấy sự giống nhau, khác nhau, hơn kém nhau. Trong sinh hoạt hằng ngày, chúng ta thường có sự so sánh khi chọn lựa một vật, một sự việc, hoặc một vị trí, và sau sự chọn lựa, chúng ta luôn quyết định để lấy cái tốt nhất, giá trị nhất và thuận tiện nhất với những lý do chúng ta cho rằng hợp lý và chính đáng. Trong một bài văn thể loại so sánh, chúng ta tập trung ý tưởng và viết ra những chi tiết của hai vật mà chúng ta muốn so sánh, với mục đích là cho người đọc thấy được những điểm giống nhau hoặc khác nhau của những vật đó, cùng với những ưu điểm và những khuyết điểm của chúng. Do đó, khi viết một bài văn so sánh, chúng ta cần phải có đầy đủ những tin tức và nắm rõ những chi tiết của hai sự vật chúng ta muốn so sánh. CẤU TRÚC Có hai cách để bố trí bài văn:

Theo Sự Vật Theo Điểm So Sánh

Người viết miêu tả tất cả các điểm so sánh cho một sự vật rồi sau đó miêu tả sự vật còn lại theo đúng thứ tự chi tiết của đoạn trước. Phương pháp này thường được dùng cho những bài viết ngắn hoặc khi có ít các điểm so sánh.

Người viết lần lượt bàn về sự vật này rồi đến sự vật kia theo từng điểm. Trong những bài văn dài, phương pháp n y có vẻ tự nhiên hơn.

Trường Việt Ngữ Về Nguồn 63 5A-k47

Dàn Bài Theo Sự Vật Dàn Bài Theo Điểm So Sánh

I. Mở Bài II. Vật A ♦ Điểm So Sánh 1 ♦ Điểm So Sánh 2 ♦ Điểm So Sánh 3 III. Vật B ♦ Điểm So Sánh 1 ♦ Điểm So Sánh 2 ♦ Điểm So Sánh 3 IV. Kết Luận

I. Mở Bài II. Điểm So Sánh 1 ♦ Vật A ♦ Vật B III. Điểm So Sánh 2 ♦ Vật A ♦ Vật B IV. Điểm So Sánh 3 ♦ Vật A ♦ Vật B V. Kết Luận

Trường Việt Ngữ Về Nguồn 64 5A-k47

Văn phạm 7

CÁCH VIẾT ÂM CUỐI - NH và - CH

Chữ có âm cuối – nh thường đi chung với chữ có âm cuối – ch.

Thí dụ: nhớ vanh vách, giãy đành đạch, chạy huỳnh huỵch, cười

rinh rích, lôi (kéo) xềnh xệch…

Bài Tập

Tìm 5 từ có âm cuối – nh đi chung với từ có âm cuối - ch.

Ghi chú: (*) ở Tây Nguyên chảy ngang qua thị xã Kon Tum rồi theo đường phân thủy chảy ngược qua Lào.

Câu đố địa lý:

Sông nào bên đục bên trong? Sông nào nước chảy ngược dòng lạ chưa? (*)

Trên trời có ông sao tua. Ớ đâu lại có nhiều dừa bạn ơi?

Trường Việt Ngữ Về Nguồn 65 5A-k47

Tập Đàm Thoại 7

NGÔ QUYỀN ĐÁNH ĐUỔI QUÂN NAM HÁN

Học Thuộc Lòng

Nhớ Ơn Thầy Cô

Cha mẹ có công sinh, nuôi Ơn thầy dạy dỗ nên người chớ quên.

Con ơi, gắng học mới nên. Đem tài giúp nước báo đền ơn sâu.

Nhân vật: Ngô Quyền, Tùy Tướng, Quân sĩ.

Cảnh: Cảnh doanh trại của Ngô Quyền.

Âm thanh: Nhạc đệm hung tráng và tiếng reo hò của quân sĩ.

MỞ MÀN

Ngô Quyền: Này Tùy Tướng, khi nước thủy triều lên, ông dung

thuyền nhỏ đem một toán quân ra khiêu chiến rồi bỏ chạy để dụ giặc vào bãi cọc. Ta sẽ đem đại binh phục kích sẵn ở đó.

Tùy tướng: Tuân lệnh!

Ngô Quyền: Nước thủy triều ở sông Bạch Đằng rút xuống rất nhanh,

lúc đó chúng ta cố sức đánh quật lại. Thuyền giặc đụng cọc nhọn bị đắm (chìm), quân giặc sẽ hoảng loạn.

Tùy tướng: Dạ nghe rõ!

Ngô Quyền: Nhớ bắt sống tên tướng giặc Hoằng Thao để ta xử tội

hắn. Vua Nam Hán lần này mất con, thua chạy, sẽ không còn dám xâm lăng nước ta nữa!

Tùy tướng và quân sĩ: Hoan hô chủ tướng. Ngô Vương muôn

năm!

Trường Việt Ngữ Về Nguồn 66 5A-k47

Bài 8 NHÀ NGUYỄN DỰNG NGHIỆP

Ngày 1/6/1802, Nguyễn Phúc Ánh làm lễ tại nhà Thế Miếu, lấy hiệu là Gia Long và tuyên bố cáo chung niên hiệu Cảnh Hưng của nhà Hậu Lê. Tính ra Thế Tổ nhà Nguyễn đã chiến đấu suốt hai mươi lăm năm (1777-1802) để hoàn thành sự nghiệp thống nhất và bình định nước Việt Nam từ Cà Mau tới Nam Quan. Trong một phần tư thế kỷ đó Người đã trải qua bao phen vào sinh ra tử, nhục nhã gian lao, nếu không phải là người có tài, có chí, cương quyết và nhẫn nại thì khó mà thành công được.

Đến khi bước lên ngai vàng, Thế Tổ vừa đúng 40 tuổi. Lo việc trị loạn xong, Người bắt tay vào việc bình trị. Công chuyện này rất là phiền toái, khó khăn và vĩ đại. Các cơ quan hành chính và các quan lại ở các địa phương bấy giờ đều thất tán hết, nay phải lập lại các sổ sách về đinh điền, thuế khóa và tuyển trạch nhân viên. Đồng ruộng bỏ hoang, kho tàng rỗng tuếch, cướp bóc lung tung, thật là một cuộc đổ nát hoàn toàn. Việc thứ nhất là Người đổi tên quốc hiệu ra Việt Nam, chính thức dùng Phú Xuân làm kinh đô, tha cho dân một vụ thuế, thăng thưởng cho tướng sĩ, phong tước và cấp ruộng đất cho con cháu hai họ Lê, Trịnh để giữ việc khói hương. Dưới thời Vua Gia Long, có sáu bộ phụ trách để trông coi việc nước. Mỗi bộ có một vi Thượng thư đứng đầu gồm Tả Hữu Tham Tri, Tả Hữu Thị Lang cùng các thuộc viên Lang Trung, Viên Ngoại Chủ Sự, bát cửu phẩm, thơ lại v.v... Sáu bộ là: 1) Bộ Lại trông coi việc bổ dụng, thuyên chuyển, ban thưởng phẩm trật, khảo xét công trạng, phong tặng ấm tước, thảo các chiếu, sắc, dụ v.v... 2) Bộ Hộ chịu trách nhiệm về các việc đinh điền, thuế má, tiền bạc, kho tàng, hóa vật như bộ Tài chính và Kinh tế ngày nay. 3) Bộ Lễ lo việc tế tự, triều hạ, tôn phong, triệu hội, học chế, khoa cử, phong sắc cho bách thần, khen tặng các người sống lâu, tiết hạnh. 4) Bộ Binh bổ dụng, tuyển mộ binh tướng, tổ chức quân đội, mở các cuộc thao diễn, lập khoa thi võ cử, ban bố các mệnh lệnh hành quân v.v... 5) Bộ Hình xét hình án, sửa sang pháp luật, duyệt lại các án từ đáng nghi ngờ hay các đơn kháng tố tối cao. 6) Bộ Công phụ trách các công tác xây dựng cung điện, thành trì, hào lũy, tự tạo tàu bè, nghiên cứu các kiểu mẫu lăng tẩm, công thự, mua bán vật liệu, thuê mướn thợ thuyền.

Trường Việt Ngữ Về Nguồn 67 5A-k47

Ngữ vựng

cáo chung (đ.t): suy tàn; kết liễu

thống nhất (đ.t): Hợp lại thành một khối, có chung một cơ cấu tổ chức, có sự

điều hành chung.

vào sinh ra tử (thành ngữ): ý nói tình trạng rất nguy khốn.

vĩ đại (t.t): rất lớn lao.

cơ quan hành chính (thành ngữ): ý nói đến những đơn vị, tổ chức làm việc

của chính quyền.

thất tán (đ.t): tan tác ở nhiều nơi.

đinh điền (d.t): đinh: tính trên đầu người; điền: tính trên ruộng đất.

cung điện (d.t): tòa nhà của vua, chúa ở.

hào lũy (d.t): hào: rãnh rộng và sâu dùng trong việc chiến đấu;

lũy: 1. Công trình bảo vệ một vị trí, thường đắp bằng đất.

2. Hàng cây (thường là tre) trồng rất dày để làm hàng rào.

Lũy tre quanh làng. Lũy dừa.

lăng tẩm (d.t): nơi chôn thi thể của vua, chúa.

Đại ý Sau khi trải qua một cuộc chiến đấu với bao phen khó khăn nguy hiểm, Nhà

Nguyễn bắt đầu dựng nghiệp với vị vua đầu tiên là Thế Tổ Gia Long, tên thật

là Nguyễn Ánh. Vua Gia Long đặt ra sáu Bộ (Lục Bộ) để phụ trách việc

nước.

Câu hỏi 1) Vua Gia Long tên thật là gì? 2) Để hoàn thành sự nghiệp thống nhất đất nước Thế Tổ nhà Nguyễn đã phải làm gì? 3) Vua Gia Long đổi tên nước là gì? Và đặt kinh đô ở đâu? 4) Thời Vua Gia Long, có sáu bộ phụ trách để trông coi việc nước; hãy kể tên sáu bộ ấy và giải thích nhiệm vụ của mỗi bộ.

Trường Việt Ngữ Về Nguồn 68 5A-k47

Bài Tập Ngữ Vựng

Chọn nghĩa thích hợp cho những từ ngữ sau đây:

Trả lời

1 Vào sinh ra tử

A Nơi chôn thi thể của vua, chúa

2 Đinh điền

B

hào: rãnh rộng và sâu dùng trong

việc chiến đấu;

lũy: 1. Công trình bảo vệ một vị

trí, thường đắp bằng đất.

2. Hàng cây (thường là tre)

trồng rất dày để làm hàng rào.

Lũy tre quanh làng. Luỹ dừa.

3 Cáo chung

C Tòa nhà của vua, chúa ở

4 Thất tán

D đinh: tính trên đầu người; điền: tính trên ruộng đất

5 Cung điện Đ Tan tác ở nhiều nơi

6 Thống nhất

E ý nói đến những đơn vị, tổ chức làm việc của chính quyền.

7 Cơ quan hành chính

G rất lớn lao

8 Vĩ đại

H Suy tàn; kết liễu

9 Lăng tẩm

I ý nói tình trạng rất nguy khốn

10 Hào lũy

K

Hợp lại thành một khối, có chung

một cơ cấu tổ chức, có sự điều

hành chung

Tập đặt câu với từ ngữ đã học

1) vào sinh ra tử: _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ 2) đinh điền: _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ 3) cáo chung: _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ 4) thất tán: __ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ 5) cung điện: _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ 6) thống nhất: _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ 7) cơ quan hành chính: _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ __ 8) Vĩ đại: _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ __ 9) lăng tẩm: _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ 10) hào lũy: _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _

Trường Việt Ngữ Về Nguồn 69 5A-k47

Điền vào chỗ trống

Em hãy đọc những câu sau đây và chọn những từ ngữ trong phần ngữ vựng

để điền vào chỗ trống cho hợp nghĩa:

1) Ngày 30 tháng 4, 1975 chính quyền Việt Nam Cộng Hòa đã ___________.

2) Gia đình bác Tám bị _____________ trong chiến tranh, nay đã được

đoàn tụ.

3) Huế là thành phố cổ kính có nhiều _______________ và _____________.

4) _________________________ làm việc từ thứ Hai đến thứ Sáu.

5) Mặc dù nước Việt Nam đã ____________________ nhưng người dân

còn thiếu quyền tự do và cuộc sống khổ cực, đói nghèo.

6) Đoàn quân chiến thắng trở về, tất cả các tướng sĩ can trường

__________________ đều được khen thưởng.

7) Công trình xây dựng cầu Golden Gate thật là _______________.

8) ________________ dùng để ngăn chặn sự tấn công của quân địch.

Câu đố địa lý:

Núi nào chạy dọc miền Trung? Mũi nào xa tít tận cùng miền Nam?

Vịnh nào mà có chữ Cam? Ở đâu cảnh đẹp hồ Than Thở hoài?

Trường Việt Ngữ Về Nguồn 70 5A-k47

Bài 8 Phân Biệt Từ Ngữ CÁCH, CẮT

NÓI, NỐI LẬP, LẶP

- cách: 1- lề lối, phương pháp 2- khoảng ngăn xa nhau Từ ngữ thường dùng: ngăn cách; cách thức; cách biệt; cách chức; cách khoảng; cách mạng.

- cắt: 1- dùng lưỡi sắc để làm đứt một vật gì 2- làm cho đau xót, chia lìa Từ ngữ thường dùng: cắt bỏ; cắt nghĩa; chia cắt; cắt đặt; cắt ruột.

- nói: - tỏ ý tưởng bằng lời phát ra từ miệng. Từ ngữ thường dùng: nói chuyện; nói năng; nói to; nói ngọng; nói lắp bắp…

- nối: 1- buộc tiếp liền nhau 2- tiếp theo Từ ngữ thường dùng: nối tiếp; nối dài; nối dõi; nối duyên; nối đuôi; nối ngôi.

- lập: - làm, dựng nên Từ ngữ thường dùng: lập công; lập gia đình; lập nghiệp; lập quốc; lập thân; lập trường; lập mưu; lập hội; lập kế; lập pháp.

- lặp: - nói lại Từ ngữ thường dùng: lặp lại; lặp cặp;

Tập đặt câu với từ ngữ: 1) (cách): _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ __ _ _ _ _ _ _ _ _ 2) (cắt): _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ __ _ _ _ _ _ _ _ _ _ 3) (nói): _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ __ _ _ _ _ _ _ _ _ _ 4) (nối): _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ __ _ _ _ _ _ _ _ _ _ 5) (lập): _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ __ _ _ _ _ _ _ _ _ _ 6) (lặp): _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ __ _ _ _ __ _ _ _ _ _ _ _ __ _ _ _ _ _ _

Trường Việt Ngữ Về Nguồn 71 5A-k47

Luận văn 8

SO SÁNH (tiếp theo) ĐIỂM SO SÁNH Thí dụ: So sánh thức ăn tươi và đồ hộp Trước hết chúng ta viết xuống các điểm so sánh giữa thức ăn tươi và đồ hộp như sau:

ĐIỂM SO SÁNH A THỨC ĂN TƯƠI

B ĐÔ HỘP

- Mùi vị

- Lợi ích cho sức khỏe

- Sự thuận tiện

Sau đó, chúng ta thêm chi tiết cho từng điểm so sánh:

ĐIỂM SO SÁNH A THỨC ĂN TƯƠI

B ĐÔ HỘP

- Mùi vị

♦ thơm ngon ♦ tự nhiên

♦ có chất hóa học

- Lợi ích cho sức khỏe

♦ có những chất dinh dưỡng tự nhiên

♦ được chế biến với chất hóa học ♦ có thể gây độc

- Sự thuận tiện

♦ Tốn thời gian và công sức

♦ thuận tiện không mất công chuẩn bị, nấu

CHỌN CẤU TRÚC

Kế đến chúng ta chọn một trong hai cách cấu trúc để trình bày. Trong trường hợp này, chúng ta bố trí theo từng điểm so sánh. Chúng ta dùng những chi tiết được liệt kê để viết thành câu văn:

Trường Việt Ngữ Về Nguồn 72 5A-k47

Chúng ta tuần tự viết từng câu văn cho từng điểm so sánh.

Văn phạm 8

CÁCH VIẾT CÁC TIẾNG THEO VẦN AC

Các em đã học qua vần ac thường đi sau các vần ang và vần ao… Nay các

em cần phải nhớ thêm vần ac còn có thể đi theo các vần:

- êch: giải thích lệch lạc, vẽ nguệch ngoạc…

- ôc: chẳng ai rõ gốc gác của lão, trông ông cụ thật hốc hác…

- ơ: đã thua rồi còn mong gỡ gạc, mái tranh xơ xác, lo nghĩ lắm

phờ phạc cả người, con nai vàng ngơ ngác.

Bài Tập

1) Tìm 3 từ có vần cuối - êch và từ theo sau có vần cuối – ac.

2) Tìm 3 từ có vần cuối – ôc và từ theo sau vần cuối - ac.

3) Tìm 3 từ có vần cuối – ơ và từ theo sau vần cuối - ac.

Câu đố lịch sử:

Hồ nào nức tiếng xa gần, Vua Lê trả kiếm cho thần Kim Quy?

Lửa hồng rực sáng sông nào, Quân Nguyễn Trung Trực đốt tàu giặc Tây?

Thức ăn tươi rất thơm ngon và ngọt ngào vì chúng còn giữ được tất cả những tính chất tự nhiên. Đồ hộp mất đi rất nhiều mùi vị tự nhiên, và thay vào đó, chúng có thêm những hóa chất.

Trường Việt Ngữ Về Nguồn 73 5A-k47

Tập Đàm Thoại 8

NÓI VỀ GIA ĐÌNH

Học Thuộc Lòng

CỨU TRỢ

Thương người như thể thương thân Thấy người hoạn nạn ân cần giúp cho

Miếng khi đói bằng gói khi no Của tuy tơ tóc, nghĩa so ngàn trùng

Thầy/Cô giáo: Gia đình em có mấy người?

Học sinh: Thưa cô! gia đình em có bốn người.

Thầy/Cô giáo: Các anh chị của em có ở chung nhà với cha mẹ không?

Học sinh: Thưa cô! Anh Hai đi làm xa, ngày Tết mới về thăm gia đình.

Thầy/Cô giáo: Em có biết ngày mọi người trong gia đình về tụ họp

đông đủ gọi là gì không?

Học sinh: Thưa cô! Ngày đó gọi là ngày đoàn tụ ạ.

Thầy/Cô giáo: Đúng rồi, em giỏi lắm.

Trường Việt Ngữ Về Nguồn 74 5A-k47

Bài 9

NGUYÊN NHÂN CỦA VIỆC PHÁP XÂM LĂNG VIỆT NAM

Nước Việt Nam độc lập từ thế kỷ thứ X, sau ba thế kỷ nội chiến (1527)

nguyên lực quốc gia bị hao mòn thì Tây Phương với một nền văn minh mới,

một nguồn sinh lực dồi dào đã tràn sang Á Châu làm đảo lộn tình thế của hầu

khắp các quốc gia.

Vì kém hèn, cuối thế kỷ XIX chúng ta rơi vào vòng lệ thuộc của người

Tây phương. Nếu xét sự tiến triển của phong trào thực dân và đế quốc của

Tây Phương khởi từ thế kỷ XV, cuộc chạy đua mãnh liệt để giành nhau thị

trường cùng đất đai từ những thế kỷ sau liên miên và ráo riết cho đến cuối

thế kỷ XIX, việc đánh cướp lấy đất của người Việt như thế là quá muộn.

Ngoài ra, biến cố có ảnh hưởng tai hại nhất cho Việt Nam là sự thất bại chính

trị và quân sự của Trung Quốc vào cuối thế kỷ XIX sau trận chiến tranh nha

phiến. Lần lần nhà Thanh ký các Nam Kinh Điều Ước, Trung-Mỹ, Trung-

Pháp Điều Ước ký ngày mùng 3 tháng 7 năm 1844, ngày 23 tháng 10 năm

1884.

Mười năm sau nữa Pháp mới cương

quyết xâm chiếm Việt Nam. Một mặt Pháp bấy

giờ đã có hoàn cảnh thuận tiện để xuất binh,

mặt khác Pháp cho rằng nếu quân đội Pháp

không gấp bước vào Việt Nam, có thể Anh sẽ

đến Việt Nam trước. Thêm vào đó, một nguyên

nhân nữa là chuyện nước Tàu vốn là “thiên

triều” đối với Việt Nam còn bại trận thì Việt Nam nước nhỏ dân thưa dại gì

mà chẳng thôn tính. Nếu như trong khoảng thời gian Pháp còn lúng túng

với nội bộ cùng với liệt cường, vua chúa Việt Nam sớm có một chính sách

đối ngoại khôn khéo, am hiểu thuật phú quốc cường binh thì chúng ta

đâu phải viết những trang quốc sử bằng máu và nước mắt vào hạ bán

thế kỷ XIX. Tiếng súng của Trung tướng Rigault de Gnouilly và Đại tá

Lapierre vào mùa thu năm Đinh Vị (1847), tiếc thay, chưa đủ là một cảnh cáo

cho cái triều đình hôn ám của vua Thiệu Trị.

Trường Việt Ngữ Về Nguồn 75 5A-k47

Ngữ vựng thế kỷ (d.t): khoảng thời gian 100 năm.

thực dân (d.t): người ở nước tư bản sang chiếm xứ khác để khai thác, sinh

lợi.

đế quốc (d.t): nước có chủ đích xâm chiếm các nước nhỏ, yếu hơn để bành

trướng thế lực quân sự, chính trị và kinh tế.

ráo riết (t.t / đ.t): gắt gao.

nha phiến (d.t): chất lấy trong cây anh túc dùng để hút.

xuất binh (đ.t): quân ra trận

lúng túng (t.t): Ở vào tình trạng không biết nên nói năng, hành động, xử trí

như thế nào, do không làm chủ được tình thế.75

liệt cường (d.t): gồm những nước hùng mạnh, có thế lực trên thế giới.

phú quốc cường binh (thành ngữ): nước giầu binh mạnh.

Đại ý Những lý do khiến cho đất nước Việt Nam bị người Pháp xâm chiếm; khởi đầu

là vì vua quan Việt Nam hèn kém không có tầm nhìn xa, hiểu rộng để có thể

tránh đi cảnh chiến tranh và đất nước không bị rơi vào vòng lệ thuộc Tây

phương mặc dù tình hình thế giới lúc đó phong trào thực dân và đế quốc của

Tây Phương khởi từ thế kỷ XV đang tiến triển, cuộc chạy đua mãnh liệt để giành

nhau thị trường cùng đất đai. Ngoài ra, nước Trung hoa là một nước lớn mà

Việt Nam từng coi như “thiên triều” đã thất bại về chính trị và quân sự, dần dần

nhà Thanh đã phải ký các Nam Kinh Điều Ước, Trung-Mỹ, Trung-Pháp Điều

Ước ký ngày mùng 3 tháng 7 năm 1844, ngày 23 tháng 10 năm 1884.

Câu hỏi 1) Nước Việt Nam độc lập từ thế kỷ thứ X, nhưng tại sao nguyên lực quốc gia bị hao mòn? 2) Biến cố nào có ảnh hưởng tai hại nhất cho Việt Nam? 3) Hãy kể những nguyên nhân chính để 10 năm sau Pháp mới cương quyết xâm chiếm Việt Nam?

Trường Việt Ngữ Về Nguồn 76 5A-k47

Bài Tập Ngữ Vựng

Chọn nghĩa thích hợp cho những từ ngữ sau đây:

Trả lời

1 Thực dân

A

nước có chủ đích xâm chiếm các nước

nhỏ, yếu hơn để bành trướng thế lực

quân sự, chính trị và kinh tế

2 Nha phiến B khoảng thời gian 100 năm

3 Đế quốc

C quân ra trận

4 Liệt cường D nước giầu binh mạnh

5 Xuất binh Đ chất lấy trong cây anh túc dùng để hút

6 Thế kỷ

E gắt gao

7 Lúng túng

G người ở nước tư bản sang chiếm xứ

khác để khai thác, sinh lợi.

8 Phú quốc cường binh

H

Ở vào tình trạng không biết nên nói

năng, hành động, xử trí như thế nào,

do không làm chủ được tình thế.76

9 Ráo riết

I gồm những nước hùng mạnh, có thế

lực trên thế giới

Tập đặt câu với từ ngữ đã học

1) thực dân: _ _ _ _ __ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _

2) nha phiến: _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _

3) đế quốc: _ _ _ _ _ _ _ __ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _

4) liệt cường: _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _

5) xuất binh: _ __ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _

6) thế kỷ: __ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _

7) lúng túng: _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _

8) phú quốc cường binh: _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _

9) ráo riết: _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _

Trường Việt Ngữ Về Nguồn 77 5A-k47

Điền vào chỗ trống

Em hãy đọc những câu sau đây và chọn những từ ngữ trong phần ngữ vựng

để điền vào chỗ trống cho hợp nghĩa:

1) Sở Cảnh sát San Jose vừa bắt giữ một nhóm người buôn bán_________.

2) Trong thời chiến tranh nhà cầm quyền Hà Nội đã gọi Hoa Kỳ là

____________ xâm lược nhưng ngày nay chính họ đã mời gọi Hoa Kỳ trở

lại Việt Nam.

3) _____________ Pháp đã đô hộ nước Việt Nam.

4) Một _______________ là 100 năm.

5) Anh Hùng _______________ không biết phải chọn ngành nào để học.

6) Chị Lan đang _____________ ôn bài để chuẩn bị cho kỳ thi SAT.

7) Binh lính các cấp phải tuyệt đối thi hành lệnh ________________.

8) _______________ đang họp để bàn thảo kế hoặch hạn chế vũ khí

nguyên tử.

9) Ngày nay Nam Hàn (South Korea) có thể được coi là _________________

Câu đố địa lý:

Ở đâu có đá Hòn Chồng? Thành nào vua mộng thấy rồng bay lên?

Thành nào xây chỉ một đêm, Có hình xoắn ốc thưa tên là gì?

Trường Việt Ngữ Về Nguồn 78 5A-k47

Bài 9 Phân Biệt Từ Ngữ XINH, XIN XƯA, SƯA CẬY, CẠY

- xinh: -Có hình dáng rất dễ coi, ưa nhìn. Thí dụ: Cô Ba không đẹp nhưng xinh. -Từ ngữ thường dùng: Xinh đẹp, xinh xinh, xinh xắn, xinh tươi, xinh xẻo (giống như xinh xắn).

- xin: -Kêu nài để cầu được việc gì. -Những từ ngữ thường dùng: Xin lỗi, xin xỏ, xin ăn, cầu xin, xin ơn trên phù

hộ….

- xưa: 1) Thuộc về thời đã qua lâu lắm rồi; trái nghĩa với Nay. 2) Đã có từ trước. Thí dụ: Tình xưa nghĩa cũ; tình bạn càng thắm thiết hơn xưa

-Từ ngữ thường dùng: Xưa nay, ngày xưa, năm xưa (không nhớ rõ năm nào)…

- sưa: (Từ này không đứng riêng)

-Chỉ dùng ghép sau chữ say: Say sưa 1) dùng để chỉ người say rượu. 2) Ở trạng thái bị cuốn hút vào một việc hứng thú nào đó. Thí dụ: Hắn say sưa trò chuyện. Anh Tư say sưa làm việc quên cả ăn )

- cậy: 1) Nhờ 2) Ỷ vào Từ ngữ thường dùng: -Trẻ cậy cha, già cậy con (tục ngữ). Cậy thần, cậy thế (ý nói ỷ vào quyền thế); cậy cục (cầu cạnh xin một cách vất vả). Thí dụ: Cậy cục lắm mới xin được việc làm này

- cạy: -Làm cho tung ra, rời ra. Thí dụ: - Kẻ trộm cạy tủ lất hết tiền của mẹ. - Hôm qua tôi mất chìa khóa nhà, nên phải cạy cửa để vào nhà.

Tập đặt câu với từ ngữ: 1) (xinh): _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ __ _ _ _ _ _ _ _ _ 2) (xin): _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ __ _ _ _ _ _ _ _ _ _ 3) (xưa): _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ __ _ _ _ _ _ _ _ _ _ 4) (sưa): _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ __ _ _ _ _ _ _ _ _ _ 5) (cậy): _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ __ _ _ _ _ _ _ _ _ _ 6) (cạy): _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ __ _ _ _ __ _ _ _ _ _ _ _ __ _ _ _ _ _ _

Trường Việt Ngữ Về Nguồn 79 5A-k47

Luận văn 9 SO SÁNH (tiếp theo)

Sau khi chúng ta có các chi tiết về những điểm giống và khau nhau, chúng ta có thể thêm những từ nối chuyển câu như sau:

SẮP XẾP THÀNH BÀI VĂN Cuối cùng với những chi tiết cùng các từ nối chuyển câu, chúng ta viết thành một bài văn.

Dùng Thức Ăn Tươi Thay Vì Đồ Hộp Con người chúng ta ăn ít nhất hai lần trong mỗi ngày. Đất nước nơi chúng ta sống có rất nhiều thứ thức ăn khác nhau, và chúng ta phải chịu trách nhiệm cho những gì chúng ta tiêu dùng. Những món chúng ta chọn sẽ ảnh hưởng đến cơ thể của chúng ta. Thức ăn tươi và đồ hộp có ba điểm khác nhau: mùi vị, lợi ích sức khoẻ, và sự thuận tiện. Điểm khác nhau dễ chú ý nhất giữa hai loại thức ăn là mùi vị. Thức ăn tươi rất thơm ngon và ngọt ngào vì chúng còn giữ được tất cả những tính chất tự nhiên. Ngược lại, đồ hộp mất đi rất nhiều mùi vị tự nhiên, và thay vào đó, chúng có thêm những hóa chất. Cho nên, thức ăn tươi ngon hơn đồ hộp. So sánh giữa hai loại thức ăn, chúng ta thấy thêm một điểm khác biệt nữa. Thức ăn tươi cung cấp dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể chúng ta. Mặt khác, đồ hộp đã đánh mất đi những chất bổ nguyên gốc từ khi được chứa đựng. Hơn nữa chúng đã được ướp với những hóa chất để giữ gìn được lâu, nhưng những chất đó có thể trở nên độc hại cho cơ thể. Còn một điểm khác nữa là sự thuận tiện. Đồ hộp được dễ dàng tìm trong những siêu thị, và chúng không đòi hỏi nhiều thời giờ để chuẩn bị trước khi dùng. Trong khi đó, thức ăn tươi cần phải được rửa sạch sẽ và tốn nhiều công sức để nấu. So với thức ăn tươi, đồ hộp thuận tiện hơn. Như chúng ta thấy, thức ăn tươi và đồ hộp có ba điểm khác biệt. Mỗi người đều có những sở thích riêng về thức ăn, tùy theo thời giờ mỗi người có, và tầm quan trọng họ đặt trên sức khoẻ. Vì thế, điều đáng nhắc là bạn nên lưu ý và chọn loại thức ăn thích hợp nhất cho cuộc sống của bạn.

Ngược lại, đồ hộp mất đi rất nhiều mùi vị tự nhiên, và thay vào đó, chúng có thêm những hóa chất.

Điểm khác nhau dễ chú ý nhất giữa hai loại thức ăn là mùi vị.

Thức ăn tươi rất thơm ngon và ngọt ngào vì chúng còn giữ được tất cả những tính chất tự nhiên.

Trường Việt Ngữ Về Nguồn 80 5A-k47

Văn phạm 9

CÁCH VIẾT NHỮNG TIẾNG THEO VẦN at hoặc oat Ta thường gặp những tiếng này trong tiếng Việt thuần túy hoặc từ Hán-Việt, như hạt cát, hơi ngạt, một lát, ca hát, lấn át, trôi giạt, lưu loát…

Những tiếng thuần Việt vần at thường kết hợp với những tiếng vần

an.

Thí dụ: đàn sếu vỗ cánh ràn rạt bay lên, ăn dứa (thơm) nhiều thấy ran rát ở lưỡi, nhà cửa mọc lên san sát, tiếng búa đập chan chát suốt ngày… Những tiếng thuần Việt vần at cũng có thể kết hợp với những tiếng vần ao. Thí dụ: mùi phở thơm ngào ngạt, nước lũ chảy ào ạt, khao khát đợi chờ, tình cảm thật dào dạt…

Những từ ngữ vần at hoặc oat thuần Việt hay Hán-Việt là những từ

ngữ láy cùng vần, như làm ăn phát đạt, ruộng đồng bát ngát, đứng sát sạt bên cạnh, nói năng hoạt bát…

Bài tập

1) Tìm 3 từ có vần at kết hợp với từ có vần an. 2) Tìm 3 từ có vần at kết hợp với từ có vần ao. 3) Tìm 3 từ có vần at kết hợp với từ cùng vần láy.

Trường Việt Ngữ Về Nguồn 81 5A-k47

Tập Đàm Thoại 9

VIẾT MỘT BÀI VĂN

Học Thuộc Lòng

TIỂU SÀI GÒN

Quận Cam có Tiểu Sài Gòn (*) Mỗi khi Lễ, Tết bà con kéo về. Bolsa dạo phố vui ghê,

Tiệm ăn, tiệm vải đều đề chữ ta. Bâng khuâng lòng chợt nhớ nhà, Xứ người mà ngỡ quê ta nơi này.

Ghi chú: (*) Quận Cam: Orange County; Tiểu Sài Gòn: Little Saigon.

Bình: Long à, tôi đang viết một bài văn để nộp cho thầy giáo vào sang

ngày mai.

Long: Bài văn nói về đề tài gì vậy?

Bình: Tôi viết về trận chiến trên sông Bạch Đằng của Đức Trần Hưng

Đạo.

Long: Lớp bạn học nhanh vậy sao? Lớp tôi vừa mới học bài “Ngọn cờ

Lau – Đinh Tiên Hoàng”.

Bình: Vậy à, tôi định hỏi bạn một vài chi tiết để viết trong phần thân bài

nhưng bạn chưa học thì làm sao mà giúp! Tôi sẽ phải đi thư viện để tìm sách đọc thêm vậy.

Long: Không giúp được gì cho bạn, tôi áy náy quá!

Bình: Không sao đâu, bạn đừng lo nhé! Chào bạn!

Trường Việt Ngữ Về Nguồn 82 5A-k47

Bài 10 PHAN BỘI CHÂU

Phan Bội Châu tên thật là Phan Văn San, tự là Hài Thu, bút hiệu là Sào Nam, Thị Hán, Độc Kinh Tử, Việt Điểu, Hàn Mãn Tử, v.v... Theo gia phả họ Phan, ông sinh ngày 26 tháng 12 năm 1867 tại làng Đan Nhiễm, xã Nam Hòa, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An. Thân phụ ông là Phan Văn Phổ, một nhà nho chân chính rất trọng chữ thanh bần. Thân mẫu ông là bà Nguyễn Thị Nhàn, một nữ sĩ được tiếng là người đức hạnh. Ông nổi tiếng thông minh từ bé, năm 6 tuổi học 3 ngày thuộc hết Tam Tự Kinh, 7 tuổi ông đã đọc hiểu sách Luận Ngữ,

13 tuổi ông thi đỗ đầu huyện. Thuở thiếu thời ông đã sớm có lòng yêu nước. Năm 17 tuổi ông viết bài Hịch Bình Tây Thu Bắc đem dán ở cây đa đầu làng để hưởng ứng việc Bắc Kỳ khởi nghĩa kháng Pháp. Năm 19 tuổi (1885) ông cùng bạn Trần Văn Lương lập Sĩ Tử Cần Vương Đội chống Pháp nhưng việc không thành. Gia cảnh khó khăn, ông đi dạy học kiếm sống và học thi, nhưng thi suốt 10 năm không đỗ, lại can tội “hoài hiệp văn tự” (mang văn tự trong áo) án ghi “chung thân bất đắc ứng thí” (suối đời không được dự thi). Năm 1896 ông vào

Huế dạy học, do mến tài ông nên các quan xin vua Thành Thái xóa án “chung thân bất đắc ứng thí”. Khi được xóa án, ông dự khoa thi hương năm Canh Tý (1900) ở Trường Nghệ và đậu Giải Nguyên. Có tài liệu cho rằng bài làm của ông quá xuất sắc đến nỗi khi yết bảng, trường thi đã làm 2 bảng, 1 bảng ghi 5 chữ to “Giải Nguyên Phan Bội Châu”, bảng kia ghi tên những người thi đỗ còn lại. Trong vòng 5 năm sau khi đỗ Giải Nguyên, ông bôn ba khắp nước Việt Nam liên kết với các nhà yêu nước như Phan Chu Trinh, Huỳnh Thúc Kháng, Trần Quý Cáp, Nguyễn Thượng Hiền, Nguyễn Hàm (tức Tiểu La Nguyễn Thành) Đặng Nguyên Cẩn, Ngô Đức Kế, Đặng Thái Thân, Hồ Sĩ Kiện, Lê Huân, Nguyễn Quyền, Võ Hoành, Lê Đại để cùng họ chống Pháp. Ông chọn một hoàng thân nhà Nguyễn, Kỳ Ngoại Hầu Cường Để, làm lãnh tụ Phong trào Cần Vương. - Năm 1904 ông cùng 20 nhà yêu nước họp mặt tại Quảng Nam để thành lập Duy Tân Hội. - Năm 1905, ông cùng Tăng Bạt Hổ sang Trung Quốc rồi sang Nhật Bản để gặp gỡ các nhà cách mạng Nhật và Trung Quốc và cầu viện trợ tài chính cho phong trào do ông thành lập. Tại Trung Quốc ông gặp Lương Khải Siêu, và được khuyên nên dùng thơ văn để thức tỉnh lòng yêu nước của dân Việt. Nghe lời khuyên, ông viết nhiều tác phẩm có tác động lớn với sĩ phu trong nước. Cùng thời điểm này chiến thắng của Nhật Bản trong trận Tsushima trong chiến tranh Nga-Nhật đã tạo nên nhiều lạc quan trong các phong trào chống

Trường Việt Ngữ Về Nguồn 83 5A-k47

thực dân ở châu Á. Do đó, các tác phẩm của ông tạo nên một làn sóng mới thúc đẩy nhiều thanh niên yêu nước tham gia phong trào Đông Du, xuất ngoại học tập để tìm đường chống Pháp. - Năm 1906 Phan Bội Châu đưa Kỳ Ngoại Hầu Cường Để và một số học sinh người Việt khác sang Nhật. Cũng trong năm đó ông mời được Phan Châu Trinh, một nhà cách mạng nổi tiếng khác, đến thăm ông tại Tokyo. Sau hai tuần thảo luận, hai người không giải quyết được bất đồng chính kiến về cách chống Pháp. Trong khi Phan Bội Châu muốn giữ thể chế quân chủ, Phan Chu Trinh muốn hủy bỏ chế độ này để tạo một quốc gia dân chủ. - Năm 1907 Phan Bội Châu thành lập Việt Nam Cống Hiến Hội, một phong trào gồm có 100 học sinh du học ở Nhật. Việc này có ý nghĩa tượng trưng vì những học sinh có được cơ hội để cộng tác với nhau với tư cách là những người Việt, không phải người Bắc Kỳ, Nam Kỳ, hay Trung Kỳ mà người Pháp đã chia ra. Tuy nhiên, dưới áp lực của Pháp, Nhật Bản đã trục xuất họ trong năm sau. Trong năm 1907 trường Đông Kinh Nghĩa Thục được thành lập để huấn luyện các nhà cách mạng chống Pháp. Các tác phẩm của ông được nghiên cứu và Phan Chu Trinh giảng dạy tại trường này. Nghi rằng Phan Bội Châu có dính líu đến trường này, Pháp đã đóng cửa nó trong vòng ít hơn một năm. Họ cũng cho rằng ông có trách nhiệm trong các cuộc biểu tình chống thuế tại các tỉnh Quảng Nam và Quảng Ngãi cũng như tại Huế trong đầu năm 1908. Họ cũng cho rằng ông có dính líu đến một cuộc nổi dậy bị thất bại tại Hà Nội trong tháng 6 năm 1908. Pháp đã xử tử 13 người tham gia trong cuộc này và bỏ tù hàng trăm người khác tại Côn Đảo (kể cả Phan Chu Trinh). Tháng 3 năm 1909, ông bị Nhật trục xuất. Sau đó ông đến Hồng Kông, Bangkok và Quảng Châu. Trong những năm này, các tác phẩm cách mạng của ông ảnh hưởng phong trào chống Pháp ngay tại Việt Nam. Năm 1912, nức lòng vì thành quả cuộc Cách Mạng Tân Hợi (1911) ở Trung Quốc của Tôn Dật Tiên, Phan Bội Châu cùng một số nhà cách mạng quốc gia Việt Nam lưu vong tại Quảng Châu thành lập một tổ chức cách mạng thay thế cho Duy Tân Hội. Tôn chỉ của tổ chức mới mang tên Việt Nam Quang Phục Hội là đánh đuổi người Pháp ra khỏi đất nước, khôi phục chủ quyền của Việt Nam, và thành lập “Việt Nam Cộng Hòa Dân Quốc”. Trong thời điểm này, Phan Bội Châu đã thay đổi chính kiến của ông về thể chế quân chủ. Tuy nhiên, ông vẫn duy trì Kỳ Ngoại Hầu Cường Để trong vai trò chủ tịch chính phủ lâm thời Việt Nam Quang Phục Hội. Nhằm gây tiếng vang, tạo ủng hộ trong quần chúng quốc nội, năm 1913 ông cho tổ chức ám sát và đặt chất nổ phá hoại nhiều nơi trong nước. Nhà cầm quyền Pháp phản ứng gay gắt, và nhân cơ hội Viên Thế Khải lên cầm quyền tại Trung Quốc, chính quyền Pháp nhờ ông này bắt giam Phan Bội Châu. Năm 1917, Phan Bội Châu được phóng thích. Ông lưu lạc tại Trung Quốc suốt tám năm trường sau đó, học tập và viết báo sinh nhai nhưng không

Trường Việt Ngữ Về Nguồn 84 5A-k47

còn trực tiếp ảnh hưởng đến các cao trào cách mạng quốc gia Việt Nam. Ngày 30 tháng 6 năm 1925 ông bị Pháp bắt tại Thượng Hải, giải giao ông về Hà Nội và xử ông án chung thân khổ sai77. Bản án sau được đổi lại thành án quản thúc tại gia. Theo Việt Nam Pháp Thuộc Sử, ông được giảm án vì phản ứng mạnh mẽ của toàn dân với nhà cầm quyền Pháp. Từ năm 1926, ông bị đưa về sống ở Bến Ngự, thành phố Huế cho đến khi mất. Phan Bội Châu mất ngày 29 tháng 12 năm 1940 tại Huế.

Ngữ vựng bút hiệu (d.t): tên hiệu của một người khi sáng tác không muốn dùng tên thật gia phả (d.t): sách ghi chép thân thế của mọi người trong nhà, một dòng tộc nữ sĩ (d.t): người đàn bà chuyên viết văn, làm thơ thân phụ (d.t): cha thân mẫu (d.t): mẹ thanh bần (t.t): nghèo mà biết giữ danh dự gia cảnh (d.t): tình cảnh trong nhà thi hương (d.t): kỳ thi ở địa phương để tuyển tú tài, cử nhân yết bảng (d.t): bảng dùng để thông báo cho mọi người biết tin tức xẩy ra bôn ba (đ.t): đi nơi này nơi khác để hoạt động, kiếm cách sinh sống liên kết (đ.t): gắn chặt với nhau để làm việc cho có lợi cả hai bên hoàng thân (d.t): bà con họ hàng của vua lãnh tụ (d.t): người cầm đầu một đảng phái hoặc một phong trào. lạc quan (t.t): xem mọi việc ở phương diện vui tươi, đẹp đẽ trục xuất (đ.t): đuổi ra khỏi xuất ngoại (đ.t) ra nước ngoài sinh nhai (đ.t): sinh sống lưu lạc (đ.t): nay đây mai đó, không nơi ổn định.

Câu hỏi 1) Em hãy cho biết tên thật và bút hiệu của Phan Bội Châu. 2) Em hãy kể một vài tài năng đặc biệt của Phan Bội Châu. 3) Gia cảnh của ông Phan Bội Châu như thế nào? 4) Trong vòng 5 năm sau khi đỗ Giải Nguyên, ông Phan Bội Châu đã làm những việc gì? 5) Em hãy cho biết mục đích của trường Đông Kinh Nghĩa Thục.

Trường Việt Ngữ Về Nguồn 85 5A-k47

Bài Tập Ngữ Vựng

Chọn nghĩa thích hợp cho những từ ngữ sau đây:

Trả lời

1 Thanh bần

A hiệu của một người khi sáng tác không muốn dùng tên thật

2 Nữ sĩ

B Sách ghi chép than thế của mọi

người trong nhà, một dòng tộc

3 Bút hiệu

C Người đàn bà chuyên viết văn, làm thơ

4 Thi hương D nghèo mà biết giữ danh dự

5 Yết bảng Đ tình cảnh trong nhà

6 Thân mẫu

E Cha

7 Gia phả

G bảng dùng để thông báo cho mọi

người biết tin tức xẩy ra

8 Hoàng thân

H Mẹ

9 Gia cảnh

I kỳ thi ở địa phương để tuyển tú

tài, cử nhân

10 Bôn ba

K gắn chặt với nhau để làm việc

cho có lợi cả hai bên

11 Lạc quan

L bà con họ hàng của vua

12 Trục xuất

M đi nơi này nơi khác để hoạt động,

kiếm cách sinh sống

13 Liên kết

N người cầm đầu một đảng phái hoặc một phong trào.

14 Thân phụ

O xem mọi việc ở phương diện vui tươi, đẹp đẽ

15 Lãnh tụ P đuổi ra khỏi

16 Xuất ngoại

Q Nay đây mai đó không ổn định

17 Lưu lạc

R Sinh sống

18 Sinh nhai

S Ra nước ngoài

Trường Việt Ngữ Về Nguồn 86 5A-k47

Điền vào chỗ trống

Em hãy đọc những câu sau đây và chọn những từ ngữ trong phần ngữ vựng

để điền vào chỗ trống cho hợp nghĩa:

1) Tuần vừa qua Sở Di Trú Hoa Kỳ đã _________________ 30 người Mễ cư

ngụ bất hợp pháp trở về Mễ-tây-cơ (Mexico).

2) Anh Hai đã _________________ để học hỏi thêm về ngành thương mại.

3) Vì hoàn cảnh chiến tranh nhiều gia đình phải _______________ xa quê

hương.

4) Vì phải tìm _______________ nuôi gia đình cha tôi thường xuyên xa nhà.

5) _______________ và ________________ có sống chung với anh không?

6) ________________ để tạo sức mạnh mới mong đối phó với địch thủ.

7) Tình hình kinh tế năm nay có nhiều dấu hiệu _______________.

8) ________________ của bác Năm gồm một vợ và tám con nhỏ.

9) Người không ỷ quyền thế để thủ lợi, chấp nhận cuộc sống _____________

là người có lòng tự trọng.

10) Người phụ nữ giỏi văn chương được người đời gọi là _______________.

11) Chú Tư chưa lập gia đình vì chú có cuộc sống _________________ .

12) _______________ của dòng tộc rất cần thiết vì nó giúp cho người trong

họ biết được chi tiết gốc gác của mình.

13) _______________ nhà Nguyễn hiện nay không được nhiều người biết

đến.

Câu đố:

Núi nào Lê Lợi hội thề, Một lòng tụ nghĩa diệt bè xâm lăng?

Sông nào có cầu Đà Rằng? Ải nào chém giặc Liễu Thăng bay đầu?

Trường Việt Ngữ Về Nguồn 87 5A-k47

Bài 10 Phân Biệt Từ Ngữ UỐNG, UỐN

XÉT, SÉT CHĂN, TRĂN

- Uống:

Đưa chất lỏng vào miệng rồi nuốt. Thí dụ: Uống bia, uống trà, uống nước nhớ nguồn (tục ngữ VN)

- Uốn:

1) Làm cho một vật dài trở nên cong đều hoặc theo hình dạng nào đó: uốn lưỡi câu uốn tóc.

2) Dạy bảo, khép dần vào khuôn phép, kỷ luật

Từ ngữ thường dùng: Uốn lưỡi bảy lần trước khi nói (tục ngữ VN), uốn éo, uốn nắn, uốn tóc

- Xét:

1) Tìm hiểu, suy tính kỹ để nhận biết, đánh giá, kết luận về cái gì. Thí dụ: Xét cho cùng, điều đó là đúng.

2) Khám, soát

Từ ngữ thường dùng: xét đoán, xét lại, xét hỏi, xét nghiệm (tìm tòi phân tích bằng phương pháp khoa học; như xét nghiệm máu ), xét xử

- Sét:

1) Tiếng nổ do các luồng điện gặp nhau trên không mà phát ra.

2) Rỉ của sắt

3) Một loại đất dẻo gọi là đất sét.

Từ ngữ thường dùng: Tiếng sét, sét đánh ngang tai (tục ngữ VN), dao sét, đinh sét (rỉ)

- Chăn:

1) Tấm vải lớn bằng nỉ, bông dầy để đắp trong mùa đông lạnh.

2) Trông nom, dẫn dắt súc vật đi ăn

Từ ngữ thường dùng: Chăn gối, chăn nuôi, chăn dắt.

- Trăn:

Một loại rắn to lớn rất khỏe, sống trong rừng sâu không có nọc độc.

Từ ngữ thường dùng: Trăn trở (trằn trọc suốt đêm không ngủ được)

Tập đặt câu với từ ngữ: 1) (uống): _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ __ _ _ _ _ _ _ _ _

2) (uốn): _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ __ _ _ _ _ _ _ _ _ _

3) (xét): _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ __ _ _ _ _ _ _ _ _ _

4) (sét): _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ __ _ _ _ _ _ _ _ _ _

5) (chăn): _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ __ _ _ _ _ _ _ _ _

6) (trăn): _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ __ _ _ _ __ _ _ _ _ _ _ _ __ _ _ _ _ _ _

Trường Việt Ngữ Về Nguồn 88 5A-k47

Luận văn 10 Hãy viết một bài văn so sánh với đề tài: - Thức ăn Việt Nam và thức ăn Mỹ.

Điểm So Sánh Thức Ăn Việt Nam Thức Ăn Mỹ

Sau đó dùng những chi tiết trong bảng So Sánh để viết thành một bài văn: ______________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

Trường Việt Ngữ Về Nguồn 89 5A-k47

Văn phạm 10

CÁCH VIẾT NHỮNG TIẾNG THEO VẦN ĂC Những chữ thuần Việt có vần ăc thường kết hợp với những từ ngữ có vần ♦ ăng: có mùi hăng hắc, đường dài dằng dặc, nằng nặc đòi về, vầng trăng vằng vặc giữa trời, cành cây gãy đổ kêu răng rắc, cười sằng sặc, lớp học im phăng phắc… ♦ âu: những biến đổi sâu sắc, làm gì mà lâu lắc vậy?... ♦ uc: quả bưởi lúc lắc trên cành, cứ thấy mặt nhau là hục hặc (=gây gổ, cãi cọ), trời trở lạnh làm cho bà lão khúc khắc ho, sản xuất tạm ngừng vì máy móc bị trục trặc…

Ngoài ra những từ ngữ có vần ăc như: giờ khắc, bạc cắc, phép tắc,

giặc giã, hướng bắc, ăn mặc, sắc thuốc, rắc (muối, tiêu), sắc bén, chắc chắn, trắc trở, nghiêm khắc, mắc cỡ, thắc mắc, mắc bệnh, nghi hoặc, lạ hoắc, hoặc là…

Bài tập

Em theo sự hướng dẫn sau đây để làm bài tập này: Cột (1) – viết những từ ngữ bị thiếu vào chỗ trống trong cột (1) Cột (3) – Viết nghĩa của mỗi từ ngữ trong cột (2)

(1) (2) (3)

……………….. sắc sắt ……………….. bắc bắt ……………….. tắc tắt

……………….. cắc cắt

Trường Việt Ngữ Về Nguồn 90 5A-k47

Học Thuộc Lòng

Sống

Sống tủi làm chi đứng chật trời? Sống nhìn thế giới hổ chăng ai? Sống làm nô lệ cho người khiến. Sống chịu ngu si để chúng cười.

Sống tưởng công danh, không tưởng nước, Sống lo phú quý, chẳng lo đời,

Sống mà như thế đừng nên sống! Sống tủi làm chi đứng chật trời?

Chết

Chết mà vì nước, chết vì dân, Chết đấng nam nhi trả nợ trần.

Chết buổi Đông Chu hồn thất quốc, Chết như Tây Hán lúc tam phân.

Chết như Hưng Đạo, hồn thành thánh, Chết tựa Trưng Vương, phách hóa thần.

Chết cụ Tây Hồ, danh chẳng chết, Chết mà vì nước, chết vì dân.

Phan Bội Châu

Chú thích - Đông Chu: Nhà Chu khi dời về phía đông thì suy, đất nước Trung Hoa bị qua phân loạn lạc vì nạn chư hầu. Có nhiều người hy sinh vì nưóc. Điển hình nhất là tráng sĩ Kinh Kha biết chắc là sẽ chết khi đi ám sát Tần Thủy Hoàng mà vẫn đi để rồi chết khi ám sát hụt. Kinh Kha chết nhưng danh còn, gây được tinh thần chống bạo quyền cho người sau nối chí. - Tây Hán: Thời Tam Quốc cũng có nhiều người chết vì nước. Điển hình nhất có bà mẹ Từ Thứ tự tử, chết để tránh cho Từ Thứ khỏi vì mình mà phục vụ Tào Tháo là kẻ tiếm quyền vua Hán. - Cụ Tây Hồ: Cụ Phan Chu Trinh đến ngày bệnh sắp chết còn tranh đấu đọc diễn văn cảnh tỉnh đồng bào.

Trường Việt Ngữ Về Nguồn 91 5A-k47

Bài 11 PHAN CHU TRINH

Phan Chu Trinh sinh năm 1872 tại làng Tây Lộc, huyện Tiên Phước, phủ Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam. Ông đậu cử nhân trường thi Thừa Thiên năm 1900, đỗ Phó bảng năm 1901, và bắt đầu làm Thừa Biện bộ Lễ năm 1903. Tuy nhiên, năm 1904, Phan Chu Trinh quyết định từ quan. Ông từ bỏ hoạn lộ, lúc bấy giờ là một con đường có thể dẫn ông đến vinh hoa phú quý. Ông dấn thân

bước vào sinh hoạt chính trị đầy gian khổ, chông gai và bất định. Ông về Quảng Nam, cùng hai người bạn thân là Huỳnh Thúc Kháng (1876-1947) và Trần Quý Cáp (1870-1908) tổ chức cuộc du hành về phương nam năm 1905, vừa để tìm hiểu tình hình, vừa để cổ xúy tân học. Khi đi ngang qua Bình Định, chính quyền tỉnh đang tổ chức kỳ thi tuyển sinh, cả ba ông đều vào dự thi, lấy tên chung là Đào Mộng Giác. Đề thi bài thơ là “Chí Thành Thông Thánh” và đề thi bài phú là “Danh Sơn Lương Ngọc” (dùng vần: Cầu lương ngọc tất danh sơn). Phan Châu Trinh làm bài thơ, còn Huỳnh Thúc Kháng và Trần Quý Cáp làm bài phú. Cả hai bài này đều đả kích lối học từ chương khoa cử, thức tỉnh đồng bào ra khỏi sự mê muội của hệ tư tưởng Tống Nho, vạch trần sự bất lực của triều đình Việt Nam, lên án chế độ bảo hộ của chính quyền thực dân Pháp, kêu gọi lòng yêu nước của sĩ phu. Hai bài này có thể xem là lời tuyên cáo của phong trào Duy Tân theo đường lối Phan Chu Trinh. Cả hai bài thơ và phú được một thanh niên người Bình Thuận là Nguyễn Quý Anh, con của Nguyễn Thông, em của Nguyễn Trọng Lội, dự thi trong kỳ tuyển sinh này, phổ biến rộng rãi trong giới thí sinh, là giới trí thức tinh hoa của tỉnh Bình Định lúc đó, đã gây một tiếng vang rất lớn trong dân chúng. Đây là một cách thức tuyên truyền tân kỳ trong suốt một ngàn năm khoa cử nước ta, trước khi có phong trào bãi khóa, bãi thi thời tân học sau này. Chính quyền Bình Định ra lệnh truy tìm tác giả, nhưng vô hiệu. Cả ba ông đã cao bay xa chạy. Tiếp tục cuộc hành trình vào Nam, ngang qua Khánh Hòa, Phan Chu Trinh, Huỳnh Thúc Kháng và Trần Quý Cáp giả làm những người bán hàng rong lên thăm chiến hạm Nga đang tránh bão, neo thuyền tại vịnh Cam Ranh. Ba nhà đại khoa bảng Nho học tò mò lên tàu sắt của Nga để quan sát, học hỏi.

Trường Việt Ngữ Về Nguồn 92 5A-k47

Do sự giới thiệu của Nguyễn Quý Anh, ba ông vào Phan Thiết gặp các ông Trương Gia Mô, Hồ Tá Bang, Nguyễn Trọng Lội, cùng nhau bàn chuyện duy tân, thành lập công ty Liên Thành và mở trường Dục Thanh. Tại đây, Phan Chu Trinh lâm bệnh, phải ngưng cuộc nam du, ở lại trị bệnh, còn hai ông Huỳnh Thúc Kháng và Trần Quý Cáp về Quảng Nam trước. Sau khi lành bệnh, trên đường trở ra Quảng Nam, Phan Chu Trinh ghé lại Quảng Ngãi thăm Lê Khiết, một thuộc hạ thân cận của Nguyễn Thân. Phan Chu Trinh thuyết phục Lê Khiết ra hoạt động duy tân. Về sau Lê Khiết là một trong những nhân vật chính trong vụ biểu tình nổi dậy chống thuế ở Quảng Ngãi năm 1908. Phan Chu Trinh tiếp tục đi sang Trung Hoa, gặp Phan Bội Châu (1867-1940), lúc đó đang ở Quảng Châu. Phan Châu Trinh đã quen biết với Phan Bội Châu khi ông Châu vào Huế năm 1903 ở lại trường Quốc Tử Giám để tìm cách liên lạc với các nhân sĩ Trung Kỳ. Lúc ở Huế, Phan Chu Trinh cũng đã đọc “Lưu Cầu Huyết Lệ Tân Thư” của Phan Bội Châu. Tại Nhật, hai ông cùng nhau bàn thảo cách thức tranh đấu giành độc lập cho xứ sở, nhưng mỗi người một ý khác nhau. Phan Bội Châu lúc đó vẫn còn vương vấn quan niệm quân chủ theo kiểu quân chủ lập hiến, và nhất là muốn nhờ Nhật Bản viện trợ để chống Pháp. Quan niệm của Phan Bội Châu được các nhân sĩ quan trọng Nhật Bản như Tử Tước Inukai Ki và Bá Tước Okuma Shigonebu khuyến khích, vì Nhật Bản đang theo chế độ quân chủ. Phan Chu Trinh cho rằng quan niệm của Phan Bội Châu vẫn còn cổ hủ, chưa thoát khỏi vòng khuôn sáo cũ. Sau khi đi Nhật về, Phan Chu Trinh khẳng định lập trường của ông: “Chỉ nên đề xướng dân quyền, dân đã biết có quyền thì việc khác có thể tính lần được.” Phan Châu Trinh là nhà hoạt động chính trị Việt Nam đầu tiên đề xướng thuyết dân quyền trước công luận nước nhà. Để vận động dân quyền, Phan Chu Trinh quyết định hoạt động công khai trong khuôn khổ luật pháp của nhà cầm quyền, dù đó là nhà cầm quyền thực dân đang bảo hộ Việt Nam, không gia nhập và hoạt động trong bất cứ một tổ chức bí mật nào. Phan Chu Trinh cho rằng muốn đề cao dân quyền, phải nâng cao dân trí; muốn nâng cao dân trí phải chấn hưng giáo dục, đề cao dân khí. Trong một bài diễn thuyết tại Hà Nội, Phan Chu Trinh kêu gọi: “Không nên trông người ngoài, trông người ngoài là ngu. Không nên bạo động, bạo động thì chết. Tôi chỉ có một lời để nói với đồng bào, không gì bằng học.” Nhưng học như thế nào? Phan Chu Trinh chủ trương bãi bỏ chữ Nho, không bãi bỏ chữ Nho thì không cứu được nước. Phan Chu Trinh khuyến khích học quốc ngữ vì quốc ngữ dễ học, dễ viết, có thể phổ cập đến đại đa số quần chúng, nhờ thế mới có thể mở mang giáo dục, truyền bá được rộng rãi những kiến thức hiểu biết về mọi mặt đến dân chúng.

Trường Việt Ngữ Về Nguồn 93 5A-k47

Ngữ vựng

Thừa biện (d.t): như chức vụ Thư ký hoạn lộ (d.t): con đường công danh làm quan bất định (t.t): Ở trạng thái không ổn định, hay thay đổi du hành (đ.t): đi chơi xa cổ xúy (đ.t): đánh trống làm cho mọi người chú ý, quan tâm đến đả kích (đ.t): phê phán, chỉ trích gay gắt mê muội (t.t): không còn tỉnh táo, sáng suốt bảo hộ (đ.t): (bảo là giữ gìn; hộ là che chở): giữ gìn và che chở sĩ phu (d.t): (sĩ: người có học; phu: người đàn ông) Người có học và có tiết tháo tân kỳ (t.t): mới lạ bãi khóa (đ.t): (bãi: thôi, bỏ; khóa: lớp): bỏ lớp, không học nữa duy tân (đ.t): thay đổi theo tiến bộ mới thuộc hạ (d.t): người ở dưới quyền trực tiếp chỉ huy của mình nhân sĩ (d.t): người có tiếng tăm, có học vị và tài năng vương vấn (t.t): cứ phải nghĩ đến không thể quên được quân chủ lập hiến (d.t): chính thể dựa trên hiến pháp nhưng vẫn tôn trọng ngôi vị vua. khẳng định (đ.t): thừa nhận quả quyết về một việc là có thật

Câu hỏi 1) Phan Chu Trinh quen biết với ông Phan Bội Châu trong trường hợp nào? 2) Hai ông Phan Chu Trinh và Phan Bội Châu cùng nhau bàn thảo cách thức tranh đấu giành độc lập cho xứ sở, nhưng mỗi người một ý khác nhau như thế nào? 3) Phan Chu Trinh cho rằng quan niệm của Phan Bội Châu như thế nào? 4) Sau khi từ Nhật trở về, ông Phan Chu Trinh khẳng định điều gì? 5) Theo quan niệm của ông Phan Chu Trinh muốn nâng cao dân trí thì phải làm điều gì? 6) Tại sao ông Phan Chu Trinh chủ trương bỏ chữ nho?

Trường Việt Ngữ Về Nguồn 94 5A-k47

Bài Tập Ngữ Vựng

Chọn nghĩa thích hợp cho những từ ngữ sau đây:

Trả lời

1 Bất định A Như chức vụ Thư ký

2 Mê muội B Con đường công danh làm quan

3 Cổ xúy

C Ở trạng thái không ổn định, hay thay đổi

4 Thừa biện D đi chơi xa

5 Bảo hộ

Đ Đánh trống làm cho mọi người chú ý, quan

tâm đến

6 Tân kỳ

E Phê phán, chỉ trích gay gắt

7 Hoạn lộ

G Không còn tỉnh táo, sáng suốt

8 Bãi khóa

H (bảo là giữ gìn; hộ là che chở): giữ gìn và

che chở

9 Du hành

I (sĩ: người có học; phu: người đàn ông) Người có

học và có tiết tháo

10 Nhân sĩ

K mới lạ

11 Đả kích

L (bãi: thôi, bỏ; khóa: lớp): bỏ lớp, không học nữa

12 Sĩ phu

M Thay đổi theo tiến bộ mới

13 Duy tân

N Người ở dưới quyền trực tiếp chỉ huy của mình

14 Quân chủ lập hiến

O Người có tiếng tăm, có học vị và tài năng

15 Thuộc hạ

P cứ phải nghĩ đến không thể quên được

16 Vương vấn

Q chính thể dựa trên hiến pháp nhưng vẫn

tôn trọng ngôi vị vua.

17 Khẳng định

R thừa nhận quả quyết về một việc là có thật

Tập đặt câu với từ ngữ đã học

Em hãy đặt câu với mỗi từ ngữ đã học (trong phần ngữ vựng ở trên).

Trường Việt Ngữ Về Nguồn 95 5A-k47

Điền vào chỗ trống

Em hãy đọc những câu sau đây và chọn những từ ngữ trong phần ngữ vựng

để điền vào chỗ trống cho hợp nghĩa:

1) Cảnh sát đã bắt kẻ chủ mưu cướp ngân hàng và 20 ________________

của hắn.

2) Dù đã sống ở Mỹ 35 năm nhưng ông ngoại của tôi luôn _____________

quê nhà.

3) Bác sĩ _______________ tình trạng của bệnh nhân vô phương cứu chữa.

4) Nước Nhật và Thái-lan theo chính thể___________________________.

5) Philipines_________________ Trung cộng trong cuộc tranh chấp vùng

biển Đông.

6) _______________ là danh xưng đầy kính trọng dành cho giới trí thức có

phẩm cách tốt.

7) _______________ là danh từ chung, chỉ những người có học vị và có tài

năng.

8) Chuyến ______________ sang Âu châu đã giúp tôi học hỏi rất nhiều.

9) Để phản đối chính sách tăng học phí của nhà trường, liên hội sinh viên đã

đồng loạt _______________ vô hạn định.

10) Chú Ba học xong Cao học ngành Khoa học Chính trị nhưng không thích

dấn thân vào ________________; chú chỉ thích về quê chăn nuôi, trồng

trọt.

11) Vì ______________ nghe theo lời tuyên truyền, anh Hùng đã gia nhập

đảng cộng sản.

12) Nước Pháp đã ______________ nước Việt Nam gần 100 năm.

Câu đố địa lý:

Chùa nào là chốn danh lam ,

Giữa lòng Hà Nội có ngàn năm hơn?

Ngược lên phía bắc Lạng Sơn

Có một cửa ải mang tên là gì ?

Trường Việt Ngữ Về Nguồn 96 5A-k47

Bài 11 Phân Biệt Từ Ngữ BUỘC, BUỘT

TRƯƠNG, CHƯƠNG PHỒNG, PHÒNG

- Buộc:

<! 1) Dùng dây để quấn, thắt lai.

<>2) Bắt phải, ép phải làm điều gì.

Từ ngữ thường dùng: buộc long; buộc tội; bó buộc. Trâu buộc ghét trâu ăn (tục ngữ VN)

- Buột:

1) Tự nhiên hoặc vô ý để rơi khỏi tay. Thí dụ: Buột tay đánh rơi cái chén.

2) Tự nhiên thốt ra lời, không kịp giữ lại.

3) Tự nhiên rời ra, không giữ lại được; như chữ tuột.

Từ ngữ thường dùng: Buột ra tiếng chửi thề; Buột ra tiếng thở dài.

- Trương:

1) Trang giấy

2) Giương, mở rộng ra

Từ ngữ thường dùng: sổ trương mục (sổ ghi chép tiền bạc xuất nhập); chủ trương; quyển sách dày 100 trương

- Chương:

1) Bày tỏ, chỉ rõ

2) Đẹp, rực rỡ

3) Một phần của tập truyện

Từ ngữ thường dùng: chương trình; chương thứ nhất (phần đầu của tập truyện)

- Phồng:

1) Làm cho hoặc trở nên căng đầy ra và to lên.

2) (Da) rộp lên, trong có nước, do bị cọ xát nhiều.

Từ ngữ thường dùng: phồng má; phồng túi; bong bóng căng phồng; đi giầy mới phồng cả chân.

- Phòng:

1) Buồng, nơi dùng để ngủ hay làm việc v.v...

2) Ngăn ngừa

Từ ngữ thường dùng: phòng ngủ; phòng học; đề phòng; phòng ngừa; phòng thân; phòng thủ; văn phòng; phòng vệ, phòng xa

Tập đặt câu với từ ngữ: 1) (buộc): _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ __ _ _ _ _ _ _ _ _

2) (buột): _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ __ _ _ _ _ _ _ _ _ _

3) (trương): _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ __ _ _ _ _ _ _ _

4) (chương): _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ __ _ _ _ _ _ _ _

5) (phồng): _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ __ _ _ _ _ _ _ _ _ _

6) (phòng): _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ __ _ _ _ __ _ _ _ _ _ _ _ __ _ _ _ _ _ _

Trường Việt Ngữ Về Nguồn 97 5A-k47

Luận văn 11 Hãy viết một bài văn so sánh với đề tài:

Điểm So Sánh Ngày Tết Tây Tết Nguyên Đán

Sau đó dùng những chi tiết trong bảng So Sánh để viết thành một bài văn: ________________________________________________________________________________

________________________________________________________________________________

________________________________________________________________________________

________________________________________________________________________________

________________________________________________________________________________

________________________________________________________________________________

___________________________________________________________________________

___________________________________________________________________________

________________________________________________________________________________

________________________________________________________________________________

________________________________________________________________________________

________________________________________________________________________________

________________________________________________________________________________

Trường Việt Ngữ Về Nguồn 98 5A-k47

Văn phạm 11

CÁCH VIẾT NHỮNG TỪ NGỮ CÓ VẦN ăt Những từ ngữ có vần ăt trong tiếng Việt thường hay đi kèm với

những chữ có vần:

♦ ăn: một mầu tím ngăn ngắt của rừng sim, đi bằn bặt không về, thả con

săn sắt (=cá thia đuôi cờ) bắt con cá rô…

♦ e: nói năng dè dặt, thân hình què quặt, tính tình khắt khe, đoàn kết chặt

chẽ…

♦ eo: con chim chèo bẻo đậu lắt lẻo trên ngọn tre, trong tình thế hết sức

ngặt nghèo…

♦ iu: gió thu hiu hắt (hắt hiu), dắt díu nhau qua con đường, tiếng sáo trầm

bổng dặt dìu (dìu dặt), chắt chiu từng đồng để nuôi con…

Bài tập

1) Tìm 3 từ ngữ có vần ăt đi kèm với từ có vần ăn. 2) Tìm 3 từ ngữ có vân ăt đi kèm với từ có vần e. 3) Tìm 3 từ ngữ có vân ăt đi kèm với từ có vần eo. 4) Tìm 3 từ ngữ có vân ăt đi kèm với từ có vần iu.

Trường Việt Ngữ Về Nguồn 99 5A-k47

Tập Đàm Thoại 11

CHUYỆN LỊCH SỬ

Học Thuộc Lòng

Các em phải ngày đêm chăm chỉ học Để sau này nối được chí tiền nhân

Ta chắc rằng sau một cuộc xoay vần Dân nước Việt lại là dân hùng kiệt

Tâm: Bạn Hoa này! Hôm qua, Việt hỏi tôi có biết vị vua nào của nước ta

xuất than từ nhà chùa không? Tôi không trả lời được, Hoa có biết không?

Hoa: Chắc là bạn ấy muốn nói đến chú Tiểu con nuôi của hai nhà sư

Khánh Vân và Vạn Hạnh là Lý Công Uẩn chứ gì?

Tâm: Ờ…ờ…đúng… đúng!

Hoa: Ba của Hoa kể nhiều giai thoại lý thú về ông vua xuất than từ chú

Tiểu này lắm, khi nào có thì giờ Hoa sẽ kể cho Tâm nghe.

Tâm: Hình như khi lên ngôi vua, ông còn có tên khác nữa phải không?

Hoa: Không phải là tên khác, đó là hiệu. Bất kỳ một ông vua nào lên

ngôi đều đặt cho mình một hiệu; do đó Lý Công Uẩn lên ngôi lấy hiệu là Lý Thái Tổ.

Trường Việt Ngữ Về Nguồn 100 5A-k47

Bài 12 Tập đọc và Chính tả

Truyện Ngụ Ngôn La Fontaine

Sư Tử Về Già

Sư tử trên rừng ai cũng sợ Lúc tuổi già ngồi nhớ oai xưa Khóc than thân phận già nua

Bởi vì ta yếu bây giờ chúng khinh Con ngựa đến đá mình một móng

Chó rừng vào há họng cắn chơi Con bò đến húc, Trời ơi!

Muốn gầm một tiếng, hết hơi mất rồi . Sư tử buồn, đành ngồi thất thủ

Thôi cũng đành đợi số cho xong, Thân tàn chết cũng cam lòng

Con lừa đâu cũng vào trong hang mình Sư tử cố làm thinh chẳng được

Than: - Thế này đã nhục hay chưa! Sống mà chịu tủi với lừa

Chết đi chết lại cũng như khác gì!

Nguyễn văn Vĩnh (dịch)

Trường Việt Ngữ Về Nguồn 101 5A-k47

Ngữ vựng - oai (t.t): có dáng vẻ bề ngoài làm cho người khác phải nể sợ. - móng (d.t): 1. phần cứng ở đầu ngón tay, ngón chân (của người hay của thú vật).

2. phần chôn sâu dưới đất của cột trụ, tường, hoặc chân cầu. - thất thủ (đ.t): mất, không giữ được. - đợi số (đ.t): ý nói chờ đến ngày, giờ phải chết . - tủi (t.t): Buồn vì thương thân hoặc vì người ta nói nhục đến mình.

- cam lòng (đ.t): đành phải chịu; phải chấp nhận dù không muốn như vậy. - khinh (đ.t): coi rẻ, xem thường một cách chê bai

Đại ý

Nỗi buồn của Sư tử khi về già không còn dáng vẻ oai dũng để đến nỗi những

con vật không ra gì như con lừa cũng đến khinh thường . Sư tử tự nghĩ,

sống mà chịu nhục thì không đáng sống.

Bài Tập Ngữ Vựng

Chọn nghĩa thích hợp cho những từ ngữ sau đây:

Trả lời

1 Thất thủ A Đành phải chịu; phải chấp nhận

dù không muốn như vậy.

2 Cam lòng B Buồn vì thương thân hoặc vì

người ta nói nhục đến mình.

3 Đợi số C Mất, không giữ được.

4 Khinh D

1. phần cứng ở đầu ngón tay, ngón chân (của người hay của thú vật). 2. phần chôn sâu dưới đất của cột trụ, tường, hoặc chân cầu.

5 Móng Đ Có dáng vẻ bề ngoài làm cho

người khác phải nể sợ.

6 Tủi E coi rẻ, xem thường một cách chê bai

7 Oai G ý nói chờ đến ngày, giờ phải chết

Trường Việt Ngữ Về Nguồn 102 5A-k47

Điền vào chỗ trống

Em hãy đọc những câu sau đây và chọn những từ ngữ trong phần ngữ vựng

để điền vào chỗ trống cho hợp nghĩa:

1) Ngày 30 tháng 4, 1975 chính quyền Việt Nam Cộng Hòa đã ___________.

2) Gia đình bác Tám bị _____________ trong chiến tranh, nay đã được

đoàn tụ.

3) Huế là thành phố cổ kính có nhiều _______________ và _____________.

4) _________________________ làm việc từ thứ Hai đến thứ Sáu.

5) Mặc dù nước Việt Nam đã ____________________ nhưng người dân

còn thiếu quyền tự do và cuộc sống khổ cực, đói nghèo.

6) Đoàn quân chiến thắng trở về, tất cả các tướng sĩ can trường

__________________ đều được khen thưởng.

7) Công trình xây dựng cầu Golden Gate thật là _______________.

Câu đố địa lý:

Vịnh nào rồng hiện xuống trần ?

Là nơi thắng cảnh đảo gần núi xa .

Trong vịnh bắc bộ nước ta ,

Được cả thế giới cho là kỳ quan

Trường Việt Ngữ Về Nguồn 103 5A-k47

Bài 12 Phân Biệt Từ Ngữ RÁCH, RÁT

NHỨC, NHẤT ĐẦY, ĐÀY

- rách

ở trạng thái không còn nguyên vẹn. Từ ngữ thường dùng: rách bươm; rách nát; rách rưới; rách việc (không làm được gì cả chỉ gây thêm phiền phức).

Rát 1. xót ở da hoặc chỗ nào. Thí dụ: rát mặt vì nắng; rát cổ vì nói nhiều. 2- Gắt. Thí dụ: Giặc đánh rát lắm. Từ ngữ thường dùng: rát mặt; rát rạt

- nhức Đau tập trung ở một điểm. Từ ngữ thường dùng: nhức nhối; đau nhức; nhức đầu; nhưng nhức (đau ở mức độ ít); nhức răng.

- nhứt (như chữ nhất) 1. Một 2. Đứng trước hết, đầu hết (cao nhất). Từ ngữ thường dùng: nhất định, nhất hạng; nhất loạt; nhất mực; nhất quyết; thống nhất; nhất trí; nhất thời.

- đầy 1- Lên tận bờ, tận miệng 2- Trọn đủ: năm đầy 3- Nhiều, đông (thí dụ: xe đã đầy người) Từ ngữ thường dùng: đầy đặn; đầy ắp; đầu đủ; đầy năm; đầy tháng.

- đày

1- Đưa đi giam ở một nơi xa 2- Bắt phải chịu cảnh khổ sở, cực nhục Từ ngữ thường dùng: đày ải; đày đọa; đày tớ.

Tập đặt câu với từ ngữ: 1) (rách): _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ __ _ _ _ _ _ _ _ _

2) (rát): _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ __ _ _ _ _ _ _ _ _ _

3) (nhức): _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _

4) (nhứt): _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _

5) (đầy): _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ __ _ _ _ _ _ _ _ _ _

6) (đày): _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ __ _ _ _ __ _ _ _ _ _ _ _ __ _ _ _ _ _ _

Trường Việt Ngữ Về Nguồn 104 5A-k47

Luận văn 12 Hãy viết một bài văn so sánh với đề tài: Hai môn học: Anh văn và Toán.

Điểm So Sánh Môn học Anh Văn Môn học Toán

Sau đó dùng những chi tiết trong bảng So Sánh để viết thành một bài văn: ________________________________________________________________________________

________________________________________________________________________________

________________________________________________________________________________

________________________________________________________________________________

________________________________________________________________________________

___________________________________________________________________________

___________________________________________________________________________

________________________________________________________________________________

________________________________________________________________________________

________________________________________________________________________________

________________________________________________________________________________

________________________________________________________________________________

________________________________________________________________________________

Trường Việt Ngữ Về Nguồn 105 5A-k47

Văn phạm 12

CÁCH VIẾT CÁC TIẾNG THEO VẦN ac

Ngoài những tiếng có vần ac thông dụng chúng ta cần phải nhớ như:

chú bác, tiền bạc, đồ đạc, làng mạc, rác rến (hay rác rưởi), lạc đà, chim hạc, thân xác, căn gác, thác nước, khạc nhổ, lạc loài, độc ác… chúng ta

còn thấy vần ac đi kèm với các vần:

♦ ang: ánh trăng bàng bạc, vịt kêu càng cạc, có gì khang khác trong

người, con ngỗng béo xù quàng quạc kêu to, con gà mái thất thanh kêu quang quác…

♦ ao: đàn gà hoảng sợ chạy táo tác (hay nháo nhác), chim chiều xao xác

bay về tổ, tiếng lá bàng xào xạc khi trời nổi gió…

Bài tập

Em hãy đặt câu với mỗi tấm hình có vần ac dưới đây:

___________________________________________________________________

____________________________________________________________

________________________________________________________

Trường Việt Ngữ Về Nguồn 106 5A-k47

Tập Đàm Thoại 12

ĐI ĂN GIỖ

Học Thuộc Lòng

ĐOÀN KẾT LẠI

Đoàn kết lại, hỡi công dân nước Việt! Từ Trưng Vương, Lê Lợi đến Quang Trung

Toàn dân ta đã khí phách anh hùng, Xiết chặt khối, chống quân thù quyết liệt!

Đoàn kết lại, hỡi công dân nước Việt!

Nêu tinh thần dân chủ quật cường lên! Gái như trai đều chí vững gan bền, Chung sức sống bảo tồn non nước Việt

Đoàn kết lại, đã đến giờ quyết liệt,

Tay nắm tay, tiến tới nguyện hy sinh Cho tự do, cho độc lập, hòa bình

Cho tổ quốc muôn năm hồn bất diệt!

Hoa: Hương ơi, ngày mai nhớ qua nhà Hoa ăn giỗ bà ngoại Hoa nha.

Hương: Hương sẽ qua. Bà ngoại Hoa mất đã lâu chưa?

Hoa: Bà ngoại của Hoa mất lâu rồi, trước khi Hoa ra đời.

Hương: Vậy hả? Ngày mai có nhiều người không Hoa?

Hoa: Có đông người lắm, có cậu mợ Út và 3 người con của cậu mợ.

Hương: Ngày mai chắc có nhiều thức ăn ngon lắm phải không?

Hoa: Đúng rồi, mẹ của Hoa nấu nhiều món ăn mà bà ngoại thích ăn

lúc còn sống.

Hương: Vậy là Hương có dịp thưởng thức các món ăn của mẹ Hoa nấu

rồi!

Trường Việt Ngữ Về Nguồn 107 5A-k47

Bài 13 Tập đọc và Chính tả

Chiếc Cùm Bằng Ngọc

Thuở xưa có một nàng công chúa bị quân địch bắt và giam giữ tại một hang núi nọ. Quân địch trói nàng bằng một chiếc cùm bằng sắt, nạn nhân liền phản đối kịch liệt, lúc nào cũng tìm cách thoát thân. Cuối cùng bọn giặc nhốt nàng công chúa vào một chiếc lầu sơn son thếp vàng thật đẹp, đổi chiếc cùm sắt

bằng chiếc cùm nạm ngọc. Nạn nhân đổi giận làm vui, nghĩ rằng từ nay mình được sở hữu một gia tài khổng lồ nên đành cam chịu cảnh tù tội, không bao giờ nghĩ cách thoát than nữa. Những chiếc cùm dù có làm bằng phẩm lượng khác nhau thế nào đi nữa, chúng vẫn có cùng mục đích là trói buộc, tước đoạt sự tự do của chúng ta. Cởi bỏ một chiếc cùm bằng sắt, bằng gỗ tuy là có khó thật, nhưng so với chiếc cùm bằng vàng bạc, kim cương thì mới là thiên nan, vạn nan.

Ngữ vựng

chiếc cùm (d.t): Dụng cụ dùng để giữ chặt chân người tù, gồm hai tấm gỗ khi ghép lại thì chỉ còn hai lỗ đủ để cho chân người tù ở trong đó. nạn nhân (d.t): Người bị nạn hoặc người phải chịu hậu quả của một tai hoạ kịch liệt (t.t): Mạnh mẽ và quyết liệt nạm ngọc (t.t): Gắn, đính loại đá quý lên một vật gì sở hữu (t.t): Thuộc về mình gia tài (d.t): Của cải của ông cha để lại phẩm lượng (t.t): tính chất và số lượng của một vật gì mục đích (t.t): điều đã vạch ra phải đạt cho được. thiên nan, vạn nan (thành ngữ): ý nói rất khó khăn gian khổ không dễ gì thực hiện được.

Đại ý Chiếc cùm là vật để giam hãm tự do của người ta. Bị đeo cùm là một sự khổ nhục, không ai muốn; thế mà nàng công chúa đã thay đổi thái độ chống đối thành chấp nhận sự giam cầm chỉ vì quân địch thay đổi hình thức chiếc cùm, nạm ngọc.

Trường Việt Ngữ Về Nguồn 108 5A-k47

Bài Tập Ngữ Vựng

Chọn nghĩa thích hợp cho những từ ngữ sau đây:

Trả lời

1 Phẩm lượng

A điều đã vạch ra phải đạt cho được.

2 Thiên nan vạn nan B tính chất và số lượng của một vật gì

3 Gia tài

C Thuộc về mình

4 Kịch liệt

D Của cải của ông cha để lại

5 Mục đích

Đ ý nói rất khó khăn gian khổ không

dễ gì thực hiện được.

6 Nạn nhân

E Gắn, đính loại đá quý lên một vật gì

7 Sở hữu

G Người bị nạn hoặc người phải chịu

hậu quả của một tai hoạ

8 Chiếc cùm

H Mạnh mẽ và quyết liệt

9 Nạm ngọc

I

Dụng cụ dùng để giữ chặt chân

người tù, gồm hai tấm gỗ khi ghép

lại thì chỉ còn hai lỗ đủ để cho chân

người tù ở trong đó

Tập đặt câu với từ ngữ đã học

1) mục đích: _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _

2) phẩm lượng: _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ __

3) gia tài: _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _

4) thiên nan vạn nạn: _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _

5) kịch liệt: _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _

6) nạn nhân: _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _

7) sở hữu: _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _

8) chiếc cùm: _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _

9) nạm ngọc: _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _

Trường Việt Ngữ Về Nguồn 109 5A-k47

Điền vào chỗ trống

Em hãy đọc những câu sau đây và chọn những từ ngữ trong phần ngữ vựng

để điền vào chỗ trống cho hợp nghĩa:

1) Tôi đang _______________ một căn nhà và một chiếc xe hơi.

2) Trong lao tù Cộng sản _____________ là hình ảnh hãi hung của người tù.

3) _______________ của những công nhân biểu tình là đòi tăng lương.

4) Có 23 ______________ tử vong vì tai nạn giao thông trong tuần lễ qua.

5) Toán du kích đã chống trả _________________ trước khi buông súng

đầu hàng.

6) Tôi thích chiếc vòng nạm vàng hơn _______________.

7) _____________ của ông lão để lại cho con là một tủ sách quý.

8) Công trình xây dựng đường xe lửa xuyên qua núi thật là _____________. 9) Giá trị của một vật tương xứng với _______________ của nó.

Câu đố địa lý:

Sông nào đỏ lớp phù sa? Sông nào chín nhánh chảy ra Thái Bình?

Sông nào sóng nước hữu tình, Ngát thơm xứ Huế thần kinh mơ màng?

Trường Việt Ngữ Về Nguồn 110 5A-k47

Bài 13 Phân Biệt Từ Ngữ ÍCH, ÍT

BẢN, BẢNG NỮA, NỬA

- Ích

-Có tác dụng tốt, đáp ứng được điều cần thiết.

- Những chữ thường dùng: Ích lợi, hữu ích, ích kỷ…

Ít:

-Không nhiều

- Những chữ thường dùng: Ít lâu, ít nữa, ít ỏi, ít nhiều, ít ra, ít nhất

- Bản:

1) Gốc đầu của mọi việc: Căn bản, bản chất.

2) Bài, bổn: Bản nhạc, bản sao (bản copy), bản đồ

- Bảng:

-Tấm ván mỏng dùng để viết chữ hay dán giấy báo cáo.

-Những chữ thường dùng: bảng danh dự, bảng số xe, bảng cửu chương (time table)

- Nữa:

-Dùng để chỉ sự liên tục. Thí dụ: Hát nữa đi; bài đọc này còn nữa; Thôi đừng nói nữa…

-Dùng để chỉ sự lập lại của hành động. Thí dụ: Ngày mai tôi lại đến nữa. Tôi lại thi rớt lần nữa…

- Nửa:

-Một trong hai phần bằng nhau của một cái gì.

-Thí dụ: nửa quả cam; nửa buổi học, nửa đêm, nửa úp nửa mở, làm mới nửa chừng

Tập đặt câu với từ ngữ: 1) (ích): _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ __ _ _ _ _ _ _ _ _

2) (ít): _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ __ _ _ _ _ _ _ _ _ _

3) (bản): _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _

4) (bảng): _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _

5) (nữa): _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ __ _ _ _ _ _ _ _ _ _

6) (nửa): _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ __ _ _ _ __ _ _ _ _ _ _ _ __ _ _ _ _ _ _

Trường Việt Ngữ Về Nguồn 111 5A-k47

Luận văn 13 Hãy viết một bài văn so sánh với đề tài: Thôn quê và thành thị.

Điểm So Sánh Thôn quê Thành thị

Sau đó dùng những chi tiết trong bảng So Sánh để viết thành một bài văn: ________________________________________________________________________________

________________________________________________________________________________

________________________________________________________________________________

________________________________________________________________________________

________________________________________________________________________________

________________________________________________________________________________

___________________________________________________________________________

___________________________________________________________________________

________________________________________________________________________________

________________________________________________________________________________

________________________________________________________________________________

________________________________________________________________________________

________________________________________________________________________________

Trường Việt Ngữ Về Nguồn 112 5A-k47

Văn phạm 13

CÁCH VIẾT NHỮNG TỪ NGỮ THUẦN VIỆT CÓ VẦN âc Chúng ta thường gặp những từ ngữ thuần Việt có vần âc như: giấc

mộng, tấc đất tấc vàng, nhẹ như bấc, mưa phùn gió bấc, bước lên bậc thang phải cẩn thận, vượt bậc, tột bậc, đỏ như gấc chin (quả gấc ruột đỏ thường dung nấu xôi cho có màu đỏ đẹp), nấc (=bậc) thang, nấc cụt (hiccup hay hiccough), lấc cấc, lấc xấc, xấc láo, xấc xược…

Bài tập

Em hãy học thuộc tất cả những từ ngữ có vần âc, trong bài học văn phạm 13.

Trường Việt Ngữ Về Nguồn 113 5A-k47

Tập Đàm Thoại 13

MẤY ĐỜI MẸ GHẺ LẠI THƯƠNG CON CHỒNG

Học Thuộc Lòng

Ai ơi, ruộng đất bề bề So ra, còn kém một nghề trong tay.

Bởi vì vật dụng hằng ngày, Chúng ta đều phải nhờ tay thợ thuyền.

Thủ công vì thế phải chuyên, Học cho tinh xảo, mới nên sang giầu.

Tâm: Mẹ ơi, có thật là người mẹ ghẻ không bao giờ thương con chồng

không mẹ?

Mẹ: Không phải lúc nào cũng đúng đâu con ạ! Việc gì cũng có ngoại lệ

cả.

Tâm: Ngoại lệ là sao hở mẹ?

Mẹ: Ngoại lệ là điều không theo đúng như ta thường thấy. Nhiều khi

Cũng có những người mẹ ghẻ rất thương con chồng.

Tâm: Hay đôi khi lại có những người mẹ ruột không biết thương con,

phải không mẹ?

Mẹ: Chuyện đó hiếm khi xẩy ra lắm con ạ! Con không nghe người ta

Nói: “Hùm dữ còn không nỡ ăn thịt con” hay sao?

Tâm: Mẹ giải thích hay quá!

Trường Việt Ngữ Về Nguồn 114 5A-k47

Bài 14 Tập đọc và Chính tả

BIẾT QUÍ THỜI GIỜ

1. Con ơi ! Thời gian đi nhanh lắm, thấm

thoát như thoi đưa, thoáng qua như bóng ngựa. Thời giờ lẳng lặng trôi như nước chảy qua cầu, không bao giờ trở lại nữa. Nếu ngày hôm nay con không học bài, con để đến ngày mai, thì con đã bị uổng phí ngày hôm nay. Vì giá con học bài ngày hôm nay thì ngày mai, con đã học thêm được một bài khác.

2. Việc làm mà cứ để lần lữa, nay đến mai, mai đến ngày kia, thì không bao giờ thành tựu được. Con đừng tưởng hết hôm nay con lại có ngày mai, hết ngày mai con lại có ngày mai khác. Con phải nhớ ngày mai chỉ tươi sáng cho những ai đã làm việc xứng đáng với hôm nay.

3. Tuổi con một ngày một lớn, nếu con biếng nhác, bỏ phí thời giờ thì mai sau trí con sẽ kém hèn, đời con sẽ vất vả, lúc đó dẫu con có hối hận cũng không kịp nữa.

Ngữ vựng Thoi (d.t): một bộ phận trong máy dệt dùng để đưa sợi chỉ chạy ngang qua. lẳng lặng (t.t): im lặng, không lên tiếng. giá (tr.t): ví dụ lần lữa (đ.t): kéo dài, hẹn lại thành tựu (đ.t): thành công một cách tốt đẹp biếng nhác (t.t): lười biếng kém hèn (t.t): kém: ít, không bằng; hèn: thấp kém, hèn mọn

Đại ý Thời giờ rất quý báu bởi vì thời giờ trôi qua rất nhanh, không bao giờ quay trở lại. Công việc của ngày nào phải làm cho xong trong ngày hôm ấy, nếu kéo dài và hứa hẹn thì sẽ không có thành công.

Trường Việt Ngữ Về Nguồn 115 5A-k47

Bài Tập Ngữ Vựng

Chọn nghĩa thích hợp cho những từ ngữ sau đây:

Trả lời

1 Kém hèn

A một bộ phận trong máy dệt dùng để đưa sợi chỉ chạy ngang qua

2 Giá B lười biếng

3 Lẳng lặng

C thành công một cách tốt đẹp

4 Thoi D ví dụ

5 Biếng nhác

Đ kém: ít, không bằng; hèn: thấp

kém, hèn mọn

6 Lần lữa

E im lặng, không lên tiếng

7 Thành tựu

G kéo dài, hẹn lại

Tập đặt câu với từ ngữ đã học

1) kém hèn: _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _

2) giá: _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _

3) lẳng lặng: _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _

4) thoi: _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _

5) biếng nhác: _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _

6) lần lữa: _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _

7) thành tựu: _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ __

Trường Việt Ngữ Về Nguồn 116 5A-k47

Điền vào chỗ trống

Em hãy đọc những câu sau đây và chọn những từ ngữ trong phần ngữ vựng

để điền vào chỗ trống cho hợp nghĩa:

1) Tí là một học sinh _______________.

2) Hoa thiếu tôi chỉ có $5 mà nó cứ _____________ không chịu trả.

3) Thời giờ như thể __________ đưa.

4) Giấc mộng trở thành Bác sĩ của anh Ba đã _________________.

5) Ở ngoài sân các em đang chơi đùa vui vẻ nhưng riêng Thanh ở trong

phòng _________________ học bài.

6) Những kẻ _______________ thường bị người đời chê cười.

7) ________ tôi biết nghe lời dạy bảo của cha mẹ thì bây giờ tôi đâu khổ sở.

Câu đố địa lý:

Đường vô xứ Nghệ quanh quanh, Non xanh nước biếc như tranh họa đồ.

Yêu em anh cũng muốn vô, Sợ truông mô? Với phá mô? Bạn à?

Trường Việt Ngữ Về Nguồn 117 5A-k47

Bài 14 Phân Biệt Từ Ngữ CHANH, TRANH

TỈNH, TĨNH CHUỒN, CHUỒNG

-Chanh:

Cây ăn quả cùng họ với cam, có nhiều nước vị chua.

Từ ngữ thường dùng: chanh chua; chanh cốm (chanh quả nhỏ, còn non); chanh đào (quả to, khi chính có ruột màu hồng).

-Tranh:

1) Giành (dành) về phần mình.

2) Hình vẽ trên giấy, trên lụa.

3) Thứ cỏ mọc hoang, dùng để lợp nhà.

Từ ngữ thường dùng: bức tranh; tranh tài; tranh đấu, tranh đua; tranh giành (dành); tranh luận; nhà tranh.

-Tỉnh:

1) khu vực hành chính bao gồm nhiều quận (province).

2) sáng suốt, hiểu biết được. Bị thương nặng nhưng người đó vẫn tỉnh.

Từ ngữ thường dùng: Tỉnh thành; tỉnh ngủ; tỉnh trí; tỉnh dậy; tỉnh táo; Tỉnh trưởng

-Tĩnh:

Yên lặng

Từ ngữ thường dùng: yên tĩnh; tĩnh dưỡng, tĩnh mạch (mạch máu); tĩnh mịch; tĩnh tâm

-Chuồn:

lén đi không cho ai biết

Từ ngữ thường dùng: cá chuồn (loài cá bay được); chuồn chuồn (côn trùng có 4 cánh nhỏ, đuôi dài); ở đâu đông người quá, mình nên chuồn đi là hơn.

-Chuồng:

chỗ để nhốt súc vật.

Từ ngữ thường dùng: chuồng gà, chuồng chó, chuồng bò...

Tập đặt câu với từ ngữ: 1) (chanh): _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ __ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _

2) (tranh):_ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ __ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _

3) (tỉnh): _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _

4) (tĩnh): _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _

5) (chuồn): _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ __ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _

6) (chuồng): _ __ _ _ _ __ _ _ _ _ _ _ _ __ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _

Trường Việt Ngữ Về Nguồn 118 5A-k47

Luận văn 14 Hãy viết một bài văn so sánh với đề tài: Tết Nhi Đông và Lễ Holloween.

Điểm So Sánh Tết Nhi Đồng Lễ Holloween

Sau đó dùng những chi tiết trong bảng So Sánh để viết thành một bài văn: ________________________________________________________________________________

________________________________________________________________________________

________________________________________________________________________________

________________________________________________________________________________

________________________________________________________________________________

________________________________________________________________________________

________________________________________________________________________________

___________________________________________________________________________

___________________________________________________________________________

________________________________________________________________________________

________________________________________________________________________________

________________________________________________________________________________

________________________________________________________________________________

Trường Việt Ngữ Về Nguồn 119 5A-k47

Văn phạm 14

CÁCH VIẾT NHỮNG CHỮ CÓ VẦN ât Những từ ngữ có vần ât trong tiếng Việt thuần túy hay Hán-Việt rất phong phú, đáng kể. Một số thường dùng, như: đất đai, đất bằng nổi sóng, đất nước, chất nổ, trái cật (kidney), cất tiếng hát lên, xây cất, bệnh tật, trật tự, Phật tử, cướp giật, quật khởi, chạy mất, hất cẳng, quần quật, quất ngã, chật vật, lật đật, bí mật, ngất xỉu, ngây ngất, ngất ngư, thất bại là mẹ thành công, thật thà như đếm, thất cử, thất thanh, thất nghiệp…

Bài tập

Em hãy ghi nhớ tất cả từ ngữ có vần ât trong bài văn phạm 14.

Trường Việt Ngữ Về Nguồn 120 5A-k47

Tập Đàm Thoại 14

CÁCH THỨC NẤU MỘT NỒI PHỞ NGON

Học Thuộc Lòng

HAI BÀ TRƯNG Giận quân Tô Định bạo tàn

Phất cờ khởi nghĩa dẹp tan quân thù Lưu danh nữ kiệt ngàn thu

Má đào nào có khác gì nam nhân

Mẹ: Hôm nay mẹ nấu phở Bắc, Việt giúp mẹ nhé!

Việt: Dạ! mà nấu phở bằng những thứ gì hở mẹ?

Mẹ: Nguyên liệu nấu phở gồm xương ống và đuôi bò để nấu nước lèo,

bánh phở; ngoài ra còn cần gia vị, rau thơm, tiêu và tương ớt.

Việt: Thưa mẹ có dùng nước mắm không ạ?

Mẹ: Phở ngon nhờ nước lèo trong và ngọt. Không nên dùng bột ngọt

hoặc nêm bằng nước mắm, nước lèo sẽ chua. Nêm muối và chút đường phèn là đủ.

Việt: Mẹ nấu phở chắc là thơm ngon lắm, mới nghe mẹ nói, con đã

muốn ăn rồi.

Trường Việt Ngữ Về Nguồn 121 5A-k47

Bài 15 Tập đọc và Chính tả

Chuyện Người Samurai

Một vị samurai đến thu nợ của người đánh cá. Người đánh cá nói: -“Tôi xin lỗi, nhưng năm vừa qua thật tệ, tôi không có đồng nào để trả ngài.” Vị samurai nổi nóng, rút kiếm ra định giết người đánh cá ngay lập tức. Rất nhanh trí, người đánh cá nói: -“Tôi cũng đã học võ và sư phụ tôi khuyên không

nên đánh nhau khi đang tức giận.” Vị samurai nhìn người đánh cá một lúc, sau đó từ từ hạ kiếm xuống. “Sư phụ của ngươi rất khôn ngoan. Sư phụ của ta cũng dạy như vậy. Ðôi khi ta không kiểm soát được nỗi giận dữ của mình. Ta sẽ cho ngươi thêm một năm để trả nợ và lúc đó chỉ thiếu một xu thôi chắc chắn ta sẽ giết ngươi.” Vị samurai trở về nhà khi đã khá muộn. Ông nhẹ nhàng đi vào nhà vì không muốn đánh thức vợ, nhưng ông ta rất bất ngờ khi thấy vợ mình và một kẻ lạ mặt mặc quần áo samurai đang ngủ trên giường. Nổi điên lên vì ghen và giận dữ, ông rút kiếm ra định giết cả hai, nhưng đột nhiên lời của người đánh cá văng vẳng bên tai: “Ðừng hành động khi đang giận dữ.” Vị samurai ngừng lại, hít một hơi dài không khí vào luồng phổi và nhè nhẹ thở ra, sau đó cố tình gây ra tiếng động lớn. Vợ ông thức dậy ngay lập tức, kẻ lạ mặt cũng vậy, hoá ra đó chính là mẹ ông. Ông gào lên: “Chuyện này là sao vậy. Suýt nữa con đã giết cả hai người rồi!”. Vợ ông giải thích: “Vì sợ kẻ trộm lẻn vào nhà nên thiếp đã cho mẹ mặc quần áo của chàng để doạ chúng.” Một năm sau, người đánh cá gặp lại vị samurai. “Năm vừa qua thật tuyệt vời, tôi đến để trả nợ cho ngài đây, có cả tiền lãi nữa”, người đánh cá phấn khởi nói. “Hãy cầm lấy tiền của ngươi đi.” Vị samurai trả lời, “Ngươi đã trả nợ rồi.”

Trường Việt Ngữ Về Nguồn 122 5A-k47

Ngữ vựng

- samurai (d.t): một võ sĩ Nhật. - sư phụ (d.t): người thày dạy học. - người đánh cá (d.t): người câu cá, bắt cá để nuôi sống bản thân và gia đinh. - văng vẳng: (âm thanh) nghe từ xa vọng lại, không thật rõ lắm. - suýt nữa: (ý nói may quá!) chỉ còn một tí xíu nữa là xẩy ra ... - lẻn vào: đi vào một cách kín đáo không để cho người khác biết. - thiếp: tiếng xưng hô của người vợ dành cho người chồng (ngày nay không còn dùng nữa.122 - tiền lãi: tiền lời của số tiền đã nợ (vay, mượn). - phấn khởi: cảm thấy vui vì một điều gì.

Đại ý

Người võ sĩ Nhật (Samurai) đến nhà người đánh cá để đòi nợ nhưng người đánh cá không có tiền để trả. Người võ sĩ Nhật nổi giận định giết chết người đánh cá vì ông này đã thất hẹn nhiều lần. Trong thời điểm ấy, người đánh cá đã nhanh trí, nói với người võ sĩ Nhật về một bài học mà sư phụ của người đánh cá đã dạy là, không nên đánh nhau khi đang tức giận; nhờ vậy mà người đánh cá thoát chết. Và nếu không nhờ bài học “không nên hành động khi đang nóng giận”, người võ sĩ Nhật đã suýt nữa giết chết mẹ và vợ.

Câu hỏi 1) Người võ sĩ Nhật (Samurai) đến nhà người đánh cá để làm gì? 2) Tại sao người võ sĩ Nhật lại nổi giận? 3) Người đánh cá đã nói gì với vị Samurai? 4) Sau khi nghe người đánh cá kể lại bài học mà sư phụ người đánh cá đã dạy, vị Samurai đã hành động như thế nào? 5) Nhờ bài học “đừng hành động gì khi đang tức giận” đã đem lại những lợi ích gì?

Trường Việt Ngữ Về Nguồn 123 5A-k47

Bài Tập Ngữ Vựng

Chọn nghĩa thích hợp cho những từ ngữ sau đây:

Trả lời

Tập đặt câu với từ ngữ đã học

1) suýt nữa: _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _

2) người đánh cá: _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _

3) văng vẳng: _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _

4) samurai: _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _

5) Tiền lãi: _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _

6) lẻn vào: _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _

7) sư phụ: _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _

8) thiếp: _ _ _ _ _ _ __ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _

9) phấn khởi: _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _

1 Suýt nữa

A một võ sĩ Nhật.

2 Người đánh cá B Người thày dạy học.

3 Thiếp

C Người câu cá, bắt cá để nuôi sống bản thân và gia đinh.

4 Văng vẳng

D (âm thanh) nghe từ xa vọng lại, không thật rõ lắm

5 Samurai

Đ

(ý nói may quá!) chỉ còn một tí xíu nữa là xẩy ra ...

6 Tiền lãi

E đi vào một cách kín đáo không để cho người khác biết.

7 Lẻn vào

G

tiếng xưng hô của người vợ dành cho

người chồng (ngày nay không còn

dùng nữa

8 Sư phụ

H cảm thấy vui vì một điều gì.

9 Phấn khởi

I tiền lời của số tiền đã nợ (vay, mượn).

Trường Việt Ngữ Về Nguồn 124 5A-k47

Điền vào chỗ trống

Em hãy đọc những câu sau đây và chọn những từ ngữ trong phần ngữ vựng

để điền vào chỗ trống cho hợp nghĩa:

1) Người tài xế taxi ngủ gục _______________ gây ra tai nạn.

2) _____________ đã bắt được một con rùa nặng 200 bls.

3) Buổi chiều tôi đi bộ dọc theo bờ biển; tôi nghe tiếng gió vi vu, tiếng sóng

vỗ vào ghềnh đá và _______________ như có tiếng gào khóc.

4) _________________ là danh từ để chỉ những người võ sĩ Nhật.

5) Ông Bá đồng ý trả một số ________________ khá cao, tương đương với

23% của số tiền ông đã mượn.

6) Đêm qua, kẻ trộm đã _______________ vào nhà bác Năm dọn sạch đồ

đạc trong nhà.

7) Tôi gọi thày dạy võ là_____________

8) Quả cau nho nhỏ, cái vỏ vân vân Nay anh học gần, mai anh học xa Lấy anh từ thuở mười ba Ðến năm mười tám ___________ đà năm con Ra đường ____________ hãy còn son Về nhà ___________ đã năm con cùng chàng. (ca dao) 9) Nghe tin anh Hai được nhận vào trường đại học Y khoa Yale, gia đinh chúng tôi rất _______________.

Câu đố sử ký:

Nước non nghìn dặm ra đi, Tình riêng đành gác chỉ vì nước non.

Mà thương cho phận hồng nhan, Hai châu nào đổi một nàng Huyền Trân?

Trường Việt Ngữ Về Nguồn 125 5A-k47

Bài 15 Phân Biệt Từ Ngữ CHỞ, TRỞ TIỀM, TÌM CHÍ, TRÍ

-trở:

1. quay lại, lật lên; 2. thay đổi: trở chứng.

Từ ngữ thường dùng: trở cờ (ý nói người hay thay đổi ý kiến, đổi hướng); trở ngại; trở gió; trở giọng; trở nên, trở mặt; trở ra

-chở:

mang, tải

Từ ngữ thường dùng: chuyên chở; chở đầy; xe chở hàng; xe chở hành khách

-tiềm:

1. không hiện ra ngoài, ngầm kín

2. hầm nhừ

Từ ngữ thường dùng: Tiềm thủy đỉnh (tàu ngầm); Vịt tiềm; tiềm năng; tiềm thức; tiềm tàng

-tìm:

theo dõi việc mình muốn biết, kiếm.

Từ ngữ thường dùng: tìm hiểu; tìm kiếm; tìm ra; tìm tòi

-chí:

1. ý quyết làm một việt gì

2. rất

Từ ngữ thường dùng: ý chí; chí lớn; chí thành; chí tình; chí hiếu; chí hướng; chí khí…

-trí:

phần khôn, phần thông hiểu ở trong đầu óc.

Từ ngữ thường dùng: Trí khôn; trí óc; trí thức; mất trí; trí nhớ; trí dục

Tập đặt câu với từ ngữ: 1) (trở) _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ __ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _

2) (chở)_ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ __ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ __

3) (tiềm) _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _

4) (tìm) _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _

5) (chí) _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ __ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _

6) (trí)_ _ _ _ _ _ _ __ _ _ _ __ _ _ _ _ _ _ _ __ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _

Trường Việt Ngữ Về Nguồn 126 5A-k47

Luận văn 15 Hãy viết một bài văn so sánh với đề tài: Trường Tư (private school) và Trường công (public school).

Điểm So Sánh Trường Tư Trường Công

Sau đó dùng những chi tiết trong bảng So Sánh để viết thành một bài văn: ________________________________________________________________________________

________________________________________________________________________________

________________________________________________________________________________

________________________________________________________________________________

________________________________________________________________________________

________________________________________________________________________________

___________________________________________________________________________

___________________________________________________________________________

________________________________________________________________________________

________________________________________________________________________________

________________________________________________________________________________

________________________________________________________________________________

________________________________________________________________________________

Trường Việt Ngữ Về Nguồn 127 5A-k47

Tập Đàm Thoại 15

ĐI CHỢ MUA TRÁI KHẾ

Học Thuộc Lòng

Nam quốc sơn hà Nam đế cư

Tuyệt nhiên định phận tại thiên thư. Nhữ hà nghịch lỗ lai xâm phạm

Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư. (Lý Thường Kiệt)

Tạm dịch:

Sông núi nước Nam, vua Nam ở, Rành rành định phận tại sách Trời. Cớ sao lũ giặc sang xâm phạm, Chúng bay sẽ bị đánh tơi bời.

Bình: Long ơi, trong buổi thi “đố vui để học” dành cho lớp 4 và lớp 5, có

một câu hỏi về trái cây Việt Nam mà không ai trả lời đúng, bạn còn nhớ không?

Long: Còn nhớ chứ! Câu hỏi đặt ra có kèm theo hình ảnh, là trái gì có vị

chua chua thường dùng để nấu canh; trái này đặc biệt khi cắt mỏng ngang thân, từng lát mỏng là những hình ngôi sao.

Bình: Đúng rồi! câu trả lời là trái khế.

Long: Ừ! Long đã về hỏi mẹ, mẹ cho biết thỉnh thoảng một vài chợ bán

thực phẩm do người Việt làm chủ, có bày bán trái khế.

Bình: Vậy à, tôi sẽ đi chợ tìm mua trái khế để tìm hiểu cho rõ ràng hơn.

Chào bạn nhé!

Trường Việt Ngữ Về Nguồn 128 5A-k47

Vào Chùa – Quan họ Bắc Ninh

1. Vào chùa chùa ngỏ cửa i… a… a… Cửa chùa ra a… ra em vào Đôi người đàn, đôi em lý, lý em hát Bớ song tính, bớ lính tình tinh, tính a… song tình Tình tình hỡi lính tính ơi Ơ… hơ… chùa là em đi vào chùa.

2. Vào chùa chùa mượn chiếu i… a… a… Chiếu chùa ra a… ra em ngồi Đôi người đàn, đôi em lý, lý em hát Bớ song tính, bớ lính tình tinh, tính a… song tình Tình tình hỡi lính tính ơi Ơ… hơ… chùa là em đi vào chùa.

3. Vào chùa chùa mượn ấm i… a… a… Ấm chùa ra a… em pha trà Đôi người đàn, đôi em lý, lý em hát Bớ song tính, bớ lính tình tinh, tính a… song tình Tình tình hỡi lính tính ơi Ơ… hơ… chùa là em đi vào chùa.

4. Vào chùa chùa mượn đĩa i… a… a… Đĩa chùa ra a… em tiêm trầu Đôi người đàn, đôi em lý, lý em hát Bớ song tính, bớ lính tình tinh, tính a… song tình Tình tình hỡi lính tính ơi Ơ… hơ… chùa là em đi vào chùa.

5. Vào chùa tay em thắp i… a… a… Thắp tuần hương a… em lên đèn Đôi người cầu, đôi em khấn, khấn em vái Bớ song tính, bớ lính tình tinh, tính a… song tình Tình tình hỡi lính tính ơi Ơ… hơ… cầu là em đi khấn cầu.

Trường Việt Ngữ Về Nguồn 129 5A-k47

Con Tim Việt Nam - Hồng Trang

Điệp Khúc: Trong con tim em, Việt Nam đầy tràn.

Trên đôi môi em, Việt Nam rộn ràng.

Trên đôi tay này, Việt Nam vẹn toàn.

Em muốn Việt Nam là chính con người em.

1. Hằng tuần cắp sách đến trường, học tiếng giống nòi.

Để cho, để cho em biết, đâu là Văn Hóa Việt Nam.

2. Hằng ngày nói với bạn bè, tiếng nước non nhà.

Để cho, để cho em biết, đâu là Tiếng Nói Việt Nam.

3. Chiều chiều dưới ánh trăng vàng, em viết tiếng Việt.

Để cho, để cho em biết, đâu là Chữ Nghĩa Việt Nam.

4. Ngày ngày kính mến ông bà, yêu quý cha mẹ.

Để cho, để cho em biết, đâu là Lễ Nghĩa Việt Nam.

5. Từng ngày sống với gia đình, thương mến anh chị.

Để cho, để cho em biết, đâu là Tình Nghĩa Việt Nam.

Trường Việt Ngữ Về Nguồn 130 5A-k47

Học Sinh Hành Khúc - Lê Thương

Điệp khúc:

Học sinh là người tổ quốc mong cho mai sau.

Học sinh xây đời niên thiếu trên bao công lao.

Lúc khắp quốc dân tranh đấu hy sinh cho nền độc lập.

Học sinh nề chi tuổi xanh chung sức phấn đấu.

Đem hết can tràng của người Việt Nam tiến lên!

1. Học sinh là mầm sống của ngày mai.

Nung đúc tâm hồn để noi chí lớn.

Theo các thanh niên sống vì giống nòi.

Liều thân vì nước, vì dân mà thôi.

2. Học sinh là người mới của Việt Nam.

Đã thoát ra một thời xưa tối ám.

Đem sức canh tân chống mọi suy tàn

Học sinh làm sáng đời dân Việt Nam.

3. Học sinh vào đời chiến thủ ngày nay,

Nung đúc can tràng để nuôi chí lớn.

Trong lúc nước Nam ước mộ anh tài,

Học sinh bền chí lập công từ đây.

Trường Việt Ngữ Về Nguồn 131 5A-k47

Việt Nam! Việt Nam! - Phạm Duy

Việt Nam Việt Nam nghe từ vào đời.

Việt Nam hai câu nói bên vành nôi.

Việt Nam nước tôi.

Việt Nam Việt Nam tên gọi là người.

Việt Nam hai câu nói sau cùng khi lìa đời.

Việt Nam đây miền xinh tươi.

Việt Nam đem vào sông núi.

Tự do công bình bác ái muôn đời.

Việt Nam không đòi xương máu.

Việt Nam kêu gọi thương nhau.

Việt Nam đi xây đắp yên vui dài lâu.

Việt Nam trên đường tương lai,

Lửa thiêng soi toàn thế giới.

Việt Nam ta nguyện tranh đấu cho đời.

Tình yêu đây là khí giới,

Tình thương đem về muôn nơi.

Việt Nam đây tiếng nói đi xây tình người.

Việt Nam! Việt Nam!

Việt Nam quê hương đất nước sáng ngời.

Việt Nam! Việt Nam! Việt Nam muôn đời.