· web viewviệt nam: dự án quản lý tài nguyên nước Đồng bằng sông mekong phục...

29
Việt Nam: Dự án Quản lý Tài nguyên Nước Đồng bằng sông Mekong phục vụ Phát triển Nông nghiệp Nông thôn (MDWRM-RDP) Kế hoạch Quản lý Môi trường (EMP) TDA Cấp Nước cho Khu vực Nông thôn tại XÃ NHƠN ÁI -TP CẦN THƠ

Upload: trandieu

Post on 04-May-2018

224 views

Category:

Documents


5 download

TRANSCRIPT

Page 1:  · Web viewViệt Nam: Dự án Quản lý Tài nguyên Nước Đồng bằng sông Mekong phục vụ Phát triển Nông nghiệp Nông thôn (MDWRM-RDP) Kế hoạch Quản lý

Việt Nam: Dự án Quản lý Tài nguyên Nước Đồng bằng sông Mekong phục vụ Phát triển Nông nghiệp Nông thôn

(MDWRM-RDP)

Kế hoạch Quản lý Môi trường (EMP) TDA Cấp Nước cho Khu vực Nông thôn tại

XÃ NHƠN ÁI -TP CẦN THƠ

Bản cuối cùng, Ngày 30 tháng 3 năm 2011

Page 2:  · Web viewViệt Nam: Dự án Quản lý Tài nguyên Nước Đồng bằng sông Mekong phục vụ Phát triển Nông nghiệp Nông thôn (MDWRM-RDP) Kế hoạch Quản lý

MỤC LỤC

Tóm tắt thực hiện

PHẦN 1. GIỚI THIỆU

1.1. Dự án

1.2 Các quy định Đánh giá tác động môi trường của Việt Nam

1.3 Các chính sách An toàn của Ngân hàng Thế giới

PHẦN II. MÔ TẢ TIỂU DỰ ÁN

2.1. Tiểu Dự án

2.2. Thông tin kỹ thuật về Tiểu Dự án

2.3 Quy trình Xử lý Nước

PHẦN III. MÔI TRƯỜNG NỀN

3.1 Các đặc điểm chung

3.2. Chất lượng môi trường đất và nước

PHẦN IV. CÁC TÁC ĐỘNG TIỀM ẨN VÀ BIỆN PHÁP GIẢM THIỂU

4.1 Các tác động tiềm ẩn

4.2 Các tác động tiêu cực và biện pháp giảm thiểu

PHẦN V. KẾ HOẠCH QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG

5.1. Các biện pháp giảm thiểu trong giai đoạn xây dựng

5.2. Tham vấn cộng đồng và công khai thông tin

PHẦN VI. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

6.1 Tổ chức và đào tạo an toàn

6.2 Tư vấn an toàn

6.3 Kế hoạch thực hiện và kinh phí

Danh mục Bảng

Bảng 1 Thông tin chung về hệ thống cấp nước được đề xuất tại xã Nhơn Ái

Bảng 2 Chất lượng nước ngầm tại giếng khoan ấp Nhơn Bình xã Nhơn Ái

Bảng 3. Sàng lọc an toàn đối với các tác động tiềm ẩn

Bảng 4 Giám sát chất lượng nguồn nước cấp

Bảng 5 Dự toán chi phí phân tích nước cho mỗi mẫu

Bảng 6 Tóm tắt các hoạt động an toàn chính của tiểu dự án

Page 3:  · Web viewViệt Nam: Dự án Quản lý Tài nguyên Nước Đồng bằng sông Mekong phục vụ Phát triển Nông nghiệp Nông thôn (MDWRM-RDP) Kế hoạch Quản lý

Danh mục hình

Hình 1 Hệ thống cấp nước xã Nhơn Ái

Hình 2 Thiết kế Kỹ thuật Hệ thống Xử lý Nước ngầm

Hình 3 Vị trí của Hệ thống cung cấp nước được đề xuất tại xã Nhơn Ái - Cần Thơ

HÌnh 4: Hiện trạng sử dụng đất Cần Thơ

Phụ lục 1: ECOP được thêm vào nội dung của hồ sơ thầu và hồ sơ hợp đồng

Page 4:  · Web viewViệt Nam: Dự án Quản lý Tài nguyên Nước Đồng bằng sông Mekong phục vụ Phát triển Nông nghiệp Nông thôn (MDWRM-RDP) Kế hoạch Quản lý

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

BOD Nhu cầu oxi hóa sinh họcCPMU Ban Quản lý dự án trung ươngDONRE Sở Tài nguyên và Môi trườngCPO Ban quản lý trung ương các dự án thủy lợiDARD Sở Nông nghiệp và phát triển nông thônDPC Ủy ban nhân dân Quận/HuyệnECOP Các nguyên tắc môi trường thực tiễnEIA Đánh giá tác động môi trườngEMP Kế hoạch quản lý môi trường EMDP Kế hoạch phát triển dân tộc thiểu sốEMPF Khung chính sách dân tộc thiểu sốESMF Khung quản lý môi trường và xã hộiGOV Chính phủ Việt NamMONRE Bộ tài nguyên và môi trườngPCERWASS(s) TT Nước Sinh hoạt và Vệ sinh nông thônPMU Ban quản lý dự ánPPMU Ban quản lý dự án của tỉnhPPC Ủy ban nhân dân tỉnhQCVN Quy chuẩn môi trường quốc giaRAP Kế hoạch hành động tái định cưRWSS Nước sạch và vệ sinh môi trường nông thônTCVN Tiêu chuẩn môi trường quốc giaTDA Tiểu dự ánWSS Nước sạch và vệ sinh môi trườngWB Ngân hàng thế giới

Page 5:  · Web viewViệt Nam: Dự án Quản lý Tài nguyên Nước Đồng bằng sông Mekong phục vụ Phát triển Nông nghiệp Nông thôn (MDWRM-RDP) Kế hoạch Quản lý

TÓM TẮT THỰC HIỆN

Bối cảnh: Tiểu dự án bao gồm xây dựng 1 hệ thống cấp nước mới với công suất 40m3/h, cung cấp nước sạch cho 1257 hộ (6885 người). Tiểu dự án được đề xuất thuộc xã Nhơn Ái, huyện Phong Điền, thành phố Cần thơ. Hệ thống cấp nước mới này sử dụng nước ngầm làm nước nguồn đầu vào hệ thống. Trung tâm Nước sạch và vệ sinh môi trường của TP Cần Thơ (PCERWASS) làm chủ đầu tư.

Tác động và giảm thiểu tác động: TDA tạo ra các tác động tiêu cực cho cộng đồng nông thôn. Các tác động tiềm ẩn của TDA là rất nhỏ do hệ thống cấp nước có quy mô nhỏ và không cần thu hồi đất. Vị trí của các giếng khoan đã được xác định. Các tác động trong giai đoạn xây dựng gây ra bụi, tiếng ồn và ách tắc giao thông tại vùng dự án rất nhỏ do lượng nguyên vật liệu cần vận chuyển với số lượng nhỏ. Phát sinh chất thải do các hoạt động của TDA nhỏ và có thể kiểm soát được thông qua việc hỗ trợ vệ sinh môi trường tại các hộ dân của dự án.

Các biện pháp giảm thiểu: Để giảm thiểu tác động của TDA các biện pháp sau đây sẽ được thực hiện với sự tham gia chặt chẽ của chính quyền địa phương và cộng đồng.

(1) PCERWAS của tỉnh Cần Thơ sẽ đưa Nguyên tắc môi trường trong thực tiễn (ECOP) đối với việc xây dựng (Phần A và B) vào các hồ sơ thầu và hợp đồng và đảm bảo các nhà thầu có nhận thức về các an toàn bắt buộc và cam kết tuân thủ thực hiện;

(2) Trong giai đoạn xây dựng PCERWAS sẽ cử 1 kỹ sư hiện trường để giám sát chặt chẽ việc thực hiện các chính sách an toàn của các nhà thầu và đào tạo an toàn cho các cán bộ; ngoài ra sẽ thuê 1 nhóm tư vấn trong nước để hỗ trợ, hướng dẫn kỹ thuật và đào tạo các cán bộ của PCERWAS trong việc thực hiện các dự án cấp nước khác; và

(3) Sau khi hoàn thành xây dựng, PCERWAS sẽ giám sát lượng nước và chất lượng nước ngầm hàng tháng trong ít nhất năm đầu tiên vận hành hệ thống. Thực hiện đào tạo cho các cán bộ vận hành là 1 phần của quá trình vận hành.

Trách nhiệm: PCERWAS của TP Cần Thơ sẽ chịu trách nhiệm đảm bảo thực hiện hiệu quả các biện pháp giảm thiểu trong đó có báo cáo tiến độ thực hiện. PCERWAS sẽ thành lập một đơn vị phụ trách vấn đề môi trường và xã hội (ESU) có ít nhất một nhân viên toàn thời gian, chịu trách nhiệm thực hiện hiệu quả biện pháp an toàn. PCERWAS sẽ thuê chuyên gia tư vấn trong nước để giúp đơn vị này (ESU) trong việc thực hiện các hoạt động an toàn. Ban quản lý dự án trung ương (CPMU) và các tư vấn an toàn của ban sẽ chịu trách nhiệm chính giám sát các biện pháp an toàn của tiểu dự án, bao gồm làm rõ các vấn đề liên quan đến các chính sách an toàn, các yêu cầu và các đào tạo an toàn cho đội ngũ cán bộ của tiểu dự án

Ngân sách: Chi phí thực hiện các biện pháp giảm thiểu trong giai đoạn xây dựng bao gồm tham vấn cộng đồng và giám sát môi trường như đã thỏa thuận với chính quyền và cộng đồng địa phương và/hoặc đền bù thiệt hại (nếu có) sẽ là một phần của chi phí xây dựng TDA. Chi phí

Page 6:  · Web viewViệt Nam: Dự án Quản lý Tài nguyên Nước Đồng bằng sông Mekong phục vụ Phát triển Nông nghiệp Nông thôn (MDWRM-RDP) Kế hoạch Quản lý

giám sát thực hiện của nhà thầu là một phần của chi phí giám sát dự án. Chi phí đào tạo về an toàn cho cán bộ lấy từ chi phí quản lý TDA.

Page 7:  · Web viewViệt Nam: Dự án Quản lý Tài nguyên Nước Đồng bằng sông Mekong phục vụ Phát triển Nông nghiệp Nông thôn (MDWRM-RDP) Kế hoạch Quản lý

PHẦN 1: GIỚI THIỆU

1.1 Dự án

Chính phủ Việt Nam sẽ thực hiện Dự án Quản lý thủy lợi cho phát triển nông thôn đồng bằng sông Cửu Long trong giai đoạn 2011-2016 do Ngân hàng Thế giới (WB) tài trợ. Là một phần của hợp phần 3 của dự án "Cấp nước và Vệ sinh môi trường nông thôn", xây dựng mới 22 hệ thống cấp nước mới và nâng cấp hệ thống cũ tại TP Cần Thơ sẽ cung cấp nước sạch cho 15.133 hộ gia đình của 8 quận huyện. TDA cấp nước tại xã Nhơn Ái là 1 trong 7 TDA được WB đã lên kế hoạch cấp vốn. Các chi tiết của các TDA được mô tả trong Phần II.

1.2 Các quy định ĐTM của Việt Nam

Với hệ thống cấp nước quy mô nhỏ, không cần đánh giá tác động môi trường. Tuy nhiên, chủ tiểu dự án phải thực hiện cam kết bảo vệ môi trường cho từng hệ thống cấp nước và phải được sự phê duyệt của Uỷ ban nhân dân thành phố (PPC). Trong quá trình xây dựng, nhà thầu sẽ phải tuân thủ một số quy định, tiêu chuẩn, quy chuẩn của Chính phủ Việt Nam, v..v.. về môi trường và an toàn có liên quan đến hoạt động xây dựng và chất lượng môi trường. Các quy định được liệt kê dưới đây: Các quy định về Môi trường Việt Nam: Luật bảo vệ môi trường 52/2005/QH11, Nghị định

số. 80/2006/ND-CP và Nghị định số. 21/2008/ND-CP của Chính phủ Việt Nam ; Thông tư số. 05/2008/TT-BTNMT của Bộ Tài nguyên và Môi trường; QCVN 05:2009/BTNMT: Quy chuẩn Kỹ thuật Quốc gia đối với Chất lượng Môi trường không khí Xung quanh; TCVN 5948-1998: Tiêu chuẩn việt nam Ân thanh – Tiếng Ồn phát ra từ phương tiện – Mức độ Tiếng ồn cho phép; QCVN 08: 2008/BTNMT: Quy chuẩn Kỹ thuật Quốc gia về Chất lượng nước mặt; QCVN 09: 2008/BTNMT: Quy chuẩn Kỹ thuật Quốc gia về chất lượng nước ngầm; QCVN 01:2009/BYT: Quy chuẩn Kỹ thuật Quốc gia về Chất lượng Nước Uống; QCVN 02:2009/BYT: Quy chuẩn Kỹ thuật Quốc gia về Chất lượng Nước sinh hoạt.

Nước cấp: TCXD 76:1979- (Thủ tục quản lý kỹ thuật trong vận hành hệ thống cấp nước); Bên cạnh đó, cần thực hiện tiêu chuẩn xây dựng TCXD66: 1991- Vận hành hệ thống cấp, thoát nước - yêu cầu an toàn. Thông thường, bảo trì các tuyến ống cần tuân theo tiêu chuẩn TCXD76:1979 và 20TCN33-85. Áp dụng TCXDVN 33:2006 liên quan đến cấp nước – Hệ thống đường ống và các công trình – Tiêu chuẩn thiết kế.

1.3 Chính sách An toàn của Ngân hàng Thế giới

Để phù hợp với chính sách bảo vệ Ngân hàng Thế giới, Khung Quản lý Xã hội và Môi trường (ESMF) đã được xây dựng cho các dự án và đã được áp dụng cho chuẩn bị kế hoạch quản lý môi trường (EMP) cho TDA này. Sàng lọc an toàn và đánh giá an toàn được thực hiện dựa trên các thông tin kỹ thuật trong nghiên cứu tiền khả thi của tiểu dự án và việc đi công tác hiện trường bị

Page 8:  · Web viewViệt Nam: Dự án Quản lý Tài nguyên Nước Đồng bằng sông Mekong phục vụ Phát triển Nông nghiệp Nông thôn (MDWRM-RDP) Kế hoạch Quản lý

hạn chế do một số vùng dự án không đến được bằng ô tô. Kết quả đánh giá và các biện pháp giảm thiểu được thực hiện trong giai đoạn thực hiện TDA được trình bày trong phần III và IV sau đây.

PHẦN 2: MÔ TẢ TIỂU DỰ ÁN

2.1. Mục tiêu của tiểu dự án

Tiểu dự án được thiết kế với công suất để cung cấp nước sạch cho 1257 hộ (tương đương 6885 người) tại vùng sâu vùng xa thuộc xã Nhơn Ái, huyện Phong Điền, TP Cần Thơ. Nỗ lực này nhằm hỗ trợ thêm thực hiện các chính sách của tỉnh về cải thiện cấp nước và vệ sinh môi trường nông thôn tại TP Cần Thơ đến năm 2020 theo quyết định số 104/2000/QĐ-TTG ngày 25 tháng 8 năm 2000.

2.2. Các hạng mục công trình

Một công trình cấp nước mới với công suất thiết kế 49 m3/h được đề xuất

Các hạng mục công trình: Xem Hình 1

- Giếng khoan: 2 giếng khoan trong đó 1 giếng khoan tầng nông và 1 giếng khoan tầng sâu

Giếng khoan tầng nông: Độ sâu khai thác tại 140 m; đường kính ống khai thác là 300 mm làm bằng nhựa PVC, dầy 15mm, dài 70m; ống đứng cũng làm bằng PVC với đường kinh 168mm, dày 9mm và dài 43m.

Giếng khoan tầng sâu: Độ sâu khai thác: 305m; Ống khai thác có đường kính 300mm, làm bằng ống PVC, dày 15 mm, dài 70m; Ống đứng cũng làm bằng PVC, đường kính 168mm, dày 9mm và dài 43m.

- Trạm bơm nước: gồm 2 máy bơm nước ngầm cho 2 giếng với công suất 40m 3/h; H=45m, N = 7,5kW, động cơ 3 pha, 1 máy bơm dự phòng.

- Bơm hóa chất để khử sắt

- Bể lọc áp lực: 02 bể, vật liệu lọc bằng cát thạch anh; Đường kính bể: 2m; Chiều cao bể: 3m; Chiều cao chân bể: 1m.

- Bể chứa nước sạch: Thể tích 100 m3, làm bằng bê tông cốt thép, kích thước bể 6mx6mx3m

- Nước bổ trợ: Xây dựng phía trên bể chứa với thể tích 28 m3

- Trạm hóa chất: diện tích 2,8 x 4,2 m2. Thùng chứa hóa chất xử lý nước được lắp đặt bên trong cùng với 1 mô tơ khuấy 0,25KH và 1 máy bơm lưu lượng với công suất 10 lít/giờ

- Mạng lưới phân phối nước: Được lắp đặt với tổng độ dài 20116m, đường kính ống từ 60 -168 mm

Page 9:  · Web viewViệt Nam: Dự án Quản lý Tài nguyên Nước Đồng bằng sông Mekong phục vụ Phát triển Nông nghiệp Nông thôn (MDWRM-RDP) Kế hoạch Quản lý

Hình 1. Hệ thống cấp nước xã Nhơn Ái

Bảng 1 dưới đây tóm tắt các thông tin kỹ thuật của hệ thống cấp nước được đề xuất (xem vị trí công trình tại hình 3)

Bảng 1: Các thông tin kỹ thuật của hệ thống cấp nước được đề xuất tại Cần Thơ

STT

Hạng mục công trình

Vị trí xây dựng

Độ sâu khai thác(m)

Công suất thiết kế (m3/h)

Diện tích đất sử dụng (m2)

Chiều dài mạng ống phân phối nước (m)

14 Công trình cấp nước xã Nhơn Ái

Huyện Phong Điền

2 giếng khoan tại độ sâu 305m và

140m

40 365.7 20,116

2.3 Quy trình xử lý nước

Biểu đồ Hình 2 trình bày quy trình thiết kế trạm xử lý nước ngầm làm nước cấp

Page 10:  · Web viewViệt Nam: Dự án Quản lý Tài nguyên Nước Đồng bằng sông Mekong phục vụ Phát triển Nông nghiệp Nông thôn (MDWRM-RDP) Kế hoạch Quản lý

Mạng phân phối nước

Bể lọc áp lực (Cát

thạch anh)

Bể chứa nước sạch

Trạm bơm cấp 2

Cấp nướcCác hộ gia

đình

Hình 2. Thiết kế kỹ thuật của trạm xử lý nước cấp

2.4 Mạng lưới ống phân phối nước

Vật liệu và đường ống được lựa chọn, tính toán và thiết kế tối ưu phù hợp với điều kiện kinh tế và kỹ thuật của địa phương.

Khu vực lắp đặt đường ống chủ yếu dọc theo các con đường đang có nên không phải thu hồi đất. Tổng chiều dài đường ống phân phối của hệ thống cấp nước được thể hiện trong Bảng 1

Page 11:  · Web viewViệt Nam: Dự án Quản lý Tài nguyên Nước Đồng bằng sông Mekong phục vụ Phát triển Nông nghiệp Nông thôn (MDWRM-RDP) Kế hoạch Quản lý

PHẦN III: MÔI TRƯỜNG NỀN VÙNG DỰ ÁN

3.1. Các đặc điểm chung

Xã Nhơn Ái là xã thuộc vùng trung tâm của ĐBSCL, đây là vùng có khí hậu nhiệt đới và gió mùa với 2 mùa chính trong năm là mùa mưa (từ tháng 5 đến tháng 11) và mùa khô (từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau), nhiệt độ trung bình của năm là 26,70C, lượng mưa trung bình trong mùa mưa chiếm 95% lượng mưa của cả năm.

TDA được thực hiện tại khu vực địa hình bằng phẳng, nghiêng từ Đông Bắc xuống Tây Nam với vùng cao hơn về phía bờ sông Hậu và thấp hơn về phía nội đồng. Đây là vùng phù sa bồi lắng và có hệ thống sông ngòi, kênh rạch dày đặc.

Tại đây, diện tích đất sử dụng cho sản xuất nông nghiệp là chủ yếu. Hình 3 thể hiện vị trí của TDA và hình 4 là bản đồ sử dụng đất tại TP Cần Thơ.

Hình 3 Vị trí trạm cấp nước xã Nhơn Ái, TP Cần Thơ

Trạm cấp nước Nhơn Ái

Page 12:  · Web viewViệt Nam: Dự án Quản lý Tài nguyên Nước Đồng bằng sông Mekong phục vụ Phát triển Nông nghiệp Nông thôn (MDWRM-RDP) Kế hoạch Quản lý

Hình 4 Bản đồ sử dụng đất tại TP Cần Thơ

Trồng lúa

Cây trồng khác (như mía….)

Khu dân cư

Page 13:  · Web viewViệt Nam: Dự án Quản lý Tài nguyên Nước Đồng bằng sông Mekong phục vụ Phát triển Nông nghiệp Nông thôn (MDWRM-RDP) Kế hoạch Quản lý

3.2. Chất lượng đất, nước

Nước ngầm: Theo kết quả quan trắc chất lượng nước ngầm của Sở TNMT TP Cần Thơ trong vòng 10 năm (1999-2009) tại 34 điểm của thành phố độ sâu từ 80-200m (tầng Pleistocene) cho thấy độ cứng, hàm lượng Clo, Coliform và BOD cao hơn so với QCVN 09:2008. Chất lượng nước ngầm tại xã Nhơn Ái được đưa ra trong bảng 2 khá tốt.

Nước mặt: Theo kết quả quan trắc chất lượng nước ngầm của Sở TNMT tỉnh Cần Thơ trong vòng 10 năm (1999-2009) cho thấy một số các thông số cao hơn quy chuẩn cho phép bao gồm TSS, Fe tổng số, NO2

-, NH4+, Coliform (QCVN 08:2008/BTN&MT cột A1).

Không khí: Nhìn chung, chất lượng không khí trong vùng DA khá tốt, các thông số đều nhỏ hơn giới hạn cho phép so với Quy chuẩn chất lượng không khí xung quanh QCVN 05:2009/BTNMT.

Chất lượng đất: Theo kết quả phân tích chất đất của tư vấn Đánh giá môi trường vùng năm 2010, pH trong đất vùng dự án khá thấp, độ chua từ trung bình đến chua nhẹ; hàm lượng Nito tổng số trong đất từ trung bình đến giầu, Phốt pho tổng số khá nghèo, tuy nhiên đất không bị ô nhiễm kim loại nặng Zn, Pb, As, Cd, Cu, hàm lượng cuả chúng đều nhỏ hơn so với QCVN 03/2008/BTNMT.

Bảng 2: Chất lượng nước ngầm tại giếng khoan của Ấp Nhơn Bình, xã Nhơn Ái

(a) Tại độ sâu 212 mét

STT Các thông số Đơn vị QCVN 01:2009/BYT Phương pháp/tiêu

chuẩn phân tích

Kết quả (Với độ sâu 212

met)1 pH   6 - 8.5 TCVN 6194 - 1996 6.8

2 Màu TCU 15 TCVN 6185 - 1996 0

3 Mùi   - SMEWW 2150B & 2160B Không mùi

4 Độ đục NTU 5 ISO 7027 - 1990 1.43

5 Độ cứng Mg/l 350 TCVN 6224 - 1996 160

6 Cl- Mg/l 300 TCVN 6194 - 1996 54

7 NH4 Mg/l 3 TCVN 5998 - 1995 0

8 As Mg/l 0.01 TCVN 6626 - 2000 0

9 F Mg/l 1.5 TCVN 6195 - 1996 0

10 COD Mg/l 4 KMnO4 1.8

11 Fe Mg/l 0.5 TCVN 6177 - 1996 0.05

12 Hàm lượng Cl dư Mg/l 0.3 - 0.5   0

13 Coliform tổng số MPN/ 100ml 50 TCVN 6187 - 1996 ISO 9308 - 1 - 1990 0

Page 14:  · Web viewViệt Nam: Dự án Quản lý Tài nguyên Nước Đồng bằng sông Mekong phục vụ Phát triển Nông nghiệp Nông thôn (MDWRM-RDP) Kế hoạch Quản lý

14 E.Coli MPN/ 100ml 0 TCVN 6187 - 1996 ISO 9308 - 1 - 1990 0

(b) Tại độ sâu 94 mét

STT Thông số Đơn vị QCVN 01:2009/BYT

Phương pháp/tiêu chuẩn phân tích

Kết quả (Tại độ sâu 94

mét)

1 pH   6 - 8.5 TCVN 6194 - 1996 6.7

2 Màu TCU 15 TCVN 6185 - 1996 0

3 Mùi   - SMEWW 2150B & 2160B Không mùi

4 Độ đục NTU 5 ISO 7027 - 1990 90

5 Độ cứng Mg/l 350 TCVN 6224 - 1996 260

6 Cl- Mg/l 300 TCVN 6194 - 1996 90

7 NH4 Mg/l 3 TCVN 5998 - 1995 0

8 As Mg/l 0.01 TCVN 6626 - 2000 0

9 F Mg/l 1.5 TCVN 6195 - 1996 0

10 COD Mg/l 4 KMnO4 1

11 Fe Mg/l 0.5 TCVN 6177 - 1996 0.7

12 Hàm lượng Cl dư Mg/l 0.3 - 0.5   0

13 Coliform tổng số MPN/ 100ml 50 TCVN 6187 - 1996 ISO 9308 - 1 - 1990 0

14 E.Coli MPN/ 100ml 0 TCVN 6187 - 1996 ISO 9308 - 1 - 1990 0

Page 15:  · Web viewViệt Nam: Dự án Quản lý Tài nguyên Nước Đồng bằng sông Mekong phục vụ Phát triển Nông nghiệp Nông thôn (MDWRM-RDP) Kế hoạch Quản lý

PHẦN 4. CÁC TÁC ĐỘNG TIỀM ẨN VÀ CÁC BIỆN PHÁP GIẢM THIỂU

4.1 Tóm tắt các tác động của tiểu dự án

Các tác động tích cực:

Việc thực hiện tiểu dự án này sẽ cung cấp nước sạch cho 1257 hộ gia đình tương đương với 6885 người. Hiện nay vùng dự án không có dịch vụ cấp nước nào, vì vậy người dân vẫn chưa được tiếp cận với nguồn nước sạch.

Thực hiện tiểu dự án sẽ làm gia tăng số dân được tiếp cận nước sạch và nâng cao điều kiện sống của cộng đồng địa phương cũng như giảm các rủi ro phơi nhiễm vpsi các loại bệnh tật phát sinh do nguồn nước (như bệnh ỉa chảy, bệnh về mắt, bệnh về da…).

Các tác động tiêu cực:

Các tác động tiêu cực của dự án là rất nhỏ do trạm cấp cấp nước có quy mô nhỏ, không phải thu hồi và đền bù đất, và vị trí các giếng đã được xác định; các tác động trong giai đoạn xây dựng như bụi, tiếng ồn và tác động do vận chuyển tại công trường cũng nhỏ do khối lượng vật liệu xây dựng trạm nhỏ.

Phát sinh nước thải không đáng kể, có thể giảm thiểu được thông qua vệ sinh môi trường tại các hộ gia đình.

4.2 Sàng lọc an toàn và xác định các vấn đề

(a) Sàng lọc thích hợp

Các hoạt động của TDA đề xuất không thuộc danh sách tiêu cực (nhỏ hơn 10000 đầu nối) và vì vậy phù hợp với vốn cấp cho dự án.

(b) Xác định các vấn đề

TDA thực hiện sàng lọc kỹ thuật đối với các vấn đề an toàn cùng với chỉ tiêu được đưa ra trong khung ESMF (Bảng 5.1) và các kết quả thu được như sau

Các vấn đề an toàn bao gồm Các tài liệu an toàn được chuẩn bị

Ghi chú

(8) Các tác động do quá trình xây dựng mới các trạm cấp nước

Kế hoạch quản lý môi trường (EMP)

Vị trí của Tiểu dự án nằm trong khu dân cư

Page 16:  · Web viewViệt Nam: Dự án Quản lý Tài nguyên Nước Đồng bằng sông Mekong phục vụ Phát triển Nông nghiệp Nông thôn (MDWRM-RDP) Kế hoạch Quản lý

PHẦN 5: KẾ HOẠCH QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG

5.1 Các biện pháp giảm thiểu trong giai đoạn xây dựng

Đề giảm thiểu các tác động do TDA các biện pháp sau sẽ được thực hiện có sự tham vấn chặt chẽ với cộng đồng và chính quyền địa phương

(1) PCERWAS của TP Cần Thơ sẽ đưa ECOP cho các hoạt động xây dựng dự án (Phần A và B) vào các hồ sơ thầu và hợp đồng và đảm bảo các nhà thầu sẽ nhận thức được các yêu cầu an toàn bắt buộc và cam kết tuân thủ thực hiện các yêu cầu này

(2) Trong giai đoạn xây dựng, PCERWAS sẽ giao nhiệm vụ cho 1 kỹ sư hiện trường giám sát chặt chẽ các tuân thủ an toàn của nhà thầu và thực hiện đào tạo an toàn cho cán bộ này; Ngoài ra PCERWAS sẽ thuê nhóm chuyên gia tư vấn trong nước để hướng dẫn kỹ thuật và đào tạo cán bộ của PCERWAS, hỗ trợ thực hiện các dự án cấp nước khác

Sau khi hoàn thành xây dựng, PCERWAS sẽ giám sát nước ngầm cả về số lượng và chất lượng hàng tháng trong ít nhất là năm đầu tiên vận hành trạm. Tổ chức đào tạo cho cán bộ vận hành trạm.

Bảng 3 tóm tắt đánh giá tác động và biện pháp giảm thiểu được thực hiện trong quá trình thực hiện TDA. Bảng 4 đưa ra 1 số hướng dẫn giám sát chất lượng nước và bảng 5 dự toán kinh phí phân tích nước

5.2 Tham vấn cộng đồng và công khai thông tin

Trong giai đoạn thiết kế chi tiết, PCERWAS sẽ thực hiện tham vấn Kế hoạch quản lý môi trường (EMP) với chính quyền và cộng đồng địa phương và công khai EMP bằng cả tiếng Anh và tiếng Việt tại Cần Thơ

Page 17:  · Web viewViệt Nam: Dự án Quản lý Tài nguyên Nước Đồng bằng sông Mekong phục vụ Phát triển Nông nghiệp Nông thôn (MDWRM-RDP) Kế hoạch Quản lý

PHẦN 6: TỔ CHỨC THỰC HIỆN

6.1 Tổ chức và Đào tạo an toàn

Trách nhiệm: PCERWAS của TP Cần Thơ sẽ chịu trách nhiệm đảm bảo thực hiện hiệu quả các biện pháp giảm thiểu trong đó có báo cáo tiến độ thực hiện. PCERWAS sẽ thành lập một đơn vị phụ trách vấn đề môi trường và xã hội (ESU) có ít nhất một nhân viên toàn thời gian, chịu trách nhiệm thực hiện hiệu quả biện pháp an toàn. PCERWAS sẽ thuê chuyên gia tư vấn trong nước để giúp đơn vị này (ESU) trong việc thực hiện các hoạt động an toàn. Ban quản lý dự án trung ương (CPMU) và các tư vấn an toàn của ban sẽ chịu trách nhiệm chính giám sát các biện pháp an toàn của tiểu dự án, bao gồm làm rõ các vấn đề liên quan đến các chính sách an toàn, các yêu cầu và các đào tạo an toàn cho đội ngũ cán bộ của tiểu dự án

6.2 Tư vấn về các vấn đề an toàn

Để đảm bảo thực hiện hiệu quả các biện pháp an toàn, PCERWAS thuê 1 đội chuyên gia tư vấn có uy tín trong nước để giám sát sự tuân thủ của các nhà thầu

6.3 Kế hoạch công việc và ngân sách

Bảng 6 tóm tắt các hoạt động an toàn chính được thực hiện đối với TDA. Chi phí thực hiện các biện pháp giảm thiểu trong giai đoạn xây dựng bao gồm tham vấn với cộng đồng địa phương và giám sát môi trường theo thỏa thuận với chính quyền và cộng đồng địa phương và/hoặc đền bù thiệt hại (nếu có) sẽ được trích từ chi phí xây dựng của dự án. Chi phí giám sát sự tuân thủ của nhà thầu lấy từ chi phí giám sát của TDA. Chi phí đào tạo an toàn cho các cán bộ dự án được lấy từ chi phí quản lý TDA.

Page 18:  · Web viewViệt Nam: Dự án Quản lý Tài nguyên Nước Đồng bằng sông Mekong phục vụ Phát triển Nông nghiệp Nông thôn (MDWRM-RDP) Kế hoạch Quản lý

Bảng 3 Sàng lọc an toàn đối với các tác động tiềm ẩn

Các tác động tiêu cực tiềm ẩn

Có/ Không

Mức độ tác động/Giải thích Hoạt động giảm thiểu theo yêu cầu

(1) Mất đất tạm thời hay vĩnh viễn

Không Tài liệu khả thi cho thấy, diện tích đất để xây dựng trạm cấp nước là 366m2, sử dụng quỹ đất công

RAP và EMDPs sẽ được thực hiện nếu có yêu cầu

(2) Các xung đột xã hội tiềm ẩn phát sinh từ mâu thuẫn văn hóa xã hội, giữ đất, vấn đề sử dụng đất và/hoặc quyền cung cấp nước hoặc các mâu thuẫn xã hội liên quan.

Không Hợp đồng nhỏ, và với quy mô của hợp đồng này, số lượng công nhân cần thiết chỉ có từ 10-20 người và các tác động xã hội do công nhân hoặc lán trại công nhân sẽ nhỏ. Hơn nữa, nhà thầu cũng sẽ được yêu cầu thực hiện theo ECOP quản lý các công nhân của họ

(3) Có thể ảnh hưởng xấu đến nhóm dân tộc thiểu số

Không -

(4) Có Rủi ro về bom mìn Không Các vị trí xây dựng của TDA nằm trong khu dân cư hiện nay

(5) Các tác động tiềm tàng đối với chất lượng nước và sức khỏe cộng đồng cũng như xung đột tiềm tàng về việc sử dụng nước.

Không Nước thải phát sinh từ hệ thống ít

Những người hưởng lợi sẽ phải cải thiện điều kiện vệ sinh trong khu dịch vụ và từ đó có thể nhận được sự giúp đỡ theo chương trình vệ sinh môi trường được thực hiện theo dự án.

(6) Các hoạt động bao gồm xây dựng công trình dân sinh có thể gây ra lượng nhỏ ô nhiễm không khí, tiếng ồn và/hoặc nước, xói mòn đất và/hoặc rủi ro sức khỏe cộng đồng.

Có Áp dụng ECOP Phần A và B (Xem Phụ lục 1)

PCERWAS sẽ đảm bảo các biện pháp giảm thiểu thích hợp sẽ được đưa vào hợp đồng và các nhà thầu phải thực hiện hiệu quả nghiêm túc các biện pháp này

Page 19:  · Web viewViệt Nam: Dự án Quản lý Tài nguyên Nước Đồng bằng sông Mekong phục vụ Phát triển Nông nghiệp Nông thôn (MDWRM-RDP) Kế hoạch Quản lý

Bảng 4 Giám sát chất lượng nước để đảm bảo an toàn cho nguồn nước thô Tần suất Thông số giám sát chất

lượng nướcVị trí lấy mẫu Quy chuẩn/tiêu chuẩn

so sánhDự toán chi phí/mẫu

Chất lượng nước ngầm(khi sử dụng nước ngầm làm nước thô)Cả mùa mưa và mùa khô:Hàng tháng trong năm đầu tiên; Có thể giảm tần suất nếu cần.

Các thông số giám sát được đề xuất bao gồm pH, BOD, COD, SS, Ecoli, Coliform, As, Fe, DO

Lấy mẫu tại vị trí 2 giếng khoan

Tiêu chuẩn của chính phủ đối với việc sử dụng nước sinh hoạt (QCVN 08:2008/BTNMT Cột A1)

Chi phí giám sát Chât lượng nước nằm trong chi phí vận hành hệ thống. Dưới đây ước tính chi phí phân tích/lấy mẫu.

Chất lượng nước sau khi xử lý bằng clo (trước khi phân phối) (1 năm sau khi hoàn thành công việc và bắt đầu hoạt động).

Các thông số giám sát được đề xuất bao gồm pH, BOD, COD, SS, Coliform, As, Fe, DO, Cl-

Tại bể chứa (sau khi xử lý và khử trùng bằng clo)

Quy chuẩn chất lượng nước uống (QCVN 01 and 02/BYT) của bộ Y tế

Chất lượng nước của hộ gia đình ) (1 năm sau khi hoàn thành công việc và bắt đầu hoạt động).

Thực hiện lấy mẫu ở gia đình để xác định dịch vụ cấp nước. Các thông số chính gồm pH, BOD,

COD, SS, Coliform, As, Fe, DO, Cl-

Tại các hộ gia đình của mỗi hệ thống

Quy chuẩn chất lượng nước uống (QCVN 01 and 02/BYT) của bộ Y tế

Page 20:  · Web viewViệt Nam: Dự án Quản lý Tài nguyên Nước Đồng bằng sông Mekong phục vụ Phát triển Nông nghiệp Nông thôn (MDWRM-RDP) Kế hoạch Quản lý

Bảng 5 Dự toán chi phí phân tích mẫu

TT Thông số Đơn vị

Đơn giá (VND) cho mỗi mẫu phân tích

Theo thông tư số 32/2009/TT/BTC của bộ Tài

chính ngày 9/12/2009

1 pH - 40,000

2 Kim loại nặng (6 chỉ tiêu) mg/l 480,000

3 TSS mg/l 50,000

4 DO mg/l 80,000

5 COD mg/l 100,000

6 E.Coli mg/l 80,000

7 Coliform tổng số MPN/100ml 80,000

 8 Cl- ppt 80,000

  Tổng số   880,000

Bảng 6. Tóm tắt các hoạt động an toàn chính được thực hiện đối với TDA

Các hoạt động Cơ quan chịu trách nhiệm

Tiến độ thực hiện Ghi chú

Giai đoạn tiền xây dựng (Lập kế hoạch và thiết kế chi tiết) 1. Thành lập đơn vị chuyên trách về vấn đề môi trường và xã hội

PCERWAS của TP Cần Thơ

Dự tính ban thông qua vào tháng 5/2011

1.1 Bổ nhiệm cán bộ PCERWAS của TP Cần Thơ

Cuối tháng 6 năm 2011

1.2 Thuê tư vấn về an toàn và môi trường của tỉnh

PCERWAS của TP Cần Thơ

Cuối tháng 8 năm 2011

Cần xây dựng điều khoản tham chiếu cho tư vấn

1.3 Tổ chức tập huấn về an toàn cho các cán bộ của TDA

Ban quản lý các dự án của tỉnh CPMU/PPMU

Tháng 8/ 2011

2. Tham vấn và thiết kế chi tiết 2.1 Thông báo cho chính quyền và cộng đồng địa phương về Kế hoạch quản lý môi trường và điều chỉnh kế hoạch cho phù hợp

PCERWAS của TP Cần Thơ

Tháng 8/ 2011 Dự tính hiệu quả dự án vào tháng 7 năm 2011

Page 21:  · Web viewViệt Nam: Dự án Quản lý Tài nguyên Nước Đồng bằng sông Mekong phục vụ Phát triển Nông nghiệp Nông thôn (MDWRM-RDP) Kế hoạch Quản lý

2.2. Đưa ECOP của TDA vào hồ sơ thầu và hợp đồng và thông báo cho tất cả các nhà thầu về các yêu cầu an toàn bắt buộc

PCERWAS của TP Cần Thơ

Trước khi hoàn thiện thầu và hồ sơ hợp đồng và trong quá trình thầu

2.3. Bổ nhiệm tư vấn giám sát môi trường và kỹ sư hiện trường giám sát các nhà thầu hàng ngày

PCERWAS của TP Cần Thơ

Trước khi nhà thầu nhận nhiệm vụ

Tư vấn giám sát môi trường cũng hỗ trợ các tiểu dự án khác thuộc trách nhiệm của TP Cần Thơ

3. Giải phóng mặt bằng và quản lý xây dựng3.1 Chuẩn bị CSEP và thực hiện các hoạt động đã nêu trong ECOP

Nhà thầu Trong giai đoạn xây dựng

3.2. Giám sát và báo cáo về việc thực hiện của cá nhà thầu và các tác động thực tế bao gồm các hoạt động tư vấn với dân cư địa phương

PCERWAS của TP Cần Thơ /Kỹ sư hiện trường và tư vấn

4. Chương trình giám sát chất lượng nước4.1 Giám sát chất lượng nước là 1 phần của vận hành

PCERWAS của TP Cần Thơ /Tư vấn

Định kỳ theo kế hoạch