ubnd thÀnh phỐ cẦn thƠvukehoach.mard.gov.vn/datastore/chienluoc/1485bao... · web viewcăn...

45
UBND THNH PH CN THƠ CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM S NÔNG NGHIỆP V PHT TRIN NÔNG THÔN Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Số: /BC- SNN&PTNT Cần Thơ, ngày 21 tháng 12 năm 2010 BO CO KẾT QUẢ THỰC HIỆN CÔNG TC NĂM 2010, PHƯƠNG HƯNG NHIỆM V KẾ HOẠCH NĂM 2011 Căn cứ Công văn số 6296/BNN-VP ngày 18 tháng 11 năm 2010 và Công văn số 6525 ngày 02 tháng 12 năm 2010 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc tổ chức Hội nghị toàn Ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Căn cứ Nghị quyết số 10/2009/NQ-HĐND ngày 09/12/2009 của Hội đồng nhân dân thành phố Cần Thơ về tình hình thực hiện nhiệm vụ kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh năm 2009 và phương hướng nhiệm vụ năm 2010; Quyết định số 3761/QĐ-UBND ngày 21/12/2009 của Ủy ban nhân dân thành phố Cần Thơ về việc giao chỉ tiêu kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2010 thành phố Cần Thơ; Ngành Nông nghiệp tập trung chỉ đạo thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch sản xuất trong các lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản; nhân rộng các mô hình sản xuất luân canh, đa canh; thường xuyên theo dõi tình hình sản xuất nông nghiệp; chỉ đạo mạng lưới bảo vệ thực vật, khuyến nông - khuyến ngư, thú y, thực hiện tốt công tác phòng chống dịch bệnh; tích cực triển khai thi công các công trình xây dựng cơ bản phục vụ sản xuất, công trình dịch vụ phục vụ dân sinh…từng bước thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp và phát triển nông thôn. Đồng thời thực hiện công tác quản lý chuyên ngành về lâm nghiệp và động

Upload: others

Post on 06-Jul-2020

3 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

UBND THANH PHÔ CÂN THƠ CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM SƠ NÔNG NGHIỆP VA PHAT TRIÊN NÔNG THÔN

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Số: /BC-SNN&PTNT Cần Thơ, ngày 21 tháng 12 năm 2010

BAO CAOKẾT QUẢ THỰC HIỆN CÔNG TAC NĂM 2010,

PHƯƠNG HƯƠNG NHIỆM VU KẾ HOẠCH NĂM 2011

Căn cứ Công văn số 6296/BNN-VP ngày 18 tháng 11 năm 2010 và Công văn số 6525 ngày 02 tháng 12 năm 2010 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc tổ chức Hội nghị toàn Ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

Căn cứ Nghị quyết số 10/2009/NQ-HĐND ngày 09/12/2009 của Hội đồng nhân dân thành phố Cần Thơ về tình hình thực hiện nhiệm vụ kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh năm 2009 và phương hướng nhiệm vụ năm 2010; Quyết định số 3761/QĐ-UBND ngày 21/12/2009 của Ủy ban nhân dân thành phố Cần Thơ về việc giao chỉ tiêu kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2010 thành phố Cần Thơ;

Ngành Nông nghiệp tập trung chỉ đạo thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch sản xuất trong các lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản; nhân rộng các mô hình sản xuất luân canh, đa canh; thường xuyên theo dõi tình hình sản xuất nông nghiệp; chỉ đạo mạng lưới bảo vệ thực vật, khuyến nông - khuyến ngư, thú y, thực hiện tốt công tác phòng chống dịch bệnh; tích cực triển khai thi công các công trình xây dựng cơ bản phục vụ sản xuất, công trình dịch vụ phục vụ dân sinh…từng bước thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp và phát triển nông thôn. Đồng thời thực hiện công tác quản lý chuyên ngành về lâm nghiệp và động vật hoang dã, quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản từng bước kiện toàn hệ thống quản lý chuyên ngành.

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thành phố Cần Thơ báo cáo kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2010 của thành phố Cần Thơ như sau:

Phần IĐANH GIA KẾT QUẢ THỰC HIỆN KẾ HOẠCH NĂM 2010

Sản xuất Nông nghiệp 2010 với đà vươn lên của năm 2009 và trên bước đường củng cố để thoát ra tình trạng khủng hoảng chung của suy thoái kinh tế thế giới, đã khẳng định vai trò là trụ đỡ cho nền kinh tế trong tình trạng suy giảm. Ngành Nông nghiệp đang hướng tới mục tiêu bứt phá nhằm phát triển ổn định, bền vững. Vượt qua các khó khăn cả về khách quan và chủ quan đã được nhận diện ngay từ đầu năm ngành Nông nghiệp thành phố Cần Thơ đã có những

nỗ lực đáng kể trong chỉ đạo thực hiện nhằm đạt được các chỉ tiêu kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2010 với những thành tựu đáng khích lệ.

Giá trị sản xuất (theo giá cố định 94) toàn Ngành ước thực hiện 4.193,9 tỷ đồng, giảm 2,64% so năm 2009, đạt 95% kế hoạch được giao (4.426 tỷ đồng). I. KẾT QUẢ THỰC HIỆN SẢN XUẤT NÔNG, LÂM NGHIỆP VA THỦY SẢN:

1. Sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản1.1. Trông trot: Cơ cấu sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp từng bước chuyển dịch theo

hướng tập trung chuyên canh, luân canh phù hợp với từng địa bàn, với các mô hình sản xuất có hiệu quả như: lúa – cá, lúa – màu, áp dụng “3 giảm 3 tăng”, kinh tế vườn kết hợp du lịch, nuôi thủy sản chuyên canh,… từng bước nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả gắn với nhu cầu thị trường.

1.1.1 Cây lúa: Niên vụ 2009-2010 toàn thành phố gieo sạ được 210.382ha đạt 101,15%

kế hoạch (207.000ha) và bằng 100,26% (tăng 555,36ha) so với cùng kỳ năm 2009 (nguyên nhân diện tích lúa tăng do giá lúa tăng vì nhu cầu xuất khẩu trên thị trường có những thời điểm tăng trong thời gian từ đầu năm đến nay). Tổng sản lượng lúa ước đạt 1.192.574 tấn vượt 4,79% KH, tăng 54.516 tấn so năm 2009. Cụ thể:

- Vụ Đông Xuân 2009-2010: Diện tích gieo sạ là 89.788 ha, đạt 100,66% kế hoạch. Năng suất vụ Đông Xuân 2009 - 2010 đạt 70,63 tạ/ha, so vụ lúa Đông Xuân 2009 tăng 4,95%, bằng 3,22 tạ/ha. Sản lượng đạt 634.149 tấn tăng so vụ Đông Xuân năm trước là 4,58%, bằng 27.809 tấn.

- Vụ Hè Thu 2010: Diện tích gieo sạ là 85.939 ha, đạt 102,6% so với kế hoạch, giảm so với cùng kỳ năm 2009: 243,9ha. Năng suất đạt 49,67 tạ/ha, so cùng kỳ năm 2009 tăng 2,2 tạ/ha, sản lượng đạt 426.844 tấn, so cùng kỳ năm 2009 tăng 17.784 tấn.

- Vụ Thu Đông 2010: Lúa Thu Đông 2010 đã gieo sạ được 33.655ha, đạt 99% kế hoạch, tăng 1.157ha so với vụ Thu Đông 2009. Năng suất đạt 39,1 tạ/ha, sản lượng ước đạt 131.581 tấn, so cùng kỳ năm 2009 tăng 7,33% bằng 8.986 tấn.

- Cơ cấu giống: Cơ cấu giống vụ Hè Thu 2010 có nhiều thay đổi so với năm 2009, tỷ lệ gieo sạ giống lúa OM 4218 tăng cao so với năm 2009, do giống thể hiện đặc điểm như năng suất cao, ít đổ ngã nên nông dân ưa chuộng, tuy nhiên nhược điểm của giống là nhiêm bệnh đạo ôn nặng. Các giống đặc sản chất lượng cao như: Jasmine 85, OM 2517, OM 4218, OM 1490, OM 4900 đáp ứng được yêu cầu xuất khẩu được nông dân ngày càng quan tâm sử dụng: Trong năm diện tích đã sử dụng giống đặc sản chất lượng cao chiếm 76,25%, giống lúa thường (IR50404) chiếm 23,75%.

Các giống lúa được trồng phố biến trong các vụ:

2

Vụ lúa

Giống

Đông Xuân 2009-2010 Hè Thu 2010 Thu Đông 2010

Tỷ lệ

(%)

Diện tích

(ha)Tỷ lệ (%)

Diện tích (ha)

Tỷ lệ (%)

Diện tích (ha)

Jasmine 85 23,64 21.174 6.98 5773 5,41 1.859

IR 50404 22,46 20.113 17,93 14.828 30,85 10.599

OM 2517 12,67 11.346 16,79 13.887 - -

OM 4218 8,5 7.615 23,82 19.706 25,12 8.630

OM 1490 - - 12,84 10.623 6.86 2.356

OM 4900 - - - - 2,49 855

1.1.2. Rau màu và cây công nghiệp ngắn ngày:Rau màu và cây công nghiệp ngắn ngày ước tính đến cuối năm đã gieo

trồng 13.596ha so cùng kỳ tăng 389ha, trong đó: rau đậu các loại 6.622,08ha, cây công nghiệp ngắn ngày 4.849,86ha tăng 320 ha so năm 2009, trong đó mè tăng 406,7ha, đậu nành giảm 72,7ha. Diện tích màu tăng do cuối vụ Đông Xuân giá lúa có xu hướng giảm đồng thời vùng trồng lúa không chủ động được nước, Ngành Nông nghiệp vận động nông dân chuyển đổi cơ cấu từ lúa sang màu nhằm đối phó với tình hình khô hạn, đảm bảo thu nhập cho người dân.

Để xây dựng vùng rau an toàn phục vụ nhu cầu người tiêu dùng, đặc biệt cung ứng cho các siêu thị, ngành Nông nghiệp đã tiến hành chuyển giao ứng dụng các quy trình tiến tiến cho nông dân nhằm tạo ra sản phẩm an toàn, chất lượng cao. Ước tính đến nay đã có 3.080ha rau đạt tiêu chuẩn an toàn được nông dân sản xuất theo quy trình này.

1.1.3. Cây lâu năm: Diện tích 17.363 ha, trong đó cây ăn trái là 14.728ha chủ yếu cây cam, quýt: 1.210 ha, cây chanh: 1.212 ha, cây bưởi: 612 ha, cây nhãn: 1.764 ha, cây xoài: 2.750 ha, chuối: 806 ha, chôm chôm: 118,5 ha, sầu riêng: 649 ha, các loại cây ăn quả khác: 9.204 ha phân bố tại các quận, huyện. Diện tích cây ăn trái có xu hướng giảm nhiều do quá trình đô thị hóa và quá trình chia tách quận, huyện. Ngành Nông nghiệp tiếp tục vận động nông dân khôi phục vườn cây ăn trái tập trung, chuyên canh chủ yếu các loại cây như: cam mật, bưởi 5 roi, Dâu Hạ Châu…

1.2. Chăn nuôi: Tổng đàn gia súc gia cầm của thành phố Cần Thơ tính đến 01/10/2010 như sau:

Đàn trâu: 532 con, đạt 133% so với kế hoạch và bằng 102% so với cùng kỳ năm trước; Đàn bò: 4.598 con, đạt 92% so với kế hoạch và bằng 104% so với cùng kỳ năm trước; Đàn heo: 121.029 con đạt 84% so với kế hoạch và bằng 106% so cùng kỳ năm trước; Đàn gia cầm: 1.894.790 con đạt 114% so với kế hoạch và bằng 104% so cùng kỳ năm trước.

3

Chăn nuôi theo quy mô trang trại, thành phố hiện có: 36 trang trại nuôi heo; 05 trang trại nuôi bò; 01 trang trại nuôi trâu; 44 trang trại nuôi gia cầm.

Bên cạnh đó, Ngành đã chú trọng phát triển các mô hình chăn nuôi theo hướng an toàn sinh học và định hướng nuôi theo tiêu chuẩn an toàn vệ sinh thực phẩm (Viet GAP) để tạo ra sản phẩm chăn nuôi an toàn, chất lượng. Quản lý và kiểm soát dịch bệnh trong chăn nuôi luôn được đặc biệt quan tâm.

Quản lý và kiểm soát dịch bệnh trong chăn nuôi luôn được đặc biệt quan tâm. Trước tình hình dịch bệnh trên gia súc gia cầm (GSGC), ngành Nông nghiệp đã tiến hành đồng bộ các biện pháp như: giám sát chặt chẽ thường xuyên trên đàn GSGC, tăng cường công tác tiêm phòng, kiểm dịch, kiểm tra xử lý số GSGC giết mổ, mua bán, vận chuyển không có kiểm dịch thú y, quản lý các cơ sở ấp trứng, công tác tuyên truyền được chú trọng...đã giúp khống chế, kiểm soát được dịch bệnh.

1.3. Thủy sản: Ước năm 2010, diện tích nuôi thủy sản đạt 12.550 ha (giảm 1.670 ha so

với năm 2009) bằng 88,26% KH. Sản lượng nuôi trồng toàn thành phố Cần Thơ năm 2010 ước đạt 173.000

tấn đạt 89% kế hoạch. Xuất khẩu thủy sản toàn thành phố 10 tháng thực hiện 125.000 tấn, đạt

77,8% kế hoạch năm và tăng 3,37% so với cùng kỳ; với giá trị 309 triệu USD, đạt 71,4% kế hoạch năm và giảm 4% so với cùng kỳ.

Sản xuất thủy sản những tháng cuối năm 2010 đã có dấu hiệu phục hồi, giá cả các mặt hàng thủy sản nhìn chung tăng cao hơn so với năm 2009.

1.3.1. Cá tra: Diện tích nuôi cá tra năm 2010 ước đạt 775 ha tương đương so với cùng kỳ năm 2009 (thực tế số liệu được tính lại diện tích chỉ tính 1 lần trên năm, không tính cộng dồn diện tích vụ mang sang từ năm trước). Sản xuất cá tra thế mạnh thứ hai (sau cây lúa) trong nông nghiệp của thành phố Cần Thơ Diện tích cá tra chiếm tỷ trọng khoảng 6% trong cơ cấu nuôi trồng thủy sản của thành phố Cần Thơ nhưng sản lượng chiếm tỷ trọng trên 80% trong cơ cấu tổng sản lượng nuôi trồng thủy sản của thành phố Cần Thơ.

1.3.2. Tôm càng xanh: Diện tích nuôi tôm càng xanh các năm gần đây không tăng nhiều, ước năm 2010 có 85 ha bằng 85% so với năm 2009 (100 ha) và bằng 85% so với kế hoạch (100 ha). Điều này do mô hình nuôi tôm càng xanh chủ yếu là luân canh trên ruộng lúa (mang tính mùa vụ cao), nên việc thu hoạch tập trung thường bị mất giá, lợi nhuận thấp (nhưng giá cao ở các thời điểm khác). Bên cạnh đó, nguồn giống tôm càng không đáp ứng nhu cầu người nuôi (chủ yếu là do quy trình sản xuất giống tôm càng xanh trong nước chưa ổn định, do đó nguồn cung và số lượng giống không đáp ứng cho nhu cầu để đảm bảo sản xuất ổn định). Đồng thời, hiện giá lúa tăng hấp dẫn người dân trồng lúa nên hạn chế chuyển sang luân canh tôm càng xanh trên nền đất lúa. Thực tế, mô hình sản xuất luân tôm càng xanh trên ruộng lúa là mô hình sản xuất có hiệu quả

4

về mặt kinh tế lẫn môi trường, mang tính bền vững. Việc tổ chức sản xuất tôm càng xanh hiện nay ở thành phố Cần Thơ chưa mang tính tập trung để có sản phẩm hàng hóa lớn do đó không đáp ứng nguồn nguyên liệu cho nhu cầu chế biến xuất khẩu. Việc tổ chức hình thành chuỗi sản xuất cung ứng chế biến và dịch vụ là hướng cần thiết trong thời gian tới. Bên cạnh đó cần hỗ trợ kinh phí cho việc đẩy mạnh hoạt động sản xuất giống tôm càng xanh của các Trung tâm giống Nông nghiệp để giải quyết nguồn giống cho nhu cầu người nuôi.

1.3.3. Diện tích nuôi cá ao: là 2.900 ha bằng 132% so với cùng kỳ năm 2009 (2.190 ha), nguyên nhân tăng là do giá cá thương phẩm một số đối tượng nuôi chuyên tăng, diện tích nuôi cá giống phát triển mạnh.

1.3.4. Diện tích nuôi cá ruộng lúa: là 8.790 ha đạt 82% so với năm 2009 (10.740 ha). Diện tích nuôi cá ruộng năm 2010 giảm chủ yếu do điều kiện khí hậu thủy văn năm nay có nhiều thay đổi nước lũ lên đồng chậm, mức nước trong ruộng thấp hơn so với các năm trước nên ảnh hưởng đến mô hình canh tác này.

1.4. Trông cây phân tán: - Thực hiện Chỉ thị số 03/CT-UBND về việc tiếp tục đẩy mạnh cuộc vận

động trồng cây phân tán trên địa bàn thành phố Cần Thơ: tổ chức lê phát động Tết trồng cây vào ngày 19/5/2010 kết quả đã trồng 201.983 cây xanh các loại. Ước toàn thành phố đến cuối năm trồng 1.100.000 cây các loại, đạt 100 % KH.

- Tổ chức triển khai tập huấn, tuyên truyền về thực hiện Nghị định 99//2009/NĐ-CP ngày 02/11/2009 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản đến các tổ chức, cá nhân, hộ kinh doanh chế biến lâm sản; Tổ chức phổ biến, tuyên truyền các quy định của Pháp luật trong việc quản lý Động vật hoang dã (ĐVHD), đã thực hiện Chỉ thị số 3417/CT-BNN-KL ngày 21/10/2009 của Bộ Nông nghiệp và PTNT về việc tăng cường công tác quản lý ĐVHD, ước đến cuối năm có 40 cơ sở cam kết thực hiện đúng quy định của Pháp luật trong việc quản lý bảo vệ động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm, không sử dụng các sản phẩm ĐVHD không có nguồn gốc hợp pháp.

- Thực hiện thống kê cơ sở sản xuất, kinh doanh, chế biến lâm sản, các cơ sở gây nuôi, mua, bán ĐVHD trên địa bàn thành phố Cần Thơ, hiện có 104 cơ sở. Thực hiện cấp 50 giấy phép vận chuyển lâm sản, ĐVHD, cấp giấy xác nhận nguồn gốc gỗ và lâm sản cho các doanh nghiệp xuất bán là 710 lượt.

- Thực hiện công tác phối hợp với Hải quan kiểm tra số lượng: gỗ nhập là 101.854, gỗ xuất là 81.615 m3.

* Tinh hinh giá cả và tiêu thụ một số mặt hàng nông sản:- Tinh hinh giá cả và tiêu thụ lúa: Vụ Đông Xuân 2009-2010, ngay từ

khi thu hoạch lúa, thực hiện chủ trương của Chính phủ và UBND thành phố đã giao các Sở ngành chỉ đạo các doanh nghiệp kinh doanh chế biến lương thực tổ chức thu mua hết lúa hàng hóa cho nông dân theo giá được cấp thẩm quyền công bố. Trong vụ, lúa thường IR 50404: từ 3.800-4.200 đ/kg, lúa chất lượng cao:

5

4.000-4.300 đ/kg, lúa Jasmine 85: 4.900-5.000 đ/kg. Với giá lúa như trên giúp người trồng lúa có lãi trên 30% so với giá thành. Sang vụ Hè Thu (từ tháng 07/2010), trước tình hình giá lúa có xu hướng sụt giảm, Chính phủ đã có chủ trương mua lúa tạm trữ đã giúp giá lúa tăng lên trung bình từ 200-300 đ/kg, cao nhất 500 đ/kg. Giá lúa biến động theo từng địa phương, từng loại giống: lúa IR 50404: lúa khô biến động từ 3.000-3.800 đ/kg, tăng 200 đ/kg so với cùng kỳ; lúa chất lượng cao (OM 1490, OM 2517, OM 4218...): lúa khô từ 3.900 - 4.200 đ/kg, tăng 400 đ/kg; Giống Jasmine 85: từ 6.800-7.000 đ/kg, tăng trung bình 2.700 đ/kg (nông dân lãi trên 30%, các giống còn lại lãi từ 20-30%). Vụ Thu Đông (từ 15/07/2010 đến nay) giá lúa có chiều hướng tăng lên do nhu cầu mua lúa của một số doanh nghiệp tăng, bình quân tăng từ 300- 400 đ/kg, có ngày đột biến tăng đến 500 đ/kg đã giải phóng gần hết lượng lúa tồn đọng trong dân. Giá lúa Thu Đông 2010 mới thu hoạch đang ở mức cao: lúa khô IR 50404: 4.900-5000 đồng/kg; lúa chất lượng cao (OM 1490, OM 2517, OM 4218.....): 5.100-5.200 đ/kg; lúa Jasmine 85: 6.300- 6.500 đ/kg.

Trong tháng 8/2010 tình hình giá lúa gạo trên thị trường tiếp tục có chiều hướng tăng mạnh cả giá nội địa và giá xuất khẩu, giá gạo tăng bình quân 1.000đ/kg so với tháng 7/2010. Giá chào bán gạo xuất khẩu cũng đang tăng mạnh (tăng 100USD/tấn so với tháng 7). Xuất khẩu gạo đã mở rộng được thị trường sang nhiều nước, nhu cầu tăng, giá gạo xuất khẩu tăng đã góp phần thúc đẩy sản xuất, tăng lợi nhuận cho nông dân. Tính đến 15/9/2010 có 09 doanh nghiệp trên địa bàn thành phố thực hiện mua lúa gạo tạm trữ vụ Hè Thu năm 2010 với số lượng 94.574 tấn gạo, đạt 99,55% chỉ tiêu phân bổ.

Tháng 11/2010 gạo xuất khẩu của Việt Nam ở mức 490-495 USD/tấn (gạo 5% tấm), tăng 15-20 USD/tấn so tháng 10/2010; nhưng do nguồn cung lúa gạo trong nước giảm, doanh nghiệp không mua được lúa gạo nguyên liệu; giá lúa hàng hóa liên tục tăng (hiện nay giá lúa dao động ở mức 5.800-6.200 đồng/kg, tăng 700-1.100 đồng/kg so tháng trước). Mặt khác, giá gạo xuất khẩu đang tăng, nên khách hàng e ngại chưa ký hợp đồng mới. Hiện nay, các doanh nghiệp đang tiếp tục xuất khẩu gạo theo các hợp đồng đã ký trước đây.

Nhìn chung giá gạo xuất khẩu gạo tăng trong những tháng cuối năm, trong tháng 12/2010 tình hình xuất khẩu gạo tương đối thuận lợi, nhu cầu và giá gạo thế giới tăng cao, làm cho giá gạo trong nước cũng tăng cao; các doanh nghiệp đang tập trung thực hiện các hợp đồng đã ký.

Từ đầu tháng 12, Hiệp hội Lương thực Việt Nam đã tăng giá sàn xuất khẩu gạo 5% tấm lên mức 540 USD/tấn. Theo các chuyên gia, mức giá này chủ yếu để xuất gạo vụ Đông Xuân tới và để hạn chế các hợp đồng thương mại giao ngay nhằm hạn chế giá gạo trong nước tăng quá nóng. Trong nước, hiện giá lúa thường đang ở mức khá cao, khoảng 6.300 đ/kg, tăng 100 - 500 đồng/kg so tháng trước.

Năm 2010, xuất khẩu gạo ước thực hiện 618,5 ngàn tấn, vượt 3,1% kế hoạch năm và tăng 12,7% so với cùng kỳ; với giá trị 249,7 triệu USD, đạt 90,5% kế hoạch năm và tăng gần 12% so với cùng kỳ.

6

- Tinh hinh giá cả và tiêu thụ cá tra: Tính từ tháng 01 đến đầu tháng 9 năm 2010 giá cá tra luôn giữ mức thấp thấp ít thay đổi là 14.500-16.200 đ/kg (trong khi giá thành cá nguyên liệu tương đương giá bán cá nguyên liệu), người sản xuất không có lãi, thậm chí lỗ vốn, không có khả năng tái đầu tư do chi phí đầu tư cho sản xuất lớn, nguồn vốn chủ yếu vay của ngân hàng (không thực hiện cho vay đáo hạn khi chưa hoàn vốn vay). Diện tích nuôi giảm liên tục và có tình trạng bỏ ao, không sản xuất.

Vào thời điểm cuối tháng 9 đến nay giá liên tục tăng với mức cao nhất trong tháng 12 là 23.000 đ/kg do nguồn cung nguyên liệu khan hiếm. Trong khi đó giá thức ăn luôn giữ ở mức ổn định 7.400-11.400 đ/kg; giá thành cá nguyên liệu dao động khoảng 15.500-16.500 đ/kg. Như vậy, với giá bán hiện nay người nuôi cá tra thực sự có lãi. Tuy nhiên, diện tích nuôi cá tra không tăng nhanh như các năm trước đây là do người dân còn cân nhắc rủi ro về biến động giá cả trong đầu tư nuôi cá tra và do thua lỗ trong các vụ nuôi trước nên gặp khó khăn trong việc xin vay vốn đầu tư nuôi tiếp tục.

Các nguyên nhân chủ yếu ảnh hưởng đến sản xuất cá tra của thành phố Cần Thơ nói chung và Đồng bằng sông Cửu Long nói riêng chủ yếu vẫn là xu hướng bảo hộ thương mại, các hàng rào kỹ thuật, kiểm dịch chặt chẽ và thường xuyên ban hành các tiêu chuẩn mới khắt khe hơn về dư lượng kháng sinh và an toàn vệ sinh thực phẩm. Cụ thể:

Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) đang trong quá trình triển khai dự luật Nông nghiệp 2008 (Farmbill), trong đó có điều khoản nhằm hạn chế việc nhập khẩu cá tra của Việt Nam, dựa trên việc mở rộng định nghĩa catfish và đưa cá tra của Việt Nam vào danh sách này để chuyển đối tượng này từ USFDA sang USDA quản lý.

Đặc biệt, từ 01/01/2010, EU chính thức áp dụng quy định IUU về vấn đề truy suất nguồn gốc thủy sản đánh bắt. Theo đó, EU yêu cầu “chứng nhận thủy sản khai thác” đối với tất cả các nhà xuất khẩu thủy sản nhằm ngăn chặn, phòng ngừa và loại bỏ các hoạt động khai thác thủy sản bất hợp pháp và không theo quy định.

Đối với thị trường Úc, mới đây Cục Thanh tra và kiểm dịch Úc (AQIS) cũng vừa ra quyết định tiến hành kiểm tra nghiêm ngặt dư lượng Malachite Green trong thủy sản nuôi nhập khẩu. Theo đó, tất cả thủy sản nuôi sẽ được lấy mẫu, kiểm tra Malachite Green và Leucomalachite Green với tỷ lệ kiểm tra là 5%...

Thị trường Nga, Nhật.. liên tục đưa ra những quy định mới về chất lượng thủy sản nhập khẩu.

Gần đây nhất Quỹ Động vật hoang dã thế giới (WWF) cũng tung ra những tin đồn thất thiệt về chất lượng cá tra Việt Nam, ảnh hưởng nghiêm trọng đến hình ảnh của loài cá xuất khẩu chủ lực, khiến kim ngạch xuất khẩu loại cá này giảm sút rõ ràng…Tuy nhiên, đến ngày 15/12/2010 đại diện WWF toàn cầu cam kết sẽ đưa cá tra Việt Nam ra khỏi “danh sách đỏ” (nhưng thời hạn chính xác

7

vẫn chưa rõ) và khuyến cáo người tiêu dùng toàn thế giới sử dụng thực phẩm cá tra chế biến trở lại.

Ngoài những khó khăn mang tính khách quan, bản thân các doanh nghiệp cũng đang gặp phải một khó khăn lớn ngay trong nội tại ngành sản xuất.

Thứ nhất, khi thừa nguyên liệu các doanh nghiệp “tranh bán”, thay nhau hạ giá, đẩy giá xuống mức rất thấp, người sản xuất bị thua lỗ không có khả năng tái đầu tư. Đây cũng là nguyên nhân dẫn đến vụ kiện chống bán phá giá của Mỹ.

Thứ hai, vấn đề thiếu nguyên liệu lâu nay vẫn là bài toán khó đối với hoạt động của các doanh nghiệp. Chính vì không chủ động được nguồn nguyên liệu nên dẫn tới tình trạng “tranh mua”, bất chấp chất lượng, chỉ tính đến việc đủ nguyên liệu sản xuất (chủ yếu là tôm nguyên liệu)… Chính đây là nguyên nhân dẫn tới hiện tượng một số lô hàng xuất khẩu không đảm bảo chất lượng bị cảnh báo và trả lại. Từ đó, tự đánh mất uy tín của sản phẩm thủy sản Việt Nam trên thị trường thế giới.

Trước hàng loạt các biến động bất lợi cho thị trường xuất khẩu thủy sản để ổn định sản xuất nuôi trồng thủy sản của thành phố, ngành Nông nghiệp thành phố Cần Thơ đã có những giải pháp tích cực:

Thực hiện hướng sản xuất cá tra theo tiêu chuẩn ATVSTP, hệ thống quản lý chất lượng quốc tế HACCP, qui trình nuôi ATVSTP SQF1000CM, nuôi theo tiêu chuẩn BMP, Global GAP... Đến nay đã có 6 doanh nghiệp chế biến cá tra xuất khẩu được chứng nhận đạt tiêu chuẩn Global GAP với hơn 100 ha nuôi cá tra. Các doanh nghiệp và vùng nuôi khác đang có khuynh hướng áp dụng các tiêu chuẩn này cho vùng nuôi tạo ra nguồn nguyên liệu có chất lượng cao phục vụ cho yêu cầu chế biến xuất khẩu sang các thị trường khó tính.

Giải pháp nhằm ổn định sản xuất nuôi trồng thủy sản của thành phố trong thời gian sắp tới là tập trung chỉ đạo nâng cao chất lượng để nhằm nâng giá trị của mặt hàng cá tra xuất khẩu cũng như các sản phẩm thủy sản khác. Hướng sản xuất thủy sản theo các tiêu chuẩn thị trường nhập khẩu yêu cầu đồng thời đảm bảo nền nông nghiệp sản xuất theo hướng sinh thái bền vững.

Thực hiện triển khai các văn bản quy định về hạn chế sử dụng hóa chất kháng sinh trong nuôi trồng và chế biến thủy sản đến người nuôi trồng và doanh nghiệp chế biến. Thực hiện kế hoạch thanh tra, kiểm soát các cơ sở sản xuất, kinh doanh thức ăn, thuốc hóa chất dùng trong nuôi trồng, chế biến thủy sản.

Năm 2010, xuất khẩu Thủy sản thành phố Cần Thơ ước thực hiện 150,5 ngàn tấn, đạt 94,1% kế hoạch năm và giảm 2,7% so với cùng kỳ; với giá trị 379,8 triệu USD, đạt 87,7% kế hoạch năm và giảm 8% với cùng kỳ.

Tình hình xuất khẩu thủy sản các tháng cuối năm của doanh nghiệp chế biến gặp khó do nguyên liệu thủy sản khan hiếm và giá tăng cao, doanh nghiệp phải hoạt động cầm chừng.

2. Công tác phòng chống dịch bệnh

8

2.1. Đối vơi cây trông: Có sự quan tâm chỉ đạo và hỗ trợ tích cực của các cấp ủy Đảng, chính quyền, các cơ quan chuyên môn từ Trung ương đến địa phương, sự phối hợp chặt chẽ, đồng bộ, nghiêm túc của các đơn vị thuộc ngành Nông nghiệp và PTNT của thành phố; sớm có những giải pháp khuyến cáo nông dân trước mỗi vụ sản xuất; sự đồng tình của bà con nông dân trong phòng chống rầy nâu, bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá nên không xảy ra thiệt hại lớn. Tình hình sâu bệnh dịch hại trong năm 2010 như sau:

Tổng diện tích nhiêm các loại dịch hại là 63.062ha giảm 120.169ha so cùng kỳ năm 2009.

- Trên lúa: Trong năm, toàn thành phố đã có 30.934 lượt ha nhiêm rầy nâu, giảm 86.668ha so cùng kỳ năm 2009 mật số phổ biến 500-3.000 con/m2. Sâu cuốn lá nhiêm 4.729ha, giảm 16.980ha so cùng kỳ năm 2009 với mật số trung bình 10-15 con/m2. Bệnh đạo ôn lá + cổ bông bị nhiêm 16.857 ha giảm 12.950ha so cùng kỳ năm 2009, tỷ lệ trung bình từ 5-20%. Bệnh Đốm vằn có 4.337 lượt ha lúa bị nhiêm bệnh, giảm 1.592 ha so với cùng kỳ năm 2009. Đối với bệnh Cháy bìa lá: Trên những chân ruộng canh tác giống Jasmine 85, giai đoạn đòng đến trổ, chắc xanh bệnh phát triển và gây hại nặng, đã có 2.204 lượt ha nhiêm bệnh, giảm 4.734 lượt ha so cùng kỳ năm 2009, với tỷ lệ 5 - 20%.

- Cây có múi: Tổng diện tích nhiêm dịch hại là 2.045 lượt ha, giảm hơn so cùng kỳ năm 2009 (457 lượt ha), các đối tượng dịch hại chính xuất hiện như sâu vẽ bùa, rầy chổng cánh, sâu đục trái, bệnh ghẻ loét. Ngoài ra, các đối tượng dịch hại khác như: bọ xít xanh, nhện đỏ, rệp sáp, bệnh đốm rong, bệnh đốm bồ hóng, bệnh vàng lá gân xanh gây hại trên cây có múi tại các quận, huyện.

- Cây rau màu: Tổng diện tích nhiêm dịch hại là 1.152 lượt ha, cao hơn so cùng kỳ năm 2009 (80 lượt ha). Các đối tượng dịch hại chính xuất hiện như: bù lạch, sâu ăn tạp, bọ nhảy, sâu xanh, bệnh đốm phấn, bệnh thán thư. Ngoài ra, còn có bệnh đốm lá, bệnh khảm/bầu bí dưa và bệnh phấn trắng/rau muống, hiện tượng thối hạch và thối nhũn/cải bắp de... phân bố tại quận Ô Môn, Bình Thủy, Cái Răng và huyện Phong Điền.

Để kiểm soát và phòng chống dịch bệnh đạt kết quả tốt ngành đã chỉ đạo thực hiện đồng loạt các giải pháp nhằm tăng cường công tác bảo vệ sản xuất nông nghiệp, ổn định năng suất cây trồng, hạ giá thành sản phẩm như:

- Thực hiện tốt công tác điều tra, dự báo tình hình sinh vật hại trên lúa và các loại cây trồng chính. Tổ chức phòng trừ kịp thời, không để lây lan sang diện rộng, hạn chế tối đa thiệt hại do sâu bệnh nhất là rầy nâu, vàng lùn, lùn xoắn lá, đồng thời đề ra các biện pháp phòng trị có hiệu quả theo hướng an toàn sinh thái, quản lý sản xuất phù hợp từng đối tượng, trong điều kiện cụ thể của từng địa phương đạt hiệu quả cao.

- Ứng dụng công nghệ tin học - GIS trong cảnh báo dịch hại trên diện rộng: Được thực hiện định kỳ, thường xuyên hàng tuần chính xác với chất lượng cao, phản ảnh đúng, kịp thời tình hình phát sinh phát triển của các đối tượng dịch hại xuất hiện trên đồng ruộng, đặc biệt là đối tượng rầy nâu, bệnh vàng lùn

9

và lùn xoắn lá hại lúa. Từ đó cảnh báo sớm và đề xuất các giải pháp phòng trừ kịp thời, không để lây lan sang diện rộng, giúp ổn định năng suất lúa. Chương trình đã giúp nông dân nâng cao nhận thức về quản lý dịch hại trên lúa, kích thích nông dân thăm đồng thường xuyên, kịp thời phát hiện dịch hại, đưa ra biện pháp quản lý thích hợp, không để dịch hai lây lan sang diện rông, ổn định năng suất lúa. Đã có trên 70% nông dân tiếp cận với chương trình dự báo dịch hại, giúp nông dân có thái độ đúng đắn trong việc quản lý đồng ruộng, bón phân cân đối, giảm số lần phun thuốc bảo vệ thực vật trung bình 2-3 lần/vụ, tiết kiệm chi phí giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật trung bình từ 1.200.000đ/ha. Vòng quay của đất trong sản xuất lúa của toàn thành phố là 220.000 ha/năm. Như vậy mỗi năm nông dân có thể tiết kiệm được gần 184.000.000.000 đồng/năm.

- Thực hiện hướng dẫn nông dân gieo sạ đồng loạt, né rầy trên diện rộng kết hợp với dùng nước che chắn lúa non hạn chế khả năng đẻ trứng, truyền bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá: được thực hiện tại F2-xã Thạnh An - huyện Vĩnh Thạnh, với sự tham gia của 35 hộ nông dân, diện tích là 64 ha. Mô hình bước đầu đã giúp nông dân giảm số lần phun thuốc trừ Rầy nâu ở giai đoạn đầu của cây lúa trung bình từ 1-2 lần/vụ, tương đương từ 200.000 - 400.000 đồng/ha, tăng thêm thu nhập từ 880.000 đồng/ha - 1.200.000 đồng/ha.

2.2. Trong chăn nuôi:2.2.1. Dịch bệnh:Tính đến tháng 12 năm 2010, dịch cúm gia cầm và dịch lở mồm long

móng ở gia súc đã không xảy ra trên địa bàn thành phố Cần Thơ. Tuy nhiên, từ tháng 6 đến tháng 7, dịch heo tai xanh đã xảy ra ở một số

phường, xã trên địa bàn các quận, huyện: Vĩnh Thạnh, Ninh Kiều, Bình Thủy, Cái Răng, Ô Môn. Ngày 08 tháng 9 năm 2010, Ủy ban nhân dân thành phố Cần Thơ đã ban hành Quyết định số 2438/QĐ-UBND công bố dịch heo tai xanh trên toàn huyện Vĩnh Thạnh. Từ đầu tháng 8 đến nay, dịch bệnh đã xảy ra tại các quận huyện (trừ quận Thốt Nốt). Đến ngày 02/10/2010 tình hình dịch bệnh heo tai xanh diển biến như sau:

- Số quận, huyện có dịch: 08; Số phường, xã có dịch: 57. - Số cơ sở chăn nuôi có heo bệnh: 547 cơ sở; tổng đàn heo tại các cơ sở

chăn nuôi có heo bệnh: 13.379 con; số heo bệnh tại các cơ sở có heo bệnh: 9.882 con; tỷ lệ 14,8 % trên tổng đàn heo tại 8 quận, huyện có dịch; số heo chết chôn hủy: 1.988 con, tỷ lệ 20,1% trên số heo bệnh, trọng lượng heo tiêu huỷ: 87.212,6 kg.

Các bệnh khác: xảy ra lẻ tẻ, có tính cách địa phương, không gây thành dịch.Ngay khi dịch bệnh xảy ra Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã

phối hợp với Ủy ban nhân dân quận, huyện, phường xã, thị trấn khẩn trương triển khai các biện pháp phòng chống dịch. Đến nay đã kiểm soát được tình hình dịch bệnh.

Trước tình hình đó, thực hiện chính sách hỗ trợ theo hướng dẫn của Chính phủ, ngành đã đã tập trung chỉ đạo thực hiện các chính sách hỗ trợ tiêu hủy do

10

dịch bệnh nhằm giảm bớt tổn thất cho người sản xuất. Do đó, sản xuất vẫn được duy trì và tiếp tục phát triển để đảm bảo nguồn thực phẩm cung cấp cho nhu cầu thị trường, góp phần bình ổn giá cả, đảm bảo đời sống cho nhân dân

Mặt khác, tình hình thời tiết thất thường, dịch bệnh trên gia súc, gia cầm…, diên biến phức tạp; nhất là dịch heo tai xanh trên gia súc (đã xảy ra). Trong tháng 12, thời điểm thời tiết chuyển mùa, gia cầm nuôi tập trung phục vụ Tết, dịch bệnh dê xuất hiện, do đó Bộ đã chỉ đạo tổ chức chuẩn bị phòng chống dịch cúm gia cầm nhằm ổn định hoạt động sản xuất và hiệu quả chăn nuôi, đảm bảo nhu cầu tiêu dùng của người dân.

2.2.2. Công tác tiêm phòng: a. Đối vơi gia cầm: Đối với gia cầm: thực hiện tiêm phòng cúm gia

cầm bổ sung trong năm 2010 là 2.272.796 lượt. Trong đó gà: 363.934 lượt con, vịt: 1.908.862 lượt con. Kết quả kiểm tra huyết thanh đàn gia cầm sau tiêm phòng 80,83% đạt yêu cầu bảo hộ gia cầm sau tiêm phòng.

b. Đối vơi gia súc: - Tiêm phòng định kỳ:Triển khai và thực hiện công tác tiêm phòng gia súc theo Kế hoạch tiêm

phòng GSGC của UBND TP Cần Thơ. Kết quả đã tiêm: LMLM trâu, bò: 2.822 lượt; LMLM heo: 68.322 lượt; Tai xanh ở heo: 55.539 lượt; Dại chó: 36.899 lượt.

- Tiêm phòng thường xuyên: Trong năm, ngoài đợt tiêm phòng chính Ngành đã chỉ đạo tổ chức tiêm

phòng thường xuyên theo yêu cầu của người dân, kết quả đã thực hiện tiêm 248.940 liều (trong đó: như sau: Trên trâu, bò: FMD: 950 liều; Trên heo: DTH: 85.585; PTH: 63.366; THT: 56.760; FMD: 12.889; Parvovax: 1.771; E. Coli: 2.113 liều, Respisure: 1.761 liều, Tai xanh: 9.559 liều; Trên chó: Dại: 13.366 liều; DHPP và 7 bệnh: 820 liều).

- Chẩn đoán xét nghiệm và tiêu độc:- Thực hiện kiểm tra điều kiện vệ sinh thực phẩm phát hiện có 01 cơ sở

không đảm bảo điều kiện vệ sinh thú y và môi trường buộc phải di dời. Kết quả xét nghiệm vi sinh có 15 mẫu thịt và 13 mẫu nước đạt tiêu chuẩn.

- Thực hiện kiểm tra an toàn vệ sinh thực phẩm phát hiện: có 29/48 mẫu thịt ở quán ăn, nhà hàng và lò giết mổ không đạt tiêu chuẩn về E.coli, Salmonella, Staphylococcus aureus và tổng số VKHK, tỷ lệ là 60,4%.; có 19/32 mẫu nước không đạt tiêu chuẩn về tổng số VKHK, Coliform và E.coli, tỷ lệ là 59,4%.

- Thực hiện vệ sinh tiêu độc, khử trùng môi trường để phòng chống dịch bệnh gia súc gia cầm trên địa bàn thành phố Cần Thơ. Kết quả đến ngày 30/08/2010 đã tiêu độc được 2.770.538m2 tại 34.039 hộ chăn nuôi GSGC trên toàn thành phố.

3. Công tác chuyển giao và ứng dụng tiến bộ kỹ thuật 3.1. Công tác chuyển giao:

11

Công tác nghiên cứu chuyển giao, ứng dụng khoa học công nghệ, đào tạo nông dân nhằm hạ giá thành, nâng cao năng suất, chất lượng, tăng tính cạnh tranh của nông sản hàng hóa, tăng thu nhập cho nông dân luôn được ngành Nông nghiệp quan tâm. Trong năm 2010, ngành Nông nghiệp đã thực hiện:

3.1.1. Tập huấn: Năm 2010, Ngành đã tổ chức tập huấn được trên 1.860 lớp với hơn 68.634 lượt nông dân tham dự về hướng dẫn sử dụng thuốc BVTV theo nguyên tắc 04 đúng, hướng dẫn lịch gieo sạ né rầy và các giải pháp kỹ thuật mới ứng dụng quản lý dịch hại, kỹ thuật 3 giảm 3 tăng, kỹ thuật ứng dụng chế phẩm sinh học trong quản lý rầy nâu hại lúa, kỹ năng ghi chép sổ thực hiện chương trình GAP-gap tập huấn, kỹ thuật chăn nuôi, kỹ thuật trồng rau màu và các chuyên đề khác.

3.1.2. Hội thảo: Tổ chức 168 cuộc hội thảo với 3.591 người tham dự với các chuyên đề về lúa, rau màu, thủy sản....

3.1.3. Tham quan: Tổ chức 19 cuộc tham quan với 443 nông dân tham các mô hình: sử dụng dụng cụ tỉa đậu, trồng rau an toàn, cây ăn trái, VACB, trồng dừa xiêm dứa, dừa xiêm lùn và vườn cây chôm chôm Thái, ca cao xen dừa.

3.1.4. Thực hiện các mô hinh, dự án: Trong năm 2010, Ngành đã chỉ đạo việc ứng dụng rộng rãi và nâng cao

hiệu quả hơn nữa các mô hình sau: - Mô hình “3 giảm 3 tăng”: thực hiện 46 mô hình với diện tích ứng dụng

165.761ha bằng nguồn kinh phí của thành phố kết hợp lồng ghép các hoạt động khuyến nông.

- Mô hình “gieo sạ đồng loạt, né rầy”: với sự chỉ đạo tập trung của chính quyền địa phương và ngành nông nghiệp mỗi vụ có từ 75- 80% diện tích thực hiện tốt biện pháp gieo sạ đồng loạt theo từng khu vực. Tổng diện tích áp dụng mô hình này của cả 3 vụ canh tác lúa năm 2010 là 185.709 ha.

- Mô hình “quản lý rầy nâu bằng chế phẩm sinh học”: đã tổ chức tập huấn, hướng dẫn nông dân kỹ thuật sử dụng nấm MA trong phòng trừ rầy nâu, phân phối 2.000 kg chế phẩm Ometar cho các quận, huyện phun trừ rầy nâu hại lúa nhằm giúp nông dân thay đổi tập quán lệ thuộc sử dụng thuốc hóa học trừ sâu rầy bằng chế phẩm sinh học, hạn chế tình trạng bộc phát rầy, giảm số lần sử dụng thuốc hóa học, giảm ô nhiêm môi trường, tăng hiệu quả kinh tế trong sản xuất lúa...

- Mô hình “Cộng đồng sản xuất và sử dụng chế phẩm sinh học giảm thiểu nguy cơ thuốc bảo vệ thực vật trong sản xuất lúa theo hướng GAP”: tổ chức 04 nhóm nông dân tham gia mô hình tại H.Cờ Đỏ, H.Phong Điền, Q.Thốt Nốt, Q.Bình Thủy đã góp phần tạo sự chuyển biến của nông dân từ việc sử dụng thuốc hóa học sang hướng sinh học, phục hồi, duy trì hệ sinh thái ruộng lúa một cách bền vững trong tương lai, tạo ra vùng sản xuất sản phẩm sạch phục vụ cho người tiêu dùng trong nước và xuất khẩu.

12

Bên cạnh đó để có thể cung cấp số lượng lớn nông sản chất lượng cao đạt tiêu chuẩn xuất khẩu cần thiết phải quy hoạch và xây dựng các vùng sản xuất an toàn theo hướng GAP. Trong năm 2010, Ngành đã chú trọng triển khai các mô hình cộng đồng sản xuất theo hướng bền vững tại những vùng trọng điểm sản xuất:

- Tổ chức Lê phát động phong trào Thi đua áp dụng VietGAP trong sản xuất rau, quả với sự tham gia của trên 100 đại biểu các ban ngành, nông dân, nhà kinh doanh, hợp tác xã thuộc các các quận, huyện trong thành phố. Ngành Nông nghiệp đã có những góp ý về chính sách hỗ trợ sản xuất rau, quả theo tiêu chuẩn VietGAP do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn dự thảo.

- Xây dựng nhóm liên kết sản xuất theo “Mô hình cộng đồng quản lý dịch hại lúa trên cánh đồng một loại giống” với mục đích xây dựng mô hình sản xuất khép kín, áp dụng các tiến bộ kỹ thuật mới đồng bộ ngay từ khâu làm đất đến thu hoạch, vừa giảm giá thành vừa nâng cao chất lượng hạt lúa theo hướng an toàn, tăng thu nhập cho nông dân. Tại huyện Vĩnh Thạnh đã xây dựng 08 nhóm quy mô mỗi nhóm từ 25-30 nông dân, với diện tích 30-50 ha/nhóm.

3.2. Đánh giá tác động: 3.2.1. Đối vơi cây trông:Kỹ thuật sản xuất lúa chất lượng cao và an toàn theo hướng GAP, mô

hình ứng dụng các giải pháp kỹ thuật mới “3 giảm 3 tăng”, “1 phải 5 giảm”, ứng dụng các chế phẩm sinh học (nấm MA) trong quản lý rầy nâu, tăng cường sử dụng phân hữu cơ, phân vi sinh... đã giúp nông dân tăng năng suất, giảm chi phí đầu tư, tăng hiệu quả kinh tế trong sản xuất lúa, bảo vệ môi trường sinh thái, tạo ra nông sản có chất lượng và an toàn, cụ thể hạn chế tối đa thiệt hại sâu bệnh trên lúa gây ra, giảm hơn 100.000 lượt ha nhiêm sâu bệnh, giảm số lần sử dụng thuốc trừ dịch hại từ 2-4 lần/vụ. Chi phí vật tư nông nghiệp (phân bón, thuốc BVTV...) giảm trung bình từ 1.200.000-1.500.000 đồng/ha.

Triển khai chương trình ViệtGAP trên lúa, hình thành 04 nhóm nông dân sản xuất theo hướng an toàn, bền vững tại Trung An-Cờ Đỏ, Kinh Thầy Ký-TT Thạnh An-Vĩnh Thạnh, Thạnh Hòa-Thốt Nốt, TT. Thốt Nốt-Thốt Nốt, trung bình 25-30 người/nhóm. Thông qua hoạt động nhóm, nông dân được sinh hoạt theo định kỳ và được cán bộ kỹ thuật hướng dẫn cách thức ghi chép sổ theo dõi chi phí đầu tư sản xuất lúa, các biện pháp kỹ thuật để quản lý dịch hại, tiết kiệm chi phí sản xuất, tăng lợi nhuận, giảm ô nhiêm môi trường.

Dự án giáo dục nông dân sản xuất và bảo vệ môi trường thông qua sóng phát thanh do IRRI tài trợ: Đã hình thành 09 nhóm bạn nghe đài tại huyện Vĩnh Thạnh, với tổng số 180 nông dân tham dự, bước đầu tạo ý thức cho nông dân bảo vệ môi trường nông thôn xanh sạch bằng việc hạn chế sử dụng thuốc trừ sâu, ứng dụng tốt chương trình IPM, 3 giảm 3 tăng, hạn chế đốt đồng, xử lý tốt bao bì, vỏ chai thuốc BVTV, tận dụng các phụ phẩm nông nghiệp trong việc tạo ra các sản phẩm phụ, tăng thu nhập cho nông hộ.

Triển khai ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật tiên tiến trong sản xuất rau an toàn: đã thực hiện công tác phối hợp tập huấn cho 550 nông dân về các

13

kỹ canh tác rau an toàn (tập trung trên các loại: khổ qua, dưa leo, dưa hấu, rau ăn lá, các loại đậu)... giúp nông dân thay đổi dần tập quán sản xuất quán cũ, bảo đảm thời gian cách ly, hạn chế phun thuốc trừ sâu cực độc... tạo sản phẩm an toàn và chất lượng với kết quả ứng dụng trên diện tích rau: 3.080 ha (rau an toàn 150 ha và 2.930 ha áp dụng các biện pháp đạt chất lượng rau an toàn).

3.2.2. Đối vơi vật nuôi:Thực hiện hướng dẫn nuôi yêu cầu VSATTP, hệ thống quản lý chất lượng

quốc tế HACCP, qui trình nuôi ATVSTP SQF1000CM, nuôi theo tiêu chuẩn Viet GAP, Global GAP. Kết quả thực hiện nuôi theo các tiêu chuẩn đã hạn chế dịch bệnh xảy ra (do nuôi mật độ thấp), hạn chế việc sử dụng hóa chất và thuốc từ đó nâng chất lượng sản phẩm, tăng giá trị sản phẩm xuất khẩu, giảm chi phí giá thành, tăng lợi nhuận cho người nuôi đồng thời hạn chế ô nhiêm môi trường. Kết quả trong năm 2010 đã áp dụng: cá tra 100 ha và chăn nuôi quy mô 7.550 con (trong đó: gà an toàn sinh học: 5.000 con, vịt an toàn sinh học 2.500 con, lợn hướng nạc: 50 con).

4. Tinh hinh sản xuất và hỗ trợ giống:4.1. Công tác sản xuất giống : - Cây trồng: Tổng diện tích sản xuất lúa giống năm 2010 của thành phố là

3.256,19ha, tăng 333,21 ha so với năm 2009, trong đó: 11,65ha lúa giống siêu nguyên chủng (giảm 14,02ha so với năm 2009); 372,75ha lúa giống cấp nguyên chủng (tăng 67,5ha so với năm 2009), 2.871,79ha lúa giống cấp xác nhận (tăng 279,73ha so với năm 2009).

Với khả năng sản xuất lúa giống của các HTX, CLB, tổ nhân giống và các đơn vị trên địa bàn thành phố đáp ứng nhu cầu lúa giống cho thành phố khoảng 70%, số còn lại nông dân tự trao đổi. Khả năng sản xuất lúa giống nguyên chủng đang từng bước phát triển ra cộng đồng đặc biệt ở quận Thốt Nốt, cấp giống xác nhận trong dân rất phổ biến.

Năm 2010, công tác nhân giống lúa được nông dân tham gia nhiều ở mức cộng đồng và các chủng loại giống tập trung ở các giống lúa đặc sản, thích hợp với địa phương và nhu cầu phục vụ xuất khẩu. Việc cung ứng giống cho sản xuất đã vươn xa cung ứng cho một số vùng xung quanh.

Đánh giá cơ cấu giống gieo trồng tại địa phương, đặc biệt là tính chống chịu hạn, ngập, kháng sâu bệnh... được tiến hành hàng vụ. Hướng tới, lúa thơm Jasmine cũng sẽ chiếm diện tích lớn trong cơ cấu sản xuất lúa giống của thành phố. Ngoài ra, các giống lúa OM 4218, OM 2517, OM 7347 (hoặc tương đương) cũng được bà con quan tâm nhân giống. Việc kiểm định chất lượng lúa giống từng bước đã đi vào nề nếp, tuy nhiên chỉ mới tập trung ở HTX, CLB, Trại Giống. Đặc biệt nhân giống lúa nguyên chủng được kiểm định khá chặt chẽ.

- Vật nuôi: Số cơ sở sản xuất giống thủy sản trên toàn thành phố Cần Thơ là: 58 cơ sở. Trong đó, cá nước ngọt là 28 cơ sở (cá tra 6 trại, trong năm 2010 đã sản xuất 304,31 triệu con giống, đáp ứng 70% nhu cầu con giống cho người

14

nuôi); tôm sú: 21 cơ sở; tôm càng xanh: 9 cơ sở. Chất lượng con giống cũng đang được quan tâm cải thiện nâng cao chất lượng.

4.2. Công tác hỗ trợ sản xuất: - Thực hiện chương trình hỗ trợ giống cây con năm 2010 với tổng kinh

phí là 1 tỷ đồng (hỗ trợ 40% giá giống cây con các loại, riêng cây ăn trái hỗ trợ 60%), chủ yếu là hỗ trợ kinh phí giống lúa, giống rau màu và giống thủy sản. Ngành đã hỗ trợ các mô hình sản xuất với: 98 ha 3 giảm 3 tăng; 85 tấn nấm rơm; 20 ha cam quýt xem ổi; 51 con lợn hướng nạc; 10 ha bạch đàn - uro; 3.000 con gà (an toàn sinh học); 2 ha tôm càng xanh thâm canh; 17 ha ca cao xen dừa.

- Thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia giảm nghèo đã hỗ trợ tổng kinh phí là 1,5 tỷ đồng, xây dựng mô hình sản xuất rau an toàn phục vụ tiêu dùng tại thành phố Cần Thơ với kinh phí thực hiện là 150 triệu đồng.

Với nguồn kinh phí hỗ trợ sản xuất đã xây dựng được các mô hình sản xuất có hiệu quả từ đó nhân rộng ra nhiều địa phương khác, góp phần ổn định đời sống người dân, giúp người dân thoát nghèo và vươn lên làm giàu từ đó thay đổi diện mạo nông thôn. II. CÔNG TAC QUẢN LÝ CHUYÊN NGANH

1. Đầu tư xây dựng cơ sơ hạ tầng và quản lý thủy nông:1.1. Đầu tư xây dựng cơ bản: Ngành tập trung đẩy nhanh tiến độ thi công các công trình xây dựng cơ

bản theo kế hoạch được giao. Thực hiện đến 31/12/2010, giá trị khối lượng thực hiện 121.528,35 triệu đồng vốn kế hoạch xây dựng cơ bản của Thành phố giao cho ngành Nông nghiệp (đạt 112,35% KH); đến 31/12/2010 đã giải ngân được 93.293,38 triệu đồng (đạt 86,24% KH); Trong đó:

- Thủy lợi: có 06 danh mục công trình chuyển tiếp; KH vốn được giao 46.053 triệu đồng; khối lượng thực hiện đến 31/12/2010 là 39.700 triệu đồng (đạt 83,00% KH) gồm các công trình: Dự án kiểm soát lũ nam Đòn Dong- Bắc Cái sắn, Nạo vét kênh cấp 2 Ô Môn-Xà No, nạo vét kênh Thốt Nốt (Nam sông Hậu đến kênh Ranh), kè chống sạt lở sông Ô Môn, mô hình thủy lợi rau màu vườn cây ăn trái liên quận –TPCT; Nạo vét kênh Đứng.

- Thủy sản: Công trình Trung tâm giống thủy sản cấp 1; KH vốn được giao 35.213 triệu đồng; khối lượng thực hiện 50.402 triệu đồng (đạt 143% KH); đã cấp phát 32.985,09 triệu đồng (đạt 93,67% KH).

- Nước sạch và VSMTNT: có 05 công trình trả nợ; 03 công trình chuyển tiếp, 11 công trình khởi công mới; KH vốn được giao 26.690 triệu đồng. Khối lượng thực hiện đến 31/12/2010 là 31.015 triệu đồng (đạt 116,20% KH); đã cấp phát 26.228 triệu đồng (đạt 97,28%KH)

1.2. Công tác chuẩn bị dự án đầu tư: chuẩn bị đầu tư 26 dự án (10 dự án trả nợ đã được phê duyệt, 05 dự án đang lập và trình phê duyệt, 11 dự án dự kiến

15

lập mới); ước giá trị khối lượng thực hiện đến 31/12/2010 được 5.895,9/3.816 triệu đồng vốn kế hoạch được giao năm 2010.

1. 3. Công tác quản lý thủy nông:Thực hiện chức năng quản lý các công trình dự án Ô Môn - Xà No do

Trung ương đầu tư, đã tổ chức bộ máy công nhân quản lý các cống cấp 2 trong vùng dự án. Khảo sát các cống cấp 2 đã nhận bàn giao để có kế hoạch nạo vét thân bùn trong cống và duy tu bảo dưỡng thường xuyên các cống để vận hành tốt vào mùa lũ. Triển khai lập thủ tục xin điều chỉnh thiết kế cơ sở các kênh cấp 2 Ô Môn – Xà No giai đoạn 2. Phối hợp cùng các địa phương vận động dân tháo dở chà nò trên các kênh rạch để dòng chảy được thông thoáng.

1.4. Công tác phòng chống lụt bão – tim kiếm cứu nạn:Công tác phòng chống lụt, bão – tìm kiếm cứu nạn: tích cực triển khai

công tác PCLB – TKCN theo chỉ đạo của UBND thành phố. Từ đầu năm đến nay thiên tai đã gây thiệt hại trên địa bàn thành phố như sau: lốc xoáy làm sập hoàn toàn 22 căn nhà; tốc mái, xiêu vẹo: 36 căn nhà, 01 trường học; gãy đổ 01 trụ điện hạ thế; 03 người chết; sạt lở 04 điểm (cầu Trà Niền, huyện Phong Điền với chiều dài 100m, lở sâu vào đường 20m; sông Cái Sắn, phường Thới Thuận quận Thốt Nốt với chiều dài sạt lở 30m, rộng 05m; khu vực 2, phường Châu Văn Liêm với chiều dài 26m, chiều rộng 7,5m; bờ kè rạch Cái Sơn với chiều dài 20m, chiều rộng 05m); Ước tổng thiệt hại 2,528 tỷ đồng.

2. Công tác phát triển nông thôn:2.1. Công tác nươc sạch và vệ sinh môi trường nông thôn:

Song song với việc xây dựng các công trình về nước sạch, Ngành đã phối hợp với Báo Cần Thơ phát hành chuyên trang Nước sạch và VSMT ước đến cuối năm thực hiện 12 kỳ (đạt 100% KH). Hỗ trợ kinh phí tổ chức truyền thông tại các trường trên địa bàn thành phố Cần Thơ: 03 lớp. Hỗ trợ kinh phí đầu tư xây dựng mô hình hố xí hợp vệ sinh và truyền thông vệ sinh môi trường: 30/30 lớp tập huấn. Truyền thông trên Đài Phát thanh - Truyền hình TP. Cần Thơ ước đến cuối năm thực hiện 03 kỳ (đạt 100% KH). Tổ chức hưởng ứng Tuần lê Quốc gia nước sạch và vệ sinh môi trường năm 2010. Xây dựng hệ thống giám sát đánh giá Chương trình Nước sạch và VSMT nông thôn đến nay đã thực hiện điều tra và tổng hợp báo cáo đồng thời đang thực hiện phần xét nghiệm chất lượng nước.

2.2. Hỗ trợ phát triển- Về cấp nước sạch: Ước đến cuối năm 2010 số hộ dân tham gia lắp đồng

hồ sử dụng nước từ các trạm cấp nước là 51.501 hộ, tăng 3.825 hộ so với đầu năm (47.676 hộ), đạt chỉ tiêu 71,72% số hộ dân được sử dụng nước hợp vệ sinh trên toàn địa bàn nông thôn thành phố, trong đó 32,81% số hộ dân nông thôn được cấp nước sạch theo Quy chuẩn 02 của Bộ Y tế.

16

- Về vệ sinh môi trường: Ước đến cuối năm 2010 tổng số hộ dân có nhà tiêu hợp vệ sinh là 75.107 hộ (tăng thêm 1.300 hộ), chiếm 42,12% số hộ dân trên địa bàn nông thôn toàn thành phố.

- Xây dựng công trình khí sinh học: Trong năm 2010 đã xây dựng 24 công trình khí sinh học, nâng tổng số công trình thực hiện Chương trình khí sinh học là 47 công trình. Đối với các hộ đã xây dựng công trình Biogas đều thấy rõ lợi ích về giảm chi phí, đảm bảo vệ sinh môi trường và hài lòng về chất lượng công trình.

- Chương trình Heifer: Đã thực hiện Chương trình Heifer với tổng kinh phí đầu tư là 1.275.774.000 đồng gồm 4 dự án: Chăn nuôi bò sữa Long Hòa hỗ trợ các hộ nông dân đã có bò đối ứng; Dự án chăn nuôi bò sinh sản hỗ trợ nông dân nghèo; Dự án chăn nuôi heo nái hỗ trợ nông dân nghèo; Dự án phát triển mô hình cộng đồng, bền vững hỗ trợ nông dân nghèo.

Đã xây dựng 01 dự án tổng hợp với kinh phí 200.000 USD tương đương 3,6 tỷ (mô hình đa canh, đa con), ngân sách thành phố đối ứng 80.000 USD.

Mục tiêu của chương trình là nhằm hỗ trợ con giống gia súc phát triển chăn nuôi ở quy mô hộ gia đình.

2.3. Quan hệ sản xuất: Ngành Nông nghiệp phối hợp với Hội Nông dân, Liên minh Hợp tác xã, các địa phương tăng cường các hoạt động tuyên truyền, bồi dưỡng kiến thức về kinh tế tập thể, củng cố, phát triển các tổ hợp tác, hợp tác xã:

- Hợp tác xã: Trong năm 2010 thành lập mới 5 hợp tác xã nông nghiệp (HTXNN) nâng tổng số HTX nông nghiệp là 76 với tổng số xã viên: 2.237/2.967,21 ha. Trong đó vốn điều lệ: 63.147.300.000đ và vốn góp: 35.480.600.000đ.

- Tổ hợp tác: Đến nay đã tổ chức hình thành 3.371 tổ hợp tác trong nông nghiệp (gồm 3.239 tổ hợp tác và 134 câu lạc bộ khuyến nông).

- Kinh tế trang trại: Tổng số hộ đạt tiêu chí trang trại nông nghiệp tính đến 10/9/2010 là 1.330 hộ với tổng diện tích 2.937,09ha và sử dụng 8.240 lao động, bao gồm các loại trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản và tổng hợp.

Kinh tế tập thể bước đầu thể hiện được vai trò trong định hướng phát triển nền kinh tế sản xuất theo hướng hàng hóa tập trung, tạo điều kiện cho việc đẩy mạnh ứng dụng các kỹ thuật vào sản xuất, ký hợp đồng tiêu thụ sản phẩm với doanh nghiệp góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn, phát triển ngành nghề, xóa đói giảm nghèo.

2.4. Chương trinh xây dựng nông thôn mơi: - Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã tham mưu cho Ban chỉ đạo

XDNTM Thành phố xây dựng kế hoạch công tác của ban chỉ đạo thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới thành phố Cần Thơ năm 2010 và năm 2011.

- Đã triển khai thực hiện thí điểm xây dựng 02 xã nông thôn mới, gồm có các xã thuộc các huyện: Huyện Phong Điền (xã Mỹ Khánh), Huyện Thới Lai (xã Thới Thạnh), đồng thời đề xuất thêm một số xã đạt chuẩn văn hóa để chỉ đạo

17

xây dựng xã nông thôn mới, gồm các xã thuộc các huyện: Huyện Cờ Đỏ (xã Trung Thạnh, xã Trung An, xã Trung Hưng, xã Đông Thắng); Huyện Vĩnh Thạnh (xã Vĩnh Trinh, xã Thạnh Thắng).

- Các huyện đã thành lập bộ máy quản lý và điều hành chương trình ở cấp huyện và cấp xã.

- Tổng hợp kết quả khảo sát sơ bộ các xã theo 19 tiêu chí quốc gia về nông thôn mới năm 2010 trên địa bàn thành phố Cần Thơ.

- Tổ chức hội nghị triển khai các văn bản về Chương trình mục tiêu quốc gia XDNMT đến lãnh đạo UBND và phòng Nông nghiệp huyện Phong Điền, Thới Lai, Cờ Đỏ và Vĩnh Thạnh.

- Phối hợp với trường Cán bộ quản lý nông nghiệp và phát triển nông thôn II thành phố Hồ Chí Minh tập huấn cho cán bộ phòng Nông nghiệp huyện, lãnh đạo cấp xã và các đoàn thể về XDNTM.

- Tiếp nhận và đã gửi sổ tay hướng dẫn về chương trình mục tiêu quốc gia XDNTM của Bộ Nông nghiệp và PTNT cho các xã và bộ xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 – 2020 các văn bản hướng dẫn thi hành cho Ban chỉ đạo các huyện.

III. CÔNG TAC CHUYÊN NGANH KHAC1. Thanh tra:Đã thực hiện 06 cuộc thanh tra diện rộng, 2 cuộc thanh tra đột xuất, trong

đó tiến hành kiểm tra 281 cơ sở, phát hiện và phát hiện 78 trường hợp vi phạm với tổng số tiền xử phát hành chính là 341.800.000 đồng. Cụ thể:

- Lĩnh vực phân bón, thuốc bảo vệ thực vật: đã tiến hành kiểm tra 153 cơ sở trong đó phát hiện và xử phạt hành chính 53 trường hợp (03 trường hợp phạt cảnh cáo) với số tiền phạt là 141.500.000 đồng. Các vi phạm chủ yếu tập trung ở các hành vi: kinh doanh hàng hóa quá hạn sử dụng, sản xuất và kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật ghi thừa đối tượng phòng trừ, kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật giả, kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật không có chứng chỉ hành nghề, kinh doanh phân bón không có tên trong danh mục và nhãn hàng hóa không đúng qui định. Bên cạnh đó, thực hiện phân tích 29 mẫu phân bón và thuốc BVTV, kết quả có 7 mẫu phân bón và 1 mẫu thuốc BVTV không đạt tiêu chuẩn đã xử phạt hành chính với số tiền xử phạt là 30.000.000 đồng.

- Lĩnh vực thú y và thủy sản: Thực hiện thanh tra, kiểm tra: 125 cơ sở, trong đó phát hiện và xử phạt hành chính vi phạm 25 trường hợp (03 trường hơp phạt cảnh cáo) với số tiền phạt là 165.300.000 đồng, tịch thu và chờ tiêu hủy 262,25 kg và 46 lít thuốc thú y, thuốc thú y thủy sản và hóa chất xử lý trong nuôi thủy sản.

- Lĩnh vực Giống cây trông: Kết quả kiểm tra phát hiện có 1 cơ sở vi phạm đã xử phạt hành chính với số tiền là 5.000.000 đồng

18

Ngoài công tác thanh tra thường xuyên, còn thực hiện công tác thanh tra đột xuất với kết quả đã phát hiện 13 trường vi phạm với số tiền xử phạt hành chính 17.000.000 đồng, tịch thu và tiêu hủy nhiều tang vật. Đồng thời thực hiện công tác kiểm tra khiếu nại, tố cáo và phòng chống tham nhũng tại 3 đơn vị và xử lý dứt điểm 2/6 đơn khiếu nại, số còn lại chuyển cho cơ quan có thẩm quyền giải quyết.

2. Thực hiện công tác quy hoạch và triển khai quy hoạch: 2.1. Đã lập quy hoạch: Đã trình UBND thành phố phê duyệt Quy hoạch phòng chống sạt lở các

sông, rạch thành phố Cần Thơ; Quy hoạch chi tiết vành đai thực phẩm thành phố Cần Thơ; Lấy ý kiến lần thứ nhất đối với Quy hoạch sử dụng đất của Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Cờ Đỏ.

2.2. Chuẩn bị triển khai quy hoạch: Quy hoạch bố trí dân cư giai đoạn 2006-2010, định hướng đến 2015; Quy

hoạch chăn nuôi, giết mổ bảo quản chế biến gia súc, gia cầm và cơ sở gia cầm tập trung, công nghiệp trên địa bàn thành phố Cần Thơ đã được UBND thành phố phê duyệt đề cương, đang đề nghị Sở Tài chính hướng dẫn lập dự toán quy hoạch; Quy hoạch nông nghiệp, nông thôn giai đoạn 2010-2020 và định hướng đến 2030; Điều chỉnh quy hoạch cấp nước nông thôn.

3. Công tác sắp xếp chuyển đổi Nông trường:- Nông trường Sông Hậu hợp đồng với Công ty kiểm toán Mỹ (AA) thực

hiện kiểm toán và đã phát hành báo cáo kiểm toán chính thức giai đoạn 2005-2008 làm cơ sở lấy số liệu lập phương án xử lý tài chính, xây dựng các phương án sắp xếp, chuyển đổi Nông trường Sông Hậu thành Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên.

- Hoàn thành sắp xếp, chuyển đổi Công ty Nông nghiệp Cờ Đỏ thành Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Nông nghiệp Cờ Đỏ.

4. Thực hiện Nghị quyết 16/2007/NQ-HĐND: Kết quả thực hiện Nghị quyết 16/2007/NQ-HĐND ngày 07/12/2007 của HĐND thành phố Cần Thơ về chính sách hỗ trợ lãi suất cho nông dân mua máy, thiết bị phục vụ sản xuất nông nghiệp (Quyết định số 14/2008/QĐ-UBND của Ủy ban nhân dân thành phố ngày 21 tháng 02 năm 2008). Tính đến 15/10/2010 Ngân hàng Nông nghiệp và PTNT đã thẩm định cho vay để các hộ nông dân đầu tư mua: 148 máy gặt đập (đạt 74% KH) với tổng vốn phát vay là 31,248 tỷ đồng. Ước thực hiên đến cuối năm thẩm định cho vay để các hộ nông dân đầu tư mua: 165 máy gặt đập (đạt 82,5% KH).

5. Thực hiện Quyết định số 80/2002/QĐ-TTg: - Các doanh nghiệp (Công ty MêKong, Công ty Gentraco, Công ty Nông

nghiệp Cờ Đỏ, Trại giống Cờ Đỏ) thực hiện ký hợp đồng bao tiêu lúa trên diện tích 6.444,9 ha với tổng sản lượng 33.054 tấn. Các giống lúa được hợp đồng tiêu thụ chủ yếu là Jasmine, OM 7347. Việc thực hiện hợp đồng bao tiêu còn nhiều

19

khó khăn như: giá thu mua của doanh nghiệp không cao hơn giá thị trường nhiều trong khi bị ràng buộc bởi nhiều điều khoản trong hợp đồng.

- HTX Bò sữa Xã Long Hòa - Quận Bình Thủy đã ký kết với Công ty Sữa Vinamilk về tiêu thụ sản phẩm, tính đến nay đã bán cho Công ty 62.100 lít sữa. (bình quân thu được 1 ngày 900 lít sữa).

Ngoài ra, Công ty CP Chăn nuôi CP ký hợp đồng sản xuất bắp lai được 2,5 ha ở xã Thới Thạnh và đang có kế hoạch nhân rộng mô hình.

- Việc tiêu thụ thủy sản giữa nông dân và nhà máy chế biến chủ yếu trên cá tra; các đối tượng thủy sản khác (tôm càng xanh, cá ao,…) chỉ tiêu thụ nội địa thông qua thương lái và HTX Thới An liên kết với nhà máy chế biến theo hình thức nuôi gia công. Đa số các hộ nuôi cá tra chỉ ký hợp đồng mua bán với nhà máy chế biến trước khi xuất bán.

6. Thực hiện Quyết định số 497/QĐ-TTg: (ngày 17/4/2009 của Thủ tướng Chính phủ).

Thực hiện gói kích cầu về việc hỗ trợ lãi suất vốn vay mua máy móc, thiết bị, vật tư phục vụ sản xuất nông nghiệp và vật liệu xây dựng nhà ở khu vực nông thôn ước tính đến tháng 10/2010 nhận phát vay từ Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chi nhánh TP. Cần Thơ là 3.979.820.000 đồng với mục đích hỗ trợ hoạt động dịch vụ, mua phương tiện dịch vụ sản xuất, đầu tư sản xuất nông nghiệp, sữa chữa, xây dựng nhà.... đã góp phần khuyến khích tiêu thụ hàng hóa sản xuất trong nước, thúc đẩy kinh tế nông nghiệp và phát triển nông thôn.

IV. ĐANH GIA TÌNH HÌNH THỰC HIỆN KẾ HOẠCH 2010:1. Thuận lợi và những mặt làm được:

- Có sự đồng tâm hiệp lực của cả hệ thống chính trị từ Trung ương đến địa phương, kinh nghiệm chỉ đạo sản xuất nhiều năm của các địa phương và sự nỗ lực của bà con nông dân.

- Sự chỉ đạo sâu sát của ngành Nông nghiệp các cấp, năng lực của đội ngũ quản lý, cán bộ khoa học kỹ thuật từng bước được nâng lên, góp phần vào việc nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả sản xuất.

- Sau khi có Nghị quyết Trung ương 7 về nông nghiệp, nông dân và nông thôn, đầu tư cho ngành Nông nghiệp nông thôn được các ngành, các cấp quan tâm nhiều hơn. Được UBND thành phố đầu tư kinh phí hỗ trợ giống cây con, hỗ trợ hoạt động phòng chống dịch hại...giúp ngành Nông nghiệp xây dựng hệ thống nhân giống lúa 3 cấp, tổ chức phòng chống dịch bệnh có hiệu quả.

- Ngành tiếp tục đẩy mạnh chương trình trợ giá giống cây con, xây dựng hệ thống giống 3 cấp; thực hiện tốt các chương trình Khuyến Nông Khuyến Ngư, xây dựng các mô hình sản xuất có hiệu quả như: “3 giảm 3 tăng”, mô hình quản lý dịch hại tổng hợp, VietGAP...và tiếp tục nhân rộng trong thời gian tới.

20

- Phần lớn nông dân tích cực hợp tác ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật. - Công tác điều tra và dự báo tình hình sâu bệnh được thực hiện thường

xuyên, bảo đảm kịp thời và tương đối chính xác. Chương trình cảnh báo tình hình sâu bệnh trên lúa được phát hình 7 ngày/lần trên đài truyền hình TP. Cần Thơ đã phát huy hiệu quả tích cực, qua đó nông dân có thể kịp thời phát hiện sâu bệnh trên đồng ruộng và chủ động có biện pháp xử lý đồng ruộng thích hợp, kịp thời, góp phần ổn định năng suất lúa.

- Có sự nỗ lực cố gắng của ngành Thú y trong kiểm soát và khống chế dịch bệnh trên gia súc gia cầm, đàn gia súc gia cầm có xu hướng phục hồi, số lượng đầu con tăng. Phối hợp với các địa phương thực hiện tốt công tác giám sát dịch tê đối với bệnh cúm gia cầm và LMLM trên heo, áp dụng các biện pháp phòng chống dịch... đã khống chế được ổ dịch phát sinh.

- Chính phủ, Bộ ngành Trung ương và UBND thành phố có nhiều chủ trương giải pháp kịp thời như hỗ trợ vốn và quy định giá sàn thu mua lúa, tạo điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp mua tạm trữ lúa gạo; giúp tiêu thụ lúa hàng hóa cho nông dân đảm bảo mức lãi trên 30%, tạo tâm lý phấn khởi cho người trồng lúa.

- Triển khai Nghị quyết 16/2007/NQ-HĐND và Quyết định 14/2008/QĐ-UBND kịp thời hỗ trợ lãi suất cho nông dân mua máy móc phục vụ thu hoạch lúa, góp phần hạn chế tình trạng thiếu nhân công vào cao điểm mùa vụ.

- Về triển khai thực hiện Chương trình xây dựng và phát triển nông nghiệp công nghệ cao thành phố Cần Thơ đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020 (sau 2 năm triển khai thực hiện từ tháng 6/2008 - 6/2010), các dự án nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao đã được sự quan tâm chỉ đạo của Thành ủy, UBND thành phố, sự tích cực hỗ trợ của các Sở ngành có liên quan và các Viện, trường đã tạo điều kiện cho Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn triển khai thực hiện các dự án thuộc chương trình nông nghiệp công nghệ cao.

- Có sự quan tâm đặc biệt từ Trung ương đến cơ sở thúc đẩy công tác thủy lợi phát triển đúng hướng, phục vụ kịp thời và tích cực cho sản xuất nông nghiệp cũng như các nhu cầu về dân sinh, kinh tế khác.

- Hiện nay, người dân có ý thức thực hành sản xuất theo hướng dẫn ATVSTP, hệ thống quản lý chất lượng quốc tế HACCP, qui trình nuôi ATVSTP SQF1000CM, nuôi theo tiêu chuẩn Global GAP, Viet GAP đã góp phần nâng cao chất lượng và giá trị sản phẩm nông sản xuất khẩu.

- Thị trường tiêu thụ và giá cả lúa gạo tăng nhanh trong những tháng cuối năm. Bên cạnh đó, thị trường xuất khẩu và giá tiêu thụ cá tra cũng biến động có xu hướng tăng (có dấu hiệu phục hồi) góp phần nâng cao lợi nhuận cho người sản xuất.

- Nhận thức của người dân về “sản phẩm sạch, chất lượng cao” ngày càng được nâng lên thông qua các chương trình “3 giảm 3 tăng”, IPM, sử dụng an toàn thuốc BVTV, đảm bảo môi trường nước trong nuôi trồng thủy sản.

21

- Nhu cầu nước sạch của nhân dân nông thôn rất lớn, Chính quyền địa phương luôn quan tâm nên ngành luôn được sự ủng hộ tích cực của các địa phương và nhân dân, giúp cho khâu chuẩn bị và triển khai thực hiện thuận lợi.

2. Khó khăn, hạn chế:- Thời tiết có lúc diên biến phức tạp, gây bất lợi cho sản xuất. - Nguồn nhân lực của ngành nông nghiệp còn hạn chế về số lượng và chất lượng. - Thu hút vốn đầu tư xã hội từ nội bộ ngành nông nghiệp còn nhiều hạn

chế (do cạnh tranh với việc đầu tư vào các ngành khác). - Một bộ phận nông dân còn chủ quan trong phòng trừ rầy nâu, phun

thuốc chưa đúng kỹ thuật, không tuân thủ nguyên tắc 4 đúng, bón phân thừa đạm, còn tập quán sạ dầy trừ hao….

- Giá cả vật tư nông nghiệp và giá nông sản hàng hóa chưa ổn định, có mặt hàng giá cả biến động bất lợi cho người sản xuất; dịch bệnh gia súc gia cầm có nguy cơ bùng phát làm cho người sản xuất không yên tâm đẩy mạnh sản xuất.

- Đổi mới và phát triển kinh tế tập thể còn chậm, còn nhiều hợp tác xã, tổ hợp tác, câu lạc bộ yếu kém, chưa tự chủ trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, trình độ đội ngũ cán bộ hợp tác xã còn hạn chế.

- Việc sản xuất tiêu thụ nông sản thông qua hợp đồng theo Quyết định 80/QĐ.TTg của Thủ tướng Chính phủ thực hiện chưa nhiều. Việc thực hiện mối liên kết 4 nhà chưa có cơ chế tạo mối liên kết thực sự vững chắc.

- Tiến độ xuất khẩu gạo chưa phù hợp với thời vụ thu hoạch lúa nên có thời điểm tình trạng trúng mùa rớt giá diên ra; giá sàn xuất khẩu gạo do hiệp hội Lương thực Việt Nam quy định nhiều lúc còn cao hơn giá thị trường dẫn đến doanh nghiệp gặp khó khăn trong ký được hợp đồng xuất khẩu và đẩy nhanh tiến độ tiêu thụ lúa gạo của nông dân, làm ảnh hưởng hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và lợi nhuận của nông dân.

- Người nuôi cá tra những tháng đầu năm gặp nhiều khó khăn do sản xuất bị lỗ từ 2 năm nay (2008-2009) nên thiếu vốn trầm trọng; do không đủ điều kiện nên ngân hàng hạn chế cho hộ nuôi cá vay.

- Trong triển khai thực hiện Chương trình xây dựng và phát triển nông nghiệp công nghệ cao thành phố Cần Thơ đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020 còn găp nhiều khó khăn do các nguyên nhân sau:

+ Khâu lập hồ sơ, thủ tục quy hoạch đất các khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao mất nhiều thời gian.

+ Các đơn vị Viện, trường phải bổ sung hồ sơ năng lực theo quy định.+ Công tác lập đề cương, dự toán chi tiết của các dự án chậm so với yêu

cầu tiến độ, do đây là lĩnh vực mới nên các Viện, trường phải nghiên cứu, tổng hợp tài liệu để xây dựng đề cương chi tiết phù hợp với thực tế của thành phố.

22

- Về công tác Thủy lợi:+ Công tác quản lý khai thác công trình thủy lợi chưa thật sự ngang tầm,

việc phân công, phân cấp quản lý chưa cụ thể rõ ràng, việc cấm mốc chỉ giới phạm vi bảo vệ công trình chưa được triển khai ... tình trạng lấn chiếm, chà, nò, đăng, đó ... vẫn còn là hiện tượng phổ biến.

+ Một số địa phương huy động vốn dân để thực hiện cơ giới nạo vét công trình thủy lợi còn tự phát, không theo quy hoạch, tạo nhiều bất lợi cho việc quy hoạch hòan chỉnh thủy lợi trong thời gian tới.

+ Hệ thống công trình thủy lợi còn nhiều tồn tại như: chưa đầu tư đồng bộ (thiếu cống bọng), hệ thống bờ bao ngăn lũ chưa đảm bảo (thấp, nhỏ) chưa đủ sức chống đở khi có lũ lớn.

- Hoạt động thanh tra chuyên Ngành còn gặp khó khăn về phương tiện đi lại, kho lưu giữ hàng hóa kiểm tra.

Phần IIKẾ HOẠCH NĂM 2011

I. DỰ BAO TÌNH HÌNH, NHỮNG THUẬN LỢI, KHÓ KHĂN:1. Thuận lợi:

- Có sự đồng tâm hiệp lực của cả hệ thống chính trị, kinh nghiệm chỉ đạo nhiều năm của các địa phương và sự nỗ lực của bà con nông dân;

- Sau khi có Nghị quyết Trung ương 7 về Nông nghiệp, nông dân và nông thôn đầu tư cho ngành Nông nghiệp được quan tâm nhiều hơn.

2. Khó khăn:- Những biến đổi khí hậu toàn cầu, ảnh hưởng ngày càng nhiều và gây bất

lợi cho sản xuất nông nghiệp.- Dịch bệnh trên cây trồng vật, nuôi vẫn là những thách thức lớn trong

công tác chỉ đạo sản xuất.- Giá cả vật tư nông nghiệp, giá nông sản hàng hóa còn bấp bênh gây bất

lợi cho người sản xuất. II. NHIỆM VU VA CAC GIẢI PHAP:

Mục tiêu phát triển nông nghiệp, nông thôn năm 2011 là nỗ lực phấn đấu, thúc đẩy sản xuất, đạt mức tăng trưởng từ 3,3-3,5%, góp phần lấy lại đà tăng tưởng chung cho kinh tế thành phố, tạo được sự chuyển biến mạnh mẽ về năng suất, chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm và sức cạnh tranh của nông sản hàng hóa, ngành Nông nghiệp tập trung chỉ đạo thực hiện một số nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu sau:

1. Về sản xuất: (Các chỉ tiêu xem Phụ biểu 01)Thúc đẩy nhanh tốc độ chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp và kinh

tế nông thôn, tiếp tục triển khai thực hiện các quy hoạch đã được phê duyệt;

23

nhanh chóng hoàn chỉnh quy hoạch vành đai thực phẩm, Quy hoạch phát triển chăn nuôi ...để thực hiện có hiệu quả công tác chuyển dịch cơ cấu, nâng cao hiệu quả sản xuất.

1.1. Trông trot: tiếp tục đẩy mạnh thâm canh ứng dụng công nghệ kỹ thuật cao, đặc biệt chú trọng đổi mới giống cây trồng vật nuôi, nhằm nâng cao chất lượng, giá trị sản phẩm và hiệu quả sản xuất; Tập trung đầu tư chiều sâu thâm canh tăng năng suất và chất lượng lúa, rau màu và cây ăn trái, để góp phần đảm bảo an ninh lương thực quốc gia, bảo đảm tiêu dùng cho người dân và tăng thêm khối lượng hàng hóa xuất khẩu; Nghiên cứu và khuyến cáo những mô hình sản xuất có hiệu quả để người dân áp dụng. Gắn công nghiệp hoá, hiện đại hoá sản xuất nông nghiệp với việc tổ chức lại sản xuất, phát triển kinh tế tập thể để xây dựng vùng sản xuất tập trung, ứng dụng đồng bộ các tiến bộ khoa học kỹ thuật, đẩy mạnh cơ giới hóa, tạo cơ sở vững chắc cho việc thực hiện sản xuất có kế hoạch và tiêu thụ sản phẩm thông qua hợp đồng.

- Cây lúa: Giữ vững sản lượng lúa ở mức trên 1 triệu tấn, trong đó sản lượng lúa chất lượng cao, đặc sản trên 90% sản lượng lúa cả năm, mở rộng diện tích sản xuất lúa giống 3 cấp; tiếp tục xây dựng vùng lúa chất lượng cao tại Thốt Nốt, Vĩnh Thạnh, Thới Lai và Cờ Đỏ; chỉ đạo chặt chẽ lịch thời vụ, cơ cấu giống lúa, kỹ thuật canh tác, thực hiện tốt công tác điều tra, phát hiện, có biện pháp phòng trừ kịp thời …để phòng tránh rầy nâu, bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá nhằm nâng cao năng suất, sản lượng.

- Rau màu và cây công nghiệp ngắn ngày: Chuyển dịch cơ cấu cây màu theo hướng gia tăng diện tích, năng suất, sản lượng cây bắp lai, mè và cây đậu nành. Bố trí cây bắp lai, đậu nành, mè luân canh trên ruộng lúa cần ưu tiên cho vụ Xuân Hè để không làm mất diện tích trồng lúa và sắp xếp lại mùa vụ. Nhanh chóng xây dựng vùng sản xuất rau an toàn có nhãn hiệu, theo chỉ đạo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Ủy ban nhân dân Thành phố.

- Cây ăn trái: cây ăn quả tập trung phát triển những loại cây có giá trị kinh tế cao và mang tính đặc trưng của vùng như cam mật, bưởi Năm roi, dâu Hạ châu, xoài Sông Hậu (cát Hòa Lộc)… đồng thời xây dựng mô hình kết hợp vườn cây ăn trái với du lịch sinh thái.

1.2. Chăn nuôi: Tiếp tục xây dựng mạng lưới thú y cơ sở vững mạnh, đủ khả năng triển khai các công tác chuyên ngành thú y nhất là công tác phòng chống dịch bệnh gia súc, gia cầm. Phát triển chăn nuôi theo hướng hiệu quả, an toàn dịch bệnh và an toàn vệ sinh thực phẩm; Thực hiện các biện pháp bảo đảm về giống, kỹ thuật, nguồn thức ăn và các điều kiện cần thiết để khôi phục và phát triển nhanh đàn gia súc gia cầm, tạo điều kiện phát triển các cơ sở chăn nuôi trang trại, gia trại và các cơ sở giết mổ tập trung công nghiệp; Thực hiện tốt công tác tiêm phòng để chủ động phòng chống dịch cúm gia cầm, bệnh tai xanh ở lợn, LMLM gia súc…Tăng cường công tác tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức và ý thức nghiêm túc thực hiện các quy định về phòng chống dịch; Công tác kiểm tra, kiểm soát vệ sinh thú y, chẩn đoán và phát hiện sớm dịch bệnh, khoanh vùng dập dịch không để lây lan diện rộng.

24

1.3. Thủy sản: Xây dựng các chương trình dự án cụ thể hóa quy hoạch thủy sản; xây dựng mô hình nuôi thủy sản theo tiêu chuẩn SQF 1000CM, theo hướng GAP, theo tiêu chuẩn an tòan vệ sinh thực phẩm của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành. Đối với cá tra: chỉ đạo phát triển nuôi cá tra, cá basa theo quy hoạch, theo tiêu chuẩn quy định đảm bảo vệ sinh môi trường; Tổ chức lại sản xuất theo hướng hình thành các tổ chức liên kết sản xuất (bao gồm người nuôi, doanh nghiệp chế biến, ngân hàng, các dịch vụ thủy sản) để bảo đảm hài hòa lợi ích giữa các khâu nuôi, thu mua, chế biến và xuất khẩu; quản lý tài nguyên nước, môi trường theo các quy định của pháp luật, những cơ sở nuôi phải dành diện tích để xử lý nước thải trước khi xả ra môi trường. Tăng cường quản lý, kiểm soát chất lượng con giống, thức ăn, chế phẩm, hóa phẩm và các vật tư khác.

1.4. Trông cây phân tán: Tiếp tục phát động nhân dân trồng cây phân tán trên các trục lộ giao thông, tuyến đê bao, kênh mương, cụm, tuyến dân cư, công sở, trường học, nông trường, trạm, trại, các điểm tham quan du lịch,… nhằm tạo cảnh quan môi trường, bóng mát, chắn gió, cản lũ, bảo vệ công trình xây dựng và đê bao.

2. Về công tác thủy lợi:Phát triển thủy lợi theo hướng phục vụ đa mục tiêu: phục vụ sản xuất

nông nghiệp, nuôi thủy sản, góp phần đổi mới kinh tế - xã hội nông thôn. Tiếp tục hòan thành các công trình dở dang; đẩy nhanh tiến độ thi công các công trình từ nguồn Trái phiếu Chính phủ. Theo dõi chặt chẽ diên biến thời tiết, điều kiện khí hậu, khí tượng thủy văn…để triển khai các biện pháp phòng chống thiên tai kịp thời.

Tu sửa cống bọng, bờ bao để có thể chủ động được nước tưới khi vào vụ, đặc biệt là chủ động trong việc thực hiện biện pháp dùng nước che chắn cho cây lúa non, có phương án đối phó với mọi tình huống bất trắc do bão lũ gây ra, nhằm giảm thiểu thiệt hại.

3. Về phát triển nông thôn3.1. Kế hoạch vốn đầu tư xây dựng cơ bản:Triển khai kế hoạch vốn đầu tư xây dựng cơ bản theo Quyết định số

3411/QĐ-UBND ngày 10 tháng 12 năm 2010 của UNND thành phố Cần Thơ, Trong đó: vốn chuẩn bị đầu tư năm 2011: 10.720 triệu đồng; vốn xây dựng cơ bản năm 2011: 38.432 triệu đồng.

3.2. Phát triển nông thôn, xây dựng nông thôn mơi: - Tạo điều kiện thuận lợi và hỗ trợ các thành phần kinh tế, đặc biệt là các

doanh nghiệp vừa và nhỏ đầu tư phát triển công nghiệp chế biến, bảo quản nông sản, tiểu thủ công nghiệp, ngành nghề, dịch vụ ở nông thôn, tạo nhiều việc làm tăng thu nhập cho nông dân; triển khai thực hiện có hiệu quả Kế hoạch số 06/KH-UBND ngày 20 tháng 01 năm 2009 của UBND Thành phố, triển khai thực hiện Nghị quyết số 26-NQ/TW của Hội nghị lần thứ bảy Ban chấp hành

25

Trung ương Đảng - khóa X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn; Phối hợp với các sở, ngành và địa phương tổ chức thực hiện Kế hoạch 26/KH-UBND ngày 07 tháng 6 năm 2010 của UBND Thành phố (Kế hoạch triển khai Chương trình xây dựng nông thôn mới trên địa bàn thành phố Cần Thơ) và tham mưu cho UBND Thành phố triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2011-2020, theo nội dung Quyết định số 800/QĐ-TTg, chỉ đạo 1-3 xã điểm xây dựng mô hình xã đạt tiêu chuẩn nông thôn mới.

- Tiếp tục thực hiện công tác tuyên truyền, vận động, củng cố và nâng chất hoạt động của các HTX.NN, tổ chức các lớp tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật và nâng cao năng lực quản lý cho đội ngũ cán bộ HTX, tổ hợp tác, trang trại.

- Thực hiện đầu tư xây dựng mới, nâng cấp cải tạo và mở rộng các hệ thống cấp nước tập trung theo kế hoạch được giao, chú trọng các xã có nguồn nước mặt bị ô nhiêm nặng; tiếp tục thực hiện chương trình hỗ trợ kinh phí lắp đặt đồng hồ nước cho các hộ nghèo và gia đình chính sách. Tiếp tục đẩy nhanh thực hiện các dự án, chương trình hỗ trợ nông nghiệp nông thôn phát triển: chương trình Heifer, dự án Khí sinh học, các Dự án khuyến nông, khuyến ngư thuộc Chương trình mục tiêu Quốc gia; đào tạo nghề cho lao động nông thôn; triển khai Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới, theo Quyết định số 800/QĐ-TTg ngày 04/6/2010.

4. Về khoa hoc, công nghệ và đào tạo- Thực hiện công tác chuyển giao tiến bộ kỹ thuật theo hướng tập trung an

toàn thực phẩm, trong chiến lược mục tiêu xây dựng nền nông nghiệp kỹ thuật cao, theo các mô hình sản xuất định hướng của thành phố; áp dụng đồng bộ quy trình hòan chỉnh, từng bước nâng cao trình độ sản xuất của nông dân và tính kế hoạch của sản xuất hướng tới mục tiêu sản xuất, tiêu thụ theo hợp đồng, theo tiêu chuẩn (GAP) và có sức cạnh tranh cao.

- Đẩy mạnh các hoạt động chuyển giao ứng dụng công nghệ mới, đặc biệt là công nghệ sinh học và công nghệ cao; Xây dựng, mở rộng mô hình ứng dụng tiến bộ kỹ thuật về kỹ thuật thâm canh cây trồng, chăn nuôi gia súc gia cầm, nuôi trồng thủy sản, phòng trừ dịch hại, đảm bảo chất lượng vệ sinh, an tòan thực phẩm, mở rộng việc áp dụng các biện pháp giảm chi phí sản xuất, hạ giá thành, tăng sức cạnh tranh của hàng hoá, nhất là những hàng hóa xuất khẩu; nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp; Xây dựng mô hình mẫu ở từng địa phương; chủ động phòng tránh dịch hại, đảm bảo hiệu quả kinh tế cao, sản phẩm cạnh tranh cả về kinh tế và kỹ thuật.

- Đẩy mạnh xây dựng hệ thống giống 3 cấp theo hướng xã hội hóa và giám sát kiểm định chặt chẽ của cơ quan quản lý nhà nước. Mỗi quận huyện phải hình thành hệ thống nhân giống xác nhận chất lượng, cơ bản đáp ứng yêu cầu sản xuất của địa phương; Trung tâm Giống nông nghiệp đảm nhận vai trò cung cấp giống siêu nguyên chủng, nguyên chủng đầu vào cho hệ thống. Phối hợp với các cơ quan kiểm định chuyên ngành để thực hiện kiểm định chất lượng, từng bước nâng quy mô, trình độ kỹ thuật sản xuất giống cho vùng.

26

- Tiếp tục tăng cường công tác thú y, bảo vệ thực vật; hoàn thiện hệ thống quản lý chất lượng sản phẩm nông sản và vật tư nông nghiệp; kiểm soát chặt chẽ việc sản xuất, kinh doanh và sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, chất bảo quản, thuốc thú y, phân bón và thức ăn chăn nuôi.

- Tiếp tục thực hiện tốt công tác dự báo tình hình dịch bệnh, sâu hại; thường xuyên kiểm tra, theo dõi và phát hiện dịch bệnh và có giải pháp xử lý kịp thời, hiệu quả. Có kế hoạch cụ thể về tiêm phòng cúm gia cầm, LMLM và bệnh dịch nguy hiểm khác. Tăng cường công tác tuyên truyền, vận động các hộ chăn nuôi, giết mổ và buôn bán gia súc, gia cầm nhằm nâng cao nhận thức và ý thức chấp hành nghiêm túc các quy định về phòng, chống dịch bệnh.

- Triển khai công tác môi trường trong các lĩnh vực nông nghiệp, thuỷ sản, thuỷ lợi, chế biến nông sản và nông thôn.

- Tổ chức triển khai chương trình đào tạo nghề cho lao đông nông thôn theo Quyết định số 1956/QĐ-TTg; đào tạo cán bộ cho các HTX; nâng cao trình độ cán bộ thuộc các chuyên ngành kỹ thuật và quản lý nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển ngành và hội nhập.

5. Quản lý chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm và vật tư nông nghiệp:

- Xây dựng kế hoạch thực hiện công tác kiểm soát ATVSTP, giám sát dư lượng các chất độc hại trong nông thủy sản; đẩy mạnh áp dụng các quy trình sản xuất tiên tiến theo GMP, Vietgap hoặc GlobalGAP,…

- Tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền hướng dẫn các doanh nghiệp, nông dân quy định mới, yêu cầu về chất lượng, các rào cản kỹ thuật đối với hàng nông thủy sản của các nước nhập khẩu.

- Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra việc sản xuất, kinh doanh và sử dụng thuốc BVTV, thuốc thú y, phân bón, thức ăn chăn nuôi.

6. Về công tác thị trườngTăng cường công tác thông tin thị trường và dự báo thị trường để đáp ứng

yêu cầu định hướng đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp và nông dân. Hình thành hệ thống thông tin thị trường ở vùng chuyên canh sản xuất lúa, trồng màu, nuôi trồng thủy sản, nâng cao chất lượng cập nhật thông tin trên trang web của Ngành… để phục vụ yêu cầu chuyển dịch cơ cấu sản xuất gắn với thị trường tiêu thụ; Kiên trì, đẩy mạnh thực hiện Quyết định số 80/2002/QĐ-TTg của thủ tướng Chính phủ về khuyến khích sản xuất và tiêu thụ nông sản thông qua hợp đồng.

7. Hội nhập kinh tế quốc tếTăng cường công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức, hiểu biết của nông

dân về các yêu cầu cơ bản của sản xuất nông nghiệp trong tình hình mới; nắm các bước cơ bản của tiến trình hội nhập nhằm chủ động phát huy nội lực tiêu chuẩn hóa, luật hóa tiến trình tổ chức phát triển sản xuất; hiểu rõ vấn đề cạnh tranh kỹ thuật của người sản xuất khi tham gia thị trường chung.

27

8. Đổi mơi tổ chức quản lý sản xuất:- Đổi mới, sắp xếp nông trường: Theo dõi thực hiện phương án khoán của

Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Nông nghiệp Cờ Đỏ, phương án khoán của Nông trường Sông Hậu; Hỗ trợ xây dựng và tham mưu để tiếp tục chuyển đổi, sắp xếp Nông trường Sông Hậu.

- Khu vực kinh tế tập thể: Tiếp tục thực hiện các chính sách đã ban hành để phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể, chú trọng đào tạo cán bộ HTX.

- Tạo điều kiện cho kinh tế hộ phát triển; hỗ trợ các hộ gia đình, cá nhân có khả năng về vốn, có kinh nghiệm làm giàu từ nghề nông đầu tư mở rộng quy mô sản xuất hình thành gia trại, trang trại, vùng, nhóm liên kết sản xuất hàng hóa.

- Khu vực cá thể, tiểu chủ, kinh tế tư nhân: Tiếp tục chính sách khuyến khích phát triển kinh tế tư nhân, chú trọng hỗ trợ phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ khu vực nông thôn. Tạo điều kiện thuận lợi cho các hiệp hội và cộng đồng doanh nghiệp đẩy mạnh hoạt động hỗ trợ các doanh nghiệp thành viên và tham gia vào quá trình xây dựng các chính sách liên quan đến doanh nghiệp.

Nơi nhận:- Bộ Nông nghiệp và PTNT;- Thành ủy, HĐND, UBND TP. Cần Thơ;- Các Sở: KH&ĐT, Công Thương;- Cục Thống kê TP. Cần Thơ;- Lưu: VT, P.KH-TC.

GIAM ĐÔC

28