ubnd tỈnh bẠc liÊuvukehoach.mard.gov.vn/datastore/chienluoc/2053bao cao... · web viewcỘng...

63
UBND TỈNH BẠC LIÊU CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM SỞ NÔNG NGHIỆP & PTNT Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Số: 02 /BC-SNN Bạc Liêu, ngày 04 tháng 01 năm 2012 BÁO CÁO Kết quả thực hiện kế hoạch năm 2011 và kế hoạch phát triển nông nghiệp, nông thôn năm 2012 Phần I KẾT QUẢ THỰC HIỆN KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP, NÔNG THÔN NĂM 2011 I. KẾT QUẢ THỰC HIỆN KÉ HOẠCH NĂM 2011 1. GIÁ TRỊ SẢN XUẤT, GDP NÔNG, LÂM, NGƯ, DIÊM NGHIỆP - Tổng giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản diêm nghiệp (theo giá so sánh 1994) : 11.073,10 tỷ đồng, đạt 112,39%KH và 117,18%CK; theo giá hiện hành 27.578,86 tỷ đồng, đạt 125,09%KH và 127,79%CK. Trong đó: + GTSX nông, lâm nghiệp và thủy sản theo giá so sánh 11.002,40 tỷ đồng, đạt 113,28%KH và 119,18%CK; theo giá hiện hành 27.345,97 tỷ đồng, đạt 125,19%KH và 128,61%CK. + GTSX diêm nghiệp theo giá so sánh 70,70 tỷ đồng, đạt 50,82 %KH và 32,40 %CK; theo giá hiện hành 232,89 tỷ đồng, đạt 114,40 %KH và 72,93 %CK. - GDP ngành nông, lâm nghiệp, thủy sản và diêm nghiệp (theo giá so sánh 1994): 4.454,88 tỷ đồng, đạt 101,34 %KH và 105,61 %CK; theo giá hiện hành 11.308,74 tỷ đồng, đạt 119,64 %KH và 122,10 %CK. Trong đó: + GDP nông, lâm nghiệp và thủy sản (theo giá so sánh 1994) : 4.418,48 tỷ đồng, đạt 102,18 %KH và 107,62 %CK; theo giá hiện hành 11.213,45 tỷ đồng, đạt 119,68 %KH và 122,80 %CK. + GDP diêm nghiệp (theo giá so sánh 1994): 36,40 tỷ đồng, đạt 50,82 %KH và 32,40 %CK, theo giá hiện hành 95,29 triệu đồng, đạt 114,40 %KH và 72,93%CK.

Upload: others

Post on 16-Jul-2020

1 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: UBND TỈNH BẠC LIÊUvukehoach.mard.gov.vn/DataStore/chienluoc/2053Bao cao... · Web viewCỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM SỞ NÔNG NGHIỆP & PTNT Độc lập -

UBND TỈNH BẠC LIÊU CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAMSỞ NÔNG NGHIỆP & PTNT Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Số: 02 /BC-SNN Bạc Liêu, ngày 04 tháng 01 năm 2012

BÁO CÁOKết quả thực hiện kế hoạch năm 2011

và kế hoạch phát triển nông nghiệp, nông thôn năm 2012

Phần IKẾT QUẢ THỰC HIỆN KẾ HOẠCH

PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP, NÔNG THÔN NĂM 2011

I. KẾT QUẢ THỰC HIỆN KÉ HOẠCH NĂM 2011 1. GIÁ TRỊ SẢN XUẤT, GDP NÔNG, LÂM, NGƯ, DIÊM NGHIỆP- Tổng giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản và diêm nghiệp (theo giá so sánh

1994) : 11.073,10 tỷ đồng, đạt 112,39%KH và 117,18%CK; theo giá hiện hành 27.578,86 tỷ đồng, đạt 125,09%KH và 127,79%CK. Trong đó:

+ GTSX nông, lâm nghiệp và thủy sản theo giá so sánh 11.002,40 tỷ đồng, đạt 113,28%KH và 119,18%CK; theo giá hiện hành 27.345,97 tỷ đồng, đạt 125,19%KH và 128,61%CK.

+ GTSX diêm nghiệp theo giá so sánh 70,70 tỷ đồng, đạt 50,82 %KH và 32,40 %CK; theo giá hiện hành 232,89 tỷ đồng, đạt 114,40 %KH và 72,93 %CK.

- GDP ngành nông, lâm nghiệp, thủy sản và diêm nghiệp (theo giá so sánh 1994): 4.454,88 tỷ đồng, đạt 101,34 %KH và 105,61 %CK; theo giá hiện hành 11.308,74 tỷ đồng, đạt 119,64 %KH và 122,10 %CK. Trong đó:

+ GDP nông, lâm nghiệp và thủy sản (theo giá so sánh 1994) : 4.418,48 tỷ đồng, đạt 102,18 %KH và 107,62 %CK; theo giá hiện hành 11.213,45 tỷ đồng, đạt 119,68 %KH và 122,80 %CK.

+ GDP diêm nghiệp (theo giá so sánh 1994): 36,40 tỷ đồng, đạt 50,82 %KH và 32,40 %CK, theo giá hiện hành 95,29 triệu đồng, đạt 114,40 %KH và 72,93%CK.

2. KẾT QUẢ SẢN XUẤT, CHẾ BIẾN, DỊCH VỤ NÔNG NGHIỆP 2.1. Nông nghiệp2.1.1 Trồng trọt a) Cây lúa - Diện tích canh tác 86.044 ha, đạt 101,45% KH và 107,30 % CK, diện tích gieo trồng

164.628 ha, đạt 102,60 %KH và 104,0 %CK. Tổng sản lượng lúa 900.000 tấn, đạt 108,04% KH và 111,18%CK.

* Chia theo các trà lúa: Lúa Đông Xuân 45.829 ha; sản lượng lúa 305.256 tấn; lúa Hè Thu 55.809 ha, sản lượng lúa 301.066 tấn và lúa vụ mùa 62.990 ha (lúa cao sản 2.359 ha, lúa Thu Đông 32.755 ha và lúa trên đất nuôi tôm 27.876 ha), đạt 97,34 %KH và 110,90 %CK; sản lượng 293.678 tấn (lúa cao sản 12.100 tấn, lúa Thu Đông 170.769 tấn và lúa trên đất nuôi tôm 110.809 tấn), đạt 94,80 %KH và 108,51 %CK (diện tích lúa vụ mùa giảm do thực hiện chuyển 2.654 ha lúa vụ Thu Đông sang sản xuất vụ Đông Xuân sớm năm 2011- 2012).

Page 2: UBND TỈNH BẠC LIÊUvukehoach.mard.gov.vn/DataStore/chienluoc/2053Bao cao... · Web viewCỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM SỞ NÔNG NGHIỆP & PTNT Độc lập -

- Xây dựng và hướng dẫn lịch thời vụ sản xuất nông nghiệp năm 2011, khuyến cáo cơ cấu giống lúa cho các mùa vụ sản xuất trong năm; xây dựng và trình duyệt định mức kinh tế - kỹ thuật, xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch điều tra chi phí sản xuất và tính toán giá thành sản xuất các vụ lúa trong năm 2011.

* Kết quả điều tra chi phí sản xuất các trà lúa trong năm: Vụ lúa Đông Xuân 2010 – 2011 cho lợi nhuận bình quân 22,04 triệu đồng/ha; vụ lúa Hè Thu cho lợi nhuận bình quân 16,51 triệu đồng/ha; trà lúa vụ mùa (cao sản, Thu Đông và lúa trên đất nuôi tôm) cho lợi nhuận bình quân từ 12,0 – 22,0 triệu đồng/ha tùy theo từng trà lúa và giống lúa ( Tài nguyên, Một bụi đỏ, giống lúa mới ngắn ngày, lúa cao sản).

- Chương trình sản xuất lúa chất lượng cao (sử dụng nguồn vốn kết dư): Triển khai thực hiện các hạng mục đầu tư theo kế hoạch đấu thầu được phê duyệt.

b) Cây thực phẩm - Xuống giống 12.014 ha, đạt 107,27%KH và 107,49%CK; sản lượng rau, đậu các loại

đạt 107.029 tấn, đạt 108,88 %KH và 111,94 %CK.

c) Các cây trồng khác - Cây bắp: 140 ha, đạt 127,27 %KH và 135,92%CK; sản lượng ước đạt 686 tấn, đạt

110,65%KH và 119,72%CK.- Cây có củ: 1.400 ha, đạt 102,19%KH và 102,34 %CK; sản lượng ước đạt 9.005 tấn,

đạt 101,18%KH và 102,19%CK. - Cây công nghiệp ngắn ngày: 379 ha, đạt 101,34%KH và 101,34%CK; trong đó diện

tích mía 278 ha, sản lượng mía 17.340 tấn, đạt 91,26%KH và 91,50%CK.- Cây công nghiệp dài ngày: 4.665 ha, đạt 100,04%KH và 100,21%CK; sản lượng đạt

16.571 tấn, đạt 92,06%KH và 94,69%CK. - Cây ăn quả: 5.533 ha, đạt 100,60%KH và 95,76%CK; sản lượng đạt 38.461 tấn, đạt

101,13%KH và 102,63%CK.

2.1.2. Chăn nuôi ( số liệu điều tra thống kê 1/10/2011)- Tổng đàn heo 226.799 con, đạt 90,72%KH và 104,08%CK; đàn trâu, bò 3.276 con,

đạt 86,21%KH và 90,70 %CK; đàn dê 2.195 con, đạt 95,43%KH và 96,78%CK; đàn gia cầm 2.230.373 con (trong đó đàn vịt, ngan, ngỗng 1.473.502 con), đạt 96,97%KH và 104,36%CK. Sản phẩm thịt hơi các loại 33.280 tấn, đạt 92,74 %KH và 105,63%CK, sản phẩm trứng 39,25 triệu quả, đạt 119,84 %KH và 128,97%CK.

- Chăn nuôi động vật hoang dã: Đàn cá sấu 337.000 con, đạt 104,33%KH và 106,25%CK; đàn ba ba, cua đinh, càng đước 319.000 con, đạt 101,59%KH và 103,44%CK; đàn trăn, rắn, kỳ đà, nhím 116.500 con, đạt 95,49%KH và 98,35%CK. Sản phẩm động vật hoang dã 2.623,93 tấn, đạt 103,96%KH và 105,90%CK.

- Hợp tác với Tổ chức Heifer phát triển dự án nuôi bò với qui mô 147 con bò cái hậu bị sinh sản và 4 con bò đực tại xã Châu Hưng A, tổng số vốn đầu tư 2,7 tỷ đồng; trong quá trình nuôi có 23 con bò bị sự cố gãy chân, chết; dân tự ý bán 44 con bò, gây mất lòng tin với đối tác.

- Phối hợp với Công ty CP đầu tư xây dựng 01 trang trại chăn nuôi heo với quy mô 1.100 con và 01 trại vịt với quy mô 5.000 con tại ấp Trà Ban II, xã Châu Hưng A, huyện Vĩnh Lợi.

2.2. Thủy sản Tổng sản lượng nuôi trồng và khai thác đạt 251.120 tấn, đạt 100,45%KH và

104,18%CK (trong đó tôm 87.600 tấn, đạt 103,67%KH và 106,24%CK; cá và thủy sản khác 163.520 tấn, đạt 98,80%KH và 103,11%CK). Trong đó:

a) Nuôi trồng thủy sản (NTTS)

2

Page 3: UBND TỈNH BẠC LIÊUvukehoach.mard.gov.vn/DataStore/chienluoc/2053Bao cao... · Web viewCỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM SỞ NÔNG NGHIỆP & PTNT Độc lập -

- Diện tích canh tác 125.516 ha, diện tích thả giống 133.265 ha, diện tích cho thu hoạch 123.152 ha, đạt 97,66%KH và 97,92%CK; trong đó diện tích tôm nuôi 119.751 ha ( nuôi tôm CN&BCN 8.867 ha); cá và thủy sản khác 3.401 ha.

- Sản lượng 154.620 tấn, đạt 99,76 % KH và 104,44 % CK (trong đó tôm 72.400 tấn, đạt 102,70%KH và 107,11%CK; cá và thủy sản khác 82.220 tấn, đạt 97,30%KH và 102,20%CK).

+ Chia theo phương thức nuôi: Diện tích xuống giống tôm nuôi CN&BCN 18.430 ha, diện tích cho thu hoạch 8.867 ha, đạt 80,61% KH và 82,33%CK, sản lượng 30.641 tấn, đạt 104,58%KH và 112,58%CK; nuôi quảng canh cải tiến chuyên tôm 1.301 ha, đạt 68,55%KH và 55,86%CK, sản lượng 790 tấn, đạt 63,20 % KH và 57,37%CK; tôm nuôi quảng canh cải tiến kết hợp 81.707 ha, đạt 98,27%KH và 93,51%CK; sản lượng tôm 31.531 tấn, đạt 98,53% KH và 97,40%CK; sản lượng cua, cá 50.206 tấn, đạt 89,49%KH và 91,17%CK; nuôi thủy sản trên đất tôm - lúa 27.876 ha, đạt 103,89%KH và 125,94%CK; sản lượng tôm sú 8.083 tấn, đạt 120,64%KH và 148,58%CK; sản lượng tôm càng xanh 555 tấn, đạt 118,09%KH và 132,46%CK; sản lượng cua, cá 10.304 tấn, đạt 106,23%KH và 121,23%CK; diện tích nuôi cua, cá và thủy sản khác 3.401 ha, đạt 105,46%KH và 107,76%CK; sản lượng thủy sản các loại 11.105 tấn, đạt 101,88%KH và 110,05%CK. Sản lượng thủy sản nuôi lồng, vèo, mùng và thu tự nhiên trên ruộng lúa, trên đất muối, đất rừng 9.305 tấn, đạt 108,45%KH và 123,16%CK, trong đó sản lượng tôm 800 tấn.

+ Tình hình nuôi tôm thẻ chân trắng: Diện tích thả giống 600 ha, diện tích cho thu hoạch 512 ha, sản lượng 4.016 tấn, đạt 223,11%KH và 271,35%CK.

+ Tôm càng xanh: Diện tích thả giống 7.496 ha, sản lượng 555 tấn, đạt 118,09%KH và 132,46%CK.

+ Về hiệu quả nuôi trồng thủy sản: Đối với diện tích nuôi tôm sú công nghiệp, bán công nghiệp có 40% diện tích nuôi có lãi (60-150 triệu đồng/ha/vụ); 20% diện tích nuôi hòa vốn và 40% diện tích nuôi bị lỗ (50-80 triệu đồng/ha/vụ); đối với diện tích nuôi tôm thẻ công nghiệp, bán công nghiệp 80% diện tích nuôi có lãi (80-170 triệu đồng/ha/vụ); 5% diện tích nuôi hòa vốn và 15% diện tích lỗ vốn (100-150 triệu đồng/ha/vụ); đối với diện tích nuôi tôm kết hợp 90% diện tích nuôi có lãi (40-80 triệu đồng/ha/năm) và 10% diện tích nuôi hòa vốn.

b) Khai thác, đánh bắt thủy, hải sản- Toàn tỉnh có 1.208 tàu cá, trong đó có 1.143 tàu đăng ký, đăng kiểm (tổng công

suất 142.252 CV; tổng số thuyền viên 6.362 người); trong đó tàu cá đánh bắt xa bờ 416 tàu; có 65 phương tiện không đủ điều kiện đăng ký do công suất nhỏ, tàu hư hỏng, làm nghề cấm và hạn chế khai thác (tính đến thời điểm tháng 12/2011); tiếp tục vận động ngư dân chuyển đổi nghề và nâng cấp công suất tàu để đủ điều kiện đăng ký, đăng kiểm.

- Sản lượng khai thác biển và nội địa 96.500 tấn, đạt 101,58%KH và 103,76%CK (trong đó tôm 15.200 tấn, đạt 108,57%KH và 102,28%CK; cá và thủy sản khác 81.300 tấn, đạt 100,37%KH và 104,04%CK).

*Về hiệu quả khai thác: Nghề lưới 3, lưới rê cá chét kết hợp cá cháy, lưới xù (rê 1 lớp) do chi phí thấp nên hiệu quả cao, doanh thu trung bình 10-20 triệu đồng/chuyến (5-6 ngày/chuyến), lãi từ 4-12 triệu đồng/chuyến (nếu trúng cá thì chỉ 3-4 ngày/chuyến, doanh thu trên 40 triệu đồng/chuyến, lãi trên 15 triệu đồng/chuyến); nghề lưới tôm sú bố mẹ, lưới cá lạc, cá chim (công suất > 90CV) doanh thu trung bình 500 – 800 triệu đồng/chuyến (60-75 ngày/chuyến), lãi từ 200-300 triệu đồng/chuyến; nghề cào đôi (công suất >90CV) doanh thu trung bình 120-250 triệu đồng/chuyến (12-15 ngày/chuyến), lãi từ 40-80 triệu đồng/chuyến. Riêng nghề cào đơn (công suất > 90CV), nghề cào đơn và nghề lưới rê (công suất < 50CV) đi về trong ngày nên chi phí cao, hiệu quả khai thác thấp.

3

Page 4: UBND TỈNH BẠC LIÊUvukehoach.mard.gov.vn/DataStore/chienluoc/2053Bao cao... · Web viewCỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM SỞ NÔNG NGHIỆP & PTNT Độc lập -

2.3. Lâm nghiệp Tổng diện tích đất lâm phần 5.840,4 ha, trong đó diện tích có rừng 4.017,8 ha (rừng

phòng hộ ven biển 3.154,4 ha, rừng đặc dụng 201,2 ha, rừng sản xuất 662,2 ha); diện tích NTTS và đất chuyên dùng 1.822,6 ha (trong đó rừng đặc dụng 553,5 ha, rừng phòng hộ 1.247,2 ha và rừng sản xuất 21,9 ha). Độ che phủ của rừng tập trung 1,63% diện tích tự nhiên. Tiếp tục quản lý, bảo vệ, sử dụng và phát triển rừng hiện có; chăm sóc rừng trồng năm 2010. Thực hiện hoàn thành kế hoạch trồng cây nhớ ơn Bác Hồ năm 2011 được 73.350 cây (139,63 ha), nghiệm thu, bàn giao địa phương quản lý. Triển khai trồng rừng phòng hộ môi trường, bảo vệ cơ sở hạ tầng (173,5 ha).

2.4. Diêm nghiệp - Diện tích sản xuất muối 3.134 ha (trong đó sản xuất theo mô hình trải bạt 63,10 ha),

sản lượng thu hoạch 97.790 tấn (trong đó muối trắng 19.536 tấn), đạt 57,64%KH và 36,75%CK; giá thu mua muối đen từ 700 – 800 đồng/kg và giá muối trắng từ 1.000 – 1.300 đồng/kg. Diện tích nuôi trồng thủy sản luân canh trên đất muối 1.194 ha, chiếm 38,09% diện tích sản xuất (trong đó huyện Đông Hải 1.080 ha, huyện Hòa Bình 34 ha, TP. Bạc Liêu 80 ha).

- Tổng số hộ làm muối 1.800 hộ, lao động 5.414 người; tập huấn 04 lớp kỹ thuật sản xuất muối chất lượng cao tại huyện Hòa Bình và Đông Hải với 120 diêm dân tham gia và triển khai thi công xây dựng công trình đường kênh 500 xã Vĩnh Thịnh, huyện Hòa Bình.

*Về hiệu quả sản xuất muối: Đối với sản xuất muối đen lợi nhuận bình quân 0,96 triệu đồng/ha; đối với sản xuất muối trắng trải bạt lỗ bình quân 2,3 triệu đồng/ha ( do mưa trái mùa nên diêm dân gom bạt nhựa, chuyển qua sản xuất muối đen).

- Báo cáo thực trạng, định hướng phát triển ngành muối tỉnh Bạc Liêu đến năm 2015. - Kiểm tra, giám sát việc hỗ trợ cho các hộ diêm dân sản xuất muối bị thiệt hại do

mưa trái mùa ( theo Quyết định số 854/QĐ-UBND ngày 29/4/2011 của Chủ tịch UBND tỉnh), tổng số tiền đã giải ngân 3.134,25 triệu đồng (Hòa Bình 828 triệu đồng, TP Bạc Liêu 118 triệu đồng, Đông Hải 2.188,25 triệu đồng), đạt 100% KH vốn hỗ trợ.

2.5. Chế biến, xuất khẩu nông sản, thủy sản và muối - Giá trị hàng hóa xuất khẩu 305 triệu USD, kim ngạch xuất khẩu 284 triệu USD, đạt

118,33 KH và 129,68% CK.- Chế biến, xuất khẩu thủy sản : Toàn tỉnh hiện nay có 40 nhà máy, cơ sở chế biến thủy

sản, chủ yếu là chế biến tôm đông lạnh, với tổng công suất thiết kế trên 80.000 tấn/năm. Hầu hết các nhà máy được đầu tư tương đối đồng bộ, công nghệ chế biến đạt tiêu chuẩn chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm. Sản lượng xuất khẩu 26.850 tấn (trong đó tôm 23.600 tấn), đạt 101,32 %KH và 110,95 %CK; kim ngạch xuất khẩu 243 triệu USD, đạt 138,86 %KH và 133,37 %CK.

- Chế biến, xuất khẩu lương thực (gạo): Sản lượng thu mua, chế biến xuất khẩu 137.000 tấn gạo; sản lượng xuất khẩu 92.000 tấn (trong đó xuất trực tiếp 15.000 tấn), đạt 102,22 %KH và 120,36 %CK; sản lượng xuất bán trong nước 45.000 tấn; kim ngạch xuất khẩu 41 triệu USD, đạt 102,50 %KH và 126,73 %CK.

- Chế biến muối: Sản lượng thu mua, chế biến 17.000 tấn muối, đạt 100%KH và 117,27%CK; sản lượng xuất bán trong nước 16.000 tấn, đạt 100%KH và 110,95 %CK.

2.6. Kết quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp có thu ước cả năm 2011- Trung tâm Quản lý khai thác công trình thủy lợi: Tổng doanh thu 850 triệu

đồng, nộp ngân sách 85 triệu đồng, lợi nhuận 68 triệu đồng. - Trung tâm Giống nông nghiệp - thủy sản: Tổng doanh thu 22.546,77 triệu đồng,

tổng chi phí 22.350,0 triệu đồng, lợi nhuận trước thuế 196,77 triệu đồng, nộp ngân sách nhà nước 49,19 triệu đồng.

4

Page 5: UBND TỈNH BẠC LIÊUvukehoach.mard.gov.vn/DataStore/chienluoc/2053Bao cao... · Web viewCỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM SỞ NÔNG NGHIỆP & PTNT Độc lập -

- Trung tâm Nước sạch và Vệ sinh môi trường nông thôn: Tổng doanh thu 10.818,71 triệu đồng; nộp ngân sách nhà nước 801,38 triệu đồng.

3. CÁC HOẠT ĐỘNG PHỤC VỤ SẢN XUẤT 3.1. Công tác nghiên cứu khoa học (NCKH ) và khuyến nông, khuyến ngư a) Nghiên cứu khoa học, kỹ thuật ứng dụng vào sản xuất và xây dựng công trình- Tham gia thực hiện 01 đề tài cấp Bộ “ Nghiên cứu nâng cao năng suất lúa – tôm ở vùng

Bán đảo Cà Mau” và 13 đề tài cấp cơ sở ( trong đó đã nghiệm thu 04 đề tài, 02 đề tài đang chờ nghiệm thu, còn lại đang trong giai đoạn triển khai thực hiện); tham gia Hội đồng Khoa học, công nghệ tỉnh xét duyệt 02 đề tài nghiên cứu khoa học cấp tỉnh. Phối hợp với Viện nghiên cứu phát triển Đồng bằng sông Cửu Long, Viện nghiên cứu lúa (IRRI) nghiên cứu chuyển giao ứng dụng các công nghệ thu hoạch và sau thu hoạch.

- Phát động hội thi sáng tạo kỹ thuật lần thứ IV (2010 – 2011) và chọn ra được các sáng kiến : Sửa chữa mố phá sóng tam giác đỉnh đầu TSC 178” ứng dụng có hiệu quả trong công tác duy tu, sửa chữa đê kè; hiệu quả của mô hình canh tác rau ứng dụng tiến bộ kỹ thuật; ứng dụng công nghệ WebGIS trong quản lý tình hình chăn nuôi thú y trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu và sáng kiến cải tiến máy tuốt hạt lúa để tuốt hạt ngò rí; sản xuất nghêu giống kết hợp nuôi cá mú thương phẩm ( đã trình Liên hiệp các Hội khoa học kỹ thuật tỉnh Bạc Liêu xét công nhận ).

- Phát hành bản tin nông nghiệp, nông thôn số 25, 26, 27 và số 28.

b) Công tác khuyến nông, khuyến ngư- Thực hiện Chương trình khuyến nông, khuyến ngư quốc gia: Chương trình sản

xuất lúa chất lượng cao theo Quy trình 3 giảm, 3 tăng vụ Đông – Xuân 2010 – 2011 (30 ha tại huyện Hồng Dân, 15 ha/điểm; lợi nhuận 20.839.000 đồng/ha); Chương trình nuôi nghêu theo hình thức tổ hợp tác (03 ha tại HTX Thắng Lợi, năng suất đạt 16-18 tấn/ha).

- Tham gia phối hợp thực hiện Chương trình khuyến nông, khuyến ngư quốc gia năm 2011: Mô hình tôm - lúa (15 ha/15 hộ tại xã Hưng Thành, lợi nhuận 76,08 triệu đồng/ha); mô hình nuôi tôm thâm canh theo hướng GAP (2 ha/2 điểm/4 hộ tại xã Long Điền và Long Điền Đông, năng suất bình quân 60 tạ/ha, cho lợi nhuận 710,4 triệu đồng/ha); mô hình chăn nuôi vịt thịt an toàn sinh học (giao 7.100 con vịt và 16,4 tấn thức ăn cho 34 hộ dân, lợi nhuận 11.600 đồng/ con và ký hợp đồng bao tiêu vịt hơi với Công ty TNHH Huỳnh Gia Huynh Đệ - TP Hồ Chí Minh); mô hình máy gặt đập liên hợp (qui mô 1 máy, hỗ trợ 75 triệu đồng, đã ký hợp đồng và bàn giao máy cho hộ, máy gặt được lúa đổ ngã, năng suất 0,3 ha/ giờ, tỷ lệ thất thoát <3%); mô hình 3 giảm, 3 tăng vụ Thu Đông (qui mô 40 ha/80 hộ ở huyện Hòa Bình 15 ha, huyện Giá Rai 10 ha và huyện Vĩnh Lợi 15 ha; cho năng suất 5,5 – 6 tấn/ha).

- Triển khai thực hiện các mô hình trình diễn, sản xuất thử năm 2011: Nuôi gà Dai (332 con/2 hộ tại xã Vĩnh Hậu, lợi nhuận 38.000 đồng/con); sản xuất lúa ngắn ngày – tôm sú (quy mô 2 ha /2 hộ tại huyện Phước Long, năng suất tôm 60 kg/ha; năng suất lúa 4 tấn/ha, lợi nhuận 22,81 triệu đồng/ha); nuôi tôm càng xanh xen lúa ( quy mô 3 ha tại huyện Hồng Dân, năng suất tôm 94kg/ha, năng suất lúa 6,5 tấn/ha, lợi nhuận 32,70 triệu đồng /ha); nuôi sò huyết trong ao lắng (qui mô 0,5 ha, tại xã Vĩnh Trạch Đông, lợi nhuận 6,25 triệu đồng); trồng bắp siêu ngọt Hoa Trân (qui mô 0,5 ha, tại xã Vĩnh Phú Đông, Phước Long, lỗ 0,88 triệu đồng, do giống bắp mới bị nhiễm bệnh, năng suất thấp và chất lượng bắp ngọt nhưng không dẻo, nên giá bán thấp hơn so với bắp địa phương); nuôi ốc Bươu đen trong ao (qui mô 500 m2, tại xã Vĩnh Mỹ B, Hòa Bình, đã thả 20 kg ốc, đến nay được khoảng 5,5 tháng tuổi, phát triển bình thường và tiếp tục theo dõi); nuôi thử nghiệm vịt an toàn sinh học (tại huyện Giá Rai, đã giao 650 con vịt/7 hộ và 340 kg thức ăn, trọng lượng bình quân 2,3 kg/con, lợi nhuận 1.085.000 đồng); trồng thử nghiệm hành tím lấy củ

5

Page 6: UBND TỈNH BẠC LIÊUvukehoach.mard.gov.vn/DataStore/chienluoc/2053Bao cao... · Web viewCỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM SỞ NÔNG NGHIỆP & PTNT Độc lập -

(quy mô 0,5ha/2 hộ, tại huyện Đông Hải, năng suất 15 tấn/ha, lợi nhuận 17,37 triệu đồng); trồng thử nghiệm dưa hấu không hạt xen lúa (quy mô 0,5 ha, tại xã Hưng Hội, Vĩnh Lợi, xuống giống vào cuối tháng 10, dự kiến cuối tháng 01/2012 thu hoạch, hiện dưa đang phát triển tốt); nuôi thử nghiệm cua chấm nhị trong thùng nhựa thành cua gạch son (quy mô 195 kg, tại xã Vĩnh Mỹ B, lợi nhuận 4.920.000 đồng).

- Thực hiện 52 chuyên mục khuyến nông, khuyến ngư và 12 chương trình truyền hình trực tiếp “Đồng hành cùng nhà nông” trên sóng phát thanh truyền hình. In ấn 33.400 cuốn sổ tay và tờ bướm các loại, cấp phát 30.660 cuốn sổ tay và tài liệu bướm; tổ chức tập huấn kỹ thuật thường xuyên 239/250 lớp, với 6.546 người tham dự; tập huấn chuyên đề 137/157 lớp, với 4.825 người tham dự và tập huấn mô hình 29/36 lớp, với 2.117 người tham dự; tập huấn nghiệp vụ 11 lớp, với 309 người tham dự; đào tạo nghề cho lao động nông thôn 25 lớp, với 630 người tham dự .

3.2. Công tác quản lý chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm ( VSATTP) - Thực hiện kế hoạch kiểm soát VSATTP phục vụ nhu cầu tiêu dùng của nhân dân

(phát 188 tờ rơi, treo băng rol tuyên truyền về VSATTP; phối hợp với Cảnh sát Kinh tế kiểm tra ngăn chặn bơm chích tạp chất vào tôm nguyên liệu).

- Thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia về ATTP : Phối hợp tổ chức thực hiện “Tháng hành động vì chất lượng VSATTP”: tổ chức tuyên truyền sâu rộng đến các tầng lớp nhân dân về vệ sinh an toàn thực phẩm dưới nhiều hình thức (phát tờ rơi, tờ dán cho các cơ sở thu mua, sơ chế nguyên liệu thủy sản; treo băng rol tuyên truyền về VSATTP); kiểm tra điều kiện VSASTTP và lấy mẫu phân tích chất lượng sản phẩm. Tổ chức 3 lớp tập huấn “Nâng cao kiến thức ATTP trong sản xuất – kinh doanh thủy sản” có 158 lượt người tham dự; kiểm tra điều kiện VSATTP tại 05 cơ sở sơ chế, 27 cơ sở thu mua nguyên liệu thủy sản và 10 phương tiện tàu cá (nhìn chung các cơ sở đều đảm bảo điều kiện VSATTP). Lấy 16 mẫu phân tích ( 4 mẫu cá biển tại đại lý, 4 mẫu tôm tại đại lý, 2 mẫu cá đồng, 1 mẫu mắm, 2 mẫu cá khô, 1 mẫu mực tại đại lý và 02 mẫu muối truyền thống); kết quả kiểm tra, phân tích cho thấy các sản phẩm đều đạt chỉ tiêu cho phép, riêng có 4 mẫu cá biển và 1 mẫu mực phát hiện hàm lượng urea trong mẫu phân tích; sản phẩm muối trải bạt không phát hiện kim loại nặng, chất lượng tốt. Hỗ trợ vi sinh cho 4 hộ nuôi đảm bảo ATTP.

- Tuyên truyền hướng dẫn, hỗ trợ 4 cơ sở thu mua, 02 cơ sở sơ chế xây dựng Chương trình Quản lý chất lượng (GMP, SSOP, HACCP).

- Về kiểm soát dư lượng các chất độc hại trong sản phẩm (lấy 21 mẫu tôm sú đầm nuôi, 117 mẫu tôm sú thương phẩm, 12 mẫu tôm sú nguyên liệu và 08 mẫu nước sản xuất tôm sú giống), kết quả phân tích các chỉ tiêu đều dưới ngưỡng cho phép.

- Công tác thanh kiểm tra, quản lý chất lượng tôm nguyên liệu: Phối hợp các Sở, Ngành có liên quan kiểm tra phát hiện 45 trường hợp tôm sú chứa tạp chất với số lượng 17.448 kg và xử lý theo quy định; kiểm tra 60 cơ sở kinh doanh thực phẩm phát hiện 5 cơ sở vi phạm.

- Quản lý và cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh cho 110 cơ sở thu mua, 9 cơ cở sơ chế thủy sản và 112 tàu cá và 01 cơ sở sản xuất nước đá.

- Giám sát hội thảo của 20 công ty kinh doanh thức ăn và thuốc thú y thủy sản (trong đó có 10 công ty có người nước ngoài tham dự).

- Tham dự các lớp tập huấn, đào tạo nghiệp vụ, chuyên đề về phương pháp phát hiện nhanh tạp chất trong tôm nguyên liệu, quản lý chất lượng vật tư nông nghiệp và ATTP, thanh tra chuyên ngành chất lượng ATTP nông lâm thủy sản, ....

3.3. Công tác bảo vệ thực vật - Tình hình dịch hại: Diện tích nhiễm sâu bệnh trên lúa cần phòng trừ 467.090 lượt ha

(trong đó nhiễm nặng 19.927 ha), đối tượng gây hại chủ yếu là rầy nâu (đã xuất hiện 9 đợt

6

Page 7: UBND TỈNH BẠC LIÊUvukehoach.mard.gov.vn/DataStore/chienluoc/2053Bao cao... · Web viewCỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM SỞ NÔNG NGHIỆP & PTNT Độc lập -

rầy nâu (3 đợt/vụ Đông Xuân, 3 đợt/vụ Hè Thu và 3 đợt/vụ Vụ mùa) với diện tích cần phòng trừ 89.700 ha, nhiễm nặng 24.657 ha), sâu cuốn lá (diện tích cần phòng trừ 38.565 ha, nhiễm nặng 1.430 ha), sâu đục thân (diện tích cần phòng trừ 18.290 ha), sâu phao (diện tích cần phòng trừ 4.453 ha), OBV(diện tích cần phòng trừ 68.350 ha, nhiễm nặng 255 ha), đạo ôn lá (diện tích cần phòng trừ 75.897 ha, nhiễm nặng 337 ha), cháy bìa lá (diện tích cần phòng trừ 62.685 ha, nhiễm nặng 960 ha), khô vằn (diện tích cần phòng trừ 33.975 ha, nhiễm nặng 490 ha), đạo ôn bông (diện tích cần phòng trừ 26.665 ha, nhiễm nặng 620 ha), lem lép hạt (diện tích cần phòng trừ 26.885 ha, nhiễm nặng 450 ha), khô đầu lá (diện tích cần phòng trừ 15.030 ha), vàng lá vi khuẩn (diện tích cần phòng trừ 8.300 ha), vàng lá chín sớm (diện tích cần phòng trừ 8.690 ha); ngoài ra còn có các đối tượng khác như: bệnh thối thân, ngộ độc hữu cơ, nhện gié, sâu phao, sâu keo, bọ trĩ, chuột....đã được nông dân phòng trừ hiệu quả. Diện tích nhiễm sâu bệnh trên rau màu cần phòng trừ 10.327 ha, chủ yếu là sâu tơ, sâu xanh, sâu vẽ bùa, sâu xanh da láng, bệnh thán thư, sương mai, bọ nhảy....đã được phòng trừ hiệu quả. Diện tích nhiễm sâu bệnh trên cây ăn trái cần phòng trừ 796 ha, chủ yếu là sâu đục cành, ruồi đục trái, bệnh thán thư,....đã được phòng trừ hiệu quả. Từ đầu năm đến nay bắt và diệt 937.600 con chuột, 200.405 kg OBV và 1.105 kg trứng OBV.

- Công tác chỉ đạo phòng trừ dịch hại cây trồng: Tổ chức thực hiện Kế hoạch phòng chống rầy nâu, bệnh vàng lùn và lùn xoắn lá lúa trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu năm 2011 (cấp phát 14,2 tấn thuốc MapJudo 25WP, 28.800 chai thuốc Bassa 50EC cho nông dân dập dịch rầy nâu trên lúa Đông xuân, Hè Thu và Thu Đông; cấp 600 kg BEAM 75WP cho nông dân phòng trừ bệnh đạo ôn trên lúa Hè Thu). Tập trung chỉ đạo phòng trừ, ngăn chặn tái bùng phát dịch rầy nâu, bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá trên lúa Hè Thu. Hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra công tác chỉ đạo phòng trừ dịch hại cây trồng của các huyện, thành phố và cơ sở. Theo dõi diễn biến rầy nâu vào bẫy đèn để dự báo chính xác thời điểm phòng trừ rầy nâu, xác định đỉnh điểm, thời điểm tổ chức ra quân phun xịt rầy đồng loạt (ra 58 thông báo tuần, 12 thông báo tháng và 10 thông báo khẩn trên Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh Bạc Liêu; tổ chức 400 cuộc hội thảo đầu bờ, có 12.000 nông dân tham dự). Đồng thời phát động nông dân diệt chuột và OBV thường xuyên.

- Thực hiện các chương trình, dự án: Phát động nông dân ứng dụng Chương trình “3 giảm, 3 tăng” trên lúa 123.000 ha (Đông Xuân 35.000 ha, Hè Thu 46.000 ha, Thu Đông 42.000 ha: Triển khai tập huấn 400 lớp, cấp phát 12.000 tài liệu, 12.000 bảng so màu lá cho 12.000 nông dân ứng dụng mới năm 2011); chỉ đạo xuống giống “né rầy” trên lúa 106.000 ha (Đông Xuân 41.000 ha, Hè Thu 40.000 ha, Thu Đông 25.000 ha); tập huấn mô hình quản lý dinh dưỡng (8 lớp, có 240 nông dân tham dự); liên kết với các công ty sản xuất thuốc BVTV thực hiện mô hình quản lý rầy nâu, bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá (4 lớp, có 120 nông dân tham dự); phối hợp Cục Trồng trọt thực hiện mô hình sản xuất lúa theo hướng GAP (1 lớp, với 30 nông dân tham dự, diện tích ứng dụng 30 ha); triển khai 4 lớp thực hiện mô hình cánh đồng mẫu lớn và ghi chép sổ tay sản xuất lúa, có 165 nông dân tham gia với diện tích ứng dụng 200 ha (huyện Phước Long 01 lớp, 80 nông dân tham gia, diện tích 100 ha; huyện Vĩnh Lợi 02 lớp, 60 nông dân tham gia, diện tích 60 ha; huyện Hồng Dân 01 lớp, 25 nông dân tham gia, diện tích 40 ha); tập huấn chương trình rau an toàn và VSATTP (56 lớp, với 1.680 nông dân tham gia, cấp 1.380 bản tài liệu, diện tích ứng dụng 60 ha, xây dựng 2 mô hình sản xuất rau an toàn ).

- Công tác kiểm dịch thực vật, kiểm định giống cây trồng: Kiểm tra 24.311 tấn nông sản tại 135 lượt kho dự trữ trên địa bàn tỉnh, phát hiện 11 loại mọt thông thường; kiểm tra các giống cây nhập ngoại, các loại cây trồng trong dân, các điểm mua bán, sản xuất giống, phát hiện bệnh chạy dây, thán thư, bù lạch trên dưa hấu và sâu tơ, sâu khoang, bọ nhảy, dòi đục lá trên cải rổ và củ cải Trung Quốc.

7

Page 8: UBND TỈNH BẠC LIÊUvukehoach.mard.gov.vn/DataStore/chienluoc/2053Bao cao... · Web viewCỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM SỞ NÔNG NGHIỆP & PTNT Độc lập -

- Quản lý hoạt động kinh doanh vật tư nông nghiệp, giống cây trồng: Tổ chức 02 lớp tập huấn về chuyên môn kỹ thuật, phổ biến một số văn bản quy phạm pháp luật cho gần 200 cơ sở kinh doanh vật tư nông nghiệp; 01 lớp cho 35 cơ sở kinh doanh giống cây trồng. Toàn tỉnh hiện có 255 cơ sở kinh doanh vật tư nông nghiệp; gia hạn, cấp chứng chỉ hành nghề cho 220 cơ sở kinh doanh thuốc BVTV và phân bón; 35 cơ sở kinh doanh giống cây trồng. Triển khai nội dung Thông tư số 38/2010/TT- BNNPTNT ngày 28/6/2010 của Bộ Nông nghiệp & PTNT qui định về quản lý thuốc BVTV được 16 lớp, với 480 nông dân tham gia.

- Công tác thanh kiểm tra, quản lý thuốc BVTV: Phối hợp với các đơn vị có liên quan kiểm tra 175 lượt cơ sở kinh doanh vật tư nông nghiệp; phát hiện 10 cơ sở vi phạm, xử phạt tiền 5 trường hợp, với số tiền 4,5 triệu đồng.

3.4. Công tác thú y - Tình hình dịch bệnh: Trong năm đã khống chế an toàn các loại dịch bệnh nguy hiểm

như dịch cúm gia cầm, heo tai xanh, LMLM gia súc, nhưng vẫn xảy ra một số bệnh thông thường: Tổng số heo bệnh 15.680 con (tụ huyết trùng, phó thương hàn, E.coli, viêm phổi, sản khoa), chết 2.483 con; chó bệnh 755 con (Carre, viêm ruột), chết 219 con; gia cầm bệnh 32.126 con (tụ huyết trùng, E.coli, Newcastle), chết 10.202 con.

Vào tháng 3/2011, tại Vườn chim Bạc Liêu phát hiện có khoảng 40 con chim, cò chết; qua theo dõi giám sát và mổ khám cho thấy chim chết không phát hiện bệnh, nguyên nhân có thể do thời tiết, môi trường thay đổi đột ngột, ô nhiễm nguồn nước,...

- Công tác chỉ đạo phòng chống dịch bệnh gia súc, gia cầm: + Triển khai quán triệt và tổ chức thực hiện có hiệu quả các văn bản chỉ đạo của

Chính phủ, Bộ Nông nghiệp & PTNT, Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh và Ban Chỉ đạo sản xuất và phòng chống dịch bệnh cây trồng, vật nuôi tỉnh Bạc Liêu về phòng chống dịch bệnh gia súc, gia cầm trên địa bàn tỉnh. Tổ chức thực hiện Kế hoạch phòng chống dịch bệnh gia súc, gia cầm trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu năm 2011. Thực hiện các biện pháp kiểm soát, quản lý ấp nở và chăn nuôi thủy cầm (cấp 987 sổ với số lượng 390.493 con vịt thịt và vịt đẻ). Tiêm phòng gia súc 280.734 liều (3 bệnh đỏ heo 185.460 liều, LMLM gia súc 54.020 liều, tai xanh 39.345 liều và dại chó 1.909 liều); cúm gia cầm 1.233.863 liều. Tiêu độc, sát trùng trên phạm vi toàn tỉnh (sử dụng 2.663 lit Benkocid, diện tích phun xịt 3.505.862 m2); các Trạm kiểm dịch trực 24/24, tăng cường kiểm soát chặt chẽ gia súc, gia cầm và sản phẩm gia súc, gia cầm xuất, nhập tỉnh (kiểm dịch động vật 138.536 con heo; 1.015 con trâu, bò; 1.356.690 con gia cầm giống và 622.394 con gia cầm thịt, 30.504.628 trứng gia cầm; 786,7 tấn thịt hơi các loại).

+ Thành lập các chốt kiểm dịch tạm thời và Đội kiểm dịch lưu động liên ngành để giám sát chặt chẽ việc vận chuyển gia súc, gia cầm nhập tỉnh khi có dịch xảy ra, đã phát hiện và xử lý nhiều trường hợp vi phạm về kiểm dịch, góp phần tích cực ngăn chặn dịch bệnh từ tỉnh khác vào.

+ Thường xuyên kiểm tra các cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm tập trung, chấn chỉnh tình hình vệ sinh, qui trình kiểm soát tại các lò mổ theo qui định và thực hiện kiểm tra điều kiện vệ sinh môi trường, VSATTP, xử lý chất thải đối với các cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm trên địa bàn tỉnh để đưa các sản phẩm thịt gia súc, gia cầm đã được giết mổ, đóng gói và được kiểm dịch thú y phục vụ nhu cầu tiêu dùng của nhân dân (kiểm soát giết mổ 121.882 con heo, 1.179 con trâu, bò). Phân công cán bộ bám sát địa bàn, giám sát chặt chẽ tình hình dịch bệnh tại các huyện, thành phố, nhất là những nơi có nguy cơ cao. Tăng cường công tác thông tin tuyên truyền, phổ biến kiến thức cho mọi người dân hiểu biết và cách phòng chống bệnh heo tai xanh, bệnh cúm gia cầm, bệnh LMLM gia súc. Tổ chức tập huấn cho các chủ cơ sở.

8

Page 9: UBND TỈNH BẠC LIÊUvukehoach.mard.gov.vn/DataStore/chienluoc/2053Bao cao... · Web viewCỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM SỞ NÔNG NGHIỆP & PTNT Độc lập -

+ Cấp mới và cấp lại 36 chứng chỉ hành nghề thú y; cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện VSTY cho 12 cơ sở giết mổ heo và 23 cơ sở ấp trứng.

- Công tác thanh kiểm tra, quản lý chất lượng thực phẩm : Phối hợp với đội liên ngành kiểm tra 112 cơ sở giết mổ, nơi trung chuyển gia súc, gia cầm và các quầy bán thịt, 17 cơ sở vi phạm; kiểm tra 50 cửa hàng bán thuốc thú y, thức ăn chăn nuôi có 2 cơ sở vi phạm. Ngoài ra, các Trạm Thú y tổ chức nhiều đợt kiểm tra phát hiện 20 cơ sở vi phạm. Tổng số xử phạt vi phạm hành chính 18 trường hợp với số tiền 11,7 triệu đồng.

3.5. Công tác thú y thủy sản- Tình hình dịch bệnh: Diện tích thủy sản bị thiệt hại 29.638 ha (> 50%: 17.089 ha,

trong đó tôm CN&BCN 9.776 ha, nghêu sò 120 ha). Diện tích thiệt hại ở địa bàn TP.Bạc Liêu, huyện Hòa Bình, Đông Hải, Giá Rai, Vĩnh Lợi (tôm CN&BCN); TP.Bạc Liêu, huyện Hồng Dân, Vĩnh Lợi, Đông Hải và Giá Rai (tôm QCCT kết hợp).

- Công tác phòng chống dịch bệnh thủy sản :+ Triển khai quán triệt và tổ chức thực hiện có hiệu quả các văn bản chỉ đạo của Chính

phủ, Bộ Nông nghiệp & PTNT, Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh và Ban Chỉ đạo sản xuất và phòng chống dịch bệnh cây trồng, vật nuôi tỉnh Bạc Liêu về nuôi trồng và phòng chống dịch bệnh thủy sản và Kế hoạch phòng trừ dịch bệnh tôm nuôi năm 2011 trên địa bàn tỉnh.

+ Theo dõi các thông tin về tình hình khí tượng thủy văn, điều tra dịch tễ bệnh tôm theo chỉ đạo của Cục Thú y, cập nhật thống kê diện tích, số hộ bị thiệt hại, tình hình dịch bệnh theo tiến độ thời gian, xây dựng cơ sở dữ liệu, lập bản đồ dịch tễ;...

+ Phân công cán bộ kỹ thuật xuống tận địa bàn, giám sát chặt chẽ dịch bệnh đến từng khóm, ấp và hộ nuôi tôm công nghiệp, bán công nghiệp; khi phát hiện ao đầm nuôi tôm, nghêu có dấu hiệu bị bệnh tổ chức bao vây, xử lý ngay ổ dịch không để lây lan.

+ Chi đạo thực hiện khá tốt việc cải tạo ao đầm (khuyến cáo người dân tuyệt đối không sử dụng thuốc trừ sâu, thuốc diệt tạp thành phần có chứa thuốc trừ sâu để tẩy dọn ao nuôi), xử lý diện tích bị dịch bệnh triệt để trước khi thả nuôi lại; hướng dẫn người nuôi tôm, nghêu thực hiện tốt việc chăm sóc, quản lý môi trường ao nuôi đảm bảo sự sinh trưởng và nâng cao sức đề kháng của tôm và nghêu nuôi (khuyến cáo người nuôi sử dụng tôm, nghêu giống đạt tiêu chuẩn; thả nuôi với mật độ thích hợp (nghêu 150 con/m2, tôm sú 10 -15 con/m2, tôm thẻ chân trắng 40 -50 con/m2).

+ Xét nghiệm 23.951 mẫu tôm (có 7.381/16.822 mẫu nhiễm MBV; 187/2.782 mẫu nhiễm đầu vàng; 410/1.477 mẫu tôm bị teo và hoại tử gan tụy; 9/2.870 mẫu nhiễm đốm trắng) và 748 mẫu nước (có 119 mẫu nhiễm khuẩn).

+ Kiểm tra, kiểm dịch 205 xe nhập tỉnh với 6.124,74 triệu post; kiểm dịch con giống sản xuất trong tỉnh 4.756,27 triệu con. Qua kiểm tra, kiểm dịch phát hiện 37,54 triệu con tôm giống nhiễm bệnh (xử lý hết bệnh 21,71 triệu con, xử lý tiêu hủy 15,83 triệu con). Giám sát tôm bố mẹ nhập khẩu 2.790 con.

+ Quản lý 749 cơ sở kinh doanh thuốc thú y, thức ăn, giống thủy sản (306 cơ sở kinh doanh thuốc thú y, thức ăn; 207 cơ sở sản xuất tôm sú giống; 36 cơ sở sản xuất cua giống; 200 cơ sở ương thuần tôm sú giống). Kiểm tra, cấp mới và đổi giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh cho 190 cơ sở; cấp 59 chứng chỉ hành nghề kinh doanh thức ăn, thuốc thú y thủy sản; công bố chất lượng 41 cơ sở sản xuất giống thủy sản và 01 mặt hàng thuốc thú y thủy sản.

+ Tham mưu giúp Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Quyết định số 1204/QĐ-UBND ngày 26/5/2011 về việc công bố thiên tai gây thiệt hại trực tiếp đối với nghề nuôi tôm trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu. Phối hợp các huyện, thành phố tiếp tục rà soát, thống kê diện tích tôm CN&BCN bị thiệt hại, đề xuất Ủy ban nhân dân tỉnh có chính sách hỗ trợ cho người nuôi (tổng diện tích nuôi tôm công nghiệp, bán công nghiệp bị thiệt hại trong thời gian công bố thiên tai 7.822,32 ha; tổng nhu cầu kinh phí hỗ trợ giống thủy sản

9

Page 10: UBND TỈNH BẠC LIÊUvukehoach.mard.gov.vn/DataStore/chienluoc/2053Bao cao... · Web viewCỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM SỞ NÔNG NGHIỆP & PTNT Độc lập -

39.060,18 triệu đồng, trong đó ngân sách tỉnh 11.718,05 triệu đồng và ngân sách Trung ương 27.342,13 triệu đồng).

- Công tác thanh kiểm tra, quản lý giống thủy sản: Phối hợp các đơn vị có liên quan tổ chức tuần tra kiểm soát 18 đợt , phát hiện và xử lý 23 trường hợp sai phạm.

3.6. Công tác quản lý khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản- Công tác đăng ký, đăng kiểm: Thực hiện đăng ký, đăng kiểm 963 phương tiện,

trong đó đăng ký mới 74 phương tiện (đóng mới 20 phương tiện, mua ngoài tỉnh 54 phương tiện), bán ngoài tỉnh 14 phương tiện, gia hạn 739 phương tiện, cải hoán 84 phương tiện, giải bản 12 phương tiện và sang tên 40 phương tiện.

- Về cấp giấy phép khai thác thủy sản: Cấp mới, cấp lại và gia hạn 691 giấy phép. - Về thực hiện cấp giấy chứng nhận thủy sản khai thác: Cấp 132 giấy chứng nhận thủy

sản khai thác với khối lượng 348,57 tấn (trong đó tôm 118,79 tấn, thủy sản khác 229,8 tấn).- Công tác bảo vệ nguồn lợi thủy sản (BVNLTS): + Chi cục Khai thác & BVNLTS , Thanh tra Sở phối hợp Phòng Nông nghiệp &

PTNT các huyện, Phòng Kinh tế thành phố Bạc Liêu và Ủy ban nhân dân các xã, thị trấn kiểm tra thủy sinh vật ngoại lai (tịch thu tiêu hủy 16 cá thể rùa tai đỏ). Tại Hồ Nam thuộc địa bàn Phường 1, thành phố Bạc Liêu mỗi buổi sáng đều xuất hiện rùa tai đỏ nổi lên mặt nước, nhưng do diện tích hồ rộng nên không xác định được số lượng.

+ Tại các huyện Vĩnh Lợi, Hòa Bình và Hồng Dân xuất hiện cá lau kiếng.+ Từ năm 2009 đến nay tại ấp Bến Bào và ấp Bình Lộc (xã Vĩnh Lộc A, huyện Hồng

Dân) xuất hiện nhuyễn thể hai mãnh vỏ (vọp), nhất là thời điểm từ tháng 11 đến tháng 4 hàng năm, mỗi ngày khai thác 3 - 5 kg/người, giá bán từ 10.000 - 15.000 đồng/kg tùy kích cỡ; Chi cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản đã đề nghị UBND xã vận động người dân khai thác vọp khi đủ kích cỡ.

+ Phối hợp với các ngành, các đơn vị có liên quan tổ chức thả giống thủy sản ra biển (5.500.000 post sú) nhân kỷ niệm 52 năm ngày truyền thống nghề cá (01/4/1959 – 01/4/2011) và Lễ hội Nghinh Ông tại huyện Đông Hải.

+ Phối hợp với Đồn Biên phòng 668, 664 cấp phát 226 bản đồ ngư trường khai thác cá vụ Bắc cho các chủ tàu cá. Kiểm tra việc thực hiện Chỉ thị 01/1998/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ (kiểm tra 78 phương tiện, đa số các phương tiện đánh bắt thủy sản đều chấp hành tốt). Phát 880 tờ rơi tuyên truyền về tác hại của sinh vật ngoại lai, 940 tờ rơi qui định xử phạt trong lĩnh vực khai thác và BVNLTS, 127 tờ bản đồ một số ranh giới biển cho các xã.

+ Chỉ đạo các huyện, thành phố thực hiện nghiêm túc Quyết định số 666/QĐ-UBND ngày 08/4/2009 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc cấm khai thác thủy sản ven biển và bãi bồi, cửa sông, kênh, rạch thông ra biển trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu.

+ Phối hợp với các huyện vùng ngọt điều tra tình hình sử dụng xung điện để khai thác thủy sản đã bắt và tịch thu 25 bộ xung điện; phối hợp với Công an xã Vĩnh Trạch Đông vận động nhân dân tháo dỡ lú trên tuyến kênh lô 10. Xác minh tìm hiểu vụ việc lưu giữ động vật quý hiếm (cá thể vích) tại phường 3, TP. Bạc Liêu.

+ Xây dựng Đề án Bảo vệ nguồn lợi thủy sản đến năm 2020 theo Công văn số 187/KTBVNLTS-NL ngày 28/3/2011 của Cục Khai thác & BVNLTS; Kế hoạch thực hiện Quyết định số 48/2010/QĐ-TTg ngày 13/7/2010 của Thủ tướng Chính phủ về một số chính sách khuyến khích, hỗ trợ khai thác và dịch vụ khai thác hải sản trên các vùng biển xa của tỉnh Bạc Liêu.

+ Báo cáo rà soát, xác minh nhân thân để cấp giấy thông hành cho ngư dân Việt Nam bị Malaysia và Thái Lan bắt giữ đã chấp hành xong hình phạt tù; tổng kết khai thác thủy sản vụ Bắc 2010-2011 và triển khai khai thác cá vụ Nam 2011; tình hình tổ chức, hoạt động của cảng cá, bến cá và khu neo đậu tránh trú bão; báo cáo về việc thả giống thủy sản xuống các

10

Page 11: UBND TỈNH BẠC LIÊUvukehoach.mard.gov.vn/DataStore/chienluoc/2053Bao cao... · Web viewCỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM SỞ NÔNG NGHIỆP & PTNT Độc lập -

vùng nước tự nhiên; báo cáo số lượng tàu nằm bờ do tác động của việc tăng giá dầu. Báo cáo theo nội dung Công văn 319/KTBVNL - KT ngày 28/5/2011 của Cục Khai thác & BVNL thủy sản về việc chuẩn bị hội thảo rút kinh nghiệm việc phân chia ranh giới vùng biển ven bờ; Công văn số 736/TCTS-KTBVNL ngày 31/5/2011 của Tổng cục Thủy sản về việc tăng cường kiểm tra giám sát các loài thủy sinh vật ngoại lai; Công văn số 405/STNMT-PB ngày 25/5/2011 của Sở Tài nguyên và Môi trường về việc đề xuất nhiệm vụ điều tra cơ bản và quản lý tài nguyên môi trường biển thuộc Đề án tổng thể giai đoạn 2011-2015.

+ Góp ý dự thảo Thông tư quy định một số nội dung của Nghị định số 52/2010/NĐ-CP ngày 17/5/2010 của Chính phủ về nhập khẩu tàu cá; Thông tư quy định về việc thành lập khu Bảo tồn vùng nước nội địa.

+ Soạn thảo các văn bản về thỏa thuận ranh giới biển giữa hai tỉnh Bạc Liêu và Sóc Trăng. Cung cấp số liệu xây dựng Đề án khai thác hải sản đến năm 2020 theo nội dung Công văn số 501/KTBVNL- KT ngày 29/7/2011 của Cục Khai thác & BVNLTS. Thông báo về việc triển khai chương trình thử và lấy mẫu địa chất ngoài khơi thềm lục địa Việt Nam lô 156-159 của Công ty ExxonMobil Exploration & Production Vietnam Ltd (gọi tắt là EMEPVL).

+ Báo cáo thực trạng và dự kiến phương hướng, nhiệm vụ bố trí dân cư và xây dựng làng cá ven biển tỉnh Bạc Liêu đến năm 2020.

- Về tổ chức sản xuất khai thác, đánh bắt hải sản : Toàn tỉnh hiện có 43 tổ, đội khai thác hải sản, với 274 thành viên (thực hiện hỗ trợ nhau trong việc vận chuyển sản phẩm, nhiên liệu, chia sẻ kinh nghiệm trong khai thác đánh bắt).

3.7. Công tác quản lý bảo vệ và phát triển rừng - Tổ chức tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật 602 đợt cho 9.200 lượt người. - Thường xuyên kiểm tra, thanh tra, giám sát việc thi hành pháp luật về quản lý, bảo vệ

và phát triển rừng đối với 386 tổ chức, hộ gia đình, cá nhân nhận hợp đồng khoán bảo vệ rừng và 55 cơ sở mua bán, kinh doanh, vận chuyển, chế biến lâm sản trên địa bàn tỉnh, phát hiện 47 vụ vi phạm ( trong đó phá rừng trái luật 35 vụ, vận chuyển lâm sản trái luật 6 vụ; vi phạm thủ tục hành chính trong mua bán, chế biến lâm sản 6 vụ; gây hại 1.305 m2 rừng đước và 26.213m2 rừng mắm); số tiền xử phạt 106,5 triệu đồng.

- Về quản lý động vật hoang dã: Cấp phép đăng ký gây nuôi mới năm 2011: 111 hộ, nâng tổng số hộ gây nuôi động vật hoang dã lên 1.316 hộ ( 148.801 con cá sấu, 249.736 con động vật hoang dã khác như nhím, heo rừng, trăn, rắn, ba ba, cua đinh, kỳ đà, cầy hương,...). Cấp phép vận chuyển 1.000 tấm da cá sấu; 89.435 con cá sấu lớn, 4.039 con cá sấu nhỏ; 2.283 con trăn đất và 514 con kỳ đà vân. Hiện còn trên 400 hộ chưa đăng ký gây nuôi động vật hoang dã.

- Công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng đặc dụng kết hợp du lịch sinh thái:+ Thực hiện tốt phương án phòng chống cháy rừng mùa khô năm 2010 – 2011 tại khu

vực Vườn chim Bạc Liêu (từ 15/01 đến 13/5/2011), không để xảy ra cháy rừng. + Thường xuyên tổ chức tuần tra bảo vệ rừng Vườn chim Bạc Liêu, khu Canh Điền –

Đông Hải, đã tổ chức trên 200 lượt tuần tra, không có trường hợp xâm nhập trái phép vào rừng để săn bắt chim và động vật rừng, nhưng phát hiện dân ở vùng đệm dùng súng săn bắn chim. Nhìn chung cây rừng sinh trưởng và phát triển tốt, các loài chim hoang dã về cư trú giảm trong mùa khô, ổn định vào mùa mưa. Thực hiện xử lý ô nhiễm nguồn nước khu Vườn Chim Bạc Liêu do ảnh hưởng của phân chim và lá cây rừng. Nghiệm thu phương án dọn vệ sinh và trồng lại 03 ha tại khu Canh Điền – Đông Hải.

+ Thực hiện Dự án GIZ (nâng cấp sửa chữa nhà trưng bày và nhà giáo dục cộng đồng, cử cán bộ tập huấn nghiệp vụ giáo dục cộng đồng, chăm sóc vườn ươm cây giống, tra dặm cây tre đã trồng xung quanh bờ bao Vườn chim).

11

Page 12: UBND TỈNH BẠC LIÊUvukehoach.mard.gov.vn/DataStore/chienluoc/2053Bao cao... · Web viewCỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM SỞ NÔNG NGHIỆP & PTNT Độc lập -

- Công tác theo dõi diễn biến tài nguyên đa dạng sinh học: Phối hợp Viện sinh học nhiệt đới Thành phố Hồ Chí Minh tiến hành khảo sát đa dạng sinh học, giám sát các loài chim nước (ghi nhận 104 loài thực vật sinh trưởng và phát triển tốt, trong đó có 01 loài trong sách đỏ Việt Nam là cây Chùm lé; về động vật ghi nhận 100 loài chim, số lượng cá thể các loài chim nước giảm so với các năm trước đây; nhưng thành phần các loài chim quý hiếm tăng lên, hiện có 9 loài quý hiếm nằm trong sách đỏ Việt Nam, tăng 6 loài so năm 2003; đặc biệt có loài chim Điêng Điểng, Cốc Đế là chim quý hiếm hiện có rất nhiều tại Vườn chim Bạc Liêu; các loài động vật hoang dã khác cũng được ghi nhận, nhất là loài Rái cá là động vật quý hiếm), tuyên truyền về tài nguyên đa dạng sinh học cho 95 người dân khu vực vùng đệm Vườn chim Bạc Liêu.

- Hợp tác Du lịch sinh thái: Phối hợp Công ty Rồng Việt lập đề án phát triển các hoạt động du lịch sinh thái tại Vườn Chim Bạc Liêu trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt.

3.8. Thủy lợi - TNNĐ, điều tiết nước phục vụ sản xuất, PCLB &TKCN a) Quản lý, khai thác, bảo vệ các công trình thủy lợi: Kiểm tra, xử lý khắc phục sự

cố cửa van cống Láng Tròn, Hộ Phòng, Giá Rai kịp thời đảm bảo an toàn cho sản xuất nông nghiệp; nạo vét hạ lưu và đắp bờ bao chống tràn do triều cường cống ấp Dôn, Cầu số 3, Xóm Lung; Chệt Niêu; thực hiện công tác duy tu, bảo dưỡng và sửa chữa các công trình thủy lợi bị hư hỏng, xuống cấp theo kế hoạch được phê duyệt.

b) Thủy lợi -TNNĐ: Thi công 462 công trình, với chiều dài 750,29 m, khối lượng 5.993.453 m3, vốn đầu tư 67.016 triệu đồng. Theo dõi diễn biến nguồn nước trên các trục kênh Nàng Rền, Cầu Sập - Ninh Quới và Quản Lộ - Phụng Hiệp. Thực hiện Chương trình hành động ứng phó với biến đổi khí hậu của ngành nông nghiệp giai đoạn 2011-2015 và tầm nhìn đến năm 2050. Lập phương án xây dựng ô thủy lợi khép kín, Đề án trạm bơm điện và Đề án kiên cố hóa kênh mương trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2011-2015. Làm việc với tỉnh Sóc Trăng để thống nhất danh mục và vị trí 02 kênh dẫn ngọt tham mưu giúp UBND tỉnh trình Bộ Nông nghiệp & PTNT đầu tư. Thống kê hiện trạng thủy lợi năm 2011 và định hướng đến năm 2020, diện tích chiếm đất của công trình thủy lợi, hiện trạng và định hướng phát triển các trạm bơm điện trên địa bàn tỉnh. Theo dõi tiến độ thực hiện Dự án hệ thống công trình phân ranh mặn, ngọt tỉnh Sóc Trăng- Bạc Liêu.

c) Điều tiết nước phục vụ sản xuất: Thực hiện tốt lịch điều tiết nước theo từng chu kỳ con nước hàng tháng, đảm bảo đủ nước mặn có chất lượng tốt phục vụ nuôi trồng thủy sản Tiểu vùng chuyển đổi sản xuất, đồng thời đảm bảo ngăn mặn, giữ ngọt phục vụ sản xuất nông nghiệp ở Tiểu vùng giữ ngọt ổn định phía Bắc Quốc lộ 1A, góp phần thực hiện thắng lợi các vụ lúa trong năm 2011. Điều tra, khảo sát nắm chắc diễn biến tình hình khí tượng, thủy văn, diễn biến nguồn nước, chất lượng nước ở các Tiểu vùng sản xuất trong tỉnh và đề xuất các giải pháp khắc phục và điều chỉnh lịch điều tiết nước kịp thời, đáp ứng được yêu cầu sản xuất.

d) Công tác phòng chống lụt bão & TKCN: - Tình hình thiên tai: Trong năm xuất hiện 10 đợt ATNĐ và 7 cơn bão hoạt động trên

biển Đông. Ngoài ra, các loại thiên tai như lốc xoáy, sạt lở đất, sét đánh,... đã làm thiệt hại khá nhiều về người và tài sản. Lượng mưa Trạm Bạc Liêu 1.574,8mm (năm 2010: 2572mm); Trạm Phước Long 1.875,1mm (năm 2010: 2.068mm) ; Trạm Gành Hào 1.612,3mm (năm 2010: 2.146,9mm) – Nguồn Trung tâm Dự báo khí tượng thuỷ văn tỉnh Bạc Liêu.

- Tình hình thiệt hại và sự cố trên biển.+ Thiệt hại trên đất liền: Chết 04 người.(do sét đánh) ; thiệt hại về nhà 118 căn (trong

đó sập 55 căn và tốc mái 63 căn) ; sạt lở đất tổng chiều dài 239 m, rộng 53,5 m ; sản lượng

12

Page 13: UBND TỈNH BẠC LIÊUvukehoach.mard.gov.vn/DataStore/chienluoc/2053Bao cao... · Web viewCỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM SỞ NÔNG NGHIỆP & PTNT Độc lập -

muối bị thiệt hại do mưa trái mùa 30.065 tấn. Ước tính tổng thiệt hại là 17.045,7 triệu đồng.+ Xảy ra 13 trường hợp tàu bị sự cố trên biển, trong đó bị chìm 05 tàu, chết 03

người, mất tích 03 người và hư hại một số tài sản khác.- Công tác Phòng chống lụt bão và Tìm kiếm cứu nạn+ Tiếp tục thực hiện Kế hoạch hành động thực hiện Chiến lược Quốc gia phòng

chống và giảm nhẹ thiên tai đến năm 2020 của tỉnh Bạc Liêu; triển khai Quyết định số 1002/QĐ-TTg ngày 13/7/2009 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án Nâng cao nhận thức cộng đồng và quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng đến năm 2020.

+ Phối hợp với Đài Thông tin Duyên Hải Cần Thơ, Trung tâm Khí tượng thủy văn tỉnh Bạc Liêu tổ chức 13 lớp tập huấn công tác PCLB&TKCN cho 05 huyện, thành phố và 03 xã ven biển với gần 1.000 đại biểu tham dự

+ Phối hợp BCH PCLB&TKCN các huyện, thành phố lập kế hoạch sơ tán dân khi có nguy cơ bão đổ bộ vào địa bàn tỉnh (tổng số hộ cần sơ tán 67.499 hộ, với 275.477 người, trong đó số hộ sơ tán đến nơi tập trung 33.653 hộ, với 143.962 người; số hộ sơ tán tại chỗ 33.846 hộ, với 131.515 người; tổng số phương tiện phục vụ sơ tán các loại là 9.339 phương tiện; tổng số nơi tập trung dân tránh bão là 9.759 cơ sở và nhà kiên cố; tổng số lực lượng phục vụ sơ tán dân là 9.894 người).

+ Xây dựng báo cáo tổng kết công tác PCLB&TKCN năm 2010 và kế hoạch 2011 của Ban chỉ huy PCLB&TKCN tỉnh. Củng cố, kiện toàn bộ máy tổ chức để đáp ứng với công tác phòng, chống thiên tai; củng cố các đội tìm kiếm cứu nạn, tổ chức triển khai kịp thời công tác tìm kiếm cứu hộ, cứu nạn các tàu bị sự cố trên biển.

+ Thường xuyên kiểm tra các khu vực đã sạt lở và có nguy cơ sạt lở trên địa bàn toàn tỉnh để chủ động ứng phó. Kịp thời điều tra, thống kê, đề xuất các biện pháp khắc phục và hỗ trợ thiệt hại do thiên tai gây ra để giúp nhân dân sớm khắc phục thiệt hại, ổn định đời sống sản xuất.

+ Thường xuyên kiểm tra, bảo dưỡng hệ thống 26 trạm thông tin liên lạc bộ đàm phục vụ thông tin trong mùa mưa bão; phối hợp với Chi nhánh Viettel tại Bạc Liêu khảo sát 14 vị trí ven biển thuộc địa bàn tỉnh Bạc Liêu đề xuất Ban chỉ đạo PCLB Trung ương xây dựng hệ thống báo động trực canh cảnh báo sóng thần.

+ Thu thập số liệu chi tiết để xây dựng kế hoạch phòng tránh và ứng phó với thiên tai theo phương châm “4 tại chỗ’’; thực hiện tốt công tác thông tin cho tàu thuyền hoạt động trên biển biết về vùng ảnh hưởng, hướng di chuyển, tốc độ di chuyển của bão và áp thấp nhiệt đới xuất hiện trên biển để tàu thuyền chủ động phòng tránh, tìm nơi trú ẩn an toàn.

+ Khi có thông tin tàu bị nạn trên biển, Văn phòng BCHPCLB&TKCN phối hợp kịp thời với Bộ Chỉ huy Bộ đội biên phòng tỉnh triển khai nhanh các biện pháp tìm kiếm. Đồng thời có văn bản đề nghị Đài thông tin Duyên Hải Cần thơ phối hợp tìm kiếm tàu bị nạn.

- Quản lý đê điều: Theo thống kê (đến thời điểm tháng 12/2011) có 720 căn nhà đã nằm trong hành lang bảo vệ đê; lập biên bản xử lý 42 trường hợp vi phạm hành lang bảo vệ đê (2 trường hợp dựng 61 trụ điện; 02 trường hợp đào kênh dẫn nước và 38 trường hợp xây dựng nhà ở, hàng rào, sân xi măng,...); lập Đề án quản lý đê nhân dân; thực hiện duy tu, sửa chữa đê kè năm 2011 (giải ngân 694 triệu đồng, đạt 100% KH). Phối hợp các đơn vị có liên quan lập thủ tục giao đất xây dựng dự án khu du lịch sinh thái cho Công ty cổ phần Đầu tư và Du lịch sinh thái Rồng Việt; khảo sát tuyến lắp đặt đường dây điện 220 KV và 110 KV của Nhà máy điện gió Bạc Liêu do chi nhánh Công ty TNHH XD-TM-DV Công Lý thi công.

3. 9. Công tác giống cây trồng, vật nuôi, giống thủy sản- Nhìn chung công tác giống cây trồng, vật nuôi, giống thủy sản phục vụ sản xuất của

các cơ sở, doanh nghiệp, hộ gia đình trên địa bàn tỉnh đáp ứng được yêu cầu sản xuất.

13

Page 14: UBND TỈNH BẠC LIÊUvukehoach.mard.gov.vn/DataStore/chienluoc/2053Bao cao... · Web viewCỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM SỞ NÔNG NGHIỆP & PTNT Độc lập -

- Công tác giống tại Trung tâm Giống nông nghiệp, thủy sản: Lúa giống xuất bán 1.500 tấn; cây ăn trái các loại xuất bán 2.800 cây; xuất bán 1.766 con heo các loại, sản lượng 65.290 kg ( trong đó heo sữa giống 1.452 con, trọng lượng 29.040 kg); xuất bán 800 ngàn cua giống và 12 triệu post sú giống.

- Báo cáo đề xuất quy hoạch hệ thống giống cây nông, lâm nghiệp, giống vật nuôi giống thủy sản đến năm 2020 trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu theo Quyết định số 2194/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.

3.10. Cung ứng vật tư nông nghiệp phục vụ sản xuất của các cơ sở, doanh nghiệp cơ bản đáp ứng được yêu cầu phát triển sản xuất trên địa bàn tỉnh.

4. XÂY DỰNG CƠ BẢN, CHƯƠNG TRÌNH MTQG & CTMTa) Sở Nông nghiệp & PTNT chủ đầu tư- Tổng vốn kế hoạch năm 2011: 177.611,28 triệu đồng, trong đó vốn năm 2010

chuyển tiếp sang năm 2011: 14.138,84 triệu đồng (vốn ngân sách tỉnh 1.300,11 triệu đồng; vốn HTMT 11.505,43 triệu đồng; vốn sự nghiệp kinh tế 1.333,3 triệu đồng); vốn kế hoạch năm 2011: 164.935,44 triệu đồng (vốn ngân sách tỉnh và TW 23.396,07 triệu đồng;vốn XSKT 10.000 triệu đồng; vốn Trái phiếu Chính phủ 57.000 triệu đồng; vốn HTMT 53.938 triệu đồng; vốn Jica 3.463 triệu đồng; vốn sự nghiệp kinh tế 17.138,37 triệu đồng).

- Giá trị khối lượng thực hiện đến 31/12/2011: 150.343,13 triệu đồng, tổng vốn giải ngân 169.133,75 triệu đồng (trong đó tạm ứng 66.721,15 triệu đồng), đạt 95,26 %KH, chia theo các nguồn vốn cụ thể như sau:

+ Vốn cân đối ngân sách (CĐNS): 22.950,94 triệu đồng (tạm ứng 17.000 triệu đồng).+ Vốn xổ số kiến thiết (XSKT): 10.000 triệu đồng (tạm ứng 9.290 triệu đồng).+ Vốn Trái phiếu Chính phủ: 57.000 triệu đồng (tạm ứng 9.742 triệu đồng).+ Vốn hỗ trợ mục tiêu: 59.362,43 triệu đồng (tạm ứng 28.798,15 triệu đồng).+ Vốn JICA: 3.463 triệu đồng (tạm ứng 1.891,0 triệu đồng).+ Vốn sự nghiệp kinh tế: 16.357,38 triệu đồng.

b) Các đơn vị trực thuộc Sở Nông nghiệp & PTNT chủ đầu tư- Tổng vốn kế hoạch năm 2011: 43.637,19 triệu đồng, trong đó vốn năm 2010 chuyển

tiếp sang năm 2011: 2.506,56 triệu đồng (vốn HTMT 2.466,92 triệu đồng; vốn MTQG 39,64 triệu đồng); vốn kế hoạch năm 2011: 41.130,63 triệu đồng (vốn cân đối ngân sách 209,5 triệu đồng; vốn xổ số kiến thiết 13.090 triệu đồng; vốn HTMT 6.000 triệu đồng; vốn MTQG 19.031,13 triệu đồng; vốn tài trợ 300 triệu đồng; vốn sự nghiệp kinh tế 2.500 triệu đồng).

- Giá trị khối lượng thực hiện 39.836,22 triệu đồng, tổng vốn giải ngân 40.272,12 triệu đồng (trong đó tạm ứng 450 triệu đồng), đạt 92,28 %KH, chia theo các nguồn vốn cụ thể như sau:

+ Vốn cân đối ngân sách (CĐNS): 209,5 triệu đồng.+ Vốn xổ số kiến thiết (XSKT): 13.090 triệu đồng.+ Vốn hỗ trợ mục tiêu: 6.351,84 triệu đồng (tạm ứng 300 triệu đồng).+ Vốn Chương trình mục tiêu quốc gia: 19.070, 2 triệu đồng (tạm ứng 150 triệu đồng).+ Vốn tài trợ: 200 triệu đồng.+ Vốn sự nghiệp kinh tế: 1.350,88 triệu đồng.5. PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN - Theo dõi tình hình đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng phục vụ nông nghiệp, nông thôn.- Về xây dựng nông thôn mới có 15 xã (dưới 5 tiêu chí); 33 xã (5 - 9 tiêu chí) và 02

xã (10 - 12 tiêu chí); có 50 xã đang tiến hành lập quy hoạch, có 24 xã đã phê duyệt quy hoạch xây dựng nông thôn mới (trong đó TP.Bạc Liêu 3 xã, huyện Phước Long 07 xã,

14

Page 15: UBND TỈNH BẠC LIÊUvukehoach.mard.gov.vn/DataStore/chienluoc/2053Bao cao... · Web viewCỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM SỞ NÔNG NGHIỆP & PTNT Độc lập -

Đông Hải 4 xã, Giá Rai 1 xã, Vĩnh Lợi 4 xã, Hòa Bình 3 xã, Hồng Dân 2 xã); 26 xã còn lại sẽ thông qua quy hoạch và phê duyệt trong quý I/2012; cấp phát hơn 1.000 quyển sổ tay hướng dẫn nông thôn mới, xây dựng trên 100 Pano ápphích, 500 băng rol, cấp phát 182.740 tờ rơi, đưa 1.201 tin, bài và phóng sự. Tổ chức tuyên truyền về xây dựng nông thôn mới trên 2.134 cuộc, với 150.986 lượt người tham dự; tổ chức tập huấn 50 xã, có 3.276 học viên tham dự; tập huấn nâng cao cho Ban Chỉ đạo cấp tỉnh, huyện, cán bộ chuyên trách của các Ban, Ngành, đoàn thể, cơ quan thường trực, Văn phòng điều phối Chương trình về công tác xây dựng nông thôn mới với 85 cán bộ tham dự.

Tổng nguồn vốn năm 2011 đã bố trí cho công tác xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh: 409.252 triệu đồng (trong đó vốn Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới 18.479 triệu đồng; vốn lồng ghép từ các Chương trình MTQG khác 130.482 triệu đồng; vốn cấp bù thủy lợi phí 52.052 triệu đồng;vốn Chương trình 132:30.000 triệu đồng; vốn ngân sách tỉnh tạm ứng và cấp bổ sung 56.000; vốn ngân sách địa phương huyện, thành phố 46.955 triệu đồng; vốn xã hội hóa 75.284 triệu đồng). Kết quả giải ngân nguồn vốn xây dựng nông thôn mới 252.585 triệu đồng, đạt 61,7% KH (trong đó vốn Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới 11.044 triệu đồng; vốn lồng ghép từ các Chương trình MTQG khác 26.905 triệu đồng; vốn cấp bù thủy lợi phí 52.052 triệu đồng; vốn Chương trình 132:30.000 triệu đồng; vốn ngân sách tỉnh tạm ứng và cấp bổ sung 30.345; vốn ngân sách địa phương huyện, thành phố 26.955 triệu đồng; vốn xã hội hóa 75.284 triệu đồng).

- Toàn tỉnh hiện có 73 HTX thuộc lĩnh vực nông, ngư nghiệp (52 HTX nông nghiệp, 17 HTX thủy sản và 4 HTX sản xuất muối), với 6.188 xã viên, tổng vốn điều lệ 21.874 triệu đồng; thành lập mới 64 tổ hợp tác (THT), nâng tổng số THT lên 1.420 tổ hợp tác (có 732 THT hoạt động theo Nghị định 151/NĐ-CP của Chính phủ), với 24.122 thành viên; toàn tỉnh hiện có 13.432 trang trại theo tiêu chí cũ; có 1.864 trang trại được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện; tổng vốn kinh doanh 905.803 triệu đồng. Đưa 6 học viên là cán bộ HTX, cán bộ quản lý kinh tế tập thể của huyện, thành phố Bạc Liêu tham dự các lớp “Kỹ năng mềm trong quản lý và sự phát triển bền vững của HTX”, “Nghiệp vụ cán bộ kiểm soát HTX” và “Nghiệp vụ tiếp thị và điều hành sản xuất” do Trường Cán bộ quản lý nông nghiệp & PTNT II tổ chức; mở 7 lớp đào tạo nghiệp vụ tổ trưởng cho 400 lượt người. Kết quả hỗ trợ các HTX 824,8 triệu đồng, thông qua các mô hình trình diễn, đào tạo phát triển nguồn nhân lực.

- Báo cáo kết quả thực hiện Chỉ thị số 28/2007/CT-BNN ngày 18/4/2007 về đẩy mạnh thực hiện Quy hoạch phát triển ngành nghề nông thôn và phòng chống ô nhiễm môi trường làng nghề; tình hình phát triển ngành nghề nông thôn, làng nghề theo Công văn số 917/BNN-CB ngày 6/4/2011 của Bộ Nông nghiệp & PTNT.

- Chương trình bố trí dân cư và định canh, định cư : Thực hiện Dự án “Bố trí, sắp xếp dân cư ở khu vực rừng phòng hộ xung yếu ven biển trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu giai đoạn 2006 – 2010 vốn năm 2011 được giao 1.715 triệu đồng, đã giải ngân 1.000 triệu đồng.

- Cung cấp nước sạch & VSMTNT: Tổng số trạm đưa vào khai thác 95 trạm, tổng số hộ đấu nối đồng hồ nước 22.800 hộ; tổng lượng nước thương phẩm 2.257.000m3 ; tỷ lệ thất thoát nước 28-29%; tỷ lệ hộ nông thôn dùng nước hợp vệ sinh 73,60%, tỷ lệ hộ nông thôn dùng nước sạch an toàn 53,58%; tỷ lệ hộ nông thôn có hố xí hợp vệ sinh 33,67%, tỷ lệ chuồng trại chăn nuôi hợp vệ sinh 39,34%.

6. CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH, THANH KIỂM TRA VÀ TIẾP DÂNa) Cải cách hành chính

15

Page 16: UBND TỈNH BẠC LIÊUvukehoach.mard.gov.vn/DataStore/chienluoc/2053Bao cao... · Web viewCỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM SỞ NÔNG NGHIỆP & PTNT Độc lập -

Tổ chức thực hiện Đề án “một cửa” thuộc Sở Nông nghiệp & PTNT theo quyết định đã được phê duyệt; đưa vào hoạt động Website của Sở kể từ ngày 01/4/2011.

b) Công tác thanh tra - Kết luận thanh tra nguồn kinh phí hoạt động năm 2010 tại Trung tâm Quản lý khai

thác công trình thủy lợi, Chi cục Khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản và Chi cục Phát triển nông thôn.

- Thực hiện công tác thanh tra chuyên ngành, Thanh tra Sở đã kiểm tra 257 cơ sở sản xuất kinh doanh vật tư nông nghiệp, thu mua, sơ chế thủy sản, vận chuyển tôm giống, tôm nguyên liệu và 198 phương tiện khai thác đánh bắt thuỷ hải sản, ra quyết định xử phạt hành chính 149 trường hợp, tổng số tiền xử phạt 876,53 triệu đồng. Trong đó:

Kiểm tra 184 cơ sở kinh doanh vật tư nông nghiệp; tổng số trường hợp vi phạm ra quyết định xử phạt 61 trường hợp ( phạt tiền 161,8 triệu đồng); tổng số mẫu kiểm tra chất lượng 101 mẫu ( kết quả phân tích đạt chất lượng 59 mẫu, không đạt chất lượng 41 mẫu, số tiền xử phạt 38 trường hợp 249,25 triệu đồng, số còn lại đang chờ xử lý); kiểm tra 198 phương tiện tàu cá, xử phạt 07 trường hợp, số tiền xử phạt 27,4 triệu đồng. Tham gia đoàn kiểm tra vận chuyển, giết mổ, kinh doanh động vật và sản phẩm động vật, kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm tại huyện Giá Rai. Thực hiện kiểm soát giết mổ và VSTY tại các cơ sở giết mổ heo, kiểm tra VSATTP sản phẩm gia súc, gia cầm phục vụ nhu cầu tiêu dùng trong dịp Tết Nguyên đán. Kiểm tra, xử lý thủy sinh vật ngoại lai (xử lý tiêu hủy 16 con Rùa tai đỏ), đồng thời tuyên truyền tác hại của Rùa tai đỏ, vận động nhân dân tự giác xử lý, tiêu hủy.

c) Công tác phòng chống tham nhung: Tổ chức tuyên truyền giáo dục pháp luật trong toàn ngành ( lồng ghép triển khai 32 cuộc, có 1.700 cán bộ, công chức và 30.000 lượt người dân tham dự). Xây dựng kế hoạch thanh tra kinh tế - xã hội, chuyên ngành (8 cuộc); chỉ đạo các đơn vị không nằm trong kế hoạch thanh tra tự kiểm tra, rà soát và báo cáo kết quả về Thường trực Ban Chỉ đạo Phòng chống tham nhũng của Sở Nông nghiệp & PTNT. Tiếp nhận và xử lý kịp thời các đơn thư tố cáo thuộc thẩm quyền. Báo cáo sơ kết 5 năm thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 3 Ban chấp hành Trung ương Đảng (khóa X) về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí”; Báo cáo kết quả thực hiện công tác phòng, chống tham nhũng năm 2011.

d) Về công tác tiếp dân, xư lý đơn thư và giải quyết khiếu nại: Tiếp 13 cuộc, với 15 lượt người, nhận 12 đơn khiếu nại, tố cáo, trong đó có 06 đơn không thuộc thẩm quyền chuyển cơ quan có liên quan xem xét giải quyết; còn lại 06 đơn Thanh tra sở và các đơn vị trực thuộc Sở phối hợp giải quyết. Nhận 01 phiếu chuyển của Báo Bạc Liêu về đơn khiếu nại của 4 hộ dân ấp An Khoa, xã Vĩnh Mỹ B, huyện Hòa Bình; 01 phiếu chuyển của Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh Bạc Liêu về đơn tố cáo của ông Trịnh Hoàng Thông (đã có công văn trả lời).

7. CÁC MẶT CÔNG TÁC KHÁC- Thực hiện chức năng thường trực của Ban Chỉ đạo (BCĐ) xây dựng nông thôn mới,

BCĐ sản xuất và phòng chống dịch bệnh cây trồng, vật nuôi, BCĐ Chương trình 667; Chương trình về biển Đông và các hải đảo tỉnh Bạc Liêu Chương trình mục tiêu quốc gia nước sạch và VSMTNT, Chương trình Phát triển rừng và Ban Chỉ huy phòng chống lụt bão - TKCN tỉnh Bạc Liêu.

- Báo cáo tình hình 01 năm thực hiện Nghị quyết số 48/NQ-CP ngày 23/9/2009 của Chính phủ về cơ chế, chính sách giảm tổn thất sau thu hoạch đối với nông sản, thủy sản; nhiệm vụ, giải pháp nhằm kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội theo Nghị quyết 11/NQ-CP ngày 24/02/2011 của Thủ tướng Chính phủ; sơ kết tình hình thực hiện Nghị quyết Hội nghị Trung ương 7 (khóa X) về nông nghiệp, nông dân, nông thôn. Đề

16

Page 17: UBND TỈNH BẠC LIÊUvukehoach.mard.gov.vn/DataStore/chienluoc/2053Bao cao... · Web viewCỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM SỞ NÔNG NGHIỆP & PTNT Độc lập -

xuất, kiến nghị với UBND tỉnh về thực hiện nhiệm vụ năm 2011 của ngành; tiến độ thực hiện các nội dung đã đăng ký và dự kiến khả năng thông qua kỳ họp lần thứ 3, HĐND tỉnh khóa VIII.

- Góp ý dự thảo Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Bạc Liêu đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030; Quy hoạch phát triển công nghiệp, TTCN tỉnh Bạc Liêu đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030; Quy hoạch sử dụng đất tỉnh Bạc Liêu đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm (2011-2015) tỉnh Bạc Liêu; Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội huyện Vĩnh Lợi đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030; Quy hoạch phát triển nông nghiệp, nông thôn vùng Đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2020 trong điều kiện biến đổi khí hậu; Chỉ thị về tăng cường công tác quản lý và bảo vệ đa dạng sinh học trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu; Chỉ thị về thu hút đầu tư giai đoạn 2011-2015; Nghị quyết của BCH Đảng bộ tỉnh về đẩy mạnh phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp; về đẩy mạnh phát triển ngành du lịch trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2011-2015. Bổ sung, làm rõ các vấn đề có liên quan đến Khu Kinh tế Gành Hào.

- Dự thảo Nghị quyết về Phát triển kinh tế biển và vùng kinh tế phía Nam Quốc lộ 1A, Nghị quyết về Phát triển kinh tế phía Bắc Quốc lộ 1A và dự thảo Chương trình “Xây dựng nông thôn mới”.

- Đề xuất danh mục, chương trình, dự án ưu tiên về bảo tồn đa dạng sinh học nhằm giảm thiểu hậu quả và thích ứng với biến đổi khí hậu toàn cầu trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu giai đoạn 2011-2016. Đề xuất, kiến nghị đối với Trung ương tại kỳ họp lần thứ I, khóa XIII của Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Bạc Liêu. Xây dựng chương trình hành động thích ứng với biến đổi khí hậu toàn cầu trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu giai đoạn 2011-2015.

- Cung cấp thông tin, số liệu phục vụ công tác điều hành xuất khẩu gạo; chuẩn bị các điều kiện và tham gia Hội nghị Xúc tiến đầu tư nông nghiệp năm 2011 khu vực Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh, thành vùng Đồng bằng sông Cửu Long; giới thiệu doanh nghiệp tiêu biểu trong lĩnh vực nông nghiệp tham gia Hội nghị.

- Xử lý các văn bản đề xuất của các doanh nghiệp về đầu tư nuôi trồng, sản xuất giống và chế biến thủy sản; xử lý các văn bản của các doanh nghiệp về việc thực hiện chính sách hỗ trợ lãi suất theo Quyết định số 63/2010/QĐ-TTg ngày 15/10/2010 của Thủ tướng Chính phủ.

- Tham gia Ban Chỉ đạo Tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp và thủy sản tỉnh Bạc Liêu năm 2011 (từ ngày 01/7/2011 đến 15/9/2011).

II. NHỮNG KHÓ KHĂN, TỒN TẠI1. Về trồng trọt: Dịch hại phát sinh phức tạp, rầy nâu di trú thất thường, mức độ cần

phòng trừ cao, gây tốn kém cho người sản xuất. Việc tổ chức sản xuất và phòng trừ sâu bệnh trên một số cây trồng còn hạn chế; một bộ phận nông dân còn chủ quan trong việc phát hiện và phòng trừ rầy nâu, lạm dụng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, phun xịt không theo nguyên tắc “4 đúng”, bón phân không theo bảng so màu lá lúa; giá vật tư luôn ở mức cao, một số nông dân ở vùng sản xuất khó khăn thiếu vốn đầu tư thâm canh, nên năng suất cây trồng còn thấp. Lực lượng cán bộ kỹ thuật chuyên ngành còn mỏng, kinh phí hoạt động còn gặp nhiều khó khăn; thiếu máy móc, thiết bị để kiểm định nhanh chất lượng thuốc bảo vệ thực vật, phân bón và giống cây trồng, phải gửi mẫu đến địa điểm khác kiểm định, nên mất nhiều thời gian chờ đợi, bị động trong giải quyết công việc.

2. Về chăn nuôi: Giá heo hơi, gia cầm và sản phẩm gây nuôi động vật hoang dã luôn biến động; tốc độ tái đàn heo, gia cầm chậm do giá nguyên liệu đầu vào (giống, thức ăn tăng cao) cùng với nguồn cung cấp con giống khan hiếm, không đáp ứng đủ yêu cầu tăng đàn; thị trường tiêu thụ sản phẩm thịt, trứng không ổn định. Tình trạng chăn nuôi nhỏ lẻ, phân tán, gây khó khăn cho công tác phòng chống dịch; một bộ phận hộ dân chăn nuôi ý thức phòng chống

17

Page 18: UBND TỈNH BẠC LIÊUvukehoach.mard.gov.vn/DataStore/chienluoc/2053Bao cao... · Web viewCỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM SỞ NÔNG NGHIỆP & PTNT Độc lập -

dịch bệnh chưa cao như trốn tránh tiêm phòng, không đăng ký để được cấp sổ chăn nuôi, không khai báo khi gia súc, gia cầm chết, vứt xác bừa bãi ra môi trường. Đàn gia cầm nuôi đẻ đã hết thời gian miễn dịch, đàn nuôi mới chưa được tiêm phòng do không có vaccine, nên nguy cơ dịch bùng phát rất cao, người chăn nuôi không an tâm phát triển đàn gia cầm. Một số xã, thị trấn chưa có cơ sở giết mổ tập trung, nhiều cơ sở giết mổ hiện có đã xuống cấp, không đảm bảo điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm nhưng chậm được sửa chữa, khắc phục. Dự án nuôi bò đang gặp trở ngại, làm mất lòng tin với đối tác do đã có rất nhiều hộ dân tự ý bán bò, không thực hiện hợp đồng với nhà đầu tư.

3. Về nuôi trồng thủy sản: Do tình hình thời tiết diễn biến phức tạp, môi trường đất, nước bị ô nhiễm; mầm bệnh tồn lưu tiềm ẩn tại các vùng có tôm nuôi bị nhiễm bệnh các năm trước nhưng chưa được xử lý triệt để, ....dẫn đến nhiều diện tích tôm nuôi bị thiệt hại do bị hoại tử ở gan, tụy ( đến nay vẫn chưa thống nhất nguyên nhân gây ra dịch bệnh); ngoài dịch bệnh trên tôm, dịch bệnh còn bùng phát trên nghêu nuôi nhưng chưa có giải pháp phòng và trị bệnh hiệu quả. Diện tích nuôi tôm thẻ chân trắng ngoài vùng qui hoạch có xu hướng tăng cao gây khó khăn trong công tác quản lý và kiểm soát dịch bệnh. Việc lấy mẫu phân tích gặp nhiều khó khăn, do sau khi bị thiệt hại người nuôi tôm xử lý ngay để nuôi lại, việc thu mẫu tôm khỏe đa số người nuôi không hợp tác trong việc cung cấp mẫu. Hiện trạng kết cấu hạ tầng ( thủy lợi, giao thông, điện 3 pha,...) chưa đảm bảo, còn nhiều hạn chế, nhất là ở các vùng nuôi tôm công nghiệp, bán công nghiệp. Việc cải tạo ao đầm ở một bộ phận nông dân chưa đảm bảo kỹ thuật; chưa tuân thủ quy hoạch và lịch thời vụ sản xuất gây khó khăn cho công tác điều tiết nước và phòng chống dịch bệnh; việc quản lý môi trường vùng nuôi, cơ sở nuôi tôm chưa được chú trọng; mối liên kết cộng đồng chưa được quan tâm, người nuôi thường không khai báo với cơ quan chuyên môn, nên dịch bệnh xảy ra khó kiểm soát, dễ lây lan. Việc đầu tư nguồn kinh phí cho công tác nghiên cứu thấp và việc ứng dụng công trình nghiên cứu trong thực tế nuôi trồng thủy sản chưa nhiều. Công tác quản lý giống còn nhiều bất cập do chưa thể áp dụng một cách triệt để các văn bản quy định về quy trình kiểm dịch giống thủy sản. Chưa có tiêu chuẩn ngành về một số đối tượng như: Nhuyễn thể, cua biển, cá kèo,…gây khó khăn cho công tác quản lý giống. Việc áp dụng các biểu mẫu, quy trình trong công tác kiểm dịch chưa có sự thống nhất giữa các tỉnh, gây khó khăn trong công tác phối hợp kiểm tra giữa các địa phương; phương pháp kiểm dịch chủ yếu hiện nay là dựa vào các chỉ tiêu cảm quan, phát hiện bệnh bên ngoài nên không thể kiểm soát các loại bệnh nguy hiểm gây thiệt hại cho tôm nuôi như: Đốm trắng, đầu vàng, Taura,…Chưa tiến hành kiểm dịch tôm bố, mẹ đối với các trại sản xuất tại địa phương; ý thức chấp hành kiểm dịch của các cơ sở sản xuất giống chưa cao; công tác xử lý, tiêu hủy tôm bệnh còn gặp nhiều bất cập do cơ sở pháp lý vẫn còn thiếu chặt chẽ. Nguồn giống đạt chất lượng khan hiếm, cung không đủ cầu, một bộ phận người nuôi tôm chưa thật sự quan tâm đến chất lượng con giống, thích mua các loại giống trôi nổi rẻ tiền, không rõ nguồn gốc, dẫn đến phát sinh dịch bệnh. Sự phối hợp của các cơ quan chức năng trong việc thanh, kiểm tra còn gặp nhiều khó khăn; cơ cấu tổ chức thú y thủy sản chưa được hoàn thiện; hệ thống văn bản pháp lý còn nhiều bất cập trong triển khai thực hiện tại địa phương; công tác nắm thông tin tại địa bàn đôi lúc chưa sát với thực tế, làm cho dịch bệnh phát sinh chưa được kiểm soát chặt chẽ.

4. Về khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản: Do tình hình thời tiết không thuận lợi (không khí lạnh, bão và áp thấp nhiệt đới, lốc xoáy trên biển làm biển động mạnh) đã ảnh hưởng đến hoạt động và hiệu quả khai thác của các tàu cá. Giá vật tư, nhiên liệu đầu vào trong khai thác hải sản tăng cao, trong khi các mặt hàng hải sản không tăng hoặc tăng chậm, gây khó khăn cho hoạt động khai thác thủy sản, nhất là nhóm tàu khai thác xa bờ. (có thời điểm có khoảng 40 - 50% tổng số tàu cá phải nằm bờ do áp lực giá dầu tăng, hiệu

18

Page 19: UBND TỈNH BẠC LIÊUvukehoach.mard.gov.vn/DataStore/chienluoc/2053Bao cao... · Web viewCỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM SỞ NÔNG NGHIỆP & PTNT Độc lập -

quả hoạt động thấp và thiếu lao động). Ý thức ngư dân về bảo vệ nguồn lợi thủy sản, chấp hành luật pháp còn nhiều hạn chế, cùng với việc giá dầu liên tục tăng, nên các đội tàu chuyển sang tập trung khai thác ở vùng biển ven bờ nhằm giảm chi phí nhiên liệu và sử dụng kích thước mắt lưới nhỏ để tận thu sản phẩm khai thác đã dẫn đến tình trạng cạnh tranh ngư trường giữa các nhóm nghề (lưới kéo – lộp – lưới rê), làm mất an ninh trật tự trên biển và suy giảm nguồn lợi thủy sản. Tình trạng tàu cá có công suất nhỏ hơn 20 CV của tỉnh ngoài khai thác trái phép ở vùng biển ven bờ tỉnh Bạc Liêu đã làm ảnh hưởng đến năng suất và hiệu quả khai thác của đội tàu có công suất nhỏ của tỉnh. Kiến thức, kinh nghiệm của ngư dân còn hạn chế (đặc biệt là kiến thức, kinh nghiệm về vùng biển xa bờ), đồng thời không tiếp cận được nguồn vốn vay ưu đãi để nâng cấp tàu, thay đổi ngư cụ, nên làm chậm quá trình chuyển đổi nghề của nhóm tàu khai thác kém hiệu quả sang các nghề khai thác có hiệu quả như: Lưới xù, lưới vây đảo ngời, lưới sĩ, câu mực vàng,... việc thực hiện thành lập tổ, đội khai thác và làm dịch vụ hậu cần nghề cá rất khó khăn do ngư dân không có thói quen làm dịch vụ hậu cần nghề cá và tính liên kết cộng đồng chưa cao. Vào đầu tháng 5/2011, tại cửa biển Nhà Mát có khoảng 10 tàu làm nghề Bóng mực (lộp bắt mực trứng) của Kiên Giang neo đậu và khai thác, gây ảnh hưởng đến môi trường sống của các loài mực đang trong mùa sinh sản.

5. Về lâm nghiệp: Sự phối hợp chưa chặt chẽ giữa các Sở, Ngành có liên quan, chưa tổ chức các cuộc họp định kỳ và giải quyết những vấn đề khó khăn phát sinh trong quá trình thực hiện Chương trình kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng. Hiện còn nhiều hộ dân cư trú bất hợp pháp trong lâm phần phòng hộ ven biển, không có nghề nghiệp ổn định, đối tượng vi phạm phần lớn là hộ nghèo, do đó việc xử lý vi phạm hành chính và thực thi quyết định vi phạm là rất khó khăn. Chính sách đầu tư, hỗ trợ cho công tác quản lý bảo vệ rừng còn thấp; cơ sở vật chất kỹ thuật, trang thiết bị phục vụ công tác quản lý, bảo vệ rừng gặp nhiều khó khăn; nguồn kinh phí đầu tư bảo vệ và phát triển rừng hàng năm rất hạn hẹp, các Trạm bảo vệ rừng đã xuống cấp nhưng không có kinh phí để sửa chữa; khu Canh Điền chưa có trụ sở làm việc, các chòi canh gác tạm bợ và xuống cấp, các cống đập bị hư hỏng nặng rất cần được đầu tư nâng cấp

6. Về diêm nghiệp: Thời tiết không thuận lợi (do các đợt mưa trái mùa) đã gây thất thoát 30.065 tấn, giá trị thiệt hại khoảng 15.032 triệu đồng và là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến không đạt chỉ tiêu kế hoạch về sản lượng muối. Giá muối không ổn định, chất lượng muối không đồng đều, nguồn tiêu thụ bấp bênh, nên đời sống của bà con diêm dân gặp nhiều khó khăn. Sản lượng muối đen còn chiếm tỷ trọng cao trong sản xuất, ảnh hưởng lớn đến khả năng tiêu thụ và thu nhập của diêm dân. Do thiếu vốn đầu tư, giá muối không ổn định, nguồn tiêu thụ bấp bênh, thời tiết diễn biến phức tạp,... nên bà con diêm dân còn rất e ngại đầu tư công nghệ trải bạt trên nền sân kết tinh. Việc đầu tư kết cấu hạ tầng vùng muối chậm so với yêu cầu, chưa đáp ứng được nhu cầu sản xuất, lưu thông hàng hóa và dân sinh kinh tế.

7. Về quản lý chất lượng nông, lâm, thủy sản và muối: Một số cơ sở thu mua và chủ phương tiện tàu cá ý thức chấp hành qui định của Nhà nước chưa cao, không tự giác đăng ký kiểm tra lại khi giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm hết hạn gây khó khăn trong công tác quản lý. Việc triển khai xây dựng thực hiện Chương trình hệ thống quản lý chất lượng GMP, SSOP, HACCP cho các cơ sở thu mua, sơ chế và các phương tiện tàu cá chưa thực hiện đầy đủ theo hướng dẫn. Do địa bàn rộng, số phương tiện nhiều và ở xa nên ngư dân không trực tiếp đến cơ quan đăng ký, kiểm tra điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm. Phần lớn các hộ nuôi tôm chưa tích cực phối hợp với cán bộ đến liên hệ thu mẫu để kiểm soát dư lượng mặc dù Bộ Nông nghiệp & PTNT đã có qui định hộ nuôi phải cung cấp mẫu trong quá trình nuôi (Quyết định số 130/QĐ-BNN ngày 31/12/2008

19

Page 20: UBND TỈNH BẠC LIÊUvukehoach.mard.gov.vn/DataStore/chienluoc/2053Bao cao... · Web viewCỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM SỞ NÔNG NGHIỆP & PTNT Độc lập -

của Bộ Nông nghiệp và PTNT về việc ban hành Quy chế kiểm soát dư lượng các chất độc hại trong động vật và sản phẩm động vật thủy sản nuôi); người dân còn sử dụng urea trong muối ướp sản phẩm thủy sản khai thác biển. Do công tác kiểm tra ngăn chăn tạp chất chưa thường xuyên và tôm nguyên liệu khan hiếm, nên các doanh nghiệp chưa quyết tâm “nói không với tạp chất”; việc bơm chích tạp chất vào tôm nguyên liệu vẫn còn xảy ra với thủ đoạn tinh vi nên rất khó phát hiện; các tỉnh triển khai chưa đồng loạt, thiếu chặt chẽ nên công tác ngăn chặn tạp chất đạt hiệu quả chưa cao.

8. Về xây dựng nông thôn mới :Các văn bản hướng dẫn của Bộ, Ngành Trung ương còn chậm, chồng chéo; công tác xây dựng nông thôn mới có liên quan đến nhiều lĩnh vực khác nhau, nhưng trình độ, năng lực của cán bộ cơ sở hiện tại còn hạn chế, do đó còn nhiều lúng túng khi triển khai thực hiện. Nhu cầu vốn thực hiện rất lớn, trong khi hỗ trợ của Nhà nước có giới hạn, việc huy động các nguồn lực tham gia gặp nhiều khó khăn. Nội dung, chương trình đào tạo chậm được ban hành; lực lượng giảng viên còn thiếu về số lượng, yếu về trình độ chuyên môn, nghiệp vụ dẫn đến chất lượng đào tạo không đáp ứng được yêu cầu. Công tác tuyên truyền vận động nhân dân về chủ trương xây dựng nông thôn mới của các cấp ủy, chính quyền còn nhiều hạn chế. Công tác quy hoạch xây dựng nông thôn mới chậm, do năng lực của cán bộ cơ sở còn hạn chế, thiếu đơn vị tư vấn; quy mô địa bàn rộng lớn, nguồn vốn đầu tư thấp (200 triệu đồng/xã) và giao vốn chậm; người dân còn lúng túng tham gia đóng góp cho công tác quy hoạch. Việc phối hợp xây dựng kế hoạch thực hiện của các cấp, các ngành thiếu đồng bộ, thiếu sự gắn kết giữa nhiệm vụ chuyên môn của ngành với nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới; do đó chưa huy động được các nguồn lực đầu tư vào nông thôn, nhất là lĩnh vực xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn và sự đóng góp của người dân để thực hiện các mục tiêu xây dựng nông thôn mới còn hạn chế.

9. Về thủy lợi, phòng chống lụt bão & TKCN, nước sạch & VSMTNTa) Về thủy lợi: Hệ thống thủy lợi của tỉnh Bạc Liêu hiện nay không thể tách riêng hệ

thống kênh cấp và hệ thống kênh thoát để phục vụ các khu vực nuôi trồng thủy sản. Hệ thống kênh ở Bạc Liêu đều bị bồi lắng do phù sa, tiến độ đầu tư của tỉnh hiện nay không theo kịp tốc độ bồi lắng của hệ thống kênh. Hệ thống cống, đập phân ranh mặn, ngọt hiện nay đang triển khai thi công chưa hoàn chỉnh nên chưa chủ động ngăn mặn, giữ ngọt cho Tiểu vùng giữ ngọt ổn định và vùng sản xuất tôm – lúa chưa được đầu tư công trình điều tiết, nên chưa chủ động trong việc kiểm soát mặn. Hệ thống kênh nội đồng chưa khép kín từng tiểu vùng do hạn chế về vốn đầu tư và khả năng huy động sức dân, nên vẫn còn xảy ra tình trạng thiếu nước cục bộ ở một số tiểu vùng sản xuất. Một số mô hình thuỷ lợi khép kín do địa phương chưa quan tâm về tổ chức quản lý, nên hiệu quả chưa cao. Việc điều tiết nước còn phụ thuộc khá nhiều vào thời tiết, khu vực điều tiết nước còn hở (Cà Mau + Kiên Giang ) nên việc điều tiết nước chưa được chủ động hoàn toàn.

b) Về phòng chống lụt bão và tìm kiếm cứu nạn: Các công trình dưới đê (các trục kênh thông ra biển) chưa được khép kín, nên không đảm bảo việc ngăn chặn nước dâng khi có bão đổ bộ kết hợp với triều cường; nhiều khu vực trên địa bàn tỉnh đang có nguy cơ tiếp tục bị sạt lở, nhưng chưa có giải pháp công trình phòng chống thiên tai. Nhà ở của nhân dân ven biển đa số là nhà tạm, do đó khi bão đổ bộ sẽ gây thiệt hại lớn về tài sản. Các phương tiện phục vụ tìm kiếm cứu nạn trên biển của tỉnh không thể ra biển hoạt động cứu nạn khi có gió bão.

c) Về quản lý đê điều : Các hành vi vi phạm pháp luật về đê điều (xây dựng nhà trái phép, đào đất trên thân đê vào đắp nền nhà, trồng rau màu trên thân đê và đào đất trong hành lang bảo vệ đê,... ) diễn biến phức tạp, do người dân sống dọc theo tuyến đê

20

Page 21: UBND TỈNH BẠC LIÊUvukehoach.mard.gov.vn/DataStore/chienluoc/2053Bao cao... · Web viewCỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM SỞ NÔNG NGHIỆP & PTNT Độc lập -

và hầu hết là dân nghèo, trình độ dân trí thấp, gây khó khăn trong công tác quản lý đê, kè. d) Về cấp nước sạch và VSMTNT: Nhu cầu nước sạch và VSMTNT của Bạc

Liêu còn rất lớn, nguồn vốn Chương trình do Trung ương phân bổ hàng năm chỉ đáp ứng khoảng 30% kế hoạch đề ra, nhất là mục tiêu 100% nhà trẻ, trường học, trạm xá, trụ sở xã và các công trình công cộng ở nông thôn có nước sạch và nhà tiêu hợp vệ sinh là rất khó đạt. Nhiều vùng nông thôn trong tỉnh dân cư còn nghèo, thu nhập thấp, bà con vùng dân tộc đời sống còn gặp nhiều khó khăn, do đó việc huy động (phần nhân dân đóng góp) rất khó khăn. Các mục tiêu về xây dựng hố xí hợp vệ sinh, xử lý chất thải chuồng trại chăn nuôi và xử lý chất thải làng nghề chưa có kinh phí đầu tư. Hiện nay, Trung tâm Nước sạch & VSMTNT Bạc Liêu chưa được trang bị phòng xét nghiệm chất lượng nước, nên việc quản lý, theo dõi chất lượng nước rất bị động và tốn kém.

10. Về xây dựng cơ bản: Phần lớn các đơn vị tư vấn, nhà thầu thực hiện chậm tiến độ do năng lực và nguồn tài chính hạn chế. Việc thi công 2 ô thủy lợi Chùa Phật - Cái Cùng chưa giải tỏa được hành lang bảo vệ công trình, các ao tôm ủi sát bờ kênh, mặt bằng đổ đất hẹp; mặt khác do vướng các đường điện sinh hoạt mắc ngang kênh phải chờ tháo dỡ nên ảnh hưởng tiến độ thi công. Do 02 hộ dân không chịu di dời nên gói thầu xây dựng cầu qua kênh Cái Cùng đã ngưng thi công từ tháng 4/2010 đến nay. Các tuyến kênh bị bồi cạn nên việc vận chuyển vật tư thi công các gói thầu thuộc dự án Trại sản xuất giống thủy sản mặn, lợ cấp I xã Vĩnh Thịnh gặp nhiều khó khăn. Thời tiết bất lợi (sóng to, gió lớn,...) do đó việc thi công các đoạn kè gặp nhiều khó khăn nên chậm tiến độ thi công,...Dự án kè 02 bên bờ sông thành phố Bạc Liêu phải điều chỉnh lại thiết kế, nên việc triển khai thi công chậm tiến độ; Khu tái định cư do Ủy ban nhân dân huyện Đông Hải chủ đầu tư thực hiện chậm, đến nay vẫn chưa có nền nhà để giao. Chính sách bồi thường, tái định cư còn nhiều bấp cập, còn nhiều hộ dân khiếu kiện kéo dài, gây khó khăn cho công tác giải phóng mặt bằng. Sự phối hợp giữa các cơ quan, đơn vị có liên quan chưa chặt chẽ, thiếu đồng bộ, chậm xem xét giải quyết các vấn đề vướng mắc phát sinh và các đề xuất kiến nghị của chủ đầu tư.

11. Về phát triển kinh tế hợp tác và kinh tế trang trại : Công tác tuyên truyền về chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về phát triển kinh tế tập thể, kinh tế trang trại ở các cấp, các ngành còn rất hạn chế; cấp cơ sở thiếu quan tâm đến các tổ chức kinh tế hợp tác, HTX, thông tin, báo cáo không được thực hiện theo quy định. Sự phối hợp giữa các ngành, các cấp thiếu chặt chẽ; quá trình theo dõi, củng cố các HTX làm ăn kém hiệu quả chưa sâu sát; việc nóng vội thành lập mới các HTX ở những nơi không có điều kiện và mang tính hình thức; thiếu các mô hình hoạt động có hiệu quả, nên hoạt động kém dẫn đến ngưng hoạt động và giải thể, gây mất lòng tin của nông dân. Một số HTX tổ chức sản xuất, kinh doanh yếu kém, trông chờ vào sự hỗ trợ của Nhà nước, trình độ cán bộ quản lý HTX còn rất thấp kém, chưa có kinh nghiệm; xã viên chưa có ý thức trong làm ăn tập thể, nhiều xã viên còn nghèo, nên gặp khó khăn về huy động vốn đầu tư để mở rộng sản xuất; một số THT hoạt động còn đơn điệu, mang tính thời vụ, chưa phát huy hết nội lực, chưa có ý thức vươn lên thành HTX. Phần lớn các trang trại quy mô nhỏ, doanh thu thấp không còn phù hợp với tiêu chí mới.

Phần IIKẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP, NÔNG THÔN NĂM 2012

I. MỤC TIÊU

21

Page 22: UBND TỈNH BẠC LIÊUvukehoach.mard.gov.vn/DataStore/chienluoc/2053Bao cao... · Web viewCỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM SỞ NÔNG NGHIỆP & PTNT Độc lập -

- Tiếp tục thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông, lâm, ngư, diêm nghiệp và chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Thực hiện tái cơ cấu ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (lựa chọn cây, con chủ lực cho từng tiểu vùng, từng huyện, thành phố; giảm đầu tư công, tăng nguồn lực đầu tư toàn xã hội; phát triển kinh tế hợp tác, HTX theo mô hình mới, đẩy mạnh phát triển kinh tế hộ gia đình, đẩy mạnh chuyển giao tiến bộ khoa học, công nghệ; tăng cường đào tạo nghề tạo sự chuyển dịch trong lao động nông thôn). Đảm bảo vững chắc an ninh lương thực, thực phẩm trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu và nguyên liệu cho công nghiệp chế biến, xuất khẩu.

- GTSX nông, lâm, ngư, diêm nghiệp (theo giá so sánh 1994) 11.704,48 tỷ đồng, đạt 105,70 %CK; theo giá hiện hành 29.456,50 tỷ đồng, đạt 106,81%CK. Trong đó:

+ GTSX nông, lâm, ngư nghiệp (theo giá so sánh 1994): 11.594,77 tỷ đồng, đạt 105,38 %CK; theo giá hiện hành 29.078,29 tỷ đồng, đạt 106,33%CK.

+ GTSX diêm nghiệp (theo giá so sánh 1994) 109,7 tỷ đồng, đạt 155,17 %CK; theo giá hiện hành 378,2 tỷ đồng, đạt 162,4%CK.

- GDP nông, ngư, lâm, diêm nghiệp (theo giá so sánh 1994) 4.780,94 tỷ đồng, đạt 107,32%CK; theo giá hiện hành 12.303,93 tỷ đồng, đạt 108,8%CK.

+ GDP nông, lâm, ngư nghiệp (theo giá so sánh 1994): 4.724,46 tỷ đồng, đạt 106,92 %CK; theo giá hiện hành đạt 12.149,17 tỷ đồng, đạt 108,34%CK.

+ GDP diêm nghiệp (theo giá so sánh 1994): 56,48 tỷ đồng, đạt 155,17%CK; theo giá hiện hành 154,75 tỷ đồng, đạt 162,4%CK.

II. CÁC CHỈ TIÊU KẾ HOẠCH CHỦ YẾU 1. Về sản xuất nông, lâm, diêm nghiệp và thủy sản 1.1. Sản xuất nông nghiệp a) Cây lúa - Diện tích canh tác 86.119 ha, đạt 100,09%CK; diện tích gieo trồng 165.387 ha, đạt

100,46%CK. Sản lượng lúa 910.000 tấn, đạt 101,11%CK.- Chia theo các trà lúa: Lúa Đông Xuân 46.759 ha, đạt 102,03%CK; sản lượng lúa

311.530 tấn, đạt 102,06%CK; lúa Hè Thu 55.790 ha, đạt 99,97%CK; sản lượng lúa 303.100 tấn, đạt 100,68%CK và lúa vụ mùa 62.838 ha (lúa cao sản 2.359 ha, lúa Thu Đông 32.509 ha và lúa trên đất nuôi tôm 27.970 ha), đạt 99,76%CK; sản lượng 295.370 tấn (lúa cao sản 12.500 tấn, lúa Thu Đông 171.120 tấn và lúa trên đất nuôi tôm 111.750 tấn), đạt 100,58 %CK.

b) Các cây trồng khác: Cây bắp 140 ha, sản lượng 795 tấn, đạt 115,89%CK; cây chất bột có củ 1.408 ha, sản lượng 9.244 tấn, đạt 102,65%CK; cây thực phẩm 12.145 ha, sản lượng 114.905 tấn, đạt 107,36%CK; cây công nghiệp ngắn ngày 379 ha, sản lượng mía 17.492 tấn, đạt 100,88 %CK; cây ăn quả 5.543 ha, sản lượng 39.735 tấn, đạt 103,31 %CK và cây công nghiệp dài ngày 4.665 ha, sản lượng 17.780 tấn, đạt 107,30%CK.

c) Quy mô đàn gia súc, gia cầm: Đàn heo 281.000 con, đạt 123,90 %CK; đàn trâu, bò 4.130 con, đạt 126,07%CK; đàn dê 3.470 con, đạt 158,09%CK và đàn gia cầm 2.550.000 con, đạt 114,33%CK. Thịt hơi các loại 46.534 tấn, đạt 139,83%CK; trứng gia cầm 44,87 triệu quả, đạt 114,33%CK.

d) Quy mô động vật hoang dã: Đàn cá sấu 355.000 con, đạt 105,34%CK; đàn baba, cua đinh, càng đước 319.000 con, đạt 100 %CK và đàn trăn, rắn, kỳ đà, nhím 122.000 con, đạt 104,72%CK. Sản phẩm cá sấu 2.485 tấn, đạt 105,34%CK; đàn baba, cua đinh, càng đước 191 tấn, đạt 99,79 %CK; trăn, rắn, kỳ đà, nhím 77 tấn, đạt 104,72%CK.

22

Page 23: UBND TỈNH BẠC LIÊUvukehoach.mard.gov.vn/DataStore/chienluoc/2053Bao cao... · Web viewCỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM SỞ NÔNG NGHIỆP & PTNT Độc lập -

1.2. Thủy sản Tổng sản lượng nuôi trồng và khai thác thủy sản 255.100 tấn, đạt 101,58%CK;

trong đó sản lượng tôm 96.600 tấn, đạt 110,27%CK; cá và thủy sản khác 158.500 tấn, đạt 96,93%CK .

a) Nuôi trồng thủy sản - Tổng diện tích canh tác thủy sản 126.819 ha, đạt 101,04% CK.- Tổng diện tích nuôi trồng thủy sản 127.409 ha, đạt 103,46% CK.- Sản lượng thủy sản 158.100 tấn, đạt 102,25 %CK; trong đó sản lượng tôm 79.800 tấn,

đạt 110,22% CK; sản lượng cá và thủy sản khác 78.300 tấn, đạt 95,23% CK.- Chia theo phương thức nuôi: Diện tích Tôm CN&BCN 11.617 ha, đạt

131,01%CK, sản lượng 36.430 tấn, đạt 118,89%CK; tôm quảng canh cải tiến chuyên tôm 980 ha, đạt 75,33% CK, sản lượng 490 tấn, đạt 62,03%CK; tôm quảng canh cải tiến kết hợp 82.962 ha, đạt 101,54%CK, sản lượng tôm 33.245 tấn, đạt 105,44%CK; sản lượng cua, cá 51.615 tấn, đạt 102,81%CK; nuôi thủy sản trên đất tôm - lúa 27.385 ha, đạt 98,24%CK, sản lượng tôm sú 8.415 tấn, đạt 104,11 %CK; sản lượng tôm càng xanh 600 tấn, đạt 118,11%CK; sản lượng cua, cá 10.090 tấn, đạt 97,92%CK; diện tích nuôi cua, cá và thủy sản khác 4.465 ha, đạt 131,28%CK, sản lượng thủy sản các loại 9.955 tấn, đạt 89,64%CK. Sản lượng thủy sản thu tự nhiên trên ruộng lúa, trên đất muối, đất rừng 5.010 tấn, đạt 53,84%CK, trong đó sản lượng tôm 620 tấn.

b) Khai thác, đánh bắt thủy sản - Sản lượng khai thác 97.000 tấn, đạt 100,52%CK; trong đó sản lượng tôm 16.800 tấn,

đạt 110,53%CK; cá và thủy sản khác 80.200 tấn, đạt 98,65 %CK.- Tổng số tàu thuyền đánh bắt thủy sản 1.292 chiếc, đạt 106,95%CK, trong đó có

1.228 tàu đăng ký, đăng kiểm (có 439 tàu đánh bắt xa bờ có công suất từ 90CV trở lên) , tổng công suất 152.809 CV, số thuyền viên 6.888 người; 65 tàu chưa đăng ký, đăng kiểm do khai thác nghề cấm, tàu nhỏ (<30CV), hư hỏng không đảm bảo an toàn,....

1.3. Lâm nghiệp - Tổng diện tích đất lâm nghiệp 5.840,4 ha, trong đó diện tích có rừng 4.017,8 ha,

diện tích NTTS và đất chuyên dùng 909,1 ha, đất bãi bồi ven biển qui hoạch phát triển rừng 413,5 ha và vùng đệm rừng đặc dụng 500 ha.

- Đất NTTS có rừng 7.317,3 ha (trong đó diện tích có rừng 2.194 ha, đất mặt nước NTTS 5.123,3 ha).

- Trồng rừng tập trung 735 ha, trồng cây phân tán trong dân 10 triệu cây. - Độ che phủ của rừng tập trung và cây lâu năm 8,68% diện tích tự nhiên (trong đó

rừng tập trung 1,63% diện tích tự nhiên).

1.4. Diêm nghiệp Diện tích 3.163 ha, đạt 100,93%CK, sản lượng muối 150.000 tấn, đạt 153,39%CK;

trong đó muối trắng 39.200 tấn, chiếm 26,13% tổng sản lượng muối.

1.5. Chế biến, xuất khẩu nông sản, thủy sản và muối : - Giá trị hàng hóa xuất khẩu 340 triệu USD, kim ngạch xuất khẩu 300 triệu USD, đạt

105,63 %CK.- Chế biến, xuất khẩu thủy sản : Sản lượng thủy sản đông lạnh xuất khẩu 26.500 tấn;

kim ngạch xuất khẩu 250 triệu USD.- Chế biến, xuất khẩu lương thực (gạo): Sản lượng thu mua, chế biến xuất khẩu

140.000 tấn gạo; sản lượng xuất khẩu 100.000 tấn; kim ngạch xuất khẩu 50 triệu USD.

23

Page 24: UBND TỈNH BẠC LIÊUvukehoach.mard.gov.vn/DataStore/chienluoc/2053Bao cao... · Web viewCỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM SỞ NÔNG NGHIỆP & PTNT Độc lập -

- Chế biến muối: Sản lượng thu mua, chế biến 20.000 tấn muối; sản lượng xuất bán trong nước 18.000 tấn, đạt 112,50 %CK.

1.6. Xây dựng nông thôn mới : Bình quân mỗi xã hoàn thành thêm 1 - 2 tiêu chí; 13 xã điểm do tỉnh và Trung ương chọn điểm chỉ đạo hoàn thành thêm 2 - 3 tiêu chí; riêng xã điểm Vĩnh Thanh và Châu Thới hoàn thành từ 3 - 4 tiêu chí theo Bộ Tiêu chí xây dựng nông thôn mới.

1.7. Thủy lợi - cấp nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn- Về thủy lợi: Về nhu cầu xây dựng công trình TNNĐ (do huyện, xã chủ đầu tư):

Tổng số 313 công trình, chiều dài 600,3 km, khối lượng đào đắp 5.500.724 m3, nhu cầu vốn đầu tư 62.391 triệu đồng. Tỷ lệ phục vụ tưới tiêu đáp ứng được nhu cầu sản xuất nông, lâm, ngư, diêm nghiệp; đồng thời tạo ra hệ thống giao thông thủy, góp phần phát triển giao thông nông thôn, đảm bảo an sinh và phát triển kinh tế khu vực nông thôn.

- Cấp nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn : Tổng số hộ đấu nối đồng hồ nước 24.000 hộ, sản lượng nước thương phẩm 2.380.000 m3. Tỷ lệ số dân nông thôn toàn tỉnh được sử dụng nước hợp vệ sinh đạt 75,6%, trong đó có 55,55% được sử dụng nước sạch an toàn theo QCVN 02- BYT; tỷ lệ số hộ dân nông thôn có hố xí tương đối hợp vệ sinh đạt 35,67% và tỷ lệ chuồng trại chăn nuôi hợp vệ sinh đạt 41,38%.

1.8. Nhu cầu vốn đầu tư xây dựng cơ bản- Tổng vốn kế hoạch 2.881.136,34 triệu đồng, trong đó vốn cân đối ngân sách

113.383 triệu đồng, vốn XSKT 20.000 triệu đồng, vốn CTMTQG 2.229.959,5 triệu đồng, vốn HTMT 160.500 triệu đồng, vốn TPCP 201.000 triệu đồng, vốn ODA 85.724 triệu đồng, vốn tài trợ 1.700 triệu đồng, vốn sự nghiệp 68.869,84 triệu đồng. Phân theo chủ đầu tư cụ thể như sau:

+ Sở Nông nghiệp & PTNT chủ đầu tư: Tổng vốn kế hoạch 464.053,94 triệu đồng, trong đó vốn cân đối ngân sách 73.126 triệu đồng, vốn XSKT 20.000 triệu đồng, vốn HTMT 124.000 triệu đồng, vốn TPCP 201.000 triệu đồng, vốn ODA 41.900 triệu đồng, vốn sự nghiệp 4.027,94 triệu đồng.

+ Các đơn vị trực thuộc Sở Nông nghiệp & PTNT chủ đầu tư: Tổng vốn kế hoạch 228.327,89 triệu đồng, trong đó vốn cân đối ngân sách 40.257 triệu đồng, vốn CTMTQG 93.677 triệu đồng, vốn HTMT 36.500 triệu đồng, vốn ODA 43.824 triệu đồng; vốn của các nhà tài trợ 1.700 triệu đồng, vốn sự nghiệp 12.369,89 triệu đồng.

+ Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố, Sở Y tế; Sở Giáo dục và Đào tạo chủ đầu tư: Tổng vốn kế hoạch 2.188.754,51 triệu đồng, trong đó vốn CTMTQG 2.136.282,5 triệu đồng, vốn sự nghiệp 52.472,01 triệu đồng.

1.9. Kế hoạch hoạt động của các đơn vị sự nghiệp có thu- Trung tâm Quản lý khai thác công trình thủy lợi: Tổng doanh thu 1.050 triệu

đồng, nộp ngân sách 95 triệu đồng, lợi nhuận 65 triệu đồng. - Trung tâm Giống nông nghiệp - thủy sản: Tổng doanh thu 21.262,94 triệu đồng,

tổng chi phí 21.171,82 triệu đồng, lợi nhuận trước thuế 91,12 triệu đồng, nộp ngân sách 22,78 triệu đồng.

- Trung tâm Nước sạch và Vệ sinh môi trường nông thôn: Tổng doanh thu 11.323,58 triệu đồng, nộp thuế VAT 523,72 triệu đồng, thuế tài nguyên 313,76 triệu đồng.

III. NHIỆM VỤ VÀ CÁC GIẢI PHÁP CHỦ YẾU1. Công tác quy hoạch và quản lý quy hoạch - Tổ chức triển khai thực hiện Quy hoạch phát triển sản xuất nông, lâm, diêm nghiệp

và thủy sản và các quy hoạch ngành, sản phẩm đã được phê duyệt; tiếp tục triển khai lập

24

Page 25: UBND TỈNH BẠC LIÊUvukehoach.mard.gov.vn/DataStore/chienluoc/2053Bao cao... · Web viewCỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM SỞ NÔNG NGHIỆP & PTNT Độc lập -

điều chỉnh Quy hoạch phát triển thủy sản và Quy hoạch phát triển chăn nuôi gắn với Quy hoạch hệ thống lò giết mổ tập trung tỉnh Bạc Liêu giai đoạn 2011- 2020 và tầm nhìn đến năm 2030.

- Nâng cao vai trò trách nhiệm của các cấp, các ngành và mọi người dân trong việc quản lý và tổ chức thực hiện qui hoạch, hạn chế việc sản xuất tự phát của nông dân.

2. Công tác giống cây trồng, vật nuôi, giống thuỷ sản- Đề xuất cơ chế, chính sách đối với các trạm, trại sản xuất giống cây trồng, giống vật

nuôi và giống thủy sản do Nhà nước quản lý để nâng cao năng lực và hiệu quả sản xuất giống.- Tạo điều kiện cho những cơ sở sản xuất giống cây trồng, giống vật nuôi và giống thủy

sản thuộc các thành phần kinh tế trên địa bàn tỉnh đầu tư nâng cấp, mở rộng nâng cao sản lượng, chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm. Phối hợp với các tỉnh di nhập thêm giống có chất lượng tốt đảm bảo đủ nhu cầu phục vụ sản xuất. Xây dựng và mở rộng vùng sản xuất heo giống trong dân và đề xuất chính sách hỗ trợ cho người chăn nuôi heo nái sinh sản.

- Thực hiện công bố chất lượng giống của các cơ sở, sản xuất, kinh doanh giống cây trồng, giống vật nuôi, giống thủy sản trên địa bàn tỉnh theo quy định của pháp luật.

- Cấp, thu hồi giấy chứng nhận điều kiện sản xuất, kinh doanh đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh giống cây trồng, giống vật nuôi, giống thủy sản đúng qui định hiện hành.

- Xác định cơ cấu giống cây trồng, giống vật nuôi, giống thủy sản cụ thể cho từng tiểu vùng, từng mùa vụ sản xuất. Tiếp tục khuyến khích nông dân sử dụng giống lúa cấp xác nhận trong sản xuất lúa để nâng cao năng suất và chất lượng lúa gạo.

- Trình diễn, sản xuất thử một số giống cây trồng, giống vật nuôi, giống thủy sản mới, có hiệu quả kinh tế cao; xác định tiến bộ kỹ thuật và chuyển giao các tiến bộ khoa học, công nghệ về giống mới để nâng cao hiệu quả sản xuất.

3. Về phát triển trồng trọt và bảo vệ thực vật - Quy hoạch những khu vực có lợi thế, có khung cảnh thiên nhiên thoáng mát, có

vườn cây trái quanh năm; đồng thời phát động nhân dân đẩy mạnh cải tạo vườn tạp, trồng các loại cây ăn trái có giá trị và cải tạo mặt nước thành ao hồ thẩm mỹ để thả nuôi các loại tôm, cua, cá và gây nuôi các loại động vật quý hiếm để phục vụ khách du lịch miệt vườn, du lịch làng quê.

- Hình thành các vùng sản xuất lúa hàng hóa tập trung, đầu tư thâm canh theo chiều sâu gắn với chế biến, xuất khẩu (Xây dựng cánh đồng mẫu lớn, sản xuất theo Quy trình VietGAP); giữ ổn định diện tích sản xuất 2-3 vụ lúa/ năm; phát triển mở rộng diện tích sản xuất lúa trên đất nuôi tôm ở những nơi có đủ điều kiện để gia tăng diện tích, năng suất, chất lượng, sản lượng lúa, đảm bảo an ninh lượng thực trên địa bàn tỉnh và góp phần cùng cả nước đảm bảo an ninh lương thực quốc gia và lúa gạo hàng hóa xuất khẩu.

- Nhân rộng, phát triển nhanh mô hình nông nghiệp đô thị : Xây dựng vùng rau, hoa, sinh vật cảnh ở nội, ngoại ô thành phố Bạc Liêu và các thị trấn trong tỉnh ( mô hình nhà – vườn), với các sản phẩn chủ lực gồm: Hoa trên liếp, hoa trong bịch, hoa trong chậu, hoa trong giỏ thông thường và cao cấp, cây cảnh thông thường, cây cảnh tạo hình (bonsai) và trồng nấm các loại để phục vụ du khách tham quan, vừa cung cấp cho nhu cầu thị trường trong và ngoài tỉnh. Thực hiện đồng bộ các giải pháp và đề xuất chính sách để khuyến cáo các nhà vườn bảo tồn vườn cây nhãn cổ và cây xoài cổ để phục vụ nhu cầu tham quan của du khách.

- Xây dựng và chỉ đạo nông dân thực hiện tốt lịch thời vụ, lịch xuống giống “né rầy”, ở những nơi không có điều kiện xuống giống “né rầy” chỉ đạo xuống giống tập trung theo từng tiểu vùng; khuyến cáo mỗi vụ sản xuất lúa trên địa bàn tỉnh từ 3-5 giống chủ lực, 2-3 giống bổ sung và một vài giống lúa triển vọng để có thể thay thế khi gặp những điều kiện không thuận lợi đối với giống lúa chủ lực (hạn chế tình trạng sử dụng quá nhiều giống lúa như hiện nay) và

25

Page 26: UBND TỈNH BẠC LIÊUvukehoach.mard.gov.vn/DataStore/chienluoc/2053Bao cao... · Web viewCỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM SỞ NÔNG NGHIỆP & PTNT Độc lập -

sử dụng giống lúa cấp xác nhận, ngắn ngày, chất lượng cao, lúa đặc sản địa phương và hướng dẫn nông dân quy trình sản xuất lúa sạch GAP (thực hành nông nghiệp tốt) để tăng năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của sản phẩm lúa gạo trên thị trường.

- Xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện kế hoạch phòng trừ rầy nâu, bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá và bệnh đạo ôn hại lúa năm 2012: Tập trung thực hiện tốt công tác điều tra phát hiện, dự tính, dự báo, thông báo chính xác tình hình phát sinh sâu bệnh trên các loại cây trồng và đề xuất giải pháp phòng trừ kịp thời, không để dịch bệnh lây lan; duy trì hoạt động của Ban Chỉ đạo sản xuất và phòng chống dịch bệnh cây trồng, vật nuôi các cấp; thực hiện tốt công tác thông tin, tuyên truyền, hướng dẫn nông dân phát hiện dịch bệnh và biện pháp phòng trừ, hướng dẫn nông dân sử dụng thuốc theo phương pháp “4 đúng” và tổ chức ra quân phun trừ rầy nâu đồng loạt, đối với những vùng có mật số rầy thấp cần theo dõi chặt chẽ diễn biến của rầy nâu; đối với diện tích nhiễm bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá cần hướng dẫn nông dân nhổ bỏ cây lúa bị bệnh, truờng hợp nhiễm bệnh nặng thì tiêu hủy và vệ sinh đồng ruộng bằng cày trục kỹ ( tổ chức phun xịt thuốc trừ rầy đối với những ruộng có rầy nâu xuất hiện trước khi nhổ bỏ hoặc tiêu hủy); sau khi tiêu hủy không được gieo sạ lại ngay và chỉ gieo sạ sau thời gian cách ly tối thiểu 20 ngày trước khi xuống giống vụ kế tiếp và phù hợp với khung lịch thời vụ sản xuất lúa của ngành chuyên môn khuyến cáo.

- Đẩy mạnh các hoạt động nghiên cứu và chuyển giao tiến bộ kỹ thuật cho nông dân tập trung chỉ đạo xây dựng cánh đồng mẫu lớn ( hỗ trợ giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, hướng dẫn kỹ thuật sản xuất theo Quy trình VietGAP) để làm cơ sở nhân rộng mô hình, xây dựng vùng nguyên liệu lúa hàng hóa chất lượng cao xuất khẩu. Hướng dẫn, khuyến khích nông dân đẩy mạnh việc áp dụng Quy trình sản xuất “3 giảm, 3 tăng” trên lúa đạt 135.000 ha; xây dựng 06 mô hình quản lý dinh dưỡng, 04 mô hình “1 phải, 5 giảm”; hướng dẫn kịp thời việc sử dụng phân bón, thuốc BVTV nhằm tăng năng suất, hạn chế tối đa sự gây hại của sâu bệnh, giảm giá thành sản xuất và bảo vệ môi trường, nâng cao sức khỏe người tiêu dùng.

- Xây dựng kế hoạch và chủ động phòng chống ngập úng, khô hạn, xâm nhập mặn, xì phèn, ngộ độc hữu cơ cho lúa. Tập huấn hướng dẫn đến tận hộ nông dân các biện pháp thâm canh, bảo vệ, chăm sóc các trà lúa, nhất là trà lúa Đông Xuân trong tình hình có nguy cơ hạn, xâm nhập mặn.

- Phối hợp với các Sở Tài chính xây dựng định mức kinh tế - kỹ thuật sản xuất lúa; tổ chức điều tra, khảo sát chi phí và giá thành sản xuất cho 03 mùa vụ sản xuất lúa trong năm (Đông Xuân, Hè Thu và lúa trên đất nuôi tôm) trình Ủy ban nhân dân tỉnh công bố giá thành kế hoạch, giá thành sản xuất của 03 mùa vụ sản xuất lúa trong năm theo quy định.

- Tiếp tục chuyển giao quy trình kỹ thuật sản xuất rau an toàn cho người sản xuất, kết hợp với tăng cường kiểm tra dư lượng thuốc bảo vệ thực vật trên rau quả để đảm bảo sức khỏe người tiêu dùng.

- Phát động nông dân tích cực hưởng ứng chiến dịch phòng trừ chuột, ốc bươu vàng thường xuyên; hướng dẫn nông dân phòng trừ có hiệu quả các đối tượng dịch hại như sâu cuốn lá, bệnh đạo ôn, cháy bìa lá, lem lép hạt,... trên lúa; sâu tơ, sâu xanh, bệnh thối nhũn, bệnh thán thư,... trên rau màu; sâu đục cành, sâu đục trái, rầy hại bông xoài,... trên cây ăn trái. Xây dựng bộ thuốc trừ sâu sinh học sử dụng an toàn cho vùng sản xuất lúa trên đất nuôi tôm.

- Khuyến khích nông dân thực hiện cơ giới hóa các khâu sản xuất; chuyển giao công nghệ giảm tổn thất sau thu hoạch.

- Kiểm tra thường xuyên chất lượng giống cây trồng, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật ở các cơ sở sản xuất kinh doanh; hướng dẫn các đơn vị, cá nhân đăng ký công bố chất lượng theo quy định; nghiêm cấm và xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân lợi dụng dịch bệnh để tăng giá thuốc và bán thuốc giả, thuốc kém phẩm chất.

26

Page 27: UBND TỈNH BẠC LIÊUvukehoach.mard.gov.vn/DataStore/chienluoc/2053Bao cao... · Web viewCỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM SỞ NÔNG NGHIỆP & PTNT Độc lập -

- Kiểm dịch thực vật định kỳ 5-10 ngày/lần đối với các cây trồng trên địa bàn tỉnh (nhãn, xoài, cóc, mận, ổi,...) có nguồn gốc từ Thái Lan, cây Chà là có nguồn gốc từ Mỹ. Định kỳ kiểm tra sâu mọt hại nông sản lưu trữ tại các kho và các điểm buôn bán tại các chợ trên địa bàn tỉnh, xác định đối tượng dịch hại và đề xuất hướng xử lý.

- Triển khai thực hiện kế hoạch kiểm tra đánh giá điều kiện đảm bảo bảo chất lượng, an toàn thực phẩm của các cơ sở sản xuất, kinh doanh vật tư nông nghiệp ( theo Thông tư số 14/2011/TT-BNN ngày 29/3 /2011 của Bộ Nông nghiệp & PTNT); tăng cường thanh, kiểm tra các đại lý mua bán phân bón, thuốc BVTV, giống cây trồng và tăng cường kiểm soát dư lượng thuốc BVTV trên rau đậu, thực phẩm trong sản xuất rau an toàn trên địa bàn tỉnh .

4. Về phát triển chăn nuôi và công tác thú ya) Công tác phát triển chăn nuôi- Tăng cường quản lý cấp sổ đăng ký chăn nuôi vịt chạy đồng và cấp sổ chăn nuôi

chó trên địa bàn tỉnh; hợp tác liên kết với các công ty có vốn đầu tư lớn ( Công ty CP, Công ty Huỳnh Gia Huynh Đệ - TP. Hồ Chí Minh) để xây dựng các trang trại chăn nuôi heo thịt, gà công nghiệp và vịt siêu thịt theo hình thức gia công ( Công ty hỗ trợ đầu tư con giống, tư vấn kỹ thuật và bao tiêu sản phẩm).

- Xây dựng mạng lưới gieo tinh nhân tạo và quản lý chặt chẽ các cơ sở sản xuất, cung cấp tinh dịch heo giống, đẩy nhanh tiến độ nạc hóa đàn heo địa phương.

- Biên soạn sổ tay hướng dẫn kỹ thuật chăn nuôi, phòng trị bệnh cho gia súc, gia cầm, tổ chức tập huấn, tuyên truyền quy chuẩn kỹ thuật về thực hành chăn nuôi tốt đối với gia súc, gia cầm cho các trang trại, gia trại trong toàn tỉnh, phổ biến rộng rãi trên trang Website của Sở Nông nghiệp & PTNT.

- Đẩy mạnh các hoạt động nghiên cứu, ứng dụng, xác định tiến bộ kỹ thuật về qui trình kỹ thuật sản xuất chăn nuôi, làm tốt công tác khuyến nông để đáp ứng được yêu cầu nâng cao kỹ năng, kỹ xảo cho người chăn nuôi.

- Xây dựng cơ sở an toàn dịch bệnh đối với các trang trại chăn nuôi gia súc, gia cầm (theo tiêu chí của Bộ Nông nghiệp & PTNT); nhân rộng mô hình chăn nuôi thích hợp kỹ thuật cao, tận dụng các phụ phẩm trong nông nghiệp, công nghiệp làm thức ăn chăn nuôi, tái sử dụng chất thải trong chăn nuôi để nuôi trồng thủy sản và trồng trọt; nâng cao hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi.

b) Công tác phòng chống dịch bệnh- Tiếp tục triển khai thực hiện các văn bản chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bộ

Nông nghiệp & PTNT, Ủy ban nhân dân tỉnh, Ban Chỉ đạo sản xuất và phòng chống dịch bệnh cây trồng, vật nuôi tỉnh về công tác phòng chống dịch bệnh gia súc, gia cầm.

- Xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện kế hoạch phòng chống dịch bệnh gia súc, gia cầm năm 2012; củng cố, kiện toàn Ban Chỉ đạo sản xuất và phòng chống dịch bệnh cây trồng, vật nuôi các cấp; tổ chức lực lượng thường trực, bố trí sẵn sàng nhân lực, vật tư, kinh phí để chủ động ứng phó khi có dịch bệnh gia súc, gia cầm; thường xuyên chấn chỉnh công tác chỉ đạo phòng, chống dịch ở các cấp, phân công cán bộ phụ trách địa bàn, thực hiện chế độ kiểm tra, khen thưởng, kỷ luật nghiêm minh.

- Thực hiện thường xuyên việc thống kê đàn gia súc, gia cầm, giám sát chặt chẽ dịch bệnh, phát hiện nhanh, xử lý ngay khi bệnh mới phát sinh không để lây lan; áp dụng chính sách hỗ trợ kịp thời cho người chăn nuôi; quản lý chặt đàn vịt chạy đồng từ nơi khác đến, trục xuất ra khỏi tỉnh những đàn chưa được tiêm phòng.

- Tăng cường tuyên truyền vận động người chăn nuôi chủ động phòng chống dịch bệnh; khai báo bệnh, không dấu kiểm dịch, không bán chạy gia súc, gia cầm bệnh; thực hiện vệ sinh tiêu độc, khử trùng và làm sạch môi trường trước khi đưa vào thả nuôi; không

27

Page 28: UBND TỈNH BẠC LIÊUvukehoach.mard.gov.vn/DataStore/chienluoc/2053Bao cao... · Web viewCỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM SỞ NÔNG NGHIỆP & PTNT Độc lập -

mua con giống trôi nổi, không rõ nguồn gốc, chỉ mua giống tại các trang trại, cơ sở sản xuất giống đã công bố tiêu chuẩn chất lượng và kiểm soát được dịch bệnh.

- Thực hiện vệ sinh tiêu độc môi trường chăn nuôi 02 đợt/năm, tập trung ở những nơi có nguy cơ phát bệnh cao ( sử dụng 5.200 lít hóa chất các loại, tổng diện tích sát trùng, tiêu độc 5.200.000 m2).

- Tăng cường lực lượng kiểm soát tại các lò mổ, phát hiện bệnh xử lý ngay tại lò, thường xuyên kiểm tra tại các chợ bán thịt để phát hiện, xử lý thịt bán trên thị trường không qua kiểm soát của thú y ( kiểm soát giết mổ 135.000 con heo và 1.360 con trâu, bò).

- Tổ chức tiêm phòng vaccin theo đúng quy trình, tập trung bao vây những vùng có nguy cơ phát dịch cao (3,2 triệu liều vaccin cúm gia cầm; 315.000 liều vaccin các loại cho heo; 3.000 liều vaccin dại chó); tổ chức 02 đợt/ năm bắt chó thả rông; 02 đợt/năm lấy mẫu phân tích giám sát sự lưu hành của virus và định lượng kháng thể sau tiêm phòng cúm gia cầm.

- Tăng cường kiểm tra, kiểm dịch việc vận chuyển gia súc, gia cầm, các cơ sở chăn nuôi, các chợ buôn bán, giết mổ gia súc, gia cầm ( kiểm dịch 160.000 con heo; 1.100 con trâu, bò, 2.650.00 con gia cầm thịt và gia cầm giống; 1.300 tấn thịt các loại, 35 triệu quả trứng); giám sát chặt chẽ các ổ dịch, áp dụng đầy đủ, đồng bộ các biện pháp phòng chống dịch, thực hiện tốt phương châm “Phát hiện nhanh, bao vây, khống chế và xử lý gọn” không để dịch bệnh lây lan.

- Quản lý chặt chẽ các cơ sở sản xuất, kinh doanh thuốc thú y, thức ăn gia súc, gia cầm. Kiểm tra khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường tại các lò giết mổ gia súc, gia cầm; các trang trại chăn nuôi và các hộ chăn nuôi nhiều gia súc, gia cầm.

5. Về phát triển thủy sản5.1. Về phát triển nuôi trồng thủy sản

a) Về quản lý giống và xét nghiệm bệnh thủy sản - Thực hiện tốt chức năng quản lý nhà nước về lĩnh vực giống thủy sản ( kiểm soát

chặt chẽ về nguồn gốc, chất lượng giống thủy sản nhập từ tỉnh ngoài vào địa bàn tỉnh và giống được sản xuất trong tỉnh; kiểm tra điều kiện sản xuất kinh doanh của các cơ sở giống theo các quy định của Nhà nước). Thực hiện quản lý chất lượng đàn thủy sản bố, mẹ tại các cơ sở cho đẻ nhân tạo; theo dõi chặt chẽ việc xử lý nước thải, tiêu hủy tôm giống bị nhiễm bệnh tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh giống thủy sản.

- Nâng cao năng lực phòng xét nghiệm bệnh tôm tại Chi cục Nuôi trồng thủy sản.

b) Về phát triển nuôi thủy sản thương phẩm- Xây dựng và hướng dẫn thực hiện lịch thời vụ nuôi trồng thủy sản năm 2012. - Giữ vững và tăng diện tích nuôi tôm sú CN & BCN ở những nơi có điều kiện, phù

hợp với quy hoạch; phát triển mở rộng diện tích nuôi tôm quảng canh cải tiến kết hợp nhiều loại thủy sản, mô hình tôm sú – lúa + tôm càng xanh, tôm – rừng; duy trì hợp lý diện tích nuôi tôm thẻ chân trắng.

- Tiếp tục triển khai thực hiện các quy định điều kiện cơ sở, vùng nuôi tôm sú, tôm thẻ chân trắng thâm canh đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm (Thông tư số 45/2010/TT-BNNPTNT ngày 22/7/2010 của Bộ Nông nghiệp & PTNT).

- Đề xuất với Ban Chỉ đạo Điều tiết nước tỉnh thực hiện điều tiết nước hợp lý cho các vùng nuôi trồng thủy sản; các giải pháp phát triển kết cấu hạ tầng phục vụ sản xuất, nhất là các vùng nuôi tôm công nghiệp, bán công nghiệp.

- Thực hiện tốt việc xử lý chất thải trong các mô hình nuôi tôm CN&BCN; quản lý chặt chẽ diện tích cải tạo, diện tích tôm bệnh, không để người dân tháo nước có mầm bệnh ra kênh, rạch gây ảnh hưởng môi trường các vùng nuôi tôm trên địa bàn tỉnh.

28

Page 29: UBND TỈNH BẠC LIÊUvukehoach.mard.gov.vn/DataStore/chienluoc/2053Bao cao... · Web viewCỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM SỞ NÔNG NGHIỆP & PTNT Độc lập -

- Đẩy mạnh công tác nghiên cứu khoa học, thử nghiệm các đối tượng nuôi mới và các mô hình nuôi thủy sản có hiệu quả để chuyển giao vào thực tế sản xuất; đổi mới kỹ thuật và tập quán canh tác để phòng ngừa dịch bệnh trong NTTS có hiệu quả, áp dụng các kỹ thuật nuôi hạn chế sử dụng thuốc kháng sinh.

- Nâng cao chất lượng các chương trình khuyến ngư, đổi mới công tác khuyến ngư và cấp chứng chỉ đào tạo nghề cho ngư dân (hướng dẫn người nuôi từ khâu cải tạo ao đầm sau thu hoạch; xử lý ô nhiễm môi trường, chọn giống tốt; phương pháp chăm sóc và quản lý sức khỏe tôm nuôi, phòng trừ dịch bệnh tôm, cá, .... đến thu hoạch, sơ chế và bảo quản sản phẩm).

- Thông tin kịp thời về tình hình giá cả, thị trường tiêu thụ để ngư dân lựa chọn thời điểm, hình thức thu hoạch cho phù hợp, đem lại hiệu quả kinh tế cao.

- Đổi mới và tổ chức lại sản xuất NTTS, mở rộng mô hình HTX làm dịch vụ đầu vào, đầu ra cho sản xuất NTTS; thực hiện mô hình liên kết sản xuất NTTS giữa người có đất với người có vốn và người có kỹ thuật, kinh nghiệm NTTS.

c) Về công tác phòng chống dịch bệnh và bảo hiểm tôm nuôi- Xây dựng và triển khai thực hiện Kế hoạch phòng trừ dịch bệnh đối với tôm nuôi trên

địa bàn tỉnh năm 2012: Thu mẫu và phân tích bệnh tôm, phân tích môi trường nước ở những khu vực trọng điểm và những ao nuôi có biểu hiện bệnh; phân công cán bộ bám sát tình hình và chỉ đạo các huyện, thành phố và cơ sở để hướng dẫn và giám sát dịch bệnh trên các vùng nuôi tôm; thực hiện các biện pháp khoanh vùng, dập dịch và kiểm soát chất xả thải từ vùng dịch để giảm thiểu tối đa sự lây lan; đề xuất chính sách hỗ trợ và hướng dẫn người dân khắc phục thiệt hại, cải tạo vùng nuôi để thả giống kịp thời vụ.

- Trên cơ sở nhận định tình hình khí tượng thủy văn mùa mưa bão năm 2012 của tỉnh và diễn biến tình hình NTTS trên địa bàn tỉnh, thực hiện thường xuyên công tác thông tin dự báo môi trường, dịch bệnh, đối tượng nuôi, vùng nuôi,... đến người dân; ngăn chặn, khắc phục kịp thời những sự cố gây bất lợi cho các vùng NTTS; tổ chức hội thảo đầu bờ và khuyến cáo chậm thả giống trong điều kiện thời tiết và dịch bệnh diễn biến phức tạp.

- Triển khai thực hiện thí điểm bảo hiểm tôm nuôi trên địa bàn tỉnh.

d) Về quản lý thức ăn, thuốc thú y thủy sản: Phối hợp với các Sở, Ngành có liên quan và Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố thực hiện thanh, kiểm tra chất lượng hàng hóa, điều kiện vệ sinh thú y của các cơ sở kinh doanh thức ăn, thuốc thú y thủy sản trên địa bàn tỉnh; xử lý nghiêm các cơ sở kinh doanh sản phẩm có chứa chất cấm sử dụng, không nằm trong danh mục cho phép lưu hành.

5.2. Về khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản

a) Công tác quản lý tàu cá, an toàn cho người và tàu cá trên biển - Thường xuyên tuyên truyền nâng cao nhận thức của ngư dân trong công tác đăng

ký, đăng kiểm tàu cá và thực hiện tốt việc đăng ký, đăng kiểm tàu cá, tổ chức đánh dấu tàu cá theo quy định; quản lý chặt chẽ số lượng và chất lượng tàu cá (đang hoạt động, ngưng hoạt động, đóng mới, các tàu từ tỉnh khác đến hoạt động…); nắm chắc thông tin về lao động trên tàu cá, tình hình tàu cá hoạt động trên biển; phối hợp chặt chẽ với các cơ quan, đơn vị có liên quan trong công tác tìm kiếm cứu hộ, cứu nạn, đảm bảo an toàn cho người và phương tiện nghề cá hoạt động trên biển.

- Tăng cường quản lý, kiểm tra, kiểm soát tàu cá, chỉ cho phép tàu cá đã được đăng ký, đăng kiểm và cấp giấy phép khai thác thủy sản, có đủ trang bị an toàn mới được ra khơi, các tàu khai thác thủy sản xa bờ phải trang bị máy bộ đàm, các phương tiện thông tin để có thể nghe được các thông tin về dự báo thời tiết, về ngư trường và an ninh trật tự trên biển.

29

Page 30: UBND TỈNH BẠC LIÊUvukehoach.mard.gov.vn/DataStore/chienluoc/2053Bao cao... · Web viewCỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM SỞ NÔNG NGHIỆP & PTNT Độc lập -

- Tuyên truyền, vận động, hướng dẫn ngư dân tuân thủ các quy định của pháp luật có liên quan đến hoạt động khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản, hạn chế tình trạng tàu cá và ngư dân bị nước ngoài bắt giữ xử phạt.

- Thực hiện tốt công tác thanh, kiểm tra, kiểm soát trên biển, bãi bồi, luồng lạch, cửa sông và nội đồng, xử lý nghiêm các hành vi dùng chất nổ, hóa chất, các thiết bị xung điện trên biển, trong sông rạch, nội đồng; đặt nò, đó, vó, lú,… khai thác thủy sản trái phép; quản lý, bảo vệ và khôi phục có hiệu quả nguồn lợi sinh vật biển và kiểm soát tốt chất lượng môi trường biển.

b)Về tổ chức sản xuất, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật, phát triển nguồn nhân lực - Phối hợp với Viện nghiên cứu thủy sản lập bản đồ khai thác theo nhóm nghề, loại

tàu cá và mùa vụ khai thác; đẩy mạnh công tác dự báo ngư trường khai thác đến tận ngư dân; triển khai dự báo ngư trường khai thác hải sản năm 2012 của Tổng cục Thủy sản.

- Tổ chức sản xuất theo tổ, đội, HTX khai thác thủy sản trên biển kết hợp với các mô hình dịch vụ trên biển; thực hiện tốt bảo quản sau thu hoạch, nâng cao chất lượng và hiệu quả khai thác hải sản; bố trí sắp xếp hợp lý các phương tiện khai thác thủy sản, khuyến khích ngư dân chuyển đổi phương tiện đánh bắt gần bờ sang đánh bắt xa bờ hoặc sang các ngành nghề khác.

- Tổ chức thực hiện tốt các quy định việc chứng nhận, xác nhận thủy sản khai thác xuất khẩu vào thị trường Châu Âu. Tăng cường tuyên truyền hơn nữa cho ngư dân, chủ vựa, doanh nghiệp về tác hại của việc đánh bắt bất hợp pháp và sự cần thiết phải thực hiện chứng nhận thủy sản khai thác xuất khẩu vào EU.

- Nghiên cứu cải tiến kỹ thuật cho các loại nghề khai thác hải sản theo hướng tăng năng suất, sản lượng, giảm chi phí, tăng lợi nhuận trong khai thác đánh bắt hải sản.

- Thực hiện công tác quản lý các loài thủy sản ngoại lai xâm hại; bảo vệ các loài thuỷ sinh quý hiếm, có nguy cơ tuyệt chủng trên địa bàn tỉnh.

- Xây dựng các tiêu chuẩn về sử dụng an toàn các loại thuốc bảo vệ thực vật, chất xử lý môi trường nước, phân bón, các hoá chất trong nông nghiệp,…có ảnh hưởng đối với môi trường tự nhiên của các thủy vực trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu.

- Triển khai thực hiện Kế hoạch thực hiện chính sách khuyến khích, hỗ trợ ngư dân tỉnh Bạc Liêu khai thác, nuôi trồng hải sản và dịch vụ khai thác hải sản trên các vùng biển xa năm 2012 và thực hiện lắp đặt thiết bị kết nối vệ tinh thuộc dự án MOVIMAR.

- Tranh thủ sự giúp đỡ của các tổ chức quốc tế và phối hợp các Viện, Trường mở các lớp đào tạo thuyền trưởng, máy trưởng tàu cá và cấp chứng chỉ nghề cho ngư dân.

c) Công tác bảo vệ nguồn lợi thủy sản- Hướng dẫn, kiểm tra các tổ chức cá nhân hoạt động trên địa bàn tỉnh thực hiện các

quy định, tiêu chuẩn về kích cỡ giống loài, các giống loài thủy sản quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng cần bảo vệ.

- Quản lý; theo dõi đánh giá nguồn lợi thủy sản và đề xuất các giải pháp phục hồi nguồn lợi thủy sản trên sông, kênh, rạch nội đồng và vùng ven biển tỉnh Bạc Liêu.

- Tiếp tục hướng dẫn và khuyến khích các hộ làm nghề cấm khai thác hải sản thực hiện cải tiến nghề khai thác truyền thống có chọn lọc nguồn lợi; cải hoán, nâng cấp tàu thuyền đánh bắt xa bờ và hướng dẫn chuyển đổi nghề cho ngư dân.

6. Về phát triển lâm nghiệp và bảo tồn đa dạng sinh học - Tổ chức thực hiện Chương trình, dự án đầu tư bảo vệ và phát triển rừng trên địa bàn

tỉnh Bạc Liêu giai đoạn 2011-2015. - Nâng cao trách nhiệm và năng lực bảo vệ rừng của lực lượng kiểm lâm và chính

quyền các cấp, nhất là cấp cơ sở. Tăng cường mối quan hệ giữa lực lượng kiểm lâm,

30

Page 31: UBND TỈNH BẠC LIÊUvukehoach.mard.gov.vn/DataStore/chienluoc/2053Bao cao... · Web viewCỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM SỞ NÔNG NGHIỆP & PTNT Độc lập -

chính quyền cơ sở và chủ rừng để tổ chức tốt hơn nhiệm vụ bảo vệ và phát triển rừng; đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục nhân dân thực hiện tốt Luật Bảo vệ và Phát triển rừng, thường xuyên tổ chức tuần tra bảo vệ, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm rừng, đất rừng, vận chuyển lâm sản trái phép, dâng cao mực nước trong mô hình lâm – ngư kết hợp làm ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển của cây rừng.

- Quản lý bảo vệ, sử dụng và phát triển rừng phòng hộ ven biển Đông, rừng đặc dụng Vườn chim Bạc Liêu, ấp Canh Điền, huyện Đông Hải và các vườn chim tư nhân (ấp Lập Điền, xã Long Điền Tây; ấp Lung Lá và ấp Anh Dũng, xã An Trạch, huyện Đông Hải; vườn chim ấp Long Hải, thị trấn Phước Long và ấp Bình Hổ A, xã Vĩnh Phú Tây, huyện Phước Long; ấp 4, xã Phong Thạnh Tây, huyện Giá Rai) theo hướng vừa bảo tồn đa dạng sinh học, vừa kết hợp du lịch sinh thái; thực hiện công tác kiểm kê đa dạng sinh học, theo dõi diễn biến hệ động, thực vật rừng trên địa bàn tỉnh; xử lý ô nhiễm môi trường cho các khu rừng đặc dụng trên địa bàn tỉnh.

- Thực hiện thí điểm mô hình giao doanh nghiệp quản lý, bảo vệ rừng và phát triển rừng phòng hộ ven biển Đông. Khuyến khích các nhà đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng du lịch, xây dựng thêm một số khu du lịch sinh thái (nhưng không làm phá vỡ cảnh quan thiên nhiên) trên chân rừng phòng hộ ven biển từ Nhà Mát đến Gành Hào (kể cả đầu tư khai thác các khu rừng đã trồng của các tổ chức và cá nhân) để phục vụ du lịch.

- Nghiên cứu, áp dụng các biện pháp kỹ thuật lâm sinh, phòng trừ sâu đục thân hại cây rừng phòng hộ ven biển và giống cây lâm nghiệp mới để phát triển kinh tế lâm nghiệp, giảm áp lực phá rừng; các giải pháp làm giàu rừng trong mô hình lâm – ngư kết hợp; các biện pháp phòng, chống các thảm họa môi trường liên quan tới việc mất rừng.

- Chủ động thực hiện công tác phòng cháy, chữa cháy rừng (PCCCR); tổ chức thực hiện tốt quy chế phối hợp giữa lực lượng kiểm lâm, công an, quân đội, chính quyền các cấp tổ chức lực lượng, phương tiện, trang thiết bị PCCCR đảm bảo kịp thời xử lý các tình huống không để xảy ra cháy rừng trên địa bàn tỉnh, nhất là khu vực Vườn chim Bạc Liêu.

- Kiểm tra, xác định rõ nguồn gốc, quản lý chặt chẽ và hướng dẫn các tổ chức, cá nhân thực hiện đăng ký cấp giấy chứng nhận gây nuôi động vật hoang dã trên địa bàn tỉnh theo đúng qui định của pháp luật.

- Thực hiện kiểm tra thường xuyên các cơ sở chế biến, kinh doanh lâm sản nhằm ngăn ngừa hành vi mua bán, vận chuyển, chế biến lâm sản trái phép. Thực hiện kiểm tra thường xuyên việc sử dụng ấn chỉ thanh tra pháp chế.

7. Về phát triển diêm nghiệp - Tổ chức sản xuất muối nằm trong vùng quy hoạch, không mở rộng diện tích sản

xuất muối một cách tự phát làm mất ổn định về cung - cầu sản phẩm muối trên địa bàn tỉnh và khu vực. Hạn chế tối đa việc sản xuất muối đen, chất lượng kém, hiệu quả thấp, khó tiêu thụ và thực hiện chuyển đổi nhanh diện tích sản xuất muối thủ công, kém hiệu quả sang nuôi trồng thủy sản.

- Xây dựng mô hình sản xuất nâng cao chất lượng và xây dựng thương hiệu muối Bạc Liêu.

- Phối hợp với Công ty TNHH Đông Giang Việt Nam để đầu tư bạt nhựa (diêm dân chỉ ứng trước 20% giá trị bạt nhựa và chịu lãi suất phần kinh phí còn lại theo quy định của ngành ngân hàng tại thời điểm đầu tư) và được chuyển giao công nghệ sản xuất muối trắng bằng phương pháp trải bạt trên nền sân kết tinh, nhằm nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả sản xuất muối và khả năng cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường.

- Tiếp tục củng cố và có chính sách khuyến khích 06 làng nghề sản xuất muối đã được công nhận; khuyến khích thành lập các hợp tác xã, tổ hợp tác hoặc liên doanh, liên kết nhằm chuyển đổi sản xuất thủ công sang sản xuất muối công nghiệp, gắn với chế biến và tiêu thụ.

31

Page 32: UBND TỈNH BẠC LIÊUvukehoach.mard.gov.vn/DataStore/chienluoc/2053Bao cao... · Web viewCỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM SỞ NÔNG NGHIỆP & PTNT Độc lập -

Có chính sách khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư phát triển sản xuất, chế biến muối theo chiều sâu, công nghệ mới, để nâng cao năng suất, chất lượng (độ mặn đạt 99%, kích cỡ hạt muối 1mm, độ ẩm 1%) và hạ giá thành sản phẩm; nghiên cứu sản xuất các sản phẩm từ muối phù hợp, phục vụ du khách và xuất khẩu.

- Tiếp tục đẩy mạnh thực hiện sản xuất luân canh muối – thủy sản (đạt 80% diện tích sản xuất muối), hướng dẫn chuyển giao mô hình nuôi sò huyết trong ao lắng cho diêm dân để tăng thu nhập trên đơn vị sản xuất và đánh giá hiệu quả các mô hình sản xuất muối.

8. Về chế biến, xuất khẩu và phát triển thị trường, xúc tiến thương mại- Theo dõi tình hình sản xuất, chế biến, xuất khẩu của các doanh nghiệp trên địa

bàn tỉnh; khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư chế biến vào các mặt hàng tỉnh đang khuyến khích đầu tư và những mặt hàng có nhu cầu thị trường tiêu thụ sản phẩm.

- Tiếp tục hướng dẫn các doanh nghiệp về các quy định và điều kiện đảm bảo an toàn thực phẩm trong chế biến thủy sản, tham gia chuỗi sản xuất với mô hình liên kết cộng đồng và thực hiện truy xuất nguồn gốc cho các nhà máy chế biến thủy sản trên địa bàn tỉnh.

- Tập trung chỉ đạo làm tốt công tác thị trường, thúc đẩy tiêu thụ nông sản; gắn kết nông dân với thị trường; chú trọng phát triển thị trường nội địa, khuyến khích tiêu dùng trong khu vực nông thôn; củng cố thị trường xuất khẩu truyền thống, mở rộng thị trường mới. Khuyến khích các tổ chức, cá nhân và doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế đầu tư xây dựng các hệ thống kinh doanh, phát triển thị trường trên địa bàn tỉnh.

- Thực hiện hỗ trợ các tổ chức, doanh nghiệp xây dựng thương hiệu và bảo vệ thương hiệu sản phẩm hàng hóa, dịch vụ. Tăng cường hợp tác, liên kết với nhau thông qua HTX, hiệp hội, liên kết “04 nhà”, “liên kết vùng” để phát triển sản xuất, tiêu thụ sản phẩm cho nông, ngư dân.

- Đẩy mạnh thực hiện chương trình hợp tác với Thành phố Hồ Chí Minh và thành phố Cần Thơ trong sản xuất, chế biến và tiêu thụ nông, lâm, thủy sản.

- Tăng cường công tác thông tin và dự báo thị trường để đáp ứng được yêu cầu định hướng đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp và nông dân. Tổ chức các hội chợ, triển lãm, quảng cáo, giới thiệu sản phẩm, chắp nối bạn hàng và đối tác kinh doanh.

9. Về quản lý chất lượng nông, lâm, thủy sản và vật tư nông nghiệp- Triển khai thực hiện Kế hoạch thực hiện kiểm tra, đánh giá điều kiện đảm bảo

chất lượng, an toàn thực phẩm các cơ sở sản xuất, kinh doanh vật tư nông nghiệp và sản phẩm nông, lâm, thủy sản.

- Tuyên truyền, phổ biến chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước về quản lý chất lượng nông, lâm, thủy sản và muối. Phổ biến các thông tin hội nhập WTO và quốc tế về an toàn dịch bệnh, an toàn thực phẩm và thương mại thủy sản cho ngư dân và các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh.

- Tập huấn, hướng dẫn kỹ thuật bảo quản thủy sản cho ngư dân và hướng dẫn thực hiện chương trình quản lý chất lượng GMP, SSOP, HACCP cho các cơ sở. Treo băng rol, phát tờ dán, tờ rơi tuyên truyền điều kiện đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm đến các cơ sở sản xuất kinh doanh nguyên liệu thủy sản.

- Thực hiện tốt các hạng mục công trình thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia về vệ sinh an toàn thực phẩm; giám sát, thẩm tra chất lượng nông, lâm sản và thủy sản.

- Tăng cường hoạt động thanh tra, kiểm tra điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm các cơ sở thu mua, sơ chế thủy sản, phương tiện tàu cá đã hết hạn và đăng ký mới; thực hiện kiểm soát dư lượng trong thủy sản hàng hóa theo quy định; theo dõi tình hình hoạt động thu mua, vận chuyển, chế biến, bảo quản nông, lâm, thủy sản và muối, giết mổ gia súc, gia cầm;

32

Page 33: UBND TỈNH BẠC LIÊUvukehoach.mard.gov.vn/DataStore/chienluoc/2053Bao cao... · Web viewCỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM SỞ NÔNG NGHIỆP & PTNT Độc lập -

phối hợp với Hiệp hội chế biến (VASEP), Trung tâm vùng và các tỉnh ngăn chặn có hiệu quả việc bơm chích tạp chất vào tôm nguyên liệu.

- Tham gia giám sát ô nhiễm sinh học, hóa học tồn dư trong nông, thủy sản, ô nhiễm thuốc thú y trong thịt gia súc, gia cầm, thủy sản,...Phối hợp các cơ quan có liên quan khắc phục xử lý hậu quả sự cố ngộ độc bởi các sản phẩm nông, lâm, thủy sản và muối.

- Thường xuyên kiểm tra các cơ sở sản xuất, kinh doanh vật tư nông nghiệp, lấy mẫu kiểm tra chất lượng vật tư nông nghiệp theo qui định.

- Triển khai thực hiện chứng nhận điều kiện nuôi trồng thủy sản theo Quy trình GAP (GAqP, CoC,...), đánh số vùng nuôi trồng thủy sản theo quy định.

- Chuẩn bị tốt các hồ sơ có liên quan để làm việc với Đoàn thanh tra EU.- Thực hiện giám sát các cuộc hội thảo theo quy định.

10. Thủy lợi, điều tiết nước, phòng chống lụt bão &TKCNa) Về thủy lợi – thủy nông nội đồng- Tiếp tục tổ chức thực hiện lập Quy hoạch phát triển thủy lợi trên địa bàn tỉnh.- Quản lý, vận hành tốt các công trình thủy lợi trên địa bàn tỉnh; khảo sát, hiệp y

danh mục công trình thủy lợi cần duy tu, sửa chữa; xử lý kịp thời các khó khăn, vướng mắc trong quá trình quản lý, vận hành, không để xảy ra sự cố công trình ảnh hưởng đến sản xuất và đời sống dân sinh trên địa bàn tỉnh.

- Đề xuất các giải pháp và tổ chức thực hiện việc phòng chống, khắc phục hậu quả hạn hán, ngập úng, chua phèn, xâm nhập mặn, ô nhiễm nguồn nước cho các vùng sản xuất nông, lâm, ngư và diêm nghiệp, nhất là các vùng sản xuất lương thực và nuôi trồng thủy sản. Tiếp tục đẩy mạnh nghiên cứu, ứng dụng, chuyển giao những mô hình canh tác sử dụng nước tiết kiệm, hợp lý để giảm chi phí và làm giảm áp lực về nhu cầu nước trong các mô hình sản xuất hiện nay trên địa bàn tỉnh.

- Tập trung đầu tư nạo vét kinh mương bị bồi lắng; tích cực vận động nhân dân tham gia đầu tư xây dựng thủy lợi – TNNĐ theo mô hình khép kín để tạo điều kiện dẫn và thoát nước sâu trong nội đồng, đảm bảo các hộ có đất sản xuất đều được tiếp cận với hệ thống thủy lợi – TNNĐ để chủ động sản xuất.

b) Công tác bảo vệ đê, kè: Thường xuyên kiểm tra, xử lý các trường hợp vi phạm hành lang đê biển, lập phương án di dời các hoạt động vi phạm hành lang bảo vệ đê biển; thực hiện kế hoạch duy tu, sửa đê kè năm 2012 và thành lập lực lượng quản lý đê nhân dân theo Đề án được phê duyệt.

c) Về điều tiết nước phục vụ sản xuất: Xây dựng lịch điều tiết nước phục vụ sản xuất nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản phù hợp với từng tiểu vùng sinh thái; thường xuyên theo dõi mực nước, độ mặn, phèn trên hệ thống các kênh trục vùng Quản Lộ - Phụng Hiệp; thực hiện lịch điều tiết theo từng chu kỳ con nước; theo dõi, tổng hợp các ý kiến trong quá trình thực hiện điều tiết và đề xuất điều chỉnh lịch điều tiết nước kịp thời phục vụ sản xuất.

d) Phòng chống lụt bão & TKCN: Chuẩn bị nội dung báo cáo tổng kết công tác PCLB&TKCN năm 2011, xây dựng kế hoạch PCLB&TKCN năm 2012; thường xuyên theo dõi tình hình thiên tai, gió, bão, ngập úng, hạn hán, xâm nhập mặn; kiểm tra phát hiện các sự cố đê điều, kè chống xói lở ven biển, ven sông, những vùng có nguy cơ bị sạt lở đất; kiểm tra tình hình bị thiệt hại và đề xuất giải pháp xử lý để hạn chế đến mức thấp nhất do thiên tai gây ra. Tổ chức tập huấn công tác phòng chống lụt bão & TKCN, tuyên truyền các biện pháp phòng tránh thiên tai, phối hợp thực hiện tốt công tác kêu gọi tàu thuyền vào nơi tránh trú bão an toàn.

33

Page 34: UBND TỈNH BẠC LIÊUvukehoach.mard.gov.vn/DataStore/chienluoc/2053Bao cao... · Web viewCỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM SỞ NÔNG NGHIỆP & PTNT Độc lập -

e) Về cấp nước sạch & VSMTNT: Tiến hành rà soát đánh giá đúng mức độ đảm bảo cấp nước sinh hoạt & VSMTNT theo các tiêu chuẩn quốc gia đã ban hành; báo cáo kết quả thực hiện về Ban chủ nhiệm Chương trình mục tiêu quốc gia nước sạch và VSMTNT.

11. Quản lý đầu tư và xây dựng cơ bản - Quản lý chặt chẽ các nguồn vốn đầu tư từ ngân sách, vốn Trái phiếu Chính phủ,

vốn hỗ trợ mục tiêu, vốn của các nhà tài trợ; đẩy nhanh tiến độ thực hiện công tác qui hoạch, chuẩn bị đầu tư, chuẩn bị thực hiện đầu tư và thực hiện đầu tư; chấn chỉnh kịp thời những hạn chế trong xây dựng cơ bản, giải ngân hết nguồn vốn đầu tư và thực hiện đồng bộ các biện pháp chống thất thoát, lãng phí, nâng cao chất lượng công trình.

- Phối hợp chặt chẽ với chính quyền huyện, thành phố và cơ sở, các tổ chức chính trị xã hội trong việc thực hiện hỗ trợ đền bù giải toả, giải phóng mặt bằng; thực hiện tốt việc giám sát cộng đồng để đảm bảo có sự đồng thuận cao của nhân dân trong thực hiện các công trình, dự án do Sở và các đơn vị trực thuộc Sở Nông nghiệp & PTNT chủ đầu tư.

- Tăng cường công tác chỉ đạo, đôn đốc, kiểm tra, họp báo giao ban định kỳ để xử lý linh hoạt, kịp thời và phù hợp với các quy định của pháp luật về các đề xuất, kiến nghị của các nhà thầu; chủ động tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc cụ thể của từng dự án theo thẩm quyền và đề xuất giải quyết những vấn đề vượt thẩm quyền của Sở Nông nghiệp & PTNT; khắc phục tình trạng nhà thầu yếu kém về năng lực và xử lý việc vi phạm hợp đồng trong thi công của các nhà thầu theo quy định.

- Kiểm tra định kỳ tình hình thực hiện và quản lý vốn đầu tư XDCB của các đơn vị trực thuộc Sở Nông nghiệp & PTNT và kiểm tra chất lượng các công trình XDCB theo qui định của Nhà nước. Tổ chức nghiệm thu bàn giao công trình hoàn thành đưa vào sử dụng theo quy định hiện hành, nhằm sớm phát huy hiệu quả vốn đầu tư. Thực hiện nghiêm túc công tác báo cáo giám sát, đánh giá đầu tư theo quy định tại Nghị định số 113/2009/NĐ-CP ngày 15/12/2009 của Chính phủ và Thông tư số 13/2010/TT-BKH ngày 02/6/2010 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư.

- Củng cố kiện toàn tổ chức, bộ máy Ban Quản lý dự án thuộc Sở Nông nghiệp & PTNT đủ sức thực hiện tốt nhiệm vụ được giao ( quản lý chặt chẽ quá trình đầu tư từ giai đoạn chuẩn bị đầu tư, chuẩn bị thực hiện đầu tư, thực hiện đầu tư và kết thúc đầu tư đưa công trình vào khai thác sử dụng đạt chất lượng, đảm bảo tiến độ và an toàn lao động).

12. Về phát triển nông thôn a) Về xây dựng nông thôn mới - Thực hiện tốt chức năng Thường trực Ban Chỉ đạo xây dựng nông thôn mới và

Văn phòng điều phối xây dựng nông thôn mới.- Tiếp tục kiện toàn Ban Chỉ đạo xây dựng nông thôn mới các cấp, hoàn thành

việc thành lập Ban Phát triển ấp.- Tiếp tục tổ chức đào tạo cán bộ xây dựng nông thôn mới và tuyên truyền các chủ

trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước về xây dựng nông thôn mới.- Tích cực thực hiện phong trào thi đua “ Bạc Liêu chung tay xây dựng nông

thôn mới giai đoạn 2011-2015 và đợt thi đua cao điểm chào mừng Bạc Liêu 300 năm tuổi và 15 năm tái lập tỉnh” và tiếp tục triển khai cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư gắn với xây dựng nông thôn mới”.

- Tham mưu, đề xuất giúp Ban Chỉ đạo xây dựng nông thôn mới cấp huyện, thành phố tập trung, ưu tiên đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội thiết yếu ở nông thôn; đẩy mạnh phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập; tăng cường đào tạo nghề, tạo điều kiện thực hiện chuyển dịch lao động trong khu vực nông nghiệp, nông thôn; xúc tiến đầu tư các doanh nghiệp và các thành phần kinh tế khác đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn.

34

Page 35: UBND TỈNH BẠC LIÊUvukehoach.mard.gov.vn/DataStore/chienluoc/2053Bao cao... · Web viewCỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM SỞ NÔNG NGHIỆP & PTNT Độc lập -

- Kiểm tra, đánh giá việc sử dụng các nguồn vốn xây dựng nông thôn mới; kết quả thực hiện lồng ghép các chương trình, dự án đầu tư trên địa bàn nông thôn.

- Xây dựng và quản lý hệ thống cơ sở dữ liệu thống nhất về xây dựng nông thôn mới phục vụ công tác chỉ đạo, kiểm tra, giám sát, báo cáo theo quy định.

- Tranh thủ sự giúp đỡ của Trung ương và sự phối hợp chặt chẽ với các Sở, Ban, Ngành, Đoàn thể cấp tỉnh tập trung chỉ đạo, đầu tư xây dựng huyện điểm Phước Long.

b) Về phát triển ngành nghề nông thôn - Tiếp tục theo dõi hoạt động của các làng nghề; khuyến khích khôi phục và phát triển

các ngành nghề chế biến lương thực, thực phẩm, khai thác muối biển, đan đát, mộc gia dụng và các hoạt động dịch vụ phục vụ nông nghiệp, nông thôn.

- Phối hợp với các Sở, Ngành có liên quan tổ chức tốt việc đào tạo nghề cho lao động nông thôn gắn với việc chuyển giao, ứng dụng tiến bộ kỹ thuật, công nghệ mới vào sản xuất, đảm bảo VSATTP và an toàn dịch bệnh, bảo vệ môi trường, nâng cao khả năng thích ứng của nông dân với những biến động của thị trường, quá trình hội nhập kinh tế thế giới và biến đổi khí hậu toàn cầu.

- Tiếp tục triển khai thực hiện Đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn và trong lĩnh vực sản sản xuất nông nghiệp.

c) Về thực hiện chính sách hỗ trợ nông dân - Hỗ trợ cho nông, ngư dân kịp thời khi gặp thiên tai, dịch bệnh theo đúng các quy

định của Nhà nước .- Tiếp tục theo dõi việc thực hiện các chính sách hỗ trợ nhằm giảm tổn thất sau thu

hoạch đối với nông sản, thủy sản; chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn; chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn; chính sách khuyến khích, hỗ trợ và ưu đãi đầu tư trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu; chính sách khuyến khích, hỗ trợ khai thác, nuôi trồng hải sản và dịch vụ khai thác hải sản trên các vùng biển xa.

13. Chủ động ứng phó có hiệu quả với biến đổi khí hậu- Tích cực tranh thủ sự giúp đỡ của các Bộ, Ngành Trung ương trong việc thực hiện

Kế hoạch phòng chống giảm nhẹ thiên tai trên địa bàn tỉnh để từng bước thích ứng với tình hình biến đổi khí hậu, nước biển dâng cao.

- Chủ động phòng chống, khắc phục hậu quả thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh cho sản xuất nông, lâm, ngư, diêm nghiệp và thực hiện các chính sách hỗ trợ theo quy định.

- Nhanh chóng tiếp cận các thông tin, dữ liệu về tài nguyên và môi trường trên vùng biển của tỉnh, nắm chặt tình hình diễn biến về tài nguyên, môi trường biển phục vụ cho công tác quản lý, phát triển bền vững kinh tế biển của tỉnh.

- Tích cực ngăn chặn và xử lý kịp thời các hành vi gây ô nhiễm và làm suy thoái môi trường; đẩy mạnh các hoạt động bảo vệ và phát triển hệ sinh thái biển và các vùng nội địa, duy trì các hoạt động thả giống thủy sản vào các vùng biển của tỉnh hàng năm; đẩy mạnh các hoạt động bảo vệ và phát triển rừng phòng hộ ven biển; nghiêm cấm và xử lý nghiêm minh, triệt để các hình thức khai thác mang tính hủy diệt nguồn lợi thủy sản.

- Đẩy mạnh việc tuyên truyền, giáo dục và thực hiện cam kết về trách nhiệm của các tổ chức và cá nhân tham gia vào các quá trình sản xuất, chế biến, hoạt động dịch vụ tuân thủ các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.

14. Về tổ chức lại sản xuất- Tiếp tục tập huấn nâng cao nghiệp vụ chuyên môn cho cán bộ chủ chốt ở các

HTX và các THT; hướng dẫn thực hiện cơ chế, chính sách phát triển doanh nghiệp, kinh tế hợp tác, kinh tế hộ, kinh tế trang trại, kinh tế tư nhân.

35

Page 36: UBND TỈNH BẠC LIÊUvukehoach.mard.gov.vn/DataStore/chienluoc/2053Bao cao... · Web viewCỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM SỞ NÔNG NGHIỆP & PTNT Độc lập -

- Thực hiện tốt chức năng quản lý nhà nước đối với các HTX, kịp thời nắm bắt, tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc, giúp đỡ các HTX phát triển đúng hướng. Phối hợp với các Sở, Ban, Ngành có liên quan, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố thành lập mới HTX ở những nơi có đủ điều kiện từ 4-5 HTX; tiếp tục chuyển đổi các THT sang hoạt động theo Nghị định 151/2007/NĐ-CP ngày 10/10/2007 của Chính phủ.

- Tiếp tục hỗ trợ kinh tế hộ gia đình, cá nhân có khả năng về vốn, kinh nghiệm làm giàu từ nghề nông đầu tư mở rộng quy mô sản xuất, hình thành các gia trại, trang trại sản xuất hàng hóa với quy mô trung bình và lớn.

- Tiếp tục thực hiện chính sách phát triển kinh tế tư nhân, chú trọng hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ ở khu vực nông thôn.

15. Cải cách hành chính, tổ chức cán bộ, thanh tra và tiếp dân- Cải cách hành chính: Tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính, nhất là trong các lĩnh

vực có quan hệ trực tiếp với nhân dân và cơ sở; công khai hóa các thủ tục hành chính, phổ biến rộng rãi, niêm yết công khai tại công sở quy chế, quy trình và các thủ tục hành chính rõ ràng, cụ thể. Nâng cao hiệu quả hoạt động “bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả” tại Sở Nông nghiệp & PTNT.

- Công tác tổ chức cán bộ: Kiện toàn bộ máy tổ chức Ngành Nông nghiệp & PTNT, phân giao chức năng, nhiệm vụ cụ thể cho các phòng, ban, đơn vị trực thuộc Sở Nông nghiệp & PTNT. Nâng cao năng lực quản lý Nhà nước trong các lĩnh vực được phân công trên cơ sở triển khai thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành. Tiếp tục triển khai thực hiện Đề án Khoán biên chế và Đề án Chi tiêu nội bộ sử dụng kinh phí tiết kiệm và thực hiện Chương trình hành động thực hành tiết kiệm, chống lãng phí và phòng chống tham nhũng.

- Phát triển nguồn nhân lực: Nâng cao năng lực và tinh thần trách nhiệm của cán bộ, công chức trong thực thi công vụ trên cơ sở chuẩn hóa các yêu cầu, tiêu chuẩn đối với từng chức danh cán bộ, công chức trong toàn ngành. Tiếp tục thực hiện chương trình Chính phủ điện tử gắn với việc đổi mới phương thức điều hành của lãnh đạo Sở Nông nghiệp & PTNT đối với các đơn vị trực thuộc Sở và các Phòng Nông nghiệp & PTNT huyện, Phòng Kinh tế thành phố Bạc Liêu.

- Công tác pháp chế: Triển khai quán triệt các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan đến ngành cho cán bộ, công chức, viên chức và người lao động trong toàn ngành, các cơ sở sản xuất kinh doanh và quần chúng nhân dân; kiểm tra thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật và thực hiện trợ giúp pháp lý.

- Công tác thanh tra hành chính và kiểm tra hành chính chuyên ngành: Thanh, kiểm tra trình tự, thủ tục quản lý vốn đầu tư XDCB các chương trình, dự án; công tác quản lý thu chi tài chính từ nguồn kinh phí hoạt động thường xuyên; xây dựng kế hoạch kiểm tra thủ tục hành chính và kiểm tra chất lượng vật tư, hàng hóa theo qui định. Tăng cường kiểm tra, giám sát, thực hiện các biện pháp phòng chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực trong phạm vi ngành quản lý.

- Công tác tiếp dân: Thực hiện tốt công tác tiếp dân và giải quyết đơn thư khiếu nại của công dân có liên quan đến lĩnh vực ngành quản lý.

- Công tác khác: + Thực hiện chức năng thường trực của Ban Chỉ đạo xây dựng nông thôn mới,

Ban Chỉ đạo sản xuất và phòng chống dịch bệnh cây trồng, vật nuôi, Ban Chỉ đạo Chương trình 667; Chương trình về biển Đông và các hải đảo tỉnh Bạc Liêu; Chương trình mục tiêu quốc gia nước sạch và VSMTNT, Chương trình Phát triển rừng và Ban Chỉ huy phòng chống lụt bão - TKCN tỉnh Bạc Liêu.

36

Page 37: UBND TỈNH BẠC LIÊUvukehoach.mard.gov.vn/DataStore/chienluoc/2053Bao cao... · Web viewCỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM SỞ NÔNG NGHIỆP & PTNT Độc lập -

+ Xây dựng kế hoạch, chương trình thực hiện các nghị quyết của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh khóa XIV có liên quan tới chức năng, nhiệm vụ của Sở Nông nghiệp & PTNT; cán bộ, đảng viên phải đi đầu trong việc thực hiện các nghị quyết của Đảng.

IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN - Triển khai quán triệt và phổ biến kế hoạch hoạt động năm 2012 và huy động mọi

nguồn lực của toàn ngành để thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ chính trị được Đảng và Nhà nước giao cho Sở Nông nghiệp & PTNT năm 2012.

- Phòng Nông nghiệp & PTNT các huyện, Phòng Kinh tế thành phố và các đơn vị trực thuộc Sở Nông nghiệp & PTNT căn cứ vào kế hoạch của Sở Nông nghiệp & PTNT và theo chức năng, nhiệm vụ được Nhà nước giao để xây dựng kế hoạch cụ thể và triển khai thực hiện kế hoạch của đơn vị mình cho từng tháng, quý, 6 tháng, 9 tháng và cả năm.

- Phối hợp chặt chẽ giữa các Sở, Ngành, Đoàn thể có liên quan và Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố Bạc Liêu trong việc tổ chức thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch của ngành năm 2012; tuyên truyền, vận động nông dân, các doanh nghiệp tích cực lao động sản xuất, chế biến, xuất khẩu nông, thủy sản.

- Kiểm tra, xử lý kịp thời các khó khăn, vướng mắc trong quá trình tổ chức thực hiện kế hoạch; nếu vượt thẩm quyền sẽ trình cấp có thẩm quyền xem xét giải quyết trong thời gian sớm nhất. Thực hiện chế độ khen thưởng đối với tập thể và cá nhân hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, đồng thời xử lý nghiêm những tập thể, cá nhân thiếu tinh thần trách nhiệm, tham nhũng, lãng phí, tiêu cực.

- Thực hiện tốt chế độ thỉnh thị báo cáo thường xuyên và đột xuất theo đúng qui định chế độ hội họp, báo cáo của Bộ Nông nghiệp & PTNT, Tỉnh uỷ, Ủy ban nhân dân tỉnh và của Sở Nông nghiệp & PTNT.

D. ĐỀ XUẤT, KIẾN NGHỊ1. Đối với Chính phủ và Bộ, Ngành Trung ương- Đề nghị Chính phủ, Bộ, Ngành Trung ương sớm ban hành các chủ trương, chính

sách, cơ chế kêu gọi, thu hút đầu tư cho Chương trình xây dựng nông thôn mới đối với các thành phần kinh tế. Đối với huyện được Trung ương chọn làm điểm chỉ đạo cần có cơ chế đầu tư để đẩy nhanh tiến độ thực hiện hoàn thành các tiêu chí theo qui định; sớm xem xét sửa đổi một số tiêu chí trong Quyết định 491/QĐ-TTg ngày 14/6/2009 của Thủ tướng Chính phủ cho phù hợp với tình hình của vùng Đồng bằng sông Cửu Long (về Quy hoạch khu dân cư tập trung; về tỷ lệ kiên cố hóa kênh mương do xã quản lý, về thu nhập và cơ cấu lao động).

- Đề nghị Chính phủ, Bộ Nông nghiệp & PTNT sớm hoàn chỉnh hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về quản lý chất lượng nông, lâm, thủy sản và muối; có kế hoạch kiểm tra đột xuất tại các nhà máy chế biến thủy sản ở các tỉnh, thành phố trên phạm vi cả nước; cần chỉ đạo chặt chẽ, kiên quyết để chiến dịch chống bơm chích tạp chất trong tôm nguyên liệu đạt hiệu quả lâu dài; sớm xem xét ban hành quy chuẩn kỹ thuật đối với một số giống thủy sản khá phổ biến tại tỉnh Bạc Liêu như: Cua giống, cá kèo giống, nghêu, sò giống để làm cơ sở kiểm tra, kiểm dịch và sớm nghiên cứu hoàn thiện quy trình sản xuất nghêu, sò, cá kèo, cá chình, cua biển.

- Đề nghị Bộ Nông nghiệp & PTNT sớm triển khai thực hiện đầu tư cải tạo, sửa chữa và nâng cấp đối với các công trình cống Hộ Phòng, Giá Rai và Cầu Sập để đảm bảo phục vụ tốt cho sản xuất nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản; đẩy nhanh tiến độ xây dựng kho dự trữ muối quốc gia tại xã Điền Hải và đề xuất đưa danh mục “sản xuất muối bị thiệt hại do thiên tai” vào chính sách hỗ trợ của Nhà nước.

37

Page 38: UBND TỈNH BẠC LIÊUvukehoach.mard.gov.vn/DataStore/chienluoc/2053Bao cao... · Web viewCỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM SỞ NÔNG NGHIỆP & PTNT Độc lập -

- Đề nghị Bộ Nông nghiệp & PTNT chỉ đạo các Viện, Trường Đại học tiếp tục nghiên cứu sớm tìm ra tác nhân gây bệnh teo và hoại tử gan tụy tôm sú, thẻ để có biện pháp phòng trừ có hiệu quả.

- Đề nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sớm xem xét đề xuất Chính phủ hỗ trợ tỉnh Bạc Liêu 143,2 tỷ đồng để đối ứng thực hiện Dự án WB6.

- Đề nghị Chính phủ, Bộ, Ngành Trung sớm xem xét trình Quốc hội sớm xây dựng và ban hành Luật Phòng chống thiên tai và các văn bản hướng dẫn thực hiện; sớm triển khai xây dựng hệ thống cảnh báo sóng thần ven biển Việt Nam.

- Đề nghị Ban Chỉ đạo Phòng chống lụt bão Trung ương và Ủy ban quốc gia tìm kiếm cứu nạn và các Bộ, Ngành Trung ương đầu tư kinh phí nhằm giúp tỉnh Bạc Liêu đẩy nhanh tiến độ xây dựng các công trình Kè chống sạt lở cửa sông ven biển thị trấn Gành Hào, Kè chống sạt lở khu vực cửa biển Nhà Mát, thành phố Bạc Liêu; trang thiết bị phục vụ tìm kiếm cứu nạn trên biển; tổ chức tập huấn về công tác phòng chống sóng thần và hỗ trợ tỉnh xây dựng phương án phòng chống động đất, sóng thần; hỗ trợ kinh phí để triển khai thực hiện Quyết định số 1002/QĐ-TTg ngày 13/7/2009 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án nâng cao nhận thức cộng đồng và quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng đến năm 2020.

- Đề nghị Cục Quản lý chất lượng nông lâm và thủy sản tổ chức các lớp tập huấn nghiệp vụ kiểm tra, phân loại cơ sở, phân tích và truy xuất nguồn gốc sản phẩm nông nghiệp (theo Thông tư số 23/TT-BNNPTNT ngày 06/4/2011 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) và tập huấn về chứng nhận hàng hóa tiêu thụ nội địa (theo Thông tư số 55/2011/TT-BNNPTNT ngày 03/8/2011 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn).

- Đề nghị Cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản nghiên cứu một số nghề khai thác ở các vùng biển xa đạt hiệu quả, an toàn; xây dựng các tài liệu kỹ thuật hướng dẫn khai thác để tổ chức tuyên truyền, tập huấn cho ngư dân.

- Đề nghị Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn có chính sách trợ giá hoặc đầu tư cho các hộ nuôi trồng thủy sản tham gia thực hiện Chương trình kiểm soát dư lượng; các hộ nuôi trồng thủy sản theo hướng bền vững và được chứng nhận để khuyến khích người dân tích cực tham gia chương trình này.

2. Một số đề nghị đối với Ủy ban nhân dân tỉnh Bạc Liêu- Tiếp tục củng cố, kiện toàn Ban Chỉ đạo biển Đông và hải đảo; Ban Chỉ đạo sản

xuất và phòng chống dịch bệnh cây trồng, vật nuôi; Ban Chỉ đạo xây dựng nông thôn mới, Ban Chỉ huy PCLB & TKCN tỉnh Bạc Liêu,....

- Sớm có cơ chế vốn lưu động cho Trung tâm Giống nông nghiệp – thủy sản để tổ chức hoạt động sản xuất và cung ứng giống cây trồng, vật nuôi, giống thủy sản.

- Tăng kinh phí đầu tư hàng năm để thực hiện các chương trình, dự án khuyến nông trên địa bàn tỉnh ( nhu cầu năm 2012 là 3.955 tỷ đồng ).

- Sớm ban hành Kế hoạch thực hiện chính sách khuyến khích, hỗ trợ ngư dân tỉnh Bạc Liêu khai thác, nuôi trồng hải sản và dịch vụ khai thác hải sản trên các vùng biển xa năm 2012.

- Sớm ban hành Kế hoạch thực hiện kiểm tra, đánh giá điều kiện đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm các cơ sở sản xuất, kinh doanh vật tư nông nghiệp và sản phẩm nông nông, lâm, thủy sản.

- Bố trí nguồn kinh phí để hỗ trợ người dân có tàu cá nhỏ (công suất dưới 20 CV) khai thác thủy sản gần bờ bằng các nghề cấm, không có tư liệu sản xuất để họ chuyển đổi nghề khai thác hoặc chuyển sang làm nghề khác có hiệu quả hơn .

- Bố trí, cân đối nguồn vốn để thực hiện chính sách hỗ trợ tôm giống đối với các diện tích nuôi tôm công nghiệp, bán công nghiệp bị thiệt hại trong năm 2011.

38

Page 39: UBND TỈNH BẠC LIÊUvukehoach.mard.gov.vn/DataStore/chienluoc/2053Bao cao... · Web viewCỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM SỞ NÔNG NGHIỆP & PTNT Độc lập -

- Đầu tư kinh phí mua sắm các trang thiết bị phục vụ công tác chuyên môn của các Chi cục trực thuộc Sở Nông nghiệp & PTNT (Chi cục Bảo vệ thực vật; Chi cục Thú y, chi cục Nuôi trồng thủy sản,...).

- Sớm cho chủ trương và cấp kinh phí sửa chữa, nâng cấp các Trạm quản lý bảo vệ và phát triển rừng; tăng vốn đầu tư từ ngân sách cho công tác bảo vệ và phát triển rừng; cấp kinh phí sửa chữa, nâng cấp 6 hạng mục đã có chủ trương đầu tư của Ủy ban nhân dân tỉnh; cho chủ trương xây dựng 02 giếng nước phục vụ PCCC rừng; Trụ sở làm việc và các chòi canh gác, các cống đập khu Canh Điền, huyện Đông Hải.

3. Đối với các Sở, Ngành có liên quan và Ủy ban nhân dân huyện, thành phố và doanh nghiệp sản xuất, chế biến, xuất khẩu nông, lâm, thủy sản và muối

- Đề nghị các Sở, Ngành có liên quan thực hiện chế độ báo cáo về tình hình thực hiện các chương trình, dự án trên địa bàn nông thôn về Thường trực Ban Chỉ đạo Chương trình xây dựng nông thôn mới theo quy định.

- Đề nghị các ngân hàng thương mại, các quỹ tín dụng nhân dân tạo mọi điều kiện và thủ tục thuận lợi, đảm bảo nhu cầu vốn vay cho người sản xuất và các doanh nghiệp.

- Đề nghị các Sở, Ngành có liên quan và Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố phối hợp chặt chẽ với Sở Nông nghiệp & PTNT trong việc thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch phát triển nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới.

- Đối với các huyện, thành phố sớm hoàn thành Quy hoạch, Đề án xây dựng nông thôn mới cấp xã và tích cực vận động nhân dân tham gia xây dựng nông thôn mới.

- Đề nghị Ủy ban nhân dân huyện Đông Hải khẩn trương xây dựng khu tái định cư; Ủy ban nhân dân huyện Hòa Bình lập thủ tục cưỡng chế 02 hộ dân để sớm xây dựng cầu qua kênh Cái Cùng.

- Đề nghị các doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu nông thủy sản xây dựng và thực hiện kế hoạch hợp đồng bao tiêu sản phẩm đối với người sản xuất./.

Nơi nhận: GIÁM ĐỐC- Bộ Nông nghiệp & PTNT (Vụ Kế hoạch); - Tỉnh ủy, HĐND tỉnh, UBND tỉnh; - Các Sở: KH & ĐT, TC, XD, TN&MT Bạc Liêu, (Đã ký )- Cục Thống kê, Phân xã Bạc Liêu; - Ngân hàng Nông nghiệp & PTNT Bạc Liêu; - Hiệp hội Chế biến xuất khẩu thủy sản Việt Nam; Lương Ngọc Lân- Viện Nghiên cứu NTTS II;- UBND các huyện, thành phố Bạc Liêu;- BGĐ Sở Nông nghiệp & PTNT; - Phòng NN & PTNT các huyện, Phòng Kinh tế thành phố; - Các phòng, ban, đơn vị trực thuộc Sở;- Cty CP VTNN, Cty Lương thực, Cty CP Muối &TMBL, các Cty CBXNKTS; - Lưu : VP & P. KH Sở Nông nghiệp & PTNT.

39