tuantin 992-3

20
Phát hành thứ Năm hàng tuần bộ văn hóa thể thao và du lịch Số 992 ngày 27/9/2012 - Quy định thẩm quyền và trình tự lập dự án bảo quản, tu bổ các di tích lịch sử văn hóa (Tr.3) - đề nghị UNESCO đưa Quần đảo Cát Bà vào Danh mục Di sản Thế giới (Tr.4) - Lực sĩ Phạm Văn mách lần thứ 7 vô địch châu á (Tr.15) Ảnh: C.T.V TRONG Số NàY Giải Vô địCH BóNG đá Nữ đôNG NAm á 2012 đội tuyển bóng đá nữ Việt Nam đăng quang Giải vô địch bóng đá nữ Đông Nam Á 2012 vừa kết thúc tại Thành phố Hồ Chí Minh, với ngôi hậu thuộc về đội tuyển nữ Việt Nam sau khi vượt qua Myanmar ở loạt sút luân lưu 11 mét trong trận chung kết. Với lần thứ hai giành chức vô địch Đông Nam Á (lần đầu đoạt năm 2006) sẽ tạo tiền đề để đội tuyển nữ Việt Nam tiếp tục gặt hái thành công ở những giải đấu sắp tới. (Xem tiếp trang 20) Công bố Quyết định của Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm chức danh Thứ trưởng Bộ VHTT&DL Sáng 21/9, tại Hà Nội, Bộ VHTTDL đã tổ chức Lễ công bố Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về việc bổ nhiệm chức danh Thứ trưởng. Thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ, Thứ trưởng Bộ Nội vụ Trần Anh Tuấn đã công bố các quyết định của Thủ tướng Chính phủ quyết định bổ nhiệm lại ông Huỳnh Vĩnh Ái; bổ nhiệm ông Vương Duy Biên, Cục trưởng Cục Nghệ thuật Biểu diễn và bà Đặng Thị Bích Liên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hải Dương giữ chức Thứ trưởng Bộ VHTTDL. Thay mặt lãnh đạo Bộ VHTTDL, Bộ trưởng Hoàng Tuấn Anh đã trao quyết định và chúc mừng 3 đồng chí được bổ nhiệm lại và bổ nhiệm vào cương vị mới. (Xem tiếp trang 2) Ngày 23/9, tại Hà Nội diễn ra Đại hội đại biểu Ủy ban Olympic Việt Nam nhiệm kỳ IV (2012 – 2016) với sự tham dự của các đồng chí lãnh đạo Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch cùng các thành viên Ủy ban Olympic khóa III (VOC). Bộ trưởng Hoàng Tuấn Anh đã được bầu làm Chủ tịch VOC nhiệm kỳ IV. Tổng thư ký VOC là ông Trần Văn Mạnh -Chánh Văn phòng Ủy ban Olympic nhiệm kỳ III. (Xem tiếp trang 3) Các thành viên trong Ban thường vụ Ủy ban Ô-lim-pích Việt Nam nhiệm kỳ IV Bộ trưởng Hoàng Tuấn Anh được bầu là Chủ tịch Ủy ban Olympic Việt Nam

Upload: hoang-thuc

Post on 22-Jun-2015

550 views

Category:

News & Politics


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: Tuantin 992-3

Phát hành thứ Năm hàng tuầnbộ văn hóa thể thao và du lịch Số 992 ngày 27/9/2012

- Quy định thẩm quyền vàtrình tự lập dự án bảo quản, tu bổ các di tích lịch sử văn hóa

(Tr.3)- đề nghị UNESCO đưa Quầnđảo Cát Bà vào Danh mục Disản Thế giới

(Tr.4)- Lực sĩ Phạm Văn mách lần thứ 7 vô địch châu á

(Tr.15)

Ảnh:

C.T

.V

trONG Số Này

Giải Vô địCH BóNG đá Nữ đôNG NAm á 2012

đội tuyển bóng đá nữ Việt Nam đăng quangGiải vô địch bóng đá nữ Đông Nam Á 2012 vừa kết thúc tại Thành phố Hồ

Chí Minh, với ngôi hậu thuộc về đội tuyển nữ Việt Nam sau khi vượt quaMyanmar ở loạt sút luân lưu 11 mét trong trận chung kết. Với lần thứ hai giànhchức vô địch Đông Nam Á (lần đầu đoạt năm 2006) sẽ tạo tiền đề để đội tuyểnnữ Việt Nam tiếp tục gặt hái thành công ở những giải đấu sắp tới.

(Xem tiếp trang 20)

Công bố Quyết địnhcủa Thủ tướng Chínhphủ bổ nhiệm chứcdanh Thứ trưởng BộVHTT&DL

Sáng 21/9, tại Hà Nội, Bộ VHTTDL đãtổ chức Lễ công bố Quyết định của Thủtướng Chính phủ về việc bổ nhiệm chứcdanh Thứ trưởng. Thừa ủy quyền củaThủ tướng Chính phủ, Thứ trưởng BộNội vụ Trần Anh Tuấn đã công bố cácquyết định của Thủ tướng Chính phủquyết định bổ nhiệm lại ông Huỳnh VĩnhÁi; bổ nhiệm ông Vương Duy Biên, Cụctrưởng Cục Nghệ thuật Biểu diễn và bàĐặng Thị Bích Liên, Phó Chủ tịch UBNDtỉnh Hải Dương giữ chức Thứ trưởng BộVHTTDL. Thay mặt lãnh đạo Bộ VHTTDL,Bộ trưởng Hoàng Tuấn Anh đã traoquyết định và chúc mừng 3 đồng chíđược bổ nhiệm lại và bổ nhiệm vàocương vị mới.

(Xem tiếp trang 2)Ngày 23/9, tại Hà Nội diễn ra Đại hội đại biểu Ủy ban Olympic Việt Nam nhiệm

kỳ IV (2012 – 2016) với sự tham dự của các đồng chí lãnh đạo Bộ Văn hóa Thể thaovà Du lịch cùng các thành viên Ủy ban Olympic khóa III (VOC). Bộ trưởng HoàngTuấn Anh đã được bầu làm Chủ tịch VOC nhiệm kỳ IV. Tổng thư ký VOC là ông TrầnVăn Mạnh -Chánh Văn phòng Ủy ban Olympic nhiệm kỳ III.

(Xem tiếp trang 3)

Các thành viên trong Ban thường vụ Ủy ban Ô-lim-pích Việt Nam nhiệm kỳ IV

Bộ trưởng Hoàng Tuấn Anh được bầu là Chủ tịch Ủy ban

Olympic Việt Nam

Page 2: Tuantin 992-3

Quản lý nhà nước

2 Số 992 l 27.9.2012

Sáng 19/9, Trường Cao đẳng MúaViệt Nam và Đại học Sân khấu-Điện ảnhHà Nội đă tưng bừng tổ chức Lễ khaigiảng năm học mới 2012-2013. Bộtrưởng Bộ VHTTDL Hoàng Tuấn Anh đătới dự và đánh trống khai giảng.

Tại trường Cao đẳng Múa Việt Nam,Bộ trưởng Hoàng Tuấn Anh đă biểudương những thành tích mà tập thểcán bộ, giáo viên, học sinh, sinh viênNhà trường đạt được trong năm họcvừa qua, đặc biệt là việc gắn kết chặtchẽ và hiệu quả giữa đào tạo với nhucầu phát triển kinh tế xã hội, phát triểnđào tạo ở cả khu vực miền núi, vùngsâu, vùng xa cũng như những thànhtích cao trong Hội thi các trường Vănhoá nghệ thuật, Thể dục thể thao và Dulịch toàn quốc lần thứ nhất tại Đà Nẵng.

Bộ trưởng nhấn mạnh, năm học2012-2013 là năm học đầu tiên triểnkhai Chiến lược phát triển giáo dục giaiđoạn 2011-2020, do vậy, để thực hiệntốt nhiệm vụ chiến lược này, TrườngCao đẳng Múa Việt Nam cần tiếp tụctriển khai 03 đề án đã được Chính phủphê duyệt, gồm: Đào tạo bồi dưỡng cánbộ giảng viên trình độ cao trong lĩnh

vực Văn hoá Nghệ thuật giai đoạn 2011-2020; xây dựng đội ngũ trí thức ngànhVHTTDL đến năm 2020; đổi mới vànâng cao chất lượng đào tạo của cáctrường Văn hoá nghệ thuật giai đoạn2011-2020.

Bộ trưởng Hoàng Tuấn Anh yêu cầu,tập thể cán bộ, giáo viên, sinh viên, họcsinh của Nhà trường phải quán triệt sâusắc phương châm: Đào tạo nghệ thuậtlà đào tạo tinh hoa, bên cạnh việc trangbị kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp,năng lực sáng tạo cần thiết phải chútrọng công tác giáo dục đạo đức, nhâncách, quan điểm phục vụ cho các emhọc sinh, sinh viên, để xứng đáng làtrường đầu ngành của nghệ thuật MúaViệt Nam. “Đào tạo văn hoá nghệ thuậtkhông chỉ là quá trình trao truyềnnhững giá trị văn hoá của cha ông, màhơn thế nữa phải biết kế thừa và pháthuy truyền thống văn hoá, bản sắc vănhoá dân tộc, trong xu thế giao lưu vănhoá và hội nhập quốc tế”, Bộ trưởngHoàng Tuấn Anh nhấn mạnh.

Đồng thời, Bộ trưởng tin tưởng rằngvới tinh thần phát huy truyền thống, đổimới sáng tạo, Trường Cao đẳng Múa

Việt Nam sẽ đạt được nhiều thành tíchmới trong sự nghiệp xây dựng Nhàtrường theo hướng Khoa học - Chínhquy - Dân tộc - Hiện đại.

Cũng tại buổi lễ, Nhà trường đãkhen thưởng 05 học sinh, sinh viên đạtthành tích cao trong Hội thi các trườngVăn hoá nghệ thuật, Thể dục thể thaovà Du lịch toàn quốc lần thứ nhất; Khenthưởng 12 học sinh tốt nghiệp loại Giỏinăm học 2011-2012; Trao học bổng Tàinăng trẻ cho 08 học sinh, sinh viên đạtthành tích cao trong học tập năm học2011-2012...

Phát biểu tại Lễ khai giảng năm học2012-2013 tại Trường Đại học Sân khấu-Điện ảnh Hà Nội, Bộ trưởng Hoàng TuấnAnh bày tỏ vui mừng trước những thànhquả Nhà trường đã đạt được trong suốt32 năm qua, cũng như trong năm học2011-2012. Đồng thời nhấn mạnh, Nhàtrường cần nghiên cứu xây dựng chiếnlược phát triển Nhà trường từ nay đếnnăm 2020 và tầm nhìn xa hơn, trên quanđiểm đổi mới toàn diện, triệt để và sâusắc; phấn đấu trở thành trường có đẳngcấp trong nước và khu vực.

tHtt

Trường Cđ múa Việt Nam và Trường đH Sân khấu-điện ảnh Hà Nội khai giảng năm học mới

Phát biểu tại buổi Lễ, Bộ trưởngHoàng Tuấn Anh khẳng định, tập thểlãnh đạo Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịchđược Chính phủ đánh giá cao trongcông tác. Với việc được tăng cường thêm2 Thứ trưởng, Bộ trưởng Hoàng TuấnAnh hy vọng tập thể lãnh đạo Bộ sẽmạnh hơn, đưa sự nghiệp Văn hoá, Thểthao và Du lịch đạt được nhiều thànhtựu. Bộ trưởng Hoàng Tuấn Anh cũngnhấn mạnh, thành công của sự nghiệpVăn hóa, Thể thao, Du lịch phụ thuộc rất

lớn vào các đồng chí bởi các đồng chí làngười biến những chủ trương, chínhsách của Nhà nước thành hiện thực, biếnnhững suy nghĩ thành hành động… Bộtrưởng cũng hy vọng các đồng chí vớicương vị mới, nhiệm vụ mới, trách nhiệmmới, tình cảm mới, tư duy mới sẽ cùngnhau đoàn kết phấn đấu ổn định bộmáy, đưa sự nghiệp Văn hóa, Thể thao,Du lịch đạt nhiều thành tựu mới.

Phát biểu tại buổi lễ, tân Thứ trưởngĐặng Thị Bích Liên và tân Thứ trưởng

Vương Duy Biên đã bày tỏ niềm vui vàxúc động khi được nhận nhiệm vụ mới.Các đồng chí bày tỏ lòng biết ơn đối vớiTổng Bí thư, các đồng chí trong ban Bíthư, Bộ Nội vụ, Bộ trưởng Bộ Văn hoá,Thể thao và Du lịch, các cơ quan, đơn vịthuộc Bộ... đồng thời hứa sẽ cố gắnglàm việc hết mình, hoàn thành xuất sắcnhiệm vụ với tinh thần trách nhiệm caonhất đưa sự nghiệp Văn hóa, Thể thao,Du lịch lên một tầm cao mới.

tHtt

Công bố Quyết định... (Tiếp theo trang 1)

Page 3: Tuantin 992-3

Quản lý nhà nước

3Số 992 l 27.9.2012

Đại hội cũng bầu Ban chấp hành,Ban thường vụ và các vị trí lãnh đạonhiệm kỳ IV. 8 Phó chủ tịch được Đại hộibầu chọn là các gương mặt có kinhnghiệm quản lý và có những đóng gópto lớn ở nhiều lĩnh vực cho nền thể thaoViệt Nam trong thời gian qua.

Trong nhiệm kỳ mới, VOC sẽ tiếp tụcphối hợp chuẩn bị lực lượng vận độngviên trọng điểm để tham dự SEA Games2013, 2015, ASIAD 2014 và Olympic 2016.Ban chấp hành nhiệm kỳ tới đã đề ra các

mục tiêu phấn đấu đạt vị trí 13 ở ASIAD 17tại Incheon (Hàn Quốc), nằm trong tốp 3SEA Games 28 tại Xinhgapo và phấn đấuđoạt huy chương tại Thế vận hội Olympiclần thứ 31 tại rio de Janero (Braxin). Tại thếvận hội Olympic Mùa đông tại Sochi (Nga)vào năm 2014 dự kiến có vận động viên làViệt kiều tham dự.

Ủy ban Olympic Việt Nam nhiệm kỳIV cũng sẽ tích cực huy động nguồn vốnđể đầu tư cơ sở vật chất cho thể thaonước nhà. VOC tiếp tục mở rộng quan

hệ hợp tác, hữu nghị về thể thao với cáctổ chức thể thao quốc tế, các Ủy banOlympic quốc gia và vùng lãnh thổkhác trên thế giới. Một trong nhữngnhiệm vụ quan trọng nữa mà VOCnhiệm kỳ IV đặt ra là phấn đấu để ViệtNam giành được quyền đăng cai Đại hộiThể thao Châu Á lần thứ 18 vào năm2019 (ASIAD 18-2019). Đến thời điểmnày, Chính phủ đã thông qua kế hoạchxin đăng cai của VOC.

tHế Hùng

(Tiếp theo trang 1)Bộ trưởng Hoàng Tuấn Anh…

Ngày 18/9, Thủ tướng Chính phủ đãký ban hành Nghị định số 70/2012/NĐ-CP quy định thẩm quyền, trình tự, thủtục lập, phê duyệt quy hoạch, dự ánbảo quản, tu bổ, phục hồi di tích lịch sửvăn hóa, danh lam thắng cảnh.

Nghị định nêu rõ, nguyên tắc cơbản trong hoạt động lập, phê duyệtquy hoạch, dự án bảo quản, tu bổ,phục hồi di tích, bao gồm: Tuân thủ cácquy định của pháp luật về xây dựng, disản văn hóa, các Điều ước quốc tế màCộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam làthành viên và các quy định pháp luậtkhác có liên quan; Phù hợp với mụctiêu của chiến lược phát triển kinh tế -xã hội, quốc phòng, an ninh và quyhoạch phát triển các ngành trongphạm vi khu vực quy hoạch, kết hợphài hòa giữa bảo tồn và phát triểntrong khu vực

Ngoài ra, Quy hoạch bảo quản, tubổ, phục hồi di tích phải được lập, phêduyệt với định hướng lâu dài từ 10 nămđến 20 năm để làm cơ sở cho các hoạtđộng bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích,đồng thời phải được định kỳ xem xétđiều chỉnh để phù hợp với thực tiễnbảo vệ di tích và tình hình phát triểnkinh tế - xã hội trong từng giai đoạn.

Quy hoạch, dự án bảo quản, tu bổ,phục hồi di tích phải xuất phát từnhiệm vụ giữ gìn tối đa các yếu tố gốccủa di tích để phát huy giá trị; Đảm bảotính đồng bộ và phù hợp về khônggian kiến trúc, hệ thống hạ tầng kỹthuật, môi trường cảnh quan trong khuvực quy hoạch, dự án.

Dự án bảo quản, tu bổ, phục hồi ditích phải tuân thủ quy chuẩn, tiêuchuẩn về bảo quản, tu bổ, phục hồi ditích và phù hợp với quy hoạch bảoquản, tu bổ, phục hồi di tích; Tạo điềukiện thuận lợi cho việc bảo vệ và pháthuy giá trị dí tích.

Cũng theo Nghị định này, trình tựlập, thẩm định, phê duyệt quy hoạch ditích gồm 12 điều. Cụ thể, Quy hoạch ditích với sản phẩm là các hồ sơ (bản vẽ,thuyết minh) và đồ án quy hoạch, đượcthực hiện theo trình tự sau: 1- Xin chủtrương lập dự án tu bổ di tích; 2- Khảosát, đánh giá sơ bộ về những vấn đềliên quan đến di tích; 3- Thu thập bảnđồ đo đạc địa hình khu vực, bản đồ quyhoạch xây dựng và quy hoạch chuyênngành khác đã được phê duyệt cònhiệu lực liên quan đến khu vực lập quyhoạch di tích; 4- Điều tra, khảo sát, lậphồ sơ (bản vẽ, thuyết minh) đánh giá về

giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học, thẩmmỹ của di tích, di vật và di sản văn hóaphi vật thể thuộc phạm vi quy hoạch;5-Lấy ý kiến của tổ chức, cá nhân có liênquan để hoàn thiện nhiệm vụ quyhoạch di tích;6- Lập, thẩm định và phêduyệt nhiệm vụ quy hoạch di tích; 7-Điều tra, khảo sát chi tiết, khai quậtkhảo cổ, thu thập tài liệu liên quan đếnnội dung quy hoạch di tích; 8 - Lập đồán quy hoạch di tích; 9- Lấy ý kiến củatổ chức, cá nhân có liên quan về đồ ánquy hoạch di tích; 10- Thẩm định vàphê duyệt đồ án quy hoạch di tích; 11-Công bố công khai quy hoạch di tích đãđược phê duyệt tại địa phương nơi códi tích; 12- Tổ chức cắm mốc giới theoquy hoạch di tích được duyệt.

Trong khi đó, Dự án tu bổ di tíchphải qua quá trình lập, thẩm định, phêduyệt gồm 6 bước: Xin chủ trương lậpdự án tu bổ di tích; Khảo sát, thu thậptài liệu về di tích và những vấn đề liênquan đến di tích; Lập dự án tu bổ ditích; Lấy ý kiến của tổ chức, cá nhân vềdự án tu bổ di tích; Thẩm định và phêduyệt dự án tu bổ di tích; Công bố côngkhai dự án tu bổ di tích đã được phêduyệt tại địa phương có di tích.

(Xem tiếp trang 7)

Quy định thẩm quyền và trình tự lập dự án bảoquản, tu bổ các di tích lịch sử văn hóa

Page 4: Tuantin 992-3

Quản lý nhà nước

4 Số 992 l 27.9.2012

* Tại Quyết định số 3525/QĐ-BVHTTDL, ngày 17/9/2012, Bộ VHTTDLcho phép Sở VHTTDL thành phố Hà Nộiphối hợp với Hội Khảo cố học Việt Namkhai quật tại Đền Voi Phục, số 261 ThụyKhuê, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội.Thời gian khai quật: Từ ngày 20/9/2012đến ngày 30/9/2012. Những hiện vậtthu thập được trong quá trình khaiquật, Sở VHTTDL thành phố Hà Nội cótrách nhiệm giữ gìn, bảo quản.

* Bộ VHTTDL có Quyết định số3521/QĐ-BVHTTDL ngày 17/9/2012thành lập Ban Tổ chức Lớp tập huấn“Bồi dưỡng kiến thức trong huấn luyệnvà quản lý vận động viên đỉnh cao chohuấn luyện viên và cán bộ chuyên tráchthể dục thế thao của các cơ sở đào tạo,huấn luyện thể dục thể thao trên toànquốc” do PGS.TS.NGƯT Đào MạnhHùng (Vụ trưởng Vụ Đào tạo) làmTrưởng ban.

* Ngày 17/9/2012, Bộ VHTTDL cóQuyết định số 3520/QĐ-BVHTTDL vềmở lớp “Bồi dưỡng kiến thức tronghuấn luyện và quản lý vận động viênđỉnh cao cho huấn luyện viên và cán bộchuyên trách thể dục thế thao của các

cơ sở đào tạo, huấn luyện thể dục thểthao trên toàn quốc”. Thời gian: Từ ngày05/11/2012 đến ngày 11/11/2012 tạiThành phố Hải Dương.

* Tại Quyết định số 3543/QĐ-BVHTTDL ngày 19/9/2012 thành lậpBan Chỉ đạo thực hiện “Đề án tăngcường năng lực quản lý, thực thi cóhiệu quả quy định pháp luật bảo họquyền tác giả, quyền liên quan đối vớicác tổ chức đại diện tập thể quyền tácgiả, quyền liên quan tại Việt Nam đếnnăm 2015” do Thứ trưởng Hồ Anh Tuấnlàm Trưởng ban.

* Ngày 17/9/2012, Bộ VHTTDL cóQuyết định số 3519/QĐ-BVHTTDL xếphạng di tích quốc gia đối với Thác DrayKnao, xã Krông Jing, huyện MĐrắk, tỉnhĐắk Lắk và Quyết định số 3518/QĐ-BVHTTDL xếp hạng di tích quốc gia đốivới Địa điểm miếu thờ tại Đồn điềnCADA, xã Ea yông, huyện Krông Păk,tỉnh Đắk Lắk.

* Ngày 20/9/2012, Bộ VHTTDL cóQuyết định số 3576/QĐ-BVHTTDL giaoTrung tâm Nghiên cứu nghệ thuật vàLưu trữ điện ảnh - Viện Phim Việt Namtại thành phố Hồ Chí Minh thực hiện

các nhiệm vụ tại Ngày hội văn hóa, thểthao và du lịch vùng đồng bào dân tộcChăm-Ninh Thuận năm 2012.

* Bộ VHTTDL có Quyết định số3531/QĐ-BVHTTDL ngày 18/9/2012giao Dàn nhạc Giao hưởng Việt Namphối hợp với Dự án trao đổi âm nhạcViệt Nam-Nauy (MIC) mời chỉ huy TerjeMikkelesen, nghệ sỹ trombone TerjeGrondahl, nghệ sỹ oboe Jorgen Fasting,nghệ sũ Bùi Công Duy và tổ chứcchương trình “Hòa nhạc hữu nghị ViệtNam-Nauy (Viet Nam-NorwayFriendship Concert). Thời gian và địađiểm: 20h00 ngày 25-26/9/2012 tạiNhà hát Lớn Hà Nội.

* Ngày 20/9/2012, Bộ VHTTDL banhành Quyết định số 3565/QĐ-BVHTTDLthành lập Hội đồng thẩm định “Quyhoạch tổng thể bảo tồn, tôn tạo và pháthuy giá trị Công viên địa chất toàn cầuCao nguyên đá Đồng Văn, giai đoạn2012-2020 và tầm nhìn 2030” do Thứtrưởng Lê Khánh Hải làm Chủ tịch; ôngNguyễn Thế Hùng (Cục trưởng Cục Disản văn hóa): Phó Chủ tịch Hội đồng;cùng các ủy viên; 07 Ủy viên.

tHtt

VăN BảN mới

Ngày 20/9/2012, Bộ VHTTDL cóCông văn số 3253/BVHTTDL-DSVH gửiThủ tướng Chính phủ về việc cho phépBộ VHTTDL phối hợp với Ủy ban quốcgia UNESCO Việt Nam gửi hồ sơ Quầnđảo Cát Bà tới UNESCO xem xét, đưa disản này và Danh mục Di sản Thế giới.

Trước đó, thực hiện ý kiến chỉ đạocủa Phó Thủ tướng Chính phủ NguyễnThiện Nhân tại Công văn số 6773/VPCP-KGVX ngày 27/9/2011 về việc lập hồ sơQuần đảo Cát Bà (thành phố Hải Phòng)trình Thủ tướng Chính phủ cho phép đệtrình UNESCO công nhận là Di sản Thế

giới, Bộ VHTTDL đã phối hợp chặt chẽvới UBND thành phố Hải Phòng, các nhàkhoa học triển khai xây dựng hồ sơQuần đảo Cát Bà theo các quy định tạiHướng dẫn thực hiện Công ước 1972 vềBảo vệ di sản văn hóa và thiên nhiên thếgiới. Hội đồng Di sản văn hóa quốc giatrên cơ sở nghiên cứu, rà soát hồ sơQuần đảo Cát Bà của UNBD thành phốHải Phòng và đã có chỉnh sửa, bổ sung,hoàn thiện.

Hồ sơ Quần đảo Cát Bà trìnhUNESCO xem xét, công nhận Di sản Thếgiới được xây dựng dựa trên các tiêu chí

về giá trị nổi bật toàn cầu thể hiện ở: Disản tiêu biểu cho các hệ sinh thái biểnđảo, sự đa dạng cao của hệ sinh tháinhiệt đới, cận nhiệt đới điển hình, là hệsinh thái quần đảo đá vôi lớn nhất ChâuÁ. Đây cũng là khu vực có mức độ đadạng rất cao của hệ sinh thái nhiệt đớiđiển hình, liền kề, kế tiếp nhau trongmột khu vực di sản, thể hiện sự đa dạngcao của các quần thể động, thực vậttrên đảo và dưới biển; tiêu chí về đadạng sinh học cao với nhiều loài quýhiếm có giá trị toàn cầu được đưa vàosách Đỏ Việt Nam và Thế giới, đặc biệtlà loài Vojooc đầu trắng Cát Bà đượcđánh giá là có giá trị bảo tồn ngoại hạngtoàn cầu, đặc biệt quý hiếm.

M.H

Đề nghị UNESCO đưa Quần đảo Cát Bà vào Danh mục Di sản Thế giới

Page 5: Tuantin 992-3

Quản lý nhà nước

5Số 992 l 27.9.2012

Ngày 21/9, tại Hà Nội, Nhà hát chèoHà Nội đã tổ chức kỷ niệm 60 nămthành lập Nhà hát (1952 - 2012) và đónnhận Huân chương Lao động hạngNhất. Dự lễ kỷ niệm có Phó Chủ tịchnước Nguyễn Thị Doan, Bộ trưởng BộVăn hóa Thể thao và Du lịch HoàngTuấn Anh, lãnh đạo UBND thành phốHà Nội cùng các thế hệ nghệ sỹ củaNhà hát chèo Hà Nội 60 năm qua.

Sáu mươi năm qua, những vở diễnđã làm nên thương hiệu cho Chèo HàNội như: Tấm Cám, Ai mua hành tôi,Thạch Sanh, Cô Son, Ni cô Đàm Vân,Những cô thợ dệt, Phạm Ngũ Lão,Nàng Si Ta, Người đẹp xứ Tây Lăng,Ngọc Hân công chúa, Thái úy LýThường Kiệt... Đó là những vở diễn đemlại hiệu ứng sân khấu, tác động mạnhmẽ đến đời sống sân khấu, góp phầnnâng cao đời sống văn hoá tình thầncủa nhân dân thủ đô nói riêng, cả nướcnói chung.

Cũng trong khoảng thời gian này,Nhà hát Chèo Hà Nội tự hào vì có độingũ nghệ nhân, nghệ sĩ, tác giả, đạodiễn, nhạc sĩ, nhạc công, họa sĩ tài ba -những tên tuổi của làng Chèo, đượcnhân dân mến mộ. Từ thế hệ diễn viênđầu tiên: NSND Hoa Tâm, NSND TưLiên, nghệ sỹ Tuyết Lễ, Hai Sinh đếnNSND Trùm Thịnh, NSND Minh Lý …rồi tới thế hệ NSƯT Quốc Chiêm, NSƯTXuân Hanh, NSƯT Thuý Mùi, NS LâmBằng, NSƯT Quốc Anh, NSƯT XuânHinh, cùng những gương mặt trẻ đầytriển vọng đã từng đoạt giải nhất, nhì,ba tại các cuộc thi tài năng trẻ sânkhấu toàn quốc: NSƯT Thu Huyền,Minh Nhan...

Đại diện Nhà hát, NSƯT Trịnh ThúyMùi, Giám đốc Nhà hát chèo Hà Nộiphát biểu ôn lại chặng đường 60 nămqua và thể hiện quyết tâm tiếp tục nốigót các nghệ sỹ đi trước, gìn giữ, bảotồn và phát huy những giá trị nghệ

thuật truyền thống của bộ môn Chèovà tiếp tục xây dựng Nhà hát chèo HàNội ngày càng lớn mạnh.

Để ghi nhận những thành tựu mànhà hát chèo Hà Nội đã đạt được trongsuốt 60 năm qua, Phó Chủ tịch nướcNguyễn Thị Doan đã trao tặng Huânchương Lao động hạng Nhất cho Nhàhát chèo Hà Nội. Thừa ủy quyền củaChủ tịch nước, Bộ trưởng Bộ Văn hóa,Thể thao và Du lịch Hoàng Tuấn Anh đãtrao Huân chương Lao động hạng Bacho NSƯT Trịnh Thúy Mùi – Giám đốcNhà hát chèo Hà Nội.

Để chào mừng sự kiện này, Nhàhát chèo Hà Nội tổ chức tuần biểudiễn phục vụ khán giả Thủ đô bắt đầutừ ngày 17/9 đến hết ngày 23/9 với cácvở : Cô Son, Oan khuất một thời, NgọcHân công chúa, Các chùm hài chèo,Quan âm Thị Kính, Quan lớn về làng,Nàng Sita.

H.Yến

Chiều 20/9, tại trụ sở Bộ VHTTDL,Thứ trưởng Lê Khánh Hải đã có buổi làmviệc với đoàn công tác của UBND tỉnhKiên Giang do đồng chí Đặng CôngHuẩn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh làmTrưởng đoàn về một số dự án nâng cấpcơ sở hạ tầng trong lĩnh vực thể dục thểthao. Cùng dự buổi làm việc có đại diệncác Tổng cục, Cục, Vụ liên quan.

Tại buổi làm việc, lãnh đạo UBND tỉnhKiên Giang báo cáo Thứ trưởng Lê KhánhHải và các đại biểu một số kết quả đã đạtđược của tỉnh Kiên Giang trong công tácphát triển các lĩnh vực văn hóa, thể thao,du lịch. Trong đó, nhấn mạnh kết quảkhả quan đạt được trong lĩnh vực thểdục thể thao của tỉnh, đó là việc bóng đáKiên Giang trụ hạng tại giải V-League2012, đứng thứ 10/14 ở bảng xếp hạng

và là tỉnh duy nhất của khu vực Đồngbằng sông Cửu Long trụ hạng trongnăm 2012. Bên cạnh đó, tinh thần thểthao nói chung và bóng đá nói riêng củanhân dân trong tỉnh so với nhiều địaphương khác là cao hơn hẳn, biểu hiệnbằng việc, cổ động viên trên sân tại cáctrận đấu luôn rất đông. Trong một sốtrận đấu bóng quan trọng có sự thi đấucủa đội nhà, Sân vận động tỉnh khôngđáp ứng đủ chỗ ngồi cho cổ động viên...

Tuy nhiên, phía UBND tỉnh KiênGiang cho biết, dù Tỉnh ủy, UBND đã cónhiều cố gắng đầu tư xây dựng cơ sở hạtầng phục vụ các giải đấu thể thaonhưng do nguồn kinh phí của Tỉnh cònnhiều khó khăn nên việc đầu tư xâydựng chưa đạt được hiệu quả so với kếhoạch đề ra. Do đó, tỉnh đề xuất với Bộ

VHTTDL, trong thời gian tới xem xét hỗtrợ tỉnh nâng cấp Sân vận động tỉnh lên15-16 nghìn chỗ ngồi và xây dựng Nhàthi đấu đa năng phục vụ các sự kiện thểthao của tỉnh và của cả vùng. Trong đó,đủ khả năng tổ chức một số môn thểthao phục vụ các giải đấu quốc tế.

Ghi nhận và biểu dương nhữngđóng góp của lãnh đạo UBND tỉnh KiênGiang đối với sự phát triển của ngànhvăn hóa, thể thao và du lịch trong thờigian qua, Thứ trưởng Lê Khánh Hảikhẳng định, Bộ VHTTDL ủng hộ về chủtrương đề xuất của tỉnh, đồng thời yêucầu tỉnh xây dựng kế hoạch hoàn chỉnhvà đề xuất bằng văn bản trình BộVHTTDL xem xét phê duyệt. Thứ trưởngyêu cầu Tổng cục Thể dục thể thao, VụKế hoạch-Tài chính tham mưu cho tỉnhtriển khai đầu tư, nâng cấp cơ sở thểdục thể thao có hiệu quả, thiết thực,tránh lãng phí…

M.H

Thứ trưởng Lê Khánh Hải làm việcvới lãnh đạo tỉnh Kiên Giang

Nhà hát chèo Hà Nội kỷ niệm 60 năm ngày thành lập

Page 6: Tuantin 992-3

Quản lý nhà nước

6 Số 992 l 27.9.2012

Vừa qua, tại Đài Truyền hình thànhphố Hồ Chí Minh Thứ trưởng Bộ VHTTDLHồ Anh Tuấn đã chủ trì buổi làm việc vớilãnh đạo Đài Truyền hình thành phố HồChí Minh.

Tại buổi làm việc, Thứ trưởng hoannghênh và biểu dương Đài Truyền hìnhthành phố Hồ Chí Minh đã phối hợp cóhiệu quả với Ngành VHTTDL trong việctriển khai Chi thị số 65/CT-BVHTTDLngày 16/4/2012 của Bộ trưởng BộVHTTDL về chấn chỉnh hoạt động biểudiễn nghệ thuật và trình diễn thời trang;góp phần bảo tồn, phát huy giá trị vănhóa, nghệ thuật truyền thống của dântộc, có tỷ lệ chiếu phim Việt Nam đạt trênquy định.

Để phát huy những kết quả đã đạtđược, Thứ trưởng đề nghị Đài Truyềnhình thành phố Hồ Chí Minh quan tâm,chỉ đạo, tổ chức thực hiện tốt các côngviệc: rà soát, quy hoạch các chương trìnhca nhạc, biểu diễn nghệ thuật (kể cả cáctrò chơi, cuộc thi âm nhạc trên truyềnhình) đặc biệt dành cho giới trẻ với tỷ lệthích hợp, thời điểm thích hợp, hài hòagiữa yêu cầu quảng cáo tài trợ và mụcđích phổ biến, tuyên truyền, giáo dụcnâng cao nhận thức thẩm mỹ, nghệthuật. Thẩm định chặt chẽ nội dung cácchương trình ca nhạc, thời trang, đặc biệt

là các chương trình được phát sóng trựctiếp đảm bảo trang phục, hành vi của casỹ, diễn viên phù hợp với thuần phong,mỹ tục Việt Nam.

Tiếp tục phối hợp với các cơ quanchức năng của Bộ VHTTDL triển khai cóhiệu quả Chỉ thị số 65/CT-BVHTTDL ngày16/4/2012 của Bộ trưởng Bộ VHTTDL:không tổ chức, cho phép tổ chức hoặcphát sóng các chương trình, tiết mụcbiểu diễn có nghệ sỹ, người mẫu sửdụng trang phục, hóa trang không phùhợp với thuần phong, mỹ tục dân tộc; sửdụng các phương tiện kỹ thuật để thaythế giọng hát thật của người biểu diễn(hát nhép) và thay thế cho các tiết mụcbiểu diễn nhạc cụ (nhạc nhái); tự tiệnthay đổi động tác diễn xuất, phong cáchbiểu diễn nghệ thuật, thêm bớt lời ca, lờithoại với các nội dung và hình thức thểhiện đã được cơ quan có thẩm quyềncấp phép công diễn gây hậu quả xấu; lợidụng giao lưu với khán giả để có nhữnghành vi hoặc phát ngôn không đứng vớichương trình, tiết mục, vở diễn đã đượcduyệt, cấp phép; không mời nghệ sĩ, casĩ, diễn viên, người mẫu đang bị cơ quannhà nước có thẩm quyên xử lý vi phạmhoặc đã bị xử lý vi phạm hành chínhtrong hoạt động văn hóa, có thể gây sựphản cảm về hình ảnh trong khán giả;

không nên nhận hợp đồng quảng cáocó sử dụng hình ảnh của các nghệ sĩ, casĩ, người mẫu có sai phạm như trên.

Tiếp tục đảm bảo tỷ lệ phát sóngphim Việt Nam đúng quy định; tăngcường phát sóng phim Việt Nam trongcác đợt phim kỷ niệm ngày lễ của đấtnước và phục vụ nhiệm vụ chính trị, xãhội, đối ngoại và các chương trình nghệthuật truyền thống. Thực hiện vai trò đầutàu khu vực phía Nam, hỗ trợ, chia sẻ vớicác đài truyền hình địa phương trongkhu vực về phim Việt Nam để phát sóng.

Thứ trưởng giao Cục nghệ thuật biểudiễn bổ sung quy định về quản lý cácchương trình biểu diễn nghệ thuật, thờitrang trên sóng truyền hình đảm bảochặt chẽ, phù hợp trong dự thảo Nghịđịnh quy định về biểu diễn nghệ thuật,trình diễn thời trang, thi người đẹp vàngười mẫu; phát hành, lưu hành, kinhdoanh bản ghi âm, ghi hình ca múanhạc, sân khấu báo cáo lãnh đạo Bộ,trình Chính phủ xem xét. Liên hệ phốihợp với các cơ quan chức năng của BộThông tin và Truyền thông báo cáo lãnhđạo 2 Bộ về đề xuất sửa đổi, bổ sung nộidung quản lý: thẩm định, cấp phép cácchương trình ca nhạc, biểu diễn nghệthuật phát sóng trên đài truyền hình.

H.P

Thứ trưởng Hồ Anh Tuấn làm việc với lãnh đạođài Truyền hình TP Hồ Chí minh

Bộ VHTTDL vừa ban hành Thông tưsố 08/2012/TT-BVHTTDL Quy định nộidung đánh giá phát triển thể dục, thểthao. Thông tư gồm 10 Điều, được ápdụng đối với cơ quan, tố chức và cáccá nhân có liên quan; quy định nộidung, trách nhiệm tổng hợp nội dungđánh giá phát triển thể dục, thể thaoquần chúng; thể dục, thể thao trongtrường học; thể dục, thể thao trong

lực lượng vũ trang; thể thao thành tíchcao và thể thao chuyên nghiệp.

Nội dung đánh giá phát triển thểdục thể thao được quy định trongthông tư bao gồm: Đánh giá thể dục,thể thao quần chúng; Đánh giá thểdục, thể thao trong nhà trường; Đánhgiá thể dục, thể thao trong quân đội;Đánh giá thể dục, thể thao trongcông an nhân dân; Đánh giá thể thao

thành tích cao; Đánh giá thể thaochuyên nghiệp.

Thông tư có hiệu lực thi hành kểtừ ngày 01/11/2012. Bãi bỏ Thông tưsố 02/2009/TT-BVHTTDL ngày17/3/2009 của Bộ trưởng Bộ VHTTDLhướng dẫn về tổ chức đánh giáphong trào thể dục, thể thao quầnchúng tại địa phương.

n.H

Quy định nội dung đánh giá phát triển thể dục, thể thao

Page 7: Tuantin 992-3

Quản lý nhà nước

7Số 992 l 27.9.2012

Ngày hội văn hóa, thể thao và dulịch các dân tộc vùng Đông Bắc lầnthứ 8 sẽ diễn ra từ ngày 27- 30/9/2012tại Tuyên Quang với sự tham dự của8tỉnh: Tuyên Quang, Bắc Kạn, Hà Giang,Lạng Sơn, Thái Nguyên, Quảng Ninh,Phú Thọ, Bắc Giang và khách mờitham dự là tỉnh Vĩnh Phúc.

“Ngày hội văn hóa, thể thao và dulịch các dân tộc vùng Đông Bắc lần thứ8” sẽ diễn ra cùng với “Tuần Văn hóa –Du lịch Tuyên Quang năm 2012”, gồm

các hoạt động: Liên hoan nghệ thuậtquần chúng vùng Đông Bắc; triển lãmảnh “Sắc màu văn hóa các dân tộc vùngĐông Bắc”; giới thiệu ẩm thực đặctrưng vùng Đông Bắc; trình diễn trangphục các dân tộc; đêm hội Trung thu;tham quan Khu du lịch lịch sử và sinhthái Tân Trào; tổ chức thi đấu các mônthể thao dân tộc như chạy cà kheo, đẩygậy, kéo co, bắn nỏ, tung còn …

Điểm nhấn của Ngày hội văn hóa,thể thao và du lịch các dân tộc vùng

Đông Bắc lần thứ 8 là Lễ khai mạcđược tổ chức vào 20 giờ ngày 27/9,tại sân khấu nổi Công viênhồ TânQuang với chương trình nghệ thuật“Đông Bắc – miền đất thiêng liêngtươi đẹp”. Lễ bế mạc diễn ra sángngày 30/9 tại Trung tâm Hội nghị tỉnhTuyên Quang.

Ngày hội là hoạt động nhằm giữ gìn,phát huy và tôn vinh bản sắc văn hoácủa các dân tộc vùng Đông Bắc, gópphần phát triển kinh tế, chăm lo đời sốngvật chất, tinh thần cho nhân dân; giáodục truyền thống yêu nước, củng cố,tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân.

H.P

Về thẩm quyền phê duyệt chủ trương lập dự án tu bổ di tích, Nghịđịnh nêu rõ, đối với dự án tu bổ di tíchcó mức đầu tư lớn phải được sự chấpthuận về chủ trương của Thủ tướngChính phủ theo quy định.

Chủ tịch UBND cấp tỉnh hoặc Thủtrưởng Bộ, ngành được giao trực tiếp

quản lý di tích phê duyệt chủ trươnglập dự án tu bổ di tích, dự án tu bổ ditích và có trách nhiệm tổ chức lập dựán tu bổ di tích thuộc thẩm quyềnquản lý.

Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao vàDu lịch thỏa thuận chủ trương lập dựán tu bổ di tích, thẩm định dự án tu bổ

di tích quốc gia đặc biệt, dự án tu bổ ditích quốc gia. Giám đốc Sở Văn hóa, Thểthao và Du lịch thỏa thuận chủ trươnglập dự án tu bổ di tích, thẩm định dự ántu bổ di tích cấp tỉnh.

Nghị định này có hiệu lực thi hànhkể từ ngày 15/11/2012.

tHtt

Quy định thẩm quyền và trình tự ... (Tiếp theo trang 3)

Sáng ngày 21/9, tại Hà Nội, Bộ trưởngHoàng Tuấn Anh đã có buổi làm việc vớiđoàn công tác tỉnh yên Bái do đồng chíPhạm Duy Cương - Phó Bí thư Tỉnh ủy,Chủ tịch UBND tỉnh làm trưởng đoàn.

Báo cáo tại buổi làm việc, đồng chí TạXuân Hiếu - Giám đốc Sở VHTTDL tỉnhyên Bái cho biết, trong 9 tháng đầu năm2012, lĩnh vực Văn hóa, thể thao và du lịchcủa tỉnh yên Bái đã đạt nhiều kết quả tíchcực. Trong lĩnh vực văn hóa, yên Bái đãtập trung tổ chức, tuyên truyền sâu rộngphong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựngđời sống văn hóa”; hoàn thành tổng kiểmkê di sản văn hóa trên địa bàn tỉnh; quản

lý tốt lễ hội tại các di tích góp phần pháthuy và gìn giữ bản sắc văn hóa dân tộc;bảo tồn 3-4 lễ hội đặc sắc tại địa phương.Hằng năm, các đội văn nghệ quần chúngtổ chức biểu diễn hơn 2.300 buổi biểudiễn văn nghệ phục vụ nhân dân; toàntỉnh có 1.228 nhà văn hóa đạt 53% làng,thôn, bản có nhà văn hóa.

Trong lĩnh vực thể dục thể thao, vớimục tiêu đẩy mạnh phong trào thể dụcthể thao tới mọi đối tượng, thời gian quatỉnh đã chỉ đạo đẩy mạnh cuộc vận động“Toàn dân rèn luyện thân thể theo gươngBác Hồ vĩ đại”; quán triệt triển khai Nghịquyết số 08-NQ/TW của Bộ Chính trị về

tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, tạobước phát triển mạnh mẽ về thể dục thểthao đến năm 2020; chú trọng nâng caochất lượng hoạt động của các Liên đoànthể thao cấp tỉnh, hội, Câu lạc bộ thể dụcthể thao cơ sở; hàng năm tổ chức được18-20 giải cấp tỉnh, 03 hội thi thể thao vớisố lượng gần 200 đoàn, đội và hơn 3.200VĐV tham dự. Hoạt động thể dục thểthao cơ sở không ngừng đẩy mạnh, đếnnay số người tham gia tập luyện thườngxuyên đạt 196.500 người, tương đương25-27% dân số toàn tỉnh; Thể thao thànhtích cao yên Bái hàng năm đào tạo 10

(Xem tiếp trang 13)

Bộ trưởng Hoàng Tuấn Anh làm việcvới đoàn công tác tỉnh Yên Bái

Ngày hội văn hóa, thể thao và du lịch các dân tộc vùng Đông Bắc lần thứ 8

Page 8: Tuantin 992-3

Sự kiện vấn đề

8 Số 992 l 27.9.2012

UBND tỉnh Bình Dương vừa có Kếhoạch tổ chức Đại hội TDTT các cấp tỉnhBình Dương năm 2013-2014 với mụcđích: Thiết thực chào mừng những ngàylễ, sự kiện trọng đại của tỉnh và quốc giatrong năm 2013-2014; tăng cường côngtác tuyên truyền, giáo dục, tạo sựchuyển biến sâu sắc về nhận thức củacác cấp, các ngành và toàn xã hội về vatrò, tầm quan trọng của TDT trong việcnâng cao sức khỏe, thể lực nhân dân,

góp phần đào tạ con người phát triểntoàn diện; đẩy mạnh các hoạt độngTDTT quần chúng nhằm thực hiện ngàycàng hiệu quả Cuộc vận động “Toàndân rèn luyện thân thể theo gương BácHồ vĩ đại” giai đoạn 2012-2020. Đồngthời, thông qua Đại hội để đánh giá kếtquả phát triển sự nghiệp Thể dục thểthao của tỉnh Bình Dương trong giaiđoạn 2010-2014; rà soát, tuyển chọnvận động viên chuẩn bị tham dự Đại hội

TDTT toàn quốc lần thứ VII năm 2014.Đại hội TDTT các cấp tỉnh Bình

Dương năm 2013-2014 được phân làm03 cấp: Cấp xã, phường, thị trấn: Tổ chứctừ 6 môn thể thao trở lên, tập trung vàocác môn được nhân dân yêu thích; cấphuyện, thị xã, thành phố: Tổ chức thiđấu từ 12 môn trở lên; cấp tỉnh: Tổ chứcthi đấu 25 môn, gồm 19 môn chínhthức và 6 môn hưởng ứng.

n.H

Chiều 21/9, tại 45 Tràng Tiền, HàNội, Sở VHTTDL Hà Nội đã tổ chức khaimạc triển lãm “Nét đẹp văn hóa giađình người Hà Nội”. Triển lãm trưngbày gần 100 bức ảnh, kết hợp với việcsắp đặt, thiết kế đẹp, tạo ấn tượng tốtđối với người xem. Những bức ảnhtrong triển lãm chuyển tải những tìnhcảm sâu sắc từ mối quan hệ giữa ôngbà, bố mẹ, con cháu trong sinh hoạt

hàng ngày, trong lao động, trong giáodục và cả lúc vui chơi. Đặc biệt, nhữngbức ảnh “Con là mùa xuân của mẹ”,“Ân cần”, "Bữa cơm gia đình đầm ấm”,“Tứ đại đồng đường”, “Bố là tất cả”...đều dạt dào cảm xúc yêu thương, ấpáp, gần gũi của mái ấm gia đình, tìnhcha nghĩa mẹ. Các bức ảnh triển lãmcó bố cục tốt, phong phú trong nộidung thể hiện.

Triển lãm đề cao giá trị nền tảnggia đình, tôn vinh những nét đẹptrong văn hóa gia đình và sức lan tỏacủa nó trong cuộc sống hiện đạingày nay. Triển lãm cũng góp phầnthực hiện mục tiêu của thành phốHà Nội: “Xây dựng gia đình Thủ đôtrong thời kỳ công nghiệp hóa, hiệnđại hóa”.

Đ.n

UBND tỉnh Bạc Liêu vừa tổ chức lễkhánh thành tượng đài chiến thắngtỉnh Bạc Liêu.

Tượng đài chiến thắng tỉnh Bạc Liêuđặt tại vòng xoay ngã năm, khóm TràVăn, phường 7, TP.Bạc Liêu. Tượng đàixây trên diện tích gần 3.600 m2, đườngkính vòng xoay gần 68 m, tổng vốn đầutư 27 tỉ đồng. Công trình gồm 6 hạngmục: tượng đài sân hành lễ; hệ thốngđiện chiếu sáng; đài phun nước nghệthuật; khu viên cây xanh, thảm cỏ, vỉahè. Trong đó tượng là hạng mục chínhcủa công trình.

Tượng đài có nhóm tượng 3 nhân

vật, thể hiện 3 mũi giáp công: chính trị-quân sự- binh vận. Nhân vật bộ đội chủlực cầm cờ, bộ đội du kích cầm súng vànhân vật người phụ nữ thả chim bồ câutượng trưng cho công tác binh vận.Đứng từ xa nhìn lại, thấy rõ 2 anh bộ độivới khí thế hân hoan, khoác súng và giơcao cờ Tổ quốc trong ngày vui chiếnthắng và hình ảnh người phụ nữ mangđặc trưng người phụ nữ Nam bộ, vớichiếc áo bà ba, khăn rằn quấn cổ đangthả chim bồ câu, biểu hiện khát vọnghòa bình. Tất cả đã toát lên một ý chívươn lên mạnh mẽ và khí phách anhhùng của quân dân Bạc Liêu.

Việc khánh thánh tượng đài có ýnghĩa quan trọng đối với Đảng bộ vànhân dân tỉnh Bạc Liêu. Bạc Liêu làvùng đất cách mạng, có 21 xã, 4 huyệnđược vinh dự tặng danh hiệu anhhùng trong đấu tranh giải phóng dântộc. Tượng đài khắc họa 2 cuộc khángchiến chống thực dân Pháp và đế quốcMỹ của quân và dân Bạc Liêu, công tácbinh vận kết hợp với đấu tranh chínhtrị và đấu tranh vũ trang đã tạo thànhba mũi giáp công đánh địch thắng lợi,góp phần bảo vệ nền độc lập và thốngnhất Tổ quốc.

trần nguYện

Bình Dương: Kế hoạch tổ chức đại hội TDTT các cấp năm 2013-2014

Triển lãm “Nét đẹp văn hóa gia đình người Hà Nội”

Khánh thành tượng đài chiến thắng tỉnh Bạc Liêu

Page 9: Tuantin 992-3

Sự kiện vấn đề

9Số 992 l 27.9.2012

Tổng cục Du lịch phối hợp với Tổchức Tầm nhìn thế giới (World Vision) vàCơ quan phát triển quốc tế Australia(AusAID) vừa mở lớp tập huấn về hoạtđộng du lịch an toàn cho trẻ em tạiMóng Cái. Đây là hoạt động nằm trongkhuôn khổ Dự án Tuổi thơ – Chươngtrình phòng ngừa xâm hại tình dục trẻem trong hoạt động du lịch do AusAIDtài trợ và World Vision thực hiện. Tại buổitập huấn, các chuyên gia đã đưa ra 5điểm chính có xây dựng hoạt động kinhdoanh an toàn đối với trẻ em, bao gồm:

Doanh nghiệp cần có quan điểm rõràng về bảo vệ trẻ em, cách hữu hiệunhất là xây dựng quy định về bảo vệ trẻem; phổ biến quy định của doanhnghiệp về an toàn cho trẻ em đến cácnhân viên doanh nghiệp, nhà đầu tư,khách hàng, tăng cường năng lực chonhân viên để ứng phó với xâm hại vàbảo vệ trẻ em; kêu gọi các doanhnghiệp khác cùng chung tay bảo vệ trẻem bằng cách đưa nội dung này nhưmột điều khoản quy định “không chấpnhận bóc lột trẻ em” trong hợp đồng

với khách hàng hoặc đối tác cung cấpdịch vụ; sáng tạo nhiều cách khác nhauđể xây dựng một môi trường an toàncho trẻ em, xem xét lập quỹ từ thiệnủng hộ Tổ chức bảo vệ trẻ em, tạo côngăn việc làm cho những người thanhniên trẻ tuổi có nguy cơ bị xâm hại;hành động khi chứng kiến trẻ có nguycơ bị xâm hại bằng cách báo ngay chocơ quan chức năng, công an nơi gầnnhất hoặc qua đường dây nóng18001567 – (043) 7759327.

ttDL

Tập huấn về hoạt động du lịch an toàn cho trẻ em

Tối 21/9, tại Cung Văn hóa Laođộng TP Hồ Chí Minh đã diễn rachương trình “Hội ngộ Đàn tranh lần III”.Đây là dịp để các nghệ sỹ đàn tranhtrong và ngoài nước gặp gỡ, giao lưu vàbiểu diễn nhằm tiếp nối và phát huynhững giá trị truyền thống văn hóanghệ thuật dân tộc.

Chương trình hội tụ những nghệsỹ, đơn vị hàng đầu nghệ thuật đàn

tranh như: nghệ sỹ Hồng Hạnh - Họcviện âm nhạc quốc gia Việt Nam, nghệsỹ Hồng Nga - Học viện âm nhạc Huế,nghệ sĩ Hải Phượng - Nhạc viện TP HồChí Minh. Đặc biệt, nghệ sĩ đàn Kotođến từ Nhật Bản là Toshiko NAGASE vàcon trai, nghệ sỹ Kenzan NAGASE cũngđã tham dự và biểu diễn những tiếtmục đặc sắc. Ngoài ra còn có các tậpthể: Ban Đàn Tranh trường Đài Bắc tại

TP Hồ Chí Minh, Câu lạc bộ Tiếng hátquê hương Cung văn hóa Lao động TPHồ Chí Minh… cùng sự tham gia củaGiáo sư Tiến sĩ Trần Văn Khê.

Tại đêm diễn, khán giả đã có dịpnghe lại những bản nhạc cổ đã gắnliền qua nhiều thế hệ Việt Nam như:Song phi Hồ điệp; Phú lục (ca Huế);Luyện Năm cung (chèo cổ); Lưu thủyhành văn; hay Tình ca xứ Huế… ngọtngào, da diết và giao lưu với cácnghệ sỹ.

Hải PHong

TP Hồ Chí Minh tổ chức chương trình“Hội ngộ Đàn tranh lần III”

Ngày 21/9, Sở Văn hóa Thể thao vàDu lịch Vĩnh Phúc tổ chức lễ tổng kếtvà trao giải cuộc thi sáng tác biểutượng và khẩu hiệu du lịch Vĩnh Phúc.Đây là cuộc thi nằm trong khuôn khổchương trình xúc tiến du lịch VĩnhPhúc giai đoạn 20012- 2020 với nhiềuhọa sỹ tham gia, thể hiện lương tâmtrách nhiệm nghề nghiệp cao nhất.

Sau gần 3 tháng phát động, Bantổ chức cuộc thi đã nhận được 142 tácphẩm của 71 tác giả là họa sỹ khôngchuyên và chuyên nghiệp trên địa bàn

toàn quốc tham dự. Hầu hết các tácphẩm dự thi đều thực hiện đúng thểlệ cuộc thi, nội dung bám sát chủ đề,chất liệu thể hiện trong tranh rấtphong phú. Nhiều tác phẩm vẽ trênmáy vi tính và vẽ tay rất đẹp, bố cục rõ,màu sắc, đường nét hài hòa, cân đối,tự nhiên. Những tác phẩm đạt giải đềuđa dạng về hình thức thể hiện và cónội dung tốt, phản ánh rõ sự tìm tòi vềphong cách sáng tạo, tính biểu trưng,biểu cảm cao giúp người xem dễ dànghình dung được chủ đề.

Sau 3 vòng chấm thi, Ban giámkhảo đã chọn được 3 tác phẩm xuấtsắc để trao giải. Theo đó, giải nhấtthuộc về tác giả Nguyễn Võ Tòng, sinhnăm 1977, ở quận Phú Nhuận (TP.HồChí Minh) với biểu tượng kèm theokhẩu hiệu "Du lịch Vĩnh Phúc về cõithiêng". Giải nhì là tác giả Võ Việt Hà,sinh năm 1975, Phòng Chính trịTrường Quân sự - Quân khu 2. Giải bathuộc về tác giả Nguyễn Thành Trung,sinh năm 1990, TP. Hồ Chí Minh.

MạnH Huân

Trao giải cuộc thi sáng tác biểu tượng và khẩu hiệu du lịch Vĩnh Phúc

Page 10: Tuantin 992-3

Sự kiện vấn đề

10 Số 992 l 27.9.2012

Ngày 19/9, tại huyện Sa Pa, SởVHTTDL, Trung tâm Xúc tiến Đầu tư,Thương mại và Du lịch Lào Cai và Hiệphội Du lịch TP Hồ Chí Minh đã tổ chứctọa đàm thống nhất nội dung hợp tácphát triển du lịch giữa hai địa phương,giai đoạn 2012-2017.

Tại buổi tọa đàm, đại diện SởVHTTDL Lào Cai, Trung tâm Xúc tiếnĐầu tư, Thương mại và Du lịch tỉnh đãgiới thiệu tiềm năng, thế mạnh, côngtác xúc tiến đầu tư, quảng bá du lịchLào Cai, đặc biệt là những sản phẩm du

lịch mới của Lào Cai,… Đồng thời đưara nhiều ý kiến về sự cần thiết đẩy mạnhhợp tác phát triển du lịch giữa TP Hồ ChíMinh với Lào Cai. Hiệp hội Du lịch thànhphố Hồ Chí Minh cam kết chia sẻ kinhnghiệm và hỗ trợ Lào Cai để tiến tới việcthành lập Hiệp hội Du lịch Lào Cai nhằmnâng cao năng lực, sức cạnh tranh củacác đơn vị hoạt động trong ngành dulịch, góp phần thúc đẩy phát triển dulịch Lào Cai.

Nội dung hợp tác giữa ngành dulịch tỉnh Lào Cai và TP Hồ Chí Minh, giai

đoạn 2012-2017 tập trung vào nhữngnội dung chủ yếu, như: Hợp tác trao đổikinh nghiệm trong công tác xúc tiến dulịch; thực hiện các chương trnh kích cầudu lịch nội địa; tổ chức các đoànFamtrip, phối hợp tham gia các hộinghị, hội thảo, hội chợ, triển lãm, các sựkiện và lễ hội du lị ch của hai địaphương; hỗ trợ nhau mời gọi nhà đầutư, nhằm đầu tư khai thác phát triển dulịch bền vững và hợp tác bồi dưỡng,đào tạo nguồn nhân lực du lịch.

Đ.n

Chương trình nghệ thuật “Cungđàn xưa” diễn ra một đêm duy nhấttại Nhà hát Lớn Hà Nội vào 20 giờngày 29/9, với những giọng cahàng đầu Ánh Tuyết, Quang Dũng,Anh Thơ, Trọng Tấn... nhắc nhớmột thời lịch sử hào hùng của dântộc với các bản tình ca nhạc đỏchọn lọc. Những nhạc phẩm trữtình của các nhạc sĩ thời kỳ đầu Tânnhạc, viết từ giữa thập niên 30 đếntrước Cách mạng Tháng 8/1945(hay còn gọi là nhạc tiền chiến) sẽ

được thể hiện trong chương trìnhnày. Đó là các tác phẩm của cácnhạc sĩ: Lê Thương, Văn Cao, ĐặngThế Phong, Đoàn Chuẩn - Từ Linh,Trần Hoàn... Bên cạnh đó cũng cónhững nhạc phẩm “ít cổ điển hơn”của Phạm Duy, Ngô Thụy Miên và Từ Vũ.

Ngày càng có nhiều ca sỹ trẻ,thế hệ sau này dấn thân vào cuộcchinh phục nhạc đỏ - dòng nhạcchính thống và sang trọng. Trongđêm nhạc, khán giả gặp những

giọng ca đẹp, gắn bó với nhạc tiềnchiến như Ánh Tuyết với chấtgiọng cao trong như dòng suối vớinhạc phẩm “Hòn vọng phu”, “Tiếngdương cầm”. Anh Thơ truyền cảmxúc đặc biệt đến người nghe quachút buồn thương mây, gió, trăng,hoa với “Giọt mưa thu” của ĐặngThế Phong, “Trương Chi” của VănCao; Trọng Tấn trải nghiệm mới mẻvới nhạc Ngô Thụy Miên trong“Mắt biếc”; Việt Hoàn hay hơn, cảmxúc hơn khi tự sự cùng “Tình nghệsỹ” của Đoàn Chuẩn - Từ Linh...

nguYễn tHanH

Từ ngày 22-24/9, Tỉnh đoàn VĩnhLong phối hợp với Trung tâm Văn hóatỉnh tổ chức liên hoan tuyên truyềnca khúc cách mạng tỉnh Vĩnh Longnăm 2012.

Liên hoan năm nay thu hút 15 độituyên truyền ca khúc cách mạng vớigần 300 thí sinh được tuyển chọn từ 8huyện, thành đoàn, đoàn trực thuộc vàcác trường đại học, cao đẳng trên địabàn tỉnh tham gia. Các đội đem đến liên

hoan hơn 60 tiết mục hát (đơn ca, songca, tam ca, tốp ca), hát múa, múa vàhoạt cảnh. Mỗi đội xây dựng mộtchương trình văn nghệ tổng hợp thểhiện lòng tự hào về truyền thống dântộc, về tình yêu quê hương, đất nước,con người Việt Nam; niềm tin yêu đốivới Đảng, với Bác Hồ kính yêu và truyềnthống của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh.

Liên hoan tuyên truyền ca khúc cáchmạng là hoạt động góp phần thực hiện

chủ trương của Đảng về tuyên truyền,học tập và quán triệt tư tưởng Hồ ChíMinh trên lĩnh vực tư tưởng văn hóa.Liên hoan còn là nhịp cầu giao lưu vănhóa, văn nghệ lành mạnh, là nơi thanhniên cất cao lời ca tiếng hát về một ký ứcrực rỡ của những năm tháng lịch sử hàohùng của dân tộc, của tuổi trẻ Việt Namtrong thời kỳ “Xẻ dọc Trường Sơn đi cứunước. Mà lòng phơi phới dậy tương lai”.Qua đó tiếp tục khơi dậy tinh thần ýthức, trách nhiệm của thanh niên đối vớisự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nướctrong giai đoạn hiện nay.

Đức Kiên

Hợp tác phát triển du lịch giữa Lào Cai và TP Hồ Chí minh

Liên hoan tuyên truyền ca khúc cách mạng tỉnh Vĩnh Long năm 2012

Hoài niệm “Cung đàn xưa”

Page 11: Tuantin 992-3

Sự kiện vấn đề

11Số 992 l 27.9.2012

Ông Trương Nhuận, Phó Giám đốcNhà hát Tuổi trẻ cho biết: Trong tháng9/2012, Nhà hát Tuổi trẻ sẽ đưa lên sânkhấu dàn dựng hai vở kịch của các nhàvăn nổi tiếng: “Mùa yêu đương” củaNguyễn Quang Lập và “Nhà Ôsin” củaNguyễn Huy Thiệp. Hai vở kịch sẽ lầnlượt ra mắt khán giả Thủ đô vào tháng10 và tháng 11/2012 nhằm hướng tới kỷniệm 55 năm thành lập Hội Nghệ sỹ Sânkhấu Việt Nam.

“Mùa yêu đương” là vở kịch tâm lý xãhội do đạo diễn NSƯT Anh Tú dàn dựngcho Đoàn kịch I biểu diễn. Tác phẩm kểvề những câu chuyện t nh yêu gặpnhiều khó khăn, vượt lên chuẩn mựcthông thường của xă hội, hậu quả củalối sống buông thả, dễ dăi trong xă hộihiện đại ngày nay cũng được đề cậptrong vở kịch này. Vở diễn xoay 3 nhânvật chính là Thảo, Cường và người kéođàn cò. Thảo có một người chồng bị vôsinh và ra nước ngoài làm ăn, bỏ mặc côsống đơn độc ở nhà. Không chịu đượcnhững ngày tháng cô độc đó, Thảo đă

đến với Cường rồi sau này là gã kéo đàncò. Kết quả của hai mối quan hệ bấtchính đó đã mang lại hậu quả khônlường… Với lối dàn dựng hiện đại, tnhtiết bất ngờ, lôi cuốn, phong phú về thủpháp và nhiều nét phá cách đặc trưngcủa NSƯT Anh Tú , vở “Mùa yêu đương”sẽ mang lại sự hấp dẫn cho công chúng.Nhà văn Nguyễn Huy Thiệp viết kịchbản “Nhà Ôsin” từ năm 2008 và tên vởkịch cũng được chọn làm tên chủ đềcho tập kịch bản văn học của ông, xuấtbản năm 2010. Vốn rất quen thuộc vớicác tác phẩm đề cập đến những vấn đềtrong gia đình, “Nhà Ôsin” của NguyễnHuy Thiệp kể về cuộc sống không hềêm ả trong một gia đình giàu có ởthành thị. Chủ nhà là một đại tá về hưu,quây quần xung quanh là đội ngũ “ôsin”đông đảo. Câu chuyện hiện lên qua gócnhìn của Thủy Trần, một người khách lạkhông ai đón chào…

Vở diễn do NSND Lê Khanh - một“đạo diễn mới” của sân khấu kịch phíaBắc dàn dựng. Công chúng đã rất quen

thuộc với chị trong vai trò một diễn viênnhưng ít người biết, chị cũng là một đạodiễn tâm huyết với nghệ thuật sânkhấu. Kinh nghiệm diễn xuất lâu năm,nhãn quan thẩm mĩ rất riêng cùng trựcgiác tinh tế của một nữ nghệ sỹ khaokhát có trải nghiệm mới đă giúp NSNDLê Khanh gặt hái được thành công khidàn dựng vở kịch đầu tay “Từ thiênđường đi về phía Bắc 3 km”…

Nguyễn Huy Thiệp là cây bút têntuổi, được công chúng yêu mến và hâmmộ. Nhiều tác phẩm văn học nổi tiếngcủa ông đă được chuyển thể thànhphim như “Tướng về hưu”, “Nhữngngười thợ xẻ”, “Thương nhớ đồngquê”… và kịch như “Sang sông”, “Nhà cónăm anh em trai”. Các tác phẩm củaNguyễn Huy Thiệp được đánh giá là:gần gũi đời thường, mang giá trị nhânvăn sâu sắc, tính thẩm mỹ cao nhưngcũng không kém phần gai góc, dữ dội,phản ánh những vấn đề nhức nhốitrong đời sống hiện nay…

Yến nHi

Ngày 20/9, lực lượng “phản ứngnhanh” thanh tra du lịch Quảng Ninhđã chính thức được ra mắt. Lực lượngnày được thành lập nhằm đưa hoạtđộng kinh doanh dịch vụ du lịch trênđịa bàn tỉnh đi vào nền nếp thôngqua việc tăng cường công tác thanhtra, kiểm tra với những bất cập phátsinh, cũng như phản ánh của dukhách. Trụ sở của lực lượng này đượcđặt tại trung tâm du lịch Bãi Cháy, TPHạ Long.

Ngoài nòng cốt là đội ngũ Thanhtra Văn hóa, Thể thao và Du lịch củaSở Văn hóa, Thể thao và Du lịchQuảng Ninh, lực lượng “phản ứng

nhanh” thanh tra du lịch được bổsung các lực lượng tham gia biệt pháicủa các sở, ngành và thành phố HạLong, gồm: Công an, Công Thương,Tài nguyên và Môi trường, Giao thông- Vận tải, Xây dựng và TP Hạ Long.

UBND tỉnh Quảng Ninh sẽ banhành Quy chế Quản lý môi trườngkinh doanh du lịch, trong đó có quyđịnh về nhiệm vụ công tác này. Việcbổ sung lực lượng, chức năng, nhiệmvụ cho Thanh tra Văn hóa - Thể thaovà Du lịch là cách làm mới của QuảngNinh, nhằm chấn chỉnh và nâng caohiệu quả hoạt động kinh doanh dulịch trên địa bàn, từng bước nâng cao

chất lượng dịch vụ du lịch. Thời gian qua, du lịch Quảng Ninh

nổi cộm nhiều vấn nạn như đeo bám,chèo kéo khách, “chặt chém” về giá cảdịch vụ, ăn xin, bán hàng rong trênVịnh Hạ Long… Đặc biệt, ngày 18/9đã xảy ra sự việc một thuyền trưởngtàu du lịch bị hành hung vì đã ngăncản hành vi chèo kéo khách khiến dưluận bất bình.

Trước đó, UBND tỉnh Quảng Ninhcũng đã ban hành chỉ thị 11/CT-UBND về tăng cường công tác quảnlý môi trường kinh doanh du lịch trênđịa bàn.

L.KHánH

Dựng kịch của 2 nhà văn nổi tiếng

Quảng Ninh: Ra mắt lực lượng “phản ứng nhanh”thanh tra du lịch

Page 12: Tuantin 992-3

Giữ Gìn các Giá trị văn hóa truyền thốnG

12 Số 992 l 27.9.2012

Lễ hội Côn Sơn - Kiếp Bạc 2012 khaihội ngày 30/9

Lễ hội truyền thống mùa thu Côn Sơn - Kiếp Bạc 2012 sẽchính thức khai hội vào ngày 30/9 (tức 15/8 âm lịch). Trong dịpnày, Hải Dương cũng tổ chức lễ đón bằng công nhận di tíchquốc gia đặc biệt cho khu di tích và danh thắng Côn Sơn - KiếpBạc. Lễ hội truyền thống mùa thu Côn Sơn - Kiếp Bạc 2012 sẽdiễn ra từ 30/9 đến 5/10/2012 (tức từ 15/8 đến 20/8 âm lịch),nhằm tưởng niệm 712 năm ngày mất của anh hùng dân tộcHưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn; 570 năm ngày mất củaanh hùng dân tộc, danh nhân văn hóa thế giới Nguyễn Trãi;tôn vinh công lao to lớn của các danh nhân trong sự nghiệpđấu tranh giải phóng dân tộc... Lễ hội sẽ gồm nhiều nghi thứctế lễ và diễn xướng dân gian như: Lễ rước cỗ tiến Thánh, Lễ hộiquân trên sông Lục Đầu, lễ hội cầu an và hội hoa đăng trênsông Lục Đầu, tục hầu Thánh, lễ ban ấn của Đức Thánh Trần…Ngoài ra là các trò chơi dân gian như: Đấu vật, đua thuyền, bắtvịt, nấu cơm thi, nhảy phỗng… lNgày 19/9, tại đường Tôn ĐứcThắng, thành phố Hải Dương, đã diễn ra những hoạt độngtrong khuôn khổ Lễ hội sinh vật cảnh Côn Sơn - Kiếp Bạc - HảiDương 2012 do Hội Sinh vật cảnh phối hợp cùng UBND tỉnhHải Dương tổ chức. Diễn ra trong 8 ngày từ 19 - 27/9, Lễ hộithu hút hơn 2.600 tác phẩm cây cảnh nghệ thuật của gần 40đơn vị thuộc 20 tỉnh, thành phố ở cả ba miền Bắc - Trung - Namcũng như các câu lạc bộ cây cảnh, cổ vật, gà cảnh, hoa lan của12 huyện, thị xã, thành phố trên địa bàn tỉnh. Ngoài cây cảnhnghệ thuật, Ban tổ chức còn trưng bày hơn 1.000 tác phẩm đácảnh, gỗ lũa; 200 cổ vật và hàng chục gian hàng thủ công mỹnghệ có chất lượng. Đức MinH

Thanh Hoá: Tổ chức lễ hội Lam Kinhnăm 2012

Lễ hội Lam Kinh năm 2012 diễn ra từ ngày 06-08/10/2012 tại Khu di tích lịch sử Lam Kinh, Thọ Xuân, ThanhHoá. Lễ hội được tổ chức nhằm tôn vinh Anh hùng dân tộcLê Lợi, các vua Lê, các tướng sĩ và nhân dân có công tronglịch sử dựng nước và giữ nước, đồng thời khơi dậy nét đẹptruyền thống văn hoá, đậm đà bản sắc dân tộc của xứThanh. Cũng đông thời làm sống động “Du lịch di sản” trongchương trình Năm Du lịch quốc gia các tỉnh Duyên hải BắcTrung Bộ-Huế năm 2012.

Trong khuôn khổ Lễ hội Lam Kinh năm 2012 diễn ranhiều hoạt động hấp dẫn như: Lễ dâng hương tại các địađiểm di tích: Đền thờ Lê Thái Tổ, xã Xuân Lam, Khu Lăng mộLê Thái Tổ, các toà miếu di tích lịch sử Lam Kinh, đền thờTrung Túc Vương Lê Lai tại xã Kiên Thọ, Thái miếu nhà Lê ởphường Đông Vệ và Tượng đài Lê Lợi, thành phố Thanh Hoá;các hoạt động văn hoá, thể thao, du lịch; các trò chơi, tròdiễn dân gian gắn với Lễ hội Lam Kinh; Các môn thể thaodân tộc…

Lễ hội Lam Kinh được tổ chức thường niên với ý nghĩagiáo dục truyền thống yêu nước, yêu quê hương, niềm tựhào dân tộc cho các tầng lớp nhân dân, nhất là thế hệ trẻ,từ đó nâng cao tinh thần đoàn kết, phấn đấu và xây dựngquê hương, đất nước, đồng thời tuyên truyền quảng bá, thuhút du khách thập phương về với di tích trọng điểm LamKinh, thu hút đầu tư, góp phần phát triển kinh tế-văn hoá-du lịch của tỉnh Thanh Hoá.

ctV

Vừa qua, Hội Văn nghệ dân gian ViệtNam và Sở VHTTDL TP.HCM đã tổ chức“Lễ trao bằng công nhận danh hiệuNghệ nhân dân gian Việt Nam và traotặng Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp Vănnghệ dân gian Việt Nam”. Đây là mộttrong những hoạt động thiết thựcnhằm tiếp tục tôn vinh các tài năngsáng tạo, công lao gìn giữ, truyền dạygiá trị, bí quyết của nghệ thuật Đờn catài tử Nam Bộ.

Tại buổi lễ, Phó Giám đốc SởVHTTDL TP.Hồ Chí Minh Nguyễn NgọcMinh và Ủy viên thường vụ Ban Chấp

hành Hội Văn nghệ dân gian Việt NamTrương Thanh Hùng đã trao Bằng côngnhận danh hiệu Nghệ nhân dân gianViệt Nam và Kỷ niệm chương Vì sựnghiệp Văn nghệ dân gian Việt Namcho 2 nghệ nhân Lê Khắc Tùng và LêHoàng Tấn trong lĩnh vực Thực hành vàtruyền dạy Đờn ca tài tử (quận BìnhThạnh, TPHCM).

Nghệ nhân Lê Khắc Tùng và nghệnhân Lê Hoàng Tấn đã có những thànhtích xuất sắc trong lĩnh vực thực hànhvà truyền dạy đờn ca tài tử cho giới trẻ.Đồng thời, hai nghệ nhân đã có nhiều

đóng góp tích cực, hiệu quả trên nhiềuphương diện như: sáng tác, xây dựngphong trào, mở lớp đào tạo, truyềndạy… Các thế hệ học trò của hai nghệnhân với nhiều tầng lớp, lứa tuổi khácnhau hiện nay có rất nhiều người đãthành danh và đang tiếp tục hoạt độngvà phát triển đờn ca tải tử.

Như vậy, tính cho đến nay, TP.HCMđã có 13 nghệ nhân được công nhậndanh hiệu Nghệ nhân dân gian trên cáclĩnh vực: Nhạc lễ, tranh Thủy mặc, Đờnca tài tử, Diều nghệ thuật, lân-sư-rồng...

Dung Hòa

TP Hồ Chí minh: Tôn vinh Nghệ nhân dân gian

Page 13: Tuantin 992-3

Giữ Gìn các Giá trị văn hóa truyền thốnG

13Số 992 l 27.9.2012

Bộ VHTTDL cho biết dự án tu bổchống xuống cấp Di tích Lịch sử vănhóa quốc gia Đình Tân Trào, Đình HồngThái, Đình Thanh La với tổng kinh phíkhoảng 4,77 tỷ đồng đang được khẩntrương triển khai. Đây là 3 ngôi đìnhđược xây dựng cuối thế kỷ 19 và lànhững di tích cách mạng quan trọng.

Đình Tân Trào, nơi tháng 8/1945Quốc dân đại hội đã họp thông qualệnh Tổng khởi nghĩa giành chínhquyền cách mạng trong cả nước, bầura Ủy ban dân tộc giải phóng, quyđịnh Quốc kỳ, Quốc ca của nước ViệtNam. Đình Hồng Thái, nơi dừng chânđầu tiên của Bác Hồ khi Người từ Pắc

Pó (Cao Bằng) về Tân Trào ngày21/5/1945...

Cả 3 ngôi đình đều có giá trị lịchsử, văn hóa, tín ngưỡng đặc biệt quantrọng. Tuy nhiên, trải qua thời gian,các di tích trên đã xuống cấp, cần tubổ, tôn tạo. Theo dự án, đình Tân Tràosẽ được thay thế các hoành bằng gỗbị hư hỏng theo đúng chủng loại,thiết kế cũ; sửa chữa một trụ đỡthượng cung đã bị hư hỏng phần đầutrụ; thay mới toàn bộ rui, mè bằng tređúng thiết kế cũ; thay mới toàn bộ lácọ, phủ lớp mỏng lá cọ cũ lên trên máilợp lá mới; xử lý chống mối toàn bộcông trình…

riêng Đình Hồng Thái sẽ hạ giảitoàn bộ, nền móng công trình đượcgiữ nguyên hiện trạng, tránh làm hưhỏng, bong tróc lớp nền hiện trạng;thay thế các cột bị hư hỏng, khôngcòn khả năng phục hồi; thay thế 40%hoành bằng gỗ, toàn bộ rui, mè bằngtre, lợp lại toàn bộ mái bằng lá cọ…

Đình Thanh La sẽ giữ nguyên hiệntrạng; tháo dỡ, thay thế những tấmsàn hư hỏng bằng gỗ đúng chủng loạithiết kế cũ; xây dựng lại đoạn tườngrào bị sạt lở bằng đá hộc, sửa lại đoạntường rào bị hỏng và xây dựng mới bệcột cờ trong khuôn viên đình.

Hà an

Trùng tu di tích cách mạng tại Tuyên Quang

Ngày 20/9, tại TP Hồ Chí Minh, ViệnIrED và Dự án Sách Hay đã công bố Giảithưởng Sách Hay 2012 với chủ đề: “Sáchvà Khai minh”. Sự kiện này nhằm tônvinh những cá nhân và tổ chức đã gópphần cho ra đời những cuốn sách có giátrị và cùng sẻ chia, bàn bạc, hướng đếnnhững giải pháp thiết thực góp phầnchấn hưng nền tri thức – văn hóa củanước nhà.

Theo tiêu chí những cuốn sách mangtư tưởng, triết lý tiến bộ, đồng thời có

tính khai minh/khai sáng cao trong từnglĩnh vực/hạng mục giải thưởng, Hộiđồng trao giải và Hội đồng xét tuyển đãtuyển chọn những cuốn sách xứng đángnhất thuộc 8 hạng mục giải thưởng.

Trong số này có một số sách đượctrao thưởng như: Ở thể loại nghiên cứu,sách viết là cuốn Việt Nam Phật giáo sửluận của Nguyễn Lang; thể loại tra cứu làTừ điển Tiếng Việt của Hoàng Phê; thểloại kinh tế là cuốn Biến động kinh tếĐông Á và con đường công nghiệp hóa

Việt Nam của Trần Văn Thọ; thể loại thiếunhi là Tuổi thơ dữ đội của Phùng Quán;thể loại văn học là cuốn: Sông Côn mùalũ của Nguyễn Mộng Giác…

Ban tổ chức cho biết giải thưởng nàyra đời để góp thêm một tiếng nói, mộtnỗ lực trong công cuộc khai minh xã hộithông qua sách, góp phần gìn giữ, tônvinh và lan tỏa những giá trị tri thức vàvăn hóa tốt đẹp đến cộng đồng và chomuôn đời sau…

HuY HiệP

Giải thưởng Sách Hay 2012

môn thể thao với 190 VĐV, trong đó độituyển tỉnh có 67 VĐV, đội tuyển trẻ có 73VĐV và 50 VĐV đội tuyển năng khiếu…

Tại buổi làm việc, lãnh đạo tỉnh yênBái cũng đề xuất với Bộ VHTTDL một sốnội dung như: Hỗ trợ, giúp đỡ về chuyênmôn xây dựng đề cương trưng bày chitiết và nguồn kinh phí đầu tư trang thiếtbị các thiết bị trưng bày, bảo quản hiệnvật tại Bảo tàng tỉnh yên Bái trong giaiđoạn hoàn thiện, chuẩn bị đưa vào khaithác, sử dụng; đề nghị Bộ VHTTDL xem

xét trình UNESCO công nhận “Lễ hội quátang” của dân tộc Dao là Di sản văn hóaphi vật thể thế giới; hỗ trợ kinh phí để đầutư, tôn tạo, phục hồi các di tích: Lũng Lô,bến Âu Lâu và bảo tồn di tích danh thắngruông bậc thang Mù Cang Chải; đồng ýchủ trương cho Trường Cao đẳng Vănhóa, nghệ thuật và du lịch tỉnh yên Báiđược xây dựng dự án “Xây dựng Trườngtrường Cao đẳng Văn hóa, nghệ thuật vàdu lịch yên Bái thành cơ sở đào tạo trọngđiểm khu vực Trung du và Tây Bắc”.

Sau khi nghe báo cáo của tỉnh cũngnhư nghe ý kiến đóng góp đại biểutham dự buổi làm việc, Bộ trưởng BộHoàng Tuấn Anh hoan nghênh nhữngcố gắng của yên Bái trong 9 tháng đầunăm đồng thời đề nghị tỉnh cần quantâm hơn nữa tới đời sống văn hóa, tinhthần của đồng bào các dân tộc. Đối vớiđề xuất của Tỉnh, Bộ trưởng giao cácTổng cục, Cục, Vụ liên quan nghiêncứu, có phương án hỗ trợ phù hợp.

M.H

Bộ trưởng Hoàng Tuấn Anh... (Tiếp theo trang 7)

Page 14: Tuantin 992-3

nhân tố mới

14 Số 992 l 27.9.2012

Để triển khai có hiệu quả Luậtphòng, chống bạo lực gia đìnhvà Kế hoạch phòng, chống bạo

lực gia đình giai đoạn 2011-2015 trênđịa bàn tỉnh Đắk Nông, UBND tỉnh ĐắkNông giao Sở VHTTDL chủ trì, phối hợpvới Báo Đắk Nông, Đài Phát thanh vàTruyền hình Tỉnh mở chuyên trang,chuyên mục về gia đình nhằm phêphán những hành vi vi phạm pháp luậtvề gia đình, xây dựng gia đình vănhóa...; Sở Lao động, Thương binh và Xãhội lồng ghép triển khai công tácphòng chống bạo lực gia đình trong Kếhoạch hành động về bình đẳng giới vàphối hợp với Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnhlồng ghép tuyên truyền Luật bình đẳnggiới, Luật phòng chống bạo lực gia đìnhtrong hệ thống Hội; Sở Tư pháp triểnkhai tuyên truyền, phổ biến giáo dụcpháp luật nâng cao ý thức chấp hànhpháp luật trong nhân dân; hướng dẫn

bồi dưỡng cho hoà giải viên các tổ hòagiải ở cơ sở góp phần ngăn chặn cáchành vi bạo lực gia đình; Công an tỉnhtổ chức lớp tập huấn cho cán bộ làmcông tác gia đình cấp huyện, thị xã vàthành viên câu lạc bộ phòng chống bạolực gia đình tại xã Đắk Nia, thị xã GiaNghĩa trong năm 2010.

Tăng cường công tác thông tin,tuyên truyền Luật Phòng chống bạolực gia đình, Luật Bình đang giớinhằm nâng cao nhận thức tiến tớichuyến đổi hành vi của các tầng lớpnhân dân về bạo lực gia đình. Đây làbiện pháp chủ yếu để nâng cao ý thứctự giác chấp hành Luật, bồi dưỡngkiến thức và kỹ năng sử dụng các quyđịnh của pháp luật để tự bảo vệ chonhững nạn nhân có nguy cơ bị bạolực, nâng cao tính tích cực xã hội củacộng đồng trong phòng, chống bạolực gia đình.

Giáo dục bình đẳng giới được thựchiện từ trong gia đình đến nhà trườngvà xã hội để chuyển đổi nhận thứcnhằm nâng cao nhận thức của cả haigiới về quyền và nghĩa vụ của họ trongmối quan hệ với các thành viên tronggia đình. Thực hiện việc lồng ghépchương trình phòng chống bạo lực giađình, bình đẳng giới trong chương trìnhkế hoạch phát triển kinh tế xã hội củacác cấp, các ngành.

Thành lập Ban chỉ đạo Phòng chốngbạo lực gia đình cấp tỉnh, cấp huyện;câu lạc bộ phòng chống bạo lực giađình cấp thôn, bon để triển khai hiệuquả Luật Phòng chống bạo lực gia đình.Tăng cường công tác phối hợp liênngành trong công tác phòng chốngbạo lực gia đình nhằm đẩy mạnh tuyêntruyền nâng cao ý thức của người dânvề phòng chống bạo lực gia đình...

tHtt

đắk Nông: đẩy mạnh công tác phòng,chống bạo lực gia đình

Nhân dịp kỷ niệm 3 năm ngàySân khấu Việt Nam (12/8 âmlịch), Hội Sân khấu Việt Nam

và các hội sân khấu, các nghệ sỹ sânkhấu ở các tỉnh, thành đều cónhững hoạt động nghệ thuật đểchào mừng sự kiện này. Theo NSNDTiến Thọ, Chủ tịch Nghệ sỹ Hội Sânkhấu Việt Nam, lễ kỷ niệm Ngày Sânkhấu Việt Nam 2012 diễn ra vàongày 27/9 tại Nhà hát Lớn Hà Nội.Trong lễ kỷ niệm, Hội Nghệ sĩ Sânkhấu Việt Nam sẽ tổ chức trao giảithưởng thường niên về sáng tácđịnh kỳ 2 năm/lần của Hội cho cáctác giả, đạo diễn, nghệ sĩ; tôn vinhcác nghệ sĩ cao tuổi đã có nhiềuđóng góp vào sự phát triển của

ngành sân khấu, đã được trao giảithưởng Hồ Chí Minh, giải thưởngNhà nước, các danh hiệu NSND,NSƯT như NSND Chu Văn Thức,NSND Huỳnh Nga, NSND Lê Huệ…

Ở các khu vực lớn như TP Hồ ChíMinh, Hà Nội sẽ diễn tổ chức cáchoạt động hướng tới kỷ niệm 55năm thành lập hội Nghệ sỹ Sân khấuViệt Nam, 30 năm thành lập HộiNghệ sĩ Sân khấu TP Hồ Chí Minhnhư Triển lãm 55 năm Hội Nghệ sĩSân khấu Việt Nam tại Trung tâmTriển lãm Văn hóa nghệ thuật ViệtNam (số 2 Hoa Lư, Hà Nội), cầutruyền hình giữa Hà Nội và TP Hồ ChíMinh. Các hoạt động này dự kiến sẽdiễn ra vào trung tuần tháng

10/2012.Một trong những hoạtđộng đặc biệt nằm trong chuỗi hoạtđộng chào mừng Ngày Sân khấuViệt Nam năm nay là lễ kỷ niệm 100năm ngày sinh của nhà văn, nhà viếtkịch Học Phi - một trong những têntuổi lớn của Sân khấu Việt Nam hiệnđại do Hội Nghệ sĩ Sân khấu ViệtNam tổ chức tối 26/9 tại Nhà hátChèo Việt Nam. Tròn 100 tuổi nhưngông vẫn minh mẫn, vẫn miệt màitrên những trang viết, chưa mộtngày ngơi nghỉ. Những sáng tác củaông chủ yếu về đề tài cách mạng mànổi bật là hình ảnh người cộng sảnvẫn còn nóng hổi tính thời sự chođến ngày hôm nay.

Yến nHi

Hoạt động kỷ niệm 3 năm ngày Sân khấu Việt Nam

Page 15: Tuantin 992-3

nhân tố mới

15Số 992 l 27.9.2012

Tại Giải vô địch thể hình châu Á lầnthứ 46 diễn ra ở Quảng Châu (TrungQuốc), đội tuyển Việt Nam đã đoạt xuấtsắc đạt chỉ tiêu đề ra khi giành 3 HCV nhờcông của Phạm Văn Mách, Đinh Kim Loanvà Hồ Tấn Phát.

Ở hạng cân thi đấu sở trường 55kgnam, lực sỹ Phạm Văn Mách đã bảo vệthành công danh hiệu vô địch mà anh đãgiành được ở giải đấu năm ngoái. Đâycũng là lần thứ 7 Phạm Văn Mách giànhHCV châu lục, tương đương với thành tíchcủa lực sỹ kỳ cựu Lý Đức trước kia. Trongkhi đó, ở hạng dưới 49kg nữ, Đinh KimLoan cũng đã lần thứ 4 vô địch châu Á, cáclần trước vào các năm 2008, 2009 và 2010.Trong ngày thi đấu đầu tiên, ĐT thể hình

Việt Nam còn có HCB của các lực sỹNguyễn Anh Thông (hạng 60 kg), NguyễnHải Âu (70 kg), Trần Thị Cẩm Tú (fitness nữ)và Nguyễn Thị Mỹ Linh (trên 49kg nữ).

ĐT Việt Nam gồm 25 thành viên, doHLV trưởng Huỳnh Anh kiêm trưởngđoàn dẫn đầu. Trong đó, 10 lực sĩ tham giathi đấu theo tiêu chuẩn tuyển thủ quốcgia và 6 lực sỹ do các địa phương cử thamdự theo hình thức tự túc kinh phí. Chỉ tiêuthành tích của đội là 2 HCV, với chủ lực làPhạm Văn Mách, ĐKVĐ hạng cân 55 kg và2 nữ VĐV Nguyễn Thị Mỹ Linh và ĐinhKim Loan. Như vậy, ĐT Việt Nam đã sớmđạt chỉ tiêu này.

Một ngày sau khi hai đồng đội PhạmVăn Mách và Đinh Kim Loan đăng quang

ở các nội dung thể hình, tối 23/9, đến lượtHồ Tấn Phát góp công bằng HCV thứ bacho đội tuyển Việt Nam ở nội dung thểhình cổ điển dành cho VĐV có chiều caođến 1,6 m.

Lực sĩ gốc Lâm Đồng khoác áo độiBình Dương này từng vô địch SEA Games22 trên sân nhà và đây là HCV quốc tế thứhai trong sự nghiệp của anh. Điều đángghi nhận là kể từ khi chuyển sang thi đấunội dung thể hình cổ điển, sau 3 năm liêntiếp, Hồ Tấn Phát đã có đủ bộ sưu tập huychương với HCB (2010), HCĐ (2011) vànay là HCV.

Cũng ở nội dung thể hình cổ điển,tuyển thủ Trương Quốc Long đã cải thiệnđược màu huy chương từ HCĐ (2010)thành HCB nội dung dành cho VĐV cóchiều cao đến 1,65 m trong khi cựu vôđịch châu Á 2010 Nguyễn Trường Gianggiành HCĐ nội dung dành cho VĐV cóchiều cao đến 1,7 m.

naM anH

Lực sĩ Phạm Văn máchlần thứ 7 vô địch châu á

Gần 100 kỳ thủ dự Giải vô địch cờ vuađồng đội toàn quốc 2012

Sáng 21/9, Giải vô địch cờ vua đồng đội toàn quốc 2012đã khai mạc tại TP Hồ Chí Minh, với sự tham gia của 99 vậnđộng viên (40 vận động viên nữ) đến từ 19 đơn vị tỉnh, thành,ngành trong cả nước, gồm: Bình Dương, Bắc Giang, Đà Nẵng,Đắc Lắc, Hà Nội, Hải Phòng, Quân đội… Trong đó, đơn vị chủnhà TP Hồ Chí Minh dự Giải với số lượng vận động viên nhiềunhất, với 27 kỳ thủ (8 kỳ thủ nữ).

Tại Giải, các vận động viên tham gia thi đấu ở nội dungcờ tiêu chuẩn nam và nữ, thi đấu theo hệ Thụy Sĩ có điềuchỉnh trong 11 ván. Thời gian thi đấu, mỗi bên được 90phút và được cộng 30 giây cho mỗi nước đi tính từ nước điđầu tiên. Về xếp hạng, tổng thứ hạng của 4 vận động viênnam (đồng đội nam) và 4 vận động viên nữ (đồng đội nữ)có thứ hạng cao nhất của mỗi đơn vị. Nếu tổng hạng bằngnhau, đội có vận động viên xếp hạng cá nhân cao hơn đượcxếp trên.

Giải do Liên đoàn Cờ Việt Nam tổ chức với mục đích tăngcường thi đấu, nâng cao trình độ chuyên môn cho các vậnđộng viên cờ vua; đồng thời nhằm tuyển chọn các vận độngviên xuất sắc tham dự giải hạng nhất năm 2013 và tuyểnchọn đội xuất sắc tham dự các giải đồng đội ở khu vực và thếgiới. Giải sẽ kết thúc ngày 30/9. V.MinH

Giải vô địch bóng chuyền tỉnh Quảng Trị năm 2012

Ngày, Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch tỉnh Quảng Trị tổ chứclễ bế mạc giải vô địch bóng chuyền tỉnh Quảng Trị năm 2012.Tham dự giải lần này có 12 đội bóng đến từ các đơn vị, huyện,thị khác nhau trên địa bàn tỉnh bao gồm 6 đội bóng nam: CamLộ, TP Đông Hà, Vĩnh Linh, Thị xã Quảng Trị, Đakrông, Bộ độiBiên phòng tỉnh và 6 đội bóng nữ đến từ: Hướng Hóa, TriệuPhong, Vĩnh Linh, Gio Linh, Hải Lăng, Chi cục thuế Quảng Trị.Trải qua 4 ngày nỗ lực thi đấu quyết liệt, các đội bóng đã thểhiện một tinh thần thi đấu thể thao lành mạnh, đoàn kết, mangtới cho người xem nhiều pha thi đấu gay cấn, đẹp mắt.

Tại buổi lễ, ở nội dung nữ ban tổ chức đã trao giải nhất chođội Chi cục thuế tỉnh Quảng Trị, giải nhì cho đội huyện HướngHóa, giải ba cho đội huyện Triệu Phong. Ở nội dung nam, giảinhất thuộc về đội Bộ chỉ huy Biên phòng tỉnh Quảng Trị, giảinhì thuộc về đội huyện Vĩnh Linh, và giải ba đội Thị xã QuảngTrị. Đồng thời, ban tổ chức cũng đã trao các giải thưởng kháccho các vận động viên có những thành tích xuất sắc nhất giải.

Giải vô địch bóng chuyền tỉnh Quảng Trị lần này là dịp đẩymạnh phong trào thể dục thể thao của tỉnh nhà nói chungvà môn bóng chuyền nói riêng ngày càng phát triển sâu rộngtrong các tầng lớp nhân dân. Giải đã thu hút đông đảo ngườidân đến xem và cổ vũ. n.anH

Page 16: Tuantin 992-3

hợp tác Quốc tế

16 Số 992 l 27.9.2012

Với chủ đề “Tết Trung thu truyềnthống năm 2012”, Lễ hội rằm Trung thuphố cổ 2012 dành cho thiếu nhi thủ đôdiễn ra tại 4 điểm di tích Hà Nội với nhiềuhoạt động bổ ích từ ngày 17/9 đến hếtngày 30/9.

Hoạt động này được Ban quản lý phổcổ Hà Nội tổ chức thường niên để nhằmtiếp tục bảo tồn phát huy giá trị di sản vănhóa và quảng bá hình ảnh khu phố cổ HàNội. Các hoạt động văn hóa được tổ chứctại 4 điểm di tích: Đình Đồng Lạc- 38 HàngĐào, Đình Kim Ngân, 42-44 Hàng Bạc,

Trung tâm Thông tin phố cổ Hà Nội, 28Hàng Buồm, Ngôi nhà Di sản 87 Mã Mây,nhằm giới thiệu và trưng bày sản phẩmcủa các nghệ nhân.

Cụ thể, tại Đình Đồng Lạc-38 HàngĐào, chương trình sẽ trưng bày tranhthiếu nhi và giới thiệu cách làm đồ chơidân gian trong dịp Tết Trung thu như: đènông sao, ông sư, tiến sỹ giấy, tò he…. TạiĐình Kim Ngân, sẽ diễn ra hoạt độngtrưng bày không gian Tết Trung thutruyền thống năm 2012 và biểu diễn Catrù của CLB Ca trù Hà Nội vào tối thứ 4, thứ

6 và Chủ nhật.Trong khi đó, Trung tâm Thông tin

phố cổ Hà Nội, 28 Hàng Buồm sẽ trưngbày và giới thiệu các công đoạn làm rối vàbiểu diễn múa rối cạn làng nghề Tế Tiêu.Ngôi nhà Di sản 87 Mã Mây, sẽ trưng bàykhông gian đón Tết Trung thu truyềnthống và trưng bày giới thiệu Tranh xégiấy thủ công của Nhóm Họa sỹ trẻ HàNội; biểu diễn Ca trù do CLB Ca trù ThăngLong vào hồi 20h các buổi tối thứ 3, thứ 5và thứ 7 trong tuần.

tHảo LinH

Sau thành công của Liên hoan múanăm 2001, năm nay Viện Goethe vàPhái đoàn Wallonie-Bruxelles (Bỉ) phốihợp với Nhà hát Nhạc Vũ kịch ViệtNam tổ chức Liên hoan múa đươngđại lần 2 tại Hà Nội mang tên “Liênhoan múa đương đại - Châu Âu gặpViệt Nam”. Liên hoan sẽ diễn ra tại Nhàhát Tuổi trẻ vào các đêm 28 và29/9/2012. Đây là một sự kiện trongkhuôn khổ các hoạt động của EUNIC(Mạng lưới các cơ quan Văn hóa châuÂu tại Việt Nam).

Ba tác phẩm mới được trình diễntrong cùng một đêm bởi các nghệ sỹcủa Bỉ, Đức và Việt Nam mang đến chocông chúng Việt Nam cơ hội làm quenvới truyền thống của nghệ thuật múa,các đề tài và các hình thức biểu đạtnghệ thuật khác nhau.

Vở múa của Bỉ dựa trên đoạn duynhất còn tìm thấy của vở Arianne, vởopera bị thất lạc của nhạc sĩMonteverdi, biên đạo múa MichèleAnne De Mey đã sáng tác riêng cho nữnghệ sĩ múa cộng tác với cô từ nhiều

năm nay - diễn viên múa tài năngGabriella Iacono – vở múa “Lamento”.Đây là vở múa biến tấu về chủ đề ngườithương yêu. “Dấu trừ” - vở múa mớinhất của Nhà hát Nhạc Vũ Kịch ViệtNam, đề cập tới cuộc sống con ngườitrong thời đại số và thông tin...

Kết thúc Liên hoan múa, ngày 30/9,tại Hà Nội, Viện Goethe sẽ tổ chức buổigiao lưu nghệ sỹ, tạo điều kiện cho côngchúng Việt Nam giải đáp các câu hỏi vềcác vở múa được trình diễn.

trần nguYện

Chiều 22/9, tại trụ sở Bộ VHTTDL,Bộ trưởng Hoàng Tuấn Anh đã có buổitiếp và làm việc với Đoàn cố vấn cấpcao tập đoàn CJ (Hàn Quốc) do ôngJung young Soo làm trưởng đoàn.

Phát biểu tại buổi tiếp, Bộ trưởngHoàng Tuấn Anh đánh giá cao chuyếnthăm và làm việc tại Việt Nam củađoàn cố vấn cấp cao Tập đoàn CJ,đồng thời khẳng định, mối quan hệgiữa Việt Nam và Hàn Quốc đang pháttriển hết sức mạnh mẽ, nhất là từ khihai nước nâng quan hệ lên tầm đối

tác hợp tác chiến lược toàn diện,mang lại lợi ích thiết thực cho sự pháttriển chung của cả hai nước. Đặc biệtlà trong lĩnh vực Văn hóa, Thể thao vàDu lịch.

Bộ trưởng khẳng định, Chính phủViệt Nam nói chung và Bộ VHTTDL nóiriêng hoan nghênh và tạo điều kiện đểTập đoàn CJ hoạt động có hiệu quả tạiViệt Nam. Bộ trưởng cũng tin tưởngrằng, là một trong những tập đoànkinh tế lớn nhất Hàn Quốc chuyên vềlĩnh vực thực phẩm và dịch vụ, trong

thời gian sắp tới, Tập đoàn CJ sẽ tiếptục đồng hành, hỗ trợ thể thao ViệtNam thi đấu gặt hái nhiều thành côngtrong đấu trường khu vực và thế giới.

Bày tỏ cảm ơn Chính phủ và BộVHTTDL Việt Nam đã có những chínhsách, tạo điều kiện để tập đoàn đầu tưcó hiệu quả tại Việt Nam trong thờigian qua, ông Jung young Soo khẳngđịnh, Tập đoàn CJ sẽ tiếp tục là độnglực thúc đẩy mối quan hệ giữa ViệtNam - Hàn Quốc.

tHtt

Bộ trưởng Hoàng Tuấn Anh tiếp cố vấn cấp caotập đoàn CJ (Hàn Quốc)

Liên hoan múa đương đại lần 2 - “Châu Âu gặp Việt Nam”

Đón Tết Trung thu 2012 tại phố cổ Hà Nội

Page 17: Tuantin 992-3

hợp tác Quốc tế

17Số 992 l 27.9.2012

Nghệ sỹ trẻ tài năng Bùi CôngDuy sẽ có buổi biểu diễntrong chương trình hòa nhạc

hữu nghị Việt Nam - Nauy diễn ra tối25- 26/9 tại Nhà hát Lớn Hà Nội. Anhsẽ biểu diễn bản concerto số 1 cungSon thứ của nhà soạn nhạc MaxBruch dành riêng cho violon.

Bản concerto gồm 3 chương nàylà một trong những tác phẩm có sứcsống lâu bền nhất của nhà soạn nhạcMax Bruch, chứa đựng những giaiđiệu phong phú, sự phối âm đầy màusắc, thể hiện kỹ năng bậc thầy củangười nghệ sỹ độc tấu violin. Ngàynay, tác phẩm là một trong nhữngnhạc phẩm được biểu diễn và thu âmnhiều nhất trong số các chương trình

biểu diễn concerto dành cho đànviolin.

Bùi Công Duy là cái tên không cònxa lạ với người yêu nhạc Việt Nam vàquốc tế sau khi anh giành giải Nhấtcuộc thi P.I.Tchaikovsky dành chonghệ sĩ vĩ cầm trẻ tuổi. Sau đó anhcòn giành được nhiều giải thưởngkhác ở các cuộc thi quốc tế. Bùi CôngDuy có kỹ thuật điêu luyện và mangđầy cảm xúc, sự cảm nhận sâu sắc,tinh tế. Anh đã biểu diễn với nhiềudàn nhạc và độc tấu vĩ cầm tại nhiềuquốc gia trên thế giới. Hiện anh đanglà Phó chủ nhiệm khoa Dây tại HọcViện Âm Nhạc Việt Nam.

Một tác phẩm âm nhạc của ViệtNam được biểu diễn trong đêm hòa

nhạc hữu nghị này là "Hà Nội, Hà Nội... và Hà Nội" của nhạc sỹ Vũ Nhật Tân.Đây là tác phẩm soạn cho Dàn nhạcGiao hưởng Việt Nam (DNGHVN) doDự án trao đổi âm nhạc (Trung tâmthông tin âm nhạc Nauy - MIC) tài trợ.Các nghệ sỹ Dàn nhạc giao hưởngViệt Nam cũng sẽ gửi tới cho khán giảyêu nhạc Thủ đô tác phẩm của nhàsoạn nhạc người Nauy là JohanSvendsen. Tác phẩm này có tiết tấunhanh, viết theo thể loại nhạc dângian Nauy, Italia và điệu nhạc nhảythường thấy trong các đám cưới ởNauy. Bên cạnh đó là "Bản giao hưởngsố 4" cung Fa thứ, gồm 4 chương củaTchaikovsky...

K.Hoàn

tuần Văn hóa Việt nam tạicampuchia được tổ chức từ24-30/9 do Bộ Văn hóa, thểthao và Du lịch Việt nam phốihợp với Bộ Văn hóa - nghệthuật campuchia tổ chứcnhân kỷ niệm 45 năm quan hệngoại giao Việt nam -campuchia, năm hữu nghịViệt nam - campuchia 2012.

Trong đêm khai mạc Tuần Văn hóa,một chương trình nghệ thuật đặc sắc docác các ca sĩ, diễn viên các đoàn nghệthuật của Việt Nam và Campuchia cùngthể hiện. Chương trình này sẽ phục vụcông chúng trong 3 đêm trong đó có 2đêm tại Nhà hát Charktomok (Thủ đôPhnôm Pênh) và 1 đêm tại tỉnh Bat DomBong. Theo kế hoạch, phía Việt Nam,Dàn nhạc dân tộc Nhạc Viện Thành phốHồ Chí Minh, Trường Múa Thành phố HồChí Minh sẽ trình diễn 12 tiết mục ca,múa, nhạc cổ truyền trong đó có hòa tấu“Lưu thủy-Kim tiến-Xuân phong-Longhổ”, độc tấu đàn tranh “Thoáng hương

quê”, đơn ca “Opka la hong”(dân caCampuchia), ca tân cổ “Quê Hương”, liênkhúc” Lý kéo chài-Lý cái mơn-Lý kéochài” (dân ca Miền Nam)…

Triển lãm ảnh “Việt Nam đất nướccon người” khai mạc ngày 26/9 tại Thủđô Phnôm Pênh. 80 bức ảnh (chủ yếudo Thông Tấn xã Việt Nam cũng cấp)được mang đến triển lãm giới thiệunhững hình ảnh về vẻ đẹp tự nhiên,những di sản thiên nhiên, cuộc sống,sinh hoạt của người dân Việt Nam; mốiquan hệ đoàn kết hợp tác trên các lĩnhvực văn hóa, thể thao và du lịch, đặcbiệt là trong đào tạo nguồn nhân lựcvề văn hóa, thể thao và du lịch giữa hainước Việt Nam - Campuchia. Triển lãmnày còn trưng bày một số hiện vật thủcông, mỹ nghệ, gốm sứ tinh xảo củacác làng nghề truyền thống như lànggốm Chu Đậu, Bát Tràng…

Lễ khánh thành và bàn giao Tổ hợpcông trình rạp bạt-sân khấu tròn tặngVương quốc Campuchia diễn ra tối26/9, với sự hiện diện của Phó Thủ

tướng thường trực Chính phủ Hoànggia Campuchia Men Sam An, Ủy viênTrung ương Đảng nhân dân cáchmạng Campuchia, Bộ trưởng Bộ Vănhóa-Nghệ thuật Vương quốcCampuchia Him Chhem, Ủy viên Banchấp hành Trung Ương Đảng, BộTrưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Dulịch Việt Nam Hoàng Tuấn Anh... Mộtchương trình biểu diễn Nghệ thuậtXiếc tổng hợp của ba nước Việt Nam-Lào và Campuchia cũng được tổ chứcchào mừng Lễ khánh thành và bàngiao công trình thể hiện tình hữu nghịgiữa hai quốc gia Việt Nam-Campuchia này. Chương trình quy tụhàng trăm diễn viên, nghệ sĩ ba nước,trong đó có gần 60 diễn viên, nghệ sĩlà giáo viên, học sinh xuất sắc củaTrường Trung cấp nghệ thuật Xiếc vàTạp kỹ Việt Nam (gồm cả 17 học sinhCampuchia đang học tập tại Trườngtrực tiếp về nước biểu diễn phục vụcông chúng).

Hồ tHanH

Tuần Văn hóa Việt Nam tại Campuchia

Hòa nhạc hữu nghị Việt Nam - Nauy

Page 18: Tuantin 992-3

thônG tin trao đổi

18 Số 992 l 27.9.2012

Sau 12 năm lên chuyên nghiệp,với trào lưu dùng tiền để kíchcầu thành tích của các ông chủ

đội bóng, đã làm nảy sinh không ít tiêucực cho bóng đá nước nhà. Mứcthưởng mỗi ngày một cao đã gâynhiều biến chứng: Nội tình các độiluôn rối ren, bạo lực sân cỏ gia tăng,đạo đức cầu thủ tha hóa... Giới chuyênmôn nhận xét, sở dĩ V.League 2012 ởnhững vòng đấu cuối đã xuất hiệnkhông ít trận cầu bất thường, mànguyên nhân của nó xuất phát từ tiềnthưởng. Mùa giải V.League 2012 kếtthúc, dù không thể giành ngôi vô địch,nhưng Hà Nội T&T vẫn nhận đượcnhững khoản thưởng hậu hĩnh từ bầuHiển. Theo thông tin có được, Hà NộiT&T được khoản tiền thưởng lên đến 3tỷ đồng cho vị trí thứ 2 trong bảng xếphạng. Không chỉ các đội bóng “nhàgiàu”, các đội bóng tốp dưới cũng chikhoản tiền thưởng không nhỏ khi độibóng đạt mục tiêu trụ hạng. Điều đángnói, khi những khoản thưởng kếch xùđược đưa ra, thì đó cũng đồng nghĩavới việc bóng đá Việt Nam ngày cànglún sâu vào vũng lầy tiêu cực. Chính

tiền thưởng cao đã khiến cầu thủ bằngmọi giá phải giành chiến thắng, nên họkhông từ những thủ đoạn xấu trên sân.Đằng sau những hành vi thô bạo trênsân cỏ, nhiều ý kiến cho rằng, có bóngdáng của việc treo thưởng từ các ôngchủ đội bóng. Dễ nhận thấy là khôngít cầu thủ đã vì tiền thưởng mà quêncả danh dự lẫn trách nhiệm. Nhưngviệc thưởng tiền, nó giống như condao hai lưỡi. Các ông bầu đội bóng cóthể đạt được mục đích là giành thắnglợi ở những trận cầu “buộc phải thắng”.Nhưng các cầu thủ cũng sẵn sàng “đágiả” nếu như mức thưởng “quá bèo”.Cầu thủ nhìn tiền thưởng để đá. Thậmchí, họ còn gây áp lực với các ông chủbằng cách buông xuôi ở nhiều trậnđấu có tính then chốt. Thế mới cóchuyện, ở V.League vừa rồi, không íttrận, cầu thủ thi đấu như đi bộ trên sân,khi mà ông bầu đội bóng “quên” treothưởng. Với chính sách treo thưởng,giờ đây, ông chủ không ít đội bóngnhư ngồi trên lưng cọp. Đơn cử, việc V.Hải Phòng mùa giải vừa qua rớt hạngcó nguyên nhân lớn từ việc cầu thủkhông còn được nhận những khoản

lương, lót tay và thưởng “khủng” nhưtrước (mùa giải trước V.Hải Phòng đãchi 10 tỷ đồng đổi lấy việc trụ hạng).Mặt trái của việc vung tiền thưởng củacác ông bầu ai cũng thấy. Các nhàquản lý bóng đá cũng rất muốn hạnchế, kiểm soát nó, nhưng để làm đượcviệc này lại không đơn giản. Ngay cảkhi đưa việc này vào quy chế, các ôngbầu vẫn tìm mọi cách để lách luật. Hệquả là người hâm mộ vẫn phải đối mặtvới những cầu “giả”, những trận cầukém chất lượng; nghiêm trọng hơn làbóng đá nước nhà ngày càng tụt hậu.Chút hy vọng được thắp lên khi Chủtịch Liên đoàn Bóng đá Việt NamNguyễn Trọng Hỷ mới đây tuyên bố:Liên đoàn Bóng đá Việt Nam sẽ khôngtreo tiền thưởng cho đội tuyển quốcgia tham dự AFF Suzuki Cup sắp tới.Điều này được dư luận đồng tình, bởikhông thể treo danh dự, nhiệm vụ Tổquốc bằng tiền thưởng. Nếu đúng nhưtuyên bố của ông Chủ tịch Liên đoànBóng đá Việt Nam, thì đây sẽ là tiền đềđể chấn chỉnh việc treo thưởng tại cácgiải đấu trong nước ở mùa giải tới đây.

tHế Hùng

Cái giá của việc thưởng tiền

Ông Hoàng Minh Khánh, Hiệutrưởng Trường trung cấpnghệ thuật Xiếc và Tạp kỹ

Việt Nam, cho biết: Tổ hợp công trìnhrạp bạt - sân khấu tròn được xây dựngtừ nguồn vốn hỗ trợ không hoàn lạicủa Chính phủ Việt Nam, sẽ chínhthức được bàn giao cho Vương quốcCampuchia ngày 26/9 tới. Đây là mónquà của Bộ Văn hóa, Thể thao và Dulịch Việt Nam tặng Bộ Văn hóa - Nghệthuật Campuchia, nhân kỷ niệm 45

năm quan hệ ngoại giao Việt Nam -Campuchia và Năm hữu nghị ViệtNam - Campuchia 2012. Tổ hợp rạpbạt - sân khấu tròn có sức chứa 1.018chỗ ngồi. Tổ hợp gồm 1 rạp xiếc vànhiều công trình phụ trợ như: Phòngkhách VIP, phòng triển lãm hình ảnhđất nước, con người Việt Nam vàthành quả hợp tác Việt Nam -Campuchia, nhà huấn luyện xiếc 300m2, phòng làm việc, phòng chờ,phòng phát điện, phòng âm thanh -

ánh sáng... Cùng với tổ hợp côngtrình rạp bạt - sân khấu tròn, ViệtNam cũng hỗ trợ phía Campuchia hệthống phát điện, toàn bộ thảm, đệmphục vụ các hoạt động biểu diễn tạiđây. Đặc biệt, Trường trung cấp nghệthuật Xiếc và Tạp kỹ Việt Nam sẽ đảmnhiệm việc đào tạo gần 20 diễn viên,tổ chức nhiều hoạt động hỗ trợ biểudiễn, quản lý, vận hành công trìnhcho Đoàn xiếc Hoàng gia Campuchia.

trần nguYện

Việt Nam hỗ trợ ngành xiếc Campuchia

Page 19: Tuantin 992-3

thônG tin trao đổi

19Số 992 l 27.9.2012

ngày 19/9, tại Hà giang,uBnD tỉnh Hà giang phối hợpvới Ban Quản lý công viên địachất toàn cầu cao nguyên đáĐồng Văn và Văn phòng unESco Hà nội tổ chức Hộinghị giới thiệu và tiếp nhậnBộ công cụ Lập kế hoạch quảnlý và phát triển du lịch (PuP).

Tại Hội nghị, đại diện Văn phòngUNESCO đã giới thiệu bộ công cụ Lập kếhoạch quản lý và phát triển du lịch (PUP)đến các cán bộ của Ban Quản lý Côngviên địa chất toàn cầu Cao nguyên đáĐồng Văn. Điểm nổi bật của phươngpháp lập kế hoạch này là việc trang bị kỹnăng quản lý cho chính đội ngũ cán bộcủa các Ban Quản lý Công viên địa chấttoàn cầu Cao nguyên đá Đồng Văn, giúphọ chủ động trong việc điều phối vớicác chủ thể quản lý liên quan và cộngđồng địa phương trong quá trình lập kếhoạch. Việc tham gia của cộng đồng vàcác bên liên quan của điểm di sản, khubảo tồn được huy động ngay từ bước

đầu của quá trình lập kế hoạch, đảmbảo việc phản ánh lợi ích của cộng đồngtrong các kế hoạch này.

Với 2/3 cán bộ của Ban Quản lýCông viên địa chất toàn cầu Caonguyên đá Đồng Văn chủ yếu cóchuyên môn về văn hóa, giáo dục,nhưng còn chưa có kinh nghiệm và kỹnăng trong việc lập kế hoạch, đặc biệtlà kế hoạch quản lý và phát triển du lịch;Ban Quản lý đã đề nghị sự hỗ trợ về kỹthuật và một phần tài chính từ Vănphòng UNESCO Hà Nội và được sự ủnghộ của các cấp lãnh đạo tỉnh Hà Giangtrong việc triển khai lập kế hoạch ápdụng phương pháp do UNESCOkhuyến nghị.

Việc triển khai hoạt động lập kếhoạch với sự tham gia của các bên liênquan và cộng đồng địa phương tại Phốcổ Đồng Văn, Khu di tích lịch sử nhàVương, làng văn hóa du lịch cộng đồngthôn Thiên Hương sẽ được tiến hànhxen kẽ giữa các đợt tập huấn. Quá trìnhlập kế hoạch dự kiến từ tháng 9/2012

đến tháng 8/2013. Dự kiến khi hoàn thành, Ban Quản

lý sẽ hoàn tất một kế hoạch quản lýphát triển du lịch trong đó xác định rõKhung thuyết minh, diễn giải, xác lậpđược Danh mục các điểm thu hút dulịch cùng với mô tả các điểm thu hút dulịch này làm cơ sở cho các hoạt độngthuyết minh, hướng dẫn, cung cấpthông tin du lịch tại khu vực Caonguyên đá Đồng Văn trong tương lai.Đồng thời, kế hoạch cũng sẽ xác địnhđược các sản phẩm và dịch vụ du lịchưu tiên phát triển, gắn với các thế mạnhđăc trưng về cảnh quan và văn hóa củacông viên địa chất, với cộng đồng cácdân tộc thiểu số tại Hà Giang.

Ngay sau hội nghị này, đợt tập huấnđầu tiên trong 5 ngày dành cho các cánbộ của Ban Quản lý và các bên liên quantại địa phương cũng được tiến hành vớisự hỗ trợ kỹ thuật của UNESCO ngay tạiHà Giang và khu vực Cao nguyên đáĐồng Văn.

Đ.n

Phát triển du lịch Cao nguyên đá đồng Văn

Ban Tổ chức Năm Du lịch quốc gia2013 đã tổ chức họp báo giới thiệu vềNăm Du lịch quốc gia Đồng bằng sôngHồng- Hải Phòng năm 2013 tại TP.HCM.Theo đó, Năm du lịch quốc gia Đồngbằng sông Hồng - Hải Phòng 2013thống nhất chủ đề “Văn minh sôngHồng”, với ý tưởng bắt đầu khởi nguồndòng chảy sông Hồng, đổ về cửa sông,đi qua nhiều vùng đất khác nhau sẽ táihiện những nét đặc trưng và độc đáocủa nền văn minh sông Hồng.

Tổng cục trưởng TCDL Việt NamNguyễn Văn Tuấn và Phó Chủ tịchUBND TP. Hải Phòng Lê Khắc Nam chobiết năm Du lịch quốc gia Đồng bằngsông Hồng-Hải Phòng 2013 có mục

tiêu quảng bá điểm đến, tăng cườngthu hút khách du lịch trong nước vàquốc tế; là cơ hội thúc đẩy mạnh mẽ sựliên kết du lịch giữa các địa phươngtrong cả nước.

Năm Du lịch quốc gia sẽ do thànhphố Hải Phòng đăng cai tổ chức với sựphối hợp của 9 tỉnh, thành phố khácbao gồm: Hà Nội, Bắc Ninh, Hải Dương,Hưng yên, Quảng Ninh, Thái Bình, NamĐịnh, Hà Nam, Vĩnh Phúc và diễn ratrong suốt cả năm. riêng tại TP HảiPhòng, các hoạt động cao trào tậptrung tại khu vực trung tâm thành phốvà 2 trọng điểm du lịch Đồ Sơn, Cát Bà.

Điểm nhấn của Năm du lịch quốcgia 2013 là Tuần Văn hóa - Du lịch đồng

bằng sông Hồng - Hải Phòng 2013 gắnvới lễ hội Hoa Phượng đỏ lần thứ II. Đâylà hoạt động cốt lõi, cao trào của nămDu lịch quốc gia 2013 với các hoạt độngvăn hóa, thể thao và du lịch mang đậmchất văn hóa đồng bằng sông Hồng,góp phần tạo điểm nhấn đặc sắc, khẳngđịnh thương hiệu của vùng đất gắn vớinền văn minh sông Hồng.

Bên cạnh đó là hàng lọat các họatđộng diễn ra ở nhiều tỉnh thành vùngđồng bằng sông Hồng như: Cuộc thinhiếp ảnh toàn quốc chủ đề “Khám phávăn minh sông Hồng”, lễ hội Chọi TrâuĐồ Sơn, lễ hội Tràng An - Bái Đính, Lễhội đền Trần, Lễ hội yên Tử…

H.P

Năm Du lịch quốc gia Đồng bằng sông Hồng- Hải Phòng 2013

Page 20: Tuantin 992-3

Sự kiện vấn đề

20 Số 992 l 27.9.2012

giải vô địch bóng đá nữ Đôngnam á 2012 vừa kết thúc tạithành phố Hồ chí Minh. Vượtqua Myanmar sau loạt sútluân lưu 11 mét ở trận chungkết, các cô gái Việt nam chínhthức bước lên ngôi hậu. trậnchung kết giữa chủ nhà Việtnam và Myanmar được xem làkịch tính và hay nhất của giảinăm nay. giải có 7 đội bóngtham dự, nhưng chỉ Việt nam,Myanmar, thái Lan là mạnhvà ngang nhau về đẳng cấp,còn Lào, Philippines,Malaysia, Singapore vẫn cònkém xa về trình độ.

Trận chung kết giữa đội tuyển nữViệt Nam và kì phùng địch thủMyanmar đã thu hút khoảng 5000 CĐVđến SVĐ Thống Nhất. Chính sự khích lệtinh thần lớn lao ấy đã giúp cho các côgái Việt Nam nhập cuộc khá hứng khởi.Với hàng tiền vệ năng nổ, đội tuyển nữViệt Nam chiếm lợi thế trên sân. Sức épđược các học trò của HLV Trần Vân Phátliên tục tạo ra nhưng thủ môn MayKhin đã chứng tỏ tài năng của mình vớinhững pha bắt bóng hợp lí.

Phút 30, Nguyễn Thị Muôn có cơ hộirõ ràng nhất cho các cô gái chủ nhà sauquả tạt bóng của Kim Hồng nhưng tiềnđạo Hà Nội Tràng An lại đánh đầu ngayvị trí May Khin đã chọn sẵn.

Phía bên kia, sự xuất hiện của độitrưởng Marlar ở giữa sân đã giúp lốichơi của Myanmar trở nên khó chịuhơn. Chính số 10 của Myanmar là linhhồn khu trung tuyến của Myanmarkhiến những bài phối hợp của chủ nhàViệt Nam rơi vào bế tắc.

Lối chơi thiên về thể lực của cáccầu thủ Myanmar đã khiến cho ĐT nữViệt Nam gặp không ít khó khăn.

Trong hiệp 1, thủ thành Kiều Trinh vàcác hậu vệ phải rất vất vả mới ngăncản được những cú sút hiểm hóc củađối phương.

Sau 120 phút cầm chân nhau, độituyển nữ Việt Nam và Myanmar buộcphải giải quyết bằng lọat đá 11m cânnão. Với bản lĩnh và sự cổ vũ của khángiả, đặc biệt là sự xuất sắc của thủ mônKiều Trinh, các cô gái Việt Nam đã vượtqua Myanmar với tổng tỷ số 4-3 quagiành chức vô địch Giải bóng đá nữĐông Nam Á 2012.

Trong khi đó, HLV trưởng ngườiNhật Bản Kumada yoshinori của độituyển Myanmar rất tiếc nuối khi độibóng của ông không thể vô địch lầnnày, vì “Việt Nam có một thủ môn quáxuất sắc” như lời bày tỏ của ông sautrận chung kết tối 22/9. Tuy nhiên, HLVnày cũng rất tự tin cho biết: “Myanmarđang xây dựng lại bóng đá nữ, nênthành phần đội bóng của chúng tôi đasố là những gương mặt trẻ. Thế nhưngcác học trò của tôi đã chứng tỏ họ bắtnhịp rất nhanh và có những tiến bộ rõ

nét trong thể lực và kỹ chiến thuật.Chúng tôi không thể vô địch ở giải đấunày vì kém may mắn, nhưng chắc chắnở SEA Games năm sau tại Myanmar mọichuyện sẽ khác”.

Có thể nói, Thủ môn Kiều Trinh làngười góp công lớn vào chức vô địchcủa đội tuyển nữ Việt Nam. Ở hai trậngặp đối thủ sừng sỏ Myanmar đều lànhững trận Kiều Trinh chơi rất xuất sắc,và từng hai lần cản phá thành côngnhững cú sút 11m.

Nói về tương lai của đội tuyển nữViệt Nam, HLV Trần Vân Phát cho biết:“Trong thời gian tới, ít nhất là trong 3năm nữa, bóng đá nữ khu vực ĐôngNam Á vẫn là cuộc so kè giữa Thái Lan,Myanmar và Việt Nam, dù 3 đội bóngnày hiện vẫn đang trong quá trình xâydựng và trẻ hóa đội hình”. Cũng theoông Phát, chức vô địch Đông Nam Á lầnthứ 2 (lần đầu đoạt năm 2006) sẽ là tiềnđề để đội tuyển nữ Việt Nam tiếp tụcđịnh hình, nhằm khẳng định vị thế ởnhững giải quan trọng sắp tới.

tHanH LâM

Giải Vô địCH BóNG đá Nữ đôNG NAm á 2012

đội tuyển bóng đá nữ Việt Nam đăng quang

Chịu trách nhiệmxuất bản

PHAN ĐìNH TÂN

Biên tậpTrUNG KIêN, THế HùNG

KIềU ANH

Địa chỉ51-53 Ngô Quyền - Hà NộiĐT: 9.434805. 0912669208

Giấy phép xuất bảnSố 28/GP - XBBT

Cấp ngày 18/4/2008

In tạiCÔNG Ty TNHH MộT THàNH VIêN

IN Và VăN HóA PHẩM

Đội tuyển bóng đá nữ Việt Nam trong niềm vui đăng quang