trong lai ngan xua - nguyen khac thuan

403

Upload: bup-cassie

Post on 17-Feb-2016

74 views

Category:

Documents


2 download

DESCRIPTION

Nguyen Khac Thuan

TRANSCRIPT

Tên eBook: Trông Lại Ngàn Xưa

Tác giả: Nguyễn Khắc Thuần

Thể loại: Lịch sử, Nhân vật, Văn họcViệt Nam

NXB: NXB Trẻ

Tạo prc: Hanhdb

Nguồn: tve-4u.org

Ebook: Đào Tiểu Vũ eBook -www.dtv-ebook.com

CHÚT TỰ TÌNH THAYCHO LỜI TỰA

Giáp Tết năm Quý Hợi (1983), tôiđược tiếp một vị khách thật đặc biệt.Dạo ấy, điện thành phố cứ bị cúp liênmiên, mới sáng ra mà đã thấy oi bức đếnkhó chịu. Tôi đang nhễ nhại mồ hôi vìphải lo loay hoay sắp đặt lại mấy hộp thẻtư liệu sao cho gọn gàng và dễ sử dụngthì nghe tiếng gọi cửa. Khách đến tìm làmột cụ ông lối chừng ngoài bảy mươi,tay ôm một bó hoa thược dược thật đẹp.

- Ông Nguyễn đấy ư? Nếu ông khôngphải là người ra mở của thì chắc tôi khócó thể nhận ra. Mấy chục năm rồi còn gì?Thầy có nhà không thưa ông?

Chính nhờ lời chào vồn vã cũng làcâu tự giới thiệu ấy, tôi mới có thể nhanhchóng nhận ra được rằng, cụ chính là mộttrong số những người từng theo học lớphoài cổ của thân sinh tôi hồi trước Cáchmạng tháng Tám. Sở dĩ gọi là lớp hoàicổ bởi vì hồi đó hầu như không còn mấyai chịu theo học chữ Nho nữa. Tôi đượcnghe kể rằng lớp của thân sinh tôi chỉgồm độ dăm bảy học trò, thiên hạ cóngười chê bai, gọi lớp học ấy là lớp hoàicổ, thế mà cũng chẳng ai buồn, đã thế lạicòn vui vẻ nhận luôn cho mình cái tênlớp hoài cổ. Đặc điểm của học trò lớpnày là nói năng rất nhã nhận, biết cungkính giữ lễ với người trên đã đành, ngaycả bạn cùng một lớp mà họ cũng thườnggọi nhau theo họ, như ông Trần, ông

Phạm, ông Lê ... chứ ít khi nào gọi nhautheo tên. Tôi là lớp hậu sinh, không đượchọc trong lớp hoài cổ ấy nhưng vì về saucũng có võ vẽ tập tành dăm ba câu chi hồgiả dã, cho nên, cũng được học trò củathân sinh tôi hào phóng bắt chước theocách trên mà gọi là ông Nguyễn.

Vào nhà, thi lễ chào thân sinh và thânmẫu tôi xong, khách xin phép được tự taycắm hoa. Tôi thật sự bất ngờ và rất lấylàm áy náy về việc này nhưng thân sinhtôi mỉm cười, ý bảo là cứ để tự nhiên,không sao cả. Một lúc sau, khách đứngdậy khoanh tay nói:

- Thưa thầy và thưa cô. Con biết thầyrất thích loài hoa thược dược này. Tất cảnhững gì thầy dạy, rốt cuộc, quý nhất vẫnlà chữ tâm. Con xin được kính tặng thầy

và cô chữ tâm kết bằng hoa thược dược,là loài hoa mà thầy hằng ưa thích.

Lần đầu tiên tôi thấy thân sinh tôi lặnglẽ lau nước mắt. Người ra hiệu cho phéptôi được ngồi để cùng tiếp khách và cuộcđàm đạo hôm đó giữa thân sinh tôi vớingười học trò cao niên đã khiến tôikhông thể nào quên. Hoá ra, để lớp hoàicổ ham thích học tập, thân sinh tôi đã dạytheo cách dạy hoàn toàn riêng của mình.Người không dựa vào bất cứ một tài liệugiáo khoa nào có sẵn mà cất công tìm tòivà trích lục hàng trăm những mẩu chuyệnhấp dẫn trong kho thư tịch cổ rồi cho họctrò tập chép, tập dịch, tập thích nghĩa vàtập suy gẫm. Cứ thế, mỗi lần tiếp xúc vớimột mẩu chuyện là một lần say mê vàchính sự say mê đặc biệt này đã làm cho

học trò dễ nhớ, dễ nâng cao nhận thức,dễ bồi bổ đạo đức làm người. Cụ Tạ -vịkhách hôm đó người họ Tạ - nói với tôirằng:

- Ông Nguyễn biết không, có một lầntôi trót dại vô lễ, hỏi thầy rằng: Thầythường cho học những bài, hoặc là khenngười xưa giỏi, hoặc là khen người xưahay, vậy thì phải chăng là giờ đây nhântài đã cạn, người nay đều vô dụng cả?ông Nguyễn ạ, thế mà thầy không giậntôi, lại còn ân cần nói: Ta có lỗi! Ta cólỗi! Ta chăm chú tìm gương sáng củanguời xưa, cho nên, hầu như chỉ thấyngười xưa đều là đấng hiền tài khả kính.Nhưng, giả thử ta không có ý chăm chúlàm như vậy thì kết quả chắc cũng sẽtương tự như thế mà thôi. Tất cả đều bởi

cái tâm của các cây đại bút thuở xưa conạ. Bền bỉ viết những lời tôn vinh đấnghiền tài để giúp đời sửa đức, ích lợi cóphải là nhỏ đâu? Ta không nghĩ là nhântài ngày nay đã cạn. Bởi vì nếu vậy thìgiang sơn nòi giống làm sao mà bảo tồn?Nhưng, nếu như người nay mà không biếtnoi theo những điều hay, trong đó cókhông ít những điều hay của chính tổ tiênmình thì sự vô dụng cũng là điều rất cóthể.

Cụ Tạ kể thật nhiều điều, đại để, vàokhoảng cuối những năm kháng chiếnchống Pháp, cả gia đình cụ phải phiêubạt vào Nam. Từ đó, biết bao biến cốvật đổi sao dời, nhưng cụ vẫn không baogiờ quên thân sinh tôi, không bao giờquên lớp hoài cổ với những bài học luân

lí thật sự bổ ích. Bấy giờ, các con cụ đềuđã trưởng thành và cụ rất tự hào về điềuđó. Cụ nói tiếp:

- Tôi noi theo thầy, cố hiểu cho đượctâm thành của người xưa và cố truyềntâm thành của người xưa cho con cháu.Nhưng ông Nguyễn ạ, chỉ tiếc là tôikhông đủ sức nối được nghiệp thầy, nóinăng lỗ mỗ lắm.

Quả đúng là lời của học trò lớp hoàicổ, lúc nào cũng khiêm nhượng hơnngười. Sau đó, được sự uỷ thác của thânsinh, tôi đến thăm để đáp lễ cụ Tạ. Ấntượng mạnh nhất khi tôi bước vào làngay ở nơi trang trọng nhất của ngôi nhàcụ có bức tường, trên chỉ thêu có mỗimột chữ tâm (心). Cụ Tạ đã sẵn lòngthành, lại vốn là một chuyên gia về trang

trí nội thất, hèn chi cách cắm hoa cũng cónét riêng rất rõ.

Giáp tết năm Mậu Thìn (1988), thânsinh tôi qua đời sau khi đã may mắnđược hưởng phúc lành trời ban, cho bìnhdị tại thế vượt qua cả bậc đại thượng.Sinh thời, người vẫn thường tin cậy mànói với tôi:

- Nhà ta tính đến con nữa là chín đờiliên tục làm nghề dạy học. Gia tài thiêngliêng nhất mà các thế hệ trước để lại chỉlà kho sách nhỏ và lời cầu chúc con cháumãi mãi được thanh thản với đời và vớinghề.

Tôi nối nghiệp nhà, làm một thầy giáobình thường như thân sinh tôi, như tổ tiêntôi và như bao người nặng lòng vì lớptrẻ. Trước năm 1945 mà học chữ Nho

còn bị chê là hoài cổ, huống nữa là bâygiờ? Đã có lúc hoang mang, tôi cứ ngỡrằng dăm ba câu chi hồ giả dã rốt cuộccũng chỉ như là kỉ niệm, mình biết vớiriêng mình mà thôi. May mắn thay, phầnlịch sử cổ trung đại Việt Nam mà tôiđược phân công giảng dạy ở nhiềutrường đại học là phần bắt buộc ngườigiảng dạy ở nhiều trường đại học là phầnbắt buộc người giảng phải tham khảo thưtịch cổ. Bởi thế, ngày này qua tháng nọ,tôi cất công đọc hết quyển này đến quyểnkhác. Nhưng, tôi là người hay quên. Lênlớp mà quên thì quả đúng là một sự xúcphạm lớn đến sinh viên và nghề nghiệpcủa mình. Bởi thế, đọc tới đâu, tôi cốgắng ghi chép cẩn thận tới đó. Phần nàonguyên bản là chữ Hán thì dịch ngay.

Phần nào nguyên bản là chữ Nôm thìphiên âm ngay. Làm mãi, làm mãi,... tưliệu làm ra, tính hết số trăm rồi đến sốngàn mà vẫn chưa hết. Hoá ra, tôi đã bắtchước thân sinh tôi tự lúc nào không hay.Từ năm 1991, tôi bắt đầu gửi những mẩuviết ngắn của mình tới các cơ quan thôngtin đại chúng. Và, tuy trước sau, nhiều ítcó khác nhau, nhưng tính ra là có đếntrên một chục tờ báo và đài phát thanh đãsử dụng một cách trân trọng. Nhiều bạnbè thấy vậy thì khích lệ tôi, khuyên tôitập hợp lại cho in thành sách. Bởi lẽ này,liên tục trong ba năm 1993, 1994 và1995, ngoài một số sách chuyên mônkhác, tôi đã cho in hai bộ. Một là Việt sửgiai thoại (8 tập, do Nhà xuất bản Giáodục ấn hành) và hai là Giai thoại dã sử

Việt Nam (4 tập, do Nhà xuất bản Trẻ ấnhành). Nay, bộ Việt sử giai thoại đangđược in lại lần thứ ba mặc dù số lượngbản in hai lần đầu khá lớn. Điều nàykhiến cho tối rất lấy làm cảm kích, dovậy, lại cặm cụi viết tiếp. Tôi coi đó nhưmột cách tiếp tục công việc của gia tiênvà của bản thân mình, như một lời cámơn chân thành đối với thân nhân, bạn bèvà độc giả. Tuy nhiên từ bản thảo đếnhình hài cụ thể của một cuốn sách baogiờ cũng có một khoảng cách rất xa. Âncần và vô tư tiếp sức cho tôi băng quakhoảng cách rất xa đó, ngoài thân nhâncòn có một loạt những đồng nghiệp giàulòng nhiệt thành, đó là các nhà báo, nhàvăn, nhà khảo cứu quen thuộc như: TrầnTu Duy, Nam Đồng, Nguyễn Vũ Tiềm,

Đỗ Mạnh Hùng, ... Sách mang tên tôinhưng tên tôi lại mãi mãi quyện chặt vớinhững tình cảm nồng nàn và tốt đẹp củacác bạn.

Thành phố Hồ Chí Minh, 18-4-1997NGUYỀN KHẮC THUẦN

TUỔI TRẺ CỦA LÝTHÁNH TÔNG HOÀNGĐẾ

Triều Lý tồn tại trước sau tổng cộng215 năm (1010 -1225) với 9 đời Hoàngđế nối nhau trị vì. Trong số 9 đờiHoàng đế này. Lý Thánh Tông (1054-1072) là người có tên tuổi thuộc hàngnổi bật nhất.

Bộ Đại Việt sử kí toàn thư (Bản kỉ,quyển 3, tờ 1 - a) cho biết, Lý ThánhTông tên thật là Lý Nhật Tôn, con trưởngcủa Lý Thái Tông và Kim Thiên Tháihậu. Một hôm, bà nằm mơ, thấy MặtTrăng bay vào bụng, thế rồi mang thai,đến ngày 25 tháng 2 năm Quý Hợi, niên

hiệu Thuận Thiên thứ 14 (tức là năm1023) thì mãn nguyệt khai hoa. Lý NhậtTôn chào đời ở cung Long Đức, từ tấmbé đã có dáng vẻ khôi ngô tuấn tú hơnngười.

Năm Thiên Thành thứ nhất (tức lànăm 1028), khi thân sinh được lên nốingôi chí tôn (đó là Lý Thái Tông Hoàngđế) thì Lý Nhật Tôn cũng được phonglàm Đông Cung Thái tử. Khi ấy, Lý NhậtTông chỉ mới năm tuổi.

Bấy giờ, Thái tử có cung thất riêng.Cung thất của Thái tử thường xây cất ởphía Đông của đại điện, cho nên, gọi làĐông Cung. Từ khi ra Đông Cung, Tháitử phải bắt đầu một quá trình học tập vàrèn luyện rất căng thẳng. Tại đây, mộtloạt những người hiền tài được Hoàng đế

đích thân chọn lựa để lo việc giảng dạycho Thái tử. Thái tử không chỉ học văn;chương, nghi lễ, phép trị nước,... mà cònhọc cả võ nghệ, binh pháp,...

Hẳn nhiên, vấn đề không phải là họccái gì mà quan trọng hơn vẫn là học nhưthế nào. Sử cũ đã viết những lời đầy thánphục về sức học của Thái tử Lý NhậtTôn. Hơn mười tuổi, hiểu biết của Tháitử Lý Nhật Tôn về Nho giáo, Phật giáovà Đạo giáo đã rất sâu sắc. Hai mươituổi, Thái tử Lý Nhật Tôn đã đủ năng lựcđể trực tiếp chỉ huy cả một đạo quân lớn.

Ngày mồng 1 tháng 3 năm Quý Mùi(1043), Thái tử Lý Nhật Tôn được traochức Đô Thống Đại Nguyên Soái, cầmquân đi đánh dẹp vùng Ái Châu (naythuộc tĩnh Thanh Hoá) và Thái tử Lý

Nhật Tôn đã hoàn thành xuất sắc nhiệmvụ quan trọng này.

Từ năm hai mươi mốt tuổi trở đi,Thái tử Lý Nhật Tôn bắt đầu được tập sựđiều khiển hoạt động triều đình. Nhiềuvấn đề quan trọng của quốc gia được LýThái Tông Hoàng đế tin cậy giao choThái tử Lý Nhật Tôn vạch kế hoạch giảiquyết hoặc trực tiếp giải quyết.

Đầu năm Giáp Thân (1044), Lý TháiTông Hoàng đế cầm quân đi đánh ChiêmThành, Thái tử Lý Nhật Tôn được traoquyền Lưu Thủ Kinh Sư (tức là trông coimọi hoạt động của kinh thành ThăngLong). Năm ấy, Thái tử Lý nhật Tôn chỉmới hai mươi mốt tuổi. Vị Lưu Thủ KinhSư trẻ tuổi này đã tỏ rõ năng lực điềuhành rất đặc biệt, khiến cho bá quan vãn

võ lớn nhỏ đều răm rắp tuân theo.Theo truyền thuyết dân gian và một

vài tài liệu dã sử, thì vào năm Kỷ Sửu(1049), Lý Thái Tông Hoàng đế quyếtđịnh cho xây chùa Diên Hựu (tức chùaMột Cột) ở ngay kinh thành Thăng Long.Và, người trực tiếp chỉ huy việc xây cấtnày cũng chính là Thái tử Lý Nhật Tôn.Tuy chỉ có quy mô rất nhỏ, nhưng chùaMột Cột là một công trình kiến trúc vôcùng độc đáo. Gần một ngàn năm qua,chùa Một Cột được coi là biểu tượngcủa trái tim cả nước.

Ngày mồng 1 tháng 10 năm Giáp Ngọ(1054), sau khi Lý Thái Tông Hoàng đếqua đời, Thái tử Lý Nhật Tôn được tônlên ngôi báu, đó là Lý Thánh TôngHoàng đế. Năm ấy, Lý Thánh rông

Hoàng đế đã quyết định đổi quốc hiệucủa nước ta. Trước đó, quốc hiệu củanước ta là Đại Cồ Việt (do Đinh TiênHoàng đặt từ năm 968) đến đây, đổi làĐại Việt.

Thời trị vì của Lý Thánh Tông Hoàngđế cũng chính là thời nhà Tống (TrungQuốc) ráo riết chuẩn bị vạch kế hoạchtấn công xâm lược nước ta. Về mặt ngoạigiao, quân xâm lăng đã sai sứ giả đikhắp các lân bang của ta, xúi giục họphối hợp với nhà Tống quấy phá ra bằngnhiều hình thức khác nhau. Bấy giờ,Chiêm Thành là nước đã dại dột nghetheo lời xúi giục ấy. Để có thể vững tâmđối phó ở mặt Bắc, Lý Thánh TôngHoàng đế đã tự mình cầm quân, thânchinh đến Chiêm Thành vào năm 1069.

Và, với cuộc tấn công này, Lý ThánhTông Hoàng đế chẳng những đã trừng trịđích đáng những hành vì sai trái củaChiêm Thành, mà còn đập tan một mảngquan trọng trong toàn bộ kế hoạch xâmlăng của nhà Tống.

Vừa từ Chiêm Thành trở về, Lý ThánhTông Hoàng đế đã khấn trương bắt tayvào công cuộc chuẩn bị đón đánh quânTống, nếu chúng dám liều lĩnh tràn sangnước ta. Một kế hoạch có quy mô lớn,trải rộng trên nhiều lĩnh vực khác nhau,đã được Lý Thánh Tông Hoàng đế hoạchđịnh. Và, lịch sử đã xác nhận rằng, nhữngdự kiến chung của Lý Thánh Tông Hoàngđế về diễn biến phức tạp của tình hìnhchính trị đương thời là hoàn toàn đúngđắn. Thắng lợi trọn vẹn và vang dội của

nhân dân ta trong cuộc chiến tranh vệquốc chống quân Tống xâm lăng ở nửasau thế kỉ XI, gắn liền với tầm nhìn chiếnlược sâu sắc và biện pháp chuẩn bị đốiphó rất hữu hiệu của Lý Thánh TôngHoàng đế.

Cũng ngay sau khi vừa từ ChiêmThành trở về, tuy rất bận rộn với vô sốnhững công việc lớn nhỏ của quốc gia,Lý Thánh Tông Hoàng đế vẫn khôngquên chăm lo đến sự phát triến của vănhoá nước nhà. Chính Lý Thánh TôngHoàng đế đã cho phép và tạo điều kiệnthuận lợi cho việc xây dựng Văn Miếu ởngay giữa kinh thành Thăng Long vàonăm 1070. Đây là một sự kiện rất quantrọng, đánh dấu bước tiến mới của quátrình truyền bá Nho giáo ở nước ta

Tháng giêng năm Nhâm Tý (1072) LýThánh Tông Hoàng đế qua đời, hưởngthọ 49 tuổi. Một cuộc đời chỉ có 49 tuổixuân, nhưng Lý Thánh Tông Hoàng đế đãcó đến hơn một chục năm nắm giữ trọngtrách của quốc gia và gần hai mươi nămở ngôi chí tôn của đất nước. Thời LýThánh Tông Hoàng đế là thời huy hoàngcủa Đại Việt, thời để lại niềm kiêu hãnhcho hậu thế chúng ta. Để có thể đưagiang sơn bước từng bước, vững chắclên đỉnh cao vinh quang, Lý Thánh TôngHoàng đế đã phải khổ công rèn luyện vàhọc tập suốt mấy chục năm trời. Tuổi trẻcủa Lý Thánh Tông Hoàng đế, kínhthay! 

NGỌC HOA CÔNG CHÚA -

NỮ ĐIỆP VIÊN TRẺ TUỔIXUẤT SẮC THỜI LÝ

Thực ra, Ngọc Hoa Công chúa lạikhông phải là ... Công chúa. Bà tên thậtlà Trần Thị Ngọc Tường, con gái củamột nhà nho tên là Trần Huấn. Thầntích ở đền thờ bà tại thôn Tư, xã NamGiang, huyện Nam Ninh, tỉnh Nam Hà(cũ) chép rằng...

Thời trị vì của vua Lý Nhân Tông(1072 -1127), ở đất Phúc Lâm của ÁiChâu (nay thuộc Thanh Hoá), có nhà nhotrẻ, tên là Trần Huấn. Để mưu sinh, TrầnHuấn đã ra tận kinh thành Thăng Longmở trường dạy học và tại đấy, ông đã kếtduyên với một một người con gái làm

nghề buôn bán ở chợ Đại Yên, vừa nổitiếng là xinh đẹp và đoan trang lại nết navà thật thà hiếm thấy. Chuyện kể rằng: Cómột lần nọ, dọc đường từ chợ về nhà, vợcủa Trần Huấn nhặt được một túi lớn,trong đó chứa đầy lụa là và châu báu.Dầu bấy giờ gia cảnh cũng chẳng khá giảgì, bà vẫn quyết tìm cho bằng được chủnhân túi của cải kia mà trả lại, không mộtchút tơ hào, tham lam. Thế rồi vào mộtđêm, bà nằm mơ thấy Tiên ông vào nhàmình, trao cho một viên ngọc rất đẹp vàân cần nói:

-Vợ chồng ngươi khéo tu nhân tíchđức, tiếng tốt vang xa, cho nên, Trời đãsai Ngọc Nữ xuống đầu thai vào nhàngươi.

Tiên ông nói xong thì biến mất. Bà

thấy cơ thể ngày một khác. Đến mồng támtháng hai năm Giáp Tuất (1094), bà sinhhạ một cô con gái. Khi ấy, nhân có điềmđược Tiên ông ban cho viên ngọc quýtrong mộng, hai ông bà quyết định đặt têncho con gái mình là Ngọc Tường.

Năm 1103, có người tên là Lý Giácnổi binh gây hấn ở Diễn Châu (nay thuộcNghệ An), bị vua Lý Nhân Tông đánh vàchống đỡ không nổi, bèn chạy vào cầucứu Chiêm Thành. Vua Chiêm Thành lúcấy là Chế-ma-ma liền nhân cớ ấy, choquân tràn ra cướp phá, lại còn có ý đòilại ba châu Địa Lý, Ma Linh và BốChính mà vua trước của Chiêm Thành làChế Củ đã cắt dâng cho ta vào năm1069.

Trước tình hình đó, vua Lý Nhân

Tông lại sai lão tướng Lý Thường Kiệtđem đại binh đi Nam chinh một lần nữa.Khá đông lính mới được tuyển thêm,trong đó có cả nhà nho Trần Huấn. Khicùng mẹ tiễn cha ra trận, bỗng dưng,Ngọc Tường nắm chặt áo cha, nhất quyếtđòi theo cha đi đánh giặc, ai khuyên bảothế nào cũng chẳng chịu nghe. Chuyệnđến tai chủ soái, Lý Thường Kiệt đànhchấp nhận cho Ngọc Tường đi theo, dẫuchưa biết sẽ dùng người con gái chưađầy mười tuổi này vào việc gì.

Đến sát biên giới phía Nam, LýThường Kiệt cho quân dừng lại và sailính do thám bí mật luồn sâu vào lãnh thổChiêm Thành để điều tra về kế hoạch bốphòng và các vị trí đóng quân của chúng.Nhưng, dẫu đã rất cố gắng, lính do thám

của Lý Thường Kiệt vẫn không sao cóthể vượt qua hàng rào kiểm soát nghiêmngặt của quân Chiêm Thành. Đúng lúcđang lúng túng ấy, Ngọc Tường xuất hiệnvà xin được đóng vai một cô bé buôntrầu cau, quẩy gánh trầu cau đi thẳng vàodinh trại giặc. Cái dáng loắt choắt, cộngvới tiếng rao lảnh lót có vẻ rất rành nghềbán hàng dạo của Ngọc Tường đã khiếncho quân Chiêm Thành không chút nghingờ. Và, Ngọc Tường đã đi đến khánhiều đồn giặc, thận trọng học thuộc lòngtừng vị trí đóng quân của đối phương rồitrở về báo cáo lại cho Lý Thường Kiệt.Nhờ những nguồn tin quan trọng và chínhxác do Ngọc Tường cung cấp, LýThường Kiệt đã tổ chức thành công mộtcách mau chóng cuộc Nam chinh cuối

cùng của mình.Khi toàn thắng trở về, Lý Thường

Kiệt trân trọng kính tâu lên vua Lý NhânTông về công lao của nữ điệp viên trẻtuổi mà xuất sắc là Trần Thị NgọcTường. Nhà vua vừa hết lời khen ngợi,vừa hạ lệnh ban thưởng cho Ngọc Tườngrất hậu, ngoài ra, còn đặc biệt gia ân,phong Ngọc Tường làm Ngọc Hoa Côngchúa.

Sau, Ngọc Hoa Công chúa qua đờivào năm nào chưa rõ. Nhân dân Đại Yênlà nơi thân mẫu của Ngọc Hoa Côngchúa từng qua lại buôn bán đã đồng lòngxây đền và tạc tượng Ngọc Hoa Côngchúa để thờ. Đền Ngọc Hoa Công chúacòn được nhân dân nhiều địa phươngkhác tôn kính lập nên. Nay, cũng có đền

còn lưu giữ được cả thần tích như đã kểở trên. Có đôi câu đối bằng chữ Hán(hiện chưa rõ của ai), viết ca ngợi NgọcHoa Công chúa, xin tạm dịch như sau:

Sau Bà Trưng, Bà Triệu, nữ giới lạicó đấng anh thư xuất hiện;

Triều đình ban sắc phong, vẻ vangthay, người sống chết thật phi thường.

Điều độc đáo là Ngọc Hoa Công chúađược dân một số làng tôn làm thần Thànhhoàng. Bạn biết đấy, Thành hoàng mà nữthần là hiện tượng rất hiếm hoi. Các triềuđại nối tiếp sau triều Lý đều lần lượt giaphong thêm. Đến thời Nguyễn (triều đạicuối cùng tiến hành việc phong thần),Ngọc Hoa Công chúa được phong làmThượng đẳng thần.

Thế mới hay, cuộc đời bao giờ cũng

rất công bằng. Đền thờ và khói hươngnghi ngút chính là cách tưởng nhớ đầy vẻtôn nghiêm của hậu thế đối với tất cảnhững bậc giàu công đức. Người bất diệtlà người dốc lòng vì nước vì dân. NhưNgọc Hoa Công chúa, tại thế chỉ một đờimà sống thì muôn đời, kính thay! 

CHUYỆN LI KÌ VỀ KIẾPTRƯỚC CỦA VUA LÝTHẦN THÔNG

Vua thứ năm của triều Lý là Lý ThầnTông (1128 -1138). Nhà vua vốn là conngười em ruột vua Lý Nhân Tông,nhưng vì vua Lý Nhân Tông không cócon trai nên mới nhận con của em ruột

(là Sùng Hiền Hầu) làm con của mình.Người con ấy tên là Lý Dương Hoán,sinh năm 1116, được lên nối ngôi năm1128, mất năm 1138, hưởng dương 22tuổi. Chuyện li kì về vị này được khánhiều thư tịch cổ ghi chép. Nay, xintheo một số thần tích và dã sử mà lượckể như sau:

Phan Huy Chú (1782 -1840) trongHoàng Việt địa dư chí (quyển 1) chépđại để rằng: ở làng Yên Lãng, huyệnVĩnh Thuận (nay là khu vực Láng, HàNội) có một ngôi chùa cổ, cũng mang têngọi là chùa Yên Lãng. Dân gian quen gọilà chùa Láng. Tương truyền, chùa Lánglà nơi tu luyện của đại thiền sư Từ ĐạoHạnh. Từ Đạo Hạnh và vị thiền sư ĐạiĐiên ở chùa Dịch Vọng (Hà Nội) vốn có

mối thâm thù với nhau, vì thế, Từ ĐạoHạnh quyết chí tìm đường sang tận TâyVực học đạo, mong sao có đủ phép thuậtđể trừng trị thiền sư Đại Điên. Sau baonăm tu hành khổ luyện nơi đất khách quêngười, Từ Đạo Hạnh đã thành công.Thiền sư trở về nước và dùng phép thuậthọc được để trừng trị thiền sư Đại Điênđúng như lời nguyền trước lúc ra đi.

Mối thâm thù giữa Từ Đạo Hạnh vớiĐại Điên do đâu mà có? Các bộ dã sửkhác chép khá kĩ hơn. Xin tổng hợp tất cảnhững ghi chép đó mà tái hiện một cốttruyện chung như sau:

Đại thiền sư Từ Đạo Hạnh thế danh làTừ Lộ, người làng Yên Lãng, huyện VĩnhThuận (nay thuộc Hà Nội). Từ Đạo Hạnhlà con trai của Từ Vinh, một trong những

vị tăng quan cao cấp dưới thời trị vì củavua Lý Nhân Tông (1072 -1127). Tươngtruyền, vì Từ Vinh có chút hiềm khíchvới Diên Thành Hầu và Diên Thành Hầuđã nhờ thiền sư Đại Điên dùng phépthuật đánh cho Từ Vinh đến chết rồi đemxác quẳng xuống sông Tô Lịch. Xác củaTừ Vinh cứ hễ trôi đến đoạn sông trướccửa nhà Diên Thành Hầu là lại dựngđứng lên, tay đưa lên và chỉ thẳng vàonhà Diên Thành Hầu. Hoảng quá, DiênThành Hầu liền chạy đến cậy nhờ thiềnsư Đại Điên thêm một lần nữa. Đại Điênđến, niệm chú một lúc thì cái xác mớichịu trôi đi. Từ Đạo Hạnh cầm gậy chạyđến, định đánh Đại Điên để trả thù chocha, nhưng vừa giơ gậy lên đã nghe tiếngthét lớn từ trên không:

-Chớ! Chớ!Từ Đạo Hạnh tự biết là không thể làm

khác hơn được, bèn bỏ xứ, tìm đườngsang Tây Vực để theo học cho bằngđược các phép thần thông. Sau nhiều nămtu luyện, phép thuật của Từ Đạo Hạnh đãrất cao cường. Một hôm, Từ Đạo Hạnhbỗng thấy một vị thần nhân đến, nói rằng:

-Thần được đấng Thiên Vương caiquản Từ Trấn sai đến để sớm hôm hầuhạ.

Từ Đạo Hạnh bèn trở về, ra sông TôLịch, lấy gậy thả xuống sông để làmthuyền, chẳng cần chèo mà gậy cũng tiếnngược dòng, đến tận cầu Tây Dương (tứccầu Giấy ở Hà Nội ngày nay), xong, cầmgậy đi tìm thiền sư Đại Điên. Thiền sưĐại Điên nói:

-Ngươi không còn nhớ lời can ngănthuở nào chăng?

Từ Đạo Hạnh ngước nhìn lên, bốn bềthinh không im lặng, biết là chẳng còn aicản ngăn như trước, bèn lấy gậy đánhĐại Điên. Đại Điên bị đánh đau, được ítlâu thì chết. Từ Đạo Hạnh rửa được thâmthù, bèn lên núi Phật Tích ở Sài Sơn tuhành.

Bấy giờ, vua Lý Nhân Tông không cócon trai, đành xuống chiếu tuyển concháu tôn thất họ Lý để truyền ngôi. Emruột của vua Lý Nhân Tông là Sùng HiềnHầu đến Sài Sơn cầu tự. Từ Đạo Hạnhrất cảm mến ơn đức của cả hai vợ chồngSùng Hiền hầu, nên mới dặn rằng:

-Tôi nguyện sẽ giúp. Chừng nào phunhân chuyển dạ thì xin cho gia nhân đến

báo cho tôi biết gấp.Đến ngày nhận được tin, Từ Đạo

Hạnh vào trai giới sạch sẽ, thay áo quầntươm tất rồi vào trong hang núi ngồi màmất. Đời truyền rằng, ấy là bởi vì ông đãdùng phép thuật, hoá thân đầu thai là conSùng Hiền Hầu. Ngày Từ Đạo Hạnh mấtcũng là ngày con trai Sùng Hiền hầu chàođời. Người con trai ấy là Lý DươngHoán, được hai tuổi thì Lý Nhân Tôngcho làm Thái Tử, được mười hai tuổi thìlên nối ngôi và ở ngôi tổng cộng mườinăm (1128 - 1138), đó là Lý Thần Tông.

Thế ra, kiếp trước của vua Lý ThầnTông là Từ Đạo Hạnh, còn Từ Đạo Hạnhlại là con của Từ Vinh. Từ Vinh và TừĐạo Hạnh là người tu hành mà sao tâmđầy uẩn khúc, tính ngập oán thù, động cơ

tu luyện phép thuật kiểu ấy, nghĩ mớiđáng sợ làm sao! Thời Lý Thần Tông làthời bắt đầu đổ nát của nhà Lý. Phảichăng, câu chuyện li kì trên muốn chuyếntải một chút triết lí, rằng chuyên tâm báooán thì làm sao có thể gia ân cho trămhọ? Kiếp trước nếu là vậy thì kiếp sau ắtphải là vậy, bởi vì, khi tu hành mà còncoi nhẹ đạo đức, khi ở ngôi chí tôn, đạođức là chuyện khó nói lắm thay!

CHUYỆN HAI QUANKIỂM PHÁP THỜI TRẦN

Thời Trần (1226 —1400), chức quantrông coi về tư pháp và xét xử án kiệnthường được gọi là quan kiểm pháp.

Bấy giờ, chức này được trao quyền rấtlớn, vì thế, việc chọn người làm kiểmpháp luôn luôn được cân nhắc rất thậntrọng. Không ít quan kiểm pháp đã tỏra xứng đáng với sự chọn lựa đầy tincậy của triều đình. Trong số họ, cóTrần Thì Kiến và Phí Trực.

Sách Khâm định Việt sử thông giámcương mục (Chính biên, quyển 8, tờ 25)chép rằng:

“Trần Thì Kiến là người cương trực,từng được giữ chức An Phủ Sứ tại phủThiên Trường (vùng tương ứng với tỉnhNam Hà cũ -NKT). Khi ấy có ngườimang món ăn tới biếu, Trần Thì Kiếnliền hỏi rằng:

-Vì sao lại biếu?Người ấy đáp:

-Chẳng có việc gì cả, chỉ vì nhà tôi ởgần lị sở mà thôi.

Mấy hôm sau, người ấy đem việc đếnnhờ giúp, Trần Thì Kiến giận lắm, bènlấy tay móc họng cho ói ra. Đến đây(tháng 4 năm Đinh Dậu, 1297 -NKT) ôngđược cất nhấc làm quan Kiếm Pháp.Trần Thì Kiến là người xét xử côngbằng, thoả đáng. Ai cũng nói rằng ông cóthể quyết đoán được việc hình ngục.”

Sách Đại Việt sử kí toàn thư (Bản kỉ,quyển 6, tờ 34 -b) chép:

“Bấy giờ, trộm cướp bắt đầu nổi lên,tên Văn Khánh là đầu sỏ của bọn cướp.Có người bắt được một tên cướp, đemgiải lên quan và nói rằng chính nó là VănKhánh. Khi xét hỏi, tên ấy cũng nhậnngay, cho nên, ai cũng tin là thực, duy chỉ

có (Phí) Trực là vẫn còn ngờ, vì thế, ánấy để lâu mà không thể quyết. ThượngHoàng hỏi, (Phí) Trực tâu:

-Mạng người rất trọng mà lòng thầnthì vẫn còn có chỗ ngờ, cho nên, chưadám liều lĩnh xét xử ngay.

ít lâu sau, Thượng Hoàng lại hỏi,(Phí) Trực vẫn trả lời như trước, vì thế,Thượng Hoàng giận mà nói rằng:

-Nó đã nhận như thế, ngươi còn ngờgì nữa?

(Phí) Trực tâu:-Nó chưa bị tra tấn khổ sở mà đã

điềm nhiên nhận, cho nên, thần rất lấylàm ngờ.

Một tháng sau, tên Văn Khánh thậtmới bị bắt. Thượng Hoàng do vậy mớikhen (Phí) Trực có tài.”

Đọc đoạn ghi chép ngắn ngủi nói trên,hậu sinh trộm nghĩ: Trần Thì Kiến móchọng cho ói hết thức ăn ra, ấy là bởi ôngquyết giữ lòng cho trong sạch. Làm việcquan mà lòng không trong sạch thì chỉkhiến cho công đường ngày một thêm ôuế mà thôi. Kẻ đã biếu món ăn cho ôngthấy thế thì sợ, dân trong cõi nghe vậy thìphục, điều tốt lành nào phải là nhỏ đâu!Triều đình trao cho ông chức Kiểm pháplà chí phải. Người đức sáng như ông thìviệc có mờ tối bao nhiêu vẫn có thể nhìnthấu tỏ. Nhất định là như thế.

Thượng Hoàng khen Phí Trực làngười có tài, nhưng xem ra, trước hết hãynên khen ông là người bình tĩnh và biếttrọng mạng sống. Thượng Hoàng giận dữthúc giục, Phí Trực vẫn quyết không vội

vàng. Quan toà mà hấp tấp và hời hợt,nỗi oan khuất thật khó mà lường trướcđược. Chuyện chỉ nói ông tránh sự xửoan cho một người nhưng thực thì ông đãtránh được tiếng xấu cho quan KiểmPháp và phép nước một thời vậy. Kínhthay!

CHIÊU VĂN VƯƠNGTRẦN NHẬT DUẬT -NGƯỜI BIẾT NHIỀU THỨTIẾNG NHẤT THỜI TRẦN

Điều ít ai ngờ là tuyệt đại đa số quýtộc họ Trần đều rất giỏi sinh ngữ. TrầnHưng Đạo nói tiếng Trung Quốc hayđến nỗi khiến cho người Trung Quốc

không thể ngờ rằng ... ông là ngườiViệt. Trần Quang Khải từng tiếp sứ giảnước ngoài mà không cần đến ngườiphiên dịch ... Nhưng, biết nhiều thứtiếng nhất thời Trần có lẽ là Chiêu VănVương Trần Nhật Duật (1255 -1331)

Trần Nhật Duật là con thứ sáu của vuaTrần Thái Tông (1226 -1258), em củavua Trần Thánh Tông (1258 -1278) vàdanh tướng Chiêu Văn Vương TrầnQuang Khải (1241 - 1294). Sử cũ chéprằng, chính vua Trần Thái Tông đã đíchthân sai Đạo sĩ đi cầu tự. Thế rồi mộtđêm nọ, nhà vua nằm mơ thấy NgọcHoàng Thượng đế sai Chiêu Văn ĐồngTừ xuống đầu thai làm con của vua. Đếnkhi Trần Nhật Duật sinh ra, trên cánh taycòn in rõ hai chữ Chiêu Văn, vì thế, nhà

vua mới cho lấy Chiêu Văn làm hiệu chocon.

Ngay từ thuở nhỏ, Trần Nhật Duật đãnổi tiếng thông minh, học qua là nhớ, màđiều gì đã nhớ là nhớ mãi không bao giờquên, cho nên, người đương thời vẫn gọiông là thần đồng. Bấy giờ, chữ Hán đượccoi là văn tự chính thức của nước nhà,nói đi học cũng có nghĩa là học chữ Hán.Nhưng, ta đọc chữ Hán theo âm Hán -Việt, khác hẳn với âm chữ Hán theo cáchđọc của người Trung Quốc. Bởi lẽ này,rất nhiều người giỏi chữ Hán mà vẫnkhông sao có thể nói chuyện được vớingười Trung Quốc, họ đành phải trao đổitheo lối bút đàm, vừa phiền phức, vừarất tốn thời gian. Trần Nhật Duật thì kháchẳn. Từ thuở tấm bé, hễ thấy sứ giả của

Trung Quốc sang là ông lại mon men tới,vừa bút đàm, vừa học nói, và chẳng baolâu sau thì ông đã có thể nói một cáchthông thạo, khiến cho cả triều đình phảikinh ngạc. Năm chừng hai mươi tuổi,Trần Nhật Duật đã có thể nói chuyện vớisứ giả cả ngày, chẳng những không chútvấp váp mà còn tế nhị chuyển đạt đượcnhững vấn đề lớn của đất nước.

Bấy giờ, Đại Việt phải thường xuyêntiếp đón sứ giả của Chiêm Thành cũngnhư Ai Lao và Vạn Tượng (thuộc Làongày nay). Người thường được giaotrách nhiệm tiếp sứ giả cũng chính làTrần Nhật Duật. Ông thông thạo tiếng củangười Chăm và tiếng nói của người Làođến nỗi khiến cho vua Trần Nhân Tôngphải thốt lên rằng: Chiêu Văn Vương

Trần Nhật Duật chừng như là hậu thâncủa các phiên thuộc!

Sách Đại Việt sử kí toàn thư (bản kỉ,quyển 7, tờ 2 a - b) có một đoạn chép vềChiêu Văn Vương Trần Nhật Duật khá líthú như sau:

“Đời (Trần) Nhân Tông (ở ngôi từnăm 1278 đến năm 1293 -NKT), có sứgiả của nước Sách -mã -tích (tên một tiểuvương cổ, có lẽ là vùng thuộc vềSingapo ngày nay -NK.T) đến dâng cống.(Triều đình) không tìm đâu ra ngườiphiên dịch, chỉ có (Trần) Nhật Duật làdịch đuợc. Có người hỏi ông rằng nhờđâu mà biết được tiếng của nước họ, ôngtrả lời:

-Thời Thái Tông (ở ngôi từ năm 1226đến năm 1258 - NK.T), sứ của nước này

có sang, nhân đó, tôi giao du với họ nênhiểu được đôi chút tiếng nói của họ.”.

Ngoài tiếng Trung Quốc, tiếng Chăm,tiếng Lào và tiếng Sách -mã -tích như đãnói ở trên, Trần Nhật Duật còn rất giỏitiếng Mông cổ. Mỗi khi có sứ thần Môngcổ sang, ông thường nói chuyện trực tiếpmột vài thứ tiếng nói của đồng bào cácdân tộc ít người. Có một chuyện rất độcđáo, xảy ra vào năm 1280, tức là nămChiêu Văn Vương Trần Nhật Duật mới25 tuổi, được sách Đại Việt sử kí toànthư (bản kỉ, quyến 5, tờ 40 a - b) ghi lại,đại để như sau: Năm ấy, viên Thổ tù củađạo Đà Giang là Trịnh Giác Mật nổiloạn, tình thế rất nguy cấp. Thay vì đemquân tới đàn áp, Chiêu Văn Vương chỉđem dăm tiểu đồng tới Đà Giang, tay

không hề cầm vũ khí. Quân của TrịnhGiác Mật vây lấy ông, giáo mác và cungtên đều chĩa thẳng về phía ông, nhưngông vẫn cứ điềm nhiên đi vào chỗ trúđóng của Trịnh Giác Mật. Tới nơi, ôngnói chuyện với Trịnh Giác Mật bằngtiếng thổ dân, xử sự theo đúng tập tụccủa thổ dân, và điều đó đã khiến cho cảTrịnh Giác Mật cùng với quân sĩ của hắnvô cùng kinh ngạc. Ngày hôm sau, TrịnhGiác Mật đem toàn bộ lực lượng ra đầuhàng Chiêu Văn Vương Trần Nhật Duật.Khi ông trở về kinh đô Thăng Long,Trịnh Giác Mật đem cả vợ con theo vàochầu vua Trần. Sau đó, Chiêu VănVương Trần Nhật Duật còn nhận nuôidạy cho con của Trịnh Giác Mật nữa.Vùng Đà Giang từ đó luôn được yên

bình.Hậu thế xưa nay thường coi Chiêu

Văn Vương Trần Nhật Duật là một danhtướng. Và, quả đúng là như vậy. Dũngkhí và mưu lược của ông đã khiến choquân xâm lược Mông - Nguyên phải bạtvía kinh hồn. Hậu thế xưa nay cũngthường coi Chiêu Văn Vương Trần NhậtDuật là một văn tài. Và, cũng quá đúng lànhư vậy. Trước tác của ông đáng để chođời ngưỡng mộ và tôn kính xếp vào hàngnhững cây đại bút của văn học dân tộc.Trong guồng máy chính trị, Chiêu VănVương Trần Nhật Duật là một trongnhững đấng lương thần khả kính, có nhiềuđóng góp to lớn vào sự nghiệp xây dựngvà phát triến đất nước đương thời.

Ngày nay, trong không khí đối mới

của đất nước, khi mà ngoại ngữ trở thànhphương tiện không thể thiếu của tất cảnhững ai muốn hội nhập vào cuộc giaolưu, chúng ta càng khâm phục Chiêu VănVương Trần Nhật Duật. Cũng cần nóithêm rằng, Chiêu Văn Vương Trần NhậtDuật biết rất nhiều thứ tiếng và tập tụccủa người nước ngoài, nhưng, phẩm cáchcủa ông thì hoàn toàn thuần Việt, ông làmột trong những đại diện của khí pháchvà nhân cách cao quý của Đại Việt thế kỉthứ 13. Ông học rất nhiều, nhưng cáixuyên suốt mọi sụ học của ông chính làhọc làm chủ. Kính thay! 

KÍNH THAY! LÝ ĐẠO TÁI

Thời Trần có hai người cùng tên làĐạo Tái. Một người là Trần Đạo Táicon của Thượng tướng Trần QuangKhải, cháu nội của vua đầu triều Trầnlà Trần Thái Tông. Trần Đạo Tái đỗBảng nhãn năm mới 14 tuổi, sau đượcphong tới tước Văn Túc Vương. Mộtngười là Lý Đạo Tái, sinh năm GiápDần (1254) tại làng Vạn Ty, huyện GiaĐịnh (nay là thôn Vạn Ty, xã Cao Đức,huyện Gia Lương, tỉnh Bắc Ninh, mấtnăm Giáp Tuất (1334), hưởng thọ 80tuổi).

Nếu như Trần Đạo Tái sinh ra trongmột gia đình đại quý tộc, thì trái lại, LýĐạo Tái sinh ra trong một gia đình nghèo

hèn. Dã sử chép rằng: thời thơ ấu, vì giacảnh quá khó khăn, Lý Đạo Tái thườngbị người làng hắt hủi. Bà con trong họthấy thế cũng làm ngơ, chẳng ai ra taygiúp đỡ, thậm chí, có người còn ra mặtkhinh khi. Tuy rất buồn nhưng cả nhà LýĐạo Tái chẳng ai lấy đó làm điều oángiận. Ngày ngày, Lý Đạo Tái vừa tất bậtkiếm sống vừa dốc chí học hành. Khôngđược vào lớp đàng hoàng như bao chúngbạn thì ông đứng ngoài nghe lỏm lời thầygiảng, không có giấy thì ông lấy que viếtxuống đất, vậy mà chẳng bao lâu, ông đãnổi danh hay chữ. Khoa Giáp Tuất, niênhiệu Bảo Phù năm thứ hai (1274) đờivua Trần Thánh Tông, Lý Đạo Tái đỗThái Học Sinh (học vị này từ năm 1442đối gọi là Tiến Sĩ). Năm đó, Lý Đạo Tái

tròn hai mươi tuổi, ông là người giàuđức độ, được nhiều người nể trọng, lạicó tài uyên bác, cho nên, tuy chỉ đỗ TháiHọc Sinh, đời vẫn tôn ông là TrạngNguyên.

Từ khi ông đỗ đạt và vinh hiển vớiđời, tự dưng, ai ai cũng nhận ông là bàcon họ hàng, ai ai cũng muốn bày tỏ tìnhđồng hương quen biết, ông chán nản vớinhân tình thế thái, chỉ muốn vùi đầu vàosách vở cho quên hết mọi sự. Ngườiđương thời có câu rằng:

Khó khăn thì chẳng ai nhìnĐến khi đỗ Trạng chín nghìn anh emBấy giờ, vua Trần thấy ông là người

gồm đủ hiền tài, bèn dự tính đem côngchúa Liễu Sinh gả cho ông. Danh vị Phòmã với nhiều quyền lợi vật chất đang đợi

Lý Đạo Tái, nhưng nỗi chán nản về nhântình thế thái vẫn đè nặng trong tâm tríông, khiến ông phải khôn khéo tìm cáchchối từ. Vua Trần thấy không thể ép buộcông được nên đành phải từ bỏ ý định này.Từ đó, Lý Đạo Tái dành tất cả thời gianrảnh rỗi cho việc đọc sách. Những lúccó sứ thần phương Bắc tới, ông thườngđược cử làm người tiếp đón. Tài ứng đốibằng ngôn ngữ phương Bắc của Lý ĐạoTái đã khiến cho nhiều vị sứ thần nểphục. Danh tiếng về sự uyên bác của ôngdần dần lan truyền sang cả Trung Quốc.

Khi Lý Đạo Tái bắt đầu bước vàotuổi ngũ tuần thì cũng là khi phái thiềntông Trúc Lâm Yên Từ đã phát triển khámạnh. Phái này do Thượng hoàng TrầnNhân Tông xưng là Điều Ngự Giác

Hoàng, và đó chính là vị tổ thứ nhất củaphái thiền tông Trúc Lâm Yên Tử. Năm1308, Điều Ngự Giác Hoàng viên tịch,người được tôn làm vị tổ thứ hai củaphái thiền tông này là Pháp Loa Tôn Giả,tức Đồng Kiên Cương.

Một lần, nhân hộ giá vua Trần điviếng cảnh chùa, Lý Đạo Tái được gặpPháp Loa Tôn Giả. Phong thái ung dung,đạo đức cao khiết, và đặc biệt là sự uyênthâm kì lạ của Pháp Loa Tôn Giả đãkhiến cho Lý Đạo Tái vô cùng bái phục,ông quyết từ bỏ mọi phú quý và danhvọng để đi tu theo đạo Phật. Năm 1330,Pháp Loa Tôn Giả viên tịch, Lý Đạo Táiđược tôn là vị tổ thứ ba của phải thiềntông Trúc Lâm Yên Tử. Bấy giờ, Lý ĐạoTái xưng là Huyền Quang, vì thế, đời

vẫn quen gọi ông theo đạo Huyền Quangnày.

Việc Lý Đạo Tái xuất gia đầu Phậtkhiến cho không ít người đương thời tỏra nghi ngờ. Tương truyền, chính Thượnghoàng Trần Anh Tông cũng không tin. Và,để thử đạo hạnh của bậc tu hành này,Thượng hoàng Trần Anh Tông đã bí mậtsai một cô gái rất đẹp, tên là Điểm Bích,đến để tìm cách thử ông. Điểm Bích đãkhôn khéo thử đủ mọi kiểu, nhưng rốt cụccũng phải chịu thất bại. Từ đó, mọingười mới thực tin rằng Lý Đạo Tái làbậc chân tu.

Như trên đã nói, năm 1334, Lý ĐạoTái qua đời, hưởng thọ 80 tuổi. Támmươi năm của cuộc đời bậc tài hoa nàyđã để lại cho hậu thế những điều thật lớn

lao. Một là sáng suốt nuôi chí vượt quasự nghèo hèn một cách thật khả kính. Hailà bình tĩnh xa lánh thói tệ của thế tụcmột cách thật khôn khéo. Ba là biết dừnglại khi cần thiết phải dừng, không để chobả vinh hoa chôn vùi khát vọng vươn tớikhông ngừng của kẻ sĩ. Và, bốn là canhcánh giữ gìn đạo hạnh, khiến cho tại thếchỉ một đời mà đức sáng đến bao đời.Kính thay!

VIÊN BÁCH HỘ NGƯỜIHỌ THÔI BỊ DIÊMVƯƠNG NGHIÊM TRỊ

Sử cũ cho hay, vào thời loạn, nơicông đường chẳng ít bọn quan lại

nhũng nhiễu tham tàn. Tích xưa kểrằng, chốn âm ti địa ngục cũng khôngthiếu đám gian thần tệ hại. Cuộc đốiđầu giữa thiện và ác, giữa chính vàtà,... diễn ra quyết liệt khắp mọi lúc,mọi nơi. Trông lại ngàn xưa, thấychẳng ít những chuyện thoạt nghe thìđầy vẻ lí thú và quái đị, nhưng suy gẫmcho kì thì lại thấy ý tứ răn đời dưỡngđức thật khôn khéo của tổ tiên. Đại đểnhư chuyện ...

Cuối năm 1406, quân Minh giươngngọn cờ chính trị giả hiệu là phù Trầndiệt Hồ (giúp nhà Trần tiêu diệt nhà Hồ)để tràn sang xâm lược nước ta. Cuộckháng chiến chống quân Minh do nhà Hồlãnh đạo đã nhanh chóng bị thất bại,nước ta bị quân Minh đô hộ suốt hai

mươi năm trời (từ năm 1407 đến năm1427). Sử gọi đó là thời thuộc Minh.

Dưới thời thuộc Minh, nhân dân taliên tiếp nổi dậy, chiến đấu một mất mộtcòn, quyết giành lại cho bằng được độclập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ.Cuộc khởi nghĩa lớn nhất và bùng nổsớm nhất là khởi nghĩa do Trần Ngỗi(tức là Trần Quỹ hay Giản Định Đế) vàTrần Quý Khoáng (tức Trần Quý Khoáchhay Trùng Quang Đế) lãnh đạo. Sử gọiđó là nhà hậu Trần. Sau gần bảy nămchiến đấu ngoan cường (1407 -1413),tuy cuối cùng đã bị quân Minh đàn ápthảm khốc, nhung cuộc khởi nghĩa nàycũng đã gây cho lũ xâm lăng nhiều tổnthất nặng nề. Trong số những trận đánhvang dội của nhà hậu Trần, nổi bật hơn

cả là trận Bô Cô (đất này thuộc tỉnh NamHà cũ), diễn ra vào cuối năm 1408. Ởtrận đánh này, tướng cao cấp của nhàMinh là Mộc Thạnh nhờ may mắn màthoát chết. Trong số những tì tướng củaMộc Thạnh bị thiệt mạng tại Bô Cô, cómột viên mang hàm Bách Hộ, người họThôi, cho nên sách xưa chép là ThôiBách Hộ, còn như tên thật của hắn là gìthì chưa ai rõ. Sinh thời, Thôi Bách Hộlà tên gian ngoa tàn ác, chết đi, hồn macủa hắn lại trở thành yêu quái, phá pháchhành hạ đủ điều, dân cả một vùng rộnglớn quanh khu vực Bô Cô lấy đó làm mốilo lớn. Ai cũng muốn tìm cách trừ khử đinhưng không sao làm được. May sao, cómột người trẻ tuổi mà tài cao, họ Ngô,tên Soạn, tự là Tử Văn, từ phương xa

đến, quyết ra tay diệt ác quý, trừ tà ma.Dã sử chép rằng, Ngô Soạn người

huyện An Dũng, phủ Lạng Thương (naythuộc tỉnh Bắc Giang) là người khí khái,ghét gian, sẵn sàng bênh vực kẻ oankhuất. Tới Bô Cô, nghe các bậc trưởnglão kể rằng, hồn ma Thôi Bách Hộ đãhoá thành yêu quái, chiếm đền thờ ở khuBô Cô, nhũng hại dân khốn khổ khốngsao kể hết. Ngô Soạn nghe xong thì nổigiận bừng bừng, bèn trai giới sạch sẽ rồilập đàn tế cáo và sau đó là... cầm lửa đốtđền. Xong việc, ông trở về nhà, tự dưngthấy mình ớn lạnh, chốc lát thì mê man libì. Trong cơn mơ màng, Ngô Soạn thấycó một người cao lớn, ra dáng ngườiphương Bắc, áo mũ chình tề, tự xưng làthần được sắc phong trấn giữ ở đền, nói

rằng:-Âm dương cách trở nhưng gần chớ

chẳng xa, nếu không khôn hồn lo làm lạiđền cho ta, ta sẽ lôi cổ xuống địa ngục.Khi ấy, chớ có trách.

Nói xong thì người ấy hậm hực bỏ đira. Một lúc sau, bỗng có một người khác,mình mặc áo vãi, đầu đội mũ thâm, dángkhoan thai, ung dung bước tới mà chàohỏi rồi nói rằng:

-Tôi là thần ở đền Bô Cô đây. Hay tinông liều mình đốt đền, cảnh cáo cả têngian thần nhũng hại tàn ác, sung sướngquá nên vội đến chúc mừng.

Ngô Soạn chẳng hiểu ra làm sao cả,bèn hỏi:

-Người cao lớn lúc nãy nhận là thầnđền Bô Cô, giờ đến lượt ông cũng nhận

là thần đền Bô Cô. Chẳng lẽ một đền màcó đến hai thần hay sao?

Người ấy liền nói:-Tên cao lớn lúc nãy là Thôi Bách

Hộ, người Tàu, chết trận Bô Cô nên hồngửi ở đây. Hắn là tên gian ngoa, trên dốitrời, dưới lừa âm ti mạo nhận cả họ têntôi, chiếm cả đền của tôi, khiến tôi phảibỏ đi nương nhờ ở chỗ thánh Tản Viên.Khốn khổ thay, tôi vốn là đại thần thờiLý Nam Đế, chết vì nước nên mới đượcphong làm thần nơi này, từng dày côngban phúc cứu độ cả ngàn năm, vậy màgiờ đây bị yêu quái làm cho ô nhục cảdanh tiết.

Ngô Soạn hỏi:-Phàm đã gặp oan ức thì phải đi kêu

oan, cớ sao phải nhún mình mà đi nương

nhờ ở thánh Tản Viên.Người ấy lại đáp:-Tôi nào có quản ngại việc kêu oan,

từng bao lần gửi sớ xuống để kêu vớiDiêm Vương rồi đấy chứ. Nhưng, hồnma Thôi Bách Hộ gian xảo khó lường, vảlại, chư thần quanh đây đều là hạng hayăn của đút lót, họ đã mờ mắt vì tiền củaThôi Bách Hộ, có ai dám bênh vực tôiđâu.

Ngô Soạn hỏi:-Vậy, nó có thể hãm hại tôi không?Người ấy đáp:-Có quá đi chứ. Nhưng, hễ nó có kiện

xuống âm ti thì ông cứ nói là xin DiêmVương sai người đến gặp thánh Tản Viênmà hỏi. Đừng sợ.

Chuyện vừa dứt thì Ngô Soạn thấy có

hai tên quỷ sứ đến bắt ông đi. Qua mộtdinh thự lớn lắm, chúng để ông ngồi đợiphía ngoài một lúc, khi trở ra, chúng nói:

-Tội ngươi nặng lắm, không thể thađược đâu.

Chúng lại dắt ông đi tiếp. Đến chỗcây cầu bắt qua một con sông nước đenngòm, mùi tanh tưởi bốc lên nồng nặc,nơi có đến hàng ngàn quỷ dạ xoa dữ tợnđang đợi sẵn, Ngô Soạn kêu to lên rằng:

-Tôi chỉ là người thẳng thắn vô tộicủa thế gian. Vì sao tôi bị xử cực hìnhoan uổng nhu thế này?

Ngô Soạn vừa kêu xong thì nghe tiếngphán truyền rằng:

-Hãy mang kẻ cứng cổ kia lại đây đểta chỉ rõ tội lỗi cho hắn.

Lời phán truyền ấy là của Diêm

Vương. Trở lại, Ngô Soạn đã thấy kẻ caolớn, trước đó từng tụ xưng là thần đền BôCô, đang sụp lạy kêu với Diêm Vương.Diêm Vương phán tiếp:

-Đây là đấng trung thần từ thời LýNam Đế, từng có công nên mới đượcphong làm thần đền Bô Cô. Người là tênhọc trò ngạo mạn, sao dám đốt đền củathần?

Ngô Soạn cứ tình thực kể lại từ đầu,sau cùng còn nói thêm:

-Nếu Diêm Vương không tin, xin saisứ đến hỏi thánh Tản Viên, ắt sẽ rõ hưthực.

Hồn ma Thôi Bách Hộ biết là khó bềlừa dối mãi, bèn giả giọng nhân từ, xinvới Diêm Vương tha tội cho Ngô Soạn,vì dẫu sao thì Ngô Soạn cũng chỉ là một

học trò rồ dại, mới phạm tội lần đầu.Nhưng, cũng chính thái độ thay đổi độtngột đó của hồn ma Thôi Bách Hộ đãkhiến cho Diêm Vương thêm sinh nghi.Việc kiểm tra lời kêu oan của Ngô Soạnlập tức được tiến hành. Sự thực sáng tỏ.Ngô Soạn được tha còn hồn ma ThôiBách Hộ thì bị tống gỗ vào miệng, bịgông và bị giam vào ngục kín.

Đền Bô Cô lại được trả về cho thầncũ. Dân địa phương góp công góp củaxây dựng lại to đẹp hơn. Riêng NgôSoạn, về sau, theo sự tiến cử (kể như mộtsự đáp ơn) của thần đền Bô Cô, đã đượcDiêm Vương cho làm Phán Quan ở đềnthánh Tản Viên.

Bạn nghĩ gì về mẩu chuyện trên? Hìnhnhư tổ tiên muốn nói rằng, dù có bao

nhiêu tiền của hối lộ và mánh khoé gianmanh, vẫn không sao che giấu được tộilỗi. Cương trực đáng kính như Ngô Soạn,dẫu có bị vùi dập thì cuối cùng cũng sẽđược minh oan. Trông lại ngàn xưa, kínhthay Ngô Soạn! Kính thay, tuổi trẻ hiênngang!

TUỔI THANH XUÂN CỦADANH TƯỚNG TRỊNHKHẢ

Danh tướng Trịnh Khả người làngKim Bôi, huyện Vĩnh Ninh, nay đất làngquê ông thuộc huyện Vĩnh Lộc, tỉnhThanh Hoá. Hiện vẫn chưa ai rõ TrịnhKhả chào đời vào năm nào, chỉ biết ông

mất vào năm Tân Mùi (1451).Sử cũ cho hay, tổ tiên Trịnh Khả từng

làm quan dưới thời Trần và đã từng lậpđược nhiều công lao trong cuộc khángchiến chống quân Mông Nguyên xâmlược. Thân phụ của Trịnh Khả là TrịnhQuyện, tuy làm chánh tổng nhưng vì suốtđời thanh liêm nên bốn anh em Trịnh Khảrất vất vả. Trịnh Khả là con út của TrịnhQuyện, vậy mà ngay từ thuở thiếu thời đãphải quanh năm tất bật với công việcmộng nương.

Bấy giờ, quân Minh đã xâm lược vàđô hộ nước ta, chúng áp bức và bóc lộtnhân dân ta rất hà khắc, đúng nhưNguyễn Trãi nói: “thui dân đen trên ngọnlửa hung tàn, vùi con đỏ xuống dưới hầmtai vạ. ” Lớn lên trong bối cảnh đó, Trịnh

Khả phải nếm đủ mọi đắng cay, nhục nhã.Trong Đại Việt thông sử (Chư thầntruyện), Bảng nhãn Lê Quý Đôn có kểrằng:

“Năm lên mười sáu tuổi, một hôm,ông (đây chỉ Trịnh Khả -NK.T) dắt trâuđi cày về ngồi nghĩ trước cổng một ngôichùa trên núi. Khi ấy, có viên tướng nhàMinh từ thành Tây Đô đến, thấy vẻ mặtông thì ưa, liền bắt ông về làm gia nôcho hắn. ít lâu sau, hắn xem tướng ông vànói:

-Thằng bé này mình rồng, mắt hổ,khoẻ hơn cả mọi lính tráng trong baquân. Ngày sau thế nào hắn cũng sẽ đượccầm cờ mao và tiết việt (ý nói sẽ đượclàm tướng—NK.T).

Thế rồi hắn nói tiếp:

-Ngày sau, kẻ đánh đuổi ta tất phải làmày, phải trừ ngay đi để đề phòng hậuhoạ.

Ông nghe thế thì sợ quá, trốn qua bênkia sông Mã, ẩn trong nhà của người côở xã Diên Phúc. Quân Minh đuổi theobắt mà không được, bèn bắt thân phụ ônglà Trịnh Quyện, cốt để buộc ông phải trởlại, nhưng không được, giặc liền quãngthân phụ ông xuống sông. Đến đêmkhuya, ông lén vớt xác thân phụ đem đichôn. Vừa thương thân phụ, vừa cămquân Minh, ông quyết chí báo thù. Nghetin Thái Tổ (chỉ Lê Lợi -NK.T) đang náumình ở Lam Sơn, ngầm nuôi binh mã,ông liền vác gươm đến xin theo ngay.”

Đến với Lê Lợi, Trịnh Khả được tindùng, được trao chức phó chỉ huy lực

lượng quân Thiết Đột. Năm 1416, ông làmột trong số mười chín người thân tínnhất của Lê Lợi, tham dự Hội thề LũngNhai -tức là lễ ra mắt dưới dạng đặc biệtcủa bộ chỉ huy Lam Sơn. Trải hơn mườinăm chiến đấu ngoan cường, Trịnh Khảđã liên tiếp lập được nhiều công lao, trởthành danh tướng Lam Sơn, cũng là danhtướng trong lịch sử nước nhà.

Cuối năm 1424, khi mới khoảng bamươi tuổi, Trịnh Khả đã là tướng caocấp, tham gia chỉ huy chiến dịch tấn côngvào Nghệ An, giải phóng vùng đồng bằngrộng lớn này. Cuối năm 1426, cùng vớicác danh tướng khác của Lam Sơn nhưPhạm Văn Xảo, Lý Triện và Đỗ Bí, ônglập công lớn trong ba trận oanh liệt tạiNinh Kiều (nay thuộc Hà Nội), Nhân

Mục (nay thuộc ngoại thành Hà Nội) vàXa Lộc (nay thuộc Vĩnh Phú), khiến choquân Minh phải kinh hoàng. Cũng cuốinăm 1426, ông là một trong những vịtướng cao cấp của Lam Sơn, chỉ huy xuấtsắc trận quyết chiến chiến lược Tốt Động-Chúc Động, làm thay đổi hẳn mối tươngquan thế và lực giữa Lam Sơn với quânMinh. Từ đây, viên Tổng binh khét tiếnghung hãng của nhà Minh là VươngThông, vốn được sai đi cứu viện, đãbuộc phải trở thành tên tướng kêu cứumột cách thảm thiết. Cũng bắt đầu từ đây,cuộc khởi nghĩa Lam Sơn đã phát triểnthành cuộc chiến tranh giải phóng có quymô cả nước. Cuối năm 1427, khi bộ chỉhuy Lam Sơn quyết định đập tan hoàntoàn đạo viện binh mười vạn tên của nhà

Minh do Liễu Thăng cầm đầu, danhtướng Trịnh Khả được lệnh đem quân lênải Lê Hoa (vùng Cao Bằng ngày nay),trận đánh đạo viện binh khác của nhàMinh gồm năm vạn tên do viên lão tướngdày dạn kinh nghiệm vào hàng bậc nhấtcủa giặc là Mộc Thạnh chỉ huy. Trọngtrách của lực lượng Trịnh Khả là phải vôhiệu hoá mọi khả năng của Mộc Thạnh,đặc biệt là quyết không để Mộc Thạnh cóthể cứu nguy cho Liễu Thăng. Và, cùngvới các tướng lĩnh khác, Trịnh Khả đãđánh thắng hai trận lớn ở Lãnh Câu vàĐan Xá (gần ải Lê Hoa).

Năm 1428, sự nghiệp đánh đuổi quânMinh đô hộ đã thành công, Lê Lợi lênngôi hoàng đế, Trịnh Khả là một trong số93 công thần khai quốc, được trao lần

lượt rất nhiều chức hàm lớn của triều Lê.Rất tiếc là ông bị gièm pha rồi bị giếtmột cách oan khuất vào năm 1451.

Từ một người lam lũ với ruộng nươngtrở thành một vị danh tướng, từ mộtngười ở dưới đáy của xã hội trớ thànhmột đại thần ... tất cả chỉ diễn ra tronghơn mười năm của một thời trai trẻ, tuổithanh xuân của Trịnh Khả, đáng kínhthay! 

TUỔI THANH XUÂN CỦAKIẾN QUỐC TRINH LIỆTPHU NHÂN

Kiến Quốc Trinh Liệt Phu nhân làtước hiệu cao quý mà vua Lê Thái Tổ

(tức Lê Lợi) đã ban tặng cho bà LươngThị Minh Nguyệt, người phụ nữ sinhtrưởng tại làng Ngọc Chuế (làng nàythuộc xã Yên Nghĩa, huyện Ý Yên, tìnhNam Định). Hiện tại vẫn chưa ai rõ bàsinh vào năm nào, chỉ biết rằng khiquân Minh xâm lược và đô hộ nước ta,bà đã ở vào tuổi trường thành và đã kếthôn với một thanh niên người cùnglàng là Đinh Tuấn.

Sinh thời, Lương Thị Minh Nguyệt làngười nổi tiếng xinh đẹp và giàu khíphách. Theo thần tích (tờ ghi sự tích củacác vị thần) ở đền Ngọc Chuế (tục danhlà đền Duối) thì đám cưới giữa ĐinhTuấn với Lương Thị Minh Nguyệt tổchức chưa được bao lâu, quân Minh đãtràn đến xây thành cổ Lộng và trú đóng ở

đó rất đông. Đây là một trong nhữngthành kiên cố, cách làng Ngọc Chuếkhông bao xa. Ngày ngày từ thành cổLộng, quân Minh liên tục tiến hành nhữngcuộc tấn công đàn áp tàn bạo và vơ vétkhông biết bao nhiêu là tài sản của nhândân các vùng chung quanh. Việc làm nàycủa giặc khiến cho bà Lương Thị MinhNguyệt rất căm giận. Bà liền bàn vớichồng bỏ vốn mở một quán hàng nước ởsát ngay của đồn Cổ Lộng để theo dõitình hình quân Minh, nhằm chuẩn bị kếhoạch đánh đuổi chúng. Đó là một quánhàng khá khang trang, có nhiều rượu ngonvà thức uống tốt, lại có nhiều cô gái trẻvà đẹp phục vụ rất chu đáo. Giặc khôngchút nghi ngờ, liên tục rủ nhau ra quán,cả ngày và cả đêm, thậm chí, không ít tên

còn bạo san xin ngủ lại.Theo mô tả của sử sách xưa thì lúc

bấy giờ, mỗi tên lính đều được phát mộtchiếc bao dệt bằng đay rất to, gọi là cáitúi ngủ. Tối đến, tất cả lính đều chui vàotúi ngủ, phần túi ở dưới là giường, làchiếu, còn phần túi ở trên là chăn, làmàn. Sau vài đêm xin ngủ lại mà vẫnđược bình an vô sự, quân Minh trongđồn cổ Lộng kéo nhau ra quán để ngủngày càng nhiều. Tướng chỉ huy đồn cổLộng của giặc còn cho gọi bà Lương ThịMinh Nguyệt vào đồn để nhờ nấu nướngmỗi khi chúng có tiệc tùng. Bởi lẽ này,bà nắm rất vững mọi chi tiết về sự sắpđặt và bố phòng trong đồn giặc.

Khi vợ khôn khéo tạo lập niềm tin vàbí mật nắm tinh hình giặc thì chồng ráo

riết vận động thanh niên trai tráng trongvùng, bí mật thành lập một đội dân binh,sẵn sàng chờ cơ hội để đánh úp đồn cổLộng. Bấy giờ, thấy giặc ra ngủ lại ởquán khá đông, Đinh Tuấn liền dẫn độidân binh do mình chỉ huy, đến ôm từngbao mà quẳng xuống kênh. Xác giặc theodòng chảy của kênh mà trôi ra sông Đáy.Kênh ấy vì thế mới có tên gọi là kênhMa.

Khi chưa tìm được cơ hội tốt để cóthể tiêu diệt đồn cổ Lộng thì vợ chồngĐinh Tuấn - Lương Thị Minh Nguyệtnhận được tin nghĩa quân Lam Sơn doBình Định Vương Lê Lợi lãnh đạo đãgiải phóng được một vùng đất rộng lớnvà liên hoàn từ Thanh Hoá trở vào Nam.Bất chấp mọi khó khăn nguy hiểm, cũng

chẳng kể thân gái dặm trường, Lương ThịMinh Nguyệt đã tự lần mò, tìm đườngvào tận Lỗi Giang (Thanh Hoá) để gặpLê Lợi. Bà đến đúng vào lúc lính dothám của Lê Lợi cũng vừa bí mật đi thuthập tin tức từ vùng đồng bằng phía Bắctrở về và báo cáo rất đầy đủ những hoạtđộng của hai vợ chồng bà, vì thế, bàđược Lê Lợi tiếp đón nồng hậu.

Từ Lỗi Giang trở về, Lương Thị MinhNguyệt lại cùng chồng bàn định kế hoạchphối hợp với nghĩa quân Lam Sơn đánhđồn cổ Lộng. Vào một đêm giữa tháng 9năm 1426, khi phần lớn tướng sĩ của giặctrong đồn đã bị chuốc ruợu say khướt thìnghĩa quân Lam Sơn cùng với đội dânbinh của Đinh Tuấn bất ngờ tấn công.Lương Thị Minh Nguyệt và các cô gái

trẻ ở hàng nước nhanh tay mở toang cửađồn. Chỉ trong chốc lát, toàn bộ quângiặc bị tiêu diệt, đồn Cổ Lộng bị sanbằng. Chiến thắng to lớn này đã khích lệmạnh mẽ tinh thần nghĩa sĩ Lam Sơn vànhân dân trong khắp các vùng còn tạm bịquân Minh chiến đóng. Lam Sơn hiênngang tiến ra Bắc và liên tiếp lập nênnhững chiến công vang dội để rồi hơnmột năm sau đã kết thúc thắng lợi trọnvẹn cuộc chiến tranh giải phóng vĩ đại,khiến cho “xã tắc từ đó vững bền.”

Năm 1428, Lê Lợi lên ngôi Hoàng đế,khai sáng ra nhà Lê. Vợ chồng bà LươngThị Minh Nguyệt hân hạnh được Lê Lợimời ra Thăng Long. Cũng theo tờ thầntích nói trên, Lê Lợi đã ân cần nói:

-Trẫm từ khi khởi binh ở Lam Sơn,

đánh dẹp quân Minh để cứu sinh linh củatrăm họ, lòng chỉ mong sao cho sựnghiệp lớn chóng thành công. Thế nhưng,sở dĩ trẫm không thể thẳng tiến ngay raThăng Long được cũng chỉ vì đồn cổLộng vững chãi án ngữ ngay trước mặt.May sao có người đàn bà này bày mưugiúp sức, khiến cho trẫm sớm phá đượcđồn cổ Lộng để tiến quân. Đây là mộttrong những kì công thuộc vào hàng bậcnhất.

Sau lời khen ngợi đó, Lê Lợi đãphong cho bà Lương Thị Minh Nguyệtlàm Kiến Quốc Trinh Liệt Phu nhân vàchồng bà là Đinh Tuấn được phong làmKiến Quốc Trung Dũng Công thần.

Dân gian truyền rằng, bà Lương ThịMinh Nguyệt tâu vua:

-Thần thiếp vốn sinh ra ở nơi thôn dã,lập được chút công lao ấy cũng bởi nhờoai trời và đức độ của nhà vua. Vợchồng thiếp là kẻ quê mùa, đâu dám dựvào hàng quan chức. Nay chỉ xin vuarộng ban ơn đức cho dân làng của thầnthiếp mà thôi.

Thể theo lời tâu của bà, Lê Lợi cấpcho dân làng Ngọc Chuế 200 mẫu ruộngđể chia nhau cày cấy. Dân gian còntruyền rằng, sau khi một vùng đất hoangrộng lớn được phạt cỏ và dân đang hồhởi đốt cỏ để lấy tro làm phân, Lê Lợicho bà Kiến Quốc Trinh Liệt Phu nhânmột con ngựa để bà cưỡi đi nhận đất. Hễdấu chân ngựa in trên tro tàn tới đâu thìđất cấp rộng tới đó. Kiến Quốc TrinhLiệt Phu nhân vì thế mà có tên gọi rất

thân mật là Bà Chúa Tro.Ngày 25 tháng 11 năm Quý Sửu

(1433), sau khi Lê Lợi tạ thế được hơnba tháng, hai vọ chồng bà không hề lâmbệnh mà bỗng dưng cũng qua đời. Dânđịa phương lập đền thờ cả hai ông bà.Triều đình phong cho cả hai ông bà làmphúc thần, lại còn cấp 100 mẫu ruộng đểdân sở tại chung lo việc tế tự. Về sau,nhà sử học lừng danh, sống vào cuối thếkỉ 15, đầu thế kỉ 16, là Lê Tung có lời cangợi Kiến Quốc Trinh Liệt Phu nhân rấtcảm động. Xin trích dịch như sau: “Lớnlao thay, người phụ nữ lẫm liệt! Khí hùngmạnh như cả vạn binh. Giặc Ngô chiếmđóng ở thành cổ Lộng. Vua ta khởi nghĩa.Bà dốc chí theo về. Quân thiết ki của tadũng mãnh tấn công. Đánh thành như là

thắt nút túi. Nay cầm bút chép sử nướcViệt. Tên tuổi của bà sánh ngang vớiTrưng Vương. Miếu đền đời đời cúng tế.Tiếng tăm truyền đến ngàn năm.

Đáng kính thay, Kiến Quốc Trinh LiệtPhu nhân! Khi vận nước lâm nguy thì mộtlòng vì nước, khi non sống thái binh thìmột dạ vì dân. Sinh thời, bà được kínhtrọng, tạ thế bà được tôn thờ, mới hay,người hạnh phúc nhất chính là người lúcnào cũng canh cánh chăm lo hạnh phúccho muôn người. Đúng như cây đại bútLê Tung đã viết, ngàn năm còn đó danhthơm của bà.

TUỔI 18 CỦA VUA LÊTHÁNH TÔNG

Lê Thánh Tông là vua thứ năm củanhà Hậu Lê, ở ngôi từ năm 1460 đếnnăm 1497. Đây là vị vua sáng giá vàohàng bậc nhất của lịch sử chế độ phongkiến Việt Nam. Lê Thánh Tông đã cónhiều cống hiến xuất sắc cho văn hiếncủa nước nhà. Nhưng, lí lịch cuộc đờitrước lúc lên ngôi của Lê Thánh Tôngnhư thế nào?

Sử cũ chép rằng, ngay trước khi bướcvào tuổi 18, thân sinh của vua Lê ThánhTông là Lê Thái Tông (tên thật là LêNguyên Long, con của Lê Lợi, ở ngôi từnăm 1433 đến năm 1442) đã có khánhiều cung tần mĩ nữ, trong đó, có nămngười được nhà vua chính thức sáchphong, đó là Dương Thị Bí (chưa rõ gốctích, thân mẫu của Lê Nghi Dân), Nguyễn

Thị Anh (thân mẫu của vua Lê NhânTông (1442 -1459), Lê Ngọc Dao (congái của Đại Tư Đồ Lê Sát), Lê Nhật Lệ(con sái của Tể tướng Lê Ngân) và NgôThị Ngọc Dao (con gái của Thái BảoNgô Từ).

Tháng 6 năm 1439, bà Dương Thị Bísinh hạ Hoàng tử Lê Nghi Dân và đếntháng 1 năm 1440, Lê Nghi Dân đượclặp làm Thái tử. Bà Dương Thị Bí cũngđược sách phong làm Hoàng hậu. Nhưng,vì thấy Dương Thị Bí luôn tỏ ra đắc chívà kiêu căng, vua Lê Thái Tông lấy làmghét, bèn truất giáng ngôi vị của cả haimẹ con bà. Ngôi hoàng hậu sau đó thuộcvề bà Nguyễn Thị Anh. Tháng 6 năm1441, Nguyễn Thị Anh sinh hạ Hoàng tửLê Bang Cơ. Tháng 11 năm 1441, Lê

Bang Cơ được lập làm Thái tử (đến năm1442, Lê Bang Cơ được lên nối ngôi, đólà vua Lê Nhân Tông). Khác với DươngThị Bí, Nguyễn Thị Anh tỏ ra rất khônkhéo trong việc bảo vệ ngôi vị của cả haimẹ con.

Tháng 6 năm 1437, Đại Tư Đồ Lê Sátbị giết, con gái của ông bấy giờ làNguyên phi Lê Ngọc Dao cũng bị phếlàm đàn bà thường dân. Và, tháng 12 năm1437, đến lượt Tể tướng Lê Ngân cũngbị triều đình khép vào tội phải chết, congái của ông là Huệ phi Lê Nhật Lệ cũngbị giáng xuống hàng Tu Dung. Hậu cungchỉ còn hai người có danh giá nối bậtnhất, đó là Hoàng hậu Nguyễn Thị Anhvà Tiệp dư Ngô Thị Ngọc Dao.

Tuy ở ngôi Hoàng hậu, lại có con là

Thái tử, nhưng xét thấy chồng là vua LêThái Tông còn quá trẻ, bà Nguyễn ThịAnh rất lấy làm lo âu. Một mai, nếu nhàvua có thêm những vị Hoàng từ kháukhỉnh và đáng yêu, thì biết đâu, thân phậncủa mẹ con bà rồi cũng chẳng khác gìthân phận của hai mẹ con bà Dương ThịBí trước đó. Nghĩ vậy, Hoàng hậuNguyễn Thị Anh luôn tìm đủ mọi mưusâu kể hiểm để hãm hại bà Tiệp dư NgôThị Ngọc Dao. Tháng 12 năm 1437,chính bà đã nguỵ tạo chứng cớ để vu chobà Ngô Thị Ngọc Dao tội đồng loã vớiHuệ phi Lê Nhật Lệ và Tể tướng LêNgân, đồng thời, xúi nhà vua khép NgôThị Ngọc Dao vào hình phạt phải chovoi xé xác. May thay, Ngô Thị Ngọc Daođược Nguyễn Trãi ra sức che chở. Thông

qua người vợ lẽ của mình rất được nhàvua quý mến là Nữ Quan Học sĩ NguyễnThị Lộ, Nguyễn Trãi đã luôn luôn nhắcnhở nhà vua, rằng chớ bao giờ cả tin màlàm những điều thất đức. Biết được sựthật này, Nguyễn Thị Anh hết sức cămtức, chỉ mong có cơ hội để trả thù màthôi. Tháng 8 năm 1442, vua Lê TháiTông đột ngột qua đời, Nguyễn Thị Anhvu cho Nguyễn Trãi tội ngầm bỏ thuốcđộc để giết vua, và do đó, ông cùng tấtcả gia quyến đã chịu cái án tru di thảmkhốc. Sử gọi đó là vụ án Lệ Chi Viên,nhưng chuyện này xin được kể vào mộtdịp khác.

Khi nhà vua nghe lời Nguyễn Trãi,không làm chuyện thất đức với bà NgôThị Ngọc Dao thì cũng là khi bà Ngô Thị

Ngọc Dao bắt đầu mang thai. Để tránhmọi bất trắc, được sự chấp thuận của nhàvua, Nguyễn Trãi đã bí mật đưa bà NgôThị Ngọc Dao ra khỏi hoàng thành, đến ởtạm trong chùa Huy Văn (nay thuộc quậnĐống Đa, Hà Nội). Tháng 7 năm 1442,tức là đúng một tháng trước khi NguyễnTrãi chịu án tru di, bà Ngô Thị NgọcDao đã sinh hạ một người con trai, đó làLê Tư Thành. Vua Lê Thái Tông qua đời,Lê Bang Cơ là Thái tử, được đưa lên nốingôi, và do đó, bà Nguyễn Thị Anh cũngnghiễm nhiên được tôn phong làm Tháihậu, được quyền buông rèm để trông coichính sự. Chính vì đã nắm được tất cảquyền lực tối cao ở trong tay, mối lo ngạicủa bà Nguyễn Thị Anh về bà Ngô ThịNgọc Dao giảm xuống rất nhanh.

Tháng 10 năm 1459, Lê Nghi Dân bấtngờ đem đồ đảng bí mật bắc thang trèoqua hoàng thành, vào giết chết cả vua LêNhân Tông và bà Thái hậu Nguyễn ThịAnh. Năm đó, vua Lê Nhân Tông mới 18tuổi. Lê Nghi Dân tự lập làm vua và ởngôi từ tháng 10 năm 1459 đến tháng 6năm 1460 thì bị cả triều thần lẫn hoàngtộc đồng lòng giết đi. Giết Lê Nghi Dânrồi, triều thần bèn đến rước Lê Tư Thànhlên ngôi. Đó là vua Lê Thánh Tông. Khiấy, nhà vua cũng vừa tròn 18 tuổi.

Mười tám năm trước khi lên ngôiHoàng đế, Lê Tư Thành đã phải sốngmột cuộc đời rất cơ cực. Ông không phảichỉ là sống gần dân mà là ở ngay trongdân, nhận sự chân thành chia xẻ cay đắngngọt bùi của dân, và hiểu thấu mọi

nguyện ước của dân. Bất chấp mọi khókhăn trở ngại, Lê Tư Thành ngày đêmmiệt mài học tập, và nhờ bẩm tính thôngminh, ông đã sớm nổi tiếng hiền đức vớiđời. Và, như trên đã nói, ngày 8 tháng 6năm Canh Thìn (1460), Lê Tư Thànhđược đông đảo đại thần cùng một sốhoàng tộc, đồng lòng tôn lên ngôi Hoàngđế.

Ngôi vị ở đời kể cũng lạ. Có ngườilàm được nhưng lại không được làm,ngược lại, có người được làm nhưng lạikhông làm được. Riêng vua Lê ThánhTông thì khác: ông vừa được làm lại vừalàm được một cách xuất sắc. Ngay ở tuổi18, ông đã tỏ ra chững chạc và sắc bénlạ thường. Dân gian truyền tụng rằng, mộtphần quan trọng của bản lĩnh Lê Thánh

Tông là do người mẹ tạo dựng và vunđắp cho. Tương truyền, khi các quan vănvõ đến đón rước Lê Tư Thành về tôn lênngôi vua, bà Ngô Thị Ngọc Dao đã bắtcon quỳ xuống trước mặt và hỏi:

-Con có biết nhờ ai mà mẹ được thoátchết để rồi sau đó sinh ra con và giờ đâycon có may mắn được làm Hoàng đế củanước Đại Việt hay không?

Lê Tư Thành đáp:-Thưa mẹ, đó là nhờ ơn đức ra tay

cứu mạng của quan Thừa Chỉ NguyễnTrãi ạ.

Bà Ngô Thị Ngọc Dao liền nói:-Vậy, nhân danh Hoàng đế nước Đại

Việt, con phải minh oan cho người, đừngđể đấng trung thần nhân đức ấy phảingậm hờn nuốt tủi mãi ở dưới suối vàng.

Thấy con cung kính lắng nghe, bà lạihỏi tiếp:

-Con có biết nhờ ai mà mẹ con ta cóthể sống qua ngày đoạn tháng ở chốn bịđọa đày này không?

Lê Tư Thành đáp:-Thưa mẹ, đó là nhờ những người

nghèo ở xóm Văn Chương cạnh ngôichùa này, những người giàu lòng nhân áiđã sẵn lòng nhường cơm sẻ áo cho haimẹ con ta.

Bà Ngô Thị Ngọc Dao nói:-Con biết đấy, thường thì chỉ có người

nghèo mới là người tốt. Vậy, nhân danhHoàng đế của nước Đại Việt, con hãylàm sao cho người tốt bớt nghèo.

Về sau, chính vua Lê Thánh Tông đãxuống chiếu minh oan cho Nguyễn Trãi,

đồng thời, ban hành rất nhiều chính sáchtích cực và tiến bộ, đưa Đại Việt lên vịtrí của một cường quốc ở vùng ĐôngNam Á. Vua Lê Thánh Tông mất ngày 30tháng 1 năm Đinh Tị (1497) hưởng thọ55 tuổi. Xưa nay, ai cũng ca ngợi 37 nămtrị vì của nhà vua, có biết đâu rằng, mọisự tốt đẹp của 37 năm ấy đã được chuẩnbị suốt 18 năm đầu của cuộc đời ông.Tuổi 18 của Lê Thánh Tông kính thay!

GIAI THOẠI VỀ TÀI LÀMCÂU ĐỐI TẾT CỦA VUALÊ THÁNH TÔNG

Lê Thánh Tông là con thứ của vuaLê Thái Tông (1433 -1442), do bà NgôThị Ngọc Dao (tức Quang Thục Hoàngthái hậu) sinh hạ vào ngày 20 -7 -1442,được tôn lên ngôi ngày 8 -6 - 1460 và ởngôi cho đến ngày 30 -1 -1497 thì mất,hường thọ 55 tuổi. Sinh thời, vua LêThánh Tông là bậc tài kiêm văn võ,mưu lược trị nước được coi là sáng giánhất thời Lê. Đời còn truyền tụng rấtnhiều giai thoại về tài ứng đối của câyđại bút này. Dưới đây chỉ là vài mẫunhỏ.

Trong thời gian ở ngôi, vua Lê ThánhTông vẫn thường đi thăm dân. Khi thìtiền hô hậu ủng, kẻ tuỳ tùng rất đông đúc,nhưng cũng có khi chỉ vài ba người theohầu, thậm chí, có lúc nhà vua còn bí mậtcải trang để ra ngoài hoàng thành, cốt tựminh lắng nghe cho bằng được tiếng nóitrung thực nhất của trăm họ.

Giáp tết năm nọ, nhà vua đóng giảmột anh học trò, đi lang thang khắp cácphố phường Thăng Long để coi câu đốitết của các nhà. Bấy giờ, nhà nhà đềutreo câu đối tết, duy chỉ có một gia đìnhkhông đến nỗi nghèo nàn, lại ở ngay nơiphố xá đông đúc mà chẳng có lấy câu đốinào. Lân la tới hỏi chuyện mới hay, đó lànhà của bà goá phụ, sống bằng nghềnhuộm quần áo. Nghe tâm sự của bà, nhà

vua liền sai lấy giấy bút ra và viết tặngđôi câu đối bằng chữ Hán (phiên âm)như sau:

Thiên hạ thanh hoàng giai ngã thủTriều trung chu tử tông ngô giaNghĩa là:Màu vàng, màu xanh khắp thiên hạ

đều từ tay mà ra,Màu đỏ, màu tím trong triều, tất cả

đều do nơi nhà ta hết.Đôi câu đối này vừa treo lên thì

Trạng nguyên Lương Thế Vinh có dịptình cờ đi qua. Thấy khẩu khí của ngườiviết câu đối có vẻ rất khác thường, ý nhưmuốn tranh đoạt ngôi vị, Trạng nguyênLương Thế Vinh lập tức tấu trình lên nhàvua. Nghe xong, nhà vua cười lớn, nóitác giả chính là mình. Chẳng dè, Trạng

nguyên Lương Thế Vinh lại nghĩ, gia đìnhbà goá phụ làm nghề thợ nhuộm kiachẳng những được nhà vua vào thâm lạicòn viết tặng cho đôi câu đối nữa thì hẳnlà phúc đức của bà ta lớn lắm vì thế màvề sau, ông mới đem con gái của mình gảcho con trai của bà ta!

Chuyện khác kể rằng, giáp tết mộtnăm nọ, vua Lê Thánh Tông giả mộtthường dân đi coi cảnh trưng bày ngày tếtcủa các nhà quanh Thăng Long. Đến đâunhà vua cũng thấy đèn hoa rực rỡ, duychỉ có một gia đình ở nơi cuối hẻm vắngthì gần như chẳng hề trang trí gì. Thấy lạ,nhà vua bèn vào nhà hỏi rõ nguồn cơn.Thấy có khách lạ, gia chủ đón tiếp rất âncần. Được hỏi vì sao trong nhà chẳng cócâu đối tết nào, gia chủ liền thú thực

rằng:-Chẳng giấu gì bác, nhà tôi sống bằng

nghề quá thấp hèn, cho nên, tết nhất gìcũng thế, chúng tôi chẳng dám nhờ ai viếthộ cho đôi câu đối.

Gia chủ bèn lẽn đáp:-Dạ, đi nhặt phân, kể cả phân người,

đem về bán lại cho dân trồng rau.Nghe xong, nhà vua bèn sai mua giấy

bút và viết tặng cho gia đình này một câuđối chữ Hán (phiên âm) như sau:

Ý nhất nhung y, năng đảm thế giannan sự,

Đề tam xích kiếm, tận thu thiên hạnhân tâm.

Nghĩa là:Khoác tấm nhung y vào, có thể đảm

đương việc khó của thế gian,

Cầm ba thước kiếm, thu hết lòng dạthiên hạ.

Năm ấy, ai cũng cho đôi câu đối củagia đình này là hay nhất, vừa tả thực mộtcách tài ba, lại vừa hóm hỉnh thể hiệnđược khẩu khí cũng rất oai phong củamình.

Lại có một chuyện khác đại để nhưsau: cũng vào dịp giáp tết một năm nọ,nhà vua giả dạng một người thường đidạo phố. Ngang qua một gia đình ở giữaphố, nhà vua thấy một bà cụ đang ngồibán trầu cau. Cảm cảnh thân già, tết nhấtđến nơi mà vẫn còn ngồi cần mẫn bántừng quả cau, lá trầu, nhà vua liền dừnglại hỏi chuyện. Và, hai người có vẻ rấttâm đắc với nhau. Sau khi quan sát quánhàng bé nhỏ của bà cụ, lại thấy trong nhà

chưa có câu đối tết, nhà vua liền hạ bút,viết tặng đôi câu đối bằng chữ Nôm(phiên âm) như sau:

Nếp giầu quen thói kinh cơi, concháu nương nhờ phúc ấm

Việc nước ra tay chuyển bát, bốnphương đâu đấy lại hàng.

Đôi câu đối chữ Nôm này, chỉ đọc sơqua thôi cũng đã thấy gần như gồm đủnhững thú mà thường ngày bà cụ vẫn bàyra trong quán, như: giầu (trầu), cơi(khay), nước, bát,... và đặc biệt nhất làmấy chữ bốn phương đâu đấy lại hàng,vừa nói được cái ý đông khách, lại vừatỏ được khấu khí của người có tài kinhbang tế thế.

Tiếng đồn về đôi câu đối chữ Nômvừa lạ vừa hay này chẳng mấy chốc đã

vào đến tận triều đình. Các quan lũ lượtkéo nhau ra tận quán hàng của bà cụ đểkiểm tra hư thực. Sau khi được tận mắttrông thấy, ai cũng muốn tìm cho ra tácgiả nhưng tìm mãi vẫn không được. Nhânbuổi chầu, họ tâu lên vua, song, chỉ thấyvua cười.

Và, chuyện thứ tư kể rằng, giáp tếtmột năm khác, vua Lê Thánh Tông vềthăm quê cha đất tổ ở Thanh Hoá. Tớinơi chưa được bao lâu, nhà vua đã giảdạng người thường, đi dạo dọc theo bờsông. Trên đường đi, nhà vua thấy có mộtcô gái nhan sắc mặn mà, đang cầm ráđựng gạo ra sông để vo. Vừa thoángtrông thấy gương mặt của cô gái, nhà vuađã ... rạo rực trong lòng, một lúc sau đó,nhà vua mới đọc một vế đối bằng văn

Nôm (phiên âm) như sau:Gạo trắng, nước trong, mến cảnh lại

càng thêm mến cả ...vế đối này tuy bỏ lững, nhưng ý tứ thì

đã quá rõ ràng, thêm vào cho đủ chữ, cókhi lại mất hết cả cái hay. Cô gái ấychẳng dè cũng là người rất giỏi vănchương chữ nghĩa. Cô ngước nhìn nhàvua, mỉm cười, và khi đã vo xong rá gạo,cô bước lên, đọc ngay vế đối lại củamình, cũng bằng văn Nôm (phiên âm)như sau:

Cát lầm, gió bụi, lo đời đâu đấyhẵng lo cho ...

vế đối lại của cô gái cũng bỏ lữngmột cách rất tế nhị và thông minh. Nghexong, nhà vua rất lấy làm cảm phục, bènhỏi thăm mới biết tên cô là Nguyễn Thị

Hằng, con gái thứ của Nguyễn Đức Trung(người về sau được phong làm TrinhQuốc Công). Cô được đón về kinh đô,rồi được phong làm Hoàng hậu, và đóchính là thân mẫu của vua Lê Hiến Tông(1498 - 1504), vị vua thứ sáu của triềuLê.

NHỜ ĐÂU BÙI XƯƠNGTRẠCH ĐỖ ĐẠI KHOA?

Bùi Xương Trạch sinh năm Tân Mùi(1451) tại làng Định Công, huyện ThanhĐàm, nhưng trưởng thành lại ở thôn BùiĐông, làng Thịnh Liệt. Nay, đất quê ôngthuộc xã Thịnh Liệt, huyện Thanh Trì, HàNội. Khoa Mậu Tuất (1478), Bùi Xương

Trạch đỗ Tiến sĩ. Sau, ông làm quan trảiphong dần lên đến chức Thượng thư,quyền Chưởng Lục Bộ Sự, kiêm Đô NgựSử và Quốc Tử Giám Tế Tửu, Tri KinhDiên Sự, hàm Thái Phó, tước QuảngQuốc Công. Ông mất năm Kỉ Sửu(1529), hưởng thọ 78 tuổi.

Bùi Xương Trạch là nguời khai mạchđại khoa cho dòng họ Bùi ở đất ThanhTrì. Con trưởng của ông là Bùi Trụ làmquan tới chức Thượng thư, con thứ củaông là Bùi Vĩnh đỗ Bảng nhãn năm 1532,làm quan đến chức Lại Bộ Tả Thị Lang,tước Mai Lĩnh Hầu. Và, các bậc đạikhoa khác như Tiến sĩ Bùi Công Cầu,Tiến sĩ Bùi Bình Quân, Hoàng giáp BùiHuy Bích,... đều là cháu chắt của ông.

Dã sử chép rằng, thân phụ ông là một

Nho sinh học hành dang dở, tính thích tracứu sách địa lí. Một hôm, nhờ may mắnmà ông được một thầy địa lí Trung Quốcchỉ cho một ngôi huyệt đại phát danhNho. Ông liền táng hài cốt của tổ tiênvào đấy và đến đời con ông là BùiXương Trạch thì quả nhiên ứng nghiệm.

Trong Lịch triều hiến chương loại chí(Nhân vật chí), nhà bách khoa toàn thưcủa thế kỉ 19 là Phan Huy Chú cũng cóchép lại mẩu chuyện nhỏ này, nhưng,điều đáng nói hơn là, lần theo lời truyềntụng của dân gian, ông đã ghi lại đượcmấy điều khá lí thú về thuở hàn vì củaBùi Xương Trạch. Nay, xin theo PhanHuy Chú và một vài lời truyền tụng dângian khác, lược thuật như sau:

Gia đình Bùi Xương Trạch rất nghèo,

có khi cơm không đủ ăn, áo cũng khôngđủ mặc. Ông thường nói, muốn thoát cảnhnghèo nàn thì nhất thiết phải chăm chỉlàm lụng, chịu khó dãi gió dầm mưa,đồng thời, lại phải biết tằn tiện dànhdụm. Và, nói là làm, ông đã nêu một tấmgương sáng về sự cần mẫn lo toan việcruộng nương đồng áng.

Sau ông lại nghĩ, muốn thoát khỏi địavị thấp kém thì chỉ có một cách duy nhất,đó là học tập, thi cử và đỗ đạt. Không cócơ may được theo nghiệp đèn sách từnhỏ thì phải lấy cái chí của tuổi trưởngthành mà cất công dùi mài kinh sử. Đểđỡ gánh nặng cho gia đình, ông vừa làmvừa học. Bấy giờ, hễ ngơi tay cày là ônglại cầm lấy sách, do vậy, việc đồng ángvẫn chu tất mà việc học hành vẫn được

chú ý đầy đủ. Người đương thời cho làhiếm ai vẹn lo trọn cả đôi đàng như ông...

Từ đồng ruộng trở về, dẫu mệt lả cảngười, Bùi Xương Trạch vẫn miệt màihọc cho đến tận khuya, vốn sinh ra trongmột gia đinh rất nghèo, cho nên, làm bấtcứ việc gì ông cũng đều tính toán cẩnthận. Tương truyền, hễ vào mùa có đomđóm bay, ông bắt đom đóm bỏ đầy chairồi học bài bằng chính thứ ánh sáng đomđóm lập loè và yếu ớt ấy. Ngay cả việcđi thi của ông cũng khác thường: vì nhà ởgần trường thi, cho nên, hễ làm bài xonglà ông lại chạy vội về nhà, không nỡ bỏlỡ một ngày làm lụng nào ở ruộng vườn,đồng áng!

Thi Hội rồi thi Đình xong, sĩ tử nào

cũng náo nức trông chờ ngày yết bảng,còn Bùi Xương Trạch thì lặng lẽ trở vềlo việc đồng áng. Mọi người thấy bảngvàng có tên ông, vội chạy đến tận nhà đểbáo tin vui thì thấy ông đang ... lúi húi đicày ở ngoài đồng! Và, ông chăm chỉ làmcho đến lúc vào triều nhận chức mớithôi.

Ngay sau khi ông đỗ đạt, vua LêThánh Tông (1460 - 1497) đã bổ nhiệmông vào làm việc tại Hàn Lâm Viện.Năm 1489, cùng với Tiến sĩ NguyễnKhắc Cung và Hoàng giáp Nguyễn HánĐinh, Bùi Xương Trạch được nhà vua vàtriều đình tin cậy, giao việc đi sứ sangnhà Minh (Trung Quốc). Và ông đã hoànthành xuất sắc nhiệm vụ này. Năm 1493,được sự uỷ thác của vua Lê Thánh Tông,

Bùi Xương Trạch đã viết bài Quảng Vănđình kí rất nối tiếng. Bài kí này đượcPhan Huy Chú trân trọng ghi lại trong bộLịch triều hiến chương loại chí lừngdanh của mình.

Nhờ đâu Bùi Xương Trạch đỗ đạikhoa? Chuyện về ngôi huyệt đại phátdanh Nho bất quá chỉ là lời giải thíchtầm thường trước ý chí phi thường củaBùi Xương Trạch, nó chỉ đủ để tạo thêmmột chút li kì cho ra vẻ ngàn xưa màkhông đủ để người đời hiểu được chíhướng của nhân vật lịch sử cụ thể này,nhiều con đom đóm góp lại cũng có thểtạo ra được một ngọn đèn. Đời vẫn hơnkém nhau ở chỗ, có ai đó trong thiên hạbiết bắt thật nhiều đom đóm để làm đènnhư là Bùi Xương Trạch hay không mà

thôi.Muốn có cả một thành trì, trước phải

biết cần mẫn xây từng viên gạch nhỏ.Muốn có trí tuệ lớn, trước phải biết miệtmài lượm lặt từng hiểu biết đơn giản đầutiên. Như Bùi Xương Trạch, như bao bậcTài hoa thiên cổ mà sử sách còn lưudanh...

BA LẦN NỐI DANH CỦATRỊNH THIẾT TRƯỜNG

Trịnh Thiết Trường người làng ĐôngLý, huyện Yên Định (nay là thôn Đông,xã Hạnh Phúc, huyện Thọ Xuân, tỉnhThanh Hoá), sinh và mất năm nào chưarõ, chỉ biết ông là người của thế kỉ thứ

15. Chính sử cũng như dã sử xưa từngchép khá nhiều chuyện li kì về ông, dướiđây, xin dựa theo ghi chép của Đại NamNhất Thống Chí (tỉnh Thanh Hoá, tập Hạ,mục Nhân vật) để lược kể về ba lần nổidanh của ông như sau:

Lần thứ nhất, Trịnh Thiết Trườngnổi danh khi còn là một đứa trẻ. Sáchtrên chép rằng, có một hôm, Trịnh ThiếtTrường cùng lũ trẻ con trong làng thinhau lấy đất sét nặn đồ chơi. Ông nặncon voi, xong bắt bốn con cua con gắnvào dưới bốn chân, khiến cho con voiđất có thể di động được, ai ai trông thấycũng phải phục là ông sáng dạ. Mà quả làông sáng dạ thật, chỉ cần vài lần nghe aiđó đọc sách là ông đã có thể thuộc lòng.Khi nhập trường, ông học một biết mười,

ông đối rất trôi chảy. Người quê ôngđương thời gọi ông là thần đồng.

Lần thứ hai, Trịnh Thiết Trường nổidanh khi đã bước vào tuổi lục tuần.Trước đó, tuy tiếng tăm uyên bác của ôngđã lan rộng khắp nơi, Trịnh Thiết Trườngvẫn không chịu đi thi. Ông sống tại quênhà, mở trường dạy học, vui với côngviệc và học trò của mình, chẳng màng gìtới công danh. Nhưng rồi không hiểu trờixui đất khiến thế nào mà vào khoa NhâmTuất (1442) Trịnh Thiết Trường bỗng nổihứng đi thi. Khoa ấy, ông cùng với ngườihọc trò xuất sắc của mình là NguyễnNguyên Chẩn (người làng Lạc Thực,huyện Thanh Lâm, nay là thôn Lạc Thực,xã Đồng Lạc, huyện Nam Thanh, tĩnh HảiDương) cùng ... lai kinh ứng thí. Thầy trò

bàn nhau rằng, không đi thi thì thôi chớđã đi thi thì quyết định phải chiếm chođược tam khôi (tức là đỗ Trạng nguyên,Bảng nhãn hoặc Thám hoa) mới chịu.Chẳng dè cả thầy lẫn trò đều chỉ đỗ Tiếnsĩ. Khi vào dự yến tiệc vua ban, TrịnhThiết Trường cùng học trò là NguyễnNguyên Chần tâu vua xin được trở vềbản quán chứ không nhận chức tước gìcả. Vua Lê Thái Tông hỏi:

-Đỗ đạt khi tuổi đã cao, sao lại xinvề? Hay là khanh không thích làm quan?

Trịnh Thiết Trường thưa:-Thần nuôi chí đỗ vào hàng tam khôi,

nay chưa được như thế nên xin được trởvề để học thêm và thi lại.

Vua Lê Thái Tông cười nói với ôngrằng:

- Khoa sau nếu đỗ vào hàng tam khôi,thì ta sẽ đem công chúa năm nay mớimười một tuổi mà gả cho.

Đến khoa Mậu Thìn (1448), đời vuaLê Nhân Tông, quả nhiên Trịnh ThiếtTrường lại cùng với học trò là NguyễnNguyên Chẩn đi thi. Và lần này thì ôngđỗ Bảng nhãn, tức là đứng ở bậc thứ haitrong hàng tam khôi, còn Nguyễn NguyênChấn thì lại đỗ Tiến sĩ thêm một lần nữa.Bấy giờ Trịnh Thiết Trường đã sắp bướcsang tuổi bảy mươi mà công chúa (emvua Lê Thái Tông) thì mới mười bảytuổi, nhưng theo lời hứa của vua cha, LêNhân Tông đã làm lễ cưới cho haingười.

Lần thứ ba, Trịnh Thiết Trường nổitiếng khi nhận mệnh đi sứ. Năm Đinh

Sửu (1457), triều đình Lê Nhân Tông cửphái bộ sứ giả sang Trung Quốc. Phái bộsứ giả này gồm có chánh sứ là Trạngnguyên Nguyễn Trực (đỗ khoa NhâmTuất, 1442) và phó sứ là Bảng nhãnTrịnh Thiết Trường. (Cứ như ghi chépcủa chính sử thì phái bộ sứ giả này khôngcó Nguyễn Trực, nhưng đây theo nguyênbản của sách nói trên mà lược dịch nhưthế -NKT). Đến nơi, triều đình nhà Minhtổ chức cho các sứ giả cùng tham sự mộtkhoa thi đặc biệt. Khi vào làm bài thiđược một lúc, Trịnh Thiết Trường nóinhỏ với Nguyễn Trực rằng:

- Phen này, chiếm giải nhất nhì chắcchỉ có tôi với bác mà thôi. Nhưng nóithật, văn tôi như rồng bay phượng múa,bác khó mà theo nổi. Chỉ tiếc rằng bác là

Trạng nguyên, còn tôi là Bảng nhãn, nếuđể văn tôi đè văn bác thì chẳng hoá ra làvua ta chọn người đỗ đạt không đúng haysao. Vậy, hãy để tôi nghĩ cách khiến chovăn bác đóng trên văn của tôi.

Nguyễn Trực im lặng đồng tình. Trongbài làm của Trịnh Thiết Trường có câu:“Nam chi chu, Bắc chi mã’’ (nghĩa là:Thuyền phương Nam, ngựa phương Bắc).Chữ mã (馬) trong câu này, thay vì phảiviết đủ bốn chấm ở dưới, ông chỉ viết cóba chấm mà thôi. Khảo quan cho rằngbài của Trịnh Thiết Trường đáng đỗ đầu,nhưng giận vì chữ mã chỉ có ba chấm,cho như thế là coi thường Trung Quốc,nên hạ ông xuống hạng hai và đưa bàicủa Nguyễn Trực lên hạng nhất. Đến khisứ bộ ra về, họ còn lấy dây cột một chân

trước của ngựa ông, khiến cho chân ấyphải co lên, ngựa không sao đi được,nhằm phạt cái lỗi viết chữ mã chỉ có bachấm, đã thế lại còn hạ lệnh rằng, nếukhông tìm cách cưỡi ngựa ấy về được thìsẽ bị giữ lại mãi mãi ở Trung Quốc.Trịnh Thiết Trường mỉm cười rồi lẳnglặng lấy gỗ đẽo một cái chân ngựa cùngkích cỡ với chân trước của con ngựathật, xong, lấy dây cột vào, khiến chongựa có thêm một cái chân giả. Ông điềmnhiên nhảy lên lưng ngựa và vung roiquất thật mạnh. Con ngựa của ông tuylúng túng nhưng vẫn chạy đi được vớicái chân giả do ông đẽo. Mọi người thấyvậy thì vỗ tay tán thưởng. Quan lại thiêntriều phục ông nhanh trí, bèn sai ngườiđuổi theo, tháo chân ngựa cho ông để ông

được ung dung mà trở về cùng với Trạngnguyên Nguyễn Trực.

Sau khi đi sứ về, Trịnh Thiết Trườngđược phong tới chức Hữu Thị Lang, tướcNghi Quận Công. Lúc mất, ông được truytặng chức Thượng Thư Bộ Công.

Tuy thời điểm, địa điểm và mức độkhác nhau, nhưng, cả ba lần nổi danh củaTrịnh Thiết Trường đều rất đáng để chođời suy gẫm. Lần thứ nhất là lần có thật,một sự thật có ý nghĩa dự báo tương lairất tốt đẹp cho Trịnh Thiết Trường. Lầnthứ hai cũng là lần có thật, một sự thật rấthiếm hoi đã được sử sách xưa trân trọngghi chép. Thoạt nghe, rất dễ tưởng rằngTrịnh Thiết Trường cao ngạo, nhưng, xétkĩ mới thấy rõ là ông giàu lòng tự tin,giàu bản lĩnh và ý chí. Thế mới hay, giữa

cao ngạo và tự tin xem ra cũng có nhữngnét khiến cho kẻ nông cạn có thể nhầmlẫn. Lần thứ ba rõ ràng là lần không cóthật, nhưng, đây cũng chính là lần khiếncho đời rất tin và do vậy, cứ truyền tụngmãi không thôi. Vì sao ư? Đơn giản là vìTrịnh Thiết Trường thực sự có tài. Giảthử bấy giờ người ta đồn rằng, vua TrungQuốc phục tài Trịnh Thiết Trường đếnnỗi phải ngã lăn từ trên ngai vàng xuống,gãy mất năm cái răng và rách cả môi,buộc phải cấp cứu đến bảy tiếng đồng hồmới khỏi, thì bảo đảm là thiên hạ vẫn cứtin như thường. Ngẫm mà xem!

VŨ TUẤN CHIÊU NHỜ VỢMÀ ĐỖ TRẠNG NGUYÊN

Các bộ Đăng khoa lục đều cho hayrằng Vũ Tuấn Chiêu, người làng NhậtChiêu, huyện Quảng Đức (nay là thônNhật Tảo, xã Đông Ngạc, huyện TừLiêm, Hà Nội), nhưng tổ tiên lại vốnngười xã cổ Liễu, huyện Tây Chân (naylà làng Xuân Lôi, xã Nam Hùng, huyệnNam Ninh, tỉnh Nam Định). Ông sinhnăm Bính Ngọ (1426), đỗ Trạng nguyênkhoa Ất Mùi, niên hiệu Hồng Đức thứsáu (tức năm 1475), đời vua Lê ThánhTông, làm quan trải phong dần đến chứcLại Bộ Tả Thị Lang. Sinh thời, Vũ TuấnChiêu có hai lần nổi tiếng rất trái ngượcnhau. Lần đầu là nổi tiếng dốt nát kémcỏi và lần sau là nổi tiếng thông minh.Chuyện nổi tiếng thông minh của Vũ TuấnChiêu thì sử sách đã chép, riêng chuyện

nổi tiếng dốt nát và kém cỏi của Vũ TuấnChiêu thì chỉ thấy dã sử và thần tích để ởđền cổ Liễu chép mà thôi. Nay, xin theothần tích ở đền cổ Liễu mà lược kể nhưsau:

Vũ Tuấn Chiêu mồ côi cha từ năm lênsáu tuổi. Bởi gia cảnh bần hàn, họ hàngthân thích cũng chẳng có ai, người mẹliền bán nhà rồi đem miếng đất thổ cư ấygởi cho hàng xóm là Trần Công, xong,đem con về tá túc bên ngoại. Năm VũTuấn Chiêu ngoài hai mươi tuổi thì mẹông cũng qua đời. Vào một năm nọ, nhớlời mẹ dặn, Vũ Tuấn Chiêu trở về cổLiễu để thăm phần mộ tổ tiên. Bấy giờ,Trần Công đã già, vợ đã mất, sống nhờmột người con gái duy nhất, tên là TrầnThị Chìa. Thấy con gái đã đến tuổi lấy

chồng mà Vũ Tuấn Chiêu lại chưa vợ,tính nết hiền lành, cho nên, Trần Côngđứng ra tác hợp gia thất cho con gái củamình với Vũ Tuấn Chiêu.

Trần Thị Chìa là cô gái nết na chămchỉ, một lòng lo phụng dưỡng cha vànuôi chồng ăn học. Được vài năm thìTrần Công qua đời, Trần Thị Chìa tườngđược nhẹ gánh hơn, chẳng dè, chồng họcmãi mà chẳng tấn tới chút nào, đằng đẵngnhững hơn hai mươi năm mà rốt cuộcvẫn phải ngồi chung lớp với mấy đứa trẻnhỏ mới nhập học. Thiên hạ lắm kẻ cườichê, nhưng, Trần Thị Chìa vẫn khôngchút nản chí, tháng ngày tần tảo, gánh gạođến tận nơi chồng ở trọ để nuôi chồng.Mỗi lần đến trường là một lần Trần ThịChìa lại cung kính đến chào thầy học của

chồng. Một lần nọ, thầy giáo gọi hai vợchồng Vũ Tuấn Chiêu và Trần Thị Chìalại rồi nói:

-Vũ Tuấn Chiêu tuổi tuy đã lớn màhọc hành thì kém cõi, cố gắng cũng chẳngthể khá hơn. Vậy, thầy cho về giúp vợlàm ruộng, đỡ đần để vợ bớt vất vả.

Thấy ý thầy đã quyết, Trần Thị Chìađành phải chào thầy rồi trở về nơi chồngtrọ, thu xếp mọi thứ để cùng chồng trở vềquê. Về đến gần làng, vợ chồng đặt gánhnghỉ bên gốc cây ở cạnh chiếc cầu bằngđá bắt qua con rạch. Vũ Tuấn Chiêu thấynóng bức, bèn cởi áo và lội xuống tắm.Thấy chân cầu bằng đá mã bị mòn vẹt,Vũ Tuấn Chiêu liền hỏi vợ:

-Tại sao chân cầu lại bị mòn như thế?Người vợ đủng đỉnh trả lời:

-Đó là bởi nước chảy lâu ngày nên đábị bào mòn đó thôi. Ai cũng nói rắn nhưđá và mềm như nước, nhưng cho dẫunước mềm, nếu chảy mãi cũng có thể bàomòn được đá cứng, ở đời, trăm sự đềunhư thế cả, nếu bền chí thì nhất định sẽcó ngày thành công.

Vũ Tuấn Chiêu nghe xong thì chợt tỉnhngộ, bèn chạy lên thay quần áo rồi bảovợ trở về, còn mình thì quẩy gánh trở lạitrường, xin thầy cho học lại. Thấy VũTuấn Chiêu, thầy giáo ngạc nhiên hỏi:

-Con đã trở về rồi, sao còn trở lại?Hay là con có điều gì cần hỏi thầychăng?

Vũ Tuấn Chiêu nói:-Thưa thầy, con đã nghĩ kĩ lại rồi.

Cứng như đá mà nước chảy mãi cũng

phải mòn, nếu con bền chí học mãi thìnhất định cũng sẽ có ngày thành đạt. Conquyết chí có tên trên bảng vàng, trước làđể khỏi phụ ơn thầy, sau là để khỏi uổngcông vợ.

Thầy giáo cũng không tin là Vũ TuấnChiêu có thể học nổi, nhân có cơn mưa,bèn chán nản lắc đầu, đọc rằng:

—Mưa sa Hạ VũChẳng dè, Vũ Tuấn Chiêu lại ứng

khẩu mà đáp ngay được rằng:- Sấm động Xuân Lôi.Nhờ lời đáp ấy, Vũ Tuấn Chiêu được

thầy giáo cho vào học lại. Từ đó, ônghọc hành tấn tới rất nhanh. Nhưng, khiông sắp sửa thành tài thì bà Trần ThịChìa lâm bệnh mà qua đời, để lại choông một đứa con trai duy nhất. Một lần

nữa, Vũ Tuấn Chiêu phải quay về quêngoại, vừa lo tìm người thân tín để gởicon, vừa chuẩn bị sắm sửa cho việc thicử. Và, như trên đã nói, khoa Ất Mùi(1475), ông đỗ Trạng nguyên. Năm ấyông vừa 50 tuổi (tính theo tuổi ta). Khoanày, triều Lê lấy đỗ tất cả 43 vị Tiến sĩ,trong đó có một Trạng nguyên là Vũ TuấnChiêu, một Bảng nhãn là ông Nghĩa Đạtvà một Thám hoa là Cao Quýnh.

Cắt nghĩa về sự thành đạt của Vũ TuấnChiêu, người đời xưa nay vẫn có khánhiều ý kiến khác nhau, tuy nhiên khôngcó ý kiến nào lại bỏ qua vai trò đặc biệtquan trọng của vợ ông là bà Trần ThịChìa. Người phụ nữ ấy đã một lòng mộtdạ vì chồng, gian nan không quản, thấtbại không sờn lòng, lời thị phi của chúng

bạn cũng không thèm để ý đến, lòng vàngđá ấy thật đáng kính lắm thay!

Nước chảy đá mòn! Triết lí của bàTrần Thị Chìa thật giản dị mà sâu sắc.Để trở thành Trạng nguyên, Vũ TuấnChiêu phải học không biết bao nhiêusách vở, nhưng, bài học lớn lao nhất, cóý nghĩa đặc biệt quan trọng nhất, lạichính là bài học từ câu nước chảy đámòn mà vợ ông đã dạy ông.

Sau, dân cổ Liễu lập đền thờ Vũ TuấnChiêu. Cửa đền có bức hoành phi với bachữ sơn son thếp vàng: Trạng nguyên từ(đền thờ Trạng nguyên). Dân thờ ngườitài vì muốn mạch nhân tài của mìnhkhông bao giờ dứt. Song không có đềnthờ riêng bà Trần Thị Chìa thì kể cũngđáng tiếc lắm. Tài ba và đức độ của bà

vẫn mãi mãi toả sáng trong kí ức bất diệtcủa muôn đời đó thôi. 

BA LẦN NỔI DANHTRONG THỜI HÀN VICỦA BINH BỘ THƯỢNGTHƯ LƯƠNG HỮUKHÁNH

Thời Lê Trung Hưng, Binh BộThượng Thư Lương Hữu Khánh là mộttrong những bậc đại thần giàu mưu lược.Đời vẫn truyền tụng rất nhiều giai thoạivề Lương Hữu Khánh, và dưới đây làphần lược thuật những giai thoại về balần nổi danh của ông, thấy ghi trong Đại

Nam Nhất Thống Chí (tỉnh Thanh Hoá,tập Hạ, mục Nhân vật).

Lương Hữu Khánh là con trai củaBảng nhãn Lương Đắc Bằng (1472 —?),người làng Hội Triều, huyện Hoằng Hoá(nay thuộc thôn Hội Triều, xã HoằngPhong, huyện Hoằng Hoá, tỉnh ThanhHoá). Sinh thời, Lương Đắc Bằng làngười thanh liêm, chính trực, làm quantrải phong dần tới chức Lại Bộ ThượngThư. Khi ông mất, con trai ông là LươngHữu Khánh còn ở tuổi ấu thơ.

Sử cũ cho hay, năm mới lên mườituổi, Lương Hữu Khánh đã nổi danh ănkhỏe. Hầu nhu lúc nào ông cũng cảm thấyđói. Đến bữa, mẹ ông thường phảinhường phần cho ông ăn. Một hôm,Lương Hữu Khánh thưa với mẹ rằng:

-Tiên quân nhà ta là bậc làm quantrong sạch, chẳng để lại gì đủ để cho conno, vậy, xin mẹ cho con được tự ý ra đikiếm sống.

Nói rồi, ông từ giã mẹ ra đi. Một lầnnọ, ông tình cờ qua sông chung mộtchuyến đò với khoảng dăm sáu nhà sư.Thấy ông có vẻ như đang đói, các nhà sưlấy ra mấy phần oản mời ông ăn. Ôngnói:

- Tôi nhịn đói đã mấy ngày nay, mấyphần oản này thì có thấm thìa gì? Ăn cókhi chẳng bõ dính răng.

Nhà sư cao niên nhất nghe vậy thìcười và ôn tồn nói:

-Nếu chỉ nội trong chuyến đò ngangnày mà anh làm được bài thơ Nho tăngđồng chu (Nhà Nho và nhà sư cùng đi

chung thuyền) thì sang đến bờ bên kia,chúng tôi sẽ tặng anh hết số phẩm oảnnày.

Lương Hữu Khánh chẳng cần nghĩngợi, ứng khẩu đọc ngay một bài thơbằng chữ Hán và một bài thơ bằng chữNôm, khiến cho các nhà sư phải tấm tấckhen mãi. Họ đưa cho ông đến khoảngsáu bảy chục phẩm oản, thế mà chỉ trongchốc lát, ông ăn hết sạch. Các nhà sưtặng ông một quan tiền và nói:

-Anh thật là người có tài. Sau này nếuchẳng may khói lửa xảy đến, anh hãy nêntìm chốn Bồ Đề mà nương tựa, may ra sẽcó thiện duyên.

Một lần khác, Lương Hữu Khánh gặpmột cụ bà lang thang kiếm người làm.Vừa trông thấy ông, cụ bà đã mừng rỡ

hỏi ngay rằng:-Nhà tôi có năm mẫu ruộng chiêm,

nước ngập sâu mà cỏ mọc cũng rất nhiều.Tôi đang thuê người dọn giúp mà chẳngai dám nhận. Anh có cách gì giúp tôiđược không?

Lương Hữu Khánh đáp:-Cụ cứ chuẩn bị tiền công và cơm ăn

cho mười người, đến trưa thì mang rađồng, mọi việc đâu sẽ vào đó hết.

Nói xong, ông theo cụ bà đi nhận đất.Cụ bà vừa đi, Lương Hữu Khánh đãmượn dụng cụ, lội xuống ruộng làm àoào chừng quá nửa buổi là xong. Sau khiđem trả dụng cụ, ông trèo lên cây nằmngủ, ngáy vang cả một vùng. Cụ bà mangcơm và tiền công ra, Lương Hữu Khánhnhận tiền và im lặng ngồi ăn một lúc hết

sạch cả mười phần cơm.Chuyện thứ ba kể rằng, năm lên 18

tuổi, Lương Hữu Khánh đến theo họcTrạng Trình Nguyễn Bĩnh Khiêm (1491-1585). Trạng Trình vốn là học trò củathân phụ Lương Hữu Khánh, vì thế,Lương Hữu Khánh được tiếp đón rất chutất. Bấy giờ, học trò của Trạng Trìnhđông có đến hàng mấy ngàn người, nhưngtrong đó, chỉ có Phùng Khắc Khoan(1528 - 1613) là nổi tiếng thông minh vàhay chữ hơn cả. Nhưng, từ khi có LươngHữu Khánh, ngôi vị giỏi hạng nhất củaPhùng Khắc Khoan lập tức bị lung lay.

Thế rồi triều đình mở khoa thi, cảLương Hữu Khánh lẫn Phùng KhắcKhoan đều ra ứng thi. Tương truyền, vănbài của ông lẽ ra phải được xếp hạng

nhất, nhưng chẳng hiểu vì sao mà quantrường lại đẩy ông xuống hạng nhì, vìthế, ông lấy làm buồn nản, không vào dựtiếp khoa thi Đình như bao nhiêu sĩ tửkhác. Ra phố, ông kiếm được 60 bát gạovới hai con cá biển khá lớn, liền thổicơm kho cá rồi trải chiếu, ngồi ngaydưới gốc cây, vừa ăn vừa nói:

-Thế này thì có kém gì mâm cao cỗđầy?

Khi ấy, có một viên quan đi chầu triềuvề ngang qua, thấy ông có tướng mạo lạ,bèn tặng ông năm quan tiền và khuyênông nên ra làm quan, nhưng ông chỉ mộtmực chối từ.

Sau, Phùng Khắc Khoan đỗ HoàngGiáp (tức là chỉ đỗ hàng thứ tư, nhưng vìông nối tiếng tài hoa xuất chúng, cho nên,

đời vẫn tôn ông là Trạng nguyên). Nghĩtình đồng môn, Phùng Khắc Khoan liềnsai người đi đón hai mẹ con Lương HữuKhánh về tư dinh của mình, săn sóc bạnvà phụng dưỡng mẹ của bạn rất chu tất.Cảm ơn nghĩa ấy, ông ra làm quan cùngvới bạn, dần dần được phong tới chứcBinh Bộ Thượng Thư.

Thế là, ngay trong thời hàn vi, LươngHữu Khánh đã có đến ba lần nổi danh.Lần thứ nhất là nổi danh ăn khỏe. Lần thứhai là nổi danh làm khỏe. Lần thứ ba lànổi danh học tài. Nếu chỉ dừng lại ở lầnnổi danh thứ nhất, ông bất quá cũng chỉlà ... phường “giá áo túi cơm”. Nếu dừnglại ở lần nổi danh thứ hai, ông bất quácũng chỉ là ... đám “vai u thịt bắp". Phảiđợi đến lần nổi danh thứ ba, ông mới

thực sự là ... con trai của Bảng nhãnLương Khắc Bằng, là học trò của TrạngTrình Nguyễn Bỉnh Khiêm. Sau, con ônglà Lương Khiêm Hanh cũng đỗ Tiến sĩ(khoa Kì Sửu), 1589), xứng thay!

Ở đời, ai mà chẳng muốn nổi danh,khác chăng thì chỉ là nổi danh như thếnào mà thôi. Nếu bạn cho tôi biết cáchbạn muốn nổi danh, tôi sẽ nói ngay vớibạn rằng, bạn thuộc hạng người nào.Chắc chắn là như thế.

THUỞ HÀN VI CỦATRẠNG NGUYÊN TRẦNSÙNG DĨNH

Thời vua Lê Thánh Tông (1460-1497), ở làng Đồng Khê, huyện ThanhLâm (nay là xã An Lâm, huyện NamThanh, tỉnh Hải Dương) có hai anh emruột cùng đỗ đại khoa, đó là Trần Năng(đỗ Hoàng Giáp và Trần Sùng Dĩnh (đỗTrạng nguyên). Trần Năng là anh, sinhnăm Ất Sửu (1445), còn Trần Sùng Dĩnhlà em, sinh năm Ất Dậu (1465). Do lớnhơn em những 20 tuổi, Trần Năng cóvai trò rất lớn trong việc góp phần nuôidạy em ăn học. Nhất nhất mọi việc lớnnhỏ, hễ Trần Năng mà đã nói là Trần

Sùng Dĩnh phải vâng lời.Người đời truyền tụng rằng, sinh thời,

Trần Năng là người rất hiếu thảo vàchăm chỉ. Ngày ngày, ông vừa đi học,vừa tận tuỵ lo toan đủ mọi thứ việc giúpđỡ gia đình, vậy mà đêm nào ông cũngcố chong đèn học bài đến quá nửa đêmmới chịu thôi.

Ngay từ thuở còn nằm nôi, Trần SùngDĩnh đã quá quen thuộc với tiếng học bàisang sảng của anh trai. Và, ông đã thuộclòng những bài học ấy tự lúc nào khônghay. Lúc mới lên năm tuổi, Trần SùngDĩnh đã nhớ vanh vách hàng chục bàitrong Kinh thi, đồng thời, đã có thể nhậnbiết được rất nhiều mặt chữ Hán. Ngườiđịa phương đương thời ai cũng cho ônglà bậc thần đồng. Gia đình ông, mà đặc

biệt, anh ông là Trần Năng, thấy ông sángdạ hơn người nên đã dốc sức chăm locho ông ăn học. Hi vọng rằng ông sẽ sớmrạng danh với đời.

Trần Năng tự lấy sự miệt mài chămchỉ của mình làm chuẩn để bắt em theo,nhưng, cách học của Trần Sùng Dĩnh lạihoàn toàn khác. Khi đến trường, TrầnSùng Dĩnh lắng nghe một cách say sưanhư nuốt từng lời thầy. Chỗ nào khônghiểu hoặc hiểu chưa thật đầy đủ, ông ghichép lại và quyết hỏi cho bằng được mớithôi, về nhà, ông chỉ lẩm nhẩm xem lướtqua một lần nữa, xong là chạy đi nô đùavới lũ trẻ cùng trang lứa trong làng. Điềuấy khiến cho cả gia đình ông rất lo lắng.Một hôm, Trần Năng tức giận, gọi em lạimà mắng rằng:

-Em học cái lối gì mà cứ rong chơinhư thế? Rõ là chỉ tổ uổng cơm cha mẹmà thôi.

Trần Sùng Dĩnh cãi:-Đưa chữ vào đầu cũng như đổ thóc

vào thúng. Thúng mà muốn chứa đượcnhiều thóc thì phải lắc, đầu mà muốnchứa được nhiều chữ thì phải chạy nhảycho nó nén xuống.

Trần Năng nghe em nói vậy thì lạicàng tức hơn nên mới mắng tiếp:

-Chớ có lí sự. Cả nhà chưa ai từngnghe tiếng em đọc sách bao giờ.

Trần Sùng Dĩnh cũng chẳng vừa, lậptức biện hộ một cách rất lém lỉnh rằng:

-Ở trường, em đã phải nuốt từng chữcủa thầy, về nhà, anh cứ bắt em đọc tonhư thế, chữ của thằy cứ theo tiếng đọc

của em mà bay ào ào ra hết, thử hỏi làem còn có thể giữ được chữ nào nữa haykhông? Vả lại, em học là học cho em, dạigì đọc to cho người khác thuộc để rồimình thì không.

Trần Năng cho là em có ý nói cạnhnói khoé (vì ông có tật hễ học bài là đọcthật to), cho nên, đã tức lại càng thêmtức. Ông bắt Trần Sùng Dĩnh phải nằmdài trên giường để chuẩn bị đánh roi.Trần Sùng Dĩnh vừa khóc vừa nói:

-Anh có giỏi thì cứ thử tài em. Em màhọc hành lôi thôi thì anh đánh sau cũngđâu có muộn, việc gì cứ ỷ thế làm anh đểmuốn đánh là đánh.

Trần Năng nghe nói cũng thấy có lí,liền cầm sách bắt em trả bài. Trần SùngDĩnh đọc vanh vách, đọc xong lại còn

nói:-Con vẹt còn học thuộc được, huống

chi là con người. Cái khó là sau khithuộc rồi, người ta có nghĩ thêm đượcđiều gì mới hơn không thôi. Chỗ này thìcon vẹt không thể nào làm đuợc.

Nói xong, Trần Sùng Dĩnh say sưagiảng giải thêm rất nhiều điều mới lạ,khiến cho Trần Năng phải ngơ ngác vềtài học của em mình. Từ đó, không mộtai lo lắng gì về chuyện học hành củaTrần Sùng Dĩnh nữa. Khoảng hơn mườituổi, tiếng tăm của Trần Sùng Dĩnh đã rấtlớn. Năm 1479, tức là lúc mới vừa 14tuổi, Trần Sùng Dĩnh đã đỗ đầu ở trườngHương. Năm Đinh Mùi, niên hiệu HồngĐức thứ 18 (tức là năm 1487), khi vừamới 22 tuổi, Trần Sùng Dĩnh đã đỗ Trạng

nguyên. Khoa ấy, vua Lê Thánh Tông lấyđỗ đến 60 người, nhưng trong số đó,không có anh ông là Trần Năng! Phải đếnkhoa Quý Sửu, niên hiệu Hồng Đức thứ24 (tức là năm 1493), Trần Năng mới đỗHoàng giáp. Xét về thứ bậc, Hoàng giáplà bậc thứ tư, cao hơn Tiến sĩ, nhưngthấp hơn Thám hoa và Bảng nhãn, càngthấp hơn Trạng nguyên. Khi đỗ Hoànggiáp, Trần Năng đã 48 tuổi!

Sau khi đỗ Trạng nguyên, Trần SùngDĩnh được vua Lê Thánh Tông bổ làmquan rồi được thăng dần lên đến chứcHộ Bộ Thượng Thư. Khi mất, ông đượcdân làng tôn làm phúc thần. Trần Năngsau khi đỗ cũng được bổ làm quan nhưngchỉ được thăng tới chức cao nhất là LạiBộ Tả Thị Lang (dưới Thượng Thư một

bậc) mà thôi. Khi mất, Trần Năng mớiđược triều đình truy tặng chức ThượngThư chớ khi còn sống, ông chưa bao giờđược phong tới chức này.

Hai anh em, hai thứ bậc đỗ đạt, haiđịa vị cao thấp, nhưng, cả hai đều làngười tài, đặc biệt là Trần Sùng Dĩnh.Một nhà mà như thế, kính thay! 

NHỜ ĐÂU LÊ TƯ ĐỖHOÀNG GIÁP?

Phạm Duy Quyết người làng MộTrạch, huyện Đường An (nay là thôn MộTrạch, huyện Cẩm Bình, tinh HảiDương), ông là em ruột của Trạngnguyên Nguyễn Khắc Kính (đỗ khoa Ất

Sửu, 1505). Thuở còn tấm bé, Phạm DuyQuyết đã nổi danh thần đồng, thông minhhơn thiên hạ, nhưng đồng thời, Phạm DuyQuyết cũng khét tiếng tự phụ, từng nếmcảnh chua chát của sự... hỏng thi. Mãiđến khoa Tân Mùi (1511), Phạm DuyQuyết mới đỗ Hoàng Giáp (tức là đỗ thứtư, sau Trạng nguyên, Bảng nhãn vàThám hoa, nhưng trên Tiến sĩ). Nhờ đâuPhạm Duy Quyết đỗ Hoàng giáp? Hẳnnhiên là không phải nhờ ở tính tự phụ củaông rồi. Sách Công dư tiệp kí (quyển 1)chép chuyện ông thi cử như sau:

“Trong khoa thi Hội năm Ất Sửu(1505), cả hai anh em cùng ứng thí. Giữakì làm bài thứ nhất, Phạm Duy Quyếtquên sách, bèn lân la hỏi anh. NguyễnKhắc Kính nói:

-Kì này có tôi và chú cùng thi, nếu tôilại chỉ cho chú thì còn bảo thi cử với ainữa.

Phạm Duy Quyết tức giận nói:-Thôi thì khoa này tôi cho anh chiếm

giải trước vậy.Nói xong, ông liền gỡ phăng lều

chõng ra về. Tới nhà thì đã đến canh ba,ông không dám gọi cửa mà nằm ngủngoài hiên. Lúc ấy, thân mẫu của ôngđang nằm ngủ trong nhà, mơ thấy thầnnhân bảo:

-Hoàng hiên đang có ông Hoàng giáp,sao không mở cửa đón vào?

Bà sực tình, nghĩ rằng hai con mìnhđang đi thi Hội, đang ở kinh đô, vậy thìHoàng giáp nào đang ngủ ngoài hiên? Bàmở cửa để coi thì thấy một người đang

ngủ lăn trước hiên nhà mình, liền đánhthức dậy, lúc ấy mới hay là cậu Tư, contrai của mình. Bà hết sức ngạc nhiên, cònPhạm Duy Quyết thì kể lại đầu đuôi câuchuyện thi cử. Nghe xong, bà nói:

-Đó là tại con học chưa đến nơi đếnchốn. Từ nay con phải cố gắng hơn nữa.

Ông nghe lời mẹ dạy, vội đi vào nhà,đốt đèn mở sách mà học. Bà thấy thế,mỉm cười nói rằng:

-Bởi mới hỏng thi nên nhất thời tứckhí mà học, chỉ sợ không được như vậymà thôi.

Ông thưa:-Thưa mẹ, từ nay về sau mẹ sẽ thấy

con cứ thế này mãi mãi.Từ đấy, ngày cũng như đêm, hầu như

không lúc nào ông rời quyển sách. Còn

anh ông là Nguyễn Khắc Kính, từ khi đỗTrạng nguyên, được nhà vua cho giữchức Giảng Quan trong Quốc Tử Giám.Không ít Giám Sinh đã nhờ ông mà thànhđạt. Phạm Duy Quyết ra kinh đô, đónđường mà nói với các Giám Sinh rằng:

-Ta chính là bồ chữ, các anh muốn hỏigì, cứ đem sách tới đây ta chỉ cho.

Giám Sinh phần nhiều đã nghe tiếngông nên cũng muốn thử xem tài học củaông ra sao, bèn kéo nhau tới nơi ông ở làkhu Chợ Dừa (nay thuộc nội thành HàNội -NK.T) để hỏi kinh sách. Họ hỏi tớiđâu, ông trả lời tới đó, cứ thế thao thaobất tuyệt. Có người đem cả sách vở củaTrung Quốc và của chư tử ra hỏi, ôngcũng giảng giải tinh tường, khiến cho aicũng phải khiếp phục, kéo nhau đến chỗ

ông. Quốc Tử Giám vì thế mà vắngngười. Anh ông là Nguyễn Khắc Kínhthấy vậy thì can:

-Chú có tài học, lo gì không đỗ caomà lại đi làm cái chuyện vô ích này. Tôithấy việc này quan hệ đến giáo hoá củatriều đình, chú đình chỉ đi thì hơn.

Ông nghe lời anh, lập tức trở về quênhà. Đến khoa Tân Mùi (1511), ông đỗHoàng giáp và rất lấy làm hận vì khôngchiếm được khôi nguyên. Sau, ông ra làmquan, được thăng tới chức Lại Bộ cấp SựTrung thì mất.”

Đến đây, xin được trở lại câu hỏi đặtra từ đầu, đó là: Nhờ đâu Phạm DuyQuyết đỗ Hoàng giáp? Không ai phủnhận là Phạm Duy Quyết có tài bẩm sinh,nhưng, cái tài bẩm sinh của Phạm Duy

Quyết bất quá chỉ là cái tài của một...cậu bé. Phạm Duy Quyết nổi danh thầnđồng, song Phạm Duy Quyết cũng nổidanh tự phụ. Nếu không được anh ông làNguyễn Khắc Kính hai lần nghiêm khắcphê phán, thì cái còn lại của Phạm DuyQuyết chắc chỉ là sự tự phụ hợm hĩnh màthôi. Phạm Duy Quyết có người mẹ thậttuyệt vời. Trong nghệ thuật động viên vàkhích lệ con học tập. Bà quả là một điểnhình đáng để cho đời đời noi theo. Thếra, học vị Hoàng giáp của Phạm DuyQuyết là kết quả học tập của Phạm DuyQuyết, cộng với kết quả uốn nắn nghiêmkhắc của anh ông là Trạng nguyênNguyễn Khắc Kính, và cộng với kết quảcủa nghệ thuật động viên, khích lệ khônkhéo của mẹ ông.

Với những người có chút tài nhưng lạihay tự phụ, nếu chẳng được cộng thêmnhững điều cần thiết như Phạm DuyQuyết đã được cộng thêm, đời họ chỉ cònlà hiệu số của những phép trừ, xót xa vàthê thảm. Đơn giản là như thế mà thôi.

VÌ SAO DÒNG HỌNGUYỄN Ở HUYỆNĐÔNG NGÀN ĐẠI PHÁTDANH NHO?

Dòng họ Nguyễn ở huyện ĐôngNgàn (nay thuộc huyện Tiên Sơn, tỉnhHà Bắc) có đến mấy chục người đỗ đạtcao. Tiến sĩ Vũ Phương Đề trong bộsách nổi tiếng của ông viết vào khoảng

nửa đầu thế kỉ thứ 18 là Công dư tiệpkí, cho rằng, tất cả đều nhờ ở đại đứccủa tiên tổ dòng học này là cụ PhạmDuy Quyết Xin giới thiệu một đoạntrong sách nói trên, kèm theo lời chủngắn ngủi rằng: Phạm Duy Quyết là họchứ không phải tên.

Cụ (Phúc Mại) dựng nhà tại xã ĐôngLâu, thuộc tình Hà Bắc cũ -NKT) vàsống bằng nghề nấu rượu. Gia đình hàngxóm gần nơi cụ ở có cây bồ đề lâu năm,một hôm, chẳng may bị bão đánh đổ nêncụ đến xin mua để lấy củi nấu rượu. Khiđào gốc, cụ thấy có ba hũ bạc, bèn lẳnglặng đem về giấu kín không cho ai biết. ítlâu sau, cụ dời nhà đi chỗ khác ở.

Bỗng độ ba, bốn năm sau, chẳng dècó người từ bên Tàu sang, tìm đến chỗ

chôn bạc của tổ tiên xưa, thấy dấu cũ cònđó, lỗ chôn bạc cũng còn đó mà các hũbạc thì đã biến mất. Họ hỏi những giađình bên cạnh thì ai ai cũng đoán rằng cụnấu rượu năm trước đã lấy mất rồi. Họbèn đến thẳng nhà cụ, xuất trình gia phảcùng các thứ giấy tờ rồi thưa:

- Tổ tiên chúng tôi ngày trước cóchôn ít bạc ở đấy, nay chúng tôi đến lấy,chẳng ngờ số bạc đó đã về tay cụ rồi.Chúng tôi chẳng dám trách cứ gì, chỉ xincụ nghĩ lại, bởi vì nay mai chúng tôi đãphải trở về quê hương mà tiền lương đãcạn, mong cụ cảm thương mà giúp chochút ít lộ phí. Chúng tôi nguyện chẳngdám quên ơn.

Phần cụ Phạm Duy Quyết, từ khi đàođược kho bạc cho tới lúc ấy vẫn đem

giấu kín một nơi chứ chưa hề đụng tới,chẳng rõ trong đó có bao nhiêu. Mở giaphả rồi kiểm tiền, thấy đúng con số đãghi, cụ liền giữ người Tàu ấy lại, tiếp đãiân cần rồi nói:

-Số bạc kia quả là tôi đã đào đượcnhưng vẫn cứ giấu kín chưa hề tiêu mấtchút nào. Nay chú sang đây tức là của lạitrở về chủ cũ của nó. Tôi xin trả hết chứchẳng giữ làm gì.

Người Tàu nghe cụ nói vậy, lòng nhưmở cờ nhưng cũng chẳng dám nhận ngay,bèn hỏi:

-Thưa cụ, thấy hũ bạc này đúng là củatổ tiên chúng tôi để lại, nhưng, nay Trờiđã trao cho cụ thì tức là của cụ. Cụ bancho chút ít để làm lộ phí đã là may mắnlắm rồi, chúng tôi đâu dám nhận lại tất

cả như thế.Nói vậy, nhưng cụ vẫn dứt khoát

không nghe. Người Tàu đề nghị chia đôi,họ một nửa, cụ một nửa, nhưng cụ vẫnkhông chịu. Cụ nói:

-Tôi nào phải là người không biết quýtiền bạc, chí vỉ bạc đó không phải củamình, chẳng qua Trời sai tôi giữ lại đểđợi chủ đó thôi. Chú cứ nhận đủ số đemvề thì hơn.

Người Tàu biết không thể nào épđược, bèn nhận bạc đem về. Tới quênhà, gặp ai ông ta cũng kể chuyện cụ giànước Nam đức độ. Bấy giờ, có thầy địalí rất giỏi, nghe chuyện cũng khen cụ làđấng hiếm có, rồi than rằng:

-Tiếc là ta đã già chứ ví thử còn traitráng, thế nào ta cũng quyết tìm hộ người

ấy một ngôi huyệt tốt để báo ơn.Người Tàu nghe thầy địa lí nói thế thì

khấn khoản mời đi, nhưng thầy địa lí đãquá già. Thầy nói:

-Ta có hai môn đệ cũng là học đượcbí truyền, thôi thì ta sai họ đi với bácvậy.

Cả ba cùng sang nước ta, tìm đến nhàcụ bán rượu, nhưng lúc ấy cụ đã mấtđược hơn một năm. Họ biện lễ phúngđiếu rồi ra đi, mãi đến vài ba tháng mớiquay trở lại và nói với người con trailớn của cụ rằng:

-Truớc đây, chúng tôi chịu ơn của cụrất nhiều mà không có cách gì để báođáp lại. Nay, tôi mời được hai thầy địa lícùng sang đây và đã tìm được mấy ngôihuyệt tốt. Ngôi thứ nhất có núi chầu về,

sau sẽ phát đế vương nhưng chỉ đượcmột đời là hết. Ngôi thứ hai hình đoásen, phát được một đời là Phò mã. Vậy,cậu nhận ngôi nào?

Người con trai của cụ (Phạm DuyQuyết) đáp:

-Chúng tôi ở nơi thôn đã, không dámhi vọng cao xa, chỉ mong được ngôi nàođời đời phát văn Nho là đủ.

Hai thầy địa lí đáp:-Vậy thì có khó gì, chẳng cần tìm đâu

xa cho mệt. Tôi thấy thôn nhà ta đây cũngcó long mạch từ xã cẩm Chương kéo đến,đi uốn khúc như con hoàng xà, đến xãVịnh cầu thì ngóc lên, đột khởi thành haicái gò, gò lớn bằng phẳng, gò nhỏ hơicong cong. Thầy cả cho rằng huyệt kết ởgò lớn, còn thầy hai không tin, bèn lặn

lội tìm mãi rồi quả quyết là huyệt kết ởcái gò nhỏ. Hai thầy không ai chịu, bènhoạ lại kiểu đất, sai người đem về TrungQuốc để hỏi sư phụ của mình. Sư phụ coibản đồ, nói:

-Đó là kiếu hoàng xà thính cấp (nghĩalà con hoàng xà lắng nghe tiếng của connhái), mà lúc lắng nghe thì tinh thần tậptrung hết ở lỗ tai, vậy thì khí huyết ở lỗtai. Hai cái gò đất là hai cái tai. Gò lớnmà phẳng là cái tai đã bị điếc, còn nhưcái gò nhỏ mà hơi cong là gò có khíhuyết tụ lại, tức là tai lành. Huyệt ở cáigò nhỏ.

Sau khi nhận được lời chỉ bảo của sưphụ, hai môn đệ lập tức bảo người contrai của cụ, cải táng thi hài cụ vào cái gònhỏ. Ngôi huyệt ấy toạ lạc ở hướng cẩn

(tức hướng Đông Bắc -NK.T), trông rahướng Khôn (hướng Tây Nam -NKT).

Đến đời thứ ba (cháu nội -NKT) cóông Nguyễn Văn Huy đỗ Thám hoa khoaKỷ Sửu (1229) thời nhà Mạc, làm quanđến chức Thượng thư rồi về trí sĩ. Conthứ ba của Nguyễn Văn Huy là NguyễnTrọng Quýnh đỗ Hoàng giáp khoa ĐinhMùi (1547), tức là vào thời Vĩnh Định(vua Phạm Duy Quyết Nguyên), sau cũnglàm quan đến chức Thượng thư. Ngườiem của ông Nguyễn Trọng Quýnh làNguyễn Đạt Thiên, mới mười tám tuổi đãđỗ Hoàng giáp khoa Kỷ Mùi (1559),niên hiệu Quang Bảo nhà Mạc, sau làmquan đến chức Đô Khoa cấp Sự Trung.Em của Nguyễn Trọng Quýnh và Nguyễn

Đạt Thiện là Nguyễn Hiển Tích cũng đồTiến sĩ khoa Ất Sửu, niên hiệu ThuầnPhúc thời Lê trung hưng (tóc năm 1565 -NK.T), sau làm quan đến chức ThịLang...

Sách trên còn thống kê thêm một loạtnhững bậc danh Nho thuộc hàng chắt,hàng chiu của cụ Phạm Duy Quyết, nhưngthiết nghĩ, trích dịch ngần ấy kể cũng đãđủ kính nể lắm rồi. Chẳng hay, hậu duệcủa cụ Phạm Duy Quyết hiện thời ra sao,cũng chẳng hay, đọc đến đoạn này, bạn sẽnghĩ gì về đức lớn của những người làmcha, làm mẹ?

THẦY TRÒ CÙNG DỰTHI, TRÒ ĐỖ TRẠNG

NGUYÊN, THẦY ĐỖHOÀNG GIÁP

Năm Nhâm Tuất, niên hiệu QuangBảo thứ 9 (1562), triều đình Mạc HậuHợp tổ chức thi Hội, lấy đỗ 18 người,gồm một Trạng nguyên, một Bảng nhãn,một Thám hoa, năm Hoàng giáp và mườiTiến sĩ. Trạng nguyên khoa này là PhạmDuy Quyết, người xã Xác Khuê, huyệnChí Linh (nay là thôn Kim Khê, xã CộngHoà, huyện Chí Linh, tỉnh Hải Dương).Và một trong số năm vị Hoàng giáp củakhoa này là Nguyễn Khắc Kính, ngườilàng Thanh Hoài, huyện Siêu Loại (naylà thôn Thanh Hoài, xã Thanh Khương,huyện Thuận Thành, tình Bấc Ninh).

Nguyễn Khắc Kính cũng chính là thầygiáo của Phạm Duy Quyết.

Dã sử cho hay, khi Phạm Duy Quyếtmới lên tám tuổi, cha ông đã xuất gia tuhành theo đạo Phật, việc nuôi dạy conđều do mẹ ông đảm đương. Vì gia cảnhkhó khăn, cho nên mãi đến lúc đã vàotuổi tráng niên, Phạm Duy Quyết vẫnchưa biết chữ. Thấy mặt ông rất sángsửa, xóm làng ai ai cũng khuyên mẹ ônggắng cho ông ăn học, nghe lời, mẹ ôngdẫn ông tới tận đất Siêu Loại, xin đượcthọ giáo thầy đồ đang dạy học ở đấy làNguyễn Khắc Kính. Bấy giờ NguyễnKhắc Kính tiếng là thầy nhưng còn rấttrẻ, kém Phạm Duy Quyết đến hơn mộtchục tuổi. Mẹ Phạm Duy Quyết thấy vậythì lấy làm lúng túng, liền hỏi rằng:

-Bẩm thầy, tôi muốn xin thầy cho đứacon này được thọ giáo, vậy xin thầy chobiết, tôi phải sắm lễ vật gì.

Nguyễn Khắc Kính nói:-Cái chính là ở tâm thành, còn như lễ

vật thì tuỳ sức và tuỳ ý.Bà lại hỏi:-Gia sản tôi chỉ có một con trâu là

đáng giá. Nhưng, vì vui mừng thấy conmình được đi học, tôi xin mồ trâu làm lễ,thầy liệu có được chăng?

Nguyễn Khắc Kính không nói gì. Thếrồi, bà sai mổ trâu cúng Tiên sư thật.Dâng lễ cúng Tiên sư xong, NguyễnKhắc Kính liền lấy giấy bút để ghi tênhọc trò mới. Khi nghe người mẹ đọc họvà tên của con bà, Nguyễn Khắc Kính rấtlấy làm kinh sợ. Nguyên do là trước đó,

ông nằm mơ, thấy thần nhân đến nói chobiết, phải đợi đến năm 31 tuổi ông mớiđỗ đại khoa, mà cũng chỉ đỗ được đếnHoàng giáp (tức là đỗ hàng thứ tư, sauTrạng nguyên, Bảng nhãn và Thám hoanhưng ở trên Tiến sĩ), còn như ngôi vịTrạng nguyên thì đã thuộc về Phạm DuyQuyết!

Nhập học rồi, thấy Phạm Duy Quyếtsáng dạ một cách kì lạ, Nguyễn KhắcKính rất lấy làm hài lòng. Khoa thi Hộinăm Nhâm Tuất (1562), thầy trò cũngứng thí và cùng đổ cao. Trước khi vàothi Đình, Nguyễn Khắc Kính thử vận,liền vờ nói với học trò Phạm Duy Quyếtrằng:

-Thôi, ngôi vị Trạng nguyên khoa này,anh hãy nhường cho ta đi.

Phạm Duy Quyết vui vẻ bằng lòng.Nhưng, vừa nhận đề thi xong, NguyễnKhắc Kính bị đau bụng quằn quại, khôngsao có thể làm bài nổi. Mãi đến gần trưa,chợt nhớ đến giấc mộng thuở trước,Nguyễn Khắc Kính liền khấn trời đấtrằng:

-Con không dám giành ngôi Trạngnguyên với học trò của con là Phạm DuyQuyết nữa, xin thần linh khắp đất rộngtrời cao, chứng giám và phù hộ cho conđể con có thể làm cho xong bài thi.

Khấn xong, bỗng dưng Nguyễn KhắcKính liền khỏi đau và rốt cuộc cũng làmxong bài, nhưng không thể sánh với bàicủa Phạm Duy Quyết được, vì thế, ôngchỉ đỗ Hoàng giáp mà thôi. Năm đó, ôngvừa 31 tuổi còn học trò của ông là Phạm

Duy Quyết thì đã 42 tuổi rồi.Sau khi đỗ đạt, Phạm Duy Quyết làm

quan trải thăng dần đến hàm Đông CácĐại Học Sĩ (tức là một trong tứ trụ củatriều đình) còn Nguyễn Khắc Kính thìđược phong dần tới chức Thượng thư.

Dân gian đương thời bàn rằng, sở dĩPhạm Duy Quyết tiến một mạch thậtnhanh, ấy là bởi mẹ ông cúng Tiên sưnguyên cả một con trâu. Sức trâu bao giờcũng hơn sức người, ruộng văn chươngdẫu lớn thì cũng chỉ cày mấy năm làxong.

Ngộ thay!

CÓ MỘT MỐI TÌNH NHƯTHỂ!

Thời nhà Mạc có ông Hoàng Sầm,nguời xã Thù Sơn, huyện Hiệp Hoà, sauông dời nhà đến xã Quế Trạo, cũng ởhuyện nói trên. (Nay, đất làng quê ôngthuộc xóm Giếng, xã Hoà Sơn, huyệnHiệp Hoà, tỉnh Bắc Giang). Tổ tiên ôngđời đời là nông dân. Ông sinh ra trongmột gia đình nghèo, cha mất sớm, giasản chỉ có mấy sào ruộng, hai mẹ conông nương tựa nhau mà sống. Mãi đếnnăm ngoài hai mươi tuổi, ông vẫn chưabiết chữ. Sách Tang thương ngẫu lụcchép rằng:

“Bấy giờ ở huyện ông có quan

Thượng thư Nguyễn Doãn Địch (đỗ Tiếnsĩ khoa Tân Sửu, năm Hồng Đức thứ 12,tức là năm 1481 -NKT) về làng trí sĩ.Quan huyện sở tại bắt dân phu phải điđón rước. Hoàng Sầm cũng là một trongsố những dân phu ấy. Ông bị sung vàochân khiêng kiệu cho cô con gái của quanThượng thư. Khi khiêng kiệu, ông liếcmắt thấy tiểu thư nhan sắc tuyệt vời, lòngrung động khó tả. Về nhà, ông nói với mẹlà muốn cưới cô tiểu thư làm vợ. Ngườimẹ cười, nói là không được, ông khôngnghe, mua buồng cau, cố nài mẹ phải đidạm hỏi cho mình, nhưng lại sợ mẹ nóidối, nên đi bám theo sau mẹ. Bà mẹkhông muốn, nhưng cũng sợ con buồn,bèn đến đứng trước cửa nhà quanThượng thư, lần lừa mãi mà chẳng dám

vào. Quan Thượng thư lấy làm lạ, liềncho gọi vào để hỏi. Bà mẹ kêu xin quantha tội cho, vì chẳng qua bà bị con thúcép. Quan Thượng thư cười, nói rằng:

-Không sao cả.Nói rồi, quan cho gọi ông đến để xem

ông là người thế nào. Ông mặc mỗi chiếcquần đùi, đến sụp lạy trước thềm nhà.Quan Thượng thư nói:

-Con gái nhà quan, có đâu lại gả chomột kè bạch đinh. Hễ sau này anh làmnên sự nghiệp như ta, anh mới có thể lấycon gái ta được.

Ông lạy hai lạy rồi thưa:-Xin vâng mệnh quan lớn, nhưng cũng

mong quan lớn giữ lời hứa cho.Về nhà, ông giấu mẹ, bán trộm một

sào ruộng được ba mươi quan, lần

đường tới kinh đô, xin làm học trò củamột bậc danh nho. Ba năm sau, ông đãgiỏi lắm, nhân đó, lấy cớ là học trò bị bỏsót tên, đến xin quan huyện Hiệp Hoàcho được khảo thí. Ông trúng ở trườngHuyện, rồi đi thi Hương, đỗ Giải Nguyên(tức đỗ đầu hàng Hương cống, cống sĩhay Cũ nhân -NK.T). Xong, ông nhờngười về báo cho quan Thượng thư, xinquan chớ sai lời ước cũ, rồi lại về kinhđô dự thi Hội.

Bấy giờ, con gái của quan Thượngthư, tuy cũng đã có mấy đám đến dạmhỏi, nhưng chưa ưng ý ai, vẫn còn ở nhà.Khoa Mậu Tuất, niên hiệu Đại Chính(tức năm 1538 - NK.T) ông 27 tuổi (tínhtheo tuổi ta -NKT), đỗ Thám hoa. (Khoanày, Giáp Hải đổ Trạng nguyên, Trần

Toại đỗ Bảng nhãn và Hoàng Sầm đỗThám hoa -NK.T). Hôm vinh quy, ông vềlàm đám cưới ngay giữa sân nhà quanThượng thư, người làng ai cũng cho làmột sự vinh hạnh hiếm có.

Sau, ông làm quan, được phong tớichức Lê Bộ Tả Thị Lang, tước HoànhPhúc Bá.”

Hình ảnh chàng thanh niên HoàngSầm, mặc mỗi chiếc quần đùi, quỳ lạydưới thềm nhà quan Thượng thư trí sĩ làNguyễn Doãn Địch, thương hại biết làbao! Nhưng, kẻ phàm phu chỉ thấy đượccái vẻ bề ngoài khốn khổ, chẳng thể thấychí lớn của Hoàng Sầm. Hoá ra, sứcmạnh của tình yêu thật khó mà lườngđược, đủ để biến một anh dân phu quêmùa trở thành một vị Thám hoa tài giỏi,

đủ để một người như Hoàng Sầm có thểvượt qua chặng đường đèn sách, từ chỗchưa biết gì đến hàng tột cùng vinh hiểnmà chỉ mất có ba năm. Có một mối tinhnhư thế, nhưng, cổ kim nào phải chỉ cómột mối tinh như thế. Lạ thay, tình yêu!

CHUYỆN LI KÌ VỀ THỜITRAI TRẺ CỦA TRẠNGNGUYÊN GIÁP HẢI

Giáp Hải (sau đổi gọi là GiápTrưng), sinh năm Đinh Mão (1507) tạilàng Công Luận, huyện Văn Giang(thuộc Hà Bắc cũ), nhưng trưởng thànhlại ở làng Dĩnh Kế, huyện PhượngNhãn (nay là xã Dĩnh Trì, huyện Lạng

Giang, tĩnh Bắc Giang), đỗ Trạngnguyên khoa Mậu Tuất (1538), đời MạcThái Tông, mất năm Bính Tuất (1586),thọ 79 tuổi. Sau khi đỗ đạt, Giáp Hảilàm quan cho nhà Mạc, được phongdần lên đến chức Lục Bộ Thượng thư,kiêm Đông Các Đại Học Sĩ, hàm TháiBảo, tước Sách Quốc Công. Sinh thời,ông là bậc quyền cao chức trọng, danhvọng khó ai bì và có lẽ cũng chính vìthế mà người đời không ngớt truyềntụng những chuyện li kì về ông. Dướiđây là một trong số những chuyện vềthời trai trẻ Trạng nguyên Giáp Hải.

Dân gian kể rằng, sau khi đã thọ giáovới các nhà Nho mở trường dạy học ởlàng và ở huyện, Giáp Hải được gia đìnhgửi đến kinh thành Thăng Long để học

tập và chuẩn bị dự thi. Ông mướn đượcmột căn nhà nhỏ ở gần bến Bồ Đề (GiaLâm, Hà Nội) và nghỉ trọ tại đó mộtmình. Ngày ngày Giáp Hải phải đi đòqua bên kia sông Hồng để học. Một hôm,khi đến bến Bồ Đề, ông chợt thấy ngườita bắt được một con rùa rất đẹp và đangđịnh đem làm thịt ăn. Cho rằng ăn thịtmột con rùa xinh đẹp như thế là quá bấtnhẫn, Giáp Hải liền đến nài nỉ xin mualại. Ông phải trả một giá tiền khá caomới mua được con rùa ấy. Đem rùa vềđể trong nhà vào cho rùa ăn uống đâu đórồi, Giáp Hải mới đến trường để học. Từđó trở đi, con rùa xinh đẹp và bé nhỏ làngười bạn thân thiết của Giáp Hải.Khoảng một thời gian ngắn sau, mỗi lầnđi học về, Giáp Hải đã thấy cơm canh

dọn sẵn, nhà cửa sạch sẽ và gọn gàng, dòla thăm hỏi cũng không biết rằng ai đãcất công giúp đỡ. Ông quyết chí tìm chora sự thực. Thế rồi vào một ngày nọ, ônggiả vờ đi học như thường lệ, nhưng đếnchừng giữa buổi thì quay lại, núp kín ởmột góc gần nhà mình để chờ. Bỗng GiápHải thấy một cô gái đẹp tuyệt trần, tuổichừng mười tám đôi mươi, tự dưng hiệnra trong nhà mình. Cô lặng lẽ cầm chổiquét dọn và nhóm bếp nấu cơm. Đúnglúc đó cô đang mải mê làm việc thì GiápHải lén đến, ôm chầm lấy cô và nói:

-Chẳng phải cô là hạng sàm sỡ,nhưng... xin cô tha lỗi cho, tôi muốn giữcô lại để hỏi cho ra lẽ, rằng cô từ đâuđến và tại sao cô lại bí mật giúp đỡ tôithế này. Chừng nào chưa rõ thực hư, tôi

quyết không thể nào buông cô ra được.Cô gái từ tốn thưa:-Xin chàng đừng làm thế. Thiếp không

trốn đi đâu. Sự thật đã ra thế này thìthiếp cũng chẳng giấu chàng làm gì nữa.Thiếp vốn là con gái của Đông Hải ĐạiVương, vì mải vui nên bị người đánhlưới bắt được. Hẳn chàng còn nhớ conrùa bé nhỏ mà chàng đã bỏ cả một khoảntiền lớn ra để mua về nhà và chăm sóc tửtế chứ. Con rùa bé nhỏ tội nghiệp ấychính là thiếp đây. Cảm ơn sâu nghĩanặng, thiếp đã thuận lòng ở lại với chàngvà bạo dạn giúp chàng đôi chút việc nhàlặt vặt.

Giáp Hải nghe cô gái nói vậy thìbuông tay ra và lấy cái mai rùa đem giấuđi. Từ đó, hai người ăn ở với nhau như

vợ chồng. Một hôm, cô gái thỏ thẻ nóivới Giáp Hải rằng:

-Thiếp với chàng có duyên nợ vớinhau, nhưng kẻ dương gian, người thuỷphủ, đôi đường cách biệt, thật bất tiện vôcùng. Nay nếu thiếp ở lại mãi với chàngthì sợ rằng thân phụ sẽ trách phạt, mà vềthuỷ phủ một mình thì thiếp lại chẳngcam lòng. Vậy, xin chàng hãy cùng đi vớithiếp, trước là để ra mắt song thân, saulà để thiếp có dịp báo đáp ơn đức chochàng.

Giáp Hải nói:-Lời nàng nói thật hay, nhưng ta nay

còn nuôi chí lập công danh qua đườngkhoa bảng, nếu đi cùng nàng thì chẳng cólẽ bỏ lỡ cả việc học hành hay sao?

Cô gái nói:

-Xin chàng chớ có lo. Dưới thuỷ phùcũng có nhiều trường. Cạnh nơi thiếp ởlà trường của Trạng nguyên Lương ThếVinh đấy. Từ ngày tạ thế về với âm cung,Trạng nguyên Lương Thế Vinh được mờiđến giảng học cho thuỷ phủ của thân phụthiếp.

Nghe vậy, Giáp Hải liền đồng ý đi.Ông lấy mai rùa trả lại cho cô gái. Thoắtmột cái, cô đã trở lại thành rùa, rẽ nướcđưa Giáp Hải xuống thuỷ phủ. Đến nơi,Giáp Hải được Đông Hải Đại Vươngđón tiếp rất nồng hậu. Ông được coi là rểquý của Đông Hải Đại Vương. Ít hômsau, Giáp Hải đến xin thọ giáo Trạngnguyên Lương Thế Vinh. Vừa thấy GiápHải, Trạng nguyên Lương Thế Vinh đãnói:

-Con hẳn không phai là người củathủy phù. Vậy, ai đã đưa con đến đây?

Giáp Hải cứ tình thực kể hết đầu đuôimọi chuyện. Nghe xong, Trạng nguyênLương Thế Vinh nói:

-Trời đã định cho con đỗ Trạngnguyên và trao cho quyền cao chứctrọng. Con hãy về ngay, đừng nấn ná làmgì nữa. Trốn tránh phận trời đã định làmsao được?

Giáp Hải cung kính vâng lời. ĐôngHải Đại Vương sai con gái lo lắng choông mọi sự một cách chu tất rồi đưa ôngtrở về dương thế. Ông đến kinh đô vừakịp lúc đó có khoa thi Hội. Giáp Hải ứngthí và đỗ đạt như đã nói ở trên. Sau khiđược vinh hiển với đời, Giáp Hảithường đến xã Cao Hương, huyện Thiên

Bản để làm lễ bái tạ trước mộ Trạngnguyên Lương Thế Vinh ...

Bạn nghĩ gì về câu chuyện li kì vàđượm màu huyền bí ở trên? Có ngườibàn rằng, sắc đẹp mê hồn của con gáiĐông Hải Đại Vương vẫn không hề làmGiáp Hải sao nhãng việc học, sự sanggiàu phú quý của thuỷ phủ cũng khôngkhiến Giáp Hải lơ là việc đèn sách,người như ông mà chiếm bảng khôinguyên thì có gì là lạ đâu? Giáp Hải liềuxuống thủy phủ chi vì tin rằng ở đó cótrường của đấng Trạng nguyên tài danhđã quá cố là Lương Thế Vinh và GiápHải rời thuỷ phủ cũng chỉ vì... một lờikhuyên của hồn thiêng Lương Thế Vinh,xem thế cũng đủ biết, tiếng tăm củaLương Thế Vinh ảnh hưởng tới Giáp Hải

mạnh mẽ biết là ngần nào!Muôn đời vẫn vậy, dốc chí “tầm sư

học đạo ” đã là khó, nghiêm cẩn làm theolời khuyên của bậc tôn sư lại càng khóhơn. Bất cứ ai làm được cả hai việc khóấy cũng đều có thể trở thành người tài.Triết lí của thiên cổ, thực ra cũng chỉđơn giản như vậy mà thôi. Như GiápHải... thử ngẫm mà xem.

VỤ XÉT ÁN ĐẲU NĂMCỦA QUẬN CÔNG LÊĐÌNH KIÊN

Dưới thời trị vì của vua Lê HuyềnTông (1662 - 1671) và chúa Trịnh Tạc(1657 - 1682), có Quận công Lê Đình

Kiên là người nổi tiếng xét án thôngminh, chính xác và công bằng. Ông làngười làng Bái Trại, huyện Yên Định,Thanh Hoá, sinh và mất năm nào chưarõ. Tháng 9 năm Kỉ Dậu (1669), ôngđược bố làm Trấn Thủ trấn Sơn Nam.Tại đây, Tết năm Canh Tuất (1670),Quận công Lê Đình Kiên đã xét xử mộtvụ án rất nổi tiếng. Nhiều bộ dã sử,trong đó có Kiến văn tiểu lục của LêQuý Đôn đã ghi chép lại khá tỉ mỉ vụ ánnày. Xin tổng hợp và lược thuật nhưsau:

Khi ấy ở trấn Sơn Nam có vợ mộtngười phường chèo nọ nhan sắc rất mặnmòi. Ngày Tết là ngày vợ chồng anhphường chèo liên tục phải đi hát xướngkhắp mọi nơi, vì thế, tiếng tăm về nhan

sắc của vợ anh phường chéo cũng theođó mà truyền đi ngày một xa. Một hôm,có một khách buôn người Trung Quốctrông thấy, cầm lòng không được, bèn bỏra thật nhiều tiền để mời cả hai vợ chồnganh phường chèo xuống thuyền ca hát.Hắn cố chuốc rượu cho người chồnguống thật say rồi bắt người vợ giấu ởphía dưới cột buồm, bắt phải ngậm nhânsâm để khỏi bị tắt thở. Người chồng tỉnhrượu, không thấy vợ đâu nữa, bèn hốthỏang đi tìm, nhưng người khách buônlại nói là vợ anh ta đã lên bờ đi đâu rồi.Vì tìm mãi không thấy, anh phường chèoliền làm đơn gởi lên quan. Quận công LêĐình Kiên bỏ cả chơi xuân, quyết xử chobằng được vụ án đầy vẻ mờ ám này.Trước hết, ông sai lính đến lục soát khắp

thuyền của tên khách buôn, nhưng vẫnkhông tìm thấy vợ của người phườngchèo. Sau ông sai một võ quan thuộc hạcủa mình là Duy Vũ, đem lính đến truytìm lần nữa. Lần này, ông dặn trước vớiDuy Vũ rằng, hãy làm như thế, như thế,...

Thấy Duy Vũ đem lính tới, tên kháchbuôn hùng hổ, tuốt gươm ra và quát tolên rằng:

-Lần này, nếu tìm không được, ta sẽgiết anh.

Duy Vũ là người to lớn, lại có võnghệ cao cường, bèn điềm tĩnh bước tới,giật phăng thanh gươm của tên kháchbuôn, trói anh ta lại rồi mắng rằng:

-Thế ra mày muốn chống lại lệnh quantrên hả?

Mắng xong, Duy Vũ cùng tốp lính bắt

trói hết tất cả những người ở trongthuyền, giải về nạp Quận công Lê ĐìnhKiên. Quận công Lê Đình Kiên sai bắtgiam mỗi người một nơi, lấy sẵn dụng cụtra tấn ra để uy hiếp, thế mà chẳng có tênnào chịu thú nhận cả. Ông liền hạ lệnhbắt hai tên ra đánh cho mấy đòn thật đau,đồng thời, bắt một tên khách cho dẫn quadẫn lại ở phía ngoài, cốt sao cho hắntrống thấy việc đồng bọn đang bị trakhảo. Xong, ống sai dẫn hai tên đã bị trakhảo đi nơi khác và dẫn tên chưa bị trakhảo vào và quát:

-Bọn kia bị tra khảo đã khai nhận hếtmọi tội lỗi rồi, lời khai đã được ghi cảvào giấy tờ đây. Đến lượt mày, mày cónhận phần lỗi của mày hay lại giấu giếmchối cãi?

Quận công Lê Đình Kiên vừa nói vừađưa tờ giấy cho người này thoáng thấy.Hắn hoang mang lo sợ, bèn khai hết đầuđuôi mọi chuyện. Quận công Lê ĐìnhKiên liền sai người giải hắn về thuyền,quả nhiên, tìm ở phía dưới cột buồm thìthấy vợ người phường chèo ở đó. Hếtđường chối cãi, tên khách buôn bị phạttrượng (tức là bị đánh bằng gậy) và bịnộp phạt đến bảy chục dật bạc. (Mỗi dậttương đương với hai mươi bốn lạng, tứclà tổng cộng lên đến 1.680 lượng bạc.)

Vụ án nói trên tuy không phải là lớn,nhưng xem ra cũng có không ít điều đángđể cho hậu thế suy gẫm. Truớc hết, đó tuylà thời loạn, nhưng, một người phườngchèo thấp cổ bé miệng, bị người đươngthời cho là hạng “xướng ca vô loài”, vẫn

có thể dễ dàng tìm đến cửa quan (mà làquan cao cấp) với tất cả niềm tin cậy củamình. Chừng nào mà dân còn có thể dễdàng đến với cửa quan để nhờ cậy, thìchừng đó, phép nước vẫn còn có ý nghĩanhất định của nó

Vụ án xảy ra vào dịp Tết, dịp mà mọián kiện ngục tụng đều tạm gác lại để cácquan còn ngơi nghĩ và vui xuân, thếnhưng, Quận công Lê Đình Kiên vẫnkhông chút câu nệ. Ông gác ra ngoài tấtcả để quyết xử nhanh, xử đúng tội trạngcủa kẻ gian manh. Đó là một điều đángkính. Với Quận công Lê Đình Kiên, mạngngười là rất quan trọng, cho dẫu đó làmạng của một người ở dưới đáy của xãhội. Vì mạng người, ông quyết khôngbuông vũ khí công lí ở trong tay. Đó là

hai điều đáng quý. Quan xét án mà gồmđủ cả hai điều đáng quý ấy thì đời tônkính nhắc nhở, sách vở trân trọng ghichép lại, kể cũng là lẽ tự nhiên.

LÒNG CƯƠNG TRỰC VÀTÀI XÉT ÁN CỦA NỘITÁN NGUYỄN KHOAĐĂNG

Dưới thời trị vì của các chúa Nguyễn.Nội Tán là một trong những chức quancao cấp của xứ Đàng Trong. Hẳn nhiênlà có rất nhiều người từng được traochức Nội Tán, nhưng, quan Nội Tán trẻtuổi mà lừng danh hơn cả vẫn là NguyễnKhoa Đăng, thậm chí, hễ nói đến Nội

Tán là xã hội lại nghĩ ngay đến NguyễnKhoa Đăng. Vậy, ông là người như thếnào? Sách Đại Nam liệt truyện (tiềnbiên, quyển 5) cho biết rằng ...

Nguyễn Khoa Đăng là con thứ củaNguyễn Khoa Chiêm. Họ Nguyễn Khoavốn dĩ là Nguyễn Đình, gốc ở HảiDương. Thời Nguyễn Hoàng vào trấn thủở Thuận Hoá, dòng họ này có NguyễnĐình Thân cũng đi theo. Đến nơi,Nguyễn Đình Thân định cư tại huyệnHương Trà, phủ Thừa Thiên và đổi gọilà Nguyễn Đình thành Nguyễn Khoa.Nguyễn Khoa Chiêm là đời thứ ba củacủa họ Nguyễn Khoa tại Hương Trà.

Nguyễn Khoa Chiêm là một văn tàicủa xứ Đàng Trong, ông là tác giả của bộtiểu thuyết lịch sử Trịnh -Nguyễn diễn

chí rất có giá trị. Sinh thời, Nguyễn KhoaChiêm từng được chúa Nguyễn Phúc Chuphong đến tước Bảng Trung Hầu. Ông cóhai người con trai rất nổi tiếng với đời,đó là Nguyễn Khoa Hợp và NguyễnKhoa Đăng.

Nguyễn Khoa Đăng sinh năm Tân Mùi(1691). Lớn lên, vì là con nhà gia thế,ông được bổ làm Văn Chức. Nhờ bẩmtính thông minh lại có khả năng quyếtđoán, cho nên, chẳng bao lâu sau khinhận chức, Nguyễn Khoa Đăng đã đượcchúa Nguyễn để ý cất nhắc.

Năm Nhâm Dần (1722). khi vừa mớiđược 23 tuổi, Nguyễn Khoa Đăng đãđược thăng làm Nội Tán, kiêm Án SátSứ, Tổng Tri Quân Quốc Trọng Sự. Đólà chức quan cao cấp mà nhiều người

làm quan cả đời vẫn không dám mơ tới.Thường thường, trước khi cử hành việclớn, Nguyễn Khoa Đăng luôn cân nhắcthật cẩn trọng, xong, vạch kế hoạch dânglên, nếu được duyệt làm mới làm, mà đãlàm là làm tới nơi tới chốn. Đại Nam liệttruyện đã trân trọng chép mấy sự kiệnđặc biệt có liên quan trực tiếp tớiNguyễn Khoa Đăng.

Sự kiện thứ nhất diễn ra vào khoảngsau năm 1722 một chút. Sách này chéprằng: “Đường rừng Nhà Hồ (tức Hồ Xá)thường có kẻ cướp tụ họp, khiến chongười đi đường rất sợ hãi. Chúa biếtchuyện ấy, liền sai Nguyễn Khoa Đăngđi kinh lí đặt ra phép bắt trộm cướp,mệnh lệnh rất nghiêm minh. Từ đó, bọncướp im bặt. Bấy giờ, bờ biển Tam

Giang, tức là xứ Bào Ngược (ở hai xãVinh Xương và Kể Môn, thuộc huyệnQuảng Điền) nước sâu mà sông thìcong, chảy xiết lắm. Vào mùa thu vàmùa đông, nơi này hay có sóng to giódữ. Thuyền đi qua thường bị đắm luôn.Nguyễn Khoa Đăng liền sai dân đàođất, nắn cho sông chảy thẳng, khiếncho nước bớt xoáy, thuyền bè qua lại dễdàng hơn, khách buôn và nhân dân đềulấy đó làm tiện lợi nên không ngớt cangợi” ...

Lời ca ngợi của nhân dân không chỉtruyền tụng một thời mà là mãi mãi. Vềsự kiện thứ nhất này, hẳn bạn đã từng biếtđến qua câu ca dao:

Thương em anh cũng muốn vô,Sợ truông nhà Hồ, sợ phá Tam

GiangPhá Tam Giang ngày nay đã cạn,Truông nhà Hồ, Nội Tán cấm

nghiêm.Sự kiện thứ hai cũng diễn ra sau khi

Nguyễn Khoa Đăng nhận chức Nội Tán,còn như vào năm cụ thể nào thì chưa rõ.Đại Nam liệt truyện chép:

“Nguyễn Khoa Đăng là ngườinghiêm giữ lòng ngay thẳng, không vịnể bất cứ ai, kể cả những nhà gia thế.Bấy giờ, nhiều hoàng thân quốc thíchăn chơi xa xi, thường vay mượn tiềnkho, lâu ngày không chịu trả, NguyễnKhoa Đăng liền xin đi đòi nợ. Trướckhi đi, ông nói với Chúa rằng:

-Phép nước phải bắt đầu thực hiệntừ người họ gần trước thì may ra việc

mới thành công được.Chúa vâng theo. Có một Trưởng

Quận chúa nợ công quỹ rất nhiều màquan lại không ai dám tới đòi. NguyễnKhoa Đăng biết vậy, liền sai bọn thị tìrình lúc Trương Quận chúa đi ra thì tớiníu xe lại mà đòi nợ. Bà ta giận quávào cung kêu khóc với Chúa rằng:

-Chúa thượng chẳng lẽ không bênhvực chị mình ư? Nội Tán là gì mà dámlàm như thế?

Chúa an ủi một lúc rồi nói:-Phép nước phải bắt đầu thực hiện

từ người họ gần trước. Nội Tán chấphành đúng, biết nói thế nào được?

Nói xong, Chúa bèn cho chị minhtiền để trả, không dám chậm trễ nữa.Từ đó trở đi, những người còn mắc nợ

liền đem tiền đến trả, không ai dám dâydưa như trước.”

Sự kiện thứ ba chép chuyện bốn lầnxét án Nguyễn Khoa Đăng, Đại Nam liệttruyện chép rõ bốn lần xét án này nhưsau:

“Đời truyền là có người trồng dưa,đêm bị kẻ khác dùng xẻng phá huỷ đi.Không rõ kẻ đó là ai, nhưng chủ nhà vẫnđem việc lên kiện. Bấy giờ, NguyễnKhoa Đăng liền sai thu hết xẻng của mọinhà trong làng ấy đến và ra lệnh ghi rõtên chủ nhân của từng chiếc xẻng. Xong,ông sai người liếm xẻng thì thấy một cáicó vị đắng. Lập tức, Nguyễn Khoa Đăngcho bắt chủ chiếc xèng ấy ra tra khảo,quả nhiên đúng hắn là kẻ phá huỷ ruộngdưa.

Lại có chuyện người hàng dầu bị tênmù ăn trộm tiền. Tên mù lấy cớ là mù,không chịu nhận tội ăn trộm. Người hàngdầu đến kiện, Nguyễn Khoa Đăng liềnđem số tiền trong túi tên mù thả xuốngnước, thì thấy quả nhiên có váng dầu nổilên. Tên mù khi ấy mới chịu, còn mọingười thì ai cũng phục.

Chuyện khác kể rằng, ở truông nhà Hồcó vụ án lái buôn đi buôn giấy bị bọn bấtlương cướp mất hàng mà chẳng để lạidấu vết gì cả. Người lái buôn đem việcấy đi thưa kiện.

Nguyễn Khoa Đăng bình tĩnh sai dântrong vùng, mỗi người phải lấy giấy kêrõ họ tên quê quán của mình. Giá giấy vìthế mà đắt lên. Bọn kẻ cướp nhân đóđem giấy ra bán. Vụ án nhờ vậy mà

nhanh chóng được phanh phui.Có một vụ án, Nguyễn Khoa Đăng đã

dò la được họ tên của bọn cướp, nhưng(vì chưa có chứng cớ rõ ràng) nên vờnhư không biết. Nhân đầu làng ấy có mộttảng đá to, dân làng vẫn thờ làm thần,Nguyễn Khoa Đăng liền nghĩ ra một mưukế. Ông sai người bí mật đào hầm ở giữasân, phía trên che kín, phía dưới chongười núp sẵn, xong, hạ lệnh đem tảng đáthần đến để cho ông... xét xử. NguyễnKhoa Đăng vừa tra khảo, vừa hỏi họ tênkẻ cướp. Người núp sẵn dưới tảng đávừa than khóc kêu đau, vừa khai vanhvách họ tên kẻ cướp. Nguyễn Khoa Đăngliền sai bắt, chúng đều nhận tội hết.

Năm 1725, Nguyễn Cửu Thế vốn cóthù ghét với ông, nhân lúc chúa Nguyễn

Phúc Chu qua đời, đã lập mưu giết hạiông. Năm ấy, Nguyễn Khoa Đăng mớivừa 34 tuổi. Tiếc thay!

SAU HAI VỤ ÁN, NGHĨ VỀCHÂN TƯỚNG CỦANGUYỄN CỬU THẾ

Nguyễn Cửu Thế là cháu nội củaNguyễn Cửu Kiều (1599 -1656) và làcon của Nguyễn Cửu Ứng (1634 -1705).Họ Nguyễn Cửu này vốn gốc ở huyệnTống Sơn (Thanh Hoá) rất được chúaNguyễn tin dùng, ông và cha củaNguyễn Cửu Thế đều là tướng lĩnh caocấp của chúa Nguyễn. Riêng NguyễnCửu Kiều còn được kết hôn với Quận

Chúa Nguyễn Thị Ngọc Đinh, tức làđược làm con rể của chúa Sãi NguyễnPhúc Nguyên. Đáp lại sự tin cậy củacác chúa Nguyễn, dòng họ Nguyễn Cửucũng luôn luôn bày tỏ sự trung thànhtuyệt đối của mình.

Nhờ có tiếng tốt của ông và cha, ngaykhi vừa mới bước vào độ tuổi trưởngthành, Nguyễn Cửu Thế đã được chúaNguyễn Phúc Trăn ban ơn, cho đượchưởng chế độ tập ấm, trao chức Quảnđội của đội Tiểu Sai (chức quan võ bậcthấp trong phủ chúa đương thời). Sau,Nguyễn Cửu Thế được phong dần lênđến chức Chưởng Cơ là chức võ quancao cấp nhất của xứ Đàng Trong.

Tiếc thay, khi đã có danh vọng lớnvới đời, Nguyễn Cửu Thế lại là người

thất đức. Sách Đại Nam chính biên liệttruyện (Tiền biên, quyển 4) chép chuyệnNguyễn Cửu Thế, trong đó có nói đến sựliên luỵ của Nguyễn Cửu Thế đối với haivụ án lớn. Xin được tóm lược như sau:

Vụ án thứ nhất xảy ra vào năm Kỉ Sửu(1709). Bấy giờ, em ruột của NguyễnCửu Thế là Nguyễn Cửu Khâm cùng vớiquan Nội Hữu Chưởng Doanh là TốngPhúc Thiệu, vì không bằng lòng với chúaNguyễn Phúc Chu (1691 -1725) cho nênđã lỡ lời nói xấu Chúa. Biết đượcchuyện này, thay vì chân thành khuyênbảo em, Nguyễn Cửu Thế lại thêu dệtthành chuyện mưu phản rồi tâu lên Chúa.Sách trên có đoạn nguyên văn (phiêndịch) như sau: “Nhằm ngày đầu năm, phủChúa có lễ đại duyệt, sau khi các quan

làm lễ chầu hầu xong. Chúa bèn xuốngchỉ bắt ngay bọn (Nguyễn Cửu) Khâm và(Tống Phúc) Thiệu để giao cho đình thầntra xét. Chúng đều nhận tội. Xét thấy(Nguyễn Cửu) Khâm là kè chủ mưu, đìnhthần khép vào tội phải xử tử, (TốngPhúc) Thiệu là kẻ a tòng thì bị phế làmthứ dân. Chúa cho rằng (Nguyễn) CửuThế là người biết lo dẹp yên nội loạn,bèn cho thăng làm Nội Hữu ChưởngDoanh. Chúa lại còn riêng tặng cho(Nguyễn Cửu Thế) đôi câu đối (phiênâm) như sau:

Vi đống, vi lương, trọng trấn Namtriều lương Hữu Bật;

Thức kim, thức ngọc, tráng ngôQuốc Lão điện bàn an.

Nghĩa là:

Làm cột, làm rường, trọng trấn Namtriều như Hữu Bật;

Tựa vàng, tựa ngọc, xứng thay QuốcLão vững bàn an.

Sau lời đặc biệt khen ngợi này, Chúacòn vui đem Quận chúa Nguyễn ThịNgọc Phượng, trước đã định gả cho(Tống Phúc) Thiệu mà gả cho (Nguyễn)Cửu Thế.”

Vụ án thứ hai xảy ra vào mùa hạ nămẤt Tị (1725). Bấy giờ ở xứ Đàng Trongcó dòng họ Nguyễn Khoa cũng rất nổitiếng. Họ Nguyễn Khoa nguyên là họNguyễn Đình, tổ tiên người gốc HảiDương. Người đầu tiên vào xứ ĐàngTrong là Nguyễn Đình Thân, ông nhậptịch ở huyện Hương Trà (nay thuộc ThừaThiên -Huế). Con của Nguyễn Đình Thân

là Nguyễn Khoa Chiêm, từng làm quantới chức Tham Chánh Doãn Sự. Con củaNguyễn Khoa Chiêm là Nguyễn KhoaĐăng, ngay từ lúc còn rất trẻ đã nổi tiếngtài hoa. Năm 1722, khi vừa tròn 30 tuổi,Nguyễn Khoa Đăng đã được phong tớichức Nội Tán kiêm Án Sát Sứ, Tống TrịQuân Quốc Trọng Sự. Hẳn bạn đã từngnghe câu ca dao:

Thương em anh cũng muốn vô,Sợ truông nhà Hồ, sợ phá Tam

GiangPhá Tam Giang ngày nay đã cạn,Truông nhà Hồ, Nội Tán cấm

nghiêm.Truông nhà Hồ ở Hồ Xá (Quảng

Bình) là nơi lắm trộm cướp. Phá TamGiang ở Quảng Điền (Thừa Thiên -Huế)

là nơi lắm gió to sóng dữ. Và, Nội Tánchính là Nguyễn Khoa Đăng, người cótài trị dân, khiến cho vùng truông nhà Hồđược bình yên. Cũng trong sách đã dẫn ởtrên có đoạn:

“Quan giữ chức Nội Tán là NguyễnKhoa Đăng vốn tính trung trực, luôn logiữ nghiêm phép nước, cho nên,(Nguyễn) Cửu Thế lấy làm ghét, bèn tìmcách để buộc tội. Mùa hạ năm Ất Tị(tức là năm 1725 -NK.T), sau khi HiểnTông (tức Quốc Chúa Nguyễn PhúcChu) qua đời, (Nguyễn Cửu) Thế bènphao tin rằng (Nguyễn Khoa) Đăng mậtsai bọn cung nhân (trong phủ Chúa),lấy ấn truyền quốc làm bằng vàng đemcất giấu đi, cốt mưu việc phế lập.Nguyễn Cửu Thế còn giả làm di mệnh

của Chúa, cho triệu (Nguyễn Khoa)Đăng về rồi giết chết (Nguyễn Khoa)Đăng ở ngay trên đường về.”

Bấy giờ, nhiều người tin chuyện NộiTán Nguyễn Khoa Đăng lập mưu phế lậplà có thật. Phải đợi đến sau mùa hạ nămCanh Tuất (1730), tức là sau khi NguyễnCửu Thế đã qua đời, sự thật về vụ án thứhai này mới được phơi bày, nhưng, vìthấy chúa Nguyễn Phúc Chú (1725-1738) không đả động gì lại còn truy tặngcho Nguyễn Cửu Thế rất hậu, cho nên,chẳng ai dám dâng sớ hạch tội NguyễnCửu Thế cả. Thấy chúa Nguyễn PhúcChú phong cho các con của Nguyễn CửuThế là Nguyễn Cửu Quý chức Tả QuânĐô Đốc, tước Uy Quận Công, NguyễnCửu Thông chức Nội Tả Chưởng Cơ,

tước Kính Quận công và Nguyễn CửuPháp chức Ngoại Hữu Chưởng Doanh,tước Hoán Quận Công,... thiên hạ lại cóngười cho rằng Nguyễn Cửu Thế làngười đại đức!

Thời chúa Nguyễn Phúc Chu và chúaNguyễn Phúc Chú được coi là thời thịnhtrị của họ Nguyễn ở xứ Đàng Trong.Nhưng, rất tiếc là ngay trong thời thịnhtrị ấy, phép nước đã bắt đầu bị coithường. Như Nguyễn Cửu Thế mà trọnđời được bình an giữa cõi trời cao đấtdày thì quả là lạ lắm!

Hình như đường tiến thân của NguyễnCửu Thế luôn luôn là đường hãm hại kẻkhác. Làm anh mà không chân tình chỉbảo cho em, chỉ rắp tâm đẩy em vào chỗchết để mình được Chúa tin dùng, cổ kim

chẳng mấy ai nhẫn tâm đến thế! Chẳnghay, màu chữ đỏ của đôi câu đối mà chúaNguyễn Phúc Chu viết tặng Nguyễn CửuThế có giống như màu máu của em traiNguyễn Cửu Thế là Nguyễn Cửu Khâm?Chẳng hay, sau đêm tân hôn cùng QuậnChúa Nguyễn Thị Ngọc Phượng, có baogiờ Nguyễn Cửu Thế mơ thấy hồn oancủa em mình lớn vởn đó đây?

Lập mưu giết hại Nội Tán NguyễnKhoa Đăng, Nguyễn Cửu Thế đã bộc lộđầy đủ bản chất nham hiểm của mình.Nguyễn Khoa Đãng chết mà tiếng thơmđể mãi đến muôn đời, còn Nguyễn CửuThế thì ngược lại, được sống thêm màchỉ tổ chất chứa nỗi nhục, ngàn năm chưadễ rửa sạch đâu! tâm địa Nguyễn CửuThế, gớm thay!

Nhưng, riêng trách Nguyễn Cửu Thếcó lẽ cũng có chỗ chưa phải. Bấy giờ, sởdĩ Nguyễn Cửu Thế có đất để thoải máidung thân, ấy là bởi trên Nguyễn CửuThế còn có chúa Nguyễn. Ôi, đồng thanhtương ứng, đồng khí tương cầu, rõ là chílí thay!

ĐỨC NGHIÊM CẨN CỦATUẦN PHỦ ĐẶNG ĐẠI ĐỘ

Ngạn ngữ Pháp có câu: “Hãy làmtheo những điều tôi nói, chớ làm theonhững điều tôi làm.”Nhưng, đó là câucủa người Pháp, của phương Tây...Trong quá khứ của dân tộc ta, có khôngít những người nói rất hay và làm cũngrất giỏi, rất đáng để cho hậu thế noitheo. Một trong số những người ấy làquan Tuần phủ Đặng Đại Độ.

Đặng Đại Độ là con của Đặng ĐạiLược, người huyện Phong Đăng (naythuộc tình Quảng Bình). Đặng Đại Lượcnhờ có văn tài mà được chúa NguyễnPhúc Khoát (1738 - 1765) bổ làm quan.

Khởi đầu, Đặng Đại Lược tập sự ở VănChức Viện, đến năm 1741 thì thăng làmquan Kí lục của dinh Bố Chính và đếnnăm 1746 thì thăng làm Cai bạ dinhQuảng Nam. Sử cũ cho hay, Đặng ĐạiLược là người thanh liêm, cho ai cái gìhoặc giả là nhận của ai cái gì cũng đềusuy xét rất kĩ. Ai dâng chút gì chỉ có giátrị vật chất thật nhỏ thì ông mới nhận, cònhơi lớn một chút là ông từ chối, nói rằng:

-Nhà đã có dư thừa cho nên khôngdám nhận chứ chẳng phải là bày đặt nóinăng màu mè gì đâu.

Nhà họ Đặng ở huyện Phong Đăngđúng là nhà cha tài con giỏi. Đặng ĐạiLược được Chúa sủng ái và con ông làĐậng Đại Độ cũng có danh thơm vớiđời. Thuở thiếu thời, Đặng Đại Độ nổi

tiếng văn hay chữ tốt. Lúc mới vào tuổitrưởng thành, ông đỗ Hương tiến (tức Cửnhân) và được Chúa Nguyễn Phúc Khoátbổ làm quan. Năm 1748, khi cha làm Caibạ dinh Quảng Nam thì Đặng Đại Độđược bố làm Kí lục dinh Bình Khang.Một nhà, hai cha con cùng được Chúa tincậy mà trao trọng trách, đời bấy giờ cholà hiếm. Sinh thời, Đặng Đại Độ làngười rất nghiêm cẩn, tự xét mình mộtcách rất nghiêm khắc. Sách Đại Nam liệttruyện (Tiền biên, quyển 5) có đoạn chépvề Đặng Đại Độ như sau:

“Đại Độ làm quan còn liêm khiếthơn cả cha. Ai đưa tặng bất cứ món gìĐặng Đại Độ cũng nhất quyết từ chối.Người đời khen ông là trong sạch. Sau,Đại Độ được bổ làm Kí lục dinh Trấn

Biên (vùng Bà Rịa -Vũng Tàu cộng vớiĐồng Nai, Binh Dương, Bình Phước,Lâm Đồng ngày nay -NKT). Bấy giờ, cóhai viên cai đội là kẻ hầu cận của Chúađi vào Trấn Biên để tìm bắt ca nhị đemvề phủ Chúa. Chúng cậy thế, làm nhiềuchuyện hống hách, trái với phép nước.(Đặng) Đại Độ liền hạ lệnh bắt chúngmà xé xác ra rồi đem treo ở cửa chợ.Xong, (Đặng Đại Độ) tự mặc áo đơn,đeo gông ngắn, đi bộ ra tận kinh (chỉHuế ngày nay -NK.T) để xin chịu tội.Khi ấy, Đặng Đại Độ có một ngườicháu gọi ông bằng chú ruột đi theo.Người cháu đề nghị với Đại Độ thuêngười dùng võng mã cáng đi cho đỡmỏi chăn. Ông gạt đi và nói rằng:

-Làm gì có chuyện tội nhân mà mong

được nhàn hạ khỏe khoắn?Đi bộ hơn một tháng thì tới kinh,

ông trình mọi việc với Hình Quan vàxin được vào ngục để chờ xét xử. HìnhQuan đem việc tâu lên Chúa, Chúa liềncho gọi (Đặng Đại Độ) vào. Đặng ĐạiĐộ một mình đi vào không mặc triềuphục. Chúa (thấy thế) liền sai cấp choông mũ áo. Đặng Đại Độ xin được chịutội, Chúa an ủi, nói rằng:

-Ngươi đâu có tội gì mà tự làm khốmình đến thế? Trước đây, ta sai ngườiđi tuyển chọn vài ca nhi để khi nhàn rỗithì tiêu khiển, có ngờ đâu bọn được saiđi đều là tiểu nhân, cậy thế mà ức hiếpngười. Ngươi giết đi là phải. Chẳng cótội gì cả. Hãy quên chuyện ấy đi.

Thế rồi, Chúa thăng cho Đặng Đại

Độ chức Tuần phủ Gia Định, lại còncho ông được quyền tuần hành khắpnăm phủ, được quyền thăng giáng cácquan lại địa phương (dưới mình). Và,chẳng bao lâu sau đó thì ông mất.”

Sách trên còn cho biết thêm rằng,đáng lẽ chuyện liêm khiết và nghiêm cẩncho cha con Đặng Đại Lược, Đặng ĐạiĐộ phải được đưa vào Thực lục (tức làbộ chính sử lớn nhất viết về thời Nguyễn,gồm 453 quyển -NKT) nhưng vì nhữngghi chép có liên quan phát hiện ra quámuộn nên không kịp đưa.

Đặng Đại Độ nghiêm trị hai kẻ bấtlương để ban phước cho muôn người, đóâu cũng là sự thường của người làm quantrong muôn thuở. Nhưng, nghiêm giữphép nước đã là khó, nghiêm giữ mình

theo đúng phép nước lại càng khó hơn.Việc Đặng Đại Độ tự đeo gông vào cổrồi đi bộ ra kinh sẵn sàng chịu tội, tấtnhiên, chưa phải là cách hay nhất, nhưng,đó quả thật là việc không dễ làm. Bướcchân dặm trường ấy khiến cho cả đếnChúa cũng phải sợ. Chúa đon đả vớiĐặng Đại Độ, bởi vì, chừng như Chúacũng là tòng phạm chợt tỉnh ngộ đó thôi.

Từng nghe, quan toà xử tội nhân chứchưa từng nghe quan toà tự xử quan toà,thế mà Đặng Đại Độ... Phải chi, khắp cảđông tây và khắp cả mọi thời, quan tòanào cũng biết nghiêm xử với mình trướckhi nghiêm xử với người, đại để nhưTuần phủ Đặng Đại Độ trong câu chuyệnkể ở trên.

Vâng, phải chi...

SAU 265 NĂM, THỬ LẬTLẠI HỒ SƠ VỤ ÁN TRẦNĐẠI ĐỊNH

265 năm trước đây, hồ sơ một vụ ánlớn đã được hoàn tất tại Gia Định(vùng Nam Bộ ngày nay), bị cáo của vụán này lại là một võ quan cao cấp,người đang lập được nhiều công lao,cuối cùng, tuy vụ án không được chínhthức đưa ra xét xử, nhưng, dư luận lạirất xôn xao.

Võ quan cao cấp nói trên là Trần ĐạiĐịnh, con trai của tướng Trần ThượngXuyên (tức Trần Thắng Tài). Theo ghichép của các bộ sách như Đại Nam thựclục và Đại Nam liệt truyện thì Trần

Thượng Xuyên người Quảng Đông(Trung Quốc), từng là quan Tổng Binhcủa nhà Minh. Khi nhà Minh bị nhàThanh lật đổ (năm 1649), Trần ThượngXuyên tham gia phong trào bài Thanhphục Minh (bài trừ nhà Thanh, khôi phụcnhà Minh), nhưng phong trào này bị nhàThanh đánh bại, Trần Thượng Xuyêncùng với các tướng khác như Trần AnBình, Dương Ngạn Địch, Hoàng Tiến...đem hơn 3000 binh sĩ đến xin các chúaNguyễn cho được dung thân ở xứ ĐàngTrong. Chính ông và phó tướng Trần AnBình cùng với thuộc hạ đã có công tổchức khai khẩn đất đai, đặc biệt, đã lậpra khu buôn bán rất sầm uất ở Cù LaoPhố (Biên Hoà, Đồng Nai). Sinh thời,Trần Thượng Xuyên là người rất trung

thành với chúa Nguyễn, từng được chúaNguyễn phong tới chức hàm Đô Đốc.

Trần Đại Định sinh tại Biên Hoà, cònnhư vào năm cụ thế nào thì chưa rõ. Đếntuổi trưởng thành, do có cha là võ quancao cấp và được Chúa rất mực tin cậy vàthương yêu, cho nên, Trần Đại Địnhđược hưởng chế độ tập ấm, nghĩa là cũngđược nối nghiệp cha làm quan, tất nhiênlà bắt đầu bằng chức võ quan bậc thấp.Năm 1732, khi Trần Đại Định đang lậpđược nhiều công lao, khi ngỡ như ôngđang chuẩn bị được tưởng thưởng thậttrọng hậu, thì Trần Đại Định lại bị giamở Quảng Nam để rồi chỉ ít lâu sau đó làbị chết ở trong ngục. Vì sao kết cục cuộcđời Trần Đại Định lại bi thảm như vậy?Cũng căn cứ vào ghi chép chủ yếu của

hai bộ sử nói trên, chúng ta có thể lật lạihồ sơ vụ án này như sau:

Sau khi được hưởng chế độ tập ấm vàđược bổ làm quan, Trần Đại Định ngàyđêm rèn luyện và lo nghĩ, lòng chỉ monglàm tốt chức phận của mình. ChúaNguyễn Phúc Chu (1691-1725) và chúaNguyễn Phúc Chú (1725 -1738) đều rấthài lòng về ông, vì thế, Trần Đại Địnhđược thăng quan tiến chức khá nhanh.Đầu đời Nguyễn Phúc Chú, Trần ĐạiĐịnh là võ quan cao cấp, chỉ huy quânchủ lực của Chúa ở vùng Gia Định. Bấygiờ, Gia Định là vùng đất rộng, dân thưanhưng kinh tế lại rất trù phú, giữ đượcđức thanh liêm khi làm quan ở đây thậtchẳng dễ một chút nào. Trước Trần ĐạiĐịnh và đồng thời với Trần Đại Định,

không ít văn quan võ tướng đã bị thânbại danh liệt khi cầm quyền ở đây. Cũngthời bấy giờ, Gia Định là đất thường bịngoại xâm quấy phá. Giặc không tiếnhành tổ chức những cuộc xâm lăng cóquy mô lớn, nhưng, với lối đánh bất ngờvà hiểm hóc, chiến sự nơi đây cũngthường xuyên ác liệt. Nếu không phải làbậc dũng tướng giàu mưu lược, thật khólòng giữ yên được đất

Năm Nhâm Tí (1732), chúa Nguyễngiao việc trấn giữ đất Gia Định cho ba vịtướng, đó là Trương Phúc Vĩnh, TrầnĐại Định và Nguyễn Cửu Triêm. TướngTrương Phúc Vĩnh là kẻ tham lam, nhậnhối lộ của giặc, trù trừ để mặc mọi việccho Trần Đại Định và Nguyễn CửuTriêm lo toan. Việc ăn hối lộ xấu xa này

bị binh sĩ dưới quyền của Trương PhúcVĩnh phát giác, làm đơn tố cáo lên, khiếnTrương Phúc Vĩnh bị chúa Nguyễn PhúcChú quở trách rất nặng nề. Thay vì tỉnhngộ nhận lỗi mà tu tâm dưỡng đức,Trương Phúc Vĩnh lại lấy đó là điều oángiận. Và, giận Chúa không được thì đemlòng oán giận luôn cả các tướng cùngvào sinh ra tử với mình. Giặc tới,Trương Phúc Vĩnh, Trần Đại Định vàNguyễn Cửu Triêm ước hẹn chia quâncùng nhau tiến đánh. Trần Đại Định đánhrất hăng, đuổi giặc ngày đêm rất gấp.Trương Phúc Vĩnh không đem quân tiếpứng mà ung dung nghĩ ngơi và tiếp tụcnhận hối lộ của giặc. Đã thế, TruơngPhúc Vĩnh còn sai bọn tay chân, cùngnhau dâng thư về phủ Chúa, nói rằng:

Trần Đại Định không chịu cho quân điđánh, vì thế, tình hình Gia Định ngày mộtxấu đi. Thư tố cáo ấy đến phủ Chúa thìcũng là khi Trần Đại Định thắng trận trởvề. Nghe được tin này, ông vô cùng uấtức, liền lập tức dùng thuyền nhẹ đi nhanhra Huế để vào tận phủ Chúa mà tự mìnhkêu oan. Đến Bát Sơn (Quảng Ngãi), ôngvào nhà người em họ tên là Thành đểnghi. Em họ ông nói:

-Trương Phúc Vĩnh là con nhà thuộcdòng dõi gia thế, mình tranh cãi với họthế sao được. Thôi, bỏ qua mọi chuyệnđi có phải là hơn không?

Trần Đại Định nói:-Nhà ta, cả cha lẫn con đều chịu ơn

lớn lao của Chúa, nay nếu bị tướng ngoàibiên cõi tố cáo sai lệch, nếu ta nhịn mà

bỏ đi, thì đối với Chúa là bất trung, đốivới cha là bất hiếu, đối với chính mìnhlà tự ôm lấy nỗi nhục. Nhịn thế nàođược.

Em họ ông can mãi không được, bènlấy thuyền đưa ông đi, nhưng, thay vì raHuế thì cứ theo hướng Đông mà đi mãi.Trần Đại Định biết bị mắc lừa, liền rútgươm chém chết em họ rồi cho thuyềnquay vào. Đến Quảng Nam, ông chothuyền vào Đà Nằng, làm tờ trần tình mọisự, nhờ quan cai quản dinh Quảng Namdâng lên Chúa. Trước đó, các quan trongphủ Chúa đã nhận được thư tố cáo củaTrương Phúc Vĩnh, cho nên, nhiều ngườichỉ muốn đem ông ra trị tội ngay. Nhưng,chúa Nguyễn Phúc Chú thì nửa tin nửangờ, vì thế, chỉ ra lệnh tạm giam Trần

Đại Định ở Quảng Nam, đồng thời saiquan vào tận Gia Định để điều tra lại hưthực. Nhân cơ hội này, Truơng Phúc Vĩnhlại tìm cách thêu dệt thêm, quyết hãm hạicho bằng được Trần Đại Định. Thuộc hạcủa Trương Phúc Vĩnh, người thì hoàntoàn tin vào chủ tướng nên nhất nhất mọiđiều đều nói theo Trương Phúc Vĩnh, kẻthì biết rõ sự trạng nhưng tâm địa xấu xanên cứ liều a dua với Trương Phúc Vĩnh.Bấy giờ, chỉ có Nguyễn Cửu Triêm làngười đường đường chính chính, ra sứcbiện bạch, quyết chứng minh rằng công,tội và trắng đen phải phân biệt rõ ràng.

Bản điều tra của các quan vâng mệnhChúa vào tận Gia Định tiến hành đượcdâng lên. Chúa chưa kịp xét đến thì TrầnĐại Định đã lâm bệnh mà mất ở trong

ngục thất Quảng Nam. Chúa NguyễnPhúc Chú hay tin, rất lấy làm thươngtiếc, bèn xuống lệnh truy tặng cho TrầnĐại Định hàm Đô Đốc Đồng Tri, lại bancho tên thuỵ là Tương Mần và cho antáng trọng

Từ ấy đến nay đã 265 năm. Lật lại hồsơ vụ án Trần Đại Định mới hay cả bịcáo lẫn nguyên cáo và quan toà đều cónhững điều rất đáng phải suy nghĩ. Thờimà người đang lập công cũng có thể dễdàng bị coi là kẻ phạm tội, thì chỉ có mộtcách diễn đạt duy nhất, đó là loạn! TrầnĐại Định là người thế nào? Dũng khí vàmưu lược của ông chỉ đủ để đánh tanbinh hùng tướng mạnh của đối phươngmà không đủ để đè bẹp tham vọng cũngnhư tà ý của đồng liêu. Khi bị Trương

Phúc Vĩnh tố cáo oan, ông quyết vượtđường xa dặm dài để tự minh minh oan,đó là một sự lạ. Sự lạ đáng kính. Dọcđường đi minh oan cho mình, ông đãchém người em họ chỉ vì người nàykhông ủng hộ ông. Đó là hai sự lạ. Sự lạnày đáng sợ thay. Hoá ra, ông đã saingay khi ông đang quyết chí bảo vệ sựđúng.

Trương Phúc Vĩnh là người thế nào?Tham lam là một đại tội. Gian ngoan vuhãm đồng liêu, đẩy đồng liêu vào chỗchết là đại tội thứ hai. Mang hai đại tộiấy, sống thì dơ bẩn dương gian, chết thìnhơ nhớp âm phủ, vẻ vang gì mà cũng áomũ cân đai! Nhưng, vì sao những kẻ nhưTrương Phúc Vĩnh cũng có thể đượcvênh vang với đời? Sự nham hiểm chứa

đầy tâm địa Trương Phúc Vĩnh, nhưng,cũng ... đội ơn Chúa, người mang tâm địaấy mới được chễm chệ trên công đườngđó thôi.

Chúa xét án mà như không xét, khôngxét mà như là xét, lạ thay. Truy phongcho Trần Đại Định, thế có nghĩa là Chúathừa nhận Trần Đại Định có công, nhưng,không nói gì đến kẻ nhẫn tâm vu oan giáhoạ là Trương Phúc Vĩnh, thế thì truyphong cho Trần Đại Định phỏng có íchgì. Hình như, cũng có khi người ta làmgiỗ không phải để cúng người đã khuấtmà là để tự xoa dịu một chút gì đó trongchính lòng người sống vậy.

Lật lại hồ sơ vụ án Trần Đại Định,hậu thế chỉ biết rung đùi cảm khái mà carằng: may mắn thay, những chuyện đáng

tiếc này chỉ là của ngàn xưa. Vâng, maymắn thay!

PHÉP TRỊ DÂN CỦA KÍLỤC NGUYỄN ĐĂNG ĐỆ

Nguyễn Đăng Đệ người xã An Hoà,huyện Hương Trà (nay thuộc tình ThừaThiên -Huế) nhưng tổ tiên ông lại vốn làngười họ Trịnh, nguyên quán huyện ThiênLộc (nay thuộc tình Hà Tĩnh). Thời LêCung Hoàng (1522 -1527), có người họTrịnh ở Thiên Lộc là Trịnh Cam làmquan đến chức Binh Bộ Thượng thư.Năm 1527, khi Mạc Đăng Dung cướpngôi của nhà Lê, Binh Bộ Thượng thư làTrịnh Cam chạy vào đất Thuận Hoá

(vùng phía nam Hà Tĩnh đến hết ThừaThiên -Huế ngày nay) để mưu việc khôiphục nhà Lê. Nhưng việc chuẩn bị chưađâu vào đâu thì ông đã lâm bệnh mà quađời. Con cháu ông về sau định cư ở xãAn Hoà và đổi gọi là họ Nguyễn. NguyễnĐăng Đệ là cháu bảy đời của Thượng thưTrịnh Cam, sinh năm Kì Dậu (1669), mấtnăm Đinh Mùi (1727), hường thọ 58tuổi.

Thời Nguyễn Đăng Đệ, đất quê ôngnổi tiếng là đất học. Dân gian có câu:“Học Đồng Di, thi An Hoà”. Đồng Di làtên một xã của huyện Phú Vang. Dân xãấy có truyền thống hiếu học, xa gần đềubiết tiếng. Còn An Hoà là tên một xãthuộc huyện Hương Trà, xã quê hươngcủa Nguyễn Đăng Đệ. Xã này có nhiều

người đỗ đạt cao, được coi là đất khoabảng, hiến vinh vào hàng bậc nhất của xứĐàng Trong.

Ngay từ lúc còn nhỏ, Nguyễn ĐăngĐệ đã được coi là nguời “đã ôn nhã lạitrung chính, văn học uyên bác hơnngười”. Tương truyền, có một thầy coitướng thấy ông, liền nói ngay rằng:

-Khoé mắt có tàng thần, đó là quycách, chỉ tiếc là tai thấp, cho nên, khôngthể đỗ cao được.

Theo ghi chép của Đại Nam liệttruyện (Tiền biên, quyển 5) thì vào nămTân Tị (1701), dưới thời trị vì của chúaNguyễn Phúc Chu (1691 -1725), NguyễnĐăng Đệ đi thi và đỗ Sinh đồ. Học vịnày về sau đời gọi là Tú tài. Năm đó,ông 32 tuổi. Sau khi đỗ đạt, ông làm

quan trải phong dần từ chức Tri huyện,huyện Minh Linh (nay thuộc Quảng Trị)rồi lên tới Văn Chức trong phủ Chúa.Nhờ làm Văn Chức, Nguyễn Đăng Đệmới có cơ hội được gặp chúa Nguyễn vàđược chúa Nguyễn trực tiếp thấy rõ nănglực thực sự của ông. Sử cũ cho biết,chúa Nguyễn Phúc Chu thấy ông ứng đốitường tận, lập luận sâu sắc, bàn việcrộng rãi, phong thái lại ung dung... chonên, rất lấy làm đặc biệt yêu quý.

Năm 1712, Nguyễn Đăng Đệ đượcthăng chức Kí lục và bổ đi làm ở dinhQuảng Nam. Với chức vụ quan trọng này,Nguyễn Đăng Đệ ngày đêm lo nghĩ, lòngchỉ mong sao cho dân bớt kiện cáo lẫnnhau, ông gọi đó là phép bồi bố phonghoá, là phép đức trị, cũng là phép dùng

lòng nhân nghĩa để cố kết, tránh bớt việcxét án cho quan nha. Tiếng lành đồn xa,ba năm sau (năm 1715), ống được chúaNguyễn khen là bậc thanh liêm, cốngbinh và có tài giáo hoá, do đó, thăng làmChính Dinh Đô Tri. Năm 1724, NguyễnĐăng Đệ lại được thăng tiếp là ChínhDinh Kí lục.

Sinh thời, Nguyễn Đăng Đệ đi tới đâulà ở đó nha lại không dám làm điềunhũng loạn, dân được yên ổn làm ăn, vìthế, không ai là không tín phục. Khi ônglàm việc ở Quảng Nam, chúa NguyễnPhúc Chu có gởi tặng ông đôi câu đốibằng chữ Hán (phiên âm) như sau:

Lập pháp tinh hình, cánh kiến ngãtriều sinh Cáp Ảm;

Sử dân vô tụng, phương tri ngô quốc

hữu Hoài Nam.Tạm dịch:Lập pháp giảm hình, lại thấy triều ta

Cáp Am[1]Khiến dân không kiện, mới hay nước

có Hoài Nam[2]Sách Bán đại văn (Nửa đời nghe) của

ở Vận Tiên Sinh có đoạn chép vềNguyễn Đăng Đệ khá độc đáo. Xin lượcthuật như sau: Có viên nhà lại nhân thấyNguyễn Đăng Đệ đi khuyên dạy dânkhông được đánh bạc, liền tìm cách ngănông mà nói rằng, chỗ của quan lớn làtrong nha môn công đường, không phảinơi lũ ương ngạnh tụ tập. Ông từ tốn đáplại là ngăn cái xấu khi cái xấu chưa kịpxảy ra có phải là tốt hơn đem hình phápmà xử cái xấu không? Bọn ương ngạnh

sở dĩ cả gan làm điều càn quấy, bất quáchỉ vì ân đức giáo hoá chưa nhuần thấmđến đó mà thôi. Nói rồi, ông cứ thế đithẳng.

Mùa đông năm Đinh Mùi (1727),Nguyễn Đăng Đệ bị mất vì bệnh khi đangtại chức. Chúa Nguyễn Phúc Chú (1725-1738) rất lấy làm thương tiếc, tổ chứcan táng ông rất trọng thể, đồng thời, truytặng ông hàm Kim Tử Vinh Lộc Đại phu.Ông có hai người con được đời biếttiếng, đó là Nguyễn Đăng Cẩn và NguyễnCư Trinh.

Chú thích:(1) và (2): Tên những nhân vật

Trung Quốc thời cổ đại được coi làthanh liêm và có công giáo hoá

MẠC THIÊN TỨ - NGƯỜIĐẶT TÊN CHO MƯỜICẢNH ĐẸP Ở HÀ TIÊN

Một trong những tuyến tham quancó sức hấp dẫn rất mãnh liệt đối với dukhách là Hà Tiên. Bạn đã từng tới HàTiên rồi sao? Xin chúc mừng bạn.Nhưng, lúc ở Hà Tiên, có bao giờ bạncảm thấy bâng khuâng khi chợt nghĩđến người đã có công tạo ra những tênđất thật đẹp và thật thân thương chomiền đất này không? Chưa ư? Vậy thìchúng ta hãy bắt đầu nhé.

Năm 1649, sau gần ba trăm năm tồntại (1368 -1649), nhà Minh sụp đổ, nhàMãn Thanh được dựng lên. Một phong

trào phản kháng khá mạnh, mang tên gọichung là bài Thanh phục Minh (bài trừnhà Thanh, khôi phục nhà Minh) đã dấylên trên hầu khắp Trung Quốc suốt mấychục năm trời. Cuối cùng, tất cả đều bịđè bẹp. Hàng ngàn thành viên của lựclượng bài Thanh phục Minh đã buộc phảirời bỏ quê cha đất tổ đi tìm chốn dungthân. Riêng năm Kỉ Mùi (1679), xứ ĐàngTrong của chúa Nguyễn đã tiếp nhận đếntrên ba ngàn người. Họ định cư và lậpnghiệp ở nước ta, quy tụ thành lực lượngmà ta quen gọi là người Minh Hương.Xem ra, người Minh Hương cũng di cưđến đây trước sau gồm nhiều đợt chúkhông phải chỉ có một lần duy nhất vàonăm Kỉ Mùi (1679) như đã nói ở trên.Có khi họ cùng nhau đi thành từng nhóm

khá đông, nhưng cũng có khi, họ đi rấtriêng rẽ. Trong số những người đi riêngrẽ ấy có Mạc Cửu (1655 -1736).

Mạc Cửu người Lôi Châu (QuảngĐông, Trung Quốc), bỏ xứ mà đi năm1671. Lúc đầu, ông phiêu bạt đến đấtChân Lạp, sau, thấy nội tình Chân Lạprối ren, ông đến định cư ở Hà Tiên. Bấygiờ, đất ấy người Chân Lạp gọi là Péamcòn thương nhân người Hoa thì gọi làMang Khảm. Mạc Cửu muốn thi vị hoávùng đất quê hương mới của mình, bèntruyền rằng, ở đó, đêm đêm trên sóngnước của những dòng sông, có các nàngtiên tới múa hát. Sông có tiên nên đất cósông ấy cũng gọi là Hà Tiên.

Mạc Cửu là người gốc Hoa nhưng vợMạc Cửu (bà Bùi Thị Lầm, quê ở Đồng

Nai) lại là người Việt. Ông bà tổ chứckhẩn khoang, lập nên bảy xã thôn, baogồm cả một vùng rộng lớn, tương ứngvới Kiên Giang và Minh Hải ngày nay.Sau, Mạc Cửu dâng đất Hà Tiên chochúa Nguyễn Phúc Chu (1691 -1725),tình nguyện làm quan trấn giữ cõi biênthuỳ Tây - Nam cho chúa Nguyễn.

Mãi đến năm Bính Tuất (1706), nămMạc Cửu 51 tuổi, bà Bùi Thị Lầm mớisinh hạ cho ông đuợc một người con trai,đó là Mạc Thiên Tứ (cũng tức là MạcThiên Tích). Sách Đại Nam thực lục(Tiền biên, quyển 6) chép:

“Mạc Thiên Tứ tự là Sĩ Lân, contrưởng của Mạc Cửu. Khi ông sắp sinhra có điềm lạ: nước trong sông Lũng Kìbỗng dưng phun vọt lên cao, để lộ ra

một tượng vàng áng chừng bảy thuớc.Sứ Man đi qua trông thấy, liền nói vớiMạc Cửu rằng:

-Đó là điềm nước ông sinh ngườihiền, phúc đức lớn khó lường hết.

Mạc Cửu sai người đi ruớc tượngvàng về, nhưng làm cả trăm cách cũngkhông sao kéo lên được, vì thế ông saidựng chùa nhỏ ở bên sông (Lũng Kì) đểthờ. Mạc Thiên Tứ cũng ra đời vàođúng ngày hôm đó, cho nên, thiên hạtruyền rằng, ông chính là Bồ Tát hiệnthân.”.

Ngay tù thuở ấu thơ, Mạc Thiên Tứđã nổi tiếng là người thông minh và đứcđộ. Với chúa Nguyễn, ông là người rấttrung thành, với song thân, ông là ngườirất hiếu thảo; với trấn Hà Tiên, ông là

người có công xây dựng nhiều công trình,để dấu tích tốt đẹp cho đến tận ngày nay.Năm 1735 Mạc Cửu qua đời, Mạc ThiênTứ được chúa Nguyễn Phúc Chú (1725 -1738) cho nối nghiệp cha, cầm đầu chínhquyền trấn giữ miền biên cõi Hà Tiên.Một trang mới hơn, giàu sức hấp dẫn hơncủa lịch sử Hà Tiên bắt đầu.

Độc đáo nhất, cũng là thành công lớnnhất của Mạc Thiên Tứ chính là lập raChiêu Anh Các. Đúng như tên gọi củanó, Chiêu Anh Các là nơi quy tụ nhữngngười tài. Thống kê tất cả những ghi chéptản mạn của sử cũ, chúng ta có thể thấyđến con số trên bảy chục người tài, gồmđủ mọi lứa tuổi, mọi địa phương, mọitầng lớp, mọi hệ tư tưởng, và thậm chí làcó cả khá đông người Trung Quốc. Chiêu

Anh Các có nhiều hoạt động phong phúkhác nhau, nhưng nối bật nhất vẫn làngâm vịnh, xướng hoạ. Nói khác hơn,Chiêu Anh Các là một thi xã, là nơi gặpgỡ của tao nhân mặc khách bốn phương.

Người thành lập, cũng là cây bút chủlực của Chiêu Anh Các là Mạc ThiênTứ. Ông làm thơ chữ Hán khá điêu luyệnđã đành, ông còn làm thơ chữ Nôm cũngtương đối thành thục. Nổi tiếng khó tínhnhư Bảng nhãn Lê Quý Đôn (1726-1784) mà cũng đã phải thán phục, viếtrằng: “Văn mạch một phương dằng dặckhông dứt, thực đáng khen lắm thay’’(Phù biên tạp lục, quyển 5).

Gần như toàn bộ thơ Mạc Thiên Tứ làthơ ca ngợi thiên nhiên Hà Tiên. Nếuthân phụ của ông là Mạc Cửu người đầu

tiên tạo ra chất thơ cho tên gọi của mảnhđất cưu mang đùm bọc mình, thì ông làngười đã kể thừa và phát triển một cáchxuất sắc ý tưởng tốt đẹp này. Mạc ThiênTứ đã viết mười bài xướng, ca ngợimười cảnh đẹp của Hà Tiên. Văn nhântài tử bốn phương tới tấp gởi bài hoạđến, tính ra, có cả thảy trên ba trăm bài.Đó quả là một con số không nhỏ. Mườicảnh đẹp của Hà Tiên mà Mạc Thiên Tứca ngợi là:

1. Kim Dự lan đào (đảo vàng chắnsóng)

2. Bình San điệp thuý (dãy núi nhưbức bình phong trùng điệp màu xanh)

3. Tiêu Tự thần chung (tiếng chuôngbuổi sáng sớm trong ngôi chùa tịch mịch)

4. Giang Thành dạ cổ (tiếng trống

đêm ở thành bên sông)5. Thạch Động thôn vân (hang đá

nuốt mây)6. Châu Nham lạc lộ (có đậu triền

đất đỏ)7. Đông Hồ ấn nguyệt (trăng in

xuống hồ phía đông)8. Nam Phố trừng ba (bãi nam chắn

sóng)9. Lộc trĩ thôn cư (thôn xóm ở Mũi

Nai)10. Lư Khê ngư bạc (thuyền chài ở

rạch vược)Mỗi cảnh đều được gợi tả bằng bốn

chữ, nhưng dân gian chỉ quen gọi têncảnh bằng hai chữ đầu. (Chúng tôi viếthoa hai chữ đầu cũng là vì thế). TrướcChiêu Anh Các, tất cả rihững cảnh đẹp

nên thơ nói trên đều chưa hề có tên gọi,thậm chí, nhiều cảnh còn im lìm trong sựhoang sơ. Nhưng, từ Chiêu Anh Các, từmười bài khởi xướng của Mạc Thiên Tứ,tất cả bỗng dưng lên một sức hấp dẫnthật lạ kì. Gần ba trăm năm qua, kháchthập phương không ngớt tìm đến Hà Tiên.Và, đã tới Hà Tiên là phải tìm đến chobằng được cả mười cảnh đẹp mà họ từngbiết được qua những vần thơ óng ả củaMạc Thiên Tứ.

Giờ đây, sau gần ba trâm năm vật đốisao dời, trải biết bao biến cố lớn lao củathời cuộc, trải sự tàn phá không thươngtiếc của thời gian, mười cảnh đẹp HàTiên tuy không còn nguyên vẹn như xưanữa, nhất là cảnh Giang Thành, nhưngđến với Hà Tiên, đến với đất khai sinh

Chiêu Anh Các thuở nào, bạn vẫn có thểdễ dàng cảm nhận sự truyền cảm chânthành và ấm áp của cảnh cũ nguời xưa từtất cả những gì chung quanh bạn. Cám ơnMạc Thiên Tứ, cám ơn Chiêu Anh Các,cám ơn những vần thơ đã khiến chochúng ta yêu thiên nhiên và con ngườihơn. Hình như Mạc Thiên Tứ đã gópphần tạo ra cảnh đẹp thứ mười một, cảnhđẹp không tên. Đó chính là cảnh đẹp đầyvẻ thanh thãn trong lòng mỗi chúng ta saukhi đến Hà Tiên.

LÒNG CƯƠNG TRỰC VÀĐỨC THANH LIÊM CỦAPHẠM HỮU KÍNH

Sách Đại Nam liệt truyện (Tiền biên,quyển 5) cho hay, Phạm Hữu Kính ngườihuyện Diên Phước (nay thuộc tỉnh QuảngNam), sống vào khoảng giữa thế kỉ thứ18, còn như sinh và mất năm nào thìchưa rõ.

Sinh thời, Phạm Hữu Kính là ngườivăn hay, chữ tốt, tính quả cảm, cươngtrực và thanh liêm. Năm đầu đời chúaNguyễn Phúc Khoát (1738 -1765), PhạmHữu Kính mang khăn gói, lều chõng raPhú Xuân (Huế ngày nay) để dự thi. Bấygiờ, trên đèo Hải Vân có một cái miếu,được coi là rất thiêng, ai ai cũng nóirằng, hễ qua đèo Hải Vân mà không đếndâng lễ ở miếu ấy thì thế nào cũng sẽ gặpđiều tai dị. Phạm Hữu Kính đi qua, nghevậy thì nói:

- Phàm quý thần mà hễ không đượcdâng lễ là làm điều tai dị thì đấy phải làác tà.

Nói xong, xăm xăm chạy tới miếu, lấybút đề một bài thơ cảnh cáo rồi đi. Nghenói, miếu thiêng từ đó hết thiêng, khôngai phải lo sợ như trước, còn Phạm HữuKính thì chẳng những đỗ khoa ấy mà cònđỗ luôn cả khoa thi viết chữ do phủ Chúatổ chức thêm.

Sau khi đỗ đạt, Phạm Hữu Kính đượcbổ làm thầy dạy ở ngay trong phủ Chúavà được chừng vài năm thì bổ làm quanTrấn thủ ở Nha Trang. Sử cũ viết rằng:“Kính làm quan thanh liêm, xử việccông minh, sống rất đạm bạc, khôngcho ai đến thưa việc ở nhà riêng, đã thếlại khéo xét đoán, giỏi tìm ra kẻ gian,

tài phanh phui những điều lẩn quất,cho nên từ nha lại cho đến dân chúng,ai ai cũng đều cảm phục mà sợ. ”

Tương truyền ở phía ngoài trấn thànhNha Trang có một ngôi cổ miếu, dân địaphương đời đời hương khói thờ phụng.Trước ngôi cổ miếu ấy có một cây cổ thụcành lá xum xuê.

Mỗi năm, cây cổ thụ ấy rụng một cànhvà cứ mỗi lần như vậy là dân trong vùngphải mất một mạng người. Nghe biếtchuyện này, Phạm Hữu Kính liền hạ lệnhphá nát ngôi cổ miếu, đồng thời đốn ngãcây cổ thụ. Vậy mà chẳng hề có tai biếngì.

Năm 1751, Phạm Hữu Kính đượcthăng chức Cai bạ ở Quảng Nam. ôngphải rời Nha Trang để về Quảng Nam

nhận chức. Dọc đường về, Phạm HữuKính đi qua một ngôi chùa. Truớc cổngchùa ấy có con nghê bằng đá. Dân địaphương kể rằng, con nghê bằng đá ấy rấtthiêng, đêm đêm vẫn thường đi tác oai,tác quái. Phạm Hữu Kính liền lấy bútviết ngay một chữ tử (nghĩa là chết) vàotrán con nghê. Từ đó, cả vùng được bìnhan, con nghê hết thiêng.

Vừa đến Quảng Nam nhận chức thìông bỗng thấy nhân dân vùng này nháonhác chạy đến thưa rằng, họ đang bị nạnchuột đồng phá hại, mùa màng đang hứahẹn bội thu thì bị chuột phá tan hoang.Phạm Hữu Kính liền nghiêm nghị hạlệnh:

-Hãy trở về và bắt giết hết cho ta!Dân thất vọng quay về, và lạ thay, về

đến nơi thì lũ chuột đồng quái ác cũng đãbiến đi đâu hết. Bởi chuyện này, ai cũngcho Phạm Hữu Kính là thần!

Những chuyện đại loại như trên, naychẳng đáng để tâm nhưng xưa thì kháchẳn. Bấy giờ, phải là người cương trựcvà thật sự có chí cả mới dám động đếnthần linh. Bởi lẽ này, tên tuổi của PhạmHữu Kính được đời cảm phục mà truyềntụng. Tuy nhiên, chuyện đáng kể nhất vềPhạm Hữu Kính không phải là chuyện cảgan động tới thần linh mà là thẳng thắnđụng ngay với sự nhiễu nhương của thếlực.

Sách nói trên chép đại lược rằng,Phạm Hữu Kính thường được Chúa uỷthác việc đi kiểm tra hoạt động của quanlại các địa phương. Trong một lần đi

kiểm tra, ông phát hiện ra con trưởng củaminh đã ăn hối lộ. Phạm Hữu Kính tựmình xét án, khép con vào tội phải tửhình. Nhiều người thấy thế thì can ngăn,chẳng dè ông nói:

-Thằng ấy ngu như heo, làm ô nhục cảgia phong, để nó sống phỏng có ích gì?Vả chăng, phép nước sở sở ra đấy, ta đâudám vì tình riêng mà phạm đến phépcông.

Sau, án ấy được dâng lên để Chúaduyệt làm. Chúa xuống lệnh tha chết chocon ông, nhưng người con ấy đã sợ quámà chết từ trước rồi!

Phạm Hữu Kính có một người con gáitên là Lam Anh, xinh xắn, thông minh,nên rất được cưng chiều. Thấy con hamhọc, Phạm Hữu Kính liền rước một thầy

đồ trẻ tuổi, tên là Nguyễn Dũng Hiệu vềnhà để dạy học cho con. Nguyễn DũngHiệu người huyện Duy Xuyên (nay cũngthuộc Quảng Nam), phong thái ung dung,nho nhã, lại có tiếng văn hay, vì thếPhạm Hữu Kính có ý muốn đem LamAnh mà gả cho. Nhưng rồi Phạm HữuKính bận việc quan, ở nhà, con gái ôngvà thầy đồ Nguyễn Dũng Hiệu trao thưcho nhau và tư thông với nhau. Biếtchuyện, ông bắt con gái ra sông, tính sẽdìm nước cho chết, may có nhiều ngườican ngăn nên mới thôi, ông giận dữ nói:

-Nước có phép nước, nhà có gia giáo.Chừng nào ta còn sổng thì không một aitrong nhà được phép coi thường phépnước và làm băng hoại gia giáo của tổtiên.

Sau, thế theo lời khuyên của mọingười, ông mới chịu gả Lam Anh chothầy đồ Nguyễn Dũng Hiệu. Từ đó, LamAnh và Nguyễn Dũng Hiệu thường hayngâm vịnh xướng hoạ với nhau, để lạicho đời khá nhiều lời thơ đẹp.

Phạm Hữu Kính đi đến đâu là quanlại địa phương đó nể trọng, không ai dámlàm điều càn quấy, cho dẫu quan tướccủa Phạm Hữu Kính cũng chỉ là... thườngthường bậc trung chứ không phải là...quan to! Đời từng truyền tụng rằng, trênlà thánh thần mà ông không kiêng nế,dưới là con đẻ của mình ông cũng khôngtha, đấng thanh liêm cương trực ấy khôngthể không tôn vinh được.

Cổ kim khắp đông tây vẫn vậy, trongtrăm người, may ra mới có được một

người đám nói. Trong trăm người dámnói, may ra mới có được một người dámlàm. Phạm Hữu Kính là người vừa dámnói lại vừa dám làm, tức là người hiếmtrong số những người hiếm vậy. Bởi lẽnày, khi ông mất, chúa Phạm Hữu Kínhđã truy tặng ông hàm Tấn Trị Công thần,Đặc Tiến Trụ Quốc Kim Tử Vinh LộcĐại phu, Chính Trị Thượng Khanh ThamNghị, lại ban cho tên thuỵ là Văn Hiếu.

Ôi, giá mà ông sống vào thời thịnh trịthái bình!

CHUYỆN CHỊ DÂUTRƯỞNG CỦA Ớ VẬNTIÊN SINH

Ớ Vận Tiên Sinh là một người nổitiếng hay chữ, quê ở vùng này thuộctỉnh Hà Tĩnh, sống vào khoảng nửa saucủa thế kỉ 19. Ông có để lại cho đờimột ít thơ văn, nhưng, đặc biệt hơn cảvẫn là những giai thoại về chính cuộcđời của ông. Thơ văn của Ớ Vận TiênSinh giàu chất trào lộng. Mẫu chuyệndưới đây thấy chép trong cuốn Bán ĐạiVăn (Nửa đời nghe) của ông, nội dungthi viết bằng chữ Nôm nhưng tiêu đề lạiviết bằng chữ Hán: Ngã đại tẩu chi cosự (Chuyện chị dâu trưởng của ta). Xin

phiên âm và tóm lược mẩu chuyện nàynhư sau:

Khi ấy, trưởng huynh ta còn là línhthú, đóng binh cách nhà những mấy trămdặm đường. Song thân ta qua đời đã lâu,anh em trong nhà phiêu bạt lắm ngả, vìthế, trưởng huynh ta cũng ít khi về viếngcố hương. Giáp Tết năm Mậu Dần, tức lànăm Tự Đức thứ 31 (1878), có ngườibạn tri kỉ của trưởng huy ta, cũng là línhthú, bỗng nhận được thư nhà. Song thâncủa người ấy qua đời cũng đã lâu, nhàchỉ có một người em gái, mọi việc cửanhà đều trông cậy ở người em gái ấy.

Đàn bà nào có mấy ai biết chữ. Emgái người bạn tri kỉ của trưởng huynh tacũng vậy mà thôi. Bóc thư gởi đến, mởra chỉ thấy có mỗi một tờ giấy bản, trên

vẽ độc nhất hình một con gà trống cồ. Cảđồn lính thú ấy ai ai cũng thi nhau đoán,nhưng rốt cục, chẳng ai hiểu được ýnghĩa của bức thư. Đến lượt viên Suấtđội, ông ta vừa ngắm nhìn con gà cồ, vừahỏi han về gia cảnh, xong thì phán mộtcâu chắc như cột đình, rằng:

-Cô em tuổi Dậu, tức là tuổi con gà,nay đã đến tuổi thành gia thất nên mớinhờ anh kiếm chồng. Gà mái tơ muốnkiếm gà trống cồ chớ có gì là khó khănđâu.

Ai cũng cho lời ấy là phải. Tết ấy,bạn tri kỉ của trưởng huynh ta được phépvề thăm nhà. Ngần ngừ mãi, người ấymới quyết định đến nói với trưởng huynhta rằng:

-Lời của Suất đội mà đúng thì quả thật

là tôi chẳng biết toan liệu thế nào cho emmình. Thôi, chỗ thâm giao quý mến, saulà nếu có thể thì cùng tôi lo việc lớn này.

Bấy giờ, trưởng huynh ta cũng đượchưởng phép, cho nên, đã vui vẻ nhận lờingay. Hai người khăn gói gọn gàng, cùngvượt dặm dài về quê. Tới nơi hàn huyêntâm sự mới vỡ lẽ ra rằng, em gái ngườibạn tri kỉ của trưởng huynh ta, vì biết anhtrai sắp được về, không biết chữ nên viếtthư bằng hình, nhắn anh kiếm cho con gàđem về cúng song thân nhân ngày Tết.Vậy thôi.

Chuyện đoán già đoán non của cả đồnlính thú được đem ra kể, khiến ai ai cũngphải bật cười. Báo hại, em gái người bạntri kỉ của trưởng huynh ta, vì mắc cỡ nênđã trốn biệt trong buồng, không dám ra lo

cơm nước gì cả. Thấy vậy, bạn tri kỉ củatrưởng huynh ta nói:

-Cứ cho là anh đi kiếm chồng cho emthì đã sao? Anh thấy bạn anh...

Sau đó không lâu, trưởng huynh ta kếthôn với em gái của người bạn tri kỉ ấy.Mọi sự đều êm đẹp, chỉ tiếc là từ đó, cảnhà bỗng huỷ chữ gà, cứ nhất nhất gọi gàlà vịt cạn.

Chị dâu trưởng của ta là người rấtđoan chính và hiếu thảo, tuy không hềbiết chữ nhưng xử việc rất mạch lạc vàthật đằm thắm nghĩa tình. Chị đã sinh hạcho trưởng huynh ta trước sau tổng cộnglà mười người con cả gái lẫn trai.Trưởng huynh ta thật là người có phúc.Nhiều người nói rằng, sở dĩ chị dâutrưởng của ta sinh hạ được nhiều con như

thế là vì chị ấy tuổi Dậu, tức là tuổicon... vịt cạn đó thôi.

NGUYỄN Ư DĨ – CHỖDỰA TIN CẬY VÀ VỮNGCHẮC ĐẦU TIÊN CỦANGUYỄN HOÀNG

Sách Đại Nam thực lục (Tiền biên,quyển 1) viết rằng: “Chúa (đây chỉNguyễn Hoàng - NKT) nghe tiếngNguyễn Bỉnh Khiêm, người Trung Am,xứ Hải Dương, đỗ Trạng nguyên triềunhà Mạc, làm đến Thái Bảo thì về trí sĩ,vốn rất giỏi về thuật số, bèn ngầm saingười tới dò hỏi ý tứ. (Nguyễn) BỉnhKhiêm không đáp, chỉ nhìn hòn non bộ

để trước sân rồi ngâm rằng:—Hoành Sơn nhất đái, vạn đại dung

thân.(Nghĩa là: Một dãy Hoành Sơn, dung

thân muôn đời -NK.T). Sứ giả đem câuấy về tâu lại. Chúa hiểu ý.”

Và, chính vì hiểu ý nên năm 1558,Nguyễn Hoàng đã lên đường... vượtHoành Sơn (tức Đào Ngang, ngọn đèonằm siữa Hà Tĩnh và Quảng Bình ngàynay) để nhận chức Trấn thủ Thuận Hoá,cũng là để âm thầm xây dựng cơ đồ riêngcho mình, sẵn sàng đối đầu với họ Trịnhkhi điều kiện cho phép. Cứ như đoạn ghichép nói trên của Đại Nam thực lục thìrõ ràng, chỗ dựa đầu tiên, cũng là chỗdựa tin cậy và vững chắc nhất củaNguyễn Hoàng khi vào Thuận Hoá chính

là Hoành Sơn, nhưng xem ra, suốt cảcuộc phân tranh lâu dài và quyết liệt vớihọ Trịnh, Hoành Sơn hầu như không giữmột vai trò quan trọng gì đáng kể đối vớikhả năng đề kháng của xứ Đàng Trong.Chỗ dựa tin cậy và vững chắc đầu tiêncủa Nguyễn Hoàng lại là con người màmột trong số những con người đó làNguyễn Ư Dĩ.

Nguyễn Ư Dĩ (cũng có nguời phiênâm là Nguyễn Ư Tị) quê ở huyện Tứ Kì(nay thuộc Hải Dương) nhưng sau vàođịnh cư ở Thanh Hoá. Ông là con củaquan Đặc Tiến Phụ Quốc Thượng TướngQuân Nguyễn Kính Diện. Dưới thời trị vịcủa Lê Cung Hoàng (1522 - 1527),Nguyễn Ư Dĩ là quan Thái Phó, tước UyQuốc Công, ông là em vợ của Nguyễn

Kim và là cậu ruột của Nguyễn Hoàng.Năm 1527, Mạc Đăng Dung cướp

ngôi của nhà Lê, Nguyễn Kim chạy vàoThanh Hoá rồi sang tận Ai Lao và mãiđến năm 1533 mới tìm được một ngườitrong hoàng tộc của nhà Lê là Lê Ninh đểtôn lên ngôi vua, nhằm tạo ra danh nghĩachính thống cho cuộc chiến tranh chốnglại họ Mạc. Bấy giờ, Nguyễn Hoàng mớilên hai tuổi. Người trực tiếp nuôi dạyNguyễn Hoàng chính là Nguyễn Ư Dĩ...

Lê Ninh lên ngôi vua, đó là Lê TrangTông (1533 -1548), tuy nhiên, quyềnhành thực sự của Nam triều lại nằm trongtay Nguyễn Kim. Bấy giờ, Nguyễn Ư Dĩlà một trong những trợ thủ đắc lực nhất,ông vừa lo giúp việc triều chính, vừa lonuôi dạy Nguyễn Hoàng. Phần lớn những

phẩm cách đáng quý của Nguyễn Hoàngđược xây dựng và bồi bổ trong thời kìnày

Năm 1545, Nguyễn Kim bị một viêntướng trá hàng của nhà Mạc là DươngChấp Nhất đánh thuốc độc giết chết.Cuộc khủng hoảng của Nam triều bắtđầu. Con rể của Nguyễn Kim là TrịnhKiểm đã sát hại Nguyễn Uông (anh ruộtcủa Nguyễn Hoàng, cũng là một vị tướngtrẻ và đầy tài năng của Nam triều), đồngthời, tính kế hãm hại cả Nguyễn Hoàng.Tình thế trở nên rất nguy cấp. Không còncon đường nào khác, Nguyễn Ư Dĩ ra taycứu cháu.

Trước hết, ông bàn với NguyễnHoàng, bảo Nguyễn Hoàng giả làm nhưngười thần kinh không được bình thường,

lúc thì tỉnh táo và thông minh, nhưngcũng có lúc thi như khờ như dại. Bởi lẽnày, Trịnh Kiểm đã đánh giá sai năng lựcthực sự của Nguyễn Hoàng, mối lo sợ bịtrả thù có phần nguôi bớt. Một thời giansau, Nguyễn Ư Dĩ và Nguyễn Hoàng tìmcách gặp riêng Nguyễn Thị Ngọc Bảo làchị gái của Nguyễn Hoàng và là vợ củaTrịnh Kiểm, nhờ Nguyễn Thị Ngọc Bảolựa lời xin Trịnh Kiểm cho NguyễnHoàng được vào làm Trấn thủ xứ ThuậnHoá (vùng đất tương ứng với khu vực từphía nam Hà Tĩnh vào cho đến hết Thừa

Thiên -Huế ngày nay). Trịnh Kiểm làtên gian manh, biết Thuận Hoá vừa xaxôi, vừa nghèo khó, đã thế lại còn cóquân nhà Mạc quấy nhiễu thường xuyên,cho nên, xuống lệnh chấp thuận ngay.

Vào đó, nếu Nguyễn Hoàng có bị quânnhà Mạc giết thì đó cũng là việc TrịnhKiểm đang mong, ở đời, dễ gì mượnđược tay kẻ thù để tiêu diệt đối thủ:Cũng vào đó, nếu Nguyễn Hoàng khônghoàn thành được chức trách của một Trấnthủ, thì Trịnh Kiểm sẽ có cớ để trị tội.Vòng cương toả của Trịnh Kiểm, khiếpthay!

Năm 1558, Nguyễn Hoàng lên đườngđi nhận chức. Năm đó, ông mới 33 tuổi.Cùng đi theo vào Thuận Hoá với NguyễnHoàng là Nguyễn Ư Dĩ và toàn bộ giaquyến của ông. Vẫn biết Nguyễn Hoàngbấy giờ đã là vị tướng giỏi, võ nghệ vàmưu lược hơn người, đã thế lại còn khéobiết cố kết nhân tâm, nhưng, Nguyễn ƯDĩ vẫn không nỡ để Nguyễn Hoàng phải

đơn phương độc mã nơi đất hiểm. Nghĩatinh cậu cháu trong con người ống mạnhmẽ đến lạ thường.

Xét về thứ bậc họ hàng, Nguyễn Ư Dĩlà cậu, Nguyễn Hoàng là cháu. Xét vềchức tước trong Nam triều, Nguyễn Ư Dĩlà Thái phó, tước Uy Quốc Công cònNguyễn Hoàng lúc ấy chỉ mới là QuậnCông. Xét quan hệ thì Nguyễn Ư Dĩ là ânnhân của Nguyễn Hoàng, từng nuôi dạyNguyễn Hoàng từ lúc Nguyễn Hoàng mớiđược hai tuổi. Nhưng, trong mọi ứng xử,Nguyễn Ư Dĩ luôn luôn ẩn mình ở phíasau, tạo dựng uy tín và ra sức củng cốđịa vị cho Nguyễn Hoàng. Với NguyễnHoàng, Nguyễn Ư Dĩ đồng nghĩa với sựan tâm, tin tưởng. Sách Đại Nam liệttruyện (Tiền biên, quyển 3) chép rằng:

“Mùa đông năm Mậu Ngọ (tức là năm1558 -NKT), Thái Tổ (chỉ NguyễnHoàng - NKT) vào Thuận Hoá, (Nguyễn)Ư Dĩ đem con cái đi theo. Đến bãi cátÁi Tử thuộc huyện Đăng Xương, dân sởtại đem dâng bảy vại nước trong.(Nguyễn) Ư Dĩ mừng rỡ tâu rằng:

-Đây chính là mệnh trời ban cho.Mệnh trời bao giờ cũng ứng báo quanhững hình tượng có thể thấy và hiểuđược. Nay chúa thượng vừa mới đến màdân vui đem nước dâng lên, có lẽ đó làđiềm được nước đó chăng?

Thái Tổ nghe vậy, liền nhận bảy vạinước và đóng doanh trại tại khu vực ÁiTử.”

Vào làm Trấn thủ Thuận Hoá, NguyễnHoàng đã thực hiện chính sách hai mặt.

Mặt thứ nhất là mặt bên trong, mặt bímật: ông vừa ra sức chiêu mộ nguời theovào, vừa âm thầm tuyển chọn đội ngũ taychân thân tín cho mình. Mục tiêu củaNguyễn Hoàng là phải xây dựng chobằng được một cơ đồ riêng của mình,nhằm chuẩn bị đối đầu với họ Trịnh. Mặtthứ hai là mặt công khai, mặt bề ngoài:Nguyễn Hoàng vẫn bày tỏ sự thần phụcđối với vua Lê và chúa Trịnh. Với cươngvị là Trấn thủ Thuận Hoá (rồi từ năm1570 thì được kiêm thêm cả Trấn thủQuảng Nam), Nguyễn Hoàng đã đónggóp sức người và sức của vào cuộcchiến tranh chống lại nhà Mạc. NguyễnHoàng cũng nhiều phen đích thân cầmquân đi đánh nhau với quân đội nhà Mạc.Và, bất cứ lúc nào, bất cứ ở đâu, Nguyễn

Ư Dĩ cũng luôn luôn theo sát NguyễnHoàng, ân cần chỉ vẽ và chân thành chiasẻ mọi niềm vui nổi buồn.

Theo ghi chép của các bộ sử thi, thìtừ năm 1558, cho đến khi mất tại ThuậnHoá (chưa rõ là năm nào, chỉ biết là saunăm 1570), Nguyễn Ư Dĩ chỉ một lần rờiNguyễn Hoàng đế về thăm quê trong mộtthời gian rất ngắn, còn thì lúc nào ôngcũng ở bên cạnh Nguyễn Hoàng. Ôngthực sự là chỗ dựa tin cậy và vững chắcđầu tiên của Nguyễn Hoàng. Chính sửthời Nguyễn viết: “Trong hàng CôngThần Khai Quốc, Nguyễn Ư Dĩ thật xứngđáng đứng đầu vậy.”

Năm 1613, Nguyễn Hoàng qua đời,hưởng thọ 88 tuổi. Ông là người đầu tiênxây dựng nền tảng cho cơ nghiệp của họ

Nguyễn ở xứ Đàng Trong, là người cócông tổ chức khai khẩn một vùng đấtrộng lớn của đất nước. Có thể nói rằngmột phần quan trọng của sự nghiệp này lànhờ ở sự giúp đỡ chân thành và có hiệuquả của Nguyễn Ư Dĩ.

Thời Nguyễn Ư Dĩ là thời loạn, thờimà đạo vua tôi, nghĩa thầy trò, tinh đồngliêu,... bị rẻ rúng, thời mà các phe cánhkhông ngừng hãm hại lẫn nhau. Tìmnhững người giữ được tình nghĩa thuỷchung giữa thời ấy chẳng khác gì tìm hoaở giữa sa mạc. Cho nên, hiếm thay,những người như Nguyễn Ư Dĩ! Kínhông, đâu chỉ có Nguyễn Hoàng?

Chuyện Nguyễn Ư Dĩ hình như chẳngphải chỉ là chuyện Nguyễn Ư Dĩ. ChuyệnNguyễn Hoàng hình nhu cũng chẳng phải

là chuyện riêng của Nguyễn Hoàng.Nguyễn Ư Dĩ đến với Nguyễn Hoàngbằng tất cả tài năng và tất cả lòng thành.Nguyễn Hoàng cũng đón nhận Nguyễn ƯDĩ với tất cả tài năng và tất cả lòng thànhtương ứng. Cả Nguyễn Ư Dĩ và NguyễnHoàng đều đã là người thiên cổ, nhưng,những gì rút ra từ sự tương đắc của họ,rằng ở đời chỉ có người tài mới dùngđược những người tài, rằng ở đời có sựthành tâm mới mong có được tất cả... vẫnlà bài học cho muôn đời đó thôi.

SIÊU QUẦN TIÊN SINHNGUYỄN ĐĂNG ĐÀN

Sách Đại Nam liệt truyện (Tiền biên)

đã dành một phần của quyển 6 để chépchuyện các bậc tử sĩ sáng danh như VõTrường Tỏan, Đặng Đức Thuật, NguyễnĐăng Đàn... Sách Đại Nam Nhất ThốngChỉ (quyển 2: Phủ Thừa Thiên, mụcNhân vật) cũng đã trân trọng chép chuyệnNguyễn Đăng Đàn.

Và, chuyện Nguyễn Đăng Đàn cònthấy chép trong sách Bán đại văn (nửađời nghe) của Ớ Vận Tiên Sinh và trongvài bộ dã sử khác theo đó thì...

Nguyễn Đăng Đàn còn có tên gọi kháclà Nguyễn Đăng Tường sinh và mất nămnào chưa rõ, chỉ biết ông nổi danh tàiđức dưới thời trị vì của chúa NguyễnPhúc Khoát (1738 - 1765). Ông có tên tựlà Thuần Nhất, hiệu là Bất Nhị, sinh quánhuyện Hương Trà, phủ Thừa Thiên (nay

thuộc tỉnh Thừa Thiên -Huế). Sử cũ chohay, ngay từ thuở thiếu thời, NguyễnĐăng Đàn đã nổi tiếng thông minh, chữmới thoáng nhìn đã nhớ, sách chỉ mớihọc qua đã thuộc. Tương truyền, lúc ônglên sáu tuổi thì trong họ nhà ông có mộtnhà quá nghèo, phải đi vay nợ một phúông gần đó. Phú ông này rất gian tham,bắt phải làm tờ khế ước, nhưng biếtngười vay mù chữ, cho nên cho vay chỉnăm tiền mà hắn ghi trong tờ khế ướcnhững mười. Chẳng dè lúc ấy NguyễnĐăng Đàn đang chơi ở đấy và phát hiệnra sự hiểm ác này. Phú ông vừa xấu hổ,vừa phục tài cậu bé, bèn giả lả nói rằng:

- Ta nghe dòng họ Nguyễn Đăng cóthần đồng nhưng chưa hề giáp mặt, chonên mới vờ làm thế để thử xem có đúng

cậu ta là thần đồng hay không mà thôi.Đến tuổi vũ thược (tức là 13 tuổi ta.

Theo Kinh lễ, thiên Nội tắc thì đến tuổi13, con trai bắt đầu học múa theo nhạcthược, cho nên tuổi 13 cũng gọi là tuổivũ thược) tài học của Nguyễn Đăng Đànđã vượt trội hơn người, ông chẳng nhữngđã làu làu nhiều thiên kinh sử mà còn bắtđầu để tâm suy gẫm những chỗ uyên thâmnhất trong sách vở của thánh hiền.

Từ năm 16 tuổi, khắp Ngũ kinh, Tứthư, Bắc sử và Bách gia chư tử... NguyễnĐăng Đàn đều rất am tường. NgườiHương Trà và người phủ Thừa Thiênđương thời, không ai là không biết tiếng.Bấy giờ, hầu như tất cả cũng chỉ biết họclà để tìm đường tiến thân, bám vào hoạnlộ để hưởng những đặc quyền đặc lợi do

hoạn lộ mang lại, nhưng riêng NguyễnĐăng Đàn thì ngược lại. Ông không mộtchút cảm tình với lối học củ nghiệp, càngkhông một chút ham mê danh lợi quantrường, bởi vì theo ông, đó là những thứrất dễ làm vẩn đục đức sáng của học tròmuôn thuở. Nghĩ vậy, Nguyễn Đăng Đànđã lên núi Thanh Thuỷ, dựng nhà lá váchđất để ở và mở trường dạy học. Đại Namliệt truyện (Tiền biên, quyển 6) chép:“Ông đố chí hiểu cổ, khống thích lối vănchương khoa cứ sáo rỗng, tính tình điềmtĩnh và khiêm tốn, ưa làm điều thiện,vững tin ở đạo lí, không thèm danh lợivinh hoa, tuy sống trong nhà lá vách đấtmà lúc nào cũng vui. ông chẳng nhữnggiỏi về lí học mà còn thông thạo cả cácsách Kiềm, Thao."

Nói giỏi về lí học tức là giỏi về phầntinh tuý và uyên thâm nhất của nho học,phần mà không phải bất cứ nhà Nho nàocũng đủ trí tuệ để có thể vươn tới được.Còn như nói thông thạo các sách Kiềm,Thao là thông thạo một lĩnh vực hoàntoàn khác. Kiềm tức Ngọc Kiềm cònThao là Lục Thao -tên hai trong số hơnmột chục bộ binh pháp nổi tiếng nhất củaTrung Quốc thời cổ và trung đại. Thôngthạo các sách Kiềm, Thao cũng có nghĩalà thông thạo binh pháp. Nói khác hơn,đến đây, ông đã đạt tới trình độ văn võsong toàn. Sách Bán đại văn (Nữa đờinghe) của Ớ Vận Tiên sinh chép vềNguyễn Đăng Đàn có đoạn:

“Có bậc phụ lão từ xa chống gậyđến, gọi:

-Dốc chí đèn sách, dùi mài kinh sửmà không chịu ra ứng thí cho thoả mộtphen, như hổ tùng phong, như longtùng vân, như cá vượt vũ môn, thế làthế nào?

Ông cung kính đáp:-Hậu sinh chỉ muốn học để biết đại

đạo của thánh hiền, nhằm sống sao chokhỏi sự lầm lỗi, trông lên không thẹnvới Trời, cúi xuống cũng không xấu hổvới Đất, chẳng dám có chí gì khác hơn.Vả chăng, sống mà được toại sởnguyện, thử hỏi có gì vui hơn?

Phụ lão lại hỏi:-Văn đã như phượng múa rồng bay,

như thế chưa đủ sở nguyện hay sao màcòn đọc sách binh gia và tập rèn võnghệ?

Ông lại cung kính đáp:-Sự học là vô tận. Xưa nay chỉ có

người nản chí không học chớ đâu có ainản chí vì hết sách để học đâu. Hậusinh sống giữa thời còn có trăm mối lotoan, đọc sách binh gia và tập rèn võnghệ, trước là để hiểu cố nhân, sau làđể phòng thân khi chẳng may gặp sựbiến.”

Ngày 12 tháng 4 năm Giáp Tý (1744),chúa Nguyễn Phúc Khoát làm lễ lên ngôivương, ý đồ xây dựng hẳn một quốc giabiệt lập với vua Lê chúa Trịnh ở ĐàngNgoài ngày một thể hiện rõ rệt. Chiếu lênngôi của Nguyễn Phúc Khoát có đoạn:“Nay Đất Trời rộng ban đức nhân,khiến cho khắp cõi bờ đều nhuần thấm.Ta thuận đạo lên ngôi, bá tính vạn vật

từ đây đổi mới. Ngọc vàng rực rỡ. Lờitỏ truyền xa. ” (Đại Nam thực lục, Tiềnbiên, quyển 10). Được tin này, NguyễnĐăng Đàn liền vội tìm đường đến tậnPhú Xuân, lấy tư cách là một người họctrò áo vải, dâng lên Nguyễn Phúc Khoátmột bài sớ dài, viết bằng chữ Nôm. Theoghi chép của Đại Nam liệt truyện (Tiềnbiên, quyến 6) thì bài sớ ấy đại lược nóirằng: “Đạo làm vua nên lấy việc cầucho được người hiền tài và lắng nghelời can gián làm trọng. ” Cũng theosách này thì bài sớ của ông “lời trangnghiêm mà thiết thực, Chúa khen lắm,muốn vào phủ để trao cho quan chức,nhưng, (Nguyễn) Đăng Đàn từ chối,không chịu nhận.

Việc làm nói trên của Nguyễn Đăng

Đàn gây chấn động dư luận của cả xứĐàng Trong đương thời. Thiên hạ khôngchỉ kính trọng tài năng mà còn rất phụcnghĩa khí của ông. Học trò bốn phươngtìm về xin thọ giáo Nguyễn Đăng Đànngày một đông. Thư tịch xưa cho hay,trường của Nguyễn Đăng Đàn không lúcnào là không có đến vài trăm môn sinh.Đến năm bảy mươi tuổi, Nguyễn ĐăngĐàn vẫn say mê với nghề dạy học. Bấtcứ ai cũng lấy việc từng được là học tròcủa Nguyễn Đăng Đàn làm điều vinh dự.Người đương thời đã tôn kính gọiNguyễn Đăng Đàn là Siêu Quần TiênSinh nghĩa là bậc thầy vượt trội hơn tấtcả.

Mới hay, vinh quang ở đời kể cũng lạ,kẻ tìm đủ cách để tìm kiếm thì chẳng

được, người chỉ để tâm luyện tài tíchđức, hững hờ với vinh quang thì vinhquang lại đến, rạng rỡ lạ thường. NhưNguyễn Đăng Đàn, tất cả những gì ônglàm, nào có phải để được lừng danh tàiđức trong khắp thiên hạ. Biệt danh SiêuQuần Tiên Sinh chính là do thiên hạthành kính tôn phong cho ông đó thôi.

TÌNH BẠN CỦA TƯỚNGNGUYỄN HỮU CHỈNH

Nguyễn Hữu Chỉnh (7-1787) ngườilàng Đông Hải, huyện Chân Phúc (nay làhuyện Nghi Lộc, tinh Nghệ An) vốn là võtướng của chúa Trịnh. Sau, Nguyễn HữuChỉnh bỏ chúa Trịnh mà về với Tây Sơn.

Năm 1786, ông có công trong việc cùngNguyễn Huệ đại phá quân Trịnh. Vậy mà,năm 1787, ông lại mưu phản Tây Sơnnên bị Tây Sơn giết

Sách Lịch triều tạp kỉ (quyển 4)chépchuyện Nguyễn Hữu Chỉnh với bạn là ĐỗThế Long như sau:

“Long là người có tài năng và giỏimưu lược nhưng tính tình lại rất giảohoạt. Có lần, Chỉnh bị giam vì phạm tộithiếu nợ công quỹ. Khi ấy, Long cũng bịgiam vì một lí do riêng, cho nên, cùng ởchung một nhà ngục với Chỉnh. Nhânđó, hai bên tương đắc với nhau.

Khi Chỉnh dẫn quân Tây Sơn ra lấyThăng Long thì Long hãy còn ở tù.Chỉnh sai người đến thả Long ra vàmời đến tư dinh, đối đãi như thượng

khách. Hai người bàn việc nước, Longnói lời nào cũng được Chỉnh tin theo.Lúc chúa Trịnh Tông (bị bắt rồi tự tửmà chết), Chỉnh nói với Long rằng:

-(Trịnh) Tông không tin ta nên mớitự tử, giá thử như (Trịnh) Tông cứ việcsống, thế nào ta cũng cho (Trịnh) Tônghưởng địa vị thanh nhàn, chẳng sợ mấtgì tước lộc cả.

Long nghe Chỉnh nói thế, cứ tưởngrằng Chỉnh hãy còn tử tế với Chúa(Trịnh), bèn nhân đó bàn rằng:

-Ông tuy bên trong thì có lòng nhânnghĩa, nhưng bên ngoài thì hình tíchchẳng khác gì thằng giặc tàn bạo. Vìsao ư? Vì giờ đây, ông có cái thế dờinon lấp biến, giúp cho Tây Sơn khôngbiết kể bao nhiêu cho hết. Nhưng, ông

(hãy nhớ lại đi), khi mới được traoquyền cầm quân rồi được phong tướcHầu, có gì là không phải ơn huệ củaChúa đâu? Thế mà bây giờ ông làm cáiviệc nên danh nghĩa (phù Lê) diệt Trịnhthì thật là quá quắt lắm. Nếu ông choviệc chúa Trịnh hiếp đáp vua Lê là cólỗi, thì tại sao ông không nghĩ đến cônglao tôn phò (của nhà Chúa đối với vuaLê) từ hơn hai trăm năm trước đây?Chuộng mới mà bội phản cũ là bấtnghĩa, tìm vạch lỗi (của Chúa) mà chelấp công (của Chúa) là bất nhân. Vì(gồm đủ cả) bất nghĩa và bất nhân nênmới gọi là thằng giặc tàn bạo. Nam nhilập thân, lẽ đâu lại chịu mang tiếng làthằng giặc tàn bạo?

Chỉnh nghe vậy thì tái mặt, nhưng

vẫn từ tốn trả lời:-Gầy dựng là ơn riêng, cương

thường là đạo lớn. Tôi làm việc nàycũng chỉ để vun đắp cho cương thường,phải nói là chí nhân và đại nghĩa, hàcớ gì mà bác lại nói là thằng giặc tànbạo? Chuyện này, nếu tôi không sai thìbác nói quá đáng.

Long nói:-Vua Lê đã được tôn rồi, cần gì phải

đợi ông phò? Chẳng qua ông giả mượndanh nghĩa để hòng tranh đoạt mà thôi.Nước nhà đang như chiếc âu vàng chưahề sứt mẻ, thế mà ông vô cớ đưa ngườikhác đến, trên thì giết chủ soái, dướithì hại nhân dân, người ta còn cho ônglà cú vọ lang sói nữa kia. Tôi bảo ônglà thằng giặc tàn bạo thì đã có gì là

quá đáng? Này ông dựa vào Tây Sơnthì có khác nào cáo mượn oai hùm, nếunhững người có lòng trung thành vớichúa Trịnh mà biết, ắt sẽ có biến loạn.Một mai Tây Sơn bỏ ông mà đi, thì vớithân phận bé nhỏ như vậy, lại cộngthêm cái tội tày trời kia, hỏi ông cònbiết nương vào đâu?

Chỉnh tuy chỉ muốn nghiến răng cămgiận, nhưng vẫn cố đổi nét mặt rồi tươicười mà nói rằng:

-Vậy thì bạn của lang sói và cú vọthử bàn tính lối thoát cho lang sói vàcú vọ xem sao?

Long liền nói:-Ông ra đây chẳng qua là chỉ cốt để

báo thù bọn kiêu binh đã giết quanTrấn thủ trước đây là Quận Huy mà

thôi. Nay, kiêu binh đã bị diệt, ông đãtoại nguyện rồi còn gì. Nếu ông biếtmau chuyển lối, khéo điều hành với bọn(Nguyễn) Huệ và (Vũ Văn) Nhậm củanhà Tây Sơn, khiến cho họ được no sayrồi quay về, xong, chọn lấy người hiềntài trong tôn thất họ Trịnh mà lập làmChúa, còn ông chỉ lo việc phò tá, thì đólà công hiếm có ở đời.

Chỉnh nói:-Phải đấy. Để tôi suy nghĩ. Bác hãy

về đi, nhớ kiếm câu gì nên nói và cốsửa sang lời lẽ sao cho đẹp rồi đợi xemcó ai ưa mà trổ tài, may ra có thể tốtđấy!

Long vừa ra khỏi, Chỉnh nói:-Long là rồng. Nên cho rồng uống

nước chớ không nên cho nó ở trên cạn

khiến nó có thể làm mê hoặc thiên hạ.Xong, Chỉnh liền sai người đón ở

ngoài cổng, bắt Long trói lại, đưa đidìm xuống dưới nước sông Nhị, đểcho... rồng theo nước.”

Nguyễn Hữu Chỉnh và Đỗ Thế Longgặp nhau trong tù không đáng kể bằngviệc gặp nhau trong sự... giảo hoạt, cổnhân có câu: “ngưu tầm ngưu, mã tầmmã” là để chỉ những trường hợp đại loạinhư thế này đây. Song le, kẻ giảo hoạtlàm gì có nghĩa tình, cho nên, chúng đánhgiết lẫn nhau thì có gì là lạ đâu.

Nguyễn Hữu Chỉnh giết Đỗ Thế Longđể rồi sau đó không bao lâu, đến lượtNguyễn Hữu Chỉnh bị Tây Sơn diệt. Thếgian nhờ đó mà bớt được một kè thấtđức, nhưng âm phủ từ đó lại phải nhận

thêm một hồn ma bạo tàn.Than ôi, nếu ai cũng biết trước rằng

cái chết sẽ đến cụ thể ra sao thì có khi họsẽ sống tử tế hơn. Chắc chắn là như thếmà. 

ĐẠM AM NGUYỄN CƯTRINH: TÀI KIÊM VĂNVÕ

“(Nguyễn) Cư Trinh học rộng, thơhay, tài kiêm văn võ. Khi cầm quânđóng ở dinh Bình Thuận và Gia Định,ông thường cùng tổng binh Hà Tiên làTông Đức Hầu Mạc Thiên Tứ lấy vănchương đáp tặng nhau, ông có hoạ 10bài thơ vịnh Hà Tiên của (Mạc Thiên

Tứ)”.Lê Quý Đôn (Phủ biên tạp lục)

Nguyễn Cư Trinh hiệu là Đạm Am,người làng An Hoà, huyện Hương Trà,(nay thuộc tình Thừa Thiên -Huế). Tổtiên Nguyễn Cư Trinh vốn người họTrịnh. Khi Mạc Đăng Dung cướp ngôinhà Lê, một người của họ Trịnh, tên làTrịnh Cam (quê ở vùng Thiên Lộc, naythuộc huyện Cam Lộc, tỉnh Hà Tĩnh) nuôichí báo thù cho họ Lê, bèn chạy vào làngAn Hoà, huyện Hương Trà, âm thầmchuẩn bị lực lượng để dấy nghĩa. Nhưngviệc đang tiến hành dở dang thì ông quađời, con cháu của ông thấy không thể nốichí đánh đuổi nhà Mạc, liền đổi thành họNguyễn và định cư tại An Hoà, đếnNguyễn Cư Trinh là đời thứ sáu.

Bấy giờ, huyện Hương Trà có hai làngrất đặc biệt. Một là làng Đồng Di lừngdanh hiếu học. Hai là làng An Hoà nứctiếng đỗ đạt cao, vì thế, dân gian vùngHương Trà có câu rằng: “Học Đồng Di,thi An Hoà”. Thân phụ của Nguyễn CưTrinh là Nguyễn Đăng Đệ. Đại Nam liệttruyện (Tiền biên, quyển 5) chép rằng:Nguyễn Đăng Đệ “là người ôn nhã vàtrung chính, văn chương uyên bác. KhiNguyễn Đăng Đệ còn nhỏ, có thầytướng trông thấy, nói rằng, mắt ông cótàng thần, đấy là cốt cách cao quý, chỉphải tội tai thấp cho nên không thể đỗcao. ” Về sau, quả là ông chỉ đỗ có SinhĐồ (tức Tú tài), nhưng làm quan cẩntrọng, đức độ thanh liêm, trên thì phùchúa, dưới là dân gian, thảy đều mến

phục, ông làm quan, trải thăng dần đếnchức Kí lục. Nguyễn Đăng Đệ có haingười con được chính sử nhà Nguyễntrân trọng ghi chép, đó là Nguyễn ĐăngCẩn và Nguyễn Cư Trinh.

Nguyễn Cư Trinh sinh năm Bính Thân(1716). Ngay từ nhỏ, ông đã được thânphụ là Nguyễn Đăng Đệ trực tiếp dạy dỗ.Vốn thông minh và hiếu học, lại may mắnđược thụ bẩm tri thức từ người cha đứcđộ và tài ba, chẳng mấy chốc, NguyễnCư Trinh đã nổi tiếng là thần đồng. Bấygiờ, đất Hương Trà có đến hai thần đồng.Một là Nguyễn Cư Trinh và hai là ngườianh con bác của ông: Nguyễn ĐăngThịnh. Sau, cả hai thần đồng này đều làmquan cho chúa Nguyễn Phúc Khoát. ĐạiNam liệt truyện chép rằng: “phàm là

điển chương pháp độ (của phủ Chúa)đều do Nguyễn Đăng Thịnh tạo lậprành mạch, còn phàm là tư lệnh (củaphủ Chúa) thì đều do Nguyễn Cư Trinhsoạn ra. ”

Năm Canh Thân (1740), Nguyễn CưTrinh đỗ Hương cống (tức Cử nhân).Năm đó ông 24 tuổi. Suốt 27 năm làmquan. Nguyễn Cư Trinh đã có ba cốnghiến nổi bật như sau:

Về chính trị: Nguyễn Cư Trinh làngười có nhiều ý tưởng cải cách khá táobạo. Những ý tưởng cải cách này thểhiện tập trung nhất trong bức thư ôngdâng lên chúa Nguyễn Phúc Khoát vàocuối năm Tân Mùi (1751). Mở đầu bứcthư đầy tâm huyết này, ông viết: “Dân làgốc của nước. Gốc mà không vững bền

thì nước chẳng thể yên. Nếu ngàythường mà không biết lấy ơn nghĩa đểcố kết lòng dân, thì thử hỏi đến lúc cóviệc sẽ nương tựa vào đâu?" Sau lờitâm huyết nói trên, Nguyễn Cư Trinh đềnghị phủ Chúa cần lưu ý bốn điều đanggây lo ngại cho xã hội. Một là nạn quanlại gây phiền hà nhũng nhiễu. Hai là tệnạn ăn hối lộ của quan lại địa phươngdiễn ra rất trắng trợn mà không thấyxử phạt gì. Ba là nên miễn hoặc giảmthuế cho những người nghèo khó. Và,bốn là hạn chế việc sai quan của phủChúa về các địa phương mà không nóirõ chức phận, khiến cho bọn này cứmặc sức tác oai tác quái đối với dân.

Thư ấy lời lẽ thống thiết mà chânthành, tiếc thay, Chúa đọc xong rồi...

đem cất, không một lời nói lại. NguyễnCư Trinh buồn rầu xin từ chức nhưngkhông được.

Về quân sự: Nguyễn Cư Trinh làngười có biệt tài cầm quân, dẫu ông chưatừng học ở bất cứ một lớp đào tạo võquan nào. Thời chúa Nguyễn Phúc Khoáttrị vì (1738 -1765), ông là người đượctin cậy, trao quyền trấn giữ ở Bình Thuậnvà ở Gia Định. Chính ông là người đã cócông vỗ yên dân chúng và mở rộng đấtđai cho xứ Đàng Trong. Các vùng đấtnhư Tầm Bôn, Lôi Lạp và Tầm PhongLong (nay tương ứng với khu vực miềnTrung và một phần miền Tây Nam Bộ) làdo ông đem về. Nói theo cách nói củacác sử gia nhà Nguyễn thì: “Cõi Nam mởđất đến đây rất rộng, tất cả đều là do

công của Nguyễn Cư Trinh”. Điều đángnói là Nguyễn Cư Trinh cầm quân, nhưngthường thu phục đối phương bằng uy đứcchứ không phải là bằng trận mạc.

Về văn chương: Nguyễn Cư Trinh làmột trong những cây đại bút của xứ ĐàngTrong giữa thế kỉ 18. Năm 1750, khi cònlàm Tuần phủ Quảng Ngãi, để trấn anđồng bào các dân tộc ít người (mà sử cũcoi là mọi Thạch Bích), ông đã viếtTruyện Sãi Vãi và cho lưu truyền trongnhân dân địa phương. Tuy lí do ra đờichỉ đơn giản như vậy, nhưng Truyện SãiVãi thực sự là một trong những án vănNôm có giá trị của xứ Đàng trong, đượcnhân dân đương thời ưa thích. Khi cầmquân trấn giữ ở Gia Định, Nguyễn CưTrinh có dịp được tiếp xúc với những

áng thơ văn của các tác giả trong ChiêuAnh Các do Mạc Thiên Tứ sáng lập năm1736. Ông đã viết nhiều bài thơ chữHán, hoạ lại mười bài xướng của MạcThiên Tứ về mười cảnh đẹp của HàTiên. Những bài thơ hoạ này của NguyễnCư Trinh đã được Bảng nhãn Lê QuýĐôn trân trọng ghi lại. Theo Lê QuýĐôn, chính nhờ những người như NguyễnCư Trinh mà: “Văn mạch một phươngdằng dặc không dứt, thực đáng khenlắm”, cần lưu ý rằng, Bảng nhãn Lê QuýĐôn là một người cực kì khó tính, ôngkhông dễ gì ban lời khen tặng đối với bấtcứ ai.

Bởi ba cống hiến nổi bật kể trên, sinhthời, Nguyễn Cư Trinh rất được nể trọng.Đại Nam liệt truyện (Tiền biên, quyển 5)

nhận xét về ông như sau: “Nguyễn CưTrinh là bậc tài lược hơn người, đã thếlại còn giỏi quyết đoán. Những việcông tâu bày phần nhiều đều tỏ đượclòng trung và sự phải đạo. Khi coi việcquân ở cõi Nam, ông có công mở đấtđai, giữ yên biên cõi, có huân vọng thậtlà siêu việt. ”

Sinh thời, Nguyễn Cư Trinh cũng làngười nổi danh cương trực. Cũng sáchĐại Nam liệt truyện nói trên đã chép lạichuyện cương trực của ông như sau: Năm1765, khi Nguyễn Phúc Khoát qua đời,Nguyễn Phúc Thuần được đưa lên nốinghiệp, ông cũng được gọi về phủ Chúađể cai quản bộ Lại kiêm quản Tào VậnSứ. Bấy giờ, quyền thần Trương PhúcLoan bắt đầu lộng hành, thường hay triệu

các quan tới nhà riêng bàn việc chứkhông bàn ở phủa Chúa. Nguyễn CưTrinh biết được, liền nghiêm mặt mắngrằng:

-Bàn việc công ở phủ đường là chếđộ đã định rõ từ lâu, Trương Phúc Loansao dám vô lễ mà làm trái như thế?Thiên hạ mà loạn thì hẳn là do con ngườinày thôi.

Các quan nghe Nguyễn Cư Trinh nóivậy, liền không dám đến nhà của TrươngPhúc Loan nữa. Trương Phúc Loan giậnông lắm, nhưng cũng chẳng dám làm gì.

Năm 1767, Nguyễn Cư Trinh qua đời,hưởng thọ 51 tuổi. Đất nước mất mộtđấng tài hoa, văn võ song toàn, ông cóhai người con trai là Nguyễn Cư Tuấn vàNguyễn Cư Sĩ, cũng đều đáng xếp vào

bậc có tài.

CHIÊU VŨ HẦU NGUYỄNHỮU DẬT - MỘT TÀINĂNG NỔI BẬT CỦA XỨĐÀNG TRONG

Có thể gọi Nguyễn Hữu Dật (1604 —1681) là một danh tướng hoặc một nhàthiên văn, lại cũng có thể gọi ông làmột văn thần xuất sắc. Tài năng củaông bộc lộ rất sớm và trải rộng trênnhiều lĩnh vực khác nhau. Nay xin theoĐại Nam liệt truyện (Tiền biên, quyển3) mà lược kể về ông như sau:

Nguyễn Hữu Dật là con của ThamTướng Chưởng Cơ Nguyễn Triều Văn,vốn người huyện Tống Sơn (Thanh Hoá).Năm 1558, Nguyễn Hoàng vào Trấn thủ

đất Thuận Hoá (vùng tương ứng vớimiền đất từ phía nam Hà Tĩnh đến hếttỉnh Thừa Thiên -Huế ngày nay), nhằmtạo lập cơ đồ riêng cho mình, NguyễnTriều Văn là một trong số những ngườiđầu tiên đi theo. Đến đất phương Nam,Nguyễn Triều Văn định cư tại vùng naythuộc huyện Phong Lộc, tỉnh Quảng Bình.Và, Nguyễn Hữu Dật chào đời tại đó.

Sử cũ chép rằng:“Lúc mới được vài ba tuổi, khi chơi

với lũ trẻ cùng trang lứa, (NguyễnHữu) Dật thường bày trận giả, cờ xí vàđội ngũ đàng hoàng, xong, còn tự nhậnmình làm tướng. (Nguyễn) Triều Vănthấy thế thì mừng thầm, cho là conmình ngày sau ắt sẽ thành người tài,bèn quyết cho đi học. Ông may gặp

được dị nhân, dạy cho binh phép, vìthế, (Nguyễn Hữu) Dật tiến tới rấtnhanh.”.

Khoảng hơn mười tuổi, Nguyễn HữuDật đã nổi tiếng thần đồng, võ nghệ đãcao cường mà văn chương chữ nghĩacũng khó có ai bì kịp. Năm Kỉ Mùi(1619), lúc vừa mới 15 tuổi, NguyễnHữu Dật đã được chúa Nguyễn PhúcNguyên bổ làm Văn Chức. Đó là vị quanvăn trẻ tuổi nhất của chính quyền họNguyễn lúc bấy giờ. Năm Quý Hợi(1623), do tâu việc trái với ý chúa,Nguyễn Hữu Dật bị chúa Nguyễn PhúcNguyên bãi chức. Trở về nhà, thay vìbuồn nản, ông lại dốc chí học tập, vì thếđúng ba năm sau, năm Bính Dần (1626),Nguyễn Hữu Dật lại được phục chức.

Lần này, chỉ trong vòng một khoảng thờigian rất ngắn, ông đã được chúa NguyễnPhúc Nguyên tin cậy và yêu quý, khenông là người thông thái về phép tắc chínhtrị, cho nên, tuy vẫn bổ ông làm VănChức, nhưng thăng quyền được dự bàncác việc cơ mật của phủ Chúa. Bấy giờ,trong số những người được quyền dự bàncác việc cơ mật của phủ Chúa, khôngmột ai mới ngoài hai mươi tuổi như ông.

Năm Đinh Mão (1627), tức là nămvừa 23 tuổi, một bước ngoặt mới trongcuộc đời làm quan của Nguyễn Hữu Dậtbắt đầu. Từ đây, cuộc nội chiến lâu dàivà quyết liệt giữa họ Trịnh với họNguyễn đã diễn ra, Nguyễn Hữu Dậtđược chuyển sang ngạch quan võ. Dướiđây là bản lược kê mấy sự kiện liên quan

đến cuộc đời làm quan võ của NguyễnHữu Dật:

-Năm 1627: Nguyễn Hữu Dật đượctrao chức Giám chiến. Thời chúa NguyễnPhúc Nguyên, chức Giám chiến là chứcchịu trách nhiệm thông báo thường xuyênvà trung thực về mọi diễn biến của chiếntrường cho chúa, đồng thời, chuyển đạtnhanh chóng và chính xác các mệnh lệnhcủa chúa đến chiến trường. Ngoài ra,Giám chiến cũng có quyền được cùngvới tướng cầm cờ Tiết chế (tướng tổngchỉ huy) bàn các việc về quân cơ.

-Năm 1631: Nguyễn Hữu Dật đượccùng với Lộc Khê Hầu Đào Duy Từ đichỉ huy việc đắp luỹ Nhật Lệ (cũng tức làLuỹ Thầy). Đây là một công việc rất khókhăn, trực tiếp liên quan đến thành bại

của chúa Nguyễn trong toàn bộ quá trìnhchống đỡ lâu dài với họ Trịnh sau này.Và, Nguyễn Hữu Dật đã hoàn thành xuấtsắc công việc được giao.

-Năm 1633: Vì là người có kinhnghiệm chỉ huy đắp lũy, Nguyễn Hữu Dậtđược chúa Nguyễn Phúc Nguyên sai cầmquân đi đắp luỹ Trường Sa. Ông đã hoànthành công việc trước thời hạn. Cũngnăm ấy, chúa Trịnh Tráng cho quân trànvào đánh chúa Nguyễn lần thứ hai.Nguyễn Hữu Dật đã chỉ huy quân đắpluỹ, đánh cho quân chúa Trịnh một trậntơi bời ở ngay phía ngoài luỹ Trường Sa(Quảng Bình).

-Năm 1648: Chúa Nguyễn (lúc này làHiền Vương Nguyễn Phúc Tần) đã thăngNguyễn Hữu Dật làm Cai Cơ (là chức võ

quan thuộc hàng cao cấp). Khi ấy,Nguyễn Hữu Dật 44 tuổi. Ngoài chứcCai Cơ, chúa Nguyễn Phúc Tần cònthăng Nguyễn Hữu Dật làm Kí lục dinhBố Chính (Quảng Bình). Kí lục là chứccũng thuộc hàng cao cấp của quan văn.Bố Chính là vùng tiếp giáp với đất đaicủa họ Trịnh, nếu không phải là ngườivừa có tài, vừa được chúa Nguyễn tincậy, quyết không thể nhận một lúc haichức lớn như thế.

-Năm 1655: Lần đầu tiên, chúaNguyễn cho quân vượt sông Gianh trànra đánh thẳng vào đất đai của họ Trịnh.Năm này, Nguyễn Hữu Dật được traochức Đốc Chiến. Với chức này, quyềnông chỉ dưới Tiết Chế Thuận Nghĩa hầuNguyễn Hữu Tiến mà thôi.

-Năm 1661: Nguyễn Hữu Dật đượcthăng làm Chưởng Cơ. Đây là chức võquan cao cấp, trên cả Cai Cơ. Năm ấy,ông 57 tuổi. Bấy giờ, tổng số người đượcthăng đến chức này đếm không quá mườiđầu ngón tay.

-Năm 1664: Tức là năm vừa tròn 60tuổi, Nguyễn Hữu Dật được thăng đến tộtđỉnh của ngạch võ quan: Chưởng DoanhTiết Chế. Cũng năm này, ông được phongtước Chiêu Vũ hầu.

Viết về Nguyễn Hữu Dật, sử cũ khôngbao giờ quên kể chuyện tài coi thiên văncủa ông. Xin được theo bộ sách đã nói ởtrên mà lược thuật lại hai trong số nhiềulần coi thiên văn đặc biệt của ông.

Lần thứ nhất xảy ra vào mùa thu nămĐinh Dậu (1657). Bấy giờ, Nguyễn Hữu

Dật đang gữ chức Đốc Chiến, tham giachỉ huy lực lượng quân chúa Nguyễn tiếnđánh ra tận Nghệ An. Đó là những ngàynắng ráo, quân chúa Trịnh bí mật tập kếtở Đồng Hôn (Nghệ An), tình thế rất nguycấp. Nghe quân do thám báo lại, TiếtChế Nguyễn Hữu Tiến cũng không khỏilo lắng, nhưng Nguyễn Hữu Dật lại nói,đại ý rằng:

-Tôi đã xem thiên văn, biết ngày QuýHợi là ngày 25 tháng này thế nào cũng sẽcó mưa to lụt lớn. Giặc đóng nơi luỹthấp, ta chỉ cần chờ đến ngày đó đốcquân ra đánh thì nhất định sẽ phá được.

Ngày 25, quả nhiên mưa như trút,nước dâng lênh láng khắp nơi, quân chúaNguyễn chỉ dùng sức ít mà cũng cản pháđược. Nguyễn Hữu Tiến phải khen

Nguyễn Hữu Dật tính giỏi như thần!Lần thứ hai xảy ra vào mùa thu năm

1658, cũng tại Đồng Hôn (Nghệ An).Lúc này, cuộc tranh chấp luỹ Đồng Hônđang diễn ra rất quyết liệt, cho nên Tiếtchế Nguyễn Hữu Tiến rất lo. NguyễnHữu Dật liền cười mà nói đại ý rằng:

-Tôi xem thiên văn, biết đến ngàyMậu Thìn tức là ngày 11 tháng này thếnào cũng có mưa to lụt lớn. Hãy chờ đếnngày này sẽ cất quân, nhất định sẽ thắnglớn.

Ngây 11, quá nhiên có mưa to, và mộtlần nữa, quân của chũa Trịnh lại bị đạibại. Từ đó, tiếng tăm về tài xem thiênvăn của Nguyễn Hữu Dật ngày một lanxa.

Mùa xuân năm Tân Dậu (1681),

Nguyễn Hữu Dật bị bệnh mà qua đời,hưởng thọ 77 tuổi. Hiền Vương NguyễnPhúc Tần truy tặng ông là Tán thị TĩnhNạn Công thần. Đặc Tiến Phụ Quốc,Thượng Tướng Quân, Cẩm Y Vệ, TảQuân Đô Đốc phủ, Chưởng Phù Sự,Chiêu Quận Công và ban cho tên thuỵ làCần Tiết.

Vì sao Nguyễn Hữu Dật nhiều tài đặcbiệt như thế? Tất nhiên là bởi nhiều lí dokhác nhau, tuy nhiên, tác giả bài viết nàyxin được tiết lộ một trong những lí dođó: ông là hậu duệ của Nguyễn Trãi, làthân phụ của hai danh tướng Nguyễn HữuCảnh và Nguyễn Hữu Hào! Cả nhà ông,cả dòng họ ông có rất nhiều người giỏi,chớ có phải riêng mình ông đâu.

LỘC KHÊ HẦU ĐÀO DUYTỪ - NHÀ BINH PHÁPLỪNG DANH CỦA THẾ KỈ17

Đào Duy Từ (1572 -1634) sinhtrưởng ở xứ Đàng Ngoài nhưng lại tạolập sự nghiệp ở xứ Đàng Trong. Sinhthời, ông được Sài Vương Nguyễn PhúcNguyên tôn làm thầy, ông là tác giả củabộ Hổ Trướng Khu Cơ, là nhà binhpháp lừng danh nhất lịch sử nước nhàthế kỉ 17.

Sách xưa cho biết, Đào Duy Từ làngười làng Hoa Trai, huyện Ngọc Sơn(nay là xã Vân Trai, huyện Tĩnh Gia,tỉnh Thanh Hoá). Ngay từ lúc còn tấm

bé, Đào Duy Từ đã nổi tiếng thôngminh, qua tuổi thiếu niên, ông đã nổitiếng là người thông minh và uyên báckì lạ. Đến tuổi đôi mươi, sức học củaĐào Duy Từ đã khó có ai sánh kịp.Trịnh Nguyễn diễn chí chép rằng:

“Cha mẹ mất sớm nhưng nhờ bẩm tínhthông minh, tuổi mới hai mươi mốt màông đã thông hiểu kinh sử cổ kim, cácsách kinh điển của Nho gia như Ngũ kinh(gồm Kinh Thi, Kinh Thư, Kinh Lễ, KinhDịch và Kinh Xuân Thu -NKT), Tứ Thư(gồm Luận ngữ, Đại học, Trung dung vàMạnh Tử -NKT), cho đến Bấc sử (sứTrung Quốc -NKT), Bách gia chư tử(sách của các nhà tư tưởng nổi bật ởTrung Quốc thời Đông Chu -NKT) vàTam giáo (Nho, Phật, Đạo -NK.T), Cửu

lưu (Nho gia, Đạo gia, Pháp gia, Âmdương gia, Mặc gia, Tạp gia, Danh gia,Tung hoành gia, Nông gia -NKT) rồi vănchương, thi phú,... tất cả đều tinh xảo.Nếu không phải là bậc có tài xuất quỷnhập thần hoặc là những đấng trí giả cótài phò vua giúp nước thì quyết không thểsánh nổi với ông. Người đương thời nhânđó, khen ngợi mà gọi ông là Gia Cát táisinh (tức Khổng Minh Gia Cát Lượngsống lại -NKT).

Nghe tin triều đình (vua Lê, chúaTrịnh Tùng -NKT) sắp mở khoa thi đểchọn người hiền sĩ, Đào Duy Từ thu xếphành trang hăm hở định ngày lên đườngứng thí. Nhưng, Khảo quan ở trường thi,theo đúng luật định, rằng những ai là concủa những người làm nghề hát xướng, thì

dẫu thông hiểu kinh sử đến đâu cũngkhông được đi thi để rồi mong đỗ đạt màliệt vào hàng cống cử (tức Cử nhân -NKT), nên không cho Đào Duy Từ thamdự (Đào Duy Từ là con của kép hát ĐàoTá Hán, hành nghề ở đất Thanh Hoá -NKT). Lộc Khê Hầu Đào Duy Từ đànhnuốt hận trở về, ngày đêm nung nấu ý chítìm kế lập thân. Chuyện này ông giấu kín,cả đến anh em, họ hàng cũng không aihay biết.

Nghe đồn, chúa phương Nam là ThuỵQuân Công (chỉ Nguyễn Phúc Nguyên,tức chúa Sãi hay chúa Phật -NK.T)thường rộng ban ân đức, phong độ khôngkhác gì vua Thuấn, vua Nghiêu, chínhsách cầu người hiền tài thì phỏng theothời Đường (thời trị vì của vua Nghiêu-

NK.T), thời Ngu (là thời trị vì của vuaThuấn -NKT), danh tiếng vang khắp nơi,hào kiệt ở khắp đâu đâu cũng tìm đến, đãthế, xứ ấy lại mưa thuận gió hoà, thiên hạgiàu có, cảnh tượng như có đấng đếvương mới dấy lên, tương lai ắt sẽ thànhnghiệp lớn... cho nên, Lộc Khê Hầu tin lànếu vào đó, công danh của mình sẽ chẳngmấy chốc mà được như Trương TửPhòng thuở xưa về với Hán, như Ngũ TửTư về với nhà Ngô... mai sau dẫu có thểnào cũng không uổng phí một đời. Và,nói là làm..

Sách Đại Nam liệt truyện (Tiền biên,quyển 3) chép rằng:

“Đào Duy Từ quyết chí vào Nam.Đến Vũ Xương, ở hơn một tháng màvẫn chưa có ai biết ông là người thế

nào. Nghe đồn ở Quy Nhơn có quanThám Lí là Trần Đức Hoà đang rấtđược Chúa tin yêu, ông bèn vào QuyNhơn và nương thân làm nghề đi ởchăn trâu cho một gia đình phú ông ởxã Tòng Châu. Một hôm, gia đình phúông ấy đặt tiệc, mời các danh sĩ tới đểuống rượu và ngâm thơ. Chiều ấy, ĐàoDuy Từ cho trâu về sớm rồi cầm roichăn trâu đứng ở phía trước, cùng cácdanh sĩ bàn luận cổ kim kinh sử. Thấyông thông hiểu sâu sắc, đám tiệc phảikinh ngạc. Phú ông lấy làm lạ, bèn đemviệc ấy thưa với quan Thám Lí TrầnĐức Hoà.

(Trần) Đức Hoà nói chuyện với(Đào) Duy Từ, thấy (Đào) Duy Từ họcrộng, biết nhiều thì đem lòng yêu quý,

bèn mời đến dạy học rồi gả con gáicho. (Đào) Duy Từ thường ngâm bàiNgoạ Long Cương, Trần Đức Hoà ngheđược liền nói: (Đào) Duy Từ là NgoạLong (tức Khổng Minh Gia Cát Lượng -NK.T) đấy chăng.”.

Hai sách nói trên cho biết khá tỉ mỉthêm rằng, một lần vào phủ chúa, ThámLí Trần Đức Hoà đã đưa bài Ngoạ LongCương của Đào Duy Từ cho Chúa xem.Lập tức, chúa Nguyễn Phúc Nguyên saiđưa Đào Duy Từ tới yết kiến. Để thử,chúa Nguyễn Phúc Nguyên liền mặc áotrắng, đi hài xanh, ra đứng ở cửa nách đểđợi. Vừa thoáng trông thấy, Đào Duy Từliền dừng lại, có ý muốn quay gót trở ra.Chúa biết, liền vào mang mũ áo chỉnh tềra đón. Bấy giờ, Đào Duy Từ mới chịu

lạy chào. Sau một lúc đàm đạo, thấy ĐàoDuy Từ quả thật uyên bác hơn người,chúa Nguyễn Phúc Nguyên liền ân cầnnói:

-Sao khanh đến với ta muộn thế?Nói xong, liền phong ngay cho Đào

Duy Từ chức Nha Uý Nội Tán, tước LộcKhê Hầu, quyền quản quân cơ trongngoài và tham dự chính sự, đồng thời,tôn kính gọi Đào Duy Từ là Thầy, thườngmời vào phủ để bàn luận các việc. Vớichúa Nguyễn, Đào Duy Từ đã có mấycông lao lớn, được sử sách xưa ghi lạinhư sau:

- Một là: Soạn sẵn các câu ứng đốicho mọi tình huống, giúp sứ giả của chúaNguyễn Phúc Nguyên là Lại Văn Khuônghoàn thành xuất sắc chuyến đi Đàng

Ngoài. Sách Đại Nam liệt truyện (Tiềnbiên, quyển 3) chép: “Lại Văn Khuôngđến Đông Đô, chúa Trịnh Tráng chotriệu vào để hỏi, Lại Văn Khuông biệnbạch trôi chảy, không chịu khuất, khiếnchúa Trịnh Tráng cũng phải sợ tài, bèntiếp đãi Lại Văn Khuông rất hậu. LạiVăn Khuông bèn đem mâm đồng đựngvàng và lụa dâng lên, xong là thừa dịpđi ngay, về phía chúa Trịnh Tráng, đếnlúc mở đáy mâm ra, thấy có một đạosắc và một tấm thiếp, trên ghi mấy chữ:Mậu nhi vô dịch; Mịch phi kiến tích; Áilạc tâm thường; Lực lại tương địch.Chúa Trịnh Tráng đưa cho các quanxem, nhưng chẳng ai hiểu gì cả, duy chỉcó quan Thiếu Uý là Phùng KhắcKhoan thì giải theo lối Hán tự chiết

ngữ mà nói rằng, đó chẳng qua là bốnchữ Dư bất thụ sắc (Ta không nhậnsắc). Chúa Trịnh Tráng giận lắm, saingười đuổi theo thì Lại Văn Khuông đãđi xa rồi. Chúa Trịnh Tráng muốn đemquân vào đánh, nhưng lúc ấy đất CaoBằng và Hải Dương loạn lạc, đànhthôi. Lại Văn Khuông về đến nơi, chúa(Nguyễn Phúc Nguyên) mừng mà nóirằng:

-Đào Duy Từ đúng là Tử Phòng, làKhổng Minh ngày nay vậy.

Nói rồi, ban thưởng cho hai ngườirất hậu, lại còn cho Lại Văn Khuôngđược thăng chức Cai Họp.”

-Hai là: Vạch kế hoạch và trực tiếpchỉ huy việc xây dựng luỹ Trường Dụcvà luỹ Nhật Lệ. Lũy Trường Dục nối núi

Trường Dục với bãi Hạc Hái, cò tầmquan trọng vô cùng đặc biệt ở phía bắcxứ Đàng Trong. Luỹ Nhật Lệ nối cửabiển Nhật Lệ với núi Đâu Mâu. Luỹ nàycũng gọi là luỹ Thầy. Cùng với luỹTrường Dục, luỹ Nhật Lệ đã góp phầnbảo vệ vững chắc vùng tiếp giáp vớiĐàng Ngoài của họ Trịnh.

-Ba là: Kén chọn và giới thiệu ngườihiền tài cho chúa Nguyễn Phúc Nguyên.Bình sinh, Đào Duy Từ là người biếtkính trọng và tận dụng tài năng của ngườikhác, cho dẫu đó là người trẻ tuổi hơnmình rất nhiều. Trong số những ngườiđược ông tiến cử, nổi bật hơn cả là danhtướng Nguyễn Hữu Tiến (sau đượcphong là Thuận Nghĩa Hầu) và danhtướng Đào Duy Từ (sau được phong là

Chiêu Nghĩa Hầu).-Bốn là: Trên cơ sở tham khảo để kế

thừa những tinh hoa khoa học quân sự cổđại của Trung Quốc và của tổ tiên ta, đặcbiệt, trên cơ sở phân tích và tổng kết mộtcách thiên tài tất cả những hoạt độngquân sự của thời đại mình, Đào Duy Từđã tiến hành biên soạn binh pháp. Ôngkhông phải là tướng trực tiếp cầm quânxông pha trận mạc, nhưng Đào Duy Từthực sự là một nhà chiến lược có tầmvóc lớn, nhà binh pháp lừng danh nhấtthế kỉ 17 của dân tộc ta. Bộ binh phápmà Đào Duy Từ để lại cho hậu thế có têngọi là Hổ trướng khu cơ.

Truớc Đào Duy Từ hơn ba trăm năm,Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấncũng từng biên soạn binh pháp. Với Binh

thư yếu lược, Hưng Đạo Đại VươngTrần Quốc Tuấn đã có công xây dựngnền tảng lí luận quân sự vững chắc chocuộc chiến đấu quyết liệt, chống quânxâm lược Mông -Nguyên thiện chiến vàkhét tiếng tàn bạo. Với Binh thư yếu lượcHưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấnđã có công khai sinh nền khoa học quânsự nước nhà. Tuy nhiên, bởi nhiều lí dolịch sử khác nhau, bộ Binh thư yếu lượccủa Hưng Đạo Đại Vương Trần QuốcTuấn nay không còn nguyên vẹn nữa.Công tác thẩm định văn bản đối với tácphẩm vô giá này gặp rất nhiều khó khăn.

Khác với Binh thư yếu lược của HưngĐạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn, Hổtrướng khu cơ của Đào Duy Từ hiện vẫncòn lưu giữ được gần như nguyên vẹn.

Đọc Hổ trướng khu cơ ai ai cũng có thểdễdàng nhận thấy Đào Duy Từ vừa cótrình độ lí luận rất uyên thâm lại vừa cóvốn hiểu biết thực tiễn rất phong phú.Ông không chỉ giỏi về chiến lược, chiếnthuật mà còn nắm vững kĩ thuật chế tạocũng như sử dụng các loại vũ khí vàtrang thiết bị quân sự.

Năm 1634, Đào Duy Từ qua đời,hưởng thọ 62 tuổi. Đào Duy Từ bị chếđộ vua Lê chúa Trịnh Đàng Ngoài chốibỏ, nhưng lại được chúa Nguyễn củaĐàng Trong ân cần tiếp nhận. Mới hay,đấng chân tài bao giờ cũng là đấng chântài, sớm muộn thế nào cũng sẽ được đờibiết đến và trọng dụng, ôi, phải chi thờiĐào Duy Từ chẳng phải là thời loạn li!

GIA GIÁO CỦA TIẾN SĨNGUYỄN ĐĂNG MINH

Nguyễn Đăng Minh là người làngHoài Bão, huyện Tiên Du (nay là thônHoài Bảo, xã Liên Bão, huyện Tiên Sơn,tỉnh Bắc Ninh). Khoa Bính Tuất (1646),triều đình Lê Chân Tông chỉ lấy đỗ mộtThám hoa và 16 Tiến sĩ, thì Thám hoa làNguyễn Đăng Cảo và một trong số 16Tiến sĩ là Nguyễn Đăng Minh (em ruộtcủa Thám hoa Nguyễn Đăng Cảo).Đương thời ai cũng cho là hiển vinhhiếm thấy. Tuy nhiên, hiển vinh trongkhoa bảng của dòng họ Nguyễn Đăngkhông phải chỉ có vậy. Xin lấy gia đìnhNguyễn Đăng Minh làm ví dụ: Khoa Quý

Sửu (1673), con trưởng của NguyễnĐăng Minh là Nguyễn Đăng Tuân đỗTiến sĩ. Mười năm sau, khoa Quý Hợi(1683), đến lượt con thứ của NguyễnĐăng Minh là Nguyễn Đăng Đạo (cũngtức là Nguyễn Đăng Liên) đỗ Trạngnguyên.

Nguyễn Đăng Minh được đại phướccủa trời ban cho chăng? Xét sự nghiêmcẩn răn mình của chính ông mới hay làông và các con của ông không rạng danhmới lạ, chứ để tiếng thơm cho muôn thuởthì có gì là lạ đâu. Xin theo sách Côngdư tiệp kí (quyến 3) của Tiến sĩ VũPhương Đề và một vài bộ dã sử khác,lược kể về Tiến sĩ Nguyễn Đăng Minhnhư sau:

Suốt đời, Nguyễn Đăng Minh luôn

bày tỏ sự đặc biệt cung kính đối với anhmình. Ông không bao giờ cãi lại hay làmbất cứ điều gì trái ý anh. Khi ông cònnhỏ, mọi người khen ông vừa ngoan vừalễ độ, nhưng đến khi ông đã đỗ Tiến sĩ,đã thuộc hàng cao niên, có người thấy thếthì chê ông rằng:

-Cớ gì cứ phải sợ anh và nhút nhátnhư thế?

Ông điềm tĩnh đáp:-Trên thì các quan, dưới thì trăm họ,

ai nghe tên anh tôi là Thám hoa NguyễnĐăng Cảo cũng đều cung kính, tôi maymắn được trời cho làm em, lại may mắnđược anh thương yêu mà tận tình dạybảo, thế thì bảo không giữ lễ với anh làmsao được?

Với con trai trưởng là Tiến sĩ Nguyễn

Đăng Tuân, ông nói năng rất thận trọng,thoạt nghe, cứ tưởng là ông đang nóichuyện với một vị quan lớn trong triềuchứ không phải là đang nói chuyện vớicon. Có kẻ biết, tìm cách khích bác ông,ông nói:

-Con tôi đã làm rạng danh cho cả giatộc, trọng con cũng chính là trọng cả giatộc vậy. Vả chăng, trong nhà không biếttrọng nhau, bảo người ngoài trọng mìnhthế nào được?

Đối với con thứ là Trạng nguyênNguyễn Đăng Đạo, ông càng bày tỏ sựquý trọng đặc biệt hơn. Mỗi khi NguyễnĐăng Đạo cung kính chấp tay vái chàothì ông luôn nở nụ cười đôn hậu vàkhiêm nhượng đáp:

-Không dám! Không dám!

Đến thăm con ở tư dinh, bao giờ ôngcũng từ tốn thưa gửi với lính gác cổngrồi điềm đạm ngồi chờ chứ không cậy thếmà đi thẳng vào ngay. Ra đường, nếu tìnhcờ gặp con, ông tránh hẳn sang một bênđể nhường đường. Có kẻ lấy làm lạ, hỏirằng:

-Tại sao lại phải làm như thế?Ông cười đáp:-Đó là bậc Khôi nguyên của thiên hạ

mà trời sai xuống đầu thai vào nhà tôi,dám đâu tôi lại không cung kính?

Sinh thời, Nguyễn Đăng Minh sống rấtđạm bạc và giản dị. Với dân, ông thườngdùng đức để thu phục, hầu như khôngdùng quyền để bất tuân theo. Xin đượctrích dịch nguyên văn một đoạn trongsách Công dư tiệp kí để minh chứng:

“Phần mình, ngày thường ông vẫn đigiày cũ, mặc áo cũ, ít khi dùng đến xengựa. Có người chẳng biết ông là quan,lỡ xúc phạm đến, ông cũng chẳng hề đểtâm. Một hôm, ông từ trong triều đình ravề, khi đi qua hàng thịt ở Cửa Nam, mộtngười hàng thịt thấy ông có dáng vócgiống y tên xã trưởng còn nợ tiền thịt,bèn níu lại để đòi. Ông phân trần mãi,hắn cũng không nghe, cứ lôi xềnh xệch vềnhà rồi đem trói vào cột cửa trước nhà.Lúc ấy bỗng có quan Phó Đô Sử là NhữĐình Hiền, cũng vừa trong triều về ngangqua. Ngày thường, (Nhữ Đình Hiền) vẫnkính trọng ông như bậc cha chú của mình,nên thấy ông bị trói thì lập tức xuốngcáng, đỡ ông dậy và hỏi duyên cớ vì sao.Ông cứ tình thực mà nói lại. Nhữ Đình

Hiền liền sai lính bất trói tên hàng thịtgiải đi, còn mình thì nhường cáng choông. Tới nhà mình, Nhữ Đình Hiền liềnmời ông ngồi và xin phép vào trong đểthay quần áo. Nhưng, cũng ngay lúc đó,ông đứng dậy, cởi trói cho tên hàng thịtvà nói:

-Ngươi hãy tìm lối mà trốn mau. Tacũng đi đây.

Nhữ Đình Hiền thay áo xong, trở rathì chẳng thấy ông đâu và tên đồ tể cũngđã mất dạng, sai người nhà chạy đi mờiông lại nhưng không kịp, đành ngồi thanthở mà thôi.”

Hoá ra, cái gốc trong gia giáo củaTiến sĩ Nguyễn Đăng Minh chính là giữlễ và trọng đức. Có được cái gốc vô giáấy là có được tất cả. Ngẫm mã xem. 

HOẠN LỘ CỦA TƯỚNGCÔNG ĐINH VĂN TẢ

Đinh Văn Tả sinh năm Tân Sửu(1601) tại Hàm Giang, nay, đất làng quêông thuộc huyện Cẩm Giang, tỉnh HảiDương. Dã sử cho hay, thuở thiếu thời,Đinh Văn Tả tuấn tú và thông minh khácthường, võ công cũng rất tinh thông, chỉtiếc là ông hay giao du với đám vô lại,thành ra bị coi là kẻ có tài mà thất đức.Sách Tang thương ngẫu lục chép rằng:

“Trước làng ông ở có một con sôngto, rộng ước chừng hơn một dặm, ôngthường ra đó bơi lội, lâu ngày thànhthói quen. Một hôm, ông cùng lũ bạn rabờ sông ngồi uống rượu, chợt nghe bên

kia bờ sông có tiếng chiêng cúng đìnhvang lên, bèn khích nhau thử xem ai cótài vượt sông sang bên kia lấy trộm cáichiêng mang về. Ông nhận lời, và ngayđêm ấy, bơi sang bên kia sông lấy trộmchiêng. Trên đường trở về, ra đến giữasông, ông đấm cho chiêng kêu vang,khiến dân làng bên kia sông phải thứcdậy đuổi theo, nhưng không kịp nữa,đành quay về. Sau, ông phạm tội, phảigiam ở ngục Đông Môn.

Bấy giờ là lúc đang chiến tranh ởbiên thuỳ phía Nam, chúa Trịnh sai cáctướng cho quân đắp ụ ở trước lầu NgũLong để luyện tập bắn súng, ông cùngbọn tù nhân có việc phải đi qua. Ôngđứng lại xem rồi cười mà nói rằng:

-Bắn có thế mà cũng sai. Chẳng hiểu

triều đình dùng bọn họ để làm gì?Người lính tức giận, đưa súng cho

ông, bắt phải bắn trúng, ông lấy mộtkhẩu súng lớn, áp má bắn luôn mấyphát liền, trúng hết cả ba cái đích.Người lính lấy làm lạ và cảm phục lắm.Các tướng võ sai ông bắn lại cho họxem. Ông bắn tiếp, phát nào trúng phátấy. Việc này đến tai Chúa, Chúa bèn thatội cho ông và bắt làm lính đi đánh ởphương Nam. Quan quân đóng giữ trênnúi, địch vừa tới đánh là họ đã tháochạy, chỉ mình ông ở lại núp trong bụirậm, đợi cho quân địch tới gần, chĩasúng bắn tới tấp. Địch tưởng có maiphục, bèn sợ hãi tháo lui. Quan quânquay lại đánh, khiến địch phải thất bại.

Sau nhiều lần lập công, ông được

phong tới tước Quận Công, nhưng ônggiao trả lại hết sắc phong để xin xoátrên trong sổ tội nhân. Lập thêm nhiềuchiến công nữa, ông được phong tớihàm cực phẩm.”.

Sách trên còn cho biết thêm rằng, vàonăm 80 tuổi, Đinh Văn Tả bị bệnh nặng.Chúa Trịnh lúc bấy giờ là Trịnh Sâm đãthân đến tận nơi để thăm. Khi nghe Chúahỏi về nguyện vọng, ông nói:

-Nếu có thể được, xin cho tôi đượclàm phúc thần ngay lúc này. Được hưởngân huệ ấy của Chúa thì tôi dẫu có nhắmmất cũng chẳng còn có gì để tiếc nuốinữa.

Chúa Trịnh Sâm ưng thuận, liền saingười tuyên đọc sắc phong ngay tạigiường bệnh, nhưng chẳng bao lâu sau thì

ống khỏe mạnh, sống thêm được mấynăm nữa mới mất.

Như Đinh Văn Tả, tuổi trẻ mà đã quenthói bê tha rượu chè, lại còn dám cả ganăn trộm chiêng đình của làng bên cạnh,thì tội ấy, quả đúng là ... tày đình! Nhưngxét cho cùng thì dẫu từng đi ăn trộm,Đinh Văn Tả cũng không phải là kẻ sốngbằng nghề ăn trộm. Chút nho nhỏ nàyxem ra cũng rất đáng để cho đời lưu tâm.

Ông là người có tài. Thoạt tiên, ôngchinh phục tất cả tướng sĩ của triều đìnhbằng tài bắn súng, sau, ông chinh phụctướng sĩ của triều đình bằng sự quả cảmvà ứng phó thông minh trước tình huốngéo le của trận mạc. Mới hay, nhữngngười được đời biết tiếng tài ba, trướchết là bởi họ thực sự có tài, và sau đó là

bởi tài năng của họ có điều kiện để nảynở. Nếu chẳng có thời loạn, ai dám bảolà Đinh Văn Tả sẽ là... Đinh Văn Tả nhưsử sách đã nói tới ở trên!

Hoạn lộ của Đinh Văn Tả khởi đầubằng sự bất ngờ nhưng kết thúc lại bằngsự hẳn nhiên: thời ông, người cỡ nhưông, được phong tới tước Quận Công làchí phải. Tiếc thay, người ban sắc phonglại là chúa Trịnh Sâm. Đinh Văn Tả cótài cầm quân, còn chúa Trịnh Sâm thì cótài... ban sắc, hậu thế chỉ còn biết vừacười vừa gạt nước mắt mà khen Chúarằng: Tài! Rất tài! Chẳng hay là nếu biếttrước điều này, tướng quân Lộc QuậnCông Đinh Văn Tả có dám bước lênhoạn lộ hay không.

NGUYỄN QUỐC TRINHPHẪN CHÍ MÀ THÀNHTÀI

Nguyễn Quốc Trinh nguời làngNguyệt Áng, huyện Thanh Trì (nay làthôn Nguyệt Áng, xã Đại Áng, huyệnThanh Trì, Hà Nội), sinh năm 1625, mấtnăm 1674, hưởng dương 49 tuổi. Ông làanh của Tiến sĩ Nguyễn Đình Trụ (đỗkhoa Bính Thân, 1656), bác của Tiến sĩNguyễn Đình Bách (đỗ khoa Quý Hợi,1683) và Thám hoa Nguyễn Đình Ức (đỗKhoa Canh Thìn, 1700).

Nguyễn Quốc Trinh đỗ Trạng nguyênkhoa Kỉ Hợi, năm Vĩnh Thọ thứ hai, đờivua Lê Thần Tông (tức là năm 1659),

tiếng tăm lừng lẫy một thời, tuy nhiên, ítai ngờ rằng vị Trạng nguyên này, mãi đếnnăm 17 tuổi vẫn còn gần như mù chữ.

Dã sử chép rằng, chẳng may cha mẹđều qua đời sớm, mấy chị em NguyễnQuốc Trinh phải sống nương nhờ ở ôngbà nội. Gia cảnh tuy rất nghèo khó,nhưng ông bà nội Nguyễn Quốc Trinhbao giờ cũng nhân ái với mọi người vàluôn luôn giữ đức trong sạch. Có lần, cụnhặt được một gói vàng lớn, liền tìm đếntrả lại cho người mất. Người ấy mừngquá, bèn lấy một nữa số vàng ấy kínhbiếu, gọi là để tạ ơn. Nhưng, cụ cười vànói:

-Nếu ham của thì tôi đã lấy cả gói chớlấy nữa gói mà làm gì? Phàm cái gìkhông phải do minh làm ra, cho dẫu là

một mảy may, tôi cũng quyết không màngđến.

Người được trả của vốn là một thầyđịa lí, thấy tạ ơn bằng vàng không xong,liền cất công tìm giúp cho cụ một huyệttốt ở ngay trong làng. Cụ vui vẻ nhận. Từđó, mọi chuyện lạ mới bắt đầu. Tươngtruyền sau khi cụ mất, anh rể của NguyễnQuốc Trinh (là một vị Tiến sĩ) đến losửa từ đường cho gia đình ông. ThấyNguyễn Quốc Trinh đã 17 tuổi rồi màhọc hành chẳng đâu vào đâu, bèn nóikhích rằng:

-Bên nội nhà em liệu có ai đứng racáng nổi các việc cho tổ tiên, đại loạinhư thế này không?

Nguyễn Quốc Trinh nghe vậy thì lấylàm tức, bèn quyết chí học hành cho bằng

được mới thôi. Sau ngày tu sửa từđường, lúc nào người ta cũng thấyNguyễn Quốc Trinh miệt mài học tập.Ngày ra đồng, ông cũng mang theo sách,vừa làm vừa lẩm nhẩm học. Hễ quên thìlại mở sách ra xem. Đêm về nhà, khôngbao giờ ông chịu đi ngủ trước canh ba.Nhờ sáng dạ lại cần mẫn hơn người,Nguyễn Quốc Trinh học hành tấn tới rấtnhanh. Ông thường nói với em ông làNguyễn Đình Trụ rằng:

-Ta quyết phải học và đỗ cao hơn anhrể mới được.

Sau khi đỗ Hương cống, đến khoa thiHội năm Bính Thân (1656), hai anh emcùng đi thi. Vào đến kì làm bài thứ tư,chẳng dè, ông quên hẳn một đoạn của cổthư, không sao làm được nữa. Em ông là

Nguyễn Đinh Trụ nói:-Em nhớ, để em giúp cho.Nguyễn Quốc Trinh nghiêm mặt trả

lời:-Có ai muốn đỗ Trạng nguyên mà lại

đi xin chữ bao giờ.Khoa ấy, quả nhiên em ông đỗ Tiến sĩ,

còn ông thì chịu hỏng. Khoa Kỉ Hợi(1659), ông lại đi thi và lần này thì đỗTrạng nguyên thật. Thế là, anh thì Trạngnguyên, em thì Tiến sĩ, cùng xuất thân từmột cửa nhà nghèo, người đời ai cũngcho là hiếm thấy.

Sau khi đỗ đạt, ông làm quan, trảithăng dần lên đến hàm Á Khanh, chứcBồi Tụng, Nguyễn Quốc Trinh từng đượccử đi sứ sang Trung Quốc và từng đượctriều đình tin cậy, giao cho việc biên

soạn chính sử của quốc gia. Sinh thời,ông là người rất cương trực và thanhliêm. Bạn đồng liêu thường nói, ấy lànhờ ông được thụ bẩm một nền gia giáorất tốt đẹp. Tiếc thay, vào tháng 5 năm1674. ông bị giết hại bởi cuộc nổi loạncủa kiêu binh. Triều đình thương tiếc,truy tặng ông chức Binh Bộ Thượng thư,tước Từ Quận Công, lại ban cho tên thuỵlà Cương Trung và phong cho làmThượng Đẳng Phúc thần.

Vì sao Trạng nguyên Nguyễn QuốcTrinh không được hưởng phúc lâu dài?cắt nghĩa điều này, dân gian có lời bànvề ngôi huyệt mà thầy địa lí đã tìm hộcho cụ nội tổ của ông như sau: Ngôi đấtấy hình tựa như cái khánh bằng gỗ vàhuyệt nằm ngay giữa cái khánh gỗ ấy.

Tiếng khánh ấy mà đã vang lên thì muônngười sẽ về tụ họp, tức là đại phát đếnTrạng nguyên. Hiềm một nỗi, gỗ làmkhánh thì không bền, chết khi đang ở tộtđỉnh vinh quang là chí phải.

Thế đấy. Nhưng biết làm sao được.Xưa mà!

CHUYỆN CÁI ĐẦU CỦAVŨ ĐÌNH PHƯƠNG

Thời các chúa Nguyễn, tuy quy chếchưa thật chặt chẽ, thể lệ cũng chưathật rõ ràng, nhưng, dầu sao thì cáckhoa thi Hương cũng đã được tổ chứckhá nhiều. Bấy giờ, người đỗ chínhthức ở trường Hương thì gọi là Hương

cống hay Cống sĩ. Và một trong sốnhững cống sĩ của giai đoạn lịch sửnày là Vũ Đình Phương.

Sách Đại Nam liệt truyện (Tiền biên,quyển 5) cho biết Vũ Đình Phương ngườihuyện Lệ Thuỷ (nay thuộc tình QuảngBình), con trai của Vũ Đình Thế (đỗcống Sĩ, làm quan đến chức Tri phủ).Ngay từ thuở thiếu thời, Vũ Đình Phươngđã nổi tiếng thông minh, văn hay chữ tốtkhó ai sánh kịp. Vào khoảng thời trị vìcủa chúa Nguyễn Phúc Lan (1635-1648), Vũ Đình Phương dự thi Hươngvà đỗ thủ khoa. Năm ấy, ông mới 18 tuổi.Bấy giờ, ai cũng cho đó là bậc tuổi trẻmà tài cao hiếm thấy. Theo lệ, tất cả tânkhoa cống sĩ đều được vào bái yết Chúa,đồng thời được dự bữa tiệc do Chúa

ban. Nhưng, vừa thoáng trông thấy VũĐình Phương, chúa Nguyễn Phúc Lan đãthất vọng. Lí do là: Vũ Đình Phương vừanhỏ tuổi lại nhỏ con, đầu đã to mà mặtlại rỗ chằng rỗ chịt. Do không thể tựkiềm chế được, chúa Nguyễn Phúc Lanđã buột miệng mà nói rằng:

-Tiếc là ngươi có tài mà không cótướng!

Nói xong, Chúa cho ông về, không bổlàm quan như các vị tân khoa khác. VũĐình Phương đành phải lẳng lặng về nhà.Để quên nỗi buồn, ông đóng của đọcsách. Trải nhiều năm liền, Vũ ĐìnhPhương chẳng những uyên thâm về Nhohọc mà cả thiên văn, địa lí và binh thư...cũng rất thông hiểu. Tiếng tăm về tài họccủa ông ngày một vang xa. Dầu vậy, chúa

Nguyễn Phúc Lan cũng chẳng chút đoáihoài đến ông. Ông sống bình thản vàthầm lặng như một ẩn sĩ.

Thế rồi 32 năm sau, khi ông vừa 50tuổi, Vũ Đình Phương... bất ngờ mà đượcdùng. Bấy giờ, chúa Nguyễn Phúc Lan đãmất, chúa Nguyễn Phúc Tần lên nốinghiệp (1648 - 1687). Ở Đàng Ngoài lúcnày, Chúa cầm quyền là Trịnh Tráng(1623 -1657). Để thử xem xứ ĐàngTrong còn có người tài hay không, TrịnhTráng đã sai sứ vào Nam. Sứ giả đemđến tặng chúa Nguyễn một cái trống lớnvà một miếng ván dài chừng một thước(non 40 cm), trên ván ấy có ba chữ Hán(phiên âm) là Hồ bất thực. Cả ván lẫnchữ đều được sơn son thếp vàng rất đẹp.Chúa Nguyễn Phúc Tần và bá quan văn

võ đều rất băn khoăn vì không sao hiểunổi ý nghĩa của mấy chữ này, mà nếukhông hiểu được thì cũng có nghĩa là bịhạ nhục. Và, phải đợi đến lúc này, ngườita mới nhớ đến thủ khoa Vũ ĐìnhPhương, người tài cao học rộng. ChúaNguyễn Phúc Tần lập tức cho người vềquê Vũ Đình Phương. Cũng phải vất vảlắm sứ giả của chúa mới tìm được nhàcủa ông, bởi vì, suốt mấy chục năm liền,dân địa phương quen gọi Vũ ĐìnhPhương là ông cống Đầu (vừa có nghĩalà người đỗ đầu thi Hương, lại cũng vừacó nghĩa là ông cống sĩ có cái đầu rấtto), mà quên mất cả tên thật của ông. VũĐình Phương tới nơi, cầm dùi đánhtrống, chăm chú lắng nghe, xong thì cầmtấm ván nhỏ lên, lật đi lật lại rồi mỉm

cười thưa:-Đây chi là cái trống thường, không

có gì đặc biệt, họ chỉ cốt làm cho ta mấtcông suy nghĩ chơi vậy thôi.

-Thế tấm ván nhỏ và mấy chữ trên đólà gì?

-Ấy là họ thử xem ta có biết nói láitheo kiểu của người Bắc hay không màthôi. Hồ bất thực nghĩa là cáo không ăn(hồ là cáo, bất là không, thực là ăn). Cáokhông ăn thì cáo gầy, và cáo gầy nói láitheo kiểu của người Bắc là cây gạo. Đạiđể, họ muốn nói rằng đem cái trống nàytreo lên cây gạo mà đánh thì hiệu lệnh sẽvang xa.

Chúa Nguyễn Phúc Tần nghe xong thìcả cười, ban thưởng cho Vũ ĐìnhPhương rất hậu.

Ngay ngày hôm đó, bổ ông làm Kí lụcQuảng Bình, kiêm chức Tham Mưu, chođược quản lĩnh hai vệ binh, đặt dướiquyền Tiết chế của Chiêu Vũ HầuNguyễn Hữu Tiến, vượt sông Gianh đánhthẳng ra xứ Đàng Ngoài. Trong cuộc tấncông này, Vũ Đình Phương đã có nhiều ýkiến xuất sắc, được chủ tướng Chiêu VũHầu Nguyễn Hữu Tiến nghe theo.

Sau Vũ Đình Phương qua đời hưởngthọ 90 tuổi, được truy tặng hàm TháiThường Tự Khanh. Sử cũ cho biết là ôngkhông có con trai nối dõi, còn như congái thì bao nhiêu người thì chưa tra cứuđược.

Cuộc đời của Vũ Đình Phương làcuộc đời của một nhân tài, chỉ tiếc là ôngsinh vào thời đất nước loạn li, càng tiếc

hơn nữa là chúa Nguyễn Phúc Lan nhìnngười sao mà hời hợt quá. Chúa chỉ thấygương mặt rỗ chằng rỗ chịt mà khôngthấy được trí tuệ ngời sáng. Chúa chỉthấy một người to đầu mà mình thấp chớchẳng thể thấy được hoài vọng lớn. Tạohoá sinh ra hai con mắt và hai lỗ tai ởgần ngay trí não để thấy là nghĩ, nghe lànghĩ, nghĩ thật nhanh, nghĩ thật thấu đáo.Ai đó chỉ thấy và nghe mà không hề nghĩ,thì... có khi thần kinh và trí não của họnếu có cũng nằm ở vị trí khác. Lạy Chúa,không rõ sinh thời, trí não của chúaNguyễn Phúc Lan ngụ ở chỗ nào! 

THUỞ HÀN VÌ CỦATRẠNG NGUYÊNNGUYỄN KÌ

Người xưa từng dạy, đại ý nói rằng:kẻ đi học mà chỉ biết khoe giàu thì trínão chẳng thể khá, chỉ biết khoe sangthì tâm địa chẳng thể tốt, còn như gồmđủ cả hai thì vô tài thất đức là điềukhỏi phải bàn. Các đấng đại hiền xưanay đều thế cả, hoặc từ chốn bần hànmà dốc chí đi lên, hoặc từ chốn caosang nhưng luôn khép mình trong giagiáo, thoáng nhìn chẳng thể nào biếtđược.

Mới hay, trước khi học làm quan,phải cố học cho thành người học trò đàng

hoàng. Thế gian muôn đời chỉ chê họctrò dốt, có ai chê học trò nghèo đâu.

Đúng là chẳng những không chê màcòn khen, rất khen, rất phục tất cả nhữngai giàu ý chí và nghị lực vượt qua nghèokhó để học tập và vươn lên. Trong sốnhững người được đời vừa khen vừaphục ấy, có Trạng nguyên Nguyễn Kì.

Thư tịch cổ cho hay, Nguyễn Kì sinhnăm Mậu Dần (1518) tại xã Bình Dân,huyện Đông Yên (nay thuộc xã Tân Dân,huyện Châu Giang, tình Hưng Yên). Lúcđầu, Nguyễn Kì có tên là Nguyễn ThìLượng. Gia đình Nguyễn Thì Lượng rấtnghèo, hai bên nội ngoại đều phải vất vảlàm lụng quanh năm suốt tháng mà vẫnkhông đủ ăn. Tuy thiếu thốn trăm bềnhưng dòng họ Nguyễn Thì Lượng rất

chăm lo giữ đức, dân khắp vùng lúc bấygiờ ai ai cũng cảm mến.

Truyền thuyết kể rằng, cha mẹ NguyễnThì Lượng ăn ở rất hiền lành, họ kết hônvới nhau từ lúc còn rất trẻ nhưng mãi đếnnăm ngoài bốn mươi tuổi vẫn chưa cócon. Một hôm, có thầy coi tướng qualàng, vừa thoáng trông thấy bà đã nói:

-Ông bà tuy hiếm muộn nhưng con bàsẽ vô cùng quý hiển. Nhưng, muốn đượcnhư thế thì ông bà phải vào hầu của Phật.

Nghe vậy, hai ông bà liền phát từ tâm,được bao nhiêu tiền của, dù là rất ít ỏi,chưa đủ để lo toan đắp đổi mọi việctrong nhà, ông bà vẫn đem hết đi muanhang, mua hoa để vào chùa lễ Phật. Cầnmẫn hai năm như thế thì bà sinh hạ đượcmột người con trai, đó là Nguyễn Thì

Lượng.Ngay từ lúc mới chào đời, Nguyễn

Thì Lượng đã có gương mặt khôi ngô lạthường. Hai ông bà quý con như vàngnhư ngọc, nhưng, nhớ đến lời thầy tướngthuở nào, khi Nguyễn Thì Lượng vừa lênba, họ liền đem vào chùa, xin sư trụ trì ởđấy nhận làm con nuôi. Và, bắt đầu kể từđó, Nguyễn Thì Lượng ở hẳn trong chùa,được sư thầy trụ trì nuôi dưỡng và dạydỗ.

Năm Nguyễn Thì Lượng lên bốn tuổi,sư thầy trụ trì phát hiện ra một sự lạ, đólà nhờ chơi quanh quẩn trong chùa,Nguyễn Thì Lượng đã nghe và thuộcđược rất nhiều bài kinh nhật tụng. Sưthầy liền thử đọc cho Nguyễn Thì Lượngnghe vài bài kinh kệ khác. Nguyễn Thì

Lượng cũng học thuộc rất nhanh. Các bậctu hành cùng Phật tử và thiện nam tín nữđến chùa, ai ai cũng nói Nguyễn ThìLượng là thần đồng. Sư trụ trì nhân đócho đổi tên gọi Nguyễn Thì Lượng làNguyễn Kì. (Chữ Kì này có nghĩa là kìlạ). Lại thấy Nguyễn Kì tuổi nhỏ mà mẫntuệ khác thường như vậy, lớn lên ắt sẽ làlương đống của triều đình, sự nghiệp phòvua giúp nước nhất định sẽ lớn lao, chonên, sư thầy trụ trì quyết định choNguyễn Kì đi học.

Nguyễn Kì được đưa tới trường,nhưng cũng chỉ được ăn, được mặc nhưtất cả những học trò nghèo khác, ấy làbởi sư thầy trụ trì sợ Nguyễn Kì được nođủ sớm quá sẽ sinh ra biếng nhác. Ngàyngày, cứ hễ hết giờ đi học là Nguyễn Kì

lại phải làm đủ thứ việc, không bao giờđược ngơi tay, ấy là bởi sư thầy trụ trì sợNguyễn Kì chưa học được đức lớn củangười xưa đã bị nhiễm thói hư ăn bám.Cũng như bao học trò khác, Nguyễn Kìphải học bài vào ban đêm, nhưng sư thầytrụ trì cũng không cho tiền mua dầu, ấy làđể rèn cho Nguyễn Kì tính cần kiệm.Đêm đêm, Nguyễn Kì ngồi dưới điện thờPhật, học bài dưới ánh sáng của mấyngọn nến thờ, học đến bao giờ nến tắtmới đi ngủ. Sư thầy trụ trì thấy NguyễnKì chăm chỉ, liền dùng những cây nếnlớn hơn để thắp trên điện thờ, Nguyễn Kìnhờ đó mà được học khuya hơn.

Đã thông minh lại có chí lớn, NguyễnKì học hành tấn tới rất nhanh, tiếng tămcủa ông ngày một vang rộng. Năm Tân

Sửu, niên hiệu Quảng Hoà năm thứ nhất(1541), Nguyễn Kì đỗ Trạng nguyên.Năm đó, nhà Mạc lấy đỗ tất cả 30 người,gồm Trạng nguyên Nguyễn Kì, Bảng nhãnPhạm Công Sâm, Thám hoa Nguyễn ThếLộc và bốn Hoàng giáp là Ngô Quang,Lê Củ Phương, Nguyễn Hoằng Diễn vàTrương Hữu Phỉ, còn lại là Tiến sĩ.

Truyền thuyết kể rằng, ngày vinh quybái tổ, nơi Nguyễn Kì dừng chân trướchết là nhà chùa. Ông thành kính thi lễ tạơn sư thầy trụ trì, xong thì cúng chùa đếnmấy gánh nến, gồm toàn những cây cókích cỡ đại để như những cây trước đósư thầy trụ trì đã thắp trước điện thờ Phậtcho Nguyễn Kì học ké. Sư thầy cười hỏi:

-Chẳng lẽ lại còn cò đứa trẻ khác đếnđây ngồi học nữa sao?

Nguyễn Kì cung kính đáp:-Kính bạch sư thầy. Cũng một cây

nến, nhưng trong tay con thì bất quá chỉsoi sáng được vài trang sách, vậy màtrong tay sư thầy thì lại đủ để soi sángcho cả một đường đời. Con tin sẽ còn cónhiều học trò nhỏ đến cậy nhờ ánh sángsư thầy ban cho.

Sau, Nguyễn Kì làm quan cho nhàMạc, trải thờ hai đời vua là Mạc HiếnTông (tức Mạc Phúc Hải: 1540 -1546)và Mạc Tuyên Tông (tức Mạc PhúcNguyên: 1546 -1561). Sử chỉ chép ôngđược phong chức Hàn Lâm Viện ThịThư, còn sau đó hoạn lộ ra sao không rõ,mất năm nào cũng không hay.

Nguyễn Kì, tên ấy, sự nghiệp ấy, xứngthay! 

THIÊN TÌNH SỬ TUỔI 18CỦA TIẾN SĨ NGUYỄN BÁDƯƠNG

Nguyễn Bá Dương, người làngNguyễn Xá, huyện Thần Khê (nay làngông thuộc huyện Tiên Hưng, tinh TháiBình), ông sinh năm Canh Thân (1740),đỗ Hương cống (tức Cử nhân) năm ẤtDậu (1765) và đỗ Tiến sĩ năm Bính Tuất(1766), cùng khoa với Ngô Thì Sĩ (thânsinh của Tiến sĩ Ngô Thì Nhậm).

Nguyễn Bá Dương rất chăm học vàhọc giỏi, nhưng gia đình ông lại rấtnghèo. Bởi kì vọng ở ông, cho nên, dẫulà nghèo đến độ ít có ai nghèo hơn, chamẹ ông cũng cắn răng chịu đựng để nuôi

ông ăn học. Đã thế, năm ông 18 tuổi, chamẹ ông còn gởi ông lên kinh đô ThăngLong để học hành. Khi rời quê nhà đếnkinh đô Thăng Long, hành lí của ôngchẳng có gì đáng kể, ngoài tấm áo chethân.

Tuy nghèo như vậy, nhung, Nguyễn BáDương lại có tật ưa uống rượu, ông làkhách uống chịu thường xuyên của mộtbà hàng rượu ở Kẻ Mơ (nay thuộc HàNội). Chẳng bao lâu, tiền uống chịu đãlên đến 900 đồng. Một hôm, ông bị bàchủ hàng rượu đón đường để đòi vàmắng té tát ngay ở chỗ đông người. Bởikhông sao trả được, ông đành đứng imchịu nhục mà thôi. Bấy giờ, có cô gái KẻMơ, người cùng làng với bà chủ hàngrượu, thấy chuyện chẳng đẹp như thế,

liền bỏ gánh xuống, lấy tiền lưng củamình ra trả hộ, xong là tất bật quẩy gánhđi ngay. Nguyễn Bá Duơng vội chạy theovà thành tâm cám ơn rồi xin được biết họtên của cô gái, nhưng cô xua tay mà nóirằng:

-Chẳng qua em thấy cậu là học trò, vìnợ tiền ruợu mà phải xấu hổ với mộtngười đàn bà ở chốn người qua kẻ lạinên trả hộ chớ em đây chẳng mong báođáp gì đâu.

Thấy cô dứt khoát từ chối, không chobiết địa chỉ và họ tên, ông bèn quay lạihỏi thăm ngay... bà hàng rượu. Lúc ấy, bàhàng rượu cũng đã nguôi giận, liền nóicho ông biết tất cả. Nguyễn Bá Dươnglẩm nhẩm đọc lại cho đến khi thật thuộcmới chịu bỏ đi. Từ đó, ông bỏ rượu và

dốc chí học hành. Như trên đã nói, năm25 tuổi, ông đỗ Hương cống (tức Cửnhân) và năm 26 tuổi, ông đỗ Tiến sĩ.

Sau khi đỗ đạt, bạn đồng khoa vớiông lo sắm sửa đủ thứ, riêng ông thì vẫncứ nằm khoèo ở nhà. Bấy giờ, có bà phunhân đang làm bảo mẫu cho Quận Chúa(con gái của chúa Trịnh), vốn là ngườicùng huyện với ông, sai người đến tậnnơi, nói là sẽ gả con hoặc cháu của bàcho ông. Bà giới thiệu cho ông đến mấychục người cả con lẫn cháu để ông tuỳnghi chọn lựa, nhưng, ông từ chối, chỉxin cưới cô gái Kẻ Mơ, người đã hàohiệp trả món tiền rượu nọ cho ông thuởtrước. Thế rồi ông cưới cô gái Kẻ Mơthật. Người đương thời ai cũng khen,truyền tụng với nhau rằng, đó là duyên kì

ngộ giữa một cô gái giàu lòng nhân ái vàđoan trang với một chàng trai có tài vàtrọng nghĩa.

Sau, Nguyễn Bá Dương được bổ làmquan, được bạn đồng liêu khen là ngườithanh liêm và chính trực, ông dám xửphạt rất nặng cả người nhà của bà ChúaChè (tức Đặng Thị Huệ, Chính Cung củachúa Trịnh Sâm) về tội ăn hối lộ.

Sách xưa cho rằng, ở tuổi 18, NguyễnBá Dương đã có đến hai sự nổi tiếngkhác nhau, một là nát rượu, hai là thôngminh. Nhưng, xét kĩ thì ông còn có sự nổitiếng thứ ba nữa, đó là lòng trọng nghĩavà thiên tình sử nảy sinh từ lòng trọngnghĩa đáng quý ấy. Phàm là người ở giữacõi trần thế, đã đến hoặc đã qua tuổi 18rồi mà không biết trọng nghĩa, thì thông

thái cũng bằng thừa mà thôi. Vả chăng,trọng nghĩa với đấng bề trên đã khó,trọng nghĩa với một cô gái thôn dã chưamột lần quen biết thì lại càng khó hơn.Thế ra, người ta lấy vợ thì thường chỉ làđược vợ, còn Nguyễn Bá Dương lấy vợ,ngoài được vợ lại được thêm cả lòngngười một thuở, kính thay! Hẳn nhiên làcó rất nhiều nguyên nhân khác nhau,nhưng lòng cương trực và đức thanh liêmcủa ông sau này, không thể nói là khôngcó sự góp phần quan trọng của cô gái KẻMơ. Người vợ đáng yêu nhất trong muônthuở vẫn là người có công góp phần hoànthiện nhân cách của chồng mình đó thôi.Ngẫm mà xem.

THẦN ĐỒNG ĐINH THÌ

TRUNG

Một trong những thần đồng lừng danhcủa nước ta, sống vào nửa sau của thế kỉthứ 18 là Đinh Thì Trung (1757 -1776).Ông người huyện Đông Sơn (nay thuộcThanh Hoá). Sách xưa cho hay rằng, khiông vừa lên năm thì ở làng ông có cụ đồđến mở trường dạy học. Lũ trẻ quanhvùng tới xin thọ giáo rất đông. Đinh ThìTrung tuy còn quá nhỏ nhưng vì đã họclóm được khá nhiều chữ, bởi thế, cũngđược thân phụ dắt đến gặp cụ đồ. Bấygiờ, cụ đồ đang ngồi nhắm rượu mộtmình, thấy Đinh Thì Trung có đôi mắt rấttinh anh, lòng những mừng thầm, nhưngcũng cố thử xem sao, bèn nói:

-Đây chỉ nhận dạy những đứa trẻ đã

biết chữ và viết sơ qua về phép đối, nếuchưa biết đối cả một vế dài thì cũng phảibiết đối nghĩa của từng chữ, liệu con cólàm được không?

Đinh Thì Trung gật đầu một cách lễphép nhưng cũng rất tự tin. Cụ đồ cầm lirượu đưa lên và đọc: tửu (nghĩa làrượu), Đinh Thì Trung liền đáp: đăng(nghĩa là đèn). Chữ tửu bên trái có bộthủy (水) nghĩa là nước, còn chữ đăng ởbên trái có bộ hoả (火) nghĩa là lửa. Và,chữ đăng cũng có thể viết là (水丁) (bêntrái bộ thuỷ, bên phải là chữ đinh, ngườihọ Đinh cũng dùng chữ đinh này). Chữcủa Đinh Thì Trung đối lại, có nghĩa làngọn lửa sáng của dòng họ Đinh. Cụ đồnghe xong thì phục lắm, nhưng vẫn cố thửthêm một lần nữa. Cụ đọc:

-Tam xuyên (nghĩa là ba dòng nước)Hai chữ này còn hàm ý chỉ ba người

(cụ đồ và hai cha con Đinh Thì Trung),nhưng cái lắt léo là ở chỗ, chữ tam (三)nếu dựng đứng lên sẽ thành chữ xuyên(川). Đọc xong, cụ đưa mắt nhìn ĐinhThì Trung, Đinh Thì Trung cũng điềmtĩnh nhìn lại và đúng lúc bốn mắt nhìnnhau, ông đọc:

-Tứ mục (nghĩa là bốn mắt).Hai chữ này vừa tả được cảnh cụ đồ

và Đinh Thì Trung nhìn nhau, lại vừa đốiđược cái ý lắt léo của cụ đồ. Bởi vì: chữtứ (四) nếu đem dựng ngược lên sẽ thànhchữ mục (目). Đến đây, thi cụ đồ báiphục quá, bèn nói với thân phụ của ĐinhThì Trung rằng:

-Cậu bé này sáng dạ như thần, tôi

không thể dạy hơn được, vậy, hãy mauđưa cậu đi xin học ở những lớp cao hơn.

Đinh Thì Trung liền được dẫn đếnmột trường khác. Khi ấy, học trò củatrường này đang làm thơ, đề là HánVương như Huỳnh Dương. Thấy cóngười đang bí, Đinh Thì Trung liền cầmbút viết hộ hai câu:

Ba Thục an năng uất tịch cưHuỳnh Dương bát nguyệt Hán

Vương như(Nghĩa là: Đất Ba Thục làm sao có

thể dung thân qua đêm; Tháng tám, vuaHán đi Huỳnh Dương). Thầy đồ dạy ởtrường ấy xem xong hai câu này thì kinhngạc mà nói:

-Thiên tài đến cỡ này rồi, còn đến đâyxin học làm gì nữa!

Năm lên tám tuổi, Đinh Thì Trung đãhọc xong cả Ngũ kinh, Tứ thư và Bắc sử.Năm mười bốn tuổi, ông đỗ Hương cống(tức Cử nhân) và sau đó được vào họcthêm tại Quốc Tử Giám. Bấy giờ, cảnước ai cũng biết tới tài học của Bảngnhãn Lê Quý Đôn (1726 - 1772). Họcùng được tôn là tam hổ, tuy nhiên, tàihọc của Lê Quý Đôn và Hà Tông Huânvẫn có phần trội hơn. Trong các cuộcngâm vịnh xướng hoạ, thơ văn của haiông này luôn được xếp trên thơ văn củaLê Như Kì. Đinh Thì Trung biết tiếngtam hổ nên cũng muốn thủ sức, bèn tìmđến và chỉ giúp cho Lê Như Kì. Bởi lẽnày, Lê Như Kì có thơ văn trội hơn cả LêQuý Đôn và Hà Tông Huân đến mấy lầnngâm vịnh xướng hoạ. Lê Quý Đôn, Hà

Tông Huân và Lê Như Kì đều kính phụctài học của Đinh Thì Trung, cùng tônchàng thanh niên chỉ mới đáng tuổi concháu của mình làm thượng hữu (bạn ởbậc trên), còn người đời thì gọi chung cảbốn người là tứ hổ.

Năm 1775, cả Đinh Thì Trung và concủa Lê Quý Đôn là Lê Quý Kiệt cùng dựthi Hội. Rất tiếc là trong khoa thi này, haingười đã làm một việc chẳng hay, đó làđổi quyển thi cho nhau. Việc bị phátgiác, Đinh Thì Trung bị đày ra ngoàiQuảng Yên (nay thuộc Quảng Ninh).Nhân sự việc này, người đương thời cócâu rằng: “Đinh Thì Trung tống phối,chấn Đông Hài chi văn ba”. Nghĩa là:Đinh Thì Trung bị đem đi đày (ở vùngven biến Quảng Yên), làm tung cả sóng

văn chương ở Đông Hải.Sau, ông được tha, nhưng phải đi lính.

Năm 1776, Đinh Thì Trung bị bắt trongkhi đi đánh dẹp. Ông không chịu đầuhàng mà nhảy xuống sông tự tử. Năm ấy,ông mới 19 tuổi. Người đời thương tiếc,cho ông chính là kiếp sau của Vượt Bột(nhà thơ Trung Quốc nổi tiếng) vậy.

NHỊN NHỤC NUÔI CHÍ ĐIHỌC VÀ ĐI THI

Phàm ở đời, bất cứ ai muốn thànhcông lớn cũng đều phải có chí lớn, màchí lớn cũng phải được hun đúc từngngày, nuôi dưỡng thường xuyên mới hivọng là không bị mai một. Không ít

trường hợp, vì quyết chí đạt cho bằngđược mục tiêu cao cả và tốt đẹp củamình, người ta còn sẵn sàng nhịn nhục.Chuyện Uông Sĩ Đoan cũng có thể đượccoi là một ví dụ tiêu biểu của người xưavề vấn đề này. Ông Kính Phủ Nguyễn Án(1770 -1815), trong Tang thương ngẫulục viết rằng:

“Khi chưa đỗ đạt, ông Uông Sĩ Đoanở rể tại một nhà giàu trong làng tôi (tứclàng của Nguyễn Án -NKT) và đã sinhhạ được một người con trai. Người vợcủa ông tính khí rất dữ dằn, hễ thấy bạncủa chồng đến chơi là đuổi thẳng, lại cònlải nhải nói rằng:

-Cái đồ... dài lưng tốn vài ăn no lạinằm chứ gì mà cứ nói năng ỏm tỏi rachiều bắng nhắng thế.

Đến khi có khoa thi, ông sắm sửa đểđi, nhưng người vợ keo kiệt, quyết khôngchu cấp lệ phí gì cả. Ông giận dỗi rồivùng vằng ra đi, ai dè, bà ta đuổi theo,lột hết quần áo, khiến ông phải lội xuốngao để... núp. Bấy giờ, có một cô gái ởlàng bên cạnh đang cùng với bà nội mangvải ra chợ bán, thấy cảnh ấy, liền nhờ bànội tới hỏi xem đầu đuôi sự thể thế nào.Xong, cô xé vải tặng ông để ông đóngkhố dùng tạm. Khoa ấy ông đỗ, liền cướicô gái này làm vợ. Sau, ông làm quantrong triều đến hơn sáu mươi năm, thọ 99tuổi. Người con gái này, sau là chính phunhân của ông. Các quan Bồi Tụng là(Uông) Sĩ Lãng, (cũng tức là Uông SĩĐiển -NK.T), Tri huyện của huyện cẩmGiang là (Uông) Sĩ Thiên, Lại Bộ Lang

Trung là (Uông) Sĩ Trạch, đều do bàchính phu nhân này sinh ra.”.

Các tài liệu dã sử khác cho biết thêm,Uông Sĩ Đoan vốn gốc họ Giang, nhưngđến đời ông không hiếu vì lí do gì, đãđổi thành họ Uông. Chính Uông Sĩ Đoanlà người khai mạch đại khoa cho dòng họcủa mình. Chuyện ông đỗ đạt nói trên làđỗ Tiến sĩ, khoa Tân Sửu (1721). Thế làtừ một kẻ “bạch diện thư sinh”, bị coi làcái đồ... “dài lưng tốn vải”, nhờ có chímà Uông Sĩ Đoan đã trở thành một ôngNghè, và tất nhiên, ông Nghè thời ấy là...“dân chi phụ mẫu.”

Cô con gái nhà giàu - người vợ cũ củaUông Sĩ Đoan -chỉ thấy bát cơm trướcmắt mà không thấy được cả một đồng lúatốt mênh mông, chỉ thấy cái lưng dài của

học trò mà không thấy được kho trí tuệ ởtrong đầu của họ, song le, trách cô nàocó ích gì? Có thế, cô mới là cô chứ.Người xưa nói rằng “yến trước an trihồng hộc chí” (con chim sẻ làm sao biếtđược chí lớn của chim hồng hộc), là đểchỉ những trường hợp đại loại như thếnày.

Tương truyền, sau khi ông cưới cô gáiđã hào phóng tặng cho mình miếng vảilàm khố, bà vợ của ông liền chạy đến...kiếm chuyện. Cô vợ mới của Uông SĩĐoan nói:

-Tôi chỉ lấy cái mà bà đã nhẫn tâmvất xuống ao chứ có giành gì của bà?Còn như áo mũ hiện giờ chồng tôi đangdùng là của vua ban, bà có giỏi thì cứđến mà lột.

Vợ cũ của Uông Sĩ Đoan xấu hổ quá,bèn bỏ xứ mà đi, sau, không còn ai biếttung tích ra sao nữa. Nhưng thôi, chỉ đểlại một chuyện này kể cũng đã quá thừa,tìm tung tích của bà, lỡ lại gặp thêmchuyện tương tự như thế này nữa, sợ lắmthay, ở đời, có những người nổi tiếngchẳng qua chỉ vì họ tầm thường, và chínhvì càng tầm thường cho nên họ càng trởnên nổi tiếng. Hãy tránh xa.

Kẻ sĩ chân chính của đông tây kim cổthường để lại cho đời những di sảnphong phú khác nhau. Như Uông SĩĐoan, di sản đáng kính mà ông để lạichính là sự nhịn nhục để nuôi chí đi họcvà đi thi. Có phải ngẫu nhiên mà các conông đều đại thành đạt đâu?

HOÀNG KIM SÁN: TỰHỌC VẪN THỪA SỨC;ĐỂ... CHẤM THI CHOTIẾN SĨ!

Lịch sử giáo dục xưa nay vẫnthường cho thấy có ba hạng người nổitiếng rất khác nhau. Một là nhữngngười đã có học vị cao lại còn có cảthực tài, trọn đời chỉ đốc chí đem tàinăng của mình ra phục vụ xã hội. Têntuổi của họ vĩnh tồn cùng sử sách. Hailà những người chỉ có học cho có bằngcấp để lẩy làm vinh hiển riêng, vốnliếng tri thức bất quá chỉ đủ để họ vượtqua được kì thi mà thôi. Họ nỗi danhnhờ ở sự tầm thường đáng sợ. Ba là

những người vì hoàn cảnh hoặc sởnguyện riêng nên chỉ cần mẫn học hỏichứ không hề tham gia thi cử, vì thế họchẳng có bằng cấp gì đáng kể, nhưng,chính họ lại thực sự là những nhàthông thái, trí tuệ uyên bác hơn người.Họ nổi danh nhờ ở sự kính phục củathiên hạ. Trong số những người này, cóHoàng Kim Sán.

Theo Đại Nam chính biên liệt truyện(quyển 17) thì tổ tiên Hoàng Kim Sánvốn người huyện Đồng Xuân, tỉnh PhúYên, sau, không rõ vì lí do gì đã di cưđến huyện Phong Lộc, tình Quảng Bình.Thời chúa Nguyễn Phúc Khoát (1738-1765), thân sinh của Hoàng Kim Sán làHoàng Văn Hoán rất nổi tiếng văn tài.Hoàng Văn Hoán từng được mời vào làm

thầy dạy học trong phủ Chúa. Dưới thờitrị vì của chúa Nguyễn Phúc Thuần, lợidụng lúc Đàng Trong bị quân Tây Sơntấn công quyết liệt, chúa Trịnh đã chohơn ba vạn quân đánh thẳng vào PhúXuân, Nguyễn Phúc Thuần vội vã chạyvào Gia Định lánh nạn, Hoàng Văn Hoáncũng rời phủ Chúa, dắt díu gia đình chạyđến Bút Sơn để mở trường dạy học, lấyđó làm kể sinh nhai.

Hoàng Kim Sán là con trai thứ haicủa Hoàng Văn Hoán. Ngay từ thuở tấmbé, ông đã nổi tiếng thông minh. Chuyệnkể rằng, lúc mới lên năm tuổi, ngày ngày,Hoàng Kim Sán vẫn thường theo cha đếntrường, khi cha dạy học thì ông cũng ngồinghe như tất cả những học trò khác.Thỉnh thoảng, ông lại lân la lần giở sách

của học trò, hỏi và châm chú lắng nghehọ giảng giải từng chữ, từng câu một. Cứnhư thế, đến năm lên mười tuổi, ông đãcó thể làm thơ và ứng đối rất trôi chảy.

Một lần, Hoàng Văn Hoán mở tiệcchiêu đãi các bậc tao nhân mặc kháchtrong vùng. Tất cả vừa uống rượu vừangâm vịnh xướng hoạ với nhau. HoàngKim Sán cũng được cha cho ra hầu tiệc.Mọi người làm thơ vịnh Bút Sơn. HoàngKim Sán làm thơ hoạ lại. Bài thơ hoạcủa ông có câu: “Vị dư thủ thự mônbảng" (nghĩa là: Vì ta viết lên đầu bảngcửa trời). Nhiều người khen câu nàychứa khẩu khí của bậc có hoài bão lớn,nhưng, cũng có kẻ khó tính, mượn tích từKinh, Lễ, ra đề là Tịch thường trân (đấngNho gia đại đức ung dung ngồi trên chiếu

đợi người đến dâng lễ vấn kế), cốt lấy sựlắt léo để thử tài Hoàng Kim Sán. Chẳngdè, Hoàng Kim Sán hạ bút viết ngay mộtmạch. Bài viết của ông có câu: “ThúcBạch nhất tòng nham huyệt bí; CaoQuỳ toạ thượng triển kinh luân ” (nghĩalà: bó Thúc Bạch, tức bó lụa người xưadùng để làm lễ thỉnh người hiền tài, mộtlần mang tới hang núi là nơi đấng đại tríchọn là chỗ ẩn mình, ắt sẽ thấy có CaoQuỳ -nhân vật tượng trưng cho trí tuệ vàđức độ cao khiết của đấng quân tử -đangngồi giảng giải kinh luân). Đọc đến câunày, ai ai cũng phải phục tài của HoàngKim Sán.

Năm Hoàng Kim Sán hai mươi tuổithì thân phụ của ông là Hoàng Văn Hoáncũng đã già việc giảng dạy học trò đều

uỷ thác hết cho Hoàng Kim Sán. Và, ôngđã tận tuỵ làm việc, xứng đáng với niềmtin cậy lớn lao của cha. Học trò nhiềungười còn lớn tuổi hơn cả Hoàng KimSán, nhưng, không ai không một lòng nểphục.

Năm 1801, Nguyễn Ánh chiếm lạiđược Phú Xuân và xuống lệnh tìm ngườihiền tài để bổ làm quan. Thể theo lờikhuyên của cha già, Hoàng Kim Sán đãra dự tuyển, ông vượt qua cuộc sát hạchở địa phương một cách rất nhẹ nhàng, vìthế, được bổ làm quan. Năm 1804,Hoàng Kim Sán là Tri huyện của huyệnLệ Thuỷ (nay thuộc tỉnh Quảng Bình).Nhờ nổi tiếng có tài xử việc nhanh chóngvà chính xác, lại sống giản dị và thamliêm, chẳng bao lâu sau, ông được thăng

chức Thiêm Sự của bộ Lễ. Năm 1824,Hoàng Kim Sán được vua Minh Mạng bổlàm Thự Tham tri, quyền cai quản BộHình. Và, chỉ một thời gian rất ngắn sauđó, ông lại được thăng làm Thượng ThưBộ Hình. Dưới thời Minh Mạng, HoàngKim Sán còn được trao nhiều trọng tráchkhác, như Thượng Thư Bộ Binh kiêmTống đốc Nam Định và Hưng Yên. Ôngnổi tiếng là người rất thanh liêm, suốtmột đời làm quan chưa từng nhận của aimột chút quà biếu. Bọn tham quan ô lạiđương thời, hễ nghe tiếng ông là kinh hồnbạt vía.

Tuy nhiên, Hoàng Kim Sán nổi tiếngvới đời lâu bền hơn cả có lẽ vẫn là có ýchí tự học không ngừng. Khi đã có quyềncao chức trọng, dẫu công việc luôn luôn

bộn bề, Hoàng Kim Sán vẫn không xaolãng việc học. Trong lịch sử các vị vuachúa nước ta, có lẽ Minh Mạng là ngườithuộc hàng nổi tiếng khó tính nhất, thếnhưng, cũng chính nhà vua này, trongkhoa thi Hội năm 1829, đã quyết định cửHoàng Kim Sán làm quan chủ khảo. Đâylà một quyết định rất táo bạo, bởi nămnày, vua Minh Mạng cho đổi gọi một loạthọc vị cũ (như Sinh đồ thì đổi gọi là Tútài, Hương cống hay cống sĩ thì đổi gọilà Cử nhân) và đặt thêm học vị mới làPhó bảng hay Ất bảng... mà Hoàng KimSán chỉ là người tự học, chưa từng đỗđạt ở bất cứ một khoa thi chính thức nào,chưa hề có trong tay một học vị cụ thểnào. Thành bại của khoa thi này có ảnhhưởng không nhỏ đến toàn bộ chế độ

giáo dục và thi cử Nho học của nhàNguyễn sau đó. Đáp lại niềm tin cậy lớnlao đó, Hoàng Kim Sán đã cố gắng hoànthành xuất sắc trọng trách của mình, ôngđã thực sự chọn được những người có tàicho đất nước, được sử cũ hết lời khenngợi. Theo ghi chép của sách Quốc Triềukhoa bảng lục, thì khoa này Hoàng KimSán đã lấy đỗ những người cụ thể nhưsau:

-Hoàng Giáp: một người (NguyễnĐăng Huân).

-Tiến sĩ: tám người (Bùi Ngọc Quỹ,Phạm Thế Hiển, Nguyễn Tông, TrươngQuốc Dụng, Phạm Thế Lịch, Ngô ThếVinh, Phạm Quý và Trần Huy Phác.).

-Phó bảng: năm người (Phạm VănHợp, Dương Đăng Dụng, Phan Văn Nhã,

Nguyễn Thường và Trần Ngọc Dao).Tổng cộng khoa này có tất cả mười

bốn người đỗ từ Hoàng giáp đến Phóbảng. Trong số mười bốn người này, cónhững người về sau rất nổi tiếng, nhưNguyễn Đăng Huân, Phạm Thế Hiến,Trương Quốc Dụng, Ngô Thế Vinh... Quảlà quan chủ khảo Hoàng Kim Sán đãnghiêm cẩn chọn đúng người tài.

Ngoài trí tuệ uyên bác và đức thanhliêm, Hoàng Kim Sán còn là tấm gươngcủa lòng hiếu thảo. Sách Đại Nam liệttruyện cho biết thêm rằng, sinh thời, vìbiết thân mẫu của mình rất thích ăn chuốivà mít, vì thế, cả đời ông, không bao giờdám đụng tới hai thứ quả này. Mỗi khi cóviệc cần thưa trình với cha là Hoàng VănHoán, ông rất cung kính và nói năng nhẹ

nhàng đến nỗi lúc đó không ai có thểnhìn thấy răng ông.

Năm 1832, Hoàng Kim Sán qua đờikhi đang tại chức, hưởng thọ 57 tuổi. VuaMinh Mạng sai quan đến tận nơi tế lễ rấtchu tất. Về sau, vua Minh Mạng từngnhiều lần than phiền về sự bất cập của trítuệ các bậc đại khoa, nhưng với HoàngKim Sán, người chỉ một đời tự học, thìnhà vua luôn ca ngợi một cách chânthành.

Tài học của Hoàng Kim Sán, kínhthay!

MAI ANH TUẤN: ĐỖ VỚTTHI HƯƠNG, ĐÔ ĐẦU THIĐÌNH!

Trong lịch sử thi cử Nho học của thờiNguyễn, chỉ có hai người đỗ Bảng nhãn(Phạm Thanh và Vũ Duy Thanh), 9 ngườiđỗ Thám hoa (Mai Anh Tuấn, PhanDưỡng Hạo, Hoàng Xuân Hiệp, Vũ HuyDực, Nguyễn Đức Đạt, Nguyễn VănGiao, Nguỵ Khắc Đản, Đặng Văn Kiềuvà Vũ Phạm Hàm). Không một ai đượcđỗ Trạng nguyên bởi vì lệ của triều đạinày là như thế.

Thám hoa đầu tiên của thời Nguyễn làMai Anh Tuấn, đỗ khoa Quý Mão, nămThiệu Trị thứ ba (1843). Ông sinh nămẤt Hợi (1815) tại làng Thạch Giản,huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hoá, mất nămẤt Mão (1855) vì bị thổ phỉ giết hại tạiLạng Sơn, hưởng dương đúng 40 tuổi.Truớc khi bị giết hại, ông là quan Án sát

tỉnh Lạng Sơn.Dân gian truyền rằng: Người họ Mai

ở Nga Sơn xưa có tục hằng năm cứ đếnngày mồng 3 tháng 3 âm lịch là vào độngTừ Thức để viếng tổ tiên. Năm GiápTuất (1814), thân mẫu của Mai Anh Tuấncũng theo họ hàng nhà chồng vào độngTừ Thức. Thắp nhang khấn vái, xong, bàthấy hơi mệt, liền lần ra gần cửa độngngồi nghĩ. Thế rồi, bà thiếp đi. Trongcơm mơ màng, bà bỗng thấy có một cụgià râu tóc bạc phơ, đưa cho bà một cáinghiên mài mực và nói:

- Ta cho con cái nghiên mực này đemvề để trẻ nhỏ dùng vào việc học.

Bà đưa tay ra, chưa kịp nhận thì mọingười trong họ cũng vừa từ trong động đira về nhà, bà đem chuyện này kể lại cho

chồng. Chồng bà suy nghĩ một lúc rồinói:

-Đây hẳn là điềm tổ tiên ban phướccho mình, muốn con cái minh đỗ đạt, làmvinh hiển cho cả họ hàng nhà ta đây.

Nói rồi, hai người vui vẻ sắm sửa lễvật trở lại động Từ Thức để tạ ơn tổ tiên.Hơn một năm sau, họ sinh hạ được mộtcậu con trai kháu khỉnh bụ bẫm, đặt tênlà Mai Thế Tuấn. Mai Thế Tuấn lớnnhanh như thổi và sáng dạ lạ thường.Tròn một tuổi, Mai Thế Tuấn đã nói rấtsõi. Lên bốn tuổi, Mai Thế Tuấn đã cóthể nắm vững luật bằng trắc. Năm lênsáu, Mai Thế Tuấn được đi học. Đó làcậu học trò bé nhất trường làng nhưngsức học lại vượt trội hơn cả. Ngườitrong thân tộc ai ai cũng nói rằng, mai

sau, nhất định cậu bé này sẽ làm vẻ vangcho họ hàng làng nước.

Người xưa thường nói: “học tài thiphận”. Câu này có thể là sai với nhiềungười, nhưng với Mai Thế Tuấn thì lạiđúng. Năm Đinh Dậu (1837), Mai ThếTuấn đi thi Hương, nhưng kết quả là cậuhọc trò nổi tiếng thần đồng này chỉ đậuvớt! Ai cũng lấy đó làm tiếc, nhưng MaiThế Tuấn thì không nản. Ông vẫn miệtmài học tập, ngày cũng như đêm. Làngông có khá nhiều đoạn tường bằng gạch,ngoài trát vữa, và quét vôi. Ông lấy bútviết chữ kín cả những bức tường ấy, cốtđể có thể học vào bất cứ lúc nào, kể cảkhi đi dạo trong làng. Thường thì bất cứai làm bẩn tường cũng đều bị la mắng,thậm chí là còn bị phạt, nhưng Mai Thế

Tuấn thì không, bởi lẽ mọi người đều tinrằng, sẽ có ngày Mai Thế Tuấn làm vinhhiển cho làng.

Năm Canh Tí (1840), Mai Thế Tuấnlại vác lều chõng đi thi Hương lần thứhai, và lần này thì ông đỗ thực sự. Nămấy, ông 25 tuổi. Tuy nhiên, để bảo đảmchắc chắn hơn cho kì thi Hội, ông lại bỏra ba năm trời ôn luyện không ngừng.Khoa Quý Mão, năm Thiệu Trị thứ ba,Mai Thế Tuấn “lai kinh ứng thí", đỗ Đìnhnguyên, đệ nhất giáp, đệ tam danh (Thámhoa).

Trương truyền lúc bấy giờ, nhiều bậcđại khoa lấy làm tiếc, vì Mai Thế Tuấnđỗ Đình nguyên (tức đỗ đầu kì thi Đình),nhưng không được là Trạng nguyên đãđành, đến Bảng nhãn cùng chẳng được,

cho nên đã đồng lòng dâng sớ lên Hoàngđế Thiệu Trị, xin cứu xét cho Mai ThếTuấn. Và Hoàng đế Thiệu Trị đáp:

-Trẫm biết văn tài của Mai Thế Tuấnhơn hẳn những người khác, song, các bậctiên Đế đã định lệ như thế rồi, không thểlàm khác được.

Tuy nhiên, để ghi nhận và khích lệ tàinăng của Mai Thế Tuấn, Hoàng đế ThiệuTrị cho đối gọi tên ông là Mai Anh Tuấn.Ta quen gọi là Mai Anh Tuấn kể từ đó.

Ngày vinh quy bái tổ, dân làng hồ hởira đón ông. Lời đầu tiên mà Mai AnhTuấn nói vói dân làng là:

-Hôm nay tôi về để mua vôi quét lạitường cho dân làng đây!

Sau, nghe tin Mai Anh Tuấn bị thổ phỉgiết hại, dân làng vô cùng thương tiếc,

bèn cùng nhau lập đền thờ, tôn làm thần,khói hương nghi ngút mãi.

Mai Anh Tuấn từng là một thần đồng,nhưng đời nhắc nhở tới ống mãi mãikhông phái vỉ ông là thần đồng, mà vìông là người có chí cả, biết nghiêm khắctự rút bài học cho chính bản thân. Mớihay, bài học lớn nhất của mỗi cuộc đờichính là ở chỗ phải biết tự rút ra từ cuộcđời những bài học. Như Mai Anh Tuấn,như bậc đại khoa thuở nào... 

Mời các bạn ghé thăm Đào Tiểu VũeBook - www.dtv-ebook.com để tải

thêm nhiều eBook hơn nữa.