triểnkhaicôngtácphòng, chốngdịchbệnhđộng vậtvụthu ... trbay_hoinghi_dtlcp.pdf ·...

30
9/12/2018 1 Hà Nội, ngày 14/9/2018 HỘI NGHỊ TRỰC TUYẾN Triển khai công tác phòng, chống dịch bệnh động vật vụ Thu Đông và ngăn chặn bệnh Dịch tả lợn Châu Phi xâm nhiễm vào Việt Nam NỘI DUNG PHẦN 1: HIỆN TRẠNG SẢN XUẤT VÀ ĐỊNH HƯỚNG, GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN CHĂN NUÔI TRONG THỜI GIAN TỚI 1.1. Hiện trạng sản xuất chăn nuôi 2.2. Định hướng, giải pháp phát triển PHẦN 2: TÌNH HÌNH DỊCH BỆNH GIA SÚC, GIA CẦM & CÔNG TÁC XÂY DỰNG VÙNG, CƠ SỞ AN TOÀN DỊCH BỆNH ĐỘNG VẬT 2.1. Bệnh Cúm gia cầm 2.2. Bệnh Lở mồm long móng 2.3. Bệnh Tai xanh 2.4. Bệnh Dại ở động vật và ở người 2.5. Công tác xây dựng vùng, cơ sở ATDB phục vụ xúc tiến thương mại PHẦN 3: DỊCH TẢ LỢN CHÂU PHI VÀ SỰ NGĂN CHẶN XÂM NHIỄM VÀO VIỆT NAM 3.1. Tình hình dịch bệnh Dịch tả lợn Châu Phi (ASF) trên thế giới 3.2. Tình hình dịch bệnh ASF tại Trung Quốc 3.3. Một số đặc điểm lưu ý về ASF 3.4. Công tác chủ động phòng, chống bệnh ASF tại Việt Nam PHẦN 4: KẾ HOẠCH PHÒNG, CHỐNG DỊCH BỆNH VỤ THU ĐÔNG NĂM 2018 - 2019 VÀ CÁC NĂM TIẾP THEO 4.1. Mục tiêu 4.2. Kế hoạch 4.3. Đề xuất một số giải pháp cần thực hiện để ngăn chặn bệnh dịch tả lợn Châu Phi xâm nhiễm vào Việt Nam

Upload: others

Post on 14-Feb-2020

4 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: Triểnkhaicôngtácphòng, chốngdịchbệnhđộng vậtvụThu ... trbay_Hoinghi_DTLCP.pdf · 9/12/2018 2 PHẦN 1: HIỆN TRẠNG SẢN XUẤT VÀ ĐỊNH HƯỚNG, GIẢI PHÁP

9/12/2018

1

Hà Nội, ngày 14/9/2018

HỘI NGHỊ TRỰC TUYẾN

Triển khai công tác phòng, chống dịch bệnh độngvật vụ Thu Đông và ngăn chặn bệnh Dịch tả lợn

Châu Phi xâm nhiễm vào Việt Nam

NỘI DUNGPHẦN 1: HIỆN TRẠNG SẢN XUẤT VÀ ĐỊNH HƯỚNG, GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN CHĂN NUÔI TRONG THỜI GIAN TỚI

1.1. Hiện trạng sản xuất chăn nuôi 2.2. Định hướng, giải pháp phát triển

PHẦN 2: TÌNH HÌNH DỊCH BỆNH GIA SÚC, GIA CẦM & CÔNG TÁC XÂY DỰNG VÙNG, CƠ SỞ AN TOÀN DỊCH BỆNH ĐỘNG VẬT

2.1. Bệnh Cúm gia cầm2.2. Bệnh Lở mồm long móng2.3. Bệnh Tai xanh2.4. Bệnh Dại ở động vật và ở người2.5. Công tác xây dựng vùng, cơ sở ATDB phục vụ xúc tiến thương mại

PHẦN 3: DỊCH TẢ LỢN CHÂU PHI VÀ SỰ NGĂN CHẶN XÂM NHIỄM VÀO VIỆT NAM

3.1. Tình hình dịch bệnh Dịch tả lợn Châu Phi (ASF) trên thế giới3.2. Tình hình dịch bệnh ASF tại Trung Quốc3.3. Một số đặc điểm lưu ý về ASF3.4. Công tác chủ động phòng, chống bệnh ASF tại Việt Nam

PHẦN 4: KẾ HOẠCH PHÒNG, CHỐNG DỊCH BỆNH VỤ THU ĐÔNG NĂM 2018 - 2019 VÀ CÁC NĂM TIẾP THEO

4.1. Mục tiêu4.2. Kế hoạch4.3. Đề xuất một số giải pháp cần thực hiện để ngăn chặn bệnh dịch tả lợn Châu Phi xâm nhiễm vào ViệtNam

Page 2: Triểnkhaicôngtácphòng, chốngdịchbệnhđộng vậtvụThu ... trbay_Hoinghi_DTLCP.pdf · 9/12/2018 2 PHẦN 1: HIỆN TRẠNG SẢN XUẤT VÀ ĐỊNH HƯỚNG, GIẢI PHÁP

9/12/2018

2

PHẦN 1:

HIỆN TRẠNG SẢN XUẤT VÀ ĐỊNH HƯỚNG, GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN CHĂN NUÔI TRONG THỜI

GIAN TỚI

1.1. Hiện trạng sản xuất chăn nuôi 2.2. Định hướng, giải pháp phát triển

1.1. Hiện trạng sản xuất chăn nuôi năm 2017a) Chăn nuôi lợn

Vùng chăn nuôi Tổng đàn lợn(con)

Số lợn thịt xuất chuồng (con)

SL thịt hơi xuất chuồng (tấn)

ĐBSH 7.085.530 14.349.480 1.170.654TD & MNPB 6.786.781 9.136.975 585.500BTB & DHMT 4.977.998 9.592.523 671.963Tây Nguyên 1.806.214 3.334.263 213.234ĐNB 3.245.356 6.208.402 508.920ĐBSCL 3.504.860 6.410.609 583.078Cả nước 27.406.739 49.032.253 3.733.349

- Chăn nuôi trang trại: Số lượng trang trại chăn nuôi lợn hiện nay là 11.737 trang trại,với tổng đàn là 16,6 triệu con

- Chăn nuôi nông hộ: Hiện nay số hộ chăn nuôi lợn đã giảm đi nhiều, ước tỉnh chỉcòn khoảng 2,5 triệu hộ (nguồn Tổng điều tra nông nghiệp và nông thôn – Tổng cụcThống kê).

- Chăn nuôi lợn gia công: Năm 2017 có khoảng 216 hộ chăn nuôi lợn gia công (tăng3,5% so với năm 2016) với tổng đầu con là 186,4 ngàn con; Quý I/2018 cả nước có 219 hộchăn nuôi lợn gia công (tăng 3,2% so với năm 2017) với tổng đầu con là 192,5 ngàn con.

- Liên kết chăn nuôi: Chăn nuôi lợn theo mô hình chuỗi liên kết giữa doanh nghiệpvới trang trại, HTX, tổ hợp tác có xu hướng tăng lên trong những năm gần đây, cụ thể:Quý I/2018 số lượng chuỗi liên kết là 1.105 chuỗi (tăng 13,6% so với năm 2017) với tổngđầu con là 1.237.272 con chiếm tỷ lệ 4,3%.

Page 3: Triểnkhaicôngtácphòng, chốngdịchbệnhđộng vậtvụThu ... trbay_Hoinghi_DTLCP.pdf · 9/12/2018 2 PHẦN 1: HIỆN TRẠNG SẢN XUẤT VÀ ĐỊNH HƯỚNG, GIẢI PHÁP

9/12/2018

3

1.1. Hiện trạng sản xuất chăn nuôi năm 2017a) Chăn nuôi gia cầm

- Theo số liệu của Tổng cục Thống kê năm 2017, tổng đàn gia cầm cả nước là 385,46triệu con, trong đó đàn gà chiếm 76,59%, đàn vịt chiếm 19,44%, đàn ngan và ngỗngtương ứng chiếm 3,76% và 0,21%.

- Trong giai đoạn từ năm 2015 đến tháng 4/2018, tổng đàn, sản lượng thịt xuất chuồngvà sản lượng trứng gia cầm cả nước đều tăng cao; sản lượng trứng gia cầm năm 2017đạt 10,63 tỷ quả, tăng 1,2 tỷ so với năm 2016, trong đó trứng gà chiếm 58,37%; trứngvịt chiếm 40,57%

- Chăn nuôi trang trại: Cả nước có 10.838 trang trại chăn nuôi gia cầm, chiếm 51,2%tổng số trang trại chăn nuôi trên cả nước. Trong đó có 8.470 trang trại chăn nuôi gà(chiếm khoảng 30% tổng đàn),

- Chăn nuôi nông hộ: Chăn nuôi gia cầm nông hộ vẫn chiếm chủ yếu về số đầu con vàsản lượng thịt, trứng (chăn nuôi gà trong nông hộ chiếm khoảng 70% về đầu con và60% về sản lượng).

1.1. Hiện trạng sản xuất chăn nuôi năm 2017a) Chăn nuôi trâu

- Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, đàn trâu cả nước tại thời điểm 01/10/2017 là2.491,66 nghìn con, giảm 1,1% cùng kỳ năm 2016.

- Giai đoạn từ 2013-2017, đàn trâu của cả nước có xu hướng giảm nhẹ, tốc độ bình quângiảm 0,76%/năm.

- Chăn nuôi trâu tập trung chủ yếu ở 2 khu vực là Trung du và Miền núi phía Bắc, BắcTrung bộ và Duyên hải miền Trung, cụ thể: Trung du và Miền núi phía Bắc có1.403,67 nghìn con, chiếm 56,33%; Bắc Trung bộ và Duyên hải miền Trung có 808,23nghìn con, chiếm 32,44%; Đồng bằng sông Hồng có 125,00 nghìn con, chiếm 5,02%;các vùng còn lại số lượng không đáng kể.

- Các tỉnh có sản lượng thịt trâu cung cấp cho thị trường cao nhất cả nước lần lượt làThanh Hóa 14.108 tấn, Nghệ An 8.430 tấn, Sơn La 4.520 tấn, Tuyên Quang 4.051 tấn,Hà Tĩnh 4.029 tấn, Phú Thọ 4.008 tấn, Thái Nguyên 3.382 tấn, Bắc Kạn 3.105 tấn,Bắc Giang 2.455 tấn, Lạng Sơn 2.389 tấn. Lượng thịt trâu sản xuất tại 10 tỉnh nàychiếm 57,39% tổng lượng thịt trâu sản xuất trong cả nước.

Page 4: Triểnkhaicôngtácphòng, chốngdịchbệnhđộng vậtvụThu ... trbay_Hoinghi_DTLCP.pdf · 9/12/2018 2 PHẦN 1: HIỆN TRẠNG SẢN XUẤT VÀ ĐỊNH HƯỚNG, GIẢI PHÁP

9/12/2018

4

1.1. Hiện trạng sản xuất chăn nuôi năm 2017d) Chăn nuôi bò- Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, đàn bò của cả nước tại thời điểm 01/10/2017 là

5,65 triệu con, tăng 2,88% so với cùng kỳ năm 2016, trong đó, đàn bò sữa là 301,65nghìn con, tăng 6,6% so với cùng kỳ năm 2016.

- Giai đoạn 2013-2017 đàn bò thịt hầu như ít có biến động nhưng đàn bò sữa thì vẫn tăngcao, trung bình là 13,0 %/năm.

- Sản lượng thịt bò xuất chuồng năm 2017 là 321,67 nghìn tấn, sản lượng sữa tươi là881,26 nghìn tấn, tăng lần lượt 4,23% và 10,83% so với cùng kỳ năm 2016. Giai đoạn2013-2017 sản lượng thịt bò và sữa bò liên tục tăng, tốc độ tăng trưởng thịt đạt 3,04% vàsản lượng sữa tăng trưởng đạt 18,20%.

đ) Chăn nuôi dê- Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, đàn dê của cả nước tại thời điểm 01/10/2017 là

2,56 triệu con, tăng 26,49% cùng kỳ năm 2016. Giai đoạn 2013-2017, đàn dê của cảnước liên tục tăng cao, trung bình 17,8%/năm.

- Các tỉnh có sản lượng thịt dê cung cấp lớn cho thị trường năm 2017, bao gồm: ThanhHóa 3.205 tấn, Đồng Nai 2.578 tấn, Bến Tre 2.020 tấn, Nghệ An 1.675 tấn, Hà Giang1.673 tấn, Tiền Giang 1.500 tấn, Ninh Thuận 1.405 tấn, Sơn La 897 tấn, Bình Phước 811tấn, Bà Rịa - Vũng Tàu 789 tấn.

2.2. Định hướng, giải pháp phát triểna) Mục tiêu chung

- Đến năm 2025 phần lớn các sản phẩm chăn nuôi hàng hóa đều được sản xuất theo môhình trang trại và trong các hộ chăn nuôi chuyên nghiệp với chất lượng tốt, độ an toàn cao vàgiá thành thấp nhất so với các nước trong khu vực.

- Tỷ trọng chăn nuôi trong nông nghiệp đến năm 2030 đạt trên 40%, trong đó, năm 2020đạt khoảng 35 % và năm 2025 đạt khoảng 38%.

- Kiểm soát tốt dịch bệnh, nhất là các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm; kiểm soát tốt vấnđề an toàn thực phẩm, nhất là vấn đề vi sinh vật, lạm dụng kháng sinh, hóa chất trong chănnuôi.

- Kiểm soát tốt môi trường chăn nuôi, đảm bảo vệ sinh môi trường cho vật nuôi, conngười và cung ứng nguồn hữu cơ sạch làm phân bón cho cây trồng.

Page 5: Triểnkhaicôngtácphòng, chốngdịchbệnhđộng vậtvụThu ... trbay_Hoinghi_DTLCP.pdf · 9/12/2018 2 PHẦN 1: HIỆN TRẠNG SẢN XUẤT VÀ ĐỊNH HƯỚNG, GIẢI PHÁP

9/12/2018

5

2.2. Định hướng, giải pháp phát triểnb) Chỉ tiêu cụ thể- Mức tăng trưởng bình quân: giai đoạn 2018-2020 đạt trung bình 4-5% năm; giai đoạn

2021-2025 đạt trung bình 3-4 % năm và giai đoạn 2026-2030 đạt trung bình 2-3% năm.- Sản lượng thịt móc hàm các loại: đến năm 2020 đạt khoảng 4.400 ngàn tấn, trong đó:

thịt lợn chiếm khoảng 67%, thịt gia cầm chiếm khoảng 27%, thịt bò chiếm khoảng 3%; đếnnăm 2025 đạt khoảng 5.300 ngàn tấn, trong đó: thịt lợn khoảng 63%, thịt gia cầm khoảng30%, thịt bò khoảng 5%; đến năm 2030 đạt khoảng 6.100 ngàn tấn, trong đó: thịt lợnkhoảng 60%, thịt gia cầm khoảng 32%, thịt bò khoảng 8%. Trong đó xuất khẩu từ 20-30%sản lượng thịt lợn, 15- 20% thịt và trứng gia cầm.

- Sản lượng trứng, sữa: đến năm 2020 đạt khoảng khoảng 13 tỷ quả và khoảng 1 triệutấn; đến năm 2025: khoảng 15 tỷ quả và khoảng 1,8 triệu tấn; đến năm 2030: khoảng 17 tỷquả và khoảng 2,6 triệu tấn.

- Bình quân sản phẩm chăn nuôi/người: đến năm 2020 đạt khoảng 46 kg thịt xẻ,khoảng 120 quả trứng, khoảng 10,5 kg sữa; đến năm 2025 đạt khoảng 53 kg thịt xẻ, khoảng145 quả trứng, khoảng 18 kg sữa và đến năm 2030 đạt khoảng 59 kg thịt xẻ, khoảng 160quả trứng, khoảng 25 kg sữa.

- Tỷ trọng gia súc và gia cầm được giết mổ tập trung công nghiệp đạt tương ứng theocác mốc thời gian: đến năm 2020 khoảng 50 % và 20 %, đến năm 2025 khoảng 70% và 50%, đến năm 2030 khoảng 90% và 70%.

- Tỷ trọng thịt gia súc, gia cầm được chế biến so với tổng sản lượng thịt sản xuất rahàng năm tương ứng theo các mốc thời gian: đến năm 2020 khoảng 15%, đến năm 2025khoảng 30%, đến năm 2030 khoảng 50%.

2.2. Định hướng, giải pháp phát triểnCác giải pháp chínha) Định hướng sản phẩm- Điều chỉnh định hướng phát triển sản phẩm chăn nuôi gắn với tiềm năng, lợi thế so sánhvà thích ứng với thị trường tiêu thụ trong nước và xuất khẩu. Trong đó cần chỉ ra được cácnhóm sản phẩm quốc gia, sản phẩm đặc trưng của từng địa phương; chỉ ra được các vùngkhuyên khích chăn nuôi, hạn chế chăn nuôi và cấm chăn nuôi. -Sản phẩm chăn nuôi chủ lực quốc gia, bao gồm: lợn, gia cầm, bò sữa, bò thịt.b) Khoa học và công nghệ

Xây dựng và áp dụng hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật cho từng loại vật tư, sảnphẩm của ngành chăn nuôi phù hợp với thông lệ quốc tế. Nhất thiết phải áp dụng quy trìnhsản xuất GMP, ISO, HACCP, VietGAP, GlobalGAP…c) Về tài chính và tín dụngd) Về đất đaiđ) Về thương mạie) Nâng cao chất lượng hạ giá thành thức ăn chăn nuôih) Giết mổ và chế biến các sản phẩm chăn nuôii) Đào tạo nguồn nhân lựck) Tổ chức sản xuấtl) Phát triển công nghiệp phụ trợ ngành chăn nuôim) Hợp tác quốc tến) Tăng cường năng lực quản lý

Page 6: Triểnkhaicôngtácphòng, chốngdịchbệnhđộng vậtvụThu ... trbay_Hoinghi_DTLCP.pdf · 9/12/2018 2 PHẦN 1: HIỆN TRẠNG SẢN XUẤT VÀ ĐỊNH HƯỚNG, GIẢI PHÁP

9/12/2018

6

PHẦN 2: TÌNH HÌNH DỊCH BỆNH GIA SÚC, GIA CẦM &

CÔNG TÁC XÂY DỰNG VÙNG, CƠ SỞ AN TOÀN DỊCH BỆNH ĐỘNG VẬT

2.1. Bệnh Cúm gia cầm2.2. Bệnh Lở mồm long móng2.3. Bệnh Tai xanh2.4. Bệnh Dại ở động vật và ở người2.5. Công tác xây dựng vùng, cơ sở ATDB phục vụ xúc tiếnthương mại

2.1. Bệnh Cúm gia cầm

Nội dung so sánh Tháng 1-8/2017 Tháng 1-8/2018Số xã có dịch 40 4

Số huyện có dịch 31 3Số tỉnh có dịch 21 2Số gia cầm mắc bệnh, chết, tiêu hủy 50.316 13.215

- Từ tháng 1 đến tháng 8 năm 2018, trên phạm vi toàn quốc chỉ có 04 ổ dịch Cúm gia cầm (CGC) do vi rút cúm A/H5N6 tại thành phố Hải Phòng và tỉnh Nghệ An. Số gia cầm mắc bệnh và tiêu hủy là 13.215 con.

- So với cùng kỳ năm 2017, diện dịch và mức độ dịch CGC trong 8 tháng đầu năm 2018 giảm mạnh, cụ thể: số xã có dịch giảm 90% và số gia cầm mắc bệnh và tiêu hủy giảm 74%. Ngoài ra, một số hộ chăn nuôi khác có gia cầm nghi.

- Về vắc xin phòng bệnh: Vắc xin Navet-Vifluvac của Công ty Navetco của Việt Nam sản xuất và vắc xin H5N1 Re6, H5N1 Re5 của Trung Quốc.

Page 7: Triểnkhaicôngtácphòng, chốngdịchbệnhđộng vậtvụThu ... trbay_Hoinghi_DTLCP.pdf · 9/12/2018 2 PHẦN 1: HIỆN TRẠNG SẢN XUẤT VÀ ĐỊNH HƯỚNG, GIẢI PHÁP

9/12/2018

7

2.1. Bệnh Cúm gia cầmTình hình và nguy cơ xâm nhiễm vi rút cúm A/H7N9

- Trên người: Trong 8 tháng đầu năm 2018, Trung Quốc ghi nhận thêm 02 trườnghợp người bị nhiễm vi rút cúm A/H7N9. Tính từ cuối tháng 03/2013 đến ngày 25/7/2018,Trung Quốc đã có 1.625 người bị nhiễm vi rút cúm A/H7N9 (bao gồm cả 03 trường hợpngười Trung Quốc đến Ca-na-đa và Ma-lai-xi-a thi phát bệnh), trong đo đa có 623 ca tưvong.

- Trên gia cầm: Trung Quốc đã lấy tổng cộng 2.500 mẫu gà, vịt, bồ câu, vẹt và mẫumôi trường tại các chợ gia cầm để xét nghiệm. Kết quả phát hiện 280 mẫu dương tính vớiCGC độc lực thấp A/H7N9 và 49 mẫu dương tính với CGC độc lực cao A/H7N9.

- Mặc dù các ca bệnh trên người có giảm mạnh so với cùng kỳ năm 2017, nhưngnguy cơ vi rút cúm A/H7N9 va các chủng vi rút khác (A/H5N2, A/H5N8) chưa có ơ ViệtNam xâm nhiễm vào nước ta là rất cao, là mối nguy đối với sức khỏe cộng đồng.

2.1. Bệnh Cúm gia cầmNhận định tình hình dịch bệnh

- Nguy cơ dịch bệnh CGC phát sinh và lây lan trong thời gian tới là rất cao. Một sốchủng vi rút CGC (A/H7N9, A/H5N2, A/H5N8) có nguy cơ xâm nhiễm vào Việt Nam dovận chuyển, buôn bán, tiêu thụ gia cầm và sản phẩm gia cầm nhập lậu.

- Các địa phương cần tăng cường kiểm soát và xử lý nghiêm việc nhập lậu gia cầm,giám sát chặt địa bàn để phát hiện và xử lý ổ dịch kịp thời; chủ động triển khai giám sátdịch bệnh để phát hiện sớm, cảnh báo và thực hiện các biện pháp ứng phó kịp thời khiphát hiện có dịch bệnh hoặc có mẫu giám sát cho kết quả dương tính với các chủng vi rútCGC.

- Các địa phương cần sử dụng đúng loại vắc xin phòng, chống dịch nhằm đạt hiệuquả cao nhất.

Page 8: Triểnkhaicôngtácphòng, chốngdịchbệnhđộng vậtvụThu ... trbay_Hoinghi_DTLCP.pdf · 9/12/2018 2 PHẦN 1: HIỆN TRẠNG SẢN XUẤT VÀ ĐỊNH HƯỚNG, GIẢI PHÁP

9/12/2018

8

2.2. Bệnh Lở mồm long móng

Nội dung so sánh Tháng 1-8/2017 Tháng 1 – 8/2018Số xã có dịch 5 9Số huyện có dịch 2 3Số tỉnh có dịch 2 1Số gia súc mắc bệnh 1.391 612Số gia súc mắc bệnh, chết, tiêu hủy 13 0

- Trong 8 tháng đầu năm 2018, cả nước đã xảy ra 9 ổ dịch LMLM típ O tại 03huyện Phù Yên, Bắc Yên và Sông Mã của tỉnh Sơn La làm 612 con gia súc mắcbệnh.

- So với cùng kỳ năm 2017, mặc dù dịch xuất hiện tại 01 tỉnh, nhưng số lượng ổdịch nhiều hơn, tuy nhiên dịch LMLM đã được kiểm soát tốt và không lây lansang các tỉnh, thành khác. Ngoài ra, một số hộ chăn nuôi khác có gia súc nghinhiễm bệnh LMLM đã được phát hiện và xử lý kịp thời, ngăn chặn dịch lây lan radiện rộng.

2.3. Bệnh Lở mồm long móngNhận định tình hình dịch bệnh

- Các ổ dịch vừa qua chủ yếu xảy ra trên đàn gia súc chưa được tiêm phòng vắc xinLMLM hoặc đàn gia súc khỏe mạnh được vận chuyển đến vùng có ô dịch cũ;

- Các địa phương thuộc khu vực có nguy cơ cao, nơi có ổ dịch cũ, có đàn gia súc chưađược tiêm phòng triệt để, đặc biệt các địa phương có dư án cung ứng con giống giasúc, xóa đói giảm nghèo cần tăng cường giám sát, phát hiện sớm ổ dịch, tổ chức tiêmphòng vắc xin LMLM, kiểm soát chặt việc vận chuyển gia súc, quản ly giết mô giasúc để giảm thiểu nguy cơ phát sinh, lây lan dịch.

- Các địa phương căn cứ tình hình dịch bệnh trên địa bàn, thông báo của Cục Thú y vềlưu hành chủng vi rút LMLM và hướng dẫn sử dụng vắc xin để tổ chức mua đúngloại vắc xin phòng, chống dịch nhằm đạt hiệu quả cao nhất.

Page 9: Triểnkhaicôngtácphòng, chốngdịchbệnhđộng vậtvụThu ... trbay_Hoinghi_DTLCP.pdf · 9/12/2018 2 PHẦN 1: HIỆN TRẠNG SẢN XUẤT VÀ ĐỊNH HƯỚNG, GIẢI PHÁP

9/12/2018

9

2.3. Bệnh Tai xanh

Tình hình dịch bệnh

Trong 8 tháng đầu năm 2018, cả nước chỉ xảy ra 01 ổ dịch Tai xanh trên lợn vào ngày25/6/2018, đàn lợn của một hộ chăn nuôi tại xóm 9, xã Quỳnh Tam, huyện Quỳnh Lưu,tỉnh Nghệ An với 20 con lợn mắc bệnh. Cơ quan chuyên môn thú y đã phối hợp với địaphương tổ chức xử lý và kiểm soát được ổ dịch, không để dịch lây lan.

Nhận định tình hình dịch bệnh

- Trong thời gian tới, có thể xuất hiện các ổ dịch nhỏ lẻ trên địa bàn có ổ dịch cũ và khuvực có nguy cơ cao.

- Các địa phương cần tăng cường giám sát dịch bệnh trên đàn lợn, phát hiện sớm ổ dịch,thực hiện nghiêm các quy định về kiểm dịch vận chuyển lợn và các sản phẩm của lợn,tăng cường kiểm soát giết mổ lợn, chủ động ngăn chặn dịch phát sinh và lây lan.

2.4. Bệnh Dại ở động vật và ngườiTình hình bệnh Dại ở động vật- Hiện nay, cả nước có 01 ổ dịch Dại trên đàn chó được báo cáo (ngày 24/8/2018, xã Bằng

Lãng, huyện Chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn);- Tuy nhiên, thông qua hoạt động chủ động giám sát (ở phạm vi hẹp về quy mô và thời gian

thực hiện) cho thấy vi rút Dại còn lưu hành ở nhiều nơi, do đó đây là môi nguy lớn đối vớingười dân và đàn động vật (chó, mèo) mẫn cảm.

Tình hình bệnh Dại ở người- Trong 8 tháng đầu năm 2018, cả nước có 50 ca người mắc bệnh (tất cả 50 ca đều tử vong)

tại 22 tỉnh, thành phố, bao gồm: Lào Cai (06), Kon Tum (04), Hòa Bình (04), TuyênQuang (04), Cà Mau (03), Sơn La (04), Hà Nội (03), Điên Biên (03), Kiên Giang (02),Đắk Lắk (02), Gia Lai (02), Bến Tre (02), Phú Thọ (02), Yên Bái (01), Vĩnh Phúc (01),Bắc Giang (01), Nghệ An (01), Quảng Ngãi (01), Thái Nguyên (01), Thanh Hóa (01),Bình Phước (01) và Lạng Sơn (01);

- So với cùng kỳ 8 tháng đầu năm 2017, số ca bệnh Dại giảm 10 trường hợp.Nhận định tình hình dịch bệnh- Nguy cơ bệnh Dại tiếp tục xuất hiện trong thời gian tới là rất cao do công tác quản lý đàn

chó nuôi của nhiều địa phương chưa được thực hiện tốt; cụ thể, 18/63 tỉnh chưa thống kê,không có báo cáo về số hộ nuôi chó, tổng đàn chó để phục vụ cho công tác tiêm phòng;

- Tỷ lệ tiêm phòng vắc xin Dại cho đàn cho nuôi đạt thấp và công tác tuyên truyền vềphòng, chống bệnh Dại chưa được thực hiện nghiêm túc.

Page 10: Triểnkhaicôngtácphòng, chốngdịchbệnhđộng vậtvụThu ... trbay_Hoinghi_DTLCP.pdf · 9/12/2018 2 PHẦN 1: HIỆN TRẠNG SẢN XUẤT VÀ ĐỊNH HƯỚNG, GIẢI PHÁP

9/12/2018

10

2.5. Công tác xây dựng vùng, cơ sở ATDB phục vụ xúc tiếnthương mại

TT Nội dung so sánh Tháng 1-8/2017 Tháng 1-8/20181 Cơ sở ATDB do địa phương cấp 198 (trâu bò:16; gia cầm:

85; lợn: 97)150 (trâu, bò, dê: 12; lợn:

83; chó, mèo: 14; gia cầm: 41)

2 Cơ sở ATDB do Trung ương cấp 0 5 (bò: 3, dê, cừu: 1; gà: 1)

3 Vùng ATDB do Trung ương cấp 38 (trâu bò: 24; gia cầm: 2; chó mèo: 12)

11 (lợn: 2; chó mèo: 5; gia cầm: 4)

Tổng cộng 236 166

- Hiện nay, toàn quốc có 50 vùng (cấp quận) va 1.092 cơ sở ATDB.

- Hướng dẫn, hỗ trợ xây dựng các chuỗi chăn nuôi an toàn dịch bệnh để xuất khẩu chocác Công ty: Phú Gia, GreenFeed, Masan, Biển Đông, CP Việt Nam,…

2.5. Công tác xây dựng vùng, cơ sở ATDB phục vụ xúc tiếnthương mạiCông tác xúc tiến thương mại, hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam trong việc xuất khẩu

động vật và sản phẩm động vật

- Xuất khẩu thịt gà chế biến sang Nhật Bản: Công ty TNHH Koyu & Unitek đã xuấtkhẩu được trên 800 tấn thịt gà chế biến sang thị trường Nhật Bản.

- Xuất khẩu thịt lợn sữa đông lạnh sang Malaysia.

- Xuất khẩu thịt lợn đông lạnh sang Myanmar: Hỗ trợ Công ty TNHH Liên doanh Thựcphẩm Mavin xuất khẩu 10.195 kg thịt lợn mảnh sang thị trường Myanmar.

- Xuất khẩu thịt lợn đông lạnh sang Ả rập xê út: Hỗ trợ Công ty TNHH Diamond xuấtkhẩu 20.882 kg thịt lợn mảnh sang thị trường Ả rập xê út.

- Xuất khẩu mật ong sang EU: Hỗ trợ các doanh nghiệp xuất khẩu được hơn 60.000 tấnmật ong, trị giá trên 2 triệu USD.

Page 11: Triểnkhaicôngtácphòng, chốngdịchbệnhđộng vậtvụThu ... trbay_Hoinghi_DTLCP.pdf · 9/12/2018 2 PHẦN 1: HIỆN TRẠNG SẢN XUẤT VÀ ĐỊNH HƯỚNG, GIẢI PHÁP

9/12/2018

11

2.5. Công tác xây dựng vùng, cơ sở ATDB phục vụ xúc tiếnthương mại

Công tác xúc tiến thương mại, hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam trong việc xuất khẩuđộng vật và sản phẩm động vật

- Xuất khẩu trứng vịt muối, lòng đỏ trứng vịt muối: Hỗ trợ 05 Công ty: Ba Huân, Meko,Vân Anh Nguyễn, Vĩnh Nghiệp và Trại Việt xuất khẩu trứng vịt muối và lòng đỏ trứng vịtmuối sang Singapore.

- Xuất khẩu trứng gà giống sang Myanmar: Hỗ trợ Công ty Belga Việt Nam xuất khẩutrứng gà giống sang Myanmar.

- Xuất khẩu sữa và sản phẩm sữa sang Malaysia, Ấn Độ: Hỗ trợ Công ty Vinamilk vàCông ty Bel gà Việt Nam chuẩn bị hồ sơ, cung cấp thông tin theo yêu cầu của Cục Thú yMalaysia; hỗ trợ Công ty Cổ phần sữa Việt Nam xuất khẩu sữa và sản phẩm sữa sang Ấn Độ.

- Xuất khẩu yến và các sản phẩm yến sang Trung Quốc: Hướng dẫn Công ty Yến Quânchuẩn bị hồ sơ, thực hiện giám sát dịch bệnh và các điều kiện cần thiết khác để xuất khẩu yếnvà các sản phẩm yến sang Trung Quốc.

PHẦN 3: DỊCH TẢ LỢN CHÂU PHI VÀ SỰ NGĂN CHẶN

XÂM NHIỄM VÀO VIỆT NAM

3.1. Tình hình dịch bệnh Dịch tả lợn Châu Phi (ASF) trên thế giới3.2. Tình hình dịch bệnh ASF tại Trung Quốc3.3. Một số đặc điểm lưu ý về ASF3.4. Công tác chủ động phòng, chống bệnh ASF tại Việt Nam

Page 12: Triểnkhaicôngtácphòng, chốngdịchbệnhđộng vậtvụThu ... trbay_Hoinghi_DTLCP.pdf · 9/12/2018 2 PHẦN 1: HIỆN TRẠNG SẢN XUẤT VÀ ĐỊNH HƯỚNG, GIẢI PHÁP

9/12/2018

12

3.1. Tình hình dịch bệnh Dịch tả lợn Châu Phi (ASF) trên thế giới

• Năm 1921, bệnh Dịch tả lợn Châu Phi lần đầu tiên xuất hiện tại Kenya, châu Phi và sauđó đã trở thành dịch bệnh địa phương tại nhiều nước châu Phi

• Năm 1957, lần đầu tiên bệnh Dịch tả lợn Châu Phi được phát hiện và báo cáo tại ChâuÂu. Sau đó bệnh cũng đã được phát hiện tại một số nước Châu Mỹ.

• Năm 2007, bệnh Dịch tả lợn Châu Phi xảy ra ở dãy núi Caucasus giữa Châu Âu và ChâuÁ tại quốc gia Georgia

• Đến nay, bệnh Dịch tả lợn Châu Phi là bệnh địa phương ở nhiều nước trên thế giới

Giai đoạn 1921 - 1999 Giai đoạn 2000 - 2017

ASF từ năm 2005-2018

2000 ‐ 2017

Châu Á1 quốc gia

Châu Âu15 quốc gia

Châu Phi29 quốc gia

Tổng số45 quốc gia

3.1. Tình hình dịch bệnh Dịch tả lợn Châu Phi (ASF) trên thế giới

Page 13: Triểnkhaicôngtácphòng, chốngdịchbệnhđộng vậtvụThu ... trbay_Hoinghi_DTLCP.pdf · 9/12/2018 2 PHẦN 1: HIỆN TRẠNG SẢN XUẤT VÀ ĐỊNH HƯỚNG, GIẢI PHÁP

9/12/2018

13

3.1. Tình hình dịch bệnh Dịch tả lợn Châu Phi (ASF) trên thế giới

Bản đồ phân ổ dịch tả lợn Châu Phi, giai đoạn 2005 – 2018 (Ngày cập nhật: 10/9/2018)

Từ tháng cuối năm 2017 đến ngày 10/9/2018, đã có 17 quốc gia và vùnglãnh thổ (bao gồm: Bun-ga-ri, Trung Quốc, Cote D'Ivoire, Séc, E-xtô-ni-a,Hung-ga-ri, Kê-ni-a, Lát-vi-a, Lít-va, Môn-đô-va, Ni-giê-ri-a, Phần Lan,Ru-ma-ni, Liên bang Nga, Nam Phi, U-crai-na và Dăm-bi-a) báo cáo bệnhDịch tả lợn Châu Phi

PHẦN 3: DỊCH TẢ LỢN CHÂU PHI VÀ SỰ NGĂN CHẶN

XÂM NHIỄM VÀO VIỆT NAM

3.1. Tình hình dịch bệnh Dịch tả lợn Châu Phi (ASF) trên thế giới3.2. Tình hình dịch bệnh ASF tại Trung Quốc3.3. Một số đặc điểm lưu ý về ASF3.4. Công tác chủ động phòng, chống bệnh ASF tại Việt Nam

Page 14: Triểnkhaicôngtácphòng, chốngdịchbệnhđộng vậtvụThu ... trbay_Hoinghi_DTLCP.pdf · 9/12/2018 2 PHẦN 1: HIỆN TRẠNG SẢN XUẤT VÀ ĐỊNH HƯỚNG, GIẢI PHÁP

9/12/2018

14

3.2. Tình hình dịch bệnh ASF tại Trung Quốc

Theo thông tin từ OIE FAO, tính từ đầu tháng 8/2018 đến ngày 10/9/2018,Trung Quốc báo cáo tổng cộng có 14 ổ dịch xuất hiện tại 6 tỉnh (bao gồm:An Huy, Hắc Long Giang, Hà Nam, Liêu Ninh, Giang Tô và Chiết Giang).

3.2. Tình hình dịch bệnh ASF tại Trung Quốc

Tổng cộng có hơn 38.000 conlợn các loại đã buộc phải tiêuhủy. Bệnh có chiều hướng lâylan tịnh tiến dần về phía Nam(đến các tỉnh gần với biên giớiViệt Nam)

Bản đồ ASF tại Trung Quốc ngày 07/9/2018

Page 15: Triểnkhaicôngtácphòng, chốngdịchbệnhđộng vậtvụThu ... trbay_Hoinghi_DTLCP.pdf · 9/12/2018 2 PHẦN 1: HIỆN TRẠNG SẢN XUẤT VÀ ĐỊNH HƯỚNG, GIẢI PHÁP

9/12/2018

15

Ổ đầu tiên đượcbáo cáo vào ngày

03/8/2018 tại thànhphố Thấm Dương

thuộc tỉnhLiêu Ninh.

Tổng cộng có 47 lợnchết và bước đầutiêu hủy 336 con.

Sau đó, chính quyềnđịa phương đã tiêuhủy 19373 con lợn

xung quanh

2           3 

Ổ dịch thứ 2 được phát hiện

vào ngày16/8/2018 tại

Trịnh Châu thuộctỉnh Hà Nam

Tổng cộng có 30 lợn chết và 1.776 lợn buộc phải tiêu

hủy

2           3 

Page 16: Triểnkhaicôngtácphòng, chốngdịchbệnhđộng vậtvụThu ... trbay_Hoinghi_DTLCP.pdf · 9/12/2018 2 PHẦN 1: HIỆN TRẠNG SẢN XUẤT VÀ ĐỊNH HƯỚNG, GIẢI PHÁP

9/12/2018

16

Ổ dịch thứ 3tại Liên VânCảng, tỉnh

Giang Tô vàongày 19/8/2018 làm 88 lợn chết, 615 lợn bệnh vàbuộc phải tiêu

hủy 14.598

2           3 

Ổ dịch thứ 4 tại Ôn Châu, tỉnh Chiết

Giang vào ngày22/8/2018 làm340 lợn chết,

430 lợn bệnh vàbuộc phải tiêu

hủy 1.524

2           3 

Page 17: Triểnkhaicôngtácphòng, chốngdịchbệnhđộng vậtvụThu ... trbay_Hoinghi_DTLCP.pdf · 9/12/2018 2 PHẦN 1: HIỆN TRẠNG SẢN XUẤT VÀ ĐỊNH HƯỚNG, GIẢI PHÁP

9/12/2018

17

Ổ dịch số 5 tạiVu Hồ, tỉnh An Huy vào ngày30/8/2018 làm80 lợn chết vàbuộc phải tiêu

hủy 379

2           3 

Tính từ ngày 03 tháng 8 đến nay: 06 tỉnh, 14 ổ dịch

PHẦN 3: DỊCH TẢ LỢN CHÂU PHI VÀ SỰ NGĂN CHẶN

XÂM NHIỄM VÀO VIỆT NAM

3.1. Tình hình dịch bệnh Dịch tả lợn Châu Phi (ASF) trên thế giới3.2. Tình hình dịch bệnh ASF tại Trung Quốc3.3. Một số đặc điểm lưu ý về ASF3.4. Công tác chủ động phòng, chống bệnh ASF tại Việt Nam

Page 18: Triểnkhaicôngtácphòng, chốngdịchbệnhđộng vậtvụThu ... trbay_Hoinghi_DTLCP.pdf · 9/12/2018 2 PHẦN 1: HIỆN TRẠNG SẢN XUẤT VÀ ĐỊNH HƯỚNG, GIẢI PHÁP

9/12/2018

18

3.3. Một số đặc điểm lưu ý về ASF

3.3.1. Tác nhân gây bệnh• Vi rút gây bệnh Dịch tả lợn Châu Phi (ASFV) không tự lây lan, phát

tán nhanh so với vi rút gây bệnh Lở mồm long móng (FMD), Lợntai xanh, Dịch tả lợn cổ điển

• ASF lây lan chủ yếu do có yếu tố của con người tác động như việcvận chuyển lợn và các sản phẩm bệnh, nghi mắc bệnh từ nơi nàysang nơi khác

• ASF có thể gây chết ở lợn với tỷ lệ rất cao so với những bệnh khácnhư Lở mồm long móng và Dịch tả lợn cổ điển

• Hiện chưa có vắc xin và thuốc điều trị được bệnh ASF• Giải pháp phòng bệnh là chính, ngăn chặn bệnh xâm nhiễm ASF vào

trong nước; tăng cường kiểm soát vận chuyển lợn và các sản phẩmcủa lợn; thực hiện tốt việc chăn nuôi an toàn sinh học

• ASF không lây nhiễm và gây bệnh ở người

3.3.1. Tác nhân gây bệnh• Vi rút ASF có sức đề kháng tốt ở ngoài môi trường

Loại sản phẩm Thời gian vi rút ASF tồn tạiThịt có xương, thịt nghiền 105 ngàyThịt chế biến 70oC trong 30 phút 0Thịt khô 300 ngàyThịt xông khói, bỏ xương 30 ngàyThịt đông lạnh 1.000 ngàyThịt mát 110 ngàyThịt chất lượng kém (hỏng) 105 ngàyDa/Mỡ (kể cả đã khô) 300 ngàyMáu ở nhiệt độ lạnh 4oC 18 thángPhân lợn ở nhiệt độ thường 11 ngàyThực phẩm thừa bỏ đi (có thịt lợn) 15 tuầnChuồng lợn nhiễm bệnh 1 tháng

Page 19: Triểnkhaicôngtácphòng, chốngdịchbệnhđộng vậtvụThu ... trbay_Hoinghi_DTLCP.pdf · 9/12/2018 2 PHẦN 1: HIỆN TRẠNG SẢN XUẤT VÀ ĐỊNH HƯỚNG, GIẢI PHÁP

9/12/2018

19

1. Chu kỳ Sylvatic – tự nhiên: Các loại lợn rừng; bushpigs (lợn rừng có nguồn gốc từ Madagascar) và ve mềm.2. Chu kỳ ve mềm - lợn nuôi: Ve mềm truyền lây bệnh cho lợn nuôi.3. Chu kỳ chăn nuôi: Lợn nuôi  và các sản phẩm từ lợn.4. Chu kỳ môi trường sống – heo rừng: Lợn rừng, sản phẩm lợn và lợn rừng và xác động vật; môi trường

3.3.2 Các chu kỳ dịch tễ học của ASF

Chenais et al., 2018

Không thấy lợn nhưng có thể là sản phẩm thịt được đóng gói hút chân không

Các vấn đề chính không phải là lợn mà là thịt bị nhiễm bệnh !

Page 20: Triểnkhaicôngtácphòng, chốngdịchbệnhđộng vậtvụThu ... trbay_Hoinghi_DTLCP.pdf · 9/12/2018 2 PHẦN 1: HIỆN TRẠNG SẢN XUẤT VÀ ĐỊNH HƯỚNG, GIẢI PHÁP

9/12/2018

20

FMD

Lưu hành‐P: 100%Tỷ lệ chết‐M: 2%Khả năng gây chết‐L: 2%

Mức độ truyền lây: +++

CSF

P: 50%M: 25%L: 50%

Truyền lây: ++

ASFP: 10%M: 9%L: 90%

Truyền lây: +

100 nhiễm; 2 chết

50 nhiễm; 25 chết10 nhiễm; 9 chết

Nhiễm chết

3.3.4. So sánh khả năng gây bệnh của ASF – CSF (Dịchtả lợn cổ điển) – FMD (Lở mồm long móng)

1 2 3… tuần

FMD

CSF

ASF

Bài thải vi rút Vi rúttrong máu

C. Triệuchứng

Khả năng phục hồi: >90%

hả năng phục hồi: ~50%

hả năng phục hồi: <5%

nhiễm

3.3.4. So sánh khả năng tồn tại của lợn bị bệnhASF – CSF – FMD (tiếp)

Page 21: Triểnkhaicôngtácphòng, chốngdịchbệnhđộng vậtvụThu ... trbay_Hoinghi_DTLCP.pdf · 9/12/2018 2 PHẦN 1: HIỆN TRẠNG SẢN XUẤT VÀ ĐỊNH HƯỚNG, GIẢI PHÁP

9/12/2018

21

Chỉ tiêu so sánh ASF CSF FMD

Mức độ lây lan + ++ +++

Khả năng tồn tại của 

vi rút +++ + +

Mức độ gây chết lợn 

bệnh+++

(1 vài sống sót)++ +

Tỷ lệ chết khi mới có 

bệnh+ +++ +

Cách thức truyền lâytiếp xúc trực

tiếp (máu)Nước dãi Nước dãi

Miễn dịch bảo hộ + +++ ++

Khả năng làm phơi 

nhiễm với động vật 

mẫn cảm

+++ (tuần)

+ (ngày)

+ (ngày)

3.3.4. So sánh khả năng tồn tại của lợn bị bệnhASF – CSF – FMD (tiếp)

ASF CSF FMD Truyền nhiễmBền vữngTử vong

Tóm tắt

Tình trạng địa phương,lây lan chậm,không mất đi

Mất dần saugiảm bớt

nhạy cảm bởitiêm phòng

Mất dầnmột cách tự nhiên

Hai trong số ba thông số trên nên thấp / trung bình để dịch bệnh biến mất

Page 22: Triểnkhaicôngtácphòng, chốngdịchbệnhđộng vậtvụThu ... trbay_Hoinghi_DTLCP.pdf · 9/12/2018 2 PHẦN 1: HIỆN TRẠNG SẢN XUẤT VÀ ĐỊNH HƯỚNG, GIẢI PHÁP

9/12/2018

22

Tam giác bền vững (ASF)

Trường hợp caotử vong

Ít lây nhiễm: chỉ vài con thú bị nhiễmTrường hợp cao tử vong: rất ít sống sót và không đủ miễn dịch bảo hộ

Độ bền cao : thời gian tồn tại lâu dài của virus trong môi trường, thời gian phơi nhiễm lâu

Độ bền cao &tiếp xúc lâu

Ít lây nhiễm

Giám sát thụ động cho lợn nuôi và lợn rừng

Khái niệm giám sát 5/95 không có mục đích

Giám sát chủ động có thể dẫn đến cái nhìn sai về an toàn với bệnh

3.3.5. Giám sát bệnh ASF

Page 23: Triểnkhaicôngtácphòng, chốngdịchbệnhđộng vậtvụThu ... trbay_Hoinghi_DTLCP.pdf · 9/12/2018 2 PHẦN 1: HIỆN TRẠNG SẢN XUẤT VÀ ĐỊNH HƯỚNG, GIẢI PHÁP

9/12/2018

23

Phát hiện sớm ASF ở lợn rừngGiám sát thụ động so với giám sát chủ động

Bị động / chủ động: 72.24 / 1.45 = 49,82

Xác suất phát hiện một trường hợp dương tính ASF làcao hơn 50 lần ở động vật đã chết so với động vật bị săn bắn

81 trong số 100 trường hợp dương tính có thể được phát hiện trong heo rừng chết(177 / 217 x 100 = 81)

Kiểm tra Dương tính % dương tínhBị động (đã chết) 245 177 72.24

Chủ động (săn) 2765 40 1.45217

PHẦN 3: DỊCH TẢ LỢN CHÂU PHI VÀ SỰ NGĂN CHẶN

XÂM NHIỄM VÀO VIỆT NAM

3.1. Tình hình dịch bệnh Dịch tả lợn Châu Phi (ASF) trên thế giới3.2. Tình hình dịch bệnh ASF tại Trung Quốc3.3. Một số đặc điểm lưu ý về ASF3.4. Công tác chủ động phòng, chống bệnh ASF tại Việt Nam

Page 24: Triểnkhaicôngtácphòng, chốngdịchbệnhđộng vậtvụThu ... trbay_Hoinghi_DTLCP.pdf · 9/12/2018 2 PHẦN 1: HIỆN TRẠNG SẢN XUẤT VÀ ĐỊNH HƯỚNG, GIẢI PHÁP

9/12/2018

24

3.4. Công tác chủ động phòng, chống bệnh ASF tại Việt Nam3.4.1. Khi chưa có bệnh Dịch tả lợn Châu Phi xuất hiện• Thực hiện nghiêm ngặt các biện pháp an toàn sinh học trong chăn

nuôi là giải pháp phòng bệnh hiệu quả nhất và quan trọng nhất;thường xuyên vệ sinh, sát trùng, tiêu độc tại các cơ sở, vùng chănnuôi lợn, các phương tiện vận chuyển, dụng cụ chăn nuôi và vệsinh các nhân những người tham gia chăn nuôi; thực hành chănnuôi tốt và an toàn dịch bệnh

• Tăng cường theo dõi, giám sát lâm sàng đối với các đàn lợn; kịpthời phát hiện, cách ly và lấy mẫu xét nghiệm đối với lợn bị bệnh,nghi bị bệnh

• Tuân thủ các quy định về quản lý vận chuyển, kiểm dịch vậnchuyển lợn và các sản phẩm của lợn

• Tăng cường năng lực chẩn đoán xét nghiệm, điều tra và ứng phódịch bệnh của các cơ quan chuyên môn thú y các cấp

3.4.2. Khi có bệnh Dịch tả lợn Châu Phi• Tiêu hủy đàn lợn nhiễm bệnh và các đàn lợn xung quanh có nguy

cơ nhiễm bệnh

• Khoanh vùng dịch, vùng đệm

• Cấm vận chuyển lợn và các sản phẩm lợn, kể cả các sản phẩm đãqua chế biến chín ra khỏi vùng dịch

• Hỗ trợ tài chính cho người chăn nuôi có lợn buộc phải tiêu hủy(Nghị định 02/2017/NĐ-CP ngày 09/01/2017 của Chính phủ)

• Thông tin kịp thời cho nhân viên thú y xã, chính quyền và cơ quanthú y nơi gần nhất

• Tuyên truyền, hướng dẫn người chăn nuôi thực hành chăn nuôi tốt

• Không điều trị lợn bệnh, nghi mắc bệnh Dịch tả lợn Châu Phi

Page 25: Triểnkhaicôngtácphòng, chốngdịchbệnhđộng vậtvụThu ... trbay_Hoinghi_DTLCP.pdf · 9/12/2018 2 PHẦN 1: HIỆN TRẠNG SẢN XUẤT VÀ ĐỊNH HƯỚNG, GIẢI PHÁP

9/12/2018

25

PHẦN 4: KẾ HOẠCH PHÒNG, CHỐNG DỊCH BỆNH VỤ THU ĐÔNG NĂM 2018 - 2019 VÀ CÁC NĂM TIẾP THEO

4.1. Mục tiêu4.2. Kế hoạch4.3. Đề xuất một số giải pháp cần thực hiện để ngăn chặn bệnhdịch tả lợn Châu Phi xâm nhiễm vào Việt Nam

4.1. Mục tiêu

- Tiếp tục kiểm soát, khống chế không để các loại dịch bệnh nguyhiểm xảy ra và lây lan diện rộng;

- Chủ động giám sát để phát hiện sớm, cảnh báo và có giải phápphòng, chống phù hợp và hiệu quả; tạo điều kiện cho chăn nuôihàng hóa phát triển bền vững;

- Đặc biệt là tổ chức xây dựng thành công các vùng, các chuỗi cơsở chăn nuôi gia súc, gia cầm an toàn dịch bệnh theo tiêu chuẩncủa OIE nhằm đáp ứng tiêu dùng trong nước và xuất khẩu giacầm, sản phẩm của gia cầm;

- Góp phần giảm thiểu nguy cơ lây nhiễm các bệnh truyền nhiễmcho người.

Page 26: Triểnkhaicôngtácphòng, chốngdịchbệnhđộng vậtvụThu ... trbay_Hoinghi_DTLCP.pdf · 9/12/2018 2 PHẦN 1: HIỆN TRẠNG SẢN XUẤT VÀ ĐỊNH HƯỚNG, GIẢI PHÁP

9/12/2018

26

4.2. Kế hoạcha) Đối với bệnh Cúm gia cầm- Triển khai giám sát chủ động, lấy mẫu xét nghiệm nhằm phát hiện sự lưu hành virút cúm H5N1, H7N9, H5N6 trên đàn gia cầm, đặc biệt là gia cầm nhập lậu,không rõ nguồn gốc, trên chim hoang dã.- Tiếp tục giám sát lưu hành của các nhánh vi cúm A/H5 và xác định hiệu lực cácloại vắc xin phù hợp; xây dựng bản đồ dịch tễ.- Xây dựng, trình ban hành và tổ chức thực hiện Kế hoạch quốc gia phòng, chốngdịch bệnh cúm gia cầm giai đoạn 2019 – 2025.b) Đối với bệnh LMLM- Thực hiện giám sát sau tiêm phòng vắc xin LMLM theo Chương trình quốc giaphòng, chống bệnh LMLM năm 2018 và các năm tiếp theo.- Tiếp tục xác định típ vi rút LMLM lưu hành và chủng loại vắc xin phù hợp, xâydựng bản đồ dịch tễ để phục vụ công tác phòng, chống dịch; đẩy mạnh công tácgiám sát, sản xuất vắc xin LMLM trong nước để phòng, chống dịch;

4.2. Kế hoạchc) Đối với bệnh Tai xanh ở lợnTiếp tục tổ chức kiểm soát tốt, không để phát sinh ổ dịch Tai xanhtrên lợn để tạo điều kiện cho chăn nuôi lợn phát triển bền vững.

d) Đối với bệnh Dại động vật- Triển khai các hoạt động của “Chương trình quốc gia khống chế vàtiến tới loại trừ bệnh Dại giai đoạn 2017-2021”.- Chủ động triển khai các hoạt động giám sát bệnh Dại tại các tỉnh,thành phố trọng điểm để cảnh báo, kịp thời phát hiện động vật nhiễmbệnh để xử lý tiêu hủy, tránh nguy cơ lây lan sang người và động vậtkhác.- Xây dựng phần mềm giám sát bệnh Dại theo hướng sử dụng côngnghệ 4.0 trong quản lý dịch bệnh động vật.

Page 27: Triểnkhaicôngtácphòng, chốngdịchbệnhđộng vậtvụThu ... trbay_Hoinghi_DTLCP.pdf · 9/12/2018 2 PHẦN 1: HIỆN TRẠNG SẢN XUẤT VÀ ĐỊNH HƯỚNG, GIẢI PHÁP

9/12/2018

27

4.3. Đề xuất một số giải pháp cần thực hiện để ngăn chặn bệnhdịch tả lợn Châu Phi xâm nhiễm vào Việt Nama) Giải pháp về chỉ đạo- Công điện khẩn số 1194/CĐ-TTg ngày 12/9/2018 của Thủ tướng Chính phủ về

việc tập trung triển khai các biện pháp ngăn chặn bệnh Dịch tả lợn Châu Phixâm nhiễm vào Việt Nam;

- Công điện khẩn số số 6741/CĐ-BNN-TY ngày 30/8/2018 của Bộ trưởng BộNông nghiệp và Phát triển nông thôn gửi Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh,thành phố trực thuộc Trung ương và các Bộ, ngành có liên quan về việc chủđộng ngăn chặn nguy cơ xâm nhiễm bệnh Dịch tả lợn Châu Phi vào Việt Nam.

- Xây dựng và tổ chức triển khai thực hiện "Kế hoạch hành động ngăn chặn vàứng phó khẩn cấp đối với khả năng bệnh Dịch tả lợn Châu Phi xâm nhiễm vàoViệt Nam" ở các cấp; tổ chức diễn tập, thực hành và ứng khó trong các tìnhhuống khi chưa có dịch và khi có bệnh Dịch tả lợn Châu Phi.

- Thành lập các đoàn kiểm tra, đôn đốc các địa phương nhất là các địa phươnggiáp biên giới, các địa phương có tổng đàn lợn với số lượng lớn, các địaphương có nhiều khách du lịch và có phương tiện vận chuyển đến từ các nướcđang có bệnh Dịch tả lợn Châu Phi.

4.3. Đề xuất một số giải pháp cần thực hiện để ngăn chặn bệnhdịch tả lợn Châu Phi xâm nhiễm vào Việt Namb) Giải pháp về kiểm soát vận chuyểnKinh nghiệm của Hàn Quốc cho thấy họ đã thu giữ khoảng 150kg thịt lợn đã qua chế biếnchín do người Trung Quốc đi máy bay sang Hàn Quốc mang theo, xét nghiệm và đã pháthiện 02 mẫu trong 4kg thịt lợn đã qua chế biến chín có vi rút Dịch tả lợn Châu Phi; cácnước và các tổ chức như OIE và FAO cảnh báo thịt lợn, kể cả các sản phẩm thịt đã quachế biến chín là một trong những nguyên nhân chính làm lây lan dịch bệnh.- Nghiêm cấm mọi hình thức vận chuyển, buôn bán, giết mổ, tiêu thụ lợn, sản phẩm của

lợn nhập lậu, nghi nhập lậu, không rõ nguồn gốc, kể cả hình thức cho, tặng của các tổchức, cá nhân và cư dân khu vực biên giới.

- Tập trung ngăn chặn, kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm các trường hợp vận chuyển tráiphép động vật, sản phẩm động vật từ nước ngoài vào Việt Nam.

- Tổ chức giám sát chặt chẽ tại cửa khẩu, đường mòn, lối mở khu vực biên giới đối vớingười và phương tiện vận chuyển xuất phát từ các nước có bệnh Dịch tả lợn Châu Phinhập cảnh vào Việt Nam.

- Tổ chức kiểm soát các phương tiện giao thông đường bộ, đường thủy, đường hàngkhông và khách du lịch từ các nước đã và đang có dịch bệnh mang thịt lợn, kể cả cácsản phẩm thịt lợn đã qua chế biến chín đến Việt Nam

Page 28: Triểnkhaicôngtácphòng, chốngdịchbệnhđộng vậtvụThu ... trbay_Hoinghi_DTLCP.pdf · 9/12/2018 2 PHẦN 1: HIỆN TRẠNG SẢN XUẤT VÀ ĐỊNH HƯỚNG, GIẢI PHÁP

9/12/2018

28

4.3. Đề xuất một số giải pháp cần thực hiện để ngăn chặn bệnhdịch tả lợn Châu Phi xâm nhiễm vào Việt Nam

c) Giải pháp về quản lý chăn nuôi và an toàn sinh học- Tăng cường chỉ đạo chăn nuôi an toàn sinh học, thực hành chăn nuôi tốt (hằng ngày vệsinh chuồng trại chăn nuôi; vệ sinh tiêu độc khử trùng người, phương tiện ra vào khu vựcchăn nuôi; định kỳ phun hóa chất tiêu độc khử trùng toàn bộ khu vực chăn nuôi; hạn chế tốiđa việc ra, vào thăm cơ sở chăn nuôi nhất là tại các cơ sở sản xuất giống;…).

- Tổ chức giám sát chặt chẽ tại cửa khẩu, đường mòn, lối mở khu vực biên giới đối vớingười và phương tiện vận chuyển xuất phát từ các nước có bệnh Dịch tả lợn Châu Phi nhậpcảnh vào Việt Nam.

- Tổ chức triển khai tháng vệ sinh, khử trùng, tiêu độc tại các khu vực chăn nuôi, các chợ,điểm buôn bán, giết mổ lợn và các sản phẩm của lợn bằng vôi bột hoặc hóa chất; hằng ngàythực hiện vệ sinh, khử trùng tiêu độc sau mỗi buổi họp chợ, mỗi ca giết mổ lợn.

4.3. Đề xuất một số giải pháp cần thực hiện để ngăn chặn bệnhdịch tả lợn Châu Phi xâm nhiễm vào Việt Namd) Giải pháp về chủ động giám sát và cảnh báo dịch bệnh- Hướng dẫn người chăn nuôi, thú y cơ sở tăng cường theo dõi, giám sát đàn lợn; nếu

phát hiện lợn bệnh, nghi mắc bệnh Dịch tả lợn Châu Phi, lợn chết không rõ nguyênnhân hoặc lợn, sản phẩm của lợn nhập lậu, nghi nhập lậu, không rõ nguồn gốc thì cầnlấy mẫu (trước khi xử lý tiêu hủy theo quy định của pháp luật) để chẩn đoán, xétnghiệm bệnh;

- Cần tập trung đối với đàn lợn tại các địa phương giáp biên giới, tại các địa phương cónhiều khách du lịch và có phương tiện vận chuyển đến từ nước đang có bệnh Dịch tảlợn Châu Phi.

- Tổ chức lấy mẫu xét nghiệm đối với các loại lợn, sản phẩm của lợn nhập lậu, nghi nhậplậu, vận chuyển trái phép từ nước ngoài vào Việt Nam; các loại lợn phát hiện bị bệnh,nghi bị bệnh tại các điểm, cơ sở giết mổ lợn hoặc trong quá trình vận chuyển; các sảnphẩm thịt lợn đông lạnh, thịt lợn tươi, giăm bông, xúc xích,….;

- Xét nghiệm bổ sung để xác định bằng chứng của vi rút Dịch tả lợn Châu Phi ở tất cả cácmẫu bệnh phẩm của lợn được các tổ chức, cá nhân gửi đến các phòng thí nghiệm thuộcCục Thú y từ đầu năm 2018 đến nay.

Page 29: Triểnkhaicôngtácphòng, chốngdịchbệnhđộng vậtvụThu ... trbay_Hoinghi_DTLCP.pdf · 9/12/2018 2 PHẦN 1: HIỆN TRẠNG SẢN XUẤT VÀ ĐỊNH HƯỚNG, GIẢI PHÁP

9/12/2018

29

4.3. Đề xuất một số giải pháp cần thực hiện để ngăn chặn bệnhdịch tả lợn Châu Phi xâm nhiễm vào Việt Namđ) Giải pháp về xử lý khi phát hiện có bệnh Dịch tả lợn ChâuPhi- Tiêu hủy đàn lợn nhiễm bệnh và các đàn lợn xung quanh có nguy cơ nhiễm

bệnh.- Khoanh vùng dịch, vùng đệm để áp dụng các giải pháp kỹ thuật cụ thể và phù

hợp cho từng vùng.- Cấm vận chuyển lợn và các sản phẩm lợn, kể cả các sản phẩm đã qua chế biến

chín ra khỏi vùng dịch.- Bất kỳ ai khi phát hiện lợn bị bệnh, nghi bị bệnh Dịch tả lợn Châu Phi cần báo

ngay cho Nhân viên thú y, chính quyền và cơ quan thú y nơi gần nhất.- Không điều trị lợn bệnh, nghi mắc bệnh Dịch tả lợn Châu Phi.- Hỗ trợ tài chính cho người chăn nuôi có lợn buộc phải tiêu hủy (Nghị định

02/2017/NĐ-CP ngày 09/01/2017 của Chính phủ).

4.3. Đề xuất một số giải pháp cần thực hiện để ngăn chặn bệnhdịch tả lợn Châu Phi xâm nhiễm vào Việt Name) Giải pháp về hợp tác quốc tếPhối hợp với các tổ chức quốc tế (FAO, OIE,…) và các nước để:

- Kịp thời cập nhật thông tin về tình hình bệnh Dịch tả lợn Châu Phixảy ra ở các nước; chia sẻ kinh nghiệm và hợp tác để có giải phápquản lý, ngăn chặn kịp thời và hiệu quả.

- Xây dựng và tổ chức thực hiện các chương trình hỗ trợ khẩn cấp,đặc biệt để tăng cường, nâng cao năng lực chẩn đoán, xét nghiệm,giám sát, điều tra ổ dịch và ứng phó với dịch bệnh để chủ động ngănchặn bệnh Dịch tả lợn Châu Phi xâm nhiễm vào Việt Nam.

Page 30: Triểnkhaicôngtácphòng, chốngdịchbệnhđộng vậtvụThu ... trbay_Hoinghi_DTLCP.pdf · 9/12/2018 2 PHẦN 1: HIỆN TRẠNG SẢN XUẤT VÀ ĐỊNH HƯỚNG, GIẢI PHÁP

9/12/2018

30

4.3. Đề xuất một số giải pháp cần thực hiện để ngăn chặn bệnhdịch tả lợn Châu Phi xâm nhiễm vào Việt Namg) Giải pháp về truyền thông nguy cơ- Hằng ngày theo dõi diễn biến tình hình dịch bệnh của các nước đang có dịch,

nhất là tại Trung Quốc để kịp thời cung cấp thông tin cho các cơ quan truyềnthông để tuyên truyền, đưa tin về tình hình dịch bệnh và các biện pháp phòng,chống bệnh Dịch tả lợn Châu Phi.

- Tổ chức thông tin, tuyên truyền phổ biến rộng rãi đến tất những người làm thúy cơ sở, người chăn nuôi, tất cả người dân về bệnh Dịch tả lợn Châu Phi. Nộidung tuyên truyền cần nêu rõ các biện pháp chủ động ngăn chặn bệnh Dịch tảlợn Châu Phi xâm nhiễm vào Việt Nam, nhưng tránh hiểu lầm và gây hoangmang trong xã hội.

XIN TRÂN TRỌNG CẢM ƠNSỰ CHÚ Ý LẮNG NGHE